80
Mục lục LỊCH CÔNG GIÁO Trang 2 CHA LÀ ĐÓA HUỆ NỞ MUÔN ĐỜI Trang 4 SHGX CHƯƠNG TRÌNH MÙA CHAY Trang 7 TIN MỪNG HÃY NGHE LỜI NGƯỜI Trang 14 CHÚA GIÊSU THANH TẨY ĐỀN THỜ Trang 15 THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG THẾ GIAN Trang 17 CHÚA GIÊSU LOAN BÁO VỀ CÁI CHẾT Trang 18 MỤC TỬ ĂN CHAY VÀ ĂN MẶN Trang 20 GIA ĐÌNH CÁI BÓNG HẠNH PHÚC CỦA CON Trang 24 SỢ VỢ LỢI HAY HẠI Trang 28 BẠN TRẺ CHIẾC LÁ BÀNG Trang 31 CÁI GƯƠNG VÀ CỬA SỔ Trang 35 BẠN GIEO GÌ HÔM NAY Trang 37 THƯƠNG CHA Trang 38 GIA TRƯỞNG BÓNG CẢ Trang 39 CHIẾC CHUÔNG CỦA ÔNG Trang 40 TÔ MÌ Trang 44 THÁNH GIUSE MẠNH MẼ Trang 47 CẦU NGUYỆN CÙNG THÁNH CẢ GIUSE Trang 48 NGHỀ CỦA BA Trang 49 QUÀ CON TẶNG BỐ Trang 50 NGỌN NẾN KHÔNG CHÁY Trang 51 SƯU TẦM Trang 52-62 SỐNG CHỨNG NHÂN HÃY ĐẾN GẦN CHÚA MỖI NGÀY Trang 63 HẠNH PHÚC CHO ĐI Trang 67 DC CAFE’ Trang 68-76 ĐỒNG CỎ NON ĐIỀU THÌ THẦM CỦA LÒNG CON Trang 78 ĐÓ VUI Trang 79

TTDC Thang 03/2012

Embed Size (px)

DESCRIPTION

TTDC Thang 03/2012

Citation preview

Page 1: TTDC Thang 03/2012

Mục lục LỊCH CÔNG GIÁO Trang 2

CHA LÀ ĐÓA HUỆ NỞ MUÔN ĐỜI Trang 4

SHGX CHƯƠNG TRÌNH MÙA CHAY Trang 7

TIN MỪNG HÃY NGHE LỜI NGƯỜI Trang 14

CHÚA GIÊSU THANH TẨY ĐỀN THỜ Trang 15

THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG THẾ GIAN Trang 17

CHÚA GIÊSU LOAN BÁO VỀ CÁI CHẾT Trang 18

MỤC TỬ ĂN CHAY VÀ ĂN MẶN Trang 20

GIA ĐÌNH CÁI BÓNG HẠNH PHÚC CỦA CON Trang 24

SỢ VỢ LỢI HAY HẠI Trang 28

BẠN TRẺ CHIẾC LÁ BÀNG Trang 31

CÁI GƯƠNG VÀ CỬA SỔ Trang 35

BẠN GIEO GÌ HÔM NAY Trang 37

THƯƠNG CHA Trang 38

GIA TRƯỞNG BÓNG CẢ Trang 39

CHIẾC CHUÔNG CỦA ÔNG Trang 40

TÔ MÌ Trang 44

THÁNH GIUSE MẠNH MẼ Trang 47

CẦU NGUYỆN CÙNG THÁNH CẢ GIUSE Trang 48

NGHỀ CỦA BA Trang 49

QUÀ CON TẶNG BỐ Trang 50

NGỌN NẾN KHÔNG CHÁY Trang 51

SƯU TẦM Trang 52-62

SỐNG CHỨNG NHÂN HÃY ĐẾN GẦN CHÚA MỖI NGÀY Trang 63

HẠNH PHÚC CHO ĐI Trang 67

DC CAFE’ Trang 68-76

ĐỒNG CỎ NON ĐIỀU THÌ THẦM CỦA LÒNG CON Trang 78

ĐÓ VUI Trang 79

Page 2: TTDC Thang 03/2012

LỊCH CÔNG GIÁO TTDC 03-2012

Trang 2

THÁNG 3 : THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE Ý CHUNG: Cầu cho toàn thế

giới: Xin cho toàn thế giới nhìn

nhận hoàn toàn sự đóng góp của

phụ nữ vào việc phát triển xã hội.

Ý TRUYỀN GIÁO: Cầu cho lòng

kiên trì của con người: Xin Chúa

Thánh thần ban lòng kiên trì cho

những người, đặc biệt tại châu Á,

bị phân biệt đối xử, bách hại và

giết chết vì danh Đức Kitô.

Thánh Giuse là Bổn Mạng và

gương mẫu của các người lao

động và các gia trưởng. Ngài đã

sống cuộc đời lao động để nuôi sống gia đình. Chính Chúa Giêsu

dù là Con Duy Nhất của Thiên Chúa cũng được gọi là “con của

bác thợ mộc”. Vì thế, noi gương thánh Giuse, các người lao động

và các gia trưởng hãy học cho biết giá trị của lao động: nuôi sống

bản thân và gia đình, liên kết với anh chị em và phục vụ họ, thực

thi bác ái đích thực và góp công vào việc kiện toàn công cuộc sáng

tạo của Thiên Chúa.

04/3 CHÚA NHẬT II MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần II

Giáo huấn số 15: NHỮNG HỆ QUẢ CỦA ĐỨC TIN VÀO

THIÊN CHÚA DUY NHẤT. Tin vào Thiên Chúa; Đấng duy

nhất và yêu mến Ngài hết mình: Đó là nhận biết sự vĩ đại và

quyền năng của Thiên Chúa; Đó là sống trong tâm lý cảm tạ; Đó

là nhận biết sự hợp nhất và phẩm giá đích thực của mọi người; Đó

Page 3: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 LỊCH CÔNG GIÁO

Trang 3

là sử dụng các thụ tạo một cách đúng đắn; Đó là luôn tin tưởng

vào Thiên Chúa cả khi gặp nghịch cảnh.

11/3 CHÚA NHẬT III MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần III

Giáo huấn số 16: NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH

THẦN. Các Kitô hữu được rửa tội “nhân danh” Cha và Con và

Thánh Thần, chứ không “nhân các danh” của các Ngài, bởi vì chỉ

có một Thiên Chúa, Cha toàn năng, Con duy nhất của Ngài và

Thánh Thần: Đó là Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

18/3 CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần IV

Giáo huấn số 17: CHÚA CHA ĐƯỢC MẠC KHẢI NHỜ

CHÚA CON. Khi gọi Thiên Chúa là “Cha”, ngôn ngữ đức tin

chủ yếu muốn nêu lên hai khía cạnh: Thiên Chúa là nguồn gốc thứ

nhất và là Đấng uy quyền siêu việt trên hết mọi sự, đồng thời là

Đấng nhân hậu và yêu thương chăm sóc mọi con cái của Ngài.

19/3 Thứ Hai: THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC

MARIA. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).

25/3 CHÚA NHẬT V MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần I

Giáo huấn số 18: CHÚA CHA ĐƯỢC MẠC KHẢI NHỜ

CHÚA CON (tt). Chúa Giêsu đã mạc khải Thiên Chúa là “Cha”

theo một nghĩa chưa từng có: Ngài là Cha không những vì Ngài là

Đấng Tạo Hóa, nhưng từ đời đời Ngài là Cha trong tương quan

với Con duy nhất của Ngài. Đấng từ đời đời là Con trong tương

quan với Cha của Người “Không ai biết rõ người Con trừ Chúa

Cha; cũng không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà

người Con muốn mạc khải cho” (Mt 11,27).

26/3 Thứ Hai: LỄ TRUYỀN TIN. Lễ trọng. Lưu ý: Trong

thánh lễ, khi đọc kinh Tin Kính đến chỗ: “Bởi phép Chúa

Thánh Thần… và đã làm người” thì bái gối (IM 137)

Page 4: TTDC Thang 03/2012

SINH HOẠT GIÁO XỨ TTDC 01-2012

Trang 4

CHA LÀ ĐOÁ HUỆ NỞ MUÔN ĐỜI Mỗi khi tháng Ba về, người Công giáo vui mừng cảm động

vì là dịp kính nhớ Thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu một

cách đặc biệt. Nói “kính nhớ” không đúng lắm, vì Ngài có ở xa

đâu mà phải nhớ. Thánh Giuse ở bên con cái Ngài còn trên

trần gian như ngày xưa Ngài ở bên Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

Ngày còn bé, tôi dại khờ không biết tôn kính yêu mến

Thánh Giuse. Ngày ấy tôi

thấy hình Chúa Giêsu Hài

Đồng dễ thương, Chúa

Giêsu Vua uy nghi, Thánh

Tâm Chúa Giêsu dịu dàng

dễ yêu mến gần gũi. Ngày

ấy tôi nhìn ảnh tượng Mẹ

Maria rất thích, vì Mẹ dịu

dàng trìu mến.Còn Thánh

Giuse luôn là một cụ già

râu tóc bạc phơ xa lạ.

Sau này lớn lên tôi mới hiểu ý định của các hoạ sĩ. Khi vẽ

hình Thánh Giuse, các hoạ sĩ muốn khắc họa sự tinh tuyền và

khôn ngoan của Thánh Giuse bằng hình ảnh của tuổi già, vì

Kinh Thánh viết “tuổi già là một cuộc đời thanh sạch”. Đồng

thời, hình ảnh người Cha già bên Chúa Giêsu nhắc đến tình

yêu và sự chăm sóc ân cần của Cha trên Trời.

Nhưng ý định và nghệ thuật ẩn dụ tốt đẹp ấy lại giấu mất

sự trẻ trung, can trường mạnh mẽ và sự tinh tuyền như đoá

huệ mùa xuân nơi người Cha nhân hậu của Chúa Giêsu và của

nhân loại. Cha Thánh Giuse là đoá huệ đẹp mà Thiên Chúa đã

Page 5: TTDC Thang 03/2012

TTDC 01-2012 SINH HOẠT GIÁO XỨ

Trang 5

gửi đến vườn hoa trần gian này để làm cho trần gian đẹp lộng

lẫy hơn.

Kinh Exultet trong Đêm Vọng Phục Sinh nhắc lại lời Thánh

Phaolô “Ôi tội hồng phúc”. Tội lỗi là tội đem ơn phúc vì chính

tội lỗi làm cho trần gian có được Đấng Cứu Chuộc muôn đời.

Và nhờ Đấng Cứu Chuộc nhập thể làm người, nhân loại có

người Mẹ tuyệt vời là Đức Maria và người Cha nuôi cao cả

đáng kính yêu là Thánh Cả Giuse.

Thánh Giuse được ca tụng vì sự tinh tuyền, vì công lao

chăm sóc Chúa Giêsu ở trần gian. Thánh Giuse được ca tụng vì

Ngài là mẫu gương làm việc để cộng tác vào công trình của

Thiên Chúa. Nhưng trên hết, Thánh Giuse được tôn vinh vì

Ngài vâng phục Thánh Ý nhiệm mầu của Thiên Chúa cách

hoàn hảo.

Khi nghe Lời Chúa Giêsu phán: “Ai nghe và giữ lời Thầy,

đó là Mẹ và anh em Thầy”, “Phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên

Chúa”, thì người ta luôn nghĩ đến Đức Maria. Điều ấy rất

đúng. Nhưng khi nói những lời ấy, chắc chắn một người con

hiếu thảo như Chúa Giêsu cũng nghĩ đến Cha nuôi của mình,

người Cha mà trong suốt cuộc đời trần gian chẳng có quyền

cao chức trọng cũng chẳng có tiền của. Ngài chỉ có một điều:

Vâng phục Thiên Chúa.

Khi nhìn ngắm Thánh Giuse bồng ẵm Chúa Giêsu thơ bé

trên đôi tay lao động của Ngài, chúng ta thấy cảm động. Ngài

là một người đàn ông đã từ bỏ đời sống hôn nhân vì Nước

Trời, cũng như các tu sĩ linh mục, Thánh Giuse không có con

ruột của mình. Nhưng Thánh Giuse yêu mến người con nuôi là

Chúa Giêsu và hạnh phúc với tình yêu ấy hơn mọi người cha

trên đời.

Page 6: TTDC Thang 03/2012

SINH HOẠT GIÁO XỨ TTDC 01-2012

Trang 6

Vâng, đúng như thế. Chúa Giêsu là con nuôi Chúa Giêsu,

nhưng không một người đàn ông nào khác là Cha của Người.

Và như vậy Thánh Giuse là người Cha duy nhất của Người

trên trần gian. Hơn nữa, Chúa Giêsu yêu mến Thánh Giuse

hơn mọi người con khác yêu mến cha mình, vì Chúa Giêsu là

chính tình yêu. Như vậy, Thánh Giuse là người gia trưởng,

người Cha hạnh phúc nhất.

Là một người Cha đã đi cùng với con trai suốt thời thơ ấu

và lúc cậu con trai ấy trưởng thành, chắc chắn Thánh Giuse

hiểu các gia đình trần gian một cách rõ ràng. Thánh Giuse đi

cùng với Thánh Gia trên nhiều nẻo đường, có lúc tìm quán trọ

mệt nhoài, có lúc bôn ba nơi đất khách quê người, và có lúc hốt

hoảng tìm con đi lạc. Trong những cuộc hành trình ấy, Thánh

Giuse có niềm hạnh phúc là luôn đi với Giêsu.

Chúng ta thường thấy hình ảnh Thánh Gia nghiêm nghị dù

vẫn đầy yêu thương. Nhưng có một bức ảnh do hoạ sĩ A. Tangi

(hình như là một linh mục Philipin) vẽ rất thú vị. Thánh Giuse

vui cười trêu bé Giêsu cũng đang cười tươi, bên cạnh Mẹ

Maria rạng ngời hạnh phúc. Nhìn hình ảnh Đức Maria đặt tay

trên vai Thánh Giuse khi Cha đang đùa với Chúa Giêsu ấu thơ,

một vị Giám mục đã nói: “Dễ thương quá!”.

Những người đàn ông đã lập gia đình, khi nô đùa với con

trai, cảm nghiệm được niềm hạnh phúc lớn lao của thiên chức

làm cha mà Thiên Chúa chia sẻ. Những lúc ấy, con người còn

hạnh phúc hơn khi ý thức rằng Thánh Giuse cũng đã sống đời

sống như mình và Ngài bây giờ vẫn ở bên những người chồng,

người cha trần gian để nâng đỡ và dìu dắt họ.

Thánh Têrêsa Avila đã cảm nghiệm được sự nâng đỡ dìu

dắt của Thánh Giuse trong đời sống tu trì. Thánh nữ đã viết:

Page 7: TTDC Thang 03/2012

TTDC 01-2012 SINH HOẠT GIÁO XỨ

Trang 7

“Tôi thấy không lần nào xin sự gì cùng thánh Giuse mà không

được như ý. Dường như Thiên Chúa ban ơn cho các Thánh

giúp ta việc này việc nọ nhưng kinh nghiệm cho tôi biết Thánh

Giuse giúp chúng ta trong mọi trường hợp. Tôi lấy danh Chúa

mà xin những ai không tin lời tôi hãy thử mà xem.”

Lạy Thánh Giuse, con đã cảm nghiệm điều ấy rõ ràng trong

đời con, rằng “Thánh Giuse giúp chúng ta trong mọi trường

hợp”. Tháng Ba trở về, con ghi lại vài nét khi nghĩ về Cha

Thánh với lòng ngưỡng mộ tri ân. Xin cho những bước chân

Cha ở trần gian này luôn dẫn đưa gia đình con đi, để sau khi

qua mọi thăng trầm cuộc đời, cuối cùng chúng con đến với

Chúa Giêsu là Con nuôi chí ái của Cha muôn đời.

LM Gioan Lê Quang Vinh

CHƯƠNG TRÌNH

MÙA CHAY 2012 TĨNH TÂM MÙA CHAY:

Người lớn vào lễ chiều lúc 18g ngày 15-16-17/3 (thứ 5, thứ 6,

thứ 7)

Thiếu nhi vào lễ các ngày Chúa Nhật 4-11-18/3 (CN II, III, IV

Mùa chay)

GIẢI TỘI: cho cộng đoàn giáo xứ vào tối Thứ Sáu 23/3 lúc 19g

TUẦN V MÙA CHAY:

NGẮM 15 SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA vào lúc 19g30

Thứ Hai (26/3): HĐ Đaminh + Phạt tạ

Thứ Ba (17/3): Hiền mẫu + Legio

Thứ Tư (28/3): Gia trưởng + Hội Cầu nguyện

Page 8: TTDC Thang 03/2012

SINH HOẠT GIÁO XỨ TTDC 01-2012

Trang 8

DIỄN NGUYỆN MÙA CHAY: Thứ Sáu (30/3) vào lúc 19g00

CHÚA NHẬT (1/4) LỄ LÁ

TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA

LỄ I: 5g00 Làm phép lá giữa tượng đài Đức Mẹ và các Thánh

Tử vì đạo

Rước lá vào nhà thờ - Trống khẩu - Thánh giá nến cao -

Thừa tác viên

Bài thương khó + Phát lá: HĐGX

Hát lễ: Ca đoàn Hiền mẫu

LỄ II: 7g30 Lễ dành cho Thiếu nhi

Làm phép lá giữa tượng đài Đức Mẹ và các Thánh Tử vì đạo

Rước lá vào nhà thờ - Thánh lễ: Giáo lý viên phụ trách

LỄ III: 17g30 Lễ cộng đoàn

Phát lá: Hiền mẫu + Legio

Bài thương khó + Bài đọc + Hát lễ: Ca đoàn Phụng vụ

LỄ IV: 19g00 Lễ giới trẻ

Phát lá: HĐ Đaminh + Phạt tạ

Bài thương khó + Bài đọc + Hát lễ: Ca đoàn Cecilia

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN THÁNH

THỨ HAI - THỨ BA - THỨ TƯ TUẦN THÁNH:

Thánh lễ như thường lệ

NGẮM 15 SỰ THƯƠNG KHÓ CHÚA: vào lúc 19g30

Thứ Hai (2/4): HĐ Đaminh + Phạt tạ

Thứ Ba (3/4): Hiền mẫu + Legio

Thứ Tư (4/4): GLV 5 + Cecilia 5 + Phụng vụ 5

Dâng hạt: Hiền mẫu

THỨ NĂM TUẦN THÁNH (5/4): THÁNH LỄ TIỆC LY

KỶ NIỆM CHÚA LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỀ - Chức Linh mục

Page 9: TTDC Thang 03/2012

TTDC 01-2012 SINH HOẠT GIÁO XỨ

Trang 9

Sáng: không có thánh lễ

8g00: Thánh lễ làm phép Dầu tại Vương Cung Thánh Đường

18g00: Thánh lễ Thiếu nhi: Giáo lý viên phụ trách

19g30 Thánh lễ người lớn:

Đọc sách: Bài 1 + 2: Phạt tạ

Hát lễ: Ca đoàn Hiền mẫu

Tông đồ: Mỗi giáo họ 3 người (Áo sơmi trắng dài tay, quần

tây màu tối, đeo caravát. Ngày thứ năm Tuần Thánh đi

xăngđan. Ngày thứ sáu và thứ bảy đi giày. Thứ Năm có mặt

trước 19g00)

Nghi thức đốt chiên trong thánh lễ

Sau thánh lễ kiệu Mình Thánh Chúa sang nhà tạm

Thứ tự: Trống khẩu - Thánh giá nến cao - Thừa tác viên -

Tông đồ - Giúp lễ - Tung hoa (Thiếu nhi) - Phương du -

Cha chủ tế

Ca đoàn Phụng vụ làm nhà chầu tạm

Canh thức Mình Thánh Chúa:

o 20g30 – 21g00: HĐ Đaminh

o 21g00 – 22g00: GLV + CĐ Phụng vụ + CĐ Cecilia

o 22g00 – 23g00: Gia trưởng + Phạt tạ

o 23g00 – 24g00: Hiền mẫu + Legio

THỨ SÁU TUẦN THÁNH (6/4):

TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA

Giữ Chay, kiêng thịt

18g00: Nghi thức cử hành cuộc Thương khó của Chúa. Suy Tôn

Thánh Giá

Hôn chân Chúa: Cha chủ tế - Giúp lễ - Tông đồ - Quý dì -

HĐGX - Cộng đoàn

Page 10: TTDC Thang 03/2012

SINH HOẠT GIÁO XỨ TTDC 01-2012

Trang 10

Lưu ý: Để việc tôn kính Thánh Giá Chúa được tôn nghiêm và

có tổ chức, xin cộng đoàn xếp hàng ba (3), hai bên hôn tay

Chúa, hàng giữa hôn chân Chúa.

Nghi thức đóng đanh Chúa (Giáo họ Gioan phụ trách)

Ngắm 15 sự Thương khó Chúa:

Gia trưởng: 1,2,9 - HĐ Đaminh: 3,4,11 - Legio: 5,6,10 -

Cầu nguyện: 7,8 Phạt tạ: 12,13,14 - Thừa tác viên: 15 -

Dâng hạt: Hiền mẫu

Nghi thức tháo đanh táng xác Chúa (Giáo họ Gioan phụ trách)

Rước xác trọng thể chung quanh thánh đường vào nhà An nghỉ,

hôn chân Chúa

Đọc sách: Bài 1 + 2: Legio

Bài Thương khó: Cha chủ tế + Ca đoàn Phụng vụ (2 người)

Hát lễ: Ca đoàn Phụng vụ

Trực nhà mồ: Ban Thường vụ

THỨ BẢY TUẦN THÁNH (7/4):

CANH THỨC PHỤC SINH

Trực nhà mồ:

6g-8g: Legio

8g-10g: Luca + Gioan

10g-12g: Phạt tạ

12g-14g: HĐ Đaminh

14g-16g: Hiền mẫu

16g-18g: Cầu nguyện

18g-20g: Marcô + Matthêu

17g30: Đi đàng Thánh giá trọng thể chung quanh nhà thờ

Thánh giá nến cao: Thừa tác viên

Làm bảng đàng Thánh giá + Hướng dẫn: Ca đoàn Phụng vụ

Ngắm dấu đanh: Thừa tác viên

Page 11: TTDC Thang 03/2012

TTDC 01-2012 SINH HOẠT GIÁO XỨ

Trang 11

Dâng hạt: Hiền mẫu

LỄ VỌNG PHỤC SINH Thánh lễ: 20g30

Hát Exsultet: Cha chủ tế

Hát lễ: Ca đoàn Cecilia

Đọc sách: 4 gia trưởng của mỗi giáo họ

CHÚA NHẬT (8/4) LỄ PHỤC SINH

MỪNG CHÚA SỐNG LẠI Thánh lễ và hát lễ như thường lệ

CÔNG TÁC:

Treo cờ + Băng rôn: HĐGX

Trật tự trong và ngoài nhà thờ. Giữ xe các ngày lễ: HĐGX + Gia

trưởng

Bổng lễ: Hiền mẫu

Làm kiệu Đức Mẹ: Giáo họ Matthêu

Làm nhà mồ: Giáo họ Marcô

Làm kiệu Chúa và vác Thánh Giá: Giáo họ Luca

Đóng đanh táng xác Chúa: Giáo họ Gioan

Gx. ĐMHCG, ngày 10/3/2012

T/M HĐGX

Ban Thường vụ

Nếu muốn thông minh , bạn hãy học cách hỏi hợp lý, cách

chăm chú lắng nghe, cách trả lời thông minh và ngừng nói

khi không còn gì nói nữa. G. Lafata

Page 12: TTDC Thang 03/2012

SINH HOẠT GIÁO XỨ TTDC 01-2012

Trang 12

THÔNG BÁO Theo tinh thần phiên họp Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ ngày

2/2/2012, dưới sự chủ tọa của linh mục chánh xứ. Cha

chánh xứ cùng toàn thể các thành viên HĐMV tham dự

cuộc họp, đã thống nhất và thi hành từ hôm nay như sau:

Các giáo dân khi lập gia đình sẽ có sổ gia đình Công

giáo và hiển nhiên được xem là một hộ gia đình Công giáo

độc lập trong giáo xứ.

Quà của giáo xứ khi có, sẽ được tặng đến từng hộ

gia đình Công giáo.

Gia đình Công Giáo nào không tham gia tiền tương

trợ đám tang; khi gia đình đó có đám tang; HĐMV, các

Hội đoàn giáo xứ, giáo họ chỉ tới dâng lời cầu nguyện

(không thu tiền giáo dân).

Các gia đình không theo đạo Công giáo nhưng tham

gia vào tiền tương trợ của giáo xứ, khi gia đình đó có đám

tang, cha chánh xứ sẽ thông báo trên nhà thờ và các giáo

họ sẽ thu tiền bình thường.

Trong giáo họ, khi các gia đình Công giáo có tứ thân

phụ mẫu qua đời, nhưng không ở trong giáo xứ; Ban điều

hành giáo họ sẽ xin một thánh lễ cầu nguyện tại giáo xứ.

Gx.ĐMHCG, ngày 2 tháng 2 năm 2012

T/M Cha chánh xứ

Chủ tịch HĐMV

Gioan Hoàng Đình Trang

Page 13: TTDC Thang 03/2012

TTDC 01-2012 SINH HOẠT GIÁO XỨ

Trang 13

HIỆP THÔNG Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho linh hồn:

Cụ ông Giuse Nguyễn Ngọc Quang (Giáo họ Luca)

Cụ bà Têrêsa Đặng Thị Ái (Giáo họ Marcô)

Sớm được hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa

CHÚC MỪNG Ngày 19/3 Lễ kính Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Maria.

Xin chúc mừng bổn mạng Hội Bác ái xã hội Caritas.

Kính chúc quý ông bà, anh chị em trong hội: Gia đình luôn

được tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa, luôn hăng say nhiệt

tình chu toàn công vụ tông đồ Chúa đã trao phó.

T/M Cha chánh xứ

Hội đồng mục vụ giáo xứ

CHÚC MỪNG Chúc mừng Tân Ban chấp hành Hội Legio Mariae.

Nhiệm kỳ 2012 – 2015:

Hội trưởng: Bà Maria Nguyễn Thị Hiền

Hội phó: Bà Maria Vũ Thị Thơm

Thư ký: Bà Maria Đào Thị Vinh

Thủ quỹ: Bà Anê Đào Thị Kim Chi

Nguyện xin Mẹ Maria luôn đồng hành cùng Ban chấp hành

trong nhiệm kỳ mới này, để quý vị luôn hoàn thành

các công tác và sứ vụ được giao.

TM. Hội đồng mục vụ

Ban Thường vụ

Page 14: TTDC Thang 03/2012

TIN MỪNG TTDC 03-2012

Trang 14

Ghi nhớ: “Đây là con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời

Người”

Chia sẻ: Chúa Giêsu đưa ba vị Tông đồ nền tảng lên núi

cao để bổ túc thêm sự trung tín của các Ngài: Chúa Giêsu

mà các ngài tuyên sưng đó đích thực là như thế, nhưng

cũng là để chứng thực lời Ngài nói về khổ nạn. Cuộc khổ

nạn và vinh quang như những chặng đường trên hành

trình của Chúa, mà ai muốn đi theo phải chấp nhận tất cả.

Còn với Phụng vụ thì ở tuần trước, đã cho chúng ta thấy

Chúa Giêsu bị cám dỗ (Mc 1,12-15); và sau chiến thắng

trên Satan, Chúa được tôn vinh: cả hai cám dỗ và tôn vinh,

đều là những khía cạnh, những chặng đường góp phần

vào việc Phục Sinh của Đấng Cứu Thế, Thánh Marcô như

muốn nhắc người Kitô hữu lời mời gọi đi theo Chúa Giêsu

trong cuộc đời Ngài qua cuộc đời mình, biết đón nhận tất

cả mà không dừng lại ở một góc cạnh, một khúc đường

nào. Ta nên tìm hiểu kỹ trình thuật biến hình này, nhờ đó

ánh sáng chói lọi chiếu rọi vào tâm hồn ta, hầu thanh tẩy

và hấp dẫn ta sống theo và như Chúa bị thử thách, đau

khổ và Phục Sinh.

Nhằm củng cố niềm tin nơi các tông đồ, đặc biệt là các vị

có trách nhiệm lớn lao hơn, Chúa Giêsu đã cho họ thấy sự

CHÚA II NHẬT MÙA CHAY

(4/03/2012)

Bài Tin Mừng (Mc 9,2-10)

Hãy nghe lời Người

Page 15: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 TIN MỪNG

Trang 15

biến đổi hình dạng của Người, tiên báo cuộc sống Thiên

Giới mà chính Người là vị đem Vương Quốc đến vào thời

Chánh Hưng.

Trao đổi: Thánh Marcô cho ta thấy, dường như khi được ở

trên núi Chúa biến hình, các môn đệ hiểu, nhưng rồi khi

xuống núi lại như chưa hiểu gì cả. Đó cũng là trải nghiệm

của bạn và tôi trên đường lữ hành trần gian, nhiều lúc ta

như nắm bắt được Chúa để rồi có lúc tưởng như tuột tất

cả. Phải không bạn?

Cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa uy nghi sáng chói, con sấp

mình xuống thờ lạy Chúa như ba vị tông đồ xưa, để tôn

vinh Thiên Tính cao vời của Chúa và để cảm tạ Chúa.

Ghi nhớ: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ

phải thiệt vào thân”

Chia sẻ: Chúng ta được đọc bài Tin Mừng của Thánh

Gioan trong tuần III mùa Chay nói về vịệc Chúa Giêsu lên

đền thờ Giêrusalem và tẩy uế nơi đó. Phúc Âm thánh

Gioan nói tới ba lễ Vượt Qua trong cuộc đời Chúa Giêsu

và việc thanh tẩy đền thờ được tả trong bài Tin Mừng hôn

nay là lễ Vượt qua thứ I. Xét về thời gian thì kể cũng khó

xác định Chúa Giêsu tẩy uế đền thờ năm nào, vì các tác

giả Tin Mừng Nhất Lãm nói là Chúa Giêsu lên đền thờ có

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY

(11/03/2012)

Bài Tin Mừng (Ga 2,13-25)

Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ.

Page 16: TTDC Thang 03/2012

TIN MỪNG TTDC 03-2012

Trang 16

một lần vào cuối đời, và cho đó là hành vi thanh tẩy đền

thờ chỉ xảy ra vào tháng 4 năm 30. Có lẽ Chúa Giêsu thanh

tẩy đền thờ vào tháng 3 năm 28. Nhưng sao Giáo hội lại

cho ta nghe bài này vào mùa Chay, mùa cuối đời của

Chúa Giêsu? Ở đây lại phải nói thêm về ý nghĩa phục vụ:

tất cả cuộc đời của Chúa đều nói về việc Phục Sinh, và

nhất là mùa Chay nhằm tẩy uế con người để con người

đặc biệt là thân xác, luôn xứng đáng là đền thờ của Thiên

Chúa như sách Thánh đã nói với chúng ta (IGr 6,15; 12,27

Rm 8,11), vì chính Đức Giêsu đã nên đền thờ mới của

Thiên Chúa qua thân xác Ngài, mà Ngài vẫn nói như dấu

chỉ, và sau này các môn đệ hiểu được. Trong ý hướng đó,

chúng ta tìm hiểu bài Tin Mừng trong bầu khí chay tịnh

một cách thiết thực hơn.

Với lòng nhiệt thành và thờ phượng, Chúa Giêsu đã

không chấp nhận nổi cảnh lộn xộn nơi Đền Thánh, nên

Ngài đã tẩy uế và nói thân xác Ngài là dấu chỉ đền thờ với

việc phụng sự chính đáng hơn.

Trao đổi: Chúa Giêsu quan tâm đến đền thờ. Ngài đến

đền thờ, thanh tẩy đền thờ và coi đó là nhà Cha của

Ngài… Chúng ta đã lưu tâm đến nhà thờ xứ đạo của

chúng ta, đã lịch sự, giữ gìn, vệ sinh, kính trọng và lưu

tâm đến nhà thờ chưa?

Cầu nguyện: Lạy Chúa! Xin cho chúng con lòng nhiệt

thành yêu mến Chúa, để chúng con biết tôn trọng nhà thờ

nơi Chúa ngự, biết thờ phượng Chúa, làm cho hữu ích để

phục vụ Chúa và tha nhân.

Page 17: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 TIN MỪNG

Trang 17

Ghi nhớ: “Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án.

Những kẻ không tin, thì bị lên án rồi.”

Chia sẻ: Bài Tin Mừng của Thánh Gioan hôm nay là phần

cuối cuộc nói chuyện giữa Chúa Giêsu và một vị đầu mục

Do thái, ông Nicôđêmô. Ông này đến gặp Chúa Giêsu, và

Ngài đã nói cho ông biết việc phải tái sinh trong Thánh

Thần mới được vào Nước Trời (Ga. 3,1-13), do đó Tin

Mừng thứ IV này vừa sâu xa, lại vừa như được chọn lọc

để nói lên tính chủ yếu của Thiên Chúa và chương trình

cứu độ, ấy là: Thiên Chúa là Tình Thương, và đã ban Con

Một Mình để cứu độ thế gian, nên ai đi ra ngoài kế hoạch

ấy, tức là không tin nhận giáo lý đó, sẽ không được cứu

độ. Như thế cuộc phân định đã rõ ràng rồi, ngay từ khi

Tin Mừng được loan báo, từ khi ánh sáng đến thế gian chứ

không phải chờ tới lúc vào đời sau. Chúng ta cùng tìm để

khi phần xác chay tịnh, phần hồn chúng ta đón nhận tình

thương của Thiên Chúa, mà xác định đươc chỗ đứng của

mình trong Nước Trời, hầu chuẩn bị đầy đủ tiếp nhận ánh

sáng Phục Sinh của Chúa Kitô trong đêm vượt qua sắp

đến.

Trao đổi: Chúa dạy: ”Những kẻ sống theo sự thật thì đến

cùng ánh sáng”. Mà sư thật chính là Chúa. Ta có dịp xét

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY

(18/03/2012)

Bài Tin Mừng: (Ga 3, 14-21)

Thiên Chúa yêu thương thế gian

Page 18: TTDC Thang 03/2012

TIN MỪNG TTDC 03-2012

Trang 18

mình vì đã nhiều lần ta sống không thật với cả ta, tha

nhân và cả với Chúa nữa. Phải thế không bạn?

Cầu nguyện: Lạy Chúa! Lời Chúa luôn thôi thúc con đổi

mới, cải tiến, và cố gắng luôn mãi tin yêu Chúa. Nhưng

với bao bất xứng con đã làm, bao khả năng con đã chôn

vùi… chẳng công tác và đồng hành cùng Chúa. Xin cho

con trong mùa chay này được tái sinh, được ánh sáng

Phuc Sinh đốt hết những tối tăm, những rác rến trong con.

Ghi nhớ: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì

nó vẫn trơ trọi một mình.”

Chia sẻ: Nhân cơ hội có một số anh em Hy Lạp muốn gặp

Chúa, mà có lẽ họ nghĩ rằng đang rạng ngời vinh quang.

Chúa Giêsu cho họ và dân chúng cũng như các môn đệ

biết rằng, sự tôn vinh đích thực cho Ngài là hy sinh mạng

sống để cứu độ nhân loại.

Thiên Chúa Ngôi Hai làm người đã chấp nhận cách cứu

độ nhân loại theo một kiểu mà không ai dám hay nghĩ tới:

Chịu khổ nạn và chết trên thập tự và còn coi đó là một sự

tôn vinh, vì lộ rõ nét lòng yêu thương của Thiên Chúa và

đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Tín điệp đó gửi đến

chúng ta, những người đang sống mà một thời ý nghĩa

danh dự đặt ở chỗ khác, một hoàn cảnh mà hy sinh cho tha

nhân có lẽ đã nhạt nghĩa, thật sự như một cách nhắc bảo rất

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY

(25/03/2012)

Bài Tin Mừng: (Ga 12,20-30)

Chúa Giêsu loan báo về cái chết của Người.

Page 19: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 TIN MỪNG

Trang 19

cần thiết: Những người theo phục vụ thì nên sống như

Chúa, coi thường mạng sống mình để phục vụ lợi ích cho

thân nhân, đưa đời mình như hạt lúa gieo vào lòng đất với

niền tin sẽ trổ sinh một mùa gặt phong phú, nếu ai cũng chỉ

biết có mình, sống cho mình, thì bầu khí gia đình, bộ mặt xã

hội sẽ nặng nề, khô cằn và tàn lụi, chỉ có cuộc sống thanh

thoát, xả kỷ vị tha mới nâng mình và tha nhân lên được mà

thôi.

Trao đổi: Các người Hy Lạp đã muốn gặp Chúa, họ muốn

biết sự thật về con Người có lời nói, việc làm đầy uy quyền.

Chúng ta đã vận dụng khả năng của mình để tìm Chúa

chưa, hay chỉ đòi những gì phù hợp với lối suy nghĩ, cách

sống sẵn có của mình?

Cầu nguyện: Lạy Chúa! Xin cho con biết tìm Chúa trong

những lúc khổ đau, biết chấp nhận những trắc trở khi theo

Chúa. Ít nói về mình hơn, biết như Mẹ Maria âm thầm đi

theo Chúa vác thập giá.

Đóng góp bài viết, hình ảnh cho Thông tin dân Chúa

xin gởi về email: [email protected] hoặc

[email protected] Thông tin dân Chúa

xin chân thành cảm ơn. Chủ đề TTDC kỳ sau:

XÁC TÍN (Trao đổi với anh chị em tân tòng)

Xin kính mời quý ông bà, anh chị em ghé thăm hai trang web:

Trang của giáo xứ: mehangcuugiupxm.net

Trang của giáo lý viên: huynhtruong-dmhcg.net

Page 20: TTDC Thang 03/2012

MỤC TỬ TTDC 03-2012

Trang 20

ĂN CHAY VÀ ĂN MẶN Đời đáng sống, hay không đáng sống…

Trong những ngày này,

người Công giáo đang sống

trong những ngày gọi là

"Mùa Chay". Mùa Chay kéo

dài 40 ngày, bắt đầu từ Thứ

Tư Lễ

Tro. Mùa

Chay là

mùa hy

sinh hãm

mình,

thanh tẩy

tâm hồn,

canh tân

đời sống để chuẩn bị tâm

hồn kỷ niệm cuộc Thương

Khó của Chúa Giêsu Kitô và

mừng Đại Lễ Phục Sinh.

Chữ "CHAY" nơi đây hiểu

theo một nghĩa hơi khác với

ý niệm "CHAY" của một số

tôn giáo khác. Như bên Phật

giáo, chữ "CHAY" có nghĩa là

"không ăn thịt", chỉ ăn rau,

hoa trái. "Chay trường" là

kiêng ăn thịt suốt đời, hoặc

trong một thời gian lâu dài;

hoặc ăn chay theo ngày như

'mùng một và ngày rằm". Vì

thế có danh từ "ĂN CHAY"

và "ĂN MẶN". Có những

trường phái

hoặc những

người chủ

trương "ăn

chay"

(vegetarian)

để chữa

bịnh, hoặc

để tu luyện,

như những tu sĩ nam nữ

trong các dòng khổ tu Công

giáo, như "Châu Sơn",

"Phước Sơn", dòng tu

Camêlô.v.v…

Chữ "chay" bên Công giáo

hiểu là "ăn ít đi", ngày ăn

chay là ngày chỉ ăn một bữa

chính và một bữa ăn nhẹ, và

không ăn "vặt" giữa các bữa

ăn, trừ những vị đã già nua,

hoặc những người bệnh tật.

Page 21: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 MỤC TỬ

Trang 21

Còn "kiêng thịt" mới là ngày

không ăn thịt. Ngày xưa,

người Công giáo không ăn

thịt ngày Thứ Sáu suốt năm

để kỷ niệm ngày Chúa Giêsu

chịu chết trên Thập tự giá để

chuộc tội nhân loại. Bây giờ

chỉ còn "Kiêng thịt ngày Thứ

sáu trong Mùa Chay". Tuy

nhiên nhiều người vẫn kiêng

thịt ngày Thứ Sáu quanh

năm, có người kiêng thịt

ngày Thứ Sáu và ngày Thứ

Tư trong tuần.

Trong Mùa Chay, người

Công giáo chỉ buộc vừa ăn

chay (chỉ buộc những người

từ 18 tuổi đến 59 tuổi), vừa

kiêng thịt (chỉ buộc những

người từ 14 tuổi trở lên),

trong hai ngày là ngày "Thứ

Tư Lễ Tro" (ngày mở đầu

Mùa Chay Thánh) và ngày

"Thứ Sáu Tuần Thánh" (ngày

đặc biệt kỷ niệm của cuộc

khổ nạn của Chúa Giêsu).

Những người đau ốm hoặc

quá già nua tuổi tác thì

không phải giữ những lề luật

trên đây.

Như vậy so với các tôn

giáo bạn, thì lề luật "ăn chay",

"kiêng thịt" của Giáo hội

Công giáo rất là nhẹ nhàng.

Lý do, vì Giáo hội coi các lề

luật, kể cả đi dâng lễ ngày

Chúa Nhật, chỉ là nhưng

"hướng dẫn cụ thể" để mọi

người tùy theo hoàn cảnh,

tuổi tác tự làm lấy những

công việc đó một cách tự

nguyện do đức tin chân

thành và lòng yêu mến Chúa,

chứ không chỉ làm vì sợ tội,

sợ hình phạt. Giống như

những người con hy sinh

thời giờ đến thăm cha mẹ,

hoặc giữ những lời chỉ bảo

của cha mẹ, vì lòng hiếu

thảo, yêu mến cha mẹ, chứ

không chỉ vì sợ cha mẹ la

mắng, hoặc cha mẹ ghét bỏ.

Đó là thái độ "sống đạo

trưởng thành", với tấm lòng,

với tình yêu thương, chứ

không phải chỉ vì sợ tội.

Page 22: TTDC Thang 03/2012

MỤC TỬ TTDC 03-2012

Trang 22

Thiên Chúa luôn luôn tôn

trọng tự do của con người.

Hơn nữa, Mùa Chay không

phải chỉ gồm có ăn chay,

kiêng thịt, mà quan trọng ở

chỗ "hy sinh hãm mình", tập

luyện ý chí để tự kiểm soát

con người của mình (self-

control) không bị "danh, lợi,

thú" điều khiển cuộc đời của

mình.

Như vậy Mùa Chay là thời

gian đặc biệt để mọi người tự

thanh luyện con người của

mình, làm mới lại con người

của mình. Nhờ ơn Chúa

Thánh Thần giúp đỡ để canh

tân đời sống. Thực ra đó là

những điều mỗi người chúng

ta đều phải làm hàng ngày

để cải thiện con người của

mình, để mỗi ngày trở nên

tốt hơn, mới hơn (tân nhật

tân); hôm nay phải cố gắng

để "mới hơn hôm qua". Đó là

một cuộc hành trình đức tin

để tiến lên gần Thiên Chúa là

Đấng Chân Thiện Mỹ… Mỗi

ngày chúng ta tiến gần cái

chết hơn, đến gần nấm mồ

của chúng ta hơn, và cũng là

tiến gần đến với Chúa hơn.

Con đường sống đạo là con

đường đi lên, vươn lên mãi

mãi.

Mỗi người chúng ta đều

phải chết, dù giàu, dù nghèo,

và khi chết chúng ta đều trở

về cát bụi, không mang theo

chút của cải gì. Những gì

chúng ta có thể mang theo để

dâng lên Chúa đó là những

gì chúng ta làm cho người

lâm cảnh cùng khốn. Trong

ngày Thứ Tư Lễ Tro, chúng

ta đi dâng lễ rất đông, và

chúng ta đều lên chịu xức tro

trên trán và nghe ca đoàn hát

rất cảm động: "Hởi người,

hãy nhớ mình là bụi tro, một

mai người sẽ trở về bụi

tro…".

Ngày phán xét cuối cùng

Thiên Chúa sẽ xét xử chúng

ta theo những việc chúng ta

đã làm cho Chúa qua việc

Page 23: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 MỤC TỬ

Trang 23

giúp đỡ những người nghèo

khó, bịnh hoạn… Trong câu

chuyện "Ngày phán xét

chung", Thiên Chúa nói với

những người tốt lành, từ

tâm: "Các con hãy vào hưởng

hạnh phúc Nước Trời, vì xưa

Cha đói các con đã cho Cha

ăn, Cha khát đã cho Cha

uống, Cha bịnh hoạn các con

đã viếng thăm… Khi chúng

con làm những điều đó cho

anh em là chúng con đã làm

cho chính Cha!.." (Phúc Âm

Mathêu 25, 31…).

Công việc bác ái, từ thiện

là việc chúng ta phải làm

suốt năm, suốt đời. Nhưng

đặc biệt trong Mùa Chay,

chúng ta càng cần đọc và suy

ngẫm Lời Chúa để đem vào

thực hành trong đời sống, để

âm thầm phục vụ tha nhân

trong khiêm tốn với cả lòng

thương người phát từ lòng

chân thành của chúng ta qua

tác động của Chúa Thánh

Thần. Chúng ta cần tự hỏi:

Tôi đã làm gì để giúp đỡ

Chúa qua những người cần

được giúp đỡ?

Xin Chúa Thánh Thần

canh tân đời sống chúng ta

trong Mùa Chay Thánh này,

để chúng ta cũng được "sống

lại" với Chúa trong cuộc sống

mới, rộng mở tâm hồn để

cùng chung tay xây dựng

hòa bình, sự thịnh vượng và

phát triển trên tòan thế giới,

và chúng ta được thấy cuộc

đời chúng ta thật tốt đẹp,

thật hạnh phúc và giàu ý

nghĩa.

"Ăn Chay" hay "Ăn Mặn" là

tùy sự lựa chọn và hoàn cảnh

sống của mỗi người; tuy

nhiên, "Đời đáng sống hay

không đáng sống!" "Đời

chúng ta có hạnh phúc hay

không?" là tùy thái độ sống

của chúng ta và lòng từ tâm

quảng đại của chúng ta!

LM Anphong Trần Đức Phương

Page 24: TTDC Thang 03/2012

GIA ĐÌNH TTDC 03-2012

Trang 24

CÁI BÓNG HẠNH PHÚC CỦA CON

Thư gởi con dâu Con dâu của má. Ba má chỉ có một đứa con duy nhất, đó

là chồng con, cho nên coi con như con gái ruột. Con cũng là

đứa con duy nhất của bố mẹ con. Má biết bố mẹ con cưng

con lắm. Ba má bên này cũng cưng con như vậy, con có thấy

không?

Nhà ba má quá chật hẹp. Tối cả nhà tập trung lên ngủ ở

trên gác. Nhà này của ông bà ngoại cho ba má khi ông bà đi

định cư ở nước ngoài. Ngày xưa ông là công chức, có quyền

hành, nhưng không dám làm điều gì khuất lấp, cũng không

biết làm khó dễ dân, nên ông nghèo, “ông thần không bắt

người ta là ông thần không linh”. Chồng con sinh ra và lớn lên

tại căn nhà này và một lòng kính thương ba má, nên không

chịu ở rể bên nhà con, nó nói con yêu nó thì phải về ở trong

cái nhà chật hẹp với nó. Má biết tánh của con má lắm, nó

không quen sống nơi nhà cao cửa rộng. Má rất áy náy, sợ

con dâu của má chịu cực không nổi, một căn phòng nhỏ của

vợ chồng con trên căn gác, dưới mái tôn, trong không khí oi

bức mùa hè. Con đã từng ở biệt thự, có đầy đủ tiện nghi,

máy điều hòa không khí, giường nệm êm mát, phòng tắm và

phòng vệ sinh hiện đại..., máy chiếu phim, truyền hình với

truyền hình cáp bắt tin tức mấy chục đài. Bố con còn trẻ,

tháo vát, mẹ con giỏi buôn bán nên mới sau ba mươi năm

mà đã ăn nên làm ra. Ở chung nhà với ba má, chắc con thấy

tù túng quá phải không, con dâu của má?

Con nhớ không? Ban đầu gia đình con chẳng đồng ý tác

hợp cho hai con. Con nói với ba má nếu bố mẹ con không gả,

Page 25: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 GIA ĐÌNH

Trang 25

con cũng đi theo chồng con, đến khi nào có con thì về xin bố

mẹ tha thứ, các con yêu nhau thắm thiết nên đã mơ tưởng

một mái nhà tôn với hai quả tim vàng. Đối với ba má thì con

trai của mình thương đâu thì mình chịu đó, mà dầu có cản

chồng con, không cho cưới con cũng không được vì thời đại

bây giờ con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó, phải không con?

Đám cưới của các con tổ chức thật linh đình, có đông đủ

bà con hai họ ở thành phố và từ các tỉnh về tham dự. Vợ

chồng con vui vẻ, quấn quít nhau như đôi chim liền cánh,

làm cho ba má rộn rã niềm vui trong lòng. Má hãnh diện

đưa con dâu của má đi thăm viếng để khoe với bà con, họ

hàng khắp nơi.

Nhưng một tin sét đánh khiến cho ba má hết sức bàng

hoàng, mới bốn tháng sau ngày cưới, con thu dọn đồ đạc về

nhà bố mẹ con, cả hai đứa con đều không cho ba má biết

chuyện gì đã xảy ra. Má vẫn nấu những món ăn mà con

thích đem lên nhà bố mẹ con để con ăn khi đến thăm con

mỗi tuần mấy lần, có khi má đem thức ăn lên tận sở làm của

con, má mong bắc lại nhịp cầu thông cảm giữa hai con. Má

thương con ruột, má thương con dâu, muốn cuộc hôn nhân

của hai con không gãy đổ. Nhưng con âm thầm viết đơn ly

dị với chồng con, má không hề hay biết. Rồi tòa án mời

chồng con đến để thông báo việc này, nó tự ái nói đã không

hợp nhau thì cứ ly dị, nó ký tên đồng ý ly dị, má cũng không

hề hay biết và cứ tiếp tục nấu, đem cho con ăn những món

ăn con thích.

Một hôm má được một thư ký ở tòa án cho biết quyết

định ly dị đã có từ lâu. Má rất ngỡ ngàng, tự hỏi sao việc xử

Page 26: TTDC Thang 03/2012

GIA ĐÌNH TTDC 03-2012

Trang 26

ly hôn không qua những giai đoạn hòa giải, ly thân trước

khi tòa án ra quyết định ly dị. Luật bây giờ đã khác luật hồi

xưa hay là luật nước mình không giống luật một nước nào

khác trên thế giới? Má rất hy vọng thời gian hòa giải hoặc

thời gian ly thân kéo dài để xoa dịu những bất đồng giữa hai

con. Quyết định của tòa ra quá sớm làm cho má hụt hẫng.

Má nghĩ có lẽ con đã nhận quyết định ly dị từ lâu rồi,

nhưng vì thương hại má, con không nỡ cho má biết hai con

đã thực sự đường ai nấy đi, phải không con?

Trong đầu má phát sinh nhiều câu hỏi chưa được giải

đáp. Các con nói không còn hợp với nhau là tại sao hay là

sức nóng của mái nhà tôn đã làm tan chảy hai quả tim vàng?

Má đã đuổi bắt cái bóng hạnh phúc của hai con, bây giờ

nó đã vuột khỏi tầm tay của má, nó bay bổng lên chín tầng

mây, mang theo

những gì bí ẩn mà

các con đã giấu má.

Ngày xưa người

ta quan niệm hôn

nhân là nợ duyên

tiền định, hễ cưới

nhau thì như ván đã

đóng thuyền, biết

tha thứ và chịu

đựng để sống với

nhau suốt đời. Theo đạo Công giáo, sự gì Thiên Chúa đã kết

hợp, loài người không được phân ly, mỗi giáo dân chỉ được

làm phép hôn phối một lần trong đời. Người phụ nữ Việt

Page 27: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 GIA ĐÌNH

Trang 27

Nam thời của má trở về trước thường ép mình trong một

khuôn khổ tiết hạnh thật khắt khe, khi chồng qua đời

thường giữ lòng chung thủy, tự nguyện ở vậy, không tái giá,

chôn chặt cuộc đời dưới mộ huyệt của chồng, còn ngày nay

hôn nhân như một trò đùa, ngãi nhơn mỏng dánh tợ cánh

chuồn chuồn, khi vui thì đậu khi buồn thì bay.

Má không biết được nguồn gốc của sự đổ vỡ, má không

phiền trách con, mà chỉ đau xót, tiếc rẻ và cảm thấy quá mệt

mỏi như sắp chết đuối giữa dòng đời dâu bễ. Nhưng dầu ở

vào tình huống nào, má vẫn luôn cầu nguyện cho con có một

cuộc sống mới hạnh phúc như ý.

TÔ PHỞ Em gái tôi rất thích ăn phở, nhưng hồi ấy nhà nghèo lắm,

không phải thèm là ăn đuợc.

Có một lần ba đến trường đón nó về, hai cha con ghé lại

quán phở đầu hẻm. Ba kêu một tô phở, đẩy về phía nó: Con ăn

đi, ba no rồi!

Ăn xong, nó chợt nhìn thấy ba vét hết các túi mới đủ tiền trả

tô phở.

Mười lăm năm trôi qua, em tôi đã là một cô giáo. Hôm lĩnh

tháng lương đầu tiên về, nó cầm xấp tiền tần ngần mãi. Tôi

hỏi:

- Mi định mua sắm gì đây?

- Em mua tô phở thật ngon để cúng ba!

Rồi nó quay mặt hướng khác, giấu đi hai con mắt đỏ hoe.

Tôi cũng vậy.

Page 28: TTDC Thang 03/2012

GIA ĐÌNH TTDC 03-2012

Trang 28

SỢ VỢ LỢI HAY HẠI Phàm ở đời, không nhất

thiết người chồng nào cũng sợ

vợ. Nhưng thôi, chúng ta

chẳng nhắc đến bọn người vô

lương tâm, chỉ nhìn vợ bằng

nửa con mắt đó làm gì. Ta chỉ

nói đến chúng ta thôi, những

người chồng luôn luôn nhìn

đắm đuối vợ mình bằng hai

con mắt đầy đủ. Và hai con

mắt đó lúc nào cũng ánh lên

vẻ tha thiết biết lỗi khi vợ cật

vấn bằng một giọng nanh nọc:

"Sao, đi đâu mà giờ này

anh mới vác mặt về?". Tất

nhiên là ta biết ta đi đâu.

Những người chồng đứng đắn

như chúng ta thì chẳng bao

giờ về trễ vì một lý do bậy bạ.

Rõ ràng là ta đi họp về muộn.

Nhưng lẽ nào lại nói điều đó

ra khi vợ mình đang giận. Nói

ra, có nghĩa là ta thét vào mặt

vợ:

"Cô là kẻ chuyên nghi ngờ

bậy bạ, không hề biết tí gì về

công việc của tôi!". Ôi, lẽ nào

ta lại nhẫn tâm đến như thế!

Và nếu ta lỡ mồm nói ra, vợ ta

cảm thấy bị mất mặt, nổi cơn

lôi đình lên thì sao? Tai họa ai

chịu? Thì còn ai nữa ngoài đôi

tay và đôi tai sưng tấy lên vì

bị véo của chúng ta, những

người quen chịu trận. Vì vậy,

lỡ rơi vào tình huống nan giải

đó, tốt nhất là chúng ta im

lặng ra vẻ biết lỗi. Chẳng có gì

xấu hổ hết! Ông cha ta chẳng

đã nói "Im lặng là vàng" sau

bao năm quen nhẫn nại trước

các bà, các mẹ của ta đó sao!

Vâng, ta im lặng và âm

thầm xuống bếp, lục cơm

nguội ra ăn, bởi vì sẽ chẳng có

cô vợ giàu nguyên tắc nào lại

đợi cơm khi chồng đi làm về

muộn. Vả lại, vợ ta đã đứng

chờ ngồi đợi mỏi mòn con mắt

vì ta rồi, lẽ nào ta còn hành hạ

cô ta nữa. Những người chồng

biết điều hãy cùng ta lặng lẽ

xuống bếp xới cơm ăn một

mình, vừa ăn vừa gặm nhấm

khuyết điểm của mình. Ăn

xong thì hãy lo mà rửa chén,

Page 29: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 GIA ĐÌNH

Trang 29

không phải cái chén ta vừa ăn

mà cả một đống chén ngỗn

nghện từ sáng tới giờ. Gặp

thằng chồng khốn nạn thì chắc

chắn nó sẽ mặt nhăn mày nhó,

nhưng ta thì không, thậm chí

ta còn nở một nụ cười hạnh

phúc. Bởi vì ta đã quen những

thử thách này rồi.

Từ hồi lấy nhau đến giờ,

ngày nào cũng thế, vợ ta cứ sợ

ta bớt yêu nàng nên luôn luôn

tạo điều kiện cho ta chứng

minh tình cảm trước sau như

một của mình. Cái đống chén

này là một ví dụ. Vợ ta cứ

tưởng ta không biết nên thử

thách ta hoài! Ta xắn gối ngồi

xuống (bởi ta đã kịp thay đồ

đâu!), tay cầm nùi giẻ lên mà

trong lòng cứ tội nghiệp vợ:

Ôi, nàng phải nhọc lòng

thử thách ta biết bao, chứng tỏ

nàng yêu ta lắm! Một người

chồng mẫu mực phải biết cách

rửa chén không gây tiếng

động. Lúc này im lặng vẫn cứ

còn là vàng! Bởi lúc ta ngồi

rửa chén thì vợ ta đang ngủ.

Nàng không đủ sắt đá để

chứng kiến sự thử thách của

mình và vì không nỡ nhìn

chồng cặm cụi ngồi rửa một

núi chén nên nàng đành phải

đi ngủ. Và vì vợ ta đi ngủ, ta

phải rửa chén bát êm thắm,

lặng lẽ như một nghệ sĩ kịch

câm chính cống. Dù sao thì

trong chuyện này, tay nghề ta

cũng cao lắm rồi. Bình tĩnh

nhé, đừng sẩy tay! Ta dặn ta

như thế, bởi vì một tiếng động

vang lên vào lúc này có khác

gì một quả bom nguyên tử nổ.

Ai sẽ bảo vệ ta trước cơn thịnh

nộ chính đáng của vợ? Không

ai cả! Và cái tai tội nghiệp của

ta một lần nữa lại chứng minh

rằng "tai không chỉ dùng để

nghe mà còn dùng để cho

người khác trút sự phẫn nộ".

Rửa chén bát, úp vào chạn

xong, ta nhón gót đi lên nhà

trên, nhón gót thay đồ, nhón

gót đi... vệ sinh và cuối cùng

nhón gót mò vào giường.

Ô kìa, vợ ta đâu rồi ? Cô ta

không có trong giường! Sau

Page 30: TTDC Thang 03/2012

GIA ĐÌNH TTDC 03-2012

Trang 30

một thoáng bất ngờ, ta giận

tím cả mặt. Không phải giận

vì đêm nay ta lại ngủ một

mình mà giận vì ta biết cô ta ở

đâu rồi! Cô ta chơi bài tứ sắc ở

nhà bên cạnh, các ông bạn

đứng đắn của ta ạ! Đêm nào

cũng thế, cô ta lỉnh đi chơi bài

suốt đêm, có khi một hai giờ

sáng mới về. Nhiều đồ đạc

trong nhà đã bắt đầu biến mất

một cách kỳ quặc mà ta chưa

dám hỏi. Hừ, sớm muộn gì ta

cũng hỏi thôi (tất nhiên là

muộn)! Sức khỏe cô ta thì sa

sút thấy rõ (tai ta độ rày ít đau

hơn). Cái hại của cờ bạc rành

rành như thế mà cứ đâm đầu

vào. Ta là chồng, ta biết phải

làm gì trong lúc này chứ! Thế

là ta xăm xăm bước qua nhà

hàng xóm quyết kêu vợ ta về,

mắng nhiếc cho một trận nên

thân! Cái gì chứ việc này thì rõ

ràng ta đúng. Ta ló đầu vào

tìm kiếm. Kia, vợ ta kia rồi, cô

ta đang xòe bài. Ta cố trấn

tĩnh hắng giọng:

- Em ơi ...

- Anh làm cái trò gì đó? Vợ

ta lạnh lùng hỏi, đầu không

quay lại. Tim ta tự dưng chơi

điệu đítxcô, mặc dù ta không

thích nhạc trẻ. Đầu ta lỡ thò

vào cửa, giờ không biết làm

sao. Tự dưng rút ra mà không

trả lời nghiêm chỉnh câu hỏi

của vợ thì bất lịch sự quá. Mà

để cái đầu trong nhà, trong

khi cái thân ngoài hiên thì coi

không được. Tự nhiên, ta giận

ta ghê, đâm đầu vô đây chi

không biết! Vợ ta giải trí một

chút mà ta cũng quấy rầy, thật

là đồ vô lương tâm! Cuối

cùng, ta cũng nghĩ ra được

một câu đáng điểm mười:

- Anh tính qua hỏi em cần

tiền không, anh đưa thêm!

Tất nhiên là vợ ta không từ

chối, sợ ta buồn. Còn ta thì

dùng mấy trăm mà chuộc

được tính mạng, kể cũng hên!

Thế là vợ ta ngồi thức bên đó,

ta nằm thức bên đây. Cách

nhau một bước, xa nhau nghìn

trùng. Chuyện đó, đến nay

vẫn còn! Ta nhờ tài học vấn

Page 31: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 GIA ĐÌNH

Trang 31

uyên bác nên sợ vợ cũng có

dựa trên cơ sở lý luận, nay

muốn tìm người trao đổi kinh

nghiệm hầu nâng lên thành

một học thuyết triết học.

Ta bắt chước Lỗ Tấn: "Liếc

mắt coi khinh nghìn lực sĩ. Cúi

đầu làm ngựa cho vợ ta". Lỗ

Tấn nói là "trẻ con" nhưng

không có "vợ ta" làm sao có

"trẻ con"? Ta sợ vợ ta chứ có

sợ vợ ai đâu mà xấu! Cũng từ

Lỗ Tấn ta suy ra: "Vợ nhờ

chồng sợ mà thành hùm" (từ

câu "Rừng nhờ người đi mà

thành đường"). Nghe chí lý

thay! Ta vốn người hào kiệt,

coi khinh nghìn lực sĩ, bình

sinh chưa biết sợ ai, nhưng sở

học lộn xộn nhớ lầm câu "nếu

không có cái mình thích thì

hãy thích cái mình có" thành

câu "nếu không có cái mình sợ

thì hãy sợ cái mình có". Gia tài

ta chẳng có gì ngoài vợ nên từ

đó đâm ra sợ vợ mà thành tật.

Nay, tính can vợ bỏ bài bạc

hoài mà không được, ta lại

ngẫm ra "nếu cứ sợ cái không

đáng sợ ắt sẽ hại cái không

đáng hại". Ôi, phải chăng vì

yêu vợ mà ta hại vợ? Hỡi các

ông chồng đứng đắn giống

như ta, hãy trả lời! Sợ vợ, lợi

hay hại?

(sợ quá nên tên phải viết tắt!?!)

Pie TM

Đêm về, gấp trang giáo án, tôi giở cuốn sổ học trò

ngắm chiếc lá bàng khô. Ly ơi! Bây giờ, em ở đâu?

CHIẾC LÁ BÀNG Sân trường mình có 1 cây

bàng. Mùa thu, những chiếc

lá bàng từ màu xanh chuyển

sang màu tím thẫm, thả mình

từ trên cây xuống mặt đất.

Những chiếc lá rơi bao giờ

cũng nhẹ. Ở nơi này, nghe

những tiếng trống rộn rã

ngày khai trường hay tiếng

ve xốn xang những học trò

lớp cuối cấp, mùa phượng

Page 32: TTDC Thang 03/2012

BẠN TRẺ TDC 03-2012

Trang 32

nở, ít ai để ý đến những chiếc

lá màu giản dị kia.

10 năm về trước. Tôi với

em đi bên nhau như những

đôi lứa bây giờ. Chỉ có điều,

họ ăn mặc đẹp hơn, tiêu tiền

bạo hơn và có lẽ khôn ngoan

hơn chúng ta nhiều. Em đã

nhặt một chiếc lá bàng đẹp

nhất đặt vào tay tôi. Chiếc lá

ấy bây giờ vẫn vẹn nguyên

trong cuốn sổ học trò.

Những bữa cơm sinh viên

đạm bạc. Em nhăn mặt nuốt

những miếng cơm nhão được

nấu từ thứ gạo ngả màu.

Buổi sáng, lên thư viện, hai

mắt hoa lên vì đói. Chúng

mình đọc "Nửa chừng xuân"

tác phẩm văn học lãng mạn,

chỉ sinh viên văn khoa mới

được đọc. Hồi ấy, "Tự Lực

Văn Đoàn" vẫn còn là vùng

cấm kỵ. Mơ ước của em là

viết một chuyên luận về văn

học thời kỳ này. Vậy mà

đành bỏ dở. Thời gian đi qua

những nỗi lo tiền thuê nhà,

tiền sách vở, học phí. Những

nỗi âm thầm của sinh viên

nghèo nối tiếp nhau. Một

đêm, nơi "công viên rau

muống", tựa vào vai tôi, em

nói tới mơ ước "Một ngôi nhà

nhỏ, trong nhà được trang trí

bằng sách theo ý muốn".

Cuộc sống sách vở càng

thơ mộng bao nhiêu thì cuộc

đời thực càng nghiệt ngã bấy

nhiêu. Khát vọng về một

cuộc sống bình yên không đủ

sức trụ lại bởi những dự cảm

đầy lo âu về sự tan vỡ mất

mát. Chúng mình chẳng ai

nói với ai nhưng cả hai đều

nghĩ về điều ấy. Ngàn lẻ một

nỗi lo toan của cuộc sống đời

thường chèn ép và bóp nghẹt

những giấc mơ về cuộc sống

bình yên.

Không có sự phản bội như

những câu chuyện tình trong

tiểu thuyết mà chúng mình

vẫn đọc. Nhưng những trái

đắng của đời cứ nhỏ giọt

theo thời gian. Thời gian biến

Page 33: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 BẠN TRẺ

Trang 33

hôm nay thành quá khứ của

ngày mai. Thời gian níu con

người vào những bến bờ xa

lạ, nơi ấy, mỗi kẻ phận mỏng

cánh chuồn như hai ta đều có

thể xót xa, nuối tiếc. Thời

gian xoa dịu những rung

động đầu đời. Để rồi chúng

ta lặng lẽ chia tay. Không

một ai nói ra điều cần nói.

Bởi chẳng ai muốn phải nói

ra. Cuộc sống nghiệt ngã

quá. Em đã lặng im trước cái

nhìn của tôi, vẫn cái dáng

khép nép, cẩn trọng và đôi

mắt thì xót xa đến nao lòng.

Những giờ học văn vẫn

trôi qua. Tranh luận, thuyết

trình, hội thảo, diễn đàn...

công việc chồng chéo và

những nồi niềm xuyên suốt.

Tôi như kẻ mộng du, chơi

vơi giữa đám bạn bè thân

quen và xa lạ. Heo may về,

lật ngược những sợi tóc xòa

trên trán. Tôi cảm nhận sâu

sắc cái mất, cái còn của mùa

đông. Cây bàng trên sân

trường, cây bàng kỷ niệm. Lá

theo mùa rụng xuống nỗi

niềm màu tím thẫm vụng dại

và xót xa. Trên thân cây,

những cánh tay gầy guộc,

khẳng khiu đau đáu nỗi mất

còn. Những gì có rồi lại mất,

thực ra chưa bao giờ là có.

Cái có thể sẽ khẳng định sự

đích thực.

Em đã có người bạn mới.

Anh ta không đẹp trai nhưng

ăn vận cũng ưa nhìn. Anh ta

không hiểu gì về nguyên lý

tảng băng trôi của

Hemingway nhưng biết chia

sẻ với em những dư vị lẽ ra

không đáng có, không nên có

của đời sinh viên. Một chiếc

xe máy không đến nỗi cà

tàng, một bộ đồ "xịn", môđen

thời thượng, cử chỉ thân

thiện, em lên xe ngồi ở phía

sau. Tiếng máy nổ êm tai hứa

hẹn những điều thú vị. Thì

đúng lúc ấy, em nhìn thấy

tôi. Ánh mắt của em thăm

thẳm. Dường như bể buồn

Page 34: TTDC Thang 03/2012

BẠN TRẺ TDC 03-2012

Trang 34

trên thế gian này dồn vào đôi

mắt ấy.

Chúng mình cố gắng tránh

nhau. Tôi không muốn nhìn

thấy đôi mắt thăm thẳm của

em. Và em thì không muốn

nhìn thấy vẻ mặt thẫn thờ

của tôi. Một lần, trong hội

thơ, vô tình tôi ngồi cạnh em.

Em ngồi cạnh người bạn gái.

Không hiểu sao người bạn

trai của em không đến hội

thơ.

Em đã run run nói với tôi:

- Sơn ơi! Hãy hiểu cho em.

Đừng trách em, Sơn nhé!

Người ta bảo: khi yêu, một

ngày không được nhìn thấy

nhau một lần là không chịu

nổi. Vậy mà tôi đã nhìn vào

khoảng không hư vô ấy suốt

ngày qua ngày, tháng qua

tháng và qua cả một thời sinh

viên.

Cỏ sân trường vẫn xanh

mát những chân trần đôi lứa.

Mùa đông, những chiếc lá

bàng vẫn tím thẫm, tím đến

dại dột. Nếu không vô tri, vô

giác, những chiếc lá bàng có

nhớ tay em. Và rồi, những

chiếc lá rơi cũng cuốn theo

chiều gió. Qua phố, đài nhà

ai vọng ra: "Lòng người như

chiếc lá, thoảng trong cơn gió

vô tình". Lá bàng vẫn rơi. Em

mặc một chiếc áo thụng đỏ,

cái nhìn đã bạo dạn và mái

tóc để kiểu bất cần. Những

thiếu nữ bây giờ thích những

kiểu tóc như thế. Những

ngày cuối cùng. Ánh mắt của

em khẩn khoản. Dòng lưu

bút ở trong mắt ấy như lắng

lại trong tôi tất cả những

rung động đầu đời. Hiểu

nhau lắm mà rồi cứ phải chia

xa. Không còn thảo luận,

thuyết trình, diễn đàn, văn

nghệ Không còn những niềm

vui khơi dựng từ những

gương mặt thân yêu. Màn

mưa xối xả ngoài trời như

chìm lấp lời thầy chủ nhiệm

khoa đêm cuối cùng của

Page 35: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 BẠN TRẺ

Trang 35

hành trình tri thức giảng

đường:

- Mong sao những cơn mưa

đời, đừng làm ướt áo các em.

Đôi mắt buồn của tôi! Em

đứng trong lớp, kiềm nén

xúc động. Các bạn lần lượt

nói lời giã từ. Em nhìn tôi. Sự

im lặng đã nói lên tất cả.

Ra trường, tôi lao vào kiếm

sống. Bằng mọi nghề: vẽ

tranh cổ động, đánh máy

chữ, may quần áo, làm hàng

gia công... để nuôi nghiệp

dạy học. Thời gian và công

việc cứ cướp đi sự trai tráng

của tôi. Bù lại, tôi có tiền mua

được ngôi nhà nhỏ xinh xắn.

Trong nhà, một bức tường

xếp bằng sách, đủ những tác

phẩm mà em yêu thích.

Người đau khổ

CHIẾC GƯƠNG & CỬA SỔ Có một phú ông tên Hạo

Tường luôn cảm thấy trong

cuộc sống của mình thiếu

thốn một cái gì đó, nên ông

quyết định lên đường tìm

Thiền sư để tham hỏi.

Khi gặp Thiền sư: “Thưa

ngài! Tôi có rất nhiều tiền,

muốn thứ gì thì có thứ đó

nhưng lại không cảm thấy vui

và hạnh phúc được”. Vị thiền

sư mời ông ta đứng trước

một cửa sổ được làm bằng

kính và hỏi ông thấy được

những gì qua ô cửa kính đó.

“Dạ, tôi thấy những đoàn

người tất bật, hối hả qua lại trên

những con đường, có khi bằng

phẳng, có khi gập gềnh, khúc

khuỷu nữa”

Thiền sư chẳng nói gì và

mời ông ta đứng trước một

chiếc gương soi, hỏi ông thấy

gì qua chiếc gương đó. “Tôi

thấy chính mình…”

Thiền sư ôn tồn nói: “Chiếc

gương được làm bằng kính, cửa

sổ cũng được làm bằng kính,

nhưng cửa sổ thì bên ngoài, có

thể nhìn được người, cảnh vật

Page 36: TTDC Thang 03/2012

BẠN TRẺ TDC 03-2012

Trang 36

xung quanh ta nhưng chiếc

gương thì phủ một lớp sơn phía

sau hoặc một tấm gỗ nên chỉ có

thể nhìn được mình mà thôi, khi

trong con người mình có thể gỡ

bỏ đi lớp sơn hay tấm gỗ kia thì

lúc đó con sẽ nhìn thấy người

khác, lúc con nhìn thấy người

khác con sẽ cảm thấy hạnh phúc

với những gì đang có”.

Lời bàn: Ta có là người hạnh

phúc không? Hay là người luôn

bận rộn với cuộc sống hiện đại

này? Hoặc ta cảm nhận cuộc

sống mình mỗi ngày một vui

hơn? Mỗi ngày chúng ta chạy

danh cầu lợi. Ở đâu đó, chúng

ta đã có một góc của sự bình yên

và hạnh phúc nhưng chưa bao

giờ thay đổi góc độ nhìn để

dung nạp, tha thứ cho người

khác. Chỉ khi nào ta hiểu được

hai chữ "dừng bước". Ta đứng

lại để tiếp nhận người khác

đang tồn tại, họ hiện hữu trong

sự tương quan của ta, ta dừng

lại để nhìn, để hiểu và để

thương. Khi thương được mọi

người ta sẽ thương chính mình.

Huệ Thiện

Má ơi!

Má ơi! Cho con xin tiền nộp…

- Ráng ít bữa nữa đi con!

Hôm sau:

- Má ơi! Cho con xin tiền…

- Đợi thêm vài ngày nữa đi con!

Bữa sau nó tiếp:

- Má ơi! Có tiền…

- Ráng đi con, mấy hôm nay chợ ế ẩm, má chẳng bán được gì…

Mấy hôm sau, nó thôi không xin tiền má nữa. Mặt nó buồn thiu.

Đi chợ về, nhìn nó, má cười:

- Hôm nay, gánh rau của má có tiền rồi nè!

- Không cần nữa đâu má ơi… Lớp con đi cắm trại hết rồi!

Page 37: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 BẠN TRẺ

Trang 37

Bạn gieo gì hôm nay Nếu bạn gieo thành thật, bạn sẽ gặt lòng tin

Nếu bạn gieo lòng tốt, bạn sẽ gặt thân thiện

Nếu bạn gieo khiêm tốn, bạn sẽ gặt cao thượng

Nếu bạn gieo kiên nhẫn, bạn sẽ gặt chiến thắng

Nếu bạn gieo cân nhắc, bạn sẽ gặt hòa thuận

Nếu bạn gieo chăm chỉ, bạn sẽ gặt thành công

Nếu bạn gieo tha thứ, bạn sẽ gặt hòa giải

Nếu bạn gieo cởi mở, bạn sẽ gặt thân mật

Nếu bạn gieo chịu đựng, bạn sẽ gặt cộng tác

Nếu bạn gieo niềm tin, bạn sẽ gặt phép màu

Nếu bạn gieo dối trá, bạn sẽ gặt ngờ vực

Nếu bạn gieo ích kỷ, bạn sẽ gặt cô đơn

Nếu bạn gieo kiêu hãnh, bạn sẽ gặt hủy diệt

Nếu bạn gieo đố kỵ, bạn sẽ gặt phiền muộn

Nếu bạn gieo lười biếng, bạn sẽ gặt mụ mẫm

Nếu bạn gieo cay đắng, bạn sẽ gặt cô lập

Nếu bạn gieo tham lam, bạn sẽ gặt tổn hại

Nếu bạn gieo tầm phào, bạn sẽ gặt kẻ thù

Nếu bạn gieo lo lắng, bạn sẽ gặt âu lo

Nếu bạn gieo tội lỗi, bạn sẽ gặt tội lỗi.

Điều không đơn giản Chị lấy chồng. Anh là người thành đạt và giàu có. Thời gian rảnh,

chị chỉ lo giữ gìn vóc dáng và săn sóc sắc đẹp. Bạn bè ai cũng ganh tị

với anh.

Cơm tối. Anh cười: "Lâu rồi thấy thèm món bó xôi xào của em ".

Chị nhìn anh, giật mình. Món bó xôi hồi xưa chị xào, mềm mụp.

Lâu rồi chị chưa vào bếp.

Page 38: TTDC Thang 03/2012

GIA TRƯỞNG TTDC 03-2012

Trang 38

THƯƠNG CHA Thương cha gánh nặng cuộc đời

Để con khôn lớn rạng ngời tương lai

Thương cha những ngón tay chai

Áo cha sứt chỉ sờn vai bạc màu

Thương cha chịu khổ chịu đau

Chỉ mong con nhỏ mau mau thành người

Đôi khi cha có gượng cười

Mà trong đôi mắt của người sầu dâng

Thương cha đôi mắt thâm quầng

Yêu cha vất vả một vầng trán nhăn

Thương cha thức suốt năm canh

Những khi con ốm dỗ dành cho con

Đời con như chiếc lá non

Cha như bóng cả để con nép vào

Đời cha là những ánh sao

Để con vững bước đêm nao lạc đường

Yêu cha gửi trọn niềm thương

Cho con vững bước trên đường công danh

Đến nay con đã trưởng thành

Công ơn chưa báo chữ danh chưa tròn

Lòng cha thì mãi sắt son

Dù sao cha vẫn thương con nhất đời

Làm sao quên được cha ơi!

Tình cha con nguyện suốt đời khắc ghi

TTK

Khi đẹp trời, người ta dễ quên những lời thề nguyền trong gió bão. (Ngạn ngữ Anh)

Page 39: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 GIA TRƯỞNG

Trang 39

BOÙNG CAÛ

Daùng ngöôøi cao khaéc khoå,

laøn da ñen saïm naéng, beân

caïnh oâng laø coâ thieáu nöõ maûnh

khaûnh ngaêm ngaêm nhöng deã

nhìn. Hoï môùi töø maûnh ñaát

mieàn Trung, thôøi tieát khaéc

nghieät, möa gioù thaát thöôøng

vaøo ñaây. Ñang coøn ngô ngaùc

giöõa phoá laï ngöôøi ñoâng, thì hoï

ñaõ baøng hoaøng teâ taùi ñeán söõng

sôø, vì bò keû gian laáy maát heát

haønh lyù. Ngöôøi con nöùc nôû

trong voøng tay cha, baøn tay

gaày guoäc vaø ñoâi maét thaãn thôø,

ngöôøi cha oâm laáy vai con,

nöôùc maét oâng chaûy daøi, bôûi

chính oâng cuõng khoâng bieát

phaûi laøm sao baây giôø, ñieàu maø

oâng lo laéng nhaát laø con oâng coù

coøn ñuû tinh thaàn ñeå böôùc vaøo

phoøng thi khoâng?

Qua laøn nöôùc maét, oâng keå:

nhaø oâng ngheøo laém, laïi ôû moät

nôi khæ ho coø gaùy; nhöng duø

vaát vaû theá naøo oâng cuõng raùng

lo cho con caùi aên hoïc, oâng baûo

chæ coù kieán thöùc môùi giuùp con

oâng thoaùt ngheøo thoâi. Theá neân

oâng chaét chiu moïi thöù ñeå

mong coù ngaøy hoâm nay.

Khoâng phuï loøng oâng caùm

caûnh gaø troáng nuoâi con, con

oâng ñaõ vöôït leân chính mình,

chaêm chæ hoïc haønh, öôùc mô

ñöôïc ngoài trong gheá giaûng

ñöôøng Ñaïi hoïc, öôùc mô baùo

ñaùp coâng cha, leõ naøo laïi vuoät

maát trong taàm tay? Nhöõng gioït

nöôùc maét ñoàng caûm, nhöõng

ñoàng tieàn seû chia nghóa tình

cuûa ngöôøi mieàn Nam duùi vaøo

tay oâng. Nhöõng baïn aùo xanh

tình nguyeän ñöa hai cha con

oâng veà ôû moät nôi aám loøng. Hoï

ñoàng haønh cuøng oâng tieáp söùc

cho coâ gaùi lai kinh öùng thí.

Kyø dieäu thay, tuyeät vôøi thay

moät laàn nöõa vöôït qua maát maùt

vaø baûng vaøng ñaõ coù teân coâ con

gaùi. Hai cha con oâm nhau

khoùc. Nöôùc maét hoâm nay coù vò

ngoït cuûa nieàm vui.

Page 40: TTDC Thang 03/2012

GIA TRƯỞNG TTDC 03-2012

Trang 40

Coâng cha nhö nuùi Thaùi Sôn

Töïa löng con nguû eâm ñeàm tuoåi thô

Tình cha bieån roäng soâng daøi

Phuø sa maøu môõ ñaép boài ñôøi con

Lao xao tuoåi ñaõ xeá chieàu

Löng coøng chaân chaäm daùng ñaø lieâu xieâu

Cha ôi! Cho daãu theá naøo

Con hoaøi beù nhoû trong voøng tay cha.

Hoàng Hoaøng

CHIẾC CHUÔNG CỦA ÔNG Ông cụ là một ông già vui

tính. Ông có mái tóc bạc

trắng luôn được cắt và chải

gọn gàng. Mắt ông xanh, tuy

đã phai màu vì năm tháng

vẫn tỏa ra một hơi ấm từ bên

trong. Gương mặt ông rất

buồn rầu, nhưng khi ông

cười, ngay cả những nếp

nhăn cũng dịu đi và cùng

mỉm cười theo ông.

Ông có tài huýt sáo và

thường vui vẻ huýt sáo mỗi

ngày trong khi phủi bụi hay

quét cửa tiệm cầm đồ của

ông. Mọi người quen ông

đều tôn trọng và kính nể ông.

Không ai biết được ông có

một nỗi buồn bí mật đằng

sau sự vui vẻ đó.

Đa số khách hàng của ông

không trở lại để lấy lại món

đồ của mình, và ông không

bán được nhiều, nhưng ông

không quan tâm. Với ông,

cửa hàng là một sự giải trí

đem lại niềm vui nhiều hơn

là một phương tiện kiếm

sống.

Ông gọi căn phòng phía

sau này là “Phòng kỷ niệm”.

Trong đó có những chiếc

đồng hồ bỏ túi, đồng hồ để

bàn, và những chiếc xe lửa

Page 41: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 GIA TRƯỞNG

Trang 41

chạy điện. Cũng có cả những

đầu máy xe lửa chạy bằng

hơi nước nhỏ xíu, những

món đồ chơi đã lỗi thời bằng

gỗ, thiếc hay gang và nhiều

món trang sức cổ lỗ khác.

Việc bỏ thời gian trong căn

phòng kỷ niệm làm ông vui

khi nhớ lại nhiều khoảnh

khắc đáng trân trọng trong

quá khứ của ông. Ông cẩn

thận xem từng món đồ, đôi

khi ông nhắm mắt, dừng tay

lại để sống lại một kỷ niệm

thời thơ ấu đơn giản, ngọt

ngào.

Một ngày kia, ông cụ đang

vui thích gắn lại một chiếc

đèn xách cũ kỹ của ngành

đường sắt. Ông vừa làm vừa

huýt sáo một điệu nhạc du

dương của ngành đường sắt

và hồi tưởng lại quá khứ của

chính mình khi còn là một

người bẻ ghi.

Đó là một ngày điển hình

của cửa tiệm. Bên ngoài mặt

trời chiếu sáng bầu trời trong

trẻo. Một cơn gió nhẹ lướt

qua cánh cửa lưới phía trước.

Mỗi khi thời tiết đẹp như

vậy, ông cụ để cửa bên trong

mở. Ông thích không khí

trong lành, cũng gần bằng

thích mùi đặc biệt của đồ cổ

và mùi dầu máy cũ.

Trong khi đang đánh bóng

chiếc đèn mới sửa lại, ông

nghe tiếng leng keng của

chiếc chuông trên cánh cửa

tiệm. Chiếc chuông phát ra

âm thanh thu hút độc đáo đó

đã ở trong gia đình ông cụ

hơn một trăm năm rồi. Ông

yêu quý nó vô cùng và thích

chia sẻ bài hát của nó với mọi

người đến cửa tiệm. Mặc dù

chiếc chuông được treo bên

trong cánh cửa chính, ông cụ

đã buộc một sợi dây vào cửa

lưới để nó kêu dù cánh cửa

trong mở hay đóng.

Nghe tiếng chuông nhắc

nhở, ông rời khỏi căn phòng

kỷ niệm để ra gặp người

khách hàng. Lúc đầu ông

Page 42: TTDC Thang 03/2012

GIA TRƯỞNG TTDC 03-2012

Trang 42

không nhìn thấy cô bé.

Những lọn tóc quăn ngắn

sáng ngời của cô gần như

không cao bằng mặt quầy

hàng. “Cô cần gì nào, thưa

tiểu thư bé bỏng?”, ông cụ

vui vẻ hỏi. “Chào ông”. Cô

bé nói nhỏ gần như thì thầm.

Một cô bé xinh xắn. E lệ.

Ngây thơ. Cô nhìn ông cụ với

cặp mắt to màu nâu, rồi

chậm chạp nhìn lướt quanh

phòng để tìm một món đồ

đặc biệt. Cô rụt rè nói với

ông: “Thưa ông, cháu muốn

mua một món quà”. “À,

chúng ta xem nào”, ông cụ

nói: “Món quà này cho ai?”.

“Ông ngoại cháu. Một món

quà cho ông ngoại cháu.

Nhưng cháu không biết mua

món gì”. ông cụ bắt đầu gợi

ý “Một chiếc đồng hồ bỏ túi

nhé? Nó còn rất tốt. Tự tay

ông sửa nó đấy”. Ông nói với

vẻ tự hào. Cô bé không trả

lời. Cô đi đến cánh cửa vào

tiệm và đặt bàn tay bé nhỏ

lên cửa.

Cô đẩy nhẹ cánh cửa để

rung chuông. Gương mặt

ông cụ dường như sáng

bừng lên khi ông nhìn cô bé

mỉm cười vì xúc động “Đúng

nó rồi”, cô bé vui mừng nói

lắp bắp: “Mẹ nói ông ngoại

yêu âm nhạc lắm”. Ngay lúc

đó, ông cụ đổi nét mặt. Sợ

làm cô bé đau khổ, ông bảo

cô: “Ông rất tiếc, cháu ạ.

Chiếc chuông đó không phải

để bán. Có lẽ ông ngoại cháu

sẽ thích chiếc radio nhỏ này”.

Cô bé nhìn chiếc radio, cúi

thấp đầu và buồn rầu thở

dài: “Không, cháu nghĩ là

không”. Ông cụ kể cô nghe

chiếc chuông đã ở trong gia

đình ông rất nhiều năm như

thế nào, và đó là lý do ông

không muốn bán nó.

Cô bé ngước nhìn ông, và

cùng với một giọt lệ lớn

trong mắt, dịu dàng nói:

Page 43: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 GIA TRƯỞNG

Trang 43

“Cháu nghĩ là cháu hiểu

rồi. Dù sao cháu cũng cám ơn

ông”.

Đột nhiên, ông cụ nghĩ đến

tất cả những người còn lại

trong gia đình ông đã mất

như thế nào, ngoại trừ cô con

gái đã bất hòa với ông mà

ông không gặp gần mười lăm

năm nay. Tại sao lại không?

Ông nghĩ, tại sao lại không

chuyển nó cho một người

khác, một người sẽ chia sẻ nó

với một người thân? Dù sao

cũng chỉ có trời mới biết nó

sẽ kết thúc ở nơi nào.

”Đợi một chút... tiểu thư bé

bỏng ạ”. Pappy nói đúng lúc

cô bé đang bước ra cửa, cũng

là lúc ông nghe tiếng chiếc

chuông reo lần cuối cùng.

“Ông quyết định bán chiếc

chuông đấy. Khăn tay đây.

Cháu hỉ mũi đi”.

Cô bé vỗ tay vì vui mừng.

“Ồ, cám ơn ông. Ông ngoại

sẽ vui lắm”.

“Đúng vậy, tiểu thư bé

bỏng ạ. Đúng vậy”. Ông cụ

cảm thấy dễ chịu về việc

giúp cô bé, tuy ông biết ông

sẽ nhớ chiếc chuông. “Cháu

phải hứa sẽ chăm sóc kỹ

chiếc chuông cho ông ngoại

cháu và cũng cho cả ông nữa,

được chứ?”. Ông cẩn thận bỏ

chiếc chuông vào một túi

giấy nâu.

“Ồ, cháu xin hứa”. Cô bé

nói. Rồi cô bất ngờ trở nên

rất nghiêm trang và yên lặng.

Cô đã quên không hỏi một

điều. Cô ngước mắt lên nhìn

ông cụ với vẻ rất lo lắng và

một lần nữa gần như thì

thầm hỏi:

“Nó giá bao nhiêu?”.

“À, để xem nào. Cháu có

bao nhiêu tiền…?”

Tối hôm ấy, khi ông cụ

chuẩn bị đóng cửa tiệm, ông

thấy mình đang nghĩ về chiếc

chuông. Ông quyết định

không nhớ tới nó nữa. Ông

nghĩ đến cô bé và tự hỏi

Page 44: TTDC Thang 03/2012

GIA TRƯỞNG TTDC 03-2012

Trang 44

không biết ông ngoại cô có

thích món quà của mình

không. Chắc chắn ông ấy

phải nâng niu bất cứ món gì

nhận được từ một đứa cháu

ngoại đáng yêu và quý giá

như vậy.

Ngay lúc ấy, đúng lúc ông

sắp tắt đèn trong phòng kỷ

niệm, ông cụ nghĩ ông nghe

tiếng chiếc chuông của ông.

Một lần nữa, ông hỏi lại lý trí

của mình; ông quay về phía

cửa, cô bé đang đứng đó. Cô

đang lắc chiếc chuông và

cười thật duyên dáng. Ông

cụ bối rối hỏi trong khi bước

về phía cô bé:

“Chuyện gì vậy, tiểu thư

bé bỏng? Cháu đổi ý rồi

sao?”.

“Không đâu ạ”, cô cười

toét miệng. “Mẹ nói nó là của

ông đấy”. Trước khi ông cụ

kịp nói thêm tiếng nào, mẹ cô

bé đã bước qua cửa và vừa

nuốt nước mắt vừa dịu dàng

nói: “Chào ba”.

Cô bé giật đuôi áo sơ mi

của ông ngoại mình.

“Đây, ông ngoại ơi. Khăn

tay của ông đây. Ông hỉ mũi

đi”.

Maria KT

TÔ MÌ Vào một buổi chiều mùa

xuân lạnh lẽo, trước cửa quán

xuất hiện hai vị khách rất đặc

biệt, một người cha và một

người con. Nói đặc biệt là bởi

vì người cha bị mù. Người con

trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu

người cha. Cậu con trai trạc

Page 45: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 GIA TRƯỞNG

Trang 45

mười tám mười chín tuổi,

quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ

nghèo túng, nhưng từ cậu lại

toát lên nét trầm tĩnh của

người có học, dường như cậu

vẫn đang là học sinh.

Cậu con trai tiến đến trước

mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!",

cậu nói to. Tôi đang định viết

hoá đơn, thì cậu ta hướng về

phía tôi và xua xua tay. Tôi

ngạc nhiên

nhìn cậu

ta, cậu ta

nhoẻn

miệng

cười biết

lỗi, rồi chỉ

tay vào

bảng giá

treo ở trên

tường,

phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng

chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò,

bát kia chỉ cần rắc chút hành

là được. Lúc đầu, tôi hơi

hoảng, nhưng sau đó chợt

hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta

gọi to hai bát mì thịt bò như

vậy là cố tình để cho người

cha nghe thấy, thực ra thì tiền

không đủ, nhưng lại không

muốn cho cha biết. Tôi cười và

tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên

ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu

con trai chuyển bát mì bò đến

trước mặt cha, ân cần chăm

sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi

thôi, cha cẩn thận kẻo nóng

đấy ạ!".

Rồi cậu ta

tự bưng

bát mì

nước về

phía

mình.

Người cha

không vội

ăn ngay,

ông cầm

đũa dò dẫm đưa qua đưa lại

trong bát. Mãi lâu sau, ông

mới gắp trúng một miếng thịt,

vội vàng bỏ miếng thịt vào bát

của người con. "Ăn đi con, con

ăn nhiều thêm một chút, ăn no

rồi học hành chăm chỉ, sắp thi

Page 46: TTDC Thang 03/2012

GIA TRƯỞNG TTDC 03-2012

Trang 46

tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ

đại học, sau này làm người có

ích cho xã hội". Người cha nói

với giọng hiền từ, đôi mắt tuy

mờ đục vô hồn, nhưng trên

khuôn mặt đầy nếp nhăn lại

sáng lên nụ cười ấm áp. Điều

khiến cho tôi ngạc nhiên đó là,

cái cậu con trai đó không hề

cản trở việc cha gắp thịt cho

mình, mà cứ im đón nhận

miếng thịt từ bát của cha, rồi

lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó

trả về.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy,

dường như thịt trong bát của

người cha cứ gắp lại đầy, gắp

mãi không hết. "Cái quán này

thật tử tế quá, một bát mì mà

biết bao nhiêu là thịt". Ông lão

cảm động nói. Kẻ đứng ngay

bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả

mồ hôi, trong bát chỉ có vài

mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo

bằng móng tay, lại mỏng

chẳng khác gì xác ve. Người

con trai nghe vậy vội vàng

tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn

mau ăn đi, bát của con đầy ắp

không biết để vào đâu rồi đây

này". "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên,

ăn mì bò thực ra cũng có chất

lắm đấy".

Hành động và lời nói của

hai cha con đã làm chúng tôi

rất xúc động. Chẳng biết từ

khi nào, bà chủ cũng đã ra

đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai

cha con họ. Vừa lúc đó, cậu

đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò

vừa thái, bà chủ nhấp nháy

môi ra hiệu bảo cậu đặt lên

bàn của hai cha con nọ. Cậu

con trai ngẩng đầu tròn mắt

nhìn một lúc, bàn này chỉ có

mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu

ta vội vàng hỏi lại: "Anh để

nhầm bàn rồi thì phải? chúng

tôi không gọi thịt bò". Bà chủ

mỉm cười bước lại chỗ

họ: "Không nhầm đâu, hôm

nay chúng tôi kỷ niệm ngày

mở quán, đĩa thịt này là quà

biếu khách hàng". Cậu con trai

cười, không hỏi gì thêm

Cậu lại gắp thêm vài miếng

thịt vào bát người cha, sau đó,

bỏ phần còn thừa vào trong

Page 47: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 GIA TRƯỞNG

Trang 47

một cái túi nhựa. Chúng tôi

cứ im lặng chờ cho hai cha

con ăn xong, rồi lại dõi mắt

tiễn hai cha con ra khỏi quán.

Mãi khi người đi thu bát đĩa,

đột nhiên kêu lên khe khẽ.

Hoá ra, đáy bát của cậu con

trai đè lên mấy tờ tiền giấy,

vừa đúng giá tiền của một

đĩa thịt bò, được viết trên

bảng giá của cửa hàng. Cùng

lúc, tôi, bà chủ, và cả người

dọn dẹp chẳng ai nói lên lời,

chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người

theo đuổi một ý nghĩ riêng”.

L.Lành

THÁNH GIUSE MẠNH MẼ Thánh Giuse hiền: Kẻ hiền là kẻ mạnh, vì kẻ hiền không có

kẻ thù, một phần do họ chẳng coi ai là kẻ thù. Họ sống rất an

nhiên tự tại.

Thánh Giuse can đảm: Kẻ can đảm rất mạnh vì họ không có

sự sợ hãi nào. Họ không sợ chi, cho dù mất mát và thậm chí

cả cái chết.

Thánh Giuse khiêm tốn: Kẻ khiêm tốn thường rất mạnh vì

họ luôn đứng trong bóng tối của sự hào nhoáng, giả danh,

phù phiếm và “bề ngoài”.

Thánh Cả Giuse thầm lặng: Do khiêm tốn nên Người rất

can đảm, và vì can đảm nên Người rất hiền và vì hiền nên

Người rất mạnh.

Vậy bắt chước Thánh Giuse cứ sống hiền dẫu có đang bị sự

mất mát, thua thiệt, rẻ khinh… đe dọa.

KẺ KHÔNG SỢ CẢ ĐẾN NHỮNG MẤT MÁT,

THUA THIỆT. MỚI THỰC LÀ KẺ MẠNH.

(Trích “Mạnh mẽ như Thánh Cả Giuse”) Phan An

Page 48: TTDC Thang 03/2012

SƯU TẦM TTDC 03-2012

Trang 48

NGUYỆN CẦU CÙNG THÁNH CẢ GIUSE Lạy Thánh cả Giuse xin cầu bàu cho chúng con là những người

cha trong gia đình, biết chu toàn bổn phận của người gia trưởng để

xây dựng một gia đình công giáo hoàn toàn phù hợp với tinh thần

Phúc Âm của Chúa Giêsu.

Xin dạy cho chúng con là những thợ thuyền lao động, biết chuyên

cần làm việc và biết thánh hóa công việc mình làm, để danh Chúa

được rạng sáng nơi mọi người, khi họ nhìn thấy chúng con hết lòng

chu toàn trách nhiệm.

Xin Thánh cả Giuse cầu bàu cho những linh mục của Chúa Giêsu

đang phục vụ dân Chúa giữa một xã hội, mà luân thường đạo lý chỉ là

một nét chấm phẩy lạc lỏng giữa xa hoa và hưởng thụ. Xin cho chúng

con biết noi gương Ngài, để trở thành gia trưởng trong giáo xứ, trở

thành người anh em khiêm tốn thầm lặng trong cộng đoàn.

Và, sau cùng, xin Thánh cả Giuse gìn giữ tất cả mọi gia đình trong

và ngoài giáo xứ của chúng con, để những ai chưa nhận biết tinh thần

Phúc Âm, thì sẽ nhìn thấy được tình yêu của Chúa qua cuộc sống của

gia đình chúng con. Amen.

TTK

Tương phản

Không hiểu sao bố mẹ có thể lấy nhau và sống chung trong hơn 30

năm trời. Bố hiền lành, ít nói. Mẹ thì sắc sảo, giao tiếp nhiều, buôn

bán giỏi.

Một chiều mùa đông, cả nhà ngồi ăn ơm. Ngoài trời lạnh buốt, có

hai người ăn xin quần áo rách rưới rụt rè bấm chuông. Mẹ làu bàu đi

ra, mắng xối xả, đóng sầm cửa lại. Bố thở dài, không nói gì, mắt hơi

hoe đỏ.

Buổi tối cả nhà ngồi xem ti vi, có một vở kịch về hai mẹ con nhà

ăn xin đi đến đâu cũng bị xua đuổi. Mẹ mắt đỏ hoe, ngồi khóc thút

thít ngon lành. Còn bố thì cười.

Người khôn ngoan nào cũng cần dành vài giờ trong ngày để suy

ngẫm. (Cabalêrô)

Page 49: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SƯU TẦM

Trang 49

NGHỀ CỦA BA Trước đây, ba nó là công chức. Vì bất đồng với cung cách

làm ăn bất chính của lãnh đạo cơ quan, ba nó xin nghỉ. Về nhà,

ba nó sắm một chiếc xích lô:

- Đạp xích lô vậy mà tự do thoải mái hơn, được làm chủ công

việc của mình và thu nhập bằng chính sức lao động đích thực

của mình.

Từ ngày ba nó đạp xích lô, nó trở nên trầm mặc, ít giao du

với bạn bè, không còn vui vẻ nhí nhảnh như trước nữa.

Một lần đi học về, không

may nó bị trúng gió, tay chân

cứng đờ, mặt xanh như tàu lá

chuối. Bạn bè dìu nó vào nằm

lề đường dưới gốc cây bàng.

Giữa giòng xe cộ ngược xuôi

hối hả, bạn nó đón một vài

chiếc xe máy để nhờ chở nó

đến bệnh viện nhưng chẳng

ai chịu dừng. Bỗng một chiếc xích lô ở đâu trờ tới và dừng lại,

bác xích lô liền bế nó lên xe chở ngay đến bệnh viện. Đến nơi,

bác lại bế nó đến tận phòng cấp cứu. Bạn nó cũng vừa đến cảm

ơn và xin gởi tiền xe. Bác nhất định không lấy.

Được đưa đến bệnh viện kịp thời nên cơn nguy hiểm đã

qua, nó nhanh chóng khỏe trở lại. Nghe bạn kể, những giọt

nước mắt hối hận lăn dài trên má, nó bỗng yêu quí và mến

phục tất cả những người đạp xích lô tốt bụng. Nó tin rằng

trong số đó sẽ có cả ba của nó, bởi nó biết tính ba, và nó cảm

thấy rất tự hào về ba của nó.

Con yêu của ba

Page 50: TTDC Thang 03/2012

SƯU TẦM TTDC 03-2012

Trang 50

Những câu chuyện cảm động về người cha

Quà con tặng bố Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi

của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu

vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt

cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí cho một

cái hộp giấy.

Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ mang hộp quà đến

nói với cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì

cơn giận dữ của mình tối hôm trước, nhưng rồi cơn giận

dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.

Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha,

nước mắt rưng rưng, thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp

rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố

mà!".

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái

nhỏ cầu xin con tha thứ.

Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong

một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ

cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông

lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà

đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.

Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những

chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư

từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này,

chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những

chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

Page 51: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SƯU TẦM

Trang 51

NGỌN NẾN KHÔNG CHÁY Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất

vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị

bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ, tuyệt

vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết

tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng

và khóc mãi.

Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một

giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người

rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ

ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến

không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé

ấy chính là đứa con gái bé bỏng của mình.

Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: " Tại sao nến của con

lại không cháy?". Bé gái đã đáp rằng: "Con đã cố lắm

nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến

thì những giọt nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến

của con".

Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại

thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung

quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông

lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.

Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể

làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc

khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi

ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn

đang nhìn bạn mỉm cười

Page 52: TTDC Thang 03/2012

SƯU TẦM TTDC 03-2012

Trang 52

BUỔI ĐẤU GIÁ CUỐI CÙNG Có một người đàn ông

yêu thích mỹ thuật. Ông ta

say mê đến mức gần như

sống vì niềm say mê của

mình. Sưu tập tranh là mục

tiêu cả đời của ông.

Ông làm việc rất chăm chỉ

để dành tiền tiết kiệm nhằm

mua thêm các tác phẩm hội

họa cho bộ sưu tập của mình.

Ông mua rất nhiều tác phẩm

của các họa sĩ nổi tiếng.

Người đàn ông này đã góa

vợ. Ông chỉ có một người con

trai. Ông đã truyền lại cho

con mình niềm say mê sưu

tầm đó. Ông rất tự hào về

con trai của mình khi anh ta

cũng trở thành một nhà sưu

tầm nổi tiếng như ông.

Một thời gian sau, đất

nước bỗng có chiến tranh.

Người con trai, cũng như

mọi thanh niên khác, lên

đường tòng quân. Và sau

một thời gian thì câu chuyện

xảy ra…

Một hôm, người cha nhận

được một lá thư thông báo

rằng người con đã mất tích

khi đang làm nhiệm vụ.

Người cha đau khổ đến tột

cùng. Thật là khủng khiếp

khi người cha không thể biết

được điều gì đang xảy ra với

con mình. Vài tuần sau ông

nhận được một lá thư nữa.

Lá thư này báo với ông rằng

con ông đã hy sinh khi làm

nhiệm vụ. Ông gần như chết

đi một nửa người. Thật khó

khăn khi đọc tiếp lá thư đó,

nhưng ông vẫn cố. Trong

thư, người ta báo rằng con

ông đã rút lui đến nơi an

toàn. Nhưng thấy trên bãi

chiến trường vẫn còn những

đồng đội bị thương, con ông

đã quay lại và đưa về từng

thương binh một. Cho đến

khi đưa người cuối cùng về

gần đến khu vực an toàn thì

con ông đã trúng đạn và hy

sinh.

Page 53: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SƯU TẦM

Trang 53

Một tháng sau, đến ngày

Noel, ông không muốn ra khỏi

nhà. Ông không thể hình

dung được một Noel mà thiếu

con trai mình bên cạnh. Ông

đang ở trong nhà thì có tiếng

chuông gọi cửa. Đứng trước

cửa nhà là một chàng trai tay

cầm một bọc lớn.

Chàng trai nói: "Thưa bác,

bác không biết cháu, nhưng

cháu là người mà con bác đã

cứu trước khi hy sinh. Cháu

không giàu có, nên cháu

không biết đem đến cái gì để

đền đáp cho điều mà con bác

đã làm cho cháu. Cháu được

anh ấy kể lại rằng bác thích

sưu tầm tranh, bởi vậy dù

cháu không phải là một họa sĩ,

cháu cũng vẽ một bức chân

dung con trai bác để tặngcho

bác. Cháu mong bác nhận cho

cháu".

Người cha đem bức tranh

vào nhà, mở ra. Tháo bức

tranh giá trị nhất vẫn treo trên

lò sưởi xuống, ông thay vào

đó là bức chân dung người

con. Nước mắt lưng tròng,

ông nói với chàng trai:

"Đây là bức tranh giá trị

nhất mà ta có được. Nó có giá

trị hơn tất cả các tranh mà ta

có trong căn nhà này".

Chàng trai ở lại với người

cha qua Noel đó rồi hai người

chia tay. Sau vài năm, người

cha bị bệnh nặng. Tin tức về

việc ông qua đời lan truyền đi

rất xa. Mọi người đều muốn

tham gia vào cuộc bán đấu giá

những tác phẩm nghệ thuật

mà người cha đã sưu tầm

được qua thời gian.

Cuối cùng thì buổi bán đấu

giá cũng được công bố vào

ngày Noel năm đó. Các nhà

sưu tầm và những nhà đại

diện cho các viện bảo tàng đều

háo hức muốn mua các tác

phẩm nổi tiếng. Tòa nhà bán

đấu giá đầy người.

Người điều khiển đứng lên

và nói "Tôi xin cám ơn mọi

người đã đến đông đủ như

vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là

bức chân dung này..."

Page 54: TTDC Thang 03/2012

SƯU TẦM TTDC 03-2012

Trang 54

Có người la lên "Đó chỉ là

chân dung đứa con trai ông cụ

thôi! Sao chúng ta không bỏ

qua nó, và bắt đầu bằng

những bức có giá trị thật sự?"

Người điều khiển nói:

"Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức

này trước!"

Người điều khiển bắt đầu:

"Ai sẽ mua với giá mười

triệu?"

Không ai trả lời nên ông ta

lại tiếp: "Ai sẽ mua với giá

năm triệu?"

Cũng không có ai trả lời

nên ông ta lại hỏi: "Có ai mua

với giá hai triệu?"

Cũng không ai muốn mua.

Người điều khiển lại hỏi:

"Không ai muốn trả giá cho

bức tranh này sao?" Một

người đàn ông già đứng lên:

"Anh có thể bán với giá năm

trăm ngàn được không? Anh

thấy đấy, năm trăm ngàn là tất

cả những gì tôi có. Tôi là hàng

xóm của ông cụ và tôi biết

thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng

bé lớn lên và tôi thật sự yêu

quý nó. Tôi rất muốn có bức

tranh đó. Vậy anh có đồng ý

không?"

Người điều khiển nói:

"Năm trăm ngàn lần thứ nhất,

lần thứ nhì, bán!"

Tiếng ồn ào vui mừng nổi

lên và mọi người nói với

nhau: "Chúng ta có thể bắt

đầu thật sự được rồi!" Người

điều khiển nói: "Xin cảm ơn

mọi người đã đến. Thật là

vinh hạnh khi có mặt những

vị khách quý ở đây. Bữa nay

chúng ta sẽ dừng tại đây!"

Đám đông nổi giận: "Anh

nói là hết đấu giá? Anh vẫn

chưa đấu giá toàn bộ các tác

phẩm nổi tiếng kia mà?"

Người điều khiển nói: "Tôi xin

lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã

chấm dứt. Mọi người hãy xem

chúc thư của ông cụ đây:

“NGƯỜI NÀO LẤY BỨC

CHÂN DUNG CON TÔI SẼ

ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC

TRANH CÒN LẠI!”

Và đó là lời cuối cùng!

TT

Page 55: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SƯU TẦM

Trang 55

XE ĐẠP ƠI

Giờ đây khi ra đường với

chiếc Dream bóng lộn, có

giây phút nào anh nhớ đến

xe đạp xưa?

Vậy là hai năm đã trôi qua,

một thời gian không dài

nhưng cũng đủ để quên đi

một người

và tìm thân

người mới.

Thế nhưng

em vẫn

không thể

quên được

anh, quên

những kỷ

niệm của mối tình đầu.

Tất cả các con đường của

thành phố này đều có dấu

vết của kỷ niệm. Ngày ấy

trên chiếc xe đạp cũ, anh chở

em đi khắp phố phường, len

lỏi qua từng ngõ ngách. Có

lần em hỏi: “Anh mệt

không?”. “Mệt. Nhưng chả lẽ

để em chở anh sao?”.

Mình yêu nhau chân

thành, không hề giữ kẽ như

những đôi tình nhân khác

phải không anh?

Thế nhưng, kết cục

chuyện tình mình lại giống

những đôi tình nhân khác.

Em tin rằng

anh yêu em

“anh yêu em

nhiều hơn là

em nghĩ” như

lời anh thường

nói. Nhưng

tình yêu ấy

không đủ sức

để quên đi những tính cách

vốn có của mình. Những gì

anh cần, em hoàn toàn không

có. Cuộc chia tay đã xảy ra

ngoài dự liệu của em. “Mình

chia tay thôi”. Có lẽ anh nói

lời chia tay với em, chẳng

phải vì một bóng hình nào

khác, chỉ vì anh nghĩ đã đến

lúc anh “phải” như thế. Vậy

là hết!

Page 56: TTDC Thang 03/2012

SƯU TẦM TTDC 03-2012

Trang 56

Tuy đau khổ, nhưng em

cũng không muốn giữ lại

những gì đã thật sự không

muốn ở lại với mình. Ðôi mắt

ráo hoảnh. “Vâng, đến một

lúc nào đó em cũng sẽ quên

anh. Một năm, một tháng

hoặc có thể ngày mai, ngay

sau khi em thức giấc”.

Em nhìn lại lần cuối cùng

căn phòng nhỏ mà em biết

không bao giờ trở lại. Em

nhìn anh như nhìn một kẻ xa

lạ rồi bước ngay, bỏ lại sau

lưng đôi mắt mở to sửng

sốt... Anh biết không, trên

đường về, đôi mắt em vẫn

ráo hoảnh. Em biết rằng nếu

em khóc được, hẳn sẽ dễ chịu

hơn nhiều. Nhưng em không

thể khóc, không thể khóc

trước cái chết của trái tim

mình...

Thế rồi ta mất nhau, mất

luôn những buổi chiều rong

ruổi khắp phố phường. Xe

đạp buồn thiu... Em lại sống

những ngày không có anh, cố

làm việc để lấp đầy khoảng

trống, cố trở thành một con

người khác với những suy

nghĩ chín chắn hơn. Bởi em

có cảm giác như ở đâu đó,

anh vẫn đang theo dõi và sẽ

cười nhạo nếu em là một con

bé yếu đuối quỵ lụy.

Em có thói quen chê trách

những bài thơ thất tình ướt

nhẹp, những cô gái, chàng

trai ở trang tiểu thuyết rẻ

tiền, nhưng chỉ có em, em

mới hiểu được chính bản

thân mình. Những khi xong

việc, có một nỗi buồn thôi

thúc em đi lang thang trên

phố, loay hoay với sự lạc

lõng của mình. Quay đều,

quay đều... từng vòng xe. Ðôi

khi em lại thấy hình ảnh

chúng ta ngày xưa; anh biết

không, trái tim tội nghiệp

của em lại nhói đau. Ngày

Chủ Nhật, thành phố này

chợt rộng đến mức không có

những cuộc gặp gỡ tình cờ

trên đường.

Page 57: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SƯU TẦM

Trang 57

Ðôi lúc em nhớ anh đến

không chịu nổi, xé vội tờ giấy

chỉ để viết vội vàng: “Em

nhớ anh lắm”. Nhưng biết

bao lần, người viết thư cũng

lại là người nhận.

Giờ đây khi ra đường với

chiếc Dream bóng lộn, có

giây phút nào anh nhớ đến

xe đạp xưa?

Thu Trâm

GỌI TÊN MÙA HẠ

Ở nơi mùa Hạ đi qua, mùa

Thu sẽ tới. Ðã có đôi lần gã

dừng xe lại giữa phố bởi ý

muốn kỳ quặc: ngoái nhìn lại

quãng đường đã đi qua của

mình. Ðó là ý muốn lạ lùng

bởi nó giữ gã trong sự bồn

chồn khó hiểu mà có đêm nó

dựng gã dậy giữa những giấc

mộng mơ hồ, nó gần như là

một tình yêu không được

đền đáp.

Những kẻ lang thang vào

mùa Thu giống nhau bằng

dáng đi xộc xệch và ánh mắt

dại khờ câm nín. Gã không

thể đứng đắn được dù qua

tuổi mười bảy rất lâu rồi.

Thời gian lướt nhanh như

cánh chim nhạn, mùi bùn

thơm trên vết chân còn làm

nao lòng tất cả những kẻ

từng đi qua cỏ non.

Bài hát yêu thương chỉ là

âm hưởng còn trong căn

phòng khép cửa. Gã đi mãi,

chưa bao giờ biết rằng ngày

tháng đến rồi đi trong đời

người ta không phải bằng

những tờ lịch mỏng manh rơi

cùng ngày. Gã thôi đếm tuổi

mình từ khi nhận ra mình

không còn biết chờ mong.

Hạnh phúc là chiếc lá rớt tình

cờ vào đời gã không trở lại

lần nữa. Gã nghi ngờ mọi

tấm gương, vì ở trong gương

gã sầu muộn quá.

Mùa Thu - Cỏ biết vàng,

lời hát có cánh bay đi. Gã ở

Page 58: TTDC Thang 03/2012

SƯU TẦM TTDC 03-2012

Trang 58

lại cảm thấy trong lòng mùa

Thu đang ngậm ngùi như kẻ

tha phương ngày nào đó

nhìn thấy tầm xuân nở hồng

bờ rào nhà người mới hay

mình lạc lõng nơi đất khách.

Bài hát yêu thương đã chỉ

còn là âm hưởng đọng trong

căn phòng tối. Tháng bảy,

qua cửa sổ con tàu gã con trai

muốn giữ mãi bàn tay cô nhỏ

mà không nổi. Chuyến tàu

mang cô đi xa lắc, hết ngày

này qua ngày khác. Rồi một

dạo, gã nhớ cô lắm. Thỉnh

thoảng gã cũng tìm cách ra

đứng ở sân ga. Gã nhìn

người ta đưa đón nhau, hy

vọng được thấy lại từ cửa sổ

một con tàu nào đó những

ngón tay thiếu nữ mềm và dễ

thương nhớ như hoa Ngọc

Lan, để gã lại được gọi tên:

“Cô nhỏ yêu dấu!” nghe lòng

buồn ngơ ngác. Chỉ mùa Thu

mới biết gã tiễn đưa cuộc

hành trình.

Chiều nay, gã ngủ gục

trên bàn giấy, nghe mơ hồ

tiếng cô nhỏ cười, quen

thương đến đau lòng. Trong

mơ, gã đã yêu cô “Và tình

yêu giống như bông hoa...”.

Cô nhỏ khóc, nước mắt qua

kẽ tay rơi dài trong mùa Thu.

Tiếng chuông xe điện leng

keng hoài. Ô kìa, người ta đã

mang tàu điện đi ba năm rồi

kia mà! Ðã ba năm không

còn nghe tiếng chuông lanh

canh, thành phố mỗi sáng

ngủ quên... Cô nhỏ yêu dấu,

em gọi tên tôi đấy ư? Tháng

bảy bất chợt mưa, tóc em còn

ướt từ bấy đến giờ? Tôi chỉ

biết nhớ chứ đã kịp nói gì

đâu... Gã bị kéo ra khỏi giấc

mơ bởi người bạn đồng

nghiệp. Vốn là người thích

đùa, anh ta buộc quanh tai gã

sợi chỉ rồi kéo. Anh ta nheo

mắt cười thích thú. Gã lúng

túng gỡ sợi dây và suýt nữa

òa khóc.

Page 59: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SƯU TẦM

Trang 59

Cô nhỏ yêu dấu, bây giờ

em ở phương nào? Chiều nay

tan sở, gã đã dừng xe nhìn lại

phố nhỏ và cây hoàng lan

quen thuộc, vẳng đâu đây

tiếng nhạc của một

tình khúc cũ, gã nghe từ năm

mười hai tuổi. Cũng quãng

phố này một hôm gã giúp

một bà cụ gánh đôi giành lá

thơm, lơ đãng nghe cụ kể

chuyện chợ búa. Chiếc đòn

gánh in vết vào vai gã.

Bây giờ trở về một mình,

treo mũ lên mắc áo sau cửa,

thắp lên ngọn đèn trong sự

im lặng của một buổi chiều

muộn, gã hiểu rằng nỗi cô

đơn mới là gánh nặng mà gã

mang đi suốt cả cuộc đời.

Ngày mai, gã sẽ đem về

một cây Hoàng Lan nhỏ để

trồng trong vườn. Nhiều

năm nữa, khi thời gian đủ

sức xóa nhòa hình bóng cô

nhỏ, hoa Hoàng Lan nở vàng

sẽ bắt gã phải nhớ về một

cuộc chia tay ở mùa Thu,

ngày ấy cô nhỏ vẫn còn chưa

là người lớn...

Rất ít người, và hơn nữa, chỉ những người tuyệt vời nhất

mới có thể nói một cách giản dị và chân thành: “Tôi không biết”. D. Pixarep

LÃO QUỲ Tiếng chổi soàn soạt dưới

chân dãy tập thể đánh thức

mọi người. Không cần nhòm

ra nhưng họ biết chắc là lão

Quỳ.

Cả khu tập thể chẳng ai biết

lão Quỳ làm việc ở đây từ bao

giờ. Họ quen với hình ảnh lão

cặm cụi với cây chổi và đôi

quang gánh cần mẫn bất kể

Page 60: TTDC Thang 03/2012

SƯU TẦM TTDC 03-2012

Trang 60

trời mưa hay nắng. Hễ thấy

cái dáng hơi gù, lềnh lệch,

bước thấp bước cao thấp

thoáng quanh khu tập thể,

người ta lại réo tên lão khi cần

thuê dọn cái gì đó. Lão làm rất

chu đáo và nhanh. Người ta

cũng chỉ cần lão lúc ấy, bởi

chẳng ai dám gần lão vì lão

bẩn thỉu, lại còn ngây ngây

một cách đáng sợ.

Lão Quỳ cũng chẳng dám

phiền ai. Cầm những đồng

tiền công sức của mình chẳng

bao giờ lão biết đó là bao

nhiêu, thấy nhiều thì lão thích

hơn. Chẳng thế mà đám sinh

viên ranh ma toàn trả những

tờ 500 đồng. Tiền kiếm được

đến bữa, lão mang bát đến

nhà ăn tập thể để người ta bán

cho một suất cơm thương hạị

Đêm đêm lão nghỉ tại một căn

nhà chật hẹp như cái nhà kho

ở cuối dãy tập thể mà nhà

trường phân cho.

Hình như cả đời lão chỉ gắn

với công việc dọn vệ sinh để

kiếm sống. Lão sống bằng cái

nghề này bao năm rồi lão

chẳng buồn biết. Thế nhưng

lão đâu có yên ổn bằng cái

nghề nhỏ mọn của mình.

Trường đã tuyển hẳn những

lao công mình mẫn, có sức

khoẻ để vệ sinh quanh trường.

Lão mất việc làm. Người ta

thấy lão phải nhặt nhạnh rác

rưởi, lúc đôi dép nhựa hỏng,

lúc thì cái quần rách ai vứt...

Có người thương hại lão thỉnh

thoảng gọi lên thuê dọn nhà

vệ sinh. Những lúc ấy nhìn lão

rạng rỡ như trẻ con. Những

đồng tiền 500 cũng dần làm

cho suất cơm của lão vơi đi

trong thời buổi kinh tế thị

trường.

Bẵng đi một thời gian người

ta không thất lão đâu nữa. Họ

chỉ ngạc nhiên, nhưng không

ai bàn luận. Lão ốm, có người

bảo vậỵ Lão ốm cũng phải

thôi vì lão đã già lắm rồi, hơn

nữa những đồng 500 ít ỏi

không đủ cho lão qua ngàỵ

Không biết có ai đặt câu hỏi

làm sao lão sống được trong

Page 61: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SƯU TẦM

Trang 61

những ngày đó. Người như

lão làm sao mà có vợ con, còn

anh em thì ai biết đâu được.

Người ta dần quên lão. Chỉ

khi nhìn thấy đống rác ngập

ngụa, bất giác mới có người

nhớ đến lão mà thôi.

Đó là chuyện của lão Quỳ ở

khu tập thể tôi ở. Nhưng có

một lần tôi đã sững sờ khi

thấy một lão Quỳ thứ hai ở

khu tập thể khác. Cũng cái

điệu ngây ngô, dáng đi lềnh

lệch với cây chổi trên tay. Tôi

buột miệng gọi "lão Quỳ". Lập

tức ông già kia quay lại, nhe

răng cười ngây ngô: "Cô muốn

dọn vệ sinh hả?". Tôi ngỡ

ngàng, còn lão giải thích: "Quỳ

ốm ở nhà rồi, không làm được

nữa, tôi phải đi làm nuôi ông

ấy".

Câu nói trong dáng vẻ ngây

ngô mà chẳng ngây ngô chút

nào, lại thản nhiên đến mức

tôi cảm thấy nghèn ngẹn nơi

cổ. Hóa ra lão Quỳ còn có anh

em, mặc dù không phải ruột

thịt. Họ chỉ cùng hoàn cảnh,

cùng nghề kiếm sống biết tìm

đến nhau, dựa vào nhau mà

sống. Lão Quỳ anh lao động

đến lúc kiệt sức, còn lão Quỳ

em nữa.

Và lão Quỳ anh chết thật.

Người ta bắt đầu công nhận

sự trong sạch của lão. Không

bao giờ lão ăn cắp hay làm

một việc gì bậy bạ. Chuyện kể

về lão: Có một gia đình trong

khu tập thể bất đắc dĩ phải gửi

lão ít đồ cũ, không giá trị chưa

mang hết về nơi ở mới. Họ

không tin lão, vả lại nghĩ lão

nghèo, nên không quay trở lại.

Một thời gian dài tình cờ gặp,

họ vẫn thấy đồ của mình còn

nguyên vẹn trong gian nhà

chật chội nghèo nàn của lão.

Phải! Đến lúc lão chết người ta

mới nhận ra lão trong sạch.

Page 62: TTDC Thang 03/2012

SƯU TẦM TTDC 03-2012

Trang 62

Lão đã sống bằng chính sức

lao động tàn tật của mình.

Chắc rằng nơi chín suối lão sẽ

không tủi hổ cho cuộc đời làm

người. May mắn, ông trời cho

lão cầm cái chổi chứ không

phải cái khác. Nhưng biết đâu

lão có thể cầm được

cái khác tốt đẹp hơn nếu

người ta sớm nhận ra lão

trong sạch, lão biết sống lương

thiện trong cái vẻ ngoài bẩn

thỉu.

...Tiếng chổi soàn soạt, soàn

soạt... cần mẫn, đều đều, cái

lưng gù lềnh lệch nhòa nhoẹt

trong buổi sớm tinh mơ.

Người ta giật mình: "Hình

như ma của lão Quỳ, lão chết

rồi cơ mà". Không ai hiểu rằng

vẫn còn kiếp người như thế

đang làm phận sự kiếm sống

của mình. Liệu người ta có

nhận ra sự trong sạch, lương

thiện của lão Quỳ em không

nhỉ? Hay phải đợi đến lúc lão

chết?

Phạm Mai Hương

Thương mẹ Ba bị tai nạn mất khi mẹ chưa bước vào tuổi ba mươi.

Mẹ ở vậy nuôi con.

Con lêu lổng chơi bời, mẹ khóc. Con ngoan, học giỏi... mẹ cũng

khóc và mẹ luôn khóc khi đốt nhang cho ba.

Hồi đó, con đâu hiểu tại sao ít thấy mẹ cười.

Lớn lên, nghe câu hát: “... Mẹ đi lấy chồng con ở với ai...”

Con lại khóc vì thương mẹ.

Khiêm tốn thật sự không có nghĩa là không biết đến những giá trị của mình mà chính là

nhận ra những chân giá trị ấy. J. C. Hare

Page 63: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SỐNG CHỨNG NHÂN

Trang 63

HÃY ĐẾN GẦN CHÚA MỖI NGÀY Bài 1: HÃY NGHE TIẾNG CHÚA NÓI.

Tôi vẫn thao thức đêm ngày vì biết rằng sự hiểu biết của mình

có giới hạn, về ngôn ngữ và sự diễn tả của mình còn thô ráp. Tuy

nhiên tình yêu Chúa lại luôn thúc đẩy tôi phải nói lên những gì

mình suy niệm và thao thức. Giêsu đã cho tôi một tình yêu kỳ lạ,

đã đánh thức sự mê ngủ của tôi qua con người Giêsu hạ mình như

tôi tớ: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi vì tôi

có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11: 28). Hơn 20 năm chỉ

tâm nguyện học nơi Chúa một câu, nhưng giờ đây trước mặt

Chúa, tôi cũng chỉ như chiếc thuyền vừa ra khỏi bờ.

NGHE TIẾNG CHÚA

NHƯ THẾ NÀO?

Chúa đánh thức chúng ta

qua mọi biến cố trong cuộc

đời, qua lời các bậc bề trên,

bạn bè, qua sách báo hoặc

đôi khi ngay chính con cái

hoặc các học trò của ta: tùy

từng trường hợp mà Chúa

Thánh Thần tác động vào

tâm trí qua lời nói hoặc việc

làm của đối tượng đến với ta.

Thí dụ: một ngày nọ tôi đi

thăm một bệnh nhân bị liệt

trên đường Chu Văn An

phường 12 quận Bình Thạnh,

sau những giờ lao động và

đạp xe rã rời, lại thêm gia

đình người bệnh thiếu thiện

chí. Tôi chán nản than với

Chúa: có lẽ con bỏ cuộc Chúa

ơi! Tuy nhiên tôi đạp xe qua

vài ba chục mét, gặp một sư

bà từ chùa ra, tôi cúi đầu

chào cụ. Cụ cười nói: “Ông

làm việc đó tốt lắm…”. Tôi

hết mệt và quay trở lại với

anh Phêrô đó…”.

Còn nhiều trường hợp

như lần tôi muốn nghỉ lễ

chiều để xem đá banh, đứa

cháu nội 6 tuổi nói: “Hôm

Page 64: TTDC Thang 03/2012

SỐNG CHỨNG NHÂN TTDC 03-2012

Trang 64

nay ông không dẫn con đi lễ

à?” Tôi đấm ngực, xin Chúa

thứ tha và mặc quần áo để

dẫn các cháu đi lễ. Chúa

Thánh Thần dùng nhiều hình

thức để khuyến khích, để

nhắc nhở ta. Điều quan trọng

là ta phải nhận ra tiếng nói

đó, và sẵn sàng làm theo ý

Ngài. Sự hiện diện của Chúa

qua lời Ngài trong bốn Tin

Mừng. Nói một cách tổng

quát hầu hết ai cũng biết như

thế. Nhưng có một điều chắc

chắn là rất ít người thích đọc

lời Chúa. Tại sao?

Có nhiều lý do được viện

dẫn, đa phần thì cho rằng:

chỉ cần nghe các linh mục

giảng dạy là đủ. Thật đó là

điều đúng nhưng chưa đủ.

Lời Chúa là kho tàng kỳ bí,

không thể đong đo, đếm, để

có thể múc cạn được chân lý.

Học và suy niệm lời Chúa

tùy lúc và tùy mỗi người, sẽ

chiêm niệm được tiếng nói

yêu thương của Đức Kitô. Dù

linh mục nào có thông thái

đến đâu cũng không thể cho

rằng: mình đã nói được hết

những huyền nhiệm của Lời

Chúa. Cũng vậy, Lời Chúa

tác động tùy mỗi tâm hồn khi

đón nhận. Chẳng hạn câu:

“Không ai có thể làm tôi hai

chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này

mà yêu chủ kia. Hoặc sẽ gắn

bó với chủ này mà khinh dể

chủ nọ. Anh em không thể

vừa làm tôi Thiên Chúa vừa

làm tôi tiền của được” (Mt

6:24).

Với người lấy phục vụ là

niềm vui, lấy Chúa làm lý

tưởng thì lời Chúa làm chan

chứa niềm an ủi. Nhưng với

những người làm giàu bằng

mọi cách, bằng bất cứ thủ

đoạn nào, thì đó lại là lời

cảnh tỉnh, lời khép tội của

một quan tòa.

ĐƯỜNG NÀO ĐỂ THEO

CHÚA

Nếu lập luận theo toán

học: điều kiện ắt có và đủ của

Page 65: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SỐNG CHỨNG NHÂN

Trang 65

người môn đệ Đức Kitô phải

có: “Ai muốn theo thầy phải

từ bỏ chính mình, vác thập

giá mình mà theo” (Mt

16:24). Khi được làm con

Chúa, tôi đọc rất kỹ, tra từng

câu trong bốn Tin Mừng xem

Chúa có hứa một phần

thưởng nào đó về vật chất

hoặc thể lý cho con người

không? Nếu tôi đặt mục tiêu

vào cuộc sống hạnh phúc cho

đời tôi ở trần gian: giàu có,

danh vọng, hạnh phúc.

Tôi sẽ thất vọng ê chề. Tôi

sẽ phải vác thập giá của

chính mình với những đắng

cay của thân phận kiếp

người: bệnh tật, nghèo khó,

yếu đuối! Chúa không vác hộ

tôi để tôi đi thênh thang,

Ngài muốn tôi vác lấy và

Ngài đi bên tôi để an ủi,

khuyến khích. Tôi vui vẻ

chấp nhận đi bên Ngài, tôi

trở thành bạn đường đồng

hành với Ngài, và gánh nặng

đời tôi sẽ có người chia sẻ.

Ngay Chúa Giêsu cũng tự

khẳng định: “Tôi đến không

phải để làm theo ý tôi, nhưng

để làm theo ý Đấng đã sai

tôi” (Ga 6: 38). Do đó người

môn đệ của Ngài, không phải

là chỉ có kêu cầu Thiên Chúa,

nhưng là thực thi ý của Thiên

Chúa.

Có câu chuyện kể rằng:

một người cha sai đứa con đi

tìm vùng đất hứa. Trước khi

đi, người cha trao cho hai con

hai cái balô trong đó có đồ ăn

và nước uống. Cha còn dặn

không được phung phí dọc

đường và phải khôn ngoan.

Người con thứ nhất nói với

người con thứ, đường dài

không biết bao nhiêu, vì thế

ta chỉ dùng thức ăn và nước

uống hạn chế. Tuy nghe anh

cảnh tỉnh thế nhưng người

em thấy bụng vơi lúc nào là

lại lấy ra ăn. Cho đến một

ngày kia, hai anh em đi đến

một chân núi, nhìn núi cao

sừng sững, người em oán

Page 66: TTDC Thang 03/2012

SỐNG CHỨNG NHÂN TTDC 03-2012

Trang 66

trách cha gây khó dễ cho

mình, bao nhiêu thức ăn

mang theo anh bỏ ra ăn hết,

đã ăn thì phải uống, thế là

anh tự làm luôn một mạch,

dòng nước mát khoan khoái

làm sao. Khi nước vừa hết,

cũng là lúc bụng anh ta căng

tròn nặng nề không thể nào

leo núi được. Còn người anh

vâng lời cha, chỉ nhắp từng

ngụm một, cho đến khi vượt

qua được ngọn núi.

Thiên Chúa cũng như

người cha, Ngài là tình yêu,

nên Ngài muốn chúng ta

hướng tới cái đích hạnh phúc

bất biến đời đời. Ngài

không hứa sẽ chữa lành bệnh

tật, khổ đau và túng thiếu

của con người. nhưng Người

muốn tất cả mọi người, ở địa

vị nào cũng phải cộng tác với

Ngài để chia sẻ cho những

người xung quanh. “Mỗi lần

các người làm như thế cho

một anh em bé nhỏ nhất của

Ta, là các người đã làm cho

chính Ta. Mỗi lần các người

không làm như thế cho một

trong các anh em bé nhỏ nhất

đây, là các người đã không

làm cho chính Ta.” (Mt

25:31–46).

Chúa là người cha giầu

lòng thương xót; Ngài sẽ ban

những gì cần thiết nhất cho

phần rỗi đời đời của chúng

ta. Nhưng những điều đó

chúng ta như đứa trẻ thơ

không hiểu được tấm lòng

của cha mẹ…(còn tiếp)

Bùi Ninh Cơ

Muốn mang vòng nguyệt quế, thì ít ra anh cũng phải có cái đầu.

(Ngạn ngữ Ý)

Page 67: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SỐNG CHỨNG NHÂN

Trang 67

HẠNH PHÚC CHO ĐI Đời cho ta ngọt ngào hơn cay đắng.

Ta hiến cho đời bằng cả trái tim

Hỏi rằng ai mua? ai kiếm? ai tìm?

Là ánh mắt, là nụ cười rạng rỡ

Này người yêu ơi! Ta xin nói nhỏ

Nước mắt mong chờ hạnh phúc ngày xưa

Những ngóng trông nhau biết mấy cho vừa…

Đừng giận dỗi, ta xin người tha thứ!

Đời trôi qua không êm đềm lặng lẽ

Nước đầu ghềnh va đập cuốn lê thê

Hòn đá vẫn lăn theo sóng đẩy đi về

Con sóng dữ không phá đi bình lặng

Rồi một ngày bình minh kia ló dạng

Ta nghe tiếng Ngài phán động trong tim:

Hãy theo Ta cố gắng kiếm tìm

Cho tất cả, con nhận hơn thế nữa.

Bước theo Chúa hơn nửa đời hoen úa.

Tình yêu nay xin trải rộng mọi nơi

Dù xác thân con hèn yếu cuộc đời

Lời Ngài dẫn dắt con đi từng bước.

Giêsu ơi! Ngày đêm con vẫn gọi

Thân xác con run rẩy vì Ngài

Hạnh phúc nào đầy ắp sớm mai

Là Giêsu là con đường đi tới.

Bùi Ninh Cơ Sự khôn ngoan có giới hạn, còn sự ngu ngốc thì… vô hạn.

(Gơray)

Bóng tối không phải là lý do để không tin vào bóng tối.

(A.Valentin)

Page 68: TTDC Thang 03/2012

DC CAFE’ TTDC 03-2012

Trang 68

69 mẹo vặt trong cuộc sống (tt) 24. Cách rửa xoong chảo bị cháy khét: Khi nấu ăn, lỡ để khét

làm thức ăn dính dưới đáy xoong, đáy chảo, hãy bỏ vào một ít

muối, thêm vào một ít nước và đặt xoong, chảo vào thau nước

lạnh, ngâm vài giờ, rồi chùi rửa sạch.

25. Khử mùi hôi trong hộc tủ: Cho một ít than củi vào trong

một cái ly, đem bỏ vào hộc tủ, than củi sẽ hút hết mùi hôi khó

chịu đi.

26. Muốn nhóm bếp than mau cháy: Hãy để củi chẻ nhỏ mồi

lửa phía dưới, rắc một ít muối lên than, muối sẽ hút hết nước

và tỏa nhiệt làm cho than mau cháy.

27. Cách trừ kiến bu vào thức ăn: Chà nước cốt chanh thối lên

chân bàn để thức ăn, kiến sẽ không bu vào được. Để đuổi kiến

đi, hãy đặt một miếng chanh thối lên đường đi của kiến, hãy

phủ lên thịt, cá một ít hành bằm nhuyễn, kiến sẽ không bu vào.

28. Để dành cá tươi không cần tủ lạnh: Lấy bông gòn, thấm

cồn 90 độ, nhét vào mang cá, sẽ giữ được cá tươi hai ba ngày

mà không cần tủ lạnh.

29. Để dành chanh và dưa leo: Muốn giữ dưa xanh, chanh tươi

lâu, ngâm vào trong nước lạnh.

30. Để mỡ chiên không bị cháy: Khi chiên thức ăn, mỡ thường

bị cháy đen, Để tránh điều này, hãy cho một ít khoai tây xắt

nhỏ bỏ vào chảo trong khi chiên.

31. Kho cá biển, cần biết: Khi nấu món ăn kho với cá biển, hãy

thêm vào nồi vài muỗng canh nước trà đặc. Sau đó, kho cho

đến cạn nước, thịt cá sẽ chắc lại và không còn mùi tanh.

32. Luộc gan heo cho ngon: Khi mua, phải chọn miếng gan có

màu hồng, hơi cứng. Khi luộc, lúc nước sôi, cho vào nồi nước

vài lát hành tây mỏng và một ít muối.

Page 69: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SỐNG CHỨNG NHÂN

Trang 69

33. Cách làm măng không đắng: Trước khi luộc măng, cắt

măng ra, chờ nước sôi rồi cho măng vào luộc. Nhớ để cho

măng sôi khoảng vài phút, rồi mới vớt ra. Khi ăn, sẽ thấy măng

không còn đắng nữa.

34. Cách luộc măng khỏi bị đắng: Muốn măng không bị đắng,

trong khi luộc, không nên đụng đũa vào măng.

35. Cách luộc rau muống cho xanh và giòn: Đun nước sôi

trước, rồi mới cho rau vào nồi, thêm một ít muối và đun lửa

thật lớn. Khi rau chín, mở vung nồi, đảo đều rồi bắc xuống.

Vớt ra ngay đĩa. Đem đĩa rau để lên bàn, nhưng không đậy

lồng bàn để hơi nóng thoát ra dễ dàng, rau mới xanh.

36. Muốn nấu các loại củ to cho mau chín: Đối với các loại củ

to để nấu hay luộc cho mau chín và không bị sượng hay nứt,

trước khi nấu, dùng vật nhọn như kim khâu dài loại to, đâm

vài lỗ theo chiều dài củ khoai.

37. Bóc vỏ tỏi: Để bóc vỏ tỏi, vừa nhanh vừa sạch, hãy nhúng

tỏi vào nước nóng chừng 1 – 2 phút, rồi vớt ra, sẽ bóc được vỏ

rất nhanh.

38. Cách dùng tiêu cho đúng: Để mùi tiêu được thơm trong

thức ăn, nên cho tiêu khi món ăn đã nấu chín. Nếu cho tiêu vào

thức ăn khi còn sống, rồi mới nấu chín thì tiêu sẽ mất mùi

thơm, đồng thời bị phân hủy, phóng ra độc tố rất nguy.

39. Cách luộc trứng: Hãy cho muối vào nước để cho trứng

không bị bể trong khi luộc. Khi trứng chín, muốn bóc vỏ trứng

dễ dàng, trông đẹp mắt, không sứt sẹo, hãy ngâm trứng vào

trong nước lạnh khoảng 5 – 10 phút, rồi bóc vỏ.

40. Cách chiên trứng: Muốn cho trứng không bị dính vào tô

trong lúc đánh trứng, trước tiên, phải tráng tô bằng nước lã.

Page 70: TTDC Thang 03/2012

DC CAFE’ TTDC 03-2012

Trang 70

Ngoài ra, cũng có thê pha thêm một chút nước khi đánh trứng

để được trứng nổi phồng sau khi chiên.

41. Để đánh trứng nổi bong: Muốn cho lòng trắng trứng nổi

bong lên, trước khi đánh, hãy nhỏ vài giọt chanh và một ít

đường vào trứng.

42. Món khoai tây chiên ngon: Sau khi gọt vỏ khoai tây, xắt

mỏng thành từng khoanh, rồi ngâm ngay vào nước muối

khoảng 1 giờ. Khi vớt ra, để trong rổ cho thật ráo nước. Khi

chiên, nên cho vào nhiều mỡ và chờ cho mỡ sôi, mới thả khoai

vào. Khoai vừa vàng, là vớt ra ngay.

43. Bí quyết chiên chả giò: Khi chiên chả giò, thường xảy ra

trường hợp chả bị cháy đen và không giòn, chưa chiên xong

dầu, đã bị đen. Dưới đây là bí quyết để có món chả giò ngon:

cho nhiều dầu vào trong xoong, khi dầu đã hết khói, cho vài

giọt chanh vào dầu sôi, khoảng 5 phút sau, cho một lát gừng

đập giập vào. Khi gừng đã vàng thì vớt ra bỏ. Chiên nhiều

lượt, mỗi lượt chiên, một lượng vừa kín mặt dầu thôi. Khi chả

giò vàng đều, hãy vớt ra, cho tiếp đợt mới vào chiên tiếp.

44. Khi bị ong đốt: Khi bị ong đốt, nếu ở tay chân, nặn nọc ong

ra, sau đó, lấy củ hành hoặc tỏi, cắt đôi và chà xát vào chỗ bị

ong đốt. Nếu bị ong đốt trên đầu, đâm củ hành hoăc tỏi ra cho

nhuyễn, rồi chà xát lên hay đắp lên chỗ ong chích.

45. Trừ kiến trong hũ đường: Hãy dùng một thanh sắt hay con

dao, bỏ vào hũ đường, các con kiến sẽ bò ra nơi khác.

46. Cách nối dây bếp điện bị cháy đứt: Hãy dùng một ít hàn

the phủ lên chỗ giao tiếp giữa hai đầu dây bị đứt, nó sẽ được

nối dính chắc chắn, xài rất bền.

Chúng ta cùng suy nghĩ nhé! I. Sức khỏe

Page 71: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SỐNG CHỨNG NHÂN

Trang 71

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một

tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ

không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.

II. Bí quyết trường thọ

1. Chấp nhận với những gì mình đang có

2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình

3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.

III. Phòng ngừa bệnh tật

1. Không vui quá hại tim

2. Không buồn quá hại phổi

3. Không tức quá hại gan

4. Không sợ quá hại thần kinh

5. Không suy nghĩ quá hại tỳ

6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên

7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua

IV. Thức ăn & uống trong ngày:

Một củ hành: chống ung thư

Một quả cà chua: chống tăng huyết áp

Một lát gừng: chống viêm nhiễm

Một củ khoai tây: chống xơ vữa động mạch

Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo

bón, giảm được béo.

Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng

Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:

1. Một Trung tâm: là sức khỏe

2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình

3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù

Page 72: TTDC Thang 03/2012

DC CAFE’ TTDC 03-2012

Trang 72

4. Bốn có: có nhà ở – có bạn đời – có bạn tri kỷ – có lòng vị tha

5. Năm Phải: Phải vận động - Phải biết cười

- Phải lịch sự hòa nhã - Phải biết nói chuyện

- Và phải coi mình là người bình thường..

VI. Trong cuộc sống chúng ta luôn:

1. Hãy dành thì giờ để suy nghĩ: Đó là nguồn sức mạnh.

2. Hãy dành thì giờ để cầu nguyện: Đó là sức mạnh toàn năng.

3. Hãy dành thì giờ cất tiếng cười: Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.

4. Hãy dành thì giờ chơi đùa: Đó là bí mật trẻ mãi không già.

5. Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu: Ưu tiên Chúa đã ban.

6. Hãy dành thì giờ để cho đi: Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.

7. Hãy dành thì giờ đọc sách: Đó là nguồn mạch tinh khiết.

8. Hãy dành thì giờ để thân thiện:Đó là đường dẫn tới hạnh phúc

9. Hãy dành thì giờ để làm việc: Đó là giá trị của thành công.

10. Hãy dành thì giờ cho bác ái: Đó là chìa khóa cửa Thiên Đàng.

Sưu tầm

Hạ sốt hiệu quả cho bé theo dân gian Có nhiều biện pháp dân gian giúp hạ sốt cho bé hay mà lại đơn giản,

không khiến bé phải khó chịu như khi uống thuốc hạ sốt.

Có những trẻ không uống được thuốc hạ sốt, cứ uống vào là nôn ọe,

có những bé lại nhất quyết không chịu uống thuốc. Các bậc cha mẹ

trẻ tự hỏi: Có cách nào hạ sốt cho bé đơn giản mà hiệu quả không?

- Dùng cây cỏ nhọ nồi: Cỏ

nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó

ngâm lại bằng nước muối đun

sôi để nguội rồi vớt ra cho vào

cối sạch giã nát. Lọc lấy nước

cho bé uống, mỗi lần uống

khoảng 50ml. Đối với bé dưới

1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên

để nguội rồi mới cho bé uống

cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi

có thể cho vào khăn xô để lau

người cho bé, lau nhiều nhất ở

Page 73: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SỐNG CHỨNG NHÂN

Trang 73

vùng trán, nách, bẹn và gan

bàn chân.

- Lau người cho bé: Đưa bé

vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt

quần áo và dùng khăn ấm lau

cho bé, nhất là các bộ phận

nách, hạch, bẹn... Không nên

đặt bé nằm ở nơi quá nóng.

Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn

ngày thường để dễ tiêu và

uống các loại nước như orezol,

nước chanh. Không chườm

cho bé bằng nước lạnh, nước

đá, cũng không được xoa dầu

gió cho bé.

- Tắm cho bé: Trước đây, các

cụ nhà ta thường kiêng kị việc

tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là

với trẻ con. Nhưng ngày nay,

nhiều nghiên cứu đã chứng

minh, tắm chính là cách hạ

nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng

phải tuân thủ các kĩ thuật.

Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là

cực kì quan trọng vì não trẻ

còn yếu nên rất dễ bị tổn

thương. Tắm là cách chủ yếu

để hạ nhiệt cho não. Đưa bé

vào phòng kín, đóng hết các

cửa để tránh gió và cởi bỏ hết

quần áo của trẻ. Nước tắm

phải đảm bảo thấp hơn 2 độ

so với nhiệt độ cơ thể trẻ

(không thấp hơn quá nhiều để

tránh sốc nhiệt, bé bị lạnh). Để

bé vào chậu nước và tắm bình

thường, tắm cả đầu trong

khoảng 5-10 phút mà vẫn phải

giữ sao cho nhiệt độ của nước

tắm chỉ kém 2 độ so với thân

nhiệt bé. Sau khi tắm, lau thật

khô người cho bé và cho bé

mặc quần áo mỏng. Vài tiếng

sau có thể cho bé tắm lần nữa

để hạ nhiệt độ. Khi tắm cho

bé, điều quan trọng nhất là

phải tránh gió để bé không bị

lạnh.

- Xông cho bé: Đổ nước nóng

vào bồn tắm hay một chậu lớn

rồi pha một thìa dầu khuynh

diệp hoặc benjoin vào. Phòng

tắm phải đóng kín để hơi bốc

lên không bị thoát ra ngoài. Bế

bé trên tay hoặc để ngồi dưới

sàn có trải khăn. Khoác một

khăn tắm quanh người bé, không

cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra

nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ

Page 74: TTDC Thang 03/2012

DC CAFÉ’ TTDC 03-2012

Trang 74

thấm qua da được bé thở hít vào

phổi.

Ngoài ra, có một số lưu ý mà

cha mẹ cần nhớ mỗi khi hạ sốt

cho con:

- Trong quá trình hạ sốt, tuyệt

đối không bật quạt, bật điều hoà.

Làm như thế, da bé khô sẽ mất

nước và khó hạ sốt. Hãy để cho

bé tự ra mồi hôi.

- Mặc quần áo thoáng cho bé,

lau sạch mồ hôi và thay quần áo

cho bé. Dùng quạt nan quạt nhẹ

bằng tay cho bé được thoáng nếu

cần thiết.

- Cho bé ở trong nhà và ở nơi

mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài

trời thì phải chọn chỗ bóng râm.

- Cho bé uống nhiều nước, có thể

cho uống dung dịch oresol để bù

nước, tránh tình trạng mất nước

quá nhiều.

- Cho bé ăn đồ ăn lỏng, uống

nước mát như sữa chua, cháo,

súp…

Trong trường hợp bé sốt quá 3

ngày mà không đỡ dù đã áp

dụng mọi cách thì nên đưa bé đi

khám sớm. Với bé dưới 3 tháng

tuổi thì nên đưa bé đi khám ngay

khi bị sốt. Nếu bé khó thở, nổi

nốt trên da kèm sốt thì càng nên

đưa đi khám vì có thể bé đang

mắc bệnh truyền nhiễm nặng.

Hai bàn tay - Cô ơi, cho vẽ tự do!

- Cô cho các em vẽ về những gì các em biết ơn nhất!

Lớp học rộn ràng như ong bướm đón mừng xuân. Cuối lớp, Tâm

cặm cụi vẽ hai bàn tay. Cô xúc động trước bức tranh này:

- Bàn tay của ai thế?

- Bàn tay của cô đấy ạ! Cô nghèn nghẹn:

- Sao cả hai bàn tay phải?

- Bàn tay này của mẹ em. Mẹ em chỉ còn có một tay...

Cô nâng niu bàn tay Tâm như mọi ngày. Trái tim và bàn tay cô thêm

ấm áp nhờ bàn tay nhỏ bé truyền sang!

Page 75: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SỐNG CHỨNG NHÂN

Trang 75

TẬT NGUYỀN Gã liếc mắt, thằng bé chừng 10 tuổi đen đúa, gầy nhom và

rách rưới lập tức lăn ra đất co giật. Đám đông hiếu kỳ xúm lại

xem, tiếng gã nói như nấc "Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại…"

- "Úi giời, đàn ông đàn anh mạnh khoẻ thế kia mà đi ăn xin à?"

- "Nó vừa đi lại bình thường mà, chắc giả vờ để gạt tiền người

ta…"

Những cái bĩu môi, những ánh mắt khinh rẻ. Đám đông dần

tản ra, cũng có vài kẻ ra chiều thương hại ném vào chiếc nón

nát của gã vài đồng lẻ.

Tháng 12, trời chuyển mùa, cái lạnh cắt da cắt thịt làm gã

đói. Thằng bé cũng đói nhưng chẳng than lấy một tiếng. Cứ

lon ton chạy theo gã với bộ quần áo mỏng tanh và đôi dép tổ

ong mòn vẹt. Thằng bé với gã chẳng máu mủ ruột già gì, chẳng

qua cùng cảnh ngộ nên nương tựa vào nhau để sống. Gã kiếm

được nó lang thang gần gầm cầu Long Biên và từ đó bắt cặp

với vai diễn cha con.

Cái nghề của gã cũng nhiều kẻ máu lạnh, hoặc có thể do

nghèo hèn mà sinh ra như thế. Có hôm, gã bắt gặp ả đồng

nghiệp hỉ hả đếm tiền nơi góc chợ với đứa bé tật nguyền ẵm

ngửa trên tay. Trông đứa bé đáng thương bao nhiêu thì tiền

trong nón ả đầy hơn bấy nhiêu. Những lúc như thế, trong đầu

gã lại trào lên một ý nghĩ đen tối, gã nhìn bàn tay, đôi chân

lành lặn của thằng bé.

Tối ấy, trong căn lều tạm bợ che bằng mấy tấm bạt và vài

thùng cáctông, thằng bé co ro rúc vào nách gã thủ thỉ: "Chú Ba

này, con thấy thằng An cụt bên chợ hay được các bà cho tiền

lắm". Gã trầm ngâm không trả lời, đôi mắt vô thần của gã như

Page 76: TTDC Thang 03/2012

DC CAFÉ’ TTDC 03-2012

Trang 76

đang suy tính gì đó, đoạn gã quay sang thằng bé: "Tí này, mày

có sợ cụt đi cái tay hay cái chân không?"

Sáng. Thằng bé tỉnh dậy đã chẳng thấy gã đâu. Nó lang

thang ra chợ kiếm ăn. Giữa đường, thấy đám đông láo nháo, tò

mò, nó cũng chen vào xem… Gã nằm trên nền đường, giữa cái

đám đông láo nháo, hai chân quặt sang một bên, mặt mũi đầu

tóc… máu. Nghe người ta bảo thấy gã tự lao ra chỗ xe chạy.

Gã liếc mắt, thằng bé chừng 10 tuổi, đen đúa, gầy nhom và

rách rưới, đưa chiếc nón nát về phía những người đi chợ.

Nhiều đồng lẻ được bỏ vội vào nón… phía sau lưng, gã mỉm

cười và lết đi với đôi chân tật nguyền. Trời vẫn rét…

VĂN HÓA ĐIỆN THOẠI! Buổi chiều đi làm về muộn vì

kẹt xe tắc đường, người đang mệt

mỏi lại thấy nhà cửa vắng teo

vắng ngắt, Tư Bốc thêm bực

mình. Mở nhạc rồi để nguyên

comlê, anh nằm dài xuống ghế

salông để tìm ít phút thư giãn,

miệng càu nhàu:

- Bà xã mình chắc lại đi hội…

chẩn quần vợt với các bà sồn

sồn rồi. Còn thằng quí tử theo

lệ sẽ không về nhà dưới mười

hai giờ khuya. Ôi… vợ với

con!

Bất chợt chuông điện thoại

bàn reo dồn dập. Cầm ống

nghe lên, Tư Bốc nghe giọng

nam trẻ quát:

- A lô! Chương trình bỏ học

du hí ngày mai tính sao hả…

thằng ôn dịch? Cứ lừng khừng

mãi, có ngày bọn ông tổ chức

luộc cái xế nổ cho mà khóc

ròng!

Tức nghẹn cổ, đoán đây là

bạn của con trai mình, Tư Bốc

hắng giọng nghiêm túc:

- Cháu là ai? Bác là bố thằng…

Đầu dây bên kia vang tiếng

cười ngặt nghẽo:

- Bố… con khỉ! đừng bày trò

sửa giọng nữa… Không nói

Page 77: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2012 SỐNG CHỨNG NHÂN

Trang 77

nhiều, ngày mai thất hẹn thì

bọn tao sẽ gọi điện thẳng đến

cơ quan “lão gia” báo tin cậu

ấm ăn chơi cỡ nào cho lão…

mừng. A lô! Rên rỉ hừ hừ gì

vậy? Bai nghen!

Tư Bốc buông ống nghe, thái

dương giật rần rật…

…Đang cố nuốt tô mì gói thì

chuông điện thoại lại réo lên

khiến Tư Bốc rơi đũa. Ôi! Đã

bảy giờ tối rồi mà thằng ranh

con mất dạy lúc nãy cũng

không tha. Mi sẽ biết tay ta!

Tư Bốc chuẩn bị tư thế, nhanh

tay nhấc ống nghe và gầm lên:

- A lô! trời đánh còn tránh

bữa ăn, sao mày cứ khuấy rối

tao? Tao báo công an truy tìm,

gông cổ mày cho biết lễ độ,

biết tôn trọng bậc trưởng

thượng… Ngừng một giây lấy

hơi, anh gân cổ hét to:

- A lô! cả công ty tao còn

chưa ngán ai… Kể cả lão sếp

đần độn, hách dịch, hắc ám

nữa là mày. Đồ thiếu văn hóa!

Bên đầu dây trầm trầm

giọng nói quen thuộc, đầy nội

lực uy quyền:

- A lô? Chú Tư Bốc đấy à?

Khủng hoảng, thù hằn, uất ức

gì mà mạt sát tôi ghê vậy?

Tư Bốc điếng hồn, khuỵu

chân ấp úng:

- Dạ… dạ… ngàn lần xin lỗi

anh Ba. Em cứ tưởng thằng

khốn kia…

- Không sao, điều cần nói chú

đã nói rồi! Tôi định bàn việc

đề bạt chú vào ghế trưởng

phòng kinh doanh, bây giờ

nghĩ lại rồi. Quan hệ qua điện

thoại mà chú còn bất cần qui

tắc lịch sự tối thiểu, thử hỏi tới

lúc giao dịch với khách hàng,

chú quen thói nóng nảy véo

tai bẹo má người ta thì sao?

Thôi, chào nhé! Máy cúp, Tư

Bốc thất sắc gào lạc giọng:

- A lô… anh Ba… anh Ba kính

mến… A lô…

Cán cuốc

Page 78: TTDC Thang 03/2012

ĐỒNG CỎ NON TTDC 03-2012

Trang 78

ĐIỀU THÌ THẦM CỦA LÒNG CON “ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Phải, đó là câu ca dao thật quen thuộc với chúng ta và con

cũng đã được học thuộc từ thưở thơ bé. Công cha bao la, cao cả

và rộng lớn như trời biển. Ba của con cũng vậy. Đó là một

người cha cao cả, vĩ đại. Ba đã vất vả tần tảo sớm chiều nuôi

con lớn khôn thành người. Ba làm tất cả những việc nặng nhọc

để có tiền lo cho con ăn học. Làn da của ba đã sạm đen đi vì

nắng. Hai bàn tay ba giờ đây đã chai sần, ánh mắt hằn sâu nét

cơ cực, sầu não. Vậy mà nhiều khi ngồi trong lớp học, con ngồi

đùa giỡn, nói chuyện và không nghe thầy cô giảng bài. Con đã

vô tình không biết rằng con được đến lớp, được đi học là nhờ

bao giọt mồ hôi công sức ba đã đổ ra chỉ để con được học

hành, được biết cái chữ, con số.

Buổi tối khi về đến nhà ba có biết

bao nhiêu là công việc: việc của

công ty, việc nhà. Vậy mà ba mới

nhờ con làm giúp ba một vài việc

lặt vặt mà con đã viện đủ mọi lý do

để trốn tránh. Thế là ba phải làm tất

cả mọi việc. Con không giúp được

gì, đã thế còn làm cho ba thêm mệt mỏi hơn nữa. Bây giờ con

mới thật sự hối hận, phải chi con phụ ba thì hay biết mấy. Có

lần ba đi đón con lúc trời mưa mà ba chỉ mang theo một áo

mưa, nên ba đã mặc cho con và chịu ướt, sau sự việc đó, ba đã

bị cảm suốt hai ngày liền. Con đã khóc, khóc vì sự hy sinh cao

cả của ba. Công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ba biết sau này

con có đền đáp lại được hay không? Nhưng con xin hứa, con

Page 79: TTDC Thang 03/2012

TTDC 03-2011 ĐỒNG CỎ NON

Trang 79

sẽ trở thành một đứa con ngoan và hiếu thảo của ba. Con cảm

ơn ba.

Ba ơi! Con yêu ba nhiều lắm!

Con gái của ba

Phương Dung

Quà sinh nhật

Hôm đó, có việc không vui ở cơ quan, tôi bực dọc ra về. Thằng

Tí hớn hở chạy ra :

- Ba cho con xin mười nghìn.

- Không có! Tôi quát, nó thút thít chạy vào nhà.

Bữa cơm tối chẳng ngon chút nào. Tôi đi ngủ sớm nhưng vẫn

trằn trọc mãi với chuyện bực dọc ở cơ quan. Cu Tí lặng lẽ đến

bên :

- Con mừng sinh nhật ba, nó ngập ngừng, con không có tiền nó

đưa gói quà, một cái thiệp giấy vẽ lem luốc với hàng chữ nắn

nót “Happy Birthday”

GIẢI ĐÁP ĐỐ VUI SỐ TRƯỚC:

Câu 1: Đáp án C

Câu 2: Đáp án D

Danh sách các em giải đáp đúng:

Lớp 1: Maria Nguyễn Ngọc Ánh

Lớp 2: Gioan Baotixita Nguyễn Trương Trọng Hiếu

Lớp 3: Gioan Baotixita Nguyễn Thành Vinh

Matinô Nguyễn Trần Tuấn Kiệt - Phêrô Vũ Duy Bảo

Page 80: TTDC Thang 03/2012

ĐỒNG CỎ NON TTDC 03-2012

Trang 80

Giuse Hoàng Đức Anh - Tôma Phan Tuấn Kiệt

Lớp 6: Têrêsa Nguyễn Ngọc Tú Quyên

Têrêsa Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Lớp 7: Giêrađô Nguyễn Lương Diệp Huynh

CÂU HỎI ĐỐ VUI LẦN NÀY:

1/ Trong tiệc cưới Cana (theo Tin Mừng thánh Gioan) Đức

Maria đã nói với các gia nhân rằng:

a. Các anh hãy chuẩn bị làm trước những gì Người bảo

b. Hãy chuẩn bị nghe Người bảo những gì các anh không nên

làm

c. Người bảo gì các anh cứ việc làm theo

d. Cả 3 câu trên đều đúng

2/ Việc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu trong

tiệc cưới Cana, là phép lạ:

a. Phép lạ thứ 2 tại miền Galilê

b. Phép lạ đầu tiên tại miền Galilê

c. Phép lạ cuối cùng của Chúa Giêsu

d. Cả 3 câu trên đều sai

3/ Trong tiệc cưới Cana, Mẹ Maria nói với Chúa Giêsu: “Họ

hết rượu rồi”; Chúa Giêsu đáp:

a. Thưa bà! Việc này rất can hệ đến bà và tôi. Giờ tôi đã đến

b. Vâng thưa bà! Tôi sẽ thực hiện điều bà yêu cầu, vì giờ tôi đã

mãn

c. Thưa bà! Chuyện đó can gì đến bà và tôi, giờ tôi chưa đến

d. Cả 3 câu trên đều sai

Các em hãy chọn đáp án đúng nhất của từng câu hỏi và gởi

về cho các anh chị giáo lý viên phụ trách , trước ngày 9/3 nhé!

Chúc các em thành công