5
TNG QUAN VHTHNG CÔNG TRÌNH THY LI (HTCTTL) VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU Bán đảo Cà Mau (BĐCM) có din tích tnhiên 1,6 triu ha chiếm 43% din tích của Đồng bng sông Cu Long bao gm thành phCần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và mt phn tnh Kiên Giang. Vi 7 tiu vùng sinh thái và 51 khu thy li BĐCM có tiềm năng to lớn vsn xut nông nghip và nuôi trng thy sn, có vai trò quan trọng đối vi sphát trin kinh tế xã hi ca cnước. Hình 1: Bản đồ vtrí Bán đảo Cà Mau (Ngun: Vin Quy hoch Thy li min Nam, 2009) Hthng công trình thy li (HTCTTL) BĐCM đã được đầu tư xây dựng khá tt, phát huy hiu qudn ngt, tiêu chua xphèn, ngăn mặn, thoát lũ, cải tạo đất, góp phn quan trng trong vic thc hin chiến lược an ninh lương thực quc gia. Tuy nhiên, các HTCTTL này chyếu là kênh rch chng cht, phn ln là kênh chìm bằng đất. Hthng kênh trc chính ln và liên quan đến nhiu tnh, huyn trong vùng, ít có công trình điều tiết nước trên kênh. Vic lấy nước và tiêu thoát nước chyếu là da vào dòng chy tnhiên ca thy triu, do vy nhn thc vvấn đề sdụng nước tiết kim và quản lý, khai thác các HTCTTL chưa được coi trng. Bên cạnh đó, đa số các HTCTTL vùng này đều phc vcho mc tiêu sn xut nông nghip là chyếu mặc dù đây là vùng trọng điểm phát trin NTTS ca cnước nhưng vn chưa có một HTCTTL riêng phc vcho mục đích này (Đặng Kim Sơn, 2010). Các vấn đề nảy sinh, cho đến nay vẫn còn chưa giải quyết được, nht là vic cấp nước chđộng cho các tiu vùng theo nhu cu ca từng đối tượng sn xut. Khó khăn không chỉ do đối tượng sn xuất đa dạng, mà còn do hthng thy li còn nhiu bt cập, dưới mc yêu cầu (Tăng Đức Thng, 2011). Vic xây dng các công trình đê bao và hệ thng cng ca các tiu dán đã làm gim din tích khai thác cá, ảnh hưởng đến sdi cư của các loài cá tnhiên và gim khnăng khai thác cá trong vùng kiểm soát lũ đã tác động trc tiếp đến sinh kế ca cộng đồng khai thác thy sn địa phương. TÓM TT CHÍNH SÁCH QUN LÝ HTHNG CÔNG TRÌNH THY LI VÀ SINH KCỘNG ĐỒNG KHAI THÁC THY SN VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU

TÓM TẮT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÔNG …Brief-Mai+Viet... · triệu ha chiếm 43% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm thành phố Cần

  • Upload
    dangtu

  • View
    214

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (HTCTTL) VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU Bán đảo Cà Mau (BĐCM) có diện tích tự nhiên 1,6

triệu ha chiếm 43% diện tích của Đồng bằng sông Cửu

Long bao gồm thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh Kiên

Giang. Với 7 tiểu vùng sinh thái và 51 khu thủy lợi

BĐCM có tiềm năng to lớn về sản xuất nông nghiệp và

nuôi trồng thủy sản, có vai trò quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

Hình 1: Bản đồ vị trí Bán đảo Cà Mau

(Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2009)

Hệ thống công trình thủy lợi (HTCTTL) ở BĐCM đã

được đầu tư xây dựng khá tốt, phát huy hiệu quả dẫn

ngọt, tiêu chua xả phèn, ngăn mặn, thoát lũ, cải tạo đất,

góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược

an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, các HTCTTL

này chủ yếu là kênh rạch chằng chịt, phần lớn là kênh

chìm bằng đất. Hệ thống kênh trục chính lớn và liên

quan đến nhiều tỉnh, huyện trong vùng, ít có công trình

điều tiết nước trên kênh. Việc lấy nước và tiêu thoát

nước chủ yếu là dựa vào dòng chảy tự nhiên của thủy

triều, do vậy nhận thức về vấn đề sử dụng nước tiết

kiệm và quản lý, khai thác các HTCTTL chưa được

coi trọng. Bên cạnh đó, đa số các HTCTTL ở vùng này

đều phục vụ cho mục tiêu sản xuất nông nghiệp là chủ

yếu mặc dù đây là vùng trọng điểm phát triển NTTS

của cả nước nhưng vẫn chưa có một HTCTTL riêng

phục vụ cho mục đích này (Đặng Kim Sơn, 2010). Các

vấn đề nảy sinh, cho đến nay vẫn còn chưa giải quyết

được, nhất là việc cấp nước chủ động cho các tiểu

vùng theo nhu cầu của từng đối tượng sản xuất. Khó

khăn không chỉ do đối tượng sản xuất đa dạng, mà còn

do hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập, dưới mức yêu

cầu (Tăng Đức Thắng, 2011). Việc xây dựng các công

trình đê bao và hệ thống cống của các tiểu dự án đã

làm giảm diện tích khai thác cá, ảnh hưởng đến sự di

cư của các loài cá tự nhiên và giảm khả năng khai thác

cá trong vùng kiểm soát lũ đã tác động trực tiếp đến

sinh kế của cộng đồng khai thác thủy sản ở địa

phương.

TÓM TẮT CHÍNH SÁCH

QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ SINH KẾ

CỘNG ĐỒNG KHAI THÁC THỦY SẢN VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU

CÁCH TIẾP CẬN TRONG QUẢN LÝ HTCTTL VÀ TÀI NGUYÊN THỦY SẢN VÙNG BĐCM

Quy hoạch quản lý HTCTTL BĐCM dựa trên quy

hoạch phát triển của toàn ĐBSCL, của phát triển đơn

ngành và đa ngành, phát triển của từng địa phương và

mối tổng hoà chung. Dựa trên nền tảng phát triển đa

mục tiêu, phát triển toàn diện trên cơ sở phát huy thế

mạnh về nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, diêm

nghiệp ở từng vùng cụ thể, đồng thời chú trọng bảo vệ

môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Quy

hoạch phát triển thủy lợi ở BĐCM nhưng phải xem xét

đến phát triển tài nguyên nước các vùng lân cận kể cả

ở thượng lưu. Kết hợp hài hòa giữa các giải pháp công

trình và phi công trình, đặc biệt chú ý các giải pháp phi

công trình. Các phương án quy hoạch phát triển thủy

lợi tuy đã được xem xét kỹ nhưng phải luôn là những

phương án “mở”, mềm dẻo để trong tương lai vẫn có

thể điều chỉnh, thay đổi khi cần thiết.

Quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài

nguyên thủy sản nói riêng trên cơ sở cộng đồng là một

phương pháp tiếp cận thích hợp trong khi tăng cường

hợp tác là một đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn sản xuất

nông lâm ngư của toàn vùng. Nguồn lợi thủy sản và tài

nguyên nước đã được coi là dạng tài nguyên thiên

nhiên cần được sử dụng và quản lý một cách khôn

khéo trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông

nghiệp, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.

Đồng quản lý nguồn lợi thủy sản là sự chia sẻ trách

nhiệm và quyền hạn một cách có hệ thống giữa các cấp

chính quyền quản lý và những người dân địa phương

sử dụng nguồn lợi để các bên cùng nhau quản lý, sử

dụng nguồn lợi trong một sinh cảnh đảm bảo hiệu quả

và mang tính bền vững. Đồng quản lý nguồn lợi thủy

sản có thể dùng làm một cơ chế để vừa quản lý nghề

cá vừa phát triển kinh tế cho cộng đồng thông qua việc

khuyến khích ngư dân và cộng đồng địa phương tham

gia tích cực vào giải quyết các khó khăn và đưa ra

những kiến nghị, điều chỉnh hợp lý và kịp thời.

KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ HTCTTL VÀ TÀI NGUYÊN THỦY SẢN Ở BĐCM

Toàn bộ HTCTTL vùng BĐCM đều được quy

hoạch và thiết kế để phục vụ phát triển nông nghiệp

(sản xuất lúa), do vậy khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất

sang nuôi trồng thủy sản thì năng lực cấp, thoát nước,

dẫn mặn, tiêu úng, rửa phèn của các kênh mương,

cống đã bộc lộ nhiều hạn chế do kích thước, khẩu độ

cống chưa thích hợp, nhiều cống chỉ được thiết kế một

chiều (tiêu nước) nên không phù hợp khi dẫn nước

mặn phục vụ NTTS (tiêu và thoát nước).

Các HTCTTL liên tỉnh chưa khép kín, thiếu

đồng bộ, chưa có qui trình và cơ chế vận hành rõ ràng,

hoạt động điều tiết nước còn mang tính địa phương,

thiếu sự phối hợp liên tỉnh nên xảy ra xung đột cục bộ

lợi ích giữa các địa phương trong việc sử dụng nước để

phục vụ sản xuất.

HTCTTL còn hạn chế giao thông thủy đặc biệt

tại các vùng được kiểm soát lũ cả năm và các công

trình kiểm soát mặn. Thay đổi tập quán sinh sống,

canh tác của người dân tại một số khu vực.

Các tổ chức hợp tác khai thác sử dụng nước ở

một số địa phương còn mang tính tự phát, chưa phát

huy được vai trò của cộng đồng tham gia công tác

quản lý khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi.

Nhận thức của cộng đồng còn thấp về giá trị

của tài nguyên nước và lợi ích trực tiếp của HTCTTL

nên trong thực tế người dân không chi trả hoặc rất khó

thuyết phục chi trả thủy lợi phí cho việc quản lý vận

hành hệ thống công trình thủy lợi

HTCTTL đã làm thay đổi, phức tạp thêm chế

độ dòng chảy và lũ, vì vậy có thể gây nên các diễn

biến xấu về bồi lắng, xói lở cục bộ ở một số khu vực.

Làm giảm tác dụng của lũ trong việc bồi đắp phù sa và

vệ sinh đồng ruộng ở những vùng kiểm soát lũ cả năm.

HTCTTL đã làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn

nước từ các loại chất thải, dư lượng thuốc và hóa chất

nông nghiệp, tăng độ chua phèn ảnh hưởng đến môi

trường đất, nước ở các vùng được kiểm soát lũ cả năm,

ảnh hưởng đến đời sống của các loài thủy sinh, làm

suy giảm đa dạng sinh học một số loài động vật quý

hiếm ở địa phương.

HTCTTL và hệ thống đê bao chống lũ, ngăn

mặn đã chia cắt hệ sinh thái và hình thành những rào

chắn ngăn cản sự di cư của các loài cá, tôm gây ra hậu

quả suy giảm nguồn lợi thủy sản (đặc biệt là các loài

cá trắng). Khi đó, cộng đồng (đặc biệt là hộ nghèo

chuyên sống bằng nghề khai thác cá) có xu hướng sẽ

kéo dài thời gian khai thác để bù đắp sản lượng, hoặc

mua thêm nhiều ngư cụ, hoặc sẵn sàng sử dụng các

hình thức khai thác hủy diệt (xung điện, hóa chất, ngư

cụ có kích thước mắc lưới nhỏ) để bù đắp sản lượng.

Điều đó đã gây áp lực rất lớn lên nguồn lợi thủy sản tự

nhiên.

HTCTTL đã làm mất một diện tích khá lớn đất

đai canh tác cũng như một số diện tích cây trồng hàng

năm, lâu năm của người dân, một số lớn các hộ gia

đình phải di dời chỗ ở. Chi phí đền bù giải toả lớn.

Một bộ phận khác giảm hoặc mất nguồn sinh kế, tạo

nên sự bất bình đẳng trong việc hưởng lợi từ dự án.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HTCTTL VÀ TÀI NGUYÊN THỦY SẢN ĐỂ ỔN

ĐỊNH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG

1. Quản lý khai thác HTCTTL

Kiện toàn, củng cố tổ chức, hoạt động của các

đơn vị quản lý khai thác HTCTTL ở các địa phương và

đẩy mạnh phân cấp quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu

quả như: i). Doanh nghiệp nhà nước quản lý khai thác

các công trình thủy lợi (CTTL) có quy mô lớn, kỹ

thuật phức tạp; ii). Cổ phần hóa quản lý khai thác các

CTTL quy mô vừa; iii) Giao cho các tổ chức hợp tác

dùng nước ở địa phương (xã hoặc liên xã) quản lý khai

thác các CTTL nhỏ, kỹ thuật ít phức tạp.

Tất cả các tỉnh cần thành lập công ty khai thác

CTTL theo quy định của nghị định số 180/2004/NĐ-

CP ngày 28/10/2004 của Chính phủ. Hội đồng quản lý

HTCTTL liên tỉnh cần nhanh chóng hoàn thiện quy

trình vận hành, quy chế hoạt động để phát huy hiệu

quả của toàn hệ thống.

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các HTCTTL liên

tỉnh, đặc việt là HTCTTL phân ranh mặn, ngọt để phục

vụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản theo hướng đa

dạng cây trồng và vật nuôi, đảm bảo ổn định sinh kế

của cộng đồng.

Cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng

trong xây dựng kế hoạch khai thác, phương án bảo vệ

công trình và giám sát các hoạt động của các tổ chức,

cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước.

2. Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Quy định c ụ t h ể loại nghề, loại ngư cụ và

mùa vụ khai thác thủy sản trên sông rạch và nội

đồng một cách toàn diện. Khuyến khích c ộng

đồng ch ọn các nghề khai thác có t í nh chọn lọc

(lưới rê, câu, chài rê, chài quăng có kích thước mắt

lưới phù hợp với kích cỡ cá khai thác, hạn chế sử

dụng ngư cụ khai thác không chọn lọc (đăng mé, đáy,

cào, lưới rùng, lưới kéo nội đồng, kéo côn) và những

ngư cụ khai thác bị động (chà, vó, nò, lờ, lợp, dớn).

Tăng cường có hiệu quả biện pháp kiểm tra, phát hiện

và xử lý vi phạm việc khai thác bằng các ngư cụ có

tính hủy diệt (dùng chất độc, chất nổ, xiệc điện).

Các cơ quan chức năng cần hướng dẫn, s ắp

xếp việc làm và chuyển đổi nghề cho những nghề

cấm hoặc hạn chế khai thác nhằm giúp ngư dân ổn

định cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề.

Tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên bằng cách

định kỳ hàng năm thả bổ sung các đối tượng thủy sản

bản địa vào các thủy vực tự nhiên như: cá mè vinh,

cá chép, cá ét mọi, cá hô, cá tra, cá chạch lấu, tôm

càng xanh, tôm sú, tôm thẻ…

Thiết lập các khu vực bảo tồn các loài thủy sản

bản địa, các loài nguy cấp hoặc có nguy cơ nguy cấp ở

mỗi vùng sinh thái.

3. Tăng cường nuôi trồng thủy sản để giảm áp lực

khai thác

Ở hệ sinh thái nước ngọt, cần đầu tư phát triển

các mô hình nuôi thủy sản qui mô nhỏ phù hợp năng

lực của nông hộ nhằm để bổ sung nguồn thực phẩm

thủy sản cho nông hộ; cải thiện thu nhập; tạo việc làm

cho cộng đồng. Các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế

cao có thể được chọn để nuôi trồng tăng năng suất như

cá bống tượng, cá chạch lấu, cá chạch bùn, cá trê vàng,

cá lóc, cá thát lát, ếch, lươn, cá chình, cá rô phi, tôm

càng xanh,….

Ở hệ sinh thái nước lợ, nên phát triển các mô

hình nuôi luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ tôm (tôm sú, tôm

thẻ chân trắng), mô hình xen canh cua, tôm vào mùa

khô; mô hình trồng năn bộp kết hợp nuôi cá tự nhiên

trên đất ruộng vào mùa mưa; mô hình nuôi rắn ri voi;

sử dụng nước ao nuôi cá rô phi, cá kèo, cá măng, sò

huyết để nuôi tôm bán thâm canh; ngoài ra một số mô

hình nuôi baba, cá sấu, ếch thái lan và cá lóc trên bể

lót bạt cũng có thể được chọn để phát triển kinh tế hộ.

Cần phân vùng sản xuất rõ ràng, thiết lập các

dự án đầu tư đê bao khép kín cho các vùng trồng lúa

ổn định, vùng luân canh tôm-lúa và vùng chuyên nuôi

trồng thủy sản quanh năm. Phối hợp vận hành hợp lý

các HTCTTL, chủ động điều tiết nước phục vụ các mô

hình sản xuất đạt hiệu quả, từng bước tiến tới xây dựng

thương hiệu sản phẩm sinh thái, ổn định và bền vững.

Đối với hộ nông dân, ngư dân, cần tham gia

nhiều hơn nữa các lớp tập huấn kỹ thuật, các cuộc hội

thảo đầu bờ và tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật,

các mô hình sản xuất có hiệu quả vào điều kiện gia

đình góp phần tăng thu nhập. Từng bước liên kết sản

xuất để giảm giá thành sản phẩm và sản lượng hàng

hóa tập trung, để thuận lợi trong việc thu hoạch và bao

tiêu sản phẩm.

4. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong

quản lý, sử dụng tài nguyên nước và thủy sản

Chìa khóa của việc cải thiện đầu ra cho

nghề cá chính là thúc đẩy đối thoại và tư vấn hiệu

quả giữa các ngành liên quan đến quản lý nước, từ

đó hiểu được tầm quan trọng của nghề cá, chú ý đến

tính sinh học của một số loài cá quan trọng để cải

thiện công tác quản lý cũng như giảm thiểu tác động

tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản do các hoạt động của

con người gây ra.

Cần có sự phối hợp, liên kết, tham gia quản lý

hay đồng quản lý tài nguyên nước và tài nguyên thủy

sản giữa cộng đồng, chính quyền, các tổ chức phi

chính phủ, viện, trường và các bên có liên

quan…nhằm đảm bảo tính dân chủ trong việc chia sẻ

quyền hạn, trách nhiệm và ra quyết định đối với việc

quản lý tài nguyên ở địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý

thức bảo vệ và phát triển NLTS trong cộng đồng nhằm

quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển NLTS một

cách hiệu quả. Chú trọng công tác đào tạo nâng

cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cộng

đồng, xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ

cộng đồng đặc biệt là nhóm người nghèo dễ bị

tỗn thương có điều kiện để chuyển đổi nghề ổn

định khi nguồn lợi thủy sản tự nhiên suy giảm.

5. Ổn định sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản

Đa dạng hóa nghề nghiệp và nguồn thu nhập là

chiến lược sinh kế phổ biến ở các tiểu vùng dự án thủy

lợi. Đó là cách thức chống đỡ rủi ro cao trong hoạt

động sản xuất và gia tăng thu nhập của nông hộ bằng

cách làm nghề phụ: buôn bán, dịch vụ, phụ hồ, chạy

honda ôm, làm thuê mướn nông nghiệp, khai thác thủy

sản, nuôi trồng thủy sản hoặc các công ty, nhà máy chế

biến thủy sản, các khu công nghiệp tập trung trong và

ngoài địa phương.

Trình độ học vấn của hộ KTTS trong vùng

được khảo sát là khá thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến

việc đào tạo và tập huấn những kỹ thuật và công nghệ

mới phục vụ sản xuất hay chuyển đổi nghề mới thay

thế cho nghề đã mất do tác động của HTCTTL làm

nguồn lợi thủy sản suy giảm. Đây là một đặc điểm cần

được lưu ý khi thiết kế các chương trình đào tạo hay

tập huấn cho các đối tượng bị ảnh hưởng, sao cho phù

hợp với trình độ của nông hộ.

Phụ nữ ở vùng BĐCM nói chung có tỷ lệ tham

gia lao động thấp hơn các vùng khác trong cả nước.

Phát triển HTCTTL và giao thông nông thôn sẽ tạo ra

cơ hội để tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng

nghề thủy sản, tạo thêm nhiều cơ hội phát triển các

ngành nghề phi nông nghiệp, tăng nhu cầu lao động ở

địa phương, phù hợp với năng lực của phụ nữ, góp

phần cải thiện thu nhập của nông hộ.

CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH

Cần thay đổi cách tiếp cận trong việc quy

hoạch chuyển đổi sản xuất nông nghiệp ở vùng

BĐCM. Nguồn nước lợ mặn không nên bị xem là hạn

chế mà nên được đánh giá như là một tài nguyên, vấn

đề là khai thác tài nguyên này như thế nào cho đúng

với tiềm năng sẵn có của nó. Quan điểm ngọt hoá

không còn độc tôn bất di bất dịch trong công tác thủy

lợi, mà phải nên cân nhắc, phân định rõ ràng ranh giới

mặn, ngọt từ đó phân vùng sản xuất thích hợp ở từng

địa phương để phát triển kinh tế xã hội.

Cần điều chỉnh, bổ sung kịp thời để sớm hoàn

chỉnh HTCTTL ở BĐCM, xây dựng quy chế quản lý

vận hành hệ thống để đáp ứng các yêu cầu của sản

xuất, góp phần đưa BĐCM trở thành một vùng kinh tế

ổn định, thịnh vượng, môi trường sinh thái đa dạng,

bền vững.

Cần thay đổi chính sách thu thủy lợi phí bằng

chính sách giá sử dụng tài nguyên nước được xác định

cụ thể và hợp lý đối với từng ngành, từng đối tượng sử

dụng và theo quy mô từng loại công trình thủy lợi.

Cần sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn mới

để thiết kế hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng

thủy sản đặc biệt ở các vùng sinh thái nước lợ, mặn

thuộc BĐCM.

Cần có chính sách hỗ trợ tài chính phát triển

cộng đồng và xây dựng các mô hình đồng quản lý tài

nguyên nước, tài nguyên thủy sản theo hướng tiếp cận

sinh thái, phát triển bền vững. Khuyến khích các hoạt

động sản xuất giống nhân tạo các loài thủy sản bản địa

phục vụ công tác tái tạo nguồn lợi tự nhiên đang ngày

càng suy giảm.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Các nội dung nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Khoa Thủy Sản, trường Đại Học

Cần Thơ (CTU) do tiến sĩ Mai Viết Văn làm chủ nhiệm đề tài với sự hỗ trợ tài chính của Trung tâm Bảo

tồn và Phát triển Tài nguyên Nước, Hà Nội (WARECOD) theo các điều khoản của Thỏa thuận Hợp tác

Nghiên cứu số 02/01/ WARECOD ngày 30/01/2015. Các quan điểm trình bày trong nghiên cứu này là của

nhóm tác giả CTU, không phản ánh quan điểm của WARECOD.

BẢN QUYỀN:

Tiến sĩ Mai Viết Văn,

Chức vụ: Giảng viên, Mã số cán bộ: 2082

Đơn vị: Khoa Thủy Sản-Trường Đại học Cần Thơ

Địa chỉ: Khu 2, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

Tel: 07103 834307; Email: [email protected]

Tranh chấp mặn -ngọt để trồng lúa và nuôi tôm

CTTL gây ô nhiễm cục bộ, tăng độ chua phèn

ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Cống ngăn mặn gây sa bồi cản trở dòng chảy của sông

Khai thác hủy diệt gây suy giảm NLTS