72
tri ân & hoài ni+m 2015

tri ân & hoài nim - quocgianghiatu.comquocgianghiatu.com/dacsantrian2015.pdf · thành khu sầm uất, việc buôn bán phát đạt, một điểm dừng quan trọng từ nội

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

tri ân & hoài ni�m2015

tri ân & hoài ni�m2015

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

4

l�i ng�40 năm đã qua... 40 năm chúng ta rời trường tản mác trăm vạn nẻo đường... 40 năm mang trong tim một nỗi nhớ trường xưa..Thầy Cô... bè bạn... cũng là 40 năm nhìn lại để thân thưa cùng Thầy Cô:

“Thưa Thầy Thưa Cô Chúng con đã luôn khắc ghi lời Thầy Cô bảo ban, dạy dỗ Lũ con côi ngày nào dưới mái trường xưa đã không phụ công ơn Thầy Cô, đã không thành công cũng thành nhân trong cuộc sống 40 năm qua bộn bề lo toan, vất vả... nơi quê nhà... nơi xứ người...”

Giờ đây...Bọn chúng mình tóc đã bạc, đếm lại bạn bè đã nhiều gương mặt vắng bóng mỗi lần họp mặt... Chúng mình đã thế! Thầy Cô cũng không qua khỏi quy luật thời gian... cũng dần khuất nẻo...40 năm rời trường...Thời gian chẳng còn mấy nỗi cho lũ tóc bạc chúng mình thưa lời TRI ÂN THẦY CÔ để Thầy Cô còn đọc được... còn gặp nỗi vui...

Xin hãy ghi lại những tâm tình... những buồn vui... những kỷ niệm... mà anh chị em, bạn bè còn nhớ về Thày Cô, trường lớp.Xin hãy lục lọi trong từng góc tủ còn lưu giữ những tấm hình xưa... thuở còn ngồi trên ghế ngôi trường thân yêu năm xưa... Xin hãy ghi những điều muốn kể cho Thầy Cô nghe về cuộc sống... về những nơi thú vị đã đi qua trong đời...

5

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Kính thưa Thầy Cô Hơn 2 tháng trước khi tập đặc san được Thày Cô đang cầm trên tay, chúng con đã gọi nhau và giờ đây kính xin dâng tặng Thầy Cô nỗi nhớ niềm thương của lũ học trò chúng con ngày nào... Dẫu tóc đã phai..dẫu chân đã mỏi..dẫu tuổi đời chất chồng... đã trở thành ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại... những kỷ nệm về Thày, Cô, trường lớp, bạn bè vẫn mãi tươi màu trong tim chúng con Kính chúc Thầy Cô luôn An khang Chúng con xin hứa luôn sống xứng đáng với lời Thày Cô dạy bảo nơi trường xưa.

TM nhóm làm đặc san.Nguyễn Đình Lương Q71

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

6

... dấu xưa

7

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

muc lucLời ngỏNguyễn Đình Lương

4

Dấu huyềnNguyễn Trọng Phương

8

Nơi dòng sông chảy quaPhan Nhật Tân

9

Kỷ niệm thời đi họcPhạm Minh Đốc

13

Người giáo sư hướng dẫnPhan Nhật Tân

15

Dạo ấyNguyễn Tri Phương

34

Bài học đầu đờiChung Yến Nhi

35

Dạy chữ - dạy làm ngườiLăng Tùng

37

Một mối tình QLăng Tùng

39

Nỗi niềmBùi Quốc Việt

42

Tiễn biệtBùi Quốc Việt

42

Di cảo Phan văn PhươngPhan văn Phương

43

Nhớ mùa hội ngộThanh Trước

44

Tự cảmThanh Trước

45

Hoài niệm những ngày tháng đã qua về thầy cô và bạn hữuCao Bảo Trị

46

Hoài niệm mái trường xưaVõ Đại Lợi

48

Tìm ra bạn QLê Văn Thể

51

Ngày hội tôn vinhLê Văn Thể

52

Ngày hội ngộThanh Hà

52

Chuyện kể từ một người không học trường QQN

53

Tung cánh chim tìm về tổ ấmAnna Lamb

56

Ngày thầy cô trên khắp thể giớiSưu tầm

57

Dâng thầyÁnh Nguyệt

66

Nhặt trên trang nhàThanh Nguyễn - Minh Chí

68

Tôi đi dạy...Kim Thanh

70

Lời cám ơnNguyễn Đình Lương

72

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

8

d�u huy�n(Kính tặng thầy Nguyễn Khánh Do)

Hằng ngày vào trường, Thầy thì lầm lì, Trò thì cười cười.Lần nào vào giờ, Thầy nhìn từng bàn, Trò thì nhìn tường! Rời trường về nhà, Thầy nhìn từng bài, Trò thì tà tà.Rồi giờ dò bài, Thầy thì tìm trò, Còn trò thì chuồn.Giờ nầy thầy trò, Lìa trường lìa nhà,

Thầy thì tìm trò, Trò thì tìm thầy.Gần tàn đời người, Nhìn trò thầy cười, Còn trò nhìn thầy, Vừa cười vừa buồn.Gần tàn đời người, Thầy trò còn tìm, Tìm đường về trường, Tìm đường về nhà.

Nguyễn Trọng Phương

9

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

“Trước tiên có nước, trên đất thành hình”(Thiên nhất sinh thủy nhi địa lục thành chi - Kinh Dịch)

Truyền thuyết kể rằng: vũ trụ và tâm hồn cùng một thể bao dung, chỉ khác nhau biểu hiện bên ngoài. Từ trong đi ra về phía mênh mông, không ngằn mé, khó nghĩ bàn. Từ ngoài đi vào về phía căn cơ, nhiều huyễn tượng, thật giả khôn lường. Bằng tốc độ của tâm, năng lượng và khối lượng có thể chuyển hoán cho nhau. Lẽ huyền vi tóm gọn rất đơn giản, nhưng thể nghiệm được là chuyện của nhân gian. Và thời gian được định phân để con người bước vào cuộc nghiệm chứng chân lý của chính riêng mình.

Trên đỉnh núi tuyết biếc xanh, nơi quanh năm rực sáng dưới ánh mặt trời, đôi khi có những hàng mây trắng xây thành để che bớt vẻ rực rỡ huy hoàng chói mắt, các vị thần thánh ngồi xung quanh bàn hội. Cuộc bàn thảo có mục đích đi tìm một phương cách hướng dẫn nhân gian trở về với bản tánh thấu minh của chính mình, mà trong cuộc lữ hành rong chơi trên trần thế, hoặc vô tình, hoặc cố ý, đã tự giam mình vào trong những gìới hạn, mất dần khả năng chuyển hoán mà tâm hồn sẵn có. Mục tiêu đã xác định, phương thức như thế nào là chuyện mọi người chưa thống nhất. Có vị chủ trương giáo hoá, có vị chủ trương răn đe, Có vị cho rằng chính mình hoá thân trải nghiệm mới mong tìm ra một phương thức thích hợp nhất.

Đó là chuyện còn được ghi lại tản mác trong Kinh Dịch lưu truyền đến bây giờ. Trước tiên có nước, trên đất thành hình, câu nói nghe như một thứ sấm ngôn huyền ký về một kho tàng bí mật ở một vùng đất nào đó trong vũ trụ hằng sa.

n�i dòng sông ch�y qua

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

10

Không ai nhìn thấy dòng sông. Cũng không ai nhìn thấy làn nước chảy qua vùng đất một thuở hoang vu nơi đã từng là một cánh rừng cao su ít người lui tới ở ngoại ô đèn vàng hiu hắt. Bên cạnh một nghĩa trang của những người lính lê dương quê quán xa xôi bỏ mình trên một vùng đất lạ lẫm, một hôm nào bỗng hiện lên những dàn giáo ngổn ngang, đất đá chất chồng cao nghệu, sắt thép tua tủa như giáo mác hướng lên trời xanh. Rồi những hộp gỗ so hàng với nhau trong nắng thi nhau vươn dần trên nền đất mênh mông, nối kết nhau thành những khung kỷ hà ngang dọc. Những dãy phòng được xây lên với lối kiến trúc hình hộp cao vút, khác biệt hoàn toàn với những dãy nhà hiện hữu đơn sơ thấp bé xung quanh. Phi trường nằm phía sau lưng, vào những năm tháng ấy, những chuyến bay quốc tế vẫn còn thưa thớt, cả ngày chỉ độ vài chuyến bay cả đến và đi, chẳng cần nói gì đến đường bay quốc nội! Phương tiện giao thông bình dân bấy giờ hãy còn là những cỗ xe ngựa lọc cọc lăn bánh trên các đường lộ đá trải nhựa, xe tắc xi là chân đi của giới trung thượng lưu, xích lô máy là hình ảnh của những người hùng đường phố đáp ứng niềm say mê tốc độ của khách hàng trẻ, xích lô là phương tiện dạo phố xem hoa của quý bà quý cô và các cụ già, và người dân thường hoặc vẫn trông cậy vào đôi chân để đi về trên những đoạn đường năm mười cây số hoặc chen chúc trong cái ngột ngạt ồn ào của những chiếc xe buýt công quản hai màu xanh trắng, hoặc xe buýt tư nhân hai màu vàng xanh lá.

Những khung sắt kỳ quặc lần lượt được khoác

thêm lên mình từng lớp thịt da. Những tấm sàn mở thêm không gian vừa làm mái che cho tầng dưới, vừa làm nền tảng cho tầng trên nối nhau trải rộng. Những khoang trống nơi cơn gió tự do lùa suốt hàng lang dài, chạy theo những bậc thang lên xuống ùa vào sân trống, lần lượt được gắn lên những tấm lá sách trở thành cửa chớp, cửa kính. Rồi vôi vữa sơn màu được điểm tô thêm, hai dãy nhà bỗng trở nên đường bệ uy nghi mà nhẹ nhàng thanh thoát. Hàng bông gió bằng gạch Đồng Nai màu đỏ nổi bật trên phiến tường hai màu trắng xám thu hút tầm nhìn từ tầm xa thật xa. Rồi những phiến gạch hai màu trắng xanh vuông vức lần lượt phủ lấp nền xi măng, những thềm lên xuống được bó bằng đá hai màu đen trắng, mài nhẵn bóng làm nổi bật những đường chỉ bằng đồng chia khoảng đều nhau. Rồi những khoảng sân nhỏ được phủ dần cỏ xanh trong những viền gạch đỏ. Rồi những hàng cây nhỏ làm dịu mềm những nét dọc ngang của những hàng cột hàng đà. Rồi hàng rào được dựng lên như một lớp áo choàng khoác ngoài, được viền thêm bởi hàng cây hoàng hậu vừa cao vượt đầu người. Cổng được gắn lên lớp cửa chia rõ ngoài trong, nơi ven đường hàng dầu hàng

11

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

sao già vẫn giả vờ không chú ý đến bất cứ điều gì, nhưng thật ra chẳng bỏ sót bất cứ một chi tiết nhỏ nhoi nào xảy ra trên khu đất vắng vẻ bấy lâu. Ngày làm lễ khánh thành, người ta mới biết rằng khu nhà hộp mới xây đó là trường học. Những trạm xe, bến xe mới được lập thêm, nối dài thêm. Dòng người bỗng dưng chảy về phía ngôi trường mới cất, dòng người bỗng dưng thường qua lại để nhìn ngắm vì tò mò cũng có, vì cần thiết cũng có.

Có trường có lớp, ắt phải có người đi học. Có người đi học, ắt phải có người dạy học. Trường dạy hai buổi, ắt phải có nghỉ trưa, ắt phải có chỗ ăn trưa. Thế là hàng quán từ từ mở ra. Có người qua lại ắt phải có lúc cần vật này thức khác. Bằng đi một thời gian, ngã tư đìu hiu thuở nào đã trở thành khu sầm uất, việc buôn bán phát đạt, một điểm dừng quan trọng từ nội thành về phía biên giới phía tây của miền đông.

Vẫn không ai thấy dòng sông, vẫn không ai thấy làn nước chảy, nhưng mọi người đều thấy sự chuyển động của dòng người, của tâm hồn từng người, của tâm thức mọi người.

Phía bên trong hàng rào, nơi người ta chỉ nghe những tiếng chuông điểm giờ, hay chỉ nhìn thấy đám học trò quần xanh áo trắng tụ tập trước giờ mở cổng hay lan toả ra những lúc tan trường, dòng sông vẫn âm thầm chảy với thời gian. Những ý thức căn bản về con người, cuộc sống, những điều cần biết để giải những bài toán hàng ngày trong cuộc nhân sinh vẫn chậm rãi trào tuôn, từ trí tuệ của Thầy Cô chảy vào mảnh đất tâm hồn nguyên sơ chưa từng khai phá của học trò, thấm dần ngấm dần để cây nhân cách bám rễ phân cành, cây tri thức đơm hoa kết trái. Những đứa trẻ ngày đến trường đầu tiên còn nước mắt vắn dài hay hoang mang bâng khuâng vì vừa qua cơn sầu muộn bắt đầu tìm được nụ cười nguôi ngoai khi nỗi buồn khuây khỏa. Một khung trời mới hé lộ trước mắt, một con đường mới mở ngõ ngoài sân, khung cửa sổ mở xuống cuộc đời như một hứa hẹn ban thưởng tương lai, tấm bảng xanh với những dòng chữ trắng hiện dần khi từng viên phấn mòn dần trong sự tận tụy của Thầy Cô nhắc nhở chuyện cần thiết trước mắt. Và hành lang dài như cuộc đời loanh quanh, nơi có chị có anh và có em, những cầu thang như những cấp lớp từ thấp lên cao, những khoảng sân rộng đầy mơ ước tung hoành, nơi quả banh da mặc tình lăn cuốn, hay con đường nối nơi học và nơi nghỉ gợi nhớ mối liên kết mật thiết giữa trường học với gia đình, nơi mỗi cố gắng đều được ghi nhận và ngợi khen, trong vòng tay của Thầy Cô bè bạn.

Vẫn không ai thấy dòng sông, không ai thấy làn nước chảy.

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

12

Nhưng rồi có một ngày những cánh cổng kia bỗng hoàn toàn khép kín, những khung cửa sổ nọ cũng hoàn toàn khép kín. Và những cô bé cậu bé ngơ ngác như đàn chim vỡ tổ, xiêu lạc khắp mọi phương trời. Và Thấy Cô ngậm ngùi, giã từ bảng xanh phấn trắng. Từng đoàn từng đoàn xe chở đá cuội và đất khô hối hả trút đổ xuống dòng sông. Sông đã cạn, chẳng còn chỗ neo thuyền. Không còn người qua sông, nên cũng chẳng còn người đưa đò. Người chèo thuyền lên rừng kiếm củi độ nhật, kẻ sang sông trôi dạt giữa muôn lối chợ đời đếm từng ngày giờ cho qua dần năm tháng nhân gian.

Và cứ thế mà đã bốn mươi năm, vẫn không ai thấy dòng sông, không ai thấy làn nước chảy. Nhưng nơi một thời là trường học, nơi dòng người đã từng qua lại, cây đời năm xưa đã già cỗi lắm, những hàng sao hàng dầu ven đường biết bao lần thay lá. Nơi ngày xưa là bến cũ đôi lần còn người nhớ đến về qua, tìm từng vết chân dưới góc tường, từng nét chữ vụng về trên phấn bảng mờ phai, hay lắng nghe trong gió vọng về âm vang mùa xưa năm ấy. Nhớ nụ cười trên môi Thầy buổi học đầu tiên. Nhớ bước Cô chậm

rãi trên hàng lang rực nắng. Nhớ bàn tay đánh nhịp và thân hình đong đưa theo điệu nhạc trên tàu của người nhạc sĩ tài hoa, hay nét vẽ tròn xoay quyến luyến của người hoạ sĩ đa tài. Nhớ tiếng hét dõng dạc của ông thầy nho nhã khi đuổi đám du đãng mò vào tận sân trường rượt theo đám học trò, những ngày hè bãi biển, trại đêm, những kỳ du khảo... Bốn mươi năm, những giọt nước vô hình đã thấm sâu vào tận tâm hồn, nơi dòng sông chảy qua bây giờ chỉ còn trơ lòng cát, cảnh cũ không còn, người xưa dần khuất, nhưng giữa sa mạc tâm hồn vẫn còn một ốc đảo xanh tươi ắp đầy kỷ niệm về những tháng ngày tóc còn xanh hồn còn mong manh đầy xúc cảm, nơi mảnh đất đã biết bao lần được thắm đẫm ngọt ngào mát mẻ vì thương yêu dậy dỗ của Thầy Cô.

Vẫn không ai thấy dòng sông, không ai thấy làn nước chảy, nhưng dần dà ta hiểu được rằng trước tiên có nước, trên đất thành hình đã thật sự xảy ra như thế nào. Như vậy đó!

Phan Nhật TânMùa khai trường năm thứ 53

13

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Kỷ niệm nào, theo tôi, cũng đáng quý cho cá nhân, dù xấu hay tốt. Nối tiếp anh Tân, cũng xin nhớ lại 1 số sự kiện trong lớp, ghi lại đây và tùy ban chủ trương đặc san tri ân tùy nghi biên tập.

- Cả lớp bị quỳ cột cờ và bị đuổi học 3 ngày: Thầy Khoa(không nhớ họ của thầy) dậy môn pháp văn(sinh ngữ 2), năm Đệ Tam B1(lớp 10 sau này, NK 1968-1969) hơi khó tính, hay la khi lớp ồn ào và hay hỏi bài. Không biết tên nào trong lớp đã lén bỏ mắt mèo trên ghế giáo sư và thầy vừa gãi vừa la! Tội nghiệp cô Đỗ Dương Chi dậy Anh Văn, kế giờ thầy cũng bị và phải bỏ dậy, lên phòng hiệu đoàn. Thầy Tổng giám thị Kình(không nhớ họ) xuống điều tra. Tất cả mọi học sinh trong lớp phải nộp 1 tờ giấy nhỏ với tên của thủ phạm, nếu biết. Đoàn văn Hùng(Hùng Ròm) đã viết 1 câu tiếng Anh “I d’ont know. What do you want?”. Hinh như câu này cũng không tìm ra thủ phạm hay Hùng Ròm nhận tội(Ai nhớ, kể lại dùm)? Kết quả, cả lớp bị quỳ cột cờ sáng ngày thứ 2 và bị đuổi học 3 ngày.

- Cô Kim Loan (không nhớ họ), dậy môn Điện năm đệ nhị B1(NK 69-70): Năm cô dậy lớp tôi,

k� ni�m th�i đi hc

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

14

cô đang có bầu. Năm 1992, ĐH lần đầu gd Q., con của cô đã chở thầy cô từ San Diego lên Or-ange county tham dự. Tôi đến chào cô, kể lại năm học cô và hỏi cô về em này? Cô cười và bảo chính em tài xế là em cô mang bầu khi dậy lớp tôi.

- Hạng nhì Pháp Văn: Năm 12B1(Từ NK 1970/1971, đổi tên gọi từ lớp 1 đến lớp 12), tôi ngồi cùng bàn với Vũ Quốc Tuấn(em chị Vũ Thiên Kim). Tuấn là 1 trong những học sinh giỏi trong lớp. Thầy Trần văn Đắt cho bài kiểm hàng tháng, Tuấn được điểm cao nhất và tôi được hạng nhì vì cọp dê Tuấn. Không may cho tôi, “kẻ gian gặp nạn”, bữa thầy trả bài, Tuấn nghỉ học và thầy gọi tên thứ nhì lớp lên sửa bài. Tôi đứng như trời trồng! Thầy mời về chỗ và nói 1 câu, tôi nhớ đời, “Bây giờ tôi mới biết anh!”. Nhớ đến thầy, tôi nhớ sự tận tâm của thầy và nhớ cách phân biệt khi nào dùng với động từ avoir, khi nào dùng với động từ être qua câu thơ:

“Vào, ra, lên, xuống, khởi hànhĐến, đi, về, ở, ngã, thành, tử, sinh”Qua Mỹ, khi biết tin thầy ở gần nhà, cũng biết tin thêm là thầy đã mất. Tuy tôi coi thuờng môn Pháp Văn, không chịu học, nhưng thầy là người thầy tôi kính nể và yêu quý nhất.

- Thầy Trần Ngọc Hồ: Thầy là người thầy duy nhất mà tôi học mỗi năm. Tôi học ở thầy cách làm dàn bài, tóm tắt ý chính. Mỗi đầu giờ, thầy vào, viết dàn bài lên bảng và giảng. Thầy có số vốn về Hán văn uyên bác(tôi đoán vì thầy giảng bài, hay viết những chữ Hán và trích thơ Đường). Theo

tôi, thầy giảng không hấp dẫn, nhưng rõ ràng và tận tâm. Thầy dễ nóng tính. Khi nóng, mặt đỏ và mắt quắc lên! Kỷ niệm với thầy tôi còn nhớ là 1 lần nói chuyện trong lớp, tôi bị kêu lên trên bục giảng làm “chim bay, cò bay”, quay xuống tìm tên khác nói chuyện để “thế mạng”! Không may cho tôi, có thấy mấy tên nói chuyện, nhưng toàn “gà nhà”, đành phải đứng 1 chân suốt giờ của thầy. Cũng may, thầy dậy Công dân, chỉ có 1 tiếng.

- Tranh vẽ tên thầy Lê Khắc Chấn: Có 1 ông lớp tôi, P.T.L, đã vẽ 1 cái chân khoảng dưới đầu gối, với 1 vài lông chân mọc ngược, cùng 1 đặc trưng 1 nickname mà hồi đó chúng tôi hay gọi lén. Thầy học rất giỏi, ra trường ĐH Sư Phạm đứng hạng thứ 3 và thầy đã giải tất cả những bài tập trong 1 cuốn sách toán của Pháp(Quên tên. Trần Xuân Cầu, Nguyễn Thăng Long,... chắc còn nhớ)

Mong bạn bè trong lớp nhớ thêm.

ĐK

15

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Khi vào trung học rồi, tôi mới được làm quen với danh từ giáo sư hướng dẫn. Khác với bậc tiểu học chỉ có một thầy hay cô dạy đủ các môn, ở bậc trung học mỗi thầy cô chỉ phụ trách một môn, và gặp gỡ học trò mỗi tuần một hai lần, mỗi lần một hai tiếng đồng hồ.

Giáo Sư Hướng Dẫn hay Giáo Sư Khải Đạo là vị thầy hay cô ngoài môn phụ trách chuyên biệt của mình, còn kiêm thêm nhiệm vụ chỉ dẫn cho học trò cách làm quen với cuộc sống càng ngày càng phức tạp, bảo ban góp ý cho học trò khi chúng gặp phải những sự kiện mà trí óc non nớt chưa thể đưa ra một phán đoán dứt khoát. Giống như Cha Hướng linh, Thầy Bổn sư trong môi trường tôn giáo, ảnh hưởng của vị Giáo Sư Hướng Dẫn rất quan trọng trong cuộc đời học sinh. Nó giúp định hình nhân cách, định hướng phán đoán và nghề nghiệp về sau này.

Những dòng chữ này được viết lên ở đây như lời cảm ơn chân thành gửi rất muộn màng đến các Thầy Cô đã từng giúp tôi định hướng chính mình. Cho đến bây giờ năm mươi năm đã qua, tôi vẫn còn nhớ những lời khuyên bảo chỉ dạy rất vắn tắt, rất tình cờ của các vị ấy. Có những vị đã khuất, bài viết này xin như một nén tâm hương gởi vào cõi vô cùng đến quý Thầy. Có những vị vẫn còn an hưởng tuổi già, bài viết xin như đoá hoa gởi trên bệ cửa sổ như một lời thăm hỏi trễ tràng.

1.Thầy hướng dẫn tôi năm Đệ Lục là GS Nguyễn Xuân Đạo, năm nay ông đã 85 nếu tôi nhớ không lầm. Ông là sĩ quan, cùng khoá với Ông

Kỳ một thời làm Tư Lệnh Không quân. Ông dạy môn Việt văn, là người dạy tôi yêu tiếng Việt qua các bài văn thơ và nhạc. Tôi còn nhớ Thầy giảng

ng��i giáo s� h��ng d n

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

16

đoạn văn sau của Xuân Diệu:” Chiều lên dần trên dốc Nam Giao... ” Sao không là chiều xuống? Khi đọc ta phải hình dung cảnh vầng dương từ từ đi xuống chân trời, ánh sáng nhạt dần, và bóng đêm từ từ dâng cao; hay Thầy cho bình giảng bài “Bay Đêm” của Toàn Phong, đã mở thêm một cánh cửa cho tôi bắt đầu làm quen với Saint-Exupéry và những tác phẩm về các chuyến phi hànhcủa ông: Bay Đêm, Gió Cát và Sao Trời, Hoàng Tử Bé... Thầy dạy bài “Tống Biệt” của Tản Đà với lời thơ mênh mang chơi vơi như thực như mơ. Rồi Thầy cất giọng hát trong chiều, hoàng hôn xuống, mặt trời đỏ ối từ từ xuống dần phía nghĩa trang lính Pháp, hắt ánh sáng vàng hoe như hổ phách trên khung kính, tôi ngồi như mơ đến cảnh Lưu Nguyễn từ biệt Thiên Thai cũng một chiều vàng nắng quái như thế này trong tiếng hát cũng chơi vơi như thế này.

Những năm về sau, tôi còn có dịp đi lại thăm Thầy nhiều lần, sau khi Thầy rời trường chỉ còn dạy ở Võ Trường Toản, rôì Thầy lên làm Thanh Tra trên Bộ Cựu Chiến Binh, đi học khoá Cao Đẳng Quốc Phòng. Ngày tốt nghiệp, Thầy gửi cho tôi một bản sao tiểu luận của Thầy. Năm 2009, Thầy sang dự Đại Hội San José, vì không đến dự lễ chính được, tôi đến thăm Thầy và Thầy Vũ Kim Chi ở khách sạn. Khi rời San José, Thầy gởi Mai viết Khánh cho tôi chiếc áo len Thầy mặc, như chia sẻ chút hơi ấm quê nhà sau bao nhiêu năm xa cách, cùng với một bài thơ lưu niệm. Hàng năm sau lễ Tri Ân, tôi vẫn còn được nhìn thấy ảnh chụp Thầy cầm micro hát cho học trò nghe, lại nhớ bài hát Tống Biệt một buổi chiều năm 1965 trên lầu ba của trường ngày cũ.

Năm Đệ Lục của tôi trôi đi êm ả bên trong hàng rào trường lớp, trong khi ngoài đời bao nhiêu biến động dập dồn. Tai trời ách nước, xã hội bất ổn

17

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

vì chính phủ thay ngôi đổi chủ, nhưng với trí óc non nớt của một cậu bé vừa lên trung học, tôi làm sao hiểu được những lo âu của người lớn. Chỉ thấy quý Thầy đi dạy cũng mặc quân phục tác chiến, trong những dịp chào cờ mới mặc tiểu lễ, khăn áo chỉnh tề. Quý vị thâm niên thì còn sửa sang y phục cho thích hợp vóc dáng, còn quý vị mới ra trường thì cứ nhà binh phát sao mặc vậy, tuy là ủi hồ thẳng nếp nhưng thùng thình súng sính trông thật ngộ nghĩnh. Nhất là Thầy Trần Văn Đắt, vóc dáng thư sinh mảnh mai, da trắng, mắt sáng môi hồng, mặc quân phục cứ như một cô thiếu nữ giả trai. Không biết lúc ấy Thầy có biết có một đứa học trò là tôi cứ chăm chăm theo dõi từng cử động, điệu bộ và lối nói tiếng Việt rất “Tây” của Thầy không? Thầy dạy tiếng Pháp, quyển Le Francaise Élémentaire deuxième livret của Mauger và Gougenheim có hình con gà trên bìa hai màu xanh da trời và trắng, sách kể chuyện về gia đình Vincent. Năm đó Thầy Trần Ngọc Hồ dạy Công dân với chiếc cặp da bất hủ, thầy Trần Quốc Giám dạy Sử Địa, Thầy Bùi Quốc Tường dạy Toán, Thầy Huỳnh văn Trường nhà ở cư xá công chức Hoà Hưng dạy Lý Hoá, Thầy Huỳnh Thanh Khiết dạy Hội Hoạ, thế nhưng ai dạy Vạn Vật thì tôi

không nhớ nổi, có thể là cô Võ Kim Sơn. Trong năm này cả miền Trung và miền Tây đều bị bão lụt, và học sinh cũng xuống đường bán vé số Tombola giúp quỹ cứu trợ đồng bào. Tôi và mấy tay bạn cùng lớp nhưng già tuổi lang thang trên phố Lê Lợi, chờ đón người qua lại gắn huy hiệu và chìa tập vé số mời mua. Không nhớ bán được bao nhiêu, chỉ biết là rất vui vì được đi chơi với bạn có giấy phép, lại được tiếng làm công tác xã hội nữa (?)

2. Sau mùa hè trở lại, chúng tôi lên lớp Đệ Ngũ mang con số cuối cùng: số 9, nhưng

phải xuống lầu hai. Vẫn dãy lớp sát bên đường, phòng thứ hai từ phía cầu thang hướng lên văn phòng, trưởng lớp vẫn là Lâm tấn Sĩ, với người phó tên rất Tàu là Tống tử Văn. Lớp Ngũ 8 cũng sinh ngữ Pháp do Tăng A Nhì làm trưởng lớp nằm cạnh cầu thang. Lớp Ngũ 7 sinh ngữ Anh, lớp của Liu Hậu Sám và một số học sinh gốc Nùng như Cắm Cún Pẩu, Phú A Tài… kế tiếp theo đi về phía cầu thang cổng 2. Dần dần chúng tôi biết tên nhau ngày một nhiều hơn, tuy rằng quen mặt thì quen đã từ lâu qua những buổi đi tập thể dục ở Sân Vận Động Quân Đội gần bộ Tỗng Tham Mưu, sau giờ học cả bọn chia phe đá banh, lớp này đá với lớp khác. Tôi ít bạn thân, thâm niên nhất chỉ có Đặng văn Xuân cùng ở trường cũ sang hai đứa ngồi cùng bàn nhưng lâu dần cũng chẳng có chuyện gì để to nhỏ với nhau, ngoại trừ những thăm hỏi thường ngày.

Giáo sư hướng dẫn chúng tôi năm này là Trung

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

18

Úy Huỳnh văn Ân. Ngay buổi học đầu tiên, ông dặn chúng tôi mỗi đứa phải có cho mình một quyển Sổ Đầu Bài. Thấy chúng tôi ngơ ngác, vì trong lớp đã có sổ Điểm Danh và Khuyên Điểm, Sổ Đầu Bài đều do trưởng lớp giữ gìn, làm sao lại thêm một quyển sổ nữa?

Ông giải thích: “ đó là quyển vở học thường, nhưng dùng để tóm lược lại những việc mình làm trong mỗi ngày ở trường, ví dụ hôm nay hai giờ đầu học Pháp văn bài 1, trang số mấy, bài tập trang số mấy; hai giờ sau học Toán bài 1 tựa là gì, trang bao nhiêu, bài tập số bao nhiêu ở trang nào. Khi về nhà, lúc ôn bài chỉ cần mở ra, nhìn sơ qua là nhớ lại mình đã học những gì, cần làm gì. Như vậy mình sẽ không bị bỏ sót bất cứ bài nào cả.”

Và tôi từ từ làm quen với quyển nhật ký học đường ấy, dù những năm sau này không ai bắt làm sổ đầu bài, mỗi tối ngồi bên bàn học, tôi vẫn ôn lại trong đầu những gì đã học, sáng sớm thức dậy, khi ngồi vào bàn, lược lại trong đầu những bài cần làm, tập đi tập lại bao nhiêu năm thành một thói quen sắp xếp suy nghĩ cho có thứ tự, và không bị rối tung lẫn lạc.

Những năm tháng này xã hội bên ngoài không mấy yên ổn, và đám con trai choai choai bắt đầu trở chứng, nên Thầy cũng phải trở nên cứng rắn hơn. Tôi nhớ các Thầy Cô có vẻ khắt khe hơn. Thầy Ân thì luôn luôn sẵn sàng “sút” bất cứ ai “quậy” ra khỏi cửa sổ đáp xuống tận bên ngoài hàng rào, nhưng đến hết năm chẳng thấy ai phải nhờ đến đôi chân của Thầy, và Thầy cũng quên luôn điệp khúc nhàm chán ấy. Trong năm này thân mẫu của Thầy qua đời, lớp chúng tôi rủ nhau đến chia buồn, Thầy đón chúng tôi tại một căn nhà trên đường Lục Tỉnh, nghi thức xong xuôi Thầy tiễn chúng tôi về; phút giây ấy, tôi chợt nhìn thấy một con người thứ hai gần gũi hơn khác cái ông khá nhiều lời tôi thường biết.

Năm lên Đệ Nhị, tôi phụ trách Khối Học Tập Báo Chí của Ban Đại Diện, Thầy làm Hiệu Đoàn Trưởng, nên Thầy trò gặp nhau thường xuyên hơn, nhưng chuyện trò chỉ xoay quanh việc Hiệu Đoàn. Ai nấy

19

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

đều bận việc của mình, Thầy công việc đa đoan, trò cũng lo chuẩn bị thi cử. Rồi một ngã rẽ bất ngờ mở ra, tôi phải ra trước Hội Đồng Kỷ Luật, còn chút nữa là vĩnh viễn rời khỏi trường (sẽ kể tiếp trong các đoạn sau.)

Năm 74 tôi trở lại thăm trường, bấy giờ Thầy đang làm Giám Học. Tôi ngỏ ý với Thầy tôi muốn xin về dạy ở đây, Thầy khuyên tôi nên bỏ ý định ấy đi, nhưng không nói lý do. Tuy Thầy không giải thích, nhưng tôi ngầm hiểu vết rạn nứt năm xưa giữa tôi và Viện sẽ là một trở ngại lớn cho tôi được chấp thuận quay về. Có lẽ Thầy cũng ngại trái bom nổ chậm là tôi sẽ mang đến nhiều điều không yên ổn cho trường lớp hay chăng?

Năm 2003, gặp lại các Thầy sau bao tháng ngày xa cách, xúc động thật nhiều. Kỷ niệm ùa về như thác lũ, vui buồn chen nhau, khiến tôi cũng chẳng hiểu mình đã trải qua cuộc hội ngộ thế nào. Năm 2007, Thầy ghé San José, nhắn muốn gặp tôi tại nhà của một người chị ở downtown. Có lẽ hôm ấy Thầy muốn nói chuyện nhiều, nhưng hoàn cảnh và thời gian không cho phép, nên lúc chia tay chỉ dặn dò tôi giữ gìn sức khoẻ. Nhưng người cần giữ gìn hơn là Thầy, vì chưa đến hai năm sau, nghe tin Thầy bệnh, điện thoại thăm hỏi nghe giọng Thầy mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng pha trò. Tôi ngậm ngùi trong lòng vì biết cảnh biệt ly chẳng còn xa lắm. Thầy muốn gặp tôi một lần, nhưng công việc và hoàn cảnh gia đình tôi không cho phép xa nhà qua đêm, nên tôi chỉ còn biết lặng yên tưởng tiếc khi nghe Thầy ra đi.

Đối với Thầy, tôi là một đứa học trò cứng đầu, nhưng với tôi, lòng quý mến vì sự khải đạo những năm tháng đầu đời không bao giờ phai nhạt. Thỉnh thoảng nhớ Thầy, tôi lại bật máy truyền hình, chọn đài NHK nghe bản tin của người xướng ngôn viên lớn tuổi, khuôn mặt hao hao, nụ cười tương tự. Lại nhớ căn nhà của Thầy trong Trại Trần Hưng Đạo, nhớ những giờ Pháp văn, những buổi gặp trong phòng Hiệu Đoàn, những lời trò chuyện sau cùng.

Thầy ơi, gút thắt trong lòng con không còn nữa dù Thầy chẳng một lần giải thích lời khuyên không nên trở lại trường xưa, dù ngày lên Đại học con đã quyết lòng không nhìn lại, nhưng biết làm sao, những năm tháng ấy đã định hình, đã ràng buộc con với những phòng học sân chơi, Thầy Cô và bạn

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

20

cũ chặt chẽ đến chừng nào. Khi đứng trên bục giảng, đóng vai người thầy, con mới hiểu được những khó khăn để không chỉ mang tri thức sách vở, mà còn phải đem lại tin yêu cho lớp con em. Hình ảnh của các Thầy Cô từ thuở ấu thơ lần lượt hiện về trong trí nhớ, như những tấm gương soi lại chính mình, nhắc nhở chính mình không thể ngã lòng, luôn luôn cố gắng.

Năm Đệ Ngũ này, tôi được học thêm với một số Thầy Cô mới. Thầy Nguyễn Đức Kim viết sách toán chung với Thầy Đào Văn Dương dạy Đại Số, Thầy Nguyễn Phúc Khánh dạy Hình Học. Cụ Kim khó tính như một ông đồ nhà quê, bước vào lớp, đặt cái cặp lên bàn, là mở hộp thuốc rê vấn một điếu và bật lửa. Thầy chậm rãi thả khói rồi sau đấy mới mở sổ gọi tên học trò lên dò bài. Dò bài xong, Thầy mới giảng bài mới, cả lớp yên lặng vì buồn ngủ nhiều hơn vì chú ý. Hình như cả năm Thầy chẳng có khen ai, và chúng tôi thường bị chê trách nhiều hơn là khích lệ. Thầy Nguyễn Phúc Khánh có râu bó hàm, rất siêng năng cạo sạch nhưng cũng vẫn bị chúng tôi đặt cái hỗn danh kèm với chữ “râu”, thì truy bài rất gắt. Nhờ vậy hình như học trò đứa nào cũng thuộc định nghĩa định đề định lý hơn, nghĩa là khá Toán hơn. Lý Hoá học với Cô Trần thị Kim Loan. Việt văn học với Thầy Nguyễn Văn Thu, đúng đến đoạn Kiều Nguyệt Nga bị cướp, Lục Vân Tiên dơ tay “khoan khoan ngồi đó chớ ra” thì Thầy nghỉ và thay vào một giáo sư khác.

Năm này có hai sự kiện làm tôi nhớ mãi: một là Thầy Phạm Nghệ dạy Nhạc, lập Ban Đại hợp

xướng, tập bài Hòn Vọng Phu. Gần như cả lớp đều vào ban hợp xướng, trừ mấy tên già tuổi. Dù đã được học nhạc lý và tập hát từ năm Đệ Thất, nhưng lần này tôi mới cảm nhận được sự kỳ diệu của các âm giai. Có lẽ nhờ thực tập xướng âm nhiều, không chỉ là lập lại những gì mình nghe thấy, mà tự mình phát âm, điều chỉnh giọng theo đúng bậc thang thiên nhiên nên tôi thích nghêu ngao bằng cái giọng vịt đực của mình. Ngoài ra việc phối âm làm tôi hiểu thêm được sự hoàn mỹ của những cái không hoàn mỹ khi phối hợp với nhau. Sự kiện thứ hai là qua giờ hội hoạ, Thầy Khiết mở cho tôi một cái nhìn về sự hoà hợp của các màu. Thật tình cờ khi một bài thi đề tài tự do của tôi làm qua loa, có phần dối trá lem nhem lại được điểm khá hơn những bài mình chuyên tâm chú ý. Khi hiểu về luật viễn

21

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

cận, tôi mới biết mèo mù vớ được cá rán, vì khi ấy Thầy chỉ dạy về vẽ trang trí, chưa dạy sang phối cảnh. Gần cuối năm có nhật thực một phần nhìn thấy ở Việt Nam, Thầy vào lớp mang theo mấy miếng kính đen bóng trong mũ của thợ hàn điện, cho cả lớp chuyền tay ngó ông mặt trời từ từ bị cái bóng của mặt trăng che phủ một khoảng rồi dần dần tròn sáng lại.

Bên ngoài xã hội, thành phố bắt đầu đốn bỏ mấy cây cổ thụ để mở rộng mặt đường. Từ nhà thương Nguyễn văn Học Gia Định đến ngã tư Phú Nhuận, là con đường thân quen đến từng hòn đá của tôi, lối đi dành cho xe ngựa, xích lô và xe đạp không còn nữa. Cùng với việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, đường sá mở rộng, các khu quân sự được lập nên, xe cộ cũng nhiều hơn,

thành phố ồn ào hơn, mọi người vội vã hơn. Khu tam giác phía trước Bộ Tổng Tham Mưu và sân vận động quân đội được dọn quang quẻ, các khu Thoại ngọc Hầu, Lăng Cha Cả, Ngã tư Bảy Hiền trở nên tấp nập sầm uất hơn.

3. Tôi bước vào năm Đệ Tứ sau mùa hè rực rỡ vì phần thưởng cuối năm Đệ Ngũ giúp

tôi đỡ tiền mua sách Giáo Khoa. Trong số kỷ niệm tôi chọn mang theo với mình khi sang đất mới có quyển tự điển Pháp Việt của Đào Duy Anh là một trong món quà thưởng ấy. Mẹ tôi vui hơn cả tôi nữa, Bà đã đau đầu mấy năm tôi mới lớn, nay thấy con biết sửa đổi tính nết, bà rất mừng.

Lớp Đệ Tứ 5 hợp thành do hai lớp Ngũ 8 và Ngũ 9, ngay phòng đầu chân cầu thang, sát chuông điện, ngó lên phòng Tổng Giám Thị. Thật lạ, lúc ở trên cao nhìn xuống đất thấy thật xa, nhưng lúc ở dưới đất nhìn lên lại thấy không cao mấy dù vẫn cùng khoảng cách. Chẳng trách con người ta cứ thích trèo lên mãi mà không ai muốn bước xuống. Ngoại trừ các bạn cùng lớp cũ, tôi có thêm một số bạn mới, nhưng như quen từ trường, vẫn gần với những tay học lâu với mình hơn.

Năm này là một năm yên bình. Thứ nhất lần đầu học sinh Đệ Tứ không phải thi tốt nghiệp Trung học Đệ Nhất Cấp. Thứ hai phần đông chúng tôi đã quen trường lớp Thầy Cô, quen với nề nếp và trật tự, nên sinh hoạt thường ngày rất đằm thắm.

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

22

Giáo Sư Hướng Dẫn chúng tôi năm này là Thiếu Úy Phan Văn Bình. Tên đúng như người, tôi nhìn Thầy không có gì quá nổi trội, tính tình bình dị hoà nhã. Tôi có khiếu về nhận tiếng nói, nên không mấy khó khăn khi nghe tiếng Huế của Thầy, tất nhiên là lúc Thầy nói chuyện thong thả, chứ nếu lúc Thầy nói với tốc độ quen dùng ở nhà thì cũng phải vất vả một tí mới bắt kịp ý nghĩ của Thầy.

Có thể tôi quá hài lòng với những gì mình đã nhận được trong hai năm đầu ở trường, nên không đón nhận thêm được ở Thầy những điều nổi bật khác chăng. Mà ngược lại lại tìm thấy thần tượng mới ở các Thầy Hoàng Xuân Thiệu, Hồng Quang Anh. Tôi mê say ngồi nghe thất Thiệu giảng bài Sử Địa bằng giọng Quảng Trị sang sảng, bước chân qua lại trên bục, những cái nhấc tay, những chỗ nhấn giọng trong phần biện luận đã thu hút tôi biết chùng nào, dù tôi gần như thuộc lòng quyển Việt sử của Trần Trọng Kim, nhưng vẫn không thể làm ngơ trước phương thức trình bày đề tài của Thầy Thiệu.

Chuyện Thầy Hồng quang Anh thì lại ở bên ngoài lớp. Những năm ấy ảnh hưởng truyện viết về thế giới du đãng của Duyên Anh lan rộng trong giới thanh thiếu niên, nên chàng nào cũng mơ làm Trần Đại, James Dean Hùng. Bọn học trò đi học thường phải đối đầu với các người hùng đi thành từng nhóm mượn đồng hồ bút máy và tiền tiêu vặt. Buổi sáng hôm ấy đầu giờ vừa vào học khoảng năm mười phút, tôi ngồi sát cửa kính hành lang phía trong sân, thấy Thầy

Hồng quang Anh bước ra khỏi cửa lớp ở hành lang phía đối diện. Thầy hét to: “Dừng lại!” và chỉ về phía cột cờ. Tôi ngoái nhìn về phía sau vì các lớp đều đã vào học hết cả rồi. Hai ba học sinh của trường chạy trước, còn phía sau có khoảng hai ba thanh niên ăn mặc hỗn tạp đuổi theo. Tất cả chựng lại trong giây lát, rồi nhóm học sinh tiếp tục chạy về phía phòng Tổng Giám Thị, đám thanh niên đuổi theo quay đầu trở ra. Chắc giờ ấy cổng sau chưa khoá lại. Sau đó tôi cũng quên luôn sự kiện này, có đôi lần nhớ lại không biết hỏi ai. Thầy hay cười cười nhưng rất nghiêm, suốt thời gian học, chẳng thấy pha trò khi nào cả.

Một vị giáo sư khác đặc biệt trong năm này là Cô Phan Nguyệt Vân, dạy Việt văn, cũng rất nghiêm với học trò.Mấy tay già tuổi giở trò trêu

23

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

ghẹo, bị Cô mắng xối xả vào mặt một đôi lần, không còn dám đùa nữa.

Năm này cũng là năm chia ly, các học sinh cha còn sống phải rời trường hoặc chuyển sang Văn Hoá Quân Đội, hoặc sang các trường khác. Cuối năm sau khi nhận Chứng Chỉ Trung Học Đệ Nhất Cấp, một số phải nhập ngũ vì đã đến tuổi động viên. Và chỉ sáu tháng sau nữa, nghe tin có đứa đã hy sinh. Với tôi, điều này bắt đầu gieo vào lòng một cảm nhận lạ lùng. Đã đến lúc thế hệ chúng tôi phải đứng lên, tiếp bước cha anh gánh vác đất nước rồi!

Rồi tay bạn đầu tiên cưới vợ. Nhà hắn ở Long An, mỗi sáng ngồi xe đò lên trường đi học, tan học lại đáp xe đò về nhà. Nhiều hôm hắn đi trễ, chúng tôi biết rằng đường lại bị đắp mô, hắn

phải chờ mở đường, xe chạy lại mới đến lớp được. Năm sáu đứa được mời dự đám cưới, trong đó tôi là đứa “nhí” nhất. Vừa ngồi vào bàn là chào bàn bằng một ly cối Gò Đen, Tôi nhắm mắt uống cạn ly rượu đầu đời, sau đó không biết gì nữa. Lúc mở mắt ra trời đã về chiều, bộ ván ngựa tôi đang nằm la liệt những người dọc ngang đủ kiểu. Chú rể dọn cho tôi vài món ăn cho đỡ xót ruột, rồi ngồi chờ mấy tay bạn ở Sài gòn tỉnh lại trở ra bến xe về lại nhà. Chú rể còn theo học đến nửa năm Đệ Tam, thì nghỉ hẳn. Anh gia nhập Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, nên không còn thời giờ cho việc học nữa.

Quên một sự kiện quan trọng xảy ra cho toàn thể hệ thống học đường năm 1965. Khi Bác Sĩ Trần Ngọc Ninh lên làm Bộ Trưởng Giáo Dục, ông quyết định cho thử nghiệm áp dụng phương pháp Hướng Đạo vào các trường Trung Học ở Sài gòn. Trung Tâm CPS được thành lập, là chữ viết tắt của Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Học Đường. Thế là lần đầu tôi được tham dự vào cuộc tập hợp của các Khối Lớp toàn trường nơi sân vận động của trường. Thật là một khung cảnh tráng lệ. Từng lớp, từng lớp xếp hàng đôi với bảng tên lớp ở hàng đầu. Lễ chào cờ quốc gia và Hiệu Đoàn diễn ra trang nghiêm nhưng giục lòng phấn khích. Từ đó một luồng gió mới lan tỏa khắp trường, đôi mắt của tôi không còn chỉ nhìn quanh bốn bức tường giới hạn phạm vi của lớp, mà bắt đầu mở sang những lớp khác. Tôi biết thêm tên của nhiều Thầy Cô, các anh chị lớp trên. Rồi những chuyến du khảo trên sông Sài gòn bằng tàu Hải quân; Bửu Long Tân

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

24

Vạng, trại hè Vũng Tàu, những sinh hoạt đã làm cho tình cảm Thầy trò thêm nẩy nở trong tin yêu mến phục, tình cảm giữa bạn bè thêm thông hiểu mến thương hơn. Thày Lý Thành Báu thành lập toán ảo thuật, với mấy người phụ diễn Trần thị Kim Dung, Nguyễn Trung Bảo, Nguyễn Khắc Dzũng cũng gây những thích thú trong tôi, nên về nhà cũng tập cắt một sợi dây làm đôi rồi nối lại mà không thấy gút thắt, rồi tìm tòi các bài viết về ảo thuật để thực hành. Nhưng rồi những điều này vẫn không thu hút tôi bằng sách vở báo chí. Suốt mùa hè, là khách hàng thường trực của tiệm cho thuê sách Vĩnh Thới ở đường Hoàng hoa Thám Gia định.

Năm này cũng là năm tình bạn học được phát triển rất nhiều. Chúng tôi tổ chức thăm viếng nhà nhau, đi khắp lượt các khu đông đúc như Cư Xá Đô Thành, Vườn Chuối, Bàn Cờ, Chí Hòa, Ông Tạ, Cư Xá Tự Do... từng đoàn từng đoàn xe đạp chở đôi chạy khắp Sài gòn.Năm này cũng là năm trường thử nghiệm kỳ thi “chống gian lận”. Phòng thi gồm hai loại học trò thuộc hai khối lớp khác nhau với hai đề thi khác nhau ngồi xen kẽ sao cho học sinh cùng khối lớp không thể chuyển bài hay “cọp-dê” được. Khi lớp tôi thi toán, thì lớp trên tôi thi Pháp Văn. Cũng vì kỳ thi này mà tôi làm quen với hai nữ sinh đầu tiên ở trường, sau này cùng gặp lại trong Ban Đại Diện.

Gần cuối năm, một chuyện quan trọng được đưa ra bàn thảo: chọn ban lên đệ nhị cấp. Đứa thì nói con trai thì phải học ban B, đứa thì nói toán ban

25

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

B nặng lắm, ban A chỉ cố gắng học bài là xong. Tiếc là lúc ấy không có Thầy Cô nào góp ý cho chúng tôi nên chọn ban nào, nên phần đông chỉ là theo phe nào đông người. Tôi tính tham lam, nên quyết định theo ban A, nhưng học Toán theo ban B vì tự nghĩ mình toán cũng không tệ, chỉ ít kiên nhẫn khi học bài, nên có dịp để ngồi học cũng là một cách rèn luyện chính mình. Thế là chỉ có mười tên chọn ban A, còn lại tất cả đều chọn ban B. Danh sách nộp xong, cả đám chúng tôi chuẩn bị cho một năm “phè cánh nhạn”, tôi về nhà luyện nốt những bộ truyện chưởng Kim Dung, gần nhà có người hàng xóm có năm cậu con trai, anh thứ ba đang học dự bị Y khoa, anh thứ tư học trên tôi một lớp, tôi hay sang chơi và nhận công việc đi đổi truyện để được đọc thật nhiều, có ngày đọc hết những ba quyển dày cộm.

(Sau này khi đi dạy, tôi thường dành mỗi tuần nửa tiếng để nói chuyện về các trường Đại học và Cao Đẳng cho các học sinh lớp 12, giúp cho họ có một cái nhìn rõ hơn trong việc chọn lựa ngành học. Đó là kinh nghiệm tích lũy được sau những năm hoạt động sinh viên hướng dẫn các cô bác anh chị em chọn lớp.)

4. Năm Đệ Tam của tôi trôi qua cũng rất êm ả. Bốn lớp Đệ Tam, hai lớp sinh ngữ chính

Anh mang thêm số 1 sau chữ A hay B, và số 2 đi kèm với lớp sinh ngữ chính là Pháp văn. Đây là năm đầu nam sinh và nữ sinh học chung với nhau trong một lớp. Gặp lại hai cô bạn chung lớp Đệ Thất ở trường cũ sang đây. Hai cô cũng vẫn lặng lẽ như hai cái bóng năm nào mỗi sáng theo

đoàn người bước xuống từ chiếc xe “van” sơn màu đen của tu viện, trưa lại lặng lẽ theo đoàn người trở ra chiếc xe về lại Thủ Đức. Còn mấy cô không hiểu vì sao không chịu lên học cùng năm. Mãi sau này gặp lại Chị Đoàn thị Đào, chị cho biết rằng muốn học thêm cho có căn bản?

Năm này được học với một số Thầy Cô mới, lại gặp lại một số Thầy Cô cũ. Giáo sư hướng dẫn năm này là Thầy Nguyễn Văn Thơm.Thầy Thơm chỉ cho một phương pháp để học Vạn Vật: mở sách ra có bao nhiêu bài cần phải học để thi sẽ chia làm bấy nhiêu kỳ phải thuyết trình. Tổng số học sinh trong lớp sẽ chia thành các nhóm có số chia chẵn cho số bài. Mỗi nhóm ít nhất bốn người, bốc thăm luân phiên nhau giản bài cho cả lớp. Thầy sẽ nhận xét và cho điểm, cũng như bổ khuyết những nơi học trò bỏ sót.

Thế là chúng tôi chia nhóm, chia việc, đứa phụ trách vẽ hình trang trí, đứa phụ trách soạn dàn bài, gom ý chính, đứa đảm nhậm phần trần thuyết, đứa lo việc trả lời thắc mắc của người nghe.

Một không khí ganh đua lan toả trong cả lớp. Đám con trai không muốn bị lép vế trước cánh con gái thì ê mặt, mà nhóm con gái cũng không muốn thua kém cánh con trai. Chỉ sau ba bốn kỳ thuyết trình là lớp băng giá bọc ngoài những cô gái kiêu kỳ đã tan chảy, và đám con trai cũng bớt ngại ngần xa cách. Các nhóm ngồi lại với nhau, góp ý cùng nhau, thêm chỗ này bớt chỗ nọ. Tình thân vì thế càng đậm đà hơn. Rồi đến cuối năm

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

26

làm bích báo, chia nhau đi bán báo Xuân. Những sinh hoạt trong sáng diễn ra thật tự nhiên, nhưng bây giờ nhớ lại cũng là do phương cách tổ chức sắp xếp có hiệu quả mà không phải nhọc công lắm lời của Thầy hướng dẫn. Cả lớp chúng tôi thấy Thầy nghiêm nghị, mực thước nên cũng không ai vượt qua lễ tiết cân thiết mà thân cận hơn.

Năm này học với cô giáo Pháp Văn mới là Cô Trần thị Gia An, nghe nói từ Đà Lạt chuyển về. Cô nói giọng Huế lai, nhẹ nhàng như chim hót. Cô giới thiệu với chúng tôi một số tác giả của Pháp như George Sand với quyển La Mare au Diable, Francoise Sagan với Bonjour Tritesse. Cô khuyến khích đọc thêm truyện sách bằng nguyên ngữ ngoài sách giáo khoa chính là quyển Cours de Langue số 2, Lý Hoá học với Thầy Vũ Ngọc Vĩnh. Thêm môn Anh văn sinh ngữ phụ học với Thầy Nguyễn Tất Đạt. Đây là môn học làm tôi khổ sở nhất, vì Thầy dạy tôi không hiểu được. Vốn quen văn phạm Pháp ngữ và cổ văn Hán, tôi loay hoay cả năm vẫn không hiểu nổi căn bản văn phạm tiếng Anh, từ mạo từ đến tĩnh từ, động từ bất quy tắc, cách phiên âm. Học đến cuối năm mà chưa bao giờ bài của tôi được điểm đến số 10! Tôi đâm ra nghi ngờ cái khiếu ngôn ngữ của mình, về nhà lôi hết toàn bộ sách văn phạm ra xem nhưng vô ích, quyển English for Today số 2 màu xanh lơ vẫn là một kho tàng khép kín dù tôi đã thử biết bao lần câu thần chú “ hạt vừng ơi mở ra” mà vẫn không thành!

Biến cố Mậu Thân xảy ra, cả trường nghỉ học.

Nhưng Phòng Hiệu Đoàn vẫn mở cửa. Các Thầy kêu gọi học sinh phụ giúp trong việc tìm kiếm tin tức của các học trò Quốc Gia Nghĩa Tử. Thế là sau khi lệnh giới nghiêm được nới lỏng, thành phố trở lại sinh hoạt thường ngày, tôi trèo lên xe lam lên trường nhập vào đoàn xe chạy quanh thành phố, ven đô các trại tạm cư, các nơi chiến nạn. Xe do Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù cung cấp, vì Trung Tá Trần quốc Lịch Tiểu Đoàn trưởng là bào huynh của Thầy Trần quốc Giám, Hiệu Đoàn Trưởng. Đến quá trưa về lại trường, ăn cơm với đậu phộng chiên tương, ngồi dưới bóng mát của hành lang ngó ra cột cờ, tôi nhớ lại hình ảnh hoang tàn của những vùng bị ảnh hưởng giao tranh, cái nắng cháy da của buổi trưa trong vùng đổ nát bụi tro, đời sống xô bồ hỗ loạn tại các trại tạm cư. Nhớ Nguyễn tấn Sĩ với chiếc “tông đơ” và cây kéo nhỏ hớt tóc cho các ông già và trẻ nhỏ, nhớ Trần Ngọc Minh Châu vạt áo dài dắt vào lưng quần, ngồi trong nắng cắt móng tay, lau rửa những khuôn mặt nhem nhuốc của các em bé quanh trại tạm cư; Kiều Sơn, Ngô ngọc Dung trong màn văn nghệ dã chiến tiền đồn nơi hậu cứ Tiểu Đoàn 3 Dù; nhớ rặng tre xanh rợp bóng trên con đường vòng phía sau lưng khu gia binh Tiểu đoàn Địa Phương Quân dẫn đến nhà Trần Minh Trị. Tôi ba bốn ngày liền chạy xe đạp đến trước nhà, nhìn lên thềm cao, cánh cửa đóng im ỉm, không ai trả lời, vang trong không gian tĩnh lặng tiếng gõ cửa của tôi cứ theo mãi trên con đường lầm lũi về nhà. Nhớ cuộc hành trình quanh xa lộ Đại Hàn, trường Don Bosco, Vinh Sơn Liêm, Chân

27

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Phước Liêm, Xóm Mới, Phú Thọ Hoà, trong ba tháng từ tháng 2 đến tháng 5 hai đợt công kích làm thành phố ngập chìm trong hỗn loạn. Cũng may, không ghi nhận tổn thất nào rơi xuống gia đình và học sinh, ít ra ở Sài gòn Chợ Lớn và các vùng phụ cận.

Thế rồi có quyết định từ Bộ Giáo Dục, đưa xuống, sinh viên học sinh phải tham gia chương trình huấn luyện quân sự học đường. Tất cả nam sinh đều phải ghi tên vào Liên Đoàn Sinh Viên Học Sinh Phòng Vệ Thủ Đô, đồng phục Kaki vàng, nón ca lô, phù hiệu lưỡi kiếm trên bức tường hình chiếc khiên hai màu trên đỏ dưới xanh. Mỗi tuần phải đi tập tại Ty Thể Thao Gia định nằm giữa lăng Nguyễn văn Học và toà Tỉnh trưởng. Những bài tập cơ bản thao diễn về tập họp, quay phải trái, đằng sau quay, đằng trước bước, sẽ là nền móng cho một chương trình kéo dài hơn sau này khi chúng tôi lên đại học.

Năm Đệ Tam của tôi kết thúc trong bối cảnh xã hội như thế, nên đầu óc cũng chẳng còn ghi nhớ được thêm bao nhiêu buồn vui trong lớp với Thầy Cô và bè bạn.

5. Sau mùa hè trở lại, tôi lên lớp Đệ Nhị A2, phòng thứ hai lầu hai dãy thứ hai, nằm

kẹp giữa lớp B2 sát cầu thang và lớp B1. Sĩ số còn lại đúng 22 người, có hai người không qua khỏi kỳ Tú Tài 1 ngồi lại, còn đều từ lớp dưới đi lên. Đến giờ tôi vẫn còn thuộc tên và nhớ rõ khuôn mặt của mỗi người. Một số tôi đã gặp lại ở Sàigòn, một số gặp lại ở đây. Một số vẫn như xưa, một số đã thay đổi. Tay bạn ngồi cùng bàn

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

28

đã qua đời cách nay mấy năm, đàn giỏi, hát hay, có thời là ca sĩ cột trụ của đài phát thanh Long An, đỏm dáng và chải chuốt lắm. Một số chọn lý tưởng mới để quên quá khứ nhọc nhằn và không mang lại lợi ích thiết thân cho đời sống. Ai nấy đều đã có gia đình, con cái đã lớn, lên chức ông bà cả rồi.

Năm này giáo sư hướng dẫn của chúng tôi là Cô Võ thị Ngọc Dung, dạy Việt văn. Thật ra, các Thầy Cô chỉ vất vả mấy năm đầu, tập cho học trò vào khuôn khổ, rồi từ đó nếp sinh hoạt thành hình, những rắc rối trong sinh hoạt học đường chỉ là những trò trẻ vặt vãnh, đã có quý vị Giám Thị giải quyết. Vì là năm thi nên ai nấy cũng cố gắng từ buổi học đầu tiên. Đám con trai thì bị quân dịch rượt theo sau lưng, ngoại trừ mấy tay hoãn dịch vì lý do gia cảnh hay chạy cái

hoãn dịch vì lý do sắc tộc, còn ai nấy đều đã sang số mạnh từ đầu. Tôi cũng ghi tên đi học trường Văn Học của Thầy Trần Bích Lan, học thử một tuần, lớp quá đông, quá ồn, nên lại nghỉ. Sau đó ghi tên học một lớp luyện thi Toán Lý Hoá buổi tối ở gần nhà, lớp chỉ khoảng hai chục người, đa phần là quân nhân công chức cần bằng cấp để thăng ngạch trật. Tuy vậy phương pháp giảng dạy không thua kém các nơi nổi tiếng khác, lại được ưu điểm ít người dễ hỏi hơn. Sau hai tháng biết được chìa khoá giải bài, tôi mua sách về nhà tự học không đến lớp nữa.

Vào học được hai tháng, cả trường sôi sục lên về việc tranh cử Ban Đại Diện. Tôi không quan tâm mấy về chuyện danh vọng phù phiếm nên chẳng để ý nhiều. Nhưng Hoàng Xuân Tiến lớp tôi lại cùng Nguyễn văn Nghiệp lớp bên cạnh

29

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

(đã mất) ra tranh cử Đại Diện Nam sinh đối lại Liên Danh của Nguyễn Văn Khanh và Mai An Toàn (hiện ở Texas). Nghiệp quê ở Sơn Tây, rất ngưỡng mộ Ông Kỳ người đồng hương. Lớn lên trong môi trường huấn luyện của Trường Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Vũng Tàu, nên Nghiệp có khiếu về ăn nói trước công chúng, nhưng phần lý luận không sâu sắc vững vàng. Anh Nguyễn văn Khanh học Đệ Nhất, tôi không biết gì về anh, người vạm vỡ nhưng tính lại hiền lành. Còn Mai An Toàn thì trầm tĩnh hơn, Hoàng Xuân Tiến thì chỉ biết cười cười. Dù biết Nghiệp Tiến sẽ thất cử nhưng tôi vẫn ủng hộ bạn nhà. Kết quả xong, ban bệ sắp xếp, thật bất ngờ tôi được gọi lên phụ trách Khối Học Tập Báo Chí. Học Tập thì còn tạm được, chứ Báo Chí thì từ xưa đến giờ chỉ có đọc báo chí giỏi mà thôi, chưa hề viết báo nào khác ngoài bích báo cả thì làm sao mà phụ trách. Mà ngay cả ý niệm về hiệu đoàn, ban đại diện phải làm gì cũng không có thì phụ ai trách ai bây giờ? Nghĩ thế nhưng khi cầm tâm bảng khắc chữ Trưởng Khối Học Tập Báo Chí đeo lên túi áo vẫn thích thích, có lúc lại còn muốn kéo kéo nắp túi cho mọi người để ý nữa!Thế là ngoài giờ học, đến giờ nghỉ lại chạy xuống phòng hiệu đoàn ngó ngó, thỉnh thoảng nói một đôi câu, còn phần nhiều là theo anh Mai đức Phú vào phòng bên cạnh, trước đây là phòng dành cho cô Y Tá của trường, xem chàng trổ tài tập đánh trống “chập chập cheng cheng thùng!” đây là Slow Rock, còn đây là Boston v.v... (Anh Phú không được cười!) Ngoài ra còn chương

trình Tổng Hợp thử nghiệm, lớp Kỹ Nghệ Hoạ và Mộc cũng chiếm mất nửa buổi chiều. Buổi trưa có bữa vào ăn cơm nội trú. Có bữa ra quán cơm xã hội ngoài Ngã Tư Bảy Hiền, ăn qua loa rồi trở lại học buổi chiều. Sự chọn lựa bất ngờ này mấy năm về sau có kết quả, là giúp cho gia đình đỡ tiền tàu xe đi thăm tôi, vì tôi được giữ lại lo việc xây dựng trại tự giam mình ở trong Nam, không phải theo cả Sở ra miền Bắc, nhưng nó cũng giữ chân tôi thêm mấy năm ở trong tù vì họ không muốn thả một người làm được nhiều việc mà chỉ tốn ít cơm như tôi.

Nói đến lớp Mộc phải mang ơn Thấy Huỳnh Thanh Tâm, nếu ông không nhanh mắt lẹ tay, ít ra một bàn tay của tôi đã nằm lại trên bàn cưa máy ngày đầu học xử dụng máy cưa bào. Ông cũng là người nêu lên thắc mắc trong tôi làm thế nào mài đục dũa cưa cho sắc bén và tự mình tìm ra lời giải. Còn Thầy chỉ nhìn lưỡi đục tôi mài lắc đầu:” Mài tiếp!”

Bên trường Phổ Thông, tôi rất thích giờ Toán của Thầy Lê Khắc Chấn. Trong những lúc nghỉ ngơi thầy nói về những đề toán thú vị, một trong những đề tôi còn nhớ là bài toán vẽ cho một vòng tròn tìm tâm. Chính bài toán này mở cho tôi một lối đi khác trong cuộc đời, đẩy tôi sang hướng Triết. Cuộc đời phải chăng là một vòng tròn, mà tâm ta vẫn hoài trôi nổi chưa xác định điểm dừng? Hay Thầy kể chuyện về môn topolo-gie với bài toán Euler qua bảy cây cầu. Môn Vạn Vật học với cô Phan Trương Trắc cũng rất vui. Cô rất tận tụy và kiên nhẫn với học trò, dù biết

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

30

có những câu rắn mắc nhưng cô vẫn ôn tồn giải thích chẳng nệ hà mệt nhọc.Năm này cũng là năm trường gắn hệ thống loa phóng thanh trên các hành lang. Tôi rất bực mình vì hệ thống thông tin này chỉ phát đi phát lại bài Sang Ngang của Đỗ Lễ suốt ngày ngày sang ngày khác, mà không có những bản nhạc mà chúng tôi theo “mốt thời thượng” thích nghe của Trịnh công Sơn, Từ công Phụng, Anh việt Thu, Trầm tử Thiêng. Hay có thể có những bản khác, nhưng vì dị ứng với hai chữ Sang Ngang, mà tôi chẳng còn lưu tâm đến băng nhạc này.

Năm 1971, tôi được mời quay lại dự một đêm văn nghệ do học sinh tổ chức tại phòng Giáo Sư. Trong đêm này nghe Nguyễn thị Thuận Châu hát bài Tình khúc Thứ Nhất, tôi cho là hay hơn cả Lệ Thu. Khi ra về đứng trước phòng Hiệu Đoàn, bên cây Dạ Lý tôi làm quen với một tay làm thơ, bút hiệu Nguyễn Việt Phương. Chàng tặng tôi hai bài thơ xuôi, tôi giữ mãi trong văn phòng của Nhóm tôi ở Đại học Văn Khoa. Tháng 5/75, phe Cách mạng 30 chiếm luôn phòng này, cả tủ sách cá nhân và những sách vở tôi đi xin được về làm thư quán nhỏ cho sinh viên mượn cũng bị tịch thu, trong đó có hai bài thơ chép trên giấy chỉ thảo màu beige, chữ viết tay rất đẹp của Nguyễn Việt Phương. Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết tên thật của chàng là gì, học năm nào và ở đâu nữa.

Tháng 4/1969, Nha Cựu Chiến Binh thăng cấp thành Bộ Cựu Chiến Binh, do đó Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc cũng thăng cấp thành Viện, và

các giáo sư quân nhân dường như cũng được thăng thưởng. Với sự bảo trợ của Đại học Ohio Hoa Kỳ, một không khí mới bao trùm cả trường. Đám con trai cứ phân bì với đám con gái vì phần quà mình được nhận, mà không hiểu chi tiết tế nhị bên trong. Đó là chuyện thường tình dễ hiểu, tâm so sánh luôn luôn núp sau những giác quan và xúi giục lòng người. Chúng tôi mau chóng quên đi món quà nhỏ, mấy tập giấy viết, vài cây bút chì, tuy chẳng đáng bao nhiêu nhưng là sản phẩm Made in USA. Kèm theo là những tập sách do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ ấn loát, giới thiệu hình ảnh nước Mỹ với những cánh đồng lúa phì nhiêu, những máy cày ruộng, gặt lúa, những đập thủy điện và còn nhiều nhiều nữa. Sách in đen trắng trên giấy trắng dày, khổ 21x27 cầm nặng tay. Tin đồn về những học bổng dành cho học sinh tốt nghiệp Tú Tài làm đám học trò Đệ Nhị Cấp thêm mơ mộng.

Một chuyện bất ngờ xảy ra làm cảnh an bình trở nên xáo động. Một nữ sinh nội trú lớp Đệ Tam uống thuốc tự tử, cứu sống kịp thời được đăng trên nhật báo ở Sài gòn. Đồn đoán lung tung trong các học sinh, đế tài lan rộng, không chỉ nằm trong Khu Nội Trú, mà còn lan sang những khu vực khác trong Viện. Nghiệp rất hăng, đi tìm hiểu nội tình thu gom tài liệu rồi về bàn bạc với tôi, quyết định đưa kiến nghị lên Bộ đúng vào ngày Trung Tá Nguyễn Tấn Hồng là Bộ Trưởng xuống thăm trường lần đầu. Sự kiện xảy ra đột ngột, cả trường Thầy Cô và các Giám Thị không kịp trở tay. Trung Tá Hồng nhận kiến nghị trao cho tùy viên, buổi đón tiếp chấm dứt

31

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

vội vã, học sinh được đưa trở lại lớp học.

Thật nhanh chóng, “mười ba con ma” ký tên trong Bản Kiến Nghị được gọi lên phòng Giám Thị thông báo ngày ra Hội Đồng Kỷ Luật, dặn mang người nhà đến. Cuộc điều tra nội bộ được diễn ra, nhanh chóng xác định thủ phạm, tòng phạm, cảm tình viên. Bản án được định sẵn, tùy theo tội trạng và mức độ ăn năn của mỗi người. Ngày 28/4/1969, Hội Đồng Kỷ Luật nhóm họp. Trước đó một hôm, Cô Dung gọi tôi lên, hỏi qua sự việc và khuyên tôi nên nghĩ đến tương lai của bản thân mà nhận lỗi. Tôi cảm ơn Cô về sự quan tâm lo lắng và lời khuyên, nhưng trả lời Cô trước khi ký tên tôi đã suy nghĩ nhiều, vì chính mắt tôi đọc tài liệu, chính tay tôi thảo kiến nghị, tuy bàn bạc là ý chung nhưng chủ động là tôi, kiến nghĩa bất vi vô dũng dã.

Quyết định của Hội Đồng Kỷ Luật đúng như tôi dự đoán, Nghiệp và tôi bị đuổi học ba mươi ngày, bốn người bị đuổi mưòi lăm ngày, còn bảy người bị đuổi bảy ngày. Tội danh: phá hoại trật tự trường học. Tất cả tội danh lưu hồ sơ học bạ. Sau khi thi hành, mang người nhà đến xin học lại. Ngày hôm sau thứ năm, chúng tôi đến trường, gặp nhau ở bên Trại Chăn nuôi hội ý, mấy cô Đệ Nhất bề ngoài bình tĩnh nhưng trong lòng cũng nao núng, chỉ có bọn con trai, tù túng trong khuôn khổ đã quen, nay đã mang tiếng vô kỷ luật thì cứ rong chơi cho thoải mái. Tôi và Nghiệp chở nhau ra toà báo Hoà Bình, gặp người ký giả (nay cũng đã qua đời) viết tin học sinh tự tử. Chúng tôi trình bày một số tài liệu,

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

32

anh gọi điện thoại, xong bảo chúng tôi chạy ra Hạ Viện, gặp hai Dân Biểu quen với anh trình bày nội vụ. Sáng thứ sáu Báo Hoà Bình chạy loạt bài phóng sự điều tra về Trường. Nhưng chỉ có một kỳ, ngày thứ bảy bài tạm ngưng. Tôi và Nghiệp gõ cửa Tự Do, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Con Muỗi, nơi nào cũng chỉ chạy một kỳ báo rồi ngưng. Từ đó ngày nào chúng tôi cũng ngồi ở cổng Hạ Viện, mè nheo hai ông Dân Biểu yêu cầu giải quyết, Hai ôngchuyển hồ sơ khiếu nại của chúng tôi sang Phủ Phó Tổng Thống Trần văn Hương. Chánh văn Phòng của Cụ Hương nhận hồ sơ bảo chúng tôi về chờ.

Rồi những tay bị đuổi ngắn ngày đã trở lại trường học, chỉ còn Nghiệp và tôi tiếp tục lang thang. Chúng tôi ra Hội Cựu Chiến Sĩ, phác thảo kế hoạch thành lập Phân Hội QGNT&CNTS, chuẩn bị điều lệ nội quy, tìm kiếm nhân sự, mở rộng quan hệ với các Nghị Viên, Dân Biểu, báo giới. Một tháng trôi qua, chúng tôi nhận được điện thoại từ ông Chánh văn Phòng của Cụ Hương, dặn ngày hôm sau đi học trở lại.

Khi trở về trường, tôi cảm thấy mọi thứ đều trở nên xa lạ. Thầy Cô bạn học nhìn tôi với cặp mắt khác, nửa ngại ngần nửa thương hại. Khi xuống phòng Tổng Giám Thị để nộp đơn thi Tú Tài, tôi được trả lời đã hết hạn từ lâu, trường không còn chuyển đơn nữa. Tôi trở về điền đơn thi ban B, gởi nộp ở Nha Khảo Thí. Tôi biết từ nay mình sẽ thật sự cô độctrên đường đời, chỉ còn tự trông vào chính bản thân mình.

Một tuần trước ngày thi, ông nội tôi qua đời, ma

chay cất đám xong, tôi rã rời cả thể xác lẫn tâm hồn, đến ngày thi mà trong đầu không có một chữ nào. Đề Toán chỉ trả lời 4 câu hỏi giáo khoa, và một câu của bài chính là tôi kiệt sức, bỏ bài ra về. Thi xong tôi nằm bệnh cả tuần, đến ngày có bảng Tiến ghé nhà rủ tôi đi xem, tôi lắc đầu, không nghĩ mình qua được kỳ thi đó. Nhưng Tiến nói thấy đã thấy tên tôi trên bảng, nên ghé lại cho hay. Hai đứa chạy ra trường tiểu học Lê quang Định, nơi tôi dự thi. Tôi thấy tên mình đậu Bình Thứ, lòng nói thầm mấy ông Thầy chấm bài chắc cộng điểm lộn hay sao? Tôi mà thi đậu à? Một đứa vô kỷ luật mà lại đậu Bình Thứ, đúng là loạn! Tiến thi rớt nhưng cũng không buồn bao nhiêu vì vẫn còn một năm hoãn dịch.

Mùa hè năm đó, tôi tìm dược chân dạy kèm đầu tiên. Ba nghìn một tháng, không nhiều, nhưng là đồng tiền tự tay mình kiếm được bằng học vấn, đủ để đổ xăng, mua sách và cà phê với bạn bè.

6. Năm đó lớp tôi thi rớt khá nhiều, phải học lại một năm nữa. Mấy tay thi đậu tiếp tục lên Nhất A. Tôi nôp chứng chỉ cho trường xin học lại vào lớp Nhất B, Anh Pháp học chung chỉ đến giờ sinh ngữ mới chia ra ai theo Thầy Cô nấy. Gặp lại Thầy Vĩnh, ông hỏi thăm tôi thế nào. Tôi cảm ơn Thầy vì biết ông là người quan tâm thông cảm đến tôi nhiều nhất sau sự kiện năm ngoái. Sang đến Mỹ, hàng tuần sinh hoạt Hướng Đạo tại Vườn Tàu đường Mac Kee, tôi thấy một ông cụ thỉnh thoảng đi qua chỗ tôi chơi với mấy em Thiếu sinh cứ nhìn mình mãi. Tôi gật đầu chào ông mà không nhận ra ai tuy có vẻ quen

33

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

quen. Đến khi nghe Quỳnh 72 nói Thầy Vĩnh ở gần đấy, tôi mới chợt nhớ ra, thì đã muộn. Rồi đổi địa điểm sinh hoạt sang nơi khác, khi nghe tin Thầy mất chỉ biết viếng Thầy lần cuối và nói lời tạ lỗi muộn màng. Ôi trong hàng trăm học trò, sao Thầy còn nhớ đến một đứa ngỗ nghịch hoang đàng chi vậy? Thích giờ Triết của Thầy Trần Bích Lan, thành ra học được cái lối bẻ chữ làm tư làm tám, và những ví dụ thơ văn của Thầy. Điều này mấy năm sau ảnh hưởng phương pháp giảng bài cho đám học trò trường tỉnh, mấy cô cậu ấy cũng rất thích. Sợ nhất là giờ Cơ Học của Thầy Phan Huy Tô, vì không thể nào cưỡng lại con ma buồn ngủ cứ kéo mí mắt sụp xuống. Năm này tôi chỉ học có vài môn thích thú còn phần nhiều chẳng để ý và cũng có khi bỏ không đến lớp đến trường. Buổi tối đi dạy kèm, có giờ ngồi tự học. Tôi gần như chẳng còn thân với ai ở trường, cũng ít nói chuyện với ai.Rồi mùa thi cũng đến, rồi tôi cũng xong Tú Tài, chuyện thứ hạng không còn là vấn đề khi học bạ của tôi ngày nhận lại chỉ toàn một màu trắng. Không điểm số, không lời phê, khung điền tên các Thầy Cô cũng trống trơn.Tôi cầm học bạ lòng ngậm ngùi, sáu năm trường lớp, sáu năm tin yêu và hy vọng chỉ còn là một

con số không to tướng. Tôi nhớ lại từng tháng từng ngày, từng Thầy Cô, từng niềm xúc động mến mộ và từng nỗi giận hờn. Tôi biết cái giá mình phải trả khi xúc phạm đến tôn nghiêm của trường học, nhưng không ngờ nó vuợt qua mức tưởng tượng của mình. Rồi du học Mỹ, du học Đài Loan, tôi chẳng còn quan tâm đến nữa, Trong giấc mơ cho đến tận bây giờ, tiềm thức vẫn còn chất chứa nỗi lo âu về một môn học chưa xong, bài tập chưa làm: Công dân giáo dục.

Hôm nay, ngồi viết những dòng này, tôi thành tâm tạ lỗi với tất cả các Thầy Cô vì đã là một đứa học trò bướng bỉnh, không biết vâng lời. Tất cả những muộn phiền của tôi sẽ theo dòng chữ bay đi, không còn giữ lại. Nhưng tôi biết trong một góc nhìn khác, với tư cách một con người, tôi không hối hận về những điều mình đã từng ước vọng, không phải cho riêng cá nhân tôi trong quá khứ mà cho lý tưởng mà Nghiệp và mười một anh chị em khác đã từng mơ khi được học dưới mái trường với các Thầy Cô một thời yêu thương chúng tôi như vậy.

45 năm ngày bỏ trường mà đi.Phan Nhật Tân

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

34

d�o �yKính nhớ Thầy Phan Văn Bình

Nhà gần nhà Thầy, vì thế thỉnh thoảng được Thầy ghé cho quá giang đến trường.Buổi sáng nghe Mẹ gọi có ai kiếm, nghe tiếng pô xe nổ ầm ĩ khiến cả xóm thức dậy biết Thầy đến.Mẹ ngạc nhiên khi biết đây là Thầy dậy con mình… Chiếc Suzuki M15 nhìn tội nghiệp vì tướng Thầy hơi đậm, trông đã bé bỏng giờ cõng thêm đứa học trò, không ôm thì rớt xuống đường, mà ôm thì vòng tay không hết vì cái bụng khá tốt của Thầy.

Thầy vừa lái xe vừa hỏi: Con ăn gì chưa? Ngại ngùng không dám thưa nào đã kịp ăn gì, nhịn đi học là bình thường với trò…Đến trường Thầy móc ví rút một tờ tiền, bảo con đi ăn sáng rồi hẵng vào lớp, bước ra đã thấy nào thằng Hùng, Mậu, Vinh long… dân quần đùi áo số đứng đợi, thế là cả nhóm ra trước cổng trường, có quán café bên cạnh... một ly café sữa đá… mà sữa phải nhiều hơn café. Có lẽ Biết uống và thích uống café từ đó…

Hai năm sinh hoạt Hiệu đoàn cùng Thầy, buồn vui có đủ nhưng chưa bao giờ thấy Thầy nóng giận. Bởi vậy đứa nào cũng hay… mè nheo.

Năm 80 từ vùng Kinh tế trở về Saigon gặp Thầy, vẫn đi dậy với chiếc xe đạp, còn trò chiếc xích lô là cơ nghiệp, nồi cơm kiếm sống.Thầy trò gặp nhau bất ngờ ngay vòng xoay, giữa phố đông người. Tay ôm tay bắt mừng vui hội ngộ, mà quên thiên hạ lúc đó đang nhìn ? Thầy khen trò lúc này, da ngâm đen, trông khỏe mạnh tướng tá lực điền, cái dáng thư sinh ngày nào không còn…!!!

SAU NÀY

Năm 2012 trong chuyến sang Houston ghép tế bào gốc, nhận được phone Thầy gọi, Thầy nói số phone là do Vinh thằng bạn sang đây sớm đưa, rồi dặn nhớ rủ cả hai sang Thầy chơi ít ngày, cái địa danh Thầy cư ngụ trò chưa giờ nghe đến, mà có biết thì trò cũng chẳng dắt Honda chạy đến được. Thôi thì...

Năm 2014 nghe tin Thầy mất lòng chợt buồn nghĩ đến bóng dáng Thầy, đến đôi mắt hiền sau cặp kính cận, đôi mắt luôn cảm thông với hoàn cảnh của những đứa học trò phận côi cút…Ít dòng về Thầy thay cho nén hương mà trò còn thiếu chưa thắp được, Trò còn nợ Thầy nhiều, kể cả lời cảm ơn đến nay chưa thốt lên được.Cầu Hương linh Thầy ở cõi thiên thu thanh nhàn.

TròNguyễn Tri Phương

35

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Kính tặng Thầy Bửu Khải, Giáo sư dạy Pháp văn.

Tôi là một trong những học sinh từ những năm trường mới thành lập... Khi đó trường chưa có khu nội trú, tôi đi học bằng xe đạp...

Tôi nhớ sáng hôm đó, trời mưa tầm tã, tôi đang chuẩn bị quẹo vào cổng trường thì...” Rầm...” một con nhỏ áo dài lướt thướt là... tôi, ngã xuống và chiếc xe đạp đè lên người... Nhìn quanh chẳng thấy ai... chân thì chảy máu... Hoảng vía tôi vội túm lấy vạt áo dài bọc vết chảy máu ở chân lại... Bạn cũng có thể thấy ngay là với tư thế ấy làm sao tôi có thể đứng lên được chứ!... mà vạt áo thì ướt, trời vẫn mưa... nên vết máu cứ loang ra... loang ra... Ôi trời! đã hoảng lại càng thêm hoảng...

Ngay lúc bấn loạn ấy, một bóng quân phục đến bên tôi, hỏi han, giúp tôi đứng dậy... và như một ông Bụt, người ấy gọi một bạn mang xe đạp và cặp của tôi vào trường, tôi thì được chễm chệ trên ghế xe hơi...được đưa đến bệnh viện Nguyễn Văn Học (bây giờ là bệnh viện Gia Định) cách trường đến 4... 5 cây số. Người ấy còn chờ cho vết thương của tôi được chăm sóc xong rồi hỏi địa chỉ nhà và đưa tôi về tận nơi... Mọi chuyện

cứ diễn tiến thật nhanh, tôi không có đủ giờ để tự hỏi: “Ông này là ai ?”... Chỉ nghe một giọng Huế thật ấm thật hiền... đủ sức làm tôi yên tâm... Tôi phải nghỉ học mấy ngày... Ngày đó, tôi ở trọ nhà bác tôi để đi học, vậy nên bác hỏi: “Thày đưa con về dạy môn gì?” tôi mới chợt nhận ra tôi không biết gì về người đã giúp đỡ và đưa tôi về nhà hôm ấy. Câu trả lời: “Con không biết!” thốt ra trong toàn bộ ngỡ ngàng và như tiếng dội trong tâm trí tôi: “Thày là ai?” Trở lại trường sau mấy ngày nghỉ dưỡng, tôi đi tìm “Thầy”...

Phải đến mấy ngày, tôi mới thấy bóng Thầy trên hành lang đến lớp, tôi chào Thầy, chưa kịp hỏi tên Thầy thì Thầy đã mau bước và “biến mất “vào phòng Giáo sư... Quyết chí tìm kiếm, vài ngày sau tôi được biết Thày là Giáo sư Bửu Khải, dạy môn Pháp văn...

Tôi đã lân la gần phòng Giáo sư nhiều ngày sau đó... mong gặp Thày... mong nói một lời “cám ơn “với Thầy và nhất là tỏ sự vinh hạnh được Thày giúp đỡ... thế nhưng ý định chưa bao giờ thành... và Thầy chắc cũng đã quên con bé học trò với chiếc xe đạp và những vạt áo ướt mèm sáng mưa hôm ấy...

bài hc đ�u đ�i

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

36

Phải nói là tôi đã buồn lắm... nhưng nỗi buồn không ở lại lâu lắc với cái tuổi 14 của con nhỏ học sinh lớp 8...

Chỉ có điều, mỗi năm, lên lớp, tôi cũng vẫn cứ mong được học với Thầy... Nỗi mong ước đó mãi tới khi tôi rời trường vẫn cứ chỉ là mong ước... rồi Thầy chuyển đi lúc nào tôi cũng không hay biết...

Đến nay, hơn 40 năm tôi rời xa trường xưa... Trường nay đã đổi dạng thay tên... thấy cô, bạn bè tan tác mọi nơi... chia xa... cách biệt... những kỷ niệm thời áo trắng cũng xếp vào ngăn tủ dĩ vãng... Nhưng mỗi khi tụ họp bạn bè... gặp lại nhau, tôi vẫn thường nhắc đến Thầy... Ông bà mình hay nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”... nhưng Thày là người thầy đặc biệt của tôi, người thầy không cho tôi một “nửa chữ” nào nhưng đã dạy tôi một điều tốt đẹp từ cách hành xử của Thầy: Thi ân... giúp đỡ mà chẳng cần biết đó là ai? không cần một lời cám ơn, không đòi một sự trả ơn nào cả...Tôi đã học bài học nhân ái đầu đời và mang theo bài học đó trong cuộc sống...Giờ đây, tôi sắp bước vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, trong tôi vẫn luôn nhớ Thầy... “giờ này, Thầy đang ở đáu ? có còn mạnh khoẻ không ?”... và dẫu thế nào... tôi vẫn muốn thưa cùng Thầy: “ Thày ơi, con cám ơn Thầy đã dạy con bài học tuyệt vời về tình người”.

Chung Yến Nhi.

37

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Tuổi trẻ và cái thời áo trắng đúng như một trang giấy... trắng! Cái gì cũng có thể dễ đến, để rồi cũng thật dễ... đi, về sau có nhớ, có tiếc hùi hụi, cũng chẳng làm sao mà kiếm lại được!... Tôi vẫn nhớ như in cái buổi sáng tựu trường năm ấy, mẹ con tôi dắt díu nhau từ phố biển xuôi Nam về kinh kỳ hoa lệ, để tôi nhập học trường Q.Mẹ tôi cùng nhiều bà mẹ khác, trên đầu còn... chít khăn tang chồng! Đưa tôi vào tận lớp, vì đây là lần đầu tiên trong đời tôi phải đi ăn học xa gia đình.Người nữ Giáo sư đón mẹ con tôi thật hiền hoà, bà như đồng cảm cảnh ngộ với những người mẹ Q vì cũng là phụ nữ như nhau. Buổi nhập trường lớp đầu tiên của tôi trôi qua một cách êm đẹp, tôi thích lắm! Nhưng... Giờ đây, tôi cố nặn trí nhớ để tìm một chút gì đó về người thì lại càng... xót, vì mình không thể nhớ, không thể tìm ra nữa!Tờ giấy trắng đầu tiên ấy đã bị... bỏ phí! Tôi giận tôi lắm nhưng đành chịu.

Niên khóa thứ hai, tôi lên “đệ nhị cấp”, chia ban - học thêm sinh ngữ phụ... nhiều cái mới mẻ, êm đềm với một “thằng” học trò đã được “động viên tại chỗ” như tôi. Nhưng... Mười năm đi... tìm con chữ, cái ngộ nghĩnh, thích thú... có một chút ngài ngại là lần đầu tiên tôi được học chung với... tụi con gái! (nói nhỏ thôi, chứ... tụi nó nghe nó kình!)

NHƯNG... Tôi rất biết ơn thầy tôi là Giáo sư Công dân giáo dục HỒNG XÍ.Thầy đã có cách sư phạm làm cho ngay chính tôi, một đứa nam sinh đang bỡ

d�y ch� - d�y làm ng��i

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

38

ngỡ vào đời, thêm tự tin, năng động hẳn lên... tôi hết ngại ngùng khi phải tiếp xúc với... tụi con gái!

Chuyện là thế này.Thời khóa biểu lớp tôi, mỗi tuần có 2 tiết, môn Công dân giáo dục. Thầy chỉ dò bài, lý thuyết có 1 tiết, còn một tiết là thực hành... vui lắm!Giờ thực hành có tên trong sổ đầu bài là “giao tế xã hội”, thầy dạy những chuyện tưởng như... đùa lúc ấy, về sau vào đời mới thấy sự giáo dục ấy thật đáng trân trọng biết dường nào.- Thắt “cà la goách”- Cách bắt tay với người lớn, bạn bè và người nhỏ hơn mình.- Cách rót rượu, bia - Cách nghe và trả lời tê lê phôn - Cách phục sức cho những dịp cần thiết - Đỡ... con gái lên xuống xe!- Cách đi lên, xuống cầu thang với nhiều đối tượng khác nhau- Cách... ngã mũ khi gặp đám tangVân vân..., mỗi khi thực hành là lớp tôi như

cái... chợ! Vui nhất là thầy cho nam nữ trực tiếp thực hành... bắt tay! Dìu nhau lên xuống xe hơi!Còn cái mục “thắt cà la goách”, mấy trò nữ sinh hỏng chịu tập, cãi thầy, nói đó là chiện của... con trai!Hà hà... đám con trai tụi tôi được một phen đắc chí cười rần beng, khi nghe thầy mắng... tụi con gái rằng “tập đi, mai mốt có chồng mà... hầu nó!”...

Mấy năm trước, được xem hình ảnh ACE đã đến thăm thầy, lòng cũng đã... dặn lòng mà chưa thực hiện được một lần về thăm! Thêm cô bạn ở bên kia đại dương, khi đọc được những dòng tâm sự trước đây của tôi, cũng... hối thúc làm đi, làm ngay đi! Như sợ bị... lỗi hẹn rồi có muốn cũng không được!Tri ân Thầy cô 2015Không còn hạn nào nữa để con còn... chần chừ, kính thưa thầy!

Langtung Q75

39

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Lại sắp đến ngày hội "Tri ân thầy cô" nữa rồi, ai sao "nó" hỏng biết, chứ "nó" thì nôn nao, rộn ràng ghê lắm!

Vì nỗi "nó" ở xa xôi, mỗi khi đến ngày hội là phải làm một cuộc... đăng trình khá là thú vị.

Chửa đến ngày đi, bỗng nhiên "nó" bắt gặp được cái "còm" trên "phếch" của cô em gái bé nhỏ (đúng nghĩa, nhỏ con chút híu à!).Hồ Mộng Hoàng đưa lên tấm hình của đôi bạn... đàn anh Nguyễn văn Hải Q72 và đàn chị Lê Khánh Hòa Q71, chụp trong ngày cưới của con anh.

Như là có... giác quan thứ sáu, anh em "nó" cùng tâm tư, cùng suy nghĩ về MỘT MỐI TÌNH Q!Thế là tim nó... đập nhanh hơn một chút! Trong đầu nó bao nhiêu dây... thần kinh là bấy nhiêu cung bậc cùng vang lên bản... tình ca! Hai tay nó gõ liên hồi trên cái bàn phím cũ mèm của... dàn máy tính... tiếc không phải là cây Piano!

Nắng ấm Biên Hòa

Lần về dự đám cưới con gái của Đoàn Vũ, mình vừa... thoát ra khỏi chuyến xe chạy đêm, nhảy xuống đất Tam Hiệp - Biên Hòa, anh gọi tập trung lại... cà phê sáng.

m�t m�i tình Q

Tối đến, càng tâm sự đậm sâu và không thể... thiếu anh!

Mùa TATC 2013... vắng anh!

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

40

Lễ được tổ chức tại Trung tâm thương mại Quận Tân Bình (nghĩa địa Tây cũ - sát hàng rào phía sau lưng trường Kỹ thuật Q), anh thì đang nằm điều trị tại BV Thống Nhất (Vì Dân cũ)Cách nhau theo đường chim bay chỉ vài... trăm mét!!!

Sáng hôm sau vội vào thăm anh, trước khi ra Ga tàu lửa để ngược ra Trung.Trông hình hài của anh mà... nước mắt chảy thầm trong lòng!

41

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Tạm biệt anh xong, ra khỏi cổng BV, nó đi như người... mất hồn, cứ thế cuốc bộ, quên cả gọi taxi.

Đi một đỗi, ngước mặt lên là... sân Ga!Phái đoàn "hùng binh" nhà Q vào thăm anh sau nó, nghe nói "nó ra ga rồi!". Thế là chỉ đôi phút sau, sân ga náo nhiệt ồn ào, gung ginh hẳn lên... vì đang xảy ra một "Cuộc tiễn đưa vô tiền khoáng hậu"Chỉ có... cái chết mới làm nó quên được kỷ niệm này!

VÀ... chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi!Lại đến hội Tri ân thầy cô nữa rồi anh ạ. Em còn nhớ như in, lời tâm phát của ban tổ chức TATC năm 2013 rằng:Tri ân thầy cô, cũng xin được phép để Tri ân những ACE, bạn bè của chúng con... vì những tấm tình Q bất diệt!

VĨNH BIỆT MỘT NGƯỜI ANH KÍNH MẾN

Langtung - 10/2015

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

42

n�i ni�m! Có giận nhau thật không ?Nhiều lần họp mặt, điểm danh vắng bóng! Có buồn nhau thật không ?Hãy nói thật điếu nhói lòng - tha thứ! Có quên nhau thật không ?Những năm tháng - mái nhà Q ấm cúng! Có ghét nhau thật không ?Khi chúng ta đồng cảnh ngộ - mồ côi! Có xa nhau thật không ?Bao nhiêu năm - một ước mơ hội ngộ! Có bỏ nhau được không ?Những đứa con cùng mẹ “Q “ thân thương!

Bùi Quốc Việt - 74. (02/12 )

ti�n bi�t! Tôi không tin rằng bạn đã đi xa, Bởi còn đóBạn bè nói nói, cười cườiNhư là bạn ở đâu đây! Tôi không tin rằng bạn đã đi xa, Hai thằng bạnCùng khu nội trú cũ Luôn miệng nhắc “ Minh Châu “.Như thời ở cư xá Tự do.Tôi không tin rằng bạn đã đi xa.Bởi không có, Giọt nước mắt muộn màng, Tiếng khóc nấc lên, Trong đêm khuya trước hiên nhà! Đêm chưa qua, buồn đọng lạiMắt khép hờ, Tâm tư trôi đâu đâu! Trời chưa sáng, Tiếng gà gáy vẳng xa xa.Chạng vạng nỗi niềm ta! Một ngày mới, Mưa khơi khơiNước mắt rơi -Bạn ra đi chơi vơi! Ta lịm đi, đầu mụ mị.Đời chẳng còn mộng gì ?Đã chia ly!

Bùi Quốc Việt - 74.(08.09)

43

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

di c�oPhan v�n Ph��ng.74

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

44

Ta đến bên em - Q! Mùa thu tháng bảy.Một buổi chiều nhạt nắng “Phương Nam”

Mùa Hè qua tự bao giờ?Mà trong lá còn sắc vàng của nắngMà trong gió còn vương tình biển mặn.Và trong mây mát mẻ hạt mưa đầu.

Ta đến bên em - Q! Bình yên tháng bảyMột buổi chiều rộn rã “ Phương Nam”

Mùa Thu đến tự bao giờ ?Mà xao xuyến, tiếng ve sầu êm áiMà sao giọt mưa chiều còn ngần ngại?!Và rưng rưng hạt nắng cuối ngày!

Ta đến với em QHoàng hôn tháng bảy.

Thanh Trước -74.

nh� mùa h�i ng�

45

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

t� c�mHôm sinh nhật Cúc, Chỉ - 25/07 /2010 ở nhà hàng Phương Nam, tôi mới dược gặp lại một số bạn bè thời còn di học, ba muoi mấy năm rồi còn gì ? Ngày xua ấy, chắc chẳng có dứa nào tưởng tượng dến ngày hôm nay, tui minh trông như thế nào đâu nhĩ ?! Giờ thì bà nội, bà ngoại rồi. đầu thì bạc, răng thi rụng. Đa số đứa nào cũng nhờ sự trợ giúp của hai mảnh thủy tinh. Vậy mà vẫn “mày mày, tao tao” xôm tụ lắm... Vẫn nhảy nhót, hát hò, cười đùa, phá phách nhau rộn rã lắm.

Bạn bè giờ còn lại chẳng có bao nhiêu, đứa thì ở xa… xa lắm. Đứa thì ra đi… đi mãi không về. Có đứa thì bận việc vàng... con, cháu. Cầu mong mỗi năm gặp được đôi ba lần là mừng lắm rôi.Thường chỉ gặp nhau qua mail, chat, điện thoại là nhiều.

Trường người ta, hết thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, đàn em nối tiếp đàn anh, dàn chú, đàn bác... riêng trường mình, út, ít thì cũng đã bốn mấy, năm mấy. Mươi mười lăm năm nũa biết có còn gặp được nhau không? Tóc mỗi ngày mỗi bạc, răng mỗi ngày mỗi rụng, chân mỗi ngày mỗi

run, lưng mỗi ngày mỗi đau, gối mỗi ngày mỗi mỏi... hi... hi...

Nếu đến được với nhau thì... thì chắ c sẽ như lời Lê Phượng nói “sẽ cãi nhau vì lấy lộn gậy, mang lộn dép...” còn không thi nói như Nam Thanh là co cụm lại chĩ còn ngồi chừng một bàn.Tay thi run run múc cháo, chứ bún bò, bún mọc, mì quảng rau nhiều quá, làm sao nhá nổi! ? Bánh mì thì còn tệ hơn nữa, phải ngâm năm, mười phút trong soup cho mềm thì mới nhai đuoc. Chỉ có mời cháo là thượng sách...!

Bây giờ có đứa đã phải kiêng món này, cữ món kia rồi. Đứa đau chỗ này, đứa khác nhức chỗ nọ. Vậy mà hễ có họp mặt là cũng ráng nín dau, nhịn nhức đễ đi gặp nhau. Có người muốn đi gặp bạn mà không ai trông cháu, phải dắt cháu theo. Có đứa muốn đến với nhóm mà không ai chăm mẹ già, nên phải nhờ người chăm hộ. Thương ghê chưa!

Cái câu lạc bộ yamaha (già mà ham) này, chẳng bao lâu nữa thi các hội viên sẽ chẳng còn nhảy nhót, hát hò nổi nữa. không còn nấu nướng, đãi đằng nhau nổi nữa rồi. Không còn cùng nhau di thăm người này, viếng người kia nổi nữa rồi. Lực bất tòng tâm mà, đuối rồi!

Ngày ấy hẳn không còn xa. Vì vậy mình mong các ban hãy thương nhau đi, hãy yêu nhau hơn khi còn có thể.

Chúc các bạn luôn khỏe để xích lại gần nhau.

Thanh Trước 74

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

46

Chìm đắm trong cơn đau của quá khứ với những tiếng khóc đau đớn, ly tán, những tiếng thở dài trong nỗi sợ hãi và bi lụy,.Đời sống đưa đẩy con người vào những khổ đau cơ cực của thời cuộc, và giờ đây không thể có lại những điều đã mất.

Hình như con người thời nay đã đánh mất cái cảm nhận sâu thẳm, mà nỗi cô đơn chính là vực thẳm, linh hồn cần sự cứu rỗi, để đạt tới chân phúc của chính mình, mà từ đấy biết từ chối mọi phù phiếm giả tạo của cuộc sống đương đại.

Nhưng với cuộc sống hiện tại vẫn luôn có những con người rất chân thật, có tấm lòng luôn trải bày yêu thương đồng loại một cách chân tình mà không cần điều kiện đi đôi. Với thân phận trong xã hội hiện hữu có lắm điều người ta không muốn suy nghĩ tới, mặc dù vẫn có những điều tốt đẹp lắm thay!

Đẹp biết bao những con người đến với nhau bằng cả tấm lòng, dù có những cuộc sống cơ cực và bất hạnh. Ở mỗi hoàn cảnh: có những thành công trong cuộc sống nhưng cũng có những người thiếu may mắn.Vậy nên suy nghĩ và hàm ơn tất cả những tấm lòng của bạn hữu và của tất

cả mọi thành viên trong gia đình Q từ quốc nội cho đến hải ngoại.

Các chương trình vinh danh mẹ, khuyến học, tương thân tương trợ, việc làm thiện đầy ý nghĩa và nhân văn. Cám ơn sự hình thành của tất cả mọi ý nghĩ chia vui sẻ buồn đến với nhau thật gần gũi và thân thương.

Với quá khứ mà mọi người có quyền suy nghĩ và chia sẻ về những ngày xưa, thuở thiếu thời mà mọi người đã đi qua, để con cháu nhìn nhận và suy nghĩ về cuộc đời mà cha ông, chú bác mình đã trải qua bằng tất cả mọi yêu thương và trân trọng tình cảm, tình thương của đồng loại đến với nhau để trải nghiệm về cuộc sống hiện tại trong muôn vàn khó khăn và giá trị nhân bản của đời sống hiện thực.

Với ngày tri ân thầy cô, cảm nhận qua bao vun đắp, ý nghĩa của sự tôn sư trọng đạo mà chúng em sẽ khắc ghi, và nhớ đến công lao của quý thầy cô đã ươm trồng chúng em khi còn tuổi niên thiếu. Giờ đây mỗi năm thầy trò xum vầy với sự tin yêu của tình thầy trò mà không có sự hạnh phúc nào đong đầy được.

hoài ni�m nh�ng ngày tháng đã qua v� th�y cô và b�n h�u

47

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Đêm trong giấc ngủ chập chờnMơ màng ký ức ngày thơ trở vềCuộc sống dẫu có bộn bềNhớ ngày xum họp thầy cô cùng về.

Thời gian đang ngắn dần giữa cuộc sống của thầy và trò. Vì thế sẽ hạnh phúc biết bao khi gặp nhau. Tình nghĩa thấy trò bạn hữu, mong rằng mỗi trái tim sẽ hoà điệu tin yêu.

Với thế hệ của mình thời đó, nghĩ về những kỷ niệm đep của học sinh, hình ảnh thầy cô lại hiện ra trong tâm trí, những việc giáo dục nhân cách về công dân thời đó có lẽ khác bây giờ. Và nói đến môn Công Dân mình nhớ đến cô Đỗ thị Huệ, từ giọng nói đến tính cách của cô sao thân thiện và gần gũi.

Cảm nhận và ấn tượng là thế, và giờ hồi tưởng nhớ về cô mà không biết sức khoẻ, cuộc sống của cô ra sao? Mong mọi sự tốt đẹp và an lành luôn đến với cô. Và còn biết bao thầy cô đã lớn tuổi, những ngưòi còn hiện hữu hay những người đã ra đi vì sự khắc nghiệt của thời gian. Mong sao quý thầy cô luôn có được sức khoẻ, để mỗi năm nhìn thấy chúng em xiết chặt tình yêu thương muôn vàn đến quý thầy cô, đó là ước ao mà chúng em mong muốn nhất, trong những năm tháng cuối của đời người. Những hình ảnh hiện rõ dần trong tâm trí về bạn bè, những giọt nước mắt cho những người bạn đã ra đi vĩnh viễn, rồi đây sẽ còn tiếp nối những người sẽ ra đi. Mong sao các bạn, các anh chị sẽ cứ vui và hồn nhiên như ngày nào bên nhau gặp nhau và hạnh phúc cùng nhau đền

cuối cuộc đời như những hình ảnh của sự yêu thương, trân trọng, quý mến, gần gũi và chia sẻ mọi hạnh phúc và khổ đau cho nhau là điều đáng quý biết bao.

Mong sao những Anh Linh của bạn hữu đã khuất sẽ phù trợ đến với tất cả mọi người, Có lẽ dòng máu kiên cường khí phách của chúng ta sẽ làm nên mọi sự tốt đẹp chung của xã hội, mong muốn mọi chia sẻ về tình thương, thân ái sẽ mãi mãi trong tâm hồn chúng ta. Xin cảm ơn và tri ân đến những tấm lòng nhiệt huyết của những anh chị, bạn hữu có tấm lòng chung…

Trị An đêm 16/10/ 2015Cao Bảo Trị

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

48

Dòng đời cứ mãi trôi... mãi trôi... và rồi chợt trong phút giây sâu lắng tận đáy lòng, cứ mỗi khi bần thần nhớ về ngày xưa ấy, thì tâm thức tôi chợt ùa về với bao kỷ niệm miên viễn ray rứt mãi khôn nguôi về một ngôi trường nhỏ bé nằm lọt thỏm trong lòng Thành Nội - một “ mái trường xưa” theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Sau ba năm học ở hai ngôi trường bề thế, hiện đại và xinh đẹp của xứ Sài thành, hè năm 1971 tôi lại quay trở về Huế để tiếp tục “ bài tango QGNT định mệnh “ của mình. Dù vẫn biết so sánh là khập khiễng nhưng... trước mắt tôi trường QHuế quá ư là khiêm tốn, đơn sơ và... tội nghiệp so với hai ngôi trường đàn anh mà tôi đã từng được học. Nếu không có tấm bảng đề tên trường ngay trước cổng chính, thì ai đó đi trên đường Đinh Bộ Lĩnh (cũ) đến “ngã tư Anh Danh” nhìn vào chắc hẳn không khỏi chạnh lòng để thốt lên, ”Đây là trường Trung Học QGNT Huế hay răng?”. Vâng, đó chính là ngôi trường mà trong những năm trung học Đệ nhị cấp tôi đã có biết bao kỷ niệm thân thương, buồn vui lẫn lộn để đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ từng gốc cây, từng vạt nắng sân trường cùng những tháng

ngày.

Theo bước chân ai mải quên lối, Để tiếng trống trường lay động tuổi ô môi.

Từ cổng chính đi vào liền bên tay trái là hai phòng Tổng Giám Thị, nơi mà đã từng được mệnh danh là “phòng hung thần”, (kính xin Quý Thầy Giám thị lượng thứ cho)... Các bạn thử tưởng tượng xem: sau 3 hồi trống của bác Tháo cai trường, thì tất cả bọn học sinh chúng tôi đều chen chúc, xô đẩy nhau để vào cổng và y như là “một ngày như mọi ngày” 3 thầy giám thị (Thầy Mê, Thầy Huế, Thầy Thu )mặc bộ đồ treillis giày bốt nghiêm chỉnh, đứng sắp hàng dọc, đứa mô lộn xộn, áo trắng không vô thùng, không đeo bảng tên, dép không có quai hậu là... a lê hấp ghi đông xe bị giằng lấy, lôi ra một bên - cứ sợ gặp “em” thì chỉ có lấy mo cau để che mặt!!! Có nhiều khi bọn tôi hợp đồng tác chiến: cho thằng không đeo bảng tên dắt xe đi giữa năm sáu thằng nghiêm chỉnh, khi bị phát hiện là giả đò hoảng sợ, cứ phóng xe về “mấy ổng” còn tên tội phạm te cò một mạch chạy thoát.

Cứ tưởng rứa là yên, ai dè... khoảng nửa tiếng

hoài ni�m mái tr��ng x�a

49

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

sau thầy Huế giám thị lên tận lớp học, sau khi xin lỗi Cô Thầy đứng lớp, thầy đọc tên tội phạm và “bọn đồng lõa” xuống trình diện tại phòng giám thị trong giờ ra chơi, và rồi: 1 tờ kiểm điểm + 1 chiều Chủ nhật cấm túc!!! Thật là hoang trổ trời mà lên thiệt!

Vào thêm một đoạn ngắn bên tay phải là một dãy nhà mái ngói rêu phong ẩm thấp, được chia làm năm phòng học. Dãy nhà này trước đây thuộc về “Lục Bộ” của triều đình nhà Nguyễn, nay được sửa sang lại, quét vôi màu vàng đậm, dù mở hết cửa sổ thì phòng vẫn tối om, phải bật bốn bóng đèn tuýp suốt các giờ học. Vào những “tháng Đông dài mưa lạnh buốt đêm đen” * của xứ Huế, buổi sáng 7 giờ vô học (nhưng thực tế là 6 giờ thôi, vì miền Nam tính trội hơn 1 giờ so với miền Bắc) trời chưa sáng hẳn, bọn chúng tôi đứa mô đứa nấy mặt mày tái mét, đôi môi thâm tím, hàm răng thì cứ đánh lập cập “quẹo Giàn Xay” thoải mái, bụng thì đói lép kẹp trông thật tội nghiệp! Nhưng kế bên dãy nhà “cổ tích” đó thì sân bóng chuyền, hố nhảy xa, nhảy cao ( dã chiến thôi ), đã mang lại cho chúng tôi những phút giây sảng khoái trong gìơ Thể dục của Thầy Hàm hoặc là Cô Hằng. Vì cả Thầy lẫn Cô đều quá hiền nên bọn quỷ sứ chúng tôi cứ “ăn gian” thoải mái ( lạ chi khi đo nhảy xa vì tôi làm lớp trưởng nên Thầy Cô có phần tin tưởng, cứ giao cho tôi đo rồi đọc to tên từng đứa để Thầy Cô ghi vô sổ... thế là lại “đồng lõa” với nhau, hic hic...)

Nửa khoảnh đất còn lại là 2 dãy nhà cấp 4 mái

lợp tôn, bên tay phải là Văn phòng và phòng Hiệu trưởng, liền đó là nhà ăn của Nội trú và cuối cùng là 5 phòng ở của khoảng 50 bạn Nội trú sinh. Đối diện là dãy 6 phòng học - đặc biệt là 2 phòng cuối cùng được ngăn đôi bằng ván ghép, để khi có dịp liên hoan văn nghệ cuối năm và tổng kết phát phần thưởng thì nó sẽ biến thành hội trường, thật là “nhất cử lưỡng tiện” vậy! Những phòng học lợp tôn này đã gây ra không biết bao nhiêu là phiền phức cho cả thầy lẫn trò! Mùa hè thì nóng như thiêu như đốt, cộng với tiếng kêu lè xè của chiếc quạt trần của “ thời Bảo Đại” và tiếng “quay đều” ** của Thầy dạy Vật lý Trương Như Lượng đã hè nhau lại kéo cặp mắt “nai tơ” của chúng tôi cụp xuống, tên mô tên nấy cứ như là cắc kè say nắng, gật gù... gật gù đến là buồn cười... nhưng,, bỗng nhiên... ê ê ê ê... ui chao ơi! “Chi rứa bây, chi rứa bây?”, thằng Trần Minh Trí “Suỵt, ngó tề...! ” với một giọng kéo dài cố tình và chỉ ra ngoài cửa sổ. Cả lớp như bừng tỉnh, nhìn theo tay hắn chỉ... và... cơn nóng nực hồi nãy bỗng nhiên tan biến hẳn, vì người đang đi dọc hành lang đối diện chính là Cô......... (vợ của Thầy Lượng đang đứng trên bục giảng! !!) với tà áo dài cùng chiếc quần trắng đang... bay phất phơ trong gió. “Huýt, huýt, huýt... ” cả lớp tái mặt cứ tưởng phen này chết hết cả nút rồi, nhưng không hiểu sao Thầy không nói không rằng, xách cặp bước ra khỏi lớp, leo lên chiếc xe Jeep riêng của Thầy, phóng một mạch ra khỏi cổng trường, để lại cho chúng tôi không biết bao nhiêu là câu hỏi được đặt ra! Sau này bọn tôi bị Thầy Hiệu trưởng Bửu Đôn “dũa” cho một trận

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

50

nên thân! Hú hồn... Đó là những ngày trời nóng nực, còn những ngày trời mưa to thì Thầy Cô ra bài tập cho bọn tôi làm mệt nghỉ luôn, vì tiếng giảng bài của Thầy Cô thua xa dàn “đồng ca” lộp bộp của ông trời...

Trường của tôi thật đơn sơ và nhỏ bé quá đi, phải không các bạn? Vỏn vẹn chỉ hơn 10 phòng học cho sĩ số xấp xỉ một ngàn học sinh (đầu năm 75), thì tình trạng cháy phòng là “chuyện thường ngày ở huyện”. Phòng ăn nội trú phải nhiều lần “linh động” sắp xếp bàn ghế lại tạo thành một lớp học dã chiến! Những lúc thiếu phòng như vậy, trong lúc Ban Giám hiệu cũng như các nhân viên văn phòng phải xin lỗi Thầy Cô, thì chúng tôi vui sướng hết biết, liền lấy xe ra mau khỏi cổng trường... vì cứ sợ bị kêu lại!

Vèo... đạp xe theo đường Phượng bay, vô cửa Hiển Nhơn, vất xe ngay dưới gốc cây xoài bên hông Điện Thái Hòa và bịch... bịch... bịch... những trái xoài xanh cứ thi nhau nằm trên thảm cỏ. Rồi cả bọn leo lên lầu Ngũ Phụng (cửa Ngọ Môn) giành nhau ăn sộp soạp... mặt đứa mô đứa nấy nhăn như khỉ ăn ớt chưa tề! Hoặc có lúc hứng chí, cả bọn kéo nhau về Cồn Hến ăn chè bắp, không ưa nữa thì đi ăn chè Hẻm hoặc đạp thẳng lên chùa Thiên Mụ thi nhau thả dốc trước chùa, đứa mô nhanh hơn là thắng.....Và còn ti tỉ những trò đùa vô thưởng vô phạt, những lời chọc ghẹo bâng quơ của tuổi mới lớn.

Lẽ thường ở đời, những gì thân thương bị mất đi thì ta thường bị hụt hẫng, tiếc nuối. Và với tôi nó cũng không tha: tên trường của chúng tôi

không còn nữa, Thầy Cô bạn cũ mỗi người một phương, nên cứ mỗi lần đi ngang mái trưòng xưa _ giờ đây trở thành khu tập thể cho giáo viên, một nơi quá nhếch nhác và thậm chí đã từng là phố “Các Thầy” *** - trong lòng cứ thấy xót xa, ánh mắt rưng rưng với bao kỷ niệm, nhớ về một thời áo trắng sân trường, những gương mặt thân quen ngày nào......

Bây chừ chỉ còn lại như những vết chim di mờ mờ hư ảo làm cho nhiều mái tóc xanh ngày nào giờ đây đã bị dòng thời gian pha sương, điểm bạc ; và rồi niềm luyến tiếc ấy sẽ mãi theo tôi như một dòng hoài niệm khó mờ phai trong những tháng ngày còn lại.

Trường xưa không còn nữaKỷ niệm cũ chưa mờHãy cho tôi điều ước... Được trở về tuổi thơ.

Huế, mùa khai trường 2010Võ Đại Lợi__________________________

* Lời trong bản nhạc”Huế mù sương” của Nguyên Minh Khôi, tức Thầy Vĩnh Khôi, dạy chúng tôi môn Anh văn.** Ý nói đến hiện tượng quay đều của con lắc, trong môn Vật lý.*** Nói ngược lại là “cầy thác” tức là “chó chết”. Dãy nhà quay mặt ra đường Nguyễn Biểu, toàn là quán nhậu chuyên bán thịt

51

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Cả tháng nay, tự nhiên trong lòng tôi thấy xôn xao như trẻ nhỏ chờ tết vậy. Mỗi năm một lần, được gặp thầy cô và rất nhiều anh chị em chung trường từ khắp nơi đổ về, từ nước ngòai vạn dặm xa xôi, từ miền trung nắng cháy bụi đường, từ miền tây sông sâu cách trở, tất cả đều mang trong tim tình Q thiêng liêng sâu đậm, hân hoan tìm về với bao tâm trạng hồi hộp vui mừng chờ đón ngày Tri Ân Thầy Cô (TÂTC).

Năm nào cũng vậy, hai bên cửa là lẵng hoa rực rỡ chào mừng ngày hội, gần đó là nhóm tiếp tân với áo dài trắng ra dáng nữ sinh ngày nào và áo trắng quần xanh nam sinh đeo cravat tề chỉnh, mọi người tíu tít chào hỏi nhau và cùng tiếp đón thầy cô, phần đông biết nhau hay quen trên mạng nên thường kéo nhau chụp hình chỗ lẵng hoa làm kỷ niệm, chỉ vài người mới dự lần đầu còn bỡ ngỡ, có anh mới chào hỏi xong là ôm bạn khóc, nghẹn ngào không nói được, làm bạn khóc theo, cảm động vô cùng.

Năm ngoái, tôi tìm được bạn trên mạng, chưa kịp gặp thì bên vợ bạn có tang lớn, vậy là đi phúng viếng luôn, xong ra quán cafê nói chuyện cho yên tĩnh, nhắc kỷ niệm xưa một lát là bạn

đã rơm rớm nước mắt, thật thân thương quá dù cách xa biền biệt 40 năm; rồi vợ chồng bạn dự TÂTC, gần giờ lễ bạn chưa đến nhưng tôi phải vào trong, lát sau có người vào báo, tôi ra đưa vào thì hội trường chật cứng, đành xếp bạn ngồi bàn khác niên khóa rồi tôi phải lên sân khấu, lát sau quay lại thấy bạn đã hòa nhập vui vẻ với mọi người rồi, tình Q thật dễ thân nhau.

Vừa rồi, tìm được anh Q ở ngọai thành, nghe kể từ lâu đang tìm một Q khác ở vùng đó mà không ra, anh Q này hứa sẽ tìm, thời gian ngắn sau đó anh tìm ra Q đó và... một Q nữa vì trùng tên, vậy là tìm được một mà ra ba, nhiệt tình Q làm hoa xuân nở rộ các bạn ơi!

Vậy là năm nay sẽ có thêm nhiều bạn mới, với khí thế đang lên hướng về ngày TÂTC, với sự háo hức của chúng ta mà nhất là các bạn mới, TÂTC hứa hẹn nhiều kỷ niệm đẹp để kể vào năm sau. Mau mau về dự TÂTC các bạn nhé, hẹn gặp ngày 14/11.

Levanthe 9/2015

tìm ra b�n Q

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

52

ngày h�i tôn vinhTrường xưa kỷ niệm gặp nhau.Thầy cô nghĩa lớn thâm sâu bạn bè.Phổ thông, Kỹ thuật tìm về.Tổng hợp đến như chưa hề chia lyNội, ngoại trú đều nhà Q.Cùng bất hạnh là cô nhi ngày nào.Anh từ Đà Nẵng cũng vào.Gặp o Huế để gởi trao tâm tình.Biên Hòa hẹn, Sài Gòn mình.Bên nhau ngày hội tôn vinh cô thầy.

Levanthe 10/2015

ngày h�i ng�Hôm nay ta đã về đâyGặp lại bạn cũ những ngày cách xaThầy cô yêu quý của taBốn mươi năm ấy đã qua thật rồi

Nhớ thầy nghiêm khắc thầy ơiNhớ lúc bị phạt lệ rơi mắt nhoàThụt dầu cấm túc thế làĐành lòng phải chịu vậy mà mới nên

Cô thì có vẻ dịu hiềnNhắc lần sau nữa sẽ lên phòng ngồiGiờ đây trong dạ bồi hồiVề khung trời cũ từ thời ấu thơ

Tường xưa vết mực phai màuHàng cây phượng cũ đứng chờ đợi nhau

Ai nghịch khắc chữ lên caoCây còn ở đó ngày nào bạn ơi

Chiều nay gặp mặt tuyệt vờiNhớ gì bằng nhớ cái thời học sinhThầy cô trường cũ thắm tìnhNhớ vì chân lý chúng mình phải ghi

Ngày nay hội ngộ nhớ chiDù xa cách mấy cũng đi về Nhà (Q)Bạn ơi tôi vẫn thiết thaHoà chung ta hát tiếng ca muôn đời

Cùng chung dòng máu dân tôiQGNT sáng ngời niềm tin.

Thanh Hà

53

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Tình cờ thôi giữa đường đời ta lại được gặp nhauEm và Gia đình Q...Chưa một lần học tại ngôi trường này. Thế mà sao gặp nhau cứ như “chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên” vậy Em là Quyen Nguyen con gái của Thầy Xuan Dao.Dạo xưa ngày còn bé lắm cũng hay được ghé trường, chờ bố dạy học và lang thang trong khu vườn thơ mộng Nhật Bản đầy bướm và chuồn chuồn kim. Vừa ngắm hoa bướm, vừa ngắm các anh chị học sinh của Trường Ngày ấy vô tư lắm mà sao nhớ maĩ Thời gian đã trôi qua rất dài. Tóc Thầy, tóc Trò cũng đều bạc chỉ hơn thua nhau một chút thôi.Và Em cũng thế... Tình cờ đến, tình cờ đi, lạc mất và rồi tình cờ tìm về với nhau Em cảm thấy thật hạnh phúc được vui chơi, được làm báo, được chia sẻ buồn vui cùng GĐ tuyệt vời này Những buổi trò chuyện, làm việc, sinh hoạt với cả nhà, lâu dần cứ ngỡ mình đã là học sinh của

trường như các anh chị vậy đó Em đam mê viết văn, do vậy những câu chuyện của các anh chị Cựu Học sinh luôn là những đề tài in dấu thật đẹp trong tâm hồn của em. Và đây là một câu chuyện kể từ người anh học đã học ở trường Một câu chuyện đẹp như một thước phim của ký ức thời học sinh được quay về

Câu chuyện thứ nhất: TÌM VỀ KỶ NIỆM

Anh và tôi hẹn nhau quay về khung trời yêu thương ấy Ngôi trường tọa lạc trên con đường Võ Tánh, Gia định khoảng giữa Lăng Cha Cả và Ngã Tư Bảy Hiền ( nay là đường Hòang Văn Thụ )Chúng tôi đứng lặng giữa Trường xưa, vẫn còn nhiều dấu ấn khiến mắt tôi hoe đỏ rưng rưng.Nghe như mưa trong lòng chạm vào nỗi nhớ Anh cùng tôi tìm về lớp học thân quen. Ô cửa sổ ngày xưa và tà áo dài trắng đã là hoài niệm đẹp trong lòng Tôi bước đến nhìn những nét chữ ngây ngô viết bài thơ trong hộc bàn mà nghèn nghẹn Nhớ qúa bạn bè. Nhớ quá Thầy Cô Chợt trong hồn bụi phấn thầm rơi và hơi ấm của

chuy�n k� t� m�t ng��i không hc tr��ng Q...

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

54

Thầy còn vang đọng mãi Gốc phượng gìa ngày xưa vẫn còn đó, dường như cũng hoe đỏ như đồng cảm Ngày về thăm trường tôi và anh đã chọn màu áo trắng như ngày xưa Áo anh và tôi cũng ngây ngô thư sinh lắm. Chỉ khác là chúng tôi mái tóc đã phai màu Hôm nay vẫn nhớ lắm một thời Hoa Phượng đỏ nhưng lòng chợt bâng khuâng từ giã tuổi học trò Chợt thấy thời gian trôi qua mau không tưởng... Quay lưng đi mà vẫn còn vương vấn Tôi bảo anh: - Hẹn gặp lại lần sau. Em không muốn nói là tạm biệt nghe buồn lắm. Anh có thấy không ngôi trường vẫn còn đó. Những dấu yêu xưa đâu phai nhòa Mai em đi rồi anh nhớ biên thư và gửi hình cho em nhé. Có hình em sẽ bớt nhớ Trường của mình anh ạ.Em cũng sẽ rất nhớ anh. Mình về anh nhé! Nước mắt rơi cho ngày về hôm ấy...

Xin cám ơn những điều tuyệt vời từ Ngôi trường cũ... Với em, nơi đây đã đem lại cho em thật nhiều cảm xúc đẹp.Cám ơn những tình cờ lạc bước vào tim vì tất cả Mùa Lễ Tri Ân Thầy Cô em kính chúc Thầy Cô thật nhiều sức khỏe để GĐQ cứ mãi bên nhau thật đầm ấm(Q. N)

Câu chuyện thứ 2: CẢM NHẬN VỀ MỘT TÌNH YÊU VĨNH CỬU

Những năm tháng của một thời học sinh đã qua

đi từ lâu lắm rồi Nhưng thời gian ấy dễ gì đã phai mờ trong ký ức của Thầy TròTừ những lời kể của Bố XuânDao về các học trò của mình trong suốt quãng thời gian dạy cho đến khi không còn theo nghiệp gõ đầu trẻ và từ những câu chuyện kể của các anh chị cựu học sinh mà sau này em có dịp kề bên trong các buổi gặp gỡ, hàn huyên... Em đã biết tình yêu của cả Thầy lẫn Trò nơi đây đẹp đến thế nào... vì sao lại đẹp như thế... Ngôi trường ấy đã là mối hoài cảm ân tình thật đậm sâu.Nơi đây các học sinh đã bên nhau như anh em một nhà, được an ủi, được chở che bằng tình yêu của Thầy Cô Trong tổ ấm này, tất cả được nhận tình yêu như một sự bù đắp, vì họ gặp nhau từ một số mệnh chung là vành khăn sô mất người thân khi vào trường... Kể từ ngày ấy hạnh phúc trải đều trong cuộc đời của mọi người....vòng tay yêu thương của Thầy Cô đã thay thế tất cảRồi con tạo cũng xoay vần.Họ không phải cứ bên nhau mãi... Mỗi người đi trên một con đường của riêng mình, theo một số phận riêng, ngã rẽ riêng.Nhưng dù đi đến đâu tất cả cũng mang theo bên mình một phần đời của nhau, như một sơi dây định mệnh gắn kết vậyMột vòm trời ấm nồng ánh nắng.Tháng 11 lại quay về Lời dạy của Thày Cô... tiếng ê a trả bài của học

55

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

sinh mơ hồ quay về mỗi lúc một rõ nét như ngày hôm qua vậy... Tháng 11, dù đang ở đáu, mọi học trò trường xưa đều thả đôi mắt nhìn sâu thẳm về ngôi trường thân yêu ấy Đôi khi gió Thu về mưa lạnh bất chợt mới thấy nhớ Thầy Cô Nhớ đến những con người có trái tim không bao giờ mặc cả đang mỗi năm thêm một tuổi giàTháng 11, thời gian vẫn cứ quay về để có một dịp gia đình này lại đoàn tụ bên nhau... Viết văn, thơ trên tạp san... quay về trong các buổi họp mặt, hát hò ôn lại bao điều kỷ niệm của ngày xưa... Những lúc ấy cả nhà vui lắm vì dường như cả Thầy lẫn trò đều như không có tuổi Em cảm thấy hạnh phúc khi bỗng dưng được hòa nhập vào niềm vui đầy ý nghĩa Chợt nhận thấy mọi người không phải đã làm những điều gì vĩ đại, nhưng tất cả có thể làm được những điều nhỏ nhặt nhất với tình yêu vĩ đại mà cả GĐQ đang có.Đời không khép lại khi có tình yêu Các anh chị Cựu học sinh nay đã vào tuổi xế chiều nhưng mãi mãi vẫn không quên công ơn của Thầy Cô đã dạy dỗ Em thật ngưỡng mộ tình yêu của Đại gia đình và mong sao tình yêu đó mãi mãi bền lâu, dẫu khoảng cách địa lý của mỗi thành viên không hề nhỏ Chúc Thầy Cô sống vui mạnh khỏe Cám ơn tình yêu vỉnh cửu mà em may mắn được cận kề bên đời(Q.N)

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

56

Năm ngoái, khi các Anh Chị chia sẻ tấm hình TÂTC - 2014 trên Facebook, tôi đã bật cười, Và tự nhủ “thời gian chưa thể lão hoá được học sinh trường Q mình”

Rồi ký ức những giờ ra chơi dần hiện về trong trí tôi. 40 năm rồi mà cứ như ngày hôm qua, tôi, một cô bé nhút nhát trong môi trường mới, vào trường được mấy tháng rồi nhưng tôi vẫn vậy, trong giờ chơi, ngồi ở bậc thềm ngạc nhiên nhìn các bạn cùng lứa và các anh chị khác chạy nhảy, vui chơi với đủ các trò chơi của tuổi học trò trong sân cờ và sân cỏ rộng lớn tít xa phía sau.

Đến bây giờ, khi giao lưu với ACE Q, tôi mới hiểu nhóm học sinh rần rần đùa giỡn trên sân ngày ấy, phần nhiều là những nội trú sinh, nên họ thông thạo ngõ ngách trong trường như ở nhà.

tung cánh chim tìm v� t� �m... Thời gian qua nhanh quá, nhóm học sinh lớp sáu như tôi cũng đã xếp vào hàng ngũ tuần rồi, và tôi cũng thay đổi, không còn nhút nhát như xưa!

Nghĩ đến ngày TÂTC - 2015, bản tính “học trò” trong tôi trổi dậy, nôn nao và háo hức lắm khi ngày bay gần kề, bay về chung vui với Anh Chị và Bạn, cùng gặp Thầy Cô

Tôi biết chắc một điều, có những Thầy cô, trong trường QGNT tôi chưa học với các vị ấy ngày nào nhưng trong trường đời tôi đã từng là học sinh của họ!

Hẹn gặp nhé! 14/11 - ACE mình cùng vui với Thầy Cô kính yêu!

Anna Lamb - 10/18/2015

57

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Quốc gia Ngày cử hành Lễ Thầy Cô

Ghi chú

Afghanistan Tháng Mười Trường học được nghỉ, nhưng Thầy Cô và học trò tập họp đón mừng lễ tại trường lớp với các thức ăn truyền thống , bánh trái, âm nhạc và quà tặng các Thầy Cô

Albania 7 tháng BaAlgeria 28 tháng Hai

Argentina 11 tháng Chín

Armenia 5 tháng Mười Armenia trước đây đón mừng Lễ Thầy Cô vào Chủ Nhật đầu tiên của tháng Mười. Sau đó Quốc Hội quyết định điều chỉnh lại vào ngày mồng 5 tháng Mười.

Australia Thứ Sáu cuối của tháng Mười

Vào ngày kỷ niệm Quốc Tế Giáo Chức tại Australia, hai tổ chức The NEiTA Foundation và The Australian Scholarships Group (ASG) sẽ loan báo người được nhận giải thưởng quốc gia về giáo dục (The ASG Community Mer-it Awards). Ngày Quốc Tế Giáo Chức (World Teachers’ Day) được khởi xướng bởi UNESCO và được cử hành hằng năm trên hơn100 quốc gia. Năm nay là kỷ niệm lần thứ 40, ngày lễ biểu trưng cho sự nhận thức, cảm thông và tri ân sự cống hiến mà các nhà Thầy Cô đã đóng góp cho nền giáo dục của đất nước. Nếu ngày Halloween rơi vào thứ sáu, ngày lễ này sẽ được dời lại ngày 7 tháng Mười Một.

Azerbaijan 5 tháng Mười Trong các năm từ 1965 đến 1994, vào Chủ Nhật đầu tiên của tháng Mười. Từ năm 1994, vào ngày 5 tháng Mười, trùng với ngày Quốc Tế Giáo Chức được thành lập năm 1994 bởi UNESCO.

Bangladesh 5 tháng Mười

ngày th�y cô trên kh�p th� gi�i

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

58

Belarus Chủ Nhật đầu tiên của tháng Mười

Brunei Darussalam 23 tháng Chín Để tưởng niệm sinh nhật của người trị vì thứ 28 của Brunei, Sultan Omar Ali Saifuddien III, cũng được xem là Kiến trúc Sư của đất nước Brunei hiện đại, là một người đã rất chú trọng vào giáo dục với chủ trương giáo dục phổ cập gần như miễn phí. Tất cả công dân chỉ phải đóng một lệ phí tượng trưng khi đi học. Chủ trương này hiện nay vẫn được tiếp tục bởi người trị vì thứ 29 của Brunei.

Bhutan 2 tháng Năm Ngày sinh nhật của vị vua thứ ba của Bhutan, Jigme Dorji Wangchuck, người dẫn nhập giáo dục hiện đại vào đất nước.

Bolivia 6 tháng SáuBrazil 15 tháng Mười Là ngày ban hành sắc lệnh quy định cấp tiểu học tại Brazil. Sau đó, càng ngày

càng trở nên phổ biến khắp nước, sau cùng vào năm 1963 chính thức trở thành Ngày Lễ Thầy Cô.

Bulgaria 5 tháng Mười Chính phủ quyết định vào ngày 29 tháng Chín năm 2006, chọn ngày 5 tháng Mười là ngày Lễ Thầy Cô.

Cameroon 5 tháng Mười Vào ngàỵ tháng Mười năm 2010, các nhà giáo ở Cameroon, đã tham gự chung với các đồng nghiệp trên toàn thế giới kỷ niệm Ngày Quốc Tế Giáo Chức lần thứ 17. Với chủ đề “Xây dựng đất nước qua bàn tay giáo chức”, ngày lễ là dịp tri ân các Thầy Cô đã vất vả, đôi khi trong những điều kiện rất khó khăn để xây đắp nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các hoạt động kỷ niệm bắt đầu từ ngày 29 tháng Chín bằng các buổi nói chuyện về giáo dục tại Trường Trung Học Leclerc ở Yaounde.

Canada 5 tháng Mười Vào ngày 5 tháng Mười cùng với hơn trăm quốc gia khác trên toàn thế giới, Liên đoàn Giáo Chức Canada và các tổ chức hội viên trực thuộc trên toàn lãnh thổ đón mừng ngày Quốc tế Giáo Chức qua chương trình vận động cộng đồng nhận thức về sự cống hiến quan trọng của các nhà giáo dục.

Chile 16 tháng Mười Năm 1967, ngày 11 tháng Chín được chọn là "Día del Maestro" ("Lễ Thầy Cô"). Ngày này được chuyển thành 10 tháng Mười Hai vào năm 1975 vì vào ngày ấy năm 1945, nhà thơ Chile Gabriela Mistral được nhận giải Nobel . Năm 1977, ngày này được gọi lại là "Día del Profesor" và lại được chuyển thành ngày 16 tháng Mười, để vinh danh ngày thành lập Hiệp Hội Nhà Giáo The Colegio de Profesores de Chile

China 10 tháng Chín Tại nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC, Trung Cộng), có những hoạt động của học sinh bày tỏ long tri ân Thầy Cô như tặng quà, kể cả thiệp và hoa. Thêm vào đó cựu học sinh thường trở lại trường cũ để tặng quả cho các Thầy Cô cũ.

59

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Chính quyền tuyên bố ngày Lễ Thầy Cô lần đầu vào năm 1985, nhưng chưa bao giờ giải thích rõ rang tại sao lại là ngày 10 tháng Chín. Có người cho rằng vì sự phát âm tương tự giữa chữ giáo sư (jiao shi) và hai số 9 (jiu), 10 (shi). Có người cho rằng đó là sự chọn lựa ngẫu nhiên và đề nghị đổi thành ngày 28 tháng Chín, được coi là sinh nhật của Khổng Tử. Vào tháng Chín 2013, Quốc vụ viện loan báo dự thảo luật để phê chuẩn sự thay đổi. Nếu được chấp thuận thì Đài Loan và Lục Địa sẽ có chung một ngày Lễ Thầy Cô bắt đầu vào năm 2014. Đài Loan đã kỷ niệp ngày Thầy Cô vào 28 tháng Chín từ năm 1950s.

Colombia 15 tháng Năm Ngày này đánh dấu việc chọn San Juan Bautista de la Salle làm Thánh Quan Thầy của các nhà giáo. Năm 1950, Giáo Hoàng Pius XII chuẩn nhận Thánh La Salle là Bổn Mạng của các Nhà Giáo vì những nỗ lực trong sự nghiệp cải cách giáo dục. Thánh La Salle cho rằng giáo dục trẻ là trách vụ của tất cả mọi người. Thông thường vào thời của Ngài (1651–1719) các trường chỉ nhận học sinh học về ngoại giao và chính trị. Juan Bautista đã phác thảo các nguyên tắc về giáo dục miễn phí và phổ cập. Cũng năm 1950 ở Colombia, Tổng thống cộng hoà tuyên bố ngày này là ngày Lễ Thầy Cô.

Costa Rica 22 tháng Mười MộtCuba 22 tháng Mười Hai Vào ngày 22 tháng Mười Hai năm 1961, Cuba tuyên bố trở thành một lãnh

lãnh thổ không có người mù chữ (Territorio Libre de Analfabetismo)Czech Republic 28 tháng Ba Sinh nhật của John Amos Comenius. Học sinh Czech đề cử danh sách các

Thầy Cô đã tiếp cận và khích lệ họ nhiều nhất để tham dự giải thưởng Zlatý Ámos (Golden Amos). Lễ trao giải thưởng diễn ra hằng năm vào ngày 28 tháng Ba.

Ecuador 13 tháng Tư Ngày này để vinh danh Juan Montalvo, một nhà giáo, nhà ngoại giao, nhà chính trị đã gieo trồng những hạt giống về phát triển trong tâm hồn lớp trẻ Ecuadorian.

Egypt 28 tháng HaiEl Salvador 22 tháng Sáu Ngày Thầy Cô được sem như ngày lễ chính của quốc gia

Estonia 5 tháng Mười Tại Estonia học sinh năm cuối để Thầy Cô được nghỉ trong ngày này bằng cách tự học và hướng dẫn lẫn nhau.

Germany 5 tháng MườiGreece 30 tháng Giêng Phát xuất từ niềm tin của giáo hội chính thống phương đông để tưởng niệm

ba vị Tổng Giám Mục: Basil the Great, Gregory the Theologian and John Chrysostom trong thế kỷ thứ tư.

Guatemala 25 tháng Sáu buổi lễ vinh danh Maria Chinchilla, một cô giáo tuẫn nạn trong cuộc nổi dậy phản kháng chính quyền.

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

60

Honduras 17 tháng Chín Ngày lễ vinh danh cuộc đời Cha José Trinidad Reyes, người sang lập Đại Học tự trị quốc gia Honduras năm 1847

Hong Kong 10 tháng Chín Trước năm 1997, vào ngày 28 tháng Chín. Sau khi trả về lục địa , đổi thành ngày 10 tháng Chín, cùng với Trung Cộng.

Hungary Chủ Nhật đầu tiên của tháng Sáu

India 5 tháng Chín Kỷ niệm sinh nhật Tổng thống thứ nhì của India (5 tháng Chín 1888), Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishnan. Vào ngày này thầy trò đều đến trường nhưng các sinh hoạt thường ngày được thay bằng ăn mừng, tri ân và tưởng niệm. Tại một số trường, học sinh lớp lớn thay mặt thầy cô giảng dạy để tỏ long cảm ơn Thầy Cô.Một ngày khác cũng được dành riêng để tri ân Thầy Cô tại India và Népal là ngày Guru Purnima, cũng gọi là Ashadh Shukla Pournima diễn ra vào giữa tháng Bảy.

Indonesia 25 tháng Mười Một Ngày Giáo chức Quốc gia được kỷ niệm cùng ngày thành lập Hiệp Hội Giáo Chức (the PGRI). Đây không phải ngày nghỉ lễ nhưng được đón chào bằng các sinh hoạt lể hội để ghi công một số giáo chức, giám học và các nhân viên khác của các trường.

Iran 2 tháng Năm Chính quyền Cộng Hoà Hồi giáo đổi ngày lễ trước đó cho trùng với ngày Tiến Sĩ Morteza Motahharion bị ám sát, 2 tháng Năm năm 1979.

Israel 23 Kislev tháng khoảng giữa tháng Mười Một và Mười Hai

Iraq 1 tháng MườiJamaica 6 tháng Năm Ngày Thầy Cô thường được kỷ niệm vào 6 tháng Năm hay thứ tư đầu tiên

của tháng Năm. Vào ngày này học sinh và cha mẹ thường tặng quả cho Thầy Cô, trường thường đóng cửa sớm.

Jordan 28 tháng haiLaos 7 tháng Mười

Latvia Chủ nhật đầu tiên của tháng Mười

Thực tế ngày Thầy Cô thường được cử hành vào thứ sáu đầu tiên của tháng Mười. Nhiều lớp được nghỉ hay các học trò lớn thay thế Thầy Cô hướng dẫn , trong khi Thầy Cô được đón tiếp và chúc mừng.

Lebanon 9 tháng Ba Trong khoảng 3–9 tháng BaLibya 28 tháng Hai

Lithuania 5 tháng Mười Từ 1965 đến 1994, chủ Nhật đầu của tháng Mười. Từ 1994 đổi thành 5 tháng Mười cho trùng với ngày Quốc Tế Giáo Chức (thiết lập năm1994 bởi UNESCO).

61

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Macedonia 5 tháng MườiMalaysia 16 tháng Năm Ngày này được chọn vì vào năm 1956 cùng ngày này, Hội đồng Lập Pháp

Liên Bang Malaysia phê chuẩn Razak Report, một trong bốn bản phúc trình của Ủy Ban Giáo dục về tình hình giáo dục tại Malaysia đặt nền móng cho việc dạy dỗ do Tun Abdul Razak Bộ trưởng Giáo dục bấy giờ đệ trình. Tuy không phải là ngày lễ chính thức của trường học nhưng nó thường được cử hành vào 16 tháng Năm hay sớm hơn nếu ngày ấy rơi vào thứ sáu thứ bảy.

Maldives 5 tháng Mười Vào ngày 5 tháng Mười, các trường ở Maldives đón Lễ Thầy Cô với nhiều sinh hoạt, trong đó có việc tặng qùa cho Thầy Cô.

Mauritius 5 tháng mườiMexico 15 tháng Năm Vào 15 tháng Năm"Día del Maestro" các trường ở thường tạm ngưng các

sinh hoạt hang ngày và tổ chức các sinh hoạt văn hoá để đề cao tầm quan trọng và phẩm giá của vai trò Người Thầy trong xã hội. Trong thực tế, một số trường vẫn sinh hoạt bìn thường, hay có khi nghỉ học. Ngày lễ Thầy Cô đầu tiên được đón chào là vào năm1918. Ngày này được đề nghị tại Quốc hội vào 27 tháng Chín 1917, phê chuẩn ngày 29 tháng Chín 1917, công bố ngày 5 tháng Mười Hai 1917. Có nhiều nguồn gốc về ngày này. Nguồn thứ nhất đề cập đến việc vào ngày 15 tháng Năm hang năm, một nhóm học sinh của thành phố San Luis Potosí tập họp để mừng sinh nhận người Thầy cũ là Isidore, đặt tên theo Saint Isidore the Laborer. Nguồn thứ hai nói về ngày ăn mừng sự kiện klịch sử ở thành phố Querétaro năm 186.

Republic of Mol-dova

5 tháng Mười

Mongolia Ngày cuối tuần đầu tháng Mười

Morocco 28 tháng HaiMyanmar (Burma) 16 tháng Giêng

Nepal Ngày trăng tròn Ashad Ngày trăng tròn gọi là Ashad sukla purnima; thường rơi vào giữa tháng Bảy. Ngày Lễ Thầy Cô được gọi là "Guru Purnima" trong tiếngNepali, "Guru" nghĩa là Thầy "Purnima" nghĩa là trăng tròn.

Netherlands 5 tháng MuờiNew Zealand 29 tháng Mười Năm 2010 các nhà giáo được khuyến khích đi bộ tại Auckland để chống lại

các cắt giảm ngân sách vào chủ nhật ngày 31 tháng 10.Oman 28 tháng Hai

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

62

Pakistan 5 tháng Mười Ngày công nhận sự quan trong của gio chức và ghi công tiến triển là do phẩm chất của các Thầy Cô trong hệ thống giáo dục của Pakistan.

Panama 1 tháng Mười Hai Kỷ niệm sinh nhật Manuel José Hurtado, người khai sinh nền giáo dục Pan-ama qua cách quảng bá giáo dục phổ cập hiện đại với sự thành lập hệ thống trường công lập đầu tiên và cao đẳng giáo chức tại Panama - ngày xưa là một phần của Colombia - nhắm vào việc phá vỡ vòng vây của ngu dốt và nghèo túng đã làm khổ sở đa số dân chúng. Sau đó ông được gọi là Tổng Giám đốc Giáo dục Công cộng của Nhà nước Isthmus.

Paraguay 30 tháng TưPeru 6 tháng Bảy Trong lúc Peru được độc lập, lãnh tụ José de San Martín thành lập ngôi

trường đầu tiên Normal School for Men bằng phương tiện được biểu quyết và phê chuẩn bởi Marquis of Torre-Tagle vào ngày 6 tháng 7 năm 1822.Nhiều năm sau, vào năm on 1953, Tổng Thống lúc bấy giờ là Manuel A. Odría quyết định ngày Lễ Thầy Cô sẽ được kỷ niệm mỗi năm vào mồng 6 tháng Bảy.

Philippines 5 tháng Mười Theo sắc lệnh số 242, s. 2011, Tháng Giáo chức Quốc gia được đón mừng từ ngày 5 tháng Chín đến ngày Giáo Chức Thế Giới , 5 tháng Mười, là ngày lễ dài nhất để vinh danh hơn 500,000 nhà giáo toàn quốc.Trước năm 2011, Lễ Thầy Cô được cử hành tại các trường khoảng tháng Chín và Mười (phần chính là cấp 1, cấp 2) Thầy cô được học trò trao tặng các tràng hoa lan. Teachers are presented with orchid corsages by students. Học trò đại diện các năm học trình bày các tiểu khúc hoặc ca vũ, hoặc thơ văn, kịch để giúp vui Thầy Cô. Trong sinh hoạt toàn trường. Các sinh hoạt này đuợc Ban Đại Diện học sinh hoạch định và chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.Các trường người Phi gốc Hoa thường tổ chức vào 27 tháng Chín trong khi ngày 28 tháng Chín là lễ ngày chính thức mà cả thầy và trò đều được nghỉ. Ngày 28 tháng Chín được chọn vì được xem là ngày sinh của Khổng tử.

Poland 14 tháng Mười Đây là ngày kỷ niệm thành lập Ủy Hội Giáo Dục Quốc Gia thiết định năm 1773 với sự khởi xướng của vua Stanisław August Poniatowski. Hoa và kẹo được học sinh đem tặng Thầy Cô, Các vở kịch và các sinh hoạt học đường khác cũng được chuẩn bị trước bởi ban dại diện học sinh.

Kuwait 5 tháng MườiQatar 5 tháng Mười

Romania 5 tháng Sáu

63

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Russia 5 tháng Mười Từ 1965 đến 1994, ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Mười. Từ 1994, đổi thành ngày 5 tháng Mười trùng với the World Teachers' Day (thiết lập năm 1994 bởi UNESCO).

Saint Lucia Tuần Lễ Thầy Cô từ 4 đến 11 tháng 10

Năm 2015, Tuần lễ Thầy Cô được cử hành với chủ đề "Trao quyền cho nhà giáo, xây dựng một xã hội vững bền." Các hội thảo về giáo dục, đi chơi bằng thuyền và lễ nguyện tại các nhà thờ là các hoạt động đón mừng dành cho Thầy Cô ở Saint Lucia.

Saudi Arabia 28 tháng HaiSerbia 5 tháng Mười

Singapore Thứ Sáu đầu tiên của tháng Chín

Ngày lễ chính thức của các trường học. Lễ hội diễn ra từ hôm trước, học sinh được nghỉ nửa ngày. Tại một số trường, học sinh thường trình diễn văn nghệ để giúp vui và vinh danh các Thầy Cô.

Slovakia 28 tháng Ba Kỷ niệm sinh nhật của John Amos Comenius.South Korea 15 tháng Năm (từ 1963)

ở Seoul và 1964 (ở thành phố Chunju)

Đầu tiên khởi xướng bởi một nhóm thành viên trẻ của hội Hồng thập tự đến thăm Thầy cũ nằm bệnh ở nhà thương. Ban đầu là ngày 26 tháng Năm, nhưng từ năm 1965 đuợc đổi thành 15 tháng Năm, sau ngày sinh nhật Se-jong the Great (Lý Đào). Từ 1973-1982, lễ kỷ niệm bị tạm ngưng, nhưng sau đó lại tiếp tục. Trong ngày này, thầy cô được học trò tặng hoa cẩm chướng. Học trò cũ đến thăm thầy và tặng hoa. Nhiều trường học nay nghỉ vào ngày Lễ Thầy Cô vì sự lan tràn hối lộ ngấm ngầm trong các món quà đắt tiền cho Thầy Cô. Trường học cũng có thể tổ chức du ngaọn cho Thầy Cô vào ngày này.

South Sudan 1 tháng Mười Hai (2011–12); 1 tháng Mười (2013-đến nay)

Tổng thống South Sudan tuyên bố ngày Lễ Thầy Cô là 1 tháng Mười Hai, một tháng trước ngày Lễ Thầy Cô đầu tiên của quốc gia. Vào 1 tháng Chín là một tháng truớc ngày Lễ Thầy Cô lần thứ ba. Nay họ thông báo đổi lại là ngày 1 tháng Mười.]

Sri Lanka 6 tháng Mười Ngày Lễ Thầy Cô chính thức cho tất cả các trường.Spain 29 tháng GiêngSyria 18 tháng Ba Taiwan dùng ngày này để vinh danh những cống hiến của Thầy Cô cho các

học trò của mình và cho xã hội nói chung. Mọi người thường dung ngày này để biểu lộ lòng biết ơn đến Thầy Cô của họ vằng cách viếng thăm hay gởi thiệp. Ngày này được chọn để kỷ niệm sinh nhật Khổng Tử được xem là vị Thầy tiểu biểu của xã hội Trung Hoa cổ đại. Năm 1939 Bộ trưởng Giáo dục thành lập ngày quốc lễ vào 27 tháng Tám, ngày sinh nhật dành cho Khổng Tử. Năm 1952, Hành chính Viện đổi sang tháng Chín nói rằng tính toán lại cho phù hợp với lịch Gregorian.

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

64

Taiwan 28 tháng Chín Buổi lễ diễn ra tại các Đền Khổng Tử trên toàn đảo được biết đến như là Tế Khổng Đại Điển. Lễ bắt đầu từ 6 giờ sang trong nhịp trống. 54 nhạc công khăn áo chỉnh tề, áo đỏ đai lưng màu xanh biển và 36 hay 64 vũ công áo vàng đai lưng xanh. Họ được hướng dẫn bởi hậu duệ của Khổng Tử, hiện nay là Khổng Thùy Trường (đời thứ 79) và theo sau bởi các lễ sinh. Tam sinh là bò dê và heo sẽ được hiến tế. Sau cuộc lễ, các trường học, học viện địa phương sẽ trao tặng các phần thưởng cho các Thầy Cô xuất sắc gây được ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.

Thailand 16 tháng Giêng Được công nhận là Ngày Thầy Cô tại Thailand bởi một nghị định của chính phủ vào ngày 21 tháng Mười Một năm 1956. Ngày Thầy Cô đầu tiên được tổ chức vào năm 1957. Ngày 16 tháng Giêng đánh dấu ngày ban hành sắc lệnh về Thầy Cô vào năm Phật lịch 2488 (1945), đã được đăng trên Công báo và có hiệu lực vào 60 ngày sau. Phần đông các trường Thái đóng cửa ngày này để Thầy Cô nghỉ mệt sau học kỳ thứ hai . Nhiều trường quốc tế không nghỉ, nhưng lại tổ chức tiệc mừng để vinh danh ban giảng huấn của họ. Có rất ít lễ chính thức hay công cộng để kỷ niệm dịp này.

Tunisia 28 tháng HaiTurkey 24 tháng Mười Một Mustafa Kemal Atatürk đã suy nghĩ và phát biểu "Thế hệ mới được tạo

dựng bởi các Thầy Cô." Atatürk cũng được coi là vị Thầy đầu tiên (Turkish: Başöğretmen), vì ông đã chấp nhận hệ thống mẫu tự mớivào năm 1923 cho nước Cộn hoà Turkish.

Ukraine Chủ Nhật đầu của tháng Mười

Ngày Lễ Thầy Cô được cử hành trên khắp đất nước từ thứ Sáu trước Lễ với các cuộc hoà nhạc và họp mặt trong lúc học sinh tặng quà cho Thầy Cô, như hoa và kẹo chocolate.

United Arab Emir-ates

5 tháng Mười

United Kingdom 5 tháng Mười

65

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

United States National Teacher Day vào ngày thứ ba của tuần lễ Tri Ân Thầy Cô, tuần đầu của tháng Năm.

Học sinh thường bày tỏ lòng tri ân đến Thầy Cô bằng quà tặng hay viết Thiệp Cảm Ơn. Hiệp Hội Giáo Dục Quốc Gia NEA mô tả ngày Giáo Chức Quốc Gia là ngày vinh danh các Thầy Cô và ghi nhận những cống hiến lâu bền họ đã đem đến cho đời sống của chúng ta. Nguồn gốc ngày Giáo Chức Quốc Gia thật mờ mịt và u ám theo NEA cho biết. Khoảng năm 1944, một thầy giáo ở tiểu bang Wisconsin tên là Ryan Krug bắt đầu thư đi tin lại với các nhàn lãnh đạo chính trị và giáo dục về việc cần phải có một ngày quốc lễ để vinh danh các nhà giáo. Woodbridge gửi thư cho Eleanor Roosevelt là người đã vào năm 1953 thuyết phục Quốc Hội khoá 81st tuyên bố việc chọn ngày Giáo Chức Quốc Gia. NEA sau đó cùng với các chi nhánh tại các tiểu bang Kansas và Indiana cùng chi nhánh địa phương ở Dodge City, Kansas vận động quốc hội thiết lập ngày quốc lễ cho Giáo Chức. Quốc Hội tuyên bố ngày 7 tháng Ba năm1980, là Ngày Giáo Chức Quốc Gia chỉ cho năm ấy mà thôi. Nhưng NEA và các tổ chức chi nhánh tiếp tục kỷ niệm ngày này cho đế năm 1985 vào ngày thứ Ba tuần lễ đầu tiên của tháng Ba. Khi Hiệp Hội Phụ Huynh và Giáo Chức thiết lập Tuần Lễ Tri Ân Thầy Cô vào trọn tuần đầu tiên của tháng Năm. Đại Hội Đại biểu NEA sau đó đã biểu quyết chọn ngày thứ Ba tuần đầu tiên của tháng Năm là ngày Giáo Chức Quốc Gia. Tính đến ngày 4 tháng Mười Một năm 1976, tiểu bang Massachusettes công nhận ngày 6 tháng Mười Một là ngày Lễ Thầy Cô. Nhưng hiện nay, Massachussetes lại chọn chủ nhật đầu tiên của tháng Sáu là Ngày Lễ Thầy Cô của riêng Massachusstes mà thôi.

Uzbekistan 1 tháng MườiVietnam 20 tháng Mười Một Trong ngày lễ này học sinh bày tỏ lòng trân trọng của họ với các Thầy Cô.

Học sinh chuẩn bị trước cả tuần, nhiều lớp thường sửa soạn các bài thơ văn, các tác phẩm nghệ thuật để đón chào ngày Lễ Thầy Cô, trong lúc những người khác chuẩn bị thực phẩm và hoa quả để tổ chức tiệc tại trường lớp. Học sinh thăm viếng Thầy Cô, tặng hoa và quà hay tổ chức các cuộc du ngoạn với Thầy Cô và bạn học. Cựu học sinh cũng biểu lộ lòng trân trọng với Thầy Cô xưa cũ vào dịp này. Ngày lễ này bắt nguồn từ một cuộc hội thảo tại Warsaw vào năm 1957 của các nhà giáo dục trong khối cộng sản. Lần đầu tiên được cử hành năm 1958 nhân ngày Tuyên ngôn Nhà Giáo Quốc Tế, sau đó đến năm 1982 được đổi tên Ngày Nhà Giáo Việt Nam.

Venezuela 15 tháng Giêng Vào ngày này trường học được nghỉ và vào dịp cuối tuần, tất cả các nhà giáo được vinh danh vì sự đóng góp của họ trong việc xây dựng đất nước.

Yemen 28 tháng Hai

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

66

Thầy kính yêu,

Hôm nay, một buổi sáng mùa hè cuối tuần như bao buổi sáng khác… Nhưng nếu có thể, con đã ước sao buổi sáng này sẽ không bao giờ tới.

Nắng vẫn ấm, trời vẫn xanh…nhưng sao trong lòng con hôm nay chỉ một màu xám, và u ám, u ám đến não lòng. Con lại ước mình chưa hề mở chiếc máy tính, chưa check emails, để chưa hề nhận tin thầy đã rời khỏi tụi con, rời khỏi cuộc sống này… mãi mãi…

Thoạt nghe, những tưởng một chuyện đùa tai quái của ai đó. Một chuyện đùa rất … bất nhân, rất quá đáng… Nhưng vẫn ước là như vậy, và tự hứa sẽ không mở lời trách móc sự quá đáng đó.

Thế nhưng, không hề là chuyện đùa, không hề là quá đáng… Đó đã là sự thật, hoàn toàn thật, và nó đã đến…

Với con, đâu đây vẫn giọng nói thật thân quen, thật ấm áp. Vẫn thật gần gũi hình ảnh mái tóc bạc, cặp mắt hiền, vầng trán nhăn vương chút mệt mỏi nhưng nụ cười lại luôn tươi tắn pha chút hóm hỉnh.

Gần 5 năm qua thầy trò mình được gặp lại sau biết bao năm xa cách, nhớ ngày gặp thầy, không như những thầy cô khác, đứa học trò nào cũng nhận ra ngay người thầy cũ. Ngay với con, đứa học trò chỉ vỏn vẹn 2 năm dưới mái trường ở cái tuổi 12, 13… rất khó nhớ về thầy cô cũ, nhất là những thầy cô chưa dạy mình. Nhưng, cùng thầy Hồ và cô Lộc, thầy đã trở thành nhân vật không thể quên được trong lòng đám học sinh Tổng Hợp QGNT chúng con.

Từ đó, thầy đã cùng chúng con dong ruổi biết bao quãng đường. Khi Việt Nam, lúc Cali… cứ như những lời hẹn bất thành văn, có dịp là thầy trò lại cùng nhau cất bước đó đây.

Lúc ở cương vị người thầy, lúc lại là người bạn đường thân thiết. Từ Vĩnh Long, Phú Quốc ở Việt Nam, khi là Nam - Bắc Cali, Las Vegas, Texas ở Hoa Kỳ… Mỗi lần có dịp gặp học trò, thầy cứ như con tằm rút ruột nhả cho bằng hết những sợi tơ óng ả. Thầy chẳng nề hà sức lực hay sự mệt mỏi của tuổi già, Học trò nào mời, thầy cũng gắng đên, thầy cứ như vắt cho hết thời gian để hòa quyện vào với đám học trò nhỏ bé, thân thương.

Thầy chính là người nhắc nhở chúng con nhanh chóng tổ chức những buổi đi thăm thầy Tâm, thầy Hồ. Mỗi khi gặp đồng nghiệp, thầy ân cần hàn huyên với tất cả tình thân ái chan hòa. Thầy luôn muốn chúng con tổ chức những buổi tiệc thân mật, ấm cúng với các thầy cô và bạn bè Tổng Hợp. Lúc ở nhà con, khi ở tiệm ăn, nhà hàng… đặc biệt lần nào thầy cũng là người đến

dâng th�y

67

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

sớm nhất và bao giờ cũng hỏi “thiếu bao nhiêu? Thầy đưa!”…

Chỉ cần một lần gặp mặt mà mỗi lần gặp sau này thầy đều ân cần hỏi thăm từ vợ, chồng, dâu rể của TH, hầu như chưa bao giờ thiếu sót một ai…

Vẫn còn đây những lời thầy day dỗ, dặn dò chúng con về tình yêu thương gắn bó của anh chị em đồng môn, mặc dù chưa bao giờ thầy chính thức “lên lớp”, “giảng giải”… chỉ dạy chúng con bằng những câu chuyện của… chính cuộc đời thầy. Mỗi khi thấy có đứa nào gặp chuyện uẩn ức, thầy lại kể những câu chuyện rất bâng quơ, nhưng sau đó, nỗi buồn được giải tỏa…

Thầy ơi,

Vẫn còn đây lời thầy dặn dò “cố về VN được dự lễ Tri Ân Thầy Cô năm nay, rồi thầy trò mình lại cùng nhau đi chơi Phú Quốc, Sa Pa…”

Vẫn còn đây lời thầy dặn dò “phải cố học lái xe freeway để lần sau thầy sang Mỹ, con sẽ là người ra phi trường đón thầy…”

Thầy ơi,

Lễ Tri ân con không thể nào thu xếp để về nên đành cáo lỗi, tập lái freeway con cũng chưa đủ can đảm để làm, và lòng cứ tự biện hộ cho mình “còn những 2 năm nữa cơ mà…”

Bây giờ cho dù con có về được, lễ Tri ân của chúng con vẫn trống một chiếc ghế, cho dù có lái được ra freeway con đâu chắc mình sẽ không lạc

lối trên đường đời…

Thầy vô cùng kính yêu,

Mở lại you tube Đại hội trường, nước mắt nhòe hết hình ảnh nhưng vẫn chợt nhận ra thầy mệt mỏi đi rất nhiều… Những điều mà sao chúng con đã vô tâm không thấy suốt những ngày thầy ở bên chúng con…

Thầy ơi, dẫu biết rằng sinh, lão, bệnh, tử.. là quy luật của cuộc sống, nhưng có ai không đau đớn trước tử biệt, sinh ly???

Thầy ơi, thôi thì nay đã về cõi vĩnh hằng, chẳng còn vương chút lụy phiền cuộc sống… Thầy sẽ thảnh thơi an nghỉ trong tình thương yêu của biết bao người, và chắc chắn trong đó sẽ có những đứa học trò mồ côi ngày nào, những đứa học trò từ rất lâu trong lòng đã muốn gọi thầy hai tiếng “cha ơi!”…

Thầy yêu kính,

Sáng nay con mở ra đọc lại khi quyết định gởi bài này cho Đặc San, Cali bỗng dưng xuất hiện mưa phùn, những giọt mưa nhẹ như nụ cười của thầy nhưng lại làm con ướt mắt…

Thầy ơi…

Ánh Nguyệt(Dâng thầy Nguyễn Đức Quảng)

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

68

th�y - tròGởi lời kính chúc Thầy Cô vàtoàn thể ACEQ VN nhiều sức khoẻvà một ngày hội thành công.

thầy bước vào lớp họcchúng em đứng dậy chàolời thày êm đằm thắmnào chúng ta bắt đầu

rồi năm tháng qua mauthầy trò cách xa nhaungười đầu non cuối bểtrường xưa cũng cảnh sầubao năm rồi thầy hỡitừ thay đổi cảnh đờinhững nhọc nhằn khốn khóthầy còn vẫn môi cườỉhôm nay mừng gặp lạitóc thầy sắp bạc phauđầu xanh em cũng vậynăm tháng cũng đổi màu

như ngày xưa đi họctrước đám học trò giàmắt thầy hoen ngấn lệgiọng nói dường xót xa“Chào các anh các chị ...”rồi sao bỗng nghẹn ngào!!!

trò cũng lòng ngẩn ngơthấy thương thầy vô bờhôm nay còn gặp mặtmai kia có ai ngờ!!!

Thanh Nguyễn 72

...nh�t trêntrang nhà...

69

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

em xin l�i th�y!“Ai có đồng hồ cũBàn ủi hư bán không”Ai rao nghe buồn ngủTrong một buổi trưa nồng

Em nhìn ra cửa sổThấy thầy dẫn xe quaSợ thầy thêm tủi hổEm trốn biệt trong nhà

Một năm rồi ly tánCon chim nhỏ xa bầySao cảnh đời ai oánTrò không dám gặp thầy!

Ngày nào trên bục giảngThầy dạy bảo từng lờiGiọng của thầy sang sảngĐôi mắt sáng rạng ngời

Ba mươi năm cứ ngỡLà một giấc chiêm baoRồi hoa hồng lại nởHọc trò tìm lại nhau

Thầy cho em chữ nghĩaEm nhờ đó nên ngườiTrước thềm ngày họp mặtEm nhớ thầy, thầy ơi!

Minh Chí Q75

Thầy từng khen: Em giỏiChăm ngoan, rồi tiến xaĐộng viên em học hỏiMai sau giúp nước nhà

Tương lai tươi đẹp quáTrước mắt thầy trò taNgờ đâu giông bão đếnCuốn phận người trôi xa

Em đi kinh tế mớiBẻ kẽm gai làm đinhVì miếng cơm, manh áoThầy nhọc nhằn mưu sinh

Qua nhiều năm lận đậnDãi dầu trong nắng mưaTrải đời - em hối hậnSao gặp thầy, không thưa

Sài Gòn sau 1975, Minh Chi ở Thủ Đức, không có điều kiện học tiếp tục. Tháng 10/1975, gia đình đi kinh tế mới ở Tây Ninh. Lên đó, thời gian sau, Minh Chí đi cất nhà chuẩn bị cho dân Sài G̣òn lên khu kinh tế mới. Thời đó, cái gì cũng thiếu, chỉ có cây rừng và dây kẽm gai là còn nhiều, không có tiền mua đinh, phải chặt kẽm gai làm đinh cất nhà. Năm 1976, về Sài G̣òn xin viện trợ, ở nhờ nhà người dì đường Trương Minh Giảng, bỗng gặp thầy dạy Anh Văn dẫn xe đạp ngang qua, trên xe là cái cần xé to,

đủ thứ đồ điện hư cũ. Hồi còn dạy học, thầy đẹp trai, lịch lăm. Sau 75, có lẽ thầy không được dạy tiếp tục. Nhìn thầy mà xót ruột, đen và gầy hơn nhiều. Minh Chí thấy thầy đi ngang qua mấy lần nhưng không dám ra chào hỏi vì sợ thầy bị mặc cảm.Sau này, mình tự trách mình sĩ diện hão, phải lúc đó ra gặp thầy thì vui mừng biết bao nhiêu. Lâu lâu nhớ lại, mình cứ ân hận hoài. Cái mà mình cần, thầy cần là cái chân tình chứ lúc đó ai cũng khổ, có riêng gì thầy đâu.

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

70

"Hằng năm, cứ vào cuối thu...." Cái điệp khúc quen thuộc này có lẽ không một người học trò nào ở lứa tuổi chúng tôi không biết... Đoạn văn tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học... Tôi cũng đã ngân nga cái điệp khúc quen thuộc ấy..mỗi năm... mỗi năm... chỉ có cảm xúc là thay đổi mỗi năm... mỗi năm...

Tôi đi dạy... Chúng tôi ra trường, chia tay nhau... và rồi dòng đời đẩy đưa... Tôi, với tấm bằng Tú tài ban B, ban toán, lại ra đời làm cô giáo môn Văn. Vậy đó!... Sau năm 75, chúng tôi không phải là " giáo sư đệ nhị cấp ", mà chỉ là " giáo viên cấp 3"... Đám học trò lớp 12 cao lồng ngồng, " to con" hơn cô giáo...

Tôi đã dạy học trò của mình về chữ " Tình " trong ngần từ bát cháo hành của Thị Nở... Dạy học trò chữ " Yêu " trong da diết " Sóng " của Xuân Quỳnh

... “chỉ có thuyền mới hiểu

biển mênh mông nhường nào chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu

những ngày không gặp nhau biển bạc đầu thương nhớ những ngày không gặp nhaulòng thuyền đau rạn vỡ...”

Dạy học trò cảm nhận một khát khao " muốn làm người lương thiện " trong chính cái thân phận bị áp bức đoạ đầy của một Chí Phèo....Hiểu về " nỗi nhớ " thiết tha sâu đậm từ một tiếng gọi trong lời thơ Quang Dũng “Sông Mã xa rồi... Tây Tiến ơi! "... gọi” Tây Tiến ơi! " nghĩa là " tình ơi! "... là "..sao mà nhớ thế!”...

Dạy bao nhiêu năm... chữ đẹp nhất gửi cho học trò là “Tự trọng & Tôn trọng”...

Tôi đã dạy học trò... bằng chính những bài học nhân hậu, tử tế... bằng chữ " tâm " ngày xưa Thày Cô đã dạy... Đã đứng trên bục giảng mà lòng luôn nhớ phong thái đĩnh đạc đường hoàng mà thân ái của Thày Cô xưa...

tôi đi d�y...

71

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

Nhớ làm sao tà áo vải tetoron trắng đơn sơ, mộc mạc của cô Phan Trương Trắc.Nhớ từng lời nhẹ nhàng ấm áp của cô Cao Thuỷ Tiên Nhớ dáng yêu kiều sang trọng của cô Đỗ Dương Chi Nhớ giọng Huế ấm nồng của thày Hồng Quang Anh. Thầy dạy Lý Hoá mà yêu Đỗ Phủ..tôi mê truyện kiếm hiệp cũng từ cái mẹo " thất hiệp ngũ nghĩa " để nhớ dãy Carbon của Thày.Nhớ phòng Hiệu đoàn với " Bố Bình " cười thật hiền, cười cả bằng mắt sau cặp kính cận... Bây giờ Thày đi rồi, chắc vẫn cười ở một bến bờ xa... Nhớ căn lớp ngày mưa... và lời thơ lãng mạn trong giờ Pháp văn của thầy Huỳnh văn Ân đã khuất ... “Il pleut sur la vie comme il pleut dans mon coeur”Nhớ cả cái trán cau lại và dáng đứng buông thõng tay của thày Trương Thế Khôi...Nhớ nhiều lắm...

Thầy Nguyễn Khánh Do cao, to đẹp trai mà bây giờ, khi tôi gặp lại Thày trong mùa hội 2015, Thày vẫn rất " phong độ " như vậy.Nhớ thầy Hoàng Xuân Thiệu... thày Phạm Thanh Liêm... Thày Phạm Nghệ ốm nhom và tiếng đàn violon bay cùng tiếng sóng biển những ngày trại năm nào... ... và... nhớ...

Cám ơn Thầy Cô đã dạy con từ tình người yêu thương, nhân ái.Cám ơn bạn bè đã đi cùng tôi những tháng năm tuổi học trò trên hành lang xám trắng... nơi sân trường hai hàng táo mát trong... góc câu lạc bộ và gốc phượng già cúi mình thả rơi những cánh hoa đỏ sắt son bên cánh cổng xanh mộng mị...

Còn bao nhiêu ngày tháng... Rồi cuộc đời sẽ qua Kỷ niệm còn đẹp mãi Mọc rễ trong hồn ta...

kimthanh.Q73.

TRI�ÂN�&�HOÀI�NIỆM

72

cám �nTri ân Thầy Cô từ những năm xưa dạy con lời hay lẽ phải Cám ơn bạn bè lên tiếng gửi trao tâm tư tình cảm tận đáy tim...

TM nhóm làm đặc san Nguyễn đình Lương Q71

LƯU�HÀNH�NỘI�BỘ2015