286

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁPwebsrv.dthu.edu.vn/UserFiles/file/Ky yeu HNSVNCKH nam 2015.pdf · Với những đặc điểm như thế nên tư tưởng Khổng Tử được

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO KHOA HỌC

HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

LẦN THỨ NHẤT

ĐỒNG THÁP, 31/10/2015

1

BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

LẦN THỨ NHẤT

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

Trƣởng ban

TS. Trần Quang Thái

Phó trƣởng ban

ThS. Lê Kim Oanh

Các ủy viên

ThS. Trƣơng Thị Mỹ Dung

ThS. Kiều Văn Tu

BAN BIÊN TẬP

Trƣởng ban

TS. Trần Quang Thái

Các ủy viên

ThS. Lê Kim Oanh

ThS. Trƣơng Thị Mỹ Dung

ThS. Kiều Văn Tu

ThS. Lê Văn Tùng

THƢ KÝ

ThS. Lê Văn Tùng

2

MỤC LỤC

1. Tìm hiểu tƣ tƣởng đạo đức của Khổng Tử .................................. SV. Nguyễn Việt Tiến, Lớp ĐHGDCT14B

GVHD: CN. Nguyễn Thái Hòa

1

2. Tìm hiểu tƣ tƣởng khoan dung của Phật giáo ............................. SV. Trần Dƣơng Linh - SV. Võ Văn Kha

Lớp ĐHGDCT14A

GVHD: ThS. Mai Thị Thanh

10

3. Tìm hiểu triết lý nhân sinh trong tác phẩm Đạo đức kinh

của Lão Tử .......................................................................................... SV. Phạm Thị Mỹ Duyên, Lớp ĐHGDCT13

GVHD: CN. Phùng Ngọc Tiến

20

4. Tìm hiểu tƣ tƣởng chính trị của Mặc gia ...................................... SV. Nguyễn Vĩnh Phong, Lớp ĐHGDCT13

GVHD: CN. Phùng Ngọc Tiến

26

5. Quan niệm của John Locke về tự do trong tác phẩm

Khảo luận thứ hai về chính quyền ................................................... SV. Nguyễn Thành An, Lớp ĐHGDCT13

GVHD: CN. Phùng Ngọc Tiến

37

6. Quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nƣớc trong tác

phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền .............................. SV. Nguyễn Thị Xuyên, Lớp ĐHGDCT11

GVHD: ThS. Đỗ Duy Tú

46

7. Tìm hiểu quan điểm của V.I.Lênin về nhiệm vụ của đoàn

thanh niên ............................................................................................ SV. Đoàn Duy Trúc Ngọc, Lớp ĐHGDCT13

GVHD: CN. Nguyễn Thái Hòa

58

8. Từ việc tìm hiểu vai trò của nhà nƣớc trong học thuyết

kinh tế của Keynes đến liên hệ thực tiễn quản lý kinh tế ở

nƣớc ta hiện nay ................................................................................. SV. Lƣu Thị Loán, Lớp ĐHGDCT12

GVHD: TS. Trần Quang Thái

66

9. Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc ở

Việt Nam hiện nay ............................................................................. SV. Lê Thị Tố Quyên, Lớp ĐHGDCT13

GVHD: ThS. Trƣơng Thị Mỹ Dung

75

10. Tƣ duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị,

Trƣờng Đại học Đồng Tháp ............................................................

86

3

SV. Lê Ngọc Hân, Lớp ĐHGDCT12

GVHD: ThS. Lê Văn Tùng

11. Triết lý giáo dục của Karl Jaspers .................................................. SV. Nguyễn Thị Mỹ Hòa, Lớp ĐHGDCT11

GVHD: ThS. Lê Văn Tùng

96

12. Giáo dục giá trị đạo đức nhân văn cho học sinh trung học

phổ thông qua môn giáo dục công dân .......................................... SV. Nguyễn Thị Cẩm Tiên, Lớp ĐHGDCT14B

GVHD: ThS. Lê Kim Oanh

108

13. Thực trạng đạo đức của học sinh trung học phổ thông ............ SV. Nguyễn Chí Công, Lớp ĐHGDCT14A

GVHD: ThS. Lê Kim Oanh

120

14. Học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Khoa GDCT và

Công tác xã hội, Trƣờng Đại học Đồng Tháp .............................. SV.Trần Thị Hoàng Lan, Lớp ĐHGDCT12

GVHD: TS. Trần Quang Thái

133

15. Vận dụng vai trò của quy luật lƣợng và chất vào quá

trình học tập của sinh viên ngành Giáo dục chính trị,

Trƣờng Đại học Đồng Tháp ............................................................ SV. Nguyễn Thị Thanh Hoa, Lớp ĐHGDCT14A

GVHD: ThS. Mai Thị Thanh

139

16. Vai trò của hoạt động tự học trong chƣơng trình học

TOEIC của sinh viên Trƣờng Đại học Đồng Tháp ................... SV. Huỳnh Thị Trúc Linh – SV.Trần Nguyễn Bảo Yến

SV.Trần Thị Kim Hà - SV.Nguyễn Thành An

Lớp ĐHGDCT13

GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc

148

17. Định hƣớng chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của

sinh viên Khoa Giáo dục chính trị và Công tác xã hội,

Trƣờng Đại học Đồng Tháp ............................................................ SV. Nguyễn Thị Phƣơng Dung - SV. Nguyễn Ngọc Thảo

Nhi

Lớp ĐHCTXH12

GVHD: ThS. Kiều Văn Tu

154

18. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự

tôn dân tộc cho thành niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng

Tháp hiện nay ..................................................................................... SV. Dƣơng Thị Kiều Tiên, Lớp ĐHGDCT11

160

4

GVHD: ThS. Lê Văn Tùng

19. Giải pháp phát triển nguồn lực con ngƣời ở huyện Hồng

Ngự, tỉnh Đồng Tháp ........................................................................ SV. Nguyễn Ngọc Trai, Lớp ĐHGDCT11

GVHD: ThS. Đỗ Duy Tú

171

20. Tìm hiểu kỹ năng đọc sách của sinh viên ngành Công tác

xã hội, Trƣờng Đại học Đồng Tháp ...............................................

SV. Nguyễn Ngọc Nhƣ Ý - SV. Phạm Thanh Hải Thi

Lớp ĐHCTXH13 GVHD: ThS. Kiều Văn Tu

182

21. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo ở

thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .......................................... SV. Dƣơng Quý Nhân Hoàng, Lớp ĐHGDCT11

GVHD: ThS. Đỗ Duy Tú

192

22. Quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An, thành

phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp – Những vấn đề đặt ra ............ SV. Nguyễn Minh Kha, Lớp ĐHGDCT13

GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc

201

23. Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất

Khoa Giáo dục chính trị và Công tác xã hội, Trƣờng Đại

học Đồng Tháp ................................................................................... SV.Võ Thị Thu Biên - SV.Nguyễn Thanh Phong

SV.Đinh Thị Ngọc Ngân - SV. Lê Hoài Nam

Lớp ĐHCTXH14

GVHD: ThS. Kiều Văn Tu

209

24. Một số khó khăn trong thực hành, thực tập Công tác xã

hội của sinh viên Trƣờng Đại học Đồng Tháp ............................. SV. Nguyễn Văn Tới, Lớp ĐHCTXH11

GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc

220

25. Sinh kế của ngƣời nghèo ở phƣờng 3, thành phố Cao

Lãnh, tỉnh Đồng Tháp....................................................................... SV. Phan Hoàng Thanh - SV. Võ Thiện Khiếp

Lớp ĐHCTXH13

GVHD: CN. Đỗ Thị Thảo

227

26. Vai trò của Hội Phụ nữ trong hoạt động phát triển kinh

tế ở phƣờng 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .............. SV. Nguyễn Thị Mỹ Duyên – SV. Lê Ngọc Yên

Lớp ĐHCTXH13

236

5

GVHD: CN. Nguyễn Thị Bích Hƣng

27. Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở xã Định

Yên, Lấp Vò, Đồng Tháp và một số giải pháp khắc phục ......... SV. Nguyễn Hoàng Phúc, Lớp ĐHCTXH13

GVHD: CN. Nguyễn Thị Bích Hƣng

243

28. Thực trạng và giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt của hộ

gia đình xã Tân Mỹ, huyện Lâp Vò, tỉnh Đồng Tháp ................

SV. Trần Văn Nhiều -SV.Châu Thị Diễm Hƣơng - SV.

Mai Thị Anh Lớp ĐHCTXH12

GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc

251

29. Tìm hiểu Dự án Phù Sa ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh

Đồng Tháp ........................................................................................... SV. Phan Thùy Vân - SV. Hồ Thị Ngọc An

Lớp ĐHCTXH13

GVHD: CN. Đỗ Thị Thảo

258

30. Các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên 270

31. Bài đăng Tạp chí khoa học của sinh viên 272

32. Bài đăng Hội nghị, Hội thảo khoa học của sinh viên 273

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA GDCT-CTXH

HỘI NGHỊ

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2015

Đồng Tháp, ngày 31 tháng 10 năm 2015

CHƢƠNG TRÌNH

TT Nội dung Thời

gian Ngƣời thực hiện Ghi chú

1 Diễn văn khai mạc 7h30 –

7h45

TS. Trần Quang Thái

Trƣởng Khoa GDCT -

CTXH

2 Vai trò của hoạt động tự học

trong chƣơng trình học Toeic

của sinh viên Trƣờng Đại học

Đồng Tháp

7h45 –

8h15

SV. Huỳnh Thị Trúc

Linh

SV.Trần Nguyễn Bảo

Yến

SV.Trần Thị Kim Hà

SV.Nguyễn Thành An

ĐHGDCT13

3 Giáo dục giá trị đạo đức

nhân văn cho học sinh

trung học phổ thông qua

môn giáo dục công dân

8h15 –

8h45

SV. Nguyễn Thị Cẩm

Tiên

ĐHGDCT14B

4 Những khó khăn tâm lý của

sinh viên năm thứ nhất Khoa

Giáo dục chính trị và công tác

xã hội, Trƣờng Đại học Đồng

Tháp

8h45 –

9h15

SV.Võ Thị Thu Biên

SV.Nguyễn Thanh

Phong

SV.Đinh Thị Ngọc

Ngân

SV. Lê Hoài Nam

ĐHCTXH14

5 NGHỈ GIẢI LAO 9h15 –

9h45

Tƣ duy phản biện của sinh

viên ngành Giáo dục chính trị,

Trƣờng Đại học Đồng Tháp

9h45 –

10h15

SV. Lê Ngọc Hân

ĐHGDCT12

6 Vai trò của Hội Phụ nữ trong

hoạt động phát triển kinh tế ở

phƣờng 3, thành phố Cao

Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

10h15 –

10h45

SV. Nguyễn Thị Mỹ

Duyên

SV. Lê Ngọc Yên

ĐHCTXH13

7 Học tập theo học chế tín chỉ

của sinh viên Khoa GDCT và

Công tác xã hội, Trƣờng Đại

học Đồng Tháp

10h45 –

11h15

SV. Trần Thị Hoàng

Lan

ĐHGDCT12

8 Tổng kết Hội nghị 11h15 –

11h30

TS. Trần Quang Thái

Trƣởng Khoa GDCT -

CTXH

1

TÌM HIỀU TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC KHỔNG TỬ

SV: Nguyễn Việt Tiến

Lớp: ĐHGDCT14B

GVHD: CN. Nguyễn Thái Hòa

Tóm tắt: Khổng Tử là người đầu tiên đề ra phương hướng trị nước

bằng đường lối đức trị, trong đó người tập trung ở 4 phạm trù cơ bản

“Nhân-Lễ-Trí-Nghĩa" trong xây dựng nhân cách cho con người. Ông

trình bày một cách cụ thể về đặc điểm và yêu cầu của từng phạm trù,

“Nhân” chính là sự yêu người coi người như mình, “Lễ” cần phải

biết khắc chế bản thân, phục tùng lễ nghi truyền thống, “Trí” là sự

hiểu biết của bản thân xuất phát từ bẩm sinh và nhờ vào học tập,

“Nghĩa” là trung thành và khi làm việc thì việc gì hợp nghĩa thì làm

không màng đến lợi ích cá nhân. Với những đặc điểm như thế nên tư

tưởng Khổng Tử được các thế hệ sau kế thừa, tuy nhiên nó vẫn bộc lộ

những hạn chế nhất định về tính cứng nhắc, rập khuôn, bảo thủ.

Từ khóa: Đạo đức, Khổng Tử, triết học.

1. Mở đầu Từ xƣa đến nay đạo đức đƣợc xem là nguồn gốc của con ngƣời và

nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng nhân cách con

ngƣời và tiến tới xã hội nhân đạo cộng sản. Đảng, Nhà nƣớc và Chủ

tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh rằng muốn xây dựng con ngƣời

cách mạng thì trƣớc tiên phải xây dựng đƣợc đạo đức cách mạng.

Ngƣời nói: “Sông có nguồn thì mới có nƣớc, không có nguồn thì sông

cạn, cây thì phải có gốc không có gốc thì cây héo. Ngƣời cách mạng

phải có đạo đức, không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh

đạo đƣợc nhân dân”, ngay từ những buổi đầu, đạo đức đã đƣợc xem là

nền tảng là cơ sở xây dựng một đất nƣớc, một xã hội an lành, hạnh

phúc tiến bộ. Với những ý nghĩa to lớn của đạo đức đã nêu ở trên là

động lực thôi thúc tôi tìm hiểu, phân tích về tƣ tƣởng đạo đức Khổng

Tử, một tƣ tƣởng đƣợc xem là cái nôi cho những tƣ tƣởng đạo đức sau

này, nó không chỉ ảnh hƣởng sâu sắc đến Trung quốc thời kì “Vƣơng

đạo suy vi- Bá đạo lấn át vƣơng đạo”, mà còn có sự tác động to lớn

đến tƣ tƣởng của nhiều quốc gia dân tộc, trong đó Việt Nam đƣợc xem

là quốc gia kế thừa nhiều giá trị đạo đức Khổng Tử vào xây dựng con

ngƣời và đất nƣớc, trong bài nghiên cứu này ngoài tìm hiểu tƣ tƣởng

đạo đức Khổng Tử thì tôi còn chỉ ra sự tác động của đạo đức Khổng

2

Tử tới Việt Nam. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Tìm hiểu tƣ

tƣởng đạo đức Khổng Tử”.

Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu tƣ tƣởng Khổng Tử,

đồng thời chỉ ra sự tác động của nó tới Việt Nam, từ đó bổ sung

thêm nội dung và những kiến thức cần thiết để tiến tới xây dựng

con ngƣời tài đức vẹn toàn. Khách thể nghiên cứu là các tác phẩm

của Khổng Tử và một số tác phẩm về đạo đức khác... đối tƣợng

nghiên cứu là những tƣ tƣởng quan niệm của Khổng Tử về đạo đức,

phạm vi nghiên cứu chủ yếu là những tƣ tƣởng đạo đức Khổng Tử

và một số quan niệm đạo đức khác. Phƣơng pháp nghiên cứu:

nghiên cứu lý luận, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích,

phƣơng pháp so sánh.

2. Nội dung chính

2.1. Khái quát về Khổng Tử

Khổng Tử (551 – 479 TCN), tên thật là Khổng Khâu tự là

Trọng Ni, sinh tại làng Xƣơng Bình, nƣớc Lỗ ( nay thuộc huyện Khúc

Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) trong một gia đình quý tộc sa sút.

Thân sinh của ông là Thúc Lƣơng Ngột, quan võ thuộc ấp Trâu, đến

70 tuổi lấy Nhan Thị sinh ra ông. Ông mồ côi cha khi lên 3 tuổi, năm

19 tuổi, ông lấy vợ là Nhan Thị con của họ Thƣơng Quan nƣớc Tống,

năm 20 tuổi vợ ông sinh đặng một con trai tên Lý Tự.

Khổng Tử là một nhà tƣ tƣởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà

chính trị nổi tiếng, tƣ tƣởng triết học của ông nhấn mạnh sự tu dƣỡng

đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức “Tu thân, tề gia, trị quốc,

bình thiên hạ”. Sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và

quy phạm làm ngƣời trong “Đạo trung Dung” và các đức tính “Nhân –

Lễ - Nghĩa – Trí – Tín”.

Ông còn là ngƣời nhân hậu, khiêm nhƣờng giản dị, chân thành,

giàu tình cảm, ôn hòa và nghiêm túc, uy nghi nhƣng không thô bạo,

cung kính mà an nhàn. Sống thanh đạm trọng nghĩa khinh tài Ông nói:

“Ăn cơm gạo thô, uống nƣớc lã, khi ngủ có cánh tay mà gối đầu, niềm

vui ở trong đó rồi. Còn nhƣ dùng phƣơng pháp không chính đáng để

đạt đƣợc giàu có và phú quý, ta coi nhƣ đám mây trôi qua vậy”. [9,

tr.242]

Nhìn vào sự nghiệp của Khổng Tử trên lĩnh vực học thuật và

đạo lý, ngoài việc sang dịch các cuốn Kinh Thi – Thƣ – Lễ - Dịch –

Nhạc và viết cuốn Biên Niên nƣớc Lỗ gọi là Kinh Xuân Thu, những

câu nói của ông giảng dạy cho môn đệ đƣợc các môn đệ ghi lại thành

3

cuốn “Luận Ngữ”. Qua hơn 40 năm “Dạy ngƣời không mỏi” Khổng

Tử thu nhận trên dƣới 3000 môn đệ. Trong đó, có 72 ngƣời đƣợc gọi

là “Hiền”, bao gồm cả những ngƣời đƣợc gọi là “Triết”, hậu thế gọi là

“Thất thập nhị hiền”.

2.2. Phạm trù “Nhân”

“Nhân” là phạm trù cốt lỗi trong tƣ tƣởng đạo đức Khổng Tử.

Theo ông “Nhân” là nội dung, “Lễ” là hình thức và chính danh là con

đƣờng đạt đến điều nhân. Nhân của Khổng Tử có điểm khác biệt đối

với các quan điểm về nhân của Phật giáo và Cơ Đốc giáo, nếu nhƣ

Phật giáo xem “Nhân” là từ bi bát ái, Cơ Đốc xem “Nhân” là cần phải

yêu kẻ thù nhƣ bạn, coi ngƣời nhƣ mình thì Khổng Tử gọi “Nhân” là

hiếu ô “Duy nhân giả năng hiếu nhân năng ố nhân” [3, tr.250] nghĩa là

chỉ duy nhất ngƣời có đƣợc nhân mới biết đƣợc yêu ngƣời ghét ngƣời,

ở Khổng Tử nhân tuy có nghĩa cũng là Ái tuy nhiên khác so với đạo sĩ

và tôn giáo ở tính thực hành trình tự tiến hóa.

Nhân đƣợc xem là phẩm chất đạo đức hoàn hảo của con

ngƣời, có đƣợc nhân con ngƣời sẽ có đƣợc sự hài hòa xã hội – bình

đẳng xã hội. Theo Khổng Tử để có đƣợc nhân trƣớc tiên con ngƣời

cần phải biết “Khắc kỷ phục lễ” nghĩa là cần phải biết khắc chế

những dục vọng, ham muốn của bản thân, hơn thế nếu con ngƣời còn

quy kỷ thì không những không tạo ra đƣợc nhân mà làm cho bản

thân trở nên băng hoại đi. “Phục lễ” nghĩa là cần phải biết phục tùng

trƣớc lễ nghi truyền thống, văn hóa... giữa nhân và lễ có mối quan hệ

mật thiết với nhau có đƣợc nhân phải biết thi hành lễ nhƣng đằng

khác biết thi hành lễ mà không có nhân thì lễ nhạt có ích gì. Ngoài ra

Khổng Tử cho rằng có nhân cũng cần phải biết “Hiếu” và “Hiếu”

đƣợc xem là gốc của nhân, ngƣời xem “Hiếu” là “vô vi – vô cải”.

“Vô vi” là phụng sự cha mẹ không trái với lễ “Phận làm con khi cha

mẹ còn sống phải phụng sự theo lễ, khi cha mẹ qua đời phải chôn cất

theo lễ, khi thờ cúng phải làm theo lễ” (sanh sự chi dĩ lễ, tử táng chi

dĩ lễ)[1, tr.37]. “Vô cải” là nối chí nối nghiệp cha “khi cha còn sống

phải xem cái chí của cha, khi cha mất rồi phải xem việc làm của cha

để 3 năm không đƣợc đổi hƣớng việc làm ấy....” (Phụ tại quan kỳ

chí, phụ một quan kỳ hạnh, tam niên vô cải ƣ phụ chi đạo) [1, tr.20].

Chữ “Nhân”, trong tƣ tƣởng của Khổng Tử là lòng thƣơng

ngƣời. Theo Ngƣời, thƣơng ngƣời đƣợc thể hiên ở “Trung và Thứ”.

“Trung” là sự tận tâm, hết mình vì ngƣời khác sẵn sàng từ bỏ lợi ích

cá nhân. “Thứ” là sự suy xét ở bản thân xem điều gì mình thật sự

4

muốn làm và tránh làm cho ngƣời khác những điều mình không ƣa

thích (kỷ sở bất dục, vật thi ƣ nhân), ngoài ra khi muốn lập thân cũng

phải giúp nguời khác lập thân, muốn thành đạt thì cũng phải biết giúp

đỡ ngƣời khác có đƣợc sự thành đạt nhƣ mình (Kỷ dục lập nhi lập

nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân). Hơn thế nhân không chỉ đƣợc thể hiên

bên trong mà còn cả ở bên ngoài qua trang phục, tƣớng mạo, cách nói

năng ứng xử của con ngƣời trong các mối quan hệ.

Tuy nhiên do những hạn chế của lập trƣờng giai cấp, học thuyết

“Nhân” của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ ràng. Ông cho rằng chỉ

có ngƣời quân tử (giai cấp thống trị) mới có thể đƣợc đức Nhân còn kẻ

tiểu nhân (nhân dân lao động) không thể có đƣợc đức Nhân (quân tử

nhi bất Nhân giả hữu hĩ, vị hữu tiểu nhân thi Nhân giã dã).

2.3. Phạm trù “Lễ”

Nếu nhƣ nhân đƣợc xem là gốc của tƣ tƣờng đạo đức Khổng Tử,

nó là nội dung thì “Lễ” chính là hình thức biểu hiện cho nội dung đó.

“Lễ” lúc đầu đƣợc hiểu là cái để thờ cúng thần, bắt đầu bằng ăn

uống đồ xôi, mổ lợn, rót rƣợu vào chén mà bƣng lên... chỉ mang tính

tôn giáo. Đến khi nhà Chu lên ngôi thì “Lễ” đƣợc chia làm 5 loại gồm:

Cát Lễ, Hung Lễ, Quân Lễ, Tân Lễ và Gia Lễ. Đến sau này thì Khổng

Tử nhận định rõ đƣợc sự hữu ích của “Lễ” thì ngƣời đã đi sâu khai

thác triệt để Lễ ở gốc độ lý luận của nó.

Khổng Tử là ngƣời đề cao vai trò của “Lễ”, nếu nhƣ Ngƣời cho

nhân là gốc thì lễ sẽ là ngọn của việc xây dựng nhân cách cho con

ngƣời. Sở dĩ nhƣ vậy là do:

Thứ nhất, nhờ vào lễ mà ngƣời ta có thể xác định đƣợc vị trí

vai trò của bản thân trong các quan hệ, góp phần tạo ra sự văn minh

trong trật tự xã hội – gia đình. Nếu nhƣ không có Lễ thì không thờ

thần theo đúng các thứ bậc, không có lễ thì không phân biệt đƣợc trên

– dƣới, lớn - bé, vua tôi – cha con, trai – gái, anh – em trong xã hội.

Thứ hai, “Lễ” quy định rõ ràng về cách ăn, mặc, ứng xử, hành

động, hành vi trong cuộc sống của con ngƣời nên có tác động lớn đến

tâm tƣ tình cảm của con ngƣời. Khổng Tử đã lý giải vấn đế này từ cách

ăn mặc khi có tang, khi ra ở triều và ra trận nhƣ sau: “Ngƣời mặc áo sô

gai chống gậy, chí không để đến dự vui, không phải là tay không nghe

thấy, vì y phục khiến nhƣ thế, ngƣời mặc cái phủ, cái phất áo cồn mũ

miện, dáng điệu uy nghi không phải là có tính trang nghiêm, vì y phục

khiến nhƣ thế, ngƣời đội mũ, mặc áo giáp, cầm giáo dài, không nhút nhát

không phải là thân thể mạnh bạo, vì y phục khiến nhƣ thế”.[1, tr.10]

5

Thứ ba: “Lễ” giúp con ngƣời có thể kiềm chế bản thân, thực

hiện hoạt động của mình theo đúng chuẩn mực xã hội. Theo Khổng

Tử: “Tính con ngƣời vốn thừa thì sẽ xa xỉ, thiếu thì hà tiện, không

ngăn cấm thì dâm đãng, không có tiết độ thì sai lầm…” [1, tr.13]. Vì

thế có thể xem “Lễ” chính là phƣơng thức để ngăn chặn kịp thời sự tà

đạo từ khi nó chƣa hình thành, giúp cho con ngƣời hƣớng đến điều

thiện tránh xa cái ác, cái tội lỗi.

Vì thế nên “Lễ” có vai trò rất lớn trong việc xây dựng đức

“Nhân” cho con ngƣời. Bởi lẽ giữa “Nhân” và “Lễ” có mối quan hệ

mật thiết với nhau, có nhân phải thi hành lễ, nếu có lễ mà không có

nhân thì lễ nhạt có ích gì.

2.4. Phạm trù “Trí”

“Trí” là sự hiểu biết nói chung để phân biệt, đánh giá con ngƣời

và tình huống, qua đó xác định cho mình cách ứng xử cho đúng đƣờng

đúng đạo. Chính vì thế nên có thể xem “Trí” là cách đƣa con ngƣời

đạt đƣợc đức Nhân, nếu thiếu Trí khó có thể đạt đƣợc, nhƣng nếu đủ

trí để hiểu đạo thánh hiền nhƣng không có nhân để gìn giữ thì dù có

đạt đƣợc đạo ấy, rồi nó cũng mất đi (Tri cập nhi, nhân bất năng thủ

chi, tuy đắc chi, tất thất chi) [1, tr.578].

Nguồn gốc của Trí theo Khổng Tử một mặt tin vào mệnh trời,

ông cho rằng có trí bẩm sinh. Trí của con ngƣời có đƣợc từ trƣớc do

ơn trên ban cho hay do bẩm sinh trong mỗi ngƣời mà họ có trí, mặt

khác Khổng Tử cho rằng Trí cũng là kết quả của quá trình học tập.

Bởi lẻ theo ngƣời thông qua học tập con ngƣời sẽ có đƣợc những hiểu

biết về các chuẩn mực đạo lý, cung cách ứng xử trong các mối quan

hệ, có đƣợc năng lực cho hành động để có thể đạt đến đức Nhân, quan

niệm này về sau đƣợc Tuân Tử và Mạnh Tử kế thừa.

Khổng Tử không chỉ đề cập đến việc học đối với Trí mà còn ở

nhiều phƣơng diện khác của con ngƣời, Ông viết: “Ƣa làm điều nhân

mà không ƣa học thì mối hại che lấp là sự ngu muội, ƣa làm điều trí

mà không ƣa học thì mối hại che lấp là sự phóng đảng, ƣa làm điều tín

mà không ƣa học thì mối hại che lấp sự thiệt thòi. Ƣa làm điều dũng

mà không ƣa học thì mối hại che lấp là sự phản loạn. Ƣa cƣơng cƣờng

mà không ƣa học thì mối hại che lấp là sự cuồng bạo” [1, tr.63]. Có

Nhân, có Nghĩa mà không có Trí thì cũng chẳng khác nào một ngƣời

lính ra trận chỉ có áo giáp mà không có gƣơm, đao, chỉ bảo vệ đƣợc

mình mà không bảo vệ đƣợc ngƣời khác. Sống ở đời nếu chỉ sống cho

6

riêng ta thì đơn giản quá, mà muốn giúp đỡ đƣợc ngƣời khác tất mình

phải có tài, có hiểu biết.

2.5. Phạm trù “Nghĩa”

“Nghĩa” là phạm trù đƣợc sử dụng nhiều từ thời Khổng Tử về

sau, theo Khổng Tử “Nghĩa” là những thứ gì hợp đạo lý chuẩn mực xã

hội mà con ngƣời cần phải thực hiện, không bận tâm đến việc ấy có

đem lại lợi ích cho ngƣời thực hiện hay không. Khổng Tử nói: “Bậc

quân tử làm việc cho đời, không có việc gì ngƣời cố ý bỏ, hễ hợp

nghĩa thì làm” [1, tr.107] là ngƣời quân tử khi làm việc thì chủ yếu là

giúp đời chứ không có việc gì mà ngƣời vì mình mới làm và cũng

không tự ý bỏ mà theo đúng đạo nghĩa thì thực hiện. Không chỉ

Khổng Tử mà Mạnh Tử cũng sử dụng sự đối lập giữa nghĩa và lợi

trong lời dạy của mình, trong một lần ra mắt Lƣơng Huệ Vƣơng, Huệ

Vƣơng hỏi: “Mạnh Tiên từ nơi xa đến đây có cách gì đem lợi ích cho

đất nƣớc ta”, Mạnh Tử đáp: “Vua cần gì nghĩ đến điều lợi hãy nghĩ

đến việc nhân - nghĩa mà thôi, kế đến hàng đại phu nói có cách gì làm

lợi cho gia tộc ta…nếu từ trên tới dƣới đều mong có đƣợc điều lợi thì

kẻ này cƣớp đoạt kẻ kia mà không ai nghĩ đến nhân - nghĩa. Trái lại

không có ngƣời nào coi trọng nhân mà bỏ bê cha mẹ. Chƣa có kẻ nào

coi trọng nghĩa mà xem việc nƣớc thấp hơn lợi ích của bản thân mình”

[4, tr.1].

Nhƣ vậy “Nghĩa” là một yếu tố góp phần tạo nên nhân cho con

ngƣời, nhân và nghĩa là hai phạm trù có mối quan hệ mặt thiết và bổ

trợ cho nhau, có nhân thì phải có nghĩa và có nghĩa nhất định phải đạt

đƣợc nhân.

2.6. Ảnh hưởng đạo đức Khổng Tử tới Việt Nam

2.6.1. Tích cực

Những tƣ tƣởng đạo đức “Nhân-Lễ-Trí-Nghĩa” của Khổng Tử

có mối quan hệ mặt thiết tác động và phụ thuộc vào nhau nó góp phần

hình thành nên một con ngƣời toàn diện, hình thành nên phƣơng

hƣớng đều hành đất nƣớc. Mà ngay từ buổi đầu đã đƣợc các triều đại

phong kiến của ta vận dụng nhƣ Trần Hƣng Đạo, , Nguyễn Trãi,

Nguyễn Trƣờng Tộ….Tuy nhiên ở bài nghiên cứu này tôi tập trung

làm rõ sự vận dụng tƣ tƣởng đức trị của Hồ Chí Minh vào thực tiễn

cách mạng Việt Nam.

Sự tác động của tƣ tƣởng đạo đức Khổng Tử đến Hồ Chí

Minh đã đƣợc khúc xạ qua nhãn quan macxit của Ngƣời, Ngƣời đã

vận dụng sáng tạo những tƣ tƣởng ấy, góp phần làm cho nền văn

7

hóa phƣơng Đông bƣớc lên một tầm cao mới. Với sự giác ngộ lý

luận chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc xem là căn cứ lý luận để Hồ Chí

Minh nhìn nhận và kế thừa từ Nho giáo. Cũng chính từ lập trƣờng

này mà Ngƣời đã đƣa ra mối liên hệ, tính quy định của kinh tế - xã

hội đối với học thuyết Khổng Tử, đánh giá vai trò và ý nghĩa của nó

đối với thời đại ngày nay. Ngƣời viết: “Cách đây 20 thế kỷ, chƣa có

chủ nghĩa tƣ bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc chƣa bị áp

bức nhƣ chúng ta ngày nay, cho nên bộ óc của Khổng Tử không bao

giờ bị khuấy động vì các học thuyết cách mạng. Đạo đức của Ông

là hoàn hảo, nhƣng nó không thể dung hợp đƣợc với các trào lƣu tƣ

tƣởng hiên đại, giống nhƣ cái nắp tròn làm thế nào có thể đậy kín

cái hộp vuông” [5, tr.453]. Nhƣ vậy Hồ Chí Minh đã kế thừa những

gì từ tƣ tƣởng Khổng giáo.

Nếu nhƣ đạo đức Khổng Tử đề cao “Nhân” tức là con ngƣời

trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp trong đó có hạnh phúc cho

mọi ngƣời. Cũng nhƣ quan niệm trên Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò

con ngƣời. Ngƣời viết: “Vô luận việc gì điều do ngƣời làm ra, và từ

nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” [6, tr.453]. Tuy nhiên điểm

khác với tƣ tƣởng Nho gia chính là việc họ đề cao vai trò ngƣời

quân tử, ngƣời cầm quyền, ngƣời giáo hóa dân chúng thì Hồ Chí

Minh lại khẳng định đề cao vai trò của quần chúng trong cách mạng.

Vì thế ở Hồ Chí Minh đều cốt yếu là ở chổ tổ chức quần chúng lại

giáo dục họ, đƣa họ ra tranh đấu để tự giải phóng và xây dựng đời

sống mới, đó là sự tƣơng đồng, nhƣng đồng thời là sự khác biệt sự

vƣợt qua Khổng giáo ở Hồ Chí Minh trong việc nhìn nhận vai trò của

con ngƣời, chủ thể lịch sử. Từ đó mà trong tác phẩm “Đƣờng kách

mệnh” ngƣời đã đƣa ra đạo đức của ngƣời cách mạng trên cơ sở tiếp

thu nhiều điều từ Khổng giáo. Ý chí và tâm huyết của ngƣời quân tử,

ngƣời đạt đạo, đạo đức, khí phách bật trƣợng phu, sự kiên định,

“Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay uy vũ

không thuất phục”… Ngƣời đã giải thích chữ Nhân của Khổng Tử

với cách mới nhƣ sau “Nhân là thật thà yêu thƣơng, hết lòng giúp đỡ

đồng chí và đồng bào, vì thế mà kiên quyết chống lại những ngƣời,

những việc có hại cho Đảng và nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu

cực khổ trƣớc mọi ngƣời, hƣởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà

không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ uy quyền”.

Nho gia chủ trƣơng thân dân, trọng dân nhƣng trên thực tế

không đƣợc bình đẳng với bọn quí tộc “Hình bất thƣợng lễ phu, lễ bất

8

hạ thứ dân”, hình phạt chỉ dùng cho dân, còn quan lại, quý tộc thì

đƣợc xử theo lễ. Trái lại đối với Hồ Chí Minh ngƣời cán bộ Đảng viên

phải là ngƣời chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc, bởi lẻ Hồ Chí Minh

cho rằng cán bộ đƣợc xem nhƣ là gốc của cách mạng “Muốn việc

thành công hay thất bại đều do cán bộ mà ra”. Pháp luật ở Hồ Chí

Minh là sự dân chủ chứ không nhƣ Khổng giáo, đều đó đƣợc thể hiện

ngay từ phiên họp đầu tiên của chính phủ nƣớc Việt Nam Dân Chủ

Cộng Hòa (03-09-1945), ngƣời khẳng định: “Chúng ta phải có một

hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng hay

cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” [7, tr.133].

Cũng nhƣ Khổng giáo, Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng đạo

đức nhƣng là đạo đức cách mạng, chăm lo giáo dục đạo đức để xây

dựng con ngƣời mới, con ngƣời XHCN. Và Ngƣời đặt biệt nhấn mạnh

vai trò của nêu gƣơng và việc này trƣớc tiên đƣợc thực hiện ở cán bộ,

đảng viên, bởi “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy”, ngƣời cán bộ

cần phải học tập tu dƣỡng rèn luyện đạo đức của bản thân, phải gƣơng

mẫu, cần, kiệm, liêm, chính để dân noi theo”.

Nhƣ vậy ta có thể thấy tƣ tƣởng đạo đức Khổng Tử có ảnh

hƣởng to lớn đến tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh trên con đƣờng xây

dựng đạo đức cách mạng, xây dựng con ngƣời XHCN.

2.6.2. Tiêu cực

Bên cạnh những điểm hợp lý đã đƣợc Hồ Chí Minh kế thừa và vận

dụng vào cách mạng Việt Nam thì nó cũng có những hạn chế nhất định:

Trƣớc hết Ngƣời phê phán bản tính thiên phú của con ngƣời,

điểm khởi đầu của tƣ tƣởng đức trị là duy tâm. Bởi lẻ theo Khổng Tử

cho rằng những đặc điểm đạo đức của con ngƣời có nguồn gốc bẩm

sinh do thiên mệnh quyết định.

Do quá coi trọng đức nên trong xử lý công việc và các mối

quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cƣơng, phép nƣớc. Tiếp thu

truyền thống trọng đức nhấn mạnh “thân thân” nên ngƣời có chức

quyền lôi kéo, dẫn gia đình thân thuộc vào làm kết bè kết phái. Ngoài

ra do hiểu sai về đức nhân – nghĩa với nội dung đền ơn trả nghĩa mà

xảy ra sự ban ơn, hối lộ, cửa quyền, móc ngoặc... trong một số cán bộ

hiện nay.

Coi trọng lễ về cách giáo dục con ngƣời một cách cứng nhắc,

bảo thủ là cơ sở cho tƣ tƣởng bè phái, cục bộ, đề cao địa vị, trọng nam

khinh nữ… từ coi trọng lễ, coi trọng quan hệ gia đình đến quan hệ

“chú cháu”, “anh em” nên trong quá trình thực hiện “Phê bình và tự

9

phê bình” không triệt để. Ngoài ra sự giáo dục và tu dƣỡng đạo đức

Khổng giáo mang tính cứng nhắc tạo nên những con ngƣời sống theo

khuôn mẫu, hành động thụ động làn cản trở quá trình xây dựng đạo

đức mới.

3. Kết luận

Khổng Tử, là nhà tƣ tƣởng Trung Quốc cổ đại có vai trò to lớn

trong lịch sử giáo dục thế giới. Ông đã để lại cho nhân loại những tƣ

tƣởng quý giá mà ở từng thời kỳ lịch sử khác nhau, khi vai trò nhân tố

con ngƣời đƣợc đề cao thì lại càng phát hiện ở đó chứa đựng những

yếu tố tích cực, tiến bộ trong giáo dục và đào tạo con ngƣời.

Dƣới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, triết học duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, chúng ta nghiên cứu tƣ tƣởng tƣ tƣởng triết

học về đạo đức Khổng Tử để thấy rõ những hạn chế và tích cực của nó

đối với giáo dục con ngƣời Việt Nam.

Con ngƣời mới mà chúng ta cần xây dựng đó là con ngƣời có

những phẩm chất tốt đẹp truyền thống, đồng thời có khả năng nắm bắt

và vân dụng những tri thức hiện đại. Do đó nếu ta vận dụng tốt những

tƣ tƣởng chính trị đạo đức Khổng Tử một cách linh hoạt thì sẽ có đƣợc

những lớp ngƣời vừa có nhân đức, vừa có dũng tài. Công việc này

phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, kiên trì, lâu dài, khi đó góp phần

vào việc làm nên những con ngƣời vừa đảm bảo tính truyền thống vừa

có phẩm chất năng lực làm chủ xã hội sẽ góp phần tích cực vào sự

nghiệp đổi mới của nƣớc nhà, làm cho dân giàu nƣớc mạnh, xã hội

công bằng, văn minh.

Tài liệu tham khảo

[1]. Chu Hy: Luận Ngữ, Nxb. Văn học,1992.

[2]. Doãn Chính: Đại Cương lịch sử Triết học phương Đông,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1994.

[3]. Lịch sử Triết học phương Đông, T.1, Nxb Thành phố Hồ

Chí Minh.

[4]. Mạnh Tử, chƣơng Lƣơng Huệ Vƣơng Thƣợng.

[5]. Hồ Chí Minh, Toàn Tập, T.2.

[6]. Hồ Chí Minh, Toàn Tập, T.5.

[7]. Hồ Chí Minh, Toàn Tập, T.4.

[8]. Hà Thúc Minh, Lịch sử Triết học Trung Quốc, Nxb. Tp Hồ

Chí Minh, 1996.

[9]. Tứ Thư, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.

10

TÌM HIỂU TƢ TƢỞNG KHOAN DUNG CỦA PHẬT GIÁO

SV: Trần Dƣơng Linh - Võ Văn Kha

Lớp: ĐHGDCT14A

GVHD: ThS. Mai Thị Thanh

Tóm tắt: Trên cơ sở vạch rõ nội hàm khái niệm khoan dung, bài viết

bước đầu phân tích những biểu hiện của tư tưởng khoan dung Phật

giáo được thể hiện thông qua các phẩm hạnh: “Vị tha”, “Từ bi”,

“Bác ái”, “Lòng trắc ẩn” và đặc biệt là sự khoan hòa giữa đạo Phật

với các tôn giáo khác. Đồng thời, làm rõ ý nghĩa của tư tưởng khoan

dung Phật giáo đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội trong tiến

trình hội nhập và phát triển hiện nay.

Từ khóa: Khoan dung, Khoan dung phật giáo, Phật giáo.

1. Đặt vấn đề

Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn xuất phát từ Ấn Độ.

Ngƣời có công sáng lập ra là thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm

624 TCN thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vƣơng

Đà Na (Sudhodana) trị vì nƣớc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung

Ấn Độ và hoàng hậu Ma Da (Ma Da). Một trong những tƣ tƣởng chủ

đạo của Phật giáo là dạy con ngƣời hƣớng thiện, không làm điều xấu

và có trí tuệ xây dựng cuộc sống tốt đẹp, yên vui, hạnh phúc và ấm no.

Đƣa con ngƣời đến cõi niết bàn, cực lạc và thoát khỏi khổ đau. Cũng

giống nhƣ một số tôn giáo khác, Phật giáo không sử dụng thuật ngữ

khoan dung nhƣng thông qua giáo lý thì tƣ tƣởng khoan dung đƣợc

thể hiện một cách đầy đủ qua phẩm hạnh “Vị tha”, “Từ bi”, “Bác ái”

và “Lòng trắc ẩn”. Phật giáo với tƣ tƣởng khoan dung của mình đã

chung sống hòa hợp với các tôn giáo khác và trở thành một trong

những tôn giáo có số lƣợng các tín đồ đông đảo, chiếm đƣợc lòng tin

của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm khoan dung

Tƣ tƣởng khoan dung xuất hiện rất sớm trong lịch sử tƣ

tƣởng triết học. Dù rằng, trong giai đoạn đầu tiên đó, thuật ngữ

khoan dung chƣa đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, nhƣng tinh thần của

nó có ảnh hƣởng lớn đến giai đoạn sau. Ở phƣơng Tây Thuật ngữ

“khoan dung” có nguồn gốc từ tiếng Latinh tolerare và tolerantia

với nghĩa là tha thứ, ủng hộ, dung nạp. Thuật ngữ này, gắn liền với

11

đời sống tôn giáo khi xuất hiện vào thế kỷ XVI trong những xung

đột tôn giáo giữa ngƣời Công giáo và Tin lành. Trong tiếng Anh có

chữ toleration (sự khoan dung, sự tha thứ), dùng gần nghĩa với

benevolance (khoan dung, thiện nguyện). Ở phƣơng Đông thuật ngữ

khoan dung xuất hiện lần đầu trong Kinh Thư. Trong đó, khoan

dung đƣợc quan niệm là một đức tính của ngƣời quân tử bên cạnh

tín, mẫn, huệ; “khoan” đƣợc hiểu là sự tha thứ, rộng lƣợng, khoan

hồng, “dung” là bao dung.

Mặc dù đƣợc đề cập và bàn luận từ lâu, song với tƣ cách là

một thuật ngữ khoa học, khoan dung mới chỉ đƣợc nhắc tới ở Việt

Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX và đƣợc hiểu nhƣ một phạm trù

đạo đức, một chuẩn mực nhân văn của con ngƣời. Trong Hán Việt từ

điển giản yếu, học giả Đào Duy Anh cho rằng : Khoan dung là sự rộng

rãi dung đƣợc nhiều, độ lƣợng rộng, khoan dung là lòng rộng bao

dung. Còn Bửu Kế trong từ điển Hán Việt từ nguyên: Khoan dung là

che chở, đùm bọc, bao dung kẻ khác; Hoàng Phê trong từ điển tiếng

Việt: Khoan dung là rộng lƣợng tha thứ cho ngƣời có lỗi lầm; trong từ

điển bách khoa Việt Nam: Khoan dung là thái độ ứng xử rộng lƣợng

của ngƣời trên đối với kẻ dƣới quyền. Nhƣ vậy, khoan dung có rất

nhiều cách hiểu khác nhau. Cách hiểu phổ biến nhất là chỉ sự tha thứ

của ngƣời trên đối với kẻ dƣới, song nghĩa rộng nhất chúng ta có thể

hiểu: Khoan dung chỉ thái độ chấp nhận khác biệt có phê phán trong

mức độ đối thoại để cùng phát triển, không phân biệt cao thấp, sang

hèn, văn minh hay không văn minh. Nhƣ vậy, việc sử dụng thuật ngữ

khoan dung chƣa có sự thống nhất về nội hàm nên dẫn đến có nhiều

cách hiều khác nhau. Có khi khoan dung đƣợc hiểu là thái độ, cách

ứng xử có liên quan đến tôn giáo, thƣờng chỉ tình yêu thƣơng, bao

dung, độ lƣợng giữa con ngƣời với con ngƣời. Khác với Phật giáo thì

Nho giáo coi khoan dung là một phẩm tính của ngƣời quân tử và nội

hàm thiên về thái độ ứng xử của bề trên đối với kẻ dƣới, của ngƣời có

quyền đối với ngƣời không có quyền. Song thực tế khoan dung còn

đƣợc đề cập ở nhiều lĩnh vực khác. Ngày nay, khoan dung bao hàm ý

nghĩa là một sự đối thoại ngay cả với những ngƣời có tín ngƣỡng, có

niềm tin trái ngƣợc nhau.

Trƣớc những đổi thay của xu thế toàn cầu hoá hiện nay, khi các

nƣớc ngày càng gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, bên cạnh sự đụng độ về

kinh tế và về chính trị, sự đụng độ về văn hoá và văn minh đã và đang

xảy ra thì khoan dung là một thuật ngữ thƣờng xuyên đƣợc nhắc đến

12

trong quan hệ giữa các khu vực và các dân tộc. Để vạch rõ nội hàm của

khái niệm khoan dung, tìm ra một khuôn mẫu cho thế giới hiện đại của

thế kỷ XIX, UNESCO trong bản Tuyên ngôn những nguyên lý về

khoan dung đã xác định bốn khía cạnh chủ yếu của tƣ tƣởng khoan

dung có tác động tích cực đến việc xây dựng xã hội hoà bình. Theo đó,

“Khoan dung là một hình thức tự do, tự do về tƣ tƣởng, tự do về pháp

lý. Một con ngƣời khoan dung là ngƣời làm chủ về tƣ tƣởng và hành

động của mình. Khoan dung là một thái độ ứng xử tích cực, không

hàm ý mang ơn hay hạ mình chiếu cố đối với ngƣời khác. Khoan dung

là thừa nhận và chấp nhận sự khác biệt. Đó là học cách nghe, cách

thông tin và cách hiểu ngƣời khác. Khoan dung là chấp nhận sự đa

dạng của các nền văn hóa, là sự cởi mở đối với những tƣ tƣởng triết lý

khác mình, là sự ham học hỏi, tìm hiểu những điều bổ ích để làm giàu

cho bản thân, không bác bỏ những gì mà mình chƣa biết. Khoan dung

là tôn trọng quyền và tự do của ngƣời khác. Khoan dung là sự thừa

nhận không có một nền văn hóa, một quốc gia hay một tôn giáo nào

độc tôn về tri thức và chân lý” [3, tr.29].

Nhƣ vậy, khoan dung là sự tôn trọng, chấp nhận và đề cao sự đa

dạng, là sự hòa hợp trong sự khác biệt. Trên tinh thần đó, Phật giáo với

tƣ tƣởng khoan dung đã bù đắp cho những mảnh đời đau khổ, bất hạnh

của con ngƣời. Các cơ sở thờ tự là nơi nƣơng tựa của những ngƣời già

neo đơn không ngƣời thân, trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi,…Từ những việc

làm thiết thực mà Phật giáo ngày càng cần thiết đối với con ngƣời hiện

đại trƣớc những thách thức ngày càng nhiều và phức tạp.

2.2. Một số biểu hiện của tư tưởng khoan dung Phật giáo

Khoan dung là một trong những tƣ tƣởng cốt lõi của Phật giáo.

Nó đƣợc biểu hiện qua nhiều phƣơng diện nhƣ: yêu thƣơng con ngƣời,

tôn trọng phẩm hạnh ở mỗi ngƣời và khoan hòa với các tôn giáo khác.

Lòng yêu thƣơng con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua giáo lý, giáo luật

của Phật giáo, trong đó biểu hiện rõ nhất ở tính “Vị tha”, “Từ bi”,

“Bác ái”, “Lòng trắc ẩn” và sự khoan hòa với các tôn giáo khác.

2.2.1. Vị tha

Vị tha đƣợc hiểu một cách đơn giản là vì ngƣời khác, biết yêu

thƣơng nhƣờng nhịn, san sẻ với ngƣời khác, vốn là hình thức ứng xử

“thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân” hay “lá lành đùm lá rách” trong

lối sống của ngƣời Việt, nhƣng cũng là yêu cầu cơ bản của giáo lí đạo

13

Phật. Một trong những con đƣờng tu tập hoàn thiện bản thân đó là

thực hiện lòng vị tha.

Thật vậy, vị tha là pháp hạnh vô cùng cần thiết mà hàng đệ tử

Phật cần rèn luyện để tạo dựng cuộc hòa hợp, an vui, giải thoát mình

và giải thoát mọi ngƣời. Nói cách khác, lòng vị tha đƣợc xây dựng

trên nền tảng từ bi và vô ngã, nghĩa là xuất phát từ tình yêu thƣơng

con ngƣời biết đặt mình vào hoàn cảnh của ngƣời khác để cảm nhận

và chia sẻ cảm thông trƣớc nỗi buồn hay những khó khăn của mọi

ngƣời, trƣớc hoàn cảnh đó, nếu chúng ta có thể giúp đƣợc họ vƣợt

qua khó khăn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, thì hãy sẵn lòng mở rộng

vòng tay để giúp dù có hy sinh lợi ích của bản thân mình để đổi lại

hạnh phúc, niềm vui cho mọi ngƣời. Ngƣời có lòng vị tha họ luôn

suy nghĩ cho ngƣời khác, tha thứ những lỗi lầm của họ. Chính phẩm

chất tốt đẹp này là sợi dây gắn kết mọi ngƣời lại với nhau tạo nên

một đoàn thể. Vị tha không chỉ đơn giản thể hiện qua cách thức hay

hành vi ứng xử mà còn thể hiện trong lời nói. Chẳng hạn nhƣ những

lời chúc thân tình trong ngày đầu năm mới cũng thể hiện lòng vị tha,

ở đó ngƣời ta dành cho nhau những ƣớc muốn chân thành, có thể là

tiền tài, danh vọng, sức khỏe.

Tuy nhiên, để tha thứ cho một ngƣời nào đó có tâm hại mình là

một điều không dễ chút nào nhƣng với phật tính vị tha chúng ta sẽ làm

đƣợc tất cả. Nếu ngƣời nào không thể tha thứ cho ngƣời mắc lỗi mà cứ

nuôi dƣỡng sự hận thù thì tâm xấu này sẽ ảnh hƣởng đến bản thân

ngƣời đó. Nó khiến cho bản thân luôn căng thẳng, khó chịu, bất an và

tất nhiên nó sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe, công việc của bạn. Nhƣ vậy,

chúng ta nên suy nghĩ một cách đơn giản hơn, một cách mà chính tôi

thƣờng làm và tôi thƣờng nghĩ khi gặp vấn đề nhƣ thế là: trong cuộc

đời này, ngƣời nào cũng từng mắc sai lầm, không ai hoàn hảo. Họ nói

điều ác, hành động không tốt, chắc có lẽ vì họ không biết hay vô ý.

Nếu biết hậu quả nghiêm trọng chắc họ không dám làm. Nghĩ nhƣ vậy

bạn sẽ dễ bỏ qua những sai lầm của ngƣời khác hơn. Nhờ có phật tính

vị tha mà chúng ta có thể sống tốt hơn, có lối ứng xử văn hóa hơn,

giúp cuộc sống chúng ta có ý nghĩa hơn. Nếu không có vị tha sẽ

không có phật pháp và đạo Phật. Nếu không có vị tha con ngƣời khó

trở nên hoàn thiện chính mình và xã hội khó mà hòa hợp.

2.2.2. Từ bi

Từ là làm cho vui, Bi là cứu khổ diệt khổ. Nói một cách khái

quát Từ Bi là tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc đồng thời diệt trừ

14

những ác tính, khổ đau cho tất cả mọi loài chúng sinh, làm cho cuộc

sống khoan hòa hơn. Vì thế trong cuộc sống nếu một cá nhân nào gặp

khó khăn hay chuyện không may xảy ra thì mọi ngƣời ra tay giúp đỡ

để họ vƣợt qua khó khăn, thoát khỏi vòng khổ ải, không có thái độ thờ

ơ hay làm ngơ trƣớc sự đau khổ của ngƣời khác. Nếu không làm nhƣ

vậy sẽ đánh mất tinh thần cứu thế của đạo Phật. Có thể nói Bi là nhân

và Từ là quả của Bi. Bởi vậy, tƣ tƣởng “đồng thể đại bi” có ý nghĩa rất

nhân văn. Do đó, thấy ngƣời khác chết đuối nhƣ chính mình bị chết

đuối, thấy ngƣời khác đói nhƣ chính mình bị đói, thấy ngƣời khác khổ

nhƣ chính mình bị khổ. Vì thế chúng ta cần mở rộng tấm lòng với tất

cả mọi ngƣời, không phân biệt giàu nghèo, bé lớn, đẳng cấp và tôn

giáo, “Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân” niềm hạnh phúc của ngƣời

khác cũng là niềm vui của mình. Làm đƣợc nhƣ thế, mọi ngƣời sẽ cảm

thấy lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản, vui mừng, nhƣng làm xong một

việc tốt đó thì chúng ta nên quên nó đi không nên lƣu giữ trong tâm

thức bởi khi chúng ta lƣu giữ lại trong tâm thức thì chúng ta cảm thấy

mình đã hoàn hảo, đã tốt rồi và sẻ không làm tốt ở những việc sau.

Phật giáo chỉ rõ, tính sân giận, oán hờn của con ngƣời là một

nguyên nhân lớn gây ra khổ đau cho chính họ. Sự oán giận có thể

đánh mất hạnh phúc giữa những ngƣời thân nhƣ vợ chồng, anh em, họ

hàng, bạn bè… Sự chém giết, khủng bố và chiến tranh giữa các phe

phái, các nƣớc vì màu da, tôn giáo… tất cả đều do sân hận mà ra, nó

tồn tại trong tiềm thức ở trong mỗi con ngƣời, có dịp là nó bùng nổ.

Vì thế, từ thời xa xƣa đến bây giờ, giết chóc, chiến tranh luôn luôn

xảy ra không ở nơi này thì ở nơi khác, không sao dứt đƣợc cảnh khổ;

Phật giáo có phƣơng cách dùng lòng Từ Bi để xóa đi, diệt đi lòng sân

hận oán hờn, đó là phƣơng thuốc diệt khổ. Vì thế chúng ta cần “quán

Từ Bi”, tức là quan sát khắp vạn loài chúng sinh để tìm mọi cách đem

đến cho họ niềm vui, đồng thời giúp họ diệt trừ nghiệp chƣớng và dẫn

họ đến con đƣờng giác ngộ. Nếu ai còn chấp nhất mà không quên

đƣợc sự sân hận của mình thì không phải là tín đồ của Phật giáo.

2.2.3. Bác ái

Phật giáo quan niệm rằng, Bác ái là yêu thƣơng tất cả mọi

ngƣời, không phân biệt ngƣời thiện hay ngƣời ác. Trong tƣ tƣởng phật

giáo tình yêu thƣơng con ngƣời đƣợc chảy đều cho tất cả mọi ngƣời

không phân biệt và đối xử đối tƣợng này hay đối tƣợng khác. Nó đƣợc

thể hiện qua việc làm của Đức Phật nhƣ: nộp mình cho con hổ đói ăn

15

thịt vì nó sắp ăn thịt con của nó dù biết nó là một loài mãnh thú hung

hãn nó sẽ ăn thịt Ngài. Và một lần ngƣời nhìn thấy một số ngƣời trong

đạo Bà-la-môn đói thì Đức Phật đã nƣớng mình làm thức ăn, giúp họ

qua cơn đói khát. Điều này chứng tỏ rằng: khi chúng ta yêu thƣơng

mọi ngƣời tức có lòng bác ái thì đem lại hạnh phúc cho mọi ngƣời và

chính bản thân chúng ta, từ đó tránh đƣợc những hận thù, mâu thuẫn.

Lòng bác ái là sợi dây gắn kết mọi ngƣời lại gần nhau, yêu thƣơng

nhau hơn, tránh phân biệt giữa ngƣời này với ngƣời kia, giữa tôn giáo

này với tôn giáo khác gây chia rẽ bè phái, đấu tranh và sát hại lẫn

nhau. Nhờ có tinh thần bác ái mà Phật giáo chung sống một cách hòa

hợp đƣợc với các tôn giáo khác.

2.2.4. Lòng trắc ẩn

Lòng trắc ẩn là một phẩm chất đáng quý của con ngƣời, đƣợc

hình thành qua quá trình giáo dục và thể hiện nếp sống của cá nhân trong

phạm trù đạo đức. Theo đạo Phật quan niệm thì lòng trắc ẩn là sự cảm

thông sâu sắc đối với mọi ngƣời, sẵn sàng đặt mình vào vị trí của ngƣời

khác, là tạm thời quên mình để hiểu ngƣời khác và học cách yêu thƣơng

họ. Lòng trắc ẩn không chỉ thể hiện ở những việc làm lớn lao mà còn

đƣợc thể hiện qua những việc làm đơn giản hằng ngày nhƣ giúp đỡ một

ngƣời ăn xin, gọi xe cứu thƣơng cho ngƣời gặp nạn… Những việc làm

này tƣởng chừng rất nhỏ nhƣng lại có ý nghĩa rất lớn, vì thế chúng ta

không nên do dự trƣớc một việc làm tốt, có ý nghĩa. Khi gặp những

ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, chúng ta tìm hiểu nguyên nhân,

hoàn cảnh của họ để giúp đỡ, nếu ngoài khả năng thì có thể kêu gọi sự

giúp đỡ của các tổ chức xã hội, của cộng đồng. Nhờ có lòng trắc ẩn

chúng ta sẽ phần nào hiểu hơn về những khó khăn, nỗi khổ đau và bất

hạnh cũng nhƣ những tuyệt vọng của ngƣời khác, từ đó có sự cảm thông,

chia sẻ để cùng nhau vƣơn tới cuộc sống an vui, hạnh phúc.

2.2.5. Sự khoan hòa giữa đạo Phật với các tôn giáo khác

Phật giáo là một tôn giáo lớn và có số lƣợng tín đồ đông, song

với tƣ tƣởng khoan dung của mình đạo Phật luôn tôn trọng các tôn giáo

khác, không xem tôn giáo mình là trên hết. Xem giáo lý, giáo luật và tƣ

tƣởng của các tôn giáo khác điều là hữu ích, đều đáng trân trọng.

Không có sự kỳ thị, phân biệt mà luôn dung hòa với các tôn giáo bản

địa. Khi du nhập vào việt nam thì tƣ tƣởng khoan dung của đạo Phật

còn đƣợc thể hiện qua tinh thần “Tam giáo đồng nguyên” với Nho giáo

và Đạo giáo. Sự khoan dung của Phật giáo còn đƣợc thể hiện ở nơi thờ

16

tự, trong chùa không chỉ thờ Phật A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni, Di Lặc,

các vị La Hán, Bồ Tát... mà ở đấy, ta còn thấy các vị thánh, thần, tiên,

mẫu... của tôn giáo và tín ngƣỡng bản địa, hoặc những danh nhân văn

hóa lịch sử; không chỉ trong nƣớc mà cả nƣớc ngoài. Hầu hết ngôi chùa

Phật giáo có ban hoặc điện Mẫu Tam phủ, Tứ phủ; không ít chùa thờ

các danh nhân văn hóa, lịch sử, ngƣời có công với cộng đồng, dân tộc,

hoặc những ngƣời có công xây cất, tôn tạo ngôi chùa... Gần đây, nhiều

ngôi chùa có bàn thờ Bác Hồ và có vị sƣ trụ trì ngôi chùa. Chùa thờ

Phật nhiều khi cũng thờ thêm các vị thánh nhân của đạo Lão mà dân tin

cậy, ngóng chờ, hy vọng, nhƣ Chùa Thày ở Sài Sơn. Chùa Châu Đài ở

Thƣợng Cát (Từ Liêm, Hà Nội) mà dân chúng nhiều đời thƣờng gọi là

“đền Tam giáo” từ lâu đã thờ trên cao nhất là Lạc Long Quân, Âu Cơ,

Đức Thích Ca, Quan Âm, Từ Lộ, Khổng Tử, Trần Hƣng Đạo, Thái

Thƣợng Lão quân cùng 12 vị Tiên Đồng Ngọc Nữ. Ở một số chùa khác,

chúng ta cũng thƣờng gặp các Đức Phật chung bệ thờ với đức Thánh

Tản Viên, bà Chúa Liễu Hạnh… Cổng chùa luôn là nơi mà ai có đau

khổ, có bức xúc đều đƣợc tiếp đón, không kể thành phần xuất thân,

không phân biệt nguồn gốc tôn giáo.

Nhƣ vậy, tƣ tƣởng khoan dung của Phật giáo không chỉ đƣợc

thể hiện ở lòng vị tha, từ bi, bác ái và lòng trắc ẩn mà còn đƣợc thể

hiện ở sự khoan hòa với các tôn giáo khác. Khoan dung của Phật giáo

chính là yêu thƣơng tất cả mọi ngƣời không phân biệt xuất thân, thành

phần xã hội, chấp nhận cùng tồn tại và phát triển bên cạnh các tôn

giáo khác. Việt Nam là một quốc gia có đa tôn giáo, tín ngƣỡng khác

nhau, nhƣng trong lịch sử chƣa từng xảy ra chiến tranh tôn giáo. Có

đƣợc điều đó là nhờ truyền thống khoan dung của ngƣời Việt và đặc

điểm đan xen, hòa đồng, khoan dung của tôn giáo, tín ngƣỡng ở Việt

Nam. Khoan dung sẽ tạo ra sự ổn định, hòa bình, một môi trƣờng sống

an toàn cho nhân loại. Đồng thời khoan dung giúp cho mỗi cá nhân,

gia đình và xã hội ngày càng có sự gắn kết, phát triển, hoàn thiện. Con

ngƣời sống tốt hơn, yêu thƣơng và chung tay xây dựng một thế giới

hòa bình, phồn vinh và hạnh phúc.

2.3. Ý nghĩa hiện thời của tư tưởng khoan dung Phật giáo

Tƣ tƣởng khoan dung Phật giáo đóng vai trò hết sức quan

trọng đối với sự phát triển của Phật giáo, nó là điều kiện để giao lƣu,

hòa nhập với các tôn giáo, tạo sự gắn kết giữa các tín đồ, phật tử

trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Khoan dung còn có ý nghĩa đặc

17

biệt quan trọng trong quá trình truyền bá Phật giáo, giáo dục con

ngƣời đi đến hoàn thiện nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Với

tình yêu thƣơng con ngƣời và lòng từ bi bác ái, Phật giáo ngày càng

đến gần hơn với quần chúng nhân dân, ăn sâu vào tƣ tƣởng của mỗi

cá nhân con ngƣời. Tƣ tƣởng khoan dung của Phật giáo góp phần cho

sự thành công của cá nhân, sự gắn bó của gia đình và sự phát triển,

đồng thuận của xã hội.

Thứ nhất, đối với cá nhân: Ngƣời có lòng khoan dung sẽ cảm

thấy hạnh phúc, có lối ứng xử thông minh, hòa nhập với xã hội tạo

thêm mối quan hệ giúp cho việc ngoại giao dễ dàng và khả năng thành

công trong công việc là rất cao. Ngƣời có lòng khoan dung luôn vui

vẻ, không hận thù và luôn nghĩ cho lợi ích của tập thể hơn lợi ích của

bản thân. Ngƣời có lòng khoan dung luôn đƣợc mọi ngƣời coi trọng

và khẳng định giá trị bản thân của họ. Khoan dung giúp cho thân thể

con ngƣời khỏe mạnh, dễ dàng làm nên việc lớn và đƣa con ngƣời trở

về với bản chất của chính mình và khoan dung làm cho con ngƣời ta

có nhiều niềm vui, hạn chế những hận thù, thân thiện với nhau hơn mà

bớt đi sự cô đơn và tẻ nhạt trong cuộc sống.

Thứ hai, đối với gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, gia

đình ổn định và phát triển thì xã hội mới ổn định và phát triển. Khoan

dung giúp cho mọi ngƣời sống với nhau một cách hòa thuận, không

hơn thua, ganh ghét lẫn nhau. Không vì lợi ích nhỏ mà bỏ đi tình thân,

có nhƣ thế mới là một gia đình văn minh, hạnh phúc. Các thành viên

trong gia đinh biết chấp nhận sự khác biệt về tính cách, thói quen của

các thành viên khác, bỏ qua những lỗi lầm và cho họ cơ hội để sửa

chữa những sai lầm mà họ phạm phải. Tha thứ những lỗi lầm nhƣng

đồng thời phải góp ý, phân tích đúng sai, để các thành viên trong gia

đình hoàn thiện bản thân. Đứng trên lập trƣờng giáo dục thì hạn chế

cảnh chồng đánh vợ, cha đánh con và cả sự thù hằn lẫn nhau.Thay vào

đó bằng sự tha thứ, lòng khoan dung và cả những lời dạy bảo hết sức

ân cần của ngƣời chồng dành cho vợ, của các bậc phụ huynh dành cho

con cái, và ngƣợc lại con cái cũng phải biết kính trọng, biết nghe lời

và phải hiếu thảo, giúp đời sống gia đình trở nên tốt đẹp, gắn bó và

yêu thƣơng lẫn nhau, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ ” vì thế, khoan

dung là nền tảng của một gia đình hạnh phúc.

Thứ ba, đối với xã hội: Khoan dung là sợi dây gắn kết mọi

ngƣời lại với nhau từ đó thấu hiểu tâm tƣ, tình cảm và hoàn cảnh của

18

nhau để cùng sẽ chia, giúp đỡ và cùng tiến bộ. Ngày nay tƣ tƣởng

khoan dung của Phật giáo đƣợc mọi ngƣời vân dụng làm cơ sở đễ đối

xử với nhau. Điều đó đƣợc thể hiện thông qua các chƣơng trình nhƣ:

“trái tim nhân ai”, “Chắp cánh ƣớc mơ”, “Lục lạc vàng”, “Chuyến xe

nhân ái’’,…Điều đó chứng mình đƣợc con ngƣời luôn yêu thƣơng lẫn

nhau. Không những thế, khoan dung còn là cầu nối giúp cho việc giao

lƣu văn hóa thuận lợi giữa các quốc gia trong khu vực, họp tác giữa

các nƣớc trên thế giới dựa trên nguyên tắc: hợp tác, hòa bình, hữu

nghị giữa các quốc gia. Giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa

bình, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác cùng phát triển. Khoan

dung còn là điều kiện, là phƣơng tiện và cũng là nền tảng để các

doanh nghiệp, các quốc gia có thể chấp nhận sự khác biệt để gần nhau

hơn, hợp tác và phát triển bền vững. Một lần nữa, giá trị khoan dung

đang giúp đất nƣớc phát huy mọi nguồn lực để đƣa Việt Nam “sánh

vai cùng cƣờng quốc năm châu”, phát triển kinh tế, bảo vệ tổ quốc

trƣớc mọi xâm lƣợc. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng khoan dung phật giáo có ý

nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Phật giáo, trong giáo dục

con ngƣời, trong gia đình và ngoài xã hội. Nơi đâu có lòng yêu thƣơng

con ngƣời, lòng nhân ái, lòng nhân đạo, lòng từ bi,…thì nơi đó có

khoan dung. Nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến con ngƣời và xã

hội. Thúc đẩy sự đi lên, đi đến cái tốt đẹp, cái hoàn thiện nhất.

3. Kết luận

Tƣ tƣởng khoan dung của Phật giáo là một tƣ tƣởng có ý nghĩa

sâu sắc đối với các tín đồ và các tầng lớp khác trong xã hội. Nhờ có

khoan dung mà con ngƣời sống tốt hơn, biết đoàn kết, yêu thƣơng mọi

ngƣời cho dù đó không phải là ngƣời thân của mình. Khoan dung

không chỉ giới hạn trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức và thể hiện

tôn trọng tự do tín ngƣỡng mà nó còn trở thành điều kiện thể hiện tôn

trọng sự sống, hƣớng đến sự bình đẳng, thoát khỏi những khổ đau, xây

dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa tôn giáo với tôn giáo, giữa con ngƣời

với con ngƣời trong xã hội. Đặc biệt, trong xã hội toàn cầu hóa hiện

nay, khoan dung tôn giáo nói chung, khoan dung Phật giáo nói riêng

đƣợc xem nhƣ một nguyên tắc để cùng hội nhập trong thế giới đa tôn

giáo hiện nay. Đối với Việt Nam, khoan dung tôn giáo của Phật giáo

đƣợc tiếp biến, phát huy đặc sắc trong Phật giáo Việt Nam, qua đó đã

tạo nên những kì tích, đã dựa trên nguyên tắc lấy sự ổn định của cả

dân tộc, lấy hạnh phúc, lợi ích và thịnh vƣợng của cả dân tộc làm mục

tiêu phấn đấu chung. Tƣ tƣởng khoan dung của Phật giáo góp phần

19

làm mạnh hơn khối đại đoàn kết Phật giáo Việt Nam cũng nhƣ dân tộc

Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập với thế giới hiện nay.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Thị Phƣơng Mai (2007), “Khoan dung thuật ngữ và sự

vận động của nó trong lịch sử triết học phƣơng tây”, Tạp chí Triết học,

số 8 (195), tr.41 – 46.

[2]. Nguyễn Thị Phƣơng Mai (2012), Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa

hiện thời của nó, Luận án tiến sỹ triết học, Hà Nội.

[3]. Trần Đăng Sinh - Đào Đức Doãn ( 2011), Giáo trình Tôn giáo

học, Nxb. Đại Học sƣ phạm, Hà Nội.

[4]. Phạm Sơn Tùng - Nguyễn Hoàng Đăng (2012), Học cách khoan

dung, Nxb. Văn hóa-Thông tin.

[5]. Huỳnh Khái Vinh - Nguyễn Thanh Tuấn (2004), Bàn về khoan

dung trong văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb.

Tôn giáo, Hà Nội.

20

TÌM HIỂU TRIẾT LÝ NHÂN SINH

TRONG TÁC PHẨM ĐẠO ĐỨC KINH CỦA LÃO TỬ

SV: Phạm Thị Mỹ Duyên

Lớp: ĐHGDCT13

GVHD: CN. Phùng Ngọc Tiến

Tóm tắt: Trong triết học phương Đông, “Đạo”có một vị trí rất

quan trọng đối với các trường phái triết học như Nho gia, Lão gia

và Phật giáo. Trong bài này, người viết đi tìm những triết lý nhân

sinh trong “Đạo Đức kinh”của Lão Tử đó là những triết lý về

nguồn gốc, bản chất của con người về đạo, quy luật về đời sống con

người trong thuyết vô vi, thuyết âm dương và những quy luật của tự

nhiên về đời sống xã hội. Từ đó chúng ta nhận thức được những

triết lý nhân sinh của Đạo gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời

sống xã hội hiện nay.

Từ khóa: Đạo đức, triết lý nhân sinh, vô vi.

1. Đặt vấn đề

Đạo Đức kinh là một tác phẩm kinh điển của triết học phƣơng

Đông cổ đại, nó không chỉ chứa đựng hệ thống tri thức sâu sắc về thế

giới quan mà còn chứa đựng những giá trị sâu sắc về nhân sinh quan.

Mặc dù ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc thù thời Xuân Thu -

Chiến quốc, các triết lý nhân sinh quan tiếp tục có ý nghĩa trong việc

nhận thức, suy ngẫm và thực hành đối với đời sống xã hội hiện đại.

Tƣ tƣởng đạo đức đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn các quan

điểm về thế giới quan, nhân sinh quan. Nó là nội dung cốt lõi của triết

học phƣơng Đông. Thế nhƣng, mỗi triết gia đều có cách lý giải, suy tƣ

và diễn giải riêng của họ. “Đạo”là một khái niệm trừu tƣợng hay dùng

trong Nho gia và Lão gia và Phật giáo, song mỗi một hệ phái lại có

cách lọc và cách diễn giải với sắc thái khác nhau.

2. Nội dung

2.1. Đôi nét về tác giả và tác phẩm

Lão Tử là một hiện tƣợng khá lạ trong lịch sử triết học của nhân

loại. Ông là một triết gia lớn có ảnh hƣởng tới Đông Á cùng với Khổng

Tử thời nào cũng đƣợc mọi ngƣời tôn trọng. Lão Tử là ngƣời làng Khúc

Nhân, hƣơng Lệ, huyện Hồ, nƣớc Sở, họ Lí, tên Nhĩ, tự là Đam làm

quan sử giữ kho chứa sách nhà Chu. Lão Tử trau dồi đạo đức, học

thuyết của ông cốt ở chỗ giấu mình ẩn danh. Ông ở nƣớc Chu đã lâu,

thấy nhà Chu suy bèn bỏ đi, thế là ông viết gần một cuốn gồm hai thiên

thƣợng và hạ, nói về ý nghĩa của “Đạo”và “Đức”đƣợc trên ngàn chữ.

21

Viết xong không ai biết chết ra sao, ở đâu. Có ngƣời bảo: lão Lai Tử

cùng là ngƣời nƣớc Sở viết mƣời lăm thiên sách nói về công dụng của

Đạo gia cũng đồng thời với Khổng Tử. Về quê quán trong bộ sử kí lƣu

hành hiện nay Lão Tử gốc ở làng Khú Lí, hƣơng Lệ, huyện Hỗ nƣớc

Sở. Ông làm quan sử giữ kho chứa sách của nhà Chu tức nhƣ chức

giám đốc thƣ viện quốc gia ngày nay, Lão Tử sống ở thế kỉ thứ IV

(390-300 TCN) và Vũ Đồng đoán ông sinh vào khoảng 430-340 TCN.

Về tác phẩm Đạo Đức kinh, theo Tƣ Mã Thiên thì Lão Tử viết

tác phẩm này là do lời yêu cầu của Doãn Hỉ, nhƣ vậy tác phẩm xuất

hiện vào thời Xuân Thu. Nhƣng tới thế kỉ XVIII mới có ngƣời nghi

ngờ thuyết đó (Tất Nguyên hay Uông Trung) rồi gần đây Khang Hữu

Vi, Lƣơng Khải Siêu, Tiền Mục, Trƣơng Tây Đƣờng , Phùng Hữu

Lan… đều cho rằng Lão Tử xuất hiện trong thời Chiến Quốc; ngƣời

thì cho là sau Măc Tử trƣớc Trang Tử, ngƣời lại cho ông sinh trong

khoảng từ Trang Tử tới Tuân Tử. Cũng có ý kiến cho rằng Lão Tử

xuất hiện còn trễ hơn nữa, sau bộ Lã thị Xuân Thu và trƣớc bộ Hoài

Nam Tử, nghĩa là vào đầu thời Tiền Hán, nhƣng thuyết này không

vững [2, tr.28].

2.2 Về nội dung của triết lý nhân sinh trong tác phẩm Đạo Đức kinh

2.2.1. Quan điểm của Lão Tử về Đạo

Theo Lão Tử thì Đạo là bản nguyên của vũ trụ. Theo ông:

“Có một vật hỗn độn, sinh trƣớc Trời Đất, yên lặng trống không,

đứng một mình mà không thay đổi, đi khắp nơi mà không ngừng

nghỉ. Có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên, nên đặt tên nó là

Đạo, gƣợng gọi tên nó là lớn”.[1,2, tr.56].Hữu vật hổn thành, tiên

thiên địa sinh. Tịch hề liêu hề. Độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất

đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo

cƣỡng vi chi danh viết Đại).

Lão Tử cho rằng Đạo là Chân lý tuyệt đối, là nguồn gốc của vũ

trụ và vạn vật, nên nghĩa lý chữ Đạo rất cao siêu, khó mà giải rõ đƣợc.

Vì thế, trong Chƣơng thứ nhất bàn về Đạo, Lão Tử đã nói rõ là: “Đạo

khả đạo, phi thƣờng đạo, Danh khả danh phi thƣờng danh” [3, tr.37].

Theo ông, bản tính của Đạo là hƣ không lặng lẽ, xem chẳng thấy, lắng

chẳng nghe, rờ không đụng, không lớn, không nhỏ, không trƣớc,

không sau, không thể dùng lời nói mà diễn tả đƣợc, hoặc đem ra mà so

sánh với bất cứ sự vật nào cụ thể đƣợc. Đạo là tinh thần là bản nguyên

của trời đất, vạn vật. Nên trời đất, vạn vật là bản thể của Đạo, vì thế

Đạo lƣu hành trong vũ trụ, tàng ẩn trong muôn vật, cho nên vật nào

22

cũng có phần linh diệu của Đạo bên trong để điều hòa, trƣởng dƣỡng

cho nó. Đạo không có hình trạng, rất khó diễn tả, nên con ngƣời chỉ

lấy tâm để cảm nhận và hình dung Đạo mà thôi.

Theo nghĩa này thì Đạo là một thực tại siêu việt, vƣợt trên hết

mọi thực tại, nhƣng cũng là thực tại thâu tóm, bao quát toàn thể vũ trụ

này; là thực tại vƣợt trên thế giới hình tƣợng, thuộc thế giới tuyệt đối,

vƣợt mọi khả năng của lý trí con ngƣời. Thực tại đó con ngƣời chỉ có

thể trực giác, chiêm nghiệm mà không hề tƣ duy hay khảo cứu đƣợc,

lại càng không thể dùng đến danh từ hay ngôn ngữ để diễn đạt nó ra

bên ngoài. Bởi nó vƣợt lên trên mọi loại kinh nghiệm hữu danh, hữu

hình mà con ngƣời có đƣợc.

Theo Lão Tử chƣơng 51: “Đạo sinh ra vạn vật, đức bồi

dƣỡng, nuôi lớn tới thành thục, che chở mỗi vật (…) ; vật chất

khiến cho mỗi vật thành hình ; hoàn cảnh khí hậu, thủy thổ hoàn

thành mỗi vật” [1, tr.65].

Đạo chỉ có công sinh ra vạn vật thôi ; công nuôi dƣỡng, che

chở mỗi vật cho tới lớn là về “Đức”.

Chữ Đức ở đây Lão Tử muốn dùng với nghĩa rất mới, không

phải chữ đức nhƣ Nho gia thƣờng dùng mà là đức nuôi lớn mỗi vật

,mỗi vật đều có “đức” mà đức của bất kỳ vật nào cũng là từ đạo mà ra.

Lão Tử là ngƣời đầu tiên trong lịch sử triết học luận về vũ trụ,

trong Chƣơng 25 của Đạo Đức kinh ông bảo: “có một vật gì đó hỗn

độn mà thành trƣớc trời đất có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên

hạ” [3, tr.56]; Chƣơng 53 ông nói rõ thêm: “vạn vật có nguồn gốc,

nguồn gốc đó là mẹ của vạn vật” [1, tr.57]. Nguồn gốc đó bản thân

Lão Tử cũng không định đoán đƣợc, có lẽ nó có trƣớc vạn vật? Chính

vì vậy mà ông đi đến bác bỏ thuyết trời sinh ra vạn vật, mà có một cái

gì khác sinh ra vũ trụ, có trƣớc thƣợng đế nên ông tạm đặt tên cho nó

là “Đạo”. “Đạo khả đạo, phi thƣờng đạo, Danh khả danh, phi thƣờng

danh; Vô danh thiên địa chi thủy, Hữu danh vạn vật chi mẫu” [3,

tr.37]. Đối với Lão Tử, Đạo là một chân lý thuần nhất “huyền bí trên

mọi huyền bí” nên không thể dùng bằng ý tƣởng để suy diễn, thậm chí

càng không dùng ngôn ngữ hữu hạn của con ngƣời mà đặt tên cho nó.

Nếu có đặt tên chẳng qua chỉ là bất đắc dĩ, vì mỗi khi đặt tên Đạo ấy

ra thì đã làm cho Đạo ấy mất đi tính chân lý thực hữu.

Tƣ tƣởng về Đạo của Lão Tử chịu sự chi phối của thế giới quan

mà ông hấp thụ con ngƣời Trung Quốc cổ đại. Theo đó, “Đạo sinh

nhất, nhất sinh nhị, nhị sanh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm

23

nhi bão dƣơng, trùng khí dĩ vi hòa”. Đạo là “không”, “không” sinh ra

“có”, vậy “nhất” đó là “có” hay nói cách khác đạo là vô cực, vô cực

sinh thái cực (nhất). “Nhị” ở đây chính là âm và dƣơng, còn “tam”

chính là sự giao thoa giữa âm và dƣơng. Theo đạo âm dƣơng tạo ra

thanh khí và trọng khí, thanh khí làm trời, trọng khí làm đất còn sự

điều hòa âm - dƣơng sẽ sinh ra con ngƣời và vạn vật.

Quan điểm về vũ trụ của Lão Tử chính là cơ sở cơ sở cho nhân

sinh quan và chính trị quan của ông. Vì vậy, ở nhiều chƣơng khi ông

nói về nhân sinh cũng tức là nói về chính trị hay ngƣợc lại không thể

tách đƣợc đâu là chính trị đâu là nhân sinh, đâu là đạo của nhà cầm

quyền, đâu là đạo của dân, cả hai đều phải thuận tự nhiên đều là

những áp dụng của phần vũ trụ quan cả.

2.2.2. Học thuyết vô vi

Từ quan niệm về “Đạo”, Lão Tử chủ trƣơng chính trị “vô vi”.

“Vô vi” không phải là không nên làm gì cả, mà theo Lão Tử “vô vi” là

làm mà nhƣ không làm, và không làm những điều không nên làm.

Ông cũng viết rằng nƣớc tuy mềm mại uyển chuyển nhƣng có thể

chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lƣợng lớn thì có thể làm lở

cả đất đá. Nhƣ vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nƣớc.

Sống trong giai đoạn chiến tranh loạn lạc, nên Lão Tử rất ƣu tƣ về

vấn đề quốc trị. Với ông dân đói vì nhà cầm quyền lấy thuế nhiều, dân

khó trị vì ngƣời cầm quyền theo hữu vi. Vì vậy, “Trị thiên hạ thì nên vô

vi, còn nhƣ hữu vi thì không trị đƣợc thiên hạ” [3-4, tr.246]. Ngƣời lãnh

đạo quốc gia phải áp dụng sách lƣợc vô vi để trở về (phản phục) với đạo

hay cái gốc tự nhiên ban đầu thì mới có thể an bang tế thế.

“Phản phục” là quay trở về cái ban đầu. Theo Lão Tử nó là quy

luật tự nhiên của Đạo. Theo đó, “Đạo trời giống nhƣ buộc dây cung

vào cung chăng? Dây cung ở cao quá thì hạ nó xuống, ở thấp quá thì

đƣa nó lên; dài quá thì bỏ bớt đi, ngắn quá thì thêm vào. Đạo trời bớt

chỗ dƣ, bù chỗ thiếu” [4, tr.84]

2.2.3. Quan niệm của Lão Tử về đạo đức, nhân sinh

Khi bàn về vấn đề đạo đức, nhân sinh Lão Tử đã phê phán ngũ

đức (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) và đạo hiếu trung của Khổng Tử.

Theo Lão Tử thì loài ngƣời bẩm sinh có lòng yêu cha mẹ, yêu

con, yêu đồng loại, tôn trọng bề trên v.v… cũng nhƣ loài chim, loài nai

chẳng hạn, không loài nào không nuôi nấng, che chở cho con khi con

còn nhỏ, không quyến luyến với mẹ, không hợp đoàn, không theo con

đầu đoàn; đạo và đức khiến nhƣ vậy. Những tình cảm đó hồn nhiên,

24

trong sạch, không suy tính. Nhƣng khi loài ngƣời để mất tình cảm hồn

nhiên đó rồi, mới đặt ra nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu trung; bảo phải

hành động ra sao mới là nhân, nghĩa, hiếu, trung, là cố ý rồi, nhắm một

mục đích rồi, không thành thực nữa; nếu lại bắt buộc ngƣời ta làm nhƣ

mình, thì đâu còn là đạo đức nữa, mà là sa đoạ, dùng trí xảo, trọng sự

loè loẹt, đầu mối của hỗn loạn rồi. Ông khẳng định: “Đạo lớn bị bỏ rồi

mới có nhân nghĩa; trí xảo xuất hiện rồi mới có trá ngụy; gia đình bất

hòa rồi mới sinh ra hiếu, từ; nƣớc nhà rối loạn mới có tôi trung”. Vì

vậy, nên “dứt thánh, bỏ trí, dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại

hiếu từ; dứt [trí] xảo, bỏ lợi, không có trộm giặc” và “bất thƣợng hiền,

sử dân bất tranh” [2, tr.93], mà nên giữ sự chất phác.

Trong quan niệm về thiên – ác, tốt – xấu Lão Tử cũng có

những quan điểm mang tính biện chứng. Theo ông, “Ai cũng cho cái

đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho

điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác”[3,

tr.96]. Nhƣ vậy, trong vũ trụ không có gì vốn tốt – xấu, thiện – ác; đạo

không phân biệt thiện ác, tốt xấu…

3. Triết lý nhân sinh trong Đạo Đức kinh đối với xã hội hiện nay Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hƣởng rất lâu đời và sâu sắc

của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Đặc biệt là triết lý nhân sinh Đạo

giáo đã đƣợc những nhà lãnh đạo, quản lý sử dụng nhƣ là tƣ tƣởng

chủ đạo trong kiến trúc thƣợng tầng trong suốt thời kỳ phong kiến và

cho đên hôm nay, nó vẫn còn tồn tại hiện hữu và tiêp tục tác động đến

mọi mặt của đời sống xã hội. Ngày nay, những triết lý nhân sinh của

Lão gia không chỉ thấy đƣợc sự vĩ đại của mà còn coi trọng giáo dục

đạo lý làm ngƣời, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu

nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống có văn hóa,

lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vƣơn lên vì tuong lai của mỗi

ngƣời và tiền đồ của đất nƣớc, bồi dƣỡng nhận thức và năng lực phát

huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Lối sống đạo đức đang diễn ra khá phức tạp trong đời sống xã

hội hiện nay, vậy cần phải làm gì để khắc phục những hậu quả. Ở

nƣớc ta việc thu nhận Lão gia do nhu cầu của độc lập, quân chủ tập

trung chủ yếu đạo gia lúc bấy giờ có nhiều thành tích tức là Việt Nam.

Trên cơ sở chủ nghĩa yêu nƣớc nhƣng cái học của nó theo lối từ

chƣơng, khoa bảng và nó học nhiều khía cạnh. Theo Đạo gia con ngƣời

là quyết định nhất cái lớn nhất của chủ nghĩa mác, là vấn đề cứu vớt

con ngƣời bị tha hóa bởi xã hội tƣ bản. Để tu thân đề sƣớng đạo làm

25

ngƣời Đạo giáo cần phải hệ thống hóa tất cả các triết thuyết. Ở Việt

Nam, bên cạnh chủ nghĩa nhân ái truyền thống Việt Nam chủ nghĩa làm

quan trọng mà đại nghĩa là yêu nƣớc.Trong sự phát triển và hì thành

nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên Việt Nam noi riêng đã

đƣợ tể hiện và khẳng định trong thật tiễn đổi mới đất nƣớc lấy việc phát

triển con ngƣời làm cơ sở phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Để bảo

vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của quốc gia cần phải vận dụng tinh

hoa Đạo gia, đặt biệt là đạo làm ngƣời, tu thân lấy tấm gƣơng Hồ Chí

Minh vận dụng khi ngƣời đề ra cần kiệm, liêm chính. Đƣa nền giáo dục

nƣớc nhà lên đỉnh cao mới. Mỗi việc đều xử lý theo Hiến pháp và pháp

luật có sự can thiệp của nhà nƣớc, còn nhiều vấn đề bất cập làm sao từ

nƣớc nhỏ phát triển thành nƣớc mà ngƣời ta gọi là “con rồng”. Thông

qua đó, trong đời sống xã hội hiện nay chúng ta cần xây dựng nề nếp

ứng xử thay vào đó bằng những biểu hiện :con ngƣời phải biết yêu

thƣơng lẫn nhau, đoàn kết là sức mạnh.

4. Kết luận

Nói tóm lại những triết lý nhân sinh trong cuốn Đạo Đức kinh

của Lão Tử đã nói rõ nguồn gốc bản chất, quy luật đời sống con ngƣời

và quy luật tự nhiên. Ông luôn tôn sung cái thuộc về “tự nhiên”, coi

quy luật tự nhiên là điều mà ai cũng phải tuân theo “vô vi” kể cả trong

đời sống xã hội hiện nay con ngƣời càng văn minh thì càng gian trá

dục vọng càng lớn, sự cạnh tranh để sinh tồn ngày càng khốc liệt.

Cũng chính vì vậy mà qua các giai đoạn đạo đức của con ngƣời ngày

càng đi xuống đánh mất phẩm chất tốt đẹp vốn có của nó. Tƣ tƣởng

đạo đức của Lão Tử với nội dung phong phú trong cuốn Đạo Đức

kinh, có thể đem lại cho ta nhiều đều bổ ích góp phần vào sự nghiệp

đổi mới và phát triển đất nƣớc ta.

Tài liệu tham khảo

[1]. Vũ Đình (1998), Đạo đức học phương đông cổ đại, Nxb. Chính trị

Quốc Gia, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Duy Cần (2013), Tinh hoa Đạo học phương Đông, Nxb.

Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Hiến Lê (1998), Lão Tử - Đạo Đức kinh, Nxb. Văn hóa

thông tin, Hà Nội.

26

TÌM HIỂU TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MẶC GIA

SV: Nguyễn Vĩnh Phong

Lớp: ĐHGDCT13

GVHD: CN. Phùng Ngọc Tiến

Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu khái quát về đặc điểm trong tư tưởng chính

trị của trường phái triết học Mặc gia thời kì Chiến Quốc ở Trung Quốc

cổ đại và những dấu ấn mà Mặc gia đã tác động đến các giai đoạn tiếp

theo trong lịch sử triết học Trung Hoa. Đồng thời, bài viết bước đầu chỉ

ra những mặt tích cực và hạn chế mà trường phái triết học này đã một

thời tỏa sáng cùng Nho gia với học thuyết “Kiêm ái” rất nổi tiếng và là

sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của trường phái này.

Từ khóa: công lợi, kiêm ái, phi công, thượng hiền, tiết dụng.

1. Đặt vấn đề

Nhắc đến Mặc giáo là ta lại nghĩ đến ngƣời sáng lập ra trƣờng

phái này là Mặc Tử, một ngƣời suốt đời tận tụy buôn ba khắp các

nƣớc phục vụ lợi ích cho mọi ngƣời và mong muốn có một xã hội tốt

đẹp. Không vì tƣớc lộc, địa vị mà muốn giúp đời “dù mòn trán lỏng

gót mà có lợi cho thiên hạ thì cũng làm” [4, tr.49]. Ngoài những hành

động thực tế thì ông cũng đƣa ra tƣ tƣởng của mình, nhất là về chính

trị để khuyên bảo mọi ngƣời yêu thƣơng lẫn nhau. Những tƣ tƣởng

của Mặc Tử (đầu thời Chiến Quốc) cùng với Nho giáo của Khổng Tử

(thời Xuân Thu) đã ảnh hƣởng rất lớn đến xã hội Trung Hoa đƣơng

thời, tuy về sau bị phê phán nhƣng tƣ tƣởng của Mặc Tử lại có những

dấu ấn để đời cho đời sau.

2. Khái quát về Mặc Tử và hoàn cảnh lịch sử xã hội Trung Hoa cổ đại

2.1. Khái quát về Mặc Tử

Mặc Tử (khoảng 479 - 381 TCN), họ Mặc tên Địch là ngƣời

nƣớc Lỗ, xuất thân là hạng bình dân ở đầu thời Chiến Quốc. Có tài

liệu ghi lúc đầu Mặc Tử theo Nho gia, về sau thì lập trƣờng phái riêng.

Ông là ngƣời có tinh thần cứu đời đầy nhiệt huyết, có tài biện

luận thuyết phục, làm việc nhân nghĩa… nên đƣợc coi là “ngƣời tốt ở

gầm trời muốn tìm cũng không thể đƣợc vậy” [1, tr.263]. Ông có rất

nhiều học trò, môn đệ nhƣ Cầm Hoạt Ly, Cao Thạch Tử, Công

Thƣợng Quá, Canh Trụ Tử… và đời sau thì có Lý Tƣơng Cần, Ngũ

Hầu, Khổ Hoạch, Đặng Lăng Tử… Ông thƣờng bảo các môn đệ đi

qua các nƣớc làm quan, nếu thấy làm điều sai thì gọi về, ông có thể

bảo các môn đệ của mình vào tình cảnh nguy hiểm để hoàn thành

27

nhiệm vụ mà họ không từ một lời, từ đó cho thấy tổ chức của phái này

rất nghiêm minh nhƣ đoàn thể chính trị, các môn đệ tuyệt đối phục

tùng ông, và ông nhƣ là một đảng trƣởng phái này.

Về “Bộ Mặc Tử” của ông theo Nghệ Văn Chí trong bộ “Hán

thƣ” đời Hán gồm 71 thiên, đến Tống thì trong bộ “Trung Hƣng

Quán” có ghi là 61 thiên, đến nay còn 53 thiên (chia làm 15 quyển).

2.2. Hoàn cảnh lịch sử Trung Hoa thời cổ đại

Cả hai thời Xâu Thu- Chiến Quốc thì xã hội Trung Hoa chuyển

biến liên tục, do Mặc Tử sống ở đầu thời Chiến Quốc, xã hội loạn lạc

và chuyển biến liên tục có nhiều biến cố, chiến tranh xảy ra liên miên

hơn so với Xuân Thu, ở đời Mặc Tử, trên 80 năm có tới chín vụ nhƣ:

Sở diệt Trần, diệt Ngô, Thái, Kỉ; Việt diệt Cử, Đàm; Triệu, Hàn, Ngụy

diệt Trí Bá;… Do lúc bấy giờ là thời đại đồ sắt trƣớc là ở Ngô, Việt

tìm ra đƣợc sắt và nói cách khác là phát sinh ra thuật luyện sắt , ngƣời

ta dùng sắt để làm lƣỡi cày, lƣỡi liềm, chiếc đục, rìu và sau này là binh

khí… nhờ đó mà sức lao động giảm, năng suất tăng (vì lƣỡi cày sắt

bén và tốt hơn gỗ, đồng) đào kênh khai thông nƣớc nên cây cối phát

triển tƣơi tốt nhờ đó nông nghiệp và công nghiệp phát triển, kinh tế

phát triển mạnh hơn so với thời trƣớc (thời Ân dùng lƣỡi cày bằng gỗ,

thời Tây Chu dùng lƣỡi cày bằng đồng đỏ, và cả hai vật liệu này thì

không thể cày sâu vào đất đƣợc, chỉ là cào đƣợc lớp mặt phía trên và

làm cho cây cối trồng trọt không thể bén sâu rễ mà tốt đƣợc) thì nhu

cầu mở cõi tăng, địa chủ có quyền, quý tộc tăng lên, nông dân thì bị

bóc lột hơn. Vào thời này, phuông tiện giao thông đƣợc cải thiện, nhu

cầu trao đổi buôn bán ngày càng mạnh hình thành nên những trung

tâm thành thị, đƣờng xá đƣợc xây đắp thêm càng nhiều. Sự cản trở của

biên giới, hàng rào thuế quan làm cho lƣu thông hàng hóa chậm lại, từ

đó nhu cầu thống nhất Trung Hoa cổ đại ngày càng tăng dẫn đến chiến

tranh xâm lƣợc, xảy ra liên miên và để lại nhiều hậu quả nặng nề do

sử dụng đồ sắt vào chiến tranh bất kể quy luật nào, nào là chém giết tù

nhân bắt đƣợc, chôn sống lính của kẻ thù, thây chất đầy đồng, hiện

tƣợng ngƣời già, trai tráng đi lính và đàn bà trẻ em làm việc nông để

sản xuất giao cho nhà nƣớc hoa lợi phục vụ chiến tranh là điều diễn ra

không quá mới mẻ và bất ngời ở thời này… mà nhờ vậy Trung Hoa cổ

đại sớm đƣợc thống nhất bởi nhà Tần sau này.

3. Nội dung

Chính trị theo tƣ tƣởng của Trung Hoa cổ đại nói chung đó là

sự sắp đặt, lo liệu, quản lý để xã hội có trật tự và kỷ cƣơng. Trong đó,

28

theo Mặc gia thì chính trị là yêu thƣơng mọi ngƣời và cùng làm lợi

cho nhau, tất cả điều theo sự quản lý của thiên tử từ đó đất nƣớc thống

nhất và trở nên trị. Nhà nƣớc đƣợc xem nhƣ là một đại gia đình, trên

thuận dƣới hòa, thống nhất tƣ tƣởng và yêu thƣơng làm lợi cho nhau.

Đồng thời với những hình thức “chế tài” mà Mặc Tử sử dụng đó là

chế tài về tôn giáo, chế tài chính trị, ngoài ra còn hình thức chế tài về

mặt xã hội buộc mọi ngƣời phải tuân theo.

Trong suốt tƣ tƣởng chính trị của mình thì Mặc Tử luôn đề cặp

đến quan điểm “Kiêm ái” và “Công lợi”, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt

và tạo nên dấu ấn riêng trong tƣ tƣởng của ông trong xã hội đƣơng

thời, ông rất chú ý đến hiệu quả của công việc trong đó ông đề cặp đến

việc lựa chọn ngƣời hiền tài, nguyên nhân làm cho thiên hạ loạn- trị

và những cách thức sinh hoạt đời thƣờng cũng nhƣ là sinh hoạt chính

trị để đi đến xã hội tốt đẹp nhƣ ông luôn hƣớng tới.

3.1. Quan điểm của Mặc Tử về việc thành lập nhà nước thịnh trị

Việc thành lập nhà nƣớc đƣợc ông đề cặp không phải là nguồn

gốc của việc ra đời và hình thành nhà nƣớc đầu tiên mà là những điều

kiện cần có để thành lập một nhà nƣớc thống nhất thịnh trị cho toàn

thiên hạ.

Theo ông, nguyên nhân làm cho thiên hạ loạn đó là do con

ngƣời không tin vào trời- quỷ thần (trời theo Mặc Tử khác so với

Khổng Tử) nên làm điều hại ngƣời, “không làm điều trời muốn mà lại

làm điều trời không muốn, tức là mình dốc xuất trăm họ trong thiên hạ

làm điều gây ra tai họa” [4, tr.391], không yêu ngƣời và đặt lợi ích của

mình lên trên lợi ích của ngƣời và lợi ích chung. Từ đó ông phê phán

thuyết thiên mệnh tuyệt đối của Khổng Tử, trời- quỷ thần theo ông là

nhằm nhấn mạnh tƣ tƣởng chủ đạo của ông để phân biệt những cái tốt-

xấu, phải- trái… để làm khuôn phép trong hành vi của con ngƣời, và

răn đe ngƣời trên kẻ dƣới tuân theo.

Do tính chất cai trị cha truyền con nối, vì lợi ích của giai cấp

mình mà cho ngƣời huyết thống kế tục tiếp nối sự nghiệp, nếu đó là

ngƣời hiền tài theo Mặc Tử thì tốt nhƣng vẫn phải theo cơ chế “tuyển

cử”, còn nếu là ngƣời có vẻ bề ngoài phú quý, xa hoa, nhƣng lại nhu

nhƣợc không đƣợc lòng ngƣời, ngƣời sẽ không phục thì sẽ không cai

trị đƣợc ngƣời và muôn dân trong thiên hạ từ đó thiên hạ sẽ loạn “bề

trên cai trị hễ đƣợc kẻ dƣới đồng tình thì trị, không đƣợc kẻ dƣới đồng

tình thì loạn” [4, tr.171]. Từ đó ông đề cao tính chất thƣợng hiền, lựa

chọn và trọng dụng những ngƣời hiền tài, quân tử phải có nhân nghĩa,

29

hiểu đƣợc mệnh trời và có lòng kiêm ái (lợi ngƣời và yêu ngƣời), phải

hợp lòng dân để đƣợc đƣa lên làm thiên tử làm cho xã hội thái bình và

đó là việc căn bản của chính trị: “ngƣời sang và sáng suốt cai trị kẻ

ngu và hèn thì nƣớc trị; ngƣời ngu và hèn trị kẻ sang và sáng suốt thì

nƣớc loạn” [4, tr.426]. Quả là những điều kiện trên trong xã hội đó thì

giai cấp nông dân, nô lệ thì nhiều, ngƣời bề trên thì ít, mà bề trên hạng

dốt thì nhiều thì lấy đâu ra ngƣời hiền tài? nên việc lƣa chọn ngƣời

hiền tài không có cơ sở xã hội.

Khi con ngƣời ham lợi, hám danh không yêu ngƣời thì sẽ làm

mọi thủ đoạn để đạt đƣợc mong muốn của mình, nhất là bề trên lợi

dụng quyền để gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau, cuộc sống xa hoa

phú quý không tiết dụng trong khi nhân dân vẫn cực khổ chịu đói rét,

lao động cực nhọc, không lo việc nƣớc đối với ngƣời trên, lƣời lao

động đối với kẻ dƣới sẽ làm cho cuộc sống sa sút do con ngƣời chỉ

chú ý đến lễ nhạc mà không tiết dụng, tiết táng.

Từ các nguyên nhân làm cho thiên hạ loạn thì Mặc Tử đề ra

quan điểm cho thiên hạ trị và quản lý xã hội thống nhất theo tiêu chí

của ông, và đây là tƣ tƣởng chủ đạo mà đã đƣợc đề cặp ở phần trƣớc

đó là kiêm ái đi đôi với công lợi là cơ sở của thái bình thịnh trị.

Kiêm ái, theo Mặc Tử khác so với Khổng Tử ở chỗ đó là yêu

mọi ngƣời nhƣ yêu mình, không phân biệt thân sơ, giai cấp quốc gia

dân tộc, (Nho gia thì yêu mọi ngƣời trong gia đình trƣớc rồi mới yêu

ngƣời trong thiên hạ, họ quan trọng hơn ngƣời trong thiên hạ, “kỷ sở

bất dục, vật thi ƣ nhân”: điều mình không muốn thì đừng làm cho

ngƣời khác; Pháp gia thì chú trọng đến pháp luật phải nghiêm minh và

phải cho toàn dân hiểu rõ, mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật,

quan điểm về nhà nƣớc của pháp gia chú trọng đến sự tập trung quyền

lực, mọi ngƣời điều bình đẳng trƣớc pháp luật, thời biến pháp biến;

Đạo gia với thuyết “vô vi” chủ trƣơng trở về thời kì xa xôi trong lịch

sử xa hơn thời của Mặc Tử, về với xã hội bộ lạc nguyên thủy, là quốc

gia nhỏ nơi mà có ít ngƣời sinh sống, không tranh giành với nhau,

không ham muốn tƣ dục, mọi ngƣời sống hiền hành chất phác, thuận

với tự nhiên, có thuyền không dùng, có xe không đi, cá

Kiêm ái là nhân nghĩa, làm lợi cho ngƣời trong thiên hạ, yêu

ngƣời nhƣ yêu mình, yêu nƣớc ngƣời nhƣ nƣớc mình… từ đó không

30

gây ra chiến tranh xâm lƣợc lẫn nhau, xã hội trên thuận dƣới hòa

thuận đồng ý kiến. Nên theo Mặc Tử, “không kiêm ái thì thiên hạ

loạn, kiêm ái thì thiên hạ trị” [1, tr.269], vì theo ông “việc của ngƣời

nhân tức là tạo cái lợi, trừ cái hại cho thiên hạ” [4, tr.374], mà cái hại

lớn nhất là nƣớc lớn chiếm nƣớc nhỏ, kế tiếp là mạnh hiếp yếu. mà

công dụng của kiêm ái thì ai cũng đem tai tinh mắt sáng mà trông cho

nhau, đem tay chân khỏe mạnh mà làm lụng, giúp đỡ lẫn nhau, dạy

bảo nhau, nuôi nấng ngƣời già không có con, trẻ em không có cha mẹ

để phụng dƣỡng hay dạy dỗ. Biệt Mặc khẳng định yêu hết thảy mọi

ngƣời, không biết ngƣời đó ở đâu thì vẫn yêu đƣợc, cũng nhƣ cha mẹ

thất lạc con, không biết nơi đâu mà vẫn cứ thƣơng yêu chúng.

Chủ trƣơng kiêm ái nhƣng giết kẻ bạo loạn, vậy có phải là kiêm

ái không?, theo Mặc tử thì “giết kẻ trộm không phải là giết ngƣời, nên

giết kẻ trộm thì không làm hại lòng kiêm ái” [3, tập 1, tr.383] và vẫn

có thể giết kẻ địch nếu họ tấn công ta. Ngoài ra, Biệt Mặc còn sửa đổi

lại kiêm ái ở chỗ kiêm ái là không phân biệt đẳng cấp nhƣ Mặc Tử đã

đề cập nhƣng phải yêu thƣơng bất đầu từ ngƣời thân trong gia đình

trƣớc, sau đó mới là ngƣời trong thiên hạ, là vì lí do họ là ngƣời thân,

quen biết họ trƣớc nên yêu trƣớc là điều tất yếu và rất chú trọng về

tình cảm, xem tình cảm là động lực giúp con ngƣời gần nhau hơn và

trói buộc ngƣời ta.

Để có điều kiện cho thiên hạ thịnh trị, ông chủ trƣởng trừ bỏ cái

hại và chăm lo chú ý đến lợi ích thiết thực, những lợi ích căn bản của

con ngƣời nhƣ ăn, ở, nghỉ ngơi… từ đó hợp lòng dân và đủ tiện lợi để

không tranh giành nhau “cơ giả đắc thực, hàn giả đắc y, lão giả đắc

tức” [7, tập 1, tr.298] (đói có ăn, rét có mặc, mệt đƣợc nghỉ ngơi).

Nhƣng, cái lợi của ông đƣợc hiểu theo nghĩa là góp của cải của

dân vào việc đóng thuyền, làm xe… cho bề trên để họ đi lại, chở vật

thay cho dân việc gánh vác để họ và dân đỡ mỏi vai lƣng… nhƣ thế

mới có lợi cho cả đôi bên. Điều này mâu thuẫn với chủ trƣơng tiết

dụng của ông là chống sự xa xỉ vô ích, và chằng khác gì cƣớp và bóc

lột của dân. Kiêm ái là gây lợi cho mọi ngƣời và hợp ý trời.

Ngoài kiêm ái công lợi thì theo ông phải theo nguyên tắc

“thƣợng đồng và thƣợng hiền”, hai nguyên tắc này đan xen với nhau,

không thể thiếu và rách rời nhau. Thƣợng đồng là dƣới thuận ý trên và

cao nhất là trời, nhƣng trời làm sao cai quản đời sống của bình dân,

của con ngƣời? Nên trời phải “chỉ định” ngƣời hiền tài để làm thiên tử

thay cho trời để quản lý mọi mặt trong xã hội. Trời hay quỷ thần nói

31

chung thì yêu những điều mình yêu và ghét những điều mình ghét…

trong đó có dân, trời thƣơng yêu dân nhƣ con, nên phải lựa chọn

ngƣời hiền tài, đức độ phải hiểu mệnh trời làm kiêm ái lên làm thiên

tử và thiên tử này phải tránh những điều mà trời- quỷ thần ghét, làm

những điều trời- quỷ thần yêu, trong đó có dân và sẽ tạo đƣợc sự

thống nhất trên thuận dƣới đồng với nhau, thấu tình đạt lý. Trời chỉ

định Thiên tử, nhƣng việc chọn lựa là do ý chí của dân mà ra, cái gì có

lợi cho dân thì làm, không lợi không làm.

Khi chọn đƣợc ngƣời hiền tài làm Thiên tử thì chính sách cai

trị, quản lý xã hội ra sao? Theo Mặc Tử đó là, khi làm bất cứ việc gì

thì cũng phải hiểu rõ nguyên nhân, công dụng của sự việc để phân biệt

phải trái, thiện ác từ đó mới quản lý đƣợc thiên hạ. Ông đặc biệt chú

trọng đến hiệu quả của công việc và dựa vào “tam biểu”: bản,

nguyên, dụng (trong thiên phi mạng thƣợng) hay “tam pháp”: khảo,

nguyên, dụng (trong thiên phi mạng hạ), ở đây “bản” và “khảo” là

một. Cụ thể nhƣ sau: Bản (khảo) là phải noi gƣơng theo các bậc thánh

nhân xƣa nhƣ vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang… phải “ôn cố tri tân”

[7, tập 1, tr.232] lấy việc trƣớc xét việc sau, noi gƣơng mà làm theo.

Nguyên phải xem xét và quan sát thực hành nhƣ thế nào cho phù hợp

với kinh nghiệm của đa số dân chúng. Dụng là căn cứ vào kết quả ứng

dụng, nếu có lợi cho dân thì làm, và biểu này rất quan trọng.

Phải biết xử phạt – khen thƣởng phân minh, thiên tử không

đƣợc hùa với kẻ dƣới mà phải tán đồng, khi nghe tin thấy điều bất

nghĩa- sai trái hay điều có lợi cho dân thì phải hết sức quan sát và tìm

hiểu cho rõ mới xử phạt khen thƣởng cho hợp lý. Hay bề trên có lỗi,

sai sót thì kẻ dƣới sửa sai, kẻ dƣới có điều oan thì bề trên trừ khử cho

“ngƣời trên nếu có việc ẩn, bỏ sót các lợi, kẻ dƣới có thể biết mà làm

lợi cho; kẻ dƣới mà có oan chứa, hại tích, ngƣời trên có thể biết mà trừ

khử họ” [1, tr.272]. Dƣới phải phục tùng tuyệt đối bề trên, vì đây là

thiên tử đƣợc trời chọn lựa và hợp lòng dân nhằm tán đồng và tình ý

thông đạt nhau, làm lợi cho nhau, thế nhƣng những điều thiện ác, phải

trái bất nghĩa… điều do thực tế của đại chúng cần lao quyết định.

Khi sử dụng ngƣời hiền tài - chính sách thu hút tài năng làm

việc thì phải theo ba nguyên tắc: tƣớc cao, lộc hậu, quyết đoán ra lệnh.

Cũng theo ý trên, tùy theo khả năng của họ mà tuyển chọn tam công,

chƣ hầu, chính trƣởng, thể chế quản lý xã hội trên chế độ tuyển cử nên

lúc đó “trăm họ trong thiên hạ sẽ đồng lòng với thiên tử” [5, tr.535],

phép tắc quản lý trong thiên hạ là của công.

32

3.2. Quan điểm của Mặc Tử về chính sách sinh hoạt chính trị đời thường

Để thực hiện thuyết kiêm ái thì cũng cần phải thực hiện chính

sách xã hội khác nhƣ phi nhạc, tiết dụng, tiết táng, phi công… Đối với

Mặc Tử thì nhạc (bao gồm tất cả các mỹ thuật tạo khoái lạc cho con

ngƣời) chẳng đem lại đƣợc lợi ích gì, bởi lẽ “vô ích; tốn của tốn sức;

mất thì giờ làm ăn” [4, tr.226]. Nhạc tự nó chẳng tạo ra đƣợc cái ăn,

cái mặc; không làm cho chiến tranh ngƣng lại và chẳng làm khỏi bệnh

lại tốn của tốn sức (bắt dân tạo ra nhạc khí, đặt điệu múa, ngƣời múa,

mà ngƣời múa muốn múa hay múa đẹp thì phải ăn ngon mới có sức

khỏe, mặc đẹp để múa hay…). Chính vì thế mà ông chủ trƣơng “phi

nhạc”, phê phán nhạc rất mạnh mẽ, cả cuộc đời của ông không dạy và

không nhắc đến khi dạy cho đệ tử của mình về Lễ, Nhạc nhƣ thời

Khổng đã làm.

Về “tiết dụng”, Mặc Tử chủ trƣơng chống sự xa xỉ, vô ích đối

với các thành viên trong xã hội. Chính sách tiết dụng là một kế hoạch

kinh tế xã hội mà trƣớc đó kể cả Khổng Tử vẫn chƣa nói đến, mục

đích của kế hoạch này là làm cho dân đông và nƣớc giàu “ở trong

nƣớc phải chỉ huy sự sản xuất và phân công cho đúng với mức tiêu

thụ” [7, tập 1, tr.342]. Vì nhƣ vậy sẽ không lãng phí sức ngƣời, sức

của và tài sản của dân và mọi ngƣời “dùng tài sản không phí phạm,

sức của dân không mệt mỏi” [7, tập 1, tr.342]. Trong xã hội thì cái gì

thêm tổn phí mà không thêm lợi cho dân thì thánh vƣơng không làm

nhƣ: đóng xe, đồ da, đồ gốm, đồ rèn… hễ cung cấp đủ thì thôi; trong

ăn uống thì no bụng, mạnh khỏe là đƣợc chứ không cần ngon và thơm,

đi tìm món ngon vật lạ; trong cách ăn mặc thì đủ ấm vào đông, mát

vào mùa hè…

Việc tiết táng, đoản táng cũng thế, ông phê phán Nho gia để

tang lâu tới ba năm, suốt ngày chẳng làm đƣợc gì mà còn tổn hại sức

khỏe, mặt mày xanh xao mờ nhạt, chân tay bủn rủn, không thể tự sản

xuất lao động đƣợc mà còn phải ăn nhờ ngƣời khác… Nên chỉ cần “áo

ba bộ đủ để thịt nát, quan tài dày ba tấc đủ để xƣơng nát, huyệt đào

sâu không tới mạch nƣớc để hơi thối khỏi xông lên, thế thôi. Ngƣời

chết đã chôn rồi thì ngƣời sống không rầu rĩ để tang lâu” [4, tr.440-

441], và cũng chẳng nên để tang hậu hĩ chôn đồ vật, của cải, trâu bò,

và cả ngƣời theo ngƣời chết. Nếu trong thƣợng hiền thì Mặc Tử đƣa

dân lên ngang quý tộc, thì trong “tiết dụng”, “phi nhạc” Mặc Tử đƣa

quý tộc xuống ngang dân, quý tộc có thể tự sản xuất chứ không thể

bóc lột nhân dân.

33

Tuy chủ trƣơng tiết dụng, nhƣng Mặc Tử cũng bộc lộ những

hạn chế trong tƣ tƣởng của mình: ông khuyến khích mọi ngƣời lao

động siêng năng nhƣng ít cho nó hƣởng thụ, cứ khuyến khích sản xuất

ra của cải mà ông chẳng hề nói đến hay cho phép ngƣời tiêu dùng.

Trong chích sách sử dụng thƣợng hiền cũng thế, rằng phải tƣớc cao,

hậu lộc, nhƣng câu hỏi đặt ra ở đây là hậu lộc đó đƣợc khen thƣởng để

dùng vào việc gì khi ông luôn khuyến khích phi nhạc, tiết dụng?

Trong thiên “Phi công”, Mặc Tử kịch liệt phản đối chiến tranh,

và “chủ trƣơng trừ hại cho thiên hạ, giết kẻ bạo loạn” [7, tập 1, tr.301].

Với ông, chiến tranh chẳng có lợi cho cả đôi bên, “quốc gia khởi việc

binh đao, đoạt cái dùng của dân, làm hỏng cái lợi của dân, việc nhƣ

thế xảy ra rất nhiều”, “sinh hoạt ở thời chiến, chỗ ở không đƣợc yên,

ăn uống thất thƣờng khi no khi đói, trăm họ bị tật bệnh mà chết chẳng

thể đếm xuể, còn quân lính bị chết trên trận cũng chẳng đếm xuể

đƣợc” [4, tr.565]. Việc xuất binh cũng không phù hợp với thời tiết

mùa vụ: mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng, mùa xuân thì dân cày

cấy, mùa thu thì thu hoạch, nếu vậy thì chẳng khác nào đƣa dân vào

chỗ chết? Với lại, phải huy động mọi lực lƣợng có thể để tham gia vào

cuộc chiến nhƣ: ngƣời, của cải, gia súc… mà khi về nƣớc thì tiêu điều

hết thảy.

Tuy lên án chiến tranh, nhƣng Mặc Tử lại đề cao chiến tranh

chính nghĩa hay chiến tranh tự vệ, xây dựng thành quách để để bảo vệ

đất nƣớc, mở rộng phạm vi vũ trang hòa bình, kêu gọi các nƣớc chƣ

hầu đoàn kết với nhau cùng lo và cùng giúp đỡ lẫn nhau khi bị đe dọa

xâm lƣợc hay xâm lƣợc về sức ngƣời, sức của… Nếu các nƣớc mạnh

hiếp yếu, cậy cƣờng quyền mà xâm lƣợc nƣớc nhỏ yếu thì đó là tàn ác

và bất nghĩa, nhƣ thế sẽ trái với ý trời và sẽ bị trừng phạt.

4. Đánh giá sơ bộ về tƣ tƣởng chính trị của Mặc gia

Những tƣ tƣởng chính trị của Mặc Tử về kiêm ái, phi nhạc, tiết

táng, phi công… ít đƣợc các học trò của ông bàn tới sau khi ông mất

mà tập trung nhiều vào các vấn đề về tri thức luận, về khoa học

thƣờng thức thông qua sách Mặc Kinh. Tuy không phát triển rực rỡ

nhƣ giai đoạn trƣớc và vấp phải những hạn chế nhất định, song nhìn

chung Mặc gia, trong suốt quá trình tồn tại của nó đã có những đóng

góp nhất định với quá trình vận động của hệ tƣ tƣởng phong kiến

Trung Hoa.

Vì xuất thân trong giai cấp bình dân nên Mặc Tử đã bảo vệ

quyền lợi cho giai cấp mình và đề cao nhân dân, lao động. Khuyến

34

khích mọi ngƣời giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt thân sơ, giai cấp,

chăm lo lợi ích cho con ngƣời, phê phán tính chất cha truyền con nối

(của Khổng Tử) đang diễn ra rất mạnh ngay thời ông đang sống và

mạnh dạn chủ trƣơng tuyển chọn ngƣời hiền tài thông qua cơ chế

tuyển cử để làm Thiên tử một cách triệt để. Đây là tƣ tƣởng tiến bộ

của ông về hình thức dân chủ thời bấy giờ. Tuy vẫn còn mang tính

chất duy tâm, nhƣng những tƣ tƣởng của ông đã phê phán thuyết định

mệnh gay gắt, khẳng định vận mệnh của con ngƣời tự quyết định ở

chữ “tự cƣờng”, họa phúc do con ngƣời tạo ra và quyết định lấy, bên

cạnh đó thì vẫn có yếu tố duy vật.

Với học thuyết của mình ông lên án chiến tranh, ca ngợi hòa

bình, muốn xây dựng lại xã hội Đại Vũ nhà Hạ mặc dù đó là xã hội

thời trƣớc ông. Với tƣ tƣởng của thời đại chất phác sơ khai nhƣng tƣ

tƣởng của ông vẫn để lại dấu ấn cho đến ngày nay nhƣ vấn đề dân chủ

là một điều hiếm gặp lúc bấy giờ, tƣ tƣởng đó đã tạo nền tảng cho

nhiều triết gia về sau định hƣớng tƣ tƣởng và chính sách đặc biệt là

phƣơng Đông, trong đó có Việt Nam.

Mặc Tử cũng thấy đƣợc vai trò của việc tập trung sản xuất kinh

tế tạo điều kiện tiền đề cho sự ổn định tình hình trong nƣớc, từ đó

nƣớc sẽ trị, khi nƣớc trị và thực hiện kiêm ái, liên kết các nƣớc lại với

nhau nhằm chống lại sự bành trƣớng đe dọa của các nƣớc khác, đặc

biệt là nƣớc lớn.

Bên cạnh những đóng góp nhất định trong tiến trình vận động

của hệ tƣởng Trung Hoa nói riêng và phƣơng Đông nói chung, nhƣng

học thuyết của Mặc Tử cũng không tránh khỏi những hạn chế của lịch

sử lúc bấy giờ.

Mặc tử dù không tin vào mệnh trời, nhƣng Mặc Tử lại rơi vào

lập trƣờng duy tâm khi tin ở trời, tin vào quỷ thần mà không có căn cứ

xác đáng, chỉ dựa vào thời xƣa thuật lại. Hơn nữa, trong học thuyết

của mình, ông yêu cầu ngƣời dân phải phục tùng vào Thiên tử một

cách tuyệt đối. Ông cũng chủ trƣơng sống khắc khổ và muốn khôi

phục lại xã hội nguyên thủy nhà Hạ là điều không thể vì ông chƣa thấy

đƣợc nhu cầu tất yếu về tiến bộ, về văn minh xã hội, chƣa thấy đƣợc

sự vận động tự thân của sự việc… nếu không sẽ đi trái ngƣợc lại.

Thuyết kiêm ái của ông phần giống với tƣ tƣởng của Khổng

Tử, nhƣng Mặc Tử thì không chú trọng tình cảm gia đình, kể cả tình

cảm thầy trò môn đệ vì lẽ đó mà ông bị Mạnh Tử bảo là không có tình

cha con là vậy, về sau đƣợc phái Biệt Mặc sửa lại gọi là thuyết “luân

35

liệt” yêu thƣơng mọi ngƣời nhƣ nhau không phân biệt nhƣng yêu

ngƣời trong gia đình trƣớc.

Những tƣ tƣởng chuẩn mực cả về đạo đức và chính trị bị pha

trộn của một bên là lực lƣợng siêu nhiên (trời, quỷ thần) và một bên là

con ngƣời. Đồng thời ông cũng không thấy đƣợc nhu cầu của con

ngƣời mà theo ông là do giới cầm quyền quyết định (nhƣ Văn Công

nƣớc Tấn yêu thích những ngƣời mặc áo xấu, nên toàn dân mặc áo

vải, giày thô…), rõ ràng ông đã thủ tiêu mọi tự do của con ngƣời trong

việc lựa chọn sở thích của họ, những nguyên tắc không phụ thuộc vào

ý muốn của ngƣời cầm quyền mà phụ thuộc vào đời sống hiện thực

của các hành động và của ngƣời dân. Thấy sản xuất của cải vật chất là

nền tảng quyết định đời sống xã hội nhƣng thuyết kiêm ái, tiết dụng

của ông dƣờng nhƣ đã bác bỏ, rằng con ngƣời cũng có nhu cầu, thích

hƣởng lợi và khi có điều kiện thì hƣởng thụ.

Ông quá đề cao thánh nhân, phải noi gƣơng theo thánh nhân,

nhƣng thánh nhân nào bắt con ngƣời, thần dân của mình chịu cực khổ

nhƣ thế đƣợc?, vì hoàn cảnh lịch sử va điều kiện kinh tế xã hội của các

thánh nhân lúc đó là lạc hậu, sơ khai hơn rất nhiều so với thời của Mặc

tử (thời kỳ đồ sắt) năng suất cao hơn, phát triển hơn thì con ngƣời cũng

phải thay đổi về sự tiêu dùng hơn. Có lẽ thánh nhân buộc dân chúng

thời đó tiết dụng giống Mặc bây giờ là do điều kiện còn eo hẹp, buộc

con ngƣời phải sản xuất lao động nhiều hơn, có mà không đƣợc ăn, để

lo cho đất nƣớc?, nếu kinh tế thời của thánh nhân nhƣ thời của Mặc thì

chắc họ cũng không tiết dụng quá mức giống nhƣ Mặc đã nêu.

5. Kết luận Nhìn chung, học thuyết của Mặc Tử có đôi nét trùng với Khổng

Tử, tuy vẫn còn hạn chế nhất định nhƣng vân có những điểm tích cực

và đƣợc thời đại ngày nay công nhận. Với học thuyết của mình thì

Mặc Tử là một trong những đóa hoa đẹp rực sáng trong rừng hoa của

thời đại “bách gia tranh minh” bởi vì những dấu ấn cả về hành động

và tƣ tƣởng của ông đƣợc mọi ngƣời đánh giá cao kể cả kẻ thù của

mình, một ngƣời luôn lao tâm lao lực yêu thƣơng mọi ngƣời và ƣớc

muốn xây dựng xã hội lý tƣởng tốt đẹp.

36

Tài liệu tham khảo

[1]. Doãn Chính (2003), “Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ

đại”, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội.

[2]. Vũ Đình (1998),”Đạo đức học phương Đông cổ đại”, Nxb. Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

[3]. Phùng Hữu Lan (2006), “Lịch sử triết học Trung Quốc, Tập

1&2”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Hiến Lê (1995), “Mặc học (Mặc Tử và Biệt Mặc)”, Nxb.

Văn hóa, Hà Nội.

[5]. Phạm Quýnh (2000), “Bách gia chư tử - Giản thuật”, Nxb. Văn

hóa thông tin, Hà Nội.

[6]. Hồ Thích (2004), “Trung Quốc triết học sử đại cương, Tập 1 &

2”, Minh Đức dịch, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Đăng Thục (1997),”Lịch sử triết học phương Đông - Tập

1”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

37

QUAN NIỆM CỦA JOHN LOCKE VỀ TỰ DO TRONG TÁC

PHẨM KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN

SV: Nguyễn Thành An

Lớp: ĐHGDCT13

GVHD: CN. Phùng Ngọc Tiến

Tóm tắt: John Locke (1632 -1704) là một trong những triết gia vĩ đại

nhất của châu Âu thế kỷ XVII. Những tư tưởng về tự do, dân chủ, về

sự phân quyền nhà nước của ông đã ảnh hưởng sâu rộng đến nền triết

học chính trị và chính trị học nhân loại đến tận ngày hôm nay. Trong

khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ trình bày tư tưởng tự do của ông

trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”.

Từ khóa: chính quyền, John Locke, tự do.

1. Mở đầu

Sau thời gian dài cả châu Âu chìm sâu trong “đêm trƣờng

Trung cổ”, nhu cầu về thiết lập một trật tự xã hội mới mà ở đó con

ngƣời đƣợc giải phóng khỏi những giáo điều của nhà thờ và đƣợc tôn

trọng về quyền tự do đã trở thành nhu cầu bức thiết đối với xã hội

đƣơng thời. Sự xuất hiện của các nhà khai sáng với những đóng góp

trong lĩnh vực triết học, văn học, pháp luật, xã hội học..., đều hƣớng

tới xây dựng một xã hội “tự do, bình đẳng, bác ái”. Trong dòng chảy

đó của lịch sử, không thể không nhắc tới John Locke.

Theo Marx, “chủ nghĩa duy vật Pháp có hai phái: một phái bắt

nguồn từ Descartes, một phái bắt nguồn từ Locke, trong đó phái thứ

hai là một yếu tố của văn hóa Pháp và trực tiếp dẫn tới chủ nghĩa xã

hội” [2, tr.191]. Nhận định đó của Marx phần nào nói lên vị trí của

Locke trong tƣ tƣởng chính trị xã hội – cận đại.

Nói đến John Locke, ngƣời ta biết đến ông nhƣ là một ngƣời

đầu tiên xác lập học thuyết phân quyền đặt nền móng cho lý luận xây

dựng nhà nƣớc pháp quyền hiện đại. Bên cạnh đó, tác phẩm “Khảo

luận thứ hai về chính quyền” của ông đƣợc xemnhƣ là một tiền đề lý

luận của phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, với những tƣ tƣởng

tiêu biểu về tự do, dân chủ, về khế ƣớc xã hội…

2. Nội dung

2.1. Quan điểm của John Locke về tự do trong tác phẩm Khảo luận

thứ hai về chính quyền

38

John Locke (1632 – 1704) là nhà triết học, nhà hoạt động

chính trị ngƣời Anh. Ông là nhà triết học theo trƣờng phái chủ

nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận. Qua các tác

phẩm của mình, Locke luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên

chế và có những đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá

nhân lẫn thể chế.

John Locke sinh ở Wrington, một làng nhỏ ở Somerset, vào

ngày 29 tháng 8 năm 1632. Ông sinh trƣởng trong một gia đình Thanh

giáo, là con trai của một chủ đất nhỏ hành nghề luật sƣ tại nông thôn.

Năm 1646, ông vào học trƣờng Westminter tại London và học tiếp lên

trƣờng Christ Church của Đại học Oxford năm 1652. Ông nhận học vị

cử nhân vào tháng hai năm 1656, thạc sĩ văn chƣơng vào tháng sáu

năm 1658. Tại Christ Church, sau khi đƣợc chọn là giảng viên tiếng

Hy Lạp và giảng viên môn hùng biện, Locke quyết định tiếp tục theo

học ngành y.

Lựa chọn này đem lại cơ hội cho Locke kết bạn với bác sĩ

David Thomas. Từ quan hệ bạn bè và công việc này, Locke có dịp tiếp

xúc với Lord Ashley, một trong những ngƣời giàu có nhất nƣớc Anh

và có chân trong chính quyền nƣớc này. Những năm 1670 và 1680,

Locke trở thành thƣ ký ủy ban Thƣơng mại và Thuộc địa của Ashley

và nhanh chóng hòa nhập vào những tƣ tƣởng và kế hoạch cấp tiến

của con ngƣời này.

Năm 1674, sau khi Ashley rời khỏi chính quyền, Locke quay

lại Oxford hoàn tất chƣơng trình y khoa và sang Pháp. Khi Ashley

quay trở lại vũ đài chính trị thì ông cũng quay trở lại Anh năm 1679.

Sau đó do sợ bị nghi ngờ dính đến âm mƣu ám sát nhà vua do Đảng

Quê hƣơng của Ashley tiến hành, ông quyết định sang Hà Lan vào

năm 1683.

Loạt các tác phẩm lừng danh định hình nên vị thế của Locke

trong lịch sử tƣ duy nhân loại nhƣ: : “Lá thƣ về lòng khoan dung”,

“Luận về sự hiểu biết của con ngƣời”, “Khảo luận thứ hai về chính

quyền”, đƣợc công bố không lâu sau thời điểm thành công của Cách

mạng Vinh Quang 1688.

Năm 1696, Ủy ban Thƣơng mại đƣợc phục hồi và Locke tiếp

tục công việc tại đó nhƣ một ngƣời có vai trò quan trọng bậc nhất.

39

Năm 1700, Locke hồi hƣu và mất ngày 28 tháng Mƣời 1704 vì chứng

hen suyễn.

Đối với Khảo luận thứ hai về chính quyền, đây là tác phẩm

đƣợc J. Locke trình bày một cách đậm nét nhất quan điểm của ông về

tự do. Điều đó đƣợc thể hiện qua tƣ tƣởng về trạng thái tự nhiên và

khuynh hƣớng đối lập với nó, trạng thái nô lệ.

2.1.1. Về trạng thái tự nhiên

Theo John Locke, trạng thái tự nhiên là “trạng thái mà mọi

ngƣời tồn tại một cách tự nhiên trong đó, là một trạng thái tự do hoàn

hảo, để sắp xếp cho hành động, sắp đặt tài sản và cá nhân theo những

gì mà họ cho là thích hợp, trong khuôn khổ của luật tự nhiên mà

không cần hỏi xin phép hay lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai” [1, tr.33].

Đó cũng là một trạng thái bình đẳng khi mà quyền lực và quyền

thực thi công lý không ai nhiều hơn ai. Cùng là một loài ngƣời thì dù

sinh ra trong hoàn cảnh, điều kiện nhƣ thế nào thì tất cả đều bình

đẳng. Cá biệt chỉ có trƣờng hợp: một vị chúa tể hay ở đây có thể hiểu

là Chúa, với sự thể hiện ý chí của Ngài là cho phép vị trí của ngƣời

này lớn hơn ngƣời khác. “Vị chúa tể… bằng sự tuyên bố rõ ràng ý chí

của Ngài – đặt ngƣời này lên trên ngƣời khác” [1, tr.33].

Nhƣng dù là mọi ngƣời đều tự do và bình đẳng nhƣ nhau. Điều

này cũng không đồng nghĩa với việc chúng ta muốn làm gì thì làm,

đây không phải là một trạng thái lộn xộn, tất cả đều phải tuân theo một

khuôn khổ chung về quy tắc ứng xử - luật tự nhiên. Luật tự nhiên cho

phép mọi ngƣời bình đẳng, tự do trong việc sắp đặt con ngƣời hay tài

sản của mình, đồng thời cũng ngăn cấm mọi ngƣời tự do hủy diệt bản

thân hay làm việc đó đối với một sinh vật bất kỳ thuộc tài sản của họ.

Điều đó là càng sai trái khi thực hiện đối với ngƣời khác. Vì theo

Locke, con ngƣời là tuyệt tác của một đấng Sáng tạo toàn năng và

thông thái vô hạn; tất cả đƣợc sai phái vào thế giới này do lệnh của

Ngài và làm việc cho Ngài.

Ở đây, chúng ta lại càng không thể có suy nghĩ tiêu cực rằng

chúng ta sinh ra đã là những sinh vật thấp kém, là một công cụ cho

ngƣời khác sử dụng.“Không thể giả định bất kỳ sự lệ thuộc nào giữa

những con ngƣời chúng ta, nghĩa là có thể trao quyền cho ta đi hủy

diệt ngƣời khác, hoặc nhƣ thể chúng ta đƣợc tạo ra để cho ngƣời khác

sử dụng, giống nhƣ những sinh vật ở hạng thấp kém hơn” [1, tr.36].

40

Theo Locke, từ đây xuất hiện một cặp quyền lợi để bảo đảm

cho những điều trong luật tự nhiên đƣợc thực hiện. Đó là quyền bảo

toàn chính mình và bảo toàn cho toàn thể loài ngƣời còn lại. Theo luật

tự nhiên thì chúng ta không thể lấy đi hoặc làm suy yếu sinh mệnh

ngƣời khác. Nhƣng nếu việc làm đó là để thực hiện công lý với kẻ

xâm phạm đến quyền tự do quy định trong luật, giết một ngƣời nhằm

ngăn chặn những ngƣời khác có hành vi giống nhƣ vậy, thì việc làm

đó là cần thiết. “ Mỗi ngƣời đều có quyền tiêu diệt một tên tội phạm

nhƣ vậy sau khi hắn đã sát hại em trai của mình” [1, tr.42]. “Nợ máu

phải trả bằng máu”. Bằng việc vi phạm luật tự nhiên, ngƣời vi phạm

đã tự tách mình ra khỏi đời sống, hành vi của anh ta đã ngầm tuyên bố

rằng “mình sống bằng quy tắc khác thay cho quy tắc của lý trí và bình

đẳng cộng đồng,vốn là tiêu chuẩn mà Thƣợng đế đã sắp đặt cho hành

động con ngƣời” [1, tr.38].

Mà theo đó, nếu nhƣ chúng ta phán xử đúng trong quá trình

trừng phạt ngƣời xâm phạm, tức hành xử trong quyền hạn của mình,

bằng sự bình tĩnh, lý trí, lƣơng tâm thì anh ta hoàn toàn vô tội. Dù việc

đó đã phần nào xâm phạm đến cái tự do, bình đẳng theo luật tự nhiên

của ngƣời xâm phạm.“Mỗi ngƣời đều có quyền trừng phạt ngƣời vi

phạm, và đều là ngƣời chấp pháp của luật tự nhiên” [1, tr.38].

“Ngƣời chấp pháp”: giống nhƣ những luật khác, luật tự nhiên

sẽ vô hiệu nếu nhƣ không một ai trong trạng thái tự nhiên có quyền

thực thi luật đó. Ở đây, trong trạng thái hoàn hảo này, việc thực thi

luật dành cho tất cả mọi ngƣời. Tức là chỉ cần phát hiện một hành vi

gây phƣơng hại, thì mọi ngƣời đều có quyền trừng phạt. Theo đó, đối

với ngƣời bị phƣơng hại, bên cạnh quyền trừng phạt chung thì anh ta

còn có quyền tìm kiếm sự bồi thƣờng thiệt hại từ ngƣời gây hại. Đồng

thời, bất kỳ cá nhân nào nhận thấy điều đó là đúng, đều có thể liên kết

với ngƣời bị phƣơng hại và trợ giúp họ trong việc giành lại từ kẻ vi

phạm những đến bù thõa đáng so với sự tổn hại mà anh ta đã chịu.

Quyền trừng phạt và quyền đòi bồi thƣờng thiệt lại là những

công cụ hữu ích để duy trì trạng thái tự nhiên một cách hoàn hảo. Từ

hai quyền này, có thể suy ra về việc cai trị. Ở một số nơi, quyền trừng

phạt có thể đƣợc miễn trừ nếu nhƣ nơi đó không đòi hỏi thực thi pháp

luật. Nhƣng quyền đòi bồi thƣờng thì không, không thể lợi dụng chức

quyền để miễn trừ luôn quyền đòi bồi thƣờng thiệt hại vì chỉ có chính

41

cá nhân ngƣời bị phƣơng hại mới có thể quyết đinh có miễn trừ quyền

đó không với trƣờng hợp của cá nhân mình.

Với cùng lý do là để duy trì trạng thái tự nhiên, quyền trừng

phạt có dành cho cả những vi phạm nhỏ hơn, mỗi ngƣời vi phạm đều

sẽ bị trừng phạt đến một mức độ mà đảm bảo sẽ khiến cho ngƣời vi

phạm ở vào vị thế mặc cả yếu ớt và khiến ngƣời khác kinh hãi mà

tránh những hành động giống nhƣ vậy.

Đối với trạng thái tự nhiên, thì mỗi ngƣời đều có quyền lực

hành pháp của tự nhiên, điều này, sẽ dễ khiến cho con ngƣời ta vin

vào đó mà có sự thiên vị, thiên vị cho bản thân, gia đình, bạn bè. Bên

cạnh đó, bản tính xấu , sự xúc động, thiếu kiềm chế, thù hằn sẽ đƣa họ

vƣợt quá xa khi thực hiện quyền trừng phạt đối với ngƣời khác. Kéo

theo đó, là sự hổn độn, rối loạn. Chính Locke cũng thừa nhận điều

này, và ông cũng dễ dàng chấp nhận một hình thức thay thế đúng đắn

là chính quyền dân sự có thể bổ khuyết cho những bất tiện của trạng

thái tự nhiên. Nhƣng vấn đế cũng vẫn chƣa đƣợc giải quyết khi chính

quyền dân sự, mà đứng đầu là những ông vua, quan tòa, họ cũng là

con ngƣời, cũng sẽ dễ dàng thiên vị, thiếu kiếm chế. Cần thiết ở đây

chính là một công cụ để kiềm chế tính thiên vị và bạo lực của con

ngƣời mà những nhà phản đối trạng thái tự nhiên không đƣa ra đƣợc.

Đánh giá chủ quan về chủ thuyết của John Locke, ta có thể thấy

một điều xuất hiện xuyên suốt trong chủ thuyết của ông, đó chính là hình

ảnh của Đấng tối cao hay Chúa. Chúa là ngƣời ban hành luật tự nhiên,

những công dân trong trạng thái tự nhiên cũng là sản phẩm của Ngƣời.

Điều này đến từ việc Locke là một ngƣời đứng về phía thần luận, là một

ngƣời có xu hƣớng duy lý hóa Christo giáo. Bên cạnh đó, nếu đối chiếu

lại với thực tiễn thế giới hiện nay, ta có thể thấy sự vƣợt thời đại trong tƣ

tƣởng mới mẻ về tự do của mình. Tự do nhƣng trong khuôn khổ, tự do

gắn liền với những quyền lợi cá nhân, đặc biệt là quyền sở hữu, hoàn

toàn không khác biệt nhiều so với thời đại ngày nay.

2.1.2. Về tình trạng nô lệ

“Quyền tự do tự nhiên của con ngƣời, là sự tự do trƣớc bất kỳ

quyền lực cao hơn nào nơi trần thế và không chịu sự chia phối của ý

chí hay thẩm quyền lập pháp, mà chỉ có luật tự nhiên làm quy tắc cho

họ” [1, tr.57]. Nhƣ đã nói ở trên, mỗi ngƣời đều có quyền đối với

mạng sống của bản thân mình, không thể chấp nhận suy nghĩ trở thành

42

một sinh vật thấp kèm, làm công cụ cho ngƣời khác. Nhƣng giờ đây,

họ phải đối mặt với một hiện thực đó chính là sự nô lệ.

Nô lệ: “với điều kiện hoàn hảo của mình vốn không khác gì

ngoài một trạng thái chiến tranh đƣợc tiếp giữa ngƣời đi chinh phạt

hợp pháp với ngƣời bị bắt” [1, tr.59]. Lúc này đây, chẳng còn một sự

tự do nào hết. Ngƣời nô lệ không có thể đƣợc cho thêm bất cứ quyền

gì hơn chính những thứ họ có. Họ đánh mất đi cuộc sống của mình,

phải đi giao phó sinh mạng của mình cho ngƣời khác. Ngƣời chủ nô lệ

có thể trì hoãn việc lấy đi sinh mạng của họ hoặc dùng họ để phục

dịch riêng cho mình. Thật sự đã hoàn toàn đi ngƣợc lại với luật tự

nhiên khi giờ đây đã không còn sự tự do, bình đẳng, ngƣời nô lệ phải

đặt mình ở một vị thế thấp hơn, trở thành một thứ công cụ.

Nhƣng những việc đó không gây thƣơng tích cho những ngƣời

nô lệ, nhƣng sẽ ảnh hƣởng nặng đến tinh thần. Đến một lúc nào đó, họ

sẽ tự tìm đến cách giải thoát cuối cùng cho mình là cái chết. Điều này,

lại đi ngƣợc lại với luật tự nhiên khi về bảo toàn bản thân. Theo

Locke, để chấm dứt tình trạng này cần một giao ƣớc. Khi giao ƣớc

đƣợc ký kết, trao quyền lực có giới hạn cho một bên và đặt sự thuần

phục vào phía kia, thì tình trạng nô lệ sẽ chấm dứt. Khi không ai có

thể, “bằng sự thõa thuận, chuyển sang cho ngƣời khác cái mà bản thân

anh ta không tự có, là một quyền đặt trên sinh mạng của chính mình.”

[1, tr.59]. Điều này nói ra thật sự rất không tƣởng, vì cách mà Locke

đề xuất chấm dứt tình trạng nô lệ thật ra cũng chỉ là chấm dứt tình

trạng nô lệ trên danh nghĩa mà thôi, chứ không giải quyết đƣợc thấu

đáo vấn đề. Về bản chất ngƣời nô lệ vẫn mất đi những quyền tƣ do của

mình theo luật tự nhiên.

2.2. Ảnh hưởng của John Locke tới quan điểm tự do trong phong

trào Khai sáng

Về cơ bản không phải đến J. Locke, các quan điểm về tự do

mới đƣợc trình bày. Lịch sử đã chứng minh, quan điểm về tự do hay

nói rộng hơn là các tƣ tƣởng về quyền con ngƣời đã xuất hiện từ rất

lâu rồi. Nhƣ bộ luật Hammurabi, là văn bản pháp luật thành văn đầu

tiên của nhân loại nói đến quyền con ngƣời năm 1789 TCN (mặc dù

quan điểm này không đƣợc tất cả các học giả ủng hộ) hay Bộ luật của

vua Cyrus Đại đế ban hành vào khoảng các năm 576 – 529 TCN.

43

Đến giai đoạn Khai sáng, các quan điểm về tự do đƣợc đề cập

nhiều hơn, hệ thống hơn và khái quát hơn, một phần xuất phát từ đặc

điểm riêng biệt của trƣờng phái này: “Khai sáng là một kiểu thế giới

quan và triết học đặc biệt, đặc trƣng cho đời sống văn hóa châu Âu và

Mỹ ở thế kỷ XVIII. Đặc điểm nổi bật của nó là định hƣớng chống

phong kiến, chống lại một nền chuyên chế, mong muốn xây dựng

chƣơng trình cải tạo xã hội và hình thành lý tƣởng mới về con ngƣời”

[3, tr.195].Nhƣng bên cạnh đó, cũng chính là sự kế thừa những tiền đề

lý luận về tự do của Locke. Tự do và các quan điểm khác trở thành vũ

khí lý luận sắc bén trong cuộc đấu tranh đó.

Bàn về quan điểm tự do, chúng ta có thể nhắc đến Voltaire với

tuyên ngôn: tự do – bình đẳng – sở hữu. Nhƣng nổi bật thì vẫn phải

nói đến bộ đôi tác phẩm “Tinh thần pháp luật” và “Khế ƣớc xã hội”

của hai tác giả Montesquier và Jean-Jacques Rousseau.

Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”, Montesquier trên cƣơng

vị là một luật sƣ ngoài việc đề cập đến những vấn đề pháp luật, ông

còn bàn về tự do. Theo ông, phần thiêng liêng nhất, quí giá nhất của tự

nhiên nơi con ngƣời, là tự do. Tự do cao cả thống nhất với lý trí, với

thiên tính và nhân tính.

Về lý trí, Montesquier cho rằng: một ngƣời công dân vô tội

không còn đƣợc đảm bảo an ninh nữa thì không còn đƣợc tự do.

Không đƣợc đảm bảo an ninh ở đây là chỉ việc ngƣời dân dễ dàng bị

khép tội mà không đƣợc sự suy xét rõ ràng của ngƣời phán xét. Theo

ông, không thể lấy lời nói để khép ngƣời ta vào trọng tội, luật bao giờ

cũng chỉ nên trừng phạt những hành động đã thể hiện ra. Khép ngƣời

ta tội tử hình, mà chỉ cần một nhân chứng chứng minh vô tội đã là trái

với tự do.

Với thiên tính, xuất phát từ quan điểm con ngƣời tự nhiên có

trƣớc con ngƣời xã hội. “Để hiểu đƣợc luật của thiên nhiên thì phải

xem xét một con ngƣời trƣớc khi hình thành xã hội” [4, tr.40].

Montesquier đề cập đến những luật của tự nhiên đã tạo ra sự tồn tại

của chúng ta. Luật thiên nhiên đƣa vào đầu óc chúng ta ý niệm về

đấng tạo hóa.

Ông cho rằng, trong trạng thái tự nhiên, mỗi ngƣời đều cảm

thấy thấy thấp kém và ai cũng nhƣ mình, nên họ không tìm cách tấn

công nhau và hòa bình là luật tự nhiên đầu tiên. “Trong trạng thái đó,

44

mỗi ngƣời đều thấy mình thấp kém và hầu nhƣ thấy ai cũng nhƣ mình.

Họ không tìm cách tấn công nhau, và hòa bình là luật tự nhiên đầu

tiên” [4, tr.41]. Sau đó, những cảm giác gắn liền với nhu cầu sống gắn

liền với cảm giác về sự yếu đuối của mình khiến nảy sinh quy luật con

ngƣời phải tự tìm cách để nuôi sống bản thân là luật thứ hai. Qua đây,

ông cũng đã gián tiếp đề cập những khía cạnh tự do nhƣ tự do chung

sống hòa bình, tự do sản xuất để nuôi sống bản thân.Về nhân tính, tự

do về nhu cầu sống lại gần nhau trên cơ sở luật thứ ba về tình yêu

chân chính và luật thứ tƣ sống thành xã hội. Ông cho rằng, “Sự thích

thú của hai con vật đƣợc sống với đồng loại,nhất là khi con đực và con

cái gần nhau thì sự thích thú càng tăng lên. Vì vậy luật thứ ba là lời

cầu khẩn tự nhiên mà luôn luôn nam nữ thƣờng nói bên nhau.” Và

“Con ngƣời còn cần có kiến thức. Đó là mối liên hệ giữa con ngƣời

mà con vật không có. Cho nên nguyện vọng đƣợc sống thành xã hội là

luật thứ tƣ” [4, tr.42].

Có thể thấy, tƣ tƣởng của Locke đã ảnh hƣởng rất nhiều đến

tƣ tƣởng về tự do của Montequier, khi ông cũng đề cập đến luật tự

nhiên, nhƣ là luật của Thƣợng đế sáng tạo ra. Con ngƣời trong

khuôn khổ của luật ấy cũng đƣợc tự do làm những thứ mà họ cho là

phù hợp: tự do làm việc cùng nhau, tự do chung sống, cố kết thành

xã hội.

Về Rousseau – nhân vật cấp tiến nhất trong số các nhà khai

sáng Pháp, trong tác phẩm “Khế ƣớc xã hội” của mình, ông đã mở

đầu: “Ngƣời ta sinh ra tự do, nhƣng rồi đâu đâu con ngƣời cũng sống

trong xiềng xích” [5, tr.52] Ông đã lý giải bằng giả định, con ngƣời

trong tự nhiên nhƣng gặp phải nhiều thử thách quá lớn, không thể

vƣợt qua. Sự tự do thực sự cần thiết nhƣng cũng có thể bị lạm dụng và

đƣa đến tình trạng mất an ninh. Một ngƣời sử dụng quyền tự do của

mình thái quá để lo cho quyền lợi cá nhân có thể gây nguy hại cho

quyền lợi của nhiều ngƣời khác. Tuy là sự tự do có thể bị lạm dụng

trong trạng thái tự nhiên nhƣng con ngƣời cũng không bị nhiều thiệt

hại nhƣ khi con ngƣời chấp nhận từ bỏ quyền tự do để đƣợc một cá

nhân hay một nhóm lãnh đạo độc tài bảo vệ an ninh.

Theo Rousseau, con ngƣời có thể giữ đƣợc quyền tự do và vẫn

đƣợc bảo an nếu con ngƣời biết tôn trọng pháp luật do chính họ lập ra.

Ông không đòi hỏi con ngƣời phải giao tất cả nhân quyền cho chính

phủ bởi vì chính phủ giữ nhiệm vụ thiết lập an ninh. Ông cũng không

45

tin là con ngƣời vẫn đƣợc tự do sau khi quyền lập pháp đã đƣợc giao

cho đại diện nhân dân vốn có nhiệm vụ bảo an. Trong triết lý khế ƣớc

xã hội của mình, ông còn đề cập đến những quyền tự do không chân

chính, đó là: quyền tự do sống theo ý muốn riêng và quyền làm chủ tất

cả những gì mà sức mạnh cá nhân cho phép không phải là quyền tự do

chân chính.

Rousseau bàn đến rất nhiều về tự do, nhƣng cũng không thoát

khỏi ảnh hƣởng từ tƣ tƣởng tự do của Locke. Điều đầu tiên chính là

thừa nhận ai cũng có quyền tự do. Ông còn đề cập đến trách nhiệm

của mỗi công dân trong việc sử dụng quyền tự do của mình. Điều này

cũng là sự tƣơng đồng khi theo luật tự nhiên mà Locke đề cập cũng có

nhắc tới điều này. Kế đến, chúng ta bắt gặp triết lý “khế ƣớc xã hội”

của Locke. Đây chính giải pháp hợp lý để hạn chế tính thiên vị, ích kỷ

của con ngƣời.

3. Kết luận

Mặc dù vẫn còn đó những những mâu thuẫn, bất cập trong học

thuyết của mình, cũng nhƣ không tránh khỏi những hạn chế về thời

đại, góc độ tiếp cận. Nhƣng cũng không thể phủ nhận đƣợc công lao

của Locke đối với nền triết học chính trị, chính trị học của thế giới về

tƣ tƣởng tự do của mình, khi mà mãi đến tận ngày nay quan điểm của

ông đã trở thành tiền đề lý luận, đấu tranh, phấn đấu của nhiều quốc

gia mà biểu hiện rõ nhất chính là ở hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn

độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân Quyền của

Đảng Cộng sản Pháp.

Tài liệu tham khảo

[1]. John Locke (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu, 2007), Khảo luận

thứ hai về Chính quyền – Chính quyền dân sự, Nxb. Tri Thức, Hà Nội.

[2]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, Tập 2, Nxb.

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4]. La Brède – Montesquier (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về

Tinh thần pháp luật, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

[5]. Jean – Jacques Rousseau (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về

Khế ước xã hội, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

46

QUAN NIỆM CỦA G. W. F. HEGEL VỀ QUYỀN LỰC NHÀ

NƢỚC TRONG TÁC PHẨM “CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT

HỌC PHÁP QUYỀN”

SV: Nguyễn Thị Xuyên

Lớp: ĐHGDCT11

GVHD: ThS. Đỗ Duy Tú

Tóm tắt: Bài viết làm rõ quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nước

trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”, đồng thời

bước đầu đánh giá ý nghĩa quan niệm của Hegel về quyền lực nhà

nước như là gợi mở đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền phù

hợp với nhu cầu thực tiễn của mỗi quốc gia hiện nay.

Từ khóa: Hegel, quyền lực nhà nước, triết học pháp quyền.

1. Đặt vấn đề

Hegel (1770 – 1831) - một trong những nhà triết học vĩ đại của

nhân loại, nội dung triết học của Hegel bao trùm nhiều lĩnh vực, đƣợc

thể hiện thông ba phần: lôgic học, triết học về tự nhiên, triết học về tinh

thần. Trong hệ thống triết học Hegel, triết học pháp quyền là một trong

những đóng góp quan trọng của ông đối với sự phát triển của lịch sử tƣ

duy nhân loại. Triết học pháp quyền của Hegel là đỉnh cao của tƣ tƣởng

pháp quyền phƣơng Tây cổ điển trƣớc thế kỉ XX, là nền tảng của tƣ

tƣởng pháp quyền hiện đại. Hegel tiếp nối những bậc tiền bối của ông

nhƣ Montesqueu, Rousseau, I. Kant đã bàn tới vấn đề nhà nƣớc pháp

quyền thích hợp với công cuộc xây dựng công nghiệp hóa và hiện đại

hóa đất nƣớc ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm triết học pháp quyền của

Hegel nói chung và quyền lực Nhà nƣớc nói riêng đƣợc thể hiện một

cách có hệ thống và rõ ràng trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học

pháp quyền. Triết học pháp quyền của Hegel là sự kết tinh, phản ánh

việc thực hành quyền lực pháp luật trong tƣ tƣởng của ông lúc bấy giờ.

Vì vậy việc nghiên cứu quan niệm về quyền lực nhà nƣớc trong triết

học pháp quyền của Hegel, giúp cho chúng ta có nhận thức đúng đắn

hơn về giá trị tƣ tƣởng của Hegel.

2. Nội dung

2.1. Bối cảnh lịch sử và tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng

của Hegel về quyền lực nhà nước trong tác phẩm “ Các nguyên lý

của triết học pháp quyền”

2.1.1. Bối cảnh lịch sử Tây Âu và nước Phổ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế

kỷ XIX

47

Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của hệ thống triết học Hegel nói

chung, triết học pháp quyền nói riêng có tính quy luật. Thực tế là triết

học pháp quyền Hegel ra đời không phải trên mảnh đất hoang. Nói cách

khác, sự xuất hiện của nó là dựa trên một nền tảng, một bối cảnh lịch sử

cụ thể. Bối cảnh đó chính là hiện thực lịch sử, văn hóa, xã hội nƣớc

Đức và châu Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.

Bối cảnh lịch sử Tây Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX

Sự xuất hiện của giai cấp tƣ sản báo hiệu sự cáo chung của chế độ

phong kiến ở châu Âu đã đến bắt đầu từ thế kỷ XV. Ở Tây Âu, cụ thể là

ở Italia, ngay từ thế kỷ XV đã có sự xuất hiện các công trƣờng thủ

công, nền sản xuất công trƣờng thủ công đem lại năng suất lao động rất

cao. Việc cải tiến, sáng chế ra công cụ lao động mới nhƣ máy tự kéo

sợi, máy in cùng với những phát kiến địa lý, nhƣ việc tìm ra châu Mỹ

và các đƣờng biển đến những miền đất mới…, càng tạo điều kiện cho

nền sản xuất mới tƣ bản chủ nghĩa phát triển.

Sự ra đời của công cụ lao động mới cùng với sự phát triển của

khoa học kỷ thuật là nguồn gốc quan trọng và trực tiếp tạo ra sự khác

biệt của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa với các xã hội trƣớc đó. Chính

sự xuất hiện của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, sự xuất hiện của công

cụ lao động mới, đã tạo ra một lƣợng của cải vật chất gấp hàng trăm lần

lƣợng của cải mà phƣơng thức cũ đã tạo ra. Sự phát triển kinh tế tƣ bản

chủ nghĩa phá tan dần các quan hệ kinh tế phong kiến, làm nảy sinh một

giai cấp mới – giai cấp tƣ sản. Giai cấp tƣ sản đã nhanh chóng trở thành

một lực lƣợng xã hội tiến bộ đại diện cho một phƣơng thức sản xuất

mới – phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, chế độ phong kiến châu Âu với những đặc trƣng của

nó là sự chuyên chế, đặc quyền đã không còn phù hợp trƣớc đòi hỏi của

thời đại, của lịch sử lúc bấy giờ đặt ra. Do đó, việc xóa bỏ chế độ phong

kiến, đẳng cấp, xây dựng một chế độ xã hội mới dựa trên quan hệ sản

xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất là một xu thế

lịch sử mà không gì có thể ngăn cản.

Bối cảnh lịch sử nước Phổ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX

Trái ngƣợc với sự phát triển của Anh, Pháp, Italia, Hà Lan thì Nhà

nƣớc Phổ của thế kỷ XVIII đang còn chìm trong giấc ngủ mùa Đông và

thực chất vẫn chỉ là một nƣớc quân chủ chuyên chế phân quyền bản

thân nó mang trong mình tính lạc hậu và bảo thủ của một chế độ xã hội

cần phải thay thế bởi một chế độ mới. Nhà nƣớc Phổ lúc bấy giờ gồm

khoảng 300 nhà nƣớc tự chủ nhỏ, những nhà nƣớc này là lãnh địa

48

phong kiến cha truyền con nối. Đứng đầu lãnh địa là các ông Hoàng với

chế độ cai trị chuyên chế độc tài, trong mỗi lãnh địa đều có quân đội,

cảnh sát, tiền tệ, thuế quan riêng. Chính sự phân tán về chính trị và kinh

tế là rào cản, cản trở sự phát triển đất nƣớc theo con đƣờng tƣ bản chủ

nghĩa. Về kinh tế: Nƣớc Phổ là nƣớc chiến tranh xảy ra triền miên gây

ra những tàn phá nặng nề, không có giao thông nối liền với nhau, không

có một thị trƣờng chung, chịu nhiều hàng rào thuế quan. Về chính trị:

Tập đoàn phong kiến Phổ đứng đầu là vua Friedrich Wilhem II, vẫn bảo

thủ và tăng cƣờng quyền lực của mình, duy trì chế độ quân chủ chuyên

chế hà khắc, muốn dẫn nhân dân quay lại thời trung cổ, ngăn cản đất

nƣớc đi theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa.

2.1.2. Tiền đề lý luận cho sự hình thành tƣ tƣởng của Hegel về

quyền lực nhà nƣớc trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học

pháp quyền”

Thứ nhất, triết học chính trị Hy Lạp Cổ đại.

Thực tế, Hegel chịu ảnh hƣởng từ quan niệm hữu cơ của Platon và

Aristotele về nhà nƣớc, về mối quan hệ giữa chỉnh thể đạo đức và bộ

phận, giữa con ngƣời và nhà nƣớc. Về mặt phƣơng pháp luận, Hegel bị

tác động bởi Aristotele. Ngoài ra, tƣ tƣởng pháp trị của Aristotele cũng

có ảnh hƣởng đến triết học pháp luật của Hegel. Theo Aristotele, cần

phải luật pháp, chứ không phải con ngƣời có quyền tối thƣợng, vì con

ngƣời luôn luôn để tƣ lợi và tình cảm xen vào. Sự thực, Aristotele

không phải là ngƣời đƣa ra thuyết phân quyền theo tinh thần của lý luận

về nhà nƣớc pháp quyền, nhƣng ông đã đƣa ra tƣ tƣởng cho rằng trong

bất kỳ nhà nƣớc nào cũng phải có ba yếu tố: cơ quan làm luật trong coi

việc nƣớc, các cơ quan thực thi và tòa án.

Trên thực tế, Hegel lại thƣờng quy chiếu tới học thuyết chính trị

của Platon hơn là của Aristotele, vì ông tin, một cách không đúng, rằng

Platon đã mô tả Polis hiện thực của ngƣời Hy Lạp chứ không phải là

một lý tƣởng. Do vậy, theo Hegel, Nhà nƣớc hợp lý tính hiện đại phải

bao gồm tất cả những giá trị quan trọng đƣợc hiện thân ở các nhà nƣớc

trong quá khứ, và vì thế không “phiến diện” nhƣ trƣớc đây.

Thứ hai, triết học chính trị thời Cận đại

Không chỉ có Platon và Aristotele, triết học pháp quyền Hegel còn

tiếp thu các công trình triết học Cận đại. Về phƣơng diện lý luận, có thể

nói, trong các triết gia chính trị, Montesquieu (1689 – 1755) là ngƣời có

ảnh hƣởng mạnh nhất đến Hegel. Montesquieu đã có tƣ duy biện chứng

dù chƣa cao (nhờ các thành tựu của khoa sinh học đƣơng thời) trong việc

49

luận giải các vấn đề về nhà nƣớc và pháp luật. Bằng chứng là, Hegel

đánh giá cao Montesquieu khi đã đề ra đƣợc “một quan niệm lịch sử

đúng đắn, một quan điểm triết học đích thực khi cho rằng việc ban bố

pháp luật nói chung cũng nhƣ các quy định đặc thù của nó không đƣợc

phép xem xét một cách cô lập và trừu tƣợng, mà đúng hơn là một kiểu

phụ thuộc vào một toàn thể, trong sự kết nối với mọi quy định khác, tạo

nên tính cách của một quốc gia và một thời đại” [2, tr.119]. Hegel vừa

tiếp thu tƣ tƣởng triết học chính trị của Montesquieu, vừa phê phán kịch

liệt thuyết tam quyền phân lập của ông. Hegel cho rằng, trong Nhà nƣớc

đạo đức thì có sự phân quyền nhƣng không theo mô hình tam quyền

phân lập của Montesquieu, trái lại theo mô hình phân công trong sự

thống nhất hữu cơ của Nhà nƣớc. Hegel xem xét nhà nƣớc và các cơ

quan quyền lực của nó nhƣ một chỉnh thể, một cái toàn bộ.

Trong quan niệm của Rousseau, quyền lực Nhà nƣớc là phải thống

nhất, nhƣ là một chỉnh thể, một cái toàn thể. Nhƣng rõ ràng, Nhà nƣớc

trong tƣ tƣởng của Rousseau thể hiện ra là Nhà nƣớc pháp quyền, theo

nghĩa pháp luật có địa vị tối thƣợng. Ngay nhƣ vị nguyên thủ cũng phải

đứng dƣới luật vì ông ta chỉ là một thành viên của Nhà nƣớc mà thôi.

Sự thực, Montesquieu chính là ngƣời mở đầu cho phong trào giải

phóng tƣ tƣởng vĩ đại, tiếp tục phát triển và hoàn thiện lý luận về quyền

con ngƣời. Nhƣng xa hơn, không thể không kể tới T. Hobbes và J.

Locke. Thực tế Hobbes là nhà tƣ tƣởng đầu tiên “thoát ly” khỏi sự ảnh

hƣởng của nhà thờ Kitô giáo trong quan niệm về xã hội cũng nhƣ về nhà

nƣớc. Theo Hobbes thì nhà nƣớc, con ngƣời và quyền con ngƣời hoàn

toàn không phải là sản phẩm thuần túy của Chúa mà nó là kết quả của

chính hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Nhƣng phải đến Locke thì lý

luận về quyền con ngƣời mới thực sự trở thành một học thuyết mang tính

hệ thống với thuyết tam quyền phân lập. Các triết gia thời Cận đại nhƣ

Hobbes, Locke đều đặt ra vấn đề tự do cá nhân của công dân, với tƣ cách

là thành viên của Nhà nƣớc chính trị. Kế thừa một cách có phê phán lý

luận về các quyền tự do và bình đẳng của các bậc tiền bối.

Thứ ba, truyền thống tư tưởng pháp luật Đức

Thực tế lịch sử cho thấy, tƣ tƣởng pháp luật đóng vai trò không

nhỏ trong quá trình phát triển về mặt tinh thần của nƣớc Đức. Đến cuối

thế kỷ XVIII, nƣớc Đức đã hình thành một truyền thống lý luận trong

sự luận chứng cho pháp luật về mặt đạo đức, truyền thống bắt nguồn từ

Johannes Althusius, Samuel Pufendorf, Thomasis Christian và đƣợc

Gottfried Leibniz, Christian Wolff bổ sung, chỉnh lý. Truyền thống này

50

coi pháp luật là đối tƣợng đạo đức, có nguồn gốc không phải là bản tính

vật lý mà là bản tính lý tính của con ngƣời. Nói khác, nó đặt pháp luật

của Nhà nƣớc trên nền tảng của lý tính hay lý trí.

Johannes Althusiua (1563 – 1638) chính là nhà tƣ tƣởng khởi đầu

của truyền thống pháp luật Đức. Althusius đề cao vai trò của Hiến pháp

và pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cũng nhƣ sử

dụng quyền lực nhà nƣớc. Ông cho rằng, cần phải gia tăng vai trò của

ngƣời dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc phản biện và

kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nƣớc, dù quyền lực đó là do

chính nhân dân ủy nhiệm.

Tiếp nối Althusius, Samuel von Pufendorf (1632 – 1694) – là nhà

luật học và sử học – đã phát triển tƣ tƣởng pháp luật lên một nấc thang

cao hơn. Pufendorf quan niệm nhà nƣớc là một thực thể đạo đức, theo

nghĩa là nhà nƣớc điều hòa các xung đột xã hội, bảo vệ các thành viên

trƣớc mối đe dọa từ những ngƣời khác.

Sau Pufendorf là tƣ tƣởng pháp luật của Thomasius Christian

(1655 -1728). Thomasius đã ủng hộ và tiếp thu tƣ tƣởng của Pufendorf

về luật tự nhiên dựa trên lý trí con ngƣời. Ông muốn xây dựng một nhà

nƣớc lý tƣởng dựa trên luật của lý trí. Tƣ tƣởng triết học của Thomasius

trở thành cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu sau này của Wolff và

Kant, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức và luật tự nhiên.

Christian Wolff (1679 - 1754), là nhà triết học duy lý quan trọng

nhất ở thế kỷ XVIII ở Đức. Wolff cho rằng, một xã hội phải phù hợp

với luật tự nhiên, và phù hợp với luật tự nhiên chắc chắn có nghĩa là sự

hoàn hảo/hạnh phúc. Theo Wolff, con ngƣời có lý tính không cần tới

một luật pháp nào khác ngoài luật tự nhiên, thông qua lý tính dùng làm

luật pháp cho mình.

Thứ tư, các nhà triết học duy tâm Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế

kỷ XIX

Trong những tiền đề tƣ tƣởng cho việc hình thành quan niệm

Hegel về quyền lực nhà nƣớc, có thể nói, Hegel đã kế thừa trực tiếp các

công trình triết học thực hành của Kant (1724 - 1804) và Johann

Gottlieb Fichte (1762 - 1814).

Trong Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel kế thừa Kant

ở quan niệm về tự do, tự do ý chí và ý chí tự do, nhƣng ông phê phán

kịch liệt Kant trong sự phân chia con ngƣời thành hai tƣ cách: hiện tƣợng

và Vật tự thân. Trong triết học pháp quyền, Kant cho rằng, Nhà nƣớc

phải thể chế hóa các quyền tự nhiên của con ngƣời thông qua hệ thống

51

luật pháp. Nhà nƣớc là một thiết chế gắn kết và ràng buộc các cá nhân

bởi quy định của pháp luật.

Sau Kant thì Johann Gottlieb Fichte là ngƣời đã có ảnh hƣởng tới

Hegel. Trong triết học pháp quyền của mình, Fichte đã luận chứng về

mặt triết học cho nhà nƣớc pháp quyền. Nhà nƣớc phải đảm bảo cho

các công dân đƣợc tự do và nhiệm vụ của mỗi công dân là ủng hộ cho

mục đích đó của Nhà nƣớc. Hegel đã tiếp thu “chủ nghĩa yêu nƣớc” của

Fichte, đƣợc Hegel hiểu nhƣ tâm thế của công dân ý thức đƣợc rằng

cộng đồng là cơ sở và mục đích của mình.

2.2. Nội dung cơ bản trong quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nước

2.2.1. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước

Theo Hegel, quyền lực nhà nƣớc bắt nguồn từ quyền lực nhân

dân, là thuộc về nhân dân. Bởi, nhà nƣớc theo Hegel là nhà nƣớc của xã

hội dân sự chứ không phải xã hội dân sự là hình thức biểu hiện cụ thể

của nhà nƣớc lý tính. Nói cách khác, xã hội dân sự là cơ sở của nhà

nƣớc. Trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” xã hội

dân sự chính là cơ sở hiện thực cho sự ra đời của Nhà nƣớc nói chung

và quyền lực của nhà nƣớc nói riêng, vì rằng:

Thứ nhất, trong tƣ tƣởng của Hegel, Nhà nƣớc chính trị ra đời

nhằm khắc phục các hạn chế của thiết chế gia đình và xã hội dân sự,

theo đó nó đƣợc cấu thành một cách nội tại từ xã hội dân sự nhƣ là giải

pháp cho những vấn đề của xã hội. Trong xã hội dân sự, thƣờng xuyên

xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa ngƣời nghèo và ngƣời giàu, giữa các

giai tầng, giữa các cá nhân và xã hội. Bởi vậy, nhà nƣớc ra đời với tƣ

cách là nhằm dung hòa các mâu thuẫn giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo,

giữa các giai tầng và định hƣớng cho xã hội phát triển, tiến bộ hơn.

Thứ hai, nhà nƣớc đƣợc coi là một thiết chế xã hội đảm bảo các

quyền cơ bản của con ngƣời (gồm quyền sống, quyền tự do, quyền bình

đẳng và quyền tƣ hữu). Nhà nƣớc này vừa mang bản chất giai cấp, vừa

mang bản chất phi giai cấp. Bởi trong tƣ tƣởng của Hegel, nhà nƣớc nói

chung và quyền lực của nhà nƣớc không chỉ là thiết chế chính trị của

một xã hội có giai cấp nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,

duy trì trật tự xã hội theo hƣớng có lợi cho giai cấp thống trị mà Hegel

còn cho rằng nhà nƣớc không thuộc về giới tự nhiên mà là Tinh thần

khách quan, nói cách khác, nhà nƣớc trong quan niệm của Hegel không

phải chỉ bó hẹp theo nghĩa là nhà nƣớc giai cấp, Nhà nƣớc thống trị mà

rộng hơn nó còn là quốc gia dân tộc.

52

Thứ ba, Nhà nƣớc trong quan niệm của Hegel thể hiện ra là nấc

thang phát triển cao hơn, hoàn thiện hơn so với xã hội dân sự. Hegel là

ngƣời đầu tiên đã phân biệt một cách rõ ràng hai khái niệm xã hội dân

sự và Nhà nƣớc cùng mối quan hệ giữa chúng. Theo Hegel xã hội dân

sự và Nhà nƣớc tuy là độc lập với nhau nhƣng bản chất chúng có nguồn

gốc với nhau “Nhà nƣớc, là bản thân hệ thần kinh với sự tổ chức nội bộ

của nó, nhƣng nó chỉ sống thật trong chừng mực hai mômen kia – trong

trƣờng hợp này là gia đình và xã hội dân sự - đều đƣợc phát triển bên

trong nó”.

2.2.2. Vai trò của hiến pháp và pháp luật trong thực thi quyền lực của

nhà nước

Giữa luật pháp với vấn đề thực thi quyền lực nhà nƣớc có mối quan

hệ khăng khít liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Luật pháp là

cái phổ biến và khách quan bên trong nhà nƣớc có vai trò quan trọng

trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tạo hành lang pháp lý để

đảm bảo các quyền cơ bản của con ngƣời, đem lại cuộc sống tự do, ấm

no, hạnh phúc cho công dân. Đồng thời luật pháp cũng chính là cơ sở

đảm bảo quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực thi, theo Hegel nhà nƣớc đứng

vững đƣợc và quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực thi là bởi nhờ vào pháp luật

bảo hộ chứ không phải nhờ vào các lực lƣợng siêu nhiên nào.

Hegel hết sức coi trọng và đề cao vai trò của hiến pháp, ông coi đó

là linh hồn sống, thực thể hữu cơ của nhà nƣớc và của quyền lực nhà

nƣớc. Ông viết “Nhà nƣớc có một linh hồn tạo nên sức sống của nó, và

cái linh hồn kích hoạt này chính là tính chủ thể” [2, tr.718], chính hiến

pháp tạo nên hiện thực cho nhà nƣớc, tức tạo nên sự tồn tại tự mình và

cho mình của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, hiến pháp hay pháp luật cần phải phù

hợp với trình độ phát triển của nhà nƣớc cũng nhƣ sự phát triển của “Tự-

ý thức của dân tộc” theo đó không thể áp đặt hoặc bê nguyên si một bộ

luật nào đó của một quốc gia này vào một quốc gia khác mà cần phải dựa

vào tình hình thực tế của mỗi quốc gia mà ta áp dụng cho phù hợp hay

sáng tạo phát triển để phù hợp với tình hình của đất nƣớc mình “một Bộ

luật không thể có giá trị cho mọi thời” [2, tr.596].

Tƣ tƣởng của Hegel về vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong

thực thi quyền lực của Nhà nƣớc đƣợc thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, hiến pháp và pháp luật là công cụ vĩ mô thực thi quyền

lực nhà nƣớc đồng thời cũng là phƣơng tiện hạn chế quyền lực của nhà

nƣớc, quyền lực nhà nƣớc thể hiện thông qua các văn bản quy phạm

53

pháp luật mà đứng đầu là hiến pháp. Hegel nhận thấy, nếu thiếu một bộ

luật sẽ gây ra sự hỗn loạn, trong việc quản trị và thực thi luật pháp.

Thứ hai, luật pháp luôn tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các mối

quan hệ của công dân, ở đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân

trƣớc pháp luật không phải là hình thức trả thù hay xử lý theo cảm tính

mà là xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

2.2.3. Sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước

Theo Hegel sự phân chia quyền lực của các cơ quan nhà nƣớc thể

hiện:

+ Quyền lực của quốc vƣơng (quyền của tính cá biệt): Hegel quan

niệm, quyền lực quốc vƣơng là đỉnh cao và là chỗ bắt đầu của cái toàn

bộ, tức là của chính thể quân chủ lập hiến. Quốc vƣơng “là ngƣời có

trách nhiệm trực tiếp và duy nhất trong việc chỉ huy lực lƣợng vũ trang,

xử lý quan hệ với các Nhà nƣớc khác thông qua sứ thần v.v…, quyết

định về chiến tranh và hòa bình cũng nhƣ ký kết các hiệp ƣớc đủ mọi

loại” [2, tr.820]. Nhƣng những quyết định của ông chỉ là một hình thức,

và tất cả những gì cần đến ở một vị quốc vƣơng là đồng ý vì cơ quan tối

cao phải là nơi tính cách đặc thù của ngƣời đứng đầu không có sự quan

trọng nào.

+ Quyền hành pháp (quyền của tính đặc thù): quyền hành pháp bao

gồm cả quyền tư pháp và cảnh sát các quyền có quan hệ trực tiếp đến

các công việc đặc thù của xã hội dân sự, và khẳng định lợi ích phổ biến

bên trong những lợi ích [đặc thù] này nằm bên trong và bên ngoài lợi

ích phổ biến của nhà nƣớc.

+ Quyền lập pháp (quyền của tính phổ biến): Bản thân quyền lập

pháp là một bộ phận của hiến pháp và lấy hiến pháp làm tiền đề, nhƣng

bản thân hiến pháp là tự-mình và cho-mình, nằm bên ngoài lĩnh vực mà

quyền lập pháp có thể quy định một cách trực tiếp; nhƣng hiến pháp lại

tiếp tục phát triển thông qua sự tiếp tục phát triển của luật pháp và tính

chất tiến bộ dần dần của những sự vụ phổ biến của nhà nƣớc.

Hegel cho rằng việc đồng nhất hoặc tách biệt hoàn toàn các cơ

quan quyền lực của nhà nƣớc đều không phải là cách tốt nhất. Theo

Hegel trong nhà nƣớc pháp quyền không nhất thiết phải có sự phân

công quyền lực, nhƣng tƣ tƣởng này Hegel chƣa phân tích rõ và còn

nhiều hạn chế đƣợc thể hiện trong nhà nƣớc Phổ là quốc vƣơng là

ngƣời nắm giữ quyền lực tối cao, có sức mạnh tuyệt đối trong học

thuyết về quyền lực nhà nƣớc của Hegel bị giới hạn bởi quyền lực

quốc vƣơng.

54

2.3. Ý nghĩa hiện thời của quan niệm của Hegel về quyền lực Nhà

nước

Triết học là giá trị văn hóa tinh thần tinh túy nhất, là lịch sử đƣợc

tái hiện dƣới hình thức tƣ tƣởng, hệ thống các vấn đề triết học làm nên

diện mạo tinh thần của thời đại. Trong đó, hệ thống triết học của Hegel

là sự thấu hiểu, sự phản ánh một cách bao trùm và sâu sắc nhất cả thời

đại trong phạm vi tƣ tƣởng. Hệ thống triết học Hegel nói chung và hệ

thống triết học pháp quyền nói riêng mà tiêu biểu là cuộc cách mạng

Pháp là sự chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản ở Đức. Triết

học pháp quyền Hegel là những gợi ý sâu sắc cho mô hình nhà nƣớc

pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, việc làm rõ quan điểm

triết học chính trị của Hegel có ý nghĩa cho phép không chỉ bảo vệ chủ

nghĩa Mác mà còn nghiên cứu sâu sắc hơn cội nguồn và bản chất của

Nhà nƣớc toàn trị, từ đó vạch ra con đƣờng khắc phục nó để xây dựng

nhà nƣớc pháp quyền.

Thứ nhất, quan niệm của Hegel về nhà nƣớc nói chung, quyền lực

nhà nƣớc nói riêng là tƣ tƣởng về một Nhà nƣớc pháp quyền và trên hết

là một nhà nƣớc phúc lợi, một nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân

nhằm đảm bảo các quyền con ngƣời cũng nhƣ đem lại sự an lạc cho

mọi công dân. Hegel chỉ rõ “Nhu cầu ở, mặc, sự cần thiết không để

thực phẩm ở dạng thô nữa mà xử lý nó để ăn đƣợc cũng nhƣ phá vỡ

tính trực tiếp tự nhiên của chúng, làm cho đời sống của con ngƣời

không thuận tiện nhƣ đời sống của thú vật, - nhƣng điều ấy là cần phải

nhƣ thế, vì con ngƣời là một thực thể mang tính tinh thần” [2, tr.557].

Hegel quan niệm con ngƣời là một sinh thể sống và trong chừng mực

ấy con ngƣời có quyền sống, có nhu cầu bảo tồn sự sống của mình. Rõ

ràng quyền sống là quyền thiêng liêng nhất của mỗi con ngƣời, là một

trong những quyền cơ bản của con ngƣời. Do đó xã hội dân sự và nhà

nƣớc có chức năng phải đảm bảo quyền sinh tồn của mỗi công dân.

Hegel cho rằng nhà nƣớc có mục đích cao cả là đảm bảo quyền cơ bản

của ngƣời dân, nó hợp nhất lợi ích phổ biến với lợi ích đặc thù, mục

tiêu này đem lại an sinh phúc lợi, nếu nhƣ những mục đích của họ

không đƣợc thỏa mãn thì bản thân nhà nƣớc không đứng vững. Nhà

nƣớc không coi lợi ích của những cá nhân riêng biệt là mục đích tối cao

của sự tồn tại của nó, nói cách khác nhà nƣớc là một thể thống nhất của

lợi ích cá nhân riêng biệt và lợi ích chung của cộng đồng và nó không

phải phục tùng lợi ích của cá nhân.

55

Thứ hai, trong tƣ tƣởng của Hegel, một nhà nƣớc Tốt/Thiện còn

cần phải là một nhà nƣớc mạnh và cần phải có một hệ thống pháp luật

chặt chẽ, trong đó hiến pháp có quyền lực cao nhất nhằm để bảo vệ lợi

ích chung của nhân dân, của công dân và nó đƣợc cụ thể hóa bằng các

văn bản pháp luật. Một nhà nƣớc Tốt là một N nhà nƣớc đạo đức, tức là

nói tới đạo đức của đội ngũ quan lại, đội ngũ cán bộ, công chức, đặc

biệt là vai trò của ngƣời đứng đầu. Đạo đức trong quan niệm của Hegel

chẳng qua là quyền và lợi ích chung của nhân dân, của công dân.

Quyền đó phải đƣợc bảo đảm bởi một hệ thống pháp luật mà cao nhất

là Hiến pháp chính trị - là linh hồn, là lý tính của nhà nƣớc. Theo

Hegel, để đảm bảo quyền tự do của công dân cũng nhƣ sự an lạc cho họ

phải thông qua một hệ thống pháp luật rành mạch, ông cho rằng luật

pháp hay pháp luật đối với mọi công dân nhà nƣớc pháp quyền phải là

“luật pháp của họ, đƣợc họ biết và có giá trị hiệu lực đối với họ và

nhằm bảo vệ họ” [2, tr.598].

Thứ ba, trong quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nƣớc là tƣ

tƣởng về thực hiện chức năng quản lý xã hội của nhà nƣớc bằng pháp

luật. Ở đây thể hiện sự hiện hữu của Hiến pháp và Bộ luật dân sự đƣợc

thông qua bởi ý chí chung của công dân, nhằm chống chuyên quyền,

độc quyền cũng nhƣ bảo đảm các quyền cơ bản của con ngƣời. Về thực

chất triết học pháp luật của Hegel nói chung và quan niệm về nhà nƣớc

nói riêng chính là sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp tƣ sản

Đức trong cuộc chiến tranh chống lại chế độ phong kiến lạc hậu, thiết

lập trật tự mới tiến bộ hơn.

Thứ tư, quyền lực nhà nƣớc theo Hegel đƣợc phân thành: quyền

lực quốc vƣơng, quyền hành pháp, quyền lập pháp. Ở đây thể hiện sự

phân công, phối hợp giữa ba cơ quan này là một điểm có tính nguyên

tắc chỉ đạo đối với việc thiết kế mô hình tổ chức Nhà nƣớc pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và

phối hợp phƣơng thức để đạt đƣợc sự thống nhất của quyền lực nhà

nƣớc. Từ góc độ tổ chức quyền lực thống nhất đó, đƣợc cụ thể hóa

thành (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tƣ pháp) là sự thể hiện

những phƣơng thức khác nhau để thực hiện quyền lực. Sự phân công

của các nhánh quyền lực đó chỉ thực sự xuất hiện nhƣ một nhu cầu và

khả năng hiện thực trong các nhà nƣớc dân chủ, nơi ở các mức độ khác

nhau, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nƣớc, và quyền lực nhà nƣớc

bắt nguồn từ nhân dân.

56

Thứ năm, Hegel là ngƣời đầu tiên đã nhìn ra những hạn chế tồn tại

trong mô hình tam quyền phân lập của Montesquieu. Ông cho rằng việc

kiểm soát quyền lực không chỉ đƣợc thực hiện từ phía nhà nƣớc mà còn

chịu sự kiểm soát từ phía xã hội dân sự, từ phía nhân dân, ngƣời chủ

của Nhà nƣớc. Hegel viết “Việc bảo vệ Nhà nƣớc và của những ngƣời

cai trị chống lại sự lạm dụng quyền lực từ phía các cơ quan công quyền

và các viên chức của chúng, một mặt, là trách nhiệm trực tiếp của hệ

thống cấp bậc trong bộ máy nhà nƣớc, nhƣng mặt khác, nằm trong thẩm

quyền chính đáng của những hội đoàn, những tổ chức địa phƣơng ngăn

chặn không cho sự tùy tiện chủ quan của các cơ quan đƣợc can thiệp

vào riêng của mình và bổ sung sự kiểm soát từ bên dƣới cho sự kiểm

soát từ bên trên vốn không thể theo dõi đến tận cùng những hành vi cá

nhân” [2, tr.771]. Hegel thấy hiệu quả tƣơng đối hạn chế của việc kiểm

soát quyền lực từ bên trên bởi “có nhiều trở lực mà chủ yếu do lợi ích

chung của các quan chức câu kết lại thành phe nhóm chống lại cấp trên

lẫn dân chúng” [2, tr.771]. Từ đó cho thấy sự tồn tại và xung đột của

các lợi ích nhóm gắn liền với các nhóm lợi ích khác nhau trong nhà

nƣớc pháp quyền.

3. Kết luận

Tóm lại, những giá trị nền tảng của tác phẩm Các nguyên lý của

triết học pháp quyền thể hiện trong chính quan niệm của Hegel về nhà

nƣớc và pháp luật. Triết học pháp quyền nói chung và quan niệm của

Hegel về nhà nƣớc nói riêng là sự tiếp nối và mở rộng những vấn đề

pháp quyền đƣợc đặt ra và trong tƣ tƣởng của Arixtotle, các triết gia

Khai sáng Pháp, Đức, Kant và Fichte. Bối cảnh kinh tế - chính trị xã hội

Tây Âu và nƣớc Đức cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX là nguồn gốc

sâu xa làm xuất hiện những trào lƣu tƣ tƣởng mới mà trong đó có Hegel

ông đã mở ra một thời đại mới của tƣ duy (Tự do, đời sống đạo đức,

Nhà nƣớc pháp quyền), trong bối cảnh đó đã đặt ra những vấn đề lý

luận về Nhà nƣớc và pháp luật nhu cầu về một Nhà nƣớc pháp quyền

cùng với Hiến pháp, về quyền cơ bản của con ngƣời trong nhà nƣớc về

sự phân chia quyền lực nhà nƣớc. Về thực chất, triết học pháp luật

Hegel nói chung và quan niệm về quyền lực nhà nƣớc nói riêng chính

là sự thể hiện nguyện vọng và ý chí của giai cấp tƣ sản Đức đang lớn

mạnh dần lên. Thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam

đặt ra nhiều vấn đề khó khăn về mặt lý luận, do đó nhận thức lý luận,

tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến của Nhà nƣớc pháp quyền nói

chung và từ thực tiễn lãnh đạo quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền

57

xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để giải quyết những vấn đề khó khăn về lý

luận, chúng ta cần tiếp thu những tƣ tƣởng triết học về nhà nƣớc. Trong

đó tƣ tƣởng triết học pháp quyền của Hegel về nhà nƣớc thông qua tác

phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2002), Triết học pháp quyền

của Hegel, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2]. G. W. F. Hegel (2000), Các nguyên lý của triết học pháp quyền,

do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Chí Hiếu (2008), “Tƣ tƣởng về “nhà nƣớc mạnh” của

Hegel và thực tế hiện thực hóa nó ở Đức”, Tạp chí phát triển nguồn

nhân lực, (số 4).

[4]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Góp phần phê phán triết học pháp

quyền Hegel, Toàn tập, tập 1, Nxb, Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên, 2007), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

58

QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ NHIỆM VỤ CỦA

ĐOÀN THANH NIÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

SV: Đoàn Duy Trúc Ngọc

Lớp: ĐHGDCT13

GVHD: CN. Nguyễn Thái Hòa

Tóm tắt: Trong xã hội ngày nay thanh niên giữ một vị trí, vai trò hết

sức quan trọng. Họ chính là lực lượng nòng cốt góp phần xây dựng và

phát triển đất nước do vậy thanh niên cần nhận thức đúng đắn về vai

trò của bản thân theo lý luận và thực tiễn của chế độ xã hội chủ nghĩa,

về sự hình thành nhận thức mới cho thanh niên cũng như trách nhiệm

đối với đất nước. Từ những quan điểm của V.I.Lênin đã trình bày tại

Đại hội III toàn Nga của Đoàn thanh niên Cộng sản Nga chúng ta có

thể thấy sự quan tâm đặc biệt mà V.I.Lênin đã dành cho thanh niên.

Nhận thức rõ trách nhiệm đó thanh niên đã luôn không ngừng ra sức

phấn đấu, tu dưỡng, học tập và rèn luyện cũng như phát huy hết khả

năng của bản thân để phục vụ cho quê hương đất nước.

Từ khóa: V.I.Lênin, Thanh niên, vai trò của thanh niên.

1. Đặt vấn đề

Thanh niên là lực lƣợng đông đảo nhất ở nƣớc ta, họ bao gồm

những ngƣời trẻ nhiều tài năng và tràn đầy nhiệt huyết. Suốt từ thời kì

chiến tranh nhiều khó khăn, gian khổ, thanh niên đã cho ta thấy sức

mạnh của tuổi trẻ, của ngọn lửa niềm tin rực cháy tiếp thêm sức mạnh

hung đút tinh thần chiến đấu vƣợt qua mọi chông gai, thử thách mang

về thắng lợi nhƣ hôm nay. Ngày nay tiếp bƣớc truyền thống cha anh đi

trƣớc, thanh niên cũng đã cống hiến không ngừng giúp quê hƣơng

ngày càng phát triển. Để làm đƣợc điều đó, bản thân mỗi thanh niên

cần trang bị cho mình tri thức khoa học cần thiết, tình yêu quê hƣơng

đất nƣớc cùng bản lĩnh chính trị vững vàng. Thanh niên cần biết

nhiệm vụ của mình là gì, trách nhiệm ra sao để luôn làm đúng và làm

tốt. Một trong những ngƣời đã nêu rõ về vai trò và trách nhiệm của

thanh niên đó là V.I.Lênin. Dù đã hơn 90 năm trôi qua nhƣng những

tƣ tƣởng mà Lênin để lại vẫn còn nguyên giá trị và là kim chỉ nam để

thanh niên làm tròn trách nhiệm của mình. Học tập để hiểu, để biết, để

làm đúng theo di nguyện của Lênin, sẽ không bao giờ là vô ích đối với

thanh niên chúng ta ngày nay.

59

2. Nội dung

2.1. Những định hướng nhận thức lý luận về xã hội cộng sản chủ

nghĩa cho thanh niên trong di huấn của V.I.Lênin Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, giữ vị trí

và vai trò hàng đầu trong dựng nƣớc và giữ nƣớc. C.Mác, Ph.Ăngghen

và V.I.Lênin đều coi thanh niên là một lực lƣợng cách mạng hùng hậu,

có vai trò quan trọng trong cách mạng, xem xét vấn đề thanh niên luôn

gắn bó với giai cấp công nhân và Đảng tiên phong. C.Mác khẳng định:

"Do những quy luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao

giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những

thành tựu của người đi trước” [5, tr.23].

Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa với những điều kiện

vô cùng khó khăn, tổ chức thanh niên cần phải làm những gì và làm

thế nào để hoàn thành vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình? Đó là

những câu hỏi lớn, có tính cốt lõi của tổ chức Đoàn thanh niên và các

đoàn viên, mà trên thực tế là không dễ trả lời. Tại đại hội III toàn Nga

của Đoàn thanh niên cộng sản Nga, V.I.Lênin đã chỉ ra một cách rõ

ràng và khoa học những nội dung cốt lõi đó. Ngƣời nói: “Theo một ý

nghĩa nào đó, có thể nói rằng nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng

sản chủ nghĩa, chính là của thanh niên” [1, tr.354]. Cho nên khi đề cập

đến nhiệm vụ của thanh niên nói chung, của đoàn thanh niên cộng sản

nói riêng, có thể tóm gọn trong một từ đó là “học tập”. Trong khi chỉ

rõ cho toàn thể thanh niên biết cần phải học những gì và học nhƣ thế

nào, V.I.Lênin đã nêu ra nhiều định hƣớng nhận thức lý luận quan

trọng có thể khái quát thành các luận điểm có tính nguyên lý về lý

luận nhƣ sau:

Thứ nhất, V.I.Lênin đã khẳng định lại nguyên lý về tính tích

cực, vai trò cải tạo hiện thực của ý thức thông qua việc đề cao vai trò

của tri thức, nhất là tri thức cách mạng trong cải tạo và xây dựng xã

hội mới - xã hội Cộng sản chủ nghĩa nói riêng, trong hoạt động của

con ngƣời nói chung. Ngƣời viết: “Tôi phải nói rằng lời giải đáp đầu

tiên, - hình nhƣ vậy, - và cũng có vẻ tự nhiên nhất, là Đoàn thanh niên

và toàn thể thanh niên nói chung muốn đi theo chủ nghĩa cộng sản, thì

đều phải học chủ nghĩa cộng sản” [1, tr.357].

Thứ hai, V.I. Lênin đã làm rõ thêm quan niệm về nội dung của

xã hội Cộng sản chủ nghĩa, cách thức, bƣớc đi và nhiệm vụ ở thời kì

quá độ lên chủ nghĩa cộng sản. Trong đó, luôn đặt trọng tâm của công

tác giáo dục chủ nghĩa cộng sản vào lớp ngƣời trẻ. “Chỉ có cải tổ triệt

60

để việc dạy dỗ, việc tổ chức và giáo dục thanh niên, thì chúng ta mới

có thể, bằng những cố gắng của thế hệ trẻ đạt đƣợc kết quả là xây

dựng nên một xã hội không giống xã hội cũ, tức là xã hội cộng sản”

[1, tr.357].

Thứ ba, V.I.Lênin đã nêu ra quan niệm về bản chất chính trị

trong nhà trƣờng, trong công tác giáo dục. Ngƣời yêu cầu Đoàn TNCS

phải trở thành trƣờng học lớn về chủ nghĩa cộng sản. V.I.Lênin cũng

đã phân tích khái quát về mục tiêu, nội dung, phƣơng châm và phƣơng

pháp của nền giáo dục mới; đồng thời, nghiêm khắc chỉ ra những hạn

chế nguy hại cùng những biểu hiện sai lầm cần tránh của nhà trƣờng

cũ nhƣ học vẹt, không nắm chắc nội dung vần đề, học mang tính hình

thức hơn là vận dụng vào thực tiễn.

Thứ tƣ, V.I.Lênin đã phát triển và cụ thể hóa nội dung khoa

học của quy luật phủ định của phủ định, nhấn mạnh tầm quan trọng

của mặt kế thừa trong phát triển; qua đó, nêu lên quan niệm cách

mạng, khoa học về đạo đức và nền đạo đức mới của chủ nghĩa cộng

sản, về bản chất, chức năng, nhiệm vụ của đạo đức trong xã hội nói

chung, xã hội cộng sản nói riêng. Nêu ra cách ứng xử khoa học trong

nhà trƣờng đó là phải biết kế thừa một cách hợp lý những mặt tích

cực, xóa bỏ những mặt hạn chế, tồn đọng yếu kém gây ảnh hƣởng xấu

đến nhận thức và tƣ duy của thế hệ trẻ.

Thứ năm, V.I.Lênin đã phát triển quan điểm xây dựng và

vận hành các tổ chức cách mạng trong điều kiện đã có chính

quyền mà thanh niên là một bộ phận quan trọng. Chính vì vậy

nhiệm vụ hàng đầu của Đoàn thanh niên Cộng sản là đoàn kết,

tập hợp, giáo dục và lãnh đạo thanh niên tham gia cải tạo xã hội

cũ, xây dựng xã hội mới. Ngƣời nhấn mạnh tính nêu gƣơng, đi

đầu trong các phong trào cách mạng của tổ chức Đoàn thanh

niên. Hoạt động của tổ chức Đoàn và mỗi đoàn viên cần phải đi

sâu đi sát vào từng ngõ ngách của đời sống, quan tâm, giúp đỡ tới

những ngƣời kém may mắn, tích cực tăng gia sản xuất cải thiện

đời sống. 2.2. Nhận thức của thanh niên ngày nay về vai trò, trách nhiệm của

mình theo di huấn của V.I.Lênin V.I.Lênin luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến tổ chức đoàn

thanh niên bởi Ngƣời biết rằng để có thể thay đổi xã hội, thay đổi về

mặt tƣ duy nhận thức và hành động của con ngƣời tránh xa lề lối xã

hội cũ thì hơn ai hết thanh niên có thể làm đƣợc điều đó. Thanh niên

61

bao gồm những ngƣời trẻ mang trong mình nhiệt huyết và tình yêu to

lớn với chế độ chủ nghĩa cộng sản. Thế nhƣng nếu chỉ bằng tinh thần

thôi thì chƣa đủ, theo Lênin thanh niên để có thể trở thành những

ngƣời chủ tƣơng lai của chế độ chủ nghĩa cộng sản, để xứng với danh

xƣng thanh niên của chế độ mới cần phải trao dồi và học hỏi nhiều

hơn nữa, mà trƣớc tiên là phải học về “chủ nghĩa cộng sản”. Học chủ

nghĩa cộng sản là “hấp thụ toàn bộ kiến thức của nhân loại, kiến thức

đó phải đƣợc nghiền ngẫm lại trên quan điểm giáo dục hiện đại chứ

không phải là những điều thuộc lòng”. Mặt khác, học chủ nghĩa cộng

sản còn là học tập và rèn luyện đạo đức cộng sản, là ý chí phấn đấu,

hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp chung của quần chúng nhân dân. Công

tác giáo dục và học tập của đội ngũ thanh niên không tách khỏi sự

nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân. Nhƣ vậy, nhiệm vụ chủ

yếu của Đoàn Thanh niên cộng sản là giáo dụ ý thức và trách nhiệm

cộng sản cho thanh niên lao động bằng cách gắn chặt lý luận với hoạt

động thực tiễn xây dựng và bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội.

Để thực hiện đƣợc những nhiệm vụ đó, Lênin yêu cầu: “phải tổ

chức và đoàn kết toàn thể thế hệ thanh niên, phải làm gƣơng mẫu về

giáo dục và kỷ luật trong cuộc đấu tranh này. Lúc đó các đồng chí mới

có thể bắt đầu và hoàn thành công cuộc xây dựng lâu đài của xã hội

cộng sản chủ nghĩa”. [1, tr.373]. Nhiệm vụ của thanh niên có thể coi là

nhiệm vụ quan trọng để thay đổi đất nƣớc. Thanh niên trƣớc hết cần

phải học, học từ cách thích nghi với môi trƣờng mới, với cuộc sống và

hơn cả là học vể “chủ nghĩa cộng sản”. Sẽ chẳng ai hiểu và tin tƣởng

khi nói về chủ nghĩa cộng sản mà thanh niên vẫn còn mập mờ chƣa

thấu rõ nó là gì, là hoạt động nhƣ thế nào, phục vụ cho nhân dân ra

sao. Bên cạnh đó thanh niên cần kết hợp học tập kiến thức xã hội

thuần túy mà ông cha ta đã tích lũy, đó là nền tảng kiến thức cốt lõi

quan trọng. Nói nhƣ thế không có nghĩa là chúng ta cứ bám chặt vào

sách vở, vào kiến thức có sẵn mà quên đi sự sáng tạo mang tính thực

tiễn. Mọi lý thuyết chỉ là lý thuyết suông, rời rạc và kém thuyết phục

nếu nhƣ xa rời thực tế. Nhà trƣờng không đƣợc đóng khung việc rèn

luyện, giáo dục và học tập trong nhà trƣờng, tách rời cuộc đấu tranh

sôi nổi của quần chúng nhân dân. Tức là đoàn thanh niên cần phải gắn

liền giữa học kiến thức và tu dƣỡng để trở thành những ngƣời cộng

sản. Đó chính là mục đích và yêu cầu của đoàn thanh niên.

Thanh niên còn phải biết tổ chức công tác của mình để gắn liền

việc rèn luyện, học tập, giáo dục và lao động. Lênin cho rằng “Đoàn

62

Thanh niên cộng sản phải là một đội xung kích, một đội mà ở trong

mọi việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến

của mình”. [1, tr.375]. Riêng đối với bản thân thanh niên cần phải có

thái độ nghiêm túc đối với học tập. Không học theo lối sách vở, theo

kỷ luật hà khắc, học gạo, nhồi nhét kiến thức mà phải học theo lối nắm

vững kiến thức về những việc cơ bản, hiểu sâu mọi việc thực tế. Sau

khi học tập thanh niên cần đem kiến thức của mình để vận dụng vào

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Đó là tăng cƣờng phát triển

nông nghiệp, đầu tƣ kiến thiết lại nền kinh tế, đƣa chủ nghĩa cộng sản

tiến sang một trang mới.

Một nhiệm vụ quan trọng không kém mà tổ chức đoàn thanh

niên cần phải thực hiện tốt đó là tăng cƣờng trau dồi và bồi dƣỡng đạo

đức. Bên cạnh việc học tập kiến thức mỗi đoàn viên thanh niên cần

trang bị cho mình phẩm chất đạo đức tốt. Suy cho cùng mọi nhiệm vụ

cơ bản của thanh niên đều hƣớng tới mục đích phục vụ nhân dân,

hƣớng tới quyền lợi của mọi ngƣời trong xã hội. Đạo đức giúp thanh

niên hoàn thiện nhân cách, tăng cƣờng uy tín, lòng tin vào chế độ chủ

nghĩa cộng sản trong nhân dân. Thanh niên có tài mà đạo đức kém thì

chẳng khác nào chúng ta lại quay trở về vạch xuất phát ban đầu của

chế độ cũ, núp bóng sau khẩu hiệu hô vang vì nhân dân nhƣng thực

chất lại lo cho quyền lợi của bản thân mình. Khi uy tín trong lực lƣợng

thanh niên đƣợc nhìn nhận một cách nghiêm túc thì việc tập hợp và

kêu gọi mọi ngƣời chung sức tham gia xây dựng xã hội mới là hoàn

toàn khả thi. Việc tập hợp thanh niên cùng chung sức đồng lòng, dìu

dắt nhau đi theo con đƣờng tƣơi sáng là một nhiệm vụ thiết thực. Tổ

chức đoàn thanh niên phải làm đƣợc điều ấy, phải bằng những kĩ năng

chuyên môn và kiến thức xã hội vốn có của mình truyền cho thế hệ trẻ

- những ngƣời sẽ tiếp bƣớc xây dựng đất nƣớc sau này niềm tin, nhiệt

huyết, lòng tự hào chế độ mới và ngọn lửa tuổi trẻ sục sôi luôn bùng

cháy, có nhƣ vậy mới xây dựng đƣợc tổ chức thanh niên vững mạnh.

Ngoài công tác không ngừng nâng cao cảnh giác đấu tranh

bảo vệ chế độ xã hội mới, kết hợp với công tác tăng cƣờng giáo

dục tƣ tƣởng chính trị lực lƣợng đoàn viên thanh niên còn phải

tích cực tham gia tăng gia sản xuất mà theo V.I.Lênin là để

chóng lại chế độ tƣ hữu. Thanh niên là nòng cốt tham gia vào các

hoạt động xã hội, đây là môi trƣờng tốt nhất rèn luyện họ trở

thành những ngƣời kế thừa thành quả xã hội để lại, tăng tƣ duy

thực tiễn, nhận thức thế giới một cách xác đáng thông qua thực

63

tế. Bên cạnh đó các hoạt động xã hội còn là cơ sở tiền đề cho

công tác nhìn nhận, chọn lựa thanh niên tiêu biểu, tiếp tục bồi

dƣỡng nâng cao nhận thức để đủ sức gánh vác những trọng trách

quan trọng hơn. 2.3. Vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở Việt

Nam hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, thanh niên là lực lƣợng đông đảo nhất, họ

bao gồm những ngƣời trẻ nhiều tài năng và tràn đầy nhiệt huyết. Suốt

từ thời kì chiến tranh nhiều khó khăn, gian khổ thanh niên đã cho thấy

sức mạnh của tuổi trẻ, của ngọn lửa niềm tin rực cháy tiếp thêm niềm

tin hung đút tinh thần chiến đấu vƣợt qua mọi chông gai, thử thách

mang về thắng lợi nhƣ hôm nay. Ngày nay tiếp bƣớc truyền thống cha

anh đi trƣớc thanh niên cũng đã cống hiến không ngừng giúp quê

hƣơng ngày càng phát triển. Để làm đƣợc điều đó bản thân mỗi thanh

niên cần trang bị cho mình tri thức khoa học cần thiết, tình yêu quê

hƣơng đất nƣớc cùng bản lĩnh chính trị vững vàng. Thanh niên cần

biết nhiệm vụ của mình là gì, trách nhiệm ra sao để luôn làm đúng và

làm tốt. Một trong những ngƣời đã nêu lên rõ về vai trò và trách

nhiệm của thanh niên đó là V.I.Lênin. Dù đã hơn 90 năm trôi qua

nhƣng những tƣ tƣởng mà Lênin để lại vẫn còn nguyên giá trị và là

kim chỉ nam để thanh niên làm tròn trách nhiệm của mình. Học để

hiểu, để biết, để làm đúng theo di nguyện mà Lênin để lại sẽ không

bao giờ là vô ích đối với thanh niên chúng ta ngày nay.

Những tƣ tƣởng của V.I.Lênin về vai trò, nhiệm vụ của thanh

niên và Đoàn thanh niên cộng sản đã đƣợc Đảng cộng sản Việt Nam

nắm vững và vận dụng sáng tạo vào công tác vận động thanh niên

trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã coi công tác thanh

niên là một nhiệm vụ chiến lƣợc của Đảng và luôn tin tƣởng, kỳ vọng

ở thanh niên và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đảng cộng sản Việt Nam đã hết sức coi trọng việc bồi dƣỡng,

đào tạo thanh niên, những ngƣời thừa kế trẻ tuổi cho sự nghiệp cách

mạng, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc; phát triển lực lƣợng cách mạng

trong tầng lớp thanh niên; tin tƣởng, giao phó cho họ những trọng

trách và phải ủng hộ các hoạt động của họ; chú trọng bồi dƣỡng lý

tƣởng chính trị, đạo đức cách mạng cho thanh niên, hƣớng hoạt động

của họ vì những mục tiêu cao cả, tiến bộ, vì lợi ích cho cộng đồng,

cho dân tộc và toàn nhân loại; luôn coi trọng việc kế thừa các giá trị

64

văn hóa truyền thống đồng thời cũng phải biết sáng tạo, lựa chọn

những cái phù hợp để làm nên những giá trị mới, tích cực; thanh niên

biết gắn kết việc học tập ở nhà trƣờng với xã hội, học lý thuyết với

thực tiễn; mỗi cá nhân biết tự giáo dục, tự trƣởng thành thông qua các

phong trào; sự nghiệp của thanh niên thƣờng xuyên gắn liền với cuộc

sống của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ.

Thực tiễn đã cho thấy, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nƣớc

để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta hiện nay. Thanh niên ngày

càng xác định đƣợc vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc,

với cộng đồng xã hội, ra sức phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức,

tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nƣớc, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Những nỗ lực đó đã vẽ nên một bức tranh đẹp về lớp thanh niên ngày

nay sống có lý tƣởng, giàu lòng nhân ái, khát vọng cao cả, có trách

nhiệm đối với quê hƣơng, đất nƣớc.

Xã hội ngày càng đi lên theo chiều hƣớng phát triển, đất nƣớc

không ngừng hội nhập và vận động cùng với quy luật của vòng xoáy

thị trƣờng điều đó đòi hỏi sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, trong

cả tƣ duy và hành động của tất cả mọi ngƣời đặc biệt là thế hệ trẻ.

Bằng tinh thần yêu nƣớc, nhiệt huyết sục sôi thanh niên chúng ta ngày

nay đang từng ngày cống hiến hết mình cho quê hƣơng, mang lại sự

phồn vinh, phát triển bền vững không ngừng. Các công trình thanh

niên, chiến dịch tình nguyện vì những vùng nông thôn khó khăn, hỗ

trợ học sinh nghèo, giúp đỡ nhân dân vƣợt qua khó khăn. Nhìn cảnh

trẻ em nghèo vui cƣời hớn hở khi đƣợc cầm trên tay quyển tập còn

thơm mùi giấy mới, đƣợc thỏa sức vui đùa, đƣợc ca, đƣợc hát thỏa

niềm đam mê, những ngƣời trẻ nhƣ chúng tôi mới hiểu đƣợc rằng giá

trị của hạnh phúc, tình yêu và trách nhiệm là nhƣ thế nào.

3. Kết luận

Trong cuộc sống ngày nay thế hệ trẻ đang hằng ngày đem hết

sức lực và nhiệt huyết của mình để không chỉ hoàn thành tốt trách

nhiệm, vai trò của tổ chức đoàn thanh niên mà còn cho mọi ngƣời

thấy rằng thanh niên ngày nay không chỉ là những ngƣời có học thức

mà còn biết lao động, biết xây dựng đất nƣớc, biết giúp đỡ và biết vì

mọi ngƣời. Nhiệm vụ của tổ chức đoàn mà V.I.Lênin trình bày đã

đƣợc hiểu đúng, hiều đủ và sâu rộng. Bản thân cũng là ngƣời trẻ tôi

biết rằng trọng trách trên vai mình rất lớn. Đó không chỉ đơn thuần là

65

việc chỉ cần biết nhiệm vụ thanh niên cần làm gì, mà còn là cả một

quá trình phấn đấu rèn luyện không ngừng. Thanh niên phải cải tạo

và phát triển tri thức cho phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh cụ thể, nắm

vững tri thức cho bản thân để phục vụ nhu cầu thực tiễn xã hội.

Không ít các doanh nhân trẻ, thành đạt, nhiều tấm gƣơng thanh niên

tiêu biểu vƣơn lên trƣớc những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống là

câu trả lời mang nhiều ý nghĩa nhất mà những gì thanh niên đã hiểu,

đã làm.

Những lời dạy và cả những kỳ vọng của V.I.Lênin với tuổi trẻ

và tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã có tác động rất

mạnh mẽ tới tuổi trẻ nó nhƣ những ngọn đuốc sáng soi rọi, mở ra

những hƣớng hoạt động rất tích cực cho lớp lớp thanh niên, giúp họ tự

lực vƣơn lên, làm chủ tri thức mới, làm chủ bản thân, góp phần xây

dựng và bảo vệ đất nƣớc.

Tài liệu tham khảo

[1]. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va.

[2]. Bùi Trung Hƣng (2015), Giá trị lý luận của V.I.Lênin về Đoàn

Thanh niên Cộng sản Nga đối với tuổi trẻ Việt Nam hiện nay, Lâm

Đồng online.

[3]. Đậu Thị Hồng (2014), Lênin bàn về nhiệm vụ của Đoàn thanh

niên, Khoa Lý luận chính trị Trƣờng Đại học Hà Tĩnh.

[4]. Thái Bảo (Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Nai), Tư tưởng của Lênin về

vai trò, nhiệm vụ của thanh niên và đoàn thanh niên cộng sản, Xây

dựng Đảng.

[5]. C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 36.

66

TỪ VIỆC TÌM HIỂU VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES ĐẾN LIÊN HỆ THỰC

TIỄN QUẢN LÝ KINH TẾ NƢỚC TA HIỆN NAY

SV: Lƣu Thị Loán

Lớp: ĐHGDCT12

GVHD: TS. Trần Quang Thái

Tóm tắt: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế, do đó chịu

ảnh hưởng không nhỏ từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì

vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm những giải pháp phù hợp

để vận dụng vào thực tiễn quản lý kinh tế giai đoạn hiện nay. Bài viết

trình bày khái quát về học thuyết J.M.Keynes, từ thực tiễn quản lý

kinh tế nước ta theo góc nhìn lý thuyết Keynes, chúng tôi đề ra một số

giải pháp góp phần nâng cao vai trò quản lý kinh tế của nhà nước, để

điều tiết nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đi đúng hướng.

Từ khóa: học thuyết, Keynes, kinh tế, nhà nƣớc, quản lý.

1. Đặt vấn đề

Bài viết tập trung khai thác về vai trò quản lý kinh tế của Nhà

nƣớc và việc vận dụng học thuyết kinh tế của Keynes vào Việt Nam

hiện nay. Nhƣ chúng ta biết hiện nay Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa ra

hàng loạt chính sách tích cực để kích thích nền kinh tế phát triển. Bên

cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nghiên cứu về vai trò của

Nhà nƣớc, sự hình thành và điều tiết nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng

xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay là điều rất cần thiết.

2. Nội dung

2.1. Vai trò của Nhà nước trong học thuyết kinh tế của Keynes

Học thuyết của J.M.Keynes về vai trò của Nhà nƣớc trong việc

quản lý và điều tiết nền kinh tế

John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học ngƣời Anh, có

ảnh hƣởng lớn đối với kinh tế học phƣơng Tây hiện đại và chính sách kinh tế

của các Chính phủ. Ông là một trong những chuyên gia trong lĩnh vực tài

chính, tín dụng và lƣu thông tiền tệ, làm cố vấn cho chính phủ Anh về ngân

khố quốc gia. Năm 1942, ông đƣợc phong làm nam tƣớc Tilton. Năm 1999,

Tạp chí Times đã đƣa Ông vào trong danh sách 100 ngƣời quan trọng

và có ảnh hƣởng nhất thế kỷ 20 và bình luận rằng: “tƣ tƣởng cơ bản

của Ông là chính phủ phải tiêu tiền mà họ không có để cứu chủ nghĩa

tƣ bản”. Là tác giả của các tác phẩm nhƣ: “ Hậu quả kinh tế của hòa ƣớc”

năm 1919, “Thuyết cải cách tiền tệ” năm 1923, “Thuyết tiền tệ” năm 1930…

67

Các bài viết của ông là cơ sở cho các chính sách kinh tế nhằm điều tiết nền

kinh tế nhiều chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế lúc

bấy giờ. J.M.Keynes đƣợc coi là cha đẻ của kinh tế học vĩ mô hiện đại.

Lý thuyết chung về việc làm của Keynes:

Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng việc làm luôn phụ thuộc

vào tiền lƣơng, đặt biệt khi tiền lƣơng thực tế thấp thì sẽ có rất nhiều

việc làm. Còn theo Keynes, khối lƣợng việc làm phụ thuộc vào “cầu

có hiệu quả”. Khi cầu có hiệu quả cao thì lƣợng công nhân đƣợc thu

hút vào sản xuất nhiều hơn trái lại, cầu có hiệu quả thấp thì khối lƣợng

việc làm thấp. Để giải quyết vấn đề cầu có hiệu quả Keynes đã nêu lên

các quy luật tâm lý cơ bản nhƣ khuynh hƣớng tiêu dùng, hiệu quả giới

hạn của tƣ bản, thị hiếu lƣu động.

Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn:

Trong khuynh hƣớng này Keynes chia thu hập thành hai phần:

phần cho tiêu dùng và phần cho tiết kiệm. Phần tiêu dùng là mối quan hệ

giữa thu nhập và phần chi tiêu cho tiêu dùng, còn phần tiết kiệm là mối

quan hệ giữa thu nhập và phần tiết kiệm. tiêu dùng và tiết kiệm phụ

thuộc vào các nhân tố: thu nhập; những nhân tố khách quan tác động đến

thu nhập: tiền công danh nghĩa, tiền thuế, lãi suất, thuế khóa…; những

nhân tố chủ quan, những khuynh hƣớng tâm lý.

Nhƣ vậy, mức tiêu dùng chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố,

nhƣng xét về lâu dài và tổng thể thì nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp và

mạnh mẽ đến mức tiêu dùng là thu nhập, mà thu nhập lại lệ thuộc vào

khối lƣợng việc làm và sản xuất. Keynes nói rằng “quy luật tâm lý

thông thƣờng của chúng ta khi thu nhập thực tế của cộng đồng tăng

hay giảm, thì tiêu dùng của cộng đồng thực tế sẽ tăng hay giảm nhƣng

không nhanh bằng”. Đây là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và

thất nghiệp.

Đầu tư và số nhân đầu tư:

Để giải quyết vấn đề thất nghiệp Keynes đã nêu ra nguyên lý số

nhân và đầu tƣ. Số nhân đầu tƣ chỉ rõ sự gia tăng đầu tƣ sẽ kéo theo

gia tăng thu nhập. Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tƣ đều kéo

theo cầu bổ sung về công nhân và tƣ liệu sản xuất, nghĩa là việc làm

gia tăng, thu nhập gia tăng. Thu nhập tăng sẽ là tiền đề cho tăng đầu tƣ

mới. Nhƣ vậy, số nhân đầu tƣ có tác động dây chuyền, nó khuếch đại

thu nhập tăng lên. Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tƣ sẽ kéo theo sự gia tăng

thu nhập lên bao nhiêu. Keynes sử dụng khái niệm số nhân để chứng

68

minh những hậu quả tích cực của một chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc

vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm.

Lãi suất:

Lãi suất có tác động rất lớn đối với đầu tƣ có ảnh hƣởng và tác

động đến công ăn việc làm và việc làm của xã hội. Theo Keynes “lãi

suất là khoản thù lao cho việc mất khả năng chuyển hoán trong một

thời gian nhất định”. Trong đó có hai nhân tố có tác động đến lãi suất:

thứ nhất, khối lƣợng tiền tệ. Ông cho rằng nếu khối lƣợng tiền đƣa vào

lƣu thông nhiều, thì lãi suất giảm. Việc dùng lãi suất để điều tiết nền

kinh tế là một trong những chủ trƣơng của Keynes. Thứ hai, là do dự

ƣa thích giữ tiền mặt, Keynes cho rằng của cải dƣới dạng tiền là thuận

lợi nhất, nên con ngƣời luôn có khuynh hƣớng giữ tiền mặt. Lãi suất

cao thì chi phí cơ hội hội cho việc giữ tiền mặt cao nên ngƣời ta hạn

chế việc giữ tiền mặt. Nên lãi suất là nguyên nhân cho sự xa rời tiền

mặt. Sự ƣa thích tiền mặt chịu tác động nhiều yếu tố nhƣ: động lực

giao dịch, động lực dự phòng và động lực đầu cơ. Từ những nhân tố

trên Keynes đã khẳng định rằng cần phải giảm lãi suất để tăng đầu tƣ.

Bởi vì khi hạ lãi suất thì ngƣời dân sẽ không đƣa tiền vào lƣu thông từ

đó sẽ làm tăng lƣợng tiền mặt lên, tƣ lƣợng tiền mặt đó sẽ tăng cƣờng

vào đầu tƣ sẽ tạo ra công ăn việc làm tránh tình trạn thất nghiệp, thu

nhập ổn định. Qua đó sẽ kích thích nền kinh tế phát triển.

Hiệu quả giới hạn của tư bản:

Thực tế cho thấy rằng đầu tƣ luôn phụ thuộc vào hiệu quả giới

hạn của tƣ bản. Không phải tất cả số tiền tiết kiệm đều đƣợc chuyển

sang tổng lƣợng tiền đầu tƣ, mà thông thƣờng nhất là tiền đầu tƣ nhỏ

hơn lƣợng tiền tiết kiệm. Bởi vì nếu đầu tƣ mang lại cho ngƣời đầu tƣ

lợi nhuận lớn thì ngƣời ta đầu tƣ tích cực hơn, nếu lợi nhuận thấp thì

ngƣời ta hạn chế đầu tƣ, nếu không thu về lợi nhuận hoặc thua lỗ thì

ngƣời ta sẽ không đầu tƣ.

Keynes cho rằng theo đà tăng lên của vốn đầu tƣ, hiệu quả giới

hạn của tƣ bản sẽ giảm dần. Do hai nguyên nhân:

Thứ nhất là: khi đầu tƣ tăng lên thì hàng hóa cung cấp cho thị

trƣờng cũng tăng lên, nên giá cả hàng hóa giảm xuống, kéo theo sự suy

giảm của lợi nhuận.

Thứ hai là: cung hàng hóa tăng lên sẽ làm tăng chi phí tƣ bản thay

thế. Trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật và tích lũy tƣ bản tăng nhanh, thì hiệu

quả giới hạn của tƣ bản có thể dẫn đến số 0. Điều đó làm giảm tính tích

69

cực của Nhà kinh doanh hạn chế mở rộng đầu tƣ. Nên ảnh hƣởng hƣởng

đến tình trạng giải quyết việc làm.

Tại Đại hội VI Đảng ta đã xác định, xây dựng nền kinh tế thị

trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát

trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hoàn thiện

thể chế kinh tế thị trƣờng đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc

đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, ổn

định kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế này trƣớc hết phải tuân thủ nghiêm ngặt

yêu cầu của những quy luật khách quan của kinh tế thị trƣờng. Nền kinh

tế thị trƣờng hiện đại là nấc thang cao trong lịch sử phát triển kinh tế thị

trƣờng, vì thế ngoài những đặc trƣng mang tính phổ quát của nền kinh tế

thị trƣờng tự do, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại ngày nay còn mang một

số đặc trƣng mới.

Đó là: thứ nhất, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại phải dựa trên

nền tảng sở hữu hỗn hợp của các chủ thể thị trƣờng. Thứ hai, nền kinh

tế thị trƣờng hiện đại phải dựa trên những thành tựu của khoa học,

công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức - một trong những nhân tố quyết

định trực tiếp đến sự giàu mạnh, văn minh của mọi quốc gia. Thứ

ba, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại phải có cơ cấu, trong đó những lĩnh

vực sau phải hiện đại, đó là: công nghiệp - thị trƣờng, hệ thống kết cấu

hạ tầng, các ngành dịch vụ cao cấp (đặc biệt là dịch vụ tài chính và

ngân hàng).Thứ tƣ, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại dựa trên nguồn

nhân lực chất lƣợng cao, làm chủ đƣợc khoa học và công nghệ với

trình độ quản lý hiện đại.Thứ năm, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại

đƣợc vận hành bởi thể chế thị trƣờng, thể chế quản lý Nhà nƣớc và

chế độ quản trị công ty hiện đại.Thứ sáu, nền kinh tế thị trƣờng hiện

đại phải dựa trên hệ thống an sinh xã hội hiện đại và một hệ thống

phúc lợi vì mục tiêu phát triển con ngƣời.

2.2. Thực tiễn quản lý kinh tế nước ta hiện nay từ góc nhìn lý thuyết

Keynes

Nước ta đã vận dụng học thuyết của Keynes để nền kinh tế đi

đúng hướng, Nhà nước quản lý điều hành tốt

Qua 20 năm đổi mới, nƣớc ta đã dần dần chuyển từ nền kinh tế kế

hoạch hóa tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã

hội chủ nghĩa. Vai trò Nhà nƣớc cũng có những chuyển biến lớn trong

điều kiện kinh tế thị trƣờng Nhà nƣớc đã dần dần thực hiện quản lý kinh

tế quốc dân bằng pháp luật trên cơ sở đã xây dựng và từng bƣớc hoàn

chỉnh hệ thống luật. Nhờ đó, đã từng bƣớc đã hình thành đƣợc môi

70

trƣờng pháp lý tƣơng đối ổn định, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vừa hợp tác, vừa cạnh

tranh để cùng phát triển, góp phần tích cực phát triển kinh tế thị trƣờng.

Bằng các cơ chế, chính sách kinh tế, Nhà nƣớc đã thúc đẩy phát

triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, giải phóng lực lƣợng sản xuất.

Nhà nƣớc điều tiết nền kinh tế thị trƣờng thông qua pháp luật, kế hoạch,

chính sách, các công cụ kinh tế và lực lƣợng vật chất mà Nhà nƣớc

nắm, kết hợp kế hoạch với thị trƣờng; có sự phân cấp nhiều hơn để phát

huy tính chủ động sáng tạo của địa phƣơng; thực hiện tƣơng đối tốt

nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nền kinh tế quốc dân.

Vai trò quản lý điều hành thể hiện ở những chức năng:

- Hình thành luật pháp, đảm bảo tính pháp lý và trật tự luật pháp,

giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp.

- Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát,ổn định tiền tệ.

- Dự báo ngăn ngừa những đổ vỡ của thị trƣờng trong đó, có kiểm

tra trực tiếp đối với giá cả, tiền lƣơng, định mức tiêu dùng những

của cải nhất định…

- Kinh doanh của Nhà nƣớc, nghĩa là Nhà nƣớc sở hữu và quản lý các

công ty sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà các công ty tƣ nhân cũng có

khả năng sản xuất.

- Tác động vào sự phát triển kinh tế, vào sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hƣớng hiệu quả.

- Tác động vào việc hình thành các quy chế lợi cho sự phát triển

kinh tế - xã hội, điều chỉnh cho các quy chế đó cho thích nghi

với những điều kiện thay đổi, tiến hành các cuộc cải cách khi

cần thiết.

Tình hình tăng trưởng kinh tế; vấn đề lạm phát và giải quyết

lạm phát

Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều thành

tựu trong điều kiện tình hình kinh tế có nhiều biến động. Tăng trƣởng kinh

tế Việt Nam luôn giữ mức cao thứ hai trong khu vực, chỉ sau Trung Quốc,

năm 2007 tăng trƣởng kinh tế Việt Nam đạt 8,46%; năm 2008 là 6,31% và

năm 2009 là 5,32%. Xuất khẩu tăng cao là một nhân tố quan trọng tác

động đến tăng trƣởng kinh tế. Trong những năm qua, tốc độ tăng kim

nghạch xuất khẩu của Việt Nam cũng cao, tuy vào năm 2009, do ảnh

hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu tốc độ xuất khẩu có giảm, nhƣng kim

nghạch xuất khẩu vẫn giữ mức cao năm 2006: 22,7%; năm 2007: 21,9%,

năm 2008: 29,1%. Đầu tƣ nƣớc ngoài vào việt nam cũng đanh dấu mức

71

tăng trƣởng nhảy vọt, với số vốn FDI đăng kí qua các giai đoạn luôn tăng,

đặc biệt giai đoạn 2006 - 2009 là giai đoạn thu hút vốn FDI mạnh nhất của

Việt Nam tổng số vốn FDI đạt 126,5 tỷ USD và tổng vốn FDI giải ngân

đạt 33,6 tỷ USD [1, tr.3].

Lạm phát đi cùng với tăng trƣởng là hiện tƣợng kinh tế có tính

quy luật, J.M. Keynes là một trong những nhà kinh tế học phát hiện ra

tính quy luật này và ông cho rằng cần phải tạo ra mức lạm phát “có

kiểm soát” để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Các nhà điều hành kinh tế

Việt Nam hiện nay đang áp dụng quan điểm này. Chính phủ Việt Nam

đã chấp nhận mức lạm phát “vừa phải”, dƣới 2 con số, để thúc đẩy tăng

trƣởng kinh tế mức lạm phát năm 2004 là 9,5 %; năm 2005 là 8,4%,

năm 2006 khoảng 7%. Từ đây có thể thấy mối quan hệ giữa lạm phát và

tăng trƣởng kinh tế, không có một tỷ lệ tăng trƣởng cao mà lạm phát ở

mức thấp đƣợc, và ngƣợc lại. Theo quan điểm của các nhà kinh tế mức

lạm phát có thể chấp nhận đƣợc là 1-2%. Do đó, năm 2007 lạm phát

cao hơn mức tăng trƣởng hơn 4%, có thể chấp nhận đƣợc, nhƣng trong

năm 2008 lạm phát đã tăng quá cao tăng trƣởng kinh tế là 6,31% trong

đó mức lạm phát ở mức 19,89% [1, tr.4].

Để kiềm chế lạm phát chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân để có

giải pháp điều hành lại nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng trƣởng kinh tế

bền vững nhƣ:

Chính sách tiền tệ cần thực hiện một cách linh hoạt và kịp thời

theo thực tế diễn biến của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa tiền

ra và rút tiền về một cách hợp lý sẽ góp phần kiềm chế lạm phát và

kích thích tăng trƣởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nƣớc nên điều hành

chính sách tiền tệ một cách khôn khéo và linh hoạt, nên sử dụng một

cách tốt hơn và kịp thời các công cụ của chính sách tiền tệ nhƣ: lãi

chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buôc, nghiệp vụ thị trƣờng mở… để điều

hành nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát năm 2009 ở mức 6,52%, nhƣng

tăng trƣởng ở mức 5,32% [1, tr. 6] đƣợc xem là mức tăng trƣởng

nhanh trong khu vực.

Về chi tiêu công: chính phủ cần chú ý giải ngân kịp thời cho dự

án đầu tƣ có nguồn từ ngân sách của chính phủ, nhằm hạn chế tình

trạng gây sức ép giá vào cuối năm.

Chính phủ cần tăng cƣờng năng lực của bộ máy dự báo để dự

báo chính xác sự biến động giá cả trên thị trƣờng thế giới để kịp thời

điều chỉnh giá trong nƣớc tránh tình trạng đối phó bị động nhƣ năm

2007, 2008.

72

Tăng cƣờng quản lý các doanh nghiệp Nhà nƣớc, nhất là các

tập đoàn kinh tế, kiên quyết sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc

có vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ trƣờng hợp tập

đoàn Vinashin vừa qua. Biến các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà

nƣớc thành các đơn vị kinh tế chủ lực, trong việc thực hiện nhiệm vụ

ổn định và tăng trƣởng kinh tế, tham gia kiềm chế lạm phát khi chính

phủ yêu cầu.

Chính phủ cần chú ý giải ngân kịp thời cho các dự án đầu tƣ có

nguồn vốn từ ngân sách của chính phủ, nhằm hạn chế tình trạng gây

sức ép tăng giá vào cuối năm.

Những hạn chế trong quản lý kinh tế nước ta hiện nay

Mặc dù vận dụng học thuyết kinh tế của Keynes đƣợc thể hiện

trong các chính sách của chính phủ Việt Nam đã mang lại những hiệu

quả rõ rệt. Tuy nhiên, những chính sách này đang gây ra một số hiệu

quả tiêu cực đòi hỏi các nhà hoạch định cần lƣu tâm: thâm hụt ngân

sách có nguy cơ tăng cao, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế,

nếu Việt Nam thực hiện kích cầu theo đúng kế hoạch đề ra, mức thâm

hụt ngân sách có thể lên đến 8 – 10%, gây mất cân đối nghiêm trọng

cho nền kinh tế.

Mục đích của học thuyết kinh tế của Keynes là chống khủng

hoảng và thất nghiệp nhƣng chƣa làm đƣợc (chỉ có tác dụng tạm thời),

biểu hiện: thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao; phƣơng pháp luận thiếu

khoa học. Trong những năm vận dụng vào thực tiễn cuối năm 2008

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến Việt Nam. Năm

2008, có 24,8% và năm 2009 có 38,2% số doanh nghiệp bị giảm

doanh thu [7]. Tình trạng thất nghiệp có xu hƣớng gia tăng đến tháng

9 năm 2009 đã có 43.348 lao động mất việc và hơn 100.000 ngƣời

thiếu việc làm [5]. Khủng hoảng kinh tế thế giới, cầu giảm FDI và đầu tƣ

ở các làng nghề, một số doanh nghiệp tƣ nhân giảm tác động tiêu cực đến

toàn cầu về lao động. Chính sách tăng giá để giải quyết nạn thất nghiệp

cũng không thành công trong thực tế thể hiện trong những cuộc khủng

hoảng kinh tế 1969 – 1975 ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa.

Keynes nhận thấy sự cần thiết can thiệp Nhà nƣớc vào nền kinh tế

và đƣa ra lý thuyết “chủ nghĩa tƣ bản đƣợc điều tiết”. Song khi đánh giá

cao vai trò của kinh tế Nhà nƣớc, ông lại bỏ qua vai trò điều tiết của cơ chế

thị trƣờng, quá coi nhẹ kinh tế thị trƣờng “dùng đại bác bắn vào cơ chế thị

trƣờng”. Chính sách giảm lãi suất để kích thích đầu tƣ của Keynes tỏ ra

không hiệu quả trong điều kiện tự do di chuyển ngoại tệ trên phạm vi toàn

73

cầu nhƣ hiện nay. Khi chính phủ giảm lãi suất sẽ có hiện tƣợng các nhà

đầu tƣ rút vốn trong nƣớc để chuyển sang những nƣớc có lãi suất cao hơn

dẫn đến đầu tƣ trong nƣớc sụt giảm.

Học thuyết của Keynes đƣợc vận dụng rộng rãi trong thời gian dài

ở các nƣớc tƣ bản và có những biến thể khác nhau. Nhƣng cũng chỉ là bài

thuốc chữa ngọn, chƣa chữa đƣợc gốc rễ căn bệnh của chủ nghĩa tƣ bản.

Vấn đề là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất đạt đến

trình độ xã hội hóa cao và quan hệ sản xuất vẫn mang tính tƣ nhân. Việc

dùng chính sách tài chính để kích thích nền kinh tế tăng trƣởng có những

hạn chế: trong thực tế khó tính toán chính xác liều lƣợng của việc tăng

giảm chi tiêu và thuế khóa. Độ trễ của chính sách tài chính là khá lớn.

Các giải pháp tối ưu:

Xây dựng bộ phận kinh tế Nhà nƣớc vững mạnh và hoạt động

có hiệu quả. Nhà nƣớc cần tích cực và chủ động tác động vào nền kinh

tế, qua đó để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và

phát triển, đặt biệt trong bối cảnh hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế

tài chính thế giới đang tác động tiêu cực đến nƣớc ta thì vai trò đó

càng trở nên cấp thiết.

Nhà nƣớc thông qua công cụ lãi suất, có thể tác động để duy trì

sự phồn vinh, tạo công ăn việc làm vƣợt qua tình trạng khủng hoảng

kinh tế mà các nƣớc tƣ sản gặp phải trong những năm 30 của thế kỷ

XX. Nó đƣợc nhiều nhà lý luận kinh tế tƣ sản tiếp thu, truyền bá và

phát triển thành các trƣờng phái Keynes. Đảm bảo việc làm trong xã

hội và giảm thất nghiệp bởi vì hiện nay sức ép về việc làm ngày càng

gia tăng, nên giải quyết việc làm là một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan

trọng. Ổn định giá cả và tiền tệ chống nguy cơ lạm phát.

Chính Phủ cần lập kho dự trữ lƣơng thực để điều tiết biến động

giá lƣơng thực trong nƣớc và thế giới, đồng thời có chính sách hỗ trợ

sản xuất – chế biến – tiêu thụ lƣơng thực, thực phẩm trong nƣớc;

Chính phủ bớt quan tâm đến điều tiết thị trƣờng vàng trong nƣớc vì

đây không phải là thủ phạm chính gây ra lạm phát ở Việt Nam.

Nền kinh tế mới đang định hình, đòi hỏi tƣ duy thích ứng về

bàn tay quản lý của Nhà nƣớc khi thực hiện nguyên tắc thị trƣờng,

tránh các cực đoan, phiến diện trong nhận thức, tăng cƣờng sự phối

hợp đồng bộ các công cụ và cấp độ quản lý, giám sát chặt chẽ và chủ

động xử trí kịp thời các tác động mặt trái của kinh tế thị trƣờng. Việc

vận dụng “hai bàn tay” hữu hình và vô hình là yếu tố quan trọng thúc

đẩy kinh tế thị trƣờng phát triển.

74

3. Kết luận

Học thuyết kinh tế của Keynes có một ý nghĩa nhất định, ra đời

để đáp ứng yêu cầu thực tế của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, thoát ra

khỏi lý luận truyền thống lấy tự do thả nổi làm nội dung căn bản để

phân tích sự căn bằng. Xây dựng học thuyết kinh tế mới mà tƣ tƣởng

trung tâm là sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế và tìm mọi biện

pháp nâng cầu để giải quyết việc làm, nhằm giúp chủ nghĩa tƣ bản

thoát khỏi cảnh cùng quẩn trƣớc khủng hoảng kinh tế. Từ đó tránh cho

nó khỏi sự sụp đổ hoàn toàn. Việt Nam một nƣớc nông nghiệp, phần

lớn dân cƣ sống ở nông thôn và gắn với kinh tế nông thôn, nên các

giải pháp kích cầu luôn tác động đến bộ phận dân cƣ này.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Phƣớc Tài (2012), “Vai trò của Nhà nƣớc trong sự hình

thành và điều tiết kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học thể chế và vai trò của thể chế

trong phát triển kinh tế tại Việt Nam, Đại học Quốc gia TP.HCM,

Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM

[2]. Đinh Văn Thông (2009), “Học Thuyết Keynes và những vấn đề

kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí

Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 25,

tr.185-192

[3]. Thống kê của Bộ Lao Động – TBXH về tình hình mất việc làm 9

tháng đầu năm 2009.

[4]. Nguyễn Văn Trình (chủ biên), Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Tấn Phát

(2011), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Đại học Quốc gia

TP.HCM, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.

[5]. Nguyễn Văn Trình & Nguyễn Sơn Hoa (2010), Trƣờng ĐH Kinh

tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, “Chính sách vĩ mô kiềm chế

lạm phát và kích thích tăng trƣởng kinh tế”, Phát triển và hội nhập, số

6 – tháng 8.

[6]. Trần Bình Trọng (2003), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế,

Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb.Thống Kê, Hà Nội.

[7]. Viện khoa học Lao động và xã hội (2009), số liệu điều tra về đánh

giá “Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến doanh nghiệp và

việc làm, thu nhập của người lao động” trong số doanh nghiệp cắt

giảm qui mô lao động, số phải cắt giảm trên 20% qui mô lao động

chiếm 15.9% năm 2008 và 23.3% năm 2009.

75

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP

DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

SV: Lê Thị Tố Quyên

Lớp: ĐHGDCT13

GVHD: ThS. Trƣơng Thị Mỹ Dung

Tóm tắt: Trong bài viết này làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về độc

lập dân tộc, độc lập tự do là khát vọng lớn của dân tộc thuộc địa,

đồng thời là quyền thiêng bất khả xâm phạm, độc lập thật sự trong

hòa bình thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, độc lập gắn với cơm no, áo

ấm, hạnh phúc cho mọi người dân, như là nội dung cốt lõi của vấn đề

dân tộc thuộc địa và sự vận dụng quan điểm đó của Đảng ta trong bối

cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế hiện nay.

Từ khóa: dân tộc thuộc địa, độc lập dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Đặt vấn đề Việt Nam, quốc gia đa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên phong

phú, có vị trí địa lý chiến lƣợc quan trọng. Trong lịch sử, dân tộc Việt

Nam đã chiến đấu và chiến thắng bao thế lực ngoại xâm hùng mạnh.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam cũng đã anh dũng

chiến thắng, chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.

Bởi ngƣời dân Việt vì yêu nƣớc nồng nàn mà mƣu trí dũng cảm, kiên

cƣờng bất khuất chống giặc ngoại xâm, vì nhân ái, nhân nghĩa mà

đoàn kết tƣơng trợ trong cuộc sống, vì yêu đời mà cần cù sáng tạo lao

động.. . Với đƣờng lối chiến lƣợc sách lƣợc đúng đắn, Đảng Cộng sản

Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm lấy và phát

huy những truyền thống quý báu của ngàn xƣa, dẫn dắt dân tộc ta đấu

tranh giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

2. Nội dung

2.1. Quan niệm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là sự kết hợp Chủ

nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh cho

độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc

khác. Nhƣng ở nƣớc ta hiện nay trong thời kì công nghiệp hóa hiện

đại hóa, cần có những nội dung đáng chú ý hơn là dân tộc ta đã phát

huy lòng yêu nƣớc truyền thống và nâng thành lòng yêu nƣớc xã hội

chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cƣờng, đã phát huy

đƣợc sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết

toàn dân. Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con ngƣời Việt

76

Nam, đó là sức mạnh thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử,

sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính

không gì lay chuyển, sức mạnh ấy bền vững và đƣợc nhân lên nhiều

lần trong thời đại ngày nay.

Về quyền dân tộc, con ngƣời, Hồ Chí Minh cho rằng tất cả các

dân tộc trên thế giới đều bình đẳng độc lập tự do nhƣ là quyền thiêng

liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Sinh ra trong cảnh

nƣớc mất nhà tan, tận mắt chứng kiến đƣợc sự áp bức của đế quốc lên

tự do độc lập của đất nƣớc, Hồ Chí Minh cho rằng đối với một ngƣời

dân mất nƣớc, cái quí nhất trên đời là độc lập cho tổ quốc, tự do cho

nhân dân. Nên ngƣời quyết định ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, trên đƣờng

Ngƣời đi khắp các quốc gia trên thế giới, đƣợc tiếp cận nhiều tƣ tƣởng

cứu nƣớc khác nhau, theo Hồ Chí Minh, Độc lập dân tộc phải là độc

lập thật sự và độc lập hoàn toàn, dân tộc đó phải có đầy đủ quyền về

chính trị, kinh tế, an ninh…và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là tƣ tƣởng độc

lập dân tộc trong hoà bình chân chính của Ngƣời, nó là nguồn sức

mạnh làm nên chiến thắng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn

của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Hồ Chí Minh không chỉ đấu

tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân

tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức.

Từ đó Ngƣời đã xây dựng lý luận giải phóng dân tộc theo con

đƣờng cách mạng vô sản, từ ngƣời tìm đƣờng Nguyễn Ái Quốc đã trở

thành ngƣời dẫn đƣờng cho dân tộc ta đi đến những thắng lợi quang

vinh. Ngƣời cũng đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc với những nội

dung quan trọng:

Thứ nhất, độc lập tự do nhƣ là quyền thiêng liêng, bất khả xâm

phạm của tất cả các dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh, đối với một ngƣời dân mất nƣớc, cái quí

nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Chính vì vậy

trong quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc, Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho

những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc, gửi đến Hội nghị Hòa bình Vécxây

một bản Yêu sách gồm 8 điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân

dân Việt Nam. Bản Yêu sách đã không đƣợc các tên trùm đế quốc quan

tâm giải quyết, nhƣng đƣợc những sự thật ấy rèn luyện, Nguyễn Ái

Quốc rút ra bài học: “Muốn đƣợc giải phóng các dân tộc chỉ có thể

trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lƣợng bản thân mình.” [8, tr.30].

Mùa xuân 1930, Ngƣời đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản

trong nƣớc, trong Chánh cƣơng vắn tắt do Hồ Chí Minh trực tiếp soạn

77

thảo, Ngƣời đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: “Đánh đổ đế

quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nƣớc Nam đƣợc

hoàn thiện độc lập” [3, tập 3, tr.1]

Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nƣớc, tháng 5-1941 chủ trì Hội

nghị Trung ƣơng 8 của Đảng, viết thƣ Kính báo đồng bào, chỉ rõ:

“Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”[ 3, tập

3,tr.198].. Ngƣời chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng

minh, ra báo Việt Nam độc lập, thảo Mƣời chính sách của Việt Minh,

trong đó mục tiêu đầu tiên là: “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”.

Tháng 8-1945 Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí chiến đấu cho độc

lập, tự do của nhân dân ta. Cách mạng tháng Tám thành công, ngƣời

thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, long trọng

khẳng định trƣớc quốc dân đồng bào và trƣớc thế giới: “Nƣớc Việt

Nam có quyền hƣởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nƣớc

tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần

và lực lƣợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập

ấy” [3, tập 4, tr.4].

Thứ hai, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn, gắn

với hòa bình thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nƣớc.

Trong các bức thƣ và điện gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ

các nƣớc vào thời gian đó, Ngƣời đã trịnh trọng tuyên bố rằng: “Nhân

dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhƣng nhân dân chúng

tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng

liêng nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nƣớc” [3,

tập4, tr.469].

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc

lập và chủ quyền độc lập, Ngƣời ra lời kêu gọi vang dậy núi sông:

“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất

nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ” [3, tập 4, tr480]. Khi đế quốc

Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc, Chủ tịch

Hồ Chí Minh lại đƣa ra một chân lý bất hủ cho mọi thời đại: “Không

có gì quý hơn độc lập, tự do” [3, tập 12, tr.108]. Đƣợc sự cổ vũ của

tinh thần đó, nhân dân hai miền Nam, Bắc đã kiên cƣờng chiến đấu hy

sinh, buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập

lại hòa bình ở Việt Nam. Điều 1, chƣơng 1 của Hiệp định viết: Hoa kỳ

và các nƣớc khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ của nƣớc Việt Nam nhƣ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về

Việt Nam đã công nhận.

78

Thứ ba, Độc lập dân tộc phải đem lại cơm no, áo ấm hạnh phúc

cho mọi ngƣời dân.

Theo Hồ Chí Minh, nếu nƣớc độc lập mà dân không đƣợc

hƣởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Vì vậy

chúng ta phải thực hiện ngay, Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có

mặc, Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành

Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tôi có một sự ham muốn, ham

muốn tột bậc là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta

hoàn toàn đƣợc tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng

đƣợc học hành. Ngƣời đã hy sinh trọn đời mình cho” [3, Tập 4, tr.161-

162]. Mục tiêu lý tƣởng đó Unesco đã ghi nhận Hồ Chí Minh vừa là

anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là nhà văn hóa kiệt xuất.

2.2. Sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

2.2.1. Con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực xây dựng của Xã

hội chủ nghĩa.

Theo Hồ Chí Minh con ngƣời đƣợc coi nhƣ là sức mạnh dân

tộc đồng thời là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nƣớc, đó còn đƣợc biểu

hiện qua các truyền thống quý báo của dân tộc ta nhƣ yêu nƣớc, tinh

thần đoàn kết, ý chí đấu tranh bất khuất cho độc lập tự do và ý thức tự

lực tự cƣờng của dân tộc ta. Đây chính là một trong những truyền

thống quý báu của dân tộc cần phát huy.

Thứ nhất: Phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần trách

nhiệm dân tộc tạo tiền đề cho xây dựng, bảo vệ, phát huy tiềm năng

đất nước.

Yêu nƣớc là hạt nhân cốt lõi của truyền thống dân tộc ta, nó

không chỉ đơn thuần là một tình cảm tự nhiên mà đƣợc hình thành và

phát triển trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, từ thời Vua Hùng

dựng nƣớc và 1000 năm Bắc thuộc đến hai cuộc chiến chống thực dân

Pháp, đế quốc Mỹ. Với truyền thống này dân tộc ta đã anh dũng chiến

đấu chống giặc ngoại xâm để đất nƣớc thực sự đƣợc độc lập tự do, có

tên trên bản đồ thế giới. Với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nƣớc trở

thành sức mạnh, thành chủ nghĩa yêu nƣớc, một đạo lí, một lẽ sống

mà mọi ngƣời dân đặt lên hàng đầu. Hồ Chí Minh đã từng nói. “Dân

tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý

báu của ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần

ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó

lƣớt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc

79

và lũ cƣớp nƣớc” [3, Tập 6, tr.171]. Lòng yêu nƣớc, tinh thần độc lập,

tự chủ, tự lực, tự cƣờng đã kết liền nhân dân thành một khối vững

chắc không tách rời, không gì lay chuyển đƣợc. Tổng hợp các điều

trên, Hồ Chí Minh làm nổi bật sức mạnh của con ngƣời Việt Nam. Đó

là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và hiện

tại, sức mạnh của sự thông minh và lòng dũng cảm. Trong giai đoạn

công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc thì lòng yêu nƣớc đƣợc Đảng

ta tiếp tục phát huy trên nền tảng của Hồ Chí Minh, nếu lòng yêu nƣớc

ở thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc là ra sức

chiến đấu thì ở thời bình nhƣ hiện nay nó là sự biểu hiện ở tinh thần

học hỏi, ra sức rèn đức luyện tài song song để góp phần phát triển đất

nƣớc, khẳng định dân tộc ta trên trƣờng quốc tế . Ngày nay, tình hình

thế giới và trong nƣớc đã có nhiều đổi thay, vấn đề đặt ra là phát huy

chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nƣớc Hồ

Chí Minh để hội nhập và phát triển đất nƣớc nhƣ:

Một là, Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, đó là quyền làm chủ

của dân tộc, quyền tự quyết định con đƣờng phát triển kinh tế, chính

trị, xã hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự

do thành lập cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân

tộc chứ không phải vì mƣu đồ và lợi ích của một nhóm ngƣời nào đó.

Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên

lập trƣờng của giai cấp công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến

bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những mƣu toan lợi dụng quyền

dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các

nƣớc, đòi ly khai chia rẻ dân tộc.

Hai là, Khơi dậy ý thức dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền

lãnh thổ, thống nhất đất nƣớc giữa vùng đất, vùng biển, vùng trời.

Ngày nay bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là tăng cƣờng sức

mạnh quốc gia dân tộc. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm

bảo vững chắc chủ quyền lãnh thổ đặc biệt là biển, đảo thiêng liêng

của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng,

phát triển và bảo vệ đất nƣớc hiện nay và mai sau. Đối với nƣớc ta,

đang hội nhập quốc tế, luôn mong muốn có quan hệ hữu nghị, hợp tác

với tất cả các nƣớc, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị của nhau, cân

bằng lợi ích, các bên cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định và phát triển

của Việt Nam, của khu vực và của toàn thế giới. Việt Nam sẵn sàng là

bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

80

Thứ hai: Quan tâm, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Mọi con dân đất Việt dù ở đâu đi đâu đều có chung nguồn cội,

đều là con Hồng cháu Lạc đƣợc sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu

Cơ. Vì vậy, tiếng gọi đồng bào hay dân tộc Âu Lạc là tiếng gọi thân

thiết và linh thiêng, đánh thức cội nguồn nòi giống dân tộc, hình thành

nên ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết. Đoàn kết từ trong những

tình cảm nhỏ nhất từ tình yêu gia đình, làng xóm, quê hƣơng, đất nƣớc

và phát triển đến đoàn kết dân tộc. Đó chính là sức mạnh, là điểm tựa

tinh thần vững chắc của con ngƣời và cả dân tộc Việt Nam trong lịch

sử hàng ngàn năm dựng nƣớc, giữ nƣớc và phát triển đất nƣớc. Đại

hội XI nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đƣờng lối chiến lƣợc

của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là

nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4, tr.48]. Để tiếp nối truyền thống của ông

cha ta thì trong thời kì thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng, Nhà nƣớc cần quan tâm xây dựng và

phát huy tính đại đoàn kết toàn dân tộc. Trƣớc lúc đi xa, Ngƣời căn

dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của

dân ta. Các đồng chí từ Trung ƣơng đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự

đoàn kết nhất trí của Đảng nhƣ giữ gìn con ngƣơi của mắt mình” [3,

tập 12, tr.510]. Để vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào việc xây

dựng, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần chú ý

những vấn đề sau đây:

Một là, cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời

sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Nhà nƣớc cần hỗ trợ các chính

sách về đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giải quyết việc

làm, hỗ trợ vốn…phù hợp với đặc điểm của vùng miền địa phƣơng.

Đối với vùng sản xuất nông nghiệp cần quan tâm khuyến khích ngƣời

dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến khích đầu tƣ thành lập hợp

tác xã thu mua, chế biến nông sản, hạn chế tình trạng tƣ thƣơng ép giá.

Hai là, tăng cƣờng công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhằm

nâng cao tƣ tƣởng giác ngộ chính trị, tinh thần yêu nƣớc và ý thức

cảnh giác trƣớc sự xuyên tạc của các thế lực thù địch. Xây dựng đội

ngũ cán bộ tuyên truyền đủ về số lƣợng và có chất lƣợng, có uy tín

cao.Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phƣơng pháp vận động phù

hợp với điều kiện văn hóa các vùng miền.

Ba là, Khơi dậy phát huy, sức mạnh, tinh thần đại đoàn kết dân

tộc. Trong tình hình thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta phải chủ

81

trƣơng phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc – khơi dậy của chủ nghĩa

yêu nƣớc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên

trong mà tranh thủ và vận dụng sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của lực

lƣợng bên ngoài bởi Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,

Thành công, thành công, đại thành công” [3, Tập 10, tr.350].

Trong thời kỳ hiện nay, đại đoàn kết toàn dân tộc là để Tổ quốc đƣợc

bảo vệ vững chắc, lòng dân an bình, xã hội phát triển về mọi mặt, cho

nên phải đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng, phát huy vai trò to lớn

của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ ba: Phát huy những truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo.

Dân tộc Việt Nam đã hội đủ cả ba đức tính cần cù, thông minh,

sáng tạo với sắc thái riêng, độc đáo. Những đức tính này đƣợc hình

thành, phát triển trên cơ sở điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế,

xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và không lặp lại ở bất kỳ dân

tộc nào trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,

việc giữ gìn phát huy giá trị truyền thống của con ngƣời dân tộc Việt

Nam là điều cần thiết, dân tộc ta chấp nhận hòa nhập học hỏi giao lƣu

văn hóa chứ không bao giờ hòa tan. Bởi lẽ, đó là những giá trị tinh

thần cốt lõi, đặc sắc, mang tính trƣờng tồn trong lịch sử của dân tộc

mà dựa vào đó các thế hệ mai sau có thể phát huy trên tầm cao mới

của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, con ngƣời vừa là mục tiêu

vừa là động lực xây dựng xã hội chủ nghĩa.

2.2.1. Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, đang xuất hiện nhiều vấn đề lý luận nằm trong tổng

thể quan niệm chung về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhu cầu phát

triển đất nƣớc đang đặt ra, đòi lại phải nhận diện và hiểu biết về chủ

nghĩa xã hội vừa mang tính tổng thể, vừa trong những chi tiết, đƣờng

nét cụ thể. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu cơ bản

của cách mạng, vừa là lợi ích căn bản của quốc gia và là quan điểm

nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta. Vì vậy, trong quá trình thực hiện,

chúng ta cần quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản nhƣ là:

Một là, Lấy phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là

then chốt, xây dựng văn hóa, xã hội là nền tảng tinh thần của xã hội,

tăng cƣờng quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thƣờng xuyên.

Bên cạnh đó, việc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội đòi hỏi chúng ta phải thƣờng xuyên nắm vững và thực hiện

có hiệu quả hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

82

Hai là, coi trọng kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã

hội với quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Đây là vấn đề rất quan

trọng, làm cơ sở để xác định nội dung và những bƣớc đi phù hợp.

Ba là, kiến tạo và giữ vững môi trƣờng hòa bình để xây dựng,

bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Cả trong lý luận và thực tiễn cần khẳng

định vấn đề định hƣớng đƣa đất nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội là duy

nhất đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của dân tộc và xu thế thời

đại đó là mục tiêu của đổi mới theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là

dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sức hấp

dẫn của chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết là ở mục tiêu mang đậm bản chất

nhân văn này. Qua đó cho thấy các động lực phát triển của chủ nghĩa

xã hội, trong đó động lực con ngƣời với nhu cầu và lợi ích của họ giữ

vị trí trung tâm. Mặt khác việc phát hiện động lực, có chính sách phát

huy và kết hợp các động lực phát triển sẽ làm cho chủ nghĩa xã hội

sinh động, năng động và mang tính thực tiễn.

Trong thời đại toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế cần phát huy tinh

thần độc lập, tự chủ kết hợp tiếp thu sáng tạo những thành tựu mới

trên các lĩnh vực của thời đại với sự vận động của cách mạng Việt

Nam để đề ra đƣờng lối đúng, bảo đảm vừa kiên định nguyên tắc

chiến lƣợc, vừa linh hoạt, sáng tạo trong những giải pháp tổ chức.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó

lƣờng, xu hƣớng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng. Điều

đó, tác động nhiều chiều đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

của nhân dân ta.

2.2.2. Quan tâm chăm lo đời sống và thực hiện tốt các chính sách

cho các dân tộc trong nƣớc.

văn minh. Đảng và Nhà nƣớc ta cần tăng cƣờng triển khai nhiều chính

sách nhằm chăm lo đời sống nhân dân, phát huy các giá trị văn hóa

của dân tộc ta, đặt biệt ở miền núi nhƣ chính sách dạy và học chữ cho

những ngƣời dân tộc thiểu số và tạo điều kiện cho các Đài Phát thanh

- Truyền hình phát triển để ngƣời dân dễ dàng kịp thời nắm bắt thông

tin, tránh bị lợi dụng.

Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trƣờng

nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chính sách dân

tộc của Đảng đã đƣợc thể hiện ở các Nghị quyết Đại hội Đảng. Nghị

83

quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Thực hiện tốt các chính

sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giúp đỡ nhau cùng phát

triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất

hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo,

mở mang dân trí, giữ gìn làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và

truyền thống tốt đẹp của các dân tộc” [5, tr.46]. Các dân tộc có trình

độ phát triển kinh tế – xã hội cao thì phải có trách nhiệm giúp đỡ các

dân tộc có điều kiện phát triển khó khăn hơn.

Ngay cả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành

Trung ƣơng Đảng Khoá IX về công tác dân tộc đã khẳng định chính

sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ƣu tiên đầu tƣ phát triển

kinh tế – xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trƣớc hết, tập trung vào

phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo. Khai thác

có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền

vững môi trƣờng sinh thái. Phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cƣờng

của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cƣờng sự quan tâm hỗ trợ

của Trung ƣơng và sự giúp đỡ của các địa phƣơng trong cả nƣớc phát

triển hơn” [6, tr.35]. Xuất phát từ quan điểm trên cần thực hiện một số

nhiệm vụ trƣớc mắt nhƣ:

Xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc

thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong

những năm trƣớc mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, đồng bào các

dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế

mạnh của địa phƣơng làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự

nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá bảo vệ vững

chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ƣu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào

tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc. Kế thừa và phát huy những giá

trị văn hoá truyền thống của các dân tộc góp phần xây dựng nền văn

hoá Việt Nam đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc.

Tăng cƣờng đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc

và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, ban

hành nhiều chủ trƣơng chính sách ƣu tiên đối với đồng bào dân tộc

trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Cùng với sự quan tâm sâu sắc, chăm lo đầy đủ, cụ thể của Đảng

và Nhà nƣớc, tinh thần nỗ lực, cố gắng của đồng bào các dân tộc, tình

hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc đã có bƣớc chuyển biến,

84

tiến bộ đáng kể, cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao,

vùng sâu, vùng xa đƣợc cải thiện rõ rệt, quyền của các dân tộc thiểu số

đƣợc bảo đảm đầy đủ và toàn diện.

3. Kết luận

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội

nhập quốc tế, chúng ta cần phải luôn luôn quán triệt và vận dụng sáng

tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc để đất nƣớc ngày càng

đạt thêm những thành tựu to lớn hơn nữa. Đồng thời việc kế thừa, phát

triển tƣ tƣởng dân tộc của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đòi

hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện tất cả các vấn đề chính

trị, kinh tế, xã hội và quốc tế.

Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Ngọc Anh (2013), Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

[2]. Vy Xuân Hoa (2008), “Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nƣớc

trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhân kỷ

niệm 60 năm ngày Nhân quyền thế giới - ngày 10/12)”, Trang Tin

Điện tử Ủy Ban dân tộc.

[3]. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[5]. ĐCSVN (2001): “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

IX”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6]. ĐCSVN (2003): “Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành

Trung ƣơng khóa IX”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.35.

[7]. Trần Văn Phòng (2011), “Phát huy vai trò to lớn của khối đại

đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ

mới”, Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

[8]. Trần Dân Tiên (1970), “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của

Hồ Chí Minh”, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.30.

85

TƢ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC

CHÍNH TRỊ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

SV: Lê Ngọc Hân

Lớp: ĐHGDCT12

GVHD: ThS. Lê Văn Tùng

Tóm tắt: Từ việc nghiên cứu khái niệm tư duy phản biện và vai trò

của nó, tác giả phân tích những số liệu khảo sát, phỏng vấn sinh viên,

qua đó làm rõ những lợi ích của tư duy phản biện, sự cần thiết cần

phải trang bị tư duy phản biện, tìm hiểu về những khó khăn sinh viên

gặp phải trong quá trình rèn luyện và phát triển tư duy phản biện.

Tiếp đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tư duy

phản biện cho sinh viên ngành giáo dục chính trị, Trường Đại học

Đồng Tháp.

Từ khóa: Sinh viên ngành giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng

Tháp, Tư duy phản biện.

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, xã hội ngày càng hiện đại nhiều vấn đề đƣợc nảy sinh

trong cuộc sống hằng ngày. Đòi hỏi mỗi ngƣời cần phải có lập trƣờng, tƣ

tƣởng kiên định không những trong đánh giá, nhìn nhận vấn đề một cách

khách quan mà còn kịp thời đƣa ra những giải pháp, giải quyết hiệu quả.

Tƣ duy phản biện đƣợc xem là một công cụ hữu hiệu để đáp ứng những

yêu cầu trên. Đối với các nƣớc phƣơng Tây tƣ duy phản biện đã trở nên

rất quen thuộc và ở nhiều trƣờng đại học nó đã trở thành môn học điều

kiện bắt buộc đối với sinh viên khi ra trƣờng. Ở nƣớc ta tƣ duy phản biện

trong thời gian vừa qua đang nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm và ngày

càng đƣợc đánh giá đúng với vai trò và vị trí của nó.

2. Tƣ duy phản biện và vai trò của nó

2.1. Khái niệm tư duy phản biện

Có nhiều khái niệm về tƣ duy phản biện đƣợc các học giả đƣa

ra từ những khía cạnh và góc độ khác nhau. Dƣới đây là một số định

nghĩa tiêu biểu:

“Tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và

hữu ích để quyết định niềm tin hay hành động – Robert Ennis.

Tư duy phản biện là một mô hình tư duy – về một chủ đề, một

vấn đề, một nội dung bất kỳ – trong đó chủ thể tư duy cải tiến chất

lượng tư duy của mình bằng việc điều khiển một cách thành thạo các

86

cấu trúc nền tảng có sẵn của tư duy và áp đặt các tiêu chuẩn của hành

động trí tuệ lên quá trình tư duy của mình - Richard Paul [Dẫn theo, 3].

Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh

giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp,

truyền thông, và tranh luận - Mathew Lipman” .

Theo chúng tôi, tƣ duy phản biện là quá trình tƣ duy biện chứng.

Trong đó, bao gồm hai nhân tố quan trọng đó là phân tích và xử lý

thông tin một cách nhanh chóng, nhằm đƣa ra những luận cứ quan

trọng để làm sáng tỏ vấn đề đƣợc bàn luận và đƣa ra kết quả cuối cùng.

Nội dung cơ bản của tƣ duy phản biện gồm: xác định vấn đề,

nâng cao khả năng nhận thức, hình thành giải pháp.

Xác định vấn đề: là nội dung quan trọng nhất của tƣ duy phản

biện. Vì, khi xác định đúng những vấn đề nào là trọng tâm thì chúng ta

mới xác định đúng hƣớng cần phải giải quyết vấn đề đó nhƣ thế nào?

Nâng cao khả năng nhận thức: khi đã nhận thức đúng vấn đề

cần giải quyết. Từ đó, chúng ta sẽ đƣa ra những ý kiến, quan điểm của

bản thân về vấn đề đó là đúng hay sai và có những lập luận tại sao nó

đúng hoặc tại sao sai.

Hình thành giải pháp: đó chính là quá trình tổng hợp tất cả các

dữ liệu đã đƣợc đƣa ra trong quá trình phản biện, chắt lọc những thông

tin cần thiết, thiết lập nên những giải pháp để giải quyết vấn đề đó.

2.2. Vai trò của tư duy phản biện

Tƣ duy phản biện là rất cần thiết, đặc biệt là đối với việc đào ở tạo

bậc đại học và cao đẳng. Vì thế, hiện nay một số trƣờng đã đƣa tƣ duy

phản biện vào chƣơng trình đào tạo và nó trở thành môn học chính.

Tƣ duy phản biện đã mang lại những hiệu quả thiết thực nhất,

nó không những hƣớng cho ngƣời học biết cách phân tích và xử lý vấn

đề một cách khoa học mà còn giúp chủ thể đƣa ra nhiều giải pháp giải

quyết vấn đề một cách hiệu quả. Cụ thể là:

Một là, tư duy phản biện giúp sinh viên phát triển khả năng

sáng tạo

Với lối tƣ duy sáng tạo, giúp ngƣời học có thể phát triển thêm

nhiều ý tƣởng mới mẽ, độc đáo. Từ đó, khắc phục đƣợc lối suy nghĩ

theo kiểu khập khuông, máy móc chỉ có trong sách vỡ, giáo trình.

87

Sáng tạo là một trong những kỹ năng rất cần thiết sinh viên cần

trang bị. Bởi vì, nó không chỉ quan trọng trong học tập mà còn cả đối

với cuộc sống hằng ngày. Nó giúp giải quyết vấn đề đặt ra một cách

nhanh chóng bằng việc đƣa ra những giải pháp mới thực sự hiệu quả.

Sáng tạo là khả năng tạo ra những cái mới dựa trên việc kế thừa những

yếu tố tích cực của cái cũ, đồng thời khắc phục những tiêu cực. Ngoài

ra, sáng tạo và tìm tòi còn là một trong những nhân tố quan trọng

trong việc xây dựng động lực học tập cho sinh viên.

Hai là, rèn cho sinh viên khả năng phân tích và đánh giá.

Với tác dụng của tƣ duy phản biện một vấn đề có thể đƣợc bàn

luận với nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Từ đó, đƣa ra những cách

giải quyết vấn đề khác nhau làm cho chủ đề bàn luận trở nên phong

phú và đa dạng hơn. Hơn thế, tƣ duy phản biện còn có một tác dụng

khác cũng không kém phần quan trọng đó chính là giúp lôi cuốn

ngƣời học, kích thích chủ thể sử dụng phƣơng pháp công não vào

những cuộc tranh luận nhằm đi đến kết quả cuối cùng đó chính là tìm

ra chân lý.

Để phân tích và đánh giá vấn đề một cách chính xác đòi hỏi

mỗi sinh viên phải là những chủ thể khách quan trong việc nhìn nhận

và đánh giá vấn đề phải dựa vào những luận cứ khoa học mà trong quá

trình biện luận mỗi chủ thể đƣa ra để bảo vệ quan điểm của mình. Và

khi đã thu nhận hết tất cả các thông tin thì mỗi ngƣời sẽ có những cách

nhìn nhận và đánh giá khác nhau về vấn đề đó.

Ba là, giúp mỗi sinh viên trở thành những chủ thể độc lập.

Với những chủ đề bàn luận tƣ duy phản biện giúp cho ngƣời

học trở thành những chủ thể độc lập trong việc nhìn nhận, đánh giá

vấn đề, mỗi ngƣời sẽ đƣợc tự do nêu lên quan điểm của bản thân về

vấn đề đó. Đồng thời, đƣa ra phƣơng pháp giải quyết vấn đề đó một

cách tối ƣu nhất.

Bốn là, giúp sinh viên biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của

người khác khi tranh luận.

Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của ngƣời khác trong lúc bàn

bàn luận không những là học thuật trong giao tiếp nhằm thể hiện thái

độ tôn trọng ngƣời khác mà còn giúp ngƣời nghe có thể đánh giá đúng

một cách khách quan về vấn đề đƣợc đó bằng cách lắng nghe toàn bộ

những ý kiến và quan điểm của ngƣời đó.

88

Một điều sinh viên cần nên chú ý đó chính là mục đích cuối

cùng của tƣ duy phản biện là đi tìm lẻ phải hay nói cách khác là đi tìm

chân lý cho nên trong quá trình thảo luận có thể không thể tránh khỏi

những xung đột, bất đồng về ý kiến, quan điểm. Cho nên, mỗi ngƣời

cần phải giữ đƣợc bình tĩnh biết lắng nghe ý kiến của ngƣời khác cho

dù đó là ý kiến đúng hoặc sai. Chúng ta, không nên cắt ngang làm cho

bài thuyết trình gián đoạn và nhƣ vậy là xem thƣờng ngƣời khác. Tốt

nhất là chúng ta nên đợi cho họ nói lên quan điểm của bản thân họ về

vấn đề đó đang nói chúng ta sẽ góp ý những phần nào đã đúng chƣa.

Năm là, tư duy phản biện giúp sinh viên biết chắt lọc những

thông tin cần thiết cho bản thân.

Trong những cuộc tranh luận có nhiều ý kiến đƣợc đƣa có

những ý kiến đúng và những ý kiến sai đan xen lẫn nhau trong cuộc

tranh luận, đòi hỏi mỗi ngƣời học cần phải biết chắc lọc những thông

tin nào đáng tin cậy để đƣa ra kết luận chính xác.

2.3. Kết quả khảo sát tư duy phản biện của sinh viên ngành giáo

dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp

2.3.1. Vài nét về sinh viên ngành giáo dục chính trị, Trường Đại học

Đồng Tháp.

Khoa Giáo dục Chính trị và Công tác xã hội tiền thân là khoa

Giáo dục Chính trị đƣợc thành lập theo Quyết định số 08/2003/QĐ-

TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Trƣờng Đại học Sƣ

phạm Đồng Tháp trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm

Đồng Tháp.

Ngày 09 tháng 05 năm 2013, Hiệu trƣởng trƣờng Đại học Đồng

Tháp đã ra Quyết định số 273/QĐ-ĐHĐT về việc cơ cấu tổ chức bộ

máy của trƣờng Đại học Đồng Tháp, đổi tên khoa Giáo dục Chính trị

thành khoa Giáo dục Chính trị và Công tác xã hội.

Khoa Giáo dục Chính trị - Công tác xã hội bao gồm 2 chuyên

ngành chính đó là: ngành Giáo dục Chính trị và Công tác xã hội.

Về số lƣợng sinh viên của toàn khoa đang tính ở thời điểm hiện tại

có 410 sinh viên. Trong đó, ngành chính trị có 271 sinh viên với 7 lớp.

2.3.2. Thực trạng tư duy phản biện của sinh viên ngành giáo dục

chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp

89

Để khảo sát thực trạng tƣ duy phản biện của sinh viên ngành

giáo dục chính trị, Trƣờng Đại học Đồng Tháp chúng tôi tiến hành

thăm dò ý kiến của 50 sinh viên đang học hệ chính quy các khóa đào

tạo từ 2012 đến 2014 tại Khoa GDCT-CTXH, Trƣờng Đại học Đồng

Tháp (bao gồm sinh viên năm thứ 2, 3 và 4). Bảng khảo sát gồm 16

câu hỏi, trong đó có 14 câu hỏi đóng và 02 câu hỏi mở. Bên cạnh việc

khảo sát bằng bảng hỏi, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp 04 sinh viên.

Thứ nhất, để khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên về tƣ duy

phản biện, chúng tôi sử dụng các câu hỏi số 2 và 3.

Đối với câu hỏi 2, thế nào là tư duy phản biện ?

Kết quả nhƣ sau: 12% là quá trình phân tích và xử lý thông tin,

10% là quá trình tranh luận để giải quyết vấn đề, 52% là quá trình tƣ

duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo

cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định

lại tính chính xác của vấn đề, 26% tất cả các ý kiến trên

Biểu đồ 1. Nhận thức của sinh viên về tư duy phản biện

Qua đó, chúng ta thấy rằng có đến 52% sinh viên đã hiểu đúng

khái niệm về tƣ duy phản biện đó là quá trình tƣ duy biện chứng gồm

phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo cách nhìn khác cho vấn

đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của

90

vấn đề, còn lại 48% sinh viên vẫn còn chƣa hiểu rõ về khái niệm trên,

còn khá mơ hồ và lẫn lộn với quá trình tƣ duy suy luận.

Với câu hỏi 3, bạn có hiểu biết tư duy phản biện gồm những

nội dung gì ?

Kết quả cho thấy 10% xác định vấn đề, 8% nâng cao khả năng

nhận thức, 4% hình thành giải pháp, 78% tất cả các ý kiến trên.

Theo kết quả của bảng khảo sát cho thấy có 78% ngƣời học đã

nắm vững đƣợc những nội dung cốt lỗi của tƣ duy phản biện, còn lại

22% thì chƣa nắm vững đƣợc những nội dung của phƣơng pháp tƣ

duy phản biện. Cụ thể là: 10% xác định vấn đề, 8% nâng cao khả năng

nhận thức, 4% hình thành giải pháp.

Thứ hai, để khảo sát năng lực thực hành các thao tác tƣ duy

phản biện, chúng tôi sử dụng các câu hỏi số 4.

Đối với câu hỏi số 4, các bước thực hiện tư duy phản biện ?

Theo số liệu khảo sát 62% nhận dạng những ý kiến liên quan

đến vấn đề đƣa ra, phân tích, đánh giá, trình bày kết quả của quá trình

tƣ duy lô gic, 22% nhận dạng những ý kiến liên quan đến vấn đề đƣa

ra, đánh giá, phân tích, trình bày kết quả của quá trình tƣ duy lô gic,

10% phân tích, đánh giá, trình bày kết quả của quá trình tƣ duy lô gic,

6% tất cả đều sai.

Biểu đồ 2. Nhận thức của sinh viên về trình tự tư duy phản biện

91

Từ những số liệu của bảng khảo sát chúng ta thấy rằng, có 38%

vẫn chƣa hiểu đƣợc trình tự thực hiện tƣ duy phản biện là nhƣ thế

nào? Nhƣng phần lớn sinh viên chiếm 62% đã nắm vững đƣợc quy

trình thực hiện của tƣ duy phản biện và cách thức thực hiện chúng

nhằm phát huy tối ƣu hiệu quả trong quá trình phản biện.

Thứ ba, để khảo sát nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng

và lợi ích của tƣ duy phản biện, chúng tôi sử dụng các câu hỏi 16.

Đối với câu hỏi số 16, theo bạn tƣ duy phản biện có cần thiết

đối với cuộc sống và yêu cầu công việc trong tƣơng lai không ?

Kết quả nhƣ sau: Có 46% rất cần thiết, 52% cần thiết, 0%

không cần thiết, 2% không biết.

Biểu đồ 3. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của tư duy

phản biện đối với cuộc sống và yêu cầu công việc

Từ đó, cho thấy rằng: sinh viên đánh giá rất cao về sự cần thiết

của tƣ duy phản biện không những trong cuộc sống mà còn cả đối với

nghề nghiệp tƣơng lai chiếm đến 98%, còn lại 2 % không biết.

Thứ tư, để nắm đƣợc những khó khăn sinh viên thƣờng gặp

trong việc rèn luyện tƣ phản biện, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 12.

Đối với câu hỏi số 12, những khó khăn bạn thƣờng gặp trong

việc rèn luyện tƣ duy phản biện là ?

92

Kết quả là 24% ngại nói, sợ nói sai, 20% không tự tin nói

chuyện trƣớc đám đông, 36% thiếu vốn từ và kỹ năng diễn đạt, 20%

diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc, 0% không biết.

Biểu đồ 4. Những khó khăn sinh viên thường gặp trong việc

rèn luyện tư duy phản biện.

Mặc dù, hiểu đƣợc tầm quan trọng của tƣ duy phản biện cho

nên trong quá trình học tập sinh viên đã tích cực rèn luyện. Song quá

trình rèn luyện tƣ duy phản sinh viên đã gặp không ít khó khăn. Sau

đây là những khó khăn mà sinh viên thƣờng gặp nhất đó là: 24%,ngại

nói, sợ nói sai chiếm, 20% không tự tin nói chuyện trƣớc đám đông,

36% thiếu vốn từ và kỹ năng diễn đạt, 20% diễn đạt lủng củng, thiếu

mạch lạc, 0% không biết.

Thứ năm, để biết đƣợc ý kiến của sinh viên về những việc cần

phải làm nhằm phát triển năng lực tƣ duy phản biện của mình, chúng

tôi sử dụng câu hỏi mở số 16.

Với câu hỏi 16, theo bạn, cần phải làm gì để phát triển năng lực tƣ

duy phản biện?

Có 24% cần đọc nhiều sách để tăng thêm vốn từ, 14% tập nói

chuyện diễn đạt chỗ đông ngƣời, 6% tăng cƣờng giao tiếp, 42% tích

cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, 8% xem bài trƣớc khi đến lớp và đi

học đầy đủ, 4% tập nói chuyện trƣớc gƣơng, 2% phải tự tin và tin

tƣởng vào khả năng của mình.

93

Biểu đồ 5. giải pháp phát triển năng lực tư duy phản biện của

sinh viên

Để phát triển năng lực tƣ duy phản biện mỗi sinh viên đã đƣa ý

kiến, quan điểm của bản thân trong quá trình rèn luyện tƣ duy phản

biện. Cụ thể nhƣ sau: có 24% cần đọc nhiều sách để tăng thêm vốn

từ, 14% tập nói chuyện diễn đạt chỗ đông ngƣời, 6% tăng cƣờng giao

tiếp, 42% tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, 8% xem bài trƣớc

khi đến lớp và đi học đầy đủ, 4% tập nói chuyện trƣớc gƣơng, 2%

phải tự tin và tin tƣởng vào khả năng của mình. Qua đó, có thể thấy

rằng phần lớn sinh viên đều cho rằng việc tích cực phát biểu ý kiến

xây dựng bài là quan trọng nhất chiếm đến 42% và một ý kiến khác

cũng không kém phần quan trọng đó chính là cần đọc nhiều sách để

tăng thêm vốn từ chiếm 24%.

Từ những số liệu của bảng khảo sát có thể cho thấy rằng phần

lớn sinh viên đã có những hiểu biết nhất định về tƣ duy phản biện nhƣ

về: khái niệm, những nội dung cơ bản, cũng nhƣ tiến trình thực hiện

tƣ duy phản biện,…Đồng thời, nhận thức đƣợc tầm quan trọng mà tƣ

duy phản biện mang lại. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận sinh viên

vẫn còn chƣa hiểu hết đƣợc thế nào là tƣ duy phản biện, các thao tác

thực hiện cũng nhƣ những lợi ích mà tƣ duy phản biện mang lại. Tuy

nhiên, trong quá trình rèn luyện tƣ duy phản biện ngay chính bản thân

sinh viên cũng gặp không ít khó khăn. Trƣớc những thực trạng trên,

94

chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm góp phần giúp sinh

viên phát triển năng lực tƣ duy phản biện một cách tối ƣu nhất.

2.4. Kiến nghị giải pháp phát triển năng lực tư duy phản biện cho

sinh viên ngành giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp

2.4.1. Về phía nhà trường. Đƣa tƣ duy phản biện trở thành môn học

chính. Với việc bổ sung tƣ duy phản biện vào chƣơng trình đào, trở

thành một trong những môn học tạo bắt buộc đối với tất cả các sinh

viên ngành giáo dục chính trị đang học theo quy chế tín chỉ sẽ góp

phần tạo điều kiện cho tất cả các sinh viên đƣợc học tập phƣơng pháp

tƣ duy phản biện và có thể vận dụng nó trong quá trình học tập.

2.4.1.Về phía giảng viên. Một là, tổ chức dạy học, trong quá trình

giảng dạy đòi hỏi giảng viên phải sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp

để tạo nên sự đa dạng về phƣơng pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, còn

tạo cho ngƣời học sự hứng thú về môn học đó. Từ đó, xây dựng niềm

say mê, yêu thích đối với môn học, hình thành thái độ học tập tích

cực. Hai là, về hình thức kiểm tra, đánh giá, với hình thức kiểm tra,

đánh giá nhƣ trƣớc nay giảng viên thƣờng sử dụng đó là những câu

hỏi tự luận với những nội dung chính trong sách giáo trình vẫn chƣa

đánh giá đúng đƣợc trình độ hiểu, biết và vận dụng của ngƣời học.

Trên thực tế, thì những điểm số chƣa hẳn đã phản ánh đúng đƣợc thực

lực của ngƣời học. Vì nếu ngƣời học chỉ cần học thuộc lòng và chép

lại một cách máy móc nhƣ trong giáo trình, bài giảng hoặc lời giảng

của giảng viên sẽ đƣợc điểm cao. Ngƣợc lại những ngƣời nào không

thuộc y xì từng câu, từng chữ trong bài học thì sẽ bị điểm thấp. Mặc

dù, họ vẫn hiểu và biết vận dụng những nội dung đó vào thực tế. Vì

vậy, trong kiểm tra đánh giá giảng viên nên thay đổi để đánh giá đúng

thực lực của ngƣời học bằng những câu hỏi mở nhƣ đánh giá thƣờng

xuyên, đánh giá thông qua tiểu luận, bài tập nhóm, vở tự học, thảo

luận nhóm, kết quả đánh giá và tự đánh giá, khuyến khích ngƣời học

đánh giá kết quả học tập của nhau…Nhƣ vậy, vừa có thể đánh giá

đƣợc trình độ hiểu, biết của ngƣời học. Đồng thời, đánh giá đƣợc khả

năng vận dụng những tri thức mới của bài học để giải quyết những

vấn đề mà cuộc sống đã và đang đặt ra.

4.2. Về phía bản thân sinh viên. Một là, thường xuyên cập nhật thông

tin. Trong quá trình học tập đòi hỏi sinh viên không những phải nắm

vững kiến thức về chuyên môn. Mà còn phải trang bị, cập nhật những

thông tin cần thiết đối với cuộc sống hằng ngày nhƣ: pháp luật, chính

95

trị, xã hội,…để không ngừng bổ sung vào vốn hiểu biết của mình, làm

giàu tri thức cho bản thân; Hai là, rèn kỹ năng lập luận, trình bày ý

kiến trước đám đông.Sinh viên phải trở thành những ngƣời thật năng

động không chỉ trong học tập phải thƣờng xuyên phát biểu ý kiến,

tham gia xây dựng bài. Mà còn cả trong giao tiếp hằng ngày, trong

những cuộc họp,…phải rèn cho mình thói quen trong việc thƣờng

xuyên đƣa ra ý kiến, quan điểm của bản thân đánh giá vấn đề đó; Ba

là, nỗ lực của bản thân. Tự bản thân sinh viên phải tự nổ lực học tập

phấn đấu vƣơng lên, phải đặt ra cho mình những mục tiêu, dự định

tƣơng lai để có những hƣớng đi đúng đắn.

3. Kết luận

Việc trang bị tƣ duy phản biện cho sinh viên ngành Giáo dục

chính trị Trƣờng Đại học Đồng Tháp là rất cần thiết. Với những lợi ích

mà tƣ duy phản biện mang lại không những làm cho sinh viên trở thành

những ngƣời đầy nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. Bên cạnh đó, giúp

sinh viên tự rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cần thiết cho nghề

nghiệp tƣơng lai, đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Kết quả

nghiên cứu này cần đƣợc mở rộng về phạm vi và nội dung nghiên cứu

tiến tới có thể đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm đào tạo tƣ

duy phản biện cho ngƣời học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ một khi

đất nƣớc đang bƣớc vào thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.

Tài liệu tham khảo [1]. Bùi Thị Loan, “Dạy và rèn kỹ năng tƣ duy phản biện cho sinh

viên”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 7(17) – Tháng 11-12/2012.

[2]. Phạm Thị Ly, “Về khái niệm tƣ duy phản biện”, Tạp chí Văn hóa

Nghệ An, số 234 ngày 10 -12 -2012.

http://lypham.net/joomla/index.php?option=com_content&task=vi

ew&id=276&Itemid=2

[3]. Richard Paul và Linda Elder, The Guide Miniature đến khái niệm

tƣ duy phê phán và Công cụ, Quỹ Critical Thinking Press, 2008).

[4]. Đỗ Kiên Trung, “Về những vai trò của tƣ duy phản biện và những

yêu cầu cho việc giảng dạy ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội

nhập, số 5(15) – Tháng 7-8/2012.

[5]. Huỳnh Hữu Tuệ “Tƣ duy phản biện trong học tập đại học”, Bản

tin ĐHQG Hà Nội, số 232 tháng 6 năm 2010.

news.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese.

96

TRIẾT HỌC GIÁO DỤC CỦA KARL JASPERS

SV. Nguyễn Thị Mỹ Hòa

Lớp: ĐHGDCT11

GVHD: ThS. Lê Văn Tùng

Tóm tắt: Từ góc độ triết học, bài viết phân tích những nội dung cơ bản

trong triết học giáo dục của Karl Jaspers, một trong những triết gia

tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ XX. Theo Karl Jaspers, mục

đích của giáo dục là đào tạo con người tự do, có năng lực tự quyết;

muốn vậy các chương trình giáo dục cần hướng đến việc truyền dạy sự

hiểu biết về đời sống, giới tự nhiên và bản thân; cần coi trọng vai trò

của đối thoại dân chủ, tính chất chủ thể của cả người dạy lẫn người

học trong quá trình dạy – học. Bên cạnh việc đưa ra những nhận xét về

giá trị và hạn chế của triết học giáo dục này, bài viết đã bước đầu đề

cập những giá trị tiếp cận cho giáo dục Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: chủ nghĩa hiện sinh, giáo dục, Karl Jaspers, triết lý

giáo dục. 1. Mở đầu

Hiện nay phát triển kinh tế tri thức đƣợc xác định là một trong

những điều kiện để xây dựng và phát triển một quốc gia, điều kiện để

một nền kinh tế tri thức đƣợc phát triển trƣớc tiên cần đổi mới về giáo

dục. Đổi mới, cải cách giáo dục là con đƣờng tất yếu để làm chủ khoa

học, tiến đến góp phần vào quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc

gia. Giáo dục Việt Nam đang trong quá trình cải cách, đổi mới cơ bản

và toàn diện với mục tiêu đào tạo những thế hệ con ngƣời Việt Nam

phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất. Để quá trình cải cách

giáo dục ở Việt Nam thành công ngoài những yếu tố nội tại thì việc

tiếp cận các tƣ tƣởng triết học giáo dục của các nhà tƣ tƣởng, các nhà

cải cách giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng. Trong tƣ tƣởng giáo dục

của Karl Jaspers đã đề cập đến những vấn đề về cải cách giáo dục

trong đó ông chú trọng đến vai trò của ngƣời học, theo ông trong quá

trình giảng dạy cần phải đặt ngƣời học ở vị trí trung tâm, cần xây

dựng một môi trƣờng giáo dục thân thiện. Bên cạnh là những quan

điểm của ông về mục tiêu giáo dục, chƣơng trình, nội dung và phƣơng

pháp giáo dục nhằm tạo ra một nền giáo dục toàn diện. Những triết lý

giáo dục cốt lõi đƣợc Karl Jaspers thể hiện trong “Ý niệm đại học”

chứa đựng những giá trị tham khảo bổ ích cho công tác giáo dục ở

nƣớc ta hiện nay.

97

2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Karl Jaspers

Karl Jaspers (23/02/1883 – 26/02/1969) ông là nhà triết học,

nhà phân tâm học, bác sĩ tâm thần ngƣời Đức, ngƣời có ảnh hƣởng lớn

tới thần học, phân tâm học và triết học hiện đại. Năm 1901 Karl

Jaspers vào học luật tại trƣờng đại học Hiedelberg. Từ 1903 đến 1907

Karl Jaspers theo học y khoa tại Berlin. Năm 1908 ông tốt nghiệp đại

học y. Năm 1913 Karl Jaspers đã chuyển sự chú ý sang nghiên cứu

những vấn đề triết học, lúc bấy giờ ông chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ

Husserl ngƣời sáng lập truyền bá hiện tƣợng học và Wihelm Diltheys

cha đẻ của chú giải học. Năm 1919 tác phẩm “Tâm lý học thế giới

quan” đƣợc xuất bản, cuốn sách này chứa đựng những nội dung đánh

dấu sự chuyển biến về mặt lập trƣờng từ tâm lý học sang triết học của

Karl Jaspers. Đến năm 1932 Karl Jaspers còn xuất bản bộ sách đồ sộ

có tên “Triết học”. Năm 1919 trong cuốn “Tâm lý học thế giới quan”

Karl Jaspers thể hiện sự ảnh hƣởng rất nhiều từ Kierkegaard ông tổ

của triết học hiện sinh trung thực. Năm 1938 ông tiếp tục phát hành

cuốn “Triết học hiện sinh” trong đây ông đã phát huy hơn nữa quan

điểm triết học hiện sinh của mình. Sang năm 1947 Karl Jaspers nhận

lời mời của trƣờng đại học Bassier (Thụy Sĩ) làm giáo sƣ, đến năm

1967 ông nhập quốc tịch Thụy Sĩ và cho xuất bản nhiều cuốn sách nổi

tiếng. Sau này Karl Jaspers chuyển định cƣ về Basel và mất tại đây.

3. Những nội cơ bản trong triết học giáo dục của Karl Jaspers

3.1. Mục đích giáo dục

Trong lịch sử với những yêu cầu khác nhau của xã hội mỗi tƣ

tƣởng giáo dục hình thành cho mình mục đích giáo dục khác nhau. Bất

cứ tƣ tƣởng giáo dục nào cũng mang tính nhân văn, hƣớng đến con

ngƣời, vì con ngƣời. Triết học giáo dục của Karl Jaspers cũng không

nằm ngoài tƣ tƣởng này, theo ông con ngƣời phải có tự do để quyết

định, lựa chọn và chịu trách nhiệm về số phận cuộc đời mình. Với ý

nghĩa này nội dung triết học giáo dục của Karl Jaspers luôn hƣớng

mục đích giáo dục đến đào tạo con ngƣời tự do, nhận thức đƣợc sự tồn

tại của mình “Con ngƣời để có thể trải nghiệm về tồn tại thì họ phải

dám đi tìm chân lý bằng bất cứ giá nào” [4, tr. VIII]. Để đạt đƣợc mục

tiêu trên giáo dục phải ủng hộ con ngƣời tự do cá nhân, chịu trách

nhiệm về sự lựa chọn của mình. Con ngƣời tự do cá nhân theo Karl

Jaspers cần đƣợc sự tác động của các hiện sinh và tha nhân với nhau,

nếu không tự do này chỉ là ảo huyền, hƣ vô trong cuộc sống.

98

Karl Jaspers nhận định chính nền giáo dục đƣơng thời đã áp đặt

các định chế giá trị cuộc sống của con ngƣời, không xem xét đến sự tồn

tại của họ với tƣ cách là một hiện sinh độc đáo vốn có, vì thế ông luôn

nhấn mạnh đến mục đích giáo dục phải đào tạo con ngƣời tự do, chân

thành, dám dấn thân và có trách nhiệm về cuộc đời mình “ý nghĩa cuộc

đời con ngƣời họ phải nhìn thẳng và thông hiểu đƣợc nguồn gốc và yếu

tính thực tại với tƣ cách một con ngƣời biết suy tƣ và hành động một

cách “tự do” không để mình nô lệ vào một cái gì” [4, tr.34]. Trong tính

tự do này con ngƣời mới có quyền gặp gỡ lại chính mình qua hiện hữu

và suy tƣ đích thực của mình, để thực hiện thành công mục đích của

giáo dục thì bản thân nền giáo dục phải từ bỏ mọi cách suy tƣ quen

thuộc, ƣớc lệ xã hội, mọi tham vọng nửa vời và phiến diện. Giáo dục

phải hình thành nên những con ngƣời “hãy là chính mình” trở về với tự

do, với trách nhiệm và sự quyết định của mình.

Để hình thành nên một con ngƣời, một nhà giáo dục chân chính

đòi hỏi họ phải có đƣợc sự tự do. Để tìm đƣợc bản chất đích thực của

con ngƣời, Karl Jaspres cho rằng giáo dục cần đào tạo con ngƣời tự

do, có trách nhiệm hiện thực hóa những hiểu biết cơ bản, trải nghiệm

những gì ta có thể biết và những gì ta sẽ trở thành thông qua tri thức.

Trong quá trình đào tạo con ngƣời đi đến tri thức đích thực, giáo dục

cần giúp con ngƣời chống lại tƣ duy thực chứng và tƣ duy vị lợi trong

quá trình thực hiện hóa tri thức, chính các kiến thức cơ bản này mới

làm cơ sở khoa học cho giáo dục tiến lên phía trƣớc một cách không

ngừng nghỉ, mở rộng tri thức thành cái toàn bộ. Giáo dục đƣa con

ngƣời tìm đến tri thức đích thực, hình thành cho con ngƣời tính chân

thành, đấu tranh chống lại mọi chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa hƣ vô,

tính tầm thƣờng và sự lỗn lộn giữa tri thức đích thực và việc học thuần

túy chỉ chú trọng đến kết quả. Theo Karl Jaspers nếu giáo dục không

hình thành cho ngƣời học đƣợc tính chân thành, sẽ đẩy họ vào sự bần

cùng, với lối sống lệch lạc, trốn tránh trách nhiệm và mãi mãi đánh

mất chính mình. Vì thế giáo dục phải đào tạo con ngƣời tìm ra tri thức

với niềm đam mê theo đuổi khoa học.

3.2. Chương trình giáo dục

Với mục đích đào tạo những cá nhân ngƣời tự do, dám quyết

định có trách nhiệm. Karl Jaspers đã hƣớng đến việc hình thành nên

một chƣơng trình giáo dục dựa trên nhu cầu hiện thực của ngƣời học.

Đối với Karl Jaspers một chƣơng trình giáo dục cố định, bất biến với

những môn học bắt buộc, nội dung đƣợc xây dựng chung cho tất cả

99

mọi ngƣời là không phù hợp vì nó không xét đến cảm giác, thái độ của

ngƣời học. Chƣơng trình giáo dục không phải là hệ thống tri thức

khách quan mang đi áp đặt cho ngƣời khác, mà làm sao cho chúng

giúp ngƣời học phát huy tiềm năng, đáp ứng nhu cầu hiện thực của

ngƣời học. Nếu chƣơng trình giáo dục mang quá nhiều tính cụ thể sẽ

làm ngƣời học lệ thuộc vào giáo trình và bị chi phối bởi tài liệu, làm

suy yếu năng lực tƣ duy độc lập và khả năng tự đánh giá. Muốn tồn

tại, phát triển con ngƣời cần thích nghi với sự vận động không ngừng

của xã hội thông qua khả năng tự học hỏi của con ngƣời. Do đó một

chƣơng trình học cứng nhắc sẽ kìm chế khả năng học hỏi và phát triển

của họ. Từ đây cho thấy giáo dục cần phải mở rộng quy mô chƣơng

trình đào tạo bằng nhiều hình thức, thông qua thực tiễn và đào tạo

đúng với bản chất thực sự khoa học của tri thức. Theo Karl Jaspers

chƣơng trình giáo dục cần có sự thống nhất giữa đào tạo chuyên

nghành, giáo dục con ngƣời toàn diện và nghiên cứu, giữa chúng

không thể tách biệt nếu một trong các yếu tố trên bị chia cắt thì bản

chất trí tuệ của giáo dục sẽ bị phá hủy.

Karl Jaspers quan niệm chƣơng trình giáo dục đặt ra phải dựa

trên năng lực của những ngƣời học khá, giỏi. Ngƣời học trung bình sẽ

tìm cách để vƣơn lên “ở đâu việc đào tạo đƣợc điều chỉnh theo nhịp

độ của những kẻ thông minh nhất giữa đám thiểu số hứa hẹn đã nêu

trên thì ở đó đa số sinh viên tầm thƣờng sẽ phải hết sức nổ lực”[4,

tr.72]. Một ngƣời học chân chính họ không bị bối rối trƣớc khối lƣợng

lớn của tri thức, các hƣớng dẫn nhƣ đề cƣơng môn học, sẽ làm mất đi

sự tự do sáng tạo của ngƣời học. Karl Jaspers cho rằng một nền đại

học sẽ không còn là nó nữa nếu những sinh viên có đủ năng lực, khả

năng lại bị dẫn dắt theo một giáo trình cố định, chịu sự kiểm soát định

kỳ bằng những kỳ thi, vì vậy ông cho rằng chỉ cần một kỳ thi duy nhất

là đủ, không cần chuỗi dài các kỳ thi “những kỳ thi và điểm số, thứ

hạng phải đƣợc đƣa ra càng hiếm hoi càng tốt. Nếu chúng càng nhiều

thì càng khó quản lí chúng một cách có trách nhiệm. Nếu chúng càng

ít đi, thì chúng có thể đƣợc quản lí một cách nghiêm túc và chu đáo”

[4, tr.144-145]. Các nhà giáo dục cần cải thiện việc thi cử làm cho

chúng mang một bầu không khí tri thức, tính sáng tạo, thể hiện khả

năng của ngƣời học, “các kỳ thi đƣợc tiến hành từ sự thẩm định về

cách trình bày và thành quả của ngƣời học trong các xê-mi-na và

những dạng thức làm việc nhóm” [4, tr.143]. Trong quá trình tổ chức

kỳ thi các nhà giáo dục không chỉ chú ý đến tri thức về thực kiện mà

100

còn phải chú ý cách tiến hành của thí sinh, loại phƣơng pháp mà ngƣời

học sử dụng, khả năng nhìn nhận, viết, nói về một chủ đề đƣợc nêu ra.

Đồng thời nội dung của kỳ thi, nhà giáo dục cần tôn trọng sự tự do lựa

chọn của thí sinh.

Với chƣơng trình giáo dục hƣớng đến việc đáp ứng nhu cầu

hiện thực của ngƣời học, do đó theo Karl Jaspers nội dung giáo dục

cần dạy cho ngƣời học hai loại kiến thức cơ bản. Thứ nhất: những

kiến thức về khoa học đời sống, về thế giới tự nhiên (dạy con ngƣời

hiểu biết sự vật). Thứ hai: những kiến thức về chính con ngƣời, với

hiện diện là nhân vị sống trong thế giới tự do chính ta quyết định lựa

chọn (dạy con ngƣời biết cuộc đời họ có ý nghĩa gì). Với loại kiến

thức thứ nhất, Karl Jaspers cho rằng con ngƣời chỉ biết chấp nhận và

gắn liền chúng với cuộc sống của mình, chứ không thể thay đổi chúng.

Với loại kiến thức thứ hai, Karl Jaspers xem chúng quan trọng hơn và

chúng mang tính cá nhân của con ngƣời. Tồn tại trong thế giới vô tận

và hiện hữu trong đời sống xã hội, con ngƣời phải đi tìm bản chất đích

thực của họ, sự ƣu tiên cho kiến thức khoa học về đời sống của con

ngƣời không có nghĩa là xem nhẹ kiến thức khoa học. Ở đây cần phải

giáo dục cho ngƣời học cả hai loại kiến thức này, hình thành cho

ngƣời học sự hiểu biết toàn diện, giúp họ đƣa ra lựa chọn và quyết

định chính xác, dựa trên sự hiểu biết đƣợc kiến tạo trƣớc đó, và do đó,

nhƣ ông viết: “giáo dục tác động có ý nghĩa nhất lên những ngƣời

chƣa quyết định về bản thân mình” [4, tr.127].

3.3. Phương pháp giáo dục

Để đạt đƣợc mục đích giáo dục, giúp con ngƣời cá nhân nhận

thức đƣợc ý nghĩa tồn tại, hình thành nên cách sống riêng của mình,

theo Karl Jaspers cần phải làm thay đổi phƣơng pháp dạy học truyền

thống. Với phƣơng pháp truyền thống ngƣời học mang kiến thức do sự

áp đặt của ngƣời thầy, ngƣời học không đƣợc phát huy khả năng sáng

tạo, mà ngƣợc lại phải tuân theo lối độc thoại, truyền thụ kiến thức

một chiều, làm ngƣời học đánh mất sự tồn tại, sự hiện hữu, sự tự do

của họ trong bài học, trong cuộc sống. Ngƣời học cảm thấy sự hiện

diện của mình trong lớp học là sự thừa thải, vô nghĩa, không có giá trị.

Do đó theo Karl Jaspers cần phải thay đổi phƣơng pháp dạy mới, giúp

ngƣời học nhập cuộc vào bài giảng của thầy, phát huy khả năng sáng

tạo của bản thân và tự do quyết định trong giới hạn lớn nhất. Từ

những kiến giải này, Jaspers đề cập các phƣơng pháp giáo dục sau.

101

Với phương pháp giáo dục Socrates, cả thầy và trò cùng đứng

trên một bình diện, họ đƣợc thảo luận, đối thoại cùng nhau. Phƣơng

pháp này không tạo sự ép buộc cho ngƣời học mà khuyến khích sự tự

nguyện, tính chủ động và tự giác của ngƣời học, ở đây không tồn tại

một hệ thống giáo dục cứng nhắc, bất biến “chỉ có sự chất vấn và sự

vô tri tối hậu đối diện với cái tuyệt đối” [4, tr.57]. Với phƣơng pháp

này trách nhiệm cá nhân đƣợc thể hiện và giáo dục đƣợc xem là sự

“hộ sinh” đỡ đẻ của ngƣời học. Ngƣời học đƣợc giúp đỡ để hình thành

những khả năng và sự sáng tạo của mình “ngƣời học đƣợc đánh thức

để nhận rõ những năng lực của chính mình, không bị thúc ép từ bên

ngoài” [4, tr.58]. Dạy học không phải là một quá trình truyền thụ cho

ngƣời học các tri thức có sẵn, mà phải dẫn dắt khơi gợi “ham muốn”

cho họ đi tìm tri thức, bồi dƣỡng tinh thần kiến tạo tri thức, tự quyết

định và lựa chọn tri thức riêng cho mình. Chính phƣơng giáo dục

Socrates đã thôi thúc sự hiểu biết của ngƣời học. Ở phƣơng pháp này

ngƣời thầy đẩy những môn sinh ra khỏi mình để họ quay lại với chính

bản thân họ, tìm về bản chất đích thực mà con ngƣời đang tìm kiếm,

ngƣời thầy sẽ ẩn giấu mình để ngƣời học tự do thể hiện khả năng của

họ. Đồng thời mối quan hệ giữa thầy và trò ở đây không phải là lệ

thuộc, phục tùng mà là mối quan hệ bình đẳng kiểu Socrastes “quan

hệ tranh đua vì chân lý”, hai bên coi trọng tiêu chuẩn chứ không coi

trọng quyền uy. Với lối đào tạo truyền thống đƣợc đồng hóa với các

dòng tu và học viện quân sự, tạo nên sự cứng nhắc trong quá trình đào

tạo “khiến cá nhân ngƣời học không thể có ý chí hiếu tri chân chính.

Nó chặn đứng sự phát triển độc lập của con ngƣời vốn không thừa

nhận một nguồn mạch hoặc kết nối nào khác hơn là bản thân thƣợng

đế”[4, tr.61]. Để loại bỏ tính cứng nhắc khuôn mẫu đó, giáo dục phải

mang hình thức của thảo luận và sự đối thoại cùng nhau, nghĩa là

mang tinh thần dân chủ sâu sắc. Buổi trao đổi thảo luận giữa thầy và

trò đƣợc diễn ra nghiêm túc và sinh động, “họ sẽ cùng nhau cố gắng

nêu vấn đề thật minh bạch và chuẩn xác sao cho những xung động

trong mỗi ngƣời đƣợc đánh thức để có những đóng góp cá nhân, vững

chãi về sau này”[4, tr.70]. Với phƣơng pháp giáo dục Socrates thầy và

trò gặp nhau trên cùng bình diện, tìm thấy lợi ích nhờ sự trao đổi cùng

nhau, giúp ngƣời học tìm tòi khắc sâu tri thức, góp phần phát triển trí

tuệ của ngƣời học. Phƣơng pháp Socrates theo Karl Jaspers nó khắc

phục đƣợc lối truyền thụ một chiều, tránh mối quan hệ máy móc giữa

thầy và trò, thông qua đối thoại ngƣời học luôn phải chú ý, phải lựa

102

chọn, quyết định trong mọi tình huống của giờ học, qua đây giúp

ngƣời học hiểu đƣợc trong thế giới này có rất nhiều khó khăn, cạm

bẫy ngoài đời sống, đòi hỏi họ phải biết lựa chọn, quyết định và có

trách nhiệm với sự lựa chọn, quyết định đó.

Với phương pháp thuyết giảng, theo Karl Jaspers phƣơng pháp

thuyết giảng làm ngƣời học dễ hiểu, dễ tiếp thu “trình ra những tƣ liệu

phải đƣợc học làm sao để ngƣời nghe có thể hình dung ra chúng đƣợc

thu thập nhƣ thế nào và vì những lý do gì” [4, tr.66]. Ngoài ra chúng

còn “đánh thức cái xung năng muốn hình dung cái toàn thể” của thế

giới tri thức mà ngƣời học muốn đạt đến. Mỗi một bài thuyết giảng

chúng có những đặc điểm, giá trị ý nghĩa khác nhau đối với ngƣời học,

có những bài thuyết giảng chúng lôi cuốn ngƣời nghe một cách trí tuệ,

có những bài chúng chuyển tải một sự nghiên cứu đích thực cho ngƣời

học. Qua thuyết giảng ngƣời học cảm nhận đƣợc sự tự do của mình vì

không có một luật lệ nào cho một bài thuyết giảng hay. Phƣơng pháp

thuyết giảng chúng truyền tải tính trách nhiệm, sự nghiêm túc chân

thành của thầy cho ngƣời học. Phƣơng pháp này giúp ngƣời học cảm

nhận không có gì là nhân tạo về tƣ duy và ngƣời học đƣợc hòa nhập

vào cuộc nghiên cứu, sự giảng dạy đích thực của ngƣời thầy “ngƣời

thầy cho chúng ta tham gia vào trong con ngƣời trí tuệ sâu thẳm nhất

của ông” [4, tr.68]. Qua đây ngƣời học đƣợc ngƣời thầy dẫn dắt tiếp

cận các vấn đề một cách nghiêm túc, trách nhiệm và từ bỏ mọi thứ giả

tạo nhằm đạt tới những giá trị chân thật trong đời sống xã hội.

Với phương pháp cá biệt hóa theo Karl Jaspers mỗi con ngƣời

đƣợc sinh ra ở hoàn cảnh khác nhau, đời sống tinh thần cũng không

giống nhau, họ cũng đứng ở một địa vị xã hội, hoàn cảnh gia đình

khác nhau.Vì thế Karl Jaspers cho rằng phƣơng pháp giáo dục họ cũng

không giống nhau đƣợc, mà cần có sự linh động, đa dạng để phù hợp

với mục đích của ngƣời học. Karl Jaspres phê phán giáo dục truyền

thống với lối dạy của trƣờng trung học, làm ngƣời học mất đi tính cá

nhân, không phát huy đƣợc tiềm năng sáng tạo.Với lối dạy truyền

thống một chiều, khuôn mẫu ngƣời học đƣợc cho vào những nhà máy

để chế biến, nhào nặn theo một mô thức giống nhau và sản xuất ra một

loạt sản phẩm phù hợp với ý tƣởng của ngƣời sản xuất chứ không theo

ý muốn của ngƣời học. Ở đây thầy là ngƣời đƣa ra mệnh lệnh, trò là

ngƣời tuân theo, giữa thầy và trò không có sự hòa nhập. Vì thế Karl

Jaspres đã kêu gọi ngƣời học thoát ra khỏi sự ràng buộc, những chuẩn

mực định sẵn, giáo điều để đến với phƣơng pháp giáo dục đích thực

103

và tính sáng tạo, tính cá nhân con ngƣời sẽ đƣợc tôn trọng, triết học

giáo dục của Karl Jaspers hƣớng đến sự tồn tại đích thực, hình thành

nên giá trị tự thân của con ngƣời. Điều này khẳng định lại một thuộc

tính nội tại của giáo dục, rằng giáo dục từ trong sâu thẳm đã bao hàm

trong nó việc chống lại các giáo điều, vô minh, tức nó là một quá trình

khai phóng.

3.4. Quan hệ thầy- trò Trong nội dung triết học giáo dục của mình Karl Jaspers luôn

xem trọng, phát huy tối đa vai trò, sự sáng tạo của ngƣời học. Để đạt

đƣợc mục tiêu này theo Karl Jaspers ngƣời thầy có vai trò quan trọng

trong quá trình giáo dục. Karl Jaspers quan niệm nếu một nền giáo dục

chỉ là để truyền thụ kiến thức thì ngƣời thầy chỉ cần có kiến thức

chuyên môn là đủ nhƣng ở đây giáo dục là quá trình thống nhất. Giáo

dục toàn diện từ tri thức, phẩm chất cho ngƣời học, khi đó đòi hỏi bản

thân ngƣời thầy phải chu toàn về nhân cách, trách nhiệm khi giáo dục

trò. Ngƣời thầy phải có trách nhiệm trƣớc trò và phải có lƣơng tâm

nghề nghiệp. Đồng thời ngƣời thầy phải chịu trách nhiệm về nội dung

chƣơng trình và phƣơng pháp dạy cho trò, họ phải biết học hỏi, suy

tính làm thế nào đổi mới tạo nên những tiết học sinh động, sáng tạo

đầy trách nhiệm đối với trò. Theo Karl Jaspers ngƣời thầy cần phải

khơi gợi sự độc lập suy nghĩ, rèn luyện óc sáng tạo cho trò, thể hiện

mục đích lựa chọn và quyết định của họ. Ngoài ra nhà giáo dục phải

hình thành khả năng tự học, trong đời sống hằng ngày cho trò, coi đó

là quá trình tự do lựa chọn, rèn luyện nhận thức sâu sắc về con đƣờng

học tập. Xuất phát từ quan điểm học ở đây không chỉ là học các tri

thức, chuẩn mực xã hội, mà trò phải nhận thức đƣợc ý nghĩa sự tồn tại

chính mình, đƣa ra lựa chọn, quyết định và chịu trách nhiệm xây dựng

cuộc sống cho riêng mình. Với tƣ cách là chủ thể giáo dục, trò phải

biết lựa chọn, quyết định bản thân cần học những gì, học nhƣ thế nào

và học bao nhiêu là đủ. Mục đích của trò là làm sự tồn tại của bản thân

trở nên phong phú hơn, giúp họ tìm thấy giá trị tồn tại của bản thân,

cùng với cách thức thực hiện hữu, quyết định con đƣờng đi và trách

nhiệm đối với sự lựa chọn đó. Trong quá trình giáo dục Karl Jaspers

xem cả thầy lẫn trò đều là những cá nhân có tính chủ thể của giáo dục,

giữa họ phải thật sự “dân chủ” tôn trọng hợp tác lẫn nhau phát huy tối

đa khả năng sáng tạo của ngƣời học. Đây đƣợc xem là sự “truyền

thông” giữa thầy và trò trong giáo dục. Trong mối quan hệ truyền

thông giữa thầy và trò không có một sự vật gì ngăn cản “ngƣời nói

104

luôn có một vị trí trong mối tƣơng quan trọn vẹn với ngƣời nói” [4,

tr.75]. Ở đây quá trình học đƣợc diễn ra tự nhiên, thoải mái, tự do

không hề có sự áp đặt hay gò bó nào. Chỉ có đứng trên bình diện dân

chủ, tự do thì thầy và trò mới thông hiểu, cảm nhận đƣợc chân lý thật

sự của tri thức. Nếu mối quan hệ giữa thầy và trò không đƣợc xây

dựng trên sự dân chủ, tự do thì vai trò chủ thể của ngƣời học sẽ mất đi.

Sự tồn tại của ngƣời học khi đó chỉ nhƣ sự tồn tại của sự vật trong thế

giới, không có bản chất, chủ thể và cá tính, từ đây quá trình giáo dục

sẽ rơi vào trạng thái truyền thụ một chiều, làm mất đi bản chất đích

thực của sự giáo dục.

4. Giá trị, hạn chế và giá trị tiếp cận đối với giáo dục Việt Nam

4.1. Giá trị và hạn chế

Triết học giáo dục của Karl Jaspers chứa đựng những giá trị

sâu sắc có tính chất tham khảo cho các nền giáo dục ở các quốc gia

hiện nay, những giá trị trong triết lý giáo dục của ông nổi bật ở

những điểm sau:

Thứ nhất, triết học giáo của Karl Jaspers có sự thống nhất và

kết hợp linh hoạt, chặt chẽ giữa mục đích, chương trình, nội dung và

phương pháp giáo dục. Karl Jaspers đã xây dựng mục đích giáo dục là

đào tạo nên con ngƣời tự do. Vì thế hình thức giáo dục phải tạo cho

ngƣời học sự linh hoạt, mang tính gợi mở, không đƣợc gò bó, cứng

nhắc theo khuôn mẫu nhƣng phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa mục

đích, chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp giáo dục.

Thứ hai, tư tưởng giáo dục của Karl Jaspers phát huy cao nhất

sự tự do, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người học. Karl Jaspers

quan niệm con ngƣời luôn tự do và không bị chi phối bởi bất cứ tha

nhân nào. Từ đây giáo dục phải hƣớng đến tính cá nhân làm cho mỗi

ngƣời nhận thức sự tồn tại của mình, có thái độ đúng đắn, có tinh thần

trách nhiệm. Do đó trong quá trình giáo dục cần chú trọng xây dựng

các tri thức có tính định hƣớng làm khơi gợi khả năng tự học và năng

lực tƣ duy sáng tạo của ngƣời học.

Thứ ba, tư tưởng giáo dục của Karl Jaspers hình thành nên

tính giáo dục toàn diện. Mục đích giáo dục theo quan điểm của Karl

Jaspers là đào tạo những con ngƣời tự do, dám chịu trách nhiệm trƣớc

những lựa chọn của mình. Muốn đạt đƣợc điều này giáo dục phải có

sự tích hợp, thống nhất tri thức lại với nhau từ các môn khoa học cho

đến các môn nhân văn. Đây chính là tiền đề để các nhà giáo dục hiện

đại xây dựng chƣơng trình, đƣờng lối giáo dục riêng cho mình.

105

Thứ tư, phương pháp giáo dục của Karl Jaspers là phương

pháp giáo dục mang tính tích cực. Bằng những phƣơng pháp giáo dục

tích cực trong tƣ tƣởng giáo dục Karl Jaspers nhƣ phƣơng pháp

Socrates (đối thoại), phƣơng pháp thuyết giảng và phƣơng pháp giáo

dục cá biệt hóa. Các phƣơng pháp này tạo nên sự tƣơng tác giữa ngƣời

dạy và ngƣời học, ở đây ngƣời học là trung tâm, là chủ thể trong các

hoạt động giáo dục.

Thứ năm, tư tưởng giáo dục của Karl Jaspers hướng đến tính

nhân văn sâu sắc. Với quan niệm giáo dục hƣớng đến sự tự do của

con ngƣời, vì con ngƣời, để con ngƣời đƣợc sống đúng với bản chất

của mình. Tƣ tƣởng giáo dục của Karl Jaspers giúp ngƣời học nhận

thấy ý nghĩa cuộc đời mình, hình thành cho ngƣời học tính lựa chọn,

quyết định và xây dụng cuộc sống đầy ý nghĩa.

Bên cạnh những mặt tích cực, tƣ tƣởng triết học giáo dục của

Karl Jaspers cũng có những hạn chế nhƣ sau.

Thứ nhất, tư tưởng giáo của Karl Jaspers tuyệt đối hóa tự do,

lợi ích cá nhân của người học, hạ thấp tự do, lợi ích của cộng đồng xã

hội. Với việc tuyệt đối hóa sự tự do của cá nhân ngƣời học trong tƣ

tƣởng giáo dục của Karl Jaspers đã vô tình làm mất đi sự tự do, lợi ích

của cộng đồng xã hội. Thực tế xã hội cho thấy, ngoài mục đích phục

vụ nhu cầu cá nhân của ngƣời học, sự phát triển của giáo dục còn để

phục vụ Nhà nƣớc và sự phát triển của xã hội. Đồng thời việc tuyệt

đối hóa tự do cá nhân Karl Jaspers vô tình đẩy ngƣời học vào tƣ tƣởng

xem nhẹ sự liên kết cộng đồng, xã hội, hình thành nên “cái tôi” cá

nhân trong mối quan hệ với ngƣời học và xã hội bên ngoài.

Thứ hai, phương pháp giáo dục của Karl Jaspers chỉ áp dụng

cho số ít người. Các phƣơng pháp trong tƣ tƣởng giáo dục của Karl

Jaspers nó hƣớng đến sự tự do của ngƣời học, nhƣng sự tự do này

chúng chỉ tiếp cận trong một vài đối tƣợng mà chúng định hƣớng và

luôn đòi hỏi ở năng lực chủ thể của mỗi ngƣời học khả năng nhận

thức vấn đề. Nhƣng không phải ngƣời học nào cũng có năng lực chủ

thể, vì thế các phƣơng pháp giáo dục của Karl Jaspers đề cập đến chỉ

có thể áp dụng cho số ít ngƣời.

4.2. Những giá trị tiếp cận cho giáo dục Việt Nam

Hiện nay nền giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề

cần phải giải quyết, để quá trình cải cách giáo dục thật sự thành công,

đó là những vần đề về nội dung, phƣơng pháp giáo dục, chất lƣợng

giáo dục và vấn đề thi cử và tổ chức thi cử. Về nội dung, giáo dục Việt

106

Nam mang nặng tính lý thuyết xem nhẹ thực hành trong khi đó để

phát huy đƣợc tính năng động sáng tạo của chủ thể thì yếu tố thực

hành, thực nghiệm trong quá trình giáo dục là rất quan trọng. Về

phƣơng pháp, tuy đã có những thay đổi nhƣng yếu tố truyền thống

trong phƣơng pháp giảng dạy ở giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại

điều này là một sự cản trở đối với quá trình đổi mới giáo dục. Về chất

lƣợng, giáo dục Việt Nam vẫn còn thấp so với các nƣớc trong khu vực

và thế giới dù chi phi đầu tƣ cho giáo dục ở Việt Nam là rất lớn chiếm

gần 20% ngân sách nhà nƣớc mỗi năm. Về vấn để thi cử và tổ chức

thi cử ở Việt Nam vẫn còn nặng nề gây áp lực cho ngƣời học, làm hao

tốn chi phí. Vấn đề này cũng chính là khâu yếu kém nhất trong giáo

dục hiện nay tạo ra nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội nhƣ chạy điểm,

chạy bằng, bệnh thành tích trong giáo dục. Bên cạnh đó, giáo dục Việt

Nam vẫn chƣa cho thấy sự thống nhất chặt chẽ giữa mục tiêu, chƣơng

trình, nội dung và phƣơng pháp giáo dục. Trong tƣ tƣởng triết học

giáo dục Karl Jaspers ông đề cập đến những vấn đề về tính thống nhất

chặt chẽ giữa mục tiêu, chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp giáo

dục. Trong quan điểm của Karl Jaspers về giáo dục ông luôn xem nhẹ

việc thi cử, để cao vai trò tự học và khả năng phát huy tƣ duy sáng tạo

của ngƣời học, ông luôn đặt ngƣời học ở vị trí trung tâm của quá trình

giáo dục. Những giá trị trong triết học giáo dục của Karl Jasper có ý

kiến tiếp cận sâu sắc cho giáo dục Việt Nam, là cơ sở để các nhà giáo

dục Việt Nam hoạch định các giải pháp, phƣơng hƣớng giải quyết các

vấn đề bất cập của giáo dục Việt Nam hiện nay. Nhƣ vậy, triết học

giáo dục Karl Jarspers không chỉ có giá trị lý luận mà còn có giá trị

thực tiễn có tính tham khảo sâu sắc đối với nền giáo dục Việt Nam.

5. Kết luận

Tƣ tƣởng triết học giáo dục của Karl Jaspers hƣớng đến sự tự

do của con ngƣời, luôn xem con ngƣời là trung tâm của quá trình giáo

dục. Do đó trong triết học của ông luôn có sự thống nhất giữa mục

đích, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục. Những quan

điểm trong triết lý giáo dục của Karl Jaspers có ý nghĩa lý luận và thực

tiễn sâu sắc, nó chứa đựng những giá trị mới cho sự tiếp cận, là cơ sở

cho những giải pháp cho quá trình cải cách giáo dục ở các quốc gia

hiện nay, trong đó có giáo dục Việt Nam.

107

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi

mới, Nxb. Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử và sự

hiện diện ở Việt Nam, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Tiến Dũng, Lê Văn Tùng (2011), “Tiếp cận quan điểm

lịch sử triết học của Karl Jaspers”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 8

(156), tr.6-11.

[4]. Karl Jaspers (2013), Ý niệm đại học, Bản dịch của Hà Vũ Trọng

và Mai Sơn, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

[5]. Karl Jasper (2004), Triết học nhập môn, Bản dịch của Lê Tôn

Nghiêm, Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây,

Hà Nội.

[6]. Karl Jaspers (1941), On My Philosophy,

https://www.marxists.org/reference/subject/philosophy/works/ge/jaspe

rs.htm

[7]. Karl Jaspers (1953), The Origin and Goal of History, translated by

Michael Bullock, Yale University Press.

[8]. Karl Jaspers (1958), The Future of Mankind, translated by

E.B.Ashton, University of Chicago Press.

[9]. Nhiều tác giả (2003), Một góc nhìn của tri thức (tập một), Tạp chí

Tia Sáng & Nxb. Trẻ, Hà Nội.

[10].Trần Quốc Toản chủ biên (2012), Phát triển giáo dục trong điều

kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

108

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NHÂN VĂN CHO

HỌC SINH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN SV: Nguyễn Thị Cẩm Tiên

Lớp: ĐHGDCT14B

GVHD: ThS. Lê Kim Oanh

Tóm tắt: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất chứa đựng nhiều

giá trị văn hóa tốt đẹp. Mục đích của bài báo hướng đến là khai thác

những giá trị ấy và vận dụng nó vào trong quá trình giáo dục đạo đức

cho học sinh theo hướng tích cực, hiệu quả. Bài báo nêu ra những giá

trị văn hóa truyền thống của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đưa

ra những giải pháp góp phần nâng cao nâng cao hứng thú học tập môn

Giáo dục Công dân cho học sinh ở các trường Phổ thông thuộc vùng

Đồng bằng sông Cửu Long, giúp học sinh có kế hoạch tự hoàn thiện

đạo đức của bản thân theo hướng nhân văn, tiến bộ góp phần vào công

tác giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Từ khóa: Giá trị, đạo đức, Giáo dục giá trị đạo đức nhân văn, học

sinh, Đồng bằng sông Cửu Long.

1. Đặt vấn đề

Thế kỉ XXI với xu hƣớng chung của toàn cầu là những tiến bộ

của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, các quốc gia trên thế giới

đều nằm trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Qua đó, tạo nên nhiều cơ

hội và điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày

càng cao về vật chất và tinh thần ở con ngƣời.Tuy nhiên, sau những

mặt tích cực đã nêu, thì chúng ta thấy rằng hạn chế của sự phát triển

ấy cũng rất nhiều. Mặt trái của xã hội mà chỉ chạy theo guồng xoáy

của đồng tiền thì làm cho con ngƣời dễ trở nên vô cảm, thói chủ nghĩa

cá nhân, vị kỉ. Học sinh với phần lớn thời gian là tiếp xúc nhiều với

trƣờng học, gia đình ít có những trải nghiệm cuộc sống, cộng thêm

tâm lý lứa tuổi mới lớn dễ tiếp nhận và khó phân biệt bài trừ cái xấu.

Phƣơng tiện vật chất đầy đủ đôi khi tác động ngƣợc chiều lại với mặt

tốt mà nó đem lại cho con ngƣời. Chẳng hạn, gần đây một bộ phận

giới trẻ vì phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện vật chất mà dần có tính ỷ

lại, lƣời nhác, chậm tiếp thu, bảo thủ. Công nghệ thông tin phát triển,

bên cạnh mặt tích cực cũng đem đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho

xã hội nhƣ: hiện tƣợng chạy theo mốt, nghiện game, nghiện facebook,

những phim ảnh mang tính chất đồi trụy, bạo lực...Khả năng giao tiếp

109

của ngƣời xƣa tốt bao nhiêu thì ngày nay năng lực giao tiếp, bày tỏ

tình cảm ở thế hệ trẻ đang có nguy cơ bị mai một. Bởi lẽ, các em dành

quá nhiều thời gian cho việc ăn ngủ cùng thế giới ảo trên mạng, dán

mắt vào chiếc điện thoại mọi lúc mọi nơi mà quên đi những giá trị

đích thực của cuộc sống đang diễn ra quanh mình. Không có gì ngạc

nhiên, vì nhiều năm qua, ngƣời dân ta ngày càng phát sốt với hàng

loạt các cuộc trộm cắp, giết ngƣời, học sinh đánh nhau trong khi lứa

tuổi phạm tội thì ngày càng trẻ hóa. Thực trạng này xuất phát từ đâu?

Có phải lỗi hoàn toàn ở các em không? Xã hội cần làm gì để khơi dậy

trong các em tìm về đúng bản chất đạo đức vốn có đó. Phải chăng là

những giá trị đạo đức nhân văn mà chính cha ông đã truyền lại, chúng

ta chỉ tạm lãng quên. Rồi chính giáo dục sẽ mang lại cho chúng ta cái

nôi bản nguyên ban đầu.Thật đúng thời điểm khi ta nhắc lại lời lúc

sinh thời của chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét về vai trò của giáo

dục: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ phần nhiều do giáo dục mà nên”

[7] Nghiên cứu cho thấy khoảng cách giữa nhận thức và hành động

đạo đức là rất lớn “Số liệu nghiên cứu khá nhiều nhưng có thể thấy

rằng có sự mâu thuẫn giữa nhận thức, thái độ và hành vi? Nhận thức

giá trị đạo đức và nhân văn rất quan trọng nhưng thái độ thì chưa

thật tích cực và hành vi còn rất bộc phát… Xin đơn cử như hơn 80%

cho rằng giá trị đạo đức là quan trọng nhưng những hành vi tích cực

hướng đến nó một cách thực sự qua các tình huống trải nghiệm chỉ là

40-45%. Sự chênh lệch giữa các mức độ chính là con số biết

nói…”[8]. Để khẳng định vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học

sinh ở thế hệ thanh thiếu niên giảm dần. Và giúp học sinh có nhiều

hiểu biết và thật sự hứng thú sâu sắc với môn GDCD tôi mạnh dạn lựa

chọn Vùng đồng bằng Sông Cửu Long để tìm hiểu, khai thác những

giá trị văn hóa nơi đây lồng ghép vào chƣơng trình dạy và học môn

GDCD vì nó dễ dàng cho việc tiếp nhận của học sinh, khi giúp các em

quay về với chính những giá trị văn hóa, đạo đức của gia đình, của

quê hƣơng mình. Từ các lý do trên, tôi nhấn mạnh rằng việc giáo dục

giá trị đạo đức nhân văn cho học sinh THPT ở Vùng đồng bằng Sông

Cửu Long là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay.

2. Hệ thống giá trị đạo đức nhân văn Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Để đi vào vấn đề, trƣớc tiên chúng ta cần tìm hiểu giá trị đạo đức

nhân văn là gì? Theo từ điển Tiếng Việt cho rằng “giá trị là cái làm

cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa là đáng quý về một mặt nào đó”,

còn đạo đức là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội

110

thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và

đối với xã hội”. Theo nghĩa hẹp, “đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của

con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có” [9].

Nhân văn: cần hiểu theo ý nghĩa từng từ. Nhân là ngƣời, văn là vẻ

đẹp. Nhân văn có thể hiểu là những giá trị đẹp đẽ của con ngƣời. Nhƣ

vậy, chúng ta hiểu giá trị đạo đức nhân văn là những phẩm chất, giá trị

tốt đẹp ở con ngƣời có ích lợi trong cuộc sống, là những giá trị tinh

thần nhƣ trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách, hƣớng đến khẳng định

đề cao vẻ đẹp của con ngƣời, mang tính văn minh tiến bộ, có ý nghĩa

quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân và toàn xã hội. “Giáo dục hệ

thống giá trị đạo đức nhân văn là một quá trình tổ chức hoạt động

giáo dục bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp nhằm giúp mọi

người hiểu biết hệ thống giá trị chuẩn mực đạo đức nhân văn theo yêu

cầu của sự phát triển xã hội và giúp mọi người tự giác, có nhu cầu

thực hiện những chuẩn mực đó. Hệ thống giá trị đó định hướng điều

chỉnh hành vi của con người”[1, tr.68]. Việc xác định hệ thống giá trị

đạo đức nhân văn, giáo dục đạo đức có một ý nghĩa rất quan trọng đối

với quá trình hoàn thiện nhân cách mỗi ngƣời.

Giá trị đạo đức nhân văn của cƣ dân vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long với những nét đặc trƣng của một nền văn hóa Nam Bộ và đời

sống tinh thần của cƣ dân vùng này. Theo tôi, những giá trị đạo đức

nhân văn phù hợp và cần thiết cho việc giáo dục học sinh là hệ thống

các giá trị đƣợc biểu hiện ở Vùng đồng bằng Sông Cửu Long nhƣ sau:

2.1. Phẩm chất thật thà chất phác, tâm lý cởi mở phóng khoáng,

sống chí tình

Từ rất lâu rồi, tính cách sống phóng khoáng, nhiệt tình của

ngƣời nông dân miệt sông nƣớc Cửu Long đã đƣợc cả nƣớc biết đến.

Đặc tính tâm lý ấy cũng phần nào bắt nguồn từ điều kiện địa lý, lịch

sử khai phá, dân cƣ của vùng có điểm khác biệt so với các miền khác

trên đất nƣớc. Nếu làng Việt Bắc Bộ có chất kết dính chặt chẽ với

lũy tre quanh làng thì cƣ trú của ngƣời dân nơi đây lại sống theo hai

bờ kênh rạch, nên nhìn nhận về mặt không gian vùng đồng bằng Cửu

Long ít có sự gò bó và có phần thoải mái hơn. Bên cạnh đó, miền đất

này lại có lịch sử khai phá muộn khoảng 300 năm, dân cƣ ngay từ

buổi đầu khai hoang, lập xóm đã có sự giao thoa, chung sống của

nhiều dân tộc: Việt, Khơme, Chăm, Hoa có nền văn hóa khác nhau

đến định cƣ, sản xuất. Bởi những yếu tố về tự nhiên, đại bộ phận dân

111

cƣ nơi đây không phân biệt dân tộc, văn hóa khác nhau đã cùng nhau

lập làng giữ xóm, hỗ trợ nhau trong chống thú dữ, dịch bệnh, thiên

tai,…Theo thời gian hình thành nên tâm lý chung của ngƣời nông

dân nơi đây một tính cách sống cởi mở, thích giao tiếp và thích giúp

đỡ nhau chân thành đối với họ tình nghĩa là tiêu chí hàng đầu để kết

giao và sống tốt với nhau “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”.

Sống quên tình quên nghĩa thì bị lên án một cách gay gắt: “Đứa nào

được Tấn quên Tần/ xuống sông sấu ních, lên rừng cọp tha” [5]. Họ

thật thà chất phác đến mức yêu ghét phân biệt rõ ràng, không lƣỡng

lự, dối gian trong đánh giá. Đây đúng là những phẩm chất vẫn còn

nguyên giá trị cho đến hôm nay.

2.2. Truyền thống ứng xử hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên, sống

khuôn phép lễ độ với xóm giềng

Ngƣời Việt Nam từ xƣa đã có truyền thống hiếu đạo, đây là một

nét đẹp đáng trân trọng của dân tộc.Hòa vào tinh thần đó, Cửu Long

cũng là vùng đất có một vẻ đẹp riêng về cách ứng xử hiếu thảo của

con đối với cha mẹ, với tổ tiên, ông bà những ngƣời có công khai

hoang mở đất. Đó là những hành động chăm sóc, thái độ yêu thƣơng,

kính trọng ông bà, cha mẹ chăm làm việc tốt để có nhiều tiếng thơm

cho cha mẹ vui lòng,…Hiếu thảo ở nơi đây đã đƣợc truyền vào lòng

ngƣời qua những lời ru từ lúc nằm nôi, khi lớn lên lại đƣợc xóm làng

dạy bảo, nhắc nhở về lòng thành kính ấy. Khi đã trƣởng thành lại một

lần nữa đƣợc khắc sâu khi đọc hoặc truyền cho nhau những câu ca

dao, hò, vè nhẹ nhàng nhƣng đầm thắm, da diết “Nửa đêm con thắp

đèn trời/ Cầu cho cha mẹ sống đời với con” hay “Ở cho cha mẹ vừa

lòng, mai sau già yếu để phòng cậy nương/Ở sao biết kính biết

nhường, cố sao cho được dịu dàng nết na.”[2].Hiếu thảo là một việc

làm cần đƣợc thực hiện suốt đời, phụng dƣỡng cha mẹ lúc sinh thời,

và thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên khi khuất núi. Đó là việc nhớ ngày

làm giỗ cho ông bà cha mẹ, nghi thức thờ cúng trang trọng, tƣơm tất,

bàn thờ phải đầy đủ hoa, đèn, trầm hƣơng, trái cây (cây nhà lá vƣờn

do con cháu trồng dâng cúng là tốt hơn hết) và tùy theo hoàn cảnh

kinh tế gia đình mà tổ chức giỗ với những món ăn quê hƣơng quen

thuộc, chú trọng những món cha mẹ thích dùng lúc còn tại thế. Khổng

Tử nói trăm nết hiếu đứng đầu là nói đúng cái cốt lõi làm ngƣời khi

sống ở trên đời phải biết ơn trƣớc là cha mẹ ông bà ngƣời có công

sanh thành dƣỡng dục dạy bảo ta. Có vậy mới khơi sâu bén rễ trong

lòng ngƣời cái đạo của lòng tri ơn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Từ

112

đây, làm nên một nếp sống lễ nghĩa, khuôn phép, quý trọng bà con

xóm giềng thể hiện qua việc thân tình sang mời cô bác hàng xóm sang

chơi nhà khi có đám giỗ trƣớc mấy ngày, hỏi thăm sức khỏe công việc

làm ăn của nhau khi ngồi trên mâm cỗ…Một lần nữa nhấn mạnh đây

đúng là những giá trị đạo đức trƣờng tồn đã và đang kêu gọi giới trẻ

bảo tồn và phát huy.

2.3. Tình cảm yêu mến thiên nhiên và tinh thần gìn giữ văn hóa –

bản sắc dân tộc

Ngƣời miền Tây từ rất lâu rồi đã yêu và xem thiên nhiên nhƣ một

ngƣời bạn thân thiết của mình. Đi đến bất cứ đâu ở miền tây, chúng ta

cũng bắt gặp ngút ngàn màu của thiên nhiên, từ đồng lúa chín vàng

đến những vƣờn tƣợc sum xuê từ hàng trăm thứ cây ăn quả đến cả các

loại rau xanh um, bắt mắt. Mùa nào thức ấy, ngƣời miền Tây sống

chan hòa vào thiên nhiên, dƣới sông có cá trên bờ có rau quả ngọt.

Nếu nói trồng cây, câu cá là vì nhu cầu về mua bán và cần thực phẩm

hằng ngày thì không hẳn vậy. Ngƣời dân nơi đây quen với lao động

nơi có kênh, rạch và thân thuộc với thiên nhiên cây cối. Cho đến cách

ăn, thứ để ăn cũng dân dã, không cao sang cầu kỳ. Đôi khi năm ba

ngƣời ngồi với nhau trên manh chiếu trải ở một khu vƣờn hay gần

ruộng, cùng ăn món chuột đồng nhấm ít rƣợu, tung hứng ca vài câu

vọng cổ giữa một không gian mát mẻ, êm ả của thiên nhiên ruộng

đồng, sông nƣớc miền Tây. Bằng nhiều cách khác nhau dù đi câu cá,

hay cuốc đất trồng rau, trồng lúa hay cây ăn quả ngoài mục đích kinh

tế bao giờ nơi đây, ngƣời nông dân đất chín rồng vẫn luôn mong muốn

bảo tồn giữ gìn quang cảnh của quê hƣơng, hƣơng vị riêng của đất quê

nhà. Tình cảm yêu mến thiên nhiên nếu là biểu hiện cho cách ứng xử

của con ngƣời nơi đây với thiên nhiên, hoàn cảnh sống, thì tinh thần

gìn giữ văn hóa – bản sắc dân tộc là biểu hiện cho cách ứng xử của

con ngƣời với nhau và với cộng đồng xã hội. Giữ gìn văn hóa – bản

sắc dân tộc thể hiện qua cách tổ chức nề nếp sống, sinh hoạt của cƣ

dân nơi đây. Mặc dù, là vùng đất có nhiều dân tộc khác nhau cùng

sinh sống nhƣng không xảy ra mâu thuẫn mà ngƣợc lại ở họ còn có sự

đoàn kết, giao lƣu với nhau về mọi mặt nhƣ: Tôn giáo, tín ngƣỡng

ngƣời Kinh thì có tín ngƣỡng nông nghiệp (lễ xuống mùa, lễ gieo mạ,

lễ chạp miếu, lễ cầu mƣa...), ngƣời Chăm có tín ngƣỡng Niêt Tà, tín

ngƣỡng Arăk, tín ngƣỡng hồn lúa của ngƣời Khơme. Ngoài ra nơi đây

cũng là vùng có nhiều tôn giáo nhƣ: Phật giáo Đại thừa (ngƣời Kinh),

Tiểu thừa (ngƣời Khơme), đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Hồi và các

113

tín ngƣỡng biến dạng của đạo Phật nhƣ: đạo dừa, đạo chuối, đạo

nằm…Nhìn chung tôn giáo Vùng đồng bằng Sông Cửu Long khá

phong phú và đa dạng, là một bộ phận tinh thần quan trọng cho ngƣời

dân nơi đây, các tôn giáo đều mang lý tƣởng cao đẹp mang những giá

trị nhân văn sâu sắc nhƣ khuyên ngƣời sống hiếu đạo, biết sống đoàn

kết, yêu thƣơng, không phân biệt giai cấp, dân tộc, yêu lao động, biết

tôn trọng bản thân mình và ngƣời khác… Xuất phát từ việc tín

ngƣỡng, tôn giáo là nguồn gốc sinh ra những lễ hội dân gian vùng đất

Tây Nam Bộ nhƣ hội đình, tuy nhiên hội đình ở nơi đây có những nét

mang đậm màu sắc phong tục nông thôn Nam Bộ, nhƣ hội làng ở làng

Long Phú huyện Phú Tân (An Giang), hội làng Bình Thủy ở ngoại ô

thành phố Cần Thơ (Hậu Giang). Hội làng hằng năm đƣợc tổ chức hai

lần: đại lễ Kỳ Yên (lễ Thƣợng Điền) tổ chức vào tháng 5 âm lịch và lễ

Chấp Miếu (Hạ Điền) tổ chức vào giữa tháng 12 âm lịch. Lễ làng

đƣợc thực hiện theo những nghi thức “Trong ngày lễ Thượng Điền,

trước đây có tục lệ làm bè thủy lục tức ghép hai ba chiếc ghe lại thành

một bè. Trên bè trang hoàng đèn lồng, kiệu đỏ, có múa lân biểu diễn

trên dòng sông. Trên bộ người ta tổ chức treo cờ đinh, bày trò vui và

ban đêm có nhiều lồng đèn biểu diễn trên các xe rồng tán phượng gọi

là Long xa phụng tán. Trong ngày lễ còn có tục thi làm bánh mứt để tế

thần do các bàn tay phụ nữ nổi tiếng trong làng cùng nhau thi tài

trước sự chứng kiến của mọi người” [10, tr384]. Bên cạnh những nét

đẹp của hội làng thì ngƣời dân miền Tây cũng tổ chức hội lễ Bà Chúa

Xứ ở Châu Đốc (An Giang), đây là tục lệ hàng năm đƣợc diễn ra vào

ngày 23 tháng 4 âm lịch, cũng là hội lễ chung của bà con vùng Đồng

bằng Sông Cửu Long vì trƣớc đó cả tuần khách thập phƣơng kéo đến

rất đông. Ngƣời dân đến nơi đây cầu nguyện, dâng đồ cúng cầu bình

an, may mắn, thuận lợi trong công việc. Hay những lễ hội khác nhƣ

hội lễ kỉ niệm Nguyễn Trung Trực ở An Giang, hội lễ rƣớc cá voi ở

Tiền Giang, Cà Mau, hội lễ ở làng Hòa Hảo, hội lễ vào năm mới (Chol

Chnam Thmay) và hội lễ chào mặt trăng (Ok Ang Bok) của ngƣời

Khơme. Tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hóa, tinh thần của ngƣời dân

miền đất chín rồng vừa mang tính truyền thống vừa sống phóng

khoáng, yêu đời.

Nói đến Cửu Long cũng là nói đến kho tàng văn hóa dân gian độc

đáo, đa dạng. Lịch sử hình thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ

hơn 300 năm nhƣng nơi đây lại có nhiều loại hình văn hóa dân gian

của ngƣời Việt và của các dân tộc khác khá phong phú và đặc sắc.

114

Kho tàng văn hóa dân gian nơi đây bao gồm: thần thoại, truyền thuyết,

cổ tích, thơ ca, hò vè, ca dao dân ca, sân khấu cải lƣơng,…Điểm

chung của các loại hình văn hóa dân gian nơi đây đều là những

phƣơng tiện truyền tải tình cảm, thái độ của con ngƣởi trƣớc cuộc

sống, trƣớc những giá trị đạo đức luân lý ở đời, để bày tỏ quan điểm

nhƣ yêu, ghét, giận, thƣơng, oán trách. Những câu ca dao đƣợc ngƣời

mẹ, ngƣời chị truyền đạt trên cánh võng thật ngọt ngào, ý nghĩa “ Con

ơi con ngủ cho say/Đêm thì con gối cánh tay mẹ nằm/Ngày thì con gối

lên chăn/Có hơi ấm mẹ con càng ngủ ngon/Tiếng ru gởi gắm tình

thương/Mong bình yên đến cho con mẹ mừng ” - (Bompê Kon, Dân ca

Khơme) hay “ Ai ơi muốn hưởng lộc trời/Trước thờ cha mẹ sau là vợ

con”[2].Ngƣời nông dân đất miền Tây cũng rất khéo nói lên cuộc

sống đa dạng, phong phú của mình qua những điệu lý (lý con sáo, lý

ngựa ô, lý con cua, lý con lƣơn, lý đất giồng,…). Ngoài ra phải kể đến

những câu hát đƣa em ngủ ngọt ngào đầm thắm của các mẹ các chị

đầy cảm xúc, nhắn gửi qua những làn điệu nhẹ nhàng. “Ơ ầu ơ ớ sông

Cửu Long con rồng chín khúc/Tình con người lúc đục lúc trong/Ơ ầu

ơ ơ anh thương em ơ thương gái ơ ơ má hồng/Thương ơ người nề nếp

ơ ầu ơ ớ thương dòng nho gia” [5]. Một trong những nét đẹp của

nghệ thuật miền Tây Nam Bộ là đàn ca tài tử về sau đƣợc nâng lên

thành nghệ thuật cải lƣơng, loại hình nghệ thuật này rất đƣợc yêu

thích, mọi ngƣời đến với lời ca tiếng hát không những gửi tâm hồn

mình vào câu hát mà còn là cơ hội để mọi ngƣời tụ họp bên nhau để

chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, là sợi dây nối kết tình bạn,

tình giáng giềng của tất cả cƣ dân cộng đồng các dân tộc (Việt,

Khơme, Hoa, Chăm) cùng chung sống ở vùng Tây Nam Bộ. Nói về lối

sống, cách suy nghĩ thì có thể nói ngƣời nông dân nơi đây có một tính

khí tự do, tác phong thẳng thắn nhƣng cũng vừa bộc trực, khẳng khái.

Ngƣời dân vùng này có một phong thái cứng cỏi, không bao giờ chịu

khuất phục bởi cƣờng quyền và sẵn sàng đứng lên đấu tranh với

những bất công của xă hội. Con ngƣời nơi đây có một tinh thần yêu

nƣớc, yêu quê hƣơng sâu sắc, thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ đã thể

hiện rõ ý chí đánh giặc của mình qua những câu ca dao sau: “Trời

sanh cây cứng lá dài/gió lay mặc gió, chìu ai không chìu” hay “Bao

giờ hết cỏ Tháp Mười/Thì dân ta mới hết người đánh Tây” [3].Sau

cùng là nói đến ngôn ngữ, trang phục ngƣời dân vùng Cửu Long.

Cũng nhƣ các vùng miền khác trong cả nƣớc, ngôn ngữ nơi đây cũng

sử dụng chung tiếng Việt, nhƣng cách phát âm, nhả giọng, nhịp điệu

115

lời nói có nét đặc trƣng riêng rất Nam Bộ. Giọng nói ngƣời miền Tây

Nam Bộ không chuẩn nhƣ giọng nói ngƣời miền Bắc nhƣng nhẹ

nhàng, ngọt ngào và có phần thống nhất với cử chỉ, điệu bộ, phong

cách tự do phóng khoáng của những con ngƣời sống nơi ruộng đồng

sông nƣớc chằng chịt. Nói về trang phục truyền thống thì bộ đồ bà ba

chiếc nón lá, khăn rằn rất phổ biến trong cách ăn mặc thƣờng ngày của

bà con nơi đây từ những ngƣời già cho đến ngƣời trẻ. Với khí hậu hai

mùa mƣa nắng, và cuộc sống gắn bó với ruộng vƣờn, tay lấm chân

bùn nên màu áo bà ba cũng đƣợc nhuộm màu tối nhƣ nâu hoặc đen chỉ

có những ngày đi lễ, đi cúng chùa thì ngƣời ta mới mặc áo màu sáng

hơn nhƣ trắng, mạ non, xanh lơ,...chiếc áo bà ba từ lâu đã đi vào câu

hát, tuy mộc mạc quê mùa nhƣng cũng thật duyên dáng, kín đáo làm

tôn lên nét đẹp của con ngƣời miền Tây. “Ngày nay, xã hội phát triển,

đời sống con người được nâng lên. Từ nhu cầu mặc ấm đã được nâng

lên thành mặc đẹp. Người ta sắm cho mình những bộ cánh ưng ý nhất,

đắt tiền nhất trong khả năng mình có thể. Trong quá trình giao lưu với

văn hóa phương Tây đã xuất hiện nhiều loại trang phục mới… Dù

vậy, chiếc khăn rằn và chiếc áo bà ba không hề mất đi bởi đó là biểu

tượng đặc trưng riêng của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long

– nhất là phụ nữ. Và nó cũng là một biểu tượng của bản sắc văn hóa

cần lưu giữ” [6]

Tóm lại, Vùng đồng bằng Sông Cửu Long không những là một

vùng đất trù phú về thiên nhiên, cảnh vật. Mà còn là một vùng đất

giàu truyền thống văn hóa với nhiều gía trị đạo đức tốt đẹp nhƣ: lòng

hiếu thảo, biết ơn, giáo dục con ngƣời những phẩm chất thật thà, sống

tình nghĩa, khiêm tốn, thẳng thắng, bộc trực. Có ý thức yêu quý và bảo

vệ thiên nhiên, có ý thức tổ chức đoàn kết tƣơng trợ trong cộng đồng,

tập thể, bảo vệ văn hóa dân tộc…

3. Vận dụng hệ thống giá trị đạo đức nhân văn vùng đồng bằng

Sông Cửu Long vào giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua

môn GDCD

Theo tôi, để có thể vận dụng các giá trị đạo đức nhân văn Vùng

đồng bằng Sông Cửu Long qua môn GDCD một cách hiệu quả, cần

tập trung vào những vấn đề sau:

Một là, giáo dục những giá trị đạo đức đối với bản thân học sinh

qua bài giảng của giáo viên về những đức tính: thật thà, chất phác, sống

có tình có nghĩa, khiêm tốn, thẳng thắng, bộc trực. Hai là, giáo dục học

116

sinh cách ứng xử với gia đình và mọi ngƣời xung quanh phải sống hiếu

thảo, biết ơn, trọng tình nghĩa, sống có trƣớc có sau. Đối với trƣờng lớp

thì kính trọng thầy cô, quý trọng bạn bè. Còn trong cách chung sống với

thiên nhiên thì yêu mến thiên nhiên, có ý thức bảo tồn thiên

nhiên.Trong quan hệ với cộng đồng học sinh cần phải sống đoàn kết,

tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau, bên cạnh đó cần có ý thức bảo tồn và phát

huy truyền thống văn hóa dân tộc, có tinh thần bảo vệ di sản văn hóa và

các loại hình văn hóa dân gian Vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Hai là, bên cạnh việc chỉ ra những phƣơng hƣớng giáo dục một

cách toàn diện, hiệu quả từ chủ quan đến khách quan cho học sinh.Thì

việc kết hợp phƣơng pháp lồng ghép giảng dạy hợp lý, liên hệ thực

tiễn của giáo viên có vai trò quyết định đến việc hình thành nhân cách

của học sinh với liên hệ thực tiễn địa phƣơng nơi học sinh đƣợc sinh

ra và lớn lên, dựa trên sự gợi mở của giáo viên sẽ giúp các em suy

nghĩ trình bày vấn đề về làng xóm quê hƣơng mình theo tựa đề của bài

học. Chẳng hạn, để dạy cho học sinh về Hiếu thảo và vai trò của

hiếu thảo trong cuộc sống , bên cạnh việc ngƣời giáo viên đƣa ra

định nghĩa về lòng hiếu thảo, và kể ra những mẩu chuyện hiếu thảo

trong cuộc sống hoặc trong sách vở để học sinh hiểu đƣợc vấn đề thì

việc vận dụng đƣa thêm vào bài giảng những biểu hiện của lòng hiếu

thảo của con ngƣởi vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ thời xƣa cho

đến hôm nay là chăm sóc phụng dƣỡng ông bà cha mẹ lúc sinh thời,

và thờ cúng ông bà tổ tiên bằng tấm lòng thành kính nhất. Học sinh sẽ

tƣởng nhớ về gia đình về ông bà của mình, nhớ về những kỉ niệm lúc

nhỏ sống bên ông bà cha mẹ đƣợc họ yêu thƣơng, chăm sóc mình nhƣ

thế nào. Từ đó bản thân học sinh sẽ nhận ra tình cảm của mình đối với

gia đình sâu nặng nhƣ thế nào, sau đó là tự nhận xét đánh giá mình

sống có hiếu thảo chƣa? Và sau bài học này mình cần phải làm gì?

Nếu dạy cho học sinh bài học: Đoàn kết tương trợ. Biểu hiện của

đoàn kết tương trợ trong cuộc sống, thì chính bản thân học sinh vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long có thể nhận thấy quê hƣơng mình là một

ví dụ cụ thể, vì nơi đây có sự chung sống của nhiều dân tộc khác nhau

nhƣ (Việt, Khơme, Hoa, Chăm) nhƣng dân cƣ các dân tộc vẫn chung

sống hòa hợp, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất, sinh hoạt thƣờng

ngày. “Ở những địa phương người Khơme sống xen kẽ với người Việt,

từ xa xưa vốn có những tập tục kết bạn và tương trợ lẫn nhau. Khi gặp

thú dữ, như cọp, cá sấu lớn, dân Khơme thường tìm đến các làng

người Việt nhờ giúp đỡ để tiêu diệt chúng. Ngược lại, người Khơme

117

giúp đỡ người Việt cách trị rắn độc, kinh nghiệm làm thủy lợi, mở

đường nước… ”[10, tr369] Có thể nói, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau

trong cuộc sống là những hành động cao đẹp, từ lâu đã đƣợc chính

ngƣời dân quê hƣơng mình gìn giữ và phát huy, bởi thế nên học sinh –

thế hệ trẻ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải phát huy hơn nữa

tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống để làm

tốt đẹp thêm mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời khi chung sống trên

một cộng đồng, quê hƣơng.Và rút ra đƣợc những kinh nghiệm sống

quý báu cho bản thân mình qua nội dung bài học. Xuất phát từ thực

tiễn của quê hƣơng, học sinh cũng có thể tự mở rộng khái quát vấn đề

đoàn kết tƣơng trợ là một biểu hiện tập trung nhất của tinh thần đoàn

kết các dân tộc ở Việt Nam, vì đoàn kết tạo nên sức mạnh của dân tộc

của thời đại. Qua đó, học sinh rút ra ý nghĩa của đoàn kết vì đoàn kết

là động lực để con ngƣời cố gắng vƣơn lên trong cuộc sống, xây dựng

quê hƣơng đất nƣớc giàu đẹp. Giáo dục đạo đức và lối sống cho học

sinh qua môn học GDCD là một việc làm luôn đƣợc thực hiện xuyên

suốt, là mối quan tâm hàng đầu của xã hội ta hiện nay, lại vì đứng

trƣớc tình tình một bộ phận giới trẻ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

đã quên đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng mình,

sống thờ ơ, lãnh đạm, sống theo khuynh hƣớng chủ nghĩa cá nhân,

chạy theo những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng, lai căn mất

gốc đua đòi theo những mốt quần áo không phù hợp với thuần phong

mỹ tục của quê nhà. Đứng trƣớc sự hụt hẫng nhiều giá trị đạo đức

nhân văn nơi ngƣời trẻ hôm nay, việc lồng ghép đƣa vào chƣơng trình

giảng dạy môn GDCD những bài học về Lòng bao dung hay Tình

nghĩa trong xã hội ngày nay hoặc Nét đẹp văn hóa con người qua

trang phục truyền thống đều có những tác động không nhỏ đến nhận

thức của giới trẻ, với những giải pháp là làm sao để giữ gìn và phát

huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của con ngƣời miền Tây trong thời

đại phát triển và hội nhập quốc tế của đất nƣớc, quê hƣơng ta ngày

nay. Cần học hỏi theo tinh thần ngƣời dân miền Tây luôn xem trọng

tình nghĩa trong quan hệ kết giao bạn bè, tình nghĩa đã làm cho bộ mặt

đời sống tinh thần của con ngƣời nơi đây thêm phần sâu sắc. Từ xƣa,

ngƣời dân nơi đây đã xem tình nghĩa nhƣ một nhu cầu thiết yếu trong

cuộc sống, đó là những tình cảm san sẻ, cảm thông nhau lúc thành

công, may mắn cũng nhƣ khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Tình nghĩa lại

còn giữ một vị trí đặc biệt trong mối quan hệ bạn bè, qua lại, giúp đỡ

nhau chí tình “Chòm xóm đến thăm tôi/Đó là điều may mắn/Lỗi lầm

118

tôi xin nhận/Nếu có chi thiếu sót/Tình bè bạn xin thứ tha/Đừng chấp

người sơ ý” [4]. Sống tình nghĩa không những là một lối sống cao

đẹp, mà còn giúp con ngƣời có thêm niềm tin, lạc quan yêu đời, cảm

thấy cuộc sống tƣơi đẹp hơn, ấm áp hơn. Một khi, học sinh biết áp

dụng và phát huy cách sống tình nghĩa của ông cha vào hoạt ðộng giao

tiếp ứng xử của mình với những ngƣời xung quanh nhƣ bè bạn, xóm

giềng sẽ làm tốt đẹp hơn mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong cuộc

sống. Bên cạnh đó, giáo dục nếp sống, cách ăn mặc cho học sinh cũng

là một việc làm quan trọng và cấp thiết luôn đƣợc xã hội quan tâm. Vì

thế, nên nội dung bài học môn GDCD nói về vấn đề giáo dục giá trị

đạo đức nhân văn cho học sinh qua trang phục truyền thống, không

nhất thiết là bắt buộc giới trẻ phải trở về với cách ăn mặc của quá khứ

vì mỗi thời đại mỗi khác, vì cái đẹp luôn vận động theo thời gian.

Xong, nhìn nhận về vẻ đẹp của áo bà ba, chiếc khăn rằn của cƣ dân

miền Tây là nhìn nhận về vẻ đẹp bình dị, kín đáo, duyên dáng của con

ngƣời qua sự tinh tế trong việc lựa chọn trang phục, sao cho phù hợp

với những điều kiện, hoàn cảnh sống. Thông qua đó để học sinh biết

trân trọng nét đẹp truyền thống văn hóa địa phƣơng mình, biết tự điều

chỉnh lựa chọn cho mình một phong cách sống, cách ăn mặc phù hợp

với thời đại mà không phản cái đẹp của văn hóa quê hƣơng. Lòng yêu

nƣớc, yêu quê hƣơng xóm làng cũng là một trong những yếu tố quan

trọng để hình thành nên đời sống tinh thần của ngƣời dân miền Tây

Nam Bộ. Nó phản ánh tâm lý của con ngƣời biết đấu tranh với những

bất công của xã hội, thể hiện tính khí khẳng khái, không chịu khuất

phục trƣớc cái xấu cái ác để xây dựng nên một giá trị đạo đức cao đẹp

đáng đƣợc ca ngợi, tôn vinh.

4. Kết luận

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chứa đựng nhiều giá trị văn hóa

đạo đức tốt đẹp. Việc vận dụng những giá trị đạo đức nhân văn này

vào việc dạy và học môn GDCD sẽ mang lại một số hiệu quả nhất

định giúp học sinh có cách tiếp cận bài học một cách tích cực và hiệu

quả hơn. Phƣơng pháp này có sự kết hợp giữa nội dung và thực tiễn.

Những bài học đắt giá từ thực tiễn cuộc sống quê hƣơng mình sẽ kích

thích sự tƣ duy, sáng tạo tìm hiểu của học sinh. Bài học không phải xa

lạ mà trở nên quen thuộc, lịch sử truyền thống văn hóa của quê hƣơng

đƣợc nhắc nhớ qua bài giảng của thầy cô góp phần củng cố tình yêu,

lòng tự hào về quê hƣơng dân tộc ở học sinh. Từ đó việc truyền đạt

kiến thức của giáo viên sẽ dễ dàng hơn, học sinh hứng thú sâu sắc với

119

bài học, và nhớ bài lâu hơn. Giáo dục giá trị đạo đức nhân văn cho học

sinh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long qua môn học GDCD, chính là

phƣơng pháp giúp các em nhìn nhận về những giá trị truyền thống quê

hƣơng mình bởi các em là – thế hệ măng non của đất nƣớc nhận thức

đƣợc nhiệm vụ của mình chính là không ngừng tự hoàn thiện bản

thân, luôn sống phấn đấu để xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc giàu đẹp

văn minh, hiện đại.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ GD&ĐT, Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn,

NXBGD-1998

[2] Dân ca Bến Tre, Vè dạy con

[3] Dân ca Đồng Tháp

[4] Dân ca Khơme, Mê Trơay

[5] Dân ca Nam Bộ

[6] Đặng Duy Khôi, báo điện tử Cần Thơ

[7] Hồ Chí Minh, bài thơ “Nửa đêm”, trích Nhật ký trong tù.

[8] Huỳnh Văn Sơn, Hụt hẫng nhiều giá trị đạo đức nhân văn, báo

Lao Động cuối tuần, 2008)

[9] Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân lãm, 1999

[10] Viện Khoa học xã hội TP Hồ Chí Minh, Văn hóa & cư dân đồng

bằng Sông Cửu Long, NXB Khoa học, Hà Nội, 1990

120

THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG SV: Nguyễn Chí Công

Lớp: ĐHGDCT14A

GVHD: ThS. Lê Kim Oanh

Tóm tắt: Bài viết nêu lên vấn đề mang tính thời sự về thực trạng đạo

đức của học sinh Trung học phổ thông hiện nay. Thấy được những

hạn chế trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở cả gia đình,

nhà trường và xã hội, dẫn đến sự sa sút về ý thức đạo đức của một số

học sinh trường Trung học phổ thông như: nói tục, chửi thề, bạo

lực,…Từ thực trạng đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông, giúp

học sinh phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân phẩm đạo đức.

Từ khóa: đạo đức, giáo dục đạo đức, học sinh, trường trung học phổ

thông.

1. Mở đầu Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)

hiện nay ở đất nƣớc ta, vấn đề giáo dục toàn diện cho con ngƣời càng

trở nên cấp thiết, đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một con ngƣời toàn diện phải có cả đức và tài, trong đó đức là gốc.

Bác Hồ đã nói: "Có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, có đức mà

không có tài thì làm việc gì cũng khó". Và Khoản 1 Điều 27 Luật giáo

dục 2005 cũng đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là

giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động

và sáng tạo hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ

nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị học sinh

tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc” [2, tr.8].

Trƣờng Trung học phổ thông là nơi hình thành nhân cách cho các

em chuẩn bị bƣớc vào đời, để các em tự làm chủ cuộc đời mình – một

ngƣời công dân tốt. Nhà trƣờng là nơi không những dạy chữ mà còn

dạy về nhân cách, lẽ sống cho học sinh để các em có thể làm chủ

tƣơng lai của đất nƣớc sau này. Bên cạnh việc giáo dục tri thức, giáo

dục đạo đức là một mặt quan trọng không thể thiếu, nhằm hình thành

những con ngƣời có đầy đủ các mặt: đức, trí, thể, mỹ, đáp ứng yêu cầu

của xã hội mới. Vì vậy công tác giáo dục trƣớc tiên là phải chăm lo

121

bồi dƣỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là căn bản, cái gốc cho sự phát

triển nhân cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Bây giờ phải học, học

để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu đạo đức". Việc

giáo dục con ngƣời là cả một quá trình: "Vì lợi ích mƣời năm trồng

cây, vì lợi ích trăm năm trồng ngƣời". Vì thế từ trƣớc cho đến nay việc

giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng, luôn là

vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, và đòi hỏi phải có sự quan tâm rất

lớn từ nhiều phía.

Nƣớc ta đang bƣớc vào thời kì hội nhập kinh tế, bên cạnh những

mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần

quan tâm, bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự xâm nhập của các văn

hóa phẩm đồi trụy làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong

mỹ tục của dân tộc. Hiện nay trong các nhà trƣờng nói chung và

Trƣờng Trung học phổ thông nói riêng, học sinh có dấu hiệu sa sút về

đạo đức, về nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan

hệ cộng đồng, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.

Và nhà trƣờng vốn là nơi hình thành nhân cách cho học sinh, nhƣng

sự quan tâm của nhà trƣòng đến vấn đề đạo đức của học sinh còn hạn

chế, giáo viên làm công tác chủ nhiệm thƣờng quan tâm nhiều đến kết

quả học tập, còn vấn đề rèn luyện đạo đức chƣa đƣợc chú trọng đúng

mức, nên tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức, chƣa đi vào

chiều sâu. Các đoàn thể còn thiếu sự quan tâm phối hợp đầu tƣ cho

hoạt động giáo dục. Sự nhận thức, quan tâm của phụ huynh chƣa đầy

đủ, với suy nghĩ nhà trƣờng sẽ giáo dục con em mình… Thêm vào đó,

sự kết hợp giáo dục giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội chƣa đƣợc

nhịp nhàng, đồng bộ. Vì vậy, đạo đức của học sinh Trung học phổ

thông đang có nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Cho nên, giáo dục đạo

đức là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện nay, cần đƣợc

giải quyết nhanh chóng và kịp thời.

2. Nội dung

2.1. Cơ sở lí luận về giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ

thông

Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và đƣợc xem là

khái niệm luân thƣờng đạo lý của con ngƣời, nó thuộc về vấn đề đánh

giá: tốt-xấu, đúng-sai, thiện-ác, hiền-dữ... Đạo đức gắn liền với văn

hóa, chủ nghĩa nhân văn triết học hay nói một cách dễ hiểu đạo đức là

khuynh hƣớng tốt trong tâm hồn con ngƣời mà khuynh hƣớng đó tạo

122

nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự

của cộng đồng xã hội khiến cho mọi ngƣời xung quanh đƣợc an vui,

lợi ích. “Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc chuẩn mực, quy tắc

do xã hội đề ra nhằm mục đích đánh giá và điều chỉnh hành vi, ứng xử

của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng

được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh

của dư luận xã hội” [1, tr.8] Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở

bên trong con ngƣời đƣợc chuẩn hóa thành lời và hành vi tốt đẹp bên

ngoài tức là con ngƣời có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tƣợng.

Trung học phổ thông là bậc học cuối của hệ thống giáo dục phổ

thông. Học sinh bậc học này thƣờng từ 15 đến 18 tuổi, đang phát triển

mạnh mẽ về thể chất, năng lực trí tuệ, tâm sinh lý. Do đó, để mỗi học

sinh phát triển toàn diện ngoài việc trang bị kiến thức văn hóa rất cần

chú trọng đến công tác giáo dục tƣ tƣởng đạo đức cho học sinh ở lứa

tuổi này.

Giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông là quá trình

hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học

sinh dƣới những tác động và ảnh hƣởng có mục đích đƣợc tổ chức có

kế hoạch, có sự chọn lựa về nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo

dục với vai trò chủ đạo của giáo viên. Đây là một quá trình giáo dục

lâu dài đƣợc hình thành từ thấp đến cao, từ những việc cụ thể trong

cuộc sống đời thƣờng từ đó phát triển rộng lên. Giáo dục nhân cách

hành vi đạo đức con ngƣời là một quá trình giáo dục cần phải đặc biệt

coi trọng bởi vì quá trình đó làm cho con ngƣời nhận biết đƣợc những

yếu tố sau: yêu nƣớc, yêu lao động, yêu Chủ nghĩa xã hội, làm chủ tập

thể, biết đoàn kết giúp đỡ nhau, biết tôn trọng mọi ngƣời. Và các em

phải đƣợc giáo dục những phẩm chất cần thiết nhƣ: nhận thức về đạo

đức, thái độ, tình cảm, hành vi, thói quen…

2.2. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức trong học sinh THPT

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đƣợc toàn thể đội ngũ giáo

viên quan tâm. Nhà trƣờng có những chủ trƣơng về giáo dục đạo đức

khá phong phú. Giáo viên chủ nhiệm thƣờng xuyên lên lớp, theo sát

quá trình học tập, hoạt động của các em, lắng nghe tâm tƣ, ý kiến của

các em, sau đó giảng giải cho học sinh hiểu rõ vấn đề, hòa giải những

mâu thuẫn, tranh cãi giữa các em trong các mối quan hệ. Trong buổi

sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm ghi nhận những mặt tốt và

những mặt chƣa tốt của học sinh, khen thƣởng, khích lệ những thành

123

tích tốt tạo động lực cho các em phát huy, cũng đồng thời phê bình

những mặt chƣa tốt để các em rút kinh nghiệm sửa chữa.

Các giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên môn Giáo dục công

dân luôn theo sát quá trình lĩnh hội kiến thức của các em, tạo điều kiện

cho các em trao đổi, bồi dƣỡng ý thức đạo đức của mình trong quá

trình học tập, cho học sinh liên hệ thực tế và hoạt động xã hội để các

em dễ tiếp thu và dễ hòa nhập với cộng đồng. Để giáo dục có hiệu

quả, ngƣời giáo viên là nhân tố quan trọng và chính yếu nhất trong

quá trình hình thành phẩm cách đạo đức cho học sinh, bởi lẽ giáo viên

là một tấm gƣơng để các em noi theo, chẳng hạn nhƣ ở lời nói (thân

thiện, gần gũi, tôn trọng học sinh và ngƣời khác…), cử chỉ hành động

của giáo viên (điềm tĩnh, không cáu gắt, không gây áp lực lớn hoặc

bạo lực với học sinh…), tác phong (lịch sự, chỉnh tề, phù hợp với cốt

cách của ngƣời giáo viên…). Nhân cách đạo đức của các em chịu ảnh

hƣởng khá lớn bởi mẫu mực của thầy cô.

Giáo viên làm công tác Đoàn cũng thƣờng xuyên tổ chức các hoạt

động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, chủ đề trong năm nhằm tuyên

truyền giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh. Cho học sinh xem

những đoạn phim mang tính thời sự về vấn đề đạo đức của con ngƣời

trong xã hội đề học sinh nhận thức rõ việc phát huy phẩm chất đạo

đức bản thân. Thƣờng xuyên tổ chức các trò chơi cho các em tham gia

với mục đích phát huy tính đoàn kết trong tập thể học sinh. Nhìn

chung đa số đội ngũ giáo viên trong trƣờng Trung học phổ thông đều

có những biện pháp hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhƣng

bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chƣa nhận thức sâu sắc và chƣa

nhiệt tình với công tác giáo dục, chƣa nêu đƣợc gƣơng tốt để các em

noi theo, một số giáo viên sử dụng những lời lẽ không hay xúc phạm

danh dự học sinh và bị dƣ luận lên án, chẳng hạn vụ việc “Lớp học

ngoài hành lang” 3 đã gây nhiều tai tiếng không tốt.

Phần lớn học sinh ý thức đƣợc hành vi, thái độ của bản thân, biết

cƣ xử có chừng mực, những hành động văn hóa giúp đỡ ngƣời già yếu

lớn tuổi, bạn bè gặp khó khăn dƣờng nhƣ đều có trong các em. Lời nói

của các em đúng chuẩn mực, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp, đối

tƣợng giao tiếp, lễ phép với thầy cô, cha mẹ và ngƣời già lớn tuổi, thể

hiện đƣợc nét văn hóa của một ngƣời có học vấn, có đạo đức. Có đƣợc

điều này phần lớn là nhờ ở các thầy cô. Khả năng nhận thức của học

sinh phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng nhận thức của giáo viên. Vì vậy

124

muốn học sinh nhận thức tốt thì ngƣời giáo viên phải gƣơng mẫu trong

mọi công việc, giáo viên phải là tấm gƣơng sáng cho các em.

Gia đình cũng góp một phần không nhỏ trong quá trình nhận

thức của các em, một gia đình tốt, văn hóa, cha mẹ thuận thảo hạnh

phúc sẽ là một tấm gƣơng tốt để các em nhờ đó noi theo. Vì đây là

nơi mà các em sinh ra, là tổ ấm đã gắng bó ngay khi còn nhỏ nên

gia đình là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hình thành phẩm

chất đạo đức của con em.

Cùng với đó là sự tác động của xã hội. Đời sống xã hội là một

cộng đồng ngƣời ở đó có nhiều thành phần tốt, xấu tồn tại song song

với nhau. Nếu nhận thức của các em không chín chắn thì các em dễ bị

xa ngã vào con đƣờng xấu, dần dần các em sẽ tha hóa về đạo đức. Trái

lại, nếu các em có cách nhìn đúng về cuộc sống, cùng với mối quan hệ

gia đình tốt thì ngay bản thân các em sẽ có sự đấu tranh loại trừ triệt

để cái xấu, cái có hại và phát huy cái tốt, cái có ích để dần hoàn thiện

và phát triển phẩm chất đạo đức của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh học sinh nhận thức đúng đắn chiếm phần

lớn thì vẫn còn tồn tại một số học sinh có suy nghĩ lệch lạc, trái với

chuẩn mực đạo đức xã hội (nói năng chƣa có văn hóa, không giữ lễ

nghĩa với thầy cô và ngƣời lớn tuổi, có quan hệ không tốt với bạn

bè, không chú trọng việc học, có thái độ chƣa phù hợp khi bị giáo

viên phê bình, hay nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học…)

tạo nên hình ảnh không tốt về nhà trƣờng, gia đình và chính bản

thân các em, khiến các em dễ xa ngã vào những thói hƣ tật xấu

trong xã hội, dễ làm những việc xấu trái với phẩm chất đạo đức của

ngƣời có văn hóa. Nguyên nhân chủ yếu một phần do: Thứ nhất,

điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ không có điều kiện

quan tâm đến các em, gia đình có điều kiện thì bố mẹ lại nuông

chiều con nhƣng không quan tâm đến các em hay cha mẹ bất hòa

tạo gƣơng xấu cho các em; Thứ hai, cán bộ làm công tác giáo dục

chƣa đi sâu vào học sinh, chƣa nắm đƣợc những học sinh vi phạm

để răn đe, nêu gƣơng; Thứ ba, công tác quản lý, phối hợp giữa nhà

trƣờng và địa phƣơng chƣa chặc chẽ. Vì vậy công tác tổ chức của

nhà trƣờng, sự giáo dục của gia đình vẫn còn phải cố gắng thêm,

cần có sự hợp tác chặt chẽ mối quan hệ nhà trƣờng – gia đình – xã

hội để nâng cao nhận thức của học sinh, giúp con em phát triển toàn

diện về mọi mặt.

125

2.3. Giải pháp giáo dục đạo đức trong học sinh Trung học phổ thông

và khuyến nghị

Công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh

Trung học phổ thông nói riêng trong thời kì hội nhập kinh tế của nƣớc ta

hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết.

2.3.1. Giải pháp phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức truyền thống và những

giá trị đạo đức mới: Truyền thống không phải là hoài cổ, phục cổ và

hiện đại không phải là “tây hóa”. Truyền thống là bản sắc dân tộc,

hiện đại là văn minh, tiến bộ. Đạo đức truyền thống là nền tảng để xây

dựng những giá trị đạo đức mới cho học sinh. Trong nền kinh tế thị

trƣờng nếu không giáo dục tốt đạo đức truyền thống thì học sinh dễ bị

rơi vào lối sống thực dụng, vật chất hóa, dễ coi thƣờng ngƣời khác.

Bởi vậy cần:

Một là, tổ chức các hoạt động để mỗi học sinh thể hiện đƣợc ý

thức đạo đức của mình và tiếp nhận những phẩm chất đạo đức truyền

thống. Khi tổ chức các hoạt động không nên quá nặng về phong trào

và tính tập thể chung chung, làm cho vai trò của mỗi cá nhân bị mờ

nhạt. Do vậy việc tổ chức hoạt động không đƣợc ồ ạt, mà nên lần lƣợt

với quy mô từ nhỏ đến lớn, cụ thể là hoạt động ở từng lớp để lựa chọn

những cá nhân thực sự xuất sắc tham gia ở quy mô cấp trƣờng. Cần

tránh việc trùng lập về địa điểm, thời gian giữa các lớp để mỗi đơn vị

có đủ điều kiện tổ chức thành công phong trào ở đơn vị mình. Đa dạng

hóa các nội dung, hình thức hoạt động, các tổ chức cấp trên phải tạo

điều kiện thuận lợi nhất, hƣớng dẫn việc thực hiện để phát huy tính

tích cực, chủ động của các tổ chức cấp dƣới.

Hai là, việc giáo dục đạo đức truyền thống thông qua các ngày lễ

trong năm cần chú ý xây dựng những phẩm chất đạo đức cho học sinh

thông qua chủ đề của từng ngày lễ phù hợp với lứa tuổi và trình độ

của học sinh. Tránh hoạt động mang tính hình thức. Nên tổ chức các

cuộc thảo luận, giao lƣu giữa học sinh với thầy cô hoặc những cuộc thi

tìm hiểu kiến thức. Trong đó, chỉ định hƣớng vấn đề chứ không nên

gò ép vào những nội dung đã chuẩn bị trƣớc, có nhƣ vậy mới kích

thích đƣợc sự hứng thú và niềm say mê cho học sinh để tham gia các

hoạt động một cách sôi nổi, có hiệu quả.

Ba là, với tốc độ phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực

của nền kinh tế - xã hội, đã tạo ra một nhịp sống mới sôi nổi hơn và

ta gọi là “nhịp sống công nghiệp”. Có thể khẳng định: chậm chạp là

126

đồng nghĩa với chấp nhận tụt hậu. Chính vì thế, trƣớc những biến đổi

mạnh mẽ của thời đại, chỉ những học sinh đã hình thành cho mình

một nền tảng đạo đức vững chắc mới có thể nhận ra đƣợc giá trị đích

thực của cuộc sống và tự thấy mình phải nỗ lực hơn nữa để bắt kịp

với những thay đổi nhanh chóng ấy. Và chỉ có trên cơ sở một nền

tảng đạo đức vững chắc mới giúp họ đủ điều kiện để tiếp nhận những

giá trị đạo đức mới đang đƣợc đặt ra hàng ngày, hàng giờ. Điều đó

có nghĩa là những học sinh nếu chƣa có sự chuẩn bị tốt họ sẽ dễ dàng

bị cuốn theo vẻ bề ngoài phù phiếm, sôi động mà chƣa nhận thức

đƣợc bản chất của vấn đề. Nếu không hoặc chƣa tiếp nhận đầy đủ

những giá trị đạo đức truyền thống sẽ dẫn tới nhằm lẫn trong việc

phân biệt các giá trị và cho rằng truyền thống là cái lỗi thời, cái lạc

hậu, là cái đã qua. Học sinh sống ở thời nào chịu sự chi phối của

hoàn cảnh thời kì đó. Thời hiện đại sẽ tạo ra con ngƣời của thời hiện

đại không liên quan gì đến quá khứ. Đó là nhận thức rất sai lầm, bởi

nó đoạn tuyệt với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Quan niệm đó đẩy họ rời xa lao động, sống chỉ biết hƣởng thụ, ngại

khó, ngại khổ, ngại rèn luyện, ngại tu dƣỡng. Vì thế việc kết hợp

chặc chẽ giữa giáo dục đạo đức truyền thống và giáo dục đạo đức

mới ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Xây dựng môi trường giáo dục: Để hình thành nên những nhân

cách tốt đòi hỏi phải có môi trƣờng giáo dục tốt. Đó phải là môi trƣờng

lành mạnh trong mối quan hệ gia đình – nhà trƣờng – xã hội. Việc xây

dựng môi trƣờng giáo dục đặt ra hai nhiệm vụ lớn: Thứ nhất là xây

dựng lực lƣợng trong nội bộ nhà trƣờng; Thứ hai là xây dựng tốt hệ

thống lực lƣợng giữa nhà trƣờng với các đơn vị hữu quan ngoài trƣờng.

Xây dựng lực lƣợng trong nội bộ nhà trƣờng, bao gồm: Hệ thống

quản lý; Tính gƣơng mẫu của đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công nhân

viên trong trƣờng.

Trong các kênh tiếp nhận cá nhân thì kênh tiếp nhận trực tiếp qua

các giác quan là quan trọng nhất. Đội ngũ thầy cô giáo, các cán bộ

nhân viên là lực lƣợng quan trọng nhất trong việc xây dựng môi

trƣờng giáo dục. Đó phải là những tấm gƣơng sáng nhất, gần gũi nhất,

thiết thực nhất để học sinh noi theo.

Cả hai yếu tố trong việc xây dựng lực lƣợng giáo dục trong nội bộ

nhà trƣờng đòi hỏi phải đồng đều. Hệ thống quản lý có tính thống nhất

từ trên xuống, đội ngũ giáo viên và cán bộ, nhân viên trong trƣờng

phải rất gƣơng mẫu từ những việc làm nhỏ nhất. Hai yếu tố này là cơ

127

sở để giáo dục niềm tin đạo đức cũng nhƣ việc phát huy tính tự giáo

dục, tự điều chỉnh của cá nhân học sinh.

Xây dựng môi trƣờng giáo dục có vai trò to lớn trong việc giáo

dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông. Đó là việc kịp thời xử

lý những vi phạm của học sinh trong nhà trƣờng cũng nhƣ ngoài xã

hội để đảm bảo có một môi trƣờng lành mạnh cho học sinh học tập và

rèn luyện. Tùy vào mức độ vi phạm mà có thể hạ bậc hạnh kiểm của

học sinh trong từng học kì vi phạm. Đó là sự răn đe, giáo dục ý thức

đạo đức cho học sinh trƣờng để dần hình thành nên nhân cách của một

ngƣời giáo viên đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự nghiệp giáo dục trong

giai đoạn mới. Để thực hiện một cách triệt để cần phải có sự phối hợp

chặc chẽ giữa các lực lƣợng nội bộ trong trƣờng và ngoài trƣờng. Bởi

vậy, thực chất của vấn đề xây dựng môi trƣờng giáo dục là thực hiện

tốt nguyên lý “Giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và

xã hội”.

Đổi mới công tác giáo dục đạo đức: Đất nƣớc đang trong thời kì

đổi mới với việc vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định

hƣớng xã hội chủ nghĩa, có sự điều khiển của Nhà nƣớc. Tình hình

đó đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn về công tác giáo dục đạo đức cho

học sinh. Đổi mới công tác giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện

nay bao gồm:

Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức: Nếu nhƣ trƣớc đây do quan

niệm chúng ta chỉ nhằm xây dựng mẫu ngƣời lí tƣởng tất cả vì tập thể,

xã hội thì nay kinh tế thị trƣờng đòi hỏi giáo dục đạo đức nhằm hình

thành và khẳng định nhân cách cá nhân trên cơ sở nhận thức đúng đắn

và giải quyết hài hòa giữa cá nhân và xã hội. Do vậy, nội dung giáo

dục không thể phiếm diện một chiều nhƣ trƣớc đây, mà phải giáo dục

toàn diện, cả những nguyên lí đạo đức chung của xã hội, kể những

phẩm chất đọa đức riêng của cá nhân; Kết hợp đồng thời giữa giáo

dục lí tƣởng chính trị với lí tƣởng đạo đức; Kết hợp giáo dục đạo đức

nghề nghiệp với giáo dục đạo đức cá nhân.

Đổi mới hình thức giáo dục đạo đức: Giáo dục, đặc biệt là giáo

dục đạo đức cho học sinh không thể dừng lại ở lý luận mà nhất thiết

phải tiến đến chỗ tổ chức thực hành bằng công việc, bằng cách ứng xử

để rèn luyện thành các hành vi thành những thói quen tốt, sửa chữa và

loại bỏ những thói quen xấu. Thực hành là con đƣờng duy nhất để hình

thành kỹ năng kỹ xảo. Với giáo dục đạo đức thì thực hành đạo đức là

một đòi hỏi tất yếu vì bản chất và nhân cách của con ngƣời đƣợc hình

128

thành qua lao động. Sự phong phú của mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự

phong phú của những mối quan hệ và liên hệ của chủ thể.

Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức: Nhấn mạnh rằng nghề

dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo, thì điều đó

cũng đồng thời nói lên rằng, nhà giáo dục phải là một nhà phƣơng

pháp, là ngƣời không chỉ có trình độ lý luận sâu sắc, có vốn học vấn

rộng và sâu, có đạo đức trong sáng, mẫu mực mà còn phải là ngƣời rất

thành thục về phƣơng pháp, đặc biệt là những phƣơng pháp sƣ phạm.

Đổi mới phƣơng pháp giáo dục đạo đức sẽ giúp cho học sinh nắm

đƣợc nội dung mà nhà giáo dục cần truyền đạt, tránh đƣợc hiện tƣợng

nhàm chán, đơn điệu trong các phƣơng pháp dạy học cũ. Để làm đƣợc

điều đó các giáo viên làm công tác giáo dục cần phải nổ lực tìm tòi, kế

thừa những nội dung hợp lí trong phƣơng pháp cũ, áp dụng phƣơng

pháp dạy học tích cực, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin

trong quá trình giảng dạy, xác định học sinh chính là trung tâm của

quá trình dạy học, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh, biến

quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, tự hoàn thiện bản thân.

2.3.2. Khuyến nghị

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một công việc khó khăn, phức

tạp đòi hỏi phải có nhiều thời gian và công sức. Muốn các em phát

triển về mọi mặt, hoàn thiện bản thân nhằm giúp các em hƣớng tới cái

chân – thiện –mỹ, tránh xa cái ác, cái xấu, là một ngƣời sau này hội đủ

cả “đức” lẫn “tài” thì ngay từ bây giờ gia đình, nhà trƣờng và xã hội

phải luôn hợp tác chặt chẽ với nhau. Để làm đƣợc điều đó cần:

2.3.2.1. Về phía xã hội

Muốn có một xã hội tốt thì trƣớc hết mỗi ngƣời phải tốt. Vì vậy

chính quyền các cấp các ngành ở địa phƣơng cần phải có biện pháp

thiết thực đối với các tệ nạn xã hội, phải xử lý thích hợp những trƣờng

hợp học sinh phạm tội ở địa phƣơng để làm gƣơng giáo dục cho

những em khác. Quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên cho các đoàn thể

cùng phối hợp với nhà trƣờng để giáo dục đạo đức cho con em. Có kế

hoạch thông tin tuyên truyền tổ chức các hoạt động tạo nhận thức tốt

cho các em hiểu biết về pháp luật.

2.3.2.2. Đối với Bộ, Sở giáo dục- đào tạo cùng các ban ngành

Tổ chức chỉ đạo, triển khai công tác tăng cƣờng chất lƣợng và

hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng coi đây là một trong

những vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận

động "Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh". Đồng

129

thời tập trung chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy cô là tấm

gƣơng đạo đức tự học và sáng tạo "có thầy cô tốt, giỏi mới có trò tốt,

giỏi đƣợc”.

2.3.2.3. Về phía nhà trƣờng

Nhà trƣờng cần phải xây dựng một phƣơng pháp riêng để tập

trung giáo dục đạo đức cho các em đƣợc chu đáo hơn, tốt hơn thông

qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp

nhƣ: ngoại khóa, tham quan, du lịch, cắm trại, văn nghệ, thể dục thể

thao, các cuộc thi trí tuệ…cũng có tác dụng giáo dục tƣ tƣởng chính

trị rất lớn cho học sinh. Thông qua đó, giáo dục cho học sinh tinh thần

học hỏi, đoàn kết, hƣớng về các giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Ngoài

ra, cấn có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với cha mẹ học sinh

giáo dục học sinh cá biệt. Đảm bảo thông tin hai chiều giữa gia đình

và nhà trƣờng để có biện pháp xử lý kịp thời khi học sinh vi phạm.

Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ quản lý, nhiệt tình, có trách

nhiệm cao đối với giáo dục học sinh, luôn gần gũi nắm vững tâm lý

hoàn cảnh gia đình của từng học sinh lớp mình quản lý để từ đó có sự

chia sẻ, động viên các em một cách kịp thời. Hàng tuần vào tiết sinh

hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm kịp thời biểu dƣơng, khích lệ những học

sinh học tập, rèn luyện tốt; đồng thời phê bình, nhắc nhở những

trƣờng hợp chƣa tốt để các em khắc phục những thiếu sót. Đồng thời

tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là các hoạt động:

văn nghệ, thể thao, lao động đa dạng khác nhằm bộc lộ các hành vi

đạo đức, để các em có dịp rèn luyện những phẩm chất, hành vi tốt,

ngăn ngừa những cái xấu qua hoạt động thực tiễn.

Giáo viên bộ môn phải tăng cƣờng đầu tƣ cho mỗi tiết dạy để đảm

bảo truyền đạt một cách khoa học, nhạy bén với việc khai thác nội

dung giáo dục đạo đức trong các bài giảng, trong quá trình dạy học,

đặc biệt là môn Giáo dục công dân.

Đoàn trƣờng cần tổ chức nhiều nội dung, hình thức để đoàn viên

thanh niên gắn bó với đời sống xã hội nhƣ bảo vệ môi trƣờng, di sản,

làm công tác từ thiện, đảm nhận những công trình do nhà trƣờng phát

động. Bên cạnh đó cần chú trọng xây dựng tập thể, cá nhân tiêu biểu

trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí trong học tập để tạo động

lực thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt.

Những cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trƣờng là đối

tƣợng của sự tập trung chú ý ở học sinh nên mỗi lời nói, việc làm

mang giá trị đạo đức của họ sẽ có ý nghĩa giáo dục hết sức to lớn.

130

Giáo dục cho học sinh tự ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân trong

việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc bằng cách

nêu gƣơng mà gần gũi nhất, thiết thực nhất là lấy gƣơng “ngƣời tốt,

việc tốt” của chính học sinh để giáo dục lẫn nhau. Bên cạnh đó, phải

có những hình thức kỹ luật nghiêm khắc với các trƣờng hợp vi phạm

của học sinh. Việc xử lí một cách nghiêm khắc, có tình, có lí sẽ có tác

dụng răn đe cho học sinh toàn trƣờng biết về những “gƣơng xấu” để

phòng tránh. Đồng thời, xây dựng phong trào học sinh tự phê bình

những hiện tƣợng tiêu cực, những hành vi lệch chuẩn đang diễn ra

hàng ngày, hàng giờ trong đời sống. Đây cũng là hình thức làm

chuyển biến nhận thức và hành động của học sinh trong toàn trƣờng.

2.3.2.4. Về phía gia đình

Gia đình là thành phần có điều kiện giáo dục đạo đức cho con em

sớm nhất. Ai cũng muốn cho con cái mình trở thành những ngƣời có

tâm hồn trong sạch, trí tuệ phát triển, khỏe mạnh, trở thành những

ngƣời công dân tốt có ích cho xã hội và làm vẻ vang cho gia đình,

dòng họ. Chính vì vậy, ở mỗi gia đình cần rèn luyện cho con mình

những phẩm chất quan trọng nhƣ lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm

đối với công việc đƣợc giao và luôn có ý thức tu dƣỡng hoàn thiện đạo

đức. Những phẩm chất này sẽ thƣờng xuyên đƣợc cũng cố và phát

triển trong tƣơng lai, trong quá trình sống, học tập và lao động của

mỗi con ngƣời.

Đây là nơi thuận lợi nhất để giáo dục cho các em lòng thƣơng

ngƣời, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ ngƣời khác, tinh thần trách nhiệm,

cử chỉ lời nói hợp văn hóa...Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý khai

thác những tình huống sẵn có trong sinh hoạt gia đình: chăm sóc cức

khỏe của ngƣời thân, tạo niềm vui cho ngƣời khác, bày tỏ sự quan tâm

đối với ngƣời khác, chia sẻ, động viên ngƣời thân, những lúc ốm đau,

thành công hay thất bại.

2.3.2.5. Về phía cá nhân học sinh

Học sinh cần đƣợc giáo dục để nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan

trọng của chủ nghĩa yêu nƣớc và lòng tự hào dân tộc chính đáng, phải

biết kế thừa và phát huy tinh thần yêu nƣớc trong cộng đồng đói

nghèo, lạc hậu.

Học sinh phải ý thức tình cảm, thái độ kính thầy, yêu bạn, giúp đỡ

lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống, quý trọng của công, quan

tâm đến nỗi bất hạnh của ngƣời khác, vận dụng kiến thức đã học vào

cuộc sống, trung thực trong mọi hoạt động. Phải biết ngăn chặn cái ác,

131

cái xấu có trong cuộc sống của họ. Phải loại trừ những thói không tốt

ra khỏi cuộc sống của mình nhƣ đua đòi, nói tục, chửi thề, bạo lực…

đang xâm hại nghiêm trọng tƣ cách đạo đức, phẩm giá của ngƣời học

sinh. Cùng với thái độ dứt khoát tránh xa những thói không tốt, học

sinh phải biết khuyến khích cái thiện, noi gƣơng ngƣời tốt việc tốt, có

tinh thần đoàn kết, tham gia các phong trào của trƣờng, lớp, địa

phƣơng mình sinh sống và học tập.

Ham học hỏi, cầu tiến bộ là một phẩm chất đạo đức truyền thống

của dân tộc đã đƣợc các thế hệ ngƣời Việt Nam hôm nay phát huy

trong điều kiện lịch sử mới. Ham học hỏi, cầu tiến bộ thể hiện khá rõ

trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh CNH, HĐH

đất nƣớc. Học hỏi, cầu tiến bộ để đổi mới cách nghĩ, cách làm, để

thoát nghèo và vƣơn lên làm giàu chính đáng. Đây đang là một

khuynh hƣớng trong xã hội ta và là một chuẩn mực đánh giá từng

con ngƣời, nhóm ngƣời. Ham học hỏi ở mỗi ngƣời là cơ sở phấn đấu

cho một xã hội học tập. Vì vậy, ở mỗi cá nhân cần phát huy cao độ

tinh thần học hỏi, cầu tiến bộ để trang bị đầy đủ kiến thức và phẩm

chất tốt đẹp..

Tóm lại, đổi mới giáo dục đạo đức một cách toàn diện là một yêu

cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở trƣờng Trung học phổ thông.

Cùng một nội dung giáo dục đạo đức nhƣng tùy vào đặc điểm của đối

tƣợng truyền đạt, tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà sử dụng những hình

thức, phƣơng pháp giáo dục phù hợp đi đôi với cải tiến nội dung theo

hƣớng tích cực nhằm đạt đƣợc mục tiêu trong quá trình giáo dục.

3. Kết luận

Trƣớc thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh Trung học phổ

thông có chiều hƣớng giảm sút trầm trọng, việc giáo dục đạo đức cho

học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng những giá trị cơ

bản của con ngƣời Việt Nam trong thời kì mới. Dƣới sự lãnh đạo của

Đảng, đất nƣớc ta đang trong giai đoạn “đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục

tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững

bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội”. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang và cao

đẹp đó có đạt đƣợc hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào sự

nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện thế hệ trẻ hôm nay. Vì vậy trong

giáo dục Trung học phổ thông không thể không đề cập đến giáo dục

đạo đức cho học sinh. Đó là công việc “bồi dƣỡng thế hệ cách mạng

cho đời sau” nhƣ Bác Hồ đã nhắc nhỡ, với Ngƣời, “Đức” là cái gốc

của con ngƣời, là cội nguồn để con ngƣời trở thành hữu ích cho xã

132

hội. Nhƣng cái gốc của “đức” ở mỗi con ngƣời lại rất khác nhau về

nội dung và biểu hiện tùy thuộc vào nhiệm vụ, vị trí xã hội mà ngƣời

đó đảm nhận cũng nhƣ sự rèn luyện, tu dƣỡng của bản thân.

Nhà trƣờng, gia đình, xã hội phải quan hệ chặt chẽ với nhau cùng

giáo dục nêu gƣơng cho các em để các em thực sự hoàn thiện bản

thân, có đủ cả “đức” lẫn “tài”, mà “đức” là gốc. Cũng nhƣ câu nói của

Chủ tịch Hồ Chí Minh Có tài mà không có đức là người vô dụng, có

đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Hơn nữa, đạo đức là một

phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con ngƣời. Một ngƣời công dân

tốt, chuẩn mực là một ngƣời có đạo đức, do đó vấn đề giáo dục đạo

đức là một vấn đề cấp bách cần đƣợc đẩy mạnh.

Tài liệu tham khảo

[1]. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình đạo đức học,

NXBCTQG, Hà Nội - 2000

[2]. Luật Giáo dục- tailieu.VN

[3]. Nhiều tác giả, Giáo trình Đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội – 2000.

[4]. Tạp chí khoa học, Giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ

thông,

http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/11763/10724

[5]. Báo Bắc Giang, Giải pháp về giáo dục đạo đức cho học sinh

Trung học phổ thông, http://baobacgiang.com.vn/bg/van-de-hom-

nay/131033/giai-phap-ve-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-thpt.html

133

HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN KHOA

GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI, TRƢỜNG

ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

SV.Trần Thị Hoàng Lan

Lớp: ĐHGDCT12A

GVHD: TS. Trần Quang Thái

Tóm tắt: Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến nhất thế

giới với nhiều ưu điểm như: mềm dẻo, tính chủ động cao của người

học, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Tuy

nhiên, phương thức này cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn

như: kiến thức bị cắt vụn, chệch hướng động cơ học tập, thời gian học

tập của sinh viên bị gò bó. Với những ưu điểm chúng ta nên tiếp thu

và phát huy hơn nữa, còn đối với những hạn chế trên đòi hỏi cần phải

có những giải pháp khắc phục để làm tăng thêm tính ưu việt cho

phương thức đào tạo này.

Từ khóa: Học tập, tín chỉ, học chế tín chỉ, sinh viên, giáo dục chính trị,

công tác xã hội.

1. Đặt vấn đề

Có thể nói rằng, cách học của chúng ta khi học ở đại học sẽ

hoàn toàn khác với cách học ở phổ thông. Nếu ở phổ thông chúng ta

đƣợc thầy cô dạy theo cách thầy đọc – trò chép thì ở giảng đƣờng đại

học chúng ta sẽ không còn đƣợc ƣu tiên nhƣ thế nữa, bởi vì ở môi

trƣờng đại học phƣơng thức đào tạo không còn theo niên chế nhƣ ở

phổ thông nữa mà là đào tạo theo phƣơng thức học chế tín chỉ. Để

học một cách hiệu quả những chƣơng trình ở bậc đại học ta cần

thích nghi nhanh chóng với phƣơng thức đào tạo này. Học chế tín

chỉ lấy ngƣời học làm trung tâm, giảng viên chỉ đóng vai trò làm

ngƣời hƣớng dẫn. Vì vậy, để thích ứng một cách nhanh chóng

phƣơng thức này chúng ta cần nắm rõ những ƣu điểm cũng nhƣ

những hạn chế của nó để hoàn thành chƣơng trình giáo dục ở bậc

đại học một cách thuận lợi. Với tƣ cách là một sinh viên ngành

Giáo dục chính trị, khoa Giáo dục chính trị - Công tác xã hội,

Trƣờng Đại học Đồng Tháp, tôi muốn chia sẻ một số vấn đề về

ƣu điểm, nhƣợc điểm của phƣơng thức đào tạo theo hệ thống tín

chỉ và tìm ra những giải pháp khắc phục cho những hạn chế của

134

phƣơng thức này nhằm giúp sinh viên yên tâm hơn trong quá

trình học tập ở giảng đƣờng Đại học.

2. Học tập theo học chế tín chỉ: ƣu điểm và nhƣợc điểm

Ở Việt Nam, ngay từ năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng

đã khuyến khích các trƣờng chuyển đổi sang học chế tín chỉ, tuy nhiên

số trƣờng áp dụng mô hình này chƣa nhiều, mặc dù đầu năm 2001, Bộ

đã yêu cầu các trƣờng đại học phải có lộ trình chuyển đổi sang mô hình

này và hoàn thiện cho đến năm 2010. Riêng Trƣờng Đại học Đồng

Tháp đƣợc thành lập ngày 10/01/2003 theo Quyết định số 08/2003/QĐ

– TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và công văn số 5830/VPCP – KGVX

ngày 04/09/2008 về việc đổi tên Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Đồng Tháp

thành Trƣờng Đại Học Đồng Tháp. Và kể từ năm 2008 trƣờng đã

chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo phƣơng thức hệ thống tín chỉ

nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho ngƣời học. Cho đến nay

trƣờng đã hoạt động thành công mô hình này và đạt đƣợc những thành

tích đáng kể. [1].

2.1. Ưu điểm

Thứ nhất, học tập theo học chế tín chỉ có tính linh hoạt và khả

năng thích ứng cao, mang lại hiệu quả rất tích cực trong học tập, quản lí

giáo dục, chi phí đào tạo giảm. Với mô hình học tập này, sinh viên

đƣợc tự do lựa chọn chƣơng trình và thời gian học phù hợp với điều

kiện bản thân, từ đó tăng tính chủ động cho sinh viên, tăng tính tự học,

tự tạo ra kiến thức. Bởi vì, học tập theo học chế tín chỉ lấy ngƣời học

làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy đƣợc tính chủ động,

sáng tạo của ngƣời học. Trong phƣơng thức này, tự học, tự nghiên cứu

của sinh viên đƣợc coi trọng, đƣợc tính vào nội dung và thời lƣợng của

chƣơng trình. Ngƣời học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến

thức của ngƣời dạy, và do đó, phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo

của ngƣời học. Ngƣời học là ngƣời tiếp nhận kiến thức nhƣng đồng thời

cũng là ngƣời chủ động tạo kiến thức, hƣớng tới đáp ứng những nhu

cầu của thị trƣờng lao động ngoài xã hội. Trong phƣơng thức đào tạo

truyền thống, vai trò của ngƣời dạy đƣợc coi trọng - lấy ngƣời dạy làm

trung tâm. Ngƣợc lại, trong phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, vai trò

của ngƣời học đƣợc đặc biệt coi trọng - lấy ngƣời học làm trung tâm.

Việc lấy ngƣời học làm trung tâm là nội dung tất yếu và quan trọng

trong phƣơng thức đào tạo hệ thống tín chỉ [2].

135

Thứ hai, học tập theo học chế tín chỉ chuyển quyền lựa chọn,

quyết định mục tiêu giáo dục, kế hoạch học tập, môn học… từ nhà

trƣờng sang cho ngƣời học, tức là sinh viên đƣợc quyền lựa chọn

những môn học mà mình thích hoặc có thể học thêm những môn ngoài

chuyên ngành trên cơ sở nhà trƣờng công khai số lƣợng tín chỉ cần

tích luỹ, các môn học cần tích luỹ đƣợc công nhận và trao văn bằng tốt

nghiệp của trƣờng khi sinh viên đã tích lũy đủ số tín chỉ mà nhà

trƣờng quy định, do vậy sinh viên có thể hoàn thành những điều kiện

để đƣợc cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực của bản thân. Các

môn học đã đƣợc sinh viên tích luỹ ở trƣờng, của văn bằng này có thể

đƣợc bảo lƣu, sử dụng tiếp cho văn bằng khác, ở trƣờng khác nếu

chƣơng trình theo quy định của văn bằng, nhà trƣờng chứa các môn

học, tín chỉ đã tích luỹ, các cơ sở đào tạo có hệ thống chƣơng trình đào

tạo thống nhất và công nhận lẫn nhau. Nhƣ vậy, học chế tín chỉ mang

lại hiệu quả học tập cao do giá thành học tập thấp, độ mềm dẻo, khả

năng linh hoạt của chƣơng trình đào tạo phù hợp với mục tiêu học tập

suốt đời của mỗi ngƣời trong xã hội hiện đại, hiệu quả về quản lý cao

do tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của ngƣời học và ngƣời dạy

trong hệ thống đào tạo không ngừng đƣợc củng cố và nâng cao. Ƣu

điểm này góp phần giảm tải chƣơng trình đào tạo trùng lặp trong các

chuyên ngành của trƣờng, tạo cơ hội lớn cho ngƣời học chuyển đổi

ngành nghề, học đƣợc nhiều văn bằng đại học để thích nghi tốt hơn

với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực

cho đất nƣớc… [3].

Thứ ba, học tập theo học chế tín chỉ thể hiện đầy đủ tính thích

ứng, tính mở của hệ thống giáo dục đại học trong thời đại công nghệ

thông tin phát triển và hội nhập quốc tế về giáo dục. Trong hệ thống

đào tạo đại học theo tín chỉ, ngoài các môn bắt buộc còn có nhiều môn

học cho sinh viên tự chọn và khi đã đƣa vào chƣơng trình các môn học

này đảm bảo có ngƣời dạy. Do đó, số môn học mà nhà trƣờng tổ chức

giảng dạy cho một chƣơng trình để cấp văn bằng bao giờ cũng có tổng

số tín chỉ lớn hơn số tín chỉ quy định mà một sinh viên phải tích luỹ để

hoàn thành chƣơng trình đó. Căn cứ vào hệ thống tín chỉ, với sự

hƣớng dẫn của giảng viên hay cố vấn học tập, sinh viên có thể xây

dựng đƣợc kế hoạch học tập phù hợp với riêng mình, xác định rõ kế

hoạch về: địa điểm, lịch trình, phƣơng pháp học cụ thể của từng môn

học. Những thế mạnh của học chế tín chỉ này tạo điều kiện thuận lợi

cho ngƣời học lựa chọn, bố trí kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện

136

và khả năng của mình. Ngoài ra, hệ thống tín chỉ còn cho phép sinh

viên tích luỹ tín chỉ bằng nhiều hình thức khác nhau, tự chịu trách

nhiệm về kết quả học tập của mình cho từng môn học. Nhƣ vậy, học

tập theo học chế tín chỉ tối đa hoá cơ chế tự chủ và tự chịu trách

nhiệm của ngƣời dạy, ngƣời học, góp phần thực hiện công bằng và

nâng cao phúc lợi xã hội, tối ƣu hoá đƣợc cơ hội học tập cho tất cả

mọi thành viên trong xã hội [3].

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ƣu điểm trên thì phƣơng thức học tập theo học

chế tín chỉ cũng có những hạn chế nhất định gây khó khăn, cản trở cho

sinh viên khoa Giáo Dục Chính Trị - Công Tác Xã Hội nói riêng

và toàn thể sinh viên trƣờng Đại Học Đồng Tháp nói chung.

Trƣớc hết, học chế tín chỉ dựa trên nền tảng các modun đƣợc

lắp ghép linh hoạt với nhau nên nếu không xây dựng rà soát một

cách khoa học sẽ dẫn đến sự cắt vụn kiến thức. Một môn học

thƣờng kéo dài một học kỳ thậm chí diễn ra trong một, hai tuần

(giáo viên thỉnh giảng) và sinh viên thƣờng học 4 đến 5 môn học

trong một đợt, 8 đến 10 môn học/một học kỳ. Trong khi đó đặc

trƣng của học chế tín chỉ là lấy ngƣời học làm trung tâm với nhiều

công cụ hỗ trợ giảng dạy và kênh thông tin khai thác. Khi thời gian

học môn học ngắn, chỉ trong vòng một đến hai tuần thì cả ngƣời

dạy và ngƣời học đều phải chạy đua với thời gian ảnh hƣởng đến

sức khỏe của cả thầy lẫn trò. [3]

Vấn đề thứ hai là động cơ học tập của sinh viên. Nhƣ chúng ta

đã biết, hệ thống tín chỉ nếu không đƣợc tuyên truyền, phổ biến để

đảm bảo các đối tƣợng tham gia vào quá trình đào tạo đại học hiểu và

làm đúng với nội dung thực chất của nó thì sự thiếu hiểu biết và làm

sai hệ thống đào tạo này, nhất là đối với sinh viên sẽ làm méo mó

động cơ học tập của sinh viên. Biết rằng, chuyển đổi sang học chế tín

chỉ là tạo sự chủ động cho sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế một bộ

phận sinh viên chƣa thật sự chủ động trong công việc học tập của

mình. Chúng ta có thể thấy rằng nhiều sinh viên khi đƣợc tạo điều

kiện tổ chức học anh văn cụ thể là văn bằng TOEIC thì một bộ phận

gần nhƣ đã lãng quên môn học này. Và với một số sinh viên thì

TOEIC giống nhƣ một hình phạt tâm lý đối với họ. Họ nhìn nhận trình

độ học vấn quy định cho một văn bằng nhƣ là sự tích luỹ các tín chỉ

hơn là học tập vì mục tiêu cuối cùng của nó là trình độ chuyên môn

137

nghiệp vụ và năng lực tổ chức cuộc sống và việc làm của các cá nhân

hài hoà với các chuẩn mực chung của xã hội [3].

Vấn đề thứ ba là việc rút ngắn thời gian học tập cho sinh viên

giỏi hay sinh viên có nhu cầu học vƣợt là vô cùng khó khăn, nhất là

đối với sinh viên ngành sƣ phạm. Sinh viên không thể học xong

chƣơng trình sớm hơn bốn năm vì phần thực tập sƣ phạm chỉ tổ chức

ở học kỳ hai, sinh viên phải mất thêm thời gian cho việc hoàn thành

phần thực tập sƣ phạm. Do đó cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên

sẽ bị hạn chế. Đây là một thực tế cần đƣợc giải quyết [4].

3. Một vài giải pháp khắc phục

Qua việc nghiên cứu cho thấy, học tập theo học chế tín chỉ có

những ƣu điểm tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định. Để việc

học tập theo học chế tín chỉ đƣợc hoàn thiện hơn, chúng ta cần:

+ Cần xây dựng các môn học sao cho thời gian học cả học kỳ. Để tích

luỹ kiến thức sinh viên cần có thời gian dài hơn, kiến thức sẽ đƣợc hệ

thống hơn, việc bố trí lịch học, giảng dạy, cố vấn học tập, phải tuân

thủ tối đa nguyên tắc đào tạo theo học chế tín chỉ, tránh đào tạo tín chỉ

theo hình thức, thời gian ngắn, lựa chọn, đăng ký tín chỉ, cố vấn học

tập hình thức làm mất đi ƣu điểm của phƣơng thức đào tạo này.

+ Nhà trƣờng cần phối hợp với Ban tƣ vấn sinh viên phổ biến kiến

thức về hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ để từng đối tƣợng đều

hiểu và thực hiện đúng đắn. Ngoài ra sinh viên cũng có thể tự tìm hiểu

thông qua sổ tay sinh viên hoặc trang web trƣờng (dthu.edu.vn) cũng

có thể nắm bắt đƣợc và hiểu rõ ràng hơn.

+ Cuối cùng là vấn đề thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên đặc biệt

là thúc đẩy động cơ học TOEIC. Chúng ta đều biết rằng khi chúng ta

đạt đƣợc văn bằng này thì mới đƣợc công nhận tốt nghiệp. Vì thế phải

tăng cƣờng việc rèn luyện kỹ năng tự học và tự nghiên cứu cho sinh

viên ngay từ đầu năm học, đặc biệt là đối với môn anh văn để tạo cho

sinh viên hứng thú với môn học này hơn.

4. Kết luận

Tóm lại, học tập theo học chế tín chỉ là bƣớc đi đúng đắn trong

thời đại toàn cầu hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học và

nâng cao chất lƣợng đào tạo, qua đó đƣa đất nƣớc hội nhập sâu rộng

hơn vào thế giới. Ngoài những ƣu điểm cần đƣợc phát huy của học

138

chế tín chỉ thì chúng ta cần khắc phục những hạn chế để sinh viên có

một phƣơng thức đào tạo tốt hơn và tạo hiệu quả cao hơn trong quá

trình học tập.

Tài liệu tham khảo

[1]. Sổ tay sinh viên – Trƣờng Đại Học Đồng Tháp

[2].http://wikipedia.org.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Phƣơng_pháp_đào_tạo_theo_hệ_thống_t

ín_chỉ

[3]. Nghiêm Thị Thà - Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ - Những

vấn đề đặt ra. http://hvtc.edu.vn/tabid/103/id/13709/Default.aspx

[4]. Trần Thanh Ái – Đào tạo tín chỉ, nguyên lý, thực trạng, giải pháp.

http://khoahocviet.info/site/index.php/khgd/11-to-chuc-quan-li/15-

dao-tao-tin-chi-nguyen-ly-thuc-trang-giai-phap

[5]. http://vietbao.vn/Giao-duc/3-loi-the-cua-dao-tao-tin-

chi/30087987/202/

[6]. Lâm Quang Thiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội - Về việc áp dụng

học chế tín chỉ trên thế giới và ở Viêt Nam - Kỉ yếu HT: “Xây dựng

chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet” ngày

26/05/2006 do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức.

139

VẬN DỤNG VAI TRÕ CỦA QUY LUẬT LƢỢNG VÀ CHẤT

VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO

DỤC CHÍNH TRỊ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

SV: Nguyễn Thị Thanh Hoa

Lớp: ĐHGDCT14A

GVHD: ThS. Mai Thị Thanh

Tóm tắt: Trong quá trình học tập, phương pháp học là rất quan

trọng. Vấn đề đặt ra cho mỗi sinh viên ngành giáo dục chính trị tại

trường Đại học Đồng Tháp ngày nay là phải xây dựng cho mình một

phương pháp học tập phù hợp với bản thân, với môi trường học tập.

Trong phạm vi bài biết này, từ sự phân tích quy luật lượng – chất vận

dụng vào trong quá trình học tập của sinh viên ngành giáo dục chính

trị. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó

đưa ra các giải pháp để học tập đạt kết quả tốt đáp ứng được những

yêu cầu của nhà trường và xã hội.

Từ khóa: Học tập, quy luật lượng – chất, sinh viên Khoa GDCT và

CTXH.

1. Đặt vấn đề

Trong những năm qua chất lƣợng của sinh viên ngành giáo dục

chính trị trƣờng Đại học Đồng Tháp đƣợc nâng cao, một số bạn có

thành tích tốt trong quá trình học tập, ra trƣờng có việc làm ổn định và

đƣợc nhiều cơ sở tin cậy. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn sinh viên

trong ngành chƣa có đƣợc kết quả khả quan, nguyên nhân là do cách

tiếp cận việc học tập và tiếp thu kiến thức mới chƣa thật sự khoa học,

thái độ học tập chƣa tích cực, dẫn đến sự lệch lạc trong quá trình học

cũng nhƣ tiếp thu kiến thức mới. Từ những vấn đề trên có thể gây ra

nhiều ảnh hƣởng không tốt trong kết quả học tập và tƣơng lai về việc

làm sau này.Vì vậy, để sinh viên có kết quả học tập tốt, cần phải có

phƣơng pháp và thái độ học tập đúng đắn, xác định mục tiêu mà mình

muốn đạt đƣợc. Nghiên cứu quy luật lƣợng và chất, sau đó vận dụng

quy luật này vào trong quá trình học tập của bản thân sẽ cho chúng ta

biết chúng ta cần học cái gì và học nhƣ thế nào. Bên cạnh đó quy luật

lƣợng và chất có thể chỉ rõ những mặt hạn chế và tích cực để các bạn

sinh viên có phƣơng pháp học tập thích hợp nhằm giúp các bạn có

hƣớng đi đúng đắn ngay từ những buổi đầu của môi trƣờng đại học.

140

2. Nội dung

2.1. Quy luật lƣợng - chất

2.1.1. Khái niệm lượng và chất

Bất kì sự vật, hiện tƣợng nào cũng có sự thống nhất giữa mặt

chất và mặt lƣợng với nhau tạo nên sự vật đó. Sở dĩ chúng ta phân biệt

đƣợc sự vật này khác sự vật kia chính là chúng khác nhau về chất. Ví

dụ: Tính qui định về chất của hoạt động tƣ duy con ngƣời đƣợc thể

hiện thông qua sự thống nhất về hữu cơ của các thuộc tính nhƣ năng

lực phản ánh bộ não, hình thức và qui luật nhận thức. Nhƣ vậy, chất là

một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có

của sự vât, là sự tổng hợp những thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật

là nó, phân biệt nó với sự vật khác.

Có thể hiểu rằng chất là sự tổng hợp hữu cơ của những thuộc

tính của sự vật, nhƣng không phải thuộc tính nào cũng nói lên chất của

sự vật, mà chỉ những thuộc tính cơ bản mới nói lên bản chất của sự

vật. Bởi vì, trong quá trình vận động và phát triển, những thuộc tính

không cơ bản sẽ thay đổi, sinh thêm hoặc mất đi, nhƣng chất nói

chung chƣa thay đổi, chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì

chất của sự vật thay đổi. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện

chứng, chất là cái vốn có của sự vật, không tách rời sự vật.Ph. Ăng-

ghen khẳng định “Những chất lƣợng không tồn tại, mà những sự vật

có chất lƣợng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lƣợng, mới tồn

tại” [1, tr.306]. Tất cả sự vật đều vận động và biến đổi. Tại sao có sự

vận động và biến đổi đó?Bởi vì sự vận động và biến đổi của sự vật

bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lƣợng.

Vậy lƣợng là gì? Lƣợng là một phạm trù triết học dùng để chỉ

tính qui định vốn có của sự vật, biểu thị qui mô (lớn hay nhỏ), trình độ

phát triển (cao hay thấp), tốc độ phát triển (nhanh hay chậm) của sự

vận động và phát triển của sự vật. VD: Sự thay đổi lƣợng tri thức của

các môn học, năm học, giai đoạn trong điều kiện khách quan cho phép

dẫn đến kết quả tốt nghiệp ra trƣờng của sinh viên.

Trong thực tế, lƣợng đƣợc xác định bằng những đơn vị đo

lƣờng cụ thể. Chẳng hạn nhƣ, vận tốc của ánh sáng là 300.000 km

trong một giây. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những lƣợng khó xác

định bằng những con số cụ thể mà bằng phƣơng pháp khái quát hóa,

trừu tƣợng hóa nhƣ trình độ tƣ tƣởng của một tập thể nâng lên nhiều

hay ít. Một ví dụ về những con số của Ph. Ăng-ghen: “Con số là

một sự quy định về số lƣợng thuần túy nhất mà chúng ta đƣợc biết.

141

Nhƣng nó cũng đầy rẫy những sự khác nhau về lƣợng…16 không

chỉ là tính cộng của 16 đơn vị, mà nó còn là bình phƣơng của 4, tứ

thừa của 2” [1, tr.417]. Phê phán những quan điểm siêu hình coi

chất và lƣợng là những ranh giới tuyệt đối, sự phân biệt giữa chất

và lƣợng chỉ là tƣơng đối. Tùytheo mối quan hệ cụ thể mà xác định

đâu là chất, đâu là lƣợng. Cái là lƣợng trong mối quan hệ này lại là

chất trong mối quan hệ khác.

2.1.2 Nội dung quy luật lƣợng – chất

- Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.

Trong bất kì sự vật nào của hiện thực khách quan cũng bao

gồm sự thống nhất giữa chất và lƣợng ở một độ nhất định. Quá trình

thay đổi ấy đều có ảnh hƣởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện

tƣợng chƣa biến đổi ngay. Từ đó, ta có giới hạn mà trong đó sự thay

đổi về lƣợng chƣa làm thay đổi về chất của sự vật đƣợc gọi là độ. Độ

là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất

giữa chất và lƣợng, là khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lƣợng

của sự vật chƣa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Sự vận động

và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ quá trình thay đổi về

lƣợng, khi lƣợng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn

đến sự thay đổi về chất. Nhƣ vậy, điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi

của lƣợng làm thay đổi chất của sự vật đƣợc gọi là điểm nút. Điểm nút

là phạm trù triết học dung để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về

lƣợng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Khi sự thay đổi về lƣợng

đạt đến giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lƣợng

thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự

vật cũ. Đây chính là bƣớc nhảy trong quá trình vận động, phát triển

của sự vật, hiện tƣợng. Bƣớc nhảy là phạm trù triết học dung để chỉ sự

chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lƣợng của sự vật

trƣớc đó gây nên.

Bƣớc nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển

của sự vật, hiện tƣợng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức

bƣớc nhảy khác nhau, đƣợc quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và

điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bƣớc nhảy: nhanh và chậm, cục bộ

và toàn bộ... Bƣớc nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn vận động,

phát triển của sự vật, đồng thời, là điểm khởi đầu cho một giai đoạn

mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của

sự vật, hiện tƣợng.

- Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng.

142

Quy luật lƣợng chất không chỉ nói lên tính một chiều về sự biến

đổi về lƣợng dẫn đến sự biến đổi về chất, mà còn có chiều ngƣợc lại.

Chất mới ra đời lại bao hàm một lƣợng mới phù hợp với nó. Chất mới

của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lƣợng của nó đạt tới

điểm nút, sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lƣợng đã thay đổi của sự vật.

Chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu

của sự vận động và phát triển của sự vật. Chẳng hạn, khi sinh viên

vƣợt qua điểm nút là kì thi tốt nghiệp tức là đã thực hiện bƣớc nhảy từ

đó sinh viên sẽ nhận đƣợc bằng cử nhân. Trình độ văn hóa của sinh

viên cao hơn trƣớc sẽ tạo điều kiệngiúp họ tiến lên trình độ cao hơn.

Cũng giống nhƣ vậy, khi nƣớc từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi

thì vận tốc của các phân tử nƣớc cao hơn, thể tích của nƣớc ở trạng

thái hơi sẽ lớn hơn thể tích ở trạng thái lỏng cũng cùng một khối

lƣợng, tính chất hòa tan một số chất của nƣớc cũng sẽ khác đi.

2.2 Vai trò của quy luật lượng chất trong quá trình học tập của sinh

viên ngành giáo dục chính trị tại Đại học Đồng Tháp

Ngành giáo dục chính trị tuy không phải là một cái tên mới,

nhƣng cũng khá xa lạ với các bạn học sinh Trung học Phổ Thông.

Trong những năm gần đây số lƣợng sinh viên theo học ngành giáo

dục chính trị tại Đại học Đồng Tháp có xu hƣớng gia tăng, theo

thống kê năm 2012 có 22 sinh viên, năm 2013 có 57 sinh viên, năm

2014 có 64 sinh viên, năm 2015 có hơn 100 bạn sinh viên đăng kí

theo học, cao hơn những năm trƣớc. Vừa qua khóa 2011 có 22 sinh

viên, trong đó có 12 sinh viên đã tốt nghiệp ra trƣờng, còn lại 10

sinh viên do còn thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Giáo dục chính trị là ngành sƣ phạm, giúp sinh viên đạt

đƣợc kiến thức chuyên môn về giáo dục công dân, đƣợc rèn luyện

các kỹ năng sƣ phạm, bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Sau

bốn năm học, sinh viên phải đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng và

thái độ.

Về kiến thức: Có hiểu biết chuyên sâu về các nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đƣờng lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, các môn Lý luận chính trị. Hiểu

biết cơ bản về khoa học giáo dục và tâm lý giáo dục để có thể vận

dụng vào hoạt động dạy học. Ngoài ra phải có khả năng sử dụng tiếng

Anh và Tin học trong học tập và nghiên cứu.

143

Về kỹ năng: Thực hiện hoạt động giảng dạy từ giai đoạn

chuẩn bị đến giai đoạn triển khai và đánh giá kết quả, triển khai các

phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học. lựa chọn

phƣơng pháp giảng dạy hiệu quả và xử lý tối ƣu các tình huống sƣ

phạm, triển khai thực hiện đƣợc các hoạt động nghiên cứu khoa học

giáo dục và các vấn đề xã hội, thực hiện đƣợc các trƣờng hợp khác

nhau của hoạt động giao tiếp sƣ phạm và ứng xử xã hội, có năng lực

tƣ duy khoa học, độc lập, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp.

Về thái độ: Hình thành tình cảm và đạo đức với nghề, có ý thức

cầu tiến, tinh thần chủ động, có trách nhiệm trong hoạt động giáo dục.

Sau khi tích lũy đủ về kiến thức, kỹ năng thì sau khi ra trƣờng sinh

viên có thể giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trƣờng trung

học, các môn Lý luận chính trị tại các trƣờng trung cấp chuyên

nghiệp, trung cấp nghề, trƣờng chính trị, cao đẳng nghề, cao đẳng và

đại học. Chuyên viên, công chức tại các sở, phòng, ban, các đoàn thể

chính trị - xã hội. Phóng viên, biên tập viên tại các báo, đài, nhà xuất

bản. Sau khi ra trƣờng, có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các

bậc đào tạo Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành Lý luận

chính trị.

Tuy nhiên, ngành giáo dục chính trị vẫn đƣợc xem là một

ngành tƣơng đối khó và khô khan vì phải học nhiều môn lý luận

mà trƣớc đó nhiều bạn chƣa đƣợc biết đến, do đó dễ gây tâm lý

chán nản, hoang mang trong việc học tập, thêm vào đó nhiều sinh

viên chƣa có phƣơng pháp học tập hợp lý. Để có kết quả học tập

tốt, trong học tập cần phải nghiên cứu trên cả hai phƣơng diện chất

và lƣợng. Phải biết tích lũy dần về lƣợng tức là tích lũy đủ số tín

chỉ theo quy định của nhà trƣờng và phải có đƣợc các chứng chỉ

nhƣ ngoại ngữ, tin học, thể chất, quốc phòng. Nhờ đó có thể đạt

đƣợc thành tích học tập trên cơ sở các môn học tƣơng ứng.

Muốn làm thay đổi chất của sự vật thì cần phải làm thay đổi

lƣợng tƣơng ứng với chất phù hợp đến giới hạn điểm nút. Ngƣợc lại,

nếu không muốn cho chất của sự vật thay đổi thì cần phải giới hạn sự

thay đổi của lƣợng trong giới hạn của độ. Bên cạnh đó, chúng ta phải

biết từng bƣớc tích lũy dần dần về lƣợng để làm biến đổi về chất theo

quy luật. Với hoạt động của mình, ông cha ta đã rút ra những tƣ tƣởng

sâu sắc nhƣ “tích tiểu thành đại”, “góp gió thành bão”… phƣơng pháp

này giúp chúng cho chúng ta tránh đƣợc tƣ tƣởng chủ quan, duy ý chí,

144

nôn nóng. Sinh viên muốn đạt kết quả cao trong học tập thì cần phải

tích lũy dần dần các môn học qua từng học kì theo số lƣợng cụ thể,

đăng kí học với số lƣợng môn vừa sức bản thân. Trong quá trình học

phải nắm vững kiến thức của từng môn nhằm xây dựng nền tảng cho

các môn học sau. Tránh tình trạng đăng kí nhiều môn trong một học

kì, và học lệch giữa các môn học để dẫn đến học lan man và không có

kết quả cao.

Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách

quan. Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy

luật của xã hội đƣợc thực hiện thông qua ý thức con ngƣời. Do đó, khi

đã tích lũy đủ về lƣợng phải có quyết tâm để tiến hành bƣớc nhảy,

phải kịp thời chuyển sự thay đổi về lƣợng thành những thay đổi về

chất, chỉ có nhƣ vậy chúng ta mới khắc phục đƣợc tƣ tƣởng bảo thủ,

trì truệ. Sự chuyển tiếp từ học kì này tới học kì tiếp theo, sinh viên đã

tích lũy cho bản thân một lƣợng kiến thức vừa học, để đạt kết quả cao

trong học kì tới, các bạn cần phải phát huy những mặt tích cực nhƣ có

thái độ và ý thức học tập đúng đắn, đề ra kế hoạch và mục tiêu phù

hợp. khi tích lũy đủ về kiến thức, kỹ năng chúng ta phải sẵn sang

chuẩn đón nhận môi trƣờng làm việc mới, đón nhận những thử thách,

khó khăn để có thể trải nghiệm những gì đã đƣợc học, từ đó giúp

chúng ta trƣởng thành hơn trong công việc và trong nhận thức.

Trong hoạt động học tập của mình chúng ta còn phải biết vận

dụng linh hoạt các hình thức của bƣớc nhảy. Sự vận dụng linh hoạt đó

sẽ tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan

và những nhân tố chủ quan. Tùy theo từng trƣờng hợp, điều kiện hay

quan hệ cụ thể,chúng ta sẽ lựa chọn hình thức bƣớc nhảy phù hợp để

đạt tới chất lƣợng và hiệu quả học tập của mình. Từng bƣớc đề ra các

mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Nếu có khả năng sinh viên cũng có thể thực hiện nhiều mục tiêu trong

cùng một thời điểm, chẳng hạn vừa học kiến thức chuyên ngành vừa

học để lấy chứng chỉ tin học và ngọa ngữ, ngƣợc lại nếu khả năng có

hạn thì chúng ta có thể thực hiện từng bƣớc. Sinh viên ngành giáo dục

chính trị trong học tập không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức

một chiều, các bạn có thể trao đổi ý kiến với giảng viên những điều

chƣa hiểu rõ về môn học, phải linh hoạt trong việc kiếm tài liệu liên

quan đến những môn chuyên ngành, nhằm giúp sinh viên nâng cao

kiến thức và xử lý có hiệu quả các bài tập mà giảng viên đƣa ra để đạt

kết quả tốt nhất.

145

Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi

phƣơng thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tức là muốn

chủ thể có sự thay đổi về chất ta cần tác động vào những yếu tố xung

quanh và của cá nhân chủ thể. Có nhiều yếu tố tác động đến kết quả

học tập của sinh. Để thúc đẩy ý thức các nhân, tức bản chất bên trong

thì phải có sự tác động bởi các điều kiện nhƣ phòng học đƣợc trang bị

phƣơng tiện nhằm hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức của sinh viên một

cách trực quan sinh động, thƣ viện có các tài liệu liên quan giúp sinh

viên bổ sung thêm kiến thức về chuyên ngành. Khi đƣợc đáp ứng về

nhu cầu học tập, các bạn sinh viên sẽ hình thành cho bản thân thói

quen học tập tốt nhƣ đề ra ra mục tiêu, lên kế hoạch cụ thể và thực

hiện một cách nghiêm túc cho đến khi đạt kết quả cao. Bên cạnh đó,

còn nhiều vấn đề đáng quan tâm là thái độ, ý thức, phƣơng pháp học

tập của một số sinh viên, sự quan tâm của thầy cô giáo và sự giúp đỡ

của gia đình, bạn bè….Hiện nay, đa số sinh viên ngành giáo dục chính

trị có ý thức học tập tốt, song còn một bộ phận chƣa có ý thức trong

việc học tập dẫn đến kết quả học tập không khả quan và đôi khi còn

xảy ra tình trạng bỏ học. Những vấn đề trên xuất phát từ những

nguyên nhân sau: Một số bạn vì hoàn cảnh gia đình nên bị ép theo học

ngành mà bản thân không đam mê và thích thú, những bạn khác vừa

mới bƣớc chân vào môi trƣờng đại học, xa gia đình nên ham chơi hơn

là học, thƣờng xuyên tụ tập ở những nơi nhƣ quán cà phê, quán nhậu,

karaoke,... Có bạn thì đam mê ngành nhƣng chƣa bắt kịp với môi

trƣờng học mới và chƣa có kế hoạch học tập hợp lý. Bên cạnh đó,

cùng với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội ngày càng phổ

biến, sinh viên giành nhiều thời gian cho việc giải trí, lúc nào các bạn

cũng chăm chú vào chiếc di động đa chức năng mọi lúc mọi nơi, ngay

cả trong giờ học,… vẫn còn nhiều nguyên nhân khác, nhƣng chỉ bấy

nhiêu đó cũng đã ảnh hƣởng đáng kể đến quá trình học tập lâu dài.

Đây là thực trạng của sinh viên ngành giáo dục chính trị nói riêng và

các ngành khác nói chung và để khắc phục tình trạng này thì chúng ta

cần phải có những giải pháp thích hợp.

2.3. Giải pháp để đạt được hiệu quả trong việc học tập

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc trong việc học của sinh viên

ngành giáo dục chính trị tại trƣờng Đại học Đồng Tháp, chúng ta cần

phải quan tâm đến các mặt chƣa đạt đƣợc nhƣ là thái độ lơ là, nôn

nóng, chủ quan trong việc học…Nhằm khắc phục những hạn chế đó,

146

sinh viên cần có biện pháp điều chỉnh thái độ, ý thức, xây dựng kế

hoạch học tập một cách khoa học để đạt kết cao nhƣ:

- Ý thức và thái độ học tập: Sinh viên cần phải có trách

nhiệm với bản thân, xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập

đúng đắn và hợp lý, đƣa ra mục tiêu mà mình muốn đạt đƣợc phải

thực hiện nghiêm túc cho đến khi đạt kết quả và công việc sau

này. Một ngƣời sinh viên ngành giáo dục chính trị phải học tập,

rèn luyện tu dƣỡng phẩm chất đạo đức trong sạch, vững mạnh,

phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ. Phấn đấu trong tƣơng lai trở thành

những ngƣời giáo viên tốt, những cán bộ công nhân viên chức góp

phần xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.

- Xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học, sinh viên có

một số phương pháp học tập cụ thể như sau: Một là, sắp xếp thời

gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý,ngoài việc học trên lớp, các bạn

sinh viên cần phải có thời gian vui chơi, giải trí. Chẳng hạn nhƣ việc

đến lớp của các bạn từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, sau khi kết thúc

quá trình học một của ngày các bạn cần nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng kể

cả việc ăn uống và giải trí nhẹ. Sau đó các bạn bắt đầu xem lại bài cũ

để củng cố lại kiến thức đã học, sau đó hoàn thành những yêu cầu mà

giảng viên đƣa ra, đọc trƣớc giáo trình cho môn học của ngày tiếp

theo. Các bạn không nên thức quá khuya để tránh ảnh hƣởng đến

việc học cho ngày hôm sau. Hai là, tăng cƣờng học tập theo

nhóm:Đối với những môn đòi hỏi khả năng tƣ duy cao, kiến thức

mở, phải biết tổ chức làm việc nhóm trong thời gian rảnh, các bạn

trao đổi kiến thức, chia sẻ bài học với nhau. Làm việc nhóm mỗi

ngƣời sẽ góp ý kiến nên vấn đề sẽ nhanh chóng đƣợc giải quyết tối

ƣu, hơn nữa học nhóm sẽ làm cho các bạn có thói quen làm việc

nhóm. Ba là, thay đổi phƣơng pháp học tập nếu kết quả chƣa khả

quan, việc học tập cũng cần có sự đổi mới để tiếp thu một cách có

hiệu quả, không nên bảo thủ một phƣơng pháp học tập nào đó dễ gây

ra tình trạng chậm phát triển trong nhận thức. Khi muốn nhớ đƣợc

kiến thức, việc học thuộc sẽ không mang lại kết quả cao, chúng ta có

thể ghi nhớ một cách khoa học nhƣ vẽ sơ đồ tƣ duy, sử dụng những

hình ảnh liên tƣởng để đạt đƣợc việc ghi nhớ lâu hơn. Bốn là, sinh

viên nên xây dựng cho bản thân thói quen đọc sách, đọc đúng nơi,

đúng lúc. Các bạn hãy thƣờng xuyên vào thƣ viện tìm kiếm những tài

liệu bổ trợ cho các môn học chuyên ngành, tìm hiểu những tạp chí,

147

bài báo khoa học để hiểu thêm nhiều vấn đề mới của xã hội. Kiến

thức chúng ta có đƣợc không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu bài giảng,

sự hƣớng dẫn của giảng viên, mà chúng ta cần biết chủ động tìm

kiếm những nguồn tri thức khác qua bạn bè, báo chí, mạng xã hội,

sách… để làm giàu nguồn kiến thức cho bản thân trong những năm

tháng học tập ở trƣờng Đại học Đồng Tháp.

Với những giải pháp trên sẽ giúp sinh viên từng bƣớc tích lũy đủ

về tri thức, kỹ năng để sau khi học xong các bạn có thể sử dụng kiến thức

đó vào trong quá trình công tác, học tập nâng cao trình độ góp phần xây

dựng quê hƣơng đất nƣớc ngày càng tƣơi đẹp.

3. Kết luận

Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về

lƣợng thành những thay đổi về chất và ngƣợc lại ta rút ra một số vấn

đề trong học tập và rèn luyện của sinh viên và cụ thể là sinh viên

ngành giáo dục chính trị của trƣờng Đại học Đồng Tháp không ngừng

nỗ lực, phấn đấu vƣơn lên trong học tập. Sự vận động và phát triển

của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần về lƣợng đến

một giới hạn nhất định, chuyển hóa về chất và việc học tập rèn

luyệncủa sinh viên ngành giáo dục chính trị cũng không nằm ngoài

quy luật đó. Để có đƣợc tấm bằng đại học chúng ta cần phải thực hiện

đầy đủ các học phần và hoàn thành tốt các kỳ thi.Muốn đƣợc nhƣ vây

chúng ta cần phải cố gắng trong học tập, phải tìm ra các phƣơng

hƣớng học tập đúng đắn nhằm rút ngắn thời gian và đạt đƣợc kết quả

cao nhất.

Tài liệu tham khảo

[1]. Ph. Ăng-ghen (1971), Biện chứng của tự nhiên, Nxb. Sự thật, Hà

Nội.

[2]. Mai Văn Bính-Nguyễn Đăng Quang (2010), Triết học Mác -

Lênin tập bài giảng, Nxb. Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình Triết học Mác-Lênin,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

148

VAI TRÕ CỦA HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC TRONG

CHƢƠNG TRÌNH HỌC TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG

ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

SV: Huỳnh Thị Trúc Linh - Trần Nguyễn Bảo Yến

Trần Thị Kim Hà - Nguyễn Thành An

Lớp: ĐHGDCT13

GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc

Tóm tắt: Tự học là phương pháp học tối ưu và giữ vai trò quan trọng

trong hoạt động học Toeic của sinh viên. Trong bài viết này, chúng

tôi sẽ làm rõ vai trò của hoạt động tự học trong chương trình học

Toeic của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp.

Từ khóa: Toeic, tự học, tiếng Anh, phương pháp học tiếng Anh.

1. Mở đầu

Hòa vào xu thế toàn cầu hóa, giáo dục Việt Nam đã có những

thay đổi phù hợp với sự phát triển của thế giới. Giáo dục nƣớc ta đã

và đang thực hiện đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 với mục tiêu chung

là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo

dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở

các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một

bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn

nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số

thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ

năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập,

làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến

ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [6]. Thực hiện đề án

các trƣờng nghề, các trƣờng Cao đẳng và Đại học đã và đang sử dụng

Toeic làm điều kiện ra trƣờng của các sinh viên. Trƣờng Đại học

Đồng Tháp cũng đã sử dụng Toeic làm chuẩn đầu ra cho sinh viên

học tập tại Trƣờng cùng với các chuẩn khác nhƣ: Tin học, Quốc

phòng – An ninh, Thể chất và chuẩn Công tác xã hội. Trong chƣơng

trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên là ngƣời quyết định kết

quả học tập thông qua hoạt động tự học của chính mình. Và đặc biệt

là với Toeic, do đây là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh nên tự học giữ

vai trò vô cùng quan trọng trong việc học Toeic của sinh viên. Cho

nên bài viết này sẽ làm rõ vai trò của hoạt động tự học trong chƣơng

trình học Toeic của sinh viên Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

149

2. Nội dung

2.1. Tính tất yếu của hoạt động tự học trong chương trình học

Toeic của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp.

Năm 2008, Trƣờng Đại học Đồng Tháp triển khai hình thức

đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở tất cả các ngành đào tạo. Nhằm mục

đích giúp sinh viên tự giác, chủ động tiếp thu kiến thức mới một cách

có chọn lọc, giúp sinh viên vận dụng linh hoạt kiến thức vào việc giải

quyết các vấn đề thực tế, đồng thời rèn luyện cho sinh viên lối tƣ duy

khoa học. Trong hình thức dạy và học theo hệ thống tín chỉ thì hoạt

động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên sẽ không ngừng đƣợc nâng

cao cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Do thời gian lên lớp của cả giảng

viên và sinh viên ngắn nên dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên, sinh

viên sẽ tự tìm tòi, tự học để nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ nhất.

Việc tự học của sinh viên giữ vai trò rất quan trọng, mang tính quyết

định đến kết quả học tập và rèn luyện của cá nhân ở các môn chuyên

ngành và các môn điều kiện tốt nghiệp, trong đó có Toeic.

Toeic (Test of English for International Communication) là

bài kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của cá nhân trong

giao tiếp hàng ngày và trong công việc. Hoạt động tự học Toeic của

sinh viên Trƣờng Đại học Đồng Tháp luôn đƣợc sự quan tâm của cả

thầy và trò. Bài thi Toeic gồm nhiều nội dung kiến thức và tập trung

ở kỹ năng nghe, đọc. Do tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai đối với ngƣời

khác với tiếng Việt Nam cho nên việc học Toeic là một thử thách đối

với sinh viên, đặc biệt là trong phần nghe. Kèm theo đó là điểm

chuẩn Toeic ngày một tăng. Hiện tƣợng “học lệch” ở trƣờng phổ

thông cũng đã khiến phần đông sinh viên mất kiến thức cơ bản về

môn tiếng Anh. Chính những yếu tố khách quan trên đã góp phần tạo

nên tính chất bắt buộc là phải tự học trong quá trình học Toeic của

sinh viên.

Bằng việc tự học, ngƣời học sẽ nhớ lâu hơn, chủ động hơn về

thời gian và địa điểm. Nếu tự học tốt ngƣời học tham gia kiểm tra và

thi một lần sẽ đậu, do đó sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí học

tập. Cho nên, để học tốt Toeic cần phải tự học một cách thƣờng

xuyên. Khẳng định vị trí và vai trò của việc tự học Toeic, nhà ngôn

ngữ D.A Winkins phát biểu: “Không có ngữ pháp thì có rất ít thông

tin được truyền đạt nhưng không có từ vựng thì chắc chắn không có

một thông tin nào được truyền đạt cả. Còn vốn ngữ pháp và vốn từ

vựng của mỗi người đến đâu là sự nổ lực của riêng mỗi người chứ

150

chẳng có ai có thể học thay, học thế cho ai được cả”[3, tr.132].

Chính vì vậy, tự học Toeic là điều tất yếu đối với sinh viên Trƣờng

Đại học Đồng Tháp.

2.2. Hoạt động tự học Toeic trong chương trình học Toeic giúp

sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

bằng tiếng Anh.

“Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một

hay nhiều hành động dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong quá

trình rèn luyện lâu dài nhằm tạo ra sự hiệu quả” [1, tr.168-169]. Kỹ

năng đóng vai trò quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của

quá trình tự học tiếng Anh. Các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết

bằng tiếng Anh là công cụ hữu hiệu nhất để ngƣời học chứng chỉ

Toeic có thể sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả trong môi trƣờng

làm việc hàng ngày, từ những tình huống giao tiếp đơn giản đến

những tình huống phức tạp. Do đó, tự học rất quan trọng và tầm

quan trọng cũng nhƣ vai trò của tự học thể hiện rõ ở 4 kỹ năng:

Thứ nhất, với kỹ năng đọc thì việc tự học sẽ hình thành và

phát triển vốn từ vựng của ngƣời học về các chủ đề quen thuộc. Cùng

với đó, ngƣời học có thể sử dụng đƣợc những cấu trúc ngữ pháp từ cơ

bản cho đến phức tạp trong những tình huống cụ thể. Và ngoài ra,

sinh viên còn có thể đọc và hiểu đƣợc nội dung chính của các văn

bản, tài liệu.

Thứ hai, tự học rèn luyện cho ngƣời học cách viết, cách hành

văn cũng nhƣ cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu,... cho phù hợp với

từng chủ đề, từng mục đích qua những bài viết cụ thể.

Thứ ba, khi sinh viên thƣờng xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh

thì kỹ năng nói của bản thân sẽ đƣợc hình thành và ngày càng phát

triển. Ngƣời học có thể phát âm chính xác từ vựng, diễn đạt mạch lạc,

đầy đủ nội dung và đúng cấu trúc câu về một đề tài nào đó.

Thứ tƣ, bằng việc thƣờng xuyên nghe ngƣời bản xứ nói

chuyện, sinh viên có thể nghe đƣợc những nội dung chính mà ngƣời

nói muốn đề cập đến. Hoặc sinh viên có thể nghe đƣợc những từ, cụm

từ, mẫu câu, cấu trúc câu cơ bản và phức tạp thƣờng dùng trong đời

sống thƣờng ngày.

Để có đƣợc những kỹ năng cơ bản của tiếng Anh, sinh viên

phải có thời gian rèn luyện, phải kiên trì, chăm chỉ trong suốt quá

trình tự học tiếng Anh. Thông qua các thiết bị, tài liệu, phƣơng tiện

151

hoặc các buổi học nhóm, ngƣời học có thể dần hình thành và nâng

cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh, đặc biệt là vốn

từ vựng của bản thân ngày càng nhiều. Kiến thức và kỹ năng của sinh

viên sẽ đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao. Điều này sinh viên

có thể đạt đƣợc khi mỗi cá nhân biết kết hợp các phƣơng pháp học

tập thích hợp và khoa học, học thƣờng xuyên, học đi đôi với hành.

2.3. Hoạt động tự học Toeic trong chương trình học Toeic nâng

cao kiến thức chuyên ngành và phát triển các kỹ năng xã hội của

sinh viên.

Vai trò của hoạt động tự học Toeic không chỉ giúp sinh viên

hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng

Anh mà còn góp phần nâng cao kiến thức chuyên ngành và phát triển

các kỹ năng xã hội của sinh viên. Sinh viên là ngƣời biết rõ bản thân

khuyết kiến thức Toeic ở phần nào, kỹ năng nào, cho nên bằng hoạt

động tự học dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên sẽ giúp ngƣời học tìm

lại các kiến thức căn bản, làm nền tảng để tiếp thu kiến thức mới tốt

hơn. Thông qua việc giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài, xem các kênh

truyền hình quốc tế, làm các bài kiểm tra Toeic,... sinh viên có thể rèn

luyện, đánh giá đƣợc kiến thức của bản thân ở mức độ nào mà có kế

hoạch học tập phù hợp đồng thời nắm bắt các kiến thức xã hội và

chuyên ngành.

Bên cạnh đó, tự học Toeic còn rèn luyện và phát triển một số

kỹ năng xã hội cho bản thân mỗi sinh viên. Chẳng hạn, rèn luyện

ngƣời học có khả năng phản xạ nhanh và lối tƣ duy nhạy bén, chính

xác. Xuất phát từ hình thức thi Toeic chủ yếu là trắc nghiệm, với 200

câu trắc nghiệm trong 120 phút. Nhƣ vậy, mỗi câu hỏi chƣa đến 1

phút để trả lời, điều này đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức nền thật

chắc chắn, có kỹ xảo làm bài. Sinh viên phải xâu chuỗi lại những từ,

cụm từ quan trọng, những cấu trúc câu chính trong quá trình nghe để

nhanh chóng đƣa ra đáp án đúng nhất, nhanh nhất. Trong quá trình

diễn ra hoạt động tự học, có thể bằng việc nghe các đoạn đối thoại

của ngƣời bản xứ thì kỹ năng lắng nghe, phán đoán của ngƣời học sẽ

ngày càng tiến bộ dần. Nhìn chung, với mỗi hình thức tự học tiếng

Anh khác nhau đều hình thành và rèn luyện cho từng cá nhân những

kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Kết hợp hài hòa các hình thức tự học và

có phƣơng pháp học phù hợp là chìa khóa giúp ngƣời học thành công.

Ngoài ra, kiến thức bài thi Toeic là rất nhiều nên nếu không

biết cách sắp xếp thời gian học tập khoa học sẽ dễ dẫn đến tình trạng

152

quá xem nhẹ môn này hay đặt nặng môn khác, kéo theo kết quả học

tập không tốt. Do đặc thù của Toeic bắt buộc sinh viên phải thƣờng

xuyên củng cố kiến thức cả về phần lý thuyết lẫn phần thực hành.

Chính vì vậy, sinh viên cần phải có cách quản lý thời gian học tập,

sinh hoạt và vui chơi hợp lí, nhằm đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Hoạt động tự học Toeic góp phần giúp sinh viên tự tin, năng

động trong giao tiếp, học tập và làm việc. Vì sự tự học gắn liền với

rèn luyện, khi tự học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sẽ đƣợc nâng

cao và phát triển. Khi đó sinh viên sẽ quen thuộc với việc sử dụng

tiếng Anh, kiến thức và ngữ pháp trở nên vững chắc. Sự quen thuộc

giúp ngƣời học trở nên tự tin và năng động hơn trong quá trình học

tập, làm việc bằng tiếng Anh.

Vai trò của hoạt động tự học Toeic còn thể hiện ở việc mở

rộng cơ hội việc làm trong tƣơng lai cho ngƣời học. Tự học tốt Toeic,

sinh viên nhanh chóng đạt chuẩn ra trƣờng đúng thời hạn, có thể tìm

đƣợc việc làm thích hợp ngay sau khi vừa tốt nghiệp. Sinh viên sẽ

đƣợc ƣu tiên tuyển dụng vào làm trong các cơ quan, công ty, các tập

đoàn trong nƣớc và ngoài nƣớc ở vị trí tƣơng xứng. Đồng thời, sinh

viên còn có nhiều cơ hội và có nhiều sự lựa chọn công việc sau khi ra

Trƣờng. Ngoài ra, tự học tốt Toeic giúp ngƣời học giữ vững và phát

triển nghề nghiệp của chính họ. Nhƣ vậy, tự học Toeic là tiền đề, là

cơ sở để sinh viên có thể phát triển sự nghiệp của bản thân sau này.

3. Kết luận

Hoạt động tự học trong chƣơng trình học Toeic ở Trƣờng Đại

học Đồng Tháp luôn đƣợc đội ngũ giảng viên chuyên Anh ngữ và

sinh viên không chuyên Anh khẳng định. Từ việc nhận thức đƣợc vai

trò, cả ngƣời dạy và ngƣời học cần có những hành động thiết thực

nhằm phát huy tối đa vai trò của việc tự học trong quá trình học Toeic

để đạt đƣợc kết quả học tập tốt.

Tài liệu tham khảo

[1]. Lê Ngọc Hân và Đặng Trƣờng Sơn (2013), "Một số kỹ năng giúp

sinh viên tự học có hiệu quả trong quá trình học tập ở bậc Đại học

theo hệ thống tín chỉ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2013, trƣờng

Đại học Đồng Tháp.

[2]. Ngô Thị Mai Huỳnh (2013), Giải pháp phát triển kỹ năng nói

cho sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh thông qua Skype,

153

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2013, trƣờng Đại học

Đồng Tháp.

[3]. Nguyễn Duy Khánh và Phạm Thị Phƣơng (2013), Vấn đề tự học

Anh văn của sinh viên không chuyên Anh trường đại học Đồng Tháp:

thực trạng và một số khuyến nghị, Hội nghị sinh viên nghiên cứu

khoa học năm 2013, trƣờng Đại học Đồng Tháp.

[4]. Nguyễn Thị Kim Ngân, Đặng Trƣờng Sơn, Phạm Văn Thừa,

Nguyễn Thị Mỹ Hòa (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

tự học của sinh viên ngành Đại học Giáo dục Chính trị trường Đại

học Đồng Tháp trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Hội nghị sinh

viên nghiên cứu khoa học năm 2013, trƣờng Đại học Đồng Tháp.

[5]. Trần Kim Ngọc (2013), Vấn đề tự học của sinh viên Đại học

Đồng Tháp trong đào tạo theo tín chỉ, Đề tài khoa học và công nghệ

cấp cơ sở, trường Đại học Đồng Tháp.

[6]. Quyết định Về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ

trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020".

[7]. Nguyễn Duy Tân (2013), Những giải pháp nâng cao năng lực nói

tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ năm II, trường đại học Đồng

Tháp, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2013, trƣờng Đại

học Đồng Tháp.

154

ĐỊNH HƢỚNG CÁC CHUẨN GIÁ TRỊ TRONG HÔN NHÂN GIA

ĐÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA GDCT & CTXH, TRƢỜNG

ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

SV: Nguyễn Thị Phƣơng Dung - Nguyễn Ngọc Thảo Nhi

Lớp: ĐHCTXH12

GVHD: ThS. Kiều Văn Tu

Tóm tắt: Xã hội không ngừng vận động và biến đổi, các giá trị hôn

nhân có sự thay đổi theo xu hướng tăng dần về giá trị vật chất hơn là

giá trị về tinh thần. Bên cạnh những biến đổi mang tính tích cực thì

cũng có một số giá trị mang chiều hướng tiêu cực đáng quan tâm như

những lệch lạc trong các giá trị về hôn nhân trong gia đình. Nguyên

nhân của vấn đề này là do sự biến đổi của xã hội, sự biến đổi này

khiến con người chú trọng về vật chất hơn là các giá trị truyền thống

trong gia đình. Khi các giá trị truyền thống bị chi phối sẽ làm thay đổi

chức năng của gia đình, ảnh hưởng đến các mối quan hệ, dễ gây đổ

vỡ trong hôn nhân và dẫn đến nhiều vấn đề xã hội. Định hướng về giá

trị trong gi

Trường Đại học Đồng Tháp, cho thấy sinh viên có các định hướng giá

trị khác nhau về sự đảm bảo hôn nhân bền vững và gia đình hạnh

phúc trong tương lai.

Từ khóa:

1. Đặt vấn đề

Trong nhiều năm qua, hệ giá trị trong gia đình Việt Nam có

nhiều thay đổi. Từ các gia đình ba bốn thế hệ cùng sinh sống tách ra

thành gia đình hạt nhân là chủ yếu. Cùng với nó sự thay đổi vị thế của

các thành viên và nhiều giá trị cốt lõi trong gia đình. Bên cạnh các giá

trị truyền thống của gia đình Việt Nam thì do có sự hội nhập của nhiều

nền văn hóa có thêm sự xuất hiện nhiều giá trị gia đình phƣơng Tây,

một phần nhỏ nữa là do xuất phát từ những thay đổi kinh tế - xã hội và

điều kiện sống ở Việt Nam. Hiện nay xã hội hóa các giá trị đối với

giới trẻ là sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung có cái nhìn khác

và có phần bị lệch về các giá trị của hôn nhân. Theo một công trình

nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (Trƣờng Đại học

155

Khoa học xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh): tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở

Việt Nam là 31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Để

hiểu hơn về suy nghĩ mong muốn của giới trẻ mà đặc biệt là sinh viên

về các giá trị hôn nhân trong gia đình chúng tôi quyết định thực hiện

một cuộc khảo sát với sinh viên về “

trong hôn nhân gia đình của sinh viên Khoa GDCT- CTXH, Trƣờng

Đại học Đồng Tháp”.Chúng tôi mong muốn cuộc khảo sát này sẽ tài

liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học khác về vấn

đề này.

Phƣơng pháp nghiên cứu: tìm hiểu quan niệm của sinh viên về

các giá trị cần thiết để xây dựng gia đình hạnh phúc, nhóm nghiên cứu

sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Chúng tôi đã khảo sát

90 sinh viên Khoa Giáo dục chính trị và Công tác xã hội. Bảng câu hỏi

đƣợc thiết kế với 27 tiêu chí tƣơng ứng với 27 giá trị trong gia đình.

Nhóm tác giả dùng câu hỏi kết hợp đóng và mở để sinh viên có thể

nêu ý kiến bổ sung và đánh giá theo mức độ quan trọng của các giá trị

hôn nhân. Các giá trị này đƣợc sắp xếp tăng dần từ 1 đến 5 (1: ít quan

trọng nhất; 5: quan trọng nhất).

Bảng hỏi khảo sát

TT Các giá trị Thang điểm

từ 1-5

1 Đầy đủ tiện nghi sinh hoạt

2 Môi trƣờng ít ô nhiễm

3 Thu nhập cao của gia đình

4 Học thêm nâng cao chuyên môn

5 Thoả mãn nhu cầu cá nhân

6 Cùng nhau nghỉ ngơi giải trí

7 Đọc sách, báo, tạp trí

8 Khoẻ mạnh

9 Tôn trọng bình đẳng

10 Tham quan du lịch hàng năm

11 Hoà thuận

12 Yêu thƣơng tin tƣởng

13 Gia đình có 1-2 con

14 Gia đình phải có con trai

15 Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau

16 Cha mẹ nuôi con tốt

156

17 Để phát triển tự do

18 Chăm sóc giáo dục con

19 Giữ gìn quy tắc sống của gia đình

20 Hiểu biết rộng

21 Học vấn cao

22 Phúc lợi xã hội, gia đình thƣờng xuyên làm

từ thiện

23 Chung thuỷ

24 Hoà hợp tình dục

25 Con có hiếu

26 Con thành đạt

Phƣơng pháp xử lý số liệu: nhóm tác giả tổng hợp các kết quả

khảo sát và tính điểm trung bình ở hình 1. Chúng tôi cho rằng 2.5 là

mức điểm trung bình. Nếu trên mức điểm này tức là các giá trị đƣợc

coi trọng và ngƣợc lại.

Hình 1. Điểm trung bình của các giá trị hôn nhân trong gia đình

2. Khái niệm về giá trị, hôn nhân, gia đình

- Giá trị là cái mà ngƣời ta dùng làm cơ sở để xét xem một vật có

lợi ích tới mức nào đối với con ngƣời, đó là những nguyên tắc, chuẩn

mực, tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con ngƣời.

- Hôn nhân: Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về

mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn

nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ

cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ

cƣới thƣờng là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân.Về mặt

luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn.

157

- Gia đình là một cộng đồng ngƣời sống chung và gắn bó với

nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết

thống, quan hệ nuôi dƣỡng và hoặc quan hệ giáo dục.

3. Định hƣớng các giá trị hôn nhân trong gia đình của sinh viên

Tại Điều 9 - Chƣơng II của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sửa

đổi, bổ sung năm 2014) qui định điều kiện kết hôn trong đó tuổi đƣợc

phép kết hôn đối với nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

Hầu hết các bạn sinh viên cho rằng thời điểm tốt nhất để kết hôn là khi

hai ngƣời có nghề nghiệp ổn định (85%), số ít còn lại cho rằng họ sẽ

kết hôn khi có kinh tế ổn định (13%) hoặc ngay khi tốt nghiệp

(2%).Qua số liệu khảo sát cho thấy đa số sinh viên xem yếu tố khi có

nghề nghiệp vững chắc và ổn định là quan trọng để xây dựng tổ ấm

gia đình.

Hình 2 cho thấy trong 12 yếu tố tổng hợp đƣợc đánh giá cao (từ

dƣới lên trên), sinh viên rất quan tâm đến những yếu tố thiên về tình

cảm, tinh thần. Trong đó, yếu tố hòa thuận giữa các thành viên trong

gia đình là quan trọng nhất (trên 4 điểm) rồi đến yêu thƣơng tin tƣởng,

tôn trọng lẫn nhau, không có bạo lực gia đình, các thành viên trong gia

đình yêu thƣơng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng bình đẳng đƣợc

nhận giá trị từ 3.7 đến dƣới 4 điểm. Bên cạnh đó, việc chung thủy, có

thu nhập cao trong gia đình và có nghề nghiệp ổn định là một trong

những giá trị quan trọng tạo nên hạnh phúc gia đình. Điều này càng

cho thấy việc chọn thời điểm kết hôn của sinh viên là phù hợp, đủ

trƣởng thành để có nghề nghiệp ổn định. Ngƣợc lại, các yếu tố khác

nhƣ các thành viên cùng nhau giải trí, sinh hoạt, tham quan du lịch

hàng năm và gia đình phải có con trai lại không có ý nghĩa nhiều để

xây dựng gia đình hạnh phúc theo quan niệm của sinh viên.

Hình 2: Các giá trị đảm bảo hạnh phúc trong hôn nhân gia đình

158

Khi so sánh quan điểm giữa hai giới về các giá trị đảm bảo

hạnh phúc hôn nhân trong gia đình thì có sự khác biệt cụ thể là: sinh

viên nữ đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố khảo sát luôn cao

hơn nam sinh viên, ngoại trừ hai yếu tố là thõa mãn nhu cầu cá nhân

và thu nhập cao trong gia đình thì ngƣợc lại, nữ sinh đánh giá thấp

hơn nam. Hòa thuận là yếu tố cả hai giới đánh giá là quan trọng nhất

(trên 4 điểm). Nam giới quan niệm gia đình hạnh phúc hƣớng đến

cuộc sống gia đình có thu nhập cao, họ quan tâm đến bầu không khí

gia đình vui vẻ, thành viên tin tƣởng, quan tâm, chia sẻ tình cảm lẫn

nhau họ quan tâm nhiều đến đời sống thiên về vật chất nhƣ có nghề

nghiệp ổn định và thu nhập kinh tế cao. Trong khi đó nữ giới đánh giá

cao yếu tố chăm lo giáo dục cho con cái, cha mẹ nuôi dạy con cái và

căn nhà đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Nữ sinh đánh giá cao 3 yếu tố : sở

hữu căn nhà đầy đủ tiện nghi, chăm lo giáo dục con cái và cha mẹ

nuôi dạy con tốt thì nam giới cho rằng đây là 3 yếu tố ít quan trọng

hơn (Hình 3).

Hình 3: So sánh quan điểm về các giá trị đảm bảo hạnh phúc

gia đình giữa nam và nữ

4. Kết luận

Trong tất cả các giá trị trong hôn nhân để đảm bảo hạnh phúc

gia đình thì hòa thuận là yếu tố quan trọng và là điều đƣợc mong đợi

nhất trong tất cả sinh viên cả hai giới. Hòa thuận là êm ấm, không xích

mích, mâu thuẫn giữa các thành viên. Hòa thuận là yếu tố cần và đủ để

phát triển cũng nhƣ gìn giữ hạnh phúc của một gia đình. Và cũng là

giá trị và cũng là chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ vợ chồng.

159

Ngày nay, xã hội càng tiến bộ ngƣời ta càng có nhiều cơ hội mở rộng

giao tiếp thì có nhiều ý kiến cho rằng việc giữ gìn hòa thuận giữa các

thành viên trong gia đình càng trở nên khó khăn hơn.

Trong xã hội ngày càng hiện đại và giao lƣu với các nƣớc

trên thế giới, với môi trƣờng năng động và hội nhập quốc tế sinh viên

có nhiều cơ hội tìm hiểu, lựa chọn đối tƣợng phù hợp cho bản thân.

Họ ngày càng chủ động và tự do hơn khi chọn lựa, quyết định các vấn

đề trong hôn nhân và gia đình. Từ đó, sinh viên hình thành nên những

quan niệm giá trị, chuẩn mực rõ ràng, để tránh những phát sinh mâu

thuẫn trong đời sống g

chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhƣ về kinh tế, văn hóa -

xã hội, chính trị, hệ tƣ tƣởng…Để những giá trị, chuẩn mực ấy

luôn đúng đắn và phù hợp với thời đại thì xã hội, gia đình và nhà

trƣờng cần cung cấp những kiến thức, tƣ vấn tâm lí các vấn đề có thể

xảy ra trong hôn nhân, nhữ

-

Tài liệu tham khảo

[1]. Hà Văn Tác (2006), Gia đình học, Đại học Mở - Bán công Thành

phố Hồ Chí Minh.

[2]. Luật Hôn nhân và gia đình, số 52/2014/QH13 của nƣớc Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua

ngày 19 tháng 06 năm 2014.

[3]. Nguyễn Thị Thuận, Trần Xuân Kỳ (2009), Giới và phát triển,

NXB Lao động Xã hội Hà Nội.

[4]. Đỗ Thị Ngọc Anh “Giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở

Việt Nam hiện nay”

[5]. Từ điển Wikipedia Bách khoa toàn thƣ mở.

160

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ý

THỨC TỰ TÔN DÂN TỘC CHO THANH NIÊN HUYỆN LẤP

VÕ, TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY

SV: Dƣơng Thị Kiều Tiên

Lớp: ĐHGDCT11

GVHD: ThS. Lê Văn Tùng

Tóm tắt: Bài viết này tổng quan về tình hình và thực trạng ý thức tự

tôn dân tộc của thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; Chỉ ra

phương hướng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên trong huyện

trong tình hình hiện nay.

Từ khóa: giáo dục, huyện Lấp Vò, thanh niên, ý thức tự tôn dân tộc.

1. Đặt vấn đề

Điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay đã và đang đặt ra những vấn

đề bức xúc về mặt văn hóa, xã hội trong việc giữ gìn và phát huy văn

hóa dân tộc. Dƣới sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, toàn cầu

hóa và hội nhập kinh tế đã tác động không những tích cực mà còn tiêu

cực đến đạo đức, lối sống, niềm tin,… của mọi tầng lớp nhân dân, đặc

biệt là thanh niên. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng để đề xuất giải

pháp bồi dƣỡng, giáo dục và phát huy ý thức tự tôn dân tộc cho thanh

niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và thanh niên Việt Nam

nói chung nhằm ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến việc bảo vệ

và giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc; góp phần vào sự phát

triển trƣờng tồn của dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập,

tự chủ đất nƣớc là nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.

2. Vài nét về tình hình thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Cũng nhƣ các huyện thị trấn khác, Lấp Vò đang không ngừng

đổi mới để phát triển, vƣơn mình hơn nữa, kinh tế đã vƣợt qua thời kỳ

khó khăn, suy giảm và có tốc độ tăng trƣởng khá cao, đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ nét đã tác động mạnh

mẽ đến tƣ tƣởng, tình cảm của thanh niên một cách tích cực. “Thanh

niên Lấp Vò từ Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

huyện Lấp Vò lần thứ IX đến nay đã có những chuyển biến tích cực từ

nhận thức đến hành động, không ngừng nâng cao trình độ học vấn,

chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, ra

sức học tập, lao động, xung kích tình nguyện trên các lĩnh vực, rèn

161

luyện đạo đức, nhân cách, lối sống... Đại bộ phận thanh niên có ý chí

vƣơn lên, lập thân, lập nghiệp, tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của

Đảng và luôn mong muốn đƣợc đứng vào hàng ngũ của Đảng để cống

hiến và trƣởng thành” [2].

“Toàn huyện hiện nay có 12.059 tổng số hội viên, và có 5.118

tổng số đoàn viên trong đó có 1.075 đoàn viên trí thức và 4.027 đoàn

viên nông thôn. Và trong năm 2014 vừa qua, huyện đã giới thiệu 202

đoàn viên ƣu tú cho Đảng xem xét và kết nạp, 123 đồng chí đƣợc

đứng vào hàng ngũ của Đảng” [3]. Từ đó cho thấy, thanh niên Lấp Vò

ngày càng tiến bộ và tự giác hơn về ý thức, đạo đức, lối sống, rèn

luyện tƣ tƣởng, tình cảm, và thái độ chính trị vững vàng, hòa nhập hơn

với xu thế của thời đại, biết cách ứng phó để vẫn giữ đƣợc chính mình.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa văn

hóa, từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng đã có sự tác động tiêu cực; bên

cạnh đó các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách, mọi âm mƣu, thủ

đoạn, thực hiện chiến lƣợc “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” mà

trƣớc hết là tập trung vào lĩnh vực văn hóa nhằm mục đích làm lệch

lạc về tƣ tƣởng, đạo đức của nhân dân ta đã và đang tạo ra những khó

khăn, thách thức đối với thanh niên Việt Nam mà trong đó thanh niên

Lấp Vò cũng chịu sự tác động nói trên nhƣ: trình độ học vấn của thanh

niên nông thôn chƣa cao, việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ

thuật còn nhiều khó khăn, vẫn còn thanh niên chƣa có nghề nghiệp,

việc làm thiếu ổn định. Một bộ phận thanh niên sống theo lối sống

thực dụng, thiếu hoài bão, lý tƣởng, thích hƣởng thụ, lƣời lao động, sa

vào tệ nạn xã hội. Chính từ những vấn đề trên đây đã cho thấy công

tác giáo dục ý thức, tinh thần tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp

Vò, tỉnh Đồng Tháp hiện nay đang là vấn đề cấp thiết.

3. Thực trạng ý thức tự tôn dân tộc của thanh niên huyện Lấp Vò,

tỉnh Đồng Tháp hiện nay

Theo kết quả khảo sát vào tháng 3 năm 2015 với 80 thanh

niên của 13 xã, thị trấn trong địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng

Tháp. Trên cơ sở phân tích các kết quả khảo sát đã cho thấy rõ thực

trạng giáo dục ý thức tự tôn dân tộc của thanh niên hiện nay:

Thứ nhất, khi tìm hiểu mức độ hiểu biết về vấn đề dân tộc, ý

thức tự tôn dân tộc của thanh niên cho thấy phần lớn thanh niên

chưa có nhận thức đầy đủ và hiểu biết sâu sắc về vấn đề tự tôn dân

tộc, ý thức về tự tôn dân tộc ở họ là có song vẫn chưa cao.

162

Trong quá trình khảo sát khi đƣợc hỏi Mức độ hiểu biết của

bạn về ý thức tự tôn dân tộc thì có 46,25% thanh niên nói rằng họ hiểu

biết sâu sắc về vấn đề tự tôn dân tộc; tuy nhiên có đến 41,25% cho

rằng họ hiểu biết ở mức độ vừa phải; 8,75% hiểu biết chƣa sâu sắc và

có 3,75% không hiểu biết gì về vấn đề ý thức tự tôn dân tộc. Điều này

cho thấy, đa phần thanh niên có tinh thần tự tôn dân tộc nhƣng vẫn

chƣa cao, một bộ phận không hiểu biết cũng nhƣ không quan tâm đến

ý thức tự tôn dân tộc của dân tộc mình; đây là điều đáng phê phán và

cần có công tác tuyên truyền, giáo dục, định hƣớng cho thanh niên của

huyện nhận thức và có mức độ hiểu biết sâu sắc hơn nữa về vấn đề tự

tôn dân tộc để có thể ứng phó với mọi biến đổi có thể xảy ra. Bên cạnh

đó đa số thanh niên Lấp Vò còn chƣa hiểu hết các giá trị truyền thống

của dân tộc, còn có cái nhìn chƣa bao quát, trọn vẹn về những giá trị

truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Khi đƣợc hỏi Theo bạn, cần làm gì để trở thành một thanh niên

có ý thức tự tôn dân tộc? thì số đông thanh niên bao gồm cả trí thức,

học sinh – sinh viên, và thanh niên nông thôn có nhận định nhƣ sau:

Cần chấp hành tốt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của

Nhà nƣớc; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa

xã hội; cần tăng cƣờng công tác tổ chức và nâng cao giá trị của các

hoạt động Đoàn, Hội; Thƣờng xuyên tham gia các phong trào Đoàn,

Hội, các hoạt động hƣớng về cội nguồn do địa phƣơng tổ chức; Tích

cực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng nâng cao

năng lực trí tuệ; Có lập trƣờng chính trị vững vàng, tinh thần tự lực, tự

cƣờng, sống có lý tƣởng và hoài bão;...

Từ những ý kiến trên đã cho ta cái nhìn cụ thể hơn về ý thức

của thanh niên huyện Lấp Vò đối với quê hƣơng, đất nƣớc và thể hiện

rõ tinh thần tự tôn dân tộc của mình qua các ý kiến đƣợc khảo sát. Tuy

nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ thanh niên không nhận

thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của mình đối với quê hƣơng, đất

nƣớc, hay bảo vệ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thứ hai, qua kết quả điều tra về động cơ và việc thực hành ý

thức tự tôn dân tộc của thanh niên cho thấy, đa phần thanh niên

Lấp Vò có tinh thần tham gia các hoạt động hướng đến việc bảo tồn

và phát huy ý thức tự tôn dân tộc do các đoàn thể ở địa phương tổ

chức; họ chú trọng đến việc phát huy ý thức tự tôn dân tộc, tự bồi

dưỡng, rèn luyện bản thân.

163

Khi đƣợc hỏi Mức độ tham gia các hoạt động hướng đến việc

phát huy ý thức tự tôn dân tộc do các đoàn thể ở địa phương tổ chức.

Một bộ phận tƣơng đối lớn 65% cho biết thƣờng xuyên tham gia các

hoạt động do các đoàn thể, địa phƣơng tổ chức; 26,25% thỉnh thoảng

tham gia; với 5% hiếm khi tham gia; 2,5% thanh niên cho biết họ

không tham gia và có 1,25% thanh niên nói rằng họ không biết. Từ kết

quả khảo sát cho thấy, đa phần thanh niên có ý thức trong việc tham

gia các hoạt động cũng nhƣ việc thực hành ý thức tự tôn dân tộc. Tuy

nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ không mấy thiết tha với đất

nƣớc, với dân tộc, họ thờ ơ, vô cảm trƣớc việc xây dựng và phát huy

lòng tự tôn dân tộc của bản thân.

Khi đƣợc hỏi Động cơ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát

huy ý thức tự tôn dân tộc của bạn là gì thì có 83,75%, một số lƣợng

khá đông thanh niên cho biết việc họ tham gia là thể hiện trách nhiệm

và nghĩa vụ của mình đối với dân tộc. Với 7,5% thanh niên cho biết

tham gia để trở thành một thanh niên gƣơng mẫu. Bộ phận còn lại thì

không hứng thú khi tham gia: 5% cho biết họ tham gia cho có phong

trào và có 3,75 ết đƣợc động cơ là gì. Điều này

cho thấy, số đông thanh niên có ý thức và tinh thần tự giác rất cao; tuy

nhiên, bên cạnh đó có một bộ phận thanh niên không mấy nhiệt tình,

hứng thú mà chỉ tham gia cho có, hoặc không biết đến mục đích hay

động cơ tham gia của mình; chính điều này đã giảm đi ý thức của

thanh niên về lòng tự tôn dân tộc.

Đa số thanh niên có tinh thần đấu tranh phê phán các giá trị,

phản văn hóa, lối sống thực dụng, hưởng lạc, nhân cách thấp hèn, đạo

đức thoái hóa vốn xa lạ với giá trị văn hóa của dân tộc; số đông thanh

niên (chiếm 65% ) trả lời là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong số một bộ

phận có nhận thức đúng đắn và tích cực thì vẫn còn một số thanh niên

của huyện tồn tại tƣ tƣởng không mấy tích cực và tiến bộ nhằm góp

phần xây dựng lối sống lành mạnh, mà ngƣợc lại là cổ vũ cho những

cái sai, cái xấu tiếp tục có điều kiện đƣợc “sinh sôi nảy nở”. Tƣ tƣởng

này sẽ tác động tiêu cực đến suy nghĩ của bộ phận thanh niên còn lại

có thể dẫn đến nguy cơ mai một nền văn hóa dân tộc và thay vào đó là

xu hƣớng ngoại nhập.

qua kết quả điều tra cho ta thấy đa phần thanh niên có

hiểu biết về ý thức tự tôn dân tộc, có tham gia tốt các phong trào

hƣớng đến việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp

164

của dân tộc và đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, bên

cạnh những ƣu điểm nhất định còn có mặt hạn chế đó là: thanh niên

vẫn còn chƣa nhận thức đúng đắn, vô cảm trƣớc vận mệnh cũng nhƣ

sự sống còn của quê hƣơng, đất nƣớc và cả địa phƣơng nơi mình sinh

sống, cũng nhƣ bản thân không biết tự hào về truyền thống tốt đẹp vốn

có của dân tộc nói chung và của huyện Lấp Vò nói riêng.

Thứ ba, về thực trạng công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc

cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Với câu hỏi Theo bạn, những thành tựu của tổ chức Đoàn thanh

niên và Hội Liên hiệp thanh niên mang lại trong việc tổ chức các hoạt

động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là gì? thì có 47,5%

trả lời có nhiều thành tựu; có 33,75% ý kiến cho rằng chỉ ở mức độ

vừa phải; 11,25% ý kiến cho rằng thành tựu chƣa nhiều và có đến

7,5% trả lời ý kiến khác. Qua đây cho thấy: một là, thanh niên còn

thiếu sự quan tâm đến công tác giáo dục và tham gia các hoạt động

Đoàn, Hội; hai là, công tác tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội

hƣớng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và

phát huy ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên vẫn còn chƣa sâu rộng.

Cần có sự đầu tƣ hơn nữa để giúp thanh niên hiểu và trau dồi ý thức

tự tôn dân tộc cho mình, góp phần bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa

dân tộc ở từng địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Đa phần thanh niên nhận thức đƣợc rằng việc tổ chức các hoạt

động hướng đến việc phát huy ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên là

rất cần thiết chiếm 73,75%, chỉ có một bộ phận nhỏ vẫn chƣa nhận thấy

đƣợc tầm quan trọng (3,75% thanh niên trả lời là không cần thiết và có

đến 3,75% ý kiến trả lời là không quan tâm, bên cạnh số đông thanh

niên hiểu và nhận thức đƣợc ý nghĩa của công tác giáo dục nói trên).

Khi đƣợc hỏi về Mức độ cần thiết của việc tổ chức các phong

trào tôn vinh, phát huy và nhân rộng các giá trị văn hóa truyền thống,

lối sống đẹp, phát hiện những nhân tố mới, điển hình trong các thế hệ

thanh niên để tuyên truyền, giáo dục kịp thời cho mọi đối tượng thanh

niên thì có đến 76,25% trả lời là rất cần thiết; 22,5% cho rằng ở mức

độ cần thiết và chỉ có 1,25% ý kiến cho rằng không cần thiết. Từ đó

cho thấy, chỉ có một bộ phận nhỏ thanh niên là không quan tâm, chú

trọng đến việc tổ chức các phong trào mang tính giáo dục; bộ phận

này cũng không ảnh hƣởng nhiều so với tinh thần tự ý thức của đa số

thanh niên trong Huyện nói chung.

165

ực trạng về công tác giáo dục

của thanh niên huyện Lấp Vò là rất tốt và có hiệu quả. Về thuận lợi,

Ban thƣờng vụ Huyện Đoàn luôn tổ chức và phối hợp tốt với các ban

ngành đoàn thể (Đài truyền thanh, Phòng văn hóa thông tin, Trung

tâm văn hóa, Ban Tuyên giáo huyện ủy huyện Lấp Vò) và có sự kết

hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng-gia đình và xã hội trong công tác giáo

dục ý thức tự tôn dân tộc, về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, tạo việc làm

ổn định cho thanh niên, giúp thanh niên nâng cao ý thức và trách

nhiệm, có ý chí vƣơn lên và tinh thần học hỏi, sáng tạo trong lao động,

nhiệt tình tham gia các phong trào hƣớng về cội nguồn dân tộc. Tuy

nhiên, bên cạnh đó công tác giáo dục cũng gặp không ít khó khăn: một

số địa phƣơng tổ chức các hoạt động vẫn chƣa có sự lồng ghép tính

giáo dục về ý thức tự tôn dân tộc cho thanh, thiếu niên, không có sự

thay đổi hình thức nội dung giáo dục và đa dạng hóa các hoạt động

gây nên sự nhàm chán; với sự tác động của toàn cầu hóa, hội nhập

quốc tế và mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng làm cho một bộ phận

thanh niên có tƣ tƣởng, hành vi lệch lạc, sai trái, sống ích kỷ, thực

dụng,... có nhận thức không đúng và sa vào các tệ nạn xã hội và một

phần do sự nuông chiều từ gia đình dẫn đến phần lớn lớp thanh niên

này về mặt cảm hóa và giáo dục là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy,

cần có sự chung tay phối hợp nhiều hơn nữa với các ban ngành đoàn

thể, các địa phƣơng để giáo dục thanh niên có nhận thức, lối sống

đúng đắn hơn, quay trở về với cái tốt, biết tránh xa cái xấu, cái thấp

hèn và tùy từng đối tƣợng cũng nhƣ tầng lớp thanh niên mà có những

công tác giáo dục riêng, góp phần bồi dƣỡng, phát huy ý thức tự tôn

dân tộc của thanh niên nhất là trong giai đoạn hiện nay.

4. Phƣơng hƣớng và một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả

công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp

Vò, tỉnh Đồng Tháp.

4.1. Phương hướng giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên

huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò,

tỉnh Đồng Tháp cần gắn liền với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế.

Cần tổ chức phát động trong toàn hệ thống Đoàn,

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”.

166

dung về truyền thống văn hóa, cội nguồn của dân tộc. Bên cạnh đó, cần

phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong học

tập, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và

đời sống, xây dựng lớp thanh niên có kiến thức khoa học công nghệ,

năng động, thích nghi với nền kinh tế thị trƣờng, đáp ứng yêu cầu trong

tình hình mới, bồi dƣỡng tinh thần yêu nƣớc, ý thức cảnh giác, tinh

thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Chống lại âm mƣu “Diễn

biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhất là ở các địa bàn vùng sâu.

“Tập trung phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động nhƣ:

Chƣơng trình "Tháng ba biên giới", “Tháng thanh niên”, chiến dịch

“Thanh niên tình nguyện hè”, “Ngày hội nhân ái vì sức khỏe cộng

đồng”, “Vòng tay tình nguyện”, “Ngày chủ nhật hồng”, “Ngày thứ

bảy tình nguyện”,...Trong các hoạt động luôn lồng ghép các nội dung

Hƣớng về biển đảo Việt Nam, về truyền thống lịch sử, văn hóa dân

tộ ấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi đoàn viên thanh

niên cùng hiểu và nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nó” [4]. Tổ chức

lễ Thắp nến tri ân cho các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệ

Huyện nhân kỷ niệm Ngày Thƣơng binh Liệt sĩ.

Tập trung đầu tƣ các thiết chế văn hóa phục vụ tốt cho các hoạt

động văn hóa thể thao; nâng cấp và mở rộng Thƣ viện huyện, Trung

tâm văn hóa huyện, Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã. Thực hiện

tốt công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản, di tích văn hóa

gắn liền với các hoạt động du lịch và quảng bá hình ảnh của địa

phƣơng, của đất nƣớc, dân tộc. Đặc biệt là bảo tồn và phát huy các

làng nghề truyền thống nhƣ Làng chiếu Định An, Định Yên (đƣợc Bộ

Văn hóa thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

cấp quốc gia, các khu tƣởng niệm (Nhà tƣởng niệm Bác Tôn ở xã Mỹ

An Hƣng B) và gần đây là Công trình Văn hóa tâm linh Đặng tộc Nam

Phƣơng Linh từ (xã Long Hƣng A),... các hoạt động mang nét đẹp văn

hóa riêng của huyện Lấp Vò.

Giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò,

tỉnh Đồng Tháp cần gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

của huyện.

Triển khai phong trào sáng tạo, nghiên cứu mô hình trồng trọt,

chăn nuôi trong thanh niên nông thôn. Tổ chức các hội thảo chuyển

giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu về khoa học công nghệ mới cho

167

thanh niên. Tổ chức có hiệu quả hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm

cho thanh niên nông thôn, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên có cơ

hội đƣợc học nghề, đƣợc giới thiệu việc làm phù hợp, ổn định để từ đó

có thể ra sức phục vụ, xây dựng đất nƣớc giàu mạnh. Khi kinh tế, xã hội

của Huyện phát triển vững chắc, đời sống của ngƣời dân ở Huyện nói

chung ổn định hơn, góp phần tạo lối sống lành mạnh cho thanh niên,

từ đó ý thức của thanh niên cũng ngày càng đƣợc nâng cao tốt hơn.

Giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò,

tỉnh Đồng Tháp cần gắn liền với công tác đoàn, phong trào thanh

niên lập thân lập nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện

hiện nay.

Nâng cao chất lƣợng tổ chức và hoạt động của các cơ sở Đoàn,

Hội; chú trọng xây dựng các loại hình hoạt động, đa dạng hoá việc

đoàn kết tập hợp thanh niên bằng nhiều hình thức. Triển khai tốt

phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế ảo vệ Tổ quốc”,

“4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Tổ chức các Hội

thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu về khoa học công nghệ

mới cho thanh niên. Thành lập các mô hình làm ăn hiệu quả trong thanh

niên nhƣ: Tổ chăn buôi bò tại xã Mỹ An Hƣng B, Tổ nuôi Ếch và trồng

Cam tại xã Tân Khánh Trung, Chăn nuôi Thỏ tại xã Tân Mỹ, Tổ cơ khí

tại thị trấn Lấp Vò, Tổ xây dựng Nhà tại xã Mỹ An Hƣng A,...” [1]. Bên

cạnh đó, cần phối hợp với TP Hoa Sa Đéc để cung cấp giỏ hoa, hạt

giống, tạo việc làm cho thanh thiếu niên thất nghiệp.

Huyện đoàn cần tích cực phối hợp với trung tâm dạy nghề và

giới thiệu việc làm của huyện nghiên cứu nhu cầu của thị trƣờng lao

động để mở những lớp dạy nghề cho thanh niên nông thôn, đảm bảo

thanh niên vừa có tay nghề tốt vừa có việc làm sau khi theo học và có

thu nhập ổn định. Thƣờng xuyên tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của

thanh niên, khuyến khích thanh niên tự đề xuất thành lập các tổ chức

câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm theo sở thích và nhu cầu, nghề nghiệp của

thanh niên.

Tổ chức các “Sân Chơi thanh niên”, qua các kỳ Sân chơi

Thanh niên để giúp cho các cán bộ, đoàn viên thanh niên có dịp gặp

gỡ, giao lƣu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt cho công tác.

168

4.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công

tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò,

tỉnh Đồng Tháp.

Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội

Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, tìm hiểu chủ nghĩa Mác -

Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, 6 bài học lý luận chính trị, rèn luyện

phẩm chất đạo đức cho lực lƣợng đoàn viên và thanh niên thông qua

đợt sinh hoạt chính trị “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng” và qua các

hình thức thi tìm hiểu trên hệ thống phƣơng tiện truyền thông hiện đại,

thông qua các hội thi nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đất

nƣớc nhƣ: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), ngày Giải

phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nƣớc (30/4), ngày sinh Chủ

tịch Hồ Chí Minh (19/5), Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

2/9,...” [2].

Xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, nâng cao ý thức pháp

luật và trách nhiệm cộng đồng cho thanh niên, xây dựng các mối quan

hệ xã hội tốt đẹp, tích cực tuyên truyền, vận động lực lƣợng thanh

niên và nhân dân xây dựng nếp sống văn minh. Tiếp tục tổ chức các

hoạt động cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, thanh thiếu

niên có nguy cơ vi phạm pháp luật; tập trung tổ chức các hoạt động

tuyên truyền giáo dục về đạo đức, lối sống, pháp luật, tệ nạn xã hội,

hôn nhân gia đình,...thông qua Diễn đàn thanh thiếu niên, “Phiên tòa

giả định”. Tổ chức những sự kiện sinh hoạt truyền thống, hội nghị,

míttinh thông qua đó tuyên truyền đến thanh niên những truyền thống,

văn hóa, đạo đức quý báu của dân tộc.

Nhóm giải pháp về kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường

– giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Huyện đoàn phối hợp xây dựng kế hoạch liên tịch với Phòng

Giáo dục và đạo tạo huyện Lấp Vò, Ban thanh niên trƣờng học tỉnh

Đoàn Đồng Tháp về phƣơng hƣớng quản lý học sinh, đoàn viên, thanh

niên. Đảm bảo mối liên kết chặt chẽ và lâu dài giữa nhà trƣờng – gia

đình và xã hội. Thành lập các đoàn công tác với các đơn vị có liên

quan thƣờng xuyên đến thăm gia đình học sinh đặc biệt là những học

sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chậm tiến có biểu hiện vi phạm

nội quy của nhà trƣờng, pháp luật của Nhà nƣớc để có những giải

169

pháp hỗ trợ kịp thời tạo điều kiện thật tốt cho các em học tập và rèn

luyện đạo đức cá nhân.

ăn nghệ,... Tổ chức các “Phiên tòa

giả định

Nhóm giải pháp về sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin

đại chúng.

Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan thông tin đại

chúng. Tham mƣu cấp ủy đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho đài

truyền thanh, tăng kỳ phát hành của tạp chí Lấp Vò ngày nay và nâng

cao chất lƣợng trang Thông tin điện tử của huyện Lấp Vò.

Phối hợp với Đài truyền thanh của các xã, thị trấn thông tin tuyên

truyền các ngày lễ lớn của đất nƣớc, của dân tộc. Qua đó ôn lại truyền thống

lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nƣớc và niềm

tự hào dân tộc của thanh niên và ngƣời dân trong Huyện. Phối hợp Đài

Truyền thanh Huyện xây dựng chuyên mục phát thanh “Diễn đàn thanh

niên huyện Lấp Vò”, phát sóng vào ngày thứ 7, tuần thứ 4 hàng tháng nhằm

giới thiệu những mô hình mới, cách làm hay, những tấm gƣơng thanh thiếu

niên tiêu biểu trong học tập, lao động và sản xuất đến thanh thiếu nhi.” [ 3].

Đổi mới các hình thức tuyên truyền, giáo dục nhằm thu hút sự quan tâm của

mọi ngƣời nhƣ: xe loa lƣu động, tổ chức các hội thi theo chủ đề, diễn kịch,

ca, múa, nhạc, truyền thanh trực tiếp…

Nhóm giải pháp về tự giáo dục, bồi dưỡng của thanh niên

Đa dạng hóa, phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao cho

thanh niên, thiếu nhi ở các cấp, ƣu tiên các hoạt động tham gia giữ

gìn, khôi phục và phát huy những di sản văn hóa, di tích lịch sử,

cách mạng, những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống

tốt đẹp của dân tộc. Tăng cƣờng các hoạt động truyền thông nâng

cao nhận thức cho thanh niên về tác hại của bia, rƣợu, thuốc lá, ma

túy và các chất kích thích khác,... Kịp thời hỗ trợ, tƣ vấn giúp đỡ

thanh niên sau cai nghiện, thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, nạn nhân

của bạo lực gia đình.

170

Ngoài ra, mỗi đoàn viên, thanh niên cần tự trang bị cho mình

những kỹ năng, tri thức nhất định, nâng cao hiểu biết, chống lại mọi âm

mưu của các thế lực thù địch, quyết tâm bảo vệ và giữ gìn nền văn hóa

tốt đẹp, truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc; quyết tâm xây dựng

và phát triển nền văn hóa nước nhà tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Kết luận

Hiện nay với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng

với quá trình xây dựng kinh tế thị trƣờng thì một bộ phận thanh niên

đã suy giảm về đạo đức và lối sống, xa lạ với nền văn hóa của nƣớc

nhà. Vì vậy, tùy theo tình hình và hoàn cảnh mà các cấp lãnh đạo, ban

ngành đoàn thể của Huyện phối hợp với các cơ quan tổ chức đề ra

những chủ trƣơng, chính sách nhằm giáo dục kịp thời cho thanh niên

và đoàn viên thật sâu rộng và hiệu quả. Đặc biệt, cần tổ chức nhiều

hoạt động thiết thực, bổ ích; các chƣơng trình hoạt động có lồng ghép

các nội dung về giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, các di

tích lịch sử, di sản văn hóa của địa phƣơng, quê hƣơng Lấp Vò, tỉnh

Đồng Tháp nói riêng và của dân tộc nói chung cho đoàn viên, thanh

niên cùng hiểu biết và nhận thức về các giá trị tốt đẹp ấy; từ đó khơi

gợi ý thức tự tôn dân tộc cho họ; bồi dƣỡng và phát huy hơn nữa tinh

thần tự tôn dân tộc, tự hào với những giá trị, truyền thống tốt đẹp của

dân tộc trong mỗi đoàn viên, thanh niên.

Tài liệu tham khảo

[1]. BCH Đoàn huyện Lấp Vò, Báo cáo kết quả triển khai thực hiện

đề án phát triển thanh niên huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 – 2015.

[2]. BCH Đoàn huyện Lấp Vò, Báo cáo Hội nghị giữa nhiệm kỳ IX,

Tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

huyện Lấp Vò lần thứ IX.

[3]. BCH Đoàn huyện Lấp Vò, Báo cáo kết quả công tác Đoàn và

phong trào thanh thiếu nhi năm 2014.

[4]. BCH Huyện Đoàn Lấp Vò, Phương hướng hoạt động công tác

Đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 2015-BCH Huyện Đoàn

Lấp Vò.

[5]. Lƣơng Thanh Tân, Lê Văn Tùng, ”Quan tâm bồi dƣỡng giáo dục

ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên hiện nay”, Tạp chí Cộng sản điện

tử, ngày 28/5/2014.

171

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƢỜI

Ở HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

SV: Nguyễn Ngọc Trai

Lớp: ĐHGDCT11

GVHD: Th.S. Đỗ Duy Tú

Tóm tắt: Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể

chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ, tri thức, vị thế xã hội…

tạo nên năng lực thực tiễn của con người trong phát triển kinh tế - xã

hội của các quốc gia, từng địa phương. Trong thời gian qua, huyện

Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã phát huy tốt vai trò của nguồn lực con

người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những

thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế việc phát huy vai trò nhân

tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hồng

Ngự vẫn chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, việc khuyến nghị một số giải

pháp phát triển nguồn lực con người ở huyện Hồng Ngự là rất cần

thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của Hồng

Ngự trong thời gian tới.

Từ khóa: nguồn lực con người, phát triển nguồn lực con người, huyện

Hồng Ngự.

1. Đặt vấn đề

Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của

khoa học - kỹ thuật, kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ đến sự

phát triển của các quốc gia. Xã hội phát triển, hàm lƣợng chất

xám trong hàng hóa ngày càng cao, do đó vai trò của ngƣời lao

động có trí tuệ ngày càng quan trọng và mang ý nghĩa bƣớc ngoặt

trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, vừa mở ra triển

vọng mới cho từng địa phƣơng, trong đó có tỉnh Đồng Tháp.

Nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp đƣợc

hợp thành bởi 12 đơn vị hành chính: 2 thành phố, 1 thị xã và 9

huyện. Trong đó, Hồng Ngự là huyện biên giới của tỉnh Đồng

Tháp. Trong những năm gần đây, nhờ biết khai thác thế mạnh

kinh tế thủy sản nên đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, song

vẫn còn nhiều khó khăn so với các huyện khác trong tỉnh và cả

nƣớc. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn chậm. Vì

vậy, để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của mình,

172

gần đây, Hồng Ngự đã chú trọng đầu tƣ, khai thác có hiệu quả

các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội, và bƣớc đầu đạt

đƣợc những thành tựu quan trọng, đáng khích lệ. Tuy nhiên,

nhiều tiềm năng to lớn, nhất là tiềm năng con ngƣời của huyện

Hồng Ngự vẫn chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả và chƣa chuyển

hóa thành nội lực cho sự phát triển nhanh và bền vững, chƣa đáp

ứng yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của đất nƣớc nói chung. Đây là một

trong những nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh tế - xã

hội của huyện.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm nguồn lực con ngƣời và phát triển nguồn lực

con ngƣời

2.1.1. Khái niệm nguồn lực con người

Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những di sản lý luận nhân

loại, đồng thời khái quát thành tựu của khoa học tự nhiên, triết học Mác

- Lênin đã xem xét con ngƣời trong sự thống nhất biện chứng giữa yếu

tố sinh vật và yếu tố xã hội, trong đó mặt xã hội là cơ bản nhất tạo nên

bản chất của con ngƣời. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, “bản

chất con ngƣời không phải là một cái trừu tƣợng cố hữu của cá nhân

riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hòa

những quan hệ xã hội”[6,11]. Điều đó chỉ ra rằng, không có con ngƣời

trừu tƣợng mà chỉ có những con ngƣời hiện thực, đang sống, đang hoạt

động trong một xã hội nhất định, trong điều kiện lịch sử nhất định.

Đồng thời, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định,

trong quá trình phát triển của đời sống vật chất, của mỗi thời đại kinh

tế, các tƣ liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là các công cụ lao

động, cái làm tăng cho sự phát triển của sức lao động ở con ngƣời, của

nguồn lực con ngƣời, mà còn là một trong những yếu tố cấu thành nên

những quan hệ xã hội trong lao động sản xuất.

Trƣớc hết, “nguồn nhân lực” hay “nguồn lực con ngƣời” là những

khái niệm đƣợc hình thành trong quá trình xem xét, nghiên cứu con

ngƣời với tính cách là nguồn lực cơ bản của phƣơng thức sản xuất, yếu

tố chính trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Khái niệm nguồn

lực con ngƣời có phạm vi bao quát. Đó là tổng thể các yếu tố thuộc về

173

thể chất và tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã

hội... tạo thành năng lực của con ngƣời và của cộng đồng ngƣời.

Á.

Hiện nay, có nhiều khái niệm sử dụng khá phổ biến dựa trên các quan

niệm về vai trò, vị trí con ngƣời trong sự phát triển nhanh, bền vững. Ở

nƣớc ta khái niệm này đƣợc sử dụng rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 đến

nay. Theo đó, nguồn lực con ngƣời không chỉ là lực lƣợng lao động hay

nguồn lao động mà là tập hợp các yếu tố, dƣới dạng tổng quát, có thể

hiểu “nguồn lực con ngƣời là tổng thể những yếu tố về thể chất, tinh

thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ, tri thức, vị thế xã hội…tạo nên năng

lực của con ngƣời, của cộng đồng ngƣời có thể sử dụng, phát huy trong

quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và trong hoạt động xã

hội”[1,263]. Với cách hiểu nhƣ vậy, khái niệm nguồn lực con ngƣời có

nội dung rộng lớn, nó bao gồm những mặt cơ bản sau: Thứ nhất, lịch sử

của loài ngƣời trƣớc hết là lịch sử của lao động sản xuất; Thứ hai, khái

niệm “nguồn lực con ngƣời” phản ánh số lƣợng cơ cấu dân cƣ và cơ

cấu lao động trong các ngành, các vùng, cơ cấu trong lao động, cơ cấu

độ tuổi trong lực lƣợng lao động, cơ cấu nguồn lao động dự trữ; Thứ

ba, khái niệm “nguồn lực con ngƣời” chủ yếu phản ánh chất lƣợng dân

số, đặc biệt là chất lƣợng của lực lƣợng lao động trong hiện tại và tƣơng

lai gần (dƣới dạng tiềm năng), thể hiện qua hàng loạt các yếu tố; Thứ

tư, khái niệm nguồn lực con ngƣời còn hàm chứa cả sự liên hệ, tác động

lẫn nhau giữa các yếu tố nội tại trong nó, sự phản ánh qua lại giữa

nguồn lực con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội,

giữa nguồn lực con ngƣời với nguồn lực khác; Thứ năm, khái niệm

nguồn lực con ngƣời còn chỉ ra rằng con ngƣời đƣợc xem xét với tƣ

cách là một nguồn lực, nguồn lực nội tại, cơ bản trong hệ thống các

nguồn lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nhƣ vậy, hầu hết các nhà khoa học khi nghiên cứu về vấn đề con

ngƣời, tuy ở nhiều góc độ khác nhau song đều thống nhất khái niệm

nguồn nhân lực phản ánh những vấn đề sau: Một là, số lƣợng nhân lực;

Hai là, chất lƣợng nguồn lực con ngƣời; Ba là, cơ cấu nhân lực.

2.1.2. Khái niệm phát triển nguồn lực con ngƣời

Khái niệm "phát triển nguồn nhân lực". Nếu dịch từ cụm từ tiếng

Anh thì phát triển nguồn nhân lực hay phát triển nguồn lực con ngƣời là

Human Resouce Development (HRD), còn phát triển con ngƣời nói

174

chung là Human Development Index (HDI) là những khái niệm đƣợc

hình thành và phát triển trên thế giới chủ yếu trong thập niên 70. Trong

“báo cáo phát triển con ngƣời 1990” của ngân hàng thế giới, vấn đề con

ngƣời đã đƣợc đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển và khái niệm

này dựa trên cơ sở tiếp cận về mối liên hệ chặt chẽ giữa con ngƣời và

phát triển. Theo tƣ tƣởng này thì phát triển con ngƣời là một quá trình

mở rộng sự lựa chọn của con ngƣời. Về nguyên lý, những lựa chọn này

có thể xác định và thay đổi theo thời gian, nhƣng ở mỗi mức độ phát

triển khác nhau, phát triển con ngƣời bao gồm các khía cạnh: thể chất,

trí tuệ và tinh thần.

Nhƣ vậy, phát triển nguồn lực con ngƣời với nội hàm trên thực

chất là đề cập đến vấn đề chất lƣợng nguồn lực con ngƣời và khía

cạnh xã hội của nguồn lực con ngƣời của mỗi quốc gia. Do đó phát

triển nguồn lực con ngƣời là phát triển con ngƣời cả về thể lực và trí

lực, cả về khả năng lao động và tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo

đức tình cảm và tâm hồn trong sáng tạo nên nguồn lực con ngƣời chất

lƣợng cao.

2.2. Thực trạng nguồn lực con ngƣời ở huyện Hồng Ngự - tỉnh

Đồng Tháp hiện nay

2.2.1. Về số lượng nguồn lực con người

Nguồn lực con ngƣời ở tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Hồng

Ngự nói riêng trong thời gian qua đã tăng lên một cách đáng kể. Điều

đó trƣớc hết là do sự gia tăng dân số kể từ khi chúng ta thống nhất đất

nƣớc, từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới. Theo niên giám

thống kê 2000 – 2010 của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, dân số của

huyện Hồng Ngự từ 212.750 ngƣời (năm 2000) lên 219.569 ngƣời

(năm 2005) và giảm còn 144.065 ngƣời (năm 2010) sự sụt giảm này là

do sự phân chia địa giới hành chính giữa thị xã Hồng ngự và huyện

Hồng Ngự. Nhƣng về cơ bản dân số của huyện tăng hơn trƣớc; trong đó

lao động trong các thành phần kinh tế là 67.160 ngƣời (năm 2010).

Năm 2013 dân số của huyện Hồng Ngự đạt 145.356 ngƣời, trong đó lao

động nữ chiếm 50,4%, nam chiếm 49,6%; dân số của huyện phần lớn là

lao động nông thôn.

Tốc độ tăng dân số và lực lƣợng lao động của huyện là tƣơng đối

cao và liên tục, đây là nguồn bổ sung tƣơng đối ổn định vào đội ngũ lao

động của huyện. Tốc độ gia tăng dân số trung bình trên thực tế qua các

175

năm từ 2000 – 2010 dao động trong khoảng 1.3% - 1.7%. Lực lƣợng

lao động tăng bình quân trên hơn 2% năm. Song, trên thực tế thì quy

mô nguồn lực lao động của huyện còn hơn mức gia tăng của lực lƣợng

lao động, bởi số ngƣời ngoài độ tuổi lao động hàng năm ít tăng và phần

lớn vẫn có nhu cầu việc làm là khoảng 15.000 ngƣời (năm 2010). Năm

2011 tốc độ gia tăng lực lƣợng lao động ở huyện Hồng Ngự vẫn ở mức

là 2% năm.

có gần 150.000 dân, đứng thứ 7 trên toàn tỉnh về dân số, mức tăng dân

số vào khoảng 700 ngƣời/năm. Dân số của huyện Hồng Ngự trẻ. Kết

quả tổng điều tra dân số và việc làm của huyện Hồng Ngự đến ngày

30/12/2010 cho thấy, dân số chƣa đến độ tuổi lao động là 12,7%, tỷ lệ

ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 81,7% và ngoài

độ tuổi lao động là 4,4%. Số lao động đang làm việc trong các thành

phần kinh tế 67.160 ngƣời, gần bằng 50% số dân”.

Quy mô dân số đông, lực lƣợng lao động dồi dào, đó đƣợc coi

là thế mạnh của huyện Hồng Ngự, là yếu tố cơ bản để mở rộng và

phát triển sản xuất. Nhƣng với một địa phƣơng nghèo, chậm phát

triển nhƣ huyện Hồng Ngự thì nguồn lao động tăng nhanh lại gây

sức ép việc làm rất lớn cho huyện. Theo chúng tôi, thời gian tới

huyện Hồng Ngự đã, sẽ và đang còn phải tiếp tục đối mặt với tình

trạng thừa lao động, thiếu việc làm.

2.2.2. Về cơ cấu và chất lượng nguồn lực con người

Theo số liệu kết quả điều tra lao động việc làm năm 2010 đƣợc

công bố ngày 06/09/2011, dân số của huyện là 144.536 ngƣời trong đó

chủ yếu là dân nông thôn chiếm gần 100% dân số của huyện; số ngƣời

trong độ tuổi lao động là 56,7% (khoảng 80.000 ngƣời), trong đó

khoảng 67.000 đang hoạt động trong các ngành kinh tế chiếm 46,5%

dân số của huyện. Về cơ bản, huyện đã hoàn thành chƣơng trình xóa

mù chữ và phổ cập tiểu học và trung học cơ sở ở 11/11 xã. Phần lớn lao

động đều có trình độ từ tiểu học trở lên, tuy nhiên nó vẫn còn thấp so

với mặt bằng chung của tỉnh và cả nƣớc.

Lực lƣợng lao động đã qua đào tạo của huyện tập trung chủ yếu ở

các ngành: công nghiệp chế biến, thủy sản, xây dựng và giáo dục – đào

tạo (chiếm 20,4% đội ngũ lao động). Tính đến giữa năm 2011, trong

khoảng 67.000 lao động thì đa số có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp

và phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp; trình

176

độ từ sơ cấp hoặc chứng chỉ nghề trở lên chiếm khoảng 20.000 ngƣời,

trình độ lao động cao đẳng và đại học chỉ khoảng 3.000 ngƣời.

Cơ cấu trình độ đào tạo lao động tính theo tỷ lệ giữa lao động trình

độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật là

1:1, 48:1; Đây là một cơ cấu bất hợp lý và kéo dài dẫn tới tình trạng

thừa thầy, thiếu thợ, kỹ sƣ làm công việc của cán bộ trung cấp kỹ thuật.

Về cơ cấu đội ngũ lao động ở các cơ sở sản xuất của huyện, thì công

nhân và đội ngũ lao động giản đơn hoạt động trong lĩnh vực nông

nghiệp chiếm 71%, đội ngũ công nhân đã qua đào tạo kỹ thuật, quản lý,

phát minh và đổi mới công nghệ chiếm 29%; trong đó khi so sánh với

các huyện khác và các nƣớc phát triển thì tỷ lệ ấy lại ngƣợc lại là 28%

và 72%. Có thể nói, cơ cấu trình độ lực lƣợng lao động của huyện, thì

tỷ lệ lao động qua đào tạo không chỉ quá thấp mà còn bất hợp lý. Huyện

không chỉ thiếu cán bộ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp mà còn thiếu cả công nhân kỹ thuật lành nghề và thiếu

hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu ngành. Mặc dù còn nhiều

bất cập trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhƣng trong

nhiều năm qua huyện cũng đã cố gắng trong việc cải thiện chất lƣợng

nguồn nhân lực ở địa phƣơng. Cụ thể, hiện nay trình độ văn hóa và

trình độ khoa học – kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế (những ngƣời

từ 15 tuổi trở lên đang làm việc và thất nghiệp, đang tìm việc làm)

không ngừng nâng lên.

Về trí lực của nguồn lực con ngƣời của huyện Hồng Ngự đƣợc

đánh giá là có tƣ chất thông minh, sáng tạo, có khả năng vận dụng và

thích ứng nhanh. Đây là ƣu thế nổi trội của nguồn nhân lực của địa

phƣơng. Bên cạnh đó, độ tuổi của lực lƣợng lao động ở huyện Hồng

Ngự cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay, Hồng Ngự đƣợc coi là

địa phƣơng có lực lƣợng lao động trẻ, 45% số ngƣời trong độ tuổi lao

động là thanh niên ( từ 16 – 35 tuổi) và hàng năm có khoảng 2500

ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động.

Những năm gần đây, tầm vóc và thể lực của ngƣời dân huyện Hồng

Ngự từng bƣớc đƣợc cải thiện về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh

dƣỡng và tuổi thọ, song vẫn còn kém hơn nhiều so với các địa phƣơng

khác. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của huyện còn khá cao. Theo số liệu thống

kê chƣa đầy đủ thì vẫn còn khoảng 60% trẻ nhỏ sinh ra ở huyện bị thiếu

máu, chủ yếu do chế độ ăn uống thiếu chất sắt. Hiện nay, trên toàn huyện

còn 12% dân cƣ chƣa đƣợc dùng nƣớc sạch trong sinh hoạt hằng ngày.

177

Tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc, đất, không khí, thực phẩm…dẫn đến

các căn bệnh truyền nhiễm diễn ra ở nhiều địa bàn của huyện.

Về sức khỏe sinh sản ở huyện hiện nay đang đứng trƣớc nhiều khó

khăn, thách thức mới, đòi hỏi phải thay đổi cơ bản và mạnh hơn nữa về

chất lƣợng dịch vụ và chăm sóc sức khỏe của các trạm y tế xã và đặc

biệt là phải có một trung tâm y tế bệnh viện đa khoa huyện. Tỷ lệ phụ

nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu năng lƣợng thƣờng xuyên diễn ra

khoảng gần 40%, trong đó nam giới là khoảng 25%. Tỷ xuất mẹ chết do

các nguyên nhân sinh đẻ và thai nghén ở huyện vẫn còn ở mức 1,42%.

Trong thời gian qua, huyện Hồng Ngự đã đạt đƣợc những kết quả

đáng khích lệ, thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện đạt gần 20 triệu

đồng/năm, huyện đã đạt đƣợc những tiến bộ vƣợt bậc về xóa đói giảm

phần lớn bắt nguồn từ tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên,

bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng, thì thực trạng phát triển nguồn lực

con ngƣời của huyện còn rất nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp CNH – HĐH. Do vậy, vấn đề đặt ra

là để phát triển nguồn lực con ngƣời, chính quyền địa phƣơng phải giải

quyết hàng loạt các vấn đề cấp bách, phải đƣa ra các giải pháp quan

trọng, thiết thực. Nhƣ vậy, mới mong đạt đƣợc mục tiêu có nguồn lực

con ngƣời chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nhanh, bền

vững của địa phƣơng.

Nhƣ vậy, hiện tại nguồn lực con ngƣời ở huyện Hồng Ngự chƣa

đáp ứng đƣợc những yêu cầu mà quá trình CNH, HĐH đòi hỏi. Nhƣng

sẽ là siêu hình và không thể nào thực hiện đƣợc nếu cho rằng phải xây

dựng xong nguồn lực con ngƣời với mọi tiêu chí cần thiết rồi mới tiến

hành CNH, HĐH. Mặc dù trong những năm qua, Hồng Ngự còn nhiều

khó khăn nhƣng đội ngũ lao động của huyện ngày càng có trình độ cao

hơn, từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn

nhân lực trong các ngành kinh tế, giáo dục và y tế…bƣớc đầu có thể

đảm đƣơng nhiệm vụ cải thiện và nâng cao chất lƣợng sống của nhân

dân. Từ sự phân tích trên, có thể rút ra một số nhận xét bƣớc đầu về

nguồn lực con ngƣời ở huyện Hồng Ngự hiện nay nhƣ sau: Một là, dân

số của huyện đông, tốc độ tăng dân số tƣơng đối lớn, tạo ra lực lƣơng

lao động trẻ và dồi dào, nhu cầu việc làm ngày càng tăng, giá lao động

lại rẻ. Đây lại là lợi thế rất quan trọng của nguồn lực con ngƣời địa

phƣơng; Hai là, có thể khẳng định, con ngƣời của huyện Hồng Ngự

178

luôn có truyền thống hiếu học, trọng học. Trình độ học vấn ngày càng

đƣợc nâng lên và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học, công nghệ; Ba

là, ngƣời dân của huyện có truyền thống đoàn kết, tinh thần dân tộc

cao, có tinh thần hợp tác, cố kết cộng đồng chặt chẽ, đặt lợi ích dân tộc

lên trên và trung thành với lợi ích đó.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh của nguồn lực con

ngƣời của huyện nhƣ đã chỉ ra, thì còn những bất cập không nhỏ

trong thực trạng nguồn lực con ngƣời của huyện hiện nay: Thứ

nhất, chƣa có sự quy hoạch thống nhất, đồng bộ, thể hiện rõ tính tự

phát trong việc khai thác và phát triển nguồn lực con ngƣời ở

huyện; Thứ hai, cơ cấu lao động của huyện hiện nay chƣa hợp lý,

còn nhiều bất cập; Thứ ba, lao động của huyện chủ yếu chƣa qua

đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thuật. Đây là một điểm yếu của nguồn

nhân lực con ngƣời ở địa phƣơng hiện nay; Thứ tư, vấn đề lao động

– việc làm – thu nhập đang là một vấn đề bức xúc ở huyện hiện nay.

Thêm vào đó, việc khai thác và sử dụng số lao động đã qua đào tạo,

có trình độ lại bất hợp lý và kém hiệu quả và hiện tƣợng chảy máu

chất xám của huyện vẫn còn xảy ra. Bên cạnh đó, tình trạng xuống

cấp về tƣ tƣởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ

cán bộ đã làm ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng nguồn lực con

ngƣời. Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, lao động chƣa đƣợc đào tạo bài bản, nhất là ở khu vực

nông nghiệp, nông thôn. Thêm vào đó sự bất hợp lý trong cơ cấu

lao động đƣợc đào tạo cũng nhƣ phân bố lao động giữa các ngành

v.v… Đây là nguyên nhân cơ bản làm yếu đi đáng kể chất lƣợng

nguồn lực con ngƣời ở huyện hiện nay; Thứ hai, ngƣời dân huyện

Hồng Ngự trong lao động có thói quen dựa vào kinh nghiệm hơn là

thực nghiệm khoa học, thích nghi hơn là cải tạo tự nhiên; Thứ ba,

do tập quán của sản xuất nông nghiệp theo lối kinh tế tiểu nông;

Thứ tƣ, do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng và mở

rộng giao lƣu quốc tế, ngƣời dân Hồng Ngự nhất là thế hệ trẻ đã

bộc lộ nhƣng xu hƣớng lệch lạc.

2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển nguồn

lực con ngƣời ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện nay

Thứ nhất, khuyến khích học tập, nâng cao trình độ, nhằm tạo ra

nguồn lực con người có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Trong thời gian tới, huyện

179

Hồng Ngự cần có những thay đổi trong chiến lƣợc phát triển kinh tế -

xã hội của mình theo hƣớng chú trọng nhiều hơn đến nâng cao trình độ

cho ngƣời lao động. Do đó, phải xem việc khuyến khích học tập, nâng

cao trình độ là yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phƣơng.

Để nâng cao trình độ của ngƣời lao động, huyện cần chú trọng nâng cao

chất lƣợng giáo dục của địa phƣơng. Nhận thức đƣợc điều đó Huyện ủy

và Hội đồng nhân dân huyện cần đề ra nhiệm vụ quan trọng hiện nay là

xây dựng đƣợc một đội ngũ lao động giỏi, có trình độ cao, đồng thời

nâng cao dân trí, đào tạo một nguồn lao động trẻ có trình độ khoa học

kỹ thuật, mang phẩm chất của ngƣời lao động công nghiệp.

Thứ hai, xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ cho quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Thực tiễn cho thấy một trong

những nguyên nhân dẫn đến kinh tế - xã hội của huyện Hồng Ngự trong

thời gian qua chƣa thực sự phát triển nhƣ mong muốn là do sự hạn chế,

yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhất là các cán bộ đứng đầu, những ngƣời

kiến tạo cho toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Điều này đòi hỏi thời gian tới, Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện

cần tăng cƣờng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dƣỡng về trình độ chuyên

môn lẫn nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt, chú trọng việc nâng cao năng

lực cán bộ đồng thời không ngừng bồi dƣỡng lý luận, nghiệp vụ tổ

chức, lãnh đạo, năng lực đề ra và xây dựng các phƣơng án, kế hoạch về

phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, sử dụng, khai thác hợp lý nguồn lực con người hiện có

của huyện. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết đối với huyện Hồng Ngự,

một địa phƣơng có nền sản xuất nhỏ, lạc hậu. Lực lƣợng lao động

thƣờng trực ngày càng đông đảo, lại đang bƣớc vào thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, cần thiết phải tạo ra đƣợc nhiều việc làm cho

ngƣời lao động, phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm ngày càng tăng là

nhiệm vụ thiết yếu và trở thành một biện pháp quan trọng trong chiến

lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở của huyện Hồng Ngự hiện nay.

Thứ tư, cần có chính sách bố trí, đãi ngộ đối với người lao động

có trình độ cao của huyện. Đây là vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến

cả hệ thống chính trị, xã hội. Mặt khác lợi ích có vai trò đặc biệt quan

trọng, là khâu nhạy cảm nhất trong toàn bộ chuỗi quy định nhân quả

gây nên chuỗi hoạt động và phát huy tốt đa nhất trí lực và thể lực của

nguồn lực con ngƣời ở huyện Hồng Ngự. Từ ý nghĩa của việc xác định

180

vai trò, tính chất và đặc điểm của lợi ích, thì việc giải quyết vấn đề lợi

ích, trong đó có chính sách tiền lƣơng phải đảm bảo nguyên tắc công

bằng xã hội. Bên cạnh đó, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với những

ngƣời có cống hiến xuất sắc cho xã hội chứ không chỉ cho sản xuất,

nhất là với những ngƣời đã từng cống hiến một đời mình, kể cả xƣơng

máu, cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho quê hƣơng, cho

Tổ quốc. Làm đƣợc những điều trên đây chính là giải quyết đúng đắn

vấn đề lợi ích, góp phần quyết định thực hiện công bằng xã hội trong

điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và do đó, tạo

động lực quan trọng kích thích tính tích cực của ngƣời lao động trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của huyện.

3. Kết luận

Huyện Hồng Ngự, hiện đang đối mặt với nhiều thách thức

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thách thức về

khai thác, phát huy nguồn lực con ngƣời đang đƣợc các cơ quan

chức năng của địa phƣơng quan tâm, tìm giải pháp thực hiện. Đây

đƣợc xem là khâu đột phá cho sự phát triển của huyện trong hiện

tại và trong tƣơng lai. Việc quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực

thành công sẽ giúp huyện Hồng Ngự có cơ hội tìm đƣợc lợi thế về

nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; rút ngắn khoảng cách phát triển của

huyện với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Nhƣ vậy, nguồn

nhân lực nói chung và nguồn lực con ngƣời luôn đóng một vai trò

vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, địa

phƣơng. Chính vì vậy, huyện Hồng Ngự coi nhiệm vụ phát triển

nguồn lực con ngƣời là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát

triển kinh tế - xã hội. Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội, huyện Hồng Ngự cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm

phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn lực con ngƣời mà trƣớc

hết là khuyến khích học tập, nâng cao trình độ, nhằm tạo ra nguồn

lực con ngƣời có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện; xây

huyện; có chính sách thu hút, bố trí, đãi ngộ thỏa đáng đối với

ngƣời lao động có trình độ nhằm tạo động lực kích thích tính tích

cực của họ trong quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa của

huyện. Với xu thế phát triển của đất nƣớc và sự quyết tâm thực

hiện các giải pháp nêu trên, huyện Hồng Ngự sẽ thoát khỏi một

181

huyện nghèo và phát triển kinh tế - xã hội xứng đáng với tiềm

năng sẵn có, đồng thời góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nƣớc

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình chủ nghĩa xã hội

khoa học, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình Triết học, Nxb,

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Phạm Minh Hạc (chủ biên, 1996), Vấn đề con người trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

[4]. Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân

lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb, Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XI, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[6]. C. Mác, Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb, Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

[7]. http://hongngu.dongthap.gov.vn.

182

TÌM HIỂU KỸ NĂNG ĐỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH CTXH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

SV: Nguyễn Ngọc Nhƣ Ý - Phạm Thanh Hải Thi

Lớp: ĐHCTXH13

GVHD: ThS. Kiều Văn Tu

Tóm tắt: Một trong những phương pháp cung cấp kiến thức khoa

học-xã hội hiệu quả cho sinh viên là chủ động đọc sách báo, tài

liệu. Để lĩnh hội tốt lượng tri thức khoa học trong lượ ệu

phong phú, đa dạng, sinh viên cần thiết phải có kỹ năng đọc tốt.

Nhận thấy được tầm quan trong đó, nhóm tiến hành khảo sát trong

phạm vi 70 sinh viên thuộc chuyên ngành CTXH. Kết quả nghiên

cứu chỉ ra phần lớn sinh viên đã sử dụng công nghệ thông tin vào

quá trình tìm kiếm tư liệu thế nhưng họ vẫn chưa được trang bị kỹ

năng đọc, hơn 50% sinh viên đã tự đánh giá kỹ năng đọc của mình

chỉ ở mức trung bình, kém. Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vấn

đề là sự phát triển của truyền thông và công nghệ. Yếu về kỹ năng

đọc gây ảnh hưởng trong quá trình tiếp thu kiến thức, hình thành

nhân cách cá nhân còn ảnh hưởng lớn đến xã hội. Để khắc phục,

giải pháp được sinh viên kiến nghị hàng đầu là lồng ghép dạy kỹ

năng đọc và kiến thức chuyên môn được đào tạo đồng thời thay đổi

phương pháp giảng dạy trên lớp.

Từ khóa: Kỹ năng, Kỹ năng đọc.

1. Mở đầu

Trong thời đại phát triển nhƣ ngày nay, việc trang bị cho bản thân

một vốn kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực là điều hết sức cần thiết

với mỗi cá nhân, đặc biệt là với đại bộ phận sinh viên – thế hệ trẻ của

nhân loại. Việc trau dồi cho mình những kiến thức bổ ích ấy, sinh viên

không chỉ dành nhiều thời gian để đến lớp, trực tiếp nghe giảng và cùng

giảng viên trao đổi những vấn đề đƣợc đặt ra thì quan trọng hơn hết vẫn

là sự chủ động tìm tòi, học hỏi của mỗi ngƣời. Vậy sinh viên phải tìm tòi,

học hỏi ở đâu? Một hình thức đơn giản, ít tốn kém chi phí và gần gũi

đƣợc bao thế hệ áp dụng là đọc sách báo, tài liệu chuyên môn.

Khi công nghệ thông tin phát triển ồ ạt trên khắp các quốc gia,

ngoài việc thúc đẩy nƣớc nhà phát triển đa lĩnh vực, nó còn tạo điều kiện

thuận lợi cho sinh viên đƣợc tiếp cận với sách báo, tài liệu hơn thông qua

183

mạng internet. Mặc dù trong giai đoạn trƣớc hay là trong xã hội hiện đại

nhƣ ngày nay, để tiếp thu hiệu quả những vốn kiến thức hữu ích ấy cần

có kỹ năng đọc – một trong những kỹ năng hết sức quan trọng không chỉ

với sinh viên mà còn với mọi lứa tuổi khác. Hầu nhƣ đa phần chúng ta

đều chƣa có đƣợc khái niệm về kỹ năng đọc sách, báo, tài liệu bởi lý do

gia đình, nhà trƣờng và xã hội chƣa đề cao về vấn đề này.

Trong bài báo cáo khoa học này, chúng tôi mong muốn giúp cho

ngƣời đọc có khái niệm chung về kỹ năng đọc cũng nhƣ khái quát về

thực trạng kỹ năng đọc của sinh viên ngành Công tác xã hội tại trƣờng

Đại học Đồng Tháp. Bên cạnh đó, bài vi

những biện pháp khắc phục và nâng cao ý thức cho sinh viên ngành

Công tác xã hội nói riêng và tất cả những cá nhân quan tâm đến vấn đề.

2. Nội dung

2.1.Thực trạng

Để đánh giá thực trạng kỹ năng đọc của sinh viên ngành Công

tác xã hội trƣờng Đại học Đồng Tháp, nhóm chúng tôi đã thực hiện

cuộc khảo sát ngẫu nhiên với 70 sinh viên đang tham gia ở 3 khóa

học, bao gồm 3 khóa: 2012, 2013 và 2014. Trong đó, sinh viên năm

h

có 14 sinh viên (chiếm 20% trên tổng số 70 sinh viên).Việc khảo sát

đƣợc thực hiện thông qua hình thức bảng hỏi.

Sau khi tiến hành thu thập và xử lý thông tin chúng tôi đã có

đƣợc các kết quả dƣới đây:

Thứ nhất là, thói quen đọc sách,

báo, tài liệu khoa học của sinh viên

CTXH

Khi đƣợc hỏi về thói quen đọc

sách, báo, tài liệu khoa học có 70%

sinh viên đã có thói quen, 30% sinh

viên chỉ phụ thuộc vào những kiến thức

có sẵn do giảng viên cung cấp trên lớp.

Mặc dù đa phần sinh viên đã tự ý thức

đƣợc tầm quan trọng của việc trau dồi

184

kiến thức không ngừng cho bản thân nhƣng vẫn còn một phần lớn chƣa

nắm rõ đƣợc sự cần thiết của thói quen bổ ích này. Nếu con số 30%

giảm mạnh không chỉ cải thiện đƣợc kết quả học tập của sinh viên

CTXH mà còn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho sinh viên

sau khi tốt nghiệp.

Trong quá trình học tập trên lớp, nhằm thay đổi phƣơng pháp học

tập mới để sinh viên có điều kiện vận dụng tất cả những kỹ năng, bên

cạnh những kiến thức mà giảng viên cung cấp thì giảng viên cũng yêu

cầu sinh viên thực hành những bài tập tự nghiên cứu và sau đó trình bày

trƣớc lớp. Phƣơng pháp này đòi hỏi sinh viên phải tự tìm thêm tài liệu

ngoài bài giảng sẵn có mà giảng viên đã cung cấp.

Thứ hai là, các loại tài liệu ƣu tiên khi tìm đọc, nghiên cứu của

sinh viên CTXH

Việc nghiên cứu tƣ liệu thông qua sách báo đã đƣợc 23% sinh

viên lựa chọn, chiếm đa phần nhất với 60% là Internet. Ngoài ra, một

số bạn còn tập trung nghiên cứu trên tivi, radio,... và các kênh thông

tin khác. Qua những con số đó, chúng ta thấy đƣợc rằng hầu hết sinh

viên ngày nay đã bắt đầu theo kịp sự phát triển của thế giới trên

phƣơng diện áp dụng sự hiện đại của công nghệ thông tin vào trong

việc học tập của mình. Nói nhƣ vậy không hẳn là toàn bộ mà vẫn còn

một số ít khác vẫn nhận thấy đƣợc những lợi í

trƣớc đó.

Bảng 3: Biểu đồ thể hiện những nguồn cung cấp sách báo, tư

liệu mà các bạn sinh viên CTXH trường Đại học Đồng Tháp lựa chọn.

185

Vẫn chiếm tối ƣu trong sự lựa chọn của sinh viên với con số

59%, Internet đang dần dần đóng vai trò quan trọng trong quá trình

học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc đến thƣ viện hay mƣợn từ thầy

cô bạn bè vẫn đƣợc một số sinh viên thực hiện mặc dù với con số

không lớn. Nhìn chung, ta có thể thấy đƣợc rằng, sự phát triển dù

đạt đỉnh điểm đến đâu thì vẫn còn tồn tại số ít vẫn giữ đƣợc cách

học truyền thống, tuy không thuận tiện bằng nhƣng nó vẫn mang lại

những lợi ích riêng mà internet khó có thể có đƣợc.

Qua khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy rằng, sinh viên hiện nay

quan tâm không chỉ với duy nhất lĩnh vực mà mình đang theo học mà

họ còn chú trọng nghiên cứu về những vấn đề khác nhƣ khoa học

(12,1%), kinh nghiệm sống (28,2%) và các vấn đề về văn hóa, văn

học, thƣờng thức đời sống,...Khi lƣợng kiến thức càng đa dạng hơn,

nguồn thông tin phong phú hơn, thì đòi hỏi sinh viên lại càng phải

trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể lựa chọn, tiếp thu

một cách tốt nhất.

186

Thứ ba là, cách thức đọc tài liệu của sinh viên

Bảng 4: Biểu đồ thể hiện các cách thức đọc sách báo, tài liệu

của các bạn sinh viên CTXH trường Đại học Đồng Tháp

Cách thức đọc một cuốn sách, một bài báo hay tài liệu là do thói

quen, nhận thức và sở thích của từng cá nhân. Tuy nhiên, làm sao để

đạt đƣợc hiệu quả trong quá trình nghiên cứu ấy lại là một vấn đề

đáng quan tâm hơn hết. Số liệu cho thấy trong 70 sinh viên tham gia

nghiên cứu thì 55% thực hiện cách đọc lƣớt qua sau đó đọc những

phần mà mình cần tìm hiểu, 18% quyết định chọn hình thức đọc từ

đầu đến cuối, 19% lại muốn đọc lƣớt qua và 8% thì chỉ đọc những

phần nào mình thích. Mặc dù đa phần sinh viên đã lựa chọn cách đọc

đúng đắn nhƣng vẫn còn một con số khá lớn vẫn ƣa chuộng những

cách thức theo sở thích, qua loa để tránh mất thời gian hơn. Vì chƣa

nhận thức đúng đắn về kỹ năng đọc, nghiên cứu tài liệu nên đa phần

lƣợng kiến thức mà họ tiếp nhận đƣợc chỉ từ khoảng 20-59% . Số liệu

này có đƣợc khi chúng tôi đặt câu hỏi cho các bạn sinh viên CTXH về

khả năng tiếp thu của bản thân khi đọc, nghiên cứu sách, báo, tài liệu.

Có khoảng 30% sinh viên tiếp thu đƣợc từ 60-79%; 45,7% sinh viên

tiếp thu đƣợc từ 40-59%; còn lại là từ 40% trở xuống. Từ kết quả đó,

chúng tôi đã cho chính các bạn sinh viên tự đánh giá kỹ năng đọc của

bản thân mình theo từng mức độ khác nhau.

187

Từ biểu đồ trên ta

cũng thấy đƣợc rằng,

chỉ có 3% trên tổng số

70 sinh viên cho rằng

sinh viên đã đƣợc trang

bị tốt kỹ năng đọc và

chiếm ƣu thế lớn hơn

vẫn là mức bình thƣờng

với 44%, 39% đánh giá

chƣa tốt và 14% cho

rằng sinh viên vẫn chƣa có kỹ năng đọc. Thông qua, tất cả những câu

hỏi đặt ra trong phần trao đổi bằng bảng hỏi, nhìn chung hiện nay, mặc

dù đã có phần lớn sinh viên ý thức đƣợc tầm quan trọng của kỹ năng

đọc trong việc trau dồi kiến thức cho bản thân nhƣng bên cạnh đó vẫn

còn không ít đối tƣợng chƣa hình dung đƣợc phải nghiên cứu sách, báo,

tài liệu với hình thức nhƣ thế nào cho phù hợp. Điều này dẫn đến việc

gây ra những ảnh hƣởng không chỉ đến bản thân các bạn mà còn với

những thành viên khác trong xã hội. Việc cấp bách lúc này là gia đình,

nhà trƣờng, xã hội cũng nhƣ cá nhân chúng ta phải thật sự quan tâm

nhiều hơn về hình thành kỹ năng cho toàn bộ sinh viên.

2.2. Nguyên nhân

Trƣớc khi đi đến hƣớng giải quyết vấn đề thì hơn hết chúng ta

cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng báo động này.

Bảng 6: Biểu đồ phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng không

tốt đến kỹ năng đọc của sinh viên CTXH

188

Sau khi phân tích số liệu, dựa trên kết quả ta thấy đƣợc rằng,

nguyên nhân chính gây tác động lớn đến việc sinh viên không có đƣợc

kỹ năng đọc hay kỹ năng đọc yếu là do truyền thông, CNTT (30%) và

Game online, mạng xã hội (34%). Mặt khác, cũng còn rất nhiều yếu tố

nhƣ cách giáo dục của nhà trƣờng, của gia đình; Ảnh hƣởng từ bạn bè

và chất lƣợng của thƣ viện tại trƣờng cũng nhƣ tại địa phƣơng.

Kể từ khi công nghệ thông tin và truyền thông phát triển vƣợt

bậc, dƣờng nhƣ chúng ta bắt đầu phụ thuộc nhiều vào nó. Với một chủ

đề có sẵn, chúng ta có thể thoải mái tìm kiếm trên công cụ Google

thay vì nhƣ ngày xƣa phải đến trực tiếp thƣ viện, đọc sách, tƣ liệu và

tìm kiếm, ghi chép lại. Chỉ cần một vài động tác đơn giản, chúng ta sẽ

có ngay những chủ đề mong muốn mà không mất nhiều thời gian. Đôi

khi chính vì lẽ đó mà chúng ta không dành ra chút ít thời gian để

nghiên cứu, đọc hiểu mà chỉ tìm kiếm để đối phó.

Không thể chối bỏ sức hút của thị trƣờng game online và mạng

xã hội, phần lớn thời gian ngoài việc học tập trên lớp thì sinh viên

dành thời gian cho những thú vui này và loại bỏ những thói quen hữu

ích nhƣ việc tự nghiên cứu sách vở, tài liệu bên ngoài chƣơng trình để

nâng cao kiến thức, việc đọc nhiều sách, báo,... không chỉ giúp mở

mang thêm kiến thức mà còn giúp chúng ta trau dồi thêm về những

cách thức chọn lọc nội dung, kỹ năng đọc sao cho phù hợp,...

Giáo dục từ phía nhà trƣờng cũng đóng vai trò quan trọng không

kém. Với lối giáo dục truyền thống sinh viên chỉ tập trung vào những

kiến thức phổ thông làm giảm khả năng tự động não, suy luận, tìm tòi.

, “Một trong những điểm yếu hiện nay là phƣơng pháp dạy học vẫn

còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, thầy đọc, trò ghi, ít phát

huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh – sinh viên. Phƣơng pháp

dạy và học theo lối truyền thống đó đã làm sinh viên ngày nay thiếu sự

tìm tòi sáng tạo” – đó là nhận định của Thứ trƣởng Bộ Giáo dục – Đào

tạo tại hội thảo: “Đổi mới phƣơng pháp dạy học đại học”. Từ đó, họ

không có cơ hội đƣợc tiếp xúc với sách, báo, tài liệu khác thậm chí là

không đƣợc trang bị những kỹ năng cần thiết trong đời sống. Một

trong những yếu tố không thể bỏ quên là thói quen sinh hoạt, giáo dục

của gia đình. Đây đƣợc coi là “cái nôi” cho việc hình thành ý thức và

nhân cách con ngƣời. Việc có sở thích nghiên cứu sách báo, tài liệu

cũng đƣợc sinh ra từ đây. Với những bậc cha mẹ có kiến thức sâu rộng

189

về vấn đề kỹ năng đọc sẽ tƣ vấn, hỗ trợ cho con cái trong quá trình

học tập nghiên cứu.

Chất lƣợng thƣ viện cũng đóng góp một phần không nhỏ tác

động đến thực trạng trên.

Ngoài ra, ảnh hƣởng từ bạn bè cũng là một tác nhân có tác động

mạnh mẽ đến kỹ năng đọc của sinh viên. Bƣớc vào môi trƣờng đại học

đồng nghĩa với việc đa số sinh viên phải sống xa nhà, xem trƣờng là

nhà, xem bạn bè là anh chị em thì việc ảnh hƣởng những suy nghĩ, sở

thích là không tránh khỏi. Dƣới sự tác động trực tiếp của thế giới xung

quanh sẽ làm hình thành, thay đổi nhận thức cũng nhƣ thói quen của

một cá nhân. Trong vòng quay của cuộc sống hiện đại, thế hệ trẻ đang

bị cuốn theo sức hút của tập thể và học tập những hành vi theo xã hội

mà không có chọn lọc.

2.3. Hậu quả

Xét về góc độ cá nhân:

Bảng 7: Biểu đồ phân tích hậu quả về mặt cá nhân do thiếu kỹ

năng đọc của sinh viên CTXH

Dựa trên những con số thực tế bên trên, hầu hết tất cả các bạn

đều ý thức đƣợc những ảnh hƣởng xấu mà việc yếu về kỹ năng đọc

dẫn đến. 25% cho rằng yếu kỹ năng đọc sẽ dẫn đến việc thiếu đi

những kiến thức cơ bản, nền tảng; 18% đồng ý là điều này sẽ gây nên

việc lĩnh hội sai nội dung và cùng mức đó là làm mất đi cảm giác

thích thú khi đọc sách,.. Ngoài ra, những ảnh hƣởng không thể bỏ qua

25%

18%

16%

14%

18%

9%

Thiếu kiến thức cơ bản

Lĩnh hội sai nội dung

Không tiếp thu đƣợc

nội dung Lệch lạc tƣ tƣởng

Không thích thú đọc

Nhân cách không đúng

đắn

190

là làm cho không thể tiếp thu đƣợc kiến thức, làm lệch lạc tƣ tƣởng và

hình thành nhân cách không đúng đắn. Với những con số không chênh

lệch nhiều nhƣ thế thì việc yếu về kỹ năng đọc sẽ có thể dẫn đến tất cả

những hậu quả vừa nêu bởi chúng có sự liên kết và tƣơng tác khá là

chặt chẽ.

Xét về mặt xã hội:

Việc yếu kỹ năng đọc sách không chỉ gây ảnh hƣởng đến cá

nhân ngƣời lĩnh hội kiến thức mà còn gây nên những ảnh hƣởng đến

mọi ngƣời xung quanh trong việc định hƣớng kiến thức (43,8%),

truyền đạt thông tin (33,9%) và định hƣớng nhân cách không đúng

đắn cho mọi ngƣời (22,3%). Những con số cũng đủ để giúp chúng ta

nhận biết đƣợc rằng tầm ảnh hƣởng của vấn đề không chỉ giới hạn ở

một cá thể mà còn ảnh hƣởng rất lớn đến tập thể, đến quá trình phát

triển của xã hội.

2.4. Biện pháp

Qua quá trình tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến vấn đề sinh viên

hiện nay đang yếu dần về kỹ năng đọc, chúng tôi đã đề ra những

phƣơng hƣơng giải quyết và chính các bạn sinh viên CTXH là ngƣời

đánh giá mức độ hiệu quả của từng phƣơng hƣớng ấy. Tất cả các biện

pháp đều đƣợc sinh viên đánh giá với mức độ hiệu quả rất cao mà chủ

yếu các bạn tập trung nhiều nhất vào việc lồng ghép việc dạy kỹ năng

vào trong chương trình học chính khóa cũng như thay đổi phương

thức giáo dục tại lớp để sinh viên có nhiều điều kiện tốt hơn trong

việc phát huy khả năng tự nghiên cứu. Cũng đƣợc đánh giá cao không

kém là tổ chức các buổi truyền thông về kỹ năng đọc sách cho sinh

viên trong những ngày cuối tuần để các bạn có thể trực tiếp giao lƣu,

trao đổi cụ thể hơn và chất lƣợng của thƣ viện cũng nên đƣợc chú

trọng nhiều hơn, có sự đa dạng hơn về thể loại để phục vụ cho sinh

viên tốt hơn nữa. Các câu lạc bộ chuyên về đọc sách, báo cũng nên

được thành lập, tuy tính hiệu quả không cao bằng những phƣơng

hƣớng đã đề ra nhƣng nó cũng có thể giải quyết phần nào vấn đề đang

diễn ra ở hầu hết bộ phận sinh viên hiện nay .

3. Kết luận

Kỹ năng đọc thật sự là một trong những kỹ năng cần thiết không

chỉ với sinh viên mà còn với những lứa tuổi khác từ trẻ nhỏ đến ngƣời

già. Nó không chỉ giúp ích cho quá trình học tập tại môi trƣờng cao

191

đẳng, đại học mà còn trong suốt quá trình làm việc sau này của mỗi cá

nhân. Tri thức là vô tận, để lĩnh hội tri thức hiệu quả, cần phải có sự

tích lũy dần dần theo thời gian, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức

tạp, diễn ra thƣờng xuyên và xuyên suốt cuộc đời. Phƣơng pháp lĩnh

hội tri thức nhƣ thế nào là điều đáng quan tâm hơn hết. Trong thời đại

công nghiệp, xã hội dần phát triển nhƣ ngày nay, đòi hỏi chúng ta phải

thật sự vững về kiến thức lẫn kỹ năng mới có thể tồn tại, mà trong đó

kỹ năng đọc chính là một bƣớc đệm đóng vai trò quan trọng trong sự

phát triển của từng cá thể trong một cộng đồng. Muốn xã hội đi lên thì

cá thể phải đƣợc hoàn thiện.

Tài liệu tham khảo

[1]. Phùng Thị Ngân-Văn hóa đọc của sinh viên trƣờng Đại học Bách

Khoa Hà Nội. 2008

[2]. ThS Lê Thị Thúy Hiền – Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên

chuyên ngành thƣ viện thông tin, trƣờng Đại học văn hóa Hà Nội.

[3].Trƣơng Đại Lƣợng. Bài giảng Công tác ngƣời đọc: Dùng cho sinh

viên ĐH Thông tin – Thƣ viên. – Đại học Văn hóa Hà Nội, 2008.

[4].Vũ Duy Hiệp - Một số giải pháp để phát triển văn hóa đọc cho sinh

viên các trƣờng đại học

[5]. Phạm Quang Tùng - Một số kỹ năng nhằm nâng cao kỹ năng đọc

sách của sinh viên trƣờng Đại học Nha Trang, 2011.

192

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI

TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

HIỆN NAY

SV: Dƣơng Quý Nhân Hoàng

Lớp: ĐHGDCT11

GVHD: ThS. Đỗ Duy Tú

Tóm tắt: Từ lý luận chung về quản lý nhà nước đối với tôn giáo, trên

cơ sở phân tích thực trạng của công tác quản lý nhà nước đối với tôn

giáo ở thành phố Cao Lãnh thời gian qua. Bài viết bước đầu đề xuất

một số giải pháp như là một gợi mở cho thành phố Cao Lãnh, tỉnh

Đồng Tháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động

của tôn giáo hiện nay, qua đó, góp phần ổn định an ninh, chính trị,

đại đoàn kết toàn dân,..hướng tới xây dựng thành phố Cao Lãnh văn

minh, hiện đại trong tương lai.

Từ khóa:

tôn giáo ở Tp. Cao Lãnh.

1. Đặt vấn đề

Thành phố Cao Lãnh là đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Tháp,

cùng với SaĐéc là 2 trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội quan trọng của

tỉnh. Dân số thành phố Cao Lãnh trên 163 nghìn ngƣời, trong đó đồng

bào có đạo khoảng 23.770 ngƣời (Phật giáo khoảng 8.200; Công giáo

khoảng 2.100; Tin lành khoảng 1.900; Phật Giáo Hòa Hảo khoảng

5.000; Cao Đài khoảng 6.200; Nam tông Minh sƣ đạo khoảng trên 30)

[1; tr.1]. Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố ngày càng phát

triển, số lƣợng ngƣời theo các tôn giáo tăng

với tôn giáo ở thành phố Cao Lãnh đạt

đƣợc nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề

nhƣ: công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết những

thủ tục hành chính tôn giáo còn bất cập; ở một số xã, phƣờng chức năng

quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo còn thiếu đồng bộ và chƣa linh hoạt...

Trƣớc tình hình đó, việc nghiên cứu cũng nhƣ đề ra phƣơng hƣớng và

giải pháp nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với

193

tôn giáo trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh là một việc làm có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc đối với tôn

giáo

Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội mang tính nhà

nƣớc nhằm tổ chức và điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt

động của con ngƣời, đƣợc hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: là dạng quản lý xã hội của Nhà nƣớc, đƣợc sử

dụng quyền lực Nhà nƣớc (quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) để

điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời.

Nghĩa hẹp: Là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà

nƣớc với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp

luật của cơ quan trong hệ thống hành pháp.

Quản lý nhà nƣớc về tôn giáo là một dạng điều chỉnh quá trình

hoạt động tôn giáo bằng quyền lực nhà nƣớc và cũng đƣợc hiểu theo

hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: Là quá trình dùng quyền lực Nhà nƣớc để tác

động, điều chỉnh, hƣớng các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động

tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật.

Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực

hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều

chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ

chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở cả hai nghĩa rộng và

hẹp, đều tập trung vào việc quản lý các hoạt động của các tổ chức tôn

giáo và đồng bào giáo dân. Mục tiêu tổng quát trong quản lý nhà nƣớc

đối với hoạt động của tôn giáo là góp phần tích cực vào xây dựng

những giá trị văn hóa và chuẩn mực xã hội tốt đẹp, tạo nên những

quan hệ lành mạnh giữa con ngƣời với con ngƣời. Trong đó, bảo đảm

nhu cầu tín ngƣỡng thuần túy của quần chúng nhân dân và mọi chủ

trƣơng chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc thực hiện

nghiêm minh; đồng thời, phát huy nhân lực, phát triển văn hóa, khắc

phục các tệ nạn xã hội và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội; Hình

thành lối sống mới, xây dựng giá trị mới phù hợp với bản sắc dân tộc

194

và yêu cầu của thời đại; Ngăn ngừa sự lạm dụng tín ngƣỡng, tôn giáo

đi ngƣợc lại với lợi ích dân tộc và phát triển xã hội nói chung.

Nội dung chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn

giáo thể hiện trên các lĩnh vực: Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch dài

hạn, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;

Tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt

động tôn giáo; Quy định tổ chức phối hợp giữa các cơ quan trong

công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo; Đào tạo, bồi

dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; Kiểm tra, thanh tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động

tôn giáo.

Cụ thể, quản lý về tổ chức tôn giáo: Đăng ký, công nhận, thành

lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo; Thành lập, giải thể,

đào tạo, mở lớp bồi dƣỡng những ngƣời chuyên hoạt động tôn giáo;

Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi

nhiệm chức sắc trong tôn giáo.

Về quản lý những hoạt động tôn giáo bao gồm: Đăng ký hoạt

động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở; Đăng ký ngƣời

vào tu; Tổ chức hội nghị, đại hội của các tổ chức tôn giáo; Quản lý đất

đai, cơ sở thờ tự và việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình

kiến trúc tôn giáo; Xét duyệt các hoạt động từ thiện, xã hội.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo trên địa bàn

thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc đối

với tôn giáo, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp

tỉnh Đồng Tháp nói chung và ở thành phố Cao Lãnh nói riêng phát

huy vai trò quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo, nhờ đó đạt đƣợc nhiều

thành tựu đáng khích lệ. Cụ thể :

Thứ nhất, công tác tham mưu, đề xuất và chỉ đạo thực hiện: Phòng

Nội vụ thành phố Cao Lãnh đã tham mƣu, đề xuất cho Ban Tôn giáo

tỉnh để từ đó làm cơ sở để đề xuất với Ủy ban Nhân dân tỉnh giải

quyết và chủ trƣơng giải quyết các hồ sơ của tổ chức, cá nhân tôn giáo

yêu cầu ở các lĩnh vực xây dựng, sửa chữa; đăng kí phong chức,

phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển nơi hoạt động của các chức

sắc, nhà tu hành; mở các lớp học tập, bồi dƣỡng giáo lý; tổ chức đại

hội, lễ hội, trọng hội và các lễ khác ngoài chƣơng trình đăng kí hằng

195

năm; tiếp nhận, khôi phục, hợp thức hóa đất đai, cơ sở thờ tự có

nguồn gốc tôn giáo...Kết quả tham mƣu, đề xuất đảm bảo đúng chí

Thứ hai, công tác bồi dưỡng, đào tạo, cán bộ làm công tác tôn

giáo: Thành phố Cao Lãnh rất quan tâm tới công tác đào tạo, tập

huấn, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác tôn giáo ở các xã, phƣờng.

Trong những năm qua, thành phố đã mở nhiều lớp bồi dƣỡng nghiệp

vụ tôn giáo cho các cán bộ làm công tác tôn giáo. Năm 2014, Ủy ban

Nhân dân thành phố Cao Lãnh đã cử một số cán bộ tham gia 02 lớp

đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tôn giáo do Ban tôn giáo tỉnh phối hợp với

Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Trƣờng Chính trị tổ chức học

tập Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về

biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo và các chuyên đề

Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài.

Thứ ba, công tác thông tin, tuyên truyền: Các cấp chính chính

quyền đã quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động đồng bào

có đạo, thƣờng xuyên thông tin, giải thích về những âm mƣu thủ đoạn

thâm độc của các thế lực thù địch. Hằng năm, các cấp ủy, chính quyền

duy trì công tác gặp gỡ, tiếp xúc với đại diện chức sắc tôn giáo qua đó

kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của các tôn giáo, tình hình đời

sống, tinh thần của quần chúng tín đồ tôn giáo, đồng thời động viên các

tôn giáo đồng hành cùng với Đảng, chính quyền chung tay xây dựng và

phát triển thành phố ngày càng “năng động, văn minh, an toàn”.

Thứ tư, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn

giáo trên địa bàn Thành phố: Phòng Nội vụ thành phố đã quản lý rất tốt

vấn đề xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự; giải quyết tốt các vụ việc khiếu

kiện, khiếu nại liên quan đến tôn giáo cũng nhƣ vấn đề phong chức,

phong phẩm, bổ nhiệm, suy cử. Bên cạnh đó, Uỷ ban Nhân dân thành

phố Cao Lãnh cũng đã tích cực, chủ động xem xét, giải quyết có hiệu

quả một số đề nghị trong hoạt động thƣờng niên của các tổ chức tôn

giáo đồng thời cử cán bộ chuyên trách về tôn giáo tham dự các hoạt

động thƣờng niên nhƣ lễ Phật đản, lễ Vu lan, lễ cúng rằm của Phật giáo;

lễ Giáng sinh, Phục sinh của Công giáo và Tin Lành; lễ Đức Chí tôn,

ngày khai đạo, Hội yến Diêu trì cung của Cao Đài; ngày khai đạo, ngày

Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ của Phật giáo Hòa Hảo.

196

Thành phố đã chủ động đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời

việc lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội. Phát hiện và giải quyết 12 nhóm tuyên truyền đạo trái phép ,

trong đó những vụ việc đáng chú ý nhất là: 03 nhóm Tin lành ly khai,

01 nhóm Tin lành trƣởng lão, 6 n

Thanh Hải Vô Thƣợng Sƣ. Về mê tín, dị đoan phát hiện mời làm việc,

xử lý 18 vụ, gồm 18 đối tƣợng có hành vi hành nghề trái phép trị bệnh

có tính chất mê tín dị đoan; một vụ, 02 đƣơng sự lạ đến Thƣ viện Đồng

Tháp tặng 300 quyển Kinh phật, xuất bản ở nƣớc ngoài về Việt Nam và

một vụ ở phƣờng 6 về hành vi tàng trữ, sao chép, phát tán trái phép 279

đĩa VCD và CD có nội dung cấm lƣu hành [5; tr.3-4]. Bên cạnh đó,

Phòng Nội vụ thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn

giáo tiến hành các hoạt động từ thiện xã hội nhƣ: tổ chức cấp phát quà

cho bà con nghèo, hỗ trợ các bếp ăn từ thiện, xây dựng và sửa chữa cầu,

cống. Vận động đồng bào các tôn giáo sống trong các khu dân cƣ thực

hiện nếp sống văn minh, bài trừ những hủ tục lạc hậu.

Thứ năm, công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể quần

chúng: Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành kế hoạch số 153/KH-

UBND về quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo giai đoạn 2013 - 2015;

Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 13/08/2013 của Ủy ban Nhân dân

thành phố về việc ban hành các quy chế phối hợp giải quyết những

vấn đề liên quan đến tôn giáo. Trong năm 2013, phòng Nội vụ, Công

an, Mặt trận Tổ quốc thành phố phối hợp điều tra, khảo sát, tham mƣu

cho Ủy ban Nhân dân thành phố giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn

đề tôn giáo phức tạp nhƣ truyền đạo trái phép, gây mất trật tự ở địa

phƣơng. Song song đó, Ban tôn giáo thành phố Cao Lãnh cũng đã

phối hợp tổ chức báo tình hình thời sự, chính sách tôn giáo, báo cáo

chuyên đề về tôn giáo ở hầu hết các xã, phƣờng trong thành phố.

Trong năm 2013 – 2014, Mặt trận Tổ quốc thành phố đã chủ động xây

dựng kế hoạch thống nhất hành động giữa Mặt trận Tổ quốc thành phố

Cao Lãnh với các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu các chức sắc

tôn giáo (có ký kết của đại diện chức sắc 5 tôn giáo trên địa bàn).

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc

đối với tôn giáo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh thời gian qua

cũng còn một số hạn chế, bất cập. Cụ thể:

197

Một là, Bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo chưa vững về

chuyên môn, thiếu về số lượng: Số lƣợng cán bộ làm công tác tôn giáo

các cấp còn quá mỏng, không đủ sức đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ

thực tiễn đặt ra. Mỗi xã, phƣờng thƣờng chỉ bố trí một cán bộ kiêm

nhiệm làm công tác tôn giáo. Mặt khác, cán bộ làm công tác tôn giáo

ở cơ sở thƣờng xuyên thay đổi hoặc phải làm công việc kiêm nhiệm

nên chƣa am hiểu sâu về lĩnh vực tôn giáo, từ đó ảnh hƣởng đến chất

lƣợng hiệu quả công tác; vấn đề bảo mật thông tin chƣa đƣợc tin cậy

sau các kỳ họp, có những vấn đề còn chồng lấn trách nhiệm.

Hai là, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn

giáo vẫn tồn tại một số bất cập: Công tác nắm bắt tình hình, hoạt

động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo chƣa đƣợc tiến hành chủ động,

nhiều vụ việc đã xảy ra rồi mới can thiệp, giải quyết. Công tác thống

kê, nắm bắt số lƣợng tín đồ, chức sắc, chức việc, cơ sở vật chất và

hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn ở một số cơ sở chƣa thật kịp

thời, đầy đủ, nên khi phản ảnh số liệu giữa các cơ quan chƣa có sự

thống nhất và chính xác. Mặt khác, trên địa bàn thành phố vẫn còn

một số tổ chức chính quyền, các đoàn thể, và một bộ phận cán bộ,

đảng viên chƣa nhận thức đầy đủ và thống nhất về vấn đề tôn giáo và

công tác tôn giáo. Tình trạng lơ là, buông lỏng quản lý, mất cảnh giác

tạo sơ hở và bị lợi dụng... dẫn đến việc xử lý các vấn đề nảy sinh

trong các tôn giáo còn tồn tại. Nhiều lúng túng, bị động, thiếu tính

nhất quán trong quản lý, để vụ việc kéo dài làm cho vấn đề trở nên

phức tạp thêm.

Ba là, công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả:

Nội dung tuyên truyền chƣa sát với đối tƣợng là các chức sắc, chức

việc và tín đồ các tôn giáo. Công tác phổ biến pháp luật cho tín đồ các

tôn giáo chƣa đạt đƣợc những kết quả nhất định; nhiều chủ trƣơng,

chính sách, pháp luật chƣa thật sự đi vào cuộc sống; một số quy định

của pháp luật chƣa trở thành thói quen ứng xử trong nhân dân; một số

tệ nạn xã hội và hủ tục (đặc biệt là nạn mê tín di đoan, đồng bóng) chƣa

đƣợc đẩy lùi. Mặt khác, việc phổ biến, tuyên truyền còn mang nặng về

hình thức, biện pháp tuyên truyền phổ biến đƣợc chuyển tải chƣa có

những hình thức sáng tạo, sinh động, cuốn hút khán giả, thính giả, nhất

là đồng bào giáo dân.

198

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý

nhà nƣớc đối với tôn giáo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh

hiện nay

Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của

Nhà nước đối với công tác quản lý các hoạt động tôn giáo: Thành ủy

cần chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể các

cấp trên địa bàn thành phố Cao Lãnh tăng cƣờng hơn nữa công tác

tuyên truyền, phố biến các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nƣớc về tôn giáo từ trong nội bộ đảng đến quần chúng nhân

dân. Mặt khác, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các

cấp tiếp tục tăng cƣờng củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở,

nắm chắc tình hình hoạt động của các chức sắc, tín đồ tôn giáo; giải

quyết kịp thời, đúng đắn những vần đề mới phát sinh ngay từ cơ sở,

không để xảy ra các vụ việc khiếu kiện liên quan đến tôn giáo và thực

hiện công tác báo cáo, phản ảnh kịp thời, đầy đủ tình hình công tác tôn

giáo với các cấp trên theo quy định.

Thứ hai, kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức của bộ máy

quản lý nhà nước đối với tôn giáo, có chiến lược xây dựng đội ngũ

cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo trên địa bàn thành phố: Đối

với cán bộ chuyên trách đang làm công tác tôn giáo, cần có sự rà soát

và bố trí cho phù hợp với mỗi công việc cụ thể. Trong việc tuyển

chọn, điều động cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải xuất phát từ

tính chất, yêu cầu của công tác này. Cần tránh tình trạng phân công

gò ép, hoặc xếp những cán bộ đã bị kỷ luật, mất uy

của Tỉnh và Trung ƣơng

nhƣ: trƣờng Chính trị Tỉnh, Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên

cứu Tôn giáo và Tín ngƣỡng…mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn và dài

hạn nhằm nâng cao trình độ và năng lực quản lý của các cán bộ làm

công tác tôn giáo.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên

truyền, vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo: Phòng Nội vụ cần tiếp

tục đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách

pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc nhất là đƣờng lối chính sách đối với

tôn giáo đến với đông đảo quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo

199

trên địa bàn Thành phố. Thƣờng xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hóa

các hình thức vận động, tuyên truyền; các hoạt động tuyên truyền phải

hƣớng vào các nhu cầu đời sống thiết thực của quần chúng. Tiếp tục

thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa ở khu dân cƣ”; tổ chức cho nhân dân học tập chủ trƣơng, chính

sách của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo, xây dựng quy ƣớc, hƣơng

ƣớc và cam kết thực hiện, nhất là các xã có số hộ theo tôn giáo cam

kết thực hiện. Ngoài ra cần tăng cƣờng vai trò của các đoàn thể nhƣ

Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… trong việc vận

động, giáo dục đồng bào theo tôn giáo thông qua các chƣơng trình

hoạt động mới mẻ, thiết thực, có ý nghĩa đối với quá trình phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện các phương pháp quản lý nhà

nước đối với tôn giáo: Khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải thống nhất

một nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể làm công tác tuyên truyền, vận động. Phƣơng pháp

phải mềm mỏng, tế nhị, tránh thô bạo, nôn nóng, phải tách đƣợc các

đối tƣợng cầm đầu, quá khích ra khỏi quần chúng. Phải kết hợp hài

hòa các yếu tố chuyên môn, nghệ thuật, phƣơng pháp để không gây ra

ức chế, phản cảm, xóa thành kiến và quan trọng hơn là tranh thủ sự

đồng tình, ủng hộ của tín đồ chức sắc. Tuyệt đối không đƣợc tỏ ra có

sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, không gợi lại những điều không

hay của một ai đó hay của một bộ phận ngƣời nào đó trong lịch sử, mà

phải tìm ra những mặt tích cực của mỗi con ngƣời, mỗi tập thể mà

động viên, tuyên truyền, biểu dƣơng kịp thời.

3. Kết luận

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, có liên quan đến nhiều lĩnh

vực của đời sống xã hội. Vì vậy, nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của

tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo

trong tình hình hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những năm

gần đây, các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội ở thành phố Cao Lãnh

có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân

dân ngày đƣợc cải thiện và nâng cao, số lƣợng ngƣời dân tham gia

vào các tổ chức tôn giáo ngày càng tăng. Nhìn chung hoạt động của

tôn giáo ở Cao Lãnh đều tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đƣờng lối,

chính sách của Đảng, đồng hành cùng với sự phát triển của thành phố,

dân tộc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại tình trạng hoạt động tôn giáo vi phạm

200

chính sách, pháp luật, hiện tƣợng mê tín di đoan vẫn còn diễn ra dễ bị

các thế lực thù địch lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo,

đoàn kết dân tộc. Do đó, trong thời gian tới, thành phố Cao Lãnh cần

thực hiện đồng bộ các giải pháp, với sự tham gia của cả hệ thống

chính trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo,

từng bƣớc phát huy các giá trị tích cực cũng nhƣ hạn chế ảnh hƣởng

tiêu cực của tôn giáo.

Tài liệu tham khảo

[1]. Ban Tôn giáo – Sở nội vụ Đồng Tháp (2014), Báo cáo tình hình tôn

giáo và kết quả công tác tôn giáo năm 2014, chƣơng trình công tác năm

2015.

[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết 25 của Ban chấp

hành trung ương 7, khóa IX, về công tác tôn giáo, Nxb, Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

[3]. Đỗ Quang Hƣng (2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt

Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị.

[4]. Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo – quan điểm và chính sách của

Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị hành chính.

[5]. Thành ủy Cao Lãnh (2013), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện

Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo.

201

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ HÒA AN,

THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP - NHỮNG VẤN

ĐỀ ĐẶT RA

SV: Nguyễn Minh Kha

Lớp: ĐHGDC13

GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc

Tóm tắt: Bài viết trình bày khái quát về quá trình xây dựng nông thôn

mới ở xã Hòa An trên các lĩnh vực: Công tác vận động tuyên truyền,

tình hình về sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tình hình về

sản xuất nông nghiệp,… thông qua đó tác giả nêu lên những thành tựu

đã đạt được cùng với những khó khăn cần được khắc phục trong thời

gian tới.

Từ khóa: Nông thôn mới, xã Hòa An.

1. Mở đầu

Nông thôn mới là một cuộc cách mạng, cuộc vận động lớn để

cộng đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng nông thôn, xã, gia

đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện

(nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trƣờng

và an ninh nông thôn đƣợc bảo đảm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh

thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao; xây dựng nông thôn mới là sự

nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.

Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh

tế - chính trị tổng hợp.

“Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2010 – 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt tại

Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010; Thông tƣ số 41/2013/TT-

BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

Chƣơng trình này đƣợc trển khai trên địa bàn nông thôn trên toàn quốc

từ năm 2010 đến 2020. Qua đó, 11 xã đƣợc Ban Bí thƣ Trung ƣơng

chọn thí điểm mô hình nông thôn mới của Trung ƣơng gồm: (1) xã

Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; (2) xã Tân Thịnh,

huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; (3) xã Hải Đƣờng, huyện Hải

Hậu, tỉnh Nam Định; (4) xã Gia Phố, huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh;

(5) xã Tam Phƣớc, huyện Phù Ninh, tỉnh Quảng Nam; (6) xã Tân Hội,

huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; (7) xã Tân Lập, huyện Đồng Phú,

202

tỉnh Bình Phƣớc; (8) xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà

Vinh; (9) xã Định Hoà, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang; (10) xã

Hƣơng Thuỵ, huyện Chƣơng Mỹ, Thành phố Hà Nội và (11) xã Tân

Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra mỗi tỉnh

chọn một số xã làm điểm nhân rộng ra nhiều xã khác” [5].

“Đối với tỉnh Đồng Tháp việc xây dựng mô hình xã nông thôn

mới rất có hệ thống và có những thành tích đáng phấn khởi. Những

nét nổi bật mà ai cũng thừa nhận ở Đồng Tháp là việc mở đƣờng giao

thông nông thôn, cơ giới hóa nông nghiệp, đi đầu trong việc áp dụng

tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp đạt năng suất và sản lƣợng cao

nhất vùng” [6].

Ngày 13/5/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành

Quyết định số 425/QĐ-UBND-HC Ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn

mới tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quyết định số 308/QĐ-

BCĐXDNTM ngày 17/4/2014 của Ban Chỉ đạo Chƣơng trình mục

tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp về việc ban

hành hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Đồng

Tháp đến năm 2020.

“Theo đó, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, đƣợc tỉnh chọn là

một trong 30 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng

Tháp”[4]. Qua 4 năm thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới,

xã Hòa An thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đạt đƣợc

nhiều thành tựu to lớn nhƣng cũng gặp phải không ít những khó khăn.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho đọc giả cái nhìn tổng quan về quá

trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An trong thời gian qua và

những khó khăn cần đƣợc khắc phục trong những năm tiếp theo sau

khi đã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014.

2. Nội dung chính

2.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng nông

thôn mới ở xã Hòa An

2.1.1. Công tác vận động tuyên truyền

“Từ khi triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia

về xây dựng nông thôn mới công tác tuyên truyền, vân động ở Xã đã

đi vào chiều sâu và có trọng tâm, các nội dung cần triển khai vận động

đều đƣợc xây dựng kế hoạch cụ thể, có phân công cho thành viên thực

hiện và đã tổ chức triển khai 417 cuộc tuyên truyền, có 12.957 lƣợt

203

ngƣời tham dự với nội dung mục tiêu, yêu cầu và tầm quan trọng của

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thông qua

các cuộc tuyên truyền, nhân dân đã thông hiểu và tham gia thực hiện

nhƣ: sửa chửa nâng cấp nhà ở; phát triển sản xuất, tham gia học nghề,

giải quyết việc làm để nâng cao thu nhập; giảm nghèo; tham gia bảo

hiểm y tế tự nguyện; tham gia sử dụng nƣớc sạch, thu gom, xử lý rác

thải bảo vệ môi trƣờng; tạo điều kiện cho con em đƣợc học tập, học

nghề để có việc làm ổn định; tích cực thực hiện cuộc vận động xây

dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ, xây dựng gia đình văn hóa gắn với

việc chấp hành pháp luật” [1].

Năm 2013, “Ban Chỉ đạo xã Hòa An đã tập trung tổ chức 28

cuộc họp tuyên truyền nội dung liên quan đến thực hiện 05 tiêu chí

đăng ký trong năm (tiêu chí số 05, 13, 16, 17, 19) và các nội dung khác,

có trên 3.600 hộ dân đến dự, qua công tác tuyên truyền hầu hết ngƣời

dân đều nhận thức đƣợc nội dung và có nhiều đóng góp thiết thực cũng

nhƣ tham gia đóng góp tiền, công lao động, tự giải phóng mặt bằng, vật

kiến trúc. Triển khai thực hiện 06 tuyến đƣờng kiểu mẫu (làm hàng rào

cây xanh, cột cờ, cổng chào, sửa chữa lề đƣờng,...). Đến nay có 4/6

tuyến đƣờng nhân dân thực hiện tốt. Thực hiện Dự án CHOBA (dự án

cải thiện vệ sinh cộng đồng) do Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh điều hành

đến nay đã vận động đƣợc trên 70 hộ dân cải tạo xây dựng lại nhà tiêu

hợp vệ sinh. Vận động hiến đất, vật kiến trúc và hoa mùa để thi công

các tuyến đƣờng: chùa Kim Quang, rạch Ông Đá, Xếp Lá bờ Bắc, tổ 4-

6 Hòa Long, Tổ 1-7- 8 Hòa Long và đƣờng Tổ 10 Hòa Lợi, kết quả

100% hộ dân đồng ý (tổng giá trị hiến hơn sáu tỷ đồng).Vận động nhân

dân cùng Nhà nƣớc thực hiện 03 công trình thắp sáng đƣờng quê dài

khoảng 05 km với tổng kinh phí 395 triệu, nhân dân đóng góp 50%

kinh phí vật tƣ xây dựng và tham gia góp công lao động. Vận động

doanh nghiệp hỗ trợ khoảng 50 triệu đồng để lắp đặt các panô tuyên

truyền 19 tiêu chí nông thôn mới và xây dựng cổng chào trên tuyến

đƣờng Hòa Tây” [2].

Qua kết quả tuyên truyền, vận động đã nâng cao ý thức của

nhân dân, phát huy đƣợc vai trò chủ thể của nhân dân, tao đƣợc sự

đồng thuận cao; kết quả vận động nhân dân đã có nhiều đóng góp,

tham gia tích cực phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nên tình

hình an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự xã hội đƣợc ổn định, bộ

mặt nông thôn ngày càng đƣợc đổi mới.

204

2.1.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nông

nghiệp và phát triển thương mại – dịch vụ

Năm 2013, Xã áp dụng thí điểm mô hình hùn vốn xoay vòng

cất nhà cho thanh niên Hội Nông dân, kết quả đã tổ chức cất 10 căn

nhà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 500 triệu

đồng.Năm 2014, Xã thực hiện xóa nhà tre lá, tạm bợ, kết quả đã xóa

18/32 căn nhà; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,97%; tăng thu nhập

bình quân đầu ngƣời đạt 22 triệu đồng/ngƣời/năm.

Năm 2011, “Xã đã giải ngân số tiền một tỷ đồng cho hộ nghèo,

cận nghèo vay phát triển sản xuất. Đặc biệt trong năm 2013, Xã tiếp

nhận nguồn vốn 2,5 tỷ đồng do Chủ tịch nƣớc vận động hỗ trợ cho hộ

nghèo và cận nghèo của Xã mƣợn vốn nuôi bò. Xã Đã tổ chức cấp

phát 128 con bò giống cho 64 hộ dân, với số tiền giải ngân 1,694 tỷ

đồng. Trong tháng 12/2013, tiếp tục giao đợt bò cuối cùng cho các hộ

dân, số lƣợng 26 con. Xã do chƣa chọn đƣợc hộ dân có đủ điều kiện

để nuôi bò, nguồn tiền tài trợ mua bò còn lại 463 triệu, Ủy ban nhân

dân tỉnh đã chấp thuận cho Ban Chỉ đạo xã Hòa An chuyển vào Ngân

hàng Chính sách xã hội Tỉnh quản lý để hỗ trợ cho các hộ có thu nhập

thấp của xã Hòa An vay vốn sản xuất, kinh doanh” [2].

Về tình hình về sản xuất nông nghiệp, Xã xác định sản xuất

nông nghiệp là thế mạnh nên quy hoạch sản xuất theo hƣớng nông

nghiệp đô thị, từ đó Xã tập trung củng cố lại các tổ hợp tác sản xuất,

khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng

khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các mô hình mới đƣợc hình thành

nhƣ: trồng rau theo hƣớng an toàn, trồng xoài theo quy trình

VIETGAP, nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo mô hình trang trại bảo

vệ môi trƣờng, vận động nông dân đã chuyển đổi gần 100 ha đất trồng

lúa sang trồng cây ăn trái và trồng màu. Bên cạnh đó, Xã cũng khuyến

khích nhân rộng các mô hình xản xuất thủ công và nghề truyền thống

nhƣ: đóng xuồng, đan lục bình, may mặc, ghế nhựa… góp phần giải

quyết việc làm hàng năm cho hơn 300 lao động.Từ đó “thu nhập của

ngƣời dân từng bƣớc nâng lên, đến cuối năm 2013, qua điều tra mức

thu nhập bình quân đã tăng lên 27 triệu đồng/ngƣời/năm” [3].

Tình hình phát triển thƣơng mại – dịch vụ của Xã từng bƣớc đi

lên, đã phát triển thêm 105 cơ sở kinh doanh trên các lĩnh vực, thu

ngân sách hàng năm điều tăng đặc biệt là các nguồn thu tại chỗ của xã

hàng năm từ 10 – 15%.

205

Hàng năm tỷ lệ hộ cận nghèo, hộ nghèo, ngƣ nghiệp mua bảo

hiểm y tế đều đạt chỉ tiêu, riêng năm 2014 hộ dân trên toàn xã mua

bảo hiểm y tế đạt 71,16%, thành viên hộ cận nghèo đã mua bảo hiểm

đạt 100%.

Có thể thấy rằng để đạt đƣợc những kết quả đáng tự hào đó là

sự có gắn của cả một hệ thống, sự đồng lòng của chính quyền địa

phƣơng và nhân dân, với những nổ lực và kết quả đạt đƣợc nhƣ trên

vào ngày 15 tháng 12 năm 2014 Hội đồng xét công nhận xã đạt chuẩn

nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp xét công nhận xã đạt

chuẩn nông thôn mới năm 2014.

Tuy nhiên, do điều kiện địa hình của Xã phức tạp, nhiều kênh

gạch nên khó khăn trong việc tập trung sản xuất quy mô lớn. Bên cạnh

đó, tập quán của nông dân quen làm ăn nhỏ lẻ nên khó cho việc định

hƣớng cho nông dân mô hình sản xuất tập trung có hiệu quả cao. Mặt

khác nông dân quen sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống,

chƣa mạnh dạn chuyển đổi mô hình canh tác và áp dụng khoa học kỹ

thuật tiên tiến.Việc thực hiện lồng ghép từ các dự án đầu tƣ nông

nghiệp với các địa phƣơng theo định hƣớng tái cơ cấu ngành nông

nghiệp nhằm nâng cao đời sống dân cƣ nông thôn vẫn chƣa đem lai

hiệu quả cao, do đầu tƣ dàn trải, mang tính chấp vá đối với kết cấu hạ

tầng ở khu vực nông thôn, nhất là các công trình giao thông nông

thôn. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nền địa chất yếu, doanh nghiệp

lớn không nhiều, vốn ngân sách hạn hẹp, cho nên địa phƣơng còn một

số khó khăn, hạn chế nhất định cần phải tháo gỡ

2.2 Những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã

Hòa An

2.2.1. Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới khó giữ

vững trong thời gian tới

Bảo vệ môi trƣờng là 1 trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc

gia về nông thôn mới với mục tiêu chung là: bảo vệ môi trƣờng, sinh

thái, cải thiện, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng khu vực nông thôn.

Trong lĩnh vực môi trƣờng nông thôn có các nội dung nhƣ: tỷ lệ ngƣời

dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ ngƣời

dân đƣợc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; số hộ dân nông thôn chăn nuôi

có chuồng trại hợp vệ sinh; thu gom, xử lý nƣớc thải, rác thải bảo đảm

theo quy định.

206

Trong những năm qua, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới cùng nhiều chƣơng trình, dự án khác đã góp phần

tích cực cải thiện môi trƣờng nông thôn, nâng cao chất lƣợng cuộc

sống cho ngƣời dân trên địa bàn Xã. Tuy nhiên, đây là một trong

những tiêu chí khó thực hiện và giữ vững khi xây dựng nông thôn mới.

Lƣợng rác thải sản xuất và sinh hoạt tại khu vực thải ra hằng ngày

không hề nhỏ. Trong thành phần rác thải có nhiều vật khó phân huỷ

nhƣ túi ni non, đặc biệt là các bao bì và vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực

vật... Do địa hình phức tạp, dân cƣ sống không tập trung nên việc thu

gom, xử lý rác thải tại khu vực gặp nhiều trở ngại. Hầu hết các gia đình

tự xử lý rác thải của nhà mình bằng các biện pháp đơn giản nhƣ đốt,

chôn, thậm chí để vào một góc vƣờn rồi đốt. Không ít nơi ngƣời dân

tuỳ tiện xả rác thải sản xuất và sinh hoạt bừa bãi; làm chuồng trại gia

súc gần nơi ăn ở... gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức

khoẻ cộng đồng và bộ mặt nông thôn.

Hiện nay tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh đạt 100%,

nhƣng chỉ có 40% số hộ dân sử dụng nƣớc sạch đáp ứng theo quy

chuẩn quốc gia trong khi tiêu chuẩn phải có đến 50%. Một số hộ dân

chƣa có ý thức trong chăn nuôi, để nƣớc thải rò rỉ ra kênh rạch, làm ảnh

hƣởng đến môi trƣờng. Chất thải sinh hoạt tại chợ Xã tuy đƣợc tổng vệ

sinh, khai thông cống rãnh, ngƣời dân khu vực chợ có đăng ký cho đội

thu gom rác để đúng nơi quy định, nhƣng việc thu gom rác thải sinh

hoạt mới chỉ đƣợc tập kết tại bãi rác của địa phƣơng chứ chƣa đƣợc xử

lý, một số hộ dân thiếu ý thức đổ rác thải bừa bãi xuống kênh rạch, ảnh

hƣởng đến môi trƣờng nƣớc, sức khỏe của ngƣời dân.

Ngay cả việc thu gom, xử lý rác thải tại trung tâm Xã cũng còn

nhiều bất cập, nhƣ: nguồn kinh phí eo hẹp, thiếu nhân lực, chƣa có

phƣơng tiện chuyên dụng để thu gom rác thải, không có quỹ đất để

xây dựng bãi chứa rác hợp vệ sinh. Số lƣợng hộ dân có nhà cặp sông,

rạch còn nhiều, ảnh hƣởng vẻ mỹ quan và vệ sinh môi trƣờng.

2.2.2. Tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa

Sau 4 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, bộ mặt Xã đã có

nhiều khởi sắc. Cơ sở vật chất đƣợc chú trọng đầu tƣ, trong đó nhà

văn hóa, sân thể thao đƣợc xây mới khang trang. Nếp sống văn hóa

hiện hữu, làng quê rộn ràng lời ca tiếng hát, đời sống tinh thần của

nhân dân chuyển biến rõ rệt. Đến hết tháng 12/2014, Xã đƣợc công

207

nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới. Góp phần vào thành tích chung đó

có sự nỗ lực lớn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch..

Thế nhƣng, dù đã đạt đƣợc những thành tích đáng ghi nhận ,

nhƣng hầu hết các công trình vẫn còn nhiều hạn chế cả về diện tích

cũng nhƣ chất lƣợng; đáng chú ý là về trang thiết bị nhà văn hóa của

Xã còn thiếu khá nhiều, các công trình phụ trợ hầu nhƣ chƣa có.

văn hóa chƣa đƣợc khai thác triệt để, ít ngƣời vào sinh hoạ

ịnh có 02 nguyên nhân dẫn đến điều

-

chuyên

Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển. Nếu

chúng ta chỉ chú ý xây dựng bộ mặt nông thôn nhƣ: đƣờng sá, nhà cửa,

cơ sở vật chất… ngày càng khang trang hơn mà không coi trọng việc

xây dựng con ngƣời, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân

thì khó có một nông thôn mớ

ởi vậy, tập

trung nguồn lực, có kế hoạch dài để thực hiện tốt các tiêu chí văn hoá

trong xây dựng nông thôn mới là việc làm cấp bách, cần sự vào cuộc

của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền và toàn thể Nhân dân.

3. Kết luận

Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế là một quá

208

trình lâu dài, giải quyết đồng bộ và toàn diện với nhiều nội dung liên

quan đến phát triển nền nông nghiệp hiện đại.

Đối với Đồng Tháp nói chung và xã Hòa An nói riêng, nông

thôn là địa bàn quan trọng không chỉ bảo đảm cho sự phát triển bền

vững của ngƣời dân tại địa phƣơng, mà còn ảnh hƣởng đến sự phát

triển chung của cả nƣớc. Vì vậy, xây dựng xã Hòa An trở thành xã

nông thôn mới phát triển theo hƣớng bền vững là yêu cầu cấp thiết

hiện nay. Nhƣng để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, chính quyền địa

phƣơng cần có những quan tâm thích đáng, nhanh chóng khắc phục

những vấn đề còn tồn tại nhƣ vấn đề môi trƣờng tiêu chí xây dựng cơ

sở vật chất văn hóa khó đƣợc giữ vững. Công cuộc xây dựng nông

thôn mới tuy khó khăn, song kết quả đạt đƣợc từ những năm qua

không phải nhỏ, nhất là khi Xã đƣợc công nhận nông thôn mới, trong

thời gian qua xã đạt đƣợc những thành tựu nỗi bật nhƣ công tác vận

động tuyên truyền về nông thôn mới ngày càng đƣợc thực hiện một

cách có trọng tâm; tình hình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản

xuất nông nghiệp và phát triển thƣơng mại – dịch vụ đƣợc quan tâm

đầu tƣ, bƣớc đầu của xã sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu trong tiến

trình xây dựng nông thôn mới cho các xã còn lại của Tỉnh.

Tài liệu tham khảo

[1]. Ban Chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn

mới tỉnh Đồng Tháp, báo cáo thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2011

và báo cáo kết quả 04 năm thực hiện nông thôn mới, tháng 12 năm

2014.

[2]. Ban Chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn

mới tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình MTQG

xây dựng nông thôn mới của xã Hòa An, xã điểm do Chủ tịch nƣớc

bảo trợ năm 2013 và kế hoạch năm 2014.

[3]. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, báo cáo kết quả thực hiện

kế hoạch 12 tháng năm 2013 ngành nông nghiệp và phát triển nông

thôn, Đồng Tháp.

[4]. Trang Thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp.

[5].http://nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/vanhoaxahoi/View_Detai

l.aspx?ItemID=

[6]. http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1424

209

NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ

NHẤT KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC XÃ

HỘI, TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

SV: Võ Thị Thu Biên - Nguyễn Thanh Phong

Đinh Thị Ngọc Ngân - Lê Hoài Nam

Lớp: ĐHCTXH14

GVHD: ThS. Kiều Văn Tu

Tóm tắt: Qua bài nghiên cứu tìm hiểu về khó khăn tâm lý của sinh

viên năm nhất hầu như các sinh viên mới lên còn bỡ ngỡ với môi

trường đại học nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu các kiến

thức cũng như hình thức học tập ở môi trường này. Bài báo cáo cũng

đã nêu lên một số cái khó khăn mà sinh viên năm nhất gặp phải, và

đưa ra một số biện pháp giúp đỡ các bạn sinh viên năm nhất có được

tâm lý tốt hơn khi bước vào nền giáo dục mới.

Từ khóa: Khó khăn, khó khăn tâm lý, sinh viên năm thứ nhất.

1. Mở đầu

Sinh viên năm thứ nhất ở Khoa GDCT&CTXH, đa số họ là

những ngƣời vừa rời khỏi ghế trƣờng phổ thông, nên rất bỡ ngỡ, lạ

lẫm với môi trƣờng học tập mới với nội dung, cách thức và phƣơng

pháp dạy học ở đại học. Các bạn điều mới đổ đƣợc đại học, tâm lý hài

lòng thỏa mãn trên chiến thắng vẫn chƣa dứt khỏi đƣợc, đặc biệt áp

lực lớp 12 quá lớn khiến nhiều bạn phải hi sinh cho niềm vui sở thích

để quyết tâm đạt đƣợc mục tiêu, để bù đắp lại quãng đƣờng đó nhiều

tân sinh viên tự cho phép năm nhất của mình là thời gian xã stress

nhƣng rồi lại rơi vào tâm trạng chán nản, bế tắc. Mặt khác, sinh viên

đƣợc tập trung từ nhiều môi trƣờng, hoàn cảnh sống khác nhau dẫn

đến việc sinh viên đã gặp không ít khó khăn tâm lý trong hoạt động

học tập. Vì vậy, vấn đề đặt ra là tìm các biện pháp tác động phù hợp,

tháo gỡ khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập, đẩy nhanh quá trình

thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là việc

làm cần thiết.

Phƣơng pháp nghiên cứu: Nhóm tác giả đã sử dụng phƣơng pháp

nghiên cứu định lƣợng và tổng hợp các tài liệu thứ cấp. Bảng khảo sát

đƣợc thiết kế với những câu hỏi đóng với 3 mức độ : có khó khăn,

không có khó khăn và rất khó khăn. Số lƣợng khảo sát là 58 sinh viên

210

năm nhất (khóa 2014) Khoa GDCT và CTXH. Cách xử lý số liệu chủ

yếu là dùng thống kê mô tả thông qua bảng số liệu.

Các yếu tố về mẫu khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng 1.

Bảng 1: Thông tin về mẫu khảo sát

Ngành

GDCT

Ngành

CTXH Nam Nữ

Sinh

năm

1996

Sinh năm

trƣớc

1996

Tổng số

sinh viên

đƣợc khảo

sát

Số

lƣợng 27 21 21 37 43 15 58

2. Nội dung chính

2.1. Khái quát khó khăn về tâm lý

Theo từ điển tiếng Việt căn bản thì: khó khăn có nghĩa là sự trở

ngại hoặc sự thiếu thốn [36, tr.357].

Theo từ điển láy Việt thì khó khăn nghĩa là có nhiều trở ngại

làm mất nhiều công sức. [11; 201]

Trong từ điển Anh - Việt thì từ "Hardship" hoặc từ "difficulty"

đều đƣợc dùng chỉ sự khó khăn, sự gây go, sự khắc nhiệt đòi hỏi nhiều

nỗ lực để khắc phục. [37, tr.485]

Nhƣ vậy, qua các từ điển nói trên khi bàn về khó khăn, cho phép

chúng ta hiểu khó khăn là những sự gay go, sự khắc nhiệt, sự thiếu

thốn... gây ra những trở ngại đòi hỏi nhiều nỗ lực để vƣợt qua.

KKTL là toàn bộ những nét tâm lý của cá nhân, nẩy sinh ở chủ

thể trong quá trình hoạt động không phù hợp (gây cản trở) với những

yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định, làm ảnh hƣởng xấu tới

tiến trình và kết quả của hoạt động đó.

2.2. Những khó khăn về tâm lý của sinh viên năm nhất

2.2.1. Những KKTL trong kỹ năng chuẩn bị bài trước khi lên lớp

Qua khảo sát 58 sinh viên thì có 54 sinh viên trả lời câu hỏi về

những khó khăn khi chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp.

211

+ Có khó khăn: Thì số sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi làm việc

độc lập với sách, tài liệu là 44 sinh viên. Số sinh viên trả lời thấp nhất

ở câu hỏi chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp là 24 sinh viên. Số sinh viên

trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi chuẩn bị và tiến hành xemina và

kiểm tra, đánh giá là 30 sinh viên

+ Không có khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi chuẩn bị bài

trƣớc khi lên lớp là 33 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi

làm việc độc lập với sách, tài liệu là 14 sinh viên. Sinh viên trả lời

mức độ trung bình ở câu hỏi ghi chép, tiếp thu bài giảng là 19 sinh

viên.

+ Rất khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi chuẩn bị và tiến

hành xemina là 11 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi ghi

chép, tiếp thu bài giảng và làm việc đọc với sách và tài liệu không có

sinh viên nào trả lời câu hỏi này. Sinh viên trả lời mức độ trung bình ở

câu hỏi kiểm tra, đánh giá là 6 sinh viên (chi tiết đƣợc thể hiện trong

bảng 2).

Bảng 2: KKTL trong kỹ năng chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp

CÓ KK KHÔNG RẤT KK

Ghi chép, tiếp thu bài giảng 39 19 0

Ôn tập, hệ thống hoá tri thức. 37 15 4

Chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp. 24 33 1

Tự sắp xếp thời gian học tập. 25 27 4

Làm việc độc lập với sách, tài liệu. 44 14 0

Chuẩn bị và tiến hành xemina. 30 17 11

Kiểm tra, đánh giá. 30 22 6

2.2.2 KKTL trong kỹ năng ghi chép và tiếp thu bài giảng của sinh viên

Bảng 3: KKTL trong kỹ năng ghi chép và tiếp thu bài giảng của sinh

viên

212

KK KHÔNG

RẤT

KK

+ Vừa nghe giảng, vừa tự ghi theo ý hiểu

của mình. 22 36 0

+ Ghi những ý quan trọng 21 37 0

+ Đánh dấu vào những phần thầy nhấn

mạnh để lƣu ý khi học 19 38 0

+ Viết tắt và sử dụng ký hiệu riêng. 15 40 2

+ Tự hệ thống hoá các đề mục một cách

rõ ràng. 43 14 1

Dựa vào bảng 3 ta thấy:

+ Có khó khăn: Số sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi tự hệ thống hóa

các đề mục một cách rõ ràng là 43 sinh viên. Số sinh viên trả lời thấp

nhất ở câu hỏi viết tắt và sử dụng ký hiệu riêng là 15 sinh viên. Số

sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi ghi những ý quan trọng

là 21 sinh viên

+ Không có khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi viết tắt và

sử dụng ký hiệu riêng là 40 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở

câu hỏi tự hệ thống hóa các đề mục mốt cách rõ ràng là 14 sinh viên.

Sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi vừa nghe giảng vừa tự

ghi theo ý mình là 36 sinh viên.

+ Rất khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi viết tắt và sử dụng

ký hiệu riêng là 2 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi vừa

nghe giảng vừa tự ghi theo ý của mình không có sinh viên nào trả lời

câu hỏi này. Số sinh viện trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi tự hệ

thống hóa một cách rõ ràng là 1 sinh viên.

213

2.2.3. KKTL trong việc tự học, sắp xếp thời gian học tập, làm việc với

sách và tài liệu của sinh viên của sinh viên.

Bảng 4: KKTL trong việc tự học và sắp xếp thời gian học tập của sinh

viên.

CÓ KK KHÔNG RẤT

KK

+ Phân phối thời gian cân đối giữa

học tập và các hoạt động khác. 41 14 3

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể và nỗ

lực thực hiện kế hoạch đó 31 22 5

+ Tiết kiệm thời gian, hạn chế thời

gian chết 38 19 1

+ Có khó khăn: Số sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi Phân

phối thời gian cân đối giữa học tập và các hoạt động khác là 41 sinh

viên. Số sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi xây dựng kế hoạch cụ thể

và nỗ lực thực hiện kế hoạch đó là 31 sinh viên. Số sinh viên trả lời

mức độ trung bình ở câu hỏi tiết kiệm thời gian, hạn chế thời gian

chết là 38 sinh viên.

+ Không có khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi xây

dựng kế hoạch cụ thể và nỗ lực thực hiện kế hoạch đó là 22 sinh viên.

Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi phân phối thời gian cân đối giữa

học tập và các hoạt động khác là 14 sinh viên. Sinh viên trả lời mức

độ trung bình ở câu hỏi tiết kiệm thời gian, hạn chế thời gian chết là

19 sinh viên.

+ Rất khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi xây dựng kế

hoạch cụ thể và nỗ lực thực hiện kế hoạch đó là 5 sinh viên. Sinh viên

trả lời thấp nhất ở câu hỏi tiết kiệm thời gian, hạn chế thời gian chết là 1

sinh viên. Số sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi phân phối

thời gian cân đối giữa học tập và các hoạt động khác là 3 sinh viên.

214

Bảng 5: KKTL khi làm việc với sách và tài liệu của sinh viên.

CÓ KK KHÔNG RẤT

KK

+ Đọc sơ qua một lƣợt rồi mới đọc

kỹ toàn bộ. 25 29 4

+ Đọc sách kết hợp với ghi chép

những điều cần thiết. 23 34 1

+ Đọc và tóm tắt những thông tin

quan trọng cần cho chuyên ngành. 36 18 2

+ Biết tổng hợp chọn lọc kiến thức

từ nhiều sách khác nhau. 41 12 4

Có 41 sinh viên trả lời ở câu hỏi biết tổng hợp chọn lọc kiến thức từ

nhiều sách khác nhau là có khó khăn

Có 34 sinh viên trả lời đọc sách kết hợp với ghi chép những điều cần

thiết là không có khó khăn.

2.2.4. KKTL trong kỹ năng chuẩn bị và tiến hành xemina, kỹ năng tiến

hành kiểm tra, đánh giá của sinh viên

Bảng 6: KKTL trong kỹ năng chuẩn bị và tiến hành xemina của sinh viên

CÓ KK KHÔNG RẤT

KK

+ Chuẩn bị đề cƣơng xemina với cấu

trúc hợp lý. 45 6 7

+ Biết sắp xếp cấu trúc và trình bày

một vấn đề một cách khoa học theo

quan điểm của mình.

34 21 3

+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận

chặt chẽ, tác phong tự tin trƣớc tập

thể.

39 15 4

215

+ Hƣớng cuộc thảo luận đi theo đúng

chủ đề chính. 35 23 0

+ Biết phân tích, phê phán các quan

điểm thiếu khoa học trƣớc tập thể. 32 23 2

Với câu hỏi chuẩn bị đề cƣơng xemina với cấu trúc hợp lý là 45 sinh

viên trả lời là có khó khăn.

Có 23 Sinh viên không có khó khăn ở nội dung hỏi biết phân tích, phê

phán các quan điểm thiếu khoa học trƣớc tập thể.

Bảng 7: Những khó khăn về kỹ năng tiến hành kiểm tra, đánh giá

của sinh viên.

CÓ KK KHÔNG RẤT

KK

+ Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trƣớc

giờ kiểm tra 27 29 2

+ Bình tĩnh đọc và phân tích đề trƣớc

khi làm bài. 27 28 3

+ Lập dàn ý, phân bổ thời gian hợp lý

cho từng câu hỏi. 33 22 3

+ Dành một lƣợng thời gian nhất định

để xem lại bài trƣớc khi nộp. 22 34 2

+ Tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho

bản thân sau mỗi giờ kiểm tra. 22 32 4

+ Có khó khăn: Số sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi lập dàn ý,

phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi là 33 sinh viên. Số sinh

viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho

bản thân sau mỗi giờ kiểm tra là 22 sinh viên. Số sinh viên trả lời

mức độ trung bình ở câu hỏi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trƣớc giờ

kiểm tra là 27 sinh viên.

216

+ Không có khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi dành một

lƣợng thời gian nhất định để xem lại bài trƣớc khi nộp là 34 sinh viên.

Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi lập dàn ý, phân bổ thời gian hợp

lý cho từng câu hỏi là 22 sinh viên. Sinh viên trả lời mức độ trung

bình ở câu hỏi bình tĩnh đọc và phân tích đề trƣớc khi làm bài là 28

sinh viên.

+ Rất khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi Tự đánh giá và

rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi giờ kiểm tra là 4 sinh viên.

Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trƣớc

giờ kiểm tra là 2 sinh viên. Số sinh viên trả lời mức độ trung bình ở

câu hỏi lập dàn ý, phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi là 3

sinh viên

2.2.5. Nguyên nhân của những khó khăn

Kết quả khảo sát cho thấy có 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân

chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến khó khăn tâm lý của

sinh viên, đƣợc thể hiện chi tiết trong bảng 8.

NGUYÊN NHÂN ĐÖNG SAI KHÔNG

BIẾT

Nhóm nguyên nhân khách quan:

- Do phƣơng pháp giảng dạy của thầy,

cô chƣa phù hợp. 9 30 19

- Do ít đƣợc hƣớng dẫn về phƣơng

pháp học tập. 24 24 10

- Do ảnh hƣởng của cách dạy cũ ở phổ

thông. 40 15 3

- Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu

tham khảo. 30 23 4

- Lƣợng tri thức phải tiếp thu ở trƣờng

ĐH,là quá lớn. 40 11 7

- Do tính chất học tập ở trƣờng ĐH. 17 25 12

217

Nhóm nguyên nhân chủ quan:

- Do lực học của bản thân. 44 12 1

- Do SV chƣa quen với môi trƣờng

học tập mới và phƣơng pháp dạy học

mới.

49 19 0

- Do rụt rè, nhút nhát không chịu học

hỏi. 39 15 4

- Do SV chƣa có ý thức học tập. 41 17 0

- Do động cơ chọn nghề của SV. 36 20 1

- Do bản thân chƣa có phƣơng pháp

học tập hợp lý. 52 4 1

- Do thiếu kinh nghiệm sống, hoạt

động học tập một cách độc lập. 42 8 4

- Do sinh viên sắp xếp thời gian không

khoa học 49 7 2

- Có nhiều việc khác phải làm 33 23 2

- Dựa vào bảng trên ta thu đƣợc kết quả từ nhóm nguyên nhân khách

quan:

Qua khảo sát thì có 53 sinh viên trả lời câu hỏi trên.

+ Đúng : Có 40 sinh viên trả lởi do ảnh hƣởng của cách dạy cũ

ở phổ thông.

+ Sai: Có 30 Sinh viên trả lời do phƣơng pháp giảng dạy của

thầy, cô chƣa phù hợp.

+ Không biết: Có 19 ý kiến trả lời do phƣơng pháp giảng dạy

của thầy, cô chƣa phù hợp.

- Dựa vào bảng trên ta thu đƣợc kết quả từ nhóm nguyên nhân chủ

quan:

218

Qua khảo sát thì có 51 sinh viên trả lời câu hỏi trên.

+ Đúng : Có 52 sinh viên trả lởi do bản thân chƣa có phƣơng

pháp học tập hợp lý. Số sinh viên trả lời do động cơ chọn nghề của SV

là 36 sinh viên

+ Sai: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi có nhiều việc khác

phải làm là 23 sinh viên.

+ Không biết: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi do thiếu kinh

nghiệm sống, hoạt động học tập một cách độc lập là 4 sinh viên. Sinh

viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi do sinh viên sắp xếp thời gian không

khoa học là 2 sinh viên. Số sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu

hỏi do SV chƣa có ý thức học tập không có sinh viên nào trả lời câu

hỏi này.

3. Kết luận và khuyến nghị

Chất lƣợng đào tạo nói chung và kết quả học tập nói riêng của

sinh viên năm nhất không chỉ phụ thuộc vào việc tổ chức giảng dạy

của nhà trƣờng, mà còn liên quan tới việc phát hiện, khắc phục

những KKTL nảy sinh trong quá trình học tập của sinh viên.

Việc khảo sát những khó khăn gặp phải của sinh viên năm thứ

nhất cũng là giải pháp giúp sinh viên nhận ra những khó khăn gặp

phải trong quá trình học tập và có các giải pháp để khắc phục những

hạn chế gây ra bởi những khó khăn tâm lý.

Trong phạm vi của cuộc khảo sát, chúng tôi chỉ nêu ra những

con số, chúng tôi chƣa bình luận về ý nghĩa của những con số này vì

đây cũng là những khó khăn của chúng tôi gặp phải trong quá trình

học tập. Khảo sát này có thể làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp

theo của nhóm tác giả.

Nhóm tác giả đƣa ra một vài khuyến nghị đối với sinh viên nhƣ sau:

- Cần ý thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động học tập, từ đó tích

cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập nhằm hoàn thành tốt

nhiệm vụ học tập.

- Luôn luôn có tinh thần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với bạn

bè, các anh chị khoá trƣớc, thầy cô để tìm ra phƣơng pháp học tập hợp

lý cho bản thân.

219

- Tham gia đầy đủ các hoạt động đoàn thể do nhà trƣờng,

khoa… tổ chức. Tích cực rèn luyện các kỹ năng của hoạt động và các

phẩm chất nhân cách nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân.

- Sẵn sàng đón nhận thử thách, khó khăn và tích cực nỗ lực tìm

cách khắc phục những khó khăn đó.

Tài liệu tham khảo

[1]. Tô thị Anh và Nguyễn thị Bích Hồng - Tâm lý lứa tuổi –

NXBGD, 1994.

[2]. Nguyễn Anh Tuyết – Tâm lý học trẻ em – NXBGD, 1998.

[3]. Vũ thị Nho – Tâm lý học phát triển – NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 1999.

[4]. Dƣơng Thị Diệu Hoa, Sách điện tử, Tâm lý học phát triển,

nguồn Tailieu.vn

[5]. Website: www.thamvantamly.net

220

MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG THỰC HÀNH THỰC TẬP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

SV: Nguyễn Văn Tới

Lớp: ĐHCTXH11

GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc

Tóm tắt: Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học ứng dụng,

do vậy đào tạo CTXH là đào tạo tay nghề chứ không phải đào tạo

khoa học hàn lâm. Vì vậy vấn đề thực hành thực tập luôn được các cơ

sở đào tạo quan tâm và xem là nội dung then chốt trong chương trình

đào tạo. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu quả

thực hành thực tập của sinh viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Bài

viết trình bài khái quát một số khó khăn và khuyến nghị góp phần

nâng cao chất lượng thực hành thực tập của sinh viên công tác xã hội

Trường Đại học Đồng Tháp.

Từ khóa: Công tác xã hội, Thực hành thực tập.

1. Mở đầu

Thực hành thực tập CTXH là cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ

năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Tuy nhiên

thời gian qua hiệu quả thực hành thực tập CTXH của một số sinh viên

vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hƣởng đến kỹ năng chuyên môn cũng

nhƣ cơ hội nghề nghiệp của các em sau khi ra trƣờng. Qua nghiên cứu

thực tế thời gian qua, tác giả nhận thấy trong thực hành thực tập CTXH

ở Trƣờng Đại học Đồng Tháp còn gặp một số khó khăn nhƣ: cơ sở thực

hành chƣa đảm bảo yêu cầu, thiếu sự liên kết giữa nhà trƣờng và cơ sở

thực hành thực tập, trình độ chuyên môn của kiểm huấn viên cơ sở còn

hạn chế, thiếu sự tƣơng tác giữa giảng viên và sinh viên và đôi khi

thuộc về chính bản thân sinh viên. Từ những khó khăn này, tác giả

mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực

hành thực tập CTXH của sinh ngành CTXH, Trƣờng Đại học Đồng

Tháp trong thời gian tới.

2. Nội dung chính

2.1. Một số khó khăn trong thực hành thực tập Công tác xã hội

CTXH là một ngành học có nhiều cơ hội tiếp xúc và làm việc

thực tế, trong chƣơng trình đào tạo của ngành có đến 2 môn học

thực tế, 2 môn học thực hành và 1 môn học thực tập. Với lƣợng

221

môn học thực tế nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi giúp sinh viên đƣợc

tập dƣợc và phát triển kỹ năng nghề của mình. Trong những năm

gần đây, việc thực hành thực tập CTXH diễn ra ở các xã/ phƣờng,

trung tâm xã hội, trƣờng học và tập trung vào các đối tƣợng nhƣ: trẻ

em mô côi, lang thang, cơ nhỡ; trẻ em vi phạm pháp luật; ngƣời cao

tuổi; cộng đồng nghèo…CTXH là một trong những ngành học có

đối tƣợng làm việc rất đa đạng từ cá nhân, nhóm cho đến cộng

đồng. Đối tƣợng của CTXH là những con ngƣời có “vấn đề”, gặp

khó khăn hay trục trặc trong việc thực hiện các chức năng xã hội

của mình. Làm việc với những đối tƣợng có “vấn đề” không dễ

dàng, đòi hỏi sinh viên phải đảm bảo nhiều yếu tố từ kiến thức

chuyên môn cho đến môi trƣờng thực hành thực tập phù hợp. Mặc

dù đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của thầy cô nhƣng việc thực hành thực

tập trên thực tế vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định.

Thứ nhất là về cơ sở thực hành thực tập

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận số

lƣợng các cơ sở chuyên nghiệp đảm bảo tốt yêu cầu chuyên môn cho

sinh viên có thể thực hành thực tập còn ít, chƣa thể đáp ứng đủ nhu

cầu thực hành thực tập của một lƣợng lớn sinh viên. Mặt khác, một số

cơ sở thực hành thực tập chƣa đảm bảo cho sinh viên có môi trƣờng

thực tập hiệu quả bởi đa phần cơ sở vật chất của các cơ sở thực hành

thực tập chƣa đảm bảo, phần lớn chƣa có phòng để thực hiện các kỹ

thuật nhƣ tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, sinh hoạt nhóm, truyền

thông…Chủ yếu sinh viên phải tận dụng những địa điểm sẵn có để

thực hành nhƣ phòng họp, hội trƣờng, hành lang, ghế đá… trong khi

đó, lý thuyết đã đƣợc học thì cuộc tham vấn hay các buổi sinh hoạt,

họp dân muốn đạt hiệu quả thì phải diễn ra trong không gian phù hợp

(không quá rộng, phải bảo đảm sự yên tĩnh và kín đáo) còn khi thực

hành thì lại làm việc với không gian hoàn toàn ngƣợc lại. Điều này

làm cho việc thực hành thực tập các kỹ năng đã đƣợc học không thể

diễn ra theo ý muốn, sinh viên và thân chủ của mình thƣờng bị chi

phối bởi môi trƣờng xung quanh nên ảnh hƣởng đến hiệu quả của mỗi

phiên làm việc.

Thứ hai là về mạng lƣới liên kết giữa nhà trƣờng và cơ sở

thực hành thực tập

Sự hợp tác giữa nhà trƣờng với các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ

giúp chƣa chặt chẽ nên sự chia sẻ thông tin, tài liệu, kinh nghiệm còn

hạn chế. Mặt khác một số cơ sở tiếp nhận sinh viên dựa nhiều vào mối

222

quan hệ giữa cơ sở và sinh viên hay giữa cơ sở với các giáo viên mà

chƣa có mạng lƣới chính thức giữa nhà trƣờng và các cơ sở thực hành

thực tập đƣợc thể hiện qua hợp đồng kiểm huấn. Do chƣa có văn bản

pháp lý qui định cụ thể trách nhiệm của mỗi bên trong việc đảm bảo các

tiêu chí đánh giá chất lƣợng của thực hành thực tập nên nhiều cơ sở ít

quan tâm đến chất lƣợng kiểm huấn, đôi khi phó mặc cho sinh viên tự

thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều này làm cho sinh viên trở nên đơn

độc và không nhận đƣợc nhiều sự tƣ vấn hỗ trợ từ kiểm huấn viên.

Thứ ba là về kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành thực tập

Kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành thực tập vừa thiếu về số

lƣợng và yếu cả về chất lƣợng, phần lớn không qua đào tạo về CTXH

nhƣng lại là ngƣời chịu trách nhiệm hƣớng dẫn về mặt chuyên môn

cho sinh viên. Điều này gây khó khăn cho cả kiểm huấn viên và sinh

viên. Chính vì vậy, kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành thực tập

thƣờng để sinh viên tự chủ mọi công việc, trong khi đó các em rất cần

sự hỗ trợ, tƣ vấn về chuyên môn. Điều này làm ảnh hƣởng rất lớn đến

hiệu quả thực hành thực tập cũng nhƣ là việc tích lũy kinh nghiệm,

hình thành kỹ năng nghề nghiệp sau mỗi đợt thực hành thực tập.

Thứ tƣ là về giảng viên hƣớng dẫn

Cùng với kiểm huấn viên ở cơ sở, giảng viên hƣớng dẫn cũng

là ngƣời đồng hành cùng sinh viên trong quá trình thực hành thực tập

nhƣng trên thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan mà sự tƣơng tác

trực tiếp giữa sinh viên và giảng viên chƣa đƣợc thƣờng xuyên và liên

tục. Giảng viên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ việc giảng dạy,

nghiên cứu cho đến hƣớng dẫn hàng chục sinh viên thực hành thực

tập, trong khi đó một số bạn sinh viên vẫn có tâm lý ngại hỏi, ngại nhờ

sự hƣớng dẫn của thầy cô nên khi gặp những khó khăn trong việc thực

hành thực tập các bạn rất khó tìm đƣợc hƣớng giải quyết hay cách làm

tối ƣu cho trƣờng hợp mà mình đảm nhận.

Thứ năm là về bản thân sinh viên

Sinh viên là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công

hay thất bại của việc thực hành thực tập trong CTXH. Mặc dù đa phần

các bạn sinh viên đều nhận thức đƣợc học CTXH để hỗ trợ cho những

nhóm ngƣời yếu thế, những ngƣời gặp phải những vấn đề xã hội, điều

này ngoài cái tâm, lòng yêu nghề của ngƣời sinh viên thì phải cần trình

độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều

bạn sinh viên xem nhẹ việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Có thể nói

223

thực hành thực tập là cơ hội, là điều kiện vô cùng thuận lợi để sinh viên

làm việc với các thân chủ có “vấn đề” thật sự, nhƣng trên thực tế vẫn

còn nhiều bạn chƣa có sự quan tâm đúng mức cho việc thực hành thực

tập của bản thân mình. Đa phần các bạn chỉ xem thực hành thực tập là

nhiệm vụ mà mình phải làm chứ chƣa đặt tâm huyết vào công việc, vẫn

còn một số sinh viên có thái độ dửng dƣng, thờ ơ, xem nhẹ, chƣa có sự

quan tâm, chuẩn bị chu đáo cho việc thực hành thực tập. Ý thức của

môt số bạn còn chƣa cao, các bạn còn thực hành thực tập để đối phó, vì

điểm số và mang nặng tính hình thức, thiếu đi sự đầu tƣ, vẫn còn tâm lý

trông chờ, ỷ lại vào một số cá nhân trong nhóm.

Một khó khăn khác mà hầu hết các bạn sinh viên đều gặp phải

đó chính là những khoản chi phí dành cho thực hành trong CTXH.

Trong suốt quá trình thực hành sinh viên phải chi trả mọi chi phí từ

phƣơng tiện đi lại để khảo sát cộng đồng, vãng gia, tổ chức sinh

hoạt…cho đến tiền thù lao cho kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành,

chƣa kể nguồn lực để giúp đỡ cho thân chủ. Trong khi đó nhiều sinh

viên có điều kiện kinh tế khó khăn nên những khoản chi phí này tạo

thêm áp lực kinh tế cho các bạn, điều này cũng ít nhiều ảnh hƣởng đến

việc thực hành của các bạn tại cơ sở.

2.2. Một số khuyến nghị nhằm khắc phục khó khăn trong thực

hành thực tập Công tác xã hội 2.2.1. Đối với sinh viên

Thực hành thực tập là việc vận dụng lý thuyết đã đƣợc học vào

thực tiễn qua đó hình thành kỹ năng chuyên môn cho bản thân, do vậy

sinh viên cần nắm rõ lý thuyết đã đƣợc học để có thể áp dụng tốt vào

thực tế, phát triển tốt kỹ năng chuyên môn của bản thân. Các bạn sinh

viên nên chủ động tìm hiểu, củng cố lại các kiến thức đã học, đặc biệt

là kiến thức về các tiến trình phát triển cộng đồng, CTXH cá nhân,

CTXH nhóm và các kỹ thuật tham vấn cá nhân và nhóm.

Sinh viên cần nâng cao nhận thức, ý thức của bản thân về ý

nghĩa của thực hành thực tập, xem đó là cơ hội để rèn luyện, phát huy

chứ không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ phải làm để đối phó. Bởi lẽ sau

khi ra trƣờng sinh viên phải làm việc với các đối tƣợng xã hội thực sự,

họ có những đặc điểm tâm lý phức tạp, nếu chúng ta không tận dụng tốt

những cơ hội thực hành thực tập để làm việc với các đối tƣợng xã hội

thì sau khi ra trƣờng chúng ta sẽ gặp lúng túng khi phải làm việc với

các đối tƣợng này.

224

Sinh viên cần có sự chuẩn bị chu đáo trƣớc khi đi thực hành

thực tập nhƣ: Chọn nhóm có sự phù hợp giữa các thành viên để phối

hợp với nhau một cách tốt nhất, kế hoạch thực hành thực tập thật cụ

thể và chi tiết, nêu rõ mục đích, nội dung công việc, tiến độ thực hiện,

yêu cầu cần đƣợc hỗ trợ…Do vậy các bạn phải thuyết minh một cách

rõ ràng những công việc mà các bạn cần làm và các bạn mong muốn cơ

sở hỗ trợ gì cho chúng ta…

Giao tiếp ứng xử tốt với kiểm huấn viên và giáo viên hƣớng

dẫn. Khi gặp những vấn đề cần sự trợ giúp thì sinh viên cần chủ động

liên hệ với giáo viên hƣớng dẫn, đồng thời phải làm báo cáo định kỳ

tiến độ thực hành thực tập cho giáo viên hƣớng dẫn. Sinh viên cần

nghiêm túc chấp hành qui định thực hành thực tập của giảng viên cũng

nhƣ là nội qui của nhóm để nhóm có môi trƣờng làm việc khoa học,

ổn định, nghiêm túc nhằm hƣớng đến hiệu quả công việc của cả nhóm.

2.2.2. Đối với giảng viên hướng dẫn

Giảng viên hƣớng dẫn là ngƣời rất quan trọng đối với sinh

viên, hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình thực hành thực tập. Để quá

trình thực hành thực tập thành công giảng viên hƣớng dẫn nên hỗ trợ

sinh viên tìm địa điểm phù hợp, định hƣớng cho sinh viên chọn những

cơ sở chuyên nghiệp, có kiểm huấn viên am hiểu về CTXH, giảng

viên nên thiết lập mối quan hệ với kiểm huấn viên tại cơ sở để phối

hợp tốt việc giám sát, quản lý cũng nhƣ là hỗ trợ tốt việc thực hành

thực tập của sinh viên. Giảng viên cũng nên giới hạn những địa điểm

thực hành thực tập, định hƣớng sinh viên chỉ nên chọn những cơ sở

thực hành thực tập có vị trí địa lí thuận lợi để giảng viên có thể dễ

dàng hỗ trợ khi cần thiết.

Đồng thời, giảng viên hƣớng dẫn nên dành nhiều thời gian hơn

để giám sát, hƣớng dẫn và hỗ trợ sinh viên khi cần thiết, tần suất gặp

mặt nhóm sinh viên định kỳ nên tăng lên ít nhất là một tuần một lần.

Ngoài ra giảng viên hƣớng dẫn nên tiếp xúc trực tiếp đối với các đối

tƣợng mà sinh viên thực hành thực tập thông qua việc tham dự những

buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt chuyên đề…hay những buổi trò

chuyện với đối tƣợng đề đánh giá đƣợc tiến độ thực hành thực tập của

sinh viên, xác định lại những thông tin mà sinh viên đã báo cáo, kịp

thời nhận ra những thiếu xót và định hƣớng cho sinh viên điều chỉnh

phù hợp, nhằm giúp sinh viên nâng cao ý thức, làm việc nghiêm túc

trong quá trình thực hành thực tập CTXH, tránh trƣờng hợp thực hành

225

thực tập một cách hình thức và báo cáo không đúng sự thật kết quả

thực hành thực tập của mình.

2.2.3. Đối với Bộ môn Công tác xã hội

Bộ môn CTXH nên hợp tác nhiều hơn với những cơ quan, tổ

chức hay các công ty doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan

đến CTXH để sinh viên có cơ hội trở thành những tình nguyện viên,

những cộng tác viên, một mặt hỗ trợ tốt cho các tổ chức giúp đỡ cho

các đối tƣợng xã hội, mặt khác giúp sinh viên có cơ hội làm việc thực

tế năng cao kỹ năng nghề nghiệp. Cần ƣu tiên giới thiệu sinh viên đến

những cơ sở thực hành thực tập có cán bộ am hiểu về CTXH để giúp

quá trình kiểm huấn đƣợc hiệu quả.

Bộ môn CTXH nên tăng cƣờng các hoạt động liên kết với các

tổ chức đào tạo CTXH khác tiến hành tập huấn cho các kiểm huấn

viên của các cơ sở có sinh viên thực hành thực tập nhằm giúp kiểm

huấn viên tại cơ sở nắm vững các cơ sở để kiểm huấn, chức năng, tiến

trình kiểm huấn…để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm huấn của mình

nhằm giúp sinh viên có đƣợc kết quả tốt nhất đối với các môn học

thực hành thực tập.

Bộ môn cũng nên kiến nghị với nhà trƣờng có cơ chế phân

công giảng viên đảm nhận việc hƣớng dẫn thực hành thực tập của sinh

viên một cách hợp lý hơn, tránh trƣờng hợp một giảng viên phải đảm

nhận nhiều trách nhiệm cùng lúc, Cùng với đó nên có chính sách hỗ

trợ thêm cho giảng viên hƣớng dẫn thực hành thực tập và kiểm huấn

viên tại cơ sở cho tƣơng xứng với nhiệm vụ để động viên giảng viên

và kiểm huấn viên an tâm làm tốt nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó Bộ môn nên xây dựng hợp đồng kiểm huấn với cơ

sở thực hành thực tập. Trong hợp đồng cần nêu rõ các nội dung nhƣ:

Mục tiêu của kiểm huấn, hình thức kiểm huấn, phƣơng pháp đánh giá,

quyền lợi và trách nhiệm của kiểm huấn viên, sinh viên và Bộ môn

CTXH nhằm cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của của các bên. Kiến

nghị nhà trƣờng có chế độ thù lao phù hợp cho giảng viên và kiểm

huấn viên tại cơ sở thực hành thực tập.

3. Kết luận Từ việc phân tích, chỉ ra những khó khăn trong thực hành thực

tập của sinh viên ngành CTXH thuộc Khoa GDCT –CTXH, Trƣờng

Đại học Đồng Tháp có thể nhận thấy việc thực hành thực tập của sinh

viên còn gặp một số khó khăn nhất định gây ảnh hƣởng đến việc hình

thành và phát triển kỹ năng chuyên môn của sinh viên. Do vậy, để

226

quá trình thực hành thực tập đƣợc hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự

tƣơng tác tích cực giữa giảng viên, sinh viên và cơ sở thực hành thực

tập, mỗi yếu tố đều phải đảm bảo vai trò và nhiệm vụ của mình nhằm

hƣớng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hành thực tập góp phần

vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực CTXH chất lƣợng phục vụ cho

hệ thống an sinh xã hội của đất nƣớc.

Tài liệu tham khảo

[1]. Kathryn Geldard, David Geldard (2000), Công tác tham

vấn trẻ em, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Grace Mathew (1999), Nhập môn Công tác xã hội cá

nhân, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Thị Thái Lan (2008), Giáo trình Công tác xã hội

nhóm, Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội.

[4]. Bùi Thị Xuân Mai (2008), Giáo trình Tham vấn, Nhà

xuất bản Lao động – Xã hội.

[5]. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, Đại học

Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh.

[6]. http://www.socialwork.vn/category/fundalmentals/ctxh-

ca-nhan/

227

SINH KẾ CỦA NGƢỜI NGHÈO

Ở PHƢỜNG 3, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

SV: Phan Hoàng Thanh – Võ Thiện Khiếp

Lớp: ĐHCTXH13

GVHD: CN. Đỗ Thị Thảo

Tóm tắt: Bài báo sinh kế của người nghèo ở phường 3, TP.Cao Lãnh,

Tỉnh Đồng Tháp là

b

.

Từ khóa: phƣờng 3, ngƣời nghèo, sinh kế.

1. Mở đầu

Việt Nam là quốc gia đang phát triển với hầu hết dân số sinh sống

ở nông thôn, việc phát triển kinh tế hộ nông dân là giải pháp quan

trọng để có thể xóa đói giảm nghèo, đảm bảo sinh kế bền vững ở nƣớc

ta. Trong quá trình đổi mới chuyển sang cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta,

sinh kế bền vững đang là mối quan tâm đặt lên hàng đầu trong phát

triển kinh tế hộ nông dân. Bởi nó là điều kiện cần thiết cho quá trình

phát triển, nâng cao đời sống của con ngƣời Việc lựa chọn phƣơng

thức mƣu sinh đối với các hộ nông dân khu vực đồng bằng đã khó, đối

với hộ nông dân ở khu vực Miền Tây càng khó khăn hơn. Do đó, vấn

đề đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài cho hộ nông dân Miền Tây luôn

đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền

với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các

vùng dân tộc thiểu số trên đất nƣớc ta. Chỉ có trên cơ sở đó mới khắc

phục đƣợc tính tự cấp, tự túc, thúc đẩy trao đổi hàng hóa và phân công

228

lao động xã hội, hình thành, mở rộng và hoàn thiện các loại thị trƣờng,

nâng cao mức sống cũng nhƣ chất lƣợng sống của ngƣời dân cả nƣớc.

Đồng Tháp là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ở đầu nguồn

sông Tiền, phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng –

Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự

nhiên 3.238 km2 (có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp

Mƣời), với 9 huyện, 01 thị xã và 2 thành phố (Cao Lãnh và Sa Đéc),

trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thành phố Cao Lãnh.

Phƣờng 3 nằm ven nội ô thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

đƣợc chia thành 05 khóm ( Mỹ Phƣớc, Mỹ Long, Mỹ Hƣng, Mỹ

Thiện, Mỹ Đức) với tổng số 2.766 hộ gồm 11.945 nhân khẩu. Trong

đó hộ nghèo chiến 323 hộ gồm 1.237, hộ cận nghèo chiếm 228 hộ

gồm 918 nhân khẩu, hộ khá giàu chiếm 1.107,5 hộ gồm 4.186 hộ còn

lại là các hộ có mức sống trung bình. tuy phƣờng 3 ở vị trí thành phố

Cao Lãnh nhƣng đa số ngƣời dân làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ,

do đó mức thu nhập còn nhiều hạn chế. Có thể thấy rõ việc phân tầng

xã hội và phân hóa giàu nghèo. Khóm Mỹ Long là một trong ba khóm

còn khó khăn nhất trong Phƣờng, chủ yếu là nghề nông đời sống nhân

gặp khó khăn về kinh tế, kết cấu hạ tầng phát triển chƣa đồng bộ, một

số trƣờng cấp hai và cấp ba chƣa đƣợc xây dựng. là một tỉnh khu vực

Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trong những năm đổi mới vừa qua, sự

cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội đã thúc đẩy kinh tế hộ nông dân ở

Phƣờng 3 có những bƣớc tiến mới. Tuy nhiên, các hộ nông dân ở

Phƣờng 3 hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn cản trở trong quá trình

phát triển nhƣ tập quán sản xuất lạc hậu, thiếu vốn, giao thông đi lại

khó khăn, hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức, năng lực sản xuất

nên luôn luôn luẩn quẩn trong vòng nghèo đói. Do vậy vấn đề đặt ra

hiện nay để cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống và giảm nghèo

bền vững cho các hộ nông dân của phƣờng 3 là phải nâng cao năng

lực cho hộ nông dân trong tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

sinh kế. Trƣớc yêu cầu đó, việc nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ có

cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề lựa chọn các hoạt động sinh kế của

hộ nông dân cũng nhƣ tìm hiểu các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nông

dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để đƣa ra các giải pháp phù hợp

với thực tiễn của địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hình

thức kinh tế hộ nông dân phát triển nhanh và giảm nghèo đƣợc bền

vững là yêu cầu cấp thiết. Để tìm hiều thực trạng xóa đói giảm nghèo

của ngƣời dân Phƣờng 3 Thành Phố Cao Lãnh nhằm tìm ra các giải

229

pháp nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân tốt hơn nên Tôi đã

chọn đề tài: “SINH KẾ CỦA NGƢỜI NGHÈO Ở PHƢỜNG 3,

THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP”.

2. Nội dung chính

1. Thu thập số liệu:

1) Thu thập tài liệu thứ cấp: Bao gồm các tài liệu về khung sinh kế

bền vững, các văn kiện báo cáo đánh giá của các tổ chức, các nhà

khoa học về sinh kế và vấn đề sử dụng nguồn vốn sinh kế của hộ nông

dân.

2) Phƣơng pháp chuyên gia: Nghiên cứu sẽ sử dụng phƣơng pháp

phỏng vấn trực tiếp các cán bộ phƣờng hoặc ngƣời dân tại phƣờng 3

Thành phố Cao Lãnh.

3) Phỏng vấn cấu trúc: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn đƣợc soạn thảo và

điều tra thử để kiểm tra mức độ thu thập thông tin và kiểm tra tính

chính xác của thông tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc

thu thập các tƣ liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu nhƣ thực trạng, nhu

cầu nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân và

những đề nghị của ngƣời dân về cơ chế, chính sách giúp họ trong việc

tiếp cận và sử dụng nguồn lực sinh kế để phát triển kinh tế.

4) Phỏng vấn sâu cán bộ và ngƣời dân: Thông qua việc thu thập những

ngƣời nắm tin chính, nhƣ cán bộ tại địa phƣơng, ngƣời có vai trò trong

phƣờng 3 nhằm mục đích thu thập các thông tin chuyên sâu về thực

trạng kinh tế của địa phƣơng, thực trạng sử dụng các nguồn vốn sinh

kế trong những năm qua, khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế của

ngƣời dân. Yếu tố thúc đẩy và cản trở ngƣời dân tiếp cận nguồn lực.

Đây là những thông tin định tính quan trọng phục vụ cho nghiên cứu.

2. Phân tích số liệu

1) Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng để

mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu,

thực trạng kinh tế của các hộ nông dân, thực trạng các nguồn lực sinh

kế cho phát triển kinh tế hộ tại các địa phƣơng. Bằng phƣơng pháp

này chúng ta có thể mô tả đƣợc những nhân tố thuận lợi và cản trở sự

tiếp cận các nguồn vốn sinh kế đối với các hộ nông dân.

2) Phƣơng pháp phân tích so sánh: Từ việc phân tổ thống kê các nhóm

hộ theo các tiêu chí phân tổ, chúng ta sẽ so sánh các nhóm hộ nông

230

dân với nhau về điều kiện và khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế.

Trên cơ sở đó phân tích đƣợc mức độ ảnh hƣởng, nguyên nhân của

hạn chế giữa các vùng, các nhóm hộ. So sánh giữa các vùng tiếp cận

dễ dàng hay khó khăn đối với từng nguồn lực và khả năng của ngƣời

dân trong việc tiếp cận.

3) Phƣơng pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn số liệu PRA,

phỏng vấn sâu, để phân tích định tính những khó khăn trở ngại, các

nhân tố hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn sinh kế

trong phát triển kinh tế của hộ.

4) Phƣơng pháp SWOT- Phân tích những khó khăn, tồn tại, cơ hội và

thách thức.

5) Kết hợp phân tích định tính và định lƣợng các số liệu, thông tin

phản hồi; các đề xuất sẽ đƣợc đƣa ra cho các nội dung chính thức của

đề tài.

* Cơ sở lí luận:

Để thúc đẩy các chính sách,

Hình 1: Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo.

Nguồn: DFID (2003)

Thứ nhất, thực tế cho thấy tăng trƣởng kinh tế là cần thiết cho

việc giảm nghèo nhƣng không có một liên hệ trực tiếp giữa hai tác

231

nhân này từ khi nó hoàn toàn phụ thuộc và khả năng của ngƣời nghèo

tự tìm kiếm các cơ hội để phát triển kinh tế. Vì vậy, điều quan trọng là

tìm ra chính xác cái gì đã ngăn cản hoặc thách thức ngƣời nghèo cải

thiện sinh kế của họ trong điều kiện cụ thể để thiết kế các họat động

xóa đói giảm nghèo.

Thứ hai, về nhận biết của những ngƣời nghèo, không chỉ là

vấn đề thu nhập thấp mà còn bao gồm cả các yếu tố nhƣ chăm sóc y

tế kém, giáo dục kém, thiếu các dịch vụ xã hội, v.v…, nhƣ là tình

trạng dễ bị tổn thƣơng và cảm giác của sự bất lực. Hơn nữa, đói

nghèo hiện nay đƣợc xem là có sự liên kết giữa các yếu tố gây ra

nghèo đói và cải thiện một yếu tố có thể có tác động tích cực đối

với yếu tố khác. Cải thiện giáo dục có thể mang lại tác động tích

cực cho việc chăm sóc y tế, mà nó có thể tăng khả năng sản xuất.

Giảm tình trạng dễ bị tổn thƣơng cho ngƣời nghèo bằng cách nêu rõ

các rủi ro cho họ có thể gia tăng xu hƣớng để rơi vào các hoạt động

rủi ro chƣa đƣợc kiểm chứng trƣớc đó nhƣng mà có hiệu quả kinh

tế hơn, và cứ tiếp tục nhƣ thế v.v….

Cuối cùng, chúng ta nhận ra rằng chính ngƣời nghèo thƣờng hiểu

về họ và nhu cầu của họ tốt nhất và vì vậy phải lôi kéo họ tham gia trong

việc thiết kế các chính sách và dự án để cải thiện số phận của họ.

Có ba điểm cơ bản hầu hết các phƣơng pháp thƣờng có. Thứ

nhất là phƣơng pháp chú trọng vào sinh kế của ngƣời nghèo, mà trong

đó giảm nghèo phải là mấu chốt. Thứ hai là loại bỏ cách tiếp cận theo

bộ phận đầu vào (nông nghiệp, nƣớc sạch, hay y tế) và thay vào đó là

bắt đầu bằng việc phân tích các sinh kế hiện tại để xác định các tác

động phù hợp. Điểm cuối cùng là chú trọng sự tham gia của ngƣời

nghèo trong việc xác định các họat động phù hợp để triển khai tại

phƣờng 3, TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.

Bên cạnh đó, sự tác động cải thiện nâng cao sinh kế của hộ dân

bằng các họat động nông nghiệp cho thấy rằng nông nghiệp chính là

họat động sinh kế chính của ngƣời dân phƣờng 3.

* Liên hệ thực tiễn:

Tuy phƣờng 3 ở vị trí thành phố Cao Lãnh nhƣng đa số ngƣời dân làm

nông nghiệp và buôn bán nhỏ, do đó mức thu nhập còn nhiều hạn chế.

Số hộ nghèo toàn phƣờng là 412 hộ, cận nghèo 183 hộ.

232

Trong đó hộ nghèo chiếm 142 hộ gồm 2.734, hộ cận nghèo chiếm 183

hộ gồm 713 nhân khẩu, hộ khá giàu chiếm 1.107,5 hộ gồm 4.186 hộ

còn lại là các hộ có mức sống trung bình. Tuy phƣờng 3 ở vị trí thành

phố Cao Lãnh nhƣng đa số ngƣời dân làm nông nghiệp và buôn bán

nhỏ, do đó mức thu nhập còn nhiều hạn chế.

Số hộ nghèo toàn phƣờng là 412 hộ, cận nghèo 183 hộ.

* Về mặt kinh tế:

Kết quả nghiên cứu của đề tài phần nào giúp các nhà hoạch định chính

sách của phƣờng có căn cứ và cơ sở khoa học trong việc xây dựng,

quản lý trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế nông

nghiệp, nông thôn và nông dân (một lĩnh vực có nhiều tiềm năng và

lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế của Thành phố) có thêm cơ sở lý

luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quản

lý trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp tháo đƣợc các "nút thắt" trong các chiến lƣợc

sinh kế của hộ nông dân từ đó góp phần tăng thu nhập cho ngƣời sản

xuất, giảm nghèo bền vững và đồng nghĩa với tăng thu cho ngân sách

của tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trƣởng và phát triển.

* Về mặt xã hội

Góp phần giải quyết vấn đề lao động có việc làm trong nông

nghiệp, nông thôn của Thành phố. Ngƣời dân có thu nhập tăng,

cải thiện đời sống, giảm tệ nạn xã hội, an toàn trật tự xã hội, bảo

vệ an ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới.

3. Kết luận và khuyến nghị

hay tránh bị rơi vào đói n

gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế. Khu

233

.

Nghiên cứu này nhằm khám phá các mối quan hệ qua lại giữa các

tài sản sinh kế và tình trạng nghèo của hộ gia đình của Phƣờng.

Nghiên cứu áp dụng tiếp cận sinh kế gắn kết với khái niệm nghèo đa

chiều và giả định rằng các chỉ báo của các tài sản sinh kế của hộ gia

đình có thể chỉ thị đƣợc nghèo đa chiều. Các phƣơng pháp thống kê đa

biến nhƣ Principle Component Analysis, Multiple Correspondence

Analysis và Cluster Analysis đƣợc áp dụng trên bộ dữ liệu Điều tra

mức sống hộ gia đình Việt Nam 2008 của Tổng cục thống kê Việt

Nam. Kết quả phân tích cho phép rút ra các kết luận sau đây. Có thể

xác định tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình nông thôn dựa trên

một số chỉ báo kinh tế - xã hội chỉ thị cho các tài sản sinh kế của hộ.

Tình trạng nghèo đa chiều có ít nhất mƣời chiều đo đại diện cho bốn

nhóm tài sản sinh kế là vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn vật chất, và

vốn tài chính của hộ gia đình. Trong đó, vốn con ngƣời đƣợc đại diện

bởi ba chiều độc lập là nguồn nhân lực cho nông nghiệp, tình trạng

sức khỏe và khả năng đa dạng hóa việc làm. Vốn vật chất có năm

chiều đo đại diện là tình trạng nhà ở, tiện nghi cƣ trú, tài sản sản xuất,

tài sản tiêu dùng thông thƣờng và tài sản tiêu dùng sang trọng. Diện

tích đất nông nghiệp đại diện cho vốn tự nhiên và thu nhập phụ đại

diện cho vốn tài chính. Nói cách khác, khái niệm nghèo đa chiều của

hộ gia đình nông thôn Việt Nam có thể đƣợc diễn giải với mƣời khía

cạnh kinh tế - xã hội khác nhau. Có thể sử dụng 23 chỉ báo trích ra từ

bộ dữ liệu VHLSS 2008 đại diện cho mƣời chiều đo để mô tả tình

trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình nông thôn. Các chỉ báo bao gồm

tổng số lao động của hộ, số lao động phi nông nghiệp, số ngày khám

chữa bệnh trung bình trong năm, tổng diện tích đất nông nghiệp, giá

trị nhà ở, giá trị tiền gửi nhận đƣợc trong năm, chi tiêu bình quân đầu

ngƣời, kiểu nhà vệ sinh và sở hữu xe máy là những chỉ báo phù hợp

nhất về mặt thống kê để đo lƣờng nghèo đa chiều của hộ. Các chỉ báo

này có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với tình trạng nghèo về tiền. Vì

vậy chúng có thể cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình kinh

tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn theo tiếp cận nghèo đa chiều.

Việc áp dụng đo lƣờng nghèo đa chiều có tác động mạnh mẽ đến các

đặc trƣng của hộ gia đình nông thôn so với cách phân loại nghèo đơn

chiều dựa trên chi tiêu. Phân cụm nghèo đa chiều có hiệu quả thống kê

tốt hơn khi làm tăng tính đồng nhất của các quan sát trong cùng một

234

cụm. Tuy nhiên, ta không thể dễ dàng xác định tính chất nghèo hay

giàu của từng hộ hay từng khóm hộ cụ thể do phải xem xét dƣới nhiều

góc độ khác nhau về nguồn lực của hộ. Vì các điều kiện kinh tế - xã

hội thay đổi rất nhiều theo vùng miền, điều kiện sinh thái nông nghiệp

của vùng miền, tập quán sản xuất, và sự chuyên môn hóa các hoạt

động kinh tế của hộ gia đình nông thôn nên nghèo đa chiều cần phải

đƣợc đo lƣờng theo các đặc trƣng cụ thể này để bảo đảm tính chính

xác trong đo lƣờng.

Nghiên cứu này cũng có một số hạn chế. Thứ nhất là các chỉ báo

của vốn xã hội chƣa đƣợc đƣa vào tính toán phân tích. Ngoài ra, tình

trạng nghèo đơn chiều đƣợc đo lƣờng bằng chi tiêu bình quân đầu

ngƣời trong khi thu nhập bình quân đầu ngƣời có thể là phù hợp hơn.

Cuối cùng, kết quả phân tích nghèo đa chiều chỉ mới đƣợc áp dụng

cho toàn bộ nông thôn Việt Nam chứ chƣa đƣợc phân tích riêng biệt

cho từng vùng kinh tế xã hội cụ thể. Hệ quả là tính chất khác biệt về

vùng miền có thể tác động đến kết quả phân tích. Điều này có nghĩa là

nên phân tích nghèo đa chiều cho từng khóm riêng biệt dựa trên các

chỉ báo đặc trƣng cho từng nơi. Các hạn chế trên cần đƣợc khắc phục

ở những nghiên cứu tiếp theo.

Khuyến nghị:

Chính vì vậy, cơ quan có thẩm quyền khi ban hành văn bản,

chính sách về giảm nghèo cần nhận thức đúng yêu cầu, mục tiêu, cách

tiếp cận, mô hình... giảm nghèo trong giại đoạn mới; đổi mới tƣ duy

và phƣơng pháp tiếp cận xây dựng các chính sách giảm nghèo và hệ

thống chính sách giảm nghèo; chú trọng thiết kế các chính sách nâng

cao năng lực nội sinh, kèm theo các biện pháp tuyên truyền, phổ biến

để ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc với chính sách; xây dựng, ban hành

chính sách giảm nghèo cần tuân theo các yêu cầu về xây dựng, ban

hành văn bản pháp luật.

Kết quả nghiên cứu của đề tài mong muốn tìm hiểu và đánh giá

đƣợc nguồn gốc nghèo đói của ngƣời dân phƣơng 3, thành phố Cao

Lãnh tỉnh Đồng Tháp, thông qua đó giúp các nhà hoạch định chính

sách của phƣờng có căn cứ và cơ sở khoa học trong việc xây dựng,

quản lý trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế nông

nghiệp, nông thôn và nông dân (một lĩnh vực có nhiều tiềm năng và

lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế của Thành phố) có thêm cơ sở lý

235

luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quản

lý trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp tháo đƣợc các "nút thắt" trong các

chiến lƣợc sinh kế của hộ nông dân từ đó góp phần tăng thu nhập cho

ngƣời sản xuất, giảm nghèo bền vững và đồng nghĩa với tăng thu cho

ngân sách của tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trƣởng và

phát triển.

Góp phần giải quyết vấn đề lao động có việc làm trong nông

nghiệp, nông thôn của Thành phố. Ngƣời dân có thu nhập tăng, cải

thiện đời sống, giảm tệ nạn xã hội, an toàn trật tự xã hội, bảo vệ an

ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới.

Tài liệu tham khảo

[1]. Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD

(http://corenarm.org.vn/?pid=92&id=571)

[2]. Ảnh hƣởng của chƣơng trình 135 đến sinh kế của đồng bào

dân tộc ít ngƣời huyện hƣớng hóa, tỉnh Quảng Trị.

http://hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/38.pdf

[3]. Nguyễn Văn Sửu,Khung sinh kế bền vững: Một cách phân

tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo

http://nhanhoc.edu.vn/thu-vien/thu-muc-tap-chi/328-khung-sinh-

ke-ben-vung-mot-cach-tiep-can-toan-dien-ve-phat-trien-va-giam-

ngheo.html

[4]. Báo cáo của kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm của Ủy ban

nhân dân phƣơng 3, thành phố Cao Lãnh.

236

VAI TRÒ CỦA HỘI PHỤ NỮ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT

TRIỂN KINH TẾ Ở PHƢỜNG 3, THÀNH PHỐ CAO LÃNH,

TỈNH ĐỒNG THÁP

SV: Nguyễn Thị Mỹ Duyên - Lê Ngọc Yến

Lớp: ĐHCTXH13

GVHD: CN. Nguyễn Thị Bích Hƣng

Tóm tắt: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị, xã hội

của phụ nữ Việt Nam, mục đích hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển

của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước. Ngoài

ra Hội còn đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực

hiện bình đẳng giới, chăm lo đời sống của phụ nữ. Kết quả của việc

nghiên cứu “Vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động phát triển kinh tế ở

phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng tháp”. Đã cho thấy được các

hội viên Hội phụ nữ điều tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế

của hội phụ nữ (chiếm 100%). Thực trạng vai trò của Hội trong các hoạt

động phát triển kinh tế. Và hiệu quả của các hoạt động phát triển kinh tế

của Hội phụ nữ được mọi người đánh giá cao. Qua đó cũng xin đưa ra

một số giải pháp để nâng cao vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động

phát triển kinh tế trên địa bàn thực hiện nghiên cứu.

Từ khóa: Hội phụ nữ, vai trò của Hội phụ nữ, các hoạt động phát

triển kinh tế.

1. Mở đầu

Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nƣớc, họ tham

gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh

quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong

xã hội. Trong suốt chặng đƣờng đấu tranh dựng nƣớc, giữ nuớc và xây

dựng đất nƣớc, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn

của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nƣớc, họ luôn giữ

gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nƣớc, đoàn kết, năng động,

sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vƣơn lên trong học tập, lao

động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Đảng

và Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm, phát huy vai trò của phụ nữ trong

xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh

vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị, xã hội của phụ nữ Việt Nam,

237

đƣợc thành lập với mục đích hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của

phụ nữ. Bằng nhiều phong trào thi đua thiết thực, nhiều mô hình sáng

tạo, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đẩy mạnh các

hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm

nghèo, xây dựng gia đình ngày càng no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; góp

phần có hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển KT – XH.

Phƣờng 3 là phƣờng trực thuộc thành phố Cao Lãnh, là trung

tâm kinh tế trọng điểm của thành phố cùng với Phƣờng 1và Phƣờng 2,

Phƣờng 3 có diện tích: 344,38ha (1);

dân số có: 10.683 nhân khẩu(2);

trong đó nữ giới có 5.650 nữ chiếm hơn 50% dân số của phƣờng. Tuy

là phƣờng nằm ngay trung tâm thành phố và ngay chợ Cao Lãnh

nhƣng đời sống kinh tế của ngƣời dân chƣa đƣợc phát triển so với 2

phƣờng còn lại, tỉ lệ hộ nghèo còn rất cao. Cụ thể hộ nghèo chiến 323

hộ, gồm 1.237 nhân khẩu (3)

; hộ cận nghèo chiếm 228 hộ, gồm 918

nhân khẩu(4)

, số hộ nghèo và cận nghèo chiếm 20,17% số nhân khẩu

của phƣờng. Từ những vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu

“Vai trò của hội phụ nữ trong hoạt động phát triển kinh tế ở phƣờng 3,

thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp” để khảo sát thực trạng và đƣa ra

một số giải pháp để nâng cao vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động

phát triển kinh tế ở phƣờng 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2. Nội dung chính

2.1. Thực trạng vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động phát triển

kinh tế

Biểu đồ 1: Mức độ tham gia các nguồn lực hỗ trợ hoạt động

phát triển kinh tế của hội viên ở Phường 3, Th.Cao Lãnh.

238

Dựa vào biểu đồ 1 ta thấy mức độ tham gia xây dựng gói tiết

kiệm chiếm (51,2%), hoạt động cho phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế

chiếm (35,7%), hoạt động dạy nghề chiếm (6,0%), xây dựng mô hình

“3 trong 1” chiếm (4,8% ) và cuối cùng là hoạt động hội viên tham

giagiới thiệu việc làm chiếm (2,4%).

Hội phụ nữ có vai trò rất quan trong các hoạt động phát triển

kinh tế trên địa bàn. Hội phụ nữ đã xây dựng các hoạt động nhằm cải

thiện đời sống kinh tế của các hội viên các hoạt động nhƣ: Xây dựng

gói tiết kiệm, vay vốn,dạy nghề, giới thiệu việc làm, xây dựng mô

hình 3 trong 1. Hội viên Hội phụ nữ hầu hết điều tham gia các hoạt

động phát triển kinh tế của Hội phụ nữ. Nhƣng trong đó hoạt động

tham gia gói tiết kiệm đƣợc mọi ngƣời tham gia nhiều nhất, hoạt động

có mức độ hội viên tham gia ít nhất là hoạt động tham gia giới thiệu

việc làm.

Bảng 1: Sự nhận biết của mọi người xung quanh về các hoạt

động phát triển kinh tế của hội phụ nữ ở phường 3

Các hoạt động

Tần xuất (%)

Vay vốn 24 22.4%

Dạy nghề 19 17.8%

Giới thiệu việc làm 16 15.0%

Tham gia gói tiết kiệm 25 23.4%

Tham gia mô hình 3 trong 1 23 21.5%

107 100.0%

Từ bảng 1 ta thấy có (100%) mọi ngƣời biết đến hoạt động tham

gia gói tiết kiệm của Hội phụ nữ. Có (92,0%) mọi ngƣời biết đến hoạt

động vay vốn, hoạt động tham gia mô hình 3 trong 1 có (96,0%) mọi

ngƣời biết đến, hoạt động dạy nghề có (76,0%) mọi ngƣời biết đến và

hoạt động giới thiệu việc làm có( 64,0%) mọi ngƣời biết.

Thông qua đó ta thấy các hoạt động phát triển kinh tế của Hội

phụ nữ đƣợc mọi ngƣời quan tâm biết đến. Hầu hết tất cả mọi ngƣời

239

điều biết đến hoạt động vay vốn nhƣng hoạt động giới thệu việc làm

thì mọi ngƣời ít biết đến.

2.2. Hiệu quả từ vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động phát triển

kinh tế

Biểu đồ 2: Biểu đồ đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt

động phát triển kinh tế của Hội phụ nữ.

Qua biểu đồ 2 ta thấy hội viên Hội phụ nữ đánh giá mức độ

hiệu quả của các hoạt động phát triển kinh tế của hội phụ nữ nhƣ sau:

mức độ không hiệu quả chiếm (2,8%), mức độ rất hiệu quả (chiếm

34,0%), hiệu quả (chiếm 39,2%) và không biết chiếm (24,0%).

Bên cạnh những đánh giá của hội viên về mức độ hiệu quả các

hoạt động phát triển kinh tế của Hội phụ nữ thì mọi ngƣời xung quanh

cũng đƣa ra đánh giá: có (4,0%) cho rằng hoạt động của Hội phụ nữ

không hiệu quả, có (81,6%) đánh giá rằng các hoạt động phát triển

kinh tế của Hội phụ nữ có hiệu quả, có (14,4%) mọi ngƣời đánh giá

rằng các hoạt động phát triển kinh tế của Hội phụ nữ hoạt động rất

hiệu quả.

Hội phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động phát triển

kinh tế, các hoạt động phát triển kinh tế của Hội phụ nữ mang lại hiệu

quả rất cao. Nhờ thực hiện tốt vai trò của mình mà Hội phụ nữ đã giúp

hội viên của mình vƣơn lên cải thiện đƣợc đời sống kinh tế của gia

đình. Thông qua biểu đồ 2 ta thấy các hội viên và mọi ngƣời điều đánh

giá cao hiệu quả của các hoạt động phát triên kinh tế của Hội phụ nữ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số ít ý kiến cho rằng Hội phụ nữ

hoạt động không hiểu quả.

240

2.1. Những giải pháp nâng cao vai trò của Hội phụ nữ trong các

hoạt động phát triển kinh tế

Hội phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng, đây là tổ chức đại diện

cho tiếng nói 50% tổng số lực lƣợng lao động ở Việt Nam và Phƣờng

3 thành phố Cao Lãnh nói riêng. Để có thể nâng cao vai trò Hội phụ

nữ trong các hoạt động kinh tế trên địa bàn Phƣờng 3, thành phố Cao

Lãnh, chúng tôi xin đƣa ra các nhóm số giải pháp:

Về phía chính quyền

Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, hỗ trợ của chính quyền và

các ngành, đoàn thể có nguồn lực tổ chức thực hiện các hoạt động.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về vai trò của Hội phụ nữ

Phƣờng 3 các hoạt động phát triển kinh tế của Hội trên các phƣơng

tiện truyền thông, nhóm họp trên địa bàn Phƣờng 3.

Về vai trò của Hội phụ nữ

Xây dựng nhiều chƣơng trình hoạt động giúp hội viên có thể

tham gia nâng cao nhận thức, xây dựng các mô hình giúp hội viên

phát triển kinh tế.

Tuyên truyền khuyến khích hội viên tham gia vào các hoạt

động phát triển kinh tế của Hội phụ nữ, thƣờng xuyên khảo sát tìm

hiểu nhu cầu, năng lực của hội viên nhất là các hoạt động dạy nghề

giới thiệu việc làm.

Thƣờng xuyên đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động theo

hƣớng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho phụ nữ, đa dạng

hóa các mô hình thu hút hội viên.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt có bản lĩnh

chính trị, có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công

tác Hội và sự bình đẳng giới.

Đội ngũ cán bộ phải nắm vững chủ trƣơng, chính sách của

Đảng, của Hội, pháp luật của Nhà nƣớc và vận dụng một cách sáng

tạo vào từng điều kiện cụ thể của địa phƣơng. Triển khai thực hiện

phong trào thi đua gắn liền với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội của địa phƣơng và xây dựng Hội vững mạnh.

Tổ chức nhiều phong trào thi đua tăng gia sản xuất phát triển

kinh tế gia đình của hội viên trên địa bàn, và nhân rộng mô hình này

sang các địa phƣơng lân cận

241

Về nhận thức về phía hội viên

Hội viên hội phụ nữ cần có ý thức tốt hơn trong việc tham gia

vào các hoạt động phát triển kinh tế của Hội phụ nữ ở phƣờng 3

Sự giúp đỡ của gia đình hội viên trong việc làm kinh tế

Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của các thành viên trong

gia đình về vấn đề bình đẳng giới để hội viên Hội có thể tham gia vào

các hoạt động phát triển kinh tế.

3. Kết luận

Hội phụ nữ Phƣờng 3, thành phố Cao Lãnh có vai trò rất quan

trọng trong các hoạt động phát triển kinh tế của hội viên trên địa bàn.

Nhờ Hội phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình mà các hội viên có thể

phát triển đời sống kinh tế gia đình, xây dựng mô hình giúp đỡ nhau

thoát nghèo nhƣ mô hình 3 trong 1.

Để nâng cao vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động phát triển

kinh tế không chỉ chú trọng đến công tác tuyên truyền, xây dựng các

hoạt động, lập các phong trào thi đua, mà Hội phụ nữ còn phải nâng

cao trình độ học vấn, trình độ quản lí chuyên môn về các lĩnh vực kinh

tế. Thƣờng xuyên cập nhập thông tin những chủ trƣơng chính sách

mới của nhà nƣớc để kịp thời xây dựng các chƣơng trình hoạt động

phù hợp với thực tiễn xã hội.

Tài liệu tham khảo

(1), (2),(3), (4)Số liệu lấy từ UBND Phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh

Đồng Tháp

[1]. “Khảo sát vai trò của phụ nữ nông thôn trong việc phát triển

kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp- tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí

khoa học đại học Cần Thơ, phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và

Pháp luật, số 30(2014).

[2]. Nguyễn Thị Thuận và CN. Trần Xuân Kỳ( 2009), Giáo trình

Giới và phát triển, Nxb Lao động – Xã hội.

[3]. Trần Kim Ngọc (2013), Bài giảng phƣơng pháp nghiên cứu

khoa học (giảng dạy cho sinh viên nghiên cứu khoa học ngành công

tác xã hội).

[4]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp (https://dongthap.gov.vn.)

[5]. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. (http://www.hoilhpn.org.vn.)

242

PHỤ LỤC

Bài nghiên cứu “Vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động phát

triển kinh tế ở phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”

nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu: phân tích tƣ liệu sẵn

có, nghiên cứu định lƣợng. Trong đó nghiên cứu định lƣợng đƣợc xem

phƣơng pháp đƣợc sử dụng chính trong quá trình nghiên cứu. Quá

trình thu thập thông tin đƣợc thực hiện bằng các bảng hỏi thiết kế sẵn

phát cho 75 đối tƣợng ở phƣờng 3 thành phố Cao Lãnh. Trong mẫu

khảo sát định lƣợng đƣợc thực hiện ở 50 đối tƣợng là hội viên hội phụ

nữ chiếm 5% trong tổng số hội viên hội phụ nữ của Phƣờng 3, 25 đối

tƣợng còn lại là 50% là cán bộ công viên chức và 50% là ngƣời dân

trên địa bàn Phƣờng 3.

243

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM

MÔI TRƢỜNG NƢỚC Ở XÃ ĐỊNH YÊN – LẤP VÕ – ĐỒNG

THÁP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

SV: Nguyễn Hoàng Phúc

Lớp: ĐHCTXH 13A

GVHD: CN. Nguyễn Thị Bích Hƣng

Tóm tắt: Qua khảo sát về thực trạng ô nhiễm môi trường nước đối

với 40 hộ gia đình đang sinh sống tại xã Định Yên, cho thấy được

rằng thực trạng môi trường nước đang bi ô nhiễm nghiêm trọng và có

xu hướng ngày càng gia tăng. Theo kết quả thì đa số người dân điều

cho rằng nguyên nhân là do ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường của

người dân còn hạn chế, lạm dụng thuốc trừ sâu, thiếu đội ngũ xử lí

rác thải. Thực trạng trên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, học tập, sản

xuất và hoạt động vui chơi giải trí cửa người dân tại địa phương.

Từ khóa: ô nhiễm môi trường nước, bảo vệ môi trường.

1. Mở đầu

Chúng ta không thể sống nếu không có nƣớc vì nó có rất nhiều vai

trò quan trong nhƣ: là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài

ngƣời và sinh vật trên trái đất. Con ngƣời mỗi ngày cần 250 lít nƣớc

cho sinh hoạt, 1.500 lít nƣớc cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít

cho hoạt động nông nghiệp. Nƣớc chiếm 99% trọng lƣợng sinh vật

sống trong môi trƣờng nƣớc và 44% trọng lƣợng cơ thể con ngƣời.

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nƣớc còn là chất

mang năng lƣợng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác

nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất

trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con ngƣời và mọi sinh vật trên

trái đất phụ thuộc vào nƣớc. Không những vậy, nƣớc còn cung cấp

cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ: cho công nghiệp, nông nghiệp,

giao thông vận tải, thủy điện,…Đồng Tháp nói chung và xã Định Yên

nói riêng cũng là một trong những khu vực có lƣu vực nƣớc lớn đƣợc

bồi đắp phù xa hằng năm với nguồn nƣớc sinh hoạt dồi dào. Tuy

nhiên, vào những năm gần đây do sự biến đổi thời tiết thất thƣờng

cộng với việc việc xử lí rác thải của ngƣời dân nơi đây còn hạn chế đã

làm nguồn nƣớc sông nơi đây đang xuất hiện nhiều loại rác thải. Theo

định nghĩa của Lê Văn Khoa thì “ sự ô nhiễm nƣớc là sự có mặt của

một hay nhiều chất lạ trong môi trƣờng nƣớc, dù chất đó có hại hay

244

không. Khi vƣợt quá ngƣỡng chịu đựng của cơ thể sinh vật thì chất đó

sẽ trở nên độc hại ”. Còn theo Hiến Chƣơng Châu Âu về nƣớc đã

định nghĩa: “ sự ô nhiễm là một biến đổi nói chung do con ngƣời đối

với chất lƣợng nƣớc, làm ô nhiễm nƣớc và gây nguy hiểm cho con

ngƣời, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi giải trí, đối

với động vật nuôi và các loài hoang dại ” [1]. Căn cứ vào hai định

nghĩa trên thì nguồn nƣớc sông tại xã Định Yên cũng xuất hiện nhiều

thứ rác thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của ngƣời dân địa

phƣơng. Ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe, quá trình học tập, sản

xuất và vui chơi giải trí của ngƣời dân nơi đây.

2. Nội dung chính

2.1. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu

Đối tƣợng: Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở xã Định

Yên và một số giải pháp khắc phục.

Địa điểm: 4 Ấp của xã Định Yên (An Lợi A, An Lợi B, An

Phong, An Khƣơng.

Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích tƣ liệu sẵn

có: tập hợp và xử lý số lƣợng lớn tƣ liệu và sách vở viết về các hoạt

động môi trƣờng nƣớc, kinh tế, xã hội ở các vùng địa phƣơng vào các

thời điểm trƣớc đây cũng nhƣ trong nền kinh tế xã hội hiện nay: về

các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, việc làm thu nhập, giáo dục, y tế , văn

hóa,…Nhằm có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, cũng nhƣ

những luận cứ, luận điểm phục vụ cho các đề tài nghiên cứu của mình.

Cuộc điều tra đƣợc tiến hành theo hình thức phỏng vấn trực tiếp dựa

vào bản câu hỏi đƣợc soạn sẵn, với dung lƣợng mẫu là 40 hộ gia đình

chia đều cho 4 Ấp đang sinh sống tại xã Định Yên – Lấp Vò – Đồng

Tháp. Phƣơng pháp quan sát đƣợc sử dụng nhằm thu thập thông tin xã

hội về đối tƣợng nghiên cứu thông qua tri giác trực tiếp và ghi chép

trung thực những nhân tố có liên quan đến đối tƣợng và mục đích

nghiên cứu.

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng môi trường nước thải sinh hoạt

Theo kết quả điều tra cho thấy rằng nguồn nƣớc máy đƣợc sử

dụng rộng rãi ở các Ấp chiếm tỉ lệ 97,5%. Điều này cho thấy rằng

nhu cầu nƣớc sạch cho sinh hoạt đang ngày càng gia tăng và ngƣời

245

dân xã Định Yên đang sử dụng nguồn nƣớc máy nhƣ là nguồn nƣớc

chính cho mục đích sinh hoạt. Một số hộ dân gần các nguồn nƣớc

sông nên tỷ lệ sử dụng nƣớc sông vẫn còn cao với tỉ lệ 87,5%.

Biểu đồ 2.1.Tỉ lệ phần trăm sử dụng nguồn nước máy và nước sông

của người dân tại xã

Nguồn: Theo số liệu khảo sát tháng 08/2015

Qua điều tra cho thấy, ý kiến của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc

sinh hoạt nhƣ sau: đối với nguồn nƣớc máy thì tỉ lệ đánh giá tốt là

chiếm 22,5%, bình thƣờng là chiếm 77,5%: đối với nguồn nƣớc sông

thì tỉ lệ đánh giá không tốt hay ô nhiễm là chiếm 92,5%, không ý kiến

là chiếm 7,5%; còn đối với nƣớc giếng thì tỉ lệ đánh giá tốt là chiếm

2,5%, bình thƣờng là chiếm 15%, không tốt là chiếm 2,5%, không ý

kiến chiếm 80%.

Với ba nguồn nƣớc trên chỉ có nƣớc máy có thể qua xử lý, riêng đối

với nƣớc sông và nƣớc giếng đƣợc ngƣời dân sử dụng trực tiếp hoặc

sử dụng phèn nhôm kéo tụ và đun sôi trƣớc khi uống. Điều này cho

thấy chất lƣợng nƣớc sinh hoạt vẫn chƣa đƣợc kiểm soát và quan tâm

đúng mức.

246

Biểu đồ 2.2.Tỉ lệ phần trăm đánh giá chất lượng 3 loại nguồn nước

của người dân tại xã

Nguồn: Theo số liệu khảo sát tháng 08/2015

Từ những số liệu có đƣợc nhƣ trên ta thấy mức độ ảnh hƣởng

của vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc thải sinh hoạt đến đời sống của

những hộ dân tại địa phƣơng là rất nghiêm trọng và có xu hƣớng ngày

càng gia tăng hơn nữa.Theo nhận xét đánh giá của ngƣời dân thì

nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm nguồn nƣớc thải sinh hoạt là

do nhận thức về môi trƣờng của ngƣời dân địa phƣơng và đội ngũ xử

lý rác thải còn hạn chế.

2.2.2. Thực trạng môi trường nước thải công nghiệp

Theo kết quả điều tra về thực trạng môi trƣờng nƣớc thải công

nghiệp cho ta thấy rằng đa số hoạt động sản xuất của những làng nghề,

nhà máy, luôn xử lý chất thải bằng cách đƣa ra những con kênh gạch

ảnh hƣởng rất nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống của ngƣời dân nhƣ

sau: đối với học tập thì tỉ lệ đánh giá mức độ ảnh hƣởng nghiêm trọng

là chiếm 97,5%, bình thƣờng là chiếm 2,5%; về sức khỏe thì tỉ lệ đánh

giá mức độ ảnh hƣởng nghiêm trọng là chiếm 97,5%, bình thƣờng là

chiếm 2,5% ; về sản xuất thì tỉ lệ đánh giá mức độ ảnh hƣởng nghiêm

trọng là chiếm 75%, bình thƣờng là chiếm 25% và đối với vui chơi

giải trí thì tỉ lệ đánh giá mức độ ảnh hƣởng nghiêm trọng là chiếm

50%, bình thƣờng là chiếm 50%.

247

Biểu đồ 2.2.3. Tỉ lệ phần trăm đánh giá ảnh hưởng nguồn nước thải

công nghiệp đối với học tập, sức khỏe, sản xuất và vui chơi giải trí

của người dân

Nguồn: Theo số liệu khảo sát tháng 08/2015

2.2.3. Một số giải pháp khắc phục

Kết quả khảo sát đã cho thấy, đa số ngƣời dân trong mẫu khảo

sát đêu nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng

nƣớc nhƣng vẫn còn một tỉ lệ nhỏ ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc tầm

quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng nƣớc. Đồng thời, kết quả khảo

sát cũng cho thấy thức trạng ngƣời dân ít dành thời gian tham gia vào

các buổi tuyên truyền hay hoạt động bảo vệ môi trƣờng do chính

quyền địa phƣơng xã tổ chức và nếu có tham gia thì thời gian ấy cũng

không nhiều so với thời gian thực hiện các hoạt động khác của ngƣời

dân. Đa phần ngƣời dân điều cho nhận xết rằng việc “ ô nhiễm môi

trƣờng nƣớc ở xã Định Yên hiện nay ” điều do các nguyên nhân nhƣ:

bỏ rác không đúng nơi quy định, lạm dụng thuốc trừ sâu trong việc

sản xuất nông nghiệp, thiếu hệ thông chứa rác và đội ngũ xử lí rác, các

phế phẩm trong việc sản xuất “ chiếu ”,…

Từ thực trạng và những nguyên nhân trên cho thấy cần phải có

những giải pháp cụ thể để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về vai

trò quan trọng của môi trƣờng nƣớc nhƣ sau:

248

Giữ sạch nguồn nƣớc: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch

nguồn nƣớc bằng cách “ không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy,

không thải trực tiếp vào nguồn nƣớc sạch, sử dụng thuốc trừ sâu đúng

hƣớng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm

môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc.

Tiết kiệm nƣớc sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nƣớc vào các

sinh hoạt nhƣ nƣớc dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nƣớc khi đánh răng;

kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đƣờng ống, bể chứa nƣớc để chống thất

thoát nƣớc; dùng lại nguồn nƣớc bể bơi, nƣớc mƣa vào những việc

thích hợp nhƣ cọ rửa sân, tƣới cây…

Cần có phƣơng tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất

là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng nhƣ nơi công cộng, đồng

thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

Cần có hệ thống xử lý nƣớc thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ

ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã đƣợc

xử lý chung hoặc riêng. Nƣớc thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo

qui định môi trƣờng trƣớc khi thải ra cộng đồng.

Từ những giải pháp trên giúp cho ngƣời dân thay đổi hành vi,

để ngƣời dân có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc bảo vệ môi

trƣờng nƣớc. Qua phân tích kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng đã tìm

ra một số yếu tố tác động đến thực trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở

xã Định Yên nhƣ: bỏ rác thải bừa bãi, lạm dụng thuốc trừ sâu trong

nông nghiệp, thuốc nhuộm, nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng

chƣa tốt, đội ngũ xử lý rác thải còn hạn chế.

Theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi

phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, hình thức xử phạt,

mức phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền

xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Theo điều 14 nếu vi phạm các quy định về xả nƣớc thải có chứa các

thông số môi trƣờng nguy hại vào môi trƣờng

“1. Hành vi xả nƣớc thải vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dƣới 02

lần bị xử phạt nhƣ sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trƣờng hợp

thải lƣợng nƣớc thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

249

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trƣờng hợp

thải lƣợng nƣớc thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dƣới 10 m3/ngày (24

giờ);

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trƣờng

hợp thải lƣợng nƣớc thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dƣới 20 m3/ngày

(24 giờ);

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trƣờng

hợp thải lƣợng nƣớc thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dƣới 40 m3/ngày

(24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trƣờng

hợp thải lƣợng nƣớc thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dƣới 60 m3/ngày

(24 giờ);

e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trƣờng

hợp thải lƣợng nƣớc thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dƣới 80 m3/ngày

(24 giờ);

g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trƣờng

hợp thải lƣợng nƣớc thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dƣới 100

m3/ngày (24 giờ);…”

Nhƣ vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm cụ thể sẽ tƣơng ứng

với mức phạt tiền khác nhau. Đối với hành xả chất thải trực tiếp ra

môi trƣờng gây ô nhiêm môi trƣờng xung quanh của nhà hàng xóm,

bạn có thể làm đơn trình báo đến Ủy ban nhân dân xã để đƣợc xem xét

xử lý và áp dụng các biện pháp khác phục.

3. Kết luận

Cuộc nghiên cứu về “ Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở xã

Định Yên và một số giải pháp khắc phục ”. Trong đó nghiên cứu định

lƣợng và nghiên cứu định tính đƣợc xem là hai phƣơng pháp đƣợc sử

dụng chính trong quá trình nghiên cứu. Quá trình thu thập thông tin

đƣợc tiến hành bằng các bảng hỏi thiết kế sẵn đƣợc phỏng vấn trức

tiếp với 40 hộ gia đình tại xã Định Yên, cùng với 5 cuộc phỏng vấn

sâu (04 cuộc phỏng vấn đối với hộ gia đình, 01 cuộc phỏng vấn đối

với cán bộ địa phƣơng xã.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy khá tổng quát về “ Thực trạng ô

nhiễm môi trƣờng nƣớc ở xã Định Yên và một số giải pháp khắc

phục” nhƣ nhận thức của ngƣời dân về vai trò của việc bảo vệ môi

250

trƣờng nƣớc. Cuộc nghiên cứu cũng đã tìm ra một số yếu tố dẫn đến

tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở xã, từ đó đƣa ra những giải

pháp cụ thể từ phía chính quyền địa phƣơng, ngƣời dân, và sinh viên

nhằm nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về vai trò và tầm quan trọng

của môi trƣờng nƣớc đối với sự sống. Từ nhận thức giúp ngƣời dân

thay đổi hành vi, để ngƣời dân có thể dành nhiều thời gian tham gia

vào các buổi tuyên truyền hay các hoạt động bảo vệ môi trƣờng do

chính quyền địa phƣơng tổ chức thực hiện.

Tài liệu tham khảo

[1]. Lê Văn Khoa, Ô nhiễm môi trường đất, NXB, Gíáo dục

Việt Nam.

[2]. Bài báo Đồng Tháp Nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm và

khai thác tài nguyên nƣớc trái phép.

[3]. Bài nghiên cứu khoa học về “Ý thức bảo vệ môi trường của

sinh viên tại đại học Cần Thơ ”

[4]. Sách sinh thái học môi trƣờng của Trần Văn Nhân NXB

Bách Khoa Hà Nội.

[5]. Bài nghiên cứu khoa học về “Tìm hiểu về ô nhiễm môi

trường và giáo dục môi trường, thiết kế một số giáo án sinh học 11

nâng cao có tích hợp giáo dục môi trường của Ninh Thị Diệu Hồng

ngành sư phạm sinh năm 2009 ”

[6]. Quyết định về việc phê duyệt dự án: “đánh giá hiện trạng

và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại các khu cụm và làng

nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm

2020 ”

[7]. Bài báo nói về “Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường ở

nông thôn”

[8]. Tập chí môi trƣờng: “Hệ lụy từ nguồn nước bị ô nhiễm”

[9]. Bài báo “Hội thảo Góp ý Dự thảo Thông tư ề đánh giá sức

chịu tải, hạn ngạch xả nước thải vào lưu vực sông; Khắc phục ô

nhiễm và cải thiện môi trường các khu vực môi trường bị ô nhiễm ”

[10]. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP Nghị định số

179/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14tháng 11 năm 2013

[11]. Tập chí môi trƣờng “Ô nhiễm môi trường không khí tiếp

tục là vấn đề nhức nhối”

251

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI SINH

HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẤP VÒ,

TỈNH ĐỒNG THÁP

SV: Trần Văn Nhiều - Châu Thị Diễm Hƣơng - Mai Thị Anh

Lớp: ĐHCTXH12

GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc

Tóm tắt: Với cách thức xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến – đốt rác của

người dân ở địa phương xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã

làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân. Kết quả

nguyên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến cách thức xử lý rác

bằng cách đốt, trong đó có nguyên nhân lớn nhất là do thói quen đã đi

sâu vào trong nhận thức và ứng xử của người dân trên địc bàn.Thông

qua kết quả khảo sát đề tài kiến nghị một mô hình thu gom, xử lý rác thải

sinh hoạt phù hợp với đặc điểm dân cư trong khu vực huyện Lấp Vò.

Từ khóa: Rác thải sinh hoạt, xử lý rác thải

1. Mở đầu

quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng

nghiêm trọng đến môi trƣờng tự nhiên và sức khỏe của con ngƣời. Các

nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng. Phần lớn là do các loại rác

thải đƣợc sản sinh ra trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu dùng

trong gia đình, ở cả nông thôn thành thị trong quá trình sinh sống của

con ngƣời không đƣợc xử lý đúng cách gây ra. Do rác thải sinh hoạt

của ngƣời dân xử lý rác thải ở vùng nông thôn khi trình độ nhận thức

của ngƣời dân còn hạn chế và hệ thống thu gom và xử lý chƣa đầy đủ.

Rác thải ở khu vực nông thôn là một trong những nguyên nhân gây ra

ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Theo báo cáo ( Theo nguồn Viện

khoa học và Công nghệ môi trƣờng, Đại học Bách Khoa Hà Nội năm

2000). Với dân số 60,703 triệu ngƣời sống ở khu vực nông thôn (năm

2010), lƣợng phát sinh chất thải của ngƣời dân ở các vùng nông thôn

khoảng 0,3 kg/ngƣời/ngày, ta có thể ƣớc tính lƣợng rác thải sinh hoạt

phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày, tƣơng đƣơng với 6,6 triệu

tấn/năm.đồng thoi72theo thống kê tại các đô thị lớn, trung bình một

ngƣời thải ra 1/kg/rác/ngày thì tại nông thôn, lƣợng rác thải ra của 1

ngƣời dân cũng vào khoảng 0,6 – 0,7kg/rác/ngày. Nhƣ vậy với khoảng

252

60,703 triệu ngƣời đang sống tại các vùng nông thôn, mỗi ngày sẽ có

khoảng 30.000 – 35.000 tấn rác cần xử lí.

Việc xử lí rác thải sinh hoạt một cách hợp lí đã và đang đặt ra

những vấn đề khó khăn đối với hầu hết các vùng nông thôn và thị trấn.

Xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp là một xã vùng sâu, vùng

xa. Do điều kiện kinh tế, nên các biện pháp quản lí chƣa đƣợc quan

tâm đúng mức, nguồn kinh phí đầu tƣ cho các công tác thu gom và xử

lí chƣa nhiều, đặc biệt là nhận thức của ngƣời dân về việc thu gom và

xử lý rác thải chƣa cao.

Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm tìm hiểu thực trạng thu

gom và xử lí rác thải của ngƣời dân địa phƣơng, cuộc khảo sát

đƣợc tiến hành vào tháng 10/2014 tại xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò,

tỉnh Đồng Tháp. Mẫu khảo sát gồm 30 hộ dân (đại diện mỗi hộ 1

ngƣời gồm 50% nữ chủ hộ, 50% nam chủ hộ) trên địa bàn xã Tân

Mỹ với kỹ thuật thu thập thông tin định lƣợng dựa vào bản câu

hỏi đƣợc thiết kế sẵn kết hợp với phỏng vấn sâu 10 hộ dân. Bài

viết xin giới thiệu một số kết quả từ cuộc khảo sát trên.

2. Nội dung chính

2.1. Tình hình thu gom và xử lý rác thải của người dân ở xã Tân

Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Kết quả khảo sát cung cấp thông tin về cách thức xử lý rác thải

của ngƣời dân xã Tân Mỹ lựa chọn: theo hình thức đốt, chôn, vứt

xuống sông...

Bảng 1. Cách thức xử lý rác thải của hộ gia đình ở xã Tân Mỹ

Theo hình thức đốt chiếm tỷ lệ cao nhất (53,33%), để vào

thùng rác chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp (20%). Ngoài ra còn có hình thức

xử lý rác thải khác là chôn và vứt xuống sông chiếm tỷ lệ bằng nhau

Đồng ý,

Đốt,

53.33%

Đồng ý,

Chôn, 10%

Đồng ý,

Vứt xuống

sông, 10%

Đồng ý,

Để vào

thùng rác,

20%

253

(10%) Từ đó có thể thấy rằng cách xử lý rác thải của ngƣời dân chƣa

đúng cách làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn cách thức xử lý rác thải

ở trên có thể thấy qua kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cách thức xử lý rác thải của hộ gia

đình ở Tân Mỹ

Nguồn: Số liệu khảo sát vào tháng 10/2014

Nguyên nhân chính dẫn đến việc xử lí rác sinh hoạt không

đúng cách của các hộ dân ở xã Tân Mỹ thói quen (76,67%). Vì vậy

cần tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận

thức của ngƣời dân về việc xử lý rác thải đúng cách để thay đổi thói

quen xử lý rác thải chƣa đúng cách.

Nguyên nhân lớn thứ hai là ý thức ngƣời dân chiếm tỷ lệ

20% - Không chủ động mang rác đến thùng rác, cho rằng thu gom

và xử lí rác là việc của ngƣời khác không phải của cá nhân và gia

đình họ, không chịu thực hiện xử lí rác theo khuyến nghị...

Ý thức của mỗi ngƣời chiếm tỷ lệ (20%). Ngoài việc thay đổi

thói quen vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định của ngƣời dân nơi

đây thì việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân

cũng không kém phần quan trọng.

Nguyên nhân khác là số tiền phải đóng hàng tháng cho việc thu

gom rác thải là tốn kém một khoảng chi phí của gia đình.

2.2. Tác động của việc thu gom và xử lý rác thải không đúng cách

của người dân xã Tân Mỹ đến môi trường

Trong bảng hỏi mà nhóm đã khảo có hỏi là “mỗi ngày gia đình

Ông/ bà đã cho ra môi trường khoảng bao nhiêu kg rác/ngày?” có

57% hộ cho rằng mỗi ngày họ thải ra môi trƣờng khoảng 2 kg đến 3

kg rác. Chiếm hơn một nữa trong tổng số hộ đƣợc hỏi. Còn lại 43% hộ

cho rằng mỗi ngày họ thải ra môi trƣờng dƣới 2kg rác. Khối lƣợng rác

Series 1,

Thói quen,

76.67%

Series 1,

Tiết kiệm

đƣợc

khoảng

tiền, 3.33%

Series 1, Ý

thức của

mõi ngƣời,

20%

254

thải trung bình mỗi ngày ở đây là rất lớn trong khi đó những nơi có tổ

thu gom và xử lý rác tốt để vào thùng rác chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp

chiếm 20% (nguồn: Số liệu khảo sát vào tháng 10/2014)

Lƣợng rác chƣa đƣợc xử lý đúng cách đƣợc thải ra môi trƣờng

gây ra ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng rất lớn đến con ngƣời và môi

trƣờng xung quanh. Vậy nên cần có những giải pháp thiết thực để

ngăn chặn tình trạng ô nhiễm này và muốn làm đƣợc điều đó thì cần

phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phƣơng

cũng nhƣ là của ngƣời dân.

Với lƣợng rác thải của hộ gia đình ở xã Tân Mỹ thải ra môi

trƣờng ngày một lớn trong khi các biện pháp xử lí rác chƣa đạt hiệu quả

cao, đã gây ra những ảnh hƣởng nghiêm trọng ở nhiều mặt nhƣ sức khỏe,

giống nòi, hiệu ứng nhà kính, ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất, nƣớc,

không khí…và khi xuống địa phƣơng phát bảng hỏi thì nhóm đã thu

đƣợc kết quả có 60% ngƣời dân cho rằng ảnh hƣởng nhiều nhất đến sức

khỏe và chỉ có 6,67% ngƣời dân cho rằng rác ảnh hƣởng đến môi trƣờng

đất, 16,67% cho rằng ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc.

Ngƣời dân có biết ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến sức

khỏe.....nhƣng cách thức thực hiện chƣa đƣợc hiểu đúng, làm đúng,

ngƣời dân chƣa nhận ra vai trò và trách nhiệm của cá nhân và gia đình

họ trong việc thực hiện phòng chống ô nhiễm môi trƣờng. Điều này có

thể nhìn thấy ở số liệu xử lý rác thải bằng cách đốt (chiếm 53,3%). Họ

cho rằng việc tự tiêu hủy bằng hình thức đốt là cách xử lý vừa nhanh

gọn vừa đỡ tốn thời gian, ít tốn kém và nó đã là thói quen của ngƣời

dân từ trƣớc đến nay. Bằng cách xử lý này họ cho rằng tiện lợi nhất

nên mọi ngƣời dân đều áp dụng cho việc xử lý rác thải nơi đây.

Bảng 3. Nhận thức của hộ dân xã Tân Mỹ về tác hại của ô nhiễm

môi trƣờng

Nguồn: Số liệu khảo sát vào tháng 10/2014

Sức khỏe Giống nòi Hiệu ứng

nhà kính

Môi

trƣờng

nƣớc

Đồng ý 60% 3.30% 10% 16.70%

255

Nhìn chung, việc xử lý rác không đúng cách sẽ gây ra rất nhiều

bệnh ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng xung quanh.

Điều này đã đƣợc ngƣời dân cho ý kiến thông qua trả lời bảng hỏi. Ta

cũng thấy đƣợc rằng ngƣời dân nhận thức đƣợc một phần tác hại của ô

nhiễm môi trƣờng do một số nguyên nhân từ xử lý rác không đúng

cách. Vì vậy khả năng khắc phục tình trạng trên bằng các biện pháp cụ

thể, phù hợp có khả năng thành công khá lớn xuất phát từ nhận thức

đúng đắn đó của ngƣời dân.

2.3. Đề xuất mô hình thu gom, xử lí rác sinh hoạt tại nguồn của hộ

dân xã Tân Mỹ

Xuất phát từ thực trạng tại địa phƣơng là tình trang ô nhiễm

môi trƣờng vẫn còn đang diễn ra hàng ngày bởi khá nhiều lý do, trong

đó lý do quan trọng nhất là từ ngƣời dân và cơ quan ban ngành và tình

hình đặc điểm riêng biệt của địa phƣơng nơi này mà nhóm chúng tôi

có đề ra một mô hình xử lý rác thải tại nguồn nhƣ sau:

Hình 1: Mô hình thu gom, xử lý rác sinh hoạt tại nguồn

của hộ dân

256

Nhìn vào mô hình ta thấy rõ đƣợc những công việc của từng bộ

phận, từ ngƣời dân đến với các ban ngành, chức trách. Nhƣng mô hình

này cần có đƣợc nhóm nồng cốt đƣợc thành lập tại địa phƣơng và phải

phân công công việc rõ ràng. Trên hết vẫn phải dựa trên nguyên tắc tự

nguyện của ngƣời dân. Để có đƣợc tinh thần tự giác của ngƣời dân thì

địa phƣơng cần chuyển khai “Mô hình Tổ thu gom rác thải”. Tổ thu

gom rác đƣợc thành lập sẽ giúp cho ngƣời dân nhận thức đƣợc lợi ích

của việc thu gom, xử lí rác đúng cách.

Và mô hình này sẽ rất khả thi khi đƣợc áp dụng tại xã Tân Mỹ

và nếu hiệu quả cao thì chúng ta có thể nhân rộng mô hình này đến

với các địa phƣơng khác bởi vì khi hỏi ngƣời dân với nhận định là

“bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân” thì có 66,7% đồng

ý, 30% rất đồng ý và có 3,3% hơi đồng ý. Điều này cho thấy ngƣời

dân có ý thức để bảo vệ môi trƣờng nhƣng vì điều kiện và nhiều lý do

khác nên họ chƣa có thể thực hiện. Và chúng tôi tiếp tục hỏi ngƣời

dân nơi đây với nhận định “rác bỏ đâu cũng được” thì có 80% không

đồng ý về nhận định rác bỏ đâu cũng đƣợc. Điều đó cho thấy ngƣời

dân có dân nhận thức về việc bảo vệ môi trƣờng. Với cuộc phỏng vấn

sâu thì có một số hộ dân cho rằng: “Tôi cũng muốn bảo vệ môi trường

lắm, nhưng rác thì đâu có đem đi đâu để xử lý được đâu mà cũng

không thể để trong nhà lâu được. Vì vậy, phải vứt xuống sông hay đốt

thôi, phải chi có người thu gom hay xử lý thì tôi cũng tham gia thôi”.

Có thể thấy rằng việc ngƣời dân muốn thu gom và xử lý rác đúng cách

nhƣng điều kiện thu gom và xử lý là thiếu hụt.

Hoạt động mô hình có sự tham gia của cộng đồng trong công

tác quản lý rác sinh hoạt nói riêng và bảo vệ môi trƣờng nói chung.

Thêm vào đó là những ngƣời dân khi tham gia vào việc thu gom nhƣ

thế họ sẽ có thêm nguồn thu nhập. Hơn thế nữa là ngƣời dân sẽ nhận

thức đầy đủ hơn về việc bảo vệ môi trƣờng từ đó họ sẽ tuyên truyền

cho mọi ngƣời xung quanh cứ nhƣ thế thì mọi ngƣời sẽ hiểu rõ hơn về

mô hình này.

Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả và duy trì đƣợc hoạt động,

chính quyền địa phƣơng (UBND xã, thị trấn) phải quản lý tốt tổ thu

gom (về kinh phí và tổ chức hoạt động).

257

3. Kết luận

Từ những phân tích trên cho thấy việc đáp ứng một mô hình

thu gom và xử lý rác sinh hoạt cụ thể, phù hợp với địa phƣơng xã Tân

Mỹ là hết sức cần thiết. Chính quyền địa phƣơng, cơ quan ban ngành

đóng vai trò quan trong việc triển khai thành lập mô hình thu gom và

xử lý rác và phải nâng cao nhận thức của chính ngƣời dân để có ý thức

bảo vệ môi trƣờng. Nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe con ngƣời

và môi trƣờng thì cần có những hành động đồng bộ từ nhiều phía nói

trên nhƣng quan trọng hết phải xuất phát từ ngƣời dân. Có thay đổi

nhận thức mới có thể thay đổi hành vi của ngƣời dân. Điều này cần

đƣợc sự tác động lâu dài và bền bỉ của chính quyền địa phƣơng, để

đáp ứng đƣợc những điều kiện cần thiết cho việc thu gom và xử lý rác

thải tƣơng thích với tình hình và điều kiện của địa phƣơng.

Tài liệu tham khảo

[1]. Báo cáo môi trƣờng Quốc gia (2012), Bộ tài nguyên môi

trƣờng.

[2]. Lê Văn Khoa (2000), “Khoa học môi trƣờng”, Hà Nội: Nxb.

Giáo Dục.

[3]. Lê Hoàng An và Nghiêm Thị Hoàng An (2013), “Chất thải

rắn nông thôn-vấn đề còn bỏ ngõ”, Tổng cục Môi trƣờng.

[4]. Trần Thị Thu Hiền (2010), “Hiện trạng và giải pháp về tài

nguyên và môi trƣờng theo định hƣớng xây dựng nông thôn mới”,

Phòng Tài nguyên- Môi trƣờng, thị trấn Tân Châu.

258

TÌM HIỂU VỀ DỰ ÁN PHÙ SA

Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP

SV: Phan Thùy Vân – Hồ Thị Ngọc An

Lớp: ĐHCTXH13

GVHD: CN. Đỗ Thị Thảo

Tóm tắt: Qua hoạt động đánh giá Dự án Phù Sa, cho thấy được Dự

án với mục tiêu giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó

khăn, được hòa nhập cuộc sống, cải thiện điều kiện sống của bản thân

và gia đình, nhưng bên cạnh đó Dự án vẫn chưa đáp ứng được hầu

hết nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em và thanh thiếu trên địa bàn. Dự

án cũng gặp không ít khó khăn về tài chính từ khi chuyển giao cho

Công ty Công nghệ Truyền thông Tương lai, do không còn nhận được

sự tài trợ của nước ngoài. Qua đó cũng nhằm đề ra những giải pháp

nhằm giúp Dự án hoạt động tốt và giúp đỡ cũng như đáp ứng được

nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên, góp phần tạo đất nước có

nhiều nguồn nhân lực trẻ phát triển đất nước.

Từ khóa: hiệu quả, hoạt động, Dự án, Dự án Phù Sa.

1. Mở đầu

Trong xã hội hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế, giao lƣu với

các nƣớc trên thế giới ngày càng rộng mở, tạo điều kiện động lực cho

đất nƣớc ngày càng phát triển về nhiều mặt nhƣ: kinh tế, văn hóa,

khoa học kỹ thuật, du lịch,… giúp cho con ngƣời có cuộc sống ấm no

và hạnh phúc, nhƣng đời sống con ngƣời dù giàu có đến đâu cũng

không tránh khỏi những bệnh tật, mâu thuẫn, chia ly, tai nạn,… do đó

dù đất nƣớc có phát triển đến đâu, xã hội cũng luôn tồn tại những

ngƣời nghèo, ngƣời già yếu, khuyết tật, ngƣời nghiện ma túy, trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với tƣ cách là một công dân, họ phải

đƣợc đảm bảo mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình,

không phân biệt địa vị xã hội, chủng tộc tôn giáo, cùng với sự phát

triển của xã hội, đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp, an sinh xã

hội đã dần dần xuất hiện và phát triển. An sinh xã hội ra đời đã giúp

cho những ngƣời bất hạnh, những ngƣời kém may mắn có thêm những

điều kiện cần thiết để khắc phục những bất công, những rủi ro có cơ

hội để phát triển, hòa nhập cộng đồng, và một trong những đối tƣợng

an sinh xã hội luôn đặt biệt quan tâm đó chính là trẻ em, thanh thiếu

niên nói chung và trẻ em, thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn nói riêng

259

Trẻ em và thanh thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển và cần có

đƣợc điều kiện tối ƣu để phát triển, và cũng là một thế hệ tƣơng lai trẻ,

là mầm xanh của đất nƣớc, rất cần thiết để đƣợc phát triển cả vật chất

lẫn tinh thần. Trong thƣ gửi học sinh nhân ngày khai trƣờng đầu tiên

của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết

: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt

Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm

châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của

các em” [Thƣ gửi các em học sinh nhân ngày khai trƣờng đầu tiên của

nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945].. Qua đó cũng thấy

đƣợc tầm rất quan trọng của trẻ em và thanh thiếu niên đối với sự

nghiệp phát triển của đất nƣớc. Nhƣng trong xã hội hiện nay bên cạnh

những trẻ em và thanh thiếu niên có đầy đủ điều kiện học tập, vui chơi

giải trí thoải mái vẫn còn lắm những trẻ em và thanh thiếu niên không

nơi nƣơng tựa, mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lao động

sớm và trẻ khuyết tật,… Theo thống kê của Bộ Lao động thƣơng binh

và xã hội, đến cuối tháng 6 năm 2009 ở Việt Nam có đến 3 triệu trẻ

em gặp hoàn cảnh khó khăn, ngoài ra còn theo số liệu mới nhất của tổ

chức Lao động Quốc Tế (ILO) có ít nhất 218 triệu lao động trẻ em

trong độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi và hầu hết tập trung ở các thành phố lớn.

Cả nƣớc nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng theo số liệu thống kê

năm 2013 có 2960 trẻ em mồ côi, 2413 trẻ em bị khuyết tật, 104 trẻ

em lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật 61 em, 37 trẻ em bị xâm hại

tình dục, 2219 trẻ em bị bỏ rơi, 49 trẻ em nhiễm chất độc hóa học, 64

trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm,… [Bảng tổng

hợp rà soát trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2013, báo cáo

toàn tỉnh Đồng Tháp 2013].

Do đó trẻ em cũng nhƣ thanh thiếu niên cần lắm những bàn tay

dìu dắt, thƣơng yêu, đùm bọc và chở che các em phát triển một cách

toàn diện, giúp đỡ các em vƣợt qua những khó khăn, nghịch cảnh của

cuộc đời, giúp các em có ý chí nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống trở

thành ngƣời có ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Giúp đỡ các em

không chỉ cho chính bản thân của mỗi trẻ em mà còn vì tƣơng lai, vì

sự phát triển hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Nhận thấy đƣợc sự cấp

thiết đó, tỉnh Đồng Tháp nói chung và Thành phố Cao Lãnh nói riêng

đã có nhiều chƣơng trình, mô hình an sinh xã hội nhằm giúp cho trẻ

em và thanh thiếu niên có đầy đủ điều kiện phát triển về mọi mặt,

đƣợc vui chơi giải trí, đƣợc học tập và đƣợc hƣởng tất cả mọi quyền

260

lợi nhằm phát triển toàn diện bản thân, một trong những mô hình an

sinh xã hội giúp đỡ trẻ em ở thành phố Cao Lãnh là mô hình hoạt

động của Dự án Phù Sa do công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông

Tƣơng lai điều hành từ năm 2014 do UBND Thành phố Cao Lãnh

chuyển giao, nhằm giúp đỡ trẻ em, thanh/thiếu niên có hoàn cảnh khó

khăn, thiếu điều kiện học tập, có nguy cơ lâm vào hoàn cảnh lang

thang cơ nhỡ có điều kiện để hội nhập xã hội đƣợc hỗ trợ học nghề,

học chữ, có việc làm từ nguồn hỗ trợ của Liên minh Châu Âu và ngân

hàng HSBC – thành phố Hồ Chí Minh.

Qua nhiều năm thực hiện mô hình Dự án Phù Sa đã giúp đỡ rất

nhiều đối tƣợng, giúp các em hòa nhập tốt với cộng đồng, tuy nhiên

bên cạnh đó mô hình vẫn chƣa đem lại hiệu quả tối đa cho hầu hết các

trẻ em, vẫn còn nhiều trẻ em khó khăn, vì thế nhóm chúng tôi xin

nghiên cứu vấn đề “ Đánh giá hiệu quả hoạt động Dự án Phù Sa ở

thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” qua đó nhằm đánh giá đƣợc

hiệu quả của việc thực hiện mô hình của Dự án và nhận thấy đƣợc tầm

quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội cho trẻ em và thanh thiếu

niên, đồng thời đề ra biện pháp giúp cho việc thực hiện Dự án Phù Sa

ngày càng nhân rộng và giúp đỡ đáp ứng đƣợc hầu hết tất cả trẻ em ở

thành phố Cao Lãnh.

2. Nội dung chính

2.1. Thực trạng hoạt động mô hình của Dự án Phù Sa

Trong đời sống xã hội càng hiện đại, luôn luôn kéo theo những

bất công, bất bình đẳng, làm cho đời sống con ngƣời trở nên khó khăn

hơn, ngƣời giàu càng giàu hơn, ngƣợc lại ngƣời nghèo lại nghèo hơn.

Đặt biệt là lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên cần phải đƣợc bảo vệ và

chăm sóc đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần nhƣng không phải ai cũng

có đƣợc những may mắn đó, còn lắm những mảnh đời bất hạnh cần sự

sẻ chia, chung tay của mọi ngƣời.

Nhận thấy đƣợc sự bức thiết đó, với mục tiêu giúp đỡ những

đối tƣợng yếu thế là trẻ em, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn,

lang thang cơ nhỡ, đƣợc hòa nhập với cuộc sống, UBND thành phố

Cao Lãnh phối hợp cùng các tổ chức phi chính phủ đa quốc gia thành

lập Dự án Phù Sa vào tháng 10 năm 2005. Đơn vị chủ quản của dự án

trong giai đoạn này là UBND thành phố Cao Lãnh. Dự án đƣợc chia

làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu, dự án triển khai trực tiếp các hoạt

động công tác xã hội từ nguồn tài chính của các tổ chức Terre des

261

hommes Lausanne (Thụy Sỹ) và Liên Minh Châu Âu EU hỗ trợ. Qua

đó, dự án cũng đã thu đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận:

Giai đoạn 1 và 2 (2005 – 2010): Dự án Phù Sa thực hiện sứ

mệnh với mô hình“Tƣ vấn và hỗ trợ dịch vụ cho trẻ em và thanh thiếu

niên có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ lang thang” tại 15 phƣờng, xã

thành phố Cao Lãnh, trên cơ sở thoả thuận hợp tác giữa UBND thành

phố Cao Lãnh, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em thành phố và tổ chức

Terre des homes Lausanne Thuỵ Sĩ bƣớc đầu đi vào việc tìm hiểu, tiếp

xúc và có hƣớng hỗ trợ các đối tƣợng, thông qua hoạt động tiếp cận và

tiếp nhận các trẻ, cùng với vãng gia gia đình của các trẻ, đồng thời cũng

tiến hành phát đƣợc 2000 tờ bƣớm trên 7 địa bàn Thành phố Cao Lãnh.

Để có thể đáp ứng tốt cũng nhƣ đầy đủ các nguyện vọng của trẻ, giúp

trẻ hòa nhập tốt cuộc sống, Dự án đã tiến hành hỗ trợ giáo dục, qua theo

dõi và đƣợc hỗ trợ nhận thấy đƣợc trong số các em đƣợc tiếp cận có

một số em có dấu hiệu học sa sút, không theo kịp bài giảng, các em tỏ

ra chán học, chơi game vì thế nguy cơ các em nghĩ học là rất cao, để

hạn chế phần nào số em bỏ học do học yếu, dự án kết hợp với sinh viên

tình nguyện tổ chức dạy kèm hàng đêm cho các em các môn cơ bản nhƣ

Toán, Anh văn và Ngữ văn, Lớp dạy kèm đƣợc mở đƣợc 2 tháng và

mỗi đêm có 5 đến 8 em đến học, ngoài ra còn mở lớp linh hoạt từ lớp 1

đến lớp 5, hoạt động tƣ vấn hỗ trợ học nghề đƣợc dự án chú trọng trong

suốt giai đoạn vừa qua, từ số em đƣợc đƣa học nghề giai đoạn 1 là 17

em , trong giai đoạn 2 dự án tiếp tục hỗ trợ cho 59 em đƣợc học nghề

tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, các em đƣợc dạy nghề

chủ yếu có thời gian học ngắn từ 1 đến 2 năm nhƣ: hớt tóc, làm tóc,

móng tay ; sửa xe gắn máy, sửa điện thoại di động, điện lạnh, điện tử,

may…cho các trẻ em và thanh thiếu niên, bên cạnh đó cũng giúp các

em tìm đƣợc việc làm sau khi kết thúc khóa học, nhƣng do khả năng

của các em còn rất hạn chế nên việc theo đuổi công việc lâu dài cũng

rất khó khăn, hỗ trợ và tƣ vấn giúp cho các em chia sẻ nguyện vọng của

mình trong cuộc sống, qua đó giúp các em có ý chí nghị lực vƣơn lên

trong cuộc sống, vận động các trƣờng miễn giảm học phí cho trẻ, ngoài

ra còn mở những lớp những kỹ năng sống cho các em khá phong phú,

ngoài các chủ đề giúp các em có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình và

rèn luyện bản thân, dự án còn tìm tòi các kiến thức mới và mang tính

thời sự cập nhật cho các em nhƣ môi trƣờng, giải quyết mâu thuẩn tuổi

học trò…. Song song với việc truyền thông, tập huấn kỹ năng sống cho

các em, dự án đều tổ chức định kỳ kiểm tra kiến thức thông qua các hội

262

thi đƣợc tổ chức hàng năm, tiếp theo đó còn tổ chức vui chơi giải trí

cho trẻ nhằm trang bị những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, ngoài

các hoạt động thƣờng niên, dự án còn đƣợc các tổ chức và cơ quan

chuyên trách địa phƣơng tạo điều kiện để dự án tổ chức cho các em

tham gia các hoạt động tập trung và có quy mô lớn. Ngoài ra Dự án còn

giúp các em làm giấy tờ tùy thân, hỗ trợ các em trong trƣờng hợp

chuyển, nhập hộ khẩu, làm giấy chứng minh thƣ và khai sinh cho các

em, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đƣợc nhập học, có việc làm.

Trong giai đoạn này, tổ chức tài trợ chính cho dự án là Terre des

hommes Lausanne (Thụy Sỹ), cũng đã đạt đƣợc những kết quả tiếp cận

và hỗ trợ cho 315 trẻ.

Giai đoạn 3 (2011 – 2013): với sự tài trợ của Liên Minh Châu

Âu, Dự án Phù Sa cùng với 2 tiểu dự án là Bình Minh –TP. Cần Thơ

và Tƣơng Lai – TP.HCM thực hiện sứ mệnh với mô hình “Cùng nhau

làm việc để bảo vệ và thúc đẩy các Quyền của trẻ em và thanh thiếu

niên có nguy cơ”, với tổng vốn trên 2 tỷ đồng. Dự án đã thu hút sự

đƣợc tham gia của chính quyền và các nhà hoạch định chính sách

tham gia diễn đàn về quyền trẻ em thông qua các buổi hội thảo chuyên

đề, trao quyền cho trẻ em và thanh thiếu niên nói lên quyền của mình

thông qua các sự kiện đặc biệt. Dự án đã tiếp cận đƣợc 14 xã, phƣờng

trên địa bàn, dự án cũng đã tổ chức cho các giáo dục viên và tình

nguyện viên đi tiếp cận vào ban đêm ở các khu vui chơi mà trẻ em và

thanh thiếu niên lang thang thƣờng tụ tập nhƣ: Công viên Văn Miếu,

công viên Thiếu Nhi, Chợ Cao Lãnh… Trong giai đoạn này, Dự án đã

liên hệ với các trƣờng, lập danh sách các trẻ có hoàn cảnh khó khăn để

có hƣớng hỗ trợ thích hợp, cùng với đó cũng thực hiện ở lĩnh vực Y

tế, giúp các em khám và chữa bệnh. Giai đoạn này cũng giúp các trẻ

đƣợc hỗ trợ học nghề, tổng số trẻ đƣợc theo dõi học nghề là 24 em,

trong đó 6 tháng đầu năm 2011 đã đƣa đƣợc 9 em đi học nghề với các

ngành nghề nhƣ: Sửa xe gắn máy, hớt tóc, uốn tóc, may.... Hiện nay

nhu cầu học nghề ở trẻ còn rất nhiều, dự án đang tiếp tục tƣ vấn nghề

cho các em và tiếp tục đƣa trẻ đi học nghề. Dự án đã tiếp cận vãng gia,

lắng nghe chia sẻ, nguyện vọng, nhu cầu về nghề nghiệp của trẻ, qua

đó đã hỗ trợ giúp các em với các công việc nhƣ: Nhân viên phục vụ,

nhân viên bán hàng, thợ sửa xe, thợ may với mức thu nhập từ

1.200.000 đồng đến 2.300.000 đồng/ tháng, nhƣng số trẻ đi làm còn

chƣa cao vì trong quá trình đi tiếp cận trẻ tại các xã, phƣờng thì hầu

hết trẻ ít có nhu cầu đi làm hoặc có nhu cầu đi làm nhƣng đòi hỏi công

263

việc không phù hợp với khả năng của các em, Dự án còn tiến hành

khảo sát nhu cầu trẻ về kỹ năng sống nhằm chọn lọc ra các chủ đề kỹ

năng sống để chia sẻ truyền thông cho trẻ nhƣ ý muốn của trẻ, tổ chức

chia sẻ kinh nghiệm cho 11 trẻ về kỹ năng sống để từ đó các em có thể

vận dụng các kỹ năng đƣợc học vào cuộc sống. Tổ chức các hoạt động

vui chơi giải trí, hội trại, giúp trẻ có đƣợc sân chơi lành mạnh và tự tin

hơn trong cuộc sống. Ngoài ra Dự án đã góp phần nâng cao sự hiểu

biết và thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em, thông qua hoạt động làm

giấy tờ tùy thân cho các em. Hình thức hoạt động trong giai đoạn này

là xây dựng một mạng lƣới có năng lực với các thành phần khác nhau,

bao gồm các Ban, ngành, phƣờng, xã, trƣờng học, tổ chức xã hội khác,

các cơ sở đào tạo nghề, việc làm, gia đình và trẻ em. Mạng lƣới này sẽ

cùng chung tay thực hiện và bảo vệ các quyền lợi của trẻ em và thanh

thiếu niên có nguy cơ lang thang, cơ nhỡ, dễ sa vào tệ nạn xã hội, thất

nghiệp… trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.

Dự án Phù Sa với sự định hƣớng hoạt động, điều hành và quản

lý trực tiếp của Công ty CP Công nghệ Truyền thông Tƣơng Lai

(T.Info), sẽ thực hiện sứ mệnh hỗ trợ các em trong độ tuổi từ 14 đến

22 tuổi có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ hay các trƣờng hợp

đặc biệt (mồ côi cha mẹ, không ngƣời đỡ đầu, khuyết tật) để có thể hội

nhập xã hội. Về hiện tại, dự án Phù Sa đã tiếp nhận đƣợc khoảng 400

trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ, trong giai đoạn năm

2014 dự án dự kiến sẽ đƣợc mở rộng trên địa bàn các huyện, thị của

tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là huyện Cao Lãnh. Dự án không chỉ giải

quyết các vấn đề về việc làm cho trẻ em, thanh thiếu niên có nguy cơ

lang thang, cơ nhỡ, thất nghiệp, dễ sa vào tệ nạn xã hội… mà hơn hết

dự án còn góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội, định hƣớng tƣơng lai

cho các em và quan trọng hơn hết là xây dựng những con ngƣời có ích

cho xã hội, cho nƣớc nhà, thông qua dạy các em học nghề làm tranh

gạo rang và nghề may. Những em nào khó khăn mới vào công ty sẽ

đƣợc giúp đỡ hỗ trợ 1.500.000đ kinh phí, sau mỗi tháng sẽ đƣợc hỗ

trợ 300.000đ kinh phí, ngoài ra sau một thời gian học thành thạo tay

nghề công ty sẽ trả tiền lƣơng cho các em, cùng với đó sẽ giới thiệu

việc làm cho các em sau khi ra trƣờng, và giữ các em lại làm việc cho

công ty với những em nào có tay nghề, ngoài ra trong quá trình học

nghề, nếu có nhu cầu tìm việc làm thì các em đƣợc Công ty nhận vào

làm tại quầy Tcoffee của Công ty.

264

2.2. Kết quả thực hiện mô hình của Dự án Phù Sa

Từ khi triển khai thực hiện mô hình của Dự án Phù Sa không

chỉ giúp ích đƣợc rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, lang thang

cơ nhỡ, giúp các em có điều kiện hòa nhập với cộng đồng và có ý chí

nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống, qua đó góp phần giảm tình trạng tệ

nạn xã hội, cụ thể đã đạt đƣợc những kết quả thành công qua từng giai

đoạn cụ thể

Giai đoạn 1 và 2: với mô hình “Tƣ vấn và hỗ trợ dịch vụ cho

trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ lang

thang” ở giai đoạn 1 thông qua các hoạt động vãng gia 175 hộ gia đình

và phát trên 2000 tờ bƣớm trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, Dự án

đã tiếp cận 315 trẻ em và tiếp nhận trên 253 trẻ và thanh thiếu niên có

hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ lang thang, ngoài ra còn tƣ vấn và hỗ

trợ cho các em đƣợc học tập và học nghề. Dự án có 42 trẻ đạt ba

chuẩn để hội nhập với các chuẩn: giáo dục, kỹ năng sống, giấy tờ tùy

thân, thu nhập, trong đó có 36 trẻ đạt ba chuẩn: giáo dục, kỹ năng

sống, giấy tờ tuỳ thân, 6 trẻ đạt ba chuẩn: giấy tờ tuỳ thân, thu nhập,

kỹ năng sống, 6 trẻ đạt bốn chuẩn: giáo dục, giấy tờ tuỳ thân, kỹ năng

sống, thu nhập, 1 trẻ đạt năm chuẩn. Trong giai đoạn này, Dự án đã hỗ

trợ cho các trẻ em và thanh thiếu niên đƣợc hỗ trợ học nghề và học

chữ, các em sẽ đƣợc học nghề chủ yếu là hớt tóc, may, sửa xe gắn

máy, trang trí nội thất, điện cơ, điện tử, lái xe, uốn tóc. Ngoài ra có 97

em đƣợc hỗ trợ học chữ, 61 em học hết trung học phổ thông, 36 trẻ em

học lớp Linh Hoạt, Dự án đã vận động sự hỗ trợ của Phòng Giáo dục

và các ngành có liên quan tổ chức khai giảng tổng kết lớp cho trẻ học

lớp phổ cập, tổng số trẻ đƣợc hỗ trợ học lớp phổ cập là 24 trẻ, vận

động các trƣờng miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh khó

khăn với tổng số tiền là: 1,582,000đồng. Về học nghề, Dự án còn hỗ

trợ cho 20 em học nghề, đến nay, đã giúp 21 em học nghề, trong đó có

2 em có việc làm và thu nhập ổn định, sau khi kết thúc khóa học nghề

các em sẽ đƣợc giới thiệu việc làm, năm 2006 chƣa đƣợc em nào đi

làm, chỉ liên hệ đƣợc 11 cơ sở tuyển dụng, kế hoạch năm 2007 đƣa ra

20 cơ sở, kết quả trong năm đã liên hệ đƣợc 36 cơ sở tuyển dụng. Bao

gồm nhiều việc làm nhƣ: bán hàng, nhân viên phục vụ, nhân viên

photocopy, phụ bếp…Số trẻ đƣợc hỗ trợ việc làm, kế hoạch năm 2007

đƣa ra 10 trẻ, kết quả thực hiện trong năm đạt 14 trẻ, vƣợt chỉ tiêu 4

trẻ. Trong đó có 12 trẻ có mức thu nhập hàng tháng trên 500.000

đồng, 1 trẻ có thu nhập dƣới 500.000 đồng/tháng. Vận động các chủ

265

cơ sở miễn giảm học phí cho các em học nghề với tổng số tiền là:

12,900,000đồng. Ngoài ra, Dự án còn trang bị cho các em những kỹ

năng kiến thức cơ bản, giúp các em tự bảo vệ khi tham gia lao động,

giao tiếp xã hội, Dự án đã truyền thông 8 chuyên đề về HIV/AIDS, ma

túy, điểm mạnh điểm yếu, quản lý chi tiêu, xây dựng mối quan hệ, vệ

sinh thân thể- răng miệng, an toàn giao thông, những vấn đề của tuổi

dậy thì… Số trẻ tham gia tập huấn kỹ năng sống là 195 em. Trong

tháng 11 hàng năm, Dự án tổ chức hội thi kỹ năng sống cho 20 trẻ dự

thi với các hình thức nhƣ: hái hoa dân chủ, đóng kịch, văn nghệ… đã

thu hút nhiều trẻ và phụ huynh tham dự. Ngoài ra, trẻ của Dự án còn

tham gia Hội trại văn hóa thể thao, Hội thi vẽ tranh dành cho trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt do tỉnh tổ chức… Các em đã đạt đƣợc thứ hạng cao

trong các hội thi. Vận động các khu vui chơi giải trí miễn giảm tiền vé

cho các em trong các lần vui chơi với tổng số tiền là: 5,993,000đồng.

Để giúp trẻ em có đầy đủ giấy tờ tùy thân theo quyền trẻ em, thời gian

qua Dự án đã hỗ trợ, giúp đỡ 24 em đƣợc làm giấy chứng minh nhân

dân (CMND), 3 em làm giấy khai sinh, 4 em nhập hộ khẩu. Ngoài các

hoạt động trên, Dự án còn tổ chức 10 lần vui chơi giải trí thƣờng kỳ

cho 162 trẻ tham gia và 2 lần dã ngoại xa (Mũi Né và Giáo Giồng) cho

70 trẻ tham gia. Trong giai đoạn 2, Dự án đã tiếp cận đƣợc 660 em,

thực tế số trẻ có hoàn cảnh khó khăn rất lớn nhƣng vì kinh phí có hạn

nên 296 em trong số này đƣợc tiếp nhận hỗ trợ, về giáo dục dự án đã

hỗ trợ cho 331 em, trong đó có 270 em học trƣờng phổ thông và 61

em học lớp linh hoạt, đã hỗ trợ các em đến trƣờng tại 24 trƣờng phổ

thông, công tác vận động các nguồn lực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt cũng đƣợc dự án chú trọng, đã quyên góp sách cũ 1.627

quyển, hơn 1.500 quyển tập trắng, 2.309.500đ từ các mạnh thƣờng

quân và cơ sở tƣ nhân, vận động Ngân hàng HSBC Việt Nam hỗ trợ

22.667.000đ và 11 xe đạp cũ trị giá 11.500.000 đồng. Phòng Lao

Động Thƣơng binh và Xã hội thành phố hỗ trợ 24.180.000đ hỗ trợ khó

khăn, dụng cụ học tập và phí học nghề từ chƣơng trình 19 của Chính

Phủ. Dự án cũng tiếp tục hỗ trợ cho 59 em đƣợc học nghề tại các cơ

sở trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và tạo việc làm cho các em sau

khi kết thúc khóa học nghề, bên cạnh đó dự án đã hỗ trợ thành công

các trƣờng hợp chuyển, nhập hộ khẩu, làm giấy chứng minh thƣ và

khai sinh cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đƣợc nhập

học, có việc làm, ngoài ra thông qua việc tạo sân chơi cho các em vui

266

chơi, giải trí đã giúp các em đƣợc nâng cao nhận thức của bản thân,

hòa nhập cộng đồng.

Giai đoạn 3: với mô hình “Cùng nhau làm việc để bảo vệ và

thúc đẩy các Quyền của trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ”, đã

tiếp cận và hỗ trợ đƣợc 876 trẻ từ 06 tuổi đến 20 tuổi trong 2,000 trẻ

mục tiêu. Tổ chức đƣa 20 em đi Thành phố Hồ Chí Minh nhận học

bổng trị giá 1.000.000đồng/ em với tổng giá trị là 20.000.000đồng, tổ

chức phát quà cho 200 em tại các điểm trƣờng tiểu học: Tịnh Thới,

Hoàng Hoa Thám, Mỹ Trà, Hoà An, Hoà Thuận, mỗi phần quà trị giá

là 60.000 đồng (Vận động từ các nhân viên của Ngân hàng HSBC)

tổng giá trị là: 21.444.000 đồng. Về lĩnh vực y tế cho đến thời điểm

này vẫn chƣa tổ chức đƣa trẻ đi khám, chữa bệnh đƣợc vì hiện nay trẻ

chƣa có nhu cầu này. Tổng số tiền vận động các mạnh thƣờng quân hỗ

trợ cho bộ phận giáo dục là 41.444.000đồng, tổng số trẻ đƣợc theo dõi

học nghề là 24 em, trong đó 6 tháng đầu năm 2011 đã đƣa đƣợc 9 em

đi học nghề với các ngành nghề nhƣ: Sửa xe gắn máy, hớt tóc, uốn

tóc, may.... Việc số trẻ đi học nghề trong 6 tháng đầu năm còn ít là do

việc cấp kinh phí của EU trể, bên cạnh đó dự án phải mất đến 3 tháng

đầu năm để hoàn thành thủ tục với nhà tài trợ mới. Dự án cũng liên hệ

đƣợc 9 cơ sở dạy nghề có nhu cầu nhận trẻ vào để đào tạo nghề. Tính

đến nay đã có 4 em ra nghề và đi làm và 2 em nghỉ học nghề. Qua hai

năm thực hiện hoạt động, dự án Phù Sa đã hỗ trợ cho 107 em học

nghề, trong đó 50 em đã học nghề thành công và có việc làm ổn định,

xin việc làm cho 114 em, trong đó 83 em có mức thu nhập từ 800.000

đồng – 3.400.000 đồng/ tháng, làm giấy chứng minh nhân dân cho 119

em cùng với sự huy động nhiều suất học bổng và các phần quà hỗ trợ

học tập, học nghề cho trẻ em và thanh thiếu niên trên địa bàn thành

phố Cao Lãnh. Bên cạnh đó thông qua những chủ đề truyền thông đã

góp phần nâng cao kỹ năng nói không với cái xấu cho trẻ và khả năng

tự bảo vệ mình cho trẻ trƣớc những tệ nạn của xã hội, các hoạt động

kỹ năng sống giúp các em áp dụng những kiến thức đã đƣợc học vào

trong cuộc sống, Ngoài ra còn tổ chức vui chơi giải trí cho các em

hiện đang học tại các trƣờng chính quy với tổng số trẻ tham gia là 60

em, đã thực hiện đƣa 4 trẻ tham dự trại hè “Ƣớc mơ Hồng” tại Bạc

Liêu vào ngày 02-04/06/2011 do tỉnh Đồng Tháp tổ chức và 4 em

tham dự Hội trại Văn hóa – Thể thao đƣợc tổ chức vào ngày 21-

23/06/2011 do tỉnh tổ chức. - Trong 6 tháng đầu năm dự án đã vận

động đƣợc 41.444.000 đồng từ các nhân viên của Ngân hàng HSBC

267

và các mạnh thƣờng quân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và đang tiếp

tục vận động các mạnh thƣờng quân tại Thành phố Hồ Chí Minh 40

xuất học bổng, trị giá mỗi xuất là 500.000 đồng. Ngoài ra dự án đã

viết đề xuất gửi Tổ chức Làng Toàn Cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

để xin tài trợ dự án học nghề cho 40 thanh thiếu niên, với kinh phí

200.000.000 đồng. Cùng với đó là nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều

chính quyền, ngƣời dân, nhiều đóng góp giúp cho việc thực hiện mô

hình ngày càng phát triển không chỉ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh

mà còn ở các huyện của Đồng Tháp thông qua hoạt động tổ chức buổi

“Giới thiệu dự án” vào ngày 26/05/2011 cho lãnh đạo các ban ngành,

đoàn thể thành phố, UBND các xã, phƣờng, trẻ và phụ huynh trẻ với

tổng số ngƣời tham dự là 72 ngƣời, ký kết Bản thỏa thuận với 2

phƣờng, 2 xã: Phƣờng 2, Phƣờng 11, Xã Hoà An, Xã Tân Thuận

Đông, ngoài ra còn góp phần tạo điều kiện nâng cao năng lực cho

nhân viên nhằm trang bị cho họ những kiến thức và kèn luyện kỹ

năng, để từ đó các giáo dục viên thực hiện công việc tốt hơn.

Giai đoạn hiện tại: vào năm 2014 UBND thành phố Cao Lãnh

chính thức chuyển mô hình hoạt động Dự án Phù Sa cho Công ty Cổ

phần Công nghệ Truyền thông Tƣơng Lai đến nay thực hiện tiếp tục

và phát triển các mô hình của giai đoạn trƣớc, ngoài ra còn giảm tình

trạng tệ nạn xã hội ở các đại phƣơng, và nhân rộng các mô hình ra các

huyện khác của Đồng Tháp. Hiện tại, bên cạnh tiếp tục hỗ trợ đối

tƣợng của Dự án Phù Sa giai đoạn trƣớc, Công ty Cổ phần Công nghệ

Truyền thông Tƣơng Lai đã phối hợp với các ngành liên quan tìm

kiếm đối tƣợng tiếp theo cho dự án, qua đó đã tiếp nhận đƣợc các hồ

sơ là đối tƣợng ngụ 17 xã, phƣờng trên địa bàn TP.Cao Lãnh và huyện

Cao Lãnh. Qua quá trình tiếp cận và giúp đỡ hiện tại có 4 trƣờng hợp

đƣợc Dự án Phù Sa hỗ trợ học các nghề may tại Công ty, và học nghề

làm tranh gạo rang,… Đƣợc ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp dạy các em

cho biết, công ty tiếp nhận các em sẽ hỗ trợ chi phí 1.500.000đ cho

các em có hoàn cảnh khó khăn, và mỗi tháng sẽ hỗ trợ các em khoảng

300.000đ/tháng, ngoài ra còn trả lƣơng cho các em nếu các em làm

tốt. Các em khi tham gia Dự án sẽ đƣợc hỗ trợ học nghề chủ yếu là

nghề may, và tranh gạo rang, em nào có năng khiếu sẽ đào tạo giúp

các em học nghề tốt hơn, bên cạnh đó các em còn đƣợc học thêm vi

tính vào tối thứ ba đến tối thứ năm, các em còn đƣợc học những lớp

kỹ năng sống, tổ chức vui chơi, giải trí, họp lớp cho các em. Nhƣng

bên cạnh đó thời gian tổ chức vui chơi, giải trí của các em cũng dần

268

dần ít đi, do các anh (chị) trong Dự án bận rất nhiều. Dự án có những

thuận lợi khi nhận đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng các

cấp, quản lý đƣợc tiến độ học tập và làm việc trực tiếp của các em, có

những phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay, giúp các em rất nhiều

trong việc hội nhập cộng đồng, nhƣng bên cạnh đó Dự án gặp không ít

khó khăn về kinh phí hoạt động, do không còn nhận đƣợc sự tài trợ

của công ty nƣớc ngoài, vì thế kinh phí chủ yếu là do nội lực từ phía

công ty, do đó không hỗ trợ đƣợc hầu hết các em.

2.3. Giải pháp giúp mô hình hoạt động của Dự án Phù Sa ngày

càng phát triển

2.3.1. Về phía Chính quyền địa phương

Có những chích sách hỗ trợ giúp cho mô hình của Dự án Phù

Sa hoạt động tốt và phát triển, giúp đỡ và phối hợp nhiều hơn nữa

trong việc tìm kiếm những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, lang thang

cơ nhỡ, có mức chính sách hỗ trợ xã hội giúp cho các đối tƣợng có

điều kiện phát triển về mọi mặt, quan tâm thăm hỏi các em giúp các

em hòa nhập tốt với cuộc sống ngoài ra còn kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ,

đầu tƣ của các doanh nghiệp, cùng các nhà hảo tâm quan tâm về vấn

đề này.

2.3.2. Về phía người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của Dự án

Phù Sa

Ngƣời chịu trách nhiệm quản lý nên quan tâm, thăm hỏi các em

thƣờng xuyên để các em không thấy mặc cảm khi tham gia Dự án,

ngoài ra nên tổ chức vui chơi, dã ngoại cho các em ở bên ngoài, ngoài

dạy vi tính nên cho các em đƣợc học ngoại ngữ, có những chính sách

hỗ trợ cần thiết cho các em về chi phí ăn uống buổi sáng và buổi trƣa,

vì khẩu phần ăn của các em đều phải lấy tiền mình ra trả.

2.3.3. Về phía phụ huynh

Phụ huynh nên quan tâm, động viên các em, để các em có thêm

nghị lực sống, niền tin vào sự đổi đời của cuộc sống, ngoài ra còn phải

tạo những điều kiện tốt nhất, để các em có tâm lý thoải mái, học tập

thật tốt.

3. Kết luận

Qua quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động của Dự án, Dự án

Phù Sa đã giúp đỡ đƣợc rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn

cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ, giúp các em có ý chí, nghị lực,

vƣơn lên hội nhập trong cuộc sống, tuy nhiên bên cạnh đó Dự án cũng

269

gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực và vật lực, cần lắm những sự sẻ

chia, chung tay của mọi ngƣời để giúp Dự án ngày càng phát triển.

Tài liệu tham khảo

[1]. Báo cáo hoạt động Dự án Phù Sa giai đoạn 1 (2005-2007)

[2]. Báo cáo Tổng kết hoạt động Dự án Phù Sa giai đoạn 2008-

2010

[3]. Báo cáo hoạt động Dự án Phù Sa 6 tháng đầu năm 2011.

270

CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

1. Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ nhiệm), Đặng Trƣờng Sơn,

Nguyễn Thị Mỹ Hòa, Phạm Văn Thừa, Giải pháp nâng cao hiệu quả

hoạt động tự học cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị Trường Đại

học Đồng Tháp, Đề tài Khoa học công nghệ Cấp cơ sở, Mã số

CS.2013.03.04, Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Lê Văn Tùng, Cấp

quản lý Trƣờng Đại học Đồng Tháp, thời gian thực hiện 2013-2014,

nghiệm thu năm 2014, xếp loại Khá.

2. Lƣu Thị Loán (Chủ nhiệm), Châu Văn Tí, Phật giáo Nam

Tông với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho người Khmer ở huyện

Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng hiện nay, Đề tài Khoa học công nghệ Cấp

cơ sở, Mã số CS.2014.02.20, Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Mai

Thị Thanh, Cấp quản lý Trƣờng Đại học Đồng Tháp, thời gian thực

hiện 2014-2015, nghiệm thu năm 2015, xếp loại Khá.

3. Nguyễn Ngọc Tú (Chủ nhiệm), Xây dựng đức tính “cần,

kiệm” theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên ngành GDCT và

CTXH ở Trường Đại học Đồng Tháp, Đề tài Khoa học công nghệ

Cấp cơ sở, Mã số CS.2014.02.21, Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS.

Nguyễn Công Lập, Cấp quản lý Trƣờng Đại học Đồng Tháp, thời gian

thực hiện 2014-2015, nghiệm thu năm 2015, xếp loại Đạt.

4. Nguyễn Văn Tới (Chủ nhiệm), Phân công lao động theo giới

trong gia đình tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Đề tài Khoa

học công nghệ Cấp cơ sở, Mã số CS.2014.02.23, Ngƣời hƣớng dẫn khoa

học ThS. Kiều Văn Tu, Cấp quản lý Trƣờng Đại học Đồng Tháp, thời

gian thực hiện 2014-2015, nghiệm thu năm 2015, xếp loại Tốt.

5. Phan Thị Hồng Nhung (Chủ nhiệm), Lê Nguyễn Tƣờng Vi,

Lao động trẻ em tại thành phố Cao Lãnh – Thực trạng và giải pháp,

Đề tài Khoa học công nghệ Cấp cơ sở, Mã số CS.2014.02.22, Ngƣời

hƣớng dẫn khoa học ThS. Kiều Văn Tu, Cấp quản lý Trƣờng Đại học

Đồng Tháp, thời gian thực hiện 2014-2015, nghiệm thu năm 2015,

xếp loại Khá.

6. Lê Vũ Cảnh (Chủ nhiệm), Dƣơng Trọng Nghĩa, Huỳnh Thị

Kiều, Giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trường Đại học

Đồng Tháp, Đề tài Khoa học công nghệ Cấp cơ sở, Mã số

CS.2015.02.14, Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Đỗ Duy Tú, Cấp

271

quản lý Trƣờng Đại học Đồng Tháp, thời gian thực hiện 2015-2016,

Đang triển khai.

7. Huỳnh Thị Trúc Linh (Chủ nhiệm), Trần Thị Kim Hà, Trần

Nguyễn Bảo Yến, Nguyễn Thành An, Giải pháp nâng cao năng lực

tự học TOEIC cho sinh viên khoa Giáo dục chính trị - Công tác xã

hội, trường đại học Đồng Tháp, Đề tài Khoa học công nghệ Cấp cơ

sở, Mã số CS.2015.02.15, Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Trần Kim

Ngọc, Cấp quản lý Trƣờng Đại học Đồng Tháp, thời gian thực hiện

2015-2016, Đang triển khai.

8. Nguyễn Minh Kha (Chủ nhiệm), Nguyễn Tiến Công, Lê Thị

Anh Thƣ, Nâng cao nhận thức của nông dân xã Hòa An, thành

phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp về “Chương trình mục tiêu Quốc

gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”, Đề tài

Khoa học công nghệ Cấp cơ sở, Mã số CS.2015.02.13, Ngƣời hƣớng

dẫn khoa học ThS. Trần Kim Ngọc, Cấp quản lý Trƣờng Đại học

Đồng Tháp, thời gian thực hiện 2015-2016, Đang triển khai.

272

BÀI BÁO ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

1. Nguyễn Thị Kim Ngân, Lê Văn Tùng (2012), “Truyền thống

khoan dung Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa”, Tạp chí

Khoa học, Trƣờng Đại học Trà Vinh, số tháng 5.

2. Nguyễn Thị Kim Ngân, Lê Văn Tùng (2013), “Triết lý nhân

sinh của cƣ dân Nam Bộ qua khảo cứu của Sơn Nam”, Tạp chí Văn

hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, số 353, tháng 11.

3. Nguyễn Thị Kim Ngân (2013), “Văn hóa gia đình với việc xây

dựng gia đình văn hóa hiện nay”, Tạp chí Tri thức Khoa học, Sở Khoa

học và Công nghệ TP Cần Thơ, số tháng 11.

4. Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Mỹ Hòa (2014), “Hoạt

động tự học của sinh viên ngành Giáo dục chính trị Trƣờng Đại học

Đồng Tháp”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Trung ƣơng Hội Khuyến

học Việt Nam, số tháng 5.

5. Nguyễn Thị Mỹ Hòa, Đặng Trƣờng Sơn (2014), “Triết lý nhân

sinh trong Đờn ca tài tử Nam Bộ”, Tạp chí Tri thức Khoa học, Sở

Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ, số 4 (50).

6. Đặng Trƣờng Sơn, Lê Văn Tùng (2015), “Triết lý giáo dục của

Tsunesaburo Makiguchi”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Trung ƣơng

Hội Khuyến học Việt Nam, số tháng 6.

7. Lê Vũ Cảnh, Đỗ Duy Tú (2015), “Nâng cao hiệu quả giáo dục

đạo đức sinh thái cho sinh viên trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Tri

thức xanh, Viện Khoa học Môi trƣờng và Xã hội, số 8.

273

BÀI BÁO ĐĂNG KỶ YẾU HỘI NGHỊ, HỘI THẢO KHOA HỌC

1. Lê Ngọc Hân (ĐHGDCT12), Lê Minh Kỷ (ĐHGDCT13)

(2015), “Giải pháp nâng cao hứng thú học tập các môn lý luận chính

trị ở các trƣờng đại học, cao đẳng”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc

gia, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.

2. Lê Thị Tố Quyên (ĐHGDCT13), Lê Thanh Dũng (2015),

“Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập các

môn lý luận chính trị”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Trƣờng Đại học

Sƣ phạm Huế.

3. Nguyễn Vĩnh Phong (ĐHGDCT13), Lại Thị Lý (2015),

“Vận dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm vào dạy học các môn lý luận

chính trị”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế.

4. Lê Ngọc Hân (ĐHGDCT12), Lê Văn Tùng (2015), “Bồi

dƣỡng phƣơng pháp và kỹ năng tự học các môn lý luận chính trị cho

sinh viên cao đẳng, đại học hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học,

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế.

5. Nguyễn Thị Kim Ngân (ĐHGDCT10), Lê Văn Tùng (2014),

“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học các môn lý luận chính

trị ở bậc đại học”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Trƣờng Đại học Tiền

Giang

6. Đặng Thị Xuân Hồng, Nguyễn Hoàng Khƣơng

(ĐHGDCT10), “Quy luật phủ định với việc bảo tồn và phát huy các

giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh An Giang”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên

NCKH năm 2014, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

7. Lê Vũ Cảnh, Huỳnh Thị Kiều (ĐHGDCT13), “Những giá trị

đạo đức công dân toàn cầu và ý nghĩa của nó”, Kỷ yếu Hội nghị sinh

viên NCKH năm 2014, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

8. Lƣu Thị Loán (ĐHGDCT12), “Quan niệm về con ngƣời của

Phật giáo Nam Tông trong việc hình thành đạo đức, lối sống đồng bào

Khmer ở Sóc Trăng hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm

2014, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

9. Nguyễn Thị Kim Ngân (ĐHGDCT10), Lê Văn Tùng (2014),

“Đƣờng kách mệnh” với việc bồi dƣỡng lý tƣởng cách mạng cho sinh

274

viên hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Trƣờng Cao đẳng Sƣ

phạm Kiên Giang.

10. Lê Ngọc Hân (ĐHGDCT12), Lê Văn Tùng (2014), “Ngăn

chặn bạo lực học đƣờng – nhìn từ góc độ giáo viên chủ nhiệm”, Kỷ

yếu Hội thảo Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp Hồ Chí Minh.

11. Lƣu Thị Loán, Lê Ngọc Hân (ĐHGDCT12), “Giải pháp

góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên”,

Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường

ĐHSP toàn quốc lần thứ VII, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà

Nẵng.

12. Nguyễn Ngọc Trai, Nguyễn Thị Xuyên (ĐHGDCT11),

“Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về hạnh phúc và ý nghĩa hiện

thời của nó”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm 2014, Trƣờng Đại

học Đồng Tháp.

13. Nguyễn Ngọc Tú (ĐHGDCT11), “Xây dựng đức tính “Cần,

kiệm” theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho sinh viên ngành Giáo dục chính

trị, Trƣờng Đại học Đồng Tháp”, “Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

năm 2014”.

14. Nguyễn Thị Mỹ Hòa (ĐHGDCT11), “Tƣ tƣởng giáo dục của

chủ nghĩa hiện sinh”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm 2014,

Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

15. Đặng Thị Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (ĐHCTXH11),

“Một số kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên Khoa

Giáo dục chính trị và Công tác xã hội, Trƣờng Đại học Đồng Tháp:

Thực trạng và khuyến nghị”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm

2014, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

16. Lê Nguyễn Tƣờng Vi (ĐHCTXH11), “Lao động trẻ em tại

thành phố Cao Lãnh – Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội nghị sinh

viên NCKH năm 2014, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

17. Nguyễn Văn Tới (ĐHCTXH11), “Phân công lao động theo giới

trong gia đình: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu Hội nghị

sinh viên NCKH năm 2014, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

18. Đặng Trƣờng Sơn (ĐHGDCT11), Lê Ngọc Hân

(ĐHGDCT12), Lê Văn Tùng (2013), “Một số kỹ năng giúp sinh viên

275

tự học có hiệu quả trong quá trình học tập ở bậc đại học theo hệ thống

tín chỉ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

19. Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Văn Thừa (ĐHGDCT10), Lê

Văn Tùng (2013), “Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên trong đào

tạo theo hệ thống tín chỉ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Trƣờng Đại học

Đồng Nai.

20. Cao Thị Thu, Trần Thị Xan (ĐHGDCT09A), “Xây dựng tập

thể đoàn kết cho sinh viên Khoa Giáo dục chính trị, Trƣờng Đại học

Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên

NCKH năm 2013, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

21. Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Văn Thừa (ĐHGDCT10),

Đặng Trƣờng Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Hòa (ĐHGDCT11), “Hoạt động

tự học của sinh viên ngành đại học Giáo dục chính trị, Trƣờng Đại học

Đồng Tháp”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm 2013, Trƣờng Đại

học Đồng Tháp.

22. Phan Thị Cẩm Giang, La Tìa Xía (ĐHGDCT09A), “Giáo dục

thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị

sinh viên NCKH năm 2013, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

23. Đinh Thị Ánh Dƣơng, Nguyễn Khắc Thống (ĐHCTXH10),

“Phụ nữ kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài thông qua môi giới ở đồng

bằng sông Cửu Long – Dƣới góc nhìn của ngƣời dân”, Kỷ yếu Hội

nghị sinh viên NCKH năm 2013, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

24. Nguyễn Thị Ngọc Quí, Trần Thị Ngọc (ĐHCTXH09B),

“Thực trạng làng nghề truyền thống Chiếu Định Yên huyện Lấp Vò,

tỉnh Đồng Tháp”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm 2013, Trƣờng

Đại học Đồng Tháp.

25. Nguyễn Thị Thùy Trang (ĐHCTXH10), “Vai trò của nhân

viên xã hội đối với học sinh Trƣờng Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi,

thành phố Long Xuyên”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm 2013,

Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

26. Phan Thị Hồng Nhung (ĐHCTXH11), “Chân dung trẻ em lao

động sớm tại thành phố Cao Lãnh”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

năm 2013, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

276

27. Trần Duy Quang (ĐHCTXH11), “Phân công lao động trong

gia đình và ngoài xã hội - Tiếp cận theo quan điểm giới”, Kỷ yếu Hội

nghị sinh viên NCKH năm 2013, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

28. Lê Nguyễn Tƣờng Vi (ĐHCTXH11), “Thực trạng giáo dục

trẻ em khuyết tật tại Trƣờng Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Tháp”, Kỷ

yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm 2013, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

29. Nguyễn Duy Khánh, Phạm Thị Phƣơng (ĐHCTXH09),

“Vấn đề tự học Anh văn của sinh viên không chuyên Anh, Trƣờng

Đại học Đồng Tháp: Thực trạng và một số khuyến nghị”, Kỷ yếu

Hội nghị sinh viên NCKH năm 2013, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

30. Hà Thị Mộng Mơ (ĐHGDCT08), “Vài nét về lối sống, tƣ duy

của ngƣời Việt hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm

2013, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

31. Nguyễn Thị Kim Ngân (ĐHGDCT10), “Văn hóa và mục tiêu

phát triển con ngƣời toàn diện”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm

2012, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

32. Nguyễn Thị Yến Vân (ĐHGDCT08A), “Văn hóa ứng xử của

học sinh Trƣờng THPT Cao Lãnh 2 – Thực trạng và giải pháp”, Kỷ

yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm 2012, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

33. Đặng Trƣờng Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Hòa (ĐHGDCT11), Lê

Văn Tùng (2012), “Phƣơng pháp cách mạng trong Đƣờng kách mệnh”

và ý nghĩa hiện thời của nó”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Trƣờng Đại

học Tiền Giang.

34. Lê Thị Bích Kiều (ĐHGDCT09A), “Nhận thức luận của

chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

năm 2011, Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

277

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO KHOA HỌC

HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

LẦN THỨ NHẤT

Trƣởng khoa

TS. TRẦN QUANG THÁI

Phó trƣởng khoa

ThS. LÊ KIM OANH

Trƣởng bộ môn Lý Luận xã hội

TS. TRẦN QUANG THÁI

Trƣởng bộ môn Chính trị học

ThS. TRƢƠNG THỊ MỸ DUNG

Trƣởng bộ môn Công tác xã hội

ThS. KIỀU VĂN TU

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Nhà A4, Trƣờng Đại học Đồng Tháp, 783 Phạm Hữu Lầu, Phƣờng 6

Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Website: dthu.edu.vn Facebook: facebook.com/gd.chinhtrictxh

Điện thoại: 067 3 882 338 Email: [email protected]