20
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TÀU CÁ MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề

TÀU CÁ - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/co-khi-che-tao... · những kiến thức cơ bản về máy phát điện, động cơ

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN

TÀU CÁ

MÃ SỐ: MĐ 03

NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ

Trình độ: Sơ cấp nghề

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể

được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và

tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh

doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03

3

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình “Vận hành hệ thống điện tàu cá” cung cấp cho học viên

những kiến thức cơ bản về máy phát điện, động cơ điện, thiết bị điện; vận hành

máy phát điện và động cơ điện; xử lý các sự cố về điện. Giáo trình “Vận hành hệ

thống điện tàu cá” được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết mô đun Vận

hành hệ thống điện, giới thiệu về kiến thức và kỹ năng vận hành hệ thống điện.

Nội dung giáo trình gồm 6 bài:

Bài 1: Giới thiệu hệ thống điện trên tàu cá

Bài 2: Kiểm tra hệ thống điện

Bài 3: Vận hành máy phát điện

Bài 4: Vận hành động cơ điện

Bài 5: Khắc phục sự cố hệ thống điện

Bài 6: Đảm bảo an toàn trong vận hành hệ thống

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực

tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng

nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người vận hành máy

cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.

Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Trung học thủy sản,

các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng

tôi thực hiện Giáo trình này.

Tham gia biên soạn:

1. Chủ biên: Hoàng Đăng Trường

4

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI GIỚI THIỆU 1

BÀI 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN TÀU CÁ 8

1. Máy phát điện 8

1.1. Cấu tạo 9

1.2. Nguyên lý hoạt động 10

2. Động cơ điện 10

2.1. Động cơ điện 1 pha 10

2.2. Động cơ điện 3 pha 11

3. Ký hiệu tổng quát 12

3.1. Ký hiệu nguồn điện 12

3.2. Ký hiệu đường dây 13

3.3. Ký hiệu khí cụ điện 13

BÀI 2: KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN 16

1. Kiểm tra cầu dao chính 16

1.1. Khái quát và công dụng của cầu dao 16

1.2. Phân loại và cấu tạo cầu dao 16

1.3. Kiểm tra cầu dao trước khi vận hành 19

2. Kiểm tra áp tô mát 19

2.1. Khái quát và công dụng của áp tô mát 19

2.2. Phân loại và cấu tạo của áp tô mát 20

2.3. Nguyên lý làm việc của áptômát 23

2.4. Kiểm tra áp tô mát trước khi vận hành 24

3. Kiểm tra động cơ lai máy phát điện 25

3.1. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ lai 25

3.2. Kiểm tra nước làm mát động cơ lai 26

3.3. Kiểm tra nhiện liệu 27

3.4. Kiểm tra hệ thống khởi động 28

3.5. Kiểm tra các đồng hồ đo 29

3.6. Kiểm tra khí cụ điện, đường dây 30

5

4. Kiểm tra máy phát điện 31

4.1. Kiểm tra sự chạm vỏ 31

4.2. Kiểm tra thiết bị đo 32

4.3. Kiểm tra các đầu nối dây 32

5. Kiểm tra phụ tải 33

5.1 Kiểm tra động cơ một pha 33

5.2 Kiểm tra động cơ ba pha 33

5.3 Kiểm tra thiết bị chiếu sáng 33

BÀI 3: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN 36

1. Chuẩn bị động cơ lai 36

1.1. Công việc chuẩn bị 36

1.2. Kiểm tra động cơ lai 36

2. Khởi động tổ hợp động cơ lai – máy phát điện 37

3. Đóng cầu dao chính 39

4. Ngừng máy phát điện 40

BÀI 4: VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN 43

1. Đóng điện cho động cơ hoạt động 43

1.1. Đóng điện cho các động cơ điện 43

1.2. Động cơ kéo máy nén 44

1.3. Động cơ kéo bơm nước làm mát 45

1.4. Động cơ kéo 45

2. Theo dõi động cơ hoạt động 45

3. Ngắt công tắc điện, tắt máy 46

BÀI 5: KHẮC PHỤC SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐIỆN 48

1. Xử lý chạm vỏ động cơ điện 48

1.1 Nguyên nhân 48

1.2 Cách xử lý 48

2. Xử lý chạm vỏ đường dây điện 49

2.1 Nguyên nhân 49

2.2 Cách xử lý 49

3. Xử lý chạm vỏ máy phát điện 50

3.1 Nguyên nhân 50

6

3.2 Cách xử lý 50

4. Khắc phục sự cố động cơ điện bị quá tải 51

4.1. Nguyên nhân 51

4.2. Cách xử lý 51

5. Khắc phục máy phát điện bị quá tải 52

5.1. Nguyên nhân 52

5.2. Cách xử lý 53

6. Máy phát điện nóng quá mức 53

6.1. Nguyên nhân 53

6.2. Cách xử lý 53

7. Máy phát không phát điện dù quay đủ tốc độ 53

7.1. Nguyên nhân: 53

7.2. Cách xử lý: 54

BÀI 6 : ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN 56

1. Thực hiện an toàn khi vận hành hệ thống điện 56

1.1. Kiểm tra hệ thống điện 56

2. Thực hiện an toàn khi vận hành động cơ điện và máy phát điện 65

3. Thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ khi vận hành hệ thống điện 67

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 70

7

MÔ ĐUN: VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TÀU CÁ

Mã mô đun: MĐ03

Giới thiệu mô đun:

- Mô đun 03: “ Vận hành hệ thống điện tàu cá ” có thời gian học tập là 64

giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra.

- Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ

năng thực hành các bước công việc vận hành máy phát điện, vận hành động cơ

điện, xử lý sự cố về điện, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn.

- Mô đun Vận hành hệ thống điện tàu cá là mô đun chuyên môn nghề, mang

tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành vận hành hệ thống điện; nội

dung mô đun trình bày cách vận hành hệ thống điện, xử lý sự cố về điện, an toàn

trong vận hành hệ thống điện. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài

tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun.

- Trong quá trình học, các học viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức và

ren luyện ý thức an toàn lao động, ý thức bảo vệ môi trường.

- Trong mô đun, phần lý thuyết được trình bày sơ lược và minh họa hình

ảnh, chủ yếu nhăm nâng cao khả năng thực hành của các học viên trên các thiết bị

cơ khí tàu cá thực tế.

- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đạt được khi thực hiện các bài thực

hành.

8

BÀI 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN TÀU CÁ

Mã bài: MĐ 03 - 01

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trên tàu

- Ren luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công việc

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

A. Nội dung:

1. Máy phát điện

Hình 3.1.1: Máy phát điện

- Máy phát điện là nguồn điện chính đối với những nơi nào có nhu cầu

dùng điện mà không thể đưa điện lưới như trên tàu đánh cá...

- Máy phát điện có hai thành phần chính: phần phát lực và phần phát điện.

+ Bộ phận phát lực là động cơ nổ (còn gọi là động cơ diezel) làm việc theo

nguyên lý động cơ đốt trong. Việc khởi động cơ diezel có thể thực hiện băng khí

nén hoặc băng động cơ điện một chiều chạy băng ắc quy

+ Phần phát điện bao gồm một máy phát đồng bộ có kem theo bộ phận kích

từ và bộ điều chỉnh điện áp băng tay hoặc tự động.

9

- Để đảm bảo máy phát điện làm việc bình thường, ngoài các bộ phận

chính trên còn cần được trang bị các hệ thống phụ trợ như:

+ Hệ thống làm mát

+ Hệ thống bôi trơn

+ Hệ thống nhiên liệu gồm: bình đựng nhiên liệu, ống dẫn, vòi phun

+ Hệ thống điện một chiều: thông thường được trang bị hệ thống điện với

bộ khởi động 24 vôn, hệ thống ắc quy với bộ nạp.

1.1. Cấu tạo

Hình 3.1.2: Cấu tạo của máy phát điện một chiều.

Máy phát gồm 3 bộ phận cơ bản: Phần cảm, phần ứng và vành đổi chiều.

- Phần cảm (Stator) của máy phát điện một chiều là phần cố định, phần

này tạo ra từ thông chính của máy. Phần này bao gồm có thân máy, hệ thống

cực từ là nguyên khối thép ren hoặc các lá thép kỹ thuật điện ghép lại gắn vào

thân máy. Cuộn dây kích từ quấn quanh các lõi cực để tạo ra từ thông chính.

- Phần ứng (Rotor) là phần quay của máy, phần ứng bao gồm có một lõi

thép hình trụ bắt chặt vào trục. Lá thép được làm băng nhiều lá thép kỹ thuật

điện ghép cách điện với nhau, trên mặt có xẻ rãnh để đặt dây quấn phần ứng.

Thân máy, cực từ và lõi thép phần ứng tạo thành mạch từ của máy điện.

- Vành đổi chiều được đặt trên trục bên cạnh lõi thép phần ứng. Vành

gồm các lá đồng ghép lại thành một hình trụ tròn, giữa các lá đồng có cách

điện với nhau và cách điện với trục băng lớp mica mỏng.

Ngoài các bộ phận trên còn có lò xo, chổi than, giá đỡ, nắp trước, nắp sau.

10

1.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 3.1.3 Nguyên lý cấu tạo máy phát điện

Cách tạo ra sức điện động xoay chiều hình sin

Ta tác dụng lực cơ học vào trục làm cho khung dây quay, cắt đường sức từ

trường của nam châm NS (N: là cực bắc; S: là cực nam), trong khung dây sẽ

cảm ứng sức điện động xoay chiều hình sin.

Dòng điện cung cấp cho tải thông qua vòng trượt và chổi than.

Khi công suất điện lớn, cách lấy điện như vậy gặp nhiều khó khăn ở chỗ

tiếp xúc giữa vành trượt và chổi than

Trong công nghiệp, máy phát điện xoay chiều được chế tạo như sau: dây

quấn đứng yên trong các rãnh của lõi thép là phần tĩnh và nam châm NS là phần

quay. Khi tác dụng cơ học vào trục làm nam châm NS quay, trong dây quấn

phần tĩnh sẽ cảm ứng ra sức điện động xoay chiều hình sin. Dây quấn đứng yên

nên việc lấy điện cung cấp cho tải rất an toàn và thuận lợi.

2. Động cơ điện

2.1. Động cơ điện 1 pha

a. Cấu tạo

Hình 3.1.4 Động cơ điện 1 pha

C. dây chung; S. Dây đề; R. Dây chạy; K. Rơ le đề

C-S: là cuộn dây đề; C-R: là cuộn dây chạy

11

- Động cơ một pha bao gồm hai phần cơ bản đó là phần tĩnh gọi là stato và

một thành phần quay được gọi là rotor

- Stato bao gồm hai cuộn dây điện (cuộn đề và cuộn chạy) và lõi sắt gồm

các lá thép mỏng trở thành nam châm điện khi được cấp điện.

- Rotor là một lõi kim loại ép với các thanh nhôm dẫn điện đặt trong stator.

- Ngoài ra còn có tụ điện, rơ le khởi động.

b. Nguyên lý hoạt động

- Ở loại động cơ này ngoài cuộn dây quấn chính (cuộn dây chạy) còn có

cuộn dây quấn phụ (cuộn dây đề). Cuộn dây đề được thiết kế để mở máy (động

cơ dùng tụ đề) hoặc làm việc lâu dài (động cơ dùng tụ ngậm). Cuộn dây quấn

phụ được đặt trong một số rãnh stator, sao cho sinh ra từ thông lệch với từ thông

chính một góc 900 điện trong không gian, và dòng điện trong cuộn dây đề lệch

pha với dòng điện trong cuộn dây chạy một góc 900. Dòng điện trong cuộn dây

chạy và cuộn dây đề sinh ra từ trường quay để tạo ra mô men quay cho động cơ.

- Để dòng điện trong cuộn dây chạy và cuộn dây đề lệch pha nhau một góc

900, ta thường nối tiếp với cuộn dây đề một tụ điện.

2.2. Động cơ điện 3 pha

a. Cấu tạo

A B C

X Y Z

Hình 3.1.5 Động cơ điện 3 pha

1.vỏ thép; 2.Stator; 3.bạc đan; 4.Rotor; 5.trạm đấu dây; 6.nắp

Động cơ ba pha bao gồm hai phần cơ bản đó là phần tĩnh gọi là stato và

một thành phần quay được gọi là rotor

Stato bao gồm các cuộn dây điện và lõi sắt gồm các lá thép mỏng trở thành

nam châm điện khi được cấp điện.

Rotor cũng là một lõi kim loại ép với các thanh nhôm dẫn điện đặt trong

stator.

12

b. Nguyên lý hoạt động

Động cơ 3 pha là động cơ điện hoạt động với tốc độ quay của Rotor chậm

hơn so với tốc độ quay của từ trường Stator. Ta thường gặp động cơ không đồng

bộ Rotor lồng sóc vì đặc tính hoạt động của nó tốt hơn dạng dây quấn.

Stator được quấn các cuộn dây lệch nhau về không gian (thường là 3 cuộn

dây lệch nhau góc 120°). Khi cấp điện áp 3 pha vào dây quấn, trong lòng Stator

xuất hiện từ trường Fs quay tròn với tần số P

fS

60 , với p là số cặp cực của dây

quấn Stator, f là tần số.

Từ trường này móc vòng qua Rotor và gây điện áp cảm ứng trên các thanh

dẫn lồng sóc của rotor. Điện áp này gây dòng điện ngắn mạch chạy trong các

thanh dẫn. Trong miền từ trường do Stator tạo ra, thanh dẫn mang dòng I sẽ chịu

tác động của lực lôi đi. Có thể nói cách khác: dòng điện I gây ra một từ trường

Fr (từ trường cảm ứng của Rotor), tương tác giữa Fr và Fs gây ra momen kéo

Rotor chuyển động theo từ trường quay Fs của Stator.

3. Ký hiệu tổng quát

3.1. Ký hiệu nguồn điện

Kyù hieäu yù nghóa Kyù hieäu yù nghóa

Doøng ñieän 1 chieàu Doøng ñieän chænh löu

Doøng ñieän xoay chieàu Duïng cuï vaø maùy

duøng ñöôïc caû doøng

1 chieàu vaø xoay

chieàu.

Boä nguoàn ñieän 1 chieàu 1 Doøng ñieän 1 pha

Phaàn töû cuûa pin hay aéc

quy,

Neùt ngaén cöïc aâm, daøi

cöïc döông

m Doøng ñieän m pha, m

daây

Daây noái ñaát Cöïc döông

Cöïc aâm

13

3.2. Ký hiệu đường dây

Kyù hieäu yù nghóa Kyù hieäu yù nghóa

Daây daãn ñieän

Maïch ñieän 4 daây

Hai daây daãn cheùo nhau

Hai daây daãn coù noái

vôùi nhau veà ñieän

Phaân nhaùnh

3.3. Ký hiệu khí cụ điện

. . OÅ caém ñieän

Caàu dao 1 vaø 3 pha

Phích vaø oå 3 cöïc

1.Sô ñoà 1 daây

2.Soâ ñoà nhieàu daây

Caàu chì

Coâng taéc thöôøng Aùp toâ maùt 1 pha, 3

pha

Chaán löu Ñeøn huyønh quang

Coâng taéc 3 cöïc Ñeøn sôïi ñoát

Chuoâng ñieän Quaït traàn

14

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện

Câu hỏi 2: Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện

2. Các bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 3.1.1: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng bộ phận

chính máy phát điện

+ Mục tiêu :

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trên tàu

- Ren luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công việc

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

+ Nguồn lực : Bảng câu hỏi

+ Cách thức : Giao cho mỗi học viên một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu ghi

một số chức năng, cấu tạo của các phần tử chính trong máy phát điện…Yêu cầu

học viên chọn các chức năng và cấu tạo đúng của các bộ phận. Người dạy nên

viết thêm một số nội dung không đúng vào phiếu kiểm tra bài.

+ Thời gian hoàn thành: 10 phút

+ Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết

+ Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn đúng tất cả các chức năng và cấu

tạo của các bộ phận trong máy phát điện

2.2. Bài thực hành số 3.1.2: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng bộ phận

chính động cơ điện

+ Mục tiêu :

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trên tàu

- Ren luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công việc

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

+ Nguồn lực : Bảng câu hỏi

+ Cách thức : Giao cho mỗi học viên một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu ghi

một số chức năng, cấu tạo của các phần tử chính trong máy phát điện…Yêu cầu

học viên chọn các chức năng và cấu tạo đúng của các bộ phận. Người dạy nên

viết thêm một số nội dung không đúng vào phiếu kiểm tra bài.

15

+ Thời gian hoàn thành: 10 phút

+ Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết

+ Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn đúng tất cả các chức năng và cấu

tạo của các bộ phận trong động cơ điện

C. Ghi nhớ

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 pha, 3 pha

16

BÀI 2: KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN

Mã bài: MĐ 03 – 02

Mục tiêu:

- Mô tả được tình trạng của thiết bị trước khi vận hành.

- Kiểm tra được tình trạng các thiết bị trước khi vận hành

- Ren luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công

việc.

A. Nội dung:

1. Kiểm tra cầu dao chính

1.1. Khái quát và công dụng của cầu dao

Hình 3.2.1. Cầu dao tự động 3 pha, cầu dao 3 pha, cầu dao 1 pha

Cầu dao là một loại thiết bị khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện, chuyển

mạch băng tay đơn giản nhất, được sử dụng trong các mạch điện có điện áp

nguồn cung cấp đến 220 V điện một chiều và 380 V điện xoay chiều. Cầu dao

thường dùng để đóng cắt mạch điện có công suất nhỏ, khi làm việc cầu dao

không phải thao tác đóng cắt điện nhiều lần.

Trong mạng điện gia dụng, văn phòng, phân xưởng, công ty xí nghiệp

ngoài nhiệm vụ đóng cắt mạch điện người ta còn kết hợp với cầu chì để bảo vệ

mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.

1.2. Phân loại và cấu tạo cầu dao

a. Phân loại

Theo kết cấu: cầu dao 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực; cầu dao có tay nắm giữa

hay ở bên; cầu dao đảo.

Theo điện áp định mức có loại 250 V và 500 V.

17

Theo dòng điện định mức có các loại: 15, 20, 25, 30, 40, 60, 75, 100, 150,

200, 350, 600, 1000 A.

Theo vật liệu của đế cách điện có loại băng sứ, nhựa, bakelit, đế đá.

Theo điều kiện bảo vệ có loại không có hộp và có hộp bảo vệ.

Theo yêu cầu sử dụng có loại có cầu chì và loại không có cầu chì bảo vệ.

b. Cấu tạo

Hình 3.2.2.Cấu tạo cầu dao

Cấu tạo của cầu dao gồm: lưỡi dao, hàm dao, đế nắm, vỏ bên ngoài

Lưỡi dao làm băng vật liệu có tính chất dẫn điện tốt, ít bị ôxy hóa, ít mài

mòn chịu nhiệt độ cao, thường sử dụng đồng và hợp kim của đồng để làm lưỡi

dao.

Hàm dao cũng chế tạo từ đồng và hợp kim của đồng nhưng phải có đặc tính

cơ và đàn hồi tốt.

Đế cầu dao là bộ phận định vị hàm dao và lưỡi dao làm băng sành, sứ hay

nhựa tổng hợp…

Tay nắm là bộ phận liên kết với một đầu của lưỡi dao để tác động đóng mở

làm băng gỗ, nhựa, sành, sứ…

Vỏ bên ngoài ngăn chặn tác nhân bên ngoài tác động vào cầu dao.

Ngoài ra nếu cầu dao có yêu cầu bảo vệ ngắn mạch phía sau lưỡi dao được

lắp qua cầu chì trước khi cung cấp điện cho phụ tải.

18

Hình 3.2.3. Cấu tạo cầu dao hai ngã (đảo)

Để đóng ngắt hai mạch điện khác nhau dùng cầu dao hai ngã (cầu dao đảo

hay cầu dao đổi nối). Cầu dao đảo khác cầu dao thường là ở chỗ có hai hệ thống

tiếp điểm tĩnh 1 và tĩnh 2 mắc vào hai mạch điện khác nhau, việc đổi nối được

thực hiện băng cách thay đổi trạng thái tiếp xúc giữa lưỡi dao 3 và các tiếp điểm

tĩnh khi quay tay cần 4 quanh trục 5.

Cầu dao 1 pha

Hình 3.2.4. Cầu dao 1 pha

Cầu dao 3 pha

Hình 3.2.5. Cầu dao 3 pha

19

1.3. Kiểm tra cầu dao trước khi vận hành

- Cầu dao phải còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bất thường

- Các cọc nối dây không bị cháy xém

- Các dầu dây điện không có dấu hiệu đã bị cháy

- Đang ở vị trí OFF

Hình 3.2.6: Cầu dao tự động 3 pha

2. Kiểm tra áp tô mát

2.1. Khái quát và công dụng của áp tô mát

Áp tô mát còn có tên gọi khác là CB(Circuit Breaker), cầu dao tự động.

Áp tô mát là loại khí cụ dùng để tự động ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải,

ngắn mạch, sụt áp, ….

Thường gọi là Áp tô mát không khí vì hồ quang được dập tắt trong không

khí.

Áp tô mát là khí cụ điện làm việc ở chế độ dài hạn nghĩa là trị số dòng điện

chạy qua áp tô mát là tùy ý.

Áp tô mát ngắn mạch được trị số dòng điện lớn đến vài chục KA.

20

2.2. Phân loại và cấu tạo của áp tô mát

a. Phân loại

Theo kế cấu: Gồm ba loại:

- Loại một cực

Hình 3.2.7: Áp tô mát một cực

- Loại 2 cực

Hình 3.2.8: Áp tô mát hai cực

- Loại 3 cực

Hình 3.2.9: Áp tô mát ba cực