24
Hip hi Cao su Vit Nam BN TIN Cao Su Vit Nam ngày 31/10/2007, trang 1 BẢN TIN Cao Su Việt Nam HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 19 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 TIN TRONG NƯỚC Xut nhp khu cao su trong 9 tháng đầu năm 2007 và dkiến tháng 10 Theo sliu ca Tng cc Thng kê, trong tháng 9, Vit Nam đã xut được 74.548 tn cao su các loi, đạt kim ngch 141,4 triu USD, giá bình quân là 1.897 USD/tn, cao hơn tháng 8 khong 6,8 % vlượng, 9,3 % vtrgiá và hơn 2,3 % vđơn giá bình quân, nhưng so vi tháng 9 năm trước, lượng chcòn 94,2 % và trgiá chđạt 98,4%, tuy nhiên đơn giá tăng khong 4,5 %. Tng cng đến tháng 9, Vit Nam xut được 496.365 tn cao su, trgiá 935, 63 triu USD, đơn giá bình quân đạt 1.885 USD/tn, gim nhso vi cùng knăm trước, đạt 98,9 % vlượng, 98,9 % vtrgiá và đơn giá gn tương đương. Các thành viên ca Tp đoàn công nghip cao su Vit Nam đã xut được 162.094 tn, chiếm 32,66 % so vi tng lượng cao su xut khu, vi giá bình quân là 2.275 USD/tn, tăng 2,6 % so vi giá 2.218 USD/tn năm 2006. Tình hình xut khu cao su 9 tháng đầu năm 2007 Tháng Năm 2007 Năm 2006 tn triu USD USD/tn tn triu USD USD/tn 1 65 390 107,121 1 638 58 795 89,584 1 529 2 32 696 58,822 1 799 49 256 80,785 1 640 3 38 216 72,652 1 901 51 918 90,995 1 753 4 44 535 86,780 1 949 27 404 50,667 1 849 5 49 737 100,562 2 022 45 369 87,798 1 935 6 53 444 109,526 2 049 57 213 117,526 2 054 7 68 001 129,404 1 903 65 557 143,230 2 185 8 69 798 129,364 1 853 67 052 141,994 2 118 9 74 548 141,404 1 897 79 167 143,729 1 816 Cng 9 T 496 365 935,635 1 885 501 731 946,308 1 886 So 2006 98,9 98,9 99,9 -1,07 -1,1 -0,1 Hip hi Cao su Vit Nam tng hp tngun Bn tin Thông tin Thương mi

Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 1

BẢN TIN

Cao Su Việt Nam

HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 19 Ngày 31 tháng 10 năm 2007

TIN TRONG NƯỚC

Xuất nhập khẩu cao su trong 9 tháng đầu năm 2007 và dự kiến tháng 10

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, Việt Nam đã xuất được

74.548 tấn cao su các loại, đạt kim ngạch 141,4 triệu USD, giá bình quân là 1.897

USD/tấn, cao hơn tháng 8 khoảng 6,8 % về lượng, 9,3 % về trị giá và hơn 2,3 % về

đơn giá bình quân, nhưng so với tháng 9 năm trước, lượng chỉ còn 94,2 % và trị giá

chỉ đạt 98,4%, tuy nhiên đơn giá tăng khoảng 4,5 %.

Tổng cộng đến tháng 9, Việt Nam xuất được 496.365 tấn cao su, trị giá 935, 63

triệu USD, đơn giá bình quân đạt 1.885 USD/tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước,

đạt 98,9 % về lượng, 98,9 % về trị giá và đơn giá gần tương đương.

Các thành viên của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã xuất được

162.094 tấn, chiếm 32,66 % so với tổng lượng cao su xuất khẩu, với giá bình quân là

2.275 USD/tấn, tăng 2,6 % so với giá 2.218 USD/tấn năm 2006.

Tình hình xuất khẩu cao su 9 tháng đầu năm 2007

Tháng Năm 2007 Năm 2006 tấn triệu USD USD/tấn tấn triệu USD USD/tấn

1 65 390 107,121 1 638 58 795 89,584 1 529 2 32 696 58,822 1 799 49 256 80,785 1 640 3 38 216 72,652 1 901 51 918 90,995 1 753 4 44 535 86,780 1 949 27 404 50,667 1 849 5 49 737 100,562 2 022 45 369 87,798 1 935 6 53 444 109,526 2 049 57 213 117,526 2 054 7 68 001 129,404 1 903 65 557 143,230 2 185 8 69 798 129,364 1 853 67 052 141,994 2 118 9 74 548 141,404 1 897 79 167 143,729 1 816

Cộng 9 T 496 365 935,635 1 885 501 731 946,308 1 886 So 2006 98,9 98,9 99,9 -1,07 -1,1 -0,1

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Bản tin Thông tin Thương mại

Page 2: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 2

Trong tháng 9/2007, cao su SVR3L vẫn là loại cao su chiếm tỷ trọng xuất khẩu

cao nhất, chiếm 46,93 tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt trên 32 ngàn tấn

với trị giá 65,2 triệu USD, giảm 0,97% về lượng nhưng lại tăng 2,1% về trị giá so với

tháng trước. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.014 USD/tấn, tăng 19 USD/tấn so với giá

xuất trung bình tháng trước. Loại cao su này chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, Đài

Loan, Mỹ, Malaysia, Nga, Đức, Pháp. Tiếp đến là cao su SVR10 xuất được 11,78 ngàn

tấn, với trị giá 22,18 triệu USD, tăng 2,19% về lượng và tăng 2,76% về trị giá so với

tháng trước. Giá xuất sang hầu hết các thị trường đều tăng. Sang Trung Quốc đạt 1.847

USD/tấn; sang Malaysia đạt 1.940 USD/tấn, tăng thêm 100USD/tấn; Hàn Quốc đạt

1.959 USD/tấn (theo Vinanet).

Lượng cao su nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm đã chiếm 28,7 % lượng cao su

xuất khẩu, đạt 142.223 tấn, trị giá 267,53 triệu USD, đơn giá bình quân là 1.881

USD/tấn, giảm 21,7 % về lượng, 17 % về trị giá nhưng tăng 6 % về đơn giá.

Lượng cao su xuất trong 9 tháng tuy giảm nhưng lượng cao su xuất ròng đạt

354,142 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước nhờ sản lượng trong nước tăng.

Uớc tính lượng cao su xuất khẩu trong tháng 10 đạt 79 ngàn tấn, trị giá 142

triệu USD. Tính đến hết tháng 10, lượng cao su xuất đạt khoảng 576 ngàn tấn, trị giá

1,078 tỷ USD. Với kết quả này, có triển vọng cả năm 2007, Việt Nam xuất được

khoảng trên 700.000 tấn và đạt trên mục tiêu 1,3 tỷ USD.

Công ty Cao su Đồng Nai đạt giải Chất lượng Quốc tế châu Á -Thái Bình Dương

Theo thông báo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Công ty Cao su

Đồng Nai đã đạt giải Best in Class Award (Giải nhì) cho doanh nghiệp có qui mô sản

xuất lớn được Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương

(IAPQA) xét chọn cho năm 2007.

Lễ trao giải thưởng này được dự kiến tổ chức ngày 18-20/10/2007 tại Thượng

Hải, Trung Quốc nhân dịp Hội nghị lần thứ 13 của Tổ chức Chất lượng Quốc tế châu

Á-Thái Bình Dương.

Năm 2007, có 8 giải nhất, 2 giải nhì và 2 giải ba, gồm các nước Ấn Độ (3),

Trung Quốc (2), Chi Lê (1), Mexico (3), Sri Lanka (1), Việt Nam (2). Ngoài Công ty

Cao su Đồng Nai, doanh nghiệp Việt Nam thứ hai là Nhà máy Xi măng Hữu Nghị

(thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đạt giải Quest for Excellence (giải ba).

Page 3: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 3

Công ty Cao su Đồng Nai đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động

Ngày 22/8/2007, Công ty Cao su Đồng Nai, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp

Cao su Việt Nam và là Hội viên Hiệp hội Cao su Việt Nam, đã tổ chức long trọng buổi

lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động được Chủ tịch nước phong tặng do đạt được

nhiều thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo suốt 10 năm qua.

Hiện nay, Công ty đã ổn định diện tích chuyên canh cao su hơn 36.000 ha, sản

lượng năm 2006 đã đạt hơn 53.000 tấn, chiếm khoảng 10 % tổng sản lượng cả nước.

Năng suất vườn cao su đã tăng trưởng liên tục, năm 2004 chỉ ở mức 1,5 tấn/ha, năm

2005 là 1,6 tấn/ha và năm 2006 tăng đến 1,7 tấn/ha (tăng hơn 3 lần so năm 1975),

trong đó có 2 nông trường (Bình Sơn và Bình Lộc) đạt trên 2 tấn/ha. Doanh thu năm

2006 của Công ty là 1.713 tỷ đồng, lợi nhuận 615 tỷ đồng, nộp ngân sách 303 tỷ đồng,

gấp 2 lần so năm trước. Lương bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2006 trên 4

triệu đồng/tháng/người, tăng gấp 6,15 lần so với năm 1995.

Sản phẩm chủ lực của Công ty là cao su nguyên liệu gồm nhiều chủng loại

được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (SVR CV50, SVR CV60,

SVR 3L, SVR 5, SVR 10CV, SVR 10, SVR 20CV, SVR 20, latex cao su thiên nhiên

HA và LA). Sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu đến hơn 40 nước khác nhau,

phần lớn thông qua các hợp đồng dài hạn nên giá bán thường ở mức cao hơn giá bình

quân cả ngành.

Công ty đang từng bước chuyển sang kinh doanh đa ngành nghề, nâng cao tỷ

trọng công nghiệp, dịch vụ, đồng thời phát huy thế mạnh nông nghiệp, liên doanh mở

rộng diện tích cao su ra phía Bắc và các nước lân cận ở Lào và Campuchia. Công ty

tiếp tục áp dụng tích cực tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa năng suất đạt mục tiêu 1,8 -

2 tấn/ha/năm.

Công ty cao su Kon Tum đầu tư lắp đặt dây chuyền chế biến mủ cao su mới công

suất 4.500 tấn/năm

Công ty Cao su Kon Tum vừa đầu tư 20 tỷ đồng lắp đặt tại Xí nghiệp cơ khí

chế biến đóng tại địa bàn xã Ia Chim (thị xã Kon Tum) một dây chuyền chế biến mủ

cao su mới, công suất 4.500 tấn/năm. Đây là dây chuyền chế biến mủ cao su thứ hai

sau dây chuyền công suất 3.500 tấn mủ đã được xây dựng từ tháng 7 năm 2005.

(Nguồn: www.kontum.gov.vn 20/8/2007)

Page 4: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 4

Công ty Cao su hữu nghị Lào - Việt tổ chức lễ tiếp nhận Giấy phép đầu tư của

Nhà nước CHDCND Lào và tổng kết một năm thực hiện dự án liên doanh

Ngày 02/6/2007, tạị tỉnh SeKông, Công ty Cao su hữu nghị Lào-Việt đã tổ chức

lễ tiếp nhận Giấy phép đầu tư của Nhà nước CHDCND Lào và đánh giá tổng kết một

năm thực hiện dự án liên doanh trồng cây cao su tại các tỉnh Nam Lào.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Chính phủ Lào đã cấp giấy phép cho phép

thành lập Công ty Cao su Hữu nghị Lào - Việt trên cơ sở liên doanh giữa Công ty

Dược và Trang thiết bị y tế Bình Định và Công ty CBF Pharma Co., Ltd (tỉnh

Champasak) để đầu tư trồng và chế biến cao su tại các tỉnh Nam Lào, trong đó có tỉnh

SêKông, vốn đăng ký 10 triệu USD (vốn Việt Nam chiếm 80%, Lào 20%). Đến nay

Công ty đã triển khai dự án, thuê đất tại tỉnh SêKông và trồng được 1.000 ha cao su

với vốn đầu tư khoảng 31 tỷ đồng và dự kiến năm 2007 sẽ tiếp tục trồng 1.500 ha nữa.

(Nguồn: http://www.binhdinhinvest.gov.vn/tintuc/2007/6/5.6.htm)

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với

6 doanh nghiệp khác

Ngày 28/9/2007, tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(VRG) vừa cùng với 6 đơn vị khác gồm Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4 (HYCO

4), Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (FICO), Tổng công ty Xây dựng công trình

giao thông 6 (CIENCO 6), Sovico Group và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển

nông thôn (AGRIBANK), đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Nội dung

chủ yếu của thỏa thuận này là 7 doanh nghiệp cùng thành lập một liên danh để đấu

thầu hoặc cùng đầu tư vào những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy điện,

thủy lợi, bến cảng, sân bay, các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị mới và các dự

án có tầm cở quốc gia và quốc tế hoặc những dự án trọng điểm do Chính phủ VN giao.

Khi các bên cùng tham gia đầu tư vào một dự án, các bên sẽ thành lập công ty

cổ phần, bên chủ dự án sẽ giữ quyền chi phối, các bên còn lại sẽ tham gia góp vốn và

cùng tham gia quản lý, điều hành. Khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên,

mỗi bên cam kết dành cho nhau quyền là cổ đông chiến lược của nhau. Agribank được

chọn làm đối tác cung cấp cho liên danh các dịch vụ tài chính – ngân hàng.

VRG là đơn vị đứng đầu liên danh, điều phối các mối quan hệ, hợp tác trong

nội bộ liên danh và giữa liên danh với các đối tác khác.

Page 5: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 5

10 doanh nghiệp Hội viên Hiệp hội Cao su Việt Nam đạt giải “Cúp vàng ISO

2007” và 11 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Hội viên được trao biểu tượng “Nhà

quản lý giỏi 2007”

Sáng ngày 09/09/2007, 160 doanh nghiệp tiêu biểu đã được nhận Giải thưởng

Cúp vàng ISO 2007 và tối qua, 171 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các doanh nhân xuất

sắc đã được trao biểu tượng Nhà Quản lý giỏi.

Cúp vàng ISO và Biểu tượng Nhà Quản lý giỏi được Bộ Khoa học và Công

nghệ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bảo trợ và chứng nhận.

Đây là các giải thưởng nhằm ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp, doanh

nhân có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn và

quy định quốc tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh và có nhiều đóng góp cho sự phát

triển lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Tiêu chí của việc xét chọn Cúp vàng ISO là các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt

động kinh doanh có hiệu quả, thể hiện trên tốc độ tăng trưởng hàng năm; chấp hành tốt

các quy định quản lý của nhà nước về nộp thuế, sử dụng lao động thông qua các chỉ

tiêu tốc độ tăng thu nhập cho người lao động.

Còn tiêu chí xét giải Nhà quản lý giỏi là các nhà lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp

phải đạt được tiêu chí tổ chức điều hành đơn vị hoạt động có hiệu quả; chấp hành tốt

các quy định của Nhà nước, tuân thủ Bộ luật lao động, đảm bảo đầy đủ chế độ chính

sách, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động...

Đây là lần thứ 2 Tổng Liên đoàn Lao động VN tôn vinh vai trò của người lãnh

đạo tổ chức, doanh nghiệp thông qua giải thưởng “Nhà quản lý giỏi” và là lần thứ 3 Bộ

Khoa học và Công nghệ chứng nhận Cúp vàng ISO cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Các doanh nghiệp Hội viên Hiệp hội Cao su VN đoạt giải “Cúp vàng ISO

2007” và được trao biểu tượng “Nhà quản lý giỏi 2007” là Tổng Công ty 15, Công ty

Cao su Phú Riềng, Công ty Cổ phần Thể thao Ngôi sao Geru, Cty CP Cao su Đồng

Phú, Cty Cao su Sông Bé, Cty Cao su Phước Hoà, Cty Cao su Đồng Nai, Cty Cao su

Lộc Ninh, Cty Cao su Đắk Lắk và Cty Cao su Bà Rịa.

Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Petrolimex cũng đã được trao biểu tượng “Nhà

quản lý giỏi 2007”.

( http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=131&article=104666 09/9/2007)

Page 6: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 6

UBND tỉnh Gia Lai sẽ giao 10.000 ha đất và một lâm trường cho Tập đoàn Công

nghiệp Cao su Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai khẳng định sẽ giao 10.000 ha đất và một lâm trường

thuộc tỉnh (có diện tích trên 15.000 ha) cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

để Tập đoàn trồng cao su nhằm giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Đó là

nội dung chính trong cuộc họp giữa lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

và lãnh đạo tỉnh Gia Lai diễn ra vào sáng 02/8/2007.

Theo ý kiến của một số đại biểu tại buổi họp, việc thực hiện chủ trương chuyển

rừng nghèo sang trồng cao su đang bị vướng bởi hiện nay vẫn chưa có tiêu chí cụ thể

về rừng nghèo, còn nếu áp dụng tiêu chí rừng nghèo là rừng có sản lượng gỗ từ 50m3

trở xuống sẽ không phù hợp với rừng ở Tây Nguyên mà rừng nghèo ở khu vực này

phải có sản lượng gỗ từ 70m3 trở xuống.

Thời gian tới, chủ tịch UBND tỉnh cùng các sở có liên quan sẽ tiếp tục làm việc

với Bộ NN&PTNT để tìm ra một tiêu chí chung cho rừng nghèo tại Gia Lai nói riêng

và Tây Nguyên nói chung.

(Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam, số 249 ngày 15/08/2007)

Thành lập Công ty CP Cao su Phú Riềng - Kratie

Ngày 03/8/2007 tại Công ty Cao su Phú Riềng đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông

thành lập Công ty cổ phần cao su Phú Riềng – Kratie đầu tư trồng cao su tại

Campuchia. Công ty gồm 3 đồng cổ đông sáng lập là Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Việt Nam góp 40% vốn điều lệ (80 tỷ đồng), Công ty Cao su Phú Riềng góp 30% (60

tỷ), Tổng Công ty Sông Đà góp 30% (60 tỷ). Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Hồng

Phú, Tổng giám đốc là ông Phan Hữu Nam. Theo ông Phú, từ nay đến cuối năm Công

ty sẽ nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục đầu tư ở nước ngoài, thủ tục đăng ký kinh

doanh, ổn định tổ chức, xây dựng các quy chế hoạt động, các định mức kinh tế kỹ

thuật và kế hoạch phát triển đến năm 2010. Về công tác khai hoang trồng mới tại

Campuchia, phấn đấu đến cuối năm hoàn thành khai hoang 300 ha trên tổng diện tích

915 ha được duyệt, trồng mới 200 ha đạt tỷ lệ sống 100%, cây 3 tầng lá trở lên phát

triển tốt, chuẩn bị vườn ươm 20 ha cung cấp giống cho công tác trồng mới năm 2008.

(Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam, số 249 ngày 15/08/2007)

Page 7: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 7

Kon Tum: Gần 2.800 hộ tham gia dự án trồng cao su tiểu điền

Thông qua Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh

Kon Tum, nguồn vốn của Dự án đa dạng hóa nông nghiệp đã giải ngân trên 35 tỷ đồng

để hộ thành viên tham gia dự án trồng cao su tiểu điền. Đến nay, tỉnh có gần 2.800 hộ,

trong đó có trên 1.000 hộ đồng bào các dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ dự án.

Với nguồn vốn trên, Ban quản lý Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp tỉnh đã giúp

cho các hộ đồng bào trong tỉnh trồng được gần 4.800 ha cao su tập trung ở các huyện

có diện tích trồng cao su lớn gồm Đắk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy và huyện Đắk Hà.

Ngoài việc trồng mới, nguồn vốn của dự án còn giúp hộ đồng bào khôi phục

được 630 ha cao su bị bỏ hoang hoặc không có điều kiện để chăm sóc kỹ trước đó.

Qua khảo sát của Ban quản lý dự án, đến nay phần lớn diện tích cao su được các hộ

thành viên trồng phát triển tốt. Diện tích cao su phục hồi nhờ được chăm sóc tốt nên đã

đưa vào khai thác. Bình quân mỗi ha cao su phục hồi cho năng suất đạt 1,5 tấn mủ

khô. Với giá thu mua mủ cao su khá cao như hiện nay, mỗi ha cao su được khôi phục

nói trên đem lại cho các hộ thành viên nguồn thu nhập từ 40 triệu đến 60 triệu đồng.

(Nguồn tin: TTXVN) http://www.agroviet.gov.vn

Kon Tum trồng mới gần 3.000 ha cao su và 1.200 ha cây nguyên liệu giấy

Trong vụ trồng rừng năm 2007, tỉnh Kon Tum có kế hoạch trồng mới gần 3000

ha cao su và trên 1200 ha rừng sản xuất các loại.

Trong số hơn 2000 ha cao su đã trồng mới, chỉ có trên 300 ha cao su quốc

doanh, phần còn lại là của hộ gia đình đồng bào chủ yếu ở các huyện Đắk Hà, Sa

Thầy, Đắk Tô, Ngọc Hồi và thị xã Kon Tum. Hiện tại các địa phương này đang tiếp

tục hoàn thành việc trồng mới trên 880 ha cao su còn lại. Riêng tại huyện Sa Thầy,

ngoài diện tích cao su của hộ gia đình đồng bào, đến thời điểm này có hàng chục tổ

chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã được địa phương cho phép để khảo sát địa điểm,

xin thuê đất để trồng hàng nghìn ha cao su. Đối với việc trồng rừng sản xuất, hiện tại

các địa phương đã chuẩn bị được trên 1.200 ha đất để trồng rừng, chủ yếu là trồng

rừng nguyên liệu giấy. Ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang tập trung kiểm tra chất

lượng giống cây trồng tại các cơ sở ươm và cung cấp giống nhằm đảm bảo tỷ lệ cây

sống đạt từ 90% trở lên (Nguồn: AGROVIET http://www.agroviet.gov.vn )

Page 8: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 8

Công ty cao su Đăk Lắk đầu tư trồng cao su và rừng nguyên liệu tại Kontum

Dự án đầu tư trồng cao su và rừng nguyên liệu của Cty Cao su Đăk Lắk đã

được UBND tỉnh Kon Tum chấp thuận và cho phép khảo sát tìm quỹ đất để thực hiện.

Dự án này có tổng vốn đầu tư gần 190 tỷ đồng được thực hiện từ nay đến năm

2010. Theo đó, Công ty cao su Đăk Lắk sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại

ba tiểu vùng thuộc huyện Sa Thầy, Đắk Hà và Kon Rẫy để trồng mới 5.500 ha cao su

và rừng nguyên liệu giấy. Trong số tổng diện tích cao su và rừng nguyên liệu nói trên,

Công ty cao su Đăk Lắk trực tiếp đầu tư trồng 4000 ha cao su, liên kết với hộ gia đình

đồng bào theo cơ chế đồng bào góp đất và công lao động, còn Công ty góp vốn và

phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Ngoài đầu tư trồng cao su ,

Công ty cao su Đăk Lắk cũng được phép đầu tư trồng 1.100 ha rừng nguyên liệu.

www.monre.gov.vn/monreNet/default.aspx?tabid=213&ItemID=%2030294 03/8/07

Cao su Đồng Phú sẽ lên sàn TP.HCM

Ngày 7/9/2007, Sở GDCK TP.HCM cho biết đã nhận đầy đủ hồ sơ xin niêm yết

40 triệu CP của Cty CP cao su Đồng Phú. Cty CP cao su Đồng Phú có vốn điều lệ 400

tỷ đồng, trụ sở chính tại xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Năm 2006, Cao su Đồng Phú đạt sản lượng 17.204 tấn mủ cao su, doanh thu đạt

602,1 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 204,6 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2007,

Cao su Đồng Phú đạt tổng sản lượng khai thác 5.926 tấn mủ cao su, bằng 36,2% kế

hoạch cả năm 2007, tổng doanh thu đạt 216,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt

106,4 tỷ đồng. Hiện Cao su Đồng Phú đang triển khai một số dự án đầu tư nhằm mở

rộng quy mô và đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh như: dự án trồng 10.000

ha cao su tại tỉnh Krater, Vương quốc Campuchia, dự án trồng 4.000 ha cao su tại tỉnh

Đắc Nông. Ngoài ra, Cao su Đồng Phú đã tham gia góp vốn xây dựng đường BOT

đoạn từ thị xã Đồng Xoài – Phước Long (tỉnh Bình Phước), đường BOT đoạn từ Tân

Lập (tỉnh Bình Phước) đến ngã ba Cổng Xanh (tỉnh Bình Dương) với số vốn hơn 43,8

tỷ đồng. Cty Cao su Đồng Phú là một trong những đơn vị có vườn cao su đạt năng suất

cao trong ngành.

(Theo: Thời báo Kinh tế Việt Nam, số cuối tuần 7-8/9/2007)

Page 9: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 9

Công ty Cao su Phú Riềng xây dựng nhà máy sơ chế công suất 9.000 tấn/năm

Ngày 08/8/2007, Công ty Cao su Phú Riềng đã khởi công xây dựng nhà máy

chế biến mủ Long Hà tại lô 68, Nông trường 6, xã Long Hà, huyện Phước Long, tỉnh

Bình Phước. Được biết, nhà máy chế biến Phước Bình hiện chỉ có công suất 6.500

tấn/năm, không đáp ứng được nhu cầu chế biến hết sản lượng mủ của 6 nông trường

(NT 1,2,3,4,5 và 6), và còn nằm trong khu dân cư, không khắc phục được các yếu tố

môi trường, nên Công ty đã được Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su

VN chấp thuận việc di dời Nhà máy chế biến Phước Bình và xây dựng mới Nhà máy

chế biến mủ Long Hà. Nhà máy Long Hà có công suất thiết kế 9.000 tấn/năm (SVR

3L) tổng mức đầu tư 54,970 tỷ đồng trên diện tích 69.300 m2.

(Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam, số 249 ngày 15/08/2007)

Lai Châu: năm 2008 trồng thêm 5.000 ha cây cao su

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu, trong giai đoạn

2008 - 2010, tỉnh có kế hoạch trồng thêm 5000 ha cây cao su, phấn đấu đến năm 2010

toàn tỉnh có 20.000 ha cây cao su.

Dự kiến năm 2008, huyện Phong Thổ sẽ trồng 1000 ha cây cao su, các huyện

Than Uyên, Mường Tè, Tam Đường và Sìn Hồ mỗi huyện trồng từ 100 ha đến 150 ha.

Hiện nay, UBND tỉnh Lai Châu đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương nghiên cứu, khảo sát quỹ đất để

xây dựng quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2010.

Ông Nguyễn Minh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu cho biết: "Căn cứ vào độ

sinh trưởng của cây cao su trên địa bàn tỉnh trong 2 năm qua, đồng thời sau nhiều

chuyến đi thực tế, tìm hiểu các mô hình trồng cao su của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),

một tỉnh có khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng với tỉnh Lai Châu cho thấy, việc xây dựng

chiến lược phát triển cây cao su của Lai Châu hoàn toàn khả thi. Tỉnh xác định cây cao

su không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo mà nó phải trở thành cây công nghiệp mũi

nhọn của Lai Châu trong thời gian tới. Tỉnh đang làm việc với Tập đoàn Công nghiệp

cao su Việt Nam để thành lập Công ty cao su tại Lai Châu trong năm 2007"

(Theo : www.agroviet.gov.vn )

Page 10: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 10

Điện Biên: Năm 2008 sẽ trồng thử nghiệm 1.000 ha cao su

Ngày 1/10/2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết: Tập đoàn Công

nghiệp cao su Việt Nam đã thống nhất với tỉnh về chiến lược phát triển đưa cây cao su

ở tỉnh này trở thành cây công nghiệp chủ lực. Phấn đấu đến năm 2015, tỉnh sẽ trồng

trên 20.000 ha cao su ở các vùng đất có tiềm năng trên địa bàn.

Điều tra thực địa bước đầu cho thấy tỉnh có trên 131.082 ha đất đáp ứng các

điều kiện để phát triển cây cao su. Trong đó, diện tích đất nằm trong vùng vành đai có

độ cao chưa dưới 700 m là 55.459 ha. Trên cơ sở đó, tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp

cao su Việt Nam đã đi đến thống nhất trong việc quy hoạch đất đai, kêu gọi vốn đầu

tư, hỗ trợ cây giống, vật tư và kỹ thuật để tỉnh có thể sớm triển khai việc trồng cây cao

su. Trước mắt, Tập đoàn sẽ cùng với tỉnh thành lập Cty CP Cao su Điện Biên để năm

2008 có thể trồng thử nghiệm 1.000 ha cao su ở các huyện Điện Biên, thành phố Điện

Biên Phủ và huyện Điện Biên Đông (www.agroviet.gov.vn).

Triển khai trồng hơn 8.000 ha cao su tại Campuchia

Công ty Cổ phần phát triển cao su Tân Biên-Kampong Thom đã ký hợp đồng

thuê 8.100ha đất với Chính phủ Campuchia trong thời hạn 70 năm để trồng cây cao su

và xây dựng một nhà máy chế biến mủ tại địa bàn tỉnh Kampong Thom.

Dự án Công ty Cổ phần phát triển cao su Tân Biên-Kampong Thom có tổng

mức đầu tư dự kiến là 770 tỷ đồng, do 3 đối tác lớn góp vốn thực hiện là Công ty Cao

su Tân Biên, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và Tổng Công ty Sông Đà.

Theo kế hoạch, đến năm 2010, Công ty sẽ trồng mới xong 7.900ha cao su, đến

năm 2023 qua 3 giai đoạn xây dựng sẽ hoàn thành một nhà máy chế biến có công suất

26.000 tấn mủ thành phẩm/năm (Nguồn: TTXVN ngày 26/09/2007).

Công ty Cao su Đắk Lắk hoàn thành kế hoạch trồng 2500 ha tại Nam Lào

Trong năm 2007, Công ty cao su Đắk Lắk đã trồng 2.500 ha cao su tại Nam

Lào, gồm 1.528 ha tại tỉnh Chămpasak, 904,5 ha ở tỉnh Salavan và 9,25 ha ở tỉnh

Atôpư, đưa tổng diện tích cao su trồng sau 3 năm lên 5.692 ha. Ngoài cây cao su,

Công ty còn trồng 94,5 ha cà phê, 651,52 ha điều và một số diện tích ca cao và cây

rừng. Công ty đang chuẩn bị cho kế hoạch trồng mới trên 2.000 ha cao su, 150 ha cà

phê, 500 ha điều và trên 200 ha bạch đàn năm 2008, phấn đấu đến năm 2009 hoàn

thành kế hoạch trồng 10.000 ha cao su tại Lào.

Page 11: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 11

VINACHEM đẩy nhanh kế hoạch sản xuất các sản phẩm săm lốp

Theo Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (VINACHEM), trong 8 tháng đầu năm

2007, hầu hết các sản phẩm săm lốp của 3 doanh nghiệp cao su trực đều có mức tiêu

thụ mạnh. Trong đó Công ty CP Công nghiệp cao su miền Nam (CASUMINA) đạt

mức thực hiện kế hoạch cao, đồng đều với tất cả các loại sản phẩm săm lốp, đồng thời

sản lượng và lượng tiêu thụ của từng chủng loại sản phẩm cũng đạt cao nhất.

Tính đến hết tháng 8/2007, Vinachem đã sản xuất 9 triệu lốp xe đạp, 11,5 triệu

săm xe đạp, trên 1 triệu lốp ôtô, 4,6 triệu lốp xe máy và gần 15 triệu săm xe máy. Các

sản phẩm săm lốp ôtô và xe máy đều đạt 70-80% kế hoạch cả năm. Riêng sản phẩm

săm xe đạp mới đạt 56% và lốp xe đạp 60% kế hoạch năm.

http://vinachem.com.vn/ViewTinThiTruongDetail.asp?ThiTruongID=5077&CateID=7

Lốc xoáy làm gãy đổ hơn 4.000 cây cao su tại Công ty Cao su Đắk Lắk

Ba cơn lốc xoáy trong tháng 3, tháng 4 và tháng 7/2007 đã làm gãy đổ 4.152

cây cao su tại các Nông trường cao su Phú Xuân, Cưbao, 19/8 và CưMgar thuộc Công

ty Cao su Đắk Lắk. Theo báo cáo của công ty, ước tính sản lượng bị mất trong năm

2007 là 8,5 tấn, bị mất trong chu kỳ khai thác là 384 tấn, mức lợi nhuận bị thiệt hại

riêng trong năm 2007 là 63 triệu và trong các năm còn lại là 2,87 tỷ đồng.

Bão số 5 gây thiệt hại nặng nề cho Cty Cao su Thanh Hoá và Cty Cao su Hà Tĩnh

Ngày 04/10/2007, cơn bão số 5 đã gây lũ lụt lớn và làm thiệt hại năng nề Công

ty Cao su Thanh Hoá. Nông trường Thạch Thành và Thạch Quảng bị lụt lớn do tràn và

vỡ đê sông Bưởi. Công ty đã cùng chính quyền địa phương bảo vệ an toàn tính mạng

cho hàng ngàn người. Tuy nhiên mức thiệt hại về vật chất rất nặng nề, tổng giá trị thiệt

hại ước tính lên đến 7,3 tỷ đồng, trong đó, của công ty là 3,4 tỷ và của các hộ nhận

khoán là 3,9 tỷ.

Tại Công ty Cao su Hà Tĩnh, Nông trường Kỳ Anh 1 và Kỳ Anh 2 là hai đơn vị

chịu thiệt hại nặng nhất. Tính đến ngày 8/10, có 320 ha cao su đã đưa vào độ tuổi khai

thác, 450 ha cao su kiến thiết cơ bản, 800 ha rừng trồng nguyên liệu đã bị hư hoại hoàn

toàn, không thể khắc phục được. Ngoài ra còn có 170 nhà ở của công nhân bị tốc mái

cùng nhiều tài sản khác bị lũ cuốn trôi. Tổng thiệt hại sơ bộ ước tính trên 30 tỷ đồng.

Page 12: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 12

Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” - Top 100 Thương hiệu Việt Nam 2007 - bình

chọn theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 7/10/2007, Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam đã tổ chức lễ trao Giải

thưởng Sao Vàng đất Việt – Top 100 thương hiệu VN và tổng kết 5 năm triển khai

Giải thưởng Sao Vàng đất Việt.

Giải thưởng Sao Vàng đất Việt do Trung ương Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt

Nam chủ trì, triển khai từ năm 2003, dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Ủy ban Quốc gia

về hợp tác kinh tế quốc tế, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội

Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam và Bộ Thương mại (nay là Bộ Công

Thương).

Trong 4 năm (2003 - 2006), đã có 627 thương hiệu và sản phẩm được trao giải

thưởng. Năm 2007, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt được nâng cao tiêu chí bình chọn

theo chuẩn mực quốc tế.

Giải thưởng chỉ bình chọn 100 thương hiệu tiêu biểu, gọi tắt là Top 100 thương

hiệu Việt Nam, không trao cho sản phẩm. Số lượng giải thưởng - thương hiệu tiêu

biểu được cố định là 100. Hàng năm, các thương hiệu phải tham gia bình xét lại, thay

vì hai năm một lần như trước đây.

Giải thưởng “Sao Vàng đất Việt” năm nay, trong Hội viên Hiệp hội Cao su

Việt Nam có 3 doanh nghiệp đoạt giải là: Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình, Công ty

Cổ phần Cao Su Tây Ninh và Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng.

(Trích: http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te/204345.asp ngày 08/10/2007)

Triển khai trồng cao su ở Lai Châu và Điện Biên

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đang cùng 2 tỉnh Điện Biên và Lai

Châu xúc tiến việc thành lập 2 công ty cổ phần cao su Lai Châu và Điện Biên trong

tháng 10 và 11/2007 nhằm mục tiêu phát triển thêm 30.000 ha cao su ở Tây Bắc. Các

công ty cổ phần đều trực thuộc Tập đoàn trong đó có sự tham gia góp vốn của các

doanh nghiệp địa phương.

Mục tiêu năm 2008 là trồng được khoảng 2.500 ha ở 2 tỉnh này. Trong đó tỉnh

Điện Biên sẽ trồng 1.000 ha ở huyện Điện Biên và Điện Biên Đông, nơi có diện tích

đất dưới cao trình 700 m. Tỉnh Lai Châu sẽ trồng 1.500 ha tại huyện Than Uyên, nơi

có điều kiện đất đai phù hợp nhất cho phát triển cao su.

Page 13: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 13

Thành lập Công ty cổ phần Đầu tư phát triển cao su Nghệ An

Sáng 24/9/2007, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Đại hội cổ đông lần thứ nhất đã

thành lập Công ty Cổ phần (CP) đầu tư phát triển cao su Nghệ An. Đại hội đã bầu Hội

đồng quản trị gồm 10 người, đại diện cho 10 cổ đông góp vốn là: ông Phạm Trung

Thái và ông Bùi Gia Hưng (Công ty CP phát triển đô thị và khu công nghiệp Geruco),

bà Nguyễn Thị Huệ Thanh (CTCS Đồng Nai), bà Đinh Thị Tiểu Phương (Công ty Tài

chính cao su), ông Trương Hiền (Công ty CP vật tư nông nghiệp Nghệ An), ông

Nguyễn Văn Lê (Ngân hàng CP thương mại Sài Gòn), ông Trương Văn Minh (Công

ty CPCS Tây Ninh), ông Nguyễn Sỹ Thụy (CTCS Lộc Ninh), ông Lê Đình Bửu (Công

ty CPCS Hoàng Anh-Mang Yang) và ông Đoàn Kim Chung (CTCS Tân Biên). Đại

hội đã bầu ông Phạm Trung Thái giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Phan

Duy Toan giữ chức Tổng giám đốc, ông Đặng Văn Thiệu giữ chức Trưởng ban Kiểm

soát. Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN đã quyết định đầu tư 20% trên tổng vốn điều

lệ của Công ty là 150 tỉ đồng.

Trên cơ sở chủ trương phát triển cao su của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh

Nghệ An đã chỉ đạo bổ sung quy hoạch và lập dự án phát triển cây cao su tại 2 huyện

Nghĩa Đàn và Tân Kỳ, tạo điều kiện cho Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ

An triển khai đầu tư trồng mới. Trước mắt trong năm 2007, giao cho công ty 100 ha

để làm vườn ươm và trồng mới, chuẩn bị cho năm 2008 trồng từ 1.000-1.500 ha.

Qui định chuyển đổi đất rừng, đất lâm nghiệp sang trồng cao su ở Tây Nguyên Hội nghị Triển khai Thông tư hướng dẫn việc chuyển đổi rừng và đất lâm

nghiệp sang trồng cao su ở Tây Nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

vừa tổ chức ngày 8/10/2007 tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) đã thống nhất

đưa ra những qui định, tiêu chuẩn, nguyên tắc cụ thể trong việc chuyển đất rừng, đất

lâm nghiệp sang trồng cao su ở Tây Nguyên.

Hội nghị đã thống nhất qui hoạch vùng trồng mới cao su trên đất chuyển đổi ở

Tây Nguyên cần căn cứ vào các yêu cầu sinh thái, phân hạng mức độ thích nghi đất

đai cho cây cao su như ở độ cao dưới 700 mét so với mực nước biển, có độ dốc dưới

30 độ, tầng đất dày tối thiểu 0,7 mét, độ sâu mực nước ngầm dưới 1,2 mét, không bị

ngập úng khi có mưa, thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng, thoát nước tốt,

khi trồng phải được thiết kế theo đúng qui trình kỹ thuật, bảo đảm các điều kiện để

Page 14: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 14

thâm canh, chống xói mòn. Về nguyên tắc việc chuyển đổi rừng nghèo, đất lâm

nghiệp sang trồng cao su ở Tây Nguyên đảm bảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu

sinh trưởng, phát triển của cây cao su, qui hoạch được các cấp có thẩm quyền phê

duyệt, đất sau khi chuyển đổi sang trồng cao su phải có hiệu quả kinh tế, môi trường

cao hơn các loại cây trồng hiện tại. Về điều kiện, đối tượng rừng, đất lâm nghiệp được

xem xét chuyển mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp để trồng cao su phải là đất

lâm nghiệp đã được qui hoạch là rừng sản xuất (rừng tự nhiên hoặc là rừng trồng),

rừng tự nhiên nghèo, rừng non phục hồi, rừng lồ ô, tre, nứa, rừng trồng hiệu quả thấp.

Những trường hợp những đám rừng loại trung bình, có diện tích dưới từ 1 ha, nằm xen

kẽ trong lô rừng nghèo, rừng non phục hồi thuộc khu vực qui hoạch trồng cao su, hội

nghị cũng thống nhất được phép chuyển đổi cùng diện tích rừng nghèo để tránh tình

trạng da báo, đảm bảo liền vùng, liền khoảnh cho diện tích cao su. Mặt khác, việc

chuyển đổi đất rừng nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên sang trồng cao su cần phải xem xét

kỹ, không nhất thiết là phải chuyển đổi rừng nghèo bằng mọi giá mà đất rừng nghèo

chuyển đổi sang trồng cao su phải đảm bảo yêu cầu là, loại đất đó phải phù hợp với

sinh trưởng, phát triển cây cao su đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển

rừng, đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp để trồng cao su, các tỉnh Tây Nguyên cần

thực hiện đúng qui định của pháp luật về đất đai, pháp luật về Bảo vệ và phát triển

rừng.

Hội nghị cũng xác định quỹ đất trồng cao su phải đảm bảo nguyên tắc khai thác

tối đa diện tích đất chuyển đổi từ cây nông nghiệp kém hiệu quả, đất trống, đất chưa

sử dụng hiện có trên địa bàn, khuyến khích các hộ nông dân chuyển đất đang trồng

hoa màu, cây công nghiệp năng suất thấp, hiệu quả chưa cao sang trồng cây cao su,

kiên quyết chống tư tưởng lạm dụng chủ trương trên để phá rừng. Yêu cầu các chủ

đầu tư phải lập dự án chi tiết, chuyển đổi rừng đến đâu, trồng cao su ngay đến đó. Các

tỉnh Tây Nguyên rà soát các nông, lâm trường sản xuất kém hiệu quả giao cho Tập

đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam quản lý và tiến hành rà soát quỹ đất để giới thiệu

cho các doanh nghiệp khảo sát, lập dự án trồng cao su. Đối với những nông, lâm

trường, công ty lâm nghiệp ở trong vùng dự kiến phát triển cây cao su, các tỉnh khu

vực Tây Nguyên xem xét chuyển nguyên trạng những đơn vị này về Tập đoàn công

nghiệp Cao su Việt Nam quản lý, tổ chức lại sản xuất theo hướng nông- lâm- công

nghiệp gắn với việc thu hút lao động là đồng bào các dân tộc tại chỗ vừa làm nghề

rừng, vừa trồng cao su...

Page 15: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 15

Theo Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay các

tỉnh Tây Nguyên đã xác định được quỹ đất là 122.000 ha để từ nay đến năm 2010

trồng mới thêm từ 90.000 đến 100.000 ha cao su theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng

Chính phủ. Trong đó, chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất chưa

sử dụng là 70.000 ha, đất rừng nghèo kiệt chuyển sang trồng cao su 52.000 ha (tương

đương 80.000 ha rừng chuyển đổi).

(http://www.monre.gov.vn/monreNet/default.aspx?tabid=213&ItemID=%2033488)

Doanh nghiệp cao su Đài Loan tìm kiếm đối tác ở Việt Nam

Hiệp hội Cao su Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương vụ Văn phòng Kinh

tế Đài Bắc tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức một buổi gặp gỡ thương mại cho các doanh

nghiệp cao su Việt Nam và Đài Loan vào ngày 19/9/2007. Tại buổi giao lưu, có 26

doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Công nghiệp Cao su Đài Loan và trên 40 đại biểu doanh

nghiệp thuộc Hiệp hội Cao su Việt Nam và Hội Cao su Nhựa TP. Hồ Chí Minh. Năm

2006, Đài Loan đã nhập 89.300 tấn cao su thiên nhiên, trong đó nhập từ Việt Nam

khoảng 22.500 tấn. Với sự phát triển liên tục của ngành săm lốp xe, các doanh nghiệp

Đài Loan mong muốn tìm nhập nguyên liệu cao su từ Việt Nam, đồng thời xuất sang

Việt Nam hóa chất và thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến sản phẩm cao su tại Việt

Nam.

Hiện nay, công nghiệp cao su Đài Loan tập trung với 3 nhóm sản phẩm cao su

chính là săm lốp ô tô xe máy, sản phẩm cao su kỹ thuật như băng chuyền, dây đai, phụ

tùng máy móc cơ khí và các sản phẩm tiêu dùng như áo, giày đi mưa, bóng thể thao,

dụng cụ y tế. Bên cạnh các hoạt động chế biến sản phẩm cao su, Hiệp hội công nghiệp

Cao su Đài Loan còn các doanh nghiệp nghiên cứu, cung ứng thiết bị, các nguyên liệu

hóa chất, than đen phục vụ công nghiệp chế biến cao su.

Để nâng tầm quan hệ hợp tác thương mại 2 chiều trong lĩnh vực cao su, Hiệp

Hội Cao su Việt Nam và Hiệp hội Cao su Đài Loan đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác

thương mại. Hai bên sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hội viên tiếp xúc, gặp gỡ

và tìm kiếm đối tác.

Page 16: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 16

TIN NGOÀI NƯỚC

Tình hình giá cao su trong tháng 10 năm 2007 tại thị trường Châu Á

Tổng quan giá cả cao su đều tăng ở khu vực các nước Châu Á.

Tại Malaysia, giá cao su giao ngay chủng loại SRM 20 vào cuối tuần thứ 3 vừa

qua cao nhất trong tháng đạt mức 231,65 US cent/kg tăng 1,07% so với mức giá đầu

tháng (tương đương 15,95 US cent/kg).

Tại Singapore, giá RSS3 giao tháng 11/2007 tăng mạnh với mức giá đầu tháng

đạt 221 US cent/kg thì đến cuối tuần vừa qua, giá đã tăng lên 1,07% đạt mức 238 US

cent/kg và tăng 1,1% với so với cùng kỳ tháng trước (tương đương 20,5 US cent/kg).

Tại Nhật Bản, giá cao su RSS3 giao tháng 11/2007 tăng 1,1% so với cùng kỳ

tháng trước đạt mức 272 JPY/kg (tương đương 24,8 JPY/kg).

Giá cao su tại Thái Lan cũng tiếp tục tăng từ tháng trứơc và kéo dài cho đến

cuối tuần qua. Giá cao su RSS3 giao tháng 10/2007 đạt 79,78 THB/kg tăng 1,07% so

với mức giao dịch cùng kỳ tháng trước (tương đương 5,18 THB/kg).

Tại Thượng Hải, giá cao su RSS3 giao tháng 11/2007 tăng 1,03% so với cùng

kỳ tháng trước đạt 20.930 NDT/tấn (tương đương 685 NDT/tấn).

Page 17: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 17

Sản lượng cao su Ấn Độ sẽ giảm 60.000 tấn do mưa

Sản lượng cao su Ấn Độ trong năm kết thúc vào tháng 3/2008 chắc chắn sẽ

giảm 60.000 tấn xuống 803.000 tấn làm gián đoạn việc thu hoạch mủ.

Sản lượng sẽ giảm nhưng nguồn cung vẫn không có vấn đề vì dự trữ còn nhiều.

Mưa làm loãng mủ cao su và cũng làm giảm số lượng người khai thác mủ, vì công

việc này phải làm thủ công.

Dịch sốt virus ở bang Kerala, nơi chiếm 90% sản lượng cao su, cũng là nguyên

nhân khiến Ấn Độ phải điều chỉnh giảm mức dự báo về sản lượng năm nay (ban đầu

dự báo là 874.000 tấn).

Ngành cao su Ấn Độ lo ngại sản lượng giảm mạnh so với mức 853.000 tấn của

nămngoái sẽ dẫn tới tình trạng thiếu cao su nguyên liệu trên thị trường trong nước,

đẩy giá tăng lên.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng giá sẽ vẫn trong tầm kiểm soát bởi lượng dự trữ

còn nhiều và sẽ không khan hiếm hàng. Giá cao su Ấn Độ đang ở mức khoảng 90 Rupi

(2,28 USD)/kg, tương đương với giá trên toàn cầu. Giá cao su của nước này chưa cao

hơn giá thế giới, song đã tăng mạnh trong hai tháng qua.

(Nguồn: http://vinanet.com.vn/Newsdetail.aspx?NewsID=129656 ngày 11/10/2007)

Trung Quốc khan hiếm cao su

Trung Quốc đang tìm mua cao su giao ngay để làm đầy kho dự trữ, và giá cao

su kỳ hạn ở Tokyo tăng trở lại có thể khích lệ các khách hàng khác tăng cường mua

cao su - loại dùng sản xuất lốp xe - trước khi giá tăng hơn nữa.

Các nhà phân tích cho rằng tháng 8 vừa qua Trung Quốc đã cố tình hạn chế

mua cao su để chờ giá giảm hơn nữa, do vậy lúc này họ rất cần mua vào để bù vào

việc đã mua ít trong tháng qua.

Dự trữ cao su ở Sở Giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã giảm 5% xuống 68.505 tấn

trong tuần kết thúc vào 30/8 so với 72.305 tấn một tuần trước đó do đã sử dụng nhiều

cao su để làm lốp xe, găng tay và bao cao su.

Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ nhập khẩu 1,75

triệu tấn cao su thiên nhiên trong năm 2007, so với 1,61 triệu tấn năm 2006, để đáp

Page 18: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 18

ứng nhu cầu nguyên liệu tăng nhanh của nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là lốp xe. Từ

nhiều tuần nay, họ vẫn tìm mua cao su kỳ hạn tháng 9 nhưng dường như nguồn cung

không đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Trung Quốc mua cao su chủ yếu từ 3 nước sản xuất

hàng đầu thế giới là Thái lan, Indonexia và Malaysia.

Mưa triền miên ở nhiều nơi của Thái lan và Malaysia đang hỗ trợ giá cao su,

trong khi mùa đông ở miền nam Sumatra của Indonesia cũng có tác động tương tự.

http://www.kinhte24h.com/index.php?page=news&id=16891 Năm 2010: Ấn Độ sẽ cần khoảng 350.000 tấn cao su tổng hợp

Theo Reuter, do nhu cầu của lĩnh vực ô tô tăng nhanh, đến năm 2010, Ấn Độ sẽ

cần khoảng 350.000 cao su tổng hợp. Trong khi sản lượng giảm. Điều đó cũng có

nghĩa là quốc gia này sẽ phải nhập khẩu một lượng lớn cao su trong thời gian tới.

Thực tế hiện nay, tổng tiêu thụ cao su của Ấn Độ đã tăng 14% trong năm

2006/07 lên 270.30 tấn, so với 237.495 tấn năm trước. Tiêu thụ trong ngành lốp xe

tăng 20% đạt 170.809 tấn. Trong đó, Lốp xe chiếm khoảng 60% tổng tiêu thụ cao su

tổng hợp ở Ấn Độ. Việc tăng tiêu thụ ô tô, dự kiến sẽ gấp đôi lên 2 triệu tấn vào 2010,

sẽ đầy tiêu thụ cao su tổng hợp tăng mạnh.

Nhập khẩu chắc chắn cũng sẽ tăng 10% mỗi năm do sản lượng trong nước

giảm. Ấn Độ đã nhập khẩu 172.000 tấn cao su tổng hợp trong năm 2006/07.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp ô tô, sản lượng lốp xe dự báo sẽ tăng 7-8%

mỗi năm, song Ấn Độ có xu hướng tăng sử dụng cao su tổng hợp.

Tỷ lệ của cao su tổng hợp trong sản lượng cao su đã tăng tới 25% trong năm

qua so với 22% một năm trước đó.

Nhu cầu từ các lĩnh vực khác ngoài lốp xe dự báo cũng sẽ tăng, như các sản

phẩm cao su, dây băng tải bằng cao su, tấm cao su….

Sản lượng cao su tổng hợp chủ yếu đến từ các hãng sản xuất như Reliance

Industries Ltd và Apar Industries Ltd . Indian Petrochemicals Corp Ltd , ở đó Reliance

có 46% cổ phần, sản xuất khoảng 73.000 tấn polybutadiene (PBR), trong khi Apar sản

xuất khoảng 23.600 tấn cao su nitrile. Ấn Độ không sản xuất mà hoàn toàn nhập khẩu

các loại cao su butyl và styrene-butadiene (SBR) để đáp ứng nhu cầu.

http://vinanet.com.vn/Newsdetail.aspx?NewsID=128163

Page 19: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 19

Hội nghị cao su quốc tế IRRDB 2007

Hội nghị và Họp mặt hàng năm của Uỷ ban Nghiên cứu và Phát triển cao su

quốc tế (IRRDB) năm 2007 sẽ được Viện Nghiên cứu Cao su Cambodia đăng cai tổ

chức từ ngày 12-16/11/2007, tại khách sạn Sokha Angkor Resort ở Xiêm Rệp. Chủ đề

của Hội nghị là “Thành tựu nghiên cứu phát triển và thách thức của ngành cao su thiên

nhiên”. Dự kiến Hội nghị sẽ có trên 80 báo cáo chủ yếu về các giải pháp kỹ thuật tiến

bộ làm tăng năng suất, tăng thu nhập cho người sản xuất và xử lý nước thải nhà máy

cao su.

Thái Lan nghiên cứu nhu cầu cao su tại Nhật Bản và Hàn Quốc

Phái đoàn các nhà xuất khẩu cao su Thái Lan có kế hoạch đến Nhật Bản và Hàn

Quốc từ 14-20 tháng 10 năm nay để đánh giá nhu cầu cao su trong tương lai của 2

nước này trước những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu sẽ yếu đi bởi khủng hoảng liên

quan tới cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn (sub-prime mortgage) của Mỹ.

Theo ông Luckchai Kittipol, Chủ tịch Hiệp hội cao su Thái, đây là phái đoàn

thương mại ngành cao su đầu tiên tới Nhật Bản và Hàn Quốc trong gần 8 năm qua.

Qua chuyến khảo sát, các nhà xuất khẩu Thái Lan sẽ nắm được nhu cầu cao su

trong thời gian tới để có thể có kế hoạch phát triển hợp lý. Họ lo sợ rằng cuộc khủng

hoảng sub-prime sẽ làm suy yếu nền kinh tế thế giới và làm giảm nhu cầu cao su. Thái

Lan dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 2,7 triệu tấn cao su, trị giá 6 tỷ USD vào năm nay.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Thái với thị phần chiếm trên

30%, tiếp đến là Nhật Bản 20-30%, Mỹ 15-16 %, Hàn Quốc 11-12%.

Trong thời gian viếng thăm Nhật và Hàn Quốc, các nhà xuất khẩu Thái cũng hy

vọng sẽ thuyết phục được các nhà sản xuất sản phẩm cao su của Nhật Bản đầu tư vào

Thái Lan sau khi các công ty sản xuất vỏ xe như Bridgestone, Yokohama và

Sumitomo đã xâm nhập vào thị trường Thái vài năm cách đây. Theo ông Luckchai,

Thái Lan có tiềm năng thu hút các công ty sản xuất găng tay và bao cao su. Okamoto

Industries, nhà sản xuất găng tay và bao cao su hàng đầu của Nhật Bản cũng đã có mặt

tại Thái Lan.

Vì nhu cầu của Mỹ đang giảm sút, các nhà xuất khẩu Thái Lan dự kiến sẽ xâm

nhập các thị trường mới như Đông Âu, Ấn Độ và Nam Phi trong năm tới.

(Nguồn http://vinanet.com.vn , 05/10/2007)

Page 20: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 20

HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổ chức họp mặt doanh nhân năm 2007

Trong 3 năm 2004 - 2006, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã tổ chức họp mặt cuối

năm giữa các Hội viên và doanh nhân ngành cao su trong ngoài nước nhằm tăng

cường mối quan hệ thân thiện và tìm cơ hội hợp tác mới.

Năm 2007, để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp này, Hiệp hội tổ chức họp

mặt doanh nhân cao su theo kế hoạch sau:

Ngày 07/12/2007 (thứ sáu):

• 7.00 - 14 g: Thi đấu giải Golf cao su tại sân Golf Long Thành. Họp các

đại diện các Hiệp hội cao su Đông Nam Á về tình hình cao su thế giới.

• 18 - 20 g: Giới thiệu sản phẩm của Hội viên và doanh nghiệp tại khách

sạn Sheraton Saigon (88 Đồng Khởi, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh).

• 19 - 21g: Tiệc tối giao lưu tại khách sạn Sheraton Saigon.

Ngày 08/12/2007 (thứ bảy):

• 8.30 - 12 g: Hội thảo với doanh nhân Trung Quốc, trao đổi thông tin về

cơ hội hợp tác đầu tư về cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.

Hội viên được tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm, hoạt động sản xuất kinh doanh

trong buổi họp mặt giao lưu này qua việc trình bày tài liệu, mẫu sản phẩm tại bàn

trưng bày trước phòng tiệc và hình ảnh chiếu trên màn hình trong phòng tiệc.

Dự kiến có khoảng 470 đại biểu tham dự, trong đó gần 200 khách nước ngoài

đến từ các nước châu Á, châu Âu và châu Mỹ (Trung Quốc, Campuchia, Indonesia,

Malaysia, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Đức, Hoa Kỳ…).

Tại cuộc họp mặt và hội thảo, Hiệp hội Cao su Việt Nam sẽ có báo cáo tổng kết

tình hình phát triển của ngành cao su Việt Nam và cơ hội đầu tư phát triển của ngành.

Nhân dịp này, đoàn Hiệp hội Cao su Indonesia đề nghị được tham quan tại

Công ty Cao su Phú Riềng để trao đổi kinh nghiệm về giải pháp tái canh hiệu quả và

sơ chế cao su chất lượng cao. Đoàn Hiệp hội Cao su Trung Quốc sẽ đến thăm Công ty

CP Cao su Tây Ninh, Công ty Hưng Thịnh, Casumia và Công ty Phong Thạnh để tìm

kiếm cơ hội hợp tác sắp đến.

Page 21: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 21

Lớp thiết kế gỗ

Lớp đào tạo thiết kế sản phẩm gỗ cho Hội viên Hiệp hội Cao su Việt Nam và

Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. HCM do Dự án VIE/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương

mại và Phát triển được chính phủ Thụy Điển và Thụy Sĩ đồng tài trợ, Cục Xúc tiến

Thương mại và Trung tâm Thương mại Quốc tế phối hợp thực hiện đã diễn ra trong

vòng 6 ngày từ 19-24/09/2007 tại khách sạn Equatorial, TP. Hồ Chí Minh.

Giảng viên của khóa đào tạo là ông Martin Marley, nhà thiết kế, tư vấn về đồ

gỗ, người Ireland. Nội dung của khóa học là:

- Nền tảng - lịch sử thiết kế

- Thiết kế và tính sáng tạo

- Các thị trường & các phong cách

- Các xu hướng & các ảnh hưởng

- Thiết kế phù hợp với thị trường

- Tiếp thị & kết luận

Ngoài những bài giảng lý thuyết có sự tương tác giữa giảng viên và học viên,

lớp học còn có những hoạt động sôi nổi như: chia nhóm nhỏ để thảo luận những đề tài

của giảng viên dành cho mỗi nhóm. Sau đó, đại diện nhóm lên phát biểu, trình bày kết

quả. Những giờ học thực tế như đi tham quan nhà máy chế biến gỗ Satimex giúp cho

những học viên hiểu rõ hơn về những vấn đề lý thuyết, cũng như tìm hiểu những kiểu

dáng thiết kế đồ gỗ mới.

Số học viên của Hiệp hội Cao su Việt Nam và Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ

TP.HCM tham dự lớp học là 40 người và có 35 học viên được cấp chứng chỉ hoàn

thành khóa học. Sau khóa học, các học viên đã thành lập Câu lạc bộ các nhà thiết kế

với mong muốn là tạo ra một diễn đàn, một sân chơi cho các nhà thiết kế Việt Nam,

trong đó có những học viên tham gia khóa học trên.

Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế AGRIMART 2007

AGRIMART 2007 (Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế 2007) được Bộ

Nông nghiệp - PTNT tổ chức từ ngày 24 - 29/10/2007 tại Nhà Thi đấu Thể dục thể

thao quốc gia Phú Thọ (số 2 Lữ Gia, P. 15, Q. 11, TP. HCM) nhằm giới thiệu các dự

án liên doanh, phát triển khu công nông nghiệp, máy móc thiết bị, sản phẩm mới, vật

Page 22: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 22

tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng thực vật, giống cây

trồng, sản phẩm chế biến từ gỗ, thủ công mỹ nghệ...

Trong đợt này, Bộ NN-PTNT tổ chức xét thưởng Cúp vàng, Huy chương vàng

Nông nghiệp Việt Nam cho các doanh nghiệp, sản phẩm đạt các tiêu chí của Bộ.

Những danh hiệu này sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi tham dự các

giải thưởng cao hơn và xét tuyển là hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao.

Tại hội chợ lần này, Hiệp hội Cao su Việt Nam tham gia một gian hàng để giới

thiệu một số thành tựu của ngành cao su Việt Nam, hoạt động của Hiệp hội Cao su

Việt Nam trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp cao su và giới thiệu về các Hội viên cho

các đối tác, khách tham quan Hội chợ Triển lãm. Hiệp hội Cao su kính mời các Hội

viên ghé thăm gian hàng của Hiệp hội tại Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế

2007 AGRIMART.

Thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2007

Hiệp hội Cao su VN được giao làm đơn vị chủ trì chương trình XTTM quốc gia

về ngành hàng cao su năm 2007 theo Quyết định số 13/2006/QĐ-BTM ngày

28/9/2006 của Bộ Thương mại. Chương trình có 6 nội dung với tổng kinh phí hỗ trợ là

3,475 tỷ đồng. Nhưng do kinh phí hạn chế, đến tháng 10, chương trình được điều

chỉnh chỉ còn 4 nội dung với kinh phí dự kiến là 1,07 tỷ đồng theo công văn số

1976/BTC-XTTM ngày 12/10/2007 của Bộ Công Thương.

Những nội dung được thực hiện trong chương trình XTTM 2007 gồm:

1. Tham gia triển lãm cao su tại Liên bang Nga kết hợp khảo sát thị trường cao su

Cộng hòa Séc: Đã tổ chức một gian hàng triển lãm giới thiệu các chủng loại

cao su nguyên liệu và sản phẩm công nghiệp cao su, đồ gỗ cao su. Đã thăm và

làm việc với một số tổ chức xúc tiến thương mại của Cộng hoà Séc, gặp gỡ một

số doanh nghiệp quan tâm hợp tác với ngành cao su Việt Nam. Đoàn doanh

nghiệp cao su Việt Nam tham gia gồm 15 đại biểu và 1 cán bộ của Hiệp hội

trong đợt công tác 10 ngày từ 09 – 19/3/2007.

2. Đào tạo kỹ năng ứng dụng sàn giao dịch điện tử về mặt hàng cao su: Đã gửi

một đoàn gồm 4 đại biểu đến Hải Nam, Trung Quốc học tập về sàn giao dịch

điện tử cao su trong 5 ngày từ 08/4/2007 và 1 đoàn gồm 3 đại biểu học đến

Page 23: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 23

Brazil học tập về sàn giao dịch nông sản trong 1 tuần từ 30/4/2007. Các học

viên gồm 6 cán bộ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN và 1 của Hiệp hội.

3. Thông tin thương mại cao su: Đã mua một số sách báo chuyên ngành cao su từ

các nước Ấn Độ, Thái Lan và tài liệu trực tuyến từ Anh, Thụy Sĩ.

4. Khảo sát thị trường Trung Quốc kết hợp tham quan triển lãm: Tổ chức 1 đoàn

gồm 24 đại biểu doanh nghiệp tiếp tục khảo sát thị trường cao su Trung Quốc

kết hợp tham quan triển lãm công nghiệp lốp xe và cao su tại Thượng Hải từ 12

-18/11/2007. Hỗ trợ đoàn có 2 cán bộ của Hiệp hội.

Qua chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Hiệp hội đã giới thiệu được

hiện trạng và triển vọng của ngành cao su Việt Nam, cho thấy ngành đang có tiềm

năng gia tăng sản lượng, chất lượng cao su nguyên liệu được nâng cao và sẵn sàng

phối hợp phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su.

Thông tin thu thập từ các đối tác giúp Hiệp hội và các doanh nghiệp có điều

kiện liên hệ trực tiếp được nhiều đối tác tiềm năng và biết được nhu cầu các chủng loại

cao su nguyên liệu nhằm định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường

chung của thế giới và của một số doanh nghiệp lớn.

Các doanh nghiệp đã có cơ hội thăm và trao đổi trực tiếp với khách hàng để

nắm hiểu thực lực và nhu cầu tương lai của đối tác. Đồng thời thu nhận được nhiều ý

kiến của khách hàng đánh giá cao chất lượng cao su nguyên liệu của Việt. Một số đối

tác đã đề nghị hợp tác quan hệ mua bán lâu dài, khối lượng lớn (đặc biệt mủ ly tâm)

hoặc liên doanh sản xuất sản phẩm cao su với Việt Nam (chỉ thun, lốp xe cở lớn, găng

tay...).

Tham gia các hoạt động của Hội đồng doanh nghiệp cao su Đông Nam Á (ARBC)

Na9m 2007, đại diện Hiệp hội và đại biểu doanh nghiệp cao su Việt Nam đã

tham dự các cuộc họp định kỳ của Hội đồng doanh nghiệp cao su Đông Nam Á để giải

quyết các vấn đề hiện còn gây nhiều tranh luận như sau:

- Về điều kiện thương mại trong ngành cao su: Thống nhất chưa áp dụng điều

kiện bán cao su giá FOB theo INCOTERM 2000 mà vẫn theo thông lệ của các

nước Đông Nam Á, theo đó, người mua phải chịu chi phí xử lý bao bì gỗ (ISPM

15) và bốc dỡ hàng tại cảng lên tàu (THC) nếu có. Phí THC là mối lo ngại lớn

Page 24: Xuat nhap khau 9 thang 2007 du kien thang 10

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/10/2007, trang 24

của nhiều ngành hàng xuất khẩu khác vì mức phí khá cao, các tổ chức ngành

hàng Việt Nam cũng đang tìm cách giải quyết.

- Về việc xử lý các vụ vi phạm hợp đồng thương mại: Các hiệp hội khuyến khích

Hội viên nên tích cực giải quyết bằng cách thương lượng, đàm phán với khách

hàng trong tinh thần thân thiện trước khi phải đưa ra toà án xét xử. Đối với các

khách hàng không có thiện chí giải quyết những hợp đồng vi phạm, Hội viên

cần thông báo cho Hiệp hội của mình để báo cáo lên Hội đồng và thông báo cho

các Hội viên của hiệp hội khác tránh giao dịch với những khách hàng không uy

tín này. Đối với Hội viên không giữ uy tín thương mại, có thể sẽ ngưng tư cách

Hội viên trong Hiệp hội.

- Về số liệu thống kê thị trường cao su: Hiện nay, số liệu thống kê về tình hình

sản xuất và nhu cầu cao su có sự khác biệt lớn giữa các cơ quan cung cấp số

liệu, đôi khi do không chính xác, đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mua và

bán, ảnh hưởng đến giá cả cao su trên thị trường thế giới. Do vậy, cần lập Ban

điều phối số liệu thống kê để thống nhất các số liệu cần công bố giữa Hội đồng

doanh nghiệp cao su Đông Nam Á, Hiệp hội các nước sản xuất cao su

(ANRPC) và Hội đồng cao su quốc tế (ITRC).

Những cuộc họp này đã giúp ích rất nhiều cho Hiệp hội Cao su Việt Nam để có

giải pháp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của Hội viên một cách hữu hiệu trong cộng đồng

doanh nhân cao su Đông Nam Á đoàn kết chặt chẽ. Đồng thời, có thông tin về tình

hình sản xuất, xuất khẩu cao su của các nước quan trọng làm cơ sở khuyến cáo, định

hướng cho ngành hàng cao su Việt Nam.

BẢN TIN Cao Su Việt Nam Giấy phép xuất bản: Số 29 / GP-XBBT (24/5/2005) của Cục Báo chí – Bộ Văn hóa - Thông tin In tại: Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP. Hồ Chí Minh Số lượng: 200 bản Kỳ hạn xuất bản: Mỗi tháng (Có thể đăng ký nhận qua email) Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam Ban Biên tập: Trần Thị Thúy Hoa, Trần Bình Luận, Nguyễn Bích Vân, Phan Trần Hồng Vân,

Trương Ngọc Thu, Nguyễn Ngọc Thúy