3
Tương lai bt đị nh Năm 17 tui, tôi đổi ý , chmun thành tri ết gia, nhà phê bình văn hc nên tôi đọc đủ thsách tri ết, kinh k và văn hc. Trong năm thnht, bám nh bi nhân vt thám tSherlock Holmes, tôi quyết chí tr thành nhà ti phm và tâm lý hc. Hết năm thnht, vì cơm áo go ti n, tôi đổi sang hc thương mi để dxin vi c. Đến cui năm thba, vì n tượng bi mt anh bn làm ti ến sĩ vtrí tunhân to, tôi mun mình tr thành mt nhà khoa hc. Và thế là tôi dành 7 năm nghiên cu kinh tế hc. Năm 28 tui khi xong ti ến sĩ , tôi tưởng đã bi ết mình mun làm gì. Nhưng không, sau ba năm làm nghiên cu, tôi mi nhn ra rng, mình thc skhông mun (và không th) làm khoa hc. Tôi chuyn sang làm tư vn sáp nhp và mua bán doanh nghi p, mt nghtrong ngành tài chính đòi hi tính cách rt khác vi vi c ging dy, nghiên cu. Vic tôi đi kinh doanh là điu không tưởng vi các bn cũ, nhng người luôn nghĩ tôi là mt con mt sách. Mt anh bn tôi tt nghi p Y Hà Ni, hc cao hc ti mt trường đại hc rt ni ti ếng M, hi n nay rt hnh phúc làm nhà nhi ếp nh chuyên nghi p và đi dy bán thi gian. Mt cô bn khác hc ngoi giao, gi sut ngày luyn tp golf để tr thành mt trong nhng ngolf thhàng đầu Vi t Nam. Trước mi kthi tuyn sinh đại hc, đi u mà cha mvà các nhà qun lý hay nói nhiu nht là chuyn định hướng nghcho con em mình. Xác định đam mê, định hướng nghnghi p, dbáo xu thế nhu cu nghđược coi là nhng đi u rt quan tr ng đối vi các bn tr . Vi c không vào được trường hay ngành nghmình chn được xem là ni đau khca các bn, gia đình và mt stht bi ca nhà nước. Thế nhưng, tôi li nghĩ khác. Tôi chc rng phn ln chúng ta đều thay đổi nghít nht mt ln trong đời và công vic đầu tiên thường không bao gilà vic cui cùng, đặc bit là trong thế k21 này. Đam mê và đị nh hướng nghnghi p sthay đổi rt nhanh đối vi các bn tr . Cũng như chúng tôi, khi mi bước chân vào cuc đời, 12 năm hc phthông là quá ít để các bn tri nghi m cuc sng, để thc sbi ết mình thích gì, làm gì và làm được gì. Làm sao có thbo các bn tr đị nh hướng nghđam mê khi có quá ít thông tin? http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/tuong-lai-bat-dinh-3276176.html 18:42 04/10/2015 Page 1 of 3

Tương lai bất định - VnExpress

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bai viet hay

Citation preview

Page 1: Tương lai bất định - VnExpress

Tương lai bất định

Năm 17 tuổi, tôi đổi ý, chỉ muốn thành triết gia, nhà phê bình văn học nên tôiđọc đủ thứ sách triết, kinh kệ và văn học. Trong năm thứ nhất, bị ám ảnh bởinhân vật thám tử Sherlock Holmes, tôi quyết chí trở thành nhà tội phạm và tâm lýhọc. Hết năm thứ nhất, vì cơm áo gạo tiền, tôi đổi sang học thương mại để dễ xinviệc. Đến cuối năm thứ ba, vì ấn tượng bởi một anh bạn làm tiến sĩ về trí tuệ nhântạo, tôi muốn mình trở thành một nhà khoa học. Và thế là tôi dành 7 năm nghiêncứu kinh tế học.

Năm 28 tuổi khi xong tiến sĩ, tôi tưởng đã biết mình muốn làm gì. Nhưng không,sau ba năm làm nghiên cứu, tôi mới nhận ra rằng, mình thực sự không muốn (vàkhông thể) làm khoa học. Tôi chuyển sang làm tư vấn sáp nhập và mua bándoanh nghiệp, một nghề trong ngành tài chính đòi hỏi tính cách rất khác với việcgiảng dạy, nghiên cứu. Việc tôi đi kinh doanh là điều không tưởng với các bạn cũ,những người luôn nghĩ tôi là một con mọt sách.

Một anh bạn tôi tốt nghiệp Y Hà Nội, học cao học tại một trường đại học rất nổitiếng ở Mỹ, hiện nay rất hạnh phúc làm nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và đi dạybán thời gian. Một cô bạn khác học ngoại giao, giờ suốt ngày luyện tập golf đểtrở thành một trong những nữ golf thủ hàng đầu ở Việt Nam.

Trước mỗi kỳ thi tuyển sinh đại học, điều mà cha mẹ và các nhà quản lý hay nóinhiều nhất là chuyện định hướng nghề cho con em mình. Xác định đam mê, địnhhướng nghề nghiệp, dự báo xu thế nhu cầu nghề được coi là những điều rất quantrọng đối với các bạn trẻ. Việc không vào được trường hay ngành nghề mìnhchọn được xem là nỗi đau khổ của các bạn, gia đình và một sự thất bại của nhànước.

Thế nhưng, tôi lại nghĩ khác.

Tôi chắc rằng phần lớn chúng ta đều thay đổi nghề ít nhất một lần trong đời vàcông việc đầu tiên thường không bao giờ là việc cuối cùng, đặc biệt là trong thếkỷ 21 này. Đam mê và định hướng nghề nghiệp sẽ thay đổi rất nhanh đối với cácbạn trẻ. Cũng như chúng tôi, khi mới bước chân vào cuộc đời, 12 năm học phổthông là quá ít để các bạn trải nghiệm cuộc sống, để thực sự biết mình thích gì,làm gì và làm được gì. Làm sao có thể bảo các bạn trẻ định hướng nghề và đammê khi có quá ít thông tin?

http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/tuong-lai-bat-dinh-3276176.html 18:42 04/10/2015Page 1 of 3

Page 2: Tương lai bất định - VnExpress

Do vậy, tôi không đánh giá cao việc phải định hướng hay dự báo ngành nghề chocác bạn trẻ. Nhận thức về nghề chỉ có thể đến qua việc thực sự trải nghiệm vàtương tác với thế giới rộng lớn hơn rất nhiều bên ngoài trường học. Con đườngphát hiện ra đam mê của cuộc đời mình hiếm khi là một đường thẳng. Nó đầytrắc trở và sẽ thay đổi theo thời gian, nhiều khi rất ngẫu nhiên. Một cú huých củasố phận cũng có thể biến bạn từ một bà nội trợ an phận trở thành một doanhnhân đầy máu lửa và ngược lại.

Hơn nữa, việc chọn nghề còn phụ thuộc rất nhiều vào một yếu tố vô cùng quantrọng nữa: Tương lai là bất định. Việt Nam trong 10-20 năm nữa sẽ khác xanhững gì trong tưởng tượng của chúng ta.

Có hàng trăm nghìn yếu tố ảnh hưởng đến tương lai mà không ai có thể kiểmsoát và dự báo nổi. Mỗi một trải nghiệm, một tác động ngoại cảnh, một sự maymắn hay bất hạnh, cũng ảnh hưởng đáng kể đến tương lai.

Cách đây hơn 11 năm, không ai tiên đoán được một ngày nào đó, “báo lớn nhấtthế giới” lại là trang mạng xã hội Facebook và sẽ làm hàng nghìn nhà báo mấtviệc. Sự sụp đổ không ngờ của thị trường tài chính và bất động sản ở Việt Namgần đây đã biến việc học ngành tài chính, ngân hàng có nguy cơ lỗi mốt. Mườinăm trước, mấy ai nghĩ rằng có một ngày ngành nông nghiệp, dịch vụ và du lịch,nhà hàng, khách sạn lại trở thành những ngành và nghề đang rất “thời thượng” ởViệt Nam hiện nay.

Sự bất định của tương lai trong một thế giới thay đổi chóng mặt sẽ làm phần lớnnhững định hướng và kế hoạch của các bạn trẻ và cha mẹ không còn chính xácnữa.

Vậy nếu tương lai là bất định, chúng ta phải làm gì? Do không thể kiểm soáttương lai nên điều quan trọng nhất là chuẩn bị tốt để thích ứng tốt. Chúng ta cầnđược đào tạo toàn diện để có thể ứng phó với mọi thay đổi chứ không phải chỉbiết một nghề. Để làm được vậy, sự cởi mở, óc sáng tạo, năng lực phản biện, tâmthế học hỏi, ngoại ngữ và tiếp cận đa ngành là những kỹ năng quan trọng nhất.

Một trong những điểm tiến bộ nhất của giáo dục đại học hiện đại là triết lý giáodục khai phóng (liberal arts education). Triết lý này cho rằng, sinh viên cần phảiđược đào tạo toàn diện trong nhiều lĩnh vực như: khoa học xã hội, nhân văn, tựnhiên và khoa học cơ bản. Các đại học cộng đồng (community colleges), khai

http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/tuong-lai-bat-dinh-3276176.html 18:42 04/10/2015Page 2 of 3

Page 3: Tương lai bất định - VnExpress

phóng (liberal art colleges), và hai năm đầu tại các đai học lớn ở Mỹ thường đàotạo theo triết lý này. Sinh viên sẽ học chuyên sâu hơn vào năm thứ 3 và 4. Tôimong các đại học ở Việt Nam và các bạn trẻ có thể theo con đường phát triểntoàn diện ấy trong những năm đầu đại học thay vì cố học chỉ một nghề mà saunày phần lớn các bạn sẽ không làm. Còn nếu nền giáo dục sau phổ thông củaViệt Nam chưa làm nổi thì bản thân các bạn trẻ hãy tự trang bị cho mình bằngcách tự học, đi làm sớm, tích lũy kinh nghiệm và trải nghiệm càng nhiều càng tốt.

Sau này có làm tài chính thì kiến thức văn học sẽ giúp các bạn rất nhiều khi viết,giao tiếp; có làm về y thì sự hiểu biết về tâm lý cũng sẽ giúp bác sĩ đồng cảm vớibệnh nhân hơn. Một kỹ sư biết về nghệ thuật cũng sẽ có những thiết kế đẹp hơn(các thiết kế của Steve Jobs cho Apple chịu ảnh hưởng lớn từ những năm ônghọc thư pháp). Càng trải nghiệm nhiều và được tiếp cận đa ngành, các bạn sẽđược chuẩn bị tốt hơn cho tương lai bất định.

Đừng nghĩ rằng vào đời là phải xác định ngay mình sẽ làm nghề gì. Một lúc nàođó, các bạn sẽ phát hiện ra mình thực sự thích gì, muốn làm gì, có thể làm đượcgì.

Và tương lai sẽ luôn bất định. Hãy chuẩn bị hành trang thật tốt và đừng đóngkhung đời mình theo một hướng mà thôi.

Nguyễn Quốc Toàn

http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/tuong-lai-bat-dinh-3276176.html 18:42 04/10/2015Page 3 of 3