9
1 UBND QUẬN BÌNH THẠNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHNGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG TIU HC TM VU Độc lp- Tdo- Hạnh phúc - - Bình Thạnh, ngày 20 tháng 01 năm 2018 ĐỀ TÀI: HVÀ TÊN NGƢỜI VIT : TRN THHOÀI TRÂM CHC V: GIÁO VIÊN ĐƠN VỊ : TRƢỜNG TIU HC TM VU

TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

1

UBND QUẬN BÌNH THẠNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG TIỂU HỌC TẦM VU Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

- -

Bình Thạnh, ngày 20 tháng 01 năm 2018

ĐỀ TÀI:

HỌ VÀ TÊN NGƢỜI VIẾT : TRẦN THỊ HOÀI TRÂM

CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN

ĐƠN VỊ : TRƢỜNG TIỂU HỌC TẦM VU

Page 2: TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

“ Trẻ em hôm nay - Tổ Quốc ngày mai”

Đúng như vậy! Một dân tộc có được trường tồn, một tổ quốc có được phồn vinh

hay không đều là nhờ vào sự góp phần của con người thuộc nhiều thế hệ. Trong lịch sử

đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tự hào về những bậc anh hùng hiền tài

với nhân cách được ca ngợi và nhắc đến dù qua nhiều thời đại như Lý Thường Kiệt với

Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên hay Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo, Hồ Chí Minh

với Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Với vai

trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi

đã xác định dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức tri thức đến cho học sinh mà

song song đó phài xem trọng việc “ Hình thành nhân cách cho trẻ”.

Qua thực tế xã hội có thể thấy rằng lứa tuổi phạm tội đang ngày càng trẻ hóa,

những vụ cướp bóc, giết người dã man không đau đớn bằng việc tìm ra sự thật đằng sau

là những tên tội phạm còn ở lứa tuổi vị thành niên, một thảm họa tiềm tàng cho xã hội khi

càng phát triển tiến bộ thì nhân cách con người càng bị tha hóa. Chính vì những thực tại

đó càng thôi thúc trong tôi một niềm nhiệt huyết và khao khát thực hiện cũng như hoàn

thành sáng kiến kinh nghiệm hình thành nhân cách cho trẻ mà tôi đã ấp ủ, tìm hiểu, rút ra

từ bản thân giảng dạy cũng như từ đồng nghiệp xung quanh.

Với sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tích cực giúp hình thành nhân cách cho

trẻ” , tôi tin sẽ giúp ích cho việc giáo dục đào tạo thế hệ tương lai thêm vững vàng về đạo

đức, là những con người hiện đại - nhân ái.

II. THỰC TRẠNG :

Những tồn tại hạn chế cần khắc phục :

Gia đình là cái nôi đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ. Năm 2017 - 2018, lớp do tôi

chủ nhiệm có 42 học sinh với 42 hoàn cảnh gia đình khác nhau. Nhưng tất cả các em đều

đăng ký vào học bán trú. Lớp một là lớp đầu cấp, ở độ tuổi này các em ví như tờ giấy

trắng mà ba mẹ, thầy cô vẽ gì, viết gì đều thể hiện một cách rõ ràng, ít nhiều còn được

xem là kí ức tuổi thơ.

Nhờ đó mà tôi có được lợi thế của người giáo viên lớp một, hoàn toàn chủ động và tự tin

trong việc giúp hình thành nhân cách cho các em.

Bảng thống kê thông tin lớp Một :

Nội dung Số liệu

Thành phần gia đình Trí thức

9

Công nhân

1

Buôn bán

21

Tự do

11

Hoàn cảnh kinh tế Ổn định

22

Không ổn định

9

Khó khăn

10

Xóa đói giảm

nghèo

1

Page 3: TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

3

Tình trạng gia đình

Sống với bố

mẹ

Gia đình quan

tâm

39

Sống với

bố/mẹ

Không được

quan tâm

3

Sống với

người thân

Được nuông

chiều

0

Mồ côi

Đối xử

nghiêm khắc

0

Số con trong gia đình 1 con

11

2 con

27

3 con

4

4 con

0

Tình trạng sức khỏe Tốt

5

Bình thường

34

Có bệnh mãn

tính

3

Khuyết tật

0

Qua bảng thống kê trên, thành phần gia đình cũng phản ánh phần nào được thực

trạng việc hình thành nhân cách cho học sinh lớp tôi.

Là học sinh bán trú, 2/3 thời gian các em ở bên cạnh cùng sinh hoạt với giáo viên

là nhiều, tiếp xúc đa số với các bạn cùng lớp, các cán bộ nhân viên trong trường từ lúc

các em đến trường (7 giờ sáng) đến lúc về nhà với gia đình (16 giờ).

Không phải học sinh nào cũng được đón về đúng giờ, cũng có một vài em đến gần

18 giờ mới được ba mẹ đón về. Sau một ngày vất vả với công việc cơm áo gạo tiền, hầu

hết phụ huynh đều không còn tinh thần cũng như sức khỏe, thời gian dành cho trẻ. Đó là

chưa kể đến những phụ huynh “đặt trọn niềm tin” vào nhà trường vào thầy cô trong việc

giáo dục cả tri thức lẫn đạo đức....

Chính vì những điều đó mà tôi càng tin vào việc mình đang làm, tìm ra những biện

pháp tối ưu nhất để giúp các em có nhân cách tốt, biết phân biệt đúng sai và có tiếng nói

cho bản thân bé nhỏ của các em. Đơn thuần bắt đầu từ việc xây dựng thói quen tốt đến

hành vi ứng xử có văn hóa, để từ đó trẻ hình thành tính cách, qua đó trẻ sẽ có tư duy độc

lập, hướng suy nghĩ tích cực. Và điều này chỉ được thiết lập cũng như khẳng định khi trẻ

được định hướng, được làm quen và hình thành nhân cách tốt.

III. GIẢI QUYẾT :

Việc hình thành nhân cách cho trẻ được thực hiện qua các biện pháp sau :

Qua học tập đẩy mạnh vai trò tích cực, sáng tạo của học sinh.

Qua hoạt động dạy - học, hoạt động ngoại khóa từng bước xây dựng kĩ năng sống

- thói quen - hành vi - tính cách cho từng học sinh.

Từ đó hình thành nhân cách trẻ.

Trong học tập :

Hình thành thói quen lắng nghe, quan sát và thực hành cho trẻ, sẽ có những em chưa

quen chưa làm được, điều cần thiết là tôi vẫn nhẫn nại động viên, khích lệ, hướng dẫn để

các em ghi nhớ cùng hòa theo các bạn. Thực hiện yêu cầu của giáo viên có thể các em sẽ

Page 4: TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

4

nhiều lúng túng, còn vụng về nhưng dần theo thời gian các em sẽ quen dần với nề nếp

chung của lớp. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi vận động tay chân, thư giãn tại chỗ

sau mỗi tiết học hoặc giữa các hoạt động học tập.

Biện pháp :

o Giáo viên bao quát toàn lớp, kịp thời theo dõi, nhắc nhở những học sinh hiếu

động hoặc chậm chạp.

o Chú trọng mô hình học nhóm, dẫn dắt học sinh làm quen với thao tác tích cực

trong học tập.

Học

sinh

xếp

hàng

vào lớp

đầu giờ

và sau

giờ ra

chơi

Page 5: TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

5

o Phát huy đặc tính hay bắt chước thích làm theo cô giáo của học sinh lớp 1 dùng

nhân cách của mình làm tấm gương cho các em noi theo.

Qua các hoạt động :

Ngay buổi học đầu tiên tôi đã đưa học sinh vào nề nếp lớp bằng các quy định, nội quy

lớp, cụ thể :

o Phải xếp hàng khi vào lớp thật ngay ngắn, đứng đúng vị trí, nắm tay bạn cùng

di chuyển trật tự khi lên xuống cầu thang.

o Khi ra vào lớp phải xin phép giáo viên.

o Giữ vệ sinh lớp học, vị trí ngồi, hộc bàn.

o Tư thế ngồi học thẳng lưng.

o Khi ba mẹ rước về phải chào cô rõ ràng.

o Khi thầy cô giảng bài phải nghiêm túc, chăm chú lắng nghe, tích cực phát biểu

ý kiến.

Hình thành ý thức thứ tự, văn hóa xếp hàng, thói quen lễ phép, đi thưa về trình cho

học sinh. Học sinh biết chào hỏi khi có khách đến thăm lớp. Ngồi học nghiêm túc, phát

biểu hứng thú tích cực.

Học

sinh

tích

cực

phát

biểu

Page 6: TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

6

Giáo dục học sinh biết cách xưng hô với bạn “ cậu - tớ”, “bạn - mình” hoặc xưng

tên khi giao tiếp với bạn cùng lớp, gọi anh chị đối với các lớp lớn hơn → hình thành văn

hóa ứng xử giao tiếp cho học sinh.

Giờ ăn tuy là lớp một nhưng tôi cùng cô bảo mẫu tổ chức cho học sinh ngồi ăn

cạnh nhau với không khí vui vẻ, đầm ấm như gia đình, tập các em thói quen biết mời khi

vào giờ ăn.

Giải pháp :

Trong từng hoạt động tôi luôn hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ và

các em phải hiểu và nêu lên được vì sao khi xếp hàng vào lớp người bé phải đứng trước,

người cao phải đứng sau

Cho hàng ngũ đẹp mắt

Tạo nề nếp ra vào lớp

Tạo thói quen thực hiện văn hóa xếp hàng, không chen lấn xô đẩy như biết tuần tự

khi đi vệ sinh, cất khay cơm ngay ngắn đúng vị trí.

Khi ngồi trên ghế nhà trường trẻ được hình thành thói quen xếp hàng, trẻ sẽ khắc sâu

và xem việc xếp hàng ở nơi công cộng là điều tất nhiên là phép lịch sự thể hiện văn hóa.

Từ các em sẽ tác động đến ba mẹ, người thân và những người xung quanh cũng cư xử

lịch sự trong văn hóa ứng xử công cộng.

Qua tháng học tập An toàn giao thông, tôi đã hình thành nhân cách cho trẻ qua việc

thực hiện tốt luật giao thông, biết được khái niệm và yêu cầu khi thấy tín hiệu đèn giao

thông. Giúp các em nhận diện từng màu đỏ, xanh, vàng của đèn tín hiệu giao thông mình

sẽ di chuyển như thế nào qua trò chơi Đèn giao thông. Các em đều rất sôi nổi, hào hứng

với việc phân bổ mỗi tổ một loại phương tiện, các em xử lý rất hay và sau trò chơi tự rút

ra được việc di chuyển phù hợp theo từng tín hiệu đèn.

Page 7: TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

7

Đèn đỏ tất cả phương tiện dừng lại, người đi bộ được phép băng qua đường trên

vạch trắng.

Đèn xanh các phương tiện được đi, người đi bộ thì đứng lại.

Đèn vàng là tín hiệu chuẩn bị dừng lại.

Những em thực hiện chưa đúng tự nhận xét và rút ra bài học cho mình, rất hồn nhiên

nhưng có tác dụng giáo dục tích cực.

Việc hình thành nhân cách cho trẻ bắt đầu từ việc hình thành thói quen, đến hành vi,

từ hành vi hình thành tính cách. Với vai trò của người thầy, tôi đã và đang thực hiện thiên

chức của mình, cùng phối hợp với gia đình hình thành nhân cách cho trẻ cho từng bài

học, từng việc làm, qua hành vi ứng xử của chính bản thân làm một tấm gương người thật

việc thật cho trẻ học tập.

Chuẩn mực trong lời nói, việc làm.

Đúng đắn trong hành vi, cách hành xử.

Trong mọi hoàn cảnh tình huống đều giữ sự bình tĩnh để giải quyết vấn đề, giúp

các em phân xử đúng sai, cùng trẻ tìm ra nguyên nhân cùng khắc phục.

Biết chia sẻ, biết yêu thương, đó là thông điệp tôi muốn gửi và định hướng cho

học sinh của mình, và luôn luôn thực hiện nguyên tắc “Dùng nhân cách để giáo

dục nhân cách”.

Năm học 2017 - 2018 :

Đầu năm học tôi đã có kế hoạch rõ ràng giáo dục cho lớp mình chủ nhiệm, cụ thể :

Tháng 8-9 : Tập trung ổn định nề nếp, xây dựng nếp ra vào lớp, di chuyển ổn định lên

xuống cầu thang. Biết chào hỏi khi thầy cô vào lớp.

Tháng 10 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về luật giao thông, vận động phụ huynh cho trẻ

đội mũ bảo hiểm khi đến trường.

Tháng 11 : Sinh hoạt cho học sinh biết ý nghĩa ngày 20/11, thi kể lại kỉ niệm của các em

với cô giáo mầm non hoặc với người thân.

Tháng 12 : Cùng các em trang trí lớp đón Noel, thực hiện kỉ luật như các chú bộ đội,

phát động tháng chuyên cần không đi học trễ.

Tháng 1 : Trang trí lớp đón Tết, nêu ý nghĩa ngày Tết, những việc cần làm cùng gia đình

chuẩn bị đón Tết. Sinh hoạt ý nghĩa ngày Sinh viên học sinh ngày 9/1.

Tháng 2 : Cho học sinh biết ý nghĩa Ngày thành lập Đảng 3/2, kể cho các em về tấm

gương các anh hùng liệt sĩ.

Tháng 3 : Sinh hoạt ý nghĩa ngày 8/3, gợi mở cho các em thể hiện tình yêu, lòng biết ơn

với mẹ, bà, chị, vui vẻ cùng các bạn nữ.

Tháng 4 : Sinh hoạt ý nghĩa ngày 30/4, giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc trong các cuộc

đấu tranh giành độc lập.

Tháng 5 : Cho trẻ biết ngày sinh của Bác 19/5, kể cho các em nghe một vài mẩu chuyện

về Bác, nêu một vài thông tin về Bác- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Page 8: TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

8

Mỗi tháng trôi qua, các em dần hình thành tính cách một cách rõ ràng hơn và theo hướng

tích cực là một niềm vui một món quà lớn đối với tôi- người giáo viên chủ nhiệm lớp.

IV. KẾT QUẢ :

Thật vậy ! Khi đặt nặng vai trò hình thành nhân cách cho học sinh của mình, bản thân

giáo viên phải cố gắng rất nhiều, tự rèn luyện bản thân cũng như lưu ý tính cách từng cá

thể học sinh để uốn nắn theo chiếu hướng tốt nhất. Thế nhưng sự tiến bộ sự thay đổi từng

ngày của các em chính là phần thưởng lớn. Hạnh phúc của người giáo viên là nhìn thấy

những bông hoa mình chăm sóc phát triển một cách mạnh mẽ. hương thơm sắc màu rạng

rỡ. Mỗi ngày các em trưởng thành hơn, tự phục vụ bản thân tốt hơn, tôi lại vui vì đã trao

cho các em kĩ năng sống, ứng xử văn hóa. Những đợt phát động ủng hộ đồng bào lũ lụt,

đóng góp tập vở giúp các bạn ngoại thành,...các em đều rất hăm hở tham gia, ngoài ra các

em còn biết tiết kiệm tiền quà ăn để nuôi heo đất giúp bạn nghèo vui Tết.

Tôi đã dạy các em yêu thương từ cái nhỏ nhất, gần gũi nhất như đồ dùng học tập, cặp

sách, ông bà, ba mẹ...đến những cái to lớn hơn, quý giá hơn là Tổ quốc mình.Sáng kiến

kinh nghiệm của tôi muốn trình bày là lòng yêu thương để giúp trẻ hình thành nhân cách

của mình từ lớp vỡ lòng để mai sau các em trở thành những người công dân tốt, tài giỏi,

có ích cho đất nước.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

Với sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp tích cực giúp hình thành nhân cách

cho trẻ”, tôi đã xây dựng từ những năm tháng bắt đầu giảng dạy, nó đem lại cho bản thân

tôi niềm vui hãnh diện và tự hào về tâm huyết dành cho nghề khi nhận lại rất nhiều sự

yêu thương của học sinh lẫn phụ huynh.Tôi đã được sự đồng hành và đồng thuận của phụ

huynh trong việc kết hợp giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ. Tôi đã vẽ trong tâm hồn

tuổi trẻ của các em một bức tranh nhân ái, có sự yêu thương, lẽ công bằng, có sự chia sẻ,

nhường nhịn, có ý thức cùng hành vi nhận xét đúng sai, dù có lên các lớp trên nhưng ký

ức về lớp một về người thầy khai tâm luôn hiện hữu và mãi mãi sâu sắc trong tâm hồn

thánh thiện của các em. Vâng ! Tôi hạnh phúc và cảm thấy rất đỗi tự hào khi là một

người thầy người lái đò tri thức.

Thực hiện theo lời dạy của Bác : “Vì lợi ích mười năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm

trồng người”. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi luôn tin tưởng rằng nhiều cây do chính

tôi vun sẽ là những cây cao bóng cả, những công dân tốt cho xã hội mai sau. Điểm mấu

chốt là cần một niềm đam mê với nghề, một tấm lòng yêu trẻ, kết hợp với sự hỗ trợ của

nhà trường cùng phụ huynh thì việc giáo dục trẻ sẽ đạt kết quả tối ưu nhất.

Vì thế, nhà trường sẽ là nơi giáo dục trẻ, đào tạo nhân tài cho đất nước mà mục tiêu hàng

đầu không thể thiếu là “ Hình thành nhân cách cho trẻ”.

Page 9: TRẦN THỊ HOÀI TRÂM - f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thtamvu/2018_5/skkn_tram-tamvu_28520189.pdf · trò là một thành viên trong đội ngũ nhà giáo cũng như

9

Nhận xét chung Người viết

..................................................................

..................................................................

..................................................................

.................................................................. TRẦN THỊ HOÀI TRÂM

..................................................................

Bình Thạnh, ngày ... tháng ... năm 2018

HIỆU TRƯỞNG