12
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIT NAM NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MTHUYN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka SA 5095 Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au. Email: [email protected] S27, Năm thứ 42, ngày 05/07/2020 ********* PHNG VLI CHÚA TI GIA LỜI MỞ ĐẦU: Hướng Dẫn Viên: Kính thưa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa. NGHI THỨC MỞ ĐẦU Hướng Dẫn Viên: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Mọi người: Amen Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau: Hướng Dẫn Viên: Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa, Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Người. Mọi người: Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen. Kế đó là nghi thức sám hối. NGHI THỨC SÁM HỐI Hướng Dẫn Viên: Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ.

TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC

TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN

29 South Terrace, Pooraka SA 5095

Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au.

Email: [email protected]

Số 27, Năm thứ 42, ngày 05/07/2020

*********

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

TẠI GIA

LỜI MỞ ĐẦU:

Hướng Dẫn Viên: Kính thưa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay

thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn được nuôi dưỡng bởi Lời

Chúa.

NGHI THỨC MỞ ĐẦU

Hướng Dẫn Viên: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen

Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau:

Hướng Dẫn Viên: Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa, Đấng

do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Người.

Mọi người: Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen.

Kế đó là nghi thức sám hối.

NGHI THỨC SÁM HỐI

Hướng Dẫn Viên: Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng nhau

nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ.

Page 2: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thú Nhận

Mọi người: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót. (Đấm ngực và đọc) Lỗi tại

tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. (Rồi đọc tiếp) Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria trọn đời đồng

trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa,

Chúa chúng ta. Amen

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thương xót và Kinh Vinh Danh

Kinh Thương Xót

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

Kinh Vinh Danh

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúng con ca

ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa,

chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời, là

Chúa Cha toàn năng.

Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên

Chúa, là Con Đức Chúa Cha. Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con; Chúa xóa tội

trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn. Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha, xin thương xót

chúng con. Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có

Chúa là Đấng Tối Cao, cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha. Amen.

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi người ngồi xuống và sốt sắng lắng nghe Lời Chúa.

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

Chúa Nhật 14 Thường Niên, Năm A

BÀI ĐỌC I: Dcr 9,9-10 Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: khiêm tốn ngồi trên lưng lừa.

Bài trích sách ngôn sứ Da-ca-ri-a.

Đức Chúa phán như sau: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-

lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng

Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ.

Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Ép-ra-im và chiến mã khỏi Giê-ru-sa-lem; cung nỏ chiến tranh

sẽ bị Người bẻ gãy, và Người sẽ công bố hoà bình cho muôn dân. Người thống trị từ biển này

qua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất.

Đó là Lời Chúa.

Page 3: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

ĐÁP CA: Tv 144,1-2.8-9.10-11.13cd-14 (Đ. x. c.1)

Chung: Lạy Thiên Chúa là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.

Chung: Lạy Thiên Chúa là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.

Người đọc: Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con,/ con nguyện tán dương Chúa,/ và chúc

tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời./ Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa/ và ca ngợi

Thánh Danh muôn thuở muôn đời./

Chung: Lạy Thiên Chúa là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.

Người đọc: Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,/ Người chậm giận và giàu tình thương./ Chúa nhân ái

đối với mọi người,/ tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa dã dựng nên./

Chung: Lạy Thiên Chúa là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.

Người đọc: Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,/ kẻ hiếu trung phải chúc

tụng Ngài,/ nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,/ xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng./

Chung: Lạy Thiên Chúa là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.

Người đọc: Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán,/ đầy yêu thương trong mọi việc Người

làm./ Ai quỵ ngã, Chúa đều nâng dậy,/kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên./

Chung: Lạy Thiên Chúa là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.

BÀI ĐỌC II: Rm 8,9.11-13 Nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

Thưa anh em, anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần

Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Ki-tô, thì không thuộc

về Đức Ki-tô. Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức

Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng

Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống

mới.

Vậy thưa anh em, chúng ta mang nợ, không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để phải

sống theo tính xác thịt. Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu

nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ

được sống.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG: x. Mt 11,25

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc

khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG: Mt 11,25-30 Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu. Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha

đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải

cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. Cha tôi đã giao phó mọi sự

Page 4: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ

người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho. Tất cả những ai đang vất vả mang gánh

nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và

hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi

bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng."

Đó là Lời Chúa.

Đọc Bài Suy Niệm của Đức Ông Quản Nhiệm (Hướng Dẫn Viên hay một người khác được chỉ định)

Anh chị em thân mến,

Giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô mời gọi ta học lấy tinh thần hiền hậu và khiêm nhường của

Ngài. Khiêm nhường giúp ta tránh được cái tật “biết rồi”. Thông thường, đối với những gì ta

quen thuộc, ta luôn nghĩ rằng ta biết rồi, nên ta không cần lắng nghe, không cần suy nghĩ nữa.

Thái độ này làm cho ta không để tâm suy nghĩ lời Chúa. Tâm trí ta không mở ra để đón nhận ý

nghĩa sâu xa của lời Ngài.

Nơi đây, ta lại giống như những bậc khôn ngoan thông thái mà Chúa đề cập trong Tin

Mừng. Thái độ “biết rồi” ngăn cản khiến cho lời Chúa không trổ sinh hoa trái cho trong tâm hồn

và cuộc sống ta. Rốt cuộc đức tin của ta không phát triển vì thiếu dinh dưỡng từ lời Chúa.

Thái độ “biết rồi” cũng làm cho ta thiếu hiểu biết về những người sống bên cạnh ta hay

cùng làm việc với ta. Ta nghĩ rằng ta biết họ hết rồi, nên ta không còn hiểu được tâm hồn của họ

để thông cảm, nâng đỡ và tha thứ. Nhiều khi một cuộc sống gia đình ổn định chưa hẳn là không

có vấn đề. Có thể những người trong cuộc đang chịu đựng khó khăn, và bất mãn đang nhen

nhúm chỉ chờ ngày bùng nổ. Bởi vậy, tinh thần khiêm nhường giúp ta biết lắng nghe người thân

cận để hiểu biết, thông cảm, chia sẻ và có khi giải quyết vấn đề ngay khi còn trong trứng nước.

Cái tật “biết rồi” cũng biểu lộ qua việc tính toán thái quá để tìm kiếm tiền bạc vật chất, như

thể hễ càng giàu có vật chất thì càng sống yên ổn hạnh phúc. Nhưng đây là một ảo tưởng, vì vật

chất không đủ sức để đem lại an bình. Bởi lẽ, những thứ sợ hãi như làm ăn thất bại, buôn bán

thua lỗ, đau yếu bệnh tật, tình người mong manh... cũng đủ làm ta bất an, cho dù ta giàu có thế

nào đi nữa. Ngay như tình trạng một đầu óc cứ triền miên suy nghĩ tính toán danh lợi và sự

nghiệp cũng làm ta nặng nề, căng thẳng. Bởi vậy, Chúa mời gọi ta đến với Ngài để được bồi

dưỡng. Khi ta thực sự dành ra thời giờ đến với Chúa, để bồi đắp đời sống tâm linh của mình, ta

sẽ có tinh thần phó thác vào Ngài và sẽ được nghỉ ngơi an bình. Thánh Augustinô nói rất chí lý:

“Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, và tâm hồn con ray rứt cho đến khi được yên nghỉ

trong Chúa”.

Ta hãy có tâm hồn cởi mở đối với Chúa để Ngài đổ tràn tình yêu và ân sủng cho ta. Hôm

nay, ta hãy nhớ đến lời Chúa dạy: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến

cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi,

vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (Mt 11:28-29). (Trích bài suy niệm “Mở lòng cho Chúa” của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, 03/07/2011)

Thinh lặng 1 phút

Hướng Dẫn Viên: Mời mọi người đứng lên đọc KINH TIN KÍNH

Tôi tin kính một Thiên Chúa/ là Cha toàn năng,/ Ðấng tạo thành trời đất,/ muôn vật hữu hình và

vô hình./

Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô,/ Con Một Thiên Chúa,/ Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước

muôn đời./ Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,/ Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,/ Thiên Chúa thật

Page 5: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

bởi Thiên Chúa thật,/ được sinh ra mà không phải được tạo thành,/ đồng bản thể với Ðức Chúa

Cha:/ nhờ Người mà muôn vật được tạo thành./ Vì loài người chúng ta/ và để cứu độ chúng ta,/

Người đã từ trời xuống thế.

(từ “Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần” đến “và đã làm người” mọi người đều cúi mình).

Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần,/ Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,/ và đã làm

người./ Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,/ thời quan Phongxiô Philatô;/ Người

chịu khổ hình và mai táng,/ ngày thứ ba/ Người sống lại như lời Thánh Kinh./ Người lên trời,/

ngự bên hữu Ðức Chúa Cha,/ và Người sẽ lại đến trong vinh quang/ để phán xét kẻ sống và kẻ

chết,/ Nước Người sẽ không bao giờ cùng./

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa/ và là Ðấng ban sự sống,/ Người bởi

Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra,/ Người được phụng thờ/ và tôn vinh cùng với Ðức

Chúa Cha và Ðức Chúa Con./ Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy:/ Tôi tin Hội Thánh duy

nhất,/ thánh thiện,/ công giáo/ và tông truyền./ Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội./ Tôi

trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau./ Amen.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi người đứng lên để dâng lời nguyện giáo dân.

1. Chúa Giêsu tha thiết mời gọi: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong

lòng”. / Xin Chúa ban cho chúng con biết nhìn ra những sự kiêu ngạo thầm kín trong tâm

hồn mình/ và ơn can đảm chạy đến Chúa và những người Chúa gởi đến/ để được dạy dỗ bài

học sinh tử này/….Chúng con cầu xin Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúa đã nói “... ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”./ Xin Chúa cùng

chia sẻ với chúng con những gánh nặng thập giá trong mọi hoàn cảnh của đời mình./ Chúng

con cầu xin Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Lời Nguyện Tự phát nếu muốn, tối đa là 3 lời nguyện tự phát)

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Vâng lệnh chúa Cứu Thế và theo thể thức Người dạy, chúng ta cùng nhau

đọc Kinh Lạy Cha:

Mọi người: Lạy Cha chúng con ở...

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta hãy cúi đầu chúc bình an cho nhau.

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta đọc kinh Rước Lễ Thiêng Liêng để xin Chúa Giêsu ngự vào tâm

hồn mình.

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

Lạy Chúa Giêsu của con, /con tin rằng Chúa hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh. /Con yêu mến

Chúa trên hết mọi sự, / và ước ao được rước Chúa vào linh hồn con. /Vì lúc này, /con không thể

tiếp rước Chúa về phương diện bí tích, /xin Chúa ít nhất /hãy vào linh hồn con cách thiêng

Page 6: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

liêng./ Con ôm lấy Chúa như thể Chúa đang ở đó/ và con xin kết hợp trọn thân con với Chúa.

/Xin Chúa đừng để con rời xa Chúa. /Amen. (Thánh Anphongsô thành Liguori. https://www.youtube.com/watch?v=vLOFZGfg4-A&t=29s)

Thinh lặng 1 phút

NGHI THỨC KẾT THÚC

Hướng Dẫn Viên: Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho tất cả chúng ta. Xin Người che

chở chúng ta khỏi mọi sự dữ và dẫn đưa tới sự sống muôn đời.

Mọi người: Amen

Hướng Dẫn Viên: bắt một bài hát về Đức Mẹ

ĐỌC KINH KẾT THÚC

KINH TRÔNG CẬY

Hướng Dẫn Viên: Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời

chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng.

Mọi người: Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

CÁC CÂU LẠY

Hướng Dẫn Viên: Lạy rất thánh trái tim Đức Chúa Giêsu,

Mọi người: Thương xót chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy trái tim cực thanh cực tịnh rất thánh Đức Bà Maria,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy bà thánh Mary MacKillop

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Nữ Vương ban sự bằng an.

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Page 7: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

Hướng Dẫn Viên: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen.

LỘC XUÂN CỘNG ĐỒNG 2020

Chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. (1Tm 6:7). We

brought nothing into the world, so that we can take nothing out of it. (1Tim 6:7).

Ý Cầu Nguyện Của Đức Giáo Hoàng Cho Năm 2020

THÁNG BẢY

Ý cầu nguyện: Cầu cho các gia đình của chúng ta: Xin cho các gia đình ngày nay được hướng

dẫn, được đồng hành và dẫn dắt trong yêu thương và tôn trọng.

Lịch Phụng Vụ Trong Tuần

Mùa Thường Niên

Thứ Hai: 06/07/2020. Thánh Maria Goretti, trinh nữ, tử đạo. Hs 2,16.17b-18.21-22; Mt 9,18-26.

Thứ Ba: 07/07/2020. Hs 8,4-7.11-13; Mt 9,32-38.

Thứ Tư: 08/07/2020. Hs 10,1-3.7-8.12; Mt 10,1-7.

Thứ Năm: 09/07/2020.

Thánh Augustinô Zhao Rong, linh mục và các bạn tử đạo. Hs 11,1.3-4.5c.8ac-9; Mt 10,7-15.

Thứ Sáu: 10/07/2020. Hs 14,2-10; Mt 10,16-23.

Thứ Bảy: 11/07/2020.

Thánh Bêneđictô, viện phụ, lễ nhớ. Is 6,1-8; Mt 10, 24-23.

Lời Cảm Tạ Gia Đình chúng con xin chân thành cảm tạ Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh -Tâm, Qúy Cha, Quý

Sơ, Ban Mục Vụ, Hội Đồng Mục Vụ, Họ Đạo Thánh Tâm, Hội Legio Mariae, Hội Các Bà Mẹ

Công Giáo, Nhóm Chăm Sóc Mục Vụ Raphael, Quý ông bà và toàn thể thân bằng quyến thuộc

xa gần đã chia buồn, an ủi và xin lễ cầu nguyện cho linh hồn Maria Nguyễn Thị Thuyễt là vợ, là

mẹ và là bà của chúng con. Nguyện xin Chúa tuôn đổ hồng ân xuống cho Đức Ông, Quý Cha

Quý Sơ và toàn thể qúy vị. Trong lúc tang gia bối rối khó tránh khỏi những thiếu sót xin quý vị

vì lòng bác ái niệm tình tha thứ cho chúng con.

Tang gia

Phu Quân Nguyễn Đức Hoàn, các con và các cháu

Phân Ưu

Được tin Cụ ông Gioan Vũ Xuân Vịnh, hưởng thọ 91 tuổi đã an nghỉ trong Chúa vào ngày Thứ

Năm 25-6-20020 tại Adelaide - Nam Úc.

Toàn thể các gia đình tín hữu thuộc Họ Đạo Mông Triêu xin thành kính phân ưu cùng quý

tang quyến.

Xin Chúa nhân từ đón nhận linh hồn Gioan vào nước Chúa và xin an ủi tất cả những người

trong tang gia.

TM. BCH Họ Mông Triệu

Trưởng Họ: Phaolô Maria Đoàn Công Chánh Phú Lộc

Page 8: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

Phân Ưu Đoàn Liên Minh Song Tâm được tin:

*Cụ ông Gioan Vũ Xuân Vịnh đã an nghỉ trong Chúa ngày 25/06/2020, tại Adelaide, Nam Úc,

hưởng thọ 91 tuổi. Cụ ông là thân phụ của anh Vũ Trường Xuân, đoàn viên Đoàn Liên Minh

Song Tâm.

*Ông cố Augustinô Nguyễn Văn Nhã đã an nghỉ trong Chúa ngày 01/07/2020, tại Adelaide,

Nam Úc, hưởng thọ 103 tuổi. Ông cố là thân phụ của bà Nguyễn Thị Khuyên, đoàn viên Đoàn

Liên Minh Song Tâm.

Đoàn LMST xin gửi lời chia buồn đến anh Vũ Trường Xuân và bà Nguyễn Thị Khuyên

cùng hai tang gia.

Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Mẹ Maria thương xót và dẫn đưa linh

hồn Gioan vào linh hồn Augustinô vào trong Nước Chúa.

BCH Đoàn Liên Minh Song Tâm

Phân Ưu Hội Các Bà Mẹ Công Giáo chân thành chia buồn với:

- Chị Hoa (Minh) trước sự ra đi của thân phụ là ông Gioan Baotixita Vũ Xuân Vịnh.

- Bà Hồi (Chi) và bà Khuyên trước sự ra đi của ông cố Augustino Nguyễn Văn Nhã.

Chúng tôi cậy vì lòng thương xót của Chúa nhân từ, xin cho linh hồn ông Gioan Baotixita

và ông cố Augustinô được vào hưởng phúc Thiên Đàng.

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo thành kính phân ưu.

Huấn Luyện Về Việc Mở Cửa Thánh Đường

Để chuẩn bị cho việc mở cửa Thánh Đường trở lại, Cộng Đồng có một buổi huấn luyện cho

nhân viên các ban hữu trách như sau:

*Ban kiểm danh

*Ban xếp chỗ

*Ban sát trùng

*Ban cho Rước Lễ

*Ban quyên tiền

Xin những người có tên trong các ban trên đây đến tham dự buổi huấn luyện theo chi tiết sau

đây:

*Ngày: Chúa Nhật 12/07/2020

*Giờ: 10g00 sáng đến 12g00 trưa

*Tầng trệt Hội Trường Thánh Giuse

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của anh chị em.

Đức Ông Quản Nhiệm

Khiêm Nhường Chúng ta thường tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, phép tắc vô cùng. Khi tuyên xưng

Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, ta thường nghĩ đến một Thiên Chúa oai nghi bệ vệ, cao sang

quyền thế, xa cách. Ta không nghĩ hay không dám nghĩ rằng Thiên Chúa thật rất khiêm nhường.

Thực sự Thiên Chúa rất khiêm nhường.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa ẩn mình trong vô hình. Ở đời, một người quyền thế chiếm rất

nhiều không gian của người khác. Người quyền thế ở nhà lớn, ngồi ghế rộng. Sự hiện diện của

họ khiến mọi người khép nép, nói năng mất tự nhiên, đi đứng phải nhìn trước nhìn sau. Nếu bây

giờ Thiên Chúa hiện hình đứng giữa chúng ta. Chắc hẳn chúng ta chẳng thể ngồi thoải mái như

bây giờ. Trái lại chúng ta sẽ quì sụp xuống, gục đầu, đấm ngực ăn năn. Nhưng Thiên Chúa đã

Page 9: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

che giấu dung nhan. Người ẩn mình trong vô hình để cho ta được tự do. Người nhường không

gian cho con người. Người tự trở nên một Đấng nghèo hèn, bé nhỏ đến độ bị người đời quên

lãng.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa im lặng. Trong xã hội, người uy quyền thường nói

nhiều. Người nhỏ phải nghe người lớn, người nhỏ có muốn nói cũng bị tiếng người lớn át đi.

Thiên Chúa đã tự trở nên bé nhỏ. Người im lặng nhường lời cho con người. Người lắng nghe

con người cả khi họ chỉ trích, chống đối, lên án Người. Người trở nên một Đấng bé nhỏ nghèo

hèn, khép nép, im lặng trong thế giới ồn ào của loài người.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa đã cúi xuống thân phận con người. Con người chẳng là

gì mà Chúa vẫn thương. Người còn cúi xuống sâu hơn nữa trước những kẻ tội lỗi để nâng họ

lên. Khi người ta cúi xuống trước một kẻ cao trọng, sự khiêm nhường ấy đáng nghi ngờ. Nhưng

khi người ta cúi xuống trước một thân phận tội lỗi, nghèo hèn, sự khiêm nhường ấy rất chân

thực.

Chính sự khiêm nhường thẳm sâu làm chứng quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Thông

thường ở đời, quyền năng là để chiến thắng, để chế ngự, để đè bẹp. Ai chống lại quyền lực,

quyền lực sẽ nghiền nát người ấy. Trái lại, nơi Thiên Chúa, quyền năng là để chịu thua, để yêu

thương, để tha thứ. Sức mạnh không ở nơi quyền lực. Quyền lực bộc phát là quyền lực không tự

kiềm chế được. Trái lại, khiêm nhường là chế ngự được sức mạnh của mình. Đó mới chính là

quyền năng thực sự mạnh mẽ.

Thiên Chúa vô hình. Có lẽ ta sẽ khó mà hiểu biết sự khiêm nhường của Thiên Chúa, nếu ta

không nhìn thấy sự khiêm nhường của Chúa Giêsu.

Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời khiêm nhường. Vì khiêm nhường nên Ngài không

ngừng đi xuống. Từ trời cao Người đã hạ mình xuống thế. Từ thân phận là Thiên Chúa Người

đã hạ mình xuống làm một người bình thường. Là Thiên Chúa cao sang, Người đã tự nguyện

xuống làm một người dân dã nghèo hèn. Là thánh thiện vô cùng, Người đã tự nhận lấy thân

phận tội đồ. Là Đấng hằng sống, Người đã tự nguyện chết đi. Suốt cuộc đời, Người đã không

ngừng cúi xuống những thân phận tăm tối, nghèo hèn, tội lỗi, bị loại trừ. Và một cử chỉ không

thể nào quên là trong bữa tiệc ly, Người đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Người đã hạ

mình xuống tận cùng, không còn có thể xuống hơn được nữa.

Vì Thiên Chúa khiêm nhường luôn tìm đường đi xuống, nên những ai kiêu căng tìm nâng

mình lên sẽ chẳng bao giờ gặp được Người. Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ ai khiêm nhường

nhỏ bé mới gặp được Người.

Hôm nay Chúa Giêsu tha thiết mời gọi: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm

nhường trong lòng”. Hãy ghi danh vào học trường Chúa Giêsu. Hãy học bài học khiêm nhường.

Hãy học bài học Giêsu. Hãy học với Thầy Giêsu. Hãy bước theo Thầy Giêsu xuống những bậc

thang khiêm nhường thẳm sâu. Ở bậc thang cuối cùng, Thiên Chúa đang chờ đợi ta, ta sẽ gặp

được Người. Ta sẽ kết hiệp với Người. Ta sẽ rũ sạch mọi vất vả lo âu. Ta sẽ được bình an.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin uốn lòng con nên giống như trái tim

Chúa. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ 1. Những dấu nào cho thấy sự khiêm nhường của Chúa?

2. Có quyền ăn nói, nhưng im lặng nhường lời cho người khác. Có vị thế cao, nhưng ẩn mình

nhường chỗ cho người khác. Có dễ không?

3. Sức mạnh bùng nổ trên người khác. Và sức mạnh chế ngự chính mình. Đàng nào mạnh hơn?

4. Thiên Chúa tuyệt đối khiêm nhường. Khám phá này có tác động gì trên bạn không?

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

http://mtgvinh.net/chua-nhat-xiv-thuong-nien-nam-a-cac-bai-suy-niem-chu-giai-loi-chua/2017/07/#CN14TN-A_4002

Page 10: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

Nếu thiên thần là những thụ tạo hoàn hảo,

tại sao họ đã gây chiến lẫn nhau?

Chúng ta hãy tưởng tượng khung cảnh của cuộc nỗi loạn vĩ đại: trong sự thinh lặng trang

nghiêm sau những niềm vui của các thiên thần, một tiếng hô nổi loạn bắt đầu từ kẻ có địa vị cao

nhất trong phẩm trật các thiên thần. Thần học dạy chúng ta biết rằng sau khi tạo ra các thiên thần đã xảy ra một sự phân rẽ sâu

sắc giữa họ, một số chống lại Thiên Chúa, số khác thần phục Ngài bằng tình yêu. Tất cả những

sự việc này biến thành một cuộc chiến thực sự, mỗi bên đều cố gắng áp đảo theo ý riêng và lôi

kéo phần đông những người ủng hộ, nhưng “thành phần thuộc về Chúa” chiếm ưu thế, một đàng

nhờ số lượng đông đảo các chiến binh, đàng khác nhờ vào sức mạnh của Chúa, để rồi cuối cùng

nhóm chống đối bị loại ra khỏi thiên đàng.

Cuộc nổi loạn vĩ đại Nhưng tại sao một khuynh hướng xấu như vậy lại xảy ra giữa các thiên thần là những thụ tạo

thuần khiết và siêu phàm? Tất cả các thiên thần được tạo ra cách hoàn hảo theo tự nhiên và được

tô điểm nhờ ân sủng, nhờ đó đưa họ đến gần Thiên Chúa. Họ không phải làm gì khác ngoài việc

tự nguyện bước theo hoạt động của ân sủng thúc giục họ, bởi vì họ có thể hành động như những

thụ tạo tự do và đưa ra mục đích cho sự hiện hữu của họ. Chúng ta hãy tưởng tượng khung cảnh

của cuộc nỗi loạn vĩ đại: trong sự thinh lặng trang nghiêm sau những niềm vui của các thiên

thần, một tiếng hô nổi loạn bắt đầu từ kẻ có địa vị cao nhất trong phẩm trật các thiên thần.

Tiếng hét của Lucifer Chính Lucifer đã thét lên: “Ta sẽ lên trời: ta sẽ dựng ngai vàng của ta trên cả các vì sao của

Thiên Chúa; ta sẽ ngự trên núi Hội Ngộ, chốn bồng lai cực bắc. Ta sẽ vượt ngàn mây thẳm, sẽ

nên như Đấng Tối Cao” (Is 14,13-14). Tiếng thét này vang lên dữ dội: một phần các thiên thần

lặp lại nó, từ đó sự ác đã xâm nhập vào vũ trụ. Nhưng ngay lúc đó, một tiếng thét khác cất lên,

phát ra từ vinh quang của Tổng lãnh thiên thần Micae: “Ai được như Thiên Chúa? Ai giống như

Thiên Chúa?” và tiếng thét được đạo binh các thiên thần trung thành hô vang. Lucifer đã tự lừa

dối mình lôi kéo tất cả các thiên thần vào cuộc nổi loạn, tự coi mình giống như Chúa của thế

giới thiên thần. Với sự phản kháng của Tổng lãnh Micae, Lucifer cảm thấy chán nản, không thể

chống lại được ánh sáng tỏa ra từ các đạo binh trung thành. Nó ngã quỵ, giống như bị luồng ánh

sáng này tiêu diệt : “Nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa” (Kh

12,8).

Cố gắng gây thiệt hại cho chúng ta

Kể từ đó, các thiên thần nổi loạn cố gắng gây thiệt hại cho chúng ta. Đây là nhiệm vụ chính yếu

của nó, vì vậy, hoạt động của ma quỷ không bao giờ giảm thiểu. Tuy nhiên, chúng ta không

được rơi vào sai lầm là qui kết tất cả mọi cám dỗ cho nó và cũng không được phóng đại sức

mạnh của nó, bởi vì, bằng việc nhập thể và chịu chết của Đấng Cứu Chuộc, quyền lực của Satan

bị hạn chế rất nhiều.

Chúng ta không chiến đấu một mình trong trận chiến với ma quỉ, chúng ta có sự bảo vệ của

các thiên thần, nhưng chúng ta vẫn phải cẩn trọng để không phơi bày bản thân mình trước sự

cám dỗ của ý chí tự do: ma quỉ phô diễn trước bản tính nhân loại của chúng ta cách khủng khiếp

nhưng thực ra hắn là một kẻ hèn nhát một khi chúng ta đối mặt với nó với lòng can đảm, với tấm

gương đời sống của một kitô hữu ngay chính.

Sức mạnh của những thiên thần tốt

Tất cả các thiên thần tốt đứng về phía chúng ta và cũng có rất nhiều thần khí xấu nơi bản mình

nhằm chống lại chúng ta. Chúng ta biết rằng một thiên thần trên thiên đàng có rất nhiều sức

Page 11: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

mạnh, nhờ quyền năng họ nhận được từ Thiên Chúa, họ mạnh hơn quyền lực của toàn thể ma

quỉ cộng lại.

Chúng ta nên nhớ rằng tất cả các thiên thần chạy đến bảo vệ chúng ta với lòng tốt vượt qua

mọi tưởng tượng của chúng ta. Ma quỉ có nỗi sợ rất lớn đối với các thiên thần, thậm chí còn lớn

hơn nỗi sợ mà chúng có đối với các thánh, ngoại trừ Mẹ Thiên Chúa. Lý do là các thiên thần tốt,

vì Thiên Chúa, đã chiến đấu cách quảng đại chống lại những kẻ phản bội ngay thời điểm chúng

nổi loạn, vì thế họ rất đáng có được quyền lực mạnh mẽ nơi mình.

Linh mục Marcello Stanzione/Aleteia - G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

Nguồn tin: gpquinhon.org

TOÁT YẾU GIÁO LÝ 268. Bí tích Thêm sức có những hiệu quả nào? Hiệu quả của Bí tích Thêm sức là việc đổ tràn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, như trong ngày

lễ Ngũ Tuần. Việc đổ tràn này ghi một ấn tín không thể tẩy xoá trong linh hồn người lãnh nhận,

và gia tăng ân sủng của Bí tích Rửa tội. Việc tuôn tràn Thánh Thần giúp chúng ta tiến sâu hơn

vào ơn làm con cái Thiên Chúa, kết hợp chúng ta chặt chẽ hơn với Ðức Kitô và với Hội thánh

của Người. Bí tích này củng cố trong tâm hồn chúng ta các hồng ân của Chúa Thánh Thần và

trao ban cho chúng ta một sức mạnh đặc biệt để làm chứng cho đức tin Kitô giáo.

269. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Thêm sức? Tất cả những ai đã nhận Bí tích Rửa tội đều có thể

và phải nhận Bí tích Thêm sức và chỉ một lần duy nhất. Ðể lãnh nhận cho có hiệu quả, người đã

được Rửa tội phải ở trong tình trạng ân sủng.

270. Ai là thừa tác viên của Bí tích Thêm sức? Thừa tác viên nguyên thủy của Bí tích Thêm sức là Giám mục. Ðây là cách làm nổi bật sự liên

kết giữa người được Thêm sức với Hội thánh trong cơ cấu tông truyền. Khi linh mục trao ban Bí

tích này - điều này thông thường ở Ðông Phương và trong những hoàn cảnh đặc biệt ở Tây

Phương - mối dây liên kết với Giám mục và với Hội thánh được biểu lộ qua linh mục, là cộng sự

viên của Giám mục, và qua Dầu thánh được chính Giám mục thánh hiến.

271. Bí tích Thánh Thể là gì? Bí tích Thánh Thể là chính hy tế Mình và Máu của Chúa Giêsu,

mà Người đã thiết lập để lưu tồn hy tế thập giá của Người qua bao thế kỷ cho đến khi Người lại

đến. Như thế, Người ủy thác cho Hội thánh việc tưởng nhớ cái Chết và cuộc Phục sinh của

Người. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ hợp nhất, dây bác ái, bữa tiệc vượt qua, nơi chúng ta lãnh

nhận Ðức Kitô, linh hồn được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm cho đời sống vĩnh cửu.

272. Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh thể khi nào? Người đã thiết lập Bí tích Thánh

Thể vào ngày Thứ Năm tuần thánh, "trong đêm bị trao nộp" (1 Cr 11, 23), khi Người ăn bữa tiệc

cuối cùng với các Tông đồ của Người.

273. Người đã thiết lập Bí tích Thánh Thể như thế nào? Sau khi qui tụ các Tông đồ trong nhà Tiệc ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh trong tay, bẻ ra và trao

cho các ông mà nói: "Anh em hãy nhận lấy mà ăn: này là Mình Thầy bị nộp vì anh em". Rồi

Người cầm trong tay chén đầy ruợu và nói với họ: "Anh em hãy nhận lấy mà uống: này là chén

Máu Thầy, Máu Giao ước mới và vĩnh cửu, đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội. Anh

em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy".

274. Bí tích Thánh Thể có ý nghĩa gì trong đời sống của Hội thánh? Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo. Thánh Thể là tột

đỉnh hoạt động thánh hóa của Thiên Chúa đối với chúng ta và là tột đỉnh của hoạt động phượng

tự chúng ta dâng lên Ngài. Bí tích Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội

thánh, đó chính là Ðức Kitô, Ðấng là Chiên Vượt qua của chúng ta. Việc hiệp thông vào sự sống

Page 12: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂNconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_05_07_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

của Thiên Chúa và sự hợp nhất của dân Thiên Chúa được diễn tả và thực hiện nhờ Bí tích Thánh

Thể. Qua việc cử hành Thánh lễ, chúng ta được kết hợp với Phụng vụ trên trời và tham dự trước

vào đời sống vĩnh cửu.

275. Bí tích này còn được gọi bằng những tên gọi nào? Nguồn phong phú vô tận của Bí tích này được diễn tả qua nhiều tên gọi khác nhau, gợi lên

những khía cạnh đặc biệt. Những tên gọi thông dụng nhất là: Thánh Thể, Thánh lễ, Bữa tiệc của

Chúa, lễ Bẻ Bánh, Cử hành Thánh Thể, Tưởng nhớ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của

Chúa, Hy lễ thánh, Phụng vụ thánh và Thần linh, Mầu nhiệm thánh, Bí tích thánh nơi bàn thờ,

Hiệp lễ.