20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1030 ngày 27/6/2013 - Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam và Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013 (Tr.3) - Khai mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V- Hà Nội 2013 (Tr.6) - Việt Nam vô địch Giải bóng đá nữ U14 Châu Á - khu vực Đông Nam Á (Tr.12) - Quảng bá văn hóa Việt Nam tại London (Tr.19) troNG Số NàY Rút hồ sơ đề cử "Vườn quốc gia Cát Tiên" là Di sản Thiên nhiên Thế giới Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng đồng ý việc rút hồ sơ đề cử “Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai” đề nghị Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Thủ tướng giao Bộ VHTTDL phối hợp Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung số liệu và hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO xét công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là Di sản thiên nhiên thế giới vào thời điểm phù hợp. (Xem tiếp trang 10) Siết chặt công tác quản lý bản quyền phần mềm Nằm trong chiến dịch đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm năm 2013 trên toàn quốc, vừa qua, Thanh tra Bộ VHTTDL phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm (Bộ Công an) đã tiến hành kiểm tra việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính tại 12 doanh nghiệp, trong đó có 2 công ty bán máy tính là Công ty TNHH Máy tính Hà Nội và Công ty TNHH Mua sắm Đệ Nhất Phan Khang (TP. Hồ Chí Minh). (Xem tiếp trang 14) Chương trình khai mạc Lễ hội Di sản Quảng Nam lần thứ V- 2013 diễn ra tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tối 22/6. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Di sản văn hoá là thành quả của quá trình sáng tạo của nhân loại. Trong lịch sử, các di sản văn hoá không chỉ là những tài sản vô giá của quốc gia, của dân tộc mà còn là tài sản chung của thế giới. Việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hoá là một trong những hoạt động gắn liền với việc bảo tồn bản sắc, tạo dựng sự phát triển bền vững. (Xem tiếp trang 2) Ảnh: VGP/LÊ SƠN Lễ khai mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013 tại thành phố Hội An Lễ hội Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013

Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao va Du lịch - Số 1030. Đăng trên vanhien.vn

Citation preview

Page 1: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1030 ngày 27/6/2013

- Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam và Ngày hội Gia đìnhViệt Nam năm 2013

(Tr.3)- Khai mạc Đại hội Thể thaohọc sinh Đông Nam Á lần thứ V- Hà Nội 2013

(Tr.6)- Việt Nam vô địch Giải bóng đá nữ U14 Châu Á - khu vực Đông Nam Á

(Tr.12)- Quảng bá văn hóa Việt Namtại London

(Tr.19)

troNG Số Này

Rút hồ sơ đề cử "Vườn quốc gia Cát Tiên"là Di sản Thiên nhiênThế giới

Văn phòng Chính phủ vừa có vănbản thông báo ý kiến của Thủ tướngđồng ý việc rút hồ sơ đề cử “Vườnquốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai” đềnghị Tổ chức Khoa học, Giáo dục vàVăn hóa của Liên Hợp Quốc(UNESCO) công nhận là Di sản thiênnhiên thế giới. Thủ tướng giao BộVHTTDL phối hợp Ủy ban Quốc giaUNESCO Việt Nam tiếp tục chỉnh sửa,bổ sung số liệu và hoàn thiện hồ sơ đểđề nghị UNESCO xét công nhận Vườnquốc gia Cát Tiên là Di sản thiên nhiênthế giới vào thời điểm phù hợp.

(Xem tiếp trang 10)

Siết chặt công tác quản lý bản quyền phần mềm Nằm trong chiến dịch đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc tuân thủ quyền sở

hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm năm 2013 trên toàn quốc, vừa qua,Thanh tra Bộ VHTTDL phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạmCông nghệ cao, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm (Bộ Công an)đã tiến hành kiểm tra việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bảnquyền phần mềm máy tính tại 12 doanh nghiệp, trong đó có 2 công ty bánmáy tính là Công ty TNHH Máy tính Hà Nội và Công ty TNHH Mua sắmĐệ Nhất Phan Khang (TP. Hồ Chí Minh).

(Xem tiếp trang 14)

Chương trình khai mạc Lễ hội Di sản Quảng Nam lần thứ V- 2013 diễn ratại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tối 22/6. Phát biểu tại Lễ khai mạc,Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Di sản văn hoá là thành quảcủa quá trình sáng tạo của nhân loại. Trong lịch sử, các di sản văn hoá khôngchỉ là những tài sản vô giá của quốc gia, của dân tộc mà còn là tài sản chungcủa thế giới. Việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hoá là mộttrong những hoạt động gắn liền với việc bảo tồn bản sắc, tạo dựng sự pháttriển bền vững.

(Xem tiếp trang 2)

Ảnh:

VG

P/LÊ

N

Lễ khai mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013 tại thành phố Hội An

Lễ hội Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013

Page 2: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

quản lý nhà nước

2 Số 1030 l 27.6.2013

Các quốc gia, các dân tộc đều coiviệc bảo vệ và phát huy các giá trị vănhoá là trách nhiệm to lớn, nghĩa vụ caocả của mình. Nằm ở miền Trung củađất nước, Quảng Nam là vùng đất cóbề dày truyền thống văn hoá, là nơi hộitụ các di sản văn hoá và di sản thiênnhiên của thế giới. Quảng Nam là tỉnhduy nhất trong cả nước có tới 3 di sảnđược UNESCO công nhận là di sảnthế giới gồm: Đô thị cổ Hội An, Khuđền tháp Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinhquyển thế giới Cù Lao Chàm. Cùngvới chính phủ và nhân dân cả nước,tỉnh Quảng Nam đã và đang tích cựcthực hiện những trách nhiệm lớn laotrong việc bảo tồn di sản văn hoá, disản thiên nhiên của các thế hệ cha ôngđể lại và tự nhiên ban tặng. Thànhcông của 4 Festival Di sản Quảng Namđược tổ chức trong thời gian qua, đặcbiệt là Festival 2007 với chủ đề “Hộingộ di sản Đông Dương” là minhchứng sinh động, để từ đó đồng thờigợi mở cho việc tổ chức Festival Disản Quảng Nam lần thứ V có quy mô,tầm vóc rộng lớn hơn, thu hút sự tham

gia cộng đồng ASEAN và đông đảobạn bè quốc tế.

Chương trình khai mạc Lễ hội Disản Quảng Nam lần thứ V-2013 donhạc sĩ Quang Vinh chỉ đạo nghệ thuậtvà tổng đạo diễn; các nghệ sĩ của Nhàhát ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hátTrưng Vương-thành phố Đà Nẵng, Nhàhát ca múa nhạc Sao Biển (Phú Yên),Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuậtĐà Nẵng, Trung tâm văn hoá tỉnhQuảng Nam biểu diễn.

Phần I chương trình với chủ đề“Đất mặn tình quê”, mở màn là hoạtcảnh “Địa phúc linh” thể hiện nhữngđiệu múa miêu tả làng nghề gốm củatỉnh Quảng Nam. Người xem đượcthưởng thức tiết mục “Cầu an nguyệthạ” kết hợp những âm thanh khônggian được phát triển từ dân ca Bài chòiHội An, cùng với nghệ thuật sắp đặtphức hợp.

Phần II của chương trình có chủ đề“Ngày hội quê tôi” khắc hoạ đậm nétcuộc sống, lao động cần cù của ngườidân xứ Quảng; những tiết mục như “Côgái làng Dâu”, “Chiều Mỹ Sơn”; “Cho

ngày mai ra khơi”… thể hiện bản sắccủa mảnh đất được coi là miền di sảncủa Việt Nam.

15 đoàn hợp xướng với sự góp mặtcủa gần 700 diễn viên đến từ 7 quốc giavà vùng lãnh thổ đã tạo màu sắc đặcbiệt phong phú cho Carnaval. Giaothoa giữa các nền văn hóa, thể hiện tinhhoa của từng dân tộc trong một lễ hộiđường phố là điều mà Ban Tổ chứcFestival di sản lần này muốn thực hiệntrong Carnaval.

Bằng trang phục bắt mắt và nhữngâm điệu sôi nổi, mỗi đoàn hợp xướngvừa đi vừa biểu diễn nghệ thuật tựchọn; tiếp theo, trong dòng diễu hành,là 8 đoàn nghệ thuật ASEAN.

Tại Festival Di sản Quảng Nam lầnthứ V- 2013, tổ chức Kỷ lục Châu Á đãchính thức công nhận và xác lập MỳQuảng là 1 trong 12 món ăn Việt Namđạt tiêu chí "Giá trị ẩm thực Châu Á"và Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhậnmón Bê thui Cầu Mống xác lập kỷ lụcmón ngon Việt Nam. Đây chính làniềm tự hào của người Quảng Nam.

tHtt

Lễ hội Di sản... (Tiếp theo trang 1)

Chiều 18/6, tại Hà Nội, BộVHTTDL tổ chức gặp mặt phóngviên báo chí nhân Kỷ niệm 88 nămNgày Báo chí cách mạng Việt Nam.Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã tới dự.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứtrưởng Lê Khánh Hải nhiệt liệt chúcmừng phóng viên các cơ quan thôngtấn báo chí nhân Kỷ niệm 88 nămNgày Báo chí cách mạng Việt Nam.Thứ trưởng khẳng định, báo chí luônlà lực lượng đồng hành quan trọngtrong các hoạt động văn hoá, gia

đình, thể thao và du lịch, góp phầntuyên truyền sâu rộng, tạo sự lan toảtrong xã hội. Thông qua các kênhthông tin của các cơ quan báo chí,nhiều chủ trương chính sách tronglĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thaovà du lịch đã được truyền tải đến vớicông chúng; nhiều tấm gương sáng,điển hình tiên tiến được giới thiệu tớiđộc giả cả nước, góp phần tạo dựchuyển biến nhất định.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề, nộidung báo chí phản ánh cũng được các

cơ quan chức năng của Bộ VHTTDLnghiên cứu, tham mưu với lãnh đạoBộ để có hướng xử lý kịp thời, quađó nâng cao hiệu lực quản lý nhànước trong lĩnh vực văn hoá, giađình, thể thao và du lịch.

Thứ trưởng Lê Khánh Hải bày tỏmong muốn, trong thời gian tới, BộVHTTDL tiếp tục nhận được sự phốihợp chặt chẽ của các cơ quan thôngtấn báo chí trong việc tuyên truyềncác chủ trương, chính sách, hoạtđộng văn hoá, gia đình, thể thao vàdu lịch đến đông đảo độc giả trongnước và quốc tế, góp phần to lớn vàocông cuộc xây dựng đất nước.

tHtt

Bộ VHTTDL gặp mặt Kỷ niệm 88 nămNgày Báo chí cách mạng Việt Nam

Page 3: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

quản lý nhà nước

3Số 1030 l 27.6.2013

Đại biểu, chuyên gia của 17 nướctrên thế giới đã tham dự Hội thảo khoahọc quốc tế “10 năm thực hiện Côngước bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thểUNESCO-Bài học kinh nghiệm vàđịnh hướng tương lai”, do BộVHTTDL phối hợp với UBND tỉnhQuảng Nam, Ủy ban Quốc giaUNESCO Việt Nam tổ chức ngày 23/6,tại TP Hội An (Quảng Nam).

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn nhấn mạnh: Văn hóa phivật thể là một bộ phận vô cùng quantrọng trong kho tàng di sản văn hóa củamỗi dân tộc, là động lực chính của đadạng văn hóa và sự đảm bảo cho pháttriển bền vững. Quá trình toàn cầu hóahiện nay cùng với những thay đổi lớntrên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xãhội đang đưa tới những mối đe dọa choviệc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thểở Việt Nam cũng như trên thế giới.Chặng đường 10 năm qua, đủ độ dài đểchúng ta lắng đọng, lan toả những tácđộng của Công ước bảo vệ Di sản văn

hoá phi vật thể của UNESCO tới đờisống nhân loại. Có thể nhận thấy Côngước đã góp phần bảo vệ di sản văn hoáphi vật thể; đảm bảo sự tôn trọng đốivới di sản văn hoá phi vật thể của cáccộng đồng; nâng cao nhận thức ở cấpđịa phương, quốc gia và quốc tế về tầmquan trọng của di sản văn hoá phi vậtthể; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế.Chúng tôi mong muốn bên cạnh nhữngkinh nghiệm về chính sách, chiến lượcquốc gia và những hành động cụ thểthực thi Công ước bảo vệ Di sản vănhoá phi vật thể của UNESCO, cácchuyên gia và các đại biểu có những đềxuất, giải pháp cụ thể, sáng tạo, thíchứng với sự biến đổi toàn cầu hoá tớiviệc bảo vệ và phát huy vai trò di sảnvăn hoá phi vật thể mang tầm quốc tế.

Đại biểu đến từ Hàn Quốc, GS.TSYim Dawnhee (Đại học Dongguk)

phát biểu: Phù hợp với Công ước bảovệ Di sản văn hoá phi vật thể củaUNESCO, Hàn Quốc đang bắt đầukiểm kê trên quy mô rộng những disản văn hoá phi vật thể, bởi vì phần lớndi sản văn hoá phi vật thể được đăngký trong quá khứ bao gồm những tàisản văn hoá đang có nguy cơ bị mất đi.Bên cạnh những danh sách này, chínhquyền bắt đầu lập danh mục đầy đủcác di sản văn hoá phi vật thể, bao gồmcả những tài sản văn hoá chưa có nguycơ bị biến mất.

Hội thảo này là dịp để những ngườilàm công tác nghiên cứu di sản, vănhóa của thế giới nhìn lại chặng đường10 năm thực hiện Công ước và tiếp tụcphát huy những mặt đã làm được, đồngthời khắc phục những bất cập trongchặng đường sắp tới.

tHtt

Hội thảo 10 năm thực hiện Công ước bảo vệDi sản văn hoá phi vật thể UNESCO

Sáng 18/6, Bộ VHTTDL tổ chứcHọp báo về việc tổ chức Lễ kỷ niệmNgày Gia đình Việt Nam 28/6/2013và Ngày hội Gia đình Việt Nam năm2013. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái vàbà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịchHội LHPN Việt Nam cùng chủ trìbuổi họp báo.

Lễ kỷ niệm Ngày Gia đình ViệtNam với chủ đề “Thiêng liêng tổ ấmgia đình” diễn ra lúc 9h00, ngày28/6/2013, tại Nhà hát Lớn Hà nội vàđược truyền hình trực tiếp trên VTV 1;Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013với chủ đề “Kết nối yêu thương” diễnra từ ngày 23/6 đến 28/6, tại Trung tâmTriển lãm VHNT Việt Nam, số 02, HoaLư, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tại Hà Nội, Ngày hội gia đình

Việt Nam 2013 tại Khu trưng bàytriển lãm sẽ tập trung làm nổi bật chủđề “Kết nối yêu thương gia đình Việt”với các nội dung trưng bày: sự quantâm của Đảng, Nhà nước, các hoạtđộng phối hợp giữa các Bộ, banngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội vềcông tác gia đình cùng những hìnhảnh về Lễ phát động Năm Gia đìnhViệt Nam 2013; Giới thiệu nét đẹp giađình Việt Nam, các hoạt động giađình gắn với phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,các mô hình câu lạc bộ “Xây dựng giađình hạnh phúc”, “Người cha tốt củacon”, hoạt động và những kết quả đạtđược trong phong trào “Dòng họkhuyến học, gia đình hiếu học”…;

Triển lãm tranh thiếu nhi “Kết nối

yêu thương - nâng cao tầm vóc Việt”và cuộc thi viết dành cho học sinh, sinhviên với chủ đề “Người bố tuyệt vời”;Triển lãm tranh cổ động về đề tài giađình; Các hoạt động của Ngôi nhà bìnhyên. Tại triển lãm còn trưng bày cácsản phẩm, dịch vụ tốt nhất được ngườitiêu dùng bình chọn…

Các hoạt động giao lưu, tọa đàm,hội thảo với nội dung phong phú, tậptrung xoay quanh chủ đề gia đình:Giao lưu khách mời “Hạnh phúc giađình"; Mít tinh, giao lưu “Gia đình trẻvới công tác phòng chống tệ nạn xãhội”; Tọa đàm “Xây dựng gia đình trẻno ấm, hạnh phúc, tiến bộ”; Nóichuyện chuyên đề “Vai trò của giađình trong việc giáo dục con trẻ”;Chương trình “Kết nối yêu thương -Thắp sáng tương lai gia đình Việt”;Hội thảo “Gia đình từ góc nhìn Ngôinhà Bình yên”…

tHtt

Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam và Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013

Page 4: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

quản lý nhà nước

4 Số 1030 l 27.6.2013

Là chủ đề của Hội thảo diễn ra vàongày 22/6, tại TP. Hội An, do BộVHTTDL và UBND tỉnh Quảng Namtổ chức. 20 tham luận của các chuyêngia trong lĩnh vực này đã đánh giáđúng thực trạng của việc phát triển dulịch và bảo vệ di sản văn hoá của tỉnhQuảng Nam và một số địa phươngtrong cả nước.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Quý Phương,Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Dulịch, tại các địa phương có di sản vănhoá thế giới, lượng khách du lịch tăngtrưởng rõ rệt qua các năm. Từ thực tiễncông tác quản lý di sản tại Quảng Namcho thấy thành công của công tác bảotồn là thành quả chung của sự hợp tácchặt chẽ giữa chính quyền các cấp,cộng đồng dân cư và các tổ chức quốctế, các doanh nghiệp kinh doanh dịchvụ. Ở đó, công tác phát huy giá trị disản luôn song hành, tạo nguồn lực choviệc bảo tồn.

Khi Hội An được UNESCO ghi tênvào danh mục Di sản văn hoá thế giới

vào tháng 12-1999, khách du lịch tăngngày một nhiều, nhân dân tự hào và cảmthấy lợi ích do du lịch mang lại và tíchcực tham gia vào các hoạt động quản lýdi sản tại địa phương. Những hoạt độngbảo vệ di sản và phát triển du lịch theohướng bền vững tại thành phố Hội Anđã mang lại lợi nhuận cho người dânnhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh cácvấn đề tiêu cực, đó là tình trạng thươngmại hoá trong phố cổ Hội An có xuhướng tăng, ảnh hưởng đến cảnh quandi tích; áp lực của du lịch làm thay đổisinh hoạt văn hoá truyền thống củangười dân địa phương.

Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDLHà Nội Mai Tiến Dũng, việc phát huygiá trị di sản văn hoá trong phát triển dulịch của Thủ đô chưa tương xứng vớitiềm năng, thế mạnh của Hà Nội. Ngoàicác điểm đến và các hoạt động văn hoáđược giới thiệu và biết đến vẫn cònnhiều các địa điểm, di tích bị “bỏ sót”hoặc chưa khai thác hết giá trị phục vụcho du lịch. Những bộ môn nghệ thuật

truyền thống như: Ca trù, Chèo, hátXẩm… và ngay cả Di sản thế giớiHoàng thành Thăng Long, thành CổLoa cũng chưa được tổ chức, quảng bávà giới thiệu rộng rãi đến du khách trongvà ngoài nước.

Theo bà Lê Thị An Hoà - Trung tâmbảo tồn di tích Cố đô Huế, cần phải đưacác di sản văn hoá vào phát triển du lịchnhưng vẫn phải bảo đảm được rằng, dulịch sẽ không ảnh hưởng, xâm hại tới disản. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnhtuyên truyền nâng cao nhận thức củanhà quản lý, cộng đồng và người làm dulịch thì rất cần chủ trương định hướngphát triển những hoạt động du lịch...

Để phát triển thương hiệu du lịchvăn hoá bền vững thì cần đến những giảipháp mang tính gắn kết chặt chẽ. Cácgiá trị của di sản không thể cất giữ trongbảo tàng mà cần được giới thiệu để côngchúng chiêm ngưỡng, thưởng thức vàthông qua du lịch để khuếch trương, bảotồn di sản văn hoá.

tHtt

“Phát huy các giá trị di sản văn hoá đối với phát triển du lịch -kinh nghiệm từ Hội An”

Ngày 23/6, chương trình nghệthuật độc đáo “Hội tụ nghệ thuậtASEAN - Hàn Quốc đã diễn ra tạicông viên Vườn Tượng (TP Hội An,Quảng Nam). Đây là sự kiện nằmtrong chuỗi hoạt động Festival Disản Quảng Nam lần thứ V-2013.

18 tiết mục hát múa truyền thốngcủa 9 đoàn nghệ thuật đến từ cácnước trong khu vực ASEAN gồmThái Lan, Indonesia, Philippin,Malaysia, Singapore, Campuchia,Lào, Myanmar và Hàn Quốc. Cáctiết mục hát múa truyền thống củacác nước đã mang đến cho FestivalDi sản Quảng Nam một không gianvăn hóa đa sắc màu, thể hiện đậmnét văn hóa độc đáo từng quốc gia.

Các tiết mục thể hiện tình yêu quêhương đất nước, sự đoàn kết giữacác quốc gia, dân tộc, tình yêuthương giữa con người với conngười,…

Đặc biệt, tại buổi trình diễn, côngchúng, du khách được thưởng thứctiết mục liên khúc dân ca “Arirang”của đất nước Hàn Quốc, điệu múatruyền thống “Mengadap Rebab”của Malaysia được UNESCO côngnhận là Di sản văn hóa phi vật thểcủa nhân loại; điệu múa độc đáoManora Dance của Thái Lan - mộttrích đoạn múa từ truyện Hoàng tửSuthon và Kinnari Manohra…

Theo Ban Tổ chức, đây là hoạtđộng rất có ý nghĩa, là cơ hội để các

diễn viên, nghệ sỹ đến từ các nướcASEAN và khu vực có cơ hội giaolưu, trao đổi về văn hóa, góp phầncho thành công của Festival Di sảnQuảng Nam lần thứ V. Hoạt độngnày cũng hưởng ứng kỷ niệm 10năm thực hiện Công ước Quốc tế vềbảo vệ Di sản phi vật thể củaUNESCO và hướng tới xây dựngcộng đồng kinh tế ASEAN vào năm2015.

Ngay sau chương trình biểu diễnnghệ thuật, các đoàn nghệ thuật củacác nước ASEAN và Hàn Quốc đãtham gia trình diễn đường phố “Giaohòa nghệ thuật ASEAN, Hàn Quốc”trên đường phố Hội An.

Hải PHong

Chương trình Hội tụ Nghệ thuật ASEAN - Hàn Quốc

Page 5: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

quản lý nhà nước

5Số 1030 l 27.6.2013

- Ngày 14/6/2013 Bộ VHTTDL cóQuyết định số 2178/QĐ-BVHTTDLgiao vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phốihợp với các cơ quan liên quan chuẩnbị nội dung và các điều kiện tổ chứcHội thảo “Giải pháp để bảo tồn, pháthuy trang phục truyền thống các dântộc thiểu số trong giai đoạn hiệnnay”, tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nộivào quý IV/2013.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2197/QĐ-BVHTTDL ngày 17/6/2013giao Ban Quản lý Làng Văn hóa-Dulịch các dân tộc Việt Nam phối hợpvới Đại sứ quán Việt Nam tại Anh,Hội Văn hóa-Nghệ thuật Việt Namtại Anh tổ chức trưng bày, giới thiệutrang phục truyền thống các dân tộcViệt Nam, kết hợp quảng bá, giớithiệu về văn hóa và du lịch Việt Namtrong khuôn khổ chương trình Lễ hộiViệt Nam mở rộng tại London (Anh),từ ngày 20-25/6/2013.

- Ngày 17/6/2013 Bộ VHTTDL cóQuyết định số 2209/QĐ-BVHTTDLgiao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủtrì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ ViệtNam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam,

Cục Hợp tác quốc tế, Sở VHTTDLtỉnh Quảng Trị và các đơn vị có liênquan tổ chức “Liên hoan nghệ thuật:Campuchia, Lào, Mi-an-ma và ViệtNam” tại thành phố Đông Hà, tỉnhQuảng Trị vào trung tuần tháng8/2013.

- Tại Quyết định số 2200/QĐ-BVHTTDL ngày 17/6/2013, BộVHTTDL cho phép Trung tâm Bảotồn Di tích Cố đô Huế khai quật ditích Miếu Long Thuyền, phường PhúNhuận, thành phố Huế, tỉnh ThừaThiên Huế, từ ngày 17/6-17/7/2013,diện tích 40m2, gồm 06 hố. Nhữnghiện vật thu thu thập được trong quátrình khai quật Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế có trách nhiệm giữgìn, bảo quản tránh để hiện vật hưhỏng, thất lạc.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2232/QĐ-BVHTTDL ngày 17/6/2013cho phép Sở VHTTDL tỉnh BìnhĐịnh khai quật tại du tích tháp LaiNghi, thôn 1, xã Bình Nghi, huyệnTây Sơn, tỉnh Bình Định, từ ngày20/6-20/9/2013, diện tích 300m2.Những hiện vật trong quá trình khai

quật Bảo tàng tỉnh Bình Định cótrách nhiệm giữ gìn bảo quản; khibàn giao phải có biên bản giaonhận, tránh để hiện vật hư hỏngthất lạc.

- Ngày 19/6/2013 Bộ VHTTDL cóQuyết định số 2237/QĐ-BVHTTDLcho phép Nhà hát Tuổi trẻ phối hợpvới Trung tâm Giao lưu Văn hóaNhật Bản tại Việt Nam tổ chứcchương trình hòa nhạc Jazz của Bannhạc UNIT ASIA nhân kỷ niệm thiếtlập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản. Thời gian ngày 12/7/2013tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội và ngày14/7/2013 tại Nhà hát Bến Thành, TPHồ Chí Minh.

- Tại Quyết định số 2239/QĐ-BVHTTDL ngày 19/6/2013, BộVHTTDL giao Trung tâm Triển lãmVăn hóa Nghệ thuật Việt Nam phốihợp với Đại sứ quán Việt Nam tạiÁchentina và Chilê tổ chức Triển lãmảnh và thủ công mỹ nghệ Việt Namtại Áchentina và Chilê nhân kỷ niệm40 năm thiết lập quan hệ ngoại giaovào tháng 9/2013.

tHtt

VăN BảN mới

Tỉnh Tuyên Quang hiện có 111/141nhà văn hóa xã, phường thị trấn, 80%thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa.Hệ thống nhà văn hóa đã góp phầnnâng cao đời sống văn hóa tinh thầncho người dân các dân tộc trên địa bàntỉnh. Nhiều nhà văn hóa được ngườidân đóng góp tiền, ngày công, vật liệuđể sửa chữa, xây mới, mua sắm trangthiết bị và hoạt động nền nếp, chấtlượng hoạt động ngày càng đượcnâng cao.

Xã An Khang, thành phố TuyênQuang có hơn 1.000 hộ dân với 12thôn, bản, thành phần dân số chủ yếu làdân tộc Kinh, Tày và Cao Lan. Toàn xãcó 11/12 thôn có nhà văn hóa, trong đó

có 4 nhà văn hóa được xây mới. Năm2012, xã được đầu tư xây mới một nhàvăn hóa khang trang. Công trình có diệntích hơn 360m2, đạt quy chuẩn Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, hiện nhà vănhóa xã đang trong thời gian hoàn thiệnđể đưa vào sử dụng.

Vài năm trước đây, nhà văn hóa củathôn Phúc Lộc B, xã An Khang đượccải tạo từ nhà kho của hợp tác xã nênxuống cấp không đảm bảo an toàn choviệc sinh hoạt của người dân. ĐượcNhà nước đầu tư cùng với sự đóng gópcủa người dân, thôn Phúc Lộc B đã xây

dựng được nhà văn hóa mới với diệntích 120 m2 đủ cho 100 chỗ ngồi. ÔngĐịnh Quốc Trọng - Trưởng thôn PhúcLộc B, xã An Khang, thành phố TuyênQuang cho biết: Thực hiện chươngtrình xây dựng nông thôn mới của xã,thôn được đầu tư 150 triệu đồng, ngườidân cũng đã tự nguyện đóng hơn 70triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa.Trước đây, khi chưa có nhà văn hóa,mỗi khi họp thôn, hoặc tổ chức sinhhoạt chung của thôn xóm là phải mượnnhà dân để hội họp, gây phiền cho chủ

(Xem tiếp trang 11)

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các nhà văn hóa khu dân cư

Page 6: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

quản lý nhà nước

6 Số 1030 l 27.6.2013

Tối 21/6, tại thành phố Tam Kỳ(Quảng Nam), Bộ VHTTDL phối hợpvới UBND tỉnh Quảng Nam tổ chứcLiên hoan nghệ thuật quần chúng cácdân tộc Việt Nam năm 2013. Đây làhoạt động văn hóa sôi nổi và thiết thựctrong khuôn khổ Festival - Hành trìnhDi sản Quảng Nam lần thứ V năm2013 và kỷ niệm 10 năm thực hiệnCông ước bảo vệ Di sản văn hóa phivật thể của UNESCO. Tham dự Liênhoan nghệ thuật quần chúng các dântộc Việt Nam năm 2013 có sự góp mặt

của 15 đoàn nghệ thuật quần chúngtiêu biểu đến từ các tỉnh, thành trongcả nước gồm: Hà Nội, Phú Thọ, BắcKạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên,Hưng Yên, Thanh Hóa, Gia Lai, KonTum, Kiên Giang, Ninh Thuận, AnGiang, Quảng Ngãi, thành phố Hồ ChíMinh và đoàn chủ nhà Quảng Nam.Liên hoan nghệ thuật quần chúng cácdân tộc Việt Nam nhằm mục đích tônvinh và phát huy các giá trị văn hóaphi vật thể của cộng đồng các dân tộcanh em, là dịp để giới thiệu đến đông

đảo công chúng các loại hình nghệthuật đặc trưng, mang bản sắc văn hóatiêu biểu của các dân tộc, các vùngmiền trong cả nước. Đây còn là dịp đểcác nghệ sĩ giao lưu, học hỏi lẫn nhaunhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ vănhóa của nhân dân địa phương và dukhách.

Sau đêm khai mạc, các đoàn nghệthuật sẽ tổ chức công diễn phục vụcông chúng tại tất cả các địa phươngtrong tỉnh Quảng Nam.

Huy Long

Tối 23/6, tại Cung thi đấu điềnkinh Hà Nội, Lễ khai mạc Đại hộiThể thao học sinh Đông Nam Á lầnthứ V – 2013 đã được tổ chức trọngthể. Phó Chủ tịch nước Nguyễn ThịDoan; Phó Chủ tịch Quốc hội UôngChu Lưu; lãnh đạo Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch, UBND thành phố Hà Nội; lãnhđạo nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thểTrung ương và Hà Nội; tổ chức quốctế tại Việt Nam; các đoàn thể thao cácnước thành viên Hội đồng Thể thaoĐông Nam Á cùng hơn 3000 đại diệnnhân dân Thủ đô Hà Nội, đã đến dự.

Đại hội Thể thao Học sinh ĐôngNam Á lần thứ V- Hà Nội 2013 là sânchơi thể thao lành mạnh để học sinhcác nước trong khu vực giao lưu, hộinhập; là cơ hội để Việt Nam tăngcường tình đoàn kết, hợp tác, hữunghị với các nước trong khu vực; giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc, tinh thần thượng võ, thể hiệnlòng mến khách. Thông qua hoạtđộng thể thao để quảng bá hình ảnhđất nước, con người Việt Nam nóichung, người Hà Nội nói riêng vớibạn bè quốc tế.

Đại hội Thể thao học sinh ĐôngNam Á (ASEAN School Games) làhoạt động thể thao được tổ chứcthường niên, bắt đầu từ năm 2009,

dành cho học sinh các nước trong khốiASEAN và được điều hành bởi Hộiđồng Thể thao Học sinh Đông Nam Á(ASSC) - một tổ chức phi chính phủđược thành lập bởi các nước trong khuvực ASEAN nhằm thúc đẩy thể thaogiũa các nước thành viên.

Đại hội Thể thao học sinh ĐôngNam Á lần thứ V – 2013 diễn ra từngày 23 – 30/6. Tham dự Đại hội có8 đoàn trong Hội đồng thành viên làSingapore, Indonesia, Malaysia, TháiLan, Brunei, Philippines, Lào và ViệtNam. Đoàn Thể thao học sinh Lào làđại biểu khách mời.

Có khoảng 1.500 người đến Đạihội từ các đoàn thể thao, quan chứcHội đồng thành viên, chuyên gia kỹthuật, trọng tài, phóng viên. Tại Đạihội này, các vận động viên học sinhsẽ tham gia tranh tài ở 9 môn: cầumây, cầu lông, Pencak Silat, bóngchuyền, bóng rổ, bóng bàn, điềnkinh, bơi và thể dục. Đoàn Thể thaohọc sinh Việt Nam tham dự Đại hộivới 248 vận động viên, tranh tài ở tấtcả 9 môn.

Biểu tượng (Logo) của Đại hộiThể thao học sinh Đông Nam Á lần

thứ V được thiết kế theo bố cục hìnhtròn với tâm là cây đuốc đang cháy,thể hiện tinh thần thể thao mạnh mẽ.Thân đuốc được cách điệu bằng 3cánh cung đỏ, vàng, xanh- đại diệncho mầu Quốc kỳ các các nước thamdự. Ba cánh cung căng đều nhau ẩnchứa nội lực tiềm tàng; đồng thời,cũng là nụ cười thân thiện, thể hiệnlòng hiếu khách của nước chủ nhàViệt Nam. Cây đuốc còn là hình conngười giang rộng vòng tay hân hoanchào đón Đại hội. Bao quanh logo là8 cánh cung đại diện cho 8 quốc giatham dự. Những cánh cung được nốikế tiếp nhau liên tục với ý nghĩa thểhiện sự hòa hợp, đoàn kết của cácquốc gia trong ASEAN.

Linh vật của Đại hội lần này là chúgà con - một loài gia cầm gần gũi vớicác quốc gia khu vực Đông Nam Á.Gà thể hiện cho sức khỏe, sự nhanhnhẹn, trẻ trung, khéo léo. Ở nhiềunước trong khu vực, gà là biểu trươngcho sự dẫn đầu, dẫn đầu mới. Linh vậtđược cách điệu đơn giản về kết cấu vàmầu sắc, hình ảnh dễ thương, phù hợpvới lứa tuổi học sinh.

Đức Kiên

Khai mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V- Hà Nội 2013

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc Việt Nam

Page 7: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

7Số 1030 l 27.6.2013

quản lý nhà nước

Ngày 18/6, Bộ VHTTDL đã có vănbản thông báo kết luận của Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái tại buổi làm việc với lãnhđạo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế về Kếhoạch tổ chức Festival Huế lần thứ 8 -năm 2014.

Theo đó, Bộ VHTTDL ủng hộ ThừaThiên-Huế trong việc tổ chức Festival Huếlần thứ 8 - năm 2014, Bộ sẽ chỉ đạo cácđơn vị trực thuộc hỗ trợ Thừa Thiên-Huếtổ chức thành công Festival.

Thứ trưởng đề nghị Ủy ban nhân dântỉnh Thừa Thiên-Huế dự thảo nội dungchương trình các hoạt động Festival Huế2014 gửi Bộ VHTTDL; tập trung tăngcường công tác truyền thông quảng báFestival Huế 2014 trước, trong và sau sựkiện, tạo sức lan tỏa rộng rãi.

Về một số kiến nghị của Tỉnh: Bộ

VHTTDL đồng ý với đề xuất của Tỉnhxem xét đưa Chương trình Festival Huế2014 là một trong những trọng tâm chỉđạo của Bộ trong Kế hoạch công tác năm2014. Đồng ý và kiến nghị Thủ tướngChính phủ cho Thừa Thiên-Huế đăng caitổ chức Hội nghị Bộ trưởng văn hóa cácnước ASEAN năm 2014 vào thời giandiễn ra Festival Huế.

Giao các đơn vị: Cục Nghệ thuật biểudiễn: chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật thuộcBộ tham gia Festival Huế 2014; đề xuấtđể Bộ có văn bản đề nghị các tỉnh, thànhphố liên quan hưởng ứng phối hợp, thamgia Festival Huế 2014 theo đề xuất vàchương trình của Ban Tổ chức FestivalHuế 2014. Tổ chức Liên hoan Múa quốctế theo Đề án đã được Bộ trưởng phêduyệt vào cuối tháng 3/2014 tại thành phố

Huế. Cục Hợp tác quốc tế phối hợp vớiVụ Kế hoạch, Tài chính xây dựng kếhoạch, dự trù kinh phí hỗ trợ vé máy bayquốc tế cho đoàn nghệ thuật Cu Ba 12người sang tham gia Festival Huế 2014;công tác thông tin, quảng bá cho FestivalHuế 2014 tại nước ngoài. Nghiên cứu đưamột số hoạt động văn hóa có sự tham giacủa các đoàn nghệ thuật quốc tế, các hoạtđộng triển lãm vào Chương trìnhFestival Huế 2014. Tổng cục Du lịchphối hợp với Sở VHTTDL tỉnh ThừaThiên-Huế xây dựng các tour, tuyến,điểm du lịch trong khu vực; tăng cườngquảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa, tiềmnăng du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế;một số hoạt động lễ hội có tiềm năngthúc đẩy du lịch tại Festival Huế 2014.

tHtt

Kết luận của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ngày 18/6, Bộ VHTTDL đã có vănbản thông báo kết luận của Thứ trưởngLê Khánh Hải tại buổi làm việc với lãnhđạo tỉnh An Giang về tình hình hoạtđộng văn hóa, gia đình, thể thao và dulịch trên địa bàn tỉnh thời gian qua và nộidung Đề án đăng cai Đại hội Thể dục thểthao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018.

Theo đó, Thứ trưởng ghi nhận vàđánh giá cao sự quan tâm của Tỉnh đốivới sự nghiệp phát triển văn hóa, giađình, thể thao và du lịch của địa phươngtrong những năm qua, đặc biệt là việc ưutiên đầu tư phát triển các thiết chế vănhóa, thể thao nâng cao sức khỏe, đờisống tinh thần của nhân dân. Bên cạnhnhững kết quả đạt được, Tỉnh cần quantâm hơn nữa đến việc đầu tư xây dựngcác công trình văn hóa, thể thao trọngđiểm có chất lượng, phát triển đời sốngvăn hóa vùng đồng bào dân tộc; bảo tồnvà phát huy giá trị di sản văn hóa các dân

tộc trên địa bàn tỉnh.Về một số kiến nghị cụ thể của Tỉnh:

Thứ trưởng thống nhất chủ trương đăngcai Đại hội Thể dục thể thao toàn quốclần thứ VIII năm 2018 của tỉnh AnGiang gắn với việc kỷ niệm 130 nămNgày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng vàcác ngày lễ lớn của đất nước.

Về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ Đạihội, Thứ trưởng đề nghị Tỉnh rà soát, xácđịnh các môn thể thao dự kiến tổ chức đểưu tiên đầu tư xây dựng các công trìnhtrọng điểm chuẩn bị cho công tác tổ chứcĐại hội, đặc biệt lưu ý việc quy hoạch,xây dựng các cơ sở lưu trú phục vụ cácđối tượng tham dự Đại hội. Về nguồnvốn hỗ trợ của Trung ương để tổ chứcĐại hội, đề nghị Tỉnh rà soát, xác định lạitổng mức kinh phí đề nghị Trung ươnghỗ trợ theo hướng tiết kiệm, đẩy mạnh xãhội hóa nhằm tăng thêm nguồn lực đầutư một số công trình phục vụ đại hội.

Về việc chọn An Giang là trọngđiểm để đầu tư phát triển du lịch khuvực đồng bằng sông Cửu Long, đềnghị Tỉnh căn cứ trên cơ sở các nộidung của Quy hoạch rà soát, điềuchỉnh hoặc xây dựng mới phù hợp,chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thôngtin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọiđầu tư khai thác các khu, điểm du lịchđã được xác định trong quy hoạch, lưuý phát triển các sản phẩm du lịch vănhóa đặc trưng của địa phương, có sựgắn kết điểm du lịch của các tỉnh trongkhu vực.

Về việc lập hồ sơ di sản văn hóa ÓcEo-Ba Thê trình UNESCO: Bộ đã giaoViện Văn hóa Nghệ thuật Việt Namxây dựng kế hoạch thực hiện, đề nghịSở VHTTDL phối hợp với Viện đểxác định rõ các nhiệm vụ xây dựng Đềán, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

tHtt

Kết luận của Thứ trưởng Lê Khánh Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang

Page 8: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

8 Số 1030 l 27.6.2013

quản lý nhà nước

Ngày 18/6, Bộ VHTTDL đã có vănbản thông báo ý kiến kết luận của Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việcvới lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-VũngTàu. Theo thông báo, Bộ VHTTDLtỉnh đề nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàuquan tâm:

Về văn hoá: Đề nghị Tỉnh sớm cóquy hoạch tổng thể, kế hoạch, lộ trìnhphù hợp và ưu tiên dành nguồn lực đầutư cho hệ thống thiết chế văn hoá, thểthao từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cácthiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh. Lựachọn thứ tự các công trình ưu tiên, có cơchế, giải pháp phù hợp để tăng cường xãhội hoá đầu tư các thiết chế văn hoá, thểthao trên địa bàn. Đặc biệt quan tâmdành quỹ đất và đầu tư xây dựng cácthiết chế văn hóa và mô hình văn hóacho công nhân các khu công nghiệp.

Về Thể thao: Đẩy mạnh công táctuyên truyền, nâng cao nhận thức củangười dân về ý nghĩa, vị trí và vai tròcủa công tác thể dục thể thao; quan tâm

đẩy mạnh phát triển phong trào thể dụcthể thao quần chúng, đặc biệt chỉ đạocác huyện, xã, phường và ngành liênquan tổ chức tốt Đại hội Thể dục thểthao các cấp, tiến tới Đại hội thể dục thểthao Tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh triển khaicuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thânthể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Tích cực tuyển chọn, đào tạo VĐVtham dự Đại hội TDTT toàn quốc lầnthứ VII/2014. Tập trung tuyển chọn đàotạo, phát hiện tài năng thể thao, các mônthể thao trọng điểm, các môn có thếmạnh của Tỉnh; có cơ chế, chính sách,chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với huấnluyện viên, vận động viên đạt thành tíchđặc biệt xuất sắc tại các giải thi đấu quốctế. Đầu tư, quy hoạch cơ sở vật chấtphục vụ thể dục thể thao: diện tích đấtgiành cho hoạt động TDTT; xây dựngTrung tâm Huấn luyện đào tạo vận độngviên của tỉnh, sân vận động, bể bơi củaTỉnh đạt chuẩn quốc gia.

Về Du lịch: Sớm chỉ đạo lập Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn 2030theo Quy hoạch tổng thể phát triển dulịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt. Tập trung quy hoạchphát triển du lịch 2 khu du lịch quốc giađã được Thủ tướng Chính phủ đưa vàodanh mục là Khu du lịch Long Hải-Phước Hải; Khu du lịch Côn Đảo, đặcbiệt Khu du lịch Côn đảo.

Tập trung hướng khai thác các sảnphẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉdưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, dulịch thể thao, du lịch mua sắm; du lịchMICE: du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí.Nghiên cứu làm mới sản phẩm du lịchđã có và nghiên cứu xây dựng các sảnphẩm du lịch mới, mang đặc trưng riêngcó của Bà Rịa-Vũng Tàu. Chủ động xâydựng Đề án tăng cường thu hút thịtrường khách Nga phối hợp, tham giavới Bộ trong các chương trình hoạt độngquảng bá, xúc tiến thị trường Nga…

tHtt

Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên đã làm việc vớiđoàn công tác tỉnh Phú Yên do đồngchí Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịchUBND Tỉnh làm trưởng đoàn vềcông tác trùng tu di tích và đầu tư cơsở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tại buổi làm việc, đồngchí Hồ Văn Tiến, Giám đốc SởVHTTDL tỉnh Phú Yên cho biết,thực hiện Công văn số2244/BVHTTDL-KHTC của BộVHTTDL về hướng dẫn xây dựng kếhoạch phát triển sự nghiệp văn hóa,thể thao và du lịch, dự toán ngân sáchnăm 2013 và kế hoạch đầu tư ngânsách 03 năm 2013-2015, tỉnh PhúYên đã triển khai và thực hiện hiệu

quả các nội dung thuộc Chương trìnhmục tiêu quốc gia về Văn hóa năm2013 như: Xây dựng và đưa vào sửdụng hiệu quả một số công trình ditích trọng điểm (căn cứ của tỉnh Phúyên trong kháng chiến chống Mỹ, Ditích địa điểm diễn ra cuộc đồng khởiHòa Thịnh, Di tích thắng cảnh MũiĐiện-Bãi Môn, Di tích danh lamthắng cảnh Vịnh Xuân Đài, Di tíchlịch sử Gò Thị Thùng và Di tích lịchsử Thảm sát Ngân Sơn-Chí Thạnh)…Các dự án văn hóa phi vật thể, hỗ trợtrang thiết bị cho các nhà văn hóa xã,thôn, các điểm vui chơi cho trẻ em vàthiết bị cho đội thông tin lưu độngcũng được tỉnh triển khai theo đúngtiến độ.

Đánh giá cao những kết quả màtỉnh Phú Yên đã đạt được trong lĩnhvực văn hóa và du lịch thời gian qua,Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấnmạnh, từ năm 2010 đến nay, Tỉnh đãthực hiện hiệu quả các nhiệm vụ doChính phủ và Bộ VHTTDL giao, đặcbiệt là việc tổ chức thành công NămDu lịch quốc gia duyên hải NamTrung bộ - Phú Yên 2011, qua đó gópphần nâng cao hình ảnh của địaphương. Thứ trưởng đề nghị trongthời gian tới Tỉnh cần tiếp tục phát huy.

Đối với các đề xuất kiến nghị củaTỉnh, Thứ trưởng yêu cầu Tỉnh ràsoát lại nội dung các dự án sắp triểnkhai, trong đó lựa chọn và tập trung

Ưu tiên đầu tư nâng cấp các di tích trọng điểm ở Phú Yên

Page 9: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

9Số 1030 l 27.6.2013

Sự kiện vấn đề

đầu tư vào một số dự án trọng điểmmang tính kích cầu để xử lý một cáchdứt điểm, tránh lãng phí. Trên cơ sởkiểm kê, đánh giá các cơ sở hạ tầngdu lịch, các di tích, các khu thể thaotrên địa bàn, Tỉnh cần hoàn tất thủ tục

và bàn giao trách nhiệm cho các đơnvị quản lý để sớm đưa vào sử dụngnhằm phát huy có hiệu quả.

Với các nội dung đề xuất trongnăm 2014. Bộ ghi nhận và tiếp thucác ý kiến, đồng thời giao các đơn vị

thuộc Bộ căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ hỗ trợ và quan tâm đến PhúYên, vì đây là một tỉnh khó khănnhưng giàu tiềm năng về văn hóa, thểthao và du lịch.

H.Quân

Hội thảo “Xây dựng mạng lướiphòng chống bạo lực gia đình” đã diễnra ngày 19/6, tại Hà Nội do Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùngQuĩ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổchức. Hội thảo có sự tham gia củanhiều Bộ, ban, ngành, tổ chức đoàn thểchính trị - xã hội, cơ quan nghiên cứu;Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Tổ chứcphi chính phủ trong và ngoài nước.

Thông tin từ Vụ Gia đình (BộVHTTDL) cho biết, hiện nay, trênphạm vi cả nước, có nhiều chươngtrình, dự án, đề án can thiệp phòng,chống bạo lực gia đình do các cơ quancủa Chính phủ, các tổ chức quốc tế, cáctổ chức chính trị xã hội, tổ chức phichính phủ trong và ngoài nước đangđược triển khai. Hiệu quả hoạt động từcác chương trình, dự án trên đã gópphần tích cực trong các kết quả thực

hiện phòng, chống bạo lực gia đình.Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan,tổ chức trong nước và quốc tế,... vẫnthiếu sự kết nối, phối hợp chặt chẽ đểcó thể nâng cao hiệu quả thực hiệnLuật Phòng, chống bạo lực gia đình.Thực hiện vai trò chủ trì, phối hợptrong phòng chống bạo lực gia đình,Bộ VHTTDL đã đề xuất: một Cơ chếđiều phối quốc gia phòng, chống bạolực gia đình; một Gói can thiệp tốithiểu tại cộng đồng; một Khung theodõi và đánh giá thực hiện Chương trìnhhành động quốc gia phòng, chống bạolực gia đình. Tất cả nằm trong một kếhoạch chung giữa Chính phủ Việt Namvà Liên hợp quốc, giai đoạn 2012 –2016. Cam kết này được cụ thể hóatrong dự án “Xây dựng ứng phó quốcgia đối với bạo lực gia đình giai đoạn2012 – 2016”. Dự án do Bộ VHTTDL

thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật củaUNFDA. Dự án hướng đến một ứngphó quốc gia toàn diện đối với bạo lựcgia đình, tránh chồng chéo, trùng lắptrong các hành động can thiệp; đồngthời, phát huy được tác động cộnghưởng của các bên liên quan...

Các ý kiến tham luận bày tỏ sự đồngthuận về đánh giá có sự chồng chéohiện nay giữa các đề án, chương trìnhvề phòng, chống bạo lực gia đình trêncùng một địa phương; chưa có sự phốihợp, chia sẻ thông tin, trao đổi kiến thứcvà bài học kinh nghiệm… nên hiệu quảđạt được chưa cao. Các ý kiến cũng chothấy sự cần thiết phải xây dựng mộtmạng lưới phòng, chống bạo lực giađình trong quá trình xây dựng một cơchế điều phối quốc gia phòng, chốngbạo lực gia đình tại Việt Nam.

trần nguyện

Xây dựng mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình

Bộ VHTTDL đã có công văn số2233/BVHTTDL – DSVH ngày 19/6thoả thuận nhiệm vụ và dự toán quyhoạch mở rộng Khu lưu niệm Chủ tịchTôn Đức Thắng tại Mỹ Hoà, thànhphố Long Xuyên. Bộ VHTTDL có ýkiến như sau: Di tích Khu lưu niệmChủ tịch Tôn Đức Thắng đã được xếphạng Di tích quốc gia đặc biệt, căn cứquy định tại Nghị định số70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 củaChính phủ Quy định chi tiết về thẩmquyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệtquy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,phục hồi di tích lịch sử-văn hoá, danhlam thắng cảnh và Thông tư số 18/TT-

BVHTTDL ngày 28/12/2012 của BộVHTTDL Quy định chi tiết một sốquy định về bảo quản, tu bổ, phục hồidi tích. Việc tiến hành lập quy hoạchphải thực hiện các bước theo quyđịnh: Khoản 1, Điều 7, Nghị định 70,quy định về trình tự lập, thẩm định,phê duyệt quy hoạch di tích; Điểm a,mục 1, Điều 12, nghị định 70 quy địnhvề thẩm quyền, thủ tục lập, thẩm định,phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ quyhoạch di tích và quy hoạch di tích“Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủtrương, nhiệm vụ quy hoạch tổng thểdi tích, đồ án quy hoạch tổng thể ditích quốc gia đặc biệt và đồ án quy

hoạch tổng thể di tích quốc gia có quymô đầu tư lớn”.

Bộ VHTTDL đề nghị SởVHTTDL tỉnh An Giang báo cáoUBND tỉnh có Tờ trình xin phép Thủtướng chính phủ về chủ trương lậpquy hoạch mở rộng di tích, đồng thờicũng gửi cho Bộ VHTTDL để thẩmđịnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Sau khi có phê duyệt của Thủ tướngChính phủ về chủ trương, UBND tỉnhAn Giang chỉ đạo cơ quan chuyênmôn phối hợp với các đơn vị tiến hànhcác bước heo quy định của pháp luậthiện hành về di sản văn hoá.

H.P

An Giang: Quy hoạch Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Page 10: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Sự kiện vấn đề

10 Số 1030 l 27.6.2013

Trước đó, ngày 16/5/2013, UBNDtỉnh Đồng Nai đã có Văn bản số3718/UBND-CNN đề nghị rút lại hồ sơđề cử Vườn quốc gia Cát Tiên đề nghịUNESCO công nhận là Di sản thiênnhiên thế giới để lập lại hồ sơ. Theovăn bản này, từ ngày 17/9 đến ngày24/9/2012, đoàn chuyên gia của Hiệphội Bảo tồn thiên nhiên thế giới

(IUCN) - Cơ quan tư vấn củaUNESCO đã đến Vườn quốc gia CátTiên thẩm định tại thực địa. Sau khi đikhảo sát tại hiện trường, các chuyên giaIUCN đã đánh giá cao giá trị nổi bậttoàn cầu về tài nguyên đa dạng sinhhọc của Vườn quốc gia Cát Tiên.

Tuy nhiên, về nội dung hồ sơ cómột số điểm cần phải bổ sung, giải

trình làm rõ và mở rộng ranh giới khudi sản, số liệu giám sát các loài động,thực vật quý hiếm, kế hoạch quản lý disản. Xét đề nghị của UBND tỉnh ĐồngNai và sau khi tham khảo ý kiến củaHội đồng Di sản văn hoá quốc gia, BộVHTTDL cơ bản đồng ý với đề xuấtcủa UBND tỉnh Đồng Nai.

H.P

Rút hồ sơ đề cử... (Tiếp theo trang 1)

UBND thành phố Hội An vừa phốihợp với UNESCO tổ chức lễ khaitrương Trung tâm Thông tin Du kháchHội An. Đây là kết quả của sự hợp tácgiữa UNESCO với Asiana Airlines,ILO, Chương trình phát triển năng lựcdu lịch có trách nhiệm với môi trườngvà xã hội do EU tài trợ.

Phát biểu tại lễ khai trương, bà IrinaBokova, Tổng Giám đốc UNESCOcho biết: Việc nâng cấp Trung tâm Du

khách có thể coi là mô hình chuyênnghiệp, năng động và toàn diện để pháttriển ngành du lịch, từ đó tiếp tục nhânrộng mô hình này.

Cũng trong ngày 23/6, tỉnh QuảngNam đã tổ chức khai trương 2 địađiểm du lịch mới: trải nghiệm conđường Hồ Chí Minh huyền thoại;khánh thành làng du lịch cộng đồngtại làng Bhơhôồng và Đhrôồng huyệnĐông Giang

Với những điểm tham quan mới này,Quảng Nam hy vọng tạo cơ hội cho dukhách tìm hiểu, khám phá về lịch sử,con người vùng sâu, vùng xa. Sau thànhcông dự án làng du lịch cộng đồng tạiMỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam tiếp tục triểnkhai loại hình dự án này tại làngBhơhôồng và Đhrôồng ở huyện ĐôngGiang, qua đó thúc đẩy phát triển du lịchđịnh hướng giảm nghèo tại Việt Nam.

n.tHAnH

Khai trương Trung tâm Thông tin Du khách Hội An

Bế mạc Giải bóng chuyền trẻtoàn quốc năm 2013

Sau 18 ngày thi đấu, Giải bóng chuyền trẻ toàn quốc năm2013 đã bế mạc vào tối 22/6 tại nhà thi đấu đa năng, tỉnhHậu Giang.

Kết quả, về giải nam, đội bóng chuyền tỉnh Long An xếphạng Nhất, đội Ninh Bình đoạt giải Nhì, đội Quân khu 9đoạt giải Ba. Về giải nữ, vị trí Nhất, Nhì, Ba lần lượt thuộcvề các đội VTV Bình Điền Long An, Thông tin -Lienvietpostbank, Vĩnh Long. Bên cạnh đó, đội bóngchuyền nam Sanna Khánh Hòa và đội bóng chuyền nữPhòng không - Không quân đoạt giải phong cách với giảithưởng 5 triệu đồng. Ban Tổ chức cũng đã trao các giải vận

động viên triển vọng nhất, chuyền hai xuất sắc nhất và tổtrọng tài xuất sắc nhất, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.

Ban Tổ chức giải cho biết, giải năm nay có số lượng độivà vận động viên tham gia đông với gần 350 vận động viên,chứng tỏ các địa phương đã chú trọng đầu tư xây dựng lựclượng vận động viên trẻ, đây là điều kiện thuận lợi để bóngchuyền Việt Nam có nhiều sự lựa chọn về vận động viêntrong tương lai và xây dựng đội tuyển bóng chuyền quốc giangày càng mạnh. Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã mờichuyên gia từ Trung Quốc sang theo dõi hoạt động thi đấucủa vậ động viên các đội. Qua giải đấu đã xuất hiện nhiềuVĐV triển vọng, số VĐV nam cao trên 1,9m và nữ trên 1,8mrất nhiều, thể hiện sự phát triển về thể chất của vận động viên.

A.tùng

Chào mừng Festival- Hành trình Disản Quảng Nam lần thứ V, chiều 22/6, tạibãi biển Hạ Thanh, thành phố Tam Kỳ(Quảng Nam), Liên đoàn bóng đá ViệtNam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch Quảng Nam khai mạc giảibóng đá bãi biển toàn quốc năm 2013.

Tham dự giải có 6 đội bóng đại

diện cho các địa phương, đơn vị pháttriển mạnh bộ môn bóng đá bãi biểngồm: Bình Định, Kim Toàn- Đà Nẵng,Tân Hoàng Long- Khánh Hòa, PhúVang- Thừa Thiên Huế, VietcombankQuảng Nam và Tam Kỳ Quảng Nam.Các đội tham gia thi đấu theo thể thứcvòng tròn một lượt tính điểm, xếp hạng

Nhất, Nhì, Ba. Giải sẽ kết thúc vàongày 25/5, đội vô địch ngoài cup, bảngdanh vị còn được thưởng 30 triệu đồng.Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra trậnđấu sôi nổi và hấp dẫn giữa hai đội BìnhĐịnh và Tam Kỳ Quảng Nam, thu hútđông đảo khán giả đến xem và cổ vũ.

n.AnH

Giải bóng đá bãi biển toàn quốc năm 2013

Page 11: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Sự kiện vấn đề

11Số 1030 l 27.6.2013

Với chủ đề “Bay cao tiếng hátước mơ”, Liên hoan đội nghệ thuậtmăng non các tỉnh phía Bắc năm2013 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 24đến 26/7 tại Cung thiếu nhi Hà Nội.Liên hoan là ngày hội lớn của thiếunhi với sự góp mặt của 32 Cung, Nhàthiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanhthiếu nhi. Đây là dịp biểu dương, cổvũ tài năng của thiếu nhi, từ đókhuyến khích các em học tập và rènluyện, phát triển toàn diện về đức, trí,thể, mỹ; đồng thời, cũng là cơ hội đểcác đơn vị được giao lưu, học hỏi,

trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu cáctác phẩm dành cho thiếu nhi gópphần làm phong phú hơn đời sống âmnhạc và văn hóa tinh thần của các em.

Liên hoan bao gồm nhiều nộidung phong phú như dâng hoa tạitượng đài vua Lý Thái Tổ, viếngLăng Bác, thăm quan Bảo tàng HồChí Minh, biểu diễn 3 buổi tại Cungthiếu nhi Hà Nội và đặc biệt cácđoàn sẽ có 1 đêm tham gia biểu diễnlưu động tại 3 - 5 điểm trên địa bànthành phố.

Nội dung của Liên hoan sẽ tập

trung vào 3 thể loại ca, múa, nhạc,biểu diễn xuyên suốt tối thiểu 15phút, tối đa không quá 30 phút vớichủ đề ca ngợi tình yêu đối với quêhương, đất nước, nhà trường, thầy côvà bạn bè, thể hiện ước mơ, tìnhcảm, trách nhiệm của thiếu nhi đốivới bản thân, gia đình và cộng đồng.

Về cơ cấu giải thưởng, có 6 giảitập thể và gần 40 bộ huy chương(vàng, bạc) của Bộ VHTTDL dànhcho các tiết mục biểu diễn xuất sắctại Liên hoan.

Đ.n

Liên hoan đội nghệ thuật măng non

Ngày 22/6, tại thành phố Hồ ChíMinh, Công ty cổ phần Truyềnthông và Tổ chức sự kiện EEC (ủyquyền của Liên đoàn Bóng đá ViệtNam - VFF) và Công ty trách nhiệmhữu hạn Nhà máy đóng tàu biểnHyundai Vinashin, đã ký kết hợpđồng tài trợ và công bố nhà tài trợchính cho Giải Bóng đá lứa tuổi 15quốc gia năm 2013. Đây là năm thứba liên tiếp Hyundai Vinashin tài trợchính cho Giải. Tham gia vòng loạinăm nay có 21 đội, chia làm 4 bảng,thi đấu vòng tròn để chọn 7 đội xuất

sắc nhất cùng với chủ nhà PVF(Quỹ đầu tư phát triển tài năng bóngđá Việt Nam) thi đấu vòng chungkết từ ngày 24/6 - 2/7 tại TP Hồ Chí Minh.

Cũng trong ngày 22/6, Ban Tổchức giải đã tiến hành bốc thămchia bảng cho vòng chung kết. Theođó, bảng A gồm chủ nhà PVF, ĐắkLắk, Viettel, An Giang; bảng B gồmcác đội Sơn Tây, Hà Nội, TP. HCM,Đồng Tháp. Các trận đấu sẽ diễn ratrên các sân vận động Thống Nhất,Phú Nhuận, quận 8.

Cơ cấu giải thưởng năm naygồm một giải Nhất trị giá 50 triệuđồng; một giải Nhì 30 triệu đồng;hai giải Ba, mỗi giải 25 triệu đồng;một giải Phong cách 10 triệu đồng;ngoài ra còn có các giải cầu thủ xuấtsắc nhất, cầu thủ ghi nhiều bànthắng nhất, thủ môn xuất sắc nhất,tổ trọng tài xuất sắc nhất, mỗi giải5 triệu đồng. Thông qua giải, VFFsẽ chọn ra các cầu thủ xuất sắc chođội tuyển U16 quốc gia, tham dựcác giải quốc tế.

t.LâM

Bốc thăm chia bảng Giải Bóng đá lứa tuổi 15 quốc gia

nhà và không đủ chỗ cho sinh hoạtđông người. Khi nhà văn hóa đượcxây dựng đã đáp ứng nhu cầu sinhhoạt văn hóa của người dân trongthôn. Trung bình mỗi tháng ngườidân thôn Phúc Lộc 2 sinh hoạt tạinhà văn hóa 5 lần. Ngoài ra, các hoạtđộng tập luyện văn nghệ, thể thao,đọc sách báo, hoà giải cũng thườngxuyên được tổ chức. Việc đóng gópxây dựng nhà văn hóa cũng góp phầnnâng cao tinh thần đoàn kết củangười dân trong thôn, tình làng nghĩa

xóm ngày càng thêm bền chặt. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du

lịch tỉnh Tuyên Quang, hiện toàntỉnh có 1.669 nhà văn hóa thôn, bản,tổ dân phố, trong đó có 43 nhà vănhóa thôn đạt quy chuẩn Bộ VHTTDLgắn với tiêu chí xây dựng nông thônmới. Nhiều nhà văn hóa đã đượcquần chúng nhân dân ủng hộ ngàycông, vật liệu đóng góp mua sắmtrang thiết bị tăng âm, loa đài,phông, cờ, bàn ghế. Hoạt động củacác nhà văn hóa xã, phường, thị trấn,

thôn, bản, tổ nhân dân có chuyểnbiến tích cực, chất lượng hoạt độngngày càng được nâng cao. Các hoạtđộng của nhà văn hóa cơ sở đã gópphần tích cực trong công tác xâydựng đời sống văn hóa lành mạnh,đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thúc đẩyphát triển kinh tế ở nông thôn; bảotồn, phát huy các giá trị di sản vănhóa truyền thống của các dân tộc,đồng thời nâng cao mức hưởng thụvăn hóa tinh thần cho nhân dân.

MạnH Huân

Tuyên Quang nâng cao... (Tiếp theo trang 5)

Page 12: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Sự kiện vấn đề

12 Số 1030 l 27.6.2013

Việt Nam vô địchGiải Bóng đá nữU14 Châu Á - khuvực Đông Nam Á

Giải Bóng đá nữ U14 Châu Á - khuvực Đông Nam Á năm 2013 diễn ra từngày 18/6 đến 23/6 với sự tham dự của6 đội gồm Campuchia, Philippin, TháiLan, Myanmar, Malaysia và chủ nhàViệt Nam. Đội tuyển Việt Nam đã xuấtsắc giành chức vô địch Giải Bóng đá

nữ U14 Châu Á - khu vực Đông NamÁ năm 2013 sau khi đánh bạiCampuchia 7 - 0 trong trận đấu cuốivào tối 23/6 trên sân vận động ThốngNhất (TP. Hồ Chí Minh).

Với việc giành được 12 điểm sau 4trận thắng, 1 trận thua, Đội tuyển ViệtNam lên ngôi vô địch của giải đấu.Cầu thủ Nguyễn Thị Quỳnh (số 13)của Việt Nam giành luôn hai danh hiệucá nhân là cầu thủ xuất sắc nhất và vuaphá lưới (9 bàn). Đây là kết thúc ngọtngào dành cho đội tuyển U14 nữ ViệtNam khi mà chỉ trong 6 ngày mà họ

phải thi đấu đến 5 trận. Điều đó cũngcho thấy các cô gái của Việt Nam đãchuẩn bị một cách rất kỹ càng về thểlực cũng như tinh thần. Họ đã tiếpbước thành công thành tích của cácđàn chị, khẳng định ngôi vị số một ởmôn bóng đá nữ khu vực Đông NamÁ. Trong khi đó, dù cùng có 12 điểmnhư Việt Nam, nhưng do thua về đốiđầu, các cầu thủ nữ Thái Lan đànhchấp nhận vị trí thứ hai. Hạng ba là độiMyanmar (10 điểm), giải phong cáchthuộc về Philippin.

A.tùng

* Sau 4 ngày tranh tài sôi nổi tại thành phố Thủ DầuMột (tỉnh Bình Dương), Giải vô địch Cờ vua trẻ ĐôngNam bộ 2013 đã kết thúc ngày 20/6 với ngôi vô địchthuộc về đoàn chủ nhà Bình Dương. Với lực lượng mạnhvà đồng đều, Bình Dương đã đoạt 10 Huy chương vàng,8 Huy chương bạc và 7 Huy chương đồng. Xếp tiếp theolà Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Theo đánh giá củacác chuyên gia, chất lượng giải năm nay được nâng cao,khi có sự tham gia của nhiều kiện tướng quốc gia, trongđó có kiện tướng Đỗ Hoàng Minh Thơ, người vừa giành5 Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc tại Giải Cờ vuatrẻ Đông Nam Á mới đây. Tại Giải vô địch trẻ miền ĐôngNam Bộ, kỳ thủ này đã thi đấu xuất sắc, mang về choBình Dương 1 Huy chương vàng ở nội dung cờ chớp và1 Huy chương bạc ở nội dung cờ tiêu chuẩn.

* Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) đã chính thứctrao quyền đăng cai giải vô địch quyền Taekwondo thế

giới năm 2015 cho TP Hồ Chí Minh (Việt Nam). Đây làkết quả của việc TP.HCM vừa tổ chức thành công giải vôđịch Taekwondo các nước nói tiếng Pháp năm 2013, cũngnhư căn cứ vào những kinh nghiệm trước đó của ViệtNam trong tổ chức các giải đấu quan trọng của WTF. Mộtcơ sở khác để WTF lựa chọn TP.HCM là một điểm đếntrong năm 2015, là việc đội tuyển quyền Taekwondo ViệtNam đã có sự tiến bộ rất nhanh trong thời gian gần đây.Trong khi đó, Nga sẽ là quốc gia tổ chức giải vô địch đốikháng Taekwondo thế giới năm 2015.

Nhân chuyến tham dự giải vô địch Taekwondo cácnước nói tiếng Pháp vừa kết thúc, Chủ tịch WTFChungwon Choue hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam và TP HCMvề chuyên gia, tổ chức các đợt tập huấn, để TaekwondoViệt Nam có thể chinh phục giấc mơ vàng trong kỳOlympic 2016.

L.KHánH - Q.VinH

Tối 22/6, tại nhà thi đấu Bến Tre,đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Bóngchuyền nam, nữ các đội mạnh khu vựcphía Nam tranh Cúp Sanatech - BếnTre năm 2013. Giải nhằm tạo điều kiệncho các đội bóng chuyền nam, nữthuộc các tỉnh, thành khu vực phíaNam thi đấu cọ xát, rà soát lại lựclượng chuẩn bị cho vòng II giải Vôđịch quốc gia PV Oil vào tháng 10 vàvòng bán kết giải hạng A toàn quốc

2013 vào tháng 11 tới. Tham dự giảicó 7 đội nam, gồm: Bến Tre, SanestKhánh Hòa, Quân đoàn 4, Long An,Xổ số kiến thiết Vĩnh Long, Vật liệuxây dựng Bình Dương và Masecothành phố Hồ Chí Minh; đây là nhữngđội đang thi đấu giải Vô địch quốc giaPV Oil 2013 và vòng bán kết hạng Atoàn quốc năm 2013. Năm đội nữ là:Quảng Ninh, Quận Tân Bình (TP HồChí Minh ), Cao su Phú Riềng – Bình

Phước, Bia Sài Gòn Thái Bình Dươngvà Truyền hình Vĩnh Long, đang thiđấu giải Vô địch quốc gia PV OIl2013. Có 2 VĐV người nước ngoài làHuang Chao (Trung Quốc) trong thànhphần đội nam Quân đoàn 4 và JutaratMontripila (Thái Lan), thi đấu cho độinữ Bia Sài Gòn Thái Bình Dương. Cácđội thi đấu theo thể thức vòng tròn mộtlượt xếp hạng.

Vũ MinH

Khởi tranh Giải Bóng chuyền các đội mạnh khu vực phía Nam

TiN THể THAO

Page 13: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Sự kiện vấn đề

13Số 1030 l 27.6.2013

Bộ VHTTTDL vừa có Quyết địnhsố 2200/QĐ-BVHTTDL cho phépTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếkhai quật tại di tích Miếu Long Thuyền,phường Phú Nhuận, thành phố Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thời gian khai quật từ ngày 17/6đến ngày 17/7/2013, với diện tích 40m2(gồm 6 hố). Chủ trì khai quật là ông

Trịnh Nam Hải, Trưởng phòng Nghiêncứu Khoa học, Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế. Theo Quyết định, trongthời gian khai quật, cơ quan được cấpgiấy phép có trách nhiệm tuyên truyềncho nhân dân về việc bảo vệ di sản vănhóa ở địa phương. Những hiện vật thuthập được trong quá trình khai quậtTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránhđể hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.

Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậmnhất 03 tháng Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế phải có báo cáo sơ bộvà sau 01 năm phải có báo cáo khoa họcgửi về Cục Di sản văn hóa (BộVHTTDL).

H.P

Thừa Thiên Huế: Khai quật khảo cổ tại di tích miếu Long Thuyền

Ngày 19/6 Bộ VHTTDL đã có Vănbản số 2235/BVHTTDL-DSVH gửiUBND tỉnh Cao Bằng về việc lập hồ sơxếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khudi tích rừng Trần Hưng Đạo, huyệnNguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Theo đó, sau khi xem xét đề nghịcủa UBND tỉnh Cao Bằng (tại Công vănsố 862/UBND-VX ngày 16/4/2013) vềviệc xem xét cho tỉnh Cao Bằng lập hồsơ 02 di tích: Khu di tích lịch sử rừngTrần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình;Khu di tích lịch sử chiến thắng ĐôngKhê, huyện Thạch An trình Thủ tướng

Chính phủ xem xét xếp hạng di tíchquốc gia đặc biệt, Bộ VHTTDL đề nghịUBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các cơquan chức năng khẩn trương lập hồ sơKhu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo,huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao bằng theohướng dẫn tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của BộVHTTDL quy định về nội dung hồ sơkhoa học để xếp hạng di tích lịch sử -

văn hoá và danh lam thắng cảnh để BộVHTTDL có cơ sở xin ý kiểm thẩmđịnh của Hội đồng Di sản văn hoá quốcgia vào tháng 7/2013. Đối với Khu ditích lịch sử chiến thắng Đông Khê,huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, BộVHTTDL sẽ nghiên cứu, xem xét thoảthuận việc lập hồ sơ di tích quốc gia đặcbiệt vào các đợt sau. Đ.n

Lập hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệtKhu di tích rừng Trần Hưng Đạo

Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với Thư viện Khoa họcTổng hợp thành phố Hồ Chí Minh vừatổ chức Triển lãm "Tài liệu Hán Nôm,bản gốc và bản số hóa, phục chế"; thuhút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhândân và khách du lịch đến xem. Triển lãmđã giới thiệu hơn 100 bản sắc, chế gốcvà phục chế; hơn 200 văn bản là các loạigiấy khen, văn bằng chứng nhận, giaphả họ tộc... trong số 105.000 trang tưliệu Hán - Nôm; bao gồm văn bản phápluật, hành chính, đất đai, giáo dục, vănhọc, gia phả... in trên giấy, đồng, lụa...do Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên -Huế và Thư viện Khoa học Tổng hợpthành phố Hồ Chí Minh sưu tầm, nghiêncứu, phục chế và số hóa trong vòng nămnăm qua tại Thừa Thiên - Huế.

Trong thời gian triển lãm, người

xem có dịp tiếp cận được bản gốc hoặcbản sao các loại văn bản Hán - Nôm đãđược nghiên cứu, chọn lọc trong quátrình sưu tầm, số hóa. Trong đó, baogồm các loại hình như: sắc phong cácloại, chiếu chỉ, sách thuốc quý hiếm củaNgự y; sách học của giám sinh trườngQuốc Tử Giám, bài thi Hương và cácloại văn bản, khế ước mua bán đất đai...được sao chụp trực tiếp từ các văn bảngốc lưu trữ tại các dòng họ, các làng cóniên đại từ thời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnhđời Lê, thời Tây Sơn và thời Nguyễn.

Tại triển lãm, Ban tổ chức còn traotặng ấn phẩm lưu niệm và đĩa CD-ROMtư liệu Hán Nôm điện tử cho các dònghọ và cá nhân đã tích cực tham gia cungcấp, sưu tầm tư liệu phục vụ công tác sốhóa. Tiêu biểu trong số đó là sắc phongthành hoàng làng Lương Quán thuộc

phường Thủy Biều, thành phố Huế.Đình làng Lương Quán trước đây có haibảo vật đó là chiếc lư hương tạm xácđịnh có niên đại từ thời Lê-Mạc và hòmbộ của làng gồm 9 sắc phong và một sốvăn bản có giá trị khác. Hơn 10 nămtrước, 9 sắc phong trong hòm bộ củalàng đã bị thất lạc. Đầu tháng 3/2012,Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phốHồ Chí Minh đã phát hiện một bản gốcsắc phong của vị thành hoàng làngLương Quán tại một tư gia ở thành phố,qua xác minh nguồn gốc và sưu tầmcuối cùng thư viện đã tặng lại bản gốcsắc phong cho làng Lương Quán...

Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằmgiới thiệu đến công chúng những tài liệuquý hiếm đã được các thư viện sưu tầm,xử lý biên mục, lưu trữ, số hóa nhằmphục vụ tra cứu của bạn đọc và các nhànghiên cứu...

H.HiệP

Bảo tồn tài liệu Hán Nôm

Page 14: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

14 Số 1030 l 27.6.2013

Nằm trong chiến dịch đẩymạnh thanh, kiểm tra việctuân thủ quyền sở hữu trí

tuệ trong lĩnh vực phần mềm năm2013 trên toàn quốc, vừa qua,Thanh tra Bộ VHTTDL phối hợpvới Cục Cảnh sát Phòng chống tộiphạm Công nghệ cao (C50), Tổngcục Cảnh sát Phòng chống tội phạm,Bộ Công an, đã tiến hành kiểm trađột xuất việc tuân thủ quyền sở hữutrí tuệ trong lĩnh vực bản quyềnphần mềm máy tính tại 12 doanhnghiệp, trong đó có 2 công ty bánmáy tính là Công ty TNHH Máytính Hà Nội (129 - 131 Lê ThanhNghị, Hà Nội) và Công ty TNHHMua sắm Đệ Nhất Phan Khang(431A Hoàng Văn Thụ, quận TânBình, TP Hồ Chí Minh).

Trong đợt thanh tra này đoàn đãkiểm tra 669 máy tính, 45 CPU vàphát hiện 910 phần mềm vi phạmcác loại. Các phần mềm vi phạmchủ yếu được tìm thấy là các phầnmềm văn phòng phổ biến củaMicrosoft như Office 2007,Window XP, Office Enterprise,Window 7; phần mềm Từ điển LạcViệt (MTD 2002, 2005); các phầnmềm chuyên dụng cho thiết kế, đồhọa của Autodesk như AutoCAD;các phần mềm của Adobe nhưAcrobat, Photoshop; các phần mềmcủa Symantec như Antivirus vànhiều phần mềm khác. Theo ướctính của các chủ sở hữu thì số lượngphần mềm vi phạm có giá trị lên tớigần 7 tỷ đồng. Cụ thể, Công tyTNHH Máy tính Hà Nội, ĐoànThanh tra đã kiểm tra 16 máy tínhđang hoạt động; 45 CPU và tìm thấy60 phần mềm văn phòng chủ yếucủa Microsoft (Window 7,Microsoft Office) được doanhnghiệp này cài bất hợp pháp trong

các CPU để bán cho khách hàng.Tương tự, tại Công ty TNHH Muasắm Đệ Nhất Phan Khang, Thanhtra liên ngành đã tìm thấy 86 phầnmềm văn phòng của Microsoft nhưWindow XP, Office (2003, 2007),Window 7 không có bản quyềnđược cài đặt trong 49 máy tính.Trước đó, hàng loạt các cuộc thanhtra đã được Thanh tra Bộ VHTTDL,C50 và Lực lượng Công an kinh tếđịa phương tiến hành tại 10 doanhnghiệp nằm trong các khu côngnghiệp lớn trên toàn quốc từ HàNội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,Bình Dương và Long An. Theothông tin từ lực lượng thanh tra liênngành cho biết: Trong số 10 doanhnghiệp được kiểm tra, có 2 doanhnghiệp tuân thủ nghiêm túc, còn lại8 doanh nghiệp vi phạm với sốlượng phần mềm bất hợp pháp khácnhau. "Trong số các doanh nghiệpđược thanh tra trong đợt này, cónhững doanh nghiệp có quy mô sảnxuất lớn với số lượng công nhân rấtđông, sản phẩm của các doanhnghiệp này được xuất khẩu sangnhiều thị trường quốc tế. Điều đángnói là các doanh nghiệp này đềunắm rõ Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT)nhưng vẫn cố tình vi phạm để tănglợi nhuận phi pháp cho doanhnghiệp mình", đại diện đoàn thanhtra cho biết.

Trên thực tế, Quyền tác giả tronglĩnh vực phần mềm máy tính đãđược quy định nghiêm khắc trongluật pháp Việt Nam. Theo đó, hànhvi sử dụng phần mềm bất hợp phápcủa các doanh nghiệp có thể đối mặtvới tội hình sự và các hình thức xửphạt của pháp luật. Ngoài ra, ngườisở hữu tác quyền cũng được quyềnsử dụng các biện pháp khác để xử lýviệc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

của mình, như tiến hành khiếu tố tạitòa án có thẩm quyền theo Điều198.1d, Luật SHTT, hoặc yêu cầutòa án buộc người vi phạm phảingừng hành động vi phạm, chínhthức xin lỗi và có biện pháp khắcphục, yêu cầu người vi phạm bồithường thiệt hại, kể cả thiệt hại vậtchất, cũng như trả án phí theo cácĐiều 202, 204, 205, Luật SHTT.

"Đảm bảo tính nghiêm khắc củaluật, từ năm 2012, Chương trìnhHợp tác bảo vệ quyền tác giả máytính gồm Cục Bản quyền tác giả;Thanh tra Bộ VHTTDL và Liênminh phần mềm doanh nghiệp BSAcũng đã có một số hoạt động nhưgặp gỡ với hàng trăm doanh nghiệpnước ngoài đang kinh doanh tại ViệtNam để cập nhật những điều luậtmới nhất liên quan đến bản quyềnphần mềm của Việt Nam, cũng nhưtrao Giấy ghi nhận đã thực hiệnLuật SHTT về nghĩa vụ sử dụngquyền tác giả đối với chương trìnhmáy tính cho các doanh nghiệp tuânthủ nghiêm túc. Ngoài ra, các nhàsản xuất phần mềm cũng đưa ranhững chương trình tư vấn để cácdoanh nghiệp đầu cuối có thể sửdụng phần mềm hiệu quả và tiếtkiệm. Mặc dù vậy, một số các doanhnghiệp nước ngoài có tiềm lực tàichính mạnh như Công ty TNHH RKResources có trụ sở tại huyện BếnCát, tỉnh Bình Dương và Công tyTNHH Diamond Việt Nam có trụ sởtại Khu công nghiệp Mỹ Phước 1,tỉnh Bình Dương, vẫn cố tình viphạm, đi ngược lại với chủ trươngcủa Chính phủ Việt Nam là tạo ramột môi trường kinh doanh lànhmạnh cho tất cả các doanh nghiệp",đại diện Cục Bản quyền tác giả cho biết.

tHế Hùng

Siết chặt công tác quản lý bản quyền phần mềm

Page 15: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

15Số 1030 l 27.6.2013

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyếtHội nghị lần thứ 5 ngày16/7/1998 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa VIII về "Xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", YênKhánh là địa phương đi đầu của tỉnhNinh Bình trong việc đưa Nghị quyết vàocuộc sống, đặc biệt là phong trào "Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"trong cộng đồng dân cư. Tất cả các xã,thị trấn trên địa bàn đã hoàn thành việcxuất bản cuốn kỷ yếu về lịch sử Đảng bộ;xây dựng hương ước, quy ước, thực hiệnnếp sống văn minh trong việc cưới, việctang và lễ hội.

Nếu như năm 1998, huyện YênKhánh chỉ có 38,4% gia đình đạt tiêuchuẩn văn hóa thì đến cuối năm 2012 đãnâng lên gần 89% số hộ. Hơn 80% thôn,xóm, phố có nhà văn hóa. 17/19 xã đạtchuẩn quốc gia về y tế. 100% số hộ giađình có thiết bị nghe nhìn. 93% số hộ giađình được dùng nước sạch hợp vệ sinh,góp phần xây dựng nông thôn mới.

Hưởng ứng phong trào thi đua "Toàndân chung sức xây dựng nông thôn mới",huyện chú trọng việc phát huy tính tiênphong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ,đảng viên, các tổ chức hội quần chúng vàtầng lớp người cao tuổi, có uy tín trongthôn xóm, dòng họ, để khơi dậy nguồnnội lực trong cộng đồng trên tinh thần"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm travà dân thụ hưởng". Gần 2 năm qua, nhândân trong huyện đã hiến 130.000 m2 đất,đóng góp trên 30 tỷ đồng cùng với kinh

phí hỗ trợ của Nhà nước làm 83kmđường giao thông nông thôn khang trang,sạch đẹp, tạo tiền đề cho kinh tế địaphương phát triển.

Với phương châm "Phát triển kinh tếđể nâng cao đời sống văn hóa tinh thầncho người dân", đưa hoạt động hướng vềcơ sở, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đãdiễn ra sôi nổi tại tất cả khu dân cư cácthôn, xóm, phố, bằng nhiều hình thức đadạng, phong phú. Huyện đã thành lập 69câu lạc bộ văn nghệ không chuyên, tậptrung ở 7 xã là Khánh Tiên, KhánhTrung, Khánh Cư, Khánh An, KhánhLợi, Khánh Cường và Khánh Mậu. Hệthống nhà văn hóa thực sự phát huy hiệuquả, vừa là nơi hội họp mang tính chuyênđề, vừa là nơi vui chơi, giải trí không thểthiếu của các tầng lớp nhân dân. Bìnhquân hàng năm có từ 25% - 30% dân sốtham gia các hoạt động văn nghệ quầnchúng, 70% dân số được hưởng thụ nghệthuật. Các công trình phúc lợi công cộng,di tích lịch sử được giữ gìn, bảo vệ, sửdụng đúng mục đích, góp phần giáo dụctruyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Theo thống kê của Phòng Văn hóa,Thông tin huyện Yên Khánh, địa phươnghiện có 39 câu lạc bộ chèo truyền thốngthường xuyên hoạt động. Mỗi khi Tếtđến, xuân về, những người nông dân tạmrời xa với công việc đồng áng để khoáclên mình những tà áo tứ thân "mớ ba mớbảy". Trong tiếng trống chiêng, tiếng

phách rộn ràng, họ dường như "lột xác"để trở thành những nghệ sĩ chèo thực thụ.

Tuy chỉ là đội văn nghệ không chuyênnhưng câu lạc bộ chèo xóm 9 hoạt độngkhá thường xuyên, đều đặn. Sau nhữngbuổi đi làm đồng về, khi có đợt biểu diễnmới là câu lạc bộ lại tập trung tại nhà bácTrí để luyện tập, thu hút đông đảo ngườidân trong vùng đến theo dõi, cổ vũ chocác diễn viên. Nhiều con em quê hươngcòn ủng hộ kinh phí hàng chục triệu đồngđể câu lạc bộ mua sắm trang phục, đạo cụbiểu diễn, nên đã động viên, khích lệ cácthành viên tham gia và gắn bó lâu dài vớibộ môn nghệ thuật đặc sắc này.

Chi hội trưởng Chi hội văn học nghệthuật huyện Yên Khánh Đỗ Trọng Amcho biết, tỉnh Ninh Bình từ lâu được biếtđến như là đất tổ của sân khấu chèo.Người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, mộtvũ ca tài ba trong hoàng cung của vuaĐinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư thế kỷthứ 10. Thời gian tới, bên cạnh việc pháthuy giá trị của loại hình chèo truyềnthống, Chi hội sẽ tăng cường tổ chứcnhững chuyến đi thực tế, giúp nghệ sĩ mởrộng tầm hiểu biết để cho ra đời nhiều tácphẩm có giá trị, mang đậm hơi thở cuộcsống, góp phần giữ gìn và phát huy thuầnphong mỹ tục, bản sắc văn hóa của địaphương, xây dựng đời sống tinh thầnlành mạnh, qua đó gắn kết hơn nữa mốiđoàn kết trong cộng đồng dân cư.

MạnH Huân

Yên Khánh đi đầu phong trào "Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Tại Bảo tàng Lịch sử thành phố HồChí Minh, tạp chí VietNam Heritage vàHội Di sản văn hóa thành phố vừa chínhthức phát động cuộc thi ảnh Di sản ViệtNam - VietNam Heritage Photo Awards2013. Đây là một trong những hoạt độngnhằm hướng đến kỷ niệm lần thứ IX ngàyDi sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2013).Cuộc thi nhằm tìm kiếm những câuchuyện bằng hình ảnh mang chủ đề về disản trên đất nước Việt Nam như: thiên

nhiên, văn hóa vật thể (kiến trúc, điêukhắc, hội họa, thủ công mỹ nghệ, làngnghề…), văn hóa phi vật thể (âm nhạc, camúa, lễ hội, trò chơi dân gian, tín ngưỡng,tôn giáo…). Đối tượng tham dự là nhữngcông dân trong và ngoài nước từ 18 tuổitrở lên. Các tác phẩm hợp lệ gửi về ban tổchức là những ảnh đơn hoặc ảnh bộ,không qua xử lý kỹ thuật làm thay đổi nộidung và bản chất sự việc và chưa đoạt giảitừ thứ hạng III trở lên ở các cuộc thi nào.

Mỗi ảnh kèm theo chú thích thời gian, địađiểm, nhân vật. Thời hạn chót nhận ảnhdự thi vào ngày 15/9/2013.

Lễ tổng kết và trao giải thưởng dựkiến tổ chức ngày 21/11/2013. Các tácphẩm xuất sắc nhất sẽ được trưng bàytriển lãm tại trên 10 tỉnh, thành như: HàNội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang (KhánhHòa), Phan Thiết (Bình Thuận), TP. HồChí Minh.

V.toàn

Phát động cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam

Page 16: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

thônG tin trao đổi

16 Số 1030 l 27.6.2013

PV: Để triển khai chương trình

kích cầu có hiệu quả cần sự tham

gia của các doanh nghiệp du lịch.

Theo ông, ngành du lịch và địa

phương có giải pháp nào để sự

hợp tác này được chặt chẽ?

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Ngaytừ đầu năm, lường trước những khókhăn được dự báo từ cuối năm trướcnên nhiều địa phương đã lên kếhoạch tổ chức kích cầu du lịch. Vàthực tế những tháng đầu năm chothấy những khó khăn đã tác độngđến tình hình du lịch thế giới cũngnhư du lịch Việt Nam với lượngkhách quốc tế giảm 5% so với cùngkỳ năm trước. Chúng ta cần nhữngchính sách đồng bộ từ trung ươngđến các địa phương. Trong Chiếnlược phát triển du lịch đến năm2020, tầm nhìn 2030, Thủ tướngChính phủ đã yêu cầu cần phải làmrõ chức năng hoạt động của cơ quannhà nước quản lý du lịch và đơn vịlàm xúc tiến du lịch quốc gia; đồngthời phải nâng cao vai trò tráchnhiệm của địa phương trong việc tạođà và phát huy hoạt động du lịch.Theo đó, các cơ quan quản lý nhànước về du lịch phải chủ động thammưu cho các cấp các ngành từ trungương đến địa phương để sớm chỉđạo và xử lý những vấn đề bức xúcxảy ra để đảm bảo cho phát triển củadoanh nghiệp cũng như các hàngdịch vụ. Còn cơ quan xúc tiến dulịch quốc gia hoạt động theo môhình phù hợp với quy luật của từngthị trường khách.

Để thực hiện kích cầu du lịch

tốt, ngành du lịch phải tạo sự đồngthuận và tham gia của các doanhnghiệp du lịch. Trên thực tế, cácdoanh nghiệp du lịch để duy trì thịtrường khách đã và đang vào cuộcđể tự điều chỉnh hoạt động kinhdoanh phù hợp với nhu cầu của dukhách. Tại hội chợ VITM 2013, sựliên kết chặt chẽ giữa hàng không vàcác hãng lữ hành đã tạo thuận lợicho các đơn vị đưa ra các gói sảnphẩm kích cầu đều được bán hết vàkhông đáp ứng đủ nhu cầu củangười dân. Điều đó cho thấy nếuchúng ta biết tổ chức và khai tháccác tiềm năng, biết khắc phục khókhăn trong điều kiện hiện nay thìvẫn có thể phát triển du lịch và tạođiều kiện cho phát triển kinh tế.

Ở góc độ doanh nghiệp và địaphương đã hình thành những liênminh kích cầu nhưng vẫn mang tínhđơn lẻ. Cách đây gần năm, cácdoanh nghiệp Hà Nội cũng đã hìnhthành liên minh kích cầu mặc dù rađời sau TP Hồ Chí Minh. Liên minhkích cầu đó có những hợp tác vớicác hãng hàng không để có chươngtrình giảm giá cụ thể.

PV: Vậy cơ quan chức năng có

giải pháp như thế nào để giá các

tour du lịch trong nước có thể cạnh

tranh được so với các nước khác?

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Thựctế có một số tour đi nước ngoài rẻhơn tour đi trong nước. Đơn cử nhưtại Thái Lan, họ giảm giá tour kháthấp vì họ bù lại bằng số hàng hóamà khách mua để bù đắp. Điều nàyliên quan đến chính sách điều hành

của Chính phủ Thái Lan mang tínhtổng quát với mục tiêu đầu tư mộtphần để đưa khách đến, để họ sửdụng dịch vụ ngay tại đất nướcnhằm tạo công ăn việc làm và pháttriển ngành dịch vụ. Đó là mộthướng đi rất có lợi. Tới đây các cơquan của Chính phủ, các bộ ngànhcủa Việt Nam phải suy nghĩ nên họctập theo hướng này để phát triểndịch vụ, thu nhiều ngoại tệ và tạocông ăn việc làm tại những vùngphát triển du lịch. Để Chương trìnhkích cầu 2013 hiệu quả, Tổng cụcDu lịch đã kiến nghị Chính phủ cóchính sách ưu đãi với doanh nghiệpdu lịch như giảm thuế; vay vốn ưuđãi; các địa phương có chính sách cụthể về giảm giá vé tham quan. Tổngthể các chương trình sẽ giúp giảmgiá để tạo thành giá thành cạnh tranhso với các nước trong khu vực. Việcnày cần sự vào cuộc của cộng đồngdoanh nghiệp du lịch, dịch vụ địaphương thông qua hiệp hội du lịch.Một trong những nội dung củachương trình kích cầu là nâng caochất lượng dịch vụ.

PV: Trong thời gian vừa qua

xuất hiện nhiều hiện tượng chặt

chém khách. Vậy theo ông, để

Chương trình kích cầu đạt hiệu

quả, ngành du lịch cần giải quyết

vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Cường:Trong chương trình kích cầu, ngoàiviệc tuyên truyền, tạo sự liên kếtgiữa các đơn vị làm dịch vụ thì mộtnội dung quan trọng là nâng cao chấtlượng dịch vụ. Tình trạng bắt chẹtkhách du lịch gần đây rộ lên trênphương tiện thông tin đại chúng.Hiện tượng này xảy ra rất nhiềunăm, ở rất nhiều địa phương đặc biệtlà khu vực sân bay. Tuy nhiên côngtác chấn chỉnh diễn ra không tíchcực và không triệt để nên vẫn còn

Liên kết kích cầu du lịchtổng cục Du lịch đang phối hợp với các địa phương triển khaichương trình kích cầu du lịch 2013 nhằm tạo sự liên kết giữa các đơnvị dịch vụ tại từng vùng với sự giảm giá, các hoạt động khuyến mãivào từng thời điểm. nhân dịp này, ông nguyễn Mạnh cường, Phótổng cục trưởng tổng cục Du lịch đã trao đổi với tuần tin Văn hóathể thao và Du lịch về một số nội dung của chương trình.

Page 17: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

17Số 1030 l 27.6.2013

thônG tin trao đổi

Chưa bao giờ, các giải bóng đáphong trào lại diễn ra sôi động như thờiđiểm hiện nay. Khắp các tỉnh, thànhtrong cả nước, đâu đâu cũng có thể bắtgặp bóng lăn trên các mặt sân cỏ nhântạo, thu hút nhiều tầng lớp người dântham gia. Đây thực sự là một tín hiệuvui cho bóng đá Việt Nam, bởi bóng đáphong trào chính là một nền tảng quantrọng cho sự phát triển bền vững củabóng đá chuyên nghiệp.

Trong chiến lược phát triển bóng đáViệt Nam tới năm 2020, ngành thể dụcthể thao đã đặt chỉ tiêu gia tăng sốlượng các CLB bóng đá phong trào nhưsau: Năm 2015 đạt 4.500 CLB, năm2020 đạt 7.500 CLB. Cứ nhìn vào việchàng nghìn CLB đăng ký tham dự cácgiải đấu phong trào kể từ đầu năm tớigiờ, có thể thấy rằng định hướng pháttriển đó không phải là điều gì mơ hồ.Chỉ trong một thời gian ngắn, từ nhữnggiải đấu nhỏ lẻ, có quy mô theo ngànhhoặc đơn vị, bóng đá phong trào đãchứng kiến sự ra đời của hàng loạt giảiđấu cấp toàn quốc, được tổ chức ngàycàng bài bản và có tính chuyên nghiệpcao, điển hình là Hà Nội PremierLeague - Season 1 (HPL - S1).

Nếu như làm bóng đá chuyênnghiệp, mỗi năm phải đầu tư ít nhấtkhoảng 40 tỷ đồng để nuôi một đội

bóng, thì với bóng đá phong trào, chỉcần vài trăm triệu đồng là đã có thể tổchức được một giải cỡ nhỏ, nhưng sứchút đối với khán giả có khi còn hơn cảchuyên nghiệp. Chính vì lý do này, sốlượng các giải đấu đang ngày một tăngvà nhiều nhà tài trợ đang phải cạnhtranh quyết liệt với nhau để có thể đứngtên tổ chức một giải bóng đá phongtrào. Trái lại, các nhà tài trợ đang“chán” V-League và hạng Nhất. Cầuthủ Xuân Tú là một ví dụ cho thấy, sựchuyên nghiệp hóa của các giải phongtrào đang giúp phát hiện những tài năngcho bóng đá đỉnh cao. Đang khoác áoFC Cường Quốc đá tại HPL - S1, XuânTú bỗng chốc nhảy lên khoác áo ThanhHóa thi đấu ở V-League. Cho dù vẫncần phải cải thiện về thể lực và học hỏithêm kinh nghiệm thi đấu, như nhận xétcủa HLV Mai Đức Chung (Thanh Hóa),nhưng Xuân Tú lại có cái chất “quái”mà chỉ sân bóng “phủi” mới có thể sảnsinh ra được. Trong lúc chờ đợi thêmnhững Xuân Tú khác xuất hiện ở V-League hay hạng Nhất, một điều nữađược ghi nhận là không ít cầu thủ hoặccựu cầu thủ chuyên nghiệp cũng đanglựa chọn gia nhập các CLB phong trào.Ví dụ, sân chơi HPL-S1 hiện quy tụ rấtnhiều gương mặt nổi tiếng, như tiền vệPhạm Thành Lương (FC Hanel), cựu

tuyển thủ Đặng Phương Nam (FCCường Quốc), cựu tuyển thủ TuấnThành (FC Thăng Long), trợ lý HLVđội tuyển Futsal Việt Nam, Ngọc Anh(HLV Trà Dilmah), cựu đội trưởng độituyển Futsal Việt Nam, Tuấn Tú (HLVTop Group)… Sân chơi phong trào hấpdẫn hẳn lên nhờ sự góp mặt của nhữngngôi sao như vậy. Đổi lại, bóng đáphong trào cũng đang mở ra một lốithoát cho những cầu thủ chuyên nghiệphết thời và cả những cầu thủ chuyênnghiệp đang trong giai đoạn tìm kiếmviệc làm. Làm một phép tính đơn giản:HPL - S1 hiện có 12 đội tham dự, mỗiđội khoảng 20 người, tổng cộng làkhoảng 240 người. Con số này sẽ tănglên mức 400 người vào mùa giải tới, khiquy mô của giải được mở rộng thành 2hạng đấu. Các lớp đào tạo trẻ của HàNội T&T (V-League) và CLB Hà Nội(hạng Nhất) hiện cũng chỉ có từng ấyhọc viên, mà sau đó, số lượng cầu thủphát triển được sự nghiệp chuyênnghiệp là không nhiều. Trong bối cảnhkinh tế khó khăn hiện nay, khi các cầuthủ chuyên nghiệp cũng đang phải chạyđôn, chạy đáo để tìm việc, thì nhữnggiải đấu như HPL, Larue Cup hay CúpBia Sài Gòn ít nhất đã cho họ một sựlựa chọn không tồi.

yến nHi

Bóng đá phong trào phát triển mạnh

tiếp diễn. Gần đây khi thông tin trênphương tiện truyền thông và được sựvào cuộc của các chính quyền địaphương nên sự việc giải quyết kịpthời. Trên thực tế, Tổng cục Du lịchkhông có nhiều quyền để xử lý vấnđề đó nhưng Tổng cục Du lịch lại làđơn vị tiếp xúc với khách nên cũngphải có trách nhiệm, kết hợp với cơquan chức năng để giải quyết vàtừng bước hạn chế và giải quyết dứtđiểm tình trạng này.

Một trong giải pháp mà chúngtôi đề xuất bổ sung vào Luật Du lịch

sửa đổi việc thành lập lực lượngcảnh sát du lịch tại các điểm du lịch.Đối với Việt Nam, chúng ta chưa cólực lượng cảnh sát du lịch. Hiện chỉcó thành phố Hồ Chí Minh có lựclượng thanh niên xung phong vớinhiệm vụ hỗ trợ cho du khách tạimột số điểm du lịch trong thành phốnhưng không có chức năng xử lýnhững vụ việc liên quan đến tìnhtrạng chặt chém, chụp giật… với dukhách. Chính vì vậy, trong Luật Dulịch sửa đổi tới đây, chúng tôi dànhchương về khách du lịch, quyền của

khách du lịch và bảo vệ khách và làcơ sở để xây dựng lực lượng cảnhsát du lịch. Thực tế không chỉ ViệtNam, mà ở nhiều nước cũng cónhững vấn đề về tình trạng “chặtchém”, chụp giật nên khi xảy ra sựviệc mang tính nổi cộm như trên thìcác ngành và địa phương cần phảivào cuộc để giải quyết. Tổng cục Dulịch yêu cầu các sở địa phương thammưu chính quyền vào cuộc và cóđầu mối xử lý những sự việc liênquan đến tình trạng “chặt chém”.

tHế Hùng (thực hiện)

Page 18: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

hợp tác quốc tế

18 Số 1030 l 27.6.2013

Dàn hợp xướng thiếu nhiBoston Children's Chorus (BCC) -biểu tượng hòa bình của TP Boston(Mỹ) sẽ biểu diễn tại Nhà hát LớnHà Nội và Nhà hát Lớn TP HCMvào 20 giờ các ngày từ 26 - 29/6.Đây được xem là sự kiện văn hóanghệ thuật đáng chú ý với mục đíchkết nối mọi người trong một xã hộiđa chủng tộc và tạo ra những thayđổi xã hội tích cực nhờ sức mạnh

và niềm vui trong âm nhạc.Được thành lập từ năm 2003

với 20 thành viên đến nay, BCCđã có hơn 500 thành viên ở khắpcác vùng thuộc TP Boston. Họđều là những sinh viên trẻ, tàinăng đến từ nhiều ngôi trườngdanh tiếng như: Harvrad,Stanford, New York University,Berklee Collge of Music... BCCđược biết đến với danh hiệu

"Ambassador of Harmony" - "Sứgiả của sự hòa hợp".

Trong chuyến thăm và biểudiễn tại Việt Nam lần này, ngoàiphần trình diễn những tác phẩmđặc biệt cho hợp xướng như: Wesing, Africa, Dreams, Ain't GonnaLet Nobody Turn Me Round...BCC còn có nhiều hoạt động giaolưu văn hóa đặc biệt khác.

n.tHAnH

Tối 19/6, tại phố cổ Hội An, UBNDtỉnh Quảng Nam phối hợp với tổ chứcLiên minh văn hóa thế giới - Interkultur(Đức) đã tổ chức Hội thi hợp xướngquốc tế lần thứ 3 năm 2013. Hơn 500nghệ sĩ của 15 đoàn nghệ thuật đến từ9 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm:Ôxtrâylia, Đài Loan (Trung Quốc),Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, HoaKỳ, Myanmar và đội chủ nhà Hội An(Quảng Nam). Các nghệ sỹ tham dựtranh tài tại 13 môn thi gồm: Hợpxướng nam, Hợp xướng nữ, Hợpxướng nam nữ, Hợp xướng Thínhphòng - Tốp ca, Hợp xướng Trẻ em

(dưới 16 tuổi) và Hợp xướng Thanhniên (từ 16 đến 25 tuổi), Hợp xướngSacred Music, Nhạc nhà thờ thế kỷ 18-19, Hợp xướng dân gian. Hội thi Hợpxướng quốc tế là cuộc hội ngộ củanhững người yêu nghệ thuật hợpxướng, là dịp giao lưu, trao đổi về âmnhạc, qua đó tăng cường sự hiểu biếtvề văn hóa giữa các dân tộc, tăngcường mối quan hệ hữu nghị, tình đoànkết và hợp tác giao lưu quốc tế. Năm2011, thành phố Hội An đã được tổchức Interkultur chọn làm địa phươngđăng cai tổ chức hội thi Hợp xướngquốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam đã đạt

được những thành công không chỉ đốivới cuộc thi mà còn góp phần quảng bárất hiệu quả cho điểm đến Hội An.

Bên cạnh cuộc thi hợp xướng đượctổ chức theo cách thức truyền thốngcủa Interkultur, thành phố Hội An còntổ chức các hoạt động văn hóa nghệthuật khác như: Trình diễn hợp xướngquốc tế trên đường phố với chủ đề“Giai điệu quốc tế”, tái hiện Đêm phốcổ Hội An đầu thế kỷ XX, Carnavalđường phố, Sắc màu Festival Di sảnQuảng Nam.

M.cường

Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 3/2013

Tối 20/6, tại TP. Hồ Chí Minh đãdiễn ra chương trình “Ngày Nhật Bản -Ẩm thực và văn hóa nghệ thuật NhậtBản”. Hoạt động này được tổ chứcnhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoạigiao Nhật Bản - Việt Nam, Năm Hữunghị Nhật - Việt nhằm tăng cường hơnnữa sự hiểu biết về văn hóa Nhật Bảntại Việt Nam.

Các đại biểu tham dự Ngày hội đãtham gia các chương trình giới thiệuvăn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật

và văn hóa truyền thống của Nhật Bản.Trong chương trình ẩm thực, các nghệnhân đến từ đất nước Nhật Bản đã giớithiệu những món ăn truyền thống hàngđầu của Nhật Bản như Soba, Tempura,Sushi, ẩm thực Kyoto và các loại bánhkẹo.

Một chương trình văn hóa nghệthuật hoành tráng đã được thực hiện vớisự có mặt của các nghệ nhân Shamisen,Shakuhachi, Taiko đã trình diễn các mànmúa lân đặc sắc; xem trình diễn ảo thuật

Tezuma và nghệ sĩ Godal Natsuko cùngcác vũ công chuyên nghiệp biểu diễn hátvà múa nhạc truyền thống Enka.

Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốcSở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thànhphố Hồ Chí Minh đã đánh giá cao việcNhật Bản tổ chức sự kiện này tại thànhphố, giới thiệu về đất nước tươi đẹp vàcon người của xứ sở Hoa Anh đào thânthiện; tin chắc rằng chương trình sẽgóp phần củng cố và thắt chặt hơn nữatình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhaugiữa nhân dân hai dân tộc Việt Nam -Nhật Bản.

MạnH Huân

Ngày Nhật Bản - Ẩm thực và Văn hóa nghệ thuật Nhật Bản tại Việt Nam

Dàn hợp xướng mỹ biểu diễn tại Việt Nam

Page 19: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

hợp tác quốc tế

19Số 1030 l 27.6.2013

Từ 20-25/6/2013, tại London (Anh)sẽ tổ chức trưng bày, giới thiệu trangphục truyền thống các dân tộc ViệtNam, kết hợp quảng bá, giới thiệu vềvăn hoá và du lịch Việt Nam. Chươngtrình này được thực hiện trong khuônkhổ chương trình Lễ hội Việt Nam mởrộng tại London (Anh).

Trong hai ngày từ 22-23/6, bêndòng sông Thames, bạn bè Anh và bạnbè quốc tế sẽ được thưởng ngoạn nghệthuật múa rối nước, nét đẹp các trang

phục các dân tộc và sự độc đáo củahương vị ẩm thực Việt Nam. Các nghệsỹ Nhà hát Múa rối Thăng Long đãdựng một thủy đình tại đây để cốnghiến những tiết mục múa rối nước đặcsắc cho khán giả thưởng thức. Ngoàira, Lễ hội còn giới thiệu các sản phẩmthủ công mỹ nghệ như gốm sứ BátTràng, hàng mây tre đan và thổ cẩmđến từ nhiều vùng miền khác nhau ởViệt Nam. Đặc biệt, ẩm thực Việt Namsẽ được các đầu bếp tài hoa từ hơn 30

nhà hàng nổi tiếng ở London giới thiệuđến khách tham dự.

Đây là hoạt động văn hóa lớn nhấttrong năm 2013 do cộng đồng ngườiViệt Nam tại Anh tổ chức nhằm quảngbá hình ảnh một Việt Nam giàu bản sắcvăn hóa truyền thống độc đáo và đanghội nhập phát triển. Đây cũng là mộttrong nhiều sự kiện được tổ chức tạiAnh để kỷ niệm 40 năm thiết lập quanhệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam-Anh (1973-2013). PV

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại London

Tối 21/6, tại công viên Vườn TượngAn Hội (thành phố Hội An, QuảngNam), triển lãm Không gian Di sản vănhóa Việt - ASEAN chính thức được khaimạc. Triển lãm giới thiệu về di sản vănhoá của 22 tỉnh, thành trong cả nước đãđược Ủy ban Khoa học, Giáo dục vàVăn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)công nhận là di sản văn hóa thế giớihoặc đang trong quá trình xét, các di tíchquốc gia đặc biệt; giới thiệu, quảng bátiềm năng du lịch, gắn với giá trị di sảnvăn hoá của địa phương, điểm nhấn làdi sản thế giới; quảng bá các ngành nghềthủ công truyền thống tiêu biểu của cácđịa phương.

Trong khuôn khổ triển lãm, một sốlễ hội truyền thống, trò chơi dân giantiêu biểu, nghệ thuật truyền thống,… sẽđược trình diễn phục vụ công chúng, dukhách như: hát Bài chòi, hò khoan(Quảng Nam), Nhã nhạc cung đình(Huế), hát Then, đàn Tính (Bắc Kạn),hát Xoan (Phú Thọ), Quan họ cổ, hátống, nghề in sách (Bắc Giang), lễ Cấpsắc tộc người Dao Thanh Y; trò chơimúa rùa, đá ngựa (Quảng Ninh), biểudiễn trống đồng (Thanh Hóa); Triển lãmKhông gian văn hóa cồng chiêng TâyNguyên; Chương trình nghệ thuật “Sắcmàu phương Nam” giới thiệu văn hóacác dân tộc: Kinh - Hoa - Khmer;… Đặc

biệt, 23 nhà rường cổ được lắp đặt tạiKhông gian Di sản văn hóa Việt Nam -ASEAN, trong đó 22 không gian Di sảnvăn hóa đại diện cho đặc trưng văn hóacủa 22 tỉnh, thành tham gia triển lãm vàmột không gian chung cho các quốc giaASEAN. Những nhà rường này đượcbố trí theo chiều Bắc-Nam, cực Bắc làkhông gian Di sản văn hóa của tỉnh HàGiang và kết thúc tại điểm cực Nam làkhông gian Di sản văn hóa tỉnh KiênGiang. Từ đây, du khách sẽ có nhữngthông tin cơ bản về văn hóa ở các tỉnh,thành, hình dung về dòng chảy văn hóadọc dải đất hình chữ S và cả khốiASEAN. MinH HạnH

Triển lãm Không gian Di sản văn hóa Việt Nam - ASEAN

Ngày 21/6, tại thành phố Hồ ChíMinh, Văn phòng đại diện Tổng cục Dulịch Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợpcùng Hãng hàng không Quốc gia ViệtNam (Vietnam Airlines), tổ chứcchương trình “Giới thiệu điểm đến HànQuốc”, với sự tham gia của đông đảođại diện các công ty lữ hành và cácdoanh nghiệp lớn tại thành phố. Đây làcuộc gặp gỡ chính thức lần đầu tiêngiữa ngành du lịch Hàn Quốc và cácdoanh nghiệp trên địa bàn thành phố HồChí Minh.

Chương trình đã đem đến một cáinhìn tổng quát nhất về đất nước HànQuốc, du lịch Hàn Quốc và phối hợp vớicác doanh nghiệp ngành du lịch ViệtNam tìm kiếm những cơ hội hợp tác,xây dựng sản phẩm du lịch mới. HànQuốc vẫn luôn là một điểm đến thú vịthu hút nhiều du khách quốc tế. Năm2012, nước này đã đón tiếp 11 triệu lượtdu khách nước ngoài đến thăm. Riêngtháng 3/2013, lần đầu tiên lượng dukhách quốc tế đến xứ sở kim chi này đãđạt ngưỡng kỷ lục là 1 triệu lượt người.

Ông Kang Sungghil, Trưởng đạidiện Văn phòng Tổng cục Du lịch HànQuốc tại Việt Nam đánh giá rất cao thịtrường du lịch của Việt Nam và chobiết: Trong những năm gần đây, sự traođổi và giao lưu du lịch giữa Việt Namvà Hàn Quốc đã có những bước tiếnđáng kể, nhất là đối với loại hình dulịch khen thưởng kết hợp hội nghị, hộithảo tại Hàn Quốc. Năm 2012 đã có106.000 người Việt Nam đi du lịch HànQuốc và 700.000 lượt người Hàn Quốcđến Việt Nam. K.Hoàn

Hợp tác du lịch Việt Nam - Hàn Quốc

Page 20: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Sự kiện vấn đề

20 Số 1030 l 27.6.2013

chịu trách nhiệmxuất bản

PhaN ĐìNh tâN

Biên tậptruNG kIÊN, thế hùNG

kIều aNh

Địa chỉ51 Ngô Quyền - hà Nội

Đt: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnSố 62/GP - XBBt

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNG ty tNhh một thàNh VIÊN

IN Và VăN hóa Phẩm