29
1 TIN TRONG TNH SCông Thương Yên Bái sơ kết nhim vcông tác 6 tháng đầu năm, trin khai nhim vcông tác 6 tháng cui năm 2013 Ngày 09/7/2013, SCông Thương đã tchc Hi nghsơ kết nhim vcông tác 6 tháng đầu năm, tri n khai nhim vcông tác 6 tháng cui năm 2013. Hi nghđã thông qua dtho báo cáo sơ kết đánh giá tình hình lãnh đạo, chđạo thc hin nhim vcông tác 6 tháng đầu năm, tri n khai nhim vcông tác 6 tháng cui năm 2013; trong đó tp trung Công tác lãnh đạo, chđạo thc hin nhim vchuyên môn, công tác lãnh đạo, chđạo các đoàn th, qun chúng thc hin hoàn thành tt chtiêu kế hoch được giao; Công tác ki m tra, giám sát khc phc nhng tn ti theo tinh thn ki m đim Nghquyết Trung ương 4. Báo cáo sơ kết 6 tháng, phn đánh giá cũng nêu rõ: Trong quá trình tri n khai thc hin nhim v, mc dù còn nhiu khó khăn, nhưng tp thlãnh đạo và cán bcông chc viên chc ca Sđã đoàn kết thng nht to ra khí thế thi đua sôi ni và đã đạt được nhng kết quđáng khích l. Để ti ếp tc tri n khai thc hin tt nhim v6 tháng cui năm, Hi nghđã đề ra đồng thi thng nht cao mt sgi i pháp cơ bn nhm thc hin thng li các chtiêu kế hoch năm 2013. Theo đó, bên cnh các gii pháp: thc hin tt hơn na 6 bin pháp cơ bn; tăng cường 3 khâu đột phá; tăng cường áp lc công vic thì gii pháp xuyên sut và quan trng nht đó là: Givng đoàn kết ni b, tăng cường dân chcông khai. Kết lun ti hi ngh, đồng chí Trương Ngc Biên, Tnh uviên, Bí thư Đảng u, Giám đốc SCông Thương, chtrì hi nghđã đánh giá cao snl c phn đấu ca các đồng chí cán bthuc các phòng, ban, đơn vđã gương mu thc hin tt ni quy, quy chế cơ quan, tích cc hc tp nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tt nhim vđược giao. Đồng thi yêu cu trong 6 tháng cui năm, Ban giám đốc svà các đồng chí cán bchcht ca Scn ti ếp tc phát huy nhng kết quđã đạt được, kiên quyết tri n khai các gii pháp, tp trung lãnh đạo, chđạo đi u hành, động viên cán bcông chc, viên chc thc hin tt các mc tiêu, nhim vca 6 tháng cui năm, góp phn thc hin thng li chtiêu kế hoch ca t nh giao cho ngành Công thương năm 2013. Ngun: Phòng TTXTTM Nhng ni dung chyếu phát trin ngành công thương 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013, sn xut kinh doanh (SXKD) ngành công thương ti ếp tc chu nh hưởng ca nhiu thách thc, các DN gp nhiu khó khăn, cthcho tng nhóm DN như sau: Nhóm khai thác chế biến khoáng sn: Đây là nhóm gp nhiu khó khăn nht do các chính sách vcp m, vxut khu: Nhiu doanh nghip sn xut cm chng, mt sdng khai thác do hết hn cp phép cũ, chưa được cp phép mi. Công đon sn xut thành phm đá p lát khln công ty TNHH Đá cm thch RK Vit Nam

TIN TRONG TỈNH Sở ươ ơ kết nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu ...sctyenbai.gov.vn/sites/default/files/ban_phoi_thang_07.pdfNhóm phát điện và đầu tư các dự

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

TIN TRONG TỈNH Sở Công Thương Yên Bái sơ kết nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013

Ngày 09/7/2013, Sở Công Thương đã tổ chức Hội nghị sơ kết nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013.

Hội nghị đã thông qua dự thảo báo cáo sơ kết đánh giá tình hình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013; trong đó tập trung Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể, quần chúng thực hiện hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao; Công tác kiểm tra, giám sát khắc phục những tồn tại theo tinh thần kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4.

Báo cáo sơ kết 6 tháng, phần đánh giá cũng nêu rõ: Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức viên chức của Sở đã đoàn kết thống nhất tạo ra khí thế thi đua sôi nổi và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Hội nghị đã đề ra đồng thời thống nhất cao một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013. Theo đó, bên cạnh các giải pháp: thực hiện tốt hơn nữa 6 biện pháp cơ bản; tăng cường 3 khâu đột phá; tăng cường áp lực công việc thì giải pháp xuyên suốt và quan trọng nhất đó là: Giữ vững đoàn kết nội bộ, tăng cường dân chủ công khai.

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Trương Ngọc Biên, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Công Thương, chủ trì hội nghị đã đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của các đồng chí cán bộ thuộc các phòng, ban, đơn vị đã gương mẫu thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời yêu cầu trong 6 tháng cuối năm, Ban giám đốc sở và các đồng chí cán bộ chủ chốt của Sở cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, kiên quyết triển khai các giải pháp, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, động viên cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của 6 tháng cuối năm, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh giao cho ngành Công thương năm 2013.

Nguồn: Phòng TTXTTM

Những nội dung chủ yếu phát triển ngành công thương 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2013, sản xuất kinh doanh (SXKD) ngành công thương tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhiều thách thức, các DN gặp nhiều khó khăn, cụ thể cho từng nhóm DN như sau:

Nhóm khai thác chế biến khoáng sản: Đây là nhóm gặp nhiều khó khăn nhất do các chính sách về cấp mỏ, về xuất khẩu: Nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, một số dừng khai thác do hết hạn cấp phép cũ, chưa được cấp phép mới.

Công đoạn sản xuất thành phẩm đá ốp lát khổ lớn ở công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam

2

Một số doanh nghiệp đang lúng túng về thị trường tiêu thụ sản phẩm sau khi xuất hết hàng tồn kho và hết hạn xuất khẩu vào cuối năm 2013.

Nhóm sản xuất chế biến lâm nông sản thực phẩm: thiếu vốn lưu động để thu mua nguyên liệu nông lâm sản, chi phí đầu vào tăng cao, thị trường không ổn định, hiệu quả kinh doanh giảm thấp...Nhiều cơ sở chế biến phát triển tự phát ảnh hưởng xấu đến nguyên liệu Chè, Gỗ rừng trồng; Tinh dầu quế...Khả năng cung cấp nguyên liệu một số sản phẩm có dấu hiệu giảm.

Nhóm phát điện và đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp: Năng lực một số chủ đầu tư có hạn, tiếp cận nguồn vốn tín dụng hạn chế, nên tiến độ triển khai chậm. Hầu hết các dự án thủy điện, các dự án khác được đầu tư chuyển tiếp từ các năm trước như Nhà máy chế biến gỗ MDF, Nhà máy chế biến Ethanol; Nhà máy chế biến ván ép xuất khẩu, Nhà máy bột giấy...đều chậm tiến độ, chủ yếu do thiếu vốn đầu tư.

Trong công tác quản lý nhà nước: Việc theo dõi, thống kê báo cáo tình hình phát triển SXKD, tình hình thực hiện các dự án đầu tư trong ngành gặp nhiều khó khăn do không nhận được thông tin thường xuyên và có tính pháp lý từ các DN, trong khi địa bàn rộng, lực lượng cán bộ có hạn khó nắm bắt đầy đủ thông tin. Việc thay đổi các chỉ tiêu thống kê, báo cáo các chỉ tiêu chủ yếu đều chờ và căn cứ vào báo cáo của ngành thống kê. Việc dự ước kết quả năm 2013, xây dựng và giao kế hoạch năm 2014 cũng đang gặp khó khăn. Ngoài ra cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Sở Công Thương còn hạn chế chậm được nâng cấp và đầu tư mới...

Mặc dù vậy Được sự quan tâm, sâu sát lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của các huyện thị thành ủy và chính quyền các địa phương. Sự nỗ lực của toàn ngành, trong 6 tháng đầu năm ngành công thương vẫn đạt được kết quả khá:

Công tác QLNN về công thương tiếp tục được tăng cường, hiệu quả hiệu lực được nâng lên rõ rệt, nhất là sau khi thực hiện khắc phục những hạn chế sau kiểm điểm theo tinh thần nghị quyết TW4, việc cơ bản khắc phục xong những hạn chế đã đưa việc thực hiện chức năng nhiệm vụ QLNN của Sở khá toàn diện, góp phần thực hiện tốt những chỉ tiêu chủ yếu và những nhiệm vụ cụ thể của ngành

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm tăng khá so với cùng kỳ, hầu hết các sản phẩm sản xuất trong tháng 6 đều tăng so với tháng 5, như vậy đã có dấu hiệu của sự phục hồi. Tuy nhiên do trong các tháng trước sản xuất trầm lắng nên lũy kế 6 tháng kết quả còn thấp so với kế hoạch. Một số sản phẩm chủ lực giảm sản lượng đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng toàn ngành. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 tháng 06/2013 ước đạt 616,256 tỷ đồng, Lũy kế ước đạt 3.237,924 tỷ đồng, tăng 29,08% so với cùng kỳ năm 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế tháng 06/2013 ước đạt 790,385 tỷ đồng, Lũy kế ước đạt 4.116,69 tỷ đồng, tăng 35,86% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 06 tăng 4,14% so với tháng 05 và tăng 3,84% so với tháng 6 năm 2012. Tính chung 06 tháng đầu năm năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 8,03% so với cùng kỳ năm 2012.

Những sản phẩm chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp: Một số sản phẩm tăng mạnh: Quặng sắt và tinh quặng sắt chưa nung kết ước đạt 178.488 tấn, tăng 53,19% so với cùng kỳ; Xi măng Portlanđ đen ước đạt 436.767 ngàn tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ; Các loại đá lát, đá lát đường và phiến đá lát đường bằng đá tự nhiên( trừ đá phiến) lũy kế ước đạt 120.655 m2, tăng 16,43% so với cùng kỳ; Bột mài hoặc đá dăm mài tự nhiên hay nhân tạo lũy kế ước đạt 337.993 tấn tăng 19,48% so cùng kỳ; Gỗ cưa hoặc xẻ (trừ gỗ xẻ tà vẹt) lũy kế ước đạt 41,608 m3, tăng 36% so với cùng kỳ; Điện thương phẩm lũy kế ước đạt 222,36 triệu Kwh, tăng 10,43% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm giảm so cùng kỳ: Đá phiến đã hoặc chưa đẽo thô hay mới chỉ cắt, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật, hình vuông lũy kế ước đạt 33.409 m3, giảm 50% so với cùng kỳ; Đá xây dựng khác lũy kế đạt 151.135 m3, giảm 38,6% so cùng kỳ; Chè (trà) nguyên chất lũy kết ước đạt 6.577,8 tấn, giảm 4,68% so với cùng kỳ; Dầu, mỡ thực vật tinh luyện

3

khác lũy kết ước đạt 79,93 tấn, giảm 42,5% so với cùng kỳ; Tinh bột sắn 6 tháng đạt 15.966,22 tấn, giảm 7,1% so với cùng kỳ; Gỗ lạng (độ dày không quá 6mm) lũy kế ước đạt 6.232 m3, giảm 31,8% so cùng kỳ; Điện sản xuất lũy kế ước đạt 171,98 triệu Kwh, giảm 6,2% so với cùng kỳ.

Sản lượng toàn bộ một số sản phẩm trên địa bàn ước tăng giảm cụ thể như sau: Các sản phẩm tăng so cùng kỳ: Quặng sắt tăng 139%; xi măng tăng 12,6%; Clanh ke thương phẩm tăng 183%; Điện phát ra tăng 29%; Đá bột tăng 13%; gạch xây tăng 27%. Các sản phẩm giảm so cùng kỳ (trong đó có một số sản phẩm chủ lực của tỉnh): Tinh bột Sắn giảm 14%; Chè chế biến giảm 1,6%; gỗ xẻ XDCB giảm 6,7%; Giấy đế vàng mã giảm 10%; Sứ giảm 14%; Fen pát bột giảm 28%...

Tình hình kinh doanh thương mại 6 tháng trên địa bàn tỉnh ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 06/2013 giảm 0,06% so với tháng trước; bình quân so với cùng kỳ năm trước tăng 7,23%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ lũy kế ước đạt 4.578.046,18 tỷ đồng, tăng 22,42% so với cùng kỳ và bằng 54,5% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu lũy kế ước đạt 27,615 triệu USD, tăng 33% so cùng kỳ và bằng 61% kế hoạch năm. Một số sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu khá: đá bột + hạt, đá block; tinh bột sắn, giấy vàng mã. Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu khá: Công ty CP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Công ty liên doanh cacbonnat YBB; Công ty CP Mông Sơn; Công ty TNHH TM đầu tư Yên Bình; Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam…Kim ngạch nhập khẩu tháng 06/2013 ước đạt 0,8 triệu USD, lũy kế ước đạt 4,709 triệu USD, tăng 115% so với cùng kỳ năm 2012.

Các phòng, ban nghiệp vụ thuộc sở: Thực hiện công tác QLNN cơ bản tuân thủ đầy đủ quy định về quyền hạn, trách nhiệm được giao. Tập trung khắc phục dần những hạn chế tồn tại sau kiểm điểm TW4. Việc sửa chữa khắc phục ngay một số khuyết điểm đã được sự chỉ đạo kiên quyết và khẩn trương của Đảng bộ, BGĐ. Với 9 nội dung cần phải khắc phục ngay đã cơ bản hoàn thành với mức từ 70% đến 80% khối lượng. Các nội dung kết luận của thanh tra đã được khắc phục cơ bản.

Dự án năng lượng nông thôn (REII) đã nghiệm thu hoàn thành công trình 19/21 gói thầu ( 25/29 xã). Đang tích cực đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây lắp dự án mở rộng 3 gói thầu tại xã Chế tạo; tuyến Làng Mảnh- xã Tà Xi Láng; Xã Bảo Hưng- Đào Thịnh, tiếp tục thực hiện các công việc còn lại: lập hồ sơ thu hồi đất; kiểm kê giải phóng mặt bằng, phê duyệt kinh phí đền bù; nghiệm thu kỹ thuật bàn giao đóng điện; đôn đốc hồ sơ hoàn công và nghiệm thu quyết toán nhằm hoàn thành dự án vào quý IV/ 2013

Công tác khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp và tiết kiệm năng lượng đang vào giai đoạn hoàn thành các đề án khuyên công quốc gia và địa phương đã được phê duyệt với tổng trị giá trên 2,6 tỷ đồng. Công tác tư vấn phát triển công nghiệp tiếp tục thực hiện các công trình với trị giá trên 1,7 tỷ đồng; Công tác tiết kiệm năng lượng: Đang khẩn trương triển khai các đề án với trị giá 620 triệu đồng.

Công tác quản lý thị trường: Đã tăng cường sự phối kết hợp với các ngành chức năng để kiểm tra, kiểm soát thị trường tập trung phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các thương nhân, tập trung tập huấn nâng cao trình độ cán bộ trong ngành...góp phần quan trọng vào bình ổn giá cả, từng bước đẩy lùi vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh. Số vụ kiểm tra: 741 vụ; Số vụ xử lý (hành vi): 759 vụ; Phạt hành chính: 1,048 tỷ đồng; Bán hàng tịch thu: 1,199 tỷ đồng; Trị giá hàng tiêu huỷ (ước): 443,6 triệu đồng; Tổng cộng giá trị thực hiện: 2,69 tỷ đồng; Trị giá hàng tồn kho (ước): 1,46 tỷ đồng;

Căn cứ vào tình hình thực hiện 6 tháng và dự báo những tác động trong thời gian cuối năm, Sở Công Thương đã đề ra các mục tiêu chủ yếu của 6 tháng cuối năm, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2013. Một số mục tiêu chủ yếu 6 tháng cuối năm 2013:

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm tăng 11% so với năm 2012

4

+ Giá trị sản xuất công nghiệp giá so sánh 2010: 3.300 tỷ đồng; + Giá trị sản xuất công nghiệp giá thực tế: 4.250 tỷ đồng + Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ bán lẻ đạt 4.600 tỷ đồng trở lên + Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 20 triệu USD trở lên Một số giải pháp cơ bản trong thời gian tới: - Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện thị thành phố đi thực tế cá doanh

nghiệp, các cơ sở SXKD kiểm tra nắm bắt tình hình, kịp thời xây dựng các báo cáo tham mưu với UBND tỉnh các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục xây dựng hoàn thành dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhanh chóng triển khai hoàn thành các hoạt động khuyến công - tư vấn phát triển công nghiệp, tiết kiệm năng lượng theo kế hoạch đã được duyệt. Triển khai xây dựng kế hoạch cho năm 2014;

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật kinh doanh trong đó trọng tâm là an toàn lao động, xử lý chất thải đảm bảo môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát chấp hành luật pháp.

- Tích cực triển khai công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đối với một số hàng hoá chủ lực như: Quặng sắt, đá CaCO3, sản phẩm gỗ...

Nguồn: Phòng KHTH

Quản lý thị trường Yên Bái: 6 tháng đầu năm xử phạt 759 vụ vi phạm

Tình hình thị trường 6

tháng đầu năm 2013, giá cả có nhiều biến động đặc biệt là giá của một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gas, giá điện, lương thực, thực phẩm…không ổn định, tăng, giảm thất thường. Trong đó chỉ số tiêu dùng của Quý I có mức tăng cao do nhu cầu tiêu dùng phục vụ trong dịp Tết Nguyên Đán của nhân dân tăng, các tháng còn lại có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, một số mặt hàng thiết yếu, quan trọng, như xăng, dầu, điện, gas,.. vẫn có chiều hướng

tăng, đã gây ảnh hưởng bất lợi tới sản xuất và tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng toàn tỉnh bình quân trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 7,23% so với cùng

kỳ năm trước Tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại, vẫn còn tiềm ẩn

diễn biến phức tạp. Hoạt động buôn lậu bị phát hiện và xử lý trong những tháng đầu năm 2013

Lực lượng QLTT kiểm tra các hộ kinh doanh trên địa bàn

5

tăng cả về số vụ và giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Một số mặt hàng vi phạm nhiều như: mì chính, rượu, mỹ phẩm giả; mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường; phân DAP, quần áo, giầy dép, gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu; thủy sản (cá) nhập lậu…

Bám sát tình hình và diễn biến thị trường, cùng với sự chỉ đạo của Cục Quản Quản lý thị trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2013. QLTT Yên Bái đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm giữ ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng. Kết quả trong 6 tháng toàn Chi cục đã kiểm tra và xử lý 759 vụ vi phạm, với tổng giá trị xử lý là: 2.690.763.000 đồng; trong đó: phạt hành chính 1.048.090.000 đồng, trị giá hàng hóa tịch thu và tiêu hủy 1.642.673.000 đồng.

Nổi bật có các vụ việc điển hình như: Ngày 30/12/2012, Đội QLTT Số 5 phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra xe mô tô BKS 29L4 - 1303 do cháu Nông Trí Hiếu (15tuổi - địa chỉ: huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) điều khiển. Đã phát hiện trên xe đang vận chuyển 1,2kg pháo bánh và 1kg pháo quả do Trung Quốc sản xuất. Đội đã lập Biên bản vi phạm và tịch thu toàn bộ số pháo trên để tiêu huỷ theo quy định; Ngày 5/3/2013, đội QLTT Cơ động phối hợp với lực lượng Công an kiểm tra, 02 xe ôtô BKS 29C-14936 và 20C-01766 phát hiện trên xe đang vận chuyển 25 tấn phân DAP nhập lậu từ Trung Quốc của ông Hoàng Văn Tư địa chỉ huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đội đã lập hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xử phạt đối với ông Hoàng Văn Tư với số tiền phạt là 15.000.000 đồng, tịch thu 25.000kg phân DAP bán hàng thu công quỹ Nhà nước là 250.000.000 đồng.;

Mặc dù tình hình thị trường và các vi phạm có nhiều diễn biến phức tạp nhưng với sự cố gắng, quyết tâm của toán lực lượng, Chi cục QLTT Tỉnh Yên Bái đã triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề nổi cộm trên thị trường, những mặt hàng thiết yếu có nhiều khả năng biến động giá. Do đó công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường luôn được đảm bảo và đạt hiệu quả cao.

Thị trường những tháng cuối năm được dự báo là có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là tình hình buôn lậu và vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt. hơn

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Chi cục chỉ đạo các đội QLTT làm tốt công tác quản lý địa bàn, nắm chắc tình hình thị trường, chủ động, kịp thời phát hiện và có biện pháp đấu tranh ngăn chặn các thủ đoạn, các hành vi vi phạm pháp luật. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn pháp luật cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thương mại, công nghiệp trên địa bàn thực hiện đúng pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành theo các phương án, kế hoạch của Ban chỉ đạo 127/ĐP và Ban 127/TW. Triển khai thực hiện Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ và về ngăn chặn việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và triển khai thực hiện kế hoạch chống việc vận chuyển, buôn bán các mặt hàng thủy sản nhập lậu theo chỉ đạo của BCĐ 127/TW trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, theo dõi, phát hiện hàng cấm như pháo, đèn trời, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực; hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa qua kiểm dịch, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, góp phần bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong tỉnh phát triển./.

Nguồn : Chi cục QLTT

6

Yên Bái: Mở lớp đào tạo nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu

Hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong nhiều năm trở lại đây đã được các cấp chính quyền hết sức quan tâm. Các đơn vị kinh doanh xăng dầu cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, đồng thời ý thức chấp hành của các đơn vị cũng được nâng lên đối với các tiêu chuẩn và đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kết quả đó phản ánh và ghi nhận về các chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các chính sách, pháp luật có liên quan.

Ngày 15 tháng 10 năm 2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định cán bộ, nhân viên bán hàng phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, phòng cháy và chữa cháy, Bảo vệ môi trường và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đây là một số những quy định cần thiết để đảm bảo kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ nhu cầu học tập của các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh và việc bổ sung hoàn thiện các chứng chỉ,

chứng nhận nghiệp vụ quản lý, kinh doanh xăng dầu của các đơn vị hiện nay là cần thiết, đáp ứng nhu cầu đó Sở Công Thương Yên Bái đã phối hợp Trường Cao đẳng Thương Mại và Du lịch tổ chức lớp nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 16 tháng 8 năm 2013 cho cán bộ, nhân viên các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

Tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ có trên 30 học viên đến từ các đơn vị kinh doanh xăng dầu đóng trên địa bàn tỉnh. Giảng viên trực tiếp giảng dạy là thầy cô giáo của trường Cao đẳng Thương Mại và Du lịch có nhiều kinh nghiệm để truyền đạt đến học viên những vấn đề cơ bản nhất trong kinh doanh xăng dầu.

Thông qua lớp đào tạo nghiệp vụ các học viên đã trao đổi và thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu, giúp cho cán bộ quản lý, nhân viên bán hàng của các đơn vị trên địa bàn tỉnh nắm rõ những quy định trong Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Nguồn: Phòng QLTM

Học viên tham dự lớp nghiệp vụ kinh doanh xăng dâu

7

Yên Bái: tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thủy điện Cùng với hệ thống các nhà máy thủy điện quy mô lớn, cấp quốc gia. Hiện tại các nhà máy

thủy điện quy mô nhỏ (nhà máy thủy điện độc lập) vẫn giữ vai trò quan trọng trong cung cấp thêm nguồn điện hòa vào lưới điện quốc gia, phục vụ nhu cầu người dân, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo quy hoạch có 88 dự án thủy điện độc lập với tổng công suất lắp đặt 265,176 MW, trong đó 29 dự án được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch, 59 dự án được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt quy hoạch. 24 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó 5 dự án đã hoàn thành với tổng số 7 nhà máy đang trong giai đoạn phát điện thương mại,

16 dự án đang triển khai thi công. Nhằm nắm bắt thực trạng, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà

nước về lĩnh vực thủy điện của Sở Công Thương. Đồng thời kiểm tra, nắm bắt việc thực hiện quy định của Nhà nước đối với các dự án thủy điện, đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn mùa mưa lũ sắp tới. Giám đốc Sở Công Thương Yên Bái đã phê duyệt quyết định và kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thủy điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các nội dung chính gồm: công tác chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh, việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kiểm tra theo dõi việc thực hiện quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ đã được phê duyệt; công tác tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; công tác chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và hoạt động thủy điện; công tác tổng hợp báo cáo định kỳ.

Thực hiện Quyết định và Kế hoạch thanh tra được phê duyệt, từ ngày 07/5/2013 đến ngày 18/5/2013 Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra tại Phòng Quản lý điện năng và kiểm tra thực tế tại 04 nhà máy thủy điện đang phát điện thương mại và 01 dự án thủy điện đang thi công. Kết thúc cuộc thanh tra, Giám đốc Sở ban hành Kết luận số 384/KL-TTr ngày 07/6/2013 về việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thủy điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó: thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao Phòng Quản lý điện năng đã tích cực tham mưu cho Sở Công Thương thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thủy điện tương đối tốt, đã nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh trong việc chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về hoạt động thủy điện, giúp chủ đầu tư các dự án thủy điện khắc phục các tồn tại và từng bước hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Tuy nhiên, việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý cũng như thực hiện đầy đủ các quy định về thi công công trình và vận hành đối với một số dự án thủy điện còn chậm, một số nội dung còn chưa được triển khai như: thiết kế và lắp đặt các thiết bị quan trắc đập.

Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thủy điện, Phòng Quản lý điện năng phải tích cực, kiên quyết hơn nữa trong công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát và đề xuất các biện pháp xử lý khắc phục các tồn tại đối với các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Nhà máy thủy điện Thác Bà

8

Căn cứ những kết quả đạt được, Giám đốc Sở yêu cầu Phòng Quản lý điện năng phát huy những ưu điểm, nghiêm túc khắc phục các tồn tại đã nêu, cụ thể: tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư các dự án thủy điện chưa phù hợp quy hoạch về quy mô công suất phải thực hiện các thủ tục để được điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư dự án thủy điện có dự án đang thi công xây dựng thực hiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định; hướng dẫn và đôn đốc chủ đầu tư các dự án thủy điện đang phát điện thương mại khẩn trương hoàn thiện phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập và phương án phòng chống lụt bão cho vùng hạ du trước mùa mưa lũ, hoàn thiện các thủ tục về thiết kế và lắp đặt các thiết bị quan trắc đập, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đập thủy điện, báo cáo kết quả kiểm định đập, hiện trạng an toàn đập và các phương án phòng chống lụt bão theo quy định./.

Nguồn: Thanh tra Sở

Yên Bái: Khuyến công 6 tháng đầu năm thực hiện đúng tiến độ

Công nghiệp nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế của tỉnh Yên Bái nói chung. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi cả tỉnh đang chung sức xây dựng nông thôn mới thì sự phát triển công nghiệp nông thôn càng có vai trò quan trọng hơn.

Với ý nghĩa đó, trong những năm gần đây tỉnh ta đã rất quan tâm đến nhóm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT). Hàng năm từ nguồn ngân sách địa phương, tỉnh đã chi 02 tỷ đồng để thực hiện hoạt động khuyến công khuyến công tại địa phương. Ngoài ra, thông qua các đề án khuyến công quốc gia hàng năm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn được hỗ trợ trên 01 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.

Năm 2013, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái mà trực tiếp là Sở Công thương, Trung tâm Khuyến công đã phối với các địa phương và các cơ sở sản xuất CNNT xây dựng đề án khuyến công đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho cơ sở. Kết quả trong 6 tháng đầu năm đã được UBND tỉnh và Bộ Công thương phê duyệt với tổng kinh phí 2.670 triệu đồng để hỗ trợ thực hiện 28 đề án và một số hoạt động khuyến công khác, trong đó:

Khuyến công địa phương 2.000 triệu đồng: hỗ trợ kinh phí đầu tư cho 24 cơ sở, doanh nghiệp và HTX 1.660 tỷ đồng, phần kinh phí còn lại cho các hoạt động khuyến công khác. Các đề án tập trung hỗ trợ vào các ngành nghề như chế biến nông lâm sản, sản xuất gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng ứng dụng công nghệ mới, sản xuất vật tư nông nghiệp… Đến hết tháng 6 đã nghiệm thu hoàn thành 22/24 đề án (đạt 91% về số lượng và 92% về giá trị được phê duyệt), tăng 84% giá trị thực hiện so với cùng kỳ 2012; các hoạt động khuyến công khác như: tham quan học tập kinh nghiệm trong nước, tuyên truyền công tác khuyến công trên các phương tiện thông tin

Lãnh đạo xã Chấn Thịnh, H Văn Chấn phát biểu tại Hội nghị Trình diễn kỹ thuật chế biến chè trên địa bàn

9

đại chúng, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác khuyến công,… đang được triển khai đúng theo tiến độ đề ra.

Khuyến công quốc gia: Tính đến hết quý II năm 2013 đã hỗ trợ tổng kinh phí 670 triệu đồng. Trong đó: Ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại 01 đề án 100 triệu đồng; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật 3 đề án 570 triệu đồng; 1/4 đề án đã nghiệm thu hoàn thành, các đề án còn lại dự kiến sẽ hoàn thành trong quý III.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2013, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đã triển khai tương đối tốt và đúng tiến độ các chương trình khuyến công quốc gia cũng như địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp không ít khó khăn, vướng mắc như công tác khuyến công quốc gia: giá trị phê duyệt còn thấp (đạt 46% so với cùng kỳ năm 2012), giá trị thực hiện đạt 48% so với cùng kỳ 2012. Nguyên nhân do Chương trình khuyến công quốc gia 2008 – 2012 được phê duyệt đã hết hiệu lực, do đó công tác thẩm định, phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2013 phải kéo dài hơn năm trước nên ảnh hưởng đến quá trình triển khai chương trình khuyến công quốc gia.

Để hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, Trung tâm Khuyến công đề ra những giải pháp thực hiện sau:

1. Tăng cường bám sát cơ sở, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư, sản xuất để từ đó có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho các doanh nghiệp. Tìm hiểu các thông tin về công nghệ, sản phẩm, thị trường, thiết bị sản xuất để cung cấp và tư vấn cho các cơ sở sản xuất CNNT;

2. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc triển khai công tác khuyến công, giúp cho việc hoàn thành đề án đúng tiến độ, công tác thanh quyết toán được chính xác, đúng chế độ đồng thời tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho cơ sở;

3. Liên hệ chặt chẽ với Cục CNĐP và các cơ sở thụ hưởng đã đăng ký đề án khuyến công quốc gia năm 2013 để triển khai ngay sau khi có quyết định phê duyệt;

4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới về hoạt động khuyến công để nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác khuyến công, cán bộ phụ trách công tác khuyến công tại các địa phương để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và Trung ương đến mọi cấp, mọi ngành các tầng lớp nhân dân hiểu biết chính sách của Nhà nước về công tác khuyến công;

6. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các ngành trong việc tư vấn, hướng dẫn xây dựng, đăng ký kế hoạch khuyến công năm 2014, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.

Nguồn: TT KC&TVPTCN

Yên Bái triển khai sản xuất gạch không nung thay thế gạch nung Trong những năm vừa qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nên nhu

cầu về vật liệu xây dựng nói chung và gạch xây nói riêng cho các công trình là rất lớn. Theo số liệu của Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, ở nước ta hiện nay mỗi năm sử dụng khoảng

20 – 22 tỷ viên (tương đương 28 triệu m3 gạch xây/năm, đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ gạch xây ước tính tăng khoảng 42 tỷ viên ( tương đương 58 triệu m3 gạch xây), cao gấp đôi so với mức tiêu thụ hiện nay.

Để sản xuất được số gạch xây trên, cần phải có khoảng 600 triệu m3 đất sét/năm, tương đương 30.000 ha đất canh tác. Không chỉ tiêu tốn một lượng đất lớn, sản xuất gạch nung còn tiêu tốn một lượng than, củi rất lớn, hàng năm những lò gạch này đã thải vào bầu khí quyển một lượng khí độc rất lớn. Trong bối cảnh đó việc sản xuất gạch không nung để thay thế cho gạch nung đã được các nước trên thế giới nghiên cứu áp dụng để khắc phục nhược điểm trên.

10

Về gạch nung có khoảng 70÷100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tại Việt Nam loại gạch này có kích thước chung là 210x110x60. Gạch không nung có tới 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch đa dạng, sức nén viên gạch không nung tối đa đạt 35Mpa., do các phản ứng hoá đá của gạch không nung trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền của gạch theo thời gian. Quá trình sử dụng thử nghiệm gạch không nung ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản đều đã cho kết quả về độ bền, độ rắn của viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung.

Gạch không nung phân thành 3 nhóm: Gạch xi măng-cốt liệu được sản xuất từ hỗn hợp xi măng và các loại cốt liệu ( cát, đá mạt, bột đá, xỉ than), tạo cường độ bằng công nghệ rung - nén, dưỡng hộ tự nhiên hoặc hấp hơi nước. Gạch đặc có cường độ chịu lực cao, tuy nhiên khá nặng (trọng lượng thể tích > 1.900 kg/m3), có thể dùng để xây móng, tường chịu lực. Gạch rỗng có cường độ chịu lực vừa phải, trọng lượng thể tích 1.300 - 1.800kg/m3 (tương đương gạch nung tuynel), thường dùng để xây tường ngăn, bao, che. Gạch bê tông nhẹ được sản xuất trên cơ sở bê tông khí hoạc bê tông bọt, là những sản phẩm bê tông trong đó cốt liệu đá được thay thế bằng các túi khí hoặc bọt. Bê tông khí chưng áp dùng nguyên liệu xi măng, vôi, cát, tro, xỉ than, bột nhôm, nước. Bê tông bọt dùng nguyên liệu xi măng, cát, tro, xỉ than, chất tạo bọt, nước. Gạch polymer hóa được sản xuất trên cơ sở ép tạo hình hỗn hợp phối liệu gồm: đất sét đồi + cốt liệu (cát, đá mạt, phế thải công nghiệp) + phụ gia, dưỡng hộ tự nhiên.

Sản phẩm gạch không nung có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt tốt hơn vật liệu nung. Mẫu mã và kích thước đa dạng, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng. Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị hạn chế nhiều về mặt bằng sản xuất.

Với những ưu việt đó nên việc sản xuất và sử dụng gạch xây không nung thay thế hoàn toàn gạch nung đã được các nước phát triển áp dụng từ lâu, ở Việt Nam cũng đã sản xuất và sử dụng gạch không nung, song tỷ lệ sử dụng còn rất thấp, chỉ chiếm 4 – 5% sản lượng gạch toàn quốc.

Để định hướng phát triển gạch không nung các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp qui để điều chỉnh các vấn đề liên quan trong quá trình qui hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng cụ thể như:

Quyết định số 15/2004/QĐ- BXD ngày 10/06 năm 2004 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 316:2004” block betông nhẹ yêu cầu kỹ thuật”.

Thông tư 134/2007/TT-BTC quy định sản phẩm block nhẹ thuộc diện đặc biệt ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp( miễn thuế 4 năm- giảm thuế 50% trong 9 năm).

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 : Từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây. Ưu tiên phát triển và sản xuất gạch nhẹ, có thể đề ra cơ chế bắt buộc : Trừ một số công trình đặc biệt (có quy định riêng), khi thiết kế và thi công các công trình từ 9 tầng trở lên như: nhà ở, văn phòng làm việc, bệnh viện, trường học…. phải theo quy định về sử dụng Vật liệu xây không nung.

Thông tư số 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình: Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

11

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 về việc tăng cường sử dụng VLXD không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch sét nung, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng tài nguyên đất sét, nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất gạch sét nung.

Sau khi Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Bộ Xây dựng tiếp tục xây dựng lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung và chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến. Tích cực chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển VLXKN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010. Xây dựng và rà soát Quy hoạch phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phương phù hợp với Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó chú trọng việc phát triển VLXKN từng bước thay thế gạch đất sét nung. Rà soát trình Hội đồng nhân dân quyết định nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch lên mức tối đa.

Theo thống kê năm 2012, trên địa bàn tỉnh Yên Bái sản xuất khoảng 165 triệu viên gạch nung. Gây ảnh hưởng đến môi trường, tiêu tốn một lượng than củi rất lớn. Hiện nay, một số doanh nghiệp sản xuất gạch không nung đã ra đời như: Công ty TNHH Trường Phát, Công ty CP khai thác sản xuất và xây dựng huyện Văn Yên và khoảng 200 cơ sở sản xuất nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2013, Công ty TNHH Ngọc Viễn Đông đã xin đầu tư nhà máy sản xuất gạch không nung công suất 195 triệu viên/ năm, tại huyện Văn Yên.

Nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất vật liệu không nung (gạch không nung) trên địa bàn tỉnh, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái, Sở Công Thương Yên Bái, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã tiến hành khảo sát, lập đề án hỗ trợ cho 13 doanh nghiệp và hộ cá thể đầu tư máy móc thiết bị sản xuất gạch không nung trên địa bàn các huyện, thị trong tỉnh. Năm 2012, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Yên Bái đã phối hợp Công ty CP khai thác sản xuất và xây dựng huyện Văn Yên xây dựng và triển khai đề án: “Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gạch bê tông, công suất 7,6 triệu viên/năm” tại xã Địa Phác, huyện Văn Yên.

Để giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, tỉnh có những chính sách hỗ trợ về Khoa học công nghệ và khuyến công nhằm giúp đỡ cho những doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới, đưa tỉnh ta dần dần trở thành một tỉnh có nền công nghiệp phát triển.

Nguồn: Phòng QLCN

Yên Bái: Ban hành quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đời sống nhân dân ngày một nâng cao do đó nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh trong khi khả năng cung cấp nội địa có hạn, khả năng nhập khẩu hạn chế và bị ảnh hưởng lớn bởi sự biến động giá cả của mặt hàng này trên thị trường thế giới. Chính vì thế nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng đáng lo ngại và hiện hữu, hiện nay tình trạng thiếu điện vào mùa khô đã và đang xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất và khó khăn trong đời sống của người dân. Năng lượng không tái tạo ngày càng cạn kiện, nước ta từ vị trí xuất khẩu than ròng đã phải nhập khẩu để phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ năng lượng sẽ làm gia tăng lượng phát thải ra môi trường, gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi nguồn năng lượng đang thiếu hụt thì vẫn đang tồn tại cách tiêu dùng còn lãng phí và kém hiệu quả trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Ngày 02 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 1427/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015. Để việc triển khai thực hiện được thống nhất trên toàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh

12

Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 24/10/2012 về việc phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013 – 2017 và Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2013 về Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá và quản lý chương trình, kế hoạch và đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Theo đó, các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện các Chương trình, kế hoạch và đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, hoạt động dịch vụ thương mại, chiếu sáng công cộng, hộ kinh doanh cá thể và các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội khi xây dựng Chương trình, kế hoạch và đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đều có thể được hỗ trợ kinh phí.

Năm 2013, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đây là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái triển khai, thực hiện nên các đề án chỉ tập trung cho công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, một phần hỗ trợ các đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện việc kiểm toán năng lượng, với tổng kinh phí 620 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh là 500 triệu, nguồn ngân sách trung ương là 120 triệu đồng.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình nhằm đạt được mục tiêu về tổng mức năng lượng tiết kiệm cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các địa phương và sự tham gia nhiệt tình của các tổ chức xã hội, đồng thời đưa ra các biện pháp quản lý bắt buộc để tạo chuyển biến từ nhận thức sang hành động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Nguồn: Phòng QLĐN

Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua chi cục Hải quan Yên Bái 6 tháng đầu năm 2013

Sau hơn một năm đi vào hoạt động Chi cục Hải quan Yên Bái đã đóng góp tích cực vào quá trình thông quan hàng hóa cũng như kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 6 tháng đầu năm 2013 tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua chi cục Hải quan Yên Bái có nhiều thuận lợi và kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Số lượng các doanh nghiệp khai

báo hải quan tại Chi cục Hải quan Yên Bái không ngừng tăng lên, tính đến tháng 6 năm 2013 đã có trên 44 doanh nghiệp (Trong đó có 14 doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh) tiến hành khai báo hải quan tại Hải quan Yên Bái. Đến thời điểm hiện tại tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu được các doanh nghiệp khai báo thông qua Chi Cục hải quan Yên Bái đạt trên 20 triệu USD tương đương tổng giá trị kim ngạch XNK của cả năm 2012 (trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh Yên Bái đóng góp với giá trị 10,4 triệu USD chiếm 52% trong tổng kim ngạch). Về tỷ trọng thì kim ngạch xuất khẩu đạt trên 19 triệu USD chiếm 95%, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 1 triệu USD chiếm 5%. Đây là kết quả rất khả quan, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế chung của

Ván ép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu

13

cả nước còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước và tỉnh Yên Bái phải tạm ngừng sản xuất hoặc thu hẹp quy mô thị trường, thì việc gia tăng các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hoạt động xuất khẩu là một tín hiệu tốt chứng tỏ sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của các đơn vị sản xuất – xuất nhập khẩu trong tỉnh.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: Bột đá can xít, bột barit, đá khối, giấy vàng mã, gỗ keo xẻ thanh, ván ép, đũa gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng, trong đó giá trị kim ngạch khoáng sản xuất khẩu đạt 14,5 triệu USD chiếm 75%; sản phẩm từ gỗ đạt giá trị kim ngạch 4,5 triệu USD chiếm 25% trên tổng giá trị xuất khẩu. Đây cũng là một số mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của tỉnh đã thông quan tại Hải quan Yên Bái, tuy nhiên một số mặt hàng khác chưa được các doanh nghiệp khai báo tại đây như mặt hàng tinh dầu quế, sản phẩm sứ điện, măng bát độ, chè xanh, chè đen …Vì vậy trong thời gian tới đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục quan tâm thực hiện khai báo hải quan tại Yên Bái.

Đối với mặt hàng nhập khẩu thì số lượng còn khiêm tốn và chủ yếu là nguyên phụ liệu, vật tư dùng để gia công, sản xuất mặt hàng vàng mã, sản phẩm may mặc xuất khẩu.

Về thị trường xuất khẩu 6 tháng đầu năm, đến hơn 96% hàng hóa của các doanh nghiệp Yên Bái được xuất khẩu sang thị trường Châu Á, trong đó thị trường Ấn Độ xuất khẩu đạt giá trị lớn nhất với 9,8 triệu USD chiếm 51,58%, tiếp theo là thị trường Trung Quốc xuất khẩu đạt 4,77 triệu USD chiếm 25,1%, thị trường Nhật Bản chiếm vị trí thứ 3 với hơn 3,2 triệu USD chiếm 16,84%, ngoài ra là các thị trường Châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Bangladesh...

Việc thành lập Chi cục Hải quan Yên Bái tạo điệu kiện thuận lợi cho UBND tỉnh trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh khai thác, chế biến khoáng sản và tổng số thuế thu về từ hoạt động XNK tăng cao hơn so với năm trước, 6 tháng đầu năm ước đạt trên 33 tỷ đồng tăng 175% so với năm 2012. Điều này cho thấy tiềm năng về số thuế có thể thu được từ hoạt động xuất khẩu khoáng sản, gỗ rừng trồng chế biến trên địa bàn là rất lớn, đòi hỏi các ngành, các cấp thường xuyên phối hợp quản lý và hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục mở tờ khai và thông quan tại Hải quan Yên Bái.

Để đạt được kết quả trên phải kể đến sự quan tâm chỉ đạo sát sao và thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND cùng các sở ban ngành trong tỉnh, trong đó nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. UBND tỉnh Yên Bái đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành liên quan đồng thời chỉ đạo các sở, ngành trong tỉnh tập trung vào kiểm tra, kiểm kê số lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp khoáng sản trên địa bàn tỉnh để đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương cho phép các doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn ứ đọng, tạo thêm nguồn lực giúp doanh nghiệp phát triển, nhờ đó hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp khoáng sản đã tăng trưởng trở lại và đóng góp đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch chung của toàn tỉnh.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao Sở Công Thương đã tích cực giới thiệu và đề nghị các doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm tìm hiểu, tham gia khai bảo hải quan tại Chi cục hải quan Yên Bái, đồng thời trên cơ sở chương trình xúc tiến thương mại hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng Website, tập huấn kiến thức về thương mại điện tử, ứng dụng phần mềm bán hàng, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh Yên Bái trên các phương tiện như Bản tin Công Thương, báo giấy, báo điện tử … trong và ngoài tỉnh.

Về phía Chi cục hải quan Yên Bái đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến khai báo hải quan tại Chi cục, đặc biệt là khuyến khích doanh nghiệp áp dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử, giải đáp kịp thời các vướng mắc liên quan đến xuất nhập khẩu đảm bảo hoạt động thông quan được thông thoáng, nhanh gọn, đúng quy định của pháp luật.

14

Sự thành công trên không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp XNK, đã mang lại diện mạo mới đối với hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh. Từ việc nhận thấy những lợi thế cơ bản trong quá trình làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Yên Bái nên nhiều doanh nghiệp đã tiến hành khai báo hải quan thường xuyên tại đây vừa thuận lợi cho doanh nghiệp về thời gian, khoảng cách vừa giảm được chi phí khai báo hải quan trung gian.

Tuy nhiên để triển khai tốt hoạt động XNK thông qua Hải quan Yên Bái trong thời gian tới thì đòi hỏi các cấp các ngành trong tỉnh cần triển khai đồng bộ một số nội dung sau:

UBND tỉnh thường xuyên quan tâm và chỉ đạo các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp khoáng sản, chế biến gỗ rừng trồng thường xuyên triển khai thông quan tại Hải quan Yên Bái nhằm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu qua Hải quan Yên Bái đồng thời tăng nguồn thu thuế xuất khẩu cho tỉnh.

Chi cục Hải quan Yên Bái là đơn vị hỗ trợ thông quan cho doanh nghiệp cần tích cực hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp khải báo hải quan điện tử.

Sở Công Thương phối hợp với Hải quan Yên Bái tích cực giới thiệu, tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp đến giao dịch và thông quan tại Hải quan Yên Bái nhằm đẩy mạnh hoạt động khai báo hải quan tại đây để tăng cường công tác ứng dụng hải quan điện tử.

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Qua theo dõi và thống kê số liệu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh, thì hiện tại mới chỉ có 14 trên tổng số 30 doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh khai báo hải quan tại Hải quan Yên Bái. Như vậy còn quá nửa số doanh nghiệp xuất khẩu đang tiến hành khai báo hải quan tại các chi cục hải quan khác, nên trong thời gian tới đề nghị các doanh nghiệp còn lại tiếp tục quan tâm tìm hiểu, trao đổi để tiến hành thông quan hàng hóa tại Hải quan Yên Bái. Vì việc thành lập Hải quan Yên Bái là chủ trương lớn có tầm chiến lược của tỉnh, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến với Yên Bái.

Nguồn: Phòng QLTM

QUẢN LÝ TỐT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM GÓP PHẦN BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN

Thực phẩm không thể thiếu

trong đời sống hàng ngày của mọi người là nguồn dinh dưỡng duy trì cuộc sống, bổ sung những tiêu hao mất đi trong sinh hoạt và duy trì cuộc sống khoẻ mạnh, phát triển. Vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng trong những bữa ăn hàng ngày và liên quan đến sức khoẻ, đến thể chất của con người, và đến nguồn nhân lực để phát triển đất nước, đóng góp quan trọng vào việc duy trì một nòi giống. Nguồn lương thực hàng ngày mang đến chất bột (tinh bột,

gạo, khoai, ngũ cốc...từ thực vật) , chất dầu, mỡ (các loại dầu ăn thực vật, hoặc mỡ động vật), chất đạm (protein tử động vật như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ thực vật như các loại đậu) và các loại vitamin, muối khoáng chứa trong các nguồn thực phẩm hàng ngày.

Ảnh minh họa

15

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành và các cấp chính quyền, Sở Nông nghiệp, Sở Y tế, Chi cục An toàn thực phẩm, Sở Công Thương, Chi cục quản lý thị trường, Công an tỉnh và các cơ sở chế biến thực phẩm, người tiêu dùng. Vệ sinh an toàn thực phẩm có vị trí quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.

Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp quản lý giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm như: Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 17/6/2010; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thi hành chi tiết một số điều của luật Vệ sinh an toàn thực phẩm; Thông tư 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; Thông tư số 45/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012, Quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Hiện nay, qua các kênh thông tin vẫn còn những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không theo quy chuẩn, hoặc sản xuất, chế biến trái phép, nhiều sản phẩm không bảo đảm vệ sinh vẫn lưu thông; Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà nhập khẩu thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh như: thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn; Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, thu hoạch sản phẩm chưa đủ thời gian cách ly sau phun thuốc, sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng, thuốc không được phép sử dụng; Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn; Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh tràn lan vẫn được bày bán tại các chợ; Các cửa hàng ăn, quán rượu, hàng bán bên vỉa hè không đáp ứng đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2013 đã xảy ra 09 vụ ngộ độc thực phẩm với 83 người bị ngộ độc. trong đó: Huyện Yên Bình 02 vụ ( uống rượu ngâm củ gấu tàu, canh nấm); huyện Văn Yên 01 vụ (ăn nấm độc); huyện Lục Yên 01 vụ (ăn canh hoa hiên); huyện Trạm Tấu 01 vụ ( ăn thịt chó); thành phố Yên Bái 01 vụ (ăn quả dưa lê), huyện Văn Chấn 03 vụ ( ăn lá ngón, ăn dưa hấu). Đặc biệt ngày 24/6 tại xã Sùng Đô huyện Văn chấn đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại đám cưới làm 48 người bị ngộ độc. Dù chưa có vụ ngộ độc thực phẩm nào gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng đây là tiếng chuông cảnh báo nếu hàng ngày người tiêu dùng vẫn phải sử dụng những loại thực phẩm không an toàn. Tuy nhiên qua đặc thù của một số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thì nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm thực phẩm vẫn rất cao, tập trung chủ yếu tại các cơ sở nấu rượu thủ công, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở thức ăn đường phố, các tiệc cưới, hỏi, ma chay tại địa phương. Giám sát tình hình ngộ độc thực phẩm do thực phẩm có chứa sẵn chất độc (nấm độc, sắn, măng …) lò giết mổ gia súc, gia cầm, các cơ sở sản xuất kem, bia rượu và nước giải khát, các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng khách sạn, đặc biệt là các sản phẩm bày bán tại các chợ, chợ nông thôn. Do vậy công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng phải được coi trọng hơn, tiến tới xã hội hóa cao hơn. Trách nhiệm không chỉ thuộc về các cấp chính quyền, các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể mà còn có cả ý thức của cộng đồng xã hội.

16

Để hạn chế tới mức thấp nhất những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, trước hết phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí, các buổi sinh hoạt cộng đồng tại các địa phương để phổ biến chính sách pháp luật, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực. Bên cạnh đó hàng hóa, sản phẩm lưu thông qua chợ chủ yếu là của nông dân nuôi trồng nên cần được đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật tới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến , kinh doanh, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, Ban quản lý chợ để họ hiểu và quản lý tốt hơn, đồng thời thường xuyên tuyên truyền đến các tiểu thương trong chợ của mình hiểu rõ vì sao nhà nước phải ban hành Luật An toàn thực phẩm, nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm là gì, quản lý an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc nào? Nắm vững những điều cơ bản trong Luật An toàn thực phẩm có liên quan đến các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, những hành vi bị cấm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh và các mức xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm... sẽ hạn chế đến mức thấp nhất nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh bày bán trên thị trường góp phần vào sự nghiệp bảo vệ sức khỏe chung cho nhân dân. Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và cộng đồng, mỗi người tiêu dùng hãy có sự lựa chọn thông thái nhất cho thực phẩm mà mình muốn mua. Cần đề cao cảnh giác với các mặt hàng giảm giá đột ngột, hàng giả, hàng kém chất lượng. Tham gia phát hiện đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm./.

Nguồn: Phòng KTATMT

Yên Bái: Trải thảm đỏ đón doanh nghiệp

Hướng phát triển kinh tế của TP Yên Bái đang tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, trong đó hút đầu tư và lấp đầy các khu, cụm CN đang là ưu tiên của TP.

Ông Lâm Hữu Thắng - Chủ tịch UBND TP Yên Bái (người đứng giữa áo trắng) thăm nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3 (thuộc Cty Cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát - Yên Bái) tại Khu công nghiệp phía Nam - TP Yên Bái.

17

Đích thân đưa chúng tôi đi thăm các KCN trên địa bàn TP, ông Nguyễn Lâm Thắng - Chủ tịch UBND TP Yên Bái cho biết, để đảm bảo được mục tiêu đề ra, TP Yên Bái đang cần cú hích từ nguồn vốn đầu tư để chuẩn bị động lực phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Hạ tầng sẵn sàng Ấn tượng đầu tiên của khách tham quan đối với các KCN trên địa bàn TP Yên Bái là môi

trường xanh,sạch… Tại KCN phía Nam, ông Trần Ngọc Dũng - Trưởng phòng quản lý DN, Ban quản lý các KCN

Yên Bái giải thích, để đảm bảo môi trường trong sạch trong các KCN, ngay từ khi cấp giấy phép đầu tư, tỉnh Yên Bái cũng như TP Yên Bái đều yêu cầu nhà đầu tư phải cam kết về tỉ lệ cây xanh trong diện tích của mình. “Tỉ lệ cây xanh là điều bắt buộc mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải thực hiện” - ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, hiện tại, TP đang tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp, điển hình như KCN phía Nam là KCN quốc gia và là KCN trọng điểm của tỉnh với diện tích 207,8 ha. Hiện có 17 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn gần 2.000 tỉ đồng, tỉ lệ lấp đầy đạt 22,42%. Hiện nay, TP Yên Bái tiếp tục mở rộng khu công nghiệp này để đạt quy mô 430 ha theo đúng quy hoạch và phấn đấu lấp đầy 75% diện tích. Dự kiến, sẽ thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: chế biến khoáng sản, may mặc, lắp ráp điện tử, sản xuất thức ăn gia xúc…

Bên cạnh đó, KCN Âu Lâu với diện tích 120 ha, đa ngành có nhiều lợi thế phát triển với các dự án công nghiệp sạch đang được kêu gọi đầu tư như: May mặc, sản xuất da giày, lắp ráp điện tử, ôtô, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp phụ trợ…

Ngoài ra, KCN Minh Quân, sát với xã Phúc Lộc của TP, nằm ngay cạnh QL 32C, gần sông Hồng là KCN nằm trong hệ thống KCN quốc gia với diện tích 112 ha, cũng đang mời gọi thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm sản...

Ông Nguyễn Lâm Thắng cho biết, hiện Yên Bái có 5 KCN với diện tích trên 900 ha và 13 cụm công nghiệp với diện tích gần 400 ha. Trong đó TP quản lý 2 cụm công nghiệp là Đầm Hồng và Âu Lâu. Cụm công nghiệp Đầm Hồng với diện tích 12 ha hiện đã được lấp đầy với 14 dự án đầu tư trong các lĩnh vực nông lâm sản, cơ khí, chế biến khoáng sản... Riêng cụm Công nghiệp Âu Lâu quy hoạch 70 héc ta giai đoạn 1 đã san tạo và xây dựng hạ tầng khá hoàn chỉnh.

Bài toán giao thông đã giải Trao đổi với DĐDN, ông Vũ Văn Tôn - giám đốc sản xuất của Cty Phát triển số 1 TNHH

một thành viên cho biết, trước đây hệ thống giao thông chưa thuận lợi khiến việc vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đi các nơi gặp khó khăn và có chi phí cao. Nhưng hiện nay sau khi hệ thống giao thông đang từng bước được nâng cấp nên việc cung cấp hàng hóa của công ty chúng tôi thuận lợi hơn rất nhiều.

Theo dự kiến năm 2013 tuyến đường cao tốc xuyên Á sẽ thông tuyến và được đưa vào sử dụng. Cùng với đó tuyến đường sắt Hà Nội – Lao Cai đang được nâng cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc lưu thông hàng hóa cũng như giải bài toán khó khăn trong giao thông đối với doanh nghiệp. Để đón đầu và tận dụng ưu thế của tuyến đường cao tốc xuyên Á, tỉnh và TP Yên Bái đã và đang đầu tư hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh kết nối giữa các khu công nghiệp, thương mại với hệ thống đường giao thông quốc gia.

Để thu hút đầu tư vào các KCN, hiện tỉnh Yên Bái và TP Yên Bái tiếp tục duy trì nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là về đơn giá cho thuê đất (mức thấp nhất và miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm), hỗ trợ 50% kinh phí giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng. Ngoài ra, tỉnh còn có những hỗ trợ về lãi suất đầu tư khi vay vốn tổ chức tín dụng, xúc tiến đầu tư cũng như chính sách thuế thu nhập DN.

18

Với một quyết tâm chính trị rất lớn, cùng với những chính sách, quy định hỗ trợ cụ thể chắc chắn tỉnh Yên Bái nói chung và TP Yên Bái nói riêng sẽ là một điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời gian tới.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa tại thành phố Yên Bái từ 01-20/7/2013 Dạo qua thị trường thành phố Yên Bái những ngày tháng 7, giá các mặt hàng lương thực,

thực phẩm tại một số chợ dân sinh trên địa bàn đều tương đối ổn định so với tháng trước. Cụ thể: Thịt gà hơi: 120.000-130.000đ/kg, gà mổ sẵn: 160.000-170.000 đ/kg; Lợn hơi: 38.000-40.000 đ/kg, Thịt nạc thăn 90.000-95.000 đ/kg, Thịt mông sấn: 80.000- 85.000 đ/kg; Thịt bò - thịt trâu ngon loại I có giá 240.000 - 250.000 đồng/kg.

Nhóm khí đốt hóa lỏng có sự điều chỉnh tăng: Total gas 418.000 đ/bình 12 kg (+21.000đ/bình); Petrolimex 397.000 đ/bình 12 kg (+13.000); Gas Thăng Long (Petronas) 375.000 đ/bình 12 kg (+5.000đ/bình); Xăng A95: 25.570 đ/lít (+470đ/lít), xăng A92: 25.060 đ/lít (+ 470 đ/lít), Dầu Diezel 0,05%S: 22.750 đ/lít (+480 đ/lít), Dầu Diezel 0,25%S: 22.700 đ/lít (+480 đ/lít)

Nhóm hàng vật liệu xây dựng tiếp tục giảm so với tháng trước: Sắt φ 6-8 Hòa Phát:14.600 đ/kg (-200đ/kg), Sắt φ 10 Hòa Phát 92.000 đ/cây (-1.000 đ/cây), Sắt φ 12 Hòa Phát 142.000 đ/cây (-1.000đ/cây), Sắt φ 14 Hòa Phát 191.000 đ/cây (-2.000đ/cây), Sắt φ 16 Hòa Phát 251.000 đ/cây (-3.000đ/cây), Sắt φ 18 Hòa Phát 320.000 đ/cây (-3.000đ/cây); Xi măng ChinFon Hải Phòng (PC30): 1.350.000 đ/tấn; Xi măng Yên Bái (PC30): 960.000 đ/tấn; Xi măng VINACONEX Yên Bình (PC30): 1.010.000 đ/tấn.

Dưới đây là diễn biến giá cả một số mặt hàng tại thành phố Yên Bái tuần qua

Giá cả hàng hoá Mặt hàng ĐVT 01-20/6/2013 01-20/7/2013

Chênh lệch

I/ Hàng lương thực - thực phẩm - Thóc tẻ đ/kg 7.000-8.000 7.000-8.000 - Gạo tẻ thường đ/kg 12.000-13.000 12.000-13.000 - Gạo tám đ/kg 15.000-16.000 15.000-16.000 - Gạo kén đ/kg 17.000 17.000 - Gạo Xén Cù đ/kg 20.000-21.000 20.000-21.000

- Gạo nếp ngon Điện Biên đ/kg 24.000-25.000 24.000-25.000 - Gạo nếp tú lệ ngon đ/kg 28.000-30.000 28.000-30.000

- Thịt bò loại I đ/kg 240.000-250.000 240.000-250.000

- Đỗ xanh đ/kg 30.000-32.000 30.000-32.000

- Thịt trâu ngon đ/kg 240.000-250.000 240.000-250.000

- Thịt gà hơi đ/kg 120.000-130.000 120.000-130.000

- Thịt gà mổ sẵn đ/kg 160.000 –170.000 160.000 –170.000

- Thịt lợn hơi đ/kg 38.000-40.000 38.000-40.000

- Thịt nạc thăn đ/kg 90.000-95.000 90.000-95.000

- Thịt mông sấn đ/kg 80.000-85.000 80.000-85.000 - Muối I ốt Đ/kg 3.500 3.500

19

II/ Hàng vật liệu xây dựng - Sắt φ 6-8 Hòa Phát Đ/kg 14.800 14.600 -200 - Sắt φ 10 Hoà Phát Đ/cây 93.000 92.000 -1.000 - Sắt φ 12 Hoà Phát " 143.000 142.000 -1.000 - Sắt φ 14 Hoà Phát " 193.000 191.000 -2.000 - Sắt φ 16 Hoà Phát " 254.000 251.000 -3.000 - Sắt φ 18 Hoà Phát " 323.000 320.000 -3.000 -Xi măng ChinFon Hải Phòng (PC30)

Đ/tấn 1.350.000 1.350.000

- Xi măng Yên Bái (PC30) " 960.000 960.000 -Xi măng vinaconex Yên Bình (PC30)

" 1.010.000 1.010.000

III/ Hàng công nghệ phẩm - Đường tinh luyện XK Đ/kg 21.000 - 22.000 21.000 - 22.000 - Thuốc lá Vinataba Đ/Bao 15.000 15.000 IV/ Nhóm khí đốt hoá lỏng - Gas Petrolimex 12kg đ/bình 384.000 397.000 13.000 - Gas Thăng Long “ 370.000 375.000 +5.000 - Total gas ‘ 397.000 418.000 +21.000 - Xăng A 95 Đ/lít 25.100 25.570 +470 - Xăng A 92 " 24.590 25.060 +470 - Dầu Diezel 0,05%S “ 22.270 22.750 +480 - Dầu Diezel 0,25%S ‘ 22.220 22.700 +480

Biểu trên chỉ có giá trị tham khảo Nguồn: Sở Công Thương

TIN TRONG NƯỚC Chính phủ yêu cầu ngân hàng sớm giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo NHNN đôn đốc các NHTM nhanh giải quyết cho người dân vay mua nhà. Sắp tới, Ban chỉ đạo nhà ở cũng sẽ họp nhằm tháo gỡ những vướng mắc khó khăn về cơ chế chính sách, quy định từ thực tế triển khai để đẩy nhanh việc cho người dân vay vốn.

20

Ảnh minh họa Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện Bộ đã duyệt danh sách 30 dự án nhà ở xã hội (NƠXH),

nhà thu nhập thấp, nhà thương mại giá rẻ để các ngân hàng xem xét cho vay vốn trong gói 30 nghìn tỷ đồng.

Trong số 30 dự án được Bộ phê duyệt có 15 dự án đầu tư xây dựng NƠXH đã đăng ký vay vốn đầu tư trước khi Chính phủ ban hành NQ 02; 12 dự án đăng ký vay vốn sau khi ban hành NQ 02 và 3 dự án chuyển đổi công năng sang NƠXH.

Điểm đáng chú ý, trong danh sách các dự án được Bộ xây dựng đề xuất vay vốn đợt đầu chỉ có 4 dự án của doanh nghiệp Nhà nước (được đưa vào danh sách đợt đầu là Tổng công ty Viglacera; Tổng công ty Xây dựng số 1 và Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị và KCN IDICO). Còn lại là các dự án của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần không có vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước nhưng Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.

Tại thời điểm này, Hải Phòng có 2 dự án đã được vay từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ là dự án khu chung cư An Đồng của Công ty PG và dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp Bắc Sơn của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng (CDI). Theo CDI, có 10 khách hàng của công ty đã làm thủ tục vay vốn ưu đãi, trong đó ngân hàng đã thẩm định 2 hồ sơ và sẽ giải ngân trong thời gian tới.

Ngày 3/7 vừa qua, Ngân hàng BIDV cũng đã xác nhận cho vay từ gói tín dụng ưu đãi đối với 2 doanh nghiệp là Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland, số tiền vay là 117,7 tỷ đồng để đầu tư dự án xây dựng NƠXH tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân với số tiền 540 tỷ đồng để đầu tư dự án chuyển đổi công năng sang NƠXH tại thành phố Hồ Chí Minh. Cả 4 Công ty trên đều là các doanh nghiệp không có vốn Nhà nước. Các dự án khác đang được các ngân hàng khẩn trương thẩm định để quyết định cho vay.

Ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ tín dụng, NHNN cho biết các ngân hàng đang tích cực chuẩn bị vì đây là chính sách hướng tới rất đông người dân, hỗ trợ lãi suất thấp nên nhiều người quan tâm, do đó, cần thông tin minh bạch, rõ ràng. Dự kiến chương trình sẽ giải ngân trong 3 năm nên trong giai đoạn đầu người dân nên tìm hiểu kỹ, chuẩn bị hồ sơ, lựa chọn ngân hàng để làm thủ tục xin vay…

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ là một chương trình dài hạn, hướng tới số đông người dân có thu nhập thấp, trung bình và có nhu cầu

21

thực về nhà ở. Nếu nhìn vào nhu cầu NƠXH, so sánh với gói 30.000 tỷ thì rõ ràng gói hỗ trợ tín dụng là nhỏ. Tuy nhiên, sức lan tỏa của gói hỗ trợ sẽ không chỉ dừng lại ở 30.000 tỷ. Cụ thể, trong điều kiện hiện tại, khoảng 30% sẽ được cho chủ đầu tư vay để tạo nguồn hàng hóa là các dự án NƠXH vốn đã, đang thực hiện, nhưng thiếu nguồn lực; phần lớn nguồn lực gói 30.000 tỷ đồng còn lại để cho người dân vay thời hạn 10 năm hưởng lãi suất thấp (6% hoặc thấp hơn) nếu có điều chỉnh. Có thể thấy, vốn cho vay doanh nghiệp và người dân sẽ là vốn mồi để hấp dẫn các nguồn lực đối ứng của doanh nghiệp, hay đang tiềm ẩn của người dân.

Được biết, hiện cả nước có 157 dự án đang triển khai và từ đầu tháng 6 đã liên tục khởi công một số dự án như: Dự án của HUD ở Tây Nam Linh Đàm với quy mô trên 1.000 căn; dự án của Viglacera ở Đặng Xá với quy mô 2.500 căn; dự án ở Bắc Thăng Long của CEO…

Hiện nay Bộ Xây dựng đang thẩm định một số dự án nhà ở thương mại chuyển sang nhà xã hội và trong vòng 2 tuần tới sẽ đề xuất danh sách đợt 2 gửi NHNN cùng với các ngân hàng thương mại cổ phần xem xét cho vay.

Theo VnMedia

Quỹ Bình ổn xăng dầu còn 55,467 tỷ đồng

Thực hiện công tác công khai Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Ngày 9/7/2013 Bộ Tài chính đã công bố tình hình trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Tính đến hết ngày 30/6/2013, số dư Quỹ bình ổn còn 55,467 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, số dư Quỹ Bình ổn (BOG) đến 1/1/2013 là 756,383 tỷ đồng. Đến hết ngày 30/6/2013, tổng số trích Quỹ BOG đến ngày 30/6/2013 là 2.231,452 tỷ đồng; tổng số sử dụng Quỹ BOG đến ngày 30/6/2013: 2.932,368 tỷ đồng. Như vậy số dư Quỹ BOG đến hết

ngày 30/6/2013 chỉ còn 55,467 tỷ đồng. Một số đầu mối nhập khẩu xăng dầu hiện vẫn còn dư Quỹ BOG: ước tồn quỹ của Tập đoàn

Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là 201,686 tỷ đồng; Tổng công ty Xăng dầu Quân đội là 179,204 tỷ đồng; Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP. Hồ Chí Minh là 51 tỷ đồng; Công ty Thành Lễ là 56,155 tỷ đồng; Công ty TNHH vận tải bộ Hải Hà còn 13,578 tỷ đồng.

Tuy nhiên, một số đầu mối tồn quỹ BOG đã ở trạng thái âm, đó là: Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) âm 218,675 tỷ đồng; Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp: -30,853 tỷ đồng; Công ty CP Hóa dầu Quân đội: -11,713 tỷ đồng; Công ty CP lọc hóa dầu Nam Việt: -37,165 tỷ đồng; Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam: -19,832 triệu đồng; Tổng công ty kỹ thuật và đầu tư (Petec): -146,243 tỷ đồng.

Việc công khai Quỹ Bình ổn xăng dầu là theo cam kết của Bộ trưởng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tại chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” của Truyền hình Việt Nam. Tại chương trình này Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời: “Quỹ BOG được trích lập vào một khoản tiền cụ thể nằm trong giá cơ sở của giá xăng dầu, nghĩa là được hình thành từ tiền của người sử dụng xăng dầu. Cho nên đòi hỏi phải công khai, minh bạch Quỹ này là một nhu cầu rất chính đáng và Quỹ được hình thành như một van xả để đảm bảo bình ổn giá cả xăng dầu của chúng ta trên thị trường khi

Ảnh minh hoạ

22

giá thế giới có biến động”. Bộ trưởng cũng cho biết, xăng dầu là mặt hàng rất thiết yếu trong sản xuất và đời sống của nhân dân và DN, Bộ Tài chính sẽ liên tục cập nhật báo cáo tình hình quản lý và sử dụng Quỹ BOG xăng dầu và sẽ công bố công khai vào tháng đầu quý, qua đó công khai, minh bạch Quỹ BOG.

Theo Bộ Tài chính, về nguyên tắc sử dụng Quỹ BOG: không phải lúc nào doanh nghiệp cũng được sử dụng Quỹ BOG, chỉ khi giá thế giới tăng làm cho giá cơ sở tăng cao hơn giá bán hiện hành và Chính phủ thực hiện kiềm chế mức tăng giá hoặc điều tiết để không tăng giá bán xăng dầu trong nước, Liên Bộ có công văn chỉ đạo doanh nghiệp mới được sử dụng Quỹ BOG. Mức sử dụng Quỹ BOG không phải một khoản cố định giống nhau với các chủng loại xăng dầu mà phụ thuộc vào mức độ chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành (được tính toán công khai theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP) và mục tiêu điều hành giá dựa trên tình hình kinh tế, xã hội trong nước...

Bộ Tài chính cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục có các đoàn kiểm tra, thanh tra về tình hình sản xuất kinh doanh xăng dầu tại một số doanh nghiệp trong đó có nội dung kiểm tra về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ BOG để có tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư số 234/2009/TT-BTC.

Kết thúc các đợt thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về kinh doanh xăng dầu trong đó có nội dung về Quỹ BOG, Bộ Tài chính đã có Thông cáo báo chí, họp báo công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Đánh giá về hiệu quả trong bình ổn giá xăng dầu trong nước, Bộ Tài chính cho biết, việc trích Quỹ BOG là nhằm tạo ra một nguồn lực tài chính để thực hiện bình ổn giá xăng dầu góp phần vào việc bình ổn mặt bằng giá nói chung, kiểm soát lạm phát của nền kinh tế và chỉ phục vụ mục tiêu bình ổn giá thị trường trong nước khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, không sử dụng vào mục đích nào khác. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP thì "Quỹ BOG được lập để tại doanh nghiệp được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá", Quỹ BOG không thu vào Ngân sách Nhà nước. Đây cũng là một trong những biện pháp tài chính mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện để bình ổn giá.

Từ năm 2010 đến nay, nếu không có công cụ Quỹ BOG thì giá xăng dầu trong nước đã phải tăng giá cao hơn và tần suất tăng giá cũng nhiều lần hơn, ví dụ: nếu không sử dụng Quỹ BOG thì ngay trong thời điểm Tết Nguyên đán năm 2011, năm 2012 và năm 2013 (các thời điểm nhạy cảm thường có chỉ số CPI cao) đã phải điều chỉnh giá xăng dầu và mức giá phải điều chỉnh cao hơn nhiều; mặt khác nếu không có Quỹ BOG trong một số thời điểm sẽ phải nhiều lần liên tiếp điều chỉnh giá xăng dầu trong nước. Ngay trong những tháng đầu năm 2013, nếu không có công cụ Quỹ BOG thì giá xăng dầu trong nước đã phải tăng ngay từ những ngày đầu năm, đặc biệt trước và sau Tết Nguyên đán đã phải tăng giá xăng dầu ở mức cao (có thể lên mức 2.000 đồng/lít xăng tại thời điểm ngày 26/2/2013...).

Theo Bộ Tài chính, thực tế đã chứng minh Quỹ BOG là công cụ hữu hiệu để thực hiện bình ổn giá trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, cũng còn một số ý kiến khác nhau về Quỹ BOG, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP để xem xét sửa đổi, bổ sung phù hợp; trong đó có nội dung về Quỹ BOG.

Theo Báo Công Thương Ba đối tượng doanh nghiệp được ưu tiên về hải quan

23

Đây là quy định tại Thông tư số 86/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện.

Theo đó, doanh nghiệp ưu tiên gồm ba loại: Doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu, nhập khẩu tất cả các mặt hàng, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (loại 1); Doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản, dệt may, da giày và nhập khẩu hàng hóa là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (loại 2); Doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao được ưu tiên trong nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (loại 3).

Thông tư quy định, điều kiện doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp được xét chế độ ưu tiên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tuân thủ pháp luật, điều kiện về thanh toán, điều kiện về kim ngạch…

Đối với điều kiện về tuân thủ pháp luật, thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là 24 tháng trở về trước, kể từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được văn bản của doanh nghiệp đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Trong thời hạn quy định, doanh nghiệp không vi phạm háp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý.

Điều kiện về kế toán, tài chính, doanh nghiệp phải áp dụng chuẩn mực kế toán được Bộ Tài chính chấp nhận. Mọi hoạt động kinh tế phải được phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán. Báo cáo tài chính hằng năm được công ty kiểm toán đủ điều kiện chấp nhận các nội dung trọng yếu và đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không có khoản nợ thuế quá hạn trong 2 năm liền kề năm xem xét.

Điều kiện về kim ngạch, đối với doanh nghiệp được ưu tiên loại 1, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu đạt 200 triệu USD/năm.

Đối với doanh nghiệp được ưu tiên loại 2, kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đạt 50 triệu USD/năm.

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định trên là kim ngạch bình quân trong 2 (hai) năm xem xét.

Đối với doanh nghiệp được ưu tiên loại 3, không quy định kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư 86 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/8/2013.

Theo Vinanet

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA

1. Với quan điểm: Khơi dậy tiềm năng của thị trường trong nước, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa. Ngày 15/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế mới về việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTMQG áp dụng từ năm 2011 trở đi, thay thế Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 và Quyết định số 80/2009/QĐ-TTg ngày 21/5/2009 đã hết hiệu lực vào năm 2010.

Các nội dung cơ bản của quy chế: Chương trình XTTM quốc gia nhằm tăng cường hoạt động XTTM, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; gắn kết các hoạt động XTTM, đầu tư và du lịch.

Quy chế mới vừa đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa tiếp tục tạo điều kiện để phát triển thị trường xuất khẩu theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, thêm sức cạnh tranh, tăng trưởng về quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả; mở mang thị trường nội địa; quan tâm đến khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.

24

Điểm mấu chốt là Chương trình mới “phủ sóng” xúc tiến thương mại trên cả 3 lĩnh vực xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo.

Theo tinh thần mới, bên cạnh việc xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu với nội dung càng phong phú, linh hoạt, việc xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xúc tiến thương mại tại biên giới, miền núi, hải đảo được quy định rõ ràng.

Theo đó, về xúc tiến thương mại thị trường nội địa, sẽ bao gồm: tổ chức các hội chợ triển lãm; tổ chức các hoạt động bán hàng; khảo sát thị trường; tuyên truyền về hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; hỗ trợ quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo nhân lực... xúc tiến thương mại biên giới, miền núi, hải đảo sẽ bao gồm: Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt; xây dựng và cung cấp thông tin thị trường biên giới; tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại và đưa hàng vào khu kinh tế cửa khẩu; tổ chức và phát triển phân phối hàng Việt sang các khu vực biên giới với các nước có chung đường biên; nâng cao năng lực cho thương nhân hoạt động tại khu vực này; tuyên truyền quảng bá việc tiêu thụ sản vật của đồng bào...

Một nội dung cơ bản khác được đổi mới là vấn đề kinh phí. Từ năm 2008, kinh phí XTTM được ngân sách nhà nước cấp thay vì sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lại nằm chung với kinh phí xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch, nên thường thông báo muộn, dẫn đến phê duyệt chậm hoặc phải điều chỉnh, khiến nhiều Chương trình không được triển khai ngay đúng mùa XTTM theo tập quán quốc tế, thường bị dồn vào cuối năm, lỡ nhiều cơ hội. Theo Quy chế mới, kinh phí nhà nước hỗ trợ cho Chương trình được giao cho Bộ Công Thương từ đầu năm. Việc phê duyệt, cấp kinh phí cho các hạng mục sớm, tạo điều kiện để triển khai XTTM ngay từ đầu năm, chớp được cơ hội.. Bên cạnh đó, theo quy chế mới, mức và điều kiện hỗ trợ được cụ thể hoá theo hướng tăng mức hỗ trợ đối với những nội dung cần khuyến khích để mở rộng phạm vi của XTTM, nhưng vẫn đảm bảo được sự quản lý đúng mục tiêu, chặt chẽ, tiết kiệm. Quy chế cũng quy định các doanh nghiệp tham gia Chương trình cũng phải có vốn đối ứng để nâng cao năng lực và cộng đồng trách nhiệm trong việc thực hiện

Chủ trương hướng về địa phương cũng là điểm nổi trong Quy chế mới vì XTTM ở các địa phương ngày càng có vị thế đáng kể. Theo Quy chế, địa phương vừa được hỗ trợ từ Trung ương vừa dành từ ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để tiến hành XTTM, nhằm huy động nhiều nguồn lực cho XTTM.

Đổi mới trình tự thủ tục xây dựng, tiếp nhận, đánh giá, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và chấm dứt thực hiện đề án XTTM QG cũng được nhất là đối với các hạng mục lớn phải thực hiện trong thời gian dài, qua năm tài chính thứ hai; những hạng mục đang được thực hiện có hiệu quả cần được bổ sung kinh phí kịp thời; hiệu chỉnh những hạng mục không có khả năng thực hiện..., nhằm nở rộ nhiều loại hình, xây dựng chiến lược phát triển các vùng miền, thị trường, ngành hàng. Giảm hẳn giấy tờ, thời gian trong thủ tục hành chính.

2. Theo Điều 2, Điều 3 Quy chế Xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về Mục tiêu và Đơn vị chủ trì chương trình XTTMQG cụ thể như sau:

Mục tiêu Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là chương trình được xây dựng trên cơ sở định

hướng phát triển xuất khẩu; thị trường trong nước; và thương mại miền núi, biên giới và hải đảo, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ đã được Chính phủ phê duyệt, nhằm:

a. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo;

25

b. Hỗ trợ công tác quy hoạch, vận hành hạ tầng thương mại; c. Góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; d. Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch. Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình 1. Đơn vị chủ trì bao gồm: các tổ chức xúc tiến thương mại Chính phủ, phi Chính phủ, tổng

công ty ngành hàng (trong trường hợp ngành hàng không có Hiệp hội) có đề án xúc tiến thương mại đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí quy định tại Quy chế này và được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

2. Đơn vị chủ trì phải có đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Có tư cách pháp nhân; b) Có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện Chương trình; c) Có chiến lược phát triển ngành hàng cụ thể trên thị trường mục tiêu; d) Nắm rõ nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp; đ) Có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. e) Thực hiện Chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, không nhằm

mục đích lợi nhuận. 3. Các Đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện Chương trình và

có trách nhiệm quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nguồn: Phòng TTXTTM

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào EU

Kể từ ngày 1.1.2014, chính sách ưu đãi thuế quan (GSP) mới của Liên minh châu Âu (EU) sẽ được áp dụng với những thay đổi so với hiện nay. Theo đó, tất cả sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào EU đều được hưởng GSP tiêu chuẩn.

Hàng hóa được hưởng GSP sẽ có mức thuế nhập khẩu thấp và có khả năng cạnh tranh được trên thị trường, nhất là các sản phẩm dệt may, giày dép, thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện các nước đang áp dụng GSP cho Việt Nam gồm có EU, Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ và Liên minh thuế quan Nga - Kazakhstan - Belarus.

Để tận dụng cơ hội từ GSP, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần nắm vững các quy định về GSP của từng nước như quy tắc về xuất xứ, chế độ trưởng thành, điều kiện về cạnh tranh, quy định về vận chuyển. Đồng thời các DN cần nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí để hạ giá thành nhằm tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, các DN cũng nên đa dạng hóa thị trường, tránh tập trung xuất khẩu vào một thị trường vì sẽ nhanh chóng bị đưa vào diện "trưởng thành" và sẽ không được hưởng GSP. Bởi trong quy định hưởng GSP của EU, các sản phẩm sẽ được tính là "trưởng thành" và bị loại khỏi danh sách hưởng GSP nếu kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó vượt mức 17,5% tổng nhập khẩu của các nước vào EU của cùng mặt hàng này (riêng đối với sản phẩm dệt may thì ngưỡng này thấp hơn là 14,5%).

Các nhóm có thể tận dụng cơ chế GSP mới như cà phê với thị phần theo GSP hiện tại chiếm 12,11%, nếu áp dụng GSP mới thị phần có thể lên tới 21,68%; thủy sản hiện chiếm 9,89% thị phần có thể gia tăng lên 19,01%; giày dép của Việt Nam vừa được EU cho hưởng GSP lại nhưng sau khi Trung Quốc không được hưởng GSP, thị phần nhóm này đạt tới 34% thị phần. Bên cạnh đó, nhóm hàng hóa có nguy cơ chạm ngưỡng trưởng thành hoặc bị tự vệ như nhựa hiện chiếm 5,72% nhưng ước tính thời gian tới sẽ chiếm 16,04%; quần áo và hàng may mặc hiện chiếm 7,46% thị phần và khi GSP mới có hiệu lực thị phần tăng lên 10,5%. Tuy nhiên mức tăng trưởng xuất khẩu dệt may của VN vào EU năm 2011 lại đạt 19%, khả năng rơi vào ngưỡng tự vệ trong GSP là rất cao... Vì vậy ngoài việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, các DN cần theo dõi nắm

26

bắt tiến trình đàm phán Hiệp định Tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam - EU để điều chỉnh chiến lược thị trường linh hoạt hoặc kịp thời thông báo các vướng mắc khi tiếp cận thị trường, phòng EU sử dụng biện pháp tự vệ hoặc áp dụng quy chế trưởng thành.

Trong năm 2012, EU đã vượt qua Mỹ trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,31 tỷ USD, tăng 22,71%. Trong 5 tháng đầu năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt hơn 9 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: giày dép, dệt may, điện thoại và linh kiện, cà phê, hải sản, máy vi tính và linh kiện, gỗ và các sản phẩm từ gỗ…

Kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU tháng 5 và 5 tháng năm 2013 (Trị giá: USD) Tổng 2.084.290.000 9.028.548.868 Đức 385.119.168 1.950.352.034 Anh 317.142.667 1.425.149.215 Hà Lan 273.690.958 1.137.762.006 Italia 238.106.266 897.802.778 Tây Ban Nha 203.858.425 814.512.173 Pháp 182.472.771 809.907.297 Áo 145.466.743 677.430.897 Thụy Điển 111.395.360 368.871.818 Slovakia 35.925.887 143.795.383 Ba Lan 28.833.813 136.090.410 Ixraen 45.154.630 133.986.253 Đan Mạch 26.985.410 109.612.208 Bồ Đào Nha 19.193.179 94.697.926 Hy Lạp 16.176.453 72.569.981 Séc 13.750.309 63.078.603 Phần Lan 7.396.491 33.255.608 Latvia 6.872.552 33.008.560 Rumani 5.049.551 28.245.907 Hungari 5.484.798 26.057.287 Slôvenia 3.255.882 17.880.482 Lucxămbua 3.847.829 16.560.655 Lítva 5.056.343 16.247.927 Bungari 1.621.643 7.217.819 Síp 1.330.306 5.074.216 Manta 349.918 4.988.556 Extonia 752.648 4.392.869

Theo Vinanet

27

VĂN BẢN MỚI 5 ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BÁN LẺ THUỐC LÁ

Ngày 27/06/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

Tại Nghị định này, Chính phủ quy định chi tiết 05 điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá như sau: Thương nhân phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên; có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá; và phải phù hợp với quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tương tự, Chính phủ cũng chỉ rõ các điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá và Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá. Cụ thể: Doanh nghiệp phân phối sản phẩm thuốc lá phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề bán buôn sản phẩm thuốc lá; có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên; có tối thiểu 02 xe tải trọng từ 500 kg trở lên, với kho hàng tối thiểu từ 100 m2 trở lên và vốn tối thiểu 02 tỷ đồng trở lên (có xác nhận của ngân hàng)... Doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá cũng phải có đăng ký kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá; có tối thiểu 01 xe tải trọng từ 500 kg, kho hàng tối thiểu 50 m2 và vốn tối thiểu 01 tỷ đồng (có xác nhận của ngân hàng)...

Thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá, Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá và Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá lần lượt được giao cho Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh và Phòng Công Thương (hoặc Phòng Kinh tế) trực thuộc UBND cấp huyện.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2013; bãi bỏ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/07/2007.

Nguồn: Văn Bản Luật VN

PHẠT TỐI ĐA 100 TRIỆU ĐỐI VỚI VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

Ngày 27/06/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.

Nghị định này đưa ra mức phạt tiền cụ thể đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong hoạt động khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; trong đó, với cùng một hành vi vi phạm hành chính nhưng mức phạt tiền đối với tổ chức (từ 1 - 100 triệu đồng) cao gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân (từ 0,5 - 50 triệu đồng). Mức tiền phạt tối đa chỉ được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.

Bên cạnh hình thức xử phạt bằng tiền, trong từng trường hợp vi phạm cụ thể, các tổ chức, cá nhân còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc hoàn trả kinh phí bị chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích; buộc hủy bỏ báo cáo không trung thực, báo cáo có số liệu bịa đặt; buộc đăng ký, giao nộp kết quả thực hiện nhiệm khoa học, công nghệ; hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định cũng chỉ rõ, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ là 01 năm.

28

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2013; thay thế Nghị định 127/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21/05/2009 và các khoản 3,4 Điều 28 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18/08/2006.

Nguồn: Văn Bản Luật VN TIN THẾ GIỚI Hầu hết các nền kinh tế lớn vẫn duy trì tăng trưởng

Theo báo cáo hàng tháng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về tình hình kinh tế thế giới, được công bố ngày 8/7 tại Paris, Pháp, hầu hết các nền kinh tế lớn đang duy trì tốc độ tăng trưởng vừa phải, trong khi một số nền kinh tế mới nổi hàng đầu tăng trưởng có phần chậm lại.

Báo cáo trên cho biết các nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và Italy đang tiếp tục có những bước tăng trưởng vững chắc. Tình hình tài chính của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang dần dần được ổn định. Tình hình tương tự cũng được ghi nhận ở các nền kinh tế Đức, Anh, Canada và Ấn Độ.

Mặc dù các chỉ số kinh tế tại phần lớn các nước Khu vực đồng euro (Eurozone) đều có dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone sau Đức, các nhà phân tích cho rằng tình hình kinh tế chưa có nhiều thay đổi.

Trong khi đó, các chuyên gia OECD lại đánh giá nền kinh tế Nga và Brazil trong thời gian tới sẽ tăng trưởng chậm.

Theo OECD, các chỉ số tổng hợp hàng đầu (CLI), những chỉ số chính làm thay đổi hoạt động kinh tế, của Nga và Brazil cho thấy tiềm lực tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia này yếu.

OECD là diễn đàn chính sách kinh tế toàn cầu, cung cấp các phân tích và đề xuất tới 34 nước thành viên cũng như các nước khác trên thế giới nhằm thúc đẩy việc đưa ra các chính sách hiệu quả hơn và cải thiện cuộc sống của người dân./.

Theo TTXVN

OPEC nâng mức dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 10/7 đã nâng mức dự báo về nhu cầu dầu

mỏ toàn cầu trong năm 2014, song vẫn lo ngại về những nguy cơ từ sự suy giảm kinh tế tại châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.

Theo báo cáo hàng tháng của OPEC, nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm nay dự kiến đạt 90,68 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 89,64 triệu thùng/ngày trong năm 2013. Trước đó, trong báo cáo công bố hồi tháng Sáu, OPEC đưa ra mức dự báo cho năm 2013 là 89,65 triệu thùng/ngày.

OPEC - tổ chức cung cấp 35% lượng tiêu thụ dầu mỏ thế giới, nhận định kết quả khả quan trên một phần nhờ vào những dấu hiệu tăng trưởng tích cực mới đây từ nền kinh tế toàn cầu, song cũng cảnh báo tốc độ phục hồi chậm chạp của

một số nền kinh tế lớn như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường dầu mỏ thế giới.

Ảnh minh hoạ

29

Bên cạnh đó, chính sách năng lượng hiệu quả hơn trong ngành vận tải của một số quốc gia, quyết định cắt giảm trợ giá dầu mỏ của Indonesia và kế hoạch tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản cũng là các nhân tố khiến lượng cầu giảm.

Báo cáo cũng cho biết các nước đang phát triển sẽ tiếp tục dẫn đầu về nhu cầu dầu mỏ trong khi tại các nền kinh tế phát triển, nhu cầu đối với mặt hàng này sẽ thu hẹp lại.

Trong quý 1 năm 2013, OPEC dự kiến lượng tiêu thụ tại Bắc Mỹ và Đức sẽ xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, trong khi tình hình tại Trung Quốc và Trung Đông ít sáng sủa hơn. Tuy nhiên, các quý còn lại, nhu cầu về dầu mỏ sẽ tăng đồng loạt trên toàn cầu./.

Theo TTXVN