68
Tiêu chun hành động bom mìn quc tế (IMAS) Giáo dc Nguy cơ Bom mìn Hướng dn thc hành tt nht 6 LIÊN LC CNG ĐỒNG HÀNH ĐỘNG BOM MÌN Tiêu chun hành động bom mìn quc tế IMAS Liên Hip Quc

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · Báo cáo v ề bom mìn và vậ ... kể trong việc chuyên nghiệp hoá các dự án và chương

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS)

Giáo dục Nguy cơ Bom mìn Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6

LIÊN LẠC CỘNG ĐỒNG HÀNH ĐỘNG BOM MÌN Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế

IMAS

Liên Hiệp Quốc

IMAS Giáo dục nguy cơ bom mìn Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6

LIÊN LẠC CỘNG ĐỒNG HÀNH ĐỘNG BOM MÌN

Geneva, tháng 11/ 2005

Lời cảm ơn

Hướng dẫn thực hành hiệu quả GDNCBM được xây dựng bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), thay mặt cho Liên Hiệp Quốc thực hiện, với sự hợp tác của Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva (GICHD).

UNICEF trân trọng cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ủng hộ tài chính cho việc soạn thảo các hướng dẫn này.

Đây là tài liệu phục vụ cho hoạt động, được chuẩn bị để hỗ trợ cho việc trao đổi kiến thức, thúc đẩy các thói quen tốt nhất và kích thích đối thoại thảo luận. Phần chữ trong tài liệu chưa được hiệu đính theo tiêu chuẩn xuất bản chính thức của UNICEF và UNICEF không chịu trách nhiệm đối với các sai sót này. Quan điểm thể hiện trong hướng dẫn là của các tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm của UNICEF hay của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Sự thiết kế trong các ấn bản này không ám chỉ bất kỳ một quan điểm nào về tình trạng hợp pháp của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ hoặc khu vực nào cũng như về chính quyền nơi đó hoặc sự phân định ranh giới ở nơi đó.

ISBN-13: 978-92-806-3970-4 ISBN-10: 92-806-3970-6 Copyright © 2005 UNICEF. Bản quyền của UNICEF.

2

Nội dung 3

Lời nói đầu 5

Giới thiệu 7 Giới thiệu về loạt tài liệu hướng dẫn …............................................................ 7 Giới thiệu về Hướng dẫn 6 ……....................................................................... 8 Trình bày của hướng dẫn …................….......................................................... 10

1. Liên lạc hành động bom mìn cộng đồng là gì? 13 1.1 Mục đích của việc liên lạc với cộng đồng …......................................... 13 1.2 Liên lạc với ai tại cộng đồng ………….................................................. 14

2. Báo cáo về bom mìn và vật nổ sau chiến tranh 17 2.1 Cấu trúc để báo cáo các vùng nguy hiểm …................................…........ 17 2.2 Hỗ trợ liên lạc cộng đồng để báo cáo các khu vực nguy hiểm …............ 19 2.3 Mẫu thu thập thông tin vùng nguy hiểm thích ứng đặc điểm văn hoá ..... 19 2.4 Tập huấn sử dụng các biểu mẫu vùng nguy hiểm .................................... 20

3. Liên lạc cộng đồng trước các hoạt động rà phá bom mìn 21 3.1 Tổ chức thu thập dữ liệu trước rà phá …….............…........................... 21 3.2 Tham vấn trước khi thu thập dữ liệu …..................…............................. 22 3.3 Thu thập dữ liệu cho các biễu mẫu vùng nguy hiểm .............................. 22 3.4 Thu thập dữ liệu để sắp xếp mức độ ưu tiên ............................................ 22

4. Liên lạc cộng đồng trong khi rà phá bom mìn 25 4.1 Liên lạc cộng đồng để chuẩn bị các hoạt động rà phá bom mìn ……..... 25 4.2 Chia sẻ thông tin trong quá trình hoạt động rà phá bom mìn .................. 26 4.3 Liên lạc cộng đồng trong trường hợp tạm ngưng rà phá bom mìn .......... 26 4.4 Yêu cầu của cộng đồng với rà phá các tài nguyên không được ưu tiên ... 27

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

5. Bàn giao nhiệm vụ 29 5.1 Liên lạc trước khi bàn giao đất đai và tài nguyên …………......................... 29 5.2 Lễ bàn giao khu vực được rà phá/cắm mốc …………………...................... 30

6. Liên lạc cộng đồng sau hoạt động rà phá bom mìn 31 6.1 Đánh giá tác động của việc rà phá bom mìn .................................…........... 31 6.2 Quy trình “đánh giá ban đầu sau rà phá bom mìn”…………....................... 31 6.3 Quy trình “đánh giá cuối cùng sau rà phá bom mìn” ….......……................ 32 6.4 Phân tích dữ liệu sau rà phá bom mìn ........................................................... 33

6.5 Lợi ích của việc đánh giá sau rà phá đối với tổ chức hành động bom mìn ... 33

7. Liên lạc cộng đồng và phá hủy bom mìn tồn kho 35 7.1 Cơ sở đối với việc phá hủy bom mìn tồn kho .................……....................... 35 7.2 Các nguồn thông tin chính ở địa phương ....……..........................…............. 35

Liên lạc với các thành viên của cộng đồng ......................…........…….......... 35 7.3

8. Liên lạc cộng đồng và phát triển 37

9. Rà phá bom mìn “thôn bản” hay “tự phát” 39 4 9.1 Người rà phá bom mìn thôn bản là ai? …..............…………........................ 39

Khuyến nghị đối với rà phá bom mìn thôn bản ..........………....................... 40 9.2

10. Liên lạc cộng đồng và giúp đỡ nạn nhân còn sống 43 10.1 Các định nghĩa về giúp đỡ nạn nhân còn sống .......................……………... 43 10.2 Các khu vực có tác động đối với nạn nhân còn sống …..……...................... 43 10.3 Liên lạc cộng đồng đối với các tổ chức dành hỗ trợ phi chuyên nghiệp cho nạn nhân còn sống …............................. 44 10.4 Hỗ trợ liên lạc cộng đồng bởi các chương trình giúp đỡ chuyên nghiệp đối với nạn nhân còn sống .......................................... 45

11. Tuyển dụng, đào tạo và nâng cao năng lực 49 11.1 Tuyển dụng và chất lượng chuyên môn của đội ngũ liên lạc cộng đồng ...... 49 11.2 Đào tạo đội ngũ liên lạc cộng đồng …............................……………........... 49

Phụ lục 51 1. Các công cụ liên lạc cộng đồng để thu thập dữ liệu có sự tham gia .................... 51 2. Vai trò của đội ngũ liên lạc viên hành động bom mìn cộng đồng ..................... 64

Lời nói đầu Trong một vài năm qua, cộng đồng hành động bom mìn đã có những bước tiến đáng kể trong việc chuyên nghiệp hoá các dự án và chương trình Giáo dục nguy cơ bom mìn (GDNCBM). Một yếu tố trung tâm trong tiến trình đó là việc xây dựng các các tiêu chuẩn quốc tế cho GDNCBM do UNICEF thực hiện, trong khuôn khổ Các tiêu chuẩn quốc tế về hành động bom mìn (IMAS), do Cơ quan Hành động Bom mìn LHQ (UNMAS) duy trì. Vào tháng 10 năm 2003, UNICEF hoàn thiện bảy tiêu chuẩn GDNCBM, đã được chính thức áp dụng tiêu chuẩn vào tháng 6 năm 2004.

5

Nội dung GDNCBM trong IMAS đạt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình và dự án GDNCBM. Tiêu chuẩn IMAS mang tính quy tắc dành cho các những nhà tư vấn, các trung tâm hành động bom mìn, cơ quan quốc gia và các nhà tài trợ về cái gì là cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình GDNCBM có hiệu quả. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này không hướng dẫn các bên tham gia về việc họ làm thế nào để áp dụng vào các chương trình và dự án để tuân thủ chăt chẽ hơn các tiêu chuẩn này. Nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa, UNICEF tiến hành hợp tác với Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva (GICHD) để xây dựng loạt tài liệu Hướng dẫn thực hành tốt nhất nhằm cung cấp thêm tư vấn đối với việc làm thế nào để thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM. Một loạt bao gồm 12 hướng dẫn đã được xây dựng, sử dụng kỹ năng chuyên môn từ nhiều cá nhân, quốc gia và các bối cảnh khác nhau. Hướng dẫn đáp ứng một loạt các lĩnh vực mà tiêu chuẩn IMAS về GDNCBM đã đề cập, bao gồm:

♦ Làm thế nào để hỗ trợ việc điều phối GDNCBM và tuyên truyền thông tin đại chúng;

♦ Làm thế nào để thực hiện các dự án nhận thức nguy cơ và tập huấn; ♦ Làm thế nào để tiến hành hoạt động liên lạc cộng đồng hành động bom mìn, và; ♦ Các yếu tố gì nên được quan tâm thực hiện trong các dự án GDNCBM có hoàn

cảnh khẩn cấp. Mục đích chính của những Hướng dẫn này là cung cấp những tư vấn, phương tiện và hướng dẫn để đảm bảo các chương trình GDNCBM tuân thủ theo các tiêu

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

chuẩn IMAS. Các hướng dẫn này cũng nhằm cung cấp khuôn khổ cho một hướng tiếp cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo dục nguy cơ, và được sử dụng bởi bất kỳ ai liên quan đến lập kế hoạch, quản lý và đánh giá các chương trình và dự án GDNCBM, như các ban ngành chính phủ, các trung tâm hành động bom mìn, các cơ quan và tổ chức LHQ, và các tổ chức địa phương và quốc tế. Các nhà tài trợ cũng có thể thấy các tiêu chuẩn này là hữu ích trong việc đánh giá các đề xuất dự án GDNCBM. Nhưng trong khi các hướng dẫn tìm kiếm khả năng cung cấp tư vấn thực tiễn cho việc thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình và dự án, về bản chất, chúng vẫn mang tính bao quát và sẽ cần điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh mới trong bối cảnh văn hoá và chính trị cụ thể. UNICEF và GICHD hy vọng các hướng dẫn sẽ cung cấp một công cụ hữu ích trong việc làm cho GDNCBM hiệu quả và đầy đủ hơn. Bên cạnh việc cung cấp các ấn bản in, các Hướng dẫn này có thể được tải miễn phí trên mạng Internet tại địa chỉ www.mineactionstandards.org cũng như tại trang web của GICHD là www.gichd.ch và của UNICEF là www.unicef.org.

6

Giới thiệu 7

Giới thiệu về loạt tài liệu hướng dẫn

Theo tiêu chuẩn IMAS, thuật ngữ “giáo dục nguy cơ bom mìn” nói về “các hoạt động nhằm tìm cách giảm đi các nguy cơ thương tích từ mìn và vật nổ do chiến tranh để lại bằng cách nâng cao nhận thức và thúc đẩy các thay đổi hành vi, bao gồm tuyên truyền đại chúng, giáo dục và tập huấn, và liên lạc cộng đồng hành động bom mìn.”1 GDNCBM là một trong năm thành tố của hành động bom mìn. Các thành tố khác bao gồm: rà phá bom mìn (ví dụ: mìn và vật nổ còn lại sau chiến tranh, khảo sát, lập bản đồ, đánh dấu và rà phá); hỗ trợ nạn nhân, bao gồm phục hồi chức năng và tái hoà nhập; vận động chính sách nhằm chống việc sử dụng mìn sát thương cá nhân; và phá huỷ vũ khí dự trữ.2

Hai phiên bản đầu tiên của IMAS vào năm 1997 và 2000 không bao gồm các hướng dẫn và tiêu chuẩn GDNCBM cụ thể. Năm 2000, Cơ quan hành động bom mìn LHQ (UNMAS), đơn vị đầu mối của các hoạt động liên quan đến bom mìn trong hệ thống LHQ, yêu cầu UNICEF phát triển các tiêu chuẩn quốc tế đối với GDNCBM. UNMAS là văn phòng trong Ban thư ký của LHQ chịu trách nhiệm cho việc phát triển và duy trì các tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế. UNICEF là đơn vị chính trong LHQ đảm nhận công tác GDNCBM. Tháng 10 năm 2003, UNICEF hoàn thành một loạt bảy tiêu chuẩn GDNCBM, sau đó đã được chính thức đưa vào IMAS vào tháng 6 năm 2004. Bảy tiêu chuẩn này bao gồm:

♦ IMAS 07.11: Hướng dẫn quản lý hoạt động GDNCBM; ♦ IMAS 07.31: Công nhận pháp lý đối với các tổ chức và hoạt động

GDNCBM; ♦ IMAS 07.41: Giám sát chương trình và dự án GDNCBM; ♦ IMAS 08.50: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu GDNCBM; ♦ IMAS 12.10: Lập kế hoạch chương trình và dự án GDNCBM; ♦ IMAS 12.20: Thực hiện chương trình và dự án GDNCBM; và

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

♦ IMAS 14.20: Đánh giá chương trình và dự án GDNCBM. Nhằm hỗ trợ việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa, năm 2004, UNICEF hợp đồng với GICHD phát triển một loạt các hướng dẫn thực hiện tốt nhất cho chương trình và dự án GDNCBM.3

Mười hai Hướng dẫn thực hiện tốt nhất sau đây đã được xây dựng: ♦ 1: Giới thiệu về GDNCBM; ♦ 2: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu; ♦ 3: Lập kế hoạch; ♦ 4: Tuyên truyền thông tin đại chúng; ♦ 5: Giáo dục và tập huấn; ♦ 6: Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn; ♦ 7: Giám sát; ♦ 8: Đánh giá; ♦ 9: GDNCBM khẩn cấp; ♦ 10: Điều phối; ♦ 11: Tiêu chuẩn IMAS lựa chọn về GDNCBM; và

8 ♦ 12: Danh mục các thuật ngữ và nguồn gốc. Hướng dẫn thực hiện tốt nhất tìm kiếm khả năng đáp ứng các nhu cầu cụ thể của GDNCBM như một phần gắn liền của hành động bom mìn. Mỗi hướng dẫn nhằm phục vụ cho một tài liệu độc lập, mặc dù một số có bao gồm những tham khảo chéo với các hướng dẫn khác hoặc các nguồn tài liệu khác. Giới thiệu về Hướng dẫn 6

Sổ tay hướng dẫn này, số 6 trong loạt tài liệu, được thiết kế để giúp các tổ chức hành động bom mìn sử dụng liên lạc cộng đồng như một phần của các hoạt động thực địa để gia tăng tác động nhân đạo của họ. Liên lạc cộng đồng được tiêu chuẩn IMAS định nghĩa là “một quá trình được thiết kế để đặt các nhu cầu và các ưu tiên của các cộng đồng bị ảnh hưởng của bom mìn vào trung tâm của việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát hành động bom mìn và các lĩnh vực khác”. Nhiều người cho rằng liên lạc cộng đồng hành động bom mìn cần là một phần của bất cứ chương trình giáo dục nguy cơ bom mìn (GDNCBM) nào, ít nhất là mỗi khi tình hình khẩn cấp ban đầu (như sự hồi hương của những người tị nạn hoặc sự trở lại của những người đã di chuyển chổ ở trong khu vực đó, họ không biết hết được về những mối nguy hiểm mà họ phải đối mặt khi trở lại) đã được xử lý thông qua việc cung cấp thông tin cho mọi người biết (xem Hướng dẫn 4). Việc phát triển của liên lạc cộng đồng cũng công nhận những hạn chế, về dài hạn, của giáo dục và tập huấn (xem hướng dẫn 5) vì kiến thức về hành vi an toàn chưa được đầy đủ để đảm bảo sự an toàn khi tình huống buộc người dân chấp nhận rủi ro để sinh sống. Bảo người nào đó đừng đi nữa khi họ cố ý đi vào khu vực có bom mìn để lấy nước hoặc thức ăn để tránh chết đói không những là vô nghĩa mà còn là thiếu tôn trọng. Bạn cần giúp họ tìm ra các phương pháp khác. Tìm ra các phương án hoặc giải pháp thực tế (chẳng hạn, một giếng mới ở một nơi an toàn) đòi hỏi không những một sự đáp ứng hành động bom mìn mà là một sự cứu trợ hoặc một can thiệp phát triển. Điều này có nghĩa rằng các tổ chức tham gia vào liên lạc cộng đồng phải làm việc trực tiếp với các cơ quan chính quyền,

Giới thiệu các tổ chức phi chính phủ (PCP) và các cơ quan của Liên hiệp quốc cũng như cùng với chính các cộng đồng. Liên lạc cộng đồng thường được sử dụng để hỗ trợ tiến trình rà phá bom mìn, để chuyển thông tin về vị trí các khu vực có bom mìn cho các nhà điều hành rà phá bom mìn và trung tâm quốc gia hành động bom mìn, để xác định các ưu tiên của cộng đồng đối với rà phá bom mìn (khảo sát, cắm mốc, làm hàng rào và rà phá), và giúp đảm bảo rằng cộng đồng tin tưởng sử dụng đất đai được rà phá. Chính vì vây, hướng dẫn này mô tả cách thực hiện liên lạc cộng đồng trước, trong khi và sau khi thực hiện các hoạt động rà phá bom mìn, phá hủy các kho vũ khí bị còn lại, cắm mốc và lập rào chắn các khu vực có bom mìn. Để làm được điều này, một tổ chức hành động bom mìn cần phải liên lạc với cộng đồng để thu thập thông tin liên quan và để hợp tác. Hướng dẫn cũng đề xuất cách sử dụng liên lạc cộng đồng để thúc đẩy hỗ trợ hành động về bom mìn cho các dự án/chương trình hỗ trợ nạn nhân, kế hoạch ủng hộ và các sáng kiến rà phá bom mìn "thôn bản" địa phương. Các đội liên lạc cộng đồng có thể, chẳng hạn, giúp đỡ người bị cụt tay chân, cần phẩu thuật hoặc phục hồi thể chất nhưng họ không biết tìm sự giúp đỡ ở đâu và bằng cách nào. Vì vậy, liên lạc cộng đồng hành động bom mìn nhằm mục đích đảm bảo rằng tất cả các dự án hành động bom mìn đều thực sự giải quyết các nhu cầu và ưu tiên của cộng đồng.

Tiêu chuẩn IMAS cho rằng liên lạc cộng đồng là một “nguyên tắc chiến lược” của hành động bom mìn. Nhưng chúng ta không được đánh giá thấp những khó khăn mà liên lạc cộng đồng gặp phải. Các cộng đồng cũng như các cơ quan và tổ chức phát triển, tất cả đều có những ưu tiên cấp bách khác cần giải quyết. Vì lý do này, bất cứ ai đã tham gia vào liên lạc cộng đồng đều cần phải hiểu rằng để có được thành công cần phải có tâm huyết, kỹ năng và kiên nhẫn trong toàn bộ một tổ chức, từ giám đốc chương trình/dự án cho đến các cán bộ hiện trường.

9

Không có các quy tắc cứng nhắc và vội vã đối với việc thực hiện liên lạc cộng đồng. Không có các quy trình chuẩn mực nào. Tính cởi mở (có thể được gọi là “sự linh động”) có thể đang đe dọa các tổ chức quen với cách làm việc trong một môi trường khuôn mẫu hơn. Tạo lập một hoạt động liên lạc cộng đồng cho việc lập chương trình có thể dẫn đến làm chậm lại các hoạt động. Dĩ nhiên là, thời gian để xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng phát triển và cộng đồng địa phương có thể kéo dài và các kết quả có thể không luôn luôn đi liền với các mục tiêu đã được đề cập của tổ chức hành động bom mìn. Các công cụ liên lạc cộng đồng có sự tham gia có thể mang lại những kết quả không đoán trước được và cũng có thể mất thời gian. Thêm vào đó, các tổ chức hành động bom mìn có thể phát hiện ra rằng các cộng đồng có thể bao gồm nhiều nhóm rất đa dạng có các lợi ích xung đột nhau, hoặc có thể các cộng đồng có ít quan tâm về sự giúp đỡ và cộng tác cộng đồng cũng như có mức độ biệt lập cao. Tuy nhiên, lợi ích của tác động nhân đạo có thể chứng minh và đo lường được là một niềm tự hào lớn đối với các tổ chức hành động bom mìn đã thực hiện hợp phần liên lạc cộng đồng như là một phần của các chương trình của họ. Bất cứ tổ chức nào muốn đảm bảo rằng họ đóng góp nhiều hơn ngoài việc chỉ rà phá đất đai, và bất cứ ai mong muốn đảm bảo rằng việc rà phá bom mìn của họ và các nguồn lực nhân đạo được sử dụng một cách hiệu quả vì lợi ích nhân đạo, đều cảm thấy liên lạc cộng đồng hành động bom mìn là con đường thẳng, linh động và sáng tạo nhất để thực hiện điều đó.

AS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn IM Trình bày của hướng dẫn Có 11 phần trong hướng dẫn này. Phần 1 mô tả những điều mà liên lạc cộng đồng hành động bom mìn cần đạt được. Theo sau là nội dung về hướng dẫn về việc liên lạc với ai ở cộng đồng như một phần của hoạt động liên lạc. Phần 2 đề cập việc báo cáo bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh (ERW) và mô tả những cơ cấu khác nhau đối với việc báo cáo địa phương về bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh (ERW), và cách sử dụng liên lạc cộng đồng để hỗ trợ những cơ cấu này. Phần 3 mô tả chi tiết yêu cầu về liên lạc cộng đồng trước khi diễn ra việc rà phá bom mìn: thiết lập các mối quan hệ cộng đồng; thu thập số liệu về tác động sức khỏe và kinh tế-xã hội; việc sử dụng các "biểu mẫu vùng nguy hiểm"; và sắp xếp mức độ ưu tiên.

Phần 4 tập trung vào cách thực hiện liên lạc cộng đồng trong khi đang tiến hành các hoạt đồng rà phá bom mìn. Các hoạt động này có thể là rà phá bom mìn trong đất đai hoặc các tài nguyên của cộng đồng, đánh dấu các vùng bị ảnh hưởng, hoặc rà phá kho cất giữ bom đạn. Phần này mô tả những chi tiết cần thiết để trao đổi thông tin, những thông tin nào là cần thiết để tạm ngưng việc rà phá bom mìn trong khi hoạt động này vẫn chưa hoàn thành, khi nào thì GDNCBM có thể cần thiết, và cách xử lý các yêu cầu khác đối với việc rà phá đất hoặc các tài nguyên không được tổ chức rà phá bom mìn xếp ưu tiên.

10 Phần 5 chi tiết hóa lý do tại sao một sự kiện bàn giao là cần thiết mỗi khi một tổ chức hành động về bom mìn đã rà phá xong hoặc cắm mốc đất và các tài nguyên. Phần này mô tả cách tổ chức một buổi lễ và các thủ tục của một buổi bàn giao những khu vực được rà phá/cắm mốc. Phần 6 mô tả việc liên lạc cộng đồng cần thiết sau khi một hoạt hoạt động rà phá bom mìn hoàn thành để đánh giá tác động của việc rà phá. Phần này đưa ra các quy trình để tiến hành hai giai đoạn của một đánh giá tác động nhân đạo sau rà phá. Phần này cũng mô tả các lợi ích đối với một tổ chức hành động về bom mìn khi tiến hành các đánh giá sau rà phá. Phần 7 tập trung vào việc liên lạc cộng đồng và phá hủy kho vũ khí. Các quy trình liên lạc cộng đồng để phá hủy các kho vũ khí tương tự với các quy trình áp dụng khi rà phá bom mìn theo quy ước. Tuy nhiên, phần này đề cập đến sự nhạy cảm về chính trị và xã hội có thể trực tiếp ảnh hưởng đến liên lạc cộng đồng trong khi thực hiện các hoạt động phá hủy kho vũ khí. Phần 8 chi tiết hóa mối liên hệ gần gủi giữa liên lạc hành động bom mìn cộng đồng với các chương trình phát triển lớn rộng hơn. Phần này đưa ra ba mô tả để hợp tác phát triển với từng cơ quan như: cơ quan của Liên Hiệp Quốc, cơ quan của chính phủ và tổ chức PCP. Phần 9 tập trung vào liên lạc cộng đồng khi rà phá bom mìn ở thôn bản. Phần này bắt đầu với việc định nghĩa "rà phá bom mìn thôn bản" (cũng được gọi là rà phá bom mìn "tự phát") và người rà phá bom mìn thôn bản và các hoạt động của họ. Phần này sau đó đưa ra các khuyến nghị đối với tổ chức hành động bom mìn về các hoạt động liên lạc cộng đồng có thể giúp cải thiện truyền thông; các quy trình xếp ưu tiên rà phá; đưa ra các dịch vụ kiểm chứng đất đai; và đưa ra việc tập huấn và sử dụng trang thiết bị cho người rà phá bom mìn làng. Hỗ trợ những người rà phá bom mìn thôn bản vẫn còn gây tranh cãi nhiều trong hành động về bom mìn bởi vì họ thường không được đào tạo hoặc trang bị chuyên nghiệp và chất lượng công việc của họ được coi là đáng nghi ngờ. Phần 10 mô tả liên lạc cộng đồng và giúp đỡ nạn nhân bom mìn, bắt đầu với định nghĩa về hỗ trợ nạn nhân và những lĩnh vực tác động chung đối với những nạn nhân còn sống sau tai nạn bom mìn. Phần này đưa ra hướng dẫn đối với hai loại tổ chức hành động bom mìn: những tổ chức không có các chương trình chuyên nghiệp dành cho nạn nhân

còn sống, và những tổ chức chuyên giúp đỡ những nạn nhân còn sống. Đối với các tổ chức thứ hai nói trên, có các khuyến nghị về liên lạc cộng đồng để chữa trị, phục hồi tâm lý, tái hòa nhập kinh tế-xã hội, và chăm sóc tâm lý cho nạn nhân còn sống và gia đình họ. Phần 11 đưa ra thông tin thực hành về tuyển dụng, đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ liên lạc viên cộng đồng. Phần này nhằm giúp tổ chức PCP tuyển dụng cán bộ có năng lực và kinh nghiệm. Nó cũng đề cập chi tiết các vấn đề đào tạo có liên quan và mô tả cách nâng cao năng lực cho cán bộ theo một số hướng nào đó. Hai phụ lục sẽ kết thúc Hướng dẫn này. Xuyên suốt các phần có các tham chiếu đến các công cụ liên lạc cộng đồng. Đây là những công cụ có sự tham gia được các cán bộ cộng đồng sử dụng để thu thập những dữ liệu có giá trị. Mô tả từng công cụ một, với các mục tiêu, quy trình và lợi ích lâu dài được trình bày trong Phụ lục 1. Tổng cộng có 12 công cụ, được gọi là các Phụ lục 1A, 1B, 1C, và tiếp tục cho đến 1L. Phụ lục 2 liệt kê một số vai trò chính của đội ngũ cán bộ liên lạc cộng đồng hành động bom mìn. Danh mục các từ viết tắt, định nghĩa tiêu chuẩn IMAS về các thuật ngữ cơ bản và các trích dẫn nguồn cho tất cả các ấn phẩm Hướng dẫn thực hành tốt nhất trong loạt tài liệu này được trình bày trong Hướng dẫn số 12.

11

Ghi chú 1 IMAS 04.10, Phiên bản thứ hai, 1/1/2003 (như đã sửa đổi ngày 1/12/2004), 3.157. 2 Như trên., 3.147. 3 Theo như mục đích của IMAS và của Hướng dẫn này, một dự án được xác định như một hoạt động, hoặc một loạt các hoặt động kết nối với nhau, với một mục tiêu chung. Một dự án sẽ thường có một thời hạn cụ thể và một kế hoạch hành động. Một chương trình GDNCBM được xác định như một loạt các dự án liên quan đến GDNCBM tại một quốc gia hay vùng lãnh thổ.

12

1. Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn là gì?

1.1 Mục đích của việc liên lạc với cộng đồng 13 Chúng ta đã thấy rằng mục đích cuối cùng của liên lạc cộng đồng là để đặt nhu cầu và ưu tiên của các cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh ở vị trí trung tâm của việc thực hiện lập kế hoạch và giám sát hành động về bom mìn và các khu vực khác. Sau đây là một số mục tiêu chính của việc liên lạc với một cộng đồng để giải quyết tác động của bom mìn hoặc vật nổ sau chiến tranh nhằm theo đuổi mục đích đó:

♦ Để có được thông tin cơ bản có liên quan về chính cộng đồng đó (v.d. quy mô dân số và di chuyển dân, kế sinh nhai chính hoặc nguồn thu nhập và các mối quan tâm khác về kinh tế xã hội);

♦ Để có được thông tin cơ bản về vấn đề bom mìn/vật nổ sau chiến tranh tại một cộng đồng cụ thể (lịch sử các trận đánh/các xung đột);

♦ Để xác định các nhóm gặp nguy cơ cụ thể ở trong cộng đồng và hiểu mức độ và lý do đằng sau việc tiếp tục nhận lấy rủi ro tại những khu vực chịu ảnh hưởng của bom mìn hoặc vật nổ sót lại sau chiến tranh;

♦ Để cung cấp thông tin chính xác về vị trí hoặc loại bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh cho các nhóm rà phá và đánh dấu, điều này rất cần thiết cho việc điều hành các hoạt động rà phá bom mìn có hiệu quả;

♦ Để đảm bảo rằng các đại diện của cộng đồng được hỏi ý kiến về và được tham gia vào việc sắp xếp độ ưu tiên đối với các can thiệp hành động bom mìn; và

♦ Để phát triển cộng đồng dựa vào sự tham gia của cộng đồng, được biết đến như là xây dựng vốn xã hội.

Liên lạc cộng đồng hỗ trợ việc rà phá bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh, đánh dấu và phá hủy kho vũ khí bằng cách huy động sự giúp đỡ của người dân địa phương. Sự hợp tác và hỗ trợ qua lại giữa tổ chức hành động bom mìn và cộng đồng địa phương nên được khuyến khích. Một cộng đồng có thể sẽ tích cực tham gia vào tiến trình hành động bom mìn thông qua:

♦ Chia sẻ thông tin và hành động như những người hướng dẫn; ♦ Đóng góp lao động phổ thông;

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

♦ Đóng góp nguồn lực (chẳng hạn như không gian làm kho cất giữ an toàn, hoặc khu vực nghỉ ngơi); và

♦ Hợp tác với các yêu cầu của chính quyền địa phương (v.d. để gìn giữ và bảo vệ thiết bị và các vật liệu dùng để đánh dấu).

1.2 Liên lạc với ai tại cộng đồng

1.2.1 Các đại diện của cộng đồng

Các điểm liên lạc ban đầu của bạn ở tại cộng đồng nên là toàn bộ những đại diện của cộng đồng. Những người này gồm một loạt các lãnh đạo địa phương:

♦ Cán bộ/quản lý về Y tế; ♦ Các quản lý hiện trường của các tổ chức PCP quốc gia và quốc tế; ♦ Các lãnh đạo được địa phương bổ nghiệm, v.d. lãnh đạo, thủ lĩnh bộ lạc; ♦ Các chức sắc ở các tổ chức tôn giáo ở địa phương (cần tham vấn với toàn thể các

tôn giáo đại diện địa phương để tránh bị thiên lệch); và ♦ Các chính khách địa phương hoặc người được bổ nhiệm làm chính trị và các bộ

trưởng của chính quyền địa phương (cần tham vấn với toàn thể các chính đảng đại diện địa phương để tránh bị thiên lệch).

14 Danh sách này có thể được bổ sung thêm tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức ở trong các cộng đồng và các xã hội. Từ lúc này trở đi, những điểm liên lạc ban đầu này được mô tả như là những "đại diện cộng đồng". Đại diện cộng đồng nên có khả năng cung cấp thông tin về:

♦ Các tai nạn bom mìn hoặc vật nổ sót lại sau chiến tranh; ♦ Quy mô dân số và việc di chuyển dân; ♦ Lịch sử thôn bản hay các vùng ven đô; ♦ Tiếp cận các cộng đồng địa phương, các nhóm nguy cơ và các nạn nhân; ♦ Tiếp cận các khu nhà và các khu vực địa lý; ♦ Ai có thể làm hướng dẫn viên đến thôn bản/vùng lân cận; và ♦ Những người có thể liên lạc khác.

Đại diện cộng đồng có thể thường cố vấn cho nhân viên hành động bom mìn về những nơi tụ họp thích hợp hoặc theo truyền thống để gặp các thành viên của cộng đồng và thời gian thích hợp để gặp họ.

1.2.2 Tiếp cận các thành viên thường khác của cộng đồng

Trong những trường hợp các xã hội có cơ cấu phân cấp cao, bạn có thể cần sự cho phép để trao đổi với các đại diện cộng đồng từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương. Sau khi liên lạc với các đại diện địa phương, bạn nên tiếp xúc các thành viên của cộng đồng, đặc biệt là các nhóm nguy cơ. Những nhóm này có thể là nam vị thành niên, những người thu gom sắt vụn, người chăn thả gia súc, nông dân hoặc người khác. Các nhóm nguy cơ là những nhóm khó hẹn gặp và khó thuyết phục thay đổi hành vi nhất vì những thói quen nguy hiểm của họ, thường là kết quả trực tiếp của việc không có các lựa chọn sinh kế. Tuy nhiên, sự tham gia tích cực của họ trong các hoạt động liên lạc sẽ cải thiện các cơ hội tìm ra những giải pháp hiện thực và bền vững. Các thành viên bình thường ở cộng đồng nên có khả năng cung cấp những thông tin về:

♦ Việc di chuyển dân;

1. Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn là gì?

♦ Lịch sử thôn bản nông thôn/các vùng lân cận ♦ Liệt kê các tài nguyên quan trọng của địa phương (đường xá, trung tâm y tế, cơ

sở giáo dục, cơ quan nhà nước, và các địa điểm văn hóa hay tôn giáo); ♦ Thông tin về tại nạn hoặc suýt bị tai nạn; ♦ Lịch sử xung đột ở địa phương; ♦ Thông tin về quân đội/các nhóm nổi dậy/các phong trào kháng chiến nào đã

giao tranh tại đó (dẫn đến thông tin về các loại mìn và vật nổ khác có thể đã được sử dụng phổ biến); và

♦ Nhu cầu của địa phương và các ưu tiên đối với việc phát triển. Một loạt các công cụ thu thập thông tin có sự tham gia có thể được sử dụng để thu

thập những chi tiết thích hợp (xem Phụ lục 1 các công cụ liên lạc cộng đồng có sự tham gia).

1.2.3 Tiếp cận các nhóm thiểu số

Để nhận được các quan điểm đại diện từ một cộng đồng, đội ngũ liên lạc cộng đồng cần biết đến những nhóm khác nhau trong cùng một cộng đồng mà có thể không tiếp cận được họ một cách tự động qua các cuộc họp cộng đồng quy mô lớn. Các nhóm này có thể gồm:

15♦ Các nhóm thiểu số/bộ lạc; ♦ Phụ nữ; ♦ Những người tàn tật trong cộng đồng; ♦ Những người du mục hoặc bán du mục (chẳng hạn như các mục sư); và ♦ Những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau (những người già và thanh niên

của cộng đồng đó). Bạn có thể tham gia với các nhóm bị bỏ rơi bằng cách:

♦ Gửi lời mời cụ thể đến họ để mời tham gia; hoặc ♦ Nói chuyện với họ thông qua thảo luận riêng nhóm chủ chốt tại một địa điểm

mà họ có thể chấp nhận. Các giám đốc hành động về bom mìn cũng có thể xem xét việc dùng các liên lạc viên cộng đồng có xuất thân tương tự với các nhóm thiểu số mục tiêu.

1.2.4 Tiếp cận các đại diện của phụ nữ ở cộng đồng

Một trong những việc khó quản lý nhất trong khi tham vấn các đại diện cộng đồng là việc các tổ chức chính quyền và tôn giáo có khuynh hướng do nam giới thống lĩnh, và do đó quan điểm và ưu tiên của họ có thể là "một phía". Đại diện giới là một bắt buộc đối với mọi tổ chức nhân đạo. Có thể đạt được điều này bằng cách tìm kiếm các đại diện nữ trong:

♦ Các tổ chức PCP quốc gia và quốc tế; ♦ Các diễn đàn của phụ nữ địa phương; ♦ Các hợp tác xã và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh của phụ nữ địa phương; ♦ Vợ của các vị chức sắc tôn giáo (họ có thể nắm giữ vị trí không chính thức và

tham gia các buổi tư vấn cho phụ nữ); ♦ Các cơ quan y tế, bao gồm trạm xá của phụ nữ, và các trung tâm chăm sóc ăn

uống; ♦ Thầy lang và hộ lý; và ♦ Các cơ sở dạy học hoặc giáo dục khác.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Toàn bộ những vị trí nêu trên có thể có những phụ nữ có vai vế ở những vùng nông thôn hoặc đô thị. Họ có thể sẵn sàng làm một đại diện cho phụ nữ khi được hỏi ý kiến và được các phụ nữ địa phương tin tưởng. Điều này có thể bao gồm những thông tin bổ sung về:

♦ Các trường hợp tai nạn hoặc suýt bị tai nạn tại địa phương; ♦ Các ưu tiên về phát triển, thường được tập trung vào các cơ sở làm ăn dựa vào

thôn bản có quy mô nhỏ, kế sinh nhai, tiếp cận các nguồn lực cơ bản, sức khỏe và giáo dục của con cái họ; (điều này sẽ giúp tránh được việc các tổ chức rà phá bom mìn thực hiện các dự án theo tình trạng ô nhiễm và có ít tác động tích cực về mặt nhân đạo);

♦ Phản ánh về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và giáo dục của trẻ em, và tiếp cận các cơ sở hạ tầng liên quan; và

♦ Phản ánh về công việc hàng ngày của phụ nữ có liên quan đến viếp tiếp cận các nguồn lực cơ bản (chẳng hạn lấy nước, thức ăn và hái củi).

1.2.5 Đầu mối của hành động bom mìn cộng đồng Một tổ chức hành động bom mìn có thể mong muốn tuyển dụng và hỗ trợ một nhóm tình nguyện viên để thay mặt cộng đồng của họ làm đầu mối hành động bom mìn. Những tình nguyện viên này làm việc ở thôn bản của họ và có thể chịu trách nhiệm đối với cộng đồng, chẳng hạn như chức sắc tôn giáo hay nhà hoạt đông xã hội, và do đó họ ở một cương vị mà các thành viên cộng đồng có thể dễ dàng tiếp cận và tin tưởng được. Những người làm đầu mối hành động bom mìn có thể được đào tạo để tiến hành các hoạt động sau:

16

♦ Ghi chép và phân phát các biểu mẫu thông tin vùng nguy hiểm; ♦ Thực hiện GDNCBM (có thể được cung cấp tài liệu giáo dục); ♦ Hỗ trợ việc xác định các đại diện cộng đồng khác (v.d. đại diện của phụ nữ, các

nhóm thiểu số) để giúp thu thập thông tin trước rà phá và tham gia vào các sáng kiến xắp xếp thứ tự ưu tiên;

♦ Cung cấp thông tin cho những người sống sót ở địa phương về các dịch vụ sẵn có hỗ trợ nạn nhân còn sống;

♦ Giúp đội ngũ liên lạc viên cộng đồng hành động bom mìn tổ chức các cuộc họp địa phương, bao gồm họp bàn giao đất đai được rà phá;

♦ Tham gia việc đi khảo sát cùng với đội ngũ liên lạc viên hành động bom mìn cộng đồng; và

♦ Xác định bất kỳ người nào trong thôn bản làm việc như một nhân viên rà phá bom mìn không chính thức.

Mục tiêu của các tâm điểm hành động về bom mìn là để hành động như một dịch vụ thông tin hai chiều, vừa thông tin cho cộng đồng, vừa thông tin cho trung tâm hành động bom mìn hoặc các cơ quan/tổ chức khác có liên quan.

2. Báo cáo về bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh

Nên liên lạc chặt chẽ với các cơ cấu báo cáo được lựa chọn cho những người địa phương có mong muốn báo cáo về sự hiện diện của bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh. Những cơ cấu này sẽ khác nhau giữa các nước; đó có thể là trách nhiệm của cơ quan quốc gia hành động về bom mìn, các dịch vụ khẩn cấp, các tổ chức hành động bom mìn có cơ sở ở địa phương, dân phòng, các cơ quan quân sự hay chính phủ. Cơ cấu báo cáo có thể liên quan đến nhiều hơn một tổ chức và thông tin thu thập được có thể mang tính may rủi hoặc không nhất quán.

17

1 Các biểu mẫu thông tin vùng nguy hiểm IMSMA có thể là một công cụ thích hợp để thu thập thông tin và có thể điều chỉnh cho phù hợp nếu cần thiết. Một hệ thống báo cáo chỉ nên được công bố nếu có năng lực rà phá hoặc các quy trình an toàn quốc gia để theo dõi nội dung các báo cáo, và chỉ khi nào các cơ cấu báo cáo được thiết lập. Mỗi khi cơ cấu đó được thiết lập, cơ quan điều phối hành động bom mìn có thể dùng đội ngũ liên lạc cộng đồng từ các tổ chức hành động bom mìn để giới thiệu cấu trúc báo cáo này cho cộng đồng; nên phát biểu rõ ràng về các kết quả mong muốn và tác động của việc báo cáo là gì. Điều này có thể đạt được bằng cách kết hợp:

♦ Một chiến dịch truyền thông đại chúng; ♦ Các áp phích quảng cáo gần văn phòng báo cáo địa phương; và ♦ Huy động, chẳng hạn, các đại diện địa phương, các chức sắc tôn giáo và giáo

viên để thông tin cho người dân địa phương về cơ cấu báo cáo. Thường là việc phổ biến nhanh nhất cho một cơ cấu báo cáo là khi rà phá/đánh dấu hoặc GDNCBM đã được bắt đầu ở một cộng đồng. Việc triển khai hành động bom mìn thực tế thường khích lệ người dân báo cáo về các vùng nguy hiểm và tự phát tán thông tin tích cực về các hoạt động hành động về bom mìn ở trong và ngoài cộng đồng của họ.

2.1 Cấu trúc báo cáo các vùng nguy hiểm

Việc báo cáo các vùng nguy hiểm có thể rơi vào một trong các cơ cấu sau:

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

♦ Một khảo sát toàn quốc hoặc theo vùng để tính toán các địa điểm của toàn bộ

các nơi nguy hiểm. Thông tin này nên sẵn có tại một cơ sở dữ liệu quốc gia, thông qua đó cơ quan điều phối quốc gia phân bổ việc rà phá, đánh dấu, phá hủy kho vũ khí và các nhiệm vụ GDNCBM cho các tổ chức hành động về bom mìn.

♦ Một hệ thống các văn phòng đóng ở địa phương (v.d. công an, chính quyền, các dịch vụ khẩn cấp), được tập huấn để thu thập các báo cáo địa phương và để hoàn chỉnh các biểu báo cáo vùng nguy hiểm. Những biểu này sau đó được một nhân vật chịu trách nhiệm ở địa phương giao trực tiếp cho một tổ chức hành động bom mìn hoặc cơ quan điều phối hành động về bom mìn. Những hệ thống địa phương này dùng quảng cáo để khuyến khích người dân địa phương báo cáo về các vùng nguy hiểm ở gần hoặc tại thôn bản họ.

♦ Nếu không có một hệ thống báo cáo chính thức, người dân địa phương tiếp cận các đại diện cộng đồng hoặc các tổ chức hành động về bom mìn một cách tự phát để báo cáo các vùng nguy hiểm.

Bạn có thể được giao nhiệm vụ thu thập thông tin này và xử lý nó nếu không có một cơ cấu chính thức để giao nhiệm vụ rà phá hoặc đánh dấu. Trong một tổ chức hỗ trợ hành động bom mìn có lồng ghép, các đội rà phá bom mìn hặc GDNCBM cũng có thể sẽ gặp phải những khu vực nguy hiểm chưa được báo cáo. Những khu vực này cần được báo cáo, ghi chép, xếp ưu tiên và phân công nhiệm vụ một cách có hệ thống. Do đó, toàn thể đội ngũ hoạt động trên hiện trường trong một tổ chức hành động về bom mìn cần được hướng dẫn qua về cách điền thông tin vào các biểu thu thập thông tin vùng nguy hiểm và cần bố trí sẵn sàng để có thể tiếp cận được với nó.

18

Nơi mà hành động bom mìn còn mới mẻ đối với quốc gia đó, và đang cần mở rộng hoặc tái cơ cấu lại thì bạn cần đóng vai trò xác định các dịch vụ và nguồn lực ở địa phương phù hợp và có thể tiếp cận dễ dàng nhất để các cộng đồng thực hiện việc báo cáo đến những nơi này. Các tiếp cận phù hợp đối với vấn đề này có thể khác nhau giữa các nước.

Ô 1. Hai ví dụ về các cơ cấu báo cáo mang tính không phù hợp Ví dụ 1. Ở nước Y, lực lượng cảnh sát có mặt đầy đủ ở mọi khu vực, đô thị và được coi là một cơ quan thích hợp và có tổ chức để tiếp nhận các báo cáo về sự hiện diện của bom mìn/vật nổ sót lại sau chiến tranh. Tuy nhiên, lịch sử tham nhũng và tính đảng phái nói lên rằng người dân địa phương nghĩ là không thể tiếp cận họ được để báo cáo. Ví dụ 2. Ở nước Z, các cơ quan chính quyền địa phương được coi là cơ quan tất yếu và lý tưởng để thiết lập một cơ cấu báo cáo. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ cấu chính quyền địa phương đã trải qua một thời gian dài lãnh đạo, điều phối yếu kém và lơ là. Thực tế này có nghĩa là, mặc dù họ sẵn sàng tham gia vào quá trình hành động về bom mìn, nhưng họ không thể điều hành một hệ thống báo cáo có hiệu quả.

Các nhân viên liên lạc cộng đồng, nhờ vai trò và kỹ năng của họ, cần được tham vấn để đưa ra các khuyến nghị đối với một cơ cấu báo cáo thích hợp ở địa phương. Để xác định một cơ cấu báo cáo các vùng nguy hiểm như thế, các nhóm liên lạc cộng đồng cần xem xét các yếu tố sau:

♦ Các mức độ tin tưởng mà một cơ quan có được trong lòng công chúng, đặc biệt là lòng tin về chính trị.

2 . Báo cáo bom mìn

♦ Người dân mong muốn báo cáo đến ai một cách tự nhiên về bất cứ mối nguy hiểm hay vấn đề nghiêm trọng nào, bất kể cơ quan đó có liên quan đến hành động bom mìn hay không. Sử dụng các cơ cấu đã được thiết lập, đang tồn tại và hoạt động được với người dân thì tốt hơn so với thiết lập các cơ cấu mới.

♦ Cơ quan được lựa chọn cần được đánh giá về khả năng của nguồn lực con người, tính chất địa lý, kỹ năng truyền thông và năng lực tài chính. Hầu hết các cơ quan địa phương ở những nước chịu ảnh hưởng của xung đột đều có thể không hoàn toàn tự chủ được và cần sự hỗ trợ. Việc đánh giá nên đưa ra người có thể cung cấp được sự hỗ trợ cần thiết.

♦ Ban nên cân nhắc xem liệu cơ quan đó đã thiết lập các mối quan hệ tốt với cơ quan điều phối hành động bom mìn hoặc tổ chức hành động bom mìn hay chưa. Nếu chưa, bạn cần đóng vai trò thúc đẩy quá trình này.

2.2 Hỗ trợ liên lạc cộng đồng để báo cáo các khu vực nguy hiểm

Bạn cần hỗ trợ trong việc báo cáo các cùng nguy hiểm theo những cách sau: ♦ Đào tạo các cán bọ địa phương hoặc các đại diện cộng đồng để hoàn chỉnh các

biểu thu thập thông tin vùng nguy hiểm và giới thiệu vắn tắt cho họ về tiến trình sắp xếp ưu tiên trong một tổ chức hành động bom mìn.

19♦ Làm liên lạc giữa cộng đồng với cơ quan điều phối hành động bom mìn hoặc tổ chức hành động bom mìn để hỗ trợ việc hoàn chỉnh và/hoặc thu thập thông tin cho các biểu thu thập thông tin vùng nguy hiểm.

♦ Thông tin cho các tổ chức hành động bom mìn hoặc cơ quan điều phối bất cứ vấn đề nào mà các thành viên cộng đồng gặp phải khi sử dụng các biểu này (v.d. dùng tên thôn bản 2 lần, hoặc việc phân loại có vấn đề). Một vấn đề có thể là mất một khoảng thời gian dài để một báo cáo đến được một cơ quan điều phối để họ xử lý và sau đó họ có thể phân bổ các nhiệm vụ để đáp lại. Điều này có thể do sự điều phối yếu kém, cơ cấu quan liêu, địa hình đi lại khó khăn hoặc thiếu phương tiên đi lại.

♦ Bạn nên xác định các vấn đề có thời gian xử lý chậm và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện tình hình.

♦ Bạn có thể cung cấp các tài liệu cho các cơ quan địa phương, chẳng hạn như áp phích hoặc hình ảnh về bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh để các thành viên cộng đồng có thể xác nhận những vật thể họ đã thấy. Những tài liệu như thế có thể được trưng bày tại một khu vực của cơ quan được dành cho công chúng.

2.3 Điều chỉnh mẫu thu thông tin vùng nguy hiểm thích ứng với đặc điểm văn hóa

Nếu các biểu mẫu thu thập thông tin vùng nguy hiểm của IMSMA cần được sử dụng, bạn nên xem xét các mẫu này về tính tương quan văn hóa và địa lý đồng thời đưa ra các khuyến nghị điều chỉnh. Khuyến nghị cần được trình bày trước cơ quan điều phối hành động bom mìn hoặc các nhà quản lý hành động bom mìn để họ thông qua và thực hiện. Bố cục, cấu trúc và ngôn ngữ của biểu mẫu cần phải tính đến yếu tố để những người không nắm kỹ thuật cũng có thể sử dụng. Các điều chỉnh cần thiết có thể gồm cấu trúc để ghi địa chỉ hoặc các địa điểm và chi tiết để liên hệ.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

2.4 Tập huấn sử dụng biểu mẫu vùng nguy hiểm

Cán bộ của cơ quan địa phương được chọn cần được đào tạo cách điền thông tin vào biểu một cách chính xác, bao gồm hướng dẫn cách xác định thông tin nào là quan trọng và không quan trọng. Tập huấn nên bao gồm một số các lĩnh vực như:

♦ Cách đọc bản đồ và sử dụng thiết bị định vị vệ tinh (GPS) hoặc la bàn để vẽ các tọa độ. Kỹ năng đọc bản đồ thường thường dựa vào rất nhiều đặc điểm văn hóa, và có thể không được các chuyên gia phương Tây công nhận là đúng. Bạn có thể muốn học cách mà người dân địa phương mô tả địa điểm và dẫn chiếu phương pháp mang đặc điểm văn hóa này các biểu thu thập thông tin vùng nguy hiểm. Kỹ năng đọc bản đồ có thể yếu ở một số nền văn hóa hoặc vùng.

♦ Cách vẽ các bản đồ phác thảo. Các bản đồ này có thể mới mẻ hoặc lạ lẫm đối với một số nền văn hóa nào đó, có thể do tài liệu được sử dụng, cách nhìn hoặc sự hiểu biết về khoảng cách;

♦ Cách hoàn chỉnh biểu thu thập thông tin vùng nguy hiểm từ một nơi an toàn. Việc này bao gồm cách học để nhận ra một khu vực nguy hiểm chứ không phải để đi vào vùng đó.

♦ Cách nhận dạng bom mìn và vật nổ sót lại. Cũng nên đào tạo về GDNCBM cơ bản và các kỹ năng liên lạc cộng đồng: cách xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng về báo cáo vật nổ sót lại sau chiến tranh và cách cung cấp các thông tin hữu ích cho cộng đồng.

20

Ghi chú 1 Để có thêm thông tin về IMSMA vui lòng liên hệ tại website theo địa chỉ www.gichd.ch.

3. Liên lạc cộng đồng trước các hoạt động rà phá bom mìn

3.1 Tổ chức thu thập dữ liệu trước rà phá 21

Một tổ chức hành động về bom mìn cần thu thập dữ liệu cơ bản hành động bom mìn và nhu cầu phát triển rộng lớn hơn của một cộng đồng để có thể ưu tiên các nhiệm vụ và quyết định về mục tiêu nhân đạo đối với các hoạt động rà phá bom mìn. Các nhóm liên lạc cộng đồng hoặc thu thập dữ liệu có thể được tổ chức để thu thập các thông tin như thế.

Trước khi bạn thu thập dữ liệu sơ cấp bạn nên thu thập toàn bộ dữ liệu thứ cấp sẵn có để tránh việc khảo sát trùng lặp hoặc nhiều quá mức. Những dữ liệu như thế có thể lấy được từ các tổ chức hành động bom mìn khác, các nghiên cứu sơ bộ của các tổ chức PCP, các cơ quan của chính phủ, các cơ quan điều phối hành động bom mìn và các cơ quan của LHQ. Sau đây là một bản mô tả về cách thu thập dữ liệu sử dụng phương pháp liên lạc cộng đồng có sự tham gia. Phương pháp này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để từ đó xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ, xây dựng các địa chỉ liên lạc địa phương và thúc đẩy cộng đồng tham gia vào việc phát triển bền vững đất đai và tài nguyên của họ. Bạn nên thu thập thông tin từ các cộng đồng bằng các quy trình khảo sát, chẳng hạn như sử dụng các biểu thu thập thông tin vùng nguy hiểm của IMSMA (xem Phần 3.3 dưới đây) và dùng biểu khảo sát tác động. Bạn nên tạo ra một "hồ sơ thôn bản" để từ đó đội ngũ liên lạc cộng đồng và rà phá bom mìn có thể thêm thông tin vào khi hành động bom mìn đang diễn tiến. Hồ sơ thôn bản có thể gồm những nội dung sau:

♦ Các bản sao các công cụ liên lạc có sự tham gia, sơ đồ và bản đồ của cộng đồng (xem Phụ lục 1);

♦ Kế hoạch hành động để phát triển đất đai được rà phá; ♦ Các quyết định chính xuất phát từ cuộc khảo sát; ♦ Chi tiết các hoạt động theo dõi hành động bom mìn được thực hiện; ♦ Các báo cáo tiến độ của các tổ chức rà phá bom mìn.; ♦ Chi tiết để liên lạc các đại diện cộng đồng hoặc các nhân vật có vai trò; ♦ Bản đồ của các khu vực có bom mìn/được rà phá/đánh dấu; ♦ Chi tiết để liên lạc và các quyết định của các tổ chức PCP cộng tác thực hiện nỗ

lực phát triển;

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

♦ Khảo sát kỹ thuật; và ♦ Tiến độ phát triển sau rà phá.

Hồ sơ thôn bản tạo ra một cơ chế để theo dõi và cập nhật tiến độ các hoạt động hành động về bom mìn.

3.2 Tham vấn trước khi thu thập dữ liệu

Bạn cần nhận được sự đồng ý của các đại diện cộng đồng địa phương để trao đổi với các nhóm và các cá nhân trong cộng đồng về những thông tin liên quan đến sự ô nhiểm tại địa phương. Có thể tiếp cận các đại diện cộng đồng địa phương bằng cách sử dụng công cụ Giới thiệu với cộng đồng (xem Phụ lục 1A). Bạn phải thông báo cho đại diện cộng đồng địa phương về những việc mà tiến trình thu thập dữ liệu sẽ liên quan đến và giải tại sao lại cần thiết phải như vậy. Các lãnh đạo cộng đồng địa phương phải được thông tin về tiến độ của công việc (v.d. thu thập dữ liệu, xắp xếp ưu tiên, khảo sát kỹ thuật, rà phá, phá hủy, bàn giao và đánh giá sau rà phá).

3.3 Thu thập dữ liệu cho các biễu mẫu vùng nguy hiểm

Một báo cáo vùng nguy hiểm là một bản ghi chép từ các thành viên của cộng đồng và các đại diện của họ từ các vùng nguy hiểm thuộc vùng địa lý của họ. Báo cáo này thường gồm địa điểm, tên và địa chỉ liên lạc, và nếu có thể thì thêm một bản mô tả (các) vật thể nguy hiểm. Ban có vai trò thu thập thông tin về những vùng nguy hiểm ở tại một cộng đồng. Biểu thu thập thông tin vùng nguy hiểm của IMSMA là công cụ hữu ích cho công việc này, và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các vấn đề liên quan đến đặc điểm văn hóa hoặc xung đột. Bạn có thể theo dõi biểu thu thập thông tin vùng nguy hiểm cùng với người báo cáo về trường hợp nguy hiểm, và nếu không thì cùng với một lãnh đạo của cộng đồng địa phương. Cần ít nhất hai nguồn ở địa phương để kiểm tra thông tin. Ban cần đảm bảo rằng biểu này chứa đựng các chi tiết liên lạc, các tham chiếu về địa điểm (bao gồm Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS hoặc các cách đọc bản đồ); loại vùng nguy hiểm, loại và kích thước của vùng; và một bản đồ phác thảo với tỷ lệ gần đúng. Tổ chức hành động bom mìn có thể cũng dùng một sổ tay ảnh hoặc phác thảo để hỏi ý kiến người đưa ra thông tin để xác định các loại vật thể nguy hiểm. Bạn có thể dùng các công cụ liên lạc cộng đồng sau đây để thực hiện được các nhiệm vụ này:

22

♦ Giới thiệu với cộng đồng (Phụ lục 1A); ♦ Phỏng vấn cái nhân hoặc người cung cấp tin chính (Phụ lục 1C); ♦ Quan sát (Phụ lục 1E); và ♦ Đi bộ quan sát cắt ngang (Phụ lục 1H).

3.4 Thu thập dữ liệu để sắp xếp độ ưu tiên

Bạn phải cố gắng để lấy được thông tin từ các thành viên nam lẫn nữ của cộng đồng. Các thành viên cộng đồng với giới tính khác nhau có thể rất hữu ích cho việc đề cập vấn đề và hỏi ý kiến tại những nơi riêng và phù hợp. (Đối với phụ nữ, việc này nên tiến hành tại nhà riêng của họ hoặc một nơi an toàn tương tự.) Những người được coi là có nguy cơ cao cần được tham gia trong tất cả các giai đoạn của tiến trình tham vấn này.

3. Liên lạc cộng đồng trước khi rà phá bom mìn Bạn có thể dùng một loạt các công cụ có sự tham gia để thu thập thông tin từ các nguồn được xác định. Những công cụ này cần được bắt đầu với việc:

♦ Giới thiệu với cộng đồng (Phụ lục 1A); ♦ Phỏng vấn các cái nhân và cộng đồng (Phụ lục 1C); ♦ Lập bản đồ cộng đồng (Phụ lục 1J); và ♦ Các giai đoạn lịch sử (Phụ lục 1B).

Thêm vào đó, công cụ có sự tham gia xếp loại các vấn đề/giải pháp (Phụ lục 1D) có thể được sử dụng theo sự thận trọng của bạn. Nhóm liên lạc cộng đồng cũng có thể sử dụng các công cụ có sự tham gia khác để thu thập dữ liệu từ các thành viên của cộng đồng:

♦ Đi bộ quan sát cắt ngang (Phụ lục 1H). ♦ Biểu đồ Venn (Phụ lục 1I); ♦ Quan sát (Phụ lục 1E); ♦ Các mẫu giấy thu thập nguồn lực (Phụ lục 1K); và, đối với nhóm mục tiêu, ♦ Biểu đồ công việc thường nhật (Phụ lục 1F).

Thông tin từ các công cụ này có thể được sử dụng đúng theo các tiêu chuẩn Khảo sát và Đánh giá Rủi ro của IMAS như đã quy định trong IMAS 08.10. Các lỗ hỏng về thông tin có thể được bổ sung bằng cách phỏng vấn thêm các đại diện của cộng đồng.

23

3.4.1 Tổng hợp và kiểm tra dữ liệu

Cần có thời gian để củng cố thông tin và kiểm tra dữ liệu. Có thể thực hiện thêm các chuyến đi thực địa để hoàn chỉnh các thông tin thiếu sót do những người cung cấp thông tin chính đưa cho, tinh chỉnh "bản đồ cộng đồng" để biến nó thành một bản đồ đúng tỷ lệ, chuyên nghiệp và sử dụng công cụ có sự tham gia kế hoạch sử dụng đất (Phụ lục 1L). Toàn bộ các tài liệu, số liệu được thu thập phải được sao chụp gửi các nhà quản lý hành động bom mìn để phân tích và đưa vào quy trình xếp hạng ưu tiên. Có thể kết hợp những tài liệu này với dữ liệu khảo sát kỹ thuật. Toàn bộ thông tin có thể được lưu trữ trong hồ sơ thôn bản, một bản cùng với các báo cáo khảo sát kỹ thuật và tiến độ rà phá để hình thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho mỗi thôn bản nơi việc rà phá được tiến hành.

3.4.2 Lưu trữ dữ liệu

Dữ liệu thu thập được có thể được lưu trữ tại một hoặc những nơi sau: ♦ Bản in tại hồ sơ thôn bản tại hiện trường; ♦ Bản in tại các văn phòng của tổ chức hành động bom mìn; ♦ Bản số hóa tại các văn phòng của tổ chức hành động bom mìn; ♦ Bản in tại cơ quan điều phối hành động bom mìn (của chính phủ hoặc của ♦ Liên Hiệp Quốc); và ♦ Bản số hóa tại cơ quan điều phối hành động bom mìn (của chính phủ hoặc của

Liên Hiệp Quốc).

Ghi chú 1 Như đã ghi chú trong Phần 2.1 ở trên, đây là một hồ sơ cụ thể tại mỗi thôn bản hoặc vùng đô thị được rà phá.

24

4. Liên lạc cộng đồng trong khi rà phá bom mìn

25

Cần phải liên lạc cộng đồng trong khi rà phá và đánh dấu để đảm bảo rằng các hoạt động hành động bom mìn có hiệu quả và năng suất. Điều này sẽ giúp các tuyến truyền thông rộng mở để các cộng đồng được thông báo đầy đủ về những gì đang xảy ra, ở đâu và rằng các vấn đề đó được xử lý một cách nhanh nhất. Vì chắc chắn các đội rà phá bom mìn sẽ ở lại cộng đồng lâu hơn so với các liên lạc viên cộng đồng, nên họ có thể phát triển các mối quan hệ và ở vị thế mà các thành viên cộng đồng tin tưởng. Các thành viên của đội rà phá bom mìn có thể góp nhặt được sự hiểu biết và các mối quan tâm của một cộng đồng sau một khoảng thời gian; các nhà quản lý về rà phá bom mìn và các giám sát, chẳng hạn, có thể tham gia liên lạc trực tiếp với các đại diện cộng đồng. Dó đó, khi các đội rà phá bom mìn và liên lạc cộng đồng hoạt động tách rời nhau, cần phải thận trọng để đảm bảo sự phối hợp thông tin và chia sẻ kiến thức hiểu biết cho nhau.

4.1 Liên lạc cộng đồng để chuẩn bị các hoạt động rà phá bom mìn

Trước khi bắt đầu các hoạt động rà phá bom mìn bạn cần phải tháp tùng đội trưởng đội rà phá bom mìn cùng với người cung cấp thông tin chính của địa phương để xác định và thống nhất địa điểm để tiến hành hoạt động rà phá/đánh dấu. Bạn phải thông báo cho các đại diện địa phương và đề nghị họ thông báo cho các thành viên cộng đồng biết trước khi khảo sát kỹ thuật. Họ cũng có thể đi cùng đội khảo sát kỹ thuật để đảm bảo sự hợp tác với các nhân vật chính ở địa phương. Khi các nhà quản lý rà phá mìn đã quyết định về ngày bắt đầu và kết thúc việc rà phá một khu vực có bom mìn, bạn phải đi thăm các đại diện cộng đồng và các thành viên sinh sống quanh vùng nguy hiểm để báo cho họ biết về những ngày thực hiện việc rà phá/đánh dấu này.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

4.2 Chia sẻ thông tin trong quá trình hoạt động rà phá bom mìn

Bạn phải thông báo cho các đại diện và các thành viên cộng đồng về những hoạt động sẽ được triển khai và các loại trang thiết bị phổ biến sẽ được sử dụng (v.d. thiết bị máy móc hoặc các đội chó nghiệp vụ rà tìm bom mìn), và khi nào thì việc đó sẽ xảy ra. Bạn cũng phải yêu cầu các đại diện địa phương cần đảm bảo rằng các cộng đồng sẽ hợp tác với những đề nghị cần thiết (v.d. sử dụng những tuyến đường khác nhau hoặc tránh một tòa nhà bị hảnh hưởng) trong thời gian cần thiết. Trong suốt quá trình rà phá, cần giữ liên lạc với các đội rà phá bom mìn và cộng động để đảm bảo có sự hợp tác và liên lạc tốt. Họ cần đưa ra sáng kiến để xử lý các vấn đề nảy sinh (v.d. có sự can thiệp của địa phương đối với việc đánh dấu hoặc thiết bị, việc liên lạc với các lãnh đạo địa phương, ngăn cản hoạt động tại địa phương như việc sử dụng các tuyến đường) để tạo điều kiện cho các hoạt động hành động về bom mìn diễn ra thuận lợi. Cộng đồng sinh sống và làm việc xung quanh vùng nguy hiểm nơi đang có các hoạt động rà phá hoặc đánh dấu diễn ra phải được thông báo vắn tắt về các phương pháp đánh dấu, biển báo, cọc cắm và các ba-ri-e được sử dụng để họ nhận ra và hiểu được các biển báo có thể còn mới mẻ đối với khu vực họ.

26 Bạn cũng phải tóm lược vắn tắt về sự an toàn cơ bản để người dân sinh sống và làm việc xung quanh vùng hoạt động biết. Thông báo vắn tắt về sự an toàn cần tập trung vào việc khuyên người dân tránh xa vùng hoạt động và không được can thiệp đến các biển đánh dấu và trang thiết bị rà phá bom mìn, hoặc các đội rà phá bom mìn đang làm việc. Các thông báo này cần phải được tiến hành đối với trẻ con và người lớn theo từng nhóm riêng. Cũng như với bất kỳ hoạt động giáo dục rủi ro về bom mìn hoặc liên lạc cộng đồng nào, nhóm nam giới và nữ giới cần được thông báo một cách riêng rẻ. Bạn cần yêu cầu sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương khi cần thiết (v.d. về lao động, bãi đổ xe hoặc khu vực kho). Điều này giúp xây dựng được mối quan hệ cộng tác và đảm bảo quyền sở hữu chung về nỗ lực nhân đạo. Mục tiêu lâu dài của việc cộng tác này là để khuyến khích trách nhiệm của địa phương đối với việc bảo quản và sử dụng đất đai hoặc tài nguyên được rà phá/đánh dấu. Mỗi cộng đồng và những hoàn cảnh kinh tế xã hội có thể khác nhau về năng lực và thiện ý, nhưng hầu hết các cộng đồng đều mong muốn đóng góp theo một cách nào đó, vị vậy bạn cần cố gắng tìm ra một kênh thích hợp. Bạn cần duy trì đối thoại thường xuyên với các lãnh đạo và các thành viên của cộng đồng địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng của các hoạt động rà phá/đánh dấu để giải quyết các mối lo ngại và các vấn đề mà họ có thể gặp phải.

4.3 Liên lạc cộng đồng trong trường hợp tạm ngưng các hoạt động rà phá mìn

Khi cần tạm dừng các hoạt động rà phá mìn, cộng đồng phải được thông báo về quyết định đó và những lý do đằng sau nó. Việc này giúp đảm bảo rằng người dân tiếp tục sống và làm việc an toàn xung quanh vùng đó. Chính vì vậy, trong trường hợp một đội rà phá bom mìn quyết định dừng hoặc kéo dài hoạt động rà phá, hãy tổ chức một cuộc họp với các đại diện cộng đồng và lãnh đạo đội rà phá bom mìn để giải thích:

♦ Các lý do hoãn hoặc kéo dài hoạt động, và

4. Liên lạc cộng đồng trong khi rà phá bom mìn

♦ Bất kỳ sự bảo vệ nào cần thiết lập trong thời gian ngưng hoạt động (v.d. đánh dấu cảnh báo, tiếp tục GDNCBM theo mục tiêu).

Nếu hoạt động giáo dục và tập huấn được tiến hành trong thôn/vùng lân cận, hoạt động này cần có một thông báo vắn tắt đề cập cụ thể các vùng đã được rà phá, các vùng chưa được rà phá, các vùng được đánh dấu và các vùng đã khảo sát. Các đại diện cộng đồng có thể có lợi được từ một bản đồ kỹ thuật. Các đại diện cộng đồng cần được thông tin mỗi khi hoạt động rà phá được nối lại hoặc hoàn thành với một ngày bắt đầu cụ thể hoặc gần cụ thể khi thích hợp. Họ cũng cần được thông tin nếu hoạt động rà phá được bàn giao cho một tổ chức hoặc cơ quan hành động về bom mìn khác cùng với tên của tổ chức đó và nếu có thể thì tái chỉ đạo việc thẩm tra thêm.

4.4 Yêu cầu của cộng đồng đối với việc rà phá các tài nguyên không được ưu tiên

Bạn có thể gặp phải các trường hợp khi các cộng đồng yêu cầu rà phá các tài nguyên và/hoặc đất đai mà tổ chức hành động về bom mìn không cho là ưu tiên. Vấn đề này có thể nảy sinh trong giai đoạn thu thập dữ liệu ban đầu. Bạn có thể phỏng vấn các thành viên cộng đồng (xem Phụ lục 1C), các đại diện cộng đồng và các nhóm nguy cơ cao nhằm mục đích thương thảo cách xử lý an toàn vùng đất chưa được rà phá. Cộng đồng, với sự giúp đỡ của bạn, có thể xem xét nhiều ý kiến, gồm; 27

♦ Liên lạc với một tổ chức hành động bom mìn khác để rà phá đất đai; ♦ Liên lạc với một tổ chức phát triển phi chính phủ có thể có khả năng cung cấp

một nguồn lực thay thế hoặc một giải pháp giảm rủi ro; ♦ Đề nghị tổ chức hành động bom mìn đang cộng tác đánh dấu khu vực; ♦ Bằng cách đề xuất việc sử dụng những người rà phá bom mìn trong thôn bản rà

phá vùng đất đó (nội dung này đang được tranh luận) (xem Phần 9 về rà phá bom mìn thôn bản);

♦ Sử dụng người địa phương để làm ngay việc đánh dấu và/hoặc dựng lên các biển báo (cũng đang tranh luận); hoặc

♦ Cùng làm việc với chính quyền địa phương để xác định các tuyến đường, vùng đất hoặc tài nguyên khác có thể tiếp cận được như những phương án lựa chọn và có thể quảng bá trước toàn thể cộng đồng để giảm nguy cơ rủi ro.

Bạn cũng có thể hỗ trợ cộng đồng bằng cách: ♦ Cung cấp thông tin để liên hệ với các tổ chức PCP, tổ chức hành động bom mìn

và các cơ quan của chính phủ thích hợp; ♦ Tạo một diễn đàn để thảo luận các vấn đề phát triển; ♦ Sử dụng kiến thức về liên lạc cộng đồng và hành động bom mìn của họ để đóng

góp ý kiến; ♦ Hợp đồng các tổ chức liên quan để thay mặt họ ững hộ; và/hoặc ♦ Hỗ trợ các sáng kiến rà phá/đánh dấu tại địa phương (xem Phần 9 về rà phá

bom mìn thôn bản).

28

5. Bàn giao nhiệm vụ Mỗi khi các đội rà phá bom mìn hoàn thành việc rà phá hoặc cắm mốc, đất đai hoặc tài nguyên được rà phá cần được trao trả lại cho cộng đồng địa phương và các đại diện ở đó để sử dụng. Một cách để thực hiện việc này là tổ chức một buổi lễ bàn giao. Một sự kiện như thế nhằm ba mục đích sau:

29

♦ Tạo ra ý thức trách nhiệm và sở hữu về đất đai/đường sá; điều này sẽ khuyến khích việc bảo quản lâu dài đất đai và tài nguyên đã được rà phá;

♦ Để làm rõ trước công chúng, người sử dụng đất và những người chịu trách nhiệm bảo quản đất về những khu vực đã được hoặc chưa được rà phá hoặc cắm mốc; làm như thế để bảo đảm an toàn cho mọi người thông qua sự hiểu biết; và

♦ Ở những nơi các quyền về đất đai và có sự thiếu tiếp cận đất đai đang là một vấn đề kinh tế xã hội thì công chúng sẽ được lợi nhiều từ thông tin chính xác về quyền sở hữu và trách nhiệm bảo quản đất; điều này cũng giúp bảo vệ tổ chức rà phá bom mìn tránh được các cáo buộc về chính trị.

5.1 Liên lạc trước khi bàn giao đất đai và tài nguyên

Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần thu xếp một cuộc họp với các đại diện cộng đồng để tổ chức một buổi lễ trong đó người dân địa phương được mời dự lễ ký bàn giao khu vực đã rà phá. Cuộc họp cần thống nhất về các đại biểu nên mời (v.d. nếu một khu trường học được rà phá thì nên mời hiệu trưởng hoặc những người quản lý trường học). Đội ngũ liên lạc cộng đồng cũng cần hỗ trợ một phiên bàn giao ngắn nhưng mang tính xây dựng về đất đai được rà phá cho người dân, những người sẽ sử dụng đất và các nhân vật quan trọng, những người có quyền quyết định về việc sử dụng đất. Nên mời những người sống và làm việc xung quanh vùng được rà phá tham gia sự kiện này. “Những người liên quan” có thể gồm học sinh và phụ huynh của khu vực trường được rà phá, các cán bộ y tế và cư dân xung quanh khu vực trung tâm y tế được rà phá hoặc toàn bộ mọi người trong khu dân cư được rà phá.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Đội liên lạc cộng đồng cần thống nhất với những người rà phá bom mìn và các nhân vật có quyền lực về một địa điểm bàn giao thích hợp.

5.2 Lễ bàn giao khu vực được rà phá/cắm mốc

Đội liên lạc cộng đồng cần bắt đầu sự kiện này với lời giới thiệu tất cả các nhân vật chủ chốt, từ những người có quyền lực ở địa phương cho đến các đại diện của tổ chức hành động về bom mìn. Những nhân vật chủ chốt cần được bố trí thời gian để phát biểu ngắn. Một lễ bàn giao đất đai được rà phá phải bao gồm một bài phát biểu cụ thể của đội trưởng đội rà phá bom mìn. Bài phát biểu này cần đề cập các chủ đề sau: kích thước và diện tích đất được rà phá, mô tả cùng với bản đồ khu vực được xác định, và mô tả các khu vực chưa được kiểm tra. Một văn bản đề cập chi tiết việc bàn giao đất đai được rà phá phải được đọc công khai để đảm bảo rằng toàn bộ thôn bản biết được việc đất đai được sử dụng như thế nào và đất đó thuộc về ai. Đội ngũ liên lạc cộng đồng sau đó phải chuyển hai bản sao của văn bản “bàn giao đất đai được rà phá” để lấy chữ ký, và để đảm bảo rằng toàn thể khán giả hiểu được ý định đối với việc sử dụng đất như đã thống nhất trong giai đoạn khảo sát trước rà phá. Văn bản này phải được soạn thảo bằng ngôn ngữ địa phương. Các chữ ký có thể gồm chứ ký của đội trưởng đội rà phá bom mìn, một quan chức chủ chốt của chính quyền địa phương và đại diện cộng đồng liên quan (v.d. hiệu trưởng, giám đốc trung tâm y tế, cán bộ ủy ban tùy thuộc vào loại hình khu vực được rà phá).

30

Đại diện cộng đồng địa phương cần tiếp nhận một văn bản gốc cùng với một bản đồ của khu vực được rà phá. Đại diện cộng đồng nên có một văn phòng để trưng bày cho mọi người xem. Bản gốc thứ hai cần lưu giữ tại tổ chức hành động bom mìn cùng với một bản dịch được lưu trữ trong hồ sơ thôn bản. Đại diện cộng đồng và công chúng cũng cần được thông báo, nếu có liên quan, rằng tổ chức hành động về bom mìn sẽ khảo sát sau rà phá và về ngày thực hiện đầu tiên.

6. Liên lạc cộng đồng sau hoạt động rà phá bom mìn

6.1 Đánh giá tác động của việc rà phá

Cần phải đánh giá về đất đai được rà phá để đảm bảo rằng mục tiêu nhân đạo đối với việc rà phá đã đạt được và duy trì bền vững. Việc đánh giá cho phép một tổ chức hành động về bom mìn đo lường được tác động nhân đạo và hiệu quả. Người ta khuyến nghị nên tiến hành đánh giá tác động theo 2 giai đoạn như đề cập dưới đây.

31

Đánh giá thứ nhất hay "ban đầu" cho phép bạn thẩm tra xem mục tiêu nhân đạo đã đạt được hay chưa, và nếu chưa đạt được thì cần hỗ trợ để biến nó thành hiện thực. Đánh giá ban đầu được thực hiện sớm kể từ sau ngày bàn giao. Mục đích của đánh giá này là để thẩm định sớm về thành công của hoạt động. Nó cũng cho phép đội ngũ liên lạc từ tổ chức hành động bom mìn quan sát bất cứ trở ngại nào và để khới xướng việc liên lạc với các cơ quan của chính phủ, các cán bộ PCP hoặc các cơ quan Liên hiệp quốc để hỗ trợ thêm cho cộng đồng. Các chuyến thăm như là một phần của đánh giá ban đầu có thể được thực hiện một cách hữu ích cùng với các cán bộ liên quan từ một tổ chức phát triển PCP có thể đã cộng tác về việc đánh giá tác động nhân đạo và thúc đẩy hơn nữa việc phát triển các nguồn lực. Đánh giá thứ hai hay đánh giá "cuối cùng" đảm bảo rằng mục tiêu nhân đạo không những đã đạt được mà còn được duy trì sau một thời gian dài. Đánh giá cuối cùng có thể đánh giá được cảm nhận của người dân địa phương về thành công và sự tiếp cận như thực tế được quan sát. Đánh giá tác động cuối cùng xảy ra sau khi cộng đồng đã có đủ thời gian để phát triển và sử dụng tài nguyên hoặc đất đai. Đánh giá này đưa ra một sự phản ánh chính xác về thành công mặt nhân đạo đối với dự án hành động về bom mìn trong suốt một thời gian ổn định.

6.2 Các quy trình để “đánh giá ban đầu sau rà phá”

Đất hoặc đường được rà phá sẽ giúp xác định rõ một mục đích nhân đạo cho việc sử dụng nó trong giai đoạn hoạt động trước rà phá bom mìn, theo đó, được gọi là “kế hoạch sử dụng đất” có liên quan. (xem Phụ lục 1L). Bạn cần theo dõi hoạt động rà phá bằng

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

cách đi thăm lại hiện trường sau khi rà phá để đánh giá thành công tác động mặt về nhân đạo. Lần đi thăm đầu tiên cần tiến hành vào khoảng sáu đến tám tuần sau ngày bàn giao. Đội liên lạc cộng đồng cần gửi thông báo đến những người chủ chốt ở cộng đồng để báo cho họ biết thời gian và địa điểm của lần đi thăm đầu tiên sau rà phá cũng như mục đích của chuyến thăm này. Một biểu mẫu đánh giá ban đầu sau rà phá gồm có các chi tiết về lần khảo sát ban đầu trong đó một hoặc một số cơ sở bị phong tỏa và số lượng những người bị ngăn không cho thực hiện các hoạt động vì lý do phong tỏa cần được sử dụng để hỗ trợ cho công việc của bạn. Đánh giá này cần cung cấp chi tiết về bất cứ sự gia tăng nào về hoạt động và số lượng những người hưởng lợi chính và phụ từ việc rà phá. Bạn cần gặp các nhân vật chủ chốt ở địa phương để thảo luận về tiến độ phát triển theo dự định và bất cứ khó khăn hoặc trở ngại nào. Để hoàn thành biểu đánh giá, đội này có thể sử dụng những công cụ có sự tham gia sau:

♦ Giới thiệu với cộng đồng (Phụ lục 1A); ♦ Quan sát (Phụ lục 1E); ♦ Đi bộ cắt ngang (Phụ lục 1H); và ♦ Phỏng vấn cái nhân, những người cung cấp tin chủ yếu và cộng đồng (Phụ

lục 1C). 32 Đội liên lạc cộng đồng cần tham chiếu đến việc phân tích dữ liệu của tất cả các công

cụ có sự tham gia được sử dụng trong giai đoạn khảo sát hoạt động trước rà phá bom mìn. Đại diện cộng đồng địa phương cần được thông báo về giai đoạn tiếp theo: rằng tổ chức hành động bom mìn có thể tiến hành đi thăm lần cuối sau rà phá và về ngày đi thăm cụ thể (khoảng 6 tháng sau khi kết thúc rà phá). Mục đích của chuyến thăm cuối cùng cần được giải thích (v.d. để đánh giá về thành công trong dài hạn).

6.3 Các thủ tục để “đánh giá cuối cùng sau rà phá”

Bạn cần tiến hành một chuyến đánh giá cuối cùng đến khu vực được rà phá. Mục đích của đánh giá này là để đảm bảo rằng các mục tiêu phát triển ban đầu được xác định trong đợt khảo sát ban đầu đã thành công và duy trì lâu dài. Như trên đã đề cập, chuyến đánh giá sau cùng có thể tiến hành sáu tháng sau ngày bàn giao. Tiến trình tiến hành việc đánh giá cuối cùng sau rà phá cần tuân theo một khuôn khổ tương tự như đánh giá ban đầu sau rà phá để só sánh các dữ liệu có ý nghĩa. Đánh giá cuối cùng cần bám theo tiến bộ của cơ sở hoặc các cơ sở đã được giải phóng do đó những người hưởng lợi chính và phụ tiếp cận được với những nơi này. Để đánh giá cuối cùng, bạn cần sử dụng những công cụ có sự tham gia sau:

♦ Giới thiệu với cộng đồng (Phụ lục 1A); ♦ Quan sát (Phụ lục 1E); ♦ Đi bộ ngang lại qua về (Phụ lục 1H); và ♦ Phỏng vấn cá nhân, những người cung cấp tin chủ yếu và cộng đồng (Phụ

lục 1C). Các đại diện cộng đồng chính cần được thông báo rằng mối liên quan của tổ chức hành động bom mìn đến khu vực nguy hiểm được rà phá và công việc đánh giá đã hoàn thành.

6. Liên lạc cộng đồng sau rà phá bom mìn

6.4 Phân tích dữ liệu sau rà phá

Các chi tiết tối thiểu cần đưa vào phân tích dữ liệu: ♦ Ai là người hưởng lợi (tốt hơn là một nhóm mục tiêu cụ thể); ♦ Có bao nhiêu người hưởng lợi; ♦ Tại sao cộng đồng cần hỗ trợ hành động bom mìn; ♦ Lịch sử hoặc bối cảnh của vấn đề bom mìn/vật nổ sót lại sau chiến tranh trong

khu vực; ♦ Vấn đề phát triển (đất hoặc tài nguyên không tiếp cận được); ♦ Vấn đề nhân đạo (số lượng thương vong); ♦ Vị trí địa lý của cộng đồng bị ảnh hưởng; và ♦ Thời gian đã diễn ra các hoạt động bom mìn.

Dữ liệu cần được chia sẻ với các bên liên quan chính trong tiến trình hành động về bom mìn. Các bên liên quan có thể gồm các nhà tài trợ của tổ chức hành động bom mìn, Liên Hiệp Quốc, chính phủ và/hoặc cơ quan điều phối hành động bom mìn của họ, các cơ quan chính phủ có liên quan (v.d. Bộ giáo dục) và các cơ quan Liên Hiệp Quốc (v.d. UNICEF), các tổ chức PCP đang cộng tác và các tổ chức cộng đồng và các cơ quan hành động về bom mìn. 33

6.5 Lợi ích của việc đánh giá sau rà phá đối với tổ chức hành động bom mìn

Tổ chức hành động về bom mìn cần sử dụng dữ liệu được phân tích từ đánh giá ban đầu và đánh giá cuối cùng sau rà phá để:

♦ Hiểu được các ưu tiên của cộng đồng và chính quyền đối với việc rà phá đất đai/tài nguyên;

♦ Hiểu và đáp lại các mối quan tâm đang diễn ra; ♦ Hiểu sự khác nhau về mức độ ưu tiên trong cộng đồng; ♦ Xác định và đáp lại hành vi chấp nhận rủi ro đang xảy ra; và ♦ Đánh giá đóng góp của các tài nguyên được giải phóng đối với nền kinh tế địa

phương và quốc gia. Thông tin này có thể được sử dụng để hướng dẫn các nỗ lực hành động về bom mìn trong tương lai và báo cáo các nhà tài trợ và chính phủ về tác động nhân đạo đã thành công. Đánh giá sau rà phá giúp một tổ chức hành động về bom mìn chứng minh các lợi ích về nhân đạo từ công việc của họ trước toàn thể các đối tác liên quan trong chương trình.

34

7. Liên lạc cộng đồng và phá hủy bom mìn tồn kho

7.1 Cơ sở đối với việc phá hủy bom mìn tồn kho

Điều 4 của Công ước chống mìn sát thương quy định rằng các nước phải tiến hành phá hủy hoặc đảm bảo việc phá hủy toàn bộ mìn sát thương tồn đọng mà họ đang sở hữu hoặc đang kiểm soát trong vòng 4 năm kể từ khi trở thành một bên của Công ước này.

35

Liên lạc cộng đồng để phá hủy bom mìn tồn đọng tuân theo một mục tiêu và phương pháp luận tương tự đối với mục tiêu và phương pháp của liên lạc cộng đồng để rà phá và cắm mốc. Tuy nhiên, bạn có thể xem xét cụ thể và đối diện với sự nhạy cảm địa phương xung quanh việc phá hủy bom mìn tồn đọng. Chẳng hạn, một kho chứa bom mìn tại một cộng đồng hoặc vùng bên cạnh có thể được coi là một mối đe dọa đến an ninh và an toàn của cộng đồng, hoặc nó có thể được coi là một nguồn tự hào và sức mạnh dân tộc. Bạn phải biết và thảo luận về cảm nhận chung về vai trò và sự tồn tại của các kho chứa trong khi thực hiện các hoạt động liên lạc cộng đồng.

Liên lạc cộng đồng để phá hủy bom mìn tồn đọng tuân theo một mục tiêu và phương pháp luận tương tự đối với mục tiêu và phương pháp của liên lạc cộng đồng để rà phá và cắm mốc. Tuy nhiên, bạn có thể xem xét cụ thể và đối diện với sự nhạy cảm địa phương xung quanh việc phá hủy bom mìn tồn đọng. Chẳng hạn, một kho chứa bom mìn tại một cộng đồng hoặc vùng bên cạnh có thể được coi là một mối đe dọa đến an ninh và an toàn của cộng đồng, hoặc nó có thể được coi là một nguồn tự hào và sức mạnh dân tộc. Bạn phải biết và thảo luận về cảm nhận chung về vai trò và sự tồn tại của các kho chứa trong khi thực hiện các hoạt động liên lạc cộng đồng.

7.2 Các nguồn thông tin chính ở địa phương 7.2 Các nguồn thông tin chính ở địa phương

Trong suốt quá trình khảo sát, khi xác định được các kho vũ khí hoặc các khu cất giữ ở trong một cộng đồng, thì cần phải tham gia liên lạc tốt với cộng đồng trước khi phá hủy. Các nguồn lực sau có thể được sử dụng như những liên lạc cộng đồng hoặc để hướng dẫn:

Trong suốt quá trình khảo sát, khi xác định được các kho vũ khí hoặc các khu cất giữ ở trong một cộng đồng, thì cần phải tham gia liên lạc tốt với cộng đồng trước khi phá hủy. Các nguồn lực sau có thể được sử dụng như những liên lạc cộng đồng hoặc để hướng dẫn:

♦ Các cán bộ chính quyền đóng tại địa phương; ♦ Các cán bộ chính quyền đóng tại địa phương; ♦ Nhân viên quân sự đóng tại địa phương; ♦ Nhân viên quân sự đóng tại địa phương; ♦ Các lãnh đạo quân nổi dậy trước đây; và ♦ Các lãnh đạo quân nổi dậy trước đây; và ♦ Các đại diện cộng đồng và cán bộ chính quyền. ♦ Các đại diện cộng đồng và cán bộ chính quyền.

Bạn có thể sử dụng những công cụ sau đây để lấy thông tin có liên quan từ các cán bộ chính quyền/quân sự và các nhóm cộng đồng:

Bạn có thể sử dụng những công cụ sau đây để lấy thông tin có liên quan từ các cán bộ chính quyền/quân sự và các nhóm cộng đồng:

♦ Giới thiệu với cộng đồng (Phụ lục 1A); ♦ Giới thiệu với cộng đồng (Phụ lục 1A); ♦ Quan sát (Phụ lục 1E); ♦ Quan sát (Phụ lục 1E); ♦ Đi bộ cắt ngang (Phụ lục 1H); và ♦ Đi bộ cắt ngang (Phụ lục 1H); và

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

♦ Phỏng vấn cá nhân, những người cung cấp tin chủ yếu và cộng đồng (Phụ lục 1C).

7.3 Liên lạc với các thành viên của cộng đồng

Một nhóm trọng tâm gồm những người dân địa phương có thể được phỏng vấn để cung cấp cho tổ chức hành động bom mìn thông tin về tác động (v.d. các hành vi nguy hiểm của người dân, phơi bày các vật thể nguy hiểm trước các đối tượng, trẻ em sử dụng hiện trường rà mìn làm sân chơi).

Các cộng đồng có thể không muốn nói về các kho hoặc vùng chứa bom mìn ở trong khu vực họ. Các cơ quan chính phủ và/hoặc quân sự cũng có thể không muốn cho phép một tổ chức hành động bom mìn phỏng vấn những người dân địa phương về các nơi đó. Trong hoàn cảnh này, nên bỏ các cuộc phỏng vấn cộng đồng về thông tin tác động vì lợi ích của việc rà phá khu vực đó, và bạn có thể dùng những công cụ sau để lấy thông tin cần thiết:

♦ Đi bộ cắt ngang (Phụ lục 1H); và ♦ Phòng vấn người cung cấp tin chủ yếu với các cán bộ có liên quan (Phụ lục

1C). Tổ chức hành động bom mìn phải khuyến khích các cán bộ chính quyền/quân sự liên

lạc với người dân địa phương và chia sẻ thông tin về các hoạt động phá hủy kho bom mìn vì các sự an toàn cho mọi người.

36

8. Liên lạc cộng đồng và phát triển

Mối quan hệ trực tiếp giữa liên lạc cộng đồng hành động bom mìn và phát triển đã được đề cập xuyên suốt trong hướng dẫn này, vì nó liên quan đến tất cả các hoạt động liên lạc cộng đồng. Liên lạc cộng đồng không diễn ra chỉ trong phạm vi của tổ chức và cũng không diễn ra chỉ trong phạm vi các cộng đồng. Liên lạc cộng đồng cũng được sử dụng để lấy thông tin phản hồi, chia sẻ thông tin và hướng dẫn từ các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các tổ chức PCP từ tất cả các thành phần phát triển, các tổ chức hành động bom mìn khác, các cơ quan chính phủ, và các cán bộ liên lạc quân sự, và nhiều người khác.

37

Tiềm năng đối với các tổ chức hành động bom mìn để liên lạc với tất cả mọi khu vực này cần được khai thác nhiều hơn nữa so với tình hình hiện nay. Bằng cách liên kết với các thành phần phát triển quốc gia và quốc tế, chúng ta có thể đảm bảo rằng đất đai và tài nguyên được rà phá hoặc cắm mốc có thể đóng vai trò quan trọng trong đời sống của những người hưởng lợi, và do đó tổ chức hành động bom mìn đang đáp ứng các nhu cầu cấp bách và đã xác định rõ.

Cấp độ liên lạc này có thể chỉ ra rằng phần lớn việc tìm hiểu hoặc khảo sát trước rà phá đã được thực hiện với những người hưởng lợi và chỉ ra được tác động, tiết kiệm được nhiều thời gian, nguồn lực của tổ chức hành động bom mìn. Một tổ chức hành động bom mìn có thể đạt được điều này bằng cách xây dựng một mối quan hệ gắn kết với một tổ chức PCP quốc tế hoặc một cơ quan của chính phủ, cơ quan này sau đó sẽ chia sẻ các hoạt động hoặc kết quả khảo sát và đánh giá với tổ chức hành động về bom mìn để xác định các nhu cầu, chia sẻ các nguồn lực để đáp ứng được các nhu cầu đó, và cộng tác thực hiện các hoạt động. Các hộp văn bản dưới đây sẽ mô tả cách thực hiện điều này trên thực tế.

Hộp 2. Liên kết hành động về bom mìn với phát triển — kịch bản 1

Một tổ chức hành động về bom mìn cộng tác với một tổ chức PCP để tổ chức này hỗ trợ kinh phí bảo vệ các giếng nước và các dòng suối tự nhiên. Tổ chức PCP đề nghị tổ chức hành động bom mìn rà phá tại nơi mà họ đã xác định được các dòng suối/giếng nước cho hoạt động phát triển nhưng lại bị ảnh hưởng bởi bom mìn/vật nổ sót lại sau chiến tranh, hoặc là bị nhiễm xung quanh nguồn nước hoặc tuyến đường dẫn đến nguồn nước.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Tổ chức PCP xác định số lượng những người hưởng lợi và các địa chỉ liên hệ ở địa phương khi tiến hành khảo sát khả thi, cho phép tổ chức hành động về bom mìn tiến hành khảo sát kỹ thuật và tiến hành các hoạt động rà phá bom mìn mà không cần một khảo sát trước rà phá. Việc đánh giá tiếp theo đó được tiến hành bởi tổ chức PCP phát triển và việc phân tích tác động được chia sẻ với tổ chức hành động bom mìn.

Hộp 3. Liên kết hành động về bom mìn với phát triển - Kịch bản 2 Một cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Ăng-Gô-La quyết định hỗ trợ những người tị nạn hồi hương từ một nước láng giềng. Những tuyến đường và khu vực kiểm tra đã xác định được yêu cầu rà phá hoặc kiểm tra sự an toàn, và các khu vực cụ thể để tái định cư đã được yêu cầu rà phá. Cơ quan Liên Hiệp Quốc thực hiện việc khảo sát cần thiết, xác định vùng đất và số lượng những người hưởng lợi, liên lạc với các cơ quan của chính quốc gia và chính phủ nước láng giềng, và liên lạc với các tổ chức PCP để hỗ trợ việc tái định cư. Tổ chức hành động bom mìn tiến hành một khảo sát kỹ thuật về các tuyến đường và vùng đất đã xác định, và tiến hành việc kiểm tra, rà phá và cắm mốc. 37 Đánh giá tác động đối với những người hưởng lợi được tiến hành bởi các tổ chức PCP và các cơ quan Liên hiệp quốc có liên quan, kết quả các đánh giá này được chia sẻ với tổ chức hành động bom mìn.

Hộp 4. Liên kết hành động về bom mìn với phát triển - Kịch bản 3 Trong khi liên lạc với các cơ quan của chính phủ Iraq, một tổ chức hành động bom mìn phát hiện ra rằng chính phủ tập sẽ tập trung nhiều kinh phí cho việc phục hồi các cơ sở giáo dục để khởi động lại chương trình giáo dục chính quy sau khi kết thúc chiến tranh. Do đó, tổ chức hành động bom mìn đưa ra một quyết định chiến lược để hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ bằng cách xếp hạng ưu tiên các cơ sở giáo dục (và các tuyến đường dẫn đến các cơ sở này) để rà phá. Tổ chức phân chia các đội rà phá bom mìn của họ thành những đơn vị lưu động nhỏ, linh động để nhanh chóng đáp ứng các báo cáo của địa phương về bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh. Tổ chức hành động bom mìn quảng cáo trên đài, báo và phát các tờ rơi thông qua các tổ chức PCP khác để thúc đẩy việc báo cáo của địa phương và các hoạt động rà phá của họ. Tổ chức hành động bom mìn tiến hành đánh giá sơ lược về người hưởng lợi trước khi đánh giá rà phá/cắm mốc và tác động sau khi rà phá/cắm mốc.

Ba kịch bản này là những ví dụ về cách mà một tổ chức hành động bom mìn có thể hỗ trợ trực tiếp vào việc cứu trợ với quy mô lớn hơn hoặc vào trong các kế hoạch phát triển của một chính phủ hoặc một cơ quan Liên hiệp quốc hoặc một tổ chức PCP. Thông qua việc cộng tác này, một tổ chức hành động bom mìn có thể cắt bớt một số mặt nào đó của việc liên lạc cộng đồng (chẳng hạn khảo sát trước rà phá hoặc đánh giá sau rà phá), vì gánh nặng của việc thu thập dữ liệu và liên lạc được chia sẻ với các tổ chức khác. Điều này giúp tổ chức hành động bom mìn có thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ rà phá bom mìn và do đó đạt được tác động nhân đạo quan trọng.

9. Rà phá bom mìn “thôn bản” hay “tự phát”

Rà phá bom mìn thôn bản là sáng kiến của người dân địa phương một cách tự phát khi nhận lấy trách nhiệm rà phá một khu vực trong thôn bản của họ hoặc vùng lân cận để tiếp cận với đất đai hoặc tài nguyên. Rà phá cũng có thể được tiến hành để tạo thu nhập tại một số cộng đồng. Nhu cầu cấp thiết về đất đai thường quan trọng hơn so với những nỗi sợ hãi mà những người rà phá bom mìn thôn bản có đối với sự an toàn của bản thân họ, nhưng nhìn chung họ có những thận trọng để đảm bảo an toàn.

38

IMAS định nghĩa rà phá bom mìn thôn bản là “tự hỗ trợ việc rà phá bom mìn và/hoặc vật liệu nổ và cắm mốc khu vực nguy hiểm, thông thường được tiến hành bởi những người dân địa phương, thay mặt cho chính họ hoặc thay mặt cho cộng đồng gần gủi họ nhất. Thường thường được mô tả như là một sáng kiến tự thân vận động hoặc rà phá bom mìn tự phát, rà phá bom mìn thôn bản thường thường nằm ngoài hoặc đi song song với các cơ cấu hành động chính thức về bom mìn, chẳng hạn rà phá bom mìn do các cơ quan quân sự tiến hành hoặc rà phá bom mìn nhân đạo do Liên hiệp quốc, các tổ chức PCP quốc gia hoặc quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân và các chính phủ hỗ trợ và các đơn vị khác”.1

Rà phá bom mìn có thể được tiến hành sử dụng các công cụ lnông nghiệp bình thường, hoặc bằng cách xử lý và hoặc phá hủy, thường bằng cách đốt cháy. Một số người rà phá bom mìn thôn bản có thể giữ vật nổ hoặc bom mìn để cho các tổ chức hành động bom mìn xử lý và phá hủy. Những người rà phá bom mìn thôn bản ít khi được hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức bởi các đơn vị hành động bom mìn chuyên nghiệp; quả thực khái niệm rà phá bom mìn thôn bản gây ra tranh cãi gắt gao.

9.1 Người rà phá bom mìn thôn bản là ai?

Theo một định nghĩa do Ruth Bottomley đưa ra: “Những người rà phá bom mìn thôn bản được định nghĩa như là những người rà phá bom mìn theo một cách tương đối toàn diện và có kỹ thuật, thường dựa vào kiến thức quân sự có sẵn … Điều này khác với những người dân chỉ hành động đơn giản là đem bom mìn ra khỏi đường đi của họ mỗi khi nhìn thấy nó … Họ có thể đã sống ở những khu vực nơi mà họ từng đi lính và có hiểu biết về việc gài bom mìn ở tại địa phương.”2

Những người rà phá bom mìn thôn bản thường rà phá những vật thể nguy hiểm khi những ưu tiên và mong muốn của chính họ không được các cơ quan hành động bom mìn chuyên nghiệp đáp ứng, chẳng hạn,

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

nơi mà tổ chức hành động bom mìn gặp phải những khó khăn về địa lý hoặc mục tiêu. Trong những hoàn cảnh này, khi tổ chức hành động bom mìn không thể trực tiếp hỗ trợ theo cách thông thường, họ cũng có thể thúc đẩy việc hỗ trợ qua lại bằng một số cách như mô tả trong Phần 9.2 dưới đây. Trước khi tham gia cùng với những người rà phá bom mìn thôn bản, một tổ chức hành động bom mìn nhân đạo cần kiểm ra tư cách pháp lý của rà phá bom mìn thôn bản hoặc bất kỳ điều kiện pháp lý nào có cản trở đối với các hoạt động rà phá bom mìn thôn bản.

9.2 Khuyến nghị đối với rà phá bom mìn thôn bản 9.2.1 Các khuyến nghị đối với các chiến lược truyền thông

Bạn nên liên lạc những người rà phá bom mìn thôn bản để cố gắng lấy được những kiến thức địa phương mà họ đang có. Đây có thể là kiến thức về những khu vực nghi vấn, vị trí các căn cứ quân sự, các loại vật nổ, các dạng hành vi nguy hiểm của người dân địa phương, và các mô hình gài đặt bom mìn. Đội ngũ liên lạc viên với người rà phá bom mìn thôn bản cần phải cân nhắc các hoạt động rà phá bom mìn có thể theo mùa hoặc thực hiện rời rạc, vì thế những người rà phá bom mìn thôn bản khó mà xác định được ngay lập tức.

Các tổ chức hành động bom mìn cần chú ý rằng các thông điệp GDNCBM không được mô tả những người rà phá bom mìn thôn bản như những người ít được thông tin nhằm tránh việc làm cho họ bị xa lánh. Thay vào đó, các thông điệp giáo dục nguy cơ bom mìn nên đề cập các kiến thức phổ biến và thực tế khó khăn về kế sinh nhai. 40

Trong tiến trình liên lạc cộng đồng, bạn phải sớm giải thích rõ về tổ chức của mình, về những lý do mà tổ chức chưa được chuẩn bị để rà phá và lý do tại sao. Điều này giúp tránh tạo ra những mong muốn sai trái. Thực hiện những giải thích này (thường nhiều hơn một lần) sẽ giúp làm giảm việc rà phá không cần thiết tại thôn bản.

Nếu người dân cảm nhận rằng các ưu tiên của tổ chức hành động bom mìn là có giới hạn và không đủ để đáp ứng các nhu cầu trước mắt của họ, những nhu cầu này có thể được giải quyết trong khi tiến hành việc liên lạc để tìm ra các giải pháp hoặc thỏa hiệp. Như vậy, ví dụ nếu tổ chức hành động bom mìn cho rằng rà phá đất nông nghiệp được xếp ưu tiên thấp, thì điều này cần được giải thích và các giải pháp khác cũng cần được giải thích với cộng đồng.

Một số người rà phá bom mìn thôn bản có cảm tưởng rằng họ sẽ được các tổ chức hành động bom mìn trả tiền cho những quả bom, mìn và vật nổ mà họ giao cho những tổ chức này. Những cán bộ giáo dục nguy cơ bom mìn nói chung và đội ngũ liên lạc cộng đồng nói riêng phải bác bỏ những thông tin sai trái này, và nói rõ rằng các tổ chức hành động bom mìn muốn chính họ rà phá đất đai bởi vì rà phá bom mìn thôn bản bởi những người không chuyên nghiệp là nguy hiểm và không giúp ích được gì cả. Thông tin đúng đắn có thể được mô tả thông qua các tờ rơi giáo dục nguy cơ bom mìn.

Bạn có thể điều tra xem các nghề khác liên quan đến nông nghiệp có đủ sống và bền vững ở cộng đồng hay không. Trong trường hợp đó, họ cần cộng tác với các tổ chức PCP phát triển khác để thực hiện các dự án tạo thu nhập khác. Điều này sẽ, theo cách viết của Ruth Bottomley, “làm giảm các áp lực về kế sinh nhai mà những áp lực này là những động cơ chính đằng sau các hoạt động có nguy cơ cao”.

9.2.2 Các khuyến nghị về xếp loại ưu tiên

Bằng cách xây dựng một sự hiểu biết nhiều hơn về các ưu tiên của các cộng đồng địa phương đối với việc rà phá đất đai, bạn có thể giúp tránh việc rà phá bom mìn thôn bản bằng cách đề xuất các hoạt động rà phá bom mìn chuyên nghiệp đúng lúc. Như Ruth Bottomley chỉ ra

9. Rà phá bom mìn “thôn bản” hay “tự phát” “Những người rà phá bom mìn thôn bản thường cho rằng họ đã phải rà phá bom mìn bởi vì họ không thể đợi các tổ chức rà phá bom mìn đến rà phá đất đai cho họ”, đặc biệt là “nơi thiếu các lựa chọn sinh kế ” hoặc do các thành viên trong gia đình sợ tai nạn xảy ra. Những người rà phá bom mìn thôn bản sẽ rà phá bom mìn khi các báo cáo của họ gửi đến các tổ chức nhưng không ai quan tâm giải quyết. Các chương trình GDNCBM cần tránh làm cho người dân địa phương nhầm tưởng rằng việc báo cáo cho tổ chức hành động bom mìn sẽ dẫn đến việc nhanh chóng rà phá bom mìn trong khi trên thực tế điều này là không thể do các hạn chế về mặt địa lý, sự phối hợp và kinh phí của tổ chức. Các nhóm và các tổ chức GDNCBM và liên lạc cộng đồng cần kiểm tra trước các địa chỉ liên hệ rà phá do họ đưa ra thực tế đã đựợc chuẩn bị để hành động dựa trên thông tin được báo cáo. (xem Phần 2 ở trên về báo cáo bom mìn và các vật nổ sót lại khác.) Nơi có các cơ cấu báo cáo còn yếu và thiếu hiệu quả hoặc có thể bị trì hoãn dài ngày, thì nên tạo thêm cơ hội cho việc rà phá bom mìn thôn bản. Các tổ chức hành động bom mìn nên thực hiện tốt việc củng cố và hỗ trợ các cơ cấu báo cáo địa phương. Có thể đạt được điều này bằng cách tập huấn các đại diện cộng đồng để họ điền vào các biểu mẫu báo cáo, tập huấn đội ngũ hỗ trợ hành động bom mìn để họ phản ứng nhanh chóng với các báo cáo. Các thông điệp gửi đến người dân “nên nhất quán và thực tế”, và được hỗ trợ bởi “các quy trình rõ ràng, dễ dàng cho người dân làm theo và hiểu được”. Các tổ chức hành động bom mìn có thể xem xét việc thành lập các đội rà phá bom mìn “phản ứng nhanh” hoặc “lưu động” để có thể rà phá những khu vực nhỏ nhưng trọng yếu một cách nhanh chóng và có thông báo vắn tắt, “thực hiện các nhiệm vụ rà phá có giới hạn tại các khu vực nguy cơ cao”. 41

9.2.3 Các khuyến nghị đối với xác định đất đai

Những người rà phá bom mìn thôn bản không thể cắm mốc một khu vực họ đã rà phá hoặc cắm mốc một khu vực có nghi vấn. Điều này nói lên rằng vào một ngày nào đó các tổ chức hành động bom mìn có thể chính thức đến rà phá vùng đất đó. Khảo sát chi tiết và liên lạc cộng đồng sẽ được yêu cầu để kiểm tra các khu vực này.

Người dân địa phương và những người rà phá bom mìn thôn bản thường không tin rằng đất đai được rà phá bởi những người rà phá bom mìn thôn bản là an toàn 100%, hoặc các quy trình do họ sử dụng có hiệu quả như những người rà phá chuyên nghiệp sử dụng máy rà. Do đó, việc rà phá hoặc kiểm tra của tổ chức hành động bom mìn có thể vẫn được yêu cầu. Các tổ chức hành động bom mìn có thể hỗ trợ những người rà phá bom mìn thôn bản bằng cách kiểm tra chất lượng cho vùng đất đã được rà bởi những người rà phá bom mìn thôn bản để xây dựng lòng tin cho người dân địa phương, là những người phải sử dụng đất đai ở đó.

9.2.4 Các khuyến nghị đối với tập huấn và sử dụng trang thiết bị

Khi một tổ chức hành động bom mìn quyết định tập huấn cho những người rà phá bom mìn thôn bản, tập huấn đó có thể bao gồm các vấn đề như hành vi an toàn, các kỹ năng an toàn để đưa chính họ và những người khác ra khỏi khu vực nhiễm bom mìn, sơ cứu và các hành vi an toàn hơn trong khi rà phá bom mìn. Các tổ chức hành động bom mìn có thể xây dựng các chương trình giáo dục nguy cơ bom mìn phù hợp để thúc đẩy hành vi an toàn hơn cho những người rà phá bom mìn thôn bản. Việc này có thể liên quan đến tập huấn về các kỹ thuật rà phá cơ bản cho những tổ hợp tác nhỏ ở địa phương gồm những người rà phá bom mìn thôn bản. Tổ chức hành động bom mìn có thể tập huấn những người rà phá bom mìn thôn bản để làm việc đồng thời với một tổ chức hành động bom mìn trong cùng một thôn bản, nhưng trên vùng đất không được xếp ưu tiên để có thể cho phép một mức độ giám sát chất lượng nào đó.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Tổ chức hành động bom mìn có thể hỗ trợ những người rà phá bom mìn thôn bản thông qua việc cung cấp và/hoặc cho mượn thiết bị an toàn, quần áo bảo hộ và thiết bị rà phá. Tổ chức hành động bom mìn có thể chọn cách cung cấp thiết bị cũ (nhưng an toàn), thiết bị không sử dụng hoặc được thay thế. Tổ chức hành động bom mìn có thể tổ chức kế hoạch cho mượn theo hợp đồng (thay thế vào khoản ký gửi) đối với các thiết bị. Tất cả các kế hoạch cho mượn thiết bị phải được kết hợp với việc tập huấn sử sụng thiết bị và các biện pháp an toàn cơ bản.

42

Ghi chú 1 IMAS 04.10: Danh mục thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt về hành động bom mìn, Ấn bản số 2, ngày 1/1/2003 (được bổ sung sửa đổi ngày 1/12/2004), Định nghĩa 3.271. 2 R. Bottomley (2001), các Phát kiến Rà phá bom mìn tự phát, Báo cáo Nghiên cứu Chính thức, Rà phá bom mìn bởi người dân ở vùng nông thôn Campuchia, Tổ chức Khuyết tật Quốc tế Bỉ, Phnom Penh, Campuchia.

10. Liên lạc cộng đồng và giúp đỡ nạn nhân bom mìn còn sống Công ước Cấm Mìn Sát thương yêu cầu, trong Điều 6, đoạn 3, rằng: “Mỗi quốc gia tham gia công ước phải hỗ trợ để chăm sóc, phục hồi, tái hội nhập kinh tế và xã hội cho những nạn nhân bom mìn”. Tuy nhiên, khả năng giải quyết nhu cầu của nạn nhân còn sống của nhiều nước đang chịu ảnh hưởng của bom mìn là chưa đầy đủ. Việc hỗ trợ của các tổ chức PCP, bao gồm các tổ chức hành động bom mìn, thường là cần thiết để giúp chăm sóc và phục hồi cho những người sống sót sau tai nạn bom mìn và vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.

43

Đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể làm nhiều việc để thúc đẩy việc hỗ trợ cho những những người sống sót này bằng cách xác định ai cần chăm sóc y tế, phục hồi thể chất hoặc tinh thần và giúp đỡ để đảm bảo việc họ tái hòa nhập tốt vào đời sống xã hội.

10.1 Các định nghĩa về giúp đỡ nạn nhân còn sống

Ủy ban Thường trực của Công ước về hỗ trợ nạn nhân và Tái hòa nhập kinh tế-xã hội định nghĩa một "nạn nhân bom mìn" có các đặc điểm bao gồm như sau:

♦ Các cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp; ♦ Các gia đình của các cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp; và ♦ Các cộng đồng bị ảnh hưởng của bom mìn.

Vì vậy, hỗ trợ nạn nhân được coi là bao gồm nhiều hoạt động mang lại lợi ích cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, thuật ngữ hỗ trợ nạn nhân còn sống đôi khi được dùng để mô tả các hoạt động chỉ nhằm vào các cá nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp của một tai nạn bom mìn.

10.2 Các lĩnh vực có tác động đối với nạn nhân còn sống

Ở những nơi có những cơ hội việc làm rất hiếm hoi, và những người tàn tật bị bêu xấu hoặc thiếu tập huấn và cơ sở phục hồi, thì những người sống sót sau tai nạn bom mìn phải đối mặt với những thách thức rất lớn.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

10.2.1 Y tế

Các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của những người sống sót sau tai nạn bom mìn là mang tính dài hạn, trong nhiều trường hợp là suốt cả quãng đời họ. Các vấn đề về y tế có thể nảy sinh nhiều năm sau khi xảy ra tai nạn. Để đảm bảo sự bền vững, việc giúp đỡ những người sống sót sau tai nạn bom mìn cần được coi là một phần của hệ thống dịch vụ xã hội và y tế công cộng của một quốc gia.

10.2.2 Kinh tế

Tái hòa nhập kinh tế-xã hội không phải luôn dễ dàng đạt được hoặc bền vững. Các chương trình đào tạo nghề và các phương pháp khác để thúc đẩy việc tái hòa nhập kinh tế rất khó khăn để thành công trong những nền kinh tế có mức thất nghiệp cao tính trên tổng dân số.

10.2.3 Xã hội

Trong hầu hết các xã hội nông nghiệp, việc mất mát một chi làm cho một người gần như không thể tìm được việc làm và những người sống sót có thể bị tẩy chay. Những người bị thương do bom mìn có thể không những bị coi là gánh nặng đối với gia đình và cộng đồng họ mà còn thường được coi là những thành viên không còn ích lợi đối với xã hội nữa.

44

10.3 Liên lạc cộng đồng đối với các tổ chức hỗ trợ phi chuyên nghiệp cho nạn nhân còn sống

Đội ngũ liên lạc cộng đồng từ một tổ chức hành động bom mìn có thể giúp đỡ những người sống sót sau tai nạn bom mìn theo những cách sau. Tổ chức hành động bom mìn cần duy trì đối thoại và giữ địa chỉ liên lạc của các tổ chức (hoặc là các dịch vụ y tế của chính phủ hoặc là các tổ chức PCP quốc gia và quốc tế ) để họ cung cấp:

♦ Chăm sóc y tế cho những người sống sót sau các tai nạn bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh;

♦ Phục hồi và lắp các bộ phận giả cho những nạn nhân còn sống; ♦ Hỗ trợ những người tàn tật hòa nhập kinh tế xã hội; và ♦ Chữa trị tâm lý cho các nạn nhân bị chấn thương.

Để đạt hiệu quả và tránh trùng lặp, một tổ chức hành động bom mìn không chuyên về hỗ trợ nạn nhân bom mìn còn sống cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế. Mục tiêu ở đây là để thông tin về những dịch vụ miễn phí và/hoặc sẵn có. Tổ chức hành động bom mìn nên kiểm tra xem cơ quan hoặc tổ chức hỗ trợ nạn nhân sống sót có khả năng thu hút được các đề nghị giúp đỡ cho các khu vực địa lý trong đó tổ chức hành động bom mìn đang hoạt động hay không và những hạn chế đang có đối với việc áp dụng sự giúp đỡ, nếu có. Trong khi liên lạc với các đại diện cộng đồng địa phương và các thành viên của cộng đồng tổ chức hành động bom mìn có thể hỏi về các chi tiết để liên hệ những người sống sót nhằm đưa họ vào diện đánh giá đặc biệt. Có thể thực hiện được việc này trong khi tổ chức hành động bom mìn đang thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về nạn nhân. Để thực hiện được việc này, bạn cần được đào tạo bởi những chuyên gia đánh giá chuyên ngành y tế về việc nhận dạng thương tật. Một cách lựa chọn khác, các tổ chức hành động bom mìn có thể trước tiên nghe ngóng về người sống sót sau tai nạn bom mìn ở địa phương nếu họ có liên quan đến việc cứu trợ hoặc sơ cứu. Trong trường hợp này, bạn có thể tiến hành

10. Liên lạc cộng đồng và hỗ trợ nạn nhân bom mìn còn sống ban đầu với các chuyến thăm không chính thức đến gia đình nạn nhân, để khuyến nghị về các dịch vụ thích hợp và sự giúp đỡ có sẵn, thu hẹp bất cứ khoảng cách nào đó về sự hiểu biết các dịch vụ. Một phần của tiến trình thu thập “dữ liệu về nạn nhân” là có thể phỏng vấn những người sống sót để kiểm tra xem họ đã nhận được giúp đỡ gì về y tế và xã hội và từ ai. Họ có thể được giới thiệu đến những tổ chức thích hợp có khả năng hỗ trợ. Tập huấn cụ thể được yêu cầu đối với đội ngũ liên lạc cộng đồng để tiến hành các cuộc phỏng vấn những người sống sót sau các tai nạn bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh để đảm bảo rằng tính nhạy cảm và riêng tư được xử lý hiệu quả. Để tránh đưa ra các thông tin sai lệch để từ đó dẫn đến những mong muốn không thực tế của những người sống sót, bạn cần đảm bảo rằng họ rất hiểu rõ với hoạt động của các chương trình hỗ trợ nạn nhân bom mìn còn sống. Họ cần thực sự khuyến khích các tổ chức đóng tại cộng đồng có khả năng cung ứng dịch vụ có liên quan để dễ dàng tiếp cận. Nơi mà nạn nhân bom mìn sống sót gặp phải khó khăn khi tiếp cận với phương tiện đi lại, bạn có thể giúp bố trí họ đi nhờ để họ gặp bác sỹ chữa trị ở các trung tâm đô thị. Việc này có thể được thu xếp bằng cách phối hợp với các hoạt động liên lạc cộng đồng khác được thực hiện tại thôn bản. Bạn cũng có thể phân phát các hình ảnh và/hoặc tờ rơi đến các bệnh xá và các cơ quan chính quyền tại các vùng nông thôn để quảng cáo về các dịch vụ của các chương trình hỗ trợ người sống sót. Nên thực hiện việc này bằng cách tham vấn tổ chức cung cấp dịch vụ được quảng cáo để đảm bảo rằng các vùng địa lý thích hợp được nhắm đến. Họ cũng có thể quảng cáo các dịch vụ này bằng cách nói với các cán bộ y tế, cán bộ chính quyền, chức sắc tôn giáo hoặc các các thành viên của cộng đồng bình thường.

44

Tổ chức hành động bom mìn, bằng việc phối hợp chung với các tổ chức PCP không hành động bom mìn, các cơ quan điều phối hành động bom mìn và các cơ quan chính phủ, có thể ủng hộ những nhu cầu cấp thiết của những người sống sót thiếu sự hỗ trợ cần thiết tại một số vùng địa lý nào đó. Tổ chức hành động bom mìn có thể hỗ trợ các dịch vụ nơi mà họ chắc chắn có nhu cầu cụ thể.

10.4 Hỗ trợ liên lạc cộng đồng bởi các chương trình giúp đỡ chuyên nghiệp cho nạn nhân còn sống

Các tổ chức PCP cần đảm bảo rằng những người sống sót sau tai nạn bom mìn nhận được những cơ hội như nhau về đời sống, chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ xã hội, thu nhập, giáo dục, và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng như bất cứ người nào khác trong xã hội. Mục tiêu cuối cùng của các chương trình hỗ trợ người sống sót là phải phục hồi hoàn toàn cho những người sống sót sau tai nạn bom mìn và tái hòa nhập họ vào đời sống của đại cộng đồng.

10.4.1 Chăm sóc y tế

Tiếp theo việc cứu trợ và cấp cứu, một người sống sót sau tai nạn bom mìn và vật nổ có thể cần sự chăm sóc sức khỏe. Việc chăm sóc có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào mức độ thương tật mà họ gánh chịu. Thầy thuốc địa phương và các thành viên gia đình, một bệnh xá địa phương hoặc một bệnh viện trung tâm có thể đáp ứng việc điều trị. Dĩ nhiên, một người sống sót có thể sử dụng nhiều hơn một nguồn hỗ trợ về y tế. Đội ngũ liên lạc cộng đồng, những người lập kế hoạch theo dõi các trường hợp này cần liên kết với các nguồn chăm sóc sức khỏe chính thức và không chính thức. Thông tin về loại hình chăm sóc sức khỏe được tìm thấy sẽ cung cấp cho một

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

tổ chức thông những tin quan trọng về văn hóa địa phương, về những nguồn hỗ trợ y tế mà người dân tin tưởng (và lý do tại sao), về những nguồn y tế mà họ có khả năng chi trả vàđễ dàng tiếp cận, và về loại thương tật được phổ biến. Thông tin này sẽ giúp một tổ chức tập trung nguồn lực của mình để cấp phát cho hầu hết các điều trị phổ biến theo yêu cầu đưa ra tại những vùng địa lý được xác định và để xây dựng chương trình tập huấn phù hợp cho những thầy thuốc địa phương hoặc cán bộ y tế. Các tổ chức PCP giúp điều trị và phục hồi cho những người sống sót cần liên lạc thường xuyên với lãnh đạo các cơ quan y tế của chính phủ và những người liên quan, và các cơ quan Liên hiệp quốc để đảm bảo rằng các chương trình của họ đi đôi với các chính sách y tế quốc gia. Việc liên lạc với các cơ quan của chính phủ cần thúc đẩy mục tiêu làm chủ các hoạt động về phía quốc gia. Tương tự, việc liên lạc là cần thiết với các tổ chức PCP và các cơ quan Liên hiệp quốc khác để đảm bảo rằng tất cả mọi hoạt động đều ăn khớp với nhau trong phạm vi một gốc nhìn mang tính phát triển của một kế hoạch dài hạn.

10.4.2 Phục hồi thể chất

Các tổ chức liên quan đến việc phục hồi thể chất cho những người sống sót có thể sử dụng các kỹ năng liên lạc cộng đồng một cách hiệu quả để xác định loại hình các dịch vụ cần thiết. Việc liên lạc với những người sống sót, cả những người đang nhận được điều trị lẩn những người đã nhận được sự giúp đỡ trước đây là rất cần thiết để đảm bảo rằng việc giúp đỡ có thể được duy trì bởi người sống sót và gia đình trong môi trường của họ. Vì vậy, chẳng hạn, xe đẩy không nên cung cấp cho những người sống ở những khu vực có đồi núi hoặc đá sỏi nhiều hay nơi có ít đường đi; và chân tay giả cần đơn giản, bền, dễ mua và sẵn có.

46

Liên lạc cộng đồng cần đảm bảo rằng mỗi khi người sống sót trở lại cộng đồng của họ, thì họ sẽ sử dụng chân tay giả hoặc thiết bị khác hoặc thuốc men mọt cách phù hợp. Việc này có thể được tiến hành bằng hình thức đi thăm hộ. Bất kỳ vấn đề nào cũng có thể được theo dõi bằng việc hành động, tư vấn hoặc di chuyển bệnh nhân cho phù hợp. Đội ngũ liên lạc cộng đồng trong giai đoạn này cũng có thể tìm hiểu xem người sống sót đang phải dương đầu như thế nào về mặt tâm lý, gia đình họ đang đương đầu và làm như thế nào để chăm sóc người sống sót và nếu có, thì những giúp đỡ nào về kinh tế-xã hội là cần thiết và đang sẵn có. Có thể tiếp cận dễ dàng nhất để được chăm sóc tại địa phương: nếu gia đình của người sống sót không thể đáp ứng việc chăm sóc cần thiết về mặt thể chất hoặc tinh thần, bạn có thể tìm hiểu thêm về những nguồn hỗ trợ khác ở trong thôn bản hoặc vùng lân cận. Những nguồn tư vấn hoặc giúp đỡ thật sự có thể bao gồm:

♦ Các bệnh xá địa phương; ♦ Các mạng lưới hỗ trợ người thương tật ở địa phương; ♦ Cán bộ tôn giáo và các cơ quan có thể gây quỹ hoặc thực hiện việc tư vấn; ♦ Cán bộ cộng đồng địa phương; ♦ Cán bộ chính quyền địa phương, những người có thể có khả năng thay mặt họ

tiếp cận các nguồn lực; và ♦ Các thầy thuốc gia truyền hoặc những người thông thạo mà họ có thể giúp tư vấn.

Những nguồn hỗ trợ sẽ khác nhau đáng kể giữa các nước và các nền văn hóa, nhưng các thành viên của cộng đồng địa phương cần phải là nguồn thông tin về bất cứ những dịch vụ gì đang sẵn có. Thông thường người dân trong một cộng đồng luôn sẵn lòng hỗ trợ người sống sót và gia đình họ khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên, một cá nhân hoặc gia đình của họ có thể không sẵn lòng đưa ra yêu cầu cần giúp đỡ do tự cao hoặc "giữ thể diện”.

10. Liên lạc cộng đồng và hỗ trợ nạn nhân bom mìn còn sống Đội ngũ liên lạc cộng đồng, dựa vào vai trò chính của mình, có thể có khả năng thu hẹp khoảng cách khuyến khích sự hỗ trợ của địa phương. Bằng cách sử dụng các nguồn lực địa phương, liên lạc cộng đồng sẽ đảm bảo rằng việc hỗ trợ được bền vững, chấp nhận được và phù hợp.

10.4.3 Tái hòa nhập kinh tế - xã hội

Các tổ chức giúp đỡ về kinh tế - xã hội cho những người tàn tật sau khi phục hồi thể chất, bằng hình thức tập huấn, hợp tác xã sản xuất và kế hoạch tạo thu nhập, phải thực hiện các hoạt động liên lạc cộng đồng trong giai đoạn nghiên cứu khả thi trước khi xây dựng dự án. Nghiên cứu khả thi giúp một tổ chức hiểu được các loại hình dự án có thể giúp tạo thu nhập bền vững, dễ dàng thiết lập tại những vùng địa lý, xã hội nơi người tàn tật đang sinh sống, và có thể chứng minh tính phổ cập cho nhóm mục tiêu. Các công cụ liên lạc cộng đồng (xem Phụ lục 1) có thể được sử dụng để đảm bảo việc nhu cầu có sự tham gia một cách thực sự để đưa ra các giải pháp thực tế và để thống nhất về các chỉ số cho thấy được sự thay đổi về thu nhập và chất lượng cuộc sống.

Liên lạc cộng đồng cần nhằm vào việc thiết lập các mối quan hệ và sự hiểu biết đối với những người tàn tật và gia đình họ. Liên lạc cộng đồng là cần thiết không chỉ đối với những người sống sót bị tàn tật mà còn đối với gia đình của những người sống sót và cộng đồng họ nói chung để hiểu được cách làm cho các dự án kinh tế-xã hội được thành công. Bởi vì chính gia đình và cộng đồng mới có thể hỗ trợ tốt nhất cho cá nhân những người tàn tật.

47

Các hoạt động liên lạc cộng đồng có thể được sử dụng để đánh giá tính thiết yếu và thành công của những dự án như vậy thông qua việc phỏng vấn các cộng đồng (xem Phụ lục 1C) và phân tích các mô hình kinh tế của các cộng đồng nơi người tàn tật sinh sống. Điều này khiến tổ chức thực hiện việc cải thiện và xây dựng các chương trình mới để phục vụ nhu cầu liên quan về kinh tế-xã hội cho cộng đồng.

10.4.4 Chăm sóc tinh thần nạn nhân còn sống và gia đình họ

Liên lạc cộng đồng có thể được sử dụng để phát triển hơn nữa các hệ thống hỗ trợ truyền thống cho những người yếu thế tại một cộng đồng địa phương. Để làm được điều này, một hình thức đánh giá về nhân học xã hội nào đó có thể được yêu cầu, hoặc được phát triển bởi một tổ chức hoặc được tiếp cận dưới hình thức số liệu thứ cấp. Một tổ chức có liên kết với các hình thức hỗ trợ của địa phương (hoặc họ là những tổ chức tôn giáo, thầy thuốc địa phương, những người dân thông thạo hoặc là những cán bộ lãnh đạo) sẽ đảm bảo một phương pháp tiếp cận bền vững hơn đến việc xây dựng sự hỗ trợ xã hội cho những người tàn tật và những người chăm sóc họ. Những nguồn hố trợ này có thể được tập huấn về:

♦ Tư vấn (sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia để nhấn mạnh các phương pháp truyền thống);

♦ Thăm dò thái độ của người dân địa phương đối với sự tàn tật; ♦ Hiểu được nhu cầu của những khách hàng tàn tật; và ♦ Các phương pháp để hỗ trợ.

Một tổ chức có thể tiếp tục hỗ trợ thông qua đánh giá và cung cấp tài nguyên cho những nguồn hỗ trợ truyền thống tại địa phương.

48

11. Tuyển dụng, đào tạo và nâng cao năng lực 11.1 Tuyển dụng và chất lượng chuyên môn của

đội ngũ liên lạc cộng đồng 49

Đội ngũ liên lạc cộng đồng thông thường được tuyển chọn từ những người có kiến thức về cộng đồng/y tế công cộng, dạy học, hoặc xã hội/phúc lợi. Nhóm liên lạc cộng đồng tốt nhất nên là đại diện của các cộng đồng về mặt giới, người thiểu số, bộ tộc, ngôn ngữ, vv.. để họ liên lạc với cộng đồng. Trong khi tuyển dụng, người tuyển dụng nên xem xét những phẩm chất chính sau đây:

♦ Có sự quan tâm đối với các cộng đồng địa phương. Điều này có thể được đánh giá qua kinh nghiệm làm tình nguyện và chi phí trả cho các ứng viên và lý do tại sao họ muốn công việc này.

♦ Có sự quan tâm về các vấn đề kinh tế-xã hội. Điều này có thể được đánh giá bằng cách yêu cầu các ứng viên thảo luận một vấn đề xã hội mà họ quan tâm và lý do tại sao chứ không phải là hành động bom mìn.

♦ Hiểu biết cách phân tích dữ liệu và mục đích của phân tích. Điều này có thể được đánh giá bằng cách đưa cho các ứng viên một đồ thị hoặc biểu đồ giản đơn mô tả một vấn đề xã hội và yêu cầu họ phân tích nó trong khi chờ phỏng vấn, và sau đó đặt ra câu hỏi cho họ trả lời từ việc phân tích đó.

♦ Mức độ cảm thông, khả năng truyền đạt tính riêng tư và sự chín chắn. Điều này có thể được đánh giá thông qua ấn tượng tổng thể trong khi phỏng vấn và bằng cách đưa ra một kịch bản về một tình huống khó khăn mang tính điển hình cho các ứng viên và yêu cầu họ lựa chọn cách xử lý.

11.2 Đào tạo đội ngũ liên lạc cộng đồng

Việc đào tạo đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể gồm những chủ đề sau: ♦ Giới thiệu về tổ chức hành động bom mìn và các mục tiêu cúa nó; ♦ Giới thiệu về các hoạt động nhân đạo và các nguyên tắc hành động bom mìn;

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

♦ Cơ cấu của chương trình hành động bom mìn; ♦ Các mục tiêu và 5 trụ cột chính của hành động bom mìn; ♦ Nhận diện cơ bản về các loại bom mìn và vật nổ phổ biến; ♦ Đi thăm một đội rà phá đang làm việc; ♦ Tập huấn cơ bản về sơ cứu; ♦ Giới thiệu vắn tắt về sức khỏe và sự an toàn; ♦ Những nguyên tắc của liên lạc cộng đồng trong khi hành động bom mìn; ♦ Những nguyên tắc thu thập dữ liệu cộng đồng; ♦ Áp dụng các thủ tục và hướng dẫn hoạt động đạt tiêu chuẩn:

• trước khi hành động bom mìn, • trong khi hành động bom mìn, • sau khi hành động bom mìn;

♦ Các công cụ thu thập dữ liệu cộng đồng: • vẽ bản đồ cộng đồng, • phỏng vấn bán cấu trúc các cá nhân và người cấp tin chính, • các nhóm tập trung,

50 • các nhóm cộng đồng, • biểu đồ Venn, • đi bộ quan sát, • các kế hoạch hành động về sử dụng đất, • thực hành xếp loại, • các giai đoạn lịch sử, • các quan sát bán cấu trúc, • và biểu đồ công việc thường ngày;

♦ Bản đồ và đọc bản đồ; ♦ Công cụ hỗ trợ tìm phương hướng; ♦ Bản đồ khảo sát và bản đồ sơ lược; ♦ Sử dụng thiết bị thông tin (điện thoại di động và điện thoại vệ tinh, bộ đàm cầm

tay và gắn trên xe cộ, các kế hoạch và thủ tục thông tin); ♦ Áp dụng các biểu mẫu của IMSMA hoặc các biểu thu thập dữ liệu khác; và

nhận diện về tàn tật và nhận thức về vấn đề tàn tật.

Phụ lục 1. Các công cụ liên lạc cộng đồng để thu thập dữ liệu có sự tham gia

Phụ lục 1A. Giới thiệu với cộng đồng 51

Đội ngũ liên lạc cộng đồng giới thiệu về họ, tổ chức hành động bom mìn, và các mục tiêu của họ đối với các hoạt động liên lạc cộng đồng trước các thành viên của cộng đồng và/hoặc cán bộ cộng đồng đã tập hợp lại với nhau.

Mục tiêu

Việc giới thiệu là để tạo ra một điểm khởi đầu cho việc xây dựng các mối quan hệ ở tại cộng đồng, xây dựng lòng tin, sự hiểu biết và mở đường cho các hoạt động diễn ra trôi chảy cho cả việc liên lạc cộng đồng lẫn các đội rà phá bom mìn, nhằm đạt được kết quả như mong muốn cho tổ chức hành động bom mìn và cộng đồng. Quá trình này cho phép đội ngũ liên lạc cộng đồng làm rõ những cái mà cộng đồng có thể hoặc không thể mong đợi từ tổ chức hành động bom mìn hoặc trung tâm hành động bom mìn khu vực.

Thủ tục

Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần: • Giới thiệu các thành viên của đội và nền tảng của đội với tổ chức hành động bom

mìn; • Giới thiệu sổ tay ảnh và tờ tin về các hoạt động hành động bom mìn mà tổ chức

hành động bom mìn thực hiện; • Giải thích lý do tại sao họ có mặt tại cộng đồng và cách lựa chọn cộng đồng; • Giải thích các thủ tục mà việc khảo sát sẽ áp dụng; • Thảo luận lý do tại sao phải thu thập thông tin và thông tin sẽ được sử dụng như

thế nào; và • Giải thích các giai đoạn hành động bom mìn sẽ diễn ra sau khi khảo sát (phân tích

số liệu, sắp xếp sự ưu tiên, phân công nhiệm vụ và rà phá/cắm mốc), song song với các mốc thời gian thích hợp.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Lợi ích dài hạn

Một sự hiểu biết rõ ràng được thiết lập ngay khi bắt đầu tiến trình hành động về bom mìn và ở giai đoạn giới thiệu sẽ dẫn đến các lợi ích dài hạn. Nó giúp tránh việc trì hoãn về chia sẻ thông tin, giảm thời gian mà đội ngũ liên lạc cộng đồng cần để giải thích các mục tiêu khảo sát của họ, và xây dựng nền tảng cho các mối quan hệ mà từ đó mang lại lợi ích cho tổ chức hành động về bom mìn về các thông tin, sự giúp đỡ và hợp tác tự nguyện với cộng đồng.

Phụ lục 1B. Các mốc lịch sử

“Các mốc lịch sử” là một công cụ có sự tham gia giúp các thành viên của cộng đồng thông tin cho tổ chức hành động về bom mìn về lịch sử bom mìn và vật nổ tại khu vực họ và tác động nhân đạo mang tính tiêu cực của vấn đề này.

Mục tiêu

Mục tiêu của việc thu thập thông tin về các mốc lịch sử là để ghi lại lich sử xung đột tại địa phương và tác động về mặt nhân đạo của nó lên cộng đồng địa phương theo cảm nhận của cộng đồng địa phương. Điều này, đến lượt nó, cho phép tổ chức hành động về bom mìn hiểu biết được các nhu cầu về nhận đạo của cộng đồng dự trên thông tin thu được. Việc phân tích các nhu cầu nhân đạo theo đó sẽ cho phép sắp xếp ưu tiên các nhiệm vụ.

Thủ tục

Nam và nữ có thể được phân chia thành các nhóm riêng đối với hoạt động này. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần một mẫu giấy thu thập tin nhỏ và bút lông để thực hiện hoạt động này. Một cán bộ liên lạc cộng đồng cần hỗ trợ tiến trình này. Một cán bộ liên lạc cộng đồng thứ hai cần quan sát và lắng nghe. Cán bộ hỗ trợ liên lạc cộng đồng cần vẽ một đường thẳng trên đỉnh mẫu giấy ghi rõ tuổi những thành viên tham gia gì nhất ở thôn bản/thành thị. Lịch sử được phác họa bên cạnh đường vẽ có ghi ngày cụ thể về các sự kiện lớn xảy ra tại thôn bản. Các sự kiện lớn cần bao hàm các trận đánh diễn ra ở địa phương, các sự kiện chính trị và tiếp quản, các vấn đề xã hội và theo mùa, các vấn đề dân số và sứ khỏe, các vấn đề nông nghiệp và kinh tế, và việc di chuyển người tị nạn vào và ra khỏi khu vực thôn bản hay thành thị. Cán bộ quan sát liên lạc cộng đồng cần kiểm tra đối chiếu lại danh mục xem có thông tin quan trọng nào bị thiếu hay không và coi nó là phù hợp.

Lợi ích dài hạn

Hiểu biết về lịch sử có liên quan đến các sự kiện xung đột có thể giúp xác định các khu vực tình nghi hoặc có hay không việc những nhóm người, chẳng hạn như những người hồi hương gần đây không biết về những khu vực thiếu an toàn.

52

Phụ lục

Annex 1C. Phụ lục 1C. Các phỏng vấn

Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần tiến hành các cuộc phỏng vấn khảo sát. Khuyến khích thảo luận và ghi chép nội dung trả lời. Các cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện với:

• Từng cái nhân người dận sinh sống và làm việc quanh vùng nguy hiểm; • Các hộ gia đình ở quanh khu vực nguy hiểm; • Lãnh đạo cộng đồng, cán bộ chính quyền địa phương, chức sức tôn giáo, các lãnh

đạo truyền thống; và • Một nhóm các thành viên của cộng đồng để thu thập bức tranh về xã hội và địa

phương.

Mục tiêu

Mục tiêu các cuộc phỏng vấn là để thu thập thông tin cụ thể, thiết yếu đối với tiến trình hành động bom mìn và sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ. Thông tin có thể thu thập được theo khuôn mẫu có cấu trúc hoàn toàn hoặc bán cấu trúc tùy thuộc vào loại thông tin cần và đối tượng cấp tin.

Thủ tục 53

Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần thu xếp trước các cuộc phỏng vấn và được sự đồng ý để tiến hành. Chẳng hạn, có thể cần sự đồng ý của người chồng hoặc cha của người phụ nữ được phỏng vấn. Có thể cần sự đồng ý của cán bộ địa phương hoặc chức sắc tôn giáo để nói chuyện với những nhóm người cụ thể. Sắp xếp thời gian các cuộc phỏng vấn cần thuận tiện cho người được phỏng vấn nếu có thể, ít ảnh hưởng đến công việc hoặc nhiệm vụ thường ngày của họ. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần bố trí địa điểm thích hợp để tiến hành phỏng vấn một cách thoải mái và riêng tư, càng ít bị ảnh hưởng càng tốt. Địa điểm này có thể là nhà của người được phỏng vấn, văn phòng làm việc của cán bộ hoặc trung tâm văn hóa/xã hội. Đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể được hỗ trợ bởi một danh mục kiểm tra được viết hoặc nhớ sẵn. Dùng cac câu hỏi mở và gợi ý để họ trả lời thêm: Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Ai? Tại sao? Bằng cách nào? Tốt nhất nên giữ các cuộc phỏng vấn được thân thiện và thoải mái bằng việc đội ngũ liên lạc cộng đồng sử dụng các kỹ năng lắng nghe một cách tích cực. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần chú ý về phong thái của họ, đặc biệt là lời chào, các yếu tố phi ngôn ngữ, sắp xếp chỗ ngồi và vị trí của họ.

Lợi ích dài hạn

Công cụ này cho phép đội ngũ liên lạc cộng đồng ghi chép những thông tin cụ thể và chi tiết cần thiết cho việc sắp xếp ưu tiên các khu vực nguy hiểm và lên nhiệm vụ. Thông tin này hỗ trợ tiến trình ra quyết định của việc rà phá và có thể được sử dụng cho các đánh giá sau rà phá như là một ghi chép có giá trị về tác động.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Annex 1D. Phụ lục 1D. Thực hành xếp loại

Tại nhiều cộng đồng chịu ảnh hưởng của xung đột, người dân địa phương có khả năng mong muốn sử dụng đất/các khu vực bị ô nhiểm như mục đích sử dụng trước đây. Các thành viên của cộng đồng có thể nhớ lại mục đích sử dụng đất ban đầu. Tuy nhiên, có những trường hợp khi một vùng đất hoặc một nơi không có mục đích sử dụng trước cuộc chiến tranh gần đây, hoặc người dân địa phương muốn sử dụng nó vì những mục đích khác, thì đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể phải thực hiện việc xếp loại. Công cụ này có thể nhận được sự đồng thuận cao hơn tại cộng đồng có các nhóm xã hội ít đa dạng về mặt thang bậc xã hội và nhu cầu.

Mục tiêu

Thực hiện xếp loại sẽ giúp cộng đồng xác định được mục đích nhân đạo cụ thể để cho phép một tổ chức hành động bom mìn tiến hành xếp loại ưu tiên vùng đất để rà phá. Một đại diện quan trọng của cộng đồng phải có mặt khi thực hiện việc xếp loại ưu tiên và cần tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương về kết quả của việc xếp loại này trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào về hoạt động rà phá.

Thủ tục

54 Đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể lựa chọn cách làm việc riêng với nhóm nam và nữ khi thực hiện hoạt động này. Một mẫu giấy thu thập thông tin cần được dán lên tường hoặc bảng. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần thúc đẩy những người tham gia thảo luận sâu để phát hiện ra những vấn đề cấp thiết nhất mà cộng đồng đang đối mặt. Những vấn đề này cần được viết lại trên mẫu giấy này khi các câu trả lời được đưa ra. Cho người tham gia có thời gian để thảo luận về các mối quan tâm và vấn đề của họ. Những người tham gia cần được yêu cầu bỏ phiếu về những vấn đề được nêu lên mà cho là quan trọng nhất. Năm vấn đề quan trọng nhất cần phải được người tham gia xếp loại thứ tự ưu tiên. Hãy để cho những người tham gia có thời gian để thảo luận các giải pháp của địa phương để giải quyết những vấn đề đã được xếp loại. Có thể có những giải pháp được đưa ra thông qua việc làm cho họ động não suy nghĩ. Cần yêu cầu những người tham gia bỏ phiếu cho những giải pháp mà họ cho là có hiệu quả hoặc khả thi nhất. Năm vấn đề đầu tiên cần được người tham gia xếp loại theo thứ tự ưu tiên. Kết quả thực hành của nhóm nam và nữ cần được so sánh về những sự khác nhau. Cần thảo luận các kết quả với lãnh đạo/cán bộ cộng đồng địa phương để có sự thống nhất về việc sử dụng đất. Sự thống nhất cuối cùng về việc sử dụng đất cần được truyền đạt lại cho cộng đồng.

Lợi ích dài hạn

Mục đích của bài thực hành này là để cho người dân địa phương tìm ra mọt giải pháp cho những vấn đề chính mà cộng đồng họ đang đối mặt. Các cộng đồng cần đưa ra các giải pháp cho các vấn đề bằng cách thảo luận chung sau khi đã có thống nhất. Mục đích là để thuyết phục người dân sử dụng đất đai được rà phá một cách phù hợp. Nếu vấn đề chính được xác định là thiếu sự tiếp cận đến giáo dục thì giải pháp có thể là xây dựng một trường học trên vùng đất được rà phá.

Phụ lục

Phụ lục 1E. Quan sát

Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần sử dụng việc của chính mình về cộng đồng để đánh giá các nhu cầu nhân đạo để tiếp tục thêm hành động về bom mìn. Cần có con mắt kinh nghiệm để đo lường thông tin về thôn bản/vùng lân cận.

Mục tiêu

Đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể quan sát hành vi của người dân, các quá trình cá mối quan hệ ở địa phương và ghi nhận lại các quan sát này. Quan sát là thông tin trực quan nhận được và sử dụng để tìm kiếm thêm các cầu trả lời, cũng như bổ sung thêm thông tin đã thu thập được (v.d. thông qua các bản đò thôn bản hoặc các cuộc phỏng vấn).

Thủ tục

Đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể sử dụng một danh mục kiểm tra gồm các vấn đề đã quyết định trước để thực hiện các quan sát bán cấu trúc. Danh mục kiểm tra có thể gồm những vấn đề sau:

• Mật độ dân số; • Quy mô gia đình; 55• Tình hình kinh tế; và • Các mối quan tâm về nước sạch, vệ sinh và sức khỏe.

Các quan sát cũng có thể ở dạng không cấu trúc: v.d. bất cứ điều gì mà đội ngũ liên lạc cộng đồng thu được khi đi thực tế đều có thể được ghi lại và sử dụng.

Lợi ích dài hạn

Hành động quan sát tích cực của đội ngũ liên lạc cộng đồng cho phép kiểm tra đầy đủ hơn các số liệu được cung cấp cho cộng đồng, khuyến khích họ nêu thêm câu hỏi và kiểm tra chéo số liệu.

Phụ lục 1F. Sơ đồ công việc thường ngày

Sơ đồ công việc thường ngày là một cuộc phỏng vấn các cái nhân mục tiêu (v.d. người chăn gia súc, nông dân, người mua sắt phế liệu, trẻ con mới lớn) về công việc thường ngày của họ nói chung. Nó ghi lại các nhiệm vụ và thời gian cho các nhiệm vụ này. Công cụ này cho phép phân tích các mô hình công việc và khối lượng công việc của các nhóm cụ thể. Nó cũng có thể được sử dụng để xác định những lúc nhàn rỗi cao điểm mà các nhóm này sẵn sàng cho hoạt động khác. Nó cũng ghi lại thời gian và địa điểm mà những người này gặp rủi ro cao nhất về bom mìn.

Mục tiêu

Mục tiêu là để hiểu được các hoạt động của các nhóm mục tiêu, thời gian của những hoạt động này, và do đó họ chịu rủi ro từ bom mìn.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Thủ tục

Xem phần các cuộc phỏng vấn để theo dõi tiến trình phỏng vấn cá nhân. Mỗi cán bộ liên lạc cộng đồng cần hoàn tất công cụ này đối với những người được phỏng vấn. Mục đích của cuộc phỏng vấn này được giải thích cho người được phỏng vấn. Các cá nhân được phỏng vấn về những nhiệm vụ mà họ thực hiện vào một ngày điển hình để thu thập thông tin về việc đi lại và các hoạt động của họ. Thông tin được ghi lại hoặc theo danh sách hoặc theo sơ đồ một cách dễ thấy và sống động nhất đối với người được phỏng vấn. Nên tiến hành tối thiểu năm cuộc phỏng vấn về công việc thường ngày đối với mỗi nhóm mục tiêu để thu thập đầy đủ thông tin về các kiểu hành vi. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần phân tích kết quả của tất cả các cuộc phỏng vấn để lập một danh mục các kiểu hành vi thường xuyên. Khi hoàn thành bài thực hành này, đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể gặp nhau để thảo luận kết quả thu được và thúc đẩy thảo luận để đúc kết các khuyến nghị cho việc thực hiện việc giáo dục rủi ro về bom mìn đối với nhóm mục tiêu.

Lợi ích dài hạn

56 Việc hiểu sâu hơn một nhóm mục tiêu đang gặp rủi ro về bom mìn và vật nổ cho phép một tổ chức hành động về bom mìn chi tiết hóa các thông tin thích hợp và hướng việc giáo dục rủi ro về bom mìn vào những người dân chịu rủi ro.

Phụ lục 1G. Lịch mùa vụ

Phân tích lịch mùa vụ cho thấy các mô hình sản xuất thưuờng xuyên trong đời sống thôn bản vào chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Việc phân tích lịch mùa vụ nói chung là thích hợp đối với vùng nông thôn hơn là đô thị.

Mục tiêu

Phân tích mùa vụ cho thấy các mối liên hệ giữa các khía cạnh của đời sống thôn bản với môi trường (v.d. thời gian, nguồn lực và hoạt động). Tài liệu phân tích lịch mùa vụ như công lao động, thu nhập, chi tiêu, mô hình mùa vụ, đi học, ràng chảy của sông, mưa, thức ăn động vật, nợ, bệnh tật hoặc tình trạng lương thực.

Thủ tục

Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần lựa chọn một địa điểm và thời gian thích hợp để họp với người dân địa phương. Cần đề nghị hai người tham gia tình nguyện vẽ sơ đồ. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần xây dựng loại lịch cần sử dụng để phân tích. Loại lịch này cần dựa trên một hệ thống lịch gần gủi với người dân địa phương. Họ sử dụng các phân chia thời gian phổ biến nào? Các tháng?, các mùa? Một phân tích lịch mùa vụ bao quát một khoảng thời gian dài 18 tháng sẽ cho thấy những thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Tiếp đến, toàn thể người dân địa phương cần thống nhất về đơn vị thời gian và ghi chú trên nền đất hoặc trên giấy. Cuối cùng, yêu cầu người tham gia lượng hóa từng loại một (v.d. lượng mưa, công lao động, bệnh tật) bằng cách sử dụng các đơn vị thời gian đã lựa chọn. Các loại vấn đề có thể được đề cập trong lịch là:

Phụ lục • Các sự kiện quan trọng; • Mô hình thu nhập; • Những hạn chế về lao động; • Các mô hình thu nhập; • Các mô hình tiêu dùng; • Lịch nông nghiệp; • Mô hình sử dụng đất; • Quy tắc và quy định về mùa vụ; • Mô hình di cư; và • Tham gia trường học

Lợi ích dài hạn

Thông tin được tạo ra cần được sử dụng để biết những mùa có ý nghĩa ở cộng đồng nông thôn và do đó biết được những thời điểm thích hợp để rà phá.

Phụ lục 1H. Đi bộ quan sát

Đi bô quan sát là một cuộc đi bộ do đội ngũ liên lạc cộng đồng thực hiện cùng với người dân trong đó các vấn đề và các cơ hội có liên quan đến địa lý và địa hình của một cộng đồng được thảo luận và tài liệu hóa.

57

Mục tiêu

Đi bộ quan sát cung cấp thêm thông tin cho bản đồ cộng đồng. Nó thường thể hiện một bản “tóm lược” của một khu vực rộng lớn hơn một bản đồ thôn bản.

Thủ tục

Một vài lãnh đạo cộng đồng được lựa chọn để đi bộ dọc theo một tuyến đưuờng cụ thể cùng với đội ngũ liên lạc cộng đồng. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần đảm bảo sự đại diện về giới giữa những người tham gia, những người cần sống hoặc làm việc trực tiếp xung quanh khu vực bị ô nhiểm bom mìn. Tuyến đường được chọn nên được cộng đồng địa phương sử dụng để tiếp cận các tài nguyên hoặc các cơ sở nhưng tuyến đường này không được dẫn vào khu vực nguy hiểm. Đội ngũ liên lạc cộng đồng luôn luôn cần phải kiểm tra trước rằng tuyến đường này là an toàn, không có bom mìn và sử dụng kiến thức của họ về an toàn bom mìn để quan sát các dấu hiệu nguy hiểm. Đội ngũ liên lạc cộng đồng phải thu thập thông tin bằng cách quan sát trực tiếp, thảo luận với những người tham gia về những gì họ đang thấy (v.d. đất đai, sông ngòi, mùa màng, và nhà cửa) và dừng lại để nói chuyện với những người họ gặp trên đường này. Đội ngũ liên lạc cộng đồng phải ghi lại tuyến đường họ đi qua, ghi chép các quan sát. Họ phải quan sát, đặt câu hỏi và lắng nghe. Mục đích là phát hiện ra các vấn đề và cơ hội liên quan đến những gì mà họ thấy, ghi chép lại những gì đối lập và những thay đổi. Nếu cộng đồng bị ảnh hưởng và khu vực bị ảnh hưởng rộng lớn, đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể quyết định chia nhỏ và đi bộ theo những hướng khác nhau để đảm bảo đi được nhiều hơn và do đó làm giảm đi nhiều những ý kiến thiên lệch. Đội ngũ liên lạc cộng đồng và những người tham gia cần đi bộ trực tiếp đến điểm xa nhất của tuyến đường và sau đó nêu lên câu hỏi khi đi ngược lại thoải mái hơn dọc theo tuyến đường này.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Điều này làm tăng cơ hội đến được điểm đi bộ xa nhất. Nhóm đi bộ cần quan sát các khu vực xung quanh họ và đưa ra các câu hỏi liên quan đến các vấn đề đã ghi trong danh mục kiểm tra. Có thể hữu ích cho nhóm nghiên cứu khi phân công trách nhiệm ghi chép lại những thông tin cụ thể. Các vấn đề có thể được bao quát trong một chuyến đi bộ:

• Dự trữ thức ăn; • Sản xuất nông nghiệp và những hạn chế; • Mô hình sử dụng đất và các biến đổi về mùa; • Tài nguyên cộng đồng; • Hạ tầng thôn bản/thành thị; • Sự khác nhau về các hộ gia đình và tài sản của họ; • Quản lý gia súc; • Tài sản về sức khỏe và các mối đe dọa; • Tài nguyên nước và các mối đe dọa; và • Các chiến lược về phát triển kế sinh nhai.

Lợi ích dài hạn 58

Đi bộ qua lại cho phép so sánh chéo số liệu đã thu thập, đáng chú ý là thông qua việc vẽ bản đồ cộng đồng. Nó cũng cho phép tìm hiểu thêm chi tiết.

Phụ lục 1I. Biểu đồ Venn

Biểu đồ Venn đưa ra một cách khác để vẽ bản đồ một cộng đồng, tập trung vào các mối quan hệ xã hội. Biểu đồ Venn nhìn vào cách tổ chức của một cộng đồng, cả cơ cấu tổ chức bên trong lẫn các mối quan hệ của nó với cộng đồng rộng lớn hơn nằm ngoài biên giới của cộng đồng đó.

Mục tiêu

Biểu đồ Venn cung cấp thông tin về những nhân vật và những nhóm người chủ chốt trong một cộng đồng và mối quan hệ của người dân với những người này. Công cụ này cung cấp cho các tổ chức những thông tin thiết yếu về các mối quan hệ có ảnh hưởng lên các tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên, hoặc cơ sở bị hạn chế tiếp cận bởi bom mìn. Với những chi tiết này, đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể liên lạc đúng các nhân vật của chính quyền, những người có ảnh hưởng đến việc sử dụng các tài nguyên hoặc cơ sở này.

Thủ tục

Đội ngũ liên lạc cộng đồng phải bắt đầu với một danh mục kiểm tra gồm các loại vấn đề mà họ muốn khám phá bằng cách sử dụng biểu đồ Venn. Tuy nhiên danh mục này cần phải được giữ kín cho đến khi các thành viên của cộng đồng đã hoàn thành biểu đồ. Sử dụng một tờ giấy khổ lớn với các vòng tròn được cắt ra từ những mẫu giấy mầu khác nhau. Hoặc các đánh đấu có thể được vẽ bằng những bút lông có màu khác nhau để phân biệt giữa các nhóm khác nhau, các mối liên hệ và các cá nhân trên biểu đồ.

Phụ lục

Người hỗ trợ viên bắt đầu bằng cách vẽ một vòng tròn lớn trên giấy hoặc trên mặt đất. Vòng tròn này đại diện cho thôn bản/vùng lân cận. Mọi thứ trong vòng tròn này là một cơ quan địa phương, trong khi mọi thứ bên ngoài là một nguồn quyền lực hoặc ảnh hưởng từ bên ngoài. Hãy bắt đầu bằng cách yêu cầu nhóm này nghĩ đến tất cả các nhóm, các ủy ban, các cá nhân và các mối liên kết ở trong thôn bản/vùng lân cận. Khi mỗi cái được liệt kê, một mẫu giấy màu (hình ô-van) được đặt lên trên biểu đồ cùng với tên gọi của nhóm. Những hình ô-van này có thể được cắt theo những kích thước khác nhau để phản ánh sự ảnh hưởng của nó lên đời sống của địa phương. Biểu đồ Venn cần được sao chụp thành một biểu đồ bền hơn để cất giữ trong hồ sơ thôn bản/vùng lân cận, cùng với kết quả phân tích. Các loại vấn đề có thể được đề cập trong một biểu đồ Venn:

• Vai trò của các tổ chức trong việc ra quyết định ở địa phương; • Vai trò của các lực lượng bên ngoài đối với cộng đồng; • Lãnh đạo địa phương và những người ra quyết định; • Các tiến trình ra quyết định; • Vai trò của chính quyền và các tổ chức PCP; • Mối quan hệ với các thôn bản khác; • Các xung đột và các cơ chế giải quyết các xung đột; 59• Các mạng lưới an toàn xã hội; và • Tiếp cận đất đai và các tài nguyên khác.

Lợi ích dài hạn

Đội liên lạc cộng đồng cần sử dụng thông tin từ biểu đồ Venn để hỗ trợ việc tham vấn và việc liên lạc của họ với với những người ra quyết định phù hợp về việc phát triển cộng đồng. Bằng cách thiết lập các liên minh đúng đắn, sẽ có một sự bảo đảm mạnh mẻ hơn về sự phát triển thành công của đất đai/tài nguyên/cơ sở được rà phá sau đó.

Phụ lục 1J. Bản đồ cộng đồng

Đây là một bản đồ trực quan do người dân địa phương của thôn bản/vùng lân cận xây dựng lên trong khi họp cộng đồng. Nó gồm vùng chính (v.d. các trường học, sông ngòi, các tòa nhà chính quyền, và các cây cầu) và chỉ ra (các) khu vực nghi ngờ có bom mìn. Mối quan tâm chính không phải là tính chính xác của bản đồ, mà là việc thu thập thông tin hữu ích làm sáng tỏ về tình hình bom mìn ở tại cộng đồng.

Mục tiêu

Quy trình là một biểu thu thập dữ liệu được tiến hành một cách thân thiện, cộng tác cùng với cộng đồng để họ có thể hiểu được một cách dễ dàng. Bản đồ này được sử dụng nhằm mục đích chính là để hỗ trợ các đội rà phá thực hiện khảo sát ban đầu về vùng đất tình nghi trước khi rà phá. Cần hai thành viên trong đội để thực hiện việc này. Đó thường là một trong những hoạt động đầu tiên được đội ngũ liên lạc cộng đồng thực hiện cùng với các thành viên của cộng đồng bởi vì nó là một “máy phá băng” mạnh mẽ giúp đặt cả đội ngũ liên lạc cộng đồng lẫn cộng đồng vào một khuôn khổ suy nghĩ có sự tham gia. Nó cũng cung cấp những thông tin cơ bản cho đội ngũ liên lạc cộng đồng (đặc biệt là nếu họ chưa quen thuộc với cộng đồng).

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Thủ tục

Bản đồ có thể được vẽ trên đất sử dụng que củi, hòn đá hoặc dây để xác định các con đường, ràng sông, các nguồn nước khác, các cây cầu, các tòa nhà quan trọng, các tòa nhà tôn giáo, các tòa nhà chính quyền, trường học, chợ búa, vv.. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần tổ chức một cuộc họp cộng đồng. Những người có mặt nên bao gồm những thành viên bình thường, hai giới của cộng đồng. Nên tổ chức cuộc họp tại một nơi trung lập nào đó (v.d. không phải tại các cơ quan chính quyền). Cần thông báo trước để người dân có thời gian tập hợp và tổ chức cho chính họ. Đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể bố trí nhóm nam và nhóm nữ riêng ra. Đội ngũ liên lạc cộng đồng phải bắt đầu bằng việc giải thích cẩn thận lý do tổ chức cuộc họp của tổ chức hành động về bom mìn, những gì họ muốn trao đổi với người dân và việc trao đổi sẽ dẫn đến gì trong tương lai. Để bắt đầu vẽ bản đồ, hãy làm sạch một khu vực rộng (có thể ở ngoài trời) để có nhiều không gian cho việc mở rộng bản đồ khi cần thiết. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần giải thích bài thực hành này và bắt đầu hoạt động này bằng cách vẽ một hoặc hai ký hiệu (thông thường đó là những dấu hiệu nhìn thấy rõ ngay lập tức). Các thành viên của cộng đồng sau đó cần được mời để vẽ một bản đồ phác thảo về thôn bản/vùng lân cận của họ, hoặc vẽ trên đất sử dụng que củi, viên đá hay dây chăng hoặc vẽ trên đen hoặc giấy khổ lớn (bằng phấn hoặc bút có màu khác nhau). Họ có thể sử dụng những ký hiệu mà cộng đồng đồng ý. Bất cứ khi nào một ký hiệu hoặc một địa điểm cụ thể được đề cập, một cái đánh dấu cần được đặt xuống (v.d. hòn đá, vỏ sò, lá cây) để xác định vị trí của nó.

60

Hãy bắt đầu bằng cách yêu cầu các thành viên của cộng đồng xác định các điểm mốc quan trọng. Cần thiết phải bắt đầu với các ưu tiên của chính người dân bởi vì những ưu tiên này sẽ cho thấy viễn cảnh và sự ưu tiên của họ. Việc thực hành này cần thu hút càng nhiều người tham gia càng tốt. Những người không tham gia đóng góp cho việc vẽ bản đồ có thể được mời để thma gia ý kiến và xác nhận. Mỗi khi hoàn thành bản đồ thôn bản, các thành viên của cộng đồng cần làm rõ vị trí các khu vực tình nghi có nguy hiểm. Khi hoạt động này đang diễn ra, đội ngũ liên lạc cộng đồng cần đứng lại sau và nhường việc vẽ bản đồ và đặt các vật làm mốc cho các thành viên của cộng đồng. Những cán bộ hỗ trợ có thể hỏi: “còn gì nữa không?” hoặc: “có bỏ quên gì không?” Khi các thành viên của cộng đồng hoàn thành bản đồ, đội ngũ liên lạc cộng đồng có thể nêu những câu hỏi khác hoặc tham chiếu đến danh mục kiểm tra của họ. Một danh mục kiểm tra giúp đảm bảo rằng toàn bộ tài nguyên địa phương được thể hiện trong bản đồ (các nguồn nước, đường sá, trường học, bệnh xá, hoặc các tòa nhà tôn giáo) và những khu vực biết có nhiểm bom mìn sau chiến tranh. Bản đồ cần làm rõ nơi người dân đang sinh sống và, nếu có thể, hãy xác định nơi mà người nào đó bị thiệt mạng hoặc bị thương do bom mìn sau chiến tranh. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần ghi chú những hộ gia đình ở trên hoặc gần vùng đất bị ô nhiểm. Họ cần ghi chú cách thúc sử dụng đất hiện hành (nếu được). Phải hết sức cẩn thận để đảm bảo rằng mọi người có mặt đếu đồng ý với bản đồ được tạo ra và các lỗi được sửa chữa. Đội ngũ liên lạc cộng đồng phải hỏi về những ai đang sở hữu vùng đất bị ô nhiễm bom mìn và họ muốn sử dụng nó như thế nào.

Phụ lục Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần thúc đẩy việc thảo luận về bản đồ và các tài nguyên được xác định. Thảo luận nhóm về một bản đồ hoặc mô hình có thể giúp xác định các khuynh hướng, v.d.: “Một năm cách đây địa điểm này trong như thế nào?. Điều này cũng có thể cho thấy rằng những gì các thành viên của cộng đồng suy nghĩ sẽ xảy ra trong tương lai. “Bạn có kế hoạch gì để sử dụng vùng đất này?”, “Bạn gặp ngững trở ngại gì trong kế hoạch của mình?”. Sau này, đội ngũ liên lạc cộng đồng cần chuyển thể bản đồ vẽ trên đất lên trên giấy khổ lớn để sử dụng được lâu hơn, sử dụng một lời chú thích được thống nhất đối với các ký hiệu được sử dụng và một ký hiệu chỉ hướng. Bản đồ cần ghi rõ ngày, tên thôn bản hoặc thị trấn và tên của đội ngũ liên lạc cộng đồng. Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần xác nhận các chi tiết và các khoảng cách cho bản đồ trong khi đi bộ quanh hiện trường. Một bản sao của bản dồ cần được để lại cho cộng đồng (có lẽ là một cán bộ địa phương để dán lên tường của văn phòng) để sử dụng vào bất giai đoạn nào trong tiến trình lập kế hoạch trong tương lai.

Lợi ích dài hạn

Bản đồ thôn bản cần tạo thành một phần của hồ sơ về toàn bộ các hoạt động hành động về bom mìn ở tại thôn bản. Nó có thể được nhà quản lý rà phá bom mìn giữ để theo dõi tiến độ thực hiện tại các khu vực cụ thể. 61

Phụ lục 1K. Mẫu thu thập tài nguyên

Các mẫu thu thập tài nguyên được sử dụng để hỗ trợ thảo luận về những người sử dụng và kiểm soát các tài nguyên. Với hình thức dễ dàng và thân thiện, những mẫu này sẽ chỉ rõ cơ sở tài nguyên của cả nhóm nam và nhóm nữ. Điều này có thể dẫn đến việc thảo luận về sự khác nhau trong ưu tiên của nam và nữ và nhu cầu của họ về các tài nguyên.

Mục tiêu

Mẫu thu thập tài nguyên giúp chúng ta học hỏi được sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc sử dụng và kiểm soát các tài nguyên, do đó đưa ra một sự cân bằng trong việc xếp loại ưu tiên việc rà phá các tài nguyên để phục vụ cả hai giới ở cộng đồng, hoặc theo một cách để thúc đẩy bình đẳng giới.

Thủ tục

Các đội liên lạc cộng đồng bố trí các thành viên của cộng đồng trong một nhóm hỗ hợp về giới (nên là những người đã tham gia vào việc vẽ bản đồ cộng đồng). Hãy giải thích cho nhóm biết rằng bạn muốn học hỏi về cách sử dụng và kiểm soát tài nguyên. Hãy đặt ba bản vẽ lớn, 1 của một nam, 1 của một nữ và 1 của cả hai trên đất hoặc trên tường trong một hàng và có đủ không gian xung quanh ở giữa các bản vẽ này. Hãy đề nghị những người tham gia suy nghĩ về các tài nguyên bị hạn chế tiếp cận bởi bom mìn/vật nổ sót lại sau chiến tranh mà họ đã đặt tên trong khi vẽ bản đồ cộng đồng. Hãy chọn những tình nguyện viên và đưa cho họ hai mẫu giấy để vẽ một ký hiệu về những tài nguyên này, mỗi tình nguyện viên vẽ một tài nguyên khác nhau (hoặc bạn có thể sử dụng các mẫu thu thập tài nguyên đã chuẩn bị sẵn). Mỗi một mẫu này cần có một ký hiệu/hình ảnh của một tài nguyên của địa phương (trường học, bệnh xá hoặc cơ quan tôn giáo). Hãy chuẩn bị các mẫu trống để vẽ các tài nguyên mà bạn không có hình ảnh dành cho nó.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Hãy đề nghị những người tham gia thảo luận và sau đó đặt các mẫu này dưới ký hiệu của nam, nữ hoặc cả hai, tùy thuộc vào người sử dụng tài nguyên đó. Chỉ những tài nguyên được sử dụng/kiểm soát một nửa bởi nam và một nửa bởi nữ thì cần đặt dưới cột "cả hai". Họ cần đặt các ký hiệu hoặc hình ảnh dưới cả hai nhóm nam và nữ để chỉ rõ người sử dụng/kiểm soát tài nguyên này nhiều nhất. Bài thực hành này có thể được thực hiện trên sàn nhà hoặc trên tường. Hãy đề nghị những người tham gia giải thích lý do tại sao họ đưa ra những lựa chọn này. Hãy vẽ một hàng gồm ba hình vẽ lớn, nam, nữ và cả hai, trên nền đất hoặc trên tường dưới một hình ảnh khác. Hãy lặp lại bài thực hành này, nhưng lần này chỉ tập trung vào người kiểm soát, sở hữu hoặc có quyền ra quyết định về mỗi nguồn lực. Hãy đề nghị những người tham gia so sánh cách họ đã sắp xếp các mẫu đó rên cả hai hình vẽ. Hãy hỏi những người tham gia: “Phụ nữ dùng những tài nguyên gì?”, “Nam giới dùng những tài nguyên gì?”, “Cả hai nhóm dùng những tài nguyên gì?”, “Ai kiểm soát việc sử dụng những tài nguyên này?”, “Ai ra quyết định về cách sử dụng những tài nguyên này?”.

Lợi ích dài hạn 62

Bài thực hành này giúp tổ chức hành động về bom mìn tập trung các nguồn lực để rà phá các tài nguyên có lợi ích lớn đối với đa số người trong cộng đồng có nhu cầu sử dụng nhiều nhất. Hiểu biết về việc sử dụng và kiểm soát các tài nguyên địa phương có sự vênh nhau về giới sẽ đóng góp quan trọng cho việc đánh giá tác động nhân đạo của tổ chức hành động bom mìn. Việc tập trung các nguồn lực của tổ chức hành động về bom mìn cho những người có nhu cầu nhiều nhất sẽ thúc đẩy bình đẳng giới.

Phụ lục 1L. Kế hoạch sử dụng đất

Đây là một thỏa thuận về việc sử dụng đất. Bài thực hành này đề nghị một cộng đồng lập kế hoạch dự định sử dụng đất đai được rà phá, và do đó tránh lãng phí và sử sai mục đích các tài nguyên. Các hoạt động rà phá là tốn kém và mất nhiều thời gian, do đó, một cộng đồng cần đảm bảo rằng họp có ý định sử dụng đất đai được rà phá vì một lý do cụ thể, và rằng đất đai đó sẽ không bị bỏ hoang hoặc chiếm dụng bởi các cán bộ địa phương để sử dụng cho cá nhân.

Mục tiêu

Thông qua thảo luận chung, và có cán bộ liên lạc cộng đồng hành động như những hỗ trọ viên, thông tin thu được cần bao gồm mục đích sử dụng đất đai được rà phá, số lượng và loại người hưởng lợi, tình hình sở hữu đất. Người dân cần lập danh sách các tổ chức PCP đang làm việc tại thôn bản họ và những tổ chức này đang làm gì. Các kế hoạch sử dụng đất đai được rà phá cần được cán bộ địa phương thông qua. Kế hoạch phát triển cần dựa trên việc thực hành xếp loại được thực hiện vào giai đoạn trước đó.

Thủ tục

Đội ngũ liên lạc cộng đồng cần tổ chức một cuộc họp cộng đồng để thảo luận kế hoạch sử dụng đất.

P

hụ lục

Hãy đảm bảo rằng các cán bộ địa phương, các thành viên của cộng đồng, đại diện các tổ chức PCP, và các chức sắc tôn giáo đều có mặt. Cần nỗ lực để đảm bảo cân bằng giới. Có thể cần một cuộc họp riêng dành cho phụ nữ. Nhưng người tham gia cần xác định các vấn đề chính mà họ đang đối mặt và các giải pháp của họ đối với các vấn đề này. Đội ngũ liên lạc cộng đồng không được gây ảnh hưởng lên các quyết định, mà đơn giản là những hỗ trợ viên để đàm thoại. Thông tin từ các lần thực hành xếp loại được thực hiện trong cuộc họp cộng đồng trước đây cần được trình bày và giải thích để được đồng ý. Một thành viên đội liên lạc cộng đồng cần hỗ trọ việc thảo luận trong khi thành viên thứ hai ghi nhận các quyết định đưa ra trên một tờ giấy. Những người tham gia cần được khuyến khích để thảo luận cách sử dụng đất đai được rà phá để giúp giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Chẳng hạn, nếu thiếu các cơ sở giáo dục thì đất có thể được sử dụng để xây trường và những người tham gia cần xác định cách huy động nguồn lực cho việc này. Một thỏa thuận về kế hoạch sử dụng đất cần được ban hành bằng văn bản và ký duyệt. Các bản sao được gửi cho cá cán bộ cộng đồng và niêm yết công khai tại một nơi thích hợp gần vùng đất đang được rà phá. Trong rà phá, đội ngũ liên lạc cộng đồng cần tiếp tục tổ chức các cuộc họp ngắn với cán bộ địa phương để đảm bảo rằng các kế hoạch phát triển vẫn đang tiếp diễn (v.d. nếu cộng đồng đã đồng ý lấy cát và trả tiền xi-măng để xây dựng một khu vui chơi an toàn thì đội ngũ liên lạc cộng đồng cần xem xét xem các hoạt động này đang diễn ra hay không). 63

Kế hoạch sử dụng đất được niêm phong với việc bàn giao đất đai được rà phá. Các đánh giá sau rà phá ban đầu và cuối cùng là việc thực hiện thu thập dữ liệu để đánh giá xem tiến độ triển khai các hoạt dộng phát triển được thực hiện ra sao. Thông tin từ dữ liệu sau đánh giá bao gồm các kế hoạch tái định cư, xây dựng nhà cửa, sở hữu đất, ai hưởng lợi từ đất, khả năng lụt/lượng mưa theo mùa, số gia đình ở trên đất, đất được sử dụng vì mục tiêu phát triển kinh tế như thế nào, và việc sử đất vì mục tiêp tiếp cận.

Lợi ích dài hạn

Với kế hoạch sử dụng đất, cả tổ chức hành động bom mìn lẫn cộng đồng đều có một cộng cụ lập kế hoạch tiên tiến để đạt được sự tác động nhân đạo lâu bền từ đất đai/tài nguyên/cơ sở được rà phá. Nó cho phép tổ chức hành động bom mìn xác định những người hưởng lợi và đo lường tác động vào các giai đoạn của dự án sau rà phá.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 6 — Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn

Annex 2. Vai trò của đội ngũ liên lạc viên cộng đồng hành động bom mìn 64 Sau đây là một số vai trò chính của đội ngũ liên lạc cộng đồng hành động bom mìn:

• Thực hiện các công cụ thu thập dữ liệu cộng đồng có liên quan để thu thập thông tin cho các mẫu báo cáo vùng nguy hiểm;

• Thực hiện các công cụ thu thập dữ liệu cộng đồng có liên quan để thu thập thông tin cho các mẫu khảo sát tác động;

• Thực hiện các công cụ thu thập dữ liệu cộng đồng có liên quan để thu thập thông tin cho các khảo sát sau rà phá;

• Đóng góp kinh nghiệm và hiểu biết về các tập quán và sự nhạy cảm về tôn giáo và xã hội của địa phương có ảnh hưởng lên số liệu hoặc cách thu thập số liệu, và sử dụng những kinh nghiệm và hiểu biết này để làm lợi cho công tác thực địa và liên lạc;

• Cố vấn cho tổ chức hành động về bom mìn về cách mà kinh nghiệm và hiểu biết về cộng đồng ảnh hưởng lên việc thiết kế và thực hiện toàn bộ các hoạt động liên lạc cộng đồng để tổ chức có thể ra quyết định khi đã có thông tin;

• Thể hiện sự tôn trọng các thành viên và đại diện của của cộng đồng vào bất cứ lúc nào để tránh tạo ra xung đột đôi khi do môi trường căng thẳng;

• Tuân thủ mọi yêu cầu của các quản lý rà phá bom mìn về hỗ trợ liên lạc cộng đồng để liên lạc thông tin với cộng đồng trong tiến trình rà phá bom mìn:

• Thông tin cho tổ chức hành động về bom mìn về bất cứ vấn đề/mối quan tâm nào được các thành viên hoặc đại diện của cộng đồng nêu lên trong khi thực hiện các thủ tục rà phá bom mìn; và

• Luôn thông tin cho các thành viên của cộng đồng và cán bộ cộng đồng trong toàn bộ các giai đoạn của tiến trình hành động bom mìn.