135
TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH Thông tin chuyên đề VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI LỜI GIỚI THIỆU Tự do hóa thương mại đã trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới từ gần 10 năm nay bởi lẽ người ta ngày càng nhận rõ ích lợi lâu dài của chủ trương này. Thực tế cho thấy, những cố gắng xóa bỏ hàng rào thương mại nhằm tạo ra thị trường hàng hóa và dịch vụ thông thương đã góp phần thúc đẩy các cuộc cải cách kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó, các quốc gia trên thế giới có thể đạt được những bước phát triển mới, tốt hơn trước về kinh tế và xã hội. Theo tinh thần đó, Phòng Thông Tin - Thư viện Viện Kinh tế thế giới giới thiệu sưu tập chuyên đề "Tự do hóa thương mại quốc tế: Những xu hướng và chính sách". Sưu tập bao gồm một số phần dịch từ cuốn "Những vấn đề và các bước phát triển trong chính sách thương mại quốc tế” (Issues and Developments in International Trade Policy) do nhóm chuyên gia của IMF biên soạn, xuất bản tháng 8- 1992 tại Washington, DC.

TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH

TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾNHỮNG XU HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH

Thông tin chuyên đề

VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI

LỜI GIỚI THIỆU

Tự do hóa thương mại đã trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới từ

gần 10 năm nay bởi lẽ người ta ngày càng nhận rõ ích lợi lâu dài của chủ

trương này. Thực tế cho thấy, những cố gắng xóa bỏ hàng rào thương mại

nhằm tạo ra thị trường hàng hóa và dịch vụ thông thương đã góp phần thúc

đẩy các cuộc cải cách kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó, các quốc gia trên thế giới

có thể đạt được những bước phát triển mới, tốt hơn trước về kinh tế và xã

hội.

Theo tinh thần đó, Phòng Thông Tin - Thư viện Viện Kinh tế thế giới

giới thiệu sưu tập chuyên đề "Tự do hóa thương mại quốc tế: Những xu

hướng và chính sách". Sưu tập bao gồm một số phần dịch từ cuốn "Những

vấn đề và các bước phát triển trong chính sách thương mại quốc tế” (Issues

and Developments in International Trade Policy) do nhóm chuyên gia của IMF

biên soạn, xuất bản tháng 8-1992 tại Washington, DC.

PHÒNG THÔNG TIN-TƯ LIỆU-THƯ VIỆN

VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI

Phần 1. THƯONG MẠI VÀ CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP

Từ giữa những năm 1980, trong các nước công nghiệp mức độ bảo hộ

mậu dịch đã giảm chút ít nếu không muốn nói là đã giảm mặc dầu buôn bán

và sản xuất đã tăng lên, đã giảm bớt sự mất cân bằng thanh toán hiện hành

Page 2: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

trong những nước công nghiệp lớn và Vòng đàm phán thương mại đa bên

Urugoay đang tiếp diễn. Sự bảo hộ vẫn được thực hiện dai dẳng trong nông

nghiệp và trong các ngành công nghiệp bị suy giảm và những sức ép mới đã

trỗi dậy do sự can thiệp của chính phủ vào những khu vực được coi là "chiến

lược". Tiến bộ chỉ đạt được có giới hạn trong những vấn đề vẫn tồn tại trong

nông nghiệp và các khu vực công nghiệp bị suy giảm với những sức ép điều

chỉnh mạnh mẽ ở các nước công nghiệp khi chương trình thị trường Châu Âu

thống nhất tiến triển, các nước đang phát triển tiếp tục tăng cường và đã đa

dạng hóa xuất khẩu và các nước Đông Âu tìm kiếm nhất thể hóa các nền kinh

tế của họ vào hệ thống mậu dịch đa phương.

Nhiều vấn đề cần phải được giải quyết để xúc tiến điều chỉnh trong

nông nghiệp và trong các ngành công nghiệp đã trưởng thành như dệt và

thép đang được thương lượng trong những cuộc thương lượng mậu dịch tại

Vòng đàm phán Urugoay và tại nhiều diễn đàn đa phương khác. Vòng đàm

phán Urugoay nhằm cắt giảm bớt một cách cơ bản những hàng rào thuế

quan và phi quan thuế đối với mậu dịch, củng cố các quy tắc, quy chế hiện có

và những thể thức giải quyết tranh chấp, đưa những khu vực như nông

nghiệp, hàng dệt và quần áo vào kỷ luật thông thường của GATT, định ra

những kỷ luật trong những lĩnh vực mới (như dịch vụ, đầu tư nước ngoài và

sở hữu tài sản trí tuệ) và cải tiến sự kiểm soát của GATT đối với các chính

sách thương mại, sự cố kết của các chính sách thương mại và tài chính đã

phải kéo dài không kết thúc đúng kỳ hạn. Việc tự do hóa đối với ngành thép

được tiến hành trong nhiều cuộc thương lượng đa phương theo Chương trình

Tự do hóa thép Hoa Kỳ và một thỏa thuận nhằm xóa bỏ trợ cấp cho việc đóng

và sửa chữa tàu thủy đang được thương lượng trong Nhóm làm việc của Hội

đồng OECD về đóng tàu.

Bất chấp những cuộc thương lượng này, đậc trưng nổi bật trong sự

phát triển chính sách thương mại giữa các nước công nghiệp lớn là mối đe

dọa sự tin cậy cách tiếp cận đa phương trong những quan hệ giữa các bạn

hàng thương mại bị giảm sút. Những vấn đề tiếp cận thị trường và thương

Page 3: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

mại "công bằng, ngay thẳng" thường được làm song phương bên ngoài sự

kiểm tra của các bên ký kết Hợp đồng GATT và theo những phương thức

khác với các quy tắc của GATT hoặc những nguyên tắc không phân biệt đối

xử và trong sáng làm cơ sở cho GATT. Những lĩnh vực GATT không phụ

trách trở thành nguồn gốc đang gia tăng các vụ xich mích về mậu dịch: các

dịch vụ, đầu tư nước ngoài và quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Với tiến bộ còn

đang hạn chế trong Vòng đàm phán Urugoay, các nước đang giải quyết các

vấn đề này tại những cuộc thương lượng song phương và những cuộc

thương lượng mậu dịch khu vực, ở đó người ta dễ đạt tới nhất trí hơn. Tự do

hóa trong các nước công nghiệp phần lớn được tiến hành trong bối cảnh của

những cuộc thương lượng mậu dịch khu vực. Trong khi những cuộc thương

lượng như thế có thể mở rộng cơ hội mậu dịch tự do và như vậy thì chế độ

mậu dịch đa phương sẽ gặp rủi ro và những nước ở ngoài những nhóm khu

vực sẽ rất khó khăn.

Năm 1990 và 1991, các nước công nghiệp bắt đầu phá bỏ những hạn

chế nhập khẩu có chọn lọc đối với các nước Đông Âu và thiết lập những mối

quan hệ thương mại mậu dịch thông thường đối với các nước này.

1. Những khuynh hướng mới đây trong các chính sách thương mại

Thuế quan

Chế độ GATT đã tìm cách thiết lập những thuế quan không phân biệt

đối xử được coi là những biện pháp bảo hộ chính. Trong bốn mươi năm qua,

các nước công nghiệp đã xóa bỏ hầu hết các quotas nhập khẩu đối với các

mặt hàng phi nông sản và qua bảy vòng đàm phán thương mại đa phương,

đã giảm bớt mức binh quân thuế suất. Tối Huệ Quốc từ khoảng 40% ở cuối

Chiến tranh Thế giới Hai xuống khoảng 5% tại cuối Vòng đàm phán Tôkyô

năm 1979. Giảm bớt mức thuế quan bình quân xuống một phần ba là một

mục tiêu lớn của Vòng đàm phán Urugoay. Việc giảm tuần tự thuế suất đã

làm giam bớt tầm quan trọng của các biểu thuế khi được coi là công cụ của

chính sách thương mại, mặc dầu mức độ bảo hộ do chúng đem lại khác nhau

Page 4: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

rất xa giữa các nước và các sản phẩm (Bảng IIA). Thuế suất áp dụng sau

Vòng đàm phán Tôkyô tương đối cao (Những điểm cao nhất của thuế quan)

trong một số nước về nông sản, quần áo, hàng dệt, và giầy dép. Thuế quan

nâng lên một cách tuần tự theo dây chuyền (leo thang thuế quan) cũng là một

đặc trưng của hầu hết các danh mục thuế trong các nước công nghiệp đặc

biệt đối với một số hàng lương thực thực phẩm, da, hàng dệt và một số hàng

hóa dầu. Ngược lại, thuế quan đánh vào hàng thiết bị, hàng trung gian và

những hàng tiêu dùng lâu bền thì tương đối thấp

Thuế suất áp dụng có thể khác với những thuế suất Tối Huệ Quốc của

Vòng đàm phán Tôkyô vì những thương lượng ưu đãi mậu dịch hoặc cắt

giảm thuế quan đã diễn ra sau đó giữa các nước bao gồm cả những liên minh

thuế quan, những lĩnh vực thương mại tự do và những kế hoạch ưu đãi thuế

quan như GSP (Hệ thống ưu đãi chung). Gần 40% thương mại thế giới đã

được tiến hành bằng những cuộc thương lượng mậu dịch ưu đãi giữa các

nước công nghiệp (Vì vậy, thuế suất áp dụng bình quân đối với một số sản

phẩm có thể thấp hơn so với những thuế suất bình quân áp dụng cho những

nước được hưởng GSP (Hệ thống ưu đãi chung). Đó cũng là mối quan tâm

lớn của các nước đang phát triển là những nước phàn nàn rằng những lĩnh

vực thương mại tự do có thể ngăn cản việc họ được ưu đãi vào các thị

trường các nước công nghiệp. Tại cuộc xét duyệt nửa nhiệm kỳ Vòng đàm

phán Urugoay, các nước công nghiệp đã nhất trí giảm bớt một cách vừa phải

thuế quan đánh vào những hàng nhiệt đới, điều mà các nước đang phát triển

đặc biệt quan tâm.

Những biện pháp phi thuế quan

Với sự giảm bớt các thuế suất ở các nước công nghiệp và mức thuế cụ

thể lại cao đặc biệt đối với hàng công nghiệp (Bảng IIA) các nước phải tăng

cường dựa vào những biện pháp phi thuế quan phản ứng lại các sức ép điều

chỉnh trong những khu vực mậu dịch nhạy cảm mạnh. Những biện pháp này,

bao gồm VER (Hạn chế xuất khẩu tự nguyện), những hạn chế giống như

MFA (Thương lượng về sợi dệt kép), những cuộc thương lượng thị trường

Page 5: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

khác đã diễn ra một cách có trật tự, nhưng quotas thuế quan, những phụ phí,

những thuế thay đổi, những điều cấm, việc cấp giấy phép, khuyến khích nhập

khẩu, những hành động chống phá giá và bù trừ, và những biện pháp kiểm

soát giá. Những vụ việc xảy ra và những giới hạn của các biện pháp phi thuế

quan là khó xét đoán nhưng những tỷ suất bảo hộ mậu dịch do UNCTAD (Hội

nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển) ước lượng sử dụng các Cơ

sở Dữ kiện về các Biện pháp Kiểm soát thương mại chỉ ra rằng những biện

pháp phi thuế quan đã tác động tới gần 19% hàng nhập khẩu phi nhiên liệu

của 22 nước công nghiệp năm 1990 (Bảng I). Sự bảo hộ này rất khác nhau

trong các nhóm sản phẩm, đặc biệt trong các mặt hàng lương thực thực

phẩm (36%) và trong những ngành công nghiệp đã trưởng thành như sắt và

thép (53%), dệt (39%), quần áo (63%), giày dép (20%) và các xe động cơ

(55%). Việc nhập khẩu hàng dệt và quần áo, giày dép, thép và xe động cơ

chủ yếu chịu tác động của VER (Hạn chế xuất khẩu tự nguyện) và MFA

(Thương lượng về sợi kép) trong khi hàng nông sản nhập khẩu lại do các hạn

chế khác về số lượng.

Nhìn chung, những biện pháp phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu từ

các nước đang phát triển đã được dùng nhiều hơn là đối với xuất khẩu từ các

nước công nghiệp, đặc biệt đối với những sản phẩm công nghiệp. Điều này

chủ yếu phản ánh tỷ lệ cao trong nhập khẩu hàng dệt, quần áo và giày dép -

đối tượng của những biện pháp phi thuế quan. Đối với nhập khẩu những

hàng lương thực thực phẩm, sắt, thép và xe động cơ, tỷ lệ bảo hộ mậu dịch

lớn hơn đối với xuất khẩu từ các nước công nghiệp.

Đối với hầu hết các loại hàng xuất khẩu từ Liên xô trước đây và Đông

Âu đã có tỷ số bảo hộ mậu dịch cao nhất, một số những biện pháp này đã

được xóa bỏ năm 1990 nhưng những chỉ dẫn cho thấy ở đây sẽ không phản

ánh những diễn biến này cho đến năm 1991.

Nhằm đánh giá khuynh hướng dài hạn hơn trong việc xử dụng những

biện pháp phi thuế quan, Laird và Vossenaar (1991) đã phối hợp những ước

tính mới nhất của UNCTAD cho thời kỳ 1988-90 với những ước tính trước,

Page 6: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

thời kỳ 1981-88. Những tính toán của hai ông gợi ý rằng việc định ra những

biện pháp phi thuế quan "nòng cốt" được coi là hạn chế gay gắt nhất đã tăng

lên khoảng 5% từ 1981 đến 1987-88, nhưng đã giảm đi phần nào vào năm

1990. Những diễn biến này khác nhau đối với các nước trong suốt những

năm 1980. Tỷ suất bảo hộ tăng lên hầu hết ở cả Mỹ lẫn EC, cả hai đang tăng

cường sử dụng Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (phần nhiều trực tiếp chống

Nhật và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở châu Á), đối với xe động cơ,

thép, máy công cụ, dệt, và trong trường hợp của EC, hàng điện tử, một số

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện quốc gia ở EC đã được xóa bỏ sau 1983. Tỷ

suất bảo hộ mậu dịch của Nhật Bản trong nửa thứ hai của những năm 1980

đã giảm đi khi bỏ hạn chế đối với một số hàng nông sản. Vài nước khác, cụ

thể là Canada, Niu Dilân và Nauy, từ giữa những năm 1980 đã giảm đáng kể

những tỷ số bảo hộ mậu địch. Canada đã ký một hiệp định VER với Nhật Bản

về xuất khẩu ô tô và bỏ hạn chế nhập khẩu giày dép (1985-88). Niu Dilân

giảm rất nhiều những hạn chế số lượng bộ phận của một chương trình cải

cách toàn diện nhằm bỏ việc định quy chế và mở cửa nền kinh tế của mình,

còn Nauy bỏ quotas nhập khẩu từ Nhật Bản và một vài nước Châu Á khác

Việc EC- và Mỹ tăng cường sử dụng những biện pháp phi thuế quan

đặc biệt VER và những cuộc thương lượng thị trường một cách có trật tự là

những cách thức nằm ngoài khuôn khổ GATT và luôn luồn sử dụng những

liều thuốc thương mại "không đúng đắn" (những hành động bù trừ và chống

phá giá) đã gây khó khăn thêm cho việc áp dụng những điều khoản bảo vệ đã

được định ra ở Điều XIX của GATT, điều này đã được chứng minh ở sự giảm

sút việc sử dụng những điều khoản ấy. Một nước phải chứng minh là đã bị

tổn thất lớn khi đáp ứng tiêu chuẩn GATT áp dụng những bảo vệ thông

thường không dùng bất kỳ một hành động nào theo cung cách không phân

biệt đối xử (trên cơ sở MFN - Tối Huệ Quốc) và đền bù cho những nước xuất

khấu bị thiệt hoặc bị trả đũa. Ngược lại, VER và những liều thuốc thương mại

"không đúng đắn” có thể được áp dụng một cách có lựa chọn theo từng sản

phẩm và từng nước, trong trường hợp VER hoặc sử dụng giá, họ tự động

đền bù cho nước xuất khẩu thông qua những giá cao hơn và do đó nâng cao

Page 7: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

sự ứng xử giống như cartel. Những đặc trưng rất hấp dẫn của VER đối với

những ngành công nghiệp trong nước đang tìm kiếm sự bảo hộ từ nhập khẩu

và đối với những ngành công nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài đang giải thích

sự tăng trưởng và sự ứng dụng nhanh chóng của ngành trong những thời kỳ

kéo dài đối với phần lớn các khu vực như dệt, quần áo, thép, xe động cơ và

gần đây hơn, máy công cụ. Những cuộc thương lượng về những điều khoản

bảo vệ của GATT trong Vòng đàm phán Urugoay được coi là chủ yếu, nhằm

đưa những khu vực này vào kỷ luật GATT, vấn đề chủ chốt là làm hay không

làm và trong những hoàn cảnh như thế nào sẽ cho phép việc áp dụng có

chọn lọc những hành động bảo vệ.

Những tác động kinh tế của các biện pháp phi thuế quan xưa nay vẫn

khó thấy được vẽ mặt số lượng vì có rất nhiều cách khác nhau để né tránh.

Phần nào điều này giải thích tại sao xuất khẩu những mặt hàng bị hạn chế

như dệt và quần áo vẫn tiếp tục phát triển, trong khi lại đòi hỏi những cuộc

thỏa thuận rộng rãi hơn với mỗi một cuộc Thương lượng lại về Sợi kép -

MFA.

Toàn bộ các luồng thương mại phần lớn được quyết định bởi những

điều kiện kinh tế vĩ mô như sự phát triển các thị trường trong và ngoài nước

và sức cạnh tranh giá cả bên ngoài, tới mức mà những nguồn lực sản xuất dễ

thăng giáng, những biện pháp phi thuế quan chủ yếu tác động vào kết cấu

của nền thương mại. Tuy nhiên, những biện pháp phi thuế quan là một

nguyên nhân phải quan tâm đến vì chúng làm méo mó việc cấp phát các

nguồn lực bao gồm hình mẫu đầu tư trong và ngoài nước. Bằng cách khóa

chặt các nguồn lực ở trong những sử dụng thiếu hiệu quả, những biện pháp

phi thuế quan làm giảm bớt rất nhiều sản lượng ở cả những nước đã và đang

bị hạn chế. Vì việc họ sử dụng một cách kéo dài những biện pháp điều chỉnh

như thế đã làm chậm việc điều chỉnh trong các khu vực bị giảm sút trên các

thị trường các nước công nghiệp lớn và tính chọn lọc của các biện pháp và

sự thiếu trong sáng đã làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương.

Thuế chống phá giá và bù trừ

Page 8: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Theo các quy tắc của GATT các nước có thể đánh thuế bù trừ và

chống phá giá để bảo vệ các sản phẩm trong nước của mình chống lại việc

phá giá hàng hóa do các bạn hàng nước ngoài cung cấp hoặc trợ cấp làm

méo mó nền thương mại. Như đã trao đổi ở trên, việc sử dụng những biện

pháp như thế được coi là một hình thức khác của việc bảo vệ có chọn lọc và

được lập luận rằng, các nước xét thấy dễ sử dụng các biện pháp chống phá

giá và bù giá để kiểm tra sự tổn thất, yếu kém (hoặc ở một số trường hợp

không có kiểm tra gì cả) khi một hành động bảo vệ được quyết định thích hợp

hơn, tức là khi bản chất của vấn đề là thua lỗ vì buôn bán chứ không phải sự

buôn bán "không chính đáng”. Những việc làm đáng phải đặt câu hỏi, những

quy tắc và những định nghĩa mơ hồ về tổn thất, những biên độ phá giá và

những trợ cấp giá đã cho những quy mô rất lớn những biến đổi pháp chế

trong nước và việc áp dụng những luật pháp thương mại "không chính đáng"

Xem xét việc sử dụng những liều thuốc thương mại không chính đáng của

EC, và Mỹ. Messerlin đã thấy rằng cả hai thường dựng lên những hàng rào

phi thuế quan có bảo đảm hơn như VER, hoặc những hạn chế số lượng

(thép, sản phẩm điện tử, dệt và quần áo), hoặc chúng đã trở thành những

công cụ bảo hộ chính (hóa chất, chất mài mòn). Ông cũng đã thấy bằng

chứng của sự ứng xử thông đồng nhau giữa các hãng trong nước và nước

ngoài nhằm đối phó với những biện pháp đó.

Tình hình và chiều hướng phát triển những hoạt động chống phá giá và

bù trù đã hỗ trợ quan điểm coi những biện pháp này phản ứng sức ép đòi bảo

hộ của các hãng nhập khẩu cạnh tranh. Đầu những năm 1980, trước khi diễn

ra đợt tăng giá đầu lần thứ hai và cuộc suy thoái nghiêm trọng trên quy mô

thế giới, yêu cầu giảm bớt sự cạnh tranh nhập khẩu thông qua các biện pháp

chống phá giá và bù trừ đã tăng lên. Từ giữa những năm 1980, số những

cuộc điều tra đã được thực hiện giảm đáng kể, mặc dầu tỷ số bảo hộ thương

mại ở bảng I gợi ý rằng tỷ trọng thương mại chịu tác động của những hoạt

động chống phá giá và bù trừ đã tăng lên từ 1988. Những khu vực bị tác động

nhất do những biện pháp này gồm xe động cơ, thép, dệt, quần áo và những

Page 9: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

sản phẩm da, lại cũng chính là những khu vực được bảo hộ bằng các biện

pháp phi thuế quan khác.

Mỹ, EC, Canada và Ôxtrâylia phải chịu trách nhiệm về những cuộc điều

tra chống phá giá do các nước công nghiệp khởi xướng.

Ở Mỹ những trường hợp chống phá giá tăng đột ngột trong nửa đầu

những năm 1980, đã được quy cho là do sự lên giá thực tế của đồng đô la và

những cấn đề cơ cấu trong công nghiệp thép quốc tế. Trong khi số cuộc điều

tra chống phá giá giảm đi trong nửa thứ hai của những năm 1980, rất nhiều

trường hợp tồn đọng chưa giải quyết xong tiếp tục tăng lên cho đến khi giảm

được chút ít. Năm 1989 - 1990, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và Đài

Loan chiếm 83 trong 195 trường hợp chưa được giải quyết; những nước

đang phát triển chiếm hầu hết phần còn lại. Khu vực sắt và thép chiếm hầu

hết (54%) trường hợp chóng phá giá khởi đầu 1980-87, theo sau là hóa chất

(11%).

EC luôn luôn sử dụng các phương thức chống phá giá; những trường

hợp tồn đọng chưa giải quyết xong của EC tăng từ 124 năm 1983-84 tới 170

năm 1988 - 89, một phần vì có sự giảm bớt các trường hợp ở Trung và Đông

Âu. Những biện pháp chống các nước nay chiếm hơn một nửa tổng số các

nước này chiếm hơn một nửa tổng số các trường hợp.

Những nước EFTA, Nhật, Trung Quốc, Hồng Công và Triều Tiên cũng

đã luôn luôn bị điều tra. Những khu vực chính khởi đầu các trường hợp thời

kỳ 1980 - 87 là hóa chất (42%), sắt và thép (11%), máy điện và không phải

điện (15%).

Cả EC và Mỹ đã mở rộng các điều khoản pháp chế chống phá giá của

mình nhằm trốn thuế chống phá giá, mặc dầu EC là người sử dụng chính

những biện pháp chống trốn thuế (tất cả nhằm chống Nhật). Pháp chế EC đã

bị thách thức trong GATT và mâu thuẫn với các quy tắc của GATT. Kết quả

là, EC đã ngừng sử dụng pháp chế chống trốn thuế nhưng không có ý định

thay đổi luật pháp của mình cho đến khi có một giải pháp khả dĩ đối với vấn

đề trốn thuế được thông qua tại Vòng đàm phán Urugoay. Việc toàn cầu hóa

Page 10: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

đang diễn ra trong đầu tư và sản xuất và sự tăng cường các cuộc thương

lượng khu vực dường như làm tăng những va chạm xích mích thương mại

liên quan đến những quy tắc đề ra từ đầu.

Trái với ở Mỹ và EC, những đổi mới trong pháp chế chống phá giá lại

được tiến hành ở Canada và Oxtrâylia nhằm làm giảm những trường hợp phá

giá chưa được giải quyết, ỏ Canada số những trường hợp chống phá giá còn

tồn đọng bắt đầu giảm đi năm 1989. Những trường hợp tồn đọng tụt xuống

103 năm 1990 so với 159 năm 1988. Pháp chế chống phá giả của ôxtrâylia đã

được sửa đổi năm 1988 và 1989 để làm rõ điều gì đã góp vào việc gây ra tổn

thất về vật chất và giá trị thông thường và để thắt chật quá trình xem xét lại.

Kết quả của những thay đổi này là số trường hợp chống phá giá còn tồn đọng

đã giảm từ 109 năm 1987 xuống 11 năm 1990. Tháng 3 năm 1991, khi những

biện pháp cải cách thuế quan khác được công bố, một sự thay đổi những thể

thức chống phá giá đã được thực hiện ở ôxtrâylia nhằm mở rộng tính ứng

dụng của chúng và xúc tiến các cuộc điều tra).

Mỹ đã sử dụng ở mức cao nhất thuế bù trừ, một phần vì vai trò trợ cấp

bị hạn chế tương đối và những cố gắng của Mỹ nhằm hạn chế những trợ cấp

của các nước khác.

Cùng như thế, theo luật pháp Mỹ, thuế bù trừ có thể được áp đặt không

cần một thử nghiệm tổn thất cho những nước đã không ký Luật trợ cấp GATT

hoặc đã thương lượng một hiệp định tay đôi với Mỹ, Những hoạt động bù trừ

chưa được giải quyết đã tăng mạnh từ 53 năm 1982 - 83 lên 86 năm 1984 -

85 và giữ ở mức này trước khi giảm xuống 73 năm 1989 - 90; hầu hết những

trường hợp tồn đọng vào cuối năm 1990 là đối với các nước đang phát triển.

Trên một nửa các trường hợp tồn đọng khởi những năm 1980-87 là ở ngành

công nghiệp sắt thép; những ngành công nghiệp khác bắt đầu nhiều lên là

dệt, hóa chất và lương thực thực phẩm, mỗi ngành công nghiệp này chiếm

khoảng 7-8% các trường hợp tồn đọng chưa được giải quyết.

Page 11: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

2. Các khuynh hướng trong hỗ trợ của Chính phủ

Các chính phủ sử dụng các chỉnh sách đối nội để khuyến khích phát

triển, điều chỉnh công nghiệp và theo đuổi những mục tiêu "phi kinh tế” như

chất lượng môi trường, giáo dục, y tế và tính công bằng khu vực. Nhiều hình

thức can thiệp khác nhau bao gồm tiền trả trợ cấp trực tiếp, tô nhượng thuế,

cho vay trợ cấp và bảo hành cho vay, chính phủ cấp tiền, định các quy chế,

tiêu chuẩn và chỉ đạo hành chính. Hoạt động này tập trung vào tính chất mở

rộng trợ cấp trực tiếp và gián tiếp cho khu vực công nghiệp vì những tác động

có khả năng làm méo mó nền thương mại và thiếu những thông tin so sánh

đối với các hình thức trợ giúp khác của chính phủ. Các nước không đồng ý

với các chính sách trợ cấp làm méo mó nền thương mại, nhưng nói chung,

trợ cấp khu vực đặc biệt lại đổ vào loại này, trong khi những trợ cấp rộng rãi

khác như hỗ trợ giáo dục và y tế hoặc nghiên cứu cơ bản không tính đến. Lợi

thế chênh lệch đối với những ngành công nghiệp đặc biệt thì lại được coi là ít

làm méo mó thương mại. Trong khi các chính phủ đã có một số tiến bộ trong

việc giảm bớt hỗ trợ đối với những ngành công nghiệp đang bị suy giảm, có

bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ của chính phủ đối với các ngành công nghiệp

công nghệ cao đang tăng lên.

Trợ cấp công nghiệp

Những năm gần đây, các chính phủ đã xem xét trợ cấp một cách thận

trọng hơn vì ngân sách có hạn, xem xét lại sự thất bại của việc giúp đỡ khu

vực đặc biệt làm thuận lợi cho việc điều chỉnh và xem xét khả năng những

hoạt động bù trừ và ý muốn thiết lập một cơ cấu tổ chức khuyến khích trung

tính hơn. Trong EC, đặc biệt, Chương trình Thị trường thống nhất đã định kỷ

luật chặt chẽ hơn đối với nhà nước và xúc tiến viện trợ nhà nước nhằm bảo

đảm một "lĩnh vực ở cấp có vai trò" trong Cộng đồng. Mặc dầu đã sử dụng

rộng rãi các chính sách trợ cấp, những dự kiến toàn diện hơn vẫn không có

giá trị mấy, mặc dầu công việc vẫn đang được tiến hành trong OECD, EC và

EFTA nhằm cải tiến thông tin trong lĩnh vực này. Trong một nghiên cứu mới

đây của OECD, Ford và Suyker đã đưa ra số liệu tài khoản quốc gia OECD,

Page 12: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

các khảo sát của EC về viện trợ nhà nước và những báo cáo của Ban thư ký

EFTA tập hợp các số liệu về trợ cấp ở kháp các nước. Ba nguồn số liệu này

khác nhau về các khu vực được bảo hộ và những định nghĩa về trợ cấp đã

được sử dụng và vì thế không thể so sánh được nhưng chúng cũng cung cấp

cơ sở để phân tích sự phát triển ở bên trong mỗi một bộ số liệu.

Những khuynh hướng chung trong trợ cấp ở một nước công nghiệp

theo dữ kiện trên tài khoản quốc gia OECD đã được Ford và Suyker tập hợp.

Những số liệu này bao hàm sự chuyển giao hiện hành cho các khu vực sản

xuất nói chung, loại trừ trợ cấp gián tiếp mà thường là rất khác nhau giữa các

nước như những tô nhượng thuế và những chỉ tiêu của nhà nước và các cơ

quan quản lý địa phương khác. Số liệu chỉ ra rằng ở hầu hết các nước tổng

trợ cấp chính phủ tăng lên trong những năm 1970 và nửa đầu những năm

1980 khi các chính phủ can thiệp, để giúp đỡ các ngành công nghiệp đã mất

khả năng cạnh tranh về giá nhưng vẫn còn hoạt động cầm chừng hoặc bị

giảm sút sau đó. Không kể những trợ cấp cho nông nghiệp và chế biến lương

thực thực phẩm số liệu đã cho thấy một hình thái tương tự.

Mức trợ cấp chung trong các nước OECD và trong bảy nước lớn đã ổn

định vào khoảng 1,5% của GDP; đối với châu Âu OECD mức trợ cấp là gần

3% của GDP, Mức trợ cấp khác nhau rất xa giữa các nước. Trợ cấp công

nghiệp ở Thụy Điển và Nauy là cao nhất. Thấp nhất ở Mỹ, Nhật, Canada. Các

nước châu Âu tỷ lệ trợ cấp công nghiệp từ 2 đến 4% GDP. Về mặt yêu cầu

chi ngân sách những chuyển giao hiện hành cho công nghiệp chiếm khoảng

1% trong chi tiêu ở Mỹ nhưng từ 3 đến 5% trong chỉ tiêu ở các nước công

nghiệp lớn khác.

Niu Dilân và Anh cho thấy sự đào ngược lớn nhất trong các chính sách

trợ cấp cho công nghiệp trong những năm 1980 là kết quả của các chính sách

giảm bớt sự can thiệp của chính phủ vào các nền kinh tế của họ thông qua

việc thôi định quy chế và tư nhân hóa. Nauy cũng giảm trợ cấp trực tiếp cho

các nhà sản xuất từ đầu những năm 1980 mặc dầu hỗ trợ vẫn giữ mức cao

và đặc biệt trong khu vực. Sau 1984, tỷ lệ trợ cấp giảm ở Canada và Oxtrâylia

Page 13: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

- nơi mà các chính sách đã được định hướng lại để xúc tiến điều chỉnh trong

các ngành nông nghiệp bị suy giảm; ở các nước khác, trợ cấp cho công

nghiệp tương đối ổn định hoặc tăng lên. Dữ kiện về cấu thành trợ cấp khu

vực cho thấy rằng ở hầu hết các nước, khu vực nông nghiệp được trợ cấp

lớn hơn khu vực công nghiệp và ở bên trong ngành công nghiệp, vận tải, giao

thông liên lạc và nhà cửa có khuynh hướng được trợ cấp hơn các ngành

công nghiệp khác.

Những cuộc điều tra về viện trợ nhà nước ở Cộng đồng Châu Âu cho

thấy có nhiều hình thức trợ cấp hơn các số liệu trên tài khoản quốc gia.

Những cuộc điều tra này nhằm thâu tóm những trợ cấp có khả năng làm méo

mó nền thương mại và sự cạnh tranh trong EC và bao gồm các khoản tiền

cấp cho, những tô nhượng thuế, sự tham gia công bằng, những khoản cho

vay mềm và bảo đảm vay. Số liệu từ hai cuộc điều tra đầu tiên cho thấy trợ

cấp đã tập trung vào nông nghiệp và những khu vực bị suy giảm như thép,

đóng tàu, xe lửa và than (ở Đức và Tây Ban Nha). Tỷ lệ trợ cấp bình quân

cho sản xuất công nghiệp ở EC giảm đi 1% của GDP từ thời kỳ 1981 - 86 tới

1986 - 88, phần lớn là do việc giảm bớt trợ cấp cho ngành thép và đóng tàu.

Ở khu vực thép, viện trợ nhà nước chỉ cho phép cơ cấu lại để rút bớt công

suất và cấm trợ cấp để vận hành. Kết quả của những chính sách này là viện

trợ nhà nước cho công nghiệp thép thực tế đã bị loại bỏ trong 10 nước EC

những năm 1986 - 1988. Viện trợ nhà nước cho đóng tàu đã tăng từ 5% lên

28% của các chi phí vận hành từ 1980 đến 1987. Một chỉ thị của Cộng đồng

đã được chấp nhận và thực hiện đầu 1987 ngày nay hạn chế các trợ cấp vận

hành ở một tỷ lệ giá trị hợp đồng phải được xét duyệt lại hàng năm. Theo chỉ

thị này, viện trợ nhà nước đã tụt xuống 20% chi phí vận hành năm 1990 và sẽ

giảm xuống còn 13% năm 1991,

Ngoài thép và đóng tàu, trợ cấp chung đã giảm chút ít đối với sản xuất

công nghiệp và giảm đáng kể trong thời kỳ gần đây nhất đối với Italia, Anh,

Đan Mạch, Ireland và Hà lan, còn ở những nước khác thì được bù đắp thêm.

Sự khác nhau giữa những kết quả này và những số liệu tài khoản quốc gia có

Page 14: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

thể do tầm quan trọng tương đối của những công cụ trợ cấp khác nhau.

Những khoản cấp ngân sách được tính là khối lượng tiền trợ cấp ở hầu hết

các nước EC và EFTA. Không kể Đức và Bồ Đào Nha là những nước sự tô

nhượng thuế chiếm khoảng 60% tiền trợ cấp và Áo, là nước dựa chủ yếu vào

sự tham gia công bằng. Tô nhượng thuế cũng rất quan trọng đối với Italia,

Ireland và Hà Lan.

Chi tiêu của chính phủ tài trợ cho nghiên cứu và phát triển ở khu vực

công nghiệp, khác nhau rất xa giữa các nước OEGD. Theo truyền thống, ở

Mỹ là cao nhất, một phần là đo những hợp đồng nghiên cứu quốc phòng, và

thấp nhất là ở Nhật. Trong khi phần của nghiên cứu và phát triển do chính

phủ tài trợ ở hầu hết các nước là tương đối ổn định, tổng chi tiêu về nghiên

cứu và phát triển tăng lên và hỗ trợ chính phủ cho khoản này đã giải thích

việc chính phủ tăng cường giúp đỡ cho công nghiệp, phản ánh việc rút bớt

các khoản hỗ trợ của chính phủ cho các ngành công nghiệp bị suy giảm.

Phần lớn tài trợ của chính phủ cho việc nghiên cứu và phát triển giành cho

công nghiệp vũ trụ. ỏ đó, những ngoại ứng và các vấn đề an ninh được coi là

quan trọng. Công nghiệp vũ trụ chiếm phần cao nhất hoặc cao thứ hai của tài

trợ chính phủ cho nghiên cứu và phát triển ở hầu hết các nước được phản

ánh trong các số liệu,

Bức tranh nổi bật từ các số liệu này là sự gia tăng các khoản trợ cấp

tập trung cho các khu vực bị suy giảm đặc trưng của những năm 1970 và đầu

những năm 1980. Những nước đã định hướng lại toàn bộ các chính sách của

mình đáng kể là Anh và Niu Dilân, đã giảm rất nhiều viện trợ cho công nghiệp,

ở một số nước, những tiến bộ cũng đã đạt được trong việc giảm trợ cấp cho

ngành thép và đóng tàu. Ở các lĩnh vực khác, viện trợ toàn bộ cho cống

nghiệp phần lớn là không thay đổi từ giữa những năm 1980 đến 1988 và viện

trợ rút từ nguồn lực trong nước vẫn tương đối lớn, từ 2 đến 3 % của GDP ở

Canada và các nước Châu Âu và từ 0,5 đến 1% GDP ở Mỹ và Nhật.

Ban thư ký OECD đang tiến hành tập hợp những số liệu so sánh quốc

tế về tỷ lệ trợ cấp có thể làm cơ sở cho sự giám sát đa phương được tăng

Page 15: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

cường đối với các chính sách hỗ trợ. Trong hai năm qua, những hội nghi cấp

Bộ trưởng của OECD đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự rõ ràng hơn nữa

trong các chính sách hỗ trợ công nghiệp và những hoạt động ở lĩnh vực này

đã được chú trọng, ủy ban Công nghiệp của OECD đang tiến hành dự án

phát triển toàn diện hơn nữa và có những thông tin có thể so sánh được về

các trợ cấp cho công nghiệp đối với các nước OECD. Với sự hợp tác của các

nước thành viên, một cơ sở số liệu đang được tập hợp từ những năm 1986

đến 1991 bao gồm 800 chương trình chính phủ trung ương ở 22 nước OECD;

Những chương trình cấp tỉnh và địa phương thì không thể hoàn thành được.

Phân tích sơ bộ những số liệu này, người ta thấy trợ cấp sản xuất truyền

thống đã giảm đi trong khi trợ cấp đầu tư (đặc biệt cho nghiên cứu và phát

triển, thiết bị công nghệ cao và những điều chưa được biết đến trong công

nghệ) dường như được tăng lên. Về mặt công cụ, hỗ trợ cho nghiên cứu và

phát triển đã tăng lên chủ yếu là hình thức cấp cho và tô nhượng thuế, sử

dụng những kế hoạch bảo đảm vay kể cả những khoản không được sự nhất

trí của OECD về Tín dụng xuất khẩu cũng đã tăng lên. Phương hướng chung

hỗ trợ cho công nghiệp ở các nhóm nước OECD có phần ít chắc chắn vì sự

phát triển khác nhau giữa các nước. Một đồ án thử nghiệm đối với ủy ban

Chính sách kinh tế cũng đã được khởi xướng để triển khai các biện pháp định

mức viện trợ có hiệu quả.

Những cố gắng đa phương để kiềm chế trợ cấp

Kỷ luật đa phương về trợ cấp là cần thiết cho sự thành công trong các

cuộc thương lượng tại những diễn đàn đa phương nhầm xoá bỏ những hàng

rào thương mại trong các ngành công nghiệp bị suy giảm. Trong Vòng đàm

phán Urugoay, những cố gắng để củng cố các quy tắc quốc tế về trợ cấp đã

được thiết lập tại Vòng đàm phán Tôkyô (Luật Trợ cấp), cấm trợ cấp xuất

khẩu hàng công nghiệp, nhằm kiểm soát các tác động của trợ cấp làm méo

mó nền thương mại. Những vấn đề chủ chốt trong thương lượng liên quan

đến định nghĩa trợ cấp, hoàn cảnh định trợ cấp và những quy tắc chi phối

những hoạt động bù đắp. Những thể thức làm rõ các quy tắc, tăng cường giải

Page 16: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

quyết tranh chấp có thể dẫn tới việc giảm bớt mâu thuẫn trong thương mại

nảy sinh từ sự giúp đỡ của chính phủ cho công nghiệp. Cuộc tranh chấp hàng

không giữa Mỹ và EC là một thí dụ tốt mà những quy tắc của GATT đã đụng

phải khi xác định xem cái gì là hoạt động trợ cấp và ở diễn đàn nào thi những

cuộc tranh chấp có thể giải quyết được?

Ngoài Vòng đàm phán Urugoay, những cố gắng đa phương là một

nhân tố quan trọng trong việc đẩy mạnh điều chỉnh và xóa bỏ sự trợ giúp cho

ngành thép và đóng tàu cũng như giảm bớt những tín dụng trợ cấp xuất khẩu.

Năm 1989, Tổng thống Bush đã công bố Chương trình Tự do hóa thép Mỹ

nhằm mục đích chủ yếu là thiết lập những điều kiện thị trường tự do cho

thương mại quốc tế về thép. Chương trinh đòi hỏi mở rộng (hạn chế xuất

khẩu tự nguyện) với 19 nước mà EC đã thương lượng năm 1984 (hết hạn

vào năm 1989) tới tháng 3 - 1992. Tạm thời, Mỹ đã ký những hiệp định nhất

trí song phương với những bạn hàng buôn bán thép lớn của mình, định kỷ

luật trợ cấp và làm việc để giảm hoặc loại bỏ những hàng rào thuế quan và

phi thuế quan. Những cuộc thương lượng vấn tiếp tục để đưa những thỏa

thuận này vào sự nhất trí đa phương nhầm cấm hầu hết các trợ cấp, loại bỏ

thuế quan, và thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp. Mục tiêu nhằm đạt

tới thỏa thuận trước cuối tháng 3-1992 khi VER đang tồn tại nhờ xuất khẩu

thép hết hạn vào Mỹ. Tuy nhiên, một trong những khó khãn đã nẩy sinh trong

các cuộc đàm phán là những người tham dự đã miễn cưỡng tự cam kết vào

những vấn đề có thể làm hại tới những lập trường của họ tại các cuộc thương

lượng trong Vòng đàm phán Urugoay về chống phá giá và trợ cấp.

Cuối 1989, những cuộc thương lượng đã đưa tới một thỏa thuận mới)

nhằm xóa bỏ trợ cấp cho ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu: Những

cuộc thương lượng tại Nhóm làm việc Hội đồng OECD về đóng tàu với mục

tiêu ký được một hiệp định vào cuối năm 1991. Những vấn đề chưa được giải

quyết bao gồm việc xử lý các tín dụng xuất khẩu, những kế hoạch tín dụng

trong nước và thời gian biểu xóa bỏ sự trợ giúp của chính phủ.

Page 17: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Trong nhóm Tín dụng xuất khẩu của OECD có 22 nước công nghiệp

thành viên các cuộc thương lượng tiến hành theo Hiệp định Mới về Tín dụng

xuất khấu (nhất trí) nhằm củng cố thỏa thuận mới nhẫt, đã ký kết năm 1987.

Sự nhất trí được dự kiến ngăn chặn sự "cạnh tranh phá hoại "đối với” tín

dụng xuất khẩu trong các nước hội viên mà cơ quan tín dụng xuất khẩu của

họ trong hầu hết các trường hợp đã được chính phủ quốc gia tài trợ. Các

cuộc thảo luận nhằm đề ra những biện pháp giảm bớt những hành động làm

méo mó thương mại do những tín dụng trợ giúp trói buộc và trợ cấp quyền

lợi. Từ khoảng 1982, nhưng thỏa thuận tín dụng xuất khẩu thực tế đã loại bỏ

được yếu tố trợ cấp bình quân đối với nhữg tín dụng trung hạn cho các nước

có thu nhập trung bình. Kết quả là, các nước hội viên đã xử dụng những tín

dụng và trợ giúp khác nhau để khuyến khích xuất khẩu. Một dự thảo hiệp định

được trình bày tại hội nghị Bộ trưởng OECD tháng 6 - 1991 đã không được

chấp nhận và các bộ trưởng đã nhất trí lấy cuối năm 1991 làm hạn cuối cùng

để ký hiệp định. Sự cam kết này đã được lập lại tại hội nghị kinh tế cấp cao

nhất ở Luân Đôn tháng 7.

3. Những diễn biến chính sách thương mại trong các nước Mỹ

Những năm gần đây, các mục tiêu chính của chính sách thương mại

Mỹ là tăng cường chế độ thương mại đa phương bằng cách hoàn thiện Vòng

đàm phán Urugoay nhằm mở cửa các thị trường nước ngoài cho hàng Mỹ,

dịch vụ đầu tư Mỹ và khuyến khích thương mại tự do và "công bằng". Các

mục tiêu này đã được tiếp tục xuyên suốt những cuộc thương lượng đa

phương, những sáng kiến khu vực và tay đôi và việc thực hiện đơn phương

luật thương mại Mỹ. Mỹ đóng một vai trò lớn trong việc phát động Vòng đàm

phán Urugoay và tiếp tục đặt ưu tiên cao nhất vào những kết luận thành công

của Vòng đàm phán ấy, coi đó là những cách tốt nhất củng cố chế độ buôn

bán đa phương. Mỹ đã ủng hộ mạnh mẽ cải cách nông nghiệp và mở rộng kỷ

luật của GATT tới những lĩnh vực mới: dịch vụ, đầu tư thương mại, sở hữu tài

sản trí tuệ, đề nghị của Mỹ vế nông nghiệp chỉ rõ Mỹ sẵn sàng loại bỏ Luật

1955 của mình là muốn duy trì những hạn chế đối với một số hàng nông sản.

Page 18: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Tháng 5 năm 1991, Quốc hội Mỹ đã kéo dài quyền thương lượng theo

lập trường của Tổng thống đến tháng 6-1993 xoá bỏ trở ngại để tiếp tục các

cuộc thương lượng nghiêm chỉnh. Điều đó đã mở đường cho việc thương

lượng một Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ bao gồm Mỹ, Canada và

Mêhicô. Mỹ đã ủng hộ việc nhất thể hóa khu vực ở châu Âu và các nơi khác

vì tin rằng nó có thể là một trợ lực cho tự do hóa khi tiếp tục một cơ cấu tổ

chức GATT kiên định. Trong nước, Chính phủ đã đạt kết quả tốt đẹp trong

việc chống lại những sức ép bảo hộ ở Quốc hội Mỹ; tuy nhiên, việc Mỹ đơn

phương sử dụng luật thương mại của minh tọc mạch xông vào mở cửa các

thị trường nước ngoài và bảo hộ các quyền lợi Mỹ đã gây thêm căng thẳng

với các bạn hàng của mình. Mỹ là một bên của hai hiệp định thương mại tự

do - một với Ixraen năm 1985 và một với Canada có hiệu lực vào ngày 1 - 1 -

1989, hiệp định này thôi đánh thuế quan và xóa bỏ các hàng rào buôn bán

khác theo những thời gian biểu mười năm đã được nhất trí. Theo Hiệp định

Thương mại tự do Mỹ -Canađa (FTA), hai vòng cắt giảm thuế quan hết sức

nhanh, hai bên thực hiện mậu dịch hai chiều hơn 8 tỷ USA đã được hoàn

thiện vào giữa năm 1991. Nhưng cũng còn quá sớm để đánh giá tác động

kinh tế của việc thực hiện từng phần FTA, duyệt lại việc thực hiện trong hai

năm đầu cho thấy cả hai nước đã coi rằng việc thực hiện hiệp định đã trôi

chảy và những cuộc tranh chấp đã được giải quyết thỏa đáng, số lượng

những trường hợp bù đắp và chống phá giá giảm từ 12 năm 1989 xuống 4

năm 1990. Tuy nhiên những bất đồng mới nảy sinh đối với những quy tắc

xuất xứ xe ôtô (Công ty động cơ hữu hạn Honda có chi nhánh Mỹ nhập khẩu

Honda Civics từ nhà máy của nó ở Canada) và quy tắc cho trong nước về ô

tô theo Điều ước ô tô Mỹ - Canada, Mỹ muốn tăng số lượng từ 50 lên 60%.

Tháng 2-1991, các chính phủ Mỹ, Canada và Mêhicô công bố ý định

của họ theo đuổi một Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ- (NAFTA) và

những cuộc thương lượng bắt đầu tháng 6. Mục tiêu là xóa bỏ các hàng rào

ngăn cách các luồng hàng, dịch vụ và đầu tư và các quyền sở hữu tài sản trí

tuệ. Một số nước đang phát triển đã lo ngại về tiềm lực của một NAFTA làm

chệch hướng các luồng buôn bán và đầu tư, làm xói mòn các ưu đãi buôn

Page 19: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

bán họ được hưởng và những khu vực cử tri trong nước khác nhau ở Mỹ và

Canada đã dấy lên mối lo "phi mậu dịch" bắt nguồn từ Mêhicô, ở đây mức

sống và thu nhập thấp hơn. Còn những khác biệt về các tiêu chuẩn lao động

và môi trường, các tiêu chuẩn y tế và an toàn, những chế độ điều tiết và phân

phối, có thể gián tiếp gây ra sự cạnh tranh tốn kém và hạ thấp các tiêu chuẩn

môi trường và các tiêu chuẩn khác khi hiệp định thương mại tự do được thực

hiện.

Tháng 6-1990, Tổng thống Bush công bố Doanh nghiệp đổi mới Mỹ

(EAI), tìm kiếm việc giải quyết các vấn đề nợ, đầu tư, buôn bán và môi

trtường.

Về buôn bán, mục tiêu là kết thúc thắng lợi Vòng đàm phán Urugoay và

bớt những hàng rào ngăn cản buôn bán và đầu tư ở Tây Bán Cầu, chủ yếu,

EAI dự kiến một khu vực mậu dịch tự do khắp bán cầu. Từ khi công bố EA1,

Mỹ đã ký những hiệp định khung buôn bán và đầu tư với hầu hết các nước ở

Trung và Nam Mỹ và vùng Caribê, Những đổi mới khác ở Tây Bán Cầu gồm

sáng kiến lưu vực Caribê ưu đãi thuế quan cho các nước Caribê, mở rộng và

ưu đãi mậu dịch cho các nước Andean (Bôlivia, Côlômbia, Êcuado và Pêru),

bổ sung những điều đã định ra trong Hệ thống ưu đãi chung (GSP).

Việc thực hiện luật thương mại Mỹ để mở cửa các thị trường nước

ngoài được tăng cường từ sau năm 1988. Tiết 301 của Luật Buôn bán 1974

đã cho Tổng thống quyền hành động chống các hoạt động buôn bán không

hợp lý, không công bằng, hoặc phân biệt đối xử và là gánh nặng hoặc hạn

chế buôn bán của Mỹ. Trên thực tế, điều đó gắn với Luật bảo hộ thương mại,

dịch vụ và hàng hóa, đầu tư nước ngoài và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí

tuệ. Luật cạnh tranh và Buôn bán quyền tác giả 1988 củng cố Tiết 301 bằng

nhiều phương sách: chuyển giao quyền đối với những trường hợp khởi đầu

không đúng đắn từ Tổng thống sang cho Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đòi

hỏi USTR theo những điều khoản "siêu" 301, đã hết hạn vào năm 1990 nhận

dạng những nước và những hoạt động ưu đãi và lập ta một thời khóa biểu

cho việc điều tra và ra nghị quyết về những hoạt động đã được nhận biết và

Page 20: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

yêu cầu USTR dựa vào điều khoản 301 "Đặc biệt" nhận dạng những nước vi

phạm các quyền sở hữu tài sản trí tuệ Mỹ. Luật 1988 cũng yêu cầu nhận

dạng những nước và những hoạt động đã hạn chế Mỹ xuất khẩu các dịch vụ

và thiết bị viễn thông và hạn chế Mỹ tiếp nhận ủy quyền của chính phủ nước

ngoài.

Những hành động theo các điều khoản Siêu và Đặc biệt 301 của Luật

1988 đã được tóm tắt trong bảng 319. Năm 1989 ba nước Braxin, Nhật và Ấn

Độ đã được nhận dạng là những nước ưu tiên theo Siêu 301 ưu tiên này đã

được thực hiện với Nhật và Braxin, còn Ấn Độ thì năm 1990 lại nhận dạng lại.

Sau khi trao đổi ý kiến với Ấn Độ, ƯSTR đã quyết định không thực hiện ưu

tiên vì những hoạt động đã được điều tra có liên quan đến những biện pháp

đầu tư và lối vào thị trường bảo hiểm đã được nêu ra trong Vòng đàm phán

Urugoay. Không có nước được ưu tiên nào theo Đặc biệt 301 trong năm 1989

hoặc 1990 do không có tiến bộ trong các cuộc thương lượng đang diễn ra, tuy

thế, năm 1991, ba nước ưu tiên bị nhận dạng là vi phạm quyền sở hữu tài

sản trí tuệ của Mỹ, đó là Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Theo điều khoản

viễn thông của Luật 1988, EC và Triều Tiên đã được chỉ định là "những nước

ngoài được ưu tiên" năm 1989 và những thỏa thuận về lối vào thị trường đã

đạt được trong các cuộc thương lượng sau đó. Không nước nào bị phát hiện

là phân biệt đối xử trong việc chính phủ cấp ủy nhiệm, và do đó không có biện

pháp trả đũa nào phải thực hiện theo các điều khoản Siêu và Đặc biệt 301

của Luật Thương mại 1988.

Những diễn biến quan trọng khác trong quan hệ thương mại là việc đưa

ra sáng kiến cản trở cơ cấu Mỹ - Nhật năm 1989 (SII) nhằm đặt ra những cản

trở cơ bản đối với buôn bán và điều chỉnh cán cân thanh toán. Mỗi bên phát

hiện ra những cản trở về cơ cấu để điều tiết trong nước và thỏa thuận vào

tháng 6 - 1990 đã giải quyết vấn đề đó.

Những thể thức theo sau đó kêu gọi tiếp tục thảo luận những báo cáo

tiến bộ hàng năm; báo cáo hàng năm đầu tiên công bố tháng 5-1991. Đặc

trưng mới của những cuộc thương lượng SII là tập trung vào các chính sách

Page 21: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

trong nước, đặc biệt các chính sách cạnh tranh và sự ứng xử của các công ty

trách nhiệm hữu hạn. Năm trong só sáu điều cản trở do Mỹ phát hiện là có

liên quan đến các chính sách cạnh tranh trong nước. Nhật Bản phát hiện sự

ứng xử thiển cận của các công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ đầu tư không đầy

đủ vào nghiên cứu và phát triển và nguồn lực con người là những nhân tố cản

trở sức cạnh tranh của Mỹ. Những diễn biến này đề cao nhân thức được tăng

lên rằng sự khác biệt trong các chính sách thương mại và cạnh tranh và

những xung đột giữa cạnh tranh vớí các chính sách buôn bán có thể làm méo

mó các luồng thương mại và đầu tư quốc tế. Những vấn đề này đã được

khảo sát ở Phụ lục II, tài liệu xem xét mối quan hệ giữa các chính sách

thương mại và cạnh tranh và những cố gắng đang được tiến hành để cân đối

các chính sách cạnh tranh.

Luật Thương mại 1988 cũng cho phép Tổng thống hạn chế đầu tư

nước ngoài nào đe dọa an ninh quốc gia (điều bổ sung Exon-Florio). Tháng 5-

1991, ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ đã nhận được 560 thông báo. Trong

số này, 12 giao dịch là đối tượng điều tra, Tổng thống chỉ hành động trong

một trường hợp ra lệnh tước bỏ những bộ phận máy bay Mỹ do Công ty Nhập

khẩu Xuất khẩu Công nghệ hàng không Trung Hoa Quốc gia sản xuất. Ngày

17 tháng 8 năm 1991, Tổng thống Bush ký một dự luật định hiệu lực trở lại

điều khoản Exon - Florio.

Nhật

Nhật đã thực hiện một loạt biện pháp mở cửa thị trường trong năm qua

và đã thực tế cắt bỏ mọi hàng rào chính thức ngăn cản buôn bán hàng công

nghiệp nhập khẩu. Bất chấp điều này, một vài bạn hàng thương mại lớn cho

rằng những hoạt dộng không chính thức đã ngăn cản nhập khẩu, đầu tư

nước ngoài và cạnh tranh trong thị trường trong nước và điều này đã đưa đến

những cuộc thảo luận đang tiếp diễn về lối vào thị trường. Phần lớn là dưới

sức ép của các bạn hàng thương mại, Nhật đã lần lượt tự do hóa việc nhập

khẩu thịt bò, cam quýt và một số nông phẩm, nhưng khu vực nông nghiệp

Nhật vẫn được bảo hộ rất mạnh, áp đặt những chi phí lớn vào nền kinh tế của

Page 22: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

mình và gây xích mích buôn bán với các nước xuất khẩu nông nghiệp. Về

mặt xuất khẩu,Nhật tiếp tục luôn luôn hạn chế xuất khẩu tự nguyện và dùng

những hình thức khác của nền thương mại được quản lý chặt để xử lý những

cuộc tranh chấp với các bạn hàng nước ngoài của mình chứ không tìm kiếm

những giải pháp đa phương. Trong một cuộc khởi đầu quan trọng từ kinh

nghiệm thực tiễn trong quá khứ, năm 1988 Nhật thách thức tính pháp lý

GATT của luật chống trốn thuế của EC và đã được nhóm GATT cầm quyền

năm 1990 ủng hộ.

Nhật đã tham gia tích cực Vòng đàm phán Urugoay và đặc biệt quan

tâm đến việc củng cố các quy tắc thương mại trong những lĩnh vực chống

phá giá, quy tắc nguồn gốc bảo vệ và giải quyết tranh chấp. Trong những lĩnh

vực mới, Nhật tìm kiếm thiết lập kỷ luật đối với những biện pháp đầu tư

thương mại và những quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Về nông nghiệp, Nhật

nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực thực phẩm và cần thiết

phải duy trì tự túc đặc biệt về gạo của mình; Theo quan điểm của Nhật những

cải cách nông nghiệp trước hết phải nhằm giảm bớt trợ cấp xuất khẩu.

Trong vài năm qua, những biện pháp mở cửa thị trường đã được thực

hiện trong bối cảnh đổi mới khác nhau. Theo Chương trình Hành động cải

tiến lối vào thị trường tích cực làm trong ba năm bắt đầu tháng 7 năm 1985,

Nhật đã loại bỏ hoặc giảm bớt đánh thuế vào trên 2.000 mật hàng, nâng cao

những lợi ích của Hệ thống ưu đãi chung (GSP) và đơn giản hóa những thể

thức tiêu chuẩn, cấp chứng nhận và nhập khẩu. Đáp ứng yêu cầu của một

nhóm cầm quyền GATT năm 1988, 10 mặt hàng nông phẩm đã được tự do

hóa. Những cuộc thảo luận tay đôi riêng rẽ với Mỹ và Ôxtrâylia đã đưa đến

việc tuần tự cấp những quotas nhập khẩu lớn hơn thịt bò, cam quýt và thay

thế sau đó những thuế biểu tháng 4 - 1991

Những cuộc đàm phán MOSS - Đặc biệt Khu vực đinh hương thị

trường khởi xướng năm 1985 với Mỹ đã tìm kiếm cải thiện lối vào thị trường

trên cơ sở MFN - Tối Huệ Quốc về điện tử, viễn thông, dược và thiết bị y tế,

lâm sản và phụ kiện xe ô tô. Theo tiến trình này, tháng 9 - 1991, Nhật và Mỹ

Page 23: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

đã nhất trí tiến hành chung một nghiên cứu về nguồn gốc xuất xứ các bộ

phận sử dụng trong các xe ô tô Mỹ và Nhật và nghiên cứu các vấn đề các nhà

sản xuất bộ phận xe ô tô Mỹ tìm cách xuất khẩu sang Nhật. Năm 1990, Nhật

đã đưa ra một chương trình mới toàn diện những biện pháp mở rộng nhập

khẩu bao gồm khuyến khích thuế đánh vào nhập khẩu, viện trợ tài chính cho

những nhà nhập khẩu, loại bỏ hoặc giảm biểu thuế đánh vào 1.008 sản phẩm

công nghiệp (trị giá 13 tỷ USD năm 1988) và những chương trình khuyến

khích nhập khẩu.

Nhằm đáp ứng sự gia tăng tương đối nhanh nhu cầu trong nước và sự

lên giá thật sự lớn của đồng yên 1985 - 87, thặng dư thương mại của Nhật từ

điểm cao nhất tụt xuống rất mạnh trong những năm 1988 - 90. Trong một

chừng mực nào đó, những sức ép bảo hộ dịu đi ở những nước khác, nhưng

những triển vọng mới đây về khả năng mở rộng thặng dư thương mại của

Nhật đã góp phần làm sống lại quan điểm bảo hộ của EC, Mỹ và của một vài

nước châu Á. Những năm gần đây, cũng đã có một sự thay đổi trong cơ cấu

xuất nhập khẩu của Nhật). Sự tăng nhanh nhập khẩu hàng công nghiệp đã

vượt qua những lời tiên đoán dựa trên các mối quan hệ lịch sử cho thấy rằng

những biện pháp mở cửa thị trường có thể sẽ giữ một vai trò. Trong khi phần

của nhập khẩu hàng công nghiệp trong tổng nhập khẩu Nhật đã tăng lên đáng

kể từ 1985, thì có quan điểm cho rằng mức nhập khẩu hàng năm của Nhật là

thấp theo tiêu chuẩn của nước công nghiệp, những nhà chuyên gia thương

mại tiếp tục tranh cãi như vậy. Về mặt xuất khẩu, tổng xuất khẩu thực tế tăng

chậm đi nhiều sau sự lên giá của đồng yên phản ánh điều này: trong khi xuất

khẩu hàng thiết bị tiếp tục tăng, những hàng xuất khẩu khác giảm là do yêu

cầu yếu đi, Corker (1990) cho rằng hình mẫu này vẫn không thay đổi sau gần

sáu lần tăng lên trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật (FDI) từ 1985. Sự

tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài là do việc đồng yên lên giá, việc này đã

đưa đến việc thiết lập các phương tiện sản xuất hải ngoại ở các nước châu Á

chi phí thấp hơn, và trốn được các hàng rào thương mại, đặc biệt VER và

thuế chống phá giá ở Mỹ và EC. Như đã trình bày trên, phần lớn các hoạt

động chống phá giá của EC và Mỹ là trực tiếp chống lại hàng xuất khẩu từ

Page 24: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Nhật và Nhật duy trì số lượng lớn nhất các cuộc thương lượng hạn chế xuất

khẩu tự nguyện đã được biết đến (Bảng A9). Bộ công nghiệp và thương mại

quốc tế (MITI) đã ước lượng rằng năm 1989 xuất khẩu qua những thỏa thuận

hạn chế đã chiếm 12,5% xuất khẩu của Nhật(khoảng 29% xuất khẩu của Mỹ).

Nhật cũng đã là một bên ký những hiệp định "mở rộng nhập khẩu tự

nguyện" với Mỹ - nước đã tỏ ra quan tâm về lối vào vào thị trường phân biệt

đối xử. Kết quả của các cuộc thương lượng theo Siêu 301 tháng 3 - 1990

Nhật và Mỹ đạt được những thỏa thuận về việc tìm kiếm các thủ tục đối với

vệ tinh và siêu điện toán. Tháng 6-1991 Nhật và Mỹ đã ký một hiệp định mới

thay thế hiệp định năm 1986 về bán dẫn. Trong nhiều vấn đề, hiệp định mới

nhằm tăng nhập khẩu bán dẫn của Nhật hơn 20% của thị trường trong nước

vào cuối năm 1992; Nhật cũng loại bỏ việc giám sát giá và tái thiết lập những

thể thức thông thường chống phá giá. Mỹ thì nhất trí cắt bỏ 165 triệu USD

biểu thuế phạt áp đặt năm 1987 vì sự không chiều theo ý muốn của Nhật với

vài điều khoản của hiệp định 1986.

Nhật và Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận vào tháng 6 - 1991 về những

bổ sung vào Hiệp định những dự án lớn thêm 17 công trình xây dựng nữa

của Nhật vào 17 công trình lúc đầu bao gồm trong hiệp định và gắng trong

sáng hơn nữa khi làm thủ tục khai báo và đấu thầu cũng như những thể thức

giải quyết tranh chấp. Tổng giá trị của các dự án do hiệp định bảo hộ sẽ tăng

từ 6 tỷ USD lên gần 30 tỷ USD so với 165 tỷ USD giá trị xây dựng khu vực

công cộng. Chỉ một phần nhỏ đã được đấu thầu đúng thời hạn.

Cộng đồng Châu Âu

Trong EC, các chính sách mậu dịch chịu ảnh hưởng rất lớn của những

mục tiêu EC 1990, những diễn biến ở Đông Âu và Liên Xô cũ và những

thương lượng trong Vòng đàm phán Urugoay, EC 1992 nhằm thiết lập một thị

trường mội bộ thống nhất vào cuối 1992, thị trường này hoàn thành khi những

hàng rào bên trong EC được gỡ bỏ để cho hàng và dịch vụ và những nhân tố

sản xuất tự do chảy vào và với sự thừa nhận hỗ tương các luật và quy chế

quốc gia được nhất trí thỏa thuận trên những yêu cầu tối thiểu thiết yếu.

Page 25: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Sự thống nhất có những mối quan hệ mật thiết quan trọng cho các

chính sách mậu dịch ở cả cấp quốc gia lẫn EC. Điều 115 của Hiệp ước Rome

quy định ủy ban EC có thể được quyền hạn chế nhập khẩu (VER, quotas

V.V..) chống những nước thứ ba tại cấp quốc gia và cho phép hạn chế bên

trong EC nhằm ngừa trước nhập khẩu gián tiếp thông qua những nước EC

khác. Những hàng rào bên trong EC sẽ cần phải được gỡ bỏ và những hạn

chế mậu dịch tại cấp quốc gia sẽ hoặc bị loại bỏ hoặc được thay thế bàng

những biện pháp EC. Phản ánh một sự thắt chặt các tiêu chuẩn mà ủy ban

EC sử dụng để xem xét những yêu cầu của các nước hội viên đối với những

hạn chế bên trong EC, toàn bộ ủy quyền đối với những biện pháp này đã

giảm từ 128 năm 1988 xuống còn trên một nửa năm 1980 và xuống 79 năm

1990.

Những đề nghị gỡ bỏ những hạn chế quốc gia và chế độ đối ngoại

chung của EC sau 1992 vẫn còn bàn cãi. Những hạn chế quốc gia có thể sẽ

được các biện pháp EC thay thế hoặc hạn chế hơn hoặc kém trước trên sự

cân bằng với những hạn chế quốc gia hiện có. Hầu hết những hạn chế này là

ở hình thức hạn chế xuất khẩu tự nguyện hoặc những hình thức giám sát

khác. Tháng 3 - 1989, thời hạn cuối cùng có giá trị đối với số liệu chi tiết EC

đã tham gia khoảng 173 hiệp định hạn chế xuất khẩu, 96 trong số đó là các

thỏa thuận ở cấp quốc gia. 63 trong số 96 thỏa thuận đó liên quan đến Nhật

và những hoạt động tư vấn không chính thức giữa Nhật với EC tuần tự tiến

tới loại bỏ VER vào cuối 1992. Kết quả của những thảo luận này là hiệp định

tháng Bẩy biến đổi VER trong phạm vi quốc gia đối với xuất khẩu ôtô của

Nhật vào các nước EC thành một cuộc thương lượng giám sát EC sẽ giới hạn

xuất khẩu ô tô của Nhật tới năm 1999 ở mức EC hiện hành (khoảng 1,25 triệu

đơn vị) và cho phép nâng một cách có kế hoạch số lượng bán ra bằng cách

"xuyên nhà máy" - có nghĩa là các chi nhánh của Nhật Bản tiến hành sản xuất

ở các nước EC. Sự thương lượng chia phần thị trường này đã khêu gợi đòi

hỏi một sự thương lượng tương tự giữa Nhật và Mỹ tại Quốc Hội Mỹ.

Page 26: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Chương trình Thị trường thống nhất và những diễn biến ở Đông Âu và

các nước Cộng hòa cũ của Liên Xô đã đưa đến triển vọng của một EC mở

rộng và những cuộc thương lượng ưu đãi mậu dịch khu vực khác. Nước

Cộng hòa Dân chủ Đức cũ đã trở thành bộ phận của EC là kết quả của nước

Đức thống nhất và năm nước khác đã được chính thức nhận vào EC: Áo,

Síp, Phần Lan, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ, việc nhập EC sẽ được xem xét sau

khi hoàn thiện việc thống nhất EC năm 1992. Tháng 6 - 1990, những thương

lượng chính thức đã bắt đầu giữa EC và EFTA đi tới việc lập ra một Khu vực

kinh tế châu Âu - EEA năm 1993.

Những diễn biến ở Đông Âu và Liên Xô cũ đã bổ sung cho các sức ép

cải cách Chính sách nông nghiệp chung (CAP) của EC, nguồn va chạm xích

mích lớn đối với các bạn hàng mậu dịch của EC. Một cải cách căn bản CAP

phải giảm bớt rất nhiều các tác động đối địch đối với thị trường thế giới và

những nhà sản xuất nông nghiệp có khả năng được coi là nhất thiết đưa

Vòng đàm phán Urugoay kết thúc thành công. EC đang xúc tiến để đạt tới

mục đích này nhưng tiến bộ còn chậm.

Canada

Từ 1984, Canada đã định hướng lại các chính sách củng cố vai trò của

các lực lượng thị trường trong nền kinh tế của mình thông qua cải cách thuế,

thôi định quy chế và tư nhân hóa, mở cửa rộng hơn cho đầu tư và buôn bán

nước ngoài, ở lĩnh vực chính sách buôn bán, tự do hóa là chủ yếu trong các

cuộc thương lượng khu vực. Canada đã tìm kiếm bảo đảm lối vào thị trường

và giành lợi thế cho nền kinh tế có quy mô và cạnh tranh mạnh mẽ hơn thông

qua việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do với Mỹ, người bạn hàng thương mại

lớn nhất của mình và hiện nay là một bên tham gia đầy đủ và bình đẳng trong

những cuộc thương lượng tay ba giữa Canada, Mêhicô và Mỹ, để lập NAFTA.

Đối với NAFTA, Canada quan tâm đến bảo đảm các quyền lợi của mình trong

các lĩnh vực dịch vụ, các quyền sở hữu tài sản trí tuệ và những thể thức giải

quyết các cuộc tranh chấp, duy trì được sức hấp dẫn Canada là một chủ nhà

nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Page 27: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Tác động kinh tế của NAFTA đối với nền kinh tế của Canada dự tính là

không lớn. Buôn bán với Mêhicô tương đối nhỏ, hầu như 80% nhập khẩu từ

Mêhicô vào Canada được miễn thuế với những cấu kiện ô tô là thành phần

máy lớn nhất. NAFTA có thể không bao gồm, loại trừ một số lĩnh vực nhạy

cảm từ mậu dịch tự do: Mêhicô quan tâm đến việc loại trừ khu vực năng

lượng; Mỹ muốn hạn chế sự cơ động của lao động và Canada muốn loại trừ

các hàng văn hóa.

Các nhà cầm quyền Canada cho rằng sự bổ sung trong tương lai việc

nhất thể hóa khu vực với sự tự do hóa đa phương sẽ phụ thuộc vào kết quả

của Vòng đàm phán Urugoay và hiệu lực của quá trình giải quyết các cuộc

tranh chấp theo đó Canada tiếp tục đặt ưu tiên cao nhất vào kết luận tháng lợi

của Vòng đàm phán Urugoay. Mở cửa ra với người bạn hàng lớn nhất của

mình, Canada đã ủng hộ mạnh mẽ việc tự do hóa thương mại và dịch vụ đa

phương và củng cố các quy tắc mậu dịch. Trong nông nghiệp, Canada quan

tâm đến sự leo thang cuộc chiến tranh trợ cấp giữa Mỹ và EC ngày càng ác

liệt khi Mỹ tăng cường Chương trình Đẩy mạnh xuất khẩu tới 1,5 tỷ USD. Là

một thành viên của Nhóm Cains, Canada đã giảm rất mạnh các chính sách

nông nghiệp làm méo mó nền thương mại mặc dầu Canada mong muốn duy

trì các chương trình quản lý cung ứng của mình bảo hộ sữa, trứng và gia

cầm.

Theo Luật Đầu tư Canada, năm 1985, những chính sách hạn chế chi

phối đầu tư nước ngoài đã được định hướng lại tiến tới một chế độ tích cực

khuyến khích đầu tư nước ngoài. Một số hạn chế vẫn còn được giữ lại trong

những khu vực được coi là "chiến lược" (dầu và khí, uranium, đánh cá) và

trong các công nghiệp văn hóa và Canada tiếp tục kiểm điểm lại những đầu

tư trên ngưỡng cửa đặc biệt.

Những nước công nghiệp khác

Trong những nước công nghiệp nhỏ, Ôxtrâylia và Niu Dilân đã tiến

hành tự do hóa thương mại mạnh nhất trong các chương trình cải cách cơ

cấu toàn diện nhằm rút bỏ việc định ra những quy chế và mở cửa nền kinh tế

Page 28: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

cho sự cạnh tranh quốc tế. Về truyền thống, các mức bảo hộ của họ đã cao

hơn rất nhiều nước công nghiệp khác và tỷ trọng, cân xứng của những thuế

biểu của họ được giới hạn ở mức tương đối thấp theo tiêu chuẩn nước công

nghiệp (các bảng A5 và A6). Về mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa

Ôxtrâylia - Niu Dilân, những nước này thực hiện mậu dịch tự do tay đôi về

hàng hóa. Mậu dịch tự do cũng đã được thực hiện trong hầu hết các dịch vụ.

Ôxtrâylia đổi mới những chương trình năm năm cải cách thương mại

năm 1988. Chương trình này giảm thuế quan trên 15% vào tháng 7-1992,

những biểu thức từ 10 đến 15% giảm 10%. Không thuộc loại này gồm dệt,

quần áo, giầy dép và các xe động cơ hành khách là những mặt hàng được

tuần tự tự do hóa hơn nữa, những quotas nhập khẩu xe động cơ hành khách

bị loại bỏ năm 1988. Tháng 3-1991, giai đoạn 2 cải cách thuế, giảm biểu thuế

xe động cơ hành khách từ 35% năm 1992 xuống 15% năm 2000, sẽ cắt bỏ

quotas dệt, quần áo và giày dép vào 1-3-1992 và giảm viện trợ cho nông

nghiệp theo đường lối cải cách trong sản xuất công nghiệp. Ước lượng việc

hoàn thiện cải cách đã được công bố sẽ giảm tỷ lệ viện trợ xuống 5% vào

cuối thập kỷ này.

Niu Dilân khởi xướng cải cách toàn diện nền kinh tế năm 1984. Về mặt

đối ngoại, sẽ loại bỏ hầu hết những kế hoạch khuyến khích và trợ cấp xuất

khẩu, thôi cấp giấy phép nhập khẩu (trừ đối với một vài khu vực nhạy cảm

như dệt, quần áo và giày dép là những khu vực đang được tự do hóa trong

những kế hoạch công nghiệp), giảm 50% thuế biểu từ 1986 đến 1992, thôi

kiểm soát ngoại hối và tự do hóa chế độ đầu tư nước ngoài. Năm 1988, việc

cấp giấy phép nhập khẩu đã được bãi bỏ đối với một nửa các mặt hàng khi

trước đã chịu sự kiểm soát đó và sẽ hoàn toàn loại bỏ vào tháng 7-1992.

Tháng 9-1991, chính phủ đã công bố một cuộc giảm thuế nữa, một phần ba

mức thuế từ 1992 đến 1996, so với cuộc cải cách do chính phủ trước đề

xướng thì thời gian có chậm hơn.

GHI CHÚ VÀ PHỤ LỤC THỐNG KỀ (PHẦN I)

Page 29: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

1. Trong những năm 1980, Niu Dilân và Ôxtrâylia đề xướng những

chương trình, cải cách thuế quan đã giảm những thuế suất. Vài nước khác

bao gồm Canada. Nhật và Mỹ đã giảm thuế quan đối với những mặt hàng đã

được lựa chọn.

2. Bao gồm XEC,EFTA, Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Canada và

Hiệp định

Quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn Oxtrâylia-Niu Dilân.

3. Những biện pháp tỷ số bảo hộ thương mại phần trăm mậu dịch trong

một mặt hàng liệt vào những biện pháp phi thuế quan được coi là một chỉ dẫn

hạn chế vì đã không biết được mậu dịch ở những mức như thế nào thì không

cần phải hạn chế. Cũng vậy, tỷ số bảo hộ mậu dịch không tác động đến việc

làm giảm nhẹ hoặc nới lỏng các hạn chế mà chỉ phản ánh những thay đổi

trong việc bảo hộ sản phẩm. Cơ sở số liệu UNCTAD chỉ bao quát những biện

pháp biên giới không thôi.

4. Những biện pháp hạn chế không chỉ nhằm vào những sản phẩm xuất

khẩu hiện hành mà còn nhằm ngăn cản đầu tư trong lĩnh vực các nước dạng

phát triển đã xuất khẩu được rất nhiều.

5. Những biện pháp phi thuế quan “nòng cốt” không bao gồm các hành

động chống phá giá và bù đắp, cấp giấy phép một cách tự động, các biện

pháp giám sát nhập khẩu và những biện pháp nửa thuế quan.

6. Laird và Vossenaar (1991) tr.8-9.

7. Tháng 7-1991, MFA đã được mở rộng mà không cần có sự thay đổi

suốt năm 1992 vì việc kết thúc Vòng đàm phán Urugoay chậm lại (Phụ lục I).

8. Xem Finger và Nogues (1987), Messerlin (1989) và Nicolaides

(1991): xem lại việc thực hiện chống phá giá và bù trừ ở Mỹ và EC. Đặc biệt,

Messerlin đã cho rằng những đặc trưng của những bộ luật chi phối những

hành động chống phá giá và bù trừ và áp dụng chúng trong thực tiễn là hai

công cụ thay thế cho hàng nhập khẩu cạnh tranh. Ông thấy rằng những

Page 30: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

trường hợp EC và Mỹ khởi xướng mục tiêu một dải hẹp những công nghiệp

và đã tác động rất mạnh khu vực riêng biệt.

9. Theo GATT (1991a, tr.8) bốn nước này đã khỏi xướng trên 1.000

cuộc điều tra kể từ 1980, 500 trong số đó là những biện pháp bảo hộ.

10. Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ (1991).

11. GATT (1991c) tr.7.

12. Trốn thuế có thể diễn ra khi nói xử lý một số sản xuất như lắp ráp

cuối cùng phải thay đổi vì thuế chống phá giá hoặc bù trừ đe dọa hoặc đã ứng

dụng vào sản phẩm cuối cùng.

13. Những Ngân hàng (1990).

14. Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ (1991).

15. Số liệu tài khoản quốc gia OECD định nghĩa trợ cấp là tất cả tiền ở

tài khoản hiện hành chính phủ cho các công nghiệp tư nhân và các công ty

trách nhiệm hữu hạn công cộng cùng với những khoản tiền cấp cho các

doanh nghiệp chính phù để trang trải cho khoản thua lỗ do các chính sách

chính phủ duy trì giá thấp hơn chi phí sản xuất.

16. Cuộc điều tra không bao gồm những khu vực quan trọng đáng kể

nhất là năng lượng (trừ than) vận tải (trừ đường sắt và đường sông) và nhà

cửa. Viện trợ Cộng đồng châu Âu cấp không được điều tra khoảng 80% cho

khu vực nông nghiệp.

17. 10 nước EC là Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Pháp, Ireland, Italia,

Lucxambua, Hà Lan và Anh.

18. OECD (1990a) tr.111. Những con số này chỉ tính tài trợ chính phủ

cho nghiên cứu và phát triển ở khu vực công nghiệp. Chi tiêu chính phủ cho

nghiên cứu và phát triển ở Nhật là khoảng 20% của tổng nghiên cứu và phát

triển, ở các nước công nghiệp lớn khác là khoảng 50%.

19. Hiệp định trước ký năm 1973 và đã được duyệt lại năm 1983.

Page 31: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

20. Trong GATT, tự do hóa thương mại được tiến hành bằng sự trao

đổi tương hỗ việc giảm bớt các hàng rào thương mại dựa trên một sự cân

bằng nhân nhượng đại khái. Ngược lại, thương mại “công bằng” ngày càng

đòi hỏi “hết sức chặt chẽ” các bên cùng làm hoặc bình đẳng đi vào thị trường

hàng đổi hàng.

21. Xem Hoa Kỳ. Văn phòng Tổng thống (1991) và Strategico, lnc.

(1991).

22. Nhật đã đồng ý tăng đầu tư công cộng vào hạ tầng cơ sở, cải tổ các

chính sách sử dụng đất và chế độ phân phối, loại bỏ những hoạt động kinh

doanh độc quyền và làm cho mối quan hệ keiretsu trong sáng hơn và tự do

hóa chế độ đầu tư nước ngoài. Mỹ nhất trí giảm thâm hụt ngân sách liên bang

và sự phơi mình của chính phủ ra trước những rủi ro có thể do những

chương trình tín dụng liên bang gây ra, khuyến khích tiết kiệm tư nhân, cải

thiện tính cạnh tranh Mỹ thông qua đầu tư to lớn hơn vào nghiên cứu và phát

triển, giáo dục và đào tạo lực lượng lao động và giảm chi phí vốn.

23. Xem Corker (1990).

24. Những kiểm điểm mới đây về bằng chứng đã được đưa ra trong

Ostrom (1991), Bhagwati (1991) và Balassa và Noland (1988). Một số nhà

nghiên cứu (Bergsten va Cline (1987), Saxonhouse (1983) đã thấy rằng mức

và sự cấu tạo nhập khẩu của Nhật có thể được giải thích bởi những tiềm

năng nhân tố của Nhật. Những người khác (Balassa (1986), Lawrence (1987)

và Lincoln (1990) đã thấy bằng chứng rằng nhập khẩu của Nhật là “quá thấp”

căn cứ trên những đặc điểm của Nhật hoặc những hàng rào mậu dịch đã tác

động tới mức nhập khẩu.

25. GATT (1990d) tr.200. Những con số của MITI không bao gồm xuất

khẩu cho EC những mặt hàng ô tô và ti vi màu, những hàng chịu biện pháp

giám sát.

Page 32: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Bảng I: Tỷ lệ các hạng mục Nhập khẩu tính bằng các Biện pháp Phi

Thuế Quan có lựa chọn. Theo biện pháp của các nước kinh tế thị trường phát

triển đã áp dụng (tính phần trăm)

Nhóm sản phẩm

Tất cả Biện pháp

Tiểu nhóm của Biện pháp

Hạn chế số lượng

Phần củạ VER và OMA

1988 1990 1988 1990 1988 1990 1988 1990

Tất cả lương thực thực

phẩm

35,4 35,9 32,9 31,8 26,5 25,3 2,8 1,5

Lương thực và động vật

sống

38,8 39,3 35,8 34,5 29,8 28,4 3,4 1,7

Hạt có dầu 7,4 7,4 6,9 6,9 5,8 5,8 - -

Dầu động vật, thực vật 10,1 10,0 9,6 9,6 4,3 4,2 - -

Nguyên liệu nông nghiệp 4,3 4,3 2,9 2,9 2,4 2,4 - -

Quặng và kim loại 19,0 17,9 12,7 11,6 12,7 11,5 10,4 10,3

Sắt và thép 56,2 52,9 38,9 35,3 38,9 35,3 32,5 32,5

Kim loại không chất sắt 0,8 0,8 0,2 0,2 0,2 0,2 - ...

Chất đốt 17,9 17,9 13,5 13,5 12,7 12,7 - -

Hóa chất 10,7 10,8 6,7 6,6 6,5 5,4 - -

Hàng công nghiệp

không kể hóa chất 16,0 17,8 11,0 11,0 10,4 10,3 8,7 8,8

Da 9,3 13,2 1,3 1,3 1,3 1,3 0,2 0,2

Dệt, sợi và vải 38,6 38,7 34,2 34,3 34,1 34,1 24,6 24,6

Quần áo 63,7 63,1 57,1 56,6 57, í 56,6 53,6 53,0

Giày dép 19,7 19,7 1,9 8,0 1,9 8,0 0,9 7,6

Xe cộ(5) 54,9 29,6 28,4 28,0

Tất cả hàng trừ chất đốt 17,3 18,5 12,7 12,5 11,5 11,3 7,2 7,1

Tất cả các hàng 17,4 18,4 12,8 12,6 11,6 11,4 6,3 6,2

Nguồn: Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (1991b).

CHÚ DẪN:

NTM: Những biện pháp phi thuế quan.

Page 33: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

OMA: Những cuộc thương lượng về marketing có trật tự.

VER: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.

1. Những tỷ số đã được máy điện toán tính toán kỹ lưỡng ở mức cao

nhất trong luồng thương mại 1988: Những con số thống kê thương mại 1988

(hoặc 1989 tính kỹ đến Hoa Kỳ). Những nước được tính đến là Ôxtrâylia, Áo,

Canada, 12 nước EC, Phần Lan, Nhật Bản, Niu Dilân, Na-uy, Thụy Điển,

Thụy sĩ và Hoa Kỳ.

2. Bao gồm một số biện pháp nửa thuế quan, phụ phi, thuế khác nhau,

những hành động chống phá giá và bù đắp, hạn chế số lượng (bao gồm cấm,

quotas, không tự động cấp giấy phép, những độc quyền nhà nước. Hạn chế

xuất khẩu tự nguyện và hạn chế theo MFA-Thương lượng Đa Sợi, và những

thương lượng như thế về dệt, giám sát nhập khẩu tự động cấp giấy phép và

các biện pháp kiểm soát giá.

3. Tất cả những biện pháp thương mại có chọn lọc, những biện pháp

loại trừ nửa thuế quan, phu phí, những hành động chống phá giá và bù đắp,

tự động cấp giấy phép và giám sát nhập khẩu,

4. Bao gồm cả những thỏa thuận hạn chế theo MFA.

5. Theo Laird và Vossenaar (1991).

Bảng II A: Sơ lược Thương lượng Hạn chế xuất khẩu theo từng sản

phẩm và khu vực xuất khẩu cuối tháng 3-1989

Công nghiệp

EFTA Canada EC NhậtNam

Tr.TiênTrung Quốc

Đài Loan

MỹĐông

ÂuNưóc khác

Tổng cộng

Thép 7 2 5 3 5 1 2 _ 12 13 50

Máy

công

cụ

2 - - 5 1 - 1 - - 5 14

Điện tử - - - 13 8 - 4 - - 3 28

Giày

dép- - - 4 7 1 3 - 3 - 18

Page 34: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Dệt - 1 2 4 1 2 - 19 37 66

Nông

nghiệp6 1 3 2 4 1 - 3 6 25 51

Ô tô - - 18 - - - - - 2 20

Những

hàng

khác

3 2 23 9 1 - - 1 3 42

Tổng

cộng18 5 9 70 38 3 12 3 4. 88 289

Bảng IIB: Sơ lược những cuộc thương lượng hạn chế xuất khẩu theo

từng sản phẩm và nước nhập khẩu.

Công nghiộ

pEFTA Canada EC Nhật Áo

Ôxtrây-lia

Thuy si

Liên Xô

(cũ)Mỹ

Tổng cộng

Thép 1 - 14 - - - - 35 50

Máy

công

cụ

- - 4 - - - - - 10 14

Điện tử - - 25 - - - - - 3 28

Giày

dép- 2 15 - - - - 1 18

Dệt 12 8 27 6 2 - 7 • - 13 66

Nông

nghiệp4 1 36 5 - 2 3 1 2 51

Ô tô 1 1 17 - - - - - 1 20-

Những

hàng

khác

1 - 35 2 - - - - 4 42

Tổng

cộng19 12 173 13 2 2 10 1 69 289

Nguồn: GATT - Tạp chí phát triển chế độ thương mại, nhiều số khác

nhau

CHÚ DẪN:

Page 35: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

EC: Cộng đồng châu Âu EFTA: Hội Mậu dịch tự do châu Âu

1. Ban thư ký GATT không công bố thông tin đầy đủ về những cuộc

thương lượng này từ tháng 3-1989

Phần 2. TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU

Trong vài năm qua, các nước Đông Âu đã đổi mới và trong một số

trường hợp đã tăng tốc những chương trình cải cách toàn diện nhằm nhanh

chóng chuyển các chế độ kinh tế của họ sang những nền kinh tế dựa trên cơ

sở thị trường. Tự do hóa mậu dịch và chế độ hối đoái là một cấu thành quan

trọng của những cải cách này. Tất cả sáu nước đã loại bỏ độc quyền nhà

nước về ngoại thương, giảm đáng kể những hạn chế số lượng và tiến tới một

chế độ mậu dịch mà trong đó lấy thước đo dựa trên giá cả (thuế quan và tỷ

giá hối đoái) làm những công cụ chính sách mậu dịch chủ yếu. Trợ cấp xuất

khẩu, trừ trợ cấp cho một số nông phẩm, đã bị loại bỏ. Việc cấp giấy phép

xuất khẩu cũng đã giảm đi rất nhiều. Song song với việc gỡ bỏ những hạn

chế mậu dịch, tất cả sáu nước đã thiết lập những yếu tố thiết yếu chuyển đổi

trong giao dịch quốc tế hiện hành mặc dầu một số hạn chế vẫn còn được duy

trì.

Mặc dầu có những cuộc cải cách này, nhưng các nước Đông Âu chưa

liên kết thành hệ thống buôn bán đa phương. Ngoài những cái khác ra, nhưng

tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực này sẽ tùy thuộc vào hai yếu tố: 1. những

bước tiến hơn nữa trong những cải cách hệ thống và 2. tiếp cận hơn và chác

chắn hơn nữa vào các thị trường nước ngoài, đặc biệt đối với thị trường của

các nước công nghiệp. Trong khung thứ hai có sự sụp đổ trong buôn bán

giữa các thành viên cũ của CMEA-Hội đồng Tương trợ kinh tế với những tác

động có hại của cuộc xung đột Trung Đông với một số nước này và sự xấu đi

một cách nhanh chóng các điều kiện kinh tế ở hầu hết Đông Âu thì việc tiến

vào thị trường các nước công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt.

Page 36: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Luân Đôn tháng 7-1991, những

người đứng đầu nhà nước và chính phủ nhóm Bảy nước và những đại diện

của Cộng đồng Châu Âu đã thừa nhận rằng việc mở cửa các thị trường của

họ là phương thức có hiệu quả nhất để viện trợ Đông Âu và những nước

đang phát triển khác. Họ đã hiểu cần đưa Vòng đàm phán Urugoay đến chỗ

kết thúc "đầy tham vọng" và cải thiện việc tiếp cận thị trường các nước công

nghiệp bao gồm những khu vực như nông nghiệp, thép, dệt và quần áo.

Trong khi các nước công nghiệp lớn miễn cưỡng đơn phương giảm bớt

những hàng rào đối với những khu vực này, kết quả của Vòng đàm phán

Urugoay là cực kỳ quan trọng cho thành công của các cuộc cải cách ở Đông

Âu. Đối với Đông Âu, sự đảm bảo to lớn khi tiếp cận các thị trường nước

ngoài cũng có liên quan đến những cuộc thương lượng nhằm xem xét lại

những điều kiện thành viên GATT của họ. (Hiệp định chung Mậu dịch và Thuế

quan) để phản ánh định hướng thị trường to lớn hơn của các nền kinh tế của

họ.

1. Sự xác lập có tính lịch sử: Chính sách thương mại trong bối cảnh kế hoạch tập trung.

Sau chiến tranh Thế giới thứ II, các nước Đông Âu được tổ chức lại

dưới ảnh hưởng của hệ thống kế hoạch tập trung Xô Viết. Quá trình này đã

được hoàn thành một cách rộng khắp vào năm 1950 và có liên quan đến

quốc hữu hóa trên quy mô rộng lớn các tư liệu sản xuất và phân phối cũng

như dựa vào một chế độ kế hoạch tâp trung để định ra những mục tiêu sản

lượng, giá, lương và cấp phát các nguồn lực cho các doanh nghiệp.

Kết hợp nhập khẩu với xuất khẩu là bộ phận gắn bó trong quá trình kế

hoạch hóa tập trung. Cơ cấu và mức độ buôn bán chịu ảnh hưởng bởi một

loạt cơ chế kiểm soát bao gồm việc cấp phát ngoại hối và cấp giấy phép.

Người ta đã thiết lập các tổ chức ngoại thương và nhà nước độc quyền ngoại

thương. Các hãng không được buôn bán trực tiếp với các bạn hàng nước

ngoài hoặc tiếp cận với giá cả thế giới; họ xuất khẩu và nhập khẩu các sản

phẩm thông qua các tổ chức ngoại thương theo giá trong nước chi phối với

Page 37: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

sự khác biệt giữa giá trong nước và giá quốc tế, trong trường hợp lỗ, được

điều chỉnh, lời thì phải nộp thuế, ngân sách chính phủ chi phối những việc

này. Vì thế, mặc dầu thuế quan nhìn chung là thấp, những công cụ kế hoạch

tập trung và những kiểm soát ngoại hối tạo ra sự bảo hộ ở mức cao cho sản

xuất trong nước.

Việc buôn bán với những nền kinh tế kế hoạch tập trung khác và những

nền kinh tế thị trường đòi hỏi những sắp đặt khác nhau. Quan hệ buôn bán

với các nền kinh tế kế hoạch phần lớn diễn ra trong điều kiện đồng tiền không

chuyển đổi và nằm trong khuôn khổ sắp xếp của CMEA.

Việc buôn bán này dựa trên những hiệp định tay đôi 5 năm đi kèm với

các cuộc thương lượng hàng năm để nhất trí về giá cả và những chi tiết khác

(28). Dư thừa tay đôi với một nước này không được dùng để tài trợ cho thâm

hụt tay đối với nước khác. Buôn bán với các nền kinh tế thị trường chủ yếu

thực hiện bằng những tiền chuyển đổi được và phải chịu sự kiểm soát của

nhà nước.

Những cuộc thương lượng trong Hội đồng tương trợ kinh tế đã làm

tăng lên đáng kể buôn bán giữa các nước thành viên nhưng cũng tạo ra

những phụ thuộc lớn về cơ cấu trong các nước hội viên và gia tăng sự méo

mó thêm việc phân bổ các nguồn lực. Mặc dầu một vài nước Đông Âu hoàn

toàn mở cửa, nhưng về mặt tỷ xuất buôn bán trong GDP, thương mại của họ

tập trung cao độ vào những giao dịch với những nền kinh tế kế hoạch tập

trung khác, đặc biệt với Liên Xô cũ.

- Cơ cấu hàng hóa buôn bán

Giữa Hội đồng tương trợ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa (mà

hầu hết đều nằm trong Hội đồng) khác xa với buôn bán của họ với các nền

kinh tế thị trường. Máy và thiết bị vận tải là xuất khẩu quan trọng nhất sang

các nước xã hội chủ nghĩa; trong khi lương thực thực phẩm, nguyên liệu thô

và các hàng công nghiệp chế tạo nhìn trung là những xuất khẩu quan trọng

nhất tới các nước công nghiệp chế tạo nhìn chung là những xuất khẩu quan

trọng nhất tới các nước công nghiệp. Các nước Đông Âu xuất khẩu chủ yếu

Page 38: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

thiết bị máy và những hàng công nghiệp khác tới Liên xô cũ đổi lấy chất đốt

và nguyên liệu. Mặc dầu sự độc đoán trong những tỷ giá hối đoái chéo nhau

giữa đồng rúp chuyển nhượng với những đồng tiền địa phương khiến cho

việc phân tích thêm phức tạp, nhìn chung người ta nhất trí cho rằng cho đến

gần đây, với giá thị trường thế giới giá xuất khẩu Đông Âu vào Liên Xô cũ

được định ra thuận lợi hơn giá xuất khẩu của Liên Xô cũ vào Đông Âu. Vì tầm

quan trọng của Liên Xô cũ trong tổng buôn bán của họ (và vì các hình mẫu

mậu dịch không thay đổi) cho thấy rằng buôn bán của các nước Đông Âu là

hoàn toàn thuận lợi nhờ quan hệ với Hội đồng, người ta đã ước lượng rằng

chuyển sang giá thị trường thế giới, Đông Âu sẽ thiệt hơn khoảng từ 20 đến

30%.

Một số nước Đông Âu đã làm cải cách kinh tế từng phần trước cuộc

cách mạng chính trị khắp Đông Âu năm 1989. Phần lớn những cải cách này

đã được tiến hành bên trong bối cảnh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Và họ đã

toan tính phi tập trung hóa nền kinh tế và phi kiểm soát từng phần giá cả trong

khi giữ quyền sở hữu xã hội đối với các tư liệu sản xuất. Nhưng thị trường tự

do vẫn bị bao vây bởi những mệnh lệnh của nhà nước và vẫn còn chịu sự

kiểm soát giá cả. Mặc dầu những nhà vạch kế hoạch không còn tổng kiểm

soát buôn bán, nhưng những công cụ kế hoạch tập trung và những biện pháp

kiểm soát hành chính tiếp tục ra mệnh lệnh cho các hình mẫu và luồng buôn

bán. Sự vắng bóng các quyền sở hữu tài sản tư nhân hạn chế vai trò khuyến

khích lợi nhuận và làm nhụt tinh thần doanh nhân.

2. Những cải cách mới đây và những vấn đề thiết kế

Những cải cách mới đây

Việc mở rộng cải cách và những điều kiện ban đầu có sự khác nhau rất

lớn ở khắp Đông Âu, quá trình thay đổi chế độ đã tăng tốc trong hai năm qua.

Sau những thập kỷ cải cách từng phần, Hungary, Ba Lan và Nam Tư đẩy

nhanh các cố gắng cải cách năm 1989 và năm 1990. Ba Lan thi hành những

biện pháp cải cách vươn xa hơn cho tới năm 1990 và đầu năm 1991, mặc

Page 39: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

dầu các chế độ của họ vẫn tiếp tục tập trung nhiều hơn, Tiệp Khắc, Bungari,

Rumani bắt đầu thực hiện những cải cách toàn diện, ở tất cả các nước, cải

cách đã được Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới giúp đỡ kỹ thuật và

cung cấp các nguồn lực tài chính.

Việc tiến tới khả năng chuyển đổi của đồng tiền và những chế độ mậu

dịch mở cửa hơn là những mảng quan trọng của cải cách ở tất cả các nước

Đông Âu.

Vào tháng 6-1991, hầu hết những nước này đã tự do hóa về căn bản

chế độ buôn bán và thanh toán của mình (Bảng III). Song song với việc gỡ bỏ

những hạn chế buôn bán, tất cả các nước đã thiết lập một phạm vi chuyển

đổi, mặc dầu có một vài hạn chế vẫn không thay đổi. Ở Hungary và Balan,

việc chuyển đổi đa phần chỉ áp dụng cho khu vực doanh nghiệp và phần lớn

các nước vẫn tiếp tục giới hạn việc đổi tiền cho du khách. Hầu hết các nước

đã có tỷ giá hối đoái chính thức thống nhất cho các giao dịch buôn bán; trong

những năm 80 ở Hungary, Ba Lan và Nam Tư thống nhất tỷ giá hối đoái chính

thức trong buôn bán với khu vực đồng tiền chuyển đổi được, còn Ba Lan và

Nam Tư dần dần loại bỏ các trợ cấp ngoại hối khác nhau, mức độ phụ thuộc

(trừ trường hợp Hungary) vào mục đích của người sử dụng cuối cùng ngoại

tệ, Bungari và Tiệp Khắc thống nhất tỷ giá hối đoái cho những giao dịch buôn

bán từ tháng 12-1990 đến tháng 2-1991. Ở Tiệp Khắc, Hungary, và Ba Lan,

các cư dân Rumani đã được phép giữ các tài khoản ngoại tệ và sử dụng

chúng một cách tự do. Ở Nam Tư, tính chuyển đổi đã được thiết lập rộng rãi

vào tháng 1-1990 nhưng nhiều hạn chế trong đó những hạn chế rút tài khoản

ngoại tệ đã bị áp dụng trở lại cho đến tận cuối năm, khi quỹ dự trữ ngoại tệ

teo đi. Tất cả các nước cho phép đầu tư nước ngoài vào trong nước và hồi

hương từng phần cũng như lợi nhuận.

Trong lĩnh vực buôn bán, tất cả sáu nước đã xóa bỏ độc quyền nhà

nước về ngoại thương và đã giảm rất mạnh số lượng hạn chế nhập khẩu. Ở

Nam Tư, phần nhập khẩu tự do hóa tăng từ 15% năm 1986 lên 88% vào cuối

năm 1990. Ở Hungary 90% nhập khẩu được tự do hóa trong thời kỳ ba năm

Page 40: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

kể từ đầu năm 1989, và đến trước 1990 hầu hết đã được tự do hóa. Ở

Rumani tất cả mọi hạn chế số lượng đã được loại bỏ. Ở Ba Lan, hầu hết hạn

chế phi thuế quan đã được gỡ bỏ vào tháng giêng 1990. Tiệp Khắc thực tế đã

loại bỏ việc cấp giấy phép nhập khẩu vào tháng giêng 1991 và tháng 2-1991

Bungari đã loại bỏ cấp giấy phép nhập khẩu trừ một danh mục nhỏ cấm nhập

khẩu.

Việc loại bỏ hầu hết hàng rào phi thuế quan ngầm hoặc nổi và tự do

hóa những phương tiện kiểm soát hối đoái có nghĩa là thuế quan và tỷ giá hối

đoái đã trở nên những công cụ chính sách thương mại chính ở những nước

này, Theo truyền thống, mức thuế ở Đông Âu tương đối thấp và công nghiệp

trong nước đã được bảo hộ một cách có hiệu quả bởi những công cụ kế

hoạch tập trung. Trong khi người ta thực hiện một số sửa đổi về thuế và cơ

cấu thuế, thuế suất bình quân ở những nước này vẫn giữ tương đối thấp

Những sửa đổi về thuế quan bao gồm những việc sau đây: Ba Lan đã

thống nhất ba danh mục thuế quan thương mại và phi thương mại (tháng

giêng 1990) và ngừng thu thuế quan (tháng 6-1990) trên 4.500 mặt hàng

nhập khẩu cho đến 1-7-1991. Ba Lan mới đây thay đổi cơ cấu danh mục thuế

của họ nhằm tạo ra một tỷ suất bình quân khoảng 14% trong đó có một phụ

phí tạm thời vượt bến 5% cao hơn nhiều thuế suất trước khi đình chỉ một số

thuế tháng 6-1990. Nam Tư giảm tỷ suất thuế và một số mặt hàng được miễn

thuế, còn lại thì tỷ suất thuế có hiệu lực bình quân phần lớn không thay đổi

(tháng 3-1990). Rumani loại bỏ nhiều đặc trưng phân biệt đổi xử khác nhau

trong chế độ thuế của mình như áp dụng những thuế biểu khác nhau tùy theo

mục đích sử dụng nhập khẩu và giảm những thuế suất cao nhất (tháng giêng

1991), giảm thêm mức thuế bình quân và đơn giản hóa hơn nữa cơ cấu thuế

dự tính sẽ được đưa ra vào nửa cuối năm 1991. Tiệp Khắc đã đưa ra một

phụ phí tạm thời 20% nhập khẩu hàng tiêu dùng (cuối 1990) nhằm làm dịu tác

động của việc tự do hóa nhập khẩu quá nhanh đối với cán cân thanh toán; tỷ

suất thuế đã giảm 15% tháng 6-1991 và sẽ được loại bỏ vào cuối 1991.

Bungari đã đưa ra một thuế phụ 15% đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu và

Page 41: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

vào một số hàng khác nhập khẩu (đầu 1991) nhằm bảo hộ các ngành công

nghiệp khi họ thay đổi cơ cấu và bảo vệ cán cân thanh toán. Bungari và Tiệp

Khắc cũng đã đưa ra những quan điểm chủ yếu về thuế và cơ cấu bảo hộ

theo tư vấn của Ngân hàng thế giới. Người ta đã xem xét những điều chỉnh

khác trong thuế biểu ở một số nước trong bối cảnh của các cuộc thương

lượng đa phương và song phương.

Những biện pháp cũng đã được tiến hành để tự do hóa xuất khẩu. Hầu

hết trợ cấp xuất khẩu đã được gỡ bỏ, việc cấp giấy phép xuất khẩu cũng đã

loại bỏ rất nhiều ở hầu hết các các nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế

tồn tại ở tất cả các nước Đông Âu, đặc biệt để chiểu theo yêu câu VER-Hạn

chế xuất khẩu tự nguyện và quotas áp dụng bởi các bạn hàng mậu dịch ở các

khu vực như dệt và quần áo, nông nghiệp, thép và than. Thêm vào đó, tạm

cấm xuất khẩu cũng đã được ban hành (Bungari 1990), còn ở Tiệp Khắc việc

cấp giấy phép vẫn tiếp tục nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng cho trong

nước như lương thực và nguyên liệu trong quá trình điều chỉnh. Ở Rumani

người ta ngăn ngừa xuất khẩu (hoặc tái xuất) những sản phẩm đã chịu sự

kiểm soát giá trong nước hoặc được nhập khẩu theo tỷ giá hối đoái chính

thức.

Tại hội nghị 1990 ở Sofia, Hội đồng tương trợ kinh tế đã thông báo rằng

từ tháng giêng 1991 Hội đồng có ý định thực hiện mọi việc buôn bán trên cơ

sở những đồng tiền có khả năng chuyển đổi và theo giá thị trường thế giới.

Tuy nhiên, với sự sụp đổ của thương mại trong Hội đồng tương trợ kinh tế,

các nước đã hoặc đang thương lượng nhằm duy trì một số mức buôn bán tối

thiểu với những nước trước đây thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế, đặc biệt

Cộng đồng các quốc gia độc lập (Bảng IV). Ba Lan, Bungari và Tiệp thương

lượng các hiệp định với Liên Xô cũ, nước giữ một "danh sách chỉ dẫn" những

hàng buôn bán được và mậu dịch hàng đổi hàng. Hungary và Rumani cũng

đang tìm kiếm đẩy mạnh buôn bán với Liên Xô cũ thông qua thương lượng

tay đôi có thể hàng đổi hàng. Tháng sáu 1991, Liên Xô cũ thôi lệnh cấm mậu

dịch hàng đổi hàng đã áp dụng trong vài tháng đầu năm 1991.

Page 42: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Cho đến nay, ở các nước Đông Âu đã có chế độ thương mại và thanh

toán tương đối mở cửa, Tuy nhiên, với sự sụp đổ của mậu dịch Hội đồng

tương trợ kinh tế và tình hình các nền kinh tế trong nước của họ cũng như

những tài khoản bên ngoài xấu đi, một số trong những nước này đang đứng

trước sức ép phải bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước, Thêm vào đó,

phản ứng trước những khó khăn tiếp cận các thị trường nước công nghiệp và

trợ cấp xuất khẩu EC, một số nước Đông Âu đã đưa ra những biện pháp bảo

hộ các khu vực nông nghiệp của họ. Ở Tiệp, (có thể sẽ bổ sung vào biểu thuế

quan và những hình thức bảo hộ khác) những trợ cấp xuất khẩu và quotas

nhập khẩu đã được áp dụng với nông sản vào tháng 6-1991 nhằm đối phó

với sản xuất dư thừa đang tăng lên. Ba Lan đã áp dụng trở lại thuế biểu đối

với một số nông sản dưới sức ép của các vận động hành lang của giới nông

nghiệp.

Những vấn đề trong thiết kế cải cách thương mại

Người ta đã đạt được sự nhất trí rộng rãi cả về việc cần thiết phải có

một cuộc cải cách nhanh và toàn diện ở Đông Âu lẫn những nhân tố chủ yếu

của cả gói cải cách như thế. Cả gói này bao gồm: kiểm soát và ổn định hóa

kinh tế vĩ mô; tự do hóa mậu dịch và thiết lập khả năng chuyển đổi đối với

những giao dịch tài khoản vãng lai, tự do hóa giá cả và phát triển một khu vực

kinh doanh tư nhân có sức cạnh tranh; lập ra những thể chế tài chính có hiệu

lực và tự do hóa các thị trường tài chính; bỏ không định quy chế về các thị

trường lao động và thiết lập một màng lưới an toàn xã hội. Những chương

trình cải cách phải gây được sự tin cậy và định rõ những mục tiêu dài hạn và

con đường quá độ ngay từ khi bắt đầu cuộc cải cách.

Trong bối cảnh này, đã có một sự nhất trí rộng rãi rằng tự do hóa phải

được thực hiện sớm trong quá trình cải cách. Một bước đi tăng tốc của việc

tự do hóa mậu dịch trong các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cải cách được coi

là thiết yếu vì, so với các nền kinh tế thị trường, giá cả tương quan đã bị méo

mó quá đáng, những nhân tố vận hành thị trường nghèo nàn, sản xuất trong

nước tập trung quá đáng, quốc doanh quá lớn, việc mở rộng sở hữu nhà

Page 43: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

nước quá lớn và buôn bán thì đã méo mó vì những cuộc thương lượng trong

các hội viên Hội đồng tương trợ kinh tế. Trong những hoàn cảnh này, tự do

hóa mậu dịch và chế độ thanh toán sẽ giúp lập ra một bộ hợp lý giá cả tương

quan cho những hàng hóa đem ra buôn bán và ngừa trước những méo mó do

việc định giá độc quyền và mất tính hiệu quả sản xuất. Thêm vào đó, tiếp cận

nhập khẩu và đầu tư nước ngoài sẽ làm thuận lợi cho việc thu nhận công

nghệ nước ngoài.

Mặc dầu có những cân nhắc kể trên, vẫn có gợi ý rằng sự bảo hộ thuế

biểu tạm thời có thể trong thời hạn ngắn tránh được việc đi vào giá cả thế giới

đang bị hỗn loạn. Chẳng hạn Me Kinnon (1991a) đã ghi nhận rằng, các doanh

nghiệp ở Đông Âu từ lâu đã phải đương đầu với những giá cả tương quan bị

bóp méo đi và lập luận rằng cơ cấu thuế biểu từ lúc đầu đã tiếp tục cung cấp

một số bảo hộ nào đó cho những ngành công nghiệp là những ngành đã

được bảo hộ rất kỹ dưới chế độ cũ, điều này sẽ kéo theo việc làm tăng lên

những thuế biểu khác nhau (nhưng không phải tính thêm đại trà) đối với

những công nghiệp còn có thể sóng được nếu có một thời kỳ tạm điều tiết.

Các biểu thuế tiếp theo đã được thống nhất lại và giảm bớt đi theo danh mục

đã báo trước, ở trong mối liên quan này, cần lưu ý rằng phá giá không phải là

một giải pháp vì nó làm tăng giá tất cả các hàng, kể cả đầu vào sản xuất, điều

này dẫn đến hậu quả là số âm trong giá trị gia tăng của một số ngành công

nghiệp tính theo cơ cấu giá thế giới mới.

Những người khác nhấn mạnh rằng sự xem xét giải pháp kể trên cũng

còn cần phải tính đến những chi phí và rủi ro tiềm tàng cũng như mọi mối liên

hệ mật thiết đến GATT. Đặc biệt sự tiếp cận này sẽ gặp rủi ro nếu bản danh

mục báo trước về những sự giảm bớt biểu thuế không được tin cậy, người ta

nhận thức rằng những quan hệ bị suy yếu giữa giá cả trong nước với giá cả

tương quan của thế giới có thể còn tác động trong thời kỳ lâu dài nữa, sẽ

giảm sức ép điều chỉnh, chính xác là đối với những doanh nghiệp đang

đương đầu với những nhiệm vụ điều chỉnh rộng lớn nhất và làm chậm trễ sự

nhất thể hóa của chúng vào nền kinh tế thế giới, Trong bối cảnh này, thậm

Page 44: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

chí, nếu một kế hoạch được báo trước, thì việc thực hiện theo từng giai đoạn

sẽ cho phép phe đối lập chính trị chống tự do hóa có thêm thời gian để huy

động lực lượng. Ngoài những nhận xét này, kinh nghiệm các nơi đã cho thấy

rằng các chính phủ đã không có đủ điều kiện để quyết định những ngành

công nghiệp nào còn sống được trong một thời gian trung hạn. Thêm vào đó,

mức quan thuế bình quân cao, bất kể ở mức độ phân tán nào, đều xem như

một thứ thuế xuất khẩu. Điều cuối cùng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các

nền kinh tế Đông Âu đang cải cách là cách tiếp cận này phần nào phủ định sự

đóng góp tích cực của tự do hóa mậu dịch có thể tiến tới loại bỏ những méo

mó do những cơ cấu thị trường độc quyền gây ra.

Những thuế biểu đã tăng lên trong một số trường hợp nhằm bảo vệ cán

cân thanh toán, giảm bớt thâm hụt ngân sách (Bungari và Ba Lan) và ngăn

cản nhập khẩu hàng tiêu dùng. Những người lập luận chống sử dụng các

thuế biểu vào những mục đích này cho rằng phá giá được hổ trợ bằng những

chính sách tiền tệ và tài chính thích đáng thông thường là một sự lựa chọn tốt

hơn để bảo vệ cán cân thanh toán và ngăn chặn lạm phát, ở trong đó tạo ra

một cơ cấu khuyến khích dung hòa, và những thuế trong nước này là công cụ

ít gây méo mó hơn nhằm tăng thu nhập tài khoá và ngăn cản tiêu dùng.

Tuy nhiên chừng nào mà những công cụ thuế trong nước và những

công cụ chính sách gián tiếp khác cần thiết cho việc kiểm soát kinh tế vĩ mô,

không được đặt đúng chỗ và chừng nào mà khả năng hành chính nhằm đưa

chế độ này vào đúng chỗ còn chưa làm được thì việc tăng một số quan thuế

là không thể tránh được. Trong vấn đề này, với tư cách như cơ chế kiểm soát

cán cân thanh toán, những biện pháp dựa trên giá, (chẳng hạn như thuế

quan), tốt hơn là phải vận dụng đến quotas và những hạn chế số lượng khác,

trong những công việc này phải rõ ràng hơn, vì thuế biểu không cấm đoán,

chúng duy trì mối liên hệ giữa giá trong nước và giá quốc tế.

Như đã chỉ ra ở trên, các nước Đông Âu đã thương lượng hoặc đang

tìm kiếm thương mại tay đôi mới và những hiệp định hàng đổi hàng với Liên

Xô cũ hoặc với Cộng đồng các quốc gia độc lập (và trong một số trường hợp,

Page 45: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

với những nước Hội đồng tương trợ kinh tế cũ) như là một phương thức đệm

tác động của sự sụp đổ nền thương mại Hội đồng tương trợ kinh tế. Trong

những hoàn cảnh như thế, với sự sụp đổ thương mại do thiếu ngoại tệ và sự

rối loạn về tổ chức của Cộng đồng các quốc gia độc lập, những cuộc thương

lượng này được coi là cần thiết để duy trì một mức nào đó nền thương mại và

tránh phải đóng cửa xí nghiệp không cần thiết. Trong phần lớn các trường

hợp, buôn bán hàng đổi hàng đã đòi hỏi những cuộc thương lượng doanh

nghiệp. Những thỏa thuận này có khuynh hướng duy trì những cơ cấu sản

xuất và những luồng buôn bán đã bị méo mó đồng thời có xu hướng làm

chậm quá trình điều chỉnh. Để hạn chế những tác động bất lợi có thể xảy ra

của những cuộc thương lượng như thế, đã có gợi ý rằng, ở nơi nào chính phủ

đã ký những hiệp định phải bảo đảm không giới hạn sự tự trị của những

doanh nghiệp cá thể thương lượng với những doanh nghiệp nước ngoài và

đảm bảo việc buôn bán này được thực hiện theo giá thị trường thế giới và giải

quyết những mất cân bằng bằng tiền chuyển đổi được trong một thời hạn

tương đối ngắn.

Với sự sụp đổ của Hội đồng tương trợ kinh tế, điều phải quan tâm đến

là các cuộc thương lượng thanh toán và trả tiền khu vực chỉ riêng với Đông

Âu hay cùng với Cộng đồng các quốc gia độc lập, Hai giải pháp cơ bản đã

được gợi ý: 1. Một cuộc thương lượng thanh toán đơn giản với một thời hạn

tương đối ngắn giữa các thời hạn giải quyết (một đến ba tháng); 2. Ở những

nơi mà thanh toán được bổ sung bằng cung cấp tín dụng ngắn hạn (một năm)

hay thậm chí tín dụng trung hạn cho những người tham gia - những thương

lượng trả tiền giống như Liên minh trả tiền Châu Âu (EPU) sau chiến tranh

Thế giới II. Tuy nhiên đã có sự thừa nhận rằng có những khác biệt lớn giữa

tình hình sau chiến tranh ở Tây Âu với tình hình hiện nay ở Đông Âu. Đặc

biệt, qui mô thị trường liên kết ở Đông Âu tương đối nhỏ; người ta ước tính

thương mại của Đông Âu (ở cả những đồng tiền chuyển đổi được và không

chuyển đổi được) là chưa đầy 4% tổng thương mại thế giới năm 1988, trong

khi những thành viên EPU chiếm 35% xuất khẩu thế giới năm 1950. Thậm chí

nếu gồm cả Liên Xô cũ, quy mô thị trường liên kết lại cũng vẫn tương đối nhỏ;

Page 46: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

hơn nữa, nói một cách rộng ra là việc buôn bán với Liên Xô cũ bị cắt đứt bởi

những vấn đề về hành chính. Có sự không chắc chắn lớn liên quan đến kế

hoạch thanh toán mới mà những kế hoạch này phải phụ thuộc vào nền hành

chính và giao thông liên lạc tốt hơn. Do đó, trong khi những kế hoạch như thể

có thể chừng nào ít bị méo mó hơn những kế hoạch tay đôi thì đồng thời

chúng lại không thể giải quyết được những vấn đề cơ sở và có thể làm chậm

quá trình nhất thể hóa các nước Hội đồng tương trợ kinh tế cũ vào hệ thống

thương mại quốc tế.

3. Nhất thể hóa vào chế độ thương mại đa phương

Nhất thể hóa hoàn toàn của các nước Đông Âu vào chế độ thương mại

đa phương sẽ tùy thuộc vào: 1. tiến bộ hơn nữa trong các cuộc cải cách chế

độ của chính họ và 2. tiếp cận hơn nữa và có bảo đảm hơn nữa vào các thị

trường Phương Tây. Trong khi những cải cách thương mại đã được thực hiện

sẽ cần phải có thời gian để tác động tới các mặt, thì những cải cách trong

nước hơn nữa nhằm làm cho thị trường có sức cạnh tranh hơn đòi hỏi Đông

Âu phải nhận thức được những lợi ích đầy đủ của những cải cách thương

mại và hối đoái vừa mới được thực hiện. Trong các mối liên hệ này, tư nhân

hóa, phát triển các thị trường có nhân tố cạnh tranh và sự thiết lập cơ cấu tổ

chức pháp lý cần thiết để bảo đảm một môi trường thị trường có sức cạnh

tranh có tầm quan trọng đặc biệt.

Vì các nước Đông Âu cải cách các nền kinh tế của mình, việc mở rộng

thương mại việc đang thay đổi mô hình buôn bán của họ cần phải được thích

nghi chủ yếu bởi các thị trường công nghiệp phương Tây. Vài nghiên cứu mới

đây dự đoán rằng với sự biến mất của những cuộc thương lượng trong Hội

đồng tương trợ kinh tế và việc quá độ tới các nền kinh tế thị trường, mô hình

thương mại của Đông Âu phải được thay đổi căn bản, chuyển từ các nền kinh

tế kế hoạch tập trung sang những thị trường công nghiệp, đặc biệt các nước

Tây Âu.

Page 47: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Sự sụp đổ mới đây của thương mại Hội đồng tương trợ kinh tế, đặc biệt

với sự thủ tiêu Liên Xô và Đông Đức và sự đổ vỡ thương mại với Irắc (một

bạn hàng thương mại quan trọng của Tiệp, Bungari và Rumani) đã làm cho

việc tiến vào các thị trường phương Tây có tầm quan trọng lớn hơn. Khối

lượng xuất khẩu sang các bạn hàng thương mại Hội đồng tương trợ kinh tế

cũ năm 1991 đã giảm xuống khoảng 35-65% ở Bungari, Tiệp, Hung và

Rumani vào khoảng 75% ở Ba Lan. Điều này chủ yếu do sự trục trặc và thiếu

ngoại tệ trong Liên Xô cũ (cũng như trong các nước Hội đồng tương trợ kinh

tế khác (đặc biệt là Rumani và Bungari); sự thống nhất nước Đức phần nào

làm thương mại của Đông Đức trệch hướng khỏi Đông Âu; sự thiếu kinh

nghiệm của các nhà buôn trong việc quản lý thương mại theo những quy tắc

thương mại mới và việc điều chỉnh luồng thương mại như dự tính nhằm gỡ bỏ

kiểm soát và những méo mó vốn là đặc trưng trước đó của chế độ Hội đồng

tương trợ kinh tế. Tình hình này đã bị trầm trọng thêm bởi sự mở rộng viện

trợ có ràng buộc vào những tín dụng xuất khẩu của các nước công nghiệp

dành cho Liên Xô cũ đồng thời có thể đã làm trệch hướng buôn bán của Đông

Âu đối với các nước công nghiệp.

4. Tiếp cận thị trường các nước công nghiệp

Trong ba năm qua, các nước công nghiệp đã có một số bước cải thiện

trong việc Đông Âu tiến vào các thị trường của họ. Trước đây, sự thiếu quy

chế biểu thuế Tối Huệ Quốc là trở ngại lớn vào thị trường Mỹ. Năm 1989, chỉ

có Hungary, Ba Lan và Nam Tư được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc. Mỹ đã

dành quy chế Tối Huệ Quốc cho Tiệp tháng 11-1990 và cho Bungari tháng 4-

1991 và dự định sẽ sớm dành quy chế đó cho Rumani. (Mỹ đã dành quy chế

Tối Huệ Quốc lâu dài cho Hungary và Tiệp tháng 10-19910, Mỹ cũng dành

GSP - chế độ ưu đãi chung - cho Hungari (tháng 11-1989), Ba Lan (tháng

giêng 1990) và Tiệp (tháng 5-1991)(59). Thêm vào đó, Mỹ đã tăng cường số

lượng sản phẩm thép cho VER - Hạn chế xuất khẩu tự nguyện - có thể được

nhập từ Hungary và Ba Lan, Mỹ đã có kế hoạch nới lỏng quotas nhập khẩu

Page 48: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

hàng dệt và thép từ Tiệp, Ba Lan và Hungary và mở rộng danh sách hàng

nhập khẩu theo GSP từ các nước này.

Trong ba năm qua đã có những thay đổi lớn trong các quan hệ của EC

với Đông Âu. Trước Tuyên bố Lúcxămbua giữa EC và Hội đồng tương trợ

kinh tế tháng 6-1988, buôn bán với các nước Hội đồng tương trợ kinh tế đã

chịu những hạn chế lớn về số lượng đối với cả loại không chọn lọc lẫn có

chọn lọc (phân biệt đối xử). Từ 1988 đến 1991, EC đã đi vào những Hiệp nghị

hợp tác riêng rẽ với Bungari, Tiệp, Hung, Ba Lan và Rumani (Bảng V). Những

Hiệp định này chứa đựng một điều khoản Tối Huệ Quốc và đưa đến việc dãn

bớt toàn bộ hạn chế số lượng có lựa chọn trong một thời kỳ mười năm.

Những bước phát triển từ 1989 đã ngáng trở việc thi hành những hiệp định

này. Năm 1990, EC xóa bỏ việc áp dụng những hạn chế số lượng có chọn lọc

trừ những khu vực nhạy cảm như nồng nghiệp, dệt và quần áo, thép và than

và đình chỉ việc áp dụng những hạn chế số lượng không chọn lọc đối với

Tiệp, Hung và Ba Lan. EC cũng cấp GSP cho tất cả các nước Đông Âu.

Thêm vào đó, EC đã ký kết những Hiệp định Hiệp Hội với Tiệp, Hung

và Ba Lan.

Trong lĩnh vực thương mại, những hiệp định này sẽ đưa đến một cuộc

vận động mậu dịch tự do giữa EC với từng nước trong ba nước ở hầu hết các

sản phẩm công nghiệp, nhưng ký riêng những protocol về nông nghiệp, dệt

và quần áo, thép và than, qui mô đối với mỗi khu vực mà sẽ được đề cập

trong những hiệp định khác đang được thảo luận. Họ cũng đã dự tính ghi

những điều khoản về bảo vệ, quy tắc nguồn gốc, quy tắc chống phá giá, trợ

cấp, sở hữu tài sản trí tuệ, bảo hộ pháp lý những người thuộc ba nước Đông

Âu ở EC và chính sách cạnh tranh. Những hiệp định được dự tính thực hiện

trong một thời kỳ tối đa mười năm nhưng EC sẽ chắc chắn là giảm những

hàng rào thuế quan và phi quan thuế nhanh hơn các bạn hàng của họ.

Điều khoản của những protocol ký riêng rẽ về nông nghiệp, thép, than

và dệt và quần áo phản ánh "tính nhạy cảm" của những khu vực này trong

những nhà nước hội viên EC. Đối với nông nghiệp những qui định đối với các

Page 49: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

loại sản phẩm, đặc biệt những sản phẩm được CAP đề cập tới đã được đưa

ra bàn cãi rất nhiều. Những qui định về nông nghiệp bị hạn chế có thể làm

dấy lên những mối nghi ngờ về sự đúng đắn của những hiệp định ký với

GATT trong đó ngoài điều XXIV của GATT đòi hỏi, thì những hiệp định mậu

dịch tự do bao hàm căn bản mọi thương mại. Sự mở rộng những hiệp định

này nhằm tự do buôn bán tất cả nông sản, tuy nhiên trong bối cảnh không có

một cuộc cải cách cơ bản về các chính sách nông nghiệp EC, sẽ làm tăng

thêm sản xuất thừa ứ của EC, tăng thêm chi phí ngân sách của CAP và làm

giảm giá thị trường.

Do đó, một sự tăng cường tiếp cận quan trọng của các nông sản Đông

Âu vào thị trường EC, dường như sẽ có liên quan đến cuộc cải cách của CAP

và kết quả của các cuộc thương lượng tại vòng đàm phán Urugoay.

Việc ký một protocol riêng rẽ về than và thép phần nào phản ánh những

nhân tố thể chế. Thêm vào đó, ở trường hợp than, việc dẫn đến mậu dịch tự

do tạo ra những khó khăn cho các nước thành viên EC (Đức và Tây Ban Nha)

vốn phải trợ cấp rất nhiều cho các khu vực than và hạn chế nhập khẩu than

của Ba Lan thông qua những hiệp định tay đôi. Mặc dầu thép chắc chắn sẽ có

được một protocol riêng rẽ nhưng hội đồng EC đã quyết định từ 15 tháng tư

1991 rằng sản phẩm này sẽ được hưởng quy chế buôn bán như bất kỳ sản

phẩm công nghiệp nào khác miễn là các nước Đông Âu phải tuân thủ quy tắc

của EC về giá cả và trợ cấp. Một câu hỏi chưa được giải đáp là liệu người ta

có yêu cầu ba nước Đông Âu cam kết giảm công suất về thép hay không ở

trường hợp dệt và quần áo, EC và các thị trường các nước công nghiệp khác

hiện nay vẫn được MFA (Thương lượng về Sợi kép) và VER (Hạn chế xuất

khẩu tự nguyện) bảo hộ. Vấn đề chính sẽ phải được quyết định trong những

cuộc thương lượng giữa EC và các nước Đông Âu có liên quan tới độ dài của

thời kỳ quá độ tới mậu dịch tự do.

Tiệp, Hung và Ba Lan cũng đã ký các hiệp định hợp tác với EFTA tháng

6-1990 và đã nhất trí cùng xem xét những điều kiện tuần tự thiết lập khu vực

Mậu dịch tự do. Đối với một thời kỳ quá độ mười năm, các hội viên EFTA đã

Page 50: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

dự tính các cuộc giảm thuế quan sẽ được làm nhanh hơn những nước bạn

hàng.

Bất chấp những biện pháp đã thực hiện cho đến nay, để tới thị thường

các nước công nghiệp, Đông Âu còn phải đương đầu với những hàng rào to

lớn đặc biệt trong nông nghiệp, dệt và quần áo và sản phẩm thép là những

mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Đông Âu vào các nước công nghiệp.

Những hàng rào này mang hình thức quotas, VER và những hạn chế khác

cũng tác động các nước đang phát triển khác. Trong mối liên hệ này, quotas

EC về thịt bò từ Đông Âu đã bị cắt bỏ tháng 4-1991 để tránh tình trạng dư

thừa tiếp tục trong các kho dự trữ của EC.

Không có cải thiện lớn trong tiếp cận của Đông Âu vào thị trường các

nước công nghiệp thì những cuộc cải cách kinh tế của những nước này có

thể sẽ bị phá hoại. Những hàng rào lớn đang tồn tại ở các thị trường các

nước công nghiệp đã dồn vào những khu vực nhạy cảm như nông nghiệp,

thép, dệt và quần áo. Trong bối cảnh các nước công nghiệp lớn miễn cưỡng

gỡ bỏ những hạn chế trong các khu vực này trên cơ sở đơn phương, việc tiếp

cận được tăng cường vào những khu vực này phụ thuộc một phần vào kết

quả của Vòng đàm phán Urugoay.

Như đã chỉ ra ở trên, việc các nước công nghiệp dành tín dụng tay đôi

và những điều khoản tài trợ dễ dàng đi liền với nhập khẩu từ các nước công

nghiệp có thể đã làm trệch hướng mậu dịch của Đông Âu, Trong mối liên hệ

này, Mỹ mới đây đã cung cấp tín dụng viện trợ nông nghiệp cho Liên Xô cũ,

tín dụng này gắn chặt với việc mua hàng nông nghiệp Mỹ. Các nhà cầm

quyền Đức đã thi hành những phương tiện bảo hiểm xuất khẩu đặc biệt để hỗ

trợ xuất khẩu của Đông Đức sang liên Xô, dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu này đã

cấp một giấy tờ từ bỏ các quy tắc thông thường được các hội viên OECD

tuân thủ cho đến cuối 1991 cho phép không phải đặt cọc bằng tiền mặt một

thời kỳ, hưởng thời gian ưu đãi về tín dụng dài hạn và nới rộng những thời kỳ

trả lại tiền. Thêm vào đó, trợ cấp ngân sách chính phủ liên bang Đức cấp cho

Page 51: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

xuất khẩu của Đông Đức sang Liên Xô cũ đã làm tăng xuất khẩu của Đông

Đức sang Liên Xô năm 1990, điều đó có thể thay thế xuất khẩu của Đông Âu.

GHI CHÚ VÀ PHỤ LỤC THỐNG KÊ (PHẦN II)

26. Những nước được nêu tên trong phần viết này bao gồm Bungari,

Hungari, Ba Lan, Rumani và Nam Tư; Nam Tư khác các nước Đông Âu khác

ở nhiều phương diện quan trọng; trong những năm 1950, Nam Tư đã bỏ quản

lý kinh tế tập trung, những hàng của Nam Tư đã do công nhân tự quản lý;

buôn bán của Nam Tư và các chế độ giá đã được tự do hóa phần lớn và Nam

Tư không bao giờ tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế. Các chính sách buôn

bán của Nam Tư đã được nói đến trong phần này vì Nam Tư chia sẻ với các

nước Đông Âu khác một vài đặc trưng chủ yếu của chế độ kinh tế xã hội chủ

nghĩa bao gồm sở hữu công cộng các phương tiện sản xuất và mới đây đã

tăng tốc các cải cách kinh tế của mình.

27. CMEA được thành lập bởi Bungari, Rumani, Tiệp, Ba Lan, Hung và

Liên Xô cũ năm 1949. Cộng hòa dân chủ Đức cũ gia nhập năm 1950, Mông

cổ, Cu Ba và Việt Nam tham gia những năm sau. Anbani là hội viên nhất thời.

Nam Tư bị loại ra năm 1949 trở thành một thành viên liên kết năm 1965.

28. Giá được tính thành "rúp" chuyển nhượng. Công thức Bucarest

định giá hàng hóa buôn bán trong các hội viên Hội đồng, về nguyên tắc, bình

quân năm năm một lần định theo giá so sánh được với giá thị trường thế giới.

Công thức này được áp dụng một cách dễ dàng trong việc buôn bán hàng sở

chế như dầu thô và khí đốt thiên nhiên. Tuy nhiên, buôn bán hàng công

nghiệp thì khó hơn vì chất lượng hàng sản xuất tại khu vực Hội đồng thông

thường thấp hơn chất lượng hàng phương Tây sử dụng làm cơ sở cho việc

so sánh giá. Kết quả là giá bình quân năm năm được coi là một cơ sở để

thương lượng.

29. Quỹ tiền tệ quốc tế và những Tổ chức khác (1990), tr. 50.

30. Thí dụ, năm 1989, xuất khẩu sang Liên Xô cũ 65,8% tổng xuất khẩu

đối với Bungari, 30,5% Tiệp, 25,1% Hung, 20,5% Ba Lan, 21,4% Rumani và

Page 52: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

20,9% Nam Tư (Quỹ Tiền tệ quốc tế (1991a) tr.29, Bảng 7). Cũng Quỹ tiền tệ

quốc tế (1990b) tr. 65, Bảng 18,

31. Những nước xã hội chủ nghĩa gồm các nước Hội đồng tương trợ

kinh tế, Anbani, Trung Quốc, Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều

tiên, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Nam Tư.

31. Kenen (1991).

33. Những cố gắng cải cách lúc đầu đã được thảo luận tại Quỹ Tiền tệ

quốc tế (1991a). Williamson (1991), Geib và Gray (1991) và ở trưòng hợp

HunggariBoote và Somogyl (1987).

34. Quỹ Tiền tệ quốc tế (1991a) và Starrel (1991) ủng hộ một cuộc thảo

luận về những đặc trưng chính các cải cách kinh tế dã thực hiện trong hai

năm qua.

35. Khái niệm sự chuyển đổi đồng tiền như Quỹ Tiền tệ quốc tế định

nghĩa chỉ dẫn tính sử dụng được không hạn chế và không phân biệt đối xử và

sử dụng tiền trong nước để thanh toán và chuyển giao các giao dịch quốc tế

vãng lai.

36. Ở Ba Lan, tuy nhiên, những hộ gia đình đã được phép nhận ngoại

tệ ở thị trường song song với tỷ suất đánh vào giao dịch, ở đây ngoại hối

không có giá tri mua được thông qua thi trường chính thức.

37. Ở Nam Tư, độc quyền nhà nước về ngoại thương đã bị gỡ bỏ năm

1950.

38. Cấp giấy phép được lặp lại và vào tháng 6-1991 đối với đại gia súc,

thịt bò và bơ.

39. Tỷ lệ thuế bình quân khoảng 5% ở Tiệp (1990), 16% ở Hunggari

(1991), khoảng 14% ở Ba Lan (1991) và khoảng 7% ở Nam Tư (1990). Ở

Bungari bình quân thuế MFN-Tối Huệ Quốc là 5,9% đối với hàng trung gian,

7,4% đối với hàng thiết bị, 13.3% đối với hàng tiêu dùng và 7,9% đối với nông

phẩm.

Page 53: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

40. Điều này áp dụng cho tất cả nhập khẩu trừ hàng từ các nước đã ký

hiệp định mậu dịch tự do với Tiệp (tức là Phần Lan). Tiệp đã thông báo thuế

phụ này cho ủy ban Cán cân thanh toán GATT vì Tiệp đã tăng một số thuế

trên mức "giới hạn” của chúng.

41. Tháng 6-1991, Bungari đã giảm số lượng cấm xuất khẩu đối với

sáu mặt hàng và loại bỏ tất cả thuế xuất khẩu.

42. Điểm này đã được thực hiện chẳng hạn bởi đại diện Hung tại Hội

đồng GATT khi Hội đồng kiểm điểm các chính sách thương mại của Hung

theo cơ chế duyệt lại chính sách mậu dịch của GATT (GATT thông báo tin tức

tháng 5/6/1991).

43. Quỹ Tiền tệ quốc tế (1991a) và Gelb và Gray (1991).

44. Calvo và Frenkel (1991a) và Genberg (1991).

45. Quỹ Tiền tệ quốc tế và những tổ chức khác (1990). Lipton và Sachs

(1990) Fischer (1990) và Havrylyshyn và Tarr (1991).

46. Havryshyn và Tarr (1991).

47. Đặc biệt, trước những cuộc cải cách, giá năng lượng và nguyên liệu

được giữ thấp một cách giả tạo trong khi những hạn chế về số lượng đã gạt

bỏ những hàng công nghiệp do nước ngoài sản xuất. Điều này dẫn dến kết

quả là có tỷ lệ cao trong việc bảo hộ có hiệu quả các hàng công nghiệp chế

tạo hoàn chỉnh và những tỷ lệ bao âm đối với năng lượng và nguyên liệu.

48. Mc Kinnon (1991). Tuy nhiên, hạn chế đầy đủ về lượng, một đầu

vào quan trọng của sản xuất, có thể dẫn đến vấn đề giá trị gia tăng âm.

49. Việc tăng sẽ nâng các biểu thức lên trên những mức “đã được giới

hạn” trong GATT cần phải có thương lượng với các bên ký hợp đồng khác.

Mặc dầu không có những tiền lệ pháp lý rõ ràng cho việc chấp nhận mức thuế

cao hơn để đánh đổi lấy việc giảm bớt những hạn chế về số lượng. Điều

XXVIII của GATT cung cấp khuôn khổ pháp lý cho việc thương lượng lại các

điều ràng buộc thuế quan.

Page 54: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

50. Một số người gợi ý rằng thuế quan là sự lựa chọn tốt hơn trong thời

hạn ngắn, vì (i) thuế quan tăng thu nhập và cải thiện địa vị tài chính của đất

nước, trái lại, phá giá chỉ đạt được tác động đó nếu chính phủ nắm trong tay

những ngành công nghiệp xuất khẩu, (ii) phá giá đẩy giá tất cả các hàng lên

kể cả những hàng trung gian và những nhu yếu phẩm trong khi thuế có thể

tập trung vào những hàng kém thiết yếu và (iii) triển vọng tương lai giảm

những giá hàng tiêu dùng lâu bền khi thuế biểu được gỡ bỏ sẽ tạo ra tác

động thay thế luôn luôn giao thời có lợi cho việc trì hoãn tiêu dùng (xem

Williamson (1991).

51. Vấn đề này đã được thảo luận ở Lane và Dinopoulos (1991); và đã

kết luận rằng việc kết hợp giảm nợ và cải cách thuế có thể tạo thuận lợi cho

những cải cách định hướng thị trường trong các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

52. Michalopoulos và Tarr (1991).

53. Xem Michalopoulos và Tarr (1991) và Kenen (1991), những thảo

luận chi tiết.

54. Tarr (1991)

55. Thương mại của cả Đông Âu và Liên Xô cũ được ước tính chưa

đầy 10% tổng thương mại thế giới (xem Collins và Rodrik (1991).

56. Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế CEPR (1990), Collins và

Rodrik (1991) và Havrylyshyn và Prichett (1991). Chẳng hạn, Havrylyshyn và

Prichett, bằng việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn, chỉ ra hình thái thương mại

tay đôi ở Đông Âu khác rất xa với hình thái thương mại mà người ta mong đợi

ở những nước có mức thu nhập, vị trí và qui mô lãnh thổ như họ, hình thái

này không được quyết định bởi các lực lượng thị trường mà nhiều hơn bởi

các mối quan hệ kinh tế và chính trị gắn bó Đông Âu và Liên Xô cũ lại với

nhau trong Hội đồng tương trợ kinh tế. Họ đã thấy rằng một hình thái thương

mại tự nhiên hầu như hoàn toàn ngược lại hình mẫu hiện hành nơi mà luồng

thương mại thực tế vào Đông Âu khoảng 60-80% bên trong khối phương

Đông và 20-30% với Bắc Âu. Collins và Rodrik cũng kết luận rằng những bạn

Page 55: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

hàng mậu dịch tự nhiên của Đông Âu là những công nghiệp tiên tiến của

Châu Âu hơn là chỉ các nước Đông Âu với nhau, vẫn còn phạm vi để mở rộng

thương mại giữa Đông Âu và các nền kinh tế năng động của Châu Âu.

Buôn bán giữa hai khu vực đã mở rộng nhanh trong vài năm vừa qua.

Chẳng hạn, giá trị xuất khẩu của CH Triều Tiên sang Đông Âu đă tăng khoảng

năm lần và nhập khẩu đã tăng khoảng ba lần rưỡi trong 1988-90. Những mặt

hàng xuất khẩu lớn các nền kinh tế Châu Á năng động đưa vào Đông Âu bao

gồm điện tử và những hàng tiêu dùng khác trong khi những mặt hàng xuất

khẩu lớn Đông Âu đưa vào các nền kinh tế này gốm máy, hoá chất, và sản

phẩm thép. Tổng khối lượng mậu dịch Đông Âu với các nền kinh tế năng

động châu Á tuy nhiên vẫn còn nhỏ so với buôn bán với các thị trường công

nghiệp.

57. Việc giảm sút xuất khẩu của các nước ngoài Hội đồng tương trợ

kinh tế cũng ảnh hưởng đáng kể trừ Hungari và Ba Lan là những nơi xuất

khẩu của các nước không thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế vẫn tăng lên

nhiều.

58. Trong trường hợp Rumani, sau khi chính phủ Ceausescu từ chối

đặc quyền quốc gia được hưởng ưu đãi vào tháng 2-1988. Mỹ đã hoãn thi

hành điều khoản quốc gia được ưu đãi theo Hiệp định Thương mại 1974.

59. Nam Tư đã được Mỹ trao cho quyền hưởng Tối Huệ Quốc từ 1976.

60. Mỹ có kế hoạch thương lượng trở lại những hiệp định tay đôi về

quotas dệt với Hung, Ba Lan và Tiệp vào cuối năm 1991. Mỹ cũng có kế

hoạch tăng cường những quotas phomát trong khuôn khổ các cuộc thương

lượng Vòng đàm phán Urugoay (Nhà trắng, 12 tháng 7 -1991).

61. EC đã có một hiệp định hợp tác thương mại với Nam Tư từ 1980,

EC cung cấp viện trợ tài chính và kỹ thuật và bao gồm những Ưu đãi thương

mại cho hàng xuất khẩu của Nam Tư.

62. Bungari và Rumani cũng đã yêu cầu EC tiến hành những cuộc thảo

luận sơ bộ về một Hiệp định Hội.

Page 56: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

63. Theo một ước lượng (Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế)

(1990) một đợt giảm giá thị trường thế giới ít nhất 10% đối với lúa mì và 9%

đối với ngũ cốc sẽ là cần thiết đế có được 20% tăng lên trong sản xuất những

mặt hàng này ở Đông Âu và Liên Xô cũ so với các mức sản xuất 1988 của

họ.

64. Đề nghị ngày 30-9-1991 của các bộ trưởng ngoại giao EC cho phép

tăng hàng năm 10% nhập khẩu thịt bò và thịt cừu từ ba nước Đông Âu trong

năm năm (hàng xuất khẩu này hiện nay của ba nước khoảng 28.000

tấn/năm). Theo thương lượng "mậu dịch tam giác", EC sẽ giúp tài trợ xuất

khẩu lương thực thực phẩm từ ba nước Đông Âu sang Liên Xô cũ, hàng xuất

khẩu đó được khấu trừ vào quotas EC tăng lên (người báo cáo Mậu dịch

quốc tế (1991), tr.1425).

65. Cộng đồng Thép và Than Châu Âu (ECSC) thép và than bảo hộ

bằng hiệp ước đã ký năm 1951 mang tên Cộng đồng đó. EC có cơ quan điều

hành ECSC nhưng quyền lực của EC trong hiệp ước ECSC còn lớn hơn hiệp

ước EEC, những quyền này đã được sử dụng để kiểm soát sản xuất và giá

thép trong EC.

66. Các chuyên gia công nghiệp thép trong EC và những nghiên cứu

độc lập gợi ý rằng sản xuất trong toàn thể Đông Âu bao gồm cả Liên Xô cũ

cần thiết phải cắt bỏ đi 30% để đạt mục tiêu của một nền công nghiệp không

cần trợ cấp và có sức cạnh tranh. Báo cáo Châu Âu (1991).

67. Thí dụ, trong những năm 1985-1989 ba khu vực này chiếm 28%

xuất khẩu của Tiệp sang EC và 36% xuất khấu của Tiệp sang Mỹ; đối với

Hung, những con số tương đương là 39% và 27% và đối với Ba Lan là 30%

và 65%.

Bảng III: Các chế độ thương mại và thanh toán của các nước Đông Âu-

tháng 6-1991

Độc

quyền

nhà

nước

Kế

hoạch

nhà

nước

Nhập khẩu Xuất khẩu Chế độ ngoại

hối

Những biện pháp bổ

sung có chọn lọc

Hạn chế số

lượng

Thuế biểu Hạn chế số

lượng

Trợ cấp Kiểm soát

giá

Đầu tư

nước

Page 57: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

về

thươg

mại

ngoài

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bungari Đã xóa

bỏ

Đã xóa

Xóa bỏ hết

vào tháng 2-

1991, cần giấy

phép đối với

hàng hóa đã

ký hiệp định

với Liên Xô cũ

vì những mục

đích giám sát

v.v...

Thuế biểu thuế

quan mới dựa

trên chế độ hòa

hợp thi hành

tháng 1-6-1991.

Thuế nhập khẩu

tạm thời 15%

chủ yếu với tiêu

dùng.

Phần lớn

hạn chế đã

xóa bỏ, trừ

cấm xuất

sáu mặt

hàng; hàng

xuất theo

hiệp định

tay đôi vẫn

cần giấy

phép

Khôg

trợ cấp

Tỷ giá hối

đoái thả nổi,

thấp nhất.

Chuyển đổi

với phần lớn

giao dịch

vãng lai trừ

du lịch. Kế

hoạch giữ lại

đă xóa bỏ.

Hầu hết

kiểm soát

giá đã loại

bỏ. Kiểm

soát giá đã

loại bỏ.

Kiểm soát

giá còn

giữ

nguyên đối

với dưới

10%

doanh, sổ

bán lé và

buôn bán

Cho phép

tới 100%

sở hữu.

Không hạn

chế đưa

lợi nhuận

về nước.

Tiệp Đã xóa

bỏ

Đã xóa

bỏ

Không cần

giấy phép

nhập khẩu trừ

dầu thô khí

thiên nhiên

thuốc gây mê

thiết bị quân

sự và (từ 6-91)

đại gia súc, thịt

bò và bơ.

Thuế biểu

không thay đổi

từ 1-1991. Một

phụ phí nhập

khẩu tạm thời

hàng tiêu dùng

20% được áp

dụng vào cuối

năm 1990,

tháng 6-1991

giảm xuống

15%.

Phần lớn

hạn chế đã

gỡ bỏ trừ

cắp giấy

phép cho

năng

lượng, vài

nguyên liệu

và hạn chế

kiềm chế

xuất tự

nguyện bởi

các nước

khác.

Xóa bỏ

vào

1/91 Vài

trợ cấp

còn giữ

cho

nông

sản

Tỷ giá hối

đoái cố định.

Chuyển đổi

với hầu hết

giao dịch, kế

hoạch giữ lại

bãi bỏ

Xoá bỏ

phần lớn

Kiểm soát

giá.

Khoảng

5% tổng

doanh số

chịu kiểm

soát giá

Cho phép

sở hữu tới

100%

Không hạn

chế lợi

nhuận và

lãi cổ phần

đưa về

nước. Vốn

đưa về

nước khi

thanh toán.

Hunggari Đã xóa

bỏ

Đã xóa

bỏ

Trên 90%

nhập khẩu

không cần

giấy phép.

Toàn thể

quotas hàng

tiêu dùng vẫn

được tiến

hành.

Thuế xuất phần

lớn khá thay đổi

từ 1989.

Khoảng 80%

thuế xuất cá thể

trong GATT

Khoảng

30% xuất

khẩu còn

cấp giấy

phép chủ

yếu hàng

do kiềm

chế xuất

khẩu tự

nguyện

Còn trợ

cấp

nông

sản và

lương

thực

chế biến

Tỷ giá hối

đoái cố định,

thống nhất.

Chuyển đổi

cho hầu hết

giao dịch

vãng lai.

Giao dịch

qua Ngân

hàng thương

mại

Khoảng

90% giá

đã tự do

hóa

Cho phép

sở hữu tới

100%.

Không hạn

chế đưa về

nước lợi

nhuận và

vốn đầu tư

Hà Lan Đã xóa

bỏ

Đã xóa

bỏ

Không hạn

chế trừ đối với

yêu cầu giấy

phép đối với

mậu dịch theo

hiệp định tay

đôi

Thuế hiểu thống

nhất. Từ 7-1990

đến 7-1991

4.500 mặt hàng

giảm hoặc

ngừng thuế hải

quan Cơ cấu lại

danh mục thuế

bình quân tỷ

suất thuế 14%

Quotas

xuất giảm

từ xấp xỉ

100 mặt

hàng cuối

năm 1989

còn 5 mặt

hàng 4-

1990. Cấp

giấy phép

Hầu hết

trợ cấp

đã bỏ

1/90

Còn nhiều tỷ

giá. Tỷ giá

thống nhất và

cố định cho

thương mại.

Tiền chuyển

đổi được.

Chuyển đổi

đối với hầu

hết giao dịch

Trên 80%

giá hàng

tiêu dùng

vào

khoảng

90% giá

sản xuất

đã tự do

hóa

Cho phép

tới 100%

sở hữu.

Không hạn

chế

chuyển

giao lợi

nhuận và

lãi cổ

Page 58: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

(có 1 phụ phí

tạm 5%)

cho 20 mặt

hàng buôn

bán bằng

tiền chuyển

đổi được

hiện hành

của doanh

nghiệp. Cá

thể có thể

nhận ngoại

hối ở thị

trường song

song. Kế

hoạch giữ lại

đã bãi bỏ

phần.

Rumani Đã xóa

bỏ

Đã xóa

bỏ

Giấy phép

nhập khẩu chỉ

cần cho mục

liệu thống kê

Nhiều nét phân

biệt đối xử của

bộ thuế biểu đã

đi loại bỏ và

thuế suất cao

nhất đã bị xóa

bỏ. Kế hoạch

cân bằng giá bị

bãi bỏ.

Cần giấy

phép xuất

khẩu vì

mục tiêu

thống kê.

Quotas và

cần xuất

khẩu

khoảng

120 mặt

hàng chịu

kiểm soát

giá hoặc

nhập khẩu

qua thị

trường hối

đoái chính

thức.

Những

mức

Quotas

tăng mạnh

mặt hàng

phi lương

thực thực

phẩm

Các nhà

xuất

khẩu

được

miễn

thuế

doanh

số

Những tỷ

suất kép với

cam kết

thống nhất.

Chuyển đổi

với hầu hết

giao dịch

vãng lai trừ

gửi lợi

nhuận. Có ý

đồ giữ lại có

ý đồ bán đấu

giá vào tháng

2-1991

Hơn 80%

giá là tự

do 113

sản phẩm

còn bị

kiểm soát

Được

phép

100% sở

hữu. Một

số hạn chế

chuyển

giao lợi

nhuận.

Nam tư Đã xóa

bỏ

Đã xóa

bỏ

Khoảng 10%

nhập khẩu

theo quotas

Giảm tỷ suất

thuế 3-1990

nhưng đồng

thời giảm số

lượng miễn

thuế hải quan

Vài hạn

chế. Giấy

phép cấp

cho vài

nguyên liệu

để bảo

đảm cung

cấp đủ cho

trong nước

Đã xóa

bỏ

12/90

Tỷ giá hối

đoái cố định

thống nhất.

Chuyển đổi

được đổi với

giao dịch

hiện hành lập

1-1990

nhưng một

số hạn chế

đặt ra vào

1990

Cuối 1990

90% sản

xuất không

còn bị

kiểm soát

Được

phép

100% sở

hữu.

Không hạn

chế

chuyển

giao lợi

nhuận

Bảng IV: Những cuộc thương lượng thương mại tay đôi giữa các nước

Đông Âu và Liên Xô cũ

Bungari

Page 59: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Để thương lượng một Hiệp định với Liên Xô cũ tháng giêng 1991 về một danh

sách chỉ dẫn những hàng buôn bán được. Mậu dịch theo hiệp định này dựa

trên giá thị trường thế giới tính bằng đôla Mỹ và được thanh toán bằng tiền có

khả năng chuyển đổi. Một hiệp định mậu dịch đã được ký với Belarus và Liên

bang Nga và đang thảo luân với Ucraine.

Tiệp

"Những danh sách chỉ dẫn" các sản phẩm buôn bán giữa Tiệp và Liên Xô cũ

trên cơ sở hai bên cùng có lợi và một cuộc thương lượng về thanh toán bằng

đồng đôla Mỹ đối với những mặt hàng này đang được tiến hành. Thêm vào

đó, đối với những hàng ở ngoài danh sách người ta thành lập các tài khoản

thanh toán bằng những đồng tiền quốc gia, giá cả do hai bên cùng thương

lượng không có sự bảo đảm của các nhà cầm quyền. Những cố gắng để thiết

lập mậu dịch hàng đổi hàng giữa Nga và Tiệp và lập ra một ngân hàng ngoại

thương để giúp phát triển mậu dịch giữa các nước cộng hòa.

Hunggary

Những nhà cầm quyền đang tìm kiếm phát triển buôn bán, đặc biệt hàng xuất

khẩu, với Liên Xô cũ thông qua việc ký những hợp đồng hàng đổi hàng.

BaLan

Thương lượng một hiệp định với Liên Xô cũ đầu năm 1991 về một danh sách

những hàng buôn bán được chọn lọc. Phương thức buôn bán và thanh toán

(tiền mặt, mậu dịch đối lưu, hàng đổi hàng, V.V..) những người buôn bán tự

giải quyết các công việc với nhau qua thảo luận. Thêm vào đó, Ba Lan mới

đây đã ký một hiệp định với Liên Xô cũ (tháng 7 -1991) cung ứng (i) thuốc

chữa bệnh đổi lấy dầu lửa và khí đốt thiên nhiên theo phương thức hàng đổi

hàng, (ii) lương thực thực phẩm đổi lấy kim loại, (iii) dệt đổi lấy các sản phẩm

dầu mỏ và (iv) toa xe lửa đổi lấy khí đốt thiên nhiên. Tháng 9-1991, Ba Lan đã

ký các hiệp định với Liên Xô cũ cung cấp (i) thuốc chữa bệnh và những sản

phẩm cơ khí điện đổi lấy quặng sắt, khí đốt thiên nhiên, cellulose, và những

nguyên liệu khác và (ii) quả và nông sản đổi lấy khí đốt thiên nhiên.

Page 60: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Rumani

Các nhà cầm quyền đang thảo luận với Liên Xô cũ những thể thức "thanh

toán mini" hai nước nhất trí một danh sách sản phẩm có thể bao gồm những

mậu dịch hỗ tương, bất kỳ sự mất cân bằng nào sẽ thanh toán bằng đôla Mỹ.

Thêm vào đó, những thương lượng khác, trong đó có hàng đổi hàng, mậu

dịch đối lưu và thanh toán đặc biệt hàng quân sự.

Nam Tư

Những thương lượng thanh toán tay đôi với Liên Xô cũ đã kết thúc tháng

giêng 1991.

Nguồn: dựa vào thông tin do các chính quyền quốc gia cung cấp.

1. Theo sau việc giải tán Hội đồng tương trợ kinh tế và sự đổ vỡ tan

tành mậu dịch giữa các nước hội viên, Liên Xô cũ đã thông báo ý định trở lại

các cuộc thương lượng về thanh toán bằng những đồng tiền quốc gia với

những hội viên cũ. Liên Xô cũ đã để các ngân hàng của mình lập những tài

khoản trao đổi thư từ bằng những đồng tiền quốc gia với các ngân hàng ở

Tiệp và Ba Lan quyết toán bằng tiền quốc gia một số hàng và dịch vụ trong đó

có cả chi tiêu du lịch.

Bảng V: Những biện pháp mở cửa thị trường những nước công nghiệp

dành cho xuất khẩu Đông Âu

Nước MEN GSP Hiệp định tay đôi mở cửa thị trường

Bungari Tất cả các

nước OECD

(11-1990)

Úc, Áo, Canađa, EC (1-

1991), Phần Lan, Nhật,

Niu Dilân, Nauy, Thụy

Điển, Thụy Sĩ

EC (4-1990) Mỹ (10-

1990)

Tiệp Tất cả nước

OECD (Mỹ

11-1990)

Áo EC (12-1988) Mỹ (4-

1990), EFTA (6-1990)

Page 61: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Hung Tất cả các

nước OECD

(Mỹ 1978)

Ba Lan Tất cả các

nước

OECD(Mỹ

1987)

Úc, Áo, Canada, EC(1-

1990), Nhật, Niu Dilân,

Mỹ (1-1990)

EC (9-1989)- EFTA (6-

1990)

Rumani Tất cả các

nước OECD

Úc, Áo, Canada, EC

Phần Lan, Nhật, Niu

Dilân, Nauy, Thụy Điển,

Thụy sĩ

EC (5-1991)

Nam Tư Tất cả các

nước OECD

(Mỹ 1948)

Mỹ (1976)

Nguồn: Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (1990 b) và

các nhà cầm quyền quốc gia.

GHI CHÚ:

EC-Cộng đồng Châu Âu;

EFTA- Hội mậu dịch tự do Châu Âu GSP-Chế độ ưu đãi chung;

MFN = Tối Huệ Quốc

OECD = Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển,

1. Những Hiệp định hợp tác với EC chứa đựng một điều khoản MFN và

rút dần trong mười năm mọi hạn chế số lượng có chọn lọc.

2. Những Hiệp định cho mở rộng hỗ tương đối xử MFN và sẽ tăng

cường khả năng kinh doanh Mỹ hoạt động ở các nước tương ứng.

3. Những Hiệp định hợp tác bảo hộ xúc tiến mậu dịch và hợp tác khoa

học, công nghệ, công nghiệp và Kinh tế.

Page 62: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

4. MFN quy chế Mỹ đã đình chỉ hôm 3-7-1988 bằng thỏa thuận chung,

dự tính Mỹ sẽ sớm nối lại quy chế Tối Huệ Quốc.

Phần 3. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Từ giữa những năm 80, ở đa phần các nước đang phát triển (DPT)

diễn ra sự thay đổi được đánh dấu bằng việc định hướng lại các chính sách

thương mại và công nghiệp nhằm tránh tình trạng phụ thuộc nặng nề vào sự

can thiệp trực tiếp và xóa bỏ những chính sách công nghiệp hướng nội để

hướng tới các thể chế thương mại xuất khẩu và ít bị kiểm soát hơn. Trong

nhóm 36 nước đang phát triển được lựa chọn để xem xét những nước đã bắt

đầu các chương trình cải cách thương mại từ khoảng năm 1985 - có 17 nước

đã loại bỏ một cách cơ bản những hạn chế về số lượng từ hệ thống thương

mại vốn bị hạn chế trước đây. Tám nước khác duy trì hoặc tự do hóa hơn

nữa hệ thống thương mại mở cửa hoặc hệ thống thương mại gọi là mở cửa

(mở rất hạn chế) của họ. Trong khi đa số các nước đang phát triển đã có

được những bước tiến cơ bản trong việc giải phóng thương mại và hệ thống

trao đổi có liên quan tới thương mại giữa các khu vực khác nhau thì những

tiến bộ đó lại không đồng đều. Sự thay đổi trong việc định hướng lại các chính

sách thương mại được thể hiện rõ nét nhất ở các nước Châu Mỹ latinh, nơi

hầu hết các nước lớn đã tiến hành, hoặc hiện nay cam đoan thực hiện những

mở rộng hoặc nới lỏng có điều kiện hệ thống thương mại. Điều này đối lập

hoàn toàn với xu hướng hướng nội mạnh mẽ mà cho đến 1984 vẫn còn

chiếm ưu thế. Chính sách tự do hóa trong các nước này được đánh dấu bằng

sự loại bỏ nhanh chóng các hạn chế về số lượng và một kế hoạch giảm dần

thuế quan tới mức độ rất thấp và đồng đều. Ngược lại những cải cách ở Đông

Á và Đông Nam Á, nơi đại bộ phận các nước đã có một hệ thống mở cửa

tương đối từ đầu những năm 1980, có xu hướng biến đổi dần dần từng bước.

Những cải cách của họ đã tạo ra sự tăng không ngừng của các khu vực có

liên quan đến cạnh tranh nhập khẩu. Trong khi một số nước thu nhập thấp đã

Page 63: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

có những tiến bộ cơ bản trong việc giải phóng hệ thống thương mại của họ thì

nhiều nước ở Châu Phi và Nam Á chưa tiến hành việc mở cửa nền kinh tế

cho phép cạnh tranh mạnh mẽ của nước ngoài; cải cách chủ yếu tập trung

vào những đầu tư cho sản xuất. Hiện nay họ phải đương đầu với tình trạng

khó khăn hơn trong việc giải phóng các hạn chế về số lượng các sản phẩm

cạnh tranh và giảm mức thuế quan quá cao. Những cải cách đang được tiếp

tục tiến hành và càng có nhiều nước có thể lựa chọn hệ thống thương mại

mở cửa trong một tương lai không xa. Nét cơ bản và mới mẻ của những cải

cách này là ở chỗ chúng là một bộ phận của kế hoạch cải cách cơ cấu tổng

thể mang tính vĩ mô (thường được hỗ trợ bởi các tổ chức nhiều bên). Những

cải cách thương mại và đi cùng với nó là những chính sách hỗ trợ thích hợp

được củng cố qua thời gian sẽ góp phần thúc đẩy các thành tựu kinh tế.

Sự đóng góp ngày càng lớn hơn của các nước đang phát triển trong hệ

thống thương mại đa phương là quá trình tiến triển quan trọng liên quan đến

những cải cách mới đây. Ví dụ, nhiều nước ở Châu Mỹ Latinh đã chấp nhận

hoàn toàn (100%) bảng danh mục thuế quan của họ trong các điều khoản của

GATT, một phần là vì để đảm bảo các cải cách thương mại đã được tiến

hành cho tới giờ. Để củng cố những thành tựu của họ, sự nới rộng các hạn

chế giữa các nước trong khuôn khổ của vòng đàm phán Urugoay sẽ là quan

trọng. Sự gia nhập vào các thị trường nước ngoài trong khu vực, nơi mà các

nước đang phát triển có lợi thế so sánh là phương thức khuyến khích tốt nhất

các cuộc cải cách thương mại thực sự và bảo đảm sử dụng có hiệu quả viện

trợ và đầu tư của nước ngoài.

1. Các chính sách thương mại từ trước cho tới giữa những năm 80

Cho tới giữa những năm 80 có hai lý do quan trọng giải thích cho sự

chiếm ưu thế của các thể chế hạn chế thương mại thời kỳ trước đấy. Lý do

thứ nhất, nền công nghiệp trong nước đòi hỏi được bảo vệ để có thể thay thế

được hàng nhập, cái được xem như là cần thiết cho sự phát triển. Sự yếu ớt

của xuất khẩu trong những điều kiện của thị trường và những điều kiện không

thuận lợi cho thương mại, đã góp một vai trò quan trọng trong việc cung cấp

Page 64: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

những lý lẽ biện minh cho sự thay thế nhập khẩu. Với những lý lẽ về việc bảo

vệ nền công nghiệp còn non trẻ, sự thay thế nhập khẩu đòi hỏi sự bảo hộ

trong lĩnh vực công nghiệp, để tạo cho nó khả năng mở rộng và giảm chi phí

trên quy mô tổng thể. Những kinh nghiệm và những cải tiến sẽ được rút ra

qua thực tiễn làm việc. Người ta mong đợi các ngành công nghiệp chế tạo

được bảo hộ sẽ giải quyết công ăn việc làm ở đô thị, tạo ra được một nền

công nghiệp hiện đại, đa dạng hóa được nền kinh tế để rời bỏ xuất khẩu

những sản phẩm sơ chế truyền thống. Corden (1987) đã xem xét một số các

lý lẽ về sự bảo hộ, Bhagwati (1988) cung cấp một khía cạnh có tính lịch sử

với những lý do khác nhau dẫn đến cách tiếp cận có sự kiểm soát của Nhà

nước.

Lý do thứ hai, trong bối cảnh của các chính sách kinh tế vĩ mô và sự

tăng tỷ giá hối đoái thực tế không thích hợp, việc cấp giấy phép nhập khẩu

chặt chẽ và hạn chế chuyển đổi tiền tệ được sử dụng như là các biện pháp

giới hạn cầu, phân phối cung và sự chuyển đổi ngoại tệ để đối phó với sức ép

liên tục của cán cân thanh toán. Trong một số trường hợp điều này được tiến

hành trên cơ sở đặc biệt (cơ sở chuyên trách cho mục đích đó); trong những

trường hợp khác nó được tiến hành trong bối cảnh của các kế hoạch nhập

khẩu hàng năm (ví dụ: Ấn Độ, Pakixtăng và Bănglades). Whalley (1989) đã

đưa ra lý lẽ rằng những kiểm soát trong khu vực kinh tế đối ngoại ở nhiều

nước đang phát triển là để đối phó với những tác động mạnh mẽ có tính chu

kỳ của sự dao động thất thường trong số thu về xuất khẩu và sự lên xuống

không ổn định của các luồng vốn. Ví dụ, những chế độ đối ngoại của nhiều

nước đang phát triển đã bị hạn chế lại sau thời kỳ tự do trong những năm 60

và đầu những năm 70 để phản ứng lại cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ

nhất, sự sụp đổ hệ thống giá cả các mặt hàng trong năm 1973 và cuộc khủng

hoảng kinh tế ngắn kỳ đến sau 1974-1975. Tương tự nhiều nước đang phát

triển đối phó với cuộc khủng hoảng nợ và suy thoái bắt đầu vào đầu những

năm 80 bằng việc thắt chặt thương mại và hạn chế chuyển đổi tiền tệ ngay từ

lúc ban đầu.

Page 65: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Tiếp tục những lý lẽ này, 80% những hạn chế về số lượng mà các

nước đang phát triển thông báo cho GATT được biện hộ bằng những lý do

của cán cân thanh toán. Thêm vào đó một số đã khai thác những hạn chế

chuyển đổi ngoại tệ trong những giao dịch thanh toán thương mại và dịch vụ

quốc tế, đặc biệt những giao dịch nằm dưới chế độ kiểm soát chặt chẽ. Nhiều

trong số những nước này, nơi mà các biện pháp hạn chế được sử dụng để

che chở cho các khu vực cạnh tranh với hàng nhập khẩu đã bị ảnh hưởng

gián tiếp quan trọng của những thiên vị về cơ cấu ảnh hưởng xấu đến cơ chế

khuyến khích chống lại nông nghiệp cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, một số

các nước đang phát triển đã thực hiện các cải cách thương mại trước những

năm 1985-1986, với những mức độ khác nhau và những kết quả pha trộn. Sự

xem xét bao quát những trường hợp đáng lưu ý trong việc tự do hóa thương

mại thời kỳ trước và cho tới giữa những năm 1980 có trong Michaely,

Papageorious và Choksi (1991). Một trong những kết luận quan trọng của sự

nghiên cứu này là những cải cách mạnh mẽ có thể kéo dài và những cuộc cải

cách yếu ớt có thể có tác dụng ngược lại. Lý do quan trọng duy nhất đối với

những tác dụng ngược lại của các cuộc cải cách là các chính sách kinh tế vĩ

mô không thỏa đáng, các chính sách này đã tái dựng lại các biện pháp cấp

giấy phép hoặc kiểm soát chuyển đổi tiền tệ để bảo vệ cán cân thanh toán.

Trong rất nhiều nước, nơi mà những cố gắng đầu tiên trong việc cải cách thì

yếu ớt và thất bại, những cải cách sau đó vẫn có thể thành công nếu chúng

đủ sức mạnh. Những thành công như vậy đã xảy ra ở Chilê (1974-81),

Inđônêxia (1966-72), Xrilanca (1977-79) và Thổ Nhĩ Kỳ (1980-84), Triều Tiên

(với những cải cách 1965-67 và 1978-79) là nước đang phát triển duy nhất

với những cải cách bị đánh giá là yếu ớt nhưng họ lại thành công. Trong

những năm 1970 và 1980 có hai trường hợp quan trọng và trái ngược là Chilê

và Triều Tiên. Những mục tiêu của họ về tăng xuất khẩu đã đạt được thông

qua những chiến lược khác nhau về việc tự do hóa thương mại. Chilê theo

đuổi một chương trình tự do hóa nhanh chóng và mạnh mẽ, họ có được nền

kinh tế mở cửa vào cuối những năm 70. Triều Tiên lựa chọn những cải cách

ổn định, dần dần từng bước và chỉ đến giữa năm 80 mới trở thành một nền

Page 66: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

kinh tế mở cửa từng phần. Trong cả hai nước, nhìn chung, đều có các chính

sách kinh tế vĩ mô thận trọng và khôn ngoan, các chính sách này đã chú trọng

giữ tỷ lệ lạm phát thấp và tỷ giá hối đoái thực tế là cơ sở của sự thành công,

mặc dù cũng có một số những thất bại.

Trong mô hình của 36 nước đang phát triển được đề cập trên đây, hầu

hết các nước này với hệ thống thương mại không hạn chế suốt thời kỳ trước

và cho đến giữa những năm 80, trong những năm 80 đã thực hiện thành công

với sự tăng trưởng thực tế của cả xuất khẩu và sản xuất. Năm nước thuộc

loại này đã đạt được sự tăng xuất khẩu trội hơn và 6 nước có mức tăng sản

lượng lớn hơn mức tăng trung bình của các nước DPT thời kỳ 1983-1990.

Hai trong số các nước này chỉ đạt được những thành tựu ít ỏi. Côsta Rica và

Urugoay đã có những biểu thuế rất cao để khuyến khích thay thế nhập khẩu,

và đạt được mức gần với mức trung bình của Western Hamisphere, Sênêgan

trải qua một thời kỳ tăng trưởng xuất khẩu tốt đẹp, mức tăng thấp hơn mức

trung bình đối với khu vực phía dưới của Châu Phi Saharan. Nước này là một

thành viên của khu vực đồng Franc và những hạn chế về số lượng đã được

loại bỏ trong những điều kiện nhất định, nhưng vẫn còn một hệ thống thuế

nhập khẩu phức tạp, cái dẫn tới tỷ lệ thuế và hệ thống các chi phí có liên quan

đến nhập khẩu quá cao đối với rất nhiều mặt hàng nhập khẩu.

2. Những chính sách thương mại từ giữa những năm 1980

2.1. Quy mô của các cuộc cải cách

Trong những năm gần đây, nhiều nước đang phát triển tiến hành

những cải cách cơ cấu, bao gồm cả các biện pháp tự do hóa thương mại. Để

đánh giá chất lượng và quy mô của các cuộc cải cách thương mại trong

những nước này người ta đã tiến hành các cuộc điều tra và xem xét về chính

sách thương mại trong 36 nước- những nước đã thực hiện những chương

trình cải cách thương mại từ giữa những năm 1980. Năm trong số các

chương trình cải cách được xem xét, tự do hóa thương mại đã được hỗ trợ

bởi các hiệp ước với IMF và trong nhiều trường hợp bởi những khoản cho

Page 67: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

vay để tiến hành cải cách của Ngân hàng thế giới. Trong số 36 nước đang

phát triển ở trên, 28 nước có chế độ kiểm soát thương mại chặt chẽ (21

nước) hoặc khá chặt chẽ (7 nước) trong khi chỉ 8 nước có chế độ thương mại

tương đối mở cửa (7 nước) hoặc mở rộng rãi (1 nước).

Trong số 28 nước có hệ thống thương mại hạn chế, 17 nước đã tiến

hành những cải cách thương mại toàn diện và những cải cách này đã đem lại

những kết quả tốt đẹp, trong khi 11 nước chỉ tiến hành cải cách cục bộ (từng

phần) và về căn bản các khu vực nội địa được bảo hộ bởi những hạn chế về

số lượng (Bảng VII). 17 nước tiến hành những cải cách toàn diện thực sự, đã

bãi bỏ những hạn chế về thanh toán và thương mại thường trong vòng 2

năm, chừa lại một số thuế biểu và phụ phí như là những biện pháp bảo hộ

chủ yếu; 12 nước đã thu hẹp biểu thuế quan, nhưng 5 nước tăng thuế biểu

hoặc phụ phí khi những hạn chế về số lượng bị bãi bỏ. Ở các nước mở cửa

từng phần, thuế biểu vẫn duy trì ở mức cao trong nhiều lĩnh vực nhưng các

cuộc cải cách ban đầu cũng đã làm tăng được tính rõ ràng và tính linh hoạt

của giá cả dưới chế độ thương mại đó. Vì vậy, vào cuối thời kỳ được xem xét,

60% các nước có những thể chế thương mại hạn chế ban đầu đã cải cách

thành công (Bảng VII). Ở 11 nước đã tiến hành các cuộc cải cách tối thiểu thì

chất lượng của các cuộc cải cách khác nhau. Nhưng trong hầu hết các nước

này, sự loại bỏ những hạn chế về số lượng được thực hiện từng bước và

từng phần, với việc ngay từ đầu chính phủ đã bãi bỏ sự kiểm soát đối với

những đầu tư cho sản xuất hoặc hàng nhập khẩu không mang tính cạnh

tranh, chỉ để lại những hạn chế về số lượng đối với nhiều loại thành phẩm và

tăng khả năng bảo hộ có hiệu quả của họ. Những cải cách cục bộ như vậy có

thể làm tăng mức độ bảo hộ có hiệu quả đối với các thành phẩm cạnh tranh

với hàng nhập, hơn là giảm mức độ bảo hộ đối với chúng.

Sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái, chi phí của người sản xuất và những cải

cách thuế quan nhằm mục đích giảm xu thế chống lại xuất khẩu trong cơ chế

bảo hộ nhập khẩu là những biện pháp chủ yếu được sử dụng để thúc đẩy sự

Page 68: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

tăng cường và đa dạng hóa xuất khẩu trong các chương trình đã được xem

xét ở trên.

Trong các nước có sự kiểm soát rộng lớn đối với sự chuyển đổi ngoại

tệ, đôi khi những kế hoạch theo dõi và kiểm tra sự chuyển đổi ngoai tệ đối với

các nhà xuất khẩu đã được sử dụng; và trong một số trường hợp, những giấy

phép đặc biệt được cấp cho các nhà xuất khẩu để nhập khẩu những yếu tố

sản xuất cần thiết hoặc hệ thống giảm thuế quan đã được sử dụng. Nhìn

chung, trong hệ thống hạn chế, những kế hoạch như vậy không làm giảm

hiệu quả xu hướng chống hàng xuất khẩu mà những ngành công nghiệp xuất

khẩu đang phải đương đầu và điều đó đã chứng tỏ những khó khăn trong

công tác quản lý. Tuy nhiên, trong các thể chế ôn hòa (có chừng mực) hơn,

các kế hoạch miễn thuế có thể đóng một vai trò quan trọng.

Tóm lại, trong khi hầu hết các nước được xem xét ở trên đã có được

những tiến bộ đáng kể trong việc loại bỏ một cách cơ bản những hạn chế về

số lượng trong thương mại và thanh toán thì bảo hộ quan thuế vẫn được duy

trì ở mức cao trong đại đa số các nước này. Chỉ 9 nước đạt được một thể chế

thương mại tự do với những hạn chế về số lượng không đáng kể và một tỷ lệ

thuế quan thấp. Hầu hết các nước khác tiếp tục giữ mức thuế quan cao và

duy trì trong nhiều lĩnh vực. Điều này cản trở việc sử dụng hiệu quả các

nguồn tài nguyên và làm giảm triển vọng tăng trưởng. Một mức độ thuế quan

cao sẽ dẫn đến các hoạt động thay thế nhập khẩu kém hiệu quả và làm tăng

cơ cấu chi phí của nền kinh tế. Điều này dẫn tới giá trị cân bằng cao hơn của

đồng tiền được xem như là một thuế chung đánh vào khu vực xuất khẩu. Sự

mở rộng ra nhiều lĩnh vực của thuế quan với những mức cao, tạo ra sự bảo

hộ lớn hơn cho các ngành công nghiệp đó, và như vậy chúng sẽ thu hút các

nguồn lực khan hiếm từ các khu vực sử dụng có hiệu quả hơn.

2.2. Các vấn đề trong việc vạch ra và thực hiện các chương trình cải cách thương mại

So sánh với các kế hoạch cải cách thương mại đã tiến hành trong các

thời kỳ trước, các chương trình được xem xét trên đây được dự thảo nhanh

Page 69: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

hơn và thực hiện trong bối cảnh của một chương trình điều chỉnh tổng thể cơ

cấu và kinh tế vĩ mô. Chương trình điều chỉnh này đã sử dụng các biện pháp

tổng thể để điều tiết thị trường, các yếu tố và sản phẩm trong nước và thúc

đẩy tính hiệu quả của các khu vực công cộng. Hỗ trợ cho các chính sách về

tỷ giá hối đoái và các chính sách tài chính thích hợp, các biện pháp thuộc về

cơ cấu đi cùng với tự do hóa thương mại nhìn chung bao gồm cả các biện

pháp nhằm cải tiến chương trình tiêu dùng công cộng và các chương trình về

thuế, cải tổ các công ty nhà nước và các ủy ban nghiên cứu thị trường, bãi bỏ

việc kiểm soát giá cả trong nước và thị trường tài chính, thu hút đầu tư trực

tiếp của nước ngoài và làm cho thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn, Các

biện pháp này nhằm mục đích điều chỉnh sự phản ứng của các tổ chức kinh

tế có liên quan tới sự thay đổi giá cả và môi trường cho đầu tư của khu vực tư

nhân và do đó sẽ giảm chi phí điều chỉnh. Đến lượt nó, tự do hóa thương mại

và thanh toán đã hỗ trợ cho công cuộc điều chỉnh kinh tế vĩ mô bằng việc

khuyến khích tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn nữa của thị trường trong nước và

bằng việc giảm bớt sự kiềm chế chuyển đổi ngoại tệ, Nó cũng loại bỏ những

méo mó mà nhiều nước đang phát triển đang phải đương đầu với nó. Bằng

các biện pháp đó nó kích thích sản xuất dựa trên những lợi thế so sánh.

Người ta đã đi đến một sự nhất trí hoàn toàn rằng các chính sách kinh

tế vĩ mô cân bằng và đáng tin cậy là điều cơ bản để thu lợi qua chủ trương tự

do hóa thương mại. Điều này đã được củng cố bằng các thành tựu của các

chương trình cải cách đã được đề cập. Nơi mà các chính sách kinh tế vĩ mô

thiếu độ tin cậy, đòi hỏi những thay đổi thường xuyên trong các chính sách và

các tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã dẫn tới khả năng lạm phát, đầu cơ tích trữ

hàng nhập khẩu và việc sử dụng lại các biện pháp hạn chế nhập khẩu

(Philippin, Dămbia). Trong một số trường hợp, sự điều chỉnh tài chính không

thỏa đáng đã trút một gánh nặng lớn lên chính sách tiền tệ, làm tăng sức ép

đối với các tỷ lệ lãi suất thực tế và các tỷ giá hối đoái và các khu vực sản xuất

gánh chịu hậu quả (Achentina và các nước khác của Southern Cone trong

những năm 70. Achentina, Braxin, Jamaica và Pêru trong những năm 80 và

đầu những năm 90.

Page 70: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Trong bối cảnh của một chương trình toàn diện, vấn đề quan trọng là

tính kế tiếp hợp lý của các cải cách thương mại trong mối quan hệ với các

chính sách khác. Các quan điểm khác nhau về câu hỏi: Liệu sự ổn định của

nền kinh tế vĩ mô có cần đặt trước sự tự do hóa thương mại không, hoặc cả

hai phải cùng được tiến hành. Sự xem xét đánh giá những cái đã qua cho

rằng, tự do hóa thương mại đã thành công cả sau (Gana, Triều Tiên) cũng

như trong quá trình thực hiện chương trình ổn định kinh tế vĩ mô (Chilê,

Mêhicô, Venezuela). Trong khi việc lựa chọn liên tục phụ thuộc vào những

điều kiện ban đầu ở nước có liên quan vào môi trường kinh tế quốc tế và vào

các dự án chương trình tổng thể, có một quan điểm thống nhất về tăng

trưởng cho rằng các cải cách thương mại nên được dành sự ưu tiên cao

trong thời kỳ đầu của công cuộc điều chỉnh. Các chính sách tài chính, chính

sách về tỷ giá hối đoái và về lương là cân thiết đối với quá trình điều chỉnh,

nhưng khi các chính sách này được bổ sung bằng tự do hóa thương mại và

các chế độ thanh toán thì có thể tạo ra được một môi trường có hiệu quả hơn

cho sự phục hồi vững vàng vị trí của kinh tế đối ngoại.

Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa ngân sách chính phủ và các giai đoạn

khác nhau của cải cách thương mại cần được xem xét khi lập một chương

trình tự do hóa thương mại. Điều này bao gồm ảnh hưởng tài chính trực tiếp

của việc thay đổi thuế có liên quan đến thương mại và những ảnh hưởng gián

tiếp của những biến đổi trong số thu ngân sách và thanh toán vì sự thu hẹp

(có thể) ban đầu trong các hoạt động kinh tế và sử dụng lao động, và sự dự

phòng đảm bảo lợi nhuận thuần túy. Những giai đoạn đầu tiên của cải cách

thương mại khi người ta xóa bỏ những hạn chế về số lượng bị thay thế bằng

việc miễn giảm thuế quan, có thể bổ sung bằng các điều chỉnh tài chính. Tuy

nhiên, trong các nước phụ thuộc nặng nề vào thuế nhập khẩu đòi hỏi phải cải

cách về hệ thống thuế trong nước trước khi thuế quan có thể giảm xuống

mức thấp ổn định. Trong số các nước đã được nhắc đến ở trên, một số nước

thành công trong việc tự do hóa thương mại đã sử dụng hệ thống thuế trị giá

gia tăng (valueadded tax systems) để mở rộng cơ sở thuế trong nước

(Inđônêxia, Mêhicô). Một số nước khác đã trì hoãn việc giảm thuế quan

Page 71: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

(Bolivia, Pakixtang, Xrilanca, Thái Lan) hoặc áp dụng phụ phí (surcharges)

Chilê và Marốc) vì những lý do về nguồn thu ngân sách.

Những chính sách về tỷ giá hối đoái thích hợp là cần thiết để bảo đảm

rằng các cải cách thương mại là phù hợp với những mục tiêu của cán cân

thanh toán. Vì sự thăng bằng của tỷ giá hối đoái phần nào được quyết định

bởi mức độ hạn chế nhập khẩu, những chương trình cải cách chủ yếu thường

liên quan tới sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Cuối cùng thì sự lựa chọn chính

sách về tỷ giá hối đoái sẽ phụ thuộc vào những điều kiện ban đầu và những

yếu tố khác của chương trình kinh tế vĩ mô. Trong mô hình được xem xét ở

trên, hai trong số các chương trình đã gặt hái được kết quả thông qua các thể

chế thương mại ôn hòa với thuế quan thấp được kết hợp với sự phá giá thực

tế của tỷ giá hối đoái danh nghĩa ở vào khoảng thời gian bắt đầu các cuộc cải

cách thương mại. Và sự phá giá có hiệu quả thực tế này được tiếp tục duy trì

bởi các chính sách sau đó đã đem lại những kết quả thực sự. Chương trình

cải cách thương mại từng bước và được thông báo trước của Triều Tiên

không kết hợp với việc điều chỉnh những tỷ giá hối đoái chính.

Như đã được thảo luận ở trên, phạm vi và tốc độ tiến triển của các

chương trình tự do hóa là khác nhau đáng kể giữa các khu vực địa lý. Các

cuộc cải cách gần đây ở Châu Mỹ latinh và Đông Âu là toàn diện và nhanh

chóng nhưng có điều kiện. Trong khi những cuộc cải cách này ở Đông Nam Á

tiến hành từng bước và hầu hết các cuộc cải cách ở Châu Phi và Nam Á

chưa hoàn thành. Trong giai đoạn này khó có thể đánh giá liệu "cú bùng nổ"

(big bang) hoặc sự thực hiện dần từng bước cái nào sẽ vững bền hơn; Dẫu

vậy các nước hiện nay hoàn thành một cách cơ bản quá trình tự do hóa đã

thành công bằng cả hai con đường. Bolivia, Chilê và Venezuela ở Châu Mỹ

latinh, các nền kinh tế năng động ở châu Á, tất cả đều thu được những thành

tựu quan trọng trong việc tiếp tục những cải cách có từ rất sớm của họ.

Có những dấu hiệu rõ ràng chỉ ra rằng sự hoàn chỉnh và độ tin cậy của

một chương trình cải cách là nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công. Các

yếu tố của chương trình cải cách thương mại bao gồm cả việc thông báo

Page 72: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

trước thời gian và quy mô của các cuộc cải cách, xóa bỏ sớm những hạn chế

về định lượng, giảm mức thuế quan và thực hiện thuế quan đồng đều, giá cả

trong nước hỗ trợ, thuế và cả những cải cách đối với các xí nghiệp thuộc sở

hữu công cộng. Các yếu tố này góp phần giữ vững tính liên tục của công

cuộc tự do hóa, bằng các biện pháp khác nhau sự chặt chẽ trong các cuộc cải

cách cũng làm tăng độ tin cậy. Nhiều nước ở Châu Mỹ latinh chấp nhận toàn

bộ biểu thuế quan của mình trong các quy định của GATT; Chilê sử dụng biện

pháp sửa đổi hiến pháp để cấm sử dụng những hạn chế nhập khẩu về số

lượng và các nước có một biểu thuế quan thống nhất có điều kiện dễ dàng

hơn để có thể chống lại sức ép đòi bảo hộ từ các nhóm quyền lợi riêng biệt.

Hiệu quả kinh tế của tự do hóa thương mại khó tách bạch ra khỏi hiệu

quả của các chính sách khác. Nhưng những bằng chứng của một số nghiên

cứu tổng thể chỉ ra những tác động của tự do hóa thương mại đối với sự tăng

trưởng sản lượng và tạo công ăn việc làm, mở rộng thương mại và cán cân

thanh toán là có lợi IMF vừa làm một sự so sánh về sự định hướng thương

mại và các thành tựu tăng trưởng của 41 nước đang phát triển chỉ ra rằng

suốt thời kỳ 1975-89, các nước có chính sách hướng ngoại đã đạt được

những tỷ lệ tăng trưởng (tính mức trung bình) GDP và năng suất cao hơn

nhiều các nước thực hiện chiến lược hướng nội. Sự xem xét chương trình cải

cách thương mại của các nước cũng chỉ ra rằng hầu hết các nước có thể chế

thương mại mở cửa hoặc mở cửa có điều kiện vào đầu những năm 80 đã

thành công trong việc tăng sản lượng và xuất khẩu, và đã tránh được các vấn

đề nghiêm trọng về cán cân thanh toán.

Mặc dù người ta đã chỉ ra những lợi ích lâu dài của việc giải phóng

thương mại nhưng các nước cũng phải gánh chịu cái giá để thực hiện nó khi

những khu vực được bảo hộ chính thức buộc phải cạnh tranh với hàng nhập.

Loại bỏ sự kiểm soát giá cả và sự hạn chế, cái thường đi cùng với những cải

cách thương mại, có thể cũng đặt những nhu cầu cơ bản ra ngoài khả năng

mua của bộ phận dân chúng nghèo nhất. Trong hoàn cảnh này, sự hỗ trợ của

chính phủ đối với các cải cách có thể được nâng cao và những chi phí trong

Page 73: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

quá độ cần giảm xuống bằng các chính sách thúc đẩy sự cạnh tranh với nước

ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho những điều chỉnh thị trường lao động và

phải đạt được những lợi ích thực tế chắc chắn cho bộ phận dân chúng nghèo

nhất.

2.3. Tự do hóa thương mại đối lại khuyến khích xuất khẩu và sự can thiệp có lựa chọn

Tự do hóa thương mại hiện nay được coi như là một phương thức có

hiệu quả hơn để thúc đẩy sự đa dạng hóa xuất khẩu so với một số chương

trình được thực hiện trước kia cũng nhằm mục đích này. Các chương trình đó

bao gồm cả việc trợ cấp xuất khẩu những hàng không phải truyền thống. Các

trợ cấp xuất khẩu này bao gồm trợ cấp tiền mặt và giảm bớt số tiền đóng góp

tính theo doanh thu (hoặc theo lợi tức) (các biện pháp này phổ biến ở Châu

Mỹ latinh trước khi tiến hành các cuộc cải cách mới đây), hoặc các kế hoạch

giảm thuế để trợ giúp cho hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu (được thực hiện

ở Triều Tiên và các nước có hệ thống kinh tế mở có điều kiện như Inđônêxia

và Malaixia). Những chương trình này đã không thành công như mong đợi

trong điều kiện chưa có một hệ thống kinh tế tương đối mở ở chỗ nhìn chung

các nước không giảm sự phụ thuộc của họ vào các hàng xuất khẩu truyền

thống suốt những năm 1960 và 1970. Các khu vực chế xuất đã được thành

lập trong rất nhiều nước với mục đích sản xuất hàng xuất khẩu mà không

phải chịu thuế cũng như phải tuân theo những quy định hạn chế trong nước.

Tuy nhiên, chỉ trong vài trường hợp, những đóng góp của chúng cho xuất

khẩu mới là đáng kể.

Sự cạnh tranh được tạo ra bởi sự tự do hóa nhập khẩu thành phẩm có

thể được sử dụng như là một bộ phận của một chính sách chống lạm phát và

có thể thúc đẩy chương trình điều chỉnh về tiền lương thực tế. Trong một nền

công nghiệp được bảo hộ, các hãng thường sử dụng biện pháp tăng lương

cho công nhân trong tình trạng lạm phát hơn là đương đầu với tình trạng

không ổn định của công nghiệp. Sự cạnh tranh đưa lại từ hàng nhập khẩu có

thể dẫn đến những kiềm chế đối với các công ty và công nhân. Mục tiêu này

Page 74: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

là một bộ phận quan trọng của chương trình tự do hóa thương mại ở Châu

Mỹ latinh cũng như Đông Âu.

Mặc dù có những biến chuyển rộng lớn theo định hướng thị trường,

một số nhà kinh tế học và một số chính phủ vẫn chủ trương can thiệp có lựa

chọn vào nền kinh tế thông qua các chính sách thương mại và công nghiệp.

Các chương trình cải tổ kinh tế được hỗ trợ bởi IMF và Ngân hàng Thế giới

(World Bank) dự tính một vai trò quan trọng và tích cực hơn cho các chính

phủ trong việc tạo ra một môi trường cho các hoạt động kinh tế có hiệu quả

hơn là việc các chính phủ can thiệp vào nền kinh tế để lựa chọn “những kẻ

thắng cuộc” (pick Winners). Những người đề xuất ra chủ trương can thiệp có

lựa chọn biện hộ cho nó dựa trên những đổ vỡ của thị trường hoặc lý luận về

những yêu cầu (mang tính) chiến lược. Họ dự tính cần có sự bảo hộ trong

một số lĩnh vực thông qua kế hoạch, cho vay có chỉ đạo hoặc phân bổ nhập

khẩu để tạo ra những ngành công nghiệp có tính cạnh tranh quốc tế. Nhiều lý

luận ủng hộ sự can thiệp chỉ là những biến dạng đơn giản của những lý luận

về một nền công nghiệp còn trứng nước. Những lý luận phản bác lại đã nhấn

mạnh rằng sự lựa chọn ngành công nghiệp nào để hỗ trợ đòi hỏi sự xử lý vô

số các thông tin, và việc ra các quyết định có tính không thiên vị và không

mang tính chính trị vì thị trường có thể thay đổi nhanh chóng, những quyết

định như vậy cũng cần phải được đưa ra nhanh chóng, tránh sự hỗ trợ kéo

dài các ngành công nghiệp không sinh lợi. Lợi ích có thể có được từ một vài

ngành công nghiệp có khả năng thành công, cần phải cân nhắc trước nguy

cơ tổn thất lớn từ các quyết định sai lầm.

BỔ SUNG ĐỂ THAM KHẢO PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC ĐIỂM LẠI NỀN THƯƠNG MẠI

Định giá tổng thể

Sự xem xét các nước lớn trong mỗi một khu vực địa lý dựa trên quy mô

thương mại hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã được tiến hành để

đánh giá mức độ và chất lượng của các cuộc cải cách thương mại tiến hành

Page 75: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

từ giữa những năm 80. Tất cả trừ năm nước (Braxin, Ấn Độ, Inđônêxia,

Malaixia, Pêru) đã được Quỹ tiền tệ quốc tế hỗ trợ trong các chương trinh cải

cách thương mại tiến hành sau những năm giữa thập kỷ 80. Braxin, Ấn Độ và

Pêru vừa mới đây đã ký kết một hiệp ước với Quỹ tiền tệ quốc tế. Những

cuộc cải cách thương mại ở Inđônêxia được hỗ trợ bởi những khoản cho vay

của Ngân hàng thế giới và những giúp đỡ về chuyên môn của Quỹ tiền tệ

quốc tế về việc sử dụng thuế trị giá gia tăng (valueadded-tax). Các nước

Đông Âu không nằm trong loại này, nhưng những chương trình cải cách của

họ cũng được xem xét. Cải cách toàn diện hệ thống thương mại và hệ thống

thanh toán là yếu tố then chốt của những chương trình cải cách của họ.

Sự đo lường các biện pháp thương mại và các biện pháp có liên quan

đến thương mại

Thuế quan và các loại thuế nhập khẩu khác được tính toán trong bài

nghiên cứu này bằng các mức tối đa và tối thiểu chiếm ưu thế. Hàng loạt các

mức thuế quan cung cấp thông tin về sự phân bố rộng rãi được so sánh với

mức thuế quan có hiệu quả hoặc mức thuế quan trung bình. Mức thuế quan

bảo hộ có hiệu quả là một sự đo lường được ưa chuộng hơn nhưng khó thực

hiện được đối với hầu hết các nước hoặc khó thực hiện được trong những

năm gần đây. Mức thuế quan cao áp dụng cho một số mặt hàng không được

tính đến và nếu sự miễn thuế là phổ biến thì mức thuế quan ở mức số 0 được

sử dụng ngay cả khi theo luật pháp quy định không có tỷ lệ 0.

Các hàng rào phi quan thuế được tính theo quy mô áp dụng với những

giá trị nhập khẩu. Những giá trị nhập khẩu nhìn chung có liên quan tới các

mặt hàng nhập khẩu trong năm được tính. Tốt hơn nên tính toán quy mô này

trong điều kiện không có sự hạn chế các mặt hàng nhập khẩu, vì nếu không

thì những khoản mục lệ thuộc vào những hạn chế khắt khe nhất sẽ có được

lượng ít nhất. Các khoản mục bị cấm hoặc không được cấp giấy phép được

tính là số 0. Khi vấn đề này khá phổ biến thì tỷ lệ của các khoản mục thuế

quan theo quy định tùy thuộc vào sự hạn chế về định lượng được sử dụng

như là một biện pháp thay thế.

Page 76: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Sử dụng tổng số các hạn chế về định lượng tính theo giá trị nhập khẩu

hoặc các khoản mục thuế quan theo luật định như là một sự chỉ dẫn về sự

hạn chế của những biện pháp thương mại mang tính số lượng là thiếu sót. Vì,

thứ nhất, mặc dù nó chỉ ra sự tồn tại của những sự kiểm soát nhưng nó

không phải là biện pháp tốt để chỉ ra những ảnh hưởng mang tính bảo hộ của

những hạn chế về định lượng, nó không đưa ra được sự khác nhau về quy

mô và sự đa dạng hóa của các ngành công nghiệp trong nước. Trong một đất

nước nhỏ bé, những hạn chế về định lượng được áp dụng đối với một số giá

trị nhập khẩu có thể duy trì được sự cân đối rộng lớn của sản xuất trong

nước, ví dụ, Tuynidi đã giải tỏa những hạn chế về định lượng đối với 70% giá

trị nhập khẩu vào đầu 1991; Tuy nhiên, 70% sản xuất trong nước vẫn được

bảo vệ với những hạn chế về định lượng. Trong các nước có thu nhập thấp

hơn, tỷ lệ giống như thế của sản xuất trong nước có thể được bảo hộ bởi một

tổng số những hạn chế về định lượng. Những hạn chế này có thể khắc phục

được bằng việc cân nhắc những phần đóng góp của sản xuất trong nước

được bảo hộ. Nhưng biện pháp này cũng không có mặt ở phần lớn các nước.

Thứ hai, tổng số các hạn chế về định lượng chỉ ra sự tồn tại của một hoặc

nhiều sự hạn chế nhưng không chỉ ra giá trị khan hiếm mà chúng bao hàm.

Tư do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại bao hàm cả việc phá bỏ những kiểm soát - sự

phá bỏ các biện pháp phi thuế quan- cũng như những chính sách chuyển các

thể chế thương mại sang các trung lập - một sự giảm trong xu hướng nghiêng

về một hoạt động đặc thù, đặc biệt sự sản xuất thay thế hàng nhập.

Trung lập được định nghĩa như là một tình huống trong đó tỷ lệ hối đoái

có hiệu quả đối với các hàng xuất khẩu của một nước - tỷ lệ hối đoái danh

nghĩa được điều chỉnh đối với thuế xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu - là tương

đương với tỷ lệ hối đoái có hiệu quả đối với các hàng nhập khẩu. Tỷ lệ hối

đoái danh nghĩa được điều chỉnh đối với thuế có được do những hạn chế về

định lượng (Bhagwati 1988). Một hệ thống đòn bẩy trung lập có khả năng

thích hợp hơn để khuyến khích sự sử dụng có hiệu quả các nguồn tài

Page 77: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

nguyên. Thể chế trung lập có thể được hoàn thiện bằng việc giảm bớt số tiền

phải đóng góp của khu vực xuất khẩu hoặc giảm bớt thuế quan đối với các

hàng xuất khẩu vì chúng bù lại khuynh hướng chống xuất khấu được tạo ra

bởi hệ thống bảo hộ. Tuy nhiên, trợ cấp xuất khẩu có thể phá vỡ các thể chế

trung lập và dẫn tới một sự sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Phá bỏ các kiểm soát không phải bao giờ cũng là một sự thay đổi

hướng tới các thể chế trung lập. Một ví dụ của sự phá bỏ kiểm soát mà không

có sự thay đổi hướng tới các thể chế trung lập là sự thay thế các hạn chế về

số lượng bằng thuế quan tương đương. Tuy nhiên, sự bãi bỏ các hạn chế về

số lượng sẽ tạo ra những thể chế thương mại đơn giản hơn, và vì vậy sẽ làm

giảm các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận qua các kẽ hở, làm tăng độ nhạy giá

cả của hệ thống thương mại; Sự bãi bỏ các hạn chế này được sử dụng như

là cơ sở cho sự giảm thuế quan sau đó. Một ví dụ khác về sự phá bỏ kiểm

soát mà không có một cơ chế khuyến khích mang tính trung lập hơn là sự loại

bỏ các hạn chế định lượng đối với các yếu tố đầu vào cho các bộ phận thay

thế hàng nhập mà không phá bỏ sự kiểm soát đối với thành phẩm. Điều này

khuyến khích sự mở rộng của khu vực sản xuất được bảo hộ và có thể làm

tăng mức bảo hộ có hiệu quả đối với các thành phẩm cạnh tranh và hàng

nhập.

Tiêu chuẩn sử dụng để phân loại các thể chế thương mạị

Vì những mục đích của việc xem xét đánh giá các cải cách thương mại,

các tiêu chuẩn sau đây được sử dụng để phân loại các thể chế thương mại

của các nước. Trong các thể chế có sự kiểm soát chặt chẽ và khá chặt chẽ,

những hạn chế về định lượng (QRs) tương ứng bao trùm trên 50% hoặc từ

15 đến 50% hàng nhập khẩu. Các thể chế mở cửa có điều kiện có QRs chiếm

5-15% hàng nhập hoặc ít hơn 5% hàng nhập nhưng thuế quan tối đa và thuế

vượt quá 50%. Một thể chế mở có thuế quan và những thuế nhập khẩu khác

không lớn hơn 50% và QRs thấp hơn 5% hàng nhập.

Page 78: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI, SỰ ỔN ĐỊNH HAY CẢ HAI

A. Thực hiện tự do hóa thưong mại trước

1. Nếu có sẵn quỹ ngoại tệ, thuế quan có thể giảm mà không gây ra

một tình trạng sụt giá thực tế đi kèm. Thuế quan giảm góp phần ổn định bằng

việc tạo ra một sơ sở cho giá cả trong nước, Krueger (1978).

B. Tiến hành đồng thời

2. Các cải cách thương mại bổ sung cho điều chỉnh tài chính,

Papageorious, Choski và Michacly (1990).

3. Về lý thuyết thì giữa các yếu tố gây ra lạm phát và sự định hướng

các thể chế thương mại có một mối dây liên hệ nhỏ bé. Có thể tiến hành đồng

thời cả hai với điều kiện là chúng ta phải tránh được sự tăng giá, Krueger

(1981).

4. Ngừng tiến hành tự do hóa thương mại cũng có nghĩa là đang kéo

dài những chi phí không hiệu quả. Tiến hành đồng thời theo sau sự ổn định

chậm chạp và giả sử rằng chính phủ sẽ không dùng đến các biện pháp kiểm

soát để hạn chế lạm phát, Krueger (1984).

5. Tự do hóa thương mại sẽ chỉ thành công với tỷ giá chuyển đổi tiền tệ

thực tế được giảm xuống. Điều này đòi hỏi các sức ép về thâm hụt tài chính

phải được giải quyết đồng thời, Michacly (1987).

6. Với điều kiện tránh được sự tăng giá, việc tiến hành đồng thời cả hai

chính sách là có thể. Corden (1987).

7. Nhiều cải cách thương mại khác nhau bổ sung cho điều chỉnh tài

chính, như việc chuyển các hạn chế về định lượng sang thuế quan và giảm

sự phân bổ rộng rãi thuế quan, Thomar Matin và Nash (1990).

C. Qui định nền kinh tế phải được tiến hành trước

8. Công cuộc tự do hóa sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn nếu được

tiến hành với số dư tài chính. Với cách này chúng ta có thể khẳng định rằng

Page 79: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

chúng ta sẽ duy trì được tỷ lệ chuyển đổi tiền tệ thực tế giảm, Mc Kinnon và

Mathieson (1981).

9. Vấn đề đáng nói với một cuộc tự do hóa ra đời quá sớm là chúng có

thể đi cùng với những dòng chảy tư bản lan tràn dẫn đến sự tăng giá thực sự.

Yêu cầu đối với quỹ ngoại tệ có thể tránh được bằng việc có được số dư tài

chính trước khi tiến hành tự do hóa, Mc Kinnon (1984).

10. Về lạm phát sinh ra những sai lệch nghiêm trọng, tự do hóa sẽ tiến

hành trong những điều kiện không thích hợp. Do vậy, trước hết cần phải giảm

lạm phát xuống.

11. Cả hai chính sách đều đem lại kết quả trong một sự "lựa chọn biện

pháp thực hiện" (Competiton for instruments), khi sự thành công của cái này

đòi hỏi những biện pháp nào đó thì lại là sự đối ngược với những yêu cầu để

thành công đối với cái khác. Những bằng chứng lịch sử từ các nhà xuất khẩu

Châu Á thành đạt gợi ra rằng sự ổn định nên được củng cố trước khi tiến

hành những cải cách thương mại. Trong các nước với mức lạm phát cao, nơi

sự ổn định đòi hỏi sử dụng tỷ lệ chuyển đổi tiền tệ như là một cơ sở danh

nghĩa, hoãn các cuộc cải cách thương mại cho tới khi nền kinh tế được ổn

định có thể thích hợp hơn, Sachs (1987, 1988).

12. Sự giảm thuế quan tới mức thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến

nguồn thu của quốc gia và ảnh hưởng gián tiếp tới ngân sách và các hoạt

động và sự sử dụng nhân công cũng như phần đóng góp của các hoạt động

có ích thực tế giảm. Do vậy sự ổn định tài chính và cải cách tài chính phải

được tiến hành trước sự tự do hóa hoàn toàn, Blejer và Cheasly (1990).

13. Mặc dù có sự tác động qua lại bổ sung cho nhau các cuộc cải cách

có thể vẫn bị đình trệ trong tình trạng lạm phát, Thomas, Matin, và Nash

(1990).

Nguồn: Dựa vào bảng 4.1 trong Operations Evaluation Departmerds,

Sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới cho các cải cách chính sách thương mại.

Báo cáo số 9527 (Washington: Ngân hàng thế giới, 1991).

Page 80: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

GHI CHÚ VÀ PHỤ LỤC THỐNG KÊ (PHẦN III)

67. Xem phần 4 về một cuộc thảo luận riêng đối với các nước Đông Âu.

68. Hạn chế về số lượng bao gồm hai loại: 1) Hạn chế về thương mại

và những trao đổi có liên quan đến thương mại: 2) Hạn chế về thuế biểu, bao

gồm cả các khoản tiền đánh vào nhập khẩu.

69. Krueger (1984) nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa các chính sách

kinh tế vĩ mô không thích hợp và việc sử dụng rộng rãi các hạn chế và kiểm

soát ở các nước đang phát triển trong các thời kỳ trước cho tới đầu những

năm 1980. Corden (1987) phân tích cuộc tranh luận ở Cambridge về hệ thống

cứng nhắc của tiền lương thực tế để biện minh cho việc tha sử dụng sự kiểm

soát còn hơn là tình trạng phá giá đồng tiền để điều chỉnh sự mất cân bằng

trong cán cân thanh toán với nước ngoài. Tuy nhiên, Krueger lưu ý rằng

không có lý do cụ thể nào biện minh cho điều này.

70. Trong suốt thời kỳ này, Ấn Độ là một trong số vài nước đang phát

triển duy trì các chính sách kinh tế vĩ mô, hạn chế trong những điều kiện nhất

định, trong khi sử dụng kiểm soát rộng rãi làm cơ sở cho chiến lược hướng

nội mạnh mẽ, Tuy nhiên, sự duy trì các biện pháp kiểm soát cũng được phản

ánh trong tỷ giá hối đoái được tính toán hợp lý hơn các trường hợp khác.

71. Xem phần IV về sự xem xét lại chính sách thương mại trong nông

nghiệp.

Trong những nghiên cứu được báo cáo tại đó, người ta ước lượng rằng

vào nữa đầu thập kỷ 80, sự can thiệp gián tiếp và trực tiếp của chính phủ vào

khu vực nông và công nghiệp đã mang lại những kết quả tiêu cực đối với cây

trồng xuất khẩu và cây trồng phục vụ nhu cầu lương thực thực phẩm trong

nước.

72. Những chương trình cải cách thương mại toàn diện là những

chương trình cải cách được phân ra hai loại hoặc cải cách to lớn hoặc cải

cách vừa phải.

Page 81: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

73. Xem Michaely (1991) về một sự đánh giá các chương trình cải cách

thương mại những năm 1950 cho đến 1984.

74. Trong số các nước công nghiệp, các cải cách thương mại ở

Ôxtrâylia và Niu Dilân cũng bị cản trở bởi sự phối hợp không ăn ý giữa các

chính sách tiền tệ - tài chính.

75. Triều Tiên đã tự do hóa các thể chế thương mại thành công trong

suốt những năm 70 và đầu những năm 80, nhưng chương trình dài hạn tự do

hóa nhập khẩu của họ bắt đầu từ 1984. Vào năm này, Triều Tiên đã điều

chỉnh một cách toàn diện các cơn biến động về giá dầu lửa vào cuối những

năm 70 và đầu những năm 80.

76. Những mối quan hệ phức tạp giữa tự do hóa thương mại và chính

sách tài chính đã được thảo luận sâu hơn trong các bài thuyết trình khác (ví

dụ, xem Farhadian - Lorie và Katz (1989) và Blejer (1990).

77. Xem Michaely (1991), Krueger (1978) và Cline (1981).

78. Xem Quỹ tiền tệ quốc tế (1990) trang 68-69.

79. Xem Ngân hàng Thế giới (1991).

80. Xem Wade (1990) và Singer and Alizaded (1988).

Bảng V: Các thể chế thương mại của các nước đang phát triển trước

công cuộc tự do hóa

Tên nước Năm 1

Thuế quan và thuế phụ thêmNhững hạn chế về định

lượng Tổng số

(tính %)

Thuế quan theo luật pháp quy định(tính %)

Thu (tính %)

Biện pháp chính

1 2 3 4 5 6

Các nước

kiểm soát chặt

Achentina 1986 0-100 0-14 Cấp giấy phép có lựa chọn 60

Băngladet 1984 0-300 15-100+ Cấm 51

Page 82: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Bôlivia 1984 0-60 0-2 Cấp giấy phép có lựa chọn 90

Camơrun 1988 0-100 5-10 Cấp giấy phép có lựa chọn >90

Colombia 1984 61(2) 0-18 Cấm 93

Gambia,The 1985 0-60 0-6 Cấp giấy phép có lựa chọn >50

Gana 1988 0-100 10-40 Cấp giấy phép cđ lựa chọn 100

Ấn Độ 1987 0-295 0-50 Cấp giấy phép có lựa chọn >90

Jamaica 1984 0-75 0-28Chỉ định chuyển đổi ngoại

tệ50

Kênia 1987 0-125 -Chỉ định chuyển đổi ngoại

tệ58

Malawi 1987 0-40 0-35Chỉ định chuyển đổi ngoại

tệ85

Nêpan 1985 5-100 0-105 Cấp giấy phép có lựa chọn >90

Marốc 1982 0-45 10-45 Cấp giấy phép có lựa chọn >90

Nigiêria 1985 5-100 0-5Chỉ định chuyển đổi ngoại

tệ92<5)

Pakixtăng 1988 10-225 6-11Cấp giấy phép có lựa chọn

Cấm80(5)

Pêru 1989 0-117 3-147 Cấm 100

Tanzania 1987 6-100 -Chỉ định chuyển đổi ngoại

tệ70

Tunisia 1986 5-236 0-50 Cấp giấy phép có lựa chọn 76

Venezuela 1988 0-80 2-5Chỉ định chuyển đổi ngoại

tệ65

Zaire 1982 0-50 -Chỉ định chuyển đổi ngoại

tệ>90

Dămbia 1984 0-100 -Chỉ định chuyển đổi ngoại

tệ>90

Các nước

kiểm soát khá

chặt

Braxin 1985 81(2) Cấp giấy phép có lựa chọn 34(5)

Page 83: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Cote d’Ivoire 2-30 - Cấp giấy phép có lựa chọn 15-50

Êcuađo 1984 0-290 1-30 Cấp giấy phép có lựa chọn 38^5)

Indonexia 1984 0-60 0-40 Cấp giấy phép có lựa chọn 32

Mêhicô 1984 0-100 3-19 Cấp giấy phép có lựa chọn 38

Philipin 1984 0-50 0-25 Cấp giấy phép có lựa chọn 36

Trinidad và

Tobago1988 5-35 10-100

Chỉ định chuyển đổi ngoại

tệ15-50

Các nước

tương đối mở

cửa

Coxta Rica 1985 0-220 13-100 1

Triều Tiên 1984 26<2> _ 15(5)

Malaixia 1985 14(2) 0-60 5

Sênêgan 1985 15-45 7-50 15(5>

Xirilanka 1986 0-100 0-45 13

Thái Lan 1981 0-100 _ 6

Urugoay 1982 0-75 0-74 0

Các nước mở

cửa Chilê1984 0-35 5-15 0

Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế IFM, Báo cáo hàng năm về những hiệp ước

trao đổi và hạn chế việc chuyển đổi tiền tệ Cuộc họp của Liên hiệp quốc về

thương mại và phát triển, thỏa thuận chung về quan thuế và thương mại.

Bảng VI: Các chương trình cải cách thương mại ở các nước đang phát

triển

Năm bắt đầu

Chương trình

của IMF

Các biện pháp cải cách. Những hạn chế về định lượng

Thuế quan

1 2 3 4 5

Những cải

cách trong

Page 84: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

những thể

chế ban đầu

còn mang

tính hạn chế

Các nước

có những

cải cách cơ

bản

Achentina 1987 SBABãi bỏ thực sự từng

bướcGiảm nhanh

Bôlivia 1985 ESAFBãi bỏ thực sự trong

thời gian sắp tới

Thuế quan thấp

trong sự phân loại

làm hai bậc

Côlômbia 1985 SBAGiảm dần thay thế

bằng thuế quan

Giảm chậm từng

bước

Gambia,

The1986 ESAF

Hoàn thành OGL, bãi

bỏ thương mại thuộc

khu vực nhà nước

Không sử dụng

biện pháp nào

Gana 1986 ESAF

Bãi bỏ thực sự thông

qua con đưòng đấu

giá FX

Giảm tối đa và

hợp lý hóa

Jamaica 1985 SBA

Giảm phần lớn việc

cấp giấy phép nhập

khẩu

Tăng nhiều để bù

đắp

Kênia 1988 ESAFThay thế dàn bằng

thuế quanTăng để bù đắp

Mêhicô 1985 EFE Bãi bỏ thực sự từng

bước

Giảm nhanh tỷ lệ

và phân bổ rộng

Page 85: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

rãi

Pêru 1990 không cóBãi bỏ thực sự trong

thời gian sắp tới

Thuế quan thấp

trong sự phân loại

làm hai bậc

Vênêzuêla 1989 EFF

Bãi bỏ thực sự trong

thời gian tới dừng lại

vào năm 1992

Giảm tối đa và

hợp lý hóa

Zaire 1983 SAFBãi bỏ thực sự trong

thời gian tới

Giảm tối đa và

hàng loạt

Các nước

có những

cải cách

vừa phải

Braxin 1986Không

Bãi bỏ thực sự từng

bước

Giảm từng bước

trong thời gian 4

năm kể từ 1990

Côte

d’Ivoire1984 SBA

Thay thế khá nhiều

bằng thuế quan

Thuế quan tăng

để thay thế cho

sự giảm dần

Ecuađo 1985 SBA

Bãi bỏ đồng bộ

những hạn chế về

định lượng

Thuế quan tối đa

giảm xuống 35%

Inđônêxia 1985Không

Giảm sự hạn chế về

định lượng cả đối với

các hàng hóa cạnh

tranh

Giảm tối đa

Philipin 1989 SBAThay thế dần dần

bằng thuế quan

Giảm các nhóm

thuế quan

Page 86: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Trinidạd và

Tobago1989 SBA

Thay thế dần dần

bằng thuế phụ thêm

vào năm 1991

Giảm dần thuế

phụ thêm vào

năm 1993

Các nước

có những

cải cách yếu

Băngladet 1985 SAF

Giảm tương đối đối

với sản phẩm trung

gian

Giảm tối đa

Camơrun 1989 SBAThay thế dần bằng

thuế quan

Hợp lý hóa cơ

cấu thuế quan

Ấn Độ 1988Không

Một số bổ sung thực

tế vào danh muc

OGL

Tăng một số thuế

quan

Malawi 1988 ESAF

Giới hạn chỉ định

chuyển đổi ngoại tệ

rất tháp

Chuyển hạn chế

về định lượng

sang thuế phụ

thêm

Marốc 1983 SBA

Giảm sự hạn chế về

định lượng đối với

hàng hóa không

cạnh tranh

Giảm mạnh tối

đa, thuế phụ thêm

mới

Nêpan 1986 SAFMở rộng đấu thầu

giấy phép nhập khẩu

Cân đối thuế

quan

Nigiêria 1986 SBAThay thế từng bước

bằng thuế quan

Tăng nhiều để bù

đắp

Pakixtan 1989 SAFThay thế từng bước

bằng thuế quan

Giảm tối đa thuế

quan

Page 87: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Tandania 1988 SAF Mở rộng dàn OGLGiảm tối đa và

đơn giản hóa

Tuynidi 1987 EFFThay thế dần bằng

thuế phụ thêm

Giảm thuế quan,

tăng thuế phụ

thêm

Dămbia 1990 RAP

Tăng từng bước

OGL và thống nhất tỷ

lệ chuyển đổi tiền tệ

Giảm tối đa và

hàng loạt

Những cải

cách trong

những thể

chế mở

rộng ngay

từ đầu

ChiLê 1985 EFF

Cấm hạn chế định

lượng theo hiến

pháp quy định

Giảm tỷ lệ đồng

đều

Coxta Rica 1985 SBABãi bỏ hạn chế định

lượng vào năm 1994

Thuế quan và

thuế tối đa, 55%

vào 1994

Triều Tiên 1984 SBA

Loại bỏ những hạn

chế định lượng đối

với hàng phi nông

nghiệp

Giảm thuế quan

trung bình

Malaixia 1986Không

Thay thế từng bước

bằng thuế quan

Cân đối thuế

quan

Sênêgan 1986 ESAFBãi bỏ thực sự từng

bước

Giảm dần trong 3

năm

Srilanca 1987 SAF Bãi bỏ từng bước Giảm tối đa và

Page 88: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

những hạn chế định

lượng tồn tại lâu nhấtphân bổ rộng rãi

Thái Lan 1982 SBA

Loại bỏ hạn chế định

lượng đối với hàng

phi nông nghiệp

Thay đổi cơ cấu

sau hủy bỏ

Urugoay 1983 SBAKhông sử dụng biện

pháp nàoGiảm mạnh tối đa

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Báo cáo hàng năm về những hiệp

ước trao đổi và hạn chế chuyển đổi tiền tệ. Cuộc họp Liên hiệp quốc về

thương mại và phát triển, và thỏa thuận chung về thuế quan và thương mại.

CHÚ THÍCH:

EFF= Điều kiện cho vay được mở rộng (Extended Fund facility).

ESAF = Tăng cường hỗ trợ cho điều chỉnh cơ cấu (enhanced structeral

adjustment facility).

FX= Chuyển đổi ngoại tệ (Foreign Exchange)

OG= Giải phóng việc cấp giấy phép chung (Open general license)

SAF= Giúp đỡ điều chỉnh cơ cấu (Structeral adjustment facility)

QRs= Hạn chế định lượng (Quantitative restrictions)

SBA= Sự sắp xếp sẵn sàng (Stand-by arrangement)

1. Chương trình chính của IMF được kết hợp với cải cách thương mại.

2. Bao gồm cả các biện pháp tiến hành trước tháng 5-1991. Tất cả các

biện pháp đều được thực hiện ngoại trừ các biện pháp có sự giải thích riêng.

3. Chương trình tích lũy của IMF.

Bảng VII: Cơ cấu của các thể chế thương mại hiện nay ở các nước

đang phát triển

Nước Năm cải Thuế quan và thuế Các hạn chế Tổng số %

Page 89: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

cách gần đây

nhất

phụ thêm về định lượng

Thuế quan theo luật pháp quy định (%)

Thuế %

Biện pháp chính

Các nước

kiểm soát

chặt chẽ

Ấn Độ 1990 0-295 0-78Cấp giấy phép

có lựa chọn70

Nêpan 1989 5-100 0-105Cấp giấy phép

có lựa chọn>50

Tanzania 1990 0-60 0-50

Chỉ định

chuyển đổi

ngoại tệ

>50

Các nước

kiểm soát

khá chặt

chẽ

Bănglađét 1990 0-100 Cấm 24<4’5)

Camơrun 1991 0-100 5-10Cấp giấy phếp

có lựa chọn15-50

Malawi 1991 0-45 0-85Cấp giấy phép

có lựa chọn17(6)

Marốc 1989 0-45 0-13Cấp giấy phép

có lựa chọn22<4)

Nigiêria 1989 0-200 7 Cấm 21<4>

Pakixtan 1991 0-95 0-15 Cấm 21<4*7)-

Page 90: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Tuyniđi 1990 0-43 15-30Cấp giấy phép

có lựa chọn30

Dămbia 1990 15-50 0-20

Chỉ định

chuyển đổi

ngoại tệ

15-50

Các nước

tương đối

mở cửa

Braxin 1991 0-65 - 1(4)

Côlômbia 1991 0-63 0-16 14(4)

Cotê

d’Ivoire1987 5-30 0-12 7(4)

Êcuađo 1991 5-35 - 15<4>

Inđônêxia 1990 0-40 0-40 15<4>

Jamaica 1988 0-60 - > 7

Kênia 1991 0-100 - 6

Malaixia 1989 - 5

Pêru 1991 15-25 5

Philippin 1989 10-50 0-25 8(4)

Sênêgan 1991 15-45 10-50 6(4)

Srilanca 1990 5-50 - 9(4)

Thái Lan 1990 0-100 8(4-8)

Trinidad và

Tobago1991 5-45 0-60 0(9)

Venezuela 1991 0-20 - 10

Zaire 1986 0-50 0-23 8

Page 91: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

Các nước

mở cửa

Áchentina 1991 0-22 0-4 4(4)

Bôlivia 1988 5-10 1-2 2

Chilê 1988 15(10) 5-20 0

Coxta Rica 1990 1-40 0-18 1

Gambia,

The1991 0-23 - 1

Gana 1988 0-25 0-23 0

Triều Tiên 1990 1-50 - 4

Mêhicô 1988 0-20 - 2

Urugoay 1985 0-45 0-5 0

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, báo cáo hàng năm về các hiệp ước chuyển

đổi và những hạn chế chuyển đổi tiền tệ: Cuộc họp của Liên hiệp quốc về

thương mại và phát triển; Thoả thuận chung về thuế quan và thương mại.

CHÚ THÍCH:

FX = Chuyển đổi ngoại tệ (Foreign exchange). Cáo nước được phân

loại dựa theo các tiêu chuẩn sau đây. Trong các thể chế có sự kiểm soát chặt

chẽ và khá chặt chẽ, những hạn chế về đinh lượng (QRs) tương ứng được

thực hiện đối với hơn 50% hoặc từ 15% đến 50% hàng nhập khẩu. Các thể

chế mở cửa có điều kiện có QRs đối với 5-15% hàng nhập khẩu hoặc ít hơn

5% hàng nhập và mức thuế quan và thuế phụ thêm tối đa vượt quá 50%. Một

thể chế mở cửa có thuế quan và các loại thuế nhập khẩu khác không lớn hơn

50% và QRs được thực hiện đối với 5% hàng nhập trở xuống. Không tính đến

sự khác nhau trong việc áp dụng QRs hoặc cơ cấu thuế quan, đương nhiên

những điều đó có thể cũng ảnh hưởng đến mức độ hạn chế của hệ thống

thương mại.

Page 92: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

1. Khi cần thiết một loạt các thuế quan được sử dụng. Nếu không cần

thiết tỷ lệ trung bình theo luật pháp hoặc tỷ lệ trung bình có hiệu quả được sử

dụng. Tỷ lệ rất cao áp dụng cho một hoặc hai khoản mục là không được tính

đến. Thuế cũng không được tính đến nếu chúng áp dụng với mức bằng nhau

đối với hàng nội địa và hàng nhập khẩu.

2. Những hạn chế về định lượng bao gồm giới hạn về trị giá đối với

hàng nhập khẩu thông qua những chỉ định về chuyển đổi ngoại tệ hoặc bằng

việc yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp những số liệu chuyển đổi ngoại tệ

của họ.

3. Tỷ lệ % so với tổng số hàng nhập, bao trùm tất cả những hạn chế về

định lượng, trừ những trường hợp được giải thích khác.

4. Tính tỷ lệ % so với tổng số các khoản mục thuế quan theo quy định.

5. Bao gồm.

6. Gồm có việc cấp giấy phép chuyển đổi ngoại tệ và danh mục được

chấp thuận thời kỳ trước.

7. Danh mục hạn chế bao gồm 285 mục thuế quan và danh mục cấm

gồm 818 khoản mục ngoài tổng số 5.235. Sự giảm xuống được thực hiện đối

với cả danh mục sau tháng 4-1991

8. Có tính năm 1989.

9. Chỉ tiêu, cuối năm 1991.

10. Thuế quan đồng đều.

MỤC LỤC

Phần I. Thương mại và các chính sách thương mại của các nước công

nghiệp.

Phần II. Tự do hóa thương mại của các nước Đông Âu.

Phần III. Chính sách thương mại của các nước đang phát triển.

Page 93: TỰ DO HÓA THUƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG XU HƯỚNG ...saomaidata.org/library/198.TuDoHoaThuongMaiQuocTe.d…  · Web viewtỰ do hÓa thuƠng mẠi quỐc tẾ nhỮng xu

---//---

TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾNHỮNG XU HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH

Thông tin chuyên đề

TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA

VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI

Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN ĐỨC DIỆU

Biên tập: NGUYỄN ĐỨC BÌNH

Trình bày sách và bìa: NGUYỄN MINH CHÂU

Sửa bản in: MINH NGUYÊN

In tại Xí nghiệp in Thủy lợi. Giấy phép xuất bản 1328 CT/KHXH ngày 30-10-

1993. In xong và nộp lưu chiểu tháng 12/1993.