52
1 Bn tin khoa hc TRIT LÝ GIÁO DC KHNG TSTƢƠNG THÍCH ĐỐI VI QUÁ TRÌNH XÂY DNG CON NGƢỜI MI NƢỚC TA ThS. Trn ThThanh Tâm ThS. Nguyn ThTâm Bmôn Lý lun chính trrong xã hi hiện đại, giáo dc trthành vấn đề tn vong ca mt quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn ý thc rt rõ vtm quan trng ca giáo dục nhà trường nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung. Văn kiện đại hội Đảng ln thX viết: “Giáo dục và đào tạo cùng vi khoa hc và công nghlà quốc sách hàng đầu, là nn tng và động lực thúc đẩy công nghip hóa, hin đại hóa đất nước”. Mặt khác, với xu thế ngày càng “phẳng” của thế giới, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại không còn là điều quá xa vời mà đã trở thành một tất yếu lịch sử. Xu hướng “mở” để “phẳng” tạo điều kiện cho sự hội nhập nhanh chóng những luồng tư tưởng khác nhau của thế giới, song cũng là thách thức của sự lựa chọn, sàng lọc, gạn đục khơi trong cho phù hợp với tình hình của đất nước. Nền giáo dục Việt Nam phải tiếp cận được với những nền giáo dục trên thế giới ở nhiều phương diện khác nhau và lẽ dĩ nhiên không được bỏ qua những tinh túy được tích lũy trong kinh nghiệm giáo dục của nhân loại, và triết lý giáo dục của Khổng Tử là một minh chứng. 1. Triết lý giáo dục của Khổng Tử a. Vai trò của giáo dục Đối với Khổng Tử vai trò quan trọng bậc nhất của giáo dục là cải tạo nhân tính. Chính vì vậy trong thuyết trung hòa, trung dung của mình, Khổng Tử đã chủ trương dùng “đức trị” để cai trị xã hội. Qua đó, ông đề cao công việc giáo hóa, xem đó là phương cách tốt nhất để bình ổn xã hội, và tiến tới xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Khổng Tử cho rằng: “Tính tương cận, tập tương viễn” [1, tr.284] tức bản tính con người khi sinh ra là giống nhau không có sự khác biệt về phương diện này dù con người đó được sinh ra ở đâu hay tầng lớp nào trong xã hội, sự khác biệt về tính cách, nhân phẩm và trình độ của mỗi con người chỉ xảy ra khi những con người đó tham gia vào đời sống của xã hội với những ảnh hưởng từ môi trường sống, và điều quan trọng là do giáo dục mà mỗi người được hưởng tạo nên. Vì thế, chủ trương của Khổng Tử cần giáo dục cho con người các đức tính như “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng” thì con người đó mới trở thành con người T

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

1

Bản tin khoa học

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG TỬ VÀ

SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

CON NGƢỜI MỚI Ở NƢỚC TA

– ThS. Trần Thị Thanh Tâm – ThS. Nguyễn Thị Tâm

Bộ môn Lý luận chính trị

rong xã hội hiện đại, giáo dục trở thành vấn đề tồn vong của một quốc gia. Đảng và Nhà

nước ta luôn ý thức rất rõ về tầm quan trọng của giáo dục nhà trường nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X viết: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Mặt khác, với xu thế ngày càng “phẳng” của thế giới, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại không còn là điều quá xa vời mà đã trở thành một tất yếu lịch sử. Xu hướng “mở” để “phẳng” tạo điều kiện cho sự hội nhập nhanh chóng những luồng tư tưởng khác nhau của thế giới, song cũng là thách thức của sự lựa chọn, sàng lọc, gạn đục khơi trong cho phù hợp với tình hình của đất nước. Nền giáo dục Việt Nam phải tiếp cận được với những nền giáo dục trên thế giới ở nhiều phương diện khác nhau và lẽ dĩ nhiên không được bỏ qua những tinh túy được tích lũy trong kinh nghiệm giáo dục của nhân loại, và triết lý giáo dục của Khổng Tử là một minh chứng.

1. Triết lý giáo dục của Khổng Tử

a. Vai trò của giáo dục

Đối với Khổng Tử vai trò quan trọng bậc nhất của giáo dục là cải tạo nhân tính. Chính vì vậy trong thuyết trung hòa, trung dung của mình, Khổng Tử đã chủ trương dùng “đức trị” để cai trị xã hội. Qua đó, ông đề cao công việc giáo hóa, xem đó là phương cách tốt nhất để bình ổn xã hội, và tiến tới xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Khổng Tử cho rằng: “Tính tương cận, tập tương viễn” [1, tr.284] tức bản tính con người khi sinh ra là giống nhau không có sự khác biệt về phương diện này dù con người đó được sinh ra ở đâu hay tầng lớp nào trong xã hội, sự khác biệt về tính cách, nhân phẩm và trình độ của mỗi con người chỉ xảy ra khi những con người đó tham gia vào đời sống của xã hội với những ảnh hưởng từ môi trường sống, và điều quan trọng là do giáo dục mà mỗi người được hưởng tạo nên. Vì thế, chủ trương của Khổng Tử cần giáo dục cho con người các đức tính như “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng” thì con người đó mới trở thành con người

T

Page 2: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (Quý IV, 2013)

2

có ích cho xã hội. Trong phần mở đầu sách Trung dung có viết: “Tu đạo chi vi giáo - giáo dục là tu sửa cái đạo làm người” [3, tr. 256]. Sách Đại học cũng viết: “Đại học chi đạo tại minh minh đức - Cái học làm người lớn ở chỗ làm rạng cái đức sáng” [3, tr. 256]. “Tu đạo” và “minh đức” là mục đích tối cao của giáo dục trong việc cải tạo nhân tính. Theo Khổng Tử việc cải tạo nhân tính không dừng lại ở việc mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà còn phải mở mang cả trí, tình lẫn ý, cốt sao dạy người hoàn thành đạo lý. Với ông, bất cứ một cá nhân nào dù có thiên tài lỗi lạc đến đâu mà không có giáo dục uốn nắn thì cũng không thể thành một nhân cách hoàn toàn được. Chính vì vậy ông đã dạy cho Trò Do về sáu điều che lấp rằng:

“Muốn nhân mà không học, cái đó che thành ra ngu;

Muốn trí mà không học, cái che ấy là đãng;

Muốn tín mà không học, cái che ấy là giặc;

Muốn thẳng mà không học, cái che ấy là vội cấp;

Muốn dũng mà không học, cái che ấy là loạn;

Muốn cương mà không học, cái che ấy là cuồng” [3, tr. 257-258]

Bên cạnh đó, khi bàn ở phương diện dân tộc, Khổng Tử cũng rất đề cao vai trò của giáo dục, một dân tộc yếu là một dân tộc có nền giáo dục kém, theo ông giáo dục, phát triển trí đức là chìa khóa để phát triển kinh tế, đồng thời phát triển kinh tế là cơ sở cho phát triển giáo dục và dân trí. Nhờ giáo dục mà con người biết đến những đức tính của các bậc thánh nhân, quân tử qua đó mà trật tự xã hội được xác lập, bởi theo ông một xã hội hỗn loạn là do người dân không được giáo dục những đức tính trên. Như vậy, khi bàn về giáo dục, Khổng Tử không chỉ dừng lại ở quan điểm giáo dục hình thành nên nhân cách của một con người, mà nó còn quyết định đến vận mệnh của một dân tộc, đúng như lời Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Con người lý tưởng mà Khổng Tử hướng đến trong quan điểm về giáo dục

của mình: người quân tử, theo ông đây phải là lớp người có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, phải có hướng ra làm quan để giúp Vua cai trị đất nước, giáo hóa dân chúng, ổn định xã hội và đây phải là nơi mà người dân hướng đến để tìm sự công bằng.

Tuy nhiên, quan điểm của Khổng Tử không phải là hướng đến một nền giáo dục đại đồng mà ông chỉ chú trọng đến một lớp người trong xã hội chứ không phải là tất cả. Đây cũng là điểm tạo nên mâu thuẫn trong quan điểm của ông, khi vừa chủ trương “hữu giáo vô loại”, mở rộng giáo dục, bình dân hóa giáo dục. Mặt khác, từ lập trường giai cấp, ông lại cho rằng: “chỉ có thượng trí và kẻ hạ ngu là không thay đổi - duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” [1, tr. 285]. Khổng Tử chủ trương dạy về đạo đức của Thánh hiền và lục nghệ, không chủ trương dạy những điều thần bí, chiến tranh, bạo lực: “chuyên tâm nghiên cứu những điều cực đoan thì có hại - Công hồ dị đoan, tứ hại giã dĩ” [1, tr. 46].

b. Mục đích giáo dục

Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Luận ngữ, Khổng Tử đã chỉ ra ba mục đích chính của giáo dục là:

Thứ nhất, học dĩ chí dụng. Nghĩa là, học là để ứng dụng cho có ích với đời, với quốc gia xã hội chứ không phải là học để làm quan, để được hưởng bổng lộc. Học để biết phân định phải trái, thực hư, điều gì thấy còn nghi ngờ, còn khuyết thì đừng nói; điều gì thấy ít kinh nghiệm, còn có điều khuyết đãi thì không nên làm; cẩn thận trong lời nói, trong việc làm thì ít lỗi, ít ăn năn. Học phải có gì ích dụng nếu không thì học cũng chẳng để làm gì. Khổng Tử dạy rằng: “Tụng thi tam bách, thụ chi dĩ chính bất đạt, sứ ư tứ phương, bất năng chuyên đối, tuy đa việc hề dĩ vi” [3, tr. 258].

Thứ hai, học để hoàn thành nhân cách, học là phải học cho mình, vì mình chứ không vì ai khác. Giáo dục chú trọng vào việc dưỡng thành nhân cách để mà ứng dụng với đời. Do đó, trong chương trình giáo dục của Khổng Tử có 4 điều cốt yếu: văn, hành, trung, tín. Trong đó để có thể học văn chương thì trước hết

Page 3: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

3

Bản tin khoa học

phải hoàn thành ba phương diện về nhân sinh hành vi “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” [3, tr. 260].

Thứ ba, học là để tìm tòi chân lý. Theo Khổng Tử, học không phải để cầu lợi, tranh đấu vì quyền lợi mà là để tìm chân lý, đạo lý. Mục đích cao nhất của giáo dục là tu sửa đạo lý, giáo dục theo Khổng Tử là hướng đến tu sửa đạo lý. Người quân tử không cần lo đến cơm áo gạo tiền, cốt sao giữ được đạo lý “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ” [2, tr. 106], ngược lại thì “sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ác y, ác thực giả, vị túc sử nghị dã” [2, tr. 107].

c. Phƣơng pháp giáo dục

Điều làm cho Khổng Tử trở thành nhà giáo dục kiệt xuất của nhân loại nằm ở hệ thống phương pháp giáo dục chặt chẽ và sâu sắc mà ông đề ra. Giáo dục cần phải có phương pháp và những phương pháp cơ bản mà Khổng Tử đề ra được tập trung chủ yếu trong Luận ngữ, ta có thể khái quát lại như sau:

Thứ nhất, trong giáo dục phải đề cao phương pháp đối thoại giữa thầy và trò, người thầy khêu gợi tính sáng tạo của người trò, qua đó hướng cuộc đối thoại đó đến chân lý để học trò nắm lấy, đây là phương pháp khai thác khả năng tư duy của người học và nó hoàn toàn phù hợp với giáo dục thời hiện đại. Ông nói: “Kẻ nào không phát phẫn để tìm hiểu thì ta không mở; không rán tỏ ý kiến thì ta không khai phát cho. Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia thì ta không dạy cho nữa - Bất phẫn, bất khải; bất phỉ, bất phát. Cử nhứt ngung, bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục giã.” [1, tr. 124]. Bên cạch đó, người học phải biết suy nghĩ về điều mình đã học, học một phải biết hai, tức một yêu cầu đặt ra là người học phải tư duy, trăn trở đặt ra những thắc mắc về bài học, có vậy mới đạt đến sự hoàn thiện.

Thứ hai, học phải đi đôi với hành, tức người học phải biết vận dụng lý thuyết vào cuộc sống, việc làm của mình, phải đem đạo của thánh hiền vào xã hội chứ không phải kiểu học gạo, nói

một đằng làm một nẽo. Ông chỉ ra: “Người quân tử học rộng về thi thư, tự ước thúc bằng lễ, (quy tắc, nghi thức, kỉ luật tinh thần) như vậy có thể không trái với đạo lý - Quân tử bác học ư văn; ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hĩ phù.” [1, tr. 117]

Thứ ba, trong giáo dục, cái cốt yếu là hướng dẫn đúng với điều kiện tâm sinh lý của người học chứ không có tính võ đoán. Quá trình giáo dục phải khởi từ tình cảm nẩy nở rồi mới đưa vào khuôn phép, sau đó lại phải điều hòa các mâu thuẫn xung đột ở thâm tâm. “Hứng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc – Khởi hứng bằng Kinh thi, uốn nắn bằng kỷ luật phép tắc, hoàn thành ở nhạc.” [3, tr. 262]

Thứ tư, trong giáo dục, một đức tính cực kỳ cần thiết với người học là sự cần cù, phải không ngừng ôn luyện, trau rồi bài vở, ông luôn nhắc nhỏ học trò không được biếng nhác, phải thường xuyên cố gắng, nỗ lực trong học tập, phải luôn có chí tiến thủ không được ỷ lại, ông thường nhắc rằng: “Ôn lại những điều cũ mà biết được điều mới (hoặc: ôn lại điều mình đã biết mà thêm điều mới) như vậy có thể làm thầy được - Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ” [1, tr. 44]. Ông cũng cho rằng, người học không được vị kỷ, cố chấp mà phải có thái độ khách quan trong học tập “vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.” [1, tr. 154]

2. Tính tƣơng thích của triết lý giáo dục Khổng Tử trong công cuộc giáo dục đạo đức cho con ngƣời mới ở nƣớc ta

Có thể nói sợi chỉ đỏ, điểm sáng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung cốt lõi trong giáo dục của Khổng Tử chính là việc xây dựng đạo đức cho con người, ông coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ cơ bản, là cái gốc trong giáo dục con người.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”, lời dạy đó chính là kim chỉ nam trong định hướng giáo dục đạo đức con người mới. Đồng thời trên cơ sở kế thừa nội dung giáo dục của Khổng Tử nhằm xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần phải chú trọng trên các nội dung quan trọng như:

Page 4: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (Quý IV, 2013)

4

- Lòng nhân ái: lấy chữ nhân cốt lõi của tư tưởng Khổng Tử làm nền tảng để hướng con người đến với sự yêu thương và cảm thông cho nhau bởi một lẽ mặt trái của nền kinh tế thị trường đang dần làm cho con người trở nên vô cảm, thờ ơ với người khác hoặc do thật giả lẫn lộn làm cho tình thương đôi khi đặt nhầm chỗ. Lòng nhân ái cũng là một trong số các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Chính vì lẽ đó, giáo dục lòng nhân ái cho con người càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên với tính hiện thời của nó, giáo dục lòng nhân ái cho con người không dừng lại ở tinh thần của Khổng Tử mà cần mở rộng ra, cần có sự đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước. Lòng nhân ái phải được nâng lên tầm cao mới ngang bằng với chủ nghĩa nhân đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Tu thân: Đây là nội dung có tầm quan trọng bậc nhất trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, đạo đức của con người không vốn dĩ do tính trời sinh dưỡng mà được quyết định bởi chính quá trình tu thân của mỗi người. Mỗi người phải tự nâng cao trình độ nhận thức của mình bằng việc học tập; phải rèn luyện bản thân, sửa mình theo lễ, ứng xử đúng danh phận; phải tự kiểm điểm bản thân hàng ngày, nghiêm khắc xem xét lại việc mình đã làm. Tuy nhiên, kế thừa tư tưởng tu thân của Khổng Tử cần phải có chọn lọc và bổ sung, phát triển cho phù hợp với thời đại. Tu thân với phương châm “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, phải tu dưỡng suốt đời không nóng vội hay bỏ dở giữa chừng. Tu thân không dừng lại ở tu dưỡng về mặt đạo đức mà đồng thời phải không ngừng nâng cao tri thức khoa học và rèn luyện thể chất nhằm hướng đến xây dựng con người phát triển toàn diện: trí, đức, thể, mỹ.

- Tính tích cực chính trị: với tinh thần nhập thế nên tư tưởng của Khổng Tử đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng giáo dục của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tính tích cực chính trị của Khổng Tử được thể hiện trong mục đích của giáo dục: học vì người, học để phò vua, giúp nước, giúp dân. Với mục đích

đó, Khổng Tử hướng sự học đến mục đích cao cả là trị nước, cứu đời, cải tạo xã hội. Việc phò vua, giúp nước không chỉ dừng lại ở chỗ phục tùng mệnh lệnh mà còn phải biết chọn minh quân để theo, dám nói và dám can ngăn khi vua làm điều sai quấy. Mười ba năm chu du, truyền bá học thuyết hòng mong tìm được minh quân, lập lại trật tự lễ nghĩa nhà Chu trong thời vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên của Khổng Tử dù không như ý muốn nhưng đã để lại cho đời sau một học thuyết đạo đức – chính trị mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Quan điểm của Khổng Tử ra đời cách thời đại chúng ta hơn 2500 năm trước, nhưng những tư tưởng về giáo dục của ông vẫn còn giá trị cho nền giáo dục thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Thiết nghĩ, trong điều kiện nước ta hiện nay, chúng ta vẫn loay hoay đi tìm một triết lý giáo dục phù hợp với con người Việt Nam thì những tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục đã nêu ở trên không thể bỏ qua. Mặt khác, với hiện thực suy thoái đạo đức đang dần trở thành vấn nạn của dân tộc, trở thành rào cản đối với công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng con người mới nói riêng thì giáo dục buộc phải trở thành mũi nhọn trong công cuộc xây dựng con người mới, trở thành phương thức hữu hiệu để bình ổn và phát triển xã hội. Vì vậy, trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc, chúng ta không máy móc áp dụng mà phải khéo léo vận dụng những tư tưởng đó trong thời đại mới của giáo dục hiện đại để nhằm xây dựng nên con người Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu về nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Khổng Tử (bản dịch Nguyễn Hiến Lê) (1995), Luận ngữ, Nxb Văn học. [2] Khổng Tử (bản dịch Lê Phục Thiện) (1995), Luận ngữ, Nxb Văn học. [3] Nguyễn Đăng Thục (2001), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

Page 5: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

5

“ Con đƣờng đi lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI –

Lựa chọn khoa học của HỒ CHÍ MINH”

ThS. Phạm Thị Thùy Dƣơng

Bộ môn Lý luận chính trị

rong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được xu thế

phát triển của thời đại. Từ một thanh niên yêu nước Người đã tiếp cận Chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành người cộng sản, Người đã rút ra một kết luận dứt khoát và chính xác: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sản với đảng tiên phong của họ lãnh đạo, lật đổ đế quốc, phong kiến và tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa cộng sản. Thực chất, con đường cách mạng vô sản cũng chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Con đường này đã được Đảng ta khẳng định trong

cương lĩnh thành lập Đảng: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[3, tr.314]. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua chính là bằng chứng sinh động khẳng định sự lựa chọn con đường đi lên CNXH của Hồ Chí Minh là sự lựa chọn khoa học. Hồ Chí Minh đã nắm bắt được quy luật phát triển của xã hội loài người theo học thuyết Mác - Lênin: Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển biến đổi kéo theo đó tư tưởng con người cũng biến đổi và xã hội cũng biến đổi, chế độ xã hội cũng phát triển từ công xã nguyên thủy đến tư bản chủ nghĩa. Người khẳng định rằng: “sớm hay muộn tất cả các dân tộc sẽ tiến lên CNXH”, đó là con đường chung của toàn nhân loại. Tuy nhiên, đi lên CNXH không phải dễ dàng, nhanh chóng mà phải trải qua quá trình đấu tranh gay go quyết liệt, lâu dài giữa cái

T

Page 6: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

6

xấu với cái tốt, giữa cái cũ với cái mới, giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu, giữa cái suy tàn với cái phát triển, nhưng kết quả là cái mới, cái tiến bộ sẽ thắng, "Từ đời xưa đến nay, chế độ công cộng nguyên thuỷ sụp đổ do chế độ nô lệ thay thế. Chế độ nô lệ sụp đổ do chế độ phong kiến thay thế. Chế độ phong kiến sụp đổ do chế độ tư bản thay thế. Đó là quy luật nhất định trong sự phát triển của xã hội. Lịch sử loài người là do người lao động sáng tạo ra, người lao động sáng tạo ra của cải, luôn luôn nâng cao sức sản xuất. Sức sản xuất phát triển tức là xã hội phát triển. Chế độ nào phù hợp với sức sản xuất thì đứng vững. Nếu không phù hợp thì giai cấp đại biểu của sức sản xuất mới sẽ nổi lên cách mạng lật đổ chế độ cũ".[2, tr.246] Việc giai cấp tư sản đứng lên làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến có nhiều yếu tố tích cực của nó và hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội, nhưng sau khi giành được chính quyền thì giai cấp tư sản thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa với bộ máy Nhà nước theo đúng nghĩa là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, của thiểu số đối với đa số. Một thiểu số người bóc lột muốn tiền hành có kết quả việc trấn áp đối với đa số người còn lại thì đương nhiên phải hung ác, phải tàn bạo,... tất cả chỉ nhằm mục đích là làm sao để đem lại lợi ích cao nhất cho thiểu số người đó, bất kể tất cả những bộ phận người còn lại phải chịu khổ đau mất mát như thế nào. Rõ ràng chế độ đó đã trở nên phản động lạc hậu đối với sự phát triển của lịch sử loài người. Nhận thức được vấn đề này, sau khi khảo sát nghiên cứu, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự hạn chế trong các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới hồi thế kỷ XVII, XVIII: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa".[1, tr.280] Hơn ai hết, Hồ Chí Minh rất hiểu bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa, Người cũng thấy rõ những mâu thuẫn

nội tại trong lòng chế độ ấy: "Hiện nay, chế độ tư bản có những mâu thuẫn to, nó không giải quyết được. Một là nhà tư bản sản xuất hàng hóa quá nhiều, quá mau nhưng không bán hết được; vì công nhân thì nghèo khổ, lớp trung và tiểu tư sản thì nhiều người đã phá sản. Hai là tính chất sản xuất là công cộng - hàng vạn người công nhân cùng làm ở một nhà máy. Mà tư liệu sản xuất thì nằm trong tay một số ít người. Mâu thuẫn ấy gây ra nạn thất nghiệp và nạn khủng hoảng. Chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa (cộng sản chủ nghĩa) mới giải quyết được mâu thuẫn ấy"[2, tr.246]. Điều này đã được chứng minh một cách sinh động qua cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, khi Lênin áp dụng sáng tạo học thuyết Chủ nghĩa Mác vào tình hình cụ thể nước Nga là làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ Nga Hoàng, đưa nước Nga tiến theo con đường CNXH, biến CNXH khoa học thành hiện thực, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ tiến lên CNXH. Hồ Chí Minh nhận xét "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”. [1, tr.280] Hồ Chí Minh chỉ rõ, kể từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, CNXH không chỉ còn là ước mơ cao đẹp của loài người mà đã trở thành hiện thực trong xã hội và đang là phong trào cách mạng rộng lớn nhất trong lịch sử, bao gồm hàng ngàn triệu người vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên khắp trái đất.

Vậy CNXH là gì? Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: CNXH là một xã hội thực hiện sự tôn trọng và đề cao con người, bảo đảm cho nhân cách của mỗi cá nhân phát triển lành mạnh trong sự hài hoà với xã hội,... CNXH được Hồ Chí Minh nói nhiều lần và nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều chứa đựng nội dung quan trọng: CNXH là con đường tất yếu của các dân tộc trong thời đại ngày nay. Với câu hỏi trên, bằng ngôn ngữ rất Việt Nam, Người đã diễn đạt lại quan điểm

Page 7: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

7

của Lênin một cách rất ngắn gọn và dễ hiểu "Cộng sản là gì? Lênin trả lời rất đơn giản, vắn tắt: Cộng sản là nhà máy, ruộng đất đều là của chung; lao động cũng chung của toàn dân" [2, tr.243]. Và Người còn trả lời một cách tổng quát "Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là CNXH”[4, tr.591]. Ngoài ra, Người còn giải đáp một cách cụ thể hóa xã hội chủ nghĩa là "mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do", là "làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ" [4, tr. 97].

Qua hàng chục năm bôn ba ở nhiều nước tư bản và thuộc địa, bằng nhiều nghề lao động chân tay để kiếm sống như làm phụ bếp trên tàu, quét tuyết, thợ ảnh... Hồ Chí Minh có điều kiện thâm nhập trực tiếp vào cuộc sống của những người lao động, vào phong trào công nhân. Quan sát chủ nghĩa tư bản với sự tàn bạo của nó đối với những dân tộc thuộc địa cũng như đối với giai cấp công nhân ngay ở chính quốc, kết hợp với việc tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và đặc biệt là thông qua nghiên cứu "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin. Hồ Chí Minh đã đi đến lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam. Đó là kết quả của quá trình khảo sát thực tiễn, nghiên cứu lý luận một cách kỹ lưỡng, công phu. Nói cách khác, đó là một sự lựa chọn hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: Công lao to lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản, là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc thực sự là một phát hiện khoa học và hơn nữa rất sáng tạo mà trước đó chưa ai tìm thấy. Phát hiện đó đã thổi vào linh hồn người Việt Nam vốn nhiều truyền thống tốt đẹp, kết hợp với sức mạnh thời đại, đã làm nên nhiều kỳ tích rực rỡ trong lịch sử chống ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc và tiến lên CNXH [7; tr.6, tr.7, tr.268, tr.372]

Tóm lại, con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Hồ Chí Minh lựa chọn từ những năm 20 của thế kỷ XX là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, nó phù phợp với nguyện vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam – một dân tộc hòa hiếu, nhân văn, nó cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Tính khoa học của sự lựa chọn con đường tiến lên CNXH của Hồ Chí Minh còn được chứng minh một cách sinh động, hùng hồn bằng chính thực tiễn cách mạng Việt Nam – một dân tộc từ trong bóng đêm của chế độ thực dân phong kiến đã vùng lên đấu tranh giành được những thắng lợi vĩ đại trong thế kỷ XX và vươn lên thành một đất nước phát triển toàn diện như hiện nay.

Lịch sử nhân loại có thể phải trải qua nhiều bước quanh co, phức tạp, CNXH cho dù đang ở giai đoạn thoái trào, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia đang đi theo con đường CNXH hiện nay, sự trỗi dậy của phong trào cánh tả ở các nước Mỹ latinh từ những năm đầu thế kỷ XXI càng củng cố lòng tin mãnh liệt vào sự tất thắng của CNXH đồng thời chính là cơ sở khoa học và thực tiễn để một lần nữa chứng minh cho sự lựa chọn con đường đi lên CNXH của Hồ Chí Minh từ những năm 20 của thế kỷ XX là hoàn toàn đúng đắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội. [2] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội. [3] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội. [4] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội. [5] Nguyễn Đức Bình (2003), Về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. [6] Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Uỷ ban Quốc gia Unesco của Việt Nam (1995), Hội thảo quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá lớn, Nxb KHXH, Hà Nội. [7] Võ Nguyên Giáp (2000): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

Page 8: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

8

Giới thiệu về

Ở CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC

ThS. Đinh Văn Tuyên Phó Hiệu trƣởng

háng 10/2010, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đi học tập kiến thức quản lý

kinh tế của Cộng hoà Liên bang Đức (CHLB Đức). Tại thủ đô Berlin, đoàn được tham dự trao đổi các chuyên đề về Kinh tế thị trường mang tính xã hội tại Bộ Kinh tế và Công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Kinh tế thị trường mang tính xã hội (tại Bộ Giáo dục và Khoa học Đức, Phòng Công nghiệp và Thương mại Berlin, Trường Đại học kỹ thuật Berlin, hãng sản xuất ôtô Mercedes, hãng Volkswagen và Tập đoàn Metro Cash&Carry)…

Qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm hữu ích tại CHLB Đức mà Đoàn đã tiếp thu được, chẳng hạn về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp; Xin giới thiệu cùng bạn đọc về công tác đào tạo nghề của nước bạn.

1. Hệ thống đào tạo nghề kép ở CHLB Đức

CHLB Đức là quốc gia có chế độ liên bang, giáo dục nằm trong thẩm quyền của mỗi bang. Ở Đức, theo quy định của hiến pháp, toàn bộ ngành giáo dục chịu sự quản lý của nhà nước. Nghĩa vụ bắt buộc đến trường được quy định trong Hiến pháp các bang. Có sự phân biệt giữa nghĩa vụ học phổ thông và nghĩa vụ học nghề. Nghĩa vụ học phổ thông kéo dài đến khi kết thúc năm thứ 9 đến trường. Nghĩa vụ học nghề là 3 năm, bắt đầu sau khi kết thúc nghĩa vụ đi học phổ thông.

Ngành giáo dục của một bang được quản lý trong một bộ riêng, thường có tên chung là Bộ Giáo dục và Văn hóa; đây là cơ quan chức trách cao nhất của một bang đối với ngành giáo dục bang đó. Bộ Giáo dục và Văn hóa cùng Ban quản lý của mỗi nhà trường chịu trách nhiệm về nhân sự đội ngũ giáo viên và nội dung công việc ở các trường.

CHLB Đức là một trong những quốc gia đã tạo được sự phát triển kinh tế - xã hội cao nhờ làm tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó hệ thống đào tạo nghề kép được coi là mô hình đào tạo có hiệu quả, được công nhận trên thế giới.

Hệ thống đào tạo nghề kép là sự phát triển trên hai nền tảng, kết hợp giữa việc học trong một môi trường có sự gần gũi với chuyên môn tại các công ty và nghiệp vụ dạy nghề của các trường; Theo đó, các công ty tập trung vào việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng thực tế, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất của công ty đó; các nhà trường cung cấp khối kiến thức lý thuyết về cơ bản.

T

ĐÀO TẠO NGHỀ

Page 9: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

9

Hiện nay, trong chương trình học của hệ thống đào tạo nghề kép thì các môn chuyên ngành chiếm 60% còn các môn đại cương chiếm 40% thời lượng. Các học sinh tham gia hệ thống này được dạy các kỹ năng cơ bản cho ngành nghề đã chọn và sau đó được đào tạo chuyên sâu. Học sinh có thể theo học ngành của mình 3 ngày mỗi tuần tại công ty, những ngày còn lại học tại trường nghề hoặc học sinh có thể sử dụng nhiều thời gian hơn tại công ty, và cũng có thể tham gia học ngoài giờ tại trường nghề.

Chương trình đào tạo học sinh tại các trường nghề do các trường tự xây dựng. Các trường chủ động tổ chức giảng dạy cho học sinh về các học phần lý thuyết, chứng minh cho học sinh hiểu và hướng dẫn kỹ năng thực hành theo lý thuyết; tổ chức thi tốt nghiệp, cấp chứng nhận tốt nghiệp về lý thuyết chương trình đào tạo cho học viên.

Chương trình đào tạo học sinh tại công ty do các công ty trực tiếp xây dựng. Công ty chủ động từ quá trình lựa chọn học viên cho đến duy trì một chương trình học hiện đại, kiểm soát chất lượng và tổ chức thi tốt nghiệp, cấp chứng nhận tốt nghiệp về mặt thực hành cho học viên.

Việc tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng nghề không do các trường tự tổ chức mà do Bộ Giáo dục và Văn hóa các bang thực hiện. Học viên các trường nghề thuộc bang được tổ chức thi chung (lý thuyết và thực hành) từng đợt trong năm theo đúng nghề được đào tạo. Một học sinh được dự thi khi bản thân có chứng nhận tốt nghiệp về lý thuyết do một trường cấp và chứng nhận tốt nghiệp về thực hành do một công ty cấp, được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng

nghề nếu điểm thi chung đạt mức trung bình trở lên. Hình thức đánh giá kết quả đào tạo này nhằm đảm bảo tính khách quan và kỹ năng cần thiết chung trong đào tạo giữa các trường và công ty; mục đích là để các trường và công ty phải có chương trình đào tạo sát thực tế và tổ chức đào tạo thực chất.

Sau khi tốt nghiệp từ hệ thống đào tạo nghề kép này, tình hình việc làm của học sinh nói chung tốt, phần lớn học sinh xin được việc làm ngay. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Khoa học Đức; sau 6 tháng học sinh tốt nghiệp, khoảng 60% học sinh nhận được việc làm với hợp đồng không hạn chế, 10% thất nghiệp, 17% tham gia quân ngũ hoặc nhận hợp đồng ngắn hạn và 13% tham gia đào tạo tiếp; khoảng 80% học sinh tốt nghiệp học nghề được ở lại làm việc tại công ty đã đào tạo.

Như vậy, có thể nhận thấy hệ thống đào tạo nghề kép của CHLB Đức mang tính tách biệt giữa đào tạo lý thuyết ở các trường với đào tạo thực hành ở các công ty, cũng như tính tách biệt về tự đánh giá kết quả đào tạo của các trường và các công ty. Điều này có ý nghĩa mang tính chuyên sâu trong đào tạo lý thuyết ở các trường và đào tạo thực hành ở các công ty, học sinh chỉ được công nhận tốt nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu khắt khe của việc đánh giá về kiến thức và kỹ năng trong mặt bằng chung.

2. Giáo viên làm nhiệm vụ đào tạo tại công ty và tại trƣờng

Một yếu tố chủ chốt tạo ra hiệu quả cao của hệ thống đào tạo nghề kép ở Đức là chất lượng của giáo viên trong cả hai bộ phận, tại trường nghề và tại công ty. Khả năng cung cấp các giáo viên có chất lượng cao là một tiêu chuẩn chính yếu, cho phép các trường và công ty thực hiện quá trình đào tạo trong hệ thống đào tạo kép.

Các giáo viên làm nhiệm vụ đào tạo tại công ty được lựa chọn từ các xưởng và phòng làm việc của nội bộ công ty và phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc. Họ còn phải là những người có đủ năng lực sư phạm và chuyên môn để

Page 10: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

10

tham gia giảng dạy. Các yêu cầu chuyên môn là một chứng chỉ thợ chính thức của ngành cộng với 1,5 năm đào tạo thêm tại các lớp học buổi tối của trường kỹ thuật và kỳ thi tốt nghiệp, xác nhận trình độ về cả chuyên môn lẫn sư phạm. Đối với những người được lựa chọn làm giáo viên, họ có quyền lợi đi kèm là được chuyển hẳn từ vị trí sản xuất như là “công nhân cổ xanh” sang vị trí làm việc của tầng lớp “nhân viên cổ trắng”, với 20 giờ dạy trong một tuần, thay cho khoảng thời gian tăng gấp đôi làm việc tại nơi sản xuất. Những quyền lợi này là động cơ cho phép lớp trẻ tham gia đội ngũ giảng dạy tại hệ thống đào tạo nghề kép

Tại các trường nghề, chuẩn đào tạo giáo viên được sử dụng như một công cụ để đảm bảo chất lượng đào tạo. Chuẩn tạo ra sự rõ ràng về mục tiêu và nền tảng cho việc kiểm tra có hệ thống việc đạt mục tiêu. Chuẩn đào tạo giáo viên được xây dựng dựa trên mô hình năng lực nghề nghiệp giáo viên, bao gồm những lĩnh vực năng lực sau:

Lĩnh vực năng lực dạy học: Yêu cầu giáo viên phải biết lập kế hoạch dạy học phù hợp với chuyên môn, công việc và tiến hành nó khách quan, cụ thể về chuyên môn; phải biết hỗ trợ việc học của học sinh qua việc tổ chức các tình huống học; động viên học sinh và tạo cho họ năng lực thiết lập các mối liên hệ và vận dụng kiến thức đã học, cũng như khuyến khích các khả năng tự quyết định học và làm việc.

Lĩnh vực năng lực giáo dục: Yêu cầu giáo viên phải biết các điều kiện sống về xã hội và văn hóa của học sinh và tác động đến sự phát triển cá nhân của họ trong khuôn khổ nhà trường; phải biết truyền đạt các giá trị, chuẩn mực và hỗ trợ việc đánh giá, hành động tự quyết của học sinh cũng như tìm ra các giải pháp tiếp cận cho những khó khăn và xung đột trong nhà trường và giờ học.

Lĩnh vực năng lực đánh giá: Yêu cầu giáo viên phải biết thực thi nhiệm vụ đánh giá của mình một cách công bằng và có ý thức trách nhiệm; chẩn đoán các tiền đề và quá trình học tập của học sinh; khuyến khích học sinh học có mục đích; tư vấn cho người học, cha mẹ học sinh

và phải biết nắm bắt các thành tích của học sinh trên cơ sở các thước đo đánh giá minh bạch.

Lĩnh vực năng lực đổi mới và phát triển: Yêu cầu giáo viên phải biết liên tục phát triển tiếp tục các năng lực của mình; ý thức được các yêu cầu đặc biệt của nghề giáo viên; hiểu nghề mình như là một viên chức công với trách nhiệm và nghĩa vụ đặc biệt; hiểu nghề của mình như là nhiệm vụ học thường xuyên cũng như biết tham gia vào việc lập kế hoạch và triển khai các dự án, dự định của nhà trường.

Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, giáo viên được tham gia bồi dưỡng nhằm mở rộng và củng cố những kiến thức, khả năng tiếp thu được trong đào tạo và thực tiễn nghề nghiệp, cũng như giúp thích ứng về nội dung với các điều kiện khung và yêu cầu nghề nghiệp đang thay đổi. Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng của các giáo viên cũng được quy định trong luật nhà trường của một số bang.

Như vậy, có thể nhận thấy giáo viên làm nhiệm vụ đào tạo tại công ty và tại trường nghề của CHLB Đức phải là những người có nền kiến thức chuyên môn lẫn sư phạm giỏi trên cơ sở các lĩnh vực năng lực, đồng thời trong quá trình giảng dạy luôn luôn được bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, kỹ năng mới phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức (2010), Tài liệu bồi dưỡng "Chuyên đề Kinh tế thị trường mang tính xã hội". [2] Bộ Giáo dục và Khoa học Đức (2010), Tài liệu bồi dưỡng "Chuyên đề Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Kinh tế thị trường mang tính xã hội". [3] Trường Đại học kỹ thuật Berlin. (2010), Tài liệu bồi dưỡng "Chuyên đề Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Kinh tế thị trường mang tính xã hội". [4] Hãng sản xuất ôtô Volsvagen (2010), Tài liệu bồi dưỡng "Chuyên đề Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Kinh tế thị trường mang tính xã hội",

Page 11: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

11

YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA

TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG

ThS. Tống Phƣớc Phong Khoa Quản trị kinh doanh

1. Đặt vấn đề

Sẽ là quá đơn giản khi cho rằng sự thành công của một cuộc điều tra phỏng vấn chỉ dựa vào sự hợp tác giữa người được hỏi (được phỏng vấn) và người phỏng vấn, khả năng lựa chọn người để hỏi của người phỏng vấn. Một cuộc phỏng vấn là kết quả cuối cùng của rất nhiều yếu tố hữu hình, vô hình, việc hợp tác tốt trước khi người phỏng vấn và người được phỏng vấn gặp nhau. Bài viết này làm rõ trách nhiệm của người quản lý một cuộc khảo sát theo hình thức điều tra phỏng vấn, phải hiểu được các yếu tố trên, phân tích chúng, xác định các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong mỗi môi trường; từ đó đào tạo, bồi dưỡng các phỏng vấn viên để họ có thể xử lý tốt nhằm đem lại kết quả cao nhất cho cuộc khảo sát.

Với những lý do khách quan và chủ quan khác nhau, bài viết chỉ đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia điều tra phỏng vấn theo cách tiếp cận tổng quan, sâu sát hơn trong phỏng vấn điều tra của nghiên cứu định lượng.

2. Nội dung

Có một số phương pháp phổ biến và công cụ thông dụng để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính, đó là thảo luận tay đôi (in-deep interviews), thảo luận nhóm (focus groups), quan sát (observations). Đối với nghiên cứu định lượng trong marketing và quản trị có hai phương pháp chính, đó là khảo sát (survey method) và thử nghiệm (experimentation); với công cụ thu thập dữ liệu chủ yếu là phỏng vấn: phỏng vấn trực diện (face to face), gửi thư (mail survey) và qua mạng internet (electronic survey).

Quá trình phỏng vấn điều tra chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả của cuộc điều tra khảo sát. Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho rằng, ba yếu tố rõ ràng có ảnh hưởng đến thành công của một cuộc phỏng vấn điều tra đó là: (1) môi trường xã hội, (2) thiết kế điều tra, và (3) trạng thái tâm lý của người được mời tham gia phỏng vấn.

2.1. Môi trường xã hội

Hai thành phần (factors) thuộc môi trường này có ảnh hưởng tới việc tham gia điều tra, đó là: trách nhiệm xã hội và liên kết xã hội. Các yếu tố này mô tả môi

Page 12: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

12

trường mà cuộc điều tra tiến hành. Trách nhiệm xã hội đề cập đến nhận thức và hành động của người quản lý, những đối tượng liên quan cuộc phỏng vấn điều tra đối với xã hội. Liên kết xã hội đề cập đến tính kết nối, tương tác của các đối tượng tham gia phỏng vấn tác động đến sự thành công của cuộc điều tra. Trong khi trách nhiệm xã hội mang tính đơn lẻ, cá nhân thì liên kết xã hội mang tính cộng đồng, quy mô. (Groves, Cialdini, Couper 1992).

2.2. Thiết kế điều tra

Thiết kế điều tra đòi hỏi phải có nhiều lựa chọn khác nhau về phương pháp điều tra, đơn vị điều tra và tính cách của người phỏng vấn và những yếu tố liên quan khác nhằm thu hút sự tham gia vào các cuộc điều tra, trong đó có điều tra thị trường, khách hàng; điều tra xã hội học. Chất lượng của phương pháp điều tra chịu ảnh hưởng bởi phương thức điều tra ban đầu, độ dài cuộc phỏng vấn, và chủ đề của cuộc điều tra. Những người phỏng vấn sử dụng những chiến lược khác nhau như một phương thức liên lạc đầu tiên nhằm thúc đẩy tham gia điều tra. Các chiến lược này liên quan đến việc sử dụng những thư giới thiệu, tiền thưởng, cung cấp sách hoặc tài liệu khác và thời điểm thực hiện phỏng vấn.

Vẫn chưa có kết luận rõ ràng là việc sử dụng các thư giới thiệu có đem lại kết quả tích cực đối việc thu hút tham gia điều tra hay không. Tuy nhiên, theo Dillman, Gallegos, và Frey (1976), những bức thư này làm tăng thêm sự hưởng ứng của người được phỏng vấn. Vì vậy, nên khuyến khích việc sử dụng những bức thư để giới thiệu vấn đề điều tra sắp tới và để tạo cơ sở pháp lý cho cuộc điều tra. Những bức thư giới thiệu chỉ nên được sử dụng để thông báo trước và nhằm xây dựng cơ pháp lý cho cuộc điều tra. Thư nên nêu rõ mục đích cuộc điều tra nhằm thu hút sự quan tâm, đồng thời đề cập đến những đặc điểm đáng chú ý và lợi ích thực tế của cuộc điều tra. Trong thư giới thiệu nên nói đến việc người phỏng vấn sẽ gọi điện tới để sắp xếp một cuộc hẹn.

Tiền thưởng nhằm khuyến khích tham gia điều tra. Mặc dù tiền thưởng dường như không bóp méo chất lượng dịch vụ; tuy nhiên, việc sử dụng tiền thưởng nhằm khuyến khích tham gia điều tra đã được chứng minh là sẽ phản tác dụng nếu việc tham gia điều tra không được đảm bảo trong lần gặp đầu tiên. Trong các cuộc điều tra kinh doanh thì nên sử dụng các biện pháp khuyến khích phi tiền tệ như là tặng sách hoặc các tài liệu khác; trong đó nêu bật những lợi ích thực tế của cuộc điều tra đối với các cá nhân trả lời phỏng vấn, nhấn mạnh việc sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được và ảnh hưởng của các cuộc điều tra trước đó.

Thời điểm thực hiện phỏng vấn là một yếu tố cần được lưu ý khi lên lịch hẹn gặp. Cần tránh phỏng vấn ở các thời điểm như khi đang làm việc, trong ngày lễ, hoặc thời kỳ kinh tế suy thoái. Vì như vậy, có thể làm cho người phỏng vấn gặp khó khăn hơn và có thể có phản ứng tiêu cực từ những người được phỏng vấn.

Độ dài của bảng hỏi gắn liền với thời gian phỏng vấn, cũng là một yếu tố khác đôi khi có ảnh hưởng đến sự thành công của cuộc phỏng vấn. Bảng hỏi quá dài được cho là tạo nên gánh nặng đối với người được phỏng vấn. Một trong những lý do phổ biến nhất khiến người được mời phỏng vấn từ chối hợp tác điều tra là bởi họ có cảm tưởng rằng việc tham gia điều tra làm lãng phí thời gian của họ. Một vấn đề nữa mà các nhà quản lý điều tra cần quan tâm đó là mục đích của cuộc điều tra. Một khi, nó không thu hút được sự quan tâm của người được mời tham gia phỏng vấn thì họ có thể trả lời là không có đủ thời gian để tham gia.

Độ dài của bảng hỏi điều tra có tác động đến người được phỏng vấn, chính xác hơn là tác động đến việc tham gia điều tra. Có trường hợp người được mời phỏng vấn từ chối hợp tác nếu họ cho rằng cuộc phỏng vấn diễn ra quá lâu, khi họ tham gia, sự mệt mỏi sẽ làm sai lệch độ chính xác của thông tin mà họ cung cấp trong cuộc phỏng vấn kéo dài đó.

Page 13: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

13

Chủ đề của cuộc phỏng vấn cũng ảnh hưởng đến thành công của cuộc điều tra. Chủ đề nên liên quan đến mục đích nghiên cứu, không nên tạo cho người được phỏng vấn hay trả lời bảng hỏi có cảm giác lo ngại, thiếu yên tâm; không nên đề cập đến vấn đề cá nhân, những vấn đề liên quan đến bí mật kinh doanh.

Đặc điểm của người được mời tham gia phỏng vấn như: tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn, đặc điểm địa lý của nơi cư trú, các kinh nghiệm có được và sự nhàm chán đối với các cuộc điều tra là tất cả các yếu tố cần được xem xét. Những yếu tố này ảnh hưởng đến thái độ và sự hợp tác của người được mời tham gia phỏng vấn. Yếu tố tâm lý rất quan trọng trong việc khuyến khích tham gia phỏng vấn. Động cơ đầu tiên là mong muốn được tự thể hiện bản thân mình. Người ta thường có được sự thỏa mãn trong việc thể hiện những ý kiến của bản thân về các chủ đề mà mình quan tâm. Đôi khi lòng mong muốn giúp đỡ người phỏng vấn hoàn thành nhiệm vụ và sự hài lòng với vị trí là người được phỏng vấn sẽ là nguồn tích cực khuyến khích những người được mời quyết định tham gia. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố có tác động tiêu cực đến suy nghĩ của người được mời tham gia phỏng vấn. Lo lắng sự xâm phạm đời tư một cách rõ ràng, thái độ bực bội đối với phỏng vấn viên có thể cản trở sự hợp tác điều tra.

Người phỏng vấn là nhân tố quan trọng nhất trong việc khuyến khích người được phỏng vấn tham gia và việc bảo đảm thu thập số liệu có chất lượng. Do đó, những đặc điểm có thể quan sát được và những yếu tố tâm lý đóng vai trò chủ yếu trong cách thức mà người phỏng vấn thực hiên nhiệm vụ. Brenner (1982) cho rằng có ba nguồn cơ bản ảnh hưởng đến người phỏng vấn, đó là: những đặc điểm cơ bản như nhân khẩu học (tuổi tác, trình độ học vấn, chức danh xã hội, tôn giáo, chủng tộc), những yếu tố tâm lý (nhận thức, thái độ, động cơ, kỳ vọng) và những yếu tố ứng xử (kinh nghiệm, kiến thức về kỹ thuật điều tra).

Hình thức và kinh nghiệm làm việc của người phỏng vấn sẽ ảnh hưởng đến quyết định tham gia của người được yêu cầu phỏng vấn. Ấn tượng ban đầu, kinh nghiệm làm việc (như kỹ năng, sự tự tin,…) sẽ cho thấy cách người phỏng vấn giải quyết các tình huống khó khăn và thu hút sự quan tâm của người được tham gia phỏng vấn. Đối với sinh viên, những phỏng vấn viên làm việc bán thời gian (part - time) thì người quản lý cần được cảnh báo về sự quá tin tưởng vào các sinh viên, trẻ về tuổi đời có thể sẽ tạo ra những khó khăn khi phỏng vấn.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy những dự tính và tâm trạng của những người phỏng vấn có ảnh hưởng tới sự hợp tác của người được mời tham gia điều tra và độ chính xác của thông tin thu thập được. Những người phỏng vấn cho là cuộc điều tra sẽ gặp khó khăn thì cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định dù nhỏ đối với số lượng người đồng ý trả lời phỏng vấn. Như vậy, điều quan trọng đối với sự thành công của một cuộc điều tra không chỉ đơn giản là phải đào tạo tất cả các phỏng vấn viên mà còn hiểu được khía cạnh tâm lý thúc đẩy họ tham gia tích cực vào cuộc điều tra. Tuy nhiên, cũng có cả những yếu tố tiêu cực làm giảm sự nhiệt tình của người phỏng vấn đối với cuộc điều tra như sự thất vọng về tiền lương, tiền công, các chi phí, tâm lý bị giám sát, tâm trạng mệt mỏi, lo sợ, cảm giác chán nản khi đi tìm địa chỉ người được phỏng vấn là những khó khăn phổ biến. Do vậy, nhiệm vụ của những người quản lý cuộc điều tra là phải hiểu được những khó khăn này và có những hành động cần thiết để khắc phục.

2.3. Trạng thái tâm lý của ngƣời đƣợc mời tham gia phỏng vấn

Yếu tố lớn thứ ba ảnh hưởng tới thành công của một cuộc phỏng vấn là trạng thái tâm lý của người được phỏng vấn. Yếu tố này được nhìn nhận là một trong những vấn đề khó khăn nhất khi thực hiện một cuộc phỏng vấn. Một người phỏng vấn tài giỏi phải có khả năng nhận biết được ngay từ những phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn những yếu tố có thể tác động tới suy nghĩ của

Page 14: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

14

người được mời phỏng vấn đối với cuộc điều tra và từ đó áp dụng chiến lược thuyết phục thích hợp nhất.

Cialdini (1985) đã nêu ra sáu biểu hiện xã hội luôn tác động đến suy nghĩ của bất cứ cá nhân nào khi quyết định có tham gia vào cuộc phỏng vấn hay không: (1) sự đền đáp, (2) tính nhất quán, (3) sự kiểm chứng của xã hội, (4) quyền lực, (5) sự khan hiếm và (6) sự yêu mến.

Biểu hiện sự đền đáp cho thấy rằng, bất cứ ai cũng cảm thấy mình phải đền đáp lại lòng tốt, quà tặng, lời mời, và những gì mình thích mà người khác tặng cho mình. Cảm giác này đóng vài trò quan trọng khi việc đồng ý tham gia phỏng vấn được coi như là một hành động để đền đáp lại những khoản tiền thưởng, quà hoặc sự giúp đỡ. Các nhà tâm lý học cũng đã phát hiện ra tố chất nhất quán bẩm sinh ở con người; khi một người đã tự nguyện tham gia vào một hoạt động nào đó thì người đó quyết tâm theo đuổi đến cùng. Biểu hiện tâm lý này tạo cơ sở cho việc trao tặng giấy khen cho những người hợp tác tham gia.

Sự kiểm chứng của xã hội khiến người ta tin và ứng xử như mọi người khác bởi vì họ tin vào những gì mà người ta cho là đúng. Do vậy, càng có nhiều người tham gia vào cuộc điều tra thì những người tin vào sự kiểm chứng của xã hội sẽ càng hợp tác nhiều hơn.

Ý thức về quyền lực là một tất yếu khác nữa đóng vai trò quan trọng trong suy nghĩ của người được mời tham gia phỏng vấn. Dường như sẽ có nhiều người đồng ý tham gia vào phỏng vấn hơn nếu dự án điều tra đó do một cơ quan chức năng thực hiện.

Sự khan hiếm là một biểu hiện xã hội khác có thể đóng vai trò quan trọng khi khuyến khích mọi người tham gia phỏng vấn. Đôi khi người ta dễ dàng đồng ý hợp tác vì họ cho rằng cuộc điều tra là cơ hội hiếm có. Chiến lược này sẽ làm tăng giá trị và ý nghĩa của việc tham gia hợp tác điều tra và có thể đóng vai trò quan trọng đối với quyết định tham gia hợp tác của người được mời.

Sự yêu mến là biểu hiện xã hội khiến người ta đồng ý với yêu cầu của những người họ biết hoặc thích. Ngoài

yếu tố hình thức, các yếu tố khác có ảnh hưởng đến tính liên kết và từ đó chấp thuận yêu cầu. Những người được mời tham gia phỏng vấn sẽ sẵn sàng hợp tác hơn nếu người đề nghị họ tham gia là những người giống như họ, những người tán dương họ, những người mà họ quen biết, và những người có liên quan đến họ.

3. Kết luận

Để cuộc điều tra phỏng vấn thành công, người quản lý cuộc điều tra và cả người phỏng vấn cần phải nhận diện và kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình điều tra. Vai trò của người quản lý điều tra, người phỏng vấn là phải hiểu được những yếu tố nào cần khuyến khích hoặc ngăn cản một người khi quyết định tham gia phỏng vấn, và làm thế nào để giải quyết những yếu tố đó trong từng trường hợp cụ thể nhằm tiến tới nâng cao chất lượng của toàn bộ cuộc điều tra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cialdini, Robert (1985), Influence: Science và Practice. Glenview, IL: Scott, Foresman and Company; [2] Brener (1982), Response – effects of Role – restricted Characteristics of the interview.”, NY: Academic Press Inc; [3] Dillman, Gallegos and Frey (1976), Reducing Refusal Rates in Telephone Interview, Public Opinion Quarterly 40 (66 -78); [4] Giuseppe Iarossi (2009), Sức mạnh của thiết kế điều tra, Nxb Chính trị Quốc gia; [5] Groves, Cialdini and Couper (1992), Understanding the Decision to Participate in a Survey, Public Opinion Quarter 56; [6] Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nxb Lao động Xã hội.

Page 15: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (Quý IV, 2013)

15

MỘT SỐ MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT,

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

ThS. Huỳnh Văn Bình

Nguyễn Thị Bích Hạnh Khoa Kế toán – Kiểm toán

Đặt vấn đề: Hiện nay, công tác tổ chức Kế toán quản trị đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức. Một số nội dung cơ bản của Kế toán quản trị như: lập dự toán, tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm, ứng dụng để ra các quyết định quản lý đã được khá nhiều giáo trình, bài giảng, tài liệu đề cập đến trong từng chương bài. Để có cái nhìn mang tính hệ thống, bài viết này tóm tắt các nhóm vấn đề theo từng mô hình cụ thể liên quan đến kế toán quản trị.

1. Mô hình tập hợp và phân bổ chi phí 1.1. Mô hình giá phí thực tế

Theo mô hình này các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), chi phí sản xuất chung (CPSXC) được phản ánh và tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh. Theo đó CPNVLTT, CPNCTT được hạch toán trực tiếp cho từng sản phẩm/dịch vụ, còn CPSXC được tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh và cuối kỳ phân bổ cho các sản phẩm/dịch vụ theo tiêu chuẩn phù hợp. Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh vào cuối kỳ kế toán.

CPSXC

phân bổ cho sản phẩm A

=

Tổng CPSXC cần phân bổ

x Tiêu chuẩn của sản

phẩm A Tổng tiêu chuẩn phân bổ

Mô hình này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo công việc (CPNVLTT, CPNCTT tập hợp theo phương pháp trực tiếp, CPSXC tập hợp theo phương pháp gián tiếp). Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất trong kỳ tập hợp chi phí sản xuất thực tế như sau:

Stt Khoản mục chi

phí

Sản phẩm A (đ) Sản phẩm B (đ) Cộng (đ)

1

2

CPNVLTT

CPNCTT

500.000.000

200.000.000

1.000.000.000

500.000.000

1.500.000.000

700.000.000

3 CPSXC 300.000.000

CPSXC phân bổ cho 2 sản phẩm theo CPNVLTT; Vậy CPSXC phân bổ cho từng sản phẩm như sau: CPSXC phân bổ cho spA = (300.000.000/1.500.000.000) x 500.000.000 = 100.000.000đ CPSXC phân bổ cho spB = (300.000.000/1.500.000.000) x 1.000.000.000 = 200.000.000đ

1.2. Mô hình giá phí thực tế kết hợp với ƣớc tính

Theo mô hình này các khoản mục chi phí phát sinh trong khâu sản xuất được tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh. Tuy nhiên chi phí sản xuất tính cho kết quả

Page 16: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

16

hoàn thành trong kỳ (giá thành sản phẩm) được dựa trên cơ sở chi phí thực tế hoặc ước tính tùy theo tính chất và khả năng có thể tập hợp được của từng khoản mục chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, theo thực tế phát sinh, còn CPSXC theo ước tính. Do tính chất của CPSXC phát sinh rất đa dạng và phức tạp (đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng hoặc một mặt hàng nhưng nhiều kích cỡ) vì vậy doanh nghiệp thường ước tính CPSXC, cuối kỳ căn cứ vào khối lượng sản xuất thực tế và CPSXC thực tế tập hợp để phân bổ. Cuối kỳ, sau khi tập hợp được CPSXC thực tế phát sinh, kế toán sẽ tiến hành xử lý chênh lệch thừa, thiếu CPSXC. Chênh lệch thừa, thiếu CPSXC được xử lý tùy thuộc vào mức độ trọng yếu của khoản chênh lệch. Nếu chênh lệch là không trọng yếu thì khoản chênh lệch được xử lý tăng, giảm giá vốn hàng bán (TK632). Nếu chênh lệch là trọng yếu thì khoản chênh lệch được xử lý vào các tài khoản hàng tồn kho (TK155) và giá vốn hàng bán (TK632) theo một tỷ lệ hợp lý (giữa thành phẩm tồn kho và thành phẩm đã bán ra trong kỳ). Việc lựa chọn tổng tiêu chuẩn phân bổ, có thể dựa vào nhiều tiêu thức như CPNVLTT, CPNCTT.

CPSXC đơn vị ước tính

= Tổng CPSXC ước tính cần phân bổ

Tổng tiêu chuẩn phân bổ

CPSXC tính cho đối tượng

(i) =

CPSXC đơn vị ước tính

x Tiêu chuẩn phân bổ

của đối tượng (i)

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất trong kỳ tập hợp chi phí sản xuất thực tế như sau:

Stt Khoản mục chi phí Sản phẩm A (đ) Sản phẩm B (đ) Cộng (đ)

1

2

CPNVLTT

CPNCTT

500.000.000

200.000.000

1.000.000.000

500.000.000

1.500.000.000

700.000.000

3 CPSXC 300.000.000

Tổng CPSXC ước tính trong kỳ: 270.000.000đ; thành phẩm tồn kho và thành phẩm đã bán ra theo tỷ lệ: 4/6. Thành phẩm sản xuất trong kỳ: 4.000spA; 6.000spB.

CPSXC đơn vị ước tính = 270.000.000/10.000sp = 27.000đ/sp CPSXC tính cho spA = 27.000đ/sp x 4.000spA = 108.000.000đ CPSXC tính cho spB = 27.000đ/sp x 6.000spB = 162.000.000đ Số chênh lệch tăng = 300.000.000 - 270.000.000 = 30.000.000đ Tính cho thành phẩm tồn kho (TK155) = 30.000.000 x 0,4 = 12.000.000đ Tính cho thành phẩm bán ra (TK632) = 30.000.000 x 0,6 = 18.000.000đ Như vậy: Với mô hình giá phí thực tế kết hợp với ước tính sẽ cho kết quả

(thành phẩm tồn kho, giá vốn hàng bán) khắc với mô hình giá phí thực tế. Có thể thấy được mô hình giá phí thực tế kết hợp với ước tính thường hay sử dụng hơn mô hình giá phí thực tế trong Kế toán quản trị.

1.3. Mô hình giá phí định mức Theo mô hình này, doanh nghiệp sản xuất áp dụng một hệ thống định mức cho

các khoản chi phí phát sinh và (hoặc) định mức về lượng cho các nguồn lực sử dụng. Theo đó các định mức về chi phí và lượng (hoặc giá và lượng) được xây dựng cho khoản mục CPNVLTT, CPNCTT. CPSXC được tính cho các sản phẩm hoàn thành theo mức CP SXC ước tính cho một đơn vị sản phẩm được xem như là định mức CPSXC. Mô hình này cho ta thấy ý nghĩa của việc xây dựng định mức và kiểm soát chi phí thực tế (tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực sản xuất). Xử lý chênh lệch định mức được tiến hành vào cuối kỳ khi tiến hành tính giá thành sản phẩm.

2. Mô hình xác đỊnh giá phí sản phẩm 2.1. Mô hình giá phí truyền thống

Page 17: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (Quý IV, 2013)

17

Mô hình xác định giá phí theo công việc được áp dụng cho những sản phẩm thực hiện theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu của từng khách hàng riêng biệt....Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp sản xuất cũng có thể sử dụng phương pháp này cho các đơn hàng đặc thù như sản xuất thép cho các công trình.

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Đơn

đặt

hàng

Lệnh

sản

xuất

Tập hợp chi

phí sản xuất

dựa vào (4)

Phiếu xuất kho Chi phí

được tập

hợp vào (6)

Phiếu tính giá

thành theo

đơn hàng Bảng chấm công

Bảng phân bổ CPSXC

Sơ đồ 1: Qui trình tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng

Sơ đồ 2: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo qui trình sản xuất [2]

22..22.. MMôô hhììnnhh ggiiáá pphhíí hhiiệệnn đđạạii 2.2.1. Mô hình xác định giá phí dựa trên hoạt động (ABC – Activity Based

Costing) Theo nội dung của phương pháp ABC thì chi phí sản phẩm không chỉ đơn

thuần là chi phí trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, mà còn bao gồm các loại chi phí gián tiếp khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, khác với phương pháp truyền thống, coi việc phân bổ các chi phí gián tiếp bằng cách sử dụng các tỷ lệ phần trăm nào đó. Phương pháp ABC xác định các mối quan hệ giữa các giai đoạn hoạt động với việc tạo ra và tiêu thụ sản phẩm. Nói cách khác, tại mỗi mức hoạt động khác nhau, sản phẩm nào tiêu tốn nhiều chi phí gián tiếp hơn sẽ được phân bổ chi phí nhiều hơn. Do đó, các tiêu thức phân bổ chi phí phản ánh chính xác hơn mức độ tiêu hao nguồn lực thực tế của từng sản phẩm.

A1

A2

A3

...

X Y Z ....

Sơ đồ 3: Phương pháp ABC [1]

Chi phí gián tiếp (CPSXC)

Hoạt động

Phân bổ cho

sản phẩm

Sản phẩm

Page 18: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

18

2.2.2. Mô hình xác định giá phí theo phương pháp Target costing (TC) – Phương pháp chi phí mục tiêu: Phương pháp này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1965 bởi Toyota, xuất phát từ hai quan điểm chính là 80% đến 90% vòng đời của chi phí được ghi nhận ở giai đoạn thiết kế sản phẩm (Tanaka) và mục đích của việc xác định trước chi phí mục tiêu để nhằm cắt giảm chi phí thực tế.

Chi phí mục tiêu là khoản chênh lệch giữa giá mà khách hàng sẵn sàng chi ra để mua sản phẩm tại thời điểm sản phẩm được giới thiệu trừ đi lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp.

2.2.3. Mô hình xác định giá phí theo phương pháp Kaizen costing (KC) – Phương pháp cải tiến liên tục: Kaizen costing là phương pháp giảm chi phí do Yashuhiro Monden phát triển trên cơ sở phương pháp quản trị Kaizen. Theo ngôn ngữ Nhật Bản thì thuật ngữ Kaizen nghĩa là "cải tiến" hay "thay đổi cho tốt hơn" đây là triết lý tập trung vào cải tiến liên tục của các quá trình sản xuất, kỹ thuật, hỗ trợ quy trình kinh doanh và quản lý.

Sơ đồ 4: Qui trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo

phương pháp Kaizen costing [2]

3. Mô hình lập dự toán chi phí trong kế toán quản trị

3.1. Mô hình lập dự toán theo cấp quản lý

3.1.1. Dự toán từ trên xuống (2 lên; 1 xuống). Theo cách lập này, số liệu dự toán được đưa ra từ cấp quản trị cao cấp và sau

đó được phân bố cho các cấp dưới. Theo cách lập này, các dự toán thường được đưa ra theo một chiều mà không được phản hồi từ cấp dưới.

3.1.2. Dự toán từ dưới lên (2 xuống; 1 lên). Đây là phương pháp lập dự toán đi ngược lại so với phương pháp trên. Số liệu

dự toán của cấp dưới (thường được gọi là dự toán tự lập – self – imposed budget) được trình lên cấp quản lý cao hơn để xem xét trước khi được chấp thuận. Việc xem xét và kiểm tra lại các dự toán của cấp dưới là cần thiết để tránh nguy cơ có những dự toán lập không chính xác do cấp dưới có quá nhiều quyền tự chủ trong hoạt động của mình. Trong trường hợp này, tất cả mọi cấp của doanh nghiệp cùng thiết lập dự toán. Tuy nhiên, quản lý cấp cao thường không trực tiếp thực hiện các hoạt động nên họ phải dựa vào cấp dưới để cung cấp thông tin chi tiết để lập dự toán. Các số liệu dự toán của các bộ phận riêng lẻ trong tổ chức (do quản lý cấp dưới lập) sẽ được quản lý cấp cao kết hợp, lập lại tạo thành một hệ thống dự toán tổng thể mang tính thống nhất cao.

3.1.3. Dự toán thoả thuận (1 lên; 1 xuống).

Page 19: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (Quý IV, 2013)

19

Đây là mô hình kết hợp giữa mô hình lập dự toán từ trên xuống và từ dưới lên. Các dự toán được đưa ra trên cơ sở có sự bàn bạc và thoả thuận giữa các cấp quản trị. Khi đó các dự toán được lập trên cơ sở sự phản hồi của các bộ phận có liên quan. Theo mô hình này, dự toán được lập có độ chính xác cao, dễ áp dụng. Tuy nhiên, để lập được hệ thống dự toán cần thời gian thỏa thuận giữa các cấp quản lý nên thời gian lập dự toán sẽ dài hơn, kinh phí cho việc lập dự toán tốn kém hơn.

3.2. Mô hình lập dự toán theo bản chất của dự toán

3.2.1. Dự toán tĩnh Dự toán tĩnh là dự toán được lập cho một mức độ hoạt động dự kiến. Dự toán

về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thép thường được xây dựng từ cấp cơ sở (phân xưởng, đội sản xuất) do các chuyên gia có trình độ chuyên môn trong từng hoạt động sẽ xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp sau đó thông qua các cấp chuyên môn (phòng, ban) đóng góp về tính khả thi của các dự toán và gửi cho cấp cao nhất để xem xét phê duyệt các dự toán. Nhà quản trị căn cứ trên số liệu chi tiết của cấp dưới gửi lên, kết hợp với chiến lược mục tiêu của doanh nghiệp cũng như năng lực của doanh nghiệp xây dựng lên bảng dự toán có tính thống nhất và khả thi nhất. Cuối cùng bảng dự toán được gửi xuống cấp cơ sở để thực hiện.

3.2.2. Mô hình dự toán linh hoạt Để trợ giúp cho việc hoạch định, kiểm soát, và đánh giá hiệu quả công việc các

nhân viên kế toán quản trị thường thiết lập các dự toán theo các mức hoạt động khác nhau. Những dự toán như vậy gọi là dự toán linh hoạt. Bước 1: Xác định phạm vi phù hợp cho đối tượng được lập dự toán Bước 2: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, đối với chi phí hỗn hợp được phân tích thành định phí và biến phí theo phương pháp thích hợp Bước 3: Xác định biến phí đơn vị ở mức hoạt động dự toán Bước 4: Xây dựng dự toán linh hoạt Tổng biến phí đã điều chỉnh = Mức hoạt động thực tế x Biến phí đơn vị dự toán

4. Một số mô hình ứng dụng để ra quyết định quản lý trong kế toán quản trị chi phí

4.1. Các mô hình chi phí biến đổi

4.1.1. Chi phí biến đổi giản đơn (chi phí biến đổi trực tiếp) Theo mô hình này chi phí cố định không được tính vào chi phí sản phẩm mà

chi phí cố định là chi phí thời kỳ làm giảm trực tiếp tài khoản kết quả (trừ định phí sản xuất chung phân bổ hợp lý). Chỉ có những chi phí biến đổi mới được tính vào chi phí sản phẩm. Mô hình này là cơ sở để lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp (Kế toán quản trị).

4.1.2. Chi phí biến đổi mở rộng Theo quan điểm của mô hình này, chi phí cố định là các loại chi phí mà không

phải bất cứ sản phẩm nào cũng phải chịu. Có những chi phí cố định có tính chất cơ cấu có thể tính riêng rẽ cho một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất nhất định. Cũng như vậy người ta có thể xác định chi phí cố định cho riêng rẽ từng loại sản phẩm. Chi phí cố định tính riêng rẽ cho từng loại sản phẩm sẽ mất đi nếu doanh nghiệp ngừng sản xuất loại sản phẩm đó, nói cách khác khi mức độ hoạt động của sản phẩm bằng 0 thì chi phí cố định riêng rẽ cho sản phẩm đó cũng bằng 0. Từ đó ta có thể tính “Lãi gộp cho từng loại sản phẩm”. Mô hình này là cơ sở để lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng (Kế toán tài chính).

4.2. Mô hình định giá chuyển giao nội bộ 4.2.1. Định giá theo biến phí của sản phẩm Theo mô hình này người ta chỉ căn cứ vào biến phí của sản phẩm để xác định

giá chuyển giao nội bộ. Do vậy đây là một phương pháp tương đối đơn giản, dễ tính

Page 20: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

20

toán. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng khá nhiều nhược điểm như: Không tính đến phần lợi nhuận của các bộ phận chuyển giao, hạn chế việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện định mức chi phí của các đơn vị cơ sở.

4.2.2. Định giá chuyển giao nội bộ theo giá thị trường Theo mô hình này người ta dựa trên giá cả thị trường để xác định giá chuyển

giao nội bộ. Phương pháp này có ưu điểm là đánh giá được một cách chính xác chất lượng công tác của các đơn vị thành viên, khắc phục được những nhược điểm của phương pháp xác định theo biến phí. Tuy nhiên để xác định được chính xác đòi hỏi ta phải đo lường được sự ảnh hưởng của một số các yếu tố khác có liên quan. Nếu giá cả thị trường thường xuyên biến động thì cách xác định này cũng chưa thật chính xác.

4.2.3.Định giá bán sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công Theo mô hình này người ta định giá chuyển giao nội bộ dựa vào chi phí nguyên

vật liệu và chi phí nhân công của các sản phẩm chuyển giao. Đây là một phương pháp tương đối chính xác nhưng việc tính toán phức tạp.

Kết luận: Tập hợp và phân bổ chi phí; Xác định giá phí sản phẩm; Lập dự toán chi phí; Ứng dụng để ra quyết định quản lý trong kế toán quản trị, có thể nói đây là những nội dung trọng tâm của kế toán quản trị. Việc hệ thống hóa các nội dung trọng tâm này thành nhóm các mô hình cụ thể nêu trên giúp người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát hơn và có thể phân tích được ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng kết hợp với so sánh giữa các mô hình; Đồng thời liên hệ thực tế việc vận dụng các mô hình này tại các loại hình doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (2013), Bài giảng Kế toán quản trị hiện đại, Trường Đại học Thương mại.

[2] PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình Kế toán quản trị, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

MỘT SỐ CÁCH KHUYẾN KHÍCH SINH VIÊN

SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG LỚP HỌC

ThS. Đỗ Thị Bích Thuận, Trƣởng Bộ môn Ngoại ngữ ThS. Nguyễn Phƣơng Thanh, Bộ môn Ngoại ngữ

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế,

tiếng Anh là một trong những điều kiện tiên quyết giúp sinh viên (SV) dễ dàng tìm việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều SV khi ra trường nhưng khả năng sử dụng tiếng Anh vẫn không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Kể cả những SV có kết quả kiểm tra tiếng Anh về ngữ pháp khá tốt nhưng khả năng giao tiếp

bằng tiếng Anh vẫn rất hạn chế. Theo Thanh Hà (2008) trên báo Tiền Phong “Chỉ có 10,5% số trường đại học đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc về kỹ năng sử dụng tiếng Anh của SV tốt nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 49,3% SV đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% SV không đáp ứng được và 31,8% SV cần đào tạo thêm”. [6]

Page 21: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (Quý IV, 2013)

21

Kết quả khảo sát trên là hồi chuông cảnh báo về thực trạng dạy và học tiếng Anh hiện nay tại các trường cao đẳng, đại học trong cả nước. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là SV có tâm lý e ngại khi nói tiếng Anh hoặc không được khuyến khích và tạo điều kiện để được nói trong giờ học tiếng Anh. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, cho rằng phần lớn học sinh đang học ngoại ngữ tại các trường như một môn học kiến thức chứ không phải là học kỹ năng và một số giáo viên vẫn đứng lớp với vai trò làm trung tâm trong quá trình dạy học. Cùng với quan điểm này, ông Đoàn Hồng Nam - Chủ tịch IIG VN, đại diện Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ - cho rằng “Đào tạo tiếng Anh ở các khối không chuyên thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào tiếng Anh chuyên ngành chứ không phải là rèn luyện kỹ năng tiếng Anh. Do đó, cho dù họ có học các thuật ngữ hay các từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành thì cũng khó có thể nâng cao các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh trong giao tiếp”. Ông Nguyễn Ngọc Hùng còn nêu lên một thực tế: “Trong cả 5 tiết học tiếng Anh của SV đại học, hầu như chỉ có thầy nói, trò nghe. Mỗi SV chỉ có 15 phút làm bài tập ngữ pháp trước khi giảng viên đưa ra đáp án rồi chuyển sang phần học khác. Đây là một quy trình ngược khi giảng viên dạy quá nhiều mà bỏ qua phần tự luyện của người học, tập trung vào kiến thức hơn là kỹ năng. Trong khi đó, "học ngoại ngữ như tập võ, SV không thể xem thầy cô dạy mà có thể nói tiếng Anh được".[7]

Như vậy có thể thấy rằng phương pháp giảng dạy và thực hiện hoạt động trên lớp đóng vai trò quyết định trong việc giúp hoặc buộc SV sử dụng ngôn ngữ trong lớp học và sau đó là phát triển kỹ năng nói của mình. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin đưa ra một số cách thức mà giảng viên dạy tiếng Anh có thể áp dụng vào lớp học

của mình tùy theo tình hình cụ thể để giúp SV có cơ hội tiếp xúc và khuyến khích SV giao tiếp bằng tiếng Anh trong mọi tình huống có thể:

1. Trước tiên, khi bước vào lớp học, giảng viên phải là người luôn giao tiếp với SV bằng tiếng Anh nhằm tạo môi trường thực hành tiếng; Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ chỉ để hỗ trợ trong một vài trường hợp cần thiết để SV có thể nắm bắt bài tốt hơn. Ví dụ như khi dạy những từ vựng mang tính trừu tượng (abstract

vocabulary), những điểm ngữ pháp khó cần có sự so sánh cấu trúc giữa hai ngôn ngữ hay những yêu cầu mang tính chất phức tạp thì cần phải dùng tiếng mẹ đẻ để giải thích nhằm giúp SV dễ dàng tư duy.

2. Tăng cường các hoạt động cặp/nhóm trong lớp học (pairwork/groupwork): Trong quá trình dạy học ngoại ngữ, việc áp dụng làm việc theo cặp/nhóm có thể gây ồn ào và mất nhiều thời gian nhưng đây là phương pháp tạo điều kiện cho người học có cơ hội nghe và nói nhiều nhất. Theo Brown (2007), hoạt động cặp/nhóm tạo ra một môi trường giúp SV tương tác bằng ngôn ngữ mục tiêu. Một lớp học với các nhóm được thực hiện tốt sẽ trở thành một môi trường thoải mái gây cảm hứng trong học tập và thời gian sử dụng cho việc thực hiện nhóm này là nguồn mang lại những thành công và thỏa mãn ở cả người học và người dạy (Dörnyei & Murphey, 2003, p. 3). Đồng thời, cũng theo Brown, thay vì giảng viên đóng vai trò chủ đạo trong lớp học (giảng giải điểm ngữ pháp, yêu cầu người học luyện tập và thảo luận. Với cách thức này người học sẽ có rất ít cơ hội để sử dụng ngôn ngữ) thì giảng viên nên chuyển sang phương pháp dạy học tích cực - Lấy người học làm trung tâm (sử dụng hoạt động cặp/nhóm). Thông qua hoạt động cặp nhóm, giảng viên tạo điều kiện cho SV sử dụng tối ưu quĩ thời gian trong lớp học của mình để thực hành kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ mục tiêu.

Page 22: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

22

Tuy nhiên, giảng viên cần giám sát và kiểm tra kết quả hoạt động nhóm của SV để đảm bảo có kết quả tốt nhất.

3. Sử dụng những dạng hoạt động tìm thông tin (Information gap activities): Đây là những hoạt động được thực hiện giữa người học với người học và được xem là hữu hiệu nhất thúc đẩy người học sử dụng ngôn ngữ mục tiêu của mình (the target language). Những hoạt động này buộc người học phải đặt nhiều câu hỏi khác nhau để lấy thông tin mình đang thiếu. Các hoạt động này khiến cho việc tham gia hoạt động ngôn ngữ trong một lớp học có ý nghĩa hơn và mang tính thực tế hơn. Những hoạt động này có thể được thực hiện:

a. Theo cặp 2 người (pair work): - Hoàn thành bức tranh (Finish your

incomplete picture): Mỗi thành viên của cặp sẽ được phát một bức tranh. Cả hai bức tranh mà hai thành viên có là được biến thể từ một bức tranh gốc sao cho thông tin trên bức tranh của người thứ nhất là thông tin không được thể hiện ở bức tranh của người thứ hai và ngược lại. Không đưa cho người đối diện xem bức tranh của mình, mỗi thành viên phải đặt câu hỏi lấy thông tin cần tìm và cố gắng giải thích để người còn lại có thể hiểu và lấy thông tin nhanh nhất đồng thời vẽ những chỗ còn thiếu để hoàn thành bức tranh của mình.

- Trò chơi đố chữ (Word puzzle): Tương tự như cách làm ở dạng hoàn thành bức tranh, mỗi thành viên của cặp sẽ nhận một mẫu giấy có chứa ô chữ cần được giải. Mỗi thành viên sẽ có thông tin mà người bạn mình cần. Vì vậy, họ sẽ phải đặt câu hỏi và giải thích để lấy và cung cấp thông tin mà không được phép nhìn tờ giấy của bạn mình.

- Tìm các điểm khác nhau (Spot the differences): Mỗi cặp sẽ được phát hai bức tranh cơ bản là giống nhau và có một vài chi tiết khác nhau. SV sẽ được thông báo là có bao nhiêu điểm khác biệt giữa hai bức tranh này và họ sẽ phải đặt câu hỏi và trả lời để tìm ra điểm khác nhau giữa hai bức tranh.

b. Theo nhóm từ 3 người trở lên (group work):

- Kể chuyện tập thể (A group of story tellers): Mỗi cá nhân trong nhóm được giao một mẫu giấy và trên mẫu giấy này có một câu lấy từ một câu chuyện ngắn. Các thành viên sẽ phải đặt câu hỏi và trả lời để sắp xếp các câu theo đúng trình tự logic của câu chuyện mà không được xem mẫu giấy của bạn mình.

- Tôi là ai? phiên bản 1(Who am I? –Version 1) với 5 câu hỏi. SV chọn một vật hay một nhân vật cụ thể nào đó mà không cho các bạn khác biết. Những người còn lại sẽ đặt câu hỏi Có/Không (Yes/ No questions) trong vòng 5 câu để xác định vật/người đó là gì/ai.

- Tôi là ai? phiên bản 2 (Who am I? – Version 2) Mỗi SV sẽ được dán một mẫu giấy hoặc 1 tấm hình có chứa nội dung/vật/người lên trán hoặc trên lưng của mình (Tùy theo chủ đề của bài học hôm đó mà nội dung đó có thể là vật cụ thể, ngành, hay nghề nghiệp,… ). Mỗi SV sẽ đi vòng quanh lớp, dùng câu hỏi Yes/No hỏi mọi người xung quanh để xác định vật/người đó là gì/ai.

- Đi tìm một nửa của mình (Find your half): Giảng viên chuẩn bị một số thẻ nhỏ có bức tranh tùy theo số lượng SV, sao cho mỗi bức tranh phải có hai bản. Mỗi SV sẽ được phát một bức tranh một cách ngẫu nhiên. SV đó sẽ đi vòng quanh lớp để hỏi và tìm người có cùng bức tranh với mình mà không được đưa bức tranh ra cho người khác xem.

4. Khai thác hoạt động trình bày diễn thuyết (Oral Presentation) trước lớp cho SV: Là hoạt động mà ở đó SV được cho chuẩn bị một bài diễn thuyết về một đề tài nào đó ở nhà và lên đứng trước lớp trình bày trong một lượng thời gian nhất định. Đây là một trong những hoạt động giúp SV có được sự tự tin và dạn dĩ khi nói trước đám đông và nói với người khác bằng tiếng Anh.

5. Thuyết trình poster (Poster presentation sections): Đây là một dạng thuyết trình về một nghiên cứu hay một sáng chế và nó là kết quả của một bài tập lớn hay một công trình nhỏ. Sau khi hoàn thành xong, người học đứng bên tác phẩm của mình để thuyết trình và trả lời những câu hỏi đặt ra từ những người

Page 23: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (Quý IV, 2013)

23

học khác trong lớp học. Với dạng hoạt động này, mỗi thành viên đều có poster riêng của mình để giới thiệu. Các SV thay phiên nhau trình bày với mỗi lần trình bày là 10-15 người đứng vòng quanh lớp học cùng với tác phẩm của mình. Các SV còn lại sẽ đóng vai trò là khán giả đi vòng quanh phòng để nghe thuyết trình, với 1 hoặc 2 khán giả tiếp cận 1 người thuyết trình (tùy theo số lượng SV trong lớp nhiều hay ít). 10 hoặc 15 người thuyết trình này sẽ trình bày cùng một lúc. Mỗi lần trình bày và hỏi đáp khoảng 1-2 phút với 1 khán giả. Lần lượt, người nghe sẽ chuyển sang người trình bày khác đứng bên cạnh và cứ thế cho đến khi giáp vòng. Sau đó, người nghe sẽ là người trình bày giới thiệu tác phẩm của mình và người đã trình bày sẽ là khán giả. Như vậy, lớp học sẽ rất sinh động khi sử dụng hoạt động này. Trong cùng một thời gian ngắn, tất cả các SV đều có cơ hội giao tiếp với nhau. Hơn nữa, việc SV trình bày cùng một chủ đề cho nhiều đối tượng với nhiều lần khác nhau sẽ giúp họ phát triển kỹ năng nói, khả năng tự sửa lỗi khi nói và sẽ tìm cách tốt nhất để truyền tải thông tin đến người nghe hiệu quả nhất.

6. Nghe câu chuyện và kể lại (Story listening and retelling): Với những câu chuyện ngắn dễ hiểu giảng viên cũng có thể giúp SV rèn luyện kỹ năng nghe và nói của mình. SV có thể nghe câu chuyện thông qua giảng viên hoặc băng đĩa và sau đó diễn đạt lại bằng ngôn ngữ riêng của mình.

7. Đóng vai trong một tình huống hay vở kịch (Role-play performance): Cũng giống như các phần trên, role-play tạo điều kiện cho học sinh hoạt động trong môi trường tiếng Anh tự nhiên và giúp các em có được sự tự tin và khả năng diễn đạt lưu loát khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng để đạt được hiệu quả thiết thực trong việc dạy và học tiếng Anh, giảng viên cần thực hiện những hoạt động này một cách thường xuyên với sự nỗ lực hợp tác từ giảng viên và SV trong thời gian dài. Bởi vì suy cho cùng, học một ngôn

ngữ là để có thể sử dụng được ngôn ngữ đó trong giao tiếp. Nếu người học vẫn chưa có kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ đó thì việc dạy và học chưa thành công. Để đạt được thành công cần phải có sự cố gắng và kiên trì từ cả người dạy và người học. Giảng viên dạy tiếng Anh là người cần phải nắm rõ quan điểm này để từ đó định hướng và tạo điều kiện giúp SV ngày càng nâng cao khả năng tiếng Anh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Brown, H. D. (2007). Teaching by principles: An interactive approach to language pedagogy. White Plains, NY: Pearson Education. [2] Dörnyei, Z., & Murphey, T. (2003). Group dynamics in the language classroom. Cambridge, UK: Cambridge University Press. [3] Đoàn Hồng Nam (2008). Vì sao SV ra trường không nói được tiếng Anh? Tuoitre online, http://tuoitre.vn/Giao-duc/291136/vi-sao-sinh-vien-ra-truong-khong-noi-duoc-tieng-anh.html, tháng 10, 2013. [4] Information Gap Activities. (n,d.). Best of Bilash: Improving Second Language Education,http://www.educ.ualberta.ca/staff/olenka.bilash/best%20of%20bilash/info%20gap%20activities.html, tháng 10, 2013. [5] Lantern fish: Jobs, Worksheets, and Flashcards for the ESL and TEFL Teacher, http://bogglesworldesl.com/information_gap.htm, tháng 10, năm 2013. [6] Thanh Hà (2008), Giảng dạy tiếng Anh trong các trường đại học: kém vì thiếu chuẩn, Tuổi trẻ online, http://lib.hcmussh.edu.vn/?wca=newmng&wci=v_dat&wce=dtl&itm=1228626424. [7] Tiếng Anh là điều lo sợ của SV, http://kenhtuyensinh.vn/tieng-anh-la-dieu-lo-so-cua-sinh-vien, tháng 10, 2013.

Page 24: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

24

Trao đổi về phương pháp

KẾ TOÁN THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

GVC. Nguyễn Hữu Cúc

Trung tâm Đào tạo & Bồi dƣỡng Căn cứ vào Luật số 57/2010/QH12 về Thuế Bảo vệ môi trường và Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Bảo vệ môi trường và Thông tư có hiệu từ ngày 01/01/2012. Hiện nay, trong các tài liệu về Kế toán, tôi chưa thấy có trình bày phương pháp kế toán của Luật thuế Bảo vệ môi trường. Do vậy tôi xin trao đổi về phương pháp kế toán Thuế Bảo vệ môi trường để cùng nhau nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy và học tập. Thuế Bảo vệ môi trường (BVMT) là một loại thuế gián thu, do vậy tiền thuế này sẽ được cấu thành trong giá bán của sản phẩm, hàng hóa. Theo Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa, sản phẩm chịu thuế BVMT. Điều 7, khoản 1 “Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trƣờng là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trƣờng nhƣng chƣa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trƣờng là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trƣờng nhƣng chƣa có thuế giá trị gia tăng”.

a. Đối với cơ sở sản xuất sản phẩm chịu thuế BVMT:

- Khi tiêu thụ sản phẩm, căn cứ phiếu xuất kho kế toán ghi Nợ TK 632 Giá thành sản xuất Có TK 155,154 Giá thành sản xuất - Căn cứ vào hóa đơn GTGT xuất bán, kế toán ghi Nợ TK 111,112,131 Giá thanh toán Có TK 511 Giá bán đã có thuế BVMT, thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT Có TK 33311 Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ - Căn cứ vào số lượng tiêu thụ trên hóa đơn và mức thuế suất tuyệt đối của thuế BVMT. Xác định thuế BVMT phải nộp Nợ TK 511 Có TK 33381 Các loại thuế khác (Thuế BVMT) Có TK 3332 Thuế TTĐB (nếu có) Thuế TTĐB được xác định bằng giá bán trên hóa đơn trừ (-) Thuế BVMT chia cho (1 + Thuế suất thuế TTĐB) nhân (X) Thuế suất thuế TTĐB của sản phẩn đó. Điều này sẽ dẫn đến cuối kỳ khi xác định doanh thu thuần, ngoài việc giảm trừ chiết khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế TTĐB, thuế XK còn

Page 25: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

25

phải giảm trừ thuế BVMT (Vì bản chất của Luật thuế BVMT tương tự như Luật thuế TTĐB, do đó phải giảm trừ vào Doanh thu bán hàng để xác định kết quả kinh doanh. Ví dụ: Cơ sở sản xuất túi nilon, trong tháng 8/2013 xuất bán cho Công ty Thương mại “Anh Thi” 1.000 kg túi nilon thành phẩm. Giá thành sản xuất 1kg túi nilon thành phẩm là 50.000 đồng, thuế BVMT theo quy định hiện hành 35.000 đồng/kg. Lãi định mức một kg túi nilon 15.000 đồng. Theo ví dụ trên thì giá bán chưa thuế GTGT của 1 kg túi nilon 50.000 + 15.000 + 35.000 = 100.000 đồng Cơ sở sản xuất túi nilon xuất hóa đơn GTGT như sau: Cộng tiền hàng (giá bán) 1.000 x 100.000 = 100.000.0000 đồng Thuế GTGT 10% 100.000.000 x 10% = 10.000.0000 đồng Tổng tiền thanh toán = 110.000.000 đồng - Căn cứ phiếu xuất kho, kế toán ghi

Nợ TK632 50.000.000 đồng (50.000 đồng x 1.000 kg) Có TK155 50.000.000 đồng - Căn cứ hóa đơn GTGT và chứng từ liên quan, kế toán ghi Nợ TK 111,112,131 110.000.000 đồng Có TK 511 100.000.000 đồng Có TK33311 10.000.000 đồng Đồng thời xác định thuế BVMT phải nộp 1.000 kg x 35.000 = 35.000.000 đồng Nợ TK 511 35.000.000 đồng Có TK33381 35.000.000 đồng Theo điều 7 khoản 4 của Thông tư 152/2011/TT-BTC qui định “Thuế bảo vệ môi trƣờng chỉ phải nộp một lần đối với hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu. Đối với các tổ chức, cá nhân mua hàng hoá đã đƣợc nộp thuế bảo vệ môi trƣờng về để sản xuất, kinh doanh thì thuế bảo vệ môi trƣờng của hàng mua đƣợc hạch toán vào giá vốn hàng hoá hoặc giá thành sản phẩm sản xuất.” Theo qui định này, thì người mua hàng căn cứ vào giá bán có cả thuế BVMT trên hóa đơn GTGT của bên bán để phản ánh vào giá nhập kho của nguyên vật liệu hoặc hàng hóa. Đối với nguyên vật liệu khi xuất kho để sản xuất sản phẩm thì lúc đó tiền thuế BVMT nằm trong giá trị vật liệu sẽ chuyển vào giá thành sản xuất sản phẩm. Nếu mua hàng hóa thì tiền thuế BVMT nằm trong giá trị hàng hóa nhập kho, khi hàng hóa tiêu thụ sẽ chuyển vào giá vốn hàng bán. Ví dụ: Theo ví dụ trên. Công ty “Anh Thi” căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho ghi Nợ TK 156 100.000.000 đồng Nợ 1331 10.000.000 đồng Có TK 112,331 110.000.000 đồng Nợ TK 632 100.000.000 đồng (trong số tiền này có tiền thuế BVMT) Có TK 156 100.000.000 đồng Công ty “Anh Thi” không phải nộp thuế BVMT, như vậy thuế BVMT chỉ nộp một lần tại cơ sở sản xuất túi nilon và số thuế BVMT được hạch toán vào giá vốn hàng bán, theo qui định của Điều 7 khoản 4 của Thông tư 152/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành một số điều của thuế BVMT.

b. Đối với cơ sở kinh doanh nhập khẩu

Điều 7 khoản 2 của Thông tư số 06/2012/TT-BTC qui định về giá tính thuế GTGT của hàng nhập khẩu như sau: “Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu, cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trƣờng (nếu có)”. Điều 5 khoản 1.1 của Thông tư 152/2011/TT-BTC qui định về hàng nhập khẩu chịu thuế BVMT như sau: “ Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lƣợng hàng hóa tính thuế là số lƣợng hàng hóa nhập khẩu.”

Page 26: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

26

Khi nhập khẩu hàng hóa chịu thuế BVMT. Căn cứ vào số lượng thực tế nhập khẩu trên tờ khai Hải quan và mức thuế suất tuyệt đối của thuế BVMT. Xác định thuế BVMT phải nộp bằng số lượng, trọng lượng thực tế nhập khẩu nhân (X) mức thuế suất tuyệt đối. Nợ TK 152,156 Có TK 33381 – Các loại thuế khác (Thuế BVMT) Nếu nhập khẩu nguyên vật liệu chịu thuế BVMT thì phản ánh vào giá trị vật liệu nhập kho, khi xuất kho vật liệu sản xuất sản phẩm, thì tiền thuế BVMT nộp ở khâu nhập khẩu sẽ chuyển vào giá thành sản xuất. Nếu nhập khẩu hàng hóa chịu thuế BVMT thì phản ánh vào giá trị hàng hóa nhập kho, khi xuất bán thì hạch toán vào giá vốn hàng bán. Và giá bán chưa thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải bao gồm cả thuế BVMT. Ví dụ: Công ty Bảo vệ thực vật nhập khẩu trực tiếp 1.000 kg thuốc diệt cỏ loại hạn chế sử dụng. Trị giá nhập khẩu 200 USD/kg-CIF. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%. Thuế BVMT theo mức 2.000 đồng/kg. Thuế suất thuế GTGT 10%. Tỷ giá tính thuế nhập khẩu 20.000 VND/USD. Trị giá nhập khẩu 1.000 x 200 x 20.000 = 4.000.000.000 đồng Thuế nhập khẩu phải nộp 4.000.000.000 đồng x 20% = 800.000.000 đồng Thuế BVMT phải nộp 1.000 x 2.000 đồng = 2.000.000 đồng Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi Nợ TK 156 4.802.000.000 đồng Có TK 331, 112 4.000.000.000 đồng Có TK 3333 800.000.000 đồng Có TK 33381 2.000.000 đồng Thuế GTGT phải nộp ở khâu nhập khẩu được xác định (4.000.000.000 + 800.000.000 + 2.000.000) x 10% = 480.200.000 đồng Nợ TK 133 480.200.000 đồng Có TK 33312 480.200.000 đồng Giả sử Công ty xuất bán lô hàng trên theo hóa đơn GTGT, giá bán chưa thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5.000.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%. Tiền bán chưa thu. Căn cứ vào hóa đơn GTGT Cộng tiền hàng (giá bán) = 5.000.000.000đ = (4.802.000.000 + lãi 198.000.000) Thuế GTGT 10% = 500.000.000 đồng Tổng tiền thanh toán = 5.500.000.000 đồng Căn cứ phiếu xuất kho, kế toán ghi Nợ TK 632 4.802.000.000 đồng Có TK 156 4.802.000.000 đồng Căn cứ hóa đơn GTGT và chứng từ có liên quan, kế toán ghi Nợ TK 111,112,131 5.500.000.000 đồng Có TK 511 5.000.000.000 đồng Có TK 33311 500.000.000 đồng Giả sử hạch toán riêng thuế GTGT của lô hàng này thì thuế GTGT còn phải nộp tiếp 500.000.000 - 480.200.000 = 19.800.000 Như vậy thuế BVMT đã hạch toán vào giá vốn hàng bán và chỉ nộp một lần ở khâu nhập khẩu. Trên đây, là những hiểu biết riêng của cá nhân, mong muốn được trao đổi để không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn về kế toán. Mong nhận được ý kiến trao đổi của các giảng viên trong nhà trường. Xin chân thành cám ơn. Riêng đối với mặt hàng xăng dầu do tính chất mặt hàng kinh doanh có điều kiện có thể Bộ Tài chính có hướng dẫn riêng trong nội bộ ngành xăng dầu.

Page 27: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

27

BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG - KÊNH PHÂN PHỐI

TIỀM NĂNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

ThS. Đặng Thị Tƣờng Vy Phòng Khoa học và Đối ngoại

rong thời gian vừa qua, nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm đã ký nhiều hợp đồng hợp tác trong việc triển khai bán sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng. Tuy nhiên, theo các

chuyên gia trong ngành, sự hợp tác theo mô hình này hiện chưa thực sự phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp bảo hiểm, vì cơ sở pháp lý cho kênh bán hàng này chưa thực sự hoàn thiện. Trên thực tế, việc hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam mới dừng ở mức độ sơ đẳng. Thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa phát triển kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng một cách chính quy, chuyên nghiệp, ngân hàng chỉ dừng ở mức tạo điều kiện về không gian và địa điểm để doanh nghiệp bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm…. Doanh thu bán bảo hiểm qua ngân hàng của toàn khối chỉ khoảng 5%, số còn lại chủ yếu do kênh bán hàng truyền thống. Thực tế, khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ tại các ngân hàng ở Việt Nam bởi sản phẩm đó nằm trong gói dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp (phần lớn các trường hợp mua bảo hiểm là điều kiện để giải ngân các khoản vay tại ngân hàng). Tại Việt Nam, dịch vụ này còn khá mới mẻ nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

1. Bảo hiểm qua ngân hàng là gì?: Bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việc bán sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng cho cùng một cơ sở khách hàng.

2. Lợi ích của bảo hiểm qua ngân hàng: Dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng mang lại lợi ích cho cả 3 bên: Công ty bảo hiểm, ngân hàng và khách hàng.

2.1. Đối với công ty bảo hiểm - Bancassurance tạo ra nguồn khách hàng mới, cơ hội cho các sản phẩm

mới và tiết kiệm chi phí nhờ quy mô lớn. Công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu rất lớn về khách hàng của ngân hàng, qua đó giảm chi phí phân phối sản phẩm. Có thể thấy, những khách hàng của ngân hàng là những khách hàng tiềm năng lớn đối với công ty bảo hiểm vì họ thường có thu nhập trung bình khá trở lên và ít nhiều có thói quen sử dụng dịch vụ tài chính.

- Đa dạng hoá kênh phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh nhất là trong giai đoạn thị trường bão hoà, đồng thời giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian.

- Bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng tham gia bảo hiểm, qua đó giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc giao dịch bằng tiền mặt, giải quyết tốt bài toán thu phí, thanh toán quyền lợi bảo hiểm bằng tiền mặt. Đối với các nước mà người dân có thói quen sử dụng tiền mặt cao như Việt Nam điều này vô cùng có ý nghĩa. Thực tế cho thấy, các công ty bảo hiểm, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chịu rủi ro lớn trong việc quản lý tiền mặt trong quá trình thu phí, giải quyết quyền lợi bảo hiểm (mất cắp, tiền giả, nhầm lẫn, biển thủ…) và phải giải quyết bài toán rất lớn về tổ chức lực lượng thu phí bảo hiểm. Rõ ràng, Bancassurance giúp giảm bớt sự lệ thuộc của công ty bảo hiểm vào hệ thống đại lý, môi giới.

T

Page 28: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

28

- Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường thông qua việc sử dụng uy tín và thương hiệu của ngân hàng vì trên thực tế, hệ thống ngân hàng thường có uy tín rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội.

2.2. Đối với ngân hàng - Có thêm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, qua đó tăng cường khả năng

cạnh tranh của mình, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng doanh thu hoạt động ngân hàng từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng mua bảo hiểm.

- Tăng thu nhập không phải từ lãi thông qua việc thu phí các dịch vụ ngân hàng (phí chuyển khoản, ATM, thẻ tín dụng…), cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm … ngân hàng có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hệ thống phân phối hiện thời… nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định. Nghiên cứu cho thấy, biên lợi nhuận từ hoạt động bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sức khoẻ của ngân hàng tương đương với biên lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm đầu tư.

- Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm, do vậy giúp giảm chi phí cố định một cách tương đối cho ngân hàng. Đồng thời, các nhân viên ngân hàng cũng có thêm động lực và thu nhập. Ngoài ra, “văn hoá bán hàng” thu nhận được trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ tác động tích cực trở lại đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

- Tăng cường thương hiệu và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Đồng thời, tạo thêm năng lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian do khả năng sinh lợi của ngân hàng và bảo hiểm thường biến động không theo cùng một chu kì. Thêm vào đó, Bancassurance giúp giảm vốn theo rủi ro của ngân hàng.

- Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay.

- Giúp tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ phí bảo hiểm. Có thể thấy trong các thoả thuận hợp tác của các công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với các NH đều bao hàm thoả thuận đầu tư tiền hoặc phí bảo hiểm thu được vào ngân hàng

2.3. Đối với khách hàng - Mua sản phẩm bảo hiểm với giá thấp (do tiêu dùng nhiều sản phẩm và người

cung cấp sản phẩm tiết kiệm được chi phí phân phối). - Có thêm kênh để mua sản phẩm. - Mua nhiều sản phẩm tại cùng một nơi. - Tăng thụ hưởng tiện ích của các sản phẩm: nộp phí, nhận bồi thường đơn

giản, nhanh chóng; sử dụng kết hợp với nhiều dịch vụ khác của ngân hàng,… - An toàn hơn khi mua bảo hiểm (các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp qua

kênh ngân hàng đã được ngân hàng xem xét, đánh giá, lựa chọn), khách hàng được “bảo hiểm hai lần”.

- Tăng khả năng hiểu biết về công ty bảo hiểm và ngân hàng. Giảm rủi ro do thông tin bất cân xứng.

3. Các hình thức bảo hiểm qua ngân hàng: Bancassurance có thể được hình thành theo những cách sau:

- Ngân hàng ký thoả thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo hiểm, đóng vai trò người đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm.

- Ngân hàng và công ty bảo hiểm nắm giữ cổ phần của nhau. - Liên doanh: Ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng thành lập một công ty bảo

hiểm mới để cùng kinh doanh. - Ngân hàng mua (toàn bộ hoặc một phần) công ty bảo hiểm hoặc ngược lại.

Page 29: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

29

- Ngân hàng thành lập một công ty bảo hiểm mới. Như vậy, xét về mức độ kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm, Bancassurance

có thể được phân chia thành các hình thức cơ bản sau: Thoả thuận phân phối, Đồng minh chiến lược, Liên doanh và Tập đoàn dịch vụ tài chính. Dưới đây là đặc điểm của mỗi hình thức, được trình bày theo mức độ kết hợp tăng dần.

Thoả thuận phân phối

Đồng minh chiến lƣợc

Liên doanh Tập đoàn dịch vụ

tài chính

MỨC ĐỘ KẾT HỢP - Ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bán riêng rẽ hoặc bán cùng các sản phẩm ngân hàng) để nhận hoa hồng. - Không hoặc ít chia sẻ cơ sở dữ liệu. khách hàng. - Để thực hiện được chỉ cần đầu tư ít.

- Mức độ kết hợp cao hơn trong việc cung cấp sản phẩm và quản lý kênh phân phối. - Có thể có sự chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng. - Đòi hỏi phải đầu tư về công nghệ thông tin và nhân sự bán hàng.

- Cùng sở hữu về sản phẩm và khách hàng. - Chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng. - Đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ và dài hạn từ hai phía.

- Các hoạt động và hệ thống kết hợp hoàn toàn. - Có khả năng cao trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có và việc cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng, dịch vụ tài chính “một cửa”. - Tạo khả năng cho việc kết hợp đầy đủ của các sản phẩm.

Việc lựa chọn mô hình bảo hiểm – ngân hàng phù hợp phụ thuộc vào môi trường văn hóa và môi trường luật pháp của từng nước. Không có mô hình nào là phù hợp cho tất cả các nước. Nói chung, mô hình càng có sự hợp nhất cao thì càng tạo điều kiện để hợp lý hóa chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động, nhưng sự phức tạp trong tổ chức cũng tăng lên. Việc sử dụng mô hình mới cũng có thể làm cho các nhà bảo hiểm và ngân hàng tìm kiếm các giải pháp chi phí hiệu quả thông qua việc sử dụng nguồn bên ngoài và liên kết với các cơ sở của bên thứ ba. Cuối cùng, mỗi nhà bảo hiểm – ngân hàng sẽ phải xem xét các điều kiện thị trường (như các luật định, các yếu tố văn hóa, cơ sở hạ tầng…) để xác định mô hình hoạt động tốt nhất. Việc lựa chọn mô hình nào sẽ ảnh hưởng tới các sản phẩm được bán.

4. Chiến lƣợc và phƣơng thức phân phối đối với sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng Hình thức hợp tác có thể không phải là yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành

công của Bancassurance và không có cách thực hiện Bancassurance duy nhất đem lại hiệu quả. Tuy nhiên trước khi thiết lập kênh Bancassurance, các công ty bảo hiểm vẫn cần xác định chiến lược doanh nghiệp và phương thức phân phối phù hợp với sản phẩm của mình và như vậy để thành công trong việc cung cấp dịch vụ này thì có một số giải pháp như sau:

- Lựa chọn sản phẩm phù hợp: Trước hết, để hoạt động Bancassurance thành công cần phải có chiến lược sản phẩm phù hợp. Mô hình kinh doanh hợp lý nhất là bắt đầu bằng các sản phẩm đơn giản. Việc áp dụng sách lược này sẽ giúp cập nhật thông tin khách hàng, phân đoạn cơ sở dữ liệu khách hàng để thực hiện marketing hiệu quả hơn và thu được lợi nhuận với việc đầu tư ít và rủi ro thấp. Sau đó, có thể mở rộng mô hình này với các sản phẩm khác. Sản phẩm phải được lựa chọn một cách thật kỹ càng và phải có sự đồng thuận của cả hai bên: Ngân hàng và Công ty Bảo hiểm. Ở giai đoạn bắt đầu của bancassurance, sản phẩm bảo hiểm nên có đặc điểm gần với hoạt động chính của ngân hàng, sau đó có thể đa dạng. Điều này làm cho khách hàng và lực lượng bán hàng dễ dàng hiểu được sản phẩm. Việc bán sản phẩm với ít quyền lợi giúp đưa ra mức phí thấp và có thể

Page 30: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

30

áp dụng quy trình đánh giá rủi ro, quy trình marketing đơn giản và chuyên biệt. Điều này phù hợp với bước đầu triển khai vì ngân hàng chưa có nhiều kinh nghiệm và điều kiện để thực hiện việc đánh giá rủi ro ở mức độ cao. Đồng thời, phải luôn luôn “lắng nghe” nhu cầu của khách hàng.

- Xác định mô hình hợp tác phù hợp và có mục tiêu rõ ràng: Tuỳ theo điều kiện nguồn lực của hai bên và trình độ phát triển của thị trường mà hai bên có thể xác định cho mình mô hình hợp tác phù hợp trong các mô hình: thỏa thuận phân phối, đồng minh chiến lược, liên doanh, tập đoàn dịch vụ tài chính. Hiện nay, ở Việt Nam, mô hình được ứng dụng phổ biến nhất là thỏa thuận phân phối.

- Lựa chọn đối tác phù hợp: Việc lựa chọn đối tác cũng đóng vai trò tiên quyết đối với sự thành công của Bancassurance. Trước hết, việc lựa chọn đối tác có uy tín, thương hiệu tốt giúp các bên có thể phát huy và bổ sung cho uy tín, thương hiệu của mình. Tuy nhiên theo quan hệ biện chứng, việc thực hiện Bancassurance không tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của các bên tham gia. Tiếp đến, cần chọn đối tác có nguồn lực (con người, cơ sở dữ liệu, không gian…) tốt để có thể triển khai bán bảo hiểm. Như vậy, hai bên cần hiểu rõ về khả năng và điểm mạnh của nhau. Khi tìm kiếm đối tác, các bên hợp tác – ngân hàng và công ty bảo hiểm - cũng cần phải xác định rõ sẽ có yêu cầu thay đổi trong văn hoá kinh doanh của các bên.

- Đầu tư các nguồn lực phù hợp, bao gồm: cơ sở vật chất (không gian, máy tính…), tài chính và con người để có thể thực hiện tốt Bancassurance.

- Phải có sự cam kết mạnh mẽ từ hai phía, đặc biệt sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo cao cấp của hai bên. Đồng thời, nhân viên ngân hàng cần có tinh thần thái độ phục vụ - “văn hoá bán hàng”, “văn hoá dịch vụ” nhằm đáp ứng được yêu cầu của việc bán bảo hiểm. Điểm khác biệt giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm là khách hàng của ngân hàng thường tìm đến ngân hàng để yêu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong khi các công ty bảo hiểm phải đi tìm khách hàng để bán sản phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm bảo hiểm thường phức tạp hơn rất nhiều so với sản phẩm ngân hàng và trong kinh doanh bảo hiểm , dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng.

- Cần xử lý tốt các mối quan hệ và mâu thuẫn trong hợp tác: Ngân hàng cần sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi, đặc biệt trong thay đổi văn hoá kinh doanh. Khi tiến hành Bancassurance, các bên cần phải vượt qua sự mâu thuẫn về các mục tiêu, khách hàng. Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng có thể dẫn đến sự mâu thuẫn về cơ sở khách hàng vì sản phẩm bảo hiểm có thể thay thế các sản phẩm ngân hàng ở mức độ nhất định và ngược lại.

5. Kết luận Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự xuất

hiện của nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam cũng như công ty bảo hiểm nước ngoài hứa hẹn một thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động, các công ty bảo hiểm và các ngân hàng nên sát cánh cùng nhau, cố gắng phát huy mọi tiềm lực để đứng vững và phát triển trong điều kiện mới. Tận dụng những lợi thế sẵn có và khắc phục những tồn tại là chìa khoá thành công cho hoạt động liên kết bảo hiểm – ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Nguyễn Hữu Hiểu (2011), Tìm hiểu Bancassurance dưới góc độ ngân hàng, Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank. [2] Phan Hồ Trung Phong (2006), “Phát triển kênh phân phối “Bán bảo hiểm qua ngân hàng”- xu thế tất yếu trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ giai đoạn hội nhập quốc tế”, Thời báo Kinh tế ngày 15/10/2006, Hà Nội. [3] Trung tâm đào tạo Bảo Việt (2009), Marketing trong bảo hiểm Nhân thọ, Nxb Thống kê, Hà Nội. [4] PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền (2009), Giáo trình Marketing ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Nxb Thống kê.

Page 31: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

31

PHƢƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO

ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘ

Tiêu Thị Kim Chi Lớp: 05KS4.3

gày nay, với quá trình hội nhập và phát triển không ngừng của cả thế giới thì sự gia nhập mạnh mẽ của các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ trung vào nền kinh tế đang ngày một lớn hơn, điển hình là các doanh nghiệp

cung cấp dịch vụ

. Như các đơn vị kinh doanh thương mại, sản xuất thì hoạt động kinh doanh nhà hàng cũng phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho như nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ…Để hạch toán hàng tồn kho thì kế toán cần sử dụng một trong hai phương pháp cho đơn vị của mình đó là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Mỗi phương pháp đều có ưu và

nhược điểm riêng, tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mỗi đơn vị mà có cách lựa chọn phương pháp khác nhau. Vậy hoạt động kinh doanh nhà hàng lựa chọn phương pháp nào để phù hợp với đặc điểm kinh doanh, để làm rõ tác giả nghiên cứu đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng, sự khác biệt của hai phương pháp; từ đó tác giả đưa ra cách lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho ứng dụng phù hợp trong hoạt động kinh doanh nhà hàng.

:

- .

-

.

- . Nguyên liệu, vật liệu dùng chế biến trong nhà hàng thường đa chủng loại, giá trị của mỗi đơn vị nguyên liệu, vật liệu thường là không lớn.

-

.

-

.

N

Page 32: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

32

2. Những nét khác biệt giữa các phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho

- Khái niệm phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và phƣơng pháp kiểm kê định kỳ

+ Phương pháp kê khai thườ

. Theo phương pháp này, cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho đối chiếu với số liệu tồn trên sổ sách kế toán để xác định số lượng vật tư thừa, thiếu và truy tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý.

+ Phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp chỉ theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình nhập kho hàng hóa, vật tư… trong kỳ. Đối với hàng hóa, vật tư xuất trong kỳ được xác định trên cơ sở số liệu thực tế của hàng hóa, vật tư kiểm kê tồn cuối kỳ.

Giá trị hàng hóa, vật tư xuất trong

kỳ =

Giá trị hàng hóa, vật tư tồn

đầu kỳ +

Giá trị hàng hóa, vật tư

mua trong kỳ -

Giá trị hàng hóa, vật tư thực tế

kiểm kê cuối kỳ

- Những nét khác biệt giữa phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và phƣơng pháp kiểm kê định kỳ trong hoạt động kinh doanh nhà hàng

Hoạt động kinh doanh nhà hàng chủ yếu là cung cấp thức ăn chế biến và đồ uống sẵn cho khách hàng. Để kết thúc một quá trình chu chuyển tiền tệ đối với hoạt động cung cấp thức ăn chế biến cho khách trải qua giai đoạn mua, chế biến và cuối cùng là tiêu thụ; đối với hoạt động cung cấp thức uống sẵn cho khách hàng như bia, rượu, nước ngọt,…chỉ trải qua hai giai đoạn đó là mua và tiêu thụ. Tuy nhiên, đối với hoạt động cung cấp thức ăn chế biến và thức uống sẵn thường xảy ra đồng thời nên tác giả biểu diễn trên cùng một quy trình như sau:

Cung cấp thức uống sẵn

MUA HÀNG CHẾ BIẾN TIÊU THỤ

Cung cấp thức ăn chế biến

Với quy trình trên, ở giai đoạn mua hàng, chế biến hay tiêu thụ đều liên quan đến hàng tồn kho cần hạch toán. Hạch toán hàng tồn kho trong hoạt động nhà hàng có thể sử dụng đến phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Để giảm bớt sự nhầm lẫn trong công tác hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ, sau đây tác giả chỉ ra một số nét khác biệt của hai phương pháp như sau:

ệ ản sử dụ.

Chỉ tiêu Phƣơng pháp KKTX Phƣơng pháp KKĐK

Tài khoản sử dụng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh nhà hàng

- Theo dõi hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ; nhập, xuất trong kỳ:

Nhóm tài khoản hàng tồn kho: 151, 152, 153, 154, 1561, 1562

- Theo dõi hàng tồn kho thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ:

Nhóm tài khoản hàng tồn kho: 151, 152, 153, 1561, 1562 chỉ dùng vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.

- Theo dõi mua hàng, nhập hàng và xuất hàng: TK611 “mua hàng”.

TK611 “mua hàng” có hai tài khoản cấp 2: TK6111 “ mua nguyên liệu, vật liệu”,

Page 33: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

33

- Tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành cho hoạt động chế biến TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

TK6112 “ mua hàng hóa”.

- Tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành cho hoạt động chế biến TK631 “giá thành sản xuất”

Thời điểm ghi chép hàng tồn kho

Theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình nhập – xuất – tồn kho. Nghĩa là giá trị hàng nhập, xuất, tồn được xác định được ngay thời điểm nhập, xuất hàng.

Theo dõi thường xuyên về tình hình nhập kho hàng. Còn đối với tình hình xuất và tồn được xác định vào thời điểm cuối kỳ.

Từ sự khác nhau trên, làm ảnh hưởng đến việc hạch toán hàng tồn kho giữa hai phương pháp như sau:

Nội dung PP KKTX PP KKĐK

I.

Không hạch toán, chỉ chuyển từ số dư cuối kỳ trước sang đầu kỳ này ở các tài khoản thuộc nhóm hàng tồn kho.

Kết chuyển số dư cuối kỳ trước được phản ánh trên nhóm tài khoản hàng tồn kho sang TK611

611 151,152, 153, 1561, 1562

kho

152, 153, 153, 1561, 1562

) 111, 112, 331,…

611 1331 (nếu có)

111, 112, 331,

621

152 Chưa hạch toán

627, 142, 242

153 Chưa hạch toán

Tại thời điểm cung cấp thức ăn chế biến và thức uống sẵn cho khách hàng đã hoàn thành

Ghi nhận bút toán giá vốn và doanh thu - Nợ TK632 Có TK154, 1561 - Nợ TK liên quan Có TK511 Có TK3331

- Chưa ghi nhận giá vốn - Ghi nhận bút toán doanh thu Nợ TK liên quan Có TK511 Có TK3331

Xác định và hạch toán giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Đã xác định sau mỗi lần nhập, xuất hàng trên sổ sách

, kế toán ghi: Nợ TK151, 152, 153, 1561, 1562 Có TK611

Xác định và hạch toán giá trị hàng xuất kho sử dụng, bán

Xác định và hạch toán hàng ngày khi nghiệp vụ phát sinh

Hạch toán một lần vào thời điểm cuối kỳ sau khi đã kiểm kê hàng tồn cuối kỳ. - Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng Nợ TK621, 627, 142, 242 Có TK611

Page 34: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

34

- Đối với hàng hóa xuất bán, ghi nhận giá vốn Nợ TK632 Có TK611

Tập hợp và kết chuyển chi phí tính giá thành thức ăn chế biến

Nợ TK154 Có TK621 Có TK622 Có TK627

Nợ TK631 Có TK621 Có TK622 Có TK627

Ghi nhận giá vốn Ghi nhận ngay khi nghiệp vụ phát sinh

Nợ TK632 Có TK631

Kết chuyển giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Không kết chuyển, chỉ rút số dư trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho: 151, 152, 153, 1561, 1562

Kết chuyển giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên TK611 sang tài khoản phản ánh hàng tồn kho: 151, 152, 153, 1561, 1562

ứng dụng trong hoạt động kinh doanh nhà hàng

Thông qua đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng sử dụng nhiều loại nguyên liệu, vật liệu khác nhau, giá trị mỗi đơn vị nguyên liệu, vật liệu thường nhỏ, hoạt động nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu và cung cấp thức ăn cho khách xảy ra thường xuyên và số lượt cung cấp hàng ngày lớn, đặc biệt là các nhà hàng chuyên cung cấp các món ăn hàng ngày cho khách vãng lai. Nếu đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc quản lý hàng tồn kho sẽ chặt chẽ và bớt bị thất thoát hàng hóa, nguyên vật liệu. Tuy nhiên với đặc điểm của nhà hàng như trên, ứng dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên rất tốn nhiều thời gian, chi phí ở đơn vị. Do đó để giảm nhẹ công việc hạch toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và ghi nhận giá vốn, theo tác giả nên ứng dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Tuy nhiên để việc ứng dụng phương pháp kiểm kê định kỳ được thuận lợi hơn trong hạch toán, tác giả xin đề xuất một số nội dung sau:

- TK611 “mua hàng” chỉ có hai tài khoản cấp 2 đó là TK6111 “mua nguyên liệu, vật liệu” và TK6112 “mua hàng hóa”. Hai tài khoản này theo dõi cả về tình hình mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa đang đi đường, nhập kho và xuất kho sử dụng, gửi đi bán, bán. Như vậy làm cho việc theo dõi nguyên vật liệu, hàng hóa… mua đang đi đường, nhập kho, xuất bán, sử dụng và gửi bán giữa các đơn vị chi tiết khác nhau, làm cho các cơ quan ban ngành quản lý theo dõi, kiểm soát và thống kê gặp khó khăn. Do đó Bộ Tài chính nên mở thêm tài khoản chi tiết để theo dõi cho từng đối tượng tương tự như tài khoản phản ánh hàng tồn kho.

- Bộ Tài chính nên bổ sung thêm TK6113 “mua công cụ dụng cụ” để theo dõi riêng, tách toán với TK 6111 “mua nguyên liệu, vật liệu”. Điều này làm hoàn thiện hơn chế độ theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC - việc quản lý, theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn sẽ dễ dàng và cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. [2] Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Ban hành chế độ Kế toán doanh nghiệp. [3] TS. Lê Thị Thanh Hải (chủ biên, 2009), Giáo trình Kế toán doanh nghiệp dịch vụ, Nxb Giáo dục.

Page 35: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

35

SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM

ThS. Đinh Phạm Thảo Bộ môn Cơ bản

in giới thiệu với các quý thầy cô giáo phần mềm soạn bài giảng điện tử LectureMaker. Đây là một trong các phần mềm nằm trong danh mục các sản phảm phần mềm được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích sử

dụng để tạo các bài giảng điện tử. Điểm khác biệt so với Powerpoint của LectureMaker là phầm mềm chuyên dụng trong việc soạn các bài giảng chứ không như PowerPoint là phần mềm tạo các bản trình diễn nói chung.

1. Giới thiệu các tính năng của phần mềm - Tạo định dạng chung cho bài giảng. - Hỗ trợ nhiều công cụ soạn thảo: textbox, table, công thức toán học, đồ thị,

biểu đồ. - Hỗ trợ chèn nhiều loại ứng dụng Multimedia vào bài giảng. - Khả năng điều khiển Video bài giảng bằng các bookmark, ghi lại bài giảng

đang diễn ra, đồng bộ âm thanh, hình ảnh với bài giảng. - Các tính năng khác

+ Cung cấp sẵn đa dạng các mẫu layout, nhiều dạng nội dung e-learning có thể kết hợp với nhau như video với text, sound với text,...

+ Tạo khả năng tương tác với người học bằng câu hỏi và trả lời, bằng các hộp thông điệp,..

+ Kết quả có thể kết xuất ra nhiều định dạng file: .exe, web, html, gói Scorm,...

2. Tính hiệu quả của phần mềm LectureMaker trong dạy học - Đối với sinh viên

+ Nâng cao tốc độ tri giác thông tin mà không làm giảm tốc độ lĩnh hội những thông tin đó. Phát triển trí nhớ và tư duy tốt cho sinh viên

+ Cho phép diễn đạt một cách tường minh, sâu sắc và sinh động các khái niệm hoặc những hiện tượng phức tạp.

+ Phát huy tối đa tính tích cực của sinh viên, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, phát triển năng lực tư duy, bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hành động.

+ Tạo ra môi trường học tập sinh động mà trong đó người học đóng vai trò chủ thể, người học hoạt động thực sự với các phương tiện dạy học hiện đại.

- Đối với giảng viên + Việc cải tiến, chỉnh sửa giáo án theo định hướng đổi mới phương pháp dạy

học hết sức thuận lợi. + Thực hiện được nhiều phương pháp dạy học cho nhiều đối tượng sinh

viên trong lớp thông qua các phần mềm dạy học.

X

LECTUREMAKER

Page 36: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

36

+ Giảng viên cũng đóng vai trò là người học thường xuyên nhằm hoàn thiện mình, thích ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ.

3. Quy trình ứng dụng phần mềm LectureMaker để thiết kế một số bài giảng - Chuẩn bị nội dung cần soạn thảo - Giai đoạn trên máy vi tính:

+ Soạn nội dung trên các slide + Soạn thảo các hiệu ứng theo kịch bản đã dự kiến + Trình diễn thử, chỉnh sửa và đưa vào sử dụng.

4. Các yêu cầu sƣ phạm khi thiết kế và sử dụng bài giảng có sử dụng phần mềm LectureMaker

- Yêu cầu về nội dung + Đảm bảo tính khoa học + Đảm bảo tính thống nhất + Đảm bảo tính chính xác

- Yêu cầu kĩ thuật + Về font chữ: chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Times New

Roman, Tahoma…), hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI–times...) vì dễ mất nét khi trình chiếu.

+ Về size chữ: giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kĩ thuật video, khi trình chiếu trên màn hình ti vi (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu (Projector) chiếu lên màn hình cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên.

+ Về trình bày nội dung trên nền hình: giảng viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỉ lệ thích hợp ( thường là 1/5), để đảm bảo tính mĩ thuật, sự sắc nét và không bị mất chi tiết khi chiếu lên màn.

+ Các hiệu ứng: không nên dùng quá nhiều hiệu ứng gây mất tập trung của sinh viên vào trọng tâm bài học.

+ Trình chiếu giáo án điện tử: khi giảng viên trình chiếu LectureMaker , để sinh viên có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trong trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng một lúc ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, sinh viên sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.

5. Một số lƣu ý để sử dụng phần mềm hiệu quả

- Xác định chính xác mục đích, nội dung bài giảng phù hợp với kiến thức bài học, phù hợp với phương pháp dạy của giảng viên và trình độ nhận thức của sinh viên.

- Xây dựng các hình ảnh minh họa, các thí nghiệm ảo dễ nhìn, bắt mắt, sinh động để thiết kế cấu trúc bài giảng sao cho phù hợp

- Kết hợp với các câu hỏi, các bài kiểm tra dưới nhiều hình thức để định hướng cho sinh viên tự kiểm tra, đánh giá, tổng kết và rút ra kết luận cho bản thân.

- Kết hợp nhiều phương tiện dạy học, các phần mềm dạy học khác. - Định hướng cho sinh viên khả năng tư duy, phát hiện và xử lí thông tin.

6. Địa chỉ file nguồn

Cài đặt phần mềm từ đĩa CD, hoặc download và cài đặt từ địa chỉ website http://www.mediafire.com/download/nn3o4ck185k97iy/LectureMaker2EnglishSetup.rar

Hoặchttp://ebook.edu.net.vn/resources/iportal/ebook/uploads/library/LectureMaker2EnglishSetup.exe (tham khảo thêm tại địa chỉ http://www.daulsoft.com/en ).

Page 37: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

37

7. Hƣớng dẫn cài đặt

- Tải file về giải nén

- Chạy file LectureMaker2EnglishSetup_3.exe để cài đặt

- Mở thư mục Patch, copy file LM Patcher.exe vào đúng vị trí cài đặt phần mềm (mặc

định là: "C:\Program Files\DaulSoft\LectureMAKER2\)

- Chạy file LM Patcher.exe, nhấn nút Do it - Exit

8. Hƣớng dẫn sử dụng

8.1. Giao diện chính

Vùng 1: Chứa menu và các nút lệnh Vùng 2: Chứa danh sách các slide trong bài giảng Vùng 3: Vùng thao tác các slide đang được chọn Vùng 4: Danh sách các đối tượng có trong slide đang được chọn 8.2. Các bước cơ bản để tạo 1 bài giảng điện tử - Bƣớc 1: Tạo một tệp mới Chọn biểu tượng hình bút, sau đó chọn New (Ctrl+N) - Bƣớc 2: chọn mẫu cho frame Chọn Design/Template, chọn mẫu thích hợp - Bƣớc 3: nhập dữ liệu cho frame

Chèn Video Chèn các

đối tượng thích hợp

Chèn Text

Chỉnh sửa

Menu

Page 38: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

38

- Bƣớc 4: Sau khi nhập dữ liệu cho frame, chúng ta tiến hành chạy thử Chọn View/Run Current Frame Tiếp tục tạo các frame khác theo cách tương tự - Bƣớc 5: Xuất ra định dạng mong muốn

Chọn biểu tượng hình bút, chọn Save As, chọn định dạng để xuất. Để hiểu rõ chi tiết cách sử dụng các chức năng của phần mềm LectureMaker,

giảng viên có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn trên Internet theo 1 vài địa chỉ như sau:

- http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/5623378 -http://www.hnue.edu.vn/Portals/0/TeachingSubject/haind/0d9cc69b-a6b2-

4267-a720-705bd62090a3Huong-dan-su-dung-LECTUREMAKER.swf - http://ttgdtxmdrak.edu.vn/TaiLieu/634866007968450191.pdf

9. Kết luận

LectureMaker có giao diện được thiết kế trực quan, dễ dùng, gần giống với các phần mềm thuộc bộ Microsoft Office 2007, nên phù hợp với cả những giảng viên không giỏi Tin học. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích một phần cho người đọc để bước đầu làm quen với công cụ soạn bài giảng hữu ích này.

Page 39: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

39

Ứng dụng của

ĐẠO HÀM TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ

ThS. Hồ Thị Lệ Sƣơng Bộ môn Cơ bản

I. Khái niệm và ý nghĩa của đạo hàm 1. Khái niệm đạo hàm

Cho hàm số y=f(x) xác định trên (a,b), ( , )ox a b . Lấy x khá bé (gọi là số gia

của đối số) sao cho ( , )o xx a b và đặt ( ) ( )o oy f x x f x gọi là số gia của

hàm số.

Nếu tồn tại hữu hạn giới hạn0

limx

y

x thì hàm f được gọi là có đạo hàm tại ox và

giới hạn đó gọi là đạo hàm của f tại ox kí hiệu '( )of x . Hàm có đạo hàm còn gọi là

hàm khả vi.

2. Một số hàm số trong phân tích kinh tế

Hàm sản xuất: Q=f(L), Q là lượng sản phẩm, L là lượng lao động.

Hàm doanh thu: R=R(Q)

Hàm chi phí: C=C(Q)

Hàm lợi nhuận: ( )Q . Ta có ( ) ( ) ( )Q R Q C Q

Hàm cung: ( )s S pQ , p là giá. Hàm cung tăng theo p, do đó có hàm ngược

là 1( )sP S Q

Hàm cầu: ( )d D pQ .

3. Ý nghĩa của đạo hàm Giả sử 2 biến x và y có mối quan hệ hàm y=f(x) (chẳng hạn x là giá của một loại

hàng và y là số lượng hàng đó bán ra). Trong thực tế người quan tâm tới xu hướng

biến thiên của biến y tại ox khi x thay đổi một lượng nhỏ x .

Lượng thay đổi của y khi x thay đổi một lượng x là ) ( )( o ox f xy f x

Trong đó ox x x

Tốc độ thay đổi trung bình của y theo x trong khoảng từ ox đến ox x lày

x

Tốc độ thay đổi (tức thời) của y theo x tại ox là

Page 40: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

40

0 0

( ) ( )lim lim '( )o o

ox x

f x x f xyf x

x x

Khi x khá bé thì '( )of xy

x hay '( ).oy f x x

Vậy x thay đổi một lượng x thì y thay đổi một lượng xấp xỉ bằng '( ).oy x x

(chẳng hạn giá thay đổi một lượng x thì số hàng bán ra thay đổi một lượng là

'( ).oy x x ).

II. Ứng dụng đạo hàm trong phân tích kinh tế 1. Giá trị cận biên

Trong kinh tế, đại lượng đo tốc độ thay đổi của biến phụ thuộc khi biến độc lập x thay đổi một lượng nhỏ gọi là giá trị cận biên của y đối với x, kí hiệu là My(x).

Từ định nghĩa của đạo hàm, ta có ( ) '( )y

My x y xx

Ta thường chọn xấp xỉ ( )My x y

Tức là My(x) gần bằng lượng thay đổi y của y khi x tăng lên 1 đơn vị ( 1x ).

1.1. Giá trị cận biên của chi phí Cho hàm chi phí C=C(Q). Khi đó ta gọi MC(Q) là giá trị cận biên của chi phí. Giá trị này có thể coi là lượng thay đổi của chi phí khi Q tăng lên 1 đơn vị. Ví dụ: Cho chi phí trung bình để sản xuất một đơn vị sản phẩm là

2 70,0001 0,1 32C Q Q

Q

Tìm giá trị cận biên của chi phí đối với Q. Áp dụng với Q=10 Giải: Hàm tổng chi phí sản xuất Q đơn vị sản phẩm là

3 2. 0,0001 0,1 32 7C Q C Q Q Q

Từ đó, giá trị cận biên của chi phí là 2( ) '( ) 0,0003 0,2 32MC Q C Q Q Q

Khi Q=10 thì (10) 34,003MC

Nhận xét: Như vậy, nếu Q tăng lên 1 đơn vị từ 10 đến 11 sản phẩm thì chi phí tăng lên khoảng 34,003 đơn vị.

1.2. Giá trị cận biên của doanh thu

Cho hàm doanh thu R=P.Q trong đó P là giá, Q là sản lượng. Khi đó ta gọi MR(Q) là giá trị cận biên của doanh thu.

Nếu Q do thị trường quyết định, giá do doanh nghiệp quyết định, thì MR(Q) hay giá trị cận biên của doanh thu là đại lượng đo sự thay đổi của doanh thu khi sản lượng tăng thêm một đơn vị.

Nếu Q do doanh nghiệp quyết định, giá do thị trường quyết định thì MR(Q) hay giá trị cận biên của doanh thu là đại lượng đo sự thay đổi của doanh thu khi giá tăng 1 đơn vị.

Ví dụ: Một sản phẩm trên thị trường có hàm cầu là: Q= 1000 - 14P, Q là sản lượng, P là giá bán.

Tìm doanh thu cận biên khi P = 40 và P = 30 Giải: Ta có doanh thu (1000 14 ).R PQ P P

Do đó R( ) 1000 28M Q P

Khi P=40 thì Q=440 R(440) 1000 28.40 120M

Nhận xét: Như vậy khi doanh nghiệp tăng giá từ 40 lên 41 (tăng 1 đơn vị tiền tệ), thì doanh thu sẽ giảm 120 đơn vị tiền tệ.

Khi Q=30 thì Q=580 R(580) 1000 28.30 160M

Page 41: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

41

Nhận xét: Như vậy khi doanh nghiệp tăng giá từ 30 lên 31 (tăng 1 đơn vị tiền tệ), thì doanh thu sẽ tăng 160 đơn vị tiền tệ. Ta tính MR(Q) ở một số mức khác nhau:

P 30 32 34 35 35.5 36 38 40

MR(Q) 120 104 48 20 6 -8 -64 -120

2. Xu hƣớng tiêu dùng và tiết kiệm cận biên

Hàm tiêu dùng C = C(I), trong đó I là tổng thu nhập quốc dân. Xu hướng tiêu dùng cận biên MC(I) là tốc độ thay đổi của tiêu dùng theo thu

nhập ( ) '( )MC I C I

Ta gọi S = I – C là hàm tiết kiệm. Khi đó xu hướng tiết kiệm cận biên là S( ) '( ) 1 '( ) 1 ( )M I S I C I MC I

Ví dụ 4: Một quốc gia có hàm tiêu dùng 35(2 3)

10

IC

I

Xác định xu hướng tiêu dùng cận biên và xu hướng tiết kiệm cận biên khi I = 100.

Giải: 3

2

5[( 10)3 (2 3)]( )

( 10)

I I IMC I

I=

3

2

5[ 30 3]

( 10)

I I

I

Từ đó 1297

MC 100 5. 0,53612100

MS 100 1 – MC 100 0,464

Nhận xét: Như vậy, với tổng thu nhập quốc dân là 100 đơn vị tiền tệ thì tốc độ thay đổi tiêu dùng sẽ tăng lên 0,536 lần và xu hướng tiết kiệm sẽ tăng 0,464 lần.

3. Lựa chọn tối ƣu trong kinh tế

Nhiều bài toán kinh tế được đưa về bài toán tìm cực trị của một hàm y = f(x) nào đó. Ta gọi P là đơn giá, hàm sản lượng Q = Q(P); hàm doanh thu R = P.Q; hàm chi phí C=C(Q); hàm lợi nhuận = R – C. Trong kinh tế ta thường phải giải các bài toán sau:

- Tìm P để sản lượng Q đạt tối đa (cực đại); - Tìm P hoặc Q để doanh thu R đạt tối đa; - Tìm Q để chi phí C đạt tối thiểu (cực tiểu).

Ví dụ: Một nhà máy sản xuất ra 1 loại sản phẩm và có hàm cầu Q = 300 – P, hàm chi phí là C = Q3 – 19Q2 + 333Q +10. Tìm sản lượng sản xuất để lợi nhuận là lớn nhất. Giải: Q = 300 – P hay P = 300 – Q. Từ đó doanh thu là R = (300 – Q)Q và hàm lợi nhuận là

Q(300 – Q) – (Q3 – 19Q2 + 333Q +10) = - Q3 +18 Q2 -33Q - 10

Ta có 23Q 36Q – 33'( )Q

'( ) 0 1 hoaëc 11Q Q Q

2 6Q 36' ( )Q

2' (1) 30 0 , 2' (11) 30 0

Từ đó đạt cực đại khi Q = 11, ax (11) 474m .

Nhận xét: Như vậy với sản lượng là 11 thì nhà máy sẽ có lợi nhuận là lớn nhất.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đình Trí (2007), Toán cao cấp, Tập 1, Nxb Giáo dục; [2] http://docs.4share.vn/docs/907/Ung_dung_dao_ham_trong_toan_kinh_te.

Page 42: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

42

GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHỨC NĂNG SOẠN THẢO

VĂN BẢN MỞ RỘNG

Nguyễn Thị Hiền Bộ môn Cơ bản

oạn thảo văn bản trên máy vi tính là việc làm thường xuyên của cán bộ, nhân viên văn phòng nói chung, của giảng viên nhà trường nói riêng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình xử lý một số

chức năng định dạng trong Microsoft Word như Section, TrackChanges và Comment. Nhằm giúp bạn đọc có thêm những chỉ dẫn để vận dụng vào việc soạn thảo văn bản, viết luận văn, giáo trình, bài giảng ..., xin giới thiệu với bạn đọc một số chức năng soạn thảo văn bản mở rộng như sau:

1. Section Section có thể được hiểu là phần, chương hay mục lớn của một văn bản trong

Microsoft Word, giúp người sử dụng: Thiết lập được nhiều hệ thống lề (Margin) cho văn bản; hướng giấy khi in ấn; nhiều hệ thống header, footer khác nhau; nhiều hệ thống thứ tự số trang, … trong cùng một tập tin văn bản.

Để thực hiện những định dạng khác nhau nói trên thì chúng ta phải phân chia văn bản thành nhiều phần (Section) khác nhau.

Cách thực hiện: Bước 1: Đặt con trỏ văn bản tại vị trí muốn tạo Section Bước 2: Kích chọn Page Layout / Page Setup / Breaks / Next Page Lưu ý: Chúng ta không thể thấy được các Section trong chế độ view Print Layout mặc định, do vậy hãy chuyển sang Draft bằng cách nhấn View / Draft. Tại đây, chúng ta sẽ thấy các đường kẻ chấm cũng như các kiểu định dạng của Section Break hiện tại.

Để xóa Section Break, nhấn vào đường kẻ chấm đó và nhấn phím Delete. - Thiết lập nhiều hệ thống lề (Margin) và hƣớng giấy in (Orientation) trong

cùng một tập tin Bước 1: Đặt con trỏ vào Section muốn thiết lập lề, chọn Page Layout / Page setup / Margin. Bước 2: Thiết lập lề cho trang in bình thường theo ý muốn Bước 3: Tại mục Apply to ta chọn This section để chế độ lề vừa thiết lập chỉ áp dụng cho Section chứa con trỏ - Thiết lập nhiều hệ thống tiêu đề trên và tiêu đề dƣới (header and footer) cho các Section. Tại Section sau, ta muốn có tiêu đề trên và tiêu đề dưới khác với Section trước ta làm như sau: Bước 1: Đặt con trỏ tại Section sau, chọn tab Insert / Header (Footer) Bước 2: Nhấn vào nút Link to previous nhằm loại bỏ tuỳ chọn các header và footer của tất cả các Section đều giống nhau. Bước 3: Soạn nội dung cho tiêu đề

S

Page 43: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

43

Lúc này các header và footer mà ta gõ vào, sẽ khác với các header và footer của Section trước đó. Bằng cách này, chúng ta có thể tạo các header và footer khác nhau cho riêng từng section.

* Thiết lập nhiều hệ thống số trang trên cùng một văn bản Bước 1: Đặt con trỏ tại Section muốn tạo hệ thống số trang riêng Bước 2: Thực hiện đánh số trang (Insert / Page Number)

Như vậy văn bản có bao nhiêu section sẽ có bấy nhiêu hệ thống số trang riêng biệt tùy theo người sử dụng. * Cách làm chi tiết bạn đọc tham khảo tại: http://www.quantrimang.com.vn http://www.microsoft.com/vietnam/ http://www.vn-zoom.com

2. Chia cột và đánh số trang Bình thường chúng ta hay đánh số trang theo kiểu 1 số / trang. Tuy nhiên, nếu

chúng ta chia văn bản thành nhiều cột sau đó đánh số trang thì chúng ta có thể đánh nhiều hơn 1 số / 1 trang văn bản. - Cách thực hiện: Bước 1: Chia văn bản thành 2 cột (Page Layout / Column) Bước 2: Thiết lập 2 tab tại vị trí muốn đánh số trang Bước 3: Thiết lập công thức cho số trang lẻ là {=2*{page}-1} và số trang chẵn là {=2*{page}} * Cách làm chi tiết bạn đọc tham khảo tại: http://goccay.vn http://vietbao.vn/

3. TrackChanges và Comment Track Changes cho phép bạn lưu lại những thay đổi trên văn bản, mọi sự thay

đổi trong văn bản: xóa đi, thêm vào hay sửa chữa đều được lưu lại. TrackChanges kết hợp với Comment sẽ giúp bạn lưu lại tất cả những thay đổi trên văn bản khi sửa chữa và tạo ra những chú thích nhắc nhở bạn những điểm cần lưu ý. * Cách thực hiện: Bước 1: Trên tab Review, mục Tracking, nhấp chọn TrackChanges Bước 2: Thực hiện những thao tác chỉnh sửa văn bản như bình thường, Track Changes sẽ lưu lại những thay đổi đó.

Bước 3: Tạo các ghi chú hoặc giải thích bằng cách thêm Comment

Page 44: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

44

* Cách làm chi tiết bạn đọc tham khảo tại: http://www.pcworld.com.vn http://www.quantrimang.com.vn

4. Mark as Final

Mark as Final là chức năng khóa văn bản để không còn có thể biên tập được nữa. Ví dụ khi bạn soạn thảo một tài liệu về các điều khoản quy định, một hợp đồng giao dịch với đối tác, một dự án cùng phối hợp với các đồng nghiệp khác và quyết định đây là bản cuối cùng, một văn bản có giá trị áp dụng cho nhiều người mà bạn muốn nó tới tay người nhận một cách chính xác như nội dung gốc,… Bạn có thể dùng chức năng Mark as Final với các văn bản nêu trên để đánh dấu nó là văn bản cuối cùng và khóa nó lại để không còn chỉnh sửa thêm được nữa. * Cách thực hiện: Bước 1: Kích chọn biểu tượng Office ở góc trên bên trái cửa sổ làm việc. Chọn Prepare / Mark as Final Bước 2: Xuất hiện hộp thoại, kích chọn OK

Bước 3: Thực hiện lưu tài liệu, sau đó kích chọn Ok tại hộp thoại

Sau khi văn bản đã được đánh dấu bằng Mark as Final, bạn đọc chỉ có thể đọc

nó, không còn chỉnh sửa gì được nữa. Với những chỉ dẫn nói trên, hy vọng có thể giúp bạn đọc vận dụng vào công

việc của mình một cách hiệu quả. Các chỉ dẫn chi tiết, cụ thể hơn, bạn đọc có thể tra cứu thêm trên mạng trong một số đường dẫn đã nêu ở trên.

Page 45: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

45

ỨNG DỤNG PHÉP NHÂN MA TRẬN

TRONG VIỆC MÃ HÓA MẬT THƢ

ThS. Huỳnh Văn Tuấn Bộ môn Cơ bản

âu nay, khi nói đến toán cao cấp các bạn sinh viên thường nghĩ ngay đến những gì khô khan và khó tiếp thu. Trong nội dung bài viết này, tác giả chia sẻ với các bạn một ứng dụng khá thú vị của phép nhân ma trận và

bài toán giải mật thư trong các trò chơi lớn của Đoàn thanh niên. Trước tiên, xin nhắc lại kiến thức cơ bản về phép nhân ma trận và đồng dư.

1. Phép nhân 2 ma trận

Cho 2 ma trận pmij

aA , npij

bB , (Số cột của ma trận A bằng số hàng

của ma trận B). Tích của hai ma trận A, B được kí hiệu là A.B, là ma trận C được định nghĩa

như sau:

nxmijcC gồm m hàng, n cột, trong đó:

p

k

kjikpjipjijiij babababac1

2211 ....

Ví dụ:

20

14

12

14

20

14

1.20.13.42.3

1.10.43.32.2

1.40.33.22.1

0.23.12.41.3

0.13.42.31.2

0.43.32.21.1

1

0

3

2

0

3

2

1

.

2143

1432

4321

2. Đồng dƣ

Cho *; ,m N a b Z . Nếu a và b khi chia cho m có cùng số dư, ta nói a và

b đồng dư theo modun m . Kí hiệu: moda b m được gọi là đồng dư thức; Ví dụ:

12 41 mod29

Trên cơ sở kiến thức cơ bản trên, ta đi vào ứng dụng khá thú vị. Cho

ij 3 3A a ma trận vuông cấp 3 với các phần tử thuộc 29

Z và det 0A (trong 29Z ).

Chọn bất kỳ một từ hay một câu văn cần “mã hóa”, chia các chữ cái của từ cần mã hóa thành nhóm có 3 chữ cái.

Nếu nhóm cuối cùng chỉ có 1 chữ cái thì ta thêm 2 dấu cộng (+) và trừ (–) vào cho đủ nhóm. Nếu nhóm cuối cùng có 2 chữ cái thì ta thêm dấu sao (*) vào cho đủ nhóm. Sau đó, tiến hành thay thế các ký tự này bởi các con số từ 0 28 tương ứng

như sau:

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

A B C D E F G H I J K L M N

*

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

O P Q R S T U V W X Y Z

L

Page 46: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

46

Mỗi nhóm ký tự được chuyển thành nhóm 3 số 1 2 3

x x x trong 29

Z và coi đó là

ma trận cấp 1 3 . Đem ma trận đó nhân với ij 3 3

A a ta được:

1 2 3 1 3 1 2 3x x x A y y y

Sau đó, chuyển các nhóm 1 2 3

y y y thành những ký tự theo quy tắc trên và

sắp sếp chúng theo đúng trình tự nhóm ban đầu. Vậy là ta đã mã hóa từ đã cho với

ma trận ij 3 3

A a .

Ví dụ mã hóa từ “COMMERCE” bởi ma trận

1 2 0

1 3 1

1 1 1

A

Ta có: det 6 mod29 6 0A

Chia từ trên thành 3 nhóm theo thứ tự, ta có: (COM) (MER) (CE*). Tiến hành mã hóa:

1 2 0

2 14 12 2 14 12 1 3 1 28 34 26

1 1 1

28mod 29 34mod 29 26mod 29 28 5 26 * F

COM

1 2 0

12 4 17 12 4 17 1 3 1 33 29 21

1 1 1

33mod 29 29mod 29 21mod 29 4 0 21 E A V

MER

1 2 0

* 2 4 28 2 4 28 1 3 1 34 20 32

1 1 1

34mod 29 20mod 29 32mod 29 5 20 3 F U D

CE

Vậy “COMMERCE” được mã hóa thành “*F+EAVFUD” Quá trình giải mã được được thực hiện tương tự quá trình mã hóa nhưng thay

ma trận A bởi ma trận nghịch đảo 1A .

Trong quá trình mã hóa và giải mã, quan trọng nhất vẫn là ma trận A. Để tìm

ma trận A bằng cách “mò mẫm” trong 29Z ta có: 299 cách. Đó chỉ là các giá trị dương

trong 29Z . Do đó, việc “mò mẫm” là không có khả năng và việc mã hóa sẽ rất an

toàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://violet.vn/chauhoanglam2012/present/same/entry_id/7634554; [2] Bộ môn Cơ bản (2011), Trường Cao đẳng Thương mại, Bài giảng Toán cao cấp; [3] Nguyễn Đình Trí (chủ biên, 2007), Toán học cao cấp tập 1, 2, 3, Nxb Giáo dục.

Page 47: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

47

GIẢI PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH

GIỮA SINH VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN TRONG HỌC TẬP

KỸ NĂNG MỀM TẠI

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI

Trần Thị Thanh Nhàn Lớp: 05KT5.1

Đặt vấn đề

Theo nhiều nguồn thông tin khác nhau, hiện nay, rất nhiều sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp ra trường luôn mong rằng với tấm bằng loại khá, giỏi sẽ rất nhanh chóng tìm được một việc phù hợp với mình, mức lương ổn định.

Tuy nhiên, hiện thực và nhu cầu xã hội khác xa so với tưởng tượng cũng như mong muốn của các bạn SV mới ra trường, cùng một tấm bằng tốt nghiệp như nhau nhưng khi doanh nghiệp tuyển dụng, lại có SV đậu SV rớt, chắc chắn không phải nằm ở yếu tố hên xui mà còn là vì rất nhiều lí do khác. Các nhà tuyển dụng hiện nay đều đã đổi quan điểm và tư duy so với khi xưa, họ cần người làm việc cho họ có khả năng chứ không cần những tấm bằng được chứng nhận là loại khá, giỏi để rồi lại phải tốn thêm công đào tạo những điều cơ bản không có trong sách vở.

“Bà Dương Thị Quỳnh Trang giám đốc nhân sự tập đoàn Big C Việt Nam cho hay ứng viên bị đánh rớt khi tham gia thi tuyển vào Big C là do đào tạo, lộ trình nghề nghiệp không phù hợp với vị trí tuyển dụng, ứng viên thiếu các tiêu chí mà vị trí tuyển dụng yêu cầu như về

chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tư duy, kỹ năng xử lý, tính cách và thái độ làm việc. Để cân nhắc tuyển dụng, họ sẽ phỏng vấn kỹ lưỡng bằng các tính huống để kiểm tra khả năng thích ứng, kỹ năng xử lý tình huống, kiến thức ứng viên có tiềm năng nhưng bằng cấp không tốt chúng tôi vẫn tuyển, đi kèm đó sẽ tổ chức đào tạo chuyên sâu về nghề và về pháp lý để ứng viên có cơ hội thăng tiến, đảm trách những vị trí quan trọng’’ [1]

Kiến thức ở trường học chỉ đáp ứng một phần nhỏ so với yêu cầu thực tế, kiến thức sách vở và thực tế luôn có một khoảng cách. Chính vì vậy, việc học kỹ năng mềm cần và rất cần thiết cho hành trang bước vào đời của mỗi bạn SV chúng ta. Nhưng làm thế nào để việc học và dạy học được tốt đó mới là điều quan trọng.

Quá trình học kỹ năng mềm tại Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại

Qua quá trình học tập kỹ năng mềm tại Trường Cao đẳng Thương mại, tôi nhận thấy rằng: những hạt giống kiến thức mà thầy cô truyền lại là vô cùng quý giá và bổ ích, nó tạo điều kiện và là nền tảng cho sinh viên sẵn sàng bước vào đời.

Tuy nhiên, ngọn lửa mà các thầy, các cô khơi dậy trong sinh viên vẫn chưa thực sự bùng cháy. Bên cạnh đó, sự dè dặt trong quá trình học của sinh viên vẫn còn, phong cách học thụ động vẫn chưa rời bỏ được trong hầu hết các bạn. Chính vì vậy, các bạn chưa bộc lộ hết khả năng của mình vào các hoạt động,

Page 48: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)

48

quá trình động não, tư duy, và đặc biệt là chưa nhìn thấy được bản thân của chính các bạn.

Theo các kết quả nghiên cứu xã hội học của các nhà khoa học dẫn đến kết luận thống nhất là “trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người thì kỹ năng sống chiếm đến 85% còn kiến thức chuyên môn hay kỹ năng cứng chỉ chiếm 15%’’. Kết quả này sẽ trả lời cho sự thắc mắc của các bạn sinh viên khi học kỹ năng mềm “học như thế này liệu có ứng dụng vào thực tế được không’’.

Giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa sinh viên và giảng viên (GV) trong học tập kỹ năng mềm tại Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại

Ở các trường đại học, cao đẳng thì SV, những người đã ở độ tuổi trưởng thành, họ luôn cần ở người dạy sự chia sẻ về chuyên môn, về các vấn đề trong cuộc sống. Chúng ta thường thấy rằng hình ảnh một người GV chuẩn mực là một người GV ở mọi nơi, mọi lúc trong mọi trường hợp phải luôn nghiêm nghị, mực thước, GV là một người rất uy trước học sinh, SV nhưng chúng ta đâu biết rằng chính hình ảnh đó của người GV này sẽ làm SV nhận định rằng giữa người học và người dạy có một khoảng cách rất lớn.

Học kỹ năng mềm là học về cách tự tin, bản lĩnh trước cuộc sống, học cách định hướng cho tương lai… và nó cũng chính là chìa khóa của sự thành công. Nhưng nếu nó luôn bị ràng buộc trong một môi trường học truyền thống “thầy đọc, trò chép, thầy nói, trò nghe’’ thì điều này không chỉ hạn hẹp về kiến thức, không giúp hình thành kỹ năng mà còn làm mất đi tư duy độc lập và sáng tạo của người học.

Theo Tiến sĩ, Thạc sĩ Dương Tấn Diệp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP. Hồ Chí Minh cho hay ‘’với mô hình đào tạo theo kiểu truyền thống trước đây, những người thành công, những nhà lãnh đạo, doanh nhân việt chủ yếu xuất phát từ vốn có của bản thân và từ sự tự học, tích lũy trong quá trình tiếp cận thực

tế nhiều hơn là từ kết quả đào tạo trong trường học’’.

Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta lại quên đi cách học truyền thống. Nếu ta chỉ dùng vỗ tay với một bàn tay thì không có tiếng, nếu vỗ bằng cả hai tay thì chắc chắn sẽ có tiếng. Vì vậy, trong học tập kỹ năng mềm ta cũng phải khôn khéo phối hợp thật đều đặn giữa hai phương pháp học truyền thống và học hiện đại nhưng học theo phương pháp hiện đại vẫn giữ ưu thế hơn.

Từ kiến thức, hiểu biết và học tập các khóa học bên ngoài, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và thông qua đây tôi muốn chia sẻ phương pháp học kỹ năng mềm để có hiệu quả tốt hơn và đồng thời tạo điều kiện để SV và GV có thể hòa đồng và gần gũi nhau hơn.

1. Cách thức tổ chức lớp học

Lớp học sẽ được tổ chức theo vòng tròn khép kín với sự hòa quyện giữa GV và SV. Không gian trống bên trong như là dòng sông và không có sự giới hạn hay cản trở nào chỉ bằng sự kiên trì và quyết tâm chúng ta có thể vượt qua được. Ở đây vị trí giữa GV và SV tương đương nhau. Không ai có thể khẳng định được rằng trong lĩnh vực nào đó SV lại không thể giỏi hơn GV. Chính vì vậy, SV và SV như những người anh em với nhau và người GV chính là người anh cả trong lớp học.

2. Hình thức học tập và rèn luyện

Trong quá trình học tập, thầy và trò cùng thảo luận về một vấn đề, sau đó trao đổi, đưa sáng kiến, chia sẻ với cả lớp, ai cũng có thể tham gia và chia sẻ ý kiến của mình tạo sự tự tin và dám nói ra những suy nghĩ của mình. Đối với mỗi SV khi học kỹ năng mềm, SV đều mong muốn được trải nghiệm thực tế, tuy nhiên các bạn SV luôn tỏ ra sợ hãi khi nói ra những suy nghĩ của mình và hình thành nên một thói quen, bạn dám nghĩ nhưng không dám bày tỏ, chia sẻ và hành động. Ở đây, tất cả các ý kiến của SV đều được tôn trọng, không có sự khích bác, bôi nhọ hoặc vặn vẹo, những thông tin đưa ra càng nhanh càng tốt, càng mới càng hay…, nếu có được

Page 49: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

49

những câu trả lời hấp dẫn và hết sức ấn tượng thì sẽ được động viên khích lệ, từ đó giúp SV biết được mình đang học gì và hiểu vấn đề đến đâu, cần học thêm gì, học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV.

Bên cạnh đó, GV cần phải tạo cơ hội học tập thông qua các hoạt động kích thích SV khám phá, áp dụng, phân tích, đánh giá các ý tưởng hơn là thông tin một chiều. SV sẽ có cơ hội thắc mắc và nêu lên vấn đề và họ sẽ cảm thấy luôn ý thức được quá trình học của họ hình thành thói quen và nâng cao cách xây dựng động cơ học tập. Đồng thời tạo cho SV sự ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng lên.

Tuy nhiên cũng cần phải phát huy tối đa vai trò của SV bằng cách tạo các thử thách, những câu hỏi khuyến khích và thử nghiệm, sửa lỗi và tạo các ngữ cảnh để học viên tập trung động não và trọng tâm vào bài học, giúp truyền đạt được kỹ năng, kiến thức cho SV, phát triển tầm nhìn và cách tiếp cận mới, từ đó SV hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn, thúc đẩy động cơ học tập và áp dụng vào thực tế sau mỗi bài học như câu nói “nghe sẽ quên, nhìn sẽ nhớ, trải nghiệm sẽ thấu hiểu’’.

Cuối cùng, sau mỗi buổi học, tạo điều kiện thuận lợi để SV được tham gia

đánh giá lẫn nhau và rút kinh nghiệm. Tự đánh giá đúng, điều chỉnh hoạt động kịp thời và đánh giá trong suốt quá trình học, một khi biết tự đánh giá bản thân thì sẽ sớm nhận ra điểm yếu để thay đổi mình và những lỗi lầm nhận ra hôm nay sẽ là bài học đắt giá.

Kết luận

Kỹ năng mềm là một khái niệm được nhiều người đề cập đến, vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của một người được đánh giá rất cao. Học kỹ năng mềm đòi hỏi tính chủ động của SV rất nhiều trong việc tự rèn luyện bản thân vì nó đóng vai trò rất quan trọng sau khi SV ra trường, chính thức công tác tại các công ty, các doanh nghiệp.

Các bạn SV đang ngồi trên ghế nhà trường hãy tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Hãy bắt đầu ước mơ của mình từ những bậc thấp nhất, thành công chỉ đến với những ai có đủ kiên nhẫn và tài trí để chinh phục nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bang-gioi-van-that-nghiep-doanh-nghiep-dang-can-gi-774101.htm

Page 50: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

50

VỀ BÀI BÁO KHOA HỌC GỬI ĐĂNG

BẢN TIN KHOA HỌC

Ban Biên tập

Nhằm từng bước chuẩn hoá và nâng cao chất lượng Bản

tin Khoa học, Ban Biên tập quy định về bài báo khoa học như dưới đây. Đề nghị tác giả gửi bài phải đáp ứng được các quy định này; Ban Biên tập có thể không đăng tải những bài viết không phù hợp. 1. Quy định gửi bài đăng

1.1. Phần nội dung bài viết: Bản thảo bài báo gửi đăng phải là bài viết nguyên tác của chính tác giả/nhóm tác giả (sau đây gọi là tác giả) gửi đăng và chưa từng được công bố trước đó. Tác giả phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp về bản quyền của bài viết. Tác giả không được gửi đăng bản thảo bài viết trên tạp chí khác cho đến khi có quyết định xét duyệt cuối cùng là “Không chấp nhận bài viết” của Ban biên tập. Tác giả phải chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo và tính chính xác của các trích dẫn trong bài viết. Tác giả phải đảm bảo việc sử dụng các dữ liệu đã được sự đồng ý của các cá nhân hay tổ chức sở hữu các dữ liệu này. Đối với các công trình nghiên cứu chưa được công bố mà được sử dụng trong bài viết, tác giả phải cung cấp cho Ban biên tập văn bản xác nhận đồng ý của cá nhân hay tổ chức là tác giả thực hiện nghiên cứu đó. Phần nội dung chính của bài viết không chứa đựng bất kỳ thông tin nào về tác giả.

1.2. Trình bày văn bản: Các bài viết gửi đăng phải được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Bài viết phải được soạn thảo bằng phần mềm MsWord, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 hoặc Arial, cỡ chữ 12; khoảng cách dòng single. Bài viết có độ dài tối đa 4 trang khổ A4 (bao gồm cả bảng biểu, hình vẽ, chú thích, tài liệu tham khảo và phụ lục). Hình và Bảng nếu trích dẫn phải ghi tên nguồn.

1.3. Bản quyền: Tác giả đồng ý trao bản quyền khai thác nội dung bài viết, bao gồm cả phần tóm tắt cho Bản tin. Đây là điều kiện cho việc đăng tải bài viết. Các tác giả phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tác quyền nội dung đối với các bài viết đăng trên Bản tin. Trong trường hợp xảy ra các tranh chấp về quyền tác giả đối với bài viết, Bản tin bảo lưu quyền không đăng tải, đình chỉ việc phát hành đối với các bài viết không phải do chính tác giả viết hay bài viết là tập hợp một phần hoặc toàn bộ bài viết của tác giả khác. Việc sử dụng các bài viết và tài liệu của tác giả khác phải được chỉ dẫn một cách rõ ràng.

1.4. Gửi bài: Tác giả gửi bản cứng cho Phòng Khoa học và Đối ngoại đồng thời gửi bài bằng bản mềm (soft copy) qua Email của Phòng Khoa học và Đối ngoại: [email protected]; kèm theo các thông tin liên hệ như địa chỉ, số điện thoại.

QUY

ĐỊNH

Page 51: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

Bản tin khoa học - Số 24/Quý IV/2013

51

2. Quy chuẩn các thành phần nội dung bài báo khoa học

2.1. Tựa bài (Title): Tựa bài phải nói lên được nội dung chính của bài viết, nêu bật vấn đề muốn giải quyết và nên có yếu tố mới (từ 10-15 từ - words). Sau tựa bài là tên tác giả, ghi chú chức danh khoa học và học vị, tổ chức tác giả công tác.

2.2. Tóm lược (Summary or Abstract): Mục đích của phần tóm lược (Tóm tắt) là giúp độc giả nhận biết bài viết có phù hợp với chủ đề mà họ đang quan tâm hay không. Phần này được thể hiện thành một đoạn văn duy nhất (Paragraph) tóm tắt công trình nghiên cứu của bài báo, ngắn gọn (từ 100 đến 200 từ). Nội dung nên thể hiện đầy đủ các mặt: (1) Tầm quan trọng và mục đích của nghiên cứu; (2) Phương pháp nghiên cứu sử dụng; và (3) Những kết quả chính của nghiên cứu.

2.3. Từ khóa (Keywords): Từ khóa trong bài báo khoa học là những từ mà bài báo đó cho là quan trọng đối với nội dung nghiên cứu của mình và đặc trưng cho chủ đề của bài báo đó. Bài báo sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của các tạp chí, cơ quan nghiên cứu, các trang Web, do đó mục đích chính của mục này là nhằm giúp cho người đọc và những nhà nghiên cứu dễ dàng dùng các từ khóa này để truy cập vào các cơ sở dữ liệu để tìm kiếm. Nên chọn những từ khóa thể hiện được: (1) Sử dụng những cụm từ khóa gồm hai tới bốn từ; (2) Tránh những từ khóa quá nhiều người sử dụng; (3) Thể hiện sự riêng biệt nhưng đừng quá xa lạ; và (4) Nên lựa chọn những từ khóa được coi là quan trọng đối với tác giả.

2.4. Giới thiệu (Introduction): Việc quan trọng trong phần giới thiệu là phải thuyết phục người đọc quan tâm đến bài báo và kết quả của nghiên cứu. Hơn nữa, phần giới thiệu này còn giúp cho Ban biên tập thẩm định tầm quan trọng của nó. Phần giới thiệu cần thể hiện được: (1) Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu; (2) Xác định vấn đề nghiên cứu, đặc biệt làm rõ cái mới của nghiên cứu; và (3) Nội dung chính mà bài báo sẽ tập trung giải quyết.

2.5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu: Phần cơ sở lý thuyết nêu các nội dung lý luận làm nền tảng cho nghiên cứu, qua đó đề xuất khung lý thuyết cụ thể liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Phần phương pháp nghiên cứu chỉ rõ tiến trình nghiên cứu và các phương pháp, công cụ sử dụng trong nghiên cứu như dữ liệu và cách thức thu thập và xử lý dữ liệu; mô hình và cách thức tổ chức phân tích để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra; và cách thức mà đề tài kết nối những phát hiện của nghiên cứu và các đề xuất, hàm ý chính sách (nếu có).

2.6. Kết quả và thảo luận - Kết quả nghiên cứu (Results): Phần kết quả nghiên cứu trình bày tóm tắt

những kết quả nghiên cứu rút ra từ việc phân tích dữ liệu và các suy luận logic. Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị, hình vẽ v.v… Những số liệu và bảng biểu tự chúng đã trình bày đầy đủ thông tin mà không cần phải giải thích thêm bằng lời. - Thảo luận kết quả nghiên cứu (Discussion): Phần thảo luận cho biết các nhận định của tác giả về sự khác biệt của kết quả nghiên cứu của đề tài so với các nghiên cứu cùng lĩnh vực nhằm cho thấy các đóng góp của nghiên cứu vào tri thức khoa học ở các mặt lý luận và/hoặc thực tiễn cũng như những hạn chế của nghiên cứu. Tác giả có thể đề xuất những nghiên cứu trong tương lai để làm sáng tỏ những vấn đề còn hạn chế trong kết quả nghiên cứu của mình.

2.7. Kết luận kèm theo gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp (Conclusion and Policy implication): Phần này đưa ra các kết luận ngắn gọn rút ra trực tiếp từ kết

Page 52: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG T VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/KH_hoc/Bản tin KH/KH24/File tong hop KH24.pdf · chóng những luồng tư

52

quả của nghiên cứu. Đồng thời, phần này tác giả cũng có thể nêu các gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp dựa trên chính kết quả nghiên cứu này.

2.8. Tài liệu trích dẫn Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: trích dẫn trong bài và danh

sách tài liệu tham khảo (reference list). Danh sách tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, mỗi trích dẫn trong bài viết phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo.

2.8.1. Trích dẫn trong bài (in-text reference) Có hai hình thức cách trích dẫn trong đoạn văn: - Trích dẫn nguyên văn (quotation): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà

tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích.

Ví dụ: + Theo ABC (2013, tr. 11), “Câu trích dẫn…” + “Câu trích dẫn” (ABC 2013, tr. 11-12) + Trong một công trình nghiên cứu của BCD, ông cho rằng: “Câu trích dẫn”

[3, tr.124]. Trong trường hợp này ở mục Tài liệu tham khảo có mục thứ 3 ghi tài liệu của ABC có nội dung trích dẫn này tại trang 124. - Trích dẫn diễn giải (paraphrasing): diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu

chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang.

Ví dụ: Theo ý kiến của ABC (2013), nội dung trích dẫn diễn giải. Hoặc tương tự như trích dẫn nguyên văn nêu trên nhưng không để nội dung trích dẫn trong ngoặc kép.

2.8.2. Trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo (References) Có 3 nhóm tài liệu tham khảo phổ biến với các nguồn trích khác nhau. Mỗi tài liệu

phải được ghi liên tiếp các thành phần thông tin như sau: - Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo, tài liệu nghiệp vụ

+ Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành + Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) + Tên sách, luận án, báo cáo, tài liệu (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) + Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) + Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)

- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, chương, bài trong một cuốn sách, bài viết hội thảo

+ Tên tác giả + (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) + “Tên bài’’, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) + Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) + Tập (không có dấu ngăn cách) + Số (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) + Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

- Tài liệu tham khảo trên Internet Tên tác giả (thời gian công bố), tên tài liệu, đường dẫn tới nội dung trích dẫn. Ví dụ:

http://tcptkt.ueh.edu.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=12, thời gian trích dẫn.

Đối với bài báo thì không phân biệt ngôn ngữ, thể loại của tài liệu tham khảo; sắp xếp theo thứ tự tên tác giả và đánh số từ 1 đến hết. Tên tác giả người Việt lấy chữ cái đầu của tên gọi, tên tác giả nước ngoài lấy chữ cái đầu của họ để làm căn cứ sắp xếp thứ tự. (Soạn thảo trên cơ sở tham khảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số tạp chí, bản tin khác ở trong nước)