32

TP. Vũng Tàu khởi động chiến dịch tiêm ngừa Sởi - Rubella ...soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/10507/Suc khoe 101.pdf- Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  Chịu tráCh nhiệm xuất bản:

BS: Võ Văn hùng Phó Giám đốc Sở Y tế

  ban biên tập:1. BS. Võ Văn hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập

2. BS. nguyễn Văn Lên Giám đốc Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban

3. Cv. Lê thị Khánh Trung tâm TT-GDSK - Thư ký

4. BS. trương Đình Chính TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên

5. BS. trương Đình trúc TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên

6. BS. nguyễn Viết Quang TP.TCCB - Sở Y tế - Biên tập viên

7. BS. bùi xuân thy Chánh văn phòng - SYT - Biên tập viên

8. BS. phạm minh an Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa - Biên tập viên

9. BS. hà Văn thanh Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên

  trÌnh bÀY: Nghĩa Quý

Ảnh bìa 1: THẾ PHI

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Website: www.t4gbrvt.org.vnEmail: [email protected]

- Giấy phép xuất bản số: 01/2014/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 16-1-2014- Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản Web: mythuatvungtau.com- In 1.500 cuốn tại Công ty Mỹ thuật Vũng Tàu. ĐT: 0913 957 486

Lời cảm ơn!Trong tháng 9 vừa qua, BBT Bản tin Sức khỏe BR - VT đã nhận được bài cộng tác

của các CTV: Thu Hà – Tp. Vũng Tàu; Lê Thị Thủy – TYT phường Nguyễn An Ninh; Nguyễn Văn Long – Đà Nẵng; Văn Tiến Đạt – Đà Nẵng; Bùi Oanh – Hội CTĐ tỉnh BR – VT; Bs. Lương Chính Thiên – TTYT Dự Phòng; CN. Nguyễn Hoàng Trung – TTYT Dự Phòng; Bs. Nguyễn Văn Trường – TTYT Tp. Vũng Tàu; Bs. Phó Đức Thắng - Trưởng khoa Kiểm dịch Y tế biên giới TTYT Dự Phòng; Ds. CKII Trần Trấp – Tp. Vũng Tàu; Ths, Bs. Trần Thanh Đạt – Bv. Bà Rịa; Bs. Nguyễn Trường Sơn – Trưởng khoa Đông Y – Bv. Lê Lợi; Lê Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh đoàn BR – VT; Bs. Nguyễn Phi Ngọ - PGĐ Bv. Lê Lợi; Bs. Võ Văn Hùng – PGĐ SYT. BBT trân trọng sự hợp tác của quý CTV và sẽ xem xét, sắp xếp đăng tải các bài viết theo chủ đề của từng bản tin. Xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác tích cực của các CTV trong thời gian tới.

Trân trọng! BBT Bản tin Sức khỏe BR - VT

Bác sĩ Xuyến với tình yêu trẻ thơ (Trang 29)

Chủ động ngăn chặn sự xâm nhập của virus Ebola

(Trang 3)

TP. Vũng Tàu khởi động chiến dịch tiêm ngừa Sởi - Rubella

(Trang 7)

Nhồi máu cơ tim và cách phòng ngừa

(Trang 9)

Y HỌC DỰ PHÒNG

Giám sát dịch tại cảngMặc dù bệnh do vi rút Ebola chưa

xuất hiện tại Việt Nam, nhưng do bệnh có thời gian ủ bệnh dài, nên mầm bệnh có thể theo khách, thủy thủ từ các nước vùng dịch thâm nhập vào Vũng Tàu qua đường biển. Nhằm ngăn chặn không để dịch bệnh xâm nhập, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã phối hợp với Bộ đội biên phòng, Cục hải quan tỉnh và Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu triển khai công tác kiểm dịch nhập cảnh nghiêm ngặt đối với các tàu đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bác sĩ Hà Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết, theo lịch trình neo đậu tàu tại cảng, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu sẽ thông báo cho cơ quan kiểm dịch y tế chuyến tàu đến từ vùng dịch hoặc quá cảnh tại

Tính đến ngày 01/10/2014 tích lũy số lượng về dịch bệnh Ebola là 7178 trường hợp mắc, trong đó có 3.338 trường hợp tử vong tại 5 nước Tây Phi. Với số lượng người mắc bệnh ebola đang gia tăng với tốc độ rất nhanh, tại một cuộc hop bao về Ebola, bà Joanne Liu, chu tịch MSF (Médecins sans frontières – Bac sĩ không biên giới), nói: “Cơ hội cua chung tôi kiềm chế được trân dịch này đang khép lại dân. Chung ta cân nhiều nước đứng ra chống dịch, chung ta cân triên khai lưc lượng nhiều hơn và chung ta cân làm ngay bây giờ”. Rõ ràng Ebola đã và đang trở thành mối nguy cơ đe doa cac nước trên toài câu trong đó có Việt Nam. Thưc hiện chỉ đạo cua Bộ Y tế, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đã triên khai cac biện phap ngăn chặn khả năng xâm nhâp cua virus Ebola qua đường biên; đồng thời chuẩn bị cac điều kiện ứng phó với cac cấp độ dịch.

vùng dịch đến neo đậu tại khu vực đón trả hoa tiêu. Tiếp đó, kiểm dịch viên y tế phối hợp cùng đại lý tàu biển sắp xếp ca nô đi ra tàu làm thủ tục kiểm dịch (kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử, áp dụng Tờ khai y tế cho hành khách, thủy thủ đoàn…). Khi phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh Ebola, kiểm dịch viên y tế sẽ tiến hành cách ly triệt để và thực hiện các biện pháp xử lý y tế theo quy định. Thời gian thực hiện áp dụng Tờ khai y tế từ 00 giờ ngày 15 tháng 8 năm 2014.

Có cas nghi ngờ - xử lý nhanh, triệt để:

Ngày 14/9/2014, Trung tâm y tế Dự phòng nhận được báo cáo qua Email về việc sẽ có 01 người Quốc tịch Nigeria;

xuất cảnh từ Nigeria ngày 13/9/2014, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Tân Sân Nhất ngày 14/9/2014, sau đó sẽ đi thẳng xuống Thành phố Vũng Tàu và ở tại 1 Khách sạn trong thành phố (ông làm chuyên gia cho công ty PTSC). Trung tâm y tế Dự phòng đã phối hợp với Phòng y tế của Công ty cơ khí hàng hải PTSC thực hiện công tác giám sát tại cộng đồng đúng theo Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ebola đã được Bộ Y tế ban hành, cụ thể:

Liên hệ trực tiếp với lễ tân Khách sạn thông báo về trường hợp đối tượng cần phải theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày và một số biện pháp phòng tránh bệnh do vi rút Ebola.

Liên hệ và tư vấn cho đối tượng về các biện pháp phòng bệnh. Đưa ra các khuyến cáo đề nghị ông phối hợp thực

Chủ động ngăn chặn sự xâm nhập của virus Ebola

Xử lý môi trường nơi ở của người đang được theo dõi, giám sát sức khỏe.3

Y HỌC DỰ PHÒNG

hiện để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho cộng đồng (Hạn chế đi lại và tiếp xúc với người khác khi không cần thiết, tự theo dõi sức khỏe, thông báo ngay cho cán bộ y tế khi xuất hiện một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Ebola…); Cung cấp số điện thoại, địa chỉ Email để liên lạc khi cần thiết.

Liên hệ với Phòng an toàn, Phòng y tế của Công ty cơ khí hàng hải PTSC đề nghị phối hợp việc giám sát sức khỏe của đối tượng. Đề nghị Công ty sắp xếp cho ông này 01 phòng làm việc riêng biệt và thông báo cho cán bộ nhân viên hạn chế tiếp xúc khi không cần thiết.

Vào hồi 09 giờ 30 ngày 16/09/2014, cán bộ y tế của Công ty cơ khí hàng hải PTSC thông báo đối tượng theo dõi bị sốt 38,4oC. Ngay sau khi nhận được thông tin, TTYT Dự phòng tỉnh đã báo cáo Sở Y tế, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngay sau đó, theo hướng dẫn của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện Bà Rịa chuyển bệnh nhân về cách ly theo dõi tại bệnh viện bằng xe chuyên dụng. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh lập phiếu điều tra ca bệnh, lập danh sách những người tiếp xúc gần, tiến hành phun thuốc khử trùng nơi ở và nơi làm việc của bệnh nhân.

Đến ngày 18/09/2014, bệnh nhân hết sốt, tình trạng lâm sàng ổn định. Bệnh viện Bà Rịa đã báo cáo Sở Y tế, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và cho bệnh nhân xuất viện, tiếp tục theo dõi, giám sát sức khỏe tại nơi ở đến hết ngày 05/10/2014.

Chủ động phòng bệnh trong cộng đồng

Bên cạnh việc giám sát ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh Ebola, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức giám sát tại cộng đồng và cơ sở y tế. Theo đó, các cơ sở y tế chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, phòng cách ly, trang thiết bị, thuốc, hóa chất trong dự phòng và điều trị Ebola. Các cơ sở y tế cũng đặc biệt lưu ý túi phòng hộ

cá nhân (khẩu trang N95, bộ quần áo chống dịch cho nhân viên y tế, người tiếp xúc gần, người nhà bệnh nhân), phương tiện vận chuyển riêng biệt, hóa chất khử khuẩn; kiện toàn các đội chống dịch, đội cấp cứu cơ động, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi cần thiết và tổ chức thường trực chống dịch theo quy định.

Với các cơ sở điều trị, tổ chức tốt thu dung điều trị bệnh nhân, đảm bảo tránh lây lan và hạn chế tối đa tử vong; có kế hoạch bố trí khu cách ly. Nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân, không để lây bệnh cho nhân viên y tế, các bệnh nhân khác trong bệnh viện cũng như lây lan trong cộng đồng. Ngoài ra, Trung tâm truyền thông-giáo dục sức khỏe phối hợp cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh chủ động đưa tin kịp thời về tình hình dịch bệnh để người dân không hoang mang lo lắng và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cục Y tế dự phòng cho biết, đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%). Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh. Người dân nên hạn chế du lịch đến vùng đang có dịch cũng như hạn chế tiếp xúc với người vừa trở về từ vùng dịch. Trong trường hợp phải đến vùng dịch hoặc tiếp xúc với người vừa trở về từ vùng dịch, người dân cần lưu ý đến những thay đổi về sức khỏe cơ thể. Nếu thấy sức khỏe suy giảm và có sốt, có các biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế kiểm tra. Mặt khác, người dân nên giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn chín, uống chín, hạn chế tiếp xúc với các loài vật trung gian có thể chứa vi-rút truyền bệnh như dơi, khỉ.

Bài, ảnh: Phó Đức Thắng

Nhân viên Trung tâm Kiểm dịch quốc tế theo dõi thân nhiệt của hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất qua máy đo tự động.

4

Y HỌC DỰ PHÒNG

Theo thống kê của Trung tâm y tế Dự phòng (TTYTDP) tỉnh, tính tới thời điểm ngày 14/9/2014

số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh là 1.248 ca, so với cùng kỳ 2013 số ca mắc SXH giảm 50%, đặc biệt tại thành phố Vũng Tàu, số ca mắc giảm nhanh, từ tuần 25 đến tuần 36 số ca giảm từ 60% - 80% /tuần. Từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm là thời kỳ cao điểm của dịch SXH với nhiều diễn biến phức tạp. Để chủ động khống chế, ngăn chặn dịch SXH bùng phát trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh và Sở Y tế đặt ra mục tiêu là đưa các hoạt động phòng, chống bệnh SXH đến tận hộ gia đình, tuyên truyền vận động cộng đồng, thực hiện các biện pháp loại trừ lăng quăng với khẩu hiệu hành động là “không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”. Do đó UBND tỉnh và Sở Y tế đã chỉ đạo TTYTDP tỉnh phối hợp, hướng dẫn các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường triển khai các hoạt động diệt lăng quăng trên địa bàn ngay từ đầu năm và duy trì các hoạt động này thường xuyên, liên tục, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao. Các huyện, thành phố huy động các ban, ngành, đoàn thể vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện các hoạt động diệt lăng quăng, phòng chống bệnh SXH. Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền của tỉnh tăng cường công tác truyền thông để nhân dân tích cực diệt lăng quăng, nằm màn, chống muỗi đốt, phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các địa bàn; Tích cực triển khai các biện pháp diệt lăng quăng trong hố ga

thu nước trên các tuyến đường; Tăng cường công tác giám sát, nắm chắc các ổ dịch SXH hiện có và phát sinh, tổ chức phun hóa chất diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao và phun hóa chất xử lý triệt để khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát trên diện rộng. Đặc biệt, thành phố Vũng Tàu là điểm nóng của bệnh SXH trên toàn tỉnh, do đó được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Y tế, UBND thành phố Vũng Tàu, giao cho TTYT, phòng Y tế thành phố Vũng Tàu phối hợp với TTYTDP tỉnh, các cơ quan có liên quan và UBND các phường, xã tổ chức các hoạt động thiết thực phòng, chống SXH. Xử lý ổ dịch triệt

để, kịp thời và không để dịch SXH bùng phát, lan rộng, kéo dài. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực trọng điểm, nhất là nơi có mật độ muỗi SXH cao. Chỉ đạo các Trạm Y tế tham mưu UBND phường, xã xây dựng kế hoạch tổng vệ sinh, diệt lăng quăng định kỳ 01- 02 tuần một lần, duy trì từ tháng 6 đến hết tháng 9 và thông báo cho nhân dân địa phương biết, thực hiện đồng loạt. UBND phường, xã tích cực hưởng ứng các hoạt động nhân ngày ASEAN phòng chống SXH 15/6 và ngày 10/9/2014 đồng loạt ra quân chiến dịch vệ sinh môi trường và diệt lăng quăng phòng, chống SXH; trực tiếp chỉ đạo, kiểm

Các ban ngành tích cực tham giaphòng, chống Sốt xuất huyết

Cán bộ giám sát trực tiếp xử lý dụng cụ chứa nước có nguy cơ sản sinh lăng quăng tại cộng đồng. Ảnh: KHÁNH CHI

5

Y HỌC DỰ PHÒNG

tra và giám sát các khu phố, thôn ấp triển khai các hoạt động phòng, chống SXH; Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể địa phương, các khu phố, thôn ấp tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt việc tổng vệ sinh, diệt lăng quăng tại hộ gia đình, nơi công cộng, tập trung triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt muỗi, diệt lăng quăng đều đặn. Theo đánh giá về công tác diệt lăng quăng trong 03 tháng liên tục đã có hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên, số ca mắc tại thành phố giảm nhanh nhưng chưa bền vững vì còn một số yếu tố khó khăn như: xử lý lăng quăng trong hố ga thu nước tại các tuyến đường, do cấu trúc của hố ga được xây dựng cố định tại các tuyến đường nên không thể xử lý trực tiếp được lăng quăng trong hố ga. Trước tình hình đó, UBND tỉnh, Sở Y tế, chỉ đạo TTYTP tỉnh phối hợp với viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, TTYT thành phố Vũng Tàu tiến hành khảo sát và đáng giá lăng quăng trong hố ga thu nước và tìm ra giải pháp xử lý trong hố ga. Tháng 9/2014, TTYTP tỉnh đã chủ động phối hợp với Viện Pasteur, UBND thành phố Vũng Tàu, TTYT thành phố Vũng Tàu, UBND các phường, Công ty TNHH một thành viên thoát nước và phát triển đô thị (Busadco) tiến hành thả chế phẩm sinh học vào trong hố ga thu nước và hố ga ngăn mùi gây ức chế sự phát triển của lăng quăng tiến hóa thành muỗi, nhằm giảm bớt mật độ côn trùng đến mức thấp nhất, qua đó giảm véc tơ truyền bệnh, giảm sự lây lan bệnh dịch SXH ra diện rộng trong những tháng mùa mưa.

Tuy vậy, do số lượng hố ga trên địa bàn thành phố quá nhiều, để xử lý hết số lượng hố ga phải mất khoảng thời gian một tháng/đợt, vì vậy nguồn nhân lực của ngành Y tế và công ty Busadco gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý và giám sát trong thời gian dài. Trong thời gian tới, cần có sự hỗ trợ của UBND các phường, xã và các ban ngành đoàn về nhân lực, vật lực, để cùng với ngành Y tế chung tay phòng chống SXH, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Lương chính Thiên(TTYTDP)

Sáng ngày 12/9, Đoàn kiểm tra của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Văn phòng tiêm chủng

mở rộng quốc gia và Viện Pasteur TP.HCM do Giáo sư-tiến sĩ Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai chiến dịch tiêm sởi-rubella tại TP.Vũng Tàu.

Báo cáo với đoàn, đại diện lãnh đạo TP. Vũng Tàu cho biết, đến thời điểm này, công tác điều tra số lượng trẻ, chuẩn bị các điều kiện vật tư, cơ sở vật chất, nhân lực chuẩn bị cho chiến dịch tiêm phòng sởi-rubella cho tất cả trẻ từ 1 đến 14 tuổi trên địa bàn TP.Vũng Tàu cơ bản đã hoàn tất. Theo kết quả điều tra, toàn TP.Vũng Tàu hiện có gần 75 ngàn trẻ từ 1 đến 14 tuổi, chiếm 93% so với số trẻ dự kiến ban đầu. Những phường có số trẻ đông gồm: phường 11 với hơn 8.600 trẻ; phường Thắng Nhất với hơn 7.400 trẻ; phường 7 với gần 6.600 trẻ; phường 12 có hơn 6.500 trẻ. Để chuẩn bị cho các điểm tiêm, TP.Vũng Tàu đã bố trí hơn 2.200 nhân viên y tế, cộng tác viên y tế, giáo viên tham gia công tác tại các điểm tiêm phòng. Bên cạnh đó, ban chỉ đạo chiến dịch

TP.Vũng Tàu cũng đã thành lập 4 đoàn kiểm tra, giám sát công việc chuẩn bị trước và trong thời gian diễn ra chiến dịch.

Tại buổi làm việc, giáo sư Đặng Đức Anh đánh giá cao công tác chuẩn bị cho chiến dịch của TP.Vũng Tàu, đồng thời yêu cầu TP.Vũng Tàu đặc biệt chú trọng đến đối tượng dân nhập cư trong công tác vận động người dân đưa con em đến các điểm tiêm, có biện pháp hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực cho các trạm y tế còn thiếu thốn.

Chiến dịch tiêm ngừa sởi-rubella tại TP. Vũng Tàu sẽ bắt đầu từ ngày 15/9 đến ngày 21/9, 17 trạm y tế phường, xã trên địa bàn thành phố sẽ đồng loạt tổ chức tiêm ngừa sởi-rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi ngay tại các trạm; riêng các trạm y tế khó khăn về cơ sở vật chất sẽ bố trí tiêm tại UBND phường. Tiếp đó, ngày 29-9 đến 3-10 sẽ tổ chức tiêm cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi đang học tại các trường tiểu học trên địa bàn. Ngày 6/10 đến 10/10 tổ chức tiêm cho trẻ từ 11 đến 14 tuổi đang học tại trường THCS trên địa bàn TP. Vũng Tàu.

Yên châu

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh Trưởng đoàn giám sát Bộ Y tế kiểm tra tiêm chủng tại phường 12 TP. Vũng Tàu.

Bộ Y tế, Viện Pasteur TP. HCM kiểm tra công tác chuẩn bị cho chiến dịch tiêm ngừa Sởi - Rubella của TP. Vũng Tàu

6

Y HỌC DỰ PHÒNG

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, tại các điểm tiêm ngừa đông đảo phụ huynh đã đưa trẻ

đi tiêm trước và đúng giờ tiêm. Mặc dù các điểm tiêm đều khá đông phụ huynh chờ đợi đến lượt tiêm nhưng không có cảnh chen lấn hay phải chờ đợi lâu, nhờ có quy trình khoa học, hợp lý, bao gồm khu lấy số (thứ tự), khu chờ tới lượt tiêm, bàn khám tư vấn trước tiêm, bàn tiêm và khu vực chờ 30 phút sau tiêm.

Chị Nguyễn Thị Thùy Vinh- phường 7, Thành phố Vũng Tàu cho biết: “Tôi đưa con đi tiêm lúc 8h sáng. Đến nơi được bố trí chỗ gửi xe thuận lợi, có bàn hướng dẫn rõ ràng. Đợi khoảng 10 phút thì được nhân viên y tế gọi tên cho cháu vào khám, sau đó thì tiêm, tiêm xong được hướng dẫn vào phòng ngồi xem tivi để theo dõi phản ứng phụ của cháu. Tôi thấy dù các cháu đi tiêm đông nhưng sắp xếp hợp lý, khoa học nên cũng không vất vả gì lại còn an tâm nữa”.

Tại các phường có số lượng trẻ trong độ tuổi tiêm phòng Sởi-Rubella đông như phường 7, phường 11, 12,... lực lượng y tế, cộng tác viên y tế và lực lượng đảm bảo ANTT được Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm phòng sởi- rubella các phường huy động tối đa. Trước đó, tại các điểm tiêm, ngoài việc tập huấn các quy trình chuyên môn, chuẩn bị

Thành phố Vũng Tàu khởi động chiến dịchtiêm ngừa Sởi - RubellaLà một trong 4 địa phương trong cả nước được Bộ Y tế chon triên khai thí điêm tiêm ngừa vắc xin Sởi - Rubella, sang 15/9, cac trạm y tế trên địa bàn TP. Vũng Tàu đồng loạt tiến hành tiêm ngừa sởi-rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi (đợt 1), mở màn chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella miễn phí cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi trên toàn tỉnh.

cơ sở vật chất, còn tập trung rà soát lại đối tượng để không bỏ sót những trẻ trong độ tuổi; đồng thời chuẩn bị lực lượng, vắc-xin, vật tư tiêm chủng để tổ chức tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm.

Bà Trần Thị Lệ Thu - Trưởng trạm y tế phường 7 nhận định: “Tôi làm công tác Y tế đã 30 năm, tham gia nhiều chiến dịch tiêm ngừa cho trẻ, nhưng đây là chiến dịch theo tôi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khoa học nhất, cán bộ làm chuyên môn và các bộ phận liên quan

được tập huấn kỹ càng, BCĐ chiến dịch tiêm ngừa của phường cũng vào chỉ đạo rất quyết liệt, có sự phối hợp tốt giữa các ban ngành với trạm Y tế…”.

Để phục vụ cho các điểm tiêm, TP.Vũng Tàu đã bố trí 136 nhân viên y tế. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát và bố trí đội cấp cứu lưu động xử lý các phản ứng phụ sau tiêm cũng đã được Sở Y tế và TTYT bố trí sẵn sàng.

Bà Phú Thị Ngân - Phó chủ tịch UBND phường 11, Thành phố Vũng Tàu cho biết: “Với trách nhiệm của địa phương, chúng tôi hỗ trợ hết mình cho chiến dịch như chuẩn bị bạt che, ghế ngồi tại điểm tiêm; bố trí lực lượng công an phường, dân quân lo về an ninh, trật tự cũng như trông giữ xe cho người dân trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch”.

Ông Hà Văn Thanh - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh BR -VT cũng cho biết: “Để đảm bảo công tác chuyên môn, chúng tôi đã tổ chức tập

Việc triên khai chiến dịch tiêm ngừa vắc xin Sởi- rubella nhằm thưc hiện mục tiêu hướng tới loại trừ bệnh sởi và

phòng hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ em. Theo Luât Phòng, chống cac bệnh truyền nhiễm, việc tiêm vắc-xin sởi-rubella là bắt buộc. Hiệu quả bảo vệ cua vắc-xin này đạt hơn 90% và có miễn dịch sau tiêm kéo dài suốt đời và có độ an toàn cao. Vì vây, phụ huynh nên đưa con em đến tiêm ngừa đây đu.

Khám, tư vấn trước tiêm tại trạm y tế phường 7, TP. Vũng Tàu. Ảnh: KHÁNH CHI

7

Y HỌC DỰ PHÒNG

huấn cho tất cả cán bộ Y tế trực tiếp làm chuyên môn, các bộ phận liên quan từ tuyến tỉnh đến các xã, phường về công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng và những vấn đề liên quan. Vấn đề hậu cần được chuẩn bị chu đáo, trong đó đặc biệt là vắc xin và bơm kim tiêm cũng như các vật tư khác phục vụ cho tiêm chủng đã được Bộ Y tế và Viện Pasteur TPHCM cung ứng đầy đủ. Ngoài ra chúng tôi còn phân công 2 bệnh viện tuyến tỉnh, các TTYT hỗ trợ cho các điểm tiêm trong vấn đề xử lý các phản ứng phụ sau tiêm. Cung cấp số điện thoại thường trực cho người dân biết để liên hệ khi cần. Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch Sở Y tế cũng đã thành lập 4 đoàn giám sát các địa phương… Đến nay mọi công đoạn đã được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo và trong ngày đầu tiên ra quân chiến dịch mọi thứ đều diễn ra thuận lợi, an toàn”.

Theo kế hoạch của Sở Y tế, chiến dịch tiêm ngừa sởi-rubella đợt 1 tại TP Vũng Tàu diễn ra từ 15 - 21/9, toàn TP.Vũng Tàu sẽ có khoảng hơn 30.700 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm trong đợt này. Thời gian tiêm, buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 14 đến 17 giờ. Sau đợt tiêm đầu tiên, ban chỉ đạo chiến dịch sẽ họp, đánh giá và rút kinh nghiệm cho đợt 2 diễn ra từ 29/9 đến 3/10 tiêm cho đối

tượng học sinh tiểu học và đợt 3 từ tháng 6 – 10/10/2014 tiêm cho đối tượng là học sinh THCS. Kết thúc chiến dịch tại Tp. Vũng Tàu, BCĐ, SYT sẽ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và triển khai chiến dịch đồng loạt trên địa bàn toàn tỉnh vào sáng 13/10/2014.

Theo ghi nhận của nhóm Phóng viên T4g

Ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn tiến hành giám sát chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella tại

Tp. Vũng Tàu. Tham dự còn có các đoàn của Sở Y tế 20 tỉnh thành phía Nam.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh BR - VT, đợt 1 tiêm ngừa sởi-rubella tại TP Vũng Tàu kéo dài từ ngày 15/9 đến ngày 21/9. Tính đến 17h00 ngày 15/9 tại 17 điểm tiêm chủng với 34 đội tiêm đã tiêm được cho 4.116 cháu độ tuổi dưới 5 tuổi/ 5000 cháu dự kiến tiêm (đạt 82,3%). Trong ngày đầu tiên triển khai không có trường hợp tai biến nào xảy ra.

Qua giám sát trực tiếp tại các phường, đoàn đánh giá các bàn tiêm thực hiện đầy đủ quy trình an toàn tiêm chủng như: tư vấn, khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng. Ủy ban nhân

dân thành phố Vũng Tàu đã thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin MR kịp thời, nhanh chóng và có dự tính hành động chi tiết. Vì đặc thù là thành phố du lịch, dân cư luôn biến động, Trung tâm Y tế thành phố đã chỉ đạo y tế các xã, phường phối hợp với cán bộ công an địa bàn tổ chức điều tra lập danh sách tiêm. Nhiều đối tượng là các cháu vãng lai, các cháu chưa có hộ khẩu trên địa bàn, các cháu trong các nhà tình thương, trong các chùa, một số cháu tại các khu chung cư đã được bổ sung nên danh sách đối tượng các cháu trong độ tuổi tiêm ngày một tăng so với điều tra ban đầu. Chiến dịch có sự phối hợp đồng bộ, tích cực các ban ngành đoàn thể như: Văn hóa thông tin, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, lực lượng công an… dưới dự điều hành quyết liệt của chính quyền địa phương. Công tác truyền thông đã triển khai nhiều hình thức để vận động toàn thể nhân dân hưởng ứng đưa trẻ đi tiêm vắc xin MR đầy đủ trong thời gian chiến dịch.

Bs. Nguyễn Văn Thái - PGĐ Sở Y tế đã ghi nhận, tiếp thu những nhận xét, đánh giá, những ý kiến đóng góp của Đoàn giám sát. Đồng thời triển khai các biện pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện chiến dịch, đặc biệt đối với trẻ chưa tiêm, thành phố sẽ tổ chức tiêm vét đầy đủ, đảm bảo đạt trên 95% theo chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

Xuân Lê

Họp đánh giá rút kinh nghiệm sau giám sát. Ảnh: THẾ PHI

Tiêm vắc xin cho trẻ.

Bộ Y tế giám sát chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella tại thành phố vũng Tàu

8

Y HỌC ĐIỀU TRỊ

Nhồi máu cơ tim là gì?Quả tim chúng ta giống như một cái

bơm, có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể và được nuôi dưỡng bằng một hệ mạch máu gọi là hệ mạch vành. Khi mạch vành bị tắc sẽ làm ngưng trệ dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim, tim không được cung cấp máu sẽ dẫn đến hoại tử gây tử vong (nhồi máu cơ tim).

Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim:

Có 2 nguyên nhân chính gây tắc mạch vành: Mảng xơ vữa và cục máu đông. Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường có sự kết hợp cả 2 yếu tố này : Khi mỡ lắng xuống xung quanh thành mạch chúng tạo ra những mảng xơ vữa, theo thời gian khối mỡ này dày lên, làm cho lòng mạch hẹp lại gây cản trở dòng máu lưu thông. Kết hợp với cục máu đông sẽ dẫn đến tắc hoàn toàn mạch vành và nhồi máu cơ tim xảy ra.

Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim:

Tăng huyết áp, Béo phì, Đái tháo đường, Hút thuốc lá.

Các yếu tố thuận lợi để thúc đẩy đến một cơn nhồi máu cơ tim thường không biết chính xác. Nó có thể xảy ra vào những thời điểm sau:

Khi đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ; Sau khi tăng đột ngôt hoạt động thể lực; Khi hoạt động ngoài trời lạnh; Sau một căng thẳng tâm lý hoặc bệnh nặng. Nhồi máu cơ tim nặng có thể gây sốc tim, là tình trạng khẩn cấp, có thể đe dọa tính mạng vì toàn bộ cơ thể bị thiếu máu nuôi.

Triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim:

- Đau ngực: là triệu chứng thường gặp nhất. Bạn có thể có cảm giác đau nhói ngực vùng trước tim, lan ra vai, tay, lên cổ, răng, hàm hoặc lan sau lưng. Đôi khi, bạn chỉ có cảm giác nặng ngực như ai bóp chặt quanh ngực. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng.

- Cảm giác đau có thể chỉ là cảm giác ăn không tiêu, đau thượng vị (làm lầm với đau bao tử nên dễ bị bỏ sót).

- Các triệu chứng khác bao gồm: lo lắng, ho, mệt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, hồi hộp, thở dốc, đổ mồ hôi.

- Một số người (đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân đái tháo đường,

phụ nữ) có thể chỉ đau ngực nhẹ hoặc không đau, hoặc có những triệu chứng không thường gặp như thở dốc, mệt.

- Nhồi máu cơ tim yên lặng là cơn nhồi máu không có triệu chứng.

Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim:

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên:Có hai nhân tố gây nên nguy cơ

bệnh mạch vành mà không hề có triệu chứng ở giai đoạn đầu là mỡ trong máu cao và tăng huyết áp. Nhiều người có nguy cơ tiềm ẩn này nhưng vẫn có thể sống bình thường mà không thấy có triệu chứng nào cả. Do đó, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn để phát hiện những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khi nó còn chưa gây ra bệnh lý nguy hiểm. Từ đó, chúng ta có thể khống chế để giảm thấp nhất nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Lý tưởng nhất là mọi người nên kiểm tra cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (cholesterol xấu) và cholesterol HDL (cholesterol tốt) từ

nhồi máu cơ tim và cách phòng ngừaHiện nay nhồi mau cơ tim đã qua quen thuộc với xã hội chung ta, một căn bệnh nguy hiêm và đe doa tính mạng nhiều người hiện nay. Biết rõ thêm về bệnh là việc cân thiết giup chung ta phòng tranh cũng như điều trị bệnh tốt hơn.

9

độ tuổi 20. Nếu cholesterol toàn phần dưới 200mg/dl và cholesterol HDL trên 35mg/dl, nên kiểm tra lại máu sau 5 năm. Những người có nồng độ cholesterol toàn phần cao nên kiểm tra thường xuyên hơn. Huyết áp cũng nên kiểm tra thường kỳ 2 năm/lần. Bởi nhiều lúc huyết áp tăng lên mà chúng ta không biết được.

Kiểm tra sức khỏe thường kỳ rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình nhiều người bị nhồi máu cơ tim.

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ:Các nghiên cứu cho thấy khi thay

đổi lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân bệnh mạch vành sẽ có cuộc sống lâu dài hơn. Đi khám sức khỏe định kỳ vẫn chưa đủ. Một số thay đổi sau có thể giúp bạn có trái tim mạnh khỏe hơn:

Không hút thuốc láNếu bạn chưa hút thuốc lá thì đừng

nên bắt đầu thử. Tránh hút thuốc lá là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý đe dọa khác.

Giữ cân nặng ở mức độ thích hợpTăng cân sẽ kéo theo tăng

hàm lượng cholesterol trong máu, triglycerid, huyết áp tăng và dễ bị đái tháo đường, hàm lượng HDL trong máu giảm. Vì vậy, rất quan trọng khi giữ cân nặng của bạn ở mức tốt nhất. Nếu bạn đang bị quá cân, hãy có chương trình giảm cân để có trái tim khỏe mạnh, tránh được bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Ăn thức ăn ít chất béoMỡ trong máu thường có xu hướng

tăng lên khi tuổi của bạn càng cao. Chế độ ăn ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp sẽ giúp bạn ngăn cản quá trình này. Chế độ ăn sau có thể ngăn ngừa được nhồi máu cơ tim.

- Khống chế loại thức ăn và lượng thức ăn bạn ăn hằng ngày.

- Không nên ăn nhiều thịt, cá và thịt gia cầm trong 1 ngày.

- Cố gắng ăn nhiều hơn các thức ăn như rau, cơm, mì, đậu. Chỉ ăn kèm với số lượng nhỏ thịt, cá hoặc thịt gia cầm.

- Chỉ 5 - 8 thìa cà phê dầu hoặc mỡ dùng để chế biến thức ăn trong 1 ngày.

- Cố gắng chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo như luộc, chần, hạn chế dùng đồ rán.

- Không nên ăn phủ tạng động vật như gan, não, thận, tim...

- Ăn nhiều rau, quả.Tập thể dục đều đặnTập thể dục đều đặn có thể giúp

bảo vệ bạn trước bệnh nhồi máu cơ tim. Bất cứ hình thức thể dục nào cũng cần thiết và nên duy trì. Cố gắng tập thể dục 3 - 4 lần/tuần, mỗi lần 30 - 60 phút.

Lý tưởng nhất là bạn tập với tần số của tim khoảng 50 - 70% mức gắng sức tối đa của bạn. Mức tối đa này được tính đơn giản là 210 trừ đi tuổi của bạn. Các môn thể thao tốt nhất là chạy, bơi, đạp xe và đi bộ. Trước khi tập luyện, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn, đặc biệt khi bạn đã vào tuổi trung niên hoặc đã lớn tuổi và có bệnh tim hoặc một bệnh lý nào đó.

Tránh căng thẳng:Căng thẳng có thể làm hại tim

hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bạn, hãy làm gì đó để tránh điều này. Hãy thư giãn một chút trong giờ làm

việc, vào ban đêm và trong những ngày nghỉ.

Hạn chế rượu, bia:Một số nghiên cứu cho thấy dùng

rượu với mức độ vừa phải (1 - 2 cốc/ngày) có thể giúp bảo vệ quả tim của bạn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn, điều này sẽ làm hại đến cơ thể. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng cân nặng, tăng triglycerid máu và có thể gây rối loạn nhịp tim. Nếu bạn không uống thì không nên thử. Nếu bạn đang uống, thì nên hạn chế và nên bỏ rượu nếu bạn chú ý đến những tác dụng phụ của nó (suy gan, bệnh cơ tim do rượu, tai nạn khi điều khiển xe cộ...).

Với phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có thể sử dụng nhiều năm mà không có tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra y tế thường xuyên. Hằng năm, bạn nên kiểm tra huyết áp, triglycerid và đường máu.

Ths.BS. TRần Thanh ĐạTBệnh Viện Đa Khoa Bà Rịa

Tài liệu tham khảo: Hội Tim Mạch Học Việt Nam

Đo điện tim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bà Rịa. Ảnh: MINH HIẾU

Y HỌC ĐIỀU TRỊ

10

Ngày 28/8/2014 khoa Ngoại bệnh viện Lê Lợi tiếp nhận trường hợp bệnh nhân: Nguyễn Vũ Tr,

nam, 19 tuổi được khoa cấp cứu chuyển lên với chẩn đoán: theo dõi thủng tạng rỗng.

Bệnh sử: Theo người nhà khai, bệnh nhân đau bụng ngày thứ ba (bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ nên không khai thác được bệnh sử), đau không rõ ràng, ói 2-3 lần, không đi cầu; đã được dùng thuốc ngày hôm trước ở TTYT Tân Thành (không rõ loại vì không mang theo toa), nhưng tình trạng bệnh không được cải thiện và được chuyển về bệnh viện Lê Lợi.

Bệnh nhân cao 1,68m, nặng 55kg, da niêm hồng, M: 80l/ph; HA: 120/80; To: 37,5oc; Nhịp thở: 24l/ph; không hạch ngoại vi. Bệnh nhân tiếp xúc chậm, chỉ nói được một số từ, không nói được thành câu.

Khám: Bụng mềm, xẹp, không có phản ứng thành bụng. Ấn không có điểm đau rõ ràng, gõ vang vùng gan. Nhu động ruột tăng, dấu óc ách dạ dày (+)

Xét nghiệm: Bc: 10.9K/ul; NEU: 8.26K/ul; Nhóm máu: “B”; Còn các xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường.

X-quang ổ bụng: (xem hình 1)Bệnh nhân được chẩn đoán: Td

bệnh lý bẩm sinh đường tiêu hóa (Hội chứng Chilaiditi)

Được đặt sond dạ dày (dịch dạ dày: 1200ml); truyền dịch, kháng sinh.

Ngày 29/8: Buổi sáng bệnh nhân hết đau, tự rút sond dạ dày, ăn cháo. Được tiếp tục truyền dịch và kháng sinh.

Đến 15 giờ bệnh nhân đau hơn, bụng chướng nhẹ. Mạch huyết áp ổn định,

X-quang dạ dày lần thứ 2: (xem hình 2)

Bệnh nhân được đặt lại sond dạ dày, bơm cầu. Dịch dạ dày # 200ml, bệnh nhân đi cầu được.

Sau đó bệnh nhân ổn định dần Ngày 3/9/2014 bệnh nhân được

xuất viện (sau 7 ngày điều trị và theo dõi)

Chẩn đoán xuất viện: Hội chứng Chilaiditi

Và phim x-quang kiểm tra trước khi xuất viện: (xem hình 3)

Bàn luận: Dấu hiệu Chilaiditi là một dấu hiệu hiếm gặp trên phim x-quang, chỉ chiếm tỷ lệ: 0,025-0,028% trong dân số. Được bác sĩ x quang Demetrius Chilaiditi người Hy Lạp, mô tả 3 trường hợp đầu tiên vào năm

1910 tại Viên (Áo). Đây là tình trạng đại tràng (thường là đại tràng ngang) chui vào giữa gan và vòm hoành phải, thường bệnh nhân không có triệu chứng gì.

Nguyên nhân của tình trạng này chưa được biết một cách rõ ràng, nhưng thường xảy ra ở những bệnh nhân bất thường về cơ hoành, gan, đại tràng, ruột non, cổ trướng, béo phì, thiểu năng trí tuệ… Nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới (tỷ lệ 4/1) và thường xảy ra ở người lớn tuổi.

Hội chứng Chilaiditi khi bệnh nhân có đau bụng, đầy hơi, nôn ói, tiêu khó, thay đổi thói quen ruột cũng như nhiều biểu hiện bất thường như đau phía dưới xương ức, rối loạn nhịp tim, khó thở và suy hô hấp và trên phim X-quang có dấu hiệu Chilaiditi.

Điều trị hội chứng Chilaiditi thường chỉ điều trị nội khoa, tuy nhiên cần theo dõi các dấu hiệu tắc ruột non, hoặc xoắn đại tràng.

Hình ảnh hơi dưới hoành phải rất dễ nhầm lẫn, đặc biệt khi đi kèm với các bệnh cảnh khác: Nhầm lẫn với thoát vị hoành trên bệnh nhân chấn thương, với thủng tạng rỗng và với tắc ruột do xoắn.

BS. nguYễn Phi ngọBệnh viện Lê Lợi

Hội chứng chilaiditi: một bệnh lý hiếm gặp và dễ nhầm lẫn trên lâm sàng

Hình3.Hình 2.Hình 1.

Y HỌC ĐIỀU TRỊ

11

Thông tin thuốc có chứa Domperidone, Diacerein và metoclopramide

Ngày 11/9/2014, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 2091/SYT-NVD về việc cung cấp thông tin liên quan thuốc có chứa Domperidone, Diacerein và Metoclopramide.

Theo đó, Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh, phòng y tế huyện, thành phố và các doanh nghiệp kinh doanh thuốc có trách nhiệm phổ biến nội dung thông tin của thuốc có chứa Domperidone, Diacerein và Metoclopramide cho các nhân viên y tế, các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.

Cập nhật thông tin liên quan đến tính an toàn, phản ứng có hại đối với các thuốc nêu trên được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược theo địa chỉ http://www.dav.gov.vn.

minh Đăng

vừa qua, cục quản lý Dược đã ra thông báo đình chỉ lưu hành đối với những mặt hàng thuốc sau:

tên thuốc và đặc điểm kỹ thuật nguồn gốc, xuất xứ Lý do biện pháp xử lý

- Thuốc nước Phong tê cốt thống thủy - Số đăng ký: V1339-H12-10 - Lô sản xuất: 01-06-13 - Hạn dùng: 06/2015

- Cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm YHCT An Tiên. Thuốc không đạt yêu cầu về tỷ trọng và độ nhiễm khuẩn.

Thu hồi

- Thuốc viên nang Marathone - Số đăng ký: V1431-H12-10- Lô sản xuất: 0413- Hạn dùng: 06/12/2015

- Công ty cổ phần Dược phẩm TW3 sản xuất. - Thuốc không đạt yêu cầu về mất khối lượng do làm khô.

Thu hồi

- Viên nén Umed-Etham 400- Số đăng ký: VN-15196-12

- Công ty đăng ký: Amoli Enterprises Ltd- Nhà sản xuất: Umedica Laboratories Pvt., Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

- Thuốc dung dịch tiêm Linmycine 600mg/2ml

- Số đăng ký: VN-14891-12

- Công ty đăng ký: Amoli Enterprises Ltd- Nhà sản xuất: Umedica Laboratories Pvt., Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

- Thuốc viên nén bao phim Ciprofloxacin Tablets USP 500mg

- Số đăng ký: VN-8882-04

- Công ty đăng ký: Amoli Enterprises Ltd- Nhà sản xuất: Umedica Laboratories Pvt., Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

- Thuốc viên nang cứng Max-Rifa 300- Số đăng ký: VN-2098-06

- Công ty đăng ký: Amoli Enterprises Ltd- Nhà sản xuất: Umedica Laboratories Pvt., Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

- Thuốc viên nang cứng Umexim-100- Số đăng ký: VN-3362-07

- Công ty đăng ký: Amoli Enterprises Ltd- Nhà sản xuất: Umedica Laboratories Pvt., Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

- Thuốc bột pha tiêm Furomarksans 750- Số đăng ký VN-9280-09

- Công ty đăng ký và nhà sản xuất: Marksans Pharma Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

- Thuốc viên nén bao phim C-Marksans 200- Số đăng ký: VN-5496-10

- Công ty đăng ký và nhà sản xuất: Marksans Pharma Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

- Thuốc bột pha hỗn dịch uống Markime 50 DS

- Số đăng ký: VN-5503-10

- Công ty đăng ký và nhà sản xuất: Marksans Pharma Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

- Thuốc viên nén Loramark- Số đăng ký: VN-11174-10

- Công ty đăng ký và nhà sản xuất: Marksans Pharma Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

- Thuốc dung dịch tiêm Ferromark- Số đăng ký: VN-14251-11

- Công ty đăng ký và nhà sản xuất: Marksans Pharma Ltd

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Rút số đăng ký

ngọc TRần

12

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng những phương pháp điều trị của YHCT có tác dụng rất tốt

trong điều trị di chứng vận động đối với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não (TBMMN). Trong YHCT không có bệnh danh TBMMN mà thường gặp trong rất nhiều chứng trạng của YHCT. Theo YHCT, những triệu chứng thường gặp trong TBMMN như:

-Đột ngột té ngã, hôn mê: xếp vào chứng Thiên phong, trúng phong.

-Hoa mắt, chóng mặt: xếp vào chứng Huyễn vựng.

-Liệt ½ người, liệt mặt: xếp vào chứng Nuy.

-Tê tay chân: xếp vào chứng Ma mộc.

Nguyên nhân của bệnh lý này theo YHCT:

-Do ngoại nhân chủ yếu là phát hóa nhiệt và sinh phong.

-Do thất tình (nội nhân) như giận, lo sợ, gây tổn thương 3 tạng Tỳ, Can, Thận.

-Do mắc bệnh lâu ngày(nội thương) làm cơ thể suy yếu, thận âm, thận dương suy, thận âm suy hư hỏa bốc lên, thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

-Do yếu tố di truyền hoặc do dị dạng bẩm sinh (tiên thiên bất túc).

-Do ăn uống không đúng cách sinh đàm thấp làm tắc trở kinh lạc.

-Do chấn thương gây huyết ứ tắc, kinh lạc không thông.

Bệnh cảnh lâm sàng theo YHCT:

Trong đợt TBMMN:Trúng lạc: bệnh nhân đột ngột ghi

nhận da tê dại kèm các chứng đầu váng, hoa mắt. Triệu chứng này có thể thoáng qua rồi biến mất hoặc kéo dài.

Trúng kinh: người bệnh không mê man, có thể lơ mơ, liệt ½ người, nói năng không trôi chảy, rêu trắng dày, mạch huyền hoạt.

Trúng phong tạng phủ: Bệnh nhân mê man xuất hiện cả chứng liệt ½ người, miệng mắt méo lệch, nói năng ú ớ hoặc nói không được, đại tiểu tiện không biết hoặc bí kết.

Giai đoạn sau TBMMN- di chứng của TBMMN:

Triệu chứng theo YHCT trong giai đoạn này chủ yếu gồm các chứng cân nuy và cốt nuy, kiện vong:

Thể Can thận âm hư: sắc mặt sạm, mặt má ửng hồng, răng khô, móng khô, gân gồng cứng co rút, đau lưng, tiểu đêm, ngủ kém, nóng trong người, lưỡi đỏ, mạch trầm sác vô lực.

Thể Thận âm dương lưỡng hư: sắc mặt tái xanh hoặc đen sạm, răng khô, móng khô, gân gồng cứng co rút, đau lưng , tiểu đêm, ngủ kém, sợ lạnh, lưỡi nhợt bệu, mạch trầm nhược.

Thể đờm thấp: người béo, thừa cân, lưỡi dày to, nặng đầu, nặng các chi. mạch hoạt.

Chăm sóc và điều trị: Điều trị bằng YHCT bao gồm 02 phương pháp chính là điều trị dùng thuốc YHCT và điều trị không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt,…

Điều trị bằng thuốc YHCT: Thể can thận âm hư:Pháp trị: Tư âm tiềm dương, bình

can tức phong, bổ can thận, liễm hãn, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc.

Bài thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm gồm: Thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 08g, đơn bì 12g, phục linh 12g, trạch tả 06g, đương quy 12g, bạch thược 08g.

Châm cứu huyệt: thận du, phục lưu, tam âm giao, can du, thái xung. Gia giảm thần môn, nội quan, bách hội, a thị huyệt.

Thể thận âm dương lưỡng hư:Pháp trị: Ôn bổ Thận dương, dưỡng

âm, khu phong, bình can, thanh nhiệt, liễm hãn, thông kinh hoạt lạc.

Bài thuốc: Thận khí hoàn gồm: Bạch linh 120g, thục địa 320g, sơn thù 160g, đơn bì 120g, quế chi 40g, trạch tả 120g, phụ tử 40g, sơn dược 160g.

Đông y điều trị di chứngtai biến mạch máu não

13

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Châm cứu: ôn châm thái dương, bách hội, đầu duy, phong trì, thái xung, quang minh, can du, thận du, tam âm giao, thái khê, phi dương, mệnh môn, trung cực, quan nguyên, khí hải.

Thể đàm thấp:Pháp trị: Trừ đàm thông lạc hoạt lạc, kiện tỳ thanh

nhiệt trừ thấp, bổ can thận, khu phong, tiêu đàmBài thuốc: Nhị trần thang gia giảm gồm: Bạch truật

40g, cam thảo 04g, phục linh 12g, bán hạ 12g, nhân sâm 04g, trần bì 04g.

Phục hồi di chứng vận động tâm thần:Pháp trị: Bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông lạc, bổ can

thận, tư âm tiềm dương, khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp.Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm gồm:

hoàng kỳ 40g, hồng hoa 07g, đào nhân 06g, xuyên khung 07g, địa long 07g, xích thược 06g, đương quy 08g. (Không nên dùng dài ngày).

Châm cứu: Điều trị bằng châm cứu: gồm hai phương pháp: đầu châm và thể châm.

-Đầu châm: vùng vận động (nếu chỉ có liệt) và cảm giác (nếu có kèm rối loạn cảm giác) bên đối diện. Phương pháp này sử dụng sớm trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ khi bị tai biến (thường không quá 1 năm).

-Thể châm: +Châm cổ điển: thường sử dụng các huyệt trên các kinh dương minh ở tay và chân bên liệt, phối hợp các huyệt kinh điển phục hồi liệt như dương lăng tuyền. Thường phối hợp với điện châm.

+Châm cải tiến: trước tiên cần xác định loại cơ nào hiện đang yếu liệt, từ việc xác định loại cơ nào đang yếu liệt mà quyết định chọn huyệt, các huyệt được chọn có đặc điểm nằm trên đường kinh ở vùng bị bệnh, ở hai đầu bám tận của cơ (để có thể kích thích cơ tốt hơn).

+Mãng châm là hình thức kết hợp giữa trường châm và cự châm cổ điển trong thiên cửu châm (sách linh khu). Kỹ thuật mãng châm là kỹ thuật dùng kim to, kim dài châm xuyên từ huyệt vị này sang huyệt vị kia trên cùng một đường kinh hoặc trên hai đường kinh khác nhau.

Mãng châm có tác động lên hệ thống kinh lạc bị bệnh, có tác dụng lưu thông khí huyết mạnh, cân bằng âm dương giữa biểu và lý, giữa kinh âm và kinh dương, giữa nhiều huyệt cùng một lúc giúp cho sự phục hồi vận động của bệnh nhân tốt hơn.

BS. nguYễn TRường SơnBV. Lê Lợi

tÔi LÀ truYỀn thÔng Viên

SỞ

Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ của con người. Tuy nhiên, để sự phát triển được hoàn

thiện, cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật…thì cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý; hợp lý đối với từng lứa tuổi, đối tượng; hợp lý trong khẩu phần ăn; hợp lý trong tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn; hợp lý trong chế biến, bảo quản thức ăn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hưởng ứng tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” (16-23/10/2014), với chủ đề: “Phát triển kinh tế VAC giúp cải thiện chất lượng bữa ăn và nâng cao chất lượng cuộc sống” chúng tôi xin giới thiệu 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý do Bộ Y tế ban hành để mọi người, mọi nhà cùng thực hiện, góp phần đảm bảo đủ dinh dưỡng và dinh dưỡng hợp lý trong từng bữa ăn, phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần, bảo vệ và tăng cường sức khỏe.

1. Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: Chất bột, chất đạm, chất béo, Vitamin và muối khoáng:

Trong khẩu phần ăn phải luôn đảm bảo được 4 nhóm thực phẩm chính: chất tinh bột (cháo, cơm, bún, bánh phở, ngô, khoai…); chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu hũ…); chất béo (trong mỡ động vật, như: mỡ heo, mỡ gà; trong dầu thực vật, như: dầu đậu nành, dầu mè…); và chất khoáng, vi-ta-min có nhiều trong rau, củ, quả các loại. Trong một bữa ăn, mỗi nhóm chất chúng ta mua một loại thực phẩm và bữa sau lại thay thực phẩm khác. Như vậy sẽ đầy đủ dinh dưỡng và ăn luôn ngon miệng.

2. Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ:

Chất đạm có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển. Chất đạm từ nguồn động vật có: thịt, cá, trứng, tôm, cua…; từ nguồn thực vật có: đậu hũ, các loại đậu (đỗ) như: đậu Hà Lan…Trong khẩu phần ăn cần chú trọng tới chất đạm. Tuy nhiên, phải cân đối giữa chất đạm nguồn động vật và thực vật. Không nên chỉ chú ý đến chất đạm có trong động vật, mà cần phối hợp cả đạm từ thực vật. Mặt khác, về đạm động vật, nên chọn ưu tiên mua tôm, cua, cá sẽ nhiều ưu điểm hơn thịt gia súc, gia cầm.

3. Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng, lạc:

Trong khẩu phần ăn, chất béo nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Hiện nay nhiều người lại tẩy chay mỡ động vật mà chỉ mua dầu thực vật, như vậy cũng không tốt, cần ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, tuy nhiên nên hạn chế mỡ động vật, nên ăn vừng, lạc (mè, đậu phộng)

4.Nên sử dụng muối Iôt, không ăn mặn:Thực tế phần nhiều mọi người có xu hướng ăn

10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý

Châm cứu cho bệnh nhân tại Khoa Đông y - bệnh viện Lê Lợi.

14

cạnh trách nhiệm, lương tâm của các nhà sản xuất, kinh doanh; trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, người tiêu dùng cần phải là người tiêu dùng thông thái, biết chọn mua thực phẩm an toàn, đặt niềm tin vào các địa chỉ tin cậy, nói không với các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Cần chú ý sử dụng nước sạch để chế biến thức ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi từ lựa chọn, chế biến, sử dụng và bảo quản thực phẩm.

7. Uống đủ nước sạch hằng ngày:

Một người lớn trung bình một ngày cần uống khoảng 2 lít nước. Tuy vậy, phải uống nước chín, không nên uống nước đá mất vệ sinh.

8. Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú đến24 tháng:

Sữa mẹ là thức ăn, nước uống tốt nhất của trẻ. Sữa non giàu dinh dưỡng,

phù hợp với trẻ sơ sinh, lại có kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật…Vậy nên cần cho trẻ bú sớm ngay sau sinh và cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, phải kết hợp cho trẻ ăn sam (ăn dặm). Các bà mẹ nên có sự tư vấn, hướng dẫn của các cộng tác viên dinh dưỡng, cán bộ y tế về thực hành dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Không nên cai sữa sớm mà nên tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi.

9. Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm sữa phù hợp với từng lứa tuổi:

Sữa luôn là vấn đề được hầu hết các gia đình và xã hội rất quan tâm. Cần chú ý mua loại sữa phù hợp với từng nhóm lứa tuổi, nhóm bệnh tật. Sữa đảm bảo chất lượng, phù hợp với lứa tuổi là tốt nhất, không cứ là sữa nội hay ngoại, mắc tiền hay rẻ tiền.

10. Tăng cường hoạt động thể lực; duy trì cân nặng ở mức hợp lý; không hút thuốc lá; hạn chế rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt:

Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Hút thuốc lá có thể gây nên nhiều loại bệnh ung thư đã được chứng minh, nhất là ung thư phổi. Tác hại của bia, rượu đối với sức khỏe đã được cảnh báo từ lâu, nhất là đối với gan, tim mạch, thần kinh… vì vậy không nên hút thuốc lá, thuốc lào, nên hạn chế uống bia, rượu. Đồ ngọt, nước có ga cũng được khuyến cáo là nên hạn chế, phòng ngừa nhóm bệnh béo phì, tiểu đường, răng miệng…

Mọi người nên chú ý duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, cần có lối sống lành mạnh, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, thể dục, thể thao đều đặn, phù hợp với lứa tuổi, vì “thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ”.

T.T.v

mặn, mà ăn mặn thì không tốt, nhất là nguy cơ về các bệnh tim mạch, thận…Vậy nên cần rèn thói quen không ăn mặn sẽ tốt cho sức khỏe. Mặt khác, I ốt có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển, nhất là trẻ em. Thiếu I ốt sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề như: trẻ đần độn, kém phát triển; phụ nữ mang thai có thể sảy thai, đẻ non; nhiều người bị bệnh bướu cổ do thiếu I ốt. Vì vậy, mọi người, mọi nhà nên sử dụng muối I ốt để chế biến thức ăn.

5. Cần ăn rau quả hàng ngày:Rau, củ, quả các loại là nguồn thực

phẩm quan trọng cung cấp nhóm chất Vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ. Nhóm chất này tuy yêu cầu về lượng không lớn như các nhóm chất khác nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, trong khẩu phần ăn phải chú trọng nhóm chất này, kể cả ăn tráng miệng, nước ép hoa quả…

6. Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm:

An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề được mọi người, mọi nhà và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Bên

10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý

15

Ảnh: THẾ PHI

một số hình ảnh hoạt động nổi bật

Ông Lê Thanh Dũng - PCT UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp chuẩn bị di dời Bệnh viện Bà Rịa.

Đ/c Võ Văn Hùng - Phó Bí Thư Đảng ủy SYT- Báo cáo tại Hội nghị học tập quán triệt nghị quyết TW 9 ( Khóa XI).

Sinh hoạt CLB bệnh nhân THA- ĐTĐ tỉnh BR- VT quý 3/2014 (26/9/2014). Đoàn giám sát viện Pasteur TP HCM kiểm tra chiến dịch tiêm Vắc xin Sởi Rubella tại TP. Vũng Tàu.

Treo thả hóa chất diệt lăng quăng trong các hố ga thu nước trên địa bàn TP Vũng Tàu.

CTV lồng ghép phát tờ rơi tuyên truyền PC SXH trong chiến dịch diệt lăng quăng lần 2 (10/9/1014).

16

một điểm tiêm chủng vắc xin Sởi - rubella tại tp. Vũng tàu

Khu vực lấy số thứ tự và chờ trước tiêm. Gọi số, đọc tên theo thứ tự.

Khám và tư vấn trước tiêm.

Một bé đang được tiêm vắc xin Sởi -Rubella. Khu vực chờ sau tiêm 30 phút.

Ảnh: KHÁNH CHI

17

Trả lời: Ăn bổ sung hay còn gọi là ăn sam, ăn dặm là một thời kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu người mẹ có những hiểu biết chưa đúng về vấn đề này sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò...

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?

Trẻ trong 6 tháng đầu cần được bú mẹ hoàn toàn. Từ ngoài 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác.

Khi cho trẻ ăn bổ sung các bà mẹ cần chú ý:

Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới ; Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp lý với khẩu vị của trẻ ; Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương ; Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Chất lượng của thức ăn bổ sung: có thể thêm dầu, mỡ, vừng, lạc hoặc bổ sung men tiêu hóa làm cho chén bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt, lại có thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn. Tất cả các dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

- Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.- Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết khi nào thì cho trẻ ăn bổ sung và nên cho ăn như thế nào?

Vũ Thị My, Láng Lớn - Châu Đức

khi ốm. Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn, đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy và sốt cao.

- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì dễ làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít đi.

Các loại thức ăn khi cho trẻ ăn bổ sung :

Trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay.

Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng, thịt... vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khỏe mạnh.

Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm:- Nhóm cung cấp chất đạm: thịt,

cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng...

- Nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai, ngô...

- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...

- Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi... và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài...

Mỗi ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên.

Cần tô màu chén bột cho trẻ : nghĩa là làm cho chén bột của trẻ có màu sắc của các loại thực phẩm: màu xanh của rau; màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ…; màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng...

Trẻ nên ăn mấy bữa một ngày?7 tháng: bú mẹ là chính, cộng thêm

1 - 2 bữa bột loãng và nước quả.

8 - 9 tháng: bú mẹ, cộng thêm 2 - 3 bữa bột đặc và nước quả hoặc hoa quả nghiền.

10 - 12 tháng: bú mẹ, cộng thêm 3 - 4 bữa bột đặc và hoa quả nghiền.

13 - 24 tháng: bú mẹ, cộng thêm 4 - 5 bữa cháo và hoa quả.

25 - 36 tháng: 2 bữa cháo hoặc súp, cộng 2 - 3 bữa cơm nát, cộng sữa bò hoặc sữa đậu nành và hoa quả.

Từ 36 tháng trở đi: cho trẻ ăn cơm với thức ăn đặc biệt nấu riêng. Cho ăn thêm 2 bữa phụ: cháo, phở, bún, súp, sữa... Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau.

Lượng chất đạm cho trẻ một ngày (xin nêu ví dụ cụ thể, bạn có thể tùy theo điều kiện của mình để so sánh chế biến cho phù hợp) :

Trẻ 7 tháng: 20 - 30g thịt (cá, tôm), khoảng 2 - 3 thìa cà phê băm nhỏ chia 2 bữa. Nếu ăn trứng: 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.

Trẻ 8 - 12 tháng: 100 - 120g thịt hoặc 150g cá, tôm, hoặc 200g đậu phụ trong 1 ngày chia 3 - 4 bữa (nếu cho trẻ ăn cả thịt, cá, tôm thì mỗi thứ chỉ cần 30 - 40g mỗi ngày), hoặc 1 lòng đỏ trứng gà mỗi bữa; Một tuần cho trẻ ăn từ 3 - 4 quả trứng.

Trẻ 13 - 36 tháng: 120 - 150g thịt hoặc 150 - 200g cá, tôm, hoặc 250g đậu phụ mỗi ngày, hoặc 1 quả trứng gà mỗi bữa (ăn cả lòng trắng); Một tuần ăn từ 3 - 4 quả trứng.

Trẻ từ 36 tháng trở lên: 200g thịt hoặc 250g cá, tôm, hoặc 300g đậu phụ; mỗi ngày có thể cho trẻ ăn 1 quả trứng nhưng phải giảm bớt thịt hoặc cá.

Cách chế biến thức ăn cho trẻTrẻ càng nhỏ càng phải xay nhỏ,

băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu ăn bổ sung phải cho trẻ ăn cả cái (kể cả rau), không nên chỉ ăn nước.

BS. cộng Đồng

Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý

18

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Vừa qua, Đảng Ủy Sở Y tế đã tổ chức các lớp học tập, quán triệt về Nghị Quyết Hội nghị lần thứ

IX của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) cho tất cả cán bộ, đảng viên trong toàn ngành. Báo cáo viên là đồng chí Võ Văn Hùng – Phó Bí thư, phụ trách công tác tuyên giáo Đảng bộ Sở Y tế.

Nội dung học tập lần này là những vấn đề cơ bản của Nghị quyết Trung ương IX (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

hướng đến “Chân – Thiện – Mỹ”, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước và những nội dung có liên quan đến công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương IX (khóa XI) với mục đích giúp các Cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên trong toàn ngành Y tế hiểu sâu, nắm vững nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương IX (khóa XI), trên

TRUNG TÂM Y TẾ PHƯỜNG NGUYỄN AN NINH - THÀNH PHỐ VŨNG TÀU:

Tập huấn triển khai chiến dịch tiêm ngừa vắc xin Sởi - Rubella

Để triển khai chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Sởi-Rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi, sáng ngày 22/8/2014 Trạm y tế phường Nguyễn An Ninh tổ

chức tập huấn triển khai chiến dịch cho lực lượng tham gia chiến dịch, bao gồm: Công an khu vực; Bí thư chi bộ; Trưởng các ban ngành đoàn thể; Trưởng khu phố, tổ dân phố (100 người).

Nội dung buổi tập huấn đề cập đến tình hình dịch sởi và rubella trên thế giới, Việt Nam và tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng trẻ em.

Lớp tập huấn được tổ chức nhằm trang bị cho những người sẽ tham gia chiến dịch các thông tin cần thiết về chiến dịch tiêm ngừa vắc xin Sởi - Rubella để phối hợp cùng ngành Y tế triển khai một cách sâu rộng đến cộng đồng dân cư, đảm bảo đạt trên 95% trẻ ở độ tuổi được tiêm ngừa vacxin mà mục tiêu của chiến dịch đã đề ra, đồng thời đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Lê Thị ThủYTYT phường Nguyễn An Ninh

Chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2014 tại huyện Xuyên Mộc tiếp nhận 331 đơn vị máuHưởng ứng chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” –

2014, ngày 29/8/2014, tại hội trường huyện ủy Xuyên Mộc, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội

Chữ thập đỏ huyện Xuyên Mộc phối hợp với Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy tổ chức tiếp nhận máu.

Có 400 người đăng ký hiến máu và đã tiếp nhận được 331 đơn vị máu. Đây là một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân huyện Xuyên Mộc với phong trào hiến máu tình nguyện nói chung và chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” – 2014 nói riêng.

Chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” do Ban chỉ đạo quốc gia vận động HMTN phát động, triển khai tới tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc được thực hiện từ năm 2010 đến nay, nhằm kêu gọi, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tích cực tham gia, tổ chức hiến máu, góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm máu điều trị diễn ra trong dịp hè.

Theo kế hoạch từ đầu năm, chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” – 2014 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiếp nhận tối thiểu 4.550 đơn vị máu, đạt 35% kế hoạch cả năm. Tính đến ngày 2/9/2014, có 5.292 đơn vị máu được tiếp nhận từ “chiến dịch”, đạt 116,3% kế hoạch. Tin, ảnh: Bùi oanh

Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh BR -VT

ĐẢNG BỘ SỞ Y TẾ:

Triển khai học tập, quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ IX của BCH Trung ương Đảng (khóa XI)

Đ/c Võ Văn Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy - Báo cáo viên của Hội nghị. Ảnh: THẾ PHI

cơ sở đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng cá nhân nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.

Khánh chi

19

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Tối ngày 5/9/2014 tại chùa Liên Trì số 92/10 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu, Chi đoàn thanh niên Trung Tâm y tế thành phố Vũng Tàu đã

tổ chức chương trình vui Trung thu “Đêm hội trăng rằm” cho 150 trẻ em nghèo của các lớp học tình thương tại đây.

Đêm hội trăng rằm: 250 suất quà đã được trao cho trẻ em nghèoTối 06/9, tại

trung tâm văn hóa học tập

cộng đồng xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, các chi đoàn Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Trung tâm giám định y khoa, Công ty cổ phần Dịch Vụ Lắp Đặt, Vận Hành và Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC (PTSC POS) và Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức tết Trung thu cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của xã Láng Dài huyện Đất Đỏ

250 suất quà tặng đã được trao cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của xã, mỗi phần quà bao gồm: bánh trung thu, lồng đèn, tập vở, gạo, bánh kẹo…), với tổng trị giá quà tặng là 30 triệu đồng. Ngoài phần tặng quà, các chi đoàn còn tổ chức múa lân - sư - rồng và một số trò chơi tập thể có thưởng tạo không khí sôi

động, vui vẻ cho các em thiếu nhi.Đêm Hội Trăng Rằm chính là hoạt

động thể hiện sự quan tâm sâu sắc của đoàn thanh niên đối với cộng đồng trong đó đặc biệt hướng tới trẻ em- đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, đồng thời đây cũng là dịp để đoàn viên thanh niên các chi đoàn có cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm nhằm thúc đẩy hoạt động Đoàn ngày càng vững mạnh trong thời gian tới.

Tin, ảnh: Khánh chi

Sở Y tế triển khai quyết định của Bộ Y tế về quy trình giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la

Ngày 05/9/2014, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 2036/

SYT-NVY về việc triển khai quyết định 3192/QĐ-BYT ngày 25/8/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la.

Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tốt quy trình mà Bộ Y tế đã ban hành. TTYT Dự phòng có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho các đơn vị trực thuộc.

minh nhậT

ĐOÀN THANH NIÊN TTYT THÀNH PHỐ VŨNG TÀU:

Tổ chức vui Trung Thu và phát quà từ thiện cho học sinh nghèoVới tinh thần tương thân tương ái, để sẻ chia với những

mảnh đời khó khăn, nghèo khổ, đặc biệt là vào dịp Trung thu khi mà biết bao những bạn trẻ cùng trang lứa có được tình thương của cha của mẹ và đầy đủ vật chất thì những trẻ em nghèo đang theo học tại các lớp học tình thương nơi đây phải chịu rất nhiều thiệt thòi, thiếu thốn. Chi đoàn thanh niên Trung tâm y tế đã tổ chức tặng lồng đèn, phát quà và tổ chức vui chơi, ca múa, rước đèn Trung thu cho các em.

Để có được kinh phí tổ chức Trung thu và tặng quà cho các em, Ban chấp hành chi đoàn trước đó đã vận động toàn thể cán bộ y tế trong đơn vị nhiệt tình ủng hộ.

Theo bí thư chi đoàn Lê Ngọc Nhung thì các lớp học tình thương tại chùa Liên Trì, thành phố Vũng Tàu là một trong những địa chỉ mà chi đoàn thanh niên Trung tâm y tế Vũng Tàu thường xuyên làm công tác thiện nguyện, xã hội như khám bệnh cấp thuốc miễn phí, tổ chức khử trùng, khử khuẩn bằng dung dịch cloraminB phòng chống bệnh tay chân miệng, hay tổ chức Trung thu cho các em vào dịp Trung thu hàng năm động viên, giúp đỡ các em về tinh thần và vật chất.

Tin, ảnh: BS. nguYễn văn TRường (TTYT TP. Vũng Tàu)

Phát quà và lồng đèn cho các em.

20

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Sáng 10/9, ông Lê Thanh Dũng – Phó CT UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở xây dựng, Sở Y

tế, Bv. Bà Rịa và các Sở, ban, ngành liên quan để nghe báo cáo về kế hoạch di dời Bệnh viện Bà Rịa.

Theo báo cáo của Sở xây dựng, tính đến ngày 27/2/2014, công trình Bv. Bà Rịa đã hoàn thành và bàn giao toàn bộ phần hiện trạng để đơn vị sử dụng tiến hành lắp đặt thiết bị y tế. Công trình hiện đã và đang tiếp tục việc vận hành, chạy thử các hệ thống kỹ thuật. Dự kiến thời gian thực hiện nghiệm thu và bàn giao công trình cho Bv. Bà Rịa tiếp nhận bắt đầu từ ngày 17/9 đến hết tháng 9/2014. Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, hiện nay Sở đã tiến hành đấu thầu xong 10/19 gói trang thiết bị y tế, trong đó, 5 gói thầu đã được Bv. Bà Rịa tiếp nhận và đã lắp đặt xong tại Bệnh viện mới. Dự kiến cuối tháng 10, bệnh viện sẽ tiếp tục lắp đặt tiếp 5 gói thầu trang thiết bị y tế. Các gói thầu còn lại sẽ tiếp tục đấu thầu và lắp đặt trong thời gian tiếp theo. Về phía Bv. Bà Rịa, sau khi chủ đầu tư bàn giao toàn bộ công trình, bệnh viện sẽ tập trung hoàn thiện việc lắp đặt các trang thiết bị, vận hành và chạy thử

các hệ thống và tiến hành di dời bệnh viện cũ qua bệnh viện mới. Theo kế hoạch của Bv. Bà Rịa, công tác di dời qua Bệnh viện mới sẽ được thực hiện trong 32 ngày, trong đó bố trí 1 ngày cho việc di dời toàn bộ bệnh nhân. Dự kiến trong tháng 2/2015, bệnh viện sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Lê Thanh Dũng- PCT UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế và Sở Nội vụ tập trung giải quyết việc bổ sung nhân lực cho Bv. Bà Rịa với quy mô 700 giường,

không để xảy ra tình trạng bệnh viện mới đi vào hoạt động khi đội ngũ nhân lực thiếu; Bv. Bà Rịa và Nhà thầu thi công cần kỹ càng trong khâu chạy thử, vận hành, đảm bảo các hệ thống ổn định, an toàn khi đi vào hoạt động; việc lắp đặt các trang thiết bị y tế cần ưu tiên các loại máy móc quan trọng như máy CT, MRI… Trong công tác di dời, cần tính toán kỹ thời gian di dời bệnh nhân, có kế hoạch dự phòng cho các tình huống phát sinh có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình vận chuyển. Trước mắt cần tập huấn kỹ cho đội ngũ nhân viên y tế về hệ thống quy mô của bệnh viện nhằm hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thuận lợi trong việc đi lại trong quá trình khám, điều trị bệnh tại bệnh viện.

Khánh chi

Ông Lê Thanh Dũng - PCT UBND tỉnh (giữa) chủ trì Hội nghị. Ảnh: THẾ PHI

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh chỉ đạo kế hoạch chuẩn bị di dời Bệnh viện Bà Rịa

21

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, sáng ngày 10/9, UBND các xã, phường, thị trấn và các

trường học, công sở trên toàn tỉnh đồng loạt tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống dịch sốt xuất huyết đợt 2 năm 2014.

Với mục tiêu trên 95% hộ gia đình được vãng gia trong tháng chiến dịch;

Trên 80% số hộ gia đình không có lăng quăng trong tháng chiến dịch; Các chỉ số về côn trùng sau chiến dịch phải thấp hơn so với trước chiến dịch... đã cho thấy đây không phải đơn thuần là chiến dịch truyền thông, tuyên truyền, cổ động, càng không phải chỉ là chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom rác như ngày Chủ nhật xanh,

Vẫn chưa già(Hưởng ứng ngày Quốc tế người cao tuổi)

Bảy mốt tuổi xuân vẫn chưa giàVẫn còn mê hát, vẫn yêu hoa

Dưỡng sinh thể dục thường xuyên tậpBơi lội nhẹ nhàng mát thịt da

Bảy mốt tuổi xuân vẫn chưa giàVẫn cùng bè bạn vịnh thơ ca

Vẫn yêu lao động, mê cây cảnhÔm cháu thương yêu, trông cửa nhà.

Bảy mốt tuổi xuân vẫn chưa giàVẫn đi du lịch khắp gần xa

Vẫn cùng bè bạn vui như tếtChia sẻ, thăm nom, nghĩa mặn mà

Bảy mốt tuổi xuân vẫn chưa giàSống vui, giản dị, sống chan hòaVị tha, luôn nghĩ làm điều tốtVà thế là ta chẳng thấy già…

Thu hà

BS. Nguyễn Văn Lên - GĐ Trung tâm TT - GDSK (ảnh giữa), tham gia giám sát và lồng ghép tuyên truyền, phát tờ rơi đến các hộ dân. Ảnh: THẾ PHI

ngày Môi trường thế giới... mà tập trung chủ yếu vào hoạt động tuyên truyền, vận động, cùng các biện pháp cụ thể để diệt trừ lăng quăng, tạo ra một phong trào triệt để, toàn diện trong cộng đồng nhằm hạ thấp mật độ lăng quăng trong thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất.

Việc đồng loạt tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng thường xuyên hàng năm trên toàn tỉnh vào những tháng cao điểm mùa mưa nhằm nâng cao nhận thức của người dân; nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, giảm bớt nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh. Hiện nay tất cả các ổ dịch nhỏ trên địa bàn đều đã được ngành y tế xử lý kịp thời. Tuy nhiên, trong giai đoạn cao điểm của mùa mưa, nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, các biện pháp phòng chống đang được ngành y tế phối hợp các địa phương tích cực thực hiện.

Khánh chi

toàn tỉnh ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết đợt 2 năm 2014

22

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Được sự chỉ đạo của Đảng ủy Sở Y tế và Ban thường vụ Đoàn khối các Cơ quan tỉnh, sáng

ngày 18/9/2014, Ban chấp hành Đoàn cơ sở Sở Y tế đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2014 – 2017. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Thái, Ủy viên Ban thường vụ - Phó Giám đốc Sở Y tế; đồng chí Đỗ Văn Thùy - Bí thư Đoàn khối Cơ quan tỉnh; đại diện lãnh đạo các chi bộ, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và 75 đại biểu là đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu đại diện cho hơn 800 ĐVTN của 13 chi đoàn thuộc Đoàn cơ sở Sở Y tế tham dự Đại hội.

Đại hội có nhiệm vụ đánh giá tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2012 - 2014, xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2014 - 2017 và bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới.

Đại hội đã tổng kết đánh giá những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ qua, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng đạo đức, lối sống cho ĐVTN là nhiệm vụ trọng tâm và được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ở từng chi đoàn với các nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Sống đẹp - Sống có ích”...; Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh tiếp tục có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng; Phong trào “5 xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”

được quan tâm, đẩy mạnh và có sức lan tỏa, thu hút cao đối với ĐVTN...

Tại đại hội, các đại biểu đã tham luận, thảo luận sôi nổi với mục đích chia sẻ, học hỏi, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác và hoạt động đoàn trong thời gian tới.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Thái và đồng chí Đỗ Văn Thùy, đánh giá cao những kết quả mà Đoàn cơ sở Sở Y tế đã đạt được; Trong nhiệm kỳ 2012 – 2014, Đoàn cơ sở Sở Y tế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao; xung kích tình nguyện chung sức vì cộng đồng là điểm sáng trong hoạt động Đoàn; tích cực tham gia các lớp tập huấn cho cán bộ Đoàn cơ sở, tham gia xây dựng Đảng và giới thiệu nhiều đoàn viên ưu

tú đi học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng viên, đồng thời có nhiều đóng góp cho hoạt động của Đoàn khối...

Đại hội đã thông qua Nghị quyết, qua đó đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, cụ thể hóa thành chương trình kế hoạch để tiếp tục phát huy vai trò xung kích của ĐVTN. Đồng thời tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy Sở Y tế và Đoàn khối các Cơ quan tỉnh để hoàn thiện các chương trình, kế hoạch hoạt động, hướng tới xây dựng Đoàn cơ sở Sở Y tế ngày càng vững mạnh.

Với tinh thần dân chủ, sáng suốt lựa chọn, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, trong đó bầu 5 đồng chí trong Ban thường vụ Đoàn cơ sở Sở Y tế nhiệm kỳ 2014 - 2017.

Lê Xuân

Các đại biểu bỏ phiếu bầu BCH nhiệm kỳ 2014 - 2017. Ảnh: THẾ PHI

Đại hội Đại biểu Đoàn cơ sở Sở Y tế lần thứ vi, nhiệm kỳ 2014 - 2017

23

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Bước đầu Hội Y học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 241 hội viên. Hội có nhiệm vụ điều hòa, phối hợp hoạt động của các hội viên, giữ gìn, phát

huy truyền thống y đức, y đạo, đoàn kết thân ái, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đào tạo nguồn nhân lực y tế, nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học y học, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, nâng cao và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời, Hội cũng thực hiện chức năng tư vấn, phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, các hội viên và ngành Y tế.

Trong nhiệm kỳ 2014-2019, Hội Y học tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm: xây dựng tổ chức và phát triển Hội với các mục tiêu kiện toàn bộ máy Hội, phát triển hội viên. Phấn đấu trong năm 2015 có 15 đề tài nghiên cứu khoa học tham gia Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật của tỉnh; đẩy mạnh công tác đào tạo dưới hình thức đào tạo liên tục có cấp chứng nhận, chứng chỉ; duy trì và chú trọng vấn đề đào tạo và đào tạo lại những vấn đề liên quan đến y đức trong ngành y. Bên cạnh đó, Hội sẽ xin chỉ tiêu đào tạo tại nước ngoài cho một số

Tăng cường công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

Ngày 22/8/2014, Sở Y tế đã ban hành văn bản số 1920/SYT-NVY về việc tăng cường công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh

nghề nghiệp. Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan

thực hiện lập hồ sơ vệ sinh lao động; đo, kiểm tra môi trường lao động cho toàn bộ các cơ sở lao động trên địa bàn quản lý, quan tâm đến các cơ sở sản xuất giày da có sử dụng dung môi hữu cơ. Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động; hướng dẫn các cơ sở lao động trong việc tổ chức thời giờ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, phân công khoa học,…; tổng hợp số liệu vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền.

minh Đăng

Triển khai thực hiện Chỉ thị 06/CT-BYT

Ngày 29/8/2014, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 1993/SYT-NVY về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ Y tế,

tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Theo đó, Sở Y tế đề nghị các đơn vị nghiên cứu, thực hiện nội dung của Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ Y tế. Giao cho Thanh tra Sở Y tế phối hợp các phòng ban của Sở Y tế và Bảo hiểm Y tế tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất về công tác khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm y tế. Giao cho Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

Nội dung chi tiết của Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ Y tế được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

minh nhậT

Đại hội Hội Y học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ ISang 19/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh diễn ra Đại hội Hội Y hoc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lân thứ I, nhiệm kỳ 2014-2019. Đến dư có TS. Nguyễn Quốc Trường - Tổng thư ký Tổng Hội Y hoc Việt Nam, ông Lê Thanh Dũng - Phó chu tịch UBND tỉnh.

đối tượng trẻ, năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp. Đại hội đã hiệp thương bầu 33 ủy viên Ban chấp hành Hội

nhiệm kỳ I. Ban chấp hành cũng đã bầu 9 thành viên vào Ban thường vụ, có 02 Phó chủ tịch Hội và tổng thư ký Hội. Bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Nguyên PGĐ Sở Y Tế được bầu làm Chủ tịch Hội Y học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ I (2014-2019).

Thanh hoài

Đoàn Chủ tịch Đại hội. Ảnh: THẾ PHI

24

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Khắc phục những hạn chế trong công tác cải cách hành chính

Ngày 29/8/2014, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 2004/SYT-NVY về việc khắc phục những hạn chế trong công tác cải cách hành chính.

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện cải cách hành chính; Củng cố nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Đề nghị các đơn vị chủ động xây dựng website của đơn vị, trong đó cập nhật thông tin hành chính để tổ chức, công dân biết, tham khảo và thực hiện theo quy định. Giao cho bộ phận Công nghệ thông tin thuộc Văn phòng Sở thường xuyên duy trì công tác cập nhật thông tin lên trang thông tin điện tử của ngành theo đúng Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính Phủ và thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công theo lộ trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 của UBND tỉnh. Giao cho Trung tâm TT-GDSK chủ động, phối hợp với những đơn vị trực thuộc Sở để đăng tải những nội dung có liên quan đến công tác cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính trên Bản tin sức khỏe của ngành.

minh Đăng

Hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong chăm sóc, điều trị người nhiễm vi rút Ê-bô-la

Ngày 05/9/2014, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 2035/SYT-NVY về việc triển khai hướng dẫn công tác vệ sinh

môi trường, quản lý chất thải trong chăm sóc, điều trị người nhiễm vi rút Ê-bô-la

Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị phổ biến đến cán bộ, nhân viên y tế biết và thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút Ê-bô-la theo văn bản số 5686/BYT-MT ngày 25/8/2014 của Bộ Y tế.

minh nhậT

Bảo đảm an toàn thực phẩm phòng chống cúm A/H5N6

Ngày 08/9/2014, Sở Y tế đã ban hành văn bản số 2059/SYT-NVY về việc bảo đảm an toàn thực phẩm phòng chống cúm A/H5N6.

Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị thực hiện theo nội dung:

Triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cho các nhóm đối tượng về các biện pháp phòng chống cúm gia cầm A/H5N6. Đặc biệt chú ý các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia cầm và các sản phẩm gia cầm, đặc biệt là tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Phát hiện xử lý nghiêm và công khai các hành vi, các cơ sở và sản phẩm vi phạm quy định an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin, truyền thông; Phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại cộng đồng. Chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư… để phối hợp tham gia phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm khi có yêu cầu.

minh nhậT

Trẻ bị thiếu men G6PD vẫn tiêm chủng bình thường

Thời gian qua, Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình sàng lọc sơ sinh

đã phát hiện nhiều trẻ bị thiếu men G6PD và có tư vấn cho các gia đình cách phòng ngừa cho trẻ, trong đó có việc phối kết hợp với các đơn vị hướng dẫn cho các gia đình vẫn phải tiêm chủng cho trẻ bị thiếu men G6PD tại trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi tiêm chủng trẻ bị sốt. Vì vậy một số đơn vị không dám tiêm cho trẻ bị thiếu men G6PD. Tuy nhiên, theo Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (tại văn bản 1189/VSDTTƯ-TCQG ngày 14/8/2014) thì đối với các trẻ bị thiếu men G6PD vẫn tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng bình thường. Vì vậy, các TTYT chỉ đạo các TYT triển khai tiêm cho các cháu, và điều quan trọng là đảm bảo tốt công tác an toàn tiêm chủng.

minh Đăng

25

THÔNG TIN - GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG

Ngày 11/9/2014, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 2088/SYT-NVY về việc tăng cường thực hiện công tác dinh dưỡng,

tiết chế trong bệnh viện và văn bản số 2089/SYT-NVY về việc trích biên bản hội nghị đánh giá thực hiện Thông tư số 08/2011/TT-BYT.

Trong kết luận của Hội nghị đánh giá ba năm thực hiện Thông tư 08/2011/TT-BYT được tổ chức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy còn những hạn chế, tồn tại như: Một số bệnh viện nhất là bệnh viện tuyến huyện chưa thành lập khoa hoặc tổ dinh dưỡng theo quy định; Nhiều bệnh viện thành lập khoa hoặc tổ dinh dưỡng nhưng hoạt động chưa hiệu quả hoặc không hoạt động; Khoa dinh dưỡng thiếu biên chế hoặc chỉ có cán bộ kiêm nhiệm; Cán bộ khoa dinh dưỡng hầu như chưa được đào tạo chuyên khoa; Cơ sở hạ tầng và dụng cụ chuyên môn của khoa dinh dưỡng chưa đảm bảo; Sự phối hợp của khoa dinh dưỡng với các khoa lâm sàng còn rất hạn chế…

Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2011/TT-BYT hướng dẫn về công tác dinh

dưỡng, tiết chế trong bệnh viện; Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về dinh dưỡng, tiết chế cho các cán bộ làm công tác dinh dưỡng; Tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện công tác dinh dưỡng tiết chế trong thực hiện Thông tư số 08/2011/TT – BYT. Giao Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tăng cường truyền thông về dinh dưỡng trong điều trị để nâng cao nhận thức của cộng đồng.

minh Đăng

Tranh vui

Tranh của: Nguyễn Văn Long - Số 6/1 Lê Lai - Đà Nẵng

tăng cường thực hiện công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện

Chuyên gia Dinh dưỡng - Tiết chế Nhật Bản đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương - một trong những nơi cung cấp nguồn nhân lực cho Khoa dinh dưỡng bệnh viện.

26

Quản lý là gì? câu hỏi mà bất cứ “lãnh đạo y tế” ở cấp nào trong hệ thống tổ chức y tế cũng trăn

trở đặt ra cho chính bản thân khi phải đảm nhận một công việc mang tính chức trách công vụ.

Có một khái niệm của Henry Fayol (1886-1925) “ Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”. Với khái niệm như vậy, quản lý sẽ là kỹ năng mang tính khoa học và nghệ thuật, mà kỹ năng chính là kiến thức và kinh nghiệm được hình thành không do ngẫu nhiên, phải thông qua quá trình học tập khổ luyện. Rõ ràng với khái niệm cốt lõi như vậy, việc Quản Lý Thời Gian cũng mang tính khoa học, nghệ thuật, có tính kế hoạch và tổ chức, cũng cần có những nỗ lực của bản thân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả.

Trong thực tiễn, các “lãnh đạo y tế” thường hay đối mặt với những tình huống: Có ai đó than phiền rằng công việc quá nhiều không có đủ thời gian giải quyết, công việc cứ đến ngập thấy muốn ngộp thở, mang cả công việc về nhà để giải quyết - Trái lại có người khác lại giải quyết công việc, mặc dù rất nhiều, nhưng vẫn thảnh thơi, thanh thản. Hai thái cực trái ngược khác biệt nhau (có ý nghĩa thống kê!) sự thật bản chất đó là gì? Đó là kỹ năng Quản Lý Thời Gian.

Vậy thời gian là gì nhỉ? Làm thế nào hiểu được thời gian? Có thể nào hiểu được thời gian?

Bởi vì còn gì dễ cảm thấy hơn thời gian, nhưng cũng có gì khó hiểu hơn thời gian!

Thời gian là thứ tài nguyên vô giá và cũng quí giá vô cùng, nhưng tệ hại thay con người thường khai thác một cách phí phạm dưới dạng nguyên liệu

thô và khai thác cạn kiệt. Đến một mai chợt tỉnh giấc, than ôi! Thời gian đã trôi qua không hề tiếc nối.

Cho dù, chiếc đồng hồ ra đời buộc con người phải đo thời gian bằng giờ, phút, giây… nhưng không, ý niệm này chỉ là tương đối, bởi vì cùng 1 giờ trôi qua nhưng khối lượng và hiệu quả công việc của hai con người là hoàn toàn khác nhau cho dù họ có sinh đôi cùng trứng! Bởi vậy mới có câu: BS A làm việc đến kinh hoàng, 48 giờ/ngày. Ô kìa! chỉ có 24 giờ/ngày thôi mà! Không, đó là câu nói về năng suất làm việc. Bởi vậy, một ngày chỉ có 8 giờ vàng ngọc chúng ta với vai trò là “công chức chuyên nghiệp”, nhưng với công việc thì chúng ta có thể có đến 48 giờ hoặc hơn nêu chúng ta biết tận dụng nó một cách khoa học và nghệ thuật, biến công việc thành niềm vui, công việc chắc chắn không phải Ngũ Hành Sơn đè nặng trên vai Tề Thiên Đại Thánh trong Tây Du Ký.

KHOA HỌC QUẢN LÝ

BBT - Bắt đâu từ bản tin Sức khỏe BR - VT số này, Ban biên tâp sẽ giới thiệu cùng bạn đoc những bài viết cua BS.CKII. Võ Văn Hùng, Phó giam đốc Sở Y tế về khoa hoc quản lý, có liên hệ thưc tiễn với những kỹ năng quản lý trong ngành y tế nhằm mục đích chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm, góp phân thưc thi công vụ hiệu quả hơn. Bạn đoc có thê liên lạc với tac giả qua địa chỉ email: [email protected] nhằm trao đổi và bàn luân. Chân thành cảm ơn!

Chuyên đề 1:

Quản lý thời gian(Time management)

27

Ai biết quí thời gian, theo thuyết Nhân-Quả, người ấy sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống, đó cái PHÚC. Ngược lại, tiêu sài thời gian phung phí thì giống như họ đang gieo cỏ dại trên mảnh đất phù sa! Đại họa - Nghiệp chướng!

Các “lãnh đạo y tế ” chúng ta ước mong điều gì ? Sau đây là những kỹ năng nhằm sử dụng và quản lý thời gian tốt hơn khi chúng ta thực thi chức trách công vụ y tế:

1. Thiết lập mục tiêu công việc ngay từ đầu

Bất cứ khi tiến hành công việc gì cũng phải thiết lập mục tiêu ngay từ đầu, kỹ năng này giúp chúng ta không bị lạc lối trong công việc, không biết điểm bắt đầu và nơi kết thúc, cũng như cung thủ giương cung lên rồi mà chẳng biết bắn tên về đâu, tốn sức cho đôi cánh tay vạm vỡ nhưng rồi cũng đành hạ cung bất lực do lực bất tòng tâm. Chúng ta hãy hình dung một người lạc trong rừng sâu thẳm của một núi vấn đề cần giải quyết mà chẳng biết ra hướng nào vì không có la bàn.

Thí dụ, số ca mắc và tử vong do Sốt xuất huyết của một địa phương

tăng cao, mục tiêu là cần phải giảm, nhưng giải pháp để giảm ở những địa phương khác nhau sẽ khác nhau, mỗi mùa bệnh của những năm khác nhau cũng sẽ khác nhau. Nếu không xác định mục tiêu ngay từ đầu, chúng ta sẽ tốn thời gian cho những hoạt động y tế mang tính hình thức không hiệu quả.

Thiết lập mục tiêu phải SMART (thông minh! đó là bốn chữ viết tắt của mục tiêu: S-specific: cụ thể; M-Measurable: đo lường được; A- Achievable: Đạt được; R-Realistic: hiện thực; T-Time: thời gian). Mục tiêu không SMART, điều gì sẽ xảy ra? Không thực hiện được, không đo lường được, tốn thời gian, đôi khi phải làm lại từ đầu. Vì vậy, khi tiến hành công việc chúng ta bao giờ cũng giám sát, kiểm tra, đánh giá tiến độ và hiệu quả so với mục tiêu, nếu không muốn hao tốn thời gian.

Mục tiêu là điểm khởi đầu của việc quản lý thời gian hiệu quả . Mục tiêu là kim chỉ nam dẫn đường cho các hoạt động cần tập trung. Xác định được mục tiêu bạn sẽ biết việc gì quan trọng cần hoàn thành trong ngày, tuần, tháng, năm… “Không thiết lập được mục tiêu thì như người mù đi

trong cơn mê với những ước mơ vĩ đại”.

Thiết lập mục tiêu phải bao gồm cả mục tiêu

tổng quát lẫn mục tiêu cụ thể.

Lưu ý có những mục tiêu khó xử giữa tính cấp bách và

tầm quan trọng, cách giải quyết là cấp bách trước nhưng phải luôn chú ý tập trung vào việc quan trọng, việc xúc tác ảnh hưởng đến mọi vấn đề đảm bảo thành công. Ở đây chúng ta có triết lý “Cách ăn thịt con voi” - hãy cắt nhỏ ra ăn từng miếng một, chia cho nhiều người cùng thưởng thức và tin rằng họ cũng sẽ ăn được thịt voi như mình, đó cũng là triết lý của WBS - Work Breakdown Structure: Phương pháp cơ cấu phân chia công việc, phân chia thành nhiều nhiệm vụ, do nhiều người đảm trách cụ thể, phân chia nguồn lực và tài nguyên, nhưng phải cùng nhắm vào một mục tiêu chính, triển khai mục tiêu cho cấp dưới và bộ phận của bạn. Có nhiều người quản lý quá “tham công, tiếc việc” hoặc do thiếu lòng tin đồng nghiệp và cấp dưới mà tự đánh mất thời gian quí báu của bản thân, hãy giao những việc mà người khác làm được hay hơn chúng ta bởi quản lý còn có một khái niệm là bày việc cho người khác làm…

Do Ban biên tập bản tin sức khỏe quy định không gian sống còn của một bài báo và để tránh làm mất thời gian vàng ngọc cho quí đọc giả, bài viết này tạm dừng, hẹn gặp lại ở số kỳ sau với các quan niệm và kỹ năng về: Phân tầng cho mục tiêu là gì? Thế nào là mục tiêu chính, mục tiêu hỗ trợ, mục tiêu nên có… Thế nào là tính cấp bách, tính quan trọng khi giải quyết vấn đề mục tiêu?... ATP- Available To Promise là gì?… tất cả đều liên quan đến Quản Lý Thời Gian )

BS.CKII võ văn hùng

KHOA HỌC QUẢN LÝ

28

Trưởng thành trong gia đình hiếu học

Trong một buổi trò chuyện thân mật, bác sĩ Xuyến tâm sự: “Mình là con thứ 6 trong một gia đình có tới 8 người con. Cha mẹ vừa làm nông, vừa buôn bán nhỏ để nuôi 8 đứa con thơ nên không có thời gian nhắc nhở mình học tập, càng không có định hướng nghề nghiệp tương lai cho mấy anh chị em. Nhưng may mắn các anh chị mình đều rất tự giác học hành chăm chỉ, nhà nghèo và đông anh em nhưng ai cũng tốt nghiệp đại học và có tới 3 anh chị em cùng công tác trong ngành Y. Nhìn gương các anh, các chị, như lẽ tự nhiên, mình cũng say mê học tập theo”. Có lẽ nhờ được trưởng thành trong một môi trường hiếu học như lời chị chia sẻ mà cô nữ sinh trường trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn, đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo ấy đã thi đỗ vào Trường đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh khi vừa tròn 17 tuổi, đó là năm 1981. Năm 1987, bác sĩ Xuyến nhận công tác tại bệnh viện Lê Lợi sau khi vừa tốt nghiệp bác sĩ đa khoa.

Từ tình yêu trẻ thơ...Tình yêu của Bs Xuyến với nghề

cứu chữa những bệnh nhi không bắt nguồn từ bằng cấp, chứng nhận hay những thành tựu đáng nể, mà lại từ một điều tưởng chừng đơn giản nhưng cũng thiêng liêng: “tình mẫu tử”. Bác sĩ Xuyến chân tình kể: “Hồi còn trẻ, mình đã từng coi nghề bác sĩ chỉ như một công việc. Mình hoàn thành việc khám, chữa là đã thực hiện tốt bổn

phận. Chỉ đến khi làm mẹ, mới thực sự cảm nhận được một tình yêu thiêng liêng với trẻ nhỏ và dần thấy bản thân may mắn khi có khả năng giúp đỡ, cứu chữa những bệnh nhi vì chúng nhỏ bé, đáng yêu như những đứa con, đứa cháu của chính mình”. Tình yêu dành cho những bệnh nhi của chị đã thôi thúc chị đi tới quyết định học chuyên khoa sâu về Nhi khoa khi tuổi không còn trẻ, chưa kể những bộn bề việc chồng con, gia đình.

... Đến bác sĩ Nhi khoaSự tình cờ bước vào nghề của một

bác sĩ Nhi khoa bắt nguồn từ quá trình công tác qua nhiều khoa, phòng tại bệnh viện Lê Lợi. Trước khi học CKI

Nhi khoa, chị đã từng đảm nhiệm công tác tại khoa Nội, khoa Hồi sức tích cực chống độc, khoa Phòng khám ngoại trú và khoa Nhi. Nhưng sau một thời gian trực tiếp làm việc tại các khoa, chị cảm thấy rất thích điều trị bệnh nhi. Có lẽ đam mê mới chớm này cũng bắt nguồn từ tình yêu thương trẻ thơ tiềm ẩn trong tâm hồn chị. Để tiếp lửa cho đam mê đó, chị đã quyết định tạm

Bác sĩ Xuyếnvới tình yêu trẻ thơNhững ai đã từng đưa con đến kham hoặc điều trị tại khoa Nhi, bệnh viện Lê Lợi chắc không thê không ấn tượng bởi thai độ chu đao, ân cân, hết lòng, tân tâm cua chị - bac sĩ Chuyên khoa I Lê Kim Xuyến - Trưởng khoa Nhi bệnh viện Lê Lợi. Còn trong con mắt đồng nghiệp, Bs Xuyến là “một bac sĩ có trach nhiệm cao với bệnh nhân, trach nhiệm với khoa, dày dặn kinh nghiệm chuyên môn, câu tiến và đặc biệt khéo léo trong ứng xử với người bệnh và cả trong quản lý nhân sư cua khoa” như lời chị Châu Ngoc Hương - Điều dưỡng trưởng khoa nói về trưởng khoa cua mình.

Bác sĩ Xuyến đang khám cho bệnh nhi điều trị nội trú.

29

Tranh vui

ngưng công việc, tạm xa gia đình để đi học chuyên khoa Nhi vào năm 2000. Năm 2002, chị tốt nghiệp CKI, trở lại công tác tại khoa Nhi, bệnh viện Lê Lợi tới nay…

Khéo léo trong ứng xử, vừa cương vừa nhu trong quản lý

Khoa Nhi, bệnh viện Lê Lợi là một trong những khoa luôn ở trong tình trạng quá tải. “Cả khoa Nhi hiện có 7 bác sĩ, thế nhưng trung bình mỗi ngày luôn có từ 80 đến 120 bệnh nhân nội trú và 150 đến hơn 200 bệnh nhân ngoại trú. Những ngày đầu tuần, cuối tuần số lượng bệnh nhi còn tăng hơn, thậm chí lên tới trên 300 bệnh nhân”, Bs Xuyến chia sẻ về áp lực tại khoa Nhi hiện nay. Làm việc với áp lực lúc nào cũng trong cường độ cao, chưa kể những yêu cầu, đòi hỏi gây khó dễ của người nhà bệnh nhân tạo thêm sự căng thẳng cho bác sĩ. Nhưng trong những trường hợp như vậy, Bs. Xuyến vẫn luôn điềm tĩnh, nhẹ nhàng, ân cần giải thích để người nhà bệnh nhân hiểu và hợp tác chăm sóc bệnh nhi. Bởi với chị, ý nghĩa cốt lõi của hai từ “y đức” chính là cứu chữa khỏi cho người bệnh.

Trong điều kiện áp lực vì thiếu bác sĩ, “thừa” bệnh nhân như vậy, không ngại khó, ngại khổ..., dù ở trên cương vị quản lý nhưng Bs. Xuyến chưa bao giờ rời bỏ chuyên môn, bởi với chị, “Mình có trực tiếp làm thì mình mới chỉ đạo được anh em trong khoa”. Ở vị trí trưởng khoa nhưng chị vẫn làm chuyên môn như các đồng nghiệp khác, ngoài kiêm thêm công tác quản lý khoa. “Là trưởng khoa, có thể nói Bs. Xuyến ứng xử vừa cương vừa nhu với các chị em trong khoa. Bác Xuyến rất nhẹ nhàng, nhắc nhở khéo léo khi cấp dưới làm sai nhưng khi cần nghiêm khắc thì bác rất nghiêm khắc, thậm chí áp dụng hình thức kỷ luật. Vì thế các chị em rất nể phục.”, Bs Trang- Phó khoa Nhi nhận xét.

Mãi gắn bó với bệnh nhi Tình yêu với bệnh nhân nhi của

bs Xuyến không chỉ ở việc say mê làm chuyên môn, nghiên cứu những phác đồ điều trị cho bệnh nhi, hay liên tục cập nhật những kiến thức mới mà còn ở sự quan tâm đến hoàn cảnh gia đình bệnh nhi điều trị trong khoa. Chị ân cần hướng dẫn các chế độ phù hợp để giảm tải chi phí, thông cảm với hoàn cảnh của từng bệnh nhân. Chị cho biết,

chị sẽ mãi gắn bó với các bệnh nhi đến khi nào bệnh viện không còn trọng dụng mình nữa. Cũng bởi sự “đắm say” với công việc đã chọn, những khi dịch bệnh bùng phát dữ dội nhất, Bs. Xuyến vẫn không rời “trận chiến” nửa bước. Chứng kiến cảnh chị vừa tranh thủ giải quyết công việc, vừa tiếp chuyện tôi vội vàng, tôi mới hiểu chị bận rộn và yêu nghề đến độ nào.

Cũng bởi yêu nghề và gắn bó với bệnh nhi, chị thẫn thờ mỗi khi không cứu được ca bệnh quá khó, và đầy hứng khởi khi giúp một bệnh nhi thoát khỏi vòng tay của tử thần. Đó cũng là lý do khiến chị phải trăn trở, không ngừng học hỏi, thường xuyên tham gia các buổi tập huấn nâng cao chuyên môn ở tuyến trên để tìm ra những giải pháp tối ưu giúp bệnh nhi nhanh lành bệnh.

Nhận xét về Bs. Xuyến, Bs Nguyễn Đình Tuấn, Phó giám đốc Bv Lê Lợi cho biết: “Bs Xuyến là bác sĩ vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi quản lý. Thời gian vừa qua khoa Nhi, Bv Lê Lợi đứng trong tình cảnh rất khó khăn vì thiếu nhân sự, quá tải bệnh nhân, nhưng bs Xuyến đã “chèo lái” rất thành công, tạo niềm tin trong lòng đồng nghiệp, trong lòng bệnh nhân”.

Thu hà

Tranh của: Nguyễn Văn Long - Số 6/1 Lê Lai - Đà Nẵng

30

Đại hội Đại biểu Đoàn cơ sở Sở Y tế lần thứ Vi, nhiệm kỳ 2014 - 2017

Văn nghệ chào mừng đại hội.

Khen thưởng các đoàn viên tiêu biểu nhiệm kỳ V.Đ/c Nguyễn Văn Thái - Uỷ viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó GĐ Sở Y Tế phát biểu chỉ đạo tại đại hội.

Sáng suốt lựa chọn BCH Nhiệm kỳ VI. BCH Đoàn cơ sở Sở Y Tế nhiệm kỳ VI (2014- 2017)

Ảnh: THẾ PHI

Ảnh: THẾ PHI

Đại hội hội Y học TỈnh Bà Rịa - vŨng Tàu Lần Thứ nhẤT (2014- 2019) Thành cÔng TỐT ĐẸP

Đại biểu tham dự đại hội. TS.Nguyễn Quốc Trường - Tổng thư ký Tổng Hội y học VN phát biểu tại Đại hội.

Ban chấp hành Hội Y học tỉnh BR- VT nhiệm kỳ I (2014 -2019)