8
Bn tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 14/07/2019 1 Tin Mng: Lc 10, 25-37 "Ai là anh em ca tôi?" Suy nim: Lm. Giuse Nguyễn Đức Trí hái độ vô cm, thơ trước đau khcủa anh em, ngày càng ăn sâu vào não tr ng ca con người sng ích kvà vô tâm. Tin Mng Chúa Nht hôm nay, mi gi chúng ta sng bác ái với người thân cận để vượt mi rào cn gi i hn. 1. Bái ái với người thân cn Li dy của Đức Chúa không phi chnghe suông. Bài đọ c thnht sách Đệ NhLu t ghi l i: Môsê nhc nhdân ghi khc Li Chúa vào trong lòng để đem ra thực hành. Trong thư Côlôsê thánh Phaolô phác ha hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu vi tư cách là Trưởng Tmi loài: có nghĩa Ngài là Anh Cả, là Đầu trong thân th Hi Thánh, còn chúng ta là chi th ca Chúa Kitô. Tin Mng kl i: mt th y thông lu t h i v s s ng đời đời. Chúa Giêsu nêu hai nguyên t ắc yêu Chúa và yêu người là có được s s ống. Người thông lut hi thêm: người thân cn tôi là ai? Chúa Giêsu d n ch ứng người đ i t Giêrusalem đến Giêricô b cướp b ạo hành. Và cách hành độ ng mỗi người g p n n nhân. Th ầy Tư tế và th y Lêvi g p n n nhân làm ngơ, vô cảm b đi. Người Samari th y n n nhân cúi xu ống băng bó, giúp nạn nhân, Chính tình yêu và lòng thương xót thôi thúc anh vượt mi gi i h ạn để đến vi anh em mình. 2. Bác ái vượt mi gi i hn Người ta thường thhi n lòng bác ái mt sngười quen thân, điều này luôn là cn trcho hành trình sng ca chúng ta. Ssống đời đời làm gia nghi p nm cuc sng hi n t ại con người, có trách nhi ệm liên đới vi mi người. Qung Tây, Trung Quc, có mt em bé bngã ra đường ngay trước chiếc xe ba bánh gắn động cơ và bị chèn qua người. Sau khi liếc nhìn em bé, tài T Tin Mng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. Khi y, có một người thông luật đứng dy hi thChúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được ssống đời đời". Người nói vi ông: "Trong Lluật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hn, hết sc và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sđược sống". Nhưng người đó muốn bào cha mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?" Chúa Giêsu nói tiếp: "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tri bđi, để người y na sng na chết. Tình cmột tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, mt trtế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xSamaria đi đường đến gần người y, trông thy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức du và rượu, rồi đỡ nn nhân lên lừa mình, đưa về quán trsăn sóc. Hôm sau, ly ra hai quan tin, ông trao cho chquán mà bo rằng: 'Ông hãy săn sóc người y và ngoài ra, còn tn phí hơn bao nhiêu, khi trv, tôi strlại ông'. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người brơi vào tay bọn cướp?" Người thông lut trli: "Kđã tỏ lòng thương xót với người y". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy". Ðó là li Chúa.

Tin Mừng: Lc 10, 25-37 Ai là anh em của tôi? · 2019-07-13 · Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với tư cách là Trưởng

  • Upload
    others

  • View
    17

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tin Mừng: Lc 10, 25-37 Ai là anh em của tôi? · 2019-07-13 · Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với tư cách là Trưởng

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 14/07/2019

1

Tin Mừng: Lc 10, 25-37

"Ai là anh em của tôi?" Suy niệm:

Lm. Giuse Nguyễn Đức Trí

hái độ vô cảm, thờ ơ trước đau

khổ của anh em, ngày càng ăn

sâu vào não trạng của con

người sống ích kỷ và vô tâm. Tin

Mừng Chúa Nhật hôm nay, mời gọi

chúng ta sống bác ái với người thân

cận để vượt mọi rào cản giới hạn.

1. Bái ái với người thân cận

Lời dạy của Đức Chúa không phải

chỉ nghe suông. Bài đọc thứ nhất sách

Đệ Nhị Luật ghi lại: Môsê nhắc nhở

dân ghi khắc Lời Chúa vào trong lòng

để đem ra thực hành. Trong thư

Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình

ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với

tư cách là Trưởng Tử mọi loài: có

nghĩa Ngài là Anh Cả, là Đầu trong

thân thể Hội Thánh, còn chúng ta là

chi thể của Chúa Kitô. Tin Mừng kể

lại: một thầy thông luật hỏi về sự sống

đời đời. Chúa Giêsu nêu hai nguyên

tắc yêu Chúa và yêu người là có được

sự sống. Người thông luật hỏi thêm:

người thân cận tôi là ai? Chúa Giêsu

dẫn chứng người đi từ Giêrusalem đến Giêricô bị cướp bạo hành. Và cách hành động mỗi người

gặp nạn nhân. Thầy Tư tế và thầy Lêvi gặp nạn nhân làm

ngơ, vô cảm bỏ đi. Người Samari thấy nạn nhân cúi

xuống băng bó, giúp nạn nhân, Chính tình yêu và lòng

thương xót thôi thúc anh vượt mọi giới hạn để đến với anh

em mình.

2. Bác ái vượt mọi giới hạn Người ta thường thể hiện lòng bác ái ở một số người

quen thân, điều này luôn là cản trở cho hành trình sống

của chúng ta. Sự sống đời đời làm gia nghiệp nằm ở cuộc

sống hiện tại con người, có trách nhiệm liên đới với mọi

người. Ở Quảng Tây, Trung Quốc, có một em bé bị

ngã ra đường ngay trước chiếc xe ba bánh gắn động

cơ và bị chèn qua người. Sau khi liếc nhìn em bé, tài

T

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu

rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời".

Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông

đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa

là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí

khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình".

Chúa Giêsu nói: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và

ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bào chữa mình,

nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của

tôi?" Chúa Giêsu nói tiếp: "Một người đi từ Giêrusalem

xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người

ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết.

Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân,

ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy

nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi

đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương.

Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và

rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc.

Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo

rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn

bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'. Theo ông nghĩ, ai

trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn

cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót

với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và

làm như vậy".

Ðó là lời Chúa.

Page 2: Tin Mừng: Lc 10, 25-37 Ai là anh em của tôi? · 2019-07-13 · Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với tư cách là Trưởng

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 14/07/2019

2

xế bèn rồ ga bỏ trốn.Chứng kiến cảnh kinh hoàng

này, người đi đường ái ngại đứng nhìn em bé quằn

quại trong đau đớn rồi lắc đầu bỏ đi. Mãi về sau, một

cậu bé mặc áo đỏ phát hiện và cứu đứa trẻ. Cậu bé bị

thương được đưa đến bệnh viện để điều trị. Em bị

gãy chân và tổn thương nhẹ sau vụ tai nạn. Không

lâu sau đó, người lái xe đã bị bắt. Người hùng nhỏ

tuổi đã tiết lộ với cánh phóng viên rằng mình mới chỉ

7 tuổi. Khi được hỏi rằng lúc băng qua đường có sợ

không, em dõng dạc đáp: “Cháu không sợ. Thầy cô

trong trường đã dạy chúng cháu nếu thấy người gặp

nạn thì nên giúp đỡ họ”. Nếu gặp một tai nạn tương

tự như trong Tin Mừng. Chúng ta có dừng xe để giúp

đỡ nạn nhân hay chúng ta bấm còi, lách xe qua để

tiếp tục một hành trình thờ ơ vô cảm không?

Amen.

ĐTC tiếp kiến Tổng Thống Putin của Nga Ngày 04/07/2019, ĐTC Phanxicô đã đón tiếp và trò chuyện với Tổng Thống Vladimir Putin

của Nga. Sau khi gặp ĐTC, Tổng Thống Putin đã gặp ĐHY Parolin và Đức Tổng Giám Mục

Gallagher.

Hồng Thủy - Vatican ào khoảng 14.15, Tổng Thống Putin đã đến dinh Tông Tòa và được ĐTC Phanxicô đón

tiếp cùng với đoàn tùy tùng. Hai vị đã trò chuyện riêng khoảng gần một tiếng tại Thư

viện của Tòa Thánh.

Thông cáo của Tòa Thánh

Thông cáo của Tòa Thánh cho biết: “Trong các cuộc hội đàm thân mật, cả hai bên bày tỏ sự hài

lòng về sự phát triển của quan hệ song phương, được tăng

cường hơn nữa với việc ký kết một bản thỏa thuận về sự hợp

tác giữa bệnh viện "Bambino Gesù" và bệnh viện nhi đồng

của Liên bang Nga. Sau đó, một số vấn đề quan trọng đối với

đời sống của Giáo hội Công giáo ở Nga đã được bàn thảo.

Phần tiếp theo của cuộc trò chuyện tập trung vào vấn đề sinh

thái và về một số vấn đề thời sự quốc tế, đặc biệt liên quan

đến Syria, Ucraina và Venezuela”.

Trao đổi quà tặng

Vào cuối buổi gặp gỡ, ĐTC và Tổng Thống Putin đã trao đổi quà tặng cho nhau. ĐTC đã tặng

cho Tổng Thống Nga một mề đay kỷ niệm 100 năm kết thúc chiến tranh Thế giới thứ nhất. Tiếp

đó, ĐTC tặng cho Tổng Thống một bản sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới 01/01 vừa qua, được ký

ngày hôm nay để tặng cho Tổng Thống Putin. ĐTC cũng tặng Tổng Thống tông huấn Gaudete

et Exultate về ơn gọi nên thánh trên thế giới và tông huấn Christus Vivit gửi giới trẻ, một bản

Tài liệu về tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và sự chung sống, và cuối cùng là bức

tranh khảm đền thờ và quảng trường thánh Phêrô. Tổng Thống Putin tặng cho ĐTC một bức hình,

một cuốn sách và một copy của một cuốn phim.

ĐTC mời gọi cầu nguyện cho các

bệnh nhân, những người bị bỏ rơi và

bị bỏ cho chết

Lời mời gọi của ĐTC được đưa ra khi ông Vincent

Lambert, một người Pháp, đang chết dần vì bị rút

các ống truyền thức ăn và nước uống. ĐTC khẳng

định rằng xã hội nhân đạo khi bảo vệ mọi sự sống

chứ không chọn lựa ai đáng sống hơn ai.

V

Page 3: Tin Mừng: Lc 10, 25-37 Ai là anh em của tôi? · 2019-07-13 · Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với tư cách là Trưởng

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 14/07/2019

3

Hồng Thủy - Vatican

gày 10/7, ĐTC Phanxicô đã đăng một tweet trên tài khoản Twitter @Pontifex bằng 9

ngôn ngữ, mời gọi cầu nguyện cho các bệnh nhân, những người bị bỏ rơi và bị để cho

chết

ĐTC viết: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bệnh nhân, những người bị bỏ rơi và bị để cho chết.

Một xã hội nhân đạo nếu bảo vệ sự sống, mọi sự sống, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc tự

nhiên. Các bác sĩ phải phục vụ sự sống, chứ không tước đoạt sự sống”.

Lời mời gọi của ĐTC được đưa ra khi ông Vincent Lambert, một người Pháp, đang chết dần vì

bị rút các ống truyền thức ăn và nước uống. ĐTC khẳng định rằng xã hội nhân đạo khi bảo vệ

mọi sự sống chứ không chọn lựa ai đáng sống hơn ai.

Ông Vincent Lambert, 42 tuổi, sống trong tình trạng thực vật hay ý thức tối thiểu sau khi bị tai

nạn xe vào năm 2008 và được điều trị tại bệnh viện đại học thành phố Reims. Hôm ngày 2/7 vừa

qua, bác sĩ điều trị đã ngừng truyền thức ăn và nước cho ông sau cuộc chiến dai dẳng về luật

pháp.

Công trình soạn dự thảo Tông Hiến mới về Giáo triều Roma Thêm một bước tiến mới trong tiến trình soạn dự thảo Tông Hiến mới về Giáo triều Roma và

Hội đồng Hồng Y cố vấn của ĐTC hy vọng có thể đệ trình lên ngài dự thảo trong năm nay.

Giuse Trần Đức Anh OP

rong cuộc họp báo ngày 27-6-2019 khi

kết thúc khóa họp thứ 30 Hội đồng 6

Hồng Y cố vấn của ĐTC, Đức Cha

Marcello Semeraro, GM giáo phận Albano,

Tổng thư ký của Hội đồng này cho biết Hội

đồng hy vọng vào tháng 9 hoặc vào cuối năm

nay, có thể đệ trình lên ĐTC dự thảo Tông Hiến

”Praedicate Evangelium”, Các con hãy rao

giảng Tin Mừng, thay thế cho Tông hiến hiện

hành, Pastor Bonus, về Giáo triều Roma, do

ĐTC Gioan Phaolô 2 ban hành cách đây 31

năm (1988),

Hoạt động của Hội đồng Hồng Y Cố Vấn

Đức Cha Semeraro cho biết trong 3 ngày họp,

từ 25 đến 27-6-2019, các thành viên Hội đồng

Hồng Y cố vấn đã ”khẩn trương lắng nghe”

những gì được trình bày trong hơn 200 trang

bình luận, góp ý và phản ứng về sơ thảo trước

đó của Tông Hiến, được gửi đến các vị lãnh đạo

các cơ quan trung ương Tòa Thánh, các

HĐGM, và một số cơ quan khác. Sơ thảo đó đã

được một số cơ quan truyền thông kiếm được

và đăng tải. Một số Hồng Y và chức sắc khác

cũng đã công khai bình luận và góp ý trên báo

chí về sơ thảo này.

Trước đây, có nhiều người nghĩ rằng Tông

Hiến ”Praedicate Evangelium” có thể được

ĐTC công bố ngày 29-6-2019, nhưng có lẽ

trước nhiều phản ứng và góp ý, hơn 200 trang

như vừa nói, khiến cho việc cứu xét và tu bổ sơ

thảo đòi nhiều thời gian hơn.

Nhiều dự án đổi mới

Dầu sao dư luận cũng được biết nhiều điều

được ghi trong dự thảo. Ví dụ Tông hiến mới

về giáo triều sẽ không còn phân biệt các bộ,

(congregazioni) với Hội đồng Tòa Thánh

(pontifici consigli nữa). Hiện nay bộ là cơ quan

có quyền tài phán, còn Hội đồng chỉ có tính

chất tư vấn. Nhưng trong Tông hiến mới, tất cả

các cơ quan này đều bình đẳng về phẩm giá.

Bộ loan báo Tin Mừng đứng đầu

Trước đây, Bộ Giáo lý đức tin đứng hàng đầu

trong các bộ về tầm quan trọng, nhưng trong dự

thảo mới, đứng đầu, sau Phủ Quốc Vụ Khanh

Tòa Thánh, sẽ là Bộ Loan báo Tin Mừng

(Dicastero per l'Evangelizzazione), một cơ

quan bao gồm Bộ truyền giáo và Hội đồng Tòa

Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.

Hai phân bộ

N

T

Page 4: Tin Mừng: Lc 10, 25-37 Ai là anh em của tôi? · 2019-07-13 · Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với tư cách là Trưởng

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 14/07/2019

4

Phân bộ thứ I của Bộ này lo về những vấn đề

có liên hệ tới việc loan báo Tin Mừng trong thế

giới ngày nay. Bộ có nhiệm vụ thăng tiến tự do

tôn giáo, qua sự phân định các dấu chỉ thời đại.

Bộ cũng nghiên cứu các điều kiện kinh tế xã

hội và môi trường để đạt tới công ích và bảo vệ

thiên nhiên như căn nhà chung (Điều 57,1). Bộ

khuyến khích nghiên cứu lịch sử truyền giáo,

đặc biệt là ”hiện tượng phức tạp là chế độ thực

dân và những hậu quả của nó đối với việc loan

báo Tin Mừng” (Điều 55,2).

Phân bộ thứ hai có nhiệm vụ 'đồng hành và

nâng đỡ' các Giáo Hội địa phương trẻ, không

thuộc thẩm quyền của Bộ các Giáo Hội Công

Giáo đông phương. Cụ thể là các hoạt động của

Bộ truyền giáo hiện thời, phụ trách 1.100 giáo

phận tại các xứ truyền giáo, trong đó có Việt

Nam. Bộ này cũng đặc trách về các Đền Thánh

quốc tế. Thẩm quyền này trước kia thuộc Bộ

giáo sĩ, rồi được ĐTC Phanxicô chuyển sang

Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin

Mừng.

Bộ giáo lý đức tin

Bộ giáo lý đức tin, theo dự thảo mới Tông hiến

mới, sẽ tiếp tục vai trò như trước đây, nghĩa là

”thăng tiến và bảo vệ sự toàn vẹn của đạo lý

Công Giáo về đức tin và phong hóa”, nhưng có

một số thay đổi. Ví dụ khoản số 68 triệt 1, nói

rằng Bộ giáo lý đức tin có nhiệm vụ ”khuyến

khích và nâng đỡ việc nghiên cứu và suy tư về

sự hiểu biết đức tin và sự phát triển thần học

trong các nền văn hóa khác nhau, trong đời

sống với những thách đố do các dấu chỉ thời

đại, làm sao cung cấp câu trả lời cho những vấn

đề nảy sinh từ sự tiến bộ của khoa học và sự

tiến hóa của các nền văn minh”.

Cộng tác chặt chẽ với các HĐGM và GM

Khoản số 69,1 tiếp đó nói rằng Bộ giáo lý đức

tin hoạt động, trong sự tiếp xúc chặt chẽ với các

GM và các HĐGM, là những người có trách

nhiệm đầu tiên tại các Giáo Hội địa phương và

cũng là những chủ thể của các đặc tính cụ thể,

trong đó cũng có một số thẩm quyền về đạo lý

chính thức”.

”Sự cộng tác ấy giữa Bộ và các GM được áp

dụng trước tiên cho việc cấp giấy phép giảng

dạy trong Giáo Hội, và trong lãnh vực này Bộ

sẽ hoạt động tích cực theo tinh thần phụ đới

(Subsidiarity).

Bảo tồn chân lý

Về việc bảo tồn chân lý, dự thảo Tông Hiến

mới nói rằng ”Bộ giáo lý đức tin cứu xét các

tác phẩm và những ý kiến có vẻ trái ngược với

đức tin ngay chính hoặc nguy hiểm; tìm cách

đối thoại với các tác giả, và trình bày những

phương thế thích hợp để giải quyết”. Điều

khoản số 70 (A) nói rằng Bộ phải ”làm việc để

đảm bảo sao cho những sai lầm nguy hiểm và

các đạo lý đã được phổ biến nơi các tín hữu

Kitô, không lan tràn nữa và phải có sự phi bác

thích hợp”.

Bộ dịch vụ bác ái

Một điều mới hoàn toàn trong dự thảo Tông

Hiến là Bộ các dịch vụ bác ái. Đây là tên mới

dành cho sở từ thiện của ĐTC (elemosineria

pontificia), một văn phòng hiện có nhiệm vụ

thay mặt ĐTC giúp đỡ người nghèo và để có

phương tiện, thì văn phòng này được quyền cấp

các văn bằng phép lành Tòa Thánh. Nay Văn

phòng này sẽ được nâng lên hàng một bộ và do

một vị Bộ trưởng lãnh đạo.

Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích

Bộ Phụng tự và kỷ luật bi tích. Ngay từ dòng

đầu tiên, dự thảo Tông Hiến mới qui định rằng

”Bộ này trước tiên có nhiệm vụ thăng tiến

phụng vụ thánh theo sự canh tân mà Công đồng

chung Vatican 2 mong muốn (điều số 85). Bộ

cũng có nhiệm vụ phê chuẩn, xác nhận các bản

dịch ”đã được các HĐGM chuẩn bị một cách

hợp pháp” (Điều 87,3).

Bộ giáo dân, gia đình và sự sống Bộ giáo dân, gia đình và sự sống. Theo nguyên

tắc ”đoàn thể tính, công nghị tính và phụ đới”,

Bộ này phải duy trì những quan hệ ”với các

HĐGM, các Giáo Hội địa phương, các dòng tu

và các thực thể khác của Giáo Hội” (Điều

132,2). Bộ cũng có trách nhiệm thu thập và đề

nghị các ”kiểu mẫu đồng hành mục vụ, huấn

luyện lương tâm va hội nhập những người ly dị

tái hôn”, cả trong các nền văn hóa trong đó tục

đa thê thịnh hành (điều 140,3).

Page 5: Tin Mừng: Lc 10, 25-37 Ai là anh em của tôi? · 2019-07-13 · Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với tư cách là Trưởng

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 14/07/2019

5

Đức TGM Fulton Sheen sẽ sớm được phong chân phước

Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Đức TGM

Fulton Sheen. Với sắc lệnh này, Đức TGM Sheen sẽ sớm được tuyên phong chân phước.

Hồng Thủy - Vatican gày 5/7/ vừa qua (2019), trong buổi tiếp kiến ĐHY Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ

phong thánh, ĐTC đã cho phép Bộ Phong thánh công bố 8 sắc lệnh liên quan đến việc

nhìn nhận phép lạ và các nhân đức anh hùng của các vị tôi tớ Chúa.

Tuyên thánh cho chân phước Bartolomeo Fernandes Trong buổi tiếp kiến này, trước hết ĐTC đã ghi danh chân phước Bartolomeo các vị tử đạo, tục

danh là Bartolomeo Fernandes, dòng Đaminh, tổng

giám mục của giáo phận Braga vào danh sách các

thánh mà không cần có phép lạ. Việc này được gọi

là “phong thánh tương đương”, rất hiếm khi được

công bố. Những vị được tuyên bố là thánh mà

không cần có phép lạ là những vị đã được Giáo hội

tôn kính lâu đời như một vị thánh. Chân phước

Bartolomeo sinh tại Lisbon (Bồ Đào Nha) ngày

3/5/1514 và qua đời tại Viana do Castelo ngày

16/7/1590.

Nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Đức TGM Sheen Trong các sắc lệnh được ĐTC công bố, có sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của vị

Đấng Đáng kính – Đức TGM Fulton Sheen, nguyên Tổng Giám mục Rochester, Hoa Kỳ. Đức

TGM Sheen sinh năm 1895, được tấn phong Giám mục năm 1951. Ngài là một là một diễn giả

và nhà văn tài giỏi và nổi tiếng về khả năng truyền giáo của mình trên các phương tiện truyền

thông. Ngài đã hướng dẫn chương trình phát thanh “Giờ Công giáo” trong hơn hai mươi năm. Là

Giám mục phụ tá của New York, ngài đã tham dự Công đồng Vatican II (1962-1965).

Phép lạ Phép lạ liên quan đến một bé trai sinh ra dường như đã chết non hồi tháng 9/2010. Em bé không

có dấu hiệu gì của sự sống khi các bác sĩ cố gắng hồi sinh bé. Cha mẹ của em bé đã cầu nguyện

xin Đức cha Sheen chữa lành cho con và em bé đã được hồi sinh mà không thể giải thích được

Với việc nhìn nhận phép lạ này, Đức TGM Sheen sẽ được tuyên phong lên bậc chân phước.

7 sắc lệnh còn lại nhìn nhận các nhân đức anh hùng của các vị Tôi tớ Chúa.

Khoá bồi dưỡng về thần học và truyền giáo tại Vũng Tàu Từ ngày 1-6 tháng 7 vừa qua, tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, giáo phận Bà Rịa diễn ra hai

khóa bồi dưỡng thần học và truyền giáo dành cho 130 tham dự viên, bao gồm bề trên các hội

dòng, giáo sư chủng viện và học viện, linh mục và các tu sĩ trẻ.

Văn Yên, SJ - Vatican ừ ngày 1-6 tháng 7 vừa qua, tại Đền Thánh

Đức Mẹ Bãi Dâu, giáo phận Bà Rịa diễn ra

hai khóa bồi dưỡng thần học và truyền giáo

dành cho 130 tham dự viên, bao gồm bề trên các

hội dòng, giáo sư chủng viện và học viện, linh mục

và các tu sĩ trẻ.

Khóa bồi dưỡng được tổ chức dưới sự phối hợp

của Văn phòng các Hội Giáo hoàng Truyền giáo

tại Việt Nam (PMS-VN), Ủy Ban Loan báo Tin

N

T

Cha Francis Moloney, SDB

Page 6: Tin Mừng: Lc 10, 25-37 Ai là anh em của tôi? · 2019-07-13 · Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với tư cách là Trưởng

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 14/07/2019

6

mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (ECM-VN) và Hiệp hội Giáo sĩ/Tu sĩ Truyền

giáo, Vatican (PMU-Va).

Chủ đề được triển khai trong suốt khoá học được gợi hứng từ chủ đề của Tháng Truyền giáo

Ngoại thường vào tháng 10 tới đây: “Được

Rửa tội và được sai đi: Hội Thánh Việt Nam

thi hành sứ vụ tại quê hương mình” dưới ba

chiều kích: Thánh Kinh, Thần học và Mục vụ

để làm nổi bật mối tương quan nội tại giữa Bí

tích Rửa tội và sứ vụ loan báo Tin mừng nhằm

củng cố và khích lệ nhiệt huyết tông đồ nơi

hàng giáo sĩ, tu sĩ cũng như mọi tín hữu.

Qua khóa học, các linh mục và tu sĩ Việt Nam

cũng hiểu hơn về các Hội Giáo hoàng Truyền

giáo và bước đầu tích cực tham gia.

Với những kiến thức bồi dưỡng, khóa học hứa hẹn mang lại nhiều điều tốt đẹp cho công cuộc

loan báo Tin mừng tại Việt Nam.

Các vị tử đạo không phải là “nạn nhân” mà là “nhân chứng” Các vị tử đạo Kitô giáo bị giết vì đức tin không phải là “nạn nhân” mà là “nhân chứng”, Đức

TGM Anba Angaelos của Giáo hội Chính thống Copte nói trong buổi thuyết giảng tại nhà thờ

San Margaret ở London.

Văn Yên, SJ - Vatican

ác vị tử đạo Kitô giáo bị giết vì đức tin không phải là “nạn nhân” mà là “nhân chứng”, và

giới truyền thông phải thể hiện sự cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm khi kể về câu chuyện

của họ, tránh sử dụng những ngôn từ giật gân và lối nói nạn nhân chỉ để tìm kiếm sự đồng

tình và thu thập thêm nhiều độc giả. Đây là những tiêu chí quan trọng được Đức TGM Anba

Angaelos của Giáo hội Chính thống Copte tại London đề cập mới đây, như một đóng góp minh

định, đặc biệt cho những người dấn thân trong việc

tạo ra và tiếp nhận thông tin liên quan đến các cộng

đồng Kitô giáo bị đe doạ, bạo lực và bách hại trên

khắp thế giới.

Đức Tổng giám mục đã có một bài phát biểu hùng

biện hôm Thứ Năm ngày 4 tháng 7 tại nhà thờ San

Margaret, cạnh Tu viện Westminster ở London,

nhân dịp hội nghị thường niên của tổ chức Ôm Lấy

Trung Đông, một tổ chức Kitô giáo dấn thân hỗ trợ

các dự án và sáng kiến cho những người và cộng đồng dễ bị tổn thương ở Trung Đông.

Đức TGM Angaelos nói: “Khi chúng ta muốn nâng đỡ họ, chúng ta phải nhìn vào họ, nhìn vào

những đau khổ của họ chứ không phải vào chúng ta. Chúng ta không được hành xử như một

người ở trên cúi nhìn xuống một cộng đoàn địa phương. Xem những vị tử đạo như những nạn

nhân là xúc phạm những gì họ thực sự là: bởi vì họ không xem mình là nạn nhân, mà là nhân

chứng. Chắc chắn, chúng ta nhận thấy sự mong manh của họ. Nhưng sự mong manh thì khác với

nạn nhân”.

35 linh mục cầu nguyện cho người di dân tại bức tường biên giới

Mêhicô và Hoa Kỳ 35 linh mục dòng truyền giáo thánh Carlo Borromeo, cũng còn được gọi là các nhà truyền giáo

thánh Scalabrini, đã cầu nguyện cho người di dân trước bức tường phân cách Mêhicô và Hoa

Kỳ ở Tijuana.

C

Page 7: Tin Mừng: Lc 10, 25-37 Ai là anh em của tôi? · 2019-07-13 · Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với tư cách là Trưởng

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 14/07/2019

7

Hồng Thủy - Vatican

ác linh mục tham gia buổi cầu nguyện

đến từ Hoa Kỳ, Mêhicô, Canada,

Guatemala, El Salvador, Colombia,

Việt Nam, Haití, và các nước khác.

Phó thác mọi sự trong tay Chúa Trò chuyện với hãng tin ACI, cha Patrick

Murphy, dòng Scalabrini, phụ trách Trung tâm

Di dân ở Tijuana, cho biết rằng các linh mục

này tham gia vào một cuộc gặp gỡ quốc tế tại

Hoa Kỳ và đã đến thăm cộng đoàn của cha. Cha

nói với họ: “Chúng ta là 35 linh mục, sẽ rất tốt

nếu chúng ta cầu nguyện tại bức tường để cầu

xin sự giúp đỡ của Chúa. Bởi vì chúng ta không

tìm thấy câu trả lời khác, nên chúng ta phải đặt

mọi sự vào tay Chúa”.

Các linh mục đã cầu nguyện khoảng 15 phút,

cầu xin sự trợ giúp và hy vọng vào Chúa, cũng

như tìm kiếm giải pháp nhân đạo cho cuộc

khủng hoảng nhân đạo. Cha Murray nói thêm:

“Ở Tijuana, họ đến từ mọi hướng và chúng ta

cần những giải pháp nhân từ, chứ không chỉ về

chính trị”.

Cha cũng chia sẻ rằng trung tâm của cha mỗi

ngày giúp đỡ cho khoảng 120 người. Nếu trước

đây chỉ có đàn ông, thì nay có cả phụ nữ và trẻ

em. Số trẻ em đông đến nỗi trung tâm phải tổ

chức một loại hình trường học để các em không

có thời gian ở không, không làm điều gì tại

trung tâm.

Tình trạng thất vọng của người di dân

Nhiều người đến đây đã xin tị nạn tại Hoa Kỳ

và hy vọng nhận được câu trả lời từ chính

quyền, nhưng tiến trình cần nhiều thời gian. Do

đó, các tu sĩ dòng Scalabrini tìm công ăn việc

làm cho người lớn và chăm sóc con cái của họ

trong khi họ đi làm.

Theo cha Murphy, những người di dân thường

thất vọng khi đến Tijuana, bởi vì họ liều mạng

sống để đến đây với suy nghĩ là dễ dàng xin tị

nạn chính trị. Họ không được khuyên rằng

không có gì dễ dàng. Chính phủ Hoa Kỳ và

Mêhicô đều muốn họ trở về nhà, không muốn

họ đến đây hay vượt biên giới.

“Người dân có quyền không phải di cư”

Từ đầu tháng 7 vệ binh quốc gia của Mêhicô

được điều đến để kiểm soát tình trạng vượt biên

nghiêm nhặt hơn, do đòi hỏi từ phía chính phủ

Hoa Kỳ. Theo cha Murphy, giải pháp cho thảm

kịch di cư này phải được giải quyết tại các nước

xuất cư, như chân phước Scalabrini đã nói:

“người dân có quyền không phải di cư.” Cha

cũng thêm rằng điều cần thiết là một giải pháp

khu vực của các nước Trung Mỹ, Hoa Kỳ,

Mêhicô và Canada, để giải quyết vấn đề ở các

nước xuất cư, để người dân không phải di cư và

gặp rủi ro về tính mạng.

Tổng thống Mozambique: chuyến viếng thăm của ĐTC là vì hòa bình Tổng thống Mozambique hy vọng quy tụ dân chúng quanh ĐTC trong chuyến viếng thăm của

ngài từ ngày 4-6/9 năm nay. Và ông khẳng định đây là cơ hội để cùng nhau hoạt động vì hòa

bình.

Hồng Thủy - Vatican gày 8/7 vừa qua (2019), Tổng thống Filipe Nyusi của Mozambique đã thăm nước Ý và

gặp gỡ chính quyền của nước này. Ông cũng đã đến thăm trụ sở của cộng đoàn thánh

Egidio và chào thăm người sáng lập cộng đoàn, ông Andrea Riccardi.

Vì hòa bình và phát triển công bằng xã hội

C

N

Page 8: Tin Mừng: Lc 10, 25-37 Ai là anh em của tôi? · 2019-07-13 · Côlôsê thánh Phaolô phác họa hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Giêsu với tư cách là Trưởng

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 14/07/2019

8

Nói về chủ đề chuyến viếng thăm của ĐTC “Hòa bình, hòa giải và hy vọng”, Tổng

Thống Mozambique hy vọng chuyến viếng thăm của ĐTC và sự quy tụ của dân chúng sẽ là cơ

hội cho dân tộc Mozambique tìm lại và cùng nhau hoạt động cho hòa bình và sự phát triển công

bằng xã hội.

Trong những năm chiến tranh xảy ra tại

Mozambique, từ năm 1977-1992, đã có một triệu

người bị chết và 4 triệu người tị nạn. Hồi tháng 9

năm ngoái, khi tiếp tổng thống Mozambic tại

Vatican, ĐTC đã nói về tiến trình hòa giải dân tộc

đang diễn ra ởMozambique, "với hy vọng đạt

được một nền hòa bình ổn định và lâu dài".

Cộng đồng thánh Egidio Cộng đồng thánh Egidio đã hiện diện

tại Mozambique từ nhiều năm và đóng góp vào sự thăng tiến hòa bình. 30 trung tâm được thành

lập trên cả nước. Từ năm 2002, 143 ngàn bệnh nhân đã được chăm sóc, 90% trong số họ được

chẩn đoán nhiễm Hiv.

California hoãn thảo luận về dự luật buộc vi phạm ấn tín bí tích giải tội

Một ngày trước khi dự luật 360, dự luật buộc các linh mục vi phạm ấn tín bí tích giải tội,

được đưa ra thảo luận, thượng nghị sĩ Jerry Hill, người bảo trợ dự luật này, đã rút dự luật

lại.

Hồng Thủy - Vatican ôm thứ hai 8/7, dự luật 360 đã được rút khỏi chương trình nghị sự ngày 9/7 trong Hội

nghị của Ủy ban an toàn công cộng của California. Quyết định được rút lại chỉ vài giờ

sau khi Ủy ban này đưa ra báo cáo về dự luật. Bản báo cáo đó đưa ra một đề mục trong

bản Tu chính thứ nhất có liên quan với luật được đề nghị.

Dự luật 360 buộc các linh mục vi phạm ấn tòa giải tội nếu họ biết về việc lạm dụng tính dục trẻ

em khi giải tội cho các linh mục khác

hay các nhân viên của Giáo hội. Dự luật

này đã được thượng viện bang

California thông qua.

Hơn 100 ngàn người Công giáo phản

đối dự luật 360 Ngoài những phản đối về tự do tôn giáo,

nhiều người - bao gồm cả báo cáo của

Ủy ban an toàn Công cộng - lưu ý rằng

dự luật sẽ gần như không thể thực thi.

Quyết định từ bỏ của nghị sĩ Hill cũng

do sự phản đối rộng rãi của công chúng

đối với dự luật. Hơn 100 ngàn người Công giáo đã gửi thư bày tỏ sự phản đối của họ đối với dự

luật 360. Sau cuộc bỏ phiếu của thượng viện hồi tháng 5, Đức cha Michael Barber, Giám mục

của Oakland, đã tuyên bố: “Tôi sẽ đi tù trước khi tôi vâng theo sự tấn công vào tự do tôn giáo

của chúng tôi. Ngay cả khi dự luật được thông qua, không linh mục nào phải tuân theo”.

Chiến thắng của tự do tôn giáo

Công giáo bang California đã chào mừng việc rút lại dự luật này như một chiến thắng của tự do

tôn giáo. Đức Tổng Giám mục José Gomez của Los Angeles tuyên bố rằng dự luật 360 nguy

hiểm vì nó đe dọa đến bí tích giải tội, và từ chối quyền được xưng tội trong bí mật với các linh

mục.

H