14
1 CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC VÀ BIÊN TẬP NỘI DUNG: CỤC CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Địa chỉ: số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: +84 (0)24 62968244 Fax : +84 (0)24 37711125 Email : [email protected] Website : http://agrotrade.gov.vn NGUỒN DỮ LIỆU: TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Địa chỉ: số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: +84 (0)24 37341635 Fax : +84 (0)24 38230381 Email : [email protected] Website : www.mard.gov.vn DIN BIN THTRƯỜNG NÔNG LÂM THY SN TUN 31/2018 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Giá gạo Ấn Độ tăng trong tuần qua do lo ngại sản lượng sụt giảm do lượng mưa ko đủ, trong khi thương nhân tại Thái Lan và Việt Nam đang dõi theo khả năng lũ lụt ở các vùng trồng lúa chính. - Thị trường tiếp tục đi xuống bởi nguồn cung thừa khi Thái Lan và Ấn Độ được mùa lớn, lại cho khả năng sản lượng giảm Brazil. - Giá sầu riêng tại Trung Quốc đang giảm nhanh do nguồn cung tăng. Giá cà phê giảm do sức ép thu hoạch vụ cà phê tại các nước sản xuất chính. Giá tiêu Ấn Độ vẫn có xu hướng giảm do nguồn cung lớn. - Giá chè tại Bangladesh tăng phiên thứ 9 liên tiếp do nhu cầu đối với chè chất lượng tăng mạnh nguồn cung thắt chặt. Thị trường trong nước - Thị trường gạo nếp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhanh chóng rơi vào trạng thái “đóng băng” khi thị trường xuất khẩu lớn nhất loại sản phầm này của Việt Nam là Trung Quốc áp thuế bổ sung thêm 45%. - Giá điều nguyên liệu trên thị trường trong nước diễn biến giảm trong tuần qua trong bối cảnh khủng hoảng ngành điều kéo dài. - Thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường cà phê thế giới. Giá tiêu trong nước sụt giảm do giá chào bán xuất khẩu giảm. - Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tuần qua chững giá so với tuần trước, mức giá cao nhất hiện trong khoảng 25.000 - 27.000 đồng/kg (cá loại I) tại các vùng sản xuất như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. - Thị trường tôm nguyên liệu trong tuần qua chững giá đối với tôm sú ướp đá sau khi có giảm nhẹ vào tuần trước tương đối ổn định với tôm thẻ chân trắng. TUẦN 31 NĂM 2018 (30/07 - 03/8/2018)

TUẦN 31 NĂM 2018 (30/07 - 03/8/2018) - agrotrade.gov.vnagrotrade.gov.vn/Documents/BCandDataBase/TUAN-31-2018.pdfTính đến ngày 20/7, nông dân Ấn Độ đã gieo lúa vụ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC VÀ BIÊN TẬP NỘI DUNG:

CỤC CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Địa chỉ: số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: +84 (0)24 62968244 Fax : +84 (0)24 37711125 Email : [email protected] Website : http://agrotrade.gov.vn

NGUỒN DỮ LIỆU:

TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Địa chỉ: số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: +84 (0)24 37341635 Fax : +84 (0)24 38230381 Email : [email protected] Website : www.mard.gov.vn

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TUẦN 31/2018 – TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trường thế giới

- Giá gạo Ấn Độ tăng trong tuần qua do lo ngại sản lượng sụt giảm do lượng mưa ko đủ, trong khi

thương nhân tại Thái Lan và Việt Nam đang dõi theo khả năng lũ lụt ở các vùng trồng lúa chính.

- Thị trường tiếp tục đi xuống bởi nguồn cung dư thừa khi Thái Lan và Ấn Độ được mùa lớn, bù lại cho

khả năng sản lượng giảm ở Brazil.

- Giá sầu riêng tại Trung Quốc đang giảm nhanh do nguồn cung tăng. Giá cà phê giảm do sức ép thu

hoạch vụ cà phê tại các nước sản xuất chính. Giá tiêu Ấn Độ vẫn có xu hướng giảm do nguồn cung lớn.

- Giá chè tại Bangladesh tăng phiên thứ 9 liên tiếp do nhu cầu đối với chè chất lượng tăng mạnh và

nguồn cung thắt chặt.

Thị

trường trong nước

- Thị trường gạo nếp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhanh chóng rơi vào trạng thái “đóng băng”

khi thị trường xuất khẩu lớn nhất loại sản phầm này của Việt Nam là Trung Quốc áp thuế bổ sung

thêm 45%.

- Giá điều nguyên liệu trên thị trường trong nước diễn biến giảm trong tuần qua trong bối cảnh khủng

hoảng ngành điều kéo dài.

- Thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường cà phê thế giới. Giá tiêu trong

nước sụt giảm do giá chào bán xuất khẩu giảm.

- Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tuần qua chững giá so với tuần trước, mức giá cao nhất hiện

trong khoảng 25.000 - 27.000 đồng/kg (cá loại I) tại các vùng sản xuất như An Giang, Vĩnh Long, Đồng

Tháp.

- Thị trường tôm nguyên liệu trong tuần qua chững giá đối với tôm sú ướp đá sau khi có giảm nhẹ vào

tuần trước và tương đối ổn định với tôm thẻ chân trắng.

TUẦN 31 NĂM 2018 (30/07 - 03/8/2018)

2

LÚA GẠO

Thị

trường thế giới

Giá gạo Ấn Độ tăng trong tuần qua do lo ngại sản

lượng sụt giảm do lượng mưa ko đủ, trong khi thương

nhân tại Thái Lan và Việt Nam đang dõi theo khả năng lũ

lụt ở các vùng trồng lúa chính. Tuần qua, gạo đồ 5% tấm

của Ấn Độ tăng 3 USD lên mức 392 – 396 USD/tấn/tấn

trong bối cảnh nhu cầu hồi phục sau khi giá giảm xuống

mức thấp nhất kể từ ngày 20/4/2017.

Tính đến ngày 20/7, nông dân Ấn Độ đã gieo lúa

vụ hè trên 19,76 triệu ha, giảm 12,4% so với cùng kỳ năm

ngoái. Trong năm nay, mưa gió mùa ở Ấn Độ được dự báo dưới mức bình thường, làm dấy lên lo ngại sản

lượng lúa gạo giảm. Trong khi đó, Băng la đét cho biết chưa có bất cứ kế hoạch nhập khẩu gạo trong thời

điểm hiện tại do tình hình thu mua trong nước đang ở mức cao.

Tại Thái Lan, gạo tiêu chuẩn 5% tấm tăng nhẹ lên mức 385 – 393 USD/tấn (FOB Băng Cốc), so

với 380 – 385 USD/tấn tuần trước do đồng baht tăng giá, mặc dù nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp. Nông

dân Thái Lan đang thu hoạch vụ lúa thứ 2 trong năm (trái vụ), song mưa lớn làm tăng khả năng gây ra lũ

lụt có thể làm giảm nguồn cung có mặt trên thị trường.

Tại Việt Nam, gạo 5% tấm ở mức 385 – 395 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn), so với 390 – 395

USD/tấn tuần trước. Giao dịch trầm lắng do các doanh nghiệp tập trung giao hàng theo các hợp đồng đã

ký trước.

Thị

trường trong nước

Giá lúa gạo khu vực ĐBSCL tăng nhẹ trong tuần

qua. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An

Giang, lúa IR50404 tăng 400 đ/kg lên 4.900 đ/kg; gạo tẻ

IR50404 ổn định mức 10.000 đ/kg; gạo chất lượng cao ở

mức 12.500 đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine 14.000 đ/kg.

Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 tăng 300 đ/kg lên 4.900 đ/kg;

lúa khô giống IR50404 ở mức 6.000 đ/kg; gạo IR50404 ở

mức 10.000 đ/kg. Tại Bạc Liêu, lúa tươi giống OM 5451,

OM 6976 ổn định ở mức 4.600 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa

IR50404 giảm 100 đ/kg xuống 5.800 – 5.900 đ/kg; lúa OM

4218 tăng 100 đ/kg lên 6.100 - 6.300 đ/kg; lúa OM 6976 giữ ở mức 6.200 - 6.300 đ/kg; lúa Jasmine tăng

200 đ/kg lên 6.700 – 6.900 đ/kg.

Thị trường gạo nếp ở ĐBSCL nhanh chóng rơi vào trạng thái “đóng băng” khi thị trường xuất khẩu

lớn nhất loại sản phầm này của Việt Nam là Trung Quốc áp thuế bổ sung thêm 45%. Theo đó, giá lúa nếp

tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp ở ĐBSCL đã nhanh chống giảm mạnh xuống chỉ còn 4.400 -

4.500 đ/kg so với mức 6.100 - 6.200 đ/kg đã được ghi nhận trong năm nay; giá gạo nếp cũng nhanh chóng

giảm từ mức 11.800 - 12.000 đ/kg xuống chỉ còn trên 8.200 - 8.300 đ/kg.

THỊT

Thị

trường thế giới

Giá lợn hơi giao tháng 8/2018 thị trường Chicago, Mỹ biến động giảm trong tuần qua với mức giảm

3,4 Uscent/lb xuống còn 60,25 Uscent/lb. Giá lợn hơi giảm do nhu cầu ở mức thấp.

3

Năm 2018, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 1,2 triệu tấn

thịt bò, tăng 23% so với năm 2017 do nhu cầu protein động

vật tại châu Á mạnh. Theo nhà sản xuất thịt Brazil Minerva

SA, tăng trưởng tiêu dùng thịt tại châu Á năm 2018 ước đạt

57%.

Tổng tồn kho thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và thịt gà

tây đông lạnh tại Mỹ tăng lên khoảng 2,52 triệu pound trong

tháng 6/2018 so với mức 2,38 triệu pound trong cùng kỳ năm

2017. Dữ liệu kho đông lạnh của Bộ nông nghiệp Mỹ cho

thấy tồn kho thịt gà đông lạnh nguyên con, đùi gà và chân gà

chạm mức cao kỷ lục trong tháng 6 vừa qua. Các nhà phân

tích cho rằng nguồn cung tăng là một dấu hiệu cho thấy các tranh chấp thương mại đang làm suy yếu nhu

cầu. Cả đùi gà và chân gà đều là những món ăn yêu thích của các thực khách Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp

Mỹ dự báo ngành chăn nuôi nội địa sẽ sản xuất mức kỷ lục 102,7 tỷ pound thịt trong năm 2018 nhờ chi phí

TACN giảm.

Thị trường trong nước

Tuần qua, giá lợn hơi tại nhiều tỉnh phía Bắc hiện

vẫn duy trì mức cao kỉ lục trong vòng 2 năm qua. Cụ thể, tại

Lào Cai, Thái Bình giá lợn hơi đã tăng 1.000 đ/kg so với

tuần trước lên 55.000 đ/kg; tại Yên Bái đạt 54.000 đ/kg; các

tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam giá không đổi, từ

55.000 - 56.000 đ/kg.

Trong thời gian này, để tập trung chăn nuôi hiệu

quả, hạn chế rủi ro, người dân không phát triển tăng đàn ồ

ạt; khuyến cáo người dân theo dõi giá cả thị trường để đầu

tư phù hợp, tập trung vào chăn nuôi lợn cao sản, lợn đặc sản nhằm đa dạng hóa thị trường; khuyến khích

mô hình chăn nuôi bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống; chủ động liên kết với các cơ sở chăn

nuôi có uy tín để ổn định đầu tư, kết nối thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thương lái, cung vượt

quá cầu dẫn tới bị ép giá, lỗ vốn.

THỦY SẢN

Thị

trường thế giới

Đối mặt với giá tôm thấp liên tục trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa Bangladesh đang trở nên

quan trọng đối với nông dân nuôi tôm sú nhờ thu nhập đang tăng và sức mua nội địa mạnh lên. Hiện các

thương nhân thủy sản đang bán tôm sú với mức giá 5,95 USD/kg tại Dhaka. Theo Hiệp hội các nhà xuất

khẩu thực phẩm đông lạnh Bangladesh, xuất khẩu không sinh lời nếu các nhà xuát khẩu buộc phải mua tôm

nguyên liệu ở mức giá cao như hiện nay. Nhu cầu nội địa với tôm đang cao, và giá tăng cao hơn thị trường

quốc tế.

Giá tôm nguyên liệu tại Thái Lan hiện cao hơn khoảng 2 USD/kg so với giá tôm Ấn Độ cùng cỡ, khi

tính đến biến động tỷ giá của hai đồng tiền các nước này với đồng USD. Cả đồng Baht Thái và đồng Rupee

Ấn Độ đều giảm giá so với đồng USD. Giá tôm nguyên liệu Thái Lan cao, một phần do lệnh cấm nhập khẩu

tôm nguyên liệu của nước này, là một trong những lý do khiến các nhà chế biến tôm Thái Lan khó cạnh

tranh trên thị trường Mỹ. Theo dữ liệu giá của Undercurrent News, chênh lệch giá mạnh nhất tính theo đồng

USD nằm ở tôm cỡ 60 con/kg, hiện ở mức 170 Baht/kg, tương đương 5,11 USD/kg theo tỷ giá trong tuần từ

16-22/7. Tại bang sản xuất tôm lớn của Ấn Độ Andhra Pradesh, giá tôm cùng cỡ là 215 Rupees/kg, tương

4

đương 3,13 USD/kg. Các nhà chế biến xuất khẩu tôm Thái Lan đang phải chế biến tôm nguyên liệu với giá

đắt hơn tới 63% so với các đối thủ cạnh tranh Ấn Độ ở cùng phân khúc cỡ tôm. Đối với tôm cỡ nhỏ, chênh

lệch giá nhỏ hơn, từ 58-59% cho cỡ 70-80 con/kg.

Giá tôm nguyên liệu tại Việt Nam – cũng là một nước nhập khẩu tôm lớn của Ấn Độ – gần với mức

giá tôm Thái Lan. Theo Undercurrent News, giá tôm Việt Nam cỡ 80 con/kg là 92.000 đ/kg, tương đương

3,97 USD/kg trong tuần bắt đầu từ 16/7.

Tuy nhiên, giá tôm Thái Lan vẫn thấp hơn nhiều so với giá tôm tại Trung Quốc. Giá tôm cỡ 60

con/kg tại Quảng Đông hiện là 46,7 NDT/kg, tương đương 6,89 USD/kg; tôm cỡ 80 con/kg ở mức 38,8

NDT/kg, tương đương 5,72 USD/kg, theo dữ liệu giá của Undercurrent News. Tại Phúc Kiến, tôm cỡ 80

con/kg có giá 46 NDT/kg, tương đương 6,78 USD/kg, và giá tôm cùng cỡ tại Hải Nam là 44 NDT/kg, tương

đương 6,49 USD/kg.

Thị

trường cá tra trong nước

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tuần qua

chững giá so với tuần trước, mức giá cao nhất hiện trong

khoảng 25.000 - 27.000 đồng/kg (cá loại I) tại các vùng sản

xuất như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp...

Thị

trường tôm

trong nước

Thị trường tôm nguyên liệu trong tuần qua chững

giá đối với tôm sú ướp đá sau khi có giảm nhẹ vào tuần

trước và tương đối ổn định với tôm thẻ chân trắng. Tại Bạc

Liêu, tôm sú ướp đá nguyên liệu cỡ 20-40 dao động

160.000 - 215.000 đ/kg. Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 50 khoảng

105.000 đ/kg, cỡ 60: 95.000 đ/kg, riêng cỡ 100 giảm

khoảng 3.000 đ/kg xuống còn 69.000 - 72.000 đ/kg.

Theo nhận định của VASEP, xuất khẩu thủy sản có

thể có khả năng chạm mốc 9 tỷ USD, còn 10 tỷ USD như

chỉ tiêu phấn đấu của Bộ NN&PTNT đặt ra thì chưa thể nói

trước được điều gì do thương mại thế giới đang có sự xáo trộn, thị trường thế giới đang dư thừa nguồn

cung tôm nên thị trường đang cạnh tranh rất quyết liệt. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu

thủy sản đạt khoảng 4,66 tỷ USD. Như vậy, chỉ còn 5 tháng để ngành thuỷ sản tăng tốc mới có thể đạt được

mục tiêu ban đầu 9 tỷ USD cả năm 2018.

RAU QUẢ

Thị trường trong nước

Thời gian qua, giá sầu riêng tại Trung Quốc đang giảm nhanh, từ chỗ khoảng vài chục NDT/0,5 kg

hiện chỉ còn 13 NDT. Hầu như toàn bộ sầu riêng tại Trung Quốc được nhập từ Thái Lan, các giống chủ yếu

là Mon Thong, Red Sun, và Kan Yao. Mùa sầu riêng năm nay đến muộn hơn mọi năm, nhưng sản lượng

tăng nên nguồn cung ngày càng tăng, và dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai gần.

Thái Lan đang xem xét cấm nhập khẩu dừa trong khoảng 3 tháng (tháng 8-10) để đẩy giá dừa trong

nước tăng lên. Được biết năm nay giá dừa giảm nhiều do nhập khẩu liên tiếp tăng trong 2-3 năm vừa qua

(sau đợt dịch bệnh trước đó). “Hiện vấn đề dịch bệnh đã được giải quyết và cần có những biện pháp để cân

5

bằng thị trường”, Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết.

Tình hình xuất nhập khẩu

Gần đây, giá dừa khô trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục giảm thêm, thương lái mua tại vườn chỉ

còn 25.000 - 30.000 đ/chục. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Tiền Giang hiện có trên

16.000ha dừa, tập trung tại các huyện phía đông: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và huyện cù lao

Tân Phú Đông. Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ và thị trường xuất khẩu không ổn định nên giá dừa

khô liên tục biến động.

Tuần qua, thị trường rau củ tại Lâm Đồng tương đối ổn định mặc dù thời tiết mưa nhiều diễn ra trên

diện rộng gây ảnh hưởng đến nguồn cung rau tại một số tỉnh. Cụ thể, bắp cải trắng vẫn duy trì ở mức giá

3000 - 3500đ/kg; hành tây: 7.000đ/kg; cải bó xôi: 22.000 - 25.000đ/kg; hoa lơ 10.000 đ/kg; hoa lơ xanh:

14.000đ/kg.

MÍA ĐƯỜNG

Thị trường thế giới

Thị trường đường thế giới tuần qua tiếp tục có xu

hướng giảm giá sau khi có 4 phiên tăng liên tiếp trong tuần

trước. Tính trung bình trong tuần, giá đường trắng giao tháng

10/2018 trên sàn London giảm 1,27% so với tháng trước, đạt

320,2 USD/tấn. Trong phiên 1/8 giá đường trắng xuống 314,5

USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 4/2018. Giá đường thô giao

cùng kỳ hạn trên sàn New York giảm 3,41%, đạt trung bình

10,75 US cents/lb. Có lúc giá đường thô chỉ đạt 10,45 US

cent, thấp nhất 3 năm (đối với hợp đồng giao sau 3 tháng) kể

từ cuối tháng 8/2015.

Thị trường đường thế giới tiếp tục đi xuống bởi nguồn cung dư thừa khi Thái Lan và Ấn Độ được

mùa lớn, bù lại cho khả năng sản lượng giảm ở Brazil. Các quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu thế giới đã

yêu cầu Ấn Độ, Pakistan và Liên minh Châu Âu (EU) giảm trợ cấp giá đường vì cho rằng các chương trình

trợ cấp là nguyên nhân khiến giá đường giảm mạnh và dư cung trong thời gian qua.

6

Thị trường trong nước

Vùng ĐBSCL là nơi sản xuất mía chủ lực của cả nước, cung cấp hàng chục triệu tấn mía nguyên

liệu mỗi năm cho các nhà máy chế biến đường, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, gần đây

giá mía và giá đường đều giảm mạnh khiến nông dân cùng nhà máy lâm vào cảnh khốn đốn. Tìm giải pháp

vực dậy ngành mía đường đang là vấn đề cấp bách đặt ra… Trước thực trạng cây mía bấp bênh, càng

trồng càng lỗ khiến nhiều nông dân ở ĐBSCL không còn tha thiết với mía, những ngày qua, nhiều ruộng

mía ở Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Trà Vinh… đã bị phá bỏ, nhường chỗ cho cây trồng khác.

Thống kê mới nhất của Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, vụ mía mới 2018 - 2019 ở tỉnh dao động

khoảng 10.600ha (giảm hơn 150ha so vụ trước). Trước sự phập phồng lo lắng của nông dân trồng mía, ông

Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đề nghị các doanh nghiệp trên địa bàn sớm triển

khai ký hợp đồng với nông dân; ngành chuyên môn tăng cường hỗ trợ nông dân kỹ thuật, chăm sóc, nhằm

tăng năng suất, chất lượng mía, đảm bảo lợi nhuận…

CÀ PHÊ

Thị trường thế giới

Thị trường cà phê thế giới biến động giảm trong

tuần qua. So với tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn

giao tháng 9/2018 giảm 3 USD/tấn xuống còn 1.650

USD/tấn. Giá cà phê giảm do sức ép thu hoạch vụ cà phê

tại các nước sản xuất chính.

Theo Hiệp hội các nhà Công nghiệp và Xuất khẩu

Cà phê Indonesia (AKEI), do thời tiết nhiều mưa kéo dài đã

làm cho thu hoạch vụ mùa mới ở phía nam Sumatra bị trì

trệ, thấp hơn tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy,

giới thương nhân cho rằng điều này cũng không thể phủ nhận là năm nay Indonesia sẽ có một vụ thu hoạch

kỷ lục trong vài năm qua.

Sản lượng cà phê Ấn Độ đã chạm mức cao kỷ lục 348.000 tấn trong niên vụ 2015/16, sau đó giảm

do biến động thời tiết tác động tiêu cực lên sản xuất. Niên vụ 2017/18, sản lượng cà phê nước này ước đạt

316.000 tấn, tăng 1,3% so với niên vụ trước đó và niên vụ 2018/19 dự báo giảm do mưa lớn bất thường

trong vài tuần qua tại các khu vực sản xuất chính của Kodagu và Chikamagalur làm rụng trái và gây các

dịch bệnh nấm.

Thị trường trong nước

Thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng

xu hướng thị trường cà phê thế giới. So với tuần trước, giá

cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 100 đ/kg xuống

còn 34.400 – 35.000 đ/kg. Giá cà phê Robusta giá FOB giao

tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh giảm 3 USD/tấn xuống còn

1.530 USD/tấn. Thị trường cà phê nội địa tiếp tục trầm lắng

khi giá vẫn ở mức thấp và nguồn hàng hiện nay cũng không

còn nhiều.

Để nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Việt, vừa qua

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án

khung phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” với tổng kinh phí dự kiến khoảng

170 tỷ đồng, được thực hiện trong giai đoạn 2018- 2023, tầm nhìn đến năm 2030.

Đề án hướng tới hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ cà phê, xây dựng được thương hiệu cà

7

phê Việt Nam chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu, bảo

đảm có 50% doanh nghiệp đầu ngành gắn thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao trên bao bì sản

phẩm trong giao dịch, mua bán trên thị trường trong nước và thế giới.

CHÈ

Thị trường thế giới

Giá chè tại Bangladesh tăng phiên thứ 9 liên tiếp tại

phiên đấu giá hàng tuần (31/7) do nhu cầu đối với chè chất

lượng tăng mạnh và nguồn cung thắt chặt. Giá đạt trung bình

283,27 taka (2,7 USD)/kg tại thành phố cảng Chittagong, so

với 276,34 taka/kg trong phiên trước đó (24/7). Có khoảng

4,3% trong số 2,33 triệu kg được cung cấp trong phiên đấu

giá chưa bán được.

Giá chè orthodox tại Ấn Độ hiện thấp hơn khoảng

9,1% so với cùng kỳ năm ngoái do các ngân hàng nước này

không tạo thuận lợi cho việc cấp tín dụng thư bằng đồng rupee cho hoạt động kinh doanh với Iran nữa (do

Iran bị Mỹ tái trừng phạt về kinh tế). Hiện chè orthodox loại hảo hạng giá chỉ 216,63 rupee/kg, so với 238,32

rupee cách đây một năm. Trong 5 tháng đầu năm 2018, Ấn Độ xuất khẩu 10,36 triệu kg chè sàn Iran, tăng

13,59% so với cùng kỳ năm trước. Hàng năm Ấn Độ thường xuất khẩu khoảng 29-30 triệu kg chè orthodox

sang Iran – thị trường phải nhập khẩu tới 95% nhu cầu chè, trong đó gần 90% từ Sri Lanka và Ấn Độ.

Thị trường trong nước

Giá chè tuần qua tiếp tục giữ ở mức ổn định.

Tại Thái Nguyên, giá là 105.000 đ/kg đối với chè xanh

búp khô; 200.000 đ/kg với chè cành chất lượng cao.

Tại Lâm Đồng, chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè

xanh loại 1 có giá 9.000 đ/kg và 6.000 đ/kg đối với chè

nguyên liệu sản xuất chè đen. Hiện chưa có dấu hiệu

nào cho thấy giá chè sẽ có biến động mạnh trong các

tháng cuối năm.

HẠT ĐIỀU

Thị trường thế giới

Tuần qua, giá điều nhân tại thị trường Delhi, Ấn Độ

ổn định sau khi giảm vào cuối tháng 7. Cụ thể, điều nhân

loại WW240 ở mức 877,5 Rs/kg; điều nhân loại WW180 ổn

định ở mức 1082.5 Rs/kg; điều nhân loại WW210 ở mức

977,5 Rs/kg; riêng điều nhân loại WW320 giảm 2,5 Rs/kg

xuống còn 775 Rs/kg.

Sản lượng hạt điều thô Ấn Độ niên vụ 2017/18

tăng lên mức cao nhất 8,17 lakh tấn và tăng trưởng đạt

4%, tăng so với sản lượng niên vụ 2016/17 là 7,79 lakh tấn

và tăng 21% so với 6,70 lakh tấn trong niên vụ 2015/16.

Tuy nhiên, do nguồn cung điều thô thế giới thiếu

8

hụt và giá điều thô thế giới cao, ngành điều Ấn Độ đang phải đối mặt với khoảng cách cung-cầu mất cân

bằng, do nhu cầu hạt điều thô ước khoảng 17 lakh tấn.

Để từng bước tăng sản lượng điều thô, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phúc lợi nông dân Ấn Độ đã đưa

ra các chiến lược nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách tăng mạnh diện tích trồng điều và thay thế

cây điều già bằng các giống năng suất cao ở cả các bang sản xuất điều truyền thống và phi truyền thống.

Thị trường trong nước

Giá điều nguyên liệu trên thị trường trong nước diễn

biến giảm trong tuần qua trong bối cảnh khủng hoảng ngành

điều kéo dài. Tại Bình Phước, giá điều khô giảm 2.000 đ/kg,

từ mức 38.000 đ/kg xuống 36.000 đ/kg. Tại Đồng Nai, giá

điều khô giữ ở mức 49.000 đ/kg.

Giá điều nhân tại Bình Phước sau khi giảm vào tuần

trước đã ổn định trở lại, với điều nhân loại W240 giữ ở mức

285.000 đ/kg; điều nhân loại W320 ở mức 275.000 đ/kg.

Trên thực tế, doanh nghiệp ngành điều hiện đang

lâm vào tình trạng khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Điều Việt

Nam (Vinacas), hiện nay 60-70% các nhà máy nhỏ đã ngưng sản xuất do tình trạng thua lỗ kể từ tháng

9/2017. Ngoài nguyên nhân từ cung – cầu thị trường, công suất chế biến điều được nâng lên quá nhanh,

tăng cao đột biến trong mấy năm qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như hiện

tại. Với hơn 1000 nhà máy điều lớn nhỏ cùng hoạt động dẫn đến tình trạng cạnh tranh lộn xộn, khó kiểm

soát chất lượng, đặc biệt là dư thừa công suất khi nhu cầu từ thị trường có biến động theo chiều chững lại.

Mặc dù vậy, dự báo trong những tháng cuối năm 2018, thị trường xuất khẩu điều nhân Việt Nam sẽ

có nhiều yếu tố thuận lợi hơn. Thông lệ 2 quý đầu năm chưa phải thời điểm mua vào mới của các nhà nhập

khẩu Châu Âu, Châu Mỹ. Theo yếu tố chu kỳ, các nhà nhập khẩu thường đẩy mạnh mua nhân điều phục vụ

cho nhu cầu tăng cao vào cuối năm.

HỒ TIÊU

Thị trường thế giới

Thị trường hạt tiêu Ấn Độ biến động giảm trong

tuần qua. So với tuần trước, giá tiêu giao ngay tháng

7/2018 trên sàn Kochi giảm 150 Rs/tạ xuống còn 35.600

Rs/tạ. Giá tiêu giao tháng 8/2018 giảm 15 Rs/tạ xuống còn

35.335 Rs/tạ. Giá tiêu giao tháng 9/2018 giảm 50 Rs/tạ

xuống mức 35.750 Rs/tạ. Nhìn chung, giá tiêu Ấn Độ vẫn

có xu hướng giảm do nguồn cung lớn.

Sau khi Tòa án tối cao Kerala duy trì áp giá nhập

khẩu tối thiểu (MIP) 500 rupee/kg đối với hồ tiêu đen, Tổng

vụ Ngoại thương Ấn Độ ra thông báo, nhập khẩu theo kế

hoạch ủy quyền trước (AAS) của các đơn vị định hướng xuất khẩu và đơn vị tại những đặc khu kinh tế sẽ

không phải tính thuế và được miễn chịu mức giá sàn. Các điều kiện trong chính sách được điều chỉnh sẽ áp

dụng đối với hồ tiêu đen nhẹ, loại chưa được nghiền/xay hoặc đã được nghiền/xay.

Ngoài ra, cơ quan này cũng khẳng định rõ, nhập khẩu theo AAS không phải thuế và được miễn chịu

các điều kiện của MIP, khi các nhà sản xuất xuất khẩu nhập khẩu nhằm mục đích chiết suất nhựa dầu để tái

xuất.

9

Giấy phép được cấp với các điều kiện cụ thể như hạt tiêu đen nhẹ nhập khẩu nên có hàm lượng

piperine thấp nhất là 6%; các mẫu hồ tiêu cần được thử nghiệm lại phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng

của Cơ quan quản lý Gia vị của Ấn Độ để đo lượng piperine; các nhà sản xuất chế biến thu mua hồ tiêu

theo AAS với mục địch chiết suất nhựa dầu cần nộp những thông tin chi tiết về khối lượng nhập khẩu,

lượng nhựa dầu được sản xuất , khối lượng tái xuất, …

Thị trường trong nước

Thị trường hạt tiêu trong nước biến động giảm

trong tuần qua. So với tuần trước, giá hạt tiêu tại các

tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai và Bà Rịa Vũng Tàu

giảm 1.000 đ/kg xuống còn 50.000 – 52.000 đ/kg. Giá

tiêu sụt giảm do giá chào bán xuất khẩu giảm. Theo dữ

liệu của ngành tiêu, trong vòng 1 tháng qua, giá tiêu đen

Việt Nam xuất khẩu loại 550 G/l đã giảm 150 USD

xuống đứng ở mức 2.600 USD/tấn và giá tiêu đen xuất

khẩu loại 500 G/l cũng đã giảm 150 USD xuống đứng ở

mức 2.450 USD/tấn (giá FOB – HCM). Trong khi đó, giá

tiêu đen ASTA xuất khẩu của Indonesia cũng giảm 150

USD xuống đứng ở mức 3.000 USD/tấn (giá FOB –

Lampung) và giá tiêu đen FAQ xuống đứng ở mức 2.415 – 2.420 USD/tấn (FOB).

Theo Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quy định

mới (Commission Implementing Regulation 2018/941) về tăng cường mức độ kiểm tra chính thức đối với 98

loại nông phẩm của 27 nước nhập khẩu vào EU làm thực phẩm hoặc TĂCN.

Việt Nam có 7 loại nông phẩm bị EC đưa vào Danh mục kiểm tra tăng cường, trong 7 loại nông

phẩm này có mặt hàng hạt tiêu. Theo đó, hạt tiêu bị kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu. Trong đó, tần suất

kiểm tra là 50%.

Ngoài quy định về tăng cường kiểm tra tại các cảng đến, EC còn yêu cầu mỗi lô hàng XK sang EU

phải có Giấy chứng nhận của các Phòng xét nghiệm được ủy quyền tại nước XK. Các lô hàng bị tái kiểm tại

cảng đến sẽ bị tiêu hủy nếu có dư lượng các chất độc hại (thuốc trừ sâu, chất diệt khuẩn, chất diệt nấm

mốc) vượt ngưỡng cho phép.

CAO SU

Thị trường thế giới

Thị trường cao su thế giới chưa có dấu hiệu khởi

sắc, giá cao su giao kỳ hạn tại Sàn Giao dịch hàng hóa

Tokyo (TOCOM) diễn biến giảm trong tuần qua do chịu tác

động giảm giá trên thị trường cao su Thượng Hải. Kết thúc

phiên giao dịch 2/8, hợp đồng bechmark mới, kỳ hạn tháng

1/2019 đạt 168,3 yên/kg, giảm 1,6 yên (tương đương

0,95%) so với phiên trước, và là phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

Tuy nhiên, so với mức giá ngày đầu tiên giao dịch (26/7),

hợp đồng benchmark tháng 1/2019 đã tăng 1,2 yên/kg.

Trên thị trường giao ngay, giá cao su RSS3 Thái Lan ngày 1/8 ở mức 1,47 USD/kg, giảm 0,02

USD/kg; STR20 Thái Lan ở mức 1,34 USD/kg, ổn định; Malaysia SMR20 ở mức 1,32 USD/kg, ổn định so

với ngày 23/7.

Theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, sản lượng cao su thiên nhiên đã giảm từ 774.000 tấn

10

trong năm tài khóa 2013-14 xuống còn 694.000 tấn trong năm tài khóa 2017-18. Trong khi đó, tiêu thụ cao

su thiên nhiên tại Ấn Độ tăng từ 981.000 tấn trong năm tài khóa 2013-14 lên 1,111 triệu tấn năm tài khóa

2017-18. Nhập khẩu cao su thiên nhiên đã tăng từ 360.000 tấn lên 469.000 tấn trong cùng kỳ so sánh.

Trước đó, sản lượng cao su thiên nhiên niên vụ 2017-18 dự báo đạt 800.000 tấn. Tuy nhiên, sản

xuất năm 2018-19 dự báo chỉ đạt 730.000 tấn, giảm 70.000 tấn so với niên vụ 2017-18.

Các dự báo này đưa ra dựa trên diện tích cao su trưởng thành đang được khai thác, xu hướng

năng suất và sản lượng trong tương lai gần được quyết định chủ yếu bởi giá cao su.

Thị trường trong nước

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá

thu mua mủ cao su dạng nước ổn định trong tuần qua. Cụ

thể, tại Bình Phước, giá mủ giữ ở mức 230 đồng/độ; tại

Đồng Nai, giá mủ tiếp tục củng cố mức 13.000 đ/kg.

Theo thông tin từ các công ty Tây Nguyên, sản

lượng cao su trong tháng 6 và 7 sụt giảm, tỷ lệ phần trăm

hoàn thành thấp so với cùng kỳ năm trước. Nhiều đơn vị

mất trắng hàng chục ngày không thể lấy mủ, đặc biệt là

vườn cây đã bị nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa do ảnh

hưởng của áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 3.

Hiện Cao su Chư Prông và Ea H’Leo đang là 2 đơn vị có vườn cây bị nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa

xảy ra trên diện rộng với hàng trăm hecta, nằm rải rác khắp các nông trường. Cao su Chư Păh là đơn vị thứ

3 có vườn cây bị bệnh với khoảng vài chục hecta, còn tại Cao su Kon Tum thì đã có 4 nông trường báo cáo

vườn cây có dấu hiệu nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa.

Đa số những lô cao su bị nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa đều rơi vào 2 giống chính là RRIM và

VM515, đây là 2 giống rất mẫn cảm với thời tiết mưa kéo dài. Theo nhận định của nhiều lãnh đạo và cán bộ

kỹ thuật, thì nếu thời tiết mưa như thời gian qua khoảng một tuần nữa thì vườn cây sẽ nhiễm bệnh rất nhiều

và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch khai thác mủ, cũng như sức khỏe của cây.

GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ

Thị

trường thế giới

Thị trường gỗ xẻ giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch

hàng hóa Chicago (Mỹ) có xu hướng giảm nhẹ trong

tuần qua. Trong đó, hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2018 kết

thúc phiên ngày 01/8 ở mức 440,4USD/tbf, đầu tháng là

477,3 USD/tbf.

Nhập khẩu gỗ nhiệt đới của EU đã phục hồi nhẹ

vào đầu năm 2018, sau suy thoái vào năm 2017. Khi

tổng khối lượng nhập khẩu trong quý đầu năm nay cao

hơn 9% so với cùng kỳ năm 2017 (25.500 tấn). Nhập

khẩu gỗ nhiệt đới của EU tăng từ hai nhà cung cấp hàng

đầu là Congo (tăng 3% lên 6.400 tấn) và CAR (tăng 54% lên 5.000 tấn). Nhập khẩu gỗ tròn của EU từ

Guinea cũng tăng trong giai đoạn này, tăng 8% lên 1.800 tấn. Nhập khẩu từ Liberia, trong đó không có trong

quý đầu năm ngoái, là 1.600 tấn trong cùng kỳ năm nay. Tuy nhiên, trong quý đầu tiên của năm 2018, nhập

khẩu gỗ nhiệt đới của EU đã giảm 9% từ DRC xuống còn 4.300 tấn và 11% từ Cameroon xuống còn 3.400

tấn. Nhập khẩu gỗ tròn của EU từ Angola, tăng mạnh trong năm 2017, lại ở mức không đáng kể trong quý

11

đầu năm 2018.

Xuất

khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của

Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, trong 6 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất

khẩu sản phẩm gỗ đạt 513,6 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng trước, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Lũy kế đến hết tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,86 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ

năm 2017. Dự báo trong nửa cuối năm 2018, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có nhiều thuận lợi

như: Thị trường bất động sản trên toàn cầu cải thiện là động lực chính thúc đẩy tiêu thụ gỗ và các sản phẩm

nội thất tăng. Theo chu kỳ hàng năm, trong nửa cuối năm, nhu cầu sửa chữa thay thế các sản phẩm nội thất

tại nhiều thị trường lớn tăng là yếu tố chính thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam tăng trưởng khả quan. Với tốc

độ tăng trưởng như hiện tại, cùng với các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản

phẩm của Việt Nam tăng từ 13%-15% trong nửa cuối năm 2018.

Thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam chủ yếu là châu Âu và Mỹ. Các doanh

nghiệp gỗ nên nghĩ đến thị trường Đông Nam Á với số dân hơn 600 triệu người mà Việt Nam đang đứng

đầu về sản xuất đồ gỗ, các doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất cả về lượng và chất, như đầu tư máy móc,

thiết bị, công nghệ mới, đồng thời cần chủ động tham gia các hội chợ về gỗ trên thế giới, tiếp cận bạn hàng

đến từ các nước trong khối CPTPP, thay đổi mẫu mã, kích thước sản phẩm linh hoạt, định mức giá phù hợp

cho riêng từng thị trường để đẩy nhanh xuất khẩu khi có cơ hội, các doanh nghiệp còn phải tìm hiểu cả

những chính sách thương mại quốc tế đang thay đổi theo từng hiệp định được ký kết. Việt Nam cần thoát

khỏi gia công, ngành gỗ Việt Nam mới thật sự khai phá được tiềm năng phát triển. Có như vậy doanh

nghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu từ các đơn hàng mới từ các thị trường khó tính.

THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Thị

trường thế giới

Theo nguồn tin Reuters, thị trường ngô và đậu

tương diễn biến tăng trong tuần qua. Tại thị trường kỳ

hạn Chicago, Mỹ, giá ngô bình quân tuần tăng 3% từ

mức giá 358.4 Uscent/bushel lên mức giá 368.1

Uscent/bushel. Tương tự giá đậu tương cũng tăng 3%

từ mức giá 859 Uscent/bushel lên 888 Uscent/bushel.

Báo cáo mới cho biết chính quyền của Tổng

thống Mỹ Donald Trump Mỹ sẽ đề xuất nâng thuế

quan theo kế hoạch đối với hàng hóa nhập khẩu từ

Trung Quốc có trị giá 200 tỉ USD lên tới 25% gây áp

lực giá, thay vì mức thuế quan 10% trước đây. Cuộc chiến thương mại gia tăng có thể ảnh hưởng đến

doanh số bán đậu tương Mỹ sang Trung Quốc, nước nhập khẩu khoảng 12 tỉ USD đậu tương trong năm

ngoái.

Theo Hiệp hội nông dân Đức, nước sản xuất ngũ cốc lớn thứ 2 EU, sản lượng vụ thu hoạch ngũ

cốc của nước này năm 2018 sẽ giảm 20% xuống còn khoảng 36 triệu tấn, sau khi cây trồng chịu ảnh hưởng

nặng nề từ hạn hán.

Thị trường trong nước

Tuần qua, thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn diễn ra ổn định mặc dù thị trường thị lợn

đang có xu hướng gia tăng. Cụ thể tại Hưng Yên, giá cám viên dành cho heo vẫn duy trì ở mức 9.800 đ/kg;

giá cám đậm đặc dành cho heo là 14.800đ/kg.

Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo trong năm kinh doanh 2018 – 2019, tiêu thụ

thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam sẽ tăng nhẹ do ngành chăn nuôi heo phục hồi và lĩnh vực thủy sản tiếp tục

12

tăng trưởng. Giá thịt heo và thịt gà có tác động lớn đến hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam,

bởi hai loại thịt này lần lượt chiếm 75% và 10% tổng tiêu thụ thịt của cả nước. Giá thịt heo và thịt gia cầm

bắt đầu tăng ổn định kể từ tháng 11/2017 sau khi xuống rất thấp trong 11 tháng đầu năm 2017.

Đối với năm 2018, USDA hạ ước tính nguồn cung ngô tại Việt Nam xuống 8,7 triệu tấn do khối

lượng nhập khẩu thực tế giảm. Ngược lại, Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu lúa mỳ để làm thức ăn chăn nuôi lên

2 triệu tấn. Nguồn cung sắn trong nước dự báo tăng lên 800.000 tấn do Việt Nam giảm xuất khẩu trong nửa

đầu năm 2018. Ngoài ra, khối lượng nhập khẩu các loại thức ăn khác/cám cũng được điều chỉnh tăng lên

800.000 tấn.

PHÂN BÓN

Thị trường thế giới

Tuần qua, giá các loại phân bón thị trường Mỹ

vẫn ổn định. Giá DAP bán lẻ giữ mức 492 USD/tấn. Giá

DAP bán buôn 403 USD/tấn. Giá DAP bán lẻ vẫn duy trì

mức cao do chi phí nguyên liệu đầu vào là ni – tơ cao và

nhu cầu mạnh từ Brazil. Bên cạnh đó, nguồn cung DAP

tại Mỹ hiện đang bị thắt chặt do sản lượng giảm tại Florida

Giá Kali bán lẻ 347 USD/tấn. Giá Kali bán buôn

Vịnh Mỹ 262 USD/tấn trong khi giá Kali trên sàn giao dịch

là 288 USD/tấn. Thị trường Kali đang được hỗ trợ bởi

thông tin Ấn Độ dự kiến mua Kali với mức giá cao.

So với cùng kỳ năm ngoái, giá bán lẻ nhiều mặt hàng phân bón tăng như Kali và UAN32 tăng 5%,

giá MAP tăng 9%, Ure tăng 19%, giá DAP tăng 12%, mặt hàng phân bón 10-34-0 tăng 4% và UAN28 tăng

6%.

Thị

trường trong nước

Tuần qua, thị trường phân bón trong nước ổn định.

Tại Cần Thơ, Urê Cà Mau giá 365.000 đ/bao; Urê Phú Mỹ

355.000 đ/bao; DAP 6 - 6 - 0 TP giá 560.000 đ/bao; DAP

64 Hồng Hà 620.000 đ/bao; kali Phú Mỹ 400.000 đ/bao;

NPK 20 - 20 - 15 (loại 3 màu cao cấp) giá 595.000 đ/bao,

NPK 16 - 16 - 8 (loại 3 màu cao cấp) 495.000 đ/bao, NPK

25 - 25 - 5 giá 600.000 đ/bao…

Tại một số huyện của tỉnh Kiên Giang như Giang

Thành, Tân Hiệp giá phân Urê hiện ở mức từ 6.900 - 7.400

đ/kg (tương ứng từ 345 – 370.000 đ/bao 50kg), tùy thương

hiệu và nước sản xuất. Cụ thể, Urê hạt trong của Nga đang có giá khoảng 350.000 đ/bao, còn Đạm Cà Mau

hạt đục 360.000 đ/bao. Phân DAP Trung Quốc giá từ 11.500 - 12.600 đ/kg, tương ứng từ 575 – 630.000

đ/bao 50 kg.

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG: ÁP LỰC CHO NÔNG SẢN VIỆT

Trong 6 tháng đầu năm 2018 ngành nông nghiệp đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm qua đó là tín

hiệu mừng. Tuy nhiên, những tín hiệu bất ổn của thị trường xuất khẩu khi chịu tác động của chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung, hai thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam. Ngày 6-7, Mỹ áp thuế 25% lên

13

800 mặt hàng có tổng kim ngạch 34 tỉ USD từ Trung Quốc. Đáp trả, Trung Quốc tuyên bố áp thuế tương tự

lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm nông sản (thịt bò, heo, đậu…), ô tô và hải sản. Gói đánh thuế

bổ sung 10% lên lượng hàng Trung Quốc trị giá 200 tỉ đô nhập vào Mỹ cũng đã được Mỹ chuẩn bị sẵn

để bấm nút áp dụng một khi Trung Quốc trả đũa gói thuế quan thứ nhất đánh lên 50 tỉ đô. Trung Quốc và

Mỹ là hai thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam, chính vì vậy cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -

Trung với những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu giữa hai nền kinh tế lớn này sẽ ảnh hưởng tới nông

sản Việt Nam.

Thị trường nội địa cạnh tranh khốc liệt

Chiến tranh thương mại sẽ khiến nhiều mặt hàng nông sản của Mỹ và Trung Quốc sẽ tìm kiếm thị

trường mới và có thể tràn vào Việt Nam tạo ra áp lực cạnh tranh cho sản phẩn nông sản nội địa. Với nguồn

cung lớn, giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, rau quả Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với nông

sản Việt Nam. Đó là chưa kể, các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Mỹ như trái cây và các sản phẩm thịt

bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt gà, vịt… từ Mỹ cũng có thể sẽ tràn vào Việt Nam nhiều hơn khi bị Trung Quốc

đánh thuế bổ sung 25% để đáp trả. Nhiều doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi trong nước đang “lo sốt vó” khi

giá thịt heo nội địa đang ở mức rất cao, trong khi lượng thịt heo nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đã tăng rất

nhiều trong tháng vừa qua.

Bên cạnh đó, khi hàng hóa xuất khẩu bị giảm đi do thuế cao, Trung Quốc có thể sẽ giảm nhập khẩu.

Điều này ảnh hưởng tới nông sản Việt Nam khi hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn của hầu hết

các sản phẩm như trái cây, lúa gạo, thủy sản… Như vậy, không chỉ thị trường trong nước mà thị trường

xuất khẩu cũng đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn khi Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng cường tìm kiếm các thị

trường xuất khẩu nông sản mới. Trong khi, nhu cầu nhập khẩu của hai thị trường lớn này sẽ có thể giảm

xuống trong những tháng cuối năm 2018.

Bước đầu, trong số khoảng 800 mặt hàng mà Mỹ soi xét để đánh thuế cao từ Trung Quốc, thì chưa

có gỗ. Tuy nhiên, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng kéo dài và gói đánh thuế bổ sung 10%

lên lượng hàng Trung Quốc trị giá 200 tỉ đô nhập vào Mỹ được thực hiện, có thể các doanh nghiệp (DN) gỗ

Trung Quốc sẽ chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam dưới dạng FDI, lấy xuất xứ để xuất sang Mỹ. Theo

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại với Mỹ, tận dụng nguồn lao

động giá rẻ, ưu đãi trong phát triển công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, gần đây một số DN Trung Quốc

có dấu hiệu dịch chuyển đầu tư vào ngành gỗ của Việt Nam. Với sự tham gia của các nhà sản xuất Trung

Quốc, xuất khẩu đồ gỗ xuất xứ Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng đột biến gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất đồ

gỗ tại Mỹ. Nếu tình trạng này xảy ra, phía Mỹ sẽ chú ý đến mặt hàng gỗ và dẫn đến bị áp thuế chống bán

phá giá, gây thiệt hại lớn đến DN trong nước.

Trong khi đó, với lĩnh vực thủy sản, cả Mỹ và Trung Quốc đều là những thị trường lớn nhất của Việt

Nam. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), trước mắt, cuộc chiến

thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc chưa có ảnh hưởng với thủy sản của Việt Nam. Hiện nhu cầu tiêu thụ

thủy sản đều tăng và xu hướng là sẽ chọn sản phẩm của quốc gia có khả năng chế biến và đảm bảo an

toàn vệ sinh thực phẩm. Và vì thế, Việt Nam là một lợi thế. Đặc biệt, với Mỹ, thủy sản Việt Nam có một vị

thế nhất định với người tiêu dùng của Mỹ.

Riêng đối với ngành ngũ cốc, theo Hiệp hội Điều Việt Nam, dù còn khá sớm để đánh giá tác động

của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tuy nhiên nhiều khả năng hạt điều Việt Nam có thể được hưởng lợi

từ cuộc chiến tranh này. Đây cũng là cơ hội để sản phẩm điều Việt Nam xuất sang Trung Quốc nhiều hơn,

thay thế các mặt hàng hạnh nhân, óc chó sẽ gặp khó khăn vào thị trường này.

Hàng rào kỹ thuật sẽ gắt hơn

14

Cuộc chiến Mỹ -Trung về thương mại sẽ dẫn đến việc áp đặt các hàng rào kỹ thuật gắt gao hơn.

Chắc chắn Việt Nam là một vùng đệm nhạy cảm. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, cả Mỹ và Trung

Quốc đều nghi ngờ nhau nên họ sẽ đặt ra những hàng rào kỹ thuật gắt gao hơn với hàng Việt Nam khi xuất

khẩu sang cả hai thị trường này. Cụ thể là hàng hóa xuất xứ Việt Nam sẽ bị cả Mỹ và Trung Quốc soi kỹ.

Bởi lẽ, 2 nước này sẽ không để yên cho các DN mượn Việt Nam làm nơi "rửa" nguồn gốc.

Theo đại diện Công ty CP Vinamit, lâu nay, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất vào Trung

Quốc không cần CO, tuy nhiên, bây giờ họ yêu cầu quả xoài, trái mít... xuất xứ cụ thể từ vùng nào ở Việt

Nam và được Trung Quốc giám sát chặt vì lo hàng Mỹ "quá cảnh" Việt Nam. Ở chiều ngược lại, phía Mỹ họ

cũng có những nghi ngờ với những sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chẳng hạn, như khoai tây,

khoai lang, khoai môn, dứa... chắc chắn sẽ phải bị soi về nguồn gốc kỹ hơn.

Để hạn chế rủi ro từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cần kiểm soát chặt

chẽ nguồn gốc xuất xứ của các hàng hóa xuất khẩu để tránh bị vạ lây; theo dõi các danh mục hàng hóa bị

áp thuế của Mỹ và Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội và hạn chế rủi ro. DN cần bình tĩnh, nỗ lực trong việc

khẳng định vị trí của mình, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh và minh bạch hóa nguồn gốc sản

phẩm thành để nắm bắt cơ hội tăng thị phần tại cả hai thị trường Mỹ và Trung Quốc.

Lưu ý sử dụng thông tin: Đây là Bản tin hàng tuần của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các số Bản tin được phát hành hàng tuần và cuối tháng phục vụ nhu cầu thông tin thị trường cho các cơ quan quản ly nhà nước, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và bà con nông dân. Những thông tin trong Bản tin chỉ mang tính tham khảo, khuyến nghị. Cục Chế biến và Phát triển thị trường rất mong nhận được sự góp y, phản hồi, trao đổi thông tin của độc giả để Bản tin phục vụ ngày càng chất lượng, hiệu quả.