12
THỨ HAI CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn SỐ 8000 13.9.2021 (7.8 Tân Sửu) 0966.490.490 0256.3813573 ĐƯỜNG DÂY NÓNG CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH COVID-19 u 2 u 2 Đêm 9.9, 20 chuyến xe đầu tiên đón học sinh “kẹt” dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã về đến quê nhà Bình Định, để chuẩn bị cho năm học mới. Trong khi đó, những học sinh theo cha mẹ từ các nơi về quê tránh dịch cũng đã và sẽ được nhập học tại Bình Định. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân u 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” Không tự mãn, chủ quan, lơ là, tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch BVĐK KHU VỰC BỒNG SƠN: Hỗ trợ tư vấn khám bệnh từ xa cho người dân u 8 MTTQ VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 u 7 Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh biểu dương các tập thể, cá nhân là điển hình tiên tiến trong công tác Mặt trận giai đoạn 2015 - 2020. Ảnh: NGUYỄN MUỘI u 5 u 3 THÔNG TIN TÌNH HÌNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Cập nhật đến 16 giờ ngày 12.9.2021) l Số ca trong ngày 22 l Tổng số ca mắc (Quy Nhơn: 90, Hoài Nhơn: 114, Hoài Ân: 85, An Nhơn: 164, Phù Cát: 282, Phù Mỹ: 33, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 19, Vân Canh: 3, Tuy Phước: 42, các khu cách ly tập trung: 59) l Số điều trị khỏi 662 l Số tử vong 10 l Cách ly tại bệnh viện 225 l Cách ly tập trung 1.441 897 Mặt trận góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Lo cho học sinh về từ vùng dịch đến trường u 6 Tuy Phước đi đầu trong cơ giới hóa nông nghiệp Cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát huy vai trò của MTTQ các cấp trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết đã đề ra.

tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

THỨ HAI

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn

SỐ 8000

13.9.2021(7.8 Tân Sửu)

0966.490.490 0256.3813573

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH COVID-19

u2u2

Đêm 9.9, 20 chuyến xe đầu tiên đón học sinh “kẹt” dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã về đến quê nhà Bình Định, để chuẩn bị cho năm học mới. Trong khi đó, những học sinh theo cha mẹ từ các nơi về quê tránh dịch cũng đã và sẽ được nhập học tại Bình Định.

Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân u4

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Không tự mãn, chủ quan, lơ là, tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch

BVĐK KHU VỰC BỒNG SƠN:

Hỗ trợ tư vấn khám bệnh từ xa cho người dân u8

MTTQ VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 u7u7

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh biểu dương các tập thể, cá nhân là điển hình tiên tiến trong công tác Mặt trận giai đoạn 2015 - 2020. Ảnh: NGUYỄN MUỘI

u5

u3

THÔNG TINTÌNH HÌNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(Cập nhật đến 16 giờ ngày 12.9.2021)

l Số ca trong ngày 22l Tổng số ca mắc

(Quy Nhơn: 90, Hoài Nhơn: 114, Hoài Ân: 85, An Nhơn: 164, Phù Cát: 282, Phù Mỹ: 33, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 19, Vân Canh: 3, Tuy Phước: 42, các khu cách ly tập trung: 59)

l Số điều trị khỏi 662l Số tử vong 10l Cách ly tại bệnh viện 225l Cách ly tập trung 1.441

897

Mặt trận góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Lo cho học sinh về từ vùng dịch đến trường

u6

Tuy Phước đi đầu trong cơ giới hóa nông nghiệp

Cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát huy vai trò của MTTQ các cấp trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các

mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết đã đề ra.

Page 2: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

2 THỜI SỰ THỨ HAI, [email protected]

Bình Định

(BĐ) - Đây là yêu cầu mà đồng chí Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh đặt ra tại buổi làm việc với huyện Phù Cát về kết quả thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện, chiều 12.9. Cùng dự buổi làm việc có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long ghi nhận những kết quả trong công tác phòng, chống dịch mà huyện Phù Cát đã đạt được và yêu cầu lãnh đạo huyện tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng, chống dịch, khắc phục triệt để các khâu yếu, mặt yếu. Trong đó, tập trung quản lý chặt địa bàn, coi trọng việc nắm bắt di biến động dân cư, nhất là các tài xế đường dài và các khu vực nguy cơ cao. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, xác định các khu vực để triển khai tốt việc tầm soát. “Đây chỉ là kết quả bước đầu, huyện không được chủ quan. Thời gian tới huyện cần thành lập thêm các khu vực test dịch vụ. Đồng thời, phối hợp với các ngành của tỉnh nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổ chức luồng xanh cho huyện, vì trên địa bàn đang triển khai nhiều công trình trọng điểm của tỉnh. Ngoài ra, tăng cường thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhân dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch để phương châm “chặt ngoài, chặt trong” đạt hiệu quả”, đồng chí Nguyễn Phi Long chỉ đạo.

Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê

Không tự mãn, chủ quan, lơ là, tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịchl Từ 0 giờ ngày 13.9, huyện Phù Cát chuyển sang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15

Kim Toàn đánh giá huyện Phù Cát đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, đúng tiến độ trong việc triển khai thực hiện chiến dịch xét nghiệm sàng lọc cộng đồng theo yêu cầu của tỉnh. Qua xét nghiệm, đã đánh giá tình hình dịch tễ đến từ từng thôn, xóm.

Từ kết quả đã đạt được, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thống nhất việc điều chỉnh và áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn huyện từ Chỉ thị số 16 sang thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ ngày 13.9. Riêng 4 thôn: Phong An và Phú Kim (xã Cát Trinh), Bình Đức (xã Cát Tân), Tân Thanh (xã Cát Hải) và xóm Hai (thôn Xuân Quang, xã Cát Tường) tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 19.9.

Với tinh thần không chủ quan lơ là, không thái quá, dựa trên bản đồ dịch tễ, đồng chí Lê Kim Toàn yêu cầu huyện Phù Cát xem xét bố trí lại các chốt kiểm soát dịch cho hợp lý, chỉ khoanh vùng, phong tỏa chặt ở những nơi thực hiện Chỉ thị 16. Đồng thời, việc tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, đi lại của người dân phải đảm bảo đúng quy định, vừa kiểm soát nhưng cũng phải thông thoáng. Đối với việc dạy

và học, trường học phải thực sự an toàn mới cho học sinh đến trường. Qua đợt tầm soát vừa rồi, huyện phải chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan, DN củng cố cơ sở dữ liệu về dân cư thật cụ thể, chi tiết đến từng hộ, từng ngành nghề. Đây không chỉ là việc phục vụ riêng cho công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả mà sẽ phục vụ cho công việc sau này. Ngoài tiếp tục quản lý chặt nguồn lây từ bên ngoài, huyện cần rà soát lại các thôn, xã, thị trấn vùng cam, vùng đỏ cho đến ngày 19.9 và xây dựng kế hoạch tầm soát định kỳ theo phương châm “4 tại chỗ”.l Chiều 12.9, UBND tỉnh ban

hành Quyết định số 3770/QĐ-UBND về việc điều chỉnh việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn huyện Phù Cát để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 13.9, huyện Phù Cát chuyển sang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ (trừ một số thôn do UBND huyện Phù Cát quyết định áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn).

HỒNG PHÚC - N.P

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Kim Toàn yêu cầu huyện Phù Cát không tự mãn, chủ quan, lơ là, tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch. Ảnh: HỒNG PHÚC

Trong ngày 11 và 12.9, các tổ chức, đơn vị đã tặng quà cho người dân khó khăn vùng dịch, hội viên phụ nữ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.l Ủy ban MTTQ Việt Nam

xã Tây Giang (huyện Tây Sơn), hỗ trợ 22 trường hợp gặp khó khăn khi đang thực hiện cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 với tổng số tiền 11,2 triệu đồng, kinh phí được vận động từ các nhà hảo tâm trên địa bàn xã. Trong đó, có 4 trường hợp, mỗi trường hợp được hỗ trợ

1,5 triệu đồng; 16 trường hợp, mỗi trường hợp được hỗ trợ 150 nghìn đồng và 2 trường hợp mỗi trường hợp được hỗ trợ 1,4 triệu đồng. l Hội LHPN huyện Tây Sơn

đã trích quỹ hội 22,5 triệu đồng tặng 75 suất quà cho phụ nữ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ở tất cả 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Mỗi phần quà trị giá 300 nghìn đồng gồm 10 kg gạo, mì tôm và các nhu yếu phẩm khác.l Hội LHPN xã Phước An

(huyện Tuy Phước) đã tổ chức trao tặng 90 con gà giống cho

3 hộ gia đình hội viên phụ nữ nghèo ở các thôn Thanh Huy 1, An Sơn 2 và An Hòa 2 của địa phương (mỗi hộ được tặng 30 con gà giống) để chăn nuôi và tạo nguồn vốn ban đầu phát triển kinh tế gia đình. Hội LHPN xã Phước An còn đến thăm và trao tặng 10 suất quà (mỗi suất trị giá 200 nghìn đồng) cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn xã, nhằm kịp thời động viên các em chuẩn bị bước vào năm học mới.

TÍN TRỌNG - MỘC MIÊN - XUÂN VINH

(BĐ) - Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 5595/UBND-VX ngày 9.9 về việc tổ chức tết Trung thu năm 2021 cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, nhằm vận động toàn xã hội dành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ em trên địa bàn tỉnh được đón tết Trung thu an toàn và lành mạnh; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quan tâm, thăm hỏi, động viên và trích kinh phí từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em là con của những người đang ở tuyến đầu chống dịch, trẻ em ở các cơ sở trợ giúp xã hội, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày; bảo đảm

an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm; thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể của tỉnh quan tâm, thăm hỏi, động viên, tặng quà cho con em tại cơ quan, đơn vị; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, trẻ em làng kết nghĩa, trẻ em là con của những người đang ở tuyến đầu chống dịch; vận động phát huy vai trò của gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo cho trẻ em.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động tết Trung thu năm 2021 phù hợp với tình hình của địa phương, cộng đồng dân cư và bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 để trẻ em được đón tết Trung thu an toàn và lành mạnh. N.P

Tổ chức tết Trung thu năm 2021 cho trẻ em an toàn và lành mạnh

Tặng quà cho người dân vùng dịch, hội viên phụ nữ và học sinh khó khăn

(BĐ) - Tối 12.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động trực tuyến toàn quốc chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi cá nhân, tổ chức, DN hỗ trợ để học sinh có thiết bị và internet học trực tuyến.

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.

Tại điểm cầu Bình Định, dự lễ phát động có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang; lãnh đạo sở, ngành liên quan; đại diện các hiệp hội, DN.

Chương trình do Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện, nhằm triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng, hỗ trợ học sinh, đặc biệt là học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 (thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg) có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả. Chương trình ưu tiên hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chương trình “Sóng và máy tính cho em” là giải pháp tình thế, nhưng phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, đây là phương thức mới nên đòi hỏi thầy cô, chuyên gia, học sinh phải điều chỉnh nội dung, khối lượng để học sinh học tốt.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đồng thời, lưu ý phương thức mới nên cần đánh giá tác động nhiều mặt để thực hiện được căn cơ, lâu dài, hạn chế ảnh hưởng đến tiếp cận công bằng và chất lượng trong giáo dục.

Tại lễ phát động, Bộ TT&TT thông tin, để triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Bộ sẽ hỗ trợ sóng internet bằng cách miễn 100% cước phí khi học

sinh, sinh viên sử dụng một số nền tảng dạy học trực tuyến. Phủ sóng toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 và thực hiện học trực tuyến, hoàn thành trong tháng 9.2021. Trong năm 2021 sẽ phủ sóng toàn bộ 1.910 điểm chưa kết nối internet di động trên toàn quốc.

Đối với máy tính cho học sinh, tại lễ phát động huy động được gần 1 triệu máy tính bảng cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc trong giai đoạn 1 (năm 2021). Giai đoạn 2 (2022 - 2023), tiếp tục phát động chương trình để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để có thể thực hiện học trực tuyến.l Ngay sau lễ phát động của

Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long phát động chương trình tại Bình Định. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các DN, tổ chức, cá nhân tiếp tục quan tâm, dành thêm nguồn lực cho chương trình để hỗ trợ con em Bình Định trong học tập.

Rà soát của ngành GD&ĐT tỉnh cho thấy, những vùng có khả năng học trực tuyến của học sinh 3 cấp trên mới chỉ đạt 34,5%, khoảng hơn 94.600 học sinh đủ điều kiện học, còn hơn 180 nghìn học sinh không đủ điều kiện.

Sở TT&TT phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch cụ thể về chương trình phủ sóng, trang bị máy vi tính cho học sinh. Rà soát học sinh từng cấp học, khối lớp, ưu tiên hỗ trợ cho học sinh cuối cấp, học sinh THPT học trực tuyến. Sở GD&ĐT tính toán lựa chọn chương trình, phối hợp với các DN viễn thông cung cấp các nền tảng học trực tuyến phù hợp với thực tế của tỉnh.

THU HIỀN

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Page 3: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

3THỨ HAI, 13.9.2021 THỜI SỰ[email protected]

Bình Định

Mặt trận góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát huy vai trò của MTTQ các cấp trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết đã đề ra.

Tập hợp và phát huy sức mạnh đoàn kết

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Một trong những nhiệm vụ bao trùm, quan trọng hàng đầu của MTTQ là phải tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết, kiên trì bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.

Trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đặt nhiệm vụ “tăng cường vai trò nòng cốt của Mặt trận trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, khơi dậy khát vọng để xây dựng tỉnh Bình Định phát triển nhanh, toàn diện và bền vững” lên hàng đầu. Song song với đó là tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; tích cực tuyên truyền, cổ vũ, động viên nhân dân thi đua học tập, lao động sáng tạo để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo nâng cao năng suất,

chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”; các Chương trình mục tiêu về phòng, chống tội phạm, ma túy; ATGT; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu… sẽ được nâng cao về chất lượng. Đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, xác định công tác phòng, chống dịch Covid-19 là lâu dài nên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tiếp tục phòng, chống, khắc phục tác động của đại dịch Covid-19. Đồng thời, chủ động nắm tình hình, kịp thời phát động, vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ nhân dân khi có tình huống thiên tai, rủi ro, dịch bệnh xảy ra.

Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến nay, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, DN, cá nhân đã ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh hơn 24,7 tỷ đồng. Chương trình “Chuyến xe nghĩa tình” do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì phối hợp cùng các

tổ chức chính trị - xã hội và Hội CTĐ tỉnh tổ chức tiếp tục nhận được sự đóng góp nhu yếu phẩm thường xuyên, liên tục của các tập thể, cá nhân. Thông qua sự ủng hộ này, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hỗ trợ cho các địa phương, lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, Hội CTĐ tỉnh hỗ trợ nhu yếu phẩm cho nhân dân khó khăn do dịch Covid-19, các chốt kiểm soát dịch. Tổng số tiền hỗ trợ đến nay hơn 18,7 tỷ đồng, bao gồm cả tiền mặt, trang thiết bị và nhu yếu phẩm. Mới đây, thực hiện phong trào “Tỉnh Bình Định đoàn kết, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, Hội CTĐ khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện dân chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động

Để đưa Nghị quyết của Đảng

vào cuộc sống thực chất và hiệu quả, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh tiếp tục làm nòng cốt để nhân dân làm chủ, thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tăng cường giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Giải pháp đề ra là Mặt trận phối hợp đổi mới công tác tiếp xúc cử tri, tổ chức tốt các buổi đối thoại, tạo mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân; tạo môi trường để nhân dân phát huy quyền làm chủ, bày tỏ ý kiến và tâm tư nguyện vọng với các cấp ủy Đảng, chính quyền. Qua đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần giải quyết những bức xúc, kiến nghị của nhân dân; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận cũng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, góp phần hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật bảo đảm công bằng, bình đẳng; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng…

Công tác này cũng được các tổ chức thành viên nhấn mạnh tại chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng. LĐLĐ tỉnh yêu cầu các cấp Công đoàn tập trung góp phần cải thiện đời sống, việc làm, cơ hội và điều kiện phát triển của đoàn viên, người lao động; bảo đảm quyền và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên và người lao động. Trong đó, thường xuyên tham gia đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn về chính sách, pháp luật liên quan tới công nhân, viên chức lao động và tổ chức công đoàn. Đồng thời, chủ động phối hợp với chính quyền và chuyên môn đồng cấp xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với nhiều hình thức; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, chế độ, chính sách đối với người lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động... tại các DN, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Nhằm đảm bảo tính hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, MTTQ cũng tiếp tục đổi mới bộ máy tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư. Đề xuất và tham gia sơ kết việc thực hiện mô hình thí điểm sắp xếp tổ chức Mặt trận ở cấp tỉnh, huyện. Mặt khác, xây dựng, củng cố các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, Tổ tư vấn trong hệ thống MTTQ các cấp trong tỉnh để phát huy vai trò đội ngũ nhân sĩ trí thức, chuyên gia trên các lĩnh vực, người có uy tín, cán bộ Mặt trận ở cơ sở, khu dân cư và lực lượng cộng tác viên. Hướng mạnh hoạt động Mặt trận về cơ sở; đa dạng các hình thức vận động, tập hợp nắm bắt tình hình nhân dân… NGUYỄN MUỘI

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân khó khăn do dịch Covid-19 tại TX An Nhơn trong thời điểm thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Ảnh: MTTQ tỉnh

(BĐ) - Ngày 11.9, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2021 của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Theo đó, việc triển khai kế hoạch xác định Chỉ số CCHC năm 2021; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tự đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số CCHC sẽ hoàn thành trong tháng 9.2021. Sau khi các công đoạn tiếp theo hoàn thành, Chỉ số CCHC năm 2021 của các

cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ được công bố trong tháng 2.2022.

Sở Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn việc chấm điểm; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc tự chấm điểm Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC năm 2021. Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai công tác điều tra xã hội học; tổng hợp kết quả điều tra xã hội học phục vụ xác định

Chỉ số CCHC năm 2021…Yêu cầu quan trọng đặt ra

là Chỉ số CCHC phải phản ánh thực chất, khách quan kết quả CCHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2021 theo các tiêu chí của Bộ chỉ số đánh giá kết quả CCHC ban hành kèm theo Quyết định 2878/QĐ-UBND ngày 8.7.2021 của UBND tỉnh. Căn cứ kết quả xác định Chỉ số CCHC để đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ CCHC năm 2021.

NGUYỄN VĂN TRANG

SỰ KIỆN TUẦN NÀYl Ngày 13.9: Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh. Họp

giao ban trực tuyến các Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn tỉnh. Hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.l Ngày 15.9: Họp trực tuyến với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy về

công tác phòng, chống dịch Covid-19. Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH và đầu tư công năm 2022. Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Sở LĐ-TB&XH về tình hình thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. l Ngày 16.9: Diễn đàn trực tuyến về Chuyển đổi số nông nghiệp Việt

Nam 2021: Bắt kịp các xu thế thị trường, phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch và hậu đại dịch Covid-19. Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra thực địa các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP Quy Nhơn.l Ngày 17.9: Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với UBND TP Quy Nhơn về

tình hình KT - XH 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ quý IV/2021. Họp giao ban trực tuyến các Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn tỉnh.

Triển khai xác định Chỉ số CCHC năm 2021

Page 4: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

4 THỨ HAI, [email protected]

Bình ĐịnhTÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân

Luật Tiếp cận thông tin ra đời và đi vào thực tiễn cuộc sống đã đem lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát huy dân chủ ngày càng rộng rãi. Không chỉ người dân, tổ chức, DN, mà cơ quan hành chính nhà nước cũng “hưởng lợi” từ cơ chế minh bạch thông tin này.

Thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh thường xuyên được cập nhật.

Theo bà Hồ Mỹ Ngọc Chân - Trưởng Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Theo dõi thi hành pháp luật (Sở Tư pháp), Sở đã chú trọng tổ chức phổ biến rộng rãi Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP (về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin) nhân dịp Ngày Pháp luật hằng năm (ngày 9.11). Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các quy định của Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP. Trong đó, xác định cụ thể nội dung, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức triển khai thi hành Luật; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật này.

Thực hiện quy định của Luật này và Nghị định 13, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện công khai các thông tin lấy ý kiến nhân dân theo quy định, như: Lấy ý kiến nhân dân đối với tập thể, cá nhân đề nghị tặng thưởng huân chương; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính; điều chỉnh địa giới hành chính về thành lập TX Hoài Nhơn, thành lập thị trấn Cát Tiến (huyện Phù Cát)...

Cùng với đó là các thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi Chính phủ; quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, các loại quỹ. Thông tin về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng

Từ ngày 1.7.2018 đến ngày 30.6.2021, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 11.039 yêu cầu cung cấp thông tin với nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều được giải quyết đúng quy định.

mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn...

Đáng chú ý là các thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng, tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng, tập trung thông tin số ca nhiễm mới, số ca phải cách ly tập trung, số ca cách ly tại gia đình; thông tin về tiêm chủng; các biện pháp phòng, chống dịch...

Hơn nữa, việc xuất hiện các thông tin không chính xác về tình hình dịch Covid-19, các biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng gây hoang mang dư luận, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng kịp thời cung cấp thông tin chính thống, đảm bảo ổn định tình hình tư tưởng của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định số 13 đã được UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh và

UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của tổ chức, cá nhân, DN.

Việc đăng tải, công khai thông tin, cung cấp thông tin được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh thực hiện thường xuyên, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu tiếp cận thông tin của tổ chức và cá nhân; tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo điều kiện thuận lợi cho DN và các nhà đầu tư tìm hiểu, thực hiện đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh; góp phần tăng năng lực thu hút đầu tư của tỉnh, phát triển KT-XH tại địa phương.

Ở chiều ngược lại, thông qua việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân khi triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định 13, công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, ban, ngành tỉnh và các địa phương trong tỉnh được nâng cao về hiệu lực, hiệu quả; trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên.

Bên cạnh đó, người dân cũng đã kịp thời phản ánh, kiến nghị các vấn đề còn bất cập, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành các chính sách, quy định pháp luật để các cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. KHẢI THƯ

CA HUYỆN VĨNH THẠNH:

Tích cực tham gia phòng, chống dịch Thời gian qua, lực lượng CA huyện Vĩnh

Thạnh đã tích cực tham gia cùng với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. CA huyện đã xây dựng, triển khai các phương án tuần tra, kiểm soát, đảm bảo ANTT, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch trên địa bàn huyện với phương châm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”.

Thượng tá Huỳnh Kim Phụng, Trưởng CA huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Với đặc thù là một huyện miền núi, đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, địa bàn rộng, do vậy, lực lượng CA địa phương xác định để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, điều quan trọng nhất là phải tăng

Lực lượng CA huyện Vĩnh Thạnh làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát giao thông tại chốt kiểm dịch Gò Lủi, xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh). Ảnh: N. HÂN

cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác chấp hành các

quy định theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. CA huyện đã tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của huyện thành lập 59 tổ Covid-19 cộng đồng, với 513 thành viên tham gia ở tất cả các thôn, làng, khu phố. Tại các tổ Covid-19 cộng đồng, phát huy vai trò của các già làng, người có uy tín trong việc tham gia tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân cùng chung tay phòng, chống dịch.

CA huyện đã cử lực lượng tham gia trực phòng, chống dịch tại 4 chốt kiểm dịch trên các tuyến đường giao

thông, các đường mòn, lối mở ra vào huyện. Qua đó, tham mưu kịp thời cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện ra quyết định cách ly đối với các trường hợp đi từ các vùng dịch về địa phương.

Ông Bùi Tấn Thành, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, nhìn nhận: “Với tinh thần không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng vì nhân dân phục vụ, lực lượng CA huyện đã tiên phong trên tuyến đầu phòng, chống dịch. Nhờ vậy, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang được kiểm soát tốt, không có ca nhiễm trong cộng đồng. Ban chỉ đạo huyện tiếp tục đề nghị lực lượng CA phối hợp thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, nhằm sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo cuộc sống an toàn cho nhân dân”. NGUYỄN HÂN

Xóm Hóc Công mong có cầu qua sông

Cầu tạm có kết cấu tre, gỗ bắc qua sông Hà Thanh, dẫn vào xóm Hóc Công. Ảnh: VĂN LỰC

Nhiều năm nay, cứ vào mùa mưa lũ, hàng trăm người dân ở xóm Hóc Công, thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành (huyện Tuy Phước) lại âu lo bởi việc lưu thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Từ Hóc Công về trung tâm xã Phước Thành chỉ có con đường độc đạo và trên con đường này có cây cầu bắc qua sông Hà Thanh được làm bằng tre, gỗ tạm bợ nên người dân địa phương chỉ có thể đi lại vào mùa khô. Còn mùa mưa lũ, xóm Hóc Công bị chia cắt, muốn về trung tâm xã phải đi đò rất nguy hiểm.

Do đó, người dân nơi đây rất nhiều lần kiến nghị các cấp, các ngành chức năng đầu tư xây dựng cây cầu kiên cố để đi lại thuận lợi, an toàn nhưng mong ước vẫn chưa thành hiện thực.

Ông Nguyễn Thành Đạt, Chủ tịch UBND xã Phước Thành, cho biết: “Địa phương rất chia sẻ với khó khăn trong việc đi lại của người dân xóm Hóc Công vào mùa mưa lũ. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cầu kiên cố vượt quá khả năng của xã”.

Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tuy Phước, đơn vị đã phối hợp với UBND xã Phước Thành kiểm tra thực địa. Theo đó, việc xây dựng cầu kiên cố bằng kết cấu bê tông cốt thép, bề rộng mặt cầu 4 m, chiều dài khoảng 150 m để phục vụ đi lại của người dân và các phương tiện cơ giới cần tổng kinh phí khoảng 20 tỷ đồng.

“Với khoản kinh phí rất lớn này huyện Tuy Phước khó có thể đầu tư xây dựng cầu”, ông Trần Văn Nhựt, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tuy Phước, cho hay.

VĂN LỰC

Page 5: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

5HỘI NHẬP & PHÁT TRIỂNTHỨ HAI, [email protected]

Bình Định

May quá, con được về quê đi học!

Vượt qua gần 700 km trong bộ đồ phòng hộ, 373 học sinh và người thân đi cùng (dành cho học sinh tiểu học) của tỉnh đã về quê an toàn đêm 9.9. Cơn mưa nặng hạt khiến công tác tiếp đón các em và người thân trở về thực hiện cách ly tập trung gặp nhiều khó khăn, song niềm vui, cảm xúc hiện rõ trên ánh mắt mỗi người.

Vừa dắt hai con làm thủ tục cách ly tập trung tại Sở Chỉ huy Trung đoàn 739 (thuộc Bộ CHQS tỉnh), anh Nguyễn Duy Thanh (TP Quy Nhơn) chia sẻ: Vợ chồng vào TP Hồ Chí Minh làm ăn, hai con 9 và 7 tuổi được gửi lại quê cho ông bà. Nghỉ hè vừa rồi, các con vào trong này chơi với 2 vợ chồng tôi thì “kẹt” dịch luôn tới giờ. Hay tin tỉnh tổ chức đưa học sinh về quê, tôi đến đăng ký với hội đồng hương Bình Định, may quá được xét đi chuyến đầu tiên.

Em Hồ Thị Kim Chi (huyện Tuy Phước) nói trong niềm vui vỡ òa: “Kẹt” dịch ở TP Hồ Chí Minh, mấy hôm trước xem khai giảng trực tuyến ở quê mà nhớ trường, nhớ bạn bè. Năm học cuối cấp chuẩn bị thi lên 10 nên lo sốt vó chuyện học, may quá đợt này em được ưu tiên về sớm, hoàn thành xong cách ly thì có thể nhập học cùng bạn bè rồi!

Với chị L.T.X.Thanh (huyện Vĩnh Thạnh), lần này đưa con gái 7 tuổi về quê chuẩn bị nhập học là niềm vui ngoài mong đợi. “Hai vợ chồng định chạy xe máy chở con về quê, nhưng do chưa có giấy xét nghiệm nên chưa đi được. Rất may tỉnh có kế hoạch cho xe vào đón chúng tôi về. Cảm

Hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT - VT) thực hiện theo chuyển mạch gói, trên nền tảng công nghệ 4.0 để truyền dẫn phát sóng; sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất, lưu trữ chương trình; chuyển đổi bản tin giấy sang giọng nói... Kỹ sư Huỳnh Từ Hiền, chuyên viên phát thanh (Trung tâm VH-TT-TT huyện Tây Sơn) cho biết: Với công nghệ mới, ta có thể phát chương trình từ điện thoại, máy tính bảng, laptop rất tiện lợi, quản lý các thiết bị thu từ xa thông qua website quản trị tập trung, cập nhật trạng thái hoạt động, điều chỉnh âm lượng, bật/tắt thiết bị, phát/ngừng bản tin từ xa. Người dân dễ dàng nghe lại tin tức thông báo trên ứng dụng truyền thanh số thông minh bất kỳ lúc nào, chất lượng âm thanh tốt, không bị tình trạng nhiễu hoặc can nhiễu; tiết kiệm công suất tiêu thụ, hệ thống khắc phục hầu hết các hạn chế của hệ thống đài truyền thanh FM hiện nay.

Đến nay huyện Tây Sơn đã có 7/15 đài truyền thanh cơ sở chuyển đổi từ truyền thanh FM sang hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT - VT, gồm các xã Tây An, Tây Bình, Bình Hòa, Bình Tường, Bình Nghi, Tây phú và thị trấn Phú Phong, với 144 cụm loa, hơn 350 loa công suất 25 W.

(BĐ) - Thông tin từ Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến nay, vốn đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế chỉ có gần 7.000 tỷ đồng, đạt 26,4% so với kế hoạch. Cụ thể, các khu công nghiệp thu hút mới 1.538 tỷ đồng, Khu kinh tế Nhơn Hội thu hút 5.459 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện hơn 1.230 tỷ đồng (đạt 22,4% so với kết hoạch).

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh đang xem xét điều chỉnh tổng mức đầu tư của một số dự án lớn theo quy hoạch điều chỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời triển khai thủ tục lựa chọn nhà đầu tư cho một số dự án… THẢO YÊN

Lo cho học sinh về từ vùng dịch đến trườngĐêm 9.9, 20 chuyến xe đầu tiên đón học sinh “kẹt” dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã về đến quê

nhà Bình Định, để chuẩn bị cho năm học mới. Trong khi đó, những học sinh theo cha mẹ từ các nơi về quê tránh dịch cũng đã và sẽ được nhập học tại Bình Định.

ơn lãnh đạo tỉnh và các ngành, đơn vị đã hỗ trợ để tôi được đưa con về quê chuẩn bị năm học mới”, chị Thanh xúc động.

Ông Nguyễn Hùng Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, cho biết, đợt rà soát ngày 6.9, huyện có 43 học sinh tiểu học, THCS bị kẹt ở các tỉnh phía Nam đăng ký về quê đợt 1. Tiếp tục rà đến ngày 8.9 bổ sung thêm 5 em, để đảm bảo các em về nhập học năm học mới.

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Đình Hùng, địa phương rà soát và báo cáo sơ bộ hơn 500 học sinh của tỉnh bị kẹt dịch ở TP Hồ Chí Minh và

các tỉnh phía Nam. Cùng đi với các em học sinh tiểu học còn có phụ huynh. Đến nay rà soát lên hơn 800 trường hợp. Sở GD&ĐT cùng các sở, ngành, đơn vị và Hội đồng hương Bình Định tại TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức 3 đợt (60 chuyến xe) đưa các em về quê.

Tạo điều kiện tối đa cho học sinh về tránh dịch

Bình Định cũng đang triển khai phương án tiếp nhận học sinh theo cha mẹ từ các tỉnh, thành về tránh dịch tại tỉnh chưa đủ hồ sơ thủ tục được đến trường với điều kiện hết sức thuận lợi.

Cho 2 con trai Hồ Hữu Phước

(lên lớp 5) và Hồ Hữu Lộc (lên lớp 3) về quê nội xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước) nghỉ hè rồi “kẹt” dịch, anh Hồ Hữu Khuê (quận 12, TP Hồ Chí Minh) quyết định xin cho con nhập học tạm tại Trường Tiểu học số 1 Phước Sơn. “TP Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh học trực tuyến, nhưng tôi quyết định để con học trực tiếp ở quê. Ban đầu cũng rất lo, vì không có hồ sơ. Tôi gọi điện thoại về trường, không chỉ đồng ý tiếp nhận, nhà trường còn hỗ trợ làm đơn, thủ tục nhập học nhanh chóng cho các cháu”, anh Khuê trao đổi.

Đây là 2 trong 8 học sinh theo cha mẹ về quê tránh dịch đã được

Những học sinh đầu tiên của Bình Định “kẹt” dịch Covid-19 được đưa về quê ngày 9.9. Ảnh: Hội đồng hương Bình Định tại TP Hồ Chí Minh

HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH Ở HUYỆN TÂY SƠN:

Chuyển sang ứng dụng “số hóa”

Kỹ thuật viên Đài Truyền thanh xã Bình Hòa thực hiện một buổi phát thanh ứng dụng CNTT - VT.

Ảnh:TÍN TRỌNG

Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế đạt thấp

Ông Nguyễn Hữu Trường, Trưởng đài truyền thanh xã Bình Hòa bộc bạch: Tháng 1.2021, UBND xã đã đầu tư xây dựng hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT - VT gồm 20 cụm loa, với tổng 40 loa được đặt tại các thôn, xóm trên địa bàn xã, 1 hệ thống điều khiển

máy tính và bộ chuyển đổi tín hiệu số của chương trình hằng ngày của huyện. Đến nay, hệ thống hoạt động khá ổn định, hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thu in chương trình phát sóng hằng ngày của xã được đơn giản, nhanh hơn. Có thể sử dụng cài đặt chương trình trên điện thoại thông minh, chất lượng âm thanh trung thực, không bị nhiễu sóng và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết.

Ông Đào Duy Thãi, Chủ tịch UBND xã Tây An chia sẻ: Để đảm bảo công tác tuyên truyền, tháng 5.2021 xã lắp đặt 24 cụm loa, trên 60 loa cho hệ thống đài truyền thanh ứng dụng CNTT - VT; qua 5 tháng hoạt động, đến nay hệ thống đã phát huy hiệu quả trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhờ hệ thống này, xã có thể phát thông báo khẩn riêng cho từng thôn, xóm; đáp ứng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của từng cụm dân cư. Chi phí đầu tư thấp, không cần ăng ten phát, đảm bảo mỹ quan, giảm được nhân lực trực phát sóng hằng ngày. Ngoài ra, có thể kiểm duyệt, điều chỉnh được lịch tiếp âm, điều chỉnh âm lượng, lịch phát sóng bản tin khẩn cấp cho từng cụm loa, từng thôn, xóm thông qua phần mềm quản lý, giám sát hệ thống. TÍN TRỌNG

Trường Tiểu học số 1 Phước Sơn tiếp nhận. “Hiện các trường ở TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nên nhà trường nhận các em vào học qua đơn xin học tạm thời có xác nhận chính quyền địa phương, còn phía phụ huynh liên hệ trường cũ xin giấy xác nhận và gởi qua thư điện tử. Chúng tôi tạo mọi điều kiện tốt nhất, bố trí các em vào đúng lớp và lập hồ sơ riêng để theo dõi đánh giá quá trình học tại trường”, Hiệu trưởng Giả Tấn Trọng cho biết.

Sở GD&ĐT và các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố đang thực hiện tiếp nhận học sinh ngoài tỉnh về tránh dịch đăng ký nhập học. Đến nay, TX Hoài Nhơn có số lượng học sinh đăng ký, làm thủ tục nhiều nhất, 320 học sinh.

Đưa con trai Nguyễn Nhật Tiến từ TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) về phường Bồng Sơn (TX Hoài Nhơn) để tránh dịch đã 3 tháng nay, chị Huỳnh Thị Hương không lường được dịch kéo dài. Chị quyết định làm thủ tục cho con theo học lớp 3 tại Trường Tiểu học số 1 Bồng Sơn. Không mang theo hồ sơ, nhà trường tạo điều kiện, chị chỉ lên trường một lần làm đơn xin nhập học là xong, các hồ sơ khác bổ sung sau.

Bà Nguyễn Thị Hoài Anh, Trưởng Phòng GD&ĐT, cho hay đã xin ý kiến UBND thị xã và chỉ đạo các trường tiếp nhận thuận lợi nhất, sắp xếp các em vào lớp phù hợp. Sau khi dịch Covid-19 ổn định, các em sẽ bổ sung đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định. Trường hợp trở lại địa phương nơi cư trú để học sau khi dịch ổn định, chúng tôi sẽ xác nhận các kết quả học cho các em; còn những em có nhu cầu tiếp tục ở lại học tập thì làm các thủ tục chuyển trường đầy đủ.

THU HIỀN

Page 6: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

6 THỨ HAI, [email protected]

Bình ĐịnhKINH TẾ

Chỉ sau hơn một giờ, 20 sào lúa của gia đình ông Phan Xuân Lang, ở thị trấn Diêu Trì đã được gặt xong, đóng bao và đưa lên xe chở về. Nếu như trước đây để thu hoạch 20 sào lúa này, gia đình ông phải thuê 2 - 3 nhân công, làm liên tục cả tuần mới xong, chi phí tính ra tầm 1 triệu đồng. Giờ, nhờ có sự hỗ trợ của máy gặt đập liên hợp chi phí giảm còn 1/3 mà thời gian thu hoạch như đã nói ở trên vượt trội tuyệt đối.

Không chỉ thu hoạch, tất cả các khâu sản xuất lúa ở Tuy Phước đều đã được cơ giới hóa, từ cày đầu vụ và sạ bằng công cụ sạ hàng, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, cuốn rơm đến khâu sấy lúa sau thu hoạch. Theo Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, tỷ lệ cơ giới hóa ở hai khâu làm đất và thu hoạch đạt 100%. Gần đây, huyện thử nghiệm đưa thiết bị bay không

(BĐ) - Thực hiện Dự án Nâng cao an toàn đập và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi giai đoạn 2021 - 2025 (sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Thế giới WB), UBND tỉnh ưu tiên nâng cấp sửa chữa 7 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp nặng gồm: Đồng Quang, Hóc Hảo, Đá Bàn (huyện Phù Mỹ); Cây Sung (huyện Tây Sơn); Chánh Hùng, Hóc Thánh, Giàn Tranh (huyện Phù Cát).

Được biết từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh thực hiện sửa chữa, nâng cấp 29 hồ chứa, trong đó có 18 hồ từ Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8), 4 hồ từ Dự án sửa chữa cấp bách, 1 hồ từ Dự án quản lý thiên tai (WB5), 2 hồ từ Dự án Tổng hợp miền Trung và 4 hồ từ các dự án khác. Theo thông tin từ Sở

NN&PTNT, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi, đến nay các đơn vị quản lý khai thác lập quy trình vận hành cho 57/163 hồ chứa. Trong đó, có 14 hồ đã được UBND tỉnh phê duyệt quy trình vận hành gồm: Định Bình, Núi Một, Hội Sơn, Vạn Hội, Cẩn Hậu, Ông Lành, Chí Hòa 2, Đại Sơn, Trong Thượng, Núi Miếu, Trinh Vân, Hưng Long, Suối Rùng, An Tường; 40 hồ khác đã có quy trình và đang trong giai đoạn thiết kế, sửa chữa chờ UBND tỉnh phê duyệt; 3 hồ chứa nhỏ do tổ chức thủy lợi cơ sở lập và tự thực hiện quy trình. QUANG BẢO

Tuy Phước đi đầu trong cơ giới hóa nông nghiệp

Hầu như tất cả các khâu sản xuất lúa ở Tuy Phước đã được cơ giới hóa với tỷ lệ cao, thiết bị máy móc sử dụng là loại hiện đại, tiên tiến. Tuy Phước cũng là huyện đi đầu trong tỉnh về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch.

người lái trình diễn phun thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng lúa nhằm đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHKT, công nghệ. Khâu sau thu hoạch cũng được huyện chú trọng bằng việc đầu tư máy cuốn rơm rạ và hệ thống máy sấy lúa, chế biến gạo.

Tuy Phước còn sở hữu dàn máy gặt đập liên hợp, máy cuốn rơm nhiều và hiện đại hơn so với các địa phương khác trong tỉnh. Ông Cao Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tuy Phước cho biết, toàn huyện có 225 máy gặp đập liên hợp và 90 máy cuốn rơm, nhiều nhất tỉnh. Cứ máy gặt đập đi đến đâu thì máy cuộn rơm tới đó. Rơm được cuốn thành từng bó tròn gọn gàng, dễ dàng đưa về dự trữ, hoặc xuất bán tại ruộng. Không chỉ phục vụ sản xuất lúa trong huyện, nông dân Tuy Phước còn vận chuyển dàn máy gặp đập đi khắp nơi, lên tận các tỉnh Đắk

Nông, Gia Lai để làm dịch vụ vào mùa thu hoạch.

Một thế mạnh nữa của Tuy Phước là huyện đi đầu trong việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu sau thu hoạch. Tuy Phước đang đầu tư mạnh cho hệ thống máy sấy lúa và chế biến lúa gạo, giúp vừa thu hoạch vừa sấy lúa ngay tại chỗ. Hệ thống máy sấy giúp hạn chế tình trạng lúa lên mộng, nhất là đối với lúa giống cho vụ Hè Thu do mưa gió, ẩm ướt. Tuy Phước đã xây dựng 5 nhà máy sấy lúa và chế biến lúa gạo.

Ông Phan Văn Khiêm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp được huyện đẩy mạnh nhiều năm qua, góp phần giảm chi phí, giải phóng sức lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, giải quyết được bài toán khó khăn về nguồn lao động. Thời gian tới,

huyện có chủ trương tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm việc bố trí kinh phí để hỗ trợ cho các HTXNN thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi để đầu tư kết cấu hạ tầng (gồm hệ thống sấy, nhà kho...) và chế biến sản phẩm. Ngoài ra, huyện cũng chú trọng đầu tư các nhà máy sấy phục vụ sản xuất lúa giống, hình thành các tổ chức dịch vụ cơ giới hóa ở nông thôn, phân công lại lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

“Cơ giới hóa tại huyện Tuy Phước được thực hiện đồng bộ và đạt tỷ lệ cao hơn. Tuy Phước cần đầu tư mạnh hơn vào khâu sau thu hoạch, nhất là hệ thống máy sấy, để giảm tỷ lệ thất thoát thu hoạch lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân” - TS Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhận xét. HỒNG HÀ

Bà con nông dân xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) đưa cơ giới vào khâu thu hoạch lúa. Ảnh XUÂN THỨC

GIAI ĐOẠN 2021 - 2025:

Vay vốn Ngân hàng Thế giới nâng cấp, sửa chữa 7 hồ chứa nước

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu neo đậu chính để tàu cá tránh trú bão nhưng đến nay chưa được đầu tư để xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật.

Khu neo đậu đầm Đề Gi được quy hoạch cấp vùng có sức chứa 2.000 tàu, đến nay vẫn không đảm bảo cho các tàu cá vào sâu trong đầm mà chỉ neo đậu tại vùng nước gần trước khu vực Cảng cá Đề Gi, với khả năng neo đậu tối đa khoảng 400 tàu. Hướng đến giải quyết vấn đề này, Bộ NN&PTNT đã có chủ trương đầu tư dự án Khu neo đậu đầm Đề Gi, với tổng kinh phí dự kiến 320 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2021 - 2025.

Theo ông Bùi Bình Hùng, Phó Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá và Dịch vụ đô thị TX Hoài Nhơn, Khu neo đậu Tam Quan đã được quy hoạch cấp vùng, những năm qua quá tải, không đảm bảo an toàn; luồng lạch cửa Tam Quan vẫn còn nhỏ, hẹp và thường xuyên bị bồi lấp, khiến tàu cá của ngư dân ra vào khó khăn... Ngư dân Hồ Thanh Cường ở xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn, chủ 2 tàu cá công suất lớn làm nghề câu cá ngừ đại dương, lưới vây, chia sẻ: Cũng một phần từ những hạn chế, khó khăn ở Cảng cá Tam Quan và Khu neo đậu Tam Quan mà tàu tôi những năm qua chủ yếu

Cần có khu neo đậu, tránh trú bão an toàn

Tàu cá neo đậu tại vùng nước Khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hà Thanh sáng 11.9.2021. Ảnh: HOÀI THU

xuất, cập bến ở Cảng cá Quy Nhơn, dù phải tốn thêm chi phí và đi xa cơ sở hậu cần bạn hàng nhiều thêm.

Khu neo đậu đầm Thị Nại có vùng nước neo đậu chính diện tích khoảng 8 ha ở khu vực tính từ cầu Hàm Tử đến đường Phan Chu Trinh (phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn), nhưng luồng ra vào Cảng cá Quy Nhơn và khu neo đậu là luồng dùng chung nên những lúc cao điểm tập trung nhiều tàu việc lưu thông rất khó khăn. Cũng thuộc khu neo đậu này còn có vùng mặt nước thuộc Khu dịch vụ hậu cần

nghề cá Bắc Hà Thanh (TP Quy Nhơn) rộng 13 ha,; khu này tuy có diện tích lớn hơn nhưng chưa được đầu tư để có thể đón nhiều tàu, phát huy lợi thế diện tích. UBND tỉnh cũng đã kiến nghị Bộ NN&PTNT đưa Khu neo đậu đầm Thị Nại cần vào quy hoạch cấp vùng.

Ngư dân Trần Văn Khả (phường Đống Đa, TP Quy Nhơn),

chủ tàu cá khai thác vùng ven bờ, chia sẻ: “Bình thường hằng ngày có hàng trăm tàu neo đậu tại vùng nước Khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hà Thanh, nhưng vào mùa mưa bão, gió chướng thì không đảm bảo an toàn, tàu chúng tôi thường chạy về vùng nước gần khu vực Cảng cá Quy Nhơn để neo đậu. Nếu khu dịch vụ hậu cần được xây dựng thêm đoạn kè chỉ cần ngắn để chắn sóng và nạo vét cồn cát khơi thông luồng lạch thì có thể tăng rất nhiều tàu neo đậu tránh trú bão an toàn hơn”.

HOÀI THU

Sáng 10.9, UBND xã An Tân (huyện An Lão) đã tổ chức đi dời 64/64 tiểu thương ở chợ cũ vào buôn bán tại chợ mới An Tân tại Khu tái định cư Gò Núi 1 thôn Tân An.

Chợ mới xã An Tân được đầu tư với kinh phí trên 4 tỷ đồng, trên diện tích 10.000 m2; riêng nhà lồng 500 m2 với 64 lô; cách chợ cũ khoảng 500 m; đảm bảo theo tiêu chí xây dựng chương trình nông thôn mới của xã. Nhà chợ chính được xây dựng bảo đảm kiên cố, kinh doanh rất rộng rãi, thoải mái, đẹp và khang trang; khu bán thực phẩm tươi sống; có khu thu gom rác và phương án vận chuyển rác trong ngày về khu xử lý tập trung của địa phương; hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm cho hoạt động của chợ; thiết bị và phương án bảo đảm PCCC cho chợ.

Việc đưa chợ mới xã An Tân vào hoạt động kinh doanh đáp ứng nguyện vọng của đa số người dân trên địa bàn, các tiểu thương buôn bán trong chợ, đúng với các quy hoạch được duyệt và chủ trương xây dựng nông thôn mới của xã.

HỮU BÁ

100% tiểu thương vào buôn bán tại chợ mới xã An Tân

Page 7: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

7THỨ HAI, 13.9.2021 XÂY DỰNG ĐẢNG - CHÍNH QUYỀN [email protected]

Bình Định

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Nhanh chóng, thuận tiện Dịch Covid-19 diễn biến phức

tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT-XH, đời sống nhân dân, nhiều hoạt động phải tạm dừng để tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch. Để công tác Mặt trận, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống dịch của MTTQ các cấp trong tỉnh được triển khai hiệu quả, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh đổi mới phương thức hoạt động thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Sĩ Dũng, MTTQ tỉnh đã triển khai, sử dụng các phần mềm họp trực tuyến như: Google meet, Webex meetings, Microsoft team… để tổ chức họp trực tuyến trong hệ thống MTTQ từ tỉnh đến huyện nhằm đánh giá kết quả hoạt động và triển khai các nhiệm vụ được kịp thời, đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiện nay.

Đồng thời, cài đặt và sử dụng phần mềm mạng nội bộ của Đảng (Lotus Notes), chữ ký số để ký và gửi các văn bản điện tử trong hệ thống Mặt trận từ tỉnh đến cấp huyện, gửi nhận văn bản và giải quyết công việc một cách nhanh

MTTQ VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0Họp trực tuyến, sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, liên lạc qua Zalo… nhiều biện pháp đã được MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện để đảm bảo hoạt động trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

chóng, thuận tiện. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí, từng bước nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính và đảm bảo chế độ bảo mật, phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là trước diễn biến, tình hình dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay.

Đặc biệt, đã xây dựng nhiều nhóm Zalo: Tại cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, trong các tổ chức thành viên, Ban Thường trực với các hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, kết nối từ tỉnh đến cấp huyện, từ tỉnh đến cấp xã, khu dân cư. Cùng với đó là thiết lập, sử dụng và kết nối email đến các tổ chức, cá nhân để kịp thời thông tin hai chiều, nắm tình hình cơ sở và nhân dân, đặc biệt là diễn biến dịch Covid-19, những khó khăn ở cơ sở, khu dân cư trong công tác phòng, chống dịch và nhu cầu thiết yếu của nhân dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để có giải pháp,

hoạt động hỗ trợ kịp thời.Trong khi đó, để đảm bảo

công tác triển khai các hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi được xuyên suốt, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cũng đã kịp thời chuyển đổi các hình thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức các hoạt động. Không tập trung đông người, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được tổ chức theo hình thức trực tuyến, livestream; tổ chức các cuộc thi theo hình thức gửi video, hình ảnh; thiết kế các inforgraphic để lan tỏa thông điệp.

Đối với công tác thông tin, liên lạc, đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội thành lập các hội, nhóm thông qua các công cụ điện tử, mạng xã hội như Zalo, Facebook, Viber… qua đó thường xuyên và kịp thời thông tin chỉ đạo tổ chức hoạt động cho các đơn vị. “Về cơ bản, với các hình thức triển khai trên đã đảm bảo việc

kịp thời, thông suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ”, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phạm Hồng Hiệp nhận định.

Thiết thực, hiệu quảBên cạnh những kết quả đạt

được, việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để triển khai tổ chức các hoạt động công tác Mặt trận cũng như các tổ chức chính trị - xã hội vẫn còn gặp không ít khó khăn. Việc tổ chức họp trực tuyến chủ yếu triển khai trên điện thoại di động, có lúc bị gián đoạn do đường truyền yếu. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và cấp huyện đang sử dụng phần mềm mạng nội bộ để thực hiện ký chữ ký số và gửi các văn bản điện tử. Phần mềm này có tính bảo mật rất cao, nhưng chỉ được cài đặt vào máy vi tính cố định tại cơ quan, gây khó khăn cho việc tiếp nhận, xử lý và ký văn bản

điện tử khi cán bộ Mặt trận các cấp trực đang trực tiếp tham gia, túc trực tại cơ sở, khu dân cư, các chốt để nắm tình hình và tham gia phòng, chống dịch.

Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Từ Bình, thêm một rào cản lớn là hệ thống văn phòng điện tử mới được triển khai từ Tổng LĐLĐ Việt Nam đến các tỉnh và ngược lại, chưa có lộ trình “phủ sóng” đến cấp huyện. “Tổng LĐLĐ Việt Nam đang có kế hoạch chuyển đổi số cho toàn hệ thống, chúng tôi cũng phải chờ đợi để thực hiện thống nhất, đồng bộ về phần mềm, cơ sở dữ liệu”, ông Bình nói. Ông Bình cũng khẳng định, dù có không ít trở ngại, nhưng việc hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành trong tình hình hiện nay là rất cần thiết và “không thể không làm”.

Còn ông Hồ Sĩ Dũng cho biết, hạ tầng kết nối đường truyền hội trường truyền hình trực tuyến từ Ủy ban MTTQ tỉnh đến MTTQ cấp huyện sẽ được chú trọng thiết lập, đảm bảo liên lạc thông suốt để phòng, chống dịch hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục phát huy và nâng cấp Trang thông tin điện tử, Trang Fanpage Facebook Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để kịp thời tuyên truyền, giới thiệu, đưa các thông tin, hoạt động, mô hình hay, cách làm tốt, các gương điển hình tiêu biểu trong hoạt động của MTTQ và các tổ chức thành viên.

Với Tỉnh đoàn, hình thức chỉ đạo, điều hành sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị… “Quan điểm của chúng tôi là không cứng nhắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các hoạt động. Quan trọng nhất là đảm bảo phù hợp, thiết thực, hiệu quả”, anh Phạm Hồng Hiệp chia sẻ. NGUYỄN VĂN TRANG

Hình thức hội nghị trực tuyến ngày càng phổ biến trong hệ thống MTTQ Việt Nam với nhiều ưu thế, phù hợp với tình hình dịch Covid-19. Ảnh: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

(BĐ) - Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai với nhiều nội dung.

Theo đó, MTTQ các cấp tập trung phổ biến, quán triệt Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc tiêu dùng hàng Việt Nam. Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng DN trong tỉnh về cuộc vận động nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng

Việt Nam. Ban Thường trực MTTQ Việt Nam

cấp tỉnh phối hợp Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh nghiên cứu hỗ trợ các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, HTX ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm; phát triển DN và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Phối hợp phát triển, nhân rộng các điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các địa phương trong tỉnh gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tổ chức các hoạt động giám sát gắn với kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn; vận động nhân dân phát huy vai trò giám sát, phát hiện, tố giác các hành vi làm hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh…

NGUYỄN MUỘI

(BĐ)- Ngày 7.9, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh Bình Định nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” trong các cấp công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ trong tỉnh. Phong trào thi đua nhằm mục đích tuyên truyền, vận động, cổ vũ đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, ý chí tự lực, tự cường, đồng cam, cộng khổ, chung sức, đồng lòng thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống đại dịch Covid-19. Việc tổ chức phong trào thi đua là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cần được ưu tiên triển khai ngay với cách thức linh hoạt, phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện; đảm bảo mục tiêu rõ ràng, nội dung thiết thực, sản phẩm cụ thể; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng và lan tỏa, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, mô hình mới tiêu biểu, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.

Theo đó, các cấp công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền trong đoàn viên, CNVCLĐ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống dịch; về truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước của dân tộc; về hành động có trách nhiệm của công dân vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. “Mỗi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ là một chiến sĩ; “Mỗi công đoàn cơ sở là một pháo đài, là mái nhà bình yên”. Ban chấp hành công đoàn cơ sở tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động đoàn kết, chung sức, đồng lòng, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong phòng, chống dịch Covid-19 và trong sản xuất, kinh doanh. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

Các cấp công đoàn có các hình thức sáng tạo, huy động nguồn lực chăm lo cho đoàn viên, CNVCLĐ khó khăn, nhất là đoàn viên, người lao động trong khu vực bị phong tỏa, cách ly và cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch. MINH QUANG

Phát động CNVCLĐ thi đua chiến thắng đại dịch Covid-19

Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc tiêu dùng hàng Việt Nam

Page 8: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

8 THỨ HAI, 13.9.2021 Bình ĐịnhSỨC KHỎ[email protected]

GÓC DINH DƯỠNG

Sữa chua ăn và sữa chua uống men sống là hai trong những sản phẩm dinh dưỡng quen thuộc với các gia đình, nhất là trẻ em.

Điểm nổi bật của sữa chua uống men sống là thời gian ủ men lâu gấp 10 lần so với các sữa chua thông thường khác, giúp đảm bảo chất lượng và số lượng khoảng 13 tỷ lợi khuẩn trong mỗi chai sữa chua uống 65ml.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) đánh giá lợi khuẩn là một thành công của ngành dinh dưỡng cũng như ngành miễn dịch học, có lợi trong việc điều hòa miễn dịch, sản xuất ra những kháng thể và tạo ra sự thăng bằng của cộng đồng vi khuẩn trong đường ruột. Với một cơ thể em bé, hay người lớn ở bất cứ giai đoạn nào, lợi khuẩn đều có lợi. “Đặc biệt những em bé bú sữa ngoài cần bổ sung lợi khuẩn”, bác sĩ khẳng định.

Nói riêng về L.Casei 431TM có trong sữa chua men sống, bác sĩ Khanh cho biết, lợi khuẩn này đã được các nhà tiêu hóa học trên thế giới công nhận có vai trò rất lớn đối với sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về “Hiệu quả của sữa chua uống men sống Probi lên tình trạng dinh dưỡng và mắc cúm ở trẻ 2 - 5 tuổi tại một số xã tỉnh Hải Dương” cho thấy, sữa chua lên men sống giúp tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc cúm A và B ở trẻ. Cụ thể, nhóm trẻ có dùng sữa chua lên men sống có tỷ lệ mắc cúm thấp hơn nhóm không dùng là 14,7% so với 22,4%.

(Theo SGGP)

Tăng cường miễn dịch từ sữa chua men sống

Probiotic

SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Chủ động để tránh giãn dây chằng cổ tay

Giãn dây chằng cổ tay là tình trạng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách thì tổn thương có thể không hồi phục, dẫn tới tình trạng đau mạn tính hoặc gây ảnh hưởng tới khả năng vận động.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng cổ tay bị giãn dây chằng chủ yếu là do té ngã. Ngoài ra, còn có thể bị đánh vào cổ tay, xoắn cổ tay, các động tác xoay, vặn tay đột ngột dễ gây giãn dây chằng. Bên cạnh đó, nếu phải thường xuyên khuân vác hoặc bưng bê đồ vật nặng sẽ làm hệ thống dây chằng bị kéo căng liên tục, dễ dẫn đến tình trạng giãn dây chằng. Giãn dây chằng cổ tay kéo dài có thể khiến khớp cổ tay lỏng lẻo, vận động khó khăn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tâm, Trưởng khoa Nội trung cao, BVĐK tỉnh cho biết: “Cổ tay là vùng có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều xương nhỏ và dây chằng. Các động tác vặn và xoay bàn tay, chống đỡ khi trượt té có thể dẫn đến giãn dây chằng cổ tay. Các dấu hiệu giãn dây chằng là cảm thấy đau nhức kèm sưng tấy, bầm tím ở vùng cổ tay”.

Có 3 cấp độ giãn dây chằng cổ

BVĐK KHU VỰC BỒNG SƠN:

Hỗ trợ tư vấn khám bệnh từ xa cho người dân

tay là: Cấp 1: Bệnh nhân bị đau đi kèm với dây chằng bị tổn thương nhẹ; Cấp 2: Bệnh nhân bị đau, dây chằng tổn thương nặng hơn, có cảm giác lỏng lẻo ở khớp và cổ tay; Cấp 3: Người bệnh bị đau, dây chằng bị rách hoàn toàn, lỏng khớp nghiêm trọng, mất chức năng cổ tay.

Khi nghi bị giãn dây chằng, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện y lệnh của bác sĩ; để cổ tay nghỉ ngơi tối thiểu 48 giờ;

thường xuyên nâng cổ tay lên vị trí cao hơn tim và có thể đặt tay lên đầu gối; Băng cổ tay: Nhằm mục đích giảm sưng, đau. Người bệnh có thể băng cổ tay 20 - 30 phút sau mỗi 3 - 4 giờ một lần trong vòng 2- 3 ngày hoặc cho tới khi hết đau; dùng nẹp cố định cổ tay: Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về thời gian sử dụng nẹp; tập các bài tập căng cơ theo hướng dẫn của bác sĩ. Với các trường hợp bị giãn dây chằng nặng (cấp độ III) khi dây chằng bị đứt hoàn toàn thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị. Giãn dây chằng cổ tay rất khó phòng ngừa, vì thường do tai nạn gây ra. Ngay cả các VĐV được đào tạo tốt nhất cũng có thể bị chấn thương. Vì vậy, cần đảm bảo an toàn khi tham gia bất cứ hoạt động nào. Người bệnh không nên nóng vội để vận động nặng cho đến khi không cảm thấy đau ở cổ tay khi để yên, có thể làm việc, nắm bắt và di chuyển các đồ vật mà không bị đau. Nếu người bệnh cố gắng dùng lực cổ tay trước khi nó phục hồi, có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

MINH PHƯỢNG (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Giãn dây chằng cổ tay la tinh trang dây chằng quanh cổ tay căng giãn qua mưc sau chân thương phần lớn la do te ngã.

BVĐK khu vực Bồng Sơn (TX Hoài Nhơn) hiện có 170 bệnh nhân nội trú, trong đó có 50 bệnh nhân Covid-19. Bác sĩ CKII Trần Quốc Việt, Giám đốc BVĐK khu vực Bồng Sơn, cho biết: Chúng tôi vẫn triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng điều trị, chăm sóc bệnh nhân, hội chẩn với tuyến trên để nâng cao năng lực, ngày thường sao thì bây giờ vẫn cố gắng như vậy.

Song song với công tác điều trị, BVĐK khu vực Bồng Sơn thành lập tổng đài tư vấn giáo dục sức khỏe 1900561544 để tư vấn khám bệnh từ xa và tư vấn các bệnh mãn tính, giúp người dân do dịch bệnh không thể trực tiếp đến khám, chữa bệnh. Mỗi tháng tổng đài nhận được 500 - 600 cuộc gọi. Sau gần 4 tháng triển khai tổng đài, nhằm tăng khả năng hỗ trợ tư vấn, khám chữa bệnh từ xa cho người dân, Giám đốc BVĐK khu vực Bồng Sơn gửi thư ngỏ cho các y, bác sĩ, đặc biệt là cả những bác sĩ đã nghỉ hưu để hỗ trợ tư vấn trực tiếp mà không cần phải qua tổng đài.

Chia sẻ về điều này, bác sĩ CKII Trần Quốc Việt cho biết: Các phòng khám tư nhân trên địa bàn đóng cửa nhưng số lượng bệnh nhân đến các cơ sở y tế cũng giảm nhiều. Chúng tôi nghĩ có thể bà con vì quá lo lắng nên không dám đi khám, chữa bệnh. Vì vậy tới đây, có thể chúng

Ngoài cấp cứu, điều trị kịp thời cho nhiều bệnh nhân, BVĐK khu vực Bồng Sơn còn tổ chức hội chẩn chuyên môn với các bệnh viện tuyến trên, thực hiện tốt việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân nội trú. Mới đây, vào cuối tháng 8, BVĐK khu vực Bồng Sơn tổ chức chương trình Hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Trường ĐH Y Hà Nội. Tại đây BVĐK khu vực Bồng Sơn đã trình bày những vấn đề xung quanh một ca lâm sàng khó và nhận được sự chia sẻ tích cực từ Bệnh viện Trường ĐH Y Hà Nội.

Thăm kham, theo dõi tinh hinh sưc khỏe trẻ sơ sinh tai BVĐK khu vực Bồng Sơn. Ảnh: NGUYỄN HỒNG MAI

tôi sẽ tính toán số bệnh nhân mãn tính, tiến hành khám qua điện thoại, kê đơn thuốc qua zalo để người dân dễ dàng, nhanh chóng mua thuốc hoặc nếu đến

bệnh viện lấy thuốc cũng không phải ở lại lâu.

Chị Nguyễn Thị Hải Hồng, ở phường Hoài Tân, TX Hoài Nhơn, cho biết: Vừa nhận được danh sách các bác sĩ và số điện thoại tư vấn từ xa của BVĐK khu vực Bồng Sơn, tôi lưu lại ngay. Thời tiết chuyển mùa, bản thân tôi bị cao huyết áp, nhà lại có mẹ già mà dịch bệnh nói thật cũng ngại đến bệnh viện. Có thể nhờ các bác sĩ tư vấn cũng khiến mình yên tâm hơn.

ĐỖ THẢO

Sáng 12.9, TTYT huyện An Lão tổ chức lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho 230 học sinh ở nội trú tại 2 trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn huyện. Trong đó, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú An Lão có 120 học sinh ở xã vùng cao An Vinh; Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Đinh Ruối có 110 học sinh ở xã An Toàn, xã An Nghĩa, thôn 5, 6 xã An Quang và thôn Gò Đồn xã An Tân.

Để đảm bảo an toàn trong công tác lấy mẫu xét nghiệm, các điểm test nhanh SARS-CoV-2 đều trang bị nước rửa tay sát khuẩn, thực hiện giãn cách khi chờ xét nghiệm, yêu cầu tuân thủ quy định 5K. Sau khi test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 có kết quả âm tính các em học sinh sẽ được thầy, cô giáo sắp xếp phòng ở tại khu nhà nội trú của nhà trường theo quy định.

Việc test nhanh tầm soát kháng nguyên SARS-CoV-2 trước khi tổ chức giảng dạy là một trong những giải pháp để kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, không để dịch lây lan rộng và thực hiện đảm bảo môi trường giáo dục an toàn.

Theo kế hoạch, sáng 13.9, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú An Lão và Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Đinh Ruối sẽ bắt đầu tổ chức buổi học đầu tiên của năm học mới 2021 - 2022. HỮU BÁ

An Lão test nhanh cho 230 học sinh ở nội trú trước khi vao năm học mới

Page 9: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

9TRONG NƯỚCTHỨ HAI, [email protected]

Bình Định

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chứng kiến lễ bàn giao vắc xin, vật tư y tế và kinh phí được ủng hộ trong chuyến công tác châu Âu.

Chiều 12.9, ngay sau khi chuyên cơ chở Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài, Văn phòng Quốc hội đã chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ bàn giao vắc xin phòng Covid-19, thiết bị, vật tư y tế và kinh phí được ủng hộ trong chuyến công tác châu Âu của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam.

Đoàn công tác bàn giao cho Bộ Y tế 200 nghìn liều vắc xin AstraZeneca (bao gồm 100 nghìn liều vắc xin do Chính phủ Bỉ tặng; 100 nghìn liều vắc xin do Chính phủ Slovakia tặng); các thiết bị, vật tư y tế trị giá 1.028 tỷ đồng gồm trên 4 triệu bộ kit test nhanh (do Tập đoàn T&T, NG Biotech (Pháp), ME Capital Beteilligungen (Áo) và kiều bào tặng), 650 máy thở, 500 Monitor theo dõi bệnh nhân (do Tập đoàn VinGroup tài trợ), 5 máy xét nghiệm PCR (của IAEA), các thiết bị khác (do EuroCham, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt - Đức tặng).

Đoàn bàn giao cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam số tiền 230 triệu đồng của cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc ủng hộ TP HCM và 135 triệu đồng

Bàn giao hàng viện trợ phòng, chống dịch Covid-19 cho Bộ Y tế, MTTQ Việt Nam

của cộng đồng người Việt Nam tại Áo ủng hộ Quỹ Phòng, chống Covid-19.

Ngoài ra, số lượng thiết bị, vật tư y

tế còn lại sẽ được chuyển về Việt Nam theo đường hàng không trong thời gian sớm nhất. (Theo TTXVN)

Xuất cấp gạo hỗ trợ các tỉnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Ảnh VGP

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký các quyết định xuất cấp gạo, nhà bạt, máy phát điện từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Sóc Trăng để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 208,875 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 năm 2021; xuất cấp không thu tiền nhà bạt, máy phát điện từ nguồn dự trữ quốc gia cho UBND các tỉnh Bình Phước, Sóc Trăng để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 với số lượng mỗi tỉnh được xuất cấp 30 bộ nhà bạt (gồm 10 bộ loại 16,5 m2 và 20 bộ loại 24,75 m2), 2 bộ máy phát điện loại 30 KVA.

Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh Gia Lai, Bình Phước và Sóc Trăng chịu trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo; tiếp nhận, phân bổ và hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng số hàng dự trữ quốc gia nêu trên theo đúng quy định. (Theo LĐO)

Xuất cấp gạo và hàng dự trữ quốc gia cho 3 tỉnh phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 12.9, hai chuyến bay đón công dân Việt Nam từ Mỹ về nước đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Đây là hai trong số các chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines được lựa chọn để thí điểm chương trình cách ly 7 ngày của Bộ Y tế đối với hành khách từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo đó, 350 hành khách đã khởi hành từ Los Angeles và San Francisco (Mỹ) đến Seoul trên chuyến bay liên danh, sau đó từ Seoul về Vân Đồn trên hai chuyến bay

Vietnam Airlines thí điểm đưa 350 công dân từ Mỹ về nước

Hành khách làm thủ tục nhập cảnh với các điều kiện nghiêm ngặt về an toàn dịch tễ.

VN5413 và VN5415 do Vietnam Airlines khai thác. Chuyến bay VN5413 đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn lúc 11 giờ 23 phút và chuyến bay VN5415 hạ cánh lúc 12 giờ 27 phút.

Bên cạnh kiểm tra sức khỏe, khai báo y tế trước chuyến bay và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch xuyên suốt hành trình bay, toàn bộ hành khách phải đáp ứng các điều kiện của Bộ Y tế trong chương trình thí điểm cách ly 7 ngày. (Theo cand.vn)

Tàu cá mang số hiệu ĐNa 0494 gồm 13 thuyền viên do ông Nguyễn Dũng (SN 1964 trú tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) làm thuyền trưởng đang neo tránh trú bão số 5 ở vùng biển thôn Đông An Hải huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bị lưới quấn chân vịt, không hoạt động được, bị sóng đánh trôi dạt, cách phía Đông Đông Nam đảo Lý Sơn khoảng 17 hải lý.

Sau gần 6 giờ liên tục tìm kiếm, đến 1 giờ 30 phút ngày 12.9, tàu Cảnh sát biển 8002 đã tiếp cận tàu ĐNa 0494 và 13 thuyền viên. Tàu Cảnh sát biển 8002 nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu nạn và tổ chức lai dắt tàu bị nạn về đất liền.

Trước đó, tàu Cảnh sát biển 8002 vừa cứu nạn 5 thuyền viên của tàu cá QNg 95058 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị chìm do bão số 5.

Đến 6 giờ ngày 12.9, tàu Cảnh sát biển 8002 đã đưa 5 thuyền viên của tàu cá QNg 95058 TS và 13 thuyền viên cùng tàu ĐNa 0494 về bờ an toàn. (Theo ĐNO)

Tàu Cảnh sát biển 8002 cứu thành công tàu cá ĐNa 0494 bị nạn

Cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát biển 8002 đang thao tác để tiếp cận tàu cá ĐNa 0494 trong đêm 11.9

Ngày 12.9, thông tin gửi đến báo chí, Công ty CP Acecook Việt Nam khẳng định, hoàn toàn không có chất Ethylene oxide (EO) trong sản phẩm Hảo Hảo tôm chua cay nội địa.

Theo Công ty CP Acecook Việt Nam, ngay sau khi nhận được thông tin liên quan đến hai lô sản phẩm xuất khẩu. Acecook đã tìm hiểu rõ về nội dung cảnh báo của RASFF, tiêu chuẩn EO của các nước thuộc EU cũng như khẩn trương tiến hành rà soát toàn bộ quy trình sản

xuất, và gửi đi kiểm nghiệm một số sản phẩm xuất khẩu và nội địa tại Trung tâm phân tích Eurofins (đây là một tập đoàn khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thử nghiệm thực phẩm, có mạng lưới hơn 1.000 công ty độc lập tại hơn 50 quốc gia và vận hành hơn 900 phòng thí nghiệm.

Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm phân tích Eurofins thì sản phẩm Hảo Hảo tôm chua cay nội địa không có chất EO và có sự hiện diện của một lượng rất

nhỏ 2-chloroetanol (2-CE) với hàm lượng 1,17 ppm.

“Sản phẩm Hảo Hảo tôm chua cay nội địa có chất lượng đảm bảo và hoàn toàn tuân thủ đúng quy định pháp luật Việt Nam. Đồng thời, hàm lượng 2-CE này có giá trị thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn của Mỹ (940 ppm), Canada (940 ppm) và một số quốc gia khác” - đại diện Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết.

(Theo congthuong.vn)

Không có chất EO trong sản phẩm Hảo Hảo tôm chua cay nội địa

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến 11 giờ ngày 12.9, cơn bão số 5 đã ảnh hưởng tới vận hành lưới điện miền Trung, làm ảnh hưởng cung cấp điện cho khoảng 4.372 trạm biến áp với 401 nghìn khách hàng.

Khách hàng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP Đà Nẵng. Ước tính công suất phụ tải bị gián đoạn cung cấp điện do ảnh hưởng của bão đến sáng 12.9 là 56,35 MW, chiếm 2,25% phụ tải khu vực miền Trung.

Ngay sau khi xảy ra các sự cố lưới điện, các đơn vị của Tổng Công ty Điện

Hơn 400 nghìn khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng do bão Conson

lực miền Trung (EVNCPC) khẩn trương xử lý sự cố và đến 11 giờ ngày 12.9 đã khôi phục được hơn 75% số lượng khách hàng bị gián đoạn cấp điện.

Tuy nhiên, do hoàn lưu bão số 5, hiện nhiều khu vực vẫn còn mưa lớn, gió mạnh, ngập lụt, nước dâng cao nên ảnh hưởng đến việc tiếp cận hiện trường để xử lý sự số, khôi phục lưới điện.

Dù vậy, ngành Điện cơ bản hoàn thành việc khôi phục cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bão trong ngày 12.9, ngoại trừ một số khu vực còn ngập lụt, chưa thể cấp điện trở lại để đảm bảo an toàn. (Theo TTXVN)

Công nhân Công ty Điện lực Kon Tum giải tỏa, phá bỏ cây cao su gần đường dây 110kV ở xã Đắk Hring huyện Đắk Hà.

Page 10: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

10 THÔNG TIN CÔNG CỘNG THỨ HAI, [email protected]

Bình Định

Dự báo THỜI TIẾT

THÔNG BÁOCác website, ứng dụng cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Bình ĐịnhThời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến

phức tạp, nhất là đã ghi nhận có ca dương tính SARS-CoV-2. Cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh truy cập vào các website, ứng dụng dưới đây để có thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Bình Định:

- Sở Y tế Bình Định: syt.binhdinh.gov.vn- Sở Thông tin và Truyền thông: Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (Zalo)- Báo Bình Định điện tử: baobinhdinh.vn- Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định: binhdinhtv.vn- Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bình Định: binhdinh.dcs.vn- Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Bình Định: binhdinh.gov.vn

THÔNG BÁOTổ chức đấu thầu kinh doanh, khai thác

và quản lý chợ xã Nhơn HảiBên mời thầu: UBND xã Nhơn Hải - TP Quy NhơnTên gói thầu: Kinh doanh, khai thác và quản lý chợ xã Nhơn Hải. Hình thức đấu thầu: Rộng rãi (trong nước).Giá khởi điểm đấu thầu: 288.500.000 đồng/5 năm.Thời gian bán hồ sơ mời thầu (HSMT): Từ ngày thông báo đến

trước 8 giờ 30 phút ngày 12.10.2021 (trong giờ hành chính).Giá bán một bộ HSMT: 1.000.000 đồng (một triệu đồng).Thời điểm đóng thầu: 8 giờ 30 phút ngày 12.10.2021.Thời điểm mở thầu: 9 giờ ngày 12.10.2021.« Mọi chi tiết xin liên hệ: UBND xã Nhơn Hải (trực tiếp Bộ phận Tài chính - Kế toán)

Điện thoại: 0256.3844300. Di động: 0944148099 (Anh Vinh).

THÔNG BÁOTUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC

NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊNTHÀNH PHỐ QUY NHƠN NĂM 2021

1. Số lượng viên chức cần tuyển là: 10 giáo viên, thông tin cụ thể đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của UBND TP Quy Nhơn: https://quynhon.gov.vn.

2. Phiếu đăng ký dự tuyển: Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP

của Chính phủ.3. Thời gian thu nhận phiếu đăng ký dự tuyển: 30 ngày, kể từ

ngày 8.9.2021 đến ngày 7.10.2021.4. Địa điểm nhận phiếu đăng ký dự tuyển viên chức: Khuyến

khích nộp phiếu đăng ký tuyển dụng bằng đường Bưu điện để phòng, chống dịch Covid-19 hoặc nộp trực tiếp tại sảnh tầng trệt Trung tâm Hành chính thành phố - Số 30 Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

5. Số điện thoại liên hệ: 0256.3.820.255 (trong giờ hành chính).

I- Khu vực tỉnh Bình Định: Mây thay đổi đến nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, ngày nắng. Gió Tây Nam cấp 2 - 3, ven biển có lúc cấp 4.

Nhiệt độ cao nhất từ 30 - 320C; nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 260C. II- Khu vực TP Quy Nhơn: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày

nắng. Gió Tây Nam cấp 2 - 3, có lúc cấp 4.Nhiệt độ cao nhất từ 30 - 320C; nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 270C.III- Thời tiết vùng biển Bình Định: Mây thay đổi, có mưa rào và

giông vài nơi. Tầm nhìn xa trên 10 km. Gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật 7. Biển động. (Nguồn: TTKTTV Bình Định)

NGÀY VÀ ĐÊM 13.9.2021

Page 11: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

11THỨ HAI, 13.9.2021 THÔNG TIN - QUẢNG CÁ[email protected]

Bình Định

1900 9095

Căn cứ Quyết định số 3584/QĐ-UBND ngày 30.8.2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, kế hoạch tổ chức thi tuyển, kinh phí thi tuyển phương án kiến trúc công trình: Trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức thi tuyển Phương án thiết kế kiến trúc công trình: Trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, cụ thể như sau:

- Công bố thông tin cuộc thi: Từ ngày 06.9.2021;- Phát hành hồ sơ dự thi và cung cấp thông tin, thể lệ cuộc

thi: Từ ngày 06.9.2021 đến 16 giờ 30 phút ngày 06.10.2021. - Tiếp nhận hồ sơ dự thi: Kết thúc trước 16 giờ 30 phút ngày

15.10.2021 (trong giờ hành chính của ngày làm việc).- Đánh giá hồ sơ dự thi: Từ ngày 16.10.2021 đến ngày

31.10.2021.- Công bố giải thưởng (dự kiến): Tháng 11.2021.- Đơn đăng ký dự thi và các hồ sơ tài liệu có liên quan có thể

tải trực tiếp trên website Sở Xây dựng tỉnh Bình Định (https://sxd.binhdinh.gov.vn/) hoặc website Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định (https://hdnd.binhdinh.gov.vn/)

Địa điểm tiếp nhận đơn đăng ký dự thi: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (Số 104, đường Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) hoặc gửi đến địa chỉ Email: [email protected] trước ngày 06.10.2021.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh thông báo và trân trọng kính mời các tổ chức, cá nhân có năng lực dành sự quan tâm và thời gian tham gia cuộc thi nêu trên.

THÔNG BÁOCuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình:

Trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bình Định

CHI NHÁNH CÔNG TY CP BIA SÀI GÒN - MIỀN TRUNG TẠI QUY NHƠN

Địa chỉ: KCN Phú Tài - TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định

THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁCUNG ỨNG CHẤT ĐỐT CHO LÒ HƠI TẦNG SÔI NĂM 2021 - 2022

CN Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Trung tại Quy Nhơn trân trọng kính mời các Nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và điều kiện đến tham gia chào hàng cạnh tranh gói thầu “Cung ứng chất đốt cho lò hơi tầng sôi năm 2021 - 2022” tại CN Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Trung tại Quy Nhơn theo hình thức chào hàng cạnh tranh, cụ thể:

Thông tin về chào giá và yêu cầu chào giá theo hình thức chào giá cạnh tranh:

Tên gói thầu: “Cung ứng chất đốt cho lò hơi tầng sôi năm 2021 - 2022”.

Số lượng tạm tính: 3.000 tấn/6 tháng + 10%, (số lượng bình quân /tháng: 500 tấn).

Địa điểm: Tại CN Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Trung tại Quy Nhơn - Khu công nghiệp Phú Tài, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

4. Nội dung chủ yếu của gói thầu: Theo hồ sơ yêu cầu5. Thời gian phát hành Hồ sơ yêu cầu: 9 giờ ngày 13.9.2021

đến trước 9 giờ ngày 20.9.2021.6. Thời gian nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất: Trước 9 giờ ngày

20.9.2021.7. Thời điểm đóng thầu: 9 giờ ngày 20.9.2021.8. Thời điểm mở thầu: 9 giờ 15 phút ngày 20.9.2021.9. Địa điểm phát hành và nộp Hồ sơ dự thầu: Phòng Tổng

hợp CN Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Trung tại Quy Nhơn - Khu công nghiệp Phú Tài, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chi tiết xin liên hệ:Ông: Diệp Bảo Hạnh Chức vụ: Phó Phòng Tổng hợpĐiện thoại: 0903520128 Fax: 0256.3841520Email: [email protected]ân trọng!

Page 12: tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận góp phần đưa

12 THỨ HAI, 13.9.2021 Bình ĐịnhTHẾ GIỚ[email protected]

TIN VẮN

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: NGUYỄN PHÚC - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn - Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HẰNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy quan hệĐối tác Chiến lược sâu rộng

Sáng 12.9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh ông Kishi Nobuo lựa chọn Việt Nam là quốc gia tới thăm đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng. Đồng thời nhắc lại, trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cũng chọn Việt Nam là nước thăm đầu tiên sau khi nhậm chức, thể hiện Nhật Bản hết sức coi

trọng mối quan hệ với Việt Nam.Các đồng chí lãnh đạo Nhà

nước, Chính phủ khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, có độ tin cậy cao trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ Việt Nam gửi lời cảm ơn Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam hơn 3 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19, viện trợ không hoàn lại 200 triệu yen để bảo quản vắc xin và đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam sinh sống, học

tập và làm việc tại Nhật Bản. Đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ vắc xin ngừa Covid-19, dành các dự án ODA mới, ưu tiên cho phát triển hạ tầng chiến lược; khuyến khích, hỗ trợ DN Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, xanh, sạch; tăng cường hợp tác chuyển đổi số; thúc đẩy sớm mở cửa thị trường tiêu thụ thuận lợi cho nông thủy sản của Việt Nam và một số nông sản của Nhật Bản.

Bộ trưởng Kishi Nobuo khẳng

Tài liệu năm 2016 vừa được FBI giải mật đã hé lộ thêm thông tin về giả thuyết Chính phủ Saudi Arabia hỗ trợ các đối tượng tiến hành vụ khủng bố 11.9.

Được đưa ra sau sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden, tài liệu năm 2016 này đã cung cấp thông tin chi tiết về vai trò của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trong điều tra cáo buộc cho rằng một nhân viên lãnh sự Saudi Arabia và một nhân vật bị tình nghi là tình báo Riyadh ở Los Angeles đã hỗ trợ hậu cần cho ít nhất 2 trong số các đối tượng cướp máy bay ngày 11.9.2001.

Tài liệu nêu chi tiết nhiều mối liên hệ và lời khai của nhân chứng khiến FBI nghi ngờ Omar al-Bayoumi, sinh viên Saudi Arabia ở Los Angeles, là một đặc vụ tình báo của Riyadh. Tài liệu của FBI mô tả nhân vật này tham gia sâu vào hoạt động cung cấp “hỗ trợ đi lại, nơi ăn ở tạm thời và tài chính” để giúp đỡ 2 đối tượng không tặc.

Trước đó, Đại sứ quán Saudi Arabia tại Mỹ hôm 8.9 đã bày tỏ “hoan nghênh việc công bố” các tài liệu của FBI, đồng thời khẳng định “bất kỳ luận điệu nào cho rằng Saudi Arabia dính líu tới vụ tấn công ngày 11.9 đều hoàn toàn sai sự thật”. (Theo baoquocte.vn)

l Chính phủ New Zealand hôm 12.9 cho biết nước này vừa đạt được thỏa thuận mua lại 500 nghìn liều vắc xin Pfizer từ Đan Mạch. (Theo VOV.VN)l Thái Lan sẽ triển khai

diện rộng tiêm vắc xin Pfizer cho các học sinh từ 12-18 tuổi từ ngày 21.9 tới song phải có được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. (Theo VOV.VN)l Ai Cập lên kết hoạch phủ

sóng internet tốc độ cao cho thêm hơn 60 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn. Tính đến đầu năm 2021, Ai Cập đã đạt độ bao phủ internet trên tổng 57,3% dân số. (Theo TTXVN)l Trong một chiến dịch

truy quét ma túy phối hợp giữa nhà chức trách Colombia, Mỹ và Panama, Hải quân Colombia đã thu giữ 2,4 tấn cocaine tại khu vực đảo San Andres trong vùng biển Caribe thuộc nước này.

(Theo TTXVN)

Các máy bay của Israel đêm 11.9 đã không kích vào các địa điểm ở Dải Gaza, trong bối cảnh căng thẳng trên biên giới giữa Dải Gaza và Israel trong nhiều ngày qua chưa hạ nhiệt.

Các cuộc không kích của Israel nhằm vào một số địa điểm và khu đất nông nghiệp ở trung tâm Dải Gaza và nhiều cơ sở của Hamas bao gồm một địa điểm dùng để cất giữ vũ khí, một khu vực dùng để chế tạo tên lửa, một đường hầm dưới lòng đất và cơ sở huấn luyện.

Truyền thông địa phương của Palestine đưa tin rằng các cuộc không kích của Israel cũng nhằm vào một địa điểm ở TP Khan Yunis ở phía Nam Dải Gaza và một địa điểm khác trên con đường ven biển phía Tây TP Rafah, miền Nam nước này. Các cuộc đột kích không gây ra thương vong.

Israel cho biết vụ tấn công nhằm đáp trả hai tên lửa được phóng từ Gaza vào miền Nam Israel trước đó. (Theo VOV.VN)

Israel không kíchGaza để trả thùcác vụ phóng tên lửa

Ngày 11.9, cơ quan an ninh khu vực người Kurd xác nhận có ít nhất 3 quả rocket đã rơi gần sân bay quốc tế Erbil ở miền Bắc Iraq, nơi các lực lượng Mỹ đang đồn trú.

Tuyên bố của cơ quan trên khẳng định không có thương vong về người trong các vụ tấn công này. Trong khi đó, ông Ahmed Hochiar, Giám đốc sân bay Erbil, cho biết cơ sở này cũng không bị thiệt hại.

Tấn công bằng rocket nhằm vào sân bay ở Iraq có lính Mỹ đồn trú

Sân bay Erbil cũng là nơi đặt căn cứ quân sự của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu chống lực lượng Hồi giáo thánh chiến tại khu vực.

Các nhân chứng cho biết đã nghe thấy ít nhất 6 tiếng nổ trong khu vực. Trong khi đó, một phóng viên của hãng AFP (Pháp) cho biết có khói đen và nhiều tiếng còi báo động vang lên từ khu vực lãnh sự quán Mỹ gần đó.

Các cuộc tấn công kiểu này, thường nhắm vào các lợi ích của Mỹ ở Iraq, xảy ra khá thường xuyên trong những tháng gần đây. Trước đó ít tuần, 3 máy bay không người lái đã tấn công sân bay ở Baghdad, nơi quân đội Mỹ đồn trú. (Theo Vietnam+)

Lực lượng chức năng tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia) tiến hành đột kích sau khi có một loạt tiếng súng tại sòng bạc kiêm khách sạn Xihao Ying ở bãi biển Ocheatel vào khoảng 20 giờ ngày 11.9.

Sòng bạc Xihao Ying thuộc Dự án Trung Quốc, khu phức hợp gồm 10 tòa nhà tại TP Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk. Khu phức

hợp này được cho là nơi diễn ra nhiều hoạt động tội phạm như đánh bạc trực tuyến, lừa đảo tiền ảo và buôn lậu người vì mục đích tình dục.

Sau cuộc đột kích, lực lượng chức năng bắt giữ 15 người châu Á có quốc tịch nước ngoài, trong đó có một phụ nữ từ TP Thượng Hải - Trung Quốc, theo lực lượng

chuyên trách thuộc Bộ CA Trung Quốc sang Campuchia phối hợp hành động.

Tại hiện trường, cảnh sát thu giữ 7 khẩu súng, trong đó có 3 khẩu súng trường tự động, một số áo chống đạn và một số vật dụng khác. Hai con tin quốc tịch Trung Quốc cũng được phóng thích.

(Theo NLĐO)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo. Ảnh: TTXVN

Lối vào sân bay quốc tế Erbil ở miền bắc Iraq.

Ảnh: AFP/TTXVN

Cảnh sát Campuchia đột kích sòng bạc thuộc Dự án Trung Quốc

FBI hé lộ về vai trò của Saudi Arabia trong vụ khủng bố 11.9

định quan hệ quốc phòng hai nước đã bước vào giai đoạn phát triển mới; nhấn mạnh Việt Nam ngày càng có vai trò chiến lược quan trọng, Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên như khắc phục hậu quả chiến tranh, gìn giữ hòa bình LHQ, chuyển giao thiết bị, công nghệ quốc phòng và tìm kiếm cứu nạn.

Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo…; khẳng định tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững và lâu dài, vì thịnh vượng và phát triển của mỗi nước, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới...

Trước đó, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - đã chủ trì lễ đón Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo và chứng kiến lễ ký kết “Thỏa thuận chuyển giao trang bị, công nghệ quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản”.

(Theo TTXVN, TTO)

20 năm đã trôi qua, song vụ khủng bố 11.9 vẫn để lại nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Nguồn: REUTERS