53
7/18/2018 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa Kinh Tế ThS. Lương Xuân Vinh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

7/18/2018 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH

Môn học: Logic học

Khoa Kinh Tế

ThS. Lương Xuân Vinh

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

7/18/2018 2

Nội dung

Chương 1. Đại cương về logic học

Chương 2. Khái niệm

Chương 3. Phán đoán

Chương 4. Những quy luật cơ bản của tư duy logic

Chương 5. Suy luận

Chương 6. Giả thuyết, chứng minh, bác bỏ và ngụy biện

Chương 7. Ôn tập, câu hỏi và bài tập

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

Tài liệu tham khảo

Giáo trình chính:

Giáo trình Logic học, Trường Đại Học Kinh Tế - Tài

Chính, Tp. Hồ Chí Minh.

Giảng viên: ThS. Lương Xuân Vinh – Khoa Kinh Tế,

email: [email protected]

7/18/2018 3

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

Mục tiêu chương 1

Nắm được khái niệm về nhận thức và tư duy;

Nắm được khái niệm ban đầu về logic học và lịch

sử logic.

7/18/2018 4

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

Chương 1 – Đại cương về Logic học

Nội dung nghiên cứu

1. Nhận thức và tư duy

Từ thực tiễn đến nhận thức;

Nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính;

Tư duy là gì?

2. Logic học là gì?

Định nghĩa, phân loại, lịch sử hình thành, ý nghĩa của việc

nghiên cứu logic học.

3. Câu hỏi ôn tập

7/18/2018 5

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

1. Thực tiễn

Thực tiễn được hiểu là toàn bộ hoạt động vật chất có định

hướng, mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải

tạo tự nhiên và xã hội.

Bằng hoạt động thực tiễn, hoạt động bản chất của mình,

mà con người đã và đang sáng tạo ra chính mình, làm cho

tính nhân văn và trí tuệ của mình thể hiện ngày càng cao.

Bằng hoạt động thực tiễn con người đang sáng tạo ra xã

hội loại người, làm cho nó ngày càng thể hiện rõ tính người

trong mọi mới quan hệ xã hội. Con người đang sáng tạo lại

thế giới.

7/18/2018 6

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

1. Thực tiễn

Con người là một sinh vật luôn hoạt động thực tiễn với

bản tính là sáng tạo; và hoạt động thực tiễn sáng tạo của

con người không thể tiến triển hiệu quả nếu thiếu tính

hoạt động nhận thức. Triết học duy vật biện chứng cho

rằng, thực tiễn là nguồn gốc, động lực và là mục đích của

nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý.

Trong hoạt động thực tiễn, nhận thức của con người

được hình thành, phát triển, và bị lôi cuốn trở lại quá trình

hoạt động đó.

7/18/2018 7

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

2. Nhận thức

Nhận thức là quá trình phản ánh năng động sáng tạo thế

giới khách quan vào trong bộ óc của con người. Đó là

quá trình xâm nhập sâu rộng của lý trí con người vào thế

giới xung quanh để tìm hiểu, nắm bắt các cấp độ quy

luật, bản chất của đối tượng.

Quá trình nhận thức của con người được hình thành từ

trong hoạt động thực tiễn, luôn phát triển dưới sự tác

động trực tiếp hay gián tiếp của thực tiễn, và cuối cùng,

quay về phục vụ cho hoạt động thực tiễn.

7/18/2018 8

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

2. Nhận thức

“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư

duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện

chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại

khách quan”.

V.I.Lênin

7/18/2018 9

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

2. Nhận thức

Chúng ta chia làm hai loại nhận thức:

Nhận thức cảm tính: là cấp độ thấp nhất của nhận thức.

Nó phản ảnh một cách cụ thể, sinh động nhưng hời hợt

những đặc điểm, tính chất riêng lẻ, bề ngoài của đối tượng

nhận thức khi có sự tác động trực tiếp của chúng lên giác

quan chúng ta. Những hình thức cơ bản của nhận thức cảm

tính là cảm giác, tri giác, biểu tượng, …

7/18/2018 10

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

2. Nhận thức

Nhận thức cảm tính có nguồn gốc sâu xa từ trong phản

ánh tâm lý động vật; vì vậy nó không chỉ có ở con người

mà còn có ở động vật cấp cao; tuy nhiên, ở con người,

nhận thức cảm tính luôn gắn liền với nhận thức lý tính.

7/18/2018 11

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

2. Nhận thức:

Nhận thức lý tính: là cấp độ cao của nhận thức. Nó phản

ánh một cách trừu tượng, khái quát, gián tiếp những mối

liên hệ, bản tính, quy luật sâu sắc, bên trong của đối

tượng nhận thức khi chúng ta suy nghĩ về chúng và dùng

ngôn ngữ để diễn đạt chúng. Những hình thức cơ bản

của nhận thức lý tính là khái niệm, phán đoán, suy

luận,…

7/18/2018 12

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

2. Nhận thức

Nhận thức lý tính (tư duy): trước hết, có ở con người. Nó

là sản phẩm cao cấp của vật chất cao cấp – bộ óc con

người. Nó được hình thành và phát triển từ trong hoạt động

thực tiễn lao động cải tạo thế giới và hoạt động giao tiếp

ngôn ngữ của con người.

7/18/2018 13

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

3. Tư duy:

Trong hoạt động thực tiễn đa dạng, sống động của mình,

con người không chỉ là một sinh thể có tình cảm, niềm tin, ý

chí để đam mê và khát vọng, để khởi phát và duy trì hành

động, mà còn là một sinh thể có tư duy, lý trí để nhận biết

cái đúng – cái sai, cái thiện – cái ác, cái cao thượng – cái

thấp hèn, … để điều chỉnh hành động của mình một cách

hiệu quả.

7/18/2018 14

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

3. Tư duy:

Nhờ tư duy mà con người ngày càng trở thành một sinh

thể thực tiễn đầy năng lực sáng tạo và rất năng động.

Có thể nói tư duy đang góp phần đáng kể vào quá trình

vận động và phát triển của xã hội loài người.

Tư duy là kết quả cao cấp của quá trình phản ánh thế

giới khách quan, vừa với tính cách là công cụ hiệu quả của

quá trình phản ánh và sau đó là cải tạo thế giới khách quan

đó.

7/18/2018 15

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

3. Tư duy:

Để hiễu rõ và vận dụng có kết quả tư duy trong hoạt

động nhận thức và thực tiện của mình, con người không

thể không tìm hiểu các đặc tính, nội dung, hình thức, quy

luật của tư duy cùng các mối quan hệ của chúng, vì vậy

logic học đã ra đời và liên tục phát triển trong hơn 2500

năm nay.

7/18/2018 16

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

Những đặc tính của tư duy

1. Tính gián tiếp

2. Tính trừu tượng

3. Tính khái quát

4. Tính thống nhất với ngôn ngữ

5. Tính năng động sáng tạo

7/18/2018 17

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

Tính gián tiếp Tư duy mang lại cho chúng ta những hiểu biết

mới khi dựa trên những gì đã biết trước đây mà không cần

phải theo dõi trực tiếp đối tượng.

Ví dụ Nếu khoa học phát hiện thêm một hành tinh nữa trong

hệ mặt trời, thì chắc chắn hành tinh đó cũng phải chuyển

động quanh mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục.

7/18/2018 18

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

Tính trừu tượng là sự suy xét của con người ở một góc độ

nào đó, là sự đào sâu tìm hiểu của lý trí theo góc cạnh đó.

Nhờ bản tính trừu tượng, bỏ qua những cái không cơ bản,

thứ yếu, không đặc sắc… mà tư duy dễ dàng vượt qua giới

hạn của cảm tính để xâm nhập sâu rộng vào bên trong hay

mở rộng ra bên ngoài thế giới.

Ví dụ khi chúng ta suy nghĩ về con người thì rộng hơn là sự

tưởng tượng về con người trong tư tưởng, tâm tư, tình cảm,

nguyện vọng, …

7/18/2018 19

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

Tính khái quát

Bản thân tư duy không phải là một quá trình riêng lẻ,

không chỉ phản ánh từng sự vật, hiện tượng mà thường

phản ánh bao quát những đối tượng có cùng bản chất, nghĩa

là phản ánh cái chung của sự vật, quá trình cùng loại.

Từ những hiểu biết riêng lẻ, tư duy phát triển thánh những

hiểu biết chung, từ hiểu biết về hiện tại tư duy mở rộng ra

hiểu biết về quá khứ hay tương lai, tính khái quát giúp chúng

ta đào sâu nghiên cứu, hiểu biết thêm về sự vật, hiện tượng.

7/18/2018 20

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

Tính thống nhất với ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính là lớp vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực

trực tiếp của tư tưởng.

Các hình thức cơ bản của tư duy như khái niệm, phán

đoán, suy luận đều gắn liền với những hình thức cơ bản của

ngôn ngữ như từ, câu, đoạn.

Khi suy nghĩ để tìm kiếm, đào sâu cũng cố những hiểu biết

chúng ta dùng ngôn ngữ bên trong.

Khi diễn đạt, trao đổi, chuyển giao nhựng hiểu biết của

mình cho người khác chúng ta dùng ngôn ngữ bên ngoài.

7/18/2018 21

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

Tính năng động sáng tạo

Con người có mối quan hệ mật thiết với thế giới xung

quanh không phải bằng tư duy mà bằng thực tiễn. Tuy nhiên

để hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới một cách có hiệu quả,

con người cần khám phá ra các quy luật, nhận thức được

bản chất của các hiện tượng xảy ra trong thế giới và sử dụng

những hiểu biết đó để tiến hành một loạt thực tiễn sáng tạo

để cải tạo lại thế giới.

Trong các hoạt động thực tiễn, tư duy bộc lộ tính sáng tạo

của mình.

7/18/2018 22

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

Tính năng động sáng tạo

Tư duy đúng đắn là một trong những cội nguồn của sức

mạnh tinh thần, nó góp phần cải tạo xã hội. Để phát huy sức

mạnh tinh thần đó của tư duy, trước hết, cần phải phân tích

để nắm vững hình thức, kết cấu; phát hiện ra các quy tắc,

quy luật logic của tư tưởng; sau đó vận dụng điêu luyện,

chính xác chúng trong mọi hoạt động nhận thức của chính

mình.

7/18/2018 23

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

Hình thức tư duy hay kết cấu logic của tư tưởng là

phương thức liên kết, sắp xếp các hiểu biết qua đó giúp

chúng ta phản ánh được tư tưởng của mình là đúng hay sai.

Ví dụ: Mọi kim loại đều là chất dẫn điện.

Mọi người cộng sản đều là người yêu nước.

Hai phán đoán này có nội dung phản ánh khác nhau nhưng

chúng có chung một kết cấu logic là:

Mọi S là P

7/18/2018 24

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

I. Nhận thức và tư duy

Từ kết cấu logic “Mọi S là P” chúng ta có thể đổi sang một

kết cấu logic khác nhưng vẫn bảo toàn ý nghĩa của nó. Kết

cấu này cụ thể là:

Có vài P là S

Ví dụ Có vài chất dẫn điện là kim loại.

Có vài người yêu nước là người cộng sản

7/18/2018 25

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

1. Định nghĩa:

Logic học là khoa học nghiên cứu các hình thức và quy

luật của tư duy; nhằm vạch ra các sơ đồ, kết cấu logic

của tư tưởng, các quy tắc, thao tác, phương pháp lập

luận, để suy nghĩ được đúng đắn, tránh sai lầm.

7/18/2018 26

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

1. Định nghĩa:

Đối tượng: là các hình thức, khái niệm, phán đoán, suy

luận, giả thuyết, lý thuyết, chứng minh, …

Nhiệm vụ: là vạch ra các kết cấu logic của tư tưởng, các

sơ đồ lập luận.

Mục đích: giúp cho suy nghĩ được đúng đắn, tránh sai

lầm, làm cho tư duy phù hợp với thực tại, phù hợp với đối

tượng tư tưởng.

7/18/2018 27

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

2. Phân loại:

Logic lưỡng trị và logic đa trị

Logic lưỡng trị có hai giá trị logic là đúng và sai, khi nói

không đúng thì có nghĩa là sai, khi nói không sai thì có

nghĩa là đúng.

Logic đa trị nó có thể thừa nhận nhiều giá trị logic, không

đúng không có nghĩa là sai, có thể nó chỉ đúng ở một góc

độ, một khía cạnh nào đó.

7/18/2018 28

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

2. Phân loại:

Logic hình thức và logic biện chứng

Logic hình thức là khoa học về các kết cấu và quy luật

logic của tư tưởng để khi lập luận, tư tưởng phù hợp với

tư tưởng . Đó là logic toán học.

Logic biện chứng là khoa học nghiên cứu các kết cấu và

quy luật vận động và phát triển của tư duy phản ánh sự

vận động, phát triển của thực tại tư tưởng.

7/18/2018 29

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

2. Phân loại:

Logic hình thức và logic biện chứng

Logic hình thức là khoa học về các kết cấu và quy luật

logic của tư tưởng để khi lập luận, tư tưởng phù hợp với

tư tưởng . Đó là logic toán học.

Logic biện chứng là khoa học nghiên cứu các kết cấu và

quy luật vận động và phát triển của tư duy phản ánh sự

vận động, phát triển của thực tại tư tưởng.

7/18/2018 30

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

2. Phân loại:

Logic cổ điển và logic phi cổ điển

Logic cổ điển là logic lưỡng trị, logic toán học, một số

quy tắc suy luận và các loại tiên đề.

Logic phi cổ điển là một số bộ môn logic đang phát triển

mạnh mẽ vào thế kỉ thứ XX, nó chấp nhận một số tiên đề

mới không có trong logic cổ điển, ứng dụng vào một số

lĩnh vực riêng biệt mà phải có sự điều chỉnh logic cổ điển

thì mới thích hợp với nó.

7/18/2018 31

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Logic phi cổ điển chia làm nhiều loại:

Logic tình thái các thao tác suy luận trên các phán đoán

(mệnh đề) có chứa các yếu tố tình thái (ngẫu nhiên, …)

Logic đa trị trong đó có hai loại: logic tam trị (đúng, sai,

không đúng cũng không sai) logic mờ là logic cổ điển vận

dụng vào tập mờ (tập nói rằng một đối tượng nào đó có

khả năng nào đó nhiều hay ít). Logic mờ có thể nhận

nhiều giá trị như đúng, đúng nhiều, đúng ít, .. Sai nhiều,

sai ít, …

7/18/2018 32

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Sơ lược về lịch sử khoa học của logic

Aristote đã nghiên cứu tỉ mỉ các hình thức tư duy như

khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, …, khảo sát

ba quy luật cơ bản của tư duy logic là quy luật đồng nhất,

quy luật phi mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba.

7/18/2018 33

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Quy luật đồng nhất:

Phát biểu: A là A. Một tư tưởng, khi đã định hình, phải luôn là chính nó trong một quá trình tư duy.

7/18/2018 34

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Quy luật này phản ánh tính ổn định, xác định của tư duy. Điều này có nghĩa là, trong quá trình hình thành của

mình, một tư tưởng (khái niệm, phán đoán, lý thuyết, giả thuyết, …) có thể thay đổi, nhưng khi đã hình thành xong thì không được thay đổi nữa. Nếu nó vẫn tiếp tục thay đổi

thì logic hình thức sẽ coi nó là tư tưởng khác. Tính ổn định như vậy là điều kiện cần cho mọi quá trình tư duy.

7/18/2018 35

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Mặc dù tư tưởng - cũng như mọi sự vật và hiện tượng khác -, luôn luôn vận động và biến đổi, nhưng nếu tuyệt

đối hóa mặt biến đổi đó của tư tưởng thì không thể nào tư duy được. Một ý kiến được nói ra phải có nội dung không đổi ít nhất là trong cùng một quá trình tranh luận,

trình bày ý kiến, chứng minh quan điểm, … nghĩa là một quá trình tư duy, thì người ta mới có thể căn cứ vào nó để xét đoán đúng sai, hợp lý hay bất hợp lý, …

7/18/2018 36

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Quy luật đồng nhất phải thỏa mãn hai yêu cầu:

- Một từ chỉ được dùng trong suy luận với một nghĩa duy nhất. Không được phép dùng một từ hoặc một biểu thức

ngôn ngữ nói chung lúc thì với nghĩa này, lúc thì với nghĩa khác trong cùng một quá trình suy luận.

7/18/2018 37

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

- Những từ ngữ khác nhau nhưng có nội dung như nhau, những tư tưởng tương đương với nhau về mặt logic,

nghĩa là bao giờ cũng có giá trị chân lý như nhau, phải được đồng nhất với nhau trong quá trình suy luận. Vi phạm yêu cầu này, ta không rút ra được thông tin cần

thiết. Ví dụ: người ta cho biết rằng, tác giả Truyện Kiều là người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, và

hỏi quê quán của nhà thơ Nguyễn Du. Nếu ta không đồng nhất nhà thơ Nguyễn Du với tác giả Truyện Kiều thì ta không trả lời được cho câu hỏi này. Ta cũng không thể

suy luận được.

7/18/2018 38

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều trường hợp chúng bị vi phạm một cách vô tình hay cố ý. Ví

dụ, các trò chơi chữ là những vi phạm cố ý:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn.

Ở đây, cùng một chữ “lợi” nhưng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau.

7/18/2018 39

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Lớp đang học về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, Cu Tèo ngủ gật. Thấy vậy, thầy giáo hỏi: “Tèo, ai đã lấy cắp nỏ của An Dương Vương ?”. Giật mình, Cu Tèo vội đáp: “Thưa thầy con không lấy, con không lấy, bạn nào lấy con không biết…”.

7/18/2018 40

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Thầy giáo chán nản, đem câu chuyện kểlại cho hiệu trưởng nghe. Hiệu trưởng nghe xong, trầm ngâm một lúc rồi bảo: “Thôi được, chuyện đâu còn có đó, trẻ con ấy mà. Thầy xem thử cái nỏ đó giá bao nhiêu để trường bỏ tiền ra mua một cái khác thay thế. Rõ khổ, đồ dùng dạy học thì đang thiếu tứ bề!”.

7/18/2018 41

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Câu chuyện được đem kể lại ở sở giáo dục và đào tạo. Những người có mặt bò lăn ra cười, chỉ một người không cười, đó là kế toán trưởng. Mọi người ngạc nhiên nhìn bà ta, bà ta nói: “Tôi mà là giám đốc sở thì tôi sẽ cách chức tay hiệu trưởng đó. Tiền đâu ra mà cái gì cũng mua, cái gì cũng chi như vậy?…”

7/18/2018 42

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Quy luật phi mâu thuẫn Hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái ngược nhau không thể nào cùng đúng. Trong hai phán đoán, nhận định như vậy có ít nhất là một phán đoán, nhận định sai.

Ví dụ, tại một thời điểm, một bông hồng cụ thể không thể

nào vừa có màu đỏ, vừa không có màu đỏ.

7/18/2018 43

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Quy luật phi mâu thuẫn có hai nội dung chính:

Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn trực tiếp. Cụ thể là không được cùng một lúc vừa khẳng định vừa

phủ định một điều gì đó.

Ví dụ, không thể vừa khẳng định rằng Liên minh châu Âu sẽ có được bản hiến pháp của mình, lại vừa khẳng định

rằng Liên minh châu Âu sẽ không thể thông qua được một bản hiến pháp như thế.

7/18/2018 44

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Quy luật phi mâu thuẫn có hai nội dung chính:

Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn gián tiếp. Cụ thể là không được khẳng định (hay phủ định) một vấn

đề nào đó rồi lại phủ định (hay khẳng định) các hệ quả của nó.

Ví dụ, nếu khẳng định rằng lý thuyết tương đối hẹp của

Einstein là đúng thì không thể phủ nhận công thức E = mc2 thể hiện mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của ông.

7/18/2018 45

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Ví dụ 3. Lời nói của Đức Phật với quỷ Mala: “(…) Ta không cần danh vọng, Mala, mi hãy thuyết những điều đó với những kẻ hám danh vọng. (…) Thành đạt, danh tiếng, danh dự và vinh quang chỉ là sự hư ảo, sự thắng lợi của kẻ này là thất bại của người kia. (…) Ta trải cơ mạn xa để chiến đấu với người đây. Ta thà chết vinh trong trận chiến, còn hơn sống nhục trong đầu hàng.” . Trong lời nói này ta

thấy câu cuối cùng “ta thà chết vinh trong trận chiến, còn hơn sống nhục trong đầu hàng” mâu thuẫn với những câu ở phía trên.

7/18/2018 46

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Ví dụ 4. Khi thấy lời khai của người bị tình nghi phạm tội có chứa điều gì đó không ổn, cán bộ điều tra sẽ đặt ra cho

người đó hàng loạt câu hỏi cho đến khi người đó không trả lời được nữa, vì thấy mình đã gặp mâu thuẫn rõ ràng, trực tiếp.

7/18/2018 47

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Ví dụ 5. Trong câu chuyện tiếu lâm về con rắn vuông, khi nghe chồng kể về một con rắn khổng lồ, chị vợ đã liên tục

tỏ ý nghi ngờ về chiều dài của nó. Điều này làm cho anh chồng liên tục rút ngắn chiều dài của con rắn, và cuối cùng là có được con rắn vuông. Như vậy, mâu thuẫn chưa

lộ rõ hẳn giữa sự tồn tại của con rắn khổng lồ trong câu chuyện của người chồng với thực tế đến lúc này đã trở

thành mâu thuẫn rõ ràng giữa sự tồn tại của con rắn vuông với thực tế.

7/18/2018 48

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Quy luật triệt tam Một phán đoán, nhận định hoặc đúng hoặc sai chứ không thể có một giá trị thứ ba nào khác.

Với một phán đoán, nhận định nhất định, quy luật triệt

tam không cho biết nó đúng hay sai, nhưng cho biết rằng nó chỉ có thể hoặc đúng, hoặc sai chứ không thể có giá trị

nào khác. Ví dụ, ta chưa biết câu nói “Có người ngoài Trái đất đến thăm Trái đất” đúng hay sai, nhưng quy luật triệt tam khẳng định rằng hoặc nó đúng, hoặc nó sai!

7/18/2018 49

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Ví dụ, khi một thanh niên đi kiếm việc làm được hỏi có biết ngoại ngữ hay không thì anh ta chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”, tất cả các câu trả lời khác đều không có giá trị.

7/18/2018 50

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Trong thực tiễn, người ta ứng dụng quy luật triệt tam để chứng minh bằng phản chứng.

Đôi khi ta gặp những câu nói rất sâu sắc mà biểu hiện trực

tiếp là quy luật triệt tam. Ví dụ, cuối bộ sách Tam quốc diễn nghĩa, sau khi kể chuyện nhà Tấn thống nhất Trung

Quốc, tác giả La Quán Trung đã viết, đại ý: Lịch sử các nước cứ như vậy, hết hợp thì tan, hết tan rồi lại hợp. Hay, cuối bộ sách Hồng lâu mộng, sau khi kể vợ Bảo Ngọc sinh

con trai và gia đình họ Giả bắt đầu hưng thịnh trở lại, tác giả Tào Tuyết Cần viết, đại ý: Ở đời cứ như vậy, hết thịnh

rồi thì suy, hết suy rồi lại thịnh.

7/18/2018 51

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

II. Logic học là gì?

Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học:

- Đưa ra những phán đoán chính xác, trình bày vấn đề một

cách chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn xúc tích, biết

cách chứng minh hay bác bỏ một cách thuyết phục; giúp

phát hiện ra các lỗi logic để tránh, những thủ thuật ngụy

biện của đối phương để phản bác.

- Tư duy logic, tư duy biện chứng để nhận thức thấu suốt

mọi vật và khám phá ra quy luật chi phối của chúng.

- Hỗ trợ đắc lực cho việc học tập và nghiên cứu khoa học.

7/18/2018 52

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 7/18/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

CHƯƠNG 1

THANK YOU

7/18/2018 53