31
TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Số -BC/TU Tam Kỳ, ngày tháng 6 năm 2017 (Dự thảo) BÁO CÁO kết quả 03 năm thực hiện Chương trình hành động số 29- CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Thực hiện Chương trình công tác năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 28-8-2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09-6- 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (gọi tắt là Chương trình 29-CTr/TU) trên địa bàn tỉnh như sau: Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 29-CTr/TU I- TỔ CHỨC QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ngày 10-6-2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 120-KH/TU về tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương Đảng khóa

TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

  • Upload
    others

  • View
    16

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Số -BC/TU Tam Kỳ, ngày tháng 6 năm 2017

(Dự thảo)

BÁO CÁOkết quả 03 năm thực hiện Chương trình hành động số 29-CTr/TU

của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Thực hiện Chương trình công tác năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 28-8-2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (gọi tắt là Chương trình 29-CTr/TU) trên địa bàn tỉnh như sau:

Phần thứ nhấtĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 29-CTr/TU

I- TỔ CHỨC QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆNNgày 10-6-2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số

120-KH/TU về tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW). Ngày 04-8-2014, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết số 33-NQ/TW đến cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện, thành ủy và các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh.

Sau khi nghiên cứu, quán triệt, học tập, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 28-8-2014 để thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, chỉ đạo các huyện, thị, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc; các sở, ban, ngành tổ chức quán triệt, học tập, phổ biến nội dung Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức và tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.

Page 2: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2

Trên tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt, học tập Nghị quyết đảm bảo đúng thành phần và thời gian quy định. 18/18 huyện, thị, thành ủy đã xây dựng và ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW.

Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động 29-CTr/TU, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Nam như: Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 14-12-2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030; Thông tri số 08-TT/TU ngày 21-6-2016 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục văn hóa, lịch sử địa phương trong trường phổ thông; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 04-8-2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 20-01-2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 25-4-2017 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Căn cứ Chương trình hành động của Tỉnh ủy, hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, khảo sát việc triển khai thực hiện Chương trình 29-CTr/TU của Tỉnh ủy(1). Qua đó, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện của các địa phương; đôn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả nội dung Nghị quyết đề ra.

Nhìn chung, việc quán triệt, học tập, tuyên truyền và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW được các cấp ủy đảng triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Nhận thức của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Nam được nâng lên. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy được quan tâm thường xuyên, đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo theo nội dung Chương trình hành động 29-CTr/TU của Tỉnh ủy.

II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 29-CTr/TU CỦA TỈNH ỦY

1. Xây dựng con người Quảng Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh

Để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Nam một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp

1(?) Năm 2016, tổ chức khảo sát tại huyện Đông Giang và thị xã Điện Bàn; năm 2017, tổ chức khảo sát tại các huyện: Bắc Trà My, Đại Lộc và Nông Sơn.

Page 3: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

3

ủy đảng triển khai thực hiện tốt các mặt công tác như: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, dân số - gia đình, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, công tác giảm nghèo bền vững, phòng chống các tệ nạn xã hội… Đồng thời, chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nay là Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tỉnh ủy chỉ đạo đưa việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, nay là Chỉ thị 05-CT/TW và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Bộ Chính trị trở thành một trong những nội dung để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm. Qua đó, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các tổ chức cơ sở đảng đẩy mạnh thực hiện với nhiều cách làm mới, mô hình thiết thực, hiệu quả.

Nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương, công tác đào tạo chuyên môn và lý luận chính trị được Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Trong 03 năm qua, toàn tỉnh có 3.531 người được đào tạo về chính trị; về chuyên môn (năm 2014 và 2015) có 1.431 lượt người được đào tạo(2). Ngoài ra, hàng nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng các nội dung về quản lý nhà nước đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý; kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND huyện, xã; kiến thức, kỹ năng cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12-8-2016 của Tỉnh ủy được tập trung chỉ đạo thường xuyên; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ được các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện; chỉ đạo đổi mới trong công tác thi tuyển, xét tuyển, nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn toàn tỉnh; triển khai việc thí điểm thi tuyển để bổ nhiệm một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý ở đơn vị sự nghiệp; Đề án tuyển chọn đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2016 (Đề án 500) và Đề án 600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch ở những xã đặc biệt khó khăn được triển khai trên địa bàn tỉnh bước đầu đạt kết

2(?) Trong đó, trình độ cao cấp lý luận chính trị là 647 người, trung cấp lý luận chính trị là 2.853 người, (tăng 13,2% so với giai đoạn 2011 - 2013); đào tạo chuyên môn năm 2014 - 2015: trình độ tiến sĩ là 14 người, thạc sĩ là 210 người, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa II là 32 người, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa I là 14 người, trình độ đại học là 888 người, cao đẳng là 95 người, trung cấp là 177 người, (tăng 0,34% so với giai đoạn 2011 - 2013).

Page 4: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

4

quả nhất định; công tác cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách, đề án thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, huy động chất xám phục vụ nhiệm vụ của tỉnh(3). Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh trong những năm qua từng bước được nâng lên, tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành được kiện toàn, hoạt động có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Công tác giáo dục - đào tạo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chú trọng. Trong đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dạy làm người gắn liền với dạy chữ trong giảng dạy và học tập ở các trường học được đặc biệt coi trọng. Chất lượng công tác giáo dục - đào tạo từng bước được hoàn thiện và nâng cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch, sắp xếp, kiện toàn phù hợp với hệ thống giáo dục quốc dân và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Việc đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, nhất là việc đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học. Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh đã có 468 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 57,42%. Tỷ lệ ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà đạt 20% tổng chi ngân sách của địa phương. Phong trào học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng được quan tâm triển khai thực hiện(4).

Công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương được các cấp, các ngành, địa phương chú trọng thực hiện. Đến nay, hầu hết các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đã đưa nội dung văn hóa, lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương đối với thế hệ trẻ của tỉnh(5).

Hoạt động văn học - nghệ thuật đã được triển khai thực hiện với nhiều hình thức góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân. Đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh đã phát huy tinh thần sáng tạo, tích cực trong các hoạt động sáng tác và có nhiều tác phẩm chất lượng, đạt một số giải thưởng cao trong nước, khu vực và quốc tế. Các tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật đã

3(?) Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 04-3-2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về chính sách thu hút bác sỹ, bác sỹ có trình độ sau đại học về làm việc tại các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2015; Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 12-5-2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo, quản lý và bố trí công tác đối với học sinh tốt nghiệp THPT được cử đi đào tạo ở nước ngoài; Quyết định số 3101/2014/QĐ-UBND ngày 08-10-2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học và sau đại học về làm việc tại tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014 - 2016.

4(?) Ngày 28-8-2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thông qua Quyết định số 4079/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020.

5(?) Các địa phương thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử, gồm: Đại Lộc, Thăng Bình, Hiệp Đức, Núi Thành, Hội An, Điện Bàn, Nông Sơn, Quế Sơn, Tiên Phước, Nam Trà My.

Page 5: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

5

góp phần tích cực vào công tác quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người Quảng Nam với bạn bè trong và ngoài nước. Các địa phương thực hiện tốt các loại hình nghệ thuật quần chúng; hằng năm, tổ chức hơn 500 buổi diễn văn nghệ quần chúng và hàng trăm buổi liên hoan, hội thi, hội diễn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa của các tầng lớp nhân dân.

Phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là trong cán bộ, đảng viên, công chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên. Phong trào rèn luyện sức khỏe được tổ chức rộng khắp thông qua các đại hội thể dục thể thao từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh; Lễ hội văn hóa, thể thao các huyện miền núi được tổ chức 02 năm một lần với nội dung và chất lượng ngày càng được nâng cao; phong trào thể dục thể thao được tổ chức rộng rãi trong cộng đồng dân cư nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của địa phương và đất nước. Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 28% dân số tham gia tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên. Tỷ lệ người dân tham gia rèn luyện sức khỏe ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với thực tiễn quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với việc xây dựng và đào tạo con người, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên. Tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (6). Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" được phát huy, mở rộng và nâng cao về chất lượng và hiệu quả. Việc xây dựng các quy ước thôn, bản, khối phố văn hóa được các địa phương chú trọng thực hiện, đảm bảo đúng quy định. Phong trào xây dựng gia đình, tộc họ, thôn, bản, đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan, trường học văn hóa đã khơi dậy truyền thống yêu quê hương, đất nước cũng như tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng xã hội. Những kết quả của cuộc vận động đã góp phần tác động tích cực trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Công tác gia đình trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện với nhiều mô hình, cách làm mới, nội dung phong phú, hiệu quả. Nhiều địa phương đã quan tâm bố trí nguồn kinh phí, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình để triển khai thực hiện tốt công tác gia đình ở cơ sở. Chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ngày càng tăng lên; đã xây dựng được nhiều mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu. Việc xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ,

6(?) Đến nay, toàn tỉnh đã có 340.857 hộ gia đình văn hóa (tỷ lệ 87,6%), tăng 7,95% so với năm 2013; có 1.021 tộc họ văn hóa (tỷ lệ 30,85%), tăng 37,9% so với năm 2013; có 1.319 thôn, khối phố văn hóa (tỷ lệ 76,77%); có 67 xã, phường, thị trấn văn hóa (tỷ lệ 24,18%), tăng 68,65% so với năm 2013; có 1.915 cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ 85,3%), tăng 7,4% so với năm 2013.

Page 6: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

6

nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội được các địa phương chú trọng triển khai thực hiện.

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trong những năm qua được đẩy mạnh(7). Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 152 xã, phường, thị trấn đã thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã; trong đó, có 91 xã có cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động (có 62 xã đạt chuẩn về Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã); 1.649/1.718 nhà văn hóa thôn được xây dựng, trong đó có 862 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn.

Các giá trị văn hóa trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng được phát huy. Hoạt động giao lưu văn hóa hàng năm giữa các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh được duy trì thường xuyên, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc. Dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ người hoạn nạn, giảm nghèo bền vững, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, các phong trào của các tầng lớp nhân dân đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi(8), góp phần phát triển văn hóa - xã hội, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sự nghiệp phát triển văn hóa luôn được chú trọng và gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Các quy hoạch, đề án về phát triển kinh tế trong tính khả thi được đảm bảo giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa. Hàng năm, tỉnh có kế hoạch cân đối tài chính và các nguồn ngân sách cho công tác phát triển văn hóa, phù hợp với mức tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh(9). Việc khai thác, phát huy thế mạnh các di sản văn hóa kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ được các địa phương đẩy mạnh thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Văn hóa đọc trong cộng đồng được chú trọng triển khai thực hiện. Hệ thống thư viện từ tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn được đầu tư xây dựng, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần phục vụ tốt nhu cầu người đọc. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 01 thư viện tỉnh, 17/18 thư viện huyện, thị xã, thành phố(10) có trụ sở hoạt động, 25 thư viện xã, phòng đọc cơ sở. Hằng năm, hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở tiến hành cấp mới trên 2.000 thẻ thư viện, bổ sung,

7(?) Ngày 06-4-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án xây dựng và phát triển Trung tâm văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2025, định hướng đến năm 2030.

8(?) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “5 đoàn kết - 3 trong sạch”, tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1.136/1718 khu dân cư triển khai thực hiện mô hình; vận động 250.113 ngày công, nhân dân hiến 684.045m2 đất và tháo dỡ hàng trăm công trình để làm đường giao thông nông thôn; huy đông nhân dân tham gia 125 công trình văn hoá (nhà sinh hoạt thôn - tổ dân phố) trị giá 59 tỷ đồng…

9(?) Trong 03 năm (2015 - 2017), tổng kinh phí đầu tư cho phát triển lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh là 361.239 triệu đồng, (trong đó, nguồn ngân sách của tỉnh là 155.844 triệu đồng, ngân sách Trung ương là 205.395 triệu đồng)

10(?) Hiện nay, huyện Tây Giang chưa thành lập được thư viện cấp huyện.

Page 7: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

7

luân chuyển hàng vạn lượt sách, báo phục vụ hàng trăm ngàn lượt người đọc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tổng lượt sách, báo luân chuyển ước tính khoảng 1.600.000 lượt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân.

Công tác phát triển và tổ chức các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm được các ngành chức năng đẩy mạnh thực hiện. Nhiều cuộc triển lãm tranh, tượng, ảnh nghệ thuật được tổ chức nhân các sự kiện chính trị trọng đại, các ngày lễ lớn của địa phương và đất nước; các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng được tổ chức thường xuyên từ tỉnh đến cơ sở, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng. Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi được chú trọng, nhất là các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Nhằm tạo điều kiện cho nghệ sĩ, diễn viên hoạt động ở các đội thông tin, văn nghệ, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng và ban hành Đề án về cơ chế hỗ trợ đặc thù cho nghệ sĩ, diễn viên, tuyên truyền viên của Đội Tuyên truyền lưu động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; tiếp tục chỉ đạo việc củng cố và phát huy hoạt động của Đoàn Ca kịch Quảng Nam.

3. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được xác định là nhân tố quan

trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được triển khai gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về công tác xây dựng Đảng và việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI và nay là Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa, làm cho nội bộ thật sự đoàn kết, thống nhất.

Nhằm đẩy mạnh xây dựng văn hóa trong chính trị, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng đưa nội dung xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng hằng năm. Việc xây dựng văn hóa trong chính trị được các cấp ủy đảng, các cơ quan, ban, ngành, địa phương cụ thể hóa thông qua nội quy, quy chế, các quy định chuẩn mực về đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức. Ngày 27-4-2016, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3 khóa XXI đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, góp phần giảm các thủ tục hành chính rườm rà, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc xây dựng đạo đức công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sáng để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Page 8: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

8

Việc xây dựng văn hóa trong kinh tế được các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện, nhất là việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế. Tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa(11). Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được quan tâm chỉ đạo trên cơ sở ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững, kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện, nhất là đối với gia đình chính sách, người có công, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóaCông tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn

tỉnh được quan tâm, nhất là việc huy động nguồn lực tham gia của xã hội. Các địa phương đã tiến hành rà soát, lập hồ sơ trình các cấp xếp hạng di tích, đề nghị xếp hạng 01 di tích quốc gia đặc biệt (Phật viện Đồng Dương), 02 di tích quốc gia (Căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam; Cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được). Chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu xây dựng Đề án tu bổ di tích quốc gia và cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tạo nguồn để các địa phương triển khai thực hiện tu bổ, tôn tạo đối với 17 di tích quốc gia, 57 di tích cấp tỉnh đang bị xuống cấp nghiêm trọng và xây dựng 82 bia/nhà bia đối với các di tích thuộc dạng phế tích khác.

Cùng với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, hoạt động sưu tầm các hình ảnh, tư liệu lịch sử và công tác trưng bày được Bảo tàng tỉnh và Ban Quản lý Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng thực hiện thường xuyên, phục vụ cho du khách tham quan, nghiên cứu, học tập, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh.

Công tác khôi phục và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn, nhất là nghệ thuật truyền thống được quan tâm thực hiện. Tổ chức rà soát, kiểm kê các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, lập hồ sơ, thủ tục đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đối với 09 di sản, đặc biệt là chỉ đạo việc phối hợp lập hồ sơ quốc gia "Nghệ thuật Bài chòi dân gian Trung bộ Việt Nam" để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; thực hiện việc hỗ trợ đối với một số Câu lạc bộ Tuồng và Bài chòi trên địa bàn tỉnh; triển khai Dự án sân khấu học đường, đưa nghệ thuật Tuồng và Bài chòi vào giảng dạy tại một số trường THCS trên địa bàn tỉnh.

11(?) Ngày 01-7-2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2479/KH-UBND về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014 - 2015.

Page 9: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

9

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghiên cứu về Quảng Nam(12), góp phần kịp thời động viên, khích lệ các hoạt động sáng tạo, sáng tác của đội ngũ văn nghệ sĩ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm đến các chế độ đãi ngộ tài năng, bồi dưỡng nghề nghiệp, hỗ trợ đặc thù cho nghệ sĩ, diễn viên, tuyên truyền viên trên lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật. Hoạt động quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài chiến tranh cách mạng, về lịch sử vùng đất, con người Quảng Nam và sự nghiệp phát triển của tỉnh được đẩy mạnh.

Công tác quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được chỉ đạo thực hiện thường xuyên, đảm bảo hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích. Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng được trao hằng năm đã thu hút đông đảo người làm báo trong và ngoài tỉnh tham gia với chất lượng tác phẩm ngày càng được nâng cao; nhiều tác phẩm đã bám sát thực tiễn cuộc sống, phản ánh sinh động quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh nhà, được đông đảo bạn đọc đón nhận, hoan nghênh. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao chất lượng quản lý đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu đề án "Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Quảng Nam đến năm 2025". Các cơ quan báo chí trong tỉnh tiếp tục được đầu tư về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh.

Lĩnh vực thông tin đối ngoại được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Ngày 04-10-2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 276-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tỉnh Quảng Nam; tiếp đến, ngày 08-3-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định sô 458-QĐ/TU về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tỉnh Quảng Nam; đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu đề án và tổ chức triển khai thực hiện tốt hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh(13). Qua đó, đã góp phần đẩy mạnh công tác giao lưu văn hóa, quảng bá văn hóa con người Quảng Nam đối với bạn bè quốc tế.

Hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở được đổi mới về nội dung, hình thức; thực hiện đúng chức năng là một kênh thông tin quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

12(?) Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 18-01-2016 của UBND tỉnh v/v ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghiên cứu về Quảng Nam giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1297/QĐ-UBND, ngày 20-4-2017 của UBND tỉnh v/v ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghiên cứu về Quảng Nam giai đoạn 2017-2025.

13(?) Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND, ngày 10-2-2017 về phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2021".

Page 10: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

10

5. Phát triển công nghiệp văn hóaCông tác phát triển công nghiệp văn hóa bước đầu được đầu tư, nhất là việc

đầu tư cho phát triển những sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch, dịch vụ. Chất lượng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Di sản văn hóa thế giới (Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn), thành phố Tam Kỳ được nâng lên, đa dạng về hình thức, nội dung. Đã hình thành các đơn vị, công ty tổ chức sự kiện, quảng cáo. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở một số địa phương trong tỉnh được đăng ký thương hiệu và tiếp cận thị trường. Các sản phẩm du lịch, làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển phong phú, đa dạng; chất lượng không ngừng được nâng lên; tiêu biểu có các sản phẩm từ Làng mộc Kim Bồng, Làng gốm Thanh Hà, Làng lụa Hội An, Làng đúc đồng Phước Kiều, Làng ươm tơ dệt lụa Duy Xuyên...; mô hình du lịch cộng đồng tại Zara (xã Tabhing, huyện Nam Giang), Bhờ Hồông (Sông Kôn, Đông Giang), Đhrồông (xã Tà Lu, huyện Đông Giang), Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, Trà Nhiêu (Duy Xuyên), Triêm Tây (Điện Bàn)…

Lĩnh vực quảng cáo, báo chí, phát thanh - truyền hình phát triển về loại hình, doanh thu. Hoạt động sáng tác, xuất bản cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều tác phẩm xuất sắc trên các lĩnh vực truyền hình, nhiếp ảnh, âm nhạc, sân khấu của các văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh đã đạt giải cao tại các cuộc thi, liên hoan trong nước và trên thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người và vùng đất Quảng Nam với bạn bè trong và ngoài nước.

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, ngoài việc sử dụng nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho du lịch, tỉnh đã có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa, du lịch. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có hàng chục doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn có quy mô lớn, các khu du lịch biển ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành..., triển khai thực hiện các dự án vùng Đông Nam của tỉnh Quảng Nam(14)...

6. Hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại được các ngành chức

năng đẩy mạnh thực hiện, nhất là việc hợp tác với các nước: Nhật Bản, Italia, Ấn Độ trong việc trùng tu di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An thông qua các hiệp định chính phủ và phi chính phủ. Hợp tác với các tổ chức UNESCO, ILO trong việc xây dựng chiến lược và nâng cao năng lực bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch như Dự án phát triển du lịch các huyện vùng sâu tỉnh Quảng Nam; gắn việc

14(?) Dự án trọng điểm vùng Đông Nam của tỉnh, gồm: Nhóm dự án Khu đô thị, du lịch Nam Hội An; Nhóm dự án công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; Nhóm dự án công nghiệp dệt may và hỗ trợ ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ; Nhóm dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ gắn với sân bay Chu Lai; Nhóm dự án khí - năng lượng và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, sản phẩm sau khí; Nhóm dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Page 11: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

11

phát triển du lịch với giảm nghèo bền vững, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở miền núi.

Công tác hội nhập trong hoạt động nghệ thuật cũng được tăng cường. Các đoàn nghệ thuật của tỉnh đã tham gia biểu diễn tại một số nước như: Trung Quốc, Italia, Thái Lan, Lào… Bên cạnh đó, nhiều đoàn nghệ thuật của các nước trên thế giới cũng đến giao lưu, biểu diễn nghệ thuật tại Quảng Nam như: Hàn Quốc, Pháp, Đan Mạch, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI năm 2017 được tổ chức ở thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An và một số huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Đây là sự kiện văn hóa đặc biệt của địa phương với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và các tỉnh, thành trong cả nước. Các chuỗi hoạt động của Festival đã góp phần quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam và đặc trưng văn hóa Quảng Nam; giao lưu văn hóa, thể thao và trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa giữa các địa phương trong nước, giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới; qua đó, giới thiệu hình ảnh, thu hút các nhà đầu tư vào Quảng Nam, thúc đẩy phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

7. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu theo Chương trình hành động số 29-CTr/TU

- Về phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại: Hiện nay có khoảng 28% dân số tập luyện thể dục - thể thao (chỉ tiêu năm 2020 là 30%).

- Về phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa": Tính đến cuối năm 2016, có 87,6% hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, có 80,74% thôn, khối phố đạt chuẩn văn hoá; có 26,08% xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới và 35,13% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; có 30,85% tộc, họ được công nhận danh hiệu Tộc họ Văn hoá; có 85,3% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá(15).

- Về thiết chế văn hoá - thể thao: Tính đến cuối năm 2016, có 152/244 xã, phường, thị trấn thành lập Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã, tỷ lệ 62,3% (chỉ tiêu năm 2020 là 80%), trong đó, có 82/244 xã, phường, thị trấn đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, tỷ lệ 33,6% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 60% trung tâm văn hoá - thể thao xã, phường, thị trấn đạt chuẩn theo quy định); 1.649/1.718 thôn, khối phố có nhà văn hoá, trong đó, có 862 nhà văn hoá thôn, khối phố đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định (chỉ tiêu đến năm 2020 có 80% thôn, khối phố ở

15(?) Về danh hiệu Gia đình văn hóa, có 340.857/388.867, tỷ lệ 87,6% (chỉ tiêu năm 2020 là 85%); có 1.388/1.718 thôn, khối phố đạt chuẩn văn hoá, tỷ lệ 80,74% (chỉ tiêu năm 2020 là 85%); có 54/207 xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới, tỷ lệ 26,08 % và 13/37 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, tỷ lệ 35,13% (chỉ tiêu năm 2020 là 50%); có 1.021/3.309 lượt tộc họ được công nhận danh hiệu Tộc Văn hoá, tỷ lệ 30,85% (chỉ tiêu năm 2020 là 35%); 1.915/2.245 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá, tỷ lệ 85,3% (chỉ tiêu năm 2020 là 95%).

Page 12: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

12

đồng bằng và 60% thôn ở miền núi, hải đảo, biên giới có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định). 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện có sân khấu, hội trường biểu diễn nghệ thuật, đạt chỉ tiêu so với Chương trình 29-CTr/TU của Tỉnh ủy đề ra.

- Về xây dựng thư viện huyện, thị xã, thành phố: Đến nay, có 17/18 thư viện huyện, thị, thành có trụ sở hoạt động, tỷ lệ 94,4% (chỉ tiêu năm 2020 là 100%). Đối với hệ thống thư viện, phòng đọc cấp xã: Đến hết năm 2016, có 25 thư viện xã và phòng đọc cơ sở, tỷ lệ 10,25% (chỉ tiêu năm 2020 là 100%).

- Về công tác trùng tu, tôn tạo di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh: Đến năm 2015, trong tổng số 59 di tích quốc gia, 03 di tích quốc gia đặc biệt và trên 320 di tích cấp tỉnh, tỉnh ta mới chỉ tu bổ, tôn tạo 24 hạng mục/16 di tích cấp quốc gia(16) và tu bổ, dựng bia 85 di tích các loại(17), tỷ lệ 28,76% trên tổng số di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh (chỉ tiêu đề ra đến năm 2020 là 70%).

- Về phát triển hệ thống bảo tàng: Đã hoàn thành và đưa vào hoạt động công trình Bảo tàng tỉnh, đang hoàn thiện Không gian trưng bày hiện vật Mẹ Việt Nam anh hùng; toàn tỉnh hiện có 10 Nhà truyền thống cấp huyện, Bảo tàng tư nhân và Bảo tàng chuyên đề(18) (chỉ tiêu năm 2020 là có khoảng hơn 15 Nhà truyền thống cấp huyện, một số Bảo tàng tư nhân và Bảo tàng chuyên đề).

Đánh giá chung: Qua 03 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động 29-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, xây dựng và hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội nhằm đạt mục tiêu xây dựng con người ngày càng phát triển toàn diện, hướng tới chân - thiện - mỹ.

Công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, chất lượng giáo dục không ngừng được tăng lên. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động được đẩy mạnh thực hiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.

Phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, chất lượng ngày càng được nâng lên. Việc xây dựng gia đình, tộc họ, thôn, bản, cơ quan, trường học văn hóa đã có tác động tích cực đến đời

16(?) Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011 - 2015.17(?) Thực hiện Đề án tu bổ di tích cấp tỉnh từ năm 2011 - 2015.18(?) 02 Bảo tàng tư nhân, 05 Bảo tàng chuyên đề, 03/18 huyện, thị xã, thành phố có Bảo tàng/Nhà truyền thống

và Nhà truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh.

Page 13: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

13

sống văn hóa ở cơ sở, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Môi trường văn hóa từng bước được cải thiện, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các hủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được hạn chế và xóa bỏ. Văn hóa trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được khuyến khích, nhất là trong công tác từ thiện, nhân đạo.

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, biểu diễn, triển lãm, văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân tham gia. Hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc từ cơ sở đến tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa thế giới, di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, nhất là phục vụ cho công tác phát triển kinh tế du lịch, giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử có giá trị đã phát huy tác dụng trong đời sống xã hội. Văn hóa đặc trưng của các đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát triển.

Hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế về văn hóa được tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, nhất là trong các hoạt động khảo cổ, trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới (Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn). Các hoạt động giao lưu, đối ngoại, hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, du lịch với một số nước trong khu vực và trên thế giới được tăng cường.

III- NHỮNG HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Hạn chế, khuyết điểmSau 03 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động 29-CTr/TU của

Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế nhất định, đó là:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trong việc tuyên truyền Chương trình hành động 29-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW chưa thường xuyên, kịp thời. Việc cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, chương trình của Đảng trên lĩnh vực văn hóa còn chậm.

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thiếu đồng bộ. Công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hoá chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều di tích xuống cấp chưa được trùng tu, sửa chữa kịp thời. Công tác

Page 14: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

14

kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa chưa thường xuyên, triệt để. Một số chỉ tiêu trong Chương trình hành động 29-CTr/TU của Tỉnh ủy đạt thấp.

Chất lượng các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân. Các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều. Các trung tâm học tập cộng đồng, các điểm bưu điện văn hóa xã, các thiết chế văn hóa chưa phát huy được hiệu quả. Chưa có nhiều khu vui chơi giải trí công cộng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là trẻ em.

Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh có tiến bộ bước đầu nhưng chưa rộng khắp, việc thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển công nghiệp văn hóa còn hạn chế. Công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa chưa phát triển, quy mô còn nhỏ, lẻ. Các sản phẩm văn hóa phục vụ cho du lịch, dịch vụ chưa phong phú, đa dạng; chưa gắn sản phẩm văn hóa với sản phẩm du lịch, làng nghề.

Các biểu hiện thiếu văn minh trong kinh doanh, giao tiếp ứng xử, tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống, các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, làm cho quan hệ gia đình, cộng đồng, xã hội nảy sinh những tiêu cực. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, trộm cắp, tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra ở một số nơi.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đôi lúc, đôi nơi còn mang tính hình thức, thiếu bền vững, còn nặng bề nổi, chưa đi vào chiều sâu. Việc xây dựng và thực hiện các quy chế, quy ước văn hóa cộng đồng, văn hóa công sở, công nhận gia đình văn hóa còn mang tính hình thức.

2. Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểmMột số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa chú trọng đúng mức

vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội. Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên về văn hóa tách rời với con người. Chưa đặt văn hóa trong tổng thể mối liên hệ với chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội; chưa xác định được trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, xem văn hóa chỉ là một hoạt động của ngành văn hóa.

Cơ chế phân cấp quản lý, công tác phối hợp giữa các cơ quan tham mưu của Đảng và cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa chưa chặt chẽ, nguồn lực còn phân tán, chưa tập trung thống nhất. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa còn mặt hạn chế. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa các các nghị quyết của Đảng còn chậm. Đầu tư cho văn hoá chưa đáp ứng với yêu cầu, nhất là thiết chế văn hóa cơ sở; chưa có cơ chế và chính sách cụ thể phát huy các nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực của nhân dân một cách hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ hoạt động nghiệp vụ văn hóa cấp cơ sở chưa được quan tâm, đầu tư đầy đủ.

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn

Page 15: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

15

biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng có tác động đến tư tưởng, niềm tin của nhân dân. Sự phát triển mạnh mẽ của thông tin, truyền thông, mạng xã hội và sự xâm nhập nhiều loại thông tin xấu khó kiểm soát, thiếu chọn lọc ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.

Đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

3. Bài học kinh nghiệm Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng và phát

triển văn hóa, con người. Xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.

Tích cực tuyên truyền, vận động mỗi cá nhân trong cộng đồng tự trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, hướng đến hoàn thiện nhân cách con người, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, đảm bảo “đức” và “tài”. Trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên thật sự gương mẫu, là tấm gương cho quần chúng noi theo.

Xác định việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người là trách nghiệm của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp toàn dân, trong đó xác định rõ nhân dân là chủ thể trong việc phát triển văn hóa và xây dựng con người. Chính vì vậy, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa, phát triển đời sống văn hóa tinh thần thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội. Chú trọng phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo và sự tham gia tích cực của nhân dân. Quan tâm phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong gia đình, cộng đồng dân cư.

Phần thứ haiNHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN ĐẾN

Tiếp tục quán triệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 28-8-2014 của Tỉnh ủy và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, tạo bước chuyển mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy dân chủ, truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa; huy động mọi nguồn lực và tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhanh, bền vững; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh hoạt động đối

Page 16: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

16

ngoại và hội nhập quốc tế; phấn đấu đến năm 2020, Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là triển khai đồng bộ xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; xây dựng Nhà nước và cả hệ thống chính trị thực sự của dân, do dân và vì dân; xây dựng từng cộng đồng và gia đình hòa thuận, ấm no và hạnh phúc. Xây dựng và phát triển văn hóa, con người (cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) là sự nghiệp lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về tầm quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Quảng Nam. Gắn việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách hiệu quả, thiết thực.

Tập trung lãnh đạo thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các chương trình, đề án của Trung ương và nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Tỉnh ủy về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, giáo dục - đào tạo, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, đưa thông tin về cơ sở. Đẩy nhanh chương trình, dự án tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư các thiết chế văn hóa, xã hội các khu tái định cư, các khu công nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức và lực lượng giám sát, phảnbiện xã hội nhằm minh bạch hóa hoạt động của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng mở rộng dân chủ, minh bạch. Các cơ quan tham mưu của Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, các hội đoàn thể phối hợp tham mưu, xây dựng cơ chế để bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo các chương trình phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh đúng định hướng và có hiệu quả.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóaTập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn

hóa, rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa phù hợp thực tiễn địa phương và trong tình hình mới. Củng cố mạng lưới thông tin truyền thông, tuyên truyền viên, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở cơ sở.

Page 17: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

17

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao cấp tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân đầu tư vào các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế; tham gia tổ chức quản lý các di sản, hoạt động văn hóa ở địa phương.

Tăng cường công tác quản lý thông tin, báo chí trên địa bàn. Tiếp tục khuyến khích, nâng cao chất lượng sáng tác và phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp; phê phán và từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác vận động, giám sát; tổ chức quần chúng, giới trí thức tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, sáng tạo văn hóa, giáo dục và định hướng hưởng thụ văn hóa lành mạnh, đặc biệt cho lớp trẻ; tư vấn, giám sát và phản biện xã hội đối với các chính sách, chương trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóaRà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, xây dựng đề án, đầu tư kinh phí

đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động văn hóa, quản lý văn hóa và cán bộ của Đảng làm công tác tham mưu trong lĩnh vực văn hóa.

Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa.

4. Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóaTăng mức chi hoạt động và đầu tư cho văn hóa tương xứng với mức tăng

trưởng kinh tế hàng năm, chú trọng các thiết chế văn hóa cơ sở, gắn đầu tư với khai thác và phát huy hiệu quả hoạt động. Bố trí đủ các nguồn lực thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Từng bước tăng kinh phí hỗ trợ các hoạt động văn hóa cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở. Đầu tư các chương trình văn hóa đối ngoại, thông tin đối ngoại; hỗ trợ sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật; một số sản phẩm, loại hình nghệ thuật truyền thống và văn hóa phi vật thể cần bảo tồn, phát huy. Kịp thời thực hiện các chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ hoạt động văn hóa, các văn nghệ sĩ.

Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học, nghệ thuật, hỗ trợ xuất bản văn hóa, nghệ thuật. 

Page 18: TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMquangnam.dcs.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017627/BC_so... · Web viewTỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

18

Phần thứ baNHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Chính phủ tăng nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa đối với khu vực nông thôn, miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân ở các khu công nghiệp. Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ huyện đến cơ sở như: chế độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đề nghị Chính phủ tăng cường công tác quản lý trên lĩnh vực truyền thông, hoạt động sáng tác, in ấn, xuất bản, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội có nội dung không lành mạnh, tác động tiêu cực đến tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Trên đây là báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Chương trình hành động số 29-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam kính báo cáo.

Nơi nhận: T/M BAN THƯỜNG VỤ- Ban Bí thư Trung ương (b/c),- Ban Tuyên giáo Trung ương (HN,ĐN) (b/c),- Văn phòng Trung ương Đảng (HN, ĐN) (b/c),- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c),- HĐND,UBND,UBMTTQ VN tỉnh,- Các ban đảng Tỉnh ủy,- Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc,- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh,- Các đồng chí Tỉnh ủy viên,- Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.