27
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Trần Thị Kim Tĩnh NGHIÊN CU CHẤT LƢỢNG ĐẤT, NƢỚC CA KHU VC RAMSAR XUÂN THY - NAM ĐỊNH TRONG BI CẢNH NƢỚC BIN DÂNG Chuyên ngành: Môi trường đất và nước Mã số: 62440303 (DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI - 2014

Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Trần Thị Kim Tĩnh

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG ĐẤT, NƢỚC

CỦA KHU VỰC RAMSAR XUÂN THỦY - NAM ĐỊNH

TRONG BỐI CẢNH NƢỚC BIỂN DÂNG

Chuyên ngành: Môi trường đất và nước

Mã số: 62440303

(DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI - 2014

Page 2: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

Công trình đƣợc hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS.TSKH. NGUYỄN XUÂN HẢI

2. PGS. TS. NGUYỄN CHU HỒI

Phản biện : .........................................................................

Phản biện : .........................................................................

Phản biện : .........................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia

chấm Luận án Tiến sĩ họp tại...................................................

vào hồi giờ ngày tháng năm 2014.

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 3: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khu Ramsar Xuân Thủy là vùng đất ngập nước (ĐNN) có

tầm quan trọng quốc tế bởi đây là môi trường sống, nơi nuôi dưỡng

nhiều loài sinh vật có giá trị toàn cầu và là “ga” chim quan trọng

trong chu trình di cư của nhiều loài chim quý hiếm. Chất lượng môi

trường đất, nước nơi đây là yếu tố nền tảng duy trì sự tồn tại và phát

triển của sinh vật, tạo cho khu Ramsar Xuân Thủy các chức năng và

giá trị kinh tế - xã hội, môi trường và văn hóa vô cùng quan trọng đối

với cộng đồng dân cư vùng cửa sông ven biển Giao Thuỷ. Tuy nhiên,

tác động của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước

biển dâng đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng đất, nước

và gây nguy cơ suy thoái hệ sinh thái đa dạng sinh học, giảm sút số

lượng hoặc tuyệt chủng các loài quý hiếm đang sinh sống trong khu

vực. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu chất lƣợng đất, nƣớc của khu vực

Ramsar Xuân Thuỷ - Nam Định trong bối cảnh nƣớc biển dâng”

được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về tầm

quan trọng của việc bảo vệ chất lượng môi trường đất và nước, góp

phần bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì được các dịch vụ sinh thái,

môi trường khu Ramsar Xuân Thuỷ và đảm bảo sự phát triển bền

vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định.

2. Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về hiện trạng,

nguyên nhân, xu thế biến đổi chất lượng đất, nước và ảnh hưởng đến

đa dạng sinh học (ĐDSH) khu Ramsar Xuân Thủy trong bối cảnh

nước biển dâng (NBD) nhằm quản lý bền vững và sử dụng khôn

khéo vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế của Việt Nam.

Page 4: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

2

3. Nội dung nghiên cứu: i) Nghiên cứu hiện trạng và xu thế biến đổi

chất lượng môi trường đất, nước khu Ramsar Xuân Thuỷ trong bối

cảnh nước biển dâng; ii) Nghiên cứu, đánh giá các mối đe doạ đến

chất lượng môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến ĐDSH khu

Ramsar Xuân Thuỷ trong bối cảnh nước biển dâng. iii) Nghiên cứu

đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước và bảo tồn ĐDSH

khu Ramsar Xuân Thủy trong bối cảnh nước biển dâng.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án

Về mặt lý luận: Đất và nước là hai hợp phần quan trọng của

một vùng ĐNN bởi chúng không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng

thiết yếu cho sự sinh trưởng và phát triển các loài sinh vật sống trong

đó mà còn là các yếu tố quyết định loại hình ĐNN. Một vùng ĐNN

có chất lượng đất, nước tốt sẽ hình thành một hệ sinh thái ĐNN có

tính ĐDSH cao và phong phú. Do đó, đề tài nghiên cứu chất lượng

đất, nước nhằm cung cấp cơ sở khoa học về mối quan hệ và ảnh

hưởng qua lại giữa chất lượng đất, nước với ĐDSH khu Ramsar

Xuân Thuỷ và các giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước, bảo tồn

ĐDSH và sử dụng khôn khéo ĐNN khu Ramsar Xuân Thủy phục vụ

phát triển bền vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định trong bối

cảnh NBD.

Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục

vụ cho công tác bảo vệ môi trường và quản lý bền vững khu Ramsar

Xuân Thuỷ trước các tác động của con người và thiên nhiên, đặc biệt

là ảnh hưởng của NBD, đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

nước, chim di cư và các loài thủy sản có giá trị kinh tế và ĐDSH.

Ngoài ra, kết quả của luận án sẽ là cơ sở cho các nhà lập chính sách,

chính quyền địa phương vùng ven biển Nam Định khai thác, sử dụng

trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển vùng ven biển Giao

Page 5: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

3

Thuỷ trong bối cảnh NBD, góp một phần nhỏ trong việc thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.

5. Những đóng góp mới của luận án:

i) Lần đầu tiên đánh giá hiện trạng nguyên nhân, xu thế biến

đổi của chất lượng đất, nước và ảnh hưởng của chúng đến ĐDSH

khu Ramsar Xuân Thủy trong bối cảnh nước biển dâng;

ii) Lần đầu tiên mô tả và dự báo được đầy đủ các yếu tố tác

động (tự nhiên và nhân sinh) đến chất lượng đất, nước và đa dạng

sinh học của khu Ramsar Xuân Thủy, đặc biệt trong bối cảnh nước

biển dâng;

iii) Đề xuất được các giải pháp quản lý tổng hợp và sử dụng

khôn khéo ĐNN góp phần duy trì đặc tính sinh thái khu Ramsar

Xuân Thủy trong bối cảnh nước biển dâng.

6. Luận điểm bảo vệ

- Hiện trạng, xu thế diễn diến chất lượng đất, nước và mối

quan hệ với ĐDSH khu Ramsar Xuân Thủy trong bối cảnh nước biển

dâng được xác định trên cơ sở phân tích tính chất hóa lý của môi

trường đất, nước và sự biến đổi về cấu trúc, thành phần loài ở khu

vực Ramsar Xuân Thủy.

- Sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp theo mô hình

DPSIR (Động lực – Áp lực - Hiện trạng – Tác động và Đáp ứng) để

mô tả, dự báo các tác động của con người và NBD đến chất lượng

đất, nước và ĐDSH khu Ramsar Xuân Thủy.

- Các giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước và bảo tồn

ĐDSH được xây dựng trên cơ sở tiếp cận sử dụng khôn khéo ĐNN

và quản lý tổng hợp đới bờ nhằm duy trì, phát triển các dịch vụ hệ

sinh thái ĐNN khu Ramsar Xuân Thủy trong bối cảnh NBD.

Page 6: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ KHU RAMSAR

1.1.1. Khái niệm, tính chất và phân bố các vùng đất ngập nƣớc

Đất ngập nước là “các vùng đầm, đầm lầy đất trũng, vùng

đất than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên

hay tạm thời, có nước đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay

nước mặn, kể cả các vùng biển ven bờ có độ sâu không quá 6m khi

thủy triều thấp”. ĐNN khác biệt với các loại đất khác bởi ĐNN có 3

thành tố chính: có sự hiện diện của nước; có những loại đất đồng

nhất khác hẳn với những vùng đất cao ở xung quanh; thích hợp cho

sự hiện diện của thực vật thích nghi với điều kiện ẩm ướt. Do vậy,

nước và đất là yếu tố cấu thành quan trọng tạo nên và duy trì các

vùng ĐNN.

ĐNN rất đa dạng, phân bố khắp các châu lục (trừ Nam Cực)

và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan trên mọi miền thế giới.

Những lợi ích ĐNN mang lại cho con người là nền tảng cho sự an

toàn của xã hội trong tương lai. Ở Việt Nam, ĐNN phân bố ở nhiều

vùng sinh thái, gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư, có vai trò quan

trọng đối với đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội,nổi bật

làvùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và vùng đồng bằng sông Cửu

Long (ĐBSCL).

1.1.2. Khái niệm và phân bố của các khu Ramsar

Khu Ramsar là vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế được

Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận vì có tính độc đáo, hiếm và

đại diện cho một kiểu ĐNN hoặc đặc trưng bởi các loại hình ĐNN có

các giá trị đặc biệt về ĐDSH, môi trường, đặc biệt là nơi cư trú, nuôi

dưỡng của nhiều loài nguy cấp quý hiếm trên toàn cầu. Đến nay, trên

toàn cầu có 2.186 khu Ramsar phân bố từ các thuỷ vực nội địa đến

Page 7: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

5

các vùng cửa sông, ven biển.Việt Nam có 6 khu Ramsar phân bố rải

rác ở miền Bắc (Xuân Thủy và Ba Bể) và miền Nam (Bầu Sấu, Tràm

Chim, Mũi Cà Mau và Côn Đảo).

1.1.3. Tình hình nghiên cứu chất lƣợng đất, nƣớc: đến nay thế

giới có rất nhiều nghiên cứu về chất lượng đất, nước tại các khu

Ramsar, vùng ĐNN nhằm kiểm soát sự suy thoái chất lượng môi

trường các vùng ĐNN, hạn chế ảnh hưởng đến ĐDSH và đảm bảo

duy trì phát triển kinh tế cộng đồng địa phương xung quanh các khu

Ramsar như Đức, Ý, Thụy Điển, Oxtraylia, Malaysia….

1.2. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC KHU RAMSAR

VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN

1.2.1. Đặc điểm môi trƣờng đất của khu Ramsar vùng cửa sông

ven biển

Đất cát ven biển, đất bãi triều ngập mặn là các nhóm đất

điển hình của khu Ramsar vùng cửa sông ven biển. Đất cát có hàm

lượng sét, mùn và độ ẩm rất thấp, thuộc loại ít chua đến trung tính,

Ca++

và Mg++

trao đổi không cao, N, P, K và các khoáng dinh

dưỡng rất nghèo. Hàm lượng cacbon hữu cơ và Nts khu Ramsar ven

biển miền Bắc (0,4-1,2% C hữu cơ và 0,08-0,14% N) thấp hơn

miền Nam (0,5-1,5% C hữu cơ và 0,10-0,15% N) nhưng hàm lượng

Pts (0,070-0,120% P2O5) và Sulfua (0,15-0,40%) cao hơn miền Nam

(0,050-0,08% P2O5) và Sulfua (0,05-0,30%). Đất bãi triều ngập

mặn gồm có 3 loại: chưa có phèn tiềm tàng, phèn tiềm tàng và than

bùn phèn tiềm tàng.

1.2.2. Đặc điểm môi trƣờng nƣớc của khu Ramsar vùng cửa sông

ven biển

Các khu Ramsar vùng cửa sông ven biển có các đặc điểm

của nước biển ven bờ. Điều kiện khí hậu khác nhau tạo ra đặc điểm

Page 8: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

6

nước của các khu Ramsar khác nhau. Nhiệt độ của nước biển ven bờ

biến động từ 17,90C - 28,6

0C. Độ mặn dao động từ 1,1

0/00 - 13,8

0/00

(miền Bắc) và 190/00 - 31

0/00 (miền Nam). Hàm lượng bùn cát lơ lửng

từ 50-500g/m3(miền Bắc) và 200g/m

3 - 550g/m

3 (miền Nam). Tính

chất hóa học và hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P hòa tan trong

nước vùng triều ven biển dao động không lớn.

1.3. MỐI ĐE DỌA VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ KHU RAMSAR VEN

BIỂN

1.3.1. Các mối đe dọa đến khu Ramsar vùng cửa sông ven biển

Các tác động của con người nhưkhai thác tài nguyên quá

mức và trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ĐNN sang nuôi

trồng thủy sản (NTTS).v.v. đã và đang gây ra những hệ lụy về suy

thoái các vùng ĐNN, suy giảm tài nguyên, giảm thiểu chất lượng

môi trường và đe dọa an ninh lương thực.

BĐKH và NBD sẽ gây ngập lụt, xói lở bờ biển, nước mặn

xâm nhập sâu vào đất liền cuốn theo các chất thải, làm tăng độ mặn

của đất và ô nhiễm môi trường đất, nước vùng cửa sông ven biển và

ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các sinh vật.

1.3.2. Công tác bảo vệ môi trƣờng, ĐDSH học khu Ramsar: được

triển khai thông qua các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý và

BVMT; đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao nhận thức và huy

động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý ĐNN, bảo vệ chất

lượng môi trường đất, nước và ĐDSH khu Ramsar; xây dựng, triển

khai các giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD.

CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Khái quát về địa điểm nghiên cứu

Page 9: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

7

Khu Ramsar Xuân Thủy (thuộc VQG Xuân Thủy) có tổng

diện tích tự nhiên 12.000ha, tính từ đê biển ra hết phần bãi bồi ngập

nước ở cửa sông Ba Lạt, ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Địa hình dương không ngập triều, ngập nước thường xuyên và ngập

theo chu kỳ. Đất được tạo thành từ nguồn phù sa bồi lắng của toàn bộ

hệ thống sông Hồng. Lớp thổ nhưỡng là đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ,

đất trung bình, thịt trung bình; đất nặng từ thịt nặng đến đất sét với

nhóm đất phèn, đất mặn, đất phù sa và đất cát.

Sản xuất nông nghiệp khá đa dạng với hoạt động chính là

NTTS. Sự đa dạng về sinh cảnh, loài với có nhiều loài nguy cấp, quý

hiếm trên toàn cầu đã tạo cho khu Ramsar Xuân Thủy các giá trị về

bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa

và tham quan, du lịch. Các hoạt động quản lý tập trung vào bảo tồn

ĐDSH, bảo vệ và phục hồi RNM, nghiên cứu khoa học, giáo dục

cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức

bảo vệ ĐDSH và tuần tra bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

2.1.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm: chất lượng đất (tính chất lý

hóa cơ bản, chỉ tiêu dinh dưỡng và một số kim loại nặng); chất lượng

nước (nhiệt độ, pH, độ mặn, CHC, chỉ tiêu dinh dưỡng, cation trao

đổi và một số kim loại nặng); sinh cảnh RNM, một số loài chim di cư

quý hiếm và các giải pháp giảm thiểu mối đe dọa đến đất, nước và

ĐDSH khu Ramsar Xuân Thủy trong bối cảnh NBD.

Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: tại khu Ramsar

Xuân Thủy, Nam Định từ năm 2010 - 2014.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa thông tin tài liệu: về hiện

trạng kinh tế xã hội, môi trường, ĐDSH, công tác quản lý khu

Page 10: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

8

Ramsar và tài liệu liên quan luận án.

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát: được tiến hành mỗi năm/lần.

2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích thông tin tài liệu

2.2.4. Phƣơng pháp thu mẫu: Mẫu nước được lấy chủ yếu trên 2

sông chính (sông Trà và sông Vọp). Mẫu đất được lấy ở cồn Ngạn và

cồn Lu. Mẫu thực vật được thu thập (tháng 7/2013) cùng vị trí lấy

mẫu đất. Các mẫu đất, nước được lấy vào mùa khô 2012, 2013 và

mùa mưa 2011, 2013 và 2014 để đánh giá chất lượng đất, nước.

2.2.5. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành

phân tích các chỉ tiêu hóa lý của đất, nước khu Ramsar bằng phương

pháp thông dụng theo QCVN. Chỉ tiêu thủy hóa (nhiệt độ, pH, độ

mặn, độ đục, DO) được xác định ngay tại hiện trường. Mẫu thực vật

được phân tích theo các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, As).

2.2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả

2.2.7. Phân tích mô hình Động lực, Áp lực, Hiện trạng, Tác động

và Giải pháp (DPSIR) đểquản lý bền vững Ramsar Xuân Thủy.

2.2.8. Phƣơng pháp phân tích, xử lý ảnh vệ tinh, vẽ bản đồ: giải

đoán, chiết tách thông tin từ ảnh vệ tinh, điều vẽ trực tiếp trên máy

tính, sử dụng GIS để chồng lớp thông tin nền và thành lập bản đồ.

2.2.9. Phƣơng pháp nội suy: được sử dụng để nội suy sự phân bố

các chỉ tiêu chất lượng đất, nước bằng hình ảnh thông qua cácđiểm

phân tán mẫu đất, nước được thu thập.

2.2.10. Cách tiếp cận triển khai thực hiện luận án: tiếp cận nghiên

cứu hệ thống, tiếp cận hệ sinh thái và sử dụng khôn khéo ĐNN.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. HIỆN TRẠNG VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẤT,

NƯỚC KHU RAMSAR XUÂN THỦY

3.1.1. Hiện trạng sử dụng ĐNN tại khu Ramsar Xuân Thủy

Page 11: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

9

Hiện trạng sử dụng đất khu Ramsar Xuân Thủy bao gồm: đất

nông nghiệp (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, NTTS tại khu vực

cồn Lu, cồn Ngạn và Bãi Trong với loại đất mặn nhiều, đất mặn sú

vẹt, glay nông và đất mặn trung bình và ít glay), đất phi nông nghiệp,

đất chưa sử dụng và đất ngập triều và mặt nước ven biển quan sát

(phía biển ngoài cồn Lu, cồn Xanh với đất cát glay mặn ít). Trong

đó, NTTS chiếm diện tích lớn nhất trong khu Ramsar.

3.1.2. Hiện trạng và xu thế biến đổi chất lƣợng môi trƣờng đất

3.1.2.1. Hiện trạng chất lượng đất khu Ramsar Xuân Thủy

Đất khu vực Ramsar Xuân Thủy có lớp bề mặt là phù sa mới

bồi (0-5cm) và phía dưới là tầng vật liệu bồi tụ từ trước (5-30cm),

ngoài trừ một số khu vực bãi triều cát ở cồn Xanh, khu vực nuôi

ngao ở đuôi cồn Ngạn.Các mẫu đất thuộc loại đất thịt trung bình với

hàm lượng sét không cao (thịt và thịt pha) và chỉ số pH trung tính,

hàm lượng CHC mức trung bình, CEC có giá trị thấp (4,3 - 8,6

meq/100g). Ca2+

, Mg2+

trao đổi ở mức trung bình.

Hàm lượng muối tan, SO42-

và Cl- dao động lần lượt từ 0,15 -

0,425%, 0,11 - 0,26% và 0,013 - 0,109%. Mẫu đất ở cồn Ngạn có độ

mặn thấp (thấp nhất với 0,15%), bị nhiễm phèn trung bình và ở cồn

Lu có độ mặn cao (cao nhất 0,432%). Hàm lượng kim loại nặng (Cu,

Pd, Zn, Cd, As) trong mẫu đất cồn Ngạn cao hơn mẫu đất cồn Lu

vànằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008, ngoại trừ As cao

gấp 3,7 – 9,9 lần. Nguyên nhân do tính chất đặc trưng của ĐNN

vùng cửa sông ven biển (hấp thụ chất ô nhiễm) từ quá trình sinh địa

hóa, chất thải từ các đầm NTTS và tàu thuyền qua lại trong khu

Ramsar, chất thải nội đồng và tải lượng bùn cát (chứa chất ô nhiễm)

từ sông Hồng chảy vào khu Ramsar. Hàm lượng Phốt pho và Kali

trong các mẫu đất có giá trị từ trung bình tới khá giàu, trong khi Nitơ

Page 12: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

10

có giá trị thấp và thuộc loại nghèo đến trung bình (0,019-0,172%).

Nitơ, Phốt pho, Kali và TOC trong các mẫu đất ở cồn Ngạn cao hơn

so với nhiều mẫu đất cồn Lu, riêng ĐCL11 có hàm lượng Pts cao nhất

và cao hơn tiêu chuẩn nhóm đất mặn (0,336 % P2O5). Nguyên nhân

chính do một lượng lớn chất dinh dưỡng được bổ sung vào các đầm

NTTS nhằm tăng sản lượng thủy sản. Các mẫu đất ở nơi có RNM

phát triển tại cồn Ngạn (ĐCN6, ĐCN7) và cồn Lu (ĐCL4, ĐCL6,

ĐCL8, ĐCL10) có hàm lượng TOC cao hơn các khu vực khác.

(Bảng 3.5).

Bảng 3.1: Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng và tổng chất hữu

cơ trong đất cồn Ngạn, cồn Lu tại khu Ramsar Xuân Thủy năm 2013

TT Địa

điểm

Ký hiệu

mẫu

Các chỉ tiêu phân tích

Nts (%

N)

Pts(%

P2O5)

Kts (%

K2O)

TOC

(%)

1

Cồn

Ngạn

ĐCN1 0,019 0,110 2,16 1,30

2 ĐCN2 0,075 0,095 2,13 1,61

3 ĐCN3 0,075 0,109 2,23 1,46

4 ĐCN4 0,056 0,099 1,89 1,31

5 ĐCN5 0,075 0,080 1,04 1,38

6 ĐCN6 0,136 0,061 1,175 2,877

7 ĐCN7 0,172 0,061 0,285 3,012

Trung bình 0,087 0,089 1,558 1,850

1

Cồn

Lu

ĐCL1 0,056 0,095 1,63 1,54

2 ĐCL2 0,075 0,114 1,50 1,37

3 ĐCL3 0,037 0,096 1,72 1,00

4 ĐCL4 0,088 0,052 0,256 2,349

Page 13: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

11

5 ĐCL5 0,039 0,031 1,715 1,158

6 ĐCL6 0,102 0,056 1,202 2,312

7 ĐCL7 0,025 0,031 0,212 0,681

8 ĐCL8 0,119 0,052 1,158 2,756

9 ĐCL9 0,035 0,041 1,057 0,987

10 ĐCL10 0,088 0,061 0,342 1,988

11 ĐCL11 0,021 0,336 0,234 0,204

Trung bình 0,062 0,087 1,002 1,489

Nhìn chung, đất khu vực cồn Lu có dấu hiệu nghèo dinh

dưỡng hơn so với cồn Ngạn (hàm lượng Nitơ, Phốt pho, Kali thấp

hơn cồn Ngạn) trừ khu vực RNM cồn Lu. Giá trị pH tại cồn Lu biến

động nhiều hơn so với cồn Ngạn. Các khu vực đầm NTTS tại cồn

Ngạn và cồn Lu đều có hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng cao,

độ mặn của đất thấp hơn so với các khu vực ngoài đầm NTTS.

3.1.1.2. Xu thế biến đổi chất lượng đất khu Ramsar Xuân Thủy

Chất lượng đất khu Ramsar Xuân Thủy có xu thế biến đổi

theo không gian và thời gian. Các chỉ tiêu chất lượng đất trong khu

vực dao động không nhiều, ngoại trừ hàm lượng KLN trong đất tăng

nhẹ (Pb, As và Zn) do xu thế tăng khả năng tích lũy chất ô nhiễm của

đất ĐNN vùng cửa sông ven biển. Giá trị trung bình các chất dinh

dưỡng có xu hướng giảm nhưng TOC trong đất gia tăng ở cồn Lu và

giảm ở cồn Ngạn. Tổng số muối tan, Nts, Pts, Cl-, Ca

2+ và Mg

2+ có xu

hướng giảm, đặc biệt vào mùa mưa. Giá trị trung bình của pH giảm

từ 8,02 (năm 2011) xuống 6,84 (năm 2014) do sự sai khác về chế độ

triều tại các thời điểm lấy mẫu và sự biến động theo mùa.

Tại khu vực cồn Ngạn, hàm lượng trung bình các chất dinh

Page 14: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

12

dưỡng có xu hướng giảm vào mùa mưa. Nts, Pts, Kts và TOC giảm

hàm lượng lần lượt từ mùa khô 2012 đến mùa mưa 2013 là 0,089

%N - 0,076%N; 0,056 - 0,045 % P2O5; 2,153 - 1,968 % K2O5 và

1,713 - 1,415 %. Mức độ gia tăng NTTS trong cồn Ngạn dẫn tới gia

tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các đầm NTTS.

Tại cồn Lu, hàm lượng Nts, Pts và Kts có xu hướng giảm nhẹ.

Giá trị trung bình Nts, Pts và Kts đo được mùa khô năm 2012 là 0,054

%N, 0,044 %P2O5, 1,580 %K2O5 cao hơn so với kết quả đo vào mùa

mưa năm 2013 là 0,053 %N, 0,042 %P2O5 và 1,001 %K2O5. Hàm

lượng tổng cacbon hữu cơ (TOC) trung bình có xu hướng tăng từ

1,045% (năm 2012) đến 1,165% (năm 2013) và 2,094% (năm 2014).

Tỷ lệ mẫu đất thuộc loại nghèo dinh dưỡng nitơ tại khu vực cồn Lu

tăng từ 38% đến 55% và số mẫu đất nghèo dinh dưỡng phốt pho

chiếm tới 77% so với 76% được xác định trong năm 2012.

Như vậy, sự phân bố các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ

trong đất cồn Ngạn và cồn Lu khác biệt rõ rệt. Cồn Ngạn có diện tích

NTTS rất lớn và sử dụng nhiều thức ăn NTTS, dẫn tới tích lũy N, P

trong đất cao hơn ở cồn Lu. TOC của mẫu đất khu vực RNM cồn

Ngạn (đuôi cồn Ngạn thuộc bãi bồi sông Trà) có xu hướng tăng theo

thời gian (2,877% năm 2013 và 3,573% năm 2014) và mẫu đất ở

RNM cồn Lu (đối diện với mẫu đất cồn Ngạn) có xu hướng giảm

(2,349% năm 2013 đến 2,049% năm 2014).

3.1.2. Hiện trạng và xu thế biến đổi chất lƣợng nƣớc

3.1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt khu Ramsar Xuân Thủy

Nhiệt độ nước trong khu vực trung bình là 30,57oC và ít có

sự biến động vào mùa hè. Giá trị pH có tính kiềm yếu, dao động từ

8,01 tới 8,75. Độ mặn trong hai thủy vực chính (sông Trà và sông

Vọp) tăng dần xuống hạ lưu (thấp nhất 0,16% tại khu vực đầm

Page 15: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

13

NTTS, cao nhất 0,54% tại khu vực hạ lưu sông Trà, đuôi cồn Ngạn).

Do các mẫu nước được lấy vào mùa mưa nên chịu ảnh hưởng của

nước lũ từ thượng nguồn sông Hồng đổ về cửa Ba Lạt, gây ra hiện

tượng ngọt hóa ở các cửa sông Trà, sông Vọp nên độ mặn giảm. Độ

đục của các mẫu nước trên sông Trà và sông Vọp chênh lệch không

nhiều và chịu chi phối bởi tải lượng nước lũ của hệ thống sông Hồng.

DO, BOD và COD là các chỉ số quan trọng để đánh giá mức

độ ô nhiễm hữu cơ và sự phát triển, tồn tại của các loài động vật thủy

sinh. Hàm lượng DO giảm dần từ cửa sông Ba Lạt (thượng lưu sông

Trà, sông Vọp) xuống hạ lưu sông Trà và sông Vọp. DO tại cửa sông

Trà từ 5,06 mg/l

giảm xuống 4,72mg/l

ở hạ lưu và cửa sông

Vọp từ 5,4mg/l giảm

còn 3,95mg/l ở hạ

lưu) (Thể hiện bởi

màu đỏ cam sang

màu xanh lơ nhạt tại

hình 3.10). Hình 3.10: Phân bố hàm lượng DO trong nước

Ngược lại, hàm lượng COD, BOD tăng từ thượng lưu (cửa

sông Ba Lạt) dần về phía hạ lưu của sông Trà và sông Vọp. Đặc biệt,

hậu quả của việc nuôi ngao vạng với mật độ dày ở đuôi cồn Lu đã

làm gia tăng đột biến hàm lượng BOD và COD, đạt giá trị cao nhất

tại NV7 (12,5mg/l COD và 9mg/l BOD) (Hình 3.11 và Hình 3.12).

Nước mặt khu Ramsar Xuân Thủy có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do

hàm lượng BOD và COD trong các mẫu nước vượt quá tiêu chuẩn

cho phép (QCVN 10:2008 và A2 của QCVN 08:2008).

Page 16: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

14

Hình 3.11: Phân bố hàm lượng BOD Hình 3.12: Phân bố hàm lượng COD

Hàm lượng NH4+, PO4

3- thuộc loại giàu, vượt quá QCVN

10:2008 cho mục tiêu NTTS, bảo tồn thủy sinh vật. Nước trong đầm

NTTS cồn Ngạn (NCN1) và nước hạ lưu sông Vọp bị phú dưỡng với

hàm lượng phốt phát và Chlorophyll a tăng cao. Hàm lượng amoni

và nitrat cao tại cửa sông Trà, sông Vọp (NT1 và NV1) và giảm dần

xuống vùng hạ lưu và thấp hơn QCVN về tiêu chuẩn nước mặt, trong

khi đó hàm lượng nitrit tăng về phía hạ lưu các sông. Hàm lượng

nitrit tăng và nitrat giảm phù hợp với quy luật biến đổi của các giá trị

DO vì DO suy giảm dẫn đến quá trình khử nitrat thành nitrit.

Giá trị pH và hàm lượng KLN nằm trong giới hạn cho phép

(QCVN 10:2008 về chất lượng nước biển ven bờ cho mục tiêu

NTTS, bảo tồn thủy sinh vật) ngoại trừ Cd cao tại một số khu vực

NTTS và As cao tại đầm NTTS cồn Ngạn (NCN1). Nguyên nhân

nhận định bước đầu là do ảnh hưởng của hóa chất thau rửa đầm và

thời điểm lấy mẫu vào mùa mưa nên nước lũ sông Hồng chảy vào

khu Ramsar mang theo bùn cát và chứa nhiều chất ô nhiễm. Nước

trên các thủy vực có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh vì số lượng T-Coliform

hầu hết các điểm khảo sát đều cao (lớn hơn 1000 MPN/100 ml so với

QCVN 10:2008) và tăng dần từ cửa sông Ba Lạt xuống lưu vực sông

Page 17: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

15

Vọp, sông Trà và đuôi cồn Lu vì đây là nơi tập trung khai thác,

NTTS với mật độ cao và chất thải sinh hoạt của các chòi canh đầm.

Nhìn chung, môi trường nước trên sông Vọp, sông Trà và

cồn Ngạn khu Ramsar Xuân Thủy có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và

xuất hiện phú dưỡng, đặc biệt tại các khu vực NTTS và các điểm

giao giữa sông Vọp, sông Trà với các cống thải từ các ao đầm NTTS.

Hàm lượng DO trong các mẫu nước mặt thấp hơn QCVN 10:2008

(ngoại trừ mẫu khu vực cửa sông Vọp, sông Trà và RNM cồn Lu) và

có chiều hướng giảm dần từ các cửa sông Trà, sông Vọp và thấp nhất

ở hạ lưu các sông này. Hàm lượng BOD, COD vượt quá tiêu chuẩn

cho phép của QCVN 10:2008 (trừ nước mặt khu vực RNM cồn Lu

và RNM cồn Ngạn) và tăng dần từ cửa sông Vọp, sông Trà xuống hạ

lưu các sông và đạt giá trị cao nhất tại cuối sông Vọp, đuôi cồn Lu.

Hàm lượng NH4+ và NO3

- cao tại cửa sông Vọp, sông Trà và giảm

dần xuống vùng hạ lưu, trong khi NO2- tăng dần xuống hạ lưu. Nước

mặt sông Trà, sông Vọp và khu vực cồn Ngạn bị ô nhiễm vi sinh do

chỉ số T-Coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép QCVN 10:2008. Giá

trị pH và các KLN trong nước đều nằm trong QCVN 10:2008, ngoại

trừ một số mẫu có hàm lượng Cd cao do ảnh hưởng của nước lũ sông

Hồng và chất thải nội địa chảy vào khu Ramsar trong mùa mưa.

3.1.3.2. Xu thế biến đổi chất lượng nước năm 2011 – 2014

Chất lượng nước mặt khu Ramsar Xuân Thủy biến đổi theo

không gian và thời gian. Nước mặt có xu hướng kiềm tính và không

ổn định do chịu ảnh hưởng của chế độ triều cường, lưu lượng nước

sông Hồng và lượng mưa. Độ mặn có xu hướng tăng (cao nhất năm

2011 là 20,3‰, đến năm 2014 tăng lên 26,82‰), phân bố khác nhau

tại các khu vực và tăng dần từ cửa sông Vọp, sông Trà đến hạ lưu

sông Vọp, sông Trà (vào mùa mưa) hoặc ngược lại giảm dần vào

Page 18: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

16

mùa khô. Mùa mưa (năm 2014) độ muối tăng từ cửa sông Vọp (NV1

0,53‰) đến giữa sông Vọp (NV4 22,90‰) và cao nhất ở hạ lưu

(NV7 26,82‰). Mùa hè năm 2013, độ muối tại cửa sông Vọp chỉ

0,18‰ (NV1), thấp hơn so với độ muối đo được năm 2014 (0,53‰).

Ô nhiễm hữu cơ có dấu hiệu gia tăng trên sông Vọp và sông

Trà (đặc biệt vùng hạ lưu). Chỉ số BOD và COD quan trắc năm 2014

có hàm lượng cao hơn so với năm 2012, 2013 và hàm lượng DO

giảm. Riêng tại điểm NT5 giữa sông Trà, hàm lượng BOD, COD

năm 2014 giảm so với năm 2012 nhưng cao hơn QCVN 10:2008 và

có xu hướng gia tăng theo quy luật của các điểm NT3 (Bảng 3.12).

Bảng 3.2: Diễn biến hàm lượng DO, BOD và COD trong nước mặt

sông Vọp và sông Trà từ năm 2012-2014

Địa

điểm

Chỉ

tiêu

(mg/l)

hiệu

mẫu

Năm 2012

(mùa khô)

Năm 2013

(mùa mƣa)

Năm 2013

(mùa khô)

Năm 2014

(mùa mƣa)

Sông

Vọp

DO NV1 5,8 5,4 6,86 5,08

NV4 4,23 4,72 6,62 4,35

BOD NV1 5,3 5,7 5,0 8,0

NV4 7,0 6,5 6,0 9,0

COD NV1 7,8 8,5 7,2 10,8

NV4 9,5 9,6 9,1 13,2

Sông

Trà

DO NT3 5,59 4,9 5,92 5,15

NT5 1,96 5,34 7,02 5,12

BOD NT3 6,1 6,8 5,0 8,0

NT5 17,4 5,5 5,0 8,0

COD NT3 8,3 10,2 8,4 11,0

NT5 27,7 7,3 7,5 11,0

Việc thiếu quy hoạch các vùng NTTS khiến lượng lớn vật

chất hữu cơ trong đầm được xả thẳng ra hai con sông chính, kéo theo

Page 19: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

17

nguy cơ phì dưỡng khi hàm lượng N, P tăng lên, đặc biệt là hàm

lượng N-NH4+ trên sông Vọp và PO4

3- trên sông Trà. Hàm lượng

amoni và nitrat cao tại cửa sông Vọp (NV1) và giảm dần xuống vùng

hạ lưu (NV7), quá trình này diễn biến trái chiều so với các chỉ số ô

nhiễm hữu cơ. Diễn biến hàm lượng amoni, nitrat và nitrit trên sông

Vọp và sông Trà tương đối phức tạp, kết quả quan trắc mùa đông

năm 2013 không có sự biến đổi như mùa hè, hàm lượng nitrit không

có sự biến đổi nhiều giữa các điểm quan trắc và tại các điểm NV4,

NV8 thấp hơn nhiều so với kết quả quan trắc vào mùa hè. Tuy nhiên

hàm lượng nitrat, nitrit tại cửa xả khu vực RNM cồn Ngạn có xu

hướng cao hơn trong đầm NTTS. Hàm lượng các KLN có xu hướng

tăng nhẹ trên sông Vọp và sông Trà nhưng đều nằm trong tiêu chuẩn

cho phép đối với QCVN 10:2008, trừ khu vực cống thải đầm NTTS

gần bến đỗ tàu thuyền hàm lượng As, Pb và Cd cao.

Tóm lại, nước mặt khu Ramsar Xuân Thủy đã và đang có xu

hướng gia tăng ô nhiễm chất hữu cơ, ô nhiễm vi sinh trên các thủy

vực và cồn Ngạn do ảnh hưởng của NTTS. Độ mặn giảm về mùa

mưa và bị ngọt hóa ở các cửa sông Trà, sông Vọp do ảnh hưởng của

nước lũ sông Hồng. Diễn biến hàm lượng N, P khá phức tạp và xuất

hiện phú dưỡng tại các khu vực NTTS, đặc biệt tại các đầm nuôi

thủy sản quảng canh ở cồn Ngạn và đuôi cồn Lu. Một số mẫu nước

có biểu hiện tăng hàm lượng KLN. Điều này phản ánh đúng thực tế

chức năng của ĐNN cửa sông ven biển là hấp thụ và tích lũy các chất

ô nhiễm từ lục địa và các hoạt động phát triển trong khu vực Ramsar.

3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT,

NƯỚC VÀ ĐDSH KHU RAMSAR XUÂN THỦY

3.2.1. Tác động của con ngƣời đến chất lƣợng đất, nƣớc

Áp lực dân số và thay đổi chính sách: đã kéo theo sự xâm

Page 20: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

18

lấn đất khu Ramsar để sinh sống và gia tăng mật độ, diện tích NTTS

ồạt trong khu Ramsar. Khai thác tài nguyên trên cơ sở chia sẻ công

bằng lợi ích trong khu Ramsar nhưng không kiểm soát chặt chẽ đã

dẫn tới khai thác quá mức, thậm chí NTTS trong RNM vùng lõi khu

Ramsar. Hậu quả dẫn tới sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở các

thủy vực (sông Trà, sông Vọp) và dấu hiệu phú dưỡng tại các đầm

NTTS, đặc biệt là khu vực cuối cồn Lu và trong các đầm NTTS tại

cồn Ngạn và trong cồn Lu.

Hoạt động NTTS: phát triển nhanh chóng trong khu Ramsar

đã có những tác động nghiêm trọng đến môi trường đất, nước. Nước

thải từ các đầm NTTS chứa hàm lượng BOD, COB, N, P cao đã làm

gia tăng ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng và ô nhiễm vi sinh trong khu

Ramsar. Chất lượng đất ở đuôi cồn Lu bị biến đổi, giảm lượng phù

sa, tăng hàm lượng cát, nền đất chai cứng do bổ sung thêm cát từ

sông Hồng trong quá trình nuôi ngao (200-300m3 cát/ha).

Hoạt động nông nghiệp và công nghiệp: ảnh hưởng đến môi

trường đất và nước bởi các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và

chất thải nguy hại.

Hạn chế kiểm soát tài nguyên, môi trường: đã làm gia tăng

lượng chất thải (hóa chất làm sạch các đầm NTTS tại cồn Ngạn) ra

vùng lõi khu Ramsar, gây ô nhiễm môi trường nước, đất và phá huỷ

chu trình dinh dưỡng và sự phát triển của sinh vật trong khu Ramsar.

3.2.2. Tác động của nƣớc biển dâng tới chất lƣợng đất, nƣớc

NBD tại khu vực Ramsar Xuân Thủy thể hiện qua số liệu

quan trắc tại trạm hải văn khu vực Hòn Dấu trong 50 năm qua đã

dâng lên 20cm. Cao độ của đê Vành lược đã được nâng cấp hơn

60cm để hạn chế NBD gây ngập nhiều khu vực trong cồn Ngạn.

NBD ảnh hưởng đến chất lượng đất, nước thông qua sự gia

Page 21: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

19

tăng độ mặn, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào khu vực nội đồng và

gây mất đất. Độ mặn tại cửa sông Vọp tăng từ 0,18‰ (năm 2013) lên

0,53‰ (năm 2014) đã ảnh hưởng đến hoạt động NTTS khu vực bãi

triều và canh tác nông nghiệp vùng cửa sông Ba Lạt. Để nâng cao

sản lượng thu hoạch, nhiều chủ đầm đổ thêm cát làm tăng cốt nền cát

cho ngao phát triển, dẫn tới thay đổi tính chất đất, ảnh hưởng sự phát

triển sinh vật đất và chuỗi thức ăn của các loài chim nước di cư tại

khu vực Xuân Thủy. Căn cứ những tác động của con người và tự

nhiên đến khu Ramsar Xuân Thủy theo kịch bản phát thải trung bình

B2 cho vùng ĐBSH trong điều kiện giả định không có biến động nền

địa chất khu vực, những tác động tiêu cực đến khu Ramsar Xuân

Thủy trong bối cảnh NBD được mô tả và dự báo tại Bảng 3.13.

Bảng 3.13: Mô tả và dự báo các tác động tiềm ẩn đến khu Ramsar

Xuân Thủy trong bối cảnh NBD

Các loại

hình tác

động

Mức độ ảnh hƣởng đến khu Ramsar

Diện tích

khu Ramsar

Môi trường

đất

Môi trường

nước

ĐDSH (HST và

các loài sinh vật)

NBD Cao TB -> Cao TB -> Cao TB ->Cao

T0 tăng Không Thấp -> TB Trung bình Thấp ->TB

Bão Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình

Tổng hợp

yếu tố tự

nhiên

Cao: Gây

ngập, mất diện

tích RNM, đất

bãi triều thấp.

Cao: thay đổi

tính chất đất,

tăng độ mặn

và ô nhiễm.

Cao: tăng độ

mặn, nhiệt độ

và ô nhiễm

nước mặt.

Cao: suy giảm số

lượng và tính đa

dạng loài, đặc biệt

loài quý hiếm giảm

Phá RNM Trung bình Trung bình Trung bình Cao

NTTS Thấp Cao Cao Cao

Tích Cao: biến Cao: tích lũy Cao: tăng ô Cao: mất nguồn

Page 22: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

20

hợp tác

động

của con

người

động đường

bờ, thay đổi

diện tích và

loại hình ĐNN

chất ô nhiễm

và hóa chất

nông nghiệp ở

cồn Ngạn và

đuôi cồn Lu.

nhiễm hữu cơ

và vi sinh, phú

dưỡng tại các

sông Vọp,

sông Trà và

cồn Ngạn.

sinh vật phù du,

động vật đáy cho

các loài thủy sản,

giảm số lượng các

loài chim di cư

quý hiếm.

Tác

động

tổng

hợp của

tự

nhiên

và con

ngƣời

Rất cao:

Ngập các bãi

triều, cồn

Ngạn, bãi

Trong, gây xói

mòn và biến

đồng đường

bờ, giảm diện

tích RNM, bãi

triều khu

Ramsar.

Rất cao:

Tích lũy chất

thải từ NTTS

vào đất. Các

đặc tính lý hóa

của đất thay

đổi, đặc biệt

độ mặn, pH và

các cation trao

đổi của đất.

Rất cao

Biến đổi tính

chất, tăng độ

đục, độ mặn,

và các nguyên

tố dinh dưỡng,

BOD, COD và

DO giảm =>

tăng ô nhiễm

hữu cơ, phú

dưỡng.

Rất cao

Suy giảm số lượng

và thành phần

cácloài thủy sinh,

chim di cư vàhạn

chế sự phát triển

của sinh vật (độ

mặn tăng gây chết

Bần chua).

Ghi chú: Mức độ tác động lớn nhất: Cao; Mức độ tác động vừa phải

và trung bình: Trung bình (TB); Mức độ tác động ít hoặc thấp: Thấp.

Tóm lại, hiện nay hoạt động NTTS là mối đe dọa lớn nhất

đến chất lượng đất và nước khu Ramsar Xuân Thủy. Mối đe dọa này

sẽ gia tăng, gây ô nhiễm nước và suy thoái chất lượng đất khi xu thế

NBD đang diễn ra trên toàn cầu và khu vực ĐBSH.

3.2.3. Ảnh hƣởng của sự biến đổi chất lƣợng đất, nƣớc đến

ĐDSH

Chất lượng môi trường đất, nước ảnh hưởng trực tiếp đến

ĐDSH (hệ sinh thái RNM, thành phần và số lượng các loài động

Page 23: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

21

thực vật) khu Ramsar Xuân Thủy bởi chúng nuôi dưỡng và đầu vào

cho sự phát triển của HST RNM và các loài sinh vật nơi đây.

Các yếu tố hóa học tác động đến ĐDSH: tại khu vực NTTS

hoặc cống thoát từ đầm NTTS ở cồn Ngạn, hạ lưu sông Trà, sông

Vọp có hàm lượng DO giảm, BOD, COD, N, P tăng cao nên sinh vật

ít phát triển, đặc biệt tại đuôi cồn Lu. Nước thải từ hoạt động NTTS

luôn có lẫn một số vi khuẩn gây bệnh đối với động thực vật hoặc sử

dụng hóa chất tẩy rửa đầm NTTS tại cồn Ngạn đã gây rụng lá và chết

cây Trang.Đất của ĐNN vừa là môi trường chuyển hóa của nhiều

hóa chất ĐNN và cũng là nơi tồn trữ đầu tiên của những hóa chất

dành cho thực vật ĐNN nên hàm lượng KLN trong đất cao sẽ dẫn tới

khả năng tích lũy KLN trong thực vật cao. Kết quả phân tích năm

2013 đã cho thấy hàm lượng As trong mẫu đất ĐCN3 cao

(105,782mg/kg) và trong mẫu cây Trang (PCN3) (cùng vị trí mẫu

đất) cũng cao (320,02mg/kg). Sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ và vi

sinhkhu vực đuôi cồn Lu đã dẫn tới suy giảm nguồn động, thực vật

phù du và các loài thủy sinh, làm giảm nguồn thức ăn và mất nơi

kiếm ăn của các loài chim nước, dẫn tới số lượng và số loài chim

nước di cư quý hiếm hiện nay giảm.

Yếu tố độ mặn tác động tới cấu trúc thành phần loài: quá

trình xâm nhập mặn, ngọt hóa, sự biến đổi độ mặn, nhiệt độ và pH

với biên độ rộng ảnh hưởng tới phân bố thực vật như sự suy giảm

diện tích cây Bần (chết và suy thoái). Nhiều loài cá có nguồn gốc

nước ngọt không thấyở mùa đông năm 2012 nhưng xuất hiện vào

mùa hè năm 2013 (2 loài tảo lam, 28 loài động vật nổi và 28 loài cá

nước ngọt) do hiện tượng ngọt hoá xuất hiện từ cửa sông Ba Lạt.

Yếu tố dinh dưỡng và sự phân bố động, thực vật nổi: tương

quan nghịch giữa hàm lượng muối dinh dưỡng ở sông Vọp, sông

Page 24: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

22

Tràvới mật độ động vật nổi cho thấy môi trường nước có dấu hiệu ô

nhiễm hữu cơ. Một số loài động vật nổi thích nghi với môi trường

nước có hàm lượng muối dinh dưỡng khá cao nên phát triển mạnh về

mật độ, dẫn tới sự tăng đột biến về mật độ động vật nổi ở khu vực

sông Vọp, nơi có độ muối khá thấp và có sự hiện diện của nhiều loài

nước ngọt ưa môi trường phú dưỡng, phát triển với số lượng cá thể

lớn và chiếm ưu thế về mật độ.

Như vậy, với mức độ ô nhiễm chất lượng đất và nước hiện

nay và xu thế gia tăng trong bối cảnh NBD, sẽ gây biến động đến cấu

trúc và thành phần loài sinh vật trong HST RNM, suy giảm ĐDSH,

các loài nguy cấp quý hiếm trong khu Ramsar Xuân Thủy.

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU MỐI ĐE DỌA

ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT, NƯỚC VÀ BẢO TỒN ĐDSH KHU

RAMSAR XUÂN THỦY

Bên cạnh giá trị tài nguyên thiên nhiên và sự quan tâm của

Chính phủ, khu Ramsar Xuân Thủy đang gặp rất nhiều khó khăn,

thách thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH trong bối cảnh

NBD. Việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu mối đe dọa đến môi

trường đất, nước thông qua quản lý tổng hợp, sử dụng khôn khéo

ĐNN sẽ góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững các giá trị

ĐDSH của khu Ramsar Xuân Thuỷ.

Đẩy mạnh các hoạt động quản lý hiệu quả khu Ramsar: tăng

cường năng lực và đầu tư thiết bị bảo vệ môi trường và ĐDSH.

Thúc đẩy sử dụng khôn khéo ĐNN: duy trì, sử dụng bền

vững các kiểu ĐNN trong khu Ramsar Xuân Thủy và giám sát sự

biến động các kiểu ĐNN và khả năng cung cấp dịch vụ HST, đặc

biệt dịch vụ hỗ trợ là nơi nuôi dưỡng, trú ẩn của loài quý hiếm.

Bảo vệ chất lượng đất, nước và bảo tồn ĐDSH: quan trắc

Page 25: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

23

định kỳ các chỉ tiêu chất lượng đất ở cồn Ngạn, cồn Lu và nước mặt

trên các sông Trà, sông Vọp và kiểm soát chặt chẽ các tác nhân gây

ảnh hưởng môi trường đất, nước và chú trọng quản lý lưu vực.

Thúc đẩy phương thức đồng quản lý khu Ramsar: hỗ trợ các

sinh kế bền vững và huy động sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi

trường, bảo tồn ĐDSH và sử dụng khôn khéo ĐNN; thành lập tổ tự

quản để cùng bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên ĐNN; quản lý

chặt chẽ HST RNM và giảm diện tích NTTS trên các bãi triều - môi

trường sống của nhiều loài chim di cư quý hiếm.

- Giải pháp ứng phó với mực nước biển dâng: phục hồi, phát

triển các loài cây ngập mặn có tính chống chịu cao; bảo vệ chặt chẽ

RNM và loại bỏ hoạt động NTTS trong các HST RNM, thúc đẩy tái

sinh tự nhiên thực vật ngập mặn nhằm cố định bãi bồi và môi trường

sống cho các loài sinh vật. Nâng cấp đê biển, đê vùng cửa sông theo

kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của huyện Giao Thủy; xây

dựng công trình ngăn mặn, nâng cao cốt đê ngăn cách giữa vùng lõi

và vùng đệm VQG Xuân Thủy; gia cố và tăng chiều cao của đầm

nuôi thủy sản quảng canh tại khu vực Bãi Trong và cồn Ngạn.

KẾT LUẬN

1. Chất lượng đất, nước khu Ramsar Xuân Thủy biến đổi

theo không gian, thời gian và ảnh hưởng tới cấu trúc và thành phần

HST RNM và các loài sinh vật. Hàm lượng Nitơ, Phốtpho trong đất

cồn Ngạn có dấu hiệu tăng và cao hơn cồn Lu, đặc biệt tại các khu

vực NTTS cồn Lu có hàm lượng P cao nhất (ĐCL11=0,336%), thảm

thực vật phát triển kém, trong khi hàm lượng Kts có xu hướng giảm

tại cồn Lu và cồn Ngạn. Môi trường nước mặt khu Ramsar có xu

hướng gia tăng ô nhiễm hữu cơ: BOD và COD lần lượt 5,3mg/l,

7,8mg/l (2012) và 8,0mg/l, 10,8mg/l (2014), đặc biệt cao vào mùa

Page 26: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

24

mưa hàm lượng BOD, COD, NO2- gia tăng và hàm lượng DO, NH4

+

và NO3- giảm xuống tại các hạ lưu sông Vọp, sông Trà. Hiện tượng ô

nhiễm vi sinh cao tại các khu vực NTTS, xuất hiện phú dưỡng tại

đầm nuôi thủy sản quảng canh ở cồn Lu và cồn Ngạn. Độ mặn gia

tăng và cao vào mùa khô (20,3‰ năm 2011 và 26,82‰ năm 2014)

nhưng giảm vào mùa mưa, dẫn tới tăng các loài nước lợ (mùa khô)

và tăng loài thủy sinh nước ngọt vào mùa mưa.

2. Tác động của con người và NBD đã, đang và sẽ gây ra

những tác động nhất định đến chất lượng đất (tăng độ mặn, giảm

TOC và hàm lượng dinh dưỡng trong đất) và môi trường nước (ô

nhiễm hữu cơ, vi sinh và phú dưỡng), dẫn tới gia tăng suy giảm các

loài thuỷ sản (Ngao đỏ) và các loài chim di cư quý hiếm (Cò thìa, Rẽ

mỏ thìa) trong khu Ramsar Xuân Thủy.

3. Các giải pháp giảm thiểu mốiđe dọa đến chất lượng đất,

nướctrên cơ sở duy trì các đặc tính sinh thái khu Ramsar và huy động

sự tham gia của các bên liên quan trong đồng quản lý tài nguyên,

môi trường là cách tiếp cận quản lý tổng hợp, sử dụng khôn khéo

ĐNN để đảm bảo phát huy được giá trị khu Ramsar, bảo vệ chất

lượng môi trường và bảo tồn ĐDSH khu vực một cách hiệu quả.

KIẾN NGHỊ

1. Thúc đẩy tái sinh tự nhiên thực vật ngập mặn và phục hồi,

phát triển cây ngập mặn trên các bãi triều lầy để ứng phó NBD.

2. Loại bỏ các đầm NTTS trong RNM cồn Lu, giảm thiểu

mật độ và kiểm soát chặt chẽ NTTS ở cồn Ngạn và đuôi cồn Lu.

3. Bảo vệ nghiêm ngặt HST RNM hiện có, nghiêm cấm khai

thác trong RNM cồn Lu, cồn Ngạn ở vùng lõi, tăng cường tuần tra,

giám sát và bảo vệ tài nguyên, môi trường khu Ramsar Xuân Thủy.

Page 27: Trần Thị Kim Tĩnh - hus.vnu.edu.vn NCS Tran Thi Kim Tinh.pdf · vững vùng ven biển Giao Thuỷ, Nam Định. 2. M ... đồng thời góp phần bảo tồn các loài chim

25

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC

GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Xuân Hải, Trần Thị Kim Tĩnh (2011), “Nghiên cứu một

số chỉ tiêu chất lượng môi trường đất và nước phục vụ bảo tồn đa

dạng sinh học khu Ramsar Xuân Thủy”, Tạp chí Khoa học Đại

học Quốc gia Hà Nội: Chuyên san Khoa học tự nhiên và Công

nghệ Tập 27 (5S), tr 68-75.

2. Trần Thị Kim Tĩnh, Huỳnh Thị Mai, Trần Ngọc Cường (2013),

“Sử dụng khôn khéo đất ngập nước tại các khu Ramsar”, Kỷ yếu

Diễn đàn Bảo tồn thiên nhiên và văn hoá vì sự phát triển bền

vững đồng bằng sông Cửu Long lần thứ năm: Duy trì dịch vụ hệ

sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long, tr. 156-167.

3. Tran Thi Kim Tinh, Nguyen Xuan Hai, Vu Duc Loi, Duong Tuan

Hung (2013), “Research and assessment of surface water quality

in Xuan Thuy Ramsar site”, ARPN Journal of Agricultural and

Biological Science, Vol 8 (9), pp. 621-629.

4. Trần Thị Kim Tĩnh, Nguyễn Xuân Hải, Phạm Văn Quang (2013),

“Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng đất, nước tại khu Ramsar

Xuân Thủy”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Chuyên

san Khoa học tự nhiên và Công nghệ Tập 29 (3S), tr. 75-80.

5. Tran Thi Kim Tinh, Nguyen Xuan Hai, Pham Van Quang, Nguyen

Thi Yen (2014), “Variation of soil, water quality and impacts on

biodiversity in Xuan Thuy Ramsar site”, ARPN Journal of

Agricultural and Biological Science Vol 9 (3), pp. 84-88.

6. Tran Thi Kim Tinh, Nguyen Chu Hoi, Nguyen Xuan Hai (2014),

“Wise use approach of wetlands – case study in Xuan Thuy

Ramsar site”, ARPN Journal of Agricultural and Biological

Science Vol 9 (4), pp. 122-126.