52
BN TIN NGÀNH HÀNG GVÀ SN PHM G7/2015 1 Bn tin ngành hàng gvà sn phm gdo Phòng Nghiên cu Phát trin thtrường, Cc Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thc hin. Liên hệ: 20 Lý Thường Kit, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/ Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected] TIN TỨC Tin trong nước Tng quan vngành công nghip chế biến gVit Nam Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Hiện nay, nước ta dự tính có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê. Theo sliu tBNông nghip và Phát trin nông thôn thì các doanh nghip chế biến gquy mô đa phần là nh. Theo ngun gc vn thì 5% sdoanh nghip thuc shữu nhà nước, 95% còn li là thuc khu vc tư nhân, trong đó có 16% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vlao động, ngành công nghip chế biến gchiếm khong t250.000 300.000 lao động. Trong đó, 10% lao động có trình độ đại hc trlên; 45-50% lao động thường xuyên được đào tạo, còn li 35-40% lao động giản đơn theo mùa vụ. Mc dù slượng lao động trong ngành hàng chế biến grt lớn nhưng đa số lao động chưa được đào tạo bài bn, hot động thiếu chuyên nghip. Bên cạnh đó, sphân công lao động chưa hợp lý, gim sát, qun lý vn còn thiếu hiu quđang là những vấn đề ni cm hin nay. Năng suất lao động trong ngành chế biến gVit Nam còn thp: bng 50% của Philippines, 40% năng suất lao động ca Trung Quc và chbằng 20% năng suất lao động ca Liên minh Châu Âu (EU). Vi hin trng lao động như hiện ti, vấn đề đào tạo và bsung ngun nhân lc có kthut cao, có khnăng sử dng tt các công nghhiện đại trong sn xut là vấn đề đặc bit quan trọng đối vi ngành hàng chế biến g. Vcông nghsn xut, các doanh nghip gVit Nam hiện đang phân theo 4 cấp độ: nhóm các doanh nghip FDI và các doanh nghip ln và va sn xut sn phm xut khu, nhóm các doanh nghip sn xut ván nhân to, nhóm các doanh nghip chế biến đồ gmngh. Nhìn chung trong thi gian qua các doanh nghip chế biến gđã có một snlc trong ci

TIN TỨC - asemconnectvietnam.gov.vnasemconnectvietnam.gov.vn/WebLocalfiles/Huong/37201583830ban_tin_go_va... · ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ

Embed Size (px)

Citation preview

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

1

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

TIN TỨC

Tin trong nước

Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở

thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực

đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô,

dệt may, giày dép và thủy sản. Việt

Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ

gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất

lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn

được nâng cao, có khả năng cạnh

tranh được với các nước trong khu

vực.

Hiện nay, nước ta dự tính có khoảng

3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340

làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các doanh nghiệp chế biến gỗ có

quy mô đa phần là nhỏ. Theo nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước,

95% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 16% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Về lao động, ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm khoảng từ 250.000 – 300.000 lao động.

Trong đó, 10% lao động có trình độ đại học trở lên; 45-50% lao động thường xuyên được

đào tạo, còn lại 35-40% lao động giản đơn theo mùa vụ. Mặc dù số lượng lao động trong

ngành hàng chế biến gỗ rất lớn nhưng đa số lao động chưa được đào tạo bài bản, hoạt động

thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sự phân công lao động chưa hợp lý, giảm sát, quản lý vẫn

còn thiếu hiệu quả đang là những vấn đề nổi cộm hiện nay. Năng suất lao động trong ngành

chế biến gỗ ở Việt Nam còn thấp: bằng 50% của Philippines, 40% năng suất lao động của

Trung Quốc và chỉ bằng 20% năng suất lao động của Liên minh Châu Âu (EU). Với hiện

trạng lao động như hiện tại, vấn đề đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, có

khả năng sử dụng tốt các công nghệ hiện đại trong sản xuất là vấn đề đặc biệt quan trọng đối

với ngành hàng chế biến gỗ.

Về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện đang phân theo 4 cấp độ: nhóm

các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn và vừa sản xuất sản phẩm xuất khẩu, nhóm

các doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo, nhóm các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ.

Nhìn chung trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến gỗ đã có một số nỗ lực trong cải

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

2

tiến công nghệ sử dụng trong chế biến gỗ. Nhiều công nghệ mới, hiện đại như công nghệ xử

lý biến tính gỗ, tạo các vật liệu composite gỗ cũng đã được đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên,

những công nghệ này cần mức đầu tư tương đối lớn, vượt quá khả năng của doanh nghiệp

Việt Nam.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ còn khó khăn về nguyên liệu

Nguyên liệu phục vụ cho ngành công

nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện

đang rất khó khăn, chủ yếu từ 2

nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ

trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng

trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập

khẩu. Về nguồn nguyên liệu gỗ trong

nước thì kể từ năm 2014 Chính phủ

quyết định đóng cửa rừng tự nhiên,

do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa

chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng.

Nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện đạt

khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ

đạt khoảng 60 triệu m3. Sản lượng gỗ

rừng trồng đạt khai thác đạt trên 5 triệu m3/năm, tuy nhiên lượng gỗ này chủ yếu là keo và

bạch đàn (loại gỗ khai thác ở độ tuổi từ 6-10 năm, đường kính nhỏ, chất lượng chưa đáp ứng

được yêu cầu).

Doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi xuất sang hai thị trường lớn là Châu Âu

và Hoa Kỳ đều bắt buộc phải sử dụng 70% nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 30% còn lại là gỗ

có nguồn gốc. Ngoài ra, từ tháng 3/2013, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào EU còn phải gánh

thêm đạo luật FLEGT (tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản) cũng yêu cầu

các lô đồ gỗ nhập vào EU phải minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc gỗ nguyên liệu mới cho

nhập khẩu. Tuy nhiên, nguồn gỗ trong nước không phù hợp với nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất

khẩu và cũng chưa có chứng chỉ FSC. Hiện nay, trên địa bàn cả nước mới có khoảng 20.000

ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 9.900 ha vùng nguyên liệu để phục vụ nhà máy

giấy của Nhật tại Quy Nhơn, trên 10 ngàn ha là nguyên liệu của Công ty giấy Bãi Bằng.

Chính vì vậy nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể từ gỗ nhập khẩu.

Lượng gỗ nhập khẩu tương đối lớn chiếm 30-50%. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu

bằng 30% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam đang nhập

khẩu từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, chủ yếu nguyên liệu gỗ được nhập

khẩu từ Lào và Campuchia nhưng nguồn cung này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

3

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

nước Malaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% - 7%, đặc biệt gỗ cứng đã

tăng từ 30% - 40%, làm cho nhiều

doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình

trạng khó khăn. Về loại gỗ, gỗ

nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu có giá

trị cao, chất lượng tốt, vì vậy chủ yếu

để chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Còn

phần gỗ nguyên liệu nội địa tham gia

phục vụ xuất khẩu chỉ ở mức thấp.

Ngoài ra các nguồn lâm sản ngoài gỗ

như tre, mía, song, mây, tinh dầu

nhựa, keo… rất phong phú. Tuy

nhiên, để phục vụ cho ngành công

nghiệp chế biến gỗ chỉ có có tre nứa và song mây là hai nguồn nguyên liệu cơ bản. Khác với

nguồn nguyên liệu gỗ có thể nhập khẩu, nguồn nguyên liệu tre nứa, song mây phục vụ sản

xuất hầu hết được đáp ứng từ trong nước.

Hiện tại nước ta có khoảng 1,4 triệu ha tre, tương đương 6,2 tỷ cây. Trong đó, khoảng 6%

diện tích rừng trồng, phần còn lại là rừng tự nhiên. Cả nước có 37 tỉnh có rừng tre tập trung

nhưng chỉ có 23 tỉnh có diện tích tre từ 10.000 ha trở lên. Trong số 40 loài tre nứa, có 9 loài

có giá trị kinh tế là vầu, lồ ô, tre, tre gai, mạnh tông, luồng, tầm vông, trúc sào, mai và diễn.

Các loài tre có giá trị thương mại cao là luồng, trúc và tầm vông. Cả nước có khoảng 30.000

ha mây, phân bố ở 28 tỉnh trên cả nước và hầu hết là mây tự nhiên, diện tích mây trồng rất ít.

Với trữ lượng như hiện nay, nguồn nguyên liệu gỗ rất khó khăn. Về lâu dài, theo Hiệp hội

Gỗ và lâm sản cho rằng Chính phủ cần điều chỉnh cơ cấu rừng trồng cho phù hợp, ổn định

khoảng 3,8 triệu ha rừng trồng sản xuất vào năm 2020, nâng cao chất lượng rừng để đạt sản

lượng gỗ thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó có 40% là gỗ lớn. Xây dựng các vùng

nguyên liệu gỗ tập trung ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ để

cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ cho các khu vực gần nhà máy và cung cấp nguyên liệu gỗ lớn

cho ngành công nghiệp chế biến gỗ tại địa phương và khu vực lân cận.

Bên cạnh đó cần đầu tư giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho

năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu

cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Để đảm bảo uy tín cho sản phẩm gỗ, Nhà

nước cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài

vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn

tránh xuất xứ. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nên tập trung phát triển sản phẩm có

ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

4

mây tre và xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm có hiệu quả đối với cả thị trường trong và

ngoài nước.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ hợp lực với ngành cao su

Trong khi ngành cao su kinh doanh ế ẩm

thì ngành chế biến gỗ lại đang thiếu nguyên

liệu, phải phụ thuộc nguồn nguyên liệu gỗ

nhập khẩu. Do đó, việc hợp tác giữa hai

ngành chính là điểm sáng của năm 2015.

Hiện nay, giá bán cao su liên tục sụt giảm

khiến doanh nghiệp và người dân đều lao đao.

Nguyên nhân mấu chốt vẫn là bởi trên thị

trường cao su thế giới cung đã vượt cầu. Dự

kiến, hết năm nay và thậm chí cả trong năm

2016, tình hình vẫn chưa có nhiều chuyển biến

tích cực. Thông thường, chu kỳ trồng cao su

khai thác mủ được khoảng 25 năm, có vùng

chỉ dao động từ 18-20 năm là lượng mủ kém

đi. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ chuyển sang khai

thác gỗ cao su và tiến hành tái canh.

Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong năm 2016,

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự kiến sẽ thanh lý khoảng 30 nghìn ha cao su đã

hết thời gian khai thác mủ để khai thác gỗ, lượng gỗ khai thác dự kiến lên tới 8-9 triệu m3

nên gỗ cao su càng dư thừa. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói riêng và các doanh

nghiệp trong ngành cao su nói chung mong muốn các doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng

ngay nguyên liệu gỗ cao su trong nước, vừa giúp tiết kiệm chi phí lại giải quyết phần nào

khó khăn cho ngành cao su. Đây chính là giải pháp góp phần giải quyết vướng mắc cho cả

đôi bên. Gỗ cao su cũng đã được khai thác và sử dụng làm đồ nội thất xuất khẩu sang các thị

trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Do vậy, nếu hình thành được mạng lưới hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp cao su và

doanh nghiệp chế biến gỗ, thì các doanh nghiệp chế biến gỗ vừa có được nguồn nguyên liệu

ổn định, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ mà các doanh nghiệp cao su cũng có nguồn thu để giảm

bớt khó khăn. Trước mắt, cần có một lộ trình phù hợp và những chương trình làm việc, xây

dựng các kế hoạch cụ thể để doanh nghiệp hai bên hiểu nhau nhiều hơn và tin tưởng vào sự

hợp tác thành công trong tương lai.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

5

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Hiệp định FTA: Cơ hội và thách thức với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á- Âu và FTA với Hàn Quốc

đã được ký kết sẽ tạo sự cạnh tranh cho hàng nội địa thông qua giảm thuế, thúc đẩy

đầu tư nhằm mở rộng sản xuất, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ... Những cơ

hội này còn mở rộng hơn nữa khi Hiệp định Đối tác song phương về quản trị rừng và

thương mại lâm sản (FLEGT) với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định đối tác xuyên

Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.

Đây là một cơ hội lớn cho ngành công

nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam thực hiện

bước đột phá trong thị trường EU, nơi nhập

khẩu lớn thứ hai các sản phẩm gỗ của Việt

Nam. Đồng thời hiệp định tự do thương mại

này sẽ tạo điều thuận lợi để nhiều nhà đầu tư

từ EU đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, giúp

ngành công nghiệp chế biến gỗ nâng cao vai

trò và vị thế của mình trong chuỗi giá trị đồ

gỗ toàn cầu và nâng cao năng lực sản xuất

cũng như khả năng cạnh tranh, cải thiện chất

lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng, giảm chi phí

sản xuất.

Ngoài những cơ hội thông qua tự do hóa thương mại, với những lợi thế từ sự ổn định kinh tế

vĩ mô, chi phí lao động thấp, lực lượng lao động có khả năng thích nghi, Việt Nam sẽ trở

thành một đối tác rất hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ. Lợi thế về chi phí và

lao động cùng với ổn định kinh tế, xã hội, chính trị và vị trí địa lý thuận tiện sẽ là những yếu

tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến gỗ

Việt Nam.

Tuy nhiên cơ hội luôn đi cùng các thách thức, ngành công nghệ chế biến gỗ phải đối mặt với

việc gia tăng xu hướng bảo hộ của Chính phủ các nước đối tác. Cụ thể, theo các quy định

của FLEGT, sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU phải có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm,

không được trộn lẫn các sản phẩm gỗ hợp pháp và chưa được xác minh. Nếu là gỗ rừng

trồng tại Việt Nam thì phải được khai thác đúng theo luật pháp Việt Nam, hoặc được cấp

chứng chỉ quản lý rừng của bên thứ ba đáng tin cậy… Tuy nhiên, với cách làm như hiện nay,

doanh nghiệp chưa quản lý được toàn bộ quá trình vận chuyển gỗ nên khó chứng minh được

nguồn gốc. Điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị quy vào chế biến

từ gỗ khai thác trái phép và mất thị trường là điều tất yếu. Do vậy các doanh nghiệp chế biến

gỗ Việt Nam cần chú ý và cập nhật thông tin thường xuyên để đáp ứng được các quy định

mới của các thị trường.

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

6

Tổng quan về ngành đồ gỗ thế giới

Theo báo cáo của Trung tâm

Nghiên cứu Chính sách Châu Âu

(CEPS) và Trung tâm Nghiên cứu

Các ngành công nghiệp (CSIL) về

thị trường đồ gỗ nội thất EU và thế

giới, ngành đồ gỗ về truyền thống

là ngành thâm dụng lao động và có

sự tham gia của nhiều công ty vừa

và nhỏ, với chuỗi giá trị phức tạp

và phân mảnh trong đó nhiều phân

đoạn trong quá trình sản xuất được

gia công thuê ngoài. Một xu

hướng phổ biến trong thập kỷ gần

đây là độ mở của thị trường ngày

càng tăng mặc dù có sự khác biệt

quan trọng về độ mở của nhiều thị trường khác nhau. Điều này bắt nguồn từ nhiều nhân tố

khác nhau, bao gồm cả lịch sử ngành đồ gỗ, điều kiện cơ cấu và lợi thế cạnh tranh của các

công ty ở từng nước.

Xu hướng sản xuất toàn cầu: cơ cấu địa lý thay đổi

Trong năm 2012, sản xuất đồ gỗ toàn cầu có giá trị 361 tỷ Euro. Số liệu này được lấy từ

nguồn quốc tế và quốc gia của 70 nước trên thế giới, với tổng dân số gần 5 tỷ người (khoảng

75% dân số thế giới và chiếm khoảng 92% tổng lưu chuyển thương mại hàng hóa toàn cầu

và gần như 100% lưu chuyển thương mại sản phẩm đồ gỗ).

Trong thập kỷ vừa qua, sản xuất đồ nội thất tăng trưởng đều hàng năm, ngoại trừ năm 2008

và 2009. Năm 2012, sản xuất đồ gỗ toàn cầu tăng cao hơn 60% so với 10 năm trước đây.

Vào năm 2010, lần đầu tiên trong lịch sử, thị phần của các nước thu nhập thấp và trung bình

chiếm hơn nửa tổng sản xuất đồ gỗ thế giới, ở mức 59% trong khi các nước thu nhập cao

chiếm 41% tổng sản xuất đồ gỗ thế giới. Điều này là do 2 nguyên nhân sau đây:

- Tại các nền kinh tế mới nổi, các nhà cung cấp trong nước gia tăng sản xuất nhanh

chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường nội địa (ví dụ như Braxin hay Ấn Độ);

- Đầu tư vào sản xuất từ các nền kinh tế phát triển vào các nước đang phát triển, hay có

thể gọi là chuyển dịch sản xuất trên thế giới. Trên thực tế, trong nhóm các nước thu nhập

thấp và trung bình, có 3 nước (Trung Quốc, Ba Lan và Việt Nam), sản xuất đồ gỗ tăng

trưởng nhanh chóng do đầu tư vào những nhà máy mới với mục đích thúc đẩy xuất khẩu.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

7

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Bảng dưới đây cho thấy những dữ liệu được nêu ra bao gồm cả sản xuất của các nhà máy

của các công ty trong nước cùng với các nhà máy của các công ty nước ngoài đầu tư vào.

Bảng 1: Sản xuất đồ gỗ toàn cầu, các nước thu nhập cao và các nước thu nhập trung

bình/thấp

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Các nước thu

nhập cao; %

75% 72% 69% 66% 62% 57% 51% 47% 45% 41%

Các nước thu

nhập trung

bình/thấp; %

25% 28% 31% 34% 38% 43% 49% 53% 55% 59%

Ghi chú: Dữ liệu cho 70 nước trên thế giới

Nguồn: CSIL lấy dữ liệu từ nguồn chính thức: các Văn phòng thống kê quốc gia, các Hiệp

hội chế tạo đồ gỗ quốc gia, Eurostat, Liên Hiệp quốc (Statistic Canada, US Census Bureau,

China National Furniture Association, Amedoro, Japan Ministry of Finance, Japan Ministry

of Economy, Trade and Industry)

Cụ thể hơn, vào năm 2012, 80% sản xuất đồ gỗ toàn cầu tập trung ở 10 nước, trong đó riêng

Trung Quốc đã chiếm 40% sản xuất đồ gỗ toàn cầu (xem Bảng 2). Hoa Kỳ đứng thứ 2 trong

khi 2 nước thành viên EU (Đức và Ý) ở vị trí tiếp theo với tỷ lệ thấp hơn.

Bảng 2: Sản xuất đồ gỗ toàn cầu, 10 nước hàng đầu

2003 2012

Nước Triệu Euro Thị phần % Triệu Euro Thị phần %

Trung Quốc 22,555 10% 145,318 40%

Hoa Kỳ 60,677 27% 51,642 14%

Đức 15,492 7% 17,738 5%

Ý 19,338 9% 15,950 4%

Ấn Độ 5,386 2% 11,624 3%

Nhật Bản 11,925 5% 10,743 3%

Ba Lan 4,393 2% 8,323 2%

Canada 8,385 4% 8,262 2%

Braxin 3,168 1% 7,970 2%

Pháp 7,817 4% 7,929 2%

Top 10 nước 159,137 71% 285,499 79%

Những nước khác 63,877 29% 75,363 21%

Toàn cầu 223,014 100% 360,862 100%

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

8

Ghi chú: Dữ liệu cho 70 nước trên thế giới

Nguồn: CSIL lấy dữ liệu từ nguồn chính thức: các Văn phòng thống kê quốc gia, các Hiệp

hội chế tạo đồ gỗ quốc gia, Eurostat, Liên Hiệp quốc (Statistic Canada, US Census Bureau,

China National Furniture Association, Amedoro, Japan Ministry of Finance, Japan Ministry

of Economy, Trade and Industry)

Những công ty hàng đầu trong ngành sản xuất đồ gỗ trên thế giới

Ngành sản xuất đồ gỗ trên thế giới từ trước đến nay là ngành thâm dụng lao động và dựa vào

tài nguyên thiên nhiên, theo đó có tình trạng cùng tồn tại của các công ty trong nước trên cơ

sở các làng nghề thủ công hoạt động song hành với những công ty quy mô lớn. Khoảng 200

công ty hàng đầu trên thế giới chiếm trên 20% tổng sản xuất đồ gỗ trên thế giới (những công

ty này được CSIL phân loại, lựa chọn và xếp hạng dựa trên tổng doanh thu từ sản xuất đồ gỗ

của họ). Những công ty hàng đầu này nằm khắp nơi trên thế giới, cho thấy sự phổ cập toàn

cầu hóa của ngành này. Có tổng số 57 công ty có trụ sở đặt tại các nước đang phát triển và

143 công ty có trụ sở đặt tại các nước phát triển. Theo dữ liệu CSIL, các công ty này có

khoảng 1100 nhà máy trên thế giới.

Tính ra trung bình một công ty có khoảng 6 nhà máy, với sự phân hóa rõ nét trong các nhóm

công ty được xem xét, đánh giá. Cần lưu ý rằng khi quy mô công ty gia tăng thì số lượng các

nhà máy cũng tăng lên. Tuy nhiên, phương thức sản xuất và quy trình tổ chức lại được tiến

hành dựa trên nhiều yếu tố khác như vị trí địa lý (ví dụ như công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ

thường là những công ty quy mô lớn và thường có số lượng nhà máy nhiều gấp đôi các công

ty được xem xét trong nhóm công ty đó), sự chuyên môn hóa của công ty (số lượng các nhà

máy tăng lên trong trường hợp công ty sản xuất những hàng hóa khác ngoài đồ gỗ), và cơ

cấu (các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thường có cơ cấu sản xuất phức tạp

hơn).

Bảng 3: 200 công ty sản xuất đồ gỗ hàng đầu trên thế giới: vị trí đặt trụ sở

Vị trí địa lý Số lượng công ty

Liên minh châu Âu 84 công ty

Các nước châu Á 49 công ty

Hoa Kỳ 45 công ty

Nga và các nước châu Âu khác 18 công ty

Các nước khác 4 công ty

Nguồn: CSIL thu thập dữ liệu

Khoảng 40% trong tổng số 200 công ty sản xuất đồ gỗ hàng đầu trên thế giới có nhà máy

ngoài lãnh thổ nơi đặt trụ sở. Trong Bảng 4 dưới đây, vị trí đặt nhà máy của các công ty

được liệt kê cho thấy tầm quan trọng của các nước đang phát triển ở châu Á. Ngoài ra, do số

lượng các công ty sản xuất đồ gỗ Hoa Kỳ lớn hơn các công ty châu Âu, tầm quan trọng

tương đối của hai khu vưc này thay đổi (ở châu Âu, mặc dù số lượng các công ty hàng đầu

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

9

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

nhiều gấp đôi các công ty Hoa Kỳ nhưng họ quản lý số lượng nhà máy gần như tương đương

với các đối thủ cạnh tranh ở Hoa Kỳ).

Bảng 4: 200 công ty sản xuất đồ gỗ hàng đầu trên thế giới: nơi đặt các nhà máy

Vị trí địa lý Số lượng các nhà máy

Liên minh châu Âu 366 nhà máy

Các nước châu Á 289 nhà máy

Hoa Kỳ 350 nhà máy

Nga và các nước châu Âu khác 86 nhà máy

Các nước khác 17 nhà máy

Nguồn: CSIL thu thập dữ liệu

Tăng trưởng ngành đồ gỗ: mua sắm đồ gỗ tính trên thu nhập đầu người và thị trường

mới cho đồ gỗ

Sau khủng hoảng, ngành đồ gỗ toàn cầu tăng trưởng trở lại. Cơ hội thị trường đang tăng lên

ở nhiều nơi trên thế giới trong đó các nền kinh tế mới nổi có nhu nhập khả dụng tăng lên

nhanh chóng và đóng một vai trò quan trọng bên cạnh các thị trường lớn truyền thống. Tổng

mua sắm các sản phẩm đồ gỗ đạt 347 tỷ Euro vào năm 2012, cao hơn nhiều so với trước

khủng hoảng.

Bảng 5: Tổng mua sắm đồ gỗ trên thế giới

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tỷ Euro 226 233 253 272 281 278 261 295 314 347

Tốc độ

tăng

trưởng; %

3,1% 8,5% 7,6% 3,4% -

1,0%

-

6,2%

13,2% 6,3% 10,4%

Ghi chú: Dữ liệu cho 70 nước trên thế giới

Một lần nữa, tổng chi tiêu cho mua sắm đồ gỗ trên thế giới cho thấy vai trò ngày càng quan

trọng của các thị trường thu nhập trung bình và thấp, khi năm 2012 chiếm 47% thị phần thế

giới so với 18% của 10 năm trước đó (2003). Có thể nói thu nhập khả dụng tăng lên ở những

thị trường mới nổi cùng với mở cửa thị trường là những nhân tố chính dẫn đến sự tăng

trưởng này. Mua sắm đồ gỗ tính theo đầu người dao động từ mức 40 Euro/năm ở nước thu

nhập trung bình và thấp đến 175 Euro/năm ở nước thu nhập cao. Mức trung bình trên thế

giới là 67 Euro. Khoảng cách giữa hai nhóm nước vẫn còn rộng, tuy nhiên đang thu hẹp lại

đáng kể theo từng năm.

Mở cửa thị trường

Một thay đổi đáng kể ảnh hưởng đến ngành đồ gỗ trong thập kỷ vừa qua là việc mở cửa các

thị trường. Điều này bắt nguồn từ nhiều nhân tố như cắt giảm thuế quan, mở rộng hệ thống

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

10

bán lẻ ở tầm quốc tế, thâm nhập các thị trường mới nổi, thiết lập quan hệ đối tác giữa các

nhà phân phối quy mô lớn và những công ty cung cấp nước ngoài (ví dụ như các công ty bán

lẻ Hoa Kỳ và các công ty gia công OEM ở châu Á), cải thiện về cơ sở hạ tầng và logistics

(đặc biệt là ở các nước mới nổi), chi tiêu cho mua sắm đồ gỗ tính theo đầu người ở các nước

phát triển suy giảm (đặc biệt là trong và sau khủng hoảng) và nhu cầu ngày càng tăng đối

với những sản phẩm giá thấp (chủ yếu được sản xuất ở châu Á).

Trong số các nước thu nhập cao, Hoa Kỳ, Đức, Anh và Pháp mở cửa thị trường rất nhanh

chóng; Tây Ban Nha đang dần mở cửa từ tình trạng đóng cửa thị trường trong khi ở Ý, mở

cửa thị trường mới ở giai đoạn sơ khởi. Trong số những nước thu nhập trung bình và thấp,

những thị trường lớn nhất vẫn đóng cửa (với vài ngoại lệ như Nga), nhưng tiềm năng rất lớn

(như Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin hiện đang nhập khẩu dưới 5% của tổng thị trường toàn

cầu).

Thương mại quốc tế về đồ gỗ đang gia tăng

Sự thay đổi về mặt địa lý của vị trí sản xuất trên phạm vi toàn cầu, chiến lược gia công toàn

cầu của cả các công ty chế tạo và bán lẻ (ví dụ như chiến lược của IKEA), và quá trình phân

đoạn sản xuất ở tầm quốc tế đang chuyển dịch các nhà máy sản xuất đi xa khỏi trụ sở của

các công ty đến những nước có chi phí nhân công, nguồn lực và những yếu tố đầu vào khác

hấp dẫn hơn.

Mặt khác, mở cửa thị trường

mạnh hơn và tầm quan trọng

ngày càng tăng của các thị

trường tăng trưởng nhanh

cùng với những thị trường

truyền thống cũng thúc đẩy

tiến trình này. Kết quả là

trong 10 năm vừa qua, thương

mại đồ gỗ thế giới, chiếm

khoảng 1% tổng thương mại

hàng hóa thế giới, tăng trưởng

nhanh hơn ngành sản xuất đồ

gỗ. Tổng thương mại đồ gỗ

thế giới là 59 tỷ Euro vào năm

2003 và tăng lên 82 tỷ Euro

vào năm 2008, sau khi suy giảm vào thời kỳ khủng hoảng, ngành này đạt mức 98,1 tỷ Euro

vào năm 2012.

Trong nghiên cứu thị trường ngành đồ gỗ quốc tế, có 3 yếu tố quan trọng cần được cân nhắc:

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

11

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

- Đầu tiên, khoảng 25% giá trị thương mại là các phụ kiện đồ gỗ (tăng nhẹ so với 10

năm trước đây), qua đó cho thấy rõ rang xu hướng gia công thuê ngoài của ngành này như

đã nêu ở trên và sự phân đoạn mang tầm quốc tế của chuỗi giá trị toàn cầu.

- Hai là, khoảng một nửa thương mại đồ gỗ thế giới diễn ra giữa các nước có khoảng

cách địa lý xa nhau. Những luồng thương mại quan trọng nhất là từ các nước có thu nhập

trung bình và thu nhập thấp ở châu Á sang Hoa Kỳ và châu Âu.

- Ba là, một tỷ lệ đáng kể của thương mại quốc tế đồ gỗ được tiến hành giữa các khu

vực kinh tế.

Thực tế là thương mại giữa các vùng chiếm khoảng 54% tổng thương mại đồ gỗ toàn cầu, cụ

thể là:

- Liên minh châu Âu cùng với Na Uy, Thụy Sỹ và Iceland, có khoảng 75% thương mại

đồ gỗ nước ngoài diễn ra trên những nước này (thương mại nội khối EU).

- Ở khu vực NAFTA (Hoa Kỳ, Canada và Mehico), khoảng 28% thương mại quốc tế

về đồ gỗ diễn ra trong nội khối này.

- Ở châu Á Thái Bình Dương, khoảng 38% thương mại quốc tế về đồ gỗ diễn ra trong

nội bộ khu vực này.

Bảng tiếp theo cho thấy vị trí tương đối của 10 nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu trên thế giới

và cho thấy sự thay đổi to lớn trong 10 năm qua (từ 2003 đến 2012). Trung Quốc tiến lên vị

trí hàng đầu trong khi Ý rớt xuống thứ 3 (sau Trung Quốc và Đức) và Việt Nam tăng từ vị trí

thứ 24 lên thứ 6 trong khi Ba Lan thay thế Canada. Trong 10 năm qua, 10 nước trong bảng

dưới đây nắm vai trò chủ đạo trong thương mại quốc tế về đồ gỗ và trong số này có 6 nước

công nghiệp phát triển cùng với Trung Quốc, Malaixia, Ba Lan và Việt Nam.

Bảng 6: Thương mại đồ gỗ quốc tế - Top 10 nước xuất khẩu hàng đầu

Đvt: triệu Euro

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Trung

Quốc

6,503 8,270 10,967 13,800 16,357 18,481 18,337 25,165 27,524 38,387

Đức 5,279 6,776 6,109 6,897 7,855 8,131 7,015 7,605 8,505 8,483

Ý 8,553 8,698 8,442 8,944 9,591 9,320 7,285 7,761 8,064 8,131

Ba Lan 3,313 3,867 4,394 4,898 5,485 5,767 4,921 5,701 6,404 6,513

Hoa Kỳ 2,131 2,198 2,400 2,620 2,689 2,869 2,380 2,919 3,064 3,816

Việt

Nam

761 1,070 1,447 1,776 2,158 2,320 2,239 2,820 2,791 3,494

Canada 3,639 3,469 3,591 3,586 3,073 2,530 1,734 2,064 2,057 2,255

Malaysia 1,416 1,512 1,613 1,783 1,839 1,809 1,586 1,904 1,840 2,060

Thụy

Điển

1,239 1,324 1,411 1,589 1,704 1,705 1,433 1,590 1,751 1,783

Pháp 2,014 2,041 2,030 2,176 2,369 2,384 1,948 1,746 1,733 1,704

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

12

Ghi chú: CSIL phân tích dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, Eurostat và dữ liệu quốc gia. Các dữ

liệu quốc gia cụ thể hơn gồm có: US Census Bureau, Bộ Công Thương Malaixia.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

13

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

Ngày 20 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số

187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán

hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với

nước ngoài.

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

quốc tế, bao gồm các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập;

chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán,

gia công và quá cảnh hàng hóa. Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu

của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật, thực

hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng áp dụng Nghị

định này là Thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến

thương mại quy định tại Luật Thương mại.

Trong Nghị định này quy định rất rõ về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ

thể như sau:

1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây

gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục

hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản

pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào

ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng

hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài

tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại

thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định

này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt

Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ

trình do Bộ Công Thương công bố.

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

14

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc

thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về

điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

Ngoài ra, Nghị định này quy định một số điểm cần lưu ý như: Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;

Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và

thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và quy

định cửa khẩu; Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập khẩu hàng hóa; Ủy thác và nhận ủy

thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Đại lý mua, bán hàng hóa với nước ngoài; Thuê thương

nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài; Gia công hàng hóa có yếu tố nước

ngoài và đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài; Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.

Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ quy định rất rõ tại các điểm trong phụ lục ban hành

kèm theo Nghị định này như sau:

- Tại phụ lục I, mục I điểm 4 danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu được mô tả như sau: Gỗ

tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

- Theo phụ lục II, mục III danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc

diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại điểm 4 hàng hóa

xuất khẩu và hình thức quản lý như sau: Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ

rừng tự nhiên trong nước được quản lý theo hình thức công bố điều kiện và hướng dẫn thủ

tục xuất khẩu.

Về nguyên tắc quản lý được quy định cụ thể như sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các loại hàng hóa được phép

sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam; danh mục các loại hàng hóa được

xuất khẩu, nhập khẩu thông thường theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa này không cần giấy phép.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục các loại hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu và hình thức quản lý theo nguyên tắc sau:

a) Đối với loại hàng hóa mới lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa ngoài danh mục

được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

15

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

b) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không cần cấp giấy

phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục và quy định cụ thể điều

kiện xuất khẩu, nhập khẩu. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, các đơn vị trực tiếp làm

thủ tục xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan, không cần xin giấy phép.

c) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; các

trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, nội dung giấy phép khảo nghiệm, thời hạn khảo

nghiệm.

Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép

hay không cho phép hàng hóa được sử dụng, lưu hành tại Việt Nam. Khi được phép sử dụng,

lưu hành tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số

lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu.

3. Hàng năm, 6 tháng một lần, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công

bố bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường các mặt hàng đã có kết quả khảo nghiệm

tốt. Khi được bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường, hàng hóa được nhập khẩu

theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá và không phải xin cấp phép.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Nghị định này, tham khảo tại:

http://www.customs.gov.vn/Lists/VanBanPhapLuat/ViewDetails.aspx?ID=7089

Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của

Chính phủ về việc hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế và các hoạt động đại lý, mua,

bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

Ngày 12/02/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số

04/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số

187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật

Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán,

gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản.

Theo đó, cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước và xuất khẩu các

sản phẩm làm từ gỗ thuộc nhóm IA do Chính phủ quy định vì mục đích thương mại.

Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy

định của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân phải kê khai hàng hóa với cơ quan hải quan

về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp. Đối với các loại củi,

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

16

than, thương nhân không phải xin phép khi xuất khẩu, chỉ phải kê khai số lượng, chủng loại

và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa hợp pháp. Riêng đối với gỗ và sản phẩm làm từ

gỗ thuộc các Phụ lục của CITES, phải có Giấy phép do cơ quan quản lý CITES Việt Nam

cấp; Giấy phép có hiệu lực tối đa 06 tháng kể từ ngày được cấp.

Về xuất, nhập khẩu giống cây trồng, Thông tư quy định, thương nhân muốn xuất khẩu giống

cây trồng có trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường

hợp đặc biệt và Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế, phải được

sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với những

giống cây trồng không có trong Danh mục hạn chế trao đổi quốc tế, trao đổi trong trường

hợp đặc biệt và cấm xuất khẩu, để được xuất khẩu, thương nhân phải có Giấy phép do Tổng

cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp theo quy định của pháp luật.

Về xuất khẩu giống vật nuôi cần giấy phép: Thương nhân trao đổi với nước ngoài những

giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và

Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc

các mục đích đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết

định. Đối với trường hợp Thương nhân được xuất khẩu giống vật nuôi không có trong Danh

mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần

bảo tồn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, thì xuất khẩu không cần giấy

phép.

Về nhập khẩu giống vật nuôi có giấy phép: Nhập khẩu tinh, phôi, môi trường pha loãng bảo

tồn tinh giống vật nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Chăn nuôi; thương nhân

nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh

tại Việt Nam để nghiên cứu, khảo nghiệm hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải

được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Chăn nuôi.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/03/2015.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Thông tư này, tham khảo tại:

http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/PhoBienKienThucPhapLuat/View_Detail.aspx?ItemID=1130

Thông tư quy định về việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia

Ngày 15 tháng 1 năm 2014 Bộ Công Thương đã ban hàng Thông tư số 01/2014/TT-

BCT quy định về việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia.

Tại điều 1 Thông tư này đã nói rất rõ những bãi bỏ quy định về việc cấp phép nhập khẩu,

tạm nhập tái xuất gỗ nguyên liệu từ Campuchia nêu tại điểm 3, Mục IV Thông tư số

04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội

dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

17

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các

hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Thông tư này cũng hướng dẫn rất rõ về việc thủ tục nhập khẩu cũng như cửa khẩu nhập khẩu,

cụ thể như sau: Thương nhân nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia làm thủ tục tại cơ

quan hải quan theo quy định hiện hành và không phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công

Thương. Các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu và các điểm thông quan khác

thuộc Khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Các cửa khẩu phụ,

lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tế cửa khẩu nhưng hiện đã có đủ các lực lượng Hải

quan, Biên phòng, Kiểm dịch và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước theo quy định tại

Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định

xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tế

cửa khẩu.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Thông tư này, tham khảo tại:

http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/VanBanDieuHanh.aspx?TypeVB=2&vID=13942

Thông tư sửa đổi thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than gỗ rừng trồng

Ngày 06 tháng 5 năm 2013 Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã ký Thông tư

56/2013/TT-BTC sửa đổi thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc

nhóm 44.02 trong Biểu thuế xuất khẩu.

Theo đó, áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng than gỗ rừng trồng

thuộc mã 4402.90.90. Mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc mã 4402.90.90 để được áp dụng

mức thuế suất theo quy định trên phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật sau: Về mặt ngoại quan,

phải đen bóng láng, không nứt nẻ; về độ cứng, phải cứng, rắn chắc; hàm lượng tro ≤ 3%;

hàm lượng carbon cố định là carbon nguyên tố, không mùi, không khói khi tiếp lửa ≥70%;

nhiệt lượng ≥7000Kcal/kg; hàm lượng lưu huỳnh ≤0,2%; độ bốc ≥4%. Thông tư có hiệu lực

thi hành kể từ ngày 20/6/2013.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Thông tư sửa đổi này, tham khảo tại:

http://www.moit.gov.vn/vn/pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=13199

Quy định giá gỗ tròn, gỗ xẻ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng tại tỉnh Đắk Nông

Ngày 04 tháng 12 năm 2012 Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã ký Quyết định

21/2012/QĐ-UBND về việc ban hành tạm thời giá gỗ tròn, gỗ xẻ, lâm sản ngoài gỗ và

động vật rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

18

Quyết định này làm cơ sở để Hội đồng định giá xác định giá khởi điểm để bán đấu giá gỗ

tròn khai thác từ rừng tự nhiên và bán không qua đấu giá cho công tác phòng chống thiên tai,

các nhu cầu khác theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01

tháng 01 năm 2013 và thay thế Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Quyết định này, tham khảo tại:

http://www.congbao.daknong.gov.vn/default.asp?cn=ml&page=vb&detail=tt&n=2012&id=

1247

Quy định chính sách ưu đãi nguyên liệu gỗ tròn khai thác từ rừng trồng cho các doanh

nghiệp tại Lâm Đồng

Ngày 21 tháng 3 năm 2008 Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký Quyết định

10/2008/QĐ-UBND ban hành chính sách ưu đãi nguyên liệu gỗ tròn khai thác từ rừng

trồng cho các doanh nghiệp chế biến tinh chế gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Quyết định nêu rõ chính sách ưu đãi cụ thể đối với các đơn vị tinh chế gỗ. Các đơn vị này

được ưu tiên chỉ định mua nguyên liệu gỗ rừng trồng đối với các trường hợp theo quy chế

đấu giá bán gỗ tròn của tỉnh không bắt buộc phải bán đấu giá; được tham gia đấu giá hạn chế

đối với các trường hợp nguyên liệu gỗ rừng trồng phải tổ chức bán đấu giá.

Theo đó, các doanh nghiệp, Ban Quản lý rừng, tổ chức, cá nhân chỉ bán gỗ tròn được phép

khai thác, tỉa thưa rừng trồng được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước cho các đơn vị tinh

chế gỗ bằng hình thức chỉ định mua gỗ tròn tại bãi giao đối với các trường hợp không bắt

buộc bán đấu giá hoặc bán đấu giá hạn chế đối với các trường hợp bắt buộc phải bán đấu giá.

Đối với các Công ty lâm nghiệp (hoặc lâm trường), Ban Quản lý rừng có cơ sở sản xuất chế

biến tinh chế gỗ thì được để lại khối lượng gỗ khai thác rừng trồng đủ sản xuất chế biến theo

đề án được duyệt. Trong trường hợp chế biến không hết thì phải tổ chức bán đấu giá hoặc

không qua đấu giá theo đúng quy định về ưu đãi nguyên liệu gỗ rừng trồng quy định tại quy

chế này.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Quyết định này, tham khảo tại:

http://csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_vb/lam_dong/t_ldg_008500_vb_quyet_dinh_so_10_2

008_qd_ubnd_ngay_21_thang_3_nam_2008_cua_ubnd_tinh_lam_dong_ban_hanh_quy_din

h_mot_so_chinh_sach_uu_dai_nguyen_lieu_go_tron_khai_thac_tu_rung_trong_cho_cac_do

anh_nghiep_che_bien_tinh_che_go_tren_dia_ban_tinh_lam_dong

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

19

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất tại Bình Định

Ngày 13 tháng 5 năm 2013 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ký Quyết định số

09/2011/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội

thất trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Đối tượng áp dụng chính sách này là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thành

lập theo quy định của pháp luật và có pháp nhân tại tỉnh Bình Định và đáp ứng các điều kiện

như sau:

1) Có dự án đầu tư mới đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất vào các khu công nghiệp trên

địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư từ 12 tỷ đồng/ha trở lên (không tính vốn lưu động), kể cả

các dự án đã đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất ở các khu công nghiệp trước khi chính

sách này ban hành;

2) Khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất vào các khu công nghiệp hiện

có của tỉnh;

(3) Có dự án đầu tư chuyển đổi sản xuất sản phẩm gỗ nội thất ở các khu công nghiệp có tổng

vốn đầu tư mới để thực hiện chuyển đổi từ 03 tỷ đồng trở lên (không tính vốn lưu động);

4) Có dự án đầu tư mới đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất vào các cụm công nghiệp trên

địa bàn tỉnh với mức vốn đầu tư từ 03 tỷ đồng trở lên, kể cả các dự án đã đầu tư sản xuất sản

phẩm gỗ nội thất ở các cụm công nghiệp trước khi chính sách này ban hành nhưng phải có

mức vốn đầu tư từ 03 tỷ đồng trở lên (không tính vốn lưu động).

Khi thực hiện đầu tư dự án, nhà đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất được ngân sách hỗ trợ

một số khoản chi phí như sau: Hỗ trợ 100% chi phí lập Báo cáo đánh giá tác động môi

trường của dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm gỗ nội thất, tối đa không quá 30 triệu

đồng/dự án (không hỗ trợ chi phí lập Bản cam kết bảo vệ môi trường); Hỗ trợ 15% so với

tổng chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư mới sản

xuất sản phẩm gỗ nội thất, tối đa không quá 400 triệu đồng/dự án theo quy định tại Quyết

định số 130/2002/QĐ-UB ngày 01/10/2002 của UBND tỉnh; Hỗ trợ chi phí đào tạo… Bên

cạnh đó, mỗi năm, doanh nghiệp được hỗ trợ 01 lần tham gia trực tiếp tại hội chợ, triển lãm

trong nước (trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh) và 01 lần tham gia trực tiếp tại hội chợ, triển lãm

nước ngoài. Mức hỗ trợ bằng 100% mức chi thực tế, nhưng không quá 150 triệu đồng/doanh

nghiệp khi tham dự ở nước ngoài và 30 triệu đồng/doanh nghiệp khi tham dự ở trong nước.

Mỗi năm, doanh nghiệp được hỗ trợ 01 lần cho 01 người trực tiếp đi tham quan trong nước

để học tập kinh nghiệm sản xuất sản phẩm gỗ nội thất. Mức hỗ trợ thực hiện bằng 50% mức

chi thực tế, tối đa không quá 05 triệu đồng/người cho các khoản chi phí đi lại, ăn, ở. Ngoài

ra, doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất còn được ưu tiên xem xét hỗ

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

20

trợ kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ theo

quy định. Thời gian áp dụng chính sách này đến hết ngày 31/12/2015.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Quyết định này, tham khảo tại:

http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-09-2011-QD-UBND-

chinhsachkhuyen-khich-dau-tu-san-xuat-san/125328/noi-dung.aspx

Quyết định về việc Quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014 - 2020

Ngày 01/12/2014 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số

5115/QĐ-BNN-TCLN về việc phê duyệt Phương án Quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn

2014-2020.

Mục tiêu của Phương án là Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, chế biến dăm gỗ xuất khẩu, hạn

chế tối đa việc sử dụng nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ, nhằm

nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng khai thác trong nước, nâng cao thu nhập

cho người dân trồng rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Định hướng chung của Phương án là không phát triển cơ sở sản xuất dăm gỗ ở các vùng:

Tây Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu

Long; Từng bước hạn chế các cơ sở sản xuất dăm gỗ ở 3 vùng: Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ

và Nam Trung bộ với sản lượng khoảng 5,5 triệu tấn trong giai đoạn 2014-2015 và 3,5 triệu

tấn ở giai đoạn 2016-2020.

Nhằm thực hiện Phương án theo mục tiêu, định hướng đã đặt ra, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn đã đề ra 06 giải pháp để thực hiện, bao gồm các giải pháp như: sắp xếp, đổi

mới nâng cao hiệu quả các cơ sở sản xuất dăm gỗ; phát triển chế biến sản phẩm gỗ; các giải

pháp về thị trường; về chính sách; về khoa học công nghệ; về nguồn vốn.

Đáng chú ý là giải pháp về sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả các cơ sở sản xuất dăm gỗ,

cụ thể: Đối với các vùng: Tây Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam bộ

và Đồng bằng Sông Cửu Long: tạm dừng phê duyệt dự án xây dựng mới cơ sở sản xuất dăm

gỗ. Khuyến khích các cơ sở sản xuất dăm gỗ hiện có đầu tư chế biến sau dăm, nếu không

thực hiện được thì phải ngừng sản xuất; Đối với các vùng: Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ và

Nam Trung bộ hạn chế phê duyệt đầu tư mở mới cơ sở sản xuất dăm gỗ, chỉ xem xét trong

trường hợp những dự án có đầu tư chế biến sau dăm gỗ ở giai đoạn từ năm 2016-2020,

nhưng phải có thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

.

Thứ hai là giải pháp về phát triển chế biến sản phẩm gỗ, trong đó: Khuyến khích và có chính

sách hỗ trợ các nhà đầu tư chế biến gỗ, để đến năm 2020 các cơ sở sản xuất ván sợi MDF,

ván dăm và viên nén chất đốt đi vào sản xuất với sản lượng đạt khoảng 2,5 triệu tấn sản

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

21

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

phẩm/năm và thúc đẩy các nhà máy giấy đạt khoảng 750 nghìn tấn bột giấy/năm, tiêu thụ

khoảng 6,5 triệu m3 gỗ nhỏ. Phát triển thêm các cơ sở sản xuất ván ghép thanh và các loại

ván nhân tạo khác và các vật liệu hỗ trợ trong chế biến gỗ; Xây dựng và mở rộng các cơ sở

chế biến gỗ ở các khu vực thuận lợi về cơ sở hạ tầng. Thu hút, khuyến khích đầu tư xây

dựng mới các cơ sở chế biến sản phẩm gỗ ở khu vực vùng sâu, vùng xa có nhiều nguồn

nguyên liệu gỗ rừng trồng.

Quyết định này cũng khuyến khích đầu tư xây dựng mới các cơ sở chế biến sản phẩm gỗ ở

các khu vực vùng sâu, vùng xa. Về chính sách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề

nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách: Chính sách thuế tăng

thuế xuất khẩu dăm gỗ từ 0% lên từ 5 - 10%, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế thu nhập doanh

nghiệp là 25% đối với doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ. Chính sách tín dụng cho chủ rừng

kinh doanh gỗ lớn tối thiểu 10 năm với cơ chế: được thế chấp rừng vay vốn, lãi xuất ưu đãi

không quá 5% năm, trả tiền gốc và lãi 1 lần sau khi khai thác. Chính sách hỗ trợ doanh

nghiệp: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp, nông thôn phát triển các cơ sở

chế biến sử dụng gỗ rừng trồng trong nước để sản xuất các sản phẩm mộc có giá trị cao tiêu

thụ trong nước và xuất khẩu trong 5 năm đầu bắt đầu sản xuất, với cơ chế: hoàn lại toàn bộ

thuế giá trị gia tăng, miễn tiền thuê đất xây dựng nhà máy, hỗ trợ 50% cước phí vận chuyển

nguyên liệu, hỗ trợ đầu tư chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới cho sản

xuất nguyên liệu phù trợ, phục vụ trong chế biến xuất khẩu gỗ.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Quyết định này, tham khảo tại:

http://tongcuclamnghiep.gov.vn/cong-van-quyet-dinh/quyet-dinh-so-5115-qd-bnn-tcln-ngay-

01-12-2014-phe-duyet-phuong-an-quan-ly-san-xuat-dam-go-giai-doan-2014-2020-a2207

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

22

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2015

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản

phẩm gỗ đạt mức tăng trưởng mạnh, kim ngạch đạt 2,07 tỷ USD, tăng 6,2% so với

cùng kỳ năm 2014.

Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản

phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam là Hoa

Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm

65,3% tổng giá trị xuất khẩu. Thị

trường Hoa Kỳ là thị trường nhập

khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam với

kim ngạch nhập khẩu đạt 762,46 triệu

USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm

2014. Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2

của Việt Nam, sau Hoa Kỳ, là Nhật

Bản với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng

đầu năm đạt 305,77 triệu USD, giảm

1,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Thị trường nhập khẩu đứng thứ ba là Trung Quốc đạt 289,32 USD, giảm 11,3% so với cùng

kỳ năm 2014. Trong tương lai, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ sang thị trường này sẽ còn

sụt giảm nhiều hơn nữa. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm là do

trước đây Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm thô, nhưng hiện nay Việt Nam đang hạn chế

xuất khẩu mặt hàng này.

Xét về yếu tố tăng trưởng xuất khẩu, một số thị trường có giá trị xuất khẩu tăng trưởng cao

so với cùng kỳ năm trước như: Hồng Kông đạt 34.63 triệu USD, tăng 61,6%; thị trường Ấn

Độ, đạt 18,36 triệu USD, tăng 60,8%; thị trường Hà Lan đạt 26,68 triệu USD, tăng 35%.

Đặc biệt một số thị trường tại EU như Đức, Anh với giá trị tăng trưởng lần lượt là 11,7% và

9,5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, một số thị trường lại có kim ngạch nhập khẩu

gỗ giảm như Singapore giảm 26,5%, Bỉ giảm 10,4% và Italy giảm 7,1% so với cùng kỳ năm

trước.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

23

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Bảng 1: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường 4 tháng đầu năm 2015

Đvt: USD

Thị trường 4 tháng/2015 4 tháng/2014

% tăng, giảm 4

tháng/2015 so với

cùng kỳ 2014

Tổng kim ngạch 2.078.729.489 1.956.890.311 6,2

HoaKỳ 762.463.960 678.839.983 12,3

Trung Quốc 289.327.162 326.003.628 -11,3

Nhật Bản 305.771.329 310.684.249 -1,6

Hàn Quốc 152.008.735 142.923.198 6,4

Anh 100.691.641 91.939.189 9,5

Canada 47.937.304 41.770.520 14,8

Đức 48.727.566 43.633.089 11,7

Australia 42.199.984 36.589.371 15,3

Hồng Kong 34.630.308 21.433.290 61,6

Pháp 35.000.720 37.167.074 -5,8

Đài Loan 27.257.862 25.936.725 5,1

HàLan 26.686.800 19.749.610 35,1

Ấn Độ 18.368.084 11.423.055 60,8

Singapore 4.350.835 5.916.753 -26,5

Bỉ 12.852.317 14.340.278 -10,4

Malaysia 15.150.337 15.924.380 -4,9

Italy 12.379.494 13.326.938 -7,1

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Cơ hội tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến gỗ năm 2015

Có thể nói kể từ năm 2010 đến nay, xuất khẩu gỗ luôn đạt giá trị tăng trưởng khá, năm

sau cao hơn năm trước. Theo dự báo của Bộ Công thương, năm 2015 thị trường xuất

khẩu đồ gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2014. Không chỉ xuất

khẩu, thị trường nội địa cũng có sự tăng trưởng khả quan khi nhu cầu tiêu thụ các sản

phẩm đồ gỗ trong nước cũng đang ngày càng tăng.

Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản

phẩm gỗ sẽ tăng trưởng mạnh đến cuối năm nay do có nhiều thuận lợi như Châu Âu đang

giảm sản xuất đồ gỗ do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, đồ gỗ của Trung Quốc đang bị Hoa

Kỳ áp thuế chống bán phá giá… Hơn nữa cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được

thành lập sẽ đưa thêm nhiều cơ hội cho ngành gỗ xuất khẩu vì ngành công nghiệp chế biến

gỗ là một trong 12 ngành ưu tiên xuất khẩu của Việt Nam.

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

24

Riêng thị trường Nhật Bản hiện nay đã

vượt thị trường Trung Quốc và trở

thành thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ

2 của Việt Nam. Trong tương lai, nhu

cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của

Nhật Bản sẽ ngày càng cao hơn nữa.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang

thị trường Trung Quốc lại đang sụt

giảm, do đó các doanh nghiệp Việt

Nam cần chủ động tìm thị trường mới,

sản phẩm mới để xuất khẩu.

Bên cạnh thị trường xuất khẩu, thị

trường trong nước cũng đang phát triển

rất tốt. Từ khi có cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, các doanh nghiệp gỗ

đã chú ý đến thị trường trong nước nên đã sản xuất được nhiều mẫu mã đáp ứng thị hiếu

trong nước, đầu tư hệ thống phân phối, giá cả phù hợp nên được người tiêu dùng chọn mua

ngày càng nhiều. Một số doanh nghiệp chế biến gỗ cho hay, cùng với các đơn hàng xuất

khẩu, đơn hàng trong nước cũng dồn dập thậm chí không đáp ứng nổi.

Hiện nay, khó khăn lớn nhất của ngành công nghiệp chế biến gỗ là sự phụ thuộc vào nguồn

nguyên liệu nhập khẩu. Nguồn gỗ nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản

xuất gỗ cả về khối lượng và chất lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần phải

chuẩn bị kế hoạch dài hạn, gia tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng

như phải tạo dựng được thương hiệu để đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như nước

ngoài.

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014

Đvt: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Gỗ và sản phẩm gỗ 2010 2011 2012 2013

2014

Giá trị xuất khẩu 3,44 4,0 4,67 5,59 6,62

Tăng trưởng so với

cùng kỳ năm trước

(%)

32,3 15,1 17,9 19,7 18,4

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

25

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Biểu đồ 1: Tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

Đvt: tỷ USD, %

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Bảng 3: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam phân theo thị trường giai đoạn 2012-2014

Đvt: USD

STT Nước NK

2012 2013 2014

Tăng

giảm

năm

2014 so

với cùng

kỳ năm

trước

(%)

Trị giá NK

Tỷ

trọng

(%)

Trị giá NK

Tỷ

trọng

(%)

Trị gía XK Tỷ trọng

(%)

KNXK gỗ và

sản phẩm gỗ

Việt Nam 4.665.866.261 100 5.590.756.490 100 6.229.975.665 100 11,43

1 Hoa Kỳ 1.785.640.214 38,27 2.011.574.211 35,98 2.236.879.087 35,91 11,20

2 Nhật Bản 671.981.710 14,4 823.866.904 14,74 951.874.593 15,28 15,54

3 Trung Quốc 713.707.550 15,3 1.051.395.814 18,81 892.930.052 14,33 -15,07

4 Anh 187.421.539 4,02 218.722.989 3,91 274.287.985 4,40 25,40

5 Hàn Quốc 228.669.398 4,9 328.861.453 5,88 491.032.772 7,88 49,31

6 Đức 127.225.863 2,73 109.527.704 1,96 114.860.892 1,84 4,87

7 Canada 112.656.720 2,41 119.222.960 2,13 154.370.627 2,48 29,48

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

26

8 Australia 118.318.574 2,54 128.685.031 2,30 157.624.699 2,53 22,49

9 Pháp 91.610.965 1,96 84.583.083 1,51 104.799.407 1,68 23,90

10 Hà Lan 65.140.221 1,4 57.990.765 1,04 63.194.152 1,01 8,97

Các nước

khác 563.493.507 12,08 656.325.576 11,74 788.121.399 12,65 20,08

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan

Nhìn lại xuất nhập khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ năm 2014

Kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2014 đạt 6,62 tỉ USD, tăng 18,4% so với năm 2013. Đây

là mức tăng trưởng cao, tuy nhiên trong số 70 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ trên thế giới

thì Việt Nam mới chiếm 2,56% thị phần. Do vậy, Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để tăng

trưởng nhanh và chiếm lĩnh thị phần trong thời gian tới.

Kim ngạch xuất khẩu tăng trong năm

vừa qua nhờ sự tăng trưởng của các thị

trường tiêu thụ lớn về gỗ và sản phẩm

gỗ Việt Nam như Hoa Kỳ và Nhật Bản

với mức tăng trưởng lần lượt là 11,2%

và 15,54% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ

của các thị trường như thị trường Hàn

Quốc tăng 49,31%; thị trường Canada

tăng 29,48%; thị trường Pháp 23,90%

và thị trường Australia tăng 22,49%.

Trong năm 2014, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gỗ từ những quốc gia có trình độ quản lý

rừng bền vững và tin cậy như Hoa Kỳ và một số nước ở Châu Âu. Giá trị nhập khẩu gỗ và

sản phẩm từ gỗ trong năm 2014 cũng tăng mạnh ở mức 34% so với năm 2013 lên con số 2,2

tỉ đô la Mỹ, tăng 34%, trong đó, nhập khẩu gỗ từ thị trường Lào chiếm gần 27%, Campuchia

chiếm gần 12%, Hoa Kỳ chiếm 11,5% và Trung Quốc là 10,5% trong tổng kim ngạch nhập

khẩu. Cùng với nhập khẩu, lượng gỗ khai thác trong nước cũng tăng đáng kể. Theo Bộ Nông

nghiệp và Nông thôn, năm 2014 lượng gỗ khai thác của cả nước ước đạt gần 6,5 triệu m3,

tăng hơn 15% so với năm 2013.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

27

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Biểu đồ 2: Thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2014

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Bảng 4: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phân theo mã sản phẩm (HS)

Đvt: nghìn USD

Mã HS Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 2014

940350

Đồ nội thất bằng gỗ được

sử dụng trong phòng ngủ

706.610

692.727

900.200 1.002.600 1.981.464

940360

Đồ nội thất bằng gỗ

khác

761.283

828.687

832.872 912.531 1.830.442

940340

Đồ nội thất bằng gỗ được

sử dụng trong nhà bếp

113.935

113.899

128.795 150.953 131.590

940330

Đồ nội thất bằng gỗ được

sử dụng trong văn phòng

189.903

200.628

286.691 322.423 48.935

940390 Các bộ phận của nội thất 253.536 289.105 374.314 414.057 311.533

940389

Đồ nội thất bằng mây,

liễu gai hoặc các vật liệu

tương tự (không bao gồm

mây, tre) 33.706 38.821 37.518 42.325 56.154

940381 Đồ nội thất bằng mây, tre 8.657 7.988 7.503 7.563 9.571

…….

4401 Gỗ nhiên liệu, dạng

khúc, thanh nhỏ, cành, bó

469.414

709.047

830.012 1.125.566 1.293.322

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

28

hoặc các dạng tương tự;

vỏ bào, dăm gỗ; phế liệu

gỗ và mùn cưa, đã hoặc

chưa đóng thành khối,

bánh, viên hoặc các dạng

tương tự.

Nguồn: Trademap – ITC 2015

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

29

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG

Thị trường đồ nội thất gia dụng Singapore

Mặt hàng đồ nội thất gia dụng

Singapore có tốc độ tăng trưởng

khoảng 3% năm 2013, đạt

doanh số 2 tỷ $ Singapore

(khoảng 1,5 tỷ USD). Rất ít bất

động sản mới được đưa vào sử

dụng, khiến cho tốc độ tăng

trưởng của ngành đồ nội thất

chậm. Mặt hàng có hoạt động

tốt nhất là sản phẩm ngoài trời

với tốc độ tăng trưởng khoảng

5% và doanh số bán hàng

khoảng 15 triệu $ Singapore

(khoảng 11,3 triệu USD). Các

sản phẩm trong nhà có sự suy

giảm nhẹ về giá trị. Năm 2013, công ty Ikano Pte Ltd có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong

ngành này, chiếm khoảng 12% thị phần. Doanh số bán hàng các sản phẩm nội thất gia dụng

được dự đoán sẽ có tỷ lệ tăng trưởng tổng hợp (CAGR) khoảng 1%.

Xu hướng thị trường

Xu hướng chủ đạo trong thời gian qua trên thị trường Singapore là sự sụt giảm của ngành bất

động sản, mặc dù số lượng bất động sản được xếp hạng chung cư BTO tăng lên trong năm

2013. Bên cạnh đó vẫn có các khu chung cư BTO bắt đầu được xây dựng. Số lượng chung

cư sẵn sàng cho người dân vào ở giảm đi, khiến cho tốc độ tăng trưởng của ngành đồ nội

thất gia dụng tại Singapore suy giảm.

Tình trạng suy thoái kinh tế chính là yếu tố tác động và làm suy giảm tốc độ tăng trưởng về

giá trị của ngành nội thất gia dụng. Người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ít hơn, vì họ cẩn

trọng hơn trước tình hình suy thoái kinh tế. Đồng thời họ cũng có xu hướng mua các sản

phẩm có mức giá từ thấp đến trung bình.

Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn tới thiết kế của các mặt hàng nội thất gia dụng. Thêm

vào đó, với sự phổ biến của các mặt hàng thủ công và tự lắp ghép (DIY), người tiêu dùng có

thể có những ý tưởng sáng tạo về thiết kế cho chính ngôi nhà của họ.

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

30

Mặt hàng nội thất trong nhà có thị

phần lớn nhất trong ngành này, với

giá trị doanh số bán hàng khoảng

1,6 tỷ $ và tăng trưởng 3% năm

2013. Mặt hàng nội thất văn phòng

có hoạt động tốt nhất trong nhóm

mặt hàng nội thất trong nhà, với

tốc độ tăng trưởng 4% năm 2013.

Việc này chủ yếu do số lượng các

doanh nghiệp ở Singapore tăng

lên, cũng như việc bắt đầu thực

hiện Chương trình Văn phòng tại

nhà, khiến cho mọi người chọn

mua các sản phẩm nội thất văn

phòng tại nhà.

Nội thất phòng khách và các sản phẩm dùng để ngồi đều có tốc độ tăng trưởng 4% trong

năm 2013, với giá trị doanh số bán hàng tương ứng là 238 triệu $ và 286 triệu $. Người tiêu

dùng ngày càng quan tâm hơn tới phong cách khiến họ thay đổi các quan điểm về nội thất

trong nhà và thay thế các sản phẩm nội thất trong nhà, chủ yếu là nội thất phòng khách, các

sản phẩm để ngồi và nội thất phòng ăn.

Các sản phẩm nội thất ngoài trời có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 5%, trong số các mặt

hàng nội thất chủ yếu, với giá trị doanh số bán hàng khoảng 15 triệu $. Người tiêu dùng

ngày càng có xu hướng mua các sản phẩm tự nhiên cho ngôi nhà của họ, dẫn đến xu hướng

phổ biến các sản phẩm trang trí ngoài trời dùng cho các gia đình. Mặc dù có tốc độ tăng

trưởng cao nhất, nhưng đồ nội thất ngoài trời chỉ là một thị trường ngách.

Các công ty chuyên bán lẻ hàng nội thất gia dụng và sản phẩm vườn là kênh phân phối hàng

đầu đối với mặt hàng đồ nội thất gia dụng Singapore, chiếm tới 88% giá trị thị phần. Trong

số các công ty này, các cửa hàng bán đồ nội thất gia dụng là kênh phân phối chủ yếu và

chiếm tới 81% thị phần năm 2013, trong khi các cửa hàng bán đồ trang trí nhà và làm vườn

chỉ chiếm 7%. Nhiều cửa hàng đồ nội thất gia dụng, như IKEA, The Furniture Mall và

Novena Furnishings là những lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng khi đi mua các sản

phẩm nội thất gia dụng vì ở đây có nhiều thương hiệu, nhiều phong cách và sản phẩm đa

dạng. Ngày càng có nhiều mặt hàng nội thất gia dụng được bán tại các trung tâm thương mại

như giường, chiếu và các sản phẩm dệt may.

Môi trường cạnh tranh

Năm 2013, Công ty Ikano Pte Ltd đứng đầu thị trường đồ nội thất gia dụng ở Singapore,

chiếm tới 12% thị phần. IKEA là nhãn hiệu do công ty này quản lý. Sản phẩm nội thất trong

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

31

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

nhà đem lại doanh số bán cao nhất cho Ikano Pte Ltd, và công ty này cũng chiếm tới 11%

giá trị thị phần sản phẩm nội thất trong nhà. IKEA đã rất sáng tạo về chủng loại sản phẩm và

thiết kế, và đã thu hút thành công sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là những người

trẻ tuổi. Các sản phẩm của IKEA cũng có nhiều màu sắc đa dạng, đem lại ý tưởng hiện đại

cho mỗi ngôi nhà. Thêm vào đó, giá các sản phẩm của IKEA cũng rất hợp lý, góp phần thêm

vào sự hấp dẫn của các sản phẩm này.

Courts (Singapore) Pte Ltd được xếp

thứ hai về đồ nội thất gia dụng với

thị phần năm 2013 là 3%. Công ty

này cung cấp cho người tiêu dùng

nhiều sản phẩm nội thất gia dụng và

điện tử. Người tiêu dùng có thể đến

các trung tâm bán hạ giá (outlet) của

Courts và mua lẻ các sản phẩm họ

cần cho ngôi nhà của mình. Thêm

vào đó, người tiêu dùng cũng có thể

tìm thấy nhiều thương hiệu đồ nội

thất gia dụng trong outlet của

Courts, rất tiện lợi. Courts cũng mới

giới thiệu một khu vực tự tạo sofa,

nơi người tiêu dùng có thể tự tạo

sofa để hoàn thiện trang trí nội thất.

Người tiêu dùng cũng có thể chọn từ

khoảng hơn một trăm loại khung và

vải, cũng như nhiều loại da để tự

thiết kế sofa của họ. Courts cũng đã ứng dụng các thiết bị thông minh, cho phép người tiêu

dùng tìm kiếm các sản phẩm hiện đại nhất. Thêm vào đó, Courts đã thực hiện nhiều chương

trình quảng cáo trên radio và truyền hình, tạo ra giá trị doanh số bán hàng lớn.

Ngoài Philips Electronics Singapore Pte Ltd xếp thứ hai với sản phẩm chiếu sáng,

Matsushita Greatwall Corp Pte Ltd đứng thứ 4 với thị phần khoảng 1%. King Koil thuộc

Matsushita Greatwall Corp Pte Ltd và nổi tiếng với các sản phẩm nội thất phòng ngủ.

Thương hiệu này đem lại cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm nội thất phòng ngủ cao cấp,

được định vị mạnh trên thị trường.

Người tiêu dùng có thu nhập cao hơn đòi hỏi các sản phẩm nội thất gia dụng có chất lượng

cao hơn. Do nhu cầu ngày càng phức tạp, các công ty cung cấp sản phẩm nội thất gia dụng

đã phải mở rộng các chủng loại hàng hóa của họ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách

hàng. Các thương hiệu quốc tế vẫn thống trị thị trường đồ nội thất gia dụng Singapore.

Người tiêu dùng ưa thích các thương hiệu quốc tế hơn, vì có danh tiếng tốt hơn và đáng tin

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

32

cậy hơn. Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng trở nên phức tạp, các công ty cung cấp đồ nội thất

gia dụng quốc tế đang giới thiệu ngày càng nhiều sản phẩm và thương hiệu khác nhau trên

thị trường Singapore.

Triển vọng thị trường

Số lượng các khu chung

cư BTO được kỳ vọng sẽ

tăng lên trong tương lai,

do đó sẽ tạo đà tăng

trưởng cho ngành hàng

nội thất. Nhiều chung cư

BTO sẽ đi vào sử dụng

trong thời gian tới. Trong

số đó sẽ có những căn hộ

dành cho gia đình nhiều

thế hệ, hoặc những căn

hộ nhỏ cho người độc

thân hoặc người già cũng

như có những căn hộ từ hai đến năm phòng dành cho những người mới lập gia đình. Với

việc tăng nguồn cung các căn chung cư, doanh số bán hàng nội thất được kỳ vọng sẽ tăng

1%.

Người tiêu dùng sẽ tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nội thất có chất lượng và sáng tạo. Vì

người tiêu dùng ngày càng sáng tạo và có những quan điểm riêng đối với ngôi nhà của họ, vì

vậy họ sẽ quan tâm hơn đến việc lựa chọn nội thất cho gia đình họ, bên cạnh đó cũng sẽ cân

nhắc cả vấn đề thương hiệu. Những sản phẩm nội thất ngoài trời được hy vọng sẽ phát triển

hơn, với tốc độ tăng trưởng 2% trong thời gian tới.

Doanh số bán hàng nội thất được dự kiến sẽ tăng 1%. Trong số các mặt hàng nội thất trong

nhà, nội thất văn phòng tại nhà sẽ có sự tăng trưởng ngoạn mục nhất, với doanh số tăng 2%.

Số lượng các văn phòng tại nhà ở Singapore sẽ tăng lên vì lựa chọn này đang ngày càng trở

nên phổ biến khi thiết lập doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí.

Các công ty cung cấp đồ nội thất gia dụng sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình vận động,

quảng bá nhằm thu hút khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Trong khi đó, những công

ty này cũng sẽ tiếp tục tổ chức các triển lãm đồ nội thất để thu hút khách. Thêm vào đó, các

công ty cũng đưa ra những lựa chọn mua hàng trên mạng để tăng sự tiện dụng cho người tiêu

dùng.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

33

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Xu hướng gỗ và sản phẩm gỗ trên thị trường Châu Âu

Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ Châu Âu

đang dần phục hồi một cách chậm chạp

sau giai đoạn bất ổn về kinh tế bắt đầu từ

năm 2008. Một trong những sự phát triển

quan trọng nhất là việc thực thi nghiêm

khắc Quy định gỗ Châu Âu (EUTR). Do

đó, thị trường Châu Âu có những quy

định nghiêm khắc ngày càng khó khăn

hơn cho các nhà xuất khẩu từ các nước

đang phát triển. Theo đó, nhà xuất khẩu

có thể thích nghi các sản phẩm của mình

bằng các giấy chứng nhận và sự sáng tạo

để tăng cường vị thế trên thị trường và

hưởng các lợi ích từ thị trường này.

Đặc điểm nhân khẩu học của lực lượng

lao động thúc đẩy xu hướng gia công

Do đặc điểm dân số già của Châu Âu, số

lượng sinh viên theo học các chương trình kỹ thuật giảm và sự cạnh tranh về giá tăng lên đã

dẫn đến việc liên kết và giảm dần số lượng các nhà chế biến gỗ ở nhiều nước Tây Âu. Sản

xuất dần được chuyển sang Đông Âu và các nước đang phát triển như một điều tất yếu. Việc

này giúp tăng cường kiến thức, năng lực và tăng thị phần các sản phẩm gỗ có giá trị gia tăng

đến từ các khu vực này. Cùng với xu hướng này, các nước Châu Phi đang nỗ lực hướng đến

việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng và do đó cấm xuất khẩu gỗ khúc

không có hoặc giá trị gia tăng thấp. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể cân nhắc

hợp tác với các công ty chế biến tại Châu Âu. Họ đang tìm kiếm các cách để gia công sản

phẩm ở nước ngoài.

Người tiêu dùng dần quay lại với ngành xây dựng

Giai đoạn suy thoái kinh tế khiến cho ngành xây dựng Châu Âu đi xuống do có rất ít đơn vị

xây dựng nhà. Tuy nhiên, thị trường sửa chữa vẫn ổn định mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng nhẹ

của cuộc khủng hoảng. Hiện nay, với sự phục hồi kinh tế, xu hướng trong ngành xây dựng

và sửa chữa đang thay đổi. Mặc dù hoạt động xây mới vẫn còn thấp và ít người có nhu cầu

chuyển nhà, xây dựng nhà ở được kỳ vọng sẽ tặng khoảng 3,2% từ năm 2014 đến năm 2016.

Ngược lại, lĩnh vực sửa chữa và bảo dưỡng, hiện đang hoạt động tốt hơn, được kỳ vọng chỉ

tăng 1,2%. Do đó, xu hướng này đang dần đảo ngược, cho thấy lòng tin của người tiêu dùng

hướng đến sự phát triển trong tương lai của ngành này rất khả quan. Xu hướng đảo ngược

trong lòng tin người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng lớn tới ngành xây dựng, do đó tăng nhu cầu đối

với các sản phẩm xây dựng như lát sàn, vật liệu phủ mái, đường chỉ tường và cửa. Nhu cầu

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

34

đối với gỗ xây dựng đang tăng lên, do sự tăng trưởng thấp của ngành xây dựng. Tình trạng

thiếu gỗ có thể tạo ra những cơ hội thú vị cho các SMEs.

Nhận thức về môi trường

Ở hầu hết các nước

nhập khẩu gỗ xây

dựng lớn ở Châu

Âu, đặc biệt ở Bắc

và Tây Âu (như

Anh, Hà Lan, Bỉ,

Đan Mạch, Pháp và

Đức), vấn đề phát

triển bền vững đang

thu hút sự quan tâm

của các cơ quan

chính phủ, các hiệp

hội thương mại

ngành gỗ và các công ty bán lẻ lớn. Phát triển bền vững là một vấn đề đặc biệt quan trọng

đối với các sản phẩm cửa gỗ, nội thất ngoài trời, vật liệu phủ mái và cửa sổ. Các nhà cung

cấp có gỗ nhiệt đới được chứng nhận thay vì gỗ nhiệt đới truyền thống, có thể cân nhắc

hướng tới các khách hàng có chứng nhận CoC (Chain-of-Custody: Chứng nhận chuỗi hành

trình sản phẩm). Doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm các khách hàng sẵn sàng trả giá

cao, hướng tới các khách hàng cam kết bền vững.

Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi

Việc sử dụng gỗ nhiệt đới được kết hợp với thời trang và thời trang có thể thay đổi rất nhanh

và đa dạng giữa các nước EU với nhau. Ví dụ, ở Đông Âu, việc sử dụng gỗ nhiệt đới không

cần cân nhắc đến tính thời trang và chỉ được sử dụng giới hạn, như khung cửa và cửa sổ. Ở

khu vực Baltic, họ chỉ nhập khẩu gỗ nhiệt đới để chế biến thêm và xuất khẩu sang các nước

khác. Thời trang hiện tại ở khu vực Scandinavi không sử dụng gỗ nhiệt đới mà sử dụng các

loại khác đa dạng về màu sắc và có thể thay đổi dễ dàng cho phù hợp với thời trang. Ở nhiều

thị trường sử dụng gỗ nhiệt đới cho các đặc tính thẩm mỹ (như ván sàn, cửa), xu hướng thiên

về các màu nhẹ, ví dụ như gỗ sồi. Xu hướng sử dụng các loại gỗ thay thế cũng bị ảnh hưởng

bởi thực tế là một số loại gỗ nhiệt đới nhất định (gỗ tếch, bangkirai, merbau) rất hạn chế

nguồn cung và thiếu gỗ thay thế. Gỗ nhiệt đới có rất ít ứng dụng và để quảng bá thành công

cần sự sáng tạo. Doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm trước khi xuất khẩu. Điều

này đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và tăng hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam. Để hiểu

xu hướng trên thị trường Châu Âu, hãy nói chuyện với khách hàng của bạn. Họ sẽ có những

ý tưởng về xu hướng trên thị trường và có thể giúp tăng giá trị cho sản phẩm.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

35

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Xu hướng thay thế bằng gỗ mềm và gỗ ôn đới

Khả năng sẵn có của các loại gỗ mềm và ôn đới được xử lý nhiệt và hóa chất cũng có nghĩa

là gỗ nhiệt đới sẽ nhanh chóng bị thay thế trong các sản phẩm đồ nội thất, đồ gỗ và đồ để

vườn. Xu hướng này có lợi cho các nhà sản xuất Châu Âu, đặc biệt là các công ty đến từ

Đông Âu và Bắc Âu. Những nước này thường được coi là các đối tác tốt hơn các công ty

đến từ các nước đang phát triển (cả về khoảng cách và việc tuân thủ các quy định về thời hạn

giao hàng). Do vậy và do việc thiếu một số loại gỗ nhiệt đới quan trọng, thị trường gỗ nhiệt

đới nói chung được dự đoán sẽ suy giảm trong vài năm tới. Tuy nhiên, gỗ nhiệt đới sẽ vẫn có

nhu cầu do độ cứng, chất lượng và độ bền. Những yếu tố này được đặc biệt đánh giá cao cho

những sản phẩm ngoài trời (vườn, hệ thống cung cấp nước).

Xu hướng thay thế bằng vật liệu ngoài gỗ

Một trong những hệ

quả của các quy định

nghiêm ngặt về nhập

khẩu gỗ là khả năng

sáng tạo, đặc biệt là

sáng tạo trong việc

thay thế gỗ. Việc thay

thế gỗ bằng các vật

liệu như nhôm, bê

tông, thép, nhựa và

tre đang ngày càng

phổ biến. Ví dụ, vật

liệu phủ mái bằng gỗ

được thay thế bằng

vật liệu nhựa

composite (WPC) có

thể ngăn cháy, chịu nước, chịu nhiệt, tái chế và có hiệu quả năng lượng. Đối với khung cửa

và cửa sổ, các cửa sổ khung PVC và nhôm và hệ thống kính không khung ngày càng được

sử dụng nhiều hơn. Theo công ty Forest Industries Intelligence Ltd, các vật liệu nhựa nói

chung sẽ trở thành nguyên liệu cạnh tranh với gỗ để sử dụng cho cửa sổ và khung cửa. Thị

trường chậm phát triển và việc quan tâm đến chi phí sẽ cần các doanh nghiệp hợp tác với các

đối tác. Những mối quan hệ lâu dài rất quan trọng để có thể có được những kiến thức cần

thiết và tiếp cận thị trường.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc

Nhu cầu minh bạch ngày càng cao đối với chuỗi cung cấp gỗ dẫn đến việc sử dụng hệ thống

truy xuất nguồn gốc. Lĩnh vực này đã đạt được tiến bộ thông qua việc sử dụng Sàn khai báo

trực tuyến (OCP) cung cấp các thông tin kịp thời về các sản phẩm FSC và các tổ chức sản

xuất. Công cụ điện tử này hướng tới việc cung cấp cái nhìn về tính xác thực của các yêu cầu

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

36

FSC. Các công nghệ truy xuất nguồn gốc khác như sử dụng các con chip nhận diện bằng

sóng vô tuyến (RFID), DNA hoặc mẫu đồng vị hoặc phần mềm truy xuất nguồn gốc nâng

cao cũng được dự đoán sẽ trở nên quan trọng trong tương lai. Những công nghệ này sẽ liên

quan tới các chủ sở hữu rừng và các bên khác trong chuỗi cung cấp. Hiện tại việc thực hiện

còn đắt và không thể sử dụng trong các chuỗi cung cấp phức tạp với nhiều loại gỗ và nhiều

nhà cung cấp. Tuy nhiên, hệ thống truy xuất điện tử được đự đoán sẽ phát triển trong tương

lai và thay thế hệ thống trên giấy. Các hệ thống truy xuất quốc gia sẽ được thực hiện ở hầu

hết các nước nhiệt đới có ngành lâm nghiệp phát triển. Một yếu tố quan trọng khác là việc

thực hiện Quy định về gỗ của EU.

Gia công hiệu quả

Để tăng tính hiệu

quả, có một động

thái hướng tới các

kỹ thuật gia công

cho phép sử dụng

gỗ thải nếu không

được sử dụng sẽ bị

bỏ đi (như gỗ vụn,

gỗ lát mỏng). Hơn

nữa, các kỹ thuật

gia công rất tiên

tiến, hướng đến

việc giảm khối

lượng gỗ thải.

Thêm vào đó, có

thể thay đổi thiết kế

sản phẩm hoặc sản

xuất các sản phẩm

khác từ những

miếng gỗ nhỏ (ví dụ các sản phẩm thủ công được sử dụng trong ngành đóng gói). Gỗ thải có

thể sử dụng để tạo ra năng lượng (như gỗ đốt, đạn gỗ, chip gỗ, than củi).

Ảnh hưởng từ sự phục hồi kinh tế chậm

GDP ở EU ước đạt 1,6% năm 2014 và dự tính đạt 1,8% năm 2015. Sự phục hồi kinh tế chậm

của Châu Âu sẽ có tác động lớn tới thị trường gỗ và các sản phẩm gỗ Châu Âu, vì ngành xây

dựng sẽ có những tác động tích cực. Lĩnh vực tiêu dùng cũng sẽ có những tác động tích cực

với dự đoán lòng tin người tiêu dùng sẽ tăng trong năm tới. Hơn thế, thị trường gỗ và sản

phẩm gỗ nhiệt đới Châu Âu kỳ vọng tăng trong những năm sau, so với mức cầu hiện tại

(khoảng 2,3 triệu m3 vào năm 2013). Mặt khác, với triển vọng lạc quan của thị trường Châu

Âu, thị trường gỗ nhiệt đới sẽ có một vài bất lợi, như dao động về giá cả (tỷ giá) và thiếu

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

37

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

nguồn cung liên tục. Một bất lợi khác nữa liên quan đến các nước sản xuất là thiếu khả năng

tiếp cận nguồn tài chính.

Khủng hoảng kinh tế Châu Âu có tác động khác nhau tới các nước trong khu vực. Ví dụ, thị

trường xây dựng Anh không chịu ảnh hưởng nhiều, do đó nhiều người vẫn có thể mua nhà

và phát triển ngành gỗ nhiệt đới. Thêm vào đó, nước này là một trong những thị trường nhạy

cảm nhất về vấn đề phát triển bền vững.

Giá trị đồng euro giảm

Từ năm 2012

đồng euro đã

giảm so với

đồng đô la Mỹ

từ mức cao

0,83 xuống

mức thấp

0,78euro/USD.

Sự suy giảm

này ảnh hưởng đến giá cả và cạnh tranh về giá. Việc giảm giá trị đồng euro đã đem lại mức

giá cao hơn cho các sản phẩm gỗ từ các nước Châu Á, vì họ thường báo giá bằng đồng USD

hoặc các đồng tiền liên kết với đồng USD. Kinh doanh với Châu Âu bằng đồng euro (như

các nước Tây Phi) không làm giá cao hơn và do đó cạnh tranh hơn khi tỷ giá euro/ USD

giảm. Nếu giá trị đồng đô la giảm, viễn cảnh sẽ ngược lại: các nước Châu Á sẽ có mức giá

tương đối thấp hơn và sẽ tăng khả năng cạnh tranh.

Áp lực giá cao

Giá cao đối với gỗ và các sản phẩm gỗ nhiệt đới có chứng nhận đang chịu áp lực. Trước kia,

mức giá cao hơn phổ biến từ 5 – 30% (tùy thuộc vào loại gỗ, độ hiếm, chất lượng, quốc gia,

đoạn thị trường và người mua). Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, với điều kiện tập trung

nhiều vào giá, mức giá cao này đang chịu nhiều áp lực.

Cầu tăng lên ở các nền kinh tế mới nổi

Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi làm tăng cầu đối với gỗ và sản phẩm

gỗ nhiệt đới. Trong những năm gần đây, các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung

Quốc) đã phát triển nhanh chóng. Do đó, có thể thấy rõ rằng thương mại Nam – Nam đang

ngày càng trở nên quan trọng, khiến cho nhà cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ nhiệt đới ít phụ

thuộc hơn vào khách hàng Châu Âu. Trong dài hạn, dân số toàn cầu sẽ tiếp tục tăng và tầm

quan trọng của các loại nông sản tăng lên (như đậu nành, dầu cọ hoặc cao su) sẽ tạo áp lực

cho các rừng gỗ nhiệt đới (do chuyển đổi từ rừng sang đất trồng nông nghiệp). Trong dài

hạn, gỗ nhiệt đới sẽ trở nên khan hiếm hơn; điều này sẽ khiến các khách mua hàng Châu Âu

khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp. Do đó, họ sẽ tìm kiếm các cách khác để

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

38

đảm bảo nguồn cung thông qua các mối quan hệ dài hạn. Một vấn đề khác nữa là họ muốn

kinh doanh với các đối tác có thể cung cấp nguồn cung đảm bảo cho họ. Các nhà cung cấp

có sự nhượng bộ sẽ được ưu tiên hơn.

Nguồn cung sản phẩm bền vững tăng lên

Mặc dù thương mại gỗ và các

sản phẩm gỗ không được

chứng nhận và bất hợp pháp

vẫn còn tràn lan, nguồn cung

sản phẩm bền vững đang ngày

càng trở thành một vấn đề

chính đối với khách hàng

Châu Âu. Các sản phẩm thay

thế cho gỗ nhiệt đới (như gỗ

mềm và gỗ ôn đới xử lý nhiệt,

WPC, nhựa) cũng được chứng

nhận là sản phẩm bền vững.

Vì thế, nguồn cung sản phẩm

bền vững dường như là cách

duy nhất cho các nhà cung cấp

gỗ nhiệt đới nếu muốn duy trì

khả năng cạnh tranh trên thị

trường Châu Âu trong dài hạn. Đã có các chính sách và sáng kiến do chính phủ, các hiệp hội

thương mại, nhà nhập khẩu và công ty bán lẻ đưa ra nhằm xúc tiến nguồn cung gỗ bền vững.

Hai kế hoạch quản lý rừng bền vững quan trọng nhất (SFM), là FSC và PEFC, sẽ nâng cao

khả năng đáp ứng các nhu cầu tăng lên do những chính sách và sáng kiến này. Hiện tại, FSC

được công nhận rộng rãi nhất ở Châu Âu. Hầu hết các rừng nhiệt đới được chứng nhận do

FSC chứng nhận.

Nhu cầu đối với các loại gỗ ít được biết đến

Một phần quan trọng của các chương trình quản lý rừng bền vững là xúc tiến các loại gỗ ít

được biết đến. Tình trạng khan hiếm các loại gỗ nhiệt đới phổ biến (như bangkirai, gỗ tếch,

merbau) đem lại cơ hội cho những loại này. Những loại này thương có đặc điểm sản phẩm

tương tự nhưng có thể nhìn khác nhau. Các loại gỗ ít được biết đến có nguồn cung lớn sẽ có

cơ hội lớn hơn. Những loại gỗ này sẽ được kiểm định và được các công ty lớn tại Châu Âu

giới thiệu trước khi được chấp nhận trên thị trường chính. Tuy nhiên, việc quảng bá các loại

gỗ này không phổ biến ở tất cả các nước tại Châu Âu. Ví dụ, thị trường Hà Lan đối với các

đoạn thị trường DIY và xây dựng, các sản phẩm nhạy cảm không thuộc loại nào phổ biến.

Trong khi đó, trên thị trường gỗ Đức, nhiều loại khác đóng vai trò quan trọng.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

39

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Thương mại công bằng

FSC đã liên kết với Tổ chức thương mại

công bằng quốc tế tìm kiếm các cách để

khác biệt hóa các sản phẩm từ cộng

đồng và các công ty nhỏ trên thị trường,

và để chứng nhận gỗ và các dịch vụ hệ

thống sinh thái. Hiện tại họ đang thử

nghiệm chứng nhận đúp: FSC –

Fairtrade và chứng nhận dịch vụ hệ

thống sinh thái. Bên cạnh nguồn cung

bền vững, điều này sẽ đảm bảo mức giá

hợp lý cho các nhà sản xuất và sở hữu

rừng nhỏ. Điều này có thể chứng minh

một cách thức để cung cấp cho các thị

trường ngách và giải quyết các vấn đề

như rừng hấp thu carbon, là một phần trong các động thái toàn cầu giảm ô nhiễm từ việc phá

rừng và suy thoái rừng (REDD).

Các quy định tiết kiệm năng lượng nghiêm ngặt

Chỉ thị của Châu Âu về sử dụng nhiên liệu ở các tòa nhà đã đặt ra các quy định nghiêm ngặt

về tiết kiệm năng lượng đối với các tòa nhà mới xây. Nhiều nước Bắc Âu và Tây Âu đang

thực hiện các sáng kiến xây dựng xanh (GBIs). Một ví dụ được công nhận rộng rãi ở Châu

Âu là Phương pháp đánh giá môi trường thông qua nghiên cứu các tòa nhà (BREEAM). Quy

định pháp lý này được kỳ vọng sẽ có tác động lớn tới vấn đề sử dụng gỗ nhiệt đới trong xây

dựng (ví dụ cửa sổ, sơn phủ tường). Một mặt, gỗ nhiệt đới đặc có dấu CO2 nhỏ hơn các vật

liệu thay thế (như thép, nhôm hoặc nhựa). Mặt khác, gỗ nhiệt đới đặc có hiệu quả sử dụng

năng lượng thấp hơn khi sử dụng (gỗ nhiệt đới đặc và vì thế là một chất dẫn tốt làm mất

năng lượng). Vì thế, đang có xu hướng chuyển từ sử dụng gỗ nhiệt đới đặc sang các sản

phẩm cơ khí hơn (ví dụ các vật liệu ngăn nhiệt) và gỗ nhiệt đới được sử dụng kết hợp với

các vật liệu khác.

FLEGT và EUTR không đáp ứng kỳ vọng

Quy định gỗ EU (EUTR) là một phần của Quy định tăng cường thực thi lâm luật, quản trị

rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) có hiệu lực từ tháng 3 năm 2015. Luật này cấm thu

hoạch bất hợp pháp các loại gỗ từ tất cả các nước được đưa vào thị trường Châu Âu và được

đặc biệt phát triển nhằm bảo vệ rừng nhiệt đới. Các khách mua hàng EU đưa gỗ và các sản

phẩm gỗ vào thị trường lần đầu cần thể hiện sự tuân thủ này.

Bảng: Đánh giá 4 trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ nhiệt đới thực hiện EUTR

“Tuân thủ luật pháp là đủ”

Nhà nhập khẩu có thể sẽ yêu cầu bằng chứng “Chuyển sang các vật liệu thay thế gỗ nhiệt

đới”

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

40

chứng minh gỗ hợp pháp và không yêu cầu

cả bằng chứng pháp lý lẫn gỗ bền vững được

chứng nhận

Vì khó có thể đáp ứng EUTR đối với gỗ

không được chứng nhận ở các nước mà, ví

dụ, việc đốn gỗ bất hợp pháp là vấn đề lớn,

các nhà nhập khẩu gỗ có thể chuyển sang các

vật liệu thay thế (các sản phẩm gỗ phi nhiệt

đới)

“Phát triển bền vững là tương lai”

Các chương trình chứng nhận khiến cho dễ

dàng tuân thủ hơn bằng cách kết hợp các

chứng nhận với các yêu cầu EUTR. Việc

tuân thủ EUTR liên quan đến một bài tập

đánh giá rủi ro rất gần với việc chứng nhận

gỗ bền vững.

“Bỏ qua thị trường EU”

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở các nước đang

phát triển có thể chuyển sự tập trung ra khỏi

thị trường EU, sang các nước mới nổi không

có những quy định nghiêm ngặt như thế về

mặt pháp lý (hoặc phát triển bền vững).

Nguồn: Tổ chức hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan (CBI)

Sau hơn một năm thực hiện EUTR, các viễn cảnh trên có thể dẫn đến những sự phát triển

thực tế. Trên thực tế, những sự phát triển trên thị trường hiện nay bắt nguồn từ EUTR đang

xảy ra đồng thời và đem lại những kỳ vọng khác nhau. Những thay đổi chính bao gồm:

- Chứng nhận được coi là quan trọng hơn trên thị trường so với EUTR. Các hệ

thống pháp lý không thay đổi nhiều; hơn nữa, từ phía nhà sản xuất, các quy định

EUTR được coi là phức tạp và đắt đỏ hơn.

- Phát triển bền vững rất quan trọng, nhưng các quy định của Châu Âu khá nghiêm

ngặt, vì thế đem lại những hiểm họa cho việc nhập khẩu từ các nước đang phát

triển. Hiện tại có mối quan tâm lớn trong thương mại gỗ tại EU là việc thực thi

EUTR có thể đem lại những gánh nặng về nghiên cứu và quản lý lớn, đặc biệt đối

với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều công ty sẽ không có đủ nguồn lực và kiến

thức để thực hiện hiệu quả và sẽ có rủi ro vi phạm EUTR.

- Những vật liệu thay thế cho gỗ nhiệt đới đang ngày càng phổ biến trên thị trường

EU và được kỳ vọng sẽ giành được thị phần. Điều này xảy ra không chỉ bởi vì các

quy định đối với việc nhập khẩu gỗ nhiệt đới ngày càng trở nên nghiêm ngặt mà

còn vì hình ảnh tiêu cực của ngành gỗ. Cuối cùng, khủng hoảng kinh tế cũng thúc

đẩy xu hướng thay thế này.

- Với việc áp dụng các quy định, số lượng các nhà xuất khẩu gỗ nhiệt đới sang thị

trường Châu Âu giảm. Điều này có nghĩa là các nhà xuất khẩu cũng chuyển

hướng sang các thị trường khác, như các thị trường ở Châu Á và Châu Phi.

Nói chung, thị trường hiện tại cho thấy nhu cầu đối với sự cam kết phát triển bền vững đang

tăng lên trên thị trường EU; trong tương lai cả người tiêu dùng và khách hàng đều sẽ không

hỏi các sản phẩm không phát triển bền vững. Đồng thời, các chứng nhận như FSC và PEFC

sẽ trở nên phổ biến hơn và trở thành một phần trong việc quản lý rủi ro của các công ty. Nói

chung, chứng nhận sản phẩm dần trở thành yêu cầu tối thiểu trong ngành này. Các khách

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

41

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

hàng ngày càng đòi hỏi chứng nhận và chỉ nhập khẩu từ những nước có một mức độ thực thi

các quy định pháp lý nhất định.

VPA hỗ trợ tiếp cận thị trường: Là một phần của FLEGT sáu nước sản xuất gỗ nhiệt đới đã

ký Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với EU. Những nước này phải đầu tư vào việc thực

hiện các hệ thống kiểm soát. Một khi đã được EU thông qua, gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu

từ các nước VPA tự động được coi là đủ tiêu chuẩn pháp lý. Không một nước nào trong số

sáu nước này nhận giấy phép FLEGT. Chín nước khác đang thương lượng với EU về VPA

và mười một nước khác đang bày tỏ sự quan tâm.

Tuyên bố thực hiện (DoP) đối với các sản phẩm xây dựng

Các sản phẩm xây dựng

bằng gỗ bán trên thị

trường Eu cần có một bản

tuyên bố thực hiện (DoP).

DoP cung cấp các thông

tin về đặc điểm của một

sản phẩm. Quy định này

áp dụng đối với các nhà

sản xuất các sản phẩm

xây dựng hoàn thiện được

bán trên thị trường. Các

nhà sản xuất sẽ chuyển

quy định này cho các nhà

cung cấp các thành phần.

DoP là một phần của quy

định dán nhán EU CE và

Quy định các sản phẩm

xây dựng (CPR) áp dụng từ 1 tháng 7 năm 2013. Quy định này có tính chất bắt buộc đối với

các sản phẩm xây dựng.

Thuế quan và thuế nhập khẩu ở các nước xuất khẩu

Các nước đang phát triển đang ngày càng khuyến khích ngành gỗ của họ gia tăng thêm giá

trị sản phẩm bằng cách tăng thuế xuất đối với ván gỗ xuất khẩu. Do chi phí xuất khẩu tăng

lên, điều này buộc các công ty trong ngành gỗ đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ trong nước.

Có 24 nước đang phát triển như Ghana, Gabon và Burma đã cầm xuất khẩu ván gỗ để

khuyến khích gia công trong nước thành thành phẩm hoặc bán thành phẩm.

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

42

HỎI ĐÁP

Câu hỏi 1: Chúng tôi là doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, thời gian tới muốn xuất khẩu

vào thị trường Châu Âu, chúng tôi cần phải đặc biệt lưu ý quy định nào liên quan tới

thị trường này?

Trả lời:

Châu Âu là thị trường khó tính với nhiều quy định về hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt là những

quy định liên quan tới xuất xứ hàng hóa. Để đảm bảo mọi sản phẩm gỗ nhập khẩu vào châu

Âu phải có nguồn gốc gỗ hợp pháp, từ tháng 3/2013 EU đã ban hành bộ quy chế về gỗ, viết

tắt là EUTR (European Union Timber Regulation), quy định trách nhiệm của DN nhập khẩu.

Theo đó, các DN phải có sự tận tâm thỏa đáng (Due Diligence) khi xác định nguồn gốc gỗ

trong thành phần cấu thành nên sản phẩm được nhập khẩu. Quy trình xác định đó phải được

tiến hành theo các bước sau:

1. Tiếp cận đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, quá trình vận chuyển, quá trình chế

biến, quá trình thay đổi hình thái của gỗ… để đảm bảo không có sự pha trộn của gỗ

bất hợp pháp vào nguyên vật liệu được sử dụng để tạo ra sản phẩm bằng cách thông

qua Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC – Chains of Custody).

2. Xác định những rủi ro (risk identification): có thể xảy ra ở bất kỳ mắt xích nào của

chuỗi cung ứng, từ đó có biện pháp ứng phó thích hợp.

3. Thực hiện các hành động giảm thiểu và triệt tiêu những rủi ro (risk mitigation) bằng

các biện pháp: sử dụng nguồn nguyên liệu khác an toàn hơn, chọn nhà cung cấp đáng

tin cậy, sử dụng chủng loại gỗ khác phù hợp hơn…

Như vậy, các nhà nhập khẩu gỗ vào thị trường EU phải chứng minh được gỗ hợp pháp

không chỉ thông qua chứng từ, giấy tờ mà còn phải tham gia vào công tác điều tra tỉ mỉ về

nguồn gốc của gỗ để làm cơ sở giải trình với cơ quan giám sát của EU. Quy chế gỗ của EU

gồm có 3 yêu cầu chính yếu sau đây:

1. Các loại gỗ được khai thác trái phép và việc kinh doanh các sản phẩm sản xuất từ các

loại gỗ này ở lần đầu tiên đưa ra thị trường, trên thị trường châu Âu, đều bị nghiêm

cấm.

2. Các nhà khai thác - những người đưa sản phẩm gỗ ra lưu hành lần đầu trên thị trường

EU - được yêu cầu phải thực hiện các động thái chứng tỏ sự tích cực và có thể cung

cấp các bằng chứng họ đã tuân thủ điều luật này.

3. Các nhà kinh doanh - những người mua hoặc bán gỗ và sản phẩm gỗ đã lưu hành trên

thị trường EU - được yêu cầu phải lưu giữ các thông tin về nhà cung cấp và các khách

hàng mua sản phẩm để có thể dễ dàng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm trên khắp thị

phần châu Âu trong chuỗi cung ứng sản phẩm có liên quan.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

43

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Cụm từ Due Diligent System (DDS) được một số nước dịch sát nghĩa là “Hệ thống đảm bảo

sự điều tra tận tụy” trong khi tiếng Việt chỉ dịch chung chung là “Hệ thống trách nhiệm giải

trình”, không thể hiện rõ trách nhiệm nặng nề mà nhà nhập khẩu phải gánh vác. Các nhà

nhập khẩu sẽ phải chịu một loạt những hình phạt nặng nề khi không áp dụng quy định này

như: bị tịch thu toàn bộ hàng hóa, bị phạt tiền lên đến hàng trăm ngàn Euro, chủ công ty có

thể nhận mức phạt là 2 năm tù giam…

Câu hỏi 2: Chúng tôi muốn biết nội dung tiêu chuẩn FSC – CoC liên quan đến việc

xuất khẩu gỗ vào thị trường Châu Âu?

Trả lời:

Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) là con đường mà nguyên liệu thô từ rừng đã được chứng

nhận đến với người tiêu dùng, bao gồm những giai đoạn liên tục của việc khai thác, chế biến,

vận chuyển, sản xuất, phân phối. Là chuỗi quá trình nhận dạng gỗ từ khu rừng đã được

chứng nhận cho tới khi sản phẩm đến được người tiêu dùng cuối cùng.

Mục đích của Chuỗi hành trình sản phẩm FSC – CoC là nhằm cung cấp các chứng từ xác

thực để chứng minh các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng đã thực hiện chương

trình quản lý có trách nhiệm đạt tiêu chuẩn của tổ chức FSC.

Các tiêu chuẩn FSC được áp dụng cho chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm FSC-

CoC hiện hành. Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-004 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm đối

với các công ty cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC.

Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-005 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn FSC dành cho các công ty đánh

giá nguồn gỗ có kiểm soát FSC.

Tiêu chuẩn: FSC-STD-30-010 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC dành cho

các tổ chức quản lý rừng.

Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-201(Ver. 02) - Các yêu cầu dán nhãn FSC trên sản phẩm

Tất cả các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong các lĩnh vực khai thác và thu mua

nguyên liệu gỗ, sơ chế gỗ, tinh chế các sản phẩm gỗ và phân phối các sản phẩm gỗ đều cần

phải đáp ứng các tiêu chuẩn FSC-CoC.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn FSC-CoC giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng

yêu cầu của khách hàng và thị trường bắt buộc tại một số nước, tạo thị trường mới và nâng

cao lợi nhuận, tạo ưu thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

44

Câu hỏi 3: Hiện tại Việt Nam có những quy định nào được áp dụng liên quan đến việc

xuất khẩu gỗ?

Trả lời:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị

định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt

động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh

hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm sản và thủy sản, trong đó quy định

một số sản phẩm cấm xuất khẩu.

Thông tư quy định cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp: gỗ

tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước… Về xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo

giấy phép, gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp

theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hóa với cơ

quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 29/03/2015.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

45

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

SỰ KIỆN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Một số hội chợ triển lãm trong nước

Miền Bắc Hà Nội Vietnam Expo 2016 - Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 26 (The 26th

Vietnam International Trade Fair)

Thời gian: 05/4/2016 - 09/4/2016

Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam - 148 Giảng Võ

Nôi dung trưng bày: Xuất nhập khẩu, hàng hóa của Việt Nam và các nước trong có mặt hàng

chè.

Quy mô: 700 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad

Website: http://vietnamexpo.com.vn/

Hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2015 - Hanoi Gift Show 2015

Thời gian: 24/10/2015- 31/10/2015

Địa điểm tổ chức: Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam, 148 Giảng Võ

Nội dung trưng bày: Thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, quà tặng, đồ gia dụng gia đình

Quy mô: 600 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp Hà Nội

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Triển lãm quốc tế Xây dựng - vật liệu xây dựng - Bất động sản & Trang trí nội ngoại

thất Vietbuild Hà Nội 2015 (International Exhibition Construction - Building Materials

- Real State & Interior - Exterior Decoration - Vietbuild Hanoi 2015)

Thời gian: 11/11/2015 - 15/11/2015

Địa điểm tổ chức: Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam, 148 Giảng Võ

Nội dung trưng bày: Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản và trang trí nội ngoại thất

trong đó có sản phẩm từ gỗ…

Quy mô: 1500 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty Cổ phần Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng Vietbuild

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Bắc Kạn Hội chợ Thương mại tiêu dung huyện Ngân Sơn năm 2015

Thời gian: 16/10/2015- 22/10/2015

Địa điểm tổ chức:

Nôi dung trưng bày: Sản phẩm công nghiệp thực phẩm,

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

46

dệt may, da giầy, hóa mỹ phẩm, thiết bị điện tử, thông tin liên lạc, đồ nhựa, sành sứ, thủy

tinh, thiết bị văn phòng, giáo dục, thể thao, vàng bạc trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ trong

đó có sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp…

Quy mô: 90 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại Việt Bắc

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Thanh Hóa Hội chợ Công nghiệp, Thương mại tỉnh Thanh Hóa năm 2015

Thời gian: 01/9/2015-06/9/2015

Địa điểm tổ chức: Quảng trường Lam Sơn, Thanh Hóa

Nôi dung trưng bày: Dệt may và các thiết bị máy móc của ngành dệt, thực phẩm, hóa mỹ

phẩm, thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em, giầy dép, nhựa gia dụng, bia nước giải khát, đồ điện

điện tử, điện lạnh, sản phẩm của các làng nghề truyền thống (trong đó có đồ gỗ, sản phẩm từ

gỗ)

Quy mô: 350 - 400 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH Một thành viên Hiền Mạnh

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Miền Trung Bình Định Hội chợ Thương mại Đề Gi 2015

Thời gian: 24/6/2015 - 30/6/2015

Địa điểm tổ chức: Xã Cát Khánh, Bình Định

Nôi dung trưng bày: Hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, đồ gỗ và sản phẩm gỗ, máy, móc thiết bị,

giống cây trồng,...

Quy mô: 150 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH Xúc tiến thương mại Đức Việt

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Phú Yên Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Phú Yên năm 2015

Thời gian: 27/6/2015-03/7/2015

Địa điểm tổ chức: Ngã tư Đại lộ Hùng Vương-Trần Phú, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Nôi dung trưng bày: Đa ngành hàng, các sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc trưng, sản phẩm

làng nghề, đồ gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản trong tỉnh, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của

các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Quy mô: 300 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty Cổ phần Xúc tiến thương mại và Quảng cáo Quốc tế

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

47

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Quảng Ngãi Ngày hội Mua sắm gia đình 2015

Thời gian: 25/6/2015 - 01/7/2015

Địa điểm tổ chức: Sân vận động Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi

Nôi dung trưng bày: Điện, sản phẩm công nghiệp và phục vụ nông nghiệp, máy móc, thiết

bị, giống cây trồng, đồ gia dụng mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, đồ gỗ…

Quy mô: 150-200 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH E.K.D

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Hội chợ Thương mại Đức Phổ 2015

Thời gian: 01/07/2015 - 08/07/2015

Địa điểm tổ chức: Nhà văn hóa huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Nôi dung trưng bày: Gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, thực phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng, giống

cây trồng…

Quy mô: 70 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH Xúc tiến thương mại Đức Việt

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Hội chợ Thương mại Bình Sơn 2015

Thời gian: 11/7/2015-17/7/2015

Địa điểm tổ chức: Đường bờ kè phía bắc sông Trà Bồng, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Nôi dung trưng bày: Gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, thực phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng, giống

cây trồng…

Quy mô: 70 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH Xúc tiến thương mại Đức Việt

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Đà Nẵng Hội chợ Quốc tế Đầu tư Thương mại và Du lịch Hành lang Kinh tế Đông - Tây Đà

Nẵng 2015

Thời gian: 24/7/2015 - 29/7/2015

Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Đà Nẵng

Nôi dung trưng bày: Máy móc thiết bị, Điện tử - CNTT, nông lâm thủy sản, thực phẩm chế

biến, dệt may, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất (trong đó có đồ gỗ), dược

phẩm, dịch vụ ngân hàng, du lịch, hàng không…

Quy mô: 350 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đà Nẵng

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

48

Miền Nam Tp. Hồ Chí Minh Triển lãm Quốc tế lần thứ 11 về Máy và Thiết bị Công nghiệp Chế biến Gỗ - Vietnam

Woodworking 2015.

Triển lãm Quốc tế lần thứ 11 về nguyên phụ liệu và Bán thành phẩm ngành công

nghiệp Gỗ - Furniture Accessories 2015.

Thời gian: 14/10/2015- 17/10/2015

Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh,

phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Nôi dung trưng bày: Chuyên ngành gỗ

Quy mô: 300 gian hàng và 500 doanh nghiệp

Đơn vị tổ chức: Chi nhánh Công ty Cổ phần Quảng cáo & Hội chợ Thương mại (VINEXAD)

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Cần Thơ Hội chợ Thương mại và Công nghiệp địa phương 2015

Thời gian: 30/6/2015 - 05/7/2015

Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ (EFC)

Nội dung trưng bày: Dệt, da, may, thủ công mỹ nghệ (trong đó có đồ gỗ), hóa mỹ phẩm, kim

khí điện máy - hàng gia dụng, văn phòng phẩm - văn hóa phẩm; dụng cụ thể dục thể thao,

vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, tư liệu sản xuất, thực phẩm, dược phẩm

Quy mô: 400 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế thành phố Cần Thơ (EFC)

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Xây dựng - Vật liệu xây dựng - Bất động sản và trang trí

nội thất - Vietbuild Cần Thơ 2015 (Vietbuild Cần Thơ 2015)

Thời gian:

Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ (EFC)

Nội dung trưng bày: Xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội, ngoại thất (trong đó có sản

phẩm gỗ) và bất động sản

Quy mô: 500 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế thành phố Cần Thơ (EFC)

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Đồng Tháp Hội tụ và phát triển thương mại nông nghiệp Tây Nam Bộ 2015

Thời gian: 19/8/2015-25/8/2015

Địa điểm tổ chức: Khu Liên hợp Thể dục và Thể thao tỉnh Đồng Tháp

Nội dung trưng bày: Máy móc, thiết bị cơ khí, điện tử, phương tiện vận tải phục vụ nông

nghiệp; Vật tư, sản phẩm hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp: Phân bón, thuốc trừ sâu,

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

49

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

diệt trừ dịch hại, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng cho vật nuôi, cây trồng; sản phẩm

phục vụ nuôi trồng phát triển nông lâm (trong đó có đồ gỗ), thủy, hải sản; Sản phẩm ứng

dụng công nghệ sinh học; Nông sản, thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ bia, nước

giải khát, nước trái cây; giống cây trồng, vật nuôi; thức ăn chăn nuôi và các phương tiện

nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, vận chuyển, bảo quản nông sản thực phẩm thủ công khác;

Sản phẩm, ngành hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nông dân: dệt, da, may; dược

mỹ phẩm và chất tẩy rửa; hàng công nghiệp phục vụ nông nghiệp; nhà hàng, ẩm thực (tham

gia chợ quê).

Quy mô: 200 – 250 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH Quảng cáo - Triển lãm - Thương mại Nam Ánh Quang

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Tiền Giang Hội chợ Nông nghiệp và Thương mại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Thời gian: 28/7/2015-03/8/2015

Địa điểm tổ chức: Đường Hùng Vương, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Nôi dung trưng bày: Lương thực, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến; cac sản phẩm

giống cây trồng, hoa kiểng, đồ gỗ, nguyên liệu gỗ, thủ công mỹ nghệ, thiết bị viễn thông,

hàng công nghiệp, thương mại - phục vụ sản xuất đời sống

Quy mô: 350 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty Cổ phần Xúc tiến thương mại và Phát triển kinh tế

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Một số hội chợ triển lãm nước ngoài tại Việt Nam Nhật Bản Hội chợ Sản phẩm Nhật Bản 2015 - Japan Products Fair 2015

Thời gian: 01/10/2015 - 05/10/2015

Địa điểm tổ chức: Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư

Nội dung trưng bày: Thực phẩm, đồ uống, trong đó có đồ gỗ và sản phẩm gỗ…ngoài ra còn

có hàng gia dụng, dệt may, trang sức, thiết bị điện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, linh kiện ô

tô, xe máy, xe đạp và phụ tùng, sản phẩm trang trí gia đình và đồ lưu niệm

Quy mô: 100 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty Cổ phần Triển lãm và Thương mại Nam Phong

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Thái Lan Tuần l Thái Lan 2015 (Thailand week 2015)

Triển lãm giao dịch thương mại Thái Lan tại thành phố Hồ Chí Minh 2015 (Thailand trade

Exhibition & Business Sourcing 2015 in HCMC)

Thời gian: 09/7/2015-12/7/2015

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

50

Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - Số 799 Nguyễn Văn

Linh, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Nôi dung trưng bày: Đa ngành hàng, các sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc trưng, sản phẩm

làng nghề, đồ gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản trong tỉnh, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của

các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Quy mô: 250 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Chi nhánh Công ty Cổ phần quảng cáo và Hội chợ thương mại Vinexad

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Triển lãm sản phẩm Thái Lan 2015 - Tiềm năng Thái Lan và giao lưu doanh nghiệp

(Thailand Trade Exhibition 2015 - Thailand Sourcing and business matching)

Thời gian: 13/8/2015- 16/8/2015

Địa điểm tổ chức: Trung tâm hội chợ triển lãm, Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần

Hưng Đạo, Hà Nội

Nội dung trưng bày: Hàng hóa Thái Lan, tổng hợp, trong đó có đồ gỗ và sản phẩm gỗ…

Quy mô: 200 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Hàn Quốc Triển lãm các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu thành phố Bucheon tại Việt Nam 2015 -

Triển lãm thương mại thành phố Bucheon - Hàn Quốc 2015 (2015 Special Exhibition of

prominent export products of Bucheon City in Vietnam - 2015 Korea (Bucheon City)

Trade Fair)

Thời gian: 03/11/2015-05/11/2015

Địa điểm tổ chức: B1 tòa nhà Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, 72A

Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.

Nội dung trưng bày: Hàng tiêu dùng và các loại hàng hóa, nội thất đồ gỗ và các dịch vụ khác

Quy mô: 60 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad

Website: http://www.vietrade.gov.vn/home.html (Tại danh sách hội chợ triển lãm 2015)

Một số hội chợ triển lãm nước ngoài

Nga Hội chợ triển lãm Đồ gỗ Moscow

Thời gian: 24/11/2015 – 27/11/2015

Địa điểm tổ chức: 65-66 km Moscow Ring Road, 143402 Moscow, Moscow, Russian

Federation

Nội dung trưng bày: Các sản phẩm gỗ…

Đơn vị tổ chức: ITE Moscow

BẢN TIN NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 7/2015

51

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

Thông tin liên hệ: 15, Building 1, Zubarev Per 129164 Moscow, Russian Federation

Tel: +7 (4)95 9357350 - Fax: +7 (4)95 9357351

Website: http://www.woodexpo.ru/en-GB ; www.ite-expo.ru

Thổ Nhĩ Kỳ Hội chợ triển lãm Máy móc chế biến gỗ Istanbul

Thời gian: 10/10/2015 – 14/10/2015

Địa điểm tổ chức: Trung tâm hội nghị và triển lãm Tüyap

Nội dung trưng bày: Máy móc chế biến gỗ và các sản phẩm gỗ…

Đơn vị tổ chức: Tüyap Fairs and Exhibitions Organization Inc

Thông tin liên hệ: Tüyap Fairs and Exhibitions Organization Inc

Địa chỉ: 5 Karayolu, Gürpınar Kavşağı 34522 Istanbul, Turkey

Tel: +90 (0)212 8671100 - Fax: +90 (0)212 8869399

Website: www.woodmachineryistanbul.com; www.tuyap.com.tr

Ukraine Hội chợ triển lãm Sản phẩm gỗ Kiev

Thời gian: 22/09/2015 – 25/09/2015

Địa điểm tổ chức: Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế IEC, 15 Brovarskoy Ave

02660 Kiev, Kiev, Ukraine

Nội dung trưng bày: Sản phẩm gỗ các loại…

Đơn vị tổ chức: Acco International

Thông tin liên hệ: Acco International

Địa chỉ: 40-B, Peremogy Ave. 03680 Kiev, Ukraine

Tel: +38 (0)44 4563804 - Fax: +38 (0)44 4563804

Website: www.acco.ua; www.lisderevmash.ua

Belarus 3

Hội chợ triển lãm Thiết kế và Đồ nội thất Belarus

Thời gian: 29/09/2015 – 02/10/2015

Địa điểm tổ chức: Minsk Expo, Timiryazev str., 65 220035 Minsk, Belarus

Nội dung trưng bày: Đồ trang trí nội thất, sản phẩm đồ gỗ nội thất…

Đơn vị tổ chức: Minsk Expo

Thông tin liên hệ: Minsk Expo

Địa chỉ: Timiryazev str., 65 220035 Minsk, Belarus

Tel: +375 (0)17 2269858 - Fax: +375 (0)17 2269936

Website: www.minskexpo.com; www.minskexpo.com.by

Thụy Sĩ Triển lãm Thông tin và Kinh doanh Lâm sản

Thời gian: 20/08/2015 – 23/08/2015

7/2015 BẢN TIN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến

thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 7628/

Fax: 84.4.3934 8142/ Email: [email protected]

52

Địa điểm tổ chức: Messe Luzern Horwerstr. 87 CH-6005 Lucerne, Lucerne, Switzerland

Nội dung trưng bày: Lâm sản, trong đó có các sản phẩm gỗ…

Đơn vị tổ chức: ZT Fachmessen AG

Thông tin liên hệ: ZT Fachmessen AG

Địa chỉ: Pilgerweg 9 CH-5413 Birmenstorf, Switzerland

Tel: +41 (0)56 2042020 - Fax: +41 (0)56 2042010

Website: www.fachmessen.ch; www.forstmesse.com

Đức

Triển lãm thương mại Lâm nghiệp Đức

Thời gian: 11/09/2015 – 13/09/2015

Địa điểm tổ chức: Heide Park Resort Heide Park 1 29614 Soltau, Lower Saxony, Germany

Nội dung trưng bày: Lâm sản và các sản phẩm gỗ…

Đơn vị tổ chức: Forst live GmbH

Thông tin liên hệ: Forst live GmbH

Địa chỉ: Zur Bünd 21 29320 Hermannsburg, Germany

Tel: +49 (0)5052 8522 - Fax: +49 (0)5052 597

Website: www.forst-live.de