46
Truyn k c nhiu thnh ng-tc ng nht THỪA MỘT CON THÌ CÓ! Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay, cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tai cày là giỏi! Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hang xóm láng giềng kháo nhau:”chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ được cá rán”. Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đèo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gong đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai? Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia không trot, liền trổ tài điều binh khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, không thua anh kém chị trong họ ngoài làng. Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài. Được lời như cởi tấm long, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa

Truyện kể có nhiều thành ngữ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Truyên kê co nhiêu thanh ngư-tuc ngư nhât

THỪA MỘT CON THÌ CÓ!

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay, cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tai cày là giỏi!

Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hang xóm láng giềng kháo nhau:”chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ được cá rán”.

Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đèo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gong đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai?

Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia không trot, liền trổ tài điều binh khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, không thua anh kém chị trong họ ngoài làng. Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.

Được lời như cởi tấm long, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm rỏ dãi mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò.

Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống, cuối cùng ngốc cũng mua được 6 con bò. Thấy mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo vợ hại con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bò đi đầu, mồm hô miệng hét diễu võ dương oai, lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội.

Giữa đường sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc vô áy náy, ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc ăn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái đếm hồi chỉ thấy có 5

Page 2: Truyện kể có nhiều thành ngữ

con, còn một con không cánh mà bay đi mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, ngốc vò đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than than trách phận, ngốc về nhà với bộ mặt buồn thiu như đưa đám. Thấy chồng về, chị vợ tươi như hoa ra đón, nhưng ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao:

- Mình ơi, tôi đánh mất bò, xin mình tha tội cho tôi…

Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:

- Đồ ăn hại. Đàn ông con trai mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng?

Sợ thót tim vãi đái, nhưng ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để phân trần:

- Tôi mua tất cả 6 con, họ giao đủ 6, bây giờ đếm mãi vẫn chỉ 5 con.

Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:

- Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con thì có!!!

http://dichthuatvietnam.info/showthread.php?p=1980

Page 3: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Một “thảm hoạ dịch   thuật”

Đăng bởi tuldvnhloc on Tháng Bảy 6, 2010

Võ Xuân Quế

Chưa tìm được diễn đạt nào thích hợp hơn, tôi mượn cụm từ trên của Trần Tiễn Cao Đăng[1] để nói về một cuốn sách bằng tiếng Việt có tên Văn phạm Phần-Lan bằng tiếng Việt được Nhà xuất bản Đại học Helsinki xuất bản năm 1995, do Laurent Tran-Nguyen dịch từ bản tiếng Phần Lan Suomen peruskielioppi (1982) và bản tiếng Anh Finnish Grammar (1983) của giáo sư ngôn ngữ học Fred Karlsson. Cuốn sách xuất bản đã lâu và có thể không cần được nói đến nữa, nhưng vì đây là một tác phẩm ngôn ngữ học cần cho người Việt muốn học và nghiên cứu tiếng Phần Lan hiện vẫn đang được lưu hành tại một số thư viện ở Phần Lan, và đáng nói hơn là từ tác phẩm dịch ”thành công” này mà Nhà xuất bản nói trên đã xuất bản tiếp hai cuốn ”tự điển” khác của người dịch[2] nên nhiều người Việt ở Phần Lan cũng như tôi thấy phải lên tiếng.

Phải công nhận rằng việc xuất bản cuốn sách này bằng tiếng Việt là việc làm rất đáng trân trọng của Nhà xuất bản Đại học Helsinki nhằm cung cấp cho người Việt, trước hết là những người ở Phần Lan có một tài liệu trong việc học tập và nghiên cứu tiếng Phần Lan, như mong muốn của tác giả cuốn sách, GS Fred Karlsson, trong lời tựa viết cho bản in tiếng Việt “Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ tăng thêm ham muốn học tiếng Phần Lan của người Việt Nam, đồng thời nâng cao sự hiểu biết giữa hai dân tộc” (tr.4). Nhưng, thật đáng buồn là bản dịch tiếng Việt (BD) không đáp ứng được mong muốn đó của tác giả và trái ngược hoàn toàn với khẳng định của người dịch viết trong Lời người soạn dịch rằng cuốn sách được chuyển dịch “một cách hoàn hảo” (tr. 5).

BD có rất nhiều lỗi sai, lại được diễn dịch bằng một thứ tiếng Việt rất thiếu trong sáng khiến người đọc nó thấy như rơi vào một mớ chữ quốc ngữ rối mù dở tây dở ta, nhiều chỗ không thể nào hiểu nổi. Không phải bất cứ trang nào mà bất cứ đoạn nào của cuốn sách gồm 248 trang in, khổ 17,5x25cm cũng có chỗ sai, đến nỗi nếu liệt kê hết thì chắc phải đến hàng trăm trang với khổ tương tự của BD và thật khó có đủ kiên nhẫn để liệt kê hết được. Chỉ cần đọc qua 5 trang mục lục (tr.6-10), người đọc đã có thể thấy được sự ”hoàn hảo” của BD. Dưới đây tôi chỉ nêu ra một vài nhận xét khái quát qua một số ví dụ đối chiếu với bản tiếng Anh, mặc dù tôi cũng đối chiếu với cả bản tiếng Phần Lan và tiếng Anh mà ND nói đã dùng làm bản nguồn để dịch.

1. Trước hết, cần phải nói rằng Văn phạm Phần-Lan bằng tiếng Việt là một cuốn sách ngôn ngữ học nên có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Nhưng người dịch (ND) hầu như không có chút hiểu biết gì về vốn thuật ngữ này dẫn đến hàng loạt thuật ngữ bị dùng bát nháo trong BD. Chẳng hạn: ”Endings” (hậu tố hay yếu tố kết thúc) được dịch ra tới 11 từ, cụm từ không chính xác là: Chữ, Chữ ghép sau cùng, Chữ ghép nối sau cùng, Chữ sau cùng, Chữ nối sau cùng, Chữ nối, Chữ ghép cuối, Chữ kép, Chữ ghép sau, Chữ ghép, Ngữ cách cuối.

“Stem” (Thân từ) bị dùng tới 10 từ, cụm từ khác nhau là: Nốt, Đuôi, Ngữ căn, Mẫu chữ chính, Chữ chính, Chữ nguyên mẫu, Thể nguyên lý sau cùng, Đuôi chữ, Thể hình nguyên dạng, Thể nguyên lý sau cùng. “Personal ending” (Hậu tố chỉ ngôi) bị dịch ra thành 6 cụm từ

Page 4: Truyện kể có nhiều thành ngữ

khác nhau là: Dạng chữ đi cùng với một chữ ghép sau cùng, Chữ ghép cuối thể nhân xưng (tr. 27, 57), Chữ cuối thể nhân xưng (tr. 37), Chữ ghép cuối nhân xưng (tr. 37), Nhân xưng của chữ ghép cuối sau cùng (tr. 26), Dạng chữ ghép chữ nhân xưng (tr. 27). Đến thuật ngữ thông dụng mà hầu như người học ngoại ngữ nào cũng biết là Cách (case) cũng được dịch ra tới 5 cụm từ khác nhau: Ngữ cách (tr.25), Ngữ căn (tr.57), Tên từ (tr.25, 26), Mẫu ghép (tr.14), Trường hợp (tr.15). Thức Bị động (Passive) cũng bị dịch ra 4 cụm từ khác nhau là: Thụ bị động (tr.26, 28), Thụ thể (tr.26), Thụ động (tr.136) và Phụ động (tr.166). Rõ ràng là nhiều từ, cụm từ trên đây do ND bịa ra chứ không có trong tiếng Việt.

Đáng nói nhất là ND đã không nhận ra sự khác nhau giữa các khái niệm rất cơ bản và thông dụng, như: Từ (words), Chữ cái hay chữ viết (letters), Âm hay Âm thanh (sounds) nên dùng lẫn lộn và dịch thành từ, cụm từ khác khiến cho các khái niệm bị rối tung. Phần lớn thuật ngữ: Từ (words) đều bị dịch thành chữ. Chẳng hạn: “Word classes” dịch thành “Những loại chữ”, “Word formation” dịch thành “Cấu tạo của chữ”…. Trong khi đó Chữ cái dịch thành Lối viết; Âm dịch thành Lối phiên âm, giọng. Thuật ngữ “Indo-European family/languages” (Họ ngôn ngữ Ấn-Âu) bị dịch thành “Những ngôn ngữ khác ở Châu Âu” (tr.11, 15) hay “Họ chữ của Châu-Âu” (tr.15). Còn các thuật ngữ ít phổ biến hơn như “hình vị” (phonemes), “quán từ” (articles) không được biết đến. Vì thế mà câu: “The writing system is regular in that a given phoneme is always written with the same letter. The converse is also true: a given letter always corresponds to the same phonem” (Hệ thống chữ viết theo quy tắc một âm vị luôn được viết bằng một chữ cái. Ngược lại một chữ cái luôn tương ứng với một âm vị) bị dịch thành một câu sai hoàn toàn “Lối viết thì luôn theo hệ thống đơn âm luôn viết theo lối chữ riêng. Trái lại một chữ cho lại luôn tương xứng với đơn âm đã được cho”.

Rất, rất nhiều khái niệm, thuật ngữ sai khác nữa mà tôi không thể kể ra hết ở đây.

2. Kiến thức về ngôn ngữ nguồn (tiếng Phần Lan, mà chủ yếu là tiếng Anh) của ND rất kém. Không chỉ nhiều từ bị hiểu sai mà một số cấu trúc câu cũng không hiểu đúng nên dịch sai sang tiếng Việt. Chẳng hạn: “Infinitive” (bất định, vô định) và “Inflectional” (biến tố) đều được dịch thành “vô-định”. “Finite” (có ngôi) dịch thành “Định cách”, “Infinite” (không ngôi) dịch thành “Không định cách”, nhất là “Indefinite pronouns” (Đại từ không xác định) bị dịch thành “Những đại danh từ không bất định”. Câu “ A survey of word structure” (Nhận xét về cấu trúc từ) dịch thành “Sự quan sát về cấu trúc của chữ” (tr. 24). “Independent words” (Những từ độc lập) dịch thành “Chữ riêng biệt” (tr.14). “Postposition” (hậu giới từ) dịch thành “Phụ ngữ”; nhưng ngay trước đó “Preposition” (Tiền giới từ) cũng được dịch là “Phụ ngữ” và “Tiến trí từ”. Câu đơn giản là “ A survey of word structure” (Nhận xét về cấu trúc từ) mà cũng bị dịch thành “Sự quan sát về cấu trúc của chữ” (tr. 24). Hay, trong câu này: “Finnish verb forms are built up in the same way” (Các dạng động từ tiếng Phần Lan được cấu tạo bằng cách tương tự) từ “same” bị hiểu sai nên dịch thành một câu khác hẳn về nghĩa và sai nội dung “Các động từ của tiếng Phần-Lan đều được cấu tạo như nhau” (tr.14). Còn câu sau đây gồm 10 từ mà có tới 3 từ bị hiểu sai và dịch sai: “The 15 most frequent words in Finnish are the following” (15 từ thường xuất hiện nhất trong tiếng Phần Lan là những từ sau) bị dịch thành Trong tiếng Phần Lan có 20 chữ thường xuất hiện như sau đây (tr.15).

Sự kém hiểu biết ngôn ngữ nguồn của ND dễ nhận thấy nhất là hiểu sai những từ có nhiều nghĩa của ngôn ngữ này nên dịch sai trong tiếng Việt. Ví dụ: Từ “Since” trong câu “Since the endings are often piled up one behind the other rather mechanically, finnish word forms are usually easy to analyse if one knows the endings”, đáng lẽ phải dịch bằng từ “Vì” thì lại dùng “Kể từ khi” và dịch thành câu rất ngô nghê là “Kể từ khi những chữ ghép được chồng chất lên nhau theo cách cấu tạo những mẫu chữ tiếng Phần-Lan thường khá dễ dàng phân tích nếu

Page 5: Truyện kể có nhiều thành ngữ

như có hiểu biết về những chữ ghép sau cùng này” (tr.14). Hay, từ “article” (quán từ) được hiểu là “điều khoản”, “semantic function” (Chức năng ngữ nghĩa) là “cấu trúc về văn học” trong câu: “Finnish does not have article either. The semantic function of articles is often expressed by word order in Finnish” (Tiếng Phần Lan không có quán từ. Chức năng ngữ nghĩa của quán từ thường được diễn đạt bằng trật tự từ trong tiếng Phần Lan) và dịch thành “Tiếng Phần Lan không có điều khoản nhất định. Các cấu trúc về văn học thường được diễn tả bằng chữ trong tiếng Phần Lan” (tr. 15). Câu đơn giản như: ” Finland is one of the northernmost countries in the world” mà cũng bị dich sai thành (Nước Phần-Lan là một trong những nước thuộc về vùng bắc-âu nhất trên thế giới (tr.201)

Rất nhiều từ thông dụng khác của tiếng Anh (gạch dưới trong ví dụ) đã bị hiểu và dịch sai: “The basic characteristics of Finnish” (Những đặc trưng cơ bản của tiếng Phần Lan) dịch thành “Các phần cơ bản trong tiếng Phần Lan” (tr.6, 13). Câu “The adding of endings to a stem is a morphologial feature of many European languages, but Finnish is nevertheless different from the most others in two respects” (Việc thêm các hậu tố vào một thân từ là một đặc trưng hình thái học của nhiều ngôn ngữ châu Âu, song tiếng Phần Lan khác với hầu hết các ngôn ngữ khác ở hai phương diện) bị dịch sai thành: “Cách thêm những chữ sau cùng vào một chữ chính là một đặc tính theo ngôn ngữ hình thái học của nhiều ngôn ngữ ở tây phương, tuy thế tiếng Phần Lan hoàn toàn khác biệt so với những ngôn ngữ khác” (tr.14). Câu tiếng Anh đơn giản “Finnish verb forms are built up in the same way” (Các dạng động từ tiếng Phần Lan được cấu tạo bằng cách tương tự) bị dịch thành một câu khác hẳn về nghĩa và sai nội dung “Các động từ của tiếng Phần-Lan đều được cấu tạo như nhau” (tr.14). Đọc hai câu này “Đặc tính khó nhất trong lối phiên âm của tiếng Phần-Lan là sự kéo dài của âm nói. Những âm dài khác nhau giúp cho ta có thể phân biệt được các ý nghĩa của các chữ riêng biệt” (tr.17) chắc không ai có thể tin là nó được “xuyên tạc” từ một câu tiếng Anh: “The most difficult feature of the pronounciation of Finnish is the length (duration) of the sounds: differences of length serve very frequently to distinguish seperate words (Điều khó nhất trong sự phát âm của tiếng Phần Lan là độ dài của các âm: sự khu biệt về độ dài rất hay dùng để phân biệt các từ khác biệt)”.

Đáng chê trách hơn là, do không có kiến thức ngôn ngữ học và hiểu biết tiếng Anh kém nên ND đã hành người đọc bằng những câu sai và vô nghĩa như sau:- “Closed round back vowel /u/” (Nguyên âm sau, tròn môi, khép /u/ ) dịch thành Khá gần tròn sau nguyên âm /u/ (tr.18)- “Half-closed round back vowel /o/” (Nguyên âm sau, tròn môi, hơi khép /o/ ) dịch thành Chỉ có một phần tròn sau nguyên âm /o/ (tr.18)- “Closed round front vowel /y/” (Nguyên âm trước tròn môi, khép /y/) dịch thành Khá tròn như trước một nguyên âm / y / (tr.18)- “Half-closed rounded front vowel /ö/” (Nguyên âm trước tròn môi, hơi khép /ö/) dịch thành Hơi tròn một nưả trước một nguyên âm /ö/ (tr.18)

Đặc biệt, tất cả 20 ví dụ ở phần nói về dạng phủ định của thể quá khứ bị động và quá khứ hoàn thành bị động (tr. 169) đều bị dịch sai. Lý do là các ví dụ này được dịch từ tiếng Anh (vì trong bản tiếng Phần Lan, các ví dụ không hề có chủ thể), nhưng ND đã không hiểu đúng nghĩa của từ “One” trong các ví dụ. Đáng lẽ không cần dịch nghĩa của từ “One” sang tiếng Việt (hoặc nếu dịch thì phải dùng “người ta/ai đó”), nhưng lại dịch sai là “một người”, như: “một người chưa từng nhận được” (one has not got), “một người đã chưa từng nhận được” (one did not say) … Các ví dụ này trong tiếng Phần Lan là: “ei ole saatu” (chưa nhận được), “ei sanottu” (chưa được nói ra)…

Page 6: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Xin dẫn thêm một ví dụ nữa để thấy được trình độ ngôn ngữ nguồn của ND kém như thế nào. Câu tiếng Anh là: “When adjective occur as attributes they agree in number and case with the headword, i.e. they take the same endings”. (Khi tính từ xuất hiện như những thuộc ngữ chúng phù hợp về số và cách với từ chính, tức là chúng có hậu tố giống nhau) bị dịch một cách sai lạch và tối nghĩa là: “Khi xuất hiện một tỉnh từ như những đặc tính theo số lượng và theo trường hợp với những chữ đứng đầu, chúng sẽ dùng chung những chữ ghép” (tr.15)

3. BD thể hiện trình độ tiếng Việt của người dịch cũng rất có vấn đề: không chỉ nghèo nàn ở vốn từ mà yếu kém cả về ngữ pháp. Câu văn được diễn đạt hết sức lủng củng và rối rắm, rất nhiều đoạn ngô nghê, thiếu tường minh. Hình như ND không biết các khái niệm: “Số từ” (Numerals) nên mới dịch thành “Những chữ số”, “Số từ số lượng” (Cardinal numbers) dịch thành “Những số cốt yếu”; “Số từ thứ tự” (Ordinal numbers) thành “Số thứ tự”. Từ đó mà các câu ở chương 12 hầu hết đều dịch sai và thành những câu tối nghĩa. Chẳng hạn: “All cardinal numbers decline like nouns, adjectives and pronouns: they inflect for number and case” (Tất cả số từ số lượng biến đổi như danh từ, tính từ và đại từ: chúng biến đổi về số và cách) được dịch thành: “Tất cả những số cốt yếu biến hóa như những danh từ, tính từ và đại danh từ: chúng biến hóa dành cho chữ số và ngữ cách” (tr.126). Nhiều thuật ngữ ngữ pháp quen thuộc trong tiếng Việt đã không được ND biết đến nên tự đặt ra những thuật ngữ rất lạ tai: “Perfect (tense)” (Hoàn thành) = “Dĩ quá”, “Plusperfect tense” (Quá khứ hoàn thành) = “Đại quá khứ”, “Moods” (Thức) = “Những văn cách”, “Surperlative” (So sánh cấp cao nhất) = “Tối cao hơn hết”…

Khó tưởng tượng hơn là hầu hết những ví dụ trong phần viết về “Perfect tense” và “Plusperfect tense” (tr.150, 151) đều bị dịch thành những câu mà người Việt nghe rất chối tai. Đây là một số trong những câu dịch đó:- “Ông giám-đốc từng đi ăn trưa chưa?” (Has the manager gone to lunch?)- “Bạn có từng ăn rồi chưa?” (Have you already eaten?)- “Bạn có từng đọc xong cuốn sách mới nhất của Salama chưa?” (Have you read Salama’s latest book?)- “Tôi sẽ từng vui vẻ nếu như anh đã từng đến.”(I would have been pleased if you had come).- “Tôi đã từng vừa về tới nhà là anh đã gọi điện thoại.” (I had just come home when you rang)- “Khi tôi đã đến thì Kalle đã từng đợi mười phút.” (Kalle had been waited ten minutes when I came).Còn đây là một số ví dụ về “thể bị động” của hai thời trên ở trang 168:- “Từng có được nói rằng nước Phần-Lan là một quốc gia của hàng ngàn cái hồ” (It has been said that Finland is the land of a thousand lakes)- “Từng có được xác-nhận rằng anh/cô ta sẽ không bao giờ từ chức” (It has been stated that he will never resign).- “Từng có được cho một ví dụ như thế mà…” (There had been given such advice that…).- “Đã được ăn xong khi những người khách đã đến” (One/we had already eaten when the guests came).Đọc những câu dịch từ các ví dụ dẫn dưới đây chắc nhiều người nghĩ chỉ những người nước ngoài bắt đầu học tiếng Việt mới có thể viết ra:

- Helsinki has developed into Finland’s bigest city (Helsinki đang từng tiến triển thành thành phố lớn nhất của nước Phần-Lan (tr.201)- It was nice that you came too ( Đã là niềm vui rằng bạn đã cũng đã đến, tr.212).- These flowers cost five markkaa (Những bông hoa này tốn giá năm đồng markka.)

Page 7: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Tôi tin là không một người Việt nào có chút ít tiếng Anh lại dịch “The colloquial spoken language” thành “Ngôn ngữ nói chuyện phong-tục hàng ngày”, “ngôn ngữ nói phong tục” và “ngôn ngữ được nói theo phong tục” như trong BD này!Có lẽ chỉ cần câu tiếng Việt dưới đây trong BD cũng đủ để khẳng định trình độ tiếng Việt của người dịch:- Mỗi một người Phần-Lan thứ bảy có một đoạn đường đến chỗ làm việc quá xa xôi (tr.131) < Every seventh Finn has too long a journey to work.

4. Do trình độ ngôn ngữ nguồn kém, lại không có hiểu biết về lịch sử và văn hóa Phần Lan nên ND đã dịch sai nhiều câu nói về vấn đề này ở trang 12 :- “According to traditional theory, Finnish inhabitants have come from three directions. The Finn themselves came over from the south across the Gulf of Finland and from the east across the Karelian Isthmus and the Scandinavian came from the west (Theo lý thuyết truyền thống người Phần Lan đến từ ba hướng. Người Phần Lan đến từ phía nam qua Vịnh Phần Lan và từ phía đông qua Karelian Isthmus, và Những người Bắc Âu đến từ phiá tây) đã bị dịch sai thành “ Theo thuyết trình truyền thống thì nước Phần Lan được thành lập bởi ba nhóm người khác nhau. Nhóm người Phần Lan đầu tiên đến từ miền nam cuả vịnh Phần Lan, nhóm thứ nhì xuyên qua miền tây cuả người Karelian Isthmus và nhóm thứ ba thì từ miền tây của vùng Bắc Âu”

- “Politically, Finland was part of Sweden until 1809” (Về chính trị, Phần Lan là một phần của Thụy Điển cho đến năm 1809) bị dịch thành “Về chính trị, nước Phần-Lan đã là thuộc địa của nước Thụy Điển cho đến năm 1809”- “During the Swedish period Finnish was very much a secondary language in official comtexts.” (Trong thời kỳ thuộc Thụy Điển, tiếng Phần Lan chỉ là ngôn ngữ thứ hai trong các bối cảnh chính thức) bị dịch thành “Tiếng Phần Lan chỉ là ngôn ngữ thứ nhì trong thời gian còn là thuộc địa của Thụy Điển”- “The language of the administration and the intelligentsia was Swedish” (Ngôn ngữ của chính quyền và tầng lớp trí thức là tiếng Thụy Điển) bị dịch thành “Vì sự cai trị về ngôn ngữ nên trong các giới trí thức đều dùng tiếng Thụy Điển”.

- “The first major wave of immigration was that of the Häme Finns, who came over the Gulf of Finland and occupied parts of South-West Finland” (Làn sóng di dân lớn đầu tiên là những người Phần Lan vùng Häme vượt qua vịnh Phần Lan và chiếm các phần đất phiá Tây-Nam Phần Lan) bị dịch thành “Nhóm người đầu tiên được gọi là người ở vùng Häme, tức những người đến từ miền nam cuả vịnh Phần Lan và chiếm những vùng đất phiá đông–nam cuả Phần Lan”

- “The original population thus formed then absorbed the Baltic Finns from across the Gulf of Finland about 2000 years ago (Cư dân chính gốc được hình thành như vậy, sau đó hoà lẫn với người Phần Lan vùng Baltic ở bên kia vịnh Phần Lan cách đây khoảng 2000 năm) bị dịch thành “Riêng nhóm người chính gốc được chuyển hình và hấp thụ thành người Phần Lan gốc Bắc Âu và vượt qua vịnh Phần Lan chừng 2,000 năm về trước”- “Since Turku was the capital city until 1827…” (Từ khi Turku là thủ đô cho đến năm 1827 …) bị dich thành “Kể từ khi Turku trở thành thủ đô năm 1827…”- “In the 19th century there was increasing influence from Eastern Finland,…” (Vào thế kỷ 19, ảnh hưởng từ phiá đông Phần Lan tăng lên , …) bị dịch thành “Vào thế kỷ thứ 19, khi có sự thúc đẩy từ miền tây Phần Lan”

Page 8: Truyện kể có nhiều thành ngữ

- “Many language scholars wanted to’finnicize’ Finnish by getting rid of Swedish loanwords and a number of grammatical structures borrowed directly from Swedish” (Nhiều nhà ngôn ngữ muốn ‘Phân Lan hoá’ tiếng Phần Lan bằng việc bỏ đi các từ mượn từ tiếng Thuỵ Điển và một số cấu trúc ngữ pháp mượn trực tiếp từ tiếng Thuỵ Điển.) đã bị dịch thành “Nhiều nhà thông thái đã muốn ‘hoá chữ Phần Lan’ bằng cách dùng những chữ mượn từ tiếng Thuỵ Điển hay cấu trúc văn phạm của tiếng Thuỵ Điển”.

Ngoài ra ở trang 12 còn một số lỗi dịch sai và câu văn rối rắm mà thiết nghĩ không cần dẫn thêm nữa.

Cuốn Ngữ pháp tiếng Phần Lan là một tác phẩm nổi tiếng của giáo sư Fred Karlsson được viết bằng tiếng Thụy Điển năm 1978, sau đó đã được dịch sang tiếng Phần Lan, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung Quốc. Hẳn ông đã rất vui khi tác phẩm của ông lại được dịch sang tiếng Việt. Nhưng nếu biết được bản dịch tiếng Việt có nhiều sai sót nghiêm trọng, xuyên tạc và làm hỏng tác phẩm của ông như vậy thì không biết ông sẽ nghĩ gì? Trong các trường phổ thông ở Phần Lan, có nhiều giáo viên người Việt dạy tiếng Việt cho học sinh người Việt, đồng thời cũng có nhiều người dịch tiếng Phần Lan và tiếng Việt. Nhưng, đáng tiếc Nhà xuất bản Đại học Helsinki đã không tham khảo ý kiến của họ trước khi xuất bản BD có một không hai này! Chắc chắn rằng nếu có một cuộc bình chọn, thì cuốn sách này không chỉ lập kỷ lục Việt Nam mà có lẽ cả kỷ lục thế giới về cuốn sách dịch kém nhất.

Sau khi viết xong bài này tôi ngỡ ngàng khi được biết tác giả của BD này được gọi là một "nhà ngôn ngữ học" trong một trang mạng tiếng Việt (http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Laurent_Tran-Nguyen) và là “nhà lãnh đạo Công nghệ thông tin xuất sắc của người Việt ở Phần Lan” trong một trang mạng khác (http://www.xahoithongtin.com.vn/6183p197c114/tro-chuyen-cung-laurent-tran-nguyen-nha-lanh-dao-cntt-xuat-sac-nguoi-viet-tai-phan-lan.htm). Hy vọng rằng bài viết này không chỉ nhằm bảo vệ sự chính xác và trong sáng của tiếng Việt mà còn cho thấy một thực trạng là không phải tất cả những thông tin trên mạng internet đều đáng tin cậy và đòi hỏi việc đăng tải cũng như sử dụng thông tin cần phải có kiểm chứng!

________________________________________[1] Trần Tiễn Cao Đăng, Bản dịch Mật mã Da Vinci: Một thảm hoạ dịch thuật (http://lypham.net/joomla/index.php?option=com_content&task=view&id=41&Itemid=2)[2] Tự-điển Phần Lan¬-Việt (1997, 2008) và Tự điển thường thức Việt Nam-Phần Lan (2002)

_______________________________________________

Đăng trong Dịch thuật và ngôn ngữ học, Tiếng Việt và Dịch thuật | Tagged: chuyện tiếng Việt, cuốn sách dịch tồi, kiến thức ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ đích, thuật ngữ ngôn ngữ học, Văn phạm Phần Lan | Leave a Comment »

Tác phẩm dịch: Không ít cảnh ngọng nghịu, ngô nghê tiếng   Viêt

Đăng bởi tuldvnhloc on Tháng Hai 27, 2010

Minh Thi

Page 9: Truyện kể có nhiều thành ngữ

(LĐ) – Với số lượng tác phẩm dịch ồ ạt như hiện nay, người đọc dường như lạc giữa “mê cung”, không biết chọn sách nào hay để đọc. Thế nhưng, chọn được sách hay rồi, lại phải xem xem NXB có uy tín hay không?Tên tuổi người dịch có được đóng dấu bảo đảm hay không, vì sợ rằng sẽ mua phải một trong số những cuốn sách “thảm hoạ” dịch thuật.

Giật thót ngay trang bìa

Thế nhưng cho đến thời điểm này, điều đáng ngạc nhiên là ngoài những tên tuổi dịch giả có uy tín, hầu hết các loại sách từ văn học đến kinh tế, giáo dục… đều thường ghi là một nhóm tác giả, hoặc một vài cái tên lạ hoắc. Ngay cả cuốn tiểu thuyết kiểu như “Quay cuồng vì yêu” cũng chỉ ghi: “Nhóm dịch Phương Nam”.

Nếu lướt qua các trang bìa sách, nơi quảng cáo nội dung cũng như những lời khen tặng của các nhà phê bình trên khắp thế giới, có thể, người đọc tinh ý đoán được chất lượng dịch của tác phẩm. Bởi ngay ở “mặt tiền” này, nhiều cuốn bộc lộ điểm yếu của người dịch: Vốn tiếng Việt còn non, dịch không Việt hoá, văn phong “đặc” tiếng nước ngoài, khó tiếp cận nổi.

Ngay một cuốn đang được giới thiệu là khá nóng trên thị trường sách văn học – cuốn “Cọp trắng” của Aravind Adiga, người vừa đoạt giải Man Booker 2008 người ta vẫn thảng thốt vì ngoài bìa sách ghi rằng: “Cọp trắng là một trong những cuốn sách mạnh mẽ nhất mà tôi từng đọc trong nhiều thập niên qua”… Tính từ mạnh mẽ thường đi với danh từ chỉ tính cách con người, chứ ít khi được gán cho một cuốn sách, cho dù là “nhân cách hoá” đi chăng nữa.

Bìa sau ghi tiếp: “Một chuyện kể hồ hởi gây cười về Ấn Độ ngày nay, đồng thời là tiếng thét hùng hồn về nhiều sự bất công của nó. Adiga bước vào văn đàn trong bộ chiến giáp và sẵn sàng chinh phục”. (Chinh phục ai? Tại sao lại là “một chuyện kể hồ hởi gây cười”? Thậm chí, với giọng tiếng Việt ngây ngô như vậy, người dịch không hề sợ câu cụt: “Cọp trắng là một tác phẩm lột trần” rồi chấm câu ở đây, mà người ta phải tự đoán hay là “trần trụi”?

Ở bìa cuốn “Quay cuồng vì yêu” (NXB Trẻ và Phương Nam Book), đã có thể phát hiện những câu không ổn về ngữ pháp: “Từ thành phố lớn, Flynn, cô con gái nhà giàu “vô tích sự” về đây tiếp quản một khách sạn được thừa hưởng từ bà cô già mới chết”. “Một khách sạn được thừa hưởng” nên hiểu như thế nào?

Ở bìa cuốn “Michael của tôi” (NXB Văn học và Cty sách Bách Việt), người ta đọc thấy những dòng choáng váng như: “Được viết đẹp, xúc động và sâu sắc, cuốn tiểu thuyết xuất sắc này lập tức trở thành câu chuyện tình ám ảnh…”. Còn bìa sau cuốn “Sự hiền hoà của sói” (NXB Văn hóa Sài Gòn – Chibooks) lại có những dòng rối rắm khó hiểu kiểu như: “Một cuốn sách hay phi thường (!)…

Có những thần bí, âm mưu, mê đắm, dũng cảm, xấu xa, kịch tính trong sự sinh tồn giữa quang cảnh mênh mông và còn nhiều nữa (?). Penney đã tạo ra những nhân vật mà người ta tin là thật từ tất cả yếu tố rời rạc nhau…”. Hay “một câu chuyện phiêu lưu đầy mê hoặc, một sự tương phản sảng khoái…”(!).

Ngay đầu đề cuốn “Sách “đen” về tinh thần doanh nhân” (NXB Trẻ), đã có một cụm từ vụng: “Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ dám làm”. Lẽ ra nên là “Cẩm nang giúp những người dám nghĩ dám làm thành công”. Một ví dụ khác nữa, cuốn “Dốc hết trái tim” (NXB Trẻ) ở bìa trong ghi: “Nó là câu chuyện về một đội ngũ xây dựng một doanh

Page 10: Truyện kể có nhiều thành ngữ

nghiệp thành công…”. Một lỗi sơ đẳng khi bê nguyên cấu trúc câu tiếng Anh sang tiếng Việt trong quá trình chuyển ngữ!

Vốn tiếng Việt còn yếu

Chỉ nói riêng bìa sách mà đã thể hiện sự cẩu thả khi chuyển ngữ, thì thử hỏi, nội dung bên trong sẽ như thế nào. Dịch giả nổi tiếng Cao Xuân Hạo sinh thời từng nhận xét: “Đọc nhiều bản dịch cảm thấy ngọng nghịu cứ như là nghe tây nói tiếng Việt!”. Và ông cho rằng, hình như một số dịch giả dịch quá sát nguyên bản mà không đọc lại cho kỹ xem văn Việt của bản dịch có ngô ngọng quá không!

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: Ngoài việc đẩy mạnh công tác phê bình dịch, cần xem lại công tác biên tập của các NXB. Phải đối chiếu bản dịch với bản gốc xem có chính xác không, rồi lại xem bản tiếng Việt đã nhuần nhuyễn chưa. Lâu nay, chúng ta hầu như không có biên tập dịch theo đúng nghĩa!

Một độc giả cho biết: “Có hai điều làm tôi thấy rất khó chịu khi đọc sách dịch. Thứ nhất là, bản dịch quá dở, không truyền tải được cái hay, cái đẹp của nguyên bản. Thứ hai là, sách bị lỗi về chính tả hay đánh máy (đa số sách nào cũng vậy)”.

Làm thế nào để những dịch giả làm việc cẩu thả hoặc không có thực tài phải giải nghệ? Có ý kiến cho rằng: Bên cạnh những thông tin về sách hay, bản dịch hay, dịch giả hay để chỉ người khác tìm đọc, cũng nên có những thông tin về sách dở, bản dịch dở, dịch giả dịch dở hoặc thiếu trách nhiệm (chỉ mướn học sinh dịch mà không kiểm tra)… để hướng dư luận đến chỗ tẩy chay các đầu sách dở…

http://ngnnghc.wordpress.com/category/d%E1%BB%8Bch-thu%E1%BA%ADt-va-ngon-ng%E1%BB%AF-h%E1%BB%8Dc/ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t-va-d%E1%BB%8Bch-thu%E1%BA%ADt/

Page 11: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Cách sử dung thanh ngư

Có thể bạn đã sử dụng được Tiếng Anh một cách trôi chảy và thuần thục và có thể bạn cảm thấy không còn gì để học thêm về môn ngoại ngữ này nữa. Nhưng cũng có thể bạn chưa biết đến một phần cũng rất thú vị của Tiếng Anh. Đó là các thành ngữ Tiếng Anh.

Bạn đã thử học Tiếng Anh qua các thành ngữ (idioms) chưa? Hệ thống các thành ngữ trong Tiếng Anh cũng đa dạng, phong phú và thú vị không kém gì Tiếng Việt.

Thành ngữ là những câu nói mà không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường. Ý nghĩa của một thành ngữ rất khác với nghĩa đen hay ý nghĩa từng từ của thành ngữ.

Bạn phải hiểu ý nghĩa của thành ngữ thì mới có thể hiểu được câu chứa thành ngữ. Đọc lướt qua một tờ nhật báo của Anh, bạn sẽ thấy thành ngữ Tiếng Anh rất đa dạng và là một phần không thể tách rời của ngôn ngữ hàng ngày bởi người Anh rất chuộng sử dụng thành ngữ.

Với những người học Tiếng Anh như một ngoại ngữ, họ thường đắn đo xem có nên dành nhiều thời gian cho thành ngữ hay không? Nhiều người cho rằng không có gì tệ hơn là việc dùng thành ngữ không chính xác (cả về mặt cấu trúc của thành ngữ cũng như văn cảnh sử dụng). Chẳng hạn như thành ngữ to be snowed under with work (bận ngập đầu) nhiều khi lại bị lạm dụng và biến tấu thành to be snowed under with shopping/ doing housework/ v.v. Trên thực tế, chúng ta cần phải học thành ngữ theo hệ thống ý nghĩa và tập sử dụng chúng bằng cách đưa vào các đoạn hội thoại đơn giản.

Có những người đã sử dụng Tiếng Anh khá thành thạo và trôi chảy. Họ đã biết hầu hết các cấu trúc quan trọng, có vốn từ vựng phong phú và khả năng diễn đạt linh hoạt trong nhiều tình huống. Đối với những người này, có vẻ như không còn gì để nâng cao hơn nữa nhưng họ vẫn muốn tiếp tục học và nâng cao hơn nữa khả năng ngôn ngữ của mình. Trong trường hợp này, học thành ngữ chính là một lựa chọn sáng suốt.

Hiểu đúng ý nghĩa và giá trị cũng như biết được chính xác bối cảnh sử dụng của thành ngữ sẽ nâng cao khả năng đọc Tiếng Anh của bạn và giúp bạn tự tin hơn trong các cuộc đối thoại với người bản xứ. Nếu học thành ngữ một cách có hệ thống thì bạn sẽ tránh được tình trạng sử dụng nhầm lẫn thành ngữ như đã nói ở trên. Nhưng làm thế nào để bạn có thể biết được ý nghĩa và cách sử dụng của vô số thành ngữ Tiếng Anh trong văn nói và văn viết hiện nay? Và làm thế nào để bạn có thể học thành ngữ một cách có hệ thống?

Cách thứ nhất là bạn hãy học thành ngữ theo các nhóm từ then chốt (key word). Các thành ngữ trong Tiếng Anh cũng chia ra làm các nhóm như nhóm chứa tên loài vật, nhóm chứa từ chỉ màu sắc, nhóm chứa từ chỉ các bộ phận trên cơ thể, nhóm chứa tính từ, v.v. Bạn hãy ghi chép lại ý nghĩa và cách dùng của các thành ngữ đã biết trong một cuốn sổ được chia theo hệ thống key word như trên. Điều này sẽ rất tiện lợi trong việc tra cứu của bạn. Thêm vào đó, mỗi khi tiếp xúc với một thành ngữ mới, bạn hãy xác định xem key word của thành ngữ đó là từ nào rồi tiến hành tra cứu trong từ điển English Dictionary for Advanced Learners. Bạn nên sử dụng những quyển từ điển mới và được cập nhật để có thể biết thêm nhiều thành ngữ mới

Page 12: Truyện kể có nhiều thành ngữ

cũng như ý nghĩa và cách sử dụng phát sinh của các thành ngữ cũ. Bạn nên tránh sử dụng các thành ngữ cổ hoặc các thành ngữ không phổ biến vì như vậy sẽ dễ gây khó hiểu hay nhầm lẫn.

Cách thứ hai là bạn hãy tìm và so sánh các thành ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt có ý nghĩa tương đương. Đây cũng là một cách ghi nhớ thành ngữ rất hiệu quả và lý thú. Học theo cách này bạn còn có thể nâng cao khả năng dịch thuật cũng như đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa. Để học giỏi một ngoại ngữ, bạn cũng cần phải có hiểu biết về nền văn hóa của nước đó. Qua các thành ngữ, bạn có thể nhận thấy cách tư duy, quan sát và đánh giá vấn đề của người Anh khác người Việt như thế nào. Bạn hãy tham khảo một số

thành ngữ Anh - Việt tương đương sau đây :

• As dump as an oyster: câm như hến

• When in Rome, do as the Romans do: nhập gia tùy tục

• When candles are out, all cats are grey: tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh

• Pride comes/goes before a fall hay pride will have a fall: trèo cao ngã đau

• To close one's eyes to sth: nhắm mắt làm ngơ

• To be over head and ears in debts: nợ ngập đầu, nợ như chúa chổm

• As changeable as the weather: hay thay đổi như thời tiết

• More dead than alive: thừa sống thiếu chết

• Sleep like a log/top: ngủ say như chết

• As red as a beetroot: đỏ như gấc

Bạn thấy những thành ngữ này có thú vị không? Bạn hãy thử tự mình tìm hiểu các thành ngữ Tiếng Anh nhé!http://forum.tienganh123.com/showthread.php?p=5446

Page 13: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Tính nhiêu nghĩa hay đa nghĩa của tuc ngưBài viết được đăng lúc 3:22:48 PM, 22.06.2009

PHAN TRỌNG HOÀ

Có thể khảo sát nghĩa của tục ngữ từ góc độ văn bản hoặc góc độ ứng dụng. Ở nước ta, việc nghiên cứu nghĩa của tục ngữ trong quá trình sử dụng không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng so với xu hướng này thì việc nghiên cứu nghĩa của tục ngữ ở trạng thái ổn định trên văn bản đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thật khó khẳng định rằng trong hai cách xem xét trên thì cách nào là quan trọng hơn, vì nó không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng thể loại của đối tượng được nghiên cứu mà nhiều khi còn tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng loại đề tài và nói chung là tuỳ thuộc vào nhu cầu của hoạt động thực tiễn. Điều đáng lưu tâm là ở chỗ, khi mình đã lựa chọn hướng tiếp cận này thì đừng vì thế mà phủ nhận hướng tiếp cận kia.

 

Bài viết của chúng tôi xem xét nghĩa của tục ngữ từ góc độ văn bản. Mục đích của bài viết là góp phần giải đáp hai vấn đề mà không ít người băn khoăn sau khi đọc bài "Về nghĩa của tục ngữ" của TS.Nguyễn Xuân Đức đăng trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4-2000:

Một là, vì sao không nên nói tục ngữ đa (hay nhiều) nghĩa?Hai là, đích thực tục ngữ có mấy nghĩa?

1. Vì sao không nên nói tục ngữ đa (hay nhiều) nghĩa?

Trong bài viết của mình, sau khi phân tích nội dung các tài liệu, giáo trình của các tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), Lê Chí Quế (chủ biên), Hoàng Tiến Tựu và Bùi Mạnh Nhị viết cho các hệ học sinh từ phổ thông đến cao đẳng, đại học, Nguyễn Xuân Đức nhận xét: "Theo quan niệm của hầu hết các nhà nghiên cứu thì có hai bộ phận tục ngữ: bộ phận chỉ có một nghĩa và bộ phận có nhiều nghĩa (...). Tuy nói tục ngữ thường mang nhiều nghĩa nhưng trong trong toàn bộ bài viết của mình, Bùi Mạnh Nhị cũng chỉ nói tới nghĩa đen và nghĩa bóng của thể loại này mà thôi”. Tương tự, "mặc dù có hẳn một đề mục là" Tính nhiều nghĩa của tục ngữ" hoặc dùng hẳn từ "đa nghĩa" khi nói về nội dung của tục ngữ nhưng đọc kĩ toàn bộ chương viết về tục ngữ trong giáo trình dành cho học sinh cao đẳng sư phạm thì thấy Hoàng Tiến Tựu cũng chỉ nói được hai nghĩa mà thôi".

Những ý kiến trên là thoả đáng. Có điều, khi bác bỏ quan niệm cho rằng "Hai là nhiều, nhiều là đa, vì thế có quyền nói tục ngữ là nhiều nghĩa, là đa nghĩa", ông Đức lập luận: "Đúng hai là nhiều, mà nhiều là đa nhưng đa (hay nhiều) bao hàm cả hai chứ không chỉ có hai", và ông khuyên "Không nên nói tục ngữ là đa nghĩa hay nói quá đi rằng tục ngữ có nhiều nghĩa như các tác giả khác". 

Ở đây, cái ý "nhưng đa (hay nhiều) bao hàm cả hai chứ không chỉ có hai" là thừa, là luẩn quẩn, vì điều tác giả đang bàn là "Hai là đa (hay nhiều)" chứ không phải "Đa (hay nhiều) là hai". 

Sắp xếp lại thứ tự của các phán đoán, đưa lập luận đang xét về dạng luận tam đoạn, ta sẽ sáng rõ hơn điều này:

              Nhiều là đa               Hai là nhiều              Vậy nên, hai là đa

"Hai là đa" là một kết đề tất yếu đúng, và theo đây, cứ câu tục ngữ nào có hai nghĩa thì câu đó là nhiều nghĩa, đa nghĩa, không có gì phải băn khoăn cả. (Trong suy luận, khi đã biết rằng "Hổ là thú ăn thịt" và biết "Con vật này là hổ",ta sẽ suy ra "Con vật này là thú ăn thịt". Ở đây không cần phải ngoắc lại rằng "nhưng trong loài thú ăn thịt có hổ chứ không phải chỉ có hổ".)

Đây chỉ là cách tư duy thông thường. Thế nhưng trong các cuộc tranh luận khoa học, lắm khi vì thiếu một chút kiến thức thông thường ấy mà một vấn đề đúng lại tưởng là sai, một vấn đề đơn giản lại hoá thành phức tạp. Trường hợp ta vừa phân tích là một ví dụ.

Page 14: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến sự luẩn quẩn trong cách lập luận trên chủ yếu là do tác giả chưa xác định rõ được mối quan hệ giữa các khái niệm "hai", "đa" và "nhiều". Thật ra, "đa" cũng có nghĩa là "nhiều". Và "nhiều" hay "đa" đều là "từ hai trở lên". Trong thực tế, "đa" có thể là "từ ba trở lên" (như "đa" trong "đa giác", "đa phức", "đa tiết", "đa trị") nhưng điều này không làm cho kết luận vừa nêu (Đa hay nhiều đều là từ hai trở lên) sai, vì trong "từ hai trở lên" có "từ ba trở lên". Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý (1) cũng xác định: "đa nghĩa" là "có hai nghĩa trở lên; còn gọi là nhiều nghĩa". 

Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể đi đến kết luận: Việc Hoàng Tiến Tựu và Bùi Mạnh Nhị hay ai đó sử dụng khái niệm "nhiều nghĩa" hay "đa nghĩa" khi nói về những câu tục ngữ có hai nghĩa là hoàn toàn đúng, không còn gì để bàn cãi nữa. 

2. Đích thực tục ngữ có mấy nghĩa?

Câu hỏi này được ông Đức nêu ra trong bài viết của mình. Song trước khi giải đáp điều này, có lẽ ta nên phân biệt hai cụm từ "số lượng nghĩa" và "loại nghĩa" của tục ngữ. Trong ngôn ngữ, số lượng nghĩa của một từ có thể rất lớn, tính đến hàng chục (Ví dụ, trong Từ điển tiếng Việt 2002, từ "ăn" có 13 nghĩa) nhưng loại nghĩa thì chỉ có hai: nghĩa đen (2) và nghĩa bóng(3). Tục ngữ cũng có những nét tương tự. Theo các nhà nghiên cứu văn học dân gian, trong tiếng Việt, bên cạnh những câu tục ngữ chỉ có một nghĩa là nghĩa đen (Ví dụ: Trời nắng, cỏ gà trắng thì mưa; May hơn khôn) hoặc nghĩa bóng (Ví dụ: Gieo gió, gặt bão; Gió Sơn Tây trúc cây Hà Nội)(4) là những câu có hai nghĩa, tức cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (Ví dụ: Thuốc đắng dã tật; Tre non dễ uốn). Ở đây, số lượng nghĩa và loại nghĩa của mỗi câu tục ngữ là đồng nhất. Dường như từ trước tới nay, khi phân tích nghĩa của tục ngữ hầu hết các nhà tục ngữ học Việt Nam đều chỉ mới dừng lại ở mức độ này. Và đúng như nhận xét của Nguyễn Xuân Đức, "dù nói tục ngữ nhiều nghĩa hay đa nghĩa thì xét đến cùng, các tác giả cũng chỉ mới nhằm đề cập từ một đến hai nghĩa của tục ngữ mà thôi, chứ chưa nói đến nghĩa thứ ba nào cả." 

Thế nhưng mới đây, khi đọc Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung chủ biên)(5), chúng tôi đã gặp một số câu tục ngữ có ba nghĩa, trong đó ở câu nào số lượng nghĩa bóng cũng nhiều hơn nghĩa đen. Ví dụ: 

Cá mè đè cá chép. (Tr. 106)

Nghĩa đen: Một kinh nghiệm chăn nuôi: Cá mè ăn nổi, sống ở tầng trên, cá chép sống ở tầng giữa.

Nghĩa bóng: - Cùng họ hàng, đồng loại mà đè nén, chèn ép nhau.- Cảnh đời trớ trêu(6).

Đất nặn nên bụt (Để là hòn đất, cất là ông bụt; Hòn đất cất nên ông bụt).(Tr. 286)

Nghĩa đen: Hòn đất tự nhiên không có giá trị, không ra hình thù gì, khéo nặn thành tượng Phật thì trở nên vật quí, được lễ bái cung kính. 

Nghĩa bóng: - Bị bỏ xó một chỗ, không được cất nhắc thì chẳng là cái gì, gặp thời gặp vận lại được trọng vọng cung kính. - Vật tầm thường nếu khéo dùng, qua cải tạo sẽ trở nên quí hiếm.

Một lần thì kín, chín lần thì hở.(Tr.461)

Nghĩa đen: Người khéo gói một lần là kín, người vụng gói nhiều lần vẫn hở.

Nghĩa bóng: - Việc làm mà khéo léo, cẩn thận thì chỉ một lần cũng xong xuôi chu đáo, nếu vụng về cẩu thả thì làm đi làm lại cũng không ra gì. - Việc làm vụng trộm nhiều lần sẽ bị phát hiện, không thể giấu giếm được.

Thực tế trên chứng tỏ, về số lượng, tục ngữ tiếng Việt có từ một đến ba nghĩa, nhưng về loại thì chỉ có hai: nghĩa đen và nghĩa bóng.

Page 15: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Tục ngữ là thể loại tiền nghệ thuật chứ không phải phi nghệ thuật. Việc nghiên cứu nghĩa nói chung và nghĩa bóng (nghĩa biểu tượng) nói riêng của loạt tục ngữ vừa dẫn ra trên sẽ giúp ta hiểu thêm những yếu tố nghệ thuật bao hàm trong thể loại văn học dân gian này.

P.T.H          (177/11-03)

---------------------1.Nguyễn Như Ý: Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Giáo dục, H.2000,Tr.84.2. Nghĩa đen: Nghĩa từ vựng của từ theo đúng nghĩa của nó; còn gọi là nghĩa trực tiếp, khác với nghĩa bóng - nghĩa ẩn dụ, bóng bẩy, và cũng khác với sắc thái cảm xúc biểu cảm đi kèm theo nó. Nghĩa đen đồng thời cũng là nghĩa ban đầu, nghĩa xuất phát không có căn cứ, không có lí do. (Nguyễn Như Ý: Sách đã dẫn.Tr.144)3.Nghĩa bóng: Nghĩa phái sinh, nghĩa thứ yếu của từ, bắt nguồn từ nghĩa đen hoặc một nghĩa bóng khác nhờ kết quả của việc sử dụng từ có ý thức trong lời nói để biểu thị sự vật không phải là vật qui chiếu tự nhiên, thường xuyên. Một từ có nghĩa bóng khi nó định danh sự vật không phải trực tiếp mà qua một sự vật khác theo phép ẩn dụ, hoán dụ hay cải dung. Như vậy, nghĩa bóng là nghĩa có căn cứ, có lí do.(Nguyễn Như Ý:Sách đã dẫn.Tr.144).4.Trong bài viết này, khi phân tích nghĩa của tục ngư, ông Đức đã nhắc đi nhắc lại (dù có chỗ dẫn theo ý của Hoàng Tiến Tựu) không dưới năm lần hai câu cốt nhục tương tàn, nồi da nấu thịt. Thật ra, đây không phải là hai tục ngữ mà là hai thành ngữ. Trong giao tiếp thường ngày ta vẫn gặp những câu đại loại như:Trong những năm dài nội chiến, cảnh cốt nhục tương tàn, nồi da nấu thịt diễn ra liên miên.Từ điển thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực-Lương Văn Đang và Từ điển thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý cũng xếp hai câu này vào loại thành ngư. 5.Vũ Dung - Vũ Thuý Anh - Vũ Quang Hào: Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Giáo dục,H.1993.6.Nghĩa này mang tính thành ngữ.

http://e-cadao.com/tieuluan/tucnguthanhngu/tinhnhieunghiahaydanghia.htm

Page 16: Truyện kể có nhiều thành ngữ

thành ngữ trong tiếng việt

hồng huy

 

Tất cả các ngôn ngữ có vốn từ vựng phong phú đều có thành ngữ. Từ vựng càng phong phú, thành ngữ càng nhiều. Nếu chỉ so về số lượng, thì số thành ngữ của tiếng Việt không nhiều bằng số thành ngữ của tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Hán. Nhưng tính tỉ lệ giữa số thành ngữ và từ vựng, thì tiếng Việt có tỉ lệ cao hơn. Lý do là vì người Việt chúng ta, trong khi nói, trong khi viết, thích dùng những ý, những mẫu có sẵn. Những mẫu, những ý ấy được những thế hệ trước tạo ra, những thế hệ sau ứng dụng quen, trở thành thành ngữ. Nhưng hệ quả không dừng lại ở đó. Thế hệ ngày nay chắc chắn cũng tạo ra được những ý, những mẫu mới, để những thế hệ sau này dùng. Số thành ngữ hiện dụng sẽ có thêm một số mới, nhưng cũng có thể bớt đi một số cũ mà người ta không thích dùng nữa. Đó là cái thế tất nhiên trên con đường phát triển của một sinh ngữ.

 

Nhưng, thành ngữ là gì? Trước khi đi vào nội dung, thiết tưởng chúng ta cần tạm đồng ý với nhau về một số từ ngữ chuyên môn, và về một vài đặc điểm trong hiện tình tiếng Việt, để dễ hiểu nhau:

 

1- Chúng ta hãy dùng từ "ngữ pháp" để chỉ cách nói, cách viết đúng một ngôn ngữ. Ngày xưa, học giới thường dùng từ "văn phạm" vào chỗ này. Nhưng chữ "văn" (viết văn, làm văn) và chữ "phạm" (khuôn phép) đã thu hẹp phạm vi và chuyên môn hoá môn học, khiến người thường (không phải là học sinh, thầy giáo, nhà văn...) có thể nghĩ là môn học không liên quan gì đến họ. Từ "ngữ pháp" (cách nói đúng) có phạm vi rộng, dễ phổ cập hơn.

 

Nhưng xét về mặt ngữ nghĩa lý thuyết cũng như mặt phạm vi ứng dụng, "ngữ pháp" nói đây chính là "văn phạm", một thuật ngữ ngày trước chúng ta vẫn quen dùng để dịch chữ "grammaire" của tiếng Pháp, và chữ "grammar" của tiếng Anh.

 

2- Tiếng Việt của chúng ta cũng đã có một số sách ngữ pháp soạn thảo khá công phu, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có cuốn nào được mọi người hoàn toàn chấp nhận. Thế cho nên, mọi vấn đề chúng ta nêu ra ở đây đều có tính cách gợi ý, đề nghị, hoặc thử nghiệm.

 

Page 17: Truyện kể có nhiều thành ngữ

3- Chúng ta hãy gọi những chữ như "ăn", "nhà", "ngon", "rộng", là từ; gọi những chữ như "ăn uống", "nhà cửa", "ngon lành", "rộng rãi", là từ ghép; gọi những chữ đã quen đi với nhau thành một nhóm, như "nói cho đúng", "tối như mực", "lỡ ông lỡ thằng" , là nhóm chữ , hoặc ngữ.

 

Đi vào phạm vi ứng dụng trong câu, tùy trường hợp chúng ta sẽ gọi những nhóm chữ ấy là "quán ngữ", là "khởi ngữ", là "khí ngữ", là "trợ ngữ", là "trạng ngữ", v.v...

 

Về mặt ý nghĩa, chúng ta cũng sẽ phân biệt "thành ngữ" và "tục ngữ"... Đồng thời, vạch ranh giới cho các câu tục ngữ, với những câu ca dao, ngạn ngữ, phương ngôn, danh ngôn ...

 

4- Trong những thành ngữ thông dụng hiện nay, có một số có "dị bản" tức là khác nhau một đôi chữ, từ đó dẫn đến cách

hiểu khác nhau. Chúng ta cũng nên thảo luận để thống nhất ý kiến nên dùng câu nào, nên hiểu câu ấy theo nghĩa nào.

 

 

Bây giờ, chúng ta đi vào chủ đề thành ngữ. Như trên đã nói, tiếng Việt có nhiều thành ngữ. Nói cách khác, trong khi nói và viết, người Việt chúng ta hay dùng thành ngữ. Thay vì nói "đêm ấy, trời rất tối", chúng ta nói "đêm ấy, trời tối đen như

mực"; thay vì nói "ông ta suốt ngày làm việc khổ cực", chúng ta nói "ông ta suốt ngày đầu tắt mặt tối".

 

Như vậy, chúng ta nhận ra một đặc điểm về công dụng của thành ngữ: Thành ngữ không phải là một cách phát biểu duy nhất đúng, cũng không phải là cách nói bắt buộc, mà là một cách nói thường được chọn lựa. Trong khi nói hoặc viết (từ đây, tôi sẽ dùng một mình chữ "nói", cho gọn), chúng ta dùng thành ngữ là muốn lời phát biểu có chỗ dựa, mong người nghe hiểu tắt theo lối ước lệ.

 

Chẳng hạn, khi nghe nói một ông nào đó "rán sành ra mỡ", không ai mất công suy nghĩ xem sành có rán ra mỡ được không, hoặc ông kia có chịu khó rán sành để lấy mỡ không, mà ai cũng hiểu ngay là ông ta rất hà tiện, rất chắt mót. Khi nghe nói một người đàn bà

Page 18: Truyện kể có nhiều thành ngữ

nào đó có dung nhan "chim sa cá lặn", không ai thắc mắc rằng trước nhan sắc của một người đàn bà đẹp, chim có sa và cá có lặn thật không, mà ai cũng hiểu ngay là người phát biểu muốn cực tả cái nhan sắc của người đàn bà kia.

 

Tóm lại, thành ngữ tạo ra sự mặc nhiên hiểu nhau giữa người nói và người nghe, qua ngữ nghĩa có tính cách ước lệ, đã được thừa nhận theo truyền thống.

 

Thành ngữ không phải luôn luôn gọn hơn, ít chữ hơn lời nói thường. Có lắm khi thành ngữ dài hơn. Chẳng hạn, nói "rất tối" chỉ tốn hai chữ, nhưng nói "tối như đêm ba mươi" phải mất năm chữ; nói "rất keo kiệt" chỉ mất ba chữ, nhưng nói "vắt cổ chày ra nước" phải tốn năm chữ. Nhưng nhiều người vẫn nghĩ là dùng thành ngữ thì lời nói hàm súc hơn. Vì đâu? Vì thành ngữ luôn luôn có tính cách tu từ, được coi là hay hơn , là ý nhị hơn lời nói thường.

 

Xin trở lại với những thành ngữ cực tả một đêm tối trời. Chúng ta có thể nói: Đêm ấy trời rất tối, chúng tôi nhìn chẳng thấy gì cả. Nói như vậy cũng rất rõ, nhưng chưa phải là cực tả, chưa có hình tượng gì. Cho nên có khi chúng ta chọn cách nói khác: -Đêm ấy, trời tối đen như mực; ... tối ngửa bàn tay không thấy; ... tối như hũ nút ; ... tối như đêm ba mươi. Cả bốn câu đều có tính cách cực tả, hoặc dùng hình tượng. Câu đầu dùng sắc độ; câu thứ nhì nói đến tầm nhìn; câu thứ ba giả tưởng hoàn cảnh (ai chui vào trong hũ mà biết trong ấy tối); câu cuối đề cập đến sự bất thường của cái đêm đang nói (không phải là đêm cuối tháng, nhưng tối đen như một đêm nguyệt tận).

 

Nhận ra tính cách ước lệ của các thành ngữ, tức là chúng ta hiểu những nhóm chữ tu từ ấy có ý nghĩa tương đối hơn là chính xác, nặng về nghĩa bóng hơn là nghĩa thực. Không ai hiểu thành ngữ "bị đè đầu cỡi cổ" theo nghĩa đen là bị kẻ mạnh đè đầu xuống và ngồi lên cổ, mà chỉ hiểu theo nghĩa bóng là bị áp bức; không ai nghĩ thành ngữ "khỏe như vâm" là thực sự mạnh như voi, mà chỉ hiểu là mạnh hơn bình thường. Hiểu một cách đồng tình châm chước như vậy, để mà dùng thành ngữ, để mà nghe thành ngữ, tức là chúng ta cầu viện ở thành ngữ cái công dụng cực tả, đôi khi có phần thậm xưng.

 

Về hình thức cấu tạo, thành ngữ là những nhóm từ cố định, quen đi với nhau để truyền đạt một ý nghĩa theo ngôn ngữ truyền thống. Chữ "cố định" ở đây cũng có nghĩa tương đối. Chúng ta nói "dày gió dạn sương", nhưng cũng có thể nói "gió sương dày dạn "; chúng ta nói "dễ như trở bàn tay", nhưng cũng có thể nói "dễ như lật bàn tay". Trật tự của các từ trong nhóm có thể thay đổi, thậm chí từ cũng có thể thay thế, miễn là nói lên được nguyên ý. Tôi nói "dữ như cọp", nhưng bạn có thể nói "dữ như beo", và không ai cân nhắc câu nào đúng hơn câu nào.

 

Page 19: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Không biết từ đời nào, ông cha chúng ta ghép những từ ấy lại thành nhóm với nhau để nói lên cái ý nghĩa kia, người đồng thời và người đời sau nghe thuận tai, bắt chước nói theo. Ngày nay, chúng ta tiếp tục dùng, và gọi tên những nhóm từ đó là "thành ngữ".

 

 

Cũng giống như trong những ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, ngoài những thành ngữ, còn có những nhóm từ khác quen đi với nhau. Nếu chỉ căn cứ vào yếu tố quen đi với nhau mà thành nhóm, thì chúng ta cũng có thể gọi tất cả những nhóm từ ấy là thành ngữ. Nhưng nếu còn dựa vào những yếu tố khác như vị trí trong câu, chức năng ngữ pháp, hoặc ý nghĩa riêng, thì chúng ta sẽ nhận ra không phải tất cả đều là thành ngữ. Tiếng Việt ngày nay đã đạt đến trình độ tinh luyện, chúng ta cũng nên thử phân biệt thành ngữ với những dạng thức tương tự.

 

Xin nêu thí dụ cụ thể để nhận định:

 

1- Để xác định phạm vi rộng hẹp của ý sắp trình bày, chúng ta thường mở đầu: - Nói chung thì ... (nói một cách tổng quát; nhìn chung; đại thể; đại cương mà nói...) - nói riêng thì... (đi vào chi tiết; nhìn riêng; để cho được rõ ràng hơn; chuyên biệt mà nói...).

 

Để khẳng định tính chất của ý sắp trình bày, chúng ta thường mở đầu: - Thành thực mà nói; nói chí tình; nói cho đúng; nói thật với nhau; nói mà không sợ quá lời; v.v...

 

Đây là những nhóm từ quen dùng, lịch sử có lẽ cũng không dài lắm. Một người nào đó dùng trước, chúng ta dùng theo, và ai cũng hiểu theo một ý. Vậy, chúng ta có thể gọi chúng là "thành ngữ" chăng? Có thể lắm. Nhưng các nhà ngữ pháp đã đặt tên cho chúng là "quán ngữ" (những ngữ quen dùng). Về mặt được dùng lâu ngày thành quen trong ngôn ngữ, thì "quán ngữ" không khác "thành ngữ". Nhưng để phân biệt, chúng ta hãy để ý điểm này: Thành ngữ thường có nội dung so sánh, còn quán ngữ chỉ là một cách nói.

 

2- Xét về mặt niên kỷ, quán ngữ phần nhiều ít tuổi hơn thành ngữ. Trong các tác phẩm cổ văn ra đời cách nay vài ba trăm năm, có thể có những thành ngữ "đẹp như tiên", "đen như cột nhà cháy", nhưng chắc chưa có những quán ngữ như "nói riêng với nhau mà nghe", "để bà con dễ thông cảm"...

 

Page 20: Truyện kể có nhiều thành ngữ

3- Những quán ngữ được dùng để mở đầu một câu như trong các thí dụ nêu trên, thường được gọi là "khởi ngữ" (ngữ

bắt đầu câu). Nhưng trong thông dụng, quán ngữ không phải luôn luôn là khởi ngữ. Nói cách khác, quán ngữ không phải lúc nào cũng đứng đầu câu để làm khởi ngữ. Quán ngữ có thể đứng giữa câu, cuối câu. Khi đó, quán ngữ sẽ mang tên theo chức năng ngữ pháp.

 

Thí dụ: Tình hình sách báo tiếng Việt ở hải ngoại, nói chung, cũng có điểm đáng mừng.

 

Nằm ở giữa câu, ý nghĩa không khác khi nằm ở đầu câu, nhưng quán ngữ "nói chung" không có chức năng mở đầu câu nên không được gọi là "khởi ngữ". Ở đây, nó có phận sự đưa đẩy. Chúng ta hãy gọi nó là "chuyển ngữ".

 

Bây giờ, chúng ta thử đặt "nói chung" ở vị trí cuối câu: Tình hình sách báo tiếng Việt ở hải ngoại cũng có điểm đáng mừng, nói chung. Nghe hơi mới, nhưng vẫn được. Về tên gọi, chúng ta có nên gọi quán ngữ này là "kết ngữ" không? Thiết tưởng không nên. Gọi thế sẽ trở thành cầu kỳ tế toái, vì tuy rằng ở đây "nói chung" không nằm ở giữa câu, nhưng vẫn làm phận sự đưa đẩy lời nói. Cũng như trường hợp chữ "thưa ông" trong hai câu này: - Thưa ông, tôi đã làm xong. - Tôi đã làm xong, thưa ông. Vị trí khác, nhưng chức năng không khác.

 

Vậy, khi quán ngữ đứng ở đầu câu, chúng ta gọi là khởi ngữ; nếu chúng đứng ở vị trí khác, chúng ta gọi là chuyển ngữ. Nếu lười gọi tên riêng, chúng ta gọi chung chúng là quán ngữ.

 

 

Đến đây, đã có gì làm ranh giới giữa "thành ngữ" và "quán ngữ" chưa? Thiết tưởng đã có, nhưng chưa được minh bạch lắm. Xin nhắc lại và thêm:

 

- Thành ngữ và quán ngữ đều là những nhóm từ quen dùng đối với mọi người. Có thể có người không thích dùng, nhưng nghe vẫn hiểu đúng ý.

 

Page 21: Truyện kể có nhiều thành ngữ

- Thành ngữ luôn luôn hàm ý so sánh, nhận xét, nặng về nội dung. Quán ngữ chỉ mở ý, chuyển ý, nặng về hình thức.

 

- Về số lượng, thành ngữ nhiều hơn quán ngữ thập bội. Nhưng tính số lần được dùng, thì quán ngữ được dùng nhiều hơn. Kiểm một cuốn sách khoảng 200 trang, không chắc đếm được đến 20 thành ngữ; nhưng có thể đếm được cả trăm quán ngữ mở đầu câu như "thật ra", "nhìn chung", "nói cho dúng"...

 

- Dịch một quán ngữ tiếng ngoại quốc ra tiếng Việt rất dễ (một số quán ngữ thông dụng trong tiếng Việt ngày nay có dạng gốc ở tiếng Anh, tiếng Pháp), nhưng không dễ gì tìm được, những thành ngữ đồng nghĩa trong hai thứ tiếng. Thường chỉ có thể dịch theo ý.

 

 

Bây giờ,chúng ta thử phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Việc này khó hơn việc vừa rồi.

 

Cũng xin lấy thí dụ để phân biệt.

 

Xin nêu những câu có chữ "sống" và chữ "chết":

 

1- Sống lâu hơn giàu lăm (sức khỏe quí hơn của cải);

 

2- Sống chết có số (con người không làm chủ được sự sống chết của mình, vậy nên an nhiên mà sống cho phải đạo làm người);

 

3- Sống cái nhà, già cái mồ (già ở đây có nghĩa là chết. Khi sống, người ta cần ngôi nhà cho rộng rãi tiện nghi, khi chết đi, cần có ngôi mộ cho tươm tất. Câu này có ý biện minh cho những việc cố công làm nhà cửa và xây sinh phần trong phong tục của người Việt-Nam. Cũng có ý khuyên con cháu nên lo cho cha mẹ, ông bà về nơi cư trú khi sống và nơi an nghỉ khi qua đời);

 

Page 22: Truyện kể có nhiều thành ngữ

4- Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách (tịch sàng là chiếu giường; quan quách là hòm chôn người. Ca ngợi và khuyến khích tình nghĩa keo sơn giữa vợ chồng);

 

5- Chết vinh hơn sống nhục = Sống đục sao bằng thác trong (mạng sống là trọng, nhưng cũng có khi con người phải chọn cái chết để bảo toàn danh dự);

 

6- Chết bờ chết bụi = Chết đường chết chợ (cực tả cảnh khốn cùng không nhà cửa, không người thân, lúc cuối đời của những người bất hạnh);

 

7- Thập tử nhất sinh (trong hoàn cảnh nguy hiểm, muời phần chết một phần sống);

 

8- Chạy bán sống bán chết (chạy thoát thân trong hoàn cảnh vừa nguy hiểm vừa khẩn cấp);

 

9- Chết đứng như Từ Hải (gặp chuyện bất ngờ khó xử, không biết phải nói năng đối phó ra sao, chỉ đứng lặng thinh; cũng nói là "đứng chết trân");

 

10- Sống vất sống vưởng (cực tả cảnh sống khổ cực lê la của một người khốn cùng).

 

Còn nhiều câu nữa, nhưng bao nhiêu đó nghĩ cũng tạm đủ để biện biệt. Năm câu đầu (1-5) có ý khuyên bảo; năm câu sau (6-10) chỉ mô tả. Những câu đầu là "tục ngữ"; những câu sau là "thành ngữ".

 

Thật ra, ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ không luôn luôn rõ ràng như đối với những câu vừa nêu. Chẳng hạn, những câu sau đây là tục ngữ hay chỉ là thành ngữ?

 

- Chết lỗ chân trâu = Chết vũng trâu nằm = Đi năm sông bảy suối về chết lỗ chân trâu: Câu này có ý phàn nàn cho một người có khả năng, có kinh nghiệm sống, mà phải chịu thất bại, trong một hoàn cảnh không đáng. Tuy cũng có ý khuyên phải thận trọng trong những lúc tưởng là dễ dàng, nhưng ý khuyên không rõ ràng. Ý khuyên chỉ rõ ràng khi có

Page 23: Truyện kể có nhiều thành ngữ

ngữ cảnh hỗ trợ: - Tôi biết tài anh, nhưng anh không nên quá coi thường kẻ địch, coi chừng chết lỗ chân trâu đấy!

 

- Vào sinh ra tử: Khi chưa có ngữ cảnh, mấy chữ này chỉ diễn tả cảnh chiến đấu cực kỳ nguy hiểm của một người dám đem mạng sống của mình ra thử thách. Nhưng nếu mục đích chiến đấu không cao cả, thì không ai đem câu này mà gán cho. Mới nghe, thì ý nghĩa có vẻ trung tính (neutral, neutre), nhưng thật ra cũng có ý tán dương. Trong thông dụng, người nói chỉ cầu viện đến những chữ này khi cần khen chê: - Anh ấy đã biết bao lần vào sinh ra tử để cứu bạn đồng đội; - Hai người đã từng vào sinh ra tử với nhau, mà bây giờ coi nhau như kẻ thù.

 

Về mặt cú pháp, tục ngữ là nhóm chữ lồng trong câu, nhưng cũng có thể tự mình làm thành câu riêng. Nhiều tục ngữ có cấu trúc chủ ngữ (sujet) - vị ngữ (prédicat). Sống lâu là chủ ngữ; hơn giàu lắm là vị ngữ. Thành ngữ thường không có cấu trúc đó. Sống vất sống vưởng là nhóm từ không có chủ ngữ.

 

 

Ở trên, chúng ta đã tách biệt tục ngữ từ thành ngữ nói chung. Chúng ta cũng đã tách biệt từ thành ngữ ra quán ngữ, và từ quán ngữ ra khởi ngữ và chuyển ngữ.

 

Dưới đây, chúng ta sẽ đề cập thêm đến những nhóm từ và những câu đồng dao có thể lẫn với thành ngữ, và những câu thường được gọi là tục ngữ nhưng đáng có tên gọi khác.

 

Trong tiếng Việt, có rất nhiều nhóm từ được hình thành theo phép tiệp âm, gọi là "từ láy". Nếu chỉ gồm hai chữ, như "lem nhem", "bập bõm", "khật khù", thì không ai gọi là thành ngữ. Nhưng một khi chúng tự nhân đôi thành nhóm bốn chữ, như "lem nhem luốc nhuốc", "bập bà bập bõm", "khật khù khật khưỡng", thì cũng có người gọi là thành ngữ. Theo ý tôi, chúng ta nên gọi là tù láy.

 

Có những nhóm từ trong những bài hát trẻ con (đồng dao) được lấy dùng trong chuyện người lớn, rồi lâu ngày có vẻ như thành ngữ. Chẳng hạn bốn chữ "dung giăng dung giẻ". Mấy chữ này nguyên là của bài đồng dao: Giung giăng giung giẻ, dắt trẻ đi chơi... Về sau, người ta dùng rộng, theo ý vui đùa: Sáng hôm qua, tôi gặp cô cậu ấy giung giăng giung giẻ ngoài phố. "Giung giăng giung giẻ" ở đây có nghĩa là vui vẻ nắm tay nhau đi chơi. Dù được dùng nhiều đến đâu, nhóm chữ này cũng không phải là thành ngữ.

Page 24: Truyện kể có nhiều thành ngữ

 

Có sách ngữ pháp xếp câu "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" vào loại tục ngữ. Một cuốn ngữ pháp khác trích dẫn bốn chữ "cây quế giữa rừng" từ một truyện ngắn có ý phàn nàn cho một cô gái xinh đẹp nết na mà lấy phải một người chồng vũ phu, và gọi đó là thành ngữ. Tôi nghĩ đây chỉ là những trường hợp lẻ tẻ, chưa nên gọi là thành ngữ. Nên trả chúng về cho những bài ca dao nguyên thủy.

 

Và tiện đây, chúng ta cũng nên phân biệt tục ngữ với những câu gần giống: Cách ngôn, ngạn ngữ, danh ngôn, phương ngôn.

Một điểm cần nói ngay: Trong phạm vi này, chữ "ngôn" và chữ "ngữ" là đồng nghĩa, có thể thay cho nhau được. Chúng ta quen nói như trên, nhưng vẫn có thể nói: Tục ngôn, cách ngữ, ngạn ngôn, danh ngữ, phương ngữ. "Ngôn" và "ngữ" ở đây đều có nghĩa lời nói.

 

Tục ngữ : Trong thông dụng, "tục ngữ" còn được gọi là "lời tục". "Tục" đây là "thế tục", không phải "thô tục". Thay vì nói "tục ngữ có câu", có thể nói "lời tục nói rằng".

 

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là "tục ngữ. Nhưng "đen như mực", "sáng như đèn" là thành ngữ. Xin nhắc lại và nhấn mạnh: Tục ngữ có ý bình phẩm, phê phán, khuyên bảo, hướng dẫn. Thành ngữ chỉ mô tả, đánh giá, thường là qua so sánh.

 

Cách ngôn : Chắc các bạn cao tuổi còn nhớ những ngày còn học ở bậc sơ học? Hằng ngày, trên bảng đen, ngoài nhóm chữ ghi số học sinh, số hiện diện, số khiếm diện, và ngày tháng, thầy giáo còn ghi những câu, đại để như: - Tiên học lễ, hậu học văn; - Đói cho sạch, rách cho thơm... Trong những cuốn luân lý, tập đọc, cũng có ghi những cây ấy. Đây là những câu cách ngôn.

 

"Cách" có nghĩa là "cách thức". Cách ngôn là lời nói mẫu mực, đáng noi theo.

 

Ngạn ngữ : Là lời của người xưa còn truyền lại. Tất nhiên phải là "lời hay ý đẹp", chớ chỉ là xưa không thôi, thì xưa mấy cũng không đủ. Chẳng hạn câu "Chích khuyển phệ Nghiêu" (Chó của tên Chích sủa vua Nghiêu; ý nói ai có chủ nấy; vua Nghiêu là bậc vua thánh, nhưng con chó kia chỉ coi một mình Đạo Chích là chủ, nên sủa vua Nghiêu). Câu này chỉ có nghĩa thực dụng, không được coi là "ngạn ngữ". Nhưng những câu sau đây thì được coi là ngạn ngữ: - Điểu tận cung tàng, thố tử cẩu phanh (Hết chim thì cung bị đem cất, thỏ chết thì chó săn bị làm thịt; ý nói thói đời bội bạc); - Phú nhuận ốc, đức nhuận thân (Của cải làm cho nhà cửa thành đẹp đẽ; đức độ khiến con người trở nên tươi tắn).

Page 25: Truyện kể có nhiều thành ngữ

 

Không có qui luật nào qui định, nhưng thường được coi là ngạn ngữ những câu ý nghĩa thật hàm súc. Cụ thể là những câu không dài lắm.

 

Danh ngôn: Là những lời nói hay và đúng đến mức sâu sắc, được truyền tụng, được người đương thời và hậu thế nhắc lại. Danh ngôn là của danh nhân. Một lời nói tuy hay, nhưng của một người không nổi tiếng, khó trở thành danh ngôn. Cũng vậy, một người nổi tiếng, nhưng lúc ngẫu hứng nói một câu gì đó, xảo diệu về mặt trí thuật thì có, nhưng mẫu mực về đạo hạnh thì không, thì lời ấy cũng không được coi là danh ngôn. Người ta có trích dẫn thì cũng là để cười chơi mà thôi.

 

Một đặc điểm của danh ngôn, có thể dùng để phân biệt với cách ngôn, ngạn ngữ, là biết người phát biểu. Trích dẫn danh ngôn, luôn luôn phải ghi tên người nói, có khi còn phải ghi hoàn cảnh nói nữa. Tóm lại, tục ngữ, cách ngôn, ngạn ngữ là khuyết danh, nhưng danh ngôn là của riêng một người. Cũng như ca dao là của chung, nhưng những câu thơ dù có nhiều phong vị dân gian mà biết được tác giả là ai, thì vẫn không xếp vào ca dao được.

 

Phương ngôn: Ngày nay, có một số từ điển và sách ngữ pháp dùng từ này để gọi tiếng riêng của một địa phương, giống như từ "phương ngữ". Sách của người Trung-Quốc cũng dùng "phương ngôn" theo nghĩa này.

 

Nhưng ngày trước, chúng ta đã dùng từ "phương ngôn" theo nghĩa "danh ngôn". Trường hợp này, nếu viết chữ Hán, chữ "phương" phải viết với bộ "thảo", có nghĩa là "thơm". Phương ngôn là lời nói thơm tho, đậm vị đạo đức, đáng lưu truyền.

 

 

Những câu tục ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn... đều là thành phần cố cựu của tiếng Việt. Nhưng cũng giống như tiên tổ cao đời đối với con cháu ngày nay, biết là dòng dõi, nhưng không biết kỹ. Có khi còn hiểu sai.

 

Xin dẫn một ít trường hợp phổ biến:

 

Page 26: Truyện kể có nhiều thành ngữ

- Nghe bốn chữ "đầu tắt mặt tối", ai cũng hiểu là ý muốn nói "làm việc quần quật suốt ngày", nhưng "mặt tối" thì còn luận nghĩa được (là bận "tối tăm mặt mũi" chăng?), còn "đầu tắt" là cái gì?

 

- Để chỉ một cách nói năng cộc lốc, nghe không thuận tai, người ta hay dùng thành ngữ "dùi đục chấm mắm cáy". Nhưng ai lại lấy cái "dùi đục" mà chấm vào mắm làm gì?

 

(Dùi đục là một dụng cụ thợ mộc và cũng là vật gia dụng, bằng gỗ thật cứng [trắc chẳng hạn], to bằng bắp tay, dài hơn hai gang, dùng đánh lên cán đục để lưỡi đục xắn vào gỗ. Tục ngữ có câu: Dùi đánh đục, đục đánh săng [săng là gỗ]. Nghĩa bóng là cấp cao ép xuống cấp giữa, cấp giữa ép xuống cấp dưới).

 

Có phải nguyên thủy câu này là "dùi đục giã mắm cáy", rồi lâu ngày chuyển biến thành ra khó hiểu chăng?

 

Trong bếp của người Việt ngày xưa, dùng để giã tiêu, giã cua... người ta có một cái cối nhỏ bằng sành hoặc bằng gỗ, và một cái chày gỗ, hình dáng và kích thước cũng tương tự như cái dùi đục của thợ mộc. Trong lúc cần giã thứ gì đó, mà chỉ có cái cối, thì người ta cũng có thể lấy dùi đục làm chày, cũng giống như tạm dùng cán dao vậy. Dùi đục đầu không tròn như chày, tất nhiên kết quả không tốt: Giã cáy thì cáy không nhuyễn, lại khua lộp cộp không êm. Chẳng khác mấy với những lời lẽ thô kệch, không lọt tai thiên hạ.

 

- Để tả dáng đi lảo đảo, xiêu vẹo, chân nọ vấp vào chân kia của người say rượu, người ta hay dùng thành ngữ "chân nam đá chân xiêu", hoặc "chân đăm đá chân chiêu". "Đăm", "chiêu" đều là từ cổ, có nghĩa là "bên mặt", "bên trái". "Chân đăm đá chân chiêu" có nghĩa chân mặt vấp vào chân trái. "Nam" và "xiêu" trại ra từ "đăm" và "chiêu".

 

Nhưng ngày nay, chúng ta có từ ghép "đăm chiêu" để tả dáng vẻ của một người đang lắng trí suy tư. Sự chuyển nghĩa thật là khó hiểu. Tại sao nguyên nghĩa là "bên phải bên trái" mà lại có thể chuyển thành "suy nghĩ"? Có phải suy nghĩ nhiều quá, đến nỗi quên cả ngoại cảnh, không để ý gì đến bên trái bên mặt của mình không? Xin thử đặt một câu "giả tưởng": - Kẻ cuồng sĩ ngồi trầm ngâm bên án thư suốt mấy trống canh, không lý gì đến hai phía đăm chiêu.

 

Qua nhiều đời, "suy nghĩ nhiều = không đăm chiêu" biến thành "đăm chiêu = suy nghĩ". Có lý chăng?

Page 27: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Dù sao, từ cái dáng đi như muốn ngã mà trở thành trầm lắng suy tư, tức là đã đổi từ vật chất sang tinh thần, từ anh say rượu thành nhà hiền triết, rõ ràng là biến dở thành hay. Vậy, chúng ta cứ yên tâm dùng "đăm chiêu" theo nghĩa ngày nay, không cần bận tâm tới cái xuất xứ của nó nữa.

 

- Ngày nay ai cũng hiểu thành ngữ "lang bạt kỳ hồ" (hoặc gọn hơn: lang bạt) theo nghĩa "rày đây mai đó". Nhưng nghĩa nguyên thủy của mấy chữ này khác hẳn, gần như ngược lại.

 

Đây là một thành ngữ của cổ văn Trung-Quốc. Kinh Thi có câu tả dáng một con sói già như vầy: Lang bạt kỳ hồ, tái trí kỳ vĩ (sói bước tới thì đạp cái yếm cổ, bước lui thì vướng cái đuôi). Cũng giống như mấy chữ "tấn thối lưỡng nan". Du nhập vào tiếng Việt, nghĩa gốc mất hẳn. Chuyện của một con sói già được chuyển giao cho một con người trẻ (Có ai già mà còn lang bạt kỳ hồ nổi). Và nghe rất văn chương? Văn chương hơn cả câu "tang bồng hồ thỉ"!

 

- Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm: Gà con được chừng hơn tháng, ở đuôi có lú (nhú) ra mấy cái lông cứng trông giống như đuôi con tôm, gọi là "gà lú đuôi tôm". Qua giai đoạn này, gà mới trở thành "gà giò". Nhưng không hiểu sao, gà giò chỉ được kể là thịt mềm ăn ngon, còn gà mà mọc đuôi tôm thì được coi là sung sướng vui chơi thỏa thích. Hễ chủ nhà đi vắng, thì gà thừa dịp mọc đuôi tôm ra. Hễ người lớn đi vắng, thì con nít tha hồ chơi đùa nghịch phá; hễ chủ đi vắng thì người làm ngồi chơi, bỏ bê công việc... Nghĩa bóng dễ hiểu, nhưng nghĩa đen không dễ. Lông đuôi của gà đến độ thì mọc, chớ đâu phải muốn mọc lúc nào cũng được?

 

Nghe hơi vô lý, nên đã có người chữa lại: Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm. Có lý hơn một chút, nhưng cũng chưa phải là hoàn toàn. Niêu tôm ở đâu mà sẵn để cho gà vọc như thế? Lại chữa lần nữa: Vắng chủ nhà gà bươi bếp. Nghe rất có lý, nhưng hiền lành, vì thường thấy quá.

 

- Theo quan niệm cũ, hai bên thông gia cân xứng với nhau về gia thế, thì được gọi là "môn đăng hộ đối". Nhiều người nói như vậy. Nhưng như vậy là trật đấy các bạn. Phải là "môn đương hộ đối" mới đúng chữ. Chữ "đương" này có thể đọc là "đang", nhưng không thể đọc là "đăng".

 

"Môn" là cửa lớn, "hộ" là cửa nhỏ; "đương" và "đối" đều có nghĩa là địch lại được. Bên nhà trai có "môn" thì bên nhà gái phải có "môn" để đương lại; bên nhà gái có "hộ" thì bên nhà trai phải có "hộ" để đối lại. Nếu không, thì không đương đối. Như trong cuộc đấu phú với Vương Khải, Thạch Sùng thiếu cái mẻ kho, không đương đối, thành phải thua vậy.

Page 28: Truyện kể có nhiều thành ngữ

 

Tuy nhiên, "môn đăng hộ đối" nghe đã quen tai. Bạn nào không thích đổi, thì xin cứ nói như cũ. Cái sai cũng chẳng có gì nghiêm trọng.

 

 

Cuối cùng, chúng ta thảo luận một chút về vần điệu của những câu thành ngữ, tục ngữ...

 

Tiếng Việt nhiều âm điệu, người Việt thích làm thơ, thích cách nói cân xứng, nên những câu truyền thống của chúng ta nhiều câu có vần, có đối; nếu không, thì cũng phải nhịp nhàng, để nghe cho thuận tai.

 

Có đối: Dài lưng tốn vải; ngồi không ăn sẵn; văn hay chữ tốt; sáng tai họ điếc tai cày; có công mài sắt có ngày nên kim.

 

Có vần: Dây cà ra dây muống; đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ; biết thì thưa thì thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

 

Có vần có đối: Năm cha ba mẹ; già đòn non lẽ; của chồng công vợ; sai một li đi một dặm; ăn theo thuở ở theo thời.

 

Câu đặt có vần, có đối thì đọc lên nghe êm tai. Nhưng trong thực tế, sự chuộng thuận âm cũng có khi làm cho khó hiểu.

Nghe câu "cái nết đánh chết cái đẹp", ai cũng hiểu theo nghĩa đối với người đàn bà, đức hạnh quan trọng hơn dung nhan. Nhưng sao không nói "cái nết quí hơn cái đẹp" mà lại phải dùng chữ "đánh chết"? Nói như vậy, không sợ có người hiểu lầm rằng đàn bà hễ có nết na thì nhan sắc mất đi hay sao? Chẳng qua người đặt muốn dùng chữ "chết" để cho có vần với chữ "nết" phía trước.

Nghe câu "già kén kẹn hom", ai cũng nghĩ ngay đến trường hợp của một người (thường là đàn bà) quá khó tính trong việc chọn lựa người bạn trăm năm, cuối cùng phải sống cô độc, hoặc gặp phải một người phối ngẫu không ra gì. Nghĩa bóng là như thế, xưa nay không ai thắc mắc. Nhưng câu này chắc chắn có nghĩa đen. Về nghĩa đen, "già kén" có nghĩa là "để kén tằm quá lâu trên hom, không gỡ đem ươm đúng ngày"; nhưng "kẹn

Page 29: Truyện kể có nhiều thành ngữ

hom" nghĩa là gì? Có phải là "làm vướng hom, khiến hom không đủ chỗ cho lứa tằm chín tiếp theo lên làm kén không"? "Kẹn" có thể là chữ cổ, có nghĩa là "chật", nhưng không lấy gì làm chắc. Tóm lại câu "già kén kẹn hom" đã thông dụng theo nghĩa ước lệ, nhưng truy nguyên, cũng không chắc hiểu đúng. Chẳng qua từ đời thuở nào, người đặt muốn dùng chữ "kẹn" để có vần với chữ "kén", không lường được chuyện con cháu đời sau không hiểu nổi chữ ấy.

 

Thử đối chiếu với một câu cấu trúc rất giống và nghĩa khá gần: - Già néo đứt dây. Muốn gộp nhiều cây gỗ thành một bó chặt, hoặc kéo hai cây trụ lại gần nhau, mà sức tay không không làm nổi, người ta buộc một vòng dây thật bền rồi dùng một đoạn cây ngắn mà xoắn, càng xoắn thì càng chặt, nhưng nếu xoắn quá mức thì dây sẽ đứt. Làm như vậy, tiếng nhà nghề gọi là "néo"; "già néo" là néo quá căng. Rút kinh nghiệm từ một công việc cụ thể, ông bà chúng ta khuyên con cháu không nên quá găng trong cách khu xử, để tránh đổ vỡ, tránh hỏng việc.

 

Thử đặt một giả thuyết: Nếu như với câu này, người nói cũng chuộng hình thức, muốn cho chữ "néo" có vần với một chữ đi sau, thì câu có thể là "già néo nẹo dây", và ngày nay, chúng ta cũng phải tìm hiểu xem chữ "nẹo" có phải là chữ cổ và có nghĩa là đứt hay không.

 

Cũng may, trong số thành ngữ tục ngữ, những câu vì có vần mà trở nên khó hiểu cũng không bao nhiêu. Gặp những trường hợp ấy, chúng ta chỉ nên dùng và hiểu theo nghĩa bóng đã được mọi người chấp nhận, không cần mất công tìm về tận gốc.

 

Tuy nhiên, không phải tất cả những chữ nghe lạ tai đều khó hiểu đối với mọi người. Có thể trong thông dụng không gặp, nhưng trong tự điển có. Có thể người miền này không hiểu, nhưng người miền khác hiểu. Chẳng hạn, với câu "khôn sống mống chết", các tự điển đã chú nghĩa "mống" là "dại; với câu "khôn cho người dái dại cho người thương", các tự điển đã chú nghĩa "dái" là "nể sợ". Người miền Nam nghe câu "ăn nên đọi, nói nên lời" có thể lấn cấn với chữ "đọi", nhưng người Huế thì hiểu ngay là "bát".

Ngoài ra, còn có những trường hợp trong câu chữ nào cũng thông dụng, nhưng vì chúng đổi chỗ cho nhau, hoặc nguyên là đi cặp bây giờ tách ra, nên trở thành khó hiểu.

 

Chúng ta quen nói "lời ăn tiếng nói", rồi vì quá quen, không thắc mắc "lời ăn" là gì. Điểm lạ tai này do việc tách chữ: "Ắn" và "nói" nguyên đi cặp với nhau thành "ăn nói", và chữ "ăn" mất nghĩa đi, chỉ còn chữ "nói" giữ nghĩa; "ăn nói" tức là "nói". Nếu đặt theo kiểu không tách chữ, thì câu sẽ là "lời tiếng ăn nói". Nhưng nói như vầy, nghe sao thuận tai?

 

Page 30: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Chúng ta quen nói "vạch mặt chỉ tên", nhưng có thể nguyên thủy câu này là "chỉ mặt vạch tên"; cũng như câu "ăn không ngồi rồi" (rồi = rổi), có thể nguyên thủy là "ngồi rồi ăn không". Dùng quen, người đời sau đảo lại cho thuận miệng.

 

Đặc tính của cách nói thuận miệng có cả hay lẫn không hay. Hay là nghe nhịp nhàng linh động. Không hay là mở cửa cho cách nói buông tuồng. Chẳng hạn như từ câu "bán trời không văn tự", người thích kiểu nói thuận miệng liền đổi ra câu "bán trời không mời thiên lôi"; từ câu hai vế "khôn cho người dái, dại cho người thương", có người đã kéo thêm vế thứ ba "đừng dở dở ương ương chúng ghét".

 

Hồng Huy

 

http://www.nhanvan.com/magazines/vanhoc/197/hong%20huy,%20thanh%20ngu.htm

Page 31: Truyện kể có nhiều thành ngữ

Cần co một nên dịch thuật đang hoang, lanh mạnh

Nguyên NgọcNghĩ dọc đường- Nhà xuất bản Văn nghệ

Cách đây gần một thế kỷ, nền văn học hiện đại Việt Nam đã hình thành, phần rất lớn do ảnh hưởng của văn học và văn hóa phương Tây, chủ yếu là Pháp. Ảnh hưởng đó rất cơ bản, sâu sắc và toàn diện. Cơ bản: nó đưa nền văn học ấy chuyển hẳn sang một thời đại mới, chính thức bước vào thời hiện đại. Sâu sắc: nó không chỉ gây nên một chuyển động lớn trong nội dung mà còn tác động lớn đến cả hình thức nghệ thuật của văn học, phá vỡ triệt để hình thức cũ, thật sự thiết lập nên một hình thức hoàn toàn mới, không chỉ là “bình cũ rượu mới” mà đã là bình mới hẳn cho rượu mới hẳn (thật ra nói bình và rượu để nói hình thức và nội dung trong nghệ thuật là một cách nói rất không ổn). Toàn diện: nó diễn ra ở tất cả các cấp độ và trên tất cả các bình diện, từ từ vựng, câu văn, cú pháp, diễn từ (discours), cấu trúc tác phẩm... cho đến thể loại... Do nước ta bấy giờ là thuộc địa của Pháp, nên ảnh hưởng đó lúc đầu không phải chủ yếu là qua việc dịch (như ở một số nước châu Á khác chẳng hạn Trung Quốc, Nhật Bản...), tuy dịch cũng có vai trò quan trọng nhất định, mà do những người cầm bút Việt Nam bấy giờ tiếp nhận văn học và văn hóa Pháp bằng cách đọc trực tiếp trong tiếng Pháp. Một tầng lớp các nhà văn Tây học bấy giờ đã khai sinh ra nền văn học hiện đại Việt Nam.

Một trăm năm đã qua. Đến nay nhìn lại, có lẽ đi đủ thời gian để có thể nhận ra rằng đó là một trong những chuyển động lớn nhất trong lịch sử văn học (và văn hóa) ta, ít nhất là trong thời cận đại và hiện đại. Từ đó về sau, văn học ta đã liên tiếp tiếp nhận nhiều ảnh hưởng khác trên đường phát triển của mình, nhưng không có ảnh hưởng nào sâu sắc, toàn diện, cơ bản bằng. Có thể có những chuyển động nào đó trong nội dung, nhưng chưa có nội dung mới nào đủ sâu và căn bản để tạo nên được hình thức thật sự mới, “cách mạng”. Không có sự biến đổi nào lớn trong các thể loại và trong từng thể loại. Chẳng hạn, về mô hình tiểu thuyết (một trong những khám phá quan trọng nhất của công cuộc hiện đại hóa văn học thời bấy gìờ) thì có thể nói về cơ bản từ Tự lực văn đoàn đến nay chưa có sự thay đổi gì thật lớn...

Một trăm năm qua, văn học (và văn hóa) thế giới đã trải qua những chuyển động lớn, nhiều khi như vũ bão. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nói chung chút ta hầu như đứng ngoài những chuyển động ấy. Chúng ta chậm, ít ra là khoảng 50 năm trong dòng chuyển động của các trào lưu văn học trên thế giới. Chiến tranh đương nhiên là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Song cũng còn những nguyên nhân khác. Xin thử nói về một trong những nguyên nhân, có thể đáng bình tĩnh suy nghĩ, khi chẳng hạn, chúng ta so sánh mình với một số nền văn học châu Phi.

Ở nhiều nước châu Phi trước đây cũng từng là thuộc địa của các đế quốc châu Âu, do trong nước họ có rất nhiều bộ lạc khác nhau mà không có một bộ lạc nào thật lớn để làm “trung tâm” cho quốc gia (như người Việt ở Việt Nam), nên họ không thể dùng bất cứ một ngôn ngữ của một bộ lạc nào đó làm ngôn ngữ chung cho cả nước, ngay cả sau khi đã dành được độc lập. Họ phải dùng ngôn ngữ của nước phương Tây đã cai trị họ làm ngôn ngữ chính thức cho quốc gia, cả ngôn ngữ hành chính lẫn ngôn ngữ văn học. Nhiều nền văn học các nước châu Phi đến nay vẫn được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha… Chúng ta thì khác hẳn, chúng ta tự hào có tiếng Việt, chứ không phải tiếng Pháp, là ngôn ngữ của quốc gia thống nhất, chúng ta tự hào hoàn toàn có thể sử dụng tiếng Việt ở tất

Page 32: Truyện kể có nhiều thành ngữ

cả các cấp giáo dục, cả đại học và trên đại học, trong tất cả các ngành khoa học tự nhiên và xã hội, đủ sức diễn đạt những vấn đề phức tạp, tinh tế nhất ở tất cả các lĩnh vực ấy, chúng ta tự hào có một nền văn học truyền thống lâu đời và một nền văn học hiện đại hoàn toàn bằng tiếng Việt. Sự tự hào đó là chính đáng. Và những nước không có được ngôn ngữ dân tộc của riêng mình để làm ngôn ngữ văn học chính thức cho quốc gia quả có những thiệt thòi của họ. Tuy nhiên, bình tĩnh mà xét, thì thực tế trong cái thiệt của họ, họ lại có cái lợi mà ta không có hay không bằng; trong cái lợi của ta cũng có cái thiệt mà ta phải chịu - và phải nghĩ cách khắc phục - nhất là trong tình hình thế giới ngày càng không thể có ai đứng riêng một mình ngày nay, trong chính trị, trong kinh tế, cũng như trong văn hóa và văn học.

Thật vậy, do lấy chẳng hạn tiếng Pháp hay tiếng Anh làm ngôn ngữ văn học chính thức, nên một nhà văn Algérie hay Nigéria, bên cạnh di sản văn học vì văn hóa dân tộc (hay đa dân tộc) của mình, một cách hoàn toàn tự nhiên, ngay tức thì, không phải qua bất cứ khâu trung gian nào, khi cầm bút đã có thể có sau lưng mình toàn bộ di sản văn hóa và văn học Pháp hay Anh làm nền tảng, vốn liếng; và không chỉ di sản quá khứ, mà cả toàn bộ thành tựu hiện đại của có nền văn hóa và văn học ấy, những vấn đề tiên tiến nhất mà các nền văn hóa và văn học ấy đang đối mặt và giải quyết, những kinh nghiệm, những tìm tòi vì khám phá nóng hổi nhất của chúng. Họ không phải chịu bất cứ rào cản nào khi tiếp nhận ảnh hưởng và kinh nghiệm của văn hóa và văn học thế giới. Văn học của họ cũng không phải chịu bất cứ rào cản nào trên đường đi ra thế giới, hoà nhập vào thế giới, chỉ tác động qua lại của văn học thế giới. Đó là một sự thật khách quan. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của việc xuất hiện một số tên tuổi văn học tầm cỡ thế giới ở một số nước hầu như "vô danh" châu Phi: Soyinka, giải Nobel đầu tiên của châu Phi, Chinua Achebe của Nigéria, hay Kateb Yacine của Algérie v.v. Một tác phẩm tầm cỡ thế giới chắc chắn phải là kết quả của sự hòa nhuyễn những gì sâu xa nhất trong cốt cách văn hóa dân tộc với những thành tựu đỉnh cao của văn hóa nhân loại. Trên con đường đi tìm đến những đỉnh cao đó, rõ ràng nhiều nền văn học châu Phi về một số mặt nào đó có lợi thế hơn ta. Cũng rõ ràng hàng rào ngôn ngữ là một trở ngại phải vượt qua để những nền văn học như nền văn học chúng ta cập nhật được với thế giới. (Mà nghĩ cho cùng thì tình hình đối với cha ông ta ngày xưa cũng không khác: bằng việc nhuần nhuyễn Hán văn, họ đã chiếm lĩnh và biến thành của mình toàn bộ thành tựu văn hóa và văn học Trung Hoa, tức là văn hóa và văn học thế giới đối với chúng ta thời bấy giờ; các nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ đã xuất phát chính từ cái vốn khổng lồ ấy).

Quả thật hàng rào ngôn ngữ ngày nay đang là một cản trở không nhỏ đối với sự phát triển của văn học chúng ta. Lớp nhà văn có thể tiếp cận trực tiếp với văn học thế giới cứ qua từng thế hệ lại càng ít đi và đến nay thì hết sức lèo tèo. Theo chỗ tôi được biết, trong các nhà văn trẻ của chúng ta hiện nay, số người đọc trực tiếp được văn học nước ngoài có thể đếm không quá mười đầu ngón tay. Trong việc chăm lo cho sự phát triển văn học của chúng ta vừa qua, có lẽ một trong những thiếu sót lớn nhất là đã không chuẩn bị được cho các nhà văn trẻ một trình độ ngoại ngữ đàng hoàng. Về điều này, hình như chúng ta thua khá xa nhiều nước Asean.

Đương nhiên không thể buộc tất cả các nhà văn đều phải có ngoại ngũ giỏi. Đi đôi với điều kiện đó là một công việc cơ bản hơn: tạo được một nền dịch thuật văn học (và văn hóa) thế giới lành mạnh, đàng hoàng. Một nền văn học nghiêm chỉnh của một quốc gia bao giờ cũng bao gồm cả văn học sáng tác và văn học dịch. Vậy nền dịch thuật của chúng ta hiện là đang như thế nào?

Còn nhớ thời bao cấp, chúng ta đã từng có ý thức, và đã thực sự thiết kế và bắt đầu thực hiện mọi kế hoạch dịch thuật có tính chiến lược đối với văn học thế giới. Đã bắt đầu vạch ra những chương trên dịch 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm đối với một nền văn học lớn trên thế

Page 33: Truyện kể có nhiều thành ngữ

giới, kế hoạch đó được nhà nước giao cho một số nhà xuất bản lớn, và cũng đã bắt đầu thực hiện được trong một số năm. Nhưng rồi kinh tế thị trường đã đánh nát tất cả. Tất cả các dự định và kế hoạch tốt đẹp đều bị xếp xó. Một thị trường dịch mênh mông, tràn lan đã nhanh chóng hình thành, lúc đầu quả có đem lại sự cởi mở hơn nhưng rồi về sau ngày càng hỗn loạn, tạp nham, lạ không thể không nói là ngày càng xuống cấp nghiêm trọng hơn.

Hiện nay còn có những quyển sách tốt được dịch và được dịch tốt không? Vẫn còn. Vẫn còn những người dịch tốt, những người thật sự có văn hóa, trình độ và có nghề, mong muốn đóng góp một điều gì đó đích đáng, có ích vào sự phát triển văn hóa văn học, tâm huyết đi tìm và cặm cụi dịch một cách có chất lượng những tác phẩm thật sự cần thiết và chất lượng. Họ làm việc thật sự hy sinh quên mình, bị các khâu dữ tợn trong thị trường xuất bản sách mà nhà nước thả rông ra như một đàn thú hoang ra sức bóc lột, và bị lọt thỏm vào giữa thị trường sách dịch tạp nham nhấn chìm đến gần như biệt tăm tích. Tôi biết ở nước nào cũng vậy thôi, ở đâu cũng có những quyển sách tạp nham thường xuyên được viết, được in ra, và được dịch, bán trên thị trường. Nhưng ở đấy chúng là thiểu số, chúng công khai được coi là hàng thứ cấp, chúng gần như không được coi là văn học, chúng không đánh bạt được những sách tốt, đứng đắn, thật sự có văn hoá. Ở ta hiện nay thì ngược lại. Khống chế tuyệt đối trên thị trường sách bây giờ là sách best-sellers, sách “văn học đại chúng”, văn học hàng chợ, văn học giải trí, sách “văn hóa quà vặt”, nói một cách vắn gọn thì có thể so sánh với dòng phim thương mại Hàn Quốc liên miên đến chừng bất tận đang chiếm lĩnh màn ảnh nhỏ Việt Nam hiện nay (trong khi Hàn Quốc có một nền điện ảnh nghệ thuật khác hẳn, có thể đứng cạnh những nền điện ảnh lớn trên thế giới, mà người xem trong nước chúng ta hoàn toàn không hề hay biết). Cũng như vậy chẳng hạn về nền văn học Mỹ, một trong những nền văn học lớn và rất năng động trên thế giới hiện nay, người đọc chúng ta biết được gì qua các sách Mỹ la liệt trên các quầy cách? Một số ít tác giả cách đây ít nhất cũng nửa thế kỷ, và vô số tác giả best-sellers. Tức là một nền văn học hiện đại Mỹ bị giới thiệu một cách hoàn toàn méo mó... Tình hình đối với nhiều nền văn học lớn khác cũng hệt như vậy.

Có một quan niệm sai lầm trong những người có trách nhiệm quản lý văn hóa của chúng ta có lẽ cũng đã đến lúc cần nói thẳng ra: sách dở, sách tầm thường cũng chẳng sao, dở, tầm thường thì có chết ai đâu miễn là đừng sai (chủ yếu là về chính trị). Họ không biết rằng trong nghệ thuật cái dở, cái tầm thường cũng tai hại như cái sai, thậm chí có khi còn hơn. Cái dở, tầm thường kéo dài, tràn lan, khống chế, mài mòn và làm chai lỳ thị hiếu của công chúng, dần dần khiến người ta không còn nhạy cảm được với cái hay cái đẹp cái tinh tế, cái cao cả nữa. Thị hiếu ngày càng bị hạ thấp đến lượt nó lại đòi hỏi cái tầm thường cuối cùng đưa đến một công chúng chỉ còn biết thích cái dễ dãi, tầm thường, dung tục. Và thị hiếu dung tục phổ biến cũng chính là môi trường tốt cho cái ác nảy mầm và phát triển. Dung túng cho cái dỡ, tầm thường phát triển thì cũng chẳng khác gì dung túng cho cái ác phát triển.

Mặt khác, một công chúng quen đòi hỏi những tác phẩm dễ dãi, dung tục cũng không thể không tác động ngược trở lại đến người cầm bút. Tác động xấu đến sáng tác văn học như thế nào thì đã rõ.

Tôi biết cũng không thể hoàn toàn trách người dịch đổ xô vào các sách best-seller và dịch ẩu, năm ba bữa đã dịch xong một cuốn sách, một cuốn tiểu thuyết một nhóm người chia nhau mỗi người dịch một văn chương rồi cứ thế tập họp lại, thậm chí cũng chẳng cả người đọc và duyệt chung. Họ rất khó làm khác: nhuận bút dịch quá thấp. Không ai sống được bằng nghề dịch nghiêm túc, tìm sách nghiêm túc mà dịch và dịch một cách nghiêm túc. Người viết, người dịch một cuốn sách thu nhập chỉ bằng một phần ba hay một phần năm người bán chính quyển sách ấy là thực tế sờ sờ mà chắc chắn những người quản lý văn hóa của chúng ta

Page 34: Truyện kể có nhiều thành ngữ

không thể không biết nhưng vẫn không hề bận tâm. Một nền dịch thuật, một thị trường sách dịch ngày càng tồi tệ là kết quả đương nhiên của cách quan niệm và quản lý đó. Một nền dịch thuật nghiêm túc, những người dịch thuật nghiêm túc đang bị đánh tơi tả và thua liểng xiểng trước cuộc tấn công ồ ạt của thị trường dịch hoàn toàn theo quan điểm thương mại hung dữ mà nhà nước thả rông ra cho tự do hoành hành.

Đã đến lúc phải báo động đỏ về tình hình dịch thuật của chúng ta. Đã đến lúc phải đặt lại một cách nghiêm túc vấn đề văn học dịch trong sự phát triển của văn học chúng ta. Đã đến lúc cần có một kế hoạch quốc gia có tính chiến lược về dịch thuật, và nhà nước phải nắm lấy công việc chỉ huy, tổ chức công cuộc có ý nghĩa chiến lược đó. Trong lĩnh vực này đừng sợ mang tiếng bao cấp. Cần có chẳng hạn một kế hoạch 50 năm làm thay đổi căn bản các tủ sách của người Việt Nam, làm cho bất cứ một người trí thức Việt Nam nào, một người Việt Nam nào mong muốn có tri thức, một người Việt Nam có văn hóa, một nhà văn trẻ Việt Nam nào cũng đều có thể có trong tủ sách bằng tiếng Việt của mình những tài sản văn hóa và văn học quan trọng nhất và cập nhật nhất của nhân loại. Đó là điều kiện sơ đẳng mà bất cứ một quốc gia có nền văn học và văn hóa lành mạnh nào cũng cần phải có.

Cần khôi phục lại một nền dịch thuật lành mạnh. Cần kiên quyết và kiên trì cải thiện thị hiếu của người đọc đã bị vô số sách dịch tạp nham lâu nay mài mòn và làm suy thoái. Cần khuyến khích thỏa đáng những người dịch có trình độ, có tâm huyết, và phát triển đội ngũ đó để đủ sức đảm nhiệm nhiệm vụ dịch thuật nặng nề mà chúng ta đã bỏ dở bao nhiêu năm nay. Để làm việc này, nhà nước không thiếu tiền, nếu thẳng thắn và kiên quyết dẹp bỏ đi không biết bao nhiêu món tiêu tốn không hề nhỏ hiện nay trong các thứ hoạt động gọi là văn hóa hay văn học hết sức hình thức, ồn ào, thậm chí lừa bịp, mà vô bổ.