19
TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ HÀ TĨNH Số: /CTK-TH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Tĩnh, ngày tháng 8 năm 2021 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Tháng 8 và 8 tháng năm 2021 1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.1. Sản xuất nông nghiêp * Trồng trọt - Kết quả sản xuất vụ Hè Thu năm 2021: Sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, quá trình cây sinh trưởng có nhiều đợt mưa làm cho lúa và các loại cây hàng năm phát triển tốt. Kết qugieo trng các loại cây hàng năm vụ Hè Thu 2021 toàn tnh ước tính đạt 58.461 ha, bằng 102,22% (tăng 1.271 ha) so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 223.951 tấn, so với thực hiện cùng kỳ năm trước bằng 105,21% (tăng 11.106 tấn). Tng din tích gieo cy lúa toàn tỉnh ước tính đạt 44.955 ha, tăng 905 ha so vi cùng knăm trước. Một số huyện có diện tích gieo cấy lúa tăng như: Lộc Hà tăng 302 ha, Thị xã Hồng Lĩnh tăng 207 ha, Hương Khê tăng 205 ha, Đức Thọ tăng 67 ha…Nguyên nhân chủ yếu diện tích lúa Hè Thu năm nay tăng là do

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ HÀ TĨNH

Số: /CTK-TH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày tháng 8 năm 2021

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Tháng 8 và 8 tháng năm 2021

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Sản xuất nông nghiêp

* Trồng trọt

- Kết quả sản xuất vụ Hè Thu năm 2021:

Sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương

đối thuận lợi, quá trình cây sinh trưởng có nhiều đợt mưa làm cho lúa và các loại

cây hàng năm phát triển tốt. Kết quả gieo trồng các loại cây hàng năm vụ Hè Thu

2021 toàn tỉnh ước tính đạt 58.461 ha, bằng 102,22% (tăng 1.271 ha) so với

cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 223.951 tấn,

so với thực hiện cùng kỳ năm trước bằng 105,21% (tăng 11.106 tấn).

Tổng diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh ước tính đạt 44.955 ha, tăng 905 ha

so với cùng kỳ năm trước. Một số huyện có diện tích gieo cấy lúa tăng như: Lộc

Hà tăng 302 ha, Thị xã Hồng Lĩnh tăng 207 ha, Hương Khê tăng 205 ha, Đức

Thọ tăng 67 ha…Nguyên nhân chủ yếu diện tích lúa Hè Thu năm nay tăng là do

Page 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

2

vụ Xuân cây lúa phát triển tốt cho năng suất, sản lượng cao, giá thu mua lúa khá

cao so với những năm trước, tạo động lực cho người dân tiến hành gieo cấy vụ

Hè Thu. Mặt khác, một số xã do hệ thống kênh mương đã được kiên cố hóa chủ

động được nguồn nước tưới tiêu nên nhiều diện tích những năm trước bỏ hoang

năm nay người dân tiến hành gieo cấy. Vụ Hè Thu năm nay sử dụng nhóm giống

có thời gian sinh trưởng dưới 105 ngày, các giống đã thích ứng diện rộng và ổn

định trong sản xuất qua các năm gần đây gồm: Khang dân 18, Khang dân đột

biến, BQ, HT1, Xuân Mai 12, Thiên ưu 8, ADI 168, VNR20. Các vùng, các địa

phương chủ động nguồn nước, có điều kiện thâm canh tiếp tục đưa vào sản xuất

quy mô phù hợp với từng địa phương các giống: DQ11, Bắc Hương 9, HDT10,

ADI 28, VTNA6, Bắc Thịnh…; các vùng chậm nước, gieo cấy muộn sản xuất

các giống mới ngắn ngày (dưới 100 ngày): HN6, Lam Sơn 8, TBR 279, BT09...

Năng suất lúa vụ Hè Thu năm 2021 ước tính tăng 1,25 tạ/ha, với sản

lượng lúa ước tính tăng 9.905 tấn so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, các giống

lúa có thời gian sinh trưởng ngắn như BT 09, HN6, lai thơm 6, TH3-3, TH3-

5...ở các địa phương bắt đầu bước vào giai đoạn chín và thu hoạch. Dự kiến thời

gian thu hoạch rộ lúa vụ Hè Thu trên toàn tỉnh từ ngày 1-10/9/2021. Để tránh

nguy cơ mưa lũ làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch lúa Hè Thu và tình hình

diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các địa phương cần phải tập trung chỉ đạo

rà soát lại số lượng, điều tiết máy gặt để tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa Hè

Thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” phấn đấu cơ bản xong trước

15/9/2021

Cũng như cây lúa, với điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc gieo trỉa và

sinh trưởng, phát triển của cây trồng thì ước tính diện tích và sản lượng các loại

cây trồng cạn vụ Hè Thu 2021 tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

Diện tích ngô tăng 287 ha với sản lượng tăng 1.201 tấn; diện tích khoai lang

tăng 102 ha với sản lượng tăng 606 tấn; diện tích lạc tăng 10 ha với sản lượng

tăng 37 tấn; diện tích vừng tăng 47 ha với sản lượng tăng 74 tấn; diện tích rau

các loại tăng 269 ha với sản lượng rau tăng 1.924 tấn so với cùng kỳ năm trước.

- Sản xuất vụ Mùa 2021:

Sản xuất lúa vụ Mùa thường gặp khó khăn về thời tiết, đầu vụ thường xẩy

ra khô hạn và cuối vụ lại thường gặp mưa bão lớn. Cùng với đó, năng suất lúa

vụ Mùa thường rất thấp nên người dân ít đầu tư sản xuất. Diện tích gieo cấy lúa

vụ Mùa 2021 ước đạt 518 ha, bằng cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn tỉnh hiện

còn có huyện Nghi Xuân và huyện Lộc Hà đang triển khai gieo cấy lúa vụ Mùa

trên những chân rộng pha cát. Do hiệu quả sản xuất vụ Mùa thấp nên không

được xác định là vụ sản xuất chính của địa phương cho nên xu thế sản xuất lúa

vụ Mùa đang ngày càng giảm.

- Cây lâu năm

Page 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

3

Năm nay, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho cây ăn quả sinh trưởng phát

triển. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả như mít, ổi, nhãn, chanh…đang thu

hoạch chính vụ, trong đo cây bưởi là một loại cây ăn quả chủ lực của địa phương

đang chuẩn bị bước vào thu hoạch. Năm nay, do điều kiện thời tiết thuận lợi, tỷ

lệ đậu quả cao nên dự ước năng suất và sản lượng cây ăn quả tăng hơn so với

cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn

biến hết sức phức tạp nên các hộ làm vườn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản

phẩm và hiện tượng được mùa mất giá có thể xẩy ra đối với vụ bưởi năm 2021.

Cùng với việc chăm sóc và thu hoạch các loại cây ăn quả thì các loại cây công

nghiệp như chè, cao su cũng được quan tâm chăm sóc và thu hoạch thường

xuyên, tạo thu nhập cho người dân để ổn định cuộc sống, nhất là trong điều kiện

khó khăn bởi dịch bệnh.

- Tình hình sâu bệnh, thiệt hại

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, trên lúa Hè

Thu đang có các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, cụ thể: Sâu cuốn lá lứa 2 mật

độ trung bình 7-10 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, diện tích nhiễm 34 ha, phân bố

chủ yếu ở Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ; bọ trĩ, ruồi đục nõn phát sinh gây hại

trên những vùng khô hạn ở Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Hương Khê, tỷ lệ

trung bình 3-5%, nơi cao 7-10%, diện tích bị nhiễm 13 ha; bệnh khô vằn phát

sinh gây hại ở những vùng gieo cấy dày, bón phân không cân đối, tỷ lệ bệnh

trung bình 5-7%, nơi cao 10-20%, diện tích nhiễm 446 ha, phân bố rải rác trên

địa bàn toàn tỉnh; bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại ở Cẩm Xuyên,

Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh mật độ phổ biến 100-300 con/m2, cục bộ ổ 700-

1.000 con/m2, diện tích nhiễm 0,5 ha; bệnh bạc lá gây hại trên giống Nhị ưu 838,

Bắc thơm 67 ở Can lộc, diện tích nhiễm 5 ha; bệnh vàng lá sinh lý xuất hiện ở

nhiều địa phương như: Cẩm Xuyên, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, thành phố

Hà Tĩnh,…chủ yếu ở những vùng không chủ động được nguồn nước; ốc bươu

vàng gây hại ở những vùng sâu trũng, ngập nước, mật độ trung bình 3-5 con/m2,

nơi cao 7-15 con/m2, diện tích nhiễm 173 ha, phân bố hầu hết các địa phương

trong tỉnh; chuột phát sinh gây hại với tỷ lệ trung bình 2-3%, nơi cao 7-10%,

diện tích bị hại 123 ha ở những chân ruộng cao, gần làng trên địa bàn toàn tỉnh.

Trên cây đậu thì sâu cắn lá mật độ trung bình 3-5 con/m2, diện tích 5 ha tập

trung ở Hương Khê, Đức Thọ. Cây ngô sâu keo mùa thu gây hại trên trà ngô 5-9

lá với mật độ trung bình 1-2 con/m2, nơi cao 3-5 con/m2, diện tích 15 ha, tập

trung ở Vũ Quang, Cẩm Xuyên. Giai đoạn này bà con nông dân cần phải thường

xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh nhằm hạn chế thiệt

hại do sâu bệnh gây ra.

Đối với cây ăn quả có múi, các đối tượng sâu bệnh gây hại chính như:

Bệnh nứt thân xì mủ diện tích nhiễm 43 ha; bệnh vàng lá thối rễ diện tích nhiễm

30ha; bệnh loét, sẹo diện tích nhiễm 50 ha; sâu đục thân, đục quả 25 ha; nhóm

Page 4: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

4

nhện diện tích nhiễm 50 ha và các đối tượng sâu xanh bướm phượng, rầy chổng

cánh…cũng xuất hiện gây hại nhưng với mức độ nhẹ. Diện tích cây ăn quả

nhiễm bệnh chủ yếu tập trung ở huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.

* Chăn nuôi

Hiện nay, mặc dù các loại dịch bệnh cơ bản được khống chế và dập tắt

nhưng hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn

chung, đàn đại gia súc giảm, chăn nuôi lợn tăng nhẹ, đàn gia cầm tăng khá hơn

so với cùng kỳ năm 2020. Chăn nuôi trâu, bò gặp nhiều khó khăn do trên địa bàn

phát sinh dịch bệnh viêm da, nổi cục gây thiệt hại nặng về kinh tế và ảnh hưởng

đến số lượng đàn gia súc. Hiện nay, dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò

cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, khi dịch chưa qua 21 ngày nên vẫn còn tiềm

ẩn nhiều nguy cơ tái phát. Chăn nuôi lợn đang trên đà phục hồi tái đàn nhưng

vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn nhiều nguy

cơ tái phát. Đặc biệt giá lợn hơi hiện nay đang giảm mạnh, giá bán đang ở mức

55 đến 60 ngàn đồng/kg, trong khi chi phí chăn nuôi tăng đây là rào cản đối với

chăn nuôi lợn. Đàn gia cầm tăng khá mà chủ yếu tăng ở đàn gà (đàn gà hiện có

chiếm gần 80% tổng số gia cầm), do chăn nuôi gà phát triển theo hướng trang

trại, gia trại nhiều hơn các loại gia cầm khác. Thời gian tới, với những khó khăn

chung của nền kinh tế do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 làm cho lượng cầu và

giá bán sản phẩm giảm, trong khi chi phí sản xuất vẫn đang có xu hướng tăng

nên chăn nuôi vẫn gặp khó khăn.

Tình hình dịch bệnh, thiệt hại: Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và

Thú y Hà Tĩnh, đến thời điểm hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện và

chưa qua 21 ngày trên địa bàn 2 huyện (Cẩm Xuyên và Can Lộc). Tổng số lợn

mắc bệnh chưa qua 21 ngày là 13 con/5 thôn/5 hộ nuôi, số con chết tiêu hủy là

13 con, với trọng lượng 1.079 kg; dịch bệnh viêm da, nổi cục chưa qua 21 ngày

trên địa bàn 5 huyện (Hương Sơn, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Lộc

Hà). Tổng số gia súc mắc bệnh viêm da, nổi cục chưa qua 21 ngày là 35 con

bò/33 hộ/10 thôn. Tổng số chết tiêu hủy là 57 con (1 con trâu và 56 con bò), với

Page 5: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

5

trọng lượng 7.131 kg. Hiện nay, dịch bệnh cơ bản được khống chế nhưng nguy

cơ tái phát vẫn còn cao đối với đàn vật nuôi.

Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được các địa

phương triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp so với kế

hoạch, cụ thể kết quả tiêm phòng đợt I năm 2021 tính đến ngày 19/8/2021: Tiêm

phòng lở mồm long móng cho đàn trâu, bò 106.337 liều, đạt 68,4% kế hoạch;

bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đạt 103.739 liều, đạt 69% kế hoạch; dịch tả lợn

99.294 liều, đạt 51,33% kế hoạch; tụ huyết trùng lợn 98.310 liều, đạt 52,4% kế

hoạch; tiêm phòng dại cho chó 117.332 liều, đạt 84,6% kế hoạch và tiêm phòng

dịch cúm gia cầm 988.208 liều, đạt 38,7% kế hoạch.

1.2. Lâm nghiệp

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong tháng 8/2021 nhìn chung ổn định.

Hoạt động trồng rừng vẫn được triển khai thực hiện nhưng do điều kiện thời tiết

nắng nóng nên kết quả trồng rừng tập trung giảm mạnh so với cùng kỳ năm

trước (giảm 12,6%). Sản lượng gỗ khai thác tháng 8/2021 ước tính tăng khá so

với tháng trước (tăng 26,98%) cũng như so với cùng kỳ năm trước (tăng 8,19%).

Hoạt động trồng rừng mùa nắng nóng phụ thuộc vào các đợt mưa, còn khai thác

gỗ chủ yếu từ rừng trồng nên phụ thuộc vào chu kỳ khai thác của rừng trồng. Vì

vậy, kết quả sản xuất lâm nghiệp thường thiếu ổn định.

Bước vào mùa nắng nóng, công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản luôn

được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trong tháng đã xẩy ra 2

vụ cháy rừng (01 vụ tại xã Phú Lộc, huyện Can Lộc và 01 vụ tại xã Tân Dân,

Page 6: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

6

huyện Đức Thọ) với diện tích rừng bị cháy là 1 ha và 7 vụ phá rừng với diện tích

rừng bị phá là 1,57 ha. Như vậy, tính từ đầu năm đến ngày 15/8/2021, trên địa

bàn Hà Tĩnh đã xẩy ra 3 vụ cháy rừng (giảm 7 vụ), với diện tích rừng bị cháy là

1,23 ha (giảm 57,57 ha) và 29 vụ phá rừng (giảm 15 vụ), với diện tích rừng bị

phá là 9,89 ha (giảm 10,01 ha) so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay đang bước

vào mùa nắng nóng nên các cơ quan chức năng cần phải tăng cường tuần tra

kiểm soát và người dân khi vào rừng cần phải nâng cao ý thức để phòng chống

cháy rừng.

1.3. Thủy sản

Hoạt động sản xuất thủy sản tháng 8/2021 ước tính tăng hơn so với tháng

trước và giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù sản lượng thủy hải sản

đánh bắt và nuôi trồng 8 tháng đầu năm tăng hơn so với cùng kỳ nhưng các ngư

dân khai thác hải sản và người nuôi trồng thủy sản vẫn gặp khó khăn. Nguyên

nhân do chi phí xăng, dầu, nhân công và các dịch vụ hậu cần nghề cá, thức ăn

thủy sản đều tăng. Trong khi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải thực hiện

giản cách xã hội, dịch vụ ăn uống tạm thời phải đóng cửa nên nhu cầu sử dụng

sản phẩm thủy hải sản giảm mạnh đã làm cho mức tiêu thụ và giá bán đối với cả

sản phẩm khai thác và nuôi trồng đều giảm. Hiện nay, nuôi tôm vẫn đang là hoạt

động nuôi trồng thủy sản chủ lực của tỉnh. Mặc dù đang bước vào nuôi tôm vụ

Đông 2021 nhưng do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến thị trường

tôm thêm “ảm đạm”, giá bán liên tục sụt giảm nên nhiều người nuôi tôm ở Hà

Tĩnh không mặn mà đầu tư cho vụ mới. Đây sẽ là yếu tố làm ảnh hưởng đến kết

quả hoạt động nuôi trồng thủy sản những tháng cuối năm 2021.

Page 7: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

7

Trong tháng, dịch bệnh đốm trắng đối với tôm xuất hiện trên địa bàn

huyện Lộc Hà và thành phố Hà Tĩnh với diện tích nhiễm bệnh là 2,39 ha nhưng

đã được kiểm soát.

2. Sản xuất công nghiệp và vốn đầu tư

- Hoạt động sản xuất công nghiệp: Ước tính tháng 8/2021, chỉ số sản xuất

ngành công nghiệp so với tháng 7/2021 giảm 2,32% và tăng 5,6% so với cùng kỳ

năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 1,74% so với tháng

trước và tăng 19,58% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo tăng 0,07% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,47%; ngành

sản xuất và phân phối điện giảm 14,04% so với tháng trước và tăng 12,59% so

cùng kỳ năm trước; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,78% so

với tháng trước và giảm 1,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 nhóm ngành cấp

I, ngành sản xuất và phân phối điện giảm mạnh so với tháng trước nguyên nhân do

trong tháng Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh ngừng một tổ máy để sữa chữa bảo

dưỡng định kỳ dẫn đến lượng điện sản xuất đạt thấp, đây là nguyên nhân chính

tác động giảm chỉ số phát triển sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng

này.

Page 8: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

8

Tính theo nhóm ngành công nghiệp cấp II, có tới 17/25 nhóm ngành có chỉ

số sản xuất trong tháng tăng so với tháng trước. Trong đó có 6 nhóm ngành có mức

tăng khá như: Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 31,37%; sản xuất thuốc, hóa

dược và dược liệu tăng 27,69%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng

23,32%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 21,4%; khai khoáng khác tăng

21,31%; dệt tăng 13,26%. Bên cạnh những nhóm ngành có chỉ số tăng cao thì vẫn

có 8 nhóm ngành có chỉ số sản xuất giảm so với tháng trước, ảnh hưởng tới tốc độ

tăng toàn ngành như: Khai thác quặng kim loại giảm 27,01%; khai khoáng khác

giảm 0,35%; sản xuất đồ uống giảm 6,39%; Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ

tinh chế giảm 1,5%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 1,88%; sản xuất

sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 0,35%; sản xuất giường,

tủ, bàn, ghế giảm 2,41%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước

và điều hoà không khí giảm 14,04%.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp

ước tính tăng 18,28% so cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Ngành công nghiệp khai

khoáng tăng 20,88%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo tăng 24,89%, đóng góp 18,58 điểm phần trăm (là ngành đóng góp chủ yếu

vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp); ngành sản xuất và phân phối điện

giảm 1,04%, làm giảm 0,23 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác

thải, nước thải giảm 7,9%, làm giảm 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng chung toàn

ngành. Vượt lên những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất

công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh 8 tháng đầu năm 2021 vẫn ghi nhận mức tăng

khá. Đặc biệt có sự đóng góp lớn của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do

những tháng đầu năm 2021 hoạt động sản xuất thép của Công ty Formosa Hà Tĩnh

(FHS) nhìn chung ổn định và tiếp tục có bước phát triển. Những khó khăn trong

thời gian qua đã được FHS từng bước tháo gỡ, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng

kinh tế của Hà Tĩnh.

- Thực hiện vốn đầu tư: Trong tháng tình hình thời tiết khá thuận lợi, một số

dự án và công trình đẩy nhanh tiến độ, như: Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng các xã

Page 9: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

9

vùng ngập lụt tỉnh Hà Tĩnh ước đạt 68 tỷ đồng; dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển

toàn diện tỉnh Hà Tĩnh ước đạt 57 tỷ đồng…. Ngoài ra các dự án đường, trường

thuộc tiêu chí mục tiêu nông thôn mới đẩy nhanh tiến độ kịp thời gian đề ra. Tổng

vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý

dự ước tháng 8 ước đạt 524,29 tỷ đồng, tăng 18,87% so với tháng trước và tăng

7,91% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước

đạt 400,12 tỷ đồng, tăng 19,25% so với tháng trước và tăng 15,54% so với cùng kỳ

năm trước; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 72,92 tỷ đồng, tăng 13,38%

so với tháng trước và bằng 67,01% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngân sách nhà

nước cấp xã ước đạt 51,25 tỷ đồng, tăng 24,34% so với tháng trước và tăng 66,73%

so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân

sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 3.268,97 tỷ đồng, tăng 13,87% so với

cùng kỳ năm trước. Trong đó: nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh chiếm tỷ trọng

74,54% trong tổng vốn, tăng 35,88% so với cùng kỳ; nguồn vốn ngân sách huyện

và ngân sách xã chiếm 25,46% chủ yếu là nguồn vốn thu từ quỹ sử dụng đất, so với

Page 10: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

10

cùng kỳ năm trước nguồn vốn ngân sách huyện và ngân sách xã giảm lần lượt

28,57% và 11,87%.

3. Thương mại, dịch vụ

Tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên cả nước trong thời gian gần đây

ngày càng bùng phát nghiêm trọng và khó kiểm soát. Bên cạnh đó đầu tháng 8, địa

bàn tỉnh Hà Tĩnh đã tái xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng khiến

cho một số khu vực phải thực hiện cách ly y tế, nhiều hoạt động sản xuất kinh

doanh thương mại, dịch vụ phải tạm dừng hoạt động và gặp khó khăn hơn so với

tháng trước.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Ước đạt 3.236,51 triệu đồng, giảm 2,8% so với

tháng trước và giảm 5,24% so với cùng kỳ năm trước. 7/12 nhóm hàng giảm so với

Page 11: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

11

tháng trước, trong đó một số nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn giảm so với tháng trước

như: Lương thực, thực phẩm chiếm 43,41% giảm 3,38%; ôtô các loại chiếm

11,81% giảm 10,06%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình chiếm 9,91% giảm

1,64%; xăng dầu các loại chiếm 9,46% giảm 3,88%. Mặc dù đây là tháng trùng với

dịp lễ Rằm Tháng Bảy tuy nhiên với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh đã có

quy định các gia đình, dòng họ chỉ được tổ chức tế lễ gọn nhẹ, cấm tập trung ăn

uống đông người nên nhu cầu mua sắm của người dân giảm hơn so với dịp lễ

trước. Bên cạnh các nhóm hàng có chỉ số giảm thì có 5/12 nhóm hàng có chỉ số

tăng so với tháng trước trong đó tăng mạnh nhất là nhóm vật phẩm, văn hóa giáo

dục (tăng 12,84%) do đây là thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới.

Tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 28.138,28 tỷ đồng,

tăng 10,27% so với cùng kỳ năm trước và tăng ở tất cả 12/12 nhóm hàng, trong đó

một số nhóm có mức tăng khá như: hàng may mặc tăng 28,41%; vật phẩm văn hóa

giáo dục tăng 23,89%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 28,84%; xăng dầu các loại tăng

23,27% đá quý, kim loại quý tăng 34,75%, sữa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có

động cơ khác tăng 19,41%. Nhìn chung 8 tháng đầu năm 2021 tổng mức bán lẻ

hàng hóa tăng khá so với cùng kỳ, tình hình hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn

định; nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người dân, không xảy ra tình trạng

thiếu hàng, sốt giá, bên cạnh đó tỉnh cũng đã có các phương án vừa bảo đảm hiệu

quả chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy

nhiên, trong thời gian tới hoạt động thương mại đang còn tiềm ẩn nhiều khó khăn,

bất lợi, khi tình hình dịch bệnh ở các thành phố lớn trên cả nước đang diễn biến hết

sức phức tạp, khó kiểm soát tác động đến nguồn cung và giá cả hàng hóa.

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác: Doanh thu dịch

vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tháng 8/2021 ước đạt 84,67 tỷ đồng, giảm

55,96% so với tháng trước, giảm 77,25% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu

dịch vụ khác tháng 8/2021 ước tính đạt 74,89 tỷ đồng, so với tháng trước giảm

12,36% và so với cùng kỳ năm trước giảm 46,05%. Do dịch bệnh diễn biến phức

tạp, nhu cầu đi lại bị hạn chế, cùng với việc kiểm soát chặt người đến và đi trên địa

bàn tỉnh nên hoạt động lưu trú giảm mạnh, nhất là các cơ sở lưu trú ngắn ngày. Bên

cạnh đó, tuân thủ nghiêm Công văn số 5094/UBND-VX ngày 06/8/2021 và Công

văn 5297/UBND ngày 13/8/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai một

số biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn tỉnh theo đó

các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa trở lại sau hơn một

tháng hoạt động; các quán ăn, nhà hàng chỉ được phép bán mang về. Đây là những

nguyên nhân chính làm cho doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và

dịch vụ khác tháng 8 giảm hơn so với tháng trước.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2021 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du

lịch lữ hành ước đạt 2.693,92 tỷ đồng, tăng 0,05 % so với cùng kỳ năm trước;

doanh thu hoạt động dịch vụ khác dự ước đạt 995,63 tỷ đồng tăng 3,58 % so với

Page 12: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

12

cùng kỳ năm trước. Nhìn chung hoạt động dịch vụ 8 tháng đầu năm 2021 có mức

tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch

Covid-19 như hiện nay thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các

ngành dịch vụ trong thời gian tới.

- Hoạt động vận tải: Tháng 8/2021 tình hình dịch bệnh trên cả nước vẫn còn

diễn biến phức tạp do các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, lây lan nhanh

ở nhiều thành phố lớn, đồng thời trên địa bàn tỉnh đã tái xuất hiện các ca nhiễm

Covid-19 trong cộng đồng. Do đó đối với tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, nhiều

địa phương tiếp tục chỉ đạo tạm ngừng hoạt động vận tải hành khách đi và đến Hà

Tĩnh. Đối với vận tải hành khách nội tỉnh kể từ 0 giờ ngày 10/8/2021, tạm dừng

hoạt động tất cả các tuyến xe buýt nội tỉnh cho đến khi có thông báo mới. Đối với

vận tải hàng hoá do thời tiết thuận lợi và không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch nên

tăng nhẹ so với tháng trước. Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ảnh hưởng

bởi dịch Covid-19 nên số lượng tàu cập cảng vận chuyển trong tháng tiếp tục giảm.

Vận tải hành khách tháng 8/2021 ước đạt 365,01 nghìn lượt hành khách vận

chuyển, giảm 25,07% so với tháng trước; lượng hành khách luân chuyển ước đạt

41,78 triệu lượt khách.km, giảm 39,44%; doanh thu ước đạt 18,98 tỷ đồng giảm

Page 13: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

13

24,3%. Tính chung 8 tháng đầu năm ước tính đạt 10.379,67 nghìn lượt hành khách

vận chuyển, giảm 18,79% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 1.715,92 triệu

lượt khách.km, giảm 24,6%, doanh thu ước đạt 711,55 tỷ đồng giảm 8,06%.

Vận tải hàng hóa tháng 8/2021 ước tính đạt 2.504,52 nghìn tấn hàng hóa vận

chuyển, tăng 1,43 % so với tháng trước; lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 52,83

triệu tấn.km, tăng 4,22%; doanh thu ước đạt 190,08 tỷ đồng tăng 4,56%. Tính

chung 8 tháng đầu năm ước tính đạt 19.515,64 nghìn tấn vận chuyển, giảm 5,78%

so với cùng kỳ năm trước; lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 492,45 triệu

tấn.km, giảm 6,98%, doanh thu ước đạt 1775,57 tỷ đồng, giảm 4,75%.

Ước tính doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 8/2021 đạt 57,87 tỷ

đồng giảm 17,83% so với tháng trước. Chung 8 tháng ước đạt 583,21 tỷ đồng tăng

23,27% so với cùng kỳ năm trước.

4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

CPI tháng 8 năm 2021 giảm 0,44% so với tháng trước, tăng 2,01% so với

cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực thành thị giảm 0,6% so với tháng trước, tăng

2,37% so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông thôn giảm 0,37% so với tháng

trước, tăng 1,86% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có: 04 nhóm hàng hóa có chỉ số

giá tăng so với tháng trước: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,23%; thiết bị và đồ

dùng gia đình tăng 0,03%; giao thông tăng 0,32%; giáo dục tăng 0,15%. 04 nhóm

Page 14: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

14

hàng hóa có chỉ số giá giảm so với tháng trước: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm

1,36%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,27%; bưu chính

viễn thông giảm 0,03% so tháng trước; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,03%. 03

nhóm không có biến động về chỉ số so với tháng trước gồm: Đồ uống và thuốc lá;

thuốc và dịch vụ y tế; văn hóa, giải trí và du lịch.

Một số yếu tố chính tác động đến sự biến động của chỉ số giá tháng 8 năm

2021 là: i) Dịch bệnh Covid-19 diễn biến trong thời gian dài và ngày càng phức

tạp. Nhiều ngành nghề tiếp tục phải tạm ngừng hoặc hạn chế hoạt động. Thu nhập

của người dân chịu ảnh hưởng, khiến người dân giảm tiêu dùng các loại hàng hóa,

dịch vụ không thiết yếu. Qua đó tác động đến nhu cầu và giá cả các nhóm này; (ii)

Trong tháng rơi vào thời điểm tháng 7 âm lịch cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu

dùng lương thực, thực phẩm và mua sắm đồ dùng gia đình. Bên cạnh đó, việc

chuẩn bị cho năm học mới khiến nhu cầu mua sắm văn phòng phẩm tăng cao; (iii)

Giá nhiên liệu xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến chỉ số nhóm giao

thông và chi phí trung gian các nhóm hàng hóa khác, tác động vào giá bán lẻ

chung trên thị trường; (iv) giá vật liệu xây dựng trong tháng tiếp tục giảm.

Chỉ số giá vàng giảm 1,12% so với tháng trước, giảm 5,36% so với cùng

tháng năm trước; Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,41% so với tháng trước, ổn định so

với cùng tháng năm trước. Giá vàng bình quân trong tháng ở mức 5.196 nghìn

đồng/chỉ 9999, giá đô la mỹ bình quân 2.318 nghìn đồng/100 USD.

Tính chung CPI 8 tháng đầu năm 2021, chỉ số chung 101,69% (tăng

1,69%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 2,35%; nông

thôn tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ

tháng 9/2021 dự kiến giảm hơn so tháng 8/2021. Tình hình dịch bệnh Covid-19

dự kiến còn diễn biến phức tạp trong thời gian dài, nhiều hoạt động sản xuất kinh

doanh tiếp tục phải giảm thời gian hoạt động, đời sống người dân gặp nhiều khó

khăn. Sang tháng, dự kiến giá lương thực, thực phẩm giảm do vụ lúa Hè Thu vào

vụ thu hoạch, cùng với việc hoạt động xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn,

nguồn cung hàng hóa trong nước tăng cao sẽ tác động làm cho giá giảm.

5. Các vấn đề xã hội

5.1. Tình hình đời sống dân cư

Trước diễn biến phức tạp của đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần thứ 4,

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết

yếu theo các cấp độ của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong tình

hình mới. Kế hoạch cung ứng hàng hóa được xây dựng theo 3 tình huống của dịch

COVID-19, cụ thể: cấp độ 1, khi tình hình dịch bệnh ổn định, các ca bệnh đã

được cách ly, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng; cấp độ 2, khi áp dụng

thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg tại một số địa phương; cấp độ 3, khi áp dụng thực

hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh. Theo đó, hàng hóa sẽ cung ứng

Page 15: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

15

kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt

đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất công ăn việc làm

do dịch bệnh; không để tình trạng thiếu hàng hóa, ách tắc lưu thông. Đồng thời

yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác quản lý về thị trường, chống các hành vi

đầu cơ, găm hàng, vi phạm hoạt động thương mại. Kịp thời bảo đảm đời sống

người dân trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Kết quả vận động ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19: Từ ngày 16/7

đến ngày 22/8/2021 tổng số tiền và hàng hóa quy ra tiền thu được 8,04 tỷ đồng.

Lũy kế từ khi phát động ngày 24/3 đến nay, tổng số tiền và hàng hóa quy ra tiền

thu được 199,61 tỷ đồng, trong đó đợt 1 là 77,91 tỷ đồng, đợt 2 là 121,7 tỷ đồng.

5.2. Giáo dục phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021 đã phản ánh sự thành công

của giáo dục Hà Tĩnh trong mục tiêu nâng cao chất lượng đại trà ở các trường

học. Điểm bình quân các môn của thí sinh Hà Tĩnh là 6,56, xếp thứ 18 cả nước,

tăng 7 bậc so với mùa thi trước. Tỷ lệ đạt tốt nghiệp THPT Quốc gia của Hà Tĩnh

đạt 99,02% (với số lượng thí sinh tốt nghiệp là 16.424 học sinh trên tổng số

16.586 thí sinh dự thi). Trong đó: Đối với bậc THPT: Số em dự thi ở tất cả các

cụm là 15.148 học sinh, số tốt nghiệp là 15.101 em đạt 99,69%; Đối với hệ bổ túc

THPT: Số dự thi là 1.438 học sinh, số tốt nghiệp là 1.323 học sinh, đạt 92,00%.

Riêng bậc tiểu học và trung học cơ sở chỉ xét tốt nghiệp. Đối với bậc tiểu

học: Số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình là 18.190 học sinh,

trên tổng số 18.269 học sinh được xét, tương ứng với tỉ lệ hoàn thành chương

trình là 99,57% (giảm 0,06% so với năm học trước); Đối với bậc THCS: Số học

sinh được công nhận tốt nghiệp là 18.016 học sinh trên tổng số 18.191 học sinh

được xét, tương ứng với tỷ lệ được công nhận tốt nghiệp là 99,04% (giảm 0,17%

so với năm học trước).

5.3. Hoạt động Y tế

- Tình hình dịch Covid-19: Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch

bệnh COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; trên địa bàn tỉnh có

nhiều người từ vùng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về địa

phương có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2, để chủ động trong

công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hạn chế sự lây lan trong cộng đồng,

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Công văn số 5094/UBND-VX1 ngày 6/8/2021

và Công văn số 5297/UBND-VX1 ngày 16/8/2021 về việc về triển khai một số

biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19.

Từ 10/7/2021 đến nay phát hiện 28 ca cộng đồng, 223 ca F0 từ TP Hồ Chí

Minh, Bình Dương,...về trên địa bàn tỉnh được cách ly ngay. Tổng số ca cộng dồn

từ 04/6/2021 đến 18h ngày 22/8/2021 là 382 ca (trong đó có 03 trường hợp nhập

Page 16: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

16

cảnh, 02 trường hợp ngoại tỉnh); 13 địa phương có ca dương tính gồm: Thành

phố: 50, Hương Sơn: 38, Thạch Hà: 57, Lộc Hà: 51, Hồng Lĩnh: 19, Nghi Xuân:

10; Huyện Kỳ Anh: 24; Hương Khê: 32, Đức Thọ: 17, Can Lộc 49, Cẩm Xuyên

20, Vũ Quang 08, TX Kỳ Anh 02.

Tình hình điều trị ca bệnh dương tính: Điều trị tại Hà Tĩnh 324 ca, có 133

bệnh nhân đã khỏi bệnh ra viện, hiện còn 191 bệnh nhân đang điều trị, trong đó:

tại TTYT huyện Kỳ Anh (61), BVĐK Cửa Khẩu Cầu Treo (91), BV Phổi (38),

còn lại đang điều chuyển về các bệnh viện khác; Chuyển Bệnh viện Nhiệt đới

Trung ương 58 BN, trong đó có 33 ca đã ra viện, 03 ca tử vong.

Kết quả truy vết xét nghiệm: Cộng dồn F1 từ 4/6 đến ngày 22/8/2021 là

4.343 trường hợp, đã hoàn thành cách ly: 2.809 trường hợp; F2 là 26.766 trường

hợp, đã hoàn thành cách ly: 20.852 trường hợp.

Rà soát, quản lý người đến/về từ vùng dịch tính đến ngày 22/8/2021:

Người đến/về từ các vùng dịch đang cách ly, theo dõi là 13.756 người: TPHCM

4.540 người, Bình Dương 5.188 người, Đồng Nai 2.520 người, Hà Nội 1.050

người, từ một số các tỉnh phía Nam thực hiện chỉ thị 16 là 458 người.

Số lượng người hiện đang cách ly tập trung tính đến ngày 22/8/2021 là

5.294 người; cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7.688 người; cách ly tại cơ sở y tế 71

người. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19: Đã hoàn thành chiến dịch

tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đợt 3: 25.983 người (đạt 114,4% kế hoạch);

đợt 4: 45.221 người (đạt 105% kế hoạch).

- Tình hình dịch bệnh khác: Trong tháng trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận

1 ổ dịch sốt xuất huyết Lộc Hà vào ngày 31/7/2021, từ đó đến nay, tại địa phương

này đã ghi nhận 14 trường hợp mắc Sốt xuất huyết, không có ca bệnh tử vong vì

dịch; so với cùng kỳ năm trước tăng 1 ổ dịch, tăng 14 ca ca bị dịch, số trường hợp

tử vong vì dịch không đổi. Ngoài ra có các ca bệnh đơn lẻ, cụ thể: 5 ca mắc bệnh

quai bị (giảm 1 ca so với cùng kỳ), 11 ca mắc lỵ trực trùng (giảm 2 ca); 14 ca mắc

lỵ a míp (giảm 11 ca); 34 ca mắc bệnh thủy đậu (tăng 20 ca), 862 ca mắc bệnh

cúm (giảm 720 ca), 5 ca chân tay miệng (giảm 15 ca), 2 ca viêm gan vi rút (giảm

9 ca), tiêu chảy 67 ca, không phát sinh các ca bệnh khác. Ngoài dịch sốt xuất

huyết nêu trên thì các bệnh khác đều không tạo thành ổ dịch và không có trường

hợp nào tử vong.

- Công tác phòng chống HIV/AIDS: Để hạn chế số người mắc bệnh

HIV/AIDS, ngành y tế Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào phòng chống các

bệnh tệ nạn xã hội, đặc biệt là công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách

phòng chống cũng như tác hại của HIV/AIDS đối với cá nhân và cộng đồng. Tính

từ 16/7-15/8/2021 Hà Tĩnh chỉ có 3 người nhiễm mới HIV (giảm 4 người so với

cùng kỳ năm 2020), 3 người chuyển thành AIDS (giảm 7 người so với cùng kỳ

năm trước) và không có người chết vì AIDS (không thay đổi so với cùng kỳ năm

Page 17: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

17

trước). Tính chung 8 tháng, có 33 trường hợp nhiễm HIV (giảm 23 trường hợp so

với cùng kỳ năm trước), 30 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS (giảm 21

trường hợp) và có 2 trường hợp chết vì AIDS (không đổi).

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Tính từ ngày 16/7- 15/8/2021, trên

địa bàn Hà Tĩnh không xảy ra vụ ngộ độc tập thể, có 141 ca độc đơn lẻ và không

có người chết vì ngộ độc. So với cùng kỳ năm trước, số vụ ngộ độc tập thể không

đổi, số ca ngộ độc đơn lẻ tăng 38 ca ( tăng 36,89%), số ca tử vong không thay đổi.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2021 (từ 16/12/2020-15/8/2021), toàn tỉnh đã

xẩy ra 3 vụ ngộ độc tập thể, làm 53 người bị ngộ độc tập thể, không có người chết

vì ngộ độc tập thể, ngoài ra còn 826 ca ngộ độc đơn lẻ. So với cùng kỳ năm trước,

tăng 3 vụ ngộc độc, tăng 53 người ngộ độc tập thể; số ca ngộ độc đơn lẻ tăng 41

ca.

5.4. Hoạt động văn hóa - thể thao

- Hoạt động văn hóa: Do dịch Covid-19 bùng phát trở lại nên các hoạt

động văn hóa, thể thao, hội nghị tập trung đông người tiếp tục tạm dừng. Các hoạt

động tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng (kể cả ngày Rằm tháng 7) được tổ chức không

quá 30 người tham gia và phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng,

chống dịch COVID-19. Các hoạt động văn hóa chính trong tháng chủ yếu là

tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

- Công tác kiểm tra, thanh tra văn hóa: Trong tháng, Sở Văn hóa, thể thao

và Du lịch Hà Tĩnh đã cấp 11 giấy phép (09 giấy phép thuộc lĩnh vực văn hóa cơ

sở, 02 giấy phép thuộc lĩnh vực thể thao).

- Hoạt động thể thao: Để phòng chống dịch Covid -19 cả nước nói chung

và Hà Tĩnh nói riêng đang tạm dừng tổ chức các giải đấu thể thao có tập trung

đông người. Các hoạt động thể thao trong tháng chủ yếu là các hoạt động thể dục,

thể thao với quy mô nhỏ nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân, vừa tuân thủ đúng và

đầy đủ các biện pháp khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

5.5. Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội

Tính từ ngày 15/7/2021 đến ngày 14/8/2021, trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra

11 vụ tai nạn đường bộ, làm chết 11 người, bị thương 3 người, thiệt hại tài sản 60

triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước số vụ không đổi, tăng 01 người chết, tăng

01 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu là không làm chủ tốc độ và đi sai phần

đường do lái xe sử dụng rượu bia quá mức quy định.

Như vây, tính từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/8/2021, trên địa bàn Hà

Tĩnh xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông đường bộ (giảm 9 vụ so với cùng kỳ), làm

chết 59 người (giảm 15 người) và bị thương 25 người (giảm 8 người).

Page 18: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

18

5.6. Môi trường

- Tình hình cháy, nổ: Tính từ ngày 16/8/2021 đến ngày 15/8/2021, trên địa

bàn Hà Tĩnh xảy ra 11 vụ cháy, làm 1 người chết và không có người bị thương,

với tổng giá trị thiệt hại ước tính 59 triệu đồng; so với cùng kỳ năm 2020 số vụ,

không đổi; tăng 1 người chết; giảm 1 người bị thương. Tính chung 8 tháng năm

2021, xẩy ra 35 vụ cháy, nổ làm 3 người chết và 2 người bị thương, với tổng giá

trị thiệt hại ước tính 2.416 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2020 giảm 14 vụ

cháy, nổ; giảm 2 người bị thương; số người chết không đổi. Nguyên nhân chủ

yếu do chập điện và bất cẩn khi sử dụng lửa.

- Công tác bảo vệ môi trường: Tính từ ngày 15/7 đến ngày 14/8/2021, Hà

Tĩnh đã phát hiện 22 vụ, xử lý 15 vụ, tổng số tiền xử phạt 104,7 triệu đồng. So

với cùng kỳ năm 2020, số vụ đã phát hiện tăng 18 vụ, số vụ đã xử lý tăng 11 vụ,

số tiền xử phạt tăng 73,7 triệu đồng. Các lĩnh vực vi phạm trong tháng bao gồm:

Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra

môi trường đã phát hiện 10 vụ và xử lý 8 vụ, với tổng số tiền 48,7 triệu đồng;

còn lại là vi phạm khác 12 vụ (khai thác đất, cát trái phép, sử dụng kích điện để

đánh bắt thủy sản...), đã xử lý 7 vụ, với tổng số tiền là 56 triệu đồng. Tính chung

8 tháng năm 2021, đã phát hiện 105 vụ (tăng 78 vụ so với cùng kỳ) và xử lý 77

vụ (tăng 51 vụ) vi phạm môi trường, với số tiền 1.129,25 triệu đồng. Các vụ vi

Page 19: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

19

phạm chủ yếu là hoạt động khai thác đất, cát trái phép; xử lý vi phạm môi

trường và xử lý các trang trại chăn nuôi lợn, gà không đảm bảo vệ sinh môi

trường.

Trên đây là một số tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021

trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.

Nơi nhận:

- Vụ TK Tổng hợp & PBTTTK (TCTK);

- Đ/c Bí thư Tỉnh ủy;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;

- Các PCT UBND tỉnh;

- Tỉnh uỷ; HĐND, UBND Tỉnh;

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Sở KH và ĐT;

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Đảng Ủy khối CCQ&DN tỉnh;

- Lãnh đạo Cục;

- Lưu TH.

CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Việt Hùng