62
Tiêu chun hành động bom mìn quc tế (IMAS) Giáo dc Nguy cơ Bom mìn Hướng dn thc hành tt nht 10 ĐIU PHI Tiêu chun hành động bom mìn quc tế IMAS Liên Hip Quc

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) Giáo dục Nguy cơ Bom mìn Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10

ĐIỀU PHỐI

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế

IMAS

Liên Hiệp Quốc

Page 2: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS)

Giáo dục Nguy cơ Bom mìn Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10

ĐIỀU PHỐI Geneva, tháng 11/ 2005

Page 3: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

Lời cảm ơn

Hướng dẫn thực hành hiệu quả GDNCBM được xây dựng bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), thay mặt cho Liên Hiệp Quốc thực hiện, với sự hợp tác của Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva (GICHD). UNICEF trân trọng cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ủng hộ tài chính cho việc soạn thảo các hướng dẫn này

2

Đây là tài liệu phục vụ cho hoạt động, được chuẩn bị để hỗ trợ cho việc trao đổi kiến thức, thúc đẩy các thói quen tốt nhất và kích thích đối thoại thảo luận. Phần chữ trong tài liệu chưa được hiệu đính theo tiêu chuẩn xuất bản chính thức của UNICEF và UNICEF không chịu trách nhiệm đối với các sai sót này. Quan điểm thể hiện trong hướng dẫn là của các tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm của UNICEF hay của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Sự thiết kế trong các ấn bản này không ám chỉ bất kỳ một quan điểm nào về tình trạng hợp pháp của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ hoặc khu vực nào cũng như về chính quyền nơi đó hoặc sự phân định ranh giới ở nơi đó. ISBN-13: 978-92-806-3973-5 ISBN-10: 92-806-3973-0 Copyright © 2005 UNICEF. Bản quyền của UNICEF. .

Page 4: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

Nội dung

Lời nói đầu 5 3 Giới thiệu 7

Giới thiệu về loạt tài liệu hướng dẫn .................................................................. 7 Giới thiệu về Hướng dẫn ……............................................................................ 8 Trình bày của hướng dẫn …............................................................................... 9 Ai nên đọc hướng dẫn này …………................................................................ 10

1. Cơ cấu điều phối hành động bom mìn quốc gia 11

1.1 GDNCBM trong Cơ quan hành động bom mìn quốc gia ....................... 12 1.2 Ban GDNCBM trong Trung tâm điều phối bom mìn ............................. 13 1.3 Các phương pháp điều phối GDNCBM khác ......................................... 13 1.4 Ví dụ về điều phối GDNCBM ……….................................................... 13

2. Các tổ chức thực hiện GDNCBM 17

2.1 Trách nhiệm của các tổ chức thực hiện GDNCBM ................…………. 18 2.2 Các nhóm kỹ thuật ………….................................................................. 18

3. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho GDNCBM 21

3.1 Làm thế nào để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia ....................................... 21 3.2 Chấp nhận giáo trình GDNCBM quốc gia ………................................. 23 3.3 Công nhận các tổ chức GDNCBM ……................................................. 24

4. Các công cụ thực tiễn cho công tác điều phối GDNCBM 27

4.1 Họp điều phối định kỳ ………..…......................................................... 27 4.2 Hội thảo …............................................................................................. 27 4.3 Các khoá tập huấn chung ....................................................................... 28 4.4 Báo cáo và thư ngỏ định kỳ ………........................................................ 28 4.5 Internet ……........................................................................................... 28 4.6 Cơ sở dữ liệu GDNCBM trung tâm ....................................................... 29

Page 5: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

4.7 Thư viện nguồn ……………………………………………………….. 29 4.8 Tham gia vào các cơ chế điều phối khác ……………………………… 29 4.9 Cơ sở dữ liệu của các tổ chức …………………………………………. 29 4.10 Cơ sở dữ liệu của dự án GDNCBM ....................................................... 30 4.11 Truyền thông không chính thức ............................................................. 30

5. Lồng ghép GDNCBM với chương trình hành động bom mìn quốc gia 31 5.1 Vai trò của GDNCBM trong hành động bom mìn ................................. 31 5.2 Năm hợp phần chính của hành động bom mìn và sự lồng ghép GDNCBM vào mỗi hợp phần ................................................................ 32 5.3 Lồng ghép GDNCBM vào hành động bom mìn quốc gia ...................... 34

6. Lồng ghép GDNCBM với các hoạt động phát triển khác 35 6.1 Ví dụ về sự điều phối giữa các thành phần hoạt động khác nhau ........... 35 6.2 Làm thế nào để đạt được sự điều phối giữa các thành phần khác nhau .. 36

7. Điều phối trong vòng đời quản lý dự án GDNCBM 37

7.1 Điều phối đánh giá nhu cầu ……………................................................ 37 7.2 Điều phối lập kế hoạch ……...........….................................................... 39 7.3 Điều phối thực hiện GDNCBM ……………......................................... 39

4 7.4 Điều phối giám sát GDNCBM ……….................................................. 40 7.5 Điều phối đánh giá GDNCBM ............………...................................... 41

8. Các quy tắc chung về điều phối GDNCBM 43 9. Huy động nguồn lực 45

9.1 Làm việc với nhà tài trợ …...................................................................... 46 10. Tập huấn và xây dựng năng lực điều phối 49

10.1 Các lĩnh vực kỹ năng ............................................................................. 50 Phụ lục

1. Lời khuyên để tổ chức tốt một buổi họp …….............................................. 53 2. Hội thảo ……................................................................................................ 55

Page 6: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

Lời nói đầu

Trong một vài năm qua, cộng đồng hành động bom mìn đã có những bước tiến đáng kể trong việc chuyên nghiệp hoá các dự án và chương trình Giáo dục nguy cơ bom mìn (GDNCBM). Một yếu tố trung tâm trong tiến trình đó là việc xây dựng các các tiêu chuẩn quốc tế cho GDNCBM do UNICEF thực hiện, trong khuôn khổ Các tiêu chuẩn quốc tế về hành động bom mìn (IMAS), do Cơ quan Hành động Bom mìn LHQ (UNMAS) duy trì. Vào tháng 10 năm 2003, UNICEF hoàn thiện bảy tiêu chuẩn GDNCBM, đã được chính thức áp dụng tiêu chuẩn vào tháng 6 năm 2004.

5

Nội dung GDNCBM trong IMAS đạt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình và dự án GDNCBM. Tiêu chuẩn IMAS mang tính quy tắc dành cho các những nhà tư vấn, các trung tâm hành động bom mìn, cơ quan quốc gia và các nhà tài trợ về cái gì là cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình GDNCBM có hiệu quả. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này không hướng dẫn các bên tham gia về việc họ làm thế nào để áp dụng vào các chương trình và dự án để tuân thủ chăt chẽ hơn các tiêu chuẩn này. Nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa, UNICEF tiến hành hợp tác với Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva (GICHD) để xây dựng loạt tài liệu Hướng dẫn thực hành tốt nhất nhằm cung cấp thêm tư vấn đối với việc làm thế nào để thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM. Một loạt bao gồm 12 hướng dẫn đã được xây dựng, sử dụng kỹ năng chuyên môn từ nhiều cá nhân, quốc gia và các bối cảnh khác nhau. Hướng dẫn đáp ứng một loạt các lĩnh vực mà tiêu chuẩn IMAS về GDNCBM đã đề cập, bao gồm:

♦ Làm thế nào để hỗ trợ việc điều phối GDNCBM và tuyên truyền thông tin đại chúng;

♦ Làm thế nào để thực hiện các dự án nhận thức nguy cơ và tập huấn; ♦ Làm thế nào để tiến hành hoạt động liên lạc cộng đồng hành động bom mìn, và; ♦ Các yếu tố gì nên được quan tâm thực hiện trong các dự án GDNCBM có hoàn

cảnh khẩn cấp. Mục đích chính của những Hướng dẫn này là cung cấp những tư vấn, phương tiện và hướng dẫn để đảm bảo các chương trình GDNCBM tuân thủ theo các tiêu

Page 7: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

chuẩn IMAS. Các hướng dẫn này cũng nhằm cung cấp khuôn khổ cho một hướng tiếp cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo dục nguy cơ, và được sử dụng bởi bất kỳ ai liên quan đến lập kế hoạch, quản lý và đánh giá các chương trình và dự án GDNCBM, như các ban ngành chính phủ, các trung tâm hành động bom mìn, các cơ quan và tổ chức LHQ, và các tổ chức địa phương và quốc tế. Các nhà tài trợ cũng có thể thấy các tiêu chuẩn này là hữu ích trong việc đánh giá các đề xuất dự án GDNCBM. Nhưng trong khi các hướng dẫn tìm kiếm khả năng cung cấp tư vấn thực tiễn cho việc thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình và dự án, về bản chất, chúng vẫn mang tính bao quát và sẽ cần điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh mới trong bối cảnh văn hoá và chính trị cụ thể. UNICEF và GICHD hy vọng các hướng dẫn sẽ cung cấp một công cụ hữu ích trong việc làm cho GDNCBM hiệu quả và đầy đủ hơn. Bên cạnh việc cung cấp các ấn bản in, các Hướng dẫn này có thể được tải miễn phí trên mạng Internet tại địa chỉ www.mineactionstandards.org cũng như tại trang web của GICHD là www.gichd.ch và của UNICEF là www.unicef.org.

6

Page 8: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

Giới thiệu

Giới thiệu về loạt tài liệu hướng dẫn 7

Theo tiêu chuẩn IMAS, thuật ngữ “giáo dục nguy cơ bom mìn” nói về “các hoạt động nhằm tìm cách giảm đi các nguy cơ thương tích từ mìn và vật nổ do chiến tranh để lại bằng cách nâng cao nhận thức và thúc đẩy các thay đổi hành vi, bao gồm tuyên truyền đại chúng, giáo dục và tập huấn, và liên lạc cộng đồng hành động bom mìn.”1 GDNCBM là một trong năm thành tố của hành động bom mìn. Các thành tố khác bao gồm: rà phá bom mìn (ví dụ: mìn và vật nổ còn lại sau chiến tranh, khảo sát, lập bản đồ, đánh dấu và rà phá); hỗ trợ nạn nhân, bao gồm phục hồi chức năng và tái hoà nhập; vận động chính sách nhằm chống việc sử dụng mìn sát thương cá nhân; và phá huỷ vũ khí dự trữ.2

Hai phiên bản đầu tiên của IMAS vào năm 1997 và 2000 không bao gồm các hướng dẫn và tiêu chuẩn GDNCBM cụ thể. Năm 2000, Cơ quan hành động bom mìn LHQ (UNMAS), đơn vị đầu mối của các hoạt động liên quan đến bom mìn trong hệ thống LHQ, yêu cầu UNICEF phát triển các tiêu chuẩn quốc tế đối với GDNCBM. UNMAS là văn phòng trong Ban thư ký của LHQ chịu trách nhiệm cho việc phát triển và duy trì các tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế. UNICEF là đơn vị chính trong LHQ đảm nhận công tác GDNCBM. Tháng 10 năm 2003, UNICEF hoàn thành một loạt bảy tiêu chuẩn GDNCBM, sau đó đã được chính thức đưa vào IMAS vào tháng 6 năm 2004. Bảy tiêu chuẩn này bao gồm:

♦ IMAS 07.11: Hướng dẫn quản lý hoạt động GDNCBM; ♦ IMAS 07.31: Công nhận pháp lý đối với các tổ chức và hoạt động

GDNCBM; ♦ IMAS 07.41: Giám sát chương trình và dự án GDNCBM; ♦ IMAS 08.50: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu GDNCBM; ♦ IMAS 12.10: Lập kế hoạch chương trình và dự án GDNCBM; ♦ IMAS 12.20: Thực hiện chương trình và dự án GDNCBM; và

Page 9: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

♦ IMAS 14.20: Đánh giá chương trình và dự án GDNCBM. Nhằm hỗ trợ việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa, năm 2004, UNICEF hợp đồng với GICHD phát triển một loạt các hướng dẫn thực hiện tốt nhất cho chương trình và dự án GDNCBM.3

Mười hai Hướng dẫn thực hiện tốt nhất sau đây đã được xây dựng: ♦ 1: Giới thiệu về GDNCBM; ♦ 2: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu; ♦ 3: Lập kế hoạch; ♦ 4: Tuyên truyền thông tin đại chúng; ♦ 5: Giáo dục và tập huấn; ♦ 6: Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn; ♦ 7: Giám sát; ♦ 8: Đánh giá; ♦ 9: GDNCBM khẩn cấp; ♦ 10: Điều phối; ♦ 11: Tiêu chuẩn IMAS lựa chọn về GDNCBM; và ♦ 12: Danh mục các thuật ngữ và nguồn gốc. 8

Hướng dẫn thực hiện tốt nhất tìm kiếm khả năng đáp ứng các nhu cầu cụ thể của GDNCBM như một phần gắn liền của hành động bom mìn. Mỗi hướng dẫn nhằm phục vụ cho một tài liệu độc lập, mặc dù một số có bao gồm những tham khảo chéo với các hướng dẫn khác hoặc các nguồn tài liệu khác.

Giới thiệu về Hướng dẫn 10 Hướng dẫn này, số 6 trong loạt tài liệu, được thiết kế để hỗ trợ cho điều phối GDNCBM quốc gia. Tất cả các tiêu chuẩn IMAS về GDNCBM đều nói về các nội dung điều phối bằng hình thức này hay khác. Bên cạnh đó, IMAS 07.31 có nói về công nhận pháp lý các tổ chức GDNCBM, một trong những chức năng điều phối cụ thể. Điều phối quốc gia GDNCBM là gì? Điều phối được định nghĩa chung là “sự hoạt động hài hoà của các bộ phận liên quan với nhau”. Điều phối là một trong những nguyêntắc chủ đạo của IMAS về GDNCBM. Điều phối GDNCBM đòi hỏi đảm bảo sự tham gia rõ rang và hiệu quả của tất cả các chủ thể tham gia trong mọi hợp phần của vòng đời dự án GDNCBM: lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các chiến lược và hoạt động. Điều này nên được tốt nhất thực hiện thông qua một đơn vị điều phối hành động bom mìn quốc gia. Cơ quan hành động bom mìn quốc gia thường là đơn vị chịu trách nhiệm điều phối chiến lược và chính sách4 trong khi trung tâm hành động bom mìn chịu trách nhiệm hoạt động và các công tác điều phối hang ngày. GDNCBM nên được điều phối với tất cả các hoạt động trong hành động bom mìn, và với các nỗ lực cứu trợ và phát triển khác, nhằm đạt được mục tiêu của nó là giảm thiểu số lượng nạn nhân bom mìn, giảm các tác động về mặt kinh tế và xã hội do bom mìn gây ra và hỗ trợ cho sự phát triển.

Page 10: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

G

iới thiệu

Tại sao lại phải điều phối GDNCBM? Điều phối thường được xem là nằm ngoài các nhiệm vụ chính của GDNCBM. Tuy nhiên, có nhiều lý do tại sao điều phối là rất cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả các chương trình GDNCBM. 1. Nhằm cung cấp sự hiểu biết chung về nhu cầu và bối cảnh GDNCBM, và chia sẻ

thông tin và chuyên môn. Điều này rất quan trọng tại nơi thông tin còn thiếu thốn, dẫn đến những hoạt động không chắc chắn trong môi trường dành cho các tổ chức GDNCBM.

2. Nhằm đảm bảo các nguồn lực được chuyển đến một cách đầy đủ và hiệu quả nhất, thông qua các kế hoạch điều phối. Điều này có nghĩa là tận dụng tốt nhất năng lực của các tổ chức và các hoạt động không bị lặp lại. Sự trùng lặp hoạt đọng không chỉ làm tốn nguồn lực mà còn tạo ra những gánh nặng không đáng có cho người hưởng lợi và có thể giảm đi sự nhiệt tình của họ trong việc cùng hợp tác thực hiện GDNCBM.

3. Nhằm lập kế hoạch và thực hiện GDNCBM phối hợp với người hưởng lợi. Điều này giúp đảm bảo nhu cầu của họ được quan tâm. Bằng cách hợp tác với đối tác địa phương, chương trình sẽ mang tính dựa vào cộng đồng, và vì thế sẽ có tính bền vững và có nhiều khả năng đáp ứng được nhu cầu hơn.

4. Nhằm nâng cao sự đóng góp vào việc giảm bớt các tác động của bom mìn thông qua việc kết nối hành động bom mìn và các can thiệp về phát triển. 9

5. Nhằm tạo ra môi trường học hỏi qua sự chia sẻ các phát hiện từ đánh giá và từ kinh nghiệm của các bên tham gia trong việc thực hiện GDNCBM.

5. Nhằm tạo ra môi trường học hỏi qua sự chia sẻ các phát hiện từ đánh giá và từ kinh nghiệm của các bên tham gia trong việc thực hiện GDNCBM.

6. Nhằm có được sự tham gia của các bên liên quan ở các cấp độ khác nhau để họ có thể cảm thấy sự làm chủ của mình đối với chương trình, giúp đảm bảo sự thành công.

6. Nhằm có được sự tham gia của các bên liên quan ở các cấp độ khác nhau để họ có thể cảm thấy sự làm chủ của mình đối với chương trình, giúp đảm bảo sự thành công.

7. Nhằm đảm bảo các thông điệp giáo dục nguy cơ được chuyển đến vùng bị ảnh hưởng là có sự thống nhất và không xung khắc với nhau (điều này có thể thực hiện bằng cách phát triển giáo trình cơ bản quốc gia).

7. Nhằm đảm bảo các thông điệp giáo dục nguy cơ được chuyển đến vùng bị ảnh hưởng là có sự thống nhất và không xung khắc với nhau (điều này có thể thực hiện bằng cách phát triển giáo trình cơ bản quốc gia).

Trình bày của hướng dẫn Trình bày của hướng dẫn Có 10 phần được trình bày trong hướng dẫn này. Có 10 phần được trình bày trong hướng dẫn này. Phần 1 mô tả cấu trúc điều phối hành động bom mìn quốc gia. Điều phối GDNCBM tốt nhất là được thực hiện thông qua một đơn vị điều phối trung tâm. Phần này giải thích vai trò của đơn vị đó và hệ thống cũng như các công cụ mà nó có thể sử dụng để phát huy hết công tác điều phối.

Phần 1 mô tả cấu trúc điều phối hành động bom mìn quốc gia. Điều phối GDNCBM tốt nhất là được thực hiện thông qua một đơn vị điều phối trung tâm. Phần này giải thích vai trò của đơn vị đó và hệ thống cũng như các công cụ mà nó có thể sử dụng để phát huy hết công tác điều phối.

Phần 2 giải thích trách nhiệm của các tổ chức thực hiện GDNCBM và cung cấp các ví dụ về nhu cầu điều phối giữa các tổ chức thực hiện.

Phần 2 giải thích trách nhiệm của các tổ chức thực hiện GDNCBM và cung cấp các ví dụ về nhu cầu điều phối giữa các tổ chức thực hiện. Phần 3 nói về một số chức năng điều phối cơ bản ở cấp quốc gia, bao gồm xây dựng các tiêu chuẩn, giáo trình và công nhận pháp lý quốc gia đối với các tổ chức GDNCBM. Phần 3 nói về một số chức năng điều phối cơ bản ở cấp quốc gia, bao gồm xây dựng các tiêu chuẩn, giáo trình và công nhận pháp lý quốc gia đối với các tổ chức GDNCBM.

Page 11: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

Phần 4 cho một số ví dụ về các công cụ thực tiến có thể sử dụng để cải thiện điều phối như họp, gặp gỡ và hội thảo và các khoá tập huấn chung. Phần 5 xem xét GDNCBM nên được điều phối như thế nào với các khía cạnh khác của hành động bom mìn trong bối cảnh chương trình quốc gia. Phần 6 tìm hiểu GDNCBM nên được điều phối như thế nào với các hoạt động cứu trợ và phát triển khác, đưa ra ví dụ về khả năng điều phối đa ngành. Phần 7 cung cấp giới thiệu tổng thể về điều phối trong một vòng đời quản lý dự án GDNCBM. Phần 8 tóm tắt các nguyên tắc chính các thực hành tốt nhất trong điều phối GDNCBM. Phần 9 đưa ra lời khuyên về huy động nguồn lực, chủ yếu là làm thế nào để hợp tác có hiệu quả với các nhà tài trợ. Phần 10 xác định nhu cầu tập huấn và xây dựng năng lực thúc đẩy các đơn vị phối hợp để cùng hoạt động có hiệu quả. Hai phụ lục đính kèm hoàn tất hướng dẫn này. Phụ lục 1 đưa ra những lời khuyên về cách tổ chức một buổi họp tốt. Phụ lục 2 cung cấp hướng dẫn về tổ chức hội thảo hiệu quả. Danh mục các từ viết tắt, định nghĩa tiêu chuẩn IMAS về các thuật ngữ cơ bản và các trích dẫn nguồn cho tất cả các ấn phẩm Hướng dẫn thực hành tốt nhất trong loạt tài liệu này được trình bày trong Hướng dẫn số 12. 10

Ai nên đọc hướng dẫn này ? Hướng dẫn này chủ yếu dành cho nhữngngười chịu trách nhiệm điều phối hành độngbo quốc gia. Nó cũng có ích cho các cố vấm kỹ thuật đáng làm việc với các đối tác hành động bom mìn. Các tổ chức thực hiện có thể muốn làm quen với vai trò và trách nhiệm của đơn vị điều phối, cũng như giúp họ biết là mình nên mong đợi gì từ một đơn vị như thế. Điều này sẽ giúp họ cảm thông với những thách thức của công tác điều phối cần phải đối mặt.

Ghi chú 1 IMAS 04.10, Phiên bản thứ hai, 1/1/2003 (như đã sửa đổi ngày 1/12/2004), 3.157. 2 Như trên., 3.147. 3 Theo như mục đích của IMAS và của Hướng dẫn này, một dự án được xác định như một hoạt động, hoặc một loạt các hoặt động kết nối với nhau, với một mục tiêu chung. Một dự án sẽ thường có một thời hạn cụ thể và một kế hoạch hành động. Một chương trình GDNCBM được xác định như một loạt các dự án liên quan đến GDNCBM tại một quốc gia hay vùng lãnh thổ. 4 Một chiến lược là một phương pháp được xác định để đạt được những mục tiêu rộng lớn. Một chính sách là một chuỗi các hoạt động hay nguyên tắc được đặt ra bởi một đơn vị hay thực thể. Trong hành động bom mìn, ở tầm chính phủ, đơn vị này thường là cơ quan hành động bom mìn quốc gia. Vì vậy, một chính sách hành động bom mìn quốc gia nên đặt ra chiến lược mà nó theo đuổi nhằm giải quyết vấn đề bom mìn, cũng như các nguyên tắc củng cố chiến lược đó.

Page 12: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

1. Cơ cấu điều phối hành động bom mìn quốc gia

11 GDNCBM tốt nhất là nên được điều phối trong một cơ cấu hành động bom mìn, thay vì riêng rẽ. Điều này giúp đảm bảo GDNCBM được lồng ghép vào các hợp phần hành động bom mìn khác như rà phá bom mìn (bao gồm rà phá, khảo sát và đánh dấu); hỗ trợ nạn nhân, vận động chính sách, và phá huỷ kho dự trữ vũ khí). Để phù hợp với những đề nghị của IMAS, trách nhiệm tổng thể quản lý hành động bom mìn quốc gia nên thường là của Cơ quan hành động bom mìn quốc gia (HĐBMQG). Cơ quan HĐBMQG đặt ra chính sách và chiến lược hành động bom mìn cho quốc gia. Nó cũng có thể điều phối các hoạt động bom mìn mặc dù vai trờ này thường được chuyển giao cho Trung tâm hành động bom mìn (HĐBM), đơn vị sẽ bao cáo với Cơ quan HĐBMQG. Trung tâm HĐBM có thể thực hiện các nhiệm vụ của nó thông qua các Trung tâm HĐBM ở các vùng. Hầu như một nửa các quốc gia bị nhiễm bom mìn trên thế giới đều có những cơ quan như vậy mặc dù cấu trúc chính xác thì thay đổi tuỳ theo quốc gia. Cơ quan HĐBMQG và Trung tâm HĐBM cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như văn phòng rà phá bom mìn hay trung tâm điều phối hành động bom mìn. Nhằm mục đích hỗ trợ hướng dẫn này, hai đơn vị chính được đề cập ở đây sẽ là Cơ quan HĐBMQG và Trung tâm HĐBM, và trách nhiệm GDNCBM được xem như nằm trong Trung tâm HĐBM.

Hình 1. Một cấu trúc điều phối hành động bom mìn gợi ý

Cơ quan HĐBMQG

(Có thể là đa ngành)

Trung tâm HĐBM khu vực

Trung tâm HĐBM khu vực

Trung tâm HĐBM khu vực

Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Page 13: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

Thường thì cơ quan quốc gia này mang tình đa ngành. Dù chính sách, luật lệ hay điều phối hoạt động được thực hiện bởi cùng một đơn vị đi chăng nữa thì tốt nhất là nên tránh sự điều phối và thực hiện lẫn lộn nhằm thúc đẩy sự khách quan trong việc phân bổ nguồn lực và đảm bảo chất lượng. Thông thường, các đơn vị điều phối hành động bom mìn được điều hành bởi chính phủ, và thườnglà dưới một bộ nào đó tuỳ theo quốc gia. Ví dụ như Văn phòng rà phá bom mìn ở Lebanon trực thuộc Bộ quốc phòng, Cơ quan HĐBMQG Iraq thuộc Bộ kế hoạch; và Đơn vị quan sát về mìn sát thương cá nhân ở Columbia thì báo cáo cho Văn phòng phó Tổng thống. Trong các giai đoạn của hành động bom mìn ở một quốc gia, đặc biệt là trong tình huống khẩn cấp, chính phủ có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc (LHQ) xây dựng đơn vị điều phối hành động bom mìn.Nó được xây dựng để sau này chuyển gia cho chính phủ quản lý và LHQ thực hiện công tác xây dựng năng lực nhằm mục đích này. 1.1 GDNCBM trong Cơ quan hành động bom mìn

quốc gia 12 Đối với GDNCBM, để nhận được thời gian, nguồn lực và sự quan tầm cần có, ban

quản lý Cơ quan HĐBMQG nên nhận ra được lợi ích mà GDNCBM đem lại cho các hợp phần hành động bom mìn khác. Những lợi ích này bao gồm viêc cung cấp thông tin cho lập kế hoạch và xác định ưu tiên, hỗ trợ rà phá bom mìn, khảo sát cũng như sự giảm đi các hoạt động nguy hiểm. Tuy nhiên, GDNCBM thường bị hiểu nhầm chỉ là sự sản xuất và phân phát các tờ rơi hay tranh ảnh: trong thời kỳ đầu của một chương trình, có thể cần có một cố vấn kỹ thuật quốc tế hỗ trợ cho Cơ quan HĐBMQG. Cụ thể về GDNCBM, trách nhiệm cơ bản của Cơ quan HĐBMQG là:

1. Điều phối GDNCBM; 2. Thiết lập tiêu chuẩn quốc gia và các hướng dẫn hay đưa các tiêu chuẩn quốc tế

vào thực hiện tại quốc gia và đảm bảo luật pháp hỗ trợ những tiêu chuẩn GDNCBM;

3. Thiết kế một hệ thống công nhận pháp lý cho các tổ chức thực hiện và kiểm tra các đơn vị ứng cử xin được công nhận;

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện việc phát triển giáo trình cơ bản quốc gia cho GDNCBM để tạo nên một phần của các thông điệp GDNCBM chính;

5. Xây dựng kế hoạch chiến lược GDNCBM; 6. Đảm bảo hệ thống quản lý thông tin trung tâm của cơ quan HĐBMQG (như

IMSMA), phù hợp với nhu cầu của các tổ chức GDNCBM; 7. Đảm bảo GDNCBM được lồng ghép với hành động bom mìn tổng thể (xem

phần 5); 8. Liên lạc với các tổ chức phát triển khác trong lập kế hoạch chiến lược (xem

phần 6); 9. Liên lạc với nhà tài trợ và các cổ dộng viên khác như những đơn vị hỗ trợ xây

dựng năng lực, hỗ trợ vận động chính sách và cơ quan truyền thông; 10. Cố gắng để có đủ nguồn lực cung cấp cho GDNCBM dựa trên nhu cầu đã xác

định trong kế hoạch chiến lược quốc gia; 11. Tổ chức các đánh giá bên ngoài đối với chương trình GDNCBM; và 12. Nếu được, cung cấp kinh phí cho các hoạt động GDNCBM.

Page 14: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

1

. Cơ cấu điều phối hành động bom mìn quốc gia 1.2 Ban GDNCBM trong Trung tâm điều phối bom mìn GDNCBM nên nằm trong Phòng chương trình của Trung tâm HĐBM, nhằm hỗ trợ cho sự liên kết với rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân. Nhân viên GDNCBM dĩ nhiên là phải có tập huấn và kinh nghiệm phù hợp (xem Phần 10). Có thể có nhiều Trung tâm HĐBM khu vực báo cáo trực tiếp lên Cơ quan HĐBMQG, hoặc họ có thể được điều phối bởi Trung tâm HĐBM quốc gia. Cơ quan này nên đảm nhiệm các công việc sau: 1. Xác định và triển khai các nguồn lực GDNCBM tuỳ theo kế hoạch chiến lược quốc

gia; 2. Đảm bảo các hoạt động GDNCBM được thực hiện theo chính sách, chiến lược và

tiêu chuẩn quốc gia; 3. Quản lý chu trình công nhận (nếu có) cho các tổ chức GDNCBM thay mặt cho Cơ

quan HĐBMQG; 4. Đảm bảo GDNCBM được lồng ghép đầy đủ vào hành động bom mìn; 5. Điều phối việc thực hiện GDNCBM qua các cuộc họp điều phối thường kỳ; 6. Giám sát hoạt động GDNCBM; 7. Quản lý thu thập dữ liệu liên quan đến GDNCBM; 8. Cung cấp thông tin cho các tổ chức hành động bom mìn và cộng đồng thực hiện công

tác phát triển; tác phát triển; 139. Báo cáo hoạt động GDNCBM cho Cơ quan HĐBMQG; 9. Báo cáo hoạt động GDNCBM cho Cơ quan HĐBMQG; 10. Điều phối thực hiện đánh giá nhu cầu; 10. Điều phối thực hiện đánh giá nhu cầu; 11. Đề xuất chính sách, chiến lược và tiêu chuẩn lên Cơ quan HĐBMQG; 11. Đề xuất chính sách, chiến lược và tiêu chuẩn lên Cơ quan HĐBMQG; 12. Quản lý xây dựng năng lực hoạt động GDNCBM bền vững thông qua các đối tác

quốc tế và địa phương; 12. Quản lý xây dựng năng lực hoạt động GDNCBM bền vững thông qua các đối tác

quốc tế và địa phương; 13. Cung cấp cập nhật về hoạt đọng GDNCBM cho các phòng quan hệ công chúng; 13. Cung cấp cập nhật về hoạt đọng GDNCBM cho các phòng quan hệ công chúng; 14. Chuyển báo cáo thường kỳ về GDNCBM cho các bên tham gia; 14. Chuyển báo cáo thường kỳ về GDNCBM cho các bên tham gia; 15. Liên hệ với các tổ chức phát triển ở hiện trường; và 15. Liên hệ với các tổ chức phát triển ở hiện trường; và 16. Tập huấn và xây dựng năng lực (trực tiếp hoặc qua cố vấn hay các tổ chức được hợp

đồng) cho các tổ chức thực hiện GDNCBM. 16. Tập huấn và xây dựng năng lực (trực tiếp hoặc qua cố vấn hay các tổ chức được hợp

đồng) cho các tổ chức thực hiện GDNCBM.

1.3 Các phương pháp điều phối GDNCBM khác 1.3 Các phương pháp điều phối GDNCBM khác Bên cạnh việc điều phối GDNCBM thông qua Cơ quan HĐBMQG, tổ chức GDNCBM nên tham gia vào các cơ chế điều phối khác như của các đơn vị điều phối của chính phủ hay các tổ chức PCP hoặc LHQ.

Bên cạnh việc điều phối GDNCBM thông qua Cơ quan HĐBMQG, tổ chức GDNCBM nên tham gia vào các cơ chế điều phối khác như của các đơn vị điều phối của chính phủ hay các tổ chức PCP hoặc LHQ. Tại những quốc gia không có sự tồn tại của cơ chế điều phối hành động bom mìn, nhóm các tổ chức GDNCBM có thể xây dựng lên nhóm điều phối không chính thức của chính họ. Điều này đã từng xảy ra như ở Nepal (với sự hỗ trợ của UNICEF).

Tại những quốc gia không có sự tồn tại của cơ chế điều phối hành động bom mìn, nhóm các tổ chức GDNCBM có thể xây dựng lên nhóm điều phối không chính thức của chính họ. Điều này đã từng xảy ra như ở Nepal (với sự hỗ trợ của UNICEF).

1.4 Ví dụ về điều phối GDNCBM 1.4 Ví dụ về điều phối GDNCBM Tổ chức Giám sát bom mìn (www.icbl.org/lm) và trang thông tin về bom mìn của LHQ (www.mineaction.org) đưa ra những thông tin chi tiết về cơ chế điều phối Tổ chức Giám sát bom mìn (www.icbl.org/lm) và trang thông tin về bom mìn của LHQ (www.mineaction.org) đưa ra những thông tin chi tiết về cơ chế điều phối

Page 15: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

tại mỗi quốc gia bị ảnh hưởng, và lịch sử hình thành. Ô 1 đưa ra ba ví dụ về cơ chế điều phối quốc gia.

Ô 1. Điều phối quốc gia về hành động bom mìn: ba trường hợp điển hình Afghanistan Afghanistan có một trong những chương trình hành động bom mìn lớn và lâu đời nhất trên thế giới. Đơn vị chịu trách nhiệm điều phối hành động bom mìn ở Afghanistan là tổ chức của chính phủ, Chương trình hành động bom mìn Afghanistan (MAPA). Năm 2003, MAPA đã công nhận khoảng 16 đối tác thực hiện PCP. Công tác điều phối hang ngày được cung cấp bởi tám Trung tâm hành dộng bom mìn (AMACs). Hiện tại, MAPA được giám sát bởi Trung tâm HĐBM LHQ đối với Afghanistan (UNMACA), có trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý và giám sát tất cả các hoạt động bom mìn thay mặt cho chính phủ Afghanistan. Tuy nhiên, lập kế hoạch hiện đang tiếp diễn để chuyển giao điều phối hành động bom mìn từ LHQ cho chính quyền trung ương. Nhóm tham vấn hành động bom mìn (MACG) gần đây đã được thành lập, do Bộ Ngoại giao chủ trì và bao gồm các bộ ngành khác, các tổ chức LHQ và đơn vị thực hìện hành động bom mìn được giao nhiệm cụ xây dựng chính sách hành động bom mìn quốc gia. Một kế hoạch phác thảo kêu gọi thành lập Cơ quan HĐBMQG nằm trực tiếp dưới sự chỉ đạo của văn phòng Tổng thống vào năm 2005.

14

Afghanistan có môt kế hoạch chiến lược hành động bom mìn, phù hợp với mục tiêu tái thiêt và phát triển của chính phủ. GDNCBM được bao gồm như một hoạt động lồng ghép để đạt được mục tiêu giảm đi tai nạn bom mìn.

Bosnia và Herzegovina Trung tâm hành động bom mìn Bosnia và Herzegovina (BHMAC) được thành lập ban đàu bởi LHQ vào tháng 6/1996 và sau đó được chuyển giao lại cho chính phủ vào tháng 7/1998, mặc dù UNDP và UNICEF tiếp tục cungcấp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật. BHMAC trực thuộc Bộ Nội vụ. Năm 2002, Uỷ ban rà phá bom mìn ba bên được thành lập nhằm cungcấp những hướng dẫn cấp cao về chính trị cho hành động bom mìn. BHMAC là đơn vị hành động của họ với sự thực hiện của Quân đội Bosnian, các tổ chức bảo vệ công dân, PCP và các nhà thầu tư nhân. BHMAC thực hiện lập kế hoạch chiến lược quốc gia hàng năm, trong đo GDNCBM được lồng ghép vào. Cambodia Cơ quan Hành động bom mìn và Hỗ trợ nạn nhân Cambodian (CMAA) được thành lập tháng 9/2000 để điều phối hành động bom mìn và hỗ trợ chính phủ trong hoạch định chính sách và xây dựng khung quy tắc quản lý hành động bom mìn. Nhiệm vụ của nó là: ♦ Công nhận và cáp pháp cho các đơn vị tham gia hành động bom mìn (chủ

yếu là các tổ chức tham gia vào rà phá bom mìn); ♦ Các công tác vận động chính sách liên quan đên cấm dự trữ mìn;

Page 16: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

1. Cơ cấu điều phối hành động bom mìn quốc gia

♦ Phát triển tiêu chuẩn quốc gia; ♦ Duy trì cơ sở dữ liệu hành động bom mìn quốc gia; ♦ Phân phối các thông tin về hành động bom mìn; và ♦ Là đầu mối thực hiện luật quốc gia liên quan đến mìn.

CMAA đã xây dựng chiến lược GDNCBM năm năm cho đến năm 2009. Điều phối GDNCBM hiện được thực hiện bởi CMAA, với hỗ trợ kỹ thuật từ UNICEF. Thực hiện bởi ba tổ chức chính: một Trung tâm hành động bom mìn Cambodian – CMAC và hai tổ chức quốc tế là MAG và HALO Trust, bên cạnh một loạt các tổ chức nhỏ hơn. CMAC được thành lập năm 1992 dưới Cơ quan chuyển giao LHQ ở Cambodia (UNTAC). Tháng 2/1995, theo sắc lệnh của hoàng gia, nó được trao quyền lực điều phối và thực hiện tất cả các chương trình hành động bom mìn. Tuy nhiên, các vấn đề đã nảy sinh và năm 2000 các nguồn tài trợ bị rút bỏ. CMAA sau đó đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu tách rời các chức năng của cơ quan và giám sát hành động bom mìn của các đơn vị thực hiện thuộc chính phủ. Ngày nay, CMAC không còn điều phối nhưng vẫn thực hiện GDNCBM, khảo sát và rà phá bom mìn cũng như tập huấn rà phá bom mìn.

15

Page 17: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

16

Page 18: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

2. Các tổ chức thực hiện GDNCBM

Do có nhiều tổ chức tham gia vào thực hiện GDNCBM nên việc điều phối tương đối phức tạp. Các đơn vị này có được chia thành nhiều loại:

♦ Tổ chức chính phủ;

17♦ Tổ chức PCP( quốc gia và quốc tế); ♦ Các tỏ chức quốc tế (như Uỷ ban Chữ thập đỏ - ICRC); ♦ Các tổ chức liên chính phủ, điển hình là LHQ; ♦ Các công ty thương mai; và ♦ Các tổ chức dân sự đôi khi được biết đến như các tổ chức dựa vào cộng đồng).

Các đơn vị thưc hiện có thể là quốc gia hay quốc tế, họ có thể là tổ chức được lập ra để thực hiện GDNCBM (và kể cả các hoạt động bom mìn khác), hay có thể là tổ chức chủ yếu là làm công tác khác nhưng cũng phục vụ cung cấp các thông điệp GDNCBM. Ví dụ:

♦ Trường học; ♦ Trung tâm y tế; ♦ Các tỏ chức phát triển và PCP; ♦ Các nhóm phụ nữ và thành niên; ♦ Các tổ chức cộng đồng và tôn giáo; ♦ Hợp tác xã; ♦ Các tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏs (thường được sự hỗ trợ của

ICRC); ♦ Các thành viên cộng đồng như thi trưởng, giáo sỹ hay đại diện tôn giáo hay đơn

giản chỉ là những người bình thường ở cộng đồng; ♦ Phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; và ♦ Rạp hát và hoạ sỹ địa phương.

Nhân viên GDNCBM có thể được trả lương, họ có thể là giáo viên, thanh niên, nhân viên y tế

Page 19: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

thực hiện chuyển các thông điệp GDNCBM như một phần việc của họ. Hoặc có thể là tình nguyện viên cộng đồng như lãnh đạo tôn giáo cung cấp các thông điệp như một phần trách nhiệm của họ trong giáo hội.

2.1 Trách nhiệm của các tổ chức thực hiện GDNCBM Các tổ chức thực hiện GDNCBM nên được chờ đợi là sẽ: 1. Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch chiến lược quốc gia, phù hợp với quy định

của Cơ quan HĐBMQG; 2. Cung cấp thông tin cho đơn vị điều phối về chiến lược và kế hoạch hoạt động, và

thông tin cho đơn vị điều phối về những thay đổi nếu có; 3. Cung cấp dữ liệu thu thập được về nhu cầu của cộng đồng, nạn nhân, các khu vực

nguy hiểm và các hoạt động nguy hiểm cho Cơ quan HĐBMQG; 4. Phối hợp với các ban ngành khác trước khi thực hiện thu thập dữ liệu và các hoạt

động; 5. Đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn và giáo trình quốc gia; 6. Đóng góp vào việc xây dựng tiêu chuẩn và giáo trình quốc gia; 7. Tìm cơ hội chia sẻ nguồn lực với các tổ chức hành động bom mìn khác; và

18 8. Thực hiện giám sát và đánh giá nội bộ, chia sẻ bài học kinh nghiệm, và hợp tác với các đoàn đánh giá bên ngoài.

2.2 Các nhóm kỹ thuật Trung tâm HĐBM có thể chọn thiết lập nhóm hoạt động về GDNCBM, bao gồm tất cả các tổ chức liên quan đến thực hiện GDNCBM. Trong trường hợp không có Trung tâm HĐBM, một nhóm các tổ chức liên quan đến GDNCBM có thể tụ họp kại để thiết lập một nhóm công tác không chính thức. Nhóm công tác nên có sự tham gia của mọi đơn vị liên quan đến GDNCBM, kể cả chính phủ và PCP. Cũng nên có sự tham gia của các tổ chức rà phá bom mìn có thể cung cấp những thông tin về những nơi bị nhiễm mìn. Các thành viên cộng đồng kể cả nạn nhân bom mìn cũng có thể rất mong muốn được tham gia và có thể chuyển đến những thông tin về nội dung gì sẽ có thể có hiệu quả tại hiện trường. Nhóm công tác có thể thực hiện hay tham gia vào một số hay toàn bộ các hoạt động sau:

♦ Phát triển kế hoạch chiến lược quốc gia; ♦ Phát triển và kiểm tra định kỳ các tiêu chuẩn quốc gia; ♦ Phát triển và kiểm tra định kỳ các giáo trình quốc gia; ♦ Xây dựng các phương pháp và tài liệu GDNCBM; ♦ Phân định ưu tiên hoạt động và kế hoạch hành động; ♦ Xây dựng các chiến dịch truyền thông đại chúng; ♦ Xác định những thay đổi và năng lực để đáp ứng chúng; ♦ Phân bổ và chia sẻ các nguồn lực; ♦ Lập kế hoạch đánh giá nhu cầu, bao gồm cả những công cụ nghiên cứu; ♦ Phân tích dữ liệu; ♦ Phát triển các tài liệu; và

Page 20: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

2 . Các tổ chức thực hiện GDNCBM

♦ Tổ chức thủ nghiệm hiện trường các tài liệu.

Nhóm công tác có thể bao gồm các nhóm nhỏ để giải quyết các vấn đề cụ thể. Nên xây dựng văn bản quy định (TORs) để xác định trách nhiệm của nhóm. Văn bản này nên bao gồm:

♦ Vai trò của nhóm công tác và mục tiêu; ♦ Thành viên của nhóm; ♦ Cơ cấu của nhóm (như chủ trì bởi Cơ quan HĐBMQG hay có thể thể xoay vòng); ♦ Nhóm nên gặp nhau định kỳ như thế nào? (Nên có các cuộc gặp ở cấp độ khu vực

hay quốc gia?); ♦ Ra quyết định. (Bở sự thống nhất? Bỏ phiếu?); và ♦ Liệu các thành viên có được trả kinh phí nếu họ phải đi lại xa?

19

Page 21: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

20

Page 22: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

3. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về GDNCBM

Các tiêu chuẩn cần được duy trì để đảm bảo cung cấp các thống điệp thống nhất, an toàn và có sự liên quan theo hướng chuyện nghiệp. Các tiêu chuẩn cũng giúp đảm bảo GDNCBM được điều phối và thực thi hiệu quả, tận dụng tốt nhất các nguồn lực hiện có. Tiêu chuẩn quốc tế đối với GDNCBM được phát triển và duy trì bởi UNICEF và có sẵn trên trang web www.mineactionstandards.org. Tiêu chuẩn IMAS cho GDNCBM (xem Hướng dẫn chung số 1 và số 11) dựa trên tám nguyên tắc hướng dẫn GDNCBM: sự tham gia của các bên tham gia, điều phối, lồng ghép, sự tham gia của cộng đồng và trao quyền, quản lý thông tin, xác định mục tiêu phù hợp, giáo dục và tập huấn. Các tiêu chuẩn được xây dựng bởi UNICEF theo yêu cầu của UNMAS, sử dụng quy trình tham vấn bắt đầu từ năm 2001, và phiên bản đầu tiên được thông qua vào giữa năm 2004. Hiện tại có bảy tiêu chuẩn IMAS về GDNCBM dựa trên vòng đời dự án:

21

IMAS 07.11 Hướng dẫn quản lý GDNCBM; IMAS 07.31 Công nhận pháp lý các tổ chức và hoạt động GDNCBM;1

IMAS 07.41 Giám sát chương trình và dự án GDNCBM; IMAS 08.50 Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu GDNCBM; IMAS 12.10 Lập kế hoạch cho chương trình và dự án GDNCBM; IMAS 12.20 Thực hiện chương trình và dự án GDNCBM; và IMAS 14.20 Đánh giá chương trình và dự án GDNCBM.

Trong khi các tiêu chuẩn có thể được sử dụng, tiêu chuẩn quốc gia dựa trên tiêu chuẩn quốc tế có thể phản ánh tốt hơn nhu cầu và hiện thực của quốc gia quan tâm. Cơ quan HĐBMQG của mỗi quốc gia cần quyết định có nên xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hay không.

3.1 Làm thế nào để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia Trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia thuộc về Cơ quan HĐBMQG. Cơ quan HĐBMQG có thể được hỗ trợ bởi các tổ chức kỹ thuật bên ngoài hay nó có thể chọn hợp đồng với một tổ chức cụ thể để thực hiện hỗ trợ kỹ thuật

Page 23: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

3.1.1 Phương pháp xây dựng Tốt nhất, quy trình xây dựng nên có sự tham vấn, có thể là thông qua nhóm công tác GDNCBM, nếu có. Nhóm này thường đã quen với tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các tổ chức có liên quan nên được tham vấn: Các hợp phần Hỗ trợ nạn nhân, khảo sát và rà phá của Trung tâm HĐBM, các tổ chức khác như Bộ Giáo dục. Một hội thảo có thể hữu ích cho việc bắt đầu quy trình quyết định nội dung và hình thức của tiêu chuẩn, có lẽ là thông qua sự suy nghĩ về các vấn đề cần giải quyết. Khi bản thảo tiêu chuẩn đã lập ra, tất cả các tổ chức liên quan nên được dành cho cơ hội để xem xét kỹ lưỡng và có phản hồi. Nội dung này có thể được thực hiện không chính thức, qua thư điện tử (email) hay qua hội thảo riêng hoặc một loạt các hội thảo.

3.1.2 Xác định vấn đề tiêu chuẩn Cần quyết định về việc tiêu chuẩn có nên được tuân thủ theo nghiêm khắc hay không. Quyền lực đề đưa các tiêu chuẩn có hiệu lực rõ ràng là sẽ được củng cố nếu pháp luật quốc gia hỗ trợ cho các quy chuẩn về hành động bom mìn. Tuy nhiên, điều phối thành công diễn ra trong bối cảnh có ít nhất các luật lệ, và các tiêu chuẩn không nên cản trở sự thực hiện GDNCBM hay đặt ra quá nhiều sự kiểm soát cho các tổ chức thực thi GDNCBM.

22

3.1.3 Nội dung của tiêu chuẩn Nội dung tiêu chuẩn quốc gia sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của quốc gia. Nó không nhất thiết phải tuân thủ mù quáng hình thức giống hệt như tiêu chuẩn quốc tế, nhưng những nội dung sau được khuyến nghị:

♦ Theo quy trình vòng đời dự án GDNCBM – đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá;

♦ Thể hiện tám nguyên tắc IMAS cơ bản về GDNCBM; ♦ Xác định trách nhiệm của đơn vị điều phối và tổ chức thực hiện; thiết lập phạm vi

mà cơ quan quốc gia sẽ làm và không làm, và thiết lập quy trình đảm bảo các tổ chức PCP có thể khiếu nại nếu Cơ quan HĐBMQG và Trung tâm HĐBM không hoàn thành trách nhiệm;

♦ Nếu quyết định thực hiện công tác công nhận pháp lý các tổ chức GDNCBM thì hãy đặt ra trước các quy định và chu trình công nhận; và

♦ Bao gồm một giáo trình cơ bản quốc gia về GDNCBM.

3.1.4 Tiêu chuẩn GDNCBM như một phần của tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc gia

Tiêu chuẩn GDNCBM phải tương thích với các tiêu chuẩn hành động bom mìn khác. Tuy nhiên, chúng không nên tuân theo một khuôn mẫu không phù hợp. GDNCBM là một chủ đề phức tạp giải quyết vấn đề với con người và cộng đồng, và các tiêu chuẩn không đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật như là trong công tác rà phá bom mìn. Nhóm công tác GDNCBM cần xem trước liệu lien hệ cộng đồng có đáp ứng đủ

Page 24: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

3. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho GDNCBM các vấn đề không nằm trong GDNCBM của tiêu chuẩn hành động bom mìn.

3.1.5 Ngôn ngữ Tiêu chuẩn phải được chuyển sang các ngôn ngữ liên quan. Nếu chúng được sản xuất theo một ngôn ngữ (như tiếng Anh) thì nên được dịch sang ngôn ngữ khác, và không được cho rằng tài liệu dịch là đầy đủ. Nên được kiểm tra thông qua sự dịch chéo tài liệu về lại ngôn ngữ ban đầu. Nên lập ra một danh mục các thuật ngữ hành động bom mìn bằng tiếng Anh và ngôn ngữ quốc tế.

3.1.6 Hoàn thiện tiêu chuẩn Không cần phải tốn nhiều thời gian để xây dựng phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn GDNCBM. Một khi đã có được bản thảo, chúng có thể vấn là “tạm thời” hay “bản thảo” trong một thời gian (khoảng sáu tháng hay một năm) nhằm cho phép người thực hiện có cơ hội thử nghiệm thực tế. Khi tiêu chuẩn đã được hoàn thiện, nên thực hiện công tác đánh giá ít nhất là ba năm một lần để xem xét các bài học kinh nghiệm từ sự thực hiện và những nhu cầu thay đổi.

3.2 Chấp nhận giáo trình GDNCBM quốc gia

23 Tiêu chuẩn IMAS kêu gọi việc xây dựng các giáo trình cơ bản như một phần của tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với nhu cầu của quốc gia đó. Giáo trình nên được dự kiến đảm bảo một loạt các thông điệp phù hợp về nguy cơ bom mìn được phổ biến một cách nhất quán bởi tất cả các tổ chức. Điều này đặc biệt có ích với các tổ chức không chuyên về cung cấp thông điệp GDNCBM. Trong khi vẫn nói rõ những thông tin “nên làm” và “không nên làm” thì cũng nên có sự linh hoạt để tuân thủ những nhu cầu thực tế. Giáo trình tốt nhất nên được phát triển theo kết quả của đánh giá nhu cầu. Đối với các thông tin về các loại thông điệp nên bao gồm trong tài liệu này, xem Hướng dẫn số 4: Tuyên truyền thông tin đại chúng và Hướng dẫn số 5 Giáo dục và tập huấn. Các biện pháp tương tự sử dụng trong xây dựng tiêu chuẩn nên được sử dụng lại trong việc xây dựng tài liệu giáo trình cơ bản. Điều này nên được làm thông qua một quá trình tham vấn do Nhóm công tác GDNCBM tiến hành. Và cũng nên tiến hành thử nghiệm hiện trường trước khi áp dụng (xem Hướng dẫn 5 và 6 để có them chi tiết về thử nghiệm hiện trường). Một khi hoàn thiện, nên có sự đánh giá thường kỳ, thông qua Nhóm công tác, nhằm sử dụng các bài học kinh nghiệm thực hiện để áp dụng cho những thay đổi. Khi đã được xây dựng xong, những giáo trình riêng dành cho những nhóm đối tượng riêng như giáo trình giảng dạy trong trường học có thể được phân ra chi tiết dựa trên giáo trình cơ bản và tuỳ theo lứa tuổi. Các tổ chức liên quan phải tham gia vào hoạt động này. Ví dụ, nếu là giáo trình trường học, thì nên có sự tham gia của Bộ Giáo dục. Cũng nên tham khảo các chuyên gia như chuyên gia về giáo dục trẻ em. Dưới đây là gợi ý về dàn ý một giáo trình:

1. Giới thiệu

Page 25: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

2. Lập kế hoạch một khoá GDNCBM. 3. Xác định nhóm đối tượng và nhu cầu của họ: nên dùng các thông điệp nào. 4. Các chiến lược sử dụng giáo trình cơ bản đã có sẵn ở quốc gia đó (giữa các cá

nhân, truyền thông nhỏ và truyền thống, truyền thông đại chúng). 5. Các thông điệp GDNCBM dựa trên:

♦ loại hình ô nhiễm bom mìn, ♦ hành vi rủi ro, và ♦ các nguồn lực địa phương có sẵn (như cơ chế báo cáo, khả năng rà phá

bom mìn). 6. Các tiêu chuẩn thành công.

3.3 Công nhận các tổ chức GDNCBM Quy trình công nhận pháp lý đảm bảo chỉ có những tổ chức có chất lượng và kinh

nghiệm với các nguồn lực đầy đủ đang thực hiện GDNCBM. Công nhận là một cách bắt buộc sự tuân thủ tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn IMAS đặt ra một chu trình công nhận các tổ chức GDNCBM, trong đó các cấp chính quyền có thể chọn áp dụng. Tuy nhiên, không nhất thiết cần có sự đồng thuận về việc công nhận GDNCBM, và and sự công nhận hiệu quả dựa trên năng lực và sự minh bạch của Cơ quan HĐBMQG. 24

3.3.1 Xây dựng khung pháp lý Trước khi xây dựng quy trình công nhận, khung pháp lý mà quy trình này căn cứ dựa

vào cần được thiết lập. Cần có một chu trình được hỗ trợ bởi luật pháp quốc gia qua đó Cơ quan HĐBMQG có thể ràng buộc các tổ chức GDNCBM đáp ứng các tiêu chí công nhận. Cơ quan HĐBMQG có trách nhiệm đảm bảo điều này được thực hiện.

3.3.2 Phạm vi công nhận Tiêu chuẩn nên xác định chính xác loại hình tổ chức nào đòi hỏi phải có sự công

nhận. Có thể có một số tổ chức nằm ngoài quyền lực của Cơ quan HĐBMQG, ngay cả khi đã có luật quy định như những tổ chức chính phủ hay bộ phận của Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC). Bên cạnh đó, chu trình công nhận không nên kiềm chế sự thực hiện GDNCBM dựa vào cộng đồng. Một khuyến nghị nêu ra là nên áp dụng công nhận với những hạng mục sau:

♦ Các tổ chức GDNCBM chuyên biệt thực hiện GDNCBM trực tiếp hay thông qua các đối tác địa phương (bằng cách cung cấp tập huấn giảng viên, giám sát và đánh giá);

♦ Các tổ chức giáo dục trong đó thực hiện việc bao gồm GDNCBM như một phần của chương trình rộng lớn hơn của họ; và

♦ Các công ty truyền thông phát triển các chiến dịch truyền thông đại chúng. Có thể áp dụng công nhận chỉ với các tổ chức có đăng ký với chính phủ, trong đó

các tổ chức PCP đã được bắt buộc là phải có đăng ký. Công nhận không cần áp đặt lên các tổ chức dựa vào cộng đồng hay các cá nhân như lãnh đạo tôn giáo và tình nguyện viên cộng đồng.

Page 26: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

3. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho GDNCBM 3.3.3 Xây dựng quy trình công nhận Nhóm công tác GDNCBM nên tham gia vào xây dựng quy trình công nhận pháp lý, và nó nên được thử nghiệm và chỉnh sửa trên cơ sở các bài học kinh nghiệm và phản hồi của các tổ chức thực hiện. Quy trình công nhận gợi ý trong tiêu chuẩn IMAS có thể tìn thấy ở IMAS 07.31. GDNCBM không nên bắt buộc phải phù hợp với khung mô tả kỹ thuật của hành động bom mìn. Ví dụ, có thể không cần thiết yêu cầu có quy trình hoạt động GDNCBM tiêu chuẩn. Thay vào đó, việc phê chuẩn kế hoạch dự án và các ví dụ trong giáo trình tập huấn có thể là đã đủ rồi.

3.3.4 Thực hiện công nhận Quy trình công nhận nên đơn giản và thẳng thắn, sử dụng ít nhất các văn bản giấy tờ. Cơ quan HĐBMQG có thể chỉ định một đơn vị thực hiện công nhận thay mặt cho nó hoặc thực hiện giám sát và đánh giá các mục đích công nhận. Đơn vị này cần có sự công bằng và không bị ảnh hưởng về chính trị. Điều quan trọng là đơn vị công nhận hay đảm bảo chất lượng cần có kiến thức tốt về GDNCBM, và các nhân sự được tập huấn đầy đủ (xem Phần 10). 3.3.5 Khi không có sự công nhận

25 Nếu Cơ quan HĐBMQG không thiết lập một quy trình công nhận, nó có thể xem xét xây dựng Văn bản hợp tác với các tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, cơ quan này có thể gây ảnh hưởng đến các đơn vị thực hiện nếu họ làm việc thiếu hiệu quả bằng cách hạn chế tiếp cận với các nguồn tài trợ. Văn bản hợp tác nên bao gồm các điểm sau:

1. Các bên tham gia; 2. Các hoạt động thực hiện theo Văn bản và dự kiến đầu ra; 2. Trách nhiệm của các bên; 3. Tài chính: Ai trả cho cái gì và bao nhiêu; 4. Báo cáo các yêu cầu và lịch trình; 5. Các nội dung bảo mật. 6. Thơi hạn của dự án; 7. Quy trình nếu văn bản cần có các sửa đổi; 8. Làm thế nào để giải quyết bất kỳ sự không đồng thuận nào của các bên tham gia.

Nên có những tham vấn pháp luật về những văn bản như vậy.

Ghi chú Tiêu chuẩn IMAS này đang được xem xét lại. 1

Page 27: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

26

Page 28: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

4. Các công cụ thực tiễn cho công tác điều phối GDNCBM

27 Một trong những thành phần chủ chốt của điều phối là truyền thông và chia sẻ thông tin. Chỉ có điều này thôi thì thông thường cũng đủ để tránh trùng lặp trong các nỗ lực. Những hoạt động sau đây có ảnh hưởng đối với sự cho phép truyền thông giữa cơ quan điều phối, các tổ chức thực hiện GDNCBM, các tổ chức hành động bom mìn và tổ chức phát triển khác.

4.1 Họp điều phối định kỳ Các cuộc họp điều phối có thể được tổ chức hàng tuần, hàng tháng, hoặc hàng năm, phụ thuộc vào nhu cầu. Trong những giai đoạn đầu thành lập một chương trình GDNCBM cần họp thường xuyên hơn. Cơ quan điều phối nên chủ trì các cuộc họp. Các cuộc hợp có thể được tổ chức ở cấp quốc gia, khu vực hoặc cả hai. Tất cả những tổ chức thực hiện GDNCBM nên tham gia vào những cuộc họp này. Nếu một hoặc nhiều tổ chức vắng mặt rất khó đạt được thảo thuận có hiệu quả cho nhiều vấn đề. Nếu sự có mặt không đầy đủ, cơ quan điều phối nên tìm hiểu lý do tại sao. Có thể các cuộc họp không đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức thực hiện GDNCBM hoặc các cuộc họp quá thường xuyên hay vào những thời điểm không phù hợp. Có một ý tưởng tốt là nên thay đổi địa điểm, đôi khi dùng văn phòng tại điạ phương để tổ chức những cuộc họp cấp quốc gia, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho những tổ chức có trụ sở xa trung tâm điều phối hành động bom mìn có thể tham gia. Tư vấn về việc vận hành một cuộc họp có hiệu quả có trong Phụ lục 1.

4.2 Hội thảo Hội thảo có thể được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau: lập kế hoạch đánh giá nhu cầu, phân tích dữ liệu đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch chiến lược, phát triển các giáo trình và tài liệu, và phát triển hoặc xem xét lại các tiêu chuẩn. Hội thảo giúp cho việc hỗ trợ sự tham gia của các bên liên quan. Hội thảo có thể là cơ hội duy nhất cho mọi người có thể ngồi lại, chia sẻ ý tưởng, phát thảo kế hoạch và hình thành nên mạng lưới. Phần lớn những việc này có thể được thực hiện bên ngoài môi trường hội thảo chính thức.

Page 29: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

Làm việc cùng nhau trong nhóm và giao lưu trong giờ ăn cũng giúp giảm thiểu mâu thuẫn giữa các cá nhân và tổ chức và cải thiện sự hợp tác. Trong thực tế, hội thảo là một trong những thành phần quan trọng của việc vận hành một chương trình GDNCBM có hiệu quả, và các Trung tâm hành động bom mìn nên đảm bảo việc phân bổ nguồn lực đầy đủ cho hoạt động này. Tư vấn về vận hành hội thảo có ở Phụ lục 2.

4.3 Các khoá tập huấn chung Tổ chức các khoá tập huấn kết hợp với các tổ chức khác giúp tận dụng tối đa nguồn lực. Chi phí có thể được các tổ chức chia sẻ, hoặc được cơ quan điều phối hoặc một nhà tài trợ bao chi. Việc tập huấn có thể do bên ngoài cung cấp, hoặc một tổ chức GDNCBM với một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó (ví dụ: các phương pháp đồng đẳng trẻ em - trẻ đến trẻ) có thể cung cấp việc đào tạo cho các tổ chức khác. Cùng với hội thảo, các khoá tập huấn phối hợp mang lại lợi ích cho việc cải thiện quan hệ cá nhân giữa các thành viên của những tổ chức khác nhau.

4.4 Báo cáo và thư ngỏ định kỳ Xuất những báo cáo thường xuyên về kế hoạch và hoạt động để phân phát cho những bên liên quan. Điều này sẽ đảm bảo tránh được sự trùng lặp và đặc biệt hữu ích cho những quốc gia khó tổ chức các cuộc họp thường xuyên, có thể do lý vì hậu cần hoặc an ninh. Những báo cáo này có thể tải lên trang web hoặc gửi bằng thư điện tử. Báo cáo có thể được xuất ở cấp khu vực hoặc cấp quốc gia.

28

Có thể sẽ hữu ích khi xuất những báo cáo theo nhiều cấp độ khác nhau: một cấp độ cho những tổ chức liên quan đến thực hiện GDNCBM để xử lý những chi tiết trong công tác điều phối, và một cấp độ khác đóng vai trò của chức năng liên lạc công cộng, cung cấp thông tin chung về việc thực hiện GDNCBM cho các cơ quan chính phủ, nhà tài trợ và cộng đồng tại địa phương. Cấp độ thứ hai nên bỏ bớt những chi tiết về hoạt động và thực tế có thể nhạy cảm đối với một số bên liên quan, chẳng hạn như những kế hoạch đang còn ở giai đoạn dự kiến. Một báo cáo nên luôn luôn rõ ràng đối với những ai sử dụng nó, và cung cấp chi tiết về việc liên hệ nếu cần thêm thông tin. Báo cáo nên viết bằng những ngôn ngữ phù hợp.

4.5 Internet Internet là một phương tiện tuyệt vời để phát tán thông tin, đặc biệt đối với những quốc gia mang dịch vụ bưu phẩm đang yếu hoặc khó tổ chức họp thường xuyên vì lý do hậu cần hoặc an ninh. Cơ quan hành động bom mìn quốc gia có thể có một trang web trong đó dành một trang cho GDNCBM. Trang này có thể bao gồm những thông tin về các cuộc họp, báo cáo thường xuyên, các tiêu chuẩn và giáo trình. Trang này cũng có thể bao gồm cả những tài liệu có thể tải về để các tập huấn viên GDNCBM sử dụng. Cán bộ GDNCBM của trung tâm hành động bom mìn nên duy trì một danh sách địa chỉ thư điện tử với chi tiết liên hệ của tất cả những cá nhân liên quan đến việc quản lý GDNCBM để gửi báo cáo, biên bản, thông báo và những hạng mục đang quan tâm. Các nhóm thảo luận trên Internet là một cách thức tốt để chia sẻ ý tưởng nếu khó có thể gặp mặt và là một phương thức hữu hiệu để giữ liên lạc giữa các khu vực khác nhau.

Page 30: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

4 . Các công cụ thực tiễn cho công tác điều phối GDNCBM

Hơn nữa, điện thoại Internet và các hỗ trợ đàm thoại cũng giúp cải thiện và giảm chi phí.

4.6 Cơ sở dữ liệu GDNCBM trung tâm Một cơ sở dữ liệu, chẳng hạn như IMSMA, nên được sử dụng để tập trung các dữ liệu về hành động bom mìn như dữ liệu về nạn nhân, các khu vực nguy hiểm và các hoạt động GDNCBM. Một cơ sở dữ liệu riêng cho thông tin đánh giá nhu cầu GDNCBM cũng có thể phát triển. Tránh việc lập các hệ thống cơ sở dữ liệu song trùng, điều này dẫn đến khó khăn trong việc phân tích dữ liệu và có thể trùng lặp trong việc thu thập số liệu. Một phàn nàn chung của các tổ chức PCP là họ thường cung cấp thông tin nhưng không nhận được bất cứ cái gì đáp trả. Dữ liệu nên cung cấp cho tất cả các bên liên quan nếu có yêu cầu. Có thể phát triển một biểu mẫu yêu cầu số liệu, yêu cầu thông tin về một loại dữ liệu nào đó (ví dụ: kích thước của bản đồ, nơi chốn và ngày tháng). Bộ phận quản lý thông tin của Trung tâm hành động bom mìn nên giám sát các yêu cầu thông tin, vì điều này sẽ giúp trung trâm cải thiện dịch vụ.

4.7 Thư viện nguồn Duy trì một thư viện của những nguồn thông tin hữu ích. Những nguồn này có thể bao gồm: các tài liệu tập huấn, các hướng dẫn GDNCBM, mẫu tài liệu GDNCBM từ những quốc gia khác, và hướng dẫn về những kỹ thuật quản lý và nghiên cứu có tham gia của tổ chức PCP. Thư viện này cũng nên bao gồm các báo cáo tầm quốc gia, chẳng hạn như khảo sát ảnh hưởng bom mìn (nếu đã được tiến hành), và các báo cáo đánh giá nhu cầu cấp quốc gia cũng như địa phương, các báo cáo đánh giá nói chung. Nếu có thể, tất cả những tài liệu này nên được biên soạn bằng những ngôn ngữ thích hợp.

29

4.8 Tham gia vào các cơ chế điều phối khác Rất nhiều nước có cơ quan điều phối cấp quốc gia cho các hoạt động PCP, các tổ chức GDNCBM nên gia nhập cơ quan này. Bên cạnh việc cải thiện sự điều phối hoạt động và lồng ghép vào hoạt động phát triển, các tổ chức PCP có thể được lợi từ việc tiếp cận với các nhà tài trợ, tiếp cận các khoá đào tào và hỗ trợ nâng cao năng lực để cải thiện năng lực quản lý chung của các tổ chức PCP. LHQ có thể hỗ trợ điều phối thông qua các cuộc họp. Ở một số nước, có một hệ thống cụm để điều phối giữa các cơ quan khác nhau của LHQ. Một cụm gồm nhiều cơ quan cùng chịu trách nhiệm về một vấn đề, và hành động bom mìn có thể là một trong những cụm đó.

4.9 Cơ sở dữ liệu của các tổ chức Trung tâm hành động bom mìn lưu giữ thông tin của tất cả các tổ chức liên quan đến GDNCBM với đầy đủ tên cá nhân, chi tiết liên hệ, điện thoại, thư điện tử. Thông tin này nên được cập nhật thường xuyên và có thể sẽ có sự thay đổi thường xuyên của các cá nhân/tổ chức.

Page 31: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

4.10 Cơ sở dữ liệu của dự án GDNCBM Trung tâm hành động bom mìn nên duy trì một cơ sở dữ liệu về các dự án GDNCBM để lập kế hoạch, giám sát và sử dụng cho các mục đích đánh giá cũng như là việc điều phối nói chung. Thông tin nên bao gồm loại hình dự án, vùng dự án, tổ chức thực hiện, nhà tài trợ và chi phí. Dữ liệu từ các báo cáo giám sát cũng có thể đưa vào.

4.11 Truyền thông không chính thức Bên cạnh những cuộc họp và hội thảo phục vụ điều phối, nên thường xuyên tổ chức các cuộc họp 2 bên giữa các tổ chức thực hiện GDNCBM và Trung tâm hành động bom mìn. Liên lạc thường xuyên nên được duy trì với các ban ngành chính phủ, nhà tài trợ và cơ quan truyền thông đại chúng. Hơn nữa, việc thỉnh thoảng ngồi lại giao lưu với nhau làm gia tăng mạnh mẽ việc cộng sự giữa các tổ chức.

30

Page 32: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

5. Lồng ghép GDNCBM với chương trình hành động bom mìn quốc gia

Sự lồng ghép tốt GDNCBM với các hoạt động hành động bom mìn nhìn chung đáp ứng tốt hơn cho các yêu cầu rà phá được cộng đồng bị ảnh hưởng đề nghị. Tuy nhiên, mặc dù nó được xem là tập quán tốt để lồng ghép GDNCBM vào hành động bom mìn nhưng ở nhiều quốc gia, điều này thực sự không xảy ra. May mắn thay là sự lồng ghép này đã tăng lên trong những năm gần đây ở 63 quốc gia có thực hiện GDNCBM năm 2004, những quốc gia sau đây được tổ chức Giám sát bom mìn báo cáo là đã có chương trình GDNCBM lồng ghép thành công vào hành động bom mìn: Afghanistan, Angola, Bosnia vàerzegovina, Cambodia, Croatia, Eritrea, Ethiopia, Iraq, Lebanon, Mozambique, Nicaragua, Sri Lanka, Sudan and Uganda.

31

5.1 Vai trò của GDNCBM trong hành động bom mìn GDNCBM nhằm mục đích giám nguy cơ bom mìn cho cộng đồng bị ảnh hưởng. Đây là một sự kết nối cần thiết theo luồng thông tin hai chiều trong và ngoài hành động bom mìn. Trước hết, nó cung cấp thông tin cho các cộng đồng bị ảnh hưởng để giúp họ sống an toàn với hiểm hoạ đó (hay ít nhất là giảm đi có ý nghĩa mói đe doạ). Thứ hai, nó đem thông tin lại từ cộng đồng cho các tổ chức hành động bom mìn khác, giúp họ thực hiện và cải thiện công việc. Do GDNCBM đòi hỏi thông tin phải đến với các nhóm đối tượng mục tiêu có hiệu quả, nó thu thập thông tin trực tiếp từ cộng đồng (dữ liệu nguồn) và sử dụng thông tin từ Trung tâm HĐBM (dữ liệu thứ cấp), thường là từ khảo sát như được mô tả dưới đây. GDNCBM cũng giúp tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia vào quy trình hành động, nhất là các cộng đồng địa phương. Vì vậy, GDNCBM có thể khả năng giúp hành động bom mìn trực tiếp hướng đến mục tiêu phát triển và giảm đi các tác động kinh tế xã hội do bom mìn gây ra. Nó có thể đóng góp cho việc hoạch định ưu tiên rà phá bom mìn.

Page 33: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

5.2 Năm hợp phần chính của hành động bom mìn và sự lồng ghép GDNCBM vào mỗi hợp phần

Có năm hợp phần chính của hành động bom mìn: rà phá bom mìn (bao gồm rà phá, đánh dấu và khảo sát), hỗ trợ nạn nhân, vận động chính sách, phá huỷ kho vũ khí và GDNCBM. Phần này giải thích về sự lồng ghép GDNCBM với ba hợp phần đầu tiên.

5.2.1 Rà phá bom mìn, đánh dấu và khảo sát Tất cả những hoạt động này diễn ra trong hay quanh khu vực nhiễm bom mìn nhằm hỗ trợ cho quá trình rà phá bom mìn. Chúng nhắm đến rà phá sach bom mìn để người dân có thể tái định cư, hay tiếp tục công việc hàng ngày mà không bị ảnh hưởng của bom mìn. Xuyên qua quá trình dưới đây, các đội và nhân viên GDNCBM của các tổ chức rà phá bom mìn nên thực hiện liên lạc cộng đồng, thu thâp các thông tin chung về nơi có bom mìn và tác động của bom mìn. Họ nên thông báo cho người dân về tiến trình rà phá hay khảo sát để người dân hiểu những gì đang diễn ra, và có thể giúp đỡ. GDNCBM cũng có thể đóng góp vào phát triển một hệ thống đánh dấu, và khuyến khích người dân tôn trọng các biển báo bom mìn. Liên lạc cộng đồng là một bộ phận quan trọng của GDNCBM và được trình bày trong hướng dẫn số 6: Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn. Có nhiều dạng khảo sát. Một là Khảo sát tác động bom mìn (LIS), sử dụng các phương pháp tham gia để thu thập dữ liệu về cộng đồng nhiễm bom mìn về nơi có bom mìn và những tác động nhân đạo của chúng. Các thông tin cơ bản về nạn nhân gần đây được thu thập (được xác định là nạn nhân của hai năm gần đây) và khảo sát xác định những cản trở tới nguồnlực và cơ sở hạ tầng (ví dụ như đất đai canh tác có thể bị ô nhiễm, hay tiếp cận với nguồn nước có thể bị cản trở bởi bom mìn). Thông tin khảo sát này có thể đóng góp cho lập kế hoạch GDNCBM bằng cách xác định những khu vực ưu tiên và cho biết về bản chất của vấn đề. Khi một LIS được lên kế hoạch, nhóm công tác GDNCBM nên kiểm tra lại bảng câu hỏi và xem liệu có câu hỏi về GDNCBM nào hữu ích có thể đưa vào được không.

32

Một dạng khác là khảo sát kỹ thuật. Nó được sử dụng để giảm diện tích ô nhiễm, để xác định ranh giới bãi mìn, và được đi kèm bởi đánh dấu các nơi nguy hiểm. Nó cung cấp thông tin cho các đội rà phá bom mìn về loại hình ô nhiễm, loại và điều kiện đất đai nhằm giúp quyết định phương pháp rà phá bom mìn phù hợp nhất. Sau đó thì khu vực có thể được rà phá, tuỳ theo sự phân bố ưu tiên khu vực. Ba phương pháp chính được sử dụng. Thứ nhất là rà phá bom mìn thủ công do nhân viên rà mìn đã được tập huấn thực hiện sử dụng máy rà và thuốn và sau đó huỷ bom mìn bằng điều khiển. Đay là một quá trình dài và vất vả. Thứ hai, có thể sử dụng chó để rà mìn, chó được tập huấn để ngửi được thuốc nổ chứa trong quả mìn. Khi tìm thấy mìn, người rà mìn huỷ quả mìn đi. Cuối cùng là sử dụng rà mìn bằng công nghệ máy móc bao gồm máy cuốn, xoay, máy cắt cây và máy xúc (thường gắn với bàn ủi chống đạn) và phá huỷ quả mìn trên hiện trường. Thường thì những máy móc này có độ tin cậy chưa đến 100 phần trăm và phải dùng những phương pháp khác để kiểm tra lại.Lựa chọn phương pháp rà phá

Page 34: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

5. Lồng ghép GDNCBM với chương trình hành động bom mìn quốc gia tuỳ thuộc vào các nguồn lực có sẵn và loại hình đất đai và thời tiết. Đảm bảo chất lượng nên thực hiện để kiểm tra việc rà phá đất đai đã đạt tiêu chuẩn quốc gia hay tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế chưa, và đã an toàn cho cộng đồng. Quy trình bàn giao đất đai phải bao gồm liên lạc cộng đồng/GDNCBM. Trong trường hợp bom đạn, vật nổ phải phá huỷ hay vô hiệu hoá chúng. Điều này đòi hỏi cấp độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn là chỉ rà tìm mìn.

5.2.2 Hỗ trợ nạn nhân Thực hiện dịch vụ hỗ trợ nạn nhân không phải là trách nhiệm trực tiếp của hành động bom mìn, mặc dù một số Trung tâm HĐBM muốn tham gia vào hỗ trợ nạn nhân, và một số tổ chức cũng trực tiếp cung cấp hỗ trợ cho nạn nhân. Nhu cầu của nạn nhân bom mìn cũng gần giống như nhu cầu của người khuyết tật bởi các nguyên nhân khác, và vì thế hỗ trợ nạn nhân nên được lồng ghép đầy đủ với hệ thống dịch vụ y tế. Hành động bom mìn cần hiểu được nhu cầu của nạn nhân và phối hợp với dịch cụ y tế và các nhà cung cấp dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của nạn nhân và gia đình họ. Thuật ngữ nạn nhân chỉ những cá nhân bị tử vong hay bị thương tật bởi bom mìn. Một số tổ chức sử dụng thuật ngữ nạn nhân sống sót cho những người bị thương tích sau tai nạn. Cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng do những sự kiện về bom mìn nhìn chung được gọi là nạn nhân gián tiếp. 33 Hỗ trợ nạn nhân bao gồm: cứu trợ, sơ cứu, phẫu thuật, phục hồi chức năng và chân tay giả, hỗ trợ tâm lý, đào tạo nghề và hoà nhập xã hội cũng như vận đọng chính sách. Giám sát nạn nhân liên quan đến việc thiết lập một hệ thống thu thập, lưu trữ, phân tích và sử dụng thông tin về nạn nhân bom mìn và tai nạn. Thu thập dữ liệu có thể được thực hiện bởi nhân viên GDNCBM/liên lạc cộng đồng. Dữ liệu này không chỉ có ích cho hỗ trợ nạn nhân mà còn cần thiết cho lập kế hoạch và giám sát tất cả các khía cạnh của hành động bom mìn, và xác định nhóm mục tiêu và có những thông điệp GDNCBM phù hợp. Nhân viên GDNCBM cũng nên cung cấp thông tin cho nạn nhân và gia đình họ về những nơi có dịch vụ hỗ trợ. Đây là một khía cạnh của liên lạc cộng đồng hành động bom mìn được bàn trong Hướng dẫn số 6.

5.2.3 Vận động chính sách Vận động chính sách để cầm sử dụng mìn sát thương vẫn rất cần thiết vì dù đã có những sự giảm đi có ý nghĩa trên toàn cầu nhưng chúng vẫn đang được gài ở nhiều quốc gia. Tổ chức GDNCBM có thể hỗ trợ vận động chính sách thông qua sự cung cấp thông tin cho các chính phủ và cộng đồng quốc tế về tác động của bom mìn sau chiến tranh và nhu cầu của quốc gia đó. Công tác vận động cũng đòi hỏi cộng đồng quốc tế đáp ứng những nghĩa vụ của họ cả về mặt đạo đức và pháp lý nhằm giảm đi tác động của bom mìn sau chiến tranh. Nhiều tổ chức PCP hành động bom mìn đã tham gia vào chiến dịch vận động cấm bom chùm. Vận động chính sách hành động bom mìn cũng vận động cho quyền lợi của nạn nhân bom mìn.

Page 35: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

Quốc gia nào có Cơ quan HĐBMQG là một đơn vị liên ngành thì có thể cơ quan này có thể vận đọng hành động bom mìn ở cấp quốc gia để tác động đến chính sách như phân bổ nguồn lực, sử dụng vũ khí và quyền của người khuyết tật. Cuối cùng, GDNCBM có thể sử dụng vận động chính sách không chỉ để theo đuổi các mục tiêu hành động bom mìn rộng lớn mà còn thúc đẩy gián tiếp các hành vi an toàn. Ở một khía cạnh nào đó, GDNCBM là để công chúng nhớ đến vấn đề bom mìn và đưa vào chương trình hành động.

5.3 Lồng ghép GDNCBM vào hành động bom mìn quốc gia

Như đã đề cập, GDNCBM nên nằm trong phòng chương trình hoạt động của Trung tâm HĐBM để hỗ trợ sự lồng ghép nó vào chương trình hành động bom mìn lớn hơn, và nên có sự tham vấn và trao đổi thông tin đều đặn giữa với phần khảo sát, rà phá và hỗ trợ nạn nhân của Trung tâm HĐBM. Trung tâm HĐBM nên tổ chức các cuộc họp điều phối thường kỳ ở các cấp độ với các tổ chức hành động bom mìn, và GDNCBM nên tham gia tích cực. Nhóm công tác GDNCBM nên có các thành viên của tổ chức rà phá và hỗ trợ nạn nhân. Nhân viên GDNCBM có thể tập huấnnhân viên rà phá bom mìn về GDNCBM nhất là về liên lạc cộng đồng. Ngược lại, nhân viên GDNCBM nên có cơ hội quan sát và học hỏi các hoạt động bom mìn khác như rà phá và hỗ trợ nạn nhân.

34 Một số tổ chức hành dộng bom mìn có năng lực GDNCBM cũng như rà phá bom mìn. Những tổ chức này có thể sử dụng thông tin do đội GDNCBM thu thập để hoạch định ưu tiên công việc của họ. Tuy nhiên, nếu sự ư tiên này được thực hiện ở tổ chức đó thay vì ở Trung tâm HĐBM, thì nên có sự tham vấn đầy đủ với Trung tâm HĐBM, và thông tin nên được chia sẻ để các hoạt động có thể giám sát được.

Tổ chức GDNCBM có thể giúp xác định, lập kế hoạch và thực hiện cơ chế mà qua đó người dân có thể báo cáo các vấn đề bom mìn, nhất là trong trường hợp khẩn cấp. Tổ chức GDNCBM cũng có thể giúp xây dựng phương pháp qua đó các phản hồi được chuyển đến ví dụ như qua đồn cảnh sát, dân phòng hoặc thiết lập đường dây cứu trợ.

Ô 2. Ví dụ về lồng ghép GDNCBM vào hành động bom mìn ở Afghanistan Ở Afghanistan, Hội tình nguyện Trăng lưỡi liềm đỏ chuyển yêu cầu rà phá từ cộng đồng đến 10 tổ chức rà phá bom mìn. Tổ chức Handicap International cũng cungcấp báo cáo về o nhiễm bom mìn đến Trung tâm Hành động bom mìn khu vực. Tuy nhiên, do năng lực hạn chế của các tổ chức hỗ trợ, Handicap International đã xây dựng một đội phá huỷ bom mìn lưu động để phản hồi lại những yêu cầu thông qua chương trình GDNCBM.

Page 36: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

6. Lồng ghép GDNCBM với các hoạt động phát triển khác

Như đã đề cập, để giảm đi những ảnh hưởng kinh tế xã hội của bom mìn, GDNCBM phải làm việc chặt chẽ với cộng đồng phát triển rộng hơn. Các hợp phần bao gồm: giáo dục, y tế, nước và vệ sinh, nhà ở, người tỵ nạn, tái thiết, điện, vận tải và nông nghiệp. Cần có sự phối hợp để quyết định cách can thiệp hành động bom mìn có thể hỗ trợ cho các phát kiến phát triển và để thăm dò khả năng lồng ghép và thực hiện GDNCBM. Các thành phần trên đều cần có sự điều phối để xác định ưu tiên và chia sẻ nguồn lực.

35

GDNCBM có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của cộng đồng và tổ chức GDNCBM nên nhận ra và tôn trọng điều này. Nếu trường hợp này xảy ra trong khi đánh giá nhu cầu, các ưu tiên của cộng đồng nên các tổ chức phát triển biết đến.

6.1 Ví dụ về sự điều phối giữa các thành phần hoạt động khác nhau

Dưới đây là một số ví dụ về phối hợp giữa các thành phần khác nhau: ♦ Trường học có thể bị nhiễm bom mìn và tổ chức GDNCBM có thể thu thập thông

tin để hỗ trợ rà phá. Giáo viên có thể giúp chuyển các thông tin GDNCBM và báo cáo vấn đề bom mìn do trẻ em cung cấp. GDNCBM có thể được thực hiện thông qua chương trình giáo dục chính thức và chương trình không chính thức (ví dụ như cho trẻ em đường phố).

♦ Đối với người tỵ nạn và tản cư, cần phối hợp với các tổ chức cứu trợ, có thể cung cấp GDNCBM tại khu trung chuyển dân tỵ nạn, hay bỏ các tài liệu GDNCBM tại nơi cung cấp lương thực. Cao uỷ tỵ nạn LHQ (UNHCR) thường đưa GDNCBM vào trong kế hoạch của họ để hỗ trợ các nhóm có nguy cơ cao.

♦ Tổ chức GDNCBM có thể làm việc với Bộ Y tế vừa để chuyển tải thông tin GDNCBM qua trung tâm y tế và để thu thập thông tin về nạn nhân và nhu cầu của nạn nhân.

Page 37: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

6.2 Làm thế nào để đạt được sự điều phối giữa các thành phần khác nhau

Cơ quan HĐBMQG nên tốt nhất là một đơn vị liên ngành, gặp gỡ hàng kỳ để xem xét hành động bom mìn có thể hỗ trợ cho các hoạt động khác của chính phủ như thế nào. LHQ có thể chủ trì điều phối các can thiệp về phát triển. Bên cạnh đó, các tổ chức thực hiện có thể là thành viên của đơn vị điều phối phát triển như đơn vị điều phối PCP quốc gia. Trung tâm HĐBM nên cung cấp thông tin về địa điểm và ảnh hưởng của bom mìn nhằm giúp lập kế hoạch quốc gia trong các lĩnh vực khác. Các lĩnh vực khác cũng nên cungcấp thông tin cho Trung tâm HĐBM về sự ảnh hưởng của bom mìn đến những mục tiêu phát triển của họ. Ở cấp độ địa phương, các đội liên lạc cộng đồng nên cố gắng tạo ra sự liên hệ hiệu quả giữa cộng đồng bị ảnh hưởng và các cơ quan cứu trợ và phát triển.

36

Page 38: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

7. Điều phối trong vòng đời quản lý dự án GDNCBM Vòng đời dự án GDNCBM bao gồm đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá.

37

7.1 Điều phối đánh giá nhu cầu 7.1.1 Xây dựng kế hoạch đánh giá nhu cầu phối hợp Tiêu chuẩn quốc tế kêu gọi thực hiện đánh giá nhu cầu trước khi thực hiện GDNCBM (xem hướng dẫn 2). Một đánh giá nhu cầu có thể được thực hiện trên cơ sở quốc gia hay khu vực nhưng đều được khuyến nghị nên thực hiện thông qua Cơ quan HĐBMQG và Trung tâm HĐBM nếu có. Có ba lý do như sau. Trước hết, các bên tham gia nên tham gia xây dựng kế hoạch đánh giá nhu cầu, để đáp lại mong muốn của họ. Thứ hai, các nguồn lực nên được sử dụng hiệu quả để tránh các nghiên cứu lặp lại và dữ liệu có thể được so sánh giữa các vùng. Thứ ba, nó sẽ giúp cho chính quyền quản lý việc tuyên truyền thông tin tới tất cả các tổ chức liên quan. Nếu Trung tâm HĐBM không có, những đơn vị lập kế hoạch GDNCBM có thể thành lập nhóm công tác về GDNCBM không chính thức để lập kế hoạch đánh giá nhu cầu. Nên xây dựng kế hoạch đánh giá nhu cầu theo hướng hợp tác. Một phương pháp thực hiện là tổ chức hội thảo có sự tham gia của các bên liên quan chính. Điều này nên bao gồm đơn vị điều phối và các tổ chức GDNCBM sẽ tiến hành đánh giá nhu cầu. Có thể bao gồm nhà tài trợ, các tổ chức GDNCBM có khả năng không tham gia thu thập dữ liệu trực tiếp và các thành viên cộng đồng. Mức độ tham gia sẽ tuỳ thuộc vào sự khẩn thiết của đánh giá nhu cầu và các nguồn lực có sẵn. Những người tham gia vào lập kế hoạch đánh giá nhu cầu cần chú ý đến các yếu tố sau: 1. Mỗi đối tác cần những dữ liệu gì? 2. Dữ liệu gì hiện đang có, ai có và chia sẻ như thế nào? 3. Thu thập dữ liệu theo phương pháp và hình thức nào?

Page 39: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

4. Ai sẽ chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu, ở đâu và khi nào? 5. Ai sẽ chủ trì việc quản lý quy trình thu thập dữ liệu? 6. Ai chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu? 7. Ai chịu trách nhiệm phân phối thông tin? 8. Thời hạn thế nào? 9. Cần những kinh phí, nguồn lực khác và tập huấn gì và ai có thể cung cấp? Cơ quan quốc gia có thể chủ trì quản lý một đánh giá nhu cầu quốc gia hoặc cử một tổ chức khác thực hiện.

7.1.2 Điều phối thu thập dữ liệu Điều phối thu thập dữ liệu là rất cần thiết, nếu không sẽ có nguy cơ lãng phí nguồn lực, và cộng đồng bị nghiên cứu nhiều sẽ thây chán nản (tình trạng mà cộng đồng trở nên lưỡng lự hợp tác với người thu thập dữ liệu do bị đánh giá quá nhiều, nhất là khi không có hoạt động hỗ trợ gì tiếp theo). Phần mềm IMSMA là cơ sở dữ liệu để chưa dữ liệu liên quan đến hành động bom mìn được sử dụng ở nhiều quốc gia nhiễm bom mìn. Dữ liệu mà tổ chức GDNCBM có thể thu thập để lưu trữ trong IMSMA bao gồm nạn nhân và hoạt động GDNCBM. Dữ liệu có thể được nhập tại Trung tâm HĐBM hay tại tổ chức thực hiện. Cách nào đi chăng nữa thì cả hai bên đều nên cùng tiếp cận được với dữ liệu.

38

Các tổ chức nên đặt mục tiêu thu thập dữ liệu theo hình thức thống nhất và được điều phối bởi Trung tâm HĐBM. Ví dụ, dữ liệu có thể đưa vào IMSMA được thì sử dụng các mẫu IMSMA, được chỉnh sửa phù hợp theo quốc gia, hoặc theo mẫu có thể chuyển sang IMSMA. Nếu Trung tâm HĐBM xxay dựng cơ sở dữ liệu GDNCBM mà không thể đưa vào IMSMA, tổ chức PCP nên phối hợp sử dụng các mẫu và phương pháp tương tự. Thu thập dữ liệu GDNCBM có thể được lồng ghép với các hoạt động thu thập dữ liệu như các khảo sát kinh tế xã hội có thể bao gồm những thông tin cơ bản về bom mìn. Tuy nhiên, có nguy cơ là đưa quá nhiều vào trong khảo sát sẽ dẫn đến kồng kềnh và khó thực hiện. Tổ chức phải đảm bảo họ có sự cho phép thu thập dữ liệu. Có thể sẽ cần thiết có công văn của chính quyền đồng ý cho tổ chức GDNCBM tiếp cận với khu vực, hay đề nghị lãnh đạo địa phương phối hợp. Dữ liệu về các chủ đề cụ thể nên được phối hợp với các cấp chính quyền: ví dụ như dữ liệu nạn nhân nên được phối hợp với cơ quan y tế.

7.1.3 Chia sẻ thông tin Thông tin từ đánh giá nhu cầu, dữ liệu nạn nhân và các khu vực nguy hiểm nên được hia sẻ với các tổ chức liên quan. Nếu một báo cáo được viết thì nó nên được chuyển sang các ngôn ngữ liên quan. Các tổ chức cũng nên có khả năng nộp đề nghị lên Trung tâm HĐBM để lấy thông tin giúp đỡ quá trình lập kế hoạch. Tuy nhiên, cần chú ý đến nguyên tắc bảo mật. Nếu trong khi làm khảo sát, người cung cấp thông tin đã được bảo là thông tin bảo mật,

Page 40: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

7. Điều phối trong vòng đời quản lý dự án GDNCBM thì nên tôn trọng điều đó. Thông tin để lộ ra đời tư của nạn nhân không nên được phân phối khi chưa có sự đồng ý của nạn nhân hay người thân. cần thận trọng các chi tiết cá nhân có thể tạo ra lo lắng sẽ không được đưa cho nhà báo hay tổ chức có thể sử dụng sai lầm. Có thể xây dựng một Văn bản thoả thuận để chia sẻ dữ liệu và đảm bảo những người nhận thông tin có lý do cụ thể để nhận thông tin và sẽ sử dụng có trách nhiệm.

7.2 Điều phối lập kế hoạch 7.2.1 Lập kế hoạch chiến lược cho GDNCBM Lập kế hoạch chiến lược GDNCBM nên được thực hiện theo cách có sự tham gia thông qua nhóm công tác, với sự tham khảo các bên tham gia. Đó là Cơ quan HĐBMQG, Trung tâm HĐBM, các bộ ngành liên quan, tổ chức PCP, hành động bom mìn và đại diện cộng đồng bị ảnh hưởng. Kế hoạch chiến lược GDNCBM phải được lồng ghép với kế hoạch hành động bom mìn quốc gia chung. Kế hoạch chiến lược nên bao gồm đánh giá nhu cầu (xem trên). Khi đã thực hiện đánh giá nhu cầu, kế hoạch chiếnlược nên được áp dụng để phản ảnh kết quả đánh giá. Mặc dù kế hoạch hoạch quốc gia là trách nhiệm của chính phủ nhưng nó nên được xây dựng theo hướng nâng cao quyền lực của cộng đồng và các bên liên quan, theo nguyên tắc GDNCBM của IMAS. Tuy nhiên, có thể có xung đột quyền lưọi và ưu tiên cần phải giải quyết thông qua thương lượng (ví dụ đại diện bộ lạc có thể muốn GDNCBM tập trung vào cộng đồng của họ chứ không phải nơi khác). 39

7.2.2 Kế hoạch hành động và ưu tiên Các kế hoạch sẽ được xây dựng bởi đơn vị thực hiện, phối hợp và có sự thoả thuận với Trung tâm HĐBM. Trung tâm HĐBM có thể có những nhiệm vụ ưu tiên dựa trên thông tin nó nhận được, và có thể yêu cầu tổ chức thực hiện tiến hành. Tổ chức PCP nên xác định những ưu tiên của chính họ. Nếu có xung đột thì cần hoà giải cân bằng ưu tiên. Điều phối kế hoạch hành động giảm đi những nỗ lực chồng chéo, và các nhiệm vụ có thể được phân định dựa trên điểm mạnh của mội đơn vị thực hiện GDNCBM ( ví dụ một tổ chức có thể có nhiều kinh nghiệm làm việc với trẻ em hơn). Kế hoạch hành động có thể được thảo luận tại các buổi họp nhóm công tác thường kỳ và nên được xem xét lại theo thời gian định sẵn.

7.3 Điều phối thực hiện GDNCBM 7.3.1 Truyền thông đại chúng Nếu các chiến dịch truyền thông đại chúng là một phần của kế hoạch quốc gia, thì nên điều phối cẩn thận. Không chỉ có nguy cơ đưa ra những thông điệp xung khắc qua truyền thông đại chúng tạo ra những rắc rối mà các nguồn lực có thể bị lãng phí. Ví dụ, nếu nhiều tổ chức cùng tiếp cận một kênh phát thanh/truyền hình thì sẽ không có nhiều lợi ích trong việc tuyên truyền thông tin.

Page 41: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

Cũng nên quan tâm đến hình hiệu cho chiến dịch truyền thông, và những tác dụng của nó đối với sự tin cậy của thông điệp. Các chiến dịch vận động nên được tiến hành dưới tên của Cơ quan HĐBMQG, với sự trợ giúp của nhóm Cố vấn kỹ thuật đối với phát triển tài liệu và thử nghiệm hiện trường.

7.3.2 Truyền thông giữa các cá nhân Tiêu chuẩn IMAS nói rằng GDNCBM truyền thông giữa các cá nhân có thể trực tiếp hay gián tiếp. Trực tiếp có nghĩa là GDNCBM cung cấp các bài trình bày đến cộng đồng qua các đội GDNCBM chuyên ngành, thường là nhân viên các tổ chức GDNCBM. GDNCBM gián tiếp cung cấp thông qua các mạng lưới như đã giới thiệu trong phần 2 (ví dụ trường học, y tế, đại diện tôn giáo). Có cả thuận lợi và khó khăn với hai hình thức tiếp cận này. GDNCBM trực tiếp giúp cho các tổ chức thực hiện có sự kiểm soát lớn với sự phát tán các thông điệp, Gúp đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và các giáo trình căn bản. Cũng có thể sử dụng GDNCBM trực tiếp khi điều phối với các đơn vị khác để thực hiện khi GDNCBM gián tiếp không thể thực hiện được. Tuy nhiên, GDNCBM trực tiếp ít mang tính dựa vào cộng đồng hơn cũng như kém bền vững hơn GDNCBM gián tiếp qua các mạng lưới địa phương. Sử dụng giáo viên, nhân viên y tế và đại diện cộng đồng thay vì những nhân viên được trả lương, sẽ giúp vươn tới được những đối tượng rộng rãi hơn và có thể có chi phí thấp hơn, mặc dù nó cần có những giám sát và theo dõi chặt chẽ bởi tổ chức đã tập huấn cho những thành phần nói trên. 40 Quy trình lập kế hoạch nên quan tâm đến việc các nguồn lực được điều phối sử dụng như thế nào để cung cấp cho GDNCBM, liệu có tập huấn GDNCBM cho tổ chức dựa vào cộng đồng không và ai sẽ tập huấn. Một lựa chọn khả thi là sử dụng các tổ chức GDNCBM cung cấp tập huấn cho tập huấn viên (GDNCBM gián tiếp) và đánh giá việc thực hiện thông qua mạng lưới quốc gia. Bên cạnh đó, Trung tâm HĐBM cũng có thể tổ chức tập huấn.

7.3.3 Phương tiện truyền thông nhỏ Nghiên cứu đã cho thấy những nguồn lực quá nhiều đã được sử dụng để phát triển các Phương tiện truyền thông nhỏ như tờ rơi và hình ảnh so với tác động thực tế của chúng.1 Sự hợp tác có thể giảm đi khối lượng thơi gian và chi phí. Các tài liệu nếu cần có thể được phát triển thông qua nhóm công tác bom mìn, và họ cũng có thể tổ chức thử nghiệm hiện trường. Sự phối hợp giúp tận dụng hết các nguồn lực phát triển khi các tổ chức PCP khác nhau làm việc tai các vùng địa lý khác biệt có thể sử dụng chúng tại địa bàn của họ miễn là thích hợp. Những nội dung về hình hiệu và quyền làm chủ tài liệu cũng cần được sự thống nhất ý kiến. Đôi khi các tổ chức bị cản trở sử dụng tài liệu bởi vì những hình hiệu trên tài liệu.

7.4 Điều phối giám sát GDNCBM Các tổ chức PCP nên cungcấp báo cáo thương kỳ về hoạt đọng của họ cho Trung tâm HĐBM. Tiêu chuẩn IMAS 7.41 đã nói: “Cơ quan HĐBMQG sẽ phát triển một hệ thống báo cáo hoạt động GDNCBM

Page 42: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

. Điều phối trong vòng đời quản lý dự án GDNCBM 7

và nên có sự tham gia của các tổ chức GDNCBM trong quá trình xây dựng hệ thống”. Các tổ chức thực hiện nên tiến hành giám sát phù hợp với các tổ chức khác nhằm hỗ trợ kế hoạch chiến lược quốc gia và đánh giá những kết quả thu được. Có thể thực hiện công việc này bằng mẫu báo cáo của IMSMA, với sự điều chỉnh phù hợp tình hình mỗi quốc gia. Chú ý là nó nên dược thử nghiệm hiện trường trước khi sử dụng. Trung tâm HĐBM có thể tiến hành giám sát từ bên ngoài. Các bài học kinh nghiệm nên được chia sẻ với nhau. Tuy nhiên, báo cáo giám sát nên được giữ có độ bảo mật trong khi vẫn có nhu hành động cầu chỉnh sửa theo đề nghị từ giám sát.

7.5 Điều phối đánh giá GDNCBM Việc điều phối hoạt động đánh giá ở cấp quốc gia cũng như chia sẻ các kết quả đánh giá để mọi người đều có thể học hỏi là rất quan trọng. Nếu có thể, các đánh giá nội bộ do tổ chức GDNCBM thực hiện nên được chia sẻ với Cơ quan HĐBMQG, nhà tài trợ, đối tác thực hiện cũng như cộng đồng và các nhóm khác có quan tâm. Nên chú ý đưa kết quả phát hiện vào lập kế hoạch chiến lược quốc gia. Đánh giá nên có sự tham gia của các bên liên quan. Các tổ chức hành động bom mìn nên chịu trách nhiệm trước công chúng và tại nơi có thể nên chia sẻ các kết quả hoạt động với họ. Công chúng đôi khi thường bị bỏ rơi và điều này có thể làm cho họ không muốn hợp tác trong tương lai. Nên thực hiện bằng cách chia sẻ các phát hiện qua hình thức báo cáo bằng ngôn ngữ liên quan, qua các bài trình bày hay thông cáo báo chí. Nếu Cơ quan HĐBMQG quyết định thực hiện đánh giá chương trình GDNCBM quốc gia thì các tổ chức PCP phải hợp tác với họ.

ổ chức PCP phải hợp tác với họ.

41

Ghi chú Ghi chú 1 Xem GICHD (2002), Truyền thông trong Chương trình Giáo dục nhận thức bom mìn. 1 Xem GICHD (2002), Truyền thông trong Chương trình Giáo dục nhận thức bom mìn.

Page 43: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

42

Page 44: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

8. Các quy tắc chung về điều phối GDNCBM Để GDNCBM có thể nhận được lợi ích từ điều phối, cần tuân theo một số những yếu tố nhất định. Phần này bao gồm sự lặp lại của nhiều điểm đã được nhắc đến trong hướng dẫn này. 43

♦ Tổ chức GDNCBM nên sẵn sàng hợp tác với nhau và các nhà bên tham gia khác. Thuật ngữ điều phối và hợp tác thường được sử dụng thay thế nhau nhưng chúng khác nhau. Hợp tác được định nghĩa theo từ điển tiêu chuẩn là “làm việc cùng nhau theo cùng một mục đích hoặc cùng nhiệm vụ”, trong khi điều phối là “sự hoạt động hài hoà với nhau giữa các hợp phần có liên quan”. Điều phối có thể được áp đặt thông qua các tiêu chuẩn; sự hợp tác tích cực tự nguyện, nhưng rất cần thiết cho thực hiện tốt GDNCBM.

♦ Các tổ chức thực hiện và nhà tài trợ nên tôn trọng vai trò của cơ quan điều phối và hỗ trợ cho đơn vị đó. Họ cũng có thể trách nhiệm hỗ trợ cho đơn vị điều phối, đặc biệt là khi cơ quan này mới được xây dựng. Nếu đơn vị điều phối được xem là kém hiệu quả, nó có thể dẫn đến việc tỏ chức thực hiện lơ là vai trò của nó. Tuy nhiên, hợp tác với đơn vị điều phối sẽ đem lại lợi ích vì điều phối rất cần thiết với một chương trình GDNCBM hiệu quả. Các tổ chức PCP quốc tế có trách nhiệm hợp tác với cơ quan quốc gia cũng như các tổ chức PCP trong nước. Các tổ chức thực hiện xây dựng năng lực nên tập trung vào không chỉ các đối tác của họ mà còn cả cộng đồng hành động bom mìn.

♦ Các cấp chính quyền nên đấu tranh để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các tổ chức thực hiện, và tránh hạn chế sự tự do của các tổ chức đó bằng cách chèn vào những kiểm tra gắt gao vì điều này sẽ làm thụt lùi hay hạn chế cơ chế điều phối.

Những ý kiến khác nhau về điều phối là gì và nên tiến hành như thế nào sẽ được phản ảnh tại các quốc gia và văn hoá tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, Cơ quan HĐBMQG nên tôn trọng những giới hạn quyền lực mà nó có đối với các tổ chức thực hiện. Tổ chức PCP là các thực thể độc lập, và nên ra các quyết định của riêng họ về nơi và cách thức họ làm việc, miễn là điều này được điều phối và đáp ứng tiêu chuẩn và chiến lược quốc gia.

Page 45: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

Thương lượng giữa chính quyền và đơn vị thực hiện có thể cần thiết trong một số trường hợp.

♦ Cơ quan quốc gia nên thiết lập hệ thống công tác trong đó không tạo ra những thủ tục hành chính cồng kềnh. Dù thiết lập quy trình nào đi nữa, họ nên thiết lập hệ thống này để giúp đỡ chứ không phải là cản trở hoạt động.

♦ Đơn vị điều phối và tổ chức thực hiện nên có sự minh bạch và trách nhiệm rõ ràng. Các bên tham gia cần biết về các mục tiêu động lực và lịch trình của nhau, nếu không, nó sẽ làm cản trở lẫn nhau, đặc biệt là những mục tiêu chính trị và tài chính có thể ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân hay tổ chức, trong khi điều này có thể dẫn đến việc đi ngược lại với lợi ích của những người hưởng lợi.

♦ Tất cả bên tham gia nên tuân thủ quy trình điều phối. Nếu có thể, các quyết định nên có sự tham gia, và có sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bom mìn.

♦ Nên chia sẻ thông tin giữa những người điều phối và thực hiện. Hầu hết thông tin về cộng đồng nhiễm bom mìn sẽ thu được bởi người thực hiện. Nhiệm vị của đơn vị điều phối là đảm bảo thông tin này được phân phát phù hợp. Có thể sẽ có những xu hướng mong muốn giữ thông tin (vì kiến thức là quyền lực!). Tuy nhiên, nếu mục tiêu sau cùng là đem lại lợi ích cho những người bị ảnh hưởng bởi bom mìn thì thông tin không chỉ nên được chia sẻ mà còn nên được chia sẻ rộng rãi và chủ động bởi đơn vị điều phối.

♦ Đơn vị điều phối nên cố gắng khách quan trong khi làm việc với các đơn vị thực hiện. Không nên có sự phân biệt về chính trị, tôn giáo, văn hoá hay giới. Điều này rất quan trọng tại nơi vừa kết thúc chiến tranh, trong khi đơn vị điều phối cũng là đầu mối tiếp nhận các tài trợ.

44

♦ Tổ chức GDNCBM nhìn chung nên sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác kể cả quân đội, các bên tham chiến trước đây, công ty thương mại. Tuy nhiên, đơn vị điều phối nên tôn trọng chính sách và nguyên tắc của tổ chức, mà có thể tạo ra một số khó khăn khi thực hiện một số hoạt động nào đó.

♦ Đơn vị điều phối nên thiết lập cơ chế điều phối hiệu quả: bao gồm chính sách, chiến lược, quy trình công nhận, tiêu chuẩn và các tài liệu giáo trình. Họ nên có sự tham vấn, phản hồi từ các đơn vị thực hiện về những nội dung này.

♦ GDNCBM nên được lồng ghép với các hoạt động hành động bom mìn và phát triển khác.

Page 46: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

9. Huy động nguồn lực

45 Trước khi thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để tiếp cận các nguồn lực, một chiến lược nên được xây dựng để quyết định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của một chương trình hay dự án GDNCBM, sẽ đạt được mục tiêu như thế nào và cần những nguồn lực gì. Ngay cả trong trường hợp khẩn cấp, nếu một kế hoạch chiến lược không thể thực hiện được thì cũng nên có các đánh giá nhu cầu. Hãy nhớ là các nguồn lực cần cho điều phối (các hoạt động được đề cập trong phần 1 và 4, cụ thể là ở phần hội thảo) cũng như đối với thực hiện. Các tổ chức thực hiện có thể tiếp canạ các nguồn lực trực tiếp qua nhà tài trợ. Nếu họ tiếp cận trực tiếp nhà tài trợ, (có thể dễ dàng hơn trong khi đã có sẵn những mối quan hệ), họ nên ít nhất thông tin cho Trung tâm HDBM biết về kế hoạch và tiến trình tiếp cận nguồn kinh phí. Cơ quan HĐBMQG có thể hoạt động như một kênh kêu gọi tài trợ cho GDNCBM. Một số chính phủ có đủ kinh phí hỗ trợ hành động bom mìn, hay họ có thể tiếp cận nhà tài trợ quốc tế. LHQ đề nghị Cơ quan HĐBMQG thiết lập một quỹ hay uỷ ban tài trợ. Hội nghị nhà tài trợ là một cách để huy động nguồn lực, và nên được thực hện trong khuôn khổ rộng lớn của kế hoạch phát triển một quốc gia, nếu có. Nên nhớ là hành dộng bom mìn phải cạnh tranh với các thành phần công việc khác để huy động nguồn lực, và nó có thể không phải là ưu tiên cao nhất trong danh sách của quốc gia hay nhà tài trợ. Việc hiểu được hành động bom mìn được lồng ghép phù hợp vào kế hoạch phát triển hay hỗ trợ khẩn cấp hay vào một cơ chế điều phối đã có của một quốc gia như thế nào là rất quan trọng. Để có thêm thông tin về nội dung này, hãy xem trang web của LHQ, và tham khảo chính quyền quốc gia. Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, không nên bị bỏ qua sự cung cấp các tài trợ bằng “hiện vật” bao gồm nhân lực, đất đai, phương tiện, vận chuyển, liên lạc, tham vấn và tập huấn.

Page 47: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

9

.1 Làm việc với nhà tài trợ Làm quen với nhà tài trợ, chính sách, mục tiêu và yêu cầu báo cáo của họ là rất quan trọng. Hầu hết các nhà tài trợ có các ngân sách và ưu tiên cụ thể. Nhà tài trợ trả lời các đề nghị hỗ trợ thông qua đại diện hiện trường của họ, những cũng vẫn nên liên hệ với họ ở cơ quan trụ sở chính. Vào lúc bắt đầu một chương trình hành động bom mìn, việc thiết dữ liệu có thể là một thách thức trong việc huy động nguồn lực. Nếu LHQ đã thực hiện một đánh giá nhanh, thì sẽ có một vài thông tin. Một số điểm cần nhớ khi nộp đề xuất dự án cho nhà tài trợ:

♦ Đừng cho là nhà tài trợ hiểu GDNCBM là gì ( ví dụ, nó bao gồm liên lạc cộng đồng); hãy giải thích nhu cầu GDNCBM, làm gì và thực hiện như thế nào;

♦ Dề án nên cho thấy sự án đã được thực hiện trong bối cảnh của chiến lược quốc gia, có sự điều phối với các bên tham gia và được chính phủ thông qua;

♦ Nên nhắm đến nhà tài trợ và được trình bày một cách có tổ chức tốt; ♦ Nên bao gồm ngân sách chi tiết; ♦ Nên có thơi gian biểu; và ♦ Nên xác định đầu và và đầu ra.

46 ♦ Khi đã có được tài trợ, cần tuân thủ yêu cầu báo cáo của nhà tài trợ. 9.1.1 Hỗ trợ trong khi tiếp cận nguồn lực Một trong những vai trò chính của LHQ trong hành động bom mìn là hỗ trợ việc tiếp cận các nguồn lực cho các chương trình quốc gia, cả cho đơn vị điều phối và tổ chức thực hiện. Để biết them chi tiết, xem trang web E-MINE (www.mineaction.org), hay đến các văn phòng quóc gia của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) hay UNICEF. Do UNICEF thường có quy định của LHQ thực hiện GDNCBM, nó thường có trách nhiệm chính huy động nguồn lực cho GDNCBM phối hợp với UNMAS và UNDP. Một số cơ chế đã có sẵn như sau:

1. Hồ sơ chương trình hành động bom mìn của UNMAS được xây dựng hàng năm, với sự tham vấn của các phòng ban khác từ LHQ, các đơn vị quỹ tài trợ liên quan đến hành động bom mìn. Hồ sơ này vạch ra khung các chương trình và dự án do LHQ và các tổ chức PCP tài trợ và được dự kiến dung để thúc đẩy điều phối thực địa và huy động đóng góp nguồn lực để thúc đẩy sự thực hiện thành công. Xem trang web E-MINE để có them thông tin.

2. Quỹ tình nguyện đóng góp cho hành động bom mìn (VTF), do UNMAS quản lý. VTF được thành lập năm 1994 và cung cấp các nguồn lực cho các dự án và chương trình hành động bom mìn tại nơi mà nguồn tài trợ khó khăn.

3. Các quỹ tài trợ quốc gia, nhìn chung do UNDP quản lý.

9.1.2 Hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ Các nhà tài trợ khác đã hỗ trợ GDNCBM trong quá khứ là Cộng đồng Châu Âu và các chính phủ. Chính phủ đã có những đóng góp có giá trị với hành động bom mìn bao

Page 48: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

9 . Huy động nguồn lực

gồm: Canada, Đan Mạch, Đức, Nhật, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Anh và Mỹ. Tại hiện trường, có thể tiếp cận với họ thông qua các sứ quán.

9

.1.3 Trách nhiệm nhà tài trợ Nhà tài trợ nên đảm bảo một tổ chức hay dự án mà họ tài trợ đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:

1. Dự án nên đáp ứng được các mục tiêu chung và cụ thể của kế hoạch chiến lược quốc gia. Nếu không có chiến lược đó tồn tại thì tổ chức nên tham vấn với Cơ quan HĐBMQG, LHQ và các tổ chức thực hiện khác để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu và không trùng lặp các nỗ lực.

2. Một tổ chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và yêu cầu công nhận pháp lý, hoặc có tiếp cận và xây dựng năng lực để đạt được những điều này.

3. Một tổ chức phải sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều phối quốc gia. 4. Một tổ chức sẽ sử dụng tài trợ đầy đủ và có trách nhiệm, cung cấp báo cáo đều

đặn và thiết lập các quy trình giám sát và đánh giá nội bộ.

47

Page 49: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

48

Page 50: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

10. Tập huấn và xây dựng năng lực điều phối

Để một cơ quan quốc gia quan rlý tốt chương trình GDNCBM, có thể sẽ cần có xây dựng năng lực mà có thể thông qua hỗ trợ quốc tế. Tất cả các quốc gia có vấn đề bom mìn đều từng trải qua các xung đột. Tại một số nước, chính quyền quốc gia có thể rất nghèo hay có quyền lực không đầy đủ. Chính phủ có thể có nguồn gốc là quân sự hay tôn giáo và hầu như không có kinh nghiệm quản lý các công việc dân sự.

49

Các cơ sở vật chất có thể đã bị phá huỷ và vấn đề chính trị vẫn chưa được giải quyết. Thậm chí có nơi vẫn còn chiến tranh. Năm tháng chiến tranh thường tàn phá giáo dục dẫn đến sự yếu kém trong kỹ năng quản lý và hành chính. Mặc dù có những thách thức này thì quản lý hành động bom mìn vẫn nên được thực hiện trên bình diện quốc gia, bởi những người hiểu về quốc gia của họ, và sẵn sàng đồng ý với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế. Ngay cả khi một quốc gia nhiễm bom mìn không phải chịu những tình trạng thế này thì vẫn có nhiều khả năng hưởng lợi từ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực GDNCBM. Xây dựng năng lực phải vượt lên không chỉ yêu cầu kỹ thuật về GDNCBM và phải hỗ trợ tất cả các lĩnh vực phát triển tổ chức. Bên cnạh việc hỗ trợ cho Cơ quan HĐBMQG và Trung tâm HĐBM, các tổ chức quốc tế có thể giúp đỡ các tổ chức PCP quốc gia trở nên bền vững. Xây dựng năng lực trong hành động bom mìn thường được thực hiện thông qua chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Nếu có thể, nên có tập huấn, tư vấn và hỗ trợ thay vì trực tiếp thực hiện công việc. Tuy nhiên, cần có sự hài hoà giữa cung cấp năng lực và đảm bảo là trong thơi gian dài các công việc cần thiết được thực hiện để giảm đi tủ vong và thương tật. Các cố vấn kỹ thuật cho Trung tâm HĐBM xây dựng một tiếp cận nhất quán trong việc xây dựng năng lực theo tập thể. Có nhiều ý kiến khác nhau về xây dựng năng lực. Nên có những thảo luận và kế hoạch xây dựng năng lực phù hợp cho quốc gia sở tại. Các chuyên gia tư vấn UNICEF không làm trực tiếp công việc với các phòng ban GDNCBM mà là với cấp cao hơn để đảm bảo năng lực tổ chức thực sự có sẵn để thực hiện GDNCBM.

Page 51: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

Việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác cũng cần thiết trong quản lý các chương trình hành động bom mìn. Thông tin chi tiết về các chương trình quốc gia có thể tìm thấy trên trang web www.icbl.org/lm và tại trang E-MINE. UNDP sắp xếp các chuyến thăm trao đổi giữa các chương trình hành động bom mìn ở các quốc gia khác nhau. Có một nhóm thảo luận trực tuyến GDNCBM do UNICEF và ICBL đồng chủ trì. Để tham gia vào nhóm này, hãy liên hệ các phòng ban bom mìn của tổ chức Handicap International Bỉ hoặc Đội Mìn sát thương và vũ khí nhỏ của UNICEF. Nhóm có thể được sử dụng để chia sẻ thông tin và trao đổi ý kiến ở tầm quốc tế.

10.1 Các lĩnh vực kỹ năng Nhân sự các bàn ngành GDNCBM tại Cơ quan HĐBMQG và Trung tâm HĐBM chủ yếu sẽ cần những kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực sau:

♦ Kinh nghiệm hiện trường GDNCBM; ♦ Có nền tảng kiến thức liên quan như giáo dục, tâm lý, truyền thông, phát triển; ♦ Có kỹ năng giá tiếp tốt; ♦ Kỹ năng vi tính; ♦ Kỹ năng nghiên cứu và phân tích tốt; ♦ Kinh nghiệm quản lý tổ chức;

50 ♦ Kỹ năng viết báo cáo; ♦ Khả năng quản lý kinh phí; và ♦ Khả năng đón nhận nhanh những kỹ năng mới và hiểu các ý tưởng mới.

Khi nhân viên thích hợp đã được chọn bởi Cơ quan HĐBMQG, một đánh giá nhu cầu tập huấn cần được thựchiện bởi cố vấn kỹ thuật. Cần chú ý đến các yếu tố sau: Kỹ năng chung:

♦ Quản lý dự án; ♦ Quản lý tài chính; ♦ Quản lý nhân sự; ♦ Hành chính; ♦ Hậu cần; ♦ Các công cụ lập kế hoạch, bao gồm cả khung phân tích lô gíc; ♦ Giám sát và đánh giá; ♦ Quản lý tổ chức; ♦ Huy dộng tài trợ và viết đề án; ♦ Kỹ năng vi tính; ♦ Tập huấn về tiếng Anh (hữu ích để tiếp cận các nguồn hướng dẫn quốc tế và

tham gia các hội thảo, hội nghị hay tập huấn quốc tế); Kiến thức về các nguyên tắc và kỹ thuật về:

♦ Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan; ♦ Tp huấn có sự tham gia, và ♦ Sự tham gia của giới và nhóm thiểu số; ♦ Kinh nghiệm tổ chức hội nghị, hội thảo, họp, và ♦ Hiểu về quyền của người khuyết tật;

Kỹ năng về hành động bom mìn: ♦ Có kiến thức tổng quát về năm hợp phần chính của hành động bom mìn và sự

quan sát hiện trường;

Page 52: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

1 0. Tập huấn và xây dựng năng lực điều phối

♦ Tiêu chuẩn IMAS về GDNCBM, bao gồm cả các nguyên tắc hướng dẫn của

GDNCBM; ♦ Nguyên tắc và các công cụ tham gia của cộng đồng vào thu thập dữ liệu; ♦ Chiến lược truyền thông; ♦ Tập huấn tập huấn viên; ♦ Kiến thức về IMSMA; và ♦ Kinh nghiệm tập huấn GDNCBM, bao gồm: ♦ Bom mìn hiện diện tại quốc gia, ♦ Các thông điệp an toàn quốc tế, ♦ Lý thuyết về hành vi rủi ro, ♦ Các nhóm đối tượng, ♦ Thực hiện thay đổi hành vi, ♦ Tác động tâm lý, xã hội và kinh tế của bom mìn, ♦ Các kênh và phương pháp truyền thông, ♦ Phát triển tài liệu cho các nhóm mục tiêu, ♦ Thử nghiệm, và m, và ♦ Làm việc với mạng lưới công tác. ♦ Làm việc với mạng lưới công tác.

51

Page 53: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

52

Page 54: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

Phụ lục 1. Lời khuyên để tổ chức tốt một buổi họp Dưới đây là một danh sách các nội dung chính cần quan tâm để bạn có thể tổ chức tốt một buổi họp về GDNCBM:

531. Phát trước cho đại biểu lịch chương trình và đề nghị họ góp ý kiến. 2. Đảm bảo các đại biểu biết rõ về cuọc họp trước đó, đưa ra các thông tin chính xác về thời gian và địa điểm. 3. Trung tâm HĐBM có thể cân nhắc trả chi phí tổ chức một cách tiết kiệm. 4. Nói rõ mục tiêu của cuộc họp và hình thức cuộc họp. Nếu có nhiều thông tin trong khi có rất ít thời gian thì nên có một lịch làm việc chi tiết. Nếu chỉ có một nhóm nhỏ các đại biểu và cuọc họp bàn về xây dựng ý kiến và lập kế hoạch, thì bạn có thể chọn tổ chức cuộc họp mang tính phổ thông hơn. Hãy linh hoạt: bạn có thể đi đến nửa chừùng cuộc họp mới nhận ra là mình cần phải thích ứng với hình thức cuộc họp. 5. Hãy lập ra nguyêntắc của buổi họp nếu cần thiết. Một số cá nhân có thể chưa quen với việc đi họp. Giải thích cho họ về vai trò của chủ toạ, và nhu cầu đặt ra các câu hỏi hay nhận xét thông qua chủ toạ. Yêu cầu mọi người đến đúng giờ và tắt máy điện thoại đi động. 6. Bắt đầu buổi họp đúng giờ, ngay cả khi một số đại biểu đến muộn. Điều này giúp họ quen với việc đi đúng giờ. Bạn cũng đảm bảo mình kết thúc buổi họp đúng thời gian. Bạn có thể có những thảo luận chính thức trước hay sau buổi họp. 7. Một số đại biểu cần có sự quản lý nghiêm. Nó là tập quán nhưng hãy nghiêm khắc với những người muốn độc chiếm diễn đàn: những đại buổi khác sẽ tôn trọng điều đó. Có thể có một số cá nhân có tính cách khó chịu có thể đi lạc đề hay nói quá dài. Bên cạnh đó, hãy để ý những người rất muốn nói nhưng không có cơ hội. Phụ nữ có bị bỏ rơi không? Nếu có, hãy nói tên đại biểu nữ đó và mời họ đóng góp ý kiến trực tiếp. Hãy chú ý về khía cạnh văn hoá. Ở một số nền văn hoá, có thể sẽ rất thô lỗ nếu ngắt lời họ, và cũng làm cho đại biểu khác

Page 55: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

cảm thấy khó khăn để tham gia vì có nhiều người cùng nói một lúc. 8. Nếu sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ trong cuộc họp, cần thiết phải có những

phiên dịch hiệu quả, và có lịch họp và biên bản cuọc họp dịch sang tất cả các ngôn ngữ liên quan. Nếu mọi người đồng ý chỉ sử dụng một ngôn ngữ, hãy đảm bảo là mọi người đều nói rõ ràng, từ tốn nếu đây là ngôn ngữ thứ hai với một số người.

9. Cần chỉ định một người làm công tác ghi biên bản. Đảm bảo là họ hiểu được yêu cầu. Phát biên bản cuộc họp sơm sau cuộc họp. Cố gắng ghi biên bản ngắn gọn, ghi chép các quyết định và hành động. Vào buổi họp tiếp theo, đề nghị mọi người thông qua văn bản đó, và kiểm tra những điểm đã được thống nhất hành động. Biên bản nên bao gồm đầy đủ tên của những người tham gia.

10. Sẽ có ích nếu phát danh sách liên hệ của các đại biểu, đặc biệt là lúc bắt đầu chương trình, trong k hi các đại biểu bắt đầu làm quen với nhau. Hãy phát một danh sách và bảo mọi người điền tên, chức danh, tổ chức số điện thoại và/hoặc địa chỉ thư điện tử (email). Hãy phát cho các đại biểu các bản sao hay gửi qua email cho họ.

54

Page 56: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

P

hụ lục

Phụ lục 2. Hội thảo Tầm quan trọng của hội thảo trong GDNCBM được giải thích ở phần 4.2. Hội thảo có lẽ là một công cụ hiệu quả của điều phối GDNCBM và có thể sử dụng cho các nội dung sau: tập huấn và phát triển, xây dựng chiến lược, tiêu chuẩn, giáo trình, lập kế hoạch đánh giá nhu cầu, phân tích dữ liệu đánh giá nhu cầu, phát triển chương trình truyền thông đại chúng và tài liệu. Tuy nhiên, mặc dù GDNCBM nên có sự tham gia của ọi điều biểu nhưng trong một số trường hợp khẩn cấp, sự tham khảo thảo luận có thể làm chậm công việc.

ch đánh giá nhu cầu, phân tích dữ liệu đánh giá nhu cầu, phát triển chương trình truyền thông đại chúng và tài liệu. Tuy nhiên, mặc dù GDNCBM nên có sự tham gia của ọi điều biểu nhưng trong một số trường hợp khẩn cấp, sự tham khảo thảo luận có thể làm chậm công việc.

55

Ghi chép dưới đây không phải là hướng dẫn chi tiết cho một hộ thảo. Nó nhằm cungcấp cho Trung tâm HĐBM tổng quan về những gì cần quan tâm khi lập kế hoạch hội thảo. Người chủ trì nên có kinh nghiệm tổ chức hội thảo, và có rất nhiều các hướng dẫn có sẵn, trong đó có cả các chuyên đề dành cho các tổ chức phát triển. Một số được cung cấp ở phần phụ lục.

Ghi chép dưới đây không phải là hướng dẫn chi tiết cho một hộ thảo. Nó nhằm cungcấp cho Trung tâm HĐBM tổng quan về những gì cần quan tâm khi lập kế hoạch hội thảo. Người chủ trì nên có kinh nghiệm tổ chức hội thảo, và có rất nhiều các hướng dẫn có sẵn, trong đó có cả các chuyên đề dành cho các tổ chức phát triển. Một số được cung cấp ở phần phụ lục. Một giá trị đặc trưng của hội thảo là nó làm tăng sự làm chủ cả các quyết định. Nếu một nhóm có sự nghiên cứu chung một vấn đề và cùng tìm ra hướng giải quyết, họ có khả năng nhiều hơn trong việc cộng tác thực hiện kế hoạch hành động nếu chính quyền yêu cầu hay một bên thứ ba đề nghị họ hợp tác với nhau. Một giá trị quan trọng khác của hội thảo là họ giúp các chủ thể GDNCBM biết đến nhau và điều này góp phần tạo ra mối quan hệ hợp tác sau này.

Một giá trị đặc trưng của hội thảo là nó làm tăng sự làm chủ cả các quyết định. Nếu một nhóm có sự nghiên cứu chung một vấn đề và cùng tìm ra hướng giải quyết, họ có khả năng nhiều hơn trong việc cộng tác thực hiện kế hoạch hành động nếu chính quyền yêu cầu hay một bên thứ ba đề nghị họ hợp tác với nhau. Một giá trị quan trọng khác của hội thảo là họ giúp các chủ thể GDNCBM biết đến nhau và điều này góp phần tạo ra mối quan hệ hợp tác sau này.

Lập kế hoạch hội thảo Lập kế hoạch hội thảo Lập kế hoạch và chuẩn bị cần gấp đôi thời gian của chính bản thân hội thảo. các nội dung sau cần cân nhắc: Lập kế hoạch và chuẩn bị cần gấp đôi thời gian của chính bản thân hội thảo. các nội dung sau cần cân nhắc:

♦ Ai có trách nhiệm tổng thể về hội thảo? ♦ Ai có trách nhiệm tổng thể về hội thảo? ♦ Hội thảo nên kéo dài bao lâu? ♦ Hội thảo nên kéo dài bao lâu? ♦ Hội thảo sẽ tổ chức ở đâu? Có nên tổ chức ở Trung tâm HĐBM hay ở chỗ khác?

Trên thực địa sẽ rẻ hơn và người tổ chức sẽ kiểm soát các phương tiện tốt hơn. Tuy nhiên, các địa điểm xa hiện trường sẽ giúp các đại biểu không bị phân tán bởi các công việc hàng ngày và tạo điều kiện cho họ tập trung vào công việc chuyên môn.

♦ Hội thảo sẽ tổ chức ở đâu? Có nên tổ chức ở Trung tâm HĐBM hay ở chỗ khác? Trên thực địa sẽ rẻ hơn và người tổ chức sẽ kiểm soát các phương tiện tốt hơn. Tuy nhiên, các địa điểm xa hiện trường sẽ giúp các đại biểu không bị phân tán bởi các công việc hàng ngày và tạo điều kiện cho họ tập trung vào công việc chuyên môn.

Page 57: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

♦ Ai sẽ được mời? Tổ chức nào là quan trọng nhất? Mếu có thể, kiểm tra các đại diện thích hợp của các tổ chức được mời đến dự. Thật không may là đôi khi cơ hội thăm quan một nơi lý thú, hay để nhận chứng chỉ có thể ảnh hưởng đến quyết định ai sẽ tham dự hội thảo hơn là sự phù hợp thực sự. Hãy kiểm tra xem phụ nữ, dân tộc thiểu số và nạn nhân (bao gồm cả nạn nhân bom mìn sống sót) có tham dự không và các phương tiện phục vụ hội thảo đáp ứng được nhu cầu của họ.

♦ Ai sẽ trả chi phí hội thảo, và tốn bao nhiêu tiền? Liệu các đại biểu có chịu hết hay một phần chi phí cho bản thân họ không?

♦ Giấy mời phải có ghi rõ ngày tháng, địa điểm, mục đích hội thảo, bản thảo lịch làm việc, chi phí đại biểu, các điều kiện ăn uống và nghỉ đêm và những ai sẽ tham gia. Giấy mời cũng nên nói rõ ai chịu trách nhiệm về hội thảo.

♦ Liên hệ với chính quyền địa phương. 56

♦ Ai sẽ dẫn chương trình hội thảo? Có người đó đến từ bên ngoài không và họ có phải là chuyên gia về hành động bom mìn không (điều này là không nhất thiết), hay liệu người đó có phải là một thành viên của một tổ chức tham gia hay không? Liệu ngưới đó có tham gia tập huấn nếu họ là chuyên gia về GDNCBM?

♦ Hội thảo sẽ sử dụng ngôn ngữ nào? Liệu người dẫn chương trình có nói ngôn ngữ địa phương không? Nếu không, liệu bạn có thể có phiên dịch đuổi không?

♦ Hãy kiểm tra kỹ nguồn kinh phí dù điều này nghe có vẻ đã quá rõ ràng, kiểm tra phòng ốc, đại biểu đã nhận được giấy mời, các phương tiện có đầy đủ và đồ uống, ăn, nơi ở đã được chuẩn bị chu đáo.

Người dẫn chương trình

Một người dẫn chương trình hướng dẫn các đại biểu trong suốt quy trình nhằm giúp đỡ họ đạt được mục tiêu của hội thảo (ví dụ soạn thảo được kế hoạch 5 năm). Dẫn chương trình khác với giảng dạy và quản lý, và là một kỹ năng chuyên môn đòi hỏi có học tập và kinh nghiệm. Bên cạnh người hướng dẫn chương trình nên có người tổ chức hội thảo để đảm nhận trách nhiệm về tất cả các công việc tổ chức: đảm bảo cung cấp ăn uống, phòng tập huấn, các dụng cụ trang bị, tài chính và giải quyết các vấn đề xảy ra trong khi hội thảo. Người dẫn chương trình nên nói rõ về mục đích hội thảo. Họ nên quyết định phương pháp để hội thảo đạt được mục tiêu của nó. Hội thảo tốt nhất cung cấp cho các đại biểu cơ hội để phát biểu ý kiến và kế hoạch của họ thay vì cho các bài diễn văn dài dòng. Người dẫn chương trình cũng nên tìm hiểu kỹ về chủ đề hội thảo. Nếu họ đến từ quốc gia khác thì nên tìm hiểu về bối cảnh của vấn đề bom mìn ở đó (đến mức độ nhiều nhất có thể), cũng như tìm hiểu về các đại biểu từ trước. Người dân chương trình có thể chọn đặt ra bài thực tập cho các đại biểu trước hội thảo. Điều này sẽ tiết kiện được thời gian hội thảo. Ví dụ, họ có thể được yêu cầu đọc một bản sao các tiêu chuẩn để đẩy nhanh tiến độ thảo luận. Có thể đề nghị họ chuẩn bị trước bài trình bày dài khoảng 5 phút về một khía cạnh nào đó của tổ chức họ. Hãy nhớ là có rất nhiều đại biểu vẫn có thể đến hội thảo mà không chuẩn bị gì cả.

Page 58: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

P

hụ lục

Bố trí phòng họp Các lựa chọn bố trí phòng rất đa dạng. Nhìn chung, nó tuỳ thuộc vào kích thước phòng, số lượng đại biểu và số bàn ghế có được. Tuy nhiên, có một số gợi ý như sau: Đối với nhóm dưới 16 người, nên sắp bàn hình chữ U là tốt nhất. Nó khuyến khích các đại biểu cảm thấy có cơ hội tham gia bình đẳng và cho phép người dẫn chương trình quan sát được từng người. Đối với nhóm từ 15 đến 30 người, cố gắng sắp xếp một số lượng bàn nhỏ vởi khoảng nửa tá đại biểu ngồi mỗi bàn. Cách sắp xếp này đôi khi được gọi là bố trí phòng hội nghị và đặc biệt phù hợp với các nhóm nhỏ được giao làm các bài tập nhóm. Bắt đầu hội thảo

♦ Giới thiệu người chủ trì hội thảo và ban tổ chức. ♦ Giám đốc Trung tâm HĐBM có thể phát biểu khai mạc ngắn gọn, dù cho điều

này là có thể khó!). ♦ Giải thích về mục đích và nội dung hội thảo. ♦ Lên lịch thời gian hội thảo. Nói rõ thời gian kết thúc. ♦ Chỉ dẫn kỹ nơi có nhà vệ sinh và nơi uống cà phê.

57♦ Nói qua về chủ đề hội thảo. o. ♦ Nêu quy định hội thảo như mọi người có thể nói và tranh luận với người khác

nhưng phải tôn trọng quan điểm của họ, không mở điện thoại di động, giữ đúng thời gian.

♦ Nêu quy định hội thảo như mọi người có thể nói và tranh luận với người khác nhưng phải tôn trọng quan điểm của họ, không mở điện thoại di động, giữ đúng thời gian.

♦ Giới thiệu người dẫn chương trình. ♦ Giới thiệu người dẫn chương trình.

Cách tiến hành Cách tiến hành Có nhiều hình thức để hỗ trợ sự tham gia: Có nhiều hình thức để hỗ trợ sự tham gia: Làm việc theo nhóm. Điều này cho phép người tham gia có nhiều “không gian” hơn (dù họ thường nên ở trong cùng một phòng họp để hạn chế thời gian chết). Cũng nên cho phép các nhóm giải quyết các chủ đề song song với nhau.

Làm việc theo nhóm. Điều này cho phép người tham gia có nhiều “không gian” hơn (dù họ thường nên ở trong cùng một phòng họp để hạn chế thời gian chết). Cũng nên cho phép các nhóm giải quyết các chủ đề song song với nhau. Làm việc từng cặp: Tạo cơ hội nói chuyện nhưng có thểóít người chia sẻ ý kiến hơn. Làm việc từng cặp: Tạo cơ hội nói chuyện nhưng có thểóít người chia sẻ ý kiến hơn. Đóng kịch. Nên cẩn thận với phương pháp này vì một số người không thích tham gia đóng kịch. Tuy nhiên chúng có thể hữu ích trong một tập huấn hay hội thảo phát triển để dạy kỹ năng mới hoặc giúp các đại biểu hiểu các quan điểm khác nhau.

Đóng kịch. Nên cẩn thận với phương pháp này vì một số người không thích tham gia đóng kịch. Tuy nhiên chúng có thể hữu ích trong một tập huấn hay hội thảo phát triển để dạy kỹ năng mới hoặc giúp các đại biểu hiểu các quan điểm khác nhau. Nắm giữ thông tin Nắm giữ thông tin Nắm giữ các thông tin trong hội thảo là rất cần thiết. ghi lại những quyết định và kế hoạch hoạt động. Một hay nhiều người có thể làm công tác thư ký, ghi nhặt thông tin, hoặc là ghi chép hoặc là thực hiện trực tiếp vào máy tính xách tay.

Nắm giữ các thông tin trong hội thảo là rất cần thiết. ghi lại những quyết định và kế hoạch hoạt động. Một hay nhiều người có thể làm công tác thư ký, ghi nhặt thông tin, hoặc là ghi chép hoặc là thực hiện trực tiếp vào máy tính xách tay. Các nhóm có thể ghi chép những phản hồi trên giấy cứng hay làm bài trình bày Powerpoint. Người dân chương trình có thể thu thập lại những tài liệu này vào cuối hội thảo.

Các nhóm có thể ghi chép những phản hồi trên giấy cứng hay làm bài trình bày Powerpoint. Người dân chương trình có thể thu thập lại những tài liệu này vào cuối hội thảo.

Page 59: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 10 — Điều phối

Hoặc người dẫn chương trình (hay thư ký) ghi lại thông tin,khi có ý kiến hay khi được cả nhóm đồng ý,vào giấy hay trên phần mềm PowerPoint.

Các công cụ tổ chức hội thảo Sau đây là một số công cụ có thể sử dụng cho hội thảo. Hãy xem danh mục các tài liệu tham khảo trong phần phụ lục tham khảo để có them chi tiết về cách sử dụng:

Lập kế hoạch chiến lược Biểu đồ SWOT (viết tắt tiếng Anh của Điểm mạnh, điểm Yếu, Cơ hội và Thách thức.đối với một tổ chức. Biểu đồ PEST. Phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài chương trình GDNCBM: Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Công nghệ. Cửa sổ chẩn đoán (Diagnostic window). Xem xét điều gì tốt và xấu của một tình hình, và cân nhắc khía cạnh nào có thể và không thể thay đổi. Nó giúp tập trung vào các ưu tiên hành động. Phân tích các bên tham gia. Có nhiều yếu tố liên quan nhưng tất cả giúp cho nhóm xác định được các bên tham gia khác nhau và loại hình của tổ chức. Các bên tham gia cũng có thể được phân tích nhiều hơn theo từng nhóm quyền lực và tầm quan trọng của họ.

58

Phân tích khung lôgíc (“logframe”) . Thường được sử dụng trong hoạt động lập kế hoạch (xem Hướng dẫn 3: Lập kế hoạch). Một khung phân tích logic thường có một ma trận 4 x 4 hàng để trình bày các cột mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, đầu ra và đầu vào, và các hàng bao gồm các chỉ số, phương tiện chứng minh và các giả định trong hang ngang. Phương pháp này có thể hơi khó với người chưa có kinh nghiệm, và hình thức thực hiện khá đa dạng. Vì thế, người dẫn chương trình phải biết về phương pháp này. Một khung logic có thể được thực hiện với một chương trình hay dự án, và phát triển một khung logic trong hội thảo cho phép nhiều bên tham gia vào.

Giải quyết vấn đề Nguyên nhân và kết quả: Nhu tiêu đề đã nói, cách phân tích này tìm ra nguyên nhân và kết quả của vấn đề. Việc hiểu được nguyên nhân của vấn đề thay vì cố gắng giải quyết ngay là rất quan trọng, điều tương tự cũng xảy ra với việc hiểu kết quả. Một biến thể của phương pháp này là cây vấn đề nhằm xem xét một vấn đề và các vấn đề chính khác liên quan. Người lại, mội câu vấn đề có thể được lật lại để thành một cây giải pháp. Tuy nhiên, các đại biểu phải kiểm tra các biện pháp có khả thi không. Phân tích thuận lợi và khó khăn: xem xét “các lực lượng hỗ trợ” và các “lực lượng cản trở”, khi một tổ chức cố gắng di chuyển từ tình hình hiện tại đến mục tiêu của họ.

Chuyển các ý kiến thành kế hoạch hành động Lập kế hoạch hành động là lúc các nhóm nghĩ về chi tiết thực hiện một ý kiến :

♦ Cần đạt được cái gì?

Page 60: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

P

hụ lục

♦ Làm thế nào để đạt được ? ♦ Cần những nguồn lực gì? ♦ Ai sẽ thực hiện? ♦ Khi nào thực hiện?

Ra quyết định Thảo luận sẽ tạo ra nhiều ý kiến nhưng mục đích của hội thảo là để xác định kế hoạch hành động để thực hiện. Công cụ ra quyết định:

♦ Thuận lợi và khó khăn; ♦ Bỏ phiếu; ♦ Ma trận phân định ưu tiên (tác động cao, tác động thấp/nỗ lực cao và thấp); ♦ Xếp hạng; ♦ Kiểm tra sự thông suốt- Bạn nghĩ gì về quyết định cuối cùng? Có cảm thấy đúng

không? Mọi người có cùng đồng ý đây là lựa chọn tốt nhất không? (Và chúng ta sẽ làm gì nếu mọi người không đồng ý?)

Giải quyết một vấn đề 59

Tất cả các loại vấn đề đều có thể xảy ra trong một hội thảo: Tất cả các loại vấn đề đều có thể xảy ra trong một hội thảo: ♦ Đại biểu nói to tiếng; ♦ Đại biểu nói to tiếng; ♦ Đại biểu trầm tính; ♦ Đại biểu trầm tính; ♦ Đại biểu có phong cách nổi loạn; ♦ Đại biểu có phong cách nổi loạn; ♦ Các hoạt động mất nhiều thơi gian hơn dự kiến; ♦ Các hoạt động mất nhiều thơi gian hơn dự kiến; ♦ Các giai đoạn trong ngày mà người ta khó tập trung được; ♦ Các giai đoạn trong ngày mà người ta khó tập trung được; ♦ Phương tiện bị hư hỏng. ♦ Phương tiện bị hư hỏng.

Hướng dẫn hội thảo cung cấp những lời khuyên có ích về việc đối phó với những vấn đề này và các thách thức khác có thể xảy ra. Hướng dẫn hội thảo cung cấp những lời khuyên có ích về việc đối phó với những vấn đề này và các thách thức khác có thể xảy ra.

Cuối buổi hội thảo Cuối buổi hội thảo ♦ Thu thập các phản hồi từ đại biểu về nhưữn gì họ thấy hữu ích và những gì

không, và làm thế nào có thể cải thiện trong lần sau; ♦ Thu thập các phản hồi từ đại biểu về nhưữn gì họ thấy hữu ích và những gì

không, và làm thế nào có thể cải thiện trong lần sau; ♦ Viết một báo cáo ngắn có sự đồng thuận cho nhà tài trợ và Cơ quan HĐBMQG;

nên bao gồm cả kết quả của những phản hồi; ♦ Viết một báo cáo ngắn có sự đồng thuận cho nhà tài trợ và Cơ quan HĐBMQG;

nên bao gồm cả kết quả của những phản hồi; ♦ Đảm bảo các đầu ra dự kiến đạt được vào thời hạn quy định, ví dụ một tài liệu,

báo cáo đấnh giá nhu cầu, tiêu chuẩn; ♦ Đảm bảo các đầu ra dự kiến đạt được vào thời hạn quy định, ví dụ một tài liệu,

báo cáo đấnh giá nhu cầu, tiêu chuẩn; ♦ Khuyến khích mạng lưới hoạt động bằng cách đưa cho các đại biểu danh sách

liên hệ; và ♦ Khuyến khích mạng lưới hoạt động bằng cách đưa cho các đại biểu danh sách

liên hệ; và ♦ Chứng chỉ tham dự - nên quyết định có trao chứng chỉ hay không (các đại biểu có

cần không?) và ai sẽ ký. ♦ Chứng chỉ tham dự - nên quyết định có trao chứng chỉ hay không (các đại biểu có

cần không?) và ai sẽ ký.

Page 61: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo

60

Page 62: Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục ... · cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo