57
UBND THÀNH PHỐ HỘI AN PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN Số: 43 /BC- VHTT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hội An, ngày 17 tháng 5 năm 2016 TỔNG HỢP Thông tin Hội An trên báo chí từ ngày 5/5 đến ngày 16/5/2016 Từ ngày 05/5 đến ngày 16/5/2016 các báo đã có hơn 50 tin bài viết về Hội An, được Ban Biên tập đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố Hội An – Website www.hoian.gov.vn (mục Hội An qua báo chí), sau đây là một số tin, bài nổi bật: 1. TIN TỨC NỔI BẬT: * Báo điện tử Vnexpress.net ngày 05/5/2016 đăng tin “Cù Lao Chàm chính thức có điện 24/24 giờ”: Cù Lao Chàm vừa chính thức được cấp điện sử dụng 24/24 giờ bằng nguồn máy phát diesel, trong khi công trình đưa lưới điện quốc gia ra đảo bằng hệ thống cáp ngầm cũng sắp được hoàn thành. Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Trung và Công ty Điện lực Quảng Nam, các đơn vị liên quan đã tổ chức tiếp nhận và tích cực triển khai thi công xây dựng hơn 7,8km đường dây 22kV, 6 trạm biến áp với tổng dung lượng 900kVA, 11km đường dây 0,4kV và lắp đặt mới 490 công tơ điện tử thông minh với công nghệ đọc chỉ số từ xa (RF Spider) cho các hộ dân trên đảo. Công nghệ này giúp khách hàng và các cơ quan quản lý có thể giám sát sản lượng điện sử dụng, các thông số vận hành qua mạng internet. Cù Lao Chàm chính thức được cung cấp điện liên tục, ổn định 24/24 giờ với giá tương đương như giá bán điện tại đất liền (trước kia chỉ được cấp điện chưa đến 9 giờ/ngày và điện chỉ dùng đủ cho việc thắp sáng với chi phí rất

TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

UBND THÀNH PHỐ HỘI ANPHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

Số: 43 /BC-VHTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hội An, ngày 17 tháng 5 năm 2016

TỔNG HỢPThông tin Hội An trên báo chí từ ngày 5/5 đến ngày 16/5/2016

Từ ngày 05/5 đến ngày 16/5/2016 các báo đã có hơn 50 tin bài viết về Hội An, được Ban Biên tập đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố Hội An – Website www.hoian.gov.vn (mục Hội An qua báo chí), sau đây là một số tin, bài nổi bật:

1. TIN TỨC NỔI BẬT:* Báo điện tử Vnexpress.net ngày 05/5/2016 đăng tin “Cù Lao Chàm

chính thức có điện 24/24 giờ”:Cù Lao Chàm vừa chính thức được cấp điện sử dụng 24/24 giờ bằng nguồn

máy phát diesel, trong khi công trình đưa lưới điện quốc gia ra đảo bằng hệ thống cáp ngầm cũng sắp được hoàn thành.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Trung và Công ty Điện lực Quảng Nam, các đơn vị liên quan đã tổ chức tiếp nhận và tích cực triển khai thi công xây dựng hơn 7,8km đường dây 22kV, 6 trạm biến áp với tổng dung lượng 900kVA, 11km đường dây 0,4kV và lắp đặt mới 490 công tơ điện tử thông minh với công nghệ đọc chỉ số từ xa (RF Spider) cho các hộ dân trên đảo. Công nghệ này giúp khách hàng và các cơ quan quản lý có thể giám sát sản lượng điện sử dụng, các thông số vận hành qua mạng internet. Cù Lao Chàm chính thức được cung cấp điện liên tục, ổn định 24/24 giờ với giá tương đương như giá bán điện tại đất liền (trước kia chỉ được cấp điện chưa đến 9 giờ/ngày và điện chỉ dùng đủ cho việc thắp sáng với chi phí rất cao). Ngoài ra, theo quyết định phê duyệt điều chỉnh tiến độ của dự án cấp điện lưới quốc gia cho Cù Lao Chàm, tiến độ thực hiện dự án sẽ hoàn thành trong năm 2016.

* Cổng Thông tin điện tử Chinhphu.vn, Báo Quảng Nam và nhiều báo khác ngày 08/5/2016 đăng tin liên quan đến “Tân Hiệp – Cù Lao Chàm được bầu cử sớm vào ngày 19/5/2016”

Hội đồng bầu cử Quốc gia đã có công văn đồng ý với đề nghị của Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam, cho phép 49 khu vực tổ chức bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 sớm trước ba ngày so với ngày bầu cử của toàn quốc, cụ thể là ngày 19/5, thay cho ngày bầu cử chung của toàn quốc là 22/5. 

Theo đó, các khu vực bỏ phiếu sớm gồm: 28 khu vực bỏ phiếu tại huyện Nam Giang thuộc các xã: Chơ Chun, La Êê, La Dêê, Đắc Tôi, Đắc Pre, Đắc Pring, Zuôih; 15 khu vực bỏ phiếu tại huyện Tây Giang thuộc các xã: Ch’ơm, Ga Ri, A Vương; 1 khu vực bỏ phiếu tại Trung đoàn BB143 (xã Bình An, huyện

Page 2: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Thăng Bình) và 5 khu vực bỏ phiếu ở xã đảo Tân Hiệp (TP.Hội An) gồm; Bãi Hương, Bãi Làng (tổ 1 và tổ 2), Bãi Làng (tổ 3 và tổ 4), Cấm, Bãi Ông.

Ủy ban Bầu cử thành phố chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, cử cán bộ có trình độ, chuyên môn, am hiểu về nghiệp vụ công tác bầu cử để sớm hướng dẫn cho các tổ bầu cử, đồng thời theo dõi tổng hợp tình hình, tổ chức rút kinh nghiệm ngay sau khi bầu cử kết thúc tại Tân Hiệp vào ngày 19/5/2016.

* Báo Lao Động (LĐO) ngày 9/5/2016 đăng tin “Liên đoàn Lao động Hội An đoạt giải Nhất toàn đoàn tại Giải cầu lông Hội thao Tháng công nhân 2016 toàn tỉnh”:

Trong 2 ngày 6-8/5/2016, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức giải cầu lông CNVCLĐ tỉnh Quảng Nam lần thứ XI năm 2016, cụm thi đấu số 1 gồm các LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng. 

Giải quy tụ hơn 400 VĐV và cổ động đến từ Núi Thành, Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên và Đại Lộc. Các VĐV tham gia tranh tài ở 5 nội dung như đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam - nữ, thi đấu theo 3 nhóm tuổi (dưới 35 tuổi, từ 36 - 45 tuổi và 46 tuổi trở lên). Qua hơn 2 ngày thi đấu sôi nổi và quyết liệt với 109 trận đấu, kết thúc giải, BTC đã trao giải Nhất toàn đoàn cho LĐLĐ thành phố Hội An, giải Nhì toàn đoàn cho LĐLĐ thị xã Điện Bàn, giải Ba toàn đoàn cho LĐLĐ huyện Thăng Bình. Ngoài ra, BTC còn trao 39 bộ huy chương cho các VĐV đạt thành tích nhất, nhì, ba ở các nội dung thi đấu theo các nhóm tuổi.

* Báo Quảng Nam ngày 16/5/2016 đăng tin “Ứng cử viên HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại Hội An” ;

Ngày 16/5, tại TP.Hội An diễn ra hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ứng cử tại TP.Hội An (đơn vị bầu cử số 3) gồm có 7 ứng viên gồm: ông Lê Chơi - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An; ông Phan Việt Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Ngô Thị Minh Hiền - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông, TP.Hội An; ông Trần Văn Hóa - Phó Chánh văn phòng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; ông Ngô Chí Khang - Trưởng ban Tuyên giáo Hội Cựu chiến binh tỉnh; bà Nguyễn Thị Hoàng Nguyên - Phó Trưởng phòng Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh và ông Văn Ngọc Quế - Đại tá, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã được nghe 7 ứng cử viên báo cáo về chương trình hành động nếu được bầu làm đại biểu HĐND tỉnh như cải cách thủ tục hành chính; xây dựng; đất đai; đền ơn đáp nghĩa; bình đẳng giới; phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo; an sinh xã hội; vệ sinh môi trường; biến đổi khí hậu; an toàn thực phẩm; phát triển hạ tầng giao thông…

Bên cạnh việc đánh giá cao những nội dung và nhóm vấn đề hành động mà các ứng viên đã đề ra, đa số cử tri đều thể hiện những quan tâm, bức xúc mà Hội An cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh đang gặp phải, đó là ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác kiểm tra xử lý những vấn đề nóng của xã hội như tham nhũng lãng phí chưa quyết liệt triệt để. Đặc biệt, vấn đề an

2

Page 3: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

sinh xã hội, giải quyết các chế độ chính sách cho những người có công và cựu tù yêu nước vẫn còn nhiều bất cập và chưa tương xứng...

Bà Võ Thị Hóa, cử tri phường Minh An phản ánh, hiện nay chế độ liên quan đến đối tượng là người phơi nhiễm và nạn nhân chất độc da cam chưa được hưởng đầy đủ. Nếu các ứng viên trúng cử cần đề xuất ý kiến lên HĐND ban hành các văn bản và cơ chế hỗ trợ để giúp đỡ những đối tượng này tốt hơn.    

Ngày 17/5 các ứng viên tiếp tục có buổi tiếp xúc cử tri cuối cùng tại xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An.

* Báo Quảng Nam ngày 17/5/2016 đăng bài “Trách nhiệm trước nhân dân”: ;

“Đề cao trách nhiệm trước nhân dân” là một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra tại Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp cuối) của HĐND TP.Hội An khóa X, nhiệm kỳ 2011 - 2016. Kinh nghiệm đó cần tiếp tục kế thừa và phát huy đối với HĐND, đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 sẽ được cử tri bầu chọn ở cuộc bầu cử sắp tới.

Trong nhiệm kỳ qua, HĐND TP.Hội An đã tổ chức 16 kỳ họp, biểu quyết thông qua và ban hành 114 nghị quyết trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng chính quyền địa phương ngày càng trong sạch vững mạnh. Trong đó có các nghị quyết chuyên đề về: chương trình phát triển du lịch xã đảo Tân Hiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong bộ máy công quyền đến năm 2016; tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố đến năm 2016. Ngoài ra, HĐND thành phố còn thông qua nghị quyết về việc đề nghị tỉnh xem xét phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.Hội An đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Nhiệm kỳ qua, hoạt động của Thường trực, 2 Ban HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND thành phố đạt kết quả đáng kể, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo luật định, thể hiện rõ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, được nhân dân tin tưởng và đồng tình ủng hộ. Mối quan hệ giữa HĐND với Ủy ban MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội, với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố thường xuyên được tăng cường, bảo đảm phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương và tạo được sức mạnh tổng hợp.

Công tác tiếp xúc cử tri được chú trọng với sự đa dạng các hình thức tổ chức, đối tượng tiếp xúc phù hợp với nội dung, chương trình tiếp xúc tương thích với cử tri, dành nhiều thời gian để cử tri tham gia phát biểu. Ngoài việc tiếp xúc rộng rãi cử tri, HĐND thành phố còn tổ chức tiếp xúc chuyên đề với cử tri có trình độ chuyên môn phù hợp và có kinh nghiệm. Thực hiện chức năng, vai trò, HĐND thành phố tăng cường hình thức giám sát chuyên đề và giám sát thường xuyên những vấn đề được phát hiện qua thực tiễn hoặc qua phản ánh của cử tri, với phương pháp, cách thức tiến hành khoa học, chú trọng phát huy dân chủ. Nếu phát hiện sai phạm, HĐND thành phố đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Ông Nguyễn Văn Vinh - Phó

3

Page 4: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Chủ tịch HĐND thành phố cho biết: “Cùng với công tác giám sát (mỗi năm có ít nhất 5 cuộc giám sát chuyên đề - NV), tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND thành phố thực hiện có hiệu quả việc tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân, tại nơi làm việc và tổ chức tiếp dân lưu động ở cơ sở. Thông qua đó, Thường trực HĐND đã yêu cầu UBND thành phố, các ngành hữu quan xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị chính đáng của nhân dân trên các lĩnh vực, phù hợp với pháp luật và tâm tư nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình đánh giá cao”.

Về hoạt động chấp hành, điều hành của UBND thành phố nhiệm kỳ 2011 - 2016, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, mối quan hệ công tác giữa UBND và Thường trực HĐND thành phố được thực hiện tốt theo quy chế đề ra. Trong 5 năm qua, hầu hết chỉ tiêu do UBND tỉnh giao và của Thành ủy, HĐND thành phố đề ra đều được UBND thành phố chỉ đạo thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Đặc biệt, 23 nghị quyết chuyên đề do HĐND thành phố khóa IX và khóa X ban hành đã và đang được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Trong đó, nhiều nghị quyết mang lại hiệu quả hết sức thiết thực như nghị quyết về hỗ trợ xóa nhà tạm, sửa chữa nhà ở cho gia đình chính sách khó khăn và hộ nghèo; xây dựng Hội An - thành phố văn hóa; định hướng đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành GD-ĐT; chương trình nông nghiệp - nông dân - nông thôn; hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính... đã góp phần đem lại những chuyển biến tích cực và ý nghĩa trong đời sống xã hội ở thành phố, thể hiện trách nhiệm với nhân dân.

Đánh giá tổng quát hoạt động của HĐND và các đại biểu HĐND thành phố khóa X, ông Kiều Cư - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Hội An nói: “Chịu trách nhiệm trước nhân dân thành phố và các cơ quan nhà nước cấp trên, HĐND và UBND thành phố khóa X đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, quyền hạn chức năng theo luật định, xứng đáng là cơ quan quyền lực nhà nước của địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Công tác tổ chức và điều hành kỳ họp, quyết định các vấn đề quan trọng, hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo có nhiều chuyển biến mới với những cách làm sáng tạo, phát huy được dân chủ, mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của thành phố”.

* Báo Thanh Niên ngày 14/5/16 đăng tin “Hội An và Phú Quốc được thí điểm dùng xe điện 4 bánh”:

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương thí điểm sử dụng loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện phục vụ du khách trong phạm vi hẹp tại TP.Hội An và huyện đảo Phú Quốc.

Đồng thời giao chính quyền các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện (về thời gian hoạt động trong ngày, lộ trình, bảo đảm an toàn, không gây ùn tắc giao thông...).

Riêng tại TP. Hội An (Quảng Nam), địa phương dự kiến tập kết các xe chở du khách loại lớn tại bãi đỗ xe trên đường Hai Bà Trưng, sau đó sử dụng xe điện 4 bánh tiếp tục trung chuyển đến các điểm bán vé ở khu vực quảng trường Sông Hoài, cung thiếu nhi... bên ngoài khu vực phố cổ.

4

Page 5: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Hiện tại, loại hình xe 4 bánh chạy năng lượng điện đã hoạt động chở khách du lịch theo nhu cầu thực tế tại Khánh Hòa, Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu...

* VTV.vn ngày 15/5/2016 đăng tin “Cấm xích lô vào phố cổ Hội An theo giờ” : Từ ngày 15/5, thời gian thực hiện phố đi bộ trong khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, sẽ thay đổi. Buổi sáng, phố đi bộ bắt đầu từ 9 -11h; chiều tối từ 15 - 22h vào mùa khô và đến 21h30 vào mùa mưa. Như vậy, thời gian bắt đầu và kết thúc hoạt động của phố đi bộ sẽ đều muộn hơn nửa tiếng so với trước.

Lý do thay đổi là vì khách thường khá vắng vào khoảng 8h30 và thường tham quan muộn hơn, sau 21h. Để đảm bảo an toàn cho du khách cũng như không gian thoáng đãng cho phố đi bộ, Hội An đang lên kế hoạch cấm xe xích lô vào phố cổ từ 17 - 22h (vào mùa khô) và đến 21h30 (vào mùa mưa).

2. SỰ KIỆN – VẤN ĐỀ:* Báo Tuổi trẻ (TTO) ngảy 08/5/2016 đăng bài “Những chuyện bực mình

ở phố cổ Hội An”: Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ phản ảnh tình trạng chèo kéo,

tranh giành khách, mập mờ giá cả dịch vụ du lịch ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), khiến hình ảnh Hội An thân thiện trở nên xấu xí trong lòng du khách.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù cơ quan chức năng đã được phản ảnh và vào cuộc xử lý nhưng những chuyện bực mình này vẫn tiếp tục tồn tại, gây bức xúc cho du khách.

Bị trả tiền cao, còn bị mắngDù đã trở về Sài Gòn sau đợt ra miền Trung du lịch, nhưng kỷ niệm buồn

về lần tham quan Hội An vừa qua vẫn chưa thể nhòa trong du khách L.P. Trong phản ảnh đến Tuổi Trẻ, ông P. cho biết đã bị một phụ nữ tên Hoàng “gài” thả hoa đăng trên sông Hoài, bị bắt trả tiền giá “trên trời”. Trong buổi tối dạo trên đường Bạch Đằng dọc sông Hoài, ông P. được bà Hoàng ngồi bên mẹt đèn hoa đăng luôn miệng chào mời khách bằng những câu nói nấc nghẹn, than thở về cuộc sống cơ hàn. Sau đó, bà Hoàng chủ động dùng gậy đưa 5 bông hoa đăng xuống sông rồi ép ông trả tiền. Ông P. mệt mỏi đưa cho bà Hoàng 10.000 đồng, nhưng bà từ chối và lớn giọng yêu cầu ông P. phải trả 80.000 đồng. Dù bực tức nhưng ông P. đành trả đủ số tiền trước thái độ hung hăng, những lời mắng mỏ của bà Hoàng. Theo ông P., vấn đề không phải giá đắt nhưng cách bán không rõ ràng, sự hành xử, nói một đường làm một nẻo làm khách bực mình.

Tối 18-4, trong vai du khách, PV Tuổi Trẻ tiếp tục thấy bà Hoàng “bổn cũ soạn lại” như lời ông P. kể. Trong chiếc áo sơmi sờn cũ, bà Hoàng liên tục rao như van xin khách thả hoa đăng. Dò hỏi giá mỗi hoa đăng, bà Hoàng lập tức than thân trách phận về gia cảnh, bản thân bị bệnh không tiền chữa trị nhằm kêu gọi sự thương hại. Dù chúng tôi chưa đồng ý, bà Hoàng vẫn cầm 5 hoa đăng và chủ động nắm tay chúng tôi thả xuống sông. Khi hỏi giá cả, bà thì thầm: “Cầu an nên đưa bao nhiêu cũng được, công đức mà”. Chúng tôi thả đến chiếc thứ ba thì bất ngờ bà giật cây gậy và đòi tiền.

5

Page 6: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Theo giá mà một số người bán mặt hàng này là 10.000 đồng/3 hoa đăng, chúng tôi trả đúng số tiền đó thì ngay lập tức bà chửi tục và ép phải trả ít nhất 30.000 đồng, còn buông lời hăm dọa. Theo tìm hiểu, bà Hoàng tên thật là Đặng Thị K. (trú phường Thanh Hà) và hoàn cảnh bà than là hoàn toàn bịa đặt.

Loạn giá thuyền du lịchMột du khách khác ở miền Nam than phiền khi đến bến thuyền du lịch ở

đường Bạch Đằng bị các chủ thuyền chèo kéo rất phức tạp, giá cả không rõ ràng, không đi thì nhà thuyền khó chịu, kèm theo lời chửi rất khó nghe. “Điều này tạo ấn tượng không tốt khi tham quan một nơi là di sản văn hóa thế giới như phố cổ Hội An. Nó khác những gì tôi nghe được về sự thân thiện, thanh bình ở Hội An” - vị khách này ta thán.

Có mặt ở bến thuyền du lịch, chúng tôi thấy hơn 50 thuyền lớn nhỏ đậu san sát để đưa khách tham quan sông Hoài, di tích, làng nghề bằng đường thủy như rừng dừa Bảy Mẫu, làng mộc Kim Bồng và làng gốm Thanh Hà. Khách vừa bước chân đến bến, mỗi thuyền có vài ba người túa ra níu kéo du khách về thuyền mình. Mặt khác, phần lớn thuyền không niêm yết giá cả, không có bố trí phiên chuyến nên tự thuyền nào chèo khách thuyền đó gây nên cảnh lộn xộn.

Một chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách tham quan làng mộc Kim Bồng và làng gốm Thanh Hà thì giá 200.000 đồng (dưới 10 người), 300.000 đồng (trên 10 người). Trong khi đó bà V. - chủ hơn 10 thuyền - cho biết mỗi du khách đi thuyền là 200.000 đồng/giờ, nhưng khách địa phương giá khác. Thời gian chờ cho đủ khách vẫn tính vào thời gian tham quan khiến không ít du khách bức xúc, chẳng khác nào bị “chặt chém”.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi vì sao mỗi thuyền tính khác nhau, bà V. ấp úng nói: “Nhà nước không quy định giá cụ thể nên cứ hô giá rồi đôi bên thương lượng”.

Sẽ kiểm tra và chấn chỉnhTrao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hùng Linh (phó Phòng thương mại - du lịch TP Hội An, Quảng Nam) xác nhận đã nghe phản ảnh về những sự việc này, nó ảnh hưởng đến du khách và môi trường du lịch Hội An.Theo ông Linh, với trường hợp bà K., cơ quan này đã có văn bản chuyển cho UBND phường Minh An, địa phương quản lý bà, để xử lý.Theo ông Linh, cơ quan này cũng thường xuyên ra quân kiểm tra việc tổ chức thuyền dịch vụ cũng như chuyện niêm yết giá, nhưng cứ “lơ là một xíu là xảy ra việc liền”.Cũng theo ông Linh, dù quy định thuyền không niêm yết giá sẽ bị xử lý, có nhiều thuyền bị xử phạt rồi nhưng kiểm tra không hết.“Có nhiều khách phàn nàn bị nhà thuyền lấy tiền cao, chúng tôi mời chủ thuyền lên làm việc, có chứng cứ cụ thể, mình đã xử lý. Tuy nhiên cũng có du khách về nước rồi mới phản ảnh” - ông Linh nói.Còn tình trạng chèo kéo, phân bổ thuyền, phòng sẽ có văn bản gửi các đơn vị chấn chỉnh việc đón khách, đang có kế hoạch kiểm tra, xử lý ngay các việc này.

* Báo Lao Động (LĐO) ngày 10/05/2016 đăng bài “Hội An lộn xộn lúc về đêm”:

6

Page 7: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Thời gian gần đây, tình trạng chèo kéo gây phiền hà cho du khách đã bắt đầu nhen nhóm trên địa bàn phố cổ Hội An. Đặc biệt là thời điểm càng về đêm, khi lực lượng du khách đổ dồn về các điểm tham quan tại khu vực vòng cung Chùa Cầu, đường Bạch Đằng, đường Nguyễn Phúc Chu cùng khi đó, thời điểm mà các lực lượng liên ngành càng thưa vắng thì nhiều gánh hàng rong ồ ạt " trỗi dậy " hoạt động...

Trong nhiều ngày di chuyển và quan sát trực tiếp tại nhiều thời điểm trong ngày, về đêm tại nhiều khu vực trong địa bàn phố cổ Hội An,  chúng tôi đã chứng kiến trực tiếp một khung cảnh thật xô bồ, nhộn nhịp của các gánh hàng rong hoạt động nhộn nhịp trên địa bàn phố cổ khi thời điểm càng về đêm.

Theo quan sát tìm hiểu, thời điểm du khách dạo bộ tham quan khu phố cổ thường bắt đầu vào lúc 9h sáng kéo dài đến tận khuya. Vào thời điểm ban ngày, trên nhiều tuyến đường chính của khu phố cổ,  du khách hiếm khi bắt gặp các gánh hàng rong,  chuyên mời mọc khách mua hàng,  gây phiền hà cho du khách. 

Tuy nhiên, thời điểm càng về đêm, khi lực lượng liên ngành mỏng dần, cùng lúc hết giờ thực hiện " phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ" thì cũng là lúc tình trạng người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, chuyên mời gọi và làm phiền du khách tại nhiều tuyến đường chính tại khi vực phố cổ, như vòng cung Chùa Cầu,  Bạch Đằng,  Nguyễn Phúc Chu...  

Theo quan sát, vào thời điểm từ 20h đến 22h30 thì tình trạng bán hàng rong lại nổi cộm ngày càng nhiều. Cùng khi đó,  lực lượng kiểm tra liên ngành thì vắng bóng, người bán hàng rong hòa vào dòng khách du lịch, chặn đường, mời gọi mua hàng khiến nhiều du khách rất khó chịu khi bị làm phiền liên tục trong lúc dạo mát,  chụp ảnh, chiêm ngưỡng phố cổ lúc về đêm. 

Để góp phần xây dựng một môi trường du lịch sinh thái- văn hóa,  thiết nghĩ chính quyền TP. Hội An cần khẩn trương chấn chỉnh tình trạng này. Bên cạnh đó,  không nên cứng nhắc trong việc giới hạn về số lượng và cả thời gian tuần tra của các lực lượng liên ngành thành phố vào thời điểm ban đêm. Vì thực tế, đây là thời điểm tập trung rất đông du khách tại các điểm nêu trên. 

3. BÌNH CHỌN HỘI AN:* Báo Công An Đà Nẵng ngày 13/05/2016 đăng bài tiếp tục thông tin về

sự kiện Cộng đồng làng chài ven biển An Bàng đạt danh hiệu Khách sạn Xanh ASEAN giai đoạn 2016 – 2018 “Bàn thắng” ấn tượng cua du lịch cộng đông”:

Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa trao giải thưởng Khách sạn Xanh ASEAN giai đoạn 2016 – 2018 đối với cụm nhà có phòng cho thuê (Homestay ASEAN) cho Cộng đồng làng chài ven biển An Bàng (TP Hội An, Quảng Nam), một trong 3 cụm homestay của Việt Nam lần đầu tiên đoạt giải. Là một làng chài còn khá lạ lẫm trên bản đồ du lịch, tại sao cụm homestay ở An Bàng lại có thể “ghi bàn” ấn tượng với những tiêu chí khắt khe của giải thưởng? Chúng tôi đã tìm đến làng chài An Bàng để tìm vế trả lời cho câu hỏi này.

Từ bãi biển An Bàng đi ngược vào đường lớn, rẽ phải ở ngã tư đầu tiên, chúng ta có thể bắt gặp một con đường bê-tông nhỏ dẫn vào một ngôi làng rất đặc biệt. Đó là làng homestay. Điều đặc biệt nằm ở chỗ, có thể cảm nhận được ngay rằng, cách làm du lịch của cư dân nơi đây tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn

7

Page 8: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

hướng đến môi trường và con người (cũng chính là tiêu chuẩn của giải thưởng Homestay ASEAN).

Chúng tôi đến với An Bang seaside village homestay, một trong những homestay được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động đầu tiên tại địa phương. Men theo bức tường đá chạy quanh khu lưu trú, thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp mấy tấm bảng gỗ có dòng chữ: “Let’s keep An Bang clean” (Hãy giữ An Bàng sạch). Tấm bảng ấy, ít nhiều đã cho chúng tôi ấn tượng về ý thức bảo vệ môi trường của người dân làng chài.  Một không gian tràn ngập màu xanh của cây lá hiện ra trong tầm mắt. Lối đi giữa những khu nhà trải thảm cỏ xanh ngắt. Không gian trong lành, mát mẻ với bóng các loại cây quen thuộc, rất thôn quê như mít, dừa, chuối, tre, khế... Và tuyệt nhiên, không có lấy một mẩu rác hay túi ni-lông rơi vãi.

Anh Lê Ngọc Thuận, người chủ trẻ của khu lưu trú chia sẻ: “Được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2011, An Bàng seaside village homestay là thành quả của bao năm xây dựng, từ một làng chài nghèo trở thành một nơi phục vụ du lịch được du khách ưa chuộng. Nó tạo ra một cuộc sống mới cho nhiều người dân nơi đây, đồng thời cũng là hình mẫu để những nơi khác làm theo”.

Chính những ý tưởng ngỡ như rất đơn giản, như câu khẩu hiệu đơn giản mà rành mạch “Hãy giữ An Bàng sạch” đã góp phần tạo dựng hình ảnh đẹp của làng biển ven Hội An, từng bước xác lập vị trí trên bản đồ du lịch. Bên cạnh đó, ở An Bàng, điều đặc biệt khác nữa chính là tạo nên một gia đình trong homestay, sử dụng văn hóa gia đình để làm du lịch. Chị Na (27 tuổi), một nhân viên lễ tân tại An Bàng nói với chúng tôi: “Ơ đây, nhân viên  giống một gia đình thôn quê lắm. Bác bảo vệ và cô nấu ăn trông như bố mẹ. Khách du lịch thường bảo tôi là con út trong nhà!”.

Trong lúc nói chuyện với chị Na, tôi quan sát thấy một hình ảnh khá thú vị: Trong gian bếp nhỏ nằm trên lối đi vào các phòng ở, có một phụ nữ tuổi đã ngoài 60 luôn mỉm cười thân thiện với tất cả mọi người. Đó là người sẽ phục vụ những món ăn truyền thống, như mì Quảng, cao lầu, bánh chuối... cho du khách lưu trú tại homestay. Hình ảnh này gợi nên liên tưởng về những bà mẹ, bà cô, bà dì... ở làng quê Việt Nam, với áo bà ba bình dị, nón lá nghiêng nghiêng, tóc búi củ tỏi được du khách cực kì yêu thích. Ngoài ra, điều cuốn hút sự lựa chọn của du khách chính là không gian trông có vẻ rất “quê mùa” mà gần gũi, từ cây cỏ trong khuôn viên cho đến các vật dụng trong phòng ốc như bàn ghế, kệ, tủ, đều làm bằng tre nứa.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cụm homestay ở làng ven biển An Bàng hiện có sự góp sức của 3 homestay, được người dân địa phương gọi là “nhà hoa”, “nhà đại dương” và “nhà trái cây” với các dịch vụ chất lượng đã tạo ra nguồn lợi lớn cho phát triển du lịch ở Hội An nói chung và thu nhập cho người dân chài An Bàng nói riêng. Có thể nói, giải thưởng Homestay ASEAN là “bàn thắng” ấn tượng của du lịch cộng đồng của Hội An cũng như du lịch Việt Nam, khích lệ các cộng đồng dân cư phát triển mô hình này. Riêng tại An Bàng, với ba homestay hiện nay, các dịch vụ khác như nhà hàng, cà-phê, hay hoạt động du lịch cộng đồng gắn với chài lưới của người dân miền biển đang phát triển theo. Còn nhớ, ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An từng tâm niệm: Phải làm cho

8

Page 9: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

người dân vùng ven Hội An có thu nhập cao. Sự thành công bước đầu của Cộng đồng làng chài ven biển An Bàng dường như cho thấy, tâm niệm của nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Sự, đến nay, hoàn toàn có cơ sở.

* Tiêu chuẩn nhà có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN (Homestay ASEAN)  được các nước thành viên xây dựng từ năm 2011 và công bố vào năm 2012. Hàng năm có 5 cụm homestay của mỗi nước thành viên được đề cử trao tặng danh hiệu này. Năm nay, lần đầu tiên, 3 cụm homestay của Việt Nam đoạt giải, được trao tặng danh hiệu Homestay ASEAN giai đoạn 2016 – 2018 gồm: Nhóm hộ dân cho thuê phòng homestay tại Bắc Hà, Lào Cai; Điểm du lịch cộng đồng xóm Lác, Mai Châu, Hòa Bình; và Cộng đồng làng chài ven biển An Bàng, Hội An, Quảng Nam. Homestay ASEAN phải đáp ứng các tiêu chuẩn về dịch vụ buồng phòng, quản lý, gần địa điểm du lịch, an ninh, an toàn và các nguyên tắc bền vững.

* Báo điện tử Vnexpress.net đăng bài và phóng sự ảnh “Bốn thành phố đẹp lãng mạn trong mưa”: Huế, Hội An, Buôn Mê Thuột hay Đà Lạt là những thành phố du lịch thích hợp ngay cả khi trời mưa.

Thời điểm giao mùa là lúc mà khách du lịch gặp rủi ro nhiều nhất khi không đoán biết được thời tiết ở nơi mình đến sẽ thế nào. Trời mưa thường làm hỏng hết các kế hoạch vui chơi ngoài trời của bạn. Dù vậy, vẫn có những điểm đến lý tưởng, vẫn nên thơ kể cả khi trời mưa.

Huế: Những cơn mưa rơi trên phố Huế đã trở thành thương hiệu của thành phố cố đô, đi vào thi ca nhạc họa. Dường như trong mưa, những mái ngói rêu phong ở Huế càng trở nên thâm nghiêm, trầm mặc, khiến thành phố càng trở nên quyến rũ và mang đúng nét đặc trưng của mình.Hãy chọn một nhà hàng gần sông Hương, gọi một ấm trà cung đình, lắng nghe các ca khúc dân ca Huế mang đầy tâm sự để biến một ngày mưa ảm đạm trở nên có ý nghĩa.

Hội An: Phố Hội ngày mưa cũng là một thứ đặc sản khác mà nếu gặp phải bạn cũng đừng nên quá thất vọng. Hãy từ từ tận hưởng cảm giác đặc biệt đó trên một quán cà phê gác 2 để ngắm nhìn từng mái nhà cổ ẩn hiện trong mưa, hoặc ngồi bên sông Hoài ngâm nhi tách trà nóng và tận hưởng nhịp sống hối hả của dòng người dưới mưa.

Buôn Mê Thuột: Mưa ở Tây Nguyên thường có những cơn mưa miên man, kéo dài nửa tháng mới dứt, khiến cho những người ở xa chưa quen sẽ cảm thấy não nề, chán nản. Nhưng đừng quên rằng, chính những cơn mưa sẽ khiến cho những con thác trở nên hùng vĩ và đẹp mắt hơn. Cụm thác đẹp thần tiên ở Buôn Mê Thuột như Dray Sap, Dray Nur, Gia Long chỉ sau những cơn mưa rừng mới khiến bạn được chứng kiến cảnh tượng dòng nước từ trên cao đổ xuống dòng suối ồn ào và tung bọt trắng xóa như làn khói tỏa. Bạn cũng được khuyên nên tới hồ Lăk trong mùa mưa bởi lúc này hồ mới có nhiều nước.

Đà Lạt: Thành phố tình yêu sẽ khoác lên mình một vẻ đẹp lãng mạn rất khác khi mưa xuống. Những con dốc quanh co, từng quán cà phê tĩnh lặng hay những rừng thông rợp bóng cây trở nên "tình" hơn, ảo diệu hơn. Mùa mưa ở Đà Lạt cũng ngắn hơn những nơi khác, từ tháng 8 đến tầm tháng 10 nhưng mưa cũng

9

Page 10: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

không ồn ào như trút như ở Sài Gòn hay miền Trung, những cơn mưa ở đây gợi nhớ tới mưa phùn gió bấc ở Hà Nội, mưa chỉ lất phất, nhẹ nhàng mà khiến ta vương vấn.

* Báo điện tử Zing.vn đăng bài “8 điểm đến yêu thích ở Việt Nam trong mắt người nước ngoài”: Những công trình kiến trúc cổ kính, nhiều công viên, hồ, di tích lịch sử giúp thủ đô Hà Nội đứng dầu danh sách những điểm đến được yêu thích ở Việt Nam.

1. Hà Nội: Thủ đô Việt Nam là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất với khu cảnh đẹp, từng được xem như Paris miền viễn Đông. Hà Nội có rất nhiều công viên, hồ, di tích lịch sử từ thời Pháp thuộc. Ngoài ra còn có rất nhiều hoạt động văn hóa, quán karaoke, nhà hát, cùng các loại hình giải trí phong phú khác. Danh sách công bố trên trang Places to see in your life time.

2. Vịnh Hạ Long:  Vịnh Hạ Long có rất nhiều các cột đá vôi trên mặt nước. Đây một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Khung cảnh đẹp như tranh vẽ này từng được rất nhiều đoàn phim ghi lại. Đến đây, du khách sẽ được khám phá vịnh trên thuyền. Ngoài ra, còn có nhiều hang động, làng chài tô điểm thêm nét quyến rũ của địa điểm này.

3. Thác Bản Giốc: Thác Bản Giốc hùng vĩ nằm ở vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ Trung Quốc, ta có thể thấy được thác, tuy nhiên, địa điểm tuyệt vời nhất để chiêm ngưỡng thác đôi này nằm ở Việt Nam.

4. Hội An: Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hội An là một di tích lịch sử quan trọng, thể hiện bản sắc văn hóa vùng Đông Nam Á từ thế kỷ 15 đến 19. Đô thị cổ này được bảo tồn rất tốt. Ngoài ra, bãi biển cát trắng cùng khí hậu ấm áp chính là điểm cộng trong mắt du khách. Nơi này còn nổi tiếng với những chiếc lồng đèn làm từ lụa.

5. Hang Sơn Đoòng: Hang động lớn nhất thế giới sâu đến nỗi có thể chứa cả một tòa nhà 40 tầng. Hang dài 9 km, có một khu rừng và sông chảy ở bên trong. Khu rừng được các nhà thám hiểm gọi là Vườn Edam, cũng là nơi cư trú của khỉ và sóc bay. Sơn Đoòng có rất nhiều ngọc hang, được hình thành từ vài thế kỷ. Những hóa thạch niên đại 300 triệu năm cũng có mặt tại đây. Hiện người ta còn khám phá nhiều loại thực vật mới dọc theo sông và thác nước.

6. Thác Pongour, Đà Lạt:  Đà Lạt nổi tiếng là thành phố lãng mạn với những thung lũng, suối hồ, đồi núi. Trong số các thác nước, thác Pongour gây ấn tượng bởi vẻ thơ mộng và được bao phủ bởi rừng rậm hoang sơ. Thác cao khoảng 40 m, rộng khoảng 100 m. Những bậc đá tại đây tạo cảm giác như đi vào một nhà hát tự nhiên. 

7. Thung lũng Mường Hoa, Lào Cai: Sa Pa không chỉ nổi tiếng vì ngôi chợ lớn nhất Lào Cai mà còn nhờ những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ. Ruộng nằm trên núi cao, kéo dài đến Công viên Quốc gia Hoàng Liên. Các tour leo núi tại Sa Pa thường đi qua các ruộng bậc thang này. Hướng dẫn viên có thể thu xếp chỗ nghỉ qua đêm tại nhà dân. Tuy nhiên, những phượt thủ kinh nghiệm thường thích tự đi. Chắc chắn cảnh sắc kì vĩ nơi đây sẽ mang đến những trải nghiệm khó quên cho bạn.

10

Page 11: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

8. Tòa nhà Bitexco, TP HCM: Được xây dựng từ năm 2010, tòa nhà này mang hình dáng của búp sen, quốc hoa Việt Nam, mang ý nghĩa về mặt tâm linh và văn hóa. Tại đài quan sát được xây trồi ra ngoài 22 m, bạn sẽ được nhìn thấy toàn cảnh thành phố hiện đại nhất nhì Việt Nam. 

* Báo điện tử Zing.vn ngày 14/5/2016 đăng phóng sự ảnh “Những bức ảnh được yêu thích nhất trong cuộc thi ảnh Hội An”

Cuộc thi ảnh “Hội An - Chuyện chưa kể” đã sắp kết thúc vòng sơ khảo. Dưới đây là ảnh của các tác giả trong top 3 được bình chọn nhiều nhất trên website cuộc thi. Tham khảo bài viết tại: news.zing.vn ›Những bức ảnh được yêu thích nhất trong cuộc thi ảnh Hội An

* Ngày 15/5/2016, nhiều cơ quan báo chí đồng loạt đăng tin “Chợ Hội An vào top thiên đường ẩm thực trên thế giới”:

Theo Lonelyplanet, Chợ Hội An (TP Hội An, Việt Nam) nép bên bờ sông Hoài, chợ Hội An thường nhộn nhịp nhất vào các buổi sáng, đem đến điểm nhấn khác biệt giữa Hội An - đô thị cổ thanh bình được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Những loại thực phẩm như rau củ, hương liệu, gia vị nhiều màu sắc được bày bán khắp nơi. Chỉ cần để ý một chút, du khách cũng có thể tìm thấy vô số hàng ăn vặt hấp dẫn. Những tô mì, phở hay phở cuốn đều chỉ có giá chưa tới một USD. Trong một buổi sáng du khách ở đây và thưởng thức ẩm thực thì sẽ không cần bữa trưa nữa. Bánh mì Hội An kẹp với thịt, rau thơm, pate, ớt... là món du khách nhất định phải thử. Và nếu đã ăn no nê, du khách hãy dạo bộ dọc theo bờ sông để tham quan cây cầu Nhật Bản cổ kính rất gần khu chợ.

Các chợ khác cũng được Lonelyplanet bình chọn là thiên đường ẩm thực trên thế giới là: Chợ cá Tsukiji, Tokyo, Nhật Bản; Chợ Borough, London, Anh; Chợ La Pescheria, Sicily, Italy; Chợ La Boqueria, Barcelona, Tây Ban Nha; Chợ trung tâm Mercado, Santiago, Chile; Trung tâm New World, New York, Mỹ

4. DU LỊCH – TRẢI NGHIỆM:* Báo điện tử Zing.vn ngày 05/5/2016 đăng phóng sự ảnh “360 độ độc đáo

phố cổ Hội An” với những bức ảnh độc đáo về cảnh phố cổ, Chùa Cầu, dọc sông Hoài, bến Bạch Đằng, khu Tượng đài kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski, Hội quán học Ngũ Bang, Hội quán Phúc Kiến, Miếu Âm Hồn, Hội quán Quảng Đông, Nhà cổ Tấn Ký …

* Trong khi đó, VTC News ngày 08/5/2016 cũng đăng phóng sự ảnh “Lạc vào khung cảnh thơ mộng kỳ lạ ở đêm Hội An” miêu tả một du khách lần đầu đến Hội An đã mê mẩn trước cảnh đẹp và thơ mộng của của phố cố xứ Quảng về đêm. Đi bộ quanh phố cổ trên các con đường nhỏ, ngắm các nhà cổ, cảm nhận nhịp sống tất bật của du khách và người dân cũng khiến lòng ta thanh thản. Kèm theo là những ảnh miêu tả: Cảm xúc đầu tiên mà Hội An mang đến là sự yên bình, nhẹ nhàng của một khu phố cổ kính. Nhìn khung cảnh đường phố, cảnh mọi người thả bộ hoặc đi xe đạp làm chúng tôi thấy dường như mọi thứ chậm lại, cảm giác thong dong, thư thái khác hẳn với sự tất bật vốn có. Khu phố cổ kính dần trở nên mờ ảo lúc xế chiều, mang lại cảm xúc đặc biệt cho mỗi du khách khi tới đây. Khi màn đêm bắt đầu buông xuống, cả Hội An được thắp sáng bằng rất nhiều đèn

11

Page 12: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

lồng, đèn hoa đăng. Sự lung linh của Hội An thời điểm đó đó thật sự mang đến cho chúng tôi những ấn tượng sâu sắc. Tiếc là thời gian chúng tôi ở Hội An hơi ngắn, nên những gì mà tôi ghi nhận được về nơi này chưa thật sự đầy đủ và trọn vẹn. Chúng tôi cảm thấy tiếc nuối và mong muốn có dịp được trở lại. Nếu được trở lại, điều đầu tiên chắc là tôi sẽ lại cầm máy ảnh và lao ngay vào phố cổ. Nhưng lần này tôi sẽ chú trọng về con người, về cuộc sống sinh hoạt đời thường, về ẩm thực ở Hội An nhiều hơn. Tôi cũng sẽ thuê một chuyến thuyền mộc đi dọc sông Hoài để ngắm nhìn Hội An ở một góc nhìn khác. Nếu có thời gian, tôi cũng muốn được khám phá những khu vực xung quanh Hội An, bên ngoài khu phố cổ ...  * VTV.vn ngày 10/5/2016có bài “3 gợi ý cho chuyến du lịch trăng mật khó quên”. Trong đó có Hội An (Việt Nam): Không chỉ là nơi nghỉ dưỡng, thành phố cổ Hội An được còn coi là một trong những điểm du lịch trăng mật lý tưởng cho các cặp đôi mới cưới khám phá văn hóa bản địa.

Thái Lan, Paris, Simla có thể là một số lựa chọn hàng đầu cho kỳ nghỉ trăng mật nhưng 3 điểm đến sau cũng hứa hẹn một chuyến đi trải nghiệm đáng nhớ cho các cặp đôi.

Thung lũng hoa Uttarakhand, Ấn Độ: Các cặp đôi thích phiêu lưu không nên bỏ lỡ cơ hội tận hưởng tuần trăng mật ở thung lũng hoa này. Nằm ở thị trấn Chamoli, miền Bắc Ấn Độ, đây được coi là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn đắm chìm trong thiên nhiên. Thời điểm hoa nở rực rỡ, ấn tượng nhất của thung lũng hoa Uttarakhand là khoảng thời gian tháng 7, tháng 8 hàng năm.

Barcelona, Tây Ban Nha: Nếu không thích du lịch trăng mật ở Paris hay London, lựa chọn thay thế cho bạn là khám phá văn hóa châu Âu mộc mạc ở Barcelona, Tây Ban Nha. Biển, ánh nắng mặt trời, hội họa, văn hóa, âm nhạc và ẩm thực sẽ mang đến cho bạn nhiều lựa chọn khi đến đây. Bên cạnh đó, những quán cafe trên đường phố cũng rất sẵn sàng phục vụ bạn những món ăn đặc trưng của ẩm thực xứ Catalan và các món ăn của nhiều quốc gia khác.

Hội An, Việt Nam: Phố cổ Hội An của Việt Nam sẽ là gợi ý lý tưởng cho các cặp đôi muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Hội An là một thương cảng cổ xưa vẫn lưu giữ được nét cổ kính của một thị trấn truyền thống giữa sự phát triển của cuộc sống hiện đại. Điểm nhấn của Hội An hấp dẫn du khách là những chiếc đèn lồng sắc màu trang trí khắp nơi và đền Quan Công. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những bộ trang phục được may đo dưới bàn tay của những người thợ địa phương và thưởng thức vô số món ngon của ẩm thực phố cổ.

* Báo Thanh Niên ngày 15/5/2016 đăng bài “Hương bún mắm nơi phố Hội”:

Vào mỗi đêm, khi Hội An chìm trong những sắc màu ảo diệu đèn lồng, loa phát thanh trên cao dìu dịu điệu nhạc không lời, có một người đàn bà vẫn lặng lẽ cặm cụi với gánh bún mắm dạo của mình như một nét trầm điểm tô thêm màu thời gian u hoài nơi đây.

Mỗi lần trở lại Hội An, tôi đều thấy bà trong màu áo sơ mi bạc thếch ngồi đâu đó ở một góc phố cổ, lặng yên giữa dòng người qua lại, không chào mời, đon đả. Mà lạ lùng, khách vẫn tấp nập ghé vào.

12

Page 13: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Người đàn bà ấy đã 54 tuổi. Mỗi ngày từ 9 giờ sáng, bà lộc cộc đạp xe trên quãng đường hơn mười mấy cây số đến Hội An để bán bún mắm dạo. Mỗi tô bún chỉ có giá mười lăm ngàn đồng mà đong cả tâm tình người nấu. Bún mắm, dĩ nhiên phải có bún và mắm phải là loại mắm nêm đậm đà của dân miền Trung. Thêm vài lát thịt ba chỉ rán mỡ giòn mắt, thêm một ít mít luộc, thêm một ít rau sống của làng rau Trà Quế trứ danh, một ít đậu phụng rang thơm lừng rắc lên... Nhưng điều làm nên sự đặc biệt ở đây là có thêm một nhúm hến xào từ biển Cửa Đại. Những con hến được bà mua về từ lúc tờ mờ sáng vẫn còn tươi được ngâm vào ít nước muối vài tiếng đồng hồ cho nhả bớt cát ra. Sau đó, hến được nấu trong nồi nước sôi có ít muối, phải đảo liên hồi để thịt hến nổi lên mặt nước. Kiên nhẫn đem đi đãi để tách phần thịt và vỏ hến. Đây là công đoạn nhọc công nhất.

Có được thịt hến rồi, lại xối một ca nước lạnh đảm bảo cho thịt ngon, không bị teo lại và khâu cuối cùng là để thịt khô đem đi xào, nêm nếm gia vị cho ra cái mùi ngầy ngậy sực nức mũi. Món ăn đơn giản nhưng lắm công phu. Ăn bún mắm ở đây là hưởng thụ cái tình người nấu vậy.

Bởi vậy, chẳng cần mời mọc mà khách vẫn đổ xô đến. Lời, thật ra chẳng bao nhiêu nhưng như cái nghiệp đã vận vào thân, cứ phải chiều lòng khách mới đỡ cắn rứt.

Bà kể, chỉ với gánh hàng rong mà cần mẫn tích cóp lo được cho hai đứa con ăn học đến nơi đến chốn. Mắt bà lấp lánh sáng ngời trong niềm vui bình dị. Đêm đã khuya, khách vãn, bà lại tất tả quẩy gánh hàng đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Bóng bà mờ dần chìm hẳn mà tôi vẫn thấy hương vị bún mắm đậm tình lưu lại ở những nơi bà đã từng ghé qua, ám mị những ai trót yêu một Hội An hiền hòa, chân chất. Đôi khi một nét đẹp phố cổ chỉ cần thế thôi.

* Báo điện tử  (Phụ san của Báo Ảnh Việt Nam - TTXVN) ngày 16/5/2016 đăng bài: “Đừng vội ở Hội An”:

 Một ngày đến phố Hội là vội vàng vì đến nơi này, bạn mặc định mình sống chậm. Nhưng nếu chỉ có một ngày, vẫn cứ túc tắc thong thả, Hội An không vội, sao mình phải vội. 24 giờ đi trong lòng Hội An, không quá nhiều nhưng cũng vừa đủ để biết về nơi này.

6h sáng, Hội An vẫn chìm trong giấc ngủ, quán xá phải 9, 10h mới mở cửa nên phố vắng im lìm. Giờ này các bà các mế đã đi chợ, trong nhà đã thoáng ánh đèn. Lúc này, nếu bạn dậy sớm, hãy ra phố đi bộ. Ngắm một Hội An vắng vẻ và chưa có khách du lịch ồn ào ghé thăm và tất nhiên là cả bình minh vừa hửng.

8h sáng, chợ Hội An đã vô cùng tấp nập. Dù nằm trong phố cổ nhưng đây là khu chợ dân sinh nên người Hội An đi chợ sớm, các hàng quán đều đã mở cửa. Ăn sáng bằng mì quảng hay bánh mì đều hấp dẫn.

9h sáng, một vài quán café đã mở cửa, hãy kiếm một chỗ để nhâm nhi tách trà hay café sáng. Mỗi quán café tại Hội An mang một phong cách riêng, cá tính và hoài cổ.

10h30 sáng, giờ các hàng quán đã mở cửa gần hết, đã đến lúc đi dạo một vòng ngắm nghía. Nếu bạn thích áo dài hay veston, đây là nơi lý tưởng để bạn chọn đồ. Một bộ váy hay áo dài có thể lấy sẵn hoặc đặt may, có thể lấy trong ngày hay vài ngày, tùy thuộc vào yêu cầu. Sau khi đã may đo, hãy qua hàng da để chọn

13

Page 14: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

một đôi giày hay xăng đan. Đây cũng là loại bạn có thể đặt hàng theo kiểu dáng, kích cỡ riêng và có thể lấy ngay vào buổi chiều.

12h30 trưa, khi đôi chân đã mỏi và cái bụng đã đói, hãy dừng lại ăn trưa trong một quán cơm gà, thưởng thức món ngon nổi tiếng của Hội An

13h30 trưa, trời đã lên cao và nắng gắt. Nếu không muốn đi tiếp, bạn có thể nghỉ chân trong một quán café trong ngõ hẻm. Còn chưa thấy mỏi, có rất nhiều thứ để bạn khám phá như chùa Cầu, các nhà cổ, các Hội Quán dọc con phố Trần Phú, xuyên ngang qua các con phố khác như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Thái Học…

16h chiều, hãy nán lại một quán bánh ướt thịt nướng ven đường, ngồi bệt ngay vỉa hè, làm vài xiên thịt quấn rau thơm lừng dưới bóng mát của những tán hoa giấy. Ăn xong rồi, bạn có thể làm thêm cốc chè bắp hay đậu nành thơm ngon nữa.

17h chiều, giờ là lúc thích hợp cho một chuyến thuyền dọc sông Hoài, đón hoàng hôn. Bến thuyền nằm ngay tại chợ Hội An. Một chuyến thuyền chạy theo con sông qua sông Thu Bồn rồi dừng lại nơi sông Hoài, chân cầu Cẩm Hội trong khoảng một tiếng đồng hồ.

18h tối, giờ bạn đã có thể đến các cửa hàng nơi bạn đã đặt hàng quần áo và giày dép để lấy đồ. Một số cửa hàng trong chợ sẽ đóng cửa sớm, bạn nên lưu ý hỏi hay dặn trước khi.

19h tối, thành phố đã lên đèn. Giờ là thời gian tuyệt vời cho bữa tối cùng nhiều chọn lựa. Cao lầu hay hoành thánh tại các quán trên phố Trần Phú. Mỳ Quảng đầu chùa Cầu. Cơm gà hay cháo vịt trên phố Lê Lợi. Rất nhiều chọn lựa cho một bữa tối ngon lành.

20h30 tối, phố bán đèn lồng trong giờ nhộn nhịp nhất. Đủ loại đèn, đủ màu sắc kích cỡ. Đi dạo trên phố, bạn nhất định sẽ chọn cho mình được một món đồ ưng ý mang về làm quà.

22h khuya, thành phố về đêm đã thưa ánh đèn, bạn có thể chọn một quán bar ven sông hay một quán bar trên thuyền để thưởng thức một ly bia mát lạnh.

24h khuya, thành phố chìm trong giấc ngủ.* Cũng trên ngày 16/5/2016 đăng bài: “Hội An thế nào qua lăng

kính cua đứa trẻ?”:   Nếu bạn nghĩ cho một đứa trẻ đi chơi xa là mệt, là buồn và bé chưa biết

được gì thì bạn đã nhầm to nhé! Bạn hãy xem các bé đã học được gì và chơi được gì khi đến phố Hội.

Thế giới cua màu sắc: Vào buổi tối, Hội An lung linh trong ánh đèn lồng đủ màu sắc. Các bé sẽ vô cùng thích thú và học về màu sắc rất nhanh. Chưa kể trên phố có rất nhiều hoa, bé sẽ rất thích đấy.

Thế giới không tiềng còi: Thật thích khi được chạy chơi trong một không gian rộng lại vô cùng an toàn bởi không xe cộ, không tiếng còi. Các mẹ cũng không phải la hét sợ con bị va chỗ nọ, cẩn thận chỗ kia.

Thế giới cua đô chơi: Mỗi một món đồ treo trong cửa hàng đều là món đồ chơi mới với trẻ. Chưa kể có rất nhiều đồ chơi xinh được bày bán như tò he, các mô hình xe xích lô, quạt xinh…

14

Page 15: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Thế giới cua tự do: Bé tha hồ chạy đã đành, bé còn được tha hồ chơi và thích ngồi đâu thì ngồi nhé! Từ bậc thềm nhà đến quán café, vỉa hè. Cứ mỏi chân là vô tư ngồi nghỉ dưới bóng mát của hoa mà không sợ bị mắng.

Thế giới cua đô ăn ngon: Thay vì cơm cháo hàng ngày đã chán, bé sẽ được thưởng thức các món ăn lạ miệng hấp dẫn như tào phớ này, bánh bông hồng này, cơm gà này, cháo vịt này.

Thế giới cua biển: Hầu như các bé đều thích biển, nên nếu ở Hội An, thế nào cũng được đi chơi biển nhé! An Bàng hay Cửa Đại đều thích mê.

Thế giới cua quần áo mới: Bé sẽ được mẹ sắm cho vô vàn đồ mới, vừa xinh, vừa đẹp, giá lại vừa rẻ nữa chứ.

Thế giới cua riêng mẹ và bé: Bé sẽ vô cùng thích thú khi được nắm tay mẹ dẫn đi khắp nơi, từ ngõ ngách này đến quán café kia. Thời gian này chỉ có hưởng thụ, không phải đi lớp hay học, chỉ có vui chơi thôi nhé!

5. AN NINH TRẬT TỰ* Báo Pháp Luật (PLO) ngày 8/5/2016 đăng tin “Khởi tố băng cướp

nhí” trên tuyến đường ven biển”:

Ngày 5/5, cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đã khởi tố 6 đối tượng gây ra các vụ cướp trên tuyến đường ven biển (Tam Kỳ-Duy Xuyên, Quảng Nam).

Như báo chí trước đó đã đưa tin, rạng sáng ngày 30/4, 5 đối tượng gồm Dương Lợi (còn gọi Sáu Lợi, SN 2000), Lê Văn Thành (SN 2001), Diệp Đình Sửu (SN 1998), Lê Võ Hoàng Huy (SN 2001), Phạm Thành Hiếu (SN 2001, cùng trú xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên) đã tổ chức cướp tài sản của anh Nguyễn Trọng Binh (SN 1993) và anh Phan Văn Chương (cùng ngụ xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ) tại tuyến đường ven biển, cách cầu Cửa Đại khoảng 2km. Sau khi nhận tin báo của bị hại, Công an TP. Hội An, Công an xã Duy Nghĩa, Công an huyện Duy Xuyên đã lần lượt bắt giữ 5 đối tượng này.

Trong quá trình điều tra mở rộng, các đối tượng khai nhận, trước khi cướp tài sản của anh Binh và anh Chương, chúng đã tổ chức 2 vụ cướp tài sản khác, trong đó có vụ khiến nạn nhân ngã gây thương tích nặng. Ngoài 5 đối tượng trên, công an huyện Duy Xuyên còn làm rõ trước đó, Phạm Đức Bình (SN 2000, ngụ Duy Nghĩa) cũng tham gia trong nhóm này cướp tài sản nên bắt giữ Bình. Ngày 5/5, tất cả 6 đối tượng này đã bị cơ quan CSĐT công an huyện Duy Xuyên khởi tố.

Được biết, những tên cướp nhí này đều nghỉ học sớm, lười lao động, thích đua đòi, tụ tập băng, nhóm ăn chơi lêu lổng. Trước khi lập băng cướp, nhiều đối tượng đã trộm cắp tài sản nhưng do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên địa phương chỉ giáo dục. Gần đây nhất, Phạm Thành Hiếu và Lê Võ Hoàng Huy vừa được đưa ra giáo dục tại xã vào tháng 2/2016 nhưng những thiếu niên này không hề tiến bộ.

Thiếu tá Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng công an huyện Duy Xuyên cho biết, thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng dao, gây gộc chặn xe của hành khách trên tuyến đường ven biển (Tam Kỳ-Duy Xuyên) để trấn lột tài sản. Hiện Công an huyện Duy Xuyên đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án. Vậy, ai từng là nạn nhân

15

Page 16: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

hoặc có thông tin về nhóm cướp này liên hệ với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH công an huyện Duy Xuyên để cung cấp thông tin.

* Những ngày qua, vụ clip trên mạng xã hội về Hai nữ sinh lớp 8 ở Hội An đánh nhau gây xôn xao dư luận và được rất nhiều báo chí đồng loạt phản ánh.

Chiều 14/5, ông Nguyễn Văn Dung, Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã xác định được 2 cô gái đánh nhau dữ dội trong clip gây xôn xao trên mạng xã hội những ngày qua chính là 2 nữ sinh lớp 8 tại TP Hội An. Cụ thể, một học sinh đang theo học Trường THCS Kim Đồng và một học sinh học Trường THCS Nguyễn Du.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, chuyên viên phụ trách THCS – Đoàn đội của Phòng GD-ĐT TP Hội An, các học sinh trên đã được nhà trường triệu tập lên làm việc và thừa nhận mình là nhân vật chính trong clip. Cả 2 cho biết, do có mâu thuẫn trong quá trình tranh luận trên facebook nên đã hẹn gặp nhau "giải quyết". Qua xác minh, có ít nhất 4 học sinh khác đứng xem, đùa giỡn và dùng điện thoại để quay lại vụ ẩu đả này.

Ông Thành cho biết thêm, các trường có 2 nữ sinh đánh nhau theo học đã mời phụ huynh các em lên làm việc, nhắc nhở gia đình quan tâm giáo dục các em trong thời gian ở nhà. Hiện nay, do đang trong kỳ thi, không muốn ảnh hưởng đến tâm lý các em nên nhà trường chưa đưa ra hình thức xử lý. 

Trước đó, ngày 12/5, một tài khoản facebook đăng tải clip quay cảnh 2 thiếu nữ liên tục lao vào đạp, đấm đá, kéo áo, nắm tóc xô nhau xuống đường. Điều đáng nói, trong lúc 2 bạn nữ này đánh nhau kịch liệt, trong clip phát ra nhiều tiếng cười nói của các bạn trẻ. Trong đó, có một giọng nam và giọng nữ cổ động bằng những câu như “đúng rồi”, “hay lắm em ơi” sau một cú đánh vào đối phương của 2 “hotgirl”. Không chỉ vậy, trong lúc 2 thiếu nữ này ẩu đả và vật ngã nhau xuống đất thì một thiếu nữ khác đã chạy lại sát dùng điện thoại để quay cận cảnh vụ việc, một số thiếu niên khác thì hò reo thích thú.

* Báo Công Lý (cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao) ngày 14/5/2016 đăng tin “Bị bắt sau 4 năm vào Quảng Nam bỏ trốn”

Theo đó, khoảng 21 giờ một ngày tháng 10/2011, Hà Tấn Đạt (SN 1993, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cùng 2 người bạn là Bình và Thưởng đi nhậu tại quán ăn tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Sau đó, cả 3 đến một quán Internet trên phố Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng để chơi điện tử. Tại đây, cả nhóm gặp một người bạn của Bình là Hoàng, sau đó cả 4 tên đi trên 2 chiếc xe máy đến gần khu vực bến đò Chương Dương (huyện Thường Tín, Hà Nội) để cướp.

Thấy 2 thanh niên trên một chiếc xe máy hiệu Wave Alpha, cả nhóm chặn đường và cướp xe máy của 2 thanh niên này. Sau khi cướp được xe, cả bọn quay về quán Internet trên phố Lê Thanh Nghị chơi game rồi ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, Thưởng và Hoàng dậy trước và lấy xe đi mất.

Lúc này, bị hại đã đến công an huyện Thường Tín trình báo. Cơ quan công an nhanh chóng bắt được Thường và Hoàng, thu giữ xe máy. Nghe tin Thưởng và

16

Page 17: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Hoàng bị bắt, Bình và Đạt bỏ trốn. Rạng sáng 11/4/2012, Bình bị công an quận Hoàng Mai bắt trong khi đang lang thang ở khu vực đường Giải Phóng.Còn Đạt, sau khi gây án đã “cao chạy xa bay” ra Quảng Nam lẩn trốn. Khoảng 1 giờ ngày 13/5, Phòng PC52 Công an Quảng Nam đã phối hợp với Phòng PC52 Công an TP. Hà Nội bắt giữ Đạt tại phường Cẩm Phô (TP. Hội An, Quảng Nam).

* Báo Công Lý, báo Pháp Luật ngày 14/5/2016 đăng tin “9X đi cướp giật để thỏa mãn cơn nghiện”:

Công an TP. Hội An (Quảng Nam) cho biết, vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Nhật Hoàng (SN 1996) và Lê Văn Dũng (SN 1994, cùng ngụ thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà, TP. Hội An) về hành vi cướp giật tài sản.

Theo đó, ngày 5/5, chị Melissa Chevalier (SN 1987, quốc tịch Pháp) đang điều khiển xe đạp lưu thông trên đường Cửa Đại (phường Cẩm Châu, TP. Hội An) thì bị hai thanh niên điều khiển xe máy giật túi xách có chứa 3 ĐTDĐ, 200.000 đồng, 200.000 won (tiền Hàn Quốc) và một số vật dụng tùy thân.

Hai ngày sau,  chị Beatrice Hubert (SN 1954, quốc tịch Bỉ) đang điều khiển xe đạp lưu thông trên tuyến đường thuộc xã Điện Dương (TX. Điện Bàn, Quảng Nam) thì bị một đối tượng điều khiển xe môtô đến áp sát và giật túi xách mà chị Beatrice để trong giỏ xe. Trong túi xách bị mất, chị Beatrice để 1 ĐTDĐ hiệu Sony Experia, 1 camera hiệu Panasonic Lumix, 600.000 đ, 1 passport và một số giấy tờ tùy thân.

Trước đó, khoảng 10h ngày 27/4, chị Laura Parcher (SN 1992, quốc tịch Anh) đang điều khiển xe đạp trên đường Hai Bà Trưng, hướng từ biển An Bàng vào phố cổ thì bị một đối tượng điều khiển xe môtô giật túi xách mà chị Laura để trong giỏ xe đạp. Tài sản chị Laura bị cướp gồm 1 ĐTDĐ iPhone5, 1 thẻ tín dụng và 1 thẻ ATM.

Qua công tác rà soát, khoanh vùng, sàng lọc các đối tượng nghi vấn, các trinh sát đặc biệt chú ý Nguyễn Nhật Hoàng, đối tượng mới đi tù về và đang nghiện hút nặng. Thời gian gần đây, Hoàng có nhiều biểu hiện bất minh về kinh tế. Trong thời gian từ chập choạng tối đến khuya, Hoàng thường điều khiển xe mô tô lượn vòng trên các tuyến đường mà du khách nước ngoài thường lưu thông, do đó đối tượng ngay lập tức được mời đến làm việc.

Qua đấu tranh khai thác, Hoàng đã khai nhận hành vi của mình. Hoàng còn khai trong vụ cướp tài sản của chị Melissa có sự tham gia của Lê Văn Dũng.

6. TÌM TRONG DI SẢN:* Báo điện tử Emdep.vn đăng bài kèm phóng sự ảnh “Nơi thổi hôn

những sản phẩm đô gỗ hấp dẫn du khách ở Hội An”Nằm bên kia sông Hoài, làng mộc Kim Bồng nằm trên vùng đất Cẩm Kim

(Hội An, Quảng Nam) ngày nay. Được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 15, làng mộc này nổi tiếng gần xa bởi những người thợ đi ngược xuôi đất nước xây dựng những ngôi nhà rường, nhà cổ ba gian còn lưu giữ đến hôm nay.Mỗi ngày nhiều chuyến phà đưa các đoàn du khách quốc tế ghé thăm làng mộc tài danh. Vùng đất Cẩm Kim nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An xưa

17

Page 18: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

từng là một thương cảng sầm uất của Đàng Trong, nhờ vậy các làng nghề tại đây như gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng có cơ hội phát triển phồn thịnh.

Theo đó, Kim Bồng Đông đóng tàu thuyền, Kim Bồng Tây chạm khắc gỗ để cho ra những sản phẩm còn tồn tại qua nhiều thập kỷ, mà trong đó khu phố cổ Hội An là một trong những minh chứng cho sự khéo léo của những người thợ.

* Báo Đà Nẵng, Dân Việt 09/5/2016 đăng bài “Mắt cửa và tục thờ 'thần cửa' ở Hội An”:

Trên các cánh cửa ra vào những di tích kiến trúc ở khu phố cổ Hội An có gắn hai khoanh gỗ hình tròn, hình lục giác, hình bát giác… được chạm khắc khá công phu và đôi khi được sơn son thếp vàng, cư dân địa phương quen gọi là Mắt cửa.

Mắt cửa là một dạng trang trí khá đặc sắc cho ngôi nhà, nó thực chất là núm khóa chốt cửa, có hình dáng chiếc đinh, phần tán ở đầu dày 10cm, đường kính khoảng 20cm, và phần chốt đục liền với tán tiết diện hình chữ nhật dài khoảng 30cm, có chức năng liên kết đố cửa và khung cửa giữ không cho cánh cửa rời ra.

Ơ Hội An, hiện có trên 20 kiểu mắt cửa khác nhau. Phần lớn có dạng hình tròn, hình lục giác, hình bát giác hoặc cắt khấc thành 6 hoặc 8 đầu cánh hoa cúc; một số ít có dạng hình vuông, hình nửa khối cầu dẹt... Tán mắt cửa được chia thành hai phần: phần tâm và phần vành. Phần tâm thường trang trí hình lưỡng nghi sơn hai màu đen trắng, hình nhụy hoa, hình chữ triện, chữ phúc, chữ thọ… Còn phần vành bao quanh bên ngoài tâm, tạo dáng hoa cúc 6 hoặc 8 cánh mà cánh của nó xoáy hình lá đề, hình bát quái, hình hồi văn, hình giao long, hình bốn hoặc năm con dơi bao quanh chữ phúc, có mắt cửa chỉ có một chữ thọ, hoặc tạo một gờ chỉ nổi phía bên ngoài vây lấy tâm…

Ơ một số mắt cửa hình vuông thì phần vành của nó không được trang trí. Ngoài ra ở một số đền miếu, hội quán, mắt cửa có trang trí khác. Ví như mắt cửa ở miếu Quan Công có dạng hình tròn, phần tán được chạm nổi mặt con lân miệng đang há to, mắt trắng, mi xanh, mũi đỏ, râu bạc trông rất dữ tợn. Mắt cửa ở hậu cung Hội quán Phúc Kiến sơn son thếp vàng, phía trên chạm đôi rồng chầu mặt trời, phía dưới là đôi giao long chầu mặt trăng, chính giữa là vòng tròn âm dương. Mắt cửa ở chùa Cầu trên tán có chạm nổi hình bốn hoa cúc dây bao bọc xung quanh, xoáy lưỡng nghi nằm ở giữa…

Một số người cho rằng: “Người Hội An quan niệm con người và con vật đều có mắt để nhìn đời và nhìn vào lòng mình, thì đồ vật gắn với con người cũng phải có mắt”. Tuy nhiên, chúng ta thấy nhiều đồ vật khác, cũng gắn chặt với cuộc đời của mỗi con người ở Hội An sao không có mắt? Và nhận định: “Các thuyền ghe ở Hội An cũng được vẽ vào hai bên mũi thuyền hai con mắt rất to và rõ để nhìn thấy mọi tai ương trên biển khơi. Cái nhà, nơi con người sống cả đời trong đó cũng phải có đôi mắt để bảo vệ mình và cũng mở cửa tâm hồn mình với xã hội”. Điều này hẳn ai cũng biết, không chỉ riêng Hội An mà tại nhiều địa phương ở nước ta và các quốc gia trên thế giới, ghe thuyền cũng thường được vẽ mắt.

Ơ Ai Cập vào khoảng 2.700 năm trước Công nguyên (TCN), trên những chiếc thuyền lớn, cư dân cổ Ai Cập đã vẽ một con mắt của thần Osiris. Ơ Hy Lạp và Ý vào khoảng 450 - 100 năm TCN, trên các mũi thuyền đều sơn những con mắt. Ơ vùng Bali của Indonesia, trên những chiếc thuyền độc mộc người ta vẽ đầu

18

Page 19: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

con quái vật biển Makara. Còn ở Việt Nam, trên thạp đồng Đào Thịnh niên đại thế kỷ thứ I TCN có trang trí hình thuyền, ở mũi thuyền cũng có vẽ con mắt chim to tròn… Bởi người xưa quan niệm, chiếc thuyền cũng như một sinh vật, mỗi khi đi trên kênh rạch, ao hồ, sông, biển thường gặp những con quái vật gây hại đối với con người nên họ vẽ mắt ở hai bên mũi thuyền để các loài thủy quái không dám làm hại. Ngoài ra, ghe thuyền có mắt để dẫn con người đến những ngư trường có nhiều tôm cá.

Trong khi đó, tục vẽ mắt thuyền của người Việt có liên quan đến tục xăm mình của cư dân thuộc nền văn hóa Đông Sơn trong việc chống lại các loài thủy quái dưới biển. Sách Hán thư và nhiều bộ cổ sử khác của Trung Quốc đã viết: “Người Việt vẽ mình, cắt tóc để tránh cái hại giao long”. Trong Lĩnh Nam chích quái cũng đề cập: “Dân sống ở rừng và chân núi xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Vua cho rằng: “Giống sơn man và giống thủy tộc khác hẳn nhau, giống thủy tộc yêu kẻ giống mình ghét kẻ khác mình cho nên hại nhau’. Bèn bảo người đời lấy mực xăm vào mình hình Long Quân, theo dạng thủy quốc. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy”.

Có lẽ vì vậy, đôi mắt thuyền chính là hình ảnh tái hiện mắt “thuồng luồng”, một loài sinh vật huyền thoại mang nhiều quyền năng liên quan đến sông nước. Đôi mắt hiện hữu trên mũi thuyền nhằm chống chọi lại những sinh vật huyền thoại, đôi khi người ta cũng muốn linh thiêng hóa chiếc thuyền trở thành một vật thiêng, có sức sống nhằm cầu mong việc đi lại bằng đường thủy được bình yên và đánh bắt thủy hải sản được đắc lợi.

Trở lại với mắt cửa. Việc trang trí mắt cửa ở khu phố cổ Hội An, phải chăng là một trong những hình thức thờ “Môn thần” trong tín ngưỡng dân gian của cộng đồng người Hoa? Bởi ở Hội An, mắt cửa chỉ tập trung trong những di tích kiến trúc dân dụng và kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của người Hoa, nhưng rất hiếm thấy trên những ngôi nhà, đình, chùa của người Việt. Trong khi đó, làng mộc Kim Bồng - nơi sản sinh ra những nghệ nhân góp phần hình thành nên quần thể kiến trúc khu phố cổ Hội An thì trong những ngôi nhà của họ lại không chạm khắc trang trí mắt cửa.

Hiện nay trong nhiều ngôi nhà của người dân tộc Bạch, nằm cách trung tâm thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 40km, trên các cánh cửa, cổng ra vào nhà có trang trí nhiều mắt cửa, tuy kiểu thức chạm khắc trang trí không phong phú như ở Hội An, theo họ, đây là hình thức tín ngưỡng thờ Môn thần (thần Cửa) của mình.

Có thể nói, ban đầu mắt cửa là chi tiết kiến trúc, về sau phát triển thành một vật gắn với tín ngưỡng thờ Môn thần của người Hoa. Mắt cửa thể hiện cho khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tránh được hoạn nạn, rủi ro, tránh không cho tà ma xâm phạm vào nhà, gây nên bệnh tật, gia đình xào xáo, việc làm ăn bị thất bại…

Ngày nay, trong các gia đình người Hoa ở khu phố cổ Hội An, thần Cửa ít được cúng bái, hằng đêm người ta chỉ cần cắm hai bên cánh cửa một cây nhang là đã thể hiện lòng tôn kính của gia chủ đối với các thần.

19

Page 20: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

* Báo Tuổi Trẻ ngày 10/5/2016 đăng tin “Hội An sẽ có 5 “góc phố di sản”:

TTO - TP Hội An (Quảng Nam) đang mời các tác giả, nhóm tác giả tham gia phác thảo nghệ thuật sắp đặt theo chủ đề Ký ức Hội An xưa. 

Theo đó, ban tổ chức chọn năm góc phố trong khu phố cổ và chọn ra năm phác thảo ấn tượng, chất liệu thân thiện môi trường, mang đậm nét đặc trưng văn hóa Hội An và giao địa điểm để tác giả triển khai từ trung tuần tháng 11-2016.Ngày 22-11 tại công viên Kazik đường Trần Phú, ban tổ chức sẽ tổ chức chương trình giới thiệu các tác phẩm này nhằm chào mừng kỷ niệm 71 năm Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23-11-1945 - 23-11-2016). Hoạt động nghệ thuật mang tên Góc phố di sản Hội An này kéo dài đến ngày 4-12, ngày đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - phó chủ tịch UBND TP Hội An, qua hoạt động này Hội An mong muốn tạo điểm nhấn văn hóa góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch Hội An.

7. HỘI AN- ĐẤT VÀ NGƯỜI:* Báo Trí Thức Trẻ ngày 13/5/2016 đăng bài “Độc đáo xe điện bọc tre

phục vụ khách”:Với mong muốn góp phần xây dựng một phố cổ Hội An sinh thái, thân

thiện cũng như nâng tầm giá trị của cây tre Việt Nam, anh Tấn đã bắt tay vào chế tạo, sản xuất những chiếc xe điện bọc tre độc đáo.

Sau khi chế tác thành công chiếc xe đạp và nhiều sản phẩm bằng tre độc đáo, mới đây, anh Võ Tấn Tân (SN 1979, trú thôn 2, xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam) lại tiếp tục chế tạo và sản xuất chiếc xe điện bọc tre phục vụ chở khách du lịch thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Anh Tân cho biết, anh chỉ giữ lại phần gầm bệ và bình ắc quy, còn từ thân vỏ đến khung sườn, tất cả đều được làm bằng tre. Trong đó, phần khung của chiếc xe này được làm bằng những cây tre đã qua xử lý, cứng như thép. Còn các khớp nối của khung sườn cũng được gắn kết bằng một loại keo rất đặc biệt. Điều đáng nói, những đoạn tre được sử dụng để chế tác ra chiếc xe này đều trải qua các công đoạn xử lý truyền thống và không hề lạm dụng hóa chất độc hại.

Theo anh Tân, để hoàn thành được chiếc xe này, anh phải mất gần 3 tháng làm việc liên tục. Mỗi chiếc xe điện bọc tre hoàn chỉnh có giá trung bình khoảng 100 triệu đồng. Tuy nhiên, giá cả còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng về thiết bị phụ tùng, kiểu mẫu…Thiết kế và kiểu dáng của chiếc xe rất thích hợp cho việc phục vụ du khách tham quan, ngắm cảnh ở các khu du lịch.

"Từ nhỏ tôi đã có niềm đam mê đặc biệt với cây tre và được cha mình dạy cho cách chế tạo các vật dụng từ tre. Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm bên ngành du lịch được 2 năm, tôi quyết định từ bỏ công việc để về mở xưởng để thử sức với đam mê chế tác đồ tre của mình. Chiếc xe điện bọc tre này chính là đứa con tinh thần mà tôi đã nỗ lực tìm tòi, sáng tạo trong thời gian qua. Mọi thứ ở đây đều được làm thủ công hết, chẳng có máy móc hiện đại, chỉ có đôi bàn tay cùng niềm đam mê với cây tre mà thôi…", anh Tân hào hứng, chia sẻ.

20

Page 21: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thành công, hiện chiếc xe độc đáo của anh Tân đã được sử dụng để phục vụ cho việc chở khách du lịch đến tham quan và vui chơi tại không gian tre - Taboo Bamboo WorkShop của mình. Từ ngày vi vu khắp xóm làng, chiếc xe điện bọc tre đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Vừa mới được đi tham quan khu làng dừa một vòng bằng xe điện bọc tre, anh Trần Văn Châu (25 tuổi, trú huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hào hứng cho biết: "Cảm giác đi dạo, ngắm cảnh bằng chiếc xe này rất thú vị và lạ nữa. Hi vọng thời gian tới, loại xe này sẽ được sản xuất số lượng nhiều, phục vụ cho việc chở khách du lịch tham quan, ngắm cảnh, đặc biệt là ở phố cổ Hội An".

Nhiều khách du lịch tỏ ra khá thích thú với chiếc xe có một không hai này."Qua tìm hiểu và nghe nhiều người giới thiệu, tôi cùng nhiều giáo viên đã quyết định chọn không gian tre này làm điểm cho các học trò của mình tham quan. Đến đây các em có dịp được biết thêm về một miền quê yên bình, được tham gia các trò chơi với các món đồ thân thiện với môi trường. Các em đặc biệt thích thú khi được ngồi trên chiếc xe điện bọc tre thú vị này…", cô Trần Thị Hương Giang, giáo viên trường mầm non Việt Nhật (TP Đà Nẵng), chia sẻ.Anh Tân cũng chính là "cha đẻ" của chiếc xe đạp khung tre nổi danh toàn cầuĐược biết, hiện sản phẩm xe điện bọc tre đã nhận được một số đơn đặt hàng, trong đó khách hàng chủ yếu là người nước ngoài và các doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch. "Tôi hi vọng, thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được nhiều đơn đặt hàng, đặc biệt là các đơn vị du lịch ở Hội An, để mang lại cho du khách những trải nghiệm thật thú vị và ấn tượng khi được đi tham quan và ngắm cảnh ở vùng ven thành phố bằng xe điện bọc tre", anh Tân chia sẻ.

8. ĐÔ THỊ - MÔI TRƯỜNG:* Báo Quảng Nam ngày 07/5/2016 đăng bài “Nhọc nhằn giữ đô thị đặc

thù”: Từ sông Hoài…Từ những năm 1970, kè bảo vệ đô thị cổ được xây dựng một đoạn, còn lũy

tiến tiếp giáp phía đông chợ Hội An xuôi về cầu Cẩm Nam (dài khoảng 350m) chưa được đầu tư. Dần theo thời gian, công trình kè cũ không còn đủ sức chống chọi trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên nên đã hư hỏng trầm trọng. Ven bờ, đặc biệt là đoạn không kè, đất rơi xuống lòng sông, có chỗ nước xâm thực vào sâu khoảng 3m. “Đứng trước thực trạng ấy, chính phủ đã đưa công trình kè bảo vệ khu đô thị cổ Hội An, đoạn từ chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam vào danh mục dự án cấp bách được đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SP-RCC” - ông Đỗ Xuân Anh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam (đại diện chủ đầu tư) cho biết.

Động thổ ngày 15.11 năm ngoái (dự kiến hoàn thành sau 12 tháng), công trình kè bảo vệ khu đô thị cổ do liên danh nhà thầu Công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng Hội An và Công ty CP tiến độ quốc tế đảm nhận thi công (giá trị xây lắp 61 tỷ đồng). Không chỉ đơn thuần là kè cứng, dự án này còn triển khai các hạng mục nạo vét lòng sông, thoát nước, thảm tăng cường 1 lớp bê tông nhựa mịn mặt đường Bạch Đằng, rồi được “mềm hóa” với khuôn viên khu vui chơi và bố trí

21

Page 22: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

hệ thống điện chiếu sáng trang trí dọc đỉnh bờ kè. Chủng loại cây gì trồng trên vỉa hè dọc bờ sông Hoài cũng được tham vấn kỹ càng. Phó Trưởng phòng quản lý dự án 3 (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh) - ông Đinh Tường Vũ cho hay, liên danh nhà thầu hiện đã triển khai đạt hơn 50% giá trị xây lắp. “Nhà thầu rất muốn thúc đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành trước mùa mưa bão thì càng tốt. Nhưng bây giờ, mặt bằng thi công một số hạng mục vẫn còn dở dang - ông Vũ nói. Được biết, công tác giải phóng mặt bằng dự án do UBND TP.Hội An chịu trách nhiệm triển khai. Địa phương cam kết cuối tháng 3 sẽ hoàn thành bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, một số “nút thắt” nằm trên vị trí thi công tuyến kè, đấu nối thoát nước ra sông, làm bãi trông xe… chưa tháo gỡ được. Nếu khâu thi công kéo dài qua mùa mưa, công trình đang dang dở thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.     

… đến Cửa ĐạiTrở lại biển Cửa Đại cuối tháng 4. Biển vắng hoe, chỉ thấy công nhân của

nhà thầu đang hối hả thi công kè bảo vệ đoạn số 2, thuộc dự án xử lý khẩn cấp tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại. Chỗ bờ chưa sạt lở, ông Nguyễn Viết Sơn cùng 5 hộ khác phải “ghép” chung để bán nước 2 ngày/lần, vì bãi biển bị thu hẹp. Ơ phía tây bắc công trường đang thi công, tình trạng sạt lở vẫn tái diễn dù không nghiêm trọng như mùa biển động. Nhìn dọc theo bờ cao, cảnh tượng trông thật ngổn ngang khi mỗi nhà hàng, từng khu đất được cá nhân tiến hành làm kè bảo vệ theo… kiểu riêng. Bà Phạm Thị Lỳ (chủ nhà hàng Mama lỳ) cho hay, gia đình bỏ ra 25 triệu đồng thuê nhân công đóng cọc tre, xếp bao cát với bề ngang dài gần 30m để giữ đất. Bên cạnh Mama lỳ, chủ khu đất chưa xây dựng đã đầu tư số tiền không nhỏ vào việc thi công tường chắn bằng bê tông cốt thép vững chãi. “Họ quá sốt ruột khi mà tính mạng và “nồi cơm” đang bị đe dọa bởi sạt lở, nên phải đứng ra tự cứu mình. Vì lẽ đó, mới xảy ra tình trạng mạnh ai nấy lo, trong lúc đoạn bờ biển tiếp giáp giữa phường Cửa Đại với phường Cẩm An chưa được nhà nước đầu tư xử lý khẩn cấp” - một chủ doanh nghiệp người địa phương cho hay.

Trao đổi về dự án xử lý khẩn cấp sạt lở bờ biển Cửa Đại, một cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng TP.Hội An cho hay, đoạn số 2 có chiều dài 400m đang được triển khai và dự kiến hoàn thành trong tháng 5 năm nay. Trước đó, thành phố đã làm xong đoạn số 1 dài 240m, thuộc vị trí sạt lở nghiêm trọng nhất. Phương pháp thi công tiến hành theo công nghệ của Hà Lan. Phía trong cùng, bờ được gia cố kè bao bằng túi địa kỹ thuật Geobag; cách đó ra xa 60m sẽ là đê giảm sóng và giữ cát tái tạo bãi biển; xa hơn nữa (ra thêm khoảng 40m) có mỏ hàn và đê giảm sóng nhằm mục đích gây bồi tạo bãi phía ngoài. Bước đầu, đoạn kè đưa vào sử dụng đã tạo bồi cát trở lại. Vị cán bộ này cho biết thêm, giai đoạn 2 của dự án còn một đoạn dài 650m, tiền đã có nhưng chưa được triển khai. Nếu tiến hành ngay bây giờ, công trình sẽ xong trước mùa mưa bão. Phương án kè mềm cho tín hiệu khả quan là vậy, song đại diện chủ đầu tư khẳng định phải có quá trình quan trắc, thành lập hội đồng kỹ thuật đánh giá về tính hiệu quả lâu dài chứ không thể nói chung chung. Cư dân thôi chưa hết nghi ngờ, vì họ chẳng thể yên tâm mùa biển động liệu kè… có đứng vững. Ngay cả các nhà chuyên môn, họ cũng đang đau đầu để tìm ra đáp án chính xác nhất.

Chắn sóng từ xa, tăng lượng trầm tích từ thượng nguồn, xây dựng kè chuyển dòng ở cửa sông để chuyển dòng ra hướng bắc… là những hiến kế của các

22

Page 23: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

nhà khoa học. Thế nhưng, nguồn lực ở đâu để đầu tư làm kè dài gần 8km bờ biển để bảo vệ đô thị đặc thù thì chưa có câu trả lời. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án dài 650m (nối ra đến khu du lịch Palm Garden, phường Cẩm An) chưa triển khai trên thực địa. Khu vực đã kè hoàn thành nhưng chưa thể yên tâm vì còn xem thử thách trong mùa biển động thế nào. Còn ở phía tây bắc, bờ biển đoạn qua phường Cẩm An đã, đang tiếp tục sạt lở…

* Báo Quảng Nam ngày 12/5/2016 đăng bài “Phục hôi rừng dừa nước Cẩm Thanh”:

Rừng dừa nước xã Cẩm Thanh (Hội An) có đầy đủ đặc trưng của kiểu rừng ngập mặn, là vùng đệm quan trọng của Khu sinh quyển Cù Lao Chàm nhưng đang đối mặt với sự biến động lớn. Việc trồng, phục hồi rừng dừa nước trở nên cấp bách.

Biến độngRừng dừa nước xã Cẩm Thanh là nơi hội thủy của 3 con sông lớn: Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng. Những năm 1980, vùng rừng dừa nước trải rộng tới hàng trăm héc ta, nhiều nhất là thôn 1 và 2 của xã Cẩm Thanh, song trải qua một thời kỳ dài, rừng dừa liên tục biến động, diện tích bị thu hẹp dần. Có thời điểm chỉ còn hơn 50ha (năm 2000), một diện tích lớn rừng dừa bị chặt phá theo hoạt động cư trú, sản xuất của con người. Năm 2009, xã Cẩm Thanh quy hoạch trồng mới vùng rừng dừa nước phục vụ phát triển du lịch, nghề thủ công mỹ nghệ, song diện tích trồng mới cũng chỉ 10ha. Gần đây, trước yêu cầu của một số dự án dân sinh, như dự án cầu Cửa Đại, dự án khu xử lý nước thải tập trung tại xã Cẩm Thanh…, cùng với đó là việc người dân lấn nền nhà ra vùng dừa, tình trạng khai thác triệt để phục vụ sản xuất thủ công mỹ nghệ… khiến rừng dừa bị suy giảm nghiêm trọng số lượng lẫn chất lượng. Ông Trần Văn Hưng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Thanh cho biết, ngày trước, nếu không ươm trồng thì bản thân cây dừa nước khi cho trái già, tự rụng xuống nước cũng có thể mọc cây con, rừng dừa nước tự bổ sung cá thể tự nhiên. Nay, người dân không chú trọng trồng và bảo vệ, lại khai thác trái cạn kiệt khiến rừng dừa ít tái sinh cây con, nguồn giống bản địa khan hiếm. “Theo lệ, chỉ khai thác 2 đợt/năm/cây, nhưng có người khai thác đến 3 đợt, không giữ lại cây mẹ nuôi cây con, hoặc nếu khai thác lá thì phải giữ lại trên 7 - 8 lá/cây, nhưng có nơi chỉ để lại lá non khiến cây suy kiệt, thấp lùn, lá ngắn” - ông Hưng nói.

Ông Lê Ngọc Thảo, Trưởng ban Thư ký Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An cho hay, vùng rừng dừa nước đóng vai trò là vùng đệm của khu sinh quyển Cù Lao Chàm, như một “máy lọc sinh học”. Đây cũng là nơi trú ngụ, sinh trưởng của nhiều loài động vật dưới nước lẫn trên cạn, các loài thủy sinh vùng ven biển, cửa sông; là nơi chắn gió, chắn bão của ngư dân và tàu thuyền theo các mương lạch vào. Chính tình trạng suy kiệt của vùng rừng dừa đã tác động xấu tới Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Do đó, phát triển vùng rừng dừa nước có ý nghĩa thiết thực cho hiện tại và mai sau. “Với vai trò và yêu cầu của một vùng đệm thì diện tích rừng dừa nước còn lại là quá ít so với tầm của khu sinh quyển. Cần phải duy trì diện tích rừng ở mức tối thiểu để thực hiện chức năng vùng đệm” - ông Thảo nói.

23

Page 24: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Phục hôi rừng dừaDự án “Trồng và phục hồi rừng dừa nước ven biển Cẩm Thanh nhằm tái

tạo, phục hồi, phát triển rừng dừa kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng” (giai đoạn 2015 - 2017, Sở NN&PTNT làm chủ đầu, kinh phí 28 tỷ đồng) đang trong giai đoạn thực hiện. Mục tiêu dự án hướng tới là xây dựng hệ thống rừng ngập mặn ven biển TP.Hội An bền vững, hình thành vành đai rừng phòng hộ bảo vệ cho hệ thống đê điều, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng… Dự án gồm 2 hợp phần, hợp phần thứ nhất là trồng và phục hồi rừng dừa với 26ha, 85ha khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh; xây dựng 3 bảng quy ước bảo vệ rừng, 10 biển báo quản lý bảo vệ rừng; tổ chức 2 lớp kỹ thuật trồng dừa nước và công tác khuyến lâm cho người dân. Hợp phần thứ 2 là khai thông dòng sông Đình, trả lại sự lưu thông dòng chảy, bảo đảm các điều kiện về thủy lực đáp ứng nhu cầu giao thông, nâng cấp đê bao hai bên bờ sông, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các dịch vụ du lịch sinh thái ven sông, phát triển kinh tế của TP.Hội An. Được biết, hợp phần trồng và phục hồi dừa nước do Công ty CP Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam phụ trách, đang trong quá trình hoàn thiện.

Ông Lê Thanh - Chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh cho biết, dự án cố gắng hoàn thành trồng mới 26ha và phục hồi, dặm vá 84ha xong trong tháng 6.2016 này. Trong quá trình triển khai, khó khăn là nguồn giống khan hiếm; thời gian trồng kéo dài do nước triều biến động, phải đợi nước xuống mới trồng được. Khâu bảo vệ, chăm sóc còn chưa tốt do ý thức người dân địa phương còn hạn chế, trong quá trình đánh bắt thủy hải sản đã xâm hại tới vùng trồng dừa non. Tình trạng sóng biển, ca nô chạy cũng ảnh hưởng tới cây con mới trồng. “Song, nhìn chung không đáng lo lắm, vùng trồng mới có rào chắn, chỉ một thời gian nữa cây con bám rễ được sẽ phát triển tốt” - ông Thanh nói.

Cũng theo ông Thanh, hiện dự án tiếp tục thực hiện hợp phần thứ 2 là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng như: nạo vét 2.612m sông Đình, tận dụng đất nạo vét để đắp bù, nâng cấp đê hai bên bờ sông, xây 45 cống lấy nước vào nuôi tôm, 5 cống tiêu nước qua đê, 3 bến thuyền du lịch, 3 cầu thô sơ qua kênh tiêu. “Tháng 6.2016 sẽ khởi công hạng mục thứ 2 này. Hiện khâu bàn giao mặt bằng đã xong rồi, chỉ chờ thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho 10 hộ, bồi thường cây cối cho khoảng 20 - 30 hộ, hỗ trợ sản xuất, con vật nuôi cho 10 hộ” - ông Thanh nói.

*Báo Quảng Nam ngày 15/5/2016 đăng loạt bài "Ứng xử" với môi trường biển:

Những thông tin về cá chết, môi trường biển ô nhiễm nghiêm trọng tiếp tục thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước. Ở Quảng Nam, các cơ quan quản lý đang tiến hành nhiều biện pháp khảo sát, kiểm tra, giám sát và hậu kiểm các hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởng, nguy hại đến môi trường (từ xả thải nhà máy công nghiệp, hoạt động chế biến, nuôi trồng thủy sản…), ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, nhất là vùng ven biển.

Quan điểm của chính quyền Quảng Nam là sẵn sàng từ chối, loại bỏ những dự án đầu tư làm tổn hại đến môi trường. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án tác

24

Page 25: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

động lên đời sống của người dân mới chính là thước đo, tiêu chí để phê duyệt hay bác bỏ một dự án đầu tư. Đó là cách Quảng Nam “ứng xử” với môi trường biển.

Bài 1: CẢNH GIÁC CÁC NGUY CƠ Ô NHIỄMChưa có dự án công nghiệp nào xả thải trực tiếp ra biển, nhưng nguy cơ ô nhiễm môi trường biển Quảng Nam là điều có thể xảy ra nếu không có những giải pháp bảo vệ môi trường từ đất liền, khi không ít nhà máy ở các khu, cụm công nghiệp, nạn khai thác vàng sử dụng hóa chất độc hại đổ thẳng ra sông, suối…

Đất làm, biển chịuGần như các hoạt động kinh tế trọng điểm Quảng Nam đều tập trung vùng

ven biển dài 125km chạy dọc theo 6 huyện, thành phố và ngư trường rộng hơn 40 nghìn km2 với hai cửa sông Cửa Đại và An Hòa đổ ra biển. Môi trường nước biển ven bờ ô nhiễm được xác định do ô nhiễm môi trường nước mặt từ vùng bờ. Vùng biển Cửa Đại, ngoài hiện tượng nước biển dâng cao, xâm thực đất liền, còn tiếp nhận nguồn nước bị ô nhiễm từ sông Vu Gia - Thu Bồn. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản sử dụng kim loại nặng và các hóa chất độc hại cyanua, thủy ngân “nóng” trên thượng nguồn và một lượng nước thải không nhỏ xả ra từ các nhà máy ở khu, cụm công nghiệp…, sẽ gây ô nhiễm.

Thống kê của Sở TN&MT, lượng nước thải từ các KCN, CCN ước 23.600m3/ngày đêm, nhưng chỉ có KCN Điện Nam – Điện Ngọc, Bắc Chu Lai và CCN Trường Xuân có hệ thống xử lý nước thải tập trung với tổng công suất thiết kế khoảng 7.100m3/ngày đêm. Lượng nước thải còn lại chưa qua xử lý sẽ đổ xuống sông suối, môi trường chung quanh.

Tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị phía hạ lưu Thu Bồn quá nhanh nên chất lượng nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Sông Vĩnh Điện có nồng độ dầu mỡ ở mức cao (thời điểm đột biến vượt gấp 71,5 lần quy định cho phép). Hàm lượng chất rắn lơ lửng và amoni cũng vượt chỉ số thông thường. Quan trắc chất lượng nước trên sông Hoài chảy qua Hội An, qua các năm cho thấy ngoài chất rắn lơ lửng còn có nhiều thông số dầu mỡ, hàm lượng sắt, amoni photphat và vi sinh coliform bị ô nhiễm từ sự phân bố dân cư đông đúc cùng hệ thống nhà hàng, khách sạn ven sông dày đặc. Hàm lượng sắt trong nước biển khu vực cảng Cửa Đại, Cửa Lở đều vượt giới hạn bình thường. Kiểm kê tải lượng thải từ đất liền ra vùng biển ven bờ Quảng Nam - Đà Nẵng của Tổng cục Biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên- môi trường) cho thấy, tổng lượng ô nhiễm hàng năm khoảng 92,6 nghìn tấn COD, 22,4 nghìn tấn BOD, hơn 428 nghìn tấn tổng chất rắn lơ lửng, gần 83 tấn hóa chất bảo vệ thực vật và khoảng 430 tấn kim loại nặng các loại. Kết quả kiểm kê xác nhận, vùng ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng là nơi tiếp nhận nhiều chất gây ô nhiễm từ nguồn đất liền.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường biểnNuôi trồng thủy sản dọc sông Trường Giang, đặc biệt phong trào nuôi tôm

trên cát ven biển qua các huyện Núi Thành, Thăng Bình đã tàn phá môi trường nước biển. Theo ước tính của ngành nông nghiệp, bình quân mỗi héc ta nuôi tôm thải ra môi trường hơn 3.000m3 nước thải/năm (tương đương tổng lượng thải toàn tỉnh mỗi năm là 6 triệu mét khối). Nuôi tôm lót bạt thời gian qua hầu như xả thẳng ra biển. Hơn 2 năm trước, UBND tỉnh đã quy hoạch tạm vùng nuôi tôm trên đất cát ven biển, quy định người nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng quy hoạch phải

25

Page 26: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, xây bể lắng xử lý nguồn nước, tổ chức thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại… Nhưng thực tế ít có trường hợp nào đáp ứng các quy định về đảm bảo môi trường. Một dự án xây bể nước mặn rộng 5ha phục vụ vùng nuôi tôm theo hướng công nghiệp tại xã Tam Tiến (Núi Thành) lại bị trắc trở do người dân địa phương phản đối, lo sợ sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngọt tại chỗ. Tại xã Tam Tiến, vào thời điểm người nuôi tôm xả nước thải ra biển, nguồn nước bốc mùi hôi, dân và du khách không dám tắm biển. Nước biển ven bờ một số địa phương phía nam Quảng Nam đang “đổi màu” theo hướng xấu từ hệ lụy nuôi tôm ở sông Trường Giang.

Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có đánh giá đầy đủ về tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thủy sản đến môi trường chung quanh (nhất là sông Trường Giang) ảnh hưởng đến nguồn nước biển ở mức độ nào. PGS-TS. Nguyễn Chu Hồi - Chủ tịch Hội Thiên nhiên và môi trường biển cho rằng, không khó để xác định nguồn nhiễm độc cho vùng biển. Từ hiện tượng cá chết hàng loạt trên quy mô rộng ở vùng biển ven bờ một số tỉnh Bắc Trung Bộ đã thấy rõ liên quan đến nguồn gây ô nhiễm từ đất liền, trên biển, từ trên trời rơi xuống và từ lòng đất đưa lên. Chẳng hạn có thể liên quan đến việc xả thải trực tiếp ra biển từ các hoạt động phát triển trên đất liền; sự cố tràn dầu và tràn hóa chất, sự cố hoặc thải có chủ ý đổ thải xuống biển từ hoạt động dầu khí...

Ơ các bãi tắm Cửa Đại, Bình Minh, Tam Thanh và bãi Rạng, các chỉ số quan trắc đều đảm bảo môi trường, ngoại trừ ô nhiễm dầu mỡ, hàm lượng sắt vượt giới hạn cho phép. Bà Lê Thị Tuyết Hạnh - Phó Giám đốc Sở TN&MT dự báo, nước biển ven bờ sẽ chịu sự tác động nặng nề hơn trong tương lai do thu hút đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác các dự án du lịch ven biển. Sự gia tăng nguồn thải từ các hoạt động kinh tế trong đất liền theo nước mặt lục địa đổ ra biển hằng năm cũng làm ảnh hưởng chất lượng nước biển ven bờ. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Đà Nẵng và Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) cũng gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường biển Quảng Nam. Quan trắc một số khu vực vùng biển gần đây của ngành chức năng cho thấy, hàm lượng sắt và dầu mỡ khoáng tại cảng Kỳ Hà (Núi Thành) có thời điểm vượt giới hạn cho phép. Các dự án động lực vùng đông đang triển khai chắc chắn sẽ khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm ven biển nên dự báo gặp nhiều khó khăn trong bảo vệ môi trường biển. Hiện vùng biển ở Hội An, Duy Xuyên, Núi Thành... thông qua các nguồn lực đầu tư, chính quyền đã nỗ lực bảo vệ bền vững môi trường biển như phủ xanh rừng phòng hộ ven biển và sông, huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội vào cuộc, doanh nghiệp làm kinh tế từ môi trường. Sở TN&MT đang tích cực đánh giá các tác nhân, yếu tố gây ô nhiễm vùng bờ và đề xuất các giải pháp. 

Bài 2: SINH KẾ GẮN VỚI BẢO VỆ TÀI NGUYÊN BIỂN

Theo thống kê của Tổ chức Môi trường thế giới, các nguồn ô nhiễm biển đến từ đất liền chiếm tỷ lệ khoảng 50%, rò rỉ tự nhiên khoảng 11%, phóng xạ hạt nhân 13%, hoạt động của tàu thuyền 18% và tai nạn tàu bè trên biển 6%. Ước tính mỗi năm có khoảng 2,4 triệu tấn dầu thô đổ ra biển. Cuối tháng 4, Bộ TN&MT đã lấy mẫu nước quan trắc tại vùng biển Cửa Đại (Hội An) và Thăng Bình và sẽ công bố kết quả trong một ngày gần nhất.

26

Page 27: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Tài nguyên, môi trường biển được bảo vệ nghiêm ngặt đã tạo điều kiện tốt cho người dân phát triển kinh tế, ổn định thu nhập.

Bảo vệ môi trường biểnVùng biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An) là một trong

những điểm sáng môi trường biển an toàn tại Quảng Nam. Kể từ khi vùng biển này trở thành khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh quyển thế giới; chính quyền, các cơ quan bảo tồn, cộng đồng cư dân địa phương đã cộng lực giữ gìn môi trường biển trong sạch. Tàu thuyền “ngăn nắp” neo đậu trên mặt nước trong veo, sóng vỗ dập dờn vào bãi đá, cát sạch tại bãi biển bãi Hương, bãi Làng. Dân Tân Hiệp tỏa ra khắp các đảo nhỏ tìm sinh kế. Không chỉ làm sạch biển, mỗi khi phát hiện các nguy cơ tác động xấu đến môi trường biển, họ đã tìm cách khống chế, ngăn ngừa áp lực tác động. Nếu vượt quá khả năng, “sự cố” sẽ được cấp báo các cơ quan quản lý (UBND xã, ban quản lý khu bảo tồn biển, lực lượng biên phòng) có cách xử lý thích hợp. Nỗ lực ấy đã ngăn chặn, xử lý triệt để nạn lén lút khai thác hải sản trái phép.

Một trong những “sáng kiến” đáng được ghi nhận từ Tiểu khu đồng bảo tồn biển thôn Bãi Hương được thành lập vào năm 2013. Người dân đã trực tiếp quản lý tất cả hoạt động liên quan đến bảo tồn biển khu vực này. Ba năm qua, việc điều phối, giám sát, hướng dẫn người dân tham gia sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường biển của các tổ tuần tra, tổ tự quản, tổ truyền thông thuộc Ban Quản lý cộng đồng thôn Bãi Hương được triển khai hiệu quả. Các cơ chế, chính sách, tiến bộ trong bảo tồn biển từ các cơ quan quản lý, nghiên cứu… luôn được lực lượng này cập nhật và ứng dụng kịp thời, nâng cao bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo. Bãi biển Tam Thanh (Tam Kỳ) sạch đã trở thành “tâm điểm” du lịch biển phía nam Quảng Nam. Bốn đến 5 giờ sáng, đều đặn mỗi ngày, 4 công nhân bảo vệ môi trường biển Tam Thanh tiến hành quét dọn, nhặt các túi ni lông, rác thải… tập kết gọn gàng vào các thùng chứa rác được bố trí cách nhau chừng 15m, dọc theo bờ biển. Khi công nhân môi trường kết thúc công việc, những thành viên đội cứu hộ, cứu nạn bắt đầu ra biển. Ngoài nhiệm vụ ứng cứu những người tắm biển không may, các thành viên này còn quan sát, phát loa yêu cầu, hướng dẫn người tắm biển thu dọn rác, bỏ vào thùng rác đặt sẵn… thay vì tùy tiện xả xác trên bãi biển.

Sinh kế ổn địnhNgười Tân Hiệp cho rằng, bảo vệ môi trường biển để bảo vệ đa dạng sinh

học xã đảo và mời gọi du khách. Đó cũng chính là sự vận dụng có trách nhiệm việc bảo vệ tài nguyên biển đảo để “bảo vệ” sinh kế bền vững cho chính người dân địa phương. Ý tưởng và trách nhiệm này đã đem lại đời sống no đủ cho người dân địa phương. Có thể nói, các dịch vụ du lịch được dân xã đảo vận hành thuần thục, đem lại nhiều trải nghiệm mới mẻ, quyến rũ du khách. Nhiều du khách, dù Việt hay ngoại quốc đều tỏ sự thích thú với cách tiếp đón nhiệt thành, lịch thiệp của người dân xã đảo. Dịch vụ homestay được người dân Tân Hiệp xây dựng trong nhiều năm qua ngày càng phát huy các giá trị du lịch sinh thái. Du khách đến đây, ở lại như một thành viên trong gia đình. Họ được “mặc sức” đi dạo, lặn biển, khám phá chùa chiền, thắng cảnh. Nhiều du khách tỏ ra phấn khích khi được hỏi có muốn đi lặn biển, diệt sao gai bảo vệ môi trường bản địa.

27

Page 28: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Sinh kế ổn định từ bảo vệ môi trường và tài nguyên biển của người dân Tam Thanh cũng không mới lạ nhưng đáng nghĩ trong bối cảnh các giá trị từ biển bị xâm hại nặng nề. Theo UBND xã Tam Thanh, đến thời điểm này, 150 phương tiện khai thác hải sản ven bờ và 65 tàu đánh bắt hải sản tuyến lộng đều hoạt động đúng ngư trường phân vùng, đúng mắt lưới quy định. Các nghề dễ tận diệt nguồn lợi thủy sản như giã cào, bẫy ghẹ bằng lồng hầu như đã bị “đoạn tuyệt”. Thay vào đó, họ tham khảo, du nhập nghề mới như lưới cá trích, câu cá hố, lưới ghẹ, lưới cá chuồn. Tập quán đánh bắt hải sản ở các rạn san hô - nơi trú ngụ của nhiều loài cá cũng dần thay đổi, tránh tàn phá đa dạng sinh học. Chưa hết, khi ra khơi, phát hiện các tàu giã cào hoạt động ở tuyến bờ hay dùng mìn, thuốc nổ để khai thác hải sản, ngư dân liền gọi điện, thông qua Icom, bộ đàm, báo về lực lượng biên phòng để tổ chức vây bắt. “Tuyên truyền 1 lần người dân còn chống chế thì phải kiên trì đến lần thứ 2, thứ 3. Cứ nỗ lực vận động, thuyết phục dần thì người dân sẽ thay đổi cách tiếp cận khai thác nguồn lợi. Dần dà, ngư dân thấm thía rằng, bảo vệ nguồn lợi cũng chính là bảo vệ sinh kế của chính họ sống bằng nghề khai thác hải sản. Điều đó biểu hiện rõ rệt ở hiệu quả trong đánh bắt hải sản, ngư dân thường bội thu trong thời gian gần đây”, ông Lê Ngọc Ty - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh nói. 

Bài 3: “TĂNG CƯỜNG HẬU KIỂM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG”

Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu khẳng định, chính quyền, cơ quan quản lý sẽ tăng cường giám sát, hậu kiểm, buộc doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, đúng theo các báo cáo đánh giá tác động môi trường như đã cam kết trong các dự án đầu tư.

Chọn, thu hút những dự án phù hợpPV: Có thể đưa ra một đánh giá cụ thể về môi trường biển Quảng Nam

hiện tại, thưa ông?Ông Đinh Văn Thu: Những tác động của kinh tế, con người vào môi

trường biển tại Quảng Nam không lớn. Bãi biển vẫn đẹp, môi trường ổn định. Chỉ có một số khu vực đang có hoạt động kinh tế trên 125km bờ biển Quảng Nam, chủ yếu là du lịch, dịch vụ và dân sinh, còn lại đều hoang sơ… thì không có vấn đề gì gây sự cố ô nhiễm môi trường biển. Bờ biển Quảng Nam đã được quy hoạch, phân loại. Phía sát biển từ 1 - 1,5km chỉ dành để phát triển dịch vụ, không có công nghiệp gì ở đó. Kế tiếp là đô thị, sau đó mới tới công nghiệp. Như vậy, các dự án công nghiệp chỉ được thu hút ở phía tây đường 129 và phía tây sông Trường Giang. Công nghiệp khu vực này phục vụ cho sự phát triển của các dự án đô thị, dịch vụ, du lịch nên chắc chắn phải lựa chọn những dự án công nghiệp sạch, không thể gây ra sự cố về ô nhiễm môi trường!

PV: Ông có thể nói rõ hơn về quan điểm của chính quyền trong việc quy hoạch, định hướng, kiểm soát ô nhiễm từ việc thu hút đầu tư?

Ông Đinh Văn Thu: Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án tác động lên mức sống của người dân mới chính là thước đo, tiêu chí để phê duyệt hay bác bỏ một dự án đầu tư. Mọi sự phát triển phải được bảo đảm công bằng xã hội, đem lại công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương. Ưu tiên đặt ra trong kế hoạch ngắn hay dài hạn vẫn là thu hút có chọn lựa nhà đầu tư công

28

Page 29: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

nghệ cao, dự án đầu tư chất lượng, có tiềm năng phát triển, bảo đảm môi trường. Điều đó cho thấy rằng, từ trước đến nay, nhận thức của chính quyền vẫn là việc xem xét các vấn đề môi trường của các dự án đầu tư. Tuy nhiên, dù đã chú ý nhưng vẫn có thể bị… lọt lưới. Chính quyền duyệt dự án nhưng doanh nghiệp lại làm không đúng, thì sao? Người lãnh đạo nào cũng sẽ nói là những dự án tổn hại tới môi trường là bác bỏ, không nhận. Những dự án phù hợp với quy hoạch, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội sẽ được tiếp nhận. Nhưng yếu tố môi trường cần phải rà soát, xem xét kỹ lưỡng, không để phá vỡ quy hoạch, gây ra ô nhiễm như vài trường hợp đã xảy ra ở Điện Bàn hay Núi Thành… Chính quyền và cơ quan quản lý sẽ lựa chọn công nghệ khi thu hút đầu tư. Sẽ hỏi thẳng các nhà đầu tư về chứng chỉ công nghệ xanh mà họ dự định triển khai dự án tại địa phương, tránh mắc phải bẫy rác công nghệ.

Tăng cường hậu kiểmPV: Thưa ông, dường như đang có lỗ hổng đánh giá tác động môi trường

của các dự án đầu tư (không chỉ ven biển) tại Quảng Nam?Ông Đinh Văn Thu: Chưa đến nỗi báo động về ô nhiễm môi trường từ các

dự án công nghiệp tại Quảng Nam. Nhưng thực sự lỗ hổng đánh giá tác động môi trường hiện nay chính là việc hậu kiểm. Các chủ đầu tư đều cam kết thực thi việc bảo vệ môi trường, nhưng đánh giá tác động thực tế đúng hay không hiện vẫn còn khoảng trống. Chính quyền, cơ quan quản lý đã tăng cường kiểm soát, hậu kiểm, nhắc nhở, yêu cầu nhà đầu tư thực hiện, nhưng nếu không sửa, khắc phục theo đúng đánh giá tác động môi trường thì sẽ kiên quyết có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, cái khó nhất là không có lực lượng nào thực hiện hậu kiểm hết. Nhà đầu tư xin dự án thì luôn nộp đủ hồ sơ, có cả đánh giá tác động môi trường. Còn giám sát, kiểm soát việc thực hiện đúng như họ cam kết hay không phải do các cơ quan quản lý, nhưng không có đủ lực lượng chức năng để kiểm tra hay giám sát việc này. Đó chính là lỗ hổng lớn nhất.

Vấn đề quan trọng là tăng cường hậu kiểm. Không thể chỉ là những cuộc hậu kiểm theo mẫu. Nhận thức của doanh nghiệp về thực thi pháp luật cũng là điều đáng nói. Khi anh báo cáo, cam kết với chính quyền, cơ quan quản lý nhưng không thực hiện, buộc phải xử lý. Tuy nhiên, có điều đáng để luận bàn. Thực tế, không phải chủ đầu tư nào cũng để dự án của mình tác động xấu đến môi trường. Doanh nghiệp nào cũng muốn làm đúng pháp luật. Nhưng làm đúng thì thua thiệt, không đủ năng lực cạnh tranh. Bởi cùng một sản phẩm, nhưng doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết đánh giá tác động môi trường sẽ làm tăng chi phí, đội giá thành, không cạnh tranh nổi với những doanh nghiệp “lờ” đi những cam kết ấy. Đó là mâu thuẫn lớn trong nội tại của nền kinh tế do “thức nhận cạnh tranh” của các doanh nghiệp. Quy luật cạnh tranh này cũng đã dắt dây cả FDI. Điều đó đã tạo nên một sự quản lý nhà nước về lãnh thổ không nghiêm về luật pháp. Đây là lỗ hổng thứ hai.

PV: “Lịch sử thu hút đầu tư” đã để lại không ít dự án ô nhiễm môi trường. Có quá khó để giải quyết những “sự cố” này, thưa ông?

Ông Đinh Văn Thu: Không ít địa phương đã chạy theo các lợi ích nhất thời, ngắn hạn nên đã để xảy ra sự cố. Quan điểm của chính quyền là tránh lặp lại những sai lầm này. Hiện phải bảo đảm đủ điều kiện cho nhà đầu tư hoạt động,

29

Page 30: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

ràng buộc họ thực hiện theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sẽ phân loại dự án, buộc phải xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường (nếu có) và tăng cường hậu kiểm tốt, không để xảy ra sự số về môi trường. Những đánh giá tác động môi trường của các dự án lớn kiểu như Formosa thì Quảng Nam không có. Còn dự án khí điện đạm thì trong quá trình xúc tiến kêu gọi đầu tư. Quảng Nam vẫn kiên định không thu hút đầu tư bằng mọi giá. Định hướng quy hoạch, không gian bố trí thì sẽ dần loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, sắp xếp phù hợp hơn.

* Báo Thanh Niên ngày 13/5/2016 đăng bài “Bán cát kiểu lợi bất cập hại: Đừng ăn vào tương lai”:

Liên quan đến việc tỉnh Quảng Nam cho bán hơn 857.000 m3 cát “tận thu” từ 3 dự án phòng chống lụt bão, đường cứu hộ, cứu nạn ở Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, nhiều ý kiến tiếp tục ủng hộ dự trữ cát vì cho rằng bán tài nguyên thu ngân sách chính là “ăn vào tương lai”.

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, tỏ thái độ không đồng tình về chuyện xúc bán cát ven biển.“Tôi không đề cập về mặt kỹ thuật của chủ đầu tư 3 tuyến đường cứu nạn, cứu hộ, nhưng nói một cách đơn giản là tất cả các vệt cát ven biển cần được dự trữ. Còn mang ra bán để thu ngân sách, khoản này không ai bỏ túi riêng nhưng đây chính là hành động “ăn vào tương lai”. Anh hỗn xược với tự nhiên, tất sẽ trả giá đắt”, ông Sự nói.

Trên thực tế, Hội An đã có bài học nhãn tiền từ biển Cửa Đại, khi tình trạng xói lở diễn ra nghiêm trọng tại khu vực này trong vài năm trở lại đây. Bờ biển lở đi rồi, phải tính chuyện mua cát từ nơi khác đổ vào, chi phí sẽ rất lớn... Ông Nguyễn Sự cũng chính là người từng phản đối quyết liệt việc nâng - hạ cốt nền tự nhiên khi mở tuyến đường du lịch Đà Nẵng - Hội An hồi năm 2002 (thời điểm đó ông Sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND TX.Hội An).

“Ai đi lại trên tuyến đường này, sẽ thấy con đường phía Hội An lên xuống rất nhiều chỗ, độ mấp mô nhiều hơn so với địa phận Điện Bàn. Lúc đó, người ta đòi hạ cốt nền tự nhiên của tuyến đường này, nhưng đến Hội An thì tôi không chịu. Vì thế, bây giờ đoạn từ khu resort The Nam Hải dẫn xuống phía nam, nền đường hầu như nguyên vẹn”, ông Sự nói và nhắc lại năm 2002 khi tiếp nhận phản ứng từ phía chính quyền Hội An, ông Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) đã giao trách nhiệm cho một lãnh đạo Sở GTVT phải trực tiếp cùng ông Sự đi kiểm tra chi tiết, ghi rõ từng điểm nào nâng lên, điểm nào hạ xuống. “Thậm chí, đoạn đường từ khách sạn Hội An kéo vào đến Cửa Đại, dù đơn vị thi công đã chở đất đỏ đắp rất cao cuối cùng vẫn phải hạ xuống 0,5 m”, ông Sự kể và đề xuất: “Làm đường xong, thấy thừa ra sao không giữ lại để làm kè biển hoặc bổ sung cho các vùng thấp trũng ven biển? Đến khi thiếu cát, cần đến cát mà hụt mất nguồn dự trữ thì sẽ trở tay không kịp”.

Đã có chuyên gia so sánh cảnh quan ven biển nhiều nơi khác nhau để đưa ra cảnh báo: Lịch sử hình thành các cồn, nổng (gò) cát ven biển miền Trung là “có lý do của tự nhiên”, nhất là chức năng chắn gió, ngăn xói lở.“Phải tôn trọng tự nhiên, con người không nên tác động quá nhiều. Cần giữ những chỗ cao ở dọc biển để phát huy chức năng chắn sóng, và giữ những chỗ thấp để

30

Page 31: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

tạo khả năng thoát nước ở khu dân cư. Chứ không nên cào bằng”, chuyên gia này nói.

Ý kiến của nhiều chuyên gia cần được quan tâm là, số cát đã “lỡ” khoét để làm đường nên dùng để bồi bổ những phần trũng trên dải cát ven biển Quảng Nam. Tuyệt đối không nên bán!

* Báo Lao Động ngày 13/5/2016 đăng bài “Quảng Nam: Buông lỏng quản lý, rừng phòng hộ ven biển thành rừng sản xuất”

Đó là thừa nhận của ông Nguyễn Văn Hiền - Trưởng phòng Tài nguyên môi trường (TNMT) TP.Hội An ( Quảng Nam) khi trao đổi với chúng tôi về thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng phòng hộ ven sông, ven biển trên địa bàn TP. Hội An thời gian qua.

Ngày 9/5, UBND TP.Hội An đã có chỉ thị về công tác tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng phòng hộ ven sông, ven biển tại địa bàn.Ngày 13.5, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hiền -Trưởng phòng TNMT TP.Hội An - đã chỉ rõ những tồn tại trong việc quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển thời gian qua tại địa bàn các phường Cẩm An, Cửa Đại.Theo ông Hiền, do quản lý lỏng lẻo, thiếu kiến thức ở cán bộ các phường ven biển nói trên đã khiến cho nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển bị biến mất và chuyển sang mục đích sử dụng là rừng sản xuất nhiều năm qua.Vì cơ chế quản lý, bảo vệ và khai thác của rừng phòng hộ ven biển và rừng sản xuất là khác nhau, nên nhiều năm qua, nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển tại địa bàn đã mất dần, chuyển sang rừng sản xuất.Theo ông này,  để biết con số chính xác diện tích rừng phòng hộ đã mất phải khảo sát lại mới có số liệu cụ thể.Cũng theo ông Hiền, hiện nay, phòng TNMT thành phố đang lên kế hoạch thực hiện nhiều công tác liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và trồng mới nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển. Mới đây nhất là trồng mới nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển ở P.Cửa Đại với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Chưa hết,   phòng còn lên kế hoạch để tham mưu thành phố mua lại các diện tích rừng sản xuất để triển khai trồng và phục hồi nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển đã mất.

Chỉ thị của UBND thành phố Hội An mới đây cũng thừa nhận tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển hiện nay vẫn còn xảy ra.Hiện tượng nước biển dâng, sạt lở bờ biển, xói lở bờ sông, đặc biệt là nhu cầu sử dụng đất để đầu tư,  xây dựng dự án du lịch dẫn đến diện tích rừng phòng hộ ven biển bị thu hẹp.

Nguyên nhân của vấn đề này là do công tác quản lý nhà nước về quản lý,   bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, thiếu tính chiến lược. Một số địa phương quản lý lỏng lẻo, ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế.

8. SẢN XUẤT – TIÊU DÙNG* Báo Quảng Nam ngày 7/5/2016 đăng bài:Ăn gì khi đến Hội An?

31

Page 32: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

Không chỉ có những điểm du lịch nổi tiếng, Hội An còn hấp dẫn du khách với nhiều món ăn dân dã. Câu hỏi nên ăn gì mà vẫn đảm bảo ngon, bổ, rẻ… luôn là những thắc mắc thường gặp của du khách mỗi khi du lịch đến thành phố này.

Một món ăn tưởng chừng rất bình thường nhưng lại được khá nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm khi du lịch đến phố cổ đó chính là bánh mì. Tại Hội An, có 2 tiệm bánh mì nổi tiếng nhất là quán bánh mì Phượng, đầu đường Phan Châu Trinh và Madam Khánh, địa chỉ 115 Trần Cao Vân. Bánh mì tại 2 tiệm này hấp dẫn đến mức được nhiều du khách nước ngoài đánh giá là... “ngon nhất thế giới”. Ngoài nhân bánh mì phong phú, đa dạng thì rau ăn kèm và nước chan cũng có có hương vị rất đặc trưng và cuốn hút. Và, giá cả lại khá bình dân chỉ từ 10 - 20.000 đồng tùy yêu cầu của khách. Đặc sản khác cũng nổi tiếng không kém tại phố Hội chính là bánh bao, bánh vạc. Những món này ở nhiều quán ăn, nhà hàng ven đường phố Hội An, có thể dễ dàng tìm thấy, tuy nhiên địa chỉ được không ít khách lựa chọn chính là quán Hoa Hồng Trắng (533 Hai Bà Trưng). Vì 2 loại bánh này được làm tương tự nên chúng thường được thực khách gọi cùng nhau, một đĩa chỉ có khoảng vài cái bánh bao, bánh vạc nhưng  hương vị luôn thơm ngon, bắt mắt và đa số khách đều hài lòng.  

Bên cạnh những món “ăn cho biết”, khách muốn ăn vặt có thể qua bên kia cầu Cẩm Nam để thưởng thức các món dân dã gắn với vùng quê sông nước nơi đây như hến trộn, bánh tráng đập, chè bắp… tại những quán có tên gọi cũng khá mộc mạc: quán Bà Già, Có Ngay, quán số 2, quán số 9…  Muốn ăn no du khách có thể tìm đến món cơm gà, mỳ Quảng, cao lầu. Tại Hội An, ngoài quán cơm gà bà Buội (26 Phan Châu Trinh) đã nổi tiếng, khách có thể tìm đến một số quán cơm cũng ngon không kém như quán cơm gà Giếng Bá Lễ (buổi tối), cơm gà bà Dung, đường Lý Thường Kiệt… Bí quyết khiến món cơm gà Hội An hấp dẫn khách là cơm được nấu bằng gạo dẻo thơm, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà. Đặc biệt, thịt gà phải là loại gà tơ, sau khi luộc chín sẽ được xé sợi, bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu, rau răm và ăn cùng với cơm kèm theo đu đủ chua, rau thơm, xì dầu, tương ớt và nước canh gà. Riêng với khách đi bụi hoặc muốn tự khám phá món ăn đường phố về đêm thì nơi đến thuận tiện nhất chính là đường Trần Cao Vân và Thái Phiên. Tại đây khách có thể ngồi bên vệ đường lựa chọn thưởng thức các món ăn đặc trưng xứ Quảng và Hội An từ mỳ Quảng, cao lầu đến bánh xèo, bún thịt… với giá bình dân nhất.

* Báo Nông nghiệp Việt Nam (NongNghiep.vn) ngày 08/05/2016 đăng tin “Tiêu huy 400 kg măng có vàng ô”:

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Quảng Nam vừa phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức tiêu hủy 400kg măng tươi muối có chứa chất vàng ô. Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra các mẫu măng bán trên địa bàn .

Thông tin trên do Chi cục trưởng Phan Quang Dũng cho biết vào ngày 8/5. Trước đó, cơ quan này tiến hành lấy 24 mẫu măng chua, dưa cải muối ở các chợ thuộc 6 huyện, TP trên địa bàn gửi Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) phân tích. Trong đó, mẫu măng của bà Nguyễn Thị Duyên có khoảng 400kg bán tại chợ Nam Phước (huyện Duy Xuyên) phát hiện sử dụng chất vàng ô. Ngay sau đó, Chi cục Quản lý nông

32

Page 33: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

lâm thủy sản Quảng Nam phối hợp với các đơn vị chức năng, ban quản lý chợ họp các tiểu thương liên quan công bố kết quả kiểm tra chính thức, đồng thời tổ chức tiêu hủy toàn bộ số măng này. Bà Duyên khai nhận, số măng này được cung cấp từ huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

Tại chợ TP Hội An, lực lượng chức năng cũng phát hiện một lô măng muối cũng sử dụng chất cấm vàng ô. Theo tiểu thương, số măng này được mua về từ chợ đầu mối Hòa Cường (Đà Nẵng). Ông Dũng thông tin thêm, Chi cục Quản lý nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Nam sẽ có văn bản đề nghị với các địa phương Đăk Lăk, Đà Nẵng, nơi cung cấp măng có chất vàng ô về Quảng Nam để truy xuất nguồn gốc măng, kiểm tra xử lý các cơ sở sử dụng chất vàng ô trong thực phẩm này.  

* Báo Quảng Nam ngày 10/5/2016 đăng bài “Ngư dân Hội An ổn định sản xuất dù giá tiêu thụ cá nội địa giảm”

(QNO) - Trong tuần qua, bà con ngư dân TP.Hội An đã đánh bắt được 150 tấn hải sản các loại bằng các nghề lưới rê, lưới quét, lưới chuồn, giã cào đôi và đơn. Trong đó có 70 tấn hải sản xuất khẩu và 80 tấn tiêu thụ nội địa.

Trong khi giá bán bình quân của các loại cá xuất khẩu đạt 100 - 150 triệu đồng/tấn, tương đương giá bán thường ngày thì giá bán cá nội địa chỉ đạt 15 - 30 triệu đồng/tấn, giảm một nửa so với giá ngày thường. Phần lớn sản phẩm được tiêu thụ tại Đà Nẵng, sản phẩm nghề lưới chuồn, nghề giã cào tiêu thụ tại Hội An. Một số sản phẩm nghề giã tiêu thụ khó khăn do giảm giá (tiêu thụ nội địa), ngư dân tạm thời niêm hầm (tiếp tục cấp đông) để chờ tiêu thụ.Hiện một số nghề như lưới chuồn, lưới đôi đã đi sản xuất lại, nghề lưới quét do chưa đến chuyến biển nên chưa đi sản xuất. Tuy giá bán sản phẩm nội địa có giảm nhưng nhìn chung tâm lý ngư dân vẫn ổn định. Riêng đối với các sản phẩm thủy sản nuôi trồng như tôm, cua, cá các loại tình hình sản xuất và tiêu thụ vẫn ổn định.

*Báo Công an Đà Nẵng (Cadn.com.vn) ngày 11/5/2016 đăng bài “Kiên trì bảo vệ thương hiệu 400 năm rau sạch”:

Vấn đề an toàn thực phâm (ATTP) đã trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Mới đây, Chính phủ ban hành Chỉ thị 13 tăng cường quản lý nhà nước về ATTP, với những biện pháp mạnh tay. Trong bối cảnh đó, vân tồn tại những vùng đất, những con người luôn tận tâm chăm sóc, vân thật lòng với từng ngọn rau cây cỏ, với người tiêu dùng và với thương hiệu mảnh đất mưu sinh của mình, mà làng rau Trà Quế (TP Hội An, Quảng Nam) thương hiệu rau sạch nổi tiếng 400 năm qua là một dân chứng tiêu biểu.  Chúng tôi đã tận “mục sở thị” làng rau Trà Quế để tìm hiểu cách mà người dân nơi đây gìn giữ thương hiệu rau của mình.

Nói “không” với hóa chấtNằm cách trung tâm TP Hội An 3km, với tổng diện tích trồng rau

sạch đã gần 20 ha và khoảng 200 hộ dân, Trà Quế vừa là làng rau truyền thống vừa là một điểm tham quan thú vị thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm. Du khách đến đây thích thú ngắm nhìn những mảnh rau xanh mát lành, tươi tốt khỏe khoắn, trầm trồ hít hà hương thơm dịu của các cây rau gia vị và có thể chứng kiến cũng như tận tay trồng, chăm sóc những cây rau như những người

33

Page 34: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

nông dân thực thụ. Điều hết sức thú vị ở Trà Quế là gần như không ai tìm thấy các loại bao bì, chai lọ chứa phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng... Điều đó cho thấy, người dân nơi đây sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ để bón cho rau. Theo ông Phạm Tài, chủ vườn rau rộng 850m2 ở Trà Quế, có hai loại được bà con nơi đây dùng phổ biến, là phân chuồng ủ hoai và rong rêu. Phân chuồng được đưa từ các vùng lân cận, như Điện Bàn đưa về. Nếu không sử dụng phân chuồng, nông dân dùng rong rêu vớt từ sông Cổ Cò và các ao hồ lân cận.

Tại vườn của ông Tài có rất nhiều loại rau ăn, như cải, xà lách, dền đỏ..., cũng như các loại rau gia vị, như hành, ngò... Mỗi loại rau được trồng ở một luống khác nhau, có luống đã tươi xanh căng tràn sẵn sàng để thu hoạch, có luống những mầm non chỉ vừa nhú lên khỏi mặt đất. Ông Phạm Tài cho hay: “Chúng tôi sử dụng phân chuồng và cả rong rêu như ngày xưa đến giờ ông cha vẫn làm, cả hai đều tốt như nhau, tốt cho cây lại tốt cho đất. Xưa nay cha ông không dùng phân hóa học, chúng tôi cũng vậy, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và đặc biệt là du khách thập phương cũng có sự giám sát rất chặt chẽ, thường xuyên, khiến cho hộ nào muốn dùng phân hóa học cũng không thể dùng được. Nếu dùng, chính quyền và du khách sẽ phát hiện dễ dàng thôi, bởi người ta sẽ thấy hoặc sẽ nghe mùi. Rau này chúng tôi trồng, nhà chúng tôi cũng ăn, chứ không phải như một số nơi khác họ phải trồng riêng một luống rau cho gia đình”.

Dùng tay bắt sâuNgoài phân, nước cũng là một yếu tố quan trọng chi phối sự phát triển của

cây. Người nông dân sử dụng nước giếng khoan tại chỗ, bơm vào các hồ chứa ở ngay tại vườn rau để tiện tưới tiêu chăm sóc. Một ngày, vào mùa nắng nóng, rau được tưới 4 lần, vào lúc 3 giờ, 9 giờ, 14 giờ và 18 giờ. Chính nhờ sự chăm sóc tỉ mẩn của người dân với từng luống rau mà sâu bọ cũng ít khi “ghé thăm”, nếu có chỉ là những ngày mưa, khi đó người nông dân sẽ bắt sâu bằng tay, chứ không dùng đến thuốc. Để kịp cho đầu ra mỗi ngày, cây được trồng luân canh, xen canh với nhau. Mảnh vườn chia ra làm nhiều luống nhỏ, mỗi luống trồng một loại rau khác nhau hoặc cùng loại thì cách ngày nhau, để đảm bảo khi thu hoạch luống này thì luống kia vừa kịp lớn để cho lần thu hoạch sau. Ngay khi thu hoạch xong, rau được rửa bằng nước trong hồ chứa tại vườn và giao cho đầu mối thu mua hoặc tự tay người dân đem ra chợ bán.Một nông dân khác ở làng Trà Quế, bà Nguyễn Thị Nhớ, cho chúng tôi biết: “Khi tôi sinh ra là vườn rau đã có rồi, có từ đời bà cố tôi lận, tôi cũng theo mẹ mà làm thôi. Vườn rau của tôi chỉ có 300m2, dạo này trời nắng nóng nên chỉ trồng rau dền, rau muống, hành, ngò. Sau khi thu hoạch, tôi trực tiếp đem ra chợ Tân An bán, mỗi ngày bán được khoảng

* Chia sẻ thêm với chúng tôi về kinh nghiệm phân biệt rau Trà Quế với rau trồng ở nơi khác hoặc rau có thuốc, chị Nguyễn Thị Nhớ cho biết: “Rau Trà Quế có màu xanh đậm, lá hơi sần so với rau có sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng. Thường những cây rau có sử dụng thuốc se có màu xanh tươi mơn mởn và lá cung nhẵn bóng, không có vết sâu ăn. Rau Trà Quế còn có mùi hương rất riêng, dịu nhe mà khoan khoái, chỉ có những cây rau được trồng theo cách truyền thống, được chăm sóc cân thận trên mảnh đất màu mơ này thì mới có được mùi thơm như vậy”.

34

Page 35: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/43 - Tong hop bao chi tu... · Web viewMột chủ thuyền tên T. cho biết gia đình có 8 chiếc thuyền, nếu khách

150.000 – 200.000 đồng, hôm nào cũng bán hết mới về, có khi thiếu rau bán phải mua lại từ hàng xóm để bán tiếp. Người dân ở đây thích ăn rau Trà Quế lắm, họ dùng cũng quen rồi nên yên tâm, chưa có ai phàn nàn về chất lượng rau cả”.

Uy tín, chất lượng là vậy, nên rau Trà Quế được mọi người rất tin dùng. Hiện nay, rau Trà Quế có mặt ở khắp nơi từ những khu chợ nhỏ trong thành phố Hội An đến các siêu thị lớn ở Đà Nẵng như Metro, Big C, Co.opMart..., từ bữa cơm gia đình đến các món ăn đặc sản hay sang trọng trong nhà hàng, khách sạn. Trong bối cảnh ATTP đặt ra hàng loạt vấn đề, thương hiệu rau Trà Quế vẫn giữ mình “trong sạch” và “sống tốt” có thể là gợi ý thú vị về phát triển một nền nông nghiệp thực sự đáng tin cậy.

Nơi nhận: - Sở VH, TT và DL- Sở TT và TT- Các đ/c ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy;- Uỷ viên BCH Đảng bộ thành phố;- Các Ban xây dựng Đảng Thành ủy;- VP Thành ủy;- VP HĐND-UBND thành phố;- Thường trực HĐND thành phố; - Ban KTXH, Ban Pháp chế HĐND thành phố;- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị;- Các phòng, ban, đoàn thể;- UBND các xã, phường; - Lưu VP.

35