48
TỔNG BIÊN TẬP ThS. Đào Dung Anh HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP TS. Nguyễn Chí Trang ThS. Trần Phú Minh ThS. Đào Quang Trường TS. Phạm Văn Bốn TS. Trần Công Hòa ThS. Trần Tú Cát ThS. Nguyễn Gia Thế ThS. Nguyễn Chính Tuấn TS. Hoàng Phương Lan Nguyễn Văn Quang TS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3311 9390 Fax: 04. 3355 4482 Email: [email protected] Website: www.vdb.gov.vn TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011 Chỉ số ISSN: 0866 - 7799 Trong số này In tại Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội THÔNG TIN SỰ KIỆN 2 Kỷ niệm 39 năm GPMN, thống nhất đất nước: Bài học từ quá khứ lịch sử NGUYỄN VĂN HÙNG 3 Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3: kinh tế khởi sắc, giá tiêu dùng giảm PV 5 5 nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA THANH TÙNG 7 Quý I/2014: Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,8% CHINHPHU.VN 8 Phát động thi đua hoàn thành nhiệm vụ năm 2014 THU HỒNG 8 Sửa đổi, bổ sung quy định về công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống NHPT PV 9 Tăng cường bảo vệ bí mật Nhà nước PV 9 Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam BAN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN - NHPT NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 12 Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước: một số đánh giá và khuyến nghị chính sách TS VŨ NHỮ THĂNG - TS LÊ THỊ THÙY VÂN 17 Đấu thầu chi phí phát sinh trong giai đoạn thẩm định dự án THS.NGUYỄN HẢI CHÂU 19 Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong hệ thống NHPT Ths. NGUYỄN GIA THẾ 22 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: những chuyển biến tích cực và định hướng 2014 NGUYỄN THỊ THÁI HÒA 25 Nội dung cần bổ sung khi phân tích kết quả SXKD của doanh nghiệp HOÀNG MAI HIỀN 27 Nội dung cần lưu ý trong báo cáo tài chính đã đưc kiểm toán ĐINH THỊ QUỲNH TRANG 29 Sở hữu chéo ngân hàng và hệ lụy làm suy giảm tăng trưởng kinh tế THS. HỒ THANH XUÂN 32 Phân tích tín dụng vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ THS. TRẦN PHƯƠNG THÙY TIẾNG NÓI TỪ CƠ SỞ 35 Chi nhánh NHPT Bình Định: Góp phần phát triển công nghiệp, nông nghiệp nông thôn LÊ VĂN LỰ 37 Dự án Nhà máy Giấy bao bì Đà Nẵng sử dụng hiệu quả vốn tín dụng Nhà nước BÍCH LOAN - MỸ LÝ 38 Nơi đào tạo kỹ thuật viên thiết kế thời trang ĐỖ NGỌC - TUYẾT MAI VĂN HÓA XÃ HỘI 40 Giỗ Tổ Hùng Vương - biểu tưng truyền thống và văn hóa Việt Nam HOA NGUYỄN 41 Ra khơi THÀNH PHẠM 41 Tháng tư THU NGỌC TÌM HIỂU PHÁP LUẬT 42 Giá trị pháp lý, những điều cần lưu ý khi giao kết, đăng ký giao dịch, xử lý tài sản tương lai KIỀU THIỆU 45 Tình huống pháp lý số 23: Nghĩa vụ của người bảo lãnh THANH TÂM THÔNG TIN NGÂN HÀNG 46 Thị trường tiền tệ đang đi vào quỹ đạo ổn định VT 47 Tăng 48,9% số doanh nghiệp khó khăn trở lại hoạt động VT CHUYÊN NGỮ TIẾNG ANH 48 Chuyên ngữ tiếng Anh về tài chính ngân hàng BHTG 1 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014) Tạp chí

Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

  • Upload
    vudieu

  • View
    215

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

TỔNG BIÊN TẬPThS. Đào Dung Anh

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPTS. Nguyễn Chí TrangThS. Trần Phú MinhThS. Đào Quang TrườngTS. Phạm Văn BốnTS. Trần Công HòaThS. Trần Tú CátThS. Nguyễn Gia ThếThS. Nguyễn Chính TuấnTS. Hoàng Phương LanNguyễn Văn QuangTS. Nguyễn Đình Trung

THIẾT KẾ TRÌNH BÀYPhạm Huy Cường

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN25A Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiTel: 04. 3311 9390 Fax: 04. 3355 4482Email: [email protected]: www.vdb.gov.vn

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤCỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011Chỉ số ISSN: 0866 - 7799

Trong số này

In tại Công ty Cổ phần InKhoa học Công nghệ Hà Nội

THÔNG TIN SỰ KIỆN

2 Kỷ niệm 39 năm GPMN, thống nhất đất nước:Bài học từ quá khứ lịch sử

NGUYỄN VĂN HÙNG

3 Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3:kinh tế khởi sắc, giá tiêu dùng giảm

PV

5 5 nhóm giải pháp thúc đẩygiải ngân nguồn vốn ODA

THANH TÙNG

7 Quý I/2014: Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,8%

CHINHPHU.VN

8 Phát động thi đua hoàn thành nhiệm vụ năm 2014

THU HỒNG

8 Sửa đổi, bổ sung quy định về công táctổ chức cán bộ trong hệ thống NHPT

PV

9 Tăng cường bảo vệ bí mật Nhà nước

PV

9 Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấuNgân hàng Phát triển Việt Nam

BAN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN - NHPT

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

12 Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước: một số đánh giá và khuyến nghị chính sách

TS VŨ NHỮ THĂNG - TS LÊ THỊ THÙY VÂN

17 Đấu thầu chi phí phát sinh trong giai đoạnthẩm định dự án

THS.NGUYỄN HẢI CHÂU

19 Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thực hiện công tácphòng, chống tham nhũng trong hệ thống NHPT

Ths. NGUYỄN GIA THẾ

22 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:những chuyển biến tích cực và định hướng 2014

NGUYỄN THỊ THÁI HÒA

25 Nội dung cần bổ sung khi phân tích kết quả SXKD của doanh nghiệp

HOÀNG MAI HIỀN

27 Nội dung cần lưu ý trong báo cáo tài chínhđã đươc kiểm toán

ĐINH THỊ QUỲNH TRANG

29 Sở hữu chéo ngân hàng và hệ lụy làm suy giảmtăng trưởng kinh tế

THS. HỒ THANH XUÂN

32 Phân tích tín dụng vai trò của báo cáolưu chuyển tiền tệ

THS. TRẦN PHƯƠNG THÙY

TIẾNG NÓI TỪ CƠ SỞ

35 Chi nhánh NHPT Bình Định: Góp phần phát triểncông nghiệp, nông nghiệp nông thôn

LÊ VĂN LỰ

37 Dự án Nhà máy Giấy bao bì Đà Nẵngsử dụng hiệu quả vốn tín dụng Nhà nước

BÍCH LOAN - MỸ LÝ

38 Nơi đào tạo kỹ thuật viên thiết kế thời trang

ĐỖ NGỌC - TUYẾT MAI

VĂN HÓA XÃ HỘI

40 Giỗ Tổ Hùng Vương - biểu tương truyền thốngvà văn hóa Việt Nam

HOA NGUYỄN

41 Ra khơi

THÀNH PHẠM

41 Tháng tư

THU NGỌC

TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

42 Giá trị pháp lý, những điều cần lưu ý khi giao kết,đăng ký giao dịch, xử lý tài sản tương lai

KIỀU THIỆU

45 Tình huống pháp lý số 23:Nghĩa vụ của người bảo lãnh

THANH TÂM

THÔNG TIN NGÂN HÀNG

46 Thị trường tiền tệ đang đi vào quỹ đạo ổn định

VT

47 Tăng 48,9% số doanh nghiệp khó khăntrở lại hoạt động

VT

CHUYÊN NGỮ TIẾNG ANH

48 Chuyên ngữ tiếng Anh về tài chính ngân hàng

BHTG

1Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Page 2: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Kể từ chiến thắng 30/4/1975, lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang trang mới. Non sông thu về một mối,

ước nguyện “thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” của Bác Hồ đã thành hiện thực. Kể từ đó, phải sau một thập niên nữa, đất nước mới thật sự bình yên. Năm 1986, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đưa dân tộc ta từng bước đi lên theo định hướng XHCN.

Công việc khai thác, phát hiện và bồi đắp lịch sử dân tộc của các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục. Những tư liệu mới về lịch sử chiến tranh ở thế kỷ XX được công bố càng làm chúng ta tự hào hơn về chiến công oanh liệt, tài thao lược quân sự, ý chí quật cường, lòng tự hào dân tộc và tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do của nhiều thế hệ người Việt Nam. Đây là nền móng vững chắc để dân tộc ta tiếp tục viết nên những trang sử mới trong sự nghiệp tái thiết và xây dựng đất nước.

Các phương tiện truyền thông đưa những thông tin về hậu quả

chất độc da cam do chiến tranh chống Mỹ để lại thật đau lòng. Rất nhiều bom mìn còn sót lại đây đó trong lòng đất chưa được rà soát, gỡ bỏ, phá huỷ. Cho dù chiến tranh đã qua đi hàng thập kỷ nhưng sự kiện lịch sử luôn nhắc nhớ chúng ta về những gì dân tộc đã trải qua để có được hoà bình, độc lập, hạnh phúc như hôm nay.

Quy luật thời gian đã buộc những nhân chứng lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ra đi theo tuổi tác, bệnh tật nhưng mốc son lịch sử vẫn trường tồn với thời gian. Các thế hệ hôm nay vẫn nối tiếp mạch truyền thống lịch sử, kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử vô giá ấy. Phủ lên màu hoang phế của chiến tranh, chết chóc và khổ đau là màu xanh bất tận của sự hồi sinh, sức sống mãnh liệt, niềm hạnh phúc vô bờ. Một đất nước, dân tộc đã từng làm nên Chiến thắng Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu nay đang trên đường phát triển; sự thực ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Dù còn rất nhiều khó khăn, đất nước ta vẫn đổi mới từng ngày, thành công ấy là do chúng ta đã biết kế thừa truyền thống, đoàn kết, ý chí vượt khó và sáng tạo. Đánh giặc đã khó, dựng xây đất nước cũng khó vô cùng. Trí tuệ, tài thao lược, nghị lực phi thường trong chiến tranh được phát huy cao độ trong xây dựng là thế. Nhờ biết trân trọng quá khứ

lịch sử - những thành tựu phải trả bằng xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam mà chúng ta đã thành công trong đổi mới. Thế hệ hôm nay luôn ghi nhớ, tự hào và phát huy thành quả cách mạng ấy, họ coi truyền thống lịch sử là lý tưởng sống, cống hiến cho dân tộc này, đất nước này. Bồi đắp lịch sử là phải biết làm giàu lịch sử và phát huy giá trị của nó trong hoàn cảnh mới đưa đất nước đi lên. Thế hệ hôm nay đã biết làm vậy. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu chúng ta đang phấn đấu và đã từng bước trở thành hiện thực sinh động trong thập kỷ qua. Tiếp tục hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục hậu quả và vượt lên khó khăn để dân cường, nước thịnh.

Tôn trọng gìn giữ, phát huy lịch sử dân tộc là truyền thống của người Việt Nam ngàn đời qua. Mệnh lệnh ấy đang thôi thúc mỗi người Việt Nam phải luôn nghĩ về đất nước, dân tộc mình và làm một việc gì hữu ích dù nhỏ cho đất nước mình.

Đất nước trọn niềm vui - một tác phẩm âm nhạc để đời của nhạc sĩ tài hoa Phạm Tuyên lại vang lên mỗi khi chúng ta kỷ niệm Chiến thắng giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Là người Việt Nam mỗi khi nghe và hát bài ca này ai cũng bồi hồi, xúc động, tự hào và kiêu hãnh./.

Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là dấu son lịch sử chói lọi trong trang vàng lịch sử dân tộc. Đất nước đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm sự kiện lịch sử này. Không thể có lời nào diễn tả được hết tầm vóc lịch sử của hai cuộc kháng chiến thần thánh chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để kết thúc những năm tháng dài chiến tranh bằng Đại thắng mùa Xuân 1975, “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào; Bắc - Nam sum họp Xuân nào vui hơn” (Hồ Chí Minh).

BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ LỊCH SỬNGUYỄN VĂN HÙNG

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

Ảnh: Internet

KỶ NIỆM 39 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC:

2 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 3: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

So với tháng 12/2013, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 có mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua, 3 tháng

đầu năm chỉ tăng 0,8%. Đây cũng là mức thấp nhất trong 13 năm qua. GDP tăng cao hơn cùng kỳ 2 năm trước; lãi suất được điều chỉnh giảm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tỷ giá, thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định.

Xuất khẩu tăng cao, có xuất siêu; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục có chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp

tuy chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn tiếp tục phát triển; khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao; vốn ODA và FDI thực hiện tiếp tục tăng so với cùng kỳ. An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm, đời sống người dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa được quan tâm.

Thực hiện đồng bộ giải pháp tháo gỡ khó khăn

Cơ bản đồng  tình với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên Chính phủ cũng nêu lên những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế cần tập trung khắc

phục như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn ở mức cao.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản giảm sút; giá lương thực sụt giảm; tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại đạt thấp; thị trường bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn...

Nhiều thành viên Chính phủ đề xuất, cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả hơn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là khai thông

Ngày 01/4/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2014.

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3:KINH TẾ KHỞI SẮC, GIÁ TIÊU DÙNG GIẢM

Ảnh: Ma Linh

3Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 4: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn tín dụng hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại; xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu đi liền với kích thích, phát triển thị trường nội địa...

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và một số thành viên Chính phủ cho rằng cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch để phát huy hiệu quả các nguồn vốn, đồng thời làm tăng tổng cầu.

Quan tâm đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia đi đôi với làm tốt công tác tái định cư, hỗ trợ, tạo việc làm cho người dân vùng dự án; ưu tiên dành nguồn vốn đầu tư xây dựng các cầu treo dân sinh; tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, chế độ công chức, công vụ...

Nêu bật những chuyển biến tích cực về thị trường tiền tệ, thị trường vàng, xử lý nợ xấu... Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho hay, NHNN đang tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong xử lý nợ xấu, triển vọng xử lý khoảng 70-100 nghìn tỉ đồng nợ xấu trong năm 2014 theo mục tiêu là hoàn toàn có thể thực hiện được, hiện tỷ lệ nợ xấu cũng đã giảm mạnh, còn khoảng 7%.

Các Phó Thủ tướng: Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Phạm Bình Minh đề nghị cần đặc biệt quan tâm tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận các nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; xem xét, cân đối lại nguồn vốn đối ứng đối với các dự án ODA, đảm bảo giải ngân ODA đạt hiệu quả cao nhất; tận dụng mọi cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm chủ lực của Việt Nam; quan tâm cải thiện

môi trường đầu tư cũng như thu hút đầu tư nước ngoài...

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề xuất cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy hải sản, phát triển dịch vụ; quyết liệt hơn nữa trong cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; sớm công bố kết quả kiểm tra giá sữa tại 5 doanh nghiệp vừa được thanh tra.

Tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Chính phủ

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục bám sát các chỉ đạo, nhất là Nghị quyết 01/NQ-CP để triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ theo lĩnh vực, chức năng của mình.

Trước hết cần quan tâm tăng tổng cầu đầu tư, tăng tín dụng gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng, giải quyết nợ xấu; thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, quan tâm bố trí vốn đối ứng, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với các công trình trọng điểm, nhất là các công trình giao thông.

Cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát tốt giá cả thị trường; nhân rộng mô hình bình ổn giá được triển khai hiệu quả ở Tp. Hồ Chí Minh; sớm công bố kết quả thanh tra về giá sữa ở các công ty đã tiến hành thanh tra; đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường; xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng...

Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất

kinh doanh, chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo giá trị gia tăng lớn.

Đồng thời đẩy mạnh phát triển thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm thị trường mới để tăng xuất khẩu; chủ động, tích cực, sớm kết thúc thành công đàm phán đi đến ký kết các hiệp định thương mại tự do với các đối tác, qua đó góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư.

Quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu ngân hàng; tái cơ cấu doanh nghiệp với trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Đồng thời tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp; thực hiện hiệu quả hơn Chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ người nông dân vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống...

Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững...

Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xem xét tính toán bố trí vốn để tiếp đầu tư cho Chương trình nhà ở chống lũ miền Trung; bố trí vốn đầu tư xây dựng các cầu treo dân sinh, trước hết ở những nơi thực sự bức xúc. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác cung cấp thông tin một cách trung thực, khách quan cho dư luận, báo chí, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra./.

PV

4 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 5: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, điểm nổi bật trong năm 2013 là giải

ngân vốn ODA đã có bước đột phá lớn. Đây là kết quả của sự quyết tâm và nỗ lực cao của Chính phủ với khẩu hiệu “Năm 2013 là năm đột phá về giải ngân”. Các bộ, ngành và địa phương đã phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cải thiện tình hình thực hiện và thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA với nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện.

Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân năm 2013 đạt 5.137 triệu USD (ODA vốn vay và vốn vay ưu đãi: 4.686 triệu USD; ODA viện trợ không hoàn lại: 451 triệu USD), cao hơn 23% so với năm 2012. Các nhà tài trợ quy mô lớn vẫn tiếp tục được duy trì mức giải ngân cao (Nhật Bản (JICA): 1.686 triệu USD, WB: 1.359 triệu USD). Riêng ADB đã có sự đột phá về mức giải ngân năm 2013, lần đầu tiên tổng giải ngân của ADB vượt ngưỡng 1.300 triệu USD.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung tại Hội nghị, mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực song công tác quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi vẫn còn những tồn tại và hạn chế như chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư chưa thỏa đáng; tình trạng thiếu vốn đối ứng do ngân sách Trung ương và địa phương còn hạn chế; tình trạng năng lực nhà thầu, năng lực của các Ban Quản lý dự án còn nhiều bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án.

5 nhóm giải pháp lớn

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, để cải thiện tình tình thực hiện và thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi, cần 5 nhóm giải pháp lớn. 

Thứ nhất, nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, thể chế cần mạnh mẽ đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi cho

việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư thông qua việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, quy định ODA và vốn vay ưu đãi trong Luật Đầu tư công. Tiếp tục hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ, đặc biệt trong lĩnh vực GPMB và tái định cư, đấu thầu, quản lý tài chính, kiểm toán...

Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, cập nhật để có những điều chỉnh thể chế kịp thời phù hợp với từng giai đoạn.

Thứ ba, về nhóm giải pháp điều hành thực hiện chính sách, cần tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi trong việc xử lý các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án; xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo ODA và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển (NHPT), chủ trì, phối hợp với Nhóm 6 NHPT định kỳ 03 tháng/

5 nhóm giải phápthúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA

Ngày 29/3/2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi đã chủ trì Hội nghị thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA giữa Ban chỉ đạo và Nhóm 6 ngân hàng phát triển (WB, ADB, JICA, KEXIM, KFW, AFD).

THANH TÙNG (TỔNG HỢP)

Thi công Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải PhòngẢnh: Huy Cường

5Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 6: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

lần tổ chức cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án chậm tiến độ, giải ngân thấp và có nhiều vấn đề vướng mắc.

Thứ tư, nhóm giải pháp về đảm bảo các theo cam kết của phía Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện liên quan đến công tác tổ chức bộ máy và năng lực quản lý của chủ dự án và Ban QLDA; bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng; thực hiện tốt công tác đền bù, GPMB và tái định cư... Mặt khác, cần đảm bảo công tác giám sát và đánh giá các chương trình, dự án đạt hiệu quả cao, giải quyết kịp thời và có hiệu quả các vướng mắc phát sinh trong quá trình chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án.

Cuối cùng, cần nâng cao hiệu quả viện trợ, đảm bảo các chương trình, dự án được thực hiện và hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, xã hội và tài chính, đóng góp vào việc cải thiện đời sống của nhân dân.

Kiên quyết không để lãng phí nguồn lực ODA

Tán thành với 5 nhóm giải pháp nhằm cải thiện sự chậm trễ tại các

chương trình, dự án ODA, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đặc biệt nhấn mạnh tới những yếu kém, hạn chế đã tồn tại từ lâu mà chưa có giải pháp tháo gỡ triệt để.

Trước hết là vấn đề thủ tục vẫn chưa thuận lợi và mất nhiều thời gian, cộng với sự yếu kém về năng lực quản lý ở các Ban quản lý dự án. Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các nhà tài trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn phù hợp với thông lệ quốc tế, hài hòa với quy trình, thủ tục của nhà tài trợ. Cơ quan chủ quản, chủ dự án khi thành lập Ban Quản lý dự án phải rà soát, xây dựng các Ban Quản lý dự án chuyên nghiệp hơn, tăng cường phân cấp trách nhiệm cho các Ban Quản lý dự án.

Thứ hai, vấn đề vốn đối ứng, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình việc cân đối vốn để đảm bảo nguồn đối ứng cho các dự án, chương trình trên tinh thần “dù khó khăn thì cũng phải xem xét, bổ sung cho đủ” và việc bố trí vốn phải đảm bảo chỉ rõ tới từng dự án. Đồng thời, rà soát kế hoạch trung hạn, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án ODA gắn liền với đảm bảo nguồn

vốn đối ứng cho các dự án này, dự án nào thấy không đủ khả năng bố trí được vốn đối ứng thì phải kiên quyết đưa ra. Không để tình trạng dàn trải làm tất cả các dự án đều chậm.

Về vấn đề giải phóng mặt bằng, cần yêu cầu chủ dự án phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tổ chức kiểm điểm, xây dựng phương án đền bù và bố trí kịp thời vốn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong trường hợp thiếu vốn đối ứng cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, báo cáo cơ quan chủ quản để có phương án xử lý. Chủ trương của Chính phủ là sẽ giữ khung chính sách vấn đề này ổn định, kịp thời có hướng dẫn cần thiết cho Luật Đất đai mới sắp đi vào hiệu lực.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần làm việc với 6 ngân hàng xử lý giải quyết các vướng mắc 3 tháng/lần và ngay sau hội nghị sẽ đưa các dự án thuộc “danh sách đen” được chỉ ra trong Hội nghị về các cơ quan chủ quản kiểm điểm, đôn đốc lại tiến độ triển khai./.

Thi công Gói thầu EX3 Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải PhòngẢnh: Huy Cường

6 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 7: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước tăng mạnh

Theo Tổng cục Thống kê, vốn khu vực Nhà nước đạt 78.400 tỉ đồng, chiếm 36,5% tổng vốn và tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 77.500 tỉ đồng, chiếm 36,1% và tăng 6,9%. Vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 58.900 tỉ đồng, chiếm 27,4% và tăng 4,4%.

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện quý I ước đạt 34.400 tỉ đồng, bằng 19% kế hoạch năm và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2013. Vốn Trung ương quản lý đạt 6.701 tỉ đồng, bằng 17% kế hoạch năm và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông vận tải là 1.247 tỉ đồng, bằng 27,5% và giảm 2,3%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 658 tỉ đồng, bằng 18,9% và giảm 1,3%...

Vốn địa phương quản lý đạt 27.677 tỉ đồng, bằng 19,6% kế

hoạch năm và giảm 2% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 19.144 tỉ đồng, bằng 18,5% và giảm 2,9%...

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 3.967 tỉ đồng, bằng 16,9% kế hoạch năm và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; Tp.HCM đạt 2.049 tỉ đồng, bằng 12,1% và giảm 14,8%...

Giải ngân vốn FDI tăng 5,6%

Về tình hình đầu tư nước ngoài, tính chung trong quý I năm 2014, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,334 tỉ USD, bằng 50,4% so với cùng kỳ năm 2013. Tình hình hoạt động, trong quý I, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 2,850 tỉ USD, tăng 5,6% với cùng kỳ năm 2013.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số vốn đăng ký trong quý I năm nay giảm so

với cùng kỳ năm 2013 là do trong quý I năm 2013 có một số dự án “khủng” được cấp giấy chứng nhận đầu tư (như dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư là 2 tỉ USD; dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn điều chỉnh tăng vốn 2,8 tỉ USD).

Trong quý I, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành, lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 141 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 2,332 tỉ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 288,3 triệu USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là xây dựng với 20 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 226,7 triệu USD.

Về đối tác đầu tư, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 765,6 triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 414,3 triệu USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư. British Virgin Islands đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 382,3 triệu USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư.

Về địa bàn đầu tư, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 788,8 triệu USD, chiếm 23,66% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tp.HCM đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 709,8 triệu USD, chiếm 21,3%. Đồng Nai đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 427,5 triệu USD./.

THEO CHINHPHU.VN

Quý I/2014: Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,8%Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I

theo giá hiện hành ước đạt 214.800 tỉ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 28,4% GDP.

Ảnh:

Huy

Cườ

ng

7Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 8: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Để động viên CBVC hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT)

hăng hái thi đua lao động, góp phần hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2014; thực hiện thành công Chiến lược phát triển NHPT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2013 - 2015, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm và 8 năm thành lập NHPT, Tổng Giám đốc NHPT đã phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2014 với nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu về huy động vốn, giải ngân vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, ODA, chỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ, công tác khách hàng, công tác bảo lãnh, công tác kiểm tra giám sát.

Đối với các đơn vị thuộc Hội sở chính (HSC) nội dung thi đua tập trung vào việc hoàn thành chương trình, nhiệm vụ, công tác năm được giao đúng thời gian quy định và đảm bảo chất lượng. Thực hiện tốt trách nhiệm công vụ cán bộ viên chức NHPT. Hoàn thành cơ chế chính sách, quy chế, quy trình và các đề án theo Quyết định số 378/QĐ-NHPT ngày 05/8/2013

của Tổng Giám đốc về việc ban hành Chương trình hành động của NHPT trong giai đoạn 2013-2015. Thực hiện tốt vai trò tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hỗ trợ kịp thời các Chi nhánh trên các lĩnh vực được phân công. Phối hợp chặt chẽ, khẩn trương giữa các đơn vị thuộc HSC để tham mưu Ban lãnh đạo NHPT xem xét, giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các Chi nhánh. Hoàn chỉnh cơ chế chi trả tiền lương theo kết quả thực hiện chương trình, nhiệm vụ kế hoạch hàng tháng, hàng quý để khuyến khích sự hỗ trợ đóng góp của CBVC.

Đối với các Sở Giao dịch và Chi nhánh NHPT nội dung thi đua tập trung vào công tác thu hồi, xử lý nợ có hiệu quả nhằm giảm nợ quá hạn, lãi phải thu chưa thu và cơ cấu lại nợ nhằm đưa tỷ lệ nợ quá hạn toàn hệ thống xuống dưới 3%. Hoàn thành rà soát kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay, tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính của khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh để từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ, xử lý dự án/khoản vay. Đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro, tăng cường kiểm tra trước-

trong-sau quá trình giải ngân và sử dụng vốn vay. Khắc phục triệt để các tồn tại, sai sót đã phát hiện sau thanh tra, kiểm toán, tự kiểm tra; rút ra bài học của từng đơn vị, nghiêm túc rút kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung quy định quản trị nội bộ; tăng cường thực hiện lề lối, kỷ cương làm việc, trách nhiệm công vụ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đảm bảo hạn chế tối đa việc xảy ra sai sót và không lặp lại các sai sót, sai phạm trước. Công tác giải ngân phải được kiểm soát chặt chẽ, công khai, minh bạch theo thứ tự ưu tiên hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Đẩy mạnh cho vay Tín dụng xuất khẩu. Hoàn thành cơ chế chi trả tiền lương theo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng tháng, hàng quý để khuyến khích sự nỗ lực đóng góp của CBVC.

Về đánh giá kết quả thi đua: Hội đồng thi đua căn cứ vào các chỉ tiêu định lượng, định tính của các đơn vị thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2014 để đề xuất các mức khen thưởng theo nguyên tắc phải đảm bảo kịp thời, đúng người đúng việc và đúng thành tích./.

THU HỒNG

Phát động thi đua hoàn thành nhiệm vụ năm 2014

Ngày 12/3/2014, NHPT đã ban hành Quyết định số 99/QĐ-NHPT v/v sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 335/QĐ-

NHPT ngày 01/7/2009 của Tổng Giám đốc NHPT ban hành quy định về công tác tổ chức và cán bộ trong hệ thống NHPT.

Các nội dung sửa đổi, bổ sung bao gồm: về độ tuổi bổ nhiệm cán bộ, tuổi quy hoạch cán bộ, công tác

tuyển dụng cán bộ, nâng lương thường xuyên và thời điểm giải quyết thủ tục nghỉ hưu trí.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 12/3/2014 và thay thế các quy định trước đây trái với quy định này.

PV

Sửa đổi, bổ sung quy định về công tác tổ chức cán bộtrong hệ thống NHPT

8 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 9: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

(BVBMNN) trong tình hình mới, Tổng Giám đốc NHPT yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

Phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung các văn bản pháp luật về BVBMNN tới toàn thể CBVC trong đơn vị, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và của NHPT VN. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về BVBMNN tại đơn vị mình. Tăng cường quản lý, ứng dụng các giải pháp an ninh, an toàn, bảo mật công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị. Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định về việc BVBMNN, bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng trên Internet và an toàn cho hệ thống thanh toán. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định trong ngành ngân hàng tại Quyết định số 1087/2003/QĐ-NHNN và Quy chế bảo vệ BMNN của NHPT ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐ-HĐQL ngày 06/3/2008 của Chủ tịch hội đồng quản lý NHPT.

PV

Tăng cường bảo vệbí mật Nhà nước

Để triển khai Chiến lược phát triển, NHPT đã sớm xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hành

động của NHPT giai đoạn 2013-2015 (Quyết định số 378/QĐ-NHPT ngày 05/8/2013 của Tổng Giám đốc NHPT) với một số mục tiêu phát triển quan trọng, đó là:

Tạo sự chuyển biến căn bản về hoạt động của NHPT theo hướng chuyên nghiệp hóa và hiện đại; cải thiện chất lượng hoạt động và các tiền đề về vốn, kỹ thuật và nguồn nhân lực, tạo đà phát triển để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển đến năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 10%/năm; xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt khoảng

10% so với tổng dư nợ cho vay TDĐT và TDXK của Nhà nước.

Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của NHPT; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015.

Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách TDĐT và

Trong Chiến lược phát triển NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013, mục tiêu phát triển của NHPT là một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận theo hướng bền vững, đảm bảo thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

BAN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN - NHPT

Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấuNgân hàngPhát triển Việt Nam

Ảnh: Internet

9Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 10: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

NHPT đã đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP gửi Bộ Tài chính (Công văn số 2463/NHPT-CSPT ngày 22/7/2013).

NHPT đã tham gia ý kiến với Bộ Tài chính về Dự thảo Quy chế quản lý tài chính trình Thủ tướng Chính phủ. Ngày 27/12/2013, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 167/TTr-BTC về việc ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ kèm theo dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với NHPT.

Ngày 02/12/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư số 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của NHPT. Tuy nhiên, việc triển khai theo đúng quy định của Thông tư này sẽ phát sinh một số vướng mắc cho NHPT, các nội dung này đã được NHPT báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính. Tại Công văn số 4476/NHPT-XLN, NHPT có đề xuất giãn thời gian thực hiện Thông tư số 24/2013/TT-NHNN đến thời điểm ban hành các cơ chế chính sách theo Quyết định số 369/QĐ-TTg và quản trị khách hàng vay vốn, hiện tại NHPT sẽ phân loại nợ đối với toàn bộ dư nợ vay.

Về Quy chế xử lý rủi ro vốn vay, Bộ Tài chính đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ ngày 25/12/2013 về việc ban hành Quy chế Xử lý rủi ro vốn vay tại NHPT.

Về bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn NHTM, NHPT đã có Công văn số 4607/NHPT-BL gửi Ngân hàng Nhà nước về việc báo cáo tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg và công văn tham gia ý kiến dự thảo Thông

tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg của Bộ Tài chính.

Về Đề án cho vay thoả thuận, NHPT đã đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ và dự thảo Quy chế cho vay thỏa thuận tại NHPT báo cáo Hội đồng Quản lý. Ngày 20/12/2013, Hội đồng Quản lý NHPT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cho vay thỏa thuận tại NHPT.

Hai là, đối với Cơ cấu lại nguồn vốn":

Ngày 02/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản bổ sung vốn điều lệ cho NHPT giai đoạn 2013-2020, theo đó mức vốn điều lệ tăng thêm của NHPT trong năm 2013 là 4.566 tỷ đồng và cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý các ngân hàng chính sách, theo đó NHPT được cấp bổ sung 1.151 tỷ đồng vốn điều lệ từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của NHPT. Việc bổ sung vốn điều lệ đã góp phần giảm bớt khó khăn về tài chính cho NHPT.

Căn cứ tình hình thực tế, NHPT đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo và đề xuất cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho NHPT, theo đó tính đến 31/12/2013, nếu không điều chỉnh kế hoạch chi ngân sách Nhà nước thì số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho NHPT sẽ thiếu hơn 8.500 tỷ đồng.

Ngày 22/10/2013, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí nguồn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho 2 ngân hàng chính sách và ngày 02/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 01/TTg-KTTH về việc cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý các ngân hàng chính sách, theo đó giao Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo

TDXK của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.

Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; từng bước chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo NHPT, từ trung ương đến địa phương, các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT đã khẩn trương tổ chức học tập, quán triệt đến từng cán bộ, viên chức các nội dung của Chương trình hành động này. Các đơn vị đã chủ động xây dựng và cụ thể hóa thành kế hoạch hành động của đơn vị mình, phân công cán bộ nghiên cứu triển khai một cách thiết thực. Đến nay, về cơ bản các nội dung triển khai đã hoàn thành, NHPT có thể tổ chức triển khai trong toàn hệ thống khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Kết quả thực hiện năm 2013

Một là, NHPT đã chủ động tổ chức nghiên cứu, tham mưu xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoàn thiện các quy định có liên quan về tổ chức và hoạt động của NHPT:

Ngày 12/11/2013 Bộ Tài chính đã có văn bản trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành vốn Điều lệ của NHPT. Ngày 28/01/2014, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản gửi Bộ Tài chính yêu cầu giải trình, bổ sung một số nội dung về vốn điều lệ của NHPT.

10 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 11: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

lãnh năm 2014 và bố trí dự toán ngân sách trung ương từ năm 2014 để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho các ngân hàng chính sách.

Ba là, xử lý rủi ro và nâng cao năng lực quản trị rủi ro:

Ngày 31/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2619/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của NHPT và giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ/ngành có liên quan ban hành các quy định có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu của NHPT.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống quy định về nghiệp vụ:

NHPT đã xây dựng và trình Hội đồng Quản lý ký Quyết định ban hành sửa đổi bổ sung 04 Quy chế: Quy chế Cho vay vốn TDĐT của Nhà nước; Quy chế Hỗ trợ sau đầu tư; Quy chế Cho vay lại vốn ODA và Quy chế Bảo đảm tiền vay.

Các Quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định quản trị nội bộ khác đang trong quá trình dự thảo và sẽ hoàn thiện trình Hội đồng thành viên trên cơ sở các cơ chế, chính sách khung của NHPT được ban hành (Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT, Nghị định về TDĐT và TDXK của Nhà nước, Quy chế xử lý rủi ro vốn vay tại NHPT, Quy chế quản lý tài chính đối với NHPT...).

Năm là, hiện đại hóa công nghệ và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật:

Đề án Hiện đại hóa Công nghệ thông tin NHPT đang hoàn thiện trình Hội đồng Quản lý.

Đề án Quy hoạch trụ sở NHPT giai đoạn 2013-2015: NHPT đang hoàn thiện Đề án trình Hội đồng Quản lý, dự kiến Đề án được chia thành 02 giai đoạn thực hiện (giai đoạn 1: từ năm 2013-2015 và giai đoạn 2: từ năm 2016-2020). Tuy nhiên, Đề án còn phụ thuộc vào

Đề án tổ chức lại các Chi nhánh và Sở giao dịch phải được ban hành trước.

Sáu là, phát triển nguồn nhân lực:

Hiện NHPT đang hoàn thiện Đề án Quản lý lao động, cơ chế tiền lương đối với NHPT, Đề án đào tạo, đào tạo lại cán bộ; Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Quy định về tổ chức và hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của NHPT; Quy định về xét, công nhận sáng kiến của NHPT.

Bảy là, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tuyên truyền và mở rộng hợp tác quốc tế:

Ngày 03/10/2012, NHPT đã hoàn thiện trình Hội đồng Quản lý Đề án Xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hiện NHPT đang hoàn thiện trình Hội đồng Quản lý: Quy chế Kiểm tra nội bộ; Đề án Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế.

Nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu năm 2014

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Hội đồng Quản lý, Tổng Giám đốc NHPT đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách phục vụ việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình Hội đồng thành viên của NHPT và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, cán bộ của NHPT, bao gồm các nhóm công việc:

Về tổ chức, cán bộ: xây dựng Quy định về đánh giá cán bộ; Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Quy định về tiêu chuẩn chức danh, vị trí; Tổ chức bộ máy của Hội sở chính và các Chi nhánh.

Về chuyển đổi mô hình hoạt động: Tổng giám đốc NHPT đã ban hành Quyết định số 716/QĐ-NHPT ngày 20/12/2013 Thành lập

Tổ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách để thực hiện việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình Hội đồng thành viên của NHPT, theo đó Tổ được giao nhiệm vụ nghiên cứu và hoàn thiện các Tờ trình và các dự thảo Quy chế, bao gồm: Quy chế làm việc của Ban kiểm soát; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên; Quy chế làm việc của Ban điều hành; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân sự và lương thưởng; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban chính sách và quản lý rủi ro; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban thư ký Hội đồng thành viên; Quy định tạm thời về việc phân cấp, ủy quyền và áp dụng các quy định về nghiệp vụ.

Quy chế, quy trình nghiệp vụ: các Quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định quản trị nội bộ cần dự thảo để trình Hội đồng thành viên (được thành lập) trên cơ sở các cơ chế, chính sách khung của NHPT được ban hành (Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT, Nghị định về TDĐT và TDXK của Nhà nước, Quy chế xử lý rủi ro vốn vay tại NHPT, Quy chế quản lý tài chính đối với NHPT...).

NHPT chỉ đạo sát sao và quyết liệt hơn nữa trong việc nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của NHPT (bao gồm cả các Đề án trình các Bộ, ngành và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Đề án/quy định nội bộ của NHPT); đặc biệt là các đề án cần có sự đồng bộ với Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT. Đồng thời, chủ động giải quyết các vướng mắc trong việc hoàn thiện các chính sách: Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT, Nghị định về TDĐT và TDXK, Quy chế xử lý rủi ro vốn vay tại NHPT, Quy chế quản lý tài chính đối với NHPT, Về phân loại nợ của NHPT và Về bảo lãnh tín dụng...

Các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT có trách nhiệm tiếp tục tổ

11Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin SỰ KIỆN

Page 12: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

1. Về danh mục (đối tượng) cho vay tín dụng đầu tư:

Đối tượng cho vay TDĐT thông qua kênh NHPT là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc danh mục được ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP. Theo đó, có 5 nhóm ngành nghề, lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định gồm: (i) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; (ii) Nông nghiệp - nông thôn; (iii) Công nghiệp; (iv) Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135, các xã biên giới thuộc chương trình 120 và các xã vùng bãi ngang; (v) Các dự án cho vay theo hiệp định Chính phủ, các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các dự án cho vay theo chương trình mục tiêu sử dụng vốn nước ngoài.

Qua các giai đoạn, đối tượng được vay vốn TDĐT đã được thu hẹp khá nhiều. Nếu như trước đây, danh mục các dự án chỉ được phân

Chính sách cho vay TDĐT thông qua NHPT được thực hiện theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP (trước

đó là Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP) và Nghị định số 54/2013/NĐ-CP, đã có nhiều đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế; tạo công ăn việc làm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất và từng bước tạo nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn vốn TDĐT thực hiện qua Quỹ ĐTPT theo Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP là công cụ tài chính quan trọng giúp cho địa phương tập trung nguồn lực vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong đó hoạt động cho vay đầu tư đã góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chính sách TDĐT vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện để khắc phục những điểm còn vướng mắc về quy mô tín dụng, cơ chế điều hành lãi suất, cơ chế xử lý nợ và đối tượng cho vay…

chức học tập, quán triệt đến cán bộ, viên chức các nội dung của Chương trình hành động của NHPT. Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào Chương trình hành động của NHPT thực hiện Chiến lược phát triển để cụ thể hóa thành kế hoạch hành động của đơn vị mình, phân công cán bộ nghiên cứu triển khai.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan, Tổ rà soát, quy chế quy trình (Quyết định số 105/QĐ-NHPT ngày 20/3/2013) để hoàn thành tốt nhất và đúng kế hoạch được giao các Đề án, Quy chế, quy trình nghiệp vụ được phân công.

Bên cạnh đó, NHPT cũng đang triển khai thực hiện Đề án thông tin khách hàng, chấm điểm nội bộ: hoàn thiện chương trình VDB CIS đưa vào sử dụng và xây dựng quy trình thực hiện, bao gồm cả trách nhiệm cá nhân, tổ chức và sự thay đổi đổi một số quy trình tín dụng, quản trị rủi ro. Đẩy nhanh tiến độ Đề án xây dựng trụ sở làm việc, tạo điều kiện ổn định hoạt động cho hệ thống.

Để đạt được các mục tiêu trong năm 2014, các đơn vị cần tăng cường tổ chức nghiên cứu, tập trung nguồn lực để hoàn thành sớm các Đề án/quy định theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHPT và Quyết định số 369/QĐ-TTg.

Với nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống, sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan ban ngành, hy vọng năm 2014 sẽ là năm bản lề, với hệ thống cơ chế chính sách được ban hành đồng bộ, góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch tái cơ cấu lại hoạt động ngân hàng giai đoạn I (từ năm 2013 đến năm 2015) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-TTg./.

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC:MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ &KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCHKỳ I: Đối tượng cho vay và cơ chế lãi suất tín dụng đầu tư

Chính sách tín dụng đầu tư (TDĐT) của nhà nước được thực hiện qua 2 kênh chính, là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (Quỹ ĐTPT).

TS VŨ NHỮ THĂNG - TS LÊ THỊ THÙY VÂNVIỆN CL&CS TÀI CHÍNH - BỘ TÀI CHÍNH

12 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 13: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

chia theo ngành nghề, lĩnh vực hoặc theo địa bàn đầu tư (Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP), đến Nghị định số 75/2011/NĐ-CP đã được giới hạn lại, gắn với quy mô của dự án, theo đó, tập trung chủ yếu vào các dự án trọng điểm nhóm A, B.

Đối tượng cho vay TDĐT thông qua kênh Quỹ ĐTPT được quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP với 2 lĩnh vực gồm: (i) Các dự án về: giao thông; cấp nước; nhà ở khu đô thị, khu dân cư; di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất; xử lý rác thải của các đô thị; (ii) Các dự án quan trọng do UBND cấp tỉnh quyết định. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 37/2013/NĐ-CP có hiệu lực, danh mục cho vay đầu tư tập trung vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương. Với 5 lĩnh vực: (i) kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, môi trường; (ii) Công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; (iii) nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn; (iv) xã hội hóa hạ tầng xã hội; (v) lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác tại địa phương...

Nghị định số 37/2013/NĐ-CP đã cụ thể hóa danh mục cho vay với 05 lĩnh vực, góp phần khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động của Quỹ. Để tạo sự thuận lợi cho hoạt động của Quỹ cũng như các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi tín dụng đầu tư của Quỹ ĐTPT, hầu hết các Quỹ đều đã và đang xây dựng danh mục cho vay trình UBND tỉnh phê duyệt để làm căn cứ cho vay đúng đối tượng.

Đánh giá tình hình thực hiện chính sách TDĐT ở Việt Nam cho thấy một số hạn chế như sau:

Một là, hoạt động TDĐT bị thu hẹp lại trong những

năm qua, do các dự án thuộc đối tượng cho vay theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ở các địa phương chủ yếu là các dự án nhỏ và vừa nên không đáp ứng được yêu cầu về quy mô theo quy định. Việc điều chỉnh danh mục cho vay TDĐT mặc dù đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho các chủ đầu tư trong trường hợp dự án thuộc nhóm bị loại ra khỏi đối tượng ưu tiên theo danh mục mới. Trên thực tế, do chính sách ưu đãi TDĐT thông qua kênh NHPT thường thay đổi trong vòng 2-3 năm, nên nhiều chủ đầu tư lập dự án xong thì lại không thuộc đối tượng thụ hưởng theo danh mục mới.

Hai là, mức độ đáp ứng vốn TDĐT cho nhu cầu đầu tư phát triển của quốc gia vẫn còn hạn chế do nhu cầu vốn đầu tư phát triển (đặc biệt là nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội) là rất lớn trong khi nguồn vốn TDĐT chỉ có giới hạn. Hoạt động TDĐT thời gian vừa qua tập

trung chủ yếu vào việc giải ngân các hợp đồng cũ.

Ba là, đối với TDĐT của quỹ ĐTPT, danh mục đối tượng cho vay thuộc Nghị định số 138/2007/NĐ-CP quy định còn hạn chế về lĩnh vực, có những dự án lĩnh vực trọng điểm của địa phương muốn đầu tư (ngoài kết cấu hạ tầng) nhưng không thuộc đối tượng Quỹ được cho vay đầu tư. Việc quy định danh mục các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội cũng chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến cách hiểu và vận dụng thực hiện còn nhiều vướng mắc. Trong khi đó, căn cứ vào danh mục lĩnh vực đầu tư theo Nghị định số 37/2013/NĐ-CP và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Điều này sẽ làm hạn chế tính linh hoạt trong hoạt động của Quỹ do phải có danh mục do UBND phê duyệt thì mới đủ căn cứ để cho vay.

Kinh nghiệm các nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines) cho thấy, chính sách ưu đãi TDĐT thông qua NHPT (NHPT Trung Quốc - CDB, NHPT Nhật Bản - DBJ, NHPT Philippines - DBP) cũng được sử dụng để đầu tư phát triển các ngành trọng yếu hỗ trợ cho phát triển kinh tế. Các ngành nghề, lĩnh vực được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi bao gồm các lĩnh vực: Kết cấu hạ tầng; nông nghiệp nông thôn; công nghiệp và các dự án đầu tư tại các vùng khó khăn; các dịch vụ xã hội và sự phát triển của cộng đồng; các dự án về môi trường, giảm phát thải. Đối với các ngành sản xuất mới, kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, cho vay đối với các ngành sản xuất mới mang tính chiến lược, ngành nghề chế tạo tiên tiến, và các ngành nghề tiềm năng mang tính chiến lược (như công ty thông tin liên lạc, trung

Công đoạn đóng gói sản phẩm Đạm Ninh BìnhẢnh: Thanh Tùng

13Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 14: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Ba là, đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng, kinh nghiệm các nước (Philippines, Trung Quốc) cho thấy, tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế và yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ, đối tượng ưu tiên hưởng chính sách cho vay TDĐT có thể được điều chỉnh tương ứng nhằm có thể tạo sức lan tỏa lớn nhất(2). Đối tượng cho vay trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới nên tập trung vào: các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; các dự án đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; và dự án đầu tư hạ tầng trong lĩnh vực xã hội hóa (giáo dục, y tế).

Bốn là, ngoài những lĩnh vực đầu tư trên, nguồn vốn TDĐT cần chú trọng hơn vào những lĩnh vực mang tính đột phá (những ngành có lợi thế cạnh tranh). Đây là những ngành nghề mới, triển vọng nhưng cần vốn đầu tư lớn và có độ rủi ro cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực kinh tế, tài chính không mạnh thì khó có khả năng đầu tư vào những lĩnh vực này nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Năm là, bên cạnh việc hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, danh mục cho vay cần có sự ưu tiên đối với các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, bởi đây là những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh với mục tiêu tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp

thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Do đó, trong danh mục cho vay lĩnh vực công nghiệp (Nghị định số 75/2011/NĐ-CP), nên tập trung ưu tiên vào các dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo. Nguồn vốn TDĐT cần được đẩy mạnh để hướng tới các chủ đầu tư đang thực hiện các dự án giảm thiểu ô nhiễm và xử lý môi trường như: Cải tạo, nâng cấp các hệ thống cấp thoát nước, chống ngập cục bộ; thu gom, xử lí rác thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lí khói bụi, tiếng ồn, nước thải từ các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Sáu là, trong danh mục cho vay lĩnh vực công nghiệp (Nghị định số 75/2011/NĐ-CP), tại điểm 4, mục III (Công nghiệp) có quy định đối tượng cho vay là các “Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Tuy nhiên, cần bổ sung công suất tối thiểu đối với các dự án thủy điện nhỏ và vừa để hạn chế những dự án siêu nhỏ, hiệu quả không cao(3).

2. Về cơ chế lãi suất

Đối với NHPT, lãi suất được ấn định tại thời điểm vay vốn/giải ngân và được giữ ổn định trong suốt thời gian thực hiện dự án đầu tư (từ ngày 14/11/2013, theo quy định tại Thông tư số 161/2013/

tâm nghiên cứu gen, vi mạch điện tử) là một trong những lĩnh vực trọng tâm cấp vốn của CDB năm 2012. Ngoài ra, CDB còn tiếp tục cấp vốn cho ngành nghề chế tạo tàu, chế tạo thiết bị Hải quân, lĩnh vực hàng không vũ trụ dân sự hay vệ tinh thăm dò(1). Để tiếp tục hoàn thiện chính sách TDĐT, về đối tượng cho vay, cần quan tâm một số vấn đề sau:

Một là, về nguyên tắc xác định đối tượng cho vay thì với nguồn vốn có giới hạn, do NSNN phải cấp bù chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay nên NHPT không thể cho vay tất cả các lĩnh vực, mà cần xác định đối tượng ưu tiên để cho vay. Theo đó, việc cho vay TDĐT phải được xác định theo nguyên tắc tập trung trước hết cho phát triển một số lĩnh vực then chốt có vai trò đòn bẩy hỗ trợ các lĩnh vực khác phát triển theo.

Hai là, trên cơ sở định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và Đề án tái cơ cấu kinh tế, Chiến lược phát triển NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời để chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng phát huy lợi thế các ngành then chốt, có tính cạnh tranh, có lợi thế so sánh cũng như phát triển các vùng kinh tế có sức lan tỏa làm động lực cho các vùng khác phát triển, trong thời gian tới danh mục các ngành nghề được vay vốn của NHPT cần được xác định theo các thứ tự ưu tiên sau: (i) lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; (ii) các ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (iii) phát triển các vùng có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn; (iv) các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Trong đó, việc tập trung vốn cho từng đối tượng cụ thể nên được cân đối trên cơ sở NSNN hàng năm, tránh dàn trải, kém hiệu quả và bảo đảm tính đồng bộ của hạ tầng.

14 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 15: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

TT-BTC, lãi suất cho vay TDĐT của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 10,8%/năm, giảm 0,6% so với mức 11,4%/năm trước đây - Thông tư số 77/2013/TT-BTC). Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, lãi suất cho vay TDĐT được quy định không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của NHPT. Nguyên tắc này đảm bảo cho NHPT bù đắp đủ chi phí huy động vốn bình quân, trang trải các chi phí hoạt động và tự chủ về tài chính, giảm bớt số cấp bù từ NSNN.

Đối với Quỹ ĐTPT, trước đây theo Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, lãi suất cho vay TDĐT của Quỹ được thực hiện theo nguyên tắc không thấp hơn lãi suất TDĐT của NHPT. Hiện nay, theo Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, lãi suất cho vay được xác định theo nguyên tắc không thấp hơn lãi suất huy động bình quân của các nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, mức lãi suất này cũng phải đảm bảo một số nguyên tắc, điều kiện như: đảm bảo bù đắp phí quản lý, các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPT địa phương và bảo toàn, phát triển nguồn vốn chủ sở hữu. Quỹ ĐTPT địa phương quyết định mức lãi suất cho vay đối với từng dự án cụ

thể, nhưng không được thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu do UBND tỉnh quyết định.

Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế lãi suất cho thấy một số hạn chế sau:

Một là, đối với NHPT, do khả năng cấp bù của NSNN có hạn nên cũng ảnh hưởng tới tính linh hoạt của cơ chế lãi suất TDĐT qua NHPT. Theo đó, có những thời điểm lãi suất của NHPT chậm phản ứng với những diễn biến thay đổi của lãi suất thị trường.

+ Trong trường hợp lãi suất thị trường tăng: Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, yêu cầu lãi suất cho vay TDĐT phải đảm bảo bù đắp được chi phí huy động vốn và phí hoạt động của cơ quan cho vay (theo khoản 1 Điều 10), nhưng khi lãi suất trên thị trường tài chính tăng lên thì yêu cầu này trở thành bất khả thi do kỳ hạn cho vay TDĐT thường là trung và dài hạn, lãi suất cho vay được ấn định tại thời điểm giải ngân và giữ ổn định trong suốt thời gian thực hiện dự án đầu tư. Trong khi đó, huy động vốn của NHPT thường là trung hạn, vì vậy khi lãi suất tăng lên sẽ khiến cho chi phí huy động vốn sẽ tăng, ảnh hưởng

tới khả năng tự cân đối tài chính của NHPT.

+ Trong trường hợp lãi suất thị trường giảm: Xét về tổng thể, lãi suất TDĐT của Nhà nước vẫn hấp dẫn hơn so với lãi suất của các NHTM nhưng do cơ chế điều chỉnh lãi suất chưa linh hoạt nên có những thời điểm lãi suất TDĐT cao hơn lãi suất trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho hoạt động của các nhà đầu tư cũng như làm ảnh hưởng đến mục tiêu hỗ trợ, tính ưu đãi của chính sách này.

Hai là, đối với Quỹ ĐTPT, trước khi có Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, các Quỹ ĐTPT đều tham chiếu lãi suất của NHPT và cho vay không cao hơn mức lãi suất của NHPT tại từng thời điểm. Do vậy, lãi suất của Quỹ ĐTPT trước đây cũng có những điểm hạn chế tương tự như lãi suất TDĐT của NHPT. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 37/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì các Quỹ ĐTPT được quyền chủ động hơn trong việc xác định mức lãi suất. Mặc dù vậy, theo cơ chế mới này, vấn đề đặt ra đối với các Quỹ là phải xác định được mức lãi suất vừa có tính hấp dẫn đối với các dự án nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trên

Lãi suất cho vay của NHTM và NHPT VN 2012-2013Thời gian LS dài hạn NHTM LS NHPT Ghi chú

T1/2012 18-20% 14,4% Thông tư số 201/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011

T5/2012 17-20% 14,4% Lãi suất dài hạn của NHTM giảm, Lãi suất của NHPT vẫn giữ nguyên

T6/2012 15,5-18% 12%Lãi suất dài hạn của NHTM giảm, Lãi suất của NHPT giảm (Thông tư số 104/2012/TT-BTC ngày 25/6/2012)

T7/2012 14,6-17,5% 12% Lãi suất dài hạn của NHTM giảm, Lãi suất của NHPT vẫn giữ nguyên

T4/2013 13-16% 12% Lãi suất dài hạn của NHTM giảm, Lãi suất của NHPT vẫn giữ nguyên

T5/2013 11,5-14% 12% Lãi suất dài hạn của NHTM giảm, Lãi suất của NHPT vẫn giữ nguyên

T6/2013 11,5-13% 11,4%Lãi suất dài hạn của NHTM giảm, Lãi suất NHPT giảm (Thông tư số 77/2013/TT-BTC ngày 04/6/2013)

T7/2013 11-13% 11,4% Lãi suất của NHTM giảm, Lãi suất của NHPT vẫn giữ nguyên

T11/2013 11-13% 10,8%Lãi suất của NHTM duy trì mức thấp, Lãi suất của NHPT giảm (Thông tư số 161/2013/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 14/11/2013).

Ghi chú: thời điểm và lãi suất sau khi được điều chỉnh giảm thể hiện ở vùng được đánh dấu(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ NHNN, NHPT VN)

15Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 16: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

địa bàn tỉnh song vẫn đảm bảo yêu cầu về bảo toàn nguồn vốn của Quỹ.

Định hướng Chiến lược tài chính đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 yêu cầu phải đổi mới phương thức phát triển tín dụng nhà nước theo nguyên tắc thương mại nhằm bảo đảm tính bền vững. Do vậy, cơ chế lãi suất nên được điều hành theo hướng linh hoạt và từng bước tiệm cận lãi suất thị trường. Cụ thể:

Một là, lãi suất TDĐT (cả NHPT và Quỹ ĐTPT) trong thời gian tới nên được điều hành theo cơ chế mở, linh hoạt phù hợp với đặc thù, tình hình tài chính của doanh nghiệp, đối tượng dự án đầu tư và thực trạng quản trị rủi ro đối với từng dự án thay vì áp dụng lãi suất cố định đối với tất cả các loại

dự án. Đối với các dự án có mức độ rủi ro cao cần được tính toán và áp dụng mức lãi suất cao hơn, có thể xem xét áp dụng lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định tùy theo các khoản vay khác nhau.

Hai là, từng bước xây dựng mức lãi suất TDĐT tiệm cận với lãi suất thị trường, thay đổi cách thức ưu đãi đầu tư, chuyển dần từ ưu đãi lãi suất sang ưu đãi về các điều kiện tiếp cận tín dụng(4). Xét trong dài hạn, chính sách TDĐT không nên dựa trên ưu đãi lãi suất, mà nên hướng tới cơ chế lãi suất thị trường(5). Các ưu đãi của chính sách nên chủ yếu tập trung vào các điều kiện khác như: kỳ hạn cho vay, yêu cầu về tài sản thế chấp hoặc các điều kiện hỗ trợ khác.

Ba là, riêng đối với NHPT, tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãi suất theo hướng: Xây dựng cơ chế

điều chỉnh lãi suất kịp thời với sự biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ để đảm bảo được mục tiêu hỗ trợ, tính ưu đãi trong chính sách lãi suất của NHPT. Cân nhắc việc trao thêm quyền chủ động điều hành lãi suất cho Chủ tịch HĐQL của NHPT. Về nguyên tắc, mức cấp bù chênh lệch lãi suất được xác định trên cơ sở: (i) Chênh lệch giữa lãi suất huy động với lãi suất cho vay, (ii) Dư nợ cho vay; và (iii) Khả năng đảm bảo chi trả của NSNN trong việc cấp bù. Tuy nhiên, do khả năng cấp bù từ NSNN hiện nay vẫn còn hạn chế nên có thể giải quyết theo hướng công bố mức cấp bù lãi suất tối đa hàng năm để NHPT và Bộ Tài chính chủ động hơn trong công tác điều hành lãi suất(6).

(còn nữa)

(1) Nguồn: Chiến lược phát triển của CDB (http://www.cdb.com.cn/web/Column.asp?ColumnId=12);

(2) Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng, NHPT Philippines cho vay ưu đãi kết cấu hạ tầng (vận tải, logistics), hàng không (máy bay, cảng), đường biển (vận tải, cảng, khu đóng tàu; tàu chở hàng), đường sá (cầu, đường sá nông thôn, đường sá thu phí), logistics thời hạn cho vay lên đến 15 năm thông qua chương trình CRUISE (Connecting Rural Urban Intermodal Systems Efficiency). NHPT Philippines chú trọng đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng về điện, cảng, các trục giao thông chính và đường quốc lộ do đây là lĩnh vực có hiệu quả đầu tư chưa cao do yếu kém về cơ sở hạ tầng và sự chậm trễ trong chính sách cũng như nhân lực yếu kém. Trong khi đó, NHPT Trung Quốc (CDB) tập trung cho vay các hạng mục xây dựng cơ bản bao gồm các hạng mục nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, đô thị hóa, thông tin… Riêng đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng công cộng, CDB cho vay với khối lượng dư nợ tín dụng lên đến 20,56% tổng dư nợ của NHPT trong năm 2012; quốc lộ chiếm 17,23%...

(3) Cần hạn chế việc cho vay đối với các dự án thủy điện có công suất nhỏ vì: (i) Số lượng các dự án thủy điện nhỏ được quy hoạch là rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không cao, công suất thấp (đặc biệt là các dự nhỏ hơn 10MW) song có diện tích chiếm đất rừng lớn, trên 14ha/1MW điện, suất đầu tư cao từ 16-20 tỷ đồng/MW điện; (ii) Các dự án thủy điện nhỏ còn thiếu chặt chẽ trong phê duyệt cấp phép, chưa đánh giá đầy đủ các tác động đến môi trường và dân sinh ở khu vực hạ

du; (iii) Có nhiều dự án thủy điện nhỏ mà trong đó, chủ đầu tư không thực hiện theo cam kết tiến độ đã đề ra, gây nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội; (iv) Sản lượng điện phát của thủy điện nhỏ không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng điện, nên việc hạn chế các dự án thủy điện nhỏ khó có ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

(4) Cơ chế lãi suất của các NHPT Hàn Quốc, Đức, Philippines, Nhật Bản đều được thực hiện theo cơ chế thị trường. Tại NHPT Hàn Quốc, Giám đốc sẽ quyết định mức lãi suất đối với các khoản cho vay.

(5) Kinh nghiệm của Đức cho thấy, trong thời gian đầu thực hiện hỗ trợ TDĐT, NH Tái thiết Đức đã cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường nhưng sau đó lãi suất đã được điều chỉnh sát với lãi suất thị trường để giảm sự bao cấp của Nhà nước. Các ưu đãi về lãi suất cũng được giảm dần để chuyển sang ưu đãi về điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ…

(6) Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, các khoản vay lãi suất ưu đãi theo chính sách của Quốc vụ viện được Chính phủ cấp bù chênh lệch lãi suất. Các khoản vay lãi suất ưu đãi theo chính sách của các bộ, ngành hoặc địa phương ban hành, thực hiện trên nguyên tắc đối tượng nào ban hành chính sách ưu đãi, đối tượng đó chịu trách nhiệm bù đắp chênh lệch lãi suất. Ngân hàng chính sách thu toàn bộ lãi suất, phần bù đắp chênh lệch lãi suất do bộ, ngành có liên quan hoặc địa phương chuyển trực tiếp cho đối tượng vay vốn (Điều 33 “Quy định quản lý tài chính của ngân hàng chính sách nhà nước”).

Kho hàng nhà máy Đạm Ninh BìnhẢnh: Thanh Tùng

16 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 17: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Trong thực tế đầu tư dự án hiện nay, nhằm kịp thời tận dụng thời cơ, đẩy nhanh tiến độ dự án, các doanh nghiệp

thường dùng vốn tự có của mình (vốn chủ sở hữu, vốn huy động khác) để thanh toán các chi phí phát sinh trong giai đoạn đầu của dự án, trong khi chờ NHPT thẩm định, chấp thuận cho vay.

Vấn đề đặt ra ở đây là, đối với các khoản chi phí phát sinh (tư vấn, mua sắm thiết bị, xây lắp...) trong giai đoạn này có buộc phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu nếu được NHPT cho vay? Vì rằng việc triển khai dự án đang diễn ra, doanh nghiệp có thể vay NHPT, nhưng cũng có thể vay ngân hàng thương mại (NHTM) nếu không được NHPT chấp thuận. Nếu vay NHTM thì doanh nghiệp không bị buộc phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu. Mặt khác, thời gian thẩm định thực tế hiện nay tại NHPT là khá dài, ảnh hưởng nhiều đến cơ hội của dự án. Vì thế, ngay cả

khi đang nộp hồ sơ vay tại NHPT, hầu hết các doanh nghiệp không “dại gì” thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu các thanh toán ban đầu này. Nhưng nếu không thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu thì liệu doanh nghiệp có vi phạm luật và NHPT liệu có bị liên quan khi chấp thuận cho vay? Còn nếu buộc doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu mọi chi phí ấy thì liệu NHPT có đánh mất bạn hàng, trong khi đây có thể là một doanh nghiệp tốt, một dự án có hiệu quả cao? Ngoài ra, việc cho vay các dự án của NHPT trong thời gian qua cũng có trường hợp bị các cơ quan thanh tra, kiểm toán “tuýt còi” liên quan đến vấn đề đấu thầu.

Đáng tiếc các quy định hiện nay của NHPT về thẩm định dự án (kể cả Công văn số 4678/NHPT-TĐ ngày 31/12/2013) chưa giúp cho cán bộ thẩm định trả lời thấu đáo các câu hỏi trên. Bài viết này trình bày một cách tiếp cận và hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề ấy.

Vốn tự có và đấu thầu

Theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, các dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên thì phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu (mục 1 Điều 1 Chương I). Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 thì các dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu (mục 1 Điều 1 Chương I). Điều này cũng có nghĩa, với vốn tự có trên 70% và vốn Nhà nước dưới 500 tỷ đồng thì dự án không phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu.

Như vậy, có hai trường hợp ban đầu: (i) Vốn tự có trên 70% và vốn Nhà nước dưới 500 tỷ đồng: không phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu; (ii) Vốn tự có 0% (vốn Nhà nước 100%): đấu

Đối với các khoản chi phí phát sinh trong giai đoạn thẩm định dự án của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) có buộc phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu? Nếu có, liệu có hợp lý, hợp tình và đúng pháp luật? Đâu là ranh giới cần phải xác định trong vấn đề này?

ĐẤU THẦU CHI PHÍ PHÁT SINHTRONG GIAI ĐOẠN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN?

THS.NGUYỄN HẢI CHÂUCHI NHÁNH NHPT NINH THUẬN

Ảnh: Internet

17Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 18: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

thầu toàn bộ dự án. Từ đó rút ra được kết luận hợp lý và hợp pháp (đứng trên góc độ doanh nghiệp) là: Vốn tự có trên 0% đến 70%, còn lại là vốn Nhà nước thì dự án thực hiện đấu thầu một phần, trong đó tập trung vào phần vốn Nhà nước.

NHPT thực hiện cho vay vốn TDĐT theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó mức vốn vay tối đa là 70% tổng mức đầu tư (không bao gồm vốn lưu động). Như vậy, số vốn tự có đối với các dự án vay vốn TDĐT phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu là từ 30%-70%.

Từ phân tích về vốn tự có ở trên với kết luật hợp lý, hợp pháp vừa rút ra, chúng tôi đề xuất ba nguyên tắc đấu thầu, đó là:

i) Phải đấu thầu đối với phần vốn Nhà nước thực hiện dự án (khi vốn nhà nước bằng 30% trở lên hay trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư).

ii) Đối với phần vốn tự có thì không buộc phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu.

iii) Trường hợp tài sản được đầu tư bằng cả hai nguồn vốn Nhà nước và vốn tự có mà không thể tách rời thì phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu.

Trở lại với vấn đề đang xem xét ta thấy, các chi phí ban đầu của dự án đều được đáp ứng bởi nguồn vốn tự có (trừ khi có sự góp vốn, tài sản có nguồn gốc Nhà nước), do đó theo ba nguyên tắc đấu thầu ở trên thì phần chi phí này không bị buộc phải thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, nếu phần vốn này phát sinh vượt quá giá trị vốn tự có theo cam kết ban đầu (tại quyết định đầu tư hay các văn bản pháp lý khác của doanh nghiệp) thì: Hoặc doanh nghiệp phải điều chỉnh lại giá trị này, tìm kiếm nguồn vốn bù đắp, được NHPT thẩm định lại và chấp thuận cho vay; Hoặc NHPT cho vay bù đắp

phần vượt quá này, đồng thời các hạng mục tương ứng ấy phải thực hiện đấu thầu (trường hợp phần chi phí ban đầu này không vượt giá trị vốn tự có thì ta không xét đến, vì doanh nghiệp sẽ bị buộc phải bỏ ra tiếp trong giai đoạn sau, qua chế tài mở tài khoản vốn tự có tại NHPT).

Hiệu lực thực tế và “giới hạn đỏ”

Như vậy, giá trị vốn tự có được cam kết trong tổng mức đầu tư sẽ quyết định đến giới hạn trần giá trị không phải đấu thầu và giá trị vốn Nhà nước xác định giới hạn sàn của giá trị đấu thầu. Nếu vượt quá giá trị vốn tự có này, về mặt lý thuyết sẽ có hai cách giải quyết như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề lại không hẳn như vậy, bởi lẽ:

Thứ nhất, trường hợp điều chỉnh lại vốn tự có thì NHPT phải thẩm định lại, tức là lại kéo dài quá trình xét duyệt cho vay, lại đặt doanh nghiệp đứng trước vấn đề phải lựa chọn: dừng dự án lại để “chờ” chấp thuận cho vay (đồng nghĩa với để mất cơ hội đầu tư), hay vẫn tiếp tục đầu tư để rồi lặp lại điệp khúc “chờ NHPT thẩm định lại”…

Thứ hai, trường hợp NHPT cho vay bù đắp phần vượt và hạng mục này phải thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu cũng không khả thi. Vì: mặc dù NHPT đã có quy định chi tiết về việc giải ngân hoàn trả các nguồn vốn khác (Phụ lục 9.04 tại Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 563/QĐ-NHPT ngày 22/9/2008), nhưng như phần trên đã phân tích, các doanh nghiệp hầu hết đều không thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu từ đầu. Nếu NHPT chấp thuận cho vay với điều kiện phải đấu thầu lại hạng mục ấy thì cũng có nghĩa chi phí thực đã phát sinh mới thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu, vừa trái với quy định pháp luật vừa mất đi ý nghĩa của việc thực hiện đầy đủ các quy định về đấu thầu.

Vì thế, nên gọi giá trị vốn tự có theo cam kết ban đầu là “Giới hạn đỏ” của chi phí trong giai đoạn thẩm định chờ chấp thuận của NHPT, mà doanh nghiệp không thể vượt qua nếu không muốn vướng phải hai khó khăn vừa phân tích. Tất nhiên, việc doanh nghiệp thay đổi mức vốn tự có trong tổng vốn đầu tư là chuyện vẫn thường xảy ra và được thực hiện thông qua quyết định đầu tư điều chỉnh. Ý nghĩa “Giới hạn đỏ” chỉ nằm ở chỗ, tổng chi phí phát sinh trong giai đoạn còn chờ thẩm định không nên vượt mức vốn tự có, để bảo đảm cho dự án triển khai được thuận lợi.

Với tính chất quan trọng như vậy, vốn tự có trong tổng mức đầu tư là một giá trị được cả doanh nghiệp và NHPT hết sức quan tâm. Để xác định được thực chất giá trị này, không bị doanh nghiệp che giấu nhằm trục lợi, NHPT phải thực hiện tốt việc kiểm tra, giám định trước khi chấp thuận cho vay.

Qua những điều đã trình bày trên, có thể thấy, ba nguyên tắc đấu thầu được đề xuất vừa bảo đảm được quyền tự chủ, tính linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo đảm được sự quản lý chặt chẽ nguồn vốn Nhà nước, không sai pháp luật, đồng thời cũng không làm mất đi bạn hàng của NHPT. Mặt khác, giá trị vốn tự có tham gia dự án (không tính vốn lưu động) là một “Giới hạn đỏ” mà doanh nghiệp không nên vượt qua khi sử dụng làm chi phí trong giai đoạn thẩm định dự án, chờ chấp thuận cho vay của NHPT.

Với ý kiến nêu trên, mong rằng sẽ góp một phần vào việc giải quyết vướng mắc khá phổ biến hiện nay về đấu thầu khi thẩm định cho vay tại NHPT, đối với các dự án phát sinh chi phí trước khi được NHPT chấp thuận cho vay. Mong nhận được ý kiến của đồng nghiệp./.

18 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 19: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hệ thống

NHPT, thời gian qua, NHPT đã ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong toàn hệ thống. Điển hình là các văn bản: Quyết định số 64/QĐ-NHPT ngày 26/02/2007 ban hành Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng của NHPT; Quyết định số 532/QĐ-NHPT ngày 28/6/2010 về Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của NHPT…; Quyết định số 38/QĐ-NHPT ngày 28/01/2013 của Tổng Giám đốc NHPT ban hành Chương trình hành động của NHPT tiếp tục triển khai công tác phòng, chống tham nhũng trong hệ thống NHPT thực hiện Kết luận số 21- KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI… Các văn bản của NHPT ban hành bảo đảm tính công khai, minh bạch và được tổ chức thực hiện nghiêm túc tại các đơn vị trong toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, NHPT cũng đã tổ chức phổ biến quán triệt, nghiên cứu, triển khai các Nghị quyết, Quyết định, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, khóa XI đối với công tác phòng, chống tham nhũng,

lãng phí và Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020… Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên được triển khai dưới nhiều hình thức phù hợp: phổ biến tại các cuộc họp, Hội nghị giao ban của đơn vị, tại các cuộc họp của Chi bộ, tổ chức đoàn thể; tại các khóa đào tạo, cập nhật, bồi dưỡng kiến thức mới; phát tài liệu tự nghiên cứu… nên đã góp phần nâng cao được nhận thức đối với các CBVC tại các đơn vị.

Có thể khẳng định rằng, những nội dung trong công tác phòng chống tham nhũng của NHPT đã được Ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm. Trong đó điển hình là Chương trình hành động của NHPT được ban hành tại Quyết định số 38/QĐ-NHPT nêu trên. Nội dung phòng chống tham nhũng của Chương trình tập trung vào việc tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng cơ chế, chính sách và thực hiện pháp luật; Hoàn thiện chế độ công vụ, viên chức, thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức cán bộ, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; Hoàn thiện thể chế về quản lý, xây dựng môi trường hoạt động bình đẳng, công bằng, minh bạch.

Bộ máy của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của NHPT

và các Tiểu ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tại các Chi nhánh, Sở Giao dịch cũng đã được củng cố và kiện toàn. Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của NHPT gồm 8 thành viên, trong đó Trưởng ban là một đồng chí Phó Tổng giám đốc NHPT. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị triển khai các nội dung về phòng chống tham nhũng của Trung ương và của NHPT; Kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng chống tham nhũng các đơn vị trong toàn hệ thống; Báo cáo Tổng Giám đốc NHPT và đề xuất các giải pháp trong phòng, chống tham nhũng tại NHPT đạt hiệu quả.

Việc triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đã được chú ý coi trọng. Công khai hệ thống Quy chế, quy trình nghiệp vụ theo bộ thủ tục giải quyết công việc của NHPT; Tổ chức thực hiện kê khai minh bạch tài sản thu nhập đối với các trường hợp phải kê khai theo quy định. Quy chế dân chủ ở cơ sở ở các cấp được triển khai thực hiện tại các đơn vị, nhận thức của các cấp trong toàn hệ thống được nâng lên đã có tác dụng tích cực trong việc đấu tranh ngăn ngừa hành vi tham nhũng, lãng phí.

NHPT cũng đã chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch công tác, tổ chức thành lập các Đoàn

Việc tổ chức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) là điều cần thiết và cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nhằm sớm phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Ths. NGUYỄN GIA THẾTHƯỜNG TRỰC BCĐ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG NHPT

TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG HỆ THỐNG NHPT

19Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 20: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

kiểm tra và xử lý tại một số đơn vị nổi cộm. Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và xử lý kỷ luật một số cán bộ viên chức có vi phạm được phát hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán…

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế:

Một là, qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kết quả cho thấy ở một vài đơn vị ý thức chấp hành việc tổ chức chấn chỉnh, khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHPT vẫn chưa được thực hiện triệt để; việc tổ chức triển khai kiểm điểm xử lý trách nhiệm sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với tập thể, cá nhân ở một số đơn vị còn chưa được thực hiện nghiêm túc.

Hai là, hệ thống các Quy chế về quản lý nghiệp vụ đã được Tổng Giám đốc NHPT ban hành, quy định chặt chẽ, thống nhất trong toàn hệ thống nhưng một số Chi nhánh không thực hiện đúng, không thực hiện nghiêm túc trong việc chấp hành chế độ, chính sách, hướng dẫn, chỉ đạo của Hội sở chính, việc theo dõi, giám sát của một số Ban nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm.

Ba là, mặc dù đã có quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHPT việc triển khai bộ máy về phòng chống tham nhũng tại các đơn vị đã được thành lập và đi vào hoạt động nhưng một số Chi nhánh còn chậm kiện toàn nhân sự Tiểu ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tại đơn vị khi có thay đổi về nhân sự; hoạt động của Tiểu ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở một số Chi nhánh còn hình thức chưa theo đúng trách nhiệm, quyền hạn đã được Tổng Giám đốc NHPT chỉ đạo…

Bốn là, bên cạnh đội ngũ cán bộ, viên chức có chuyên môn, kinh nghiệm, đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, vẫn còn một số cán bộ còn chưa nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, yếu kém về phẩm chất đạo đức nhằm mưu lợi cá nhân nên đã dễ dàng bỏ qua hoặc không tuân thủ nghiêm những quy định nghiệp vụ bắt buộc, hoặc một số cán bộ, viên chức nảy sinh lòng tham, bị các khách hàng lôi kéo, mua chuộc nên đã xảy ra vụ việc tại một số Chi nhánh NHPT như: Ninh Thuận, Đắk Lắk - Đắk Nông, Sóc Trăng, Cần Thơ-Hậu Giang.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong toàn hệ thống NHPT, thời gian tới NHPT cần tổ chức thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, kiện toàn bộ máy phòng chống tham nhũng các cấp trong toàn hệ thống NHPT: Căn cứ yêu cầu công tác và khả năng cán bộ, cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Việc kiện toàn Tiểu ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tại các Chi nhánh, Sở Giao dịch là điều cần thiết và quan trọng, vì vậy, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, yêu cầu Giám đốc các Chi nhánh, Sở Giao dịch tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHPT tại

mục 2, phần II, Công văn số 309/NHPT-KTNB ngày 09/02/1012 về việc hướng dẫn và quy định thành lập Tiểu ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tại Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT.

Thứ hai, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT tiếp tục tuyên tuyền, giáo dục pháp luật về công tác phòng chống tham nhũng đối với CBVC các cấp trong đơn vị:

Tổ chức tuyên truyền (có thể đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của ngành) nhằm phổ biến tới toàn thể CBVC về các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (phần có liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng); Nghị quyết TW3 (Khoá X) về: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Các văn bản quy định và hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHPT về việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, hướng dẫn thực hiện Kết luận số 21- KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về” tăng cường sự lãnh đạo

Ảnh: HC sưu tầm

20 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 21: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012-2016; Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành, các văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHPT về phòng, chống tham nhũng.

Căn cứ các văn bản quy định và hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHPT về chương trình hành động phòng chống tham nhũng của hệ thống, các đơn vị tiếp tục phối hợp với cấp ủy Đảng chủ động nghiên cứu xây dựng chương trình hành động cụ thể tại đơn vị mình (đưa vào Nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, đơn vị hàng tháng, quý, năm), trong đó cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của NHPT để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm, tham nhũng.

Trường hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạm của CBVC tại đơn vị thuộc diện quản lý, Lãnh đạo các đơn vị phải chịu trách nhiệm (với tư cách là người đứng đầu đơn vị) trước pháp luật, trước Tổng Giám đốc NHPT. Kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm 10 điều cán bộ, viên chức NHPT không được làm. Xử lý kiên quyết các hành vi chấp hành không đúng quy định, gợi ý khách hàng nhằm mưu lợi cá nhân.

Thứ ba, tổ chức thực hiện công khai minh bạch bộ giải quyết thủ tục hành chính của NHPT (các quy chế, quy định đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài

chính, Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc NHPT quy định và ban hành trong công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ các dự án/khoản vay, đặc biệt là đối với các hoạt động nghiệp vụ).

Thực hiện nghiêm túc quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định tại Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập và Công văn số 3226/NHPT-TCCB ngày 23/9/2013 của NHPT về việc minh bạch tài sản, thu nhập.

Thứ tư, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc và chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị/cá nhân đã được Tổng Giám đốc NHPT/Giám đốc Chi nhánh, Sở Giao dịch ban hành. Đồng thời, tổ chức quản lý chặt chẽ đối cán bộ, viên chức thuộc đơn vị mình. Nghiêm cấm cán bộ, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gợi ý, gây phiền hà, nhũng nhiễu khách hàng, thực hiện sai các quy định đã được NHPT ban hành trong giải quyết công việc.

Kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt và phê phán những tập thể, cá nhân coi nhẹ, buông lỏng công tác phòng, chống tham nhũng. Trung tâm Đào tạo và NCKH nghiên cứu đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức các cấp tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Thứ năm, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn của Tiểu ban Phòng chống tham nhũng tại các đơn vị đã được Tổng Giám đốc NHPT quy định, Trưởng Tiểu ban Phòng chống tham nhũng tại các đơn vị phải tổ

chức tiếp nhận kịp thời các thông tin tố cáo tham nhũng, tiêu cực theo quy định; nghiêm cấm việc bao che, không xử lý hoặc xử lý không cương quyết các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Giám đốc Sở Giao dịch, Chi nhánh phải thông tin, báo cáo Hội sở chính về tình hình công tác kiểm tra tại đơn vị của các cơ quan pháp luật và những vụ việc vi phạm do các cơ quan pháp luật phát hiện để kịp thời có biện pháp phối hợp, xử lý theo quy định (nếu có).

Thứ sáu, tổ rà soát cơ chế, chính sách thực hiện theo Quyết định số 369/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Ban, Văn phòng thuộc Hội sở chính chủ động tổ chức rà soát và hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách, các Quy chế, Quy trình, văn bản hướng dẫn, đảm bảo chặt chẽ đúng quy định. Đồng thời chủ động phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của NHPT để tham mưu, báo cáo Tổng Giám đốc NHPT ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản đã ban hành nhằm đơn giản hóa thủ tục giải quyết công việc và góp phần thực hiện phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Việc tổ chức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng trong hệ thống NHPT là điều cần thiết và cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nhằm sớm phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực. Một công cụ hữu hiệu mà Thủ trưởng các đơn vị cần coi trọng, đó là phải nâng cao ý thức trách nhiệm, tuyên truyền giáo dục, phổ biến, quán triệt, nâng cao tính tuân thủ trong toàn thể cán bộ viên chức; tổ chức thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát trước, trong và sau quá trình thực hiện đối với các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là nâng cao tính tuân thủ, ý thức chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, của Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc NHPT đã ban hành./.

21Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 22: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực cho một ngân hàng chuyên nghiệp của Chính phủ, trong năm qua, Trung tâm Đào tạo

và Nghiên cứu Khoa học (TTĐT) - NHPT luôn có những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và thu được những kết quả đáng khích lệ.

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo năm 2013 được Tổng Giám đốc phê duyệt, TTĐT đã lập kế hoạch để tổ chức các lớp đào tạo theo chương trình cụ thể.

Theo đó, bản kế hoạch được chi tiết hóa đến từng nội dung công việc cần làm cho một khóa đào tạo theo từng đối tượng khác nhau. Năm 2013, NHPT đã tổ chức được 13 lớp đào tạo (12 lớp tập trung, 01 lớp không tập trung) với 2.106 học viên. Cụ thể: lớp tự đào tạo “Nghiệp vụ thu hồi, xử lý nợ” được tổ chức cho 1.046 cán bộ của các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT và tổ chức 12 lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung với 1.060 học viên. Trong đó 04 lớp trong kế hoạch với 481 học viên, 08 lớp ngoài kế hoạch với 579 học viên. Đặc biệt, NHPT tổ chức lớp bồi

dưỡng kiến thức cho cán bộ mới tuyển dụng, cán bộ mới từ nơi khác chuyển sang làm việc tại NHPT cho 106 học viên, nhằm trang bị cho họ đầy đủ những kiến thức cần thiết của một cán bộ NHPT để họ có thể làm việc một cách hiệu quả ngay sau khi được tuyển dụng. Cùng với việc đào tạo cán bộ mới tuyển dụng, NHPT còn tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo là Phó Giám đốc các Chi nhánh nhằm tăng cường năng lực làm việc cho cán bộ lãnh đạo để họ có thể điều hành tốt hơn công việc được giao.

Ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 369/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó nêu rõ: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của NHPT, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao.

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2014NGUYỄN THỊ THÁI HÒATRUNG TÂM ĐT&NCKH

Công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ:

Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ mới NHPT (tháng 3 - 2014)Ảnh: Thanh Nhã

22 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 23: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Nội dung đào tạo chủ yếu về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ như: thu hồi, xử lý nợ, kiểm tra, pháp chế, tín dụng xuất khẩu, đấu thầu… Giảng viên tham gia đào tạo được tuyển chọn là những người có trình độ và kinh nghiệm như Lãnh đạo NHPT, Lãnh đạo các Ban và Trung tâm, giảng viên các trường Đại học, Học viện có uy tín.

So với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm, năm 2013 có tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch lớn nhất, với 81% số lượng lớp so với kế hoạch, 104% số lượt học viên tham gia đào tạo.

Bảng số liệu kết quả đào tạo trong các năm 2011, 2012, 2013

Nội dungNăm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thực tếTỷ lệ

(TT/KH)Thực tế

Tỷ lệ (TT/KH)

Thực tếTỷ lệ

(TT/KH)Số lượng lớp

đào tạo 10 47% 06 30% 13 81%

Số lượng học viên 545 30% 293 21% 2.106 104%

Chất lượng các lớp đào tạo đã được Lãnh đạo NHPT, Thủ trưởng các đơn vị và các học viên đánh giá cao, đặc biệt trong khâu xây dựng nội dung, chương trình, quản lý lớp học, xây dựng đáp án, chấm điểm, báo cáo lớp học. Kết quả điểm kiểm tra của các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong năm 2013: 142/2.106 học viên tham gia đào tạo không đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 6,7%, 76/2106 học viên tham gia đào tạo đạt loại giỏi trở lên, chiếm tỷ lệ 3,6%.

Trên cơ sở tổ chức nhiều khóa đào tạo, TTĐT đã tổng kết, rút kinh nghiệm và xây dựng thành quy trình hướng dẫn về công tác đào tạo. Ngày 22/5/2013, Giám đốc Trung tâm Đào tạo đã ban hành văn bản số 04/QĐ-NHPT. ĐTNC về việc Hướng dẫn Quy trình tổ chức và quản lý lớp học của TTĐT, trong đó hướng dẫn công tác chuẩn bị tổ chức khóa học: triệu tập học viên, ký kết hợp đồng đào tạo, chuẩn bị đề thi, đáp án…; triển khai lớp học: đón tiếp và cung cấp tài liệu, khai giảng, quản lý lớp học, tổ chức kiểm tra; sau khi kết thúc khóa học, TTĐT tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, chấm thi, báo cáo kết quả khóa học… Theo đó, mỗi cán bộ được giao tham gia tổ chức khóa đào tạo nắm rõ được những công việc gì mình phải làm, làm như thế nào và khi nào phải hoàn thành, từ đó tạo được tính chủ động cho mỗi cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của NHPT, đội ngũ giảng viên có vị trí, vai trò quan trọng trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực của NHPT. Chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ gắn liền với chất lượng đội ngũ giảng viên, phụ thuộc rất lớn vào kiến thức, phương pháp, kỹ năng truyền đạt

của giảng viên. Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ giảng viên kiêm chức (GVKC) đối với công tác đào tạo, TTĐT đã nghiên cứu tiến hành xây dựng dự thảo “Quy định về tổ chức và quản lý đội ngũ giảng viên kiêm chức của NHPT”, trong đó quy định về nguyên tắc quản lý GVKC; tiêu chuẩn của GVKC; nội dung tham gia đào tạo, bồi dưỡng của GVKC; quyền lợi và nghĩa vụ của GVKC; trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý đội ngũ GVKC và nguồn kinh phí cho GVKC của NHPT. GVKC ở NHPT phải hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn như: là lãnh đạo từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên, có trình độ từ đại học trở lên hoặc tiến sĩ; có khả năng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và khả năng truyền đạt trong lĩnh vực tham gia giảng dạy; có thời gian công tác tại NHPT tối thiểu 5 năm; ưu tiên các cán bộ là Trưởng ban và Phó trưởng ban đã tham gia giảng dạy các lớp đào tạo bồi dưỡng của NHPT trong các năm trước. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đề xuất, TTĐT tổng hợp, lựa chọn trong số các cán bộ đủ các tiêu chuẩn trên để xem xét công nhận GVKC của NHPT. Đây là đội ngũ cán bộ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng được yêu cầu tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng của NHPT.

Đặc biệt, trong năm 2013, TTĐT tổ chức nghiên cứu đề tài “Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống NHPT” đã nghiệm thu và đạt loại “giỏi”. Thông qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác đào tạo của NHPT thấy được những bất cập, những tồn tại trong công tác đào tạo từ đó có những giải pháp để khắc phục nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, TTĐT đã Dự thảo được Quy định về quản lý công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của NHPT (thay thế Quyết định 184/QĐ-NHPT ngày 02/5/2007 của NHPT).

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ về công tác đào tạo năm 2013, công tác đào tạo vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đáng lưu ý sau:

Công tác tổ chức một số lớp học còn bị động, cử cán bộ đi học sát ngày tổ chức lớp học. Chất lượng đào tạo đã được nâng cao nhưng chưa thực sự đạt được mục tiêu, yêu cầu chuẩn theo từng vị trí nghiệp vụ. Việc kiểm tra kết quả sau các khóa đào tạo, tập huấn nhằm đánh giá hiệu quả của đào tạo vào thực tiễn chưa thực hiện được. Chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp giảng dạy các nghiệp vụ của NHPT. Một số giảng viên là Lãnh đạo các Ban, Trung tâm, Chi nhánh chưa qua khóa đào tạo tiểu giáo viên để nâng cao kỹ năng sư phạm. Chưa xây dựng được các khung chương trình chuẩn, các bộ giáo trình chuẩn, chưa chủ động xây dựng được ngân hàng đề thi. Việc xây dựng đề thi,

23Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 24: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

đáp án trong năm 2013 đã từng bước thực hiện nhưng chưa chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào các đơn vị nghiệp vụ.

Mục tiêu công tác đào tạo năm 2014 nhằm đảm bảo chất lượng các khóa đào tạo, từ khâu tổ chức, xây dựng chương trình, tài liệu, đề thi, đáp án, chấm điểm. Gắn nội dung đào tạo với thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ của từng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ. Từng bước xây dựng được ít nhất 01 bộ giáo trình chuẩn, có tính chiến lược, thực tiễn đối với NHPT. Xây dựng được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, nhiệt huyết với công tác đào tạo.

Để thực hiện được những mục tiêu đó, xin đưa ra một số giải pháp sau:

Một là, mỗi CBVC TTĐT cần nhận thức rõ nhiệm vụ học tập, tự đào tạo là trách nhiệm của mỗi cá nhân để đáp ứng yêu cầu công việc đang đảm nhiệm và sẵn sàng cho nhiệm vụ mới trong tương lai của bản thân và của NHPT. Năng lực của cán bộ làm công tác đào

tạo có vai trò rất quan trọng. Tất cả các nhiệm vụ đặt ra cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đều do đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng quy chế cho đến việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng... do đó, chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc rất lớn vào họ. Vì vậy việc học tập, tự đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đào tạo ở TTĐT là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Hai là, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GVKC (Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT). Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, có phương pháp sư phạm đáp ứng được yêu cầu. TTĐT tham mưu giúp Tổng Giám đốc xây dựng hình thành đội ngũ GVKC.

Ba là, thực hiện biên tập các tài liệu, giáo trình của các lớp đào tạo đã tổ chức trong năm 2013 sẽ dự kiến tổ chức tiếp trong năm 2014, chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình, giảng viên của các lớp đào tạo dự kiến tổ chức trong năm 2014.

Bốn là, cập nhật việc ban hành quy chế, quy trình của các Ban nghiệp vụ. Chủ động phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ, ban nghiệp vụ trình chủ trương tổ chức các lớp tập huấn ngay sau khi quy chế, quy trình được ban hành. Các quy chế, quy trình nghiệp vụ ban hành sẽ là hành lang pháp lý quan trọng, tạo môi trường thuận lợi cho công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao.

Năm là, để có tư liệu biên soạn giáo trình, phải tổ chức nghiên cứu các tài liệu về ngân hàng, NHPT và văn bản nội bộ của NHPT. Thành lập Tổ biên soạn tài liệu giáo trình Quản trị NHPT. Thực hiện xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể. Thực hiện phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong Tổ biên soạn giáo trình cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo, sót việc.

Sáu là, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm về đào tạo trực tuyến để xây dựng đề án đào tạo trực tuyến đảm bảo chất lượng, tính khả thi./.

Ảnh: Thanh Nhã

24 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 25: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Tuy nhiên, để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện hơn, chúng ta không nên bỏ qua việc

phân tích sự biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu, các loại chi phí - là những nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Công việc này cần phải được thực hiện trước khi tính toán các chỉ tiêu sinh lời, sẽ là cơ sở để làm sáng tỏ biến động của các chỉ số đó.

Doanh thu phản ánh luồng thu nhập của doanh nghiệp gồm doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu khác. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu. Vì vậy, bất kể sự thay đổi nào của doanh thu bán hàng đều ảnh hưởng không nhỏ đến tổng doanh thu. Trong từng trường hợp doanh thu tăng giảm, để kết luận kết quả đó là tích cực hay không, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân thông qua việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

Doanh thu bán hàng thay đổi phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán của sản phẩm. Số lượng sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, mẫu mã sản phẩm có đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng hay không, số lượng sản phẩm được sản xuất có đủ và kịp thời theo kế hoạch dự kiến hay không, các chính sách bán hàng của doanh nghiệp đã thực sự tốt và giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường và mở rộng thị phần hay chưa, mức độ cần thiết của sản phẩm như thế nào so với nhu cầu của người mua, sản phẩm ưu thế và có khả

năng cạnh tranh với các hãng khác hay không, sản phẩm đã thực sự có thương hiệu ổn định trên thị trường hay chưa… So với sản lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm có tính chất ổn định hơn. Sự thay đổi của giá bán thường do các nguyên nhân mang tính

vĩ mô như lạm phát, cung cầu thị trường mất cân đối, sự suy thoái hay tăng trưởng của nền kinh tế nói chung… Ngoại trừ, trong một số trường hợp, doanh nghiệp chủ động thay đổi giá bán đơn lẻ nhằm thực hiện chính sách bán hàng. Do đó, khi phân tích biến động của doanh thu, cần phải nêu

Theo hướng dẫn tại Sổ tay nghiệp vụ Tín dụng xuất khẩu (TDXK), phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời như lợi nhuận trước thuế, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và dựa vào xu hướng biến động của các chỉ số ấy qua các kỳ để đánh giá mức sinh lợi của doanh nghiệp là cao hay thấp.

Nội dung cần bổ sungKHI PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SXKDCỦA DOANH NGHIỆP

HOÀNG MAI HIỀN CHI NHÁNH NHPT NINH BÌNH

Thép thành phẩm được xuất ra thị trườngẢnh: Vũ Tiến

25Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 26: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

rõ nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ hay giá bán hay do cả hai yếu tố, và nguyên nhân biến động của các yếu tố đó là gì?

Nếu như doanh thu cho ta biết thông tin ban đầu về quy mô thu nhập danh nghĩa thì các khoản chi phí cho biết lợi nhuận thực sự và khả năng kiểm soát tài chính của doanh nghiệp. Chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ. Tốc độ thay đổi của giá vốn hàng bán cần được so sánh với tốc độ thay đổi của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vì chúng là yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của một lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu tốc độ tăng, giảm của hai yếu tố trên cùng chiều và tương đồng nhau cho thấy giá vốn được kiểm soát ổn định, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài kể cả khi các yếu tố đó làm tăng giảm quy mô sản xuất và tiêu thụ. Trên thực tế, tỷ lệ thay đổi của giá vốn và doanh thu thuần có thể tăng, giảm hoặc không đổi so với kỳ trước. Nếu chỉ tính toán ra một tỷ số thuần tuý thì vẫn chưa đủ. Trong từng trường hợp, cần giải thích được các nguyên nhân ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sản xuất, tiêu thụ và giá bán, đồng thời, đánh giá tốc độ biến động của các yếu tố này. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi của giá mua nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí phát sinh tăng do sản xuất sản phẩm mới, ưu thế giữa cung và cầu trên thị trường, khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng giảm do chất lượng sản phẩm và các chính sách bán hàng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp… Ngoài ra, cần lưu ý đến nhóm nguyên nhân liên quan đến việc áp dụng chính sách kế toán của doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc lựa chọn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, phương

pháp trích khấu hao khác nhau sẽ làm cho chi phí sản xuất thay đổi đáng kể. Trong điều kiện giá cả đầu vào có chiều hướng giảm, áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước sẽ làm tăng chi phí giá vốn hàng bán, nhưng nếu áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước sẽ làm giảm chi phí giá vốn hàng bán. Tương tự, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhất là phương pháp số dư giảm dần, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá vốn hàng bán sẽ cao hơn so với việc áp dụng phương pháp trích khấu hao khác.

Trong chi phí tài chính thì chi phí lãi vay nếu có thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi phí lãi vay phụ thuộc vào số vốn vay và lãi suất vay vốn. Vốn vay ngoài ở mức độ hợp lý và kiểm soát được có tác dụng phát huy sự năng động của lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp có nguồn vốn hoạt động và mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thêm lợi nhuận. Ngược lại, nếu không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay, doanh nghiệp dễ dàng rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ do sức ép tăng lãi suất vay vốn của thị trường. Sự biến động của chi phí lãi vay trước hết phải được xem xét với sự biến động của quy mô vốn vay (nợ phải trả). Nếu kết quả là tương đồng cho thấy doanh nghiệp đang có thể chủ động kiểm soát được chi phí lãi vay phù hợp với quy mô vốn hoạt động. Nếu kết quả là ngược chiều thì nguyên nhân chính có thể do sự biến động của lãi suất vay vốn bình quân trong kỳ. Sau đó, để đánh giá được hiệu quả của việc tăng giảm số nợ phải trả trong kỳ, cần phải so sánh với sự biến động của doanh thu và tuỳ thuộc vào kết quả so sánh để kết luận. Ngoài ra, trong số chi phí lãi vay được doanh nghiệp ghi nhận vào kết quả sản xuất kinh doanh, cần xác định doanh nghiệp đã thực trả lãi vay cho đối tác cho vay vốn được bao nhiêu thông qua bên

có của tài khoản 112, 111 khi đối ứng với bên nợ tài khoản 635 (chi phí tài chính) và/hoặc khi đối ứng với bên nợ tài khoản 335 (chi phí phải trả). Số lãi vay chưa trả còn lại sẽ được phản ánh vào bên có của tài khoản 335 và đối ứng với bên nợ của tài khoản 635. Qua đó sẽ đánh giá được khả năng thực chi trả lãi vay trong kỳ cũng như uy tín của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các cá nhân tổ chức cho vay vốn.

Chi phí bán hàng là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định đối với quy mô sản phẩm tiêu thụ. Khi xem xét về sự hợp lý của chi phí bán hàng, cần hiểu rõ về hệ thống kênh phân phối sản phẩm và chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Thông thường, doanh thu bán hàng tăng thì chi phí bán hàng cũng tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng cần phải thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên, tuỳ theo từng giai đoạn phát triển sản phẩm mà tốc độ tăng của các yếu tố này khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu mới phát triển sản phẩm thì chi phí cho quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thiết lập hệ thống bán hàng khá lớn làm cho tốc độ tăng của chi phí bán hàng tăng mạnh, thậm chí còn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng. Khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, sản phẩm đã có vị thế nhất định thì chi phí bán hàng không cần thiết duy trì ở mức cao nên tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng sẽ là hợp lý hơn.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các loại chi phí liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp, bao gồm chi phí lương và phụ cấp cho nhân viên bộ phận quản lý, mua sắm công cụ dụng cụ, tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý, chi phí thuê đất, thuế môn bài, trích lập dự phòng phải thu khó đòi, các dịch vụ mua

26 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 27: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Theo Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Kiểm toán độc lập thì doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán là: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng; Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước. Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán; Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán; Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp. Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan và Doanh

ngoài và các khoản chi bằng tiền khác. Tương tự như chi phí bán hàng, khi doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh bình thường, tốc độ biến đổi của chi phí quản lý cũng cần được so sánh với tốc độ biến đổi của doanh thu bán hàng để thấy được khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp giữa các kỳ không nhất thiết phải tương đồng với sự biến động của doanh thu mà nó phụ thuộc vào chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trong từng giai đoạn khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi thấy có dấu hiệu rủi ro thanh khoản của các đối tác hoặc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho đội ngũ cán bộ quản lý hoặc cần khuyến khích cán bộ quản lý nên có chế độ đãi ngộ lương thông thoáng,... thì chi phí quản lý sẽ tăng và ngược lại. Do đó, để đánh giá được sự hợp lý của chi phí quản lý doanh nghiệp, sau khi đối chiếu với sự biến động của doanh thu, cần phải xem xét đến chủ trương, chính sách hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, là kết quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của doanh thu và chi phí các loại đã được phân tích sáng tỏ thì xu hướng biến động tăng hay giảm, tích cực hay không tích cực của lợi nhuận cũng dễ dàng được đánh giá. Qua đó, sự biến động của các chỉ tiêu sinh lời theo hướng dẫn tại Sổ tay nghiệp vụ TDXK như: lợi nhuận trước thuế, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu... cũng sẽ được nhận xét cụ thể, rõ ràng và chính xác hơn, giúp cho người đọc hiểu rõ bản chất mọi diễn biến của lợi nhuận trong kỳ cần phân tích hơn./.

ĐINH THỊ QUỲNH TRANGCHI NHÁNH NHPT QUẢNG NINH

Để việc tăng trưởng tín dụng cũng như việc quản lý khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) ngày một hiệu quả, ở bài viết này xin đề cập đến những quy định và một nội dung trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán của khách hàng.

Nội dung cần lưu ýtrong báo cáo tai chinhđa đươc kiêm toán

Ảnh: Việt Hải

27Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 28: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.

Tại khoản 7 điều 6, khoản 6 điều 17 của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước quy định một trong 8 điều kiện về cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là: Chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập.

Vậy theo Nghị định số 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập thì những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán đã có dư nợ tại VDB hàng năm có phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán đến VDB? Có 2 luồng ý kiến, một là bắt buộc phải gửi, hai là không. Nếu bắt buộc phải gửi là tư duy lô-gic vì thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán. Hai là không phải gửi vì theo Nghị định quy định thì chỉ nằm trong điều kiện để cho vay.

Đối với việc trình bày ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo tài chính được kiểm toán. Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên Báo cáo tài chính được kiểm toán là vấn đề cần được quan tâm nhất. Một báo cáo tài chính đã được kiểm toán gửi đến VDB sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc theo dõi và quản lý khách hàng; còn đối với thẩm định dự án, khoản vay, có thể quyết định được việc cho khách hàng vay hoặc không.

Có những ý kiến hoài nghi và cho rằng Báo cáo tài chính đã được kiểm toán chỉ là hình thức, chỉ là tham khảo và là điều kiện để cho vay.

Theo tôi không phải vậy. Một báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì bất cứ một đối tượng nào sử dụng kết quả kiểm toán đều có

những nhận biết về ý kiến được trình bày của kiểm toán viên trên báo cáo. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và doanh nghiệp được kiểm toán đã phải tuân thủ các quy định theo chuẩn mực và làm việc với các các bước công việc của cuộc kiểm toán, như trao đổi, bằng chứng, thử nghiệm, phân tích, đánh giá, thu thập thông tin và các thủ tục khác... để đưa ra ý kiến của kiểm toán viên. Người đọc báo cáo tài chính xác định số liệu trên báo cáo tài chính là do đơn vị lập, trách nhiệm lập báo cáo thuộc về Ban giám đốc doanh nghiệp, vì vậy để lưu ý người đọc và sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán (theo hướng dẫn và chuẩn mực kiểm toán mới được áp dụng từ 01/01/2014), theo đó Báo cáo kiểm toán độc lập (ý kiến kiểm toán) được lập gồm 06 phần: Phần mở đầu; Trách nhiệm của Ban giám đốc; Trách nhiệm của Kiểm toán viên; Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ; Ý kiến của kiểm toán ngoại trừ; Vấn đề cần nhấn mạnh.

Trên cơ sở quy định chung khi đọc báo cáo, chúng ta có thể chủ động trong việc theo dõi quản lý khách hàng cũng như việc được tiếp nhận thẩm định dự án khoản vay mới. Trong 06 phần của ý kiến kiểm toán nêu trên, ý kiến của kiểm toán ngoại trừ là ý kiến mà người đọc và sử dụng báo cáo quan tâm nhất. Ý này sẽ có 03 loại ý kiến trong báo cáo tài chính đã kiểm toán và được tóm tắt như sau.

Thứ nhất, báo cáo kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần: Một báo cáo tài chính đã được kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần thì việc sử dụng, đánh giá và phân tích số liệu trên báo cáo tài chính khi thẩm định dự án, khoản vay là hoàn toàn tin tưởng.

Thứ hai, báo cáo kiểm toán có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần được gọi là “ý

kiến ngoại trừ”; “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra ý kiến”. Bản chất của vấn đề dẫn đến việc kiểm toán đưa ra ý kiến không chấp nhận toàn phần là do Báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu hoặc trong trường hợp kiểm toán viên không thể thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Do đó có thể có những ảnh hưởng lan tỏa đến những sai sót chưa được phát hiện trên Báo cáo tài chính (những ảnh hưởng trong trường hợp liên quan sẽ được thuyết minh trong Báo cáo tài chính). Việc không thể thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp được coi là giới hạn phạm vi kiểm toán có thể phát sinh các tình huống ngoài sự kiểm soát của đơn vị hoặc các tình huống liên quan đến nội dung, lịch trình thực hiện công việc kiểm toán hoặc giới hạn của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán đặt ra sau khi kiểm toán viên và doanh nghiệp chấp nhận hợp đồng kiểm toán.

Thứ ba, báo cáo kiểm toán có ý kiến “vấn đề cần nhấn mạnh” và các “vấn đề khác”: là sự cần thiết chú ý của người sử dụng báo cáo, kiểm toán viên phải trình bày “vấn đề cần nhấn mạnh” để đề cập đến vấn đề được trình bày trong thuyết minh phù hợp trong báo cáo tài chính mà theo xét đoán của kiểm toán viên thì vấn đề đó đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được Báo cáo tài chính.

Để tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới đạt mục tiêu, cũng như việc quản lý khách hàng trong hệ thống hiệu quả hơn, việc nhận và đọc Báo cáo tài chính của khách hàng sau khi được kiểm toán một cách khách quan và trách nhiệm sẽ đáp ứng một phần tiêu chí phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam./.

TAI LIÊU THAM KHẢO:Luật Kiểm toán;

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

28 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 29: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Thực trạng sở hữu chéo ngân hàng ở Việt Nam

Vấn đề sở hữu chéo ở Việt Nam có biểu hiện phức tạp bởi những quan hệ mang tính lịch sử, đồng thời cũng mang tính biến động cao do tình hình kinh tế khó khăn. Sở hữu chéo có thể được chia thành hai hình thức: sở hữu chéo giữa các tập đoàn, công ty với ngân hàng thương mại

(NHTM) và sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần.

Sở hữu chéo giữa các NHTM cổ phần với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân: Hiện có khoảng gần 40 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTM cổ phần. Hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính. Mối quan hệ giữa NHTM cổ phần với các tập đoàn tư

nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời giữ vị trí lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác. Ví dụ như Tập đoàn Bảo Việt sở hữu 52% cổ phần của NHTMCP Bảo Việt; Viettel sở hữu 10%, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam sở hữu 7,2%, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn sở hữu 5,7% cổ phần của NHTM Quân đội; EVN

“Sở hữu chéo” trong khối ngân hàng tại Việt Nam hiện đang là vấn đề tập trung sự quan tâm của nhiều đối tác trong nền kinh tế Việt Nam. Không thể phủ nhận lợi ích của mối quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng và ngân hàng nhưng sự thiếu kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ này có thể sẽ gây hậu quả khôn lường. Nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng, nền kinh tế suy giảm tăng trưởng là kết cục không mong đợi cần được quan tâm.

Sở hữu chéo ngân hàngva hệ lụy lam suy giảmtăng trưởng kinh tế

THS. HỒ THANH XUÂNBHTGVN-CHI NHÁNH KHU VỰC HÀ NỘI

Ảnh: Internet

29Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 30: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

sở hữu 25,4% cổ phần của ABBank; Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam , Tập đoàn Cao su Việt Nam đều sở hữu 9,3% cổ phần của ngân hàng SHB; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sở hữu 20% cổ phần của Oceanbank; VNPT sở hữu 12,5%, Vinalines sở hữu 5,3% cổ phần của Maritime bank; Tập đoàn VNPT sở hữu 6,1% cổ phần của NHTMCP Đông Nam Á, sở hữu 6% cổ phần NHTMCP Bưu điện Liên Việt. Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn lập ra hoặc góp cổ phần trong các công ty kinh doanh hạch toán độc lập.

Sở hữu của các NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần: NHTM Vietcombank sở hữu 4,7% vốn Ngân hàng Phương Đông, 4,37% vốn Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, 9,6% Ngân hàng Quân đội; Agribank sở hữu 15% vốn của Maritime Bank, sở hữu 34% vốn của ngân hàng Vinasima, 10,2% vốn ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông; BIDV sở hữu 50% vốn ngân hàng Vid Pulic, 52% ngân hàng liên doanh Việt Nga, 50% Ngân hàng Việt - Lào; Vietinbank sở hữu 50% ngân hàng Indovina.

Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần: hiện có ít nhất 6 NHTM cổ phần có cổ đông là một NHTM cổ phần khác. Chẳng hạn, ACB đang sở hữu 20% cổ phần tại Eximbank; Eximbank lại sở hữu 10,3% cổ phần tại Sacombank và 8,5% cổ phần tại NHTMCP Việt Á; Không chỉ vậy, ACB còn sở hữu thêm cổ phần ở nhiều NHTMCP khác như: 10,8% ở NHTMCP Đại Á, 10% ở NHTMCP Việt Nam Thương Tín; 6,1% ở NHTMCP Kiên Long (thông qua Công ty Chứng khoán ACBS).

Ngân hàng sở hữu các công ty chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm, bất động sản: thông tin thu thập từ 4 NHTM nhà nước và 8 NHTM cổ phần lớn nhất cho thấy 11/12 ngân hàng có công ty quản lý quỹ, đầu tư tài chính, 9/12 ngân hàng có công ty liên kết đầu tư

bất động sản, và 5/12 ngân hàng có góp vốn tại công ty bảo hiểm. Ví dụ Vietcombank sở hữu 10,91% vốn của Công ty Tài chính cổ phần Xi măng.

Hiện nay mạng lưới sở hữu chéo của các ngân hàng ở Việt Nam tương đối “chằng chịt” và thông tin về nội dung này chưa nhiều. Việc đầu tư chéo này có thể công khai trên sổ sách hoặc không. Những thông tin này không phải ngân hàng nào cũng công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và nếu có công bố tính cập nhật và đầy đủ mới ở mức độ hạn chế. Đặc biệt, hoạt động ngân hàng Việt Nam vừa trải qua 3 mốc quan trọng, khiến nhiều ngân hàng phát sinh nhu cầu liên kết với nhau thông qua nắm cổ phần lẫn nhau để nâng vốn điều lệ, đó là:

Năm 2008, theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, nâng mức vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng;

Năm 2010, theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, nâng mức vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu là 3.000 tỷ đồng;

Năm 2011: chương trình tái cơ cấu bắt đầu bằng việc hợp nhất 3 ngân hàng thương mại cổ phần.

Quá trình này đã khiến một nhóm ngân hàng hoặc cá nhân trở thành sở hữu của nhiều ngân hàng khác. Khi các ngân hàng liên minh với nhau thông qua sở hữu, cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng sẽ giảm. Nếu mạng lưới sở hữu này càng trở nên chằng chịt, ngân hàng sau tái cơ cấu và cải cách sẽ thuộc sở hữu của một nhóm cá nhân, tổ chức nhất định. Ngân hàng có thể bị chi phối ở chừng mực nhất định bởi nhóm

tổ chức, cá nhân này. Dẫn tới các giao dịch bất hợp lý, phi thị trường giữa các tổ chức có quan hệ sở hữu lẫn nhau.

Hệ lụy của sở hữu chéo ngân hàng

Quy định giới hạn tín dụng bị sở hữu chéo vô hiệu hóa. Sở hữu chéo có xu hướng mở rộng trong nền kinh tế. Hệ lụy của sở hữu chéo là biểu hiện vô hiệu hóa quy định về vốn pháp định đối với NHTM cổ phần (hiện tại là 3.000 tỷ đồng); quy định về giới hạn tín dụng đối với việc cho vay người có liên quan; giúp ngân hàng dễ dàng đầu tư vào các lĩnh vực bị cấm, như chứng khoán, bất động sản; quy định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích dự phòng rủi ro.

Theo quy định, một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng nhằm hạn chế hiện tượng thâu tóm ngân hàng. Song khi sở hữu chéo thì quy định này sẽ bị vi phạm. Bởi lẽ, sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp A hay ngân hàng A có tỷ lệ cổ phần lớn trong ngân hàng B có thể gây áp lực để ngân hàng B cấp vốn đầu tư vào những dự án của doanh nghiệp A hay ngân hàng A. Điều đó khiến các quy định không còn phát huy hiệu quả, các tiêu chí để đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án có thể chỉ còn là hình thức.

Sở hữu chéo ngân hàng làm tăng hệ số an toàn vốn (hệ số CAR) không thực chất. Theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng phải đáp ứng hệ số CAR tối thiểu là 9% (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng). Hệ số an toàn vốn này cao do ngân hàng có thể vay ngân hàng này góp vốn ngân hàng khác. Điều này dẫn đến con

30 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 31: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

số này không thể hiện bản chất thật, vốn tự có của ngân hàng thực chất không cao. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng cao lên.

Các quy định về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho vay bị ảnh hưởng. Theo quy định của pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, người thân Tổng Giám đốc của một tổ chức tín dụng sẽ không được vay vốn của chính tổ chức tín dụng đó. Nhưng những người này lại có thể vay ở tổ chức tín dụng khác mà tổ chức của mình là cổ đông lớn. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro đạo đức tăng cao cùng với hoạt động kinh doanh thiếu kiểm soát, thiếu minh bạch trong việc cho vay, thẩm định đối tượng vay.

Sở hữu chéo giúp ngân hàng che giấu tình trạng tài chính thực. Sở hữu chéo có thể trở thành công cụ để che giấu tình trạng tài chính yếu kém của ngân hàng, doanh nghiệp, gây tình trạng mù mờ về sở hữu thực, thực trạng lỗ, lãi và trách nhiệm giải trình, dẫn đến việc quản lý ngân hàng và doanh nghiệp khó khăn hơn. Nguy hại hơn, sở hữu chéo có thể bị lạm dụng và biến tướng để thiết kế bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng tham gia sở hữu chéo chỉ bao gồm một nhóm người. Nhóm người này có thể khiến hoạt động tài chính nội bộ bị bóp méo, tiềm ẩn nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và ngân hàng bằng cách vô hiệu hóa các cơ chế kiểm soát nội bộ và kiểm toán bên ngoài.

Sở hữu chéo khiến dòng vốn huy động đi lòng vòng. Sở hữu chéo dưới áp lực của một vài cổ đông lớn thường tạo ra sự thiếu công bằng và lành mạnh trong hoạt động kinh doanh vì lợi ích nhóm. Điều này có thể dẫn đến dòng vốn huy động đi lòng vòng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác mà không đến được nơi cần thiết phục vụ mục tiêu của Chính phủ, tạo vốn ảo trong các ngân hàng.

Giải pháp giảm thiểu hậu quả của sở hữu chéo

Để giảm thiểu những hậu quả khôn lường của sở hữu chéo cần có một lộ trình cụ thể và những bước xử lý thận trọng, đồng bộ.

Thứ nhất, cần có những quy định nghiêm ngặt về mức sở hữu cổ phần và quyền tham gia lãnh đạo của mỗi cá nhân để tránh tình trạng ngân hàng bị một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân chi phối.

Thứ hai, nghiêm cấm việc các công ty, tập đoàn kinh tế đầu tư sở hữu ngân hàng rồi lại dùng ngân hàng đó để đầu tư vốn cho các dự án của mình mà không qua thẩm định kiểm tra, hiệu quả kinh doanh một cách minh bạch.

Thứ ba, luật hóa vấn đề sở hữu chéo, tăng cường vai trò và kết hợp chặt chẽ hoạt động của cơ quan giám sát ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán về một mối, đồng bộ, thông suốt.

Thứ tư, tăng chế tài xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng theo tỷ lệ thuận tương ứng với quy mô và lợi nhuận thu được từ sự vi phạm thì mới thực sự có giá trị răn đe.

Thứ năm, công ty con không được nắm giữ cổ phần công ty mẹ và công ty mẹ không được nắm giữ quá nhiều cổ phần công ty con, để giảm thiểu sự lũng đoạn của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thông qua công ty con, công ty cháu của mình.

Thứ sáu, rà soát cơ cấu vốn sở hữu cũng như kết quả hoạt động chính, hoạt động đầu tư trên toàn bộ NHTM đang hoạt động, để nắm được tỷ lệ sở hữu NHTM của người sở hữu sau cùng và mức độ hoạt động hiệu quả của các NHTM. Giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của những cổ đông và

người có liên quan tại các tổ chức tín dụng.

Thứ bảy, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban chứng khoán theo dõi, giám sát việc mua bán chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khoán.

Thứ tám, khi tham gia góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng phải xác định nguồn lực tài chính của các cổ đông có hợp pháp không, có phản ánh đúng năng lực tài chính của họ.

Thứ chín, cần có cơ chế để các cổ đông có tiếng nói trong giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và đảm bảo tính độc lập của công tác kiểm toán vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lợi ích của cổ đông.

Thứ mười, các NHTM cổ phần cần công khai, minh bạch thông tin và chịu sự giám sát chặt chẽ khi công bố trên sàn giao dịch chứng khoán. Để giá cổ phiếu tăng, tạo niềm tin công chúng, NHTM cần phải công khai minh bạch về thông tin tài chính, khả năng thanh khoản. Đây chính là động lực để các NHTM cổ phần hoạt động tốt, giúp giảm sở hữu chéo.

Sở hữu chéo chính là nút thắt trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu. Để giải được bài toán này không chỉ dựa vào những văn bản pháp lý mà cần xây dựng một thị trường tín dụng, thị trường vốn minh bạch. Có như vậy, vấn đề sở hữu chéo mới được xử lý tận gốc./.

TAI LIÊU THAM KHẢO:- http://www.thesaigontimes.vn

- Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về

ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng;

- http://cafef.vn;- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy

định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

- http://www.baomoi.com;- http://baodientu.chinhphu.vn;

- http://tinnong.vn.

31Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 32: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Phân tích BCLCTT cũng đánh giá được hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, khả năng tạo tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn; khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp

thông qua việc xem xét các chỉ tiêu tài chính có sử dụng thước đo dòng tiền để đánh giá. Chính vì vậy, việc xem xét và phân tích BCLCTT sẽ giúp ích rất nhiều cho các cán bộ tín dụng trong quá trình phân tích tín dụng. Bài viết xin được đề cập tới “vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong phân tích tín dụng”.

Hiện nay việc phân tích và sử dụng BCLCTT để định hướng cho phân tích tín dụng còn rất hạn chế. Thông thường, cán bộ tín dụng tập trung vào xem xét các gian lận trong BCKQKD (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) và bảng cân đối phát sinh các tài khoản (nợ phải thu, nợ phải trả…). BCLCTT chưa được chú ý nhiều. Trong khi đó, những sai phạm và gian lận trên BCLCTT là không nhỏ. Ví dụ như việc đẩy tăng dòng

tiền (tiền mặt) sau đó chuyển nó vào hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoàng kinh tế khi tiền mặt trở nên khan hiếm thì nguy cơ các công ty gian lận về tiền mặt càng tăng cao. BCLCTT cũng được sử dụng để phân tích tín dụng, đánh giá, định giá các nguồn lực tài chính và đánh giá chất lượng của thu nhập. Chính điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm toán BCLCTT để giảm nguy cơ gian lận và tăng độ tin cậy của BCTC.

BCLCTT trong doanh nghiệp gồm 3 hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Trong đó, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải hoạt động đầu tư hay tài chính. Bao gồm: Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, người lao động về lương thưởng, trả hộ về tiền

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) rất quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng việc chỉ ra dòng tiền tệ vào và ra của các hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong doanh nghiệp như thế nào và lợi nhuận của tổ chức được chuyển thành dòng tiền ra sao.

Phân tích tín dụng VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂNTIỀN TỆ THS. TRẦN PHƯƠNG THÙY

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Ảnh: HC sưu tầm

32 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 33: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

bảo hiểm xã hội, nộp thuế thu nhập và chi phí khác phục vụ sản xuất kinh doanh: lãi vay, tiền công tác phí, tiền bồi thường… và các khoản tiền thu được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác.

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, Bao gồm: Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho doanh nghiệp; mua sắm, xây dựng tài sản cố định; chi tiền để mua sắm, xây dựng, thu về từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Hay đầu tư vào các đơn vị khác như: góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và thu hồi các khoản vốn đầu tư, thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia.

Luồng tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô, kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Bao gồm: tiền thu do phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu hoặc đi vay ngắn và dài hạn; tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu, trả gốc nợ vay và chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Lưu chuyển tiền thuần

trong kỳ=

Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh

doanh

+

Lưu chuyển tiền thuần

của hoạt động đầu tư

+Lưu chuyển tiền

thuần từ hoạt động tài chính

Trong đó:Lưu chuyển tiền thuần

của từng hoạt động=

Tổng số tiền thu vào của từng hoạt động

-Tổng số chi ra của từng

hoạt động

Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dựa vào phương pháp cân đối. Cụ thể:

Ảnh hưởng của lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh=

Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động

kinh doanh kỳ này-

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh kỳ trước

Ảnh hưởng của lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động đầu tư=

Lưu chuyển tiền thuần của hoạt

động đầu tư  kỳ này-

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

đầu tư  kỳ trước

Ảnh hưởng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

=Lưu chuyển tiền

thuần của hoạt động tài chính kỳ này

-Lưu chuyển tiền

thuần từ hoạt động tài chính kỳ trước

Ảnh hưởng của dòng tiền thu vào

=Tổng số tiền thu vào

kỳ này-

Tổng số tiền thu vào kỳ trước

Ảnh hưởng của dòng tiền chi ra

=Tổng số tiền chi ra

kỳ này-

Tổng số tiền chi ra kỳ trước

Cán bộ tín dụng cũng cần xác định và so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về tỷ trọng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động trong tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ để nghiên cứu và đánh giá tình hình lưu chuyển tiền trong mối liên hệ giữa các hoạt động.

Cán bộ tín dụng cũng cần chú ý hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp, trong một thời gian dài, cần thiết phải tạo ra dòng tiền dương thì doanh nghiệp có khả năng tồn tại, điều đó thể hiện tiền thu bán hàng lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ: doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trì hoạt động của doanh nghiệp được liên tục, từ đó kéo theo các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ… Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xem như một khoản chủ yếu để đo lường tính linh hoạt của tài sản.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một kỳ nào đó không nhất thiết phải dương. Nhiều khi dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính âm lại thể hiện doanh nghiệp đang phát triển và trả được nợ nhiều hơn đi vay.

BCLCTT được lập theo 2 phương pháp, tùy theo điều kiện của doanh nghiệp. Thứ nhất là phương pháp trực tiếp: phương pháp này được lập các chỉ tiêu căn cứ trực tiếp vào các khoản tiền thực thu, thực chi trong kỳ. Số liệu này được phản ánh trên sổ theo dõi về tiền thu, tiền chi. Thứ hai là phương pháp gián tiếp: việc lập báo cáo này căn cứ vào số liệu báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán (hoặc Bảng cân đối phát sinh các tài khoản), Sổ chi tiết. Trên cơ sở lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và sự điều chỉnh các khoản phi tiền tệ (không trực tiếp thu chi tiền) nhưng ảnh hưởng tới việc tăng giảm lợi nhuận.

BCLCTT dùng để đánh giá giả định về hoạt động liên tục, khả năng sinh lời, và khả năng đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp. Khi xem xét BCLCTT theo phương pháp trực tiếp, nếu doanh nghiệp có dòng tiền ra từ hoạt động SXKD thì điều này có nghĩa là doanh thu bằng không hoặc quá ít hay công ty có vấn đề về tài chính. Từ đó, các cán bộ tín dụng cần chú ý tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cũng như đặt ra những nghi ngờ về việc ghi nhận doanh thu, nghi ngờ về khả năng tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra về tính đầy đủ, hiện hữu trong ghi nhận doanh thu đối chiếu với các điều kiện và chính sách hiện thời của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư, có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều tiền vào tài sản cố định, và các tài sản dài hạn nhưng chưa thu hồi

33Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chíTạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 34: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

được. Trong trường hợp này, cán bộ tín dụng cần xem tính pháp lý của các khoản đầu tư và cần xem xét tới việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư hay không? Tương tự, với hoạt động tài chính cán bộ tín dụng cũng cần xem xét dòng tiền vào và ra để phân tích tín dụng phù hợp. Đây chính là ưu điểm của việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ so với việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Khi xem xét BCLCTT theo phương pháp gián tiếp, các cán bộ tín dụng chú ý tới các khoản mục phi tiền tệ của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và tìm mối liên hệ giữa các khoản mục đó với các thông tin liên quan ở luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính để có định hướng kiểm toán phù hợp. Cụ thể:

Trên BCLCTT khi các khoản khấu hao TSCĐ là dương (+) chứng tỏ chi phí khấu hao tăng trong kỳ, điều này có nghĩa doanh nghiệp đã mua sắm thêm nhiều TSCĐ trong kỳ (kiểm tra trên luồng tiền từ hoạt động đầu tư), cần kiểm tra về việc ghi nhận tăng TSCĐ. Ngược lại các khoản khấu hao TSCĐ là âm (ghi trong ngoặc) trên BCLCTT chứng tỏ chi phí khấu hao TSCĐ giảm trong kỳ, điều này có nghĩa doanh nghiệp đã thanh lý TSCĐ trong kỳ, hoặc có TSCĐ đã khấu hao hết… cán bộ tín dụng cần kiểm tra sổ chi tiết TK 214 và kiểm kê để xem xét thêm về sự tồn tại và tình trạng TSCĐ.

Với các khoản dự phòng trên BCLCTT dương (+) chứng tỏ các khoản dự phòng tăng trong kỳ, cán bộ tín dụng cần kiểm tra việc lập dự phòng vì đây là ước tính kế toán. Nếu việc lập dự phòng có cả lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoặc dự phòng đầu tư tài chính thì cán bộ tín dụng cần kiểm tra việc tăng, giảm của hàng tồn kho, và quan tâm tới các sự kiện kinh tế phát sinh sau ngày khóa sổ đối với việc bán hàng tồn kho hoặc các khoản đầu tư để xem xét tính đúng đắn của việc lập dự phòng. Và đây cũng là dấu hiệu đặt ra câu hỏi nghi ngờ về tình trạng ứ đọng của hàng tồn kho.

Việc tăng, giảm hàng tồn kho trên BCLCTT được trình bày dương (+) chứng tỏ có phần hàng tồn kho cuối kỳ giảm so với đầu kỳ hay trong kỳ đã được tiêu thụ 1 phần, cán bộ tín dụng cần kiểm tra việc mua thêm hàng tồn. Ngược lại, nếu trên BCLCTT việc tăng, giảm hàng tồn kho trình bày là âm (hoặc trong ngoặc) chứng tỏ hàng tồn kho cuối kỳ tăng so với đầu kỳ như vậy có thể trong kỳ doanh nghiệp mua nhiều mà xuất bán ít hoặc có nhiều hàng tồn kho chậm luân chuyển. Do đó, cán bộ tín dụng cần kiểm tra thêm việc mua hàng tồn kho trong kỳ, hay cuối kỳ có sản phẩm dở dang tăng mạnh hoặc xem có hàng hóa chậm luân chuyển để xem xét về khả năng

chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho.

Ngoài ra, khi phân tích BCLCTT các cán bộ tín dụng cũng cần xem xét thực hiện phân tích các tỷ suất tài chính từ BCLCTT:

Tỷ lệ của dòng tiền thuần từ của các hoạt động chia cho thu nhập ròng của các hoạt động, để đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền các hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ lệ của dòng tiền chia cho tổng số nợ, để đánh giá khả năng tổ chức để trả nghĩa vụ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Tỷ lệ tiền mặt hoạt động ròng chảy chia cho doanh thu thuần, để đánh giá hiệu quả của các tổ chức trong việc thu thập tiền mặt.

Tỷ lệ tiền và tương đương tiền của các hoạt động và nợ ngắn hạn, để đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của nó.

Như vậy, BCLCTT được sử dụng để xem xét về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua việc xem xét các chỉ tiêu tài chính có sử dụng thước đo dòng tiền. Phân tích BCLCTT để đánh giá về tương lai và khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, cũng như đánh giá về khả năng thanh toán và nguồn lực tài trợ cho việc thanh toán từ vốn của doanh nghiệp hay vốn từ bên ngoài; số tiền thu được từ mỗi hoạt động trong doanh nghiệp có đủ để trang trải cho mục đích chi của chính hoạt động đó hay là sự hỗ trợ vốn giữa các hoạt động. Vì vậy, cần phân tích, xem xét BCLCTT khi kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Nếu BCLCTT không chính xác thì sẽ không dự đoán được dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp và có thể gây thiệt hại cho chính ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay.

Trên đây chỉ là một số định hướng kiểm toán cho cán bộ tín dụng khi phân tích BCLCTT của doanh nghiệp. Để ít rủi ro nhất khi cho vay thì các cán bộ tín dụng cần phải phân tích kỹ lưỡng các thông tin của doanh nghiệp qua hệ thống báo cáo và kiểm tra tính minh bạch, đúng đắn của tài sản đảm bảo và khả năng tạo tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

TAI LIÊU THAM KHẢO:- Bộ môn Kế toán tài chính - Khoa Kế toán - Kiểm toán, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Kế toán tài

chính - phần 5, NXB Giao thông vận tải, 2009- Auditing the Statement of Cash Flows for Jordanian Public listed

company, International Journal of Business and Managamnet, Published by Canadian Center of Science and Education, No4.2013.

- http://www.saga.vn.- http://www.khoahockiemtoan.vn.

34 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Nghiên cứu TRAO ĐỔI

Page 35: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Bình Định hiện có hàng trăm loại sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao và uy tín trên thị trường thế giới, bình quân

hàng năm giải quyết việc làm cho 24.000 lao động, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống người lao động, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh được nâng lên, nhiều công trình, dự án thu hút đầu tư đang từng bước khởi động đúng hướng.

Hiện nay tại Bình Định có 05 khu công nghiệp, 01 khu kinh tế và 33 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút hơn 35.000 lao động, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Năm 2013 là một năm khó khăn thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở ngành đã tập trung chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND tỉnh và các nhiệm vụ giải pháp đề ra. Ngay từ đầu năm 2013, Sở Công thương đã tổ chức triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, ban hành khẩn trương tổ chức thực hiện chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Quyết định số 32/QĐ-BCT và Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 17/01/2013 của Bộ Công thương, Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 11/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định thực hiện Nghị quyết số 01/NQCP ngày 07/01/2013 của Chính phủ

về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 02/CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Nhờ đó đã đạt được một số thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội: tổng sản phẩm xã hội địa phương năm 2013 ước tăng 8,56%. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 20.760 tỷ đồng bằng 40% tổng sản phẩm địa phương của tỉnh, vượt 17,6% kế hoạch năm và tăng 22,8% so với năm 2012.

Trong những kết quả đạt được của tỉnh Bình Định, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua Chi nhánh Ngân hàng Phát triển (NHPT) Bình Định đã góp phần phát triển công nghiệp, hỗ trợ nông nghiệp trên địa bàn Bình Định. Tính đến thời điểm quý I/2014, Chi nhánh đang quản lý 12 dự án. Tổng số vốn tín dụng của NHPT cho vay tại Bình Định hơn 31.480 tỷ đồng, dư nợ 750.6 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho vay chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát

Sau nhiều năm phấn đấu tạo bước đột phá để phát triển xứng đáng với một tỉnh trọng điểm của khu vực, Bình Định đã tạo cho nền công nghiệp một diện mạo mới. Sự chuyển dịch đúng hướng nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của tỉnh, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được thành lập, đa dạng về ngành nghề sản phẩm.

LÊ VĂN LỰ CHI NHÁNH NHPT BÌNH ĐỊNH

Chi nhánh NHPT Bình ĐịnhGóp phần phát triển công nghiệp, nông nghiệp nông thôn

Dây chuyền tuyển Ilmenite tinhcủa Công ty Cổ phần Khoáng sản Biotan (Bình Định)

Ảnh: HC sưu tầm

35Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

35

Tiếng nói TỪ CƠ SỞ

Page 36: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

công suất đánh bắt cho đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến mặt hàng xuất khẩu.

Dự án Nhà máy chế biến khoáng sản Biotan, tổng mức đầu tư 74,43 tỷ đồng, quy mô dự án là 6.000 tấn xỉ/năm, 3.500 tấn gang/năm, với số vốn vay NHPT là 47,1 tỷ đồng. Góp phần tận thu nguồn titan của tỉnh, tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương.

Dự án khu công nghiệp Nhơn Hòa, tổng mức đầu tư là 178,942 tỷ đồng, quy mô dự án là 65,88 ha đất có hạ tầng cho thuê, số vốn vay NHPT là 52,319 tỷ đồng. Góp phần cho tỉnh thu hút vốn đầu tư và cho các doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh.

Dự án Thủy điện Kanak với tổng mức đầu tư 5.616,69 tỷ đồng, quy mô dự án là 176 MW/năm, vốn vay NHPT là 992,738 tỷ đồng. Dự án góp phần hòa lưới điện quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho đất nước và cho tỉnh.

Dự án thủy điện Trà Xom, tổng mức đầu tư là 397,25 tỷ đồng, quy mô dự án là 20MW/năm, vốn vay NHPT là 186 tỷ đồng. Dự án góp phần hòa lưới điện quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho đất nước và cho tỉnh.

Các chương trình, dự án do Chi nhánh NHPT Bình Định thực hiện trên địa bàn đã góp phần khai thác nguồn lao động của tỉnh; đẩy

mạnh đô thị hóa nông thôn, góp phần thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Với vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, Chi nhánh NHPT Bình Định đang tìm kiếm những dự án đầu tư đúng đối tượng để thực hiện đầu tư theo định hướng mục tiêu cơ cấu công nghiệp của tỉnh đặt ra trên 36% năm 2015; nguồn lao động qua đào tạo đạt 55% trong năm 2014-2015; mỗi năm giải quyết việc làm từ 24.000 - 25.000 lao động.

Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ phát triển nông nghiệp chế biến như công nghiệp chế biến đường, chế biến thủy sản, chế biến tinh bột sắn… Chú trọng xây dựng và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống, thúc đẩy hướng dẫn hỗ trợ đào tạo nghề truyền thống, nâng cao kỷ năng lao động, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm năng, có uy tín để thực hiện các dự án đầu tư những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, có chính sách thu hút khuyến khích phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi tạo điều kiện để họ phát triển sở trường, năng lực cống hiến công sức trí tuệ lòng đam mê nghề nghiệp tâm huyết./.

triển giao thông nông thôn, cho vay trồng rừng nguyên liệu giấy, chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ; Cho vay các dự án thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của Chính phủ. Các dự án đã góp phần tạo thêm 15.000 việc làm cho người lao động địa phương.

Một số dự án vay vốn tín dụng Nhà nước qua Chi nhánh NHPT Bình Định đang hoạt động hiệu quả, góp phần hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp nông thôn ở Bình Định, đó là:

Dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn, tổng mức đầu tư 60,85 tỷ đồng, quy mô dự án 60 tấn sản phẩm/ngày, vốn vay NHPT là 33 tỷ đồng. Dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo ra sản phẩm xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu nông nghiệp địa phương.

Dự án chế biến lâm sản xuất khẩu và thị trường nội địa Phú Thành, tổng mức đầu tư 15,7 tỷ đồng, quy mô dự án là 2.000 m3 gỗ thành phẩm/năm, tổng số vốn vay NHPT là 10 tỷ đồng. Việc cho vay dự án góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương.

Dự án đầu tư sửa chữa đóng mới tàu đánh bắt hải sản xa bờ Ngọc Châu, tổng mức đầu tư là 6,89 tỷ đồng, quy mô sửa chữa 12 lượt/năm, đóng mới và gia công 15 chiếc/năm, kéo sữa chữa là 348 lượt/năm, tổng số vốn vay NHPT là 4,5 tỷ đồng. Góp phần nâng

Ảnh: HC sưu tầm

36 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Tiếng nói TỪ CƠ SỞ

Page 37: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Khu công n g h i ệ p t h u ộ c danh mục địa bàn có

điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên Dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ. Đồng thời, theo Quy chế bảo lãnh, chủ đầu tư có vốn điều lệ dưới 20 tỷ đồng thuộc đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) bảo lãnh vay vốn ngân hàng thương mại. Do đó, dự án được NHPT đồng thời xem xét cho vay vốn và bảo lãnh vay vốn của ngân hàng thương mại.

Được thành lập từ cuối năm 2006, công tác chuẩn bị đầu tư của Công ty kéo dài gần 03 năm do làm các thủ tục xin thuê đất trong khu công nghiệp. Giai đoạn này khu công nghiệp Hòa Khánh đã được lấp đầy, thành phố Đà Nẵng phải làm thủ tục đề nghị Chính phủ cho mở rộng Khu công nghiệp.

Dự án có tổng mức đầu tư là 18,6 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh NHPT Đà Nẵng cho vay 8,7 tỷ đồng; đồng thời bảo lãnh cho Chủ đầu tư vay Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam hơn 3,5 tỷ đồng để thực hiện dự án. Phần vốn còn lại là

vốn chủ sở hữu và vốn lưu động vay ngân hàng thương mại. Toàn bộ phần vốn vay, Chủ đầu tư sử dụng để xây dựng mới nhà xưởng với diện tích 2.340 m2, lắp đặt dây chuyền sản xuất giấy bao bì công suất 6.000 tấn - 8.000 tấn/năm và một số hạng mục khác như nhà làm việc ba tầng, diện tích 135 m2, nhà để xe, hệ thống điện ba pha, xe nâng, lò hơi, hồ bể kỹ thuật, trạm cân... Dự án đã đi vào hoạt động từ quý II năm 2011.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả giúp cho Công ty TNHH P.D.K phát triển theo đúng chiến lược và mục tiêu đã xác định khi thành lập doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, Công ty kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm từng khâu trong quy trình sản xuất giấy, không có hiện tượng đưa ra thị trường những

sản phẩm sai quy cách, kém chất lượng. Điều này giúp cho Công ty có thể củng cố thị phần ở miền Trung và cạnh tranh được với các sản phẩm khác. Công ty TNHH P.D.K đã xây dựng được mạng lưới khách hàng ở khắp các tỉnh miền Trung. Chiến lược của

Công ty là tập trung vào nghiên cứu kỹ thị trường để hợp lý hóa sản xuất, nhằm cung ứng sản phẩm đúng yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm; cải tiến quy trình xử lý bột giấy nhằm làm cho sợi giấy thẩm thấu hơn; đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ được nhiều loại đối tượng khách hàng.

Mặc dù thị trường lớn, nhưng Nhà máy Giấy bao bì Đà Nẵng hiện chưa thể sản xuất hết công suất do một số trở ngại đã phát sinh trong quá trình thực hiện. Trước hết, do không vay được vốn lưu động với lãi suất thấp nên phải sử dụng nguồn vốn lưu động vay ngân hàng thương mại với lãi suất cao trong những năm 2011, 2012 nên chi phí sản xuất cao. Để đạt hiệu quả kinh tế, Chủ đầu tư phải tăng cường quản lý sản xuất, quản lý hàng tồn kho,

Dự án Nhà máy Giấy bao bì Đà Nẵng do Công ty TNHH P.D.K làm chủ đầu tư, được xây dựng tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng.

Dự án Nhà máy Giấy bao bì Đà Nẵng

SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚCBÍCH LOAN - MỸ LÝ

CHI NHÁNH NHPT ĐÀ NẴNG

Ảnh: Internet

37Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

37

Tiếng nói TỪ CƠ SỞ

Page 38: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

quản lý công nợ để bảo đảm định mức vốn lưu động thấp nhất. Cân đối vốn đến đâu, sản xuất đến đó. Việc sản xuất cũng được cân đối theo sản lượng tiêu thụ để đạt hiệu quả cao nhất, tránh để hàng tồn kho.

Đến nay, Công ty tiêu thụ từ 2.500 đến 3.000 tấn sản phẩm giấy bao bì các loại mỗi năm. Qua hai năm hoạt động, Công ty đã tự nghiên cứu hợp lý hóa sản xuất, thay thế một số công đoạn theo hướng tự động hóa nên giảm được hao phí lao động trong giá thành sản phẩm. Số lượng lao động hiện tại khoảng 30 người. Do hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất, quản lý tốt dòng tiền nên mặc dù chỉ đạt 50% công suất nhưng chủ đầu tư vẫn khấu hao đủ để thu hồi vốn trả đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Hiện tại, Công ty đã trả cho Chi nhánh NHPT Đà Nẵng hơn 4,6 tỷ đồng nợ gốc, thanh toán đầy đủ các khoản lãi vốn vay phát sinh và phí bảo lãnh. Đồng thời trả nợ cho Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam hơn 2 tỷ đồng nợ gốc và thanh toán đầy đủ các khoản lãi vốn vay phát sinh. Khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay là phần vốn vay đầu tư từ ngân hàng thương mại quá lớn. Có thời điểm lãi suất vay vượt trên 20%/năm. Trong khi đó, Công ty không được trả nợ trước hạn so với hợp đồng tín dụng đã ký.

Qua kết quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Công ty TNHH P.D.K, cho thấy nguồn vốn này chỉ đạt được mục tiêu của Chính phủ khi NHPT lựa chọn đúng dự án và chủ dự án có định hướng và chiến lược đầu tư đúng đắn, có bước đi và giải pháp khai thác phù hợp. Hiệu quả thực hiện dự án cũng cho thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa NHPT, các ngân hàng thương mại và các chủ doanh nghiệp trong suốt quá trình nghiên cứu, triển khai dự án là cần thiết và phải được duy trì và phát triển phù hợp theo sát chiến lược kinh doanh của chủ đầu tư./.

Hiện nay, cả nước có 5.982 doanh nghiệp dệt may, đây là ngành đóng góp 8% GDP và là một trong những

ngành đi đầu trong xuất khẩu của Việt Nam nhiều năm qua. Gần một thập kỷ trở lại, công nghệ và thiết bị ngành may của Việt Nam đã được hiện đại hóa 95%, các sản phẩm may mặc có chất lượng ở phân khúc trung bình khá và có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, công nghệ hỗ trợ ngành Dệt may còn yếu, phần lớn vải và phụ kiện may mặc còn phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Đa phần còn sản xuất theo mô hình gia công, giá trị gia tăng còn thấp. Công tác đào tạo nghề lại chưa được tập trung chú ý đúng mức, vẫn còn manh mún, nhất là công tác đào tạo thiết kế thời trang - một khâu quan trọng quyết định thành công của sản phẩm may mặc. Trước yêu cầu từ thực tiễn này, Trường Kinh tế kỹ thuật nghiệp vụ bán công Nguyễn Tất Thành đã triển khai Dự án “Đầu tư thiết bị đào tạo kỹ thuật viên thiết kế thời trang thuộc chương trình đào tạo nghề từ nguồn vốn của CHLB Đức” vay vốn ODA qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT).

Căn cứ hợp đồng ủy quyền cho vay lại nguồn vốn ODA của CHLB

Đức số 10/2008/UQ/BTC-TCDN ký giữa Bộ Tài chính và NHPT và các quy định khác có liên quan, ngày 06/02/2009, NHPT đã ký Hợp đồng cho vay vốn ODA Dự án “Đầu tư thiết bị đào tạo kỹ thuật viên thiết kế thời trang thuộc chương trình đào tạo nghề từ nguồn vốn của CHLB Đức” với Trường Nguyễn Tất Thành. Dự án có tổng mức đầu tư 1.137.246,59 EUR, trong đó vốn tự có: 599.356,78 EUR, vốn vay ODA của CHLB Đức qua NHPT là 500.306,55 EUR sử dụng để đầu tư các hạng mục của dự án (không bao gồm các loại thuế) gồm máy móc, thiết bị phục vụ đào tạo, tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay. Công ty Cổ phần Dệt may Sài Gòn là đơn vị phê duyệt dự án và bảo lãnh trả nợ bằng các nguồn vốn hợp pháp cho khoản vay của dự án trên.

Trường Kinh tế - Kỹ thuật - Nghiệp vụ bán công Nguyễn Tất Thành (trực thuộc Công ty Cổ phần Dệt may Sài Gòn) được thành lập ngày 23/12/2002; sau này được đổi tên thành Trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành và ngày 26/4/2011, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 621/QÐ-TTg thành lập Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (Trường Nguyễn Tất Thành) là thành viên nhiều Hiệp hội ngành nghề, hợp tác với nhiều doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước.

Nơi đao tạo kỹ thuật viênthiết kế thời trang

ĐỖ NGỌC - TUYẾT MAI

Ảnh: HC sưu tầm

38 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Tiếng nói TỪ CƠ SỞ

Page 39: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2006 đến năm 2011 với công suất thiết kế đào tạo trung cấp dạy nghề may: 500 người/năm; Chuyền trưởng: 120 người/năm; Bồi dưỡng nâng cao tay nghề (thiết kế thời trang, đào tạo công nhân tay nghề cao cho các đơn vị may…) khoảng 600 người/năm. Hiện nay, Dự án đã hoàn thành, chủ đầu tư đang thực hiện quyết toán, bước đầu đã đưa vào vận hành.

Là trường nằm trong doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dệt may với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 17 tỷ USD, thuộc khối viện trường của Bộ Công thương - cơ quan chủ quản của các tập đoàn lớn quốc gia đóng góp hằng năm gần 70% GDP của cả nước, trường Nguyễn Tất Thành có ưu thế vượt trội trong việc gắn liền đào tạo với ứng dụng, nhà trường với doanh nghiệp. Chương trình đào tạo của Trường được thiết kế không chỉ bởi các nhà giáo nhiều kinh nghiệm giảng dạy, mà còn được sự đóng góp từ các chuyên gia hàng đầu của các doanh nghiệp đang liên kết với trường. Với hơn 1000 doanh nghiệp thành viên, đây chính là diễn đàn nơi nhà trường, doanh nghiệp, giảng viên, người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi và hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo. Các doanh nghiệp này cũng là cánh tay nối dài của Nhà trường nơi sinh viên thực hành và thực tập ngay trong trong môi trường thực tế. Hàng

năm, Trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ việc làm giúp sinh viên đang theo học tại trường có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp ngay trong quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em sớm tiếp cận với thực tế. Do đó, 100% sinh viên được thực tập thực tế trong khi học và hơn 95% có việc làm trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo các hệ gần 30.000 học viên. Ngoài ra, Trường còn ký kết với hơn 100 doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, các trường đại học trong và ngoài nước về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Qua khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp và ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên cho thấy 92% có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo; 79% có khả năng sớm đảm nhận công việc tại doanh nghiệp. Kết quả đó là sự khích lệ lớn đối với nhà trường. Ðiều đáng chú ý là, 45% số sinh viên tốt nghiệp được hỏi muốn tiếp tục học lên bậc đại học.

Bên cạnh việc chú trọng trong công tác giáo dục và đào tạo, lãnh đạo nhà trường cũng luôn quan tâm đến đời sống sinh hoạt của sinh viên, tạo động lực và điều kiện thuận lợi nhất cho các em tiếp tục theo học. Với thế mạnh liên kết với doanh nghiệp, Nhà trường đang hợp tác với nhiều ngân hàng hỗ trợ các sinh viên vay học phí theo các chính sách ưu đãi; cũng như hỗ trợ giới thiệu

việc làm bán thời gian phù hợp với ngành nghề theo học, giúp các em thêm kinh nghiệm và bổ sung thu nhập. Hàng năm, Nhà trường đều dành trên 5 tỷ đồng học bổng hỗ trợ cho các sinh viên tài năng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và miễn giảm học phí đối với con em diện chính sách, đặc biệt dành các suất học bổng trị giá 2 triệu đồng/sinh viên theo học ngành dệt may, thiết kế thời trang để giúp các sinh viên nuôi dưỡng đam mê, phát triển tài năng… đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam trong hội nhập toàn diện với khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian tới, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành dệt may thế giới có xu hướng dịch chuyển nhanh đến các quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực, giá gia công thấp. Từ một ngành ít tên tuối trên bản đồ Dệt may thế giới, hiện Việt Nam đã đứng trong Top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Trong thời gian qua, sự phát triển của ngành dệt may đã góp phần giải quyết an sinh xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động vùng miền và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Với sự đầu tư cho công tác đào tạo kỹ thuật viên thiết kế thời trang ngành dệt may của Trường Nguyễn Tất Thành là hướng phát triển đúng đắn, phù hợp, đóng góp một phần trong công cuộc thực hiện CNH, HĐH đất nước./.

Ảnh: HC sưu tầm

39Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

39

Tiếng nói TỪ CƠ SỞ

Page 40: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Người Việt Nam may mắn có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Có lẽ không một dân

tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên, một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Huyền thoại con Lạc - cháu Rồng đã khơi dậy ý thức về tình dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết người Việt Nam chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây đất nước, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng nền văn hóa Việt.

Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về:Nước mở Văn Lang xưa

Dòng vua đầu viết sửMười tám đời nối nhau

Ba sông đẹp như vẽMộ cũ ở lưng đồi

Đền thờ trên sườn núiMuôn dân đến phụng thờ

Khói hương còn mãi mãi...

Lễ hội Đền Hùng có một đặc thù riêng là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc. Phần Lễ gồm Tế lễ của Nhà nước sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc

và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã. Phần Hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Phong Châu, Phú Thọ.

Xưa kia, việc cúng Tổ cử hành vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hằng năm. Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946 là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng, đã trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm, cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Từ ngàn đời nay, Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Từ rất lâu, Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày giỗ trọng đại của cả dân tộc, in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt.

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG Biểu tượng truyền thống và văn hóa Việt Nam

HOA NGUYỄN (TỔNG HỢP)

Ảnh: HC sưu tầm

40 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Văn hóa XÃ HỘI

Page 41: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo

vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương theo Nghi lễ Nhà nước. Ngày 02/4/2007, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng

Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Lịch sử là một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn luôn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên. Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng đều vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta và thừa nhận: Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam. Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.

RA KHƠI THÀNH PHẠM

No hàng rồi, tàu lại ra khơi.Chém sóng ta đi giữa biển trời.Ngược gió hải âu chấp chới liệng.Xuôi dòng đàn nục nhẹ nhàng bơi.Thênh thang muôn nẻo thơ hòa ý.Dào dạt bốn phương nhạc cất lời.Ai bảo đi tàu là vất vả?Đây thơ, đây nhạc, ta rong chơi.

Đào mận tháng tư chín rộ cànhTre mai vừa lộc mướt màu xanhDầy vườn lấp lánh đèn đom đóm

Vẳng tiếng quyên ca luống đậu cành.

Trăng tơ đầu tường hoa lựu đỏMặt hồ sen nở nước lăn tăn

Cô em đánh phấn cho môi thắmKịp hẹn đêm nay gặp bạn tình./.

Tháng tưTHU NGỌC

Ảnh: Internet

41Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

41

Văn hóa XÃ HỘI

Page 42: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác lập, công bố giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm

tương lai, bài viết này chúng tôi muốn bàn đến giá trị pháp lý, những điều cần lưu ý khi giao kết, đăng ký giao dịch, xử lý tài sản tương lai.

Giá trị pháp lý của giao dịch bảo đảm đối với tài sản tương lai

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, đối tượng của giao dịch bảo đảm có thể có là vật hình thành trong tương lai (khoản 2 Điều 320) và tài sản thế chấp có thể là tài sản được hình thành trong tương lai (khoản 1, Điều 342). Thêm vào đó, khoản 1, Điều 4, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 (Nghị định 163) quy định tài sản bảo đảm có

thể là tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch. Do đó về nguyên tắc có thể xác lập giao dịch bảo đảm đối với tài sản tương lai. Tuy vậy, do cầm cố đặt ra yêu cầu phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cồ (Điều 326 và Điều 328, Bộ luật Dân sự) trong khi không có việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận thế chấp trong giao dịch thế chấp (khoản 1, Điều 342, Bộ luật Dân sự) nên tài sản tương lai chỉ có thể là đối tượng của giao dịch thế chấp. Có thể thấy tài sản tương lai là một loại tài sản đặc biệt. Thông thường để trở thành đối tượng của một giao dịch bảo đảm, tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (khoản 1, Điều 320 và khoản 1, Điều 322, Bộ luật Dân sự). Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là một ngoại lệ của nguyên tắc này.

Khái niệm tài sản tương lai: khoản 2, Điều 4, Nghị định 163, tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất và bao gồm (i) tài sản được hình thành từ vốn vay; (ii) tài sản

đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm và (iii) tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Cách phân loại này khá trùng lặp và có vẻ chỉ hướng tới các tài sản hữu hình đã hoặc đang được tạo lập về mặt vật chất. Nó chưa tính đến thời điểm bên bảo đảm có quyền sở hữu tài sản - một tiêu chí quan trọng để xác định tính tương lai của tài sản bảo đảm. Hơn nữa, danh sách tài sản tương lai này không phù hợp với các tài sản vô hình. Khoản 2, Điều 4, Nghị định 163 chưa bổ sung, sửa đổi coi tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Quy định này dựa trên khoản 2, Điều 320, Bộ luật Dân sự theo đó vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ, những điều cần lưu ýkhi giao kết, đăng ký giao dịch,xử lý tai sản tương lai

KIỀU THIỆUPHÓ TRƯỞNG BAN PHÁP CHẾ - NHPT

Giao dịch bảo đảm có đối tượng là tài sản tương lai thường là phần lớn của giao dịch bảo đảm dành cho khoản vay tài trợ tín dụng đầu tư của nhà nước. Tuy pháp luật về giao dịch bảo đảm đã đề cập các khía cạnh khác nhau của loại hình giao dịch bảo đảm này, nhưng vẫn còn một số điểm hạn chế trong quy định hiện hành.

Ảnh: HC sưu tầm

42 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Tìm hiểu PHÁP LUẬT

Page 43: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Có thể thấy cả hai văn bản này đều lấy tiêu chí thời điểm sở hữu tài sản bảo đảm để xác định tài sản hình thành trong tương lai. Thiết nghĩ, đây là cách tiếp cận hợp lý cần được duy trì trong hệ thống quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm. Cũng cần lưu ý thêm là pháp luật Việt Nam sử dụng khái niệm tài sản hình thành trong tương lai là một thuật ngữ khá dài và khó hiểu đối với các luật gia nước ngoài lần đầu tiên tiếp cận với pháp luật Việt Nam.

Giao kết và công bố giao dịch bảo đảm

Tính đối kháng của giao dịch bảo đảm: Về nguyên tắc, giao dịch bảo đảm có hiệu lực giữa các bên kể từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (khoản 1 Điều 10 Nghị định 163) và có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Tuy nhiên, khi tài sản bảo đảm là tài sản tương lai, cần tính đến thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên bảo đảm đối với tài sản. Lý do nằm ở chỗ theo quy định tại khoản 1, Điều 8, Nghị định 163, “khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai thì bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó”. Như vậy, giao dịch bảo đảm không thể xác lập trên tài sản khi mà bên bảo đảm chưa có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Nói cách khác, các quyền của chủ nợ có bảo đảm chỉ phát sinh khi quyền sở hữu đối với tài sản được xác lập. Lý do là hợp đồng bảo đảm đối với tài sản tương lai “tạo ra một biện pháp bảo đảm chưa đầy đủ đang đợi tài sản được xác lập quyền sở hữu cho bên bảo đảm để biện pháp bảo đảm này có thể được xác lập đối với tài sản nhưng khi tài sản này thuộc về bên bảo đảm thì biện pháp bảo đảm này có hiệu

lực kể từ ngày xác lập hợp đồng bảo đảm”.

Xin nêu một ví dụ: Một bên có nghĩa vụ giao kết một hợp đồng thế chấp với chủ nợ có bảo đảm X đối với một tài sản tương lai vào ngày 01/3 và có quyền sở hữu đối với tài sản vào ngày 15/9. Giả sử vào ngày 01/4, chính bên có nghĩa vụ này lại giao kết một hợp đồng thế chấp chính tài sản tương lai này cho một bên nhận bảo đảm Y khác. Câu hỏi đặt ra là X hay Y sẽ có quyền được ưu tiên thanh toán? Có thể lập luận rằng giao dịch bảo đảm không được xác lập đối với tài sản cho tới khi bên bảo đảm có quyền sở hữu tài sản, do vậy các quyền của X và Y được xác lập đồng thời đối với tài sản. Hơn nữa, liệu X có được quyền ưu tiên thanh toán trước Y bởi giao dịch thế chấp của X được xác lập trước Y? Có thể tìm câu trả lời tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 163 và Điều 325, Bộ luật Dân sự theo đó thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm và trong trường hợp không đăng ký giao dịch bảo đảm thì theo thứ tự giao kết giao dịch bảo đảm.

Về mặt đăng ký giao dịch bảo đảm, cần lưu ý theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 (Nghị định 83), việc đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký có thể được thực hiện khi tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã ghi số khung khi đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong thực tế, khi tài sản tương lai hình thành nên thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi

này bởi vì một bên thứ ba có thể đòi hỏi quyền đối với tài sản và có thể có quyền ưu tiên thanh toán nếu có sự khác biệt rõ ràng giữa thông tin về tài sản tương lai được đăng ký và thông tin liên quan đến tài sản thực tế đã hình thành.

Mô tả tài sản bảo đảm: tại khoản 2, Điều 10, Nghị định 163 có quy định “việc mô tả chung về tài sản bảo đảm không ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch bảo đảm”. Tuy nhiên quy định này đã bỏ quy định là để tránh sự trùng lặp của quy định pháp luật bởi vì theo quy định tại Điều 33, Nghị định 83, về nguyên tắc “việc mô tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm”. Chính vì thế, giao dịch bảo đảm vẫn có giá trị pháp lý nếu tài sản được mô tả không cụ thể. Tuy vậy trong thực tế nguyên tắc này dường như chỉ áp dụng đối với động sản chứ không áp dụng đối với bất động sản (chẳng hạn thông tin về một tòa nhà thương mại tương lai được thế chấp ít nhất phải bao gồm các thông tin về tòa nhà đó nêu trong giấy phép xây dựng đã được cấp cho chủ đầu tư). Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 11, Nghị định 83, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thể từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký. Cho nên tài sản tương lai cần được mô tả làm sao để tạo thuận lợi cho việc đăng ký thay đổi về sau và việc xử lý tài sản bảo đảm. Hơn nữa, khoản 1, Điều 8, Nghị định 163 quy định “khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai thì bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó”. Có thể suy ra từ điều luật này là tài sản bảo đảm phải có thể xác định được khi cần xử lý tài sản bảo đảm. Cuối cùng, cũng cần phải thấy rằng do tài sản tương lai ít nhiều thiếu tính chắc chắn, nên

43Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Tìm hiểu PHÁP LUẬT

Page 44: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên nhận bảo đảm, cần có quy định về các yếu tố tối thiểu phải được mô tả về tài sản tương lai khi thế chấp. Đối với quyền đòi nợ tương lai chẳng hạn, các yếu tố tối thiểu này có thể là các yếu tố cho phép xác định quyền đòi nợ như bên có nghĩa vụ trả nợ, địa điểm thanh toán, số nợ hoặc việc xác định số nợ và thời hạn trả nợ nếu có.

Xử lý tài sản bảo đảm

Việc xử lý tài sản thế chấp hình thành trong tương lai phải tuân thủ quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm trong thế chấp và một số quy định riêng áp dụng cho tài sản hình thành trong tương lai. Xét một cách tổng thể, pháp luật Việt Nam đã đề cập khá toàn diện việc xử lý tài sản bảo đảm tương lai.

Điều kiện xử lý tài sản bảo đảm: Theo Điều 56 Nghị định 163, bên nhận bảo đảm có thể xử lý tài sản bảo đảm trong cá trường hợp sau đây :

- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

- Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

Khoản 1 Điều 8 Nghị định 163 đặt thêm một điều kiện về tài sản bảo đảm đối với việc xử lý tài sản bảo đảm, theo đó bên nhận thế chấp chỉ có thể xử lý tài sản bảo đảm sau khi bên bảo đảm

có quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm tương lai. Tuy nhiên, điều luật này cũng đặt ra ngoại lệ là “đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý”. Như vậy, ngoại lệ này áp dụng đối với bất động sản chẳng hạn (Điều 167 Bộ luật Dân sự).

Phương thức xử lý tài sản bảo đảm: về nguyên tắc, việc xử lý tài sản bảo được thực hiện theo thỏa thuận của các bên và trong trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 58 Nghị định 163). Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm gồm (i) bán tài sản bảo đảm, (ii) bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, (iii) bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên có nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ và (iv) các phương thức khác do các bên thỏa thuận (Điều 59 Nghị định 163).

Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm: dù quy định của các Điều 61 và 62 Nghị định 163 chưa thực sự rõ ràng song có thể hiểu về nguyên tắc trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm phải (i) thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác đã đăng ký giao dịch bảo đảm của mình (trong trường hợp một tài sản được sử dụng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ) hoặc (ii) đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm. Yêu cầu thông báo này không áp dụng trong một số trường hợp (chẳng hạn, tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị hoặc quyền đòi nợ). Bên nhận bảo đảm chỉ có thể xử lý tài sản bảo đảm khi hết giai đoạn chờ xử lý tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận, thời hạn xử

lý tài sản bảo đảm không được trước 7 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản kể từ ngày thông báo.

Chuyển quyền đối với tài sản bảo đảm: Một điểm đáng lưu ý khác liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản tương lai là quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 163, theo đó “trong trường hợp tài sản hình thành trong tương lai bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ kết quả xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua, người nhận tài sản ngay khi có kết quả xử lý tài sản bảo đảm”. Kết hợp điều luật này với khoản 1 Điều 8 Nghị định 163 nêu trên có thể thấy khi xử lý tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu đã hình thành mà bên bảo đảm chưa thực hiện các thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật thì bên nhận bảo đảm hoặc người mua tài sản bảo đảm vẫn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho mình.

Từ các phân tích nêu trên có thể thấy cho dù pháp luật Việt Nam về cơ bản đã điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của giao dịch bảo đảm đối với quyền đòi nợ song vẫn có một số điểm cần được hoàn thiện. Chẳng hạn, quy định mới nên (i) thay thế khái niệm tài sản hình thành trong tương lai bằng khái niệm tài sản tương lai (ii) xác định lại khái niệm tài sản tương lai dựa trên thời điểm bên bảo đảm có quyền sở hữu đối với tài sản, (iii) nêu rõ thế chấp là giao dịch bảo đảm áp dụng đối với tài sản tương lai, (iv) đề cập cụ thể hơn việc mô tả tài sản bảo đảm là tài sản tương lai. Hy vọng sau lần bổ sung, sửa đổi sắp tới các quy định của Bộ luật Dân sự, chúng ta sẽ có một chế độ pháp lý đầy đủ và hoàn thiện hơn cho thế chấp tài sản tương lai./.

44 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Tìm hiểu PHÁP LUẬT

Page 45: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

GIẢI ĐÁP

Theo quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 134, Điều 410), trong trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác sẽ quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng vô hiệu.

Trường hợp này, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giữa A với Ngân hàng C phải công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai 2003 (khoản 1 Điều 130) và Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (khoản 1 Điều 3). Tuy nhiên, do các bên chưa thực hiện thủ tục này nên khi giải quyết vụ kiện, theo yêu cầu của Ngân hàng C, Tòa sẽ quyết định buộc các bên phải thực hiện trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Toà ra quyết định hoặc kể từ ngày bên đương sự vắng mặt nhận được quyết định của Toà án (theo quy định tại điểm b tiểu mục

2.2 mục 2 phần I Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao). Hết thời hạn đã cho, nếu các bên vẫn không công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm thì Hợp đồng sẽ bị Tòa tuyên vô hiệu do vi phạm hình thức.

Về trách nhiệm của A, theo quy định tại Điều 361 Bộ luật Dân sự, bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Như vậy, khi B vi phạm Hợp đồng tín dụng, phải trả nợ trước hạn mà không có khả năng trả thì nghĩa vụ của A đã phát sinh. Do đó, nếu A vẫn không phối hợp với Ngân hàng C để hoàn thiện hình thức Hợp đồng trong thời gian quy định, làm cho Hợp đồng bị Tòa án tuyên vô hiệu thì đây là do lỗi của A. Khi đó, căn cứ vào Điều 137 Bộ luật Dân sự về việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu (bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường), Ngân hàng C có quyền yêu cầu A phải bồi thường thiệt hại./.

THANH TÂM (VPĐD)

Tình huống pháp lý số 23:NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BẢO LÃNH

Ông A ký Hợp đồng thế chấp mảnh đất thuộc quyền sử dụng của mình để bảo lãnh cho ông B vay vốn tại Ngân hàng C. Sau khi ký Hợp đồng thế chấp (chưa làm thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm), Ngân hàng C giải ngân cho ông B vay vốn. Sau đó, ông A đổi ý không chịu hoàn tất

các thủ tục nêu trên nữa.

Do ông B vi phạm Hợp đồng tín dụng, phải trả nợ trước hạn nhưng không có khả năng trả nên Ngân hàng C khởi kiện.

Hỏi: Theo anh/chị, trường hợp này Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? A có trách nhiệm gì với tư cách là người bảo lãnh?

Ảnh: Internet

45Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Tìm hiểu PHÁP LUẬT

Page 46: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, sau 3 tháng huy động vốn vào

hệ thống vẫn đang tăng mạnh; đặc biệt tiền gửi của dân cư và nền kinh tế tăng mạnh trong nửa cuối tháng 3. Điều đó khẳng định việc điều hành lãi suất không làm ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi của TCTD. Sau khi điều chỉnh giảm 1% trần lãi suất huy động vốn ngắn hạn dưới 6 tháng và các mức lãi suất điều hành thì mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD giảm từ 0,5-1%/năm tùy từng kỳ hạn; lãi suất cho vay có phản ứng tích cực giảm ở mức tương ứng.

Việc giảm mặt bằng lãi suất cũng đã tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống. Theo số liệu của NHNN đến ngày 31/3, tín dụng đã tăng 1% so với cuối tháng 2 và tăng 0,01% so với cuối năm 2013.

Dự báo tốc độ tăng tín dụng sẽ mạnh dần trong các tháng tiếp theo, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng, tăng trưởng tín dụng không đáng lo ngại và có thể đảm bảo mục tiêu đề ra là 12-14%.

Tính đến cuối tháng 3, tổng lượng trái phiếu các loại đã phát hành khoảng 90.000 tỷ đồng, riêng TPCP đạt 75.000 tỷ đồng. Con số này phù hợp kế hoạch đặt ra từ đầu năm trong quý I phát hành trên 70.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Thống đốc cho biết, qua theo dõi sát sao thấy rằng giải ngân trái phiếu vẫn còn rất

chậm, số dư trái phiếu dao động khoảng 63.000 tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn. Mà từ nay đến cuối năm phải phát hành rất nhiều trái phiếu, do đó, việc giải ngân phải thực hiện quyết liệt từ quý II. Nếu để dồn dập đến các quý sau thì rất khó. Vì thường quý III, IV tín dụng tăng mạnh, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc khả năng phát hành TPCP thành công giảm.

Do đó, Thống đốc đề nghị các Bộ, ngành vào cuộc đẩy nhanh giải ngân vừa cung ứng vốn kịp thời cho các dự án công trình trọng điểm. “Cùng với việc hệ thống ngân hàng cố gắng tăng tín dụng, nhất thiết phải đẩy mạnh đầu tư từ ngân sách từ quý 2 thì GDP mới có thể đạt trên 6%”, Thống đốc nhấn mạnh.

Một thông tin quan trọng được Thống đốc NHNN cho biết là thị trường ngoại tệ ổn định đã tạo điều kiện cho NHNN mua vào khoảng 7,7 tỷ USD trong quý I để tăng thêm dự trữ ngoại hối.

Dự trữ ngoại hối tăng sẽ nâng cao vị thế đối ngoại đất nước là điều rất phấn khởi, nhưng việc điều hành chính sách tiền tệ khó khăn vì phải bơm ra một lượng tiền đồng tương đương 7,7 tỷ USD trong khi vẫn phải giữ mục tiêu không làm tăng lạm phát, biến động tỷ giá. Do đó, NHNN mong muốn có sự phối hợp của các Bộ, ngành mà cụ thể là phải giải ngân ngay vốn ngân sách, giảm áp lực thừa tiền trong nền kinh tế.

VT

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2014, ngày 01/4, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, thị trường ngoại tệ ổn định đã tạo điều kiện cho NHNN mua vào khoảng 7,7 tỷ USD trong quý 1 để tăng thêm dự trữ ngoại hối, qua đó nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước.

Thị trường tiền tệđang đi vào quỹ đạo ổn định

Ảnh: Ma Linh

46 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin NGÂN HÀNG

Page 47: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Trong quý I năm 2014, cả nước có 18.358 doanh nghiệp đăng ký thành lập

mới với số vốn đăng ký 97.983 tỷ đồng, tăng 16,9% về số doanh nghiệp và 23,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. So với quý I năm 2013, số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký lần lượt tăng 8,9% và tăng 3,6%.

Cũng trong quý I, tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc đăng ký tạm dừng hoạt động, hoặc ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 16.745 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 3.846 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 7,8%, có 10.318 doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký, tăng 9,3%, 2.581 doanh nghiệp giải thể, tăng 13,6%.

Số doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động, đã quay trở lại hoạt động trong quý I năm 2014 là 4.622 doanh nghiệp, tăng 48,9% so với quý IV năm 2013.

Về cơ cấu doanh nghiệp đăng ký theo lĩnh vực, trong quý I, những ngành có xu hướng tốt lên như: Hoạt động phục vụ cá nhân (thành lập mới tăng 52,1%, dừng hoạt động giảm 3,3%), tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (thành lập mới tăng 18,9%, dừng hoạt động giảm 14,7%), sản xuất phân phối điện, nước, gas (thành lập mới tăng 57,3%, dừng hoạt động giảm 5,4%). 

Một số ngành đang có sự tái cơ cấu mạnh mẽ như: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; thông tin và truyền thông; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; kinh doanh bất động sản… Tính riêng trong tháng 3, cả nước có 7.487 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 35.081 tỷ đồng, tăng 87% về số doanh nghiệp và tăng 82,9% về số vốn đăng ký so với tháng 2.

Tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc ngừng hoạt động

nhưng không đăng ký là 4.358 doanh nghiệp, tăng 1,6% so với tháng 2, trong đó: 740 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, giảm 18,7%. Có 2.928 doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký, tăng16,4%, có 690 doanh nghiệp giải thể, giảm 20%.

Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động, trong tháng 3 đã hoạt động trở lại là 982 doanh nghiệp, giảm 28,4% so với tháng 2 năm 2014 (1.265 doanh nghiệp).

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê đánh giá: Vẫn còn một số ngành gặp khó khăn so với cùng kỳ năm trước khi có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng thấp trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tăng cao hơn như dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ, xây dựng.../.

VT

Tăng 48,9% số doanh nghiệp khó khăntrở lại hoạt động

Cả nước đã có 4.622 doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động, đã quay trở lại hoạt động trong Quý I năm 2014, tăng 48,9% so với quý IV năm 2013.

Ảnh: Ngọc Hà

47Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Thông tin NGÂN HÀNG

Page 48: Trong số này - vdb.gov.vn · PDF fileTS. Nguyễn Đình Trung THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04

Bitcoin: A digital or virtual currency that uses peer-to-peer technology to facilitate instant payments. Bitcoin is a type of alternative currency known as a cryptocurrency, which uses cryptography for security, making it difficult to counterfeit. Bitcoin issuance and transactions are carried out collectively by the network, with no central authority. The total number of Bitcoins that will be issued is capped at 21 million to ensure they are not devalued by limitless supply. They are divisible to 8 decimal places; Bitcoin fractions are called satoshis. Users store their Bitcoins in a digital wallet, while transactions are verified by a digital signature known as a public-encryption key.

Bitcoin: Một đồng tiền kỹ thuật số hoặc tiền ảo sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để tạo thuận lợi trong việc thanh toán nhanh. Bitcoin là một hình thức tiền tệ thay thế được biết đến như là một loại tiền tệ được mã hóa, trong đó sử dụng mật mã để bảo mật, khó bị làm giả. Phát hành và giao dịch Bitcoin được thực hiện trên mạng, không có ngân hàng trung ương nào kiểm soát. Tổng số Bitcoin sẽ được ban hành giới hạn ở mức 21 triệu để đảm bảo nó không mất giá bởi nguồn cung vô hạn. Nó có thể phân chia đến

8 chữ số thập phân, đơn vị Bitcoin được gọi là “satoshis”. Người sử dụng cất trữ Bitcoin của họ trong một chiếc ví điện tử, trong khi các giao dịch được xác nhận bằng chữ ký điện tử được biết đến như một khóa công khai được mã hóa.

Legal Tender: Any official medium of payment recognized by law that can be used to extinguish a public or private debt, or meet a financial obligation. The national currency is legal tender in practically every country. A creditor is obligated to accept legal tender toward repayment of a debt. Legal tender can only be issued by the national body that is authorized to do so.

Tiền pháp định (để trả nợ): Bất kỳ phương tiện thanh toán chính thức nào được pháp luật công nhận có thể được sử dụng để thanh toán khoản nợ công hay tư nhân, hoặc để đáp ứng nghĩa vụ tài chính. Tiền tệ quốc gia là tiền pháp định thực tế ở mỗi quốc gia. Một chủ nợ có nghĩa vụ phải chấp nhận tiền pháp định đối với việc trả nợ.

Inconvertible Currency: A situation where one currency cannot be exchanged for another currency because of foreign exchange regulations or physical barriers. Inconvertible currencies

may be restricted from trade due to extremely high volatility or political sanctions.

Đồng tiền không chuyển đổi: Một tình huống mà một đồng tiền không thể chuyển đổi thành tiền tệ khác vì các quy định ngoại hối, các rào cản vật lý. Đồng tiền không thể chuyển đổi có thể bị hạn chế trong trao đổi do biến động lớn hoặc do các biện pháp cấm vận chính trị.

Monetary Reserve: A nation's assets held in a foreign currency and/or commodities like gold and silver. Monetary reserves are used to back up the national currency and to provide a cushion for executing central banking functions like adding to the money supply and settling foreign exchange contracts in local currencies.

Dự trữ tiền tệ: Tài sản của một quốc gia được tích trữ bằng ngoại tệ hoặc các loại hàng hóa như vàng và bạc. Dự trữ tiền tệ được sử dụng để bảo vệ đồng tiền quốc gia và cung cấp một “tấm đệm” để thực hiện chức năng ngân hàng trung ương như việc tăng cung tiền để giải quyết hợp đồng ngoại hối bằng đồng nội tệ.

BHTGNguồn: http://www.investopedia.com

Chuyên ngữ tiếng Anh Tài chính - Ngân hàngẢnh: Internet

48 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 92 (4/2014)Tạp chí

Chuyên ngữ TIẾNG ANH