252
MC LC Nhng gii thích vn tt vcác tài liu chuyên môn dùng trong bgii kinh Cu Ước này ................... i Nhng định nghĩa vn tt vnhng dng động ttiếng Hê-bơ-rơ tác động đến vic gii kinh .............. iii Nhng chviết tt được dùng trong tp gii kinh này ............................................................................. x Tp tài liu gii kinh này có thgiúp ích gì cho bn? ............................................................................. xii Hướng dn thói quen đọc Kinh thánh hiu qu...................................................................................... xv Gii thiu Thloi Thơ ca Hê-bơ-rơ .................................................................................................. xxiii Gii thiu Thloi Văn chương Khôn Ngoan .................................................................................... xxvi Gii thiu sách Truyn Đạo ...................................................................................................................... 1 Truyn Đạo đon 1 ........................................................................................................................... 7 Truyn Đạo đon 2 ......................................................................................................................... 27 Truyn Đạo đon 3 .......................................................................................................................... 40 Truyn Đạo đon 4 .......................................................................................................................... 51 Truyn Đạo đon 5 .......................................................................................................................... 59 Truyn Đạo đon 6 .......................................................................................................................... 69 Truyn Đạo đon 7 .......................................................................................................................... 81 Truyn Đạo đon 8 .......................................................................................................................... 95 Truyn Đạo đon 9 ........................................................................................................................ 102 Truyn Đạo đon 10 ...................................................................................................................... 110 Truyn Đạo đon 11 ...................................................................................................................... 117 Truyn Đạo đon 12 ...................................................................................................................... 123 Gii thiu sách Nhã Ca ......................................................................................................................... 132 Nhã Ca đon 1 .............................................................................................................................. 137 Nhã Ca đon 2 .............................................................................................................................. 148 Nhã Ca đon 3 .............................................................................................................................. 160 Nhã Ca đon 4 .............................................................................................................................. 166

Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

  • Upload
    haxuyen

  • View
    243

  • Download
    11

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

MỤC LỤC

Những giải thích vắn tắt về các tài liệu chuyên môn dùng trong bộ giải kinh Cựu Ước này ................... i

Những định nghĩa vắn tắt về những dạng động từ tiếng Hê-bơ-rơ tác động đến việc giải kinh .............. iii

Những chữ viết tắt được dùng trong tập giải kinh này ............................................................................. x

Tập tài liệu giải kinh này có thể giúp ích gì cho bạn? ............................................................................. xii

Hướng dẫn thói quen đọc Kinh thánh hiệu quả ...................................................................................... xv

Giới thiệu Thể loại Thơ ca Hê-bơ-rơ .................................................................................................. xxiii

Giới thiệu Thể loại Văn chương Khôn Ngoan .................................................................................... xxvi

Giới thiệu sách Truyền Đạo ...................................................................................................................... 1

Truyền Đạo đoạn 1 ........................................................................................................................... 7

Truyền Đạo đoạn 2 ......................................................................................................................... 27

Truyền Đạo đoạn 3 .......................................................................................................................... 40

Truyền Đạo đoạn 4 .......................................................................................................................... 51

Truyền Đạo đoạn 5 .......................................................................................................................... 59

Truyền Đạo đoạn 6 .......................................................................................................................... 69

Truyền Đạo đoạn 7 .......................................................................................................................... 81

Truyền Đạo đoạn 8 .......................................................................................................................... 95

Truyền Đạo đoạn 9 ........................................................................................................................ 102

Truyền Đạo đoạn 10 ...................................................................................................................... 110

Truyền Đạo đoạn 11 ...................................................................................................................... 117

Truyền Đạo đoạn 12 ...................................................................................................................... 123

Giới thiệu sách Nhã Ca ......................................................................................................................... 132

Nhã Ca đoạn 1 .............................................................................................................................. 137

Nhã Ca đoạn 2 .............................................................................................................................. 148

Nhã Ca đoạn 3 .............................................................................................................................. 160

Nhã Ca đoạn 4 .............................................................................................................................. 166

Page 2: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

Nhã Ca đoạn 5 .............................................................................................................................. 174

Nhã Ca đoạn 6 .............................................................................................................................. 181

Nhã Ca đoạn 7 .............................................................................................................................. 189

Nhã Ca đoạn 8 .............................................................................................................................. 195

Phụ lục một : Giới thiệu Tiên Tri trong Cựu Ước ................................................................................. 203

Phụ lục hai : Lược khảo vắn tắt lịch sử của những đế quốc vùng Mê-sô-pô-ta-mi .............................. 208

Phụ lục ba : Đại cương tổng quát của Cựu Ước .................................................................................. 217

Page 3: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

MỤC LỤC CÁC CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT

Đời đời (‘OLAM), Truyền đạo 1:4 ..................................................................................................... 11

Tim, tấm lòng, Truyền đạo 1:13 .......................................................................................................... 15

Tên của thần linh, Truyền đạo 1:13 ..................................................................................................... 17

Sự công bình, Truyền đạo 1:15 ........................................................................................................... 21

Biết, Truyền đạo 1:17 .......................................................................................................................... 25

Rượu (chất có men) và sự say rượu (sự nghiện ngập), Truyền đạo 2:3 .............................................. 29

Đức Chúa Trời được mô tả như loài người (ngôn ngữ nhân hình), Truyền đạo 2:24 ......................... 37

Trời/Thiên đàng, Truyền đạo 3:1 ........................................................................................................ 42

Sự giàu có, Truyền đạo 4:4 .................................................................................................................. 54

Tập tục chôn cất, Truyền đạo 6:3 ........................................................................................................ 72

Ngàn (Eleph), Truyền đạo 6:6 ............................................................................................................. 74

Những con số biểu tượng trong Kinh Thánh, Truyền đạo 6:6 ............................................................. 74

Người chết ở đâu? Truyền đạo 6:6 ..................................................................................................... 76

Lời nói con người, Truyền đạo 10:12 ................................................................................................ 113

Tính dục con người, Nhã ca 2:13 ...................................................................................................... 154

Ngàn (Eleph), Nhã ca 4:4 .................................................................................................................. 169

Page 4: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

i

NHỮNG GIẢI THÍCH VẮN TẮT VỀ CÁC TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN ĐƯỢC DÙNG TRONG BỘ GIẢI KINH CỰU ƯỚC NẦY.

I. Từ vựng

Có vài quyển từ điển chuyên sâu về tiếng Hê-bơ-rơ cổ rất hữu ích. A. Hebrew and English Lexicon of Old Testament của Francis Brown, S. R. Driver, và

Charles A. Briggs. Quyển này dựa theo quyển tự điển bằng tiếng Đức của William Gesenius và được viết tắt là BDB.

B. Hebrew and Aramaic Lexicon of Old Testament của Ludwig Koehler và Walter Baumgartner, do M. E. J. Richardson dịch. Chữ viết tắt của nó là KB.

C. A Concise Hebrew and Aramaic Lexicon of Old Testament của William L. Holladay dựa theo quyển tự điển bằng tiếng Đức đã đề cập ở trên.

D. Một bộ mới năm quyển nghiên cứu từ vựng thần học được đặt tên New International Dictionary of Old Testament Theology and Exegesis, do Willem A. Van Gemeren biên tập. Chữ viết tắt của nó là NIDOTTE.

Những chỗ nào có khác biệt quan trọng về từ vựng thì tôi trưng ra một số bản dịch tiếng Anh (NASB, NKJV, NRSV, TEV, NJB) theo cách dịch “từng chữ” và cách dịch “tương đương trong cách dùng (chức năng)” (xem Gordon Fee & Douglas Stuart, How to Read the Bible For All Its Worth, trang 28-44).

II. Về ngữ pháp

Muốn hiểu được ngữ pháp thì thường dựa vào bộ Analytical Key to Old Testament với bốn quyển của John Joseph Owens. Tài liệu trên được đối chiếu với quyển Analytical Hebrew and Chaldee Lexicon of Old Testament của Benjamin Davidson.

Tài liệu hữu ích khác về những đặc điểm ngữ pháp và cú pháp được dùng trong hầu hết những tập giải kinh Cựu Ước của bộ “Bạn có thể hiểu Kinh Thánh” là bộ “Những trợ giúp cho dịch giả” của Thánh Kinh Hội Quốc Tế (United Kinh Thánh Societies). Chúng được đặt tên là “Cẩm nang cho_________”.

III. Bản văn

Tôi công nhận sự linh cảm của bản văn phụ âm tiếng Hê-bơ-rơ (không có những dấu nguyên âm và chú thích của Masoretic). Cũng giống như mọi bản văn cổ chép tay đều có một vài đoạn văn còn trong vòng nghi vấn. Đây là điều thông thường là do những điều như sau: A. hapax legomenon (là chữ được dùng chỉ có một lần trong tiếng Hê-bơ-rơ của Cựu Ước) B. Những cụm từ thành ngữ (những chữ và cụm từ đã mất nghĩa đen nguyên thủy) C. Không có chắc chắn về lịch sử (chúng ta thiếu thông tin về thế giới cổ đại) D. Ngữ nghĩa của những nhóm khác trong ngôn ngữ semitic lại có trong số từ vựng giới hạn

của tiếng Hê-bơ-rơ E. Các nan đề liên hệ tới các nhà chép kinh về sau, chép tay những bản văn tiếng Hê-bơ-rơ

cổ F. Các nhà chép kinh Do thái được đào tạo (học) tại Ai-cập cảm thấy được phép cập nhật

hóa bản văn nên khi chép họ bổ sung cho chúng được đầy đủ để người sống trong thời đại của họ có thể hiểu được (NIDOTTE trang 52-54).

Có vài tài liệu gồm từ ngữ và bản văn tiếng Hê-bơ-rơ bên ngoài Bản văn truyền

Page 5: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

ii

thống Masoretic. 1. Bộ Ngũ Kinh của người Sa-ma-ri 2. Các cuộn Biển Chết 3. Một vài đồng xu sau nầy, những lá thư, và ostraca (những mảnh vỡ của gốm chưa

nung dùng để viết). Nhưng hầu như Cựu Ước không có những dòng họ (trường phái) bản chép tay giống

như trong các bản chép tay Tân Ước tiếng Hy lạp. Để tìm một bài viết hay về tính đáng tin cậy về văn mạch của bản văn Masoretic (có khoảng năm 900 sau Chúa) xem bài viết “The Reliability of the Old Testament Text” của Bruce K. Waltke trong NIDOTTE, quyển 1, trang 51-67.

Bản văn Hê-bơ-rơ được dùng là từ Biblia Hebraica Stuttgartensia từ Hội Kinh Thánh Đức, 1997, được dựa trên Leningrad Codex (năm 1009 sau Chúa). Thỉnh thoảng, những phiên bản cổ xưa (Septuagint tiếng Hy lạp, bản Targums tiếng A-ram, Syriac Peshitta, và Latin Vulgate) được tham khảo nếu tiếng Hê-bơ-rơ tối nghĩa hay là có lầm lẫn cách rõ ràng.

Page 6: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

iii

NHỮNG ĐỊNH NGHĨA VẮN TẮT CỦA NHỮNG DẠNG ĐỘNG TỪ TIẾNG HÊ-BƠ-RƠ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIẢI KINH

I. Tóm tắt lịch sử phát triển của tiếng Hê-bơ-rơ

Tiếng Hê-bơ-rơ là thành phần trong nhóm ngôn ngữ Shemitic (Semitic) ở tây nam Châu Á. Tên gọi này (do những học giả hiện đại đặt) theo tên Sem, con của Nô-ê (xem Sáng thế Ký 5:32; 6:10). Những con cháu của Sem được liệt kê trong Sáng thế Ký 10:21-31 như Ả-rập, Hê-bơ-rơ, Sy-ri, A-ram, và A-sy-ri. Trong thực tế một vài ngôn ngữ Semitic được các quốc gia thuộc dòng dõi của Cham sử dụng (xem Sáng thế Ký 10:6-14) như Ca-na-an, Phê-ni-xi, và Ê-thi-ô-pi.

Hê-bơ-rơ thuộc trong nhóm tây bắc của ngôn ngữ Semitic. Những học giả hiện đại có những mẫu tiêu biểu của nhóm ngôn ngữ cổ nầy từ:

A. Dân A-mô-rít (những bảng Mari Tablets từ thế kỷ 18 trước Chúa trong tiếng Akkadian)

B. Dân Ca-na-an (những bảng Ras Shamra Tablets từ thế kỷ 15 trong tiếng Ugaritic)

C. Dân Ca-na-an (những lá thư Amarna Letters từ thế kỷ 14 trong tiếng Ca-na-an Akkadian)

D. Dân Phê-ni-xi (tiếng Hê-bơ-rơ sử dụng mẫu tự tiếng Phê-ni-xi)

E. Dân Mô-áp (bảng đá Mesha, năm 840 trước Chúa)

F. Tiếng A-ram (ngôn ngữ chính thức của đế quốc Ba-tư dùng trong Sáng thế Ký 31:47 [2 chữ]; Giê-rê-mi 10:11; Đa-ni-ên 2:4-6; 7:28; Ê-xơ-ra 4:8-6:18; 7:12-26 và người Do thái trong thế kỷ thứ nhất xứ Palestine sử dụng)

Ngôn ngữ Hê-bơ-rơ được gọi là “cái môi của Ca-na-an” trong Ê-sai 19:18. Nó được gọi trước tiên là “Hê-bơ-rơ” trong phần mở đầu của sách ngụy kinh Ecclesiasticus (Sự khôn ngoan của Ben Sira) khoảng năm 180 trước Chúa (và một vài chỗ khác sớm hơn, xem Anchor Bible Dictionary, quyển 4, trang 205ff). Nó có liên hệ gần nhất với tiếng Mô-áp và ngôn ngữ dùng trong xứ U-ga-rít. Những dẫn chứng của tiếng Hê-bơ-rơ cổ tìm thấy bên ngoài Kinh Thánh là: 1. Lịch Gezer, năm 925 trước Chúa (một học sinh viết) 2. Bia đá Siloam, năm 705 trước Chúa (những ghi chép trong đường hầm) 3. Những miếng gốm tiếng Sa-ma-ri (Samaritan Ostrada), năm 770 trước Chúa (những

hồ sơ thuế ghi trên những mảnh vỡ bằng gốm) 4. Những lá thư Lachish, năm 587 trước Chúa (truyền tin chiến cuộc) 5. Những đồng xu và những con dấu Maccabean 6. Một vài bản văn trong các Cuộn Biển Chết 7. Nhiều bia khắc (xem “Các ngôn ngữ [tiếng Hê-bơ-rơ],” ABD 4:203ff)

Cũng giống như tất cả các ngôn ngữ Semitic, nó có đặc điểm là chữ của nó được tạo nên do ba phụ âm (ba phụ âm gốc). Nó là một ngôn ngữ linh động (không cố định). Ba phụ âm gốc chứa đựng ý nghĩa cơ bản của từ, trong khi đó tiền tố, hậu tố, hay là những chi tiết bổ sung bên trong trình bày về chức năng cú pháp (sau đó là những nguyên âm, xem Linguistic Analysis of Biblical Hebrew, của Sue Green, trang 46-49).

Từ vựng tiếng Hê-bơ-rơ biểu lộ ra sự khác biệt giữa văn xuôi và thơ. Những ý

Page 7: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

iv

nghĩa của chữ được gắn kết với những từ nguyên trong dân gian (không có nguồn gốc ngôn ngữ học). Những cách chơi chữ và cách dùng âm rất thông dụng (paronomasia).

II. Những khía cạnh của vị ngữ

A. NHỮNG ĐỘNG TỪ Thứ tự từ ngữ thông thường là ĐỘNG TỪ, ĐẠI TỪ, CHỦ NGỮ (với những chữ bổ nghĩa), BỔ NGỮ (với những chữ bổ nghĩa). ĐỘNG TỪ cơ bản không dấu là Qal, ở dạng HOÀN THÀNH (PERFECT), GIỐNG ĐỰC (MASCULINE), SỐ ÍT (SINGULAR). Đó là cách sắp xếp của những tự điển tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng A-ram. Những ĐỘNG TỪ (VERB) biến cách cho thấy: 1. Số—số ít, số nhiều, cả hai 2. Giống—giống đực và giống cái (không có trung tính) 3. Cách—chỉ định, cầu khẩn, mệnh lệnh (mối liên hệ với hành động thực tế) 4. Thì (aspect)

a. HOÀN THÀNH (PERFECT), có nghĩa đã hoàn tất, theo nghĩa có khởi đầu, tiếp diễn, và kết thúc của một hành động. Dạng nầy thường được dùng cho hành động quá khứ, sự việc đã xảy ra. J. Wash Watts trong A Survey of Syntax in Hebrew Old Testament nói:

“Từng cái toàn thể được diễn tả bởi thì hoàn thành cũng được xem như chắc chắn. Thì chưa hoàn thành có thể diễn tả một tình trạng như là có thể hay là ước mong hoặc là trông chờ, còn thì hoàn thành thì xem nó như là thực sự, có thật và chắc chắn” (p. 36). S. R. Driver trong quyển “A Treatise on the Use of the Tenses in Hebrew” mô tả nó như sau:

“Thì hoàn thành được sử dụng để chỉ hành động hoàn tất ở tương lai, nhưng vì được coi là phụ thuộc vào quyết định không dời đổi của ý chí nên nó có thể được nói đến như thể việc có thật đang xảy ra: do đó một quyết nghị, lời hứa, chiếu chỉ (sắc lệnh) đặc biệt là của thần linh thường được công bố bằng thì hoàn thành” (trang 17, ví dụ về thì hoàn thành của thể loại tiên tri). Robert B. Chisholm, Jr. trong quyển From Exegesis to Exposition, định nghĩa dạng động từ này như sau:

“nhìn xem một tình huống từ bên ngoài, như một toàn thể. Như vậy nó trình bày một sự việc đơn giản, cho dù đó là một hành động hoặc trạng thái (bao gồm cả tình trạng tâm trí). Khi được dùng để chỉ các hành động, nó thường xem hành động là hoàn thành từ quan điểm thuyết phục của người nói hoặc người kể (cho dù trong thực tế có hoàn thành hay không thì không phải là điều quan trọng). Thì hoàn thành có thể gắn liền với những hành động, trạng thái trong quá khứ, hiện tại hoặc trong tương lai. Như đã nói ở trên, cơ cấu thời gian ảnh hưởng đến việc một người dịch thì hoàn thành sang những ngôn ngữ chú trọng vào các thì giống như Anh ngữ và cơ cấu đó cần phải được xác định dựa vào bối cảnh” (trang 86).

b. THÌ CHƯA HOÀN THÀNH, diễn tả một hành động đang diễn tiến (chưa chấm dứt, lặp đi lặp lại, tiếp tục hoặc không chắc chắn), thường hướng tới một mục tiêu.

Page 8: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

v

Thông thường hình thức này được sử dụng cho một hành động trong hiện tại và tương lai. J. Wash Watts trong quyển A Survey of Syntax in the Hebrew Old Testament nói

“Tất cả các thì CHƯA HOÀN THÀNH diễn tả các tình trạng không hoàn tất. Chúng thường lặp đi lặp lại, tiếp tục khai triển hoặc có bất ngờ (không chắc chắn). Nói cách khác, có phần tiếp tục phát triển hoặc có phần được xác định. Trong mọi trường hợp, theo một số nghĩa thì chúng chỉ là từng thành phần, tức là vẫn chưa đầy đủ” (trang 55). Robert B. Chisholm, Jr. trong quyển From Exegesis to Exposition nói

“Thật là khó để tóm gọn bản chất của thì chưa hoàn thành vào một khái niệm đơn giản, vì nó gồm chứa cả thì (aspect) và cách (mood). Đôi khi thì chưa hoàn thành được sử dụng theo cách thức chỉ định và thực hiện một tuyên bố khách quan. Trong những trường hợp khác, nó nhìn xem một hành động theo cách chủ quan hơn, cũng như giả thuyết, bất ngờ, có thể và vân vân...” (trang 89).

c. Chữ “waw” được thêm vào để liên kết ĐỘNG TỪ với hành động của ĐỘNG TỪ trước đó.

d. MỆNH LỆNH, căn cứ theo ý muốn của người nói và hành động có thể thực hiện của người nghe. e. Trong tiếng Hê-bơ-rơ cổ, chỉ có những bối cảnh tổng quát mới có thể xác định được việc định hướng thời gian theo ý định của tác giả.

B. Bảy hình thức biến cách chính và ý nghĩa cơ bản của chúng. Trong thực tế những hình thức này tạo sự kết nối lẫn nhau trong mạch văn và không thể bị tách biệt. 1. Qal (Kal) là phổ biến nhất và cơ bản của tất cả các dạng thức. Nó biểu thị một hành

động đơn giản hoặc một tình trạng hiện có. Nó không nói đến liên hệ nhân quả hoặc việc xác định cho rõ.

2. Niphal, hình thức phổ biến thứ hai. Nó thường là THỤ ĐỘNG, nhưng hình thức này cũng có chức năng phản thân (reflexive) và hỗ tương với nhau (reciprocal) . Nó cũng không nói đến liên hệ nhân quả hoặc việc xác định cho rõ.

3. Piel, hình thức này là chủ động và trình bày về việc tạo ra một hành động dẫn tới tình trạng hiện có. Ý nghĩa cơ bản là của gốc (stem) Qal và được phát triển hoặc mở rộng thành một tình trạng hiện có.

4. Pual, đây là dạng THỤ ĐỘNG đối ứng lại với dạng Piel. Nó thường được thể hiện bằng một ĐỘNG TÍNH TỪ.

5. Hithpael là loại (stem, gốc) phản thân hoặc hỗ tương với nhau. Nó diễn tả hành động lặp lại hay kéo dài thuộc gốc Piel. Dạng THỤ ĐỘNG hiếm gặp này được gọi là Hothpael.

6. Hiphil, hình thức chủ động của loại (stem) gây ra nguyên nhân và đối lập với Piel. Nó có thể có khía cạnh cho phép, nhưng thường đề cập đến nguyên nhân gây ra của một sự kiện. Ernst Jenni, một nhà ngữ pháp tiếng Hê-bơ-rơ, tin rằng Piel chứng tỏ một điều gì đó tiến đến tình trạng hiện có, trong khi Hiphil cho thấy nó đã xảy ra như thế nào.

7. Hophal, dạng THỤ ĐỘNG đối ứng với Hiphil. Hai dạng từ gốc cuối cùng ít được sử

Page 9: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

vi

dụng nhất trong bảy loại từ gốc. Phần lớn thông tin này đến từ quyển An Introduction to Biblical Hebrew Syntax của Bruce K. Waltke và M. O'Connor, trang 343-452.

Biểu đồ tác động và hệ quả. Một điểm quan trọng để hiểu biết hệ thống ĐỘNG TỪ tiếng Hê-bơ-rơ là xem nó như là một mô hình của các mối liên hệ theo các THỂ (VOICE). Một số từ gốc thì đối lập với những từ gốc khác (ví dụ, Qal - Niphal; Piel - Hiphil)

Biểu đồ dưới đây cố gắng để hình dung các chức năng cơ bản của các gốc ĐỘNG TỪ theo hệ quả. (*** chú thích người dịch: vì không có chữ tiếng Việt tương đương nên không thể dịch một vài thuật ngữ/khái niệm ngữ pháp trong bản dưới đây ***)

CÁCH/THỂ hay

CHỦ NGỮ No Secondary

Agency An Active Secondary

Agency A Passive Secondary

Agency CHỦ ĐỘNG Qal Hiphil Piel

THỤ ĐỘNG TRUNG CẤP

Niphal Hophal Pual

PHẢN THÂN/ HỖ TƯƠNG

Niphal Hiphil Hithpael

Biểu đồ này được lấy từ bài phân tích xuất sắc hệ thống ĐỘNG TỪ dựa theo kết quả

nghiên cứu mới về tiếng Akkadian (xem quyển An Introduction to Biblical Hebrew Syntax của Bruce K. Waltke, M. O'Conner, trang 354-359.

R. H. Kennett, trong quyển A Short Account of the Hebrew Tenses, đã cung cấp một cảnh

báo cần thiết. “Trong khi dạy học tôi thường thấy khó khăn chính của sinh viên với các động từ

tiếng Hê-bơ-rơ là nắm bắt cho được những ý nghĩa mà động từ truyền tải đến tâm tư suy nghĩ của chính người Do Thái. Điều đó cho thấy là có xu hướng xem mỗi thì (tense) của tiếng Hê-bơ-rơ tương đương với một số nào đó của các dạng thức (ngữ pháp) trong tiếng Latin hoặc tiếng Anh, bởi đó mà loại thì đặc thù (particular Tense) lại được dịch theo cách thông thường. Kết quả là thất bại trong việc thấu hiểu rất nhiều những sắc thái tinh tế của ý nghĩa mà nó đã đem lại sự sống và sinh lực cho ngôn ngữ của Cựu Ước.

Khi sử dụng các động từ tiếng Hê-bơ-rơ thì điều khó khăn duy nhất là nằm trong quan điểm để từ đó người Hê-bơ-rơ xem xét một hành động vì vậy nó hoàn toàn khác với quan điểm của chúng ta. Đối với chúng ta thời điểm là điều xem xét đầu tiên được bày tỏ qua chữ tense (thời điểm căng thẳng) , nhưng đối với họ (người Do Thái) đó là một việc thứ yếu. Do đó điều cần thiết là một sinh viên không được sử dụng quá nhiều các hình thức trong tiếng Latin hoặc tiếng Anh để dịch các thì trong tiếng Hê-bơ-rơ, nhưng tốt hơn là nên nắm bắt rõ ràng khía cạnh của mỗi hành động mà nó tự phô bày trong tâm trí của người Do Thái.

Chữ “thì”(tense) áp dụng cho các động từ tiếng Hê-bơ-rơ khiến hiểu nhầm. Cái gọi là “thì” trong tiếng Hê-bơ-rơ không diễn đạt thời gian nhưng chỉ là trạng thái của một hành động. Thật vậy để không bị nhầm lẫn nên nêu lên sự áp dụng thuật ngữ “trạng thái” cho cả danh từ và động từ, chữ “các trạng thái” sẽ xác định rõ hơn nhiều hơn so với chữ “các thì.” Cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng không thể dịch một động từ tiếng Hê-bơ-rơ sang tiếng Anh mà không cần sử dụng một giới hạn (xác định thời gian) đây là điều hoàn toàn

Page 10: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

vii

không có trong tiếng Hê-bơ-rơ. Người Do Thái cổ đại không bao giờ nghĩ về một hành động theo (ý nghĩa) quá khứ, hiện tại hay tương lai, mà chỉ đơn giản là HOÀN THÀNH, tức là chấm dứt, hoặc KHÔNG HOÀN THÀNH, nghĩa là đang còn tiếp diễn. Khi chúng ta nói rằng một số thì trong tiếng Hê-bơ-rơ tương ứng với thì HOÀN THÀNH, QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH hoặc TƯƠNG LAI trong tiếng Anh, chúng ta không có ý nói rằng người Do Thái nghĩ về nó như là HOÀN THÀNH, QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH hoặc TƯƠNG LAI, nhưng chỉ đơn giản là chúng phải được dịch sang tiếng Anh như vậy. Thời gian của một hành động trong tiếng Hê-bơ-rơ không diễn đạt bằng bất kỳ một dạng thức động từ nào” (trong lời mở đầu và trang 1).

Một cảnh báo thứ hai của Sue Groom trong quyển Linguistic Analysis of Biblical Hebrew nhắc chúng ta rằng:

“Không có cách nào để phân biệt được giữa (1) Quá trình thiết lập lại lĩnh vực ngữ nghĩa và các liên hệ ý nghĩa cùa một ngôn ngữ chết cổ đại của các học giả hiện đại chỉ là sự phản ánh trực giác của chính riêng họ hoặc của ngôn ngữ mẹ đẻ của họ với (2) Các lĩnh vực đó đã hiện hữu (đúng y như) trong tiếng Hê-bơ-rơ cổ” (trang 128).

C. CÁCH (Moods, Modes)

1. Nó đã xảy ra, đang xảy ra (CHỈ ĐỊNH CÁCH), thường sử dụng thì HOÀN THÀNH hoặc ĐỘNG TÍNH TỪ (PARTICIPLE) (tất cả các ĐỘNG TÍNH TỪ đều là dạng CHỈ ĐỊNH).

2. Nó sẽ xảy ra, có thể xảy ra (BÀNG THÁI CÁCH, (subjunctive) GIẢ ĐỊNH, CẦU KHẨN) a. sử dụng THÌ CHƯA HOÀN THÀNH có đánh dấu

(1) DẠNG KHÍCH LỆ (thêm h), THÌ CHƯA HOÀN THÀNH ngôi thứ nhất, thường bày tỏ một mong muốn, yêu cầu hoặc tự khuyến khích (hành động theo ý muốn của người nói)

(2) DẠNG MỆNH LỆNH (thay đổi bên trong), THÌ CHƯA HOÀN THÀNH ngôi thứ ba (có thể là ngôi thứ hai trong câu phủ định) thường trình bày một yêu cầu, sự cho phép, một lời nhắc nhở, hoặc một lời khuyên

b. sử dụng THÌ HOÀN THÀNH với lu hoặc lule Những cấu trúc này tương tự với các câu ĐIỀU KIỆN BẬC HAI trong tiếng Hy Lạp Koine. Một phát biểu sai (protasis) dẫn đến một kết luận sai (apodosis).

c. sử dụng THÌ CHƯA HOÀN THÀNH và lu Mạch văn và lu, cũng như hướng về tương lai, tạo nên cách dùng đặc biệt cách CẦU KHẨN, GIẢ ĐỊNH này. Một số ví dụ từ quyển A Survey of Syntax in the Hebrew Old Testament của J. Wash Watts là Sáng thế Ký 13:16; Phục truyền Luật lệ Ký 1:12; I Các vua 13:8; Thi thiên 24:3; Ê-sai 1:18 (xem trang 76-77).

D. Waw - chuyển đổi, liên tục, liên kết. Đặc tính cú pháp độc nhất này của tiếng Hê-bơ-rơ (ngôn ngữ của người vùng Ca-na-an) đã gây ra sự nhầm lẫn lớn trong những năm qua. Nó được sử dụng theo nhiều cách thường là dựa theo thể loại. Lý do của sự nhầm lẫn là các học giả đầu tiên là người Châu Âu và họ đã cố gắng giải thích theo ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Khi phương cách trên gặp trở ngại, thì họ đổ lỗi rằng tiếng Hê-bơ-rơ là một ngôn ngữ cổ giả định. Những ngôn ngữ Châu Âu là những ĐỘNG TỪ được căn cứ theo THÌ (tense). Một số các hàm chứa đa dạng và ngữ pháp được xác định bởi chữ WAW được thêm vào gốc ĐỘNG TỪ ở THÌ HOÀN THÀNH VÀ CHƯA HOÀN THÀNH. Điều này làm thay đổi cách xem xét hành động.

Page 11: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

viii

1. Trong thể loại tường thuật truyện tích lịch sử, những ĐỘNG TỪ được liên kết với nhau trong một chuỗi theo một khuôn mẫu tiêu chuẩn.

2. Tiền tố waw cho thấy một mối quan hệ cụ thể với những ĐỘNG TỪ trước đó. 3. Mạch văn rộng hơn luôn luôn là chìa khóa để hiểu được chuỗi ĐỘNG TỪ. Các

ĐỘNG TỪ của ngôn ngữ Semitic không thể phân tích cách riêng rẽ, cô lập. J. Wash Watts trong quyển A Survey of Syntax in the Hebrew Old Testament có nhận xét về sự khác biệt của tiếng Hê-bơ-rơ trong cách dùng chữ waw trước THÌ HOÀN THÀNH VÀ THÌ CHƯA HOÀN THÀNH (trang 52-53). Khi ý tưởng cơ bản của THÌ HOÀN THÀNH là quá khứ mà thêm chữ waw vào thì nó đẩy ý nghĩa theo hướng thời gian trong tương lai. Cũng xảy ra y như thế với THÌ CHƯA HOÀN THÀNH có ý tưởng cơ bản là hiện tại hoặc tương lai, nhưng khi thêm chữ waw vào thì đặt ý tưởng đó vào quá khứ. Sự thay đổi thời gian lạ thường này giải thích việc thêm vào chữ waw, chứ không giải thích sự thay đổi theo ý nghĩa cơ bản của THÌ ĐỘNG TỪ. THÌ HOÀN THÀNH kèm theo chữ waw thích hợp với thể loại tiên tri, trong khi các THÌ CHƯA HOÀN THÀNH kết hợp với chữ waw thích hợp với thể loại truyện kể, tường thuật (trang 54, 68). Watts tiếp tục định nghĩa của ông

“Về sự khác biệt giữa chữ waw liên từ và chữ waw tiếp nối, thì có những giải thích như sau: 1. Waw liên từ luôn luôn xuất hiện để chỉ ra cái tương đương, song song. 2. Waw tiếp nối luôn luôn xuất hiện để chỉ ra một trình tự. Chỉ có môt hình thức duy

nhất chữ waw được dùng với những THÌ CHƯA HOÀN THÀNH tiếp nối. Sự quan hệ giữa các THÌ CHƯA HOÀN THÀNH được liên kết bởi chữ waw có thể là theo trình tự thời gian, kết quả lý luận, nguyên nhân thuộc lý luận hoặc sự tương phản trong lý luận. Trong tất cả các trường hợp thì đều theo một trình tự” (trang 103).

E. NGUYÊN MẪU - Có hai loại NGUYÊN MẪU

1. NGUYÊN MẪU TUYỆT ĐỐI (INFINITIVE ABSOLUTE), là “những diễn tả mạnh mẽ, độc lập, nổi bật được sử dụng để đạt được hiệu quả ấn tượng...giống như một chủ ngữ, nó thường không có động từ, dĩ nhiên động từ 'thì, là' được hiểu ngầm, nhưng chữ đó đứng riêng rẽ một mình cách ấn tượng” J. Wash Watts, A Survey of Syntax in the Hebrew Old Testament (trang 92) .

2. NGUYÊN MẪU DẠNG TỪ GHÉP (INFINITIVE CONSTRUCT). Về mặt ngữ pháp nó “liên kết với câu phát biểu bằng những giới từ, đại từ sở hữu và mối liên hệ từ ghép” (trang 91). J. Weingreen trong quyển A Practical Grammar for Classical Hebrew, mô tả cấu trúc từ ghép là:

“Khi hai chữ (hoặc nhiều hơn) kết hợp với nhau rất chặt chẽ, chúng tạo thành một ý tưởng hỗn hợp thì những chữ phụ được gọi là ở trong cấu trúc từ ghép” (trang 44).

F. NHỮNG TỪ NGHI VẤN (INTERROGATIVES) 1. Chúng luôn luôn xuất hiện đầu câu. 2. Ý nghĩa dành cho giải thích

a. ha - không mong đợi một sự trả lời b. halo' - tác giả mong đợi một câu trả lời “có”

Page 12: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

ix

NHỮNG TỪ PHỦ ĐỊNH (NEGATIVES) 1. Chúng luôn luôn xuất hiện trước những chữ mà chúng phủ nhận. 2. Từ phủ định thông thường nhất là lo'. 3. Chữ 'al có một hàm ý bất ngờ và được sử dụng với DẠNG KHÍCH LỆ

(COHORTATIVE) và DẠNG MỆNH LỆNH (JUSSIVE). 4. Chữ lebhilit, có nghĩa là “vì đó nên...không” được sử dụng với DẠNG NGUYÊN

MẪU (INFINITIVE). 5. Chữ 'en được sử dụng với các ĐỘNG TÍNH TỪ (PARTICIPLE).

G. CÂU ĐIỀU KIỆN (CONDITIONAL SENTENCE) 1. Có bốn loại câu điều kiện về cơ bản chúng tương tự với tiếng Hy Lạp Koine.

a. Một cái gì đó được giả định là sắp xảy ra hoặc được nghĩ đến như thể đã hoàn tất (câu điều kiện loại một trong tiếng Hy lạp)

b. Một điều gì đó trái với thực tế mà sự hoàn tất là không thể (câu điều kiện loại hai) c. Một cái gì đó có thể, có lẽ đúng (câu điều kiện loại ba) d. Một cái gì đó ít khi xảy ra, do đó sự hoàn thành là đáng nghi ngờ (câu điều kiện

loại bốn) 2. NHỮNG GHI CHÚ VỀ NGỮ PHÁP

a. Các giả định trở thành tình trạng đúng với sự thật, có thật thì luôn luôn sử dụng THÌ HOÀN THÀNH của CHỈ ĐỊNH CÁCH (INDICATIVE PERFECT) hoặc ĐỘNG TÍNH TỪ (PARTICIPLE) và mệnh đề điều kiện (protasis) thường được khởi đầu bằng: (1) 'im (2) ki (hoặc 'asher) (3) hin hoặc hinneh

b. Trường hợp trái với tình trạng có thật thì luôn luôn sử dụng một ĐỘNG TỪ (VERB) theo khía cạnh (thì) HOÀN THÀNH (PERFECT) hoặc một ĐỘNG TÍNH TỪ với các tiền tố mở đầu (introductory PARTICLES) lu hoặc lule

c. Tình trạng có thể xảy ra nhiều hơn thì luôn luôn sử dụng ĐỘNG TỪ CHƯA HOÀN THÀNH (IMPERFECT VERB) hoặc ĐỘNG TÍNH TỪ (PARTICIPLE) trong mệnh đề điều kiện (protasis), thường là 'im hoặc ki được sử dụng như là các TIỀN TỐ mở đầu (introductory PARTICLES)

d. Tình trạng ít có khả năng xảy ra thì dùng GIẢ ĐỊNH THÌ KHÔNG HOÀN THÀNH (IMPERFECT SUBJUNCTIVES) trong mệnh đề điều kiện (protasis) và luôn luôn sử dụng 'im như là một TIỀN TỐ mở đầu (introductory PARTICLE)

Page 13: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

x

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG TẬP GIẢI KINH NÀY AB Anchor Bible Commentaries, ed. William Foxwell Albright and David Noel

Freedman ABD Anchor Bible Dictionary (6 vols.), ed. David Noel Freedman AKOT Analytical Key to the Old Testament by John Joseph Owens ANET Ancient Near Eastern Texts, James B. Pritchard BDB A Hebrew and English Lexicon of the Old Testament by F. Brown, S. R. Driver

and C. A. Briggs IDB The Interpreter’s Dictionary of the Bible (4 vols.), ed. George A. Buttrick ISBE International Standard Bible Encyclopedia (5 vols.), ed. James Orr JB Jerusalem Bible JPSOA The Holy Scriptures According to the Masoretic Text: A New Translation (The

Jewish Publication Society of America) KB The Hebrew and Aramaic Lexicon of the Old Testament by Ludwig Koehler and

Walter Baumgartner LAM The Holy Bible From Ancient Eastern Manuscripts (the Peshitta) by George M.

Lamsa LXX Septuagint (Greek-English) by Zondervan, 1970 MOF A New Translation of the Bible by James Moffatt MT Masoretic Hebrew Text NAB New American Bible Text NASB New American Standard Bible NEB New English Bible NET NET Bible: New English Translation, Second Beta Edition NRSV New Revised Standard Bible

Page 14: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xi

NIDOTTE New International Dictionary of Old Testament Theology and Exegesis (5 vols.), ed. Willem A. VanGemeren

NIV New International Version NJB New Jerusalem Bible OTPG Old Testament Passing Guide by Todd S. Beall, William A. Banks and Colin

Smith REB Revised English Bible RSV Revised Standard Version SEPT The Septuagint (Greek-English) by Zondervan, 1970 TEV Today’s English Version from United Bible Societies YLT Young’s Literal Translation of the Holy Bible by Robert Young ZPBE Zondervan Pictorial Bible Encyclopedia (5 vols.), ed. Merrill C. Tenney

Page 15: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xii

LỜI CỦA TÁC GIẢ:

TẬP TÀI LIỆU GIẢI KINH NÀY CÓ THỂ GIÚP ÍCH GÌ CHO BẠN?

Sự giải nghĩa Kinh thánh là một tiến trình mang tính thuộc linh và lý trí nhằm hiểu được các trước giả ngày xưa được linh cảm với mục đích giúp chúng ta hiểu và áp dụng được sứ điệp của Đức Chúa Trời trong thời đại ngày nay.

Tiến trình mang tính thuộc linh là quan trọng nhưng khó có thể định nghĩa. Nó gồm có sự

đầu phục và mở lòng ra trước mặt Chúa. Cần phải có một sự khao khát (1) chính Chúa, (2) được biết Ngài, và (3) khao khát được phục vụ Ngài. Tiến trình này cần có sự cầu nguyện, xưng tội và sự bằng lòng thay đổi lối sống của mình. Mặc dù biết rằng Đức Thánh Linh đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giải nghĩa, nhưng thật khó hiểu là tại sao cũng là các Cơ đốc nhân chân thật, yêu mến Chúa, nhưng họ lại hiểu Kinh thánh một cách khác nhau.

Tiến trình mang tính lý trí thì dễ diễn tả hơn. Chúng ta phải nhất quán và công bằng đối

với mọi bản văn và không được để cho những thành kiến cá nhân hay giáo phái chi phối mình. Chúng ta đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quá khứ của mình. Không ai là người giải nghĩa Kinh thánh hoàn toàn khách quan và trung dung. Tập tài liệu giải kinh này cung cấp một tiến trình theo lý trí một cách cẩn thận gồm ba nguyên tắc giải nghĩa để giúp chúng ta vượt qua các thành kiến của mình. Nguyên tắc thứ nhất

Nguyên tắc thứ nhất là để ý đến bối cảnh lịch sử khi sách được viết ra và các dịp tiện mang tính lịch sử đặc biệt liên quan đến tác giả. Tác giả nguyên thủy có một mục đích, một sứ điệp muốn truyền đạt. Bản văn không thể có ý nghĩa khi mà nó chưa bao giờ có đối với tác giả nguyên thủy, từ ngày xưa được thần cảm. Ý định của tác giả đó – chứ không phải nhu cầu thuộc về lịch sử, cảm xúc, văn hóa, cá nhân và giáo phái- chính là chìa khóa. Việc áp dụng là người bạn đi chung với việc giải thích, nhưng sự giải nghĩa thích hợp phải luôn luôn đi trước việc áp dụng. Cần phải nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng mỗi bản Kinh văn đều chỉ có một ý nghĩa và chỉ một mà thôi. Ý nghĩa này là ý nghĩa mà tác giả nguyên thủy đã có ý định truyền đạt cho thời đại của họ dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Ý nghĩa duy nhất này có thể có nhiều áp dụng khác nhau cho các văn hóa và tình huống khác nhau. Những áp dụng này phải được nối kết với lẽ thật trọng tâm theo tác giả nguyên thủy. Vì vậy, tập tài liệu này được thiết kế bằng cách cung cấp phần giới thiệu cho mỗi sách trong Kinh thánh. Nguyên tắc thứ hai

Nguyên tắc thứ hai là xác định các đơn vị ngữ văn. Mỗi sách trong Kinh thánh là một văn bản hợp nhất. Người giải nghĩa không có quyền lấy riêng ra chỉ một khía cạnh của lẽ thật bằng cách bỏ qua các khía cạnh khác. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu mục đích của toàn sách trước khi phân tích các đơn vị ngữ văn riêng lẻ. Các đơn vị riêng lẻ- đoạn, phân đoạn, hay câu- không thể mang ý nghĩa mà tổng thể của sách đó không có. Việc giải nghĩa phải đi từ phương pháp suy diễn từ tổng thể đến phương pháp quy nạp của từng phần. Do đó, tập tài liệu hướng dẫn này được thiết kế bằng cách giúp người học phân tích cấu trúc của mỗi đơn vị ngữ văn theo từng phân đoạn. Mặc dù các phân đoạn và chia đoạn không được thần cảm nhưng nó giúp chúng ta xác định được các ý tưởng theo từng đơn vị.

Page 16: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xiii

Giải nghĩa theo cấp độ từng phân đoạn- không phải từng câu, từng vế, từng cụm từ, hay từng chữ- là chìa khóa để lần theo ý nghĩa mà tác giả Kinh thánh đã định. Các phân đoạn dựa vào một chủ đề hợp nhất, thường gọi là chủ đề hay câu chủ đề. Từng chữ, vế, cụm từ, và câu trong các phân đoạn này bằng cách nào đó liên hệ với chủ đề hợp nhất này. Chúng giới hạn chủ đề bàn đến, mở rộng nó, giải thích thêm hoặc chất vấn nó. Chìa khóa thật sự để đi đến cách giải nghĩa đúng đắn là theo sát ý tưởng của tác giả nguyên thủy trên cơ sở từng phân đoạn một thông qua các đơn vị ngữ văn cấu thành nên toàn bộ sách. Tập tài liệu hướng dẫn này được thiết kế nhằm giúp người học có thể làm được điều này qua việc đối chiếu các bản dịch Anh ngữ hiện đại. Các bản dịch này được chọn ra bởi vì chúng có những lý thuyết khác nhau về cách dịch:

1. Bản Hy lạp của Hội Kinh thánh Liên hiệp (United Bible Society) là bản hiệu đính lần thứ tư (UBS4). Bản dịch này được chia đoạn bởi các học giả phê bình bản văn hiện đại.

2. Bản King James mới (NKJV) là bản dịch sát nghĩa theo từng chữ dựa trên bản thảo truyền thống gọi là bản Tiêu chuẩn (the Textus Receptus). Các phân đoạn của nó dài hơn so với các bản dịch khác. Các đơn vị dài hơn này giúp người học thấy được các chủ đề mang tính hợp nhất.

3. Bản Hiệu đính Tiêu chuẩn (the New Revised Standard Version) là bản dịch theo từng chữ có bổ sung. Nó nằm ở điểm giữa so với hai bản hiện đại sẽ trình bày sau đây. Cách phân chia đoạn của nó giúp góp phần xác định được các chủ đề.

4. Bản Tiếng Anh Ngày nay (the Today’s English Version) là một bản dịch tương đương và uyển chuyển được xuất bản bởi Hội Kinh thánh Liên Hiệp (the United Bible Society). Nó cố gắng dịch sao cho người đọc và nói tiếng Anh ngày nay có thể hiểu được bản văn tiếng Hy lạp. Đặc biệt trong các sách Phúc âm, thông thường nó chia đoạn theo người nói chứ không phải theo chủ đề, cũng giống như bản NIV. Nếu dùng để giải nghĩa, nó không có lợi. Để ý thấy thật thú vị khi cả hai bản dịch UBS4 và TEV đều được xuất bản bởi một cơ quan nhưng cách chia đoạn của nó lại khác nhau.

5. Bản Jerusalem Bible (JB) là một bản dịch tương đương và uyển chuyển dựa trên bản dịch tiếng Pháp của Công giáo. Nó giúp ích rất nhiều cho việc đối chiếu các cách phân đoạn từ quan điểm của Âu châu.

6. Bản in sử dụng trong tập sách này là bản NASB được cập nhật năm 1995, là một bản dịch sát theo từng chữ. Các chú giải từng câu đều theo cách chia đoạn của bản dịch này.

Nguyên tắc thứ ba

Nguyên tắc thứ ba là đọc Kinh thánh qua nhiều bản dịch khác nhau để nắm được tầm ý nghĩa rộng nhất (thuộc lĩnh vực ngữ nghĩa) mà từng chữ hoặc từng cụm từ có thể có. Thông thường một chữ hay một cụm từ tiếng Hy lạp có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Các bản dịch này cho thấy được những chọn lựa này và giúp xác định và giải thích một số khác biệt trong các bản thảo tiếng Hy lạp. Những điều này không ảnh hưởng đến tín lý nhưng nó giúp chúng ta trở về với nguyên bản viết bởi các tác giả từ xưa được thần cảm.

Tập tài liệu này cung cấp cho người học một cách tiện lợi để kiểm tra các giải nghĩa của

họ. Nó không nhằm đưa ra cách giải nghĩa cuối cùng, nhưng chỉ nhằm cung cấp thông tin và gợi suy nghĩ. Thông thường, các cách giải nghĩa khác giúp chúng ta không quá địa phương cục bộ, quá giáo điều, hay theo tinh thần hệ phái quá mức. Người giải nghĩa cần có một phạm vi giải nghĩa rộng đủ để nhìn nhận sự không rõ ràng mà các bản cổ có thể có. Thật là một cú sốc khi thấy trong vòng các Cơ đốc nhân không có sự đồng ý với nhau trong khi họ đều cho rằng Kinh thánh là nguồn của Lẽ thật.

Page 17: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xiv

Các nguyên tắc này đã giúp tôi vượt qua được khá nhiều điều kiện lịch sử quá khứ của cá nhân tôi vì nó đã buộc tôi phải trăn trở với bản văn cổ. Tôi hy vọng nó cũng sẽ là một điều phước hạnh cho quý vị.

Bob Utley Trường Đại học East Texas Baptist University Ngày 27 tháng 6 năm 1996

Page 18: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xv

HƯỚNG DẪN THÓI QUEN ĐỌC KINH THÁNH HIỆU QUẢ:

CUỘC TÌM KIẾM LẼ THẬT KIỂM CHỨNG ĐƯỢC CỦA CÁ NHÂN

Chúng ta có thể biết lẽ thật được không? Nó ở đâu? Làm thế nào để xác minh nó một

cách hợp lý? Có một thẩm quyền tối hậu hay không? Có những giá trị tuyệt đối hướng dẫn đời sống chúng ta, thế giới chúng ta đang sống hay không? Có ý nghĩa cho cuộc đời này không? Tại sao chúng ta lại ở trên thế giới này? Rồi chúng ta đi đâu? Những câu hỏi này- những câu hỏi mà mọi người có lý trí đều phải suy nghĩ đến- đã ám ảnh các nhà trí thức của nhân loại ngay từ buổi ban đầu (Truyền đạo 1:13-18; 3:9-11). Tôi nhớ lại cuộc tìm kiếm của cá nhân tôi về một trung tâm kết nối tất cả mọi sự cho cuộc đời tôi. Tôi tin Chúa khi còn rất nhỏ, nhờ vào sự làm chứng của những người có vai vế trong gia đình tôi. Khi tôi lớn lên, những câu hỏi về chính tôi và thế giới xung quanh tôi cũng lớn dần. Những câu sáo ngữ xưa cũ trong văn hóa và tôn giáo không đem lại ý nghĩa gì đối với những kinh nghiệm cuộc sống tôi biết đến hoặc từng đối diện. Có lúc tôi cảm thấy rối bời, tìm kiếm, ngóng trông, và cảm thấy vô vọng trước một thế giới quá khắc khổ, lạnh nhạt mà tôi đang sống.

Nhiều người tuyên bố có câu trả lời cho những câu hỏi trên, nhưng sau khi tự nghiên cứu và suy nghĩ lại, tôi thấy những câu trả lời của họ dựa vào (1) các triết lý sống cá nhân, (2) các huyền thoại xa xưa, (3) những kinh nghiệm cá nhân, hay là (4) các ý nghĩ ảnh hưởng bởi tâm lý. Tôi cần một mức độ có thể kiểm chứng được, tôi cần bằng chứng, cần lý luận để có thể đặt lên nó toàn bộ thế giới quan của tôi, một trung tâm kết nối tất cả, một lẽ sống cho cuộc đời.

Tôi tìm thấy những điều này qua việc học Kinh thánh. Tôi bắt đầu tìm kiếm những bằng chứng về sự đáng tin cậy của nó, và tôi đã tìm thấy nó trong (1) sự đáng tin cậy về lịch sử của Kinh thánh xác nhận bởi khảo cổ học, (2) sự chính xác của những lời tiên tri trong Cựu ước, (3) sự thống nhất của toàn bộ sứ điệp Thánh Kinh qua hơn 1.600 năm hình thành, và (4) những lời làm chứng cá nhân của những con người mà cuộc đời đã được thay đổi vĩnh viễn bởi tiếp xúc với Kinh thánh. Cơ đốc giáo, một hệ thống hợp nhất trong đức tin và niềm tin, có khả năng đối diện với các câu hỏi hóc búa nhất về cuộc sống của con người. Điều này không những đem lại cho tôi một bộ khung lý trí, nhưng phương diện thực nghiệm của đức tin theo Kinh thánh cũng đã đem lại cho tôi niềm vui và sự vững vàng không lay động trong cảm xúc.

Tôi nghĩ tôi đã tìm thấy được cái trung tâm kết nối mọi sự của đời tôi- Đấng Christ, như đã trình bày trong Kinh thánh. Đó là một kinh nghiệm nóng nảy, một sự giãn xả cảm xúc. Tuy vậy, tôi vẫn còn nhớ đã bị sốc và đau khi tôi bắt đầu thấy ra có quá nhiều sự giải thích cho chỉ một cuốn Kinh thánh này, có khi ngay cả trong cùng một Hội thánh hay cùng một trường phái. Việc xác minh sự thần cảm và đáng tin cậy của Kinh thánh không phải là hết, đó chỉ là sự bắt đầu. Làm thế nào để tôi xác minh hay bác bỏ những sự giải nghĩa khác nhau và kình chống nhau về những phân đoạn khó trong Kinh thánh bởi những người tuyên bố tin vào thẩm quyền và tính đáng tin cậy của nó?

Nhiệm vụ này trở thành mục tiêu của đời tôi và cũng là hành trình đức tin của tôi. Tôi biết rằng đức tin nơi Đấng Christ đã đem lại cho tôi niềm vui và sự bình an không kể xiết. Tâm trí tôi mong tìm thấy được các giá trị tuyệt đối giữa một thế giới theo chủ thuyết tương đối và chủ nghĩa giáo điều trong các hệ thống tôn giáo kình chống nhau cũng như những sự kiêu căng về hệ phái của mình. Khi tôi đi tìm một phương pháp thích hợp để giải nghĩa các thể loại văn chương xa xưa, tôi ngạc nhiên phát hiện ra những thành kiến của riêng tôi xuất phát từ quá khứ của mình, từ văn hóa, hệ phái và kinh nghiệm riêng của tôi. Tôi đã từng đọc Kinh thánh để củng cố quan điểm riêng của tôi. Tôi đã từng lấy nó làm cơ sở cho những giáo điều để tấn công người

Page 19: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xvi

khác trong khi tự trấn an mình về những sự bất an và thiếu hụt của chính mình. Rất đau đớn khi tôi nhận ra những điều này!

Mặc dù tôi không bao giờ có thể hoàn toàn khách quan, nhưng tôi có thể trở nên một người đọc Kinh thánh đúng nghĩa hơn. Tôi có thể hạn chế những thành kiến của mình bằng việc xác định được chúng và công nhận sự hiện diện của chúng. Tôi chưa thể hoàn toàn dứt khỏi những điều này, nhưng tôi đã đối diện với những khiếm khuyết của mình. Người giải nghĩa thường là kẻ thù số một trong nỗ lực đọc Kinh thánh hiệu quả! Tôi sẽ liệt kê ra một số giả định khi tôi tiếp cận việc học Kinh thánh, để bạn, người đọc, có thể cùng kiểm điểm với tôi: I. Các giả định

A. Tôi tin Kinh thánh là sự tự mặc khải duy nhất từ một Đức Chúa Trời chân thật. Vì vậy, nó phải được giải nghĩa trong ánh sáng của ý định từ tác giả nguyên thủy thông qua các trước giả loài người trong bối cảnh lịch sử cụ thể.

B. Tôi tin Kinh thánh được viết ra cho người bình dân- cho tất cả mọi người! Đức Chúa Trời đã tự hạ xuống để có thể trò chuyện với chúng ta một cách rõ ràng qua một bối cảnh lịch sử và văn hóa nhất định. Chúa không giấu giếm lẽ thật- Ngài muốn chúng ta hiểu biết lẽ thật! Vì vậy, Kinh thánh phải được giải nghĩa trong sự soi sáng của thời kỳ Kinh thánh, chứ không phải của chúng ta. Kinh thánh không nên có những ý nghĩa mà nó chưa từng bao giờ có đối với những người ngày xưa đã đọc hoặc nghe nó lần đầu tiên. Nó có thể dễ hiểu đối với một trí óc con người trung bình và nó sử dụng các loại truyền thông hoặc kỹ thuật bình thường của con người.

C. Tôi tin Kinh thánh có một sứ điệp và mục đích thống nhất. Nó không tự mâu thuẫn, mặc dù nó có những đoạn khó hiểu hoặc nghịch lý. Vì vậy, người giải nghĩa số một của Kinh thánh là chính Kinh thánh.

D. Tôi tin mỗi phân đoạn (ngoại trừ các lời tiên tri) có một và chỉ một ý nghĩa mà thôi dựa vào ý định của tác giả nguyên thủy được thần cảm. Mặc dù chúng ta không bao giờ chắc chắn rằng chúng ta biết được đích xác ý định của tác giả, nhưng có nhiều dấu hiệu chỉ về hướng đó: 1. Thể loại văn chương được chọn để diễn tả sứ điệp đó 2. Bối cảnh lịch sử hoặc/và trường hợp cụ thể khiến viết lên một cuốn sách nào đó 3. Bối cảnh ngữ văn của toàn sách cũng như từng đơn vị ngữ văn một 4. Cách sắp xếp bản văn của những đơn vị ngữ văn khi nó cùng liên hệ đến một sứ điệp

tổng thể 5. Các đặc điểm văn phạm cụ thể dùng để chuyển tải sứ điệp 6. Những từ ngữ dùng để trình bày sứ điệp

Việc nghiên cứu từng khía cạnh như thế này trở thành đối tượng của việc nghiên cứu từng phân đoạn của chúng ta. Trước khi tôi giải thích phương pháp đọc Kinh thánh hiệu quả, tôi xin phác họa một vài phương pháp không thích hợp đang được sử dụng ngày nay dẫn đến tính muôn màu muôn vẻ trong cách giải nghĩa, là điều rốt lại cần phải tránh:

II. Các phương pháp không thích hợp

A. Lờ đi bối cảnh ngữ văn của các sách trong Kinh thánh và sử dụng các câu, cụm từ, hoặc ngay cả từng từ ngữ riêng lẻ, và kể nó là các lời tuyên bố của lẽ thật nhưng không liên hệ đến ý định hoặc bối cảnh rộng hơn của tác giả. Cách này thường được gọi là “dò bản văn” (proof-texting).

Page 20: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xvii

B. Làm ngơ bối cảnh lịch sử của các sách này bằng cách thay thế nó bằng một bối cảnh lịch sử khác không có hoặc chỉ có rất ít hậu thuẫn từ bản văn.

C. Làm ngơ bối cảnh lịch sử của các sách này và đọc nó như một tờ báo địa phương buổi sáng viết cho các Cơ đốc nhân ngày nay.

D. Làm ngơ bối cảnh lịch sử của sách này bằng cách ngụ ngôn hóa bản văn thành một sứ điệp thuộc về triết lý hay thần học hoàn toàn không liên hệ đến những thính giả ban đầu cũng như ý định nguyên thủy của tác giả.

E. Làm ngơ sứ điệp nguyên thủy bằng cách thay thế nó bằng một hệ thống thần học riêng của mình, một giáo lý được ưa chuộng, hay một vấn đề đương thời không liên hệ đến mục đích và sứ điệp của tác giả nguyên thủy. Hiện tượng này thường theo sau việc lấy việc đọc Kinh thánh để thiết lập thẩm quyền cho mình. Người ta thường gọi nó là “theo phản ứng của độc giả” (lối giải nghĩa “bản văn có ý nghĩa gì đối với tôi”).

Ít nhất có ba yếu tố liên hệ với nhau trong bất cứ một thông tin viết tay nào của con người:

Trong quá khứ có nhiều phương pháp đọc khác nhau tập trung vào chỉ một trong các yếu tố này. Nhưng để thật sự công nhận tính thần cảm đặc biệt của Kinh thánh, biểu đồ được bổ sung sau đây có thể thích hợp hơn:

Thật sự ba yếu tố này cần phải có trong quá trình giải nghĩa. Để kiểm chứng lại tiến trình giải nghĩa này, tôi tập trung vào hai yếu tố đầu: ý định nguyên thủy của tác giả và bản văn. Tôi thật sự có phản ứng với những cách giải nghĩa kiểu lạm dụng mà tôi thường bắt gặp: (1) ngụ ngôn hóa hay thuộc linh hóa các bản văn và (2) kiểu giải nghĩa “theo phản ứng độc giả” (bản văn này có ý nghĩa gì đối với tôi). Sự lạm dụng có thể xảy ra ở cả hai chặng. Chúng ta phải kiểm tra động cơ, thành kiến, phương pháp và cách áp dụng của mình. Nhưng làm thế nào để kiểm tra nếu không có một giới hạn nào, một tiêu chuẩn nào, một đường ranh nào cho việc giải nghĩa? Ý định của tác giả và cấu trúc bản văn cung cấp cho tôi một số tiêu chuẩn để giới hạn phạm vi giải nghĩa hợp lý của bản văn. III. Các phương pháp khả dĩ dẫn đến việc đọc Kinh thánh có hiệu quả

Tại đây tôi không bàn đến các phương pháp khác nhau để giải nghĩa từng thể loại văn chương nhưng chỉ đưa ra các nguyên tắc giải kinh tổng quát thích hợp cho tất cả các thể loại văn bản. Một cuốn sách rất tốt giúp ích cho việc tiếp cận các thể loại văn chương khác nhau là cuốn

Ý Định Nguyên Thủy của Tác giả

Bản Văn Các Độc Giả Nguyên Thủy

Đức Thánh Linh

Các Tín Hữu Sau Này

Ý Định Nguyên Thủy của Tác Giả

Các Dị Bản

Bản Văn

Các Độc Giả Nguyên

Thủy

Page 21: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xviii

How to Read the Bible for All Its Worth, của Gordon Fee và Douglas Stuart, xuất bản bởi Nhà Xuất bản Zondervan.

Phương pháp của tôi tập trung đầu tiên vào người đọc, là người để cho Đức Thánh Linh soi

sáng lẽ thật Kinh thánh qua bốn chu kỳ đọc cá nhân. Điều này làm cho Đức Thánh Linh, bản văn và người đọc trở nên yếu tố chính, không phải là yếu tố phụ. Điều này cũng bảo vệ người đọc khỏi những ảnh hưởng thái quá từ các nhà giải kinh. Tôi đã từng nghe nhiều người nói: “Kinh thánh làm cho tôi hiểu các sách giải kinh nhiều hơn.” Đây không phải là câu nói hạ thấp giá trị của các phương tiện trợ giúp cho việc nghiên cứu, nhưng đúng hơn là lời khẩn nài sử dụng nó một cách đúng thời điểm.

Chúng ta phải có khả năng hỗ trợ những giải nghĩa của mình từ chính bản văn. Năm phương

diện sau đây cung cấp ít nhất một sự kiểm chứng có giới hạn: (1) Bối cảnh lịch sử (2) Bối cảnh văn chương (3) Cấu trúc ngữ pháp (4) Cách dùng từ ngày nay (5) Các phân đoạn song song có liên quan (6) Thể loại văn chương Chúng ta cần có khả năng đưa ra lý lẽ và lập luận ủng hộ cho cách giải thích của mình. Kinh

thánh là nguồn duy nhất của chúng ta trên phương diện đức tin và thực hành. Đáng buồn thay, nhiều Cơ đốc nhân thường bất đồng những điều Kinh thánh dạy hay xác nhận. Bốn chu kỳ đọc Kinh thánh được thiết kế nhằm cung cấp một số ý cho việc giải nghĩa như sau : A. Chu kỳ đọc Kinh thánh thứ nhất

1. Đọc qua hết sách trong một lần đọc. Đọc lại lần nữa từ một bản dịch khác, hy vọng đây là một bản dịch theo một triết lý khác

a. Dịch sát từng chữ (bản NKJV, NASB, NRSV) b. Dịch tương đương, uyển chuyển (TEV, JB) c. Dịch theo lối diễn ý (Living Bible, Amplified Bible, Bản Diễn Ý)

2. Tìm mục đích trọng tâm của toàn bộ sách. Xác định chủ đề chính. 3. Tách (nếu có thể) các đơn vị ngữ văn ra, từng chương, từng đoạn, hay từng câu là những

đơn vị phản ánh rõ ràng trọng tâm hay chủ đề chính này. 4. Xác định thể loại văn chương chủ yếu

a. Các sách Cựu Ước (1) Văn tường thuật Hy bá lai (2) Văn thơ Hy bá lai (các văn chương khôn ngoan, thi thiên) (3) Lời tiên tri Hy bá lai (văn xuôi, văn vần) (4) Các luật lệ

b. Các sách Tân Ước (1) Văn tường thuật (Các sách Phúc âm, Công Vụ) (2) Các ví dụ (Các sách Phúc âm) (3) Thư tín (4) Khải thị

B. Chu kỳ đọc Kinh thánh thứ hai 1. Đọc toàn bộ sách một lần nữa, cố gắng xác định các chủ đề hay vấn đề chính 2. Lập dàn ý các chủ đề chính và ghi lại một số nội dung chính trong một câu ngắn gọn

Page 22: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xix

3. Kiểm tra lại câu chủ đề và dàn ý tổng quát trong các sách nghiên cứu khác C. Chu kỳ đọc Kinh thánh thứ ba

1. Đọc toàn bộ sách một lần nữa, cố gắng xác định bối cảnh lịch sử và các dịp tiện đặc biệt làm lý do để viết sách này

2. Liệt kê ra các mục thuộc về lịch sử trong sách đang đọc a. Tác giả b. Thời điểm c. Người nhận d. Lý do cụ thể viết sách này e. Các bối cảnh văn hóa liên hệ đến mục đích của việc viết sách này f. Các đối chiếu trong lịch sử liên quan đến con người và các sự kiện

3. Mở rộng dàn ý bằng cách viết lại thành đoạn văn hoàn chỉnh cho phân đoạn Kinh thánh mà bạn sẽ giải nghĩa. Luôn luôn xác định và lập dàn ý cho các đơn vị ngữ văn. Nó có thể là vài chương hay vài phân đoạn. Cách này giúp bạn theo dõi được lập luận và cách trình bày văn bản của tác giả nguyên thủy.

4. Kiếm tra lại bối cảnh lịch sử từ các sách nghiên cứu khác D. Chu kỳ đọc Kinh thánh thứ tư

1. Đọc lại đơn vị ngữ văn đang nghiên cứu từ nhiều bản dịch khác a. Dịch sát từng chữ (bản NKJV, NASB, NRSV) b. Dịch tương đương, uyển chuyển (TEV, JB) c. Dịch theo lối diễn ý (Living Bible, Amplified Bible, Bản Diễn Ý)

2. Tìm kiếm các cấu trúc ngữ pháp và văn chương a. Các cụm từ lặp đi lặp lại, Êphêsô 1:6, 12, 13 b. Các cấu trúc ngữ pháp lặp đi lặp lại, Rôma 8:31 c. Các khái niệm tương phản

3. Liệt kê những mục sau đây a. Các từ ngữ quan trọng b. Các từ ngữ bất thường c. Các cấu trúc ngữ pháp quan trọng d. Các từ ngữ, vế câu, hay câu văn khó hiểu

4. Tìm các phân đoạn song song tương đương a. Tra xem phân đoạn Kinh thánh dạy rõ ràng nhất về chủ đề bạn đang nghiên cứu

(1) Các sách “thần học hệ thống” (2) Các Kinh thánh đối chiếu (3) Kinh thánh phù dẫn

b. Tìm một cặp nghịch lý (paradoxical pair) trong chủ đề bạn nghiên cứu. Nhiều lẽ thật Kinh thánh được trình bày theo các cặp biện chứng (dialectical pairs); các mâu thuẫn trong các hệ phái thường đến từ cách dò bản văn (proof-texting) chỉ phân nửa vấn đề được trình bày trong Kinh thánh. Vì toàn bộ Kinh thánh đều được linh cảm, chúng ta phải tìm kiếm sứ điệp trọn vẹn của nó để cung cấp một sự cân bằng về Kinh thánh trong cách giải nghĩa của mình.

c. Tìm xem các phân đoạn tương đương trong cùng một sách, cùng một tác giả, hay cùng một thể loại văn chương; Kinh thánh tự nó là người giải nghĩa số một bởi vì nó có một Tác giả duy nhất đó là chính Đức Thánh Linh.

5. Dùng sách nghiên cứu kiểm tra lại quan sát của bạn về bối cảnh lịch sử và các dịp tiện a. Các Kinh thánh có phần nghiên cứu

Page 23: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xx

b. Các tự điển bách khoa Kinh thánh, cẩm nang Kinh thánh hay tự điển Kinh thánh c. Các sách nhập môn Kinh thánh d. Các sách giải kinh (trong tiến trình nghiên cứu của bạn đến thời điểm này, bạn nên

cho phép cộng đồng đức tin thời quá khứ và hiện tại, tham gia vào việc trợ giúp và chỉnh sửa công trình nghiên cứu cá nhân của bạn).

IV. Phần Áp Dụng Sau Khi Giải Nghĩa

Tại đây chúng ta xoay qua phần áp dụng. Bạn đã dành thì giờ để tìm hiểu bản văn trong bối cảnh nguyên thủy của nó; bây giờ bạn phải áp dụng nó trong cuộc sống của bạn, văn hóa của bạn. Tôi định nghĩa thẩm quyền của Kinh thánh là “nhận biết điều mà tác giả nguyên thủy muốn nói cho thời của ông và áp dụng lẽ thật đó cho thời chúng ta.”

Phần áp dụng phải theo sau phần giải nghĩa ý định nguyên thủy của tác giả cả xét về thời điểm lẫn cách lập luận. Chúng ta không thể áp dụng một phân đoạn Kinh thánh cho thời của chúng ta ngày nay khi chúng ta chưa hiểu nó nói gì cho thời đại của nó! Một phân đoạn Kinh thánh không thể có ý nghĩa khi mà nó chưa bao giờ có từ trước!

Dàn ý chi tiết của bạn, và phần dàn ý viết thành đoạn (chu kỳ đọc thứ ba) sẽ là người dẫn đường cho bạn. Phần áp dụng phải được rút ra từ cấp phân đoạn chứ không phải từ từng chữ riêng lẻ. Từ ngữ chỉ có nghĩa trong bối cảnh riêng của nó mà thôi. Người được linh cảm duy nhất trong tiến trình giải nghĩa là chính tác giả nguyên thủy. Chúng ta chỉ theo sự dẫn đường của người này dưới sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Nhưng sự soi sáng không phải là linh cảm. Để có thể nói, “Đức Chúa Trời có phán như vầy,” chúng ta phải buộc mình theo ý định của tác giả nguyên thủy. Phần áp dụng phải liên hệ cụ thể đến ý tưởng chung của toàn bộ sách, của từng đơn vị ngữ văn và từng ý tưởng phát triển ở cấp phân đoạn. Đừng để các vấn đề của thời đại chúng ta xen vào giải nghĩa Kinh thánh; hãy để tự Kinh thánh nói! Điều này đòi hỏi chúng ta phải rút ra các nguyên tắc từ bản văn. Nếu bản văn hỗ trợ cho nguyên tắc đó, thì điều đó là hợp lý. Thật không hay chút nào vì nhiều khi các nguyên tắc của chúng ta chỉ là ‘của chúng ta,’ mà không phải là của Kinh thánh.

Khi áp dụng Kinh thánh, cần phải nhớ rằng một và chỉ một ý nghĩa duy nhất tương ứng với một phân đoạn Kinh thánh cụ thể (trừ các lời tiên tri). Ý nghĩa nó liên hệ đến ý định của tác giả nguyên thủy khi người này đề cập đến một vấn nạn hay một nhu cầu của thời đại ông ta. Nhiều áp dụng có thể được rút ra từ một ý nghĩa này. Phần áp dụng sẽ dựa vào nhu cầu của người nhận nhưng phải liên hệ đến ý nghĩa của tác giả nguyên thủy. V. Yếu Tố Thuộc Linh Của Việc Giải Nghĩa

Những phần trước cho đến giờ, tôi bàn đến tiến trình lô-gích trong việc giải nghĩa và áp dụng Kinh thánh. Bây giờ tôi sẽ đề cập ngắn gọn đến phương diện thuộc linh của việc giải nghĩa Kinh thánh. Những mục kiểm tra sau đây đã giúp ích cho tôi:

A. Cầu xin sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh (xem I Cô-rinh-tô 1:26-2:16). B. Cầu xin Chúa tha tội và tẩy rửa những tội lỗi biết được (I Giăng 1:9). C. Cầu xin sự khao khát biết Chúa càng hơn (Thi thiên 19:7-14; 42:1 và tiếp theo; 119: 1 và

tiếp theo). D. Áp dụng những ý tưởng sâu sắc vào cuộc sống của bạn ngay lập tức E. Luôn khiêm nhường và chịu học hỏi

Page 24: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxi

Khó mà giữ được sự quân bình giữa tiến trình lô-gích và sự hướng dẫn thuộc linh của Đức Thánh Linh. Những câu nói sau đây đã giúp tôi giữ được sự quân bình này:

A. Trích từ sách Scripture Twisting, của James Sire, trang 17-18: “Sự soi sáng đến với trí óc của dân sự Đức Chúa Trời- nó không chỉ đến với những người

được tuyển lựa thuộc linh. Không có thành phần bậc thầy trong Cơ đốc giáo theo Kinh thánh, không có những người đặc biệt được soi sáng, không có những người mà tất cả các sự giải thích hợp lý phải thông qua họ. Và vì vậy, mặc dù Đức Thánh Linh ban các ân tứ đặc biệt về sự khôn ngoan, tri thức và phân biệt thuộc linh cho một số người, Ngài không giao cho các Cơ đốc nhân tài năng này quyền làm những người duy nhất có thẩm quyền giải nghĩa Lời của Ngài. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào dân sự của Ngài muốn học, muốn xem xét và phân biệt các vấn đề chiếu theo Kinh thánh là quyển sách đứng làm thẩm quyền ngay cả đối với những người Chúa cho có những khả năng đặc biệt. Tóm lại, giả định mà tôi muốn nêu ra trong toàn bộ tập sách này là Kinh thánh là mặc khải thật của Đức Chúa Trời cho toàn thể nhân loại, Kinh thánh là thẩm quyền tuyệt đối của chúng ta trên tất cả các vấn đề mà nó nói đến, và nó không phải là một điều gì đó hoàn toàn huyền bí nhưng những người bình dân ở mọi văn hóa đều có thể hiểu được.”

B. Trích từ Protestant Biblical Interpretation, của Bernard Ramm, khi nói về Kierkegaard, trang 75:

Theo Kierkegaard việc nghiên cứu Kinh thánh trên phương diện ngữ pháp, từ vựng, và lịch sử là điều cần thiết nhưng đó chỉ là mở đầu cho việc thật sự đọc Kinh thánh. “Để đọc Kinh thánh như là Lời Đức Chúa Trời một người phải đọc nó với tấm lòng nơi cửa miệng, với sự hớn hở trông mong, trong cuộc đối thoại với Đức Chúa Trời. Đọc Kinh thánh một cách vô ý, cẩu thả, theo kiểu học giả hay nhà nghề thì không phải là đọc Lời Đức Chúa Trời. Khi một người đọc Lời Chúa như đọc bức thư tình, người đó đang đọc Lời Đức Chúa Trời.”

C. Trích từ The Relevance of the Bible, của H.H. Rowley, trang 19: “Không có một sự hiểu biết Kinh thánh đơn thuần theo trí thức nào, cho dù có đầy đủ đến

đâu, có thể sở hữu được tất cả các châu báu của nó. Nó không khinh thường những sự hiểu biết này, vì đây là điều cần để có thể hiểu một cách hoàn chỉnh. Nhưng nó phải dẫn đến sự hiểu biết thuộc linh của các châu báu thuộc linh trong sách đó nếu nó muốn trở nên hoàn chỉnh.Và để có thể hiểu các vấn đề thuộc linh như vậy, thì điều gì đó cao hơn sự nhạy bén về tri thức là cần thiết. Các vấn đề thuộc linh được nhận biết theo cách thuộc linh, và mỗi người học Kinh thánh đều cần có thái độ đón nhận thuộc linh, một sự ham thích tìm thấy Chúa dẫn đến việc người đó tự đầu phục Ngài, nếu người đó muốn vượt qua tầm nghiên cứu theo tính chất khoa học của mình để đi đến một sự thừa hưởng giàu có hơn về điều cao quý nhất trong tất cả các sách này.”

VI. Phương Pháp Sử Dụng Trong Tập Sách Này

Tập Hướng Dẫn Nghiên Cứu Giải Kinh được thiết kế nhằm giúp bạn trong quá trình giải nghĩa Kinh thánh qua các cách sau:

A. Một dàn ý lịch sử ngắn được giới thiệu ở mỗi sách. Sau khi bạn đã thực hiện “chu kỳ đọc thứ ba” bạn nên kiểm tra lại thông tin này.

B. Các nhận xét sâu sắc về bối cảnh được trình bày ở đầu mỗi chương. Điều này giúp bạn thấy các đơn vị ngữ văn nối kết nhau như thế nào.

C. Ở đầu mỗi chương hay ở các đơn vị ngữ văn chính, các phần chia đoạn và tiêu đề được trình bày từ nhiều bản dịch khác nhau:

Page 25: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxii

1. Bản United Bible Society, bản Hy lạp, hiệu đính lần thứ tư (UBS4 ) 2. Bản New American Standard Bible, cập nhật năm 1995 (NASB) 3. Bản New King James Version (NKJV) 4. Bản New Revised Standard Version (NRSV) 5. Bản Today’s English Version (TEV) 6. Bản the New Jerusalem Bible (NJB)

Các cách chia đoạn không được linh cảm. Chúng phải được xác nhận từ bối cảnh của nó. Bằng cách đối chiếu các bản dịch hiện đại từ các lý thuyết dịch và quan điểm thần học khác nhau, chúng ta có thể phân tích được cấu trúc ý tưởng giả định là đúng từ tác giả nguyên thủy. Mỗi phân đoạn có một lẽ thật chính. Điều này còn được gọi là “câu chủ đề” hay “ý tưởng trọng tâm của bản văn.” Ý tưởng hợp nhất này là chìa khóa dẫn đến sự giải nghĩa hợp lý về mặt lịch sử và văn phạm. Không một người nào nên giải nghĩa, giảng hay dạy dựa trên một đơn vị ít hơn là một phân đoạn! Cũng nên nhớ rằng mỗi phân đoạn đều liên hệ đến các phân đoạn xung quanh nó. Điều này giải thích tại sao việc lập dàn ý ở cấp độ phân đoạn cho toàn bộ sách là quan trọng. Chúng ta phải có khả năng theo dõi được sự phát triển ý tưởng một cách lôgích về một chủ đề do tác giả nguyên thủy được sự linh cảm trình bày.

D. Các chú thích của Bob đi theo phương pháp giải nghĩa theo từng câu. Điều này buộc chúng ta phải đi theo ý tưởng của tác giả nguyên thủy. Các chú thích này cung cấp thông tin thuộc về các lãnh vực sau: 1. Bối cảnh ngữ văn 2. Các nhận xét sâu sắc về lịch sử và văn hóa 3. Các thông tin ngữ pháp 4. Các nghiên cứu theo từ 5. Các đoạn Kinh thánh tương ứng

E. Ở một số chỗ trong tập giải nghĩa này, phần bản văn in theo bản New American Standard Version (cập nhật năm 1995) sẽ được bổ sung bằng các bản dịch hiện đại khác: 1. Bản King James mới (NKJV) là bản dịch dựa trên bản thảo Truyền thống gọi là bản

Tiêu chuẩn (the Textus Receptus). 2. Bản Hiệu đính Tiêu chuẩn (the New Revised Standard Version) là bản dịch theo từng

chữ được xuất bản bởi National Council of Churches of the Revised Standard Version.

3. Bản Tiếng Anh Ngày nay (the Today’s English Version) là một bản dịch tương đương và uyển chuyển xuất bản bởi American Bible Society.

4. Bản Jerusalem Bible (JB) là một bản dịch tiếng Anh dựa trên bản dịch tiếng Pháp của Công giáo.

F. Đối với những người không biết tiếng Hy lạp, việc đối chiếu các bản dịch Anh ngữ giúp xác định được một số vấn đề trong bản văn: 1. Các dị bản 2. Cách sử dụng từ 3. Các bản văn và cấu trúc ngữ pháp khó 4. Các bản văn không rõ ý

G. Ở cuối mỗi chương đều có các câu hỏi thảo luận liên quan đến vấn đề, được cung cấp để hướng đến một số vấn đề giải thích chính trong đoạn đó.

Page 26: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxiii

GIỚI THIỆU THỂ LOẠI THƠ CA HÊ-BƠ-RƠ I. GIỚI THIỆU

A. Thể loại văn học nầy chiếm một phần ba của Cựu Ước. Nó đặc biệt phổ biến trong phần Các Tiên Tri (tất cả đều có phần thơ ca trừ A-ghê và Ma-la-chi) và trong phần Các Sách Văn Thơ của Kinh Thánh Hê-bơ-rơ.

B. Nó rất khác với thơ tiếng Anh. Thơ trong tiếng Anh phát triển từ thi ca tiếng Hy Lạp và La-tinh chủ yếu dựa trên âm điệu. Thi ca Hê-bơ-rơ có nhiều điểm chung với thi ca của các dân tộc vùng Ca-na-an. Nó chủ yếu dựa vào tư tưởng nền tảng trong những dòng thơ song song, cân đối.

C. Phát hiện khảo cổ học ở phía bắc của Israel tại Ugarit (Ras Shamra) đã giúp các học giả hiểu biết văn thơ Cựu Ước. Loại thơ ở thế kỷ 15 TC này đã có liên hệ văn chương rõ ràng với thơ văn Kinh Thánh.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THƠ CA A. Nó rất súc tích. B. Nó cố gắng thể hiện chân lý, cảm xúc, hoặc kinh nghiệm qua hình ảnh. C. Chủ yếu của thơ là viết, chứ không phải là bằng lời nói. Nó được sắp xếp để có cấu trúc

hẳn hoi. Cấu trúc này được thể hiện trong 1. những dòng cân đối (thể song đối) 2. những cách dùng chữ. 3. dùng chữ đồng âm.

III. CẤU TRÚC (xem Introduction to the Old Testament, của R. K. Harrison trang 965-975) A. Giám mục Robert Lowth trong cuốn sách của ông Lectures on the Sacred Poetry of the

Hebrews (1753) là người đầu tiên xác định thơ ca trong Kinh thánh như là những dòng tư tưởng cân đối. Hầu hết các bản dịch tiếng Anh hiện đại được sắp xếp để trình bày những dòng thơ. 1. đồng nghĩa - những câu thơ bày tỏ cùng một tư tưởng trong các từ khác nhau:

a. Thi Thiên 3:1; 49:1; 83:14; 103:13 b. Châm ngôn 19:5; 20:1 c. Ê-sai 1:3,10 d. A-mốt 5:24; 8:10

2. phép đối lập - những dòng thơ diễn tả những tư tưởng ngược lại bằng sự tương phản hoặc nêu rõ sự tích cực và tiêu cực: a. Thi Thiên 1:6; 90:6 b. Châm ngôn 1:29; 10:1,12; 15:1; 19:4

3. phép tổng hợp - hai hoặc ba dòng tiếp theo khai triển tư tưởng - Thi Thiên 1:1-2; 19:7-9; 29:1-2

4. chiasmic - một dạng thơ thể hiện sứ điệp theo một tiến trình hạ xuống thấp và tiến lên cao. Điểm chính yếu ở ngay giữa trình tự.

B. Charles A. Briggs trong cuốn sách của ông General Introduction to the Study of Holy Scripture (1899) phát triển giai đoạn tiếp theo của phân tích trong văn thơ Hê-bơ-rơ: 1. biểu tượng - một mệnh đề theo nghĩa đen và mệnh đề thứ hai có nghĩa bóng Thi

Thiên 42:1; 103:3 2. thay đổi hoặc là theo bậc thang - các mệnh đề bày tỏ lẽ thật theo cách tăng dần, Thi

Thiên 19:7-14; 29:1-2; 103:20-22 3. hướng nội - một loạt các mệnh đề, thông thường phải có ít nhất là bốn, được liên kết

Page 27: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxiv

bằng cấu trúc bên trong theo kiểu dòng 1-4 và 2-3 - Thi Thiên 30:8-10a. C. G. B. Gray trong cuốn sách của ông The Forms of Hebrew Poetry (1915) phát triển thêm

khái niệm về các mệnh đề cân bằng. 1. hoàn toàn cân đối – vị trí của mỗi từ trong câu một được lặp lại hoặc được cân bằng

cùng vị trí bởi một từ trong câu hai - Thi Thiên 83:14 và Ê-sai 1:3 2. cân đối không hoàn toàn khi mà các mệnh đề không cùng độ dài - Thi thiên 59:16;

75:6 D. Ngày nay có thêm chấp nhận nữa về kiểu cấu trúc văn chương trong tiếng Do Thái được

gọi là chiasm, nó thường biểu thị bởi một số dòng thơ tương tư (a, b, b, a) (a, b, c, b, a) tạo thành hình dạng một đồng hồ cát, thông thường dòng thơ chính giữa được nhấn mạnh.

E. Loại hình thơ ca dựa theo âm thanh có trong thi ca tổng quát, nhưng không xuất hiện thường xuyên trong thơ ca phương đông. 1. dựa trên bảng chữ cái (thể thơ theo chữ đầu của bài thơ, xem Thi thiên 9,34,37,119;

Châm ngôn 31:10 ff; Ca thương 1-4) 2. dựa trên phụ âm (phép điệp âm, xem Thi thiên 6:8; 27:7; 122:6; Ê-sai 1:18-26) 3. dựa trên nguyên âm (phép trùng âm, xem Sáng thế Ký 49:17; Xuất Ê-díp-tô Ký

14:14; Ê-xe-chi-ên 27:27) 4. dựa trên việc lặp lại các từ có âm thanh giống nhau nhưng khác nghĩa (paronomasia). 5. dựa vào những chữ là tên đồ vật mà khi phát âm, thì có tiếng giống như âm thanh

món đồ vật đó tạo ra (onomatopoeia) 6. có phần mở đầu và kết thúc đặc biệt (gộp chung)

F. Có một vài thể loại thơ ca trong Cựu Ước. Một số liên hệ theo chủ đề còn một số liên hệ theo hình thức: 1. bài hát đề tặng riêng - Dân số Ký 21:17-18 2. các bài hát lao động - (có ám chỉ đến nhưng không được ghi lại trong Các quan xét

9:27); Ê-sai 16:10; Giê-rê-mi 25:30, 48:33 3. thể loại ballads - Dân số Ký 21:27-30; Ê-sai 23:16 4. những bài hát lúc say - tiêu cực, Ê-sai 5:11-13; A-mốt 6:4-7 và tích cực, Ê-sai 22:13 5. những bài thơ tình - Nhã ca, câu đố trong đám cưới - Các quan xét 14:10-18, bài hát

đám cưới - Thi thiên 45 6. ai ca, bài hát truy điệu người chết - (có ám chỉ đến nhưng không được ghi lại trong II

Sa-mu-ên 1:17 và II Sử ký 35:25); II Sa-mu-ên 3:33; Thi thiên 27, 28; Giê-rê-mi 9:17-22; Ca thương; Ê-xê-chi-ên 19:1-14; 26:17-18; Na-hum 3:15-19

7. bài hát chiến tranh - Sáng thế Ký 4:23-24; Xuất Ê-díp-tô Ký 15:1-18,20; Dân số Ký 10:35-36; 21:14-15; Giô-suê 10:13; Các quan xét 5:1-31; 11:34; I Sa-mu-ên 18:6; II Sa-mu-ên 1:18; Ê-sai 47:1-15; 37:21

8. những lời chúc phước đặc biệt của người lãnh đạo - Sáng thế Ký 49; Dân số Ký 6:24-26; Phục truyền Luật lệ Ký 32; II Sa-mu-ên 23:1-7

9. những bản văn ma thuật - Balaam, Dân số Ký 24:3-9 10. những bài thơ thiêng liêng - Thi thiên 11. những bài thơ theo chữ đầu dòng - Thi Thiên 9,34,37,119; Châm ngôn 31:10ff và Ca

thương 1-4 12. những lời rủa sả - Dân số Ký 21:22-30 13. những bài thơ chế nhạo - Ê-sai 14:1-22; 47:1-15; Ê-xê-chi-ên 28:1-23 14. một tập những bài thơ chiến tranh (Jashar) - Dân số Ký 21:14-15; Giô-suê 10:12-13;

II Sa-mu-ên 1:18

Page 28: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxv

IV. HƯỚNG DẪN GIẢI NGHĨA THƠ TIẾNG HÊ-BƠ-RƠ A. Tìm những lẽ thật chính trong khổ thơ (xem như là một phân đoạn trong văn xuôi.) Bản

Kinh thánh RSV là bản dịch đầu tiên xác định thơ theo từng khổ thơ. So sánh các bản dịch hiện đại để tìm những điểm hữu ích.

B. Nhận dạng các cách nói tượng hình và diễn tả nó bằng văn xuôi. Hãy nhớ rằng thể loại văn học này rất súc tích, nhiều phần được để trống để tự người đọc điền vào

C. Những bài thơ dài hướng về nghi vấn phải được liên kết với bối cảnh văn chương (thường là cả sách) cũng như hoàn cảnh lịch sử của chúng .

D. Các quan xét đoạn 4 & 5 rất là hữu ích để xem xét việc thơ văn diễn tả lịch sử như thế nào. Các quan xét đoạn 4 là văn xuôi còn đoạn 5 lại là thơ của cùng những sự việc đó (cũng so sánh Xuất Ê-díp-tô 14 & 15).

E. Cố gắng xác định thể loại song đối, cho dù đó là đồng nghĩa, trái ngược, hoặc tổng hợp. Điều này là rất quan trọng.

Page 29: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxvi

GIỚI THIỆU THỂ LOẠI VĂN CHƯƠNG KHÔN NGOAN I. THỂ LOẠI

A. Văn chuơng khôn ngoan là thể loại văn chương phổ thông ở vùng Cận Động cổ đại. (Wisdom in the Ancient Near East của R. J. Williams trong phần phụ chú của quyển Interpreter Dictionary of the Bible). 1. Mê-sô-pô-ta-mi (I Các vua 4:30-31; Ê-sai 47:10; Đa-ni-ên 1:20; 2:2)

a. Người Sumer đã phát triển truyền thống văn chương khôn ngoan theo hình thức tục ngữ và sử thi (theo những bản văn Nippur).

b. Tục ngữ khôn ngoan của Ba-by-lôn có liên hệ với tu sĩ, thầy phù thủy. Nó không chú trọng vào phương diện đạo đức (theo W. G. Lambert trong quyển Babylonian Wisdom Literature). Nó không có phát triển giống như ở Y-sơ-ra-ên.

c. A-sy-ri cũng có truyền thống văn chương khôn ngoan. Lời dạy của Ahiqar là ví dụ điển hình. Ông là cố vấn của San-chê-ríp (704-681 trước Chúa).

2. Ai-cập (I Các vua 4:30; Sáng thế Ký 41:8; Ê-sai 19:11-12) a. “Lời dạy cho Vizier Ptah-hotep,” được viết khoảng năm 2450 trước Chúa. Những

lời dạy của ông theo hình thức câu văn chứ không phải tục ngữ. Chúng được sắp xếp giống như lời người cha nói với con trai. “Những lời dạy cho vua Meri-ka-re” có khoảng năm 2200 trước Chúa cũng giống như vậy (theo quyển Old Testament Survey, của LaSor, Hubbard, Bush, trang 533).

b. Sự khôn ngoan của Amen-em-opet (được viết khoảng năm 1200 trước Chúa) rất giống với Châm-ngôn 22:17-24:12.

3. Phê-ni-xi (Ê-xê-chi-ên 27:8-9; 28:3-5) a. Những khám phá tại Ugarit đã cho thấy mối liên hệ gần gũi giữa thể loại văn

chương khôn ngoan Hê-bơ-rơ và Phê-ni-xi, đặc biệt là về đặc tính vần điệu. Nhiều cấu trúc khác lạ cùng những từ hiếm thấy trong thể loại văn chương khôn ngoan của Kinh Thánh có thể hiểu được là nhờ những khám phá khảo cổ tại Ras Shamra (Ugarit).

b. Sách Nhã-ca rất giống với những bài hát dành cho lễ cưới của người Phê-ni-xi được gọi là wasfs (được sáng tác vào khoảng năm 600 trước Chúa).

4. Ca-na-an (cũng là Ê-đôm, tham khảo Giê-rê-mi 49:7; Áp-đia 8) - Albright đã trình bày sự tương tự giữa thể loại văn chương khôn ngoan của người Hê-bơ-rơ và người Ca-na-an, đặc biệt là từ các bản văn Ras Shamra ở Ugarit được viết vào khoảng thế kỷ 15 trước Chúa. a. Cùng một chữ thường hay xuất hiện theo từng cặp b. Được trình bày theo cấu trúc chiasmus (giao chéo nhau) c. Có dấu, chữ nhỏ viết ở trên d. Có ký hiệu của âm nhạc

5. Thể loại văn chương khôn ngoan Kinh Thánh bao gồm luôn các sáng tác của vài tác giả không phải là dân Y-sơ-ra-ên: a. Gióp ở xứ Ê-đôm b. A-gu-rơ ở xứ Massa (một vương quốc của Ích-ma-ên ở vùng Saudi Arabia, tham

khảo Sáng thế Ký 25:14 và I Sử ký 1:30) c. Lê-mu-ên ở xứ Massa

6. Có hai sách không phải là Kinh thánh của Do Thái giáo cũng có hình thức của thể

Page 30: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxvii

loại này. a. Ecclesiasticus (Sự khôn ngoan của Ben Sirach) b. Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn (thể loại văn chương khôn ngoan)

B. Các đặc tính văn chương 1. Hai thể loại chính riêng biệt

a. Những lời dạy ở dạng tục ngữ, châm ngôn cho một cuộc sống thành công, hạnh phúc (khởi đầu là truyền miệng, xem Châm-ngôn 1:8; 4:1) (1) ngắn (2) dễ hiểu theo văn hóa (kinh nghiệm thông thường) (3) tư tưởng có ý gợi mở, tạo sự chú ý vào những lời phát biểu của chân lý (4) thường hay dùng cách đối nghịch (5) thông thường thì đúng nhưng không phải luôn luôn có thể áp dụng được

b. Những tác phẩm văn chương (dạng bản văn) có chủ đề đặc biệt được khai triển dài hơn, giống như Gióp, Truyền đạo và Giô-na. (1) độc thoại (2) đối thoại (3) tiểu luận (4) chúng đề cập đến những thắc mắc và bí ẩn quan trọng của đời sống (5) các nhà hiền triết sẵn sàng thách thức hiện trạng thần học đương thời.

c. Nhân cách hóa sự khôn ngoan (luôn luôn là phái nữ). Thuật ngữ khôn ngoan ở giống cái. (1) Trong Châm ngôn sự khôn ngoan thường được mô tả như là một phụ nữ (xem

1:8-9,18) (a) cách tích cực:

i. 1: 20-33 ii. 4: 6-9 iii. 8: 1-36 iv. 9: 1-6

(b) cách tiêu cực: i. 7: 1-27 ii. 9: 13-28

(2) Trong Châm ngôn 8:22-31, sự khôn ngoan được nhân cách hóa như con đầu lòng của tạo vật mà qua đó Đức Chúa Trời tạo dựng những loại khác (3:19-20, Thi thiên 104:24; Giê-rê-mi 10:12). Có thể chổ nầy là nền tảng cho cách dùng khái niệm logos trong Giăng 1:1 để nói đến Đức Chúa Giê-xu, Đấng Mết-si-a.

(3) Cũng có thể thấy điều nầy trong đoạn 24 của sách Ecclesiasticus (không được kinh điển).

2. Thể loại văn chương này thì khác biệt hoàn toàn với thể loại Luật Pháp và Tiên Tri (xem Giê-rê-mi 18:18), nó hướng đến mỗi cá nhân chứ không phải cả quốc gia. Không có ám chỉ nào đến lịch sử hay lễ nghi thờ phượng trong tôn giáo. Nó chủ yếu chú tâm vào đời sống hằng ngày về mặt đạo đức, sự vui vẻ và thành công.

3. Thể loại văn chương khôn ngoan Thánh Kinh có cấu trúc tương tự với thể loại văn chương khôn ngoan của những nước lân cận nhưng lại khác về nội dung. Đức Chúa Trời, chân Thần duy nhất là nền tảng cho tất cả văn chương khôn ngoan trong Kinh Thánh (xem Sáng thế Ký 41:38-39; Gióp 12:13; 28:28; Châm-ngôn 1:7; 9:10; Thi

Page 31: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxviii

thiên 111:10). Còn ở Ba-by-lôn là các vị thần Apsu, Ea hoặc là Marduk. Ở Ai-cập là thần Thoth.

4. Văn chương khôn ngoan Hê-bơ-rơ rất thực tế. Nó dựa trên kinh nghiệm sống, chứ không phải sự bày tỏ đặc biệt. Nó chú tâm vào một người có đời sống thành công (cả thiêng liêng lẫn thế tục). Nó là kinh nghiệm “thiêng liêng” của đời thường.

5. Bởi vì văn chương khôn ngoan sử dụng lý trí, kinh nghiệm và sự quan sát nên nó có tầm mức quốc tế, xuyên văn hóa. Mặc dù không thường được xác định rõ, nhưng thế giới quan của tôn giáo độc thần đã tạo đặc tính mặc khải cho văn chương khôn ngoan của Y-sơ-ra-ên.

II. NHỮNG PHỎNG ĐOÁN VỀ NGUỒN GỐC

A. Thể loại văn chương khôn ngoan phát triển ở Y-sơ-ra-ên như là sự thay đổi luân phiên hoặc để cân bằng với các hình thức khác của sự mặc khải. (Giê-rê-mi 18:18; Ê-xê-chi-ên 7:26) 1. Thầy tế lễ - luật pháp - hình thức (cộng đồng) 2. Tiên tri - phép lạ - hành động (cộng đồng) 3. Nhà hiền triết - sự khôn ngoan - đời sống thực tế, thành công (cá nhân) 4. Đã có những nữ tiên tri trong Y-sơ-ra-ên (Mi-ri-am, Hun-đa) thì cũng phải có các nữ

hiền triết (xem II Sa-mu-ên 14:1-21; 20:14-22).

B. Thể loại văn chương này phát triển dường như là: 1. Các truyện dân gian được kể nơi những đám lửa trại 2. Những truyền thống gia tộc được truyền lại cho những con cháu trai 3. Những ý tưởng được viết ra và được ủng hộ từ hoàng cung:

a. Đa-vít được gắn liền với Thi thiên b. Sa-lô-môn được gắn liền với Châm-ngôn (I Các vua 4:29-34; Thi thiên 72 & 127;

Châm-ngôn 1:1; 10:1; 25:1) c. Ê-xê-chia thì được gắn liền với việc biên tập văn chương khôn ngoan (Châm-

ngôn 25:1)

III. MỤC ĐÍCH

A. Về căn bản, văn chương khôn ngoan chú tâm “làm thế nào” đạt được hạnh phúc và thành công. Nó chủ yếu nhắm vào cá nhân. Nên nó dựa theo: 1. Kinh nghiệm của các thế hệ trước 2. Tương quan nhân quả trong cuộc sống 3. Hiểu biết với tin chắc rằng Đức Chúa Trời có thưởng phạt (xem Phục truyền Luật lệ

Ký 27-29)

B. Đó là cách thức để xã hội truyền lại lẽ thật và đào tạo những thế hệ lãnh đạo và công dân kế tiếp.

C. Mặc dù không phải luôn luôn bày tỏ rõ ràng nhưng thể loại văn chương khôn ngoan Cựu

Ước vẫn thấy Đức Chúa Trời của Giao Ước đứng sau tất cả mọi sự của đời sống. Không có sự phân tách rõ ràng giữa thiêng liêng và thế tục trong tiếng Hê-bơ-rơ. Mọi sự trong

Page 32: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxix

đời sống đều là thiêng liêng.

D. Đó là một cách để thách thức và làm cân bằng thần học truyền thống. Các nhà hiền triết là những nhà tư tưởng tự do không bị ràng buộc bởi các sách giáo điều. Họ dám hỏi, “Tại sao”, “Làm thế nào”, “Nếu”?

IV. NHỮNG PHƯƠNG CÁCH GIẢI NGHĨA

A. Những lời châm ngôn ngắn 1. Tìm những điều quan trọng quen thuộc trong đời sống được sử dụng để diễn tả lẽ

thật. 2. Diễn tả lẽ thật chính yếu trong một lời tuyên bố đơn giản. 3. Bởi vì bối cảnh sẽ không giúp được gì, nên cần tìm những đoạn song đối có cùng một

chủ đề.

B. Những tác phẩm văn thơ dài 1. Cần phải diễn tả đúng lẽ thật chính yếu của toàn bộ tác phẩm. 2. Đừng tách riêng những câu thơ ra khỏi ngữ cảnh của chúng. 3. Tra xét hoàn cảnh lịch sử hoặc nguyên nhân của bản văn.

C. Một số giải nghĩa sai thường xảy ra (xem quyển How to Read the Bible for All Its Worth, của Fee & Stuart, trang 207) 1. Nhiều người không đọc toàn bộ sách khôn ngoan (như Gióp và Truyền Đạo) để tìm

kiếm lẽ thật chính yếu của nó, nhưng lại tách vài phần của sách ra khỏi ngữ cảnh của nó, rồi áp dụng theo nghĩa đen cho cuộc sống hiện đại.

2. Người ta không hiểu đặc tính độc đáo của thể loại văn chương này. Đây là thể loại văn chương súc tích, nhiều hình ảnh theo nghĩa bóng của vùng Cận Động thời cổ đại.

3. Châm ngôn là những câu nói về những lẽ thật thông thường. Chúng được viết ra cho lẽ thật theo cách tổng quát, nhưng không thể hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh.

V. NHỮNG VÍ DỤ TRONG KINH THÁNH

A. Cựu Ước 1. Gióp 2. Thi thiên 1, 19, 32, 34, 37 (thể thơ theo chữ đầu câu), 49, 78, 104, 107, 110, 112-119

(thể thơ theo chữ đầu câu), 127-128, 133, 147, 148 3. Châm ngôn 4. Truyền đạo 5. Nhã Ca 6. Ca thương (thể thơ theo chữ đầu câu) 7. Giô-na

B. Những sách không thuộc loại kinh điển 1. Tobit 2. Sự khôn ngoan của Ben Sirach (Ecclesiasticus)

Page 33: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

xxx

3. Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn (Sách Khôn Ngoan) 4. IV Maccabees

C. Tân Ước 1. Các dụ ngôn của Chúa Giêsu 2. Sách Gia-cơ

Page 34: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

1

GIỚI THIỆU SÁCH TRUYỀN ĐẠO I. TÊN SÁCH

A. Tên sách theo tiếng Hê-bơ-rơ là cụm từ trong 1:1, “Lời của Qoheleth, con trai của Đa-vít, vua tại Giê-ru-sa-lem”. Tên rút gọn của sách là Qoheleth (BDB 875), là ĐỘNG TỪ được Sa-lô-môn sử dụng trong I Các vua 8:1. Nó là dạng ĐỘNG TÍNH TỪ GIỐNG CÁI của chữ Hê-bơ-rơ Qahal có nghĩa là “hội chúng” (xem phần IV. F.). Dường như nó xác định cho một chức vụ (khi được dùng với một MẠO TỪ trong 12:8).

B. Sách này được gọi là “Truyền đạo” là theo tên gọi được La-tinh hóa từ Bản Bảy Mươi.

Đây là một thuật ngữ tiếng Hy Lạp chỉ “người tập hợp” ra từ gốc “để gọi ra.”

C. Thuật ngữ Qoheleth có thể có nghĩa: 1. Người tập hợp các thính giả lại, do đó có thể người nầy là một giáo viên, người thuyết

giảng, nhà hùng biện v.v 2. Ám chỉ người sưu tập lẽ thật, một triết gia hoặc một nhà hiền triết (khôn ngoan) 3. Người thu thập những quan điểm khác nhau và quyết định xem điều nào là chính xác

hơn.

II. QUÁ TRÌNH CÔNG NHẬN KINH ĐIỂN

A. Sách Truyền đạo là một ví dụ điển hình cho loại văn học khôn ngoan. Cũng như sách Gióp, nó mở rộng phương thức nghiên cứu, giải quyết đề tài và nó thường thách thức những sự dạy dỗ khôn ngoan theo truyền thống.

B. Nó thuộc nhóm thứ ba trong Kinh thánh của người Do Thái được gọi là “Các sách Văn

Thơ.”

C. Nó cũng là sách trong nhóm đặc biệt gồm có năm sách ngắn được gọi là Megilloth hoặc là “5 cuộn da”. Mỗi quyển trong số này được đọc trong một ngày lễ hàng năm. Sách Truyền đạo được đọc trong kỳ lễ Lều Tạm.

D. Do tính chất hoài nghi và tiêu cực của cuốn sách này, nên trường phái Do Thái giáo bảo

thủ Shammai bác bỏ nó, nhưng nó lại được nhóm Do Thái giáo phóng khoáng theo khuynh hướng của Hillel bênh vực. Sự tranh luận này thậm chí kéo dài đến thời kỳ Jamnia, sau khi thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ (năm 70-90 sau Chúa).

E. Một số sách trong Cựu Ước gặp trở ngại trong việc công nhận vì:

1. Truyền Đạo - ý tưởng cay đắng, tiêu cực, không theo truyền thống 2. Nhã Ca - xác nhận cho tình yêu nhục thể 3. Ê-xơ-tê - không đề cập đến Đức Chúa Trời, đền thờ hay các địa điểm linh thiêng của

Do Thái Giáo 4. Ê-xê-chi-ên - đền thờ trong sách khác với đền thờ của Môi-se 5. Đa-ni-ên - phạm vi được mở rộng thêm gồm có những lời tiên tri ngày tận thế trong

đoạn 7-12

Page 35: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

2

F. Cuối cùng sách Truyền đạo cũng được công nhận vì: 1. Nó được cho là của Sa-lô-môn 2. Có phần kết luận theo truyền thống (12:13-14) 3. Nó nói đúng kinh nghiệm sống của con người và phơi bày sự nhầm lẫn của cộng đồng

Do Thái. Bên cạnh đó, thái độ hoài nghi của quyển sách này thực sự dành cho thời kỳ hậu hiện đại.

III. THỂ LOẠI

A. Giống như sách Gióp, sách Truyền đạo phải được giải nghĩa một cách tổng thể. Tâm điểm luôn xuyên suốt sách là những căng thẳng của cuộc sống con người (xuyên suốt cả chương 12).

B. Nó có cách nhìn mỉa mai châm biếm vào đời sống không có Đức Chúa Trời. Cụm từ

chính là “dưới ánh mặt trời”, 1:3, 9, 14; 2:11, 17, 18, 19, 20, 22; 3:16; 4:1, 3, 7, 15; 5:13 18, 6:1, 5, 12, 7:11, 8:9, 15, 17; 9:3, 6, 9, 11, 13, 10:5, 11:7, 12:2 (31 lần).

C. Đặc trưng của sách nầy là những sự đối nghịch (song đối ngược lại). Lưu ý:

1. Sự khôn ngoan ngược lại sự điên dại 2. Tốt lành trái ngược với độc ác 3. Ánh sáng ngược lại bóng tối 4. Yêu trái ngược với ghét 5. Sống ngược lại chết 6. Thế giới này trái ngược với thế giới bên kia Những bí ẩn về hiện hữu loài người sa ngã được minh chứng và công nhận, nhưng đó không phải là tất cả! Còn có Đức Chúa Trời nên một ngày kia sẽ có công lý. Con người không biết giải đáp thế nào, điều đó không có nghĩa là không có câu giải đáp! Sách này được viết theo phong cách của Văn chương khôn ngoan Cựu Ước (độc thần, ngày phán xét, hy vọng trong tương lai, sự tốt lành và ngay thẳng của Đức Chúa Trời, sự mặc khải [Thánh Kinh] là đúng và chắc chắn).

IV. QUYỀN TÁC GIẢ

A. Tác giả của sách nầy thuộc loại vô danh. B. Truyền thống của Do Thái giáo nói rằng nó là một trong ba cuốn sách do Sa-lô-môn viết

(Midrash Shir hasherem Rabbah I, 1, sect. 10) 1. Nhã Ca khi ông còn trẻ 2. Châm ngôn khi ông trung niên 3. Truyền đạo khi ông đã già có suy nghĩ cay đắng về cuộc đời (Rashi)

C. Chắc chắn sự khôn ngoan, giàu có và địa vị của Sa-lô-môn tạo cho ông thành nhân vật tương phản trong văn chương ở đoạn 1 và 2. Nhưng có những gợi ý rằng ông không phải là tác giả thật sự: 1. Câu 1:12, “Ta đã là vua trên cả Y-sơ-ra-ên tại Giê-ru-sa-lem” (bản NIV) - dùng thì

quá khứ

Page 36: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

3

2. Câu 1:16, “...hơn tất cả những người cai trị trên Giê-ru-sa-lem trước ta” (bản NASB) - chỉ có Đa-vít là vua trước Sa-lô-môn

3. Vài chổ như 4:1-3, 5:8 và 8:9 tệ lạm dụng của chính quyền được bàn luận nhưng chỉ là vô vọng

4. Rõ ràng vua Sa-lô-môn không phải tác giả trong các câu 8:2-4. Đây là những chỉ dẫn về việc phải ứng xử như thế nào trước sự hiện diện của nhà vua.

5. Danh xưng Sa-lô-môn không xuất hiện trong cuốn sách

D. Để tìm hiểu những luận chứng về quyền tác giả của Sa-lô-môn nên xem quyển Introduction to the OT, của C. F. Keil, quyển 1, trang 516-529.

E. Baba Bathra 15a (một cuốn sách trong bộ Talmud) cho biết những người của Ê-xê-chia

đã viết Châm Ngôn, Truyền đạo, và Nhã ca, nhưng rõ ràng điều nầy có nghĩa là họ biên tập và sắp xếp lại những sách khôn ngoan.

F. Chữ Qoheleth (BDB 875) có thể là tên riêng hay tựa đề của sách. Nó giống như một tựa

đề bởi vì 1. Nó có MẠO TỪ XÁC ĐỊNH trong 7:27 và 12:8 2. Nó ở dạng GIỐNG CÁI (FEMININE) ám chỉ một chức vụ, nhưng được dùng như

một ĐỘNG TỪ GIỐNG ĐỰC (MASCULINE VERBS) 3. Nó là một thuật ngữ hiếm thấy, chỉ xuất hiện bảy lần trong sách này

G. Phần duy nhất của cuốn sách tiết lộ về một hay nhiều người biên tập sau đó là 12:9-11,11-12,13-14. Hiển nhiên họ là những nhà hiền triết quen thuộc với sách Sáng thế Ký, Phục truyền Luật lệ Ký, Thi thiên, và Châm ngôn.

H. Các điểm xem như là nghịch lý hay là mâu thuẫn đã được giải thích như sau:

1. Mỉa mai, khi nói về đời sống không có Đức Chúa Trời (“dưới ánh mặt trời”) 2. Truyền thống dạy khôn ngoan của Do Thái Giáo được trích dẫn và bị thách thức (bác

bỏ) 3. Một giáo sư dạy sự khôn ngoan, một học sinh nhiệt tình trẻ tuổi và một người kể

chuyện (dẫn lời thoại) 4. Sự xung đột bên trong con người sa ngã (một ký thuật về cuộc đời) 5. Những người biên tập đời sau, ví dụ 12:9-12 khen ngợi Qoheleth (tích cực) và 12:13-

14 chê bai Qoheleth (tiêu cực) 6. Tôi nghĩ rằng giải thích 1 là chính xác nhất (tham khảo Dictionary of Biblical

Imagery, trang 228)

V. THỜI ĐIỂM

A. Có hai vấn đề liên quan đến thời điểm của sách Truyền Đạo: 1. Cuốn sách được sáng tác khi nào 2. Khi nào nó được đặt vào hình thức được kinh điển (như hiện tại)

B. Bối cảnh lịch sử chắc hẳn phải là sau triều đại của Sa-lô-môn. Ông được sử dụng như một hình ảnh tương phản trong văn chương ở các đoạn 1-2.

Page 37: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

4

C. Cấu trúc cuối cùng của quyển sách ám chỉ về thời kỳ sau nầy: 1. Sách có văn phong tiếng Hê-bơ-rơ của thời sau lưu đày nhưng trước giai đoạn năm

400-300 trước Chúa a. Có từ ngữ và thành ngữ bằng tiếng A-ram b. Hình thức của tiếng Hê-bơ-rơ

2. Có sự tương tự văn học với thể loại văn chương khôn ngoan Phoenician (Phê-ni-xi) khoảng năm 600-400 trước Chúa

3. Những ám chỉ đến sách Truyền Đạo có xuất hiện trong các tác phẩm của Ben Sirach (Ecclesiasticus) được viết khoảng năm 180 trước Chúa

4. Vài đoạn văn ngắn của sách Truyền đạo được tìm thấy trong bộ Các cuộn Biển Chết (4Q). Những đoạn văn này được xác định ở vào cuối thế kỷ thứ hai trước Chúa.

VI. CÁC ĐƠN VỊ VĂN HỌC

A. Tóm lược quyển sách này là công việc khó khăn. Nó giống với thể loại nhật ký, tản văn về cuộc đời hơn là một tác phẩm văn học có cấu trúc hẳn hoi. Nó tương tự cách thức giảng dạy của giáo sĩ Do Thái được gọi là “xâu ngọc thành chuỗi”. Tuy nhiên, có sự thống nhất về từ ngữ (“hư không “ hay “tốt lành”), về các cụm từ (“dưới ánh mặt trời”), các đề tài (“những sự xảy ra”), và một chủ đề thống nhất (1:2; 12:8).

B. Có thể có những phần bổ sung khi biên tập:

1. Lời mở đầu 1:1 2. Cả hai câu 1:2 và 12:8 ám chỉ rằng 1:1 và 12:9-14 là những phần bổ sung 3. hai phần kết được thêm vào:

a. 12:9-12 (dùng ở ngôi thứ ba) b. 12:13-14 (theo thần học truyền thống)

C. Hai đoạn 1 và 2 rõ ràng dùng Sa-lô-môn như một hình ảnh tương phản trong văn chương. D. Đoạn 3 là một bài thơ tuyệt vời về những kinh nghiệm chung của đời sống con người.

E. Phần còn lại không thể dễ dàng tóm lược!

VII. CÁC VẤN ĐỀ THẦN HỌC

A. Quyển sách này được nằm trong phần kinh điển dường như ám chỉ rằng Đức Chúa Trời không khước từ những người nghi ngờ nhưng chân thành tìm kiếm Ngài.

B. Nêu lên các câu hỏi cốt yếu (tận cùng) không phải là không được khuyến khích.

C. Sách Truyền đạo thừa nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và được viết theo dòng chảy

đức tin của Cựu Ước.

D. Tội ác là hậu quả từ sự sa ngã của nhân loại, chứ không phải do Đức Chúa Trời (tham khảo 7:29; 9:3). Thế giới này không phải là thế giới theo đúng ý định của Đức Chúa Trời (dành cho nó).

Page 38: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

5

E. Đường lối của Đức Chúa Trời không thể biết được. Con người có thể nỗ lực tìm ý nghĩa cuộc đời, nhưng nó không thể tìm được nếu không có Chúa!

F. Quyển sách này nghi ngờ quan điểm chính thống hời hợt về đời sau cũng như nghi ngờ

khả năng nhận biết Đức Chúa Trời của con người, nhưng Ngài vẫn hiện hữu và sẵn ban ơn.

G. Thế giới này vẫn luôn là không ngay thẳng và độc ác. Nếu các lời hứa của Đức Chúa Trời

là chân thật thì phải có một điều gì đó tốt lành hơn.

H. Hãy thỏa lòng với cuộc sống, bởi vì nó đến từ Đức Chúa Trời. Hãy tận hưởng nó vào thời điểm và nơi chỗ mà bạn có thể (2:24-26; 3:12, 13, 22; 5:18; 8:15; 9:7-9).

I. Những giải đáp sơ sài, hời hợt không phù hợp với những trải nghiệm cuộc đời thì cũng

giống như không thể giải đáp. Chúng ta phải đối mặt với thực tại vô nghĩa của đời sống nếu không có Đức Chúa Trời.

VIII. CÁC LẼ THẬT CHÍNH YẾU

A. Mục đích chính của cuốn sách là chỉ ra sự vô nghĩa của đời sống con người tách biệt khỏi Đức Chúa Trời. Nó là truyền đạo đơn nhằm cải đạo những người tri thức hay người thoả mãn với vật chất. B. H. Carroll nói rằng trong những tháng ngày ông không tin Chúa, sách Truyền đạo và sách Gióp tạo áp lực kinh khiếp trên ông, chúng cho ông thấy sự trống rỗng của đời sống và chỉ cho ông hướng về Đức Chúa Trời.

Trong bộ từ điển NIDOTTE ở quyển 4 trang 552-554 có lấy ra một trong vài quan điểm tương tự: “Nếu “mọi thực tại chỉ là hư ảo” là kết luận của Qoheleth (nhà truyền đạo) chỉ tại vì ông đã giới hạn sự quan sát lúc đầu của ông vào thực tại mà không có Đức Chúa Trời của Cựu Ước, nhưng sau đó khi ông đề cập đến Đức Chúa Trời thì quan điểm bi quan về cuộc đời này biến mất và được thay thế bằng thái độ chính thống hơn được bày tỏ trong phần lời kết (12:13-14).”

B. Hạnh phúc và sự thỏa lòng được tìm thấy trong 2:24; 3:12-13,22; 5:18-20; 8:15; 9:7-9;

12:13-14 1. Đức tin và sự vâng lời đối với Đức Chúa Trời 2. Niềm vui của gia đình 3. Công việc của chính mình

C. Cuốn sách này có quan điểm bất khả tri về Đức Chúa Trời và đời sau. Nó không giải đáp các câu hỏi về thưc tại tối hậu (ở đời sau), nhưng nó đặt những câu hỏi về thực tế hiện nay (đời nầy): 1. Đối với người Do Thái thì nó phơi bày sự sai lầm của những lời tuyên bố quá sơ sài

(hời hợt) của các nhà thần học truyền thống (“hai phương cách hay là hai con đường”).

2. Đối với người ngoại giáo thì nó cho thấy chẳng còn lại cái gì cả cho đời sống trần gian nếu không có Chúa.

3. Giải đáp cách sơ sài, dễ dãi các câu hỏi của đời sống thường là sai lầm. Ngay cả đối

Page 39: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

6

với đức tin vẫn có sự mầu nhiệm! Sự mặc khải không bày tỏ tất cả mọi sự!

D. Tác giả sách này sử dụng sự mặc khải tự nhiên, chứ không phải mặc khải đặc biệt (mặc dù ông quen thuộc với Sáng thế Ký, Phục truyền Luật lệ Ký, Thi thiên, và Châm ngôn) để xem xét cuộc đời. Danh xưng giao ước của Đức Giê-hô-va (YHWH) không xuất hiện trong cuốn sách. Cũng giống như tất cả các sách văn chương khôn ngoan, danh xưng thông thường Elohim (Đức Chúa Trời) được sử dụng trong sách.

E. Cuốn sách này làm quân bình cho những câu cách ngôn ngắn gọn của sách Châm ngôn

chỉ dẫn thành công trong cuộc sống (“hai con đường” ví dụ Thi thiên 1). Có sự huyền nhiệm trong cuộc sống, trong thiên nhiên, trong nhân loại, và trong Đức Chúa Trời. Để giải đáp được chỉ tìm thấy trong đức tin chứ không phải trong kiến thức; trong gia đình chứ không phải trong tài sản; và trong Chúa chứ không phải nơi sự khôn ngoan hoặc hành động của con người. Những niềm vui đơn giản của cuộc sống là gia đình, công việc, bạn bè, thực phẩm chỉ đem đến hạnh phúc trong cuộc sống đời này. Đời sau thì bị che khuất, nhưng đã có Chúa ở đó!

Page 40: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

7

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 1

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI* NASB NKJV NRSV TEV NJB

Sự phù du của mọi việc

Sự hư ảo của cuộc đời Đề tựa và Ý tưởng Cuộc sống thì vô nghĩa Lời mở đầu

1:1-2 1:1-11 1:1-11 1:1 1:1-8

(1)

(2)

(3-8)

1:2-11

1:3-11

(9-11) 1:9-11

Sự phù du của sự khôn ngoan

Nỗi đau đớn của sự khôn ngoan

Tìm kiếm sự khôn ngoan

Từng trãi của triết gia (1:12-2:26)

Sa-lô-môn (1:12-2:26)

1:12-18 1:12-15 1:12-18 1:12-13a 1:12-15

(12-14)

1:13b-15

(15)

1:16-18 1:16-18 1:16-18

(16-17)

(18)

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

* Mặc dù không được linh cảm, việc phân đoạn và câu là chìa khóa để hiểu và theo dõi ý tưởng nguyên thủy của tác giả. Mỗi bản dịch hiện đại đều có phần phân đoạn và tóm tắt đoạn. Mỗi đoạn có một chủ đề, một lẽ thật, một ý tưởng trọng tâm. Mỗi bản dịch có cách chia đoạn đặc biệt riêng của nó để cô đọng lại các chủ đề này. Khi đọc một bản văn, hãy tự hỏi chính mình bản dịch nào giúp bạn nắm được chủ đề qua lối chia đoạn và câu của nó. Ở mỗi đoạn, chúng ta phải đọc Kinh thánh trước và tìm cách xác định các chủ đề (phân đoạn) của nó, sau đó so sánh sự hiểu biết này với các bản dịch hiện đại. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được ý định của tác giả nguyên thủy bằng cách theo dõi lý luận và cách trình bày của họ, thì chúng ta mới thật sự hiểu được Kinh thánh. Chỉ có tác giả nguyên thủy được linh cảm- người đọc không có quyền thay đổi hay bổ sung vào sứ điệp. Tuy nhiên, những người đọc Kinh thánh có trách nhiệm áp dụng những lẽ thật được linh cảm này vào cuộc sống hằng ngày của họ. Lưu ý rằng tất cả các thuật ngữ và những chữ viết tắt đều được giải thích rõ ràng trong Phụ lục một, hai, và ba.

Page 41: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

8

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

BỐI CẢNH

A. Sách Truyền Đạo nằm trong thể loại văn chương được gọi là “Văn chương Khôn Ngoan” (xem phần Giới Thiệu).

B. Đặc trưng của nó là hướng vào đời sống hàng ngày cách thiết thực mà không liên kết với

những việc Đức Chúa Trời làm trong lịch sử hay là sự thờ phượng của dân Y-sơ-ra-ên.

C. Cá nhân tôi không tin Sa-lô-môn là tác giả (xem phần Giới thiệu, mục Quyền Tác Giả), mặc dù tôi nghĩ rằng ông được sử dụng trong Chương 1 và 2 như là hình ảnh tương phản trong văn chương (xem H. C. Leupold, Exposition of Ecclesiastes, trang 8-17), một người có tất cả mọi thứ, nhưng lại không hạnh phúc!

D. Cuốn sách nầy phải được xem xét toàn bộ. Phải xuyên suốt đến đoạn 12 thì luận chứng

của nó mới được vững chắc. Không thể tách một phần của bản văn để dẫn chứng, nếu không thì những mâu thuẫn thần học nghiêm trọng nảy sinh.

E. Bí quyết để giải nghĩa cuốn sách là cụm từ “dưới ánh mặt trời.” Tác giả sẽ phân tích cuộc

sống khi có và không có Đức Chúa Trời. Ông đang thách thức triết lý tôn giáo truyền thống.

F. Tác giả sử dụng mặc khải thiên nhiên (trong Thi thiên 19:1-6) chứ không phải là mặc

khải đặc biệt (như Thi thiên 19:7-14; 119) để xem xét cuộc sống. Danh xưng YHWH (Giê-hô-va) không xuất hiện trong suốt cuốn sách này, nhưng là tên chung của Đức Chúa Trời Elohim (xem Chủ đề đặc biệt: Danh xưng của Chúa ở 1:13). Hầu hết các sách văn chương khôn ngoan trong Kinh Thánh đều như thế.

G. Người giáo sư này không cung cấp câu trả lời cũng như khi có các câu hỏi đúng, các câu

hỏi khó về hiện hữu của con người. Ông không sợ thách thức truyền thống và những suy nghĩ dựa theo truyền thống.

H. Chương 1-2 có thể được xem như là một danh sách những điều mà con người tìm kiếm

mà họ nghĩ rằng nó sẽ cung cấp cho họ niềm vui và hài lòng, nhưng cuộc sống không có

Page 42: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

9

Chúa không thể đầy trọn! 1. sự khôn ngoan, 1:13-18 2. lạc thú, 2:1-3 3. tài sản, 2:4-8a 4. sắc dục, 2: b 5. lời tóm tắt, 2:9-11

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

1:1 “Người truyền đạo” Không có mạo từ xác định ở đây, mặc dù nó có xuất hiện trong 7:27; 12:8. Đây là chức năng hơn là danh hiệu. Cách dịch đúng nhất là “giáo sư” hay “giáo viên” (BDB 875). Xem phần Giới thiệu, Tên sách mục C, và Quyền Tác Giả, mục F. “con trai của Đa-vít” Câu này và câu 12 ngụ ý rằng chổ này nói về Sa-lô-môn, nhưng những trích dẫn khác trong suốt cuốn sách lại không thích hợp với Sa-lô-môn. Tôi tin rằng một hay nhiều giáo sư khôn ngoan ẩn danh đã sử dụng sự khôn ngoan, giàu có, quyền lực, và địa vị của Sa-lô-môn như một hình ảnh tương phản trong văn chương để phê bình cuộc đời. Xem Phần Giới thiệu, Quyền Tác Giả, C. 1:2 “hư không của sự hư không” Đây là dạng so sánh tuyệt đối trong tiếng Hê-bơ-rơ (xem 1:2 và 12:8). Từ này có nghĩa là “hơi nước”, “hơi thở”, hay “sương mù” (BDB 210 I, tham khảo 4:14). Nó nhấn mạnh vào cả ý (1) hư vô và (2) sự ngắn ngủi của đời sống con người. Bối cảnh hỗ trợ cho ý nghĩa sau (xem quyển Exposition of Ecclesiastes của H. C. Leupold, trang 41).

Đây là một thuật ngữ chính yếu và cụm từ lặp lại thường xuyên trong cuốn sách này (xem 1:2,14; 2:1,11,15,17,19,21,23,26; 3:19; 4:4,7,8, 16; 5:7,10; 6:2,4,9,11,12; 7:6,15; 8:10,14; 9:9; 11:8,10; 12:8). Thuật ngữ này ít khi được sử dụng trong các sách văn chương khôn ngoan khác, Gióp 5 lần, Thi thiên 9 lần và Châm ngôn 3 lần.

Đối với các lý thuyết khác nhau về việc nhận xét những lời tuyên bố mạnh mẽ trong quyển sách này, xem phần Giới thiệu, Quyển Tác Giả, mục H. Tôi thích quan điểm thứ 1. Giả định thần học này sẽ là khung sườn mà qua nó tôi giải nghĩa cuốn sách này. “thảy đều hư không” Chú ý đến từ gốc “hư không” (BDB 210 I) được sử dụng năm lần trong một câu này! Quyển The Handbook on Ecclesiastes của UBS, nói rằng thuật ngữ này nên được hiểu là:

1. không thể lĩnh hội 2. khó hiểu 3. bí ẩn 4. không thể hiểu được

Do đó, nó truyền đạt về thực tại của cuộc đời bằng nhiều câu hỏi không thể trả lời (trang 4). Người nào có thể hiểu biết được kể là khôn ngoan sẽ biết điều này, nhưng sẽ tiếp tục tin cậy Chúa và giữ mạng lệnh của Ngài.

BẢN NASB 1:1-2 1 Lời của người truyền đạo, con trai của Đa-vít, vua tại Giê-ru-sa-lem. 2 Người

truyền đạo nói: Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không.

Page 43: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

10

Điều này đề cập đến những việc làm không chắc chắn và không thể đoán trước của cuộc sống. Đây là hậu quả của nhân loại sa ngã cố gắng sống bằng sức riêng của mình, tách biệt khỏi Đức Chúa Trời. Đây là tình trạng còn lại sau sự sa ngã (xem Sáng thế ký 3)!

Thuật ngữ “tất cả” trong tiếng Hê-bơ-rơ (BDB 481) thường dịch là “tất cả mọi thứ” là một từ thông thường nhưng được sử dụng đặc biệt nhiều lần trong sách Truyền Đạo (9 lần trong chương 1, 17 lần trong chương 2, 13 lần trong chương 3, vv.) Qoheleth (người truyền đạo) sử dụng ngôn ngữ có tính bao hàm này để trình bày thần học của ông nhấn mạnh về:

1. Quyền tể trị và sự kiểm soát của Đức Chúa Trời 2. Tính chất vô ích và ngắn ngủi của con người

1:3 “Các việc lao khổ loài người làm ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi?” Tất cả công việc của con người và tất cả những thứ khác là vô nghĩa nếu không có Đức Chúa Trời (chủ nghĩa nhân bản vô thần). Chúng ta chỉ là những hệ quả ngẫu nhiên do thế lực vật lý tự nhiên tạo ra. Không có mục đích, không có ý nghĩa, không có đời sau, không có thần linh, chỉ là vật chất vũ trụ (chủ nghĩa tự nhiên, duy vật vô thần). NASB “lợi thế” NKJV, NJB “lợi nhuận” NRSV “đạt được” TEV “bạn đạt được gì từ việc đó” Từ gốc (BDB 451-452) có một số ý nghĩa:

1. gợi nhớ, dư thừa, ưu việt 2. dây, dây thừng, dây cung 3. dư dật Dạng thức nầy chỉ có trong sách Truyền Đạo (xem 1:3; 2:11,13 [2 lần ]; 3:9; 5:8,15; 7:12;

10:11,11, một dạng khác của thuật ngữ này là danh từ trong ĐỘNG TÍNH TỪ Qal, xem 6:11; 7:11,16; 12:9,12). Chữ này rõ ràng là một thuật ngữ quan trọng bởi vì nó mô tả chủ đích mà con

BẢN NASB 1:3-11 3 Các việc lao khổ loài người làm ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi? 4 Đời nầy qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn. 5 Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc. 6 Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó. 7 Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa. 8 Muôn vật thảy đều lao khổ, loài người không thế nói ra được; mắt không hề chán ngó, tai chẳng hề nhàm nghe. 9 Điều chi đã có, ấy là điều sẽ có; điều gì đã làm, ấy là điều sẽ làm nữa; chẳng có điều gì mới ở dưới mặt trời. 10 Nếu có một vật chi mà người ta nói rằng: Hãy xem, cái nầy mới, vật ấy thật đã có rồi trong các thời đời trước ta. 11 Người ta chẳng nhớ các đời trước, và các đời sau những người đến sau cũng sẽ chẳng nhớ đến nữa.

Page 44: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

11

người tìm kiếm! Quyển The Handbook on Ecclesiastes của UBS gợi ý chữ này đề cập đến sự vĩnh cửu hay đời sau, như thể là “một lợi ích lâu dài” (trang 5-6).

Chữ “mệt nhọc”(BDB 765), sử dụng hai lần, có một số ý nghĩa. Từ gốc có thể có nghĩa là 1. bối rối, phiền muộn 2. rắc rối, trở ngại 3. mệt nhọc, cực khổ

Trong bối cảnh này ý thứ 3 phù hợp nhất, nhưng người ta cảm thấy hiện vẫn có các ý nghĩa khác trong từ gốc (có một số câu mà từ gốc được dùng hai lần (1:3; 2:10,11,18,19,20,21,22; 4:8; 5:18; 9:9). 1:3, 9, 13, 14 “dưới ánh mặt trời” Đây là cụm từ chính cho việc giải nghĩa toàn bộ cuốn sách (Giới từ, DBD 1065; Mạo từ xác định và Danh từ, DBD 1039). Nó được dùng 25 lần. Nó cho thấy những nỗ lực của con người không có Đức Chúa Trời. Qoheleth (nhà truyền đạo) xem xét đời sống vật chất (bằng cách quan sát, tức là dùng mặc khải thiên nhiên) và đi đến kết luận rằng nó chỉ là hư không (tham khảo Dictionary of Biblical Imagery, trang 228). 1:4ff Nơi đây khởi đầu một đoạn thơ:

1. NASB - các câu 3-11 2. NKJV - các câu 3-11 3. NRSV - các câu 1-11 4. TEV - văn xuôi 5. NJB - văn xuôi 6. JPSOA - các câu 2-9 7. NIV - các câu 3-11 8. REB - văn xuôi

Thật không dễ dàng để xác định thể loại, cấu trúc và tóm lược. 1:4 Cụm từ “vẫn còn mãi mãi” được sử dụng trong một ý nghĩa tương đối (xem Xuất Ê-díp-tô Ký 21:6).

Câu này diễn tả sự thoáng qua của đời sống có ý thức (xem Gióp 14:2; Thi thiên 90:5-6; 103:15-16; Ê-sai 40:6-7) trái với sự ổn định của tạo vật tâm linh (như là một khía cạnh vĩnh hằng của YHWH, tham khảo Thi thiên 104:5; 119:90).

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: ĐỜI ĐỜI (‘OLAM)

‘olam (BDB 761, KB 798) là một thuật ngữ rất phổ biến (được sử dụng trên 400 lần). Nó được sử dụng để chỉ một khoảng thời gian theo nhiều nghĩa, nhưng mỗi nghĩa cần phải được gắn kết với tính chất của sự việc mà nó có liên hệ.

A. Thời gian trong quá khứ (chỉ liệt kê những ví dụ) 1. “các anh hùng thời xưa,” Sáng thế Ký 6:4 2. “những núi và đồi,” Sáng thế Ký 49:21 3. “những đời trước,” Phục truyền Luật lệ Ký 32:7 4. “tổ tiên,” Giô-suê 24:2 5. “những ngày đời xưa,” Ê-sai 51:9

Page 45: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

12

B. Liên tục suốt đời (chỉ liệt kê những ví dụ) 1. “tin cậy ngươi luôn luôn “ (ví dụ, Môi-se), Xuất Ê-díp-tô Ký 19:9 2. “làm tôi mọi luôn luôn” Phục truyền Luật lệ Ký 15:17, I Sa-mu-ên 27:12 3. “trọn đời ngươi,” Phục truyền Luật lệ Ký 23:6 4. Sa-mu-ên “ở lại đó luôn luôn” I Sa-mu-ên 1:22 5. Vua “sống muôn năm” I Các vua 1:21;Nê-hê-mi 2:3; Thi thiên 21:4 6. “ngợi khen Chúa muôn đời,” Thi thiên 115:18; 145:1-2 7. “hát xướng luôn luôn,” Thi thiên 89:1; 115:18; 145:1-2 8. “cưu mang luôn luôn (nghĩa ẩn dụ),” Giê-rê-mi 20:17 9. có thể trong Châm-ngôn 10:25

C. Liên tục tồn tại (nhưng có những giới hạn rõ ràng) 1. Con người sống mãi mãi, Sáng thế Ký 3:22 2. Trái đất, Thi thiên 78:69; 104:5; 148:6; Truyền Đạo 1:4 (xem II Phi-e-rơ 3:10) 3. Chức thầy tế lễ của A-rôn, Xuất Ê-díp-tô Ký 29:9; 40:15 (xem I Sa-mu-ên 2:30) 4. Ngày Sa-bát, Xuất Ê-díp-tô Ký 31:16-17 5. Những ngày lễ, Xuất Ê-díp-tô Ký 12:14,17,24; Lê-vi Ký 16:29,31,24;

23:14,21,41 6. Phép cắt bì, Sáng thế Ký 17:13 (xem Rô-ma 2:28-29) 7. Đất của lời hứa, Sáng thế Ký 13:15, 17:18, 48:4; Xuất Ê-díp-tô Ký 32:13 (xem

chủ đề những sự lưu đày) 8. Những thành phố bị đổ nát, Ê-sai 25:2; 32:14; 34:10

D. Các giao ước có điều kiện 1. Áp-ra-ham, Sáng thế Ký 17:7,8,13,19 2. Y-sơ-ra-ên, Phục truyền Luật lệ Ký 5:29; 12:28 3. Đa-vít, II Sa-mu-ên 7:13,16,25,29; Thi thiên 89:2,4 4. Y-sơ-ra-ên, Các Quan Xét 2:1 (tham khảo Ga-la-ti 3)

E. Các giao ước vô điều kiện 1. Nô-ê, Sáng thế Ký 9:12,16 2. Giao ước mới, Ê-sai 55:3; Giê-rê-mi 32:40; 50:5 (tức là, Giê-rê-mi 31:31-34; Ê-

xê-chi-ên 36:22-30) F. Đức Chúa Trời

1. Sự hiện hữu của Ngài, Sáng thế Ký 21:33; Phục truyền Luật lệ Ký 32:40; Thi thiên 90:2; 93:2. Ê-sai 40:28; Đa-ni-ên 12:7

2. Danh của Ngài, Xuất Ê-díp-tô Ký 3:15; Thi thiên 135:13 3. Sự cai trị của Ngài, Xuất Ê-díp-tô Ký 15:18; Thi thiên 45:6; 66:7; Giê-rê-mi

10:10; Mi-chê 4:7 4. Lời của Ngài, Thi thiên 119:89,160; Ê-sai 40:8; 59:21 5. Lòng yêu thương nhân từ của Ngài, Thi thiên 25:6; 89:2; 103:17; 118:1-4,29;

Giê-rê-mi 33:1 G. Đấng Mết-si-a

1. Danh của Ngài, Thi thiên 72:17,19 2. Được chúc tôn mãi mãi, Thi thiên 45:2,17; 89:52 3. Trị vì, Thi thiên 89:36,37; Ê-sai 9:7 4. Thầy tế lễ, Thi thiên 110:4 5. Sự hiện hữu từ trước vô cùng, Mi-chê 5:2

Page 46: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

13

1:5 Thi thiên 19:6 trình bày cùng một lẽ thật này trong một vần thơ trang trọng, nhưng ở đây công việc hàng ngày của mặt trời bị xem như là vô ích, vô nghĩa, sự lặp lại mệt mỏi. “lật đật” Chữ này có thể có nghĩa là “thở hổn hển” (BDB 983 I, dạng ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal), như trong sự mệt mỏi hoặc là sự khao khát (tham khảo, Thi thiên 119:131). Đây là lần đầu tiên trong một loạt mười một ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal phản ảnh thiên nhiên (xem các câu 5-7). 1:6 Bản Bảy Mươi và bản Vulgate liên kết phần đầu của câu này với mặt trời, nhưng trong mạch văn nó lại đề cập đến gió (một cách chơi chữ với chữ “hư không”) như là một việc làm vô nghĩa (giống như các dòng sông chảy ra biển) . 1:8 “Muôn vật thảy đều lao khổ” Tạo vật thuộc thể chất cứ lặp đi lặp lại công việc của nó cách bí ẩn (tham khảo câu 9):

1. sự sống con người, câu 4 2. các thiên thể, câu 5 3. gió, câu 6 4. sông ngòi, câu 7 Giả định này là tiền đề chính yếu đầu tiên của tác giả về sự hiện hữu nơi thế gian này

(“không có gì mới hoặc có ý nghĩa trong một chu kỳ bất tận của tạo vật thể chất”). Nguyên lý bắt

H. Cuộc sống trong Thời Đại Mới 1. Sự sống đời đời, Đa-ni-ên 12:2 2. Sự sỉ nhục đời đời, Đa-ni-ên 12:2 3. Không còn nước mắt, Ê-sai 65:19 (Khải huyền 21:4) 4. Không cần mặt trời, Ê-sai 60:19-20 (Khải huyền 21:23)

Nên lưu ý nhiều từ trong tiếng Anh khác nhau được sử dụng để dịch chữ Hê-bơ-rơ này trong bản dịch Kinh Thánh NIV

1. mãi mãi 2. cũ, xưa 3. đời đời 4. vĩnh cửu 5. lâu bền 6. luôn luôn 7. suốt cả đời sống 8. tiếp tục 9. thường có 10. thường xuyên 11. bất cứ lúc nào 12. cổ xưa, thời cổ đại 13. vô tận 14. vĩnh viễn 15. cho đến cuối cùng 16. một thời gian dài 17. thời gian dài trước đây

Page 47: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

14

đầu trong câu 8a và tiếp theo là ba cụm từ giải thích: 1. con người không thể mô tả nó 2. mắt không thỏa mãn khi nhìn nó 3. tai không nghe đầy đủ về nó

Những điều này mô tả các thế hệ đến và ra đi (xem câu 4a). Tất cả họ đều kinh nghiệm được 1. các chu kỳ trong tự nhiên 2. không thoả mãn về những bí ẩn của hiện hữu sa ngã 3. tìm kiếm lời giải đáp nhưng không tìm được (lại là một chu kỳ nữa)

NASB “con người không thể nói về nó” NKJV “con người không thể diễn tả nó” NRSV “vượt quá những điều con người có thể diễn tả” TEV “quá khó khăn để dùng từ ngữ (diễn tả)” REB “không ai có thể mô tả hết toàn bộ” LXX “một người sẽ không thể nói về chúng”

Những điều mà tác giả kể ra về sự lặp đi lặp lại vô nghĩa trong tự nhiên thì có thể tiếp tục nhân lên bất tận. Điều nầy ám chỉ không chỉ con người sa ngã bất năng nên không diễn đạt rõ ràng sự vô nghĩa, vô hy vọng do những chu kỳ của tự nhiên mang đến, mà còn ý thức về sự vô mục đích mà nó đem vào hiện hữu của con người!

Con người không thể diễn tả vì họ không hiểu biết (do tách ra khỏi sự mặc khải của Đức Chúa Trời). 1:9 “Điều chi đã có, ấy là điều sẽ có” Điều này đề cập đến sự lặp lại vô nghĩa không có mục đích rõ ràng hay đạt đến mục tiêu (đây là sự châm biếm về con người không có Đức Chúa Trời so sánh với Ê-sai 55:6-13). Điều này mô tả chủ nghĩa nhân bản vô thần và cùng với nó là triết lý tôn giáo Đông Phương (vòng quay luân hồi). “không có gì mới dưới ánh mặt trời” Chủ đề này được lặp đi lặp lại là chìa khóa để giải thích cả cuốn sách. Tác giả cho thấy sự vô nghĩa và tuyệt vọng của đời sống không có Chúa, không có mục đích, không có sự trường tồn! Các độc giả buộc phải suy tư về hiện hữu của con người, cuộc sống trần gian, nếu không có Đức Chúa Trời!

Tranh luận ngày nay về nguồn gốc lấy chổ nầy làm tiêu điểm. Phải chăng vũ trụ, cùng với kích thước, sức mạnh và sự bùng nổ của nó là tất cả những gì đã có, hiện có và sẽ còn có? Phải chăng sự sống con người chỉ là ngẫu nhiên, qua tiến trình tiến hóa không chủ đích vẫn liên tục thay đổi? Có phải sự biến đổi là tiêu chuẩn tuyệt đối duy nhất? Đây là câu hỏi tận cùng về giá trị, nhân phẩm và hình ảnh của Đức Chúa Trời ở bên trong con người. 1:10 “Hãy xem, cái nầy mới” “Xem” (BDB 906, KB 1157, MỆNH LỆNH Qal) là do một người được giả định chống đối nói ra. Người đó được trả lời là do ông không còn đủ trí nhớ về lịch sử (xem câu 10-11). Chỉ có cái vẫn còn mãi là sự lặp lại vô nghĩa (về cả vật chất và sự hiện hữu). 1:11 NASB “những việc trước đó” NKJV “những việc đời trước” NRSV “người từ xa xưa” TEV “những gì đã xảy ra trong quá khứ”

Page 48: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

15

NJB “thuộc về quá khứ” TÍNH TỪ GIỐNG ĐỰC SỐ NHIỀU này (BDB 911) đề cập đến con người, Lê-vi Ký

26:45; Phục truyền Luật lệ Ký 19; Thi thiên 79:8, trong khi đó dạng GIỐNG CÁI SỐ NHIỀU đề cập đến các sự kiện, Ê-sai 41:22, 42:9, 43:9, 46:9, 48:3, và có thể cả 61:4. Vì vậy, bản NRSV có cách dịch chính xác hơn.

Động từ này được Robert Gordis trình bày kỹ lưỡng trong tác phẩm Koheleth, the Man and His World, a Study of Ecclesiastes, trang 208, như sau: “Câu thơ này đem lại lý do cho câu 10. Những sự việc chỉ hiện ra như mới bởi vì quá khứ đã bị lãng quên (Levy) - đây là yếu tố bổ sung vào cái hư ảo của hiện hữu con người. Không chỉ là không có thể thực hiện được điều gì, nhưng ký ức về những nỗ lực cũng bị bôi xóa (Hertz)”.

1:12 “người truyền đạo” Xem chú thích trong 1:1 “đã làm vua” Đây là lý do đầu tiên trong nhiều lý do tại sao Sa-lô-môn không phải là tác giả, nhưng chỉ là một hình ảnh tương phản trong văn chương (xem Phần Giới thiệu, IV. Tác Quyền, mục C).

ĐỘNG TỪ “là” (BDB 224, KB 243, dạng HOÀN THÀNH Qal) được sử dụng thường xuyên trong đoạn trước (câu 9 [hai lần], câu 10 [sáu lần). Ý nghĩa thời gian trong ĐỘNG TỪ tiếng Hê-bơ-rơ phải được xác định từ ngữ cảnh. THÌ HOÀN THÀNH ngụ ý một điều kiện trong quá khứ, chứ không phải trong hiện tại. Có một lúc nào đó mà Sa-lô-môn không phải là vua sau khi đã lên ngôi vua? Các giáo sư Do Thái Giáo nhận thức nan đề này và đã phỏng đoán rằng Sa-lô-môn đã trải qua một sự trừng phạt tương tự như Nê-bu-cát-nết-sa (xem Đa-ni-ên 4) và đã bị mất quyền lãnh đạo trực tiếp trên Y-sơ-ra-ên trong một thời gian (Targum về sách Truyền đạo 1:12; J. Sanhedrin 20c). Đây chỉ là giả thiết và sự tưởng tượng để tìm cách để giải thích các đặc tính ngữ pháp của bản văn bản tại đây. 1:13 “lòng” Chữ này có nghĩa đen là “trái tim”.

BẢN NASB 1:12-15 12 Ta là người truyền đạo, đã làm vua Y-sơ-ra-ên tại Giê-ru-sa-lem. 13 Ta chuyên

lòng lấy sự khôn ngoan mà tra khảo mọi việc làm ra dưới trời; ấy là một việc lao khổ mà Đức Chúa Trời đã giao cho loài người để lo làm. 14 Ta đã xem thấy mọi việc làm ra dưới mặt trời; kìa, thảy đều hư không, theo luồng gió thổi. 15 Vật chi đã cong vẹo không thể ngay lại được, và vật gì thiếu không thể đếm được.

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: TIM, TẤM LÒNG

Chữ kardia trong tiếng Hy lạp được dùng trong bản Bảy Mươi và trong Tân ước diễn tả ý nghĩa chữ leb trong tiếng Hê-bơ-rơ. Nó được dùng trong một số cách sau đây (xin xem Bauer, Arndt, Gingrich and Danker, A Greek-English Lexicon, trang 403-404):

1. Trung tâm của một cuộc sống thuộc thể, nhưng trong ẩn dụ thì chỉ về một con người (Công vụ 14:17; II Cô-rinh-tô 3:2-3; Gia-cơ 5:5)

2. Trung tâm của một đời sống thuộc linh (đạo đức)

Page 49: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

16

“tìm kiếm” Từ này có nghĩa là “tìm kiếm rồi ứng dụng” (BDB 205, KB 233, TỪ GHÉP NGUYÊN MẪU Qal, xem Thi thiên 111:2; 119:45). “tra khảo” Từ này có nghĩa là “khảo cứu” hoặc “đi đến tận gốc rễ của vấn đề” (BDB 1064, KB 1707, dạng TỪ GHÉP NGUYÊN MẪU Qal, xem 7:25). Nó thường được sử dụng cho việc do thám vùng đất Ca-na-an (xem Dân số Ký 13). “sự khôn ngoan” Có hai từ được sử dụng trong thể loại văn chương khôn ngoan liên quan đến sự hiểu biết. Có một ví dụ điển hình là Châm-ngôn 1:7:

1. kiến thức (BDB 395) 2. khôn ngoan (BDB 315)

Chúng tạo thành một cặp bổ sung lẫn nhau. Một chữ chú tâm vào cuộc sống thực tế và chữ kia về kiến thức học thuật. Cả hai đều cần thiết để sống một cuộc đời cách tốt đẹp. Chúng không phải để đối nghịch nhau nhưng cả hai cần được tìm kiếm (xem Gióp 28:28; Thi thiên 111:10; Châm-ngôn 9:10, 15:33). “mọi việc làm ra dưới trời” Xem chú thích trong 1:3. Đây là một khái niệm chính yếu, rất cần thiết cho sự giải thích đúng đắn cuốn sách. Nó tương đương với cụm từ “dưới ánh mặt trời.”

a. Đức Chúa Trời nhìn biết tấm lòng (Lu-ca 16:15; Rô-ma 8:27; I Cô-rinh-tô 14:25; I Tê-sa-lô-ni-ca 2:4; Khải huyền 2:23)

b. Để chỉ đời sống thuộc linh của con người (Ma-thi-ơ 15:18-19; 18:35; Rô-ma 6:17; I Ti-mô-thê 1:5; II Ti-mô-thê 2:22; I Phi-e-rơ 1:22)

3. Trung tâm của sự sống lý trí (tức là tri thức, Ma-thi-ơ 13:15; 24:48; Công vụ 7:23; 16:14; 28:27; Rô-ma 1:21; 10:6: 16:18; II Cô-rinh-tô 4:6; Ê-phê-sô 1:18; 4:18; Gia-cơ 1:26; II Phi-e-rơ 1:19; Khải huyền 18:7; tấm lòng đồng nghĩa với trí óc trong II Cô-rinh-tô 3:14-15 và Phi-líp 4:7)

4. Trung tâm của ý chí (Công vụ 5:4; 11:23: I Cô-rinh-tô 4:5; 7:37; II Cô-rinh-tô 9:7) 5. Trung tâm của tình cảm (Ma-thi-ơ 5:28; Công vụ 2:26,37; 7:54; 21:13; Rô-ma 1:24; II

Cô-rinh-tô 2:4:7:3; Ê-phê-sô 6:22; Phi-líp 1:7) 6. Nơi đặc biệt để Đức Thánh Linh hành động (Rô-ma 5:5; II Cô-rinh-tô 1:22; Ga-la-ti

4:6 [Đấng Christ sống trong lòng của chúng ta, Ê-phê-sô 3:17]) 7. Tấm lòng là cách nói tượng hình để chỉ toàn bộ một con người (Ma-thi-ơ 22:37, lấy từ

Phục truyền 6:5). Những tư tưởng, động cơ, và hành động thuộc về tấm lòng cho thấy rõ ràng thuộc loại người nào. Cựu ước có một số cách sử dụng ấn tượng về từ ngữ này: a. Sáng thế ký 6:6; 8:21, “Đức Chúa Trời buồn trong lòng” (cũng để ý xem Ô-sê 11:8-

9) b. Phục truyền 4:29; 6:5 “bằng cả tấm lòng, cả linh hồn” c. Phục truyền 10:16, “tấm lòng không cắt bì” và Rô-ma 2:29 d. Ê-xê-chi-ên 18:31-32, “tấm lòng mới” e. Ê-xê-chi-ên 36:26, “tấm lòng mới” so với “tấm lòng bằng đá”

Page 50: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

17

“Đức Chúa Trời” Là Elohim trong tiếng Hê-bơ-rơ. Chỉ có tên này được sử dụng cho thần linh trong cuốn sách.

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: TÊN CỦA THẦN LINH A. El.

1. Ý nghĩa ban đầu của thuật ngữ chung cho các vị thần trong thời cổ đại là không rõ ràng, mặc dù nhiều học giả tin rằng nguồn gốc nó xuất phát từ dân tộc A-cát (Akkadian), có nghĩa là mạnh hoặc có quyền lực (xem Sáng thế Ký 17:01; Dân số Ký 23:19; Phục truyền Luật lệ ký 7: 21; Thi thiên 50:1).

2. El là thần tối cao trong đền đa thần của dân Ca-na-an (theo các bản văn Ras Shamra)

3. Trong Kinh Thánh, El không được kết hợp cách thông thường với những chữ khác. Những kết hợp sau đây là một cách để mô tả Đức Chúa Trời: a. El-Elyon (Đức Chúa Trời Chí Cao), Sáng thế Ký 14:18-22; Phục truyền Luật lệ

Ký 32:8; Ê-sai 14:14 b. El-Roi (Đức Chúa Trời xem thấy hay là Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính Ngài),

Sáng thế Ký 16:13 c. El-Shaddai (Đức Chúa Trời toàn năng hoặc là Đức Chúa Trời đầy lòng thương

xót hay Đức Chúa Trời của các núi), Sáng thế Ký 17:01, 35:11, 43:14, 49:25; Xuất Ê-díp-tô Ký 6:3

d. El-Olam (Đức Chúa Trời vĩnh hằng), Sáng thế Ký 21:33. Thuật ngữ này là sự liên kết thần học với lời hứa của Đức Chúa Trời cho Đa-vít, II Sa-mu-ên 7:13,16

e. El-Berit (Đức Chúa Trời của giao ước), Các quan xét 9:46 4. El là tương đương với.

a. Đức Giê-hô-va trong Thi thiên 85:8; Ê-sai 42:5 b. Elohim trong Sáng thế Ký 46:3; Gióp 5:8, “Ta là El, Elohim của cha các ngươi.” c. Shaddai trong Sáng thế Ký 49:25 d. “ghen tương” trong Xuất Ê-díp-tô Ký 34:14; Phục truyền Luật lệ Ký 4:24; 5:9;

6:15 e. “thương xót” trong Phục truyền Luật lệ Ký 4:31; Nê-hê-mi 9:31; “thành tín”

trong Phục truyền Luật lệ Ký 7:9; 32:4 f. “vĩ đại và đáng sợ” trong Phục truyền Luật lệ Ký 7:21; 10:17; Nê-hê-mi 1:5;

9:32; Đa-ni-ên 9:4 g. “hiểu biết” trong I Sa-mu-ên 2:3 h. “nơi trú ẩn vững bền của tôi” II Sa-mu-ên 22:33 i. “Đấng báo thù cho tôi” trong II Sa-mu-ên 22:48 j. “Đấng Thánh” trong Ê-sai 5:16 k. “quyền năng” trong Ê-sai 10:21 l. “sự giải cứu của tôi” trong Ê-sai 12:2 m. “vĩ đại và mạnh mẽ” trong Giê-rê-mi 32:18 n. “Đấng báo trả” trong Giê-rê-mi 51:56

5. Một sự kết hợp của tất cả các danh hiệu chính của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước có trong Giô-suê 22:22 (El, Elohim, YHWH, được lặp đi lặp lại)

B. Elyon 1. Ý nghĩa cơ bản của nó là cao, được tôn cao, hoặc nâng lên (xem Sáng thế Ký 40:17,

Page 51: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

18

I Các vua 9:8; II Các vua 18:17; Nê-hê-mi 3:25; Giê-rê-mi 20:2; 36:10; Thi thiên 18:13).

2. Nó được sử dụng theo ý nghĩa song song với nhiều tên hay danh hiệu khác của Đức Chúa Trời. a. Elohim - Thi thiên 47:1-2; 73:11; 107:11 b. YHWH - Sáng thế Ký 14:22; II Sa-mu-ên 22:14 c. El-Shaddai - Thi thiên 91:1,9 d. El - Dân số Ký 24:16 e. Elah - được sử dụng thường xuyên trong Đa-ni-ên 2-6 và Ê-xơ-ra 4-7, kết hợp với

Illair (là tiếng A-ram chỉ Đức Chúa Trời cao cả) trong Đa-ni-ên 3:26; 4:2; 5:18,21 3. Nó thường được sử dụng bởi các dân tộc không phải là người Do thái.

a. Mên-chi-xê-đéc, Sáng thế Ký 14:18-22 b. Ba-la-am, Dân số Ký 24:16 c. Môi-se khi nói về các quốc gia trong Phục truyền Luật lệ Ký 32:8 d. Phúc âm của Lu-ca trong Tân Ước được viết cho dân ngoại cũng sử dụng chữ Hy

Lạp tương đương là Hupsistos (xem 1:32,35,76; 6:35; 8:28; Công vụ Các sứ đồ 7:48; 16:17)

C. Elohim (số nhiều), Eloah (số ít), được sử dụng chủ yếu trong thơ. 1. Thuật ngữ này không được tìm thấy bên ngoài Cựu Ước. 2. Chữ này có thể chỉ Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên hoặc các vị thần của các quốc gia

khác (xem Xuất Ê-díp-tô Ký 12:12; 20:3). Gia đình của Áp-ra-ham là những người thờ đa thần (xem Giô-suê 24:2).

3. Chữ elohim cũng được sử dụng cho các hữu thể thần linh khác (các thiên sứ, ma quỷ) như trong Phục truyền Luật lệ Ký 32:8 (bản LXX); Thi thiên 8:5; Gióp 1:6; 38:7. Nó có thể ám chỉ đến các thẩm phán của con người (xem Xuất Ê-díp-tô Ký 21:6; Thi thiên 82:6).

4. Trong Kinh Thánh, nó là danh hiệu, tên gọi đầu tiên của thần linh (xem Sáng thế Ký 1:1). Nó được sử dụng riêng theo ý nghĩa này cho đến Sáng thế Ký 2:4, từ đây nó được kết hợp với tên gọi Đức Giê-hô-va. Về cơ bản (theo phương diện thần học) chữ này đề cập đến Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo, Đấng bảo tồn, và Đấng cung cấp cho tất cả sự sống trên hành tinh này (xem Thi thiên 104).

Chữ này đồng nghĩa với El (xem Phục truyền Luật lệ Ký 32:15-19). Chữ này cũng có thể tương đương với Đức Giê-hô-va trong Thi thiên 14 (elohim), hoàn toàn giống y như YHWH trong Thi thiên 53, ngoại trừ có sự thay đổi về tên thần linh.

5. Mặc dù ở số nhiều và được sử dụng cho các vị thần khác nhưng thuật ngữ này thường dùng để chỉ về Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Thông thường nó có động từ ở số ít để ám chỉ về tính độc thần.

6. Thuật ngữ này có trong ngôn ngữ của những dân tộc không phải là Do thái như là tên gọi của thần linh. a. Mên-chi-xê-đéc, Sáng thế Ký 14:18-22 b. Ba-la-am, Dân số Ký 24:2 c. Môi-se khi nói về các quốc gia trong Phục truyền Luật lệ Ký 32:8

7. Thật kỳ lạ khi danh xưng thông thường của Đức Chúa Trời độc thần của Y-sơ-ra-ên lại ở số nhiều! Có một số giả thuyết mặc dù không chắc chắn: a. Tiếng Hê-bơ-rơ có nhiều từ số nhiều thường được dùng để nhấn mạnh. Có một

Page 52: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

19

tính năng ngữ pháp trong tiếng Hê-bơ-rơ về sau được gọi là dạng số nhiều của uy quyền, nó liên quan chặt chẻ với điều này vì số nhiều được sử dụng để cường điệu (làm cho quan trọng hơn) một khái niệm.

b. Điều này có thể ám chỉ đến hội đồng các thiên sứ đang diện kiến Chúa trên thiên đàng và chờ đợi thi thành ý chỉ của Ngài (xem I Các vua 22:19-23; Gióp 1:6; Thi thiên 82:1; 89:5,7).

c. Nó cũng có thể phản ảnh sự mặc khải của Tân Ước về một Đức Chúa Trời trong ba thân vị. Trong Sáng thế Ký 1:1, Đức Chúa Trời sáng tạo, Sáng thế Ký 1:2 Đức Thánh Linh trưởng dưỡng, và từ Tân Ước, Đức Chúa Giê-xu là đại diện của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo (xem Giăng 1:3,10; Rô-ma 11:36; I Cô-rinh-tô 8:6; Cô-lô-se 1:15; Hê-bơ-rơ 1:2; 2:10).

D. YHWH (Đức Giê-hô-va) 1. Danh hiệu này bày tỏ Thần tính như: Đức Chúa Trời lập giao ước, Đức Chúa Trời là

Đấng cứu rỗi, Đấng cứu chuộc. Con người vi phạm giao ước, nhưng Đức Chúa Trời vẫn trung tín với lời phán, lời hứa, giao ước của Ngài (xem Thi thiên 103).

Tên gọi này lần đầu tiên được đề cập khi kết hợp với Elohim trong Sáng thế Ký 2:4. Không có hai sự kiện sáng tạo trong Sáng thế Ký 1-2, nhưng có hai sự nhấn mạnh: (1) Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo vũ trụ (vật chất) và (2) Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo con người. Sáng thế Ký 2:4 bắt đầu sự mặc khải đặc biệt về đặc ân trong địa vị và mục đích của nhân loại, cũng như các vấn đề của tội lỗi và sự nổi loạn liên quan đến địa vị đặc biệt này.

2. Trong Sáng thế Ký 4:26 nói đến việc con người bắt đầu kêu cầu danh của Chúa (YHWH). Tuy nhiên, Xuất Ê-díp-tô Ký 6:3 ngụ ý rằng dân sự giao ước lúc đầu (các Tổ phụ và gia đình của họ) chỉ biết Đức Chúa Trời như là El-Shaddai. Tên YHWH chỉ được giải thích một lần trong Xuất Ê-díp-tô Ký 3:13-16, đặc biệt trong câu 14. Tuy nhiên, các tác phẩm của Môi-se thường giải thích ý nghĩa của các chữ bằng các cách dùng chữ phổ biến, chứ không từ từ nguyên (xem Sáng thế Ký 17:5, 27:36, 29:13-35). Đã có một số giả thuyết về ý nghĩa của tên này (lấy từ IDB, quyển 2, trang 409-11). a. từ một từ gốc Ả Rập, để chỉ tình yêu nồng nhiệt. b. từ một từ gốc tiếng Ả Rập có nghĩa là thổi (YHWH như là cơn bão của Đức

Chúa Trời) c. từ một từ gốc tiếng Ugaritic (của dân Ca-na-an) có nghĩa là nói, nói chuyện. d. dựa theo một bia khắc trong tiếng Phê-nê-xi (Phoenician), dạng một ĐỘNG

TÍNH TỪ NGUYÊN NHÂN, có nghĩa là Đấng bảo tồn, hay là Đấng thiết lập. e. từ chữ Hê-bơ-rơ Qal chỉ một Đấng hiện hữu hay là một Đấng hiện diện tại đây,

lúc nầy (trong tương lai Đấng đó sẽ vẫn hiện hữu) f. từ chữ Hê-bơ-rơ Hiphil chỉ Đấng tạo ra mọi hiện hữu (mọi thứ có mặt trong thế

giới). g. từ nghĩa gốc trong tiếng Hê-bơ-rơ là sống (ví dụ, Sáng thế Ký 3:20), có nghĩa là

Đấng duy nhất có sự sống và sống mãi mãi. h. từ bối cảnh của Xuất Ê-díp-tô Ký 3:13-16, một cách dùng chữ ở dạng CHƯA

HOÀN THÀNH được dùng theo nghĩa HOÀN THÀNH, “Ta đã từng là ai, ta sẽ tiếp tục là Đấng đó” hoặc “Ta luôn luôn là Đấng nào, ta sẽ tiếp tục là Đấng đó” (xem A Survey of Syntax in the Old Testament của J. Wash Watts, trang 67).

Page 53: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

20

NASB “Nó là một công tác nhọc nhằn” NKJV “việc nhọc nhằn này” NRSV “nó là một việc không hạnh phúc” TEV “một số phận khốn khổ” NJB “một nhiệm vụ mệt mỏi” LXX “một rắc rối tai hại”

Từ “công việc, nhiệm vụ” (BDB 775) được sử dụng nhiều lần trong cuốn sách (xem 2:26; 3:10, 5:3, 8:16). Con người được dựng nên theo hình ảnh của Chúa (Sáng thế ký 1:26-27) và được Ngài ban cho ước muốn biết và hiểu địa vị và mục đích của họ trong sự sáng tạo, nhưng tội lỗi đã phá hủy khả năng của họ trong việc tìm câu trả lời.

TÍNH TỪ (BDB 948) có nghĩa căn bản là “ác” hay “xấu”. Nó được sử dụng nhiều lần trong cuốn sách (tham khảo 1:13; 2:17; 4:3,8; 5:1,14; 6:2; 8:3,5,9,11,12; 9:2,3 [hai lần],12; 10:13, 12:14) để mô tả cuộc sống!

Được dựng nên theo hình ảnh của Chúa và được Ngài ban cho ước muốn (nhưng không thể hài lòng) để biết, để hiểu, nhưng ước muốn đó không thể thỏa mãn được trong thế giới đã sa ngã này. Cây biết điều thiện và điều ác là một thảm họa, chứ không phải là một phước lành! Chúng ta biết về việc ác và việc tối tăm, ngu dốt, chứ không phải biết về Chúa hay là những vấn

Tên đầy đủ Đức Giê-hô-va (YHWH) thường được thể hiện bằng chữ viết tắt hoặc dạng nguyên mẫu.

(1) Yah (e.g., Hallelu - yah) (2) Yahu (tên, ví dụ như, Ê-sai) (3) Yo (tên, ví dụ như, Giô-ên)

3. Tên giao ước này trở nên rất thánh (tetragrammaton) trong Do Thái giáo sau nầy đến nổi người Do Thái không dám nói đến tên đó để không vi phạm mạng lệnh trong Xuất Ê-díp-tô Ký 20:7; Phục truyền Luật lệ Ký 5:11; 6:13. Vì vậy họ thay thế bằng những chữ Hê-bơ-rơ khác như sở hữu chủ, người chủ, chồng, chúa là adon hoặc adonai (chúa tôi). Khi họ đọc đến chữ YHWH trong Cựu Ước thì họ phát âm chữ Chúa. Đây là lý do tại sao chữ YHWH được viết thành chữ “Lord” trong các bản dịch tiếng Anh.

4. Giống như chữ El, chữ YHWH thường được kết hợp với các từ khác để nhấn mạnh một số đặc tính của Đức Chúa Trời Giao Ước của Y-sơ-ra-ên. Trong khi có thể có nhiều sự kết hợp từ ngữ, sau đây chỉ là một số tượng trưng: a. YHWH - Yireh (YHWH sẽ cung cấp), Sáng thế Ký 22:14 b. YHWH - Rophekha (YHWH là Đấng chữa lành), Xuất Ê-díp-tô Ký 15:26 c. YHWH - Nissi (YHWH là cờ xí của tôi), Xuất Ê-díp-tô Ký 17:15 d. YHWH - Meqaddishkem (YHWH là Đấng khiến nên thánh), Xuất Ê-díp-tô Ký

31:13 e. YHWH - Shalom (YHWH là Bình An), Jdgs. 06:24 f. YHWH - Sabbaoth (YHWH vạn quân), I Sa-mu-ên 1:3,11; 4:4; 15:2; thường

xuất hiện trong các sách Tiên tri) g. YHWH - Roi (YHWH là Đấng chăn giữ tôi), Thi thiên 23:1 h. YHWH - Sidqenu (YHWH là Sự công bình của tôi), Giê-rê-mi 23:6 i. YHWH - Shammah (YHWH ở nơi đó), Ê-xê-chi-ên 48:35

Page 54: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

21

đề thiết yếu. Cuộc sống vẫn là một bí ẩn! 1:14 “dưới ánh mặt trời” Xem chú thích trong 1:3. Chú ý đến số lần cụm từ này hoặc một cụm từ tương đương được sử dụng (xem 1:3,9,13,14; 2:11,17,18,19,20,22; 3:16; 4:1,3,7,15; 5:13,18; 6:1,5,12; 7:11; 8:15 [2 lần],17, 9:3,9 [2 lần],11,13; 10:5). Đây là cụm từ thần học chủ yếu để hiểu được cuốn sách! “thảy đều hư không, theo luồng gió thổi” Đây là một cụm từ được lặp lại (hoặc tương đương) là đặc điểm cuốn sách này (xem 1:2,14; 2:1,11,15,17,19,21,23,26; 3:19; 4:4,6,8,16; 5:7,16; 6:2,4,9,11; 7:6,15; 8:10,14 [hai lần]; 9:9; 11:8,10; 12:8). Xem phần nghiên cứu từ ngữ trong 1:17. Đặc điểm của nó là tìm kiếm ý nghĩa, hạnh phúc và chủ đích cuộc sống của con người tách biệt khỏi Đức Chúa Trời. Đời sống không có Chúa trong một thế giới sa ngã thì vô vọng và trống rỗng! Đời sống có Chúa trong một thế giới sa ngã thì bí ẩn và không thể giải thích! Chúng ta đặt hy vọng vào Đức Chúa Trời (không thấy được) của sự mặc khải (qua Kinh Thánh). Ngài đã bày tỏ chính mình, nhưng chúng ta vẫn còn đang sống trong một thế giới tội lỗi và gặt hái sự hỗn loạn và độc ác của nó! 1:15 “cong quẹo...ngay lại” “Cong quẹo” (BDB 736) và “thẳng” (BDB 1075, KB 1784, dạng TỪ GHÉP NGUYÊN MẪU Qal) thường được dùng cho những ý nghĩa về đạo đức. Chúng làm nền tảng cho khái niệm về sự công bình và tội lỗi trong tiếng Hê-bơ-rơ. Câu này có thể là câu châm ngôn thường được trích dẫn (xem bản NIV).

Nhân loại sa ngã (ngay cả những người trong giao ước) không chỉ không thể “biết” hoặc “tìm” được, nhưng họ không thể “ấn định” được gì cả. Đời sống là một bí ẩn và không thể hiểu hoặc thay đổi được bởi những người đang bước đi qua cuộc đời đó. Theo bối cảnh lịch sử, đây có thể là một cái tát vào sự bói toán hoặc là lời tuyên bố ngắn gọn về một thực tế bất lực không thể thay đổi hoàn cảnh của con người (nhưng Đức Chúa Trời có thể, xem 7:13; Gióp 12:14; Ê-sai 14:27). Sự khôn ngoan biết một số điều không thể thay đổi được và cứ tiếp tục sống, nhưng nó cũng biết một số điều có thể thay đổi được bằng sự lựa chọn theo Chúa và cách sống tin kính. Vấn đề là cần phải phân biệt chúng (cái nào ra cái đó)!

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: SỰ CÔNG BÌNH

“Sự công bình” là một chủ đề hết sức quan trọng mà mỗi người học Kinh thánh phải đích thân nghiên cứu sâu rộng khái niệm này.

Trong Cựu ước bản tính của Đức Chúa Trời được mô tả là “công minh” hay “công bình.” Từ ngữ từ tiếng Mê-sô-bô-ta-mi này bắt nguồn từ một cây sậy dọc theo sông được dùng như một công cụ trong xây dựng để định đường thẳng theo chiều ngang của các bức tường hoặc các hàng rào. Chúa dùng từ ngữ này để chỉ cách hình bóng về bản tính của Ngài. Ngài là cây thước thẳng mà tất cả mọi sự đều phải căn cứ vào đó để đo. Khái niệm này khẳng định sự công bình của Đức Chúa Trời cũng như quyền đoán xét của Ngài.

Con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26-27; 5:1, 3; 9:6). Con người được dựng nên để thông công với Đức Chúa Trời. Tất cả mọi tạo vật chỉ như là cảnh nền cho mối tương giao giữa con người và Đức Chúa Trời. Ngài muốn tạo vật tối cao nhất của Ngài là con người biết Ngài, yêu mến Ngài, phục vụ Ngài và trở nên giống như Ngài! Sự trung thành của con người đã được thử nghiệm (Sáng thế ký 3) và cặp vợ chồng đầu

Page 55: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

22

tiên đã thất bại tại cuộc thử nghiệm này. Kết quả là mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và con người đã bị gián đoạn (Sáng 3; Rô-ma 5:12-21).

Đức Chúa Trời hứa sẽ hàn gắn và phục hồi lại mối liên hệ này (Sáng 3:15). Ngài thực hiện điều này bằng chính ý định của Ngài và qua chính Con của Ngài. Con người không thể phục hồi lại sự rạn nứt này (Rô-ma 1:18-3:20).

Sau sự sa ngã của loài người, thì bước đầu tiên mà Đức Chúa Trời hướng đến sự phục hồi mối liên hệ là khái niệm giao ước dựa trên sự mời gọi của Ngài và sự đáp ứng bằng sự ăn năn, tin cậy, và vâng lời của con người. Bởi sự sa ngã, con người không có khả năng làm được điều đúng (Rô-ma 3:21-31; Ga-la-ti 3). Chính Chúa đã phải đích thân khởi xướng việc phục hồi những con người vốn đã không giữ được giao ước. Ngài làm điều này bằng cách:

1. Tuyên bố con người tội lỗi là công bình qua công tác của Đấng Christ (sự công bình theo pháp lý)

2. Ban tặng không sự công bình cho con người qua công tác của Đấng Christ (sự công bình được ban cho)

3. Ban Đức Thánh Linh ngự vào con người để tạo nên sự công bình (công bình về mặt đạo đức) nơi con người.

4. Phục hồi mối liên hệ ở vườn Ê-đen bằng cách phục hồi ảnh tượng của Đức Chúa Trời trong những tín nhân (Sáng-thế-ký 1:26-27) (sự công bình trong mối liên hệ).

Tuy vậy, Chúa đòi hỏi một sự đáp ứng theo giao ước. Chúa ban (cho không) và cung cấp, nhưng con người phải đáp ứng và liên tục đáp ứng qua:

1. Sự ăn năn 2. Đức tin 3. Lối sống vâng phục 4. Sự bền đỗ Vì vậy, sự công bình là một hành động hỗ tương trong giao ước giữa Chúa và tạo vật cao

quý nhất của Ngài. Nó dựa vào bản tính của Đức Chúa Trời, công tác cứu chuộc của Đấng Christ, và sự vùa giúp của Đức Thánh Linh, mà mỗi cá nhân phải đích thân và liên tục đáp ứng lại một cách thích đáng. Khái niệm này được gọi là “xưng công bình bằng đức tin.” Khái niệm này được bày tỏ trong các sách Phúc âm, nhưng những chữ này không có trong các sách Phúc âm. Phao lô là người đầu tiên định nghĩa từ ngữ này và sử dụng tiếng Hy lạp “sự công bình” trong nhiều dạng khác nhau hơn 100 lần.

Phao lô, vốn là một Ra-bi Do thái, sử dụng chữ Hy lạp dikaiosune theo ý nghĩa của chữ Hê-bơ-rơ SDQ lấy từ bản Bảy Mươi, chứ không phải từ văn chương Hy lạp. Trong các tác phẩm Hy lạp, chữ này chỉ một ai đó làm theo mong đợi của các Thần thánh hay của xã hội. Trong ý nghĩa tiếng Hê-bơ-rơ nó luôn được dùng trong các từ ngữ thuộc về giao ước. Đức Giê-hô-va là một Đức Chúa Trời công bình và thánh thiện. Ngài muốn dân của Ngài bày tỏ các đức tính của Ngài. Những con người được mua chuộc là những tạo vật mới. Sự mới mẻ này phải có kết quả là một cách sống thánh thiện (khía cạnh của sự xưng công bình mà Công giáo La-mã chú trọng). Vì Y-sơ-ra-ên theo chế độ thần quyền nên không có ấn định ranh giới rõ ràng giữa thế tục (các tiêu chuẩn xã hội) và thánh khiết (ý chỉ Đức Chúa Trời). Tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp diễn đạt được sự phân biệt nầy trong tiếng Anh thì phân định là “công minh” (justice) (liên hệ đến xã hội) và “công bình” (righteousness) (liên hệ đến tôn giáo).

Phúc âm (Tin lành) của Chúa Jêsus là: Con người sa ngã đã được phục hồi mối tương giao với Đức Chúa Trời. Quan điểm có vẻ nghịch lý của Phao lô là: Qua Đấng Christ, Đức Chúa Trời tha bổng cho người có tội. Điều này được hoàn tất qua tình yêu thương, sự thương xót,

Page 56: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

23

và ân điển của Đức Chúa Trời; qua đời sống của Đức Chúa Con, sự chết và sống lại của Ngài; và sự thuyết phục, đưa dẫn con người đến với Phúc âm của Đức Thánh Linh. Sự xưng công bình là một hành động ban cho như không của Đức Chúa Trời, nhưng nó phải đem lại sự tin kính (lập trường của Augustine bao gồm quan điểm của những nhà Cải chánh chú trọng vào sự ban cho nhưng không và sự nhấn mạnh vào một đời sống yêu thương và trung tín được thay đổi của Công giáo La-mã). Đối với người Cải chánh, từ ngữ “sự công bình của Đức Chúa Trời” là một SỞ HỮU CÁCH KHÁCH QUAN (OBJECTIVE GENITIVE) (tức là hành động làm cho con người tội lỗi được Chúa chấp nhận [sự nên thánh theo địa vị]), trong khi đối với người Công giáo nó là một SỞ HỮU CÁCH CHỦ QUAN (SUBJECTIVE GENITIVE), tức là nói đến tiến trình trở nên càng giống Chúa hơn (sự nên thánh theo kinh nghiệm tiệm tiến). Trong thực tế, nó là cả hai .

Theo tôi, cả Kinh thánh từ Sáng thế ký 4 đến Khải huyền 20, ký thuật về việc Đức Chúa Trời phục hồi lại mối liên hệ tại Ê-đen. Kinh thánh bắt đầu bằng mối tương giao giữa Đức Chúa Trời và con người trên đất này (Sáng thế ký 1-2) và kết thúc cũng với bối cảnh đó (Khải huyền 21-22). Ảnh tượng và mục đích của Đức Chúa Trời sẽ được phục hồi! Để dẫn chứng tài liệu về đề tài mới vừa đề cập, xin lưu ý đến những phân đoạn Kinh thánh Tân ước được chọn lọc sau đây minh họa nhóm từ tiếng Hy lạp.

1. Đức Chúa Trời công bình (thường cặp theo Đức Chúa Trời là Quan án) a. Rô-ma 3:26 b. II Tê-sa-lô-ni-ca 1:5-6 c. II Ti-mô-thê 4:8 d. Khải huyền 16:5

2. Đức Chúa Jêsus công bình a. Công-vụ 3:14; 7:52; 22:14 (danh hiệu Mết-si-a) b. Ma-thi-ơ 27:19 c. I Giăng 2:1, 29; 3:7

3. Ý chỉ của Đức Chúa Trời cho tạo vật của Ngài là công bình a. Lê-vi-ký 19:2 b. Ma-thi-ơ 5:48 (5:17-20)

4. Cách Chúa cung ứng và chu cấp sự công bình a. Rô-ma 3:21-31 b. Rô-ma 4 c. Rô-ma 5:6-11 d. Ga-la-ti 3:6-14 e. Được Chúa ban cho

i. Rô-ma 3:24; 6:23 ii. I Cô-rinh-tô 1:30

iii. Ê-phê-sô 2:8-9 f. Nhận bởi đức tin

i. Rô-ma 1:17; 3:22,26; 4:3,5,13; 9:30;10:4,6,10 ii. I Cô-rinh-tô 5:21

g. Qua công tác của Đức Chúa Con i. Rô-ma 5:21-31

ii. II Cô-rinh-tô 5:21 iii. Phi-líp 2:6-11

Page 57: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

24

1:16 “Tôi nói trong lòng” Tuyên bố này cho thấy vấn đề “cái tôi”của con người trong sự tìm

BẢN NASB 1:16-18 16 Ta nói trong lòng rằng: Nầy, ta đã được sự khôn ngoan lớn hơn hết thảy

những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem; thật lòng ta đã thấy nhiều sự khôn ngoan và tri thức. 17 Ta cũng chuyên lòng học biết sự khôn ngoan, và biết sự ngu dại điên cuồng; ta nhìn biết điều đó cũng là theo luồng gió thổi. 18 Vì nếu sự khôn ngoan nhiều, sự phiền não cũng nhiều; ai thêm sự tri thức ắt thêm sự đau đớn.

5. Ý chỉ của Chúa là những người theo Ngài phải trở nên công bình a. Ma-thi-ơ 5:3-48; 7:24-27 b. Rô-ma 2:13; 5:1-5; 6:1-23 c. II Cô-rinh-tô 6:14 d. I Ti-mô-thê 6:11 e. II Ti-mô-thê 2:22; 3:16 f. I Giăng 3:7 g. I Phi-e-rơ 2:24

6. Đức Chúa Trời sẽ phán xét thế gian bằng sự công bình a. Công-vụ 17:31 b. II Ti-mô-thê 4:8

Sự công bình là đặc tính của Đức Chúa Trời, ban cho nhưng không cho con người tội lỗi qua Đấng Christ. Nó là:

1. Một sắc lệnh (pháp lệnh) 2. Một quà tặng từ Đức Chúa Trời 3. Một hành động của Đấng Christ

Nhưng nó cũng là một tiến trình trở nên công bình, một điều phải được theo đuổi cách mãnh liệt và đều đặn; nó sẽ đi đến tột đỉnh ở lần đến thứ hai của Chúa. Mối tương giao với Chúa được phục hồi ở sự cứu rỗi, nhưng cứ phát triển càng hơn cho đến khi mặt gặp mặt với Chúa nơi Thiên đàng hoặc khi qua đời! Đây là một trích dẫn tốt từ tự điển Dictionary of Paul and His Letters của nhà xuất bản IVP:

“Đi xa hơn Luther, Calvin nhấn mạnh đến phương diện tương giao của sự công bình Đức Chúa Trời. Quan điểm của Luther về sự công bình Đức Chúa Trời dường như chứa đựng phương diện tha bổng. Calvin nhấn mạnh đến bản chất kỳ diệu của sự tương thông hay truyền đạt sự công bình Đức Chúa Trời cho chúng ta” (trang 834). Đối với tôi, mối tương giao của một tín nhân đối với Đức Chúa Trời có ba phương diện:

1. Tin lành là một con người (Đông Giáo hội và trọng điểm của Calvin) 2. Tin lành là lẽ thật (trọng điểm của Luther và Augustine) 3. Tin lành là một đời sống được thay đổi (trọng điểm của Công giáo)

Tất cả những điều này đều đúng và phải được cân nhắc chung với nhau để có được một Cơ đốc giáo lành mạnh, đúng đắn, và đúng Kinh thánh. Nếu một ai đó nhấn mạnh quá mức hay chê bai tất cả, thì sẽ có vấn đề. Chúng ta phải mời Chúa Jêsus vào lòng! Chúng ta phải tin Tin lành! Chúng ta phải theo đuổi sự trở nên giống với Đấng Christ!

Page 58: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

25

kiếm khôn ngoan và hạnh phúc. Bản chất của sự Sa Ngã (xem Sáng thế Ký 3) là tự đặt mình làm trung tâm và tách biệt khỏi Đức Chúa Trời. Đây là đặc trưng cho thế giới tội lỗi của chúng ta. Một đời sống quay vào bên trong hướng về “tôi”, “của tôi” không bao giờ có thể tìm thấy sự khôn ngoan và bình an của Đức Chúa Trời (dù cho là một vị vua thuộc dòng dõi Đavít)! 1:16; 2:7,12 “hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem” Đây là một ví dụ khác lý giải tại sao Sa-lô-môn không thích hợp là tác giả quyển sách theo phương diện lịch sử. Vì chỉ có Đa-vít cai trị trước ông. Xem Phần Giới thiệu Quyền Tác Giả, C. 1:17 NASB, NRSV “Ta vận dụng tâm trí của ta” NKJV “Ta đặt tấm lòng (để tâm vào)” TEV “Ta đã quyết định” NJB “Ta đã cống hiến (dành hết cho)”

Đây là chủ đề về cố gắng chân thành, tận tâm, hết sức của con người (xem 1:13,17; 8:9,16) cũng không đủ để tìm được sự khôn ngoan hay mục đích trong thế giới vật chất luôn thay đổi nhưng luôn luôn vẫn giống như thế. “để biết” ĐỘNG TỪ này (BDB 393, KB 390) được sử dụng ba lần trong bối cảnh tại đây (hai lần là dạng TỪ GHÉP NGUYÊN MẪU Qal và một lần là ĐỘNG TỪ HOÀN THÀNH Qal).

“sự khôn ngoan...ngu dại và điên rồ” Đây là những cặp tương phản:

1. khôn ngoan (BDB 315)

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: BIẾT (Hầu hết Phục truyền Luật lệ Ký được dùng làm mẫu) Từ “biết” trong tiếng Hê-bơ-rơ (BDB 393) ở dạng Qal có nhiều nghĩa (theo phương diện ngữ nghĩa).

1. Hiểu biết tốt và xấu - Sáng thế Ký 3:22; Phục truyền Luật lệ Ký 1:39; Ê-sai 7:14-15; Giô-na 4:11

2. Biết do thấu hiểu - Phục truyền Luật lệ Ký 9:2,3,6; 18:21 3. Biết bằng kinh nghiệm - Phục truyền Luật lệ Ký 3:19; 4:35; 8:2,3,5, 11:2, 20:20,

31:13; Giô-suê 23:14 4. Xem xét - Phục truyền Luật lệ Ký 4:39, 11:2, 29:16 5. Biết cách riêng tư, cá nhân

a. một người - Sáng thế Ký 29:5; Xuất Ê-díp-tô Ký 1:8; Phục truyền Luật lệ Ký 22:2; 28:35,36; 33:9

b. một vị thần - Phục truyền Luật lệ Ký 11:28; 13:2,6,13; 28:64, 29:26, 32:17 YHWH (Giê-hô-va) - Phục truyền Luật lệ Ký 4:35,39; 7:9; 29:6; Ê-sai 1:3;

56:10-11 c. tình dục - Sáng thế Ký 4:1,17,25; 24:16; 38:26

6. Kỹ năng hoặc kiến thức đã học được - Ê-sai 29:11,12; A-mốt 5:16 7. Trở nên khôn ngoan - Phục truyền Luật lệ Ký 29:4; Châm-ngôn 1:2; 4:1; Ê-sai 29:24 8. Sự hiểu biết của Đức Chúa Trời

a. về Môi-se - Phục truyền Luật lệ Ký 34:10 b. về Y-sơ-ra-ên - Phục truyền Luật lệ Ký 31:21,27,29

Page 59: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

26

2. điên dại - BDB 239 (xem 9:3) 3. điên rồ - BDB 698

cho thấy là vô ích khi nhân loại tìm kiếm những câu trả lời tối hậu (dứt khoát) về những bí ẩn của hiện hữu con người (xem 2:12). Đức tin theo Kinh Thánh không phải là tìm kiếm của con người, nhưng là sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn tạo vật đặc biệt của Ngài biết đến Ngài, nhưng điều đó không thể được nếu không có sự mặc khải và đức tin (giống như “đuổi theo làn gió”)! NASB “cố chạy theo làn gió” NKJV “nắm bắt làn gió” NRSV, NJB “đuổi theo gió” TEV “đuổi theo làn gió”

Cấu trúc này (BDB 946 [KB 1265 II] và 924) có thể có nghĩa là: 1. Tìm kiếm lạc thú 2. Chăn thả gia súc (ám chỉ đến việc kiểm soát, tham khảo quyển A Handbook on Ecclesiastes, trang 4), là một nhiệm vụ không thể.

Kể từ câu 1:14 trở đi rõ ràng hai chữ “hư ảo” (BDB 210 I) và “gió” (BDB 924) là đồng nghĩa, tương đương với nhau. 1:18 “sự khôn ngoan nhiều, sự phiền não cũng nhiều” Giống như câu 15, câu nầy có thể là một câu châm ngôn nổi tiếng của các nhà hiền triết. Không có Đức Chúa Trời thì việc tìm kiếm ý nghĩa và hạnh phúc không thể thực hiện được (xem 2:23; 12:12; I Cô-rinh-tô 13:2). Thực tế là điều đó trở nên điên dại! CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Tác giả là ai? 2. Mục đích của ông khi viết cuốn sách này là gì? 3. Ông có phải là một người bi quan hay giễu cợt? 4. Cụm từ chính yếu cho việc giải thích cuốn sách này là gì? Tại sao?

Page 60: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

27

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 2

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Sự phù du của lạc thú và của cải

Sự hư ảo của lạc thú

Cuộc thử nghiệm với lạc thú

Trãi nghiệm của triết gia (1:12-2:26)

Cuộc đời của Sa-lô-môn (1:12-2:26)

2:1-11 2:1-8 2:1-8 2:1-8 2:1-11

2:9-11 2:9-11 2:9-12a

Khôn ngoan trổi hơn ngu dại

Kết cuộc của người khôn và kẻ dại

Sự phán xét về sự khôn ngoan

2:12-17 2:12-17 2:12-17 2:12-23

(12-14) 2:12b-17

(15-16)

Sự phù du của công việc (17)

2:18-23 2:18-23 2:18-23 2:18-23

Lời kết luận đầu tiên của Qoheleth về sự vui mừng

1:12-13a 1:12-15

2:24-26 2:24-26 2:24-26 2:24-26 2:24-26

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

Page 61: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

28

2:1 “Ta nói trong lòng” Đoạn 1-2 hình thành một đơn vị văn học. Đây là một cụm từ được lặp lại nhiều lần (xem 1:16,17; 2:1,15). Tác giả đang diễn đạt thành lời những ý tưởng không nói ra của mình. “Hãy đến” Có ba MỆNH LỆNH trong câu này: 1. “đến” - BDB 229, KB 246, dạng MỆNH LỆNH Qal (đây là cách thức của tiếng

Hê-bơ-rơ để giới thiệu một ý tưởng mới, ví dụ như Thi thiên 34:12, 46:8, 66:5,16.)

2. “Ta sẽ thử” - BDB 650, KB 702, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Piel được sử dụng theo ý nghĩa KHÍCH LỆ

3. “tận hưởng” - BDB 906, KB 1157, dạng MỆNH LỆNH Qal (có nghĩa đen “nhìn đến sự tốt lành.”) Quyển Handbook for Translators của UBS cho biết điều này có thể được hiểu là “xem thử những gì tốt đẹp có ở đó không?” “xem thử lạc thú có thể đem lại điều gì?” (trang 52)

“Ta sẽ thử tìm lạc thú” ĐỘNG TỪ “thử” (BDB 650, KB 702, dạng KHÍCH LỆ Piel) làm sáng tỏ việc thử nghiệm. Qoheleth (người truyền đạo) đang cố gắng để xác định rõ lạc thú xác thịt trong thế gian này có phải là điểm mấu chốt để “đạt được”, nhưng than ôi, nó không phải là như vậy! Tất cả những lạc thú xác thịt đều phai tàn cùng với công sức bỏ ra. Nó trở nên nhàm chán và tầm thường (cũng như có tài sản).

Vui thú (BDB 970) được sử dụng trong sách Truyền Đạo theo hai ý nghĩa khác nhau: 1. Vui vẻ, cười cợt (2:1,2,10; 7:4) là gian đoạn ngắn ngủi của lạc thú làm mê muội tâm trí và tấm lòng của nhân loại hiện hữu trong thế giới đã sa ngã; nhưng nó không kéo dài cũng không đem lại sự thỏa mãn! 2. Vui thú mỗi ngày trong các mối liên hệ và hoạt động cá nhân (8:15, 9:7). Ở đây vui thú không phải là mục tiêu, nhưng là kết quả của một thái độ thường xuyên tin cậy Chúa (xem 2:26; 5:19) cùng với lòng biết ơn trải qua kinh nghiệm sống hằng ngày (thực phẩm, đồ uống, gia đình, bạn bè, công việc, xem 2:24; 3:12,13,22; 5:8; 8:15,19; 9:7-9). Sự tương phản của thái độ và cách đối xử đúng đắn với nhiều thứ trong thế giới này trái ngược với sự nhấn mạnh vào “cái tôi trước nhất” hay “dành cho tôi bằng mọi giá” của nhân loại sa ngã tạo nên tính đặc thù của cuốn sách này. Mọi thứ đều có những chỗ thích hợp cho chúng (xem chương 3).

BẢN NASB 2:1-8 1 Ta lại nói trong lòng rằng: Hè! hãy thử điều vui sướng và nếm sự khoái lạc: kìa,

điều đó cũng là sự hư không. 2 Ta nói: Cười là điên; vui sướng mà làm chi? 3 Ta nghĩ trong lòng rằng phải uống rượu để cho thân mình vui sướng, mà sự khôn ngoan vẫn còn dẫn dắt lòng ta, lại nghĩ phải cầm lấy sự điên dại cho đến khi xem thử điều gì là tốt hơn cho con loài người làm ở dưới trời trọn đời mình sống. 4 Ta làm những công việc cả thể; ta cất nhà cho mình, trồng vườn nho cho mình, 5 lập cho mình vườn cây trái và vườn hoa, và trồng cây trái đủ thứ ở đó; 6 ta đào hồ chứa nước đặng tưới rừng, là nơi cây cối lớn lên. 7 Ta mua những tôi trai tớ gái, lại có nhiều đầy tớ sanh ra trong nhà ta. Ta có bầy bò và chiên nhiều hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem. 8 Ta cũng thâu chứa bạc vàng, và những vật báu của các vua, các tỉnh. Ta lo sắm cho mình những con hát trai và gái, cùng sự khoái lạc của con trai loài người, tức là nhiều vợ và hầu.

Page 62: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

29

NASB “vô ích” NKJV, NRSV “hư ảo” TEV “vô dụng” NJB “vô ích”

Xem chú thích trong 1:2. 2:2 Chú ý hai ý kiến song đối về “tiếng cười” và “vui thú”. Chúng không mang lại sự bình an, vui mừng, và hy vọng lâu dài! 2:3 “phải uống rượu để cho thân mình vui sướng, mà sự khôn ngoan vẫn còn dẫn dắt lòng ta” Chổ này có thể ám chỉ về việc say rượu, nhưng có giới hạn, chừng mực (theo sự khôn ngoan của các nhà hiền triết). Điều này tương tự ngày nay dùng ma túy “làm cho trí óc sáng suốt”, có được những khoái cảm tạm thời nhưng lại dẫn đến sự nghiện ngập và hủy hoại lâu dài! Xem Chủ Đề Đặc Biệt sau đây.

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: RƯỢU (CHẤT CÓ MEN) VÀ SỰ SAY RƯỢU (SỰ NGHIỆN NGẬP)

I. Các từ ngữ trong Kinh thánh A. Cựu ước

1. Yayin- Đây là từ ngữ tổng quát chỉ rượu, được dùng 141 lần. Từ nguyên của chữ này không rõ bởi vì nó không phải xuất phát từ gốc từ Hê-bơ-rơ. Nó có nghĩa là các loại trái cây lên men, thường là nho. Các đoạn Kinh thánh điển hình gồm có Sáng thế ký 9:21; Xuất Ê-díp-tô ký 29:40; Dân số ký 15:5, 10.

2. Tirosh- Đây là “rượu mới.” Bởi vì điều kiện khí hậu ở vùng Cận đông, quá trình lên men có thể xảy ra sớm nhất là 6 giờ đồng hồ sau khi ép lấy nước trái cây. Từ này chỉ rượu đang trong giai đoạn lên men. Các đoạn Kinh thánh điển hình gồm có Phục truyền luật lệ ký 12:17; 18:4; Ê-sai 62:8-9; Ô-sê 4:11

3. Asis- Đây rõ ràng là các loại uống có cồn (Giô-ên 1:5; Ê-sai 49:26). 4. Sekar- Đây là từ “đồ uống mạnh.” Từ Hê-bơ-rơ gốc là “say” hay “người say.” Nó

có thêm một thứ gì khác vào để làm cho say hơn. Nó tương đương với từ yayin (Châm-ngôn 20:1; 31:6; Ê-sai 28:7).

B. Tân ước 1. Oinos- chữ Hy-lạp tương đương của chữ yayin. 2. Neos oinos (rượu mới)- từ Hy-lạp tương đương với chữ tirosh (Mác 2:22) 3. Gleuchos vinos (rượu ngọt)- rượu trong thời kỳ đầu của giai đoạn lên men (Công

vụ 2:13). II. Các cách dùng trong Kinh thánh

A. Cựu ước: 1. Rượu là một món quà từ Chúa (Sáng thế ký 27:28; Thi-thiên 104:14-15; Truyền

đạo 9:7; Ô-sê 2:8-9; Giô-ên 2:19,24; A-mốt 9:13; Xa-cha-ri 10:7). 2. Rượu là một phần trong tế lễ hy sinh (Xuất Ê-díp-tô ký 29:40; Lê-vi-ký 23:13;

Dân số ký 15:7,10; 28:14; Phục truyền luật lệ ký 14:26; Các quan xét 9:13). 3. Rượu được dùng như thuốc (II Sa-mu-ên 16:2; Châm-ngôn 31:6-7). 4. Rượu có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng (Nô-ê- trong Sáng thế ký 9:21;

Page 63: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

30

Lót- trong Sáng thế ký 19:33, 35; Sam-sôn- trong Các quan xét 16:19; Na-banh- trong I Sa-mu-ên 25:36; U-ri- II Sa-mu-ên 11:13; Am-môn- II Sa-mu-ên 13:28; Ê-la- I Các Vua 16:9; Bên-ha-đát- I Các Vua 20:12; Những người cầm quyền- A-mốt 6:6; và Những người phụ nữ- A-mốt 4).

5. Rượu có thể bị lạm dụng (Châm-ngôn 20:1; 23:29-35; 31:4-5; Ê-sai 5:11, 22; 19:14; 28:7-8; Ô-sê 4:11).

6. Rượu bị cấm đối với một số nhóm người (Thầy tế lễ đang phiên trực, Lê-vi-ký 10:9; Ê-xê-chi-ên 44:21; Na-xi-rê, Dân số ký 6; và những người cai trị, Châm-ngôn 31:4-5; Ê-sai 56:11-12; Ô-sê 7:5).

7. Rượu được dùng trong bối cảnh ngày cuối cùng (A-mốt 9:13; Giô-ên 3:18; Xa-cha-ri 9:17).

B. Thời kỳ giữa hai giao ước (Interbiblical) 1. Rượu dùng có chừng mực rất có ích lợi (sách Ecclesiasticus 31:27-30) 2. Các thầy ra-bi nói rằng, “Rượu là thứ thuốc tốt nhất, chỗ nào thiếu rượu thì thuốc

mới cần đến.” (BB 58b). C. Tân ước:

1. Chúa Jêsus biến một khối lượng lớn nước thành rượu (Giăng 2:1-11). 2. Chúa Jêsus uống rượu (Ma-thi-ơ 11:18-19; Lu-ca 7:33-34; 22:17 và tiếp sau). 3. Phi-e-rơ bị cho là say ‘rượu mới” trong ngày lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2:13). 4. Rượu được dùng làm thuốc (Mác 15:23; Lu-ca 10:34; I Ti-mô-thê 5:23). 5. Lãnh đạo không được là người lạm dụng rượu. Điều này không có nghĩa là hoàn

toàn kiêng cữ rượu (I Ti-mô-thê 3:3, 8; Tít 1:7; 2:3; I Phi-e-rơ 4:3). 6. Rượu dùng trong bối cảnh ngày cuối cùng (Ma-thi-ơ 22:1 và tiếp sau; Khải huyền

19:9). 7. Ân hận khi say rượu (Ma-thi-ơ 24:49; Lu-ca 11:45; 21:34; I Cô-rinh-tô 5:11-13;

6:10; Ga-la-ti 5:21; I Phi-e-rơ 4:3; Rô-ma 13:13-14). III. Các kiến giải thần học:

A. Sự căng thẳng biện chứng: 1. Rượu là một món quà Chúa ban 2. Sự say rượu là một vấn đề nghiêm trọng 3. Người tin Chúa trong một số văn hóa phải tự giới hạn sự tự do của mình vì Phúc

âm (Ma-thi-ơ 15:1-20; Mác 7:1-23; I Cô-rinh-tô 8-10; Rô-ma 14:1-15; 13). B. Khuynh hướng đi ra khỏi giới hạn cho phép:

1. Đức Chúa Trời là nguồn của mọi điều tốt lành (tạo vật “rất tốt lành,” Sáng thế ký 1:31).

2. Con người sa ngã đã lạm dụng những điều Chúa ban bằng cách đi ra khỏi giới hạn cho phép.

C. Sự lạm dụng ở tại chúng ta, chứ không phải trong đồ vật. Không có điều gì là gian ác trong các tạo vật thuộc vật chất này (Mác 7:18-23; Rô-ma 14:14,20; I Cô-rinh-tô 10:25-26; I Ti-mô-thê 4:4; Tít 1:15).

IV. Văn hóa Do thái thế kỷ thứ nhất và sự lên men rượu: A. Sự lên men xảy ra rất sớm, khoảng 6 giờ sau khi nho được ép ra, đặc biệt là trong loại

khí hậu nóng và điều kiện vệ sinh thấp B. Truyền thống Do thái nói rằng khi một miếng bọt nhỏ xuất hiện trên bề mặt (dấu hiệu

lên men), nó phải được biệt riêng ra phần mười (sách Ma aseroth 1:7). Nó được gọi là

Page 64: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

31

“điên rồ” Dạng ĐỘNG TỪ (BDB 698) trong tiếng A-ram có nghĩa là “biết”, “trở nên thông minh” hoặc là “làm cho hiểu biết”. Ý nghĩa này có vẻ phù hợp nhất với bối cảnh (xem 1:17; 2:12,13; 7:25). “dưới trời” Cụm từ này (xem 1:13; 2:3; 3:1) đồng nghĩa với cụm từ “dưới ánh mặt trời”, được sử dụng 29 lần trong sách Truyền Đạo. Xem ghi chú về ý nghĩa thần học trong 1:3. 2:4-11 Những câu này mô tả những điều mà tác giả gán cho vua Sa-lô-môn. Đây là những việc và những thành tựu mà ông đã thực hiện (một loạt 23 động từ hoàn thành), nhưng vẫn không có sự bình an, vui mừng, hy vọng và hạnh phúc lâu dài. Thánh Augustine đã nói rằng có một khoảng trống về Đức Chúa Trời trong mọi người. Không có gì có thể lấp đầy khoảng trống đó ngoại trừ chính Đức Chúa Trời. Chỉ khi chúng ta biết Ngài thì khi đó những thứ thuộc thể chất và những trãi nghiệm cuộc đời mới có ý nghĩa (xem chương 3). 2:4 “Ta làm những công việc cả thể” BDB 152, KB 178, dạng HOÀN THÀNH Hiphil.

1. nhà, câu 4 2. vườn nho, câu 4 3. vườn hoa kiểng, câu 5

‘rượu mới” hay là “rượu ngọt.” C. Sự lên men mạnh mẽ nhất chấm dứt sau một tuần. D. Quá trình lên men lần thứ hai mất khoảng 40 ngày. Đến lúc này, nó được xem là

“rượu đã chín tới” và có thể được đem dâng trên bàn thờ (sách Edhuyyoth 6:1). E. Rượu để ở nơi khuất (rượu lâu năm) được kể là rượu tốt, nhưng phải lọc thật kỹ trước

khi dùng. F. Rượu được xem là đến đúng tuổi sau khoảng một năm để lên men. Thời gian cất giữ

rượu lâu nhất là 3 năm. Nó gọi là “rượu cũ” và phải pha với nước. G. Chỉ trong vòng 100 năm trở lại đây, quá trình lên men bị đình lại khi ở trong môi

trường tiệt trùng và các hóa chất phụ gia. Thời xưa không thể làm ngưng quá trình lên men tự nhiên.

V. Lời kết: A. Nên cẩn thận để kinh nghiệm của bạn, quan điểm thần học và sự giải thích Kinh

thánh của bạn không hạ giá Chúa Jêsus và văn hóa Do thái và/hoặc văn hóa Cơ đốc! Rõ ràng họ không phải là những người hoàn toàn kiêng cữ rượu.

B. Tôi không cổ vũ cho việc dùng rượu để xã giao. Tuy nhiên, nhiều người đã tuyên bố quá đáng vị trí của Kinh thánh về đề tài này và tự xưng công bình ở đẳng cấp cao hơn dựa vào các thành kiến về hệ phái và văn hóa.

C. Đối với tôi, Rô-ma 14:1-15:13 và I Cô-rinh-tô 8-10 đã cung cấp các kiến giải và hướng dẫn dựa trên tình yêu thương và sự tôn trọng các anh em trong niềm tin và sự truyền bá Phúc âm trong mọi văn hóa, chứ không phải nhấn mạnh đến tự do cá nhân hay là công kích với tinh thần phán xét. Nếu Kinh thánh là nguồn tài liệu duy nhất để hướng dẫn niềm tin và thực hành, thì có lẽ chúng ta phải suy nghĩ lại vấn đề này.

D. Nếu chúng ta cố áp đặt sự kiêng cữ hoàn toàn là ý chỉ của Chúa, thì chúng ta đã có hàm ý gì về chính Chúa Jêsus, cũng như các văn hóa ngày nay thường dùng rượu (ví dụ như Âu châu, Y-sơ-ra-ên, Ác-hen-ti-na)? 

Page 65: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

32

4. vườn cây ăn trái, câu 5 5. ao nước, câu 6 6. nô lệ, câu 7 7. đàn gia cầm, gia súc, câu 7

Lưu ý số lần chữ “chính ta” xuất hiện từ câu 4 đến 8. 2:5 “vườn hoa kiểng” Đây là một từ vay mượn từ tiếng Ba Tư (BDB 825) mô tả một khu vườn của người giàu có. 2:7 “nô lệ nam và nữ” Chế độ nô lệ phổ biến trong thế giới cổ đại. Nó không phải là hoàn toàn xấu! Nhiều người Do thái nghèo đã bán mình làm nô lệ cho một người Do Thái khác để có một cuộc sống tốt hơn (xem Phục truyền Luật lệ Ký 15:12-18). Dĩ nhiên việc cưỡng bức làm nô lệ (vì lý do quân sự, kinh tế) đã và đang là một bi kịch! Đã có và hiện nay vẫn có sự bóc lột con người trong lĩnh vực này. “nhiều hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem” Điều này cho thấy rõ bản chất ích kỷ của những đeo đuổi như thế (xem câu 9, xem chú ý trong 1:16). 2:8 “Ta thâu chứa” (BDB 888, KB 1111, dạng HOÀN THÀNH Qal):

1. bạc và vàng, câu 8 2. kho báu, câu 8 (từ thuế hoặc do triều cống) 3. ca sĩ, câu 8 4. thê thiếp, câu 8

“ca sĩ nam và nữ” Những chữ này (BDB 1010) có thể đề cập đến (1) khía cạnh nghệ thuật của cuộc sống hoặc (2) các lễ hội diễn ra thường xuyên. NASB, NRSV “thê thiếp” NKJV “tất cả các loại nhạc cụ” TEV “tất cả các phụ nữ mà một người đàn ông ham muốn” NJB, JPSOA “mọi thứ hàng xa xỉ của con người, rương này chồng trên rương

khác” NIV “hậu cung” REB “tất cả mọi thứ đem đến khoái cảm” LXX “quản gia và các nữ tỳ dâng rượu” Chữ Hê-bơ-rơ nầy (BDB 994, KB 950) rất tối nghĩa. Từ nhiều cách dịch khác nhau của chữ Hê-bơ-rơ này (chỉ được dùng một lần) hiển nhiên cho thấy nó không rõ nghĩa. Căn cứ vào từ gốc (Semitic root) quyết định cho cách dịch:

1. Cách dịch của các bản Kinh Thánh NASB, NRSV, TEV, NIV dựa vào chữ “vú phụ nữ” (BDB 994) (bổ nghĩa cho cụm từ “sự khoái lạc của con người”).

2. Phần phụ chú của bản NIV Study Bible cho biết có một lá thư Ai cập cổ sử dụng một từ ngữ trong tiếng Ca-na-an tương tự như thế để chỉ các phi tần (trang 993).

3. Trong tiếng Hê-bơ-rơ về sau nầy (bộ Mishnah) thì chữ này nói đến cái hộp hoặc rương, (bổ nghĩa cho “kho báu của các vua” theo bản dịch NJB, JPSOA)

4. Các bản dịch KJV, ASV, NKJV xem chữ này bổ nghĩa cho “các ca sĩ” (tham khảo

Page 66: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

33

NIDOTTE, quyển 4, trang 99). 5. Bản LXX dùng ý nghĩa có gốc từ tiếng Aram, “đổ (rượu) ra” (bản NET Bible, trang 116). 6. Bản REB dường như kết nối chữ này với cụm từ “những lạc thú của con người” nhưng

trong ý nghĩa về thói xa hoa (xem Châm-ngôn 19:10).

2:9-11 Đây là một câu tổng kết. Tất cả những “thứ” này đã đem lại một khoảnh khắc niềm vui và thỏa mãn, nhưng nó không kéo dài! Nếu người khôn ngoan nhất, giàu có nhất và quyền lực nhất (tức là Sa-lô-môn) không thể tìm thấy niềm vui và sự thỏa lòng thực sự lâu bền, thì ai có thể tìm được? Đây là kết luận của câu 11 (xem 1:14; 2:17,22-23). Đây là câu hỏi làm thế nào để tìm được mục đích trong cuộc sống mà không có Đức Chúa Trời. Không có Đức Chúa Trời, cuộc sống chỉ còn là sự hiện hữu thân xác! Thành tựu có giá trị dài lâu được tìm thấy ở đâu?

Các bản dịch NKJV và NIV xem các câu 10 và 11 cũng như 12-16 thuộc loại thơ, nhưng các bản dịch tiếng Anh khác không theo phương pháp này.

Đối với cụm từ “dưới ánh mặt trời”, xem ghi chú tại 1:3. 2:10 “Ta chẳng từ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích” Đây là những câu song đối. Thật khó để biết ở chổ nào Qoheleth chuyển từ văn xuôi sang thơ ca. Chú ý các ĐỘNG TỪ:

1. “từ chối” - BDB 69, KB 82, dạng HOÀN THÀNH Qal, có nghĩa là “ngăn cản” 2. “ngăn cản” - BDB 586, KB 602, dạng HOÀN THÀNH Qal. Trang 991 trong quyển 2 của

bộ NIDOTTE có ý ám chỉ rằng “Trong việc tìm kiếm khoái lạc, người tìm kiếm ý nghĩa đã phá bỏ tất cả mọi giới hạn”

“công lao của ta” Tác giả (Sa-lô-môn, được sử dụng như một hình ảnh tương phản văn chương, đang nói) vui sướng với những công việc của mình (xem 2:10 [hai lần], 11), nhưng trong 2:18,20,22 thì ông lại “ghét” chúng! Câu hỏi trong 3:9, “Kẻ làm việc có được lợi ích gì từ lao khổ của mình chăng?” lại vang lên. Nỗ lực trên trần gian nầy sẽ thất bại, tàn lụi, và mãi mãi qua đi! 2:11 “không có ích lợi” Xem chú thích ở 1:3.

BẢN NASB 2:12-17 12 Ta bèn xây lại đặng xem xét sự khôn ngoan, sự ngu dại, và sự điên cuồng; vì

người nào đến sau vua sẽ có thể làm gì? Bất quá làm điều người khác đã làm từ lâu rồi 13 Vả, ta thấy sự khôn ngoan hơn sự ngu dại, cũng như ánh sáng hơn tối tăm. 14 Người khôn ngoan có con mắt trong đầu mình, còn kẻ ngu muội bước đi trong tối tăm; dầu

BẢN NASB 2:9-11 9 Như vậy ta trở nên cao trọng hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-

sa-lem; dầu vậy, sự khôn ngoan vẫn còn ở cùng ta. 10 Ta chẳng từ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích; vì lòng ta vui vẻ vì mọi công lao của ta; và đó là phần ta đã được trong mọi công lao ta. 11 Đoạn ta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ mình đã chịu để làm nó; kìa, mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mặt trời.

Page 67: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

34

2:12 Tác giả của chúng ta quay trở lại với sự khôn ngoan để tìm kiếm giá trị bền lâu, cũng như trước đây ông đã từng thử làm theo cách này (xem 1:16-18). Sự khôn ngoan có nhiều ưu thế hơn là sự ngu dại (xem 7:11,12,19; 9:18; 10:10; Châm ngôn 8), nhưng nó không dứt khoát là có lợi hơn (xem các câu 14-16).

1. Cùng một số phận đều xảy đến cho cả hai người (khôn và dại) (xem 9:11; Thi thiên 49:10)

2. Sẽ không có sự tưởng nhớ lâu dài cho cả hai người (lưu ý sự tương phản ở trong Thi thiên 112:6, Châm-ngôn 10:7)

2:13 “sự khôn ngoan hơn sự ngu dại, cũng như ánh sáng hơn tối tăm” Có giá trị trong sự khôn ngoan, nhưng không phải hoàn toàn như vậy. Bản dịch NASB đã bỏ qua chữ quan trọng “lợi ích” (BDB 452). Xem chú thích trong 1:3. 2:14 NASB, NKJV, NRSV “đôi mắt trong đầu mình” TEV “nhìn thấy nơi họ đang đi” NJB “mắt họ đã mở”

TEV, NJB là hai bản dịch tương đương và linh động cho thấy ẩn dụ Hê-bơ-rơ. “số phận xảy đến với cả hai” Số phận này (BDB 899) là một cách nói tránh để chỉ về cái chết. Qoheleth (người truyền đạo) cảm thấy nỗi đau là cảm nghiệm chung cho tất cả mọi người trong tương lai (xem 2:15; 3:19 [hai lần]; 9:2,3). 2:16 “lâu dài” Nghĩa đen của chữ nầy là “mãi mãi”. Xem chủ đề đặc biệt trong 1:4 “tất cả sẽ bị lãng quên” ĐỘNG TỪ (BDB 1013, KB 1489) ở dạng HOÀN THÀNH Niphal diễn tả hành động hoàn tất của một sự việc ở tương lai tương tự như hành động hoàn tất trong quá khứ. 2:17 “ghét cuộc sống” ĐỘNG TỪ (BDB 971, KB 1338, dạng HOÀN THÀNH Qal) có nghĩa là “ghét”, nhưng với ẩn ý “kinh tởm” cuộc sống (xem bản NJB) bởi vì sự vô ích, tất cả mọi thứ mà ông đã làm và gây dựng nên (xem câu 18; 2:11) thì không có giá trị lâu dài hoặc ích lợi.

vậy, ta nhìn thấy hai đàng cùng gặp một số phận về sau. 15 Nên ta có nói trong lòng rằng: Sự xảy đến cho kẻ dại, sẽ xảy đến cho ta cũng vậy; vậy, ta có nhiều khôn ngoan như thế mà làm chi? Ta lại nói trong lòng rằng: Điều đó là một sự hư không nữa. 16 Vài người ta chẳng nhớ người khôn ngoan đến đời đời, cũng như chẳng nhớ kẻ ngu muội; vì trong ngày sau cả thảy đều bị quên mất từ lâu. Phải, người khôn ngoan chết cũng như kẻ điên cuồng? 17 Vậy, ta ghét đời sống, vì mọi việc làm ra dưới mặt trời là cực nhọc cho ta, thảy đều hư không, theo luồng gió thổi.

Page 68: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

35

2:18-21 Rõ ràng có một thể thơ song đối giữa các câu 18-19 và 20-21 (xem bản NET Bible, trang 1119). 2:18 “Ta phải để nó lại cho người đến sau” Các giáo sư dạy khôn ngoan theo truyền thống đặt sự trông cậy nhiều vào sự thịnh vượng của con người, nhưng Qoheleth không dạy như thế. Mọi người đều phải để lại tất cả (xem Thi thiên 39:6). 2:19,21 “rồi phải để lại làm cơ nghiệp cho kẻ chẳng hề lao khổ làm đến” Theo lẽ thường những gì được truyền lại cho chúng ta thì không được quý trọng, thậm chí còn bị lãng phí! 2:20 Đúng là một lời than ai oán! Một hiện thực phũ phàng! Trong tiếng Hê-bơ-rơ sự lặp lại (DANH TỪ và ĐỘNG TỪ BDB 765, KB 845) chữ “lao khổ”, “nhọc nhằn” để làm mạnh thêm nghĩa của chữ than thở.

Dạng ĐỘNG TỪ (BDB 384, KB 382, Piel TỪ GHÉP NGUYÊN MẪU) có nghĩa “thất vọng,” “vô vọng,” “tuyệt vọng”. Qoheleth (người truyền đạo) sử dụng ngôn từ mạnh mẽ để diễn tả xúc động sâu xa của mình về những nỗ lực hoàn toàn vô ích của con người! 2:21 “có” Cụm từ tiếng Hê-bơ-rơ này (BDB 441) đưa ra một gương mẫu hoặc trải nghiệm của con người có vẻ như giả thuyết nhưng lại thường xảy ra (xem 2:21; 4:8; 5:13; 6:1,11, 7:15 [hai lần]; 8:14 [ba lần]; 10:5). Nó được sử dụng nhiều lần trong văn chương khôn ngoan (ví dụ Châm-ngôn 11:24; 12:8; 13:7; 14:12; 16:25, 18:24, 20:15). NASB, NKJV, NRSV “điều quá ác độc” TEV “không tốt lành” NJB “rất tồi tệ” JPSOA “điều độc hại” REB “điều quá sai trật”

Các bản dịch này cố diễn tả nghĩa của chữ “độc ác” trong tiếng Hê-bơ-rơ (BDB 948-949). Nghĩa của nó được sử dụng trong bối cảnh này như là “bất công trầm trọng” (xem câu 17; 5:13 [hai lần], 16; 6:1; 9:12; 10:5). Sự bất công và tính thất thường của thế giới tội lỗi này đè nặng trên tác giả! Xem phần ghi chú trong 5:13.

BẢN NASB 2:18-23

18 Ta cũng ghét mọi công lao ta đã làm ở dưới mặt trời, vì phải để lại cho người sau mình. 19 Vả, ai biết rằng người ấy sẽ khôn ngoan hay là ngu dại? Dầu thế nào, hắn sẽ cai quản mọi việc ta đã lấy sự lao khổ và khôn ngoan mà làm ở dưới mặt trời. Điều đó cũng là hư không. 20 Bởi cớ ấy ta trở lòng thất vọng về mọi công việc ta đã lao khổ mà làm ở dưới mặt trời. 21 Vì có người làm công việc mình cách khôn ngoan, thông sáng, và tài giỏi, rồi phải để lại làm cơ nghiệp cho kẻ chẳng hề lao khổ làm đến. Điều đó cũng là một sự hư không và một sự tai nạn lớn. 22 Vậy, ích chi cho người lao khổ, cực lòng mà làm việc ở dưới mặt trời? 23 Vì các ngày người chỉ là đau đớn, công lao người thành ra buồn rầu; đến đỗi ban đêm lòng người cũng chẳng được an nghỉ. Điều đó cũng là sự hư không.

Page 69: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

36

2:22 “Vậy, ích chi cho người lao khổ, cực lòng mà làm việc” Kết quả cuối cùng của thân xác lao khổ là gì? Có điều gì còn lại bên kia nấm mồ? 2:23 “đến đỗi ban đêm lòng người cũng chẳng được an nghỉ” Những người sở hữu những thứ thuộc trần gian này cứ phải liên tục lo lắng về chúng (cả ban ngày [câu 23a] và đến đêm [câu 23b] không có sự an nghỉ). Những người tìm kiếm sự khôn ngoan nhận ra rằng “càng biết nhiều thì càng biết là mình không biết bao nhiêu”! Đây là một cuộc đua mà không có ai chiến thắng (xem 1:18).

2:24-26 Bản Kinh Thánh Jewish Study Bible (trang 1608) xác định rằng những câu này đem đến một viễn cảnh mới cho những nhận định trước đây của tác giả về sự vô ích của cuộc đời (nên vui hưởng hiện tại). Tuy nhiên, dường như chúng muốn trả lời cho câu hỏi của 1:3. Hiển nhiên là không có lợi ích lâu bền nào nếu tách biệt khỏi Đức Chúa Trời (xem 2:11), nhưng cuối cùng trong những câu 2:24-26 đã tập trung vào ý “ở trên trời”. Cuộc đời không chỉ là sinh ra, sống rồi phải chết. Nhưng còn có Đức Chúa Trời, sự phán xét và đời sau. Mọi việc sẽ được đặt lại cho đúng (xem 1:15), nhưng không phải ở đây, không phải bây giờ. Gian trá, bất công và sự hư ảo dường như thống trị (vì sự sa ngã trong Sáng thế Ký 3), nhưng hãy chờ đợi vì Đức Chúa Trời vẫn đang tể trị! Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài còn đời đời. Hiện nay, người công chính phải tin vào sự mặc khải của Đức Chúa Trời, vui hưởng những thú vui đơn giản mà thế giới này đem đến mỗi ngày (trong khi còn có thể).

Qoheleth là một nhà hiền triết Cựu Ước không biết bức tranh đầy đủ trọn vẹn (như Giao ước mới, xem Giê-rê-mi 31:31-34; Ê-xê-chi-ên 36:22-38, là sự mặc khải hoàn toàn đầy đủ trong Đức Chúa Giê-xu Christ).

Có một bản liệt kê thú vị liên quan đến những hiểu biết của Qoheleth về các việc làm của Đức Chúa Trời trong thế giới tội lỗi, ngắn ngủi này (tham khảo bộ NIDOTTE, quyển 4, trang 553.):

1. Đấng sáng tạo, 11:5; 12:1,7 (như Thi thiên) 2. Thẩm phán, 3:17,18; 11:9 3. Đấng ban phước, 2:24-26; 3:13; 5:18-20 4. Đấng phải sợ, 3:14; 5:1-7; 7:18 (như Châm ngôn) 5. Đấng được vâng phục, 5:4; 7:26; 8:2; 13:13-14 (như Châm ngôn) 6. Quan hệ nhân quả trong vũ trụ, 3:11; 5:18-6:2; 7:13-14 (như Thi thiên) 7. Không thể biết, 3:11; 8:16-9:1 (giống như Gióp) 8. Công bằng, 8:12,13

2:24 “Ta xem thấy điều đó cũng bởi tay Đức Chúa Trời mà đến” Những thú vui đơn giản của cuộc sống là quà tặng từ Đức Chúa Trời (xem 3:13; 5:19; 9:7; Châm-ngôn 13:22; Gióp 27:16-

BẢN NASB 2:24-26

24 Chẳng gì tốt cho người hơn là ăn, uống, khiến linh hồn mình hưởng phước của lao khổ mình. Ta xem thấy điều đó cũng bởi tay Đức Chúa Trời mà đến. 25 Vì ai là người được ăn và hưởng sự vui sướng hơn ta? 26 Bởi Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan, thông sáng, và vui vẻ cho kẻ nào đẹp lòng Ngài; nhưng Ngài khiến cho kẻ có tội phải lao khổ mà thâu góp chất chứa, để rồi ban cho người đẹp lòng Đức Chúa Trời. Điều đó cũng là hư không, theo luồng gió thổi.

Page 70: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

37

17). Xem chú thích trong 2:1. Về nhiều mặt thì đây chỉ là một trong số các chân lý chính yếu trong cuốn sách này.

1. Tận hưởng những niềm vui đơn giản của cuộc sống hàng ngày (2:1,24; 3:12,13,22; 5:18; 8:15; 9:7-9) a. thức ăn (tình bạn) b. đồ uống (mặc dù điều này có thể nói đến cuộc vui chơi[xem Xuất Ê-díp-tô Ký 32:6;

I Sa-mu-ên 30:16, I Các Vua 1:25] nhưng trong bối cảnh này nó đề cập đến đời sống thường ngày trong gia đình và xã hội)

c. nhận thấy mình xứng đáng hưởng công lao của đời sống d. vui mừng trong cuộc sống (9:8) e. hôn nhân và gia đình (9:9)

2. Kính sợ Chúa, giữ các điều răn (2:25; 12:13-14)

“Từ tay của Chúa” Xem chủ đề đặc biệt dưới đây.

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC MÔ TẢ NHƯ LOÀI NGƯỜI (NGÔN TỪ NHÂN HÌNH) I. Loại ngôn từ này rất phổ biến trong Cựu Ước.

A. Các bộ phận cơ thể 1. mắt - Sáng thế Ký 1:4,31, 6:8; Xuất Ê-díp-tô Ký 33:17; Dân số Ký 14:14; Phục

truyền Luật lệ Ký 11:12; Xa-cha-ri 4:10 2. tay - Xuất Ê-díp-tô Ký 15:17, Dân số Ký 11:23; Phục truyền Luật lệ Ký 2:15 3. cánh tay - Xuất Ê-díp-tô Ký 6:6, 15:16; Dân số Ký 11:23; Phục truyền Luật lệ Ký

4:34; 5:15 4. tai - Dân số Ký 11:18; I Sa-mu-ên 8:21; II Các vua 19:16; Thi thiên 5:1; 10:17;

18:6 5. khuôn mặt - Xuất Ê-díp-tô Ký 32:30, 33:11; Dân số Ký 6:25; Phục truyền Luật lệ

Ký 34:10; Thi thiên 114:7 6. ngón tay - Xuất Ê-díp-tô Ký 8:19, 31:18; Phục-truyền Luật-lệ Ký 9:10; Thi thiên

8:3 7. tiếng nói - Sáng thế Ký 3:8,10; Xuất Ê-díp-tô Ký 15:26; 19:19; Phục-truyền Luật-

lệ Ký 26:17; 27:10 8. chân - Xuất Ê-díp-tô Ký 24:10; Ê-xê-chi-ên 43:7 9. hình dạng của một người - Xuất Ê-díp-tô Ký 24:9-11; Thi thiên 47; Ê-sai 6:1, Ê-

xê-chi-ên 1:26 10. thiên sứ của Chúa - Sáng thế Ký 16:7-13; 22:11-15; 31:11,13; 48:15-16; Xuất Ê-

díp-tô Ký 3:4,13-21; 14:19; Các Quan Xét 2:1; 6:22-23; 13:3-22 B. Những hành động

1. phán (nói) là cách thức sáng tạo - Sáng thế Ký 1:3,6,9,11,14,20,24,26 2. đi (tiếng bước đi) trong vườn Ê-đên - Sáng thế Ký 3:8; 18:33; Ha-ba-cúc 3:15 3. đóng cửa tàu Nô-ê - Sáng thế Ký 7:16 4. ngửi mùi tế lễ - Sáng thế Ký 8:21; Lê-vi Ký 26:31, A-mốt 5:21 5. đi xuống - Sáng thế Ký 11:5; 18:21; Xuất Ê-díp-tô Ký 3:8; 19:11,18,20

Page 71: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

38

2:25 “hưởng sự vui sướng” Chữ Hê-bơ-rơ hiếm thấy này chỉ được sử dụng chổ nầy trong cả Cựu ước. Hầu hết các bản tiếng Anh dịch theo nghĩa từ tiếng Ả Rập là “cảm nhận” hay là “nhận thức bằng các giác quan” (BDB 301 II).Tuy nhiên, vì dựa theo bản Bảy Mươi nên bản NJB dịch là “uống” là cố gắng làm cho câu 24 và 25 song đối với nhau.

NASB “không có Ngài” NKJV “nhiều hơn tôi” NRSV (NIV) “tách ra khỏi Ngài” TEV ------ NJB “đến từ Ngài” JPSOA “chỉ bản thân mình”

6. chôn Môi-se - Phục truyền Luật lệ Ký 34:6 C. Cảm xúc con người

1. hối tiếc/ăn năn - Sáng thế Ký 6:6,7; Xuất Ê-díp-tô Ký 32:14; Các Quan Xét 2:18, I Sa-mu-ên 15:29,35; A-mốt 7:3,6

2. giận dữ - Xuất Ê-díp-tô Ký 4:14, 15:7; Dân số Ký 11:10; 12:9; 22:22; 25:3,4; 32:10,13,14; Phục truyền Luật lệ Ký 6:5; 7:4, 29:20

3. ghen - Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5; 34:14; Phục truyền Luật lệ Ký 4:24; 5:9, 6:15, 32:16,21; Giô-suê 24:19

4. ghê tởm/ghét cay ghét đắng - Lê-vi Ký 20:23; 26:30; Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:19

D. Những từ ngữ của gia đình 1. Cha

a. của Y-sơ-ra-ên - Xuất Ê-díp-tô Ký 4:22; Phục truyền Luật lệ Ký 14:1; 39:5 b. của nhà vua - II Sa-mu-ên 7:11-16; Thi thiên 2:7 c. những ẩn dụ chỉ những hành động của người cha - Phục-truyền Luật-lệ Ký

1:31, 8:5, 32:1; Thi thiên 27:10; Châm-ngôn 3:12; Giê-rê-mi 3:4,22; 31:20, Ô-sê 11:1-4; Ma-la-chi 3:17

2. Cha mẹ - Ô-sê 11:1-4 3. Mẹ - Thi thiên 27:10 (tương tự như người mẹ nuôi con); Ê-sai 49:15; 66:9-13 4. Người yêu trẻ trung, chung thủy - Ô-sê 1-3

II. Các lý do của việc sử dụng loại ngôn ngữ này A. Đây là điều cần thiết để Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài cho con người. Bởi vì

Đức Chúa Trời là thần linh nên thuyết nhân hình dùng hình ảnh người đàn ông làm khái niệm rất phổ biến về Đức Chúa Trời!

B. Đức Chúa Trời lấy những khía cạnh có ý nghĩa nhất của cuộc sống con người (cha, mẹ, cha mẹ, người yêu) và sử dụng chúng để bày tỏ chính mình Ngài cho nhân loại sa ngã.

C. Mặc dù là cần thiết nhưng Đức Chúa Trời không muốn bị giới hạn trong bất kỳ hình thể vật lý nào (xem Xuất Ê-díp-tô Ký 20; Phục truyền luật lệ ký 5).

D. Tuyệt đỉnh của thuyết nhân hình chính là sự nhập thể của Đức Chúa Giê-xu. Đức Chúa Trời trở thành nhục thể, có thể rờ chạm (xem I Giăng 1:1-3). Sứ điệp của Đức Chúa Trời đã trở thành Ngôi Lời của Đức Chúa Trời (Giăng 1:1-18).

Page 72: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

39

Có sự khác biệt trong bản văn tiếng Hê-bơ-rơ (“tách ra khỏi Ngài”) trong một số bản thảo được giữ lại trong các bản Bảy Mươi, Peshitta, và Jerome. Có phải cụm từ này cho thấy suy nghĩ của Qoheleth hay là kể từ câu 24 thì đã khởi đầu để đi đến một nhận thức thần học quan trọng (về “món quà từ Đức Chúa Trời”)? Tôi nghĩ rằng câu 24 đến 26 nên được xem như một tư tưởng hoàn toàn mới. 2:26 Câu này đặt ra câu hỏi làm thế nào thì một người là “tốt lành theo cái nhìn của Chúa?” Câu hỏi này phải được liên kết 12:13-14. Nên lưu ý những lợi ích:

1. sự khôn ngoan (BDB 315) 2. kiến thức (BDB 395) 3. niềm vui (BDB 970)

Tất cả những gì con người sa ngã tìm kiếm bằng nổ lực chính mình thì thật ra là món quà Đức Chúa Trời ban cho!

Chú ý đến hậu quả của một cuộc sống ích kỷ, vô thần: 1. gom góp và tích trử 2. chỉ để dành lại cho người khác (“người tốt lành trong cái nhìn của Chúa”) Rõ ràng các câu 24 đến 26 là tương phản với các câu 12 đến 23! Mối liên hệ chính xác

giữa chúng như thế nào thì không rõ. Qoheleth (người truyền đạo) cũng thách thức sự khôn ngoan truyền thống về sự thịnh

vượng (xem Gióp). Người giàu xấu xa đang tích góp cho người công bình! CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Liệt kê những điều trong chương 2 mà Qoheleth công bố là hư ảo. 2. Tại sao ông sử dụng Sa-lô-môn như là bối cảnh trong hai chương này? 3. Tại sao ông ta có vẻ như mâu thuẫn với chính mình về những ưu thế hay bất lợi của sự

khôn ngoan và lạc thú? 4. Những câu 24 đến 26 mang đến nhận thức quan trọng nào?

Page 73: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

40

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 3

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Có thời điểm cho mọi sự

Mọi việc đều có thời điểm của chúng

Mọi việc đều có thời điểm của chúng do Đức Chúa Trời định sẵn

Có thời điểm cho mọi sự

Cái chết

3:1-8 3:1-8 3:1-8 3:1-8 3:1-8

(1) (1) (1)

(2-8) (2-8) (2-8)

Trách nhiệm Đức Chúa Trời giao

3:9-11 3:9-11 3:9-15 3:9-13 3:9-11

Đức Chúa Trời đặt cõi đời đời trong lòng con người

3:12-22 3:12-15 3:12-13

(12-13)

(14-15) 3:14-15 3:14

3:15

Sự bất công dường như thắng thế

Sự bất công của loài người là đối tượng cho sự phán xét Thiên Thượng

Sự bất công trong thế giới (3:16-4:16)

3:16-22 3:16-22 3:16-22 3:16

(16)

(17) 3:17

(18-22) 3:18-19

3:20

3:21

3:22

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

Page 74: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

41

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

BỐI CẢNH Mặc dù chương này thường được giải nghĩa theo cách bàn luận đến những việc làm của con người đúng lúc theo dòng thời gian, nhưng thật ra theo bối cảnh thì nó đề cập đến quyền tể trị của Đức Chúa Trời (xem 2:24-26; 3:14)

A. Chúng ta sẽ thấy điều rất quan trọng trong khi giải nghĩa sách Truyền đạo, đó là tính cách châm biếm của nó dựa trên hai cụm từ chính: 1. “Tất cả là hư không” (nói về sự ngắn ngủi của nỗ lực và đời sống của con người) 2. “dưới ánh mặt trời” (đó là không biết gì về đời sống thuộc thể nơi trần gian nầy khi

nó phân cách khỏi Đức Chúa Trời)

B. Câu trả lời chính yếu cho một cuộc sống vô nghĩa và thất vọng chỉ được tìm thấy nơi 1. đức tin và sự vâng phục (tham khảo 12:13-14) 2. những thú vui đơn giản của cuộc sống là do Đức Chúa Trời ban cho (xem 2:24; 3:12-

13, 22; 5:18; 6:12, 8:15, 9:7)

C. Sách Truyền đạo là một trong những cuốn sách của Kinh Thánh phải được giải nghĩa cách toàn bộ, tổng thể. Khi trích một phần từ quyển sách để chứng minh hay bỏ qua quan điểm mỉa mai của nó sẽ thất bại trong việc giải kinh.

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

3:1 “Phàm sự gì có thì tiết” Chữ “thì tiết” (nghĩa đen “tất cả mọi thứ đều theo mùa”) dường như đề cập đến các sự kiện thông thường của đời sống con người. Chữ “thì tiết” không nói về thời gian có lợi ích cho con người nhưng về thời điểm được Đức Chúa Trời ấn định. Đoạn này nhấn mạnh vào sự ấn định sắp đặt của Chúa. Nó nói đến cái bí ẩn (không biết được) của nỗ lực con người (“dưới trời”) khi so sánh với quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Trong thể loại văn

BẢN NASB 3:1-8 1 Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định. 2 Có kỳ sanh ra, và có kỳ chết; có kỳ trồng, và có kỳ nhổ vật đã trồng; 3 Có kỳ giết, và có kỳ chữa lành; có kỳ phá dỡ, và có kỳ xây cất; 4 có kỳ khóc, và có kỳ cười; có kỳ than vãn, và có kỳ nhảy múa; 5 có kỳ ném đá, và có kỳ nhóm đá lại; có kỳ ôm ấp, và có kỳ chẳng ôm ấp; 6 có kỳ tìm, và có kỳ mất; có kỳ giữ lấy, và có kỳ ném bỏ; 7 có kỳ xé rách, và có kỳ may; có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra; 8 có kỳ yêu, có kỳ ghét; có kỳ đánh giặc, và có kỳ hòa bình.

Page 75: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

42

chương khôn ngoan “thời điểm được ấn định” thường là “thời điểm thích hợp.” NASB “biến cố” NKJV “mục đích” NRSV, LXX “sự việc” TEV “xảy ra” NJB “công việc” REB “hoạt động”

Chữ Hê-bơ-rơ nầy (BDB 343) có nghĩa là “thỏa thích” hay “lạc thú”, nhưng ở đây nó có thêm ẩn ý chỉ về những việc làm đem lại niềm vui (xem 3:17; 8:6; Châm-ngôn 31:13). Hãy tận hưởng cuộc sống mỗi ngày! Thưởng thức hương hoa trãi theo đường đời! “dưới trời” Xem chủ đề đặc biệt dưới đây.

3:2-8 Hầu như tất cả các bản dịch tiếng Anh xem các câu 2 đến 8 thuộc thể thơ ca. Có sự tương phản trong mỗi dòng, nhưng sự liên hệ giữa các dòng thơ không phải là hoàn toàn rõ ràng. 3:2 “Có kỳ sanh ra, và có kỳ chết” Có một loạt các sự việc liên quan đến chu kỳ phát triển con

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: TRỜI/THIÊN ĐÀNG Thuật ngữ Hê-bơ-rơ (BDB 1029 được dịch là “trên trời”, “bầu trời”, “khoảng không”)

có thể ám chỉ như sau (là các vòm trời hay khoảng không trong sự sáng tạo): 1. Trong Sáng thế Ký 1:8-20 nó nói đến khoảng không bên trên trái đất có mây trôi, chim

bay lượn. 2. Vòm trời này (xem Sáng thế Ký 1:6,20; Ê-sai 40:22, 42:5) nằm bên trên trái đất để từ đó

Đức Chúa Trời đổ xuống các cơn mưa (“cửa sổ trên trời,” xem Thi thiên 78:23-29; Ma-la-chi 3:10 hoặc “cái vại đựng nước ở trên trời,” xem Gióp 38:38).

3. Các ngôi sao và các hành tinh di chuyển trong vòm trời này (hai chiều). Nó có thể ám chỉ đến tất cả vũ trụ đã được tạo dựng (hàng chục tỷ thiên hà).

4. Bên trên khoảng không này là nơi ngự của Đức Chúa Trời (ở tầng trời thứ ba hoặc thứ bảy). Nó là tầng trời cao nhất (xem Phục-truyền Luật-lệ Ký 10:14; I Các Vua 8:27,30,32; Thi thiên 2:4; 148:4; Ê-sai 66:1).

5. Những điều quan trọng trong thần học a. Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo tất cả mọi vật. b. Ngài điều khiển tạo vật (ánh sáng và bóng tối, mưa và hạn hán). c. Ngài đã tạo dựng và đặt để các vì sáng ban đêm (mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, các

hành tinh, sao chổi). d. Có những khoảng không hay lãnh vực thực hữu:

1) trái đất 2) bên trên trái đất 3) vô hình/thần linh (Cô-lô-se 1:16) 4) sự hiện diện và nơi Chúa ngự

e. Tất cả chúng được gắn kết với nhau và được điều khiển bởi ý muốn của Ngài

Page 76: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

43

người. 3:2 “có kỳ trồng, và có kỳ nhổ vật đã trồng” Có mối liên hệ ngữ pháp giữa các nỗ lực của người có tội (2:26, hai dạng NGUYÊN MẪU Qal) và trong các câu 3:2 đến 9 (có 27 dạng NGUYÊN MẪU). Điều này nói về vụ mùa thu hoạch hàng năm. 3:3 “Có kỳ giết, và có kỳ chữa lành” Bởi vì chiến tranh được nói lên trong câu 8 nên việc giết hại được đề cập tại đây có vẻ như là có thêm một mục tiêu khác. Một số người cho rằng nó đề cập đến hình phạt tử hình trong quốc gia Y-sơ-ra-ên hoặc là nói đến sự tự vệ của một người, bảo vệ nhà của mình trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công. 3:4 “có kỳ khóc, và có kỳ cười; có kỳ than vãn, và có kỳ nhảy múa” Một số người tin rằng những dòng này ám chỉ cả đám tang và đám cưới hoặc các sự kiện xã hội bình thường khác. 3:5 “có kỳ ném đá, và có kỳ nhóm đá lại” Nhiều người đã giả định rằng đây là ẩn dụ nông nghiệp chỉ một người lượm bỏ đá khỏi một cánh đồng. Tuy nhiên, có thể đây là ẩn dụ về việc xây dựng khi dùng đá làm hàng rào hoặc xây một ngôi nhà. Giữa những nhà giải kinh người Do Thái cùng nhất trí với nhau là câu này còn có ẩn ý tình dục (tham khảo bản Kinh Thánh TEV dịch là “ân ái”). Ý này được nêu cụ thể trong bô Mishrash. Dường như mạch văn của câu 5b củng cố thêm cho cách hiểu như vậy. Theo Lê-vi ký thì điều này có ý nói có lúc người đàn ông có thể có quan hệ tình dục và cũng có khi không được vì chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ hoặc vì nghĩa vụ quân sự của họ. “có kỳ ôm ấp, và có kỳ chẳng ôm ấp” Câu này có thể ám chỉ (1) tình yêu nhục dục trong hôn nhân (xem Nhã-ca 2:6), (2) tình yêu nhục dục ngoài hôn nhân (xem Châm-ngôn 5:20), (3) tình thương của gia đình chăm sóc lẫn nhau hoặc (4) bạn bè hôn nhau trên má, là việc thông thường ở vùng Cận Đông. 3:6 “có kỳ tìm, và có kỳ mất” Trước tiên thuật ngữ “tìm kiếm” (BDB 134, KB 152, dạng NGUYÊN MẪU Piel) có nghĩa là tìm kiếm một cái gì đó. Tuy nhiên, có lúc nào đó trong đời sống lại rõ ràng là không thể tìm được điều gì hoặc người nào đó! Người ta lại phải tiếp tục với cuộc sống! 3:7 “có kỳ xé rách, và có kỳ may” Việc này có thể ám chỉ đến một trong những cách thức than khóc của người Do Thái. Họ sẽ xé mặt trước của chiếc áo dài của họ tại vòng cổ khoảng năm phân Anh (ví dụ I Sa-mu-ên 4:12; II Sa-mu-ên 1:2; 13:31; 15:32; II Các vua 18:3;7; Giê-rê-mi 41:5); khi kỳ than khóc chấm dứt thì họ sẽ may nó lại. “có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra” Điều này cũng có thể ám chỉ đến các nghi thức tang lễ. 3:8 “có kỳ đánh giặc, và có kỳ hòa bình” Hầu hết các nhà giải kinh người Do Thái hiểu câu các câu 1 đến 8 là nói đến quốc gia Y-sơ-ra-ên (“thời điểm được ấn định” trong Thi thiên 75:2; 102:13).Tuy nhiên, có vẻ như các câu 9 đến 11 lại xác định những câu trên theo nghĩa cá nhân hơn là nhấn mạnh đến tập thể.

Page 77: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

44

3:9-10 Từ ngữ “lợi ích” (BDB 452) là khái niệm quan trọng trong sách Truyền đạo. Xem chú thích trong 1:3. Câu hỏi chính là: “Có lợi ích hay những giá trị gì được lâu bền nhờ sự nỗ lực và khôn ngoan của con người trong cuộc sống hay không?”

Dường như nhân loại được đưa dẫn nhằm thực hiện một số công việc thông thường (1:13, 2:23), kể cả những công tác được Đức Chúa Trời giao cho (xem 1:13; 2:24; 3:11), nhưng họ không thể hiểu được mục đích hay thành quả của những công việc này. Mục đích của những công việc này là để cho họ nhận thức sự phụ thuộc của mình vào Đức Chúa Trời (xem Ga-la-ti 3:24; Truyền-đạo 3:14,18.). Điều nầy đối nghịch lại với cảm nghiệm chung của sự sa ngã (là độc lập khỏi Đức Chúa Trời được thể hiện bởi cụm từ lặp đi lặp lại, “dưới ánh mặt trời”). 3:11 NASB, FB, NEB “Ngài đã làm tất cả mọi vật thích ứng với thời kỳ của chúng” NKJV “Ngài đã làm tất cả mọi thứ tốt đẹp trong thời điểm của nó” NRSV “Ngài đã làm tất cả mọi thứ thích hợp với thời điểm của nó” TEV “Ngài đã thiết lập thời điểm thích hợp cho tất cả mọi thứ” NJB “tất cả những gì Ngài làm là thích hợp cho thời điểm của nó”

Thuật ngữ quan trọng “thích hợp” (BDB 421) có nghĩa là “hợp lý” hay là “tốt đẹp.” Theo mạch văn này nó mô tả những quyết định thuộc thẩm quyền tể trị của Đức Chúa Trời kiểm soát những thực trạng của con người. Điều này có tính tập thể nhiều hơn là cá nhân (các nhà giải kinh của Do Thái xem các câu 1-8 là đề cập đến quốc gia Y-sơ-ra-ên).

Một lần nữa điều này cho thấy quyền tể trị của Chúa trên những tình huống của con người cũng như thời gian. NASB, NKJV, NIV “Ngài cũng đã đặt sự đời đời ở trong lòng họ” NRSV, REB “hơn thế nữa, Ngài đã để nhận thức về quá khứ và tương lai vào tâm

trí của họ” TEV “Ngài đã ban cho chúng ta mong muốn biết trước tương lai” NJB “nhưng dù vậy Ngài cũng đã cho chúng ta nhận biết về sự qua đi của

thời gian” LXX “Ngài cũng đã đặt thời đại của cả thế gian trong lòng họ”

Thuật ngữ được dịch là “đời đời” (BDB 761) không rõ nghĩa. Có một từ ngữ Semitic liên

quan cũng sử dụng ba phụ âm có nghĩa là “che dấu” hoặc “che đậy” (BDB 761). Trong giai đoạn về sau, tiếng Hê-bơ-rơ dùng chữ nầy để chỉ sự sáng tạo thế giới (LXX).

Một số học giả cố gắng làm cho dòng thơ này “cân đối” với những dòng thơ trước đó (“đúng thời điểm của nó”) có ý nói Đức Chúa Trời kiểm soát tình huống và vận mệnh của con người.

BẢN NASB 3:9-11 9 Kẻ làm việc có được ích lợi gì về lao khổ mình chăng? 10 Ta đã thấy công việc

mà Đức Chúa Trời ban cho loài người là loài người dùng tập rèn lấy mình. 11 Phàm vật Đức Chúa Trời đã làm nên đều là tốt lành trong thì nó. Lại, Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người; dầu vậy, công việc Đức Chúa Trời làm từ ban đầu đến cuối cùng, người không thế hiểu được. Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định.

Page 78: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

45

Một số học giả khác cố gắng liên kết nó với dòng thơ kế tiếp (con người không thể hiểu công việc của Đức Chúa Trời). Cách này phù hợp với ý nghĩa của ba từ gốc tiếng Hê-bơ-rơ (xem 12:14).

Qoheleth (người truyền đạo) nhiều lần dùng một từ gốc tương tự (BDB 761) (là chữ 'olam, xem Chủ đề đặc biệt trong 1:4, tham khảo 1:4,10; 2:16, 3:14; 9:6; 12:5) theo ý nghĩa thời gian.

Luôn luôn gặp khó khăn để có được ý nghĩa cố định trong thơ ca. Nó thường bị phá hoại (làm sai lệch) bởi việc giải kinh! Thường thường những từ ngữ của nó hiếm thấy và được sử dụng theo những ý nghĩa đặc biệt. Ý nghĩa của nó thường mơ hồ khi hướng về mục đích và nhằm gợi lên sự suy nghĩ. Bối cảnh được mở rộng hơn sẽ giúp chúng ta nắm bắt được ý định chính của Qoheleth (người truyền đạo).

Bản dịch Jerusalem Bible có một bình luận hay về câu này: “Tuy nhiên, câu này không được dùng theo ý nghĩa Cơ Đốc Giáo, nó chỉ có nghĩa

đơn giản là: Chúa đã ban cho lòng con người (tâm trí) nhận thức được thời gian cứ diễn tiến. Ngài đã ban cho con người năng lực để suy nghiệm các biến cố nối tiếp nhau và nhờ đó kiểm soát được hiện tại. Nhưng tác giả cho biết thêm, nhận thức này chỉ là lừa dối, nó không tiết lộ ý nghĩa của cuộc sống” (trang 983 “b”). Nhân loại mong ước hiểu được cuộc sống, nhưng không thể. Con người trông mong hiểu

đầy đủ về Đức Chúa Trời, nhưng không thể được (mục tiêu của triết lý bất khả tri). “công việc Đức Chúa Trời đã làm” DANH TỪ (BDB 795) cũng như ĐỘNG TỪ (BDB 793 I, KB 889, dạng HOÀN THÀNH Qal) đều có cùng gốc thuộc ngôn ngữ Semitic. Điều này thường được thực hiện như là phong cách sáng tác.

Công việc của Chúa có thể được hiểu theo hai cách: 1. từ thuở đời đời 2. xuyên suốt cuộc đời của một cá nhân

3:12-13 Hai câu này dường như là một tuyên bố tóm tắt, giống như 2:24-26. Nó gợi ý để cho chúng ta biết mặc dù không thể hiểu tất cả những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta có thể biết được tình yêu của Ngài bằng đức tin, sự vâng lời và tận hưởng những niềm vui đơn giản của cuộc sống được Ngài ban cho (xem 2:24; 3:22, 5:18; 8:15; 9:7-9). Vì chúng ta không thể hiểu hoặc thay đổi các biến cố trong cuộc sống cá nhân (xem 3:1-8) hoặc trong thế giới của chúng ta, nên chúng ta phải chú tâm vào việc tạ ơn về những điều thông thường, đơn giản, hàng ngày trong thế giới hiện thực này, cũng như những việc thông thường trong tất cả các xã hội loài người (thực ra là một món quà từ Đức Chúa Trời, xem 2:24, 5:19). Những điều này được nêu ra trong câu 13: thức ăn, nước uống và nhận thức được mục đích công lao của một người (tôi muốn nói thêm là luôn cả gia đình, ở những câu khác trong Truyền đạo 9:7-9). Tất cả những thứ này là tặng phẩm từ Chúa. Món quà cũng có thể là viễn ảnh niềm tin của một người

BẢN NASB 3:12-15 12 Vậy, ta nhìn biết chẳng có điều gì tốt cho loài người hơn là vui vẻ, và làm lành

trọn đời mình. 13 Lại, ai nấy phải ăn, uống, và hưởng lấy phước của công lao mình, ấy cũng là sự ban cho của Đức Chúa Trời. 14 Ta biết rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm nên còn có đời đời: người ta chẳng thêm gì được, cũng không bớt chi đặng; Đức Chúa Trời làm như thế, để loài người kính sợ trước mặt Ngài. 15 Điều chi hiện có, đã có ngày xưa; điều chi sẽ xảy đến, đã xảy đến từ lâu rồi: Đức Chúa Trời lại tìm kiếm việc gì đã qua.

Page 79: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

46

tin tưởng vào Chúa mặc dù người đó không thể hiểu về hoàn cảnh hiện hữu của chính mình. Sự sa ngã (xem Sáng thế ký 3) đã ảnh hưởng đến khả năng của chúng ta để thấu hiểu được chân lý tối hậu (xem 1:18; 8:16-9:12). Cần phải được mặc khải, chứ không phải khám phá. 3:14 “ Ta biết rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm nên còn có đời đời” Một lần nữa câu này nhấn mạnh vào quyển tể trị và sự hiện hữu đời đời của Đức Chúa Trời cũng như sự tạm bợ của đời sống con người (ví dụ, Thi thiên 103:14,15; Ê-sai 40:6-8; 1 Phi-e-rơ 1:24,25).

Sách Truyền đạo là một cuốn sách nói nhiều về Đức Chúa Trời cũng như con người. Thần học về thế giới sa ngã được ẩn chứa trong cụm từ “dưới ánh mặt trời”, nhưng thực hữu của thế giới khó hiểu này cùng với đau đớn và vui thú có đặc trưng bằng cụm từ “hư không của sự hư không, tất cả đều hư không”. Đối với chúng ta là khó hiểu nhưng lại là chương trình rõ ràng, có mục đích, có thể biết, có thể hiểu của Đức Chúa Trời. Tri thức không quan trọng bằng tin cậy, đức tin và sự vâng phục.

Vài đoạn văn đặc trưng nói đến điều không thể biết nhưng Đức Chúa Trời vẫn hiện diện: 1. Có một kế hoạch thiên thượng đang tiến hành, 1:13; 3:10,18; 7:29; 8:16-17 2. Có một Đức Chúa Trời tối cao, 1:15 & 7:13; 3:11,14; 9:1; 12:1 3. Có một đức tin hằng ngày, nó hợp lẽ và quý giá, 2:24-26; 3:12,13,22; 5:18-20 (tiêu cực

trong 6:1-6); 9:7-9 4. Có sự kính sợ và tôn kính phải lẽ dành riêng cho Đức Chúa Trời, 3:14, 5:7; 7:18; 8:12,13;

12:13 5. Sẽ có một thời điểm cho sự xét đoán của Đức Chúa Trời trên mọi con người, 3:17; (5:1,4,

ngụ ý); 11:9, 12:14 “Đức Chúa Trời làm như thế, để loài người kính sợ trước mặt Ngài” Điều này phản ánh lẽ thật của câu 10, ấy là Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta nhiệm vụ mà chúng ta không thể hoàn thành để chúng ta tiếp tục phụ thuộc vào Ngài (là “kính sợ Ngài,” xem 5:7; 7:18; 8:12, 13, trong đó hàm chứa thế giới quan niềm tin) và không cậy vào chính mình. 3:15 “Điều chi hiện có, đã có ngày xưa; điều chi sẽ xảy đến, đã xảy đến từ lâu rồi” Có thể câu này có vài ý sau: (1) là phản ánh của câu 1:9; (2) nó được sử dụng theo ý mỉa mai (“dưới ánh mặt trời,” xem câu 16); hoặc (3) nó có thể liên quan đến mặc khải của Chúa cho Môi-se (xem Phục truyền Luật lệ Ký 4:2; 12:32; Giê-rê-mi 26:2). NASB “vì Chúa tìm lại những điều đã qua” NKJV “Chúa đòi khai trình cái thuộc về quá khứ” NRSV “Chúa tìm những cái đã đi qua” TEV “Chúa làm cho điều tương tự cứ tái diễn lại” NJB “Chúa tìm kiếm những ai bị bức hại” LXX “Chúa sẽ tìm thấy cái thuộc quá khứ” REB “Khi Chúa triệu hồi thì mỗi biến cố trở lại theo đúng trình tự” JPSOA “Chúa tìm kiếm kẻ bị rượt đuổi”

Đây là một cụm từ tiếng Hê-bơ-rơ rất khó. Một số người giả định nó có nghĩa là “người bị bức hại” (xem bản NJB, JPSOA), trong khi những người khác theo cách dịch truyền thống là “những gì đã bị đùa đi” (ĐỘNG TỪ, BDB 134, KB 152, dạng HOÀN THÀNH Piel, có cả hai ý nghĩa ). Dường như cụm từ này nói lên khái niệm chung của sách Truyền đạo: mặc dù có cảm nghiệm của tất cả mọi người đang ở trong chu trình lặp đi lặp lại thì vẫn có một mục đích thiêng

Page 80: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

47

liêng dành cho chu trình này. Một ngày kia, Đức Chúa Trời sẽ phán xét sự lựa chọn cá nhân của con người!

Quyển “The UBS Handbook” (trang 108) xác định rằng động từ này trong tiếng Hê-bơ-rơ thuộc thời kỳ sau nầy có nghĩa là “yêu cầu” hoặc là “hỏi”. Nếu vậy, thì Đức Chúa Trời muốn tạo vật đặc biệt của Ngài tìm cầu:

1. hành động ở thời điểm thích hợp (xem 3:1-8) 2. những thú vui hàng ngày (xem 2:24-26; 3:22) 3. cõi đời đời (xem 3:11) 4. Những việc làm của Ngài (xem 3:14) 5. Luật pháp của Ngài (xem 3:15, Phục truyền luật lệ ký 4:2; 12:32)

3:16 “dưới ánh mặt trời” Một lần nữa, tôi nghĩ rằng sách Truyền đạo (theo cách dùng cụm từ này) xem cuộc sống từ một trong hai quan điểm: (1) ý nghĩa của cuộc sống là gì nếu không có Đức Chúa Trời? hoặc (2) ý nghĩa của cuộc sống là gì nếu thật có Đức Chúa Trời? Xem chú thích trong 1:3. “trong nơi công đàng có sự gian ác, và tại chốn công bình có sự bất nghĩa” Câu này dường như cho thấy rằng hai nơi mà đức tính của Chúa cần phải được thể hiện rõ ràng nhất trong cuộc sống của con người là nơi tòa án (“nơi công lý”, BDB 1048) và nơi thờ phượng (“nơi của sự công bình,” BDB 841, xem ghi chú trong 1:15). Có thể hai từ này được sử dụng song song và ám chỉ đến các đặc tính của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, do sự sa ngã của nhân loại và sự bất công của cuộc sống trong một thế giới tội lỗi khiến không tìm được công bình và công lý! Quyền lực làm bại hoại (xem 4:1, 5:8, 8:9)! Gian ác tạo ra hậu quả! (BDB 957, chú ý dạng DANH TỪ, 3:16 [hai lần]; 7:25; 8:8; TÍNH TỪ, 3:17; 7:15; 8:10,13,14 [hai lần]; 9:2). 3:17 “Đức Chúa Trời sẽ đoán xét kẻ công bình và người gian ác” Có hai câu trả lời cho những câu hỏi của câu 16 về gian ác xảy ra nơi thực hiện công lý và nơi thờ phượng. Câu trả lời đầu tiên ở trong câu này xác định rằng cuối cùng một ngày kia Chúa sẽ phán xét tất cả mọi người (vào thời điểm được ấn định, xem 11:9, 12:4).

Câu 17 đã thường được giải thích như là sự khẳng định cho đời sau. Mặc dù hiếm thấy điều này trong sách Truyền đạo, nhưng không phải chỉ có một lần duy nhất. Nếu Đức Chúa Trời

BẢN NASB 3:16-22 16 Ta lại còn thấy dưới mặt trời, trong nơi công đàng có sự gian ác, và tại chốn

công bình có sự bất nghĩa. 17 Ta bèn nói trong lòng rằng: Đức Chúa Trời sẽ đoán xét kẻ công bình và người gian ác; vì ở đó có kỳ định cho mọi sự mọi việc. 18 Ta lại nói trong lòng rằng: Phải như vậy, bởi vì Đức Chúa Trời muốn thử thách con loài người, và chỉ cho chúng biết rằng họ không hơn gì loài thú. 19 Vì việc xảy đến cho con loài người làm sao, thì xảy đến cho loài thú cũng vậy; sự xảy đến cho hai loài giống hẳn với nhau. Sự chết của loài nầy cũng như sự chết của loài kia; hai loài đều thở một thứ hơi, loài người chẳng hơn gì loài thú; vì thảy đều hư không. 20 Cả thảy đều qui vào một chỗ; cả thảy do bụi đất mà ra, cả thảy sẽ trở về bụi đất. 21 Ai biết hoặc thần của loài người thăng lên, hoặc hồn của loài thú sa xuống dưới đất? 22 Thế thì, ta thấy chẳng chi tốt cho loài người hơn là vui vẻ trong công việc mình; ấy là kỷ phần mình; vì ai sẽ đem mình trở lại đặng xem thấy điều sẽ xảy ra sau mình?

Page 81: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

48

thật sự công bằng thì những người công chính sẽ thịnh vượng và kẻ ác sẽ bị xét xử. Nhưng nếu nó không xảy ra trong đời này (đôi khi nó có xảy ra, xem Gióp 27:13-23), thì chỉ phải kết luận là phải có đời sau (ví dụ, Ma-thi-ơ 25:31-46; II Cô-rinh-tô 5 10; Khải huyền 20:11-15). 3:18 Đây là câu trả lời thứ hai về sự bất công rõ ràng ở trong câu 16 tức là Đức Chúa Trời chắc chắn thử nghiệm tất cả mọi thứ. Đây là chân lý tổng quát của Kinh Thánh (ví dụ, Sáng thế Ký 22:1; Xuất Ê-díp-tô Ký 15:25; 16:4; 20:20; Phục-truyền Luật-lệ Ký 8:2, 16; 13:3; Các Quan Xét 2:22; II Sử ký 32:31; Ma-thi-ơ 4:1, Hê-bơ-rơ 12:5-13). “chỉ cho chúng biết rằng họ không hơn gì loài thú” Một lần nữa, mục đích là để cho con người biết rằng nếu không có Thiên Chúa thì họ chỉ là một động vật phát triển cao cấp (tham khảo chữ “nephesh” trong Sáng thế Ký 1:30). Đức Chúa Trời đang đặt con người sa ngã vào vị trí như vậy để họ nhận ra sự vô ích của cuộc sống nếu không có các yếu tố tâm linh (Đức Chúa Trời, sự phán xét, sự vĩnh cửu đời đời). 3:19 “Vì việc xảy đến cho con loài người làm sao, thì xảy đến cho loài thú cũng vậy; sự xảy đến cho hai loài giống hẳn với nhau” Có sự chuyển ý từ câu 18 đến câu 19 bằng từ ngữ “con thú” (BDB 96). Nếu một người theo đuổi quan niệm cho rằng lãnh vực thuộc thể hữu hình này là tất cả (không còn có gì khác) tất nhiên hệ quả chỉ làm nản lòng hoàn toàn. Cái chết của một con người không khác gì cái chết của một con vật (xem 2:14, 6:6; 7:2; 9:2,3). Tuy nhiên, nếu có một lãnh vực tâm linh và nếu nhân loại được tạo dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26-27) tất nhiên có ý nghĩa tối hậu (xem 12:7).

Câu 20-22 mở rộng những câu hỏi được đề cập đến trong câu 19. Thuật ngữ “hơi thở” (BDB 924) cần được lưu ý bởi vì nó quay trở lại Sáng thế Ký 2:7. Chắc chắn hơi thở của sự sống đã làm cho A-đam trở thành một linh hồn sống, còn chữ nephesh lại được dùng cho các loài động vật và cho A-đam. Mặc dù con người chắc chắn có những đặc điểm như động vật (ăn uống, thở, sinh sản) và có liên hệ cách đặc biệt với hành tinh này, nhưng vẫn có yếu tố tâm linh riêng biệt trong con người. 3:20 “Cả thảy đều qui vào một chỗ; cả thảy do bụi đất mà ra, cả thảy sẽ trở về bụi đất.” Sự thật này đầu tiên được ghi trong Sáng thế Ký 3:19 và phát triển trong Thi thiên 103:14 và 104:29.

Từ ngữ “bụi” (BDB 779) cũng được sử dụng trong Sáng thế ký 2:7 có liên quan đến việc sáng tạo đặc biệt của nhân loại. Qoheleth biết đến ký thuật về sự sáng tạo trong Sáng thế Ký và sử dụng các thuật ngữ chính của nó:

1. nephesh 2. bụi

3:21 “Ai biết” Bởi vì cùng một cụm từ này được sử dụng trong 2:19 và 6:12 nên rõ ràng đây là một câu hỏi. Dường như cùng lẽ thật này ở trong 12:7 là câu khẳng định.

Mối liên hệ giữa các câu hỏi trong các câu 21 và 22 đã được giải quyết theo một cách rất sáng tạo do nhà giải kinh H. C. Leupold trong quyển “Exposition of Ecclesiastes,” trang 97-101. Ông xác nhận rằng hai câu hỏi này thực ra một câu là nghi vấn và câu kia là đoạn văn thông thường làm câu khẳng định. Hình như cấu trúc này làm cho hiểu hai câu thơ này rõ hơn. Khi một người tham khảo bản dịch tiếng Anh sẽ thấy có câu hỏi ở trong cả hai câu 21 và 22. Tuy nhiên khi so sánh câu 12:7 với câu hỏi trong câu 22 thì có vẻ như chúng mâu thuẫn với nhau. Tôi nghĩ rằng sự phân tích chuyên sâu về cách dùng ý văn thông thường thay cho câu nghi vấn của Leupold thật hữu ích bằng cách chuyển câu 22 là câu khẳng định thay vì một câu hỏi.

Page 82: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

49

“hơi thở” Phạm vi ý nghĩa của thuật ngữ này (BDB 924) khá rộng: 1. gió 2. hơi thở 3. linh

a. Chúa b. nhân loại

“đi lên...đi xuống” Đây là cách suy nghĩ của thế giới quan cổ đại cho rằng nơi ở của Đức Chúa Trời là ở trên và Sheol (Âm phủ) ở bên dưới đất. Nó thường được gọi là “ba tầng vũ trụ” và thường được dùng để tìm cách chứng minh rằng Kinh Thánh là một quyển sách cổ không hợp lý. Đây là loại ngôn từ dựa theo hiện tượng tự nhiên có thể nhận thức được bằng năm giác quan của con người. Khói hương của tế lễ đi “lên” đến Chúa! Xác chết (trong văn hóa của người Do Thái) được chôn cất (là dưới lòng đất). Trước khi chúng ta chỉ trích cách diễn tả của loại ngôn ngữ này trong thời cổ đại, hãy nhớ hiện nay chúng ta cũng vẫn còn nói theo cách giống như vậy:

1. mặt trời “mọc” 2. sương “rơi” 3. “mẹ thiên nhiên”

“điều sẽ xảy ra sau mình” Theo bối cảnh, cụm từ này không hẳn chỉ đặc biệt nói đến đời sau, nhưng có thể là các sự kiện tương lai của đời này. 3:22 Đây là lời tuyên bố tóm tắt giống như ở 2:24-26 và 3:12-13! Đề tài này lặp lại thường xuyên (xem 5:18; 8:15; 9:7-9). Xem chú thích trong 2:24-26 NASB, NRSV “đây là số phận của nó” NKJV “đây là di sản của con người” TEV ------ NJB “số phận của con người là như vậy” LXX “vì đây là phần của con người” REB “vì đó là số phận của họ”

Từ ngữ này (BDB 324) được sử dụng thường xuyên trong sách Truyền đạo nhưng được dịch theo nhiều cách (từ NASB năm 1995):

1. “phần thưởng” - 2:10; 5:18,19; 9:6 2. “di sản” - 2:21 3. “số phận” - 3:22 4. “phần” - 9:6 5. “phần” - 11:1

Nó ám chỉ đến điều gì xảy ra cho một cá nhân trong cuộc sống trần thế của mình. Có khi tốt, có khi xấu, có khi công bằng, có khi không công bằng theo một kế hoạch thiêng liêng nhưng không thể biết. CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh

Page 83: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

50

thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Chương này nói về hành động của con người hay sự chọn lựa thiêng liêng? 2. Câu 2-8 mô tả cuộc sống của tất cả hay chỉ một vài người? 3. Các câu 9-11 liên quan với các câu 2-8 như thế nào? 4. Chúa đã đặt vào lòng con người điều gì và tại sao nó lại khiến nhiều thất vọng? 5. Những thú vui đơn giản của cuộc sống mà Chúa ban cho là gì và tại sao điều này rất quan

trọng trong sách Truyền đạo? 6. Cụm từ “dưới ánh mặt trời” ảnh hưởng đến việc giải nghĩa quyển sách này như thế nào? 7. Chúa có thực sự thử thách tất cả mọi người không? 8. Số phận của con người và các loài động vật có khác nhau không hay là chúng ta chỉ là

đơn thuần xử sự như một kẻ hoài nghi?

Page 84: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

51

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 4

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Những sự áp bức xấu xa

Sự bất công dường như thắng thế (3:16-4:3)

Những sự áp bức và bất công của cuộc sống

Sự bất công trong thế giới (3:16-4:16)

Xã hội (4:1-5:8)

4:1-3 4:1-3 4:1-3 4:1-3 4:1-4

Sự phù du của công khó ích kỷ

4:4-6 4:4-6 4:4-6 4:4-6

(4)

(5-6) 4:5

Giá trị của người bạn 4:6

4:7-8 4:7-8 4:7-8 4:7-8 4:7-8

Giá trị của người bạn

4:9-12 4:9-12 4:9-12 4:9-12 4:9-12

Danh tiếng qua đi Sự chóng qua của danh tiếng

4:13-16 4:13-16 4:13-16 4:13-16 4:13-14

4:15-16

4:17 [5:1]

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NHỮNG LỜI MỞ ĐẦU

Page 85: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

52

A. Nếu theo lời khuyên của nhà truyền đạo (Qoheleth) là tận hưởng vui thú đơn giản của cuộc sống hằng ngày để tìm lại quân bình với sự phù phiếm của cuộc sống, thì chương 4 và 5 làm thành một đơn vị văn học. B. Chủ đề tận hưởng cuộc sống hàng ngày cứ lặp đi lặp lại: 1. 2:24-26 2. 3:12,13,22 3. 5:18-20 4. 9:7-9 C. Chủ đề “lợi ích” (“giành được” BDB 452) thường xuyên lặp lại: 1. 2:15 2. 6:8,11 3. 7:11,16 4. 12:9,12

Không có lợi ích lâu dài nào trong cuộc đời này mà lại không có đức tin nơi Đức Chúa Trời và kế hoạch đời đời của Ngài. D. Vấn đề văn xuôi hay thơ ca lại tái hiện. Biết cách sắp xếp cấu trúc thể loại văn chương khôn ngoan là việc khó khăn. Nên chú ý cách các bản dịch hiện đại giải luận các chương 4 và 5 khác nhau như thế nào: VĂN XUÔI THƠ NASB 4 & 5 NKJV 4:4; 5:1,6-7,8-9,10-20 4:1-3;4:5-16; 5:25; 6:10-19 NRSV 4 & 5 TEV 4 & 5 NJB 4:1-4,7-8,9,12,15-17; 5:1,3-5,7-8,10-20 4:5-6,13-14;5:2,6,9 REB 4 & 5 JPSOA 4:5-6 NIV 4:1,4,13-16;5:1,4-7,8-9,18-20 4:2-3,5-12;5:2-3,10,11-17

Điều này cho thấy không có gì chắc chắn cả!

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

4:1 “mọi sự hà hiếp” Câu thơ đầu tiên của chương 4 này cho thấy rõ ràng rằng Sa-lô-môn không phải là tác giả. Ông có thẩm quyền để phản kháng và sửa sai sự bất công (xem 3:16; 5:8), nhưng tác giả của chúng ta nhìn nhận vấn đề và bất lực.

BẢN NASB 4:1-3 1 Ta xây lại, xem xét mọi sự hà hiếp làm ra ở dưới mặt trời; kìa, nước mắt của kẻ bị

hà hiếp, song không ai an ủi họ! Kẻ hà hiếp có quyền phép, song không ai an ủi cho kẻ bị hà hiếp! 2 Vậy, ta khen những kẻ chết đã lâu rồi là sướng hơn kẻ còn sống; 3 còn kẻ chưa được sanh ra, chưa thấy những gian ác làm ra dưới mặt trời, ta cho là có phước hơn hai đằng kia.

Page 86: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

53

“dưới ánh mặt trời” Xem chú thích trong 1:3. Cuộc sống của nhân loại tách biệt khỏi Đức Chúa Trời chỉ là “chó cắn nhau”, “tôi giành cho được bằng mọi giá”, “kẻ có quyền lúc nào cũng đúng”! Nếu để nhân loại sa ngã tự lo cho chính mình thì tất cả mọi thứ sẽ hư hoại! Chú ý các thuật ngữ quan trọng:

1. “đàn áp” a. DANH TỪ, BDB 799 b. ĐỘNG TỪ, BDB 798, KB 897

(1) ĐỘNG TÍNH TỪ THỤ ĐỘNG Qal (2) ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal

2. “không có người an ủi,” BDB 636, KB 688, ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Piel (hai lần) 3. “quyền lực”, BDB 470

“họ không có ai an ủi” Điều này được nói lên theo tầm nhìn của người cai trị (xem 3:16; 5:8). 4:2-3 Hai câu này là:

1. có tính cường điệu 2. có quan điểm về sự tiền hiện hữu (Gióp 3:11-19; Thi thiên 139:13-16)

Đời sống thuộc thể không có Chúa, không có hy vọng, không có sự giúp đỡ chỉ là sự gào thét lên trong nỗi đau đớn và thất vọng! Thế giới này không phải là thế giới theo đúng ý định của Đức Chúa Trời (dành cho nó). 4:3 “tốt hơn” TÍNH TỪ này (BDB 373 II) được dùng theo nghĩa so sánh suốt cả cuốn sách, nhưng bản Kinh Thánh NASB dịch theo những cách khác nhau:

1. “tự vui hưởng” (nghĩa đen “nhận thức sự tốt lành”), 2:1 2. “tốt,” 2:3,26 (hai lần); 3:12,13; 4:9; 5:18; 6:12; 7:1,11,18,20; 8:15; 9:2 (hai lần ); 11:6,7;

12:14 3. “tốt hơn,” 2:24; 3:12,22; 4:3,6,9,13, 5:5; 6:3,9; 7:1,2,3,5,8 (hai lần), 10; 9:4,16,18 4. “hãy vui vẻ (hạnh phúc),” 7:14 5. “hài lòng,” 7:26 6. “tốt”, 8:12,13 7. “vui vẻ”, 9:7

Tư tưởng của nhà truyền đạo (Qoheleth) là sự so sánh ở hai bình diện: 1. cuộc sống trên trần gian nầy 2. thuộc thể so sánh với tâm linh

TÍNH TỪ này phải được giải nghĩa theo mạch văn mà nó hiện có trong đó.

4:4 Cuộc sống là sự tranh giành thực phẩm, chỗ ở, công việc, tài sản, tiếng tăm và thống trị! Đây là loại triết lý của chủ nghĩa nhân bản vô thần. Quyền lực tạo lẽ phải! Đây là cái tôi của con người cuồng nộ! Khi không có Chúa thì chỉ còn một động cơ duy nhất là “chính tôi”! Cũng từ

BẢN NASB 4:4-6 4 Ta cũng thấy mọi công lao và mọi nghề khéo là điều gây cho người nầy kẻ khác

ganh ghét nhau. Điều đó cũng là sự hư không, theo luồng gió thổi. 5 Kẻ ngu muội khoanh tay, ăn lấy thịt mình. 6 Thà đầy một lòng bàn tay mà bình an, hơn là đầy cả hai mà bị lao khổ, theo luồng gió thổi.

Page 87: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

54

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: SỰ GIÀU CÓ I. Quan điểm chung của Cựu Ước

A. Đức Chúa Trời là chủ của mọi vật 1. Sáng-thế Ký 1-2 2. I Sử ký 29:11 3. Thi-thiên 24:1; 50:12; 89:11 4. Ê-sai 66:2

B. Con người là những đầy tớ quản lý của cải theo mục đích của Đức Chúa Trời 1. Phục-truyền Luật-lệ Ký 8:11-20 2. Lê-vi Ký 19:9-18 3. Gióp 31:16-33 4. Ê-sai 58:6-10

C. Của cải là một phần của sự thờ phượng 1. Hai thứ phần mười

a. Dân số Ký 18:21-29; Phục-truyền Luật-lệ Ký 12:6-7; 14:22-27 b. Phục-truyền Luật-lệ Ký 14:28-29; 26:12-15

2. Châm-ngôn 3:9 D. Của cải được xem là món quà từ Đức Chúa Trời do trung thành giữ giao ước

1. Phục-truyền Luật-lệ Ký 27-28 2. Châm-ngôn 3:10; 8:20-21; 10:22; 15:6

E. Cảnh cáo đối với tìm giàu có mà làm tổn hại cho người khác (bóc lột) 1. Châm-ngôn 21:6 2. Giê-rê-mi 5:26-29 3. Ô-sê 12:6-8 4. Mi-chê 6:9-12

F. Giàu có không phải là tội lỗi trừ khi đặt nó ưu tiên hàng đầu 1. Thi-thiên 52:7; 62:10; 73:3-9 2. Châm-ngôn 11:28; 23:4-5; 27:24; 28:20-22 3. Gióp 31:24-28

II. Quan điểm khác biệt của sách Châm-ngôn A. Sự giàu có được đặt trong phương diện cố gắng cá nhân

1. Lên án sự lười biếng—Châm-ngôn 6:6-11; 10:4-5,26; 12:24,27; 13:4; 15:19; 18:9; 19:15,24; 20:4,13; 21:25; 22:13; 24:30-34; 26:13-16

đây mà chủ nghĩa tư bản tự do là sự rủa sả cho con người! Người nào cũng ghen tị, người nào cũng giành giật lợi thế. Con người bóc lột đồng loại của mình. Cuộc sống không có Chúa chỉ là cách sống “chó cắn lẫn nhau” (người là chó sói đối với người), cuộc sống tranh giành và tham muốn không hề thỏa mãn chỉ muốn dành cho chính mình càng lúc càng nhiều hơn bằng bất cứ mọi giá.

Đây là một cụm từ lặp lại (xem 1:6,14,17; 2:11,17,26; 4:4,6,16; 6:9). “đuổi theo luồng gió” Cụm từ này thường lặp lại (xem 1:6,14,17; 2:11,17,26; 4:4,6,16; 6:9). Xem chú thích trong 1:6. Xem Chủ Đề Đặc Biệt sau đây:

Page 88: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

55

2. Tán thành sự siêng năng—Châm-ngôn 12:11,14; 13:11 B. Nghèo đối nghịch với giàu được dùng để mô tả sự công chính đối nghịch với gian

ác—Châm-ngôn 10:1ff; 11:27-28; 13:7; 15:16-17; 28:6,19-20 C. Sự khôn ngoan (nhận biết Đức Chúa Trời và lời Ngài, sống theo sự hiểu biết này) là

tốt hơn sự giàu có—Châm-ngôn 3:13-15; 8:9-11,18-21; 13:18 D. Những sự cảnh báo và khuyên can

1. Cảnh báo a. Cảnh giác việc bảo lãnh nợ cho người lân cận—Châm-ngôn 6:1-5; 11:15;

17:18; 20:16; 22:26-27; 27:13 b. Cảnh giác với việc làm giàu bằng những phương tiện tội lỗi—Châm-ngôn

1:19; 10:2,15; 11:1; 13:11; 16:11; 20:10,23; 21:6; 22:16,22; 28:8 c. Cảnh giác với việc vay mượn—Châm-ngôn 22:7 d. Cảnh giác với sự phù du của sự giàu có—Châm-ngôn 23:4-5 e. Của cải sẽ không giúp gì trong ngày phán xét—Châm-ngôn 11:4 f. Của cải đem đến nhiều “bạn hữu”—Châm-ngôn 14:20; 19:4

2. Khuyên can a. Khuyên rộng rãi—Châm-ngôn 11:24-26; 14:31; 17:5; 19:17; 22:9,22-23;

23:10-11; 28:27 b. Sự công chính tốt hơn của cải—Châm-ngôn 16:8; 28:6,8,20-22 c. Cầu xin cho nhu cầu, chứ không phải sự thừa thãi—Châm-ngôn 30:7-9 d. Giúp đỡ người nghèo là cho Đức Chúa Trời—Châm-ngôn 14:31

III. Quan điểm của Tân Ước A. Đức Chúa Giê-xu

1. Của cải tạo nên một cám dỗ đặc biệt khiến tin cậy nơi chính mình và nguồn tài lực của mình thay vì tin cậy nơi Đức Chúa Trời và nguồn chu cấp của Ngài a. Ma-thi-ơ 6:24; 13:22; 19:23 b. Mác 10:23-31 c. Lu-ca 12:15-21,33-34 d. Khải Huyền 3:17-19

2. Đức Chúa Trời sẽ chu cấp những nhu cầu vật chất của chúng ta a. Ma-thi-ơ 6:19-34 b. Lu-ca 12:29-32

3. Gieo liên quan với gặt (tâm linh cũng như vật chất) a. Mác 4:24 b. Lu-ca 6:36-38 c. Ma-thi-ơ 6:14; 18:35

4. Sự ăn năn tác động đến sự giàu có a. Lu-ca 19:2-10 b. Lê-vi Ký 5:16

5. Bóc lột về kinh tế bị lên án a. Ma-thi-ơ 23:25 b. Mác 12:38-40

6. Sự phán xét cuối cùng có liên quan đến cách chúng ta sử dụng của cải—Ma-thi-ơ 25:31-46

B. Phao-lô

Page 89: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

56

4:5 “kẻ dại” Câu này có thể là một câu tục ngữ hoặc là một câu trích dẫn. Loại người (“kẻ dại”) tự hủy hoại không suy nghĩ này cũng có trong Ê-sai 9:20. Thiếu nỗ lực dẫn đến sự hủy hoại, nhưng nỗ lực tự nó cũng không có lợi ích lâu dài! 4:6 Câu này có thể là một câu tục ngữ (giống như Châm-ngôn 15:16,17; 16:8) hoặc là một câu trích dẫn. Nó có ý nói đến cái vô ích tột cùng của nỗ lực con người khi tách biệt khỏi Đức Chúa Trời. Có thể chữ “an nghỉ” ở đây giải bày cho các câu 2:24-26; 3:12,13,22; 5:18; 9:7-9. Nếu đúng như vậy thì người tham công tiếc việc và người làm biếng tương phản với nhau.

BẢN NASB 4:7-8 7 Ta bèn xây lại xem thấy sự hư không ở dưới mặt trời: 8 Nầy một người cô độc,

chẳng có ai hoặc con trai hay là anh em; dầu vậy, lao khổ nó không thôi, mắt nó không hề chán của cải; nó không hề nghĩ rằng: Vậy ta lao khổ, ta bắt linh hồn nhịn các phước là vì ai? Điều đó cũng là hư không, thật là công việc cực nhọc.

1. Quan điểm thực tế giống như Châm-ngôn (làm việc) a. Ê-phê-sô 4:28 b. I Tê-sa-lô-ni-ca 4:11-12 c. II Tê-sa-lô-ni-ca 3:8,11-12 d. I Ti-mô-thê 5:8

2. Quan điểm thiêng liêng giống như Đức Chúa Giê-xu (vật chất không lâu dài, thỏa lòng) a. I Ti-mô-thê 6:6-10 (sự thỏa lòng) b. Philippians 4:11-12 (sự thỏa lòng) c. Hê-bơ-rơ 13:5 (sự thỏa lòng) d. I Ti-mô-thê 6:17-19 (rộng rãi và tin cậy nơi Đức Chúa Trời, không giàu có) e. I Cô-rinh-tô 7:30-31 (biến đổi mọi vật)

IV. Kết luận A. Không có hệ thống thần học liên hệ đến của cải trong Kinh Thánh. B. Không có khúc Kinh Thánh dứt khoát về đề tài này. Do đó, những hiểu biết phải thu

lượm từ nhiều khúc Kinh Thánh khác nhau. Phải thận trọng, đừng áp đặt quan điểm của riêng mình vào trong những khúc Kinh Thánh riêng biệt này.

C. Châm-ngôn, được viết bởi những nhà thông thái (sages), có quan điểm khác hơn so với những thể loại khác trong Kinh Thánh. Châm-ngôn chú trọng vào cá nhân và thực hành. Nó quân bình và cần phải được quân bình với những khúc Kinh Thánh khác (xem Giê-rê-mi 18:18).

D. Thời đại của chúng ta cần phải phân tích những quan điểm và những hành động liên hệ đến của cải theo sự soi sáng của Kinh Thánh. Sự ưu tiên của chúng ta sẽ đặt sai chỗ nếu chúng ta để chủ nghĩa tư bản hay là chủ nghĩa cộng sản làm người dẫn đường cho chúng ta. Tại sao và bằng cách nào mà con người đạt đến mục đích quan trọng hơn là họ đã tích trữ nhiều được bao nhiêu.

E. Sự tích trữ của cải cần phải được quân bình với sự thờ phượng thật và sự quản lý đầy trách nhiệm (xem II Cô-rinh-tô 8-9).

Page 90: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

57

4:7 Đây là đề tài thần học quan trọng thường lặp lại. Xem chú thích trong 1:3. 4:8 NASB “người hầu” NKJV, JPSOA “người đồng hành” NRSV ------ TEV ------ NJB “con cái” LXX “người phụ họa” REV “một người bạn”

Bản văn tiếng Hê-bơ-rơ dùng chữ “thứ hai” (BDB 1041) chỉ là chữ số nên có thể ám chỉ đến bất cứ điều gì. Vì vậy bối cảnh trở thành yếu tố thiết yếu. Qua các bản dịch bạn có thể thấy những liên kết có thể có khác nhau. Câu này mô tả một người “đam mê làm việc” Họ làm việc vì niềm vui của công việc. Làm việc trở thành mục tiêu và chủ đích đời sống của họ! Công việc trở thành ông thần của họ! “mắt nó không hề chán của cải” Trong nhiều trường hợp (khi không có Chúa) sự giàu có chỉ là sự nguyền rủa. Không sớm thì muộn nó sẽ điều khiển chúng ta! Những người giàu có rất nhiều của cải nơi trần gian nhưng dường như đối với họ cũng chưa đủ. Cuộc đời là để ăn uống, hưởng thụ càng ngày càng nhiều hơn và cố gắng hết sức bảo vệ những gì đã tích trữ được! Ví dụ như hiện nay xảy ra một việc thật kỳ lạ, đó là tai hại của việc trúng số được rất nhiều tiền. Thống kê cho thấy rằng việc trúng số hủy hoại những người trúng số! Chúng ta cần tìm thấy hạnh phúc thật sự và những thành đạt lâu bền hơn là sự giàu có và tài sản. Chúng ta cần đến Đức Chúa Trời. Chúng ta đã được dựng nên bởi Ngài và cho Ngài. Tách biệt khỏi Ngài thì không có mục đích hay niềm vui lâu dài!

4:9-12 Đoạn này nói về lợi ích của tình bạn. Cũng chữ “thứ hai” này trong tiếng Hê-bơ-rơ (BDB 1040) ở câu 8 lại được dùng trong các câu 9,10,11,12. Hai luôn luôn tốt hơn một (BDB 25) và ba tốt hơn hai (câu 12b).

Có thêm một người làm thay đổi sự cân bằng. Giờ đây chính mình không còn là vấn đề duy nhất. Tâm điểm và hậu quả của Sự sa ngã được giảm thiểu. Tình bạn và cộng đồng vượt trên sự cô lập và cái tôi.

BẢN NASB 4:9-12 9 Hai người hơn một, vì hai sẽ được công giá tốt về công việc mình. 10 Nếu người

này sa ngã, thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên; nhưng khốn thay cho kẻ ở một mình mà sa ngã, không có ai đỡ mình lên! 11 Cũng vậy, nếu hai người ngủ chung thì ấm; còn một mình thì làm sao ấm được? 12 Lại nếu kẻ ở một mình bị người khác thắng, thì hai người có thế chống cự nó; một sợi dây đánh ba tao lấy làm khó đứt.

Page 91: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

58

4:13-16 Điều này rất rõ ràng. Có thể nó đề cập đến một sự kiện lịch sử (có thể là [1] Giô-sép và Pha-ra-ôn hoặc [2] Sau-lơ và Đa-vít). Tuy nhiên, mục đích của cả đoạn này là nói lên đặc tính hay thay đổi của dân chúng. Không có sự ủng hộ lâu dài nào trong lãnh vực chính trị. Nhân loại sa ngã không thể “được” cai trị để có phước hạnh và bình an. Tính ích kỷ, sự đồi bại, và lòng tham sẽ thâm nhập vào mọi nơi! 4:13 “nghèo” Chữ Hê-bơ-rơ này (BDB 587) được thấy có bốn lần trong sách Truyền đạo (xem 4:13, 9:15 [hai lần], 16) và nó có nghĩa là “một người nghèo.” CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Kể ra các lãnh vực của cuộc sống mà người truyền đạo (Qoheleth) nói là phù du (hư ảo). 2. Ý nghĩa của câu 2-3 là gì? 3. Câu 5 và câu 6 có mâu thuẫn nhau không? 4. Loại người nào được mô tả trong câu 8? 5. Có phải “Vua” được đề cập trong câu 13 là tượng trưng cho tất cả các vị trí lãnh đạo hay

là ông là một vị vua thực sự?

BẢN NASB 4:13-16 13 Một kẻ trẻ tuổi nghèo mà khôn hơn một ông vua già cả mà dại, chẳng còn biết

nghe lời khuyên can. 14 Vì kẻ trẻ ra khỏi ngục khám đặng làm vua, dầu sanh ra nghèo trong nước mình. 15 Ta thấy mọi người sống đi đi lại lại dưới mặt trời, đều theo kẻ trẻ ấy, là người kế vị cho vua kia. 16 Dân phục dưới quyền người thật đông vô số; dầu vậy, những kẻ đến sau sẽ chẳng vui thích về người. Điều đó cũng là sự hư không, theo luồng gió thổi.

Page 92: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

59

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 5

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Thái độ đối với Chúa Kính sợ Chúa, giữ lời hứa nguyện

Lời khuyên về sự vâng giữ tôn giáo

Đừng hứa vội Xã hội (4:1-5:8)

5:1-7 5:1-3 5:1-2 5:1-7 5:1[5:2]

(1)

(2-3) 5:2[5:3]

5:3 5:3-5[5:4-6]

5:4-7 5:4-6

(4-5)

(6-7) 5:6[5:7]

5:7 5:7-8[5:8-9]

Sự phù du của lợi ích và danh dự (5:8-6:12)

Sự đàn áp Cuộc đời là vô vọng (5:8-6:12)

5:8-9 5:8-9 5:8 5:8

Sự rồ dại của kẻ giàu Chủ đề về của cải (5:10-6:9) 5:9

5:10-12 5:10-12(10) 5:10 5:10-12 5:10[5:11]

(11) 5:11 5:11[5:12]

(12) 5:12 5:12-16[13-17]

5:13-17 5:13-17 5:13-17 5:13-17

5:17-19[18-20]

5:18-20 5:18-20 5:18-20 5:18-20

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

Page 93: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

60

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân… NHỮNG LỜI MỞ ĐẦU A. Chương 4-5 hình thành một đơn vị văn học. B. Chương 5 bắt đầu với một số mạng lệnh (cảnh báo) về sự thờ phượng:

1. “Hãy giữ chừng chân mình”, câu 1, BDB 1036, KB 1581, dạng MỆNH LỆNH Qal 2. “Chớ vội mở miệng ra” câu 2, BDB 96, KB 111, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Piel,

nhưng được sử dụng theo ý nghĩa dạng JUSSIVE 3. “Bốc đồng trong suy nghĩ” câu 2, BB 554, KB 553, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Piel,

nhưng được sử dụng theo ý nghĩa dạng JUSSIVE 4. “Vậy nên ngươi khá ít lời” câu 2, BDB 224, KB 243, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH

Qal, nhưng được sử dụng theo ý nghĩa dạng JUSSIVE 5. “Chớ chậm mà hoàn nguyện, câu 4, BDB 29, KB 34, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH

Piel, nhưng được sử dụng theo ý nghĩa dạng JUSSIVE 6. “Khá trả điều gì ngươi hứa,” câu 4, BDB 1022, KB 1532, dạng MỆNH LỆNH Piel 7. “Chớ nói...,” câu 6, BDB 56, KB 65, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal, nhưng được sử

dụng theo ý nghĩa dạng JUSSIVE 8. “Hãy kính sợ Đức Chúa Trời”, câu 7, BDB 431, KB 432, dạng MỆNH LỆNH Qal Phân đoạn từ câu 1-7 bàn luận đến những thái độ và nghi thức thờ phượng thích hợp. Mạng lệnh tóm tắt là trong câu 7 (tức là mạng lệnh 8).

C. Các kết luận thường lặp lại của nhà truyền đạo (Qoheleth) là: 1. Mỗi ngày vui hưởng những thú vui đơn giản hiện có của cuộc sống là do Đức Chúa Trời

ban cho (2:24-26; 3:12,13,22; 5:18; 8:15; 9:7-9). 2. Hãy kính sợ Đức Chúa Trời (1:7; 3:14; 5:7, 7:18; 8:12; 12:13) và giữ các điều răn của

Ngài (xem 12:13)! NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

5:1 Câu này xác định thái độ (của con người) có tầm quan trọng hơn cả. Câu 1 đến 7 đề cập những cảnh báo liên quan đến lễ nghi tôn giáo. “nhà của Đức Chúa Trời” Nguyên thủy câu này chỉ về Đền Tạm, nhưng sau này được dùng để nói về Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.

BẢN NASB 5:1-3 1 Khi người vào nhà Đức Chúa Trời, hãy giữ chừng chơn mình. Thà lại gần mà

nghe, hơn là dâng của tế lễ kẻ ngu muội; vì nó không hiểu biết mình làm ác. 2 Chớ vội mở miệng ra, và lòng ngươi chớ lật đật nói lời trước mặt Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất. Vậy nên ngươi khá ít lời. 3 Hễ nhiều sự lo lắng ắt sanh ra chiêm bao; còn nhiều lời thì sanh ra sự ngu dại.

Page 94: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

61

“lắng nghe” Chữ Hê-bơ-rơ quen thuộc này rất quan trọng (BDB 1033, KB 1570, CẤU TRÚC NGUYÊN MẪU Qal). Nó có nghĩa là nghe để thi hành. Nó chú trọng vào hành động, chứ không chỉ là thông tin (xem 1:8; 5:1; 7:5 [hai lần], 21; 9:16,17; 12:13; Gia-cơ 1:22-25). “dâng” Ở đây, chữ này (BDB 678, KB 733, CẤU TRÚC NGUYÊN MẪU Qal, “cho” hoặc “đặt, để”) không dùng theo cách thông thường để chỉ việc dâng của lễ. Theo ngữ cảnh thì có thể nó nói đến của lễ từ môi miệng (sự hứa nguyện). “của tế lễ kẻ ngu muội” Nhiều người làm những việc của tôn giáo và nghĩ rằng nhờ những việc làm đó mà họ trở nên công bình, xứng đáng đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn một mối quan hệ (với Ngài) bởi đức tin có trước lễ nghi tôn giáo. Nghi lễ không sai, nhưng chỉ có ý nghĩa khi nó thực hiện xuất phát từ đức tin và tấm lòng thành (xem I Sa-mu-ên 15:22; Châm ngôn 21:3,27, Ê-sai 1:10-17, Giê-rê-mi 7:22-23, Ô-sê 6:6, A-mốt 5:22-24). Nói cách khác “Đức Chúa Trời nhìn vào tấm lòng trước khi nhìn bàn tay.” 5:2 Ba động từ trong câu này đều là dạng KHÔNG HOÀN THÀNH được sử dụng như là MỆNH LỆNH (JUSSIVE). Người truyền đạo (Qoheleth) cảnh báo về việc lắm lời mà không suy nghĩ trước sự hiện diện của Chúa (xem Châm-ngôn 10:19). Không phải bởi tài hùng biện hoặc dài dòng của lời cầu nguyện tạo ấn tượng với Đức Chúa Trời, nhưng là hết lòng và trung thực của người cầu nguyện!

Theo ngữ cảnh ở đây có thể câu này nói về lời khấn nguyện vội vàng (câu 4; Châm-ngôn 20:25). NASB, LXX “không được vội vàng” NKJV “không hấp tấp” NRSV “không bao giờ được hấp tấp” TEV ------- NJB “không vội vã”

Phạm vi ngữ nghĩa của thuật ngữ “vội vàng” (96 BDB, KB 111, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Piel) khá rộng, nhưng dạng Piel chỉ có hai lựa chọn:

1. “mất tinh thần”, “gây sợ hãi” 2. “thúc hối”, “làm nhanh lên”

Lựa chọn thứ hai (tham khảo II Sử ký 35:21; Esther 2:9) phù hợp với ngữ cảnh này nhất. “Đức Chúa Trời ở trên trời” Xem Chủ Đề Đặc Biệt trong 3:1. “vậy nên ngươi khá ít lời” Đây là hình thức châm ngôn trong văn chương của Y-sơ-ra-ên (ví dụ, 6:11; Châm-ngôn 10:19; Ma-thi-ơ 6:7). 5:3 NASB “Giấc mơ xảy đến do quá bôn ba, và tiếng nói của kẻ dại do nhiều lời” NKJV “Giấc mơ xảy đến do bận rộn nhiều việc, và tiếng nói kẻ dại được biết đến bởi hắn

lắm lời” NRSV “Giấc mơ đi kèm với nhiều lo lắng, và giọng điệu của kẻ dại đi chung với nhiều lời” TEV “Càng lo lắng thì càng dễ có ác mộng, và càng nói nhiều thì càng dễ nói điều ngu

dại”

Page 95: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

62

NJB “Do lo lắng nhiều quá sanh ra ảo tưởng, còn nói quá nhiều tất có giọng điệu điên rồ” Đây có thể là một câu tục ngữ nổi tiếng. Nó có cấu trúc như là một cặp song đối cân

bằng. Vấn đề cần giải nghĩa là chữ “giấc mơ” (xem câu 7, BDB 321). Có thể nó ám chỉ đến: 1. giấc ngủ bình thường (xem Gióp 7:14; 20:8; Thi thiên 73:20) 2. những lời tiên tri được ban cho trong giấc ngủ (xem Sáng-thế Ký 20:3, 28:12;

37:5,6,9,10; Dân số Ký 12:6, I Các vua 3:5; Đa-ni-ên 2:28). 3. các lời tiên tri giả (xem Phục truyền Luật lệ Ký 13:2,4,6; Giê-rê-mi 23:25 [hai lần], 27,28

[hai lần], 32; 27:9; 29:8; Xa-cha-ri 10:2) Theo ngữ cảnh này, không phải là nhiều lời nhưng động cơ bên trong mới là tâm điểm của các câu 1-7. Hãy thận trọng với những điều bạn nói với Đức Chúa Trời. Ngài xem xét cách nghiêm túc! Những kẻ dại hay nói và nói đủ thứ!

5:4 “Khi ngươi khấn hứa sự gì với Đức Chúa Trời” Câu này có nghĩa đen là “khi bạn khấn hứa một lời hứa nguyện” ĐỘNG TỪ (BDB 623, KB 674, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal) cũng như DANH TỪ (BDB 623) có cùng ngữ căn. Những lời hứa nguyện giống như những giao kèo với Chúa. Chúa làm điều này và con sẽ làm việc này! Hứa nguyện là những lời hứa có điều kiện căn cứ vào kết cục chắc chắn. Cá nhân tôi không tin điều này (tôn giáo đổi chác) có giá trị trong Giao Ước Mới!

Nếu bạn hứa, hãy thực hiện (xem Dân số Ký 30:2; Phục truyền Luật lệ Ký 23:21-23; Thi thiên 22:25, 50:14; 56:12; 61:8; 65:1; 76:11; Châm ngôn 20:25). Những điều luật liên quan đến những lời hứa nguyện đều có trong Lê-vi Ký 27. 5:6 Có thể câu này đề cập đến người tìm cách tránh thoát điều mình hứa (lời hứa nguyện). “sứ giả của Đức Chúa Trời” Bản Kinh Thánh KJV dùng chữ “thiên thần”, nhưng mạch văn dường như ám chỉ một thầy tế lễ (nghĩa là thiết lập sự thờ phượng). Chữ Hê-bơ-rơ (BDB 521) có thể có nghĩa là “sứ giả” hoặc là “thiên sứ” (xem Ma-la-chi 2:7-9). 5:7 Dù cho những lời cầu nguyện, trong giấc mơ (mặc khải), việc khấn hứa có nhiều lời, hùng biện thì từ ngữ của con người cũng chỉ là vô nghĩa, trống rỗng, vô ích. Điều quan trọng không phải là của tế lễ, lời cầu nguyện hay lời hứa nguyện, nhưng là đối tượng họ hướng đến (tức là Đức Chúa Trời). Thái độ kính sợ và tôn kính (ví dụ như, sợ hãi, BDB 431, KB 432, dạng MỆNH LỆNH Qal) là chính yếu (xem 3:14, 5:7; 7:18; 8:12,13; 12:13). “những giấc mơ” Xem chú thích trong 5:3. “kính sợ Đức Chúa Trời” Cụm từ này (BDB 432, KB 432, dạng MỆNH LỆNH Qal) là lời

BẢN NASB 5:4-7 4 Khi ngươi khấn hứa sự gì với Đức Chúa Trời, chớ chậm mà hoàn nguyện; vì Ngài

chẳng vui thích kẻ dại: vậy, khá trả điều gì ngươi hứa. 5 Thà đừng khấn hứa, hơn là khấn hứa mà lại không trả. 6 Đừng cho miệng ngươi làm cho xác thịt mình phạm tội, và chớ nói trước mặt sứ giả của Đức Chúa Trời rằng ấy là lầm lỗi. Sao làm cho Đức Chúa Trời nổi giận vì lời nói ngươi, và Ngài làm hư công việc của tay ngươi? 7 Đâu có chiêm bao vô số và nhiều lời quá, đó cũng có sự hư không nhiều; song ngươi hãy kính sợ Đức Chúa Trời.

Page 96: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

63

khuyên nhủ thường xuyên của Kinh Thánh: 1. Gióp, 1:1,8; 2:3; 6:14; 28:28 2. Thi thiên 15:4; 25:12,14; 31:19; 34:7; 66:16; 103:11,13; 118:4 3. Châm-ngôn, 1:7,29; 2:5; 9:10; 10:27; 14:27; 19:23; 31:30 4. Truyền đạo, 3:14; 5:7; 7:18; 8:12-13; 12:13

5:8-9 Những câu này xem xét vấn đề bất công xã hội (xem 3:16; 4:1, 8:9). Tác giả cảm thấy bất lực khi đối mặt với bất công và tham nhũng tràn lan của chính quyền (chổ này ám chỉ tác giả không thể là Sa-lô-môn). 5:9 NASB “ông vua mà đi cày ruộng thì ích lợi cho xứ sở” NKJV “hoa lợi của xứ sở dành cho tất cả mọi người, chính nhà vua cũng được cung ứng từ

đất ruộng” NRSV “lợi ích dành cho xứ sở, ông vua dành cho đất ruộng được cày bừa” TEV “kể cả ông vua cũng cũng phải lệ thuộc vào mùa màng” NJB “lợi ích lớn nhất trong cả xứ là: ông làm chủ đồng ruộng được cày cấy”

Câu 8 và 9 có liên quan với nhau như thế nào? Vấn đề là chính ở điểm này. Sự bất công chính quyền là tiêu điểm. Ông vua (trần gian) là đáp án hay Đức Vua (nghĩa là Chúa, xem bản LXX, Leupold, trang 124) là lời giải đáp thật sự? Vả lại “ích lợi lâu dài” (một chủ đề thường xuyên, BDB 452, xem 2:15; 6:8,11; 7:16; 12:9,12) là phần tặng phẩm chung do Đức Chúa Trời ban cho (xem 2:24-26).

Bộ giải kinh The Anchor Bible Commentary xác định chữ “vua” nên đi với dòng đầu tiên (“và hơn tất cả họ là nhà vua”). Cách này cũng có thể có nghĩa bởi vì phần còn lại của ý thơ này là “sự giàu có thực sự của một quốc gia là từ đất đai trồng trọt của nó” (trang 228).

Lưu ý các luận điểm: 1. Chính Đức Chúa Trời mới là lời giải đáp. 2. “Ích lợi lâu dài” chỉ đến từ Đức Chúa Trời. 3. “Đất đai”, quà tặng của Đức Chúa Trời (xem Sáng thế ký 12:13) là nguồn gốc của sự giàu

có ở đời này cho một cộng đồng nông nghiệp.

5:10 “Kẻ tham tiền bạc chẳng hề chán lắc tiền bạc” Không phải tiền bạc là vấn đề, nhưng mê

BẢN NASB 5:10-12 10 Kẻ tham tiền bạc chẳng hề chán lắc tiền bạc; kẻ ham của cải chẳng hề chán về

hoa lợi. Điều đó cũng là sự hư không. 11 Hễ của cải thêm nhiều chừng nào, kẻ ăn cũng thêm nhiều chừng nấy. Chủ của cải được ích gì hơn là xem thấy nó trước mặt chăng? 12 Giấc ngủ của người làm việc là ngon, mặc dầu người ăn ít hay nhiều; nhưng sự chán lắc làm cho người giàu không ngủ được.

BẢN NASB 5:8-9 8 Khi ngươi thấy trong xứ có kẻ nghèo bị hà hiếp, hoặc thấy sự phạm đến lẽ chánh

trực, sự trái phép công bình, thì chớ lấy làm lạ; vì có kẻ cao hơn kẻ cao vẫn coi chừng, lại còn có Đấng cao hơn nữa. 9 Song một vua hay cày cấy ruộng, ấy vẫn ích lợi cho xứ mọi bề.

Page 97: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

64

tham tiền bạc mới là vấn đề (BDB 12, KB 17, dạng ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal) (xem II Ti-mô-thê 6:10). Những người cho rằng giàu có là có giá trị ưu việt hơn mọi thứ khác thì không bao giờ cảm thấy đủ (là “thỏa lòng” phủ định BDB 959, KB 1302, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal, xem 2:8-11). NASB, NKJV “sự dư dật” NRSV “sự giàu có” TEV “giàu” NJB “sang trọng”

Phạm vi ngữ nghĩa của chữ Hê-bơ-rơ này (BDB 242) rất rộng: 1. âm thanh, tiếng thì thầm, tiếng gầm 2. tiếng mưa rơi 3. tiếng ồn ào, sự hổn loạn 4. sự dư thừa về số lượng 5. “giàu nứt vách” Có vẻ như chữ “tiền bạc” này nằm trong một liên kết song đối. Như vậy, thì nó ám chỉ đến: 1. sự giàu có 2. đám đông khen ngợi (là sự nổi tiếng)?

5:11 “Hễ của cải (những cái tốt đẹp) thêm nhiều chừng nào, kẻ ăn cũng thêm nhiều chừng nấy” Ý của cụm từ “những cái tốt đẹp” (BDB 375) có chủ đích mơ hồ nhằm bao gồm nhiều thứ thuộc loại “nhiều điều tốt đẹp.” Càng có nhiều thêm (BDB 915 I, KB 1176, dạng NGUYÊN MẪU Qal), kẻ ăn cũng thêm nhiều (BDB 912, KB 1174, dạng HOÀN THÀNH Qal). Có thêm đồ vật cũng có nghĩa là thêm nhiều nhân công chế tạo, phân phối, và bảo vệ những “thứ” đó. Có thêm cái gì đó thường khiến mức lợi nhuận của người sở hữu giảm xuống. Có nhiều thêm có thật là tốt hơn không? 5:12 “Giấc ngủ của người làm việc là ngon” Người giàu luôn luôn sợ mất những gì họ có, trong khi người nghèo thì thỏa lòng với những điều ít ỏi họ có. Vậy thì đâu là những giá trị lâu dài?

Một lần nữa Qoheleth trở về một chủ đề quen thuộc: “tận hưởng ngay lúc này”, “ngửi hoa dọc theo lối đi,” “hạnh phúc được tìm thấy trong những cảm nghiệm đơn giản, tự do trong cuộc sống hàng ngày của con người” (xem 2:24-26; 3:12,13,22; 5:18; 8:15; 9:7-9).

Giấc ngủ (BDB 445) là một món quà từ Đức Chúa Trời (xem Thi thiên 4:8; 127:2; Châm-ngôn 3:24; 6:22). Những người không tin cậy Đức Chúa Trời toan tính việc gian ác trên giường mình thay vì được ngủ (xem Thi thiên 36:4; Châm-ngôn 4:16, Mi-chê 2:01). Của cải trần gian tước đoạt giấc ngủ của người sở hữu nó (Châm-ngôn 11:28; 18:10-12; 28:11; 30:8-9). Người giàu thường xuyên lo lắng về việc (1) tài sản của họ bị mất cắp hoặc (2) (làm thế nào) để có nhiều hơn!

Page 98: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

65

5:13-16 Sự giàu có chỉ là tạm thời và chóng qua. Mặc dù một người có thể tích trử của cải và giàu có nhưng cũng có thể mất nó và phải để lại tất cả bởi vì con người không thể đem theo loại vật chất vào đời sau (xem các câu 15-17.) Giàu có hứa hẹn nhiều thứ, nhưng thường không thể thực hiện được điều người ta mong ước. 5:13 NASB, NIV “tai hại trầm trọng” NKJV “tai hại khốc liệt” NRSV “bệnh tật trầm trọng” TEV “điều khủng khiếp” NJB “sự bất công thậm tệ”

Cụm từ này gồm có hai chữ Hê-bơ-rơ: 1. TÍNH TỪ, BDB 317, dạng DANH TỪ chỉ một căn bệnh, nhưng dạng TÍNH TỪ có nghĩa

là “nghiêm trọng” hoặc là “trầm trọng” (xem 5:13,16 và dạng tương tự trong 6:2) 2. DANH TỪ, BDB 949, có nghĩa “điều ác, tai hại” (nghĩa chính của từ gốc), “khốn khổ”

hay “cảnh khốn cùng” Cụm từ này lặp lại nhiều lần trong sách Truyền đạo (xem 2:17; 5:12,15; 6:1; 10:5).

Chữ “điều ác” (BDB 949) được sử dụng trong sách Truyền đạo theo nhiều nghĩa. Lưu ý các bản dịch NASB và NIV.

NASB NIV 1. 1:13 “công việc lao khổ” gánh nặng 2. 2:17 “đau đớn” đau đớn 3. 4:3 “việc làm gian ác” việc ác đã làm 4. 4:8 “công việc lao khổ” “công việc khốn khổ” 5. 5:1 “làm điều ác” “làm điều sai 6. 5:14 “làm ăn thua lỗ” “vận rủi” 7. 6:2 “đau đớn phiền não” “công việc lao khổ” 8. 8:3 “một việc tai hại” “do động cơ xấu xa” 9. 8:5 “rắc rối” “tổn hại” 10. 8:9 “nỗi đau của mình” “nỗi đau của chính mình” 11. 8:11 “hành vi gian ác” “làm sai” 12. 8:12 “làm ác” “tội ác” 13. 9:2 “kẻ ác” “kẻ xấu” 14. 9:3 “tội ác” (hai lần) “tội ác” (hai lần) 15. 9:12 “lưới cạm bẩy” “lưới độc ác”

BẢN NASB 5:13-17 13 Có một tai nạn dữ mà ta đã thấy dưới mặt trời: ấy là của cải mà người chủ dành

chứa lại, trở làm hại cho mình, 14 hoặc vì cớ tai họa gì, cả của cải nầy phải mất hết; nếu người chủ sanh một con trai, thì để lại cho nó hai tay không. 15 Mình lọt ra khỏi lòng mẹ trần truồng thể nào, ắt sẽ trở về thể ấy, và về các huê lợi của sự lao khổ mình, chẳng có vậy gì tay mình đem theo được. 16 Điều nầy cũng là một tai nạn lớn: người ra đời thể nào, ắt phải trở về thể ấy. Vậy, chịu lao khổ đặng theo luồng gió thổi, có ích lợi gì chăng? 17 Lại trọn đời mình ăn trong sự tối tăm, phải nhiều sự buồn rầu đau đớn và phiền não.

Page 99: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

66

16. 10:5 “tai họa” “tai họa” 17. 10:13 “độc ác” “độc ác” 18. 12:14 “điều ác” “điều ác”

Tuy việc so sánh có phần giới hạn, nhưng bạn có thể nhanh chóng nhìn thấy tầm mức ý nghĩa

của DANH TỪ thông dụng này. Người truyền đạo (Qoheleth) lại tiếp tục dùng từ này. Ông nhìn thấy sa đọa và bất công nơi thế giới này bởi vì nhân loại sa ngã đã quay hướng vào cái tôi của mình và bóc lột lẫn nhau cách thậm tệ. 5:14 NASB “làm ăn thua lỗ” NKJV, NIV “rủi ro” NRSV “đầu cơ thất bại” TEV “những điều ác” NJB, JPSOA “dự án không may mắn”

Thuật ngữ này (BDB 775) chỉ được sử dụng nhiều lần trong sách Truyền đạo (xem 1:13; 2:23,26; 3:10; 4:8, 5:3,14; 8:16). Nghĩa căn bản của nó là “nhiệm vụ”. Bản Kinh Thánh NASB dịch chữ này là

1. “nhiệm vụ,” 1:13; 2:23,26; 3:10; 4:8, 8:16 2. “nỗ lực,” 5:3 3. “đầu tư,” 5:14

Bản Kinh Thánh NIV dịch chữ này là 1. “gánh nặng” 1:13; 3:10 2. “công việc” 2:23 3. “nhiệm vụ” 2:26 4. “việc kinh doanh” 4:8 5. “chăm lo” 5:3 6. “vận rủi” 5:14 7. “công khó” 8:16

BDB cung cấp hai đề xuất về ý nghĩa của chữ này trong 5:13 1. việc buôn bán tồi tệ 2. việc làm ăn thất bại

5:17 “ăn trong sự tối tăm” Cụm từ này ám chỉ đến (1) một người tham công tiếc việc, (2) một người keo kiệt hoặc (3) một người đã từng giàu có, nhưng bây giờ thì nghèo!

Thuật ngữ “tối tăm” (BDB 365) được dùng trong sách Truyền đạo và thể loại văn chương khôn ngoan theo vài nghĩa sau:

1. nghĩa đen, Truyền đạo 2:13; Gióp 26:10 2. ngu dốt, không biết, Truyền-đạo 2:14, Gióp 37:19 3. đau khổ, Truyền-đạo 5:17; 11:8; Gióp 15:22,23,30; 20:26; 22:11; 23:17; 29:3 Thi thiên

107:10,14; 112:4 4. mờ tối, không rõ ràng, Truyền-đạo 6:4 [hai lần]

NASB “quá bực bội” NKJV “buồn rầu nhiều” NRSV, JPSOA “rất bực bội”

Page 100: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

67

TEV “sầu khổ” NJB “đau thương, buồn bã” NIV “thất vọng ê chề”

Thuật ngữ (BDB 494) có nghĩa một sự tức giận hoặc thất vọng (xem Thi thiên 112:10). Nó được sử dụng hai lần trong Truyền đạo (5:17, 7:9). Nó thường được dùng cho Đức Giê-hô-va trong Phục truyền Luật lệ Ký 4:25; 9:18; 31:29; 32:16,21(hai lần); Thi thiên 78:58; 106:29; Giê-rê-mi 7:18,19; 8:19, 11:17; 25:6,7; 32:29,30,32; 44:3,8.

5:18-19 “ ăn, uống, và hưởng phước của sự lao khổ mình làm...mà Đức Chúa Trời ban cho” Chú ý sự tương phản giữa các câu 17 và 18! Chúng ta cần thỏa lòng với (1) sự nhận biết Đức Chúa Trời và (2) vui hưởng những gì Ngài cung cấp hàng ngày (xem 2:24-26; 3:12,13,22; 8:15; 9:7-9).

5:18 NASB, NKJV,

NRSV “tốt và thích hợp” TEV “đây là những gì tôi đã tìm được” NJB “do đó, kết luận của tôi là điều này”

Cụm từ theo nghĩa đen là “những gì mà chính tôi đã thấy tốt thì cũng thật đẹp.” Thuật ngữ “tốt” (BDB 373 II) được sử dụng thường xuyên trong Truyền Đạo (45 lần),

nhưng được dịch theo nhiều cách khác nhau (ví dụ, 2:1,3,24 [hai lần], 26 [hai lần]). Chữ thứ hai (BDB 421) có nghĩa là “đẹp”. Nó xuất hiện tám lần trong sách Nhã Ca. Bộ

NIDOTTE, quyển 3, trang 495 khẳng định rằng chỉ trong Truyền đạo thì thuật ngữ này mới có nghĩa là “thích hợp” (xem 3:11; 5:18) khiến cho nghĩa của nó tương đương với chữ “tốt”. Cần nhớ rằng những chữ chỉ có ý nghĩa trong một bối cảnh cụ thể. Không thể biết tại sao và như thế nào mà Qoheleth lại thay đổi ý nghĩa thông dụng (trong các sách văn chương khôn ngoan khác).

NASB “phần thưởng của mình” [ghi chú bên lề “có phần với...”] NKJV “gia sản của mình” NRSV, NIV “phần của chúng ta” TEV “số phận của chúng ta” NJB “phần của loài người” JPSOA “phần của mình”

Chữ Hê-bơ-rơ quen thuộc này (BDB 324) có phạm vi ngữ nghĩa rất rộng, nhưng nó được sử dụng trong Truyền đạo nhằm chỉ lợi ích tạm thời có được do công khó của một người biết xưng nhận và tôn kính sự hiện diện của Chúa cùng với những tặng phẩm của Ngài (xem 2:10,21; 3:22; 5:18,19; 9:6,9, 11:2).

BẢN NASB 5:18-20 18 Kìa, ta đã nhìn thấy rằng ăn, uống, và hưởng phải của sự lao khổ mình làm ở

dưới mặt trời trọn trong những ngày mà Đức Chúa Trời ban cho, ấy thật là tốt và hay; vì đó là kỷ phần mình. 19 Hễ Đức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời; 20 nhân người sẽ ít nhớ những ngày của đời mình; vì Đức Chúa Trời ứng đáp người bằng sự vui mừng trong lòng người.

Page 101: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

68

5:19 Có hai động từ tiếng Hê-bơ-rơ được dịch là “cho”: 1. BDB 678, KB 733, dạng HOÀN THÀNH Qal, là một ĐỘNG TỪ rất phổ biến, xem 2:26

[hai lần]; 5:18,19; 6:2; 11:2; 12:11. Đức Chúa Trời đã ban cho sự giàu có và tài sản. 2. BDB 1020, KB 1521, dạng HOÀN THÀNH Hiphil, là ĐỘNG TỪ hiếm thấy có nghĩa

ban cho năng lực hoặc được phép, 2:19; 5:19; 6:2; 8:9 Theo sau ĐỘNG TỪ thứ hai này là dạng NGUYÊN MẪU Qal diễn tả những điều Chúa đã

ban cho những người tôn kính và vâng lời Ngài. Các câu 18-20 tương tự với những câu 2:24-26: 1. ăn, BDB 37, KB 46 2. nhận được phần thưởng của mình (nghĩa đen là “nâng lên”), BDB 669, KB 724 3. vui hưởng từ công khó của mình, BDB 970, KB 1333

Những chữ này tương tự với câu 18: 1. ăn, BDB 37, KB 46, dạng NGUYÊN MẪU Qal 2. uống, BDB 1059, KB 1667, dạng NGUYÊN MẪU Qal 3. vui hưởng (nghĩa đen là “xem thấy”), BDB 906, KB 1157, dạng NGUYÊN MẪU Qal

“người” Đây là thuật ngữ dành cho loài người thuộc dòng dõi Adam (BDB 9). Nó thường được dùng cùng nghĩa với chữ “ish” (BDB 35, xem 6:2; Ê-sai 2:9). 5:20 NASB, NRSV,

NIV “Đức Chúa Trời khiến nó nhiều bận rộn” NRSV, JPSOA “Đức Chúa Trời làm người bận rộn” TEV ------- NJB “Đức Chúa Trời làm lòng người bận rộn” REB “Đức Chúa Trời lấp đầy thời gian của đời người”

Dạng ĐỘNG TỪ (BDB 772 I, KB 854 III, ĐỘNG TÍNH TỪ Hiphil) có nghĩa là “giữ cho ai đó bận rộn” [dựa theo KB]. Ngữ căn này cũng được sử dụng trong 1:13, 3:10 và được dịch là “nhiệm vụ, công việc”. Chúa giao cho cả “nhiệm vụ khó khăn” và giải thoát khỏi nặng nhọc! Một lần nữa thế giới quan không có Đức Chúa Trời (“dưới ánh mặt trời”) chỉ đem đến sự phù du và vô nghĩa. Thế giới quan của người kính sợ, tôn kính, chân thật và vâng phục có được niềm vui do Chúa ban cho trong công việc hàng ngày và đời sống gia đình (dù cho là người giàu có, khôn ngoan hoặc nghèo hèn).

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Tại sao cuốn sách này rất khó giải nghĩa? 2. Tại sao tác giả có vẻ cay đắng và bi quan? 3. Câu trả lời cuối cùng của ông về cuộc sống ở các câu 18-20 là gì?

Page 102: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

69

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 6

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Sự phù du của cuộc đời

Sự hư không của ích lợi và danh dự (5:8-6:12)

Chủ đề về của cải (5:10-6:9)

Cuộc sống là vô ích (5:8-6:12)

Tiền bạc (5:9-6:12)

6:1-6 6:1-2 6:1-6 6:1-6 6:1-3

6:3-6

6:4

6:5-6

6:7-9 6:7-9 6:7-9 6:7-9 6:7

6:8

Tình trạng con người 6:9

6:10-12 6:10-12 6:10-12 6:10-12 6:10

(10-11)

6:11-12

(12)

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NHỮNG LỜI MỞ ĐẦU

A. Sách truyền đạo từ 6:1 đến 8:15 có thể là một đơn vị văn học có cấu trúc rời rạc.

Page 103: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

70

B. Chương 6 bắt đầu bằng cách nói thậm xưng (về những sự điên rồ của...): 1. sự giàu có, câu 2 2. nhiều con cái, câu 3 3. sống lâu, câu 6

C. Lý do của sự điên rồ là: 1. cái chu kỳ không bao giờ dừng lại của hiện hữu con người 2. thực tế là nhân loại sa ngã không bao giờ thỏa mãn với những thứ vật chất (xem các

chương 1-2)

D. Câu hỏi quan trọng về ý nghĩa của cuộc sống được nêu lên một lần nữa trong câu 12 (xem 1:3; 3:9; 5:16). Tất cả những điều này muốn nói điều gì? Có lợi hay lợi ích lâu bền ở đâu?

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

6:1 NASB, NKJV,

NRSV, LXX “một điều ác hại” TEV “một sự bất công nghiêm trọng” NJB, NIV “một việc độc hại khác”

Đây là một thuật ngữ tiếng Hê-bơ-rơ (BDB 949) đã được nhà truyền đạo (Qoheleth) sử dụng thường xuyên. Nó bắt đầu ở câu 1 (việc ác hại) và kết thúc ở câu 2 (đau buồn). Xem chú thích ở 2:21 và đặc biệt câu 5:13. “dưới ánh mặt trời” Điều này chỉ liên quan đến giá trị và viễn ảnh của con người mà thôi. Xem chú thích trong 1:3. NASB “nó tràn lan” NKJV “nó thì thông thường” NRSV “nó đè nặng” NJB “nó làm mọi người khó khăn” LXX “nó dư dật”

BẢN NASB 6:1-6 1 Có một tai nạn khác mà ta đã thấy dưới mặt trời, thường làm nặng nề cho loài

người. 2 Kìa có một người mà Đức Chúa Trời đã ban cho sự giàu có, của cải, va sang trọng, đến đỗi mọi sự lòng người ước ao, chẳng thiếu gì hết; nhưng Đức Chúa Trời không cho người có thể ăn lấy, bèn là một người khác được ăn. Ấy là một sự hư không, một tai nạn cực khổ. 3 Nếu một người sanh trăm con trai, và sống nhiều năm cho đến cao niên trường thọ, mà lòng chẳng được hưởng phước, và chết chẳng được chôn; ta nói đứa con sảo còn hơn người ấy; 4 vì đứa con sảo ra hư không, lại trở về sự tối tăm, và tên nó bị sự u ám vùi lấp. 5 Nó không thấy mặt trời, cũng không biết đến; nó có được phần an nghỉ hơn người kia. 6 Người dầu sống đến hai ngàn năm, mà không hưởng được chút phước nào, cuối cùng cả thảy há chẳng về chung một chỗ sao?

Page 104: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

71

REV, NIV “nó đè nặng” Đây là một TÍNH TỪ (BDB 912 I) và một TÍNH TỪ CHỈ ĐỊNH (BDB 214). Các bản

dịch cho thấy có hai cách để giải thích cụm từ này: 1. Điều ác hại là dành chung cho tất cả mọi người. 2. Điều ác hại đè nặng trên con người.

6:2 “Đức Chúa Trời đã ban cho” Cụm từ này đề cập đến quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên cuộc sống và công việc hàng ngày của con người (xem 5:19). Tuy nhiên, việc làm của Ngài là hoàn toàn ngược lại với sự khôn ngoan theo truyền thống (như ba người bạn của Gióp). Theo mặc khải của luật pháp Môi-se là hứa hẹn sự dư dật, giàu có cho người vâng giữ giao ước (xem Phục truyền Luật lệ Ký 28), nhưng nhà truyền đạo (Qoheleth) lại nhìn thấy sự thịnh vượng của người gian ác (xem Thi-thiên 73). “Giàu có...giàu có...nổi danh” Trong II Sử ký 1:11 cho thấy những điều này là mong muốn của tất cả mọi người. Chúng ta nghĩ rằng những điều này sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc vì vậy chúng ta tập trung tinh thần và dùng tất cả sức lực để theo đuổi chúng. Nhưng chúng không thể và cũng không (đem lại hạnh phúc)! “Đức Chúa Trời đã ban cho...Đức Chúa Trời không cho” Chú ý khía cạnh chủ động trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Ở câu 5:19, sự hiện diện này là phước lành (“ban cho” và “cho phép [ăn, nhận lấy]”). Trái lại, ở câu nầy thì có phước để có được của cải vật chất nhưng không cân xứng với sự khôn ngoan để thưởng thức chúng (không được ăn)! Có vật chất mà nội tâm không bình an cũng không mang lại hạnh phúc, hài lòng, thỏa mãn hoặc lợi ích lâu dài!

Chúng ta cần phải: 1. vui hưởng bất cứ điều gì có thể có trong đời sống hằng ngày (ví dụ, 2:24-26; 3:12,13,22;

5:18-20; 7:7-9) 2. tin vào sự sống đời đời, dù cho sự sống thể chất chấm dứt bất cứ khi nào và bất cứ cách

nào (1:3; 3:9; 5:16; 6:11) 3. tôn vinh Chúa (xem 3:14, 5:7; 7:18; 8:12)! 4. vâng lời Chúa (xem 12:13)!

“mọi sự lòng người ước ao, chẳng thiếu gì hết” Xem Thi thiên 17:14; 73:7; Lu-ca 12:19. “để ăn” Đây là ý nghĩa ẩn dụ của “thưởng thức” “một người khác” Điều này có thể ám chỉ (1) chiến tranh, (2) một người không liên hệ huyết thống, hoặc (3) cái mong manh của sự giàu có trong thế giới này theo cách ẩn dụ. Trong lịch sử của Y-sơ-ra-ên nó đề cập đến những lời rủa sả khi không vâng giữ giao ước trong sách Phục truyền luật lệ ký 27-29. NASB “một tai họa khốc liệt” NKJV “một tai họa độc hại” NRSV “một điều tàn ác” TEV “quá bất công” NJB “sự đau khổ quá mức” LXX “bệnh tật tồi tệ”

Page 105: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

72

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: TẬP TỤC CHÔN CẤT

I. Mê-sô-pô-ta-mi A. Việc chôn cất đúng cách rất quan trọng cho hạnh phúc trong “đời sau”. B. Ví dụ có một lời nguyền rủa của người Mesopotami là, “Cầu cho đất không nhận thân

xác ngươi”. II. Cựu ước

REB “một tai hoạ kinh khiếp” JPSOA “một căn bệnh trầm trọng”

Chữ này được kết hợp bởi một DANH TỪ và một TÍNH TỪ. 1. DANH TỪ, BDB 318, có nghĩa là bệnh tật, xem 5:16; Phục truyền Luật lệ Ký 28:59,61;

Ê-sai 53:4 2. TÍNH TỪ, BDB 948 I, có nghĩa là bị thương tích hoặc sai trật. Xem chú thích ở 5:13. Cuộc sống không ngay thẳng và không thể đoán trước, nhưng Đức Chúa Trời hiện vẫn đang

hành động. Thể loại tục ngữ trong ngôn ngữ Semitic gọi “sự đảo ngược vai trò” cho những điều diễn ra. Kẻ ác dường như thịnh vượng (phổ biến trong thế giới của chúng ta) sẽ thay đổi (xem Thi-thiên 73). Hạnh phúc lâu dài và sự thỏa lòng mà người vô thần tận tâm tìm kiếm cũng sẽ không mang lại sự thỏa mãn lâu dài. Một Đức Chúa Trời công chính sẽ hành động, phán xét, làm ngay thẳng lại những sai trái của cuộc đời này. 6:3-6 Phân đoạn này nêu ra một vài ví dụ cụ thể mà dường như đi ngược lại lời dạy khôn ngoan theo truyền thống. Một người có thể có nhiều con (ám chỉ khoái lạc nhục dục và có nhiều con cháu) hoặc sống một thời gian dài (là có sức khỏe và từng trãi nhiều điều), nhưng người đó vẫn sẽ không tìm thấy sự thỏa mãn (không có lợi ích lâu dài, xem 1:3). Đời sống của ông ta là vô ích, trống rỗng, vô nghĩa.

Nhà truyền đạo (Qoheleth) đề cập (dường như là ghi chú) đến chi tiết “không được chôn cất tử tế”. Đây là một điều rất quan trọng đối với người Do Thái. Từ “xứng hợp” không có trong bản văn tiếng Hê-bơ-rơ. Ngay cả khi ông được chôn cất tử tế nhưng không có được lợi ích lâu dài, chắc hẳn ông cũng sẽ không thỏa lòng! Không phải đến lúc chết, nhưng suốt cả đời sống phải lo sữa soạn cho thế giới bên kia!

Bản Kinh Thánh NET có một nhận xét thú vị ở dòng này (trang 1129). Nó xem dòng này như là liên kết với dòng trước và ám chỉ đến một cuộc sống kéo dài. Nó đề cập đến Thi thiên 49:9 và 89:48 như là ví dụ nữa về thể loại thơ song đối này. Tôi nghĩ rằng cách giải thích này là hoàn toàn có thể phù hợp với bối cảnh tại đây! 6:3 “trăm con” Có nhiều con là một phước lành lớn do Đức Chúa Trời (ban cho) (xem Thi thiên 127:3-5), nhưng chúng cũng không thể đem lại lợi ích lâu dài (xem 1:3; 2:18). “sống nhiều năm” Sống lâu là một phước lành lớn lao đến từ Chúa (xem Châm-ngôn 3:16), nhưng nó cũng không thể đem lại lợi ích lâu dài (câu 6). “chết chẳng được chôn” Cụm từ này trong tiếng Hê-bơ-rơ có thể ám chỉ đến một tang lễ trang trọng.

Page 106: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

73

“đứa con sảo còn hơn người ấy” Điểm này dựa trên cuộc đời của một người được đề cập trong các câu 1-3. Có nhiều đồ vật và được nổi tiếng ở thế giới này (xem các đoạn 1-2) không mang lại hạnh phúc hoặc lợi ích lâu dài (xem 4:3). Cuộc sống không có Chúa không phải là cuộc sống đích thực!

Thuật ngữ “sẩy thai” (BDB 658) có thể có nghĩa là 1. hư thai, xem Gióp 3:16; Thi thiên 58:8; NRSV (theo bản NRSV) 2. sanh không đúng ngày (sinh sớm hoặc muộn) (theo bản RSV)

Ý nghĩa thứ 1 phù hợp với bối cảnh này nhất (xem 4:3). 6:4-5 “nó” Chổ này nói về sự sanh non (chết) của câu 3.

1. Việc nó được sinh ra là vô ích. 2. Nó đi vào nơi tối tăm (bóng tối). 3. Tên của nó bị che đậy trong tối (bóng tối). 4. Nó không bao giờ nhìn thấy mặt trời (ánh sáng). 5. Nó không bao giờ có sự khôn ngoan. 6. Nó lại là tốt hơn!

Thật là một sự bi quan dám thách thức lại sự dạy dỗ về khôn ngoan trong Cựu Ước! Tác giả muốn chúng ta đi đến giới hạn cuối cùng của hiện hữu và nhìn thẳng vào hư vô trống rỗng của chủ nghĩa nhân bản vô thần! 6:5 NASB “nó có được tốt lành (phước) hơn so với ông ấy”

A. Chôn cất đúng cách rất quan trọng (xem Truyền-đạo 6:3). B. Nó được thực hiện rất nhanh chóng (xem Sa-ra trong Sáng-thế Ký 23 và Ra-chên

trong Sáng-thế Ký 35:19 cũng như lưu ý Phục-truyền Luật-lệ Ký 21:23). C. Việc chôn cất không đúng cách là dấu hiệu của sự khước từ và tội lỗi.

1. Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:26 2. Ê-sai 14:2 3. Giê-rê-mi 8:2; 22:19

D. Nếu có thể thì việc chôn cất được tiến hành nơi phần mộ gia đình hay là hang động trong khu vực sinh sống.

E. Không có ướp xác giống như ở Ai-cập. Con người từ bụi đất và phải trở về bụi đất (Sáng-thế Ký 3:19; Thi-thiên 103:14; 104:29).

F. Trong Do-Thái-Giáo, khó để quân bình giữa việc tôn trọng và xử lý xác chết với khái niệm bị ô uế vì tiếp xúc với người chết.

III. Tân ước

A. Việc chôn cất được thi hành nhanh chóng sau khi chết, thường là trong vòng hai mươi bốn giờ. Người Do thái thường trông chừng ngôi mộ trong ba ngày vì tin rằng linh hồn có thể nhập lại vào xác chết trong khoảng thời gian đó (xem Giăng 11:39).

B. Việc chôn cất bao gồm làm sạch xác và quấn lại với những hương liệu (xem Giăng 11:44; 19:39-40).

C. Trong thế kỷ thứ nhất tại vùng Pa-les-tin, không có sự khác biệt trong nghi thức chôn cất hay những vật đặt trong mộ giữa Do-Thái-Giáo và Cơ-Đốc-Giáo.

Page 107: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

74

NKJV “(đứa) này còn được yên nghĩ hơn người đó” NRSV “nó tìm được an nghỉ hơn là ông ấy” TEV “nhưng ít nhất nó đã tìm được an nghỉ” NJB “nó sẽ dễ dàng nghỉ ngơi hơn người đó”

Chữ “nó” ám chỉ đứa trẻ chết lúc sinh tương phản với người được giàu có và danh tiếng, nhưng không có sự bình an (các câu 1-3). 6:6 “nghìn năm” Đây là một biểu tượng của sự đầy đủ, trọn vẹn.

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: NGÀN (ELEPH) Chữ Hê-bơ-rơ này có nghĩa “nghìn” (BDB 48). Tuy nhiên, nó được dùng theo nhiều

nghĩa: 1. một đơn vị gia đình, Giô-suê 22:14; Các Quan Xét 6:15, I Sa-mu-ên 23:23; Xa-cha-ri

9:7; 12:6 2. một đơn vị quân đội, Xuất Ê-díp-tô Ký 18:21,25; Phục truyền Luật lệ Ký 1:15 3. một nghìn theo nghĩa đen, Sáng thế Ký 20:16; Xuất Ê-díp-tô Ký 32:28 4. một số tượng trưng, Sáng thế Ký 24:60; Xuất Ê-díp-tô Ký 20:6; 34:7; Phục-truyền

Luật-lệ Ký 7:9, Giê-rê-mi 32:18 5. chữ “alluph”của tiếng Ugaritic cũng có chung từ gốc có nghĩa là “tộc trưởng”, Sáng

thế Ký 36:15

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: NHỮNG CON SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG KINH THÁNH A. Một vài con số gồm có hai chức năng là số đếm và biểu tượng:

1. Một - Đức Chúa Trời (Phục truyền Luật lệ Ký 6:4; Ê-phê-sô 4:4-6.) 2. Sáu - con người không hoàn hảo (7 thiếu đi một, Khải huyền 13:18) 3. Seven - hoàn hảo thiên thượng (bảy ngày sáng tạo). Chú ý cách sử dụng biểu tượng

trong sách Khải huyền: a. bảy chân đèn, 1:13,20; 2:1 b. bảy ngôi sao, 1:16,20; 2:1 c. bảy hội thánh, 1:20 d. bảy thần linh của Đức Chúa Trời, 3:1, 4:5; 5:6 e. bảy cây đèn, 4:5 f. bảy ấn, 5:1,5 g. bảy sừng và bảy mắt, 5:6 h. bảy thiên sứ, 8:2,6; 15:1,6,7,8; 16:1; 17:1 i. bảy tiếng kèn, 8:2,6 j. bảy tiếng sấm, 10:3,4 k. bảy ngàn, 11:13 l. bảy đầu, 13:1; 17:3,7,9 m. bảy tai vạ, 15:1,6,8; 21:9 n. bảy bát, 15:7 o. bảy vị vua, 17:10 p. bảy cái bát, 21:9s

Page 108: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

75

4. Mười - sự đầy đủ a. được dùng trong các sách Phúc Âm:

(1) Ma-thi-ơ 20:24; 25:1,28 (2) Mác 10:41 (3) Lu-ca 14:31; 15:8; 17:12,17; 19:13,16,17,24,25

b. được dùng trong sách Khải huyền: (1) 2:10, mười ngày hoạn nạn (2) 12:3; 17:3,7,12,16, mười sừng (3) 13:1, mười mão triều

c. Bội số của 10 trong sách Khải huyền: (1) 144.000 = 12x12x1000, xem 7:4, 14:1,3 (2) 1.000 = 10x10x10, xem 20:2,3,6

5. Mười hai - tổ chức theo loài người a. mười hai con trai của Gia-cốp (mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên, Sáng thế Ký 35:22;

49:28) b. mười hai trụ cột, Xuất Ê-díp-tô Ký 24:4 c. mười hai viên đá đeo trên ngực của Thầy Tế Lễ Cả, Xuất Ê-díp-tô Ký 28:21;

39:14 d. mười hai ổ bánh mì, đặt trên bàn trong Nơi Thánh (biểu tượng cho sự chu cấp của

Chúa dành cho mười hai chi phái), Lê-vi Ký 24:5; Xuất Ê-díp-tô Ký 25:30 e. mười hai thám tử, Phục-truyền Luật-lệ Ký 1:23; Giô-suê 3:22, 4:2,3,4,8,9,20 f. mười hai sứ đồ, Ma-thi-ơ 10:1 g. sử dụng trong sách Khải huyền:

(1) mười hai ngàn người được đóng dấu, 7:5-8 (2) mười hai vì sao, 12:1 (3) mười hai cửa, mười hai thiên thần, mười hai chi phái, 21:12 (4) mười hai nền đá, tên của mười hai sứ đồ, 21:14 (5) Giê-ru-sa-lem mới hình khối mỗi chiều mười hai ngàn ếch-ta-đơ, 21:16 (6) mười hai cửa được làm từ mười hai loại ngọc, 21:12 (7) cây sự sống có mười hai loại trái, 22:2

6. Bốn mươi - con số biểu tượng thời gian: a. đôi khi có nghĩa đen (ra khỏi Ai-cập và lang thang trong đồng vắng, Xuất Ê-díp-

tô Ký 16:35); Phục truyền Luật lệ Ký 2:7; 8:2 b. có thể là nghĩa đen hoặc biểu tượng

(1) lũ lụt, Sáng thế Ký 7:4,17; 8:6 (2) Môi-se ở trên núi Si-nai, Xuất Ê-díp-tô Ký 24:18; 34:28; Phục-truyền Luật-lệ

Ký 9:9,11,18,25 (3) những giai đoạn trong cuộc đời của Môi-se:

(a) bốn mươi năm ở Ai Cập (b) bốn mươi năm trong sa mạc (c) bốn mươi năm dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên

(4) Đức Chúa Giê-xu kiêng ăn bốn mươi ngày, Ma-thi-ơ 4:2; Mác 1:13; Lu-ca 4:2 7. Bảy mươi – con số trọn vẹn chỉ dân chúng:

a. Y-sơ-ra-ên, Xuất Ê-díp-tô Ký 1:5 b. bảy mươi trưởng lão, Xuất Ê-díp-tô Ký 24:1,9 c. theo ý nghĩa lai thế, Đa-ni-ên 9:2,24

Page 109: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

76

“cả thảy há chẳng về chung một chỗ sao” Cụm từ này đề cập đến số phận chung của tất cả mọi sinh vật sống, Sheol (xem 2:14).

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: NGƯỜI CHẾT Ở ĐÂU?

I. Cựu Ước A. Cả nhân loại đến She’ol (không rõ từ nguyên), là một cách đề cập đến cái chết hay là

phần mộ thường xuất hiện trong thể loại văn chương khôn ngoan và sách Ê-sai. Theo Cựu Ước, nó là sự hiện hữu không cảm xúc, mờ ảo nhưng có nhận thức (xem Gióp 10:21-22; 38:17; Thi-thiên 107:10,14).

B. Đặc tính của She’ol 1. liên hệ với sự phán xét (bằng lửa) của Đức Chúa Trời, Phục-truyền Luật-lệ Ký

32:22 2. gắn liền với hình phạt trước Ngày Đoán Xét, Thi-thiên 18:4-5 3. liên kết với chữ Abaddon (sự huỷ diệt), nhưng cũng mở rộng chỉ về Đức Chúa

Trời, xem Gióp 26:6; Thi-thiên 139:8; A-mốt 9:2 4. liên hệ với khái niệm “hố” (mồ mả), Thi-thiên 16:10; Ê-sai 14:15; Ê-xê-chi-ên

31:15-17 5. kẻ ác xuống thẳng đến She’ol đang khi còn sống, Dân-số Ký 16:30,33; Thi-thiên

55:15 6. thường được mô tả như là một con thú có mõm lớn, Dân-số Ký 16:30; Ê-sai 5:14;

14:9; Ha-ba-cúc 2:5 7. người ở nơi đó gọi là Shades, Ê-sai 14:9-11

II. Tân Ước A. Chữ She’ol trong tiếng Do thái được dịch sang tiếng Hy lạp là Hades (thế giới vô

hình) B. Đặc tính của Hades

1. đề cập đến cái chết, Ma-thi-ơ 16:18 2. liên kết với sự chết, Khải-huyền 1:18; 6:8; 20:13-14 3. thường trình bày tương tự như nơi của sự hình phạt đời đời (Gehenna), Ma-thi-ơ

11:23 (trích dẫn Cựu Ước); Lu-ca 10:15; 16:23-24 4. thường trình bày tương tự như phần mộ, Lu-ca 16:23

C. Sự phân biệt khả dĩ theo các tu sĩ Do-Thái-Giáo 1. Nơi dành cho người công chính gọi là thiên đàng (thật ra là một tên gọi khác chỉ

thiên đàng, xem II Cô-rinh-tô 12:4; Khải-huyền 2:7), Lu-ca 23:43 2. Phần dành cho người độc ác gọi là Tartarus, II Phi-e-rơ 2:4, là nơi giam giữ

những ác thần (xem Sáng-thế Ký 6; I Hê-nóc) D. Gehenna

d. nhóm truyền giáo, Lu-ca 10:1,17 e. sự tha thứ (70x7), Ma-thi-ơ 18:22

B. Các tài liệu tham khảo hay 1. “Biblical Numerology” của John J. Davis 2. “Plowshares and Pruning Hooks” của D. Brent Sandy

Page 110: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

77

1. Phản ảnh cụm từ trong Cựu Ước “thung lũng của các con trai Hinnom,” (phía nam của Giê-ru-sa-lem). Đó là nơi các trẻ em bị cúng tế cho thần lửa của người Phoenician, Molech (xem II Các Vua 16:3; 21:6; II Sử ký 28:3; 33:6), tập tục này bị nghiêm cấm trong Lê-vi Ký 18:21; 20:2-5

2. Giê-rê-mi đổi địa điểm này từ nơi thờ phượng ngoại giáo thành nơi cho sự phán xét của Đức Giê-hô-va (xem Giê-rê-mi 7:32; 19:6-7). Nó trở thành nơi của sự phán xét đời đời trong I Hê-nóc 90:26-27 và Sib. 1:103.

3. Người Do thái trong thời của Đức Chúa Giê-xu kinh hãi bởi tập tục dâng hiến trẻ em để thờ phượng thần ngoại bang của tổ phụ họ đã biến nơi đây thành bãi rác cho Giê-ru-sa-lem. Nhiều hình ảnh ẩn dụ về sự phán xét đời đời của Đức Chúa Giê-xu xuất phát từ bãi rác này (lửa, khói, sâu bọ, mùi hôi, xem Mác 9:44,46). Chữ Gehenna chỉ được dùng bởi Đức Chúa Giê-xu (ngoại trừ trong Gia-cơ 3:6).

4. Cách sử dụng chữ Gehenna của Đức Chúa Giê-xu a. lửa, Ma-thi-ơ 5:22; 18:9; Mác 9:43 b. vĩnh viễn, Mác 9:48 (Ma-thi-ơ 25:46) c. nơi huỷ diệt (cả linh hồn và thể xác), Ma-thi-ơ 10:28 d. tương đương với She’ol, Ma-thi-ơ 5:29-30; 18:9 e. đặc tính của kẻ ác là “con địa ngục” Ma-thi-ơ 23:15 f. kết án, Ma-thi-ơ 23:33; Lu-ca 12:5 g. khái niệm Gehenna tương đương với sự chết thứ hai (xem Khải-huyền 2:11;

20:6,14) hoặc là hồ lửa (xem Ma-thi-ơ 13:42,50; Khải-huyền 19:20; 20:10,14-15; 21:8). Có thể rằng hồ lửa là nơi giam giữ đời đời cho con người (theo chữ She’ol) và các ác thần (theo chữ Tartarus, II Phi-e-rơ 2:4; Giu-đe 6 hay là địa ngục, xem Lu-ca 8:31; Khải-huyền 9:1-10; 20:1,3).

h. Nơi này không dành cho con người nhưng cho Sa-tan và những quỷ sứ của nó, Ma-thi-ơ 25:41

E. Bởi sự chồng chéo ý nghĩa của ba chữ She’ol, Hades, và Gehenna có lẽ 1. trong nguyên thủy cả nhân loại sẽ đến She’ol/Hades 2. trải nghiệm của họ nơi đó (tốt hay xấu) càng tăng thêm sau ngày phán xét, nhưng

chỗ dành cho kẻ ác vẫn là một (đây là lý do bản Kinh thánh KJV dịch chữ hades (phần mộ) giống như chữ gehenna (địa ngục).

3. chỉ trong bản văn Tân Ước mới nhắc đến sự đau đớn trước ngày phán xét trong Lu-ca 16:19-31 (câu chuyện La-xa-rơ và người giàu có). She’ol được mô tả là nơi của sự hình phạt ngay hiện tại (xem Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:22; Thi-thiên 18:1-5). Tuy nhiên, chúng ta không thể xây dựng giáo lý chỉ dựa vào câu chuyện này.

III. Nơi ở trung chuyển giữa cái chết và sự phục sinh A. Tân Ước không dạy về “sự bất diệt của linh hồn”, là một trong vài quan điểm cổ xưa

về đời sau. 1. linh hồn con người đã hiện hữu trước đời sống thể chất của họ 2. linh hồn con người tồn tại trước và sau cái chết thuộc thể 3. thông thường thân thể bị xem như ngục tù giam giữ linh hồn và cái chết được

xem như là sự phóng thích linh hồn trở về trạng thái trước đó. B. Tân Ước gợi ý cách gián tiếp về giai đoạn lìa khỏi thân xác giữa cái chết và sự phục

sinh

Page 111: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

78

6:7-9 Các câu này có thể là thơ (xem bản NJB). Những dòng thơ song đối sẽ là:

1. tất cả các động vật đều vất vả cho việc ăn (xem Sáng-thế Ký 3:17-19), nhưng chúng

BẢN NASB 6:7-9 7 Mọi sự lao khổ của loài người là vì miệng mình, song không hề được thỏa nguyện.

8 Người khôn ngoan hơn chi kẻ ngu muội? Người nghèo biết đạo ăn ở trước mặt người ta, nào có ích chi? 9 Sự gì thấy bằng mắt hơn là sự tham muốn buông tuồng; điều đó lại là một sự hư không, theo luồng gió thổi.

1. Đức Chúa Giê-xu nói về sự phân chia giữa thân xác và linh hồn, Ma-thi-ơ 10:28 2. Áp-ra-ham có thể có thân thể hiện thời, Mác 12:26-27; Lu-ca 16:23 3. Môi-se and Ê-li có thân thể trong Sự Hóa Hình, Ma-thi-ơ 17 4. Phao-lô quả quyết rằng trong sự đến lần thứ hai, các linh hồn ở với Đấng Christ

sẽ được nhận lấy một thân thể mới trước nhất, II Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18 5. Phao-lô khẳng định rằng những tín hữu sẽ nhận lãnh thân thể thiêng liêng mới

trong Ngày Phục Sinh, I Cô-rinh-tô 15:23,52 6. Phao-lô khẳng định rằng những tín hữu sẽ không đến Hades, nhưng khi chết ở với

Đức Chúa Giê-xu, II Cô-rinh-tô 5:6,8; Phi-líp 1:23. Đức Chúa Giê-xu đã đắc thắng sự chết và đem những người công chính lên thiên đàng với Ngài, I Phi-e-rơ 3:18-22.

IV. Thiên đàng A. Chữ này được sử dụng trong Kinh thánh với ba ý nghĩa.

1. khoảng không phía trên trái đất, Sáng-thế Ký 1:1,8; Ê-sai 42:5; 45:18 2. các tầng trời, Sáng-thế Ký 1:14; Phục-truyền Luật-lệ Ký 10:14; Thi-thiên 148:4;

Hê-bơ-rơ 4:14; 7:26 3. ngôi của Đức Chúa Trời, Phục-truyền Luật-lệ Ký 10:14; I Các Vua 8:27; Thi-

thiên 148:4; Ê-phê-sô 4:10; Hê-bơ-rơ 9:24 (tầng trời thứ ba, II Cô-rinh-tô 12:2) B. Kinh thánh không tiết lộ nhiều đời sau. Có lẽ bởi vì nhân loại đã sa ngã không thể

nào hay không có khả năng để hiểu (xem I Cô-rinh-tô 2:9). C. Thiên đàng là khái niệm cả về nơi chốn (xem Giăng 14:2-3) và là thân vị (xem II Cô-

rinh-tô 5:6,8). Thiên đàng có thể là Vườn Ê-đên được phục hồi (Sáng-thế Ký 1-2; Khải-huyền 21-22). Trái đất sẽ được tẩy sạch và phục hồi (xem Công-vụ 3:21; Rô-ma 8:21; II Phi-e-rơ 3:10). Hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng-thế Ký 1:26-27) đã được khôi phục trong Đấng Christ. Giờ đây, mối tương giao gần gũi trong vườn Ê-đên có thể tái lập.

Tuy nhiên, đây có thể là hình ảnh ẩn dụ (thiên đàng như là thành phố lớn theo hình khối vĩ đại theo Khải-huyền 21:9-27). I Cô-rinh-tô 15 mô tả sự khác biệt giữa hình thể vật chất và thể chất tâm linh giống như là so sánh giữa hột giống với cây lớn đã trưởng thành. Một lần nữa I Cô-rinh-tô 2:9 (một trích dẫn từ Ê-sai 64:4 và 65:17) là nguồn hy vọng và lời hứa to lớn. Tôi biết rằng khi chúng ta xem thấy Ngài thì chúng ta được giống như Ngài (xem I Giăng 3:2).

V. Những nguồn tài liệu hữu ích A. William Hendriksen, The Bilbe On the Life Hereafter B. Maurice Rawlings, Beyond Death’s Door

Page 112: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

79

không bao giờ ăn đủ để được thỏa mãn lâu dài (chúng sẽ lại đói nữa), câu 7 2. cả người khôn ngoan và người ngu dại đều bị trói buộc vào những gian nan và rắc rối của

thế giới sa ngã. Dòng thứ hai không rõ nghĩa và có vẻ như ban cho người nghèo có được lợi thế (“khôn vặt”) là những người thường chỉ phải giải quyết công việc nhỏ hơn, câu 8

3. tất cả mọi người đều muốn có nhiều hơn những gì họ đã có, nhưng khi họ có nhiều (đoạn 1-2) vẫn không đủ (phù du, vô ích, xem ghi chú trong 1:14), câu 9

“lợi ích, lợi thế” Thuật ngữ này (BDB 452, xem câu 8,11) là một từ quan trọng thường xuyên lặp lại trong sách Truyền đạo. Xem chú thích trong 1:3.

6:10 “đã được đặt tên” Việc này (1) ám chỉ đến việc A-đam đặt tên các loài vật cho thấy sự quản trị hoặc thẩm quyền của ông trên chúng (xem Sáng-thế Ký 2:19-20) hoặc (2) nói đến con người được đặt tên là “A-đam” từ chữ “Adamah” trong tiếng Hê-bơ-rơ (xem Sáng-thế Ký 2:18-25).

Tuy nhiên, theo ngữ cảnh này thì không phải việc đặt tên cho A-đam hay là việc A-đam đặt tên các loài động vật là điều chính yếu nhưng là chu kỳ lặp đi lặp lại (xem 1:9; 3:15) của việc con người đặt tên cho nhiều thứ. Việc đặt tên này theo nghĩa hành động của quyền lực và uy quyền. A-đam đã có quyền cai trị (xem Sáng-thế Ký 1:28-30), nhưng ông đã đánh mất nó (Sáng thế Ký 3). “người không thể cãi trả với Đấng mạnh hơn mình” Cụm từ “kẻ mạnh hơn” có thể nói đến:

1. một người khác (ví dụ, một người tìm kiếm công lý từ một người mạnh mẽ hơn về hình thể hoặc về phương diện xã hội, tham khảo bản NJB)

2. Những chu kỳ thời gian theo cách ẩn dụ đã đặt tên cho tất cả mọi thứ (lặp đi lặp lại) 3. Đức Chúa Trời (Gióp 9:32; 40:2; Ê-sai 45:9)

6:11-12 Sự tranh luận của con người với Chúa hay với người khác cũng không thể giải quyết vấn đề vô nghĩa của cuộc sống không hy vọng.

Câu hỏi nổi tiếng của sách Truyền đạo là: “Vậy thì lợi ích của con người là gì?” Câu này được lặp lại ở 1:3; 2:11,22; 3:9; 5:16! Nếu không có một Đức Chúa Trời công bình, nhân từ thì không có niềm vui, lợi ích, hay sự thoả lòng lâu dài! Cuộc sống có thể tốt đẹp hay khắc nghiệt, nhưng sau đó là gì? Có tính chất khác biệt nào giữa số phận của một người có đức tin với một người độc ác, ích kỷ?

Cuộc sống con người chóng qua (giống như cái bóng, xem 8:13; I Sử ký 29:15; Gióp 9:9; 14:2; Thi thiên 102:11; 109:23; 144:4). Cuộc sống con người nhọc nhằn lao khổ. Tương lai chứa đựng cái gì? Đây chính là câu hỏi (xem 3:22, 7:14, 8:7; 10:14). Có phải có một Đức Chúa Trời công bằng, ngay thẳng, nhân từ, không thay đổi mà con người có thể nương dựa vào những lời hứa của Ngài? Đây là vấn đề đức tin cho hiện hữu con người!

BẢN NASB 6:10-12 10 Phàm điều gì có trước thì đã được đặt tên từ lâu rồi; loài người sẽ ra thể nào, thì

đã biết từ trước rồi; người không thể cãi trả với Đấng mạnh hơn mình. 11 Có nhiều điều gia thêm sự hư không; vậy, người ta được ích chi hơn; 12 vả, trong những ngày của đời hư không mà loài người trải qua như bóng, ai biết điều gì là ích cho mình? Vì ai có thể nói trước cho người nào về điều sẽ xảy ra sau mình dưới mặt trời?

Page 113: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

80

6:11 “có nhiều lời chỉ gia thêm sự hư không” Dạng NGUYÊN MẪU “nhiều” (BDB 915 I, dạng NGUYÊN MẪU TUYỆT ĐỐI Hiphil) và ĐỘNG TÍNH TỪ “tăng” (BDB 915 I, KB 1176, dạng ĐỘNG TÍNH TỪ Hiphil) là cách chơi chữ trên cùng một từ, nó có nghĩa “làm cho nhiều” hoặc “làm cho lớn, quan trọng”.

Khôn ngoan theo truyền thống của Y-sơ-ra-ên là dạy nói ít lời (xem Châm-ngôn 10:19), bởi vì lời nói sớm tiết lộ tính cách và động cơ trong lòng người. 6:12 “ai” Lưu ý: có hai câu hỏi khởi đầu bằng chữ “ai”. CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Có phải chương này công kích sự giàu có và nổi tiếng? 2. Như thế nào mà cái chết hoặc sự không hiện hữu lại được ưa thích hơn là sự sống? 3. Nêu ra những cách thức mà chương này dạy về quyền tể trị của Đức Chúa Trời.

Page 114: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

81

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 7

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Tương phản giữa khôn ngoan và rồ dại

Giá trị thực tế của sự khôn ngoan (7:1-8:1)

Các lời bình Các tư tưởng về cuộc đời (7:1-8:1)

Lời mở đầu của phần hai

7:1-14 7:1-12 7:1-13 7:1 7:1-7

(1-4)

7:2

7:3

7:4

(5-7) 7:5

7:6

7:7 Các lời cảnh báo (7:8-8:17)

(8-12) 7:8a 7:8-29

7:8b

7:9 (9-10)

7:10

7:11-12 (11)

(12)

7:13-14 7:13-14 (13)

7:14 (14)

7:15-18 7:15-20 7:15-18 7:15-18 (15)

(15)

(16-18) (16)

(17)

(18)

7:19-22 (19) 7:19 7:19 (19)

(20) 7:20 7:20 (20)

7:21-22 7:21-22 7:21-22 (21)

(22)

Ý nghĩa của sự hiện hữu bị che giấu (7:23-8:9)

7:23-26 7:23-26 7:23-26 7:23-25 (23-24)

(25)

7:26-29 (26-29)

7:27-29 7:27-29 7:27-29

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

Page 115: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

82

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NHỮNG KIẾN GIẢI SÂU SẮC VỀ BỐI CẢNH

A. Mặc dù đây là những chủ đề rời rạc nhưng chúng có liên quan nhau và phải được giải thích theo bối cảnh.

B. Cũng giống như phần lớn sách Truyền đạo, đoạn này phản ánh “hai hướng đi” trong cuộc

đời (Phục-truyền Luật-lệ Ký 30:1,15,19; Thi thiên 1).

C. Có một số các mạng lệnh trong đoạn 7 và phần đầu của đoạn 8: 1. 7:9, “vội, háo hức”, BDB 96, KB 111, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Piel được sử

dụng theo ý nghĩa JUSSIVE 2. 7:10, “nói,” BDB 55, KB 65, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal được sử dụng theo

ý nghĩa JUSSIVE 3. 7:13, “xem xét” BDB 906, KB 1157, dạng MỆNH LỆNH Qal (nghĩa đen “thấy”) 4. 7:14, “vui mừng”, BDB 224, KB 243, dạng MỆNH LỆNH Qal (“hạnh phúc” BDB

375 III) 5. 7:14, “xem xét” BDB 906, KB 1157, dạng MỆNH LỆNH Qal (nghĩa đen “thấy”) 6. 7:16, “chớ quá công bình”, BDB 224, KB 243, dạng MỆNH LỆNH Qal 7. 7:16, “đừng quá khôn ngoan” BDB 314, KB 314, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH

Hithpael được sử dụng theo ý nghĩa JUSSIVE 8. 7:17, “đừng quá độc ác”, BDB 957, KB 1294, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal

được sử dụng theo ý nghĩa JUSSIVE 9. 7:17, “đừng như kẻ ngu muội”, BDB 224, KB 243, dạng MỆNH LỆNH Qal 10. 7:18, “cho đi”, BDB 628, KB 679, dạng MỆNH LỆNH Hithpael 11. 7:21, “nghiêm túc”, BDB 678, KB 733, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal được sử

dụng theo ý nghĩa JUSSIVE (nghĩa đen là “để tâm”)

Page 116: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

83

12. 7:23, “khôn ngoan,” BDB 314, KB 314, dạng KHÍCH LỆ Qal 13. 7:27, “xem nầy” BDB 906, KB 1157, dạng MỆNH LỆNH Qal (nghĩa đen “thấy”) 14. 7:29, “xem nầy” BDB 906, KB 1157, dạng MỆNH LỆNH Qal (nghĩa đen “thấy”) 15. 8:2, “giữ”, BDB 1036, KB 1581, dạng MỆNH LỆNH Qal 16. 8:3, “đừng vội”, BDB 96, KB 111, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Niphal được sử

dụng theo ý nghĩa JUSSIVE 17. 8:3, “đừng tham dự”, BDB 763, KB 840, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal được

sử dụng theo ý nghĩa JUSSIVE (nghĩa đen “đứng” hoặc “dừng lại”)

D. Quyển Translator’s Handbook on Ecclesiastes của UBS (trang 214) khẳng định rằng cách biện luận rằng hai câu hỏi cuối của câu 6:12 được trả lời ở những câu 7:1-14 (6:12a được trả lời trong 7:1-12 và 6:12 b được liên kết với 7:13-14 bằng cụm từ “sau người” [BDB 29]). Điều này tạo ra sự liên kết về văn mạch cho việc giải nghĩa nhằm tìm cách đi theo ý định được linh cảm của tác giả nguyên thủy. Chỉ có chính tác giả đầu tiên (và trong một vài trường hợp là những người biên soạn) mới được linh cảm. Không có giáo sư, người giảng hoặc cá nhân nào ngày nay được linh cảm. Họ được Đức Thánh Linh soi sáng để hiểu những chân lý chính yếu và đặc biệt là những ý nghĩa phúc âm tìm ẩn nơi đó. Các nhà giải kinh hiện đại có thể không đồng ý với nhau nhưng Kinh Thánh thì không thể tự mâu thuẫn với chính nó. Trình bày rõ ràng dứt khoát về một cuốn sách như sách Truyền đạo là việc khó khăn. Nhận xét châm biếm về cuộc sống, văn hoá của con người không có Chúa được phơi bày trong sách đó! Qoheleth (người truyền đạo) có ý định trình bày mọi việc theo cách thách thức lại sự giảng dạy sự khôn ngoan truyền thống để giúp các độc giả của mình suy nghĩ về sự gian dối và bất công rất thịnh hành trong thế giới sa ngã này. Về phương diện thần học, những lời tuyên bố ngắn gọn súc tích không bao gồm cho tất cả các trường hợp!

E. Câu 1-14 là thơ (NAB, NKJV, NRSV, NJB). F. Cần nhớ rằng đây là một sự châm biếm, mỉa mai (“dưới ánh mặt trời”) về cuộc sống

không có Chúa. NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

BẢN NASB 7:1-14 1 Danh tiếng hơn dầu quí giá; ngày chết hơn ngày sanh. 2 Đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc; vì tại đó thấy sự cuối cùng của mọi người; và người sống để vào lòng. 3 Buồn rầu hơn vui vẻ; vì nhờ mặt buồn, lòng được vui. 4 Lòng người khôn ngoan ở trong nhà tang chế, còn lòng kẻ ngu muội ở tại nhà vui sướng. 5 Thà nghe lời quở trách của người khôn ngoan, còn hơn là câu hát của kẻ ngu muội. 6 Vì tiếng cười của kẻ ngu muội giống như tiếng gai nhọn nổ dưới nồi. Điều đó cũng là sự hư không. 7 Phải, sự sách thủ tiền tài làm cho kẻ khôn ra ngu, và của hối lộ khiến cho hư hại

Page 117: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

84

7:1 “Danh tiếng (tốt) hơn dầu quí giá” Chính chữ “tốt” (BDB 373 II), thường được dịch “tốt hơn” này liên kết đoạn 6 và 7 với nhau (xem 6:3,9,12 và 7:1 [hai lần],2,3,5,8 [hai lần],10,11,14,18,20,26, thường được dịch theo thể so sánh “tốt hơn”). Tìm “điều tốt” ở đâu? “Danh tiếng tốt” Điều này đề cập đến tính nết và lối sống tin kính qua thời gian (xem Châm-ngôn 22:1). Chúng ta là ai thì quan trọng hơn so với những gì chúng ta có hoặc không có! “dầu quý giá” Dầu quý giá (BDB 1032) có mối tương phản với “danh tiếng tốt”. Dầu có thể ám chỉ đến:

1. diện mạo bên ngoài (TEV “nước hoa đắt tiền”) 2. một nhu cầu chữa lành và phục hồi 3. một thời điểm lễ hội

“ngày chết hơn ngày sanh” Câu này phải được kết nối với câu 1a có liên quan đến sự ngu dại và hủy hoại (theo ý nghĩa thời gian và kết cục ) của lối sống không phù hợp. Sự sống được chấp nhận ở câu 9:4, do đó đừng vội vàng kết luận hoặc dùng quyển sách này làm bằng chứng văn bản! 7:2 “nhà tang chế” Cụm từ “nhà của...” là một thành ngữ Semitic (xem câu 4, Bê-tên [nhà của Đức Chúa Trời], Bết-lê-hem [nhà bánh]).

Tất cả những sự tương phản (“tốt hơn so với...”) của đoạn này được dựa trên phần tóm tắt kết luận của câu 8a. Vì cuộc sống là phù du, hư ảo nên sự kết thúc của nó được ưa thích hơn là sự khởi đầu của nó.

Danh từ “kết thúc” (BDB 693) được sử dụng chỉ có năm lần trong Cựu Ước và ba trong số đó là trong Truyền đạo:

1. 3:11 2. 7:2 3. 12:13

Người truyền đạo (Qoheleth) chú tâm vào sự bí ẩn của việc hiểu biết Chúa và cố gắng để hiểu các kế hoạch và mục đích của Ngài cho nhân loại, nhưng ông chỉ biết rõ cái kết cục không thể tránh khỏi (tất cả mọi thứ hữu cơ trở lại thành vô cơ, “bụi đất trở về bụi đất” chờ đợi tất cả chúng ta).

lòng. 8 Cuối cùng của một việc hơn sự khởi đầu nó; lòng kiên nhẫn hơn lòng kiêu ngạo. 9 Chớ vội giận; vì sự giận ở trong lòng kẻ ngu muội. 10 Chớ nói rằng: Nhân sao ngày trước tốt hơn ngày bây giờ? Vì hỏi vậy là chẳng khôn. 11 Sự khôn ngoan cũng tốt bằng cơ nghiệp; nó có ích cho những người thấy mặt trời. 12 Vì sự khôn ngoan che thân cũng như tiền bạc che thân vậy; nhưng sự khôn ngoan thắng hơn, vì nó giữ mạng sống cho người nào đã được nó. 13 Hãy xem xét công việc của Đức Chúa Trời; vì vật gì Ngài đã đánh cong, ai có thể làm ngay lại được? 14 Trong ngày thới thạnh hãy vui mừng, trong ngày tai nạn hay coi chừng; vì Đức Chúa Trời đặt ngày nầy đối với ngày kia, hầu cho người đời chẳng thấy trước đặng điều xảy ra sau mình.

Page 118: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

85

“nhà yến tiệc” Nghĩa đen là “nhà uống rượu” (BDB 1059, xem Ê-xơ-tê 3:15; 7:1) ám chỉ đến trường hợp đặc biệt như là sự ra đời một đứa con của một người bạn. Hai cụm từ này song đối với nhau nằm trong các câu 2 đến 5. “Vì tại đó là sự cuối cùng của mọi người” Lối sống phóng túng đẩy chúng ta đến cách sống không thật khi phải đối diện với cái kết thúc (chết) chắc chắn, bất ngờ và dành chung cho đời sống con người (TEV). Lạc thú trở thành thuốc phiện. Sự đau khổ có thể có lợi ích tích cực về tâm linh (ví dụ Hê-bơ-rơ 5:8; Rô-ma 5:3-5)! “người sống để nó vào lòng” Cụm từ này có thể có vài nghĩa:

1. Không phải kẻ chết, nhưng chỉ có người sống mới có thể hiểu biết và có sự khôn ngoan. 2. Người đang sống nên suy nghĩ về cái có thật, là cái chết cuối cùng dành riêng cho họ. 3. Những người khôn ngoan nghĩ về những điều này (tương tự như “ai có tai hãy nghe”

trong Tân Ước). Nếu số 2 hoặc số 3 là đúng, thì ĐỘNG TỪ (BDB 678, KB 733, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal) có thể có chức năng như thể MỆNH LỆNH (JUSSIVE). 7:3 “Buồn rầu hơn vui vẻ” Câu này tương tự như câu 2. Sự đau khổ thường đem con người đến gần Đức Chúa Trời, còn vui thú thì hiếm khi làm như thế (xem Ma-thi-ơ 5:1; II Cô-rinh-tô 7:10). NASB “trong khi khuôn mặt buồn, lòng có thể vui sướng” NKJV “do vẻ mặt buồn khiến tấm lòng được khá hơn” NRSV “do sự buồn trên vẻ mặt mà tấm lòng được vui” TEV “nó có thể làm cho buồn trên mặt, nhưng sự hiểu biết lại sâu sắc” NJB “một tấm lòng vui tươi có thể ẩn dấu sau diện mạo buồn bã”

Theo ngữ cảnh nhà truyền đạo (Qoheleth) (1) nói rằng những khó khăn trong cuộc sống có khả năng làm thức tỉnh chiều kích tâm linh (TEV). Đây là trọng tâm của Phục truyền Luật lệ Ký 27-28, giống như những tai vạ trong xứ Ê-díp-tô khiến một số người Ê-díp-tô tin vào Đức Giê-hô-va (xem Xuất Ê-díp-tô Ký 12:38), cũng tương tự như các “ấn” và “tiếng kèn” phán xét trong sách Khải Huyền. Hoặc nhà truyền đạo (2) trình bày sự tương phản của những cảm nhận hiện có (trong cuộc sống hàng ngày) với thế giới quan về cõi đời đời. Cuộc sống này làm cho chúng ta buồn rầu, tất cả chúng ta đều có nan đề trong thế giới này, nhưng nếu chúng ta có đức tin và sự vâng lời, ngay cả những lúc buồn rầu cũng đem cho chúng ta hy vọng, bình an và vững mạnh.

Tác giả không lên án hạnh phúc. Ngược lại, ông cổ súy cho một sự bình an và thỏa lòng xứng hợp không dựa vào hoàn cảnh tạm thời. Có một cuốn sách ngoài cuốn Kinh Thánh cũng đã giúp tôi trong lĩnh vực này là quyển “The Christian’s Secret of a Happy Life” của Hannah Whithall Smith. “buồn” Thuật ngữ này (BDB 947) thường có nghĩa là “ác” hay “xấu”, nhưng ở một vài nơi nó diễn tả nỗi buồn (xem Nê-hê-mi 2:2; Châm-ngôn 25:20). 7:4-5 Câu 4 và 5 tương tự như câu 2 và 3. 7:5 “lời quở trách của người khôn ngoan” Thuật ngữ “khiển trách” (BDB 172) xuất phát từ động từ “la hét” trong tiếng A-ram. Kinh thánh ghi hai loại quở trách:

Page 119: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

86

1. bởi Đức Chúa Trời, Gióp 26:11; Thi thiên 18:15; 39:11; 76:6; 80:16; 104:7; 106:9; Ê-sai 50:2; 51:20; 66:5,15

2. bởi người khác, Châm-ngôn 13:1,8; 17:10; Truyền-đạo 7:5; Ê-sai 30:17 (hai lần, bản NASB dịch là “mối đe dọa”). Trong Thi thiên 141:5; Châm-ngôn 6:23; 13:18; 15:31-33; 25:12; Truyền-đạo 9:17 có ám chi đến việc này.

Những lời quở trách thì khó nghe, nhưng một người khôn ngoan chịu nghe và chú ý lời quở trách từ một người sâu nhiệm Kinh Thánh hơn là những lời tâng bốc, nịnh hót của người thuộc thế gian. Kiểu thức phát biểu này rất phổ biến trong sách Châm ngôn (ví dụ, 12:15, 13:14, 25:12). “bài hát của kẻ ngu muội” Cụm từ này nói về một đời sống hướng về khoái lạc. Nó tương tự với “tiếng cười kẻ ngu muội” trong câu 6. 7:6 “tiếng gai nhọn nổ dưới nồi” Người nghèo đốt lửa nấu ăn bằng những bụi cây gai. Chúng cháy lên rất nóng và mau tàn (xem Thi thiên 58:9; 118:12). Giống như ngọn lửa hứa hẹn và không thể làm được, tiếng cười của kẻ ngu muội cũng như vậy! Thuật ngữ “tiếng cười” (BDB 966) được sử dụng thường xuyên trong Truyền Đạo (xem 2:2; 3:4; 7:3,5,6). Nó được dùng theo cách ẩn dụ để chỉ người tìm kiếm cái sở thích tức thời. Nó biểu hiện đời sống chú tâm vào những khoái lạc ngắn ngủi của đời này, nhưng không đắn đo suy nghĩ về “lợi ích lâu dài.” 7:7 “sự áp bức khiến người khôn thành ngu dại” Sự bất công của đời này tạo ra vấn nạn cho nhiều người (ngay cả đối với các tín hữu) (xem 4:1; 5:8) trừ khi chúng ta chấp nhận Chúa có thời điểm để làm ngay thẳng lại, đôi khi đến tận đời sau. “của hối lộ” Chữ này không phải là chữ thông thường có nghĩa “hối lộ” (BDB 1005, xem Xuất Ê-díp-tô Ký 23:8; Phục truyền Luật lệ Ký 16:19), nhưng là “quà tặng” (BDB 682) được sử dụng theo ý nghĩa đặc biệt (xem Châm-ngôn 15:27).

Phải thừa nhận rằng câu 7 không dễ dàng ăn khớp với bối cảnh. Bản dịch NKJV và NJB xem nó như là liên quan đến những câu trước đó (ví dụ, 5-7). Từ câu 1, bản văn đã đề cập đến người khôn ngoan suy nghĩ như thế nào. Tuy nhiên, con người sa ngã (đàn áp và hối lộ) thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả người khôn ngoan. Sự khôn ngoan được phản ánh trong cách sống, chứ không phải chỉ là cách suy nghĩ. Chữ shema (BDB 1033) có nghĩa là “nghe để làm” (xem Gia-cơ 1:22-25), được sử dụng hai lần trong câu 5! 7:8 “Cuối cùng của một việc hơn sự khởi đầu nó” Câu này có thể là (1) sự trình bày tóm tắt hoặc (2) nó liên quan đến câu 1 về danh tiếng tốt đạt được qua thời gian và cần phải được duy trì. Thông thường chúng ta đánh giá một cái gì đó hoặc ai đó quá nhanh và rồi thất vọng. “lòng kiên nhẫn hơn lòng kiêu ngạo” Dòng thứ hai câu 8 tạo sự tương phản giữa hai loại người bằng cách lặp lại chữ “tinh thần” (BDB 924, xem câu 9) thường được dịch là “hơi thở”, “gió” hay “thần linh”. Theo cách ẩn dụ nó nói đến đời sống của một người. Ở đây có hai loại người tương phản nhau:

1. “kiên nhẫn”, nghĩa là “dài lâu” (BDB 74). Chữ này thường được sử dụng trong Châm ngôn dành cho một người chậm nóng giận (xem 14:29; 15:18; 16:32; 19:11). Tuy nhiên, cách sử dụng phổ biến nhất là mô tả lòng nhân từ của Đức Giê-hô-va (xem Xuất Ê-díp-tô 34:6; Dân số Ký 14:18; Nê-hê-mi 9:17; Thi thiên 86:15, Thi thiên 103:8; 145:8; Giô-ên

Page 120: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

87

2:13; Na-hum 1:3). 2. “Ngạo mạn” nghĩa đen là “cao” (BDB 147), được dùng để chỉ tinh thần kiêu căng

(ruach). Chú ý những cách sử dụng chữ “cao” theo nghĩa nhân hình 1. nghĩa đen chỉ cây, cây cao như một người kiêu ngạo, Ê-sai 10:33 2. theo nghĩa ẩn dụ, chỉ một cái miệng kiêu ngạo, I Sa-mu-ên 2:3 3. tấm lòng kiêu căng, Châm-ngôn 16:15 4. mắt kiêu căng, Thi thiên 101:5; Ê-sai 5:15

Người có đức tin tìm cách bắt chước Đức Giê-hô-va. Người có đức tin được khuyến khích để có tầm nhìn lâu dài, không phải nhất thời (câu 10). Thái độ người có đức tin đối mặt với cuộc sống là chính là một chứng cớ hùng hồn (xem Châm-ngôn 16:32; Ga-la-ti 5:22, Ê-phê-sô 4:2). 7:9-10 Tham khảo mục Bối cảnh phần C. 7:9 “Chớ vội giận trong lòng” ĐỘNG TỪ tại đây là “vội, háo hức” (BDB 96, KB 111, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Piel được sử dụng theo ý nghĩa MỆNH LỆNH, xem 5:2 “chớ vội nói”).

Cụm từ “tấm lòng” nghĩa đen là “trong tâm linh.” Lưu ý chữ “ruach” được sử dụng để mô tả nhiều loại người:

1. “người có lòng nhẫn nại”, câu 8 2. “người có lòng kiêu ngạo”, câu 8 3. “người mau mắn”, câu 9

“giận dữ” Thuật ngữ “giận dữ” (BDB 495) được dịch là “nỗi buồn” ở câu 3 (cũng lưu ý 1:18; 2:23; 11:10). Cụm từ Đức Chúa Trời “chậm giận” trong câu 8 cũng cùng nghĩa tức giận (ví dụ, I Các vua 14:9,15; 16:33; 22:54, II Các vua 17:11; 23:19). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời giận về sự nổi loạn của con người, nhưng sự giận dữ của con người bùng phát bởi lợi ích cá nhân. Xúc cảm này lập tức phơi bày tính chất sa ngã của nhân loại (xem Châm-ngôn 14:17; 16:32, Gia-cơ 1:19). 7:10 Con người khi không có nhận thức về sự hiện diện và chủ đích của Đức Chúa Trời trong cuộc sống hàng ngày của mình thì thường tìm kiếm bình an bằng cách hồi tưởng về những hoàn cảnh tích cực từ quá khứ! (là “ngày xưa tốt đẹp”)! Tuy nhiên, những hoàn cảnh đó:

1. không thể tìm lại được 2. không phải là điều “tốt” để bắt đầu lại 3. thường phản ánh một quan điểm thiếu sót về điều “tốt”

Qua tiến trình mầu nhiệm, Đức Chúa Trời nhào nặn những người tham dự vào giao ước của Ngài trở nên “dân sự của Đức Chúa Trời”. Điều này cần có thời gian (kiên nhẫn) và đức tin! Một người chỉ chú tâm vào kinh nghiệm sống xa xưa khiến họ vấp ngã trong hiện tại! 7:11-14 Có vài thuật ngữ quan trọng trong việc giải thích câu này:

1. “tốt” (BDB 373 II, xem ghi chú trong 2:26) 2. “lợi ích” (BDB 452, xem ghi chú trong 1:3) 3. “mặt trời” (BDB 1039, xem ghi chú trong 1:3) “Tốt” và “lợi ích” hướng đến (cái) sau nầy hơn là một cuộc sống hạnh phúc ở đây và bây giờ.

Hạnh phúc và mãn nguyện có hai tiêu điểm: 1. bây giờ (“tri thức” và “tài sản thừa kế”, cả hai đều từ thế hệ trước) 2. đời sau (“dưới ánh mặt trời,” “nhìn mặt trời”)

Page 121: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

88

Tuy nhiên, chúng gắn kết với nhau. Đời sống thể chất bây giờ ảnh hưởng đến đời sau! Câu 12 giải thích câu 11 và liên hệ với cuộc đời này. Trong khi đó câu 13 và 14 liên quan với Đức Chúa Trời đang hiện diện hành động trong cõi tạm này, nhưng cũng ngụ ý Ngài vẫn tiếp tục hiện diện và chăm sóc. Ngài tể trị, Ngài ở với chúng ta và vì chúng ta, ngay cả khi hoàn cảnh dường như bộc phát điều ngược lại. Nếu niềm vui và sự bình an của người tín hữu chỉ dựa trên các phước lành vật chất (theo truyền thống giảng dạy sự khôn ngoan trong Cựu Ước) thì chúng có thể bị lấy đi hoặc bị thay đổi chỉ trong chốc lát! Không nên như thế, vì con mắt đức tin nhìn xa (xem câu 8,10) và tin tưởng vào Đức Chúa Trời.

Tôi hy vọng bạn là độc giả nhận ra rằng cách tôi hiểu về cụm từ “dưới ánh mặt trời” thấm nhập vào tất cả các giải thích của tôi về cuốn sách này. Đó là một giả định căn bản, phiến diện nhưng được ưu ái! Mọi nhà giải kinh đều có những giả định như vậy (là những lăng kính thần học). Giả định căn bản của người giải nghĩa là bước đầu tiên để phân tích trong công việc giải nghĩa. Chính bạn cũng biết rằng tất cả chúng ta đều có những công việc như thế! 7:12 “bảo vệ, che chở” Chữ Hê-bơ-rơ này có nghĩa “bóng râm” (BDB 853), nó mang đến sự che chở (che nắng) trong sa mạc (ví dụ, Thi thiên 17:8, 36:7; 57:1; 61:4; 63:7; 91:1,4). Chữ “bóng râm” được sử dụng theo ý nghĩa ngắn gọn trong 6:12, nhưng ở đây nó được sử dụng theo ý nghĩa chỉ sự hiện diện và bảo vệ của Đức Chúa Trời (giống như Xuất Ê-díp-tô Ký). “sự khôn ngoan giữ mạng sống của người có nó” Sống lâu có liên quan với (1) ý muốn của Đức Chúa Trời tể trị và (2) những lựa chọn của con người (xem câu 17; Gióp 22:16; Thi thiên 55:23; Châm-ngôn 10:27). 7:13-14 Xem phần Bối Cảnh, mục C. Chúa đang kiểm soát (chủ đề lặp đi lặp lại, xem 1:15; hoặc 6:10) mặc dù chúng ta không phải lúc nào cũng có thể hiểu được lý do của hoàn cảnh tự nhiên hoặc hoàn cảnh cá nhân của chúng ta! Việc không có khả năng để hiểu này là có chủ đích (ví dụ, 3:11, 7:14, 8:17). Dù không hiểu, nhưng đức tin là chính yếu cho sự sống và sự chết. 7:13 “làm cho thẳng” ĐỘNG TỪ này (BDB 1075, KB 1784) xuất hiện trong Cựu Ước chỉ có ba lần trong sách Truyền đạo. Hai lần đầu tương phản với chữ “cong quẹo” (xem 1:15 dạng CẤU TRÚC NGUYÊN MẪU Qal; 7:13, dạng CẤU TRÚC NGUYÊN MẪU Piel). Nó được dùng để chỉ việc làm của con người đối nghịch với việc làm của Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, sự xuất hiện lần thứ ba trong 12:9 nó được dùng trong việc nối kết các câu tục ngữ lại với nhau thì có nghĩa “sắp đặt” hoặc “sắp xếp cho thứ tự” (dạng HOÀN THÀNH Piel). Sự khác biệt này cho thấy những từ gốc giống nhau trong ngôn ngữ Semitic có thể diễn biến và những biểu thị cùng ý nghĩa nhắm đến cũng không chắc chắn. Giống như sự linh cảm của Kinh Thánh là tiền đề của đức tin thì khả năng để hiểu Kinh Thánh của chúng ta cũng (giữ chức năng) tương tự. Đức Thánh Linh đang hoạt động trong cả hai, nhưng khi nói đến dịch thuật và giải nghĩa, thì các tín hữu tin kính, có học thức, chuyên tâm cầu nguyện vẫn không đồng ý với nhau. Điểm quan trọng là tất cả chúng ta (những người đã bị ảnh hưởng bởi tội lỗi) phải tìm kiếm những chân lý chính trong:

1. các đơn vị văn học 2. đoạn / khổ thơ

chứ không nên tranh đấu hoặc xây dựng nền tảng thần học hệ thống dựa trên bối cảnh hoặc những từ ngữ còn tranh cãi!

Page 122: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

89

7:15 Cụm từ mở đầu của câu này đi trở lại với hình tượng tương phản trong văn chương ở các đoạn 1-2 (là Sa-lô-môn). Tác giả tự nhận có sự hiểu biết bao quát dựa trên sự quan sát, nhưng ông vẫn phải thừa nhận sự điên rồ và vô ích hoàn toàn của nó. Qua kinh nghiệm đã khiến ông bi quan về cuộc sống trần gian, nhưng hy vọng (mặc dù bị che giấu) về những việc làm của Đức Chúa Trời cả trong hiện tại và tương lai (là “lợi ích”, xem 1:3; 2:11; 3:9; 5:16).

Câu này trình bày rõ sự xung khắc thần học về hoàn cảnh của người công bình so với kẻ ác. Thần học truyền thống (có “hai con đường”) là Đức Chúa Trời ban phước về vật chất cho người công chính và tiêu diệt kẻ ác (xem Phục truyền luật lệ ký 27-28, Thi thiên 37:25; Châm-ngôn 2:21 ff; 11:19). Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn xảy ra trong cuộc sống. Do đó Gióp, Thi thiên 73, và sách Truyền đạo bắt đầu tra vấn về tiền đề truyền thống này. Điều này không có ý làm giảm giá trị của sự vâng lời hoặc đức tin trong giao ước, nhưng nhằm đặt nó trong bối cảnh của một thế giới sa ngã. Thế giới này không phải là thế giới theo đúng ý định của Đức Chúa Trời (dành cho nó). Có một bài thánh ca hay, thích hợp cho điều này: “Đây là ngày Chúa đã dựng nên, tôi sẽ vui mừng và hân hoan trong nó.” NASB “cuộc đời vô ích của tôi” NKJV “những ngày phù du của tôi” NRSV “cuộc sống vô ích của tôi” TEV “cuộc sống của tôi là vô dụng” NJB “cuộc sống vô ích của tôi”

Thuật ngữ “vô ích” (BDB 210) có nghĩa là “hơi nước” hay là “hơi thở”, nhưng trong sách Truyền đạo nó được dùng theo cách ẩn dụ để mô tả sự ngắn ngủi và vô nghĩa của đời sống con người trên trần gian. Nó được sử dụng năm lần trong câu 12 và thêm ba mươi ba lần nữa trong suốt cuốn sách (ba lần trong 12:8). Nó mô tả các hoạt động và sự theo đuổi của con người, bao gồm cả sự khôn ngoan và sự công chính! 7:16-18 Chúng ta đã được cảnh báo phải thận trọng trước(1) những cực đoan của chủ nghĩa tuân giữ luật pháp và chủ thuyết chống phá luật pháp hoặc (2) tự đánh giá mình là thiện lành. 7:16 Đối với chúng ta là những tín hữu ở thời kỳ Tân Ước thì câu này có vẻ kỳ lạ, nó có một số động từ lạ thường:

1. “không được” BDB 224, KB 243, dạng MỆNH LỆNH Qal 2. “thái quá” BDB 915 I, KB 1176, dạng NGUYÊN MẪU TUYỆT ĐỐI Hiphil 3. “đừng quá khôn ngoan”, BDB 314, KB 314, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Hithpael 4. “tại sao lại hủy hoại chính mình,” BDB 1030, KB 1563, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH

Hithpolel Động từ cuối nói đến tinh thần tự lừa dối do tin tưởng quá nhiều vào nỗ lực của chính mình.

BẢN NASB 7:15-18 15 Trong những người hư không của ta, ta đã thấy cả điều nầy: Người công bình tuy

công bình cũng phải hư mất; và kẻ hung ác tuy hung ác lại được trường thọ. 16 Chớ công bình quá, cũng đừng làm ra mình khôn ngoan quá; cớ sao làm thiệt hại cho mình? 17 Cũng chớ nên hung hăng quá, và đừng ăn ở như kẻ ngu muội; cớ sao ngươi chết trước kỳ định? 18 Ngươi giữ được điều nầy, ấy là tốt; mà lại cũng đừng nới tay khỏi điều kia; vì ai kính sợ Đức Chúa Trời ắt tránh khỏi mọi điều đó.

Page 123: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

90

Những người này (giống như kẻ ác tự lừa dối mình) có khi lại chết bất ngờ! Bản dịch Kinh Thánh NET (trang 1133) cho thấy ĐỘNG TỪ số 4, mặc dù cũng có cùng

từ nguyên nhưng ở chỗ khác, lại được dịch là “ngạc nhiên” (ví dụ, Thi thiên 143:4; Ê-sai 59:16; 63:5; Đa-ni-ên 8:27). Điều này có ý nói đến một người trong Cựu Ước đã nghe những lời hứa trong Phục truyền Luật lệ Ký về sức khỏe, phước lành và thịnh vượng dành cho những người vâng giữ giao ước có thể ngạc nhiên khi sự bất công và sa đọa của đời này lại sớm lấy đi mạng sống của người “công chính” theo giao ước. Họ cũng ngạc nhiên khi một người rõ ràng là độc ác nhưng lại sống lâu và thịnh vượng (xem Thi-thiên 73). 7:17 “cớ sao ngươi chết trước kỳ định” Xem chú thích trong 7:12. 7:18 Đây là phát biểu tóm tắt quay về câu 15. Theo ngữ cảnh dường như Qoheleth khuyến khích

1. một cuộc sống công chính 2. một cuộc sống kéo dài

Cả hai đều có liên quan đến sự kính sợ và tôn kính Chúa cách xứng hợp (xem 3:14, 5:7; 8:12,13; 12:13; Châm-ngôn 1:7). Có điều ác trong thế giới và trong tấm lòng của chúng ta! Đức Chúa Trời cùng với sự hiện diện, điều thiện lành và ý muốn ẩn giấu của Ngài là hy vọng duy nhất cho nhân loại sa ngã (xem câu 23; 3:11; 8:17). Chúng ta không thể hiểu biết đầy đủ về Ngài hay hoàn cảnh của chúng ta, nhưng chúng ta có thể tin cậy Ngài, vâng lời Ngài và kiên trì trong đức tin giữa cuộc sống trần gian không thể đoán trước! NASB “tiến đến trước với cả hai” NKJV “sẽ thoát khỏi tất cả” NRSV “sẽ thành công với cả hai” TEV “rồi sẽ thành công” NJB “sẽ tìm thấy cả hai” LXX “mọi thứ sẽ diễn tiến tốt đẹp” JPSOA “sẽ làm nhiệm vụ của mình bởi cả hai” NIV “sẽ tránh tất cả các cực đoan” NET “sẽ theo cả hai cảnh báo”

Dựa theo các bản dịch cho thấy cụm từ này không rõ nghĩa. Dưới đây là những quan điểm:

1. (theo cách giải thích) có liên quan đến các câu 15-17 a. sẽ thực hiện (“nhiệm vụ của chúng tôi” dựa theo nghĩa có về sau trong Mishnah,

JPSOA) b. sẽ từ chối (NET) c. sẽ tránh được những thái cực (NIV)

2. sẽ thành công (NRSV, TEV) 3. sẽ chấp nhận những lời cảnh báo (NKJV)

Số 2 và 3 là tương tự. Cuộc sống thì không thể đoán trước! Công việc và ý muốn của Đức Chúa Trời vẫn ẩn giấu! Sự khôn ngoan không thể tìm được câu trả lời dứt khoát! Hiểu theo cách này thì sống trong sự kính sợ và đức tin, còn kết quả tùy thuộc vào Chúa. Không nên nghĩ rằng nỗ lực của con người có thể trả lời đầy đủ hoặc vượt qua được cái không chắc chắn của đời này!

Page 124: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

91

7:19 Sự khôn ngoan là một nhân tố hỗ trợ mạnh mẽ trong thế giới sa ngã này (xem 7:12; 9:13-18), nhưng nó không thể che chắn các tín hữu khỏi sự đau khổ, bất công, và những hoàn cảnh xấu.

Xin hãy xem phần đầu của đoạn này nơi các phân đoạn của các bản dịch tiếng Anh hiện đại khác nhau được so sánh. Nên chú ý: sự nối kết của mạch văn giữa câu 19-22 thì không chắc chắn.

1. NASB, một đoạn văn (gồm có 3 câu là 19-22) 2. NKJV, NRSV, TEV (có 4 câu là 19, 20, câu 21-22) 3. NJB (có 4 câu là 19, câu 20, câu 21, câu 22)

Những biểu đồ ở đầu mỗi chương giúp chúng ta chọn ra có bao nhiêu lẽ thật đang được đề cập trong mỗi đơn vị văn học. Các đoạn văn là rất quan trọng trong việc phân định các mạch văn có liên quan. Mỗi đoạn văn, hoặc khổ thơ trong bài thơ, có một lẽ thật hay ý tưởng chính. Tất cả các dòng hoặc các câu phải liên hệ đến lẽ thật này. Hãy thận trọng để khỏi bị chệch hướng vì các minh họa hoặc các điểm phụ! 7:20 “chưa bao giờ có người không phạm tội” Cụm từ này khẳng định về sự sa ngã của toàn thể nhân loại (xem I Các vua 8:46; II Sử ký 6:36; Gióp 15:14-16; 25:4; Thi thiên 130:3-4; 143:2; Châm-ngôn 20:9; Rô-ma 3:9-18,23; I Giăng 1:08-2:1). Điều này cho thấy sự rồ dại trong sự cầu toàn hoặc là nỗ lực của con người (xem các câu 16-18). 7:21-22 Người viết khuyên chúng ta đừng quá khắt khe (để tâm) tới lời nói của những người khác hoặc của chính mình. Chúng ta thường nói những điều mà chúng ta không thực sự muốn nói!

Một khả năng khác là tất cả mọi người không thể có sự công chính đầy đủ (tất cả đều phạm tội, theo cách nào đó, lúc nào đó). Hãy cẩn thận khi xét đoán nhau hoặc khi phản ứng lại với những lời lăng mạ, vì bạn cũng có thể xúc phạm người khác.

7:23-25 Đoạn văn hay khổ thơ này bắt đầu ở đâu và dừng lại ở chổ nào? Có phải điểm chính trong câu 26 là người phụ nữ xấu nết (theo bản NASB, NKJV)? Phải chăng mạch văn này chạy suốt đến câu 29 (xem bản NRSV)? Những loại câu hỏi này là rất quan trọng, nhưng trên hầu hết

BẢN NASB 7:23-26 23 Ta đã lấy sự khôn ngoan nghiệm xét mọi sự ấy; ta nói rằng: Ta sẽ ở khôn ngoan;

nhưng sự khôn ngoan cách xa ta. 24 Vả, điều chi xa quá, điều chi sâu thẩm lắm, ai có thể tìm được? 25 Ta lại hết lòng chuyên lo cho hiểu biết, xét nét, kiếm tìm sự khôn ngoan và chánh lý muôn vật, lại cho biết rằng gian ác là dại dột và sự dại dột là điên cuồng. 26 Ta tìm thấy một điều cay đắng hơn sự chết, ấy là một người đàn bà có lòng giống như lưới bẫy, tay tợ như dây tói: ai ở đẹp lòng Đức Chúa Trời sẽ thoát khỏi nó; còn kẻ có tội sẽ bị nó vấn lấy.

BẢN NASB 7:19-22 19 Sự khôn ngoan khiến cho người khôn có sức mạnh hơn là mười kẻ cai trị ở trong

thành. 20 Thật, chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội. 21 Chớ để lòng về mọi lời người ta nói, e ngươi nghe kẻ tôi tớ mình chưởi rủa mình chăng. 22 Vì thường khi lòng ngươi cũng biết mình đã rủa kẻ khác.

Page 125: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

92

các bản văn không có (đánh) dấu chấm (hoặc dấu phẩy) ở cuối câu, nên chỉ có thể dựa vào cách lý giải thông thường của nhà giải kinh và văn mạch! 7:23 “tất cả những điều này” Cụm từ này ám chỉ về những phần nào trước nó (là các câu 19-22; 15-22; 1-22; hay là các đoạn trước)? Thật khó để tìm được sự khôn ngoan (3:11, 8:17), nhưng phải đi tìm (xem Châm ngôn 1-8). “Ta sẽ khôn ngoan” ĐỘNG TỪ này (BDB 314, KB 314, dạng KHÍCH LỆ Qal) diễn tả sự tự khẳng định. Tuy nhiên, nỗ lực của con người không thể khám phá ra các sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời hay những bí ẩn của một thế giới sa ngã (xem 1:13-18)! 7:24 Chú ý những khái niệm tương tự về những khó khăn trong con người sa ngã tìm kiếm khôn ngoan (phụ nữ bị chỉ ra trong câu 28):

1. “xa xôi”, câu 23, BDB 935, “xa” 2. “cực kỳ bí ẩn,” câu 24, BDB 771, “sâu, rất sâu xa” (xem Gióp 5:9; 11:7; 15:8; Rô-ma

11:33 (hai lần). 3. “ai có thể tìm ra nó,” câu 24, BDB 592, KD 619, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal

(Gióp 11:7) 4. từ câu 28, “Ta vẫn đang tìm kiếm, nhưng không tìm thấy” (cùng một động từ như số 3)

“khám phá, tìm ra” ĐỘNG TỪ này (BDB 592, KB 619) được sử dụng chín lần trong chương 7:

1-2 “khám phá”, câu 14,24, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal 3 “đã tìm được”, câu 26 ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal 4 “đã tìm được,” câu 27, dạng HOÀN THÀNH Qal 5 “tìm” câu 27, dạng CẤU TRÚC NGUYÊN MẪU Qal 6-8 “đã không tìm thấy”, câu 28 (ba lần), dạng HOÀN THÀNH Qal 9 “tìm được”, câu 29, dạng HOÀN THÀNH Qal

Qoheleth đã khám phá ra là ông không thể tìm được! Sự tìm kiếm là chân thành, triệt để, hết sức. Đức Chúa Trời đặt vào lòng chúng ta cái ước muốn “biết”, “hiểu”, nhưng nó lại vượt quá khả năng con người sa ngã của chúng ta. Có thể chúng ta có cái “ước muốn” này là vì được dựng nên theo hình ảnh và giống như Đức Chúa Trời (xem Sáng-thế Ký 1:26-27), nhưng tội lỗi đã phá hoại khả năng của chúng ta (xem Sáng thế ký 3). Tuy nhiên, chúng ta vẫn nổ lực, khát khao, tìm, kiếm (xem I Cô-rinh-tô 13:9-13)! 7:25 NASB “Ta hướng tâm trí của mình” NKJV “Ta dùng lòng mình” NRSV “Ta quay tâm trí về” TEV “Chính ta hết lòng cho” LXX “Ta cùng với tấm lòng mình hướng về” REB “Ta tiếp tục suy tư”

Tại đây nghĩa đen là: “Chính ta đã hướng lòng mình về...” ĐỘNG TỪ này (BDB 685, KB 738, dạng HOÀN THÀNH Qal) cũng được sử dụng ở câu 2:20. Nó cho thấy Qoheleth tiến đến điểm quyết định trong suy nghĩ của ông. Có lẽ chúng ta sẽ nói “ông ta để tâm trí của mình xoay quanh vấn đề”

Người xưa nghĩ rằng “trái tim” là trung tâm của cảm giác, lý luận, suy nghĩ. Xem chủ đề

Page 126: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

93

đặc biệt trong 1:13. Nên lưu ý diễn tiến của các CẤU TRÚC NGUYÊN MẪU :

1. “biết”, BDB 393, KB 390, dạng Qal 2. “tìm hiểu” BDB 1064, KB 1707, dạng Qal 3. “tìm kiếm”, BDB 134, KB 152, dạng Piel 4. “biết”, BDB 393, KB 390, dạng Qal

Ông muốn hiểu hoặc có: 1. sự khôn ngoan (BDB 315) 2. “một sự giải thích” BDB 363 I, nghĩa đen “sự tổng kết của mọi vật, xem câu 27, 9:10 (có

thể số 1 và số 2 có cùng nghĩa và đi chung với nhau để làm mạnh thêm ý nghĩa) Kể từ đoạn 1 sự tìm kiếm cứ tiếp tục theo cách thức của

1. “tai hại do dại dột” 2. “sự ngu ngốc điên rồ”

Có sự thay đổi là từ khi Qoheleth cho độc giả của mình biết là không thể đạt được sự khôn ngoan (xem các câu 23-24,27) thì điều này cũng có nghĩa là ông đã từ bỏ việc tìm kiếm. 7:26 “người phụ nữ” Dường như câu này không nằm trong ngữ cảnh, do đó một số người nói chữ “người phụ nữ” ám chỉ đến (1) “triết lý vô thần” (nhân cách hóa sự khôn ngoan, xem 7:4, 9:10), (2) “sự ngu ngốc” (từ này ở GIỐNG CÁI) của câu 25 hoặc (3) tội lỗi của Ê-va (xem Sáng thế ký 3). Sách châm ngôn nhân cách hóa cả cái ác và sự khôn ngoan thành người phụ nữ (xem Châm-ngôn 1-8). Câu này có nhiều ẩn dụ ám chỉ về việc săn bắt thú vật hoặc bạo lực:

1. “cái bẫy,” BDB 844 II, xem Gióp 19:6 2. “lưới,” BDB 357 II

a. thợ săn, Mi-chê 7:2 b. ngư dân, Ê-xê-chi-ên 26:5,14; 32:3; 47:10; Ha-ba-cúc 1:15,16,17

3. “xích”, BDB 64 (thường đề cập đến những ràng buộc con người) 4. “thoát khỏi”, BDB 572, KB 589, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Niphal (thường đề cập

đến sự giải thoát con người) 5. “bị cầm tù” BDB 539, KB 530, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Niphal (nghĩa ẩn dụ quân

sự)

7:27-28 Những câu này dường như phân biệt giới tính, nhưng nam giới không tốt hơn bao nhiêu, chỉ có 1/10 của 1% (một người trong số một ngàn). Sự nhấn mạnh của mạch văn là hiếm khi thấy được sự khôn ngoan. 7:27

BẢN NASB 7:27-29 27 Kẻ truyền đạo nói: Sau khi xem xét muôn sự từng điều từng vật, đặng tìm chánh

lý, thì nầy là điều ta tìm được; 28 ấy là lòng ta hãy còn tìm mà chưa tìm ra: trong một ngàn người đàn ông ta đã tìm được một người; còn trong cả thảy người đàn bà ta chẳng tìm được một ai hết. 29 Nhưng nầy là điều ta tìm được: Đức Chúa Trời đã dựng nên người ngay thẳng; song loài người có tìm kiếm ra lắm mưu kế.

Page 127: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

94

NASB, NKJV, LXX “Giảng sư”

NRSV, NIV “Thầy” TEV “Triết gia” NJB, JPSOA “Qoheleth” REB “người nói”

Thuật ngữ này (BDB 875) chỉ được tìm thấy trong sách Truyền Đạo (xem 1:1,2,12; 7:27; 12:8,9,10). Nó có thể là một ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal (tham khảo NIDOTTE, quyển 3, trang 890). Trong câu 12:8 nó có MẠO TỪ XÁC ĐỊNH (hai lần) không phải để chỉ một tên riêng, nhưng là tiêu đề (nghĩa là người tập hợp hoặc nhóm họp, có thể chỉ về sự khôn ngoan hoặc các học trò). Xem Phần Giới thiệu, mục Tác Quyền. 7:29 Câu này khẳng định hai lẽ thật từ Sáng Thế Ký:

1. Lúc khởi đầu, mọi công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời đều là tốt đẹp (xem Sáng-thế Ký 1:31). Con người có thể hiểu và làm theo ý muốn của Chúa.

2. Khi loài người sa ngã thì càng tạo ra thêm tội ác và nổi loạn cách mãnh liệt (xem Sáng thế ký 3-4; 6:5,11-12,13, 11). Mặc dù có tiềm năng về đạo đức, nhưng con người xoay khỏi ý muốn của Đức Chúa Trời mà chiều theo ý muốn của mình trong mọi cơ hội!

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Tại sao các câu 1-14 rất khó để giải thích? 2. Câu 16-17 đề cập đến điều gì? 3. Tại sao khó tìm được sự khôn ngoan ?

Page 128: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

95

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 8

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Vâng giữ luật lệ Giá trị thực tiễn của sự khôn ngoan (7:1-8:1)

Ý nghĩa của sự hiện hữu bị ẩn giấu (7:23-8:9)

Các tư tưởng về cuộc đời (7:1-8:1)

Những lời cảnh báo (7:8-8:17)

8:1 8:1 8:1 8:1-9

(1-8)

Vâng phục các thẩm quyền vì Chúa Vâng phục vua

8:2-4 8:2-9 8:2-9 8:2-8

(2-3)

(4-8)

8:5-9 Kẻ ác và người công chính (8:10-9:12)

(9) 8:9-10 (9)

Cái chết đến với mọi người (8:10-9:12)

Sự báo ứng

8:10-15 8:10-13 8:10-13 8:10

8:11-14 8:11-14

8:14-15 8:14-15

8:15 8:15

8:16-17 8:16-17 8:16-17 8:16-17 8:16-17

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

Page 129: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

96

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

8:1 “giải nghĩa các việc” Về sau, chữ này (BDB 833 CẤU TRÚC 182) được kết hợp (dùng) với việc giải thích những giấc mơ, đặc biệt là trong Đa-ni-ên, nhưng ở đây nó không có ý nghĩa như vậy. Đây là cách khác để ám chỉ lý trí hay sự khôn ngoan của con người. NASB “soi sáng” NKJV, NRSV “làm mặt người tỏa sáng” TEV “làm họ cười” NJB “chiếu sáng mặt” LXX “làm sáng”

Câu 8:1 này có thể nên đi chung với đoạn 7, là kết luận của cuộc thảo luận. Thường thì câu hỏi mang tính thuyết phục nhằm kết thúc cho các đoạn (ví dụ, 6:12). Dường như câu này không có liên quan đến những điều gì đi theo sau nó, trừ khi nó giải thích một người khôn ngoan nên hành động như thế nào trước sự hiện diện của một vị vua. Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ rằng chữ “vua” dùng để chỉ Chúa.

ĐỘNG TỪ này (BDB 21, KB 24, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Hiphil ) thường được dùng với (cụm từ) mặt Đức Chúa Trời (Dân số Ký 6:25; Thi thiên 4:6; 31:16; 44:3; 67:1; 80:3,7,19; 89:15; 119:135, Đa-ni-ên 9:17), nhưng chỉ ở đây lại dùng cho mặt người. “khiến toả ra mặt nghiêm nghị” “Toả ra, chiếu ra” có nghĩa là “thay đổi” (BDB 1039 I, xem bản NKJV). Câu này có nghĩa là (1) sự khôn ngoan đem lại hòa bình và làm vừa lòng hoặc (2) sự khôn ngoan giúp cho các quan trong triều không để lộ ra cảm xúc thật của mình (xem câu 3; 10:4).

8:2-3 Hai câu thơ này có các mệnh lệnh:

1. “giữ lệnh của nhà vua”, BDB 1036, KB 1581, dạng MỆNH LỆNH Qal 2. “đừng vội rời bỏ nhà vua”, ĐỘNG TỪ đầu tiên, BDB 96, KB 111, dạng CHƯA HOÀN

THÀNH Niphal được sử dụng trong một ý nghĩa MỆNH LỆNH 3. “đừng tham dự vào việc ác”, BDB 763, KB 840, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal

được sử dụng theo ý nghĩa MỆNH LỆNH 8:2 “Giữ lệnh của nhà vua” “Vua” (BDB 572 I) ám chỉ đến Đức Chúa Trời (tham khảo Targums) hoặc là một vị vua trần gian (theo bản LXX, Rô-ma 13:1-7).

Theo tôi dường như chủ đề thực sự của các câu 2-8 là Đức Chúa Trời chứ không chỉ là một

BẢN NASB 8:2-4 2 Ta khuyên rằng: Vì cớ lời thề cùng Đức Chúa Trời, khá gìn giữ mạng vua. 3 Chớ

vội lui ra khỏi trước mặt người; đừng ghì mài trong sự ác, vì vua làm điều chi đẹp lòng mình. 4 Vả lại, lời vua có quyền; ai dám nói với người rằng: Ngươi làm chi?

BẢN NASB 8:1 1 Ai sánh được với người khôn ngoan? Ai biết giải nghĩa các vật? Sự khôn ngoan

làm cho sáng sủa mắt người, và đổi sắc nghiêm trang đi.

Page 130: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

97

vị vua trần thế bởi vì: 1. quyền tể trị của nhà vua, câu 3-4 (Chúa trong câu 11) 2. có một thời điểm thích hợp, câu 5-6 (xem chương 3) 3. con người gặp khó khăn, câu 6 4. có kín dấu (không biết được) trong những công việc của loài người, câu 7 (chỉ có Chúa

biết) 5. Thẩm quyền của Chúa được nhấn mạnh trong câu 8 (con người không có, không nên có

nó, câu 9) 6. cụm từ “Ngài sẽ làm bất cứ điều gì Ngài muốn” luôn được sử dụng cho Chúa (xem Thi

thiên 115:3, 135:6, Giô-na 1:14) 7. đại đa số các cách sử dụng “mạng lệnh” (BDB 846) là chỉ về Chúa Nên nhìn lại lần nữa việc so sánh các phân đoạn ở đầu chương. Phần mở đầu này rõ ràng là

liên quan với cuộc sống tại triều đình. Nhưng có bao nhiêu lẽ thật đặc biệt đang được truyền đạt? Cần để ý (xem) các bản dịch hiện đại trả lời thế nào cho câu hỏi này:

1. NASB, NKJV - hai 2. NRSV, NJB, TEV - một

“lời thề trước Chúa” Điều này nói đến lời thề trung thành (1) với Chúa hoặc (2) với vua trong danh của Chúa (BDB 990). 8:3 “rời bỏ người” Cụm từ này có thể ám chỉ (1) cuộc nổi loạn chống lại Chúa (theo cách dùng trong tiếng Akkadian và Ugaritic) hoặc (2) từ bỏ việc phục vụ nhà vua. “một việc ác” Phạm vi ngữ nghĩa của từ này rất rộng qua cách dùng nó trong sách Gióp và Truyền đạo (NIV) (tham khảo quyển “The Hebrew English Concordance”, của Kohlenberger III, Swanson, trang 1480-1481).

1. “ác” Gióp 1:1,8; 2:3; 21:30; 28:28; 30:26; Truyền-đạo 4:3; 9:3 (hai lần) 2. “đau khổ” Gióp 2:7 3. “bối rối” Gióp 2:10; 31:29 4. “nguy hại” Gióp 5:19; Truyền-đạo 8:5 5. “độc ác” Gióp 35:12; Truyền-đạo 12:14 6. “nặng” Truyền-đạo 1:13 7. “trầm trọng” Truyền-đạo 2:17; 6:2 8. “khốn khổ” Truyền-đạo 4:8 9. “sai” Truyền-đạo 5:1, 8:11 10. “bất hạnh” Truyền-đạo 5:14 11. “xấu” Truyền-đạo 8:3; 9:2 12. “đau” Truyền-đạo 8:9 13. “tội ác” Truyền-đạo 8:12 14. “tàn bạo” Truyền-đạo 9:12 Hãy nhớ rằng bối cảnh xác định rõ ý nghĩa (chứ không phải từ vựng trong tự điển).

Page 131: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

98

8:5 “lệnh vua” Từ này là tiếng Ba Tư (BDB 846) được dùng để chỉ sắc lệnh của nhà vua (hoặc của Chúa, xem 12:13). NASB “không có cảm nhận rắc rối” NKJV “sẽ không trải qua điều gì có hại” NRSV “sẽ không gặp điều tổn hại” TEV “bạn được an toàn” NJB “sẽ không đến chổ bị hại”

Về phạm vi ý nghĩa của từ, xem 8:3, nó được dịch là “điều ác”. Phải chăng chổ này ám chỉ người công chính vâng giữ luật pháp của Chúa? Chú ý chữ “phép tắc” (câu 5 và 6) có nghĩa là “sự xét xử” (BDB 1048). 8:6 “đúng thời điểm” Điều này gợi nhớ lại đoạn 3 (thời điểm của Chúa). “phép tắc” Chữ này có nghĩa đen là “sự xét xử” (BDB 1048). “khi rắc rối của con người đè nặng” “Rắc rối” ở đây có nghĩa đen là “ác hại “ (xem chú thích ở 8:3). Bản LXX dùng chữ “biết” thay vì “rắc rối”. Cuộc sống là khó khăn và không thể đoán trước, ngay cả đối với người khôn ngoan, kính sợ Chúa. 8:7 Cái bí ẩn này của cuộc sống (con người không biết tại sao, khi nào, hoặc các nan đề, niềm vui xảy đến như thế nào) là chủ đề lặp đi lặp lại (xem 3:22, 6:12, 9:12; 10:14). Sự khôn ngoan con người không thể tìm thấy câu trả lời cho bí ẩn này, vì vậy:

1. tận hưởng cuộc sống khi có thể (xem 9:11) 2. tin cậy (nghĩa là kính sợ) Chúa (xem 9:12,13) 3. vâng lời Chúa (xem 8:5; 12:13)

Đây là tất cả những gì chúng ta có thể làm (quan điểm của nhà hiền triết Cựu Ước [xem 6:12]). Cảm ơn Đức Chúa Trời vì có phần Tân Ước! 8:8 “gió, hơi thở” Các bản LXX, KJV, NRSV và REV dùng chữ “sinh khí” nhằm cố gắng làm cho cân xứng với cụm từ tiếp theo (“quyền trên ngày chết”). Con người thường không thể tác động hoặc thay đổi các sự kiện của cuộc sống của họ! Chắc chắn cái ác sẽ không giúp đỡ gì (xem câu 13).

Thuật ngữ “ban cho nó” phản ánh một đối tượng trực tiếp của chữ Ba'al (BDB 127), có nghĩa là “làm chủ trên” hoặc “cai trị”. Sự gian ác được nhân cách hóa như một người đốc công

BẢN NASB 8:5-9 5 Ai tuân theo lịnh người thì chẳng biết sự tai nạn, và lòng người khôn ngoan biết thì

thế và phép lệ. 6 Vì tuy loài người bị sự tai nạn bối rối nhiều, phàm sự gì cũng có thì thế và phép lệ. 7 Vì người chẳng biết điều chi sẽ xảy đến; ai có thế nói trước được các việc được xảy ra làm sao? 8 Chẳng có ai cai trị được sanh khí để cầm sanh khí lại; lại chẳng ai có quyền về ngày chết; trong khi tranh chiến chẳng có sự miễn thứ; sự gian ác nào cứu được kẻ làm ra nó. 9 Ta có thấy các điều đó; ta chuyên lòng suy nghĩ về mọi việc làm ra ở dưới mặt trời. Có khi người nầy cai trị trên người kia mà làm tai hại cho người ấy.

Page 132: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

99

không hiệu quả! 8:9 “dưới ánh mặt trời” Cụm từ lặp lại này là điểm chính yếu cho sự giải nghĩa quyển sách này của tôi. Xem chú thích trong 1:3. “người nầy cai trị trên người kia mà làm tai hại cho người ấy” Đây là tóm tắt tổng quát về hoàn cảnh nhân loại. Sự thống trị (xem Sáng-thế Ký 1:28) ban cho nhân loại trong sự sáng tạo đã bị lạm dụng! Trong sách Truyền đạo, điều này thường đề cập đến sự áp bức của nhà cai trị (xem 4:1, 5:8, 7:7).

8:10 Câu này có một số nan đề về bản văn. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người đang được nhắc đến và họ được mô tả như thế nào?

1. kẻ ác (NASB, NKJV, NRSV, TEV, NJB, NIV) a. được chôn cất đàng hoàng (ngụ ý kỹ luỡng) b. thường tham dự thờ phượng c. tạm thời được ca ngợi (tại đây có một vấn đề bản văn liên quan đến chữ “quên” [BDB

1013] hoặc “ca ngợi” [BDB 986 II]) trong nơi họ sống dù tất cả mọi người đều biết họ gian ác

2. kẻ ác và người công bình (bản dịch JPSOA, JAMES MOFFATT) a. kẻ ác được chôn cất với lời ca ngợi b. người công chính không được khen ngợi c. cả hai đều bị lãng quên

3. kẻ ác đi thờ phượng và khoe khoang về điều đó (NEB, REB, điểm này liên quan đến một sự thay đổi bản văn)

8:11 “kết án” Chữ Ba Tư này chỉ “xử án nơi hoàng cung” (BDB 834). Theo mạch văn này nó ám chỉ về Đức Chúa Trời. Lòng nhân từ và chậm giận của Ngài bị xem như giấy phép (để phạm tội) thay vì sự kêu gọi ăn năn (xem Rô-ma 2:4; II Phi-e-rơ 3:9)! Thời gian và cơ hội phơi bày lòng của con người! 8:12 “có thể trường thọ” Việc này đã và đang là vấn đề của điều ác trong thế giới sa ngã. Điều ác đang ở trong môi trường riêng của nó! Nó càng sinh sôi, phát triển. Dường như nó thắng thế hơn những điều tốt. Kẻ ác có thể “sống” lâu hơn, nhưng rồi một ngày họ sẽ phải đối mặt với Chúa! Dường như có sự bất công trong Lời Chúa (xem Phục truyền Luật lệ Ký 27-29), sự bất công trong sự dạy Khôn Ngoan theo truyền thống (xem Châm-ngôn 3:2; 9:10-11; 10:27; 14:23; 19:23) nên làm bầm giập ông Gióp, tác giả của Thi thiên 73, và Qoheleth! Đức Chúa Trời của lời hứa và sự công bình ở đâu?

BẢN NASB 8:10-13 10 Ta cũng thấy những kẻ gian ác qua đời, và được chôn bình yên; còn những người

làm lành lại phải lìa khỏi nơi thánh, bị người đồng thành quên đi. Ấy cũng là sự hư không. 11 Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con loài người chuyên làm điều ác. 12 Vì kẻ có tội làm ác một trăm lần vẫn được trường thọ; dầu vậy, ta biết rằng kẻ kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời, sau rốt ắt được phước. 13 Nhưng kẻ ác sẽ chẳng được phước; cũng sẽ không được sống lâu, vì đời nó giống như bóng qua; ấy tại nó không kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời.

Page 133: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

100

“dầu vậy ta biết sẽ là tốt lành cho những người kính sợ Chúa” Đối với Qoheleth đây là lời tuyên bố của đức tin (xem 3:14, 5:7; 7:18; 8:12-13; 12:13; Châm-ngôn 1:7,29; 2:5; 9:10). Trãi nghiệm của ông nói khác (là các câu 14-15). Dầu vậy, ông cứ tin cậy Chúa vì có minh chứng trong tương lai (giống như Gióp, xem 14:14-15; 19:25-27). 8:13 “sẽ không sống lâu” Có vẻ câu này trái ngược trực tiếp với câu 12. “như một cái bóng” Xem chú thích trong 7:12.

8:14 Có tiếng la lên ở đây: có sự bất công rõ ràng trong cuộc sống (xem, các câu 10-11). Qoheleth khẳng định sự công chính của Chúa (xem các câu 12-13), nhưng rõ ràng vẫn còn bất công trong cuộc sống này. Câu này bắt đầu và kết thúc với chữ “vô ích”! Theo chiều hướng của loại bất công này mà những lời hứa của Đức Chúa Trời bị nghi ngờ (chúng ta gặt những gì chúng ta gieo, xem Gióp 34:11; Thi thiên 28:4; 62:12; Châm ngôn 24:12; Truyền-đạo 12:14; Giê-rê-mi 17:10; 32:19; Ma-thi-ơ 16:27; 25:31-36; Rô-ma 2:6; 14:12; I Cô-rinh-tô 3:8; II Cô-rinh-tô 5:10; Ga-la-ti 6:7-10; II Ti-mô-thê 4:14; I Phi-e-rơ 1:17; Khải huyền 2:23, 20:12, 22:12). Nếu kẻ ác không gặt những gì họ gieo trong đời này, nhưng người công bình thường gặt, thì phải có một đời sau để chứng thực lời hứa và thực thi sự công chính của Chúa! 8:15 Đây là chủ đề thường lặp lại (xem 2:24-26; 3:12,13,22; 5:18-20; 8:15; 9:7-9). Tin cậy Chúa, tận hưởng cuộc sống hiện thời! Kết luận này căn cứ vào sự thất bại của sự khôn ngoan muốn hiểu hoặc biến đổi sự bất công của cuộc sống trần gian có vẻ như ngẫu nhiên này! “không có gì là tốt” Xem chú thích trong 1:1 và 2:24. “dưới ánh mặt trời” Xem chú thích trong 1:3. NASB “ở với ông” NKJV “sẽ còn lại với ông” NRSV “sẽ cùng đi với họ”

ĐỘNG TỪ (BDB 530 I, KB 522, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal) về cơ bản có nghĩa là “được nối với”. Sự vui sướng từ những món quà của cuộc sống hàng ngày là bạn đồng hành cho lao khổ hằng ngày. Một tâm trạng (thế giới quan) hài lòng và vui vẻ làm cho cuộc sống thành công, chứ không phải là những loại vật chất khác (xem đoạn 1 và 2). Tôi rất vui vì tôi có được viễn ảnh này và một Giao Ước mới! “trong các ngày của đời mình mà Đức Chúa Trời ban” (xem 2:26; 5:18; 6:2; 9:9; 12:7,11).

BẢN NASB 8:14-15 14 Lại còn có một sự hư không khác trên thế gian: lắm người công bình bị đãi theo

công việc kẻ ác, và lắm kẻ ác lại được đãi theo công việc người công bình. Ta nói rằng điều đó cũng là sự hư không. 15 Ta bèn khen sự vui mừng, bởi vì dưới mặt trời chẳng có điều gì tốt cho loài người hơn là ăn, uống, và vui sướng; vì ấy là điều còn lại cho mình về công lao trọn trong các ngày của đời mình, mà Đức Chúa Trời ban cho mình dưới mặt trời.

Page 134: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

101

8:16-17 Đây là (1) lời trình bày tóm tắt tương tự với các đoạn 1-2 hoặc (2) là lời dẫn nhập cho phần mới (8:16-9:10, tham khảo quyển Handbook for Translators của UBS, trang 309 hoặc bản TEV (8:9-9:12).

1. Hiểu biết (khôn ngoan) thì lao khổ (trách nhiệm nhọc nhằn [xem 1:13,18; 2:23,26; 3:10, nghĩa đen “người không bao giờ ngủ dù cho là ngày hay đêm”), câu 16.

2. Qoheleth tự mình dấn thân vào (xem 1:13,14) 3. Sự khôn ngoan của con người không thể tìm hiểu được ý định của Đức Chúa Trời (xem

3:11; 7:23). Đây là lý do tại sao câu 15 và sau đó các câu 12:13-14 được tán thành! CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Các câu 1-9 nói về Đức Chúa Trời hay là một vị vua Đông Phương? 2. Tại sao câu 10 khó như vậy? 3. Có vẻ như có mâu thuẫn giữa câu 12 và câu 13 phải không? 4. Tại sao kẻ ác thì thịnh vượng còn người công bình lại chết sớm? 5. Chúng ta có thể biết được Chúa và ý muốn của Ngài dành cho con người không? 6. Tại sao có những cách chia đoạn khác nhau trong đoạn này?

BẢN NASB 8:16-17 16 Khi ta chuyên lòng để học biết sự khôn ngoan, để hiểu mọi việc làm ra trên đất,

thì ta thấy có người ngày và đêm không cho mắt ngủ, 17 cũng thấy mọi công việc Đức Chúa Trời, và hiểu biết người ta không thể dò được mọi việc làm ra dưới mặt trời, dầu chịu cực nhọc ngần nào đặng tìm biết, cũng chẳng tìm được; và dầu cho người khôn ngoan tưởng rằng sẽ chắc biết, thì cũng chẳng tìm được.

Page 135: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

102

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 9

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Con người trong tay Chúa

Cái chết đến với mọi người (8:10-9:12)

Sự phán xét về cuộc đời

Kẻ ác và người công chính (8:9-9:12)

Số phận

9:1 9:1-6 (1-2) 9:1-6 9:1-6 9:1-2

9:2-6

(3-4) 9:3

9:4

(5-6) Qoheleth trình bày một kết luận nữa

9:5-6

9:7-9 9:7-8 9:7-10 9:7-10 9:7-12

Bất cứ việc gì tay ngươi làm

9:9-12 (9-11a)

9:10-12

9:11-12 9:11-12

(11b-12)

Sự khôn ngoan trổi hơn sự ngu dại (9:13-10:20)

Sự khôn ngoan và quyền thế

Các tư tưởng về sự khôn ngoan và ngu dại (9:13-10:20)

Sự khôn ngoan và ngu dại (9:13-11:6)

9:13-18 9:13-18 9:13-18 9:13-18 9:13

(13-16a)

(16b-18)

9:14-16

9:17-10:3

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

Page 136: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

103

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân… NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

9:1 Lưu ý thể song đối:

1. người công chính 2. người khôn sáng

Người khôn ngoan là người công chính (xem Châm-ngôn 1:13; 9:9; 23:24). Người công chính và người gian ác tương phản nhau trong câu 2:

1. người công bình trái với kẻ ác 2. tốt trái với cái xấu (LXX) 3. tinh sạch trái với ô uế 4. người dâng tế lễ trái với những người không dâng 5. người không thề trái với người xem nhẹ lời thề “Kẻ ác” và “người công chính” đều ám chỉ đến dân sự giao ước (không phải là người thế

gian). Chổ này đi theo thần học của Phục truyền Luật lệ Ký 31:29 và Các Quan Xét 2:19. NASB “giải thích” NKJV “tuyên bố” NRSV “xem xét” NJB “kinh nghiệm” LXX “đã thấy” REB “hiểu”

Chữ này (BDB 101, KB 116, CẤU TRÚC NGUYÊN MẪU Qal) chỉ được tìm thấy ở đây và có nghĩa là “làm cho rõ ràng” hay “giải thích” (có từ gốc trong tiếng Ả Rập, “để xem xét, kiểm tra”). Chổ này có một số nghi vấn về bản văn và một số học giả:

1. cho rằng ĐỘNG TỪ bị viết sai của chữ “tìm kiếm” (BDB 1064, KB 1707) ở các câu 1:13; 2:3; 7:25, chữ khởi đầu t và b lẫn lộn với nhau

2. tin rằng NGUYÊN MẪU từ dạng brr (BDB 140, KB 162), có nghĩa là “được rõ ràng” hoặc “chọn lựa”. Nó được dùng trong 3:18 theo ý nghĩa “thử nghiệm” hoặc “thanh tẩy” (xem Thi thiên 18:26).

3. chia các phụ âm tiếng Hê-bơ-rơ cách khác nhau (xem bản LXX, “nhìn thấy”) “việc làm” Thông thường chữ này được dùng theo nghĩa “phục vụ (động từ) Đức Chúa Trời”, nhưng chổ này là nơi duy nhất trong Cựu Ước mà chữ này (BDB 714) lại được dùng như một DANH TỪ.

BẢN NASB 9:1 1 Nầy là các việc khác mà ta đã suy nghĩ và chuyên lòng hiểu rõ ràng: ta thấy người

công bình và khôn ngoan, luôn với việc làm của họ, đều ở trong tay Đức Chúa Trời; hoặc sự yêu hay là sự ghét, loài người chẳng biết rõ: thảy đều thuộc về cuộc tương lai.

Page 137: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

104

“việc làm của họ trong tay Chúa” Chủ đề quyền tể trị của Đức Chúa Trời vẫn còn tiếp tục trong câu này (“bàn tay” thể hiện “quyền lực”, xem 2:24; Gióp 19:21; 27:11; Thi thiên 10:12, 17:7) cùng với sự ngu dốt của con người không hiểu nguyên nhân hay lý do của các sự kiện trong hiện tại và tương lai! Con người sa ngã không quản trị các việc làm của họ !

Kinh Thánh cam đoan với tín hữu rằng cuộc sống của họ ở trong tay (nghĩa là sự điều khiển, kiểm soát) của Đức Chúa Trời (Phục truyền luật lệ ký 33:3; Gióp 12:10; Thi thiên 119:109; Ma-thi-ơ 6:25-34). Tuy nhiên, kinh nghiệm dạy rằng các điều xấu xảy đến cho những người tốt. Cuộc sống lúc tốt nhất vẫn không ổn định, nhưng Đức Chúa Trời là chắc chắn và thành tín. Đức tin nhìn xuyên qua cái không chắc chắn của cuộc sống và thấy Đức Chúa Trời!

Cuộc sống là không chắc chắn và không thể tin cậy, nhưng Đức Chúa Trời thì chắc chắn và đáng tin cậy! “Con người không biết liệu nó sẽ là thương hay ghét, hay điều gì đang chờ đợi mình” Cuộc sống là không thể đoán trước và không thể kiểm soát được, ngay cả đối với những người phục vụ Đức Chúa Trời (câu 2,11; 3:22, 6:12, 7:14, 8:7; 10:14) .

Vì bản văn trình bày cách rõ ràng để cho biết những điều này (yêu, ghét) là đề cập đến đối tượng nào, nên nó có thể ám chỉ đến:

1. những người khôn ngoan (câu 6) 2. Đức Chúa Trời

a. những việc làm của con người là trong tay của Chúa b. phản ứng của Chúa đối với những việc làm của con người

9:2 “Xảy ra cho tất cả mọi người đều giống nhau” Các sự kiện giống nhau (cái chết) đều xảy ra trong đời sống của kẻ ác và người công chính (xem câu 3,11; 2:14-15; 3:19-20). Nếu những lời hứa của Chúa là chắc chắn, làm thế nào điều này lại có thật? Đây là bí ẩn của thời đại sa ngã này (sự không chắc chắn của cuộc sống, nhưng chắc chắn của cái chết [xem Rô-ma 5:12,17,18-19])! Đời sống đích thực (ở đời sau) thì (tốt) hơn hẳn cái trãi nghiệm trần gian hữu hình này! 9:3 “(ác hại) ở trong tất cả mọi thứ được làm dưới mặt trời” Đây là chủ đề chính cho việc giải nghĩa (xem chú thích ở 1:3). Nó được sử dụng sáu lần trong đoạn này. “một số phận cho tất cả mọi người” Cụm từ này đối lập lại thần học Cựu Ước truyền thống. Thần học này khẳng định rằng nếu bạn yêu mến và vâng lời Chúa, Ngài sẽ cho bạn được thịnh

BẢN NASB 9:2-6 2 Mọi sự xảy đến cho mọi người như nhau: người công bình hay là kẻ hung ác,

người hiền lành, thanh sạch, người dâng của tế lễ hay là người không dâng, người thiện hay là kẻ có tội, kẻ phát thề hay là người sợ lời thề, cả thảy đều đồng hưởng một số phận. 3 Tai nạn lớn hơn dưới mặt trời, ấy là mọi người đồng gặp một số phận, lòng loài người đầy dẫy sự hung ác, và sự điên cuồng choán trong lòng họ đương khi sống, rồi họ đi về cùng kẻ chết. 4 Một người ở trong hội kẻ sống, còn có sự trông mong; vì con chó sống hơn là sư tử chết. 5 Kẻ sống biết mình sẽ chết; nhưng kẻ chết chẳng biết chi hết, chẳng được phần thưởng gì hết; vì sự kỷ niệm họ đã bị quên đi. 6 Sự yêu, sự ghét, sự ganh gỗ của họ thảy đều tiêu mất từ lâu; họ chẳng hề còn có phần nào về mọi điều làm ra dưới mặt trời.

Page 138: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

105

vượng về vật chất và tâm linh (xem Phục-truyền Luật-lệ Ký 27-29). Nó thường được gọi là “hai con đường” (xem Thi thiên 1). Sách Gióp và Thi Thiên 73 cũng phản ứng chống lại sự không quân bình của tuyên bố này khi đối chiếu với trãi nghiệm (thực tế) (xem 3:19-20). “lòng của con loài người đầy điều ác” Đây là hậu quả của nhân loại sa ngã được ghi lại trong Sáng thế Ký đoạn 3, được minh họa trong Sáng thế ký đoạn 4, và được diễn đạt trong Sáng thế Ký 6:5,11-12,13; 8:21; Thi thiên 14:3, 58:3. NASB “điên cuồng” NKJV, NRSV,

TEV “điên rồ” NJB “dại dột”

Chữ này (BDB 239) chỉ được dùng trong sách Truyền Đạo (xem 1:17; 2:12; 7:25, 9:3, ngoài ra có một biến thể của nó được dùng trong câu 10:13). Dường như nó có liên quan đến từ “ca ngợi (nói tiên tri)” (có lẽ tương tự như kinh nghiệm của Sau-lơ trong I Sa-mu-ên 10:6,10-11 hoặc Đa-vít trong I Sa-mu-ên 21:14 (BDB 237 II).

Trong các câu 1:17 và 2:12, ý nghĩa của chữ này (điên cuồng) song đối với sự tìm kiếm sự khôn ngoan và không có hàm ý tiêu cực. Tuy nhiên, trong các câu 7:25 và 9:3 nghĩa của nó là song song với “cái ác” và rõ ràng là có ý tiêu cực. Hai câu trước, tác giả mô tả việc tìm kiếm ý nghĩa và lợi ích lâu dài, nhưng cặp câu sau mô tả nhân loại sa ngã (xem Sáng-thế Ký 6:5,11-12,13; 8:21; Rô-ma 3:9-18). Câu hỏi thực sự là “Tư tưởng của Qoheleth tập trung vào Sáng thế Ký 3 (chủ đề tội lỗi, tham khảo Rô-ma) hay dựa trên sự vâng phục theo giao ước (Phục truyền luật lệ ký)? 9:4 Cuộc sống thì tốt hơn cái chết vì có vẫn còn cơ hội để biết Đức Chúa Trời (“có hy vọng”, BDB 105, nghĩa đen “tin cậy”, xem II Các vua 18:19). Thật khó để biết lúc nào Qoheleth sử dụng cách nói châm biếm, lúc nào thì nói theo kiểu khôn ngoan đùa cợt. Ở nhiều điểm, ông có vẻ như mâu thuẫn với chính mình. Tại những điểm đó, có thể giải thích theo nhiều cách hoàn toàn tương phản nhau! Có phải ông (1) hoàn toàn bi quan (“không có hy vọng”), (2) bi quan với cái nhìn thoáng qua của hy vọng đây đó (có thể có hy vọng), hoặc (3) luôn luôn nói mỉa mai về thế giới sa ngã (luôn luôn có hy vọng trong Chúa)?

Dường như thích hợp nhất để tôi chọn là số 2. Khuynh hướng giải nghĩa này chấp nhận ý châm biếm “dưới ánh nắng mặt trời” (xem ghi chú trong 1:3), nhưng cũng chấp nhận những mạch văn hy vọng (2:2-26; 3:12,13,22; 5:18; 8:15; 9:7-9).

Bản MT có động từ “được chọn” (BDB 103, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Pual), nhưng các tu sĩ Do-Thái-Giáo nhận ra rằng chữ này nên đọc là “nối kết” (BDB 288), là sự đảo ngược của hai phụ âm đầu tiên.

“chó” Chữ này tượng trưng cho những người nhặt rác đường phố (BDB 476). 9:5-6 Lý luận (mỉa mai) “dưới ánh mặt trời” của Qoheleth thúc đẩy ông tìm kiếm lợi ích lâu dài. Nếu không có Đức Chúa Trời, thì không có lợi ích lâu dài:

1. người sống chiến đấu với nỗi sợ cái chết (“biết”, BDB 393, KB 562, dạng ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal)

2. người sống tìm kiếm hạnh phúc (“phần thưởng”, BDB 969 I) 3. người sống tìm cách để được ghi nhớ (“không còn nhớ nữa”, BDB 271), nhưng lúc cuối

Page 139: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

106

cùng thì cảm nghiệm về cuộc sống của tất cả mọi người đều giống nhau là “chết” (xem các câu 2,3,6,11; 3:20)! Không có lợi ích lâu dài! Không có phần gì (là phần thưởng, xem câu 6 [BDB 324]) trong cuộc sống!

Dựa trên quan sát cuộc sống mà ông đi đến kết luận này. Đây là một thế giới không ngay thẳng, bất công, và độc ác không ngờ. Dường như những lời hứa của Đức Chúa Trời thường thấy không được hoàn thành trong cuộc đời này! Kẻ ác thịnh vượng và trường thọ! Người ta có thể làm gì đây? Toàn thể cuốn sách đưa ra hai câu trả lời:

1. tận hưởng cuộc sống khi nào và chổ nào còn có thể được (xem 2:24-26; 3:12,13,22; 5:18; 8:15; 9:7-9)

2. tin cậy Chúa và giữ các điều răn (ngay cả khi lợi ích lâu dài không được thấy rõ, xem 12:13-14)

9:6 Câu này mô tả cuộc sống tạm thời, thoáng qua của con người. Chữ “phần” (BDB 324) được dịch (1) “phần thưởng” trong 2:10; 5:18,19, 9:9; (2) “số phận” trong 3:22, và (3) “phần chia” ở 11:2. Thuật ngữ này được dùng để chỉ việc Chúa chia đất cho các bộ tộc trong Phục truyền Luật lệ Ký và Giô-suê.

9:7-9 Đây là câu trả lời của Qoheleth về sự hiện hữu không chắc chắn và vô ích của con người! Lưu ý tất cả các lệnh:

1. “đi”, câu 7, BDB 229, KB 246, dạng MỆNH LỆNH Qal 2. “ăn”, câu 7, BDB 37, KB 46, dạng MỆNH LỆNH Qal, xem 2:24; 3:13; 5:18; 8:15 3. “uống”, câu 7, BDB 1059, KB 1667, dạng MỆNH LỆNH Qal, tham khảo 2:24; 3:13;

5:18; 8:15; xem Chủ đề đặc biệt ở 2:3 4. “Khá hằng mặc áo trắng luôn luôn”, câu 8, BDB 224, KB 243, dạng KHÔNG HOÀN

THÀNH Qal được sử dụng trong một ý nghĩa MỆNH LỆNH JUSSIVE 5. “chớ để thiếu dầu thơm trên đầu ngươi”, câu 8, BDB 341, KB 338, dạng KHÔNG HOÀN

THÀNH Qal được sử dụng trong một ý nghĩa MỆNH LỆNH JUSSIVE 6. “tận hưởng cuộc sống với người vợ...”, câu 9, BDB 906, KB 1157, dạng MỆNH LỆNH

Qal, nghĩa đen “thấy”. 7. “làm điều đó với tất cả sức lực của mình,” câu 10, BDB 793, KB 889, dạng MỆNH

LỆNH Qal, xem 2:24; 3:13,22; 5:18; 8:15 9:7 NASB, NJB “vì Chúa đã chấp thuận công việc ngươi” NKJV “vì Chúa đã chấp nhận công việc ngươi” NRSV “vì Chúa đã chấp thuận những việc ngươi làm từ lâu” TEV “Điều đó là đúng với (ý) Chúa” JPSOA “vì hành động của ngươi đã được Chúa chấp thuận từ lâu”

Điều này không thể đề cập đến tội lỗi và sự nổi loạn, vì vậy nó phải ám chỉ đến việc Chúa

BẢN NASB 9:7-9 7 Hãy đi ăn bánh cách vui mừng, và uống rượu cách hớn hở; vì Đức Chúa Trời đã

nhận các công việc ngươi. 8 Khá hằng mặc áo trắng, chớ thiếu dầu thơm trên đầu ngươi. 9 Trọn các ngày của đời hư không ngươi, mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi dưới mặt trời, hãy ở vui vẻ cùng vợ yêu dấu; vì đó là phần của ngươi trong đời nầy, và là điều ngươi được bởi công lao mình làm ở dưới mặt trời.

Page 140: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

107

làm trong thế giới sa ngã này (xem 2:24; 3:13; 5:19; 8:15)! Cuộc sống khó khăn, nhưng chúng ta không đơn độc! Đức Chúa Trời có ban tặng phẩm cho người tin cậy Ngài. Theo ngữ cảnh này, nó nói đến “ăn” và “uống”, những việc này có thể ám chỉ sinh hoạt hàng ngày, lễ hội hoặc kỳ lễ tôn giáo (xem câu 8; 8:15). 9:8 “Cứ để quần áo của ngươi được trắng” Chúng ta không thể làm chủ những hoàn cảnh, nhưng chúng ta có thể kiểm soát phản ứng của chúng ta đối với chúng. Những người tin cậy Chúa có một tâm trí tích cực và không bị những hoàn cảnh tác động (xem quyển The Christian’s Secret of a Happy Life của Hannah Whithall Smith). “dầu” Thoa dầu lên mặt và tay là một dấu hiệu của sự vui mừng (xem Thi thiên 23:5; 45:7; 104:15; Ê-sai 61:3). 9:9 “Tận hưởng cuộc sống với người phụ nữ ngươi yêu suốt những ngày trong cuộc sống chóng qua của ngươi” Lệnh này (“tận hưởng” dạng MỆNH LỆNH Qal) ngụ ý chế độ một vợ một chồng (“tình yêu”, BDB 12, KB 17, dạng HOÀN THÀNH Qal, xem Châm-ngôn 5:18-19). Sự thỏa mãn trong hôn nhân là một phước lành từ Chúa. Vẫn còn câu hỏi là chữ “người phụ nữ” (BDB 61) không có MẠO TỪ là ám chỉ đến “vợ” hay “người phụ nữ?” Quan điểm có vẻ tiêu cực về người phụ nử của Qoheleth trong các câu 7:26 và 28 khiến mọi việc trở nên rắc rối. Câu này có khuyến khích hôn nhân một vợ một chồng không? (nếu có thì tác giả không thể là Sa-lô-môn). Dạng HOÀN THÀNH Qal của ĐỘNG TỪ “yêu” ngụ ý một sự kết hợp hoàn toàn, chứ không phải là gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi! Thể loại văn chương khôn ngoan dùng chữ “phụ nữ” theo hai cách:

1. người vợ được yêu thương, được che chở và được bảo vệ 2. người phụ nữ bị xem như là sự cám dỗ và biểu tượng cho hiểu biết sai lạc hoặc niềm vui

trong chốc lát Qoheleth (nhà truyền đạo) cũng dùng cả hai nghĩa này giống như Thể loại văn chương khôn ngoan!

9:10 “Tay ngươi làm điều gì, hãy làm với tất cả sức lực của mình” Xem phần ghi chú trong 9:7-9, số 7. Khởi đầu của lao động chân tay không phải là hậu quả của tội lỗi, nhưng là một phần của công việc Chúa giao cho A-đam trong vườn Ê-đen (xem Sáng-thế Ký 2:15). Sau khi sa ngã thì lao động trở thành sự rủa sả (xem Sáng-thế Ký 3:19). Theo ngữ cảnh này thì lao động chỉ về làm việc cho đời sống hàng ngày (thực phẩm, chỗ ở, nhà cửa, gia đình, v.v.). Theo phương diện này của cuộc sống, lao động là tặng phẩm của Chúa. Nó làm tâm trí của chúng ta không còn cố gắng để biết thật đầy đủ về Chúa và mục đích của Ngài là điều chúng ta không thể làm được. Làm việc là tốt! Theo quan điểm Tân Ước, nó có thể tôn vinh Chúa (xem 11:6; Giăng 9:4; Cô-lô-se 3:17,23; Ê-phê-sô 6:5-7). Làm tất cả mọi việc như là làm cho Chúa!

Lưu ý đến những điều mà con người không làm được trong Sheol (Âm phủ): 1. không còn hoạt động (“công việc”, BDB 795, xem 2:4,11; 3:17,22; 8:9; 9:7,10) 2. không dự tính được (“trù tính kế hoạch,” BDB 363 I, xem 7:25,27)

BẢN NASB 9:10 10 Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình; vì dưới âm phủ, là nơi ngươi

đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế, cũng chẳng có tri thức, hay là sự khôn ngoan.

Page 141: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

108

BẢN NASB 9:13-18 13 Ta cũng đã thấy sự khôn ngoan nầy dưới mặt trời, thật lấy làm cả thể. 14 Có thành

nhỏ kia được một ít dân sự, một vua cường thạnh đến vây hãm nó, đắp những lũy cao lớn cùng nó. 15 Vả, trong thành ấy có một người nghèo mà khôn, dùng sự khôn ngoan mình giải cứu thành ấy; song về sau không ai nhớ đến người nghèo đó. 16 Ta bèn nói rằng: Sự khôn ngoan hơn sức mạnh; nhưng mà sự khôn ngoan của người nghèo bị khinh dể, và lời nói của người không ai nghe. 17 Lời của người khôn ngoan được nghe tại nơi êm lặng còn hơn tiếng kỳ lạ của kẻ cai trị trong đám dại dột. 18 Sự khôn ngoan hơn đồ binh khí; nhưng chỉ một người có tội phá hủy được nhiều sự lành.

3. không tìm kiếm tri thức (BDB 395, xem 1:16,18; 2:21,26; 7:12) 4. không tìm được khôn ngoan (BDB 315, xem 1:13,16[hai lần],18; 2:3,9,13,21;

7:10,11,12[hai lần],19,23; 8:1; 9: 10,15,16 [hai lần], 18; 10:1,10) “không có làm việc hoặc kế hoạch hoặc sự khôn ngoan trong Sheol là nơi ngươi đang tới” Cựu Ước (ngoại trừ Gióp 14:14-15; 19:25-27; Thi thiên 16:9-10; 49:15; 86:13) mô tả cái chết như sự hiện hữu có ý thức nhưng lờ mờ. Người có đức tin ở với gia đình của họ, nhưng không có thông công, niềm vui, hoặc việc làm. Chết là đến một nơi hoặc một chổ ở, nhưng không còn gì khác nữa (1:11; 9:5; Gióp 3:13-19; 10:21-22). Cảm tạ Chúa về sự mặc khải tiệm tiến của Tân Ước! “Sheol” Xem Chủ Đề Đặc Biệt tại 6:6.

9:11-12 Những câu này làm nổi bật sự vô ích và bất lực trong nỗ lực của con người! Một lần nữa những câu này cho thấy quyền tể trị của Đức Chúa Trời có tầm mức quá rộng lớn. Kết luận này căn cứ vào sự bất công, không ngay thẳng mà Qoheleth đã thấy và kinh nghiệm. Cuộc sống là không thể đoán trước và không thể kiểm soát được (“vì thời gian và cơ hội vụt biến mất qua khỏi họ”, xem câu 12; 8:7).

Kết luận của ông trong tình huống này là 1. tận hưởng cuộc sống khi nào và chỗ nào còn có thể được, vì cái chết đang đến 2. cứ tin cậy Chúa ngay cả khi không biết được và không thấy được Ngài 3. còn có một đời sống ở bên kia và con người sẽ tường trình về những tặng phẩm và

cách sử dụng cuộc sống Khi tôi ngồi đây viết điều này, tôi rất vui vì tôi sống trong kỷ nguyên Hậu Phục Sinh.

Mặc khải tiệm tiến, cuộc đời của Chúa Giê-xu, Phúc âm, ngôi mộ trống là thuộc về chúng ta! Những tín hữu thời đại Tân ước hiểu biết về kế hoạch và mục đích đời đời của Đức Chúa Trời nhiều hơn bất kỳ người nào trong Cựu Ước. Câu hỏi thực sự cho chúng ta là “Chúng ta đang làm gì với điều này?”

BẢN NASB 9:11-12 11 Ta xây lại thấy dưới mặt trời có kẻ lẹ làng chẳng được cuộc chạy đua, người mạnh

sức chẳng được thắng trận, kẻ khôn ngoan không đặng bánh, kẻ thông sáng chẳng hưởng của cải, và người khôn khéo chẳng được ơn; vì thời thế và cơ hội xảy đến cho mọi người. 12 Lại, loài người chẳng hiểu biết thời thế của mình: như cá mắc lưới, chỉ phải bẫy dò thể nào, thì loài người cũng bị vấn vương trong thời tai họa xảy đến thình lình thể ấy.

Page 142: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

109

9:13-18 Giọng điệu của những câu này giống như kể lại một sự kiện lịch sử cụ thể mà Qoheleth đã quan sát (gồm có tám ĐỘNG TỪ dạng HOÀN THÀNH Qal; bản LXX đưa chúng vào thể GIẢ ĐỊNH, ngầm chỉ trường hợp giả định). “Sự khôn ngoan” trong những câu này được thổi phồng lên, nhưng cuối cùng rồi nó cũng bị lãng quên, không ai biết đến! Người khôn ngoan có thể tác động đến nhiều việc, nhưng kẻ có tội cũng có thể làm được như vậy (xem câu 18).

Page 143: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

110

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 10

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Một chút rồ dại Sự khôn ngoan trổi hơn sự ngu dại (9:13-10:20)

Một loạt những sự quan sát

Tư tưởng về sự khôn ngoan và ngu dại (9:13-10:20)

Khôn ngoan và ngu dại (9:13-11:6)

9:17-10:3

10:1-4 10:1-4 10:1-4 10:1

10:2-3

10:4 10:4

10:5-7 10:5-7 10:5-20 10:5-7 10:5-7

(5-7)

10:8-20 10:8-10 (8-11) 10:8-14a 10:8-9

10:10

10:11-15 10:11

(12-15) 10:12-14

10:15 10:15

10:16-20 (16-20) 10:16-17 10:16-17

(16-19)

10:18 10:18

10:19 10:19

(20) 10:20 10:20

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

Page 144: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

111

4. Vân vân… NHỮNG KIẾN GIẢI SẤU SẮC VỀ BỐI CẢNH

A. Rõ ràng là mạch văn mới bắt đầu từ 9:13 (xem bản NKJV, TEV, NJB) và kéo dài đến 10:20 (NJB kéo dài đến 11:6).

B. Phần lớn là dạng thơ (NKJV, NRSV).

C. Chủ đề là sự tương phản giữa người khôn ngoan và kẻ ngu dại (xem 9:2).

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

10:1 Câu này và 9:18 có mối liên hệ tương phản với nhau. Một cái gì đó có thể làm hư hoại hết mọi thứ! Chúng ta có thể nói:

1. một trái táo xấu làm hư cả rổ táo 2. một quả trứng thúi làm hư món trứng chiên

Sự ngu ngốc, giống như men, có thể thấm nhập và ảnh hưởng đến toàn bộ! “bốc mùi (thúi)” Chữ này được dùng để dịch hai cụm từ song hành trong tiếng Hê-bơ-rơ:

1. “khiến bốc mùi”, BDB 92, KB 107, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Hiphil, xem Châm-ngôn 13:5; Xuất Ê-díp-tô Ký 5:21; 16:24; I Sa-mu-ên 27:12

2. “khiến sôi sùng sục” (lên men, sôi sục), BDB 615, KB 665, Hiphil KHÔNG HOÀN THÀNH, xem Thi thiên 59:7; 94:4; Châm-ngôn 15:2,28

“trọng hơn” Thuật ngữ này (BDB 429) là từ cùng một gốc với “quý giá” hay “quý trọng”. Đây là cách dùng khái niệm trong tiếng Hê-bơ-rơ (gốc ngôn ngữ A-ram) là vật nào nặng hơn (như kim loại) thì có giá trị hơn. “khôn ngoan và danh dự” Những chữ này cùng đi song song:

1. “khôn ngoan”, BDB 315, rất quen thuộc trong sách Truyền đạo 2. “danh dự” BDB 458 II, cũng là một cách dùng chữ “nặng” (BDB 458, ví dụ như, 6:2; Thi

thiên 62:7; 84:11; Châm ngôn 3:16,35; 22:4; 25:2). Thuật ngữ này thường được dịch “vinh hiển”, ví dụ như Thi thiên 3:3; 4:2; 19:1; 24:7,8,9,10 (hai lần)

10:2 “bên hữu” Trước tiên thuật ngữ này (BDB 411) để chỉ về tay phải, thường thì nó mạnh hơn (người thuận tay phải đông hơn). Tay này cũng được dùng giơ lên trong lời tuyên thệ (tôn giáo và dân sự) hoặc cũng là tay giữ cái thuẫn trong trận chiến.

Khi xác định phương hướng bằng cách hướng mặt về hướng đông, thì tay này (tay phải) chỉ

BẢN NASB 10:1-4 1 Con ruồi chết làm cho thúi dầu thơm của thợ hòa hương; cũng vậy, một chút điên

dại làm nhẹ danh một người khôn ngoan sang trọng. 2 Trái tim của người khôn ở bên hữu; còn trái tim của kẻ dại ở bên tả. 3 Lại khi kẻ dại đi đường, rõ ra là thiếu mất lẽ phải; nó nói cho mọi người rằng mình là kẻ dại. 4 Nếu người cai quản nổi giận cùng ngươi, chớ lìa khỏi chỗ mình; vì sự mềm mại ngăn ngừa được tội lỗi lớn.

Page 145: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

112

về hướng nam. “bên trái” Thuật ngữ này (BDB 969) trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “không may mắn” (tham khảo JPSOA). Nó biểu thị cho hướng bắc.

Hai thuật ngữ này thường được sử dụng theo nghĩa ẩn dụ chỉ sai lệch khỏi tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời (“sự công chính”, xem Chủ đề đặc biệt trong 1:15). Lẽ thật của Chúa hoặc Torah (Luật pháp) được xem như một lối đi quen thuộc được đánh dấu rõ ràng (Thi thiên 119:105). Sai lệch khỏi lối đi (theo bất kỳ hướng nào) đếu có nghĩa là tội lỗi và nổi loạn (xem Phục-truyền Luật-lệ Ký 9:12,16; 31:29). Nó đã trở thành một thành ngữ văn hóa thời đó (xem II Sa-mu-ên 2:21). 10:3 Hành động của một người phơi bày tính cách của họ (xem Châm-ngôn 12:23; 13:16; 18:2). Chúng ta từng nói: “cho một người đủ dây thừng và hắn sẽ tự treo cổ mình.”

Điều thú vị là cụm từ “hắn thiếu nhận thức” có nghĩa đen là “kẻ ngu muội không có trái tim” (anh ta không thể suy nghĩ rõ ràng, thiếu suy xét, xem Châm-ngôn 6:32; 7:7, 9:4,16; 10:13,21; 11:12, 24:30). 10:4 Đây là lời chỉ dẫn cho những người phục vụ nhà vua (hoặc các nhà lãnh đạo). Nó nối kết với 8:1-4 và 10:16-17,20. NASB, NJB “điềm tĩnh” NKJV “hòa hoãn” NRSV “bình tĩnh” TEV “giữ bình tĩnh”

Thuật ngữ này (BDB 951) có nghĩa là “chữa bệnh”, “chữa trị” hoặc “sức khỏe” (xem 12:18; 13:17; 16:24). Ở đây theo cách ẩn dụ nó ám chỉ một tâm trí tỉnh táo, một tinh thần bình tĩnh (xem Châm-ngôn 14:30). Điều này có ý nói về một người không bị buộc tội (thoát khỏi) từ những cáo buộc hay cơn giận của quan cai trị.

10:5-7 Đơn vị văn học này cũng nói về những người cai trị và giàu có. Trong Thể Loại Văn Chương Khôn Ngoan, sự đảo ngược vai trò thường xảy ra (xem 9:13-18; Châm-ngôn 29:2). 10:5 “Ta đã thấy” Đây là một động từ lặp lại thường xuyên (BDB 906, KB 1157, được sử dụng 47 lần), nhằm làm nổi bật phương pháp quan sát cá nhân của Qoheheth. Ông chú tâm vào sự khôn ngoan thực tế và quan sát được từ cuộc sống hàng ngày. Ông chủ yếu (không hoàn toàn) sử dụng mặc khải tự nhiên thay cho mặc khải đặc biệt (nghĩa là Kinh Thánh) để bày tỏ quan điểm của mình. “lầm lỗi” Thuật ngữ này (BDB 993) ám chỉ một hành động hoặc lời nói không cố ý (ví dụ, Lê-vi Ký 4:2,22,27).

BẢN NASB 10:5-7 5 Có một tai nạn ta đã thấy dưới mặt trời, như một sự lỗi lầm do quan trưởng

phạm: 6 ấy là kẻ ngu muội được đặt ở nơi cao, còn người giàu lại ngồi chỗ thấp. 7 Ta đã thấy kẻ tôi tớ đi ngựa, còn quan trưởng đi bộ như tôi tớ vậy.

Page 146: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

113

10:8 Điều này liên quan đến hai “hậu quả bất ngờ” do những việc làm của một người:

1. Một người đào một cái hố để bắt một con thú (hoặc người) sẽ bị sụp xuống hố do mình đào (xem Châm-ngôn 26:27).

2. Một người đục tường để chạy trốn, nhưng trong khi làm như vậy thì bị con rắn núp ở trong đó cắn (xem A-mốt 5:19).

Phải công nhận rằng việc giải thích này có quan điểm (thái độ) tiêu cực cho bên phía người lao động, nhưng không phải dễ dàng để chứng minh điều này từ chính bản văn. Tuy nhiên, có thể là những hậu quả được mô tả chỉ là tình cờ và không biết trước (xem câu 9). 10:9 Hành động và lời nói của con người có những hậu quả không ai mong đợi (xem Châm-ngôn 26:27). 10:10-11 Con người biết cách hành động (có được sự khôn ngoan) sẽ giúp cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn và tốt hơn!

Thuật ngữ “lợi ích” (BDB 452) mang ý nghĩa thần học quan trọng, nó thường đề cập đến một lợi ích lâu dài hoặc vĩnh cửu (1:3; 2:11; 3:9; 5:16). Nhưng tâm điểm ở đây là cuộc sống đời này. 10:12 Có một kiểu chơi chữ với các từ “miệng”, “môi”, và “nuốt” (là “ăn uống”). Điều gì mà chúng ta nói ra mới tạo nên những khác biệt (ví dụ, các câu 13,14; Châm-ngôn 10:32; 13:3; 18:21; Ma-thi-ơ 12:37).

BẢN NASB 10:8-20 8 Kẻ nào đào hầm sẽ sa xuống đó, còn kẻ phá vách tường phải bị rắn cắn. 9 Ai lăn đá

khỏi chỗ nó, sẽ bị thương; kẻ bửa củi có khi phải hiểm nghèo. 10 Cái rìu lụt mà không mài lưỡi nó lại, ắt phải rán sức càng nhiều; nhưng sự khôn ngoan có ích đặng dẫn dắt. 11 Nếu rắn cắn trước khi bị ếm chú, thì thầy ếm chú chẳng làm ích gì. 12 Lời của miệng người khôn ngoan có ơn; nhưng môi của kẻ khờ dại lại nuốt lấy nó. 13 Lời nói của miệng nó, khởi đầu là ngu dại, cuối cùng vẫn điên cuồng nguy hiểm. 14 Kẻ ngu muội hay nói nhiều lời; dầu vậy, người ta chẳng biết điều sẽ xảy đến; và ai là kẻ tỏ ra được cho nó sự sẽ có sau mình? 15 Công lao kẻ ngu muội làm cho mệt nhọc chúng nó, vì chẳng biết phải bắt đường nào đặng đi đến thành. 16 Hỡi xứ, khốn thay cho mầy khi có vua còn thơ ấu, và các quan trưởng mầy ăn từ lúc buổi sáng. 17 Hỡi xứ, phước cho mầy khi có vua là dòng cao sang, và các quan trưởng mầy ăn theo giờ xứng đáng, để bổ sức lại, chớ chẳng phải để đắm say! 18 Tại tay làm biếng nên rường nhà sụp; vì tay nhác nhớm nên nhà dột. 19 Người ta bày tiệc đặng vui chơi; rượu khiến cho đời vui; có tiền bạc thì ứng cho mọi sự. 20 Dầu trong tư tưởng ngươi cũng chớ nguyền rủa vua; dầu trong phòng ngủ ngươi cũng chớ rủa sả kẻ giàu có; vì chim trời sẽ đến ra tiếng ngươi, và loài có cánh sẽ thuật việc ra.

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: LỜI NÓI CON NGƯỜI I. NHỮNG TƯ TƯỞNG MỞ ĐẦU TỪ SÁCH CHÂM NGÔN

A. Lời nói là một phần trong hình ảnh của Đức Chúa Trời nơi con người (Bởi lời phán

Page 147: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

114

của Đức Chúa Trời mà tạo vật mới được hiện hữu, Đức Chúa Trời phán với con người là tạo vật của Ngài). Nó là một phần sống động trong tính cách con người của chúng ta.

B. Ngôn ngữ con người cho phép chúng ta truyền thông với người khác về những cảm nhận từ cuộc sống. Do đó, nó bày tỏ con người thật của chúng ta (Châm ngôn 18:2; 4:23 [20-27]). Lời nói là sự trắc nghiệm xác thực về một người (Châm-ngôn 23:7).

C. Chúng ta là những tạo vật trong cộng đồng. Chúng ta chú tâm đến sự chấp nhận và công nhận. Chúng ta cần điều đó từ Đức Chúa Trời và từ con người. Ngôn từ có sức mạnh đáp ứng những nhu cầu đó trong cả sự tích cực (Châm-ngôn 17:10) và tiêu cực (Châm-ngôn 12:18).

D. Có sự mạnh mẽ khác thường trong lời nói của con người (Châm-ngôn 18:20-21)—mạnh mẽ để chúc phước và chữa lành (Châm-ngôn 10:11,21) và mạnh mẽ để rủa sả và hủy diệt (Châm-ngôn 11:9).

E. Chúng ta gặt lấy điều chúng ta gieo (Châm-ngôn 12:14).

II. II. NHỮNG NGUYÊN TẮC VỀ LỜI NÓI TỪ CHÂM NGÔN A. Sự tiêu cực và tiềm năng hủy diệt trong lời nói con người

1. Lời của người độc ác (1:11-19; 10:6; 11:9,11; 12:2-6) 2. Lời của kẻ tà dâm (5:2-5; 6:24-35; 7:5ff; 9:13-18; 22:14) 3. Lời của kẻ dối trá (6:12-15,19; 10:18; 12:17-19,22; 14:5,25; 17:4; 19:5,9,28;

21:28; 24:28; 25:18; 26:23-28) 4. Lời của kẻ ngu dại (10:10,14; 14:3; 15:14; 18:6-8) 5. Lời của kẻ chứng dối (6:19; 12:17; 19:5,9,28; 21:28; 24:28; 25:18) 6. Lời của kẻ ngồi lê đôi mách (6:14,19; 11:13; 16:27-28; 20:19; 25:23; 26:20) 7. Lời mau nói (6:1-5; 12:18; 20:25; 29:20) 8. Lời nịnh bợ (29:5) 9. Nhiều lời (10:14,19,23; 11:13; 13:3,16; 14:23; 15:2; 17:27-28; 18:2; 21:23;

29:20) 10. Lời xuyên tạc (17:20; 19:1)

B. Sự tích cực, năng lực nâng đỡ, chữa lành trong lời nói của con người 1. Lời của người công chính (10:11,20-21,31-32; 12:14; 13:2; 15:23; 16:13; 18:20) 2. Lời của người sáng suốt (10:13; 11:12) 3. Lời hiểu biết (15:1,4,7,8; 20:15) 4. Lời chữa lành (15:4) 5. Câu trả lời nhã nhặn (15:1,4,18,23; 16:1; 25:15) 6. Câu trả lời vừa ý (12:25; 15:26,30; 16:24) 7. Lời của luật pháp (22:17-21)

III. KHUÔN MẪU CỰU ƯỚC TIẾP TỤC TRONG TÂN ƯỚC A. Ngôn ngữ con người cho phép chúng ta truyền thông với người khác về những cảm

nhận từ cuộc sống. Do đó, nó bày tỏ con người thật của chúng ta (Ma-thi-ơ 15:1-20; Mác 7:2-23).

B. Chúng ta là những tạo vật sống tập thể. Chúng ta chú tâm tới sự chấp nhận và công nhận. Chúng ta cần điều đó từ Đức Chúa Trời và từ con người. Ngôn từ có sức mạnh đáp ứng những nhu cầu đó trong cả sự tích cực (II Ti-mô-thê 3:15-17) và tiêu cực

Page 148: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

115

10:13 “cuối cùng của nó là điên rồ độc hại” Bộ NIDOTTE (quyển 1, trang 1040) khẳng định điều này ám chỉ đến một thái độ sống chấp nhận trong thế giới không có luật đạo đức điều hành. Vì vậy, thái độ này sẽ lấy ẩn dụ “dưới ánh mặt trời” làm phương châm của đời sống. Trong nền văn hóa của chúng ta, nó là thành ngữ “bạn chỉ đi qua cuộc đời này một lần, vì vậy hãy hưởng mọi lạc thú mà bạn có”. Sách Truyền đạo viết về chính thái độ này (xem 3:17; 9:11; 12:14). 10:14 “người ta chẳng biết điều sẽ xảy đến; và ai là kẻ tỏ ra cho nó sự sẽ xảy đến sau đó” Đây là chủ đề lặp lại (xem 3:22, 6:12, 7:14, 8:7; 10:14). Tương lai bị che giấu ngay cả đối với sự khôn ngoan! Khôn ngoan thì tốt hơn nhiều so sự ngu dại (xem câu 15), nhưng nó vẫn bị giới hạn bởi thời kỳ sa ngã trong lịch sử con người! 10:15 Có một số cách để xem xét câu này:

1. công việc làm cho một kẻ ngốc mệt mỏi (thay vì hạnh phúc) 2. kẻ dại không thích làm việc (là lười biếng) 3. kẻ dại không thể tìm đường đến thành (ám chỉ sự khôn ngoan của Chúa, xem các câu 2-3)

10:16-17 “Khốn nạn” TÁN THÁN TỪ này (BDB 33 III) thường được dịch “than ôi” chỉ thấy có hai lần trong Cựu Ước và đều ở trong sách Truyền Đạo (xem 4:10; 10:16), nhưng nó thường được thấy trong văn chương của các tu sĩ Do-Thái-Giáo.

Có hai lý do cho nỗi ta thán: 1. người cai trị (vua) trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm 2. người lãnh đạo say sưa, nghĩ đến chuyện trần tục Điều ngạc nhiên là chữ “trẻ” (BDB 654, nghĩa đen là “con trẻ”) lại tương phản với chữ

“cao quý” (BDB 359). Có thể điều này có liên quan đến câu 7 (kẻ nô lệ hành xử như một hoàng tử) hoặc với các câu 4:13-16, dường như là ví dụ có trong lịch sử . 10:17 NASB, NKJV “ban phước” NRSV, NJB “hạnh phúc” TEV “may mắn”

Thuật ngữ này (80 BDB, xem Thi thiên 32:2; 84:5,12; 119:1; Châm ngôn 3:13; 8:34; 28:14) là đối nghịch theo nghĩa đen của chữ “khốn thay” (câu 16). Trong Thi thiên, nó chỉ rõ phước lành vì được làm dân sự giao ước của Đức Giê-hô-va. “Tại thời điểm thích hợp” Khái niệm này về một thời điểm thiêng liêng thích hợp được giới thiệu trong 3:1-11,17; 7:17; 8:5,6,9; 9:8,11,12 (hai lần), 10:17 (đặc biệt là 3:11). “sức mạnh” Thức ăn là để cho hoạt động, không phải cho nhàn rỗi (sự say rượu, xem Chủ đề

(Gia-cơ 3:2-12). C. Có sự mạnh mẽ khác thường trong lời nói của con người (Châm-ngôn 18:20-21)—

mạnh mẽ để chúc phước (Ê-phê-sô 4:29) và mạnh mẽ để rủa sả (Gia-cơ 3:9). Chúng ta chịu trách nhiệm về những điều chúng ta nói (Gia-cơ 3:2-12).

D. Chúng ta sẽ bị phán xét bởi những lời nói cũng như những việc làm của mình (Ma-thi-ơ 12:33-37; Lu-ca 6:39-45). Chúng ta gặt lấy điều chúng ta gieo (Ga-la-ti 6:7).

Page 149: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

116

đặc biệt trong 2:3). Chúng ta ăn để sống, chúng ta không sống để ăn! Một người kiểm soát sự thèm muốn cơ bản là việc ăn uống có thể kiểm soát các lĩnh vực khác mà “cái tôi” đang làm chủ. Tự đặt mình vào kỷ luật là điều rất quan trọng cho một nhà lãnh đạo! 10:18 Có vẻ câu này là lời nói lạc đề (không có liên quan) (xem bản TEV, NJB), nó sửa phạt tánh ù lì (không chịu làm việc) (xem Châm-ngôn 24:30-34). Có thể nó có liên hệ đến các tính cách của các nhà lãnh đạo (xem NKJV, NRSV). Những chữ này là rất hiếm gặp (là chữ “rường nhà”, BDB 900) và ám chỉ về một câu tục ngữ của văn hóa thời đó. 10:19 Câu này cũng như câu 20 dường như liên quan đến câu 16-17 (xem bản NRSV). NASB “tiền là câu trả lời cho tất cả mọi thứ” NKJV “tiền giải đáp tất cả mọi thứ” NRSV “tiền làm tan đi mọi nhu cầu” TEV “không có tiền bạn không thể có gì cả” NJB “tiền có câu trả lời cho tất cả mọi thứ”

Cụm từ này không có nghĩa là một sự phủ nhận nhắm vào tiền bạc. Thực phẩm (“bánh”) và đồ uống (“rượu”) được xem như là quà tặng từ Chúa, nên cũng phải có khả năng tài chánh để mua chúng. Có thể là ĐỘNG TỪ (BDB 772 I, KB 851, dạng HOÀN THÀNH Qal) nên được hiểu giống như là ở câu 5:20 (là một cách dùng khác của động từ này trong sách Truyền đạo), “khiến người bận rộn”. Trong ý nghĩa này, tiền bạc cung cấp cho các “lễ hội”, “yến tiệc”, “các sinh hoạt xã hội” để mọi người giữ cho tâm trí của mình khỏi (1) sự phù du của tất cả mọi thứ và (2) những bí ẩn trong các công việc của Đức Chúa Trời. 10:20 ĐỘNG TỪ “rủa sả” (BDB 886, KB 1103, sử dụng hai lần) là dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Piel được sử dụng trong một ý nghĩa MỆNH LỆNH.

Thật khó để giữ kín lời nói thiếu thận trọng (xem Lu-ca 12:3)! Những người nghe những lời “bộc phát” này thường sử dụng chúng cho lợi ích bản thân (nói với nhà vua để được lợi).

Page 150: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

117

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 11

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Ném bánh xuống nước

Giá trị của sự siêng năng, cẩn trọng

Những lời nói về tương lai và sự không chắc chắn của nó

Điều người khôn ngoan làm Sự khôn ngoan và rồ dại (9:13-11:6)

11:1-6 11:1-8 11:1-6 11:1-2 11:1-6

(1-2) (1-4)

(3-4) 11:3-6

(5-6) (5)

(6)

Kết luận (11:7-12:8) Tuổi già (11:7-12:8)

11:7-10 (7-8) 11:7 11:7-8 11:7-8

Tìm kiếm trong tuổi trẻ (11:9-12:8)

11:8 Lời khuyên cho thanh niên (11:9-12:9)

11:9-10 11:9 11:9 11:9-10

11:10 11:10

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NHỮNG KIẾN GIẢI SẤU SẮC VỀ BỐI CẢNH

A. Nên chú ý đến một vài bản dịch cho rằng đơn vị văn chương cuối cùng (trước khi có vài lời kết luận ngắn gọn) bắt đầu trong chương 11.

Page 151: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

118

1. 11:9-12:8 (NKJV, TEV) 2. 11:7-12:8-9 (NRSV, NJB)

B. Có một số mạng lệnh trong chương này:

1. “liệng”, câu 1, BDB 1018, KB 1511, dạng MỆNH LỆNH Piel 2. “phân chia”, câu 2, BDB 678, KB 733, dạng MỆNH LỆNH Qal 3. “gieo”, câu 6, BDB 281, KB 282, dạng MỆNH LỆNH Qal 4. “biếng nhác” (nghĩa đen là “nghĩ ngơi”), câu 6, BDB 628, KB 679, dạng mệnh lệnh

Hiphil 5. “khá vui vẻ”, câu 8, BDB 970, KB 1333, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal nhưng

được sử dụng theo ý nghĩa MỆNH LỆNH 6. “chớ quên” câu 8, BDB 269, KB 269, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal, nhưng được

sử dụng theo ý nghĩa MỆNH LỆNH 7. “vui mừng”, câu 9, BDB 970, KB 1333, dạng MỆNH LỆNH Qal 8. “đem lòng hớn hở” (nghĩa đen “làm điều tốt”), câu 9, BDB 405, KB 408, dạng

KHÔNG HOÀN THÀNH Hiphil được sử dụng theo ý nghĩa MỆNH LỆNH 9. “làm theo” (nghĩa đen “đi theo”), câu 9, BDB 229, KB 246, dạng MỆNH LỆNH Piel 10. “biết”, câu 9, BDB 393, KB 390, dạng MỆNH LỆNH Qal 11. “loại bỏ”, câu 10, BDB 693, KB 747, dạng MỆNH LỆNH Hiphil 12. “cất bỏ”, câu 10, BDB 716, KB 778, dạng MỆNH LỆNH Hiphil 13. “nhớ”, 12:1, BDB 269, KB 269, MỆNH LỆNH Qal

C. Đoạn văn từ câu 1 đến câu 6 này (hoặc là một khổ thơ tùy thuộc vào thể loại, xem bản NKJV, NJB) dùng hình ảnh nông nghiệp và nông thôn để truyền tải sự giảng dạy về sự khôn ngoan.

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

11:1 Đây là câu tục ngữ thông thường trong Kinh Thánh có liên quan đến sự rộng lượng của một người (theo những tài liệu của các tu sĩ Do Thái Giáo) và sự báo đáp rộng rãi của Chúa (xem Phục-truyền Luật-lệ Ký 15:10; Châm ngôn 11:24, 19:17, 22:9; Ma-thi-ơ 10:42; II Cô-rinh-tô 9:8; Ga-la-ti 6:9; Hê-bơ-rơ 6:10). 11:2 “chia làm bảy phần” Điều này đề cập đến (1) đa dạng hóa tài sản của bạn (bản Kinh Thánh NET số 5, trang 1143) hoặc (2) có lẽ là giúp đỡ nhiều người (dựa theo mạch văn) (xem Ma-thi-ơ 5:42; Lu-ca 6:30).

BẢN NASB 11:1-5 1 Hãy liệng bánh ngươi nơi mặt nước, vì khỏi lâu ngày ngươi sẽ tìm nó lại. 2 Hãy

phân phát nó cho bảy hoặc cho tám người; vì ngươi không biết tai nạn nào sẽ xảy ra trên đất. 3 Khi mây đầy nước, nó bèn mưa xuống đất; khi một cây ngã về hướng nam hay về hướng bắc, hễ ngã chỗ nào nó phải ở chỗ đó. 4 Ai xem gió sẽ không gieo; ai xem mây sẽ không gặt. 5 Người không biết đường của gió đi, cũng không biết xương cốt kết cấu trong bụng đàn bà mang thai thể nào, thì cũng một thể ấy, ngươi chẳng hiểu biết công việc của Đức Chúa Trời, là Đấng làm nên muôn vật.

Page 152: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

119

11:2 NASB “bất hạnh” NKJV “tai hại” NRSV, NJB “thảm họa” TEV “không may mắn”

Đây là chữ “độc ác, tai hại” (BDB 949). Xem chú thích trong 2:17 (“đau thương”). Tai họa đang đến! Hãy hành động trong khi bạn có thể (câu 4,6). Ban cho khi bạn có thể (câu 1-2). Tận hưởng khi bạn còn có thể (câu 7-8). 11:3 Con người có thấy, có biết nhưng không thể dự đoán hoặc kiểm soát các biến cố của cuộc sống của họ (chủ đề thường xuyên trong Truyền đạo). Dầu vậy chúng ta có thể chia sẻ sự giàu có của chúng ta đúng lúc và khi những ngày đen tối đến, những người khác sẽ chia sẻ lại với chúng ta. 11:4 Trước tiên, câu này trình bày hai câu nói cùng đi song song ngầm ý cảnh báo chống lại sự biếng nhác (nói đến sự ban cho trong các câu 1-2). Tuy nhiên, tôi thích cách giải nghĩa trong quyển Handbook For Translators của UBS (trang 398) xác nhận rằng điều được ủng hộ không phải là không biếng nhác (xem bản TEV, REB) nhưng là hành động đúng lúc.

1. Nông dân không gieo trong một cơn gió mạnh. 2. Nông dân chờ đợi cho đến khi hướng gió cho thấy có mưa, không phải gió nóng của sa

mạc. 3. Nông dân gieo trong mùa mưa, nhưng gặt trong mùa khô (lúc không có mưa).

Khi một người được hạnh phúc và thành công thì ban tặng cho những người khác. Nếu bạn chờ tới khi những ngày đen tối đến thì bạn không thể ban cho được nữa. 11:5 NASB, NKJV,

NJB, LXX “gió” REB, VULGATE “thần linh” NRSV, JPSOA “hơi thở” TEV “sự sống”

Một số bản dịch chữ “gió” (BDB 924) ra chữ “thần linh, tinh thần” hay “hơi thở” nên mới kết nối hai dòng lại và cho cả hai dòng liên quan đến sinh hoạt trước khi sinh nở (xem KJV, NRSV, TEV, REB, JPSOA, NAB). Câu hỏi dành cho việc giải nghĩa ở đây là: “Chỉ có một minh họa về việc nhân loại không có khả năng hiểu biết, hay là có hai minh họa trong câu 5?”

Đề tài quan trọng là trong một số lĩnh vực (ví dụ thời kỳ gieo trồng và thu hoạch) con người có thể học hỏi được nhờ truyền thống hoặc quan sát, nhưng ở những lĩnh vực khác (những bí ẩn của thiên nhiên và trong các công việc của Đức Chúa Trời) con người không thể biết. Sự khôn ngoan mặc dù tốt, hữu ích và đáng để ao ước, nhưng không thể giải quyết tất cả các ẩn số của cuộc sống! “xương được hình thành trong bụng mẹ” Xem một quan điểm được bày tỏ trong Thi thiên 139:13-16. “do đó ngươi không biết việc làm của Đức Chúa Trời” Đây là chủ đề quen thuộc (1:13; 3:10,11; 8:17). Đức Chúa Trời và các công việc, đường lối của Ngài không có thể hoàn toàn biết được bởi vì con người sa ngã, nhưng chúng ta có thể tin cậy Ngài bởi vì những điều chúng ta biết

Page 153: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

120

(mặc khải)! NASB “tất cả mọi vật” NKJV “tất cả mọi vật” NRSV, TEV “mỗi vật” NJB “tất cả”

Đây là một đặc ngữ dành cho toàn thể tạo vật (xem Thi thiên 103:19; 119:91; Giê-rê-mi 10:16). Bộ NIDOTTE (quyển 1, trang 730) liệt kê một số cụm từ được sử dụng để chỉ toàn thể tạo vật:

1. trời và đất (ví dụ, Sáng thế Ký 1:1; Thi thiên 115:15; 121:2; Châm-ngôn 3:19-20) 2. “các tầng trời và đất, biển, và tất cả các loài trong đó” (ví dụ, Thi thiên 24:1-2; 50:12;

89:11; Giê-rê-mi 51:48; I Cô-rinh-tô 10:26). 3. ở trên trời cao hoặc trên trái đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất (ví dụ, Xuất Ê-díp-tô

Ký 20:4; Thi thiên 135: 6)

11:6 “gieo” Gieo (được dùng theo cách ẩn dụ để chỉ sự ban cho) với tin cậy và giao kết quả cho Chúa (xem II Cô-rinh-tô 9:6). Câu 5 và 6 được nối với nhau bằng từ “biết” (BDB 393, KB 390, dang ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal). “thành công” ĐỘNG TỪ tiếng Hê-bơ-rơ này (BDB 506, KB 503, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal) chỉ được tìm thấy ở đây và trong 10:10 (CẤU TRÚC NGUYÊN MẪU Hiphil). DANH TỪ này cũng chỉ được tìm thấy trong Truyền đạo (xem 2:21; 4:4; 5:10) có nghĩa là “sự khéo léo”, “thành công” hay “lợi nhuận”. Thành công không được chắc chắn. Nó có thể đến (các câu 7-8) và nó có thể không đến (câu 8b). Lúc nào nó đến, hãy hành động (là chia sẻ).

11:7 “ánh sáng thật thích thú” Câu này dùng cách ẩn dụ để chỉ sự tận hưởng cuộc sống (xem 2:24-26; 3:12,13,22; 5:18; 8:15). 11:8 Câu này có vẻ liên quan đến các câu 1-6. Chia sẻ sự giàu có và khả năng (giúp đở) của mình khi có thể bởi vì những ngày đen tối sẽ đến với mỗi cuộc đời và trong những ngày đó những người khác sẽ chia sẻ với bạn.

Mỗi ngày nên sống hết mình (cách đầy trọn) cho cuộc đời. Một người không biết có bao nhiêu ngày sẽ được tốt đẹp và tươi sáng!

BẢN NASB 11:7-8 7 Ánh sáng thật là êm dịu; con mắt thấy mặt trời lấy làm vui thích. 8 Nếu một người

được sống lâu năm, thì khá vui vẻ trong trọn các năm ấy; song cũng chớ quên những ngày tối tăm, vì những ngày ấy nhiều. Phàm việc gì xảy đến đều là sự hư không.

BẢN NASB 11:6 6 Vừa sáng sớm, khá gieo giống ngươi, và buổi chiều, chớ nghỉ tay ngươi; vì ngươi

chẳng biết giống nào sẽ mọc tốt, hoặc giống nầy, hoặc giống kia, hoặc là cả hai đều sẽ ra tốt.

Page 154: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

121

11:9 Ở chổ này của ngữ cảnh, Qoheleth bắt đầu bàn luận về những cơ hội khác nhau và các vấn đề tất nhiên xảy đến trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời (11:9-12:7).

1. thời thơ ấu 2. thanh niên 3. trưởng thành 4. về già

“theo sự thôi thúc của lòng ngươi” Lời khuyên này không nói đến điều ác, nhưng nói về bản năng tự nhiên của những người trẻ tuổi:

1. kết bạn 2. vui hưởng cuộc sống tại các sự kiện xã hội 3. mong muốn có một gia đình và con cái 4. tìm nghề nghiệp của mình

“Tuy nhiên, biết rằng Đức Chúa Trời sẽ đưa ngươi đến sự phán xét” Chúng ta chịu trách nhiệm đối với hành vi của chúng ta (xem 3:17; 12:1,14; Ma-thi-ơ 25-26; Rom 2:16; 14:10; II Cô-rinh-tô 5:10; Ga-la-ti 6:7; Khải Huyền 20)! 11:10 NASB “bực mình” NKJV “buồn rầu” NRSV “âu lo” TEV “lo lắng” NJB “sự phẫn nộ”

Thuật ngữ này (DANH TỪ, BDB 495, ĐỘNG TỪ, BDB 494) có vài nghĩa: 1. cơn giận của con người, 7:9 2. cơn giận của Đức Chúa Trời 3. đau khổ, 1:18; 2:23; 5:16 4. buồn, 7:3.

Câu này có thể phù hợp với nghĩa số 3 hoặc số 4. Cuộc sống rất gian nan, vậy hãy tận hưởng đời sống lúc nào, chổ nào khi còn có thể được! “thời thanh xuân cuộc đời” Có thể nghĩa của cụm từ này có liên quan đến khái niệm “thời tóc còn đen” (BDB 1007), nó cũng là từ gốc cơ bản như chữ “bình minh” (BDB 1007). Tuổi thanh xuân cũng như tất cả mọi thứ sẽ qua đi (nghĩa đen là “phù du” BDB 210 I, trong ý nghĩa là thoáng qua hoặc vô nghĩa). NASB “thoáng qua”

BẢN NASB 11:9-10 9 Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi

còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét. 10 Vậy, khá giải sầu khỏi lòng ngươi, và cất điều tai hại khỏi xác thịt ngươi; vì lúc thiếu niên và thì xuân xanh là sự hư không mà thôi.

Page 155: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

122

NKJV, NRSV “hư không” NJB “vô ích”

Đây là chữ “hơi thở” (BDB 210 I) được sử dụng theo nghĩa “thoáng qua” (xem 6:12; 7:15; 9:9; Gióp 7:16; Thi thiên 39:5,11; 62:9; 78:33; 144:4).

Page 156: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

123

TRUYỀN ĐẠO ĐOẠN 12

CÁC CÁCH CHIA ĐOẠN THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI NASB NKJV NRSV TEV NJB

Tưởng nhớ Chúa trong tuổi trẻ

Tìm kiếm trong tuổi trẻ (11:9-12:8)

Kết luận (11:7-12:8) Lời khuyên cho thanh niên (11:9-12:14)

Tuổi già (11:7-12:8)

12:1-8 12:1-8 12:1-8 12:1-5a 12:1-8

(1-5) (1-7)

12:5b-7

(6-7)

(8) 12:8 (8)

Mục đích của người Truyền Đạo

Trọn trách nhiệm của con người

Tóm lược Phần kết

12:9-10 12:9-10 12:9-10 12:9-11 12:9-10

12:11-12 12:11-12 12:11-12 12:11

12:12 12:12

12:13-14 12:13a 12:13-14 12:13-14 12:13-14

12:13b-14

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NHỮNG KIẾN GIẢI SẤU SẮC VỀ BỐI CẢNH

A. Đoạn 12 nói với độc giả bình thường của Thể Loại Văn Chương Khôn Ngoan là người trẻ

Page 157: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

124

tuổi giàu có (câu 1,12). B. Đoạn này mô tả tuổi già qua những hình ảnh ẩn dụ nhiều sắc thái. Tất cả các bộ phận của

cơ thể được sử dụng để phơi bày sự suy yếu qua tuổi tác.

C. Nhiều người quả quyết rằng nguyên thủy các câu 9-12 là phần kết luận của cuốn sách và sau nầy các câu 13-14 được thêm vào để làm cho cuốn sách có thể chấp nhận được về phương diện thần học giống như truyền thống. Tuy nhiên, đây chỉ là suy diễn mà thôi. Câu 13-14 giống như tái bút.

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

12:1 “Nhớ” Đây là một MỆNH LỆNH Qal (BDB 269, KB 269) tương tự như 11:9-10. Chúng ta phải sống như người quản lý và sẽ phải khai trình với Đấng Tạo Hóa của chúng ta (xem 3:17; 12:14; Ma-thi-ơ 10:26; Rô-ma 2:16, I Cô-rinh-tô 4:5). “Đấng Tạo Hóa” Đây là một dạng của chữ Hê-bơ-rơ “bara” (BDB 135, KB 153, dạng ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal, Sáng thế Ký 1:1). Nó chỉ được dùng riêng biệt để mô tả Đức Chúa Trời như là Đấng sáng tạo! Điều thú vị là ĐỘNG TÍNH TỪ ở SỐ NHIỀU (Gióp 35:10; Thi thiên 149:2; Ê-sai 54:5), nó có liên hệ đến (1) các phân đoạn có chữ “chúng ta” trong sách Sáng thế Ký (xem 1:26,27; 3:22; 11:7) hoặc (2) danh hiệu phổ thông chỉ Chúa là Đấng Tạo Hóa, Elohim (xem Chủ đề đặc biệt: Tên của thần linh trong 1:13), được tìm thấy từ đoạn 1 đền 2:3 của sách Sáng Thế Ký. “trong buổi còn thơ ấu” Đây là điểm khởi đầu cho dòng đời (thanh thiếu niên vẫn còn ở nhà, trước hôn nhân). Trong Do Thái Giáo, một người không phải chịu trách nhiệm về luật pháp cho đến giai đoạn rèn luyện và có cam kết cá nhân (là lễ bar mitzvah, bat mitzvah). Từ thời điểm này trở đi, những người tin theo giao ước chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời về những hành động của họ.

Nên chú ý về Thể Loại Văn Chương Khôn Ngoan nói đến cho tất cả các giai đoạn của

BẢN NASB 12:1-8 1 Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo hóa ngươi, trước khi người ngày

gian nan chưa đến, trước khi những năm tới mà ngươi nói rằng: Ta không lấy làm vui lòng; 2 trước khi ánh sáng mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao chưa tối tăm, và mây chưa lại tuôn đến sau cơn mưa; 3 trong ngày ấy kẻ giữ nhà run rẩy, những người mạnh sức cong khom, kẻ xay cối ngừng lại bởi vì số ít, nhiều kẻ trông xem qua cửa sổ đã làng mắt, 4 hai cánh cửa bên đường đóng lại, và tiếng xay mỏn lần; lúc ấy người ta nghe tiếng chim kêu bèn chờ dậy, và tiếng con gái hát đều hạ hơi; 5 lại người ta sợ sệt mà lên cao, và hãi hùng lúc đi đường; lúc ấy cây hạnh trổ bông, cào cào trở nên nặng, và sự ước ao chẳng còn nữa; vì bấy giờ người đi đến nơi ở đời đời của mình, còn những kẻ tang chế đều đi vòng quanh các đường phố: 6 lại hãy tưởng nhớ Đấng Tạo hóa trước khi dây bạc đứt, và chén vàng bể, trước khi vò vỡ ra bên suối, và bánh xe gãy ra trên giếng; 7 và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó. 8 Kẻ truyền đạo nói: Hư không của sự hư không; mọi sự đều hư không.

Page 158: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

125

cuộc sống, nhưng bắt đầu với những người trẻ (xem 11:9). Đoạn 12 khởi đi từ những ngày bắt đầu trách nhiệm thuộc linh trong suốt cuộc đời cho đến khi tuổi già và cái chết. Trong mỗi giai đoạn (trước những ngày tệ hại, câu 1; trước khi tuổi già, câu 2, và trước lúc chết, câu 6) các tín hữu phải nhớ đến Đức Chúa Trời! “những ngày tệ hại” Trong tiếng Hê-bơ-rơ chữ này có nghĩa là bệnh tật, đau khổ hoặc ở đây có nghĩa già yếu (xem II Sa-mu-ên 19:35). Thuật ngữ này (BDB 949) thông thường có nghĩa là “ác hại”, “khốn khổ”, “đau buồn” hoặc “thương tổn” (xem 2:21; 5:12,15; 8:11; 11:8,10). “Ta không vui về chúng” Sự suy nhược của cơ thể hữu hình cướp đi niềm vui của cuộc sống. Hãy nhớ lời khuyên lặp đi lặp lại của Qohlelth “tận hưởng cuộc sống ngay từng ngày” (tức là, 2:24-26; 3:12,13,22; 5:18; 8:15; 9:7-9). 12:2 Câu này dùng biểu tượng nói đến khả năng sử dụng thị giác hoặc thị lực của một người (câu 3). Một người ở tuổi già chỉ thấy lờ mờ vẻ đẹp trong các tạo vật của Đức Chúa Trời. Câu 2-5 mô tả lúc tuổi già bằng những hình ảnh ẩn dụ của một ngôi nhà bị thời tiết tàn phá.

Mặc dù tôi nghĩ rằng việc mô tả về sự diễn tiến của tuổi già là khó hiểu, nhưng nó lại phù hợp nhất với hình ảnh của các câu 2-5, dù vậy vẫn còn có những quan điểm khác (xem quyển “Koheleth, The Man and His World, A Study of Ecclesiastes” của Robert Gordis, trang 341):

1. mỗi cụm từ đề cập đến một cơ quan khác nhau của cơ thể 2. chúng ám chỉ đến một cơn bão 3. chúng ám chỉ đến sự suy tàn dần dần của một gia sản 4. mỗi cụm từ phải được tách riêng ra, một số theo nghĩa đen, một số theo nghĩa bóng

“và mây trở lại sau cơn mưa” Cụm từ này ngụ ý rằng không bao giờ có một ngày trong sáng, không bao giờ có một buổi sáng ngập nắng. Nó luôn luôn xám xịt và ảm đạm. 12:3 “người canh gác...run sợ” Cụm từ này nói đến sự rung rẩy của cánh tay (bởi vì tuổi tác hoặc sự sợ hãi). “người mạnh mẽ cong khom” Hình ảnh này ám chỉ đến chân. “kẻ xay cối ít ỏi” Chổ này ám chỉ đến răng. “cửa sổ càng mờ dần” Điều này nói đến đôi mắt, cũng như câu 2. 12:4 “cửa trên đường phố đóng lại” Điều này đề cập đến việc giảm thính. “tiếng của cối xay nhỏ dần” Cụm từ này nói về đôi tai. “người ta sẽ bật dậy lúc có tiếng (chim)” Ở đây ám chỉ sự mất ngủ. “tiếng con gái hát sẽ nhỏ dần” Cụm từ này có thể (1) ám chỉ đến khả năng nghe tồi tệ hoặc (2) là ý song đối về ham muốn tình dục trong câu 5d (ham thích tình dục). 12:5 “sợ nơi cao” Điều này có thể ám chỉ đến việc đứng lên hoặc sợ té ngã.

Page 159: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

126

“hãi hùng ngoài đường” Chổ này đề cập đến việc đi lại khó khăn. “cây hạnh trổ hoa” Hình ảnh này ám chỉ tóc bạc (hoa râm). Hoa của cây hạnh có màu trắng (tham khảo bài viết “Fauna and Flora of the Bible,” trong quyển “Helps for Translators” của UBS, trang 89). “châu chấu lê lết” Cụm từ này ám chỉ đến (1) đi lom khom lúc cao tuổi, (2) người cao tuổi quá mập (bản LXX) hay quá lớn tuổi hoặc (3) bất lực (Talmud, NIDOTTE, quyển 3, trang 221.) “casperberry (quả dây gai) không còn hiệu nghiệm” Ham muốn tình dục bình thường mất đi. Casperberries (BDB 2, xem NASB, NJB, JPSOA, REB) được sử dụng để kích thích sự thèm ăn và ham muốn tình dục. Một số học giả dịch (BDB 2) là “thèm muốn” (xem bản NKJV, NRSV, TEV, NIV). “nơi ở vĩnh cửu” Thuật ngữ “vĩnh cửu” (BDB 761) dịch từ chữ Hê-bơ-rơ ‘olam. Xem chủ đề đặc biệt trong 1:4. Chữ này ám chỉ đến là Sheol (Âm phủ) (Gióp 17:13, 30:23, xem chủ đề đặc biệt trong 6:6). Người già nghĩ rằng những người khóc mướn cho tang lễ (BDB 704, KB 763, dạng ĐỘNG TÍNH TỪ CHỦ ĐỘNG Qal) (1) (BDB 685, KB 738, dạng HOÀN THÀNH Qal) đang ở bên ngoài đợi họ chết hoặc (2) ở trong đám rước bao quanh quan tài (bộ NIDOTTE, quyển 2, trang 46). 12:6 Bản NASB quả quyết MỆNH LỆNH từ câu 1 được giả định là từ Chúa (“Ngài”).

ĐỘNG TỪ đầu tiên (BDB 934, KB 1221, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Niphal) có nghĩa thông thường là “bị bỏ đi” (chỉ có ở đây trong cả Cựu ước). Bản Septuagint (LXX), Peshitta, và bản Vulgate dùng chữ “bị đứt” hay “bị gãy.” Từ gốc ở Niphal cho thấy không có ý can thiệp vào hành động.

Chú ý đến tất cả các động từ trong câu 6 đều hàm ý sự hư hoại (cái chết, xem câu 7): 1. dây bạc đứt, BDB 934, KB 1221, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Niphal 2. chén vàng bể, BDB 954, KB 1285, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Qal 3. bình bị vỡ, BDB 990, KB 1402, dạng KHÔNG HOÀN THÀNH Niphal 4. bánh xe bị gãy, BDB 954, KB 1285, dạng HOÀN THÀNH Niphal

Có phải tất cả những động từ này đề cập đến (1) một sự việc hư hại và một cách lấy nước (Ibn Ezra) hoặc (2) hai sự việc hư hại, một cái liên quan ánh sáng và cái kia liên quan đến nước? Hầu hết các bản dịch hiện đại cho rằng hai sự việc. “dây bạc...chén vàng” Chổ này nói về cái quí giá, nhưng mong manh của cuộc đời con người. “bình...bánh xe” Những hình ảnh ẩn dụ này là các đồ dùng gia đình hoặc công việc lặt vặt hàng ngày. 12:7 Theo cách của Qoheleth là nghi vấn về tất cả mọi thứ thì câu này lại là sự khẳng định mạnh mẽ. “bụi sẽ trở về đất” Con người được tạo ra từ bụi đất (ví dụ, 3:20; Sáng thế Ký 2:7; 3:19; Gióp 4:19; 8:19; 10:9; 34:15; Thi thiên 90:3; 103:14; 104:29; 146:4).

Page 160: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

127

“thần linh sẽ trở về với Đức Chúa Trời là Đấng đã ban nó” Thuật ngữ Hê-bơ-rơ (BDB 924) có thể có nghĩa là “linh”, “gió” (xem 11:5), hay “hơi thở” (xem 3:21, Sáng thế Ký 2:7; Dân số Ký 16:22; 27:16; Ê-sai 57:16; Xa-cha-ri 12:1). 12:8 Câu này trông giống như một lời kết luận tóm tắt giống với 1:2. Có người thắc mắc nguyên thủy có bao nhiêu kết luận là một bộ phận của sách Truyền đạo và bao nhiêu (kết luận) đã được thêm vào sau đó.

Trước khi tôi tìm cách trả lời câu hỏi này, hãy để tôi khẳng định rằng đây là một câu hỏi chú giải, không phải là một câu hỏi linh cảm. Khi giải quyết những bản văn Cựu Ước như hiện nay (là bản Masoretic Text có vào khoảng 900 AD) chúng ta xử lý với các bản văn đã được chỉnh sửa. Thời điểm và số lần chỉnh sửa thì không biết rõ. Đây là giả định đức tin rằng Kinh Thánh hiện có ngày nay là được linh cảm. Cơ chế (tính) chính xác của sự linh cảm này không được biết rõ. Đức Thánh Linh hành động trong những tác giả nguyên thủy và cũng như trong những người biên tập hoặc sưu tập Cựu Ước sau này. Thêm vào sự không chắc chắn này là việc tranh luận về những rắc rối của bản văn. Bản văn chúng ta hiện đang có không phải là bản văn nguyên thủy (sự khác biệt của bản thảo tiếng Hê-bơ-rơ thuộc bộ Các Cuộn Biển Chết chỉ ra rõ điều này). Mặc dù chúng ta không có những từ ngữ chính xác của các tác giả nguyên thủy, nhưng chúng ta tin rằng Đức Thánh Linh hành động trong việc bảo tồn những chân lý chính yếu!

Vì vậy, khi hỏi có bao nhiêu kết luận trong sách Truyền đạo thì không phải công kích vào tính linh cảm, nhưng là nỗ lực giải thích rằng, nếu theo giả định có hai, ba hoặc bốn kết luận thì những kết luận đó sẽ sắp xếp ra sao:

1. câu 8 (kết luận của Qoheleth phù hợp với 1:2) 2. các câu 9-10 (một phụ chú tích cực) 3. các câu 11-12 (một phụ chú tiêu cực) 4. các câu 13-14 (một phụ chú theo truyền thống)

(Quyển Jewish Study Bible chia ra hai phần: câu 9-11; câu 12-14 [1621]) Quyển Handbook For Translators của UBS giả định rằng 1:1 và 12:9-14 là những phần

sưu tập về sau (trang 434), được tạo thành từ hai phụ chú 9-11 và 12-14. Những câu cuối cùng này là phần biên tập về Qoheleth. Ông được nhắc đến ở ngôi thứ ba

(bằng cách mô tả những việc làm của ông). Ngôi thứ ba này xuất hiện ở phần đầu (1:1) và phấn kết (12:9-14) mà không bao giờ xuất hiện trong phần còn lại của quyển sách. NASB, NKJV “người Truyền Đạo” NRSV “Giáo sư” TEV “Triết gia” NJB “Qoheleth”

Thuật ngữ này (xem phần giới thiệu) chỉ được sử dụng ở đây với MẠO TỪ XÁC ĐỊNH hàm ý một danh hiệu, chứ không phải là một cái tên. “hư không của sự hư không” Có hai cụm từ tạo ra tính cách đặc thù của cuốn sách này. Cụm từ này là một trong số đó (xem ghi chú trong 1:2). Cụm từ thứ hai là “dưới ánh mặt trời” (xem chú thích trong 1:3). Tác giả sử dụng những lời châm biếm, mỉa mai và đùa cợt như là một cách để buộc nhân loại sa ngã tiến đến chổ hiểu thấu sự yếu đuối, thoáng qua và vô vọng của cuộc sống không có Đức Chúa Trời.

Page 161: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

128

12:9-10 Chú ý các hoạt động của nhà hiền triết:

1. “dạy sự hiểu biết cho dân chúng” câu 9, BDB 540, KB 531, dạng HOÀN THÀNH Piel 2. “suy nghĩ, cân nhắc” câu 9, BDB 24 II, KB 27, dạng HOÀN THÀNH Piel, chỉ có ở đây

trong Cựu Ước (cùng một gốc chung với “lắng tai nghe”) 3. “tìm kiếm”, câu 9, BDB 350, KB 347, dạng HOÀN THÀNH Piel, chỉ có ở đây trong Cựu

Ước 4. “sắp xếp”, câu 9, BDB 1075, KB 1784, dạng HOÀN THÀNH Piel, ý nghĩa cơ bản của từ

là “được đặt cho ngay thẳng” (xem 1:15; 7:13). Chỉ có dạng Piel ở đây. Hoạt động này là một phần của quá trình biên tập, sưu tầm diễn ra trong nhiều năm.

5. “tìm kiếm những lời tốt đẹp,” câu 10, BDB 134, KB 152, dạng HOÀN THÀNH Piel, BDB 592, KB 619, CẤU TRÚC NGUYÊN MẪU Qal. Cụm từ này ám chỉ đến những ảnh hưởng mạnh mẽ của văn chương.

6. “viết lời chân thực cách chính xác” câu 10, BDB 507, KB 503, ĐỘNG TÍNH TỪ THỤ ĐỘNG Qal. Những người này nhận thức được sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời và dùng những lời này để truyền đạt ý muốn của Ngài cho những người khác. Qoheleth (người truyền đạo) không tự cho mình là kẻ nổi loạn chống lại lẽ thật, nhưng chống lại một vài khái niệm khôn ngoan.

Công việc này tương tự như công việc của một người chép kinh được mô tả trong E-xơ-ra 7:10 (học hỏi, thực hành, giảng dạy). 12:9 Quyển “Handbook For Translators” có một nhận xét thú vị về những từ đầu tiên của câu 9 và 12 (BDB 452) được dịch nhiều cách khác nhau trong sách Truyền đạo:

1. “quá mức” (dư thừa), 2:15, 7:16 2. “có lợi hơn”, 6:8,11; 7:11 3. “mọi điều” (bản NASV không dịch) 4. “Hơn nữa” 12:9

BDB 452 cho ra ý nghĩa căn bản là “vượt trội” “lợi thế” hoặc “dư thừa”. Khía cạnh thích thú trong thần học là có một thuật ngữ có nghĩa rất gần với thuật ngữ BDB 452 được sử dụng trong câu hỏi giới thiệu của Qoheleth “Con người có được lợi ích gì trong những công việc của mình?” (xem 1:3). Thuật ngữ chính yếu này được lặp đi lặp lại nhiều lần (xem 1:3; 2:11,13; 3:9; 5:8,13; 10:10,11). Nó chỉ ra sự vô ích của bất kỳ lợi thế lâu dài trong hành động và tri thức của con người khi tách biệt khỏi Đức Chúa Trời (“dưới ánh mặt trời,” xem 1:3).

Có lẽ từ ngữ chính yếu này (và các khai triễn của nó) bắt đầu và kết thúc cuốn sách. Không có lợi ích lâu dài hoặc hy vọng khi tách biệt khỏi Đức Chúa Trời!

BẢN NASB 12:11-12 11 Lời của người khôn ngoan giống như đót; sắp chọn các câu châm ngôn khác nào

đinh đóng chặt: nó do một đấng chăn chiên mà truyền ra. 12 Lại, hỡi con, hãy chịu dạy: người ta chép nhiều sách chẳng cùng; còn học quá thật làm mệt nhọc cho xác thịt.

BẢN NASB 12:9-10 9 Vả lại, bởi vì kẻ truyền đạo là người khôn ngoan, nên cũng cứ dạy sự tri thức cho

dân sự; người đã cân nhắc, tra soát, và sắp đặt thứ tự nhiều câu châm ngôn. 10 Kẻ truyền đạo có chuyên lo tìm kiếm những câu luận tốt đẹp; và các lời đã viết ra đều là chánh trực và chân thật.

Page 162: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

129

12:11 Có một song đối chéo nhau (chiasm): 1. những lời của người khôn ngoan

các bậc thầy của những bộ sưu tập 2. như gậy nhọn (BDB 201)

như đinh đóng chặt (BDB 702) Số 1 đề cập đến cùng một nhóm (có thể có một số biến thái: [1] “những lời của các học giả,” NKJV; [2] “tuyển tập những lời nói,” NRSV; [3] “họ chỉ dạy đám đông dân chúng” REB; [4] “tuyển tập những lời nói của họ” NIV; [5] “những lời khôn ngoan do nhiều bậc thầy để lại cho chúng ta”, Knox). Do đó số 2 đề cập đến cùng đồ vật (một cây gậy thúc gia súc, một cây gậy dài có gắn chặt một miếng kim loại nhọn [cây đinh] ở đầu).

Văn Chương Khôn Ngoan là sự hướng dẫn và rèn luyện từ Chúa (là Đấng Chăn Chiên, xem NAB, NKJV, TEV, NIV) để thách thức và khuyến khích con người trong cuộc sống này và chỉ họ vào đời sau. “đót (gậy có đầu nhọn)” Dạng thức này chỉ được tìm thấy ở đây. Những que gổ dài có mũi nhọn (cùng một từ gốc “mài cho sắc, nhọn” xem I Sa-mu-ên 13:21) (BDB 201) được dùng để thúc súc vật đi làm việc. Những chân lý này sẽ thúc đẩy con người đến hành động tin kính. “ban cho” ĐỘNG TỪ này (BDB 678, KB 733) là dạng HOÀN THÀNH Niphal. ĐỘNG TỪ này thường được dùng trong sách Truyền đạo để ám chỉ việc làm của Chúa (xem 1:13; 2:26; 3:10; 5:18,19; 6:2; 8:15; 9:9; 12:7,11). “bởi một Đấng Chăn Chiên” Danh hiệu này thường được sử dụng cho Đức Chúa Trời (xem Sáng-thế Ký 48:15; 49:24; Thi thiên 23:1; 80:1; 95:7; Ê-sai 40:11; Giê-rê-mi 31:10; Ê-xê-chi-ên 34:11). Câu này nhấn mạnh đến sự thật là: Đức Chúa Trời linh cảm những lẽ thật này (là công nhận sự linh cảm và xếp loại kinh điển sau nầy).

Truyền thống Do Thái xem “một người chăn” là Môi-se (xem, Targums, Rashi). Tuy nhiên, Môi-se chưa bao giờ được gọi là người chăn, nhưng ông có cầm theo “cây gậy của Chúa” (gậy của người chăn). Môi-se cũng cảnh báo nhằm chống lại việc thêm vào hay lấy bớt đi những lẽ thật do Đức Chúa Trời bày tỏ (xem Phục truyền Luật lệ Ký 4:2; 12:32). 12:12 “con trai ta” Theo Truyền Thống Khôn Ngoan của Y-sơ-ra-ên, giáo sư được gọi là “cha” và nam sinh là “con trai” (xem Châm-ngôn 1:8; 4:1). “hãy thận trọng” ĐỘNG TỪ này (BDB 264, KB 265) là dạng MỆNH LỆNH Niphal được tìm thấy trong Văn Chương Khôn Ngoan chỉ có ba lần (một lần trong Thi thiên 19:11 và hai lần trong Truyền-đạo 4:13; 12:12). Lúc khởi đầu thì điều này có vẻ như mâu thuẫn với lời kêu gọi của tác giả là tìm kiếm sự khôn ngoan, nhưng rõ ràng là câu 11 khẳng định quyền tác giả thuộc về Đức Chúa Trời trên một số bản văn (các bản văn thuộc kinh điển). Như vậy câu 12 phải ám chỉ đến những thể loại văn chương khôn ngoan khác không ở trong kinh điển. Câu này giống với 1:18. NASB “chú tâm quá mức” NKJV, NRSV,

TEV, NJB, JPSOA, NIV,

Page 163: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

130

REB “nghiên cứu nhiều” Chữ “quá mức” (BDB 915 I, KB 1176, dạng NGUYÊN MẪU TUYỆT ĐỐI Hiphil) (có gốc

là động từ) được sử dụng hai lần trong câu này: 1. làm (viết) nhiều cuốn sách 2. chú tâm quá mức DANH TỪ này (BDB 529) chỉ tìm thấy ở đây trong Cựu Ước. Trong tiếng Ả Rập nó có

nghĩa là “cống hiến” “bị dính chặt vào” hoặc “tự mình miệt mài vào một cái gì đó” Không thể biết được (1) các bản văn, (2) công trình sưu tập hoặc (3) việc nghiên cứu sách là

tâm điểm của cảnh báo này nhắm đến. Vấn đề là thế này: sự khôn ngoan của con người là hữu ích, nhưng không phải là cuối cùng!

12:13 “Kết luận” Thuật ngữ này (BDB 693) có nghĩa là “kết thúc” (xem 3:11; 7:2; 12:13), được sử dụng trong ý nghĩa “tóm lại”, kết luận “,” hoặc “kết quả khảo cứu.” “kính sợ Đức Chúa Trời” Đây là MỆNH LỆNH Qal đầu tiên trong hai mệnh lệnh. Lời khuyên này là chủ đề lặp đi lặp lại (xem 3:14; 5:7; 7:18; 8:12-13; Gióp 1:1; 28:28; Châm ngôn 1:7; 9:10; 15:33). Tôn kính Ngài và nhận thức sự hiện diện, quyền năng và sự tiếp trợ của Ngài (mặc dù nó có thể ẩn giấu) trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. “giữ các điều răn của Ngài” Đây là MỆNH LỆNH Qal thứ hai (xem 8:5). Các thuật ngữ “kính sợ” và “điều răn” cùng nhau xuất hiện trong Thi thiên 112:1. Giống như sách Gia-cơ trong Tân Ước, cuốn sách này công nhận sự cần thiết của đức tin hành động! “điều này áp dụng cho tất cả mọi người” Không ai được miễn trừ bổn phận tôn kính và vâng phục Chúa. 12:14 “Vì Đức Chúa Trời sẽ đoán xét các công việc” Đức Chúa Trời tiếp tục thiết đặt mọi việc cho được đúng đắn, nếu không phải trong đời này thì trong đời sau (xem 3:17; 11:9). “mọi việc kín nhiệm” ĐỘNG TỪ “che giấu” (BDB 761 I, KB 834, ĐỘNG TÍNH TỪ Niphal) đề cập đến cả tội lỗi cố ý và không cố ý (xem Thi thiên 19:12, 90:8; 139:23-24). Con người sa ngã sẽ khai trình với Chúa về việc quản lý quà tặng cuộc sống (xem Ma-thi-ơ 10:26; 25:31-46; Rô-ma 2:16; I Cô-rinh-tô 4:5; Khải huyền 20:11-15). “cho dù điều đó là thiện hay ác” Tất cả mọi người sẽ khai trình những việc làm của mình (xem I Cô-rinh-tô 3:10-15; II Cô-rinh-tô 5:10). CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh

BẢN NASB 12:13-14 13 Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ

các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. 14 Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến đỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy.

Page 164: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

131

thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Tại sao cuốn sách này có vẻ như tự mâu thuẫn? 2. Sách Truyền đạo được ở trong Kinh điển có mục đích gì? 3. Lời cuối cùng của tác giả là gì? 4. Tại sao cuốn sách này vẫn thích ứng cho ngày nay?

Page 165: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

132

GIỚI THIỆU NHÃ CA I. TÊN SÁCH

A. Cũng giống như tất cả các sách của Cựu Ước, từ ban đầu cuốn sách này được đặt tên theo những chữ đầu tiên của cuốn sách. Những chữ đầu tiên trong tiếng Hê-bơ-rơ là “tuyển tập những bài ca của Sa-lô-môn”, đây là một cách nói so sánh tuyệt đối. Điều này cho biết chúng là những bài tình ca hay nhất trong hoàng cung.

B. Cuốn sách này còn được gọi là “Canticles” trong bản Vulgate (canticum canticorum).

II. QUÁ TRÌNH CÔNG NHẬN KINH ĐIỂN

A. Bởi vì cuốn sách này có nội dung khác thường nên nó phải trãi qua nhiều khó khăn mới được xếp vào kinh điển 1. Trường phái Do Thái Giáo Shammai (trường phái bảo thủ) phản đối quyển sách. 2. Trường phái Do Thái Giáo Hillel (trường phái phóng khoán) công nhận quyển sách. 3. Ở các hội đồng của Do Thái Giáo tại Jamnia (năm 90 sau Chúa), cuốn sách này vẫn

còn bị tranh luận và bị chất vấn về tính kinh điển. 4. Dưới sự lãnh đạo của Rabbi Akiba (trong một hội đồng ở Jamnia, năm 90 sau Chúa),

cuốn sách cũng đã được chấp nhận thuộc kinh điển. Ông nói về cuốn sách này, “Do cả thế giới không đáng giá bằng ngày sách Nhã-ca được ban cho Y-sơ-ra-ên, vì tất cả các bản kinh văn là thánh, nhưng sách Nhã-ca thánh nhất trong số các sách thánh” (Mish. Ya daim, III, 5).

B. Nó là quyển sách đầu tiên trong số các sách đặc biệt thuộc phần Thơ Văn trong Kinh

Thánh Hê-bơ-rơ được gọi là Megilloth (cuộn da năm sách). Mỗi sách được đọc trong một kỳ lễ hàng năm. Nhã Ca được đọc trong Lễ Vượt Qua (vào ngày thứ tám). 1. Nhã Ca - Lễ Vượt Qua 2. Ru-tơ - Lễ Ngũ Tuần 3. Truyền đạo - Lễ Lều Tạm hoặc Lễ Đền Tạm 4. Ê-xơ-tê - Lễ Phu-rim 5. Ca thương - sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem

III. THỂ LOẠI

A. Đây là vấn đề chính của việc giải nghĩa cuốn sách. Thể loại rất là quan trọng trong việc xác định chủ ý của tác giả nguyên thủy. Cuốn sách này được viết hoàn toàn theo thể thơ ca.

B. Các giải thuyết

1. Ngụ ngôn Do Thái - Mishnah (Ta'anith, IV, 8), Talmud và Targum đều khẳng định rằng cuốn sách này mô tả lịch sử Do Thái qua những từ ngữ về tình yêu của Đức Giê-hô-va dành cho Y-sơ-ra-ên (xem chú thích bản Kinh Thánh Jerusalem Bible). Y-sơ-ra-ên là cô dâu của Đức Giê-hô-va (Xuất Ê-díp-tô ký 34:15-16; Lê-vi Ký 17:7; 20:5-6, Dân số Ký 14:33, và Ô-sê).

Page 166: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

133

2. Ngụ ngôn Cơ Đốc Giáo - Origen, Hippolytus, Jerome, Athanasius, Augustine, Thomas Aquinas và Luther khẳng định rằng cuốn sách này mô tả hội thánh theo những từ ngữ chỉ tình yêu của Đấng Christ. Thường thì Ê-phê-sô 5:21-31 được xem là khúc Kinh Thánh đối xứng, tương tự.

3. Những bài ca đám cưới cổ truyền - Có sự giống nhau đáng kể giữa cuốn sách này và những bài thơ tình Ả Rập ở Syria (được biết đến là “wasfs”) có khoảng 600 năm trước Chúa, cũng như thơ tình Ai Cập. Cô dâu và chú rể trao nhau những lời khen ngợi, gọi nhau là “vua” và “hoàng hậu”. Cũng có vài điểm tương tự với thơ tình Ai Cập mà trong đó người yêu được gọi là “em gái” (4:9-10,12; 5:1-2). Đây là thể loại văn chương ca ngợi tình yêu của con người chung thủy và đúng thời điểm được biết nhiều trong vùng Cận Đông thời cổ đại.

4. Kịch (Origen, Ibn Ezra) a. Cuốn sách là một vở kịch được nhiều diễn viên thực hiện (Ewald, Driver)

(1) Vua (2) một cô gái làng quê miền Bắc (3) một người yêu miền Bắc (4) ban đồng ca (NJB) hoặc các cung nữ (“các con gái của Giê-ru-sa-lem,”

NKJV) b. Một ví dụ về dàn dựng có thể được minh họa từ đoạn 1:

(1) câu 2-4b, cô dâu (2) câu 4c-e, ban đồng ca, (xem 2:7; 3:6-11; 5:9; 6:1,13; 8:5,8) (3) câu 5-7, cô dâu (4) câu 8, đồng ca (5) câu 9-10, chú rể (6) câu 11, đồng ca (7) câu 12-14, cô dâu (8) câu 15, chú rể (9) câu 16-17, cô dâu

c. Giả thuyết về chàng trai từ miền Bắc dựa vào (1) người yêu được gọi là người chăn đi theo đàn cừu (2) cuốn sách kết thúc (tại địa danh) ở phía bắc, không phải Giê-ru-sa-lem (3) các cung nữ bị chỉ trích, 6:8-9

d. Các bản chép tay tiếng Hy lạp Sinaiticus là bản thảo đầu tiên được biết đến có tiêu đề cho mỗi phần liên quan đến cô dâu và chú rể.

e. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào về thể loại kịch nghệ trong xứ Y-sơ-ra-ên hay vùng Cận Đông thời cổ đại.

5. Dụ ngôn - Giả thuyết này cố gắng kết hợp nghĩa đen và ý nghĩa ngụ ngôn. Nó nghiêm túc thừa nhận niềm vui trong tính dục con người và ngụ ý hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, giả thuyết nầy cho rằng mục đích theo hình bóng có liên hệ với dân Y-sơ-ra-ên (Gleason Archer, Encyclopedia of Biblne Difficulties, trang 261-263).

6. Nghĩa đen – Nhiều bài thơ tình yêu tiếp nối nhau; giả thuyết này công nhận những khía cạnh tính dục con người được Chúa ban cho. Nó công nhận giá trị cuốn sách trên danh nghĩa. Quan điểm này được một số tu sĩ Do Thái Giáo chấp nhận cùng với Theodore of Mosuestia là một trong những tư tưởng lớn của trường phái giải kinh Antiochan (theo K. Harrison, Introduction to the Old Testament, trang 1049-1058).

Page 167: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

134

C. Cuốn sách này không phải là văn chương khôn ngoan tiêu biểu, nhưng nó cũng có thể có chức năng dạy dỗ người trẻ. Có vẻ như nó có phương diện đạo đức liên quan đến chế độ một vợ một chồng, sự tinh sạch và vẻ đẹp trong tính dục của con người tại thời điểm thích hợp.

IV. QUYỀN TÁC GIẢ

A. Baba Bathra 15a cho biết Ê-xê-chia và người của ông đã viết cuốn sách. Hiển nhiên “viết” có nghĩa là thu thập hoặc biên tập chứ không phải là sáng tác, xem Châm-ngôn 25:1.

B. Truyền thống Do Thái đã luôn luôn khẳng định rằng Sa-lô-môn đã viết cuốn sách này:

1. tên của ông xuất hiện trong 1:1,5; 3:7,9,11; 8:11,12 2. chữ “nhà vua” xuất hiện trong 1:4,12; 7:5 3. Ngựa Ai Cập được đề cập trong 1:9 phù hợp với triều đại của Sa-lô-môn, xem I Các

Vua 10:28 4. Tác giả đề cập đến vị trí địa lý trong suốt xứ Pa-léc-tin, Syria và vùng đất bên kia

sông Giô-đanh thậm chí xuống đến Arabah. Điều này phản ánh các biên giới địa lý của vương quốc Sa-lô-môn.

5. Các tu sĩ Do-Thái-Giáo nói rằng khi vua Sa-lô-môn còn trẻ, ông đã viết các bài tình ca (Nhã Ca), khi trưởng thành ông viết tục ngữ (Châm ngôn) và lúc già ông viết về sự phù du của muôn vật (Truyền đạo).

C. Một số lý do khước từ quyền tác giả của Sa-lô-môn:

1. tiêu đề trong tiếng Hê-bơ-rơ, “Nhã Ca của Sa-lô-môn,” có thể có nghĩa là a. bởi Sa-lô-môn b. cho Sa-lô-môn (tức là dành riêng cho) c. về Sa-lô-môn d. trong thời của Sa-lô-môn e. theo cách của Sa-lô-môn

2. Chữ “nhà vua “ có thể là một thán từ chỉ sự trìu mến (giống các “wasfs” của Syria) 3. Cuốn sách kết thúc ở miền bắc Y-sơ-ra-ên (7:10-13), chứ không phải ở hậu cung tại

Giê-ru-sa-lem. 4. cuốn sách dường như để khẳng định sự tốt lành, trọn vẹn và niềm vui của quan hệ

tình dục một vợ một chồng (xem 2:16, 6:3; 7:10). Điều này không phù hợp với cuộc sống của Sa-lô-môn.

5. Sa-lô-môn có thể là hình tượng phản diện văn học trong Nhã Ca, giống như trong Truyền đạo 1-2 (theo E. J. Young, Introduction to the Old Testament, trang 268).

6. Bản Kinh Thánh The Jewish Study Bible nói “Bằng chứng nội tại cho thấy câu 1 là phụ và không trình bày hay thể hiện truyền thống cổ xưa về quyền tác giả” (trang 1566).

7. Bản Kinh Thánh NET cho biết “phần tựa đề dường như là một bổ sung về sau” (trang 1148).

D. Cũng có gợi ý rằng cuốn sách này là một tuyển tập các bài tình ca, bài thơ được đọc tại

các đám cưới. Chúng có những dạng thức tương tự trong các nước Cận Đông cổ đại khác.

Page 168: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

135

Có thể là Sa-lô-môn đã viết một số trong các bài ca, bài thơ này hoặc là chúng đã được viết cho những đám cưới của Sa-lô-môn. Tuy nhiên, vẫn có những người khác đã viết một số bài khác trong số đó. Theo ý nầy thì đây là trường hợp giống như 1. Đa-vít viết nhiều, nhưng không phải viết tất cả các Thi thiên. 2. Sa-lô-môn viết một số câu, nhưng không phải viết cả sách Châm Ngôn.

E. Quyền tác giả vẫn không biết rõ: 1. Nó có thể là Sa-lô-môn. 2. Một phần của nó có thể là của Sa-lô-môn. 3. Sa-lô-môn đã được sử dụng như một hình tượng phản diện văn học.

V. THỜI ĐIỂM

A. Giống như nhiều sách khôn ngoan của Cựu Ước có hai khía cạnh về thời điểm: 1. bối cảnh lịch sử nguyên thủy 2. thời điểm và hình thức của cuốn sách khi nó xuất hiện trong kinh văn

B. Bối cảnh lịch sử: 1. Trong thời của Sa-lô-môn:

a. quyền của nhà vua lấy nhiều vợ b. sự hiện diện của một hậu cung trong phần đồng ca c. kiến thức rộng về nhiều địa điểm địa lý khác biệt (cũng như động vật và thực vật) d. Giê-ru-sa-lem được đặt ngang hàng với Thiệt-sa, là thủ đô của Y-sơ-ra-ên trước

Sa-ma-ri (trong đời vua Ôm-ri) 6:4 2. hình thức cuối cùng của cuốn sách:

a. hình thức ngữ pháp tiểu từ liên kết giống cái chỉ xuất hiện sau nầy, xem 1:12; 2:7 b. cách dùng từ vay mượn từ tiếng A-ram và Hy Lạp

(1) thiên đàng (2) vườn cây (3) giường (4) ghế dài

C. Các học giả hiện đại không đồng ý: 1. E. J. Young - thời của Sa-lô-môn 2. W. F. Albright - thế kỷ thứ tư, thứ năm trước Chúa 3. R. K. Harrison - dạng thức cuối cùng xuất hiện ngay trước thời kỳ lưu đày

VI. CÁC ĐƠN VỊ VĂN HỌC

A. Có một số phương diện khó khăn đối với cuốn sách. Người ta tự hỏi liệu có một chủ đề, mục đích thống nhất hay chỉ là những bài thơ tình tiếp nối nhau.

B. Các câu sau đây thì khó giải thích theo cách hiểu có một chủ đề thống nhất:

1. 2:15 2. 5:7 3. 8:5b-e

Page 169: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

136

4. 8:8-9 C. Một cách để giải thích cuốn sách theo một chủ đề thống nhất là mặc nhiên công nhận

kịch bản với ba nhân vật và dàn đồng ca: 1. Vị Vua 2. một cô gái làng quê miền Bắc 3. một người yêu miền Bắc 4. các cung nữ là dàn đồng ca

D. Lưu ý cách các bản dịch TEV và NJB chia dàn ý quyển sách: TEV NJB

1:1 tiêu đề tiêu đề và đoạn mở đầu 1:2-2:7 bài hát đầu tiên bài thơ đầu tiên 2:8-3:5 bài hát thứ hai bài thơ thứ hai 3:6-5:1 bài hát thứ ba bài thơ thứ ba 5:2-6:3 bài hát thứ tư bài thơ thứ tư 6:4-8:4 bài hát thứ năm bài thơ thứ năm 8:5-14 bài hát thứ sáu 8:5-7 phần kết

8:8-12 hai đoạn thơ trào phúng 8:13,14 những phần bổ sung cuối

E. Cuốn sách này, giống như Ê-xơ-tê, không chứa bất kỳ danh xưng nào của Chúa (thậm chí

8:6 (chỉ) được dịch là “một ngọn lửa hừng hực” trong bản dịch JPSOA).

VII. CÁC LẼ THẬT CHÍNH YẾU

A. Đây là lời xác nhận rõ ràng về sự trong sạch và vẻ đẹp của tính dục con người, 8:6-7 (xem Chủ đề đặc biệt at 2:13). Dù cho đây là lời khẳng định hiển nhiên, nhưng bởi vì (1) tội lỗi tình dục của Đa-vít với hậu quả của nó và (2) sự thờ hình tượng của Sa-lô-môn trong tuổi già vì những người vợ nước ngoài của ông và tôn giáo ngoại bang nên sự trình bày này là cần thiết.

Vì có chủ thuyết nhị nguyên tôn giáo của Hy Lạp nên sự thật này chắc chắn là cần thiết cho ngày hôm nay. Việc thiêng liêng không do chủ thuyết khổ hạnh áp đặt! Thể xác không phải là ác trong bản chất.

B. Nhiều người đã xem cuốn sách này theo hình ảnh ngụ ngôn Cựu Ước, Chúa như là chồng

và Y-sơ-ra-ên là vợ. C. Sự khó khăn trong việc xác định thể loại và mục đích chính yếu khiến người đọc phải

thận trọng trước những giải thích giáo điều.

D. Quyển sách không có gợi ý nào về chủ đề tôn giáo hay quốc gia. Điều này là không bình thường đối với một cuốn sách thuộc kinh điển.

Page 170: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

137

NHÃ CA ĐOẠN 1

CÁC CÁCH CHIA KHỔ THƠ THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI* NASB NKJV NRSV TEV NJB

Đề tựa Đề tựa và Lời mở đầu

1:1 1:1 1:1 1:1 1:1

Cô dâu trẻ trung người Su-la-mít và những con gái của Giê-ru-sa-lem

Yến tiệc (1:2-2:7) (Su-la-mít)

Bài ca của cô gái Bài ca thứ nhất (Cô gái)

(Người yêu dấu)

1:2-4 1:2-4a 1:2-4 1:2-7 1:2-3

(Những con gái của Giê-ru-sa-lem) 1:4b

Bài thơ thứ nhất (1:4-2:7) 1:4

(Su-la-mít) 1:4c

(Những con gái của Giê-ru-sa-lem) 1:4d

(Su-la-mít) 1:4e-6

1:5-7 1:5-7 Đối thoại của những tình nhân (Người yêu dấu) 1:5-7

(Gởi Người yêu dấu của nàng) 1:7

Sa-lô-môn, tình nhân lên tiếng 1:8

(Người yêu dấu) 1:8-10

Bài ca của chàng trai (1:8-2:7) 1:8

(Chàng trai) 1:8 (Dàn đồng ca-Điệp khúc) 1:8

1:9-10 1:9-11 1:9-11 (Tình nhân) 1:9-11

1:11 (Những con gái của Giê-ru-sa-lem) 1:11

1:12-14 (Su-la-mít) 1:12-14 Cô gái 1:12-14 (Cô gái) 1:12-14 (Song ca) 1:12-14

1:15 (Người yêu dấu) 1:15

Trao nhau những lời khen ngợi 1:15-2:3

(Chàng trai) 1:15 1:15

1:16-17 (Su-la-mít) 1:16-2:1 (Cô gái) 1:16-2:1 1:16

1:17

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

* Mặc dù không được linh cảm, việc phân đoạn và câu là chìa khóa để hiểu và theo dõi ý tưởng nguyên thủy của tác giả. Mỗi bản dịch hiện đại đều có phần phân đoạn và tóm tắt đoạn. Mỗi đoạn có một chủ đề, một lẽ thật, một ý tưởng trọng tâm. Mỗi bản dịch có cách chia đoạn đặc biệt riêng của nó để cô đọng lại các chủ đề này. Khi đọc một bản văn, hãy tự hỏi chính mình bản dịch nào giúp bạn nắm được chủ đề qua lối chia đoạn và câu của nó. Ở mỗi đoạn, chúng ta phải đọc Kinh thánh trước và tìm cách xác định các chủ đề (phân đoạn) của nó, sau đó so sánh sự hiểu biết này với các bản dịch hiện đại. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được ý định của tác giả nguyên thủy bằng cách theo dõi lý luận và cách trình bày của họ, thì chúng ta mới thật sự hiểu được Kinh thánh. Chỉ có tác giả nguyên thủy được linh cảm- người đọc không có quyền thay đổi hay bổ sung vào sứ điệp. Tuy nhiên, những người đọc Kinh thánh có trách nhiệm áp dụng những lẽ thật được linh cảm này vào cuộc sống hằng ngày của họ. Lưu ý rằng tất cả các thuật ngữ và những chữ viết tắt đều được giải thích rõ ràng trong Phụ lục một, hai, và ba.

Page 171: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

138

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NHỮNG KIẾN GIẢI SÂU SẮC VỀ BỐI CẢNH

A. Chương này có một số mạng lệnh và những lời khích lệ: 1. “Hãy hôn em” câu 1, BDB 676, KB 730, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal, được sử

dụng theo nghĩa MỆNH LỆNH (JUSSIVE) 2. “Kéo em theo anh” câu 4, BDB 604, KB 645, dạng MỆNH LỆNH Qal 3. “Chúng ta hãy chạy với nhau” câu 4, BDB 930, KB 1207, dạng KHÍCH LỆ Qal 4. “Chúng tôi sẽ vui mừng” câu 4, BDB 162, KB 189, dạng KHÍCH LỆ Qal 5. “Hãy vui mừng,” câu 4 BDB 970, KB 1333, dạng KHÍCH LỆ Qal 6. “Chúng tôi sẽ ca tụng tình yêu của chàng” câu 4, BDB 269, KB 269, dạng KHÍCH

LỆ Hiphil 7. “Đừng nhìn em chằm chằm,” câu 6, BDB 906, KB 1157, dạng CHƯA HOÀN

THÀNH Qal, được sử dụng theo nghĩa MỆNH LỆNH (JUSSIVE) 8. “Nói cho em” câu 7, BDB 616, KB 665, dạng MỆNH LỆNH Hiphil 9. “Hãy đi” câu 8, BDB 422, KB 425, dạng MỆNH LỆNH Qal 10. “chăn thả” (cho ăn), câu 8, BDB 944, KB 1258, dạng MỆNH LỆNH Qal Có thêm một số (chữ, cụm từ khác) đặc biệt là ở chương 2, 4, và 7.

B. Nhiều từ trong bài thơ này mang ý nghĩa mà có thể được hiểu theo nghĩa khác (nghĩa đôi) chỉ ân ái: 1. dầu, câu 3 2. buồng của chàng, câu 4 3. vườn nho của em, câu 6 4. nằm xuống vào buổi trưa, câu 7 5. mạng che mặt, câu 7 6. bàn, giường, câu 12 7. cam tùng, câu 12 8. một dược, câu 13

Page 172: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

139

9. “Nằm cả đêm giữa ngực em,” câu 13 10. “Hoa phụng tiên trong những vườn nho của Ên-Ghê-đi”, câu 14 11. “giường thì xinh tốt”, câu 16

Tình yêu thể xác là một món quà từ Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:27-28). Gia đình và con cái là ý định của Ngài (xem Sáng-thế Ký 1:28). Tình dục trong tình yêu là món quà của Đức Chúa Trời để được yêu chuộng và tôn trọng (một chồng, một vợ trọn đời). Hãy vui mừng với người vợ trong buổi thanh xuân của ngươi (xem Truyền-đạo 9:7-9). Tình yêu thì mạnh mẽ và có giá trị (xem 8:6-7)! NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

1:1 “Nhã ca trong các bài ca” Đây là dạng so sánh tuyệt đối trong tiếng Hê-bơ-rơ (BDB 1010). Nó có thể được dịch là “những bài hát hay nhất” (xem Xuất Ê-díp-tô Ký 29:37; Phục truyền Luật lệ Ký 10:17; và Đa-ni-ên 2:37 về những ví dụ khác). Nó thường được gọi là những bài tình ca (xem Ê-sai 5:1; Ê-xê-chi-ên 33:32). “mà” Dạng thức Hê-bơ-rơ này (BDB 81) có thể có nghĩa là “cho” “vì” hoặc “liên hệ với”. Những nhà ngôn ngữ học tiếng Hê-bơ-rơ lưu ý rằng hình thức của câu 1 là khác với dạng tiểu từ (liên kết) Hê-bơ-rơ của cùng chữ được dùng trong phần còn lại của cuốn sách. Điều này đã khiến nhiều người tin rằng câu 1 được một người biên tập bổ sung sau nầy. “của Sa-lô-môn” Việc đưa tên của vua Sa-lô-môn nhiều lần vào trong bản văn (tức là 1:1,5; 3:7,9,11; 8:11,12) dẫn đến kết luận rằng bài hát này được viết về vua Sa-lô-môn, cho vua Sa-lô-môn, hoặc bởi chính Sa-lô-môn. Không biết rõ trường hợp nào là chính xác. Xem Phần Giới thiệu, mục Quyền Tác Giả.

1:2 Một đặc tính thông dụng của ngôn ngữ tiếng Hê-bơ-rơ gây bất ngờ và làm bối rối độc giả hiện đại là việc chuyển đổi liên tục giữa NGÔI THỨ HAI và NGÔI THỨ BA. Câu này minh họa rõ tính cách phổ biến này:

BẢN NASB 1:2-4 2 Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người. Vì ái tình chàng ngon hơn rượu. 3 Dầu chàng có mùi thơm tho; Danh chàng thơm như dầu đổ ra; Bởi cớ ấy các gái đồng trinh yêu mến chàng. 4 Hãy kéo tôi; chúng tôi sẽ chạy theo chàng. --- Vua đã dẫn tôi vào phòng Ngài. --- Chúng tôi sẽ vui mừng và khoái lạc nơi chàng; Chúng tôi sẽ nói đến ái tình chàng hơn rượu. Các gái đồng trinh yêu mến chàng cách chánh trực.

BẢN NASB 1:1 1 Nhã ca trong các bài ca, mà Sa-lô-môn đã làm.

Page 173: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

140

1. dòng 1 là NGÔI THỨ BA (chàng có thể hôn em) 2. dòng 2 là NGÔI THỨ HAI (tình yêu của chàng ngon hơn rượu)

Là người hiện đại, chúng ta (ngay cả các học giả Do Thái) không biết những hàm ý (đôi khi chỉ là hiểu biết cách vô thức) cũng như điểm đặc trưng của bản văn tiếng Hê-bơ-rơ cổ (tức là trước khi có nguyên âm, trước thời tiếng A-ram). “hôn” Trong các nền văn hóa Cận Đông hôn được thực hiện ở chỗ riêng tư (câu 4). Xem phần Kiến giải về Bối cảnh, mục A. Chú ý sự lặp lại của từ để nhấn mạnh. “tình yêu” Có nhiều từ ngữ khác nhau cho chữ “tình yêu” trong tiếng Hê-bơ-rơ. Chúng đều được sử dụng trong cuốn sách này. Chữ đặc biệt này (BDB 187) xuất phát cùng một gốc như tên riêng “Đa-vít” (BDB 187). Thuật ngữ này ám chỉ rõ ràng đến một người yêu và việc ân ái. Nó được lặp đi lặp lại trong cuốn sách (xem 1:2,4; 4:10; 5:1; 7:13). “hơn cả rượu” Điều này có thể nói đến (1) việc uống rượu hằng ngày (2) uống rượu trong dịp lễ hội. Cũng cụm từ này được lặp lại trong các câu 4 và 10. Đối với khái niệm về việc dùng đồ uống có cồn, xem chủ đề đặc biệt trong Truyền-đạo 2:3. 1:3 “dầu” Ý nghĩa cơ bản của thuật ngữ này (BDB 1032) là “chất béo” hay “giàu có” (ví dụ đất, xem 5:1). Nó đề cập đến dầu ô liu là một loại thực phẩm hàng ngày và khi được xức trên mặt là một dấu hiệu của sự thịnh vượng và cho lễ hội (xem Ê-sai 25:6). Ở đây nó được dùng để chỉ dầu có mùi thơm (xem 4:10;Thi thiên 27:9; Truyền-đạo 7:1; 10:1; A-mốt 6:6). “tên của chàng” Chữ này (BDB 1027) đề cập đến nhân vật. Chỉ cần nghĩ đến người này cũng đem đến mùi hương của nước hoa. Một cái tên được dùng như là mùi hương ngọt ngào cũng được tìm thấy trong Truyền-đạo 7:1.

Có một sự chơi chữ rõ ràng giữa “dầu” (BDB 1032) và “tên” (BDB 1027). Điều này là thông thường trong văn xuôi tiếng Hê-bơ-rơ và đặc biệt là trong thơ ca tiếng Hê-bơ-rơ. NASB “dầu tinh chế” NKJV “dầu đổ ra” NRSV “nước hoa đổ ra” NJB “dầu đổ ra”

Ý nghĩa cơ bản của động từ này (BDB 937, KB 1227, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Hophal) là làm trống rỗng một cái gì đó. Bản Kinh Thánh NASB (ở bên lề) định nghĩa nó là “được làm rỗng (đổ từ bình này sang bình khác)”. Vẫn còn câu hỏi: ĐỘNG TỪ này hàm ý gì:

1. một thủ tục thanh tẩy 2. danh tiếng lan truyền rộng rãi (trong vòng hậu cung)

Xét về ngữ cảnh thì lựa chọn số 2 là phù hợp nhất. “thiếu nữ” Đây là chữ almah trong tiếng Hê-bơ-rơ (BDB 761, xem Ê-sai 7:14). Chữ Hê-bơ-rơ này chỉ về một người phụ nữ còn trẻ ở tuổi sinh sản, đã kết hôn hoặc chưa kết hôn. Không có gì chắc chắn trong việc nhận dạng chính xác những phụ nữ trẻ này (xem chú thích ở câu 1:5). Dường như có hai khả năng chính: (1) hậu cung của Sa-lô-môn hoặc (2) những người phụ nữ Giê-ru-sa-lem hoặc hoàng cung Sa-lô-môn (câu 5; 2:7; 3:5,10; 5:8,16; 8:4).

Page 174: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

141

“tình yêu” Đây là thuật ngữ chung cho tình yêu (BDB 12) trong tiếng Hê-bơ-rơ. Nhưng chỉ trong Nhã Ca mới có cách dùng từ này hầu hết nhằm chỉ tình cảm của người con gái dành cho người yêu của mình. Cựu Ước đã được viết trong một xã hội mà tâm điểm là nam giới. Những cảm xúc hoặc ưu tư của người phụ nữ thường không được ghi lại. Cuốn sách này không chỉ công nhận vẻ đẹp và trọn vẹn của tình yêu thể xác, nhưng còn tình yêu hỗ tương nữa! 1:4 Câu này có vài mệnh lệnh. Xem Kiến Giải theo Bối Cảnh, mục A. “vua đã đem em vào buồng của ngài” Nghĩa đen là “phòng ngủ” (BDB 293, xem 3:4; Truyền-đạo 10:20; Giô-ên 2:16). Chổ này nói đến hậu cung của Sa-lô-môn (xem 6:9). Một số nhà giải kinh (và tôi là một trong số họ) nhận thấy Nhã-ca có liên quan đến những bài tình ca Syria (tức là, wasfs), lưu ý trong những bài thơ tình này thì chú rể và cô dâu được gọi là “vua” và “hoàng hậu”.

“chúng tôi...họ” Rất khó khăn để nhận dạng nhóm người này. Có thể nó là một ban đồng ca (NJB), cũng có thể là các thiếu nữ trong câu 3, những người này có thể được nhận dạng là những con gái của Giê-ru-sa-lem (NKJV). “vui mừng (khoái lạc)” Thuật ngữ này (BDB 162, KB 189, dạng KHÍCH LỆ Qal) rất thông dụng trong Thi thiên, nhưng trong sách Nhã-ca nó chỉ được dùng tại chổ này. Chữ này thường có ý nói Y-sơ-ra-ên vui mừng về Đức Chúa Trời và sự thành tín trong giao ước của Ngài. Vì vậy, nó là lời quả quyết mạnh mẽ! Ở đây nó ám chỉ khía cạnh tình dục trong tình yêu (xem Thi thiên 45:13-15). Robert Gordis, trong quyển The Song of Songs and Lamentations, cho rằng 3:6-11 là một bài hát đám cưới tương tự như Thi thiên 45. “ca tụng” Thuật ngữ này (BDB 269, KB 269, dạng KHÍCH LỆ Hiphil) về cơ bản có nghĩa “nhớ nhung,” nhưng trong một vài bản văn nào đó, nó có khái niệm “nói ra lời khen ngợi”. Ở đây nó có hàm ý khen (xem Thi thiên 45:17). Dường như tác giả của Nhã Ca có biết Thi thiên 45, trong đó có nói đến đám cưới của vị vua Y-sơ-ra-ên.

BẢN NASB 1:5-7 5 Hỡi các con gái Giê-ru-sa-lem, tôi đen, song xinh đẹp, Như các trại Kê-đa, như màn cháng của Sa-lô-môn. 6 Chớ dòm xem tôi, bởi vì tôi đen, Mặt trời đã giọi nám tôi. Các con trai của mẹ tôi giận tôi, Đã đặt tôi coi giữ vườn nho; Còn vườn nho riêng của tôi, tôi không coi giữ. 7 Hỡi người mà lòng tôi yêu mến, hãy tỏ cho tôi biết

BẢN NASB 1:4b 4b Chúng tôi sẽ vui mừng và khoái lạc nơi chàng; Chúng tôi sẽ nói đến ái tình chàng hơn rượu. Các gái đồng trinh yêu mến chàng cách chánh trực.

Page 175: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

142

1:5-6 Thật khó để theo dõi ai là người nói và họ đang nói đến ai. Phần chuyển ý không được ghi chú (trên phương diện bản văn) rõ ràng. Trong các câu 5-6, dường như người phụ nữ miền Bắc nói rõ ra những quan tâm (để ý) của các cung nữ tại Giê-ru-sa-lem hay những người phụ nữ trong hoàng cung. “Tôi đen” Câu 6 mô tả đây là da rám nắng (“đen”, BDB 1007) mà cô chịu đựng từ mặt trời trong khi chăm sóc vườn nho và đàn gia súc của gia đình. Theo thói quen các cung nữ cố gắng để càng trắng càng tốt. “con gái của Giê-ru-sa-lem” Nhận dạng được nhóm người này là ai rất quan trọng, nhưng lại khó khăn. Dưới đây là một số những giả thuyết giải thích:

1. Các cung nữ của Sa-lô-môn 2. những cô gái thành phố (so sánh với những cô gái miền quê) 3. bạn bè của cô gái 4. một hình ảnh trong tâm trí 5. cách thức văn học chuyển đổi từng cảnh (trong vở kịch) 6. một loại tường thuật (đồng ca) 7. những phụ nữ trong triều đình (là vợ của các nhà lãnh đạo hoặc người hầu của hoàng gia)

Những người này là hình tượng văn học đối lập để giúp cô gái tra xét và bày tỏ suy nghĩ cùng với cảm xúc của mình. “Kê-đa” Các bộ tộc Kê-đa (BDB 871, nghĩa là “ngăm đen” hay “nhuộm đen”) có liên hệ với các bộ tộc Ích-ma-ên, có nghĩa họ là người Ả Rập (xem Sáng-thế Ký 25:12-18, I Sử ký 1:29; Ê-sai 42: 1, 60:7, Giê-rê-mi 49:29-32). Những người du mục trên sa mạc được biết đến bởi lều đen được dệt từ lông dê. “Lều” (BDB 13) được làm từ da dê, trong khi các “màn cửa” (BDB 438) được dệt từ lông dê. “giống như màn cửa của Sa-lô-môn” Câu này rõ ràng song đối với “trại Kê-đa.” Có câu hỏi: ở đây nó muốn nói đến loại màn nào ?

1. (Cái màn của) cung điện của Sa-lô-môn (TEV) 2. (của) cái lều du ngoạn của Sa-lô-môn (NJB) 3. (của) đền thờ tại Giê-ru-sa-lem

Không có đủ thông tin từ bản văn để đưa ra xác định. Như vậy, có thể là màu sắc không phải là cặp song đối, nhưng là cặp tính từ “đen...đẹp”, mà theo đó “màn cửa của Sa-lô-môn” không phải là đen tối, nhưng đẹp (xem bản TEV).

Cần lưu ý bản Kinh Thánh NJB dùng chữ “Salmah,” bản Kinh Thánh NAB dùng chữ “Salma,” và bản Kinh Thánh REB dùng chữ “Shalmah”. Chữ này xuất phát từ một bộ tộc (giả định) trong khu vực của Ê-đôm, có thể gần Kê-đa. Tuy nhiên, không có hỗ trợ từ bản văn hay từ các bản dịch cổ cho sự thay đổi này. 1:6

Chàng chăn bầy ở đâu, Ban trưa cho nó nằm nghỉ tại nơi nào; Vì cớ sao tôi phải như một người nữ che mặt. Ở bên bầy của các bạn chàng?

Page 176: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

143

NASB, NAB, JPSOA, NIV “đừng nhìn em chằm chằm”

NKJV “đừng nhìn đến em” NRSV “đừng nhìn em chằm chằm” TEV, REB “đừng nhìn xuống em” NJB “đừng để ý”

Câu này có thể được hiểu theo một trong hai cách: 1. Làn da sậm màu mà các con gái của Giê-ru-sa-lem xem thấy, phơi bày gốc gác nghèo

nàn, quê mùa của cô gái, không có làn da sáng (TEV, NIDOTTE, quyển 3, trang 1009). 2. Làn da sậm và vẻ đẹp của cô làm cho họ nhìn chằm chằm vào cô trong nỗi sợ hãi và ghen

ghét.

“Các con trai của mẹ tôi tức giận với tôi” ĐỘNG TỪ này có thể đến từ một trong hai từ gốc có nghĩa là “cháy bùng lên” (“với sự tức giận”):

BDB 354, dạng HOÀN THÀNH Niphal, xem Ê-sai 41:11, 45:24 ,חרר .1 BDB 359, dạng HOÀN THÀNH Niphal, xem Thi thiên 69:4; Ê-xê-chi-ên 15:4,5 ,חרה .2

Số 1 có thể là từ gốc chính xác. Điều thú vị là từ gốc theo nghĩa đen có nghĩa là “khịt mũi” và được khai triển theo cách ẩn dụ để biểu thị sự tức giận.

Việc giải thích của câu này là chính yếu cho việc hiểu về cuốn sách (xem 6:9). Giống như trong tất cả các đoạn khác, có một số giả thuyết:

1. các anh em ghen tị về sự ái mộ của nhà vua 2. điều này phản ánh sự căm ghét trong gia đình về sự trinh khiết của cô gái trẻ (dòng 5) 3. cô gái trẻ không dành đủ thời gian cho bản thân (TEV) 4. cô ấy đã trao trái tim cho người khác (là một người yêu miền Bắc)

1:7 “người mà lòng tôi yêu mến” Câu này ám chỉ đến ai? Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người có bao nhiêu nhân vật tham gia trong vở nhạc kịch bằng thơ này. Có hai giả thuyết là: (1) quê của người bạn trai chăn cừu của cô gái từ miền Bắc hoặc (2) chình Sa-lô-môn đến từ Giê-ru-sa-lem (nghĩa là người chăn của Y-sơ-ra-ên). “ban trưa chàng cho nó nằm nghỉ nơi nào” Cụm từ này có thể ám chỉ đến:

1. Lều du ngoạn của Sa-lô-môn, trong đó: a. “lều” câu 6 b. “bạn đồng hành” câu 7, dòng 5 và 8:13

2. một người chăn cừu địa phương mà cô yêu Có hình tượng tình dục kèm theo cụm từ “nằm xuống” ngụ ý: “Em muốn nằm xuống với

anh.” Thơ chứa đựng những nghĩa rộng và nghĩa tiềm ẩn (ngụ ý) qua việc chọn từ ngữ và các ý nghĩa khác nhau của những từ ngữ đó.

“mạng che mặt” “Mạng che mặt” (BDB 741, “bọc lấy mình”) được tìm thấy trong các bản MT, bản Bảy mươi, và NRSV. Các bản cổ văn khác dùng chữ “wanders (đi lang thang)” (BDB 380 hoặc 1073, xem bản Peshitta, Vulgate, và RSV). Điều này đề cập đến (1) sự khiêm tốn của nàng (nghĩa là dùng khăn che mặt), (2) các ước muốn trước hôn nhân của cô, hoặc (3) yêu cầu của cô với người yêu mình không giao du với gái mại dâm khi du ngoạn (xem Sáng-thế Ký 38:14-19).

Page 177: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

144

1:8 “Nếu ngươi không biết” Chổ này có vẻ châm biếm đùa cợt. Nó nói đến ban đồng ca (NJB) hoặc chú rể (NKJV) nói với cô dâu. Ở những chổ khác cũng như phân đoạn này đều dùng chủ đề về người mục tử. Điều này nói đến bạn trai miền Bắc hoặc là ám chỉ đến vua Sa-lô-môn. Việc đáp lại này nhằm trả lời câu hỏi của cô gái trong câu 7.

Câu này có ba MỆNH LỆNH. Xem Kiến Giải theo Bối Cảnh, mục A. “đẹp hơn hết trong các người nữ” Lời xác nhận của tình yêu này được lặp lại trong 5:9, 6:1. Vẻ đẹp tùy theo mắt của người nhìn. Nàng gọi chàng là “Hỡi người mà lòng em yêu mến” trong câu 7 và chàng đáp lại! “đi theo dấu của bầy” Cụm từ này được giải thích theo những cách hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào ai là người được nhắc đến trong câu 8. “lều” Chữ này (BDB 1015) trong tiếng Hê-bơ-rơ khác với chữ “lều” (BDB 438) có nghĩa “màn cửa” hay “thảm trang trí” trong câu 5. Chữ này chỉ về một nơi ở tạm thời (nhà tạm trong vùng hoang dã, xem Xuất Ê-díp-tô Ký 25:9).

Câu 5 có thể nói đến lều du ngoạn của Sa-lô-môn (rộng lớn và lộng lẫy), còn ở đây là một căn lều của người chăn cừu địa phương. Tất cả đều tùy thuộc vào điều này, là có bao nhiêu người yêu được mô tả trong cuốn sách (1. là nhà vua hoặc 2. là nhà vua và một người bạn trai chăn cừu địa phương).

1:9 “bạn tình” Chữ này xuất phát từ cụm từ tiếng Hê-bơ-rơ “chăn (gia súc)” (BDB 944, xem câu 15) và có nghĩa là bạn bè hay đồng hành (BDB 946). “như” ĐỘNG TỪ này là tiếng A-ram (BDB 197, KB 225) có từ gốc dạng Piel, để chỉ sự so sánh. Nó được sử dụng nhiều lần theo nghĩa này trong Nhã-ca (xem 1:9; 2:9,17; 7:7, 8:14). “ngựa cái của xe của Pha-ra-ôn” Sa-lô-môn là người đầu tiên nhập khẩu ngựa Ả Rập từ Ai Cập (xem I Các vua 10:28; II Sử ký 1:16,17; 9:28) cho mục đích quân sự. Hình ảnh ẩn dụ này nói đến vẻ đẹp của những con ngựa trong cung dùng để trang hoàng (có thể được thêu trên chiếc lều của hoàng gia) hoặc sự chuyển động duyên dáng và vẻ đẹp của con ngựa thật. Những con ngựa này là những con vật quý! “với đồ trang sức” Thuật ngữ này (BDB 1064) có thể ám chỉ:

1. một loại kiểu tóc hoặc bím tóc (TEV)

BẢN NASB 1:9-10 9 Hỡi bạn tình ta, ta sánh mình như ngựa cái của xe Pha-ra-ôn. 10 Đôi má mình đẹp với đồ trang sức; Cổ mình xinh với hột trân châu.

BẢN NASB 1:8 8 Hỡi người đẹp hơn hết trong các người nữ, Nếu ngươi chẳng biết, hãy ra theo dấu của bầy, Và chăn các dê con mình gần bên trại kẻ chăn chiên.

Page 178: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

145

2. một dây chuyền vòng cổ bằng kim loại quý (xem câu 11) Nghĩa cơ bản của từ gốc trong tiếng Akkadian dường như có nghĩa là “vây quanh” hoặc “đi quanh một lần nữa” (KB 1708). Cái được nhắc đến có thể là đồ trang trí cho con ngựa trong câu 9 hoặc vòng cổ của người phụ nữ trong câu 10, dòng 2. Nếu dòng thứ hai của câu 10 thuộc hình thức song đối và đồng nghĩa thì “đồ trang sức” có ý nói một “chuỗi hạt” (BDB 354, thuật ngữ này chỉ xuất hiện ở đây trong Cựu Ước và một từ gốc tương tự có nghĩa là “chuỗi hạt” hoặc “chuỗi vỏ sò” hoặc “chuỗi ngọc trai”) hoặc theo bản Kinh Thánh NKJV, “dây chuyền vàng” (song đối với câu 11, dòng 1).

Cả hai từ này hiếm thấy và gây tranh luận. Sự mơ hồ này là đặc trưng của thơ ca!

1:11 Một lần nữa vấn đề là nhận dạng người nói (ở câu này). Nên chú ý cách dùng số nhiều “chúng tôi.” Bản Kinh Thánh NKJV xác định người nói là “những con gái Giê-ru-sa-lem.” Bản Kinh Thánh NASB để câu 11 thành một đoạn riêng biệt, có ý nói có thể có sự thay đổi của người nói. Tuy nhiên, dàn ý của nó làm cho các câu 8-17 là của Sa-lô-môn. Bản Kinh Thánh TEV và NJB xem nó như là một lời nói tiếp tục của người nam.

1:12 “Trong khi nhà vua ngự vào bàn ăn” Một lần nữa, việc giải thích tùy thuộc vào điều “ai là vị vua?”

Bản Kinh Thánh NASB và NKJV dịch chữ này (BDB) là “bàn”, cũng có thể có nghĩa là “đi văng, giường nằm” (xem các bản Kinh Thánh NRSV, JPSOA, TEV, REB) hoặc “căn phòng” (bản Kinh Thánh NJB). Ý nghĩa cơ bản của nó là “được bao quanh”.

Nó có thể là cái lều và giường lộng lẫy của Sa-lô-môn hoặc miếng đệm giường đơn sơ của người chăn chiên được diễn tả cách cường điệu. NASB, TEV “nước hoa” NKJV “mùi cam tùng” NRSV, NJB “cam tùng”

Đây (BDB 669) là một loại dầu được chiết xuất từ một loại cây có mùi thơm dịu ở vùng núi Himalaya của Ấn Độ (có từ gốc là tiếng Phạn). Nó được dùng như một hương thơm kích thích tình dục trong vùng Cận Đông cổ đại. 1:13 Câu này nói về phương pháp xông hương cổ xưa. Theo cách biểu tượng, nó ám chỉ đến một người mơ tưởng, suy nghĩ đến người yêu suốt cả đêm!

BẢN NASB 1:12-14 12 Trong khi vua ngự bàn ăn, Cam tòng hương tôi xông mùi thơm nó ra. 13 Lương nhân tôi giống như bó hoa một dược cho tôi. Nằm ở giữa nương long tôi. 14 Lương nhân tôi giống như một chùm hoa phụng tiên cho tôi Trong vườn nho Ên-Ghê-đi.

BẢN NASB 1:11 11 Chúng tôi sẽ làm cho mình chuyền vàng có vảy bạc.

Page 179: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

146

“một dược” Chất này (BDB 600) là một loại nhựa cây ở vùng A-rập và bờ biển đông bắc Châu Phi. Nó có vị đắng, nhưng có mùi thơm ngọt và lâu dài. Trong Thi thiên 45:8 nó cũng được liên kết với đám cưới (tức là tình yêu thể chất). Ẩn ý của nó là chỉ tình yêu gợi dục (xem 1:13; 3:6; 4:6,14; 5:5,13; Châm-ngôn 7:17). “vú” Từ ngữ này (BDB 994) được sử dụng nhiều lần trong cuốn sách (1:13; 4:5; 7:3,7-8, 8:8,10). Cũng cụm từ này “giữa ngực” được Ô-sê sử dụng để chỉ việc thờ lạy thần sinh sản ngoại giáo (xem Ô-sê 2:2). 1:14 “một cụm hoa phụng tiên” Đây là những hoa thơm nhỏ màu trắng (BDB 499) thuộc một loại bụi cây sinh trưởng mạnh mẽ trong vùng Trung Đông. Ngày nay phụ nử Ả Rập vẫn dùng nó để tô lên (nhuộm) các bộ phận của cơ thể của họ ra màu cam hoặc vàng. “Ên-Ghê-đi” Đây là (BDB 745) là một ốc đảo nổi tiếng ở giữa đường đi xuống bên bờ tây của Biển Chết và được biết đến nhờ vẻ đẹp và màu mỡ của nó. Nó được nhắc lại nhiều lần trong Cựu Ước.

1:15 “Nàng đẹp làm sao” Cụm từ này được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh. Từ ngữ này (BDB 421) được sử dụng thường xuyên:

1. trong cụm từ “đẹp nhất trong những người nữ,” 1:8; 5:9, 6:1 2. trong cụm từ, “nàng đẹp làm sao,” 1:15(hai lần); 4:1(hai lần),7; 6:4 3. trong cụm từ “người đẹp,” 2:10,13 4. trong từ, “đẹp trai”, 1:16 (chỉ được sử dụng ở đây trong Cựu Ước để mô tả người đàn

ông) 5. trong 6:10 nó mô tả mặt trăng

“Đôi mắt em như bồ câu” Ở đây có thể ám chỉ đến (1) lòng trung thành của người bạn đời; (2) dịu dàng; (3) bài hát ngọt ngào du dương; (4) biểu tượng của tình yêu, hòa bình hay ngây thơ hoặc (5) màu. Cụm từ này được sử dụng một lần nữa trong 4:1 và 5:12. Nó được người phụ nữ lặp lại trong câu 16. “Chim bồ câu” (BDB 401 I) được dùng để so sánh nhiều lần (xem 1:15; 2:14; 4:1, 5:2,12; 6:9).

1:16-17 Hai câu này nói về (1) Cái lều du ngoạn của hoàng gia thì cao sang hoặc (2) cuộc hẹn bí mật trong rừng của những người yêu nhau.

BẢN NASB 1:16-17 16 Hỡi lương nhân tôi, chàng là xinh tốt; Thật, hợp ý thay! Lại giường của chúng ta xanh xanh. 17 Rường nhà chúng ta bằng gỗ hương nam; Ván lá mái chúng ta bằng cây tòng.

BẢN NASB 1:15 15 Hỡi bạn tình ta, mình thanh lịch thay, mình thanh lịch thay! Con mắt mình như mắt của bồ câu

Page 180: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

147

“ghế dài” Chữ này khác (BDB 793) với chữ “bàn” hoặc “đi văng” trong câu 12 (BDB 687). 1:17 Quyển “Helps for Translators, Fauna and Flora of the Bible” của UBS cho biết, “Trong tất cả các bản dịch cổ xưa và hiện đại đều mập mờ về đặc điểm để nhận diện của chữ “xanh xanh” trong Kinh Thánh” (trang 116). CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Tại sao có rất nhiều cách giải thích cuốn sách này trong Kinh Thánh? 2. Có bao nhiêu người hoặc nhóm người được nhắc đến trong những đoạn nhạc thơ? 3. Cho biết những giả thuyết có thể có của câu 6 và lý do tại sao câu này rất là quan trọng?

Page 181: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

148

NHÃ CA ĐOẠN 2

CÁC CÁCH CHIA KHỔ THƠ THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI

NASB NKJV NRSV TEV NJB

Lời khen ngợi cô dâu

Yến tiệc (1:2-2:7) Bài ca thứ nhất (1:2-2:7)

Bài thơ thứ nhất (1:4-2:7)

Bài ca của chàng trai (1:9-2:7)

Đối thoại của những tình nhân (1:5-2:7)

(Su-la-mít) (1:16-2:1) (Song ca) (1:12-2:7)

2:1 2:1 2:1

2:2 (Người yêu dấu) 2:2 2:2 (Chàng trai) 2:2 2:2

2:3-6 (Su-la-mít) 2:3 2:3-7 (Cô gái) 2:3-7 2:3-5

(Su-la-mít nói với những con gái của Giê-ru-sa-lem) 2:4-5

2:6-7 2:6

2:7 2:7

Khẩn nài của Người yêu dấu (2:8-17)

Tình nhân ghé thăm trong mùa xuân 2:8-15

Bài ca thứ hai (2:8-3:5)

Bài thơ thứ hai (2:8-3:5)

2:8-9 (Su-la-mít) 2:8-9 (Cô gái) 2:8-10a (Người yêu dấu) 2:8-9a

2:9b-c

2:10-13 2:10-13 (Chàng trai) 2:10b-14 2:10-11

2:12-13

2:14 2:14 2:14-15

2:15 (Các anh em của cô gái) 2:15 2:15

2:16-17 (Su-la-mít) 2:16 2:16-17 (Cô gái) (2:16-3:5) 2:16

2:16-3:4

(Người yêu dấu của nàng) 2:17

2:17

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

Page 182: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

149

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

2:1-2 Không có động từ trong các câu 1-2, tất cả là danh từ trong những câu này.

Những câu này (cùng với câu 4) thường được sử dụng như là ẩn dụ chỉ Đấng Mết-si-a. Dầu vậy, quan điểm này giả định rằng Nhã Ca là một câu chuyện ngụ ngôn (xem phần Giới thiệu). Không có chổ nào về ngữ pháp hay từ vựng có thể khiến cho một người nghĩ rằng cuốn sách này là chỉ về tình yêu của Đức Chúa Trời đối với Y-sơ-ra-ên hay là Hội thánh! Hãy thận trọng trước các giả định hoặc các cách giải nghĩa truyền thống không có bám chặt theo ý định của tác giả. 2:1 “hoa tường vi” Chữ này (BDB 287) có thể có nghĩa là “nghệ tây”. Nó dùng để chỉ một bông hoa dại thông thường (xem Ê-sai 35:1, xem quyển Helps for Translators, Fauna and Flora of the Bible các trang 150-151). “Sa-rôn” Chữ này chỉ vùng đồng bằng ven biển (rộng khoảng mười dặm) dọc theo Địa Trung Hải ở phía bắc xứ Pa-léc-tin. Nó được biết đến nhờ những cây cối tươi tốt của nó (xem Ê-sai 35:2) và cũng là một vùng đất chăn nuôi nổi tiếng (xem I Sử ký 5:16; 27:29; Ê-sai 65:10). “hoa huệ” Từ ngữ này (BDB 1004) được sử dụng nhiều lần trong cuốn sách:

1. 2:1,2; 7:3 - một bông hoa diễn tả cô dâu 2. 2:16 - một bông hoa mô tả chú rể 3. 4:5; 6:3, Ô-sê 14.5 - những bông hoa của cánh đồng 4. 6:4 - sự ám chỉ đến sinh hoạt tình dục (ví dụ, khu vườn, giường) 5. Trong I Các vua 7:19,22,26 - nó chỉ về đầu cột được chạm khắc trong đền thờ của Sa-lô-

môn 6. Trong II Sử ký 4:5 - nó chỉ về vành của chậu rửa trong đền thờ Sa-lô-môn 7. Trong Thi thiên 45, 60, 69, 80 - nó liên quan đến một thuật ngữ giai điệu âm nhạc của vài

loại nhạc cụ. Theo bối cảnh này, cô gái tự mô tả mình là xinh đẹp và thơm ngát, nhưng không phải là nổi

bật mà chỉ là một trong nhiều người (đẹp). Có thể đây là một cách khác (như 1:5-7) để tự mô tả mình là một cô gái vùng quê (xem quyển Handbook for Translators, của UBS, trang 52).

BẢN NASB 2:2 2 Bạn tình ta ở giữa đám con gái Như bông huệ ở giữa gai gốc.

BẢN NASB 2:1 1 Ta là hoa tường vi của Sa-rôn, bông huệ của trũng.

Page 183: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

150

2:2 Chàng trai nói với cô gái rằng cô ấy (đẹp) hơn nhiều so với bông hoa hoang dã thông thường (là những thiếu nữ khác). NASB, TEV,

JPSOA, NIV “người yêu của tôi” NKJV, NRSV “tình yêu của tôi” NJB “người tôi yêu mến”

Chữ Hê-bơ-rơ này (BDB 946) có nghĩa là “bạn đồng hành” hoặc “bạn hữu, hội viên”. Nó thường được dùng để mô tả các thiếu nữ (xem 1:9,15; 2:2,10,13; 4:1,7; 6:4) và có một lần dùng để mô tả người đàn ông (xem 5:2). Chữ này rõ ràng là một thán từ chỉ sự trìu mến. NASB, NRSV “những thiếu nữ” NKJV “những đứa con gái” TEV “phụ nữ” NJB “những cô gái”

Vẫn còn câu hỏi: ông nói đến nhóm phụ nữ nào (BDB 123 I): 1. hậu cung ở Giê-ru-sa-lem 2. ban đồng ca 3. những cô gái ở miền Bắc (xem Sáng-thế Ký 24:13, 30:13) 4. phụ nữ trong triều đình Càng cố gắng đọc (và xem) chổ này như một bản văn thống nhất thì tôi càng nhiệt tình hơn

cho (những điều sau): 1. nó là một bộ sưu tập các bài tình ca rời rạc (xem quyển Dictionary of Biblical Imagery,

trang 806) 2. một người yêu miền Bắc tranh giành cô gái trẻ miền Bắc Y-sơ-ra-ên

2:3 “quả táo” Táo hoang không phát triển tốt ở xứ Pa-léc-tin, do đó nhiều người cho rằng đây là quả mơ (ghi chú bên lề của bản NASB tại Giô-ên 2:12) hoặc quả của cây thuộc họ cam quýt (xem quyển Emphasized Bible của Rotherhams, trang 643). Chữ này dường như có nghĩa là “quả táo” (BDB 656, xem Châm-ngôn 25:11). Việc xác định loại trái cây này không ảnh hưởng đến sự

BẢN NASB 2:3-6 3 Lương nhân tôi ở giữa đám con trai Như cây bình bát ở giữa những cây rừng. Tôi vui lòng ngồi dưới bóng người; Trái người ngọt ngào cho ổ gà tôi. 4 Người đưa tôi vào phòng yến tiệc, Ngọn cờ người phất trên tôi ấy là ái tình. 5 Hãy lấy bánh nho nâng đỡ lòng tôi; Dùng trái bình bát bổ sức tôi lại; Vì tôi có bịnh bởi ái tình. 6 Tay tả người kê dưới đầu tôi, Còn tay hữu người ôm lấy tôi.

Page 184: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

151

hiểu biết toàn thể bản văn. Chàng trai ca ngợi cô gái, cô gái ca ngợi chàng trai! Ý nghĩa ẩn dụ gợi ý về sự gần gũi, ân ái (xem 4:11, bộ NIDOTTE, quyển 2, trang 1151). Trái

cây được dùng theo nghĩa đen chỉ quá trình sinh sản trong Sáng thế ký (ví dụ, 1:11,12) và theo nghĩa ẩn dụ (ví dụ, 1:22,28,29 8:17; 9:1,7) trẻ em được mô tả là “trái của tử cung”. Ngửi, ăn uống, và cho ý kiến về một người nào đó dùng “trái cây” rõ ràng là có ngụ ý và ý nghĩa tình dục. “tôi vui sướng và ngồi dưới bóng râm của chàng” Các tu sĩ Do Thái Giáo nói rằng câu 3 và 4 ám chỉ đến việc nghiên cứu Luật Pháp (Torah), nhưng theo bối cảnh các câu này dường như ám chỉ về sự âu yếm tình dục (xem câu 6). 2:4 “phòng yến tiệc” Đây là loại sở hữu cách (kết nối) giữa chữ “nhà” (BDB 108) và “rượu” (BDB 406). Cụm từ này chỉ về cái gì:

1. cung điện của Sa-lô-môn ở Giê-ru-sa-lem (xem 5:2-7,8) 2. lều du ngoạn của Sa-lô-môn (xem 3:6-11) 3. một cảnh trí đẹp ngoài trời cho một chuyến dã ngoại ở vùng quê miền Bắc (xem 1:16-17) 4. một tổ ấm tình yêu tránh khỏi ánh mắt của mọi người (xem câu 14)

“ngọn cờ của chàng phất trên em, ấy là ái tình” Cụm từ này (BDB 186) có thể liên quan đến khái niệm (1) lá cờ của bộ tộc (xem Dân số Ký 1:52; 2:17,18,25) hoặc (2) lá cờ quân sự được sử dụng như là một tín hiệu (xem 6:4,10). Chàng trai công khai bày tỏ (đối lập với 1:7) tình yêu của mình dành cho cô gái theo cách này (NIDOTTE, tập 1, trang 919). Nhiều người khác tin rằng, nó nói đến việc dựng cái lộng có màu sắc rực rỡ bên trên người khách mời danh dự tại một bữa tiệc ngoài trời (theo truyền thống Ả Rập, có thể 5:10). Bản Kinh Thánh NRSV dịch chữ này như là từ có gốc trong tiếng Akkadian, “muốn” hay “dự định” (xem NIDOTTE, quyển 1, trang 920). 2:5 “Nâng đỡ...bổ sức” Cả hai đều là dạng MỆNH LỆNH Piel (BDB 701, KB 759 và BDB 951 và 1276). Đây là hình ảnh về (1) thực phẩm cung cấp năng lượng cho sinh hoạt tình dục (xem câu 6) hoặc (2) khiến một người vơi đi sự đau khổ khi bị chia cắt với người yêu. “với bánh nho khô” Những cái bánh này thường có liên hệ với sự thờ lạy thần sinh sản (xem Ô-sê 3:1; Giê-rê-mi 7:18). Ở đây nó không phải là sự thờ phượng ngoại giáo, nhưng mang ẩn ý của một kích thích tình dục (điều này có thể là ẩn ý trong II Sa-mu-ên 6:19 và I Sử ký 16:3). Trong Cựu Ước sinh hoạt tình dục thường được liên kết với những ẩn dụ chỉ việc ăn uống:

1. tiêu cực - Châm-ngôn 7:18; 30:20 2. tích cực - Nhã-ca 2:3-5; 4:11-16

Ăn là một nhu cầu thường xuyên và thường là một dịp tiện dành cho tình bằng hữu, tình bạn, gia đình, và sự thờ phượng. Ăn uống là cảm nghiệm vui mừng và mãn nguyện. “Bởi vì tôi bệnh bởi ái tình” Cụm từ này rất giống với các tình ca Ai Cập trong cùng thời kỳ. Cụm từ này được lặp lại trong 5:8. Cô gái muốn âu yếm nhiều hơn! 2:6 Đây là ám chỉ đến một cái ôm âu yếm tình dục trong khi nằm xuống (xem 8:3). “hãy để” Chữ này in nghiêng để cho thấy nó không có trong bản MT, nhưng các dịch giả của bản NASB (hiệu định năm 1995) giả định là dạng ĐỘNG TỪ CHƯA HOÀN THÀNH Piel (BDB 287, KB 287) “ôm ấp” được sử dụng theo ý nghĩa MỆNH LỆNH (JUSSIVE), đi theo

Page 185: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

152

MỆNH LỆNH dạng Piel của câu 5.

2:7 Đây là lời chú rể (ghi chú bên lề bản Kinh Thánh NASB) hoặc lời cô dâu (theo bản Kinh Thánh NKJV). Cụm từ này được lặp lại trong suốt cuốn sách (xem 3:5; 5:8,9, 8:4).

Theo ngữ cảnh có vẻ như nó gợi ý: (1) chờ đợi cho đến khi người yêu đã sẵn sàng, (2) chờ đợi cho đến khi thời điểm thích hợp hoặc (3) không làm gián đoạn việc ân ái của họ.

ĐỘNG TỪ “cho đến khi... muốn” (BDB 342, KB 339, dạng HOÀN THÀNH Qal) được sử dụng nhiều lần trong cuốn sách này (xem 2:7, 3:5, 8:4). Nó bày tỏ sự quan tâm đến những cảm xúc của người khác. “hỡi con gái của Giê-ru-sa-lem” Xem chú thích ở câu 1:5. Câu này kết thúc bài thơ thứ nhất, bài thơ thứ hai là 2:8-3:5.

2:8 Các tu sĩ Do Thái Giáo nói chổ này ám chỉ đến việc Chúa ban luật pháp tại núi Si-na-i. Tuy nhiên, đây là cố gắng nhằm giải thích theo “hình bóng” dựa theo việc leo núi. Nếu bạn lại tiếp tục cho rằng loại giải thích này là có giá trị, thì không có cách gì để kiểm chứng bất kỳ cách giải nghĩa nào. Bối cảnh, bối cảnh, và bối cảnh. Chủ ý tác giả, chủ ý tác giả, rồi chủ ý tác giả. Thể loại, thể loại và thể loại.

Câu này (câu 8-9) nói về sự can trường và mạnh mẽ của người thanh niên. Không có cái gì, không có rào cản nào có thể ngăn anh tìm đến với người yêu của mình. Chàng trai đến với cô gái trong hoàn cảnh tại vùng quê miền Bắc của cô!

Về phương diện ngữ pháp, các câu 8-9 có bảy ĐỘNG TÍNH TỪ tiếp nối nhau cho thấy nó là một đơn vị văn học thống nhất. 2:9 Đây là tính cách đam mê của một thanh niên khi đến thăm người yêu của mình nhưng cô gái lại không nhanh chóng mở cửa.

Giải thích câu này rất khó vì có những chữ hiếm khi thấy: 1. “song cửa (sổ)” - BDB 355, nói đến một khoảng nhỏ để trống trên tường (xem Giô-suê

2:15; Các quan xét 5:28) 2. “tìm kiếm” - BDB 993, KB 1414, ĐỘNG TÍNH TỪ Hiphil, một động từ hiếm khi được

sử dụng có gốc từ tiếng A-ram 3. “nhìn chăm chú” - BDB 847 II, KB 1013, dạng ĐỘNG TÍNH TỪ Hiphil, chỉ được sử

BẢN NASB 2:8-9 8 Ấy là tiếng của lương nhân tôi! Kìa, người đến, nhảy qua các núi, Vượt qua các gò. 9 Lương nhân tôi giống như con hoàng dương hay là con nai tơ. Kìa, người đứng sau tường chúng tôi,

BẢN NASB 2:7 7 Hỡi các con gái Giê-ru-sa-lem, ta ép nài các ngươi Bởi những con hoàng dương hay là con nai đồng nội, Chớ kinh động, chớ làm tỉnh thức ái tình ta Cho đến khi nó muốn.

Page 186: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

153

dụng ở đây trong Cựu Ước cũng có gốc từ tiếng A-ram 4. “tường” - BDB 508, chỉ được dùng chổ này trong Cựu Ước

Có thể là câu 9 nên mở rộng cho đến câu 17. 1. Cô gái muốn người yêu của mình phải chờ đợi cho đến buổi tối để không ai nhìn thấy. 2. Cô gái muốn người yêu của mình ra đi trước bình minh sau khi ở với cô suốt đêm.

2:10-14 Dường như đoạn này là lời mời gọi (1) ra ngoài và tận hưởng thời tiết mùa xuân và (2) tìm một nơi kín đáo để họ có thể hoàn toàn nhìn mặt nhau (câu 14). 2:10 “Hãy dậy...đến” Cả hai chữ này ở dạng MỆNH LỆNH Qal (BDB 877, KB 1086 và BDB 229, KB 246). Đây là lời nói của một chàng trai dành cho người yêu của mình. Những mệnh lệnh này được lặp lại trong câu 13.

Xuyên qua tất cả những câu (thơ) này vẫn còn câu hỏi: “chàng thanh niên này là ai?” 1. Sa-lô-môn 2. một người yêu trẻ tuổi từ miền Bắc

2:11-13 Sáu đặc điểm của mùa xuân được kể ở đây. 2:11 “mùa đông đã qua” Thuật ngữ “mùa đông” (BDB 711) là một chữ vay mượn từ tiếng A-ram chỉ có ở đây trong Kinh Thánh. Những người chủ trương giải nghĩa hình bóng (phúng dụ) của Cơ Đốc Giáo dùng cụm từ này để ám chỉ về sự thương khó của Đấng Christ. Gordon Fee nói: “(khi) một cuốn sách có thể ám chỉ đến mọi điều, thì nó chẳng có ý nghĩa gì cả” (theo quyển How to Read the Bible For All Its Worth). “cơn mưa” Những cơn mưa kết thúc vào tháng ba. Những người đang yêu không thể đi ra ngoài đồng và tìm một chỗ trú ẩn (trong mùa mưa). 2:12 “đã đến thời kỳ cắt tỉa những nhánh nho” Bởi vì thời kỳ trong năm đã được nhắc đến (nghĩa là mùa Xuân), để tốt hơn có lẽ chúng ta nên dựa theo bản Bảy Mươi, Vulgate, và Targums dịch là “cắt tỉa” (BDB 274 II, xem Ê-sai 18:5, “dùng liềm cắt tỉa” ) thay vì “hát xướng” (BDB 274 I, các bản Kinh Thánh NKJV, NRSV, TEV, NJB, NIV, JPSOA).

BẢN NASB 2:10-13 10 Lương nhân tôi nói chuyện với tôi rằng: Hỡi bạn tình ta, người đẹp của ta ơi, hãy chỗi dậy và đến. 11 Vì kìa, mùa đông đã qua, Mưa đã dứt hết rồi; 12 Bông hoa nở ra trên đất; Mùa hát xướng đã đến nơi, Và tiếng chim cu nghe trong xứ; 13 Cây vả đương chín trái xanh tươi của nó, Và nho trổ hoa nực mùi hương. Hỡi bạn tình ta, người đẹp của ta ơi, hãy chỗi dậy và đến! Xem ngang qua cửa sổ, Ngó ngang qua chấn song.

Page 187: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

154

“chim cu” Những con chim di cư này xuất hiện trở lại ở xứ Pa-léc-tin vào mùa xuân. Những người theo cách giải nghĩa hình bóng của Cơ Đốc Giáo đã dùng hình ảnh này để ám chỉ đến sự giảng dạy của sứ đồ Phaolô. 2:13 Các hình ảnh thơ ca sử dụng hệ động thực vật ở xứ Pa-léc-tin được tiếp tục. Nhiều chữ trong số này có nghĩa đôi, hầu hết nói bóng gió về sinh hoạt tình dục:

1. trái sung mới ló ra (nẩy ra) - cô gái trẻ vừa đủ tuổi cho sinh hoạt tình dục (hình thức ĐỘNG TỪ này, BDB 334, KB 333, là dạng HOÀN THÀNH Qal, chỉ được tìm thấy ở đây trong Cựu Ước. Nó thường được dịch là “ướp hương thơm” [xem Sáng thế Ký 50:2,26]. Chổ này nó ý chỉ sự thay đổi màu sắc [nghĩa là “trở nên đỏ” (trái chín) xem quyển Oxford Gesenius, trang 334])

2. cây nho - khu vườn và vườn nho là nơi có hương thơm, sum sê và yên tỉnh (riêng tư) (có thể ám chỉ đến Ê-đen)

3. tỏa mùi hương - thường được sử dụng trong Nhã Ca để diễn tả theo cảm nhận kỳ lạ (xem 2:13; 4:10,11,16; 7:8,13)

Xem Chủ Đề Đặc Biệt sau đây.

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: TÍNH DỤC CON NGƯỜI I. Những nhận xét mở đầu

A. Các Cơ Đốc Nhân đã bị ảnh hưởng quá mức của chủ thuyết khổ hạnh Hy Lạp nên cho cả cơ thể con người và những sinh hoạt bình thường của nó là tội ác.

Kinh Thánh khẳng định thân xác của tạo vật là tốt lành (xem Sáng-thế Ký 1:26-27,31), nhưng cũng xác nhận hậu quả do sự nổi loạn của con người (xem Sáng thế ký 3). Một ngày kia sự nguyền rủa này sẽ được bãi bỏ (xem Rô-ma 8:18-22).

B. Nam tính và nữ tính là ý định của Đức Chúa Trời! Tính dục của con người là một phần nhỏ trong sự sáng tạo và kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho con người được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài.

Tính dục không chỉ là hành động con người thực hiện. Tính dục là bản năng của con người. Trong mọi phương diện cuộc sống và suy nghĩ của chúng ta đều bị tác động bởi xu hướng tình dục, theo như cách hiểu riêng từ mỗi nền văn hóa.

II. Những soi sáng từ Kinh Thánh (các ví dụ chọn lọc) A. Từ Sáng thế Ký

1. Có một sự phụ thuộc lẫn nhau từ ban đầu (xem 1:26-27; 2:18). 2. Hoạt động tình dục là một sự ủy nhiệm từ Chúa (xem 1:28). 3. Tất cả mọi điều được dựng nên (bao gồm cả hoạt động tình dục của con người)

được khẳng định là “rất tốt” trong Sáng thế Ký 1:31 4. Phụ nữ không phải là đối lập, nhưng là bổ túc cho những người đàn ông (xem

2:18). 5. Sự nổi loạn làm mắt Ê-va và A-đam mở ra cũng đã ảnh hưởng đến chúng ta và thế

giới của chúng ta, gồm luôn cả tình dục (xem 3:7,16; 6:5,11,12). B. Tình yêu qua thể xác được xác định trong Kinh Thánh, kể cả sau khi Sự Sa Ngã.

1. Châm ngôn 5:15-23, chế độ một vợ một chồng suốt đời và hoạt động tình dục đều

Page 188: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

155

đặng. 2. Truyền Đạo 9:7-9, tận hưởng cuộc sống trong mọi khía cạnh của nó trong khi có

thể. 3. Nhã Ca, công nhận hoạt động tình dục (thừa nhận chế độ một vợ một chồng) 4. I Cô-rinh-tô 7:3-5, tình dục mang ý nghĩa nhiều hơn chỉ là sinh sản

a. thân thể thuộc về Chúa, I Cô-rinh-tô 6:19-20 b. thân thể thuộc về người phối ngẫu, I Cô-rinh-tô 7:4

C. Tình dục con người được sử dụng để minh họa cho Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài. 1. Ga-la-ti 3:28 mô tả thời đại mới, lúc đó phúc âm và ơn lãnh đạo đầy dẫy Thánh

Linh được dành sẵn cho mọi người (xem Giô-ên 2:28-29) 2. Ê-phê-sô 5:21-31, gia đình Cơ Đốc Nhân trở thành một ví dụ về mối quan hệ

giữa Đấng Christ và Hội Thánh của Ngài (như Ô-sê 1-3 đã sử dụng cuộc hôn nhân của Ô-sê như một cách để giải thích tình yêu của Đức Chúa Trời đối với Y-sơ-ra-ên)

D. Chính Đức Chúa Trời mô tả Ngài bằng hình ảnh người nam và nữ 1. nam giới, rất phổ biến

a. Cha, Phục-truyền Luật-lệ Ký 1:31; 32:5; Thi thiên 103:13; Ê-sai 63:16; 64:8; Giê-rê-mi 3:4,19; 31:9; Ô-sê 11:1; Ma-la-chi 3:17

b. chồng, Ô-sê 11:3-4 2. nữ giới

a. Sáng thế Ký 1:2, Thánh Linh của Đức Chúa Trời vận hành trên nước b. Sáng thế Ký 17:1, El Shaddai có thể có ý nghĩa theo giống cái (nghĩa là dựa

theo từ gốc tiếng Ả Rập) c. Phục truyền Luật lệ Ký 32:18, Chúa như chim mẹ d. Xuất Ê-díp-tô Ký 19:4, Chúa như chim đại bàng mẹ e. Ê-sai 49:14-15; 66:9-13, Chúa được sánh với một người mẹ cho con bú

3. Đức Chúa Trời là một thần linh vĩnh cửu không có thân thể, nhưng “Ngài” sử dụng ẩn dụ có tính dục của con người để mô tả chính mình Ngài (xem Ô-sê 1-3).

III. Chúa đưa ra những ranh giới trong việc thể hiện tính dục con người A. Hôn nhân

1. quy tắc trong Cựu Ước và Tân Ước 2. được sử dụng như là một ví dụ về “đời sống đầy dẫy Thánh Linh,” Ê-phê-sô

5:15-6:9 3. dàn ý

a. mạng lệnh về “đời sống đầy dẫy Thánh Linh”, Ê-phê-sô 5:18 (MỆNH LỆNH THỤ ĐỘNG HIỆN TẠI [cũng lưu ý Cô-lô-se 3:18-25])

b. tiếp theo là năm ĐỘNG TÍNH TỪ HIỆN TẠI (Ê-phê-sô 5:19-24) (1) hát (2) ngợi khen (3) sử dụng giai điệu (4) luôn luôn dâng lời tạ ơn (5) thuận phục nhau

c. một ví dụ (gia đình Cơ Đốc Nhân)

Page 189: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

156

(1) chồng và vợ (Ê-phê-sô 5:22-33) (2) cha mẹ và con cái (Ê-phê-sô 6:1-4) (3) chủ sở hữu nô lệ và nô lệ (Ê-phê-sô 6:5-9)

4. Tình dục đã được ban cho không chỉ để sinh sản a. khoái cảm b. tự hiến cho nhau c. ổn định cảm xúc d. nhu cầu thể xác

B. Sự độc thân 1. Một ân tứ và sự kêu gọi thiêng liêng, Ma-thi-ơ 19:12, I Cô-rinh-tô 7:7-8,32,34 2. Tự nguyện, không ép buộc và không thiêng liêng hơn, I Ti-mô-thê 4:1-5 3. Một số ví dụ đáng chú ý:

a. Giê-rê-mi b. Giăng Báp-tít c. Đức Chúa Giêxu d. Phao-lô e. Ba-na-ba f. Bốn cô con gái của Phi-líp (Công vụ Các sứ đồ 21:8-9)

IV. Sự đồi bại của con người về tính dục A. Tiền-hôn nhân (gian dâm), và ngoài hôn nhân (tà dâm) B. Có nhiều bản văn, nhưng đây là những câu tiêu biểu

1. 1 Cô-rinh-tô 6:15-20 2. Ga-la-ti 5:19-21 3. Hê-bơ-rơ 13:4

C. Tình dục (trong cả tư tưởng và hành động) có thể đi đến mức tùy tiện đối xử với người khác như là đồ vật để thỏa mãn cá nhân.

D. Ly hôn 1. luôn luôn không phải là điều tốt nhất 2. được phép trong Cựu Ước (Phục-truyền Luật-lệ Ký 24:1-4), nhưng Đức Chúa

Giê-xu hạn chế nó Ma-thi-ơ 5:27-32; 19:3-12 E. Đồng tính luyến ái

1. không bao giờ là ý định của Đức Chúa Trời a. Lê-vi Ký 20:13 b. Rô-ma 1:26-27 c. 1 Cô-rinh-tô 6:9-11

2. là việc nghiêm trọng bởi vì nó là cách sống tội lỗi, nhưng nó không xấu hơn cách sống tội lỗi tình dục khác (gian dâm, ngoại tình hay tham dục). Nó không phải là “ tội lỗi không thể tha thứ” (đó là tội không tin).

3. Tất cả con người sa ngã đều tranh chiến với tính dục con người. Hằng ngày tất cả chúng ta phải đối diện và giải quyết với cái bản năng, sự đòi hỏi và ham muốn mạnh mẽ, liên tục, lan tràn này!

4. Nhiều tín hữu là người đồng tính và đã tham dự vào các đền thờ ngoại giáo, nhưng sau khi được cứu rỗi họ không còn bị nô lệ cho nó nữa, I Cô-rinh-tô 6:9,11

V. Kết luận

Page 190: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

157

2:14 Có hai mệnh lệnh trong câu 14, cả hai đều là dạng MỆNH LỆNH Hiphil (BDB 906, KB 1157 và BDB 1033, KB 1570).

Vấn đề giải nghĩa nằm ở mệnh lệnh đầu: NASB “hình dáng em” NKJV “vẻ mặt của em” NRSV, NJB, JPSOA “khuôn mặt em” TEV “khuôn mặt đáng yêu của em”

Thuật ngữ Hê-bơ-rơ “nhìn xem,” “dáng điệu,” “nhìn thấy,” (BDB 909) trong bối cảnh ngụ ý nhìn vào thân thể (ám chỉ khỏa thân). “chim bồ câu” Loại chim này có nhiều nghĩa trong cách dùng tiếng Hê-bơ-rơ:

1. loài chim “sạch” không ăn xác chết, Sáng thế Ký 8:8-12 2. của lễ của người nghèo, Lê-vi Ký 5:7,11 3. vẻ đẹp dịu dàng, Thi Thiên và Nhã Ca (1:15; 2:14; 4:1, 5:2,12; 6:9) 4. từ gốc trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa than thở (BDB 58), xem Ê-sai 3:26; 9:11; 19:8;

38:14; 59:11 5. chỉ quốc gia Y-sơ-ra-ên (xem Ô-sê 7:11; 11:11)

BẢN NASB 2:14 14 Hỡi chim bồ câu ta trong hóc đá, Tại chốn đụt của nơi hê hẩm, Hãy tỏ cho ta xem mặt mũi mình, Cho ta nghe tiếng mình, Vì tiếng mình êm dịu, Mặt mũi mình có duyên.

A. Tình dục là kế hoạch của Đức Chúa Trời để làm đầy trái đất. B. Tình dục chỉ dành cho thời gian trên đất chứ không phải vĩnh cửu, Ma-thi-ơ 22:30,

Mác 12:25, Lu-ca 20:34-36 C. Sự Sa Ngã tác động (xấu) đến tình dục. Đương nhiên tất cả mọi người chúng ta thuộc

loại trung tâm tự kỷ, là kẻ ích kỷ. D. Tình dục nhằm giúp chúng ta là những người được cứu chuộc trở nên tiết độ hơn

(đỉnh điểm trong các bông trái của Đức Thánh Linh trong Ga-la-ti 5:23). Tình dục như một giáo viên (dạy dỗ) cho con người ích kỷ.

E. Những bậc cha mẹ là Cơ Đốc Nhân đảm nhận vai trò chính yếu trong việc giúp đỡ các gia đình, cộng đồng và các quốc gia giải quyết nan đề rắc rối, tràn lan. Nó có thể là một điều khiến trì trệ hoặc là khiến thăng tiến. Chúng ta là những hình mẫu cho ân sủng của Đức Chúa Trời. Giáo dục giới tính tốt nhất là hai bậc cha và mẹ quên mình yêu nhau (cách vị tha)!

F. Tình dục có thể là tuyệt vời hay khủng khiếp. Nó nhắm đến 1. làm đầy mặt đất 2. gắn kết hai người lại với nhau 3. hình thành nên gia đình 4. để vui hưởng!

Page 191: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

158

6. Tên của Giô-na Các tu sĩ Do Thái Giáo tin rằng “chim bồ câu” chỉ về Y-sơ-ra-ên và những người đang ẩn

mình giữa những tảng đá ám chỉ đến những người học luật pháp (Torah). “đáng yêu” Từ gốc chữ này (BDB 610) có nghĩa là “duyên dáng” hoặc “hấp dẫn”. Nó được sử dụng nhiều lần trong Nhã-ca (xem 1:5,10; 2:14; 4:3; 6:4). Hai người trẻ tuổi đều khao khát nhau và nói ra cách tự nhiên!

1. giọng nói ngọt ngào (BDB 787, “dễ thương”, xem câu 8) 2. hình dáng là đáng yêu (duyên dáng)

2:15 “bắt những con cáo (chồn) cho chúng tôi” ĐỘNG TỪ (BDB 28, KB 31) là một MỆNH LỆNH Qal. Tìm cách hiểu câu này như thế nào để cho phù hợp với bối cảnh là việc rất khó. Có một số giả thuyết là: (1) những người anh của cô ấy muốn cô ấy tiếp tục công việc trong vườn nho của cô hoặc (2) chàng và nàng muốn xô đuổi những kẻ theo đuổi khác xen vào. Quyển Handbook for Translators của UBS giải thích “cáo” được dùng trong bài thơ tình Ai Cập nhằm chỉ “những thanh niên cường tráng” (trang 80). Có thể ý này đúng do có câu 16a (xem 6:3; 7:10). Cô gái trẻ là người nói trong câu 15-17. “Trong khi vườn nho của chúng tôi trổ hoa” Câu này dường như nói đến sự chín mùi về tình dục và háo hức gần gũi nhau!

2:16 “Người chăn bầy mình giữa đám bông huệ” Hình ảnh này gợi ý về hoạt động tình dục của họ. 2:17 Chổ này nói về lúc mát mẻ của buổi tối. Nó có thể là một (1) nài nỉ ở lại suốt đêm với nhau hoặc (2) một cuộc hẹn hò lúc đêm khuya. NASB “Cho đến lúc mát mẻ trong ngày” NKJV “Cho đến khi ban ngày hé lộ” NRSV “Đến khi ban ngày hít thở”

BẢN NASB 2:16-17 16 Lương nhân tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về người; Người chăn bầy mình giữa đám bông huệ, 17 Cho đến hừng đông lố ra, Và bóng tối tan đi. --- Hỡi lương nhân tôi, hãy trở về, Khá giống như con hoàng dương hay là con nai tơ Trên hòn núi Bê-thẹt.

BẢN NASB 2:15 15 Hãy bắt cho chúng tôi những con chồn, Những con chồn nhỏ phá hại vườn nho; Vì vườn nho chúng tôi đương trổ bông.

Page 192: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

159

TEV “Cho đến khi gió buổi sáng thổi” NJB “Trước khi gió ban ngày nổi lên”

Sự nhân cách hóa này (“ngày hít thở”) diễn tả gió thổi cả lúc sáng và buổi tối (xem 4:6). Nếu câu 17 có liên quan đến câu 16 thì nó có ý nói đến buổi tối, nhưng cụm từ “bóng tối đã tan đi” chỉ về việc mặt trời mọc. Có hai MỆNH LỆNH Qal:

1. BDB 685, KB 738 - “quay về”, “đi xung quanh”, “vây quanh.” Theo bối cảnh này, nó có thể có nghĩa là khoe cơ thể bằng cách đi vòng quanh.

2. BDB 197, KB 225 - “giống như”, “tương tự.” Ở đây, giống như một con linh dương hoặc con hươu đực hùng dũng.

NASB, NKJV,

TEV, NJB “ngọn núi Bê-thẹt” NRSV “những hẻm núi” JPSOA, REB “những hương liệu” (từ chữ tương tự trong 8:14) NIV “những đồi gồ ghề” LXX “núi của những khe núi”

Nghĩa đen là “gồ ghề” hoặc “hẻm núi” thì hay hơn (nghĩa là khúc quanh co, BDB 144). Cách dịch “hương liệu” dựa theo bản dịch Peshitta (tiếng Syriac).

Page 193: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

160

NHÃ CA ĐOẠN 3

CÁC CÁCH CHIA KHỔ THƠ THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI

NASB NKJV NRSV TEV NJB

Cơn ác mộng của cô dâu

Đêm ác mộng (Su-la-mít)

Giấc mơ của cô gái Bài ca thứ hai (2:8-3:5) Bài thơ thứ hai (2:8-3:5)

(Cô gái) 2:16-3:4

3:1-4 3:1-3 3:1-5 3:1-2

3:3

3:4 3:4

3:5 3:5 3:5 (Tình nhân) 3:5

Ngày lễ cưới của Sa-lô-môn

Sa-lô-môn tiến đến (Su-la-mít)

Đám rước lễ cưới Bài ca thứ ba (3:6-5:1) Bài thơ thứ ba (3:6-5:1)

3:6-11 3:6-8 3:6-11 (Cô gái) 3:6-11 (Thơ) 3:6

3:9-11 3:7-8

3:9-10

3:11

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

Page 194: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

161

DÀN Ý CÓ THỂ TÙY THEO NHỮNG NGƯỜI NÓI (lưu ý sự không đồng thuận) NASB NKJV TEV NJB 3:1-4, Cô dâu 3:1-5, Su-la-mít 2:16-5:5, Cô gái 2:8-3:4, Người yêu dấu 3:5, Chú rể 3:5, Người tình 3:6-11, Đồng ca 3:6-8, Su-la-mít 3:6-11, Cô gái 3:6-11, Thơ

3:9-11, Su-la-mít 4:1-6, Chú rể 4:1-5, Người yêu dấu 4:1-15, Chàng trai 4:1-15, Người tình 4:7-15, Chú rể 4:6-15, Người yêu dấu 4:16, Cô dâu 4:16, Su-la-mít 4:16, Cô gái 4:16, Người yêu dấu NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

3:1 “đêm này qua đêm kia” Đây là dạng SỐ NHIỀU trong tiếng Hê-bơ-rơ có ý nói đến những giấc mơ thường tái diễn. Một giả thuyết cho rằng 3:1-4 và 5:2-8 là những giấc mơ của cô gái người Su-la-mít. Vào đêm trước của một sự kiện quan trọng thì thường gặp những cơn ác mộng. Giả thuyết khác là cô đang mơ người yêu trở về nhà ở miền Bắc Y-sơ-ra-ên. Cá nhân tôi thích quan điểm thứ hai. 3:2 Có ba động từ dạng KHÍCH LỆ (COHORTATIVE):

1. “đứng dậy” - BDB 877, KB 1086, dạng KHÍCH LỆ Qal 2. “đi lòng vòng” - BDB 685, KB 738, dạng KHÍCH LỆ Poel 3. “tìm kiếm” - BDB 134, KB 152, dạng KHÍCH LỆ Piel

Dù cho người mà cô đang tìm kiếm là ai (“người mà lòng tôi yêu” các câu 1,2,3,4) thì cô gái cũng tìm được anh ta trong câu 4. Ba ĐỘNG TỪ này nói về:

1. hành động có thể (giấc mơ) 2. hành động thực tế (cô thực sự đã đi ra các đường phố tìm kiếm) Vì tôi nghĩ rằng có một người yêu từ miền Bắc liên hệ với “cốt truyện”, nên điều này có thể

cho thấy cô gái thực sự tìm kiếm người yêu của mình trong ngôi làng miền Bắc của cô. Phải cho đến câu 6 (là bài thơ thứ ba, một đơn vị hoàn toàn riêng biệt) thì đoàn tùy tùng của vua Sa-lô-môn mới tiến đến.

BẢN NASB 3:1-4 1 Ban đêm tại trên giường mình, tôi tìm người mà lòng tôi yêu dấu, Tôi tìm kiếm người mà không gặp. 2 Tôi nói: Ta sẽ chỗi dậy bây giờ, dạo quanh thành, Trải qua các đường phố, các ngã ba, Đặng tìm người mà lòng tôi yêu dấu. Tôi tìm kiếm người, nhưng không gặp. 3 Những kẻ canh tuần vòng quanh thành có gặp tôi. Tôi hỏi rằng: Các ngươi có thấy người mà lòng ta yêu mến chăng? 4 Tôi vừa đi khỏi chúng xa xa, Thì gặp người mà lòng tôi yêu mến; Bèn nắm lấy người, không khứng buông ra, Cho đến khi đưa người về nhà mẹ tôi, Vào phòng của người đã thai dựng tôi.

Page 195: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

162

“thành phố” Chữ này có thể chỉ về thành Giê-ru-sa-lem (hậu cung) hoặc làng quê của cô gái ở miền bắc Y-sơ-ra-ên (câu 4). 3:3 “người canh gác” Người canh gác (BDB 1036, KB 1581, ĐỘNG TÍNH TỪ Qal) là lính canh trên các bức tường ở những thành phố cổ cũng như người canh giữ cổng thành. 3:4 Câu này mô tả niềm vui của cô gái (“tôi đã ôm lấy chàng”, BDB 28, KB 31, dạng HOÀN THÀNH Qal) khi tìm được người yêu của mình! Nan đề là ở hai dòng cuối cùng. Chúng là dạng song đối đồng nghĩa hay là dạng song đối tiến triển? Ngoài ra, làm thế nào để chúng ta giải thích việc một người yêu còn giấu mặt tại địa phương lại bị đem đến nhà của cô gái cách công khai ?

Nếu có một dòng nói về tình tiết (mà tôi không tin là có), thì các từ phải được giải thích lại: 1. như là một ước mong cho tương lai 2. như là cách nói bóng gió chuyện ân ái

3:5 Nên chú ý điệp khúc này được lặp đi lặp lại trong suốt cuốn sách. Tuy vậy, ở 2:7 có thể là chú rể nói, nhưng nếu đó là cô dâu nói thì hợp lý hơn. Trong 3:5 người nói là chú rể. “cho đến khi nó muốn” Bản văn Masoretic dùng chữ “nó”, vì vậy nó nói về ham muốn của chàng trai.

BẢN NASB 3:6-11 6 Người kia là ai, ở từ đồng vắng đi lên, Giống như trụ khói, xông một dược và nhũ hương, Với đủ thứ hương của con buôn? 7 Kìa, kiệu của Sa-lô-môn, Có sáu mươi dõng sĩ trong bọn dõng sĩ Y-sơ-ra-ên Vây chung quanh nó; 8 Thảy đều cầm gươm và thạo đánh giặc; Ai nấy đều có gươm ở nơi đùi mình, Vì sợ hãi ban đêm. 9 Vua Sa-lô-môn làm cho mình một cái kiệu bằng gỗ Li-ban. 10 Người làm các trụ nó bằng bạc, Nơi dựa lưng bằng vàng, Chỗ ngồi bằng vật màu điều, Còn ở giữa lót bằng ái tình của các con gái Giê-ru-sa-lem. 11 Hỡi các con gái Si-ôn, hãy ra xem vua Sa-lô-môn Đội mão triều thiên mà mẹ người đã đội trên đầu người Trong ngày định thân, trong ngày lòng người vui vẻ.

BẢN NASB 3:5 5 Hỡi các con gái Giê-ru-sa-lem, ta ép nài các ngươi Bởi những hoàng dương hay là con nai đồng nội, Chớ kinh động, chớ làm tỉnh thức ái tình ta Cho đến khi nó muốn.

Page 196: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

163

3:6-11 Người nói là ai? 1. NASB – ban đồng ca 2. NKJV, TEV, NJB - con gái 3. REB - những người đồng hành (phần chú thích của NIV Study Bible) Rõ ràng rằng hình thức thể thơ của Nhã Ca có nhiều người nói khác nhau. Vấn đề gây khó

khăn là bản văn không có dấu tích rõ ràng để 1. cho chúng ta biết ai đang nói 2. cho chúng ta biết lời họ nói ngưng lại ở chổ nào 3. cho chúng ta biết mối liên hệ giữa các phần khác nhau Lựa chọn tốt nhất là so sánh chúng với bài hát đám cưới Ai Cập và Syria (là người Ả Rập

sống ở Syria) (wasfs). 3:6 NASB, NRSV,

TEV, NJB “Cái gì” NKJV, REB,

LXX, JPSOA, NIV “Ai” Trong tiếng Hê-bơ-rơ, đây là một NGHI VẤN (BDB 566) theo sau là một TÍNH TỪ CHỈ

ĐỊNH (GIỐNG CÁI SỐ ÍT). Nó nói về một đoàn lữ hành hoàng gia của vua Sa-lô-môn. Bây giờ là những câu hỏi: 1. có phải đây là ám chỉ đến Sa-lô-môn ? (câu 7) 2. có phải đây là ám chỉ đến danh tiếng và sự giàu có của ông ? 3. đây là lịch sử thật hay chỉ là văn chương ? 4. có phải đây là một cô dâu được đưa về Giê-ru-sa-lem, như một số nhận xét bởi vì nó là

giống cái? 5. hình thức giống cái có liên quan đến vẻ bề ngoài vương giả không? (BDB 641, xem câu

7). Ước chi tôi biết được! Nhiều nhà bình luận cho rằng đây là sự tường thuật lại cuộc tình của vua Sa-lô-môn với một công chúa Ai Cập vào đầu triều đại của ông. Cách giải thích này vẫn là một quan điểm (lựa chọn) có giá trị, nhưng không phải là quan điểm duy nhất. Khi so sánh các bài hát đám cưới của Ai Cập và Sy-ri thì có những điểm tương đồng lộ rõ trong các chữ và cụm từ. Sa-lô-môn là một gương xấu về hôn nhân một vợ một chồng (không được ghi lại cho đến phần sau của cuốn sách) cũng như yêu thương lẫn nhau (được giả định, không bao giờ được xác định rõ). Cách sắp xếp trong văn chương của sách Nhã-ca tương tự với sách Truyền đạo (chương 1-2), khi Sa-lô-môn là một hình tượng phản diện văn học. Tuy nhiên, trong sách Truyền đạo ông không bao giờ được nêu tên cụ thể (mặc dù được ám chỉ nhiều). Đây là những câu hỏi giải kinh, không có nghĩa là phủ nhận Kinh Thánh

1. sự linh cảm 2. tính cách lịch sử

nhưng để chấp nhận ở tầm mức thật đầy đủ về thể loại và phương cách văn chương của Kinh Thánh. “đồng vắng” Chữ này có nghĩa đồng cỏ không có người ở, chứ không phải sa mạc. Tuy nhiên, có câu hỏi là nó nói về nơi nào? Thông thường, đồng vắng ở phía nam Giê-ru-sa-lem, nhưng nếu như vậy thì tại sao đoàn lữ hành đi đến thành của vua?

Page 197: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

164

“Giống như trụ khói” Cụm từ này diễn tả cảnh đoàn lữ hành hoàng gia làm tung bụi lên khi đi qua vùng đất khô. Chổ này cho thấy Sa-lô-môn đến đón rước cô dâu ở miền Bắc hoặc cô dâu đi vào Giê-ru-sa-lem cho lễ cưới. Phong tục vào thời đó là có một đám rước lớn để đưa cô dâu đến nhà của chú rể. “xông một dược và nhũ hương” Sa-lô-môn nực mùi thơm! Một dược (BDB 600) được chiết xuất từ một loại cây trong sa mạc và đã được sử dụng cho nhiều việc:

1. xức dầu thánh, Xuất Ê-díp-tô Ký 30:23 2. dầu thơm dành cho người và quần áo (xem 1:13; 4:6,14) 3. một trong những món quà cho hài nhi Giê-xu, Ma-thi-ơ 2:11 4. trộn với rượu uống khi bị đóng đinh, Mác 15:23 5. hương liệu cho việc mai táng, Giăng 19:39

“nhũ hương” Cũng giống như một dược, hương liệu này được làm từ nhựa thơm của cây ở xứ Ả-rập (xem Giê-rê-mi 6:20). Nó được sử dụng cho nhiều mục đích:

1. của lễ chay (ngũ cốc) Lê-vi Ký 2:1; 6:14-18 2. của lễ chuộc tội, Lê-vi Ký 5:11 3. hương thánh, Xuất Ê-díp-tô Ký 30:34-38; I Sử ký 9:29 4. đặt trên bàn bánh trần thiết cùng với mười hai ổ bánh mì, Lê-vi Ký 24:7 5. nước hoa cá nhân, Nhã-ca 3:6; 4:6,14

3:7 “Sáu mươi” Con số này không mang ý nghĩa biểu tượng trong Cựu Ước. Vì vậy, ở đây nó có thể liên quan đến vệ binh ưu tú bảo vệ hoàng gia. 3:8 NASB “Tất cả họ sử dụng kiếm” NKJV “tất cả họ đều cầm kiếm” NRSV “tất cả đều mang kiếm” TEV “tất cả họ giỏi dùng kiếm” NJB “Tất cả họ là tay kiếm giỏi”

Cũng nên có một chú thích cho thấy như thế nào mà ĐỘNG TỪ trong 3:4 (“nắm lấy,” BDB 28, KB 31, dạng HOÀN THÀNH Qal) lại được dùng cho trường hợp các vệ binh ưu tú với thanh kiếm (ĐỘNG TÍNH TỪ THỤ ĐỘNG Qal). Cô gái ôm lấy người yêu của mình giống như các vệ binh nắm chặt vũ khí của họ! Từ ngữ của con người phải linh động và tượng hình (bóng bẩy). Đây là vẻ đẹp và sức mạnh của thơ ca và hình ảnh! “sợ hãi ban đêm” Cụm từ tối nghĩa này (BDB 808 và 538) có những ẩn ý: (1) kẻ cướp hoặc (2) các tà linh (Thi thiên 91:5). 3:9 NASB “kiệu” NKJV, NRSV,

NJB “kiệu” TEV “ngai”

Rất khó để định nghĩa thuật ngữ này (BDB 68, KB 80) vì nó không có gốc trong ngôn ngữ Semitic để liên kết với nó. Trong các bản tiếng A-ram sau nầy (Targums) chữ này chỉ về một cái kiệu cho cô dâu trong đám cưới (KB). Ở đây nói đến một số loại kiệu khiêng bao bọc chung

Page 198: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

165

quanh bằng gỗ, (xem các câu 9-10) dành cho người trong hoàng tộc (hoặc cho cô dâu tương lai)! 3:10 “và ghế vải màu tím” Đồ dùng hoàng gia thường được liên kết với màu tím. Màu nầy được làm ra từ thuốc nhuộm bằng vỏ sò nghiền nát được tìm thấy ngoài khơi bờ biển của Phê-ni-xi. NASB “được trang hoàng cách đáng yêu” NKJV “lót bằng tình yêu” NRSV “khảm bằng tình yêu” TEV “đan dệt yêu đương” NJB “khảm bằng gỗ mun” JPSOA “tô điểm bằng tình yêu”

DANH TỪ GIỐNG CÁI (BDB 13) được sử dụng nhiều lần trong Nhã Ca: 1. tình yêu giữa một người nam và một người nữ, 2:4,5; 5:8; 8:6,7 (hai lần) 2. nhân cách hóa, 2:7; 3:5; 7:7; 8:4 3. nghĩa hình bóng, 3:10

Bản Kinh Thánh NEB và REB dựa theo S. R. Driver và dịch thuật ngữ theo từ gốc trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “da” (xem Ô-sê 11:4a). Bản Kinh Thánh Jerusalem Bible và New Jerusalem Bible (cả hai bản dịch là theo các học giả Công giáo) thay đổi thành “gỗ mun,” trong khi bản New American Bible thay đổi nó thành “ngà voi”. Có một gợi ý khác căn cứ vào nghệ thuật tranh tường Ai Cập (Othmar Keel), cụm từ này ám chỉ cảnh ân ái được sơn hoặc khắc trên các bức vách phía bên trong kiệu. “các con gái của Giê-ru-sa-lem” Xem chú thích ở câu 1:5. 3:11 “các con gái Si-ôn” Cụm từ này tương đương với “con gái của Giê-ru-sa-lem” (câu 10). Giê-ru-sa-lem được xây dựng trên bảy ngọn đồi (như Rô-ma). Tại đỉnh Si-ôn là thành phố cổ của người Ca-na-an (tức là dân Giê-bu-sít) mà Đa-vít chinh phục (xem I Các vua 8:1-2; II Sử ký 5:2) và được dùng để chỉ về cả thành phố (xem Ê-sai 40:9, Mi-chê 3:12).

Dường như bối cảnh địa lý là Giê-ru-sa-lem khi những phụ nữ này (dù họ là ai) được gọi đến xem. Nếu vậy, đây là cô thiếu nữ miền Bắc được đưa đến Giê-ru-sa-lem trong cái kiệu hoàng gia của Sa-lô-môn.

Những phụ nữ được van nài (ra lệnh): 1. “đi ra,” BDB 422, KB 425, dạng MỆNH LỆNH Qal 2. “chiêm ngưỡng”, BDB 906, KB 1157, dạng MỆNH LỆNH Qal

“vương miện” Đây là chữ “vòng hoa” (BDB 742 I). Đám cưới theo phong tục vùng Cận Đông cổ đại là cô dâu và chú rể đeo vòng hoa và cô dâu che kín mặt (xem 4:1,3). “mẹ của người đội trên đầu người” Nếu theo nghĩa đen là Sa-lô-môn kết hôn, thì cụm từ này nói đến Bát-sê-ba, mặc dù việc này không được ghi lại cụ thể trong Kinh Thánh. “trong ngày đám cưới của người” Cụm từ này nói rõ thời điểm của đám rước, sự giàu có và rèm che (xem 4:1,3). Hình ảnh và thơ ca của một đám cưới. Chỉ có chổ này trong cuốn sách mà một tiệc cưới được nhắc đến cách đặc biệt.

Page 199: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

166

NHÃ CA ĐOẠN 4

CÁC CÁCH CHIA KHỔ THƠ THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI

NASB NKJV NRSV TEV NJB

Tình yêu của Sa-lô-môn được bày tỏ

(Người yêu dấu) Lời ca ngợi và lời mời của chàng trai (4:1-5:1)

Bài ca thứ ba (3:6-5:1) Bài thơ thứ ba (3:6-5-1)

4:1-6 4:1-5 (4:1-5:1) 4:1-8 (Chàng trai) 4:1-7 (Tình nhân) 4:1-5

4:6-8 4:6

4:7-15 4:7

4:8-11 4:8

4:9-11 4:9-15 4:9-11

4:12-15 4:12-15 4:12-15

4:16 (Su-la-mít) 4:16 4:16 (Cô gái) 4:16 (Người yêu dấu) 4:16

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

BẢN NASB 4:1-6 1 Hỡi bạn tình ta, nầy mình đẹp đẽ thay, mình đẹp đẽ thay! Mắt mình trong lúp giống như mắt bồ câu; Tóc mình khác nào bầy dê nằm nơi triền núi Ga-la-át. 2 Răng mình như thể bầy chiên mới hớt lông, Từ ao tắm rửa đi lên,

Page 200: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

167

4:1 “Em đẹp làm sao!” Cụm từ lặp lại thường xuyên (xem 1:15,16; 2:10,13; 4:1,7; 6:4,10). Hãy để ý thể song đối.

Những câu này dùng những cách so sánh để mô tả vẻ đẹp thể chất của cô gái: 1. mắt, câu 1 - chim bồ câu (dịu dàng) 2. tóc, câu 1 - dê (màu đen, xem 5:11) 3. răng, câu 2 - cừu cái được hớt lông (trắng, xem 6:16) 4. môi, câu 3 - chỉ điều (màu đỏ) 5. gò má, câu 3 - hột quả lựu (hơi đỏ) 6. cổ, câu 4 - tháp Đa-vít (được trang hoàng) 7. ngực, câu 5 - cân đối và đầy đặn

“mắt như chim bồ câu” Đôi mắt là phần duy nhất của khuôn mặt có thể nhìn thấy rõ ràng sau cái mạng che mặt. Đàn ông thường ca tụng chúng (1:15, 4:1, 5:12, 7:4). Dường như chàng trai đang đề cập đến sự mềm mại hoặc dịu dàng của chúng (chứ không phải về màu sắc, hình dạng, hoặc kích cỡ). Trong vùng Cận Đông cổ đại, đôi mắt rất quan trọng. Chúng có thể phơi bày tính chất (ví dụ, Sáng thế Ký 3:5,6,7; 20:16; 39:7; Dân số Ký 5:13; 15:39, Phục truyền Luật lệ Ký 16:19) có thể độc ác (là “mắt gian ác” xem Phục truyền Luật lệ Ký 15:9; 28:54,56; Châm-ngôn 23:6; 28:22) hoặc quyến rũ, cám dỗ (xem 4:9, 6:5). Chúng thường được sử dụng như là các thành ngữ trong những câu chỉ sự yêu quí:

1. “được ơn trước mặt” - Sáng thế Ký 30:27; 34:11; 50:4; Phục truyền Luật lệ Ký 24:1 2. “con ngươi của mắt Ngài” - Phục-truyền Luật-lệ Ký 30:10; Thi thiên 17:8; Xa-cha-ri 2:8

“tóc như một bầy dê” Chổ này mô tả những con dê đen nổi bật trên một sườn đồi xanh, tươi tốt (tức là, Ga-la-át, xem Mi-chê 7:14).

Thuật ngữ “đàn, bầy (chiên)” (BDB 727) có thể là cách thức lôi kéo sự chú ý vào các phần riêng biệt của tóc (lọn tóc quăn hoặc bím tóc). NASB “xuống dốc” NKJV “đi xuống” NRSV “di chuyển xuống” TEV “nhảy xuống” NJB “tràn xuống”

Thảy đều sanh đôi, không một con nào son sẻ. 3 Môi mình tợ sợi chỉ hồng, Miệng mình có duyên thay; Má mình trong lúp tợ như nửa quả lựu. 4 Cổ mình như tháp Đa-vít, xây cất để treo binh khí; Ngàn cái khiên treo tại đó, là các khiên của tay anh hùng. 5 Hai nương long mình như cặp con sanh đôi của hoàng dương, Thả ăn giữa đám hoa huệ. 6 Ta sẽ đi lên núi một dược, Đến đồi nhũ hương, Ở cho đến khi hừng đông lố ra, Và bóng tối tan đi.

Page 201: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

168

LXX “hiện ra từ” JPSOA, REB “chảy xuống”

Ý nghĩa của động từ này (BDB 167, KB 195) không được rõ ràng. Động từ này chỉ được tìm thấy ở đây và trong 6:5. Chổ này có thể có những nghĩa:

1. ngồi hoặc ngã dài, BDB 167, có từ gốc trong tiếng Ả Rập 2. đun sôi, KB 195 3. nhảy, KB 195, có thể có sự tương tự với thơ tình Ai-cập là “những con dê hay nhảy.” Tóc của thiếu nữ bung lên khi cô đi lại hoặc rủ xuống đầy cả vai. Dù cho nghĩa là gì, thì cũng

là một lời khen (xem 7:5)! 4:2 “Răng của em giống như một đàn cừu cái mới hớt lông” Cụm từ này mô tả răng của nàng mọc đúng chỗ, đều, cân đối và rất trắng. 4:3 “Môi của em như là sợi chỉ đỏ” Cụm từ này diễn tả đường nét và sắc (đỏ) của môi cô gái. NASB, NKJV,

NRSV “miệng em thật đáng yêu” TEV “chúng thật đáng yêu khi em nói” NJB “lời nói của em rất lôi cuốn”

Thuật ngữ này (BDB 184 I) chỉ được tìm thấy ở đây trong Cựu Ước. Từ gốc tiếng Hê-bơ-rơ hiếm thấy này có nghĩa là “miệng”, “tiếng nói” hay “lời nói”. Các bản dịch theo phương pháp dịch nghĩa tương đương (bản TEV, NJB) thường có hai nghĩa tiềm ẩn, nhưng theo bối cảnh của sách Nhã Ca thường sử dụng các bộ phận cơ thể, nên “miệng” có vẻ là một hình ảnh song đối thích hợp.

“gò má của em như một lát quả lựu” Cô thiếu nữ này dường như không cần son môi hay phấn hồng. Những điểm nổi bật trên khuôn mặt có thể thấy được đằng sau tấm mạng che mặt mỏng của cô. 4:4 “cổ của em là như tháp Đa-vít” Trong bản văn Masoretic và bản Septuagint “tháp của Đa-vít” là một danh từ riêng. Người Đông Phương cổ đại xem cổ to và mũi lớn là rất hấp dẫn (xem 7:4). NASB “Được xây với các hàng đá” NKJV, LXX “xây dựng làm kho vũ khí” NRSV “được xây theo từng vòng” TEV “tròn và trơn láng” NJB “được xây theo từng lớp” REB “được xây theo từng vòng tròn” JPSOA “được xây để chứa vũ khí”

Dạng ĐỘNG TỪ là một ĐỘNG TÍNH TỪ THỤ ĐỘNG Qal của động từ “xây dựng” (BDB 124, KB 139). Phần chú thích của JPSOA cho rằng nó có ý nói đến đồ trang sức của cô gái (nghĩa là vòng cổ, xem câu 9; 1:10-11).

DANH TỪ (BDB 1069) thì khó (hiểu) hơn. 1. Trong tiếng Ả Rập, từ gốc có nghĩa là “hư mất.”

Page 202: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

169

2. BDB nói rằng đó là cách thức thơ ca nói về vũ khí (JPSOA). 3. KB 1741 cũng đề cập đến từ gốc tiếng Ả Rập có nghĩa “sắp xếp theo thứ tự”, để từ đó

xây dựng một tòa tháp theo từng tầng (bản NASB, NRSV, NJB, REB). “Trên treo một ngàn cái khiên, là các khiên tròn của những người anh hùng” Hình ảnh này có thể diễn tả chiếc vòng xinh đẹp xung quanh cổ người thiếu nữ Su-la-mít (câu 9).

4:5 “ngực em như hai con nai nhỏ” Cụm từ này có thể ám chỉ đến bộ ngực cân đối và trưởng thành (cô gái đã đến tuổi sinh con). 4:6 “Cho đến khi trời mát” Điều này có thể chỉ về bình minh hoặc buổi tối (xem 2:17). “Tôi sẽ đi lên núi một dược” Chàng trai tự hối thúc mình hành động! Chàng trai gọi cô gái đến với mình trong câu 8 và trong câu 16 là những mệnh lệnh theo cách ẩn dụ. Anh ta không thể chờ đợi! Đây là cách nói bóng gió về sự ân ái. Ngọn núi ám chỉ đến bộ ngực thơm tho của cô gái (xem 1:13).

BẢN NASB 4:7-15 7 Hỡi bạn ta, mình vốn xinh đẹp mọi bề, Nơi mình chẳng có tì vít gì cả. 8 Hỡi tân phụ ta, hãy cùng ta đến từ Li-ban, Hãy cùng ta đến từ Li-ban; Khá nhìn xem từ chót A-ma-na, Từ đỉnh Sa-nia và Hẹt-môn, Từ hang sư tử, Từ núi con beo. 9 Hỡi em gái ta, tân phụ ta ơi, mình đã cướp lấy lòng ta, Vì một cái liếc mắt, vì một vòng trân châu nơi cổ mình, mình đã cướp lấy lòng ta. 10 Hỡi em gái ta, tân phụ ta ơi, ái tình mình đẹp là dường nào! Ái tình mình ngon hơn rượu, Và mùi thơm của dầu mình tốt hơn các thức hương! 11 Hỡi tân phụ ta, môi mình nhỏ mật ong xuống, Dưới lưỡi mình có mật ong và sữa;

CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT: NGÀN (ELEPH) Đây là chữ “ngàn” (BDB 48) trong tiếng Hê-bơ-rơ. Tuy nhiên, nó được sử dụng theo nhiều nghĩa:

1. một đơn vị gia đình, Giô-suê 22:14; Các Quan Xét 6:15, I Sa-mu-ên 23:23; Xa-cha-ri 9:7; 12:6

2. một đơn vị quân đội, Xuất Ê-díp-tô Ký 18:21,25; Phục truyền Luật lệ Ký 1:15 3. một ngàn (theo nghĩa đen), Sáng thế Ký 20:16; Xuất Ê-díp-tô Ký 32:28 4. một con số tượng trưng, Sáng thế Ký 24:60; Xuất Ê-díp-tô Ký 20:6; 34:7; Phục-truyền

Luật-lệ Ký 7:9, Giê-rê-mi 32:18 Chữ Ugaritic có cùng gốc “alluph” có nghĩa là “tộc trưởng”, Sáng thế Ký 36:15

Page 203: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

170

4:7 Có người thắc mắc có phải điều này là cách ứng xử từ tốn đối với nước da đen sậm của cô gái (xem 1:5-6) hay là cách thức để chàng trai xác định rằng anh ta yêu thích tất cả những gì của cô gái (câu 9) . 4:8 Câu này cho thấy cô dâu đến từ miền bắc Y-sơ-ra-ên. Nhưng cũng có thể là hình ảnh ẩn dụ về cô gái ở xa, nơi hẻo lánh, xa cách với chàng trai (ở tại Giê-ru-sa-lem). 4:9 “em gái” Trong sách Nhã Ca, cô gái được chào đón bằng vài cụm từ hoặc thán từ trìu mến:

1. “đẹp hơn hết trong các người nữ,” 1:8; 5:9; 6:1 2. “người yêu ơi,” 1:9,15; 2:2,10,13; 4:1,7; 6:4 3. “người yêu dấu,” 1:13,14 4. “người đẹp của anh,” 2:10,13 5. “Hỡi con bồ câu,” 2:14, 5:2, 6:9 6. “em gái ta”, 1:9,10,12; 5:1,2 (một trong nhiều thành ngữ phổ biến các bài tình Ai Cập) 7. “cô dâu của anh,” 5:1 8. “người hoàn mỹ của anh”, 5:2 9. “Su-la-mít ơi,” 6:13 10. “nàng công chúa,” 7:1 11. “Tình yêu của anh”, 7:6 Chú ý vào câu 5:2: có vài thán từ này nối tiếp nhau như thán từ ở số 6 (BDB 27), số 2 (BDB

946), số 5 (BDB 401 I) và số 8 (BDB 1070). Nếu đây là những bài hát đám cưới Syria (wasfs) thì có điều kỳ lạ là cô gái không bao giờ được gọi là “hoàng hậu”.

Cũng vậy, chàng trai được cô gái gọi bằng: 1. “Ôi người mà lòng em yêu,” 1:7; 3:1-4 2. “người yêu dấu của em”, 1:16; 2:8,9,10,16,17; 4:16; 5:2,4,5,6,10; 6:2,3; 7:10,13; 8: 14

Cũng lưu ý là cô không bao giờ gọi chàng trai là “anh” hay “vua.” “Em đã làm cho tim anh đập nhanh hơn (hồi hộp) chỉ với một cái liếc mắt nhìn” ĐỘNG TỪ nầy được bản Kinh Thánh NASB dịch là “đập nhanh hơn”; NKJV, NRSV, NJB, “làm mê mẩn”; TEV “cướp mất, lấy đi” (BDB 525, KB 515, dạng HOÀN THÀNH Piel) là ĐỘNG TỪ hiếm gặp có cùng một gốc với “trái tim”. Nó chỉ xuất hiện có ba lần trong Cựu Ước (hai ở đây dạng Piel và trong Gióp 11:12 ở dạng Niphal).

Chỉ cần nhìn cô thì đã khiến adrenalin của chàng trai tiết ra (xem câu 10)!

Hơi thơm của quần áo mình như hơi thơm của Li-ban. 12 Em gái ta, tân phụ ta là vườn đóng kín, Là nguồn nước khóa lại, là suối niêm phong. 13 Đám cây mình là vườn địa đàng, Có thạch lựu và trái ngon, Hoa phụng tiên và cây cam tòng; 14 Cam tòng và hồng hoa, xương bồ và nhục quế, Cùng mọi thức cây có mùi thơm, Một dược, lư hội với các hương liệu có danh. 15 Mình là mạch nước trong vườn, Là giếng nước sống, là dòng nước chảy từ Li-ban!

Page 204: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

171

“với một cái nhìn từ đôi mắt em, với một vòng dây chuyền cổ của em” Ở chổ này có câu hỏi cho việc giải nghĩa là “Đây là song đối đồng nghĩa hay là song đối tiến triển?”

“Đôi mắt” có thể ám chỉ một loại đá trong vòng cổ (theo nghĩa tiếng Akkadian). Nếu đúng vậy, thì đây là song đối đồng nghĩa. Chàng trai đã có nói vòng cổ của nàng trước đó (xem 1:10; 7:4). 4:10-15 Chàng trai đã mô tả cơ thể của cô gái trong 4:1-6, bây giờ anh diễn tả cô theo vị giác và hương thơm của cô:

1. tình yêu của nàng thì tốt hơn rượu, 1:2,4 2. nàng có mùi hương thơm hơn dầu và hương liệu, 1:3 3. môi nàng nhỏ mật ong và sữa, 1:2, 5:1 4. nàng có mùi hương như rừng Li-ban 5. cô ấy giống như một khu vườn riêng (“được khóa lại”), biệt lập có nguồn nước (xem câu

15, 5:1, Châm-ngôn 5:15-23) a. một suối nước dành riêng b. một giếng nước sự sống c. những dòng nước tuôn trào

6. cô ấy giống như những cây trồng xanh tốt a. một vườn cây lựu b. cây lá móng và cây cam tòng c. nghệ tây, thạch xương bồ và quế d. cây có mùi thơm nhủ hương e. một dược, lô hội và các loại hương liệu tốt nhất

4:12 “một khu vườn đóng kín” Đây là hình ảnh ẩn dụ đẹp về sự trinh tiết và sự trong trắng về đạo đức của cô gái. Đây là cụm từ đầu của dòng thơ đầu tiên. Nhiều bản Hê-bơ-rơ MSS, cũng như các phiên bản cổ lặp lại cụm từ này trong dòng thứ hai, nên đòi hỏi phải có sự thay đổi nhỏ bản văn (chữ “gan” thay cho “gal”).

1. Bản Bảy Mươi - tiếng Hy Lạp 2. Bản Peshitta - tiếng Syria 3. Bản Vulgate - tiếng Latin

4:13 NASB, NJB,

LXX “những chồi” NKJV, TEV “những cây” NRSV “kênh” REB “đôi gò má” JPSOA “chân tay”

Thuật ngữ này (BDB 1019, KB 1517 II) dường như khai triển ý nghĩa của nó từ động từ “nẩy (chồi) ra” (KB 1511) và mở rộng ra theo nghĩa ẩn dụ thành “nhánh”. Từ người cô gái tỏa ra mùi hương giống như cây đâm chồi, ra nhánh. “cây lá móng” Đây là một loại hoa dùng làm nước hoa và thuốc nhuộm màu cam (BDB 499 III). Hiện nay phụ nữ ở vùng Cận Đông vẫn còn sử dụng loại hoa này để trang điểm móng tay, móng chân, cũng như cho các mục đích thẩm mỹ khác (xem 1:14).

Page 205: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

172

4:14 “nghệ tây” Hoa này (BDB 501) chỉ được nói đến ở đây trong Cựu Ước, nên không thể biết chính xác nó là loại cây nào (trong thời Cựu Ước):

1. cây nghệ tây có hoa màu xanh được sử dụng để làm màu thực phẩm, nhuộm quần áo, sơn các bức tường màu vàng (xem quyển Helps for Translators, “Fauna and Flora of the Bible,” trang 124)

2. một loại cây dại có gai ở vùng Trung Đông, có hoa màu đỏ và cũng được sử dụng để làm màu thực phẩm và nhuộm quần áo (xem quyển Helps for Translators, trang 175)

Dường như trong 4:4, nó cũng nằm trong danh sách của các loại hương liệu nhập khẩu khác. Rõ ràng trong Nhã-ca, hoa được nhắc đến chỉ dùng để xức cho thơm, chứ không phải nhuộm màu. “thạch xương bồ” Chữ này chỉ cây sậy ven sông có mùi thơm (BDB 889). Nó cũng được dùng trong việc xức dầu thánh (xem Xuất Ê-díp-tô Ký 30:23). “quế” Hương liệu này xuất phát từ Ấn Độ và Sri Lanka và được làm từ vỏ của một loại cây xanh tươi suốt năm (BDB 890). Nó rất phổ biến và đắt tiền (Xuất Ê-díp-tô ký 30:23; Châm-ngôn 7:17)

4:16 Câu này gồm có các yêu cầu của cô gái dành cho chàng trai qua những hình ảnh thiên nhiên làm ẩn dụ (bản Kinh Thánh REB cho cả câu 15 và 16 là lời cô nói) :

1. “thức dậy”, BDB 734, KB 802, dạng MỆNH LỆNH Qal 2. “đến”, BDB 97, KB 112, dạng MỆNH LỆNH Qal 3. “thổi”, BDB 806, 916 KB, dạng MỆNH LỆNH Hiphil 4. “tỏa mùi hương” BDB 633, KB 683, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal được sử dụng

như một JUSSIVE 5. “ăn”, BDB 37, KB 46, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal được sử dụng như một

JUSSIVE Câu này là phần mở rộng của câu 8, “đi với em từ Li-ban”. Cô gái đang gọi chàng trai đến với cô ở miền Bắc. Mùi hương của cô đang lan tỏa theo những ngọn gió hướng về phía nam! Cô gái tự gọi mình là một khu vườn là hình tượng tính dục đặc thù ở vùng Cận Đông (xem 5:1). CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

BẢN NASB 4:16 16 Hỡi gió bắc, hãy nổi dậy, hỡi gió nam, hãy thổi đến; Hãy thổi trong vườn tôi, hầu cho các mùi thơm nó bay ra! Nguyện lương nhân tôi vào trong vườn người, Và ăn các trái ngon ngọt của người!

Page 206: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

173

1. Có nên tin chắc rằng 3:1-4 và 5:2-8 là những giấc mơ? 2. Tại sao điều này trở thành một cách giải thích phổ biến? 3. Chủ đề lặp lại trong câu 5 là gì? 4. Tại sao lại có rất nhiều ám chỉ về vị trí địa lý và hệ động thực vật đặc thù của vùng Đất

Thánh trong cuốn sách này?

Page 207: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

174

NHÃ CA ĐOẠN 5

CÁC CÁCH CHIA KHỔ THƠ THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI

NASB NKJV NRSV TEV NJB

Sự đau khổ vì xa cách

Một đêm trằn trọc (3:1-5:1)

Lời ca ngợi và lời mời của chàng trai (4:1-5:1)

Bài ca thứ ba (3:6-5:1) Bài thơ thứ ba (3:6-5:1)

5:1 (Người yêu dấu) 5:1a-b 5:1 5:1 (Tình nhân) 5:1a-c

(Các người bạn của chàng trai) 5:1c-d

(Thơ) 5:1d

5:2-8 Đêm trằn trọc của Su-la-mít

Cuộc tìm kiếm của cô gái (5:2-6:3)

Bài ca thứ tư (5:2-6:3) Bài thơ thứ tư (5:2-6:3)

(Su-la-mít) 5:2 5:2-8 (Cô gái) 5:2a-b (Người yêu dấu) 5:2

(Chàng trai) 5:2c-d

5:3-5 (Cô gái) (5:3) 5:3-5

5:4-6

5:6-8 5:6

5:7 5:7

5:8 5:8

5:9 (Những con gái của Giê-ru-sa-lem) 5:9

5:9 (Cô gái) 5:9 (Dàn đồng ca) 5:9

Lời ca ngợi của cô gái 5:10-16

(Su-la-mít) 5:10-13 5:10-16 (Cô gái) 5:10-16 (Người yêu dấu) 5:10-16

5:14-16

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

Page 208: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

175

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

5:1 “Ta đã đến khu vườn của ta rồi” ĐỘNG TỪ (BDB 97, KB 112, dạng HOÀN THÀNH Qal) được dùng có ý nói chàng trai đã đến và ở với người yêu của mình. “Khu vườn” thường được sử dụng trong cuốn sách này nhằm ám chỉ đến sự quan hệ tình dục với cô thiếu nữ (xem 4:12,15,16 [hai lần]; 5:1, 6:2; 8:13). Đó là một cách nói bóng gió về khoái cảm tình dục của cô gái.

Cần lưu ý rằng hình ảnh ẩn dụ về khu vườn được bắt đầu từ 4:12-15. Chàng trai được mời vào trong khu vườn (hành động này cũng có ẩn ý tình dục, xem Sáng thế Ký 6:4; Phục truyền Luật lệ Ký 22:13; Ê-xê-chi-ên 23:44). Trong 4:16 và 5:1 chàng trai đến và hưởng thụ khu vườn (nghĩa là cô gái)

1. Ta đã đến, BDB 97, KB 112, dạng HOÀN THÀNH Qal 2. Ta đã thu gom, BDB 71, KB 85, dạng HOÀN THÀNH Qal 3. Ta đã ăn, BDB 37, KB 46, dạng HOÀN THÀNH Qal 4. Ta đã uống, BDB 1059, KB 1667, dạng HOÀN THÀNH Qal Có một sự lặp lại đáng ngạc nhiên của ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG “của ta” (tám lần).

“em gái ta” Đây là một thành ngữ được dùng trong các bài tình ca Ai Cập để chỉ về người yêu và thành viên mới trong gia đình. Nó tương đương với “cô dâu” (xem 4:9). “nhựa thơm” Đây (BDB 141) là loại nhựa thơm lấy từ rễ của một loại cây. Nó cũng được dịch là “gia vị” và cũng là thành phần trong dầu thánh để xức (xem Xuất Ê-díp-tô 25:4; 35:8). Nó được sử dụng nhiều lần trong Nhã-ca (xem 4:10,14; 5:1,13; 6:2; 8:14). “Hỡi các bạn, hãy ăn và uống; Hãy uống cho say, hỡi những kẻ đang yêu!” Đây là một loạt ba MỆNH LỆNH Qal:

1. “ăn”, BDB 37, KB 46 2. “uống”, BDB 1059, KB 1667 3. “nốc đầy (rượu)” (nghĩa đen là “say”) BDB 1016, KB 1500

Cả “ăn” và “uống” có thể theo nghĩa đen (tiệc cưới) hoặc cách nói bóng gió về tình yêu thể xác (xem Châm-ngôn 7:18). Nhiều chữ được dùng trong bối cảnh này gồm có cả nghĩa tiềm ẩn chỉ về sự gần gũi thân xác.

Chữ đầu tiên liên hệ đến những khách dự lễ cưới và chữ thứ hai và thứ ba là những lời họ dành cho đôi vợ chồng mới cưới. Đám cưới là sự kiện cộng đồng kéo dài. “những bạn bè” Chữ này (BDB 945) chỉ về khách đặc biệt dự lễ cưới (xem Các Quan Xét 14:11,20), người hàng xóm hoặc các thành viên khác trong gia đình.

BẢN NASB 5:1 1 Hỡi em gái ta, tân phụ ta ơi, ta đã vào trong vườn ta rồi! Ta có hái một dược và hương liệu ta, Ăn tàng mật ong với mật ong ta, Uống rượu với sữa ta. Hỡi các bạn, hãy ăn; hỡi các ái hữu, khá uống cho nhiều!

Page 209: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

176

5:2 “Tôi ngủ, nhưng lòng tôi tỉnh thức” Từ đây bắt đầu một bài thơ mới (5:2-6:3). Dường như phân đoạn này là một giấc mơ khác tương tự như đoạn 3:1-4. “Hỡi em gái ta, bạn tình ta, chim bồ câu ta, kẻ toàn hảo của ta ơi, hãy mở cửa cho ta!” Đây là hồi tưởng lại giọng nói của chú rể trong giấc mơ của cô dâu, các câu 2-7. Giống như nhiều chữ trong bối cảnh này, động từ “mở” (BDB 834, KB 986, dạng MỆNH LỆNH Qal) có tiềm ẩn nghĩa tình dục và có thể là cách nói bóng gió chỉ sự gần gũi tình dục (xem 7:13). Chú ý đến động từ này được lặp lại trong các câu 5 và 6.

Khi đọc đoạn văn có nghĩa đôi này, người ta tự hỏi đây là thực tế hay là sự tưởng tượng trong giấc mơ. Đây có phải là một trong nhiều lần chàng trai bí mật tìm cách ân ái với cô gái trong đêm? Hay đây là một sự kiện trong khi đám cưới kéo dài cả tuần ở thành phố? Có phải đây là một giấc mơ về việc bị từ chối và nỗi đau đớn liền sau đó vì bị từ chối?

Vẫn có thể đây là một phương cách tiếp cận của vua Sa-lô-môn đối với một thành viên mới trong hậu cung của mình chăng? Đối với tôi nó có vẻ kỳ lạ:

1. là Sa-lô-môn bỏ đi và chấp nhận sự từ chối tình dục của một thành viên mới trong hậu cung của mình (động từ “mở” [BDB 834, KB 986] là một MỆNH LỆNH Qal)

2. là một thành viên mới của hậu cung hoàng gia có thể chạy thoát vào trong thành phố 3. là lính canh ban đêm không nhận ra hoặc hỏi người phụ nữ là ai trước khi họ đánh cô ấy

(và tại sao) Phải chăng sự từ chối này là do cô gái thật sự yêu chàng trai chăn chiên ở miền Bắc chứ không yêu Sa-lô-môn?

BẢN NASB 5:2-8 2 Tôi ngủ nhưng lòng tôi tỉnh thức. Ấy là tiếng của lương nhân tôi gõ cửa, mà rằng: Hỡi em gái ta, bạn tình ta, chim bồ câu ta, kẻ toàn hảo của ta ơi, hãy mở cửa cho ta! Vì đầu ta đầy sương móc, Lọn tóc ta thấm giọt ban đêm. --- 3 Tôi đã cởi áo ngoài rồi, làm sao mặc nó lại? --- Tôi đã rửa chân rồi, lẽ nào làm lấm lại? --- 4 Lương nhân tôi thò tay vào lỗ cửa, Lòng dạ tôi cảm động vì cớ người. 5 Tôi bèn chỗi dậy đặng mở cửa cho lương nhân tôi; Tay tôi nhỏ giọt một dược, Và ngón tay tôi chảy một dược ròng trên nạm chốt cửa. 6 Tôi mở cửa cho lương nhân tôi, Nhưng người đã lánh đi khỏi rồi. Đương khi người nói lòng tôi mất vía. Tôi tìm kiếm người, nhưng không gặp; Tôi gọi người, song người chẳng đáp. 7 Kẻ canh tuần quanh thành gặp tôi, Đánh tôi, và làm tôi bị thương; Các kẻ canh giữ vách thành cất lấy lúp khỏi tôi. 8 Hỡi các con gái Giê-ru-sa-lem, ta ép nài các ngươi, Nếu gặp lương nhân ta, khá nói với người rằng Ta có bịnh vì ái tình.

Page 210: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

177

“Vì đầu ta đầy sương móc, Lọn tóc ta thấm giọt ban đêm” Dòng thứ hai có một từ hiếm thấy (mớ tóc, lọn tóc,BDB 881) và một cụm từ hiếm có “ẩm ướt ban đêm (thấm giọt đêm)” (BDB 944 cấu trúc BDB 538). Sương nặng hạt thường rơi ở xứ Pa-léc-tin trong những buổi sáng sớm. Rõ ràng chổ nầy mô tả lần gặp mặt muộn màng của người yêu mới cưới của nàng hoặc một lần gặp mặt ban đêm trước khi họ kết hôn. 5:3 Đây là hai lý do biện bạch để cô gái không mở cửa cho người yêu của mình:

1. cô đã thay quần áo 2. cô đã rửa chân trước khi lên giường

Nếu chổ này nói về vợ chồng mới cưới hay với người yêu đích thực của cô gái thì những lý do này là nhỏ nhặt, không thuyết phục (trừ khi đó là trong một cơn ác mộng).

Cũng giống như nhiều từ khác trong đơn vị văn học này, “đôi chân” là một cách nói bóng gió chỉ về cơ quan sinh dục (ví dụ, Các Quan Xét 3:24; Ru-tơ 3:4; I Sa-mu-ên 24:3; II Sa-mu-ên 11:8,11). 5:4 “Người yêu tôi thò tay qua then cửa” Theo nghĩa đen, cụm từ này mô tả lỗ nhỏ trên chốt cửa thời xưa. Chốt cửa lại theo cách này thì không ai từ bên ngoài có thể mở được và dường như điều đó xảy ra ở đây. Bởi cách dùng thuật ngữ “bàn tay” (BDB 388) trong Ê-sai 57:8 mô tả một trụ nhô cao hoặc tượng đài, nên có thể ý nghĩa nguyên thủy của thuật ngữ này ám chỉ về biểu tượng dương vật trong miếu thờ của người Ca-na-an (xem I Sa-mu-ên 15:12; II Sa-mu-ên 18:18; I Sử-ký 18:3; Ê-sai 56:5, BDB 390, # 4, a), một số người xem điểm này như một ám chỉ đến cơ quan sinh dục nam (BDB 390, # 4, g, KB 387, # 1, “dương vật”).

Ngay cả thuật ngữ “mở” có thể chỉ đến âm đạo của cô gái (xem NIDOTTE, tập 2, trang 1032). “lòng tôi” Đây là chữ “ruột” (BDB 588). Người thời xưa tin rằng các cơ quan nội tạng phía dưới (gan, thận, ruột) là nơi dành cho những cảm xúc:

1. tiêu cực, Ê-sai 16:11 (dùng chỉ về Chúa); Giê-rê-mi 4:19 (chỉ về Giê-rê-mi) 2. tích cực, Ê-sai 63:15; Giê-rê-mi 31:20 (dùng chỉ về Chúa), cũng như Thi thiên 40:8 (chỉ

về Đa-vít) Tuy nhiên, trong bối cảnh này nó có thể ám chỉ đến sự ham muốn tình dục (xem Thi thiên 71:6; Ê-sai 49:1, “tử cung”). 5:5 “Tôi chổi dậy mở cửa cho người yêu của tôi” Tất nhiên chàng trai đã bỏ đi bởi vì cô gái đã đánh mất nhiều thời gian (1) rồi mới quyết định mở cửa hoặc (2) sửa soạn đón tiếp chàng trai. 5:7 “Họ đánh tôi và làm tôi bị thương” Đây là một câu thơ rất lạ. Có hai giả thuyết đã được đề xuất: (1) họ đánh (BDB 645, KB 697, dạng HOÀN THÀNH Hiphil và BDB 822, KB 954, dạng HOÀN THÀNH Qal), đánh”bầm tím” [đây là những từ mạnh mẽ, bạo lực, xem Thi thiên 38:5; Ê-sai 1:6]) vì cô gái quấy rối sự yên tĩnh (xem câu 6 dòng 5) hoặc (2) cô đã cố gắng để xâm nhập các phòng riêng của Sa-lô-môn (phòng ngủ của nhà vua tách biệt với hậu cung). “Các lính gác trên vách thành giật cái mạng che mặt của tôi” Họ (1) cố gắng ngăn chặn cô và cô bỏ chạy, để lại khăn choàng của mình (BDB 921 hoặc là “khăn che mặt”) trong tay họ hoặc (2) sau khi họ đánh cô bị thương và giật khăn che mặt của cô, họ mới nhận ra cô là thành viên mới trong hậu cung của nhà vua.

Page 211: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

178

5:8 “Hỡi các con gái Giê-ru-sa-lem, tôi nài xin các cô” Nhóm này trả lời trong câu 9 và trong 6:1. Có một vài trường hợp cho cụm từ những “con gái của Giê-ru-sa-lem” này: (1) những trinh nữ ở Giê-ru-sa-lem, (2) các cung nữ (3) các phụ nữ đã có gia đình trong triều; hoặc (4) người kể chuyện (như khúc đồng ca trong các vở kịch).

5:9 “đẹp hơn hết trong các người nữ” Cụm từ này xuất hiện trong 1:8, 6:1 và ở đây. Nó dường như là một lời khen. Tuy nhiên, nếu “các con gái của Giê-ru-sa-lem” là những thành viên trong hậu cung bị thất sủng thì có thể thấy cụm từ này là lời châm biếm như thế nào.

5:10-16 Đây là một đoạn thơ dài mô tả chàng trai, dường như dành cho “các con gái của Giê-ru-sa-lem” (xem 1:5; 2:7; 3:5,10; 5:8,16; 8:4). Trong 5:9 và 6:1, họ hỏi cô gái nhiều câu hỏi.

Bài tình ca có sự so sánh về cơ thể này tương đương với sự mô tả của chàng trai về cô gái trong 4:1-7. Những bài thơ tình này sử dụng tất cả các giác quan (xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác) để làm nổi bật sự ham muốn, mong đợi và thỏa mãn trong tình yêu thể xác. Tình dục của con người là sự ham muốn do Chúa ban cho để bảo tồn và phát triển dân số nhân loại. Đó là một trãi nghiệm đẹp và thánh thiện của cuộc sống cho đến khi nó bị phá hủy bởi hậu quả của việc tìm kiếm ích kỷ, đặt “cái tôi” trước nhất của con người trong Sáng thế Ký 3. Xem chủ đề đặc biệt trong 2:13.

BẢN NASB 5:10-16 10 Lương nhân tôi trắng và đỏ, Đệ nhứt trong muôn người. 11 Đầu người bằng vàng thật ròng; Lọn tóc người quăn, và đen như quạ. 12 Mắt người như chim bồ câu gần suối nước, Tắm sạch trong sữa, được nhận khảm kỹ càng. 13 Gò má người như vuông đất hương hoa, Tợ khóm cỏ thơm ngát; Môi người tỉ như hoa huệ ướm chảy một dược ròng. 14 Tay người như ống tròn vàng có nhận huỳnh ngọc: Thân mình người khác nào ngà bóng láng cẩn ngọc xanh. 15 Hai chân người giống trụ cẩm thạch trắng, Để trên táng vàng ròng; Tướng mạo người tợ như núi Li-ban, xinh tốt như cây hương nam, 16 Miệng người rất êm dịu; Thật, toàn thể cách người đáng yêu đương. Hỡi các con gái Giê-ru-sa-lem, lương nhân tôi như vậy, Bạn tình tôi dường ấy!

BẢN NASB 5:9 9 Hỡi người xinh đẹp hơn hết trong các người nữ, lương nhân của chị có gì hơn lương nhân khác? Lương nhân của chị có gì hơn lương nhân khác? Mà chị ép nài chúng tôi dường ấy?

Page 212: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

179

5:10 “rực rỡ” Chữ này (BDB 850, KB 1018) chỉ về sức khỏe thể chất (“tỏa sáng,” “rạng rỡ,” hoặc “trắng” [xem Ca-thương Lam 4:7]) hoặc cá tính, phẩm cách. “hồng hào” Chữ này có cùng từ gốc như chữ “A-đam” (BDB 9). Nó có nghĩa là màu da hơi đỏ (BDB 10) và có thể được dùng cho ngựa (xem Xa-cha-ri 1:8), gia súc (xem Dân số Ký 19:2) hoặc con người (Đa-vít, I Sa-mu-ên 16:12). “Nổi bật giữa muôn người” Chàng trai nổi bật trong đám đông, ít nhất là đối với cô gái. Về Chủ Đề Đặc Biệt: Ngàn (Eleph) xem 4:4. 5:11 “Ðầu chàng như khối vàng ròng” Cụm từ này có thể nói về:

1. màu rám nắng, nâu nhạt (câu 14) 2. vương miện vàng hoặc các đồ trang trí khác của chàng

“Các lọn tóc chàng” Tóc của chàng được mô tả theo cách song đối:

1. chùm chà là (rất nhiều tóc gợn sóng) 2. đen như con quạ (rất đen)

Chổ này mô tả đặc điểm riêng của thanh niên ở vùng Cận Đông. 5:12 “Đôi mắt chàng” Đôi mắt của chàng được mô tả cách song đối:

1. như chim bồ câu (xem ghi chú trong 1:15) 2. bên dòng nước 3. tắm trong sữa (nghĩa là mắt trắng) 4. ở đúng vị trí (xem BDB 443, # 4) hoặc “đậu trên cao” (KB 444, Qal # 2)

Như quyển “Handbook for Translators” của UBS (trang 160-161) chỉ ra: không thể chắc điều được nói đến ở trên là đôi mắt của chàng trai hay là cặp bồ câu. Thơ ca tạo ra cảm nhận mạnh mẽ, nhưng cũng khó nắm bắt!

Điều thú vị là hai mô tả về vua Đa-vít (xem I Sa-mu-ên 16:12) “hồng hào” và “đôi mắt đẹp” được sử dụng trong bài thơ tình này để chỉ về vẻ đẹp trai của người đàn ông. Nhiều học giả cho rằng hình ảnh thuộc hoàng gia (như Đa-vít, Sa-lô-môn) được sử dụng trong Nhã Ca được dùng như là các hình tượng văn học đối nghịch với các đám cưới địa phương và chúng là các đặc điểm trong những bài thơ tình được viết và đọc trong các lễ cưới. Ngay cả những danh hiệu “Vua” và “Hoàng hậu” cũng được tìm thấy trong các bài thơ tình tiếng Ả Rập ở Sy-ri (xem quyển Dictionary of Biblical Imagery, trang 807). 5:13 “gò má chàng” Hai dòng thơ này nói về mùi hương của chàng trai. “Môi anh” Môi chàng trai được mô tả như:

1. hoa huệ, nói đến hình dạng và màu sắc đẹp (màu đỏ) 2. nhỏ giọt một dược, ám chỉ những nụ hôn ngọt ngào của chàng trai (xem câu 16)

5:14 Câu này có thể nói về:

1. đồ trang sức đeo trên cánh tay hoặc bàn tay 2. làn da rám nắng (xem các câu 11,15) 3. trong đoạn văn này thường xuyên có những từ này mang ý nghĩa theo cách nói bóng gió

(“bàn tay” có thể ám chỉ đến dương vật, xem chú thích trong câu 4 và “bụng” có thể mô tả sự gợi dục ở người nam, xem quyển Dictionary of Biblical Imagery, trang 778).

Page 213: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

180

5:15 “thạch cao tuyết hoa” Đây là một loại đá trắng mềm được nhập khẩu từ Ai Cập. Nó thường được dùng làm các chai chứa nước hoa.

Page 214: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

181

NHÃ CA ĐOẠN 6

CÁC CÁCH CHIA KHỔ THƠ THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI

NASB NKJV NRSV TEV NJB

Sự vui sướng về nhau của cả hai

Sự phiền não của Su-la-mít (5:2-6:3)

Cuộc tìm kiếm của cô gái (5:2-6:3)

Bài ca thứ tư (5:2-6:3)

Bài thơ thứ tư (5:2-6:3)

6:1 (Những con gái của Giê-ru-sa-lem) 6:1

6:1 (Cô gái) 6:1 (Dàn đồng ca) 6:1

6:2-3 (Su-la-mít) 6:2-3 6:2-3 (Cô gái) 6:2-3 (Người yêu dấu) 6:2

6:3

6:4-9 Ca ngợi vẻ đẹp của Su-la-mít

Bài hát ca ngợi của chàng trai 6:4-10

Bài ca thứ năm (chàng trai) (6:4-8:4)

Bài thơ thứ năm (6:4-8:4)

(Người yêu dấu) 6:4-7 (Tình nhân) 6:4-7

6:8-9 6:8-10

6:10-12 6:10 6:10-12

(Su-la-mít) 6:11-12 Cô gái thăm khu vườn 6:11-12

6:11-12

6:13a-b (Người yêu dấu và bạn của chàng) 6:13a-b

Ca ngợi cô gái và hẹn ước tình yêu của cô (6:13-8:4)

(Những phụ nữ) 6:13a-b

(Dàn đồng ca) 6:13a-b

6:13c-d (Su-la-mít) 6:13c-d 6:13 (Cô gái) 6:13c-d (Tình nhân) 6:13c-d [7:1]

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

Page 215: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

182

6:1 “Các con gái của Giê-ru-sa-lem” có hai câu hỏi cho cô gái và câu 6:1 là câu thứ hai:

1. câu hỏi ở 5:9, trả lời trong 5:10-16 2. câu hỏi ở 6:1, trả lời trong 6:2-3

Bài thơ tình thứ tư là từ 5:2 đến 6:3. Cần phải nhớ rằng cách chia đoạn và câu trong các bản Kinh Thánh hiện đại không được nhìn nhận là được linh cảm. Mặc dù một số bản thảo tiếng Hy Lạp cổ dạng chữ hoa có một số đánh dấu để phân chia mạch văn trong các sách Phúc Âm, nhưng hầu hết các cách đánh dấu bản văn hiện đại có từ thời Trung Cổ! So sánh các bản dịch hiện đại để thấy những sự lựa chọn. “để chúng tôi cùng với chị đi tìm anh ấy” Chữ này (BDB 134, KB 152) là dạng CHƯA HOÀN THÀNH Piel được sử dụng trong theo ý nghĩa KHÍCH LỆ. Một lần nữa, việc nhận diện được nhóm người này là không được chắc chắn. Nếu là hậu cung thì việc tụ hợp lại trở nên đông đảo!

6:2 “đến vườn của chàng” Cụm từ này dường như để ám chỉ chính cô gái Su-la-mít (xem 4:12-15,16, 5:2). Đây là cách nói bóng gió việc ân ái. 6:3 “Tôi thuộc về người yêu tôi, và người yêu tôi thuộc về tôi” Cô xác nhận cô tin tưởng chàng trai và sự chung thủy của chàng (xem 2:16, 7:10). Điều này chắc chắn không phù hợp với Sa-lô-môn.

BẢN NASB 6:4-9 4 Hỡi bạn tình ta, mình xinh đẹp như Thiệt-sa, Có duyên như Giê-ru-sa-lem, Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí. 5 Hãy xây mắt mình khỏi ta, Vì nó làm cho ta bối rối. Tóc mình khác nào đoàn dê trên triền núi Ga-la-át; 6 Răng mình như bầy chiên cái,

BẢN NASB 6:2-3 2 Lương nhân tôi đi xuống vườn người, Nơi vuông đất hương hoa, Đặng chăn trong vườn, Và bẻ hoa huệ. 3 Tôi thuộc về lương nhân tôi, Và lương nhân tôi thuộc về tôi; Người chăn bầy mình giữa đám hoa huệ.

BẢN NASB 6:1 1 Hỡi người xinh đẹp hơn hết trong các người nữ, lương nhân của chị đi đâu? Lương nhân của chị xây về hướng nào? Chúng tôi sẽ cùng đi tìm người với chị.

Page 216: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

183

6:4-8:4 Bài thơ tình thứ năm từ 6:4 đến 8:4. Như các bạn (độc giả) có thể thấy từ trang đầu tiên của chương này là có nhiều cách để phân chia bài thơ của chàng trai liên quan đến vẻ đẹp của cô gái:

1. NASB, TEV, 6:4-9, 10-12 2. NKJV, 6:4-7, 8-9,10, 11-12 3. NRSV, 6:4-10, 11-12 4. NJB, 6:4-7, 8-10, 11-12

Dòng 3 câu 4 được lặp lại ở dòng 4 câu 10 dường như là để đánh dấu (phân định) một đơn vị văn học (xem bản Kinh Thánh NRSV). 6:4 “Thiệt-sa” Đây là thủ phủ của vương quốc phía Bắc (Y-sơ-ra-ên) trước triều đại của Ôm-ri (xem I Các vua 14:17). Trong tiếng Hê-bơ-rơ (BDB 953) nó có nghĩa là “vui sướng” hoặc “dễ chịu”. Nó có thể là hình ảnh ẩn dụ, là vị trí địa lý hoặc cả hai! Cô gái rất đặc biệt, giống như một thành của hoàng gia. “Cuốn hút mạnh mẽ như một đạo quân rợp cờ xí” Đây là một cụm từ lạ thường và đầy nghi vấn được lặp lại trong câu 10. Thuật ngữ dịch là “sợ sệt” có nghĩa đen là “khủng khiếp” (BDB 33, Xuất Ê-díp-tô Ký 15:16; 23:27; xem Gióp 33:7; Châm-ngôn 20:2), nhưng được sử dụng ở đây theo nghĩa sợ hoặc gây nên sợ sệt.

Thuật ngữ thứ hai là một ĐỘNG TỪ (BDB 186, KB 213, ĐỘNG TÍNH TỪ Niphal) chỉ được tìm thấy ở đây và trong Thi thiên 20:6. Nó có nghĩa giương lên hoặc mang các lá cờ quân đội như thể phô trương sức mạnh. Dường như nó biểu thị cho an ninh hoặc uy nghi. Bản dịch Kinh Thánh TEV dựa theo một từ gốc trong tiếng Akkadian có nghĩa là “nhìn” (xem quyển Handbook for Translators của UBS, trang 177).

Từ gốc này được dùng ở 5:10 (KB 213 I và KB 213 II) được tìm thấy ở đây và trong Thi thiên 20:6.

Bản Kinh Thánh NET có một giải thích thú vị dựa trên đặc tính song đối của câu 10. Nó dịch cụm từ “như một đội quân với cờ xí” là “như các ngôi sao trong đám rước”, do đó ám chỉ mặt thứ tư (của câu này) là những vật thể trên bầu trời. Có điều chắc chắn là các ngôi sao thường được nhân cách hóa (xem NIDOTTE, quyển 2, trang 613). Vấn đề lại xuất hiện là khi cách dùng phần thứ nhất của cụm từ (câu 4) không thích hợp dạng song đối này. 6:5 NASB “Hãy xây mắt khỏi anh, chúng làm anh bối rối”

Từ nơi tắm rửa mới lên; Thảy đều sanh đôi, Không một con nào son sẻ. 7 Má mình trong lúp tợ một nửa quả lựu. 8 Có sáu mươi hoàng hậu, tám mươi cung phi, Và nhiều vô số con đòi: 9 Chim bồ câu ta, người toàn hảo ta Vốn là có một, con một của mẹ mình. Kẻ kén chọn của người đã sanh đẻ mình. Các con gái đều thấy nàng, và xưng nàng có phước. Đến đỗi những hoàng hậu và cung phi cũng đều khen ngợi nàng.

Page 217: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

184

NKJV “Hãy xây mắt khỏi anh vì chúng làm anh đuối sức” NRSV “Hãy xây mắt khỏi anh vì chúng trấn áp anh” TEV “Hãy xây mắt khỏi anh; Chúng đang kềm chế anh” NJB “Hãy xây mắt khỏi anh, Chúng xông tới nắm lấy anh”

ĐỘNG TỪ trong dòng đầu tiên là dạng MỆNH LỆNH Hiphil (BDB 685, KB 738). Nó nói lên sự khẩn cấp! Đây là việc kỳ lạ bởi vì mệnh lệnh này gữi đến cô gái. Nó phải dùng theo cách ẩn dụ và hoàn toàn không có liên quan đến khái niệm “mắt độc ác.”

ĐỘNG TỪ của dòng thứ hai cũng là dạng Hiphil (BDB 923, KB 1192, dạng HOÀN THÀNH Hiphil), thông thường nó có nghĩa “hành động như một cơn bão” hoặc “náo nhiệt” (xem Ê-sai 3:5), nhưng nó lại không phù hợp với bối cảnh này (từ ngữ chỉ có ý nghĩa theo từng ngữ cảnh). Đã có một số giả thuyết:

1. báo nguy cho tôi 2. khiến tôi sợ 3. quấy rối tôi 4. khiến tôi bối rối 5. khiến tôi bạo dạn (Thi Thiên 138:3) 6. làm phiền tôi 7. khuấy động tôi 8. run rẩy (từ gốc tiếng Akkadian)

Rõ ràng khi cô ấy nhìn anh ta, nó tạo ra một hiệu ứng xúc cảm mãnh liệt trong anh ta (xem 4:9). Anh ta không còn nghĩ đến bất kỳ điều gì khác. Cô ấy hoàn toàn khiến anh ta sao lãng bổn phận và trách nhiệm của mình! Anh ta trở nên yếu đuối, bị hớp hồn (si tình, xem 5:8, dòng 4) khi cô ấy liếc nhìn! 6:5-7 Đoạn này rất giống với 4:1-6. 6:8 “Có sáu mươi hoàng hậu và tám mươi cung phi, còn các cung nữ thì nhiều vô số” Dường như cụm từ này ám chỉ đến một hậu cung. Có thể nó ám chỉ vua Sa-lô-môn. Nhưng nó có ý nói rõ ràng về ông không? Tôi cho là “không” (xem quyển Handbook for Translators, của UBS, trang 180). Tôi nghĩ rằng đó là vẻ bề ngoài của bài thơ đám cưới tiếng Hê-bơ-rơ, có liên hệ với cả thơ tình Ai Cập và thơ tình tiếng Ả Rập ở Sy-ri. Đây có thể là “các con gái của Giê-ru-sa-lem” trong 5:9 và 6:1. Thật khó để xác định người đang nói là ai:

1. ban đồng ca, hậu cung, hoặc những phụ nữ trong triều a. cùng một nhóm, 6:1 và 6:8 b. nói một lần nữa trong 6:13, dòng 1 và 2

2. cô gái trả lời họ trong 6:2-3 và có thể 6:11-12 3. bài thơ tình của chàng trai bắt đầu ở 6:4 đến câu 9 hoặc câu 12. Chàng trai sau đó trả lời

với ý kiến của đám đông (6:13, dòng 1-2) ở dòng 3 và 4 của 6:13 Đây là hoàn toàn phỏng đoán. Không có đánh dấu nào trong bản văn, ngoại trừ:

1. thay đổi giới tính 2. thay đổi chủ đề 3. diễn tiến của bối cảnh

Các “hoàng hậu” (BDB 573) ám chỉ những hôn nhân về mặt chính trị, trong khi các “phi tần” (BDB 811) là những bạn tình hợp pháp có những quyền lợi hạn chế và quyền thừa kế hạn chế dành cho con cái của họ. Các “cô gái” (BDB 761, “những cô gái trẻ trong độ tuổi kết hôn”) là những người hầu cho các hoàng hậu.

Page 218: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

185

6:9 “bồ câu của anh, người hoàn hảo của anh” Cụm từ trìu mến được sử dụng lần đầu tiên trong 5:2. Có thể có hậu cung lớn, nhưng với người đàn ông này thì chỉ có một người yêu đặc biệt (thiếu nữ đến từ miền Bắc). Cô là đặc biệt đối với anh ấy cũng như đối với mẹ của cô (câu 9, dòng 2 và 3). Thậm chí những phụ nữ khác cũng công nhận sự đặc biệt này (câu 9, dòng 4 và 5). NASB “độc nhất” NKJV, NRSV “là người duy nhất” NJB “người duy nhất của anh”

Đây là trước nhất (là đầu tiên) trong câu nói. Nó (BDB 25) được dùng chỉ sự độc đáo và duy nhất của Đức Giê-hô-va trong Phục truyền Luật lệ Ký 6:4. “Cô là đứa trẻ trong trắng” Có cách dịch tốt hơn là “cô ấy là đứa con được yêu quí”. Thuật ngữ (BDB 141 II, KB 153 II) có nghĩa là “tinh khiết”, “sạch” (xem Thi thiên 19:9, 24:4; 73:1), nhưng nó kèm thêm ẩn ý “được chọn” (nghĩa là I Sử-ký 7:40; 9:22; 16:41; Nê-hê-mi 5:18). Cô ấy không chỉ là con gái duy nhất, nhưng còn là con gái đặc biệt (xem “sự lựa chọn”, bản LXX). “các cô gái” Nghĩa đen là “những đứa con gái” (BDB 123 I). Chữ này dường như để chỉ “các con gái của Giê-ru-sa-lem” (xem 5:8,9; 6:1,13). Chữ trong câu 8 được dịch là “các cô gái” (BDB 761) thì khác với chữ trong câu 9 (BDB 123 I). “Các hoàng hậu và phi tần cũng vậy” Bản Kinh Thánh NASB có ý nói rằng các câu 10-12 là lời đáp từ hậu cung, nhưng dựa trên bản văn tiếng Hê-bơ-rơ điều này không được chắc chắn. “họ khen ngợi cô” ĐỘNG TỪ này (BDB 237, KB 248, dạng HOÀN THÀNH Piel) cũng được dùng để ca ngợi hình dáng đẹp của:

1. Sa-rai, Sáng thế Ký 12:15 2. Áp-sa-lôm, II Sa-mu-ên 14:25

6:10-13 Những câu này là vô cùng khó giải nghĩa và không có giải thích thỏa đáng nào được đề xuất. Không biết chắc ai là người nói những câu này:

1. người đàn ông 2. các phụ nữ của câu 8-9

BẢN NASB 6:10-12 10 Người nữ nầy là ai, hiện ra như rạng đông, Đẹp như mặt trăng, tinh sạch như mặt trời, Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí? 11 Tôi đi xuống vườn hạnh đào, Đặng xem cây cỏ xanh tươi của trũng, Đặng thử coi vườn nho đã nứt đọt, Thạch lựu đã nở hoa chưa. 12 Không ngờ, lòng tôi dẫn dắt tôi Trên các xe của dân sự tôi có tình nguyện.

Page 219: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

186

3. đồng ca (NASB) 4. các bạn bè của người đàn ông (NKJV)

Bản Kinh Thánh NASB 1. câu 1-12, người đàn ông 2. câu 13, dòng 1-2, đoạn đồng ca 3. câu 13, dòng 3-4, người đàn ông

Bản Kinh Thánh NKJV 1. câu 10, người đàn ông 2. các câu 11-12, cô gái 3. câu 13, dòng 1-2, người đàn ông và các bạn bè của ông 4. câu 13, dòng 3-4, cô gái

6:10 Những câu thơ này dùng các thiên thể và những sự việc trên bầu trời để mô tả vẻ đẹp của người phụ nữ:

1. nhìn như bình minh 2. đẹp như trăng rằm 3. tinh khiết như mặt trời

Cô thu hút sự chú ý của tất cả mọi người! Cô tỏa sáng! 6:11 Hình ảnh ẩn dụ về khu vườn lại xuất hiện:

1. vườn cây có hạt (từ hiếm, quyển Helps for Translators, “Fauna and Flora of the Bible,” của UBS khẳng định rằng chữ “hạt” ám chỉ quả óc chó, trang 163, 193)

2. hoa nơi thung lũng 3. chồi cây nho 4. hoa lựu

Tất cả những thứ này biểu hiện sự sẵn sàng cho tình yêu (như mùa xuân, xem 7:12-13) 6:12 Đây là câu thơ kỳ lạ, đặc biệt là dòng cuối cùng!

NASB “trên xe ngựa của người quyền quý của tôi” NKJV “như xe ngựa của người cao quý của tôi” NRSV “trên một chiến xa bên cạnh hoàng tử của tôi” TEV “như một chiến xa tiến ra trận” NJB “lên xe ngựa của A-mi-na-díp” JPSOA “ở giữa xe ngựa của A-mi-na-díp”

Không ai biết điều này có nghĩa là gì! Có rất nhiều giải thuyết, nhưng không cái nào thích hợp.

6:13 Bản MT chuyển câu này qua làm câu 1 của đoạn 7. “Hãy trở về” MỆNH LỆNH dạng Qal này (BDB 996, KB 1427) được lặp lại bốn lần! Câu hỏi đặt ra là nó ám chỉ ai hay nói về việc gì:

1. cô gái đã rời khỏi (có thể là khu vườn 6:2-3) và đi đâu đó 2. cô đang nhảy một điệu nhảy đám cưới, nhưng đã dừng lại vì một lý do gì đó (xem 6:13,

BẢN NASB 6:13a-b 13 Hỡi Su-la-mít, hãy trở về, hãy trở về! Khá trở về, trở về, hầu cho chúng tôi xem thấy người. ---

Page 220: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

187

dòng 3-4) “để chúng ta có thể chiêm ngưỡng cô” Đây là dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal (BDB 302, KB 301) được sử dụng theo ý nghĩa KHÍCH LỆ. Việc này có thể liên quan đến 1:6, dòng 1. Tuy nhiên, tôi không tin rằng có một cốt truyện thống nhất. Nhã Ca có vẻ giống như gồm nhưng bài thơ tình gom lại. Có quá nhiều “khổ thơ kỳ lạ” (ví dụ, 5:7, 6:10-12; 8:8-9).

6:13c NASB, NRSV “Su-la-mít” NKJV “Su-la-mít” TEV, NJB “cô gái Su-lam” JPSOA “cô thiếu nữ Su-lam”

Đã có một số giả thuyết về ý nghĩa của DANH TỪ này với MẠO TỪ XÁC ĐỊNH: 1. mô tả về cô gái, có từ gốc trong tiếng Hê-bơ-rơ (quan điểm của các tu sĩ Do Thái Giáo)

a. “hoàn hảo” b. “yên bình”

2. Có thể “cô gái của Sa-lô-môn” (tên GIỐNG ĐỰC có phần hậu tố GIỐNG CÁI) 3. Có thể một chữ chỉ nơi chốn:

a. Su-lam hoặc Su-nem (xem BDB 1002, LXX, I Các vua 1:15). b. một nơi mà không được biết

4. KB 1442 nêu lên ý (lựa chọn): “cô là người đã được thay thế” 5. Sự thờ phượng ngoại giáo có nguồn gốc từ vùng Cận Đông cổ đại (ít có khả năng nhất):

a. Nữ thần mặt trăng của người Ca-na-an b. Nữ thần tình yêu, chiến tranh của người Mê-sô-pô-ta-mi

Giả thuyết đầu tiên hoặc thứ ba thích hợp nhất với bối cảnh. “vũ điệu của (...)” Đây là một cụm từ rất tối nghĩa! Một số giả thuyết đã được đề xuất:

1. nó là một danh từ riêng, “Ma-ha-na-im”, RSV (xem Sáng-thế Ký 32:2) 2. “như đám quân”, bản Bảy Mươi 3. “vũ công trong các trại”, bản Vulgate 4. “giữa hai hàng vũ công,” các bản Kinh Thánh NJB và NEB 5. “cảnh hai đội quân đánh nhau,” NIDOTTE, quyển 2, trang 919

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

BẢN NASB 6:13c-d Vì sao các ngươi muốn thấy người Su-la-mít, Như thấy sự nhảy múa của Ma-ha-na-im?

Page 221: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

188

1. Có phải mối liên hệ tình cảm giữa vua Sa-lô-môn và cô gái này là ngoại hôn? Hay đây là những đoạn hồi tưởng qua suốt cả cuốn sách?

2. Điều gì là rất bất thường trong 5:7? 3. Tại sao 5:3 rất lạ thường trong bối cảnh của cuốn sách này? 4. Có phải 6:8 ám chỉ đến hậu cung của Sa-lô-môn?

Page 222: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

189

BẢN NASB 7:1-9a 1 Hỡi công chúa, chân nàng mang giày, xinh đẹp biết bao! Vòng vế nàng khác nào hột trân châu, Công việc của tay thợ khéo làm. 2 Rún nàng giống như cái ly tròn, Rượu thơm không có thiếu. Bụng nàng dường một đống lúa mạch,

NHÃ CA ĐOẠN 7

CÁC CÁCH CHIA KHỔ THƠ THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI

NASB NKJV NRSV TEV NJB

Lời khen ngợi của chú rể

Những biểu lộ sự khen ngợi (7:1-8:4)

Khen ngợi cô gái và hẹn ước tình yêu của cô

Bài ca thứ năm (6:4-8:4)

Bài thơ thứ năm (6:4-8:4)

(Người yêu dấu) (Chàng trai)

7:1-9a 7:1-5 7:1-5 7:1-5 7:1-5 [7:2-6]

7:6-9a 7:6-9 7:6-9a 7:6-9a [7:7-10a]

7:9b (Su-la-mít) 7:9b-10 (Cô gái) 7:9b-13 (Người yêu dấu) 7:9b-10

Sự kết hợp của tình yêu

7:10-13 7:10-13

7:11-13 7:11-13 [7:10b-14]

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

Page 223: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

190

7:1 Cần nhớ rằng bản Kinh Thánh NJB dựa theo bản MT và bắt đầu chương 7 là 6:13 của bản Kinh Thánh NASB. Cũng giống như thường lệ là không biết người nói là ai:

1. người đàn ông 2. các con gái của Giê-ru-sa-lem

Có rất nhiều địa danh được nhắc đến trong bài thơ tình: 1. Hết-bôn, câu 4 2. Bát-Ra-bim, câu 4 3. Li-ban, câu 4 4. Đa-mách, câu 4 5. Cạt-mên, câu 5 6. làng mạc, câu 11 7. thung lũng Gít-rê-ên không được nêu lên cụ thể ở đây (7:11-12), nhưng được ám chỉ ở

6:11. Thật lý thú khi bài thơ tình này bắt đầu từ đôi chân của cô gái, chứ không phải từ đầu, như những bài thơ tình khác.

“Đẹp làm sao” Câu này và câu 7 là cùng một ĐỘNG TỪ như ở 4:10 (BDB 421, KB 421, dạng HOÀN THÀNH Qal). Đây là sự mô tả lần thứ ba (theo cấu trúc wasf, các bài thơ tình) về vẻ đẹp của cô gái Su-la-mít(xem 4:10). Được dùng như một TÍNH TỪ, cũng từ gốc này được tìm thấy nhiều lần trong Nhã-ca (xem 1:8,15 [hai lần]; 2:10,13, 4:1 [hai lần], 7; 5:9, 6: 1,4). “chân em mang giày” Trong câu này, “vẻ đẹp” của cô là cách cô đi. Cách cô đi phơi bày đôi chân của cô và làm nổi bật hông của cô.

Có hoa huệ sắp đặt tứ vi. 3 Hai nương long nàng như hai con Sanh đôi của con hoàng dương. 4 Cổ nàng như một cái tháp ngà. Mắt nàng khác nào các ao tại Hết-bôn Ở bên cửa Bát-Ra-bim; Mũi nàng như ngọn tháp Li-ban Ngó về hướng Đa-mách. 5 Đầu ở trên mình nàng khác nào núi Cạt-mên, Và tóc đầu nàng như sắc tía; Một vì vua bị lọn tóc nàng vấn vít. 6 Hỡi ái tình ta, mình xinh đẹp thay, Hạp ý dường bao, khiến cho người ta được khoái chí! 7 Hình dung mình giống như cây chà là, Và nương long mình tợ chùm nó. 8 Ta nói rằng: Ta sẽ trèo lên cây chà là, Vin lấy các tàu nó; Nguyện hai nương long mình như chùm nho, Mùi thơm mũi mình như trái bình bát, 9 Và ổ gà mình như rượu ngon…

Page 224: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

191

NASB, NKJV, NJB “Hỡi công nương” NRSV “Hỡi nữ hoàng xuân sắc” JPSOA “Hỡi con gái quyền quý”

Cụm từ này là dạng sở hữu cách gồm chữ “con gái” (BDB 123 I) và chữ “cao quý” hay “hoàng tử” (BDB 622). Cũng chữ này (BDB 622) được tìm thấy trong 6:12 và thường gặp trong Văn Chương Khôn Ngoan (17 lần) và ba lần trong sách Ê-sai.

Câu hỏi đặt ra là, “nó có ý nói điều gì?” 1. Cô ấy là từ một gia đình quý tộc giàu có. 2. Đây là đặc thù trong ngôn ngữ thơ ca tình yêu ở vùng Cận Đông cổ đại (cách cường điệu

thông thường). 3. Nó là hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của cô cùng với nét duyên dáng mà cô đem đến.

“đường cong” Thuật ngữ này chỉ có ở đây (BDB 330, KB 327), nhưng nó có liên quan đến từ gốc, “quay đi” (BDB 330, KB 330) được dùng trong 5:6, có ý nói “một sự đổi hướng,” hoặc “quay lại” trong chuyển động. Cô gái có hông hoặc đùi đẹp cân đối! “như đồ trang sức” Thuật ngữ này chỉ được tìm thấy ở đây. Có một hình thức có liên quan là ở trong Châm-ngôn 25:12, nó tương tự một cái vòng khoen mũi bằng vàng hoặc bông tai. Ở đây nó chỉ về một loại trang sức, có thể là một chiếc vòng cổ (bắp đùi của cô gái cũng tròn như chiếc vòng cổ). 7:2 “rốn” Chữ này (BDB 1057) chỉ xuất hiện ở đây trong Cựu Ước và dường như để chỉ vết sẹo còn lại của dây rốn. Rốn (từ gốc có liên quan, xem Ê-xê-chi-ên 16:4) xuất hiện trong tất cả hình ảnh nghệ thuật Ai Cập và nó được xem là đẹp. “không bao giờ cạn rượu pha” Cụm từ này dường như để chỉ sự đa dạng của nhiều cách thức ân ái. Nhã Ca sử dụng tất cả các giác quan để mô tả sự ân ái - thị giác, vị giác, khứu giác, và xúc giác. Người phương Tây dễ dàng đỏ mặt với thể loại thơ này! “rượu” Nghĩa đen của chữ này là “hỗn hợp” (BDB 561), chỉ có thể tìm thấy ở đây trong Cựu Ước và được sử dụng để chỉ loại rượu pha trộn với

1. nước 2. hương liệu 3. những thức uống trái cây khác đã lên men 4. rượu cũ, mạnh pha với rượu mới

Xem chủ đề đặc biệt về thức uống lên men ở vùng Cận Đông cổ đại trong Truyền-đạo 2:3. Thuật ngữ này được sử dụng ở đây theo cách ẩn dụ để chỉ sự si tình (xem Châm-ngôn 5:18-19). “bụng” Chữ này (BDB 105 # 6) có lẽ là ám chỉ đến tử cung (xem, Gióp 31:15; Thi thiên 139:13; Truyền-đạo 11:5). “bao quanh bằng hoa huệ” Đây là ngôn ngữ ẩn dụ chỉ về hình dạng và mùi hương tử cung của người phụ nữ. Hoa huệ là một chủ đề thường xuyên (xem 2:2; 4:5; 5:13; 6:2,3; 7:2,12). Đây là thơ tình! Nó công nhận tính dục con người là tốt lành và được Chúa ban cho. Sinh sản do có quan hệ tình dục là ý muốn và mạng lệnh của Đức Chúa Trời (xem Sáng-thế Ký 1:28)! Tôi rất ngạc nhiên khi văn hóa phương Tây với những hình ảnh trong các bộ phim của nó, lại bị sốc bởi

Page 225: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

192

thơ tình ngôn ngữ Semitic cổ đại! Đừng để nó chi phối! Khía cạnh vật chất của tạo vật là tốt đẹp và là một bộ phận trong kế hoạch của Chúa cũng như phương diện thuộc linh của tạo vật. Chúng ta phải đón nhận tình dục cho mình, nhưng cần phải hiểu cặn kẽ là vì sự tốt lành cho chúng ta trong thế giới sa ngã, luôn đặt cái tôi trước hết, nên Đức Chúa Trời đã sắp đặt những hướng dẫn (quan hệ tình dục trong hôn nhân). Nhã Ca là sự vui vẻ, mãn nguyện của ước muốn do Đức Chúa Trời ban cho. Tình yêu và tình dục có thể và nên được công nhận đầy đủ cũng như vui hưởng theo sự hướng dẫn của Kinh Thánh! Hãy nhớ rằng, uống rượu ở rốn vợ mình là một lời nhắc nhở từ Kinh Thánh! 7:3 Câu này lặp lại 4:5, nhưng câu 7 là một điều mới! “ngực” Phương diện phát triển nữ tính này của cô gái được đề cập nhiều lần (4:5; 7:3; 8:10). Chức năng của vú như hình ảnh ẩn dụ chỉ sự hấp dẫn tình dục và thỏa mãn (xem Châm-ngôn 5:19). 7:4 Những mô tả này có vẻ xa lạ đối với chúng ta. Hãy nhớ rằng, cái đẹp tùy theo nền văn hóa. Có những thứ hấp dẫn đối với một nền văn hóa này nhưng lại gây sốc cho nền văn hóa khác. Những thành phố thường được xem như thuộc phái nữ. Những nét nổi bật trên cơ thể (cổ dài, mũi to vv ...) là những yếu tố đẹp, hấp dẫn!

Vẻ đẹp của đôi mắt (phần duy nhất của khuôn mặt có thể được nhìn thấy sau bức màn che mặt) là đề tài lặp đi lặp lại (xem 1:15; 4:1,9; 5:12; 7:4). Tuy nhiên, đôi khi mắt có thể là nguy hiểm (xem 6:5) cũng như chiếc vòng cổ (xem 4:9) và tóc (xem 7:5). Mắt yếu biểu hiện người phụ nữ kém hấp dẫn (ví dụ, Lê-a, Sáng thế Ký 29:17). “Hết-bôn” Đây là một thành phố ở phía bên kia sông Giô-đanh (Mô-áp, xem Dân số Ký 21:26). “Bát-Ra-bim” Nghĩa đen là “con gái của đám đông”. Nó có thể là tên của một cái cửa thật sự ở Hết-bôn. “mũi của nàng giống như ngọn tháp Li-băng” Mũi rộng được người Shemites cổ đại xem là hấp dẫn. 7:5 “Cạt-mên” Rặng núi này ở miền bắc Y-sơ-ra-ên được biết đến vì khu rừng tuyệt đẹp của nó. Bởi vì có song đối ở đây nên nó ám chỉ đến mái tóc của cô gái.

Một số nhà bình luận nghĩ rằng nó ám chỉ đến oai vệ của các dãy núi nên cũng ám chỉ vóc dáng của cô gái. Cô đi cũng đẹp (câu 1) mà cô đứng cũng đẹp (câu 5). “như chỉ màu tím” Những chữ này có thể chỉ về màu sắc (mái tóc đen sáng bóng), nhưng có thể là vẻ đẹp và hiếm có của mái tóc cô gái này. Cùng màu sắc này đã được dùng để mô tả kiệu của Sa-lô-môn ở 3:10. “nhà vua bị vương vấn bởi mái tóc nàng” Không có MẠO TỪ XÁC ĐỊNH với chữ “vua”. Thuật ngữ này (“vua” và “nữ hoàng”) phổ biến trong thơ tình ở vùng Cận Đông cổ đại.

Lưu ý đến người đàn ông được nhắc đến, ông ấy bị cô gái làm cho mê đắm nhiều lần: 1. 4:9 2. 6:5

Page 226: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

193

BẢN NASB 7:10-13 10 Tôi thuộc về lương nhân tôi, Sự ước ao người hướng về tôi. 11 Hỡi lương nhân tôi, hãy đến, chúng ta sẽ đi ra ngoài đồng, Ở đêm nơi hương thôn. 12 Vừa sớm mai, chúng ta sẽ thức dậy, Đi đến vườn nho, đặng xem thử nho có nứt đọt, Hoa có trổ, thạch lựu có nở bông chăng: Tại đó tôi sẽ tỏ ái tình tôi cho chàng. 13 Trái phong già xông mùi thơm nó; Và tại cửa chúng ta có những thứ trái ngon mới và cũ; Hỡi lương nhân tôi, tôi đã để dành trái ấy cho chàng!

3. 7:5

“mái tóc” Đây là chữ “mớ tóc” (BDB 923) và chỉ có ở đây trong Cựu Ước. Dường như nó được dùng theo nghĩa chỉ lọn tóc quăn dài xuống. 7:6 Lần thứ tư, người đàn ông nêu ra những đặc tính thể xác và tình dục (“sự quyến rũ”, BDB 772) của cô gái. Các câu 6-9 là một khổ thơ hợp nhất và riêng biệt (các bản Kinh Thánh NKJV, NRSV, TEV, và NJB công nhận như vậy, nhưng các bản Kinh Thánh NASB, NIV, cũng như JPSOA không công nhận). 7:7-9 Người đàn ông mô tả cô gái như một cây chà là cao, thon và đầy trái để ông leo lên và thưởng thức những buồng đầy trái của nó! Tình yêu tính dục - mùi, cảm giác, vị giác, thị giác, và âm thanh!

Chú ý các động từ trong câu 8: 1. “Ta sẽ leo” - BDB 748, KB 828, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal được sử dụng theo

nghĩa KHÍCH LỆ 2. “Ta sẽ giữ” - BDB 28, KB 31, dạng KHÍCH LỆ Qal 3. “Ôi, ước gì ngực em giống như” - BDB 224, KB 243, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal

được sử dụng theo một ý nghĩa JUSSIVE 7:8 “táo” Chữ này có lẽ chỉ về trái mơ (BDB 656 I) vì không có loại táo bản địa mọc lên trong vùng này.

7:9 Họ ân ái cho đến khi ngủ gục! Không rõ ai nói ý nghĩ này (người đàn ông từ 6:13 hoặc cô gái bắt đầu từ 7:10-8:3).

Có một điểm khác biệt trong các phiên bản cổ xưa (LXX, Aquila, Symmachus, Vulgate, và Syriac) thay đổi câu 9 dòng 3 từ “môi của những người rơi vào giấc ngủ” (MT) thành “chảy nhẹ qua môi và răng” (RSV, TEV).

BẢN NASB 7:9b Chảy vào dễ dàng cho lương nhân tôi, Và tuôn nơi môi kẻ nào ngủ.

Page 227: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

194

7:10 Xem chú thích trong 8:10-14. “ham muốn” Thuật ngữ này ở đây (BDB 1003) là tích cực, xác đáng. Thỏa mãn tình dục là một ham muốn tốt lành (trong bối cảnh thích hợp, với người thích hợp), nhưng cũng là một xúc cảm mạnh mẽ của loài người có thể trở nên tiêu cực, có hại (xem Sáng-thế Ký 4:7) khi ham muốn không theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. 7:11-12 Chú ý tới lời kêu gọi hành động. Lúc này là mùa xuân. Đây là lúc để ân ái (tôi giả định rằng đây là những bài thơ đám cưới và cặp vợ chồng này đã kết hôn, ám chỉ cụ thể về điều này là trong 4:6-11, đặc biệt là câu 11, dòng 4). Cũng lưu ý bối cảnh nông thôn (xem 2:10-15) và tìm cách để có sự riêng tư:

1. “Hãy đến” - BDB 229, KB 246, dạng MỆNH LỆNH Qal, nghĩa đen là “đi” 2. “Hãy ra ngoài” - BDB 422, KB 425, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal được sử dụng

theo ý nghĩa KHÍCH LỆ 3. “Chúng ta hãy qua đêm” - BDB 533, KB 529, dạng KHÍCH LỆ Qal 4. “Chúng ta hãy dậy sớm” - BDB 1014, KB 1492, dạng KHÍCH LỆ Hiphil 5. “Chúng ta hãy xem” - BDB 906, KB 1157, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal được sử

dụng theo dạng KHÍCH LỆ Rõ ràng đây là bối cảnh một vùng nông thôn, không phải Giê-ru-sa-lem. Điều này phù hợp

với giả thuyết đầu tiên về tình yêu miền Bắc. Trong đoạn 8 bối cảnh quê hương cũng ở vùng nông thôn miền Bắc! Có khi nào Sa-lô-môn lẻn đi và qua đêm ở một nhà trọ thôn quê? 7:12 Trong bối cảnh một khu vườn (xem 4:16-5:1, 6:2) đang mùa xuân có hoa nở, đôi vợ chồng ân ái (“nơi đó em sẽ trao cho anh tình yêu của em,” câu 12, dòng 5). Điều này cho thấy những bài thơ không theo thứ tự thời gian! 7:13 Dòng đầu tiên rất phù hợp với những gì diễn ra trước đó trong câu 12, nhưng (dòng) thứ hai cho đến dòng thứ 4 thì khó để giải thích. Rõ ràng là cô gái khẳng định đã giữ chính mình cho người yêu này (tương phản với 1:6 ám chỉ đến làn da của cô chứ không phải sự trinh tiết là điều rất quan trọng trong Y-sơ-ra-ên thời xưa). ĐỘNG TỪ “Tôi đã giữ” (BDB 860, KB 1049, dạng HOÀN THÀNH Qal , “giấu”, hoặc “giữ kho báu”). “cây khoai ma, ngải yêu” Cây này được xem là một loại kích thích tình dục rất mạnh (xem Sáng-thế Ký 30:14-15). Nó thường được gọi là “quả táo tình yêu” (xem quyển Helps for Translators, “Fauna and Flora of the Bible” của UBS, trang 138-139). “Và tại cửa chúng ta có những thứ trái ngon cả mới và cũ” Bản Kinh Thánh NET (trang 1177) xác định rằng việc trữ trái cây trên kệ ở bên trên cửa cho đến khi chín là cách làm phổ biến ở vùng Cận Đông thời cổ. Cụm từ bao gồm những ý sau:

1. trái cây đã sẵn sàng để ăn 2. cô gái chỉ để dành nó cho chàng trai 3. thời điểm là ngay lúc này (câu 12, dòng 5)

Page 228: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

195

NHÃ CA ĐOẠN 8

CÁC CÁCH CHIA KHỔ THƠ THEO CÁC BẢN DỊCH HIỆN ĐẠI

NASB NKJV NRSV TEV NJB

Những tình nhân nói

Những biểu cảm ca ngợi (7:1-8:4)

Khen ngợi cô gái và ước hẹn tình yêu của cô (6:13-8:4)

Bài ca thứ năm (6:4-8:4)

Bài thơ thứ năm (6:4-8:4)

8:1-3 Su-la-mít (7:9b-8:4) 8:1-4 (Cô gái) (7:9b-8:4) 8:1-2

8:1-2 8:1-2

(Nói với những con gái Giê-ru-sa-lem) 8:3-4

8:3 8:3

8:4 8:4 (Tình nhân) 8:4

8:5-7 Tình yêu được tiếp nối ở Li-ban (8:5-14)

Những lời hẹn ước của người yêu và lần cuối họ gặp nhau 8:5a

Bài ca thứ sáu (Cô gái) 8:5a

Phần kết 8:5a

(Một người bà con) 8:5a

8:5b 8:5b (Cô gái) 8:5b-7 8:5b

(Su-la-mít nói với người yêu của cô) 8:6

8:6-7 (Người yêu dấu) 8:6-7

8:7 Các anh trai của cô gái

Phụ lục: hai đoạn trào phúng

8:8-9 (Các anh trai của Su-la-mít) 8:8-9

8:8-12 8:8-9 8:8-9

8:10-12 (Su-la-mít) 8:10-11 (Cô gái) 8:10 8:10

(Chàng trai) 8:11-13 8:11-12

(Dành cho Sa-lô-môn) 8:12

Các phần bổ túc cuối cùng

8:13 (Người yêu dấu) 8:13 8:13 8:13

8:14 (Su-la-mít) 8:14 8:14 (Cô gái) 8:14 8:14

CHU KỲ ĐỌC LẦN THỨ BA (xem trang vii)

THEO DÕI Ý ĐỊNH CỦA TÁC GIẢ NGUYÊN THỦY THEO TỪNG PHÂN ĐOẠN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Đọc hết đoạn này trong một lần đọc. Xác định các chủ đề. Đối chiếu cách chia đoạn theo chủ

đề của bạn với các bản dịch hiện đại. Cách chia đoạn không được linh cảm nhưng nó là chìa khóa để theo dõi ý tưởng của tác giả nguyên thủy, vốn là trọng tâm của việc giải nghĩa. Mỗi phân đoạn đều có một và chỉ một chủ đề.

1. Phân đoạn 1

2. Phân đoạn 2

Page 229: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

196

3. Phân đoạn 3

4. Vân vân…

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ

8:1 Bài thơ thứ năm kéo dài từ 6:4 đến 8:4. Bài thơ thứ sáu bắt đầu từ 8:5, một số người gọi nó là phần kết (NJB). Nó xảy ra ở miền bắc và có đặc điểm riêng bởi sự thay đổi về người nói (lưu ý những nhân vật trong bản Kinh Thánh NKJV):

1. Người Yêu Dấu của các con gái Giê-ru-sa-lem, 8:3,4 2. một người bà con nói, 8:5a, 8:5b 3. cô gái nói với người yêu của cô, 8:6-7 4. cô gái nói với những người anh em của cô, 8:8-9 5. cô gái, 8:10-11 6. cô gái nói với Sa-lô-môn, 8:12 7. Người Yêu Dấu, 8:13 8. cô gái, 8:14

Nhưng đây chỉ là một trong nhiều giả thuyết. Chính bài thơ không bao giờ chỉ rõ một sự thay đổi người nói, ngoại trừ:

1. thay đổi giới tính 2. thay đổi chủ đề 3. các nhóm được nêu tên cụ thể 4. một sự thay đổi ngữ cảnh (về địa lý hay tưởng tượng)

8:1 “Ước gì anh là anh ruột của em” Dường như một số người dè bỉu cô gái vì cách cô công khai thể hiện tình cảm của mình và cô gái ước mong người yêu của mình là một thành viên của gia đình mình, để không ai có thể thắc mắc về sự trìu mến và cách thể hiện tình cảm gia đình cho nhau.

Cần có một bình luận thêm về sự công khai bày tỏ tình cảm này. Cô gái không muốn vi phạm những điều cấm kỵ trong nên văn hóa của mình (là công khai bày tỏ tình cảm), nhưng cô quá mong muốn thái được ở gần với người yêu của mình. Dường như legomenon hapax (chữ chỉ xuất hiện một lần) “bám” hoặc “nương dựa” (BDB 952, KB 1279, ĐỘNG TÍNH TỪ Hithpael) trong câu 5 nói về điều này. Không rõ cụm từ “người nữ này là ai” là có ý đề cập đến:

BẢN NASB 8:1-3 1 Ồ! Chớ chi chàng làm anh em tôi, Kẻ đã bú mớm vú của mẹ tôi! Nếu tôi gặp chàng ở ngoài, Ắt tôi sẽ hôn chàng, không ai khinh bỉ tôi được. 2 Tôi sẽ dẫn chàng vào nhà mẹ tôi! Tại đó chàng sẽ dạy dỗ tôi; Tôi sẽ cho chàng uống rượu thơm, Nước ngọt của trái thạch lựu tôi. 3 Tay tả người sẽ kê dưới đầu tôi, Còn tay hữu người ôm lấy tôi.

Page 230: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

197

1. các con gái của Giê-ru-sa-lem 2. cô gái

Nếu là cô gái, thì cô vừa trở về từ một cuộc hẹn hò bí mật với người yêu của mình một cách rất công khai (gần như phô trương). Điều này có thể đã gợi nên những lời nhận xét của anh em cô gái trong 8:8-9 (đặc biệt là câu 9, dòng 3-4). “người đã cùng mớm vú của mẹ em” Cụm từ này được giải thích theo nhiều cách:

1. chỉ là cách để xác định các anh em ruột của cô gái 2. chàng trai lẽ ra phải mớm vú của cô gái như một đứa bé (“uống từ nước ép của quả lựu,”

câu 2) 3. cô học cách cho bú bằng cách quan sát mẹ mình (“mẹ em, người đã hướng dẫn em”, câu

2) Tôi nghĩ rằng lựa chọn số 1 là thích hợp nhất trong bối cảnh này. “khinh thường” Thuật ngữ này (BDB 100 I, KB 114, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal) được sử dụng nhiều lần trong chương này (8:1,7 [hai lần]) và phổ biến trong sách Châm ngôn, nhưng không phổ biến trong sách Gióp hoặc Thi thiên (chỉ sử dụng BDB 100 II, “ khinh miệt” vài lần).

Cô gái muốn bày tỏ tình cảm dành cho người yêu của mình, nhưng điều này chỉ có thể được thực hiện một cách riêng tư, vì vậy cô ấy ao ước họ là anh chị em, vì con trong gia đình được phép bày tỏ tình cảm dành cho nhau bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào họ gặp nhau. 8:2-3 Rõ ràng là sự thân thiết trong gia đình trong câu 1 (hôn em) đã được mở rộng đến ám chỉ tình dục trong câu 2 và 3:

1. đưa cho anh rượu hương liệu để uống a. rượu mạnh (xem 1:2,4; 4:10; 5:1) b. từ trái lựu, được xem như là một biểu tượng cho khả năng sinh sản (xem 4:3, 6:7;

7:12) c. câu 3 là tư thế ân ái (xem 2:6; Châm-ngôn 5:20)

Nhã Ca có nhiều điểm chung với các loại thơ tình khác trong vùng Cận Đông cổ đại. Trong các bài thơ tình Ai Cập, mẹ của cô dâu được đề cập thường xuyên, cũng như chữ “anh em” là một ám chỉ đến người chồng mới. Gia đình là rất quan trọng trong thế giới cổ đại. Hôn nhân thực sự đã kết hợp hai gia đình. 8:2 “mẹ em, người đã hướng dẫn em” Đây là cách đọc của bản MT (và hầu hết các bản dịch tiếng Anh). Một số bản dịch đổi chữ “dạy” (BDB 540, KB 531, dạng CHƯA HOÀN THÀNH Piel) thành “thụ thai” (bản Kinh Thánh RSV), được đề cập trong 3:4; 6:9; 8:5 (phần chú thích của JPSOA, trang 1576). Sỡ dĩ có điều này là bởi vì ĐỘNG TỪ (NGÔI THỨ BA SỐ ÍT GIỐNG CÁI) không phù hợp (tham khảo quyển Handbook For Translators của UBS, trang 218).

Chắc chắn là theo ngữ cảnh có thể đó là ám chỉ đến việc người dạy sẽ là chàng trai, người yêu của cô gái! Chàng trai sẽ dạy cho cô ấy cách thức yêu đương trong chính nhà của cô. Trong thơ ca, việc phân biệt rõ ràng về giới tính và ngữ pháp được nới lỏng thông thoáng để tạo ấn tượng và hình ảnh.

Page 231: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

198

8:4 Những lời này xuất hiện ở 2:7, 3:5 và được lặp lại ở đây. Dường như nó chỉ đến hậu cung, nhưng nó đề cập đến sự kiên nhẫn chờ đợi cho đến thời điểm thích hợp cho cả hai người trong việc làm tình.

Nó có chức năng như là ghi dấu hiệu cho biết việc kết thúc một phân đoạn.

8:5 Không rõ người nói là ai. Câu được chia thành hai câu nói riêng biệt (bản Kinh Thánh NKJV, JPSOA) hoặc dòng thứ ba và thứ tư bắt đầu một phân đoạn kéo dài cho đến 8:7 (bản Kinh Thánh NASB, NIV).

Hai dòng đầu tiên của bài thơ có thể ám chỉ đến cái kiệu đi du ngoạn của Sa-lô-môn từ 3:6-11 và có thể là nguồn gốc cho ám chỉ kỳ lạ trong 6:10 (dòng 4).

Tuy nhiên, nó cũng có thể nói đến người yêu trẻ từ miền Bắc là người mà cô gái bị ràng buộc với một hôn nhân đã được sắp đặt (xem 5b-7, 9, 12). “dựa, tựa vào” Đây là loại chữ chỉ dùng một lần (legomenon hapax) (BDB 952, KB 1279). Theo cách dùng của chữ có cùng gốc, thì từ gốc của nó có ý nói “tựa lưng vào” hay là “nằm ngữa trên một cái bàn” hoặc “nằm ngã người.”

8:5b Đây là một lời ám chỉ lạ lùng! NKJV gán nó cho một người bà con có mặt lúc cô gái sinh ở miền quê dưới một cây ăn quả (có thể là cây mơ).

BẢN NASB 8:5b-7 Ta đã đánh thức mình tại dưới cây bình bát: Ở đó mẹ bị đau đớn mà sanh mình ra, Ở đó người mà đã sanh đẻ mình bị cơn lao khổ. 6 Hãy để tôi như một cái ấn nơi lòng chàng, Như một cái ấn trên cánh tay chàng; Vì ái tình mạnh như sự chết, Lòng ghen hung dữ như Âm phủ; Sự nóng nó là sự nóng của lửa, Thật một ngọn lửa của Đức Giê-hô-va. 7 Nước nhiều không tưới tắt được ái tình, Các sông chẳng nhận chìm nó được; Nếu người nào đem hết tài sản nhà mình, Đặng mua lấy ái tình, Ắt người ta sẽ khinh dể nó đến điều.

BẢN NASB 8:5a Người nữ nầy là ai, từ đồng vắng đi lên, Nương dựa lương nhân của nàng?

BẢN NASB 8:4 4 Hỡi các con gái Giê-ru-sa-lem, ta ép nài các ngươi, Chớ kinh động, chớ làm tỉnh thức ái tình ta Cho đến khi nó muốn.

Page 232: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

199

Không rõ là câu 5b liên quan như thế nào đến câu 6-7. ĐỘNG TỪ “đánh thức” (BDB 734, KB 802, dạng HOÀN THÀNH Polel) có thể nói đến

1. kích động (kích thích tình dục, xem 2:7; 3:5; 8:4, điều này được xác nhận bởi cụm từ, “bên dưới cây táo, em đánh thức anh” [xem 2:3])

2. thức dậy khỏi giấc ngủ 8:6-7 GIỚI TỪ là GIỐNG ĐỰC (bản Kinh Thánh NASB, NJB), nhưng bản Kinh Thánh NKJV, TEV, NIV, và NET gán nó cho cô gái. Trong thơ ca, giới tính và ngữ pháp thì uyển chuyển, linh động để tạo ấn tượng mạnh! Những câu này diễn tả sức mạnh tình yêu của con người qua những hình ảnh xúc động. Một khi được ban cho và được tiếp nhận thì nó trở thành sự gắn kết sự sống mạnh mẽ, tràn trề! Chú ý ngôn ngữ ẩn dụ:

1. Để em như một con dấu trên trái tim của anh - ĐỘNG TỪ, BDB 962, KB 1321, dạng MỆNH LỆNH Qal, DANH TỪ “con dấu”, BDB 368 I, có thể có nghĩa là một cái dấu còn lại bởi một một cái nhẫn có khắc ấn chỉ, đó là một dấu hiệu của sự bảo đảm và quyền sở hữu. Thường thì các con dấu được đeo vào một sợi dây chuyền treo bên trên trái tim.

2. Con dấu trên cánh tay của anh - Cùng một từ như trên. Nếu con dấu bên trên tim không thể thấy được thì một con dấu trên cánh tay chắc có thể thấy được (lưu ý ngôn ngữ mạnh mẽ của Ê-sai 49:14-16).

3. Tình yêu thì mạnh mẽ như cái chết - mãi mãi như sự chết hoặc như sức lực mạnh mẽ và không ngừng nghỉ!

4. Ghen tuông (NASB, NJB, NIV) thì cũng khốc liệt như Âm Phủ - Thuật ngữ này có thể là tích cực (ví dụ, Dân số Ký 11:29) hay tiêu cực (ví dụ, Sáng thế Ký 26:14; Châm-ngôn 14:30; 27:4; Truyền-đạo 4:4).

Số 3 và 4 là song đối. Âm phủ là Sheol, nên xem Chủ đề đặc biệt: Người Chết Ở Đâu? Trong Truyền-đạo 6:6.

5. Sự bốc cháy của nó như là sự bốc cháy của ngọn lửa hừng từ Đức Giê-hô-va. Câu này mô tả sự đau đớn, thống khổ nơi Sheol đang chờ đợi kẻ không công bình (sức mạnh của tình yêu cũng có thể là một địa ngục!)

6. Hai dòng đầu tiên của câu 7 kết nối với lửa (ghen tuông) của câu 6, dòng 4-6. Lửa mạnh đến mức không có gì trong thế giới này có thể dập tắt (dù có nhiều nước, nhiều sông).

7. Tình yêu không thể được mua (bán) câu 7, dòng 3, cụm từ này có thể ám chỉ đến sự giàu có của Sa-lô-môn. Chữ “khinh thường” (được dùng ở 8:1) bây giờ được nhân đôi và được tăng cường (dạng NGUYÊN MẪU TUYỆT ĐỐI Qal và dạng CHƯA HOÀN THÀNH Qal).

Vì tôi cho là có chuyện tình tay ba trong cuốn sách này giữa hai người yêu trẻ tuổi miền Bắc bị chia cách, bởi Sa-lô-môn tuyển mộ cô gái trẻ đẹp vào hậu cung của ông, vì thế chủ đích của những câu này (cũng như 8:9-12) trở nên rõ ràng.

Nên có thêm một lưu ý về số 5. Có thể xem dòng cuối cùng của câu 6 như là một ám chỉ về Đức Giê-hô-va (BDB 529, bản Kinh Thánh NASB, “ngọn lửa của Chúa”), nhưng hầu hết các bản dịch (các bản Kinh Thánh NKJV, NRSV, TEV, JPSOA) cho rằng cụm từ đó thực ra chỉ là một chữ trong tiếng Hê-bơ-rơ (529 BDB, KB 1504, đây là chữ chỉ xuất hiện một lần (legomenon hapax) của DANH TỪ “ngọn lửa” kèm với một hậu tố (thêm vào ở cuối chữ) có thể là (1) một dạng thu gọn của chữ Đức Giê-hô-va thường gặp trong thơ ca tiếng Hê-bơ-rơ, hoặc (2) một điểm đánh dấu bản văn cho dạng SO SÁNH TUYỆT ĐỐI (NIDOTTE, quyển 1, trang 480). Nếu đây là một ám chỉ đến Đức Giê-hô-va thì nó là chữ duy nhất trong toàn bộ cuốn sách. Điều này không thể sử dụng như bằng chứng cho rằng cuốn sách này chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn!

Page 233: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

200

8:8-9 “Chúng tôi có em gái nhỏ” Chổ này dường đề cập đến các anh em của cô gái ở miền bắc (xem 1:6) và thái độ bảo vệ của họ đối với cô ấy. Thái độ này có hai mục tiêu:

1. để bảo vệ trinh tiết của cô gái cho đến khi kết hôn (các câu 8-9, dòng 2) 2. nếu cô ấy chung chạ bừa bãi (xem 1:6 và những cuộc hẹn gặp bí mật ở miền quê được đề

cập trong suốt cuốn sách), họ sẽ hạn chế sự tự do và việc đi lại của cô (câu 9, dòng 3-4) 8:9 “ngăn chặn” Chữ này (BDB 848 II) có nghĩa là “nhốt”, “buộc lại” hoặc “vây lại”. Nó không bao giờ được dùng theo nghĩa “trang trí”. Các nhà giải kinh giải thích câu này là “trang hoàng” (NIDOTTE, quyển 1, trang 963) là lấy ý từ dạng CẤU TRÚC của chữ “tấm ván bằng cây tùng” (BDB 531 và 72). Tôi xem dòng thơ là một sự giới hạn và giảm bớt tự do. Cô gái đã vi phạm các quy tắc về đoan trang trước công chúng.

8:10-14 Đôi mắt cô chỉ dõi theo chàng trai (nếu đó là Sa-lô-môn, thì dù ở giữa hậu cung của ông, cô sẽ kiên nhẫn chờ đợi vì cô biết mình là người được ông yêu thích). Theo những ám chỉ về việc một vợ một chồng ở những câu 2:16, 6:3; và 7:10 khiến cho tôi thấy khó để cho rằng đó là Sa-lô-môn. Tôi vẫn ủng hộ giả thuyết đầu tiên về tình yêu ở miền Bắc của sách Nhã-ca! Ngay cả vua Sa-lô-môn cũng không thể mua cho mình tình yêu (nghĩa là vườn nho). 8:10 NASB “như người tìm được an bình” NKJV “như người đã tìm được an ổn” NRSV, TEV “như người mang lại hòa bình” NJB “Tôi đã tìm thấy sự bình an thật”

Cụm từ này là một cách nói bóng gió về hoạt động tình dục. Dường như tâm điểm là việc cô gái mang sự thỏa mãn đến cho người yêu đang thèm khát.

BẢN NASB 8:10-12 10 Tôi là một tường thành, Hai nương long tôi như những ngọn tháp; Bấy giờ tôi ở trước mắt người như kẻ đã được bình an. 11 Sa-lô-môn có một vườn nho tại Ba-anh-Ha-môn: Người giao vườn ấy cho kẻ canh giữ, Mỗi người ấy phải đem nộp một ngàn miếng bạc về hoa lợi nó. 12 Vườn nho của tôi ở trước mặt tôi. Hỡi Sa-lô-môn, một ngàn miếng bạc sẽ về phần ông, Còn hai trăm về những kẻ giữ hoa lợi nó.

BẢN NASB 8:8-9 8 Chúng tôi có một em gái nhỏ, chưa có nương long. Phải làm gì cho em gái chúng tôi, Trong ngày người ta hỏi nó? 9 Nếu nó là một vách thành, Chúng tôi sẽ xây tháp bạc trên nó; Nếu nó là một cái cửa, Chúng tôi sẽ đóng bít lại bằng ván hương nam.

Page 234: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

201

Các câu 8-9 có nói về cuộc sống trước kia của cô, trong khi câu 10 mô tả cuộc sống hiện tại của cô.

Nghĩa của chữ “hòa bình” trong tiếng Hê-bơ-rơ (shalom, BDB 1022) có phạm vi khá rộng. Nó có thể là cách ẩn dụ chỉ sự trưởng thành (“ngực em giống như ngọn tháp”) hay ưu ái hoặc thỏa mãn. Sự mông lung của thơ ca và tính linh động của từ ngữ tạo ra nhiều mức độ khác nhau của hình ảnh! 8:11 “Ba-anh-Ha-môn” Nếu đây là một vị trí địa lý, thì không biết nó ở đâu. Chữ này có thể có nghĩa biểu tượng (là người chủ, chúa, chủ sở hữu của cải, BDB 128). Nếu như vậy thì nó được kết nối với câu 7, dòng 3-4.

Khi câu 11 và 12 được xem xét chung với nhau thì chúng tương tự như câu 7, trong đó: 1. Vườn nho của Sa-lô-môn có nhiều người đi ra, đi vào và làm việc. 2. Cô gái muốn là người làm vườn duy nhất (độc quyền, xem 2:16; 6:3; 7:10)

8:12 Nếu đây là phản ứng của cô gái chống lại toan tính kết hôn vì tiền hoặc vì địa vị, thì câu này có liên hệ trực tiếp với các câu 8:7 và 11! Cô ấy làm chủ tính dục của mình! Cô không thể để người ta mua cô!

8:13 Dường như đây là lời nói cuối của người đàn ông (chủ sở hữu của khu vườn). Chữ “những bạn đồng hành” (BDB 288) là (1) khách dự lễ cưới của chú rể (3:11) hoặc (2) những anh chăn chiên khác (1:7). “Xin hãy cho ta nghe tiếng nàng” Đây là MỆNH LỆNH Hiphil (BDB 1033, KB 1570) có liên hệ đến tiếng cô gái gọi nên đến với cô (xem câu 14; 2:14).

8:14 Đây là lời nói cuối của cô gái với người chủ vườn nho. “Nhanh lên” (BDB 137, KB 156, dạng MỆNH LỆNH Qal) là lời nói ông mong đợi để được nghe trong câu 13. Nó có thể có những ý sau:

1. đến cách nhanh chóng 2. chúng ta hãy trốn đến một khu vườn tình yêu nơi hẻo lánh

“giống như một con linh dương hay con nai tơ” Đây là một MỆNH LỆNH Qal khác (BDB 197, KB 225) liên kết với 2:7,9,17 (mô tả về sức mạnh thể chất của người yêu của cô gái). “núi thuốc thơm” Đây là cách nói bóng gió chuyện ân ái (xem 2:17; 4:6). Pha trộn các hương thơm là việc thông thường trong Nhã-ca (xem 4:10,14,16; 8:14). Đó là một cách để chuẩn

BẢN NASB 8:14 14 Hỡi lương nhân tôi, hãy vội đến, Khá giống như con hoàng dương hay là như con nai con Ở trên các núi thuốc thơm.

BẢN NASB 8:13 13 Hỡi kẻ ở trong vườn, các bạn đều lắng tai nghe tiếng nàng! Xin hãy cho ta nghe tiếng nàng!

Page 235: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

202

bị cho chuyện ái ân! Loại thơ này thì đẹp, tạo ấn tượng mạnh nhưng mông lung. Khó theo dõi cốt truyện chính vì

gồm có sáu bài thơ tình liên tiếp có những từ ngữ giống nhau và những hình ảnh tưởng tượng của thơ ca. Có thể là không có chủ đề thống nhất. Nhưng điều chính yếu là nó xác nhận sự tươi sáng và vui thích trong tính dục của con người (xem Châm-ngôn 5:15-19; 30:18-19; xem phần Giới Thiệu). CÂU HỎI THẢO LUẬN

Đây là tập hướng dẫn giải kinh, có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm tự làm công việc giải kinh. Mỗi người chúng ta phải bước đi trong sự soi sáng mình có được. Chính bạn, cuốn Kinh thánh, và Đức Thánh Linh đóng vai trò ưu tiên trong việc giải nghĩa. Bạn không nên giao trọn điều này cho nhà giải kinh.

Những câu hỏi sau đây giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những vấn đề chính trong phần

này. Những câu hỏi này nhằm gợi sự suy nghĩ chứ không có tính dứt khoát.

1. Tại sao cuốn sách này nằm trong Kinh Thánh? 2. Cuốn sách này nói gì với chúng ta hôm nay? 3. Vì sao có rất nhiều giả thuyết đặt ra nhiều cách khác nhau để giải thích cuốn sách này? 4. Cuốn sách này có theo thứ tự thời gian không?

Page 236: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

203

PHỤ LỤC MỘT

GIỚI THIỆU VỀ TIÊN TRI TRONG CỰU ƯỚC I. GIỚI THIỆU

A. Lời Mở Đầu 1. Cộng đồng tín hữu không đồng ý về cách giải thích lời tiên tri. Các chân lý khác đã

được xác lập là loại quan điểm chính thống suốt nhiều thế kỷ, nhưng với điểm này thì không có.

2. Có nhiều giai đoạn về lời tiên tri trong Cựu Ước đã được xác định rõ a. tiền quân chủ (trước Vua Sau-lơ)

(1) các cá nhân được kêu gọi là các tiên tri (a) Áp-ra-ham - Sáng thế Ký 20:7 (b) Môi-se - Dân số Ký 12:6-8; Phục truyền Luật lệ Ký 18:15; 34:10 (c) A-rôn - Xuất Ê-díp-tô Ký 7:1 (phát ngôn viên của Môi-se) (d) Mi-ri-am - Xuất Ê-díp-tô Ký 15:20 (e) Mê-đát và Ên-đát - Dân số Ký 11:24-30 (f) Đê-bô-ra - Các Quan Xét 4:4 (g) vô danh - Các Quan Xét 6:7-10 (h) Sa-mu-ên - I Sa-mu-ên 3:20

(2) Các đề cập đến các tiên tri như một nhóm - Phục truyền Luật lệ Ký 13:1-5; 18:20-22

(3) nhóm hoặc phường tiên tri - I Sa-mu-ên 10:5-13; 19:20; I Các vua 20:35,41; 22:6,10-13; II Các vua 2:3,7; 4:1,38; 5:22; 6:1; v.v.

(4) Đấng Mết-si-a được gọi là tiên tri - Phục-truyền Luật-lệ Ký 18:15-18 b. các tiên tri triều đình không có viết thành bản văn (họ tâu với nhà vua)

(1) Gát - I Sa-mu-ên 7:2; 12:25; II Sa-mu-ên 24:11; I Sử ký 29:29 (2) Na-than - II Sa-mu-ên 7:2; 12:25, I Các vua 1:22 (3) A-hi-gia - I Các vua 11:29 (4) Giê-hu - I Các vua 16:1,7,12 (5) vô danh - I Các vua 18:4,13; 20:13,22 (6) Ê-li - I Các vua 18; II Các vua 2 (7) Ma-la-chi - I Các vua 22 (8) Ê-li-sê - II Các vua 2:8,13

c. các tiên tri có các bản văn chính thống (họ truyền phán cho cả quốc gia cũng như cho nhà vua): từ Ê-sai cho tới Ma-la-chi (ngoại trừ Đa-ni-ên)

B. Thuật ngữ Kinh Thánh

1. ro’eh = tiên kiến (BDB 906), I Sa-mu-ên 9:9. Sự trích dẫn này cho thấy việc chuyển đổi sang chữ Nabi, có nghĩa là vị tiên tri và xuất phát do từ gốc có nghĩa là “gọi”. Ro’eh là từ chữ “nhìn xem” thông thường trong tiếng Hê-bơ-rơ. Người này hiểu phương cách và kế hoạch của Đức Chúa Trời và được tham vấn để tìm biết ý Ngài về những việc quan trọng.

2. hozeh = tiên kiến (BDB 302), II Sa-mu-ên 24:11; A-mốt 7:12. Về cơ bản nó là một từ đồng nghĩa của chữ ro’eh. Nó xuất phát từ một chữ hiếm thấy trong tiếng Hê-bơ-rơ và

Page 237: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

204

có nghĩa là “thấy trong khải tượng.” Dạng ĐỘNG TÍNH TỪ được sử dụng thường xuyên nhất để chỉ các vị tiên tri.

3. nabi’ = tiên tri (BDB 611), cùng nguồn gốc của động từ nabu trong tiếng Akkadian = “gọi” và chữ naba’a trong tiếng Ả Rập = “thông báo”. Đây là thuật ngữ thông dụng nhất trong Cựu Ước để chỉ rõ một vị tiên tri. Nó được sử dụng trên 300 lần. Không rõ chính xác từ nguyên , nhưng trong thì hiện tại thì nghĩa “gọi” dường như lựa chọn thích hợp nhất. Để có thể hiểu đúng phải theo cái hình thức (cách) mà Đức Giê-hô-va diễn tả là nhờ A-rôn để Môi-se trao đổi (nói chuyện) với Pha-ra-ôn (xem Xuất Ê-díp-tô Ký 4:10-16; 7:1; Phục truyền Luật lệ Ký 5:5). Tiên tri là người thay mặt cho Chúa để truyền phán với dân sự Ngài (xem A-mốt 3:8; Giê-rê-mi 1:7,17; Ê-xê-chi-ên 3:4).

4. Tất cả ba thuật ngữ này được sử dụng cho chức vụ tiên tri trong I Sử ký 29:29; Sa-mu-ên - Ro’eh; Na-than - Nabi; và Gát - Hozeh.

5. Cụm từ ‘ish ha - ‘elohim (người của Chúa) có nghĩa rộng hơn cũng chỉ về người phát ngôn cho Chúa. Nó được dùng 76 lần trong Cựu Ước có nghĩa là vị tiên tri.

6. Chữ tiên tri trong Tân Ước có nguồn gốc từ trong tiếng Hy Lạp. Nó gồm có chữ (1) pro, có nghĩa là “trước” hoặc là “dành cho” và (2) phemi, có nghĩa là nói.

II. ĐỊNH NGHĨA CỦA LỜI TIÊN TRI

A. Thuật ngữ “lời tiên tri” trong tiếng Hê-bơ-rơ có phạm vi ngữ nghĩa rộng hơn trong tiếng Anh. Người Do Thái đặt tên cho những sách lịch sử từ Giô-suê cho đến Các vua (trừ Ru-tơ) là “các tiền tiên tri”. Cả Áp-ra-ham (Sáng thế Ký 20:7; Thi thiên 105:5) và Môi-se (Phục truyền Luật lệ Ký 18:18) được xếp vào danh sách tiên tri (cũng như Mi-ri-am, Xuất Ê-díp-tô Ký 15:20). Vì vậy, hãy cẩn thận với định nghĩa tự cho là đúng trong tiếng Anh!

B. “Khuynh hướng tiên tri có thể được định nghĩa cách thích hợp như là sự thấu hiểu về lịch

sử, mà trong đó chỉ tiếp nhận ý nghĩa theo những tiêu chuẩn có sự quan tâm thiên thượng, theo mục đích thiên thượng, và có sự tham dự thiên thượng” (Interpreter’s Dictionary of the Bible, quyển 3, trang 896).

C. “Tiên tri là không phải là một triết gia cũng không phải là một nhà thần học hệ thống,

nhưng là người trung gian cho giao ước và phân phát lời của Đức Chúa Trời cho dân sự của Ngài để định hình tương lai của họ bằng cách cải thiện tình trạng hiện thời của họ” (“Các Tiên Tri và Lời Tiên Tri,” Encyclopedia Judaica, quyển 13, trang 1152).

III. MỤC ĐÍCH CỦA TIÊN TRI

A. Lời tiên tri là phương cách của Đức Chúa Trời phán truyền cho dân sự của Ngài, cung cấp sự hướng dẫn trong bối cảnh hiện tại của họ cùng với sự trông cậy nơi quyền kiểm soát của Ngài trong cuộc sống của họ và trên các sự kiện trên thế giới. Thông điệp của chúng về căn bản là dành cho tập thể. Nó có ý được dùng để khiển trách, khuyến khích, đem lại đức tin, sự ăn năn và bày tỏ cho dân sự của Chúa về chính Ngài và các kế hoạch của Ngài. Chúng giữ dân sự Chúa luôn trung thành với Giao Ước của Ngài. Nó được thường được dùng để bày tỏ rõ ràng việc Đức Chúa Trời lựa chọn người phát ngôn của Ngài (Phục 13:1-3; 18:20-22). Mục tiêu tối hậu của việc này là chỉ đến hay hướng về Đấng Mết-si-a.

Page 238: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

205

B. Thông thường, vị tiên tri lấy sự khủng hoảng về phương diện lịch sử hay thần học trong thời đại của mình để phóng rọi nó vào một bối cảnh lai thế. Quan điểm về thời kỳ cuối cùng của lịch sử (có mục đích) là độc nhất cho Y-sơ-ra-ên cùng với nhận thức về sự lựa chọn thiêng thượng và những lời hứa giao ước dành cho họ.

C. Chức vụ tiên tri dường như để làm đối trọng (Giê-rê-18:18) và thay thế cho chức vụ của

Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm như là một cách để tìm biết ý Chúa. U-rim và Thu-mim được thay thế bởi sứ điệp bằng lời nói từ người phán truyền của Đức Chúa Trời. Chức vụ tiên tri dường như đã biến mất trong Y-sơ-ra-ên sau Ma-la-chi (hoặc thời điểm hoàn thành các sách Sử Ký). Nó không xuất hiện cho đến khi Giăng Báp-tít có mặt khoảng 400 năm sau đó. Không rõ ân tứ “tiên tri” trong Tân Ước liên quan như thế nào với Tiên tri trong Cựu Ước. Những tiên tri trong Tân Ước (Công vụ Các sứ đồ 11:27-28; 13:1; 14:29,32,37; 15:32; I Cô-rinh-tô 12:10,28-29; Ê-phê-sô 4:11) không phải là những người tiết lộ mặc khải mới, nhưng là những người nói ra và nói trước ý muốn của Đức Chúa Trời trong các hoàn cảnh thường xuyên tái diễn.

D. Bản chất lời tiên tri là không phải chủ yếu chỉ dành riêng cho việc tiên đoán. Tiên báo là

một trong những cách để xác nhận chức vị và thông điệp của nhà tiên tri, nhưng phải lưu ý “...ít hơn 2% lời tiên tri trong Cựu Ước nói cho Đấng Mết-si-a”. Ít hơn 5% bày tỏ cách cụ thể về thời kỳ Giao Ước Mới. Ít hơn 1% liên quan đến những sự kiện chưa xảy ra” (Fee & Stuart, How to Read the Bible For All Its Worth, trang 166).

E. Các tiên tri đại diện cho Chúa đến với dân sự, trong khi Thầy Tế Lễ đại diện cho dân sự

đến với Chúa. Đây là sự trình bày tổng quát. Vẫn có những trường hợp ngoại lệ như Ha-ba-cúc nêu lên những câu hỏi với Đức Chúa Trời.

F. Một lý do khiến các tiên tri (trở nên) khó hiểu là vì chúng ta không biết sách của họ được

kết cấu như thế nào. Chúng không theo thứ tự thời gian. Chúng dường như là theo chủ đề, nhưng không phải luôn luôn theo cách người ta mong đợi. Thường thì có không có bối cảnh lịch sử rõ ràng, không có khung thời gian, hoặc sự phân chia rõ ràng giữa những lời phán, nên gặp khó khăn (1) khi đọc liên tục suốt cuốn sách chỉ trong một lần (2) hay tóm lược chúng theo chủ đề (3) hoặc xác định chân lý chính yếu hoặc ý định của tác giả trong mỗi lời truyền phán.

IV. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TIÊN TRI

A. Trong Cựu Ước, dường như có sự mở rộng của khái niệm “tiên tri” và “lời tiên tri”. Y-sơ-ra-ên thời kỳ đầu đã phát triển một cộng đồng của các tiên tri, dẫn đầu bởi một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn mạnh mẽ như Ê-li hoặc Ê-li-sê. Đôi khi cụm từ “các con trai của các tiên tri” đã được sử dụng để chỉ nhóm này (II Các vua 2). Các tiên tri nhiều lần được mô tả đặc điểm bởi các hình thức xuất thần (I Sa-mu-ên 10:10-13; 19:18-24).

B. Tuy nhiên, giai đoạn này trôi qua nhanh chóng để tiến đến thời kỳ của các tiên tri cá

nhân. Có những tiên tri (cả tiên tri thật và giả) gắn bó với nhà vua và sống tại cung điện (Gát, Na-than). Đôi khi cũng có những tiên tri độc lập, hoàn toàn không có liên quan với tình trạng hiện thời của xã hội Y-sơ-ra-ên (A-mốt, Mi-chê). Những tiên tri gồm có cả nam

Page 239: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

206

và nữ (II Các vua 22:14).

C. Tiên tri thường là người bày tỏ tương lai được dựa vào sự đáp ứng lập tức của một người hoặc của cả dân tộc. Công việc thông thường của vị tiên tri là tiết lộ kế hoạch tầm mức toàn cầu của Chúa cho tất cả tạo vật của Ngài và không bị ảnh hưởng gì bởi sự đáp ứng của con người. Kế hoạch lai thế cho cả hoàn vũ này là độc nhất vô nhị giữa các tiên tri của Y-sơ-ra-ên ở thời Cận Đông cổ đại. Tiên báo và lòng trung thành theo Giao Ước là hai tiêu đề đi chung với nhau trong các sứ điệp tiên tri (xem Fee and Stuart, trang 150). Điều này ám chỉ rằng các tiên tri chủ yếu là chú trọng về tập thể. Họ thường phán với quốc gia Y-sơ-ra-ên (nhưng không phải chỉ dành riêng cho Y-sơ-ra-ên).

D. Đa số những tài liệu tiên tri được trình bày bằng cách truyền miệng. Sau đó nó được phối

hợp nhờ vào chủ đề, sắp xếp theo thời gian hoặc theo các cách thức khác của văn học ở vùng Cận Đông mà đã bị thất lạc. Bởi vì nó là truyền miệng nên nó không có cấu trúc như văn xuôi. Điều này làm cho những cuốn sách trở nên khó để có thể đọc qua một lượt và cũng khó hiểu nếu không có bối cảnh lịch sử cụ thể.

E. Các tiên tri sử dụng nhiều kiểu mẫu khác nhau để chuyển tải thông điệp của họ

1. Quan cảnh tòa án - Chúa kiện dân sự Ngài ra tòa; thường là một vụ ly hôn mà Đức Giê-hô-va bỏ vợ của Ngài (Y-sơ-ra-ên) vì không chung thủy (Ô-sê 4, Mi-chê 6).

2. Ai ca tang lễ - thể loại sứ điệp bằng loại thơ đăc biệt này (thơ có vần, âm điệu) cùng với lời than đặc trưng “khốn thay” tách nó riêng ra như một hình thức đặc biệt (Ê-sai 5; Ha-ba-cúc 2).

3. Công bố phước lành theo giao ước - tính chất có điều kiện của Giao ước được nhấn mạnh và các hậu quả (cả tích cực và tiêu cực) được nói rõ ra cho tương lai (Phục truyền luật lệ ký 27-29).

V. CÁC TIÊU CHUẨN KINH THÁNH ĐỂ KIỂM CHỨNG MỘT TIÊN TRI CHÂN CHÍNH

A. Phục truyền Luật lệ Ký 13:1-5 (những tiên báo, dấu hiệu có liên quan đến sự thuần khiết của tôn giáo độc thần)

B. Phục truyền Luật lệ Ký 18:9-22 (tiên tri giả, tiên tri thật)

C. Cả nam và nữ được chọn và gọi vào chức vụ tiên tri

1. Mi-ri-am - Xuất Ê-díp-tô Ký 15 2. Đê-bô-ra - Các Quan Xét 4:4-6 3. Hu-đa - II Các Vua 22:14-20; II Sử ký 34:22-28

D. Trong các nền văn hóa xung quanh, tiên tri được xác nhận bằng cách bói toán. Trong Y-sơ-ra-ên, họ đã được xác nhận bằng 1. một kiểm chứng thần học - sử dụng danh của Đức Giê-hô-va 2. một kiểm chứng lịch sử - các lời tiên báo chính xác

VI. CÁC HƯỚNG DẪN HỮU ÍCH CHO VIỆC GIẢI NGHĨA LỜI TIÊN TRI

Page 240: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

207

A. Tìm ý định nguyên thủy của tiên tri (hoặc người biên tập) bằng cách ghi nhận bối cảnh lịch sử và bối cảnh văn học của mỗi lời tiên tri. Thông thường nó liên quan đến việc Dân Y-sơ-ra-ên vi phạm Giao ước Môi-se trong vài cách nào đó.

B. Đọc và giải nghĩa cả lời tiên tri, chứ không phải chỉ một phần, lập dàn ý theo nội dung.

Xem nó liên quan như thế nào với những lời tiên tri xung quanh. Cố gắng tóm lược toàn bộ cuốn sách (theo các đơn vị văn học và đến tầm mức của từng phân đoạn).

C. Tạm chấp nhận cách giải thích nghĩa đen của phân đoạn cho đến khi một cái gì đó trong

bản văn chỉ ra cách dùng hình bóng; sau đó cố gắng đặt ngôn ngữ hình bóng vào thể văn xuôi.

D. Phân tích hành động biểu tượng theo ý nghĩa của bối cảnh lịch sử và các phân đoạn tương

tự. Cần nhớ rằng đây là thể loại văn chương cổ vùng Cận Đông, chứ không phải văn học phương Tây hiện đại.

E. Nghiên cứu những tiên báo cách cẩn trọng

1. Có phải chúng chỉ dành riêng cho thời đại của tác giả không? 2. Chúng đã được ứng nghiệm sau đó trong lịch sử của Y-sơ-ra-ên chưa? 3. Phải chăng chúng vẫn là sự kiện tương lai? 4. Chúng có được ứng nghiệm hiện thời và sẽ còn được ứng nghiệm trong tương lai

không? 5. Để cho các tác giả Kinh Thánh (chứ không phải tác giả thời hiện đại) hướng dẫn câu

trả lời của bạn.

F. Đặc Biệt Quan Tâm: 1. Sự tiên báo có đòi hỏi đáp ứng có điều kiện không? 2. Có biết chắc lời tiên tri nói với ai không (và tại sao)? 3. Về phương diện Kinh thánh và lịch sử thì có thể nào có sự ứng nghiệm nhiều lần

không? 4. Được linh cảm, các tác giả Tân Ước có thể nhìn thấy Đấng Mết-si-a ở nhiều chổ trong

Cựu Ước nhưng chúng ta thì không thấy rõ. Dường như họ sử dụng phương thức hình bóng hoặc cách dùng từ (đặc biệt). Vì chúng ta không được linh cảm nên tốt nhất là chúng ta nên dành riêng cách tiếp cận này cho họ (các tiên tri).

VII. CÁC SÁCH HỮU ÍCH

A. A Guide to Biblical Prophecy của Carl E. Armerding và W. Ward Gasque B. How to Read the Bible for All Its Worth của Gordon Fee và Douglas Stuart C. My Servants the Prophets của Edward J. Young D. Plowshares and Pruning Hooks: Rethinking the Language of Biblical Prophecy and

Apocalyptic của D. Brent Sandy E. Cracking the Old Testament Code, D. Brent Sandy và Ronald L. Giese, Jr.

Page 241: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

208

PHỤ LỤC HAI

LƯỢC KHẢO VẮN TẮT LỊCH SỬ CỦA NHỮNG ĐẾ QUỐC VÙNG MÊ-SÔ-PÔ-TA-MI

(Ngày tháng đều dựa theo quyển A History of Israel của John Bright, trang 462ff.) I. Đế quốc A-si-ri (Sáng thế Ký 10: 11)

A. Tôn giáo và văn hóa chịu ảnh hưởng nhiều từ Đế chế của người Su-me, Ba-by-lôn.

B. Danh sách giả định về những người lãnh đạo và những thời điểm ước đoán:

1. 1354-1318 - Asshur-Uballit I: a. Chinh phục thành phố Carchemish của người Hittite b. Bắt đầu loại bỏ ảnh hưởng Hittite và cho phép A-si-ri phát triển

2. 1297-1266 - Adad-Nirari I (vị vua hùng mạnh) 3. 1265-1235 - Sanh-ma-na-sa I (vị vua hùng mạnh) 4. 1234-1197 - Tukulti-Ninurta I

- Người đầu tiên chinh phục đế quốc Ba-by-lôn ở phía nam 5. 1118-1078 - Tiếc-la-Phi-lê-se I

- A-si-ri trở thành một cường quốc ở vùng Mê-sô-pô-ta-mi 6. 1012 - 972 - Ashur-Rabi II 7. 972 - 967 - Ashur-resh-Isui II 8. 966 - 934 - Tiếc-la-Phi-lê-se II 9. 934 - 912 - Ashur-Dan II 10. 912 - 890 - Adad-Nirari II 11. 890 - 884 - Tukulti-Ninurta II 12. 883 - 859 - Asshur-Nasir-Apal II 13. 859 - 824 - Sanh-ma-na-sa III

- Trận chiến Qarqar năm 853 14. 824-811 - Shamashi-Adad V 15. 811-783 - Adad-Nirari III 16. 781-772 - Sanh-ma-na-sa IV 17. 772-754 - Ashur-Dan III 18. 754-745 - Ashur-Nirari V 19. 745-727 - Tiếc-la-Phi-lê-se III:

a. Được gọi là Phun theo tước hiệu triều đại Ba-by-lôn, trong II Các Vua 15:19 b. Vị vua rất hùng mạnh c. Bắt đầu chính sách lưu đày các dân tộc bị chinh phục d. Vào năm 735 trước Chúa, liên minh “Syro-Ephramatic” được thành lập nhằm

thống nhất tất cả các lực lượng quân sự sẵn có của các quốc gia trong vùng lưu vực sông Giô đanh (transjordan) từ sông Ơ-phơ-rát cho đến Ai Cập với mục đích cân bằng lại với sức mạnh quân sự đang nổi lên của A-sy-ri. A-cha, vua của Giu-đa đã từ chối tham gia và bị Y-sơ-ra-ên và Sy-ri xâm lược. Ông làm ngược lại lời khuyên của Ê-sai (xem II Các vua 16; Ê-sai 7-12) mà viết thơ nhờ Tiếc-la-Phi-lê-se III cứu giúp.

Page 242: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

209

e. Năm 732 Tiếc-la-Phi-lê-se III xâm chiếm và chinh phục Sy-ri cũng như Y-sơ-ra-ên và đặt Ô-sê làm một vị vua chư hầu trên ngai Y-sơ-ra-ên (732-722). Hàng ngàn người Do Thái thuộc vương quốc miền Bắc bị đày sang Mê-đi (xem II Các vua 15).

20. 727-722 - Sanh-ma-na-sa V a. Vua Ô-sê liên minh với Ai Cập và bị A-sy-ri xâm lược (xem II Các vua 17) b. Sa-ma-ri bị bao vây năm 724 trước Chúa

21. 722-705 - Sargon II: a. Sau ba năm bao vây lúc đầu là do Sanh-ma-na-sa V nhưng người kế vị của ông là

Sargon II đã chinh phục Sa-ma-ri, kinh đô của Y-sơ-ra-ên. Hơn 27.000 người bị lưu đày đến nước Mê-đi.

b. Đế chế Hittite cũng bị chinh phục. c. Trong khoảng 714-711, một liên minh khác của các quốc gia vùng lưu vực sông

Giô-đanh (transjordan) với Ai Cập nổi dậy chống lại A-sy-ri. Liên minh này được biết đến là “cuộc nổi loạn Ashdad.” Ngay lúc đầu vua Ê-xê-chia của Giu-đa cũng có tham gia. A-sy-ri xâm chiếm và phá hủy một số thành phố của người Phi-li-tin.

22. 705-681 - San-chê-ríp: a. Năm 705, một liên minh của các quốc gia vùng lưu vực sông Giô-đanh

(transjordan) với Ai Cập nổi dậy sau khi Sargon II chết. Ê-xê-chia hoàn toàn hỗ trợ cuộc nổi dậy này. San-chê-ríp xâm chiếm năm 701. Cuộc nổi loạn đã bị nghiền nát nhưng Giê-ru-sa-lem đã được cứu thoát qua cách làm của Đức Chúa Trời (xem Ê-sai 36-39 và II Các vua 18-19).

b. San-chê-ríp cũng dập tắt các cuộc nổi loạn trong xứ Ê-lam và Ba-by-lôn. 23. 681-669 - Esarhaddon:

a. Vị vua người A-sy-ri đầu tiên tấn công và chinh phục Ai Cập b. Có nhiều thiện cảm với Ba-by-lôn và xây dựng lại thủ đô của nó

24. 669-633 - Ashurbanipal: a. Còn được gọi là Ô-náp-ba trong E-xơ-ra 4:10 b. Anh trai của ông Shamash-shum-ukin đã được phong làm vua Ba-by-lôn (sau đó bị

giáng chức phó vương). Điều này mang lại nhiều năm hòa bình giữa A-sy-ri và Ba-by-lôn, nhưng có một mầm mống độc lập nổ ra vào năm 652 dưới sự lãnh đạo của anh trai ông (người đã bị giáng chức làm phó vương).

c. Sụp đổ của Thebes, năm 663 trước Chúa d. Đánh bại Ê-lam, 653, 645 trước Chúa

25. 633-629 - Asshur-Etil-Ilani 26. 629-612 - Sin-Shar-Ishkun 27. 612-609 - Asshur-Uballit II:

a. Lên ngôi vua trong khi bị lưu đày tại Haran b. Sự sụp đổ của Assher năm 614 trước Chúa và Ni-ni-ve năm 612 trước Chúa

II. Đế quốc Tân Ba-by-lôn:

A. 703 - Merodach-Baladan - Bắt đầu các cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của A-sy-ri

B. 652 Shamash-shum-ukin: 1. Con của Esarhaddon và anh của Asshurbanipal 2. Ông bắt đầu một cuộc nổi dậy chống lại A-si-ri nhưng đã bị đánh bại

Page 243: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

210

C. 626-605 Nabopolassar:

1. Là vị vua đầu tiên của đế quốc Tân-Ba-by-lôn 2. Ông tấn công A-si-ri từ phía nam trong khi Cyaxares người Mê-đi tấn công từ phía

đông bắc 3. Thủ đô cũ của A-si-ri Asshur sụp đổ năm 614 và thủ đô hùng mạnh mới là Ni-ni-ve sụp

đổ năm 612 trước Chúa 4. Phần còn lại của quân đội A-si-ri rút lui về Haran. Họ còn lập ra một vị vua nữa. 5. Năm 608, Pha-ra-ôn Nê-cô II (xem II Các vua 23:29) tiến quân về phía bắc để giúp

phần còn lại của quân đội A-si-ri với mục đích tạo ra một vùng đệm chống lại cường quốc Ba-by-lôn đang nổi lên. Vị vua Giu-đa tin kính là Giô-si-a (xem II Các vua 23) chống lại cuộc hành quân của quân đội Ai Cập ngang qua xứ Pa-léc-tin. Có một cuộc giao tranh nhỏ ở Megiddo. Giô-si-a đã bị thương và chết (II Các vua 23:29-30). Con trai ông là Giô-a-cha được phong làm vua. Pha-ra-ôn Nê-cô II đến quá trể nên không ngăn cản được quân đội A-sy-ri bị tiêu diệt tại Haran. Ông đã tiến đánh quân Ba-by-lôn do thái tử Nê-bu-cát-nết-sa II chỉ huy và bị bại trận thảm hại năm 605 (trước Chúa) tại Carchemesh trên sông Ơ-phơ-rát.

Trên đường trở về Ai Cập, Pha-ra-ôn Nê-cô dừng lại đánh chiếm thành phố Giê-ru-sa-lem. Ông bắt lưu đày Giô-a-cha (chỉ lên ngôi có ba tháng). Ông đưa một con trai khác của Giô-si-a là Giê-hô-gia-kim lên ngôi (xem II Các vua 23:31-35).

6. Nê-bu-cát-nết-sa II đuổi theo quân đội Ai Cập về phía nam ngang qua xứ Pa-léc-tin, nhưng ông nhận được tin cha mình chết và trở về Ba-by-lôn để lên ngôi. Cũng trong năm đó ông quay trở lại xứ Pa-léc-tin. Ông vẫn để Giê-hô-gia-kim trên ngôi vua Giu-đa, nhưng lưu đày hàng ngàn người ưu tú trong dân chúng và một số thành viên hoàng tộc. Đa-ni-ên và những người bạn ở trong số những người đi lưu đày lần này.

D. 605-562 - Nê-bu-cát-nết-sa II:

1. Từ 597-538, Ba-by-lôn hoàn toàn kiểm soát xứ Pa-léc-tin. 2. Năm 597, Vua Giê-hô-gia-kim liên minh với Ai cập nên ở Giê-ru-sa-lem có thêm một

cuộc đi đày nữa (II Các vua 24). Ông chết trước khi Nê-bu-cát-nết-sa II tiến vào. Giê-hô-gia-kin con trai của ông chỉ làm vua được ba tháng rồi bị đi lưu đày sang Ba-by-lôn. Tiên tri Ê-xê-chi-ên thuộc trong số mười nghìn người bị đưa đến ở gần các thành phố Ba-by-lôn bên bờ kênh Kê-ba.

3. Sau một thời gian thân thiện với Ai Cập, đến năm 586 thành phố Giê-ru-sa-lem bị Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy hoàn toàn (II Các vua 25) và rất nhiều người bị đưa đi lưu đày. Sê-đê-kia được đưa lên làm vua thay cho Giê-hô-gia-kin cũng bị đi lưu đày và Ghê-đa-lia được bổ nhiệm làm tổng đốc.

4. Ghê-đa-lia đã bị quân nổi loạn của người Do Thái giết. Quân nổi loạn này trốn sang Ai Cập và bắt Giê-rê-mi đi theo với họ. Nê-bu-cát-nết-sa xâm lược lần thứ tư (605, 596, 586, 582) và tìm bắt tất cả những người Do Thái còn lại đưa đi lưu đày.

E. 562-560 - Ê-vinh-mê-rô-đác, con trai của Nê-bu-cát-nết-sa, cũng được gọi là Amel-Marduk

(trong tiếng Akkadian, “người của thần Marduk”) - Ông tha cho Giê-hô-gia-kin ra khỏi ngục, nhưng vẫn phải ở lại Ba-by-lôn (xem II Các vua 25:27-30; Giăng 52:31).

F. 560-556 - Neriglissar (Nẹt-gan-Sa-rết-sê?)

Page 244: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

211

- Ông ám sát Ê-vin-mê-rô-đác, là anh rể của mình - Trước đây ông là tướng của Nê-bu-cát-nết-sa đã phá hủy Giê-ru-sa-lem (xem Giê-rê-mi 39:3,13)

G. 556 - Labaski-Marduk - Ông là con của Neriglissar nắm giữ vương quyền khi còn là một cậu bé, nhưng đã bị ám sát chỉ chín tháng sau đó (Berossos).

H. 556-539 - Nabonidus (trong tiếng Akkadian là “Nê-bô được tôn quý”): 1. Nabonidus không có liên hệ với dòng dõi hoàng gia nên ông kết hôn với một người con

gái của Nê-bu-cát-nết-sa 2. Ông đã dành hầu hết thời gian xây dựng một ngôi đền cho “Sin” là thần mặt trăng ở

Tema. Ông là con trai của nữ thượng tế của nữ thần này. Điều này khiến ông trở thành kẻ thù của các thầy tế của thần Marduk, là vị thần chính của Ba-by-lôn.

3. Ông đã dành phần lớn thời gian của mình để cố gắng dập tắt các cuộc nổi dậy (ở Sy-ri và Bắc Phi) và ổn định vương quốc.

4. Ông đã chuyển đến ở Tema và giao công việc triều chính tại thủ đô Ba-by-lôn cho con trai của mình là Bên-xát-sa (xem Đa-ni-ên 5).

I. ? - 539 – Bên-xát-sa (đồng trị vì)

-Thành phố Ba-by-lôn đã thất thủ nhanh chóng trước quân đội Ba Tư dưới sự chỉ huy của Gobryas of Gutium làm đổi dòng chảy nên nước của sông Ơ-phơ-rát chảy vào thành phố và họ tiến vào mà không bị kháng cự. Các thầy tế và dân trong thành phố đã xem người Ba Tư là những người giải phóng và phục hồi lại thần Marduk. Gobryas đã được Si-ru II lập làm tổng đốc Ba-by-lôn. Có thể Gobryas là Đa-ri-út Mê-đi trong Đa-ni-ên 5:31; 6:1 “Đa-ri-út” có nghĩa là “người thuộc hoàng tộc.”

III. Đế quốc Mê-đi-Ba Tư: Sơ lược về việc nổi dậy của Si-ru II (Ê-sai 41:2,25; 44:28-45:7; 46:11; 48:15):

A. 625-585 - Cyaxares là vua của Mê-đi đã giúp Ba-by-lôn đánh bại A-sy-ri. B. 585-550 - Astyages là vua của Mê-đi (thủ đô là Ecbatana). Si-ru II là cháu trai của ông, con

của Cambyses I (600-559, Ba Tư) và Mandane (con gái của Astyages, Mê-đi). C. 550-530 – Si-ru II of Ansham (phía đông Ê-lam) là một vị vua chư hầu nổi dậy:

1. Nabonidus vua Ba-by-lôn hỗ trợ Si-ru. 2. Tướng của Astyages là Harpagus dẫn quân đội của ông tham gia cuộc nổi dậy của Si-

ru. 3. Si-ru II hạ bệ Astyages. 4. Để lập lại sự cân bằng thế lực, Nabonidus đã liên minh với:

a. Ai Cập b. Croesus, vua của Lydia (Tiểu Á)

5. 547 - Si-ru II đưa quân đánh Sardis (thủ đô của Lydia) và nó đã sụp đổ năm 546 trước

Chúa 6. 539 - Vào giữa tháng mười, cả hai tướng Ugbaru và Gobryas ở Gutium đem đội

quân của Si-ru chiếm Ba-by-lôn mà không gặp kháng cự. Ugbaru đã được lập làm

Page 245: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

212

tổng đốc nhưng vài tuần sau chết vì bị thương lúc chiến tranh. Sau đó Gobryas đã được lập làm tổng đốc của Ba-by-lôn.

7. 539 - Vào cuối tháng mười, Si-ru II Đại đế đích thân tiến vào Ba-by-lôn như một người

giải phóng. Chính sách thân thiện của ông đối với các các nước đã đảo ngược lại chính sách bắt đi lưu đày đã có trong nhiều năm và nó trở thành chính sách quốc gia.

8. 538 - Người Do Thái và các dân tộc khác (tham khảo Cylinder Cyrus) đã được phép

trở về quê hương và xây dựng lại ngôi đền trong địa phương của họ (xem II Sử ký 36:22,23, E-xơ-ra 1:1-4). Ông cũng đã trả lại những đồ dùng trong Đền thờ của Đức Giê-hô-va mà Nê-bu-cát-nết-sa đã lấy đem vào đền thờ của thần Marduk tại Ba-by-lôn (xem E-xơ-ra 1:7-11; 6:5).

9. 530 - Con của Si-ru là Cambyses II đã đồng nhiếp chính một thời gian ngắn, nhưng

cũng trong năm đó Si-ru đã chết trong một chiến dịch quân sự.

D. 530-522 - Triều đại của Cambyses II 1. Sáp nhập nước Ai Cập vào đế quốc Mê-đi-Ba Tư vào năm 525 trước Chúa; 2. Ông cai trị không được lâu:

a. Một số người nói ông tự sát; b. Heroditus cho biết ông dùng kiếm của ông để tự làm mình bị thương trong lúc cưỡi

ngựa và chết vì bị nhiễm trùng. 3. Pseudo-Smerdis (Gaumata) - 522 có chiếm đoạt ngai vàng trong một thời gian ngắn

E. 522-486 - Đa-ri-út I (Hystapes) cai trị 1. Ông không thuộc dòng dõi hoàng tộc nhưng là một tướng lĩnh quân đội. 2. Ông đã tổ chức đế quốc Ba Tư gồm nhiều tỉnh giống như kế hoạch của Si-ru (xem E-

xơ-ra 5-6, cũng như trong suốt giai đoạn của A-ghê và Xa-cha-ri). 3. Ông đã đúc tiền giống như Lydia 4. Ông đã tìm cách xâm lược Hy Lạp nhưng bị đẩy lui.

F. 486-465 - Triều đại của Xét-xe I: 1. Dập tắt cuộc nổi dậy của người Ai Cập 2. Dự tính xâm lược Hy Lạp nhằm thực hiện ước mơ của người Ba Tư, nhưng đã bị đánh

bại trong cuộc chiến tại Thermopoly năm 480 trước Chúa và tại Salamis năm 479 trước Chúa

3. Ông là chồng của Ê-xơ-tê cũng được gọi là A-suê-ru trong Kinh Thánh. Ông bị ám sát năm 465 trước Chúa

G. 465-424 - Ạt-ta-xét-xe I (Longimanus) trị vì (xem E-xơ-ra 7-10; Nê-hê-mi; Ma-la-chi): 1. Hy Lạp tiếp tục phát triển cho đến khi gặp phải cuộc nội chiến với người Pelopanisian 2. Hy Lạp phân chia (Athens - Pelopanisian) 3. Cuộc nội chiến tại Hy Lạp kéo dài khoảng 20 năm 4. Trong thời gian này, cộng đồng người Do Thái được vững mạnh 5. Triều đại ngắn ngủi của Xét-xe II và Sekydianos - 423

H. 423-404 - Đa-ri-út II (Nothos) trị vì I. 404-358 - Ạt-ta-xét-xe II (Mnemon) trị vì J. 358-338 - Ạt-ta-xét-xe III (Ochos) trị vì K. 338-336 - Arses trị vì

Page 246: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

213

L. 336-331 - Đa-ri-út III (Codomannus) trị vì cho đến trận chiến Issus năm 331 và bị người Hy-lạp đánh bại

IV. Lược khảo nước Ai Cập:

A. Hyksos (Các vị vua “mục tử” - những nhà cai trị Semitic) -1720/10-1550 B. Triều đại thứ 18 (1570-1310):

1. 1570-1546 - Amosis a. Lập thủ đô Thebes b. Xâm lược miền nam Ca-na-an

2. 1546-1525 - Amenophis I (Amenhotep I) 3. 1525-1494 - Thutmosis I 4. 1494-1490 - Thutmosis II - kết hôn với con gái của Thutmosis I, Hatshepsut 5. 1490-1435 - Thutmosis III (cháu trai của Hatshepsut) 6. 1435-1414 - Amenophis II (Amenhotep II) 7. 1414-1406 - Thutmosis IV 8. 1406-1370 - Amenophis III (Amenhotep III) 9. 1370-1353 - Amenophis IV (Akhenaten)

a. Thờ thần mặt trời, Aten b. Thiết lập một hình thức thờ lạy thần tối cao (thuyết độc thần) c. Những lá thư Tel-El-Amarna có trong giai đoạn này

10. ? Smenkhare 11. ? Tutankhamun (Tutankhaten) 12. ? Ay (Aye-Eye) 13. 1340-1310 Haremhab

C. Triều đại thứ 19 (1310-1200): 1. ? Rameses I (Ramses) 2. 1309-1290 - Seti I (Sethos) 3. 1290-1224 - Ramesses II (Ramses II)

a. Theo những bằng chứng khảo cổ học, dường như Pha-ra-ôn nầy trị vì khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập

b. Xây dựng các thành phố Avaris, Pithom và Ramses bởi Habaru (có thể các nô lệ người Semites hoặc Hê-bơ-rơ)

4. 1224-1216 - Marniptah (Merenptah) 5. ? Amenmesses 6. ? Seti II 7. ? Siptah 8. ? Tewosret 9.

D. Triều đại thứ 20 (1180-1065) 1. 1175-1144 - Rameses III 2. 1144-1065 - Rameses IV – XI

E. Triều đại thứ 21 (1065-935): 1. ? Smendes

Page 247: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

214

2. ? Herihor

F. Triều đại thứ 22 (935-725 – Libyan [người Li-bi]): 1. 935-914 - Shishak (Shosenk I hoặc Sheshong I)

a. Bảo vệ Giê-rô-bô-am I cho đến khi Sa-lô-môn qua đời b. Chinh phục xứ Pa-léc-tin khoảng năm 925 (xem Các vua I 14-25; II Sử ký 12)

2. 914-874 - Osorkon I 3. ? Osorkon II 4. ? Shoshnek II

G. Triều đại thứ 23 (759-715 – Libyan [người Li-bi]) H. Triều đại thứ 24 (725-709)

I. Triều đại thứ 25 (716/15-663 [người Ê-thi-ô-bi] Ethiopian, Nubian):

1. 710/09-696/95 - Shabako Shabaku 2. 696/95-685/84 - Shebteko Shebitku 3. 690/689, 685/84-664 - Tirhakah (Taharqa) 4. ? Tantamun

J. Triều đại thứ 26 (663-525 - Saitic): 1. 663-609 - Psammetichus I (Psamtik) 2. 609-593 - Neco II (Necho) 3. 593-588 - Psammetichus II (Psamtik) 4. 588-569 - Apries (Hophra) 5. 569-525 - Amasis 6. ? - Psammetichus III (Psamtik)

K. Triều đại thứ 27 (525-401 - Ba Tư): 1. 530-522 - Cambyses II (con trai của Si-ru II) 2. 522-486 – Đa-ri-út I 3. 486-465 – Xét-xe I 4. 465-424 - Ạt-ta-xét-xe I 5. 423-404 – Đa-ri-út II

L. Một số triều đại ngắn (404-332) 1. 404-359 - Ạt-ta-xét-xe II 2. 539/8 - 338/7 - Ạt-ta-xét-xe III 3. 338/7 - 336/7 - Arses 4. 336/5 - 331 – Đa-ri-út III

* Để biết niên đại khác nên tham khảo quyển Zondervan’s Pictorial Bible Encyclopedia, quyển 2 trang 231. V. Lược khảo Hy Lạp:

A. 359-336 - Philip II người Ma-xê-đoan:

Page 248: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

215

1. Lập ra nước Hy Lạp 2. Bị ám sát năm 336 trước Chúa

B. 336-323 – A-léc-xăn-đơ II Đại đế (con trai của Phi-líp): 1. Đánh bại Đa-ri-út III là vua Ba Tư tại trận chiến Isus 2. Chết vào năm 323 (trước Chúa) ở Ba-by-lôn do một cơn sốt khi 32 hoặc 33 tuổi. 3. Các vị tướng của A-léc-xăn-đơ chia xé đế chế của ông sau khi ông chết:

a. Cassender – Ma-xê-đoan và Hy Lạp b. Lysimicus - Thrace c. Seleucus I - Sy-ri và Ba-by-lôn d. Ptolemy - Ai Cập và Pa-léc-tin e. Antigonus - Tiểu Á (không kéo dài lâu)

C. Seleucids và Ptolemies tranh giành quyền kiểm soát xứ Pa-léc-tin: 1. Sy-ri (những nhà cai trị của dòng họ Seleucid):

a. 312-280 - Seleucus I b. 280-261 - Antiochus I Soter c. 261-146 - Antiochus II Theus d. 246-226 - Seleucus II Callinicus e. 226-223 - Seleucus III Ceraunus f. 223-187 - Antiochus III Đại đế g. 187-175 - Seleucus IV Philopator h. 175-163 - Antiochus IV Epiphanes i. 163-162 - Antiochus V j. 162-150 - Demetrius I

2. Ai Cập (những nhà cai trị thuộc dòng họ Ptolemaic): a. 327-285 - Ptolemy I Soter b. 285-246 - Ptolemy II Philadelphus c. 246-221 - Ptolemy III Evegetes d. 221-203 - Ptolemy IV Philopator e. 203-181 - Ptolemy V Epiphanes f. 181-146 - Ptolemy VI Philometor

3. Lược khảo vắn tắt: a. 301 - xứ Pa-léc-tin ở dưới sự cai trị của nhà Ptolemy trong 181 năm. b. 175-163 - Antiochus IV Epiphanes là vua thứ tám dòng họ Seleucid muốn Hy lạp

hóa (Hellenize) người Do Thái bằng thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết: (1) Xây dựng vận động trường (2) Xây dựng bàn thờ ngoại giáo của thần Zeus Olympius trong Đền thờ

c. 168 - ngày 13 tháng 12 Antiochus IV Epiphanes cho đặt con heo bị giết trên bàn thờ ở Giê-ru-sa-lem. Một số người xem việc này là sự “phá hoại ghê tởm” được đề cập trong Đa-ni-ên 8.

d. 167 - Mattathias là thầy tế lễ tại Modin cùng với những người con trai nổi loạn. Người nổi tiếng nhất trong những con trai của ông là Giu-đa Mác-ca-bê, biệt danh là “Giu-đa đao búa.”

e. 165 - ngày 25 tháng 12 - Đền thờ được tái cung hiến. Sự kiện này được gọi là lễ Hanukkah hay là “Lễ hội đốt đèn.”

Page 249: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

216

Để có thảo luận hay về những vấn đề của việc định ngày tháng, quy trình thực hiện và những phỏng định nên xem quyển The Expositors Bible Commentary, quyển 4, trang 10-17.

Page 250: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

217

PHỤ LỤC BA BIỂU ĐỒ CỦA TOÀN BỘ CỰU ƯỚC

(xem trang sau)

Page 251: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

GIÊRÊMI

AICẬP PHILITIN CANAAN SYRI ASYRI BABYLÔN BATƯ

MA

LAC

HI

ẠTTA

XÉTX

E I (P)

XÉTX

E I –ASU

ÊRU

(P)

ĐA

RIÚ

T I (P) C

AM

BY

SES II (P) SIR

U II (P)

BÊN

SÁTX

A (B

) N

AB

ON

IDU

S (B)

NÊB

UC

ÁTN

ÉTXA

(B)

NA

BO

POLA

SAR

(B)

ASH

UR

BA

NIPA

L (A)

ESAR

HA

DD

ON

(A)

SAN

CH

ÊRÍP (A

)

SAR

GO

N II (A

) SH

ALM

AN

EZAR

V (A

) TIG

LATH

PILESER III (A) G

IÔN

A

ÊXƠRA 7-10

ÁPĐIA GIÔÊN

NÊHÊMI

AMỐT

Ô-SÊ ÊLISÊ ÊLI

ÊXƠ

AGHÊ

XACHARI

ÊXƠRA 1-6 GIUĐA

YSƠRAÊN

MICHÊ

ÊSAI

SÔPHÔNI

HABACÚC

NAHUM

LƯU-ĐÀY

GIÓP

SÁNG 1-11 SÁNG 12-50

LÊVI. XUẤT.

DÂN. PHỤC. GIÔSUÊ

RUTƠ- CQX S(SDS)

a b c

I & II SAMUÊN

I & II CÁC VUA

I SỬ KÝ II SỬ KÝ

TƯỜ

NG

THÀ

NH

GIÊR

USA

LEM – N

EHÊM

I C

HU

YẾN

TRỞ

VỀ TH

Ứ B

A - ÊX

ƠR

A

CH

UYẾN

TRỞ

VỀ TH

Ứ H

AI – G

IÊRU

BA

BÊN

C

HU

YẾN

TRỞ

VỀ TH

Ứ N

HẤ

T – SẾTBA

XA

p – GH

ÊĐA

LIA (P)

o – SÊĐÊK

IA (J)

n – GIÊH

ÔA

KIN

(J) m

– GIÊH

ÔA

KIM

(J) l – G

IÔA

CH

A (J)

k – GIÔ

SIA (J)

j – MA

NA

SE (J) i – ÊX

ÊCH

IA (J)

h – ÔX

IA (J)

g – GIÊR

ÔB

ÔA

M II (I)

f – AH

ÁP (I)

e – GIÊR

ÔB

ÔA

M I (I)

d – RÊHÔ

AM

(J) c – SA

LÔM

ÔN

(UM

) b – Đ

AV

ÍT (UM

) a – SA

ULƠ

(UM

)

THÁ

P BA

BÊN

(4) LỤ

T ĐỜ

I NÔ

Ê (3) SỰ

SA N

LOÀ

I NGƯỜ

I (2) SỰ

SÁN

G TẠ

O (1)

DR. BOB UTLEY BIBLE LESSONS IN’L ‘96

ÊXÊCHIÊN

ĐANIÊN

d

e f g

p

h i j k l m n o

Page 252: Truyền Đạo, Nhã Ca giải nghĩa Kinh thánh

Những sự kiện không thể xác định thời điểm (Sáng thế Ký 1-11)

1. Sự Sáng Tạo (Sáng thế Ký 1-2) 2. Sự sa ngã của con người (Sáng thế Ký 3) 3. Nước lụt đời Nô-ê (Sáng thế Ký 6-9) 4. Tháp Ba-bên (Sáng thế Ký 10-11)

Những sự kiện có thể định thời điểm

1. Thời kỳ các tổ phụ (Sáng thế Ký 12-50 và Gióp) 2000 B.C. 2. Ra khỏi Ai-cập (Xuất Ê-díp-tô Ký) 1445 or 1290 B.C. 3. Chinh phục xứ Ca-na-an (Giô-suê) 1440 or 1250 B.C. 4. Thời kỳ quân chủ thống nhất (Sau-lơ, Đa-vít, Sa-lô-môn) 1000 B.C. 5. Thời kỳ quân chủ chia đôi (Rêhôbôam-Giêrôbôam I) 922 B.C. 6. Sự sụp đổ của Sa-ma-ri (Y-sơ-ra-ên) bởi A-sy-ri 722 B.C. 7. Sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem (Giu-đa) bởi Ba-by-lôn 586 B.C. 8. Chiếu chỉ hồi hương của Si-ru (Ba-tư) 538 B.C. 9. Đền thờ được xây lại 516 B.C. 10. Kết thúc thời kỳ Cựu Ước (Malachi) 430 B.C.

Trình tự các đời vua A. Thời kỳ quân chủ thống nhất D. A-sy-ri

1. Sau-lơ (a) 1. Tiglath Pileser III (745-727) 2. Đa-vít (b) 2. Shalmanesar V (727-722) 3. Sa-lô-môn (c) 3. Sargon II (722-705)

4. San-chê-ríp (705-681) B. Y-sơ-ra-ên 5. Esarhaddon (681-669)

1. Giê-rô-bô-am I (e) 6. Ashurbanipal (669-663) 2. A-háp (f) 3. Giê-rô-bô-am II (g) E. Ba-by-lôn

1. Nabopolasar (626-605) C. Giu-đa 2. Nê-bu-cát-nết-sa (605-562)

1. Rê-hô-bô-am (d) 3. Nabonidus (556-539) 2. Uzziah (h) 4. Bên-xát-sa 3. Ê-xê-chia (I) 4. Ma-na-se (j) F. Ba-tư 5. Giô-sia (k) 1. Si-ru II (550-530) 6. Giê-hô-a-háp (l) 2. Cambees II (530-522) 7. Giê-hô-a-kim (m) 3. Đa-ri-út I (522-486) 8. Giê-hô-a-kin (n) 4. Xét-xe I (486-465) 9. Giê-đê-kia (o) 5. Ạt-ta-xét-xe I (465-424) 10. Gê-đe-lia (p)