89
1 Li gii thiu Vic htrcác Nhóm cùng sthích thc hin các tiu dán sinh kế, đặt ra yêu cu cho các cán bsinh kế hướng dn viên cng đồng (CF) ca dán, không chcó nhưng knăng thúc đẩy tt, mà còn cn có nhng kkiến thc, knăng sâu, rng trong lĩnh vc sn xut kinh doanh nói chung, và sn xut nông nghip nói riêng. Tuy nhiên, do có nhiu cán bsinh kế và CF ca dán có chuyên nghành đào to khác bit so vi yêu cu kiến thc ca dán, nên khi tham gia dán, htrcng đồng, nhng cán bnày đã phi ttham kho nhiu kiến thc, thc thêm nhiêu knăng làm vic mi mà đôi khi vic tìm tài liu thao kho còn gp nhiu khó khăn. Nhm góp phn nhbé htrcác cán bsinh kế CF ca dán có thêm tài liu để tnâng cao năng lc bn thân, nhóm sinh kế CPO đã sưu tm và biên son mt squy trình kthut nuôi, trng các vt nuôi, cây trng phbiến nht trong vùng dán để chia sđến bn đọc. Xin lưu ý rng nhng quy trình kthut này được sưu tm nhiu ngun khác nhau. Chúng không thđại din cho mt địa phương trong vùng dán được. Vì thế, không nên dùng nhng tài liu này để áp dng ngay vào thc tế sn xut ti địa phương. Khi cn áp dng cho mt tiu dán nào đó, cán bsinh kế và CF vn cn đến liên hvi các Phòng Nông nghip và PTNT, Trm khuyến nông huyn để ly các quy trình tương ng để áp dng, vì các quy trình này đã được thiết kế chính xác hơn vi các điu kin vthca địa phương. Hà ni, ngày 5 tháng 10 năm 2012 Nhóm sinh kế CPO

Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

  • Upload
    doandat

  • View
    230

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

1

Lời giới thiệu

Việc hỗ trợ các Nhóm cùng sở thích thực hiện các tiểu dự án sinh kế, đặt ra

yêu cầu cho các cán bộ sinh kế và hướng dẫn viên cộng đồng (CF) của dự án,

không chỉ có nhưng kỹ năng thúc đẩy tốt, mà còn cần có những kỹ kiến thức, kỹ

năng sâu, rộng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, và sản xuất nông

nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do có nhiều cán bộ sinh kế và CF của dự án có chuyên

nghành đào tạo khác biệt so với yêu cầu kiến thức của dự án, nên khi tham gia dự

án, hỗ trợ cộng đồng, những cán bộ này đã phải tự tham khảo nhiều kiến thức, tự

học thêm nhiêu kỹ năng làm việc mới mà đôi khi việc tìm tài liệu thao khảo còn

gặp nhiều khó khăn.

Nhằm góp phần nhỏ bé hỗ trợ các cán bộ sinh kế và CF của dự án có thêm

tài liệu để tự nâng cao năng lực bản thân, nhóm sinh kế CPO đã sưu tầm và biên

soạn một số quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các vật nuôi, cây trồng phổ biến nhất

trong vùng dự án để chia sẻ đến bạn đọc.

Xin lưu ý rằng những quy trình kỹ thuật này được sưu tầm ở nhiều nguồn

khác nhau. Chúng không thể đại diện cho một địa phương trong vùng dự án được.

Vì thế, không nên dùng những tài liệu này để áp dụng ngay vào thực tế sản xuất tại

địa phương. Khi cần áp dụng cho một tiểu dự án nào đó, cán bộ sinh kế và CF vẫn

cần đến liên hệ với các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông huyện để

lấy các quy trình tương ứng để áp dụng, vì các quy trình này đã được thiết kế chính

xác hơn với các điều kiện vụ thể của địa phương.

Hà nội, ngày 5 tháng 10 năm 2012

Nhóm sinh kế CPO

Page 2: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

2

MỤC LỤC

PHẦN 1 - KỸ THUẬT TRỒNG LÚA .......................................................................................................... 3

PHẦN 2 - KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ LAI TRÊN ĐẤT DỐC ..................................................................17

PHẦN 3 - KỸ THUẬT TRỒNG LẠC .........................................................................................................30

PHẦN 4 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI LANG ........................................................................................36

PHẦN 5 - KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

......................................................................................................................................................................43

PHẦN 6 - KỸ THUẬT TRỒNG ATISO .....................................................................................................48

PHẦN 7 - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THU HOẠCH CÂY THANH HAO HOA VÀNG ..........................54

PHẦN 8 - KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG .....................................................................................................58

PHẦN 9 - KỸ THUẬT TRỒNG NẤM .......................................................................................................62

PHẦN 10 – KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY THUỐC TẮM ..........................................69

PHẦN 11 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY ĐỨC ...............................................................................73

PHẦN 12 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI SỌ (MÔN) ...............................................................................77

PHẦN 13 - KỸ THUẬT TRỒNG CỎ .........................................................................................................79

PHẦN 14 - KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ.................................................................................................83

Page 3: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

3

PHẦN 1 - KỸ THUẬT TRỒNG LÚA

Nguồn: Tài liệu của viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (web: vaas.org.vn)

1. Chuẩn bị hạt giống, ủ, làm đất, gieo và chăm sóc mạ

a. Chuẩn bị hạt giống

Nhà nông có câu ”Tốt giống tốt má, tốt mạ

tốt lúa”. Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây lúa khoẻ

cần phải có hạt giống tốt. Gieo trồng hạt giống tốt

là điều kiện cần thiết để cây lúa khoẻ. có khả năng

chống chịu sâu bệnh và vượt qua được biến động

bất lợi của điều kiện môi trường từ đó mới có thể

cho năng suất, chất lượng cao.

Để có hạt giống tốt đối với những hộ nông

dân tự làm giống phải tuân thủ quy trình sản xuất

và bảo quản giống do Bộ nông nghiệp và phát triển

nông thôn quy định.

Nếu không tự sản xuất được thì phải mua hạt

giống tại những cơ sở cung cấp giống tin cậy. Hạt

giống khỏe phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần,

đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị

lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem,

lép và không bị dị dạng.

- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh

nguy hiểm.

- Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên.

Số lượng hạt giống / đơn vị diện tích: Tuỳ theo mùa vụ và trọng lượng 1000

hạt của giống để tính lượng hạt giống cần cấy ( Trọng lượng 1000 hạt lớn, lượng

hạt giống cần nhiều hơn hạt giống có trọng lượng 1000 hạt thấp). Thông thường

lượng hạt giống cần thiết:

- Vụ xuân: 2- 2,5 kg hạt giống/ sào Bắc bộ

- Vụ mùa: 1,5- 2 kg hạt giống/ sào Bắc bộ

Lưu ý: Đối với lúa lai chỉ cần 1 kg hạt giống/ sào Bắc bộ

Page 4: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

4

b. Ngâm ủ hạt giống

Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao,

loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạt.

Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không

phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút

nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống

men, tăng khả năng nảy mầm.

Thử tỷ lệ nảy mầm

Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép lửng bằng

nhiều cách : Bằng quạt gió, sàng sảy hoặc trong

quá trình ngâm nước cần vớt hết những hạt nổi

và giữ lại hạt chìm (hạt tốt).

Xử lí hạt giống : Có thể sử dụng một

trong các phương pháp sau:

+ Xử lí bằng nước nóng 540C ( pha tỷ lệ 3 sôi 2

lạnh): Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó

đưa vào nước nóng 45- 470C trong 5 phút và cu

ối cùng là nước nóng 54- 550C trong 10 phút.

Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ

nấm bệnh và tuyệt trùng trên hạt, tạo cho hạt hút

nước nhanh

+ Xử lí bằng nước vôi: Hòa tan 1kg vôi sống

vào 100 lít nước, ngâm 1-2 ngày ở vụ mùa, 3-4

ngày ở vụ xuân, đãi sạch rồi ủ thúc mầm.

+ Xử lí bằng hoá chất Formalin: Dung dịch 2% phun vào hạt giống ( 5 lít dung dịch

cho 50 kg hạt giống), ủ kín 3 giờ, đãi sạch rồi thúc mầm.

(Xem thêm ở trang phòng trừ bệnh trên hạt)

Đối với hạt giống mới thu hoạch muốn gieo ngay cần áp dụng phương pháp

xử lý phá ngủ để tăng độ nảy mầm. Dùng axít nitric 0,2% (lượng dùng 100 ml dung

dịch cho 1,2- 1,4 tạ hạt giống) để xử lý phá ngủ hoặc dùng supe lân để thay thế.

Page 5: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

5

Ngâm ủ hạt giống

Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm cần phải ngâm hạt hút đủ độ ẩm cần thiết. Thời

gian ngâm tùy thuộc nhiệt độ, 1-2 ngày ở vụ mùa, 2-3 ngày ở vụ đông xuân. Trong

quá trình ngâm, hạt hô hấp yếm khí, thiếu ô xy làm nước chua, cần phải thay nước

mỗi ngày một lần.

Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong quá

trình ủ, nên định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nẩy mầm đều.

Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân đối

mầm và rễ. Vụ mùa, hè thu chỉ cần ủ nứt nanh, vụ đông xuân cần có mầm dài hơn.

c. Các phương thức làm mạ:

Tùy điều kiện đất đai và thời tiết, có thể làm mạ bằng nhiều phương pháp

khác nhau:

- Mạ dược: Là hình thức phổ biến nhất. Ruộng mạ được giữ nước, làm đất kỹ,

trang phẳng rồi lên luống, gieo hạt đã nảy mầm, giữ ẩm thời kỳ đầu sau đó

mới tưới nước cho đến lúc cấy.

- Mạ sân (mạ nền): Những năm rét nhiều ở vụ xuân, mạ dược thường chết gây

thiêu mạ, phảI khắc phục bằng làm mạ sân (Thường là vụ xuân muộn).

Xuất phát từ kinh nghiệm làm mạ Dapog của Philippin. Làm đất khô trước

khi gieo, lót giấy PE hoặc lá chuối, rải một lớp đất bột mỏng rồi gieo hạt, tưới ẩm.

Mạ Dapog gieo dày (2-2,5 Kg/m2), tuổi mạ 10-15 ngày.

Có thể cải tiến phương pháp này bằng cách trước khi gieo mầm, rảI một lớp

bùn mỏng lên sân hay lên nền đất cứng ở bờ mương, ven đường. Nếu đất xấu có thể

trộn thêm phân chuồng mục đã ủ với lân. Gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ. Mật độ gieo từ

1,0-1,5 kg/m2 . Tưới giữ ẩm, che nilon tránh gió lạnh. Khi mạ 2,5-3 lá là nhổ cấy

được. Khi lấy mạ bứng cả mảng. Khi cấy tách thành các khóm nhỏ. Mạ sân bén rễ

nhanh, không thua kém mạ dược.

- Mạ khô (mạ đồi, mạ nương): Làm đất khô, gieo sâu 2-3 cm (hoặc chọc lỗ bỏ

hạt) dùng cào, bừa răng lấp hạt. . . ở đồng bằng, làm đất nhỏ lên luống, gieo

hạt, lấp một lớp đất bột mỏng và tưới ẩm. Loại mạ này, sau cấy bén rễ nhanh,

mọc khỏe.

Page 6: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

6

- Mạ nổi (mạ bè): Phổ biến ở vùng đất trũng không làm được mạ dược (mạ

nước). Lấy rơm cỏ kết thành bè rộng 1-1,2 m, nổi lên 3-5 cm, dùng đất sét,

bùn loãng rải lên rồi gieo mầm.

* Làm đất gieo mạ

*Mạ dược:

Chuẩn bị ruộng mạ : Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu, đất cát pha

hoặc thịt nhẹ và tiện chăm sóc.

*Làm đất:

Đất cày ngả sớm, bừa 4-6 lần, nhuyễn và sạch cỏ. Nếu đất chua có thể bón

vôi 15-20 kg/ sào Bắc Bộ. Bón lót 3- 4 tạ phân chuồng, 7-10 kg supe lân, 2 kg urê

và 3kg kali/ sào.

Lên luống rộng 1,2 - 1,4 m, có rãnh

thoát nước, mặt luống phẳng ở vụ đông

xuân, mặt luống hơi vồng ở vụ mùa để dễ

thoát nước.

Gieo mạ: Hạt giống sau khi xử lí,

ngâm ủ nảy mầm đều là đem gieo

Mật độ và kỹ thuật gieo: Vụ đông

xuân gieo 40-45 kg/ sào Bắc bộ, vụ mùa ít

hơn (tùy theo giống, thời vụ và khối lượng

hạt). Gieo hơi chìm hạt, nhất là vụ đông

xuân để chống rét, sau gieo có thể phủ một

lớp tro mộc ( 8-10 kg/sào).

Mạ sân, mạ trên nền đất cứng:

Là giải pháp tình thế trước đây để

khắc phục hiện tượng thiếu mạ trong vụ

đông xuân, do thời tiết rét đậm kéo dài, mạ

dược bị chết nhiều. Song hiện nay biện pháp

này đã trở thành tiến bộ kỹ thuật được áp

dụng rộng rãi. Làm mạ sân hay mạ trên nền

đất cứng không phức tạp chỉ cần chọn được

Page 7: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

7

nền đất cứng (bờ mương, ven đường, sân, vườn..), làm cho mặt đất phẳng, rải một

lớp bùn hoặc đất bột mỏng lên sân hay nền đất cứng ( Nếu đất xấu nên trộn thêm

với phân chuồng hoai mục đã được ủ với lân để đảm bảo dinh dưỡng cho mạ) , gieo

hạt đã xử lí, ngâm ủ, nảy mầm đều.

Lượng gieo: 1,0 -1,5 kg hạt giống/m2. Tưới nước giữ ẩm.

c. Chăm sóc và quản lý ruộng mạ

Chăm sóc mạ dược:

Nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ

phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng

của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống

mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh

đứt rễ.

Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng bón từ 0,5- 1,0 kg Urê/

sào Bắc bộ tùy theo giống và độ phì đất. Trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón

tiễn chân giúp cây mạ ra rễ mới. Mạ tốt, mạ già không nên bón thúc nhiều.

Phòng chống rét: Dùng các giống chịu rét. Gieo đúng thời vụ, gieo vào lúc

trời ấm, gieo mật độ dày, tăng phân chuồng và lân, không bón đạm vào lúc trời rét,

điều tiết nước và che phủ Nilon cho mạ trong những đợt rét.

Phòng chống mạ già, mạ ống: Mạ đông xuân rất mẫn cảm với nhiệt độ.

Cần đề phòng mạ ống khi thời tiết ấm, nhiệt độ bình quân trên 200c kéo dài và tích

ôn đạt 5000c . Điều kiện đất tốt, nước nhiều, gieo dày cũng dẫn tới mạ ống.

Biện pháp chống mạ già và ống: Rút nước để ruộng mạ khô, không bón

đạm, bố trí thời vụ thích hợp và tránh tình trạng “mạ chờ ruộng”.

Phòng chống sâu bệnh cho mạ: Tiến hành phòng trừ khi sâu bệnh phát sinh

rộ.

Tiêu chuẩn mạ tốt: Mạ cứng cây, khỏe, tỉ lệ bẹ / lá cao, đanh dảnh, màu sắc lá xanh

vàng, tỉ lệ C/N thích hợp, mạ không bị ống, có sức ra rễ mạnh và không có sâu

bệnh.

Đúng tuổi: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm

mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Thí dụ, ở vụ mùa tính tuổi

Page 8: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

8

mạ theo ngày tuổi, còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ

trên nền đất cứng 2-3 lá).

Chăm sóc mạ sân: Đối với mạ sân, sau khi gieo hạt cần đặt biệt điều tiết

nước và giữ ẩm cho mạ. Số lần tưới nước phụ thuộc vào nhiệt độ và cường độ ánh

sáng trong ngày. Ở vụ mùa số lần tước nước đòi hỏi nhiều hơn ở vụ xuân, đặc biệt

vào những ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao. Khi đó, cứ 20- 30 phút cần tưới nước

một lần để giữ ẩm. Khi mạ có 2,5 - 3 lá là đủ tuổi để nhổ cấy.

2. Kỹ thuật làm đất cấy

Đất trồng lúa có hai dạng cơ bản :

Đất chuyên canh lúa: Thường có chân

vàn hoặc chân trũng khó thoát nước. Loại đất

này thường làm dầm, khi có điều kiện thì chỉ

rút nước phơi ải sau khi đã thu hoạch xong vụ

lúa mùa.

Đất luân canh lúa-màu: Là đất chân cao,

cấy vụ mùa và làm màu vụ đông xuân. đất này

không phơi ải mà chỉ làm dầm.

Kỹ thuật làm đất

Đất lúa cần phải cày sớm, ruộng làm dầm

phải giữ nước. Ruộng làm ải cần được phơi kỹ,

giữa đợt cày đảo ải. Làm ải có tác dụng cho đất

thoáng, tiêu diệt được một số loại dịch hại trong

đất. Nếu phơi ải gặp mưa lớn không có khả

năng phơi lại thì phải giữ nước, chuyển sang

làm dầm.

Làm đất lúa phải cày sâu, bừa kỹ cho đất

nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng thuận lợi cho khi

cấy đồng đều và điều tiết nước.

Cày sâu tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát

triển tốt, tăng nguồn dự trữ dinh dưỡng, có lợi cho các hoạt động của vi sinh vật

vùng rễ phân giải các chất hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường dinh dưỡng cho lúa.

Page 9: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

9

Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ, cỏ dại. đất lúa cấy mạ sân

càng phải được làm kỹ hơn, mặt ruộng phẳng hơn và để mức nước nông để lúa cấy

xong phát triển thuận lợi.

Bón lót: Trong quá trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót. Bón lót phân

chuồng, phân xanh, vôi và các loại phân vô cơ như lân, kali, đạm…Bón lót sâu và

hợp lí :

Bón lót phân xanh và vôi (nếu có) vào lúc cày ngả, phân chuồng và phân lân

bón vào lúc cày lại, đạm và kali bón trước khi bừa cấy.

Vụ chiêm xuân nhiệt độ đầu vụ thấp cần quan tâm bón lót nhiều hơn vụ mùa.

Kỹ thuật cấy

Mật độ và khoảng cách cấy: Mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình

hình thành số bông. Xác định mật độ cấy hợp lý cần dựa và

Thời vụ cấy: vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao.

Vụ xuân cấy mật độ: 45-55 khóm/m2, 2-3 dảnh /khóm

Vụ mùa cấy mật độ: 40- 45 khóm/m2, 2-3 dảnh / khóm

Khoảng cách:

Vụ xuân: 20 cm X 11cm hoặc 18 cm X 11 cm

Vụ mùa: 20 cm X 11 cm.

Giống: loại hình nhiều bông cấy dày hơn loại hình to bông.

Giống nhiều bông cấy 200 -250 dảnh cơ bản /m2

Giống to bông: cấy 180 -200 dảnh cơ bản /m2

Đất và dinh dưỡng: Đất xấu, ít phân cấy dầy hơn nơi đất tốt và nhiều phân.

Tuổi mạ, chất lượng mạ: Mạ già chất lượng kém cấy dày hơn mạ non, mạ tốt.

Trình độ thâm canh: Nơi có trình độ thâm canh thấp cần cấy dầy hơn nơi có trình

độ thâm canh cao.

Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông 3-4 cm( cấy sâu 5-6cm lúa sẽ phát

sinh 2 tầng rễ), ở vụ chiêm xuân cấy sâu hơn vụ mùa.

Page 10: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

10

Để cấy nông, cần làm đất kỹ, giữ nước nông, cấy ngửa tay. Cấy thẳng hàng dễ kiểm

tra, bảo đảm mật độ và tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc sau này.

3. Kỹ thuật chăm sóc lúa

a. Làm cỏ

Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón

thúc. Sau đó tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ

1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn

có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già

và kích thích ra rễ mới. Làm cỏ bằng tay, cào răng đẩy tay

b. Trừ rong rêu: Những ruộng lúa có nhiều rong rêu thì nên trừ bằng cách

tháo cạn nước 5-6 ngày kết hợp bón vôi bột (5-10 kg/ha), hoặc phun

CuSO4 5-10% vào ngày nắng từ 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày,

hoặc dùng MCPA dung dịch 0,4% phun 500 lít/ ha.

c. Bón thúc:

Bón thúc đẻ nhánh: Khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp với làm cỏ đợt I, bón 50

-60 % lượng đạm

Bón đón đòng: Trước trỗ 30 -35 ngày. Bón đón đòng có tác dụng xúc tiến

phân hóa rễ và hoa nhằm đạt số hạt / bông cao.

Bón nuôi đòng: Tiến hành vào thời gian trước trỗ 12-15 ngày. bón nuôi đòng

có tác dụng tăng tỉ lệ hạt chắc và khối lượng hạt.

Để tăng hiệu quả của phân bón thúc nên bón sâu theo cách kết hợp với làm

cỏ sục bùn, giữ nước vừa phải, không bón khi thời tiết xấu . . .có thể dùng phân

viên tổng hợp bón tập trung vào gốc sẽ năng cao hiệu quả của phân.

d. Tưới nước

Tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể đảm bảo chế độ nước phổ biến như sau: duy

trì mức nước < 5 cm vào thời kỳ sau cấy đến thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, > 20cm

vào thời kỳ cuối đẻ nhánh để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu lúa tốt, sinh trưởng

mạnh thì nên rút nước phơi ruộng, hạn chế dinh dưỡng cũng có tác dụng làm giảm

đẻ nhánh vô hiệu. Duy trì 5-10 cm nước vào thời kỳ làm đòng đến chín sữa. Sau

thời kỳ chín sữa có thể rút nước, lúa tiếp tục vào chắc, thuận lợi cho khâu thu

hoạch.

Trường hợp lúa xấu hoặc trên đất chua , mặn, phèn, phải duy trì mực nước 5-6 cm

để hạn chế phèn, mặn.

Page 11: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

11

e. Phòng trừ sâu bệnh:

Phải thường xuyên kiểm tra đồng

ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh

kịp thời. Cây lúa có nhiều loại bệnh như:

sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đục

thân năm vách đầu nâu , sâu đục thân năm

vạch đầu đen, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn

lá lớn, sâu năn hại lúa, sâu phao, sâu gai,

châu chấu hại lúa, rầy nâu, rầy lưng trắng,

bọ xít, bọ trĩ, bệnh do vi khuẩn: bệnh

bạch lá, bệnh do vi-rút: bệnh vàng lụi,

bệnh virut lúa cỏ, bệnh lùn xoắn lá; bệnh

do nấm: bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn,

bệnh hoa cúc, bệnh truyền qua hạt giống,

bệnh lúa von, bệnh thối bẹ, bệnh đốm

nâu, bệnh đốm vòng, bệnh cháy lá, chuột

đồng hại lúa. Sau đây là một số biện

phát phát hiện bệnh và cách phòng trừ

bệnh hại lúa.

Sâu cuốn lá nhỏ

Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới

khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm

có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng

xen kẽ thường phát sinh nặng.

* Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ

dại là nơi trú ngụ qua đông.

- Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón

phân hợp lý.

- Bẫy đèn diệt bướm. Thường

xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non

có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ

nhánh), 6-9 con/m2 (lúa làm đòng) cần

Page 12: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

12

phun thuốc.

- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate

2.5EC... phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có

hiệu quả.

Sâu cuốn lá lớn

Thường gây hại lúc lúa đứng cái; vùng truntg du và miền núi bị hại nặng hơn

đồng bằng. Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng.

* Phòng trừ

Gieo cấy mật độ vừa phải; chăm sóc bón phân hợp lý. Ruộng bị hại nặng có

thể dùng rào tre kéo phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc

Karate 25EC để diệt sâu non. Sau khi phun thuốc chăm sóc tốt để lúa nhanh hồi

phục.

Châu chấu hại lúa

- Châu chấu non hại lúa ngay sau khi

nở. Trưởng thành thích ánh sáng đèn, ánh

sáng lửa; ban ngày hoạt động mạnh từ 7- 10

giờ sáng và từ 3- 5 giờ chiều.

- Châu chấu phá hại quanh năm,

thường gây hại nặng trên lúa chiêm xuân

cuối vụ, mạ mùa và lúa mùa sớm.

* Phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng. làm sạch cỏ bờ hạn chế nơi trú ngụ của châu chấu.

- Thời kỳ mạ và lúa con gái dùng vợt để bắt châu chấu.

- Những vùng trung du và miền núi về đêm nên đốt các đống lửa để diệt châu

chấu.

Page 13: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

13

- Khi châu chấu phát sinh rộ, mật độ

cao phun các loại thuốc như Sherpa 25EC,

Fastac 5EC... tốt nhất phun vào giai đoạn

châu chấu non mới nở.

Bọ xít: gồm các loại bọ xít dài, bọ xít

xanh, bọ xít đen

Bọ xít thường gây hại nặng ở tất cả các

giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, quan trọng

nhất là thời kỳ trỗ, bông lúa bị hại lửng lép

hoặc bạc trắng, giảm năng suất.

Ruộng lúa gần bìa rừng, gần ruộng

rau màu và có nhiều cỏ dại thường

bị hại nặng.

* Phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, diệt

trừ cỏ dại và ký chủ phụ.

- Phát hiện sớm thu gom ổ

trứng để diệt, vợt bắt con trưởng

thành.

- Dùng bả lá xoan tẩm nước giải một ngày, bó vào cọc cắm nhử bọ xít dài

đến để tiêu diệt.

- Dùng các loại thuốc Ofatox

400EC, Fastac 5EC, Dimenat 40EC

hoặc Actara 25WG. phun khi bọ xít

phát sinh rộ.

Bệnh đạo ôn

Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ

bông, gié và hạt. Thời tiết âm u, ẩm

ướt, có sương, cấy giống nhiễm,

bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh

phát triển.

Page 14: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

14

* Phòng trừ

Dùng các giống lúa kháng bệnh IR 1820, IR 17494, C70, C71, ITA 212,

không dùng hạt giống ở ruộng bị bệnh. Bón phân cân đối. Khi phát hiện có bệnh

không được bón đạm, giữ nước xăm xắp, cắt tỉa bỏ lá bệnh đem đốt. Phun thuốc

New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2% trừ đạo ôn lá, thuốc Fujione

40EC, Beam 75WP trừ đạo ôn lá, cổ

bông.

Bệnh khô vằn

Bệnh phát triển thuận lợi trong

điều kiện thời tiết nóng ẩm nên ở miền

Bắc vụ chiêm xuân bệnh xuất hiện từ

tháng 3; 4, vụ mùa bệnh xuất hiện

ngay từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh nên

thường hại nặng hơn vụ chiêm xuân.

Ruộng lúa cấy dày, rậm rạp, bón đạm

lai rai về cuối vụ bệnh nặng.

* Phòng Trừ

- Cấy dày vừa phải, bón phân

cân đối.

- Phân chuồng phải được ủ

kỹ.

- Khi lúa bị bệnh có thể dọn

sạch tàn dư bệnh trên ruộng kết hợp

phun thuốc trừ bệnh.

- Sử dụng các lọai thuốc trừ bệnh

như Validacin 3SL, 5L, 5SP;

Vacocin 3SL; Anlicin 5WP, 5SL....

Chú ý: Nếu bệnh xuất hiện

muộn vào thời kỳ lúa trỗ chín có thể leo lên lá đòng thì cần phun, không leo lên lá đòng là an toàn.

Bệnh đốm nâu

Page 15: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

15

Cây mầm nhiễm bệnh dễ

dàng quan sát thấy những vết nâu

tròn, bầu dục trên lá mầm, làm biến

dạng lá mầm. Bệnh còn làm cho rễ

mầm biến màu và thối đen. Đa số

cây mầm bị nhiễm bệnh nặng

thường bị chết hoăc phát triển

không bình thường.

Vết bệnh trên lá ban đầu là

những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau

đó phát triển thành các vết bệnh

màu nâu tròn, bầu dục trên lá, kích

thước vết bệnh dài 1-4 mm ở

những giống nhiễm vừa, 5-14 mm

ở những giống nhiễm nặng. Ruộng

bị bệnh nặng thường có màu đỏ rực

như màu lửa.

Bệnh gây hại trên hạt làm

cho hạt lúa có các vết màu nâu hay bị biến màu đen. Nấm bệnh tồn tại trên hạt, là

nguồn bệnh cho vụ sau.

Page 16: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

16

4. Thu hoạch bào quản

Thu hoạch lúa

Thu hoạch thủ công: Liềm các loại

là công cụ chủ yếu và được sử dụng phổ

biến tại các hộ gia đình, trang trại nhỏ.

Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các

máy gặt cải tiến loại vừa và nhỏ để thu

hoạch lúa.

Đập, tuốt lúa: Đập lúa bằng tay, trục

lúa bằng trục đá có trâu bò kéo, tuốt lúa

bằng máy đạp chân, bằng máy tuốt thủ

công nhỏ hoặc bằng máy tuốt lúa.

Nơi đập tuốt lúa phải được lót bạt,

hoặc tực tiếp ở sân phơi, nhưng phải sạch

rác, sạn và không được lẫn với giống

khác.

Phơi sấy, cất trữ bảo quản

Phơi sấy: yêu cầu phơi khô để hạt

có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng như

không cho mầm bệnh phát triển và hoạt

động. Có thể sử dụng 2 phương pháp phơi

sấy chủ yếu sau:

Phơi bằng ánh sáng mặt trời: hạt lúa nói chung có thể được phơi bằng ánh

sáng tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ

ánh sáng mạnh.

Phương pháp làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa có thể

làm khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 450c, thời gian

sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối

lượng hạt cần xử lý.

Cất trữ bảo quản: Sau khi lúa đã phơI khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào

bao để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phảI được khử trùng, dọn

Page 17: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

17

sạch trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng

tôn đặt ở nơI khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột.

Nếu bị dịch hại và ẩm mốc cần phảI xử lí ngay.

PHẦN 2 - KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ LAI TRÊN

ĐẤT DỐC

(Nguồn: Tài liệu của viện khoa học nông nghiệp Việt Nam(web: vaas.org.vn/kythuattrongngotrendatdoc)

1. Giới thiệu chung về cây ngô lai

Các giống ngô lai có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng suất cao, song

đòi hỏi thâm canh cao. Hạt của ngô lai không để giống được cho vụ sau mà phải

mua mỗi khi gieo trồng và giá khá cao. Một số giống ngô lai đang được trồng phổ

biến: LVN10, LVN4, DK888, DK999, C-919, Pacific và một số giống Bioseed...,

tuỳ theo thời gian sinh trưởng, các giống ngô lai được chia thành các nhóm sau:

- Nhóm giống dài ngày: LVN10, DK888, DK999...

- Nhóm giống trung ngày: LVN19, LVN12, LVN4...

- Nhóm giống ngắn ngày: P11, P60, LVN 20, LVN17, C-919...

Đời sống của cây ngô được chia ra nhiều giai đoạn sinh trưởng phát triển,

mỗi giai đoạn đều có những yêu cầu ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc khác nhau.

- Giai đoạn từ gieo đến mọc: Giai đoạn này thường kéo dài từ 5-7 ngày nên

yêu cầu làm đất phải thoáng khí, tơi xốp, đủ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

- Giai đoạn từ mọc đến 3-4 lá: Giai đoạn này chất dinh dưỡng dự trữ trong

hạt đã hết nên cây phải hút chất dinh dưỡng từ đất để nuôi thân lá. Vì thế, cần phải

bón lót đầy đủ và xới xáo kịp thời.

- Giai đoạn cây ngô từ 7-9 lá: Đây là giai đoạn quyết định năng suất ngô (số

bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp ngô và kích thước của bắp ngô).

Page 18: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

18

- Giai đoạn xoáy nõn (trước khi trổ cờ khoảng 10 ngày) trổ cờ-phun râu:

Giai đoạn này quyết định số hạt chắc trên bắp ngô, cây ngô rất mẫn cảm với điều

kiện thời tiết bất thuận như hạn, nóng, rét. Vì vậy, phải tính toán thời vụ gieo trồng

thích hợp.

- Giai đoạn từ trổ cờ đến thu hoạch: Thời kỳ này kéo dài từ 45-50 ngày tuỳ

theo giống, cần chú ý sau khi trổ 10 ngày nếu gặp hạn thì hạt ngô vẫn bị lép nhiều.

2. Đất trồng và thời vụ

a. Đất trồng ngô

Ngô vùng này chủ yếu được trồng trên nhóm: Đất phù sa, đất đen nhiệt đới

và đất đỏ vàng.

+ Đất phù sa sông suối với diện tích 78 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở Điện

Biên, Hòa Bình và Sơn La. Đất rất thích hợp cho sản xuất lúa và ngô…Chúng ta, sẽ

phát triển diện tích ngô trên đất này bằng cách tăng cường sản xuất vụ ngô với các

cơ cấu: Lúa xuân-lúa mùa-ngô đông, ngô xuân-lúa mùa-ngô đông hoặc ngô xuân-

ngô hè thu; có thể chuyển diện tích đất ruộng thiếu nước vụ xuân sang trồng vụ ngô

Xuân. Chú trọng bón cân đối các nguyên tố N, P, K cần chú ý nguyên tố K.

+ Đất đen nhiệt đới: khoảng 8,6 nghìn ha, tập trung ở tỉnh Sơn La. Đất

thường được phân bố ở những địa hình khá bằng phẳng. Đất có chất lượng khá tốt,

thích hợp cho việc phát triển cây ngô trên loại đất này.

+ Nhóm đất đỏ vàng với diện tích lớn nhất 1.323 nghìn ha, với các loại đất:

Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ vàng

trên đá sét và biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát

và đất nâu vàng trên phù sa cổ.

- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, có diện tích khoảng 198

nghìn ha, phân bố tập trung ở các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Điện Biên. Đất có có

Page 19: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

19

chất lượng khá tốt: hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số khá cao, thành phần cấp hạt

nặng (sét), Song, lượng nước hút ẩm của đất khá cao, độ ẩm cây héo đối với ngô

lớn. Độ ẩm hữu hiệu khá cao, mùa khô nhiều trường hợp độ ẩm của tầng mặt xuống

dưới độ ẩm cây héo. Đất rất thích hợp cho cây ngô, tuy nhiên cần chú trọng: chống

xói mòn; che phủ, giữ ẩm đất vào mùa khô; làm đất tối thiểu để bảo vệ kết cấu đất

và bón phân cân đối N, P, K; cần chú ý P và K trong tỷ lệ cân đối.

- Đất đỏ nâu trên đá vôi có diện tích khoảng 153 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở

các tỉnh Sơn La và Điện Biên, đất có các chất dinh dưỡng khá, thành phần cấp hạt

từ trung bình đến nặng, đất xốp, song tốc độ thấm nước mạnh. Trong điều kiện khô

hạn ở tầng mặt thường thiếu ẩm nghiêm trọng. Đất thích hợp với nhiều loại cây

trồng (cây công nghiệp và cây lương thực) đặc biệt là ngô. Khi sử dụng loại đất này

cần chú ý các biện pháp giữ ẩm và chống xói mòn.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất có diện tích khoảng 1,167 nghìn ha,

phân bố chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu: đất có độ dầy trung bình,

kém tơi xốp hơn đất đỏ bazan, đất chua pH 4-4,5, thường có thành phần cơ giới

nặng, lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Đất khá phù hợp với cây ngô, cần chú ý đến

bón phân cân đối đặc biệt là lân, nâng cao hàm lượng hữu cơ bằng các biện pháp

như: che tủ gốc bằng tàn dư thực vật, vùi phụ phẩm nông nghiệp (thân lá ngô vụ

trước vùi cho vụ sau) và chống xói mòn rửa trôi.

- Đất vàng đỏ trên trên đá macma axit có diện tích khoảng 219 nghìn ha,

phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Sơn La và Lai Châu. Do địa hình dốc và nằm trên

đá mẹ axit nên tầng đất mỏng. Đất có chất lượng kém, dễ bị thoái hóa. Phát triển

diện tích cây lương thực ở những nơi địa hình phù hợp (có độ dốc < 250, nếu đất có

độ dốc >200 cần tạo các tiểu bậc thang trước khi trồng ngô, che phủ bằng vật liệu

hữu cơ), chú trọng các biện pháp chống xói mòn, bón phân cân đối và giữ ẩm cho

đất; Diện tích còn lại nên phát triển lâm nghiệp.

Page 20: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

20

- Đất vàng nhạt trên đá cát có diện tích khoảng 732 nghìn ha, phân bố chủ

yếu ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình. Đất có tầng mỏng. Đây

là loại đất rất xấu lại phân bố trên địa hình dốc và rất khô hạn, thường bị xói mòn

mạnh. Nên phát triển cây lâm nghiệp trên loại đất này. Ở các địa phương quỹ đất

hạn chế có thể trồng ngô trên loại đất ở những nơi địa hình thích hợp (có độ dốc <

250, nếu đất có độ dốc >200 cần tạo các tiểu bậc thang trước khi trồng ngô và che

phủ bằng vật liệu hữu cơ), cần chú ý đến thâm canh cây ngô, sử dụng các biện pháp

canh tác phù hợp, làm sao vừa tăng hàm lượng hữu cơ cho đất, chống xói mòn, giữ

ẩm.

Vùng Tây Bắc có tốc độ tăng rất nhanh diện tích sản xuất ngô, trong vòng 5

năm qua (2003-2008) diện tích ngô toàn vùng tăng khoảng 68 nghìn ha (52%).

Người dân đã tiến hành trồng ngô trên một số diện tích của nhóm đất mùn vàng đỏ

trên núi. Đất có diện tích khoảng 1.154 nghìn ha, phân bố ở tất cả các địa phương

trong vùng, tập trung chủ yếu ở Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Loại đất này nằm

ở vùng núi trung bình từ độ cao 700-900 m đến 2000 m so với mực nước biển. Khí

hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi thấp.

Do ở địa hình cao, dốc nên đất thường bị xói mòn mạnh. Đất có phản ứng

chua vừa đến chua ít; hàm lượng mùn cao; lân và kali tổng số và dễ tiêu từ nghèo

đến trung bình. Đất mùn vàng đỏ trên núi thích hợp cho việc sử dụng theo phương

thức nông lâm kết hợp; có thể phát triển cây dược liệu và cây ăn quả ôn đới. Đối

với cây ngô, nên hạn chế mở rộng diện tích trên nhóm đất này. Ở những diện tích

đã và đang sẽ trồng ngô cần chú trọng các biện pháp kỹ thuật: Chống xói mòn, bón

phân cân đối đặc biệt chú ý đến nguyên tố P, K…

b. Thời vụ gieo trồng ngô

Page 21: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

21

Mùa mưa vùng này bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và thời vụ trồng

ngô vụ hè thu cũng từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 và thu hoạch tháng 8, nếu gieo sớm

hơn khi đất còn khô thì ngô không mọc được, nếu gieo muộn hơn vào tháng 6 thì

đất ướt dính, rất khó làm đất. Những nơi đất đủ ẩm có thể tranh thủ gieo sớm vào

tháng 3 làm vụ Xuân-Hè đến đầu tháng 4 để cuối tháng 7 đầu tháng 8 thu hoạch rồi

trồng tiếp ngô Thu Đông.

Phương thức trồng xen cây họ đậu vào ngô khá phổ biến ở trong vùng, vừa

thu được sản phẩm vừa có tác dụng che phủ chống xói mòn và cỏ dại, giữ ẩm và

tăng cường chất hữu cơ cho tầng canh tác.

Lượng hạt giống và mật độ gieo trồng

- Lượng hạt giống cần khoảng 14-18 kg/ha tùy thuộc vào loại giống

- Mật độ: Nhóm giống dài ngày: Mật độ 5-5,5 vạn cây/ha; nhóm giống trung

ngày: 5,5-6 vạn cây/ha; nhóm giống ngắn ngày: 6-7 vạn cây/ha.

3. Làm đất, gieo hạt

Trên đất dốc có lẫn nhiều sỏi đá có thể dùng cuốc để rẫy cỏ rồi sau đó cuốc

đất để trồng ngô. Trên đất ruộng bậc thang hay sườn đồi có độ dốc vừa phải hay

thung lũng, bà con có thể dùng cày để làm đất, cày sâu 15-20 cm, làm 2 lần đất nhỏ

tơi xốp, nhặt sạch cỏ.

Sau khi làm xong đất, có thể dùng cày hoặc cuốc để rạch hàng với độ sâu 7-

10cm, khoảng cách giữa các hàng là 70cm; cây cách cây đối với các giống dài ngày

là 30cm và đối với các giống ngắn ngày là 25cm. Với đất dốc hoặc có nhiều sỏi đá

thì có thể cuốc hốc để trồng ngô, khoảng cách giữa các hốc khoảng 70cm, cuốc đến

đâu thì gieo ngay đến đó. Có thể bón phân trực tiếp vào hốc, rãnh, lấp đất rồi mới

tra hạt và lấp đất bề mặt dày 3-5cm.

4. Bón phân

Page 22: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

22

+ Lượng bón: Phân chuồng 8-10 tấn/ha; đạm urê 250kg/ha; supe lân

350kg/ha; clorua kali 120kg/ha.

+ Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân (có thể bón khi làm đất hoặc lúc

gieo trồng).

- Bón thúc đợt 1 (khi cây ngô 3-4 lá): Bón 70-80kg u rê/ha (2,5-3kg/sào) và

30-40 kg kali/ha (1-1,5kg/sào), kết hợp với việc xới đất và làm sạch cỏ dại cho ngô.

- Bón thúc đợt 2: (Khi cây ngô 7-9 lá): Bón 100-120kg urê (3,7-4,5 kg/sào)

và 50-60kg kali/ha (1,8-2,2kg/sào). Hai loại phân trên được trộn với nhau và bón

cách gốc 10-12cm. Đợt bón này kết hợp với xới xáo và vun cao để giúp bộ rễ ngô

phát triển.

- Bón thúc lần 3: Đợt bón này khi cây ngô ở giai đoạn xoáy nõn, có tác dụng

nuôi hạt, bón hết lượng phân urê và kali còn lại.

* Chú ý: Nên bón phân cách hốc ngô 5 - 6 cm, bón đến đâu lấp đất đến đó để

tránh phân bay hơi. Không nên bón vãi phân vì như vậy phân sẽ rơi vào nõn ngô

gây héo lá và búp non, cũng không nên bón phân vào ngày trời mưa vì phân sẽ bị

rửa trôi.

5. Chăm sóc

Tỉa, giặm cây: Khi cây được 3-4 lá, cần tỉa bớt những cây nhỏ yếu hoặc cây

bị bệnh, chỉ nên để lại 1 cây/hốc. ở những chỗ mất cây, có thể tiến hành giặm (lấy

những cây đã được gieo dự phòng) để đảm bảo mật độ.

Xới xáo, làm cỏ: Nếu có điều kiện nên xới xáo và kết hợp làm cỏ 3 lần vào

các đợt bón thúc. Cần chú ý vun gốc, làm cỏ cho ngô khi cây ở giai đoạn trỗ.

6. Phòng trừ sâu bệnh

a. Sâu bệnh

Phát hiện kịp thời thì việc phòng trừ mới có hiệu quả nên áp dụng biện pháp

phòng trừ tổng hợp bằng cách vệ sinh đồng ruộng, đốt cháy các tàn dư thực vật của

Page 23: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

23

vụ trước để diệt các trứng sâu trước khi gieo. Ở mỗi thời kỳ khác nhau có các loại

sâu khác nhau, trong đó có một số loài sâu hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát

triển của cây ngô như: Sâu đục thân, sâu ăn trái và sâu ăn tạp. Dùng Padan 4H hay

Basudin 10H, Bam 5H hoặc các loại thuốc hột khác để phòng ngừa sâu đục thân và

sâu đục trái, bằng cách bỏ một nhúm nhỏ thuốc (khoảng 3-4 hột) vào họng cây ngô

20 và 40 ngày sau khi gieo.

b. Bệnh hại

Ngô có nhiều loại bệnh hại như: bệnh khô vằn, bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá

lớn, bệnh về dinh dưỡng … trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Sau

đây là đặc điểm về một số loại bệnh thường gặp trong quá trình sinh trưởng phát

triển của cây ngô.

Bệnh khô vằn

*Triệu chứng bệnh

Bệnh gây hại ở khắp các vùng

trồng ngô. Nấm bệnh có thể gây hại

cho ngô từ khi mới nảy mầm đến

khi thu hoạch. Mầm bị nhiễm bệnh,

trên rễ mầm và thân mầm thường

có những vết bệnh màu nâu. Ngô bị

nhiễm bệnh trong giai đoạn mầm

thường còi cọc và vàng. Song biểu

hiện rõ và nặng của bệnh là ở giai

đoạn cây ngô trỗ cờ đến làm hạt.

Trên lá, lá bao bị bệnh, ban đầu thường xuất hiện những đốm nhỏ dạng dội

nước sôi, vết bệnh lớn dần không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền xanh

sẫm hay mầu nâu. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành đám lớn dạng vằn da

Page 24: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

24

hổ. Vết bệnh trên phiến lá và lá bao cũng giống như vết bệnh trên bẹ lá. Khi trời ẩm

ướt trên mặt vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng và nhữnh hạch nấm xốp khi còn

non có màu trắng, khi già chuyển màu nâu. Hạch nấm là nguồn lây nhiễm của nấm

bệnh. Bệnh làm giảm năng suất và cây bị bệnh nặng hạt ngô sẽ bị lép.

*Nguyên nhân bệnh

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Hạch nấm tồn tại trong đất và

tàn dư cây bệnh và hạt giống là nguồn lan truyền bệnh trên đồng ruộng.

*Biện pháp phòng trừ

Không chọn những bắp bị bệnh để làm giống. Lựa chọn các giống có khả năng

kháng bệnh để trồng. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh. Cày ải

hoặc ngâm dầm để diệt hạch nấm. Xử lý hạt giống bằng Rovrral (2g/ 10kg hạt).

Khi ngô đã lớn làm sạch cỏ, bóc sạch bẹ và lá bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế

bệnh và ruộng ngô thông thoáng. Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ủ

với phân chuồng bón cho ngô, lượng dùng 80 – 100 kg/ha (4 kg/ sào Bắc bộ). Phun

trừ bệnh bằng thuốc Validamicin 3 SC, pha nồng độ 0,2-0,25%.

Bệnh đốm lá nhỏ

*Triệu chứng bệnh

Bệnh phổ biến ở khắp các vùng

trồng ngô và trên tất cả các giống ngô

địa phương, ngô lai. Bệnh gây hại từ

khi cây có 2 – 3 lá cho đến hết thời kỳ

sinh trưởng của cây. Vết bệnh lúc đầu

Page 25: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

25

là những chấm nhỏ, sau có dạng hình thoi. Xung quanh vết bệnh có thể có những

đường viền dạng ngậm nước, sau chuyển thành màu vàng. Giữa vết bệnh có màu

trắng xám. Kích thước của vết bệnh thay đổi theo giống, có thể từ 2 – 6 x 3 -22

mm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành đám lớn làm tổn thương lá và giảm

quang hợp ảnh hưởng đến năng suất ngô.

* Nguyên nhân bệnh

Bệnh đốm lá nhỏ do nấm Helminthosporium maydis Nisikado gây ra. Bệnh

thường gây hại nhiều ở những ruộng ngô xấu tức là những ruộng không có sự đầu

tư thâm canh làm cho cây còi cọc, xấu sinh trưởng kém, còi cọc, không phát triển

được. Tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng là nguồn lây nhiễm cho vụ sau.

*Biện pháp phòng trừ

Sử dụng giống ngô có khả năng chống chịu bệnh, dùng hạt giống sạch bệnh.

Xử lý hạt giống bằng Rovrral (2g/ 10kg hạt). Những vùng thường bị bệnh nặng nên

luân canh với các cây không phải là ký chủ của bệnh. Chăm sóc tốt làm cho cây

khỏe tăng cường khả năng chống bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư

cây bệnhđem tiêu hủy và tạo độ thông thoáng cho ruộng ngô. Phun các loại thuốc

Tilt 250ND và Anvil 5SC nồng độ 0,1% để phòng trừ bệnh trên đồng ruộng.

Page 26: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

26

Bệnh đốm lá lớn

*Triệu chứng bệnh

Bệnh xuất hiện ở khắp

các vùng trồng ngô. Triệu

chứng bệnh có thể nhận thấy

trên các bộ phận như bẹ lá,

lá bao và rõ nhất ở trên lá.

Bệnh thường xuất hiện lá

già sát gốc trước, sau đó lan

dần lên những lá trên. Ban

đầu vết bệnh là vệt nhỏ,

dạng ngậm nước, sau lớn

dần có hình thoi, trung tâm vết bệnh có màu nâu sáng, xung quanh màu nâu tối. Vết

bệnh lớn, kích thước từ 0,3 – 3 x 0,5 cm, đôi khi tới 20 cm. Trong điều kiện ẩm ướt

trên bề mặt vết bệnh xuất hiện lớp mốc màu đen. Vết bệnh phát triển rất nhanh tạo

thành những đám lớn. Lá ngô bị bệnh nặng, nhiều vết liên kết với nhau làm cho cả

phiến lá khô táp. Lá mất màu, héo khô và giòn, làm giảm quang hợp của cây ảnh

hưởng tới năng suất.

*Nguyên nhân bệnh

Bệnh đốm lá lớn do nấm Helminthosporium turcicum Pass gây ra. Nấm bệnh

xâm nhập vào lá qua lỗ khí khổng chủ yếu ở các bộ phận còn non trên cây. Những

ruộng ngô xấu, ít được chăm sóc hoặc những ruộng thường xuyên bị thiếu

nước...làm cho cây ngô sinh trưởng kém, còi cọc, không phát triển được là điều

kiện thuận lợi để bệnh phát sinh phát triển. Các giống ngô địa phương bị bệnh nặng

hơn các giống ngô lai. Tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng là nguồn lây nhiễm cho vụ

sau.

Page 27: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

27

*Biện pháp phòng trừ

Sử dụng giống ngô có khả năng chống chịu bệnh, dùng hạt giống sạch bệnh.

Xử lý hạt giống bằng thuốc Rovrral (2g/ 10kg hạt). Luân canh trồng ngô với lúa và

cây họ đậu. Chăm sóc tốt làm cho cây khỏe tăng cường khả năng chống bệnh. Vệ

sinh đồng ruộng, thu dọn sach tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi ruộng tiêu huỷ. Thường

xuyên ngắt tỉa lá già, lá bệnh, tạo độ thông thoáng cho ruộng ngô. Phun các loại

thuốc Tilt 250ND và Anvil 5SC nồng độ 0,1% để trừ bệnh.

Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

Page 28: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

28

Page 29: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

29

7. Thu hoạch, bảo quản ngô

Xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và

cuối trái.Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp

màu đen là ngô đủ chín sẵn sàng để thu hoạch. Nên chặt đọt phơi trái ngoài đồng 5-

7 ngày trước khi thu hoạch. Sau đó lột vỏ phơi trái vài

nắng (ẩm độ còn khoảng 20-24%) để khi thu hoạch tách hạt giảm tỉ lệ nứt bể. Nếu

để tồn trữ nên phơi hạt còn độ ẩm 14-15%. Thân lá cây ngô sau khi thu hoạch nên

cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.

Page 30: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

30

PHẦN 3 - KỸ THUẬT TRỒNG LẠC

1. Thời vụ trồng

Các tỉnh miền bắc:

- Vụ xuân: 03/01 – 30/02

- Vụ thu đông: 15/08 – 10/09

Duyên hải miền trung:

- Vụ xuân: 01/12 – 30/01

- Vụ thu đông: 15/07 – 15/08

2. Làm đất

Cày sâu 25 -30 cm, bừa kỹ và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống rạch hàng.

3. Lượng giống cần cho 1 sào bắc bộ

Trước khi gieo nên thử lại sức nảy mầm. Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên

85% thì lượng giống cần 7,2- 8,0 kg (giống vụ Xuân) và 6,4 – 7,2 kg (giống vụ Thu

hoặc thu đông).

4. Kích thước luống và mật độ gieo:

Luống rộng 75 - 80 cm (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo luống

cao 20 - 25 cm và mặt luống rộng 45 - 50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống.

Khoảng cách hốc cách hốc 10 cm gieo 1hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18

- 20 cm gieo 2 hạt/hốc

Luống rộng 1,3m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống

rộng 1,0m được gieo thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hàng

cách hàng 25 cm và hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách

hốc 18 - 20 cm gieo 2 hạt/hốc.

Chú ý: Khi gieo hạt, đất phải đủ ẩm, hạt được phủ sâu 3 - 5 cm.

5. Bón phân cho lạc

Page 31: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

31

- Lượng phân bón

+ Liều lượng phân bón tính cho 1 ha lạc là: 8-10 tấn phân chuồng + 20-

30kgN + 60-90kgP205 + 30-60K20.

+ Khi dùng phân đơn thì bón với lượng: 2,5 - 3,0 kg urê + 20 – 25 kg supe

lân + 3 - 4 kg kali clorua/sào.

+ Đối với cây lạc tốt nhất là dùng dùng phân hỗn hợp NPK loại 3:9:6 bón

với lượng : 35- 50kg/sào .

Tuỳ theo độ pH của từng loại đất để bón từ 20-30 kg vôi bột/sào.

- Cách bón

Đối với lạc có che phủ nilon: Bón lót toàn bộ lượng phân bón. Riêng vôi bột

để lại 50% bón khi ra hoa rộ.

Đối với lạc không che phủ nilon:

+ Vôi bột: Bón lót 50% khi cày bừa lần cuối, 50% còn lại bón lúc lạc ra hoa

rộ

+ Phân chuồng: Bón lót 100% sau khi cày bừa làm đất, sạch cỏ dại (trước khi

rạch hàng).

+ Phân NPK: Bón lót 70% sau khi cày rạch hàng và được lấp kín đất rồi mới

gieo. Bón thúc 30% lượng phân còn lại khi cây có 3-5 lá.

9. Tỉa dặm, xới xáo, làm cỏ

- Khi lạc có 2 lá thật nên tỉa dặm để đảm bảo mật độ.

- Khi lạc có 3-5 lá thật: Nhổ cỏ, xới xáo đất, kết hợp bón thúc.

- Khi lạc có 9 lá thật, lạc bắt đầu ra hoa thì cuốc cỏ xới sâu 5-6cm gần gốc.

Page 32: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

32

- Khi lạc ra hoa rộ, bón 50% vôi còn lại và kết hợp vun gốc cho lạc.

7. Tưới nước

Trong thời kỳ lạc ra hoa nếu trời không mưa thì những nơi có điều kiện

tưới nước có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:

+ Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất.

+ Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra.

8. Phòng trừ sâu bệnh

a. Sâu hại

Sâu xám:

- Triệu chứng gây hại: Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu

thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng,

giảm mật độ lạc trên ruộng.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Bắt bằng thủ công.

+ Dùng các loại thuốc hoá học như Match 50ND, Sherpa 25 EC …theo liều

khuyến cáo.

Sâu khoang:

- Triệu chứng gây hại: Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của

lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh

trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.

- Biện pháp phòng trừ:

Page 33: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

33

+ Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng.

+ Dùng bả chua ngọt để diệt trừ.

+ Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp.

+ Khi mật độ cao dùng thuốc Ofatox 40EC, Fastac theo liều khuyến cáo.

Rệp hại lạc:

- Triệu chứng gây hại: Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt

non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia

kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt,

rậm rạp.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối.

+ Dùng thiên địch để diệt trừ.

+ Khi rệp phát triển nhiều thì dùng Ofatox 50EC, Trebon 10EC theo liều

khuyến cáo để diệt rệp.

Sâu cuốn lá:

- Triệu chứng gây hại: Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu

trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.

- Biện pháp phòng trừ

+ Tổ chức bắt bằng thủ công.

+ Sử dụng thuốc hoá học như: Match 50ND, Sherpa 25 EC... Theo liều

khuyến cáo.

Page 34: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

34

Biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sâu hại lạc

- Trồng lạc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát

triển tốt.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chú ý ngay từ lúc mới gieo, phát

hiện kịp thời sâu xám, sâu khoang… nếu có mật độ cao nên tổ chức bắt sâu vào

sáng sớm hoặc chiều tối là biện pháp quan trọng và cho hiệu quả cao.

- Xử lý bằng thuốc Basudin 10H.

- Thời kỳ lạc ra hoa bói trở đi nếu có mật độ sâu khoang, sâu xanh, cuốn lá

cao (sâu tuổi lớn) nên tổ chức bắt sâu bằng thủ công vì dùng thuốc ít hiệu quả.

Trong trường hợp dùng thuốc thì phải xử lý lúc sâu mới nở tuổi 1-3.

b. Bệnh hại lạc

Bệnh héo xanh vi khuẩn:

- Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum.

- Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện khi lạc có 5-6 lá đến lúc hình thành củ.

Lạc chết héo đột ngột cả cây hay một số cành trên cây, nhưng lá vẫn xanh. Chẻ dọc

rễ cây bị bệnh có màu nâu đậm hơi khô, khi bị nặng thân rũ xuống, rễ thối đen. Khi

cắt một đoạn thân cây bị bệnh nhúng vào cốc nước trong ta sẽ thấy dịch nhầy chảy

ra ở vết cắt.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh.

+ Luân canh với các cây trồng như mía, bông ...

+ Dùng giống kháng bệnh.

Page 35: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

35

+ Tăng cường bón phân chuồng và vôi bột.

Bệnh lở cổ rễ

- Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctoniak gây hại.

- Triệu chứng: Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, khi mưa nhiều, độ

ẩm cao. Bệnh gây hại ở phần cổ rễ, rễ, gốc thân nơi tiếp giáp với mặt đất bị thâm

đen, cây héo dần và bị chết.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Xử lý đất bằng vôi bột.

+ Luân canh sau 2 vụ mới trồng lạc trở lại đối với đất trồng lạc bị nhiễm

bệnh nặng.

+ Khi bị nặng dùng thuốc Rovral 50WP, Ridomil…theo liều khuyến cáo.

c, Phòng trừ bệnh chết cây con

Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Rovral 50 wp 0,3g/1kg

hạt, hoặc phun carbedazin 0,5 – 0,7 lít/ ha.

d, Phòng trừ bệnh lá

Dùng Daconnil, Anvil, Bayleton 0,1 - 0,3% hoặc Zinhep 0,2%, Boocdo phun

lần 1 sau mọc 25 - 30 ngày, lần 2 cách lần một 15 - 20 ngày để ngăn ngừa bệnh

rụng lá sớm.

10. Thu hoạch và bảo quản:

Thu hoạch:

Page 36: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

36

Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch, thu hoạch khi lạc có số củ già đạt 85-90%

tổng số củ trên cây. Lạc sau khi nhổ bứt củ hoặc cắt cách gốc 10cm để cả chùm củ

phơi và bứt dần. Sau đó phơi quả dưới nắng đến khi bóc hạt thấy tróc vỏ lụa (độ ẩm

dưới 10%) là đủ tiêu chuẩn bảo quản.

Lạc che phủ nilon chín sớm hơn lạc không che phủ nilon 7-10 ngày nên cần

theo dõi để thu hoạch đúng thời vụ, tránh để lạc mọc mầm biến màu trong củ.

Phơi và bảo quản:

Đối với lạc giống phải phơi bằng các dụng cụ nong, nia… không phơi trực

tiếp trên sân gạch, xi măng, tôn dưới nắng to hoặc phơi củ lạc còn dính với cây

trong bóng râm. Sau khi phơi phải để lạc nguội, sau đó cho vào bao nilon hoặc

chum vại đậy kín, để nơi khô mát.

PHẦN 4 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI LANG

(Nguồn: Theo VNG.

Web:http://khcncaobang.gov.vn/index.php?option=com_docman&task=cat_view&

gid=73&limitstart=20)

I. Các loại giống khoai lang

Khoai lang là cây dễ trồng, có thể trồng được tất cả các vụ trong năm. Nếu sản

xuất ở điều kiện bình thường thì năng suất có thể đạt từ 16 - 25 tấn củ/1ha, 10 - 15

tấn thân lá/1ha, trong thời gian từ 70-80 ngày. Trong điều kiện được thâm canh

trồng đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là kali sẽ đạt năng suất cao từ 30-

40 tấn củ và 15-30 tấn thân lá/ha. Vì vậy, trồng khoai lang nhằm giải quyết thức ăn

Page 37: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

37

cho chăn nuôi. Tăng hệ số sử dụng ruộng đất, giải quyết công ăn việc làm khi nông

nhàn, tăng thu nhập. Nhất là làm vào vụ đông trên diện tích đất cấy 2 vụ lúa.

1. Giống khoai lang Hoàng Long

a. Nguồn gốc:

Là giống nhập nội của Trung Quốc hiện đang trồng phổ biến ở nhiều nơi trên

miền Bắc.

b.Những đặc tính chủ yếu:

Thuộc loại hình cây dài trung bình, thân màu tím đỏ, lá già xanh tím, gân lá

tím, mặt dưới lá tím, lá hình tim. Thời gian sinh trưởng ngắn, vụ đông 100 ngày, vụ

xuân 120 ngày. Năng suất bình quân 8-10 tấn/ha, cao 15 tấn/ha. Vỏ củ hồng nhạt,

ruột vàng đậm, bở trung bình, độ ngọt khá. Khả năng chịu hạn, rét kém, dễ sùng hà.

c. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:

- Thích hợp với vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, trên các loại đất cát pha.

Thời vụ trồng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, vụ xuân tháng 1 đến đầu tháng 2. Mật

độ 4-5 vạn dây/ha, đặt dây kiểu dọc luống.

- Phân bón: 8-10 tấn phân chuồng/ha, 60kg N + 30P2O5 + 90 K2O. Bón lót

100% phân chuồng + 100% P2O5 + 1/2 N + 1/2 K2O.

Bón thúc sớm cùng với làm cỏ đợt 1 sau trồng 15-25 ngày, thúc toàn bộ số

phân còn lại. Làm cỏ đợt 2 sau đợt 1 : 10-15 ngày.

Lưu ý : Vụ Xuân vun luống cao tránh sùng hà.

2. Giống khoai lang VX-37

a. Nguồn gốc:

VX-37 được tuyển chọn do tập đoàn nhập nội từ Đài Loan. Được công nhận

năm 1995.

Page 38: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

38

b.Những đặc tính chủ yếu:

Thân tím, đốt ngắn, phân nhánh nhiều, lá xanh, gân lá tím, lá xẻ thùy nông. Củ

màu hồng nhạt, ruột vàng nhạt, bở, ăn ngon. Củ hình thành sớm 15-20 ngày sau khi

trồng, tích lũy nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày 90 ngày thích hợp với vụ thu

đông và đông sớm. Khả năng chịu nóng khá, chịu rét kém. Năng suất bình quân 10-

15 tấn/ha.

c. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:

Giống VX-37 thích hợp trồng trên chân đất 2 vụ lúa 1 màu hoặc 2 màu 1 lúa.

Thời vụ trồng cuối tháng 8 đầu tháng 9 đến 5/10. Vụ xuân cuối tháng 1 đến đầu

tháng 3.

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc tương tự giống khoai Hoàng Long. lưu ý giống

VX-37 có thời gian sinh trưởng ngắn, củ hình thành sớm nên chú ý bón lót thêm

phân hóa học, bón thúc sớm.

3. Giống cực nhanh

a. Nguồn gốc:

Là giống nhập nội từ Trung Quốc năm 1980. Giống được công nhận và đem

vào sản xuất ở miền Bắc năm 1995.

b. Những đặc tính chủ yếu:

Giống có thân ngắn, đốt ngắn, phân nhánh khỏe, thân màu xanh đậm, lá xẻ

thùy chân vịt, màu xanh, ngọn xanh. Củ màu trắng ngà, ruột trắng ngà, bở, thơm,

phẩm chất ngon.

Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 90-100 ngày vụ đông, 100-110 ngày vụ

xuân.

Page 39: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

39

Giống cực nhanh có thể trồng được quanh năm, khả năng chịu rét, chịu hạn

khá. Năng suất bình quân 12-15 tấn/ha, tỷ lệ củ thương phẩm cao.

c. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:

Giống thích hợp với chân đất nhẹ, vụ đông trồng cuối tháng 9 đầu tháng 10,

vụ xuân tháng 1 đầu tháng 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như khoai Hoàng

Long.

Lưu ý: Cần bón thúc sớm và tập trung.

4. Giống khoai lang 143

a. Những đặc tính chủ yếu:

Sinh trưởng mạnh, thân lá phát triển sớm, năng suất chất xanh cao. Thân màu

xanh sẫm, lá to hình tim, phiến lá mỏng, dây dài phân nhánh ít.

Củ màu hồng nhạt, ruột vàng, dạng củ thuôn dài, ăn ngon, bở. Khả năng chịu

rét khá, tỷ lệ của thương phẩm cao. Tiềm năng năng suất cao 18-23 tấn/ha.

b. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:

- Trồng ở đất cát pha, chân đất 3 vụ/năm ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, có

thể trồng lấy thân lá cho gia súc.

- Kỹ thuật trồng như các giống khác.

Chú ý: Bấm ngọn sớm để tăng số nhánh.

5. Giống khoai lang HL4

a. Nguồn gốc:

Giống khoai lang HL4 là giống được chọn lọc từ tổ hợp lai: (Gạo x Bí Đà Lạt)

x Tai Nung 57.

b. Những đặc tính chủ yếu:

Page 40: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

40

Thân chính dài trung bình 110 cm, màu xanh. Lá xanh thẫm, phân thùy 3-5

khía nông, gân trên màu xanh, gân dới màu tím. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 85-

90 ngày, hè thu và thu đông 90-95 ngày, vụ đông 80-90 ngày. Năng suất trung bình

17,4 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 23 tấn/ha. Vỏ củ màu đỏ, ruột màu cam

đậm, tỷ lệ chất khô trung bình 30,4%.

Trung gian giữa nhóm khoai dẻo và khoai bột. Củ to vừa phải, thuôn, láng

thích hợp với bán tươi.

Thích ứng rộng. Chịu hạn khá, ít nhiễm sâu đục thân, nhiễm nhẹ đến trung

bình đối với sùng đục củ (Cylasformicariu).

c. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:

Thích hợp với đất xám trên phù sa cổ, đất đỏ bazan. Có thể trồng nhiều vụ

trong năm và nếu đủ nước tưới.

Vụ hè thu: Trồng cuối tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng

8. Vụ thu đông: Trồng cuối tháng 7 đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10 đầu tháng

11. Vụ đông xuân (sau vụ lúa, trên đất đồi thấp): Trồng giữa tháng 11 đến giữa

tháng 12.

Kỹ thuật trồng: Luống rộng 1,2m, mật độ 4,8-5 vạn dây/ha. Đặt dây phẳng dọc

luống.

Phân bón cho 1 ha:

+ Đầu tư thấp: 40 N + 40 P2O5 + 80 K2O.

+ Đầu tư trung bình: 5 tấn phân chuồng + 60 N + 60 P2O5 + 120 K2O.

Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Thúc lần 1 (15 ngày sau khi trồng)

2/3 phân đạm + 1/2 kali kết hợp làm cỏ đợt 1. Thúc lần 2 (35 ngày sau trồng) 1/3

đạm + 2/3 kali kết hợp làm cỏ đợt 2.

Page 41: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

41

Lưu ý: Nhấc dây (65 ngày sau trồng) kết hợp đặt bẫy sùng (nếu có). Ở các

chân đất trung bình - tốt nên trồng xen thêm ngô ở lưng chừng luống, khoảng cách

2,4m x 0,5m x 2 cây (cách một luống xen một luống) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn

trồng thuần.

6. Giống khoai lang KL5

a. Nguồn gốc:

Chọn từ quần thể thụ phấn tự do của giống số 8. Đã được khu vực hóa tháng

1/1998.

b. Những đặc tính chủ yếu:

Sinh trưởng thân lá mạnh, khả năng tái sinh nhanh. Thân lá mềm ngọt, thích

hợp làm thức ăn gia súc. Năng suất củ 15-20 tấn/ha, năng suất thân lá 15-20 tấn/ha.

Lá xẻ thùy sâu. Củ to thuôn dài, vỏ đỏ tươi, ruột củ màu vàng, chất lượng khá.

Hàm lượng chất khô trong củ 22,03% (vụ đông) và 24,74% (vụ xuân), tinh bột

14,43% (vụ đông) và 18,73% (vụ xuân).

Chịu rét khá, thời gian sinh trưởng 100-120 ngày.

c. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:

Thích hợp với cách trồng để tỉa thân lá (khoảng 10 ngày/lần) làm thức ăn gia

súc. Củ có thể ăn tươi, thái lát phơi khô dùng cho người hoặc gia súc.

Vụ đông trồng 15/9 đến 15/10, vụ xuân từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2.

Đặt dây nông và phẳng theo dọc luống. Tưới nước phân sau mỗi lần cắt tỉa.

7. Giống khoai lang KL1

a. Nguồn gốc:

Chọn từ tổ hợp lai VX 37-6 x Pitis 5. Giống đang được khảo nghiệm quốc gia.

Page 42: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

42

b. Những đặc tính chủ yếu:

Sinh trưởng khỏe, thân lá to mập và mềm ngọt thích hợp làm thức ăn gia súc.

Năng suất củ 10-15 tấn/ha, năng suất thân lá 20-25 tấn/ha.

Lá to hình tim, màu xanh hơi vàng, cuống lá dài. Dạng củ thuôn dài, vỏ và

ruột củ màu vàng, ăn ngon và bở. Hàm lượng chất khô trong củ 26,21% (vụ đông)

và 32,62% (vụ xuân), tinh bột 14,85% (vụ đông) và 20,16% (vụ xuân).

Chịu rét khá, thời gian sinh trưởng 100-120 ngày.

c. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:

Như với giống KL5.

II. Kỹ thuật trồng khoai lang

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a. Đất: khoai lang yêu cầu trồng ở đất thoát nước, vụ đông chỉ nên đánh luống

hẹp từ 0,9-1,1m, cao từ 35-45cm. Làm đất, bỏ phân, lên luống cần tạo rãnh nông ở

giữa để trồng dây.

b. Phân bón: Phân chuồng bón từ 10-15 tấn/ha. Phân hóa học: có thể dùng

phân tổng hợp NPK: 30N:40P2O5:60K2O; mức cao hơn NPK theo tỷ lệ:

60N:80P2O5:100K2O cho 1 ha.

c. Kỹ thuật trồng: Cắt dây trồng chỉ dùng đoạn 1 và 2, dây dài 25-30cm

không có rễ trên dây, lượng dây trồng khoảng 5 dây/m. 1 sào Bắc Bộ cần từ 1200-

1500 dây.

* Cách trồng: trồng nông, đặt dây thẳng dọc giữa luống nuối đuôi nhau và

dùng tay lấp đất đập nhẹ.

Chú ý giữ phần dây ở giữa luống theo rãnh và thẳng, tránh bị cong.

Kỹ thuật trồng khoai lang quyết định năng suất 50-60%.

Page 43: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

43

*Chăm sóc: tuần đầu sau khi trồng nên tới nước giữ ẩm, để tỷ lệ cây sống

được đảm bảo cần bón thúc sớm ở giai đoạn 30-40 ngày sau khi trồng và vun cao,

lấp kỹ gốc để củ phát triển. Nên tưới nước đủ ẩm để củ phình to và phát triển.

*Cách tưới: Tháo nước ngập 2/3 luống, đủ ngấm và phải tháo nước đi ngay

không để tràn mặt luống khoai.

2. Thu hoạch và bảo quản

Nếu cần cắt dây để phục vụ chăn nuôi thì nên cắt sau khi thân lá đã phủ luống,

nên cắt tỉa nhánh dây ra trước và nằm sát mặt đất, không tỉa dây chính, mỗi gốc chỉ

nên tỉa 1-2 dây nhánh.

Sau khi trồng 70-80 ngày ta có thể thu hoạch củ, Nếu để quá thời gian trên củ

dễ bị nảy mầm trên ruộng.

Nếu bảo quản củ để ăn dần thì dùng cát hoặc tro bếp khô rải đều với củ phủ lá

xoan lên trên để tránh bọ hả và bệnh thối đen phá hoại củ.

PHẦN 5 - KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG

ĐẬU TƯƠNG Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

(Theo Tài liệu tập huấn kỹ thuật cho khuyến nông viên xã miền núi-NXB Nông nghiệp)

I. Điều kiện nơi trồng:

- Đậu tương ưa khí hậu nóng ẩm, cây sinh trưởng bình thường ở 15-380

C.

Nhiệt độ thích hợp 18-250C, thời tiết rét và gió khô nóng ảnh hưởng xấu đến việc ra

hoa.

- Cây đậu tương cần độ ẩm cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển với

độ ẩm không khí trung bình 70-75%, đậu tương có khả năng chịu hạn nhưng không

chịu úng, lúc ra hoa cần tránh hạn và úng.

Page 44: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

44

- Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước tốt, độ pH là 5-8. Nếu đất chua phải

bón thêm vôi là 500kg/ha.

II. Kỹ thuật gieo trồng:

1. Thời vụ:

* Vùng Đông Bắc Bắc bộ:

- Vụ xuân: Gieo 20/2-15/3. Thu hoạch 1/6-15/6.

- Vụ hè thu: Gieo 25/5-30/7. Thu hoạch tháng 8-10.

- Vụ thu đông: Gieo trước 30/9. Thu hoạch 15-30/12.

* Đậu tương trong cơ cấu cây trồng ở miền núi: Cây đậu tương có thể bố trí

luân canh tăng vụ trong các cơ cấu cây trồng sau đây:

- Trên đất ruộng bỏ hoá: Vụ xuân: Đậu tương xuân (gieo hạt tháng 3, thu

hoạch tháng 6) + lúa mùa.

- Trên đất nương rẫy: Ngô xuân hè + đậu tương hè thu (trồng thuần), trồng

xen hoặc trồng gối (tháng 7-10); hoặc đậu tương xuân (tháng 3-6) + ngô hè thu.

- Trên đất trồng mía tơ: Đậu tương xuân (tháng 3-5) xen mía.

- Trên đất trồng bông: Ngô xuân xen đậu tương cực ngắn ngày DT - 99 +

bông gối đậu tương (tháng 6-10).

- Trên đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày: Xen đậu tương xuân

hoặc hè thu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

2. Làm đất:

a. Làm đất trồng đậu tương thuần:

Kỹ thuật làm đất trong điều kiện đất khô, một vụ ở trung du, miền núi:

Sau thu hoạch vụ lúa mùa khi đất còn ẩm cần cày ải, để nỏ đất, bừa kỹ làm đất

nhỏ. Lên luống rộng 1,2-1,5m, cao 15-20cm đảm bảo thoát nước; vụ xuân và hè

rạch hàng ngang, hàng cách hàng 35-45cm; vụ đông 30cm, sâu 5cm để bón lót. lấp

một lớp đất mỏng phủ kín để hạt không tiếp xúc trực tiếp với phân.

Kỹ thuật làm đất cho vụ đông trong điều kiện đất ướt sau vụ lúa:

Page 45: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

45

áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, cày tạo thành luống rộng 0,8-1,2m, bừa qua

2 lượt đi về, san phẳng, dùng đòn gánh chém hoặc que xiết ngang tạo thành các

rãnh sâu 5cm, hàng cách hàng 30-35cm để gieo hạt ; khi gieo dùng hỗn hợp đất bột

khô trộn 25% phân chuồng + 10% lân Super để lấp hạt (6phần đất+3phần phân

chuồng+1phần supe lân).

b. Làm đất trồng đậu tương gối ngô:

ở vùng cao, thời gian sinh trưởng của ngô dài, có thể trồng thêm 1 vụ đậu

tương, nên áp dụng với các giống đậu tương ngắn ngày như DT-99, AK-03.

Trồng gối khi ngô vào chắc, bắp bi đẫ bắt đầu khô, trồng trước khi ngô thu

hoạch 15-20 ngày; dọn bỏ lá gốc, cỏ dại dưới gốc ngô. Đậu tương trồng theo lỗ 2-3

hạt/hốc dưới chân cây ngô, hàng cách hàng 35cm, hốc cách hốc 12-15cm. khi ngô

thu hoạch xong chặt sát gốc, dọn sạch, bón bổ sung 15-20 kg NPK/sào (tỷ lệ

5:10:3) hoặc 2 kg đạm + 3kg Kali/ sào, bón xa gốc 5cm, xới xáo, nhặt cỏ, vun gốc

kết hợp lấp phân.

3. Chuẩn bị giống:

- Hạt đảm bảo tỷ lệ nảy mầm trên 85%.

- Độ thuần giống xác nhận đảm bảo trên 98%.

- Lượng hạt giống 60kg/ha (2kg/sào).

- Mật độ gieo: Hàng cách hàng 30-35cm; hốc cách hốc 10-12cm ( nếu trồng

xen 12-15cm); mỗi hốc gieo 2-3 hạt.

4. Bón phân:

a. Lượng phân bón/ha:

- Phân chuồng 5-6tấn (đối với đất cát bạc màu tăng thêm 1-2 tấn).

- Đạm U rrê 80-90kg (10-12kg/sào).

- Clorua Kali (đỏ) 100-120kg (3-5kg/sào).

- Vôi bột: Đất chua thì bón 300-500 kg/ha (12-15kg/sào).

b. Cách bón:

Page 46: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

46

- Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, vôi bột, 1/2 lượng đạm, 1/2 kali trước khi

gieo hạt. Vôi bón vãi khi cầy bừa làm đất, Lân ủ với phân chuồng, Kali bón theo

hốc.

- Lượng đạm và kali còn lại bón thúc 2 lần: Lần 1 khi cây có 1-2 lá thật, lần 2

khi cây có 5-6 lá thật.

* Chú ý: Không để Kali và Đạm tiếp xúc với hạt; đối với đất chua thì dùng

phân lân nung chảy thay Supe lân; đất dốc cần bổ sung một số vi lượng qua phân

bón lá như: Humix, Komix Atonix, Vilado (theo hướng dẫn trên bao bì).

5. Chăm sóc:

a. Giặm tỉa:

- Sau trồng 7 ngày, giặm vào nơi cây không mọc.

- Sau khi cây có 2 lá thật, tiến hành tỉa định cây theo mật độ qui định kết hợp

với làm cỏ, chống hạn.

- Kỹ thuật xới xáo, vun luống: Xới xáo kết hợp bón thúc kịp thời 2 lần vào lúc

cây có 1-2 lá và 5-6 lá thật, để đất tơi xốp, tạo điều kiện cho hệ rễ vi sinh vật nốt

sần hoạt động giúp cây phát triển nhanh, cho năng suất cao, vun luống cao còn giúp

cây chống đổ.

b. vun xới:

- Xới xáo lần 1 khi cây có 1-2 lá thật, kết hợp bón thúc, làm cỏ. Xới xáo lần 2

sau lần 1 từ 12-15 ngày khi cây có 5-6 lá và vun gốc.

- Chú ý: Đối với vụ thu đông sau nảy mầm 12 ngày cần tưới đạm, lân pha

loãng (100g u rê + 100gsupe lân + 20 lít nước).

c. Tưới tiêu: Cần đảm bảo đủ nước cho cây ở thời kỳ cây con, ra hoa, đậu quả; có

biện pháp tháo nước nhanh khi ngập úng.

6. Kỹ thuật gieo hạt và làm mạ đậu tương:

- Gieo mạ trên đất khô lạnh: Vào các năm hạn, mưa xuân muộn, để tranh thủ

thời vụ, cần tưới vào rạch trước khi gieo để hạt mọc nhanh và đều hơn.

Gieo hạt trên đất ướt: Vào mùa mưa, nếu gieo hạt khô trong vòng 24 giờ mà

gặp mưa to kết hợp với nắng gắt, hạt dễ bị thối mốc, không mọc được. Kỹ thuật này

Page 47: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

47

sử dụng khi đất còn ẩm, ngâm hạt 1 giờ, ủ 2 ngày cho hạt nứt nanh rồi đem gieo,

gặp mưa to hạt vẫn mọc đều ( chú ý đất phải thoát nước, không để ngập úng).

Làm mạ hạt đậu tương áp dụng cho đất ướt trong mùa mưa, hoặc để giặm.

Cách làm như sau:

- Diện tích làm mạ cần: 100m2 đủ trồng 1ha (4-5m

2/sào).

- Phủ một lớp đất trộn cát hoặc trấu với tỷ lệ 1:1 dày 5cm trên nền đất cứng

hay sân phơi có rải lá chuối hoặc giấy ximăng, nilon. Rắc đều hạt giống lên mặt,

tưới đậm rồi phủ tiếp 1cm đất trộn cát, sau 4-5 ngày hạt mọc đều, cách nhật tưới 1

lần, 6-8 ngày sau gieo, rũ nhẹ bỏ đất, đưa mạ ra trồng trên đất đất ướt. Trồng theo

rạch sâu 5 cm, mỗi hốc 2 cây kèm theo 1 nắm đất bột trên có trộn thêm 1/3 lượng

phân chuồng hoai mục và 1/10 lượng phân lân theo qui trình. Trồng xong cần tưới

nước 1-2 lần cho cây bén rễ. Nếu trồng đậu tương bằng hạt, các góc ruộng nên tận

dụng khoảng trống 1m2 giữa các rạch làm mạ để giặm khi mật độ bị khuyết. Kỹ

thuật này tuy tốn hơn 0,5 công/sào so với trồng bằng hạt, nhưng có thể chủ động

trồng đậu tương trong mọi thời tiết, dễ quản lý sâu bệnh (đặc biệt là với dòi đục

thân vụ đông gây hại lúc cây có lá đơn và 1-2 lá nhặm).

7. Phòng trừ sâu bệnh:

a. Sâu hại đậu tương:

Đậu tương thường bị dòi đục thân, lá; sâu khoang, sâu xanh; sâu đục quả,

rầy, rệp, nhện đỏ...

Phòng trừ: Khi trồng đậu tương, chúng ta phải căn cứ vào kết quả cụ thể, kết

hợp với dự tính, dự báo để có biện pháp phòng trừ.

- Phòng trừ sâu xanh, sâu đục quả bằng Supracid 40ND 1,25-1,5 lít/ha;

Ofatox 400EC nồng độ 0,2%; trừ bọ xít bằng Padan 50SP 0,1-0,15%, Dipterex 0,1-

0,15%.

- Vụ xuân và hè: Phun Bi 58 0,1% trộn với Dipterex 0,2% trừ bọ xít hại quả.

- Vụ đông cần phòng trừ ruồi đục thân bằng cách lón lót Padan 10G (0,4-

0,5kg/sào) vào rạch, phun Padan 50SP 0,1 Selecron 500ND 0,15%, hoặc Ofatox

400EC 0,2% khi cây có 2 lá đơn và 5-6 lá thật.

Page 48: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

48

Thời gian phun: Khi cây có 2 lá đơn và 4-5 lá trước khi tắt hoa, làm quả

phun thuốc vào buổi chiều mát.

b. Bệnh hại đậu tương: Đậu tương thường bị các bệnh gỉ sắt, sương mai, thối rễ,

cháy lá, đốm nâu vi khuẩn...

Phòng trừ:

- Chọn giống chống bệnh, bón phân cân đối, luân canh hợp lý...

- Dùng thuốc hoá học trừ bệnh gỉ sắt, đốm nâu: Phun Zinep 0,5% hoặc Score

250 ND 0,3-0,5 lít/ha (dùng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc)

PHẦN 6 - KỸ THUẬT TRỒNG ATISO

(Nguồn: kỹ thuật do công ty cổ phần tra pha cô cung cấp)

1. Đặc điểm sinh học

Là cây thân thảo, sống hàng năm, có lông bao phủ. Thân có vân dọc, cao 1-

1,5m. Lá mọc so le, bản to, xẻ thuỳ sâu hình lông chim. Hoa kép, có nhiều lá bắc

nhọn cứng và sắc như gai, khi nở có màu tím, từ lúc bắt đầu nở đến kết thúc nở

khoảng 6 -10 ngày, các hoa đơn nở từ ngoài vào trong, nhị tung bao phấn trước khi

nhuỵ chín 2-3 ngày. Quả bế, nhẵn khi chín màu nâu đen mang các tơ trắng dài dính

nhau ở gốc tạo thành vòng dễ tách ra khi quả chín. Hạt không có nội nhũ.

Nguồn gốc: từ Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19, được trồng ở vùng

núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm như Sapa, Mường Khương(Lào Cai), Tam

Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng).

2. Chuẩn bị giống (mầm hoặc hạt)

Trồng bằng mầm: Lấy mầm của cây mẹ to khoẻ, năng suất cao….từ vụ

trước. Chọn mầm to mập, không sâu bệnh. Tách mầm khi thời tiết mát mẻ vào buổi

Page 49: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

49

sáng sớm hoặc chiều mát. Có thể trồng ngay ra vườn, cũng có thể trồng trong vườn

ươm cho mầm phát triển ổn định rồi mang ra ruộng trồng.

Trồng bằng hạt: cần chọn lọc những hạt mẩy, đều, bỏ những hạt lép, tạp

chất.

+ Nếu gieo thẳng: ngâm hạt vào nước 350C trong 5 - 10h cho hạt trương

nước sau đó rửa sạch bằng nước lã để dáo nước khoảng 4h rồi đem gieo. Có thể xử

lý bằng hạt thuốc kích thích nảy mầm giúp cho cây con phát triển tốt, tránh thối

mốc cây con.

+ Nếu dùng vườn ươm: Đất vườn ươm cần vãi 300-500kg vôi bột/ha sau đó

phải làm nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, tưới tiêu thuận tiện. Lên luống rộng 1,2m,

cao 20-25cm, dãnh luống rộng 20-25cm. Trộn đều 10-15 tấn phân chuồng hoai

mục, 500kg phân tổng hợp NPK, 500 kg tro mộc/ha. Rắc phân hỗn hợp lên luống,

chộn đều với đất, tưới nước để khoảng 5-7 ngày trước khi gieo hạt. Hạt gieo xong

cần phủ 1 lớp đất mỏng, luôn để đất đủ ẩm cho tới khi cây con được đánh ra ruộng.

Nếu gieo hạt trong bầu, lấy đất (như làm đối với vườn ươm), đóng sát miệng

bầu, dùng đũa chọc 3 lỗ sâu 1 - 1,5 cm cách đều nhau rồi bỏ hạt và lấp đất lại. Bầu

có thể xếp trong giàn có mái tre hoặc trong hố cát (đất cát) sâu bằng chiều dài của

túi bầu, hố cát này phải cao ráo thoát nước tốt như 1 luống đất trồng ngoài ruộng.

Dùng rơm rạ che phủ đến khi cây mọc đều hoặc mái che nilon cho tới khi

cây chuẩn bị đánh ra trồng ngoài ruộng 1 tuần. Tưới nước đủ ẩm thường xuyên cho

cây mầm. Giai đoạn này thiếu nước cây nảy mầm không đều và dễ chết ẻo, cây nảy

mầm cũng phát triển kém.

+ Thời vụ gieo hạt: Vào cuối tháng 7 đến hết tháng 8 dương lịch.

Cây con được đánh ra trồng khi đạt các tiêu chuẩn sau:

Sau 40 - 45 ngày sau mọc, cây con mập khoẻ, cao TB 15 -20 cm.

Page 50: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

50

3. Chuẩn bị đất trồng

Chọn vùng trồng:

Là vùng đất cao, quanh năm mát mẻ nhiệt độ trung bình năm: 15-200C,

lượng mưa 2000-2500mm.

Chọn vùng đất pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn tơi xốp, sạch bệnh không cỏ

dại và thuận tiện cho việc tới tiêu.

Tránh nơi gần nghĩa trang, bãi tha ma, bãi rác sinh hoạt, bãi rác công nghiệp,

nơi có nhiều tàn dư thuốc BVTV.

Gần đường xá để thuận lợi cho việc chuyên chở khi thu hoạch

Kỹ thuật làm đất:

Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại sau khi rắc vôi bột. Đất nên để ải 20-

30 ngày trước khi trồng.

Lên luống: Lên luống cao 20 - 25cm, rộng 1m, dãnh 25 – 30 cm

Bổ hốc: 25 x 25 cm, tra phân lót, đảo đều với đất phủ rồi phủ 1 lớp đất trước

khi trồng cây.

Đất cần xử lý mối bằng cách rắc vào hốc hoặc chộn với hạt.

4. Chuẩn bị phân bón trồng cho 01 ha diện tích Actiso

+ Vôi bột: 1 tấn

+ Phân chuồng hoai mục: 2,5-3 tấn

+ Phân vi sinh Sông gianh: 500-700kg

+ Đạm Ure: 400-500kg

+ Lân Supe: 400kg

+ Kali: 150kg

Page 51: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

51

5. Xác định thời vụ và mật độ trồng

Thời vụ trồng: Tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Theo kết quả nghiên cứu của

Nguyễn Bá Hoạt (viện dược liệu) năm 2001 thì thời vụ thích hợp để trồng Actiso là

tháng 10.

Mật độ và khoảng cách: Có thể trồng mật độ 5 vạn cây/ha, khoảng cách

50x40 cm hoặc mật độ 4 vạn cây/ha với khoảng cách 50x50 cm. Cũng có thể trồng

ở mật độ thấp hơn 3,3 vạn cây, khoảng cách 50x60cm.

Thu lá định kỳ: 25-30 ngày thu 1 lần nên trồng ở mật độ cao hay thấp thì

việc cớm bóng lá không cố ảnh hưởng lớn. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn

Bá Hoạt thì trồng ở mật độ 5 vạn cây/ha, khoảng cách 50x40 cm mang lại hiệu quả

cao nhất.

6. Kỹ thuật trồng

Sau khi lên luống, bổ hốc và tra phân (phân được trộn đều với đất, phủ 1 lớp

đất mỏng).

Đối với gieo thẳng: gieo vào mỗi hố 2 -3 hạt rồi phủ 1 lớp đất bột mỏng đủ

kín hạt. Giữ ẩm cho hạt nảy đều.

Đối với cây mầm: Sau khi chọn và tách được cây mầm đạt tiêu chuẩn, cắt lá

để lại phần gốc 15-20 cm đặt gốc mầm xuống hốc, vùi đất kín gốc và tưới nước.

Đối với cây ươm: Khi cây con đã đạt tiêu chuẩn, ta đánh cây ra trồng ngoài

ruộng sản xuất :

+ Nếu là cây con trong bầu: Đặt bầu cạnh miệng hố, dùng dao sắc rạch cẩn

thận càng tránh vỡ bầu càng ít ảnh hưởng tới bộ rễ non của cây. Sau đó lấp đất kín

gốc.

Page 52: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

52

+ Cây con trong vườn ươm: Dùng dầm nhỏ sấn quanh gốc cây con nhẹ

nhàng, sao cho bộ rễ ít bị đứt gãy nhất. Sau đó lấp kín phần gốc.

Sau khi trồng xong, cần tiến hành tưới nước cho im gốc (có thể pha thêm

dung dịch kích thích ra rễ để tưới).

7. Phương pháp và kỹ thuật bón phân

Bón lót

Bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh, phân lân và Kali. Hỗn hợp phân giải

được trộn đều vào đất sau đó phủ 1 lớp đất lên.

Bón thúc

Đợt I: Sau trồng 20 - 25 ngày tưới nước đạm loãng 2 - 2,5kg đạm/360m2.

Các đợt tiếp theo: Từ tháng 12 - tháng 5 (sau khi thu lá mỗi đợt cần tưới

nước đạm 2,5 - 3kg/360m2).

Chú ý: Tưới nước đạm vào gốc tránh táp lá.

8. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng

Chăm sóc

Sau trồng cần vun xới nhỏ định kỳ. Tốt nhất tiến hành sau thu hoạch

Tưới nước, bón phân kịp thời.

Tỉa dặm cây đúng mật độ khoảng cách.

Quản lý đồng ruộng

Giai đoạn mới trồng: có nhớt, sên trần ăn lá và thân non (nằm trong bẹ hoặc

trên lá). Trừ bằng phương pháp thủ công hoặc rắc vôi bột, tro mộc, cũng có thể

dùng bả polythin tẩm với cám.

Page 53: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

53

Sâu sám: cắn vào cây con tháng 10 - 12, cắn lá non tháng 2-3. Trừ bằng cách

bắt thủ công hay dùng thuốc.

Rệp: Vào tháng 2 -3 phá hoại mạnh nhất. Dùng thuốc nguồn gốc sinh học "

Tập kỳ 1,8 EC'' nếu có rệp xuất hiện.

Trong điều kiện mưa nhiều: Dễ gây bệnh thối rễ và củ, bệnh nấm, mốc, đốm

đen lá cần dùng thuốc BVTV phòng trừ.

(Các loại thuốc BVTV nên dùng loại có nguồn gốc sinh học nhằm đảm bảo

chất lượng dược liệu và sức khoẻ)

Có thể trồng 1 số loại rau họ thập tự ngắn ngày như rau cải tránh cỏ mọc vừa

thu được rau ăn.

9. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản

Thu hái: Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống. Cụm hoa chưa nở làm rau

ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc

đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô. Lá Atisô thu hái vào năm

thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm

lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa.

Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa

đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ

với cuống có độ dài từ 3 - đến 5 cm. Cuống của atisô có vị như nụ, vì vậy không

nên vứt bỏ. Sau khi thu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây

trổ mầm mới.

Kỹ thuật bảo quản hoa Atiso

Rửa sạch và chần bằng hơi nước sôi ở nhiệt độ 1000C trong 5 phút sau đó bôi

dung dịch Ca(OH)2 bão hòa vào vết cắt cuống sau đó phun đều dung dịch axit citric

1% vào cụm hoa. Đưa sản phẩm vào kho lạnh để bảo quản ở nhiệt độ từ 00C đến

Page 54: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

54

20C, độ ẩm không khí từ 90-95%. Sau 30 ngày bảo quản, tỷ lệ hư hỏng là 10%, tỷ

lệ giảm khối lượng 5% và độ Brix tăng từ 5,2% đến 9,24%. Chi phí bảo quản cho 1

tấn sản phẩm là 110.000 đồng.

PHẦN 7 - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THU HOẠCH

CÂY THANH HAO HOA VÀNG

(Nguồn: tài liệu đang được áp dụng trồng tại tỉnh Hòa Bình (Theo đề xuất

trồng thanh hao hòa vàng ban QLDA tỉnh Hòa Bình cung cấp))

1. Kỹ thuật gieo hạt

a. Chọn vườn ươm:

Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, tưới tiêu thuận lợi, nên bố trí vườn ươm gần nhà để

tiện chăm sóc.

(Cần có biện pháp chống gà bới và các gia cầm khác).

b. Làm đất:

Cày bữa kỹ cho đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại sau đó lên luống.

Bón lót 100 kg phân chuồng hoai ủ mục + 5 kg lân, dải đều trên mặt luống

xoa cho lẫn đất.

c. Xử lý và gieo hạt

Lấy hạt thu hái trong năm, ta phơi lại một nắng nhẹ. Cụ thể các bước xử lý và

gieo hạt:

Ngâm hạt vào nước có độ ấm 300C, thời gian ngâm từ 2- 3 giờ.

Sau đó vớt hạt ra để khô, rồi cứ 1 kg hạt đã được xử lý như trên đem trộn với

10 kg cát đen khô.

Page 55: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

55

Sau khi hạt và cát đen đã được trộn đều: đem ra gieo đều trên mặt luống. Chia

đều số luống trên 1 sào Bắc Bộ, gieo đều từ 3 - 4 lần số hạt đã chia đều theo luống,

gieo xong phủ 1 lớp rơm rạ mỏng để giữ độ ẩm.

Ngày tưới 2 lần sáng và chiều bằng ô roa, hạt tốt sẽ nảy mầm trong thời gian

khoảng từ 7 – 10 ngày (Tùy theo thời tiết, nếu thời tiết ấm thì hạt sẽ nảy mầm sớm

hơn).

Lưu ý:

+ Khi hạt đã nảy mầm ta bóc lớp rơm rạ lót ra và luôn giữ độ ẩm trên mặt

luống.

+ Sau khi cây giống phát triển khoảng từ 20 – 30 ngày tuổi thì sẽ có khoảng từ

2 – 3 lá, lúc này ta bắt đầu bón thúc.

Bón thúc:

Hòa 3 kg lân với nước lã, tưới đều cho 01 sào cây giống, sau khi tưới ta phải

tưới rửa lá bằng nước lã để tránh lá và cây bị cháy vì cây giống lúc này đang còn

non.

+ Khi cây giống thay đổi chiều cao với thời gian từ 40 – 45 ngày tuổi (lúc này

cây cao khoảng từ 10 – 20 cm) ta có thể nhổ cây giống đem đi trồng.

Cách nhổ:

+ Ta có thể nhổ cây to mập đi cấy trước, những cây bé ta để cây phát triển

thêm và nhổ sau).

+ Trước khi nhổ cây giống ta tưới ướt mặt luống để nhổ, tránh để đứt rễ, ảnh

hưởng đến chất lượng cây trồng.

2. Kỹ thuật trồng

a. Chọn đất và làm đất.

- Có thể trồng trên tất cả các loại đất nhưng với điều kiện nước phải thoát kịp

thời.

- Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại.

Page 56: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

56

- Lên luống rộng khoảng từ 80 – 100 cm, độ cao khoảng 20 cm.

b. Thời vụ trồng.

- Trồng từ mùng 10/01 – 25/02 dương lịch (thời điểm mưa phùn mùa xuân)

để thu hoạch vào khoảng tháng 6 – tháng 7 trong năm.

- Có thể trồng sang tháng 3 dương lịch để thu hoạch vào tháng 8 trong năm ở

những diện tích đất chưa cần sử dụng gối vụ.

c. Cách trồng

- Luống không mổ hàng đôi (mổ so le).

- Mật độ trồng trên đất tốt nhất là từ 40 – 50 cm/1 cây, khoảng 900 – 1000

cây/ 1 sào Bắc Bộ.

- Khi trồng cây xuống chỉ được tưới nước lã không được hòa lẫn phân vì thời

điểm này rễ cây vẫn còn non, chưa thích nghi được.

- Khi trồng xong phải tưới nước từ 3 – 5 ngày để cây non phục hồi nhanh.

3. Chăm bón

- Bón lót theo hốc (Phân chuồng mục 100 kg + 2 kg phân đạm + 5 kg phân

lân) trên 1 sào Bắc Bộ. Trộn đều 3 loại phân trên rồi bốc theo hốc trước khi trồng.

- Bón thúc lần 1: Sau 20 ngày kể từ khi trồng, bón từ 2 kg – 3 kg NPK trên 1

sào Bắc Bộ, có thể tưới hoặc bón tùy theo độ ẩm của đất, bơm nước cho ẩm luống.

- Bón thúc lần 2: Cây trồng được từ 40 – 50 ngày, lượng bón: 5 kg NPK +

200 kg phân chuồng ủ hoai trên 1 sào Bắc Bộ, luôn giữ nước cho ẩm luống.

- Sau khi bón thúc lần 2 từ 5 – 7 ngày, ta bấm ngọn cho cây ra nhiều nhánh.

- Lưu ý: Những đất trồng chưa cần sử dụng cho vụ sau, ta có thể bón thúc

lần 3. Sau khi thu hoạch lần 2, lượng bón 5 kg NPK (ngâm nước xong tưới vào gốc

cây).

4. Kỹ thuật thu hoạch

Page 57: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

57

Thu hoạch lá nên thu hoạch làm 3 lần, khi cây được khoảng 5 tháng tuổi chọn

ngày có thời tiết nắng ráo ta thu hoạch. Tốt nhất vào thời điểm gió tây vì lúc này lá

có nhiều hàm lượng tinh dầu.

a. Thu hoạch lần 1:

Chọn những ngày nắng ráo ta tiến hành tỉa toàn bộ lá gốc cách từ mặt đất trở

lên khoảng từ 30 – 40 cm.

Sau đó mang về phơi trên sân hoặc phơi trên bạt cho khô, rồi lấy cành cây nọ

đập vào cành cây kia cho rụng lá, sàng xảo để loại bỏ cọng và các tạp chất khác.

Khi hoàn tất các bước trên ta đóng sản phẩm vào bao PP (bao tải xác rắn), bảo

quản để nơi khô mát.

b. Thu hoạch lần 2:

Sau thu hoạch lần 1 khoảng thời gian từ 15 – 20 ngày, ta tiến hành thu hoạch

lần 2, áp dụng biện pháp thu hoạch như lần 1.

c. Thu hoạch lần 3:

Sau lần thu hoạch thứ 2 khoảng thời gian từ 15 – 20 ngày, ta chọn thời tiết

nắng ráo để thu hoạch, các bước tiến hành cụ thể như sau:

Chặt cả cây, phơi ra ruộng. Buổi chiều thu về dựng cây xung quanh nhà,

không chất đống (vì khi chất đống dễ sinh nhiệt độ cao, rễ bị phân hủy hàm lượng

tinh dầu).

Sáng hôm sau phơi tiếp nắng hai, đem ra sân phơi hoặc phơi trên bạt. Đến

khoảng 3 – 4 giờ chiều ta lấy cây nọ đập vào cây kia cho rụng lá, sàng xảo để loại

bỏ các tạp chất khác, phơi lá thêm một nắng nhẹ cho khô hẳn đóng vào bao tải dứa

để nơi thoáng mát, khô ráo.

*Lưu ý:

Nếu đất trồng đó chưa sử dụng cho vụ sau thì ta có thể thu làm 4 lần để tăng

sản lượng, áp dụng biện pháp thu như lần 2.

5. Phân loại chất lượng lá thanh hao hoa vàng và hiệu quả kinh tế

Page 58: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

58

a. Lá loại 1: Lá có thời gian sinh trưởng từ 5 tháng tuổi trở lên kể từ khi trồng,

thu hoạch lá lần 2, lần 3 và lần 4 (nếu có). Lá xanh, khô, không lẫn cây,

cành, rễ, nụ, hoa và các tạp chất khác, độ ẩm không quá 5%.

b. Lá loại 2: Lá có thời gian sinh trưởng từ 5 tháng trở lên kể từ khi trồng, lá

xanh ít hơn, khô không có mầu úa, ủng, không lẫn cây, cành, rễ, nụ, hoa và các tạp

chất khác, độ ẩm không quá 5%.

c. Lá loại 3: Lá thu hoạch lần 1 (lá gốc), lá có thời gian sinh trưởng từ 4 tháng

tuổi, mầu hơi thẫm, khô, không lẫn tạp chất, độ ẩm không quá 5%.

d. Sản phẩm thực thu với mức trung bình từ 120 – 150kg/1 sào Bắc Bộ.

* Lưu ý:

- Cuối mỗi mùa vụ gieo trồng và thu hoạch cây thanh hao hoa vàng Bà con

nông dân không nên tự ý cất giữ hạt giống để phục vụ cho mùa vụ kế tiếp;

- Hạt giống qua mỗi mùa vụ nếu không được bảo quản đúng kỹ thuật sẽ rất

dễ thoái hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cây giống;

- Hạt giống trước khi gieo trồng phải được các Trung tâm, Viện Kiểm

nghiệm kiểm tra, giám định chất lượng.

PHẦN 8 - KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG

(Nguồn: Do viện rau hoa quả cung cấp

Website:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=37&LangID

=1&NewsID=2189)

1. Thời vụ gừng

Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm

khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của

gừng từ 8-10 tháng tùy từng giống.

2. Đất trồng gừng

Page 59: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

59

Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành

ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ

gốc. Đất nên trồng ở những nơi có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở

nhiều loại đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất.

3. Ươm hom giống gừng

Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay

để hãm nhựa.

Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm.

Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2

tuần.

Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc

chậm hơn hom bánh tẻ).

4. Phân bón cho gừng

Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được

chia đều để bón thúc 2 lần.

Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất.

5. Kỹ thuật trồng gừng

Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.

Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm

Mỗi hốc đặt một hom.

Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ

rơm rồi tưới nước giữ ẩm.

6. Chăm sóc cây gừng

Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).

Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.

7. Thu hoạch gừng

Page 60: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

60

Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu

hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ

gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có

tảng củ của khóm.

8. Sâu bệnh hại gừng

8.1 Sâu hại gừng

Thành phần sâu hại trên cây gừng nói chung ít và tác hại không đáng kể. Một

số sâu hại có thể thấy là:

Châu chấu sống lưng vàng, châu chấu mía, dế dũi, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn,

rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ. Ngoài loài dế dũi hại rễ và gốc, các loài khác gây hại trên

lá gừng.

8.2 Bệnh hại cây gừng

Các bệnh chủ yếu thường thấy là bệnh cháy lá, bệnh thối củ do nấm và thối củ

do vi khuẩn.

* Bệnh cháy lá

Tác nhân gây bệnh là nấm piricularia grisea

Triệu chứng tác hại:

Trên phiến lá vết bệnh đầu tiên là những đốm màu xanh tái, sau đó vết bệnh

lớn lên, đường kính 3-7mm, giữa có màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm.

Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể

xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến là.

Bệnh nặng có thể làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác, củ ít và nhỏ.

Biện pháp phòng trừ

- Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch

- Trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK

- Ngắt bỏ sớm những lá bị bệnh.

Page 61: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

61

- Phun thuốc kasai, Trizole, Carbenzim, Benomyl. Theo nồng độ khuyến cáo.

* Bệnh thối khô củ

Tác nhân gây bênh: Nấm Rhizotonia solani

Triệu chứng, tác hại

Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá chỗ gốc cây gần mặt đất, là những đốm

màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, không có hình

dạng nhất định, xung quanh viền nâu đen. Lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía

gốc làm thối một phần củ, vết thối khô hơi xốp. Bệnh nặng có hể làm cây chết và

củ bị thối hoàn toàn.

Biện pháp phòng trừ

- Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch

- Lên luống cao cho thoát nước, bón phân hữu cơ ủ hoai. Không trồng mật độ

dày quá, bón phân đạm vừa phải.

- Khi bệnh phát sinh phun thuốc Validacin, Anvil, Monceren, Carbenzim…

* Bệnh thối nhũn củ

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Erwinia carotovora

Triệu chứng, tác hại:

Vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau

đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào trong làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang

chỗ thối thấy có dịch nhờn. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh tếp tục làm

thối củ trong thời gian bảo quản.

Biện pháp phòng trừ

- Không trồng củ bệnh. Trước khi trồng nhúng củ vào dung dịch sulfat đồng

0,5%.

- Bón thêm vôi cho đất, lên luống cao để thoát nước, không trồng mật độ dày

quá, bón đủ phân lân và kali.

- Đào bỏ cây bị bệnh, phun các thuốc Cupremicin, Kasuran.

Page 62: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

62

PHẦN 9 - KỸ THUẬT TRỒNG NẤM

(Nguồn: Trung tâm khuyến nông quấc gia. http://www.khuyennongvn.gov.vn/ky-thuat-trong-nam-so_t77c646n21909tn.aspx)

Kỹ thuật trồng nấm rơm

1. Giới thiệu chung

Nấm rơm là loại nấm khá quen thuộc với nhân dân ta. Nấm thường mọc trên

nguyên liệu phổ biến là rơm nên có tên chung là nấm rơm (Straw mushrooom).

Nấm rơm là loại dễ trồng, mau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cứ mỗi tấn rơm ra trồng nấm nói chung trừ chi phí trong thời gian 15 – 20 ngày có

thể lãi từ 500.000 – 700.000 đồng. Bã sau khi trồng nấm chế biến thành phân sinh

học cao cấp. Ngoài ra, bã nấm còn dùng để nuôi trùn đất, lấy trùn nuôi gia cầm, gia

súc và tôm, cá.

Tóm tắt quy trình trồng nấm rơm

2. Thời vụ trồng

Nấm rơm có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên tùy theo điều kiện thời tiết

mà chúng ta áp dụng các biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng bất lợi.

Page 63: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

63

Nếu tháng giáp Tết, có gió lạnh thì phải che kỹ, giữ ấm và làm mô to hơn.

Nếu vào mùa mưa phải làm mái che cho mô nấm hoặc ủ rơm dầy hơn, làm nền mô

cao hơn để tránh ngập úng.

Ở những nơi có gió mạnh, phải làm rào chắn gió, đồng thời bố trí mô nấm

thẳng góc với hướng gió.

3. Chuẩn bị địa điểm

Có thể chất rơm ở nhiều nơi như: đất ruộng, trong vườn cây, chung quanh

nhà,…có thể trên nền đất, gạch, xi măng trên kệ. Ngay cả trong nhà, trong bọc

nylon.

Chọn địa điểm sao cho bằng phẳng, cao ráo không bị ngập úng, sạch sẽ và nhất là

gần đường vận chuyển rơm rạ, gần nước tưới để tiện việc chăm sóc, thu hoạch và

chuyên chở.

Chuẩn bị đất trước khi trồng: nếu đất trũng và nhất là vào mùa mưa, ta nên

xẻ rãnh đê có những liếp rộng 60 – 80cm, cao khoảng 10cm, dốc về hai má, ném

chặt mặt liếp, mục đích sao cho thoát nước khi tưới, không bị ngập úng khi tưới.

4. Vật liệu dùng chất nấm

Người ta có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau để trồng nấm rơm như: rơm

rạ, bã mía, thân và lá chuối, lục bình, bông gòn. Nhưng thường ta hay dùng rơm rạ.

Chất nấm bằng rơm, lúa mùa hoặc thần nông, lúa tẻ hoặc lúa nếp đều dùng được

cả. Có thể dùng rơm mới suốt còn tươi hoặc rơm rạ đã khô, miễn đừng mục nát (đã

biến thành màu nâu đen) sẽ cho năng suất không cao.

*Phương pháp ủ rơm:

Phương pháp được áp dụng với tất cả các loại rơm rạ có thể dùng rơm tươi

hoặc rơm khô.

Rơm được chất thành đống rộng khoảng 1,5 – 2m, dài ít nhất 1,5m. Chất một

lớp rơm bề cao khoảng 2 – 3 tấc (bổ sung dinh dưỡng 0,5 – 1% urê, 1% vôi) tưới

nước cho thật ướt và dùng chân dậm cho dẽ. Chất lớp thứ hai dầy khoảng 3 tấc,

tưới nước và dậm dẽ như trên. Tiếp tục lớp thứ 3, thứ 4 – cuối cùng đống ủ có

chiều cao khoảng 1,5m. Mục đích tưới từng lớp để cho nước thấm đều trong rơm.

Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao 60 – 70oC

, làm cho nấm dại

chết đi và phân hủy một phần chất hữu cơ để làm cho tơ nấm rơm dễ hấp thụ chất

Page 64: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

64

dinh dưỡng. Sau 3 - 4 ngày đảo một lần, đảo rơm rạ từ dưới lên trên, trên xuống

dưới, ngoài vào trong, trong ra ngoài cho đều. Khi đống ủ xẹp xuống (sau 10 –

12 ngày) ta có thể kéo rơm ra chất mô.

5. Xếp mô nấm

Cách xếp rơm ủ:

Dỡ bỏ lớp rơm mặt ngoài đồng ủ, mang rơm bên trong để xếp mô nấm và cố

gắng xếp hết trong ngày.

Cách chất mô nấm:

Dãi vôi xử lý nền trước khi xếp mô, lấy rơm cuộn tròn như cái gối và dựng

đứng ép thành luống chiều cao khoảng 20cm, rộng 30 - 40cm rãi một đường meo ở

giữa dọc theo mô. Tiếp tục rãi rơm chất lớp thứ hai. Riêng lớp thứ hai cao khoảng

15cm, tưới nước, đè dẽ dặt rồi rãi lớp meo thứ hai. (có thể chất 2 – 3 lớp rơm, tùy

theo mùa: mùa nóng chất thấp, mùa lạnh chất cao. Cứ mỗi lớp rơm dầy 15 – 20cm

thì rãi một lớp meo). Ở trên cùng phủ một lớp rơm mỏng khoảng 5cm tưới nước đè

dẽ dặt, vuốt mặt ngoài mô cho láng và dùng tay nhét từng cọng rơm rơi vãi bên

ngoài xuống đáy mô (nếu mặt ngoài mô không láng và không dẽ dặt, sau này khi

thu hoạch sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, năng suất thấp).

Hàng ngày theo dõi tưới nước và 4 -5 ngày sau dùng rơm khô rãi tơi khắp

toàn bộ mặt ngoài của mô, tạo thành áo mô dầy 10 - 15cm (mùa lạnh, mùa mưa,

chất xong phủ rơm ngay và phủ rơm dày hơn mùa nắng).

6. Chọn giống meo

Việc chọn giống meo rất quan trọng. Vì meo tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp

khuẩn sẽ cho năng suất nấm cao và chất lượng nấm tốt.

Meo tốt có những sợi tơ nấm (khuẩn ti) màu trắng trong, mùi tương tự như

nấm rơm, tơ nấm phát triển đều và kín bịch meo.

Nếu bịch meo có những đốm màu xanh, đen, vàng cam là đã nhiễm nấm dại,

không nên sử dụng. Không chọn bịch meo có đáy bịch ướt, nhão và có mùi hôi

chua.

Một bịch meo giống (khoảng 120g) có thể cấp được 2 – 2,5m mô (tính theo chiều

dài mô).

Page 65: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

65

7. Chăm sóc và thu hoạch

Chăm sóc:

Chăm sóc nấm rơm trong thời gian ủ tơ quan trọng nhất là theo dõi ẩm độ và

nhiệt độ. Trong đó ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ sẽ tạo nên nhiệt độ thích hợp

cho tơ nấm. Nếu ẩm độ dư thì mô sẽ lạnh và ẩm độ thiếu nhiệt độ của mô tăng làm

cho tơ chậm phát triển.

Theo dõi độ ẩm trong mô bằng cách dùng tay rút một mớ rơm ở giữa mô,

nắm chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn ra ở kẽ tay là vừa, nếu nước không rịn ra

là khô, ta phải tưới thêm nước. Tưới bên ngoài áo mô, ở cả phía trên mô và hai bên

hông mô. Nếu nắm chặt thấy nước chảy ra thành giọt là dư nước thì ngưng tưới

ngày đó và dỡ áo mô ra cho nước bốc đi.

Điều chỉnh ẩm độ của mô bằng cách tưới nước. Tưới nước phải dùng thùng

tưới vòi búp sen có tia nhỏ, vì giọt nước mạnh dễ làm hư những tơ nấm và nụ nấm

nhỏ.

Theo dõi nhiệt độ có thể sử dụng nhiệt kế đúc sâu vào lớp rơm thứ hai và

ngập khoảng 2/3 nhiệt kế. Sau 3 – 5 phút lấy ra xem. Nếu nhiệt độ của mô khoảng

33 – 37oC

là đạt.

Điều kiện nuôi trồng nấm rơm có thể tóm tắt như sau:

Yếu tố Nuôi ủ tơ nấm Ra quả thể

Khoảng biến

thiên

Tối thích Khoảng biến

thiên

Tối thích

Nhiệt độ 15 – 40 oC

35 ± 2oC

20 – 25 oC

32 ± 2oC

Ẩm độ 60 – 70% 70 ± 2% 80 – 90% 80 ± 2%

pH 6 – 7 6,5 6 – 7 6,5

Sau khi chất mô nấm, từ ngày thứ 6 – 8, mỗi ngày đảo lớp rơm áo một lần để

tránh tơ nấm ăn lan ra lớp rơm áo, không tạo được nấm.

Cách đảo rơm áo: dỡ lớp rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy lại.

Từ 9 – 10 ngày sau khi chất các nụ nấm màu trắng bằng đầu đinh ghim xuất

hiện hai bên hông mô, ngày sau nụ nấm chuyển sang màu nâu và bắt đầu lớn

nhanh. Tuỳ theo từng thời tiết, trung bình khoảng 10 – 15 ngày sau khi cấy meo là

có thể hái nấm được.

Page 66: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

66

Thu hái nấm:

Khi hái lựa các nấm búp hơi nhọn đầu (gần nứt bao) hái trước, xoay nhẹ tay

tách gỡ ra khỏi mô, không nên để sót lại chân nấm bị đứt trên mô, vì phần này khi

thối rữa sẽ làm hư các nụ nấm kế bên, thu hoạch xong đậy kỹ áo mô lại.

Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 7 – 12 ngày. Trung bình cứ 1m (tính

theo chiều dài mô nấm) hái được 1 – 2,5 kg nấm tươi (tùy theo chất lượng rơm,

meo giống, chiều cao mô chất). Thường nông dân có tập quán hái sớm từ rạng sáng

& vào buổi chiều (mỗi ngày thu hai lần).

Sau khi thu hái đợt 1, ta ngưng tưới 01 ngày, sau đó chăm sóc tiếp tục như

lúc đầu.

Người trồng có thể bón thêm urê hoặc các chất dinh dưỡng. Urê tưới bổ sung

cho nấm vào thời điểm nấm bắt đầu kết nụ (ở đợt 1 & 2), nồng độ sử dụng trong

khoảng 1 – 3%o nên tưới vào lúc nấm đã ở dạng đinh ghim hoặc nút và thường

phun tưới vào sáng sớm là tốt nhất.

Về năng suất lý thuyết: cao nhất là 15% (số kg nấm tươi trên 100kg rơm

khô). Tuy nhiên, thực tế nuôi trồng đại trà năng suất trung bình còn thấp hơn nhiều,

dao động trong khoảng 5 – 10%. Ngoài ra, năng suất còn tuỳ theo chất lượng rơm,

meo giống, chiều cao mô chất, ....).

A. Kỹ thuật trồng nấm sò

Nấm sò có thể trồng quanh năm, nhưng mùa vụ thuận lợi nhất từ tháng 9

năm truớc tới tháng 3 năm sau.

1. Thời vụ

Nấm sò có thể trồng quanh năm, nhưng mùa vụ thuận lợi nhất từ tháng 9 năm

truớc tới tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thích hợp với nấm sò: đối với nhóm chịu lạnh

13 - 200C; nhóm chịu nhiệt 24 - 28

0C.

2. Xử lý nguyên liệu

* Nguyên liệu: Chủ yếu là rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa,…lượng rơm rạ tối

thiểu là 300 kg mới đủ nhiệt để ủ.

Xử lý nguyên liệu

Page 67: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

67

- Làm ướt rơm rạ bằng nước vôi với tỷ lệ 4 kg vôi/1.000 lít nước. Ngâm rơm rạ

trong nước vôi 15 - 20 phút rồi vớt ra để ráo nước. Ủ rơm bằng cách kê kệ ủ sao

cho vuông vắn, có cọc ở giữa để thoát hơi, rải từng lớp rơm rạ lên kệ ủ rồi dẫm

nhẹ, sau đó lấy nilon bọc xung quanh đống ủ để giữ nhiệt.

- Sau 3 ngày ủ rơm tiến hành đảo đống ủ, trong quá trình dỡ, cần kiểm tra độ ẩm

đống ủ, nếu vắt nguyên liệu thấy nước chảy nhỏ giọt ướt vân tay là được. Nếu thấy

khô, bổ sung nước trực tiếp vào rơm rạ, nếu ướt quá cần phơi rơm đến khi đảm bảo

đủ độ rồi ủ lại như ban đầu.

- Ủ tiếp 3 ngày sau đó: Kiểm tra độ ẩm như lần 1, nếu đảm bảo yêu cầu thì đảo

rơm rồi ủ lần 2. Sau 3 ngày dỡ đống ủ và băm rơm thành từng đoạn cỡ 10 – 15 cm

rồi ủ lại. Hai ngày sau, kiểm tra lại đống ủ thấy rơm rạ đã chín đều và đủ độ ẩm thì

tiến hành cấy giống. Nếu có điều kiện, hấp nguyên liệu trước rồi cấy giống trong

phòng vô trùng sẽ hạn chế được tỷ lệ nhiễm bệnh ở nấm.

3. Cấy giống

* Chuẩn bị:

- Túi nilon kích thước 30 x 45 cm, bông nút, nút, chun. Túi nilon phải được gấp

đáy.

- Giống cấy: có mùi thơm dễ chịu, không có mùi chua, không có các đốm kì lạ.

* Đóng bịch, cấy giống:

- Cho nguyên liệu vào túi đã chuẩn bị, dùng tay dầm nhẹ rồi điều chỉnh lớp nguyên

liệu đó dày 5 - 7 cm, sau đó rắc một lớp giống nấm xung quanh thành túi. Làm 3

lớp như vậy, lớp trên cùng rắc đều trên bề mặt (trừ khoảng miệng nút bông), sau

đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước nút bông rồi quấn dây chun

chặt nút bông.

- Yêu cầu: Bịch đã cấy giống căng tròn, độ nén vừa phải, trọng lượng của bịch 2,4

- 2,7 kg. Sau khi cấy giống, bịch giống đưa vào nhà ươm thoáng mát, sạch sẽ.

- Tỷ lệ cấy giống: 16 - 20 bịch/kg giống.

4. Ươm giống và rạch bịch

Sau khi cấy giống 20 - 25 ngày, kiểm tra để rạch bịch. Thấy sợi nấm đã ăn xuống

đáy bịch thì tiến hành rạch bịch. Rạch 6-8 đường dài 4 – 6 cm, các đường rạch đều

Page 68: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

68

và so le nhau.

5. Chăm sóc và thu hái

* Chăm sóc

Sau khi rạch bịch 4 – 6 ngày chưa cần tưới nước vào bịch. Khi thấy nấm mọc ra từ

các vết rạch, tuỳ theo lượng nấm nhiều hay ít, độ ẩm không khí cao hay thấp để

điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp (tưới nước dạng phun sương), tưới 4 - 6

lần/ngày.

* Tác nhân gây bệnh hại nấm

- Các loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống 7 ngày.

Nguyên nhân do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt, vệ sinh khu vực cấy giống không tốt,

thời tiết nóng bức, thiếu độ thông thoáng hoặc giống bị nhiễm bệnh từ trước.

- Nhiễm khuẩn: do vi khuẩn làm hỏng mũ nấm hoặc quá trình tưới nước vào các

vết rạch, do vệ sinh kém sau thu hái.

* Thu hái nấm

Thu hái nấm khi bầu nấm bằng chén uống nước nhỏ, lưu ý phải hái hết phần gốc

trên bịch nấm. Mỗi lứa thu hái 3 - 4 đợt. Sau mỗi đợt thu hái 3 - 4 ngày không tưới,

khi thấy tại những vết rạch xuất hiện quả thể nấm mới tưới nước. Thời gian thu hái

nấm khoảng 30 - 45 ngày kể từ ngày hái đầu tiên.

Page 69: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

69

PHẦN 10 – KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ CHĂM

SÓC CÂY THUỐC TẮM

(Nguồn: Do ban QLDA giảm nghèo huyện SaPa cung cấp)

1. Các phương pháp gieo trồng.

a. Cây gieo bằng hạt.

- Các loại cây gieo hạt chính: Phuồng Đìa Nhau, Phuồng Đìa Bua, Giàng

Nài, Đìa Siêu, Mà Gày Khang.

- Phương pháp gieo hạt.

+ Chọn hạt đúng mùa quả chín, thu hái vào ngày nắng ấm lúc trời râm mát.

+ Bảo quản nơi khô thoáng.

+ Làm đất xây dựng vườn ươm.

+ Gieo hạt đều, mật độ hợp lý.

+ Đào cây đảo bầu ra luống khác.

+ Đưa cây đi luóng khác.

- Sau khi gieo hạt cần có rơm rạ hay cỏ khô phủ luống để giữ ẩm, tưới nhẹ

cho đất ẩm đều và khi cây đã ra lá mần thì gỡ bỏ lớp rơm rạ đã phủ ra, để cho cây

mọc.

b. Các loại cây giâm hom.

- Các loại cây giâm hom chính: Đìa giản, Chu tay, Kè Gày Chét.

- Phương pháp giâm hom.

+ Chôn cành cây bánh tẻ tốt không sây bệnh, nhiều mắt, mắt đều. hom cắt

đoạn đều ( khoảng 15cm ).

+ Xây dựng vườn dâm hom phải dúng kĩ thuật.

+ Sau khi cây nảy mầm đưa ra vườn ươn trồng đại trà chăm sóc.

+ Sau khi ươm khoảng 45 ngày đưa cây đi trồng.

c. Các loại cây cắm cành và thân cây tự sống.

Page 70: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

70

Như cây Chùa Dì , Tùng dè, Trà Kỉn, Cây Ngũ Gia Bì.

2. Làm cỏ, vun xới.

Luôn luôn làm cỏ sạch sẽ, phải vun xới thường xuyên. Nhất là đối với

những cây lấy củ, rễ. nếu lá cây phủ kín gốc thì không cần vun sới nữa.

3. Tỉa cây.

Muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng xuất cao thì phải tỉa bớt

cây con, khoảng cách theo yêu cầu từng loại cây. Những cây xấu, cây có bệnh cũng

phải nhổ đi kịp thời. Những cây trồng bằng mầm thì cũng nên tỉa bớt những mầm

yếu chỉ để lại nhũng mầm khoẻ thì mới đạt năng suất cao.

4. Tưới tiêu.

Cây thuốc ưa ẩm nhưng lại sợ úng, do vậy mỗi khi khô hạn thì phải tưới

nước, nhưng khi trời mưa to thì phải thoát nước. Việc tưới tiêu phải luôn luôn được

chú ý, khi cây đơm hoa, kết hạt hay ra củ thì tưới cho cây ẩm mát nhưng tránh ẩm

ướt không có lợi.

5. Bấm hoa, tỉa cành.

Đối với cây lấy củ, khi thấy chớm nụ hoa là phải cắt bỏ ngay để chất dinh

dưỡng tập trung vào rễ cho củ to hơn. cắt những lá già cho thoáng, ít sâu bệnh. Đối

với cây lấy hạt làm thuốc, làm giống thì phải bấm bớt hoa và quả nhỏ, chỉ để lại

những quả to cho hạt chắc mẩy.

6. làm giàn.

Đối với những cây ưa bóng râm thì phải làm giàn che nắng. Tôt nhất là trồng

và để phát triển ngoài rừng tự nhiên sen với những cây cao cóấo rợp để lấy bóng

mát.

7. Thu hoạch và bảo quản

a. Thu hoạch

Muốn có sản lượng cao và chất lượng tôt cần phải xá định đúng thời kỳ thu

hoạch. Đối với cây lấy củ người ta thường thu vào lúc cây bắt đầu vàng úa, lá gốc

Page 71: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

71

đã già lúc này hoạt chất tập trung ở trong củ. Trong trường hợp mưa nhiều, úng

nước, có hiện tượng thối củ thì phải thu hoạch sớm để tránh khỏi thất thu. Đối với

cây lấy tinh đầu người ta thu hoạch vào thời kì hoa nở rộ, lúc này hàm lượng tinh

dầu cao nhầt.

Chọn những ngày nắng ráo để thu hoạch sẽ chủ động được việc phơi sấy, chế

biến. Thu hoạch cây lấy củ cần chú ý đào hoặc quốc sâuổtánh làm củ bị sây sát

hoặc đứt rễ. Thu hoạch cây lấy lá cần cắt gọn ghẽ, rải mỏng, không được sếp đống

vì nếu sếp đống không thoáng mát thì lá sẽ bị hấp nóng , thối nhũn. Đối với cây cho

lá để cất tinh dầu thì phải cắt lá khi tan hết sương cho đỡ hao kém tinh dầu. Thu

hoạch dược liệu những cât lấy vỏ thì phải chon mùa lá rụng ( róc vỏ ), làm cữ chiều

dài rạch thành phiến đều để phới sấy và uốn từng thanh, không bóc tuỳ tiện làm

giảm giá trị dược liệu.

b. Bảo quản.

Việc đóng gói bao bì, bảo quản chống mối mọt là yếu tố quan trọng dể giữ

cho phẩm chất dược liêu được tốt, khỏi hư hỏng. Tuỳ loại dược liệu sẽ có những

cách bảo quản khác nhau nhưng hầu hết dược liệu có thể đóng gói bằng hai lớp

bao bì; lớp trong là bao tải hoạch bao vải, lớp ngoài là túi polietylen.

Về bảo quản các loại dược liệu là quả, hạt thì nên đựng trong chum phủ lá

chuối và đậy kín bằng nút rơm. Để chống mốc thì lót ở dưới đáy một lớp lớp vôi

cục, cách ly một lớp lá chuối khô, trên xếp dược liệu. Chống mọt thì lót và phủ lá

Ngải cứu khô.

8. Các yếu tố ảnh hưởng gieo trồng cây thuốc tắm.

a. Khí hậu - Thời tiết.

Cây thuốc cũng như mọi sinh vật khác cần có những điều kiện ngoại cảnh

thích hợp mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

b. Sinh thái và thời vụ.

Page 72: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

72

Cây thuốc có những nguồn gốc sinh sống khác nhau khác nhau nên

việc gieo trồng cần phải trọn thời vụ thích hợp, nói chung khi thời tiết không quá

khô nóng hoặc quá ẩm ướt. Thường thì cuối mùa thu và mùa xuân ấm áp thì cây rễ

mọc. Nếu trồng vào thời vụ không thích hợp thì cây lâu mọc, thời gian sinh trưởng

ngắn và năng suất sẽ giảm. quá rét cây sẽ chết.

c. Ánh sáng.

Là yếu tố rất quan trọng đối với cây thuốc. Nếu thiếu ánh sáng thì cây không

thể sinh trưởng hoặc sinh trưởng không bình thường. Nếu cây bị rọi ánh nắng trực

tiếp quá nhiều thic cây nhỏ lại, hoa biến sắc. Nhu cầu về ánh sáng khác nhau ở mỗi

loại cây thuốc.

d. Nhiệt độ.

Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng sấu đến cây trồng. Nhiệu độ

quá cao sẽ thúc đẩy qú trình sinh trưởng sau đố suy yếu, nhiệt độ quá thấp thì hạt

gieo không mọc hoặc mọc chậm, thời gian sinh trưởng kéo dài, ra hoa kết quả hoặc

không đều hoặc chín muộn.

Vì vậy cần chọn thời vụ thích hợp cho mỗi loại cây trồng và có những biện

pháp chống nắng như che vườn ươm, phủ rơm rạ hay tưới nước chống hạn.

e. Độ ẩm.

Cả độ ẩm của không khí và độ ẩm của nước đều rất cần thiết cho sinh trưởng

của cây trồng. Nếu thiếu ẩn, mặt đất và cây trồng đều tăng cường thoát hơi nước thì

cây thuốc sẽ bị khô héo, cằn cỗi. Tuy nhiên, ở từng thời kì của sinh trưởng và phát

triển thì cây thuốc có nhu cầu khác nhau về độ ẩm : Khi cây còn non thì cần đảm

bảo duy trì độ ẩm thường xuyên nhưng khi cây ra hoa kết hạt nếu độ ẩm quá cao sẽ

làm hoa nở ít, hạt lép.

Đa số các cây thuốc ưa ẩm nhưng sợ úng, nếu trời mưa nhiều, độ ẩm trông

không khí cao thì nhiều sâu bệnh phát sinh, phát triển mạnh, củ, rễ, hoa, quả dễ bị

thối.

Page 73: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

73

PHẦN 11 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY ĐỨC

(Theo:vaas.org.vn.Website:

http://www.baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=335&caytrongkythu

at=khoai%20t%C3%A2y)

Giống khoai tây hiện nay đang phổ biến trong sản xuất là giống Diaman

được nhập từ Đức.

1. Thời vụ trồng:

- Tại đồng bằng: trồng hai vụ: Vụ Đồng chính vụ trồng từ 25/10 đến 10/11

dương lịch, tránh thiệt hại đầu mùa do mưa lớn cuối tháng 10 nên điều chỉnh thời

vụ sang đầu tháng 11 và thời điểm này là vụ Đông chính vụ nên cũng hạn chế được

sự hoạt động của vi khuẩn gây bệnh chết héo xanh do nhiệt độ thấp.

Vụ Đông Xuân trồng đầu đến cuối tháng 12 dương lịch.

- Tại miền núi: Vùng thấp (vùng trồng 2 vụ lúa/năm) trồng như vụ đông

chính vụ tại đồng bằng. Vùng cao có độ cao trên 1000m so với mặt nước biển chỉ

trồng được một vụ lúa nước thời vụ được bố trí vào đầu đến giữa tháng 2 dương

lịch. Tránh gặp sâu bệnh hại khoai tây nên được trồng trên ruộng lúa nước.

2. Làm đất, chuẩn bị giống:

- Làm đất: Đất được cày bừa và làm nhỏ, lên luống rộng 0,8 - 0,9 đối với

luống đơn, đối với kiểu luống này sẽ thuận lợi cho cây khoai tây sinh trưởng phát

triển tốt, giảm sự gây hại của sâu bệnh, thuận lợi chăm sóc, tỷ lệ củ to nhiều hơn so

với trồng luống kép.

Nếu đất khoai tây được cày ải phơi năng thì rất có tác dụng làm cho đất tơi

xốp, dưỡng khí tạo nhiều thuận lợi cho hệ rễ phát triển đồng thời diệt trừ cỏ dại

cũng như sâu bệnh hại tồn dư trong đất.

- Chuẩn bị giống: Trước khi trồng 1 - 2 ngày, nếu củ giống to có nhiều mầm

nên bổ bằng dao sắc, mỗi miếng có từ 2 - 3 mầm, trong khi bổ cần nhúng dao bằng

nước xà phòng để tránh lây lan bệnh (đặc biệt với các biện virus, héo xanh vi

khuẩn…). Chấm mặt cắt của miếng khoai tây bổ vào xi măng + vôi bột khô, rồi xếp

Page 74: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

74

một lượt lên dàn bảo quản. Đối với giống cỡ củ từ 25 - 35 củ/kg thì không nên bổ

trừ mục đích nhân giống gốc khi số lượng giống còn ít.

Đối với giống Solara là giống có thời gian ngủ dài, do vậy khi ra khỏi kho

lạnh mầm còn ngắn và ít mầm nên để giống trong nhà 7 - 10 ngày (chú ý nên để nơi

thoáng mát và bóng tối tránh nơi có nhiều gió gây khô củ mầm khó phát triển) để

mầm dài thêm và tăng số mầm/củ. Điều này có tác dụng làm cho khoai tây mọc

nhanh sau trồng và số thân/khóm nhiều (khoảng 3 - 4 thân/khóm), đó là một trong

yếu tố tăng năng suất khoai tây.

3. Trồng:

- Rạch hàng trên mặt luống, rải phân chuồng mục và lân vào rãnh và phân

Đạm + kali phải bón cách củ 15cm (tức là củ cách củ 30 cm thì bón vào giữa

khoảng cách giữa hai củ).

- Đặt củ giống hay miếng bổ vào rạch, chú ý không để củ giống tiếp xúc với

phân khoảng cách củ giống 30 x 30 cm (4 khóm/m2 tương đương 1400 - 1450

khóm/360m2).

- Kỹ thuật lấp đất: Phải lấp đất kín củ, kín phân bón, dùng đất nhỏ và phủ dày

5 cm, không được hở mầm (nếu hở mầm khoai tây sẽ không mọc được), nếu đất đủ

ẩm thì chỉ sau 7- 10 ngày khoai tây bằng đầu mọc khỏi mặt đất.

4. Phân bón: Tính cho 1 sào Bắc Bộ (360m2).

- Phân chuồng 400 - 600 kg (Nên ủ phân chuồng với vôi bột + Lân trước

trồng từ 2 - 3 tháng trước trồng là tốt nhất, có tác dụng khử bệnh trong phân chuồng

và có tác dụng cung cấp lân dễ tiêu cho khoai tây).

- Đạm Urê 9 kg

- Super lân 20 kg

- Kali 8 kg.

Cách bón:

Page 75: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

75

- Bón lót: Đối với củ giống không bổ: bón lót toàn bộ phân chuồng và lân

cùng ½ lượng đạm, lượng kali. Đối với củ giống bổ: Bón lót củ gống bổ: Bón lót

toàn bộ phân chuồng và lân (không nên bón lót phân đạm và kali).

- Bón thúc đợt 1: Cây mọc cao15 - 20 cm bón lót ½ lượng đạm và ½ lượng

kali kết hợp với vun xới nhẹ.

- Bón thúc đợt 2: (đối với củ giống bổ): Sau đợt 1 từ 10 - 15 ngày với ½

lượng đạm và ½ lượng kali còn lại kết hợp với vun xới cao.

Chú ý: nên kết thúc vun xới sau khi trồng 40 ngày.

5. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

Sau khi trồng 10 - 15 ngày nếu đất đủ ẩm khoai sẽ mọc đều, nếu đất khô nên

tưới rãnh nhẹ cho khoai mọc nhanh (đối với củ không bổ).

Vun xới 2 lần kết hợp với 2 lần bón thúc. Lần 1 vun nhẹ, lần 2 vun cao đảm

bảo đủ đất cho củ sinh trưởng tốt, kết hợp phủ kín phân hoá học bằng đất vun.

Phòng bệnh mốc sương: Khi có sương mù hoặc trời ẩm ướt nên kiểm tra

đồng ruộng thường xuyên, đặc biệt đối với giống nhiễm và tiến hành phun phòng

bằng Zinep 0,3% hoặc dung dịch Boocdo 1%, nếu phát hiện bệnh nên trừ ngay

bằng Daconin hoặc bằng thuốc đặc hiệu khác.

Một số bệnh nấm từ lúa có thể lây nhiễm cho khoai tây do vậy đối với ruộng

lúa bị bệnh như khô vằn, đạo ôn, tiêm lửa … việc trừ các đối tượng trên cây lúa là

yếu tố cần thiết, sẽ tránh được củ bị ghẻ thậm chí nặng gây thối củ, hoặc đất nhiễm

khuẩn nên khử bằng vôi trộng ủ với phân chuồng. Vấn đề phòng trừ bệnh hại của

cây trồng trước không tốt, nguồn bệnh có sẵn sẽ gây hại ngay ở thời kỳ cây còn

nhỏ, làm cho khoai tây chết sớm có thể ngay giai đoạn 50 - 70 ngày sau trồng, làm

thiệt hại lớn cho sản xuất.

Sau khi trồng 10 - 15 ngày nếu đất đủ ẩm khoai sẽ mọc đều, nếu đất khô nên

tưới rãnh nhẹ cho khoai mọc nhanh (đối với củ không bổ).- Vun xới 2 lần kết hợp

với 2 lần bón thúc. Lần 1 vun nhẹ, lần 2 vun cao đảm bảo đủ đất cho củ sinh trưởng

tốt, kết hợp phủ kín phân hoá học bằng đất vun.- Phòng bệnh mốc sương: Khi có

sương mù hoặc trời ẩm ướt nên kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, đặc biệt đối với

giống nhiễm và tiến hành phun phòng bằng Zinep 0,3% hoặc dung dịch Boocdo

Page 76: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

76

1%, nếu phát hiện bệnh nên trừ ngay bằng Daconin hoặc bằng thuốc đặc hiệu

khác.- Một số bệnh nấm từ lúa có thể lây nhiễm cho khoai tây do vậy đối với ruộng

lúa bị bệnh như khô vằn, đạo ôn, tiêm lửa … việc trừ các đối tượng trên cây lúa là

yếu tố cần thiết, sẽ tránh được củ bị ghẻ thậm chí nặng gây thối củ, hoặc đất nhiễm

khuẩn nên khử bằng vôi trộng ủ với phân chuồng. Vấn đề phòng trừ bệnh hại của

cây trồng trước không tốt, nguồn bệnh có sẵn sẽ gây hại ngay ở thời kỳ cây còn

nhỏ, làm cho khoai tây chết sớm có thể ngay giai đoạn 50 - 70 ngày sau trồng, làm

thiệt hại lớn cho sản xuất.

Tưới nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất khoai tây, quyết

định đến năng suất khoai tây; yêu cầu nước tưới phải đủ để cây sinh trưởng phát

triển tốt về thân lá, ra tỉa củ và hình thành củ theo đúng giai đoạn sinh trưởng, tạo

thuận lợi cho quá trình hút dinh dưỡng nuôi cây, trong thời vụ không được để

ruộng khoai tây bị hạn nếu không sẽ mất rất lâu hoặc khoai tây không mọc được ở

giai đoạn đầu vụ hoặc thời gian sinh trưởng sẽ bị rút ngắn, do vậy làm giảm năng

suất và tỷ lệ củ to trên khóm sẽ thấp, độ ẩm thích hợp cho khoai tây trong cả vụ là

80 - 85% (tương ứng với tưới rãnh 3 - 4 lần/vụ nếu thời gian trồng ít mưa. Trước

khi thu hoạch khoảng 25 - 30 không tưới nước, để thu hoạch ruộng khoai tây khô

ráo. Như thế sẽ rất tốt cho củ giống sau này và khoai tây thương mại cũng đảm bảo

chất lượng cao.

6. Thu hoạch

thời gian sinh trưởng đạt khoảng 85 - 90 ngày sau trồng (đối với ruộng khoai

tây sinh trưởng phát triển bình thường, không bị hạn làm chậm thời mọc khỏi mặt

đất), quan sát 2/3 ruộng khoai tây đã ngả màu vàng, biểu hiện khoai tây đã già, chín

sinh lý thì chọn ngày nắng ráo tiến hành thu hoạch, tuyệt đối không thu hoạch khi

ruộng ướt hoặc trời mưa sẽ gây hỏng sản phẩm. Nếu sản xuất giống thì nên phân

loại củ giống ngay trên đồng ruộng, tránh chọn nhiều lần gây trầy xước vỏ củ làm

sâu bệnh dễ xâm nhập hoặc làm thối củ nếu gặp nước. Sản phẩm khi thu hoạch về

nên để nơi thoáng mát, khô ráo tránh ánh sáng trực xạ nếu không sẽ làm vỏ củ bị

xanh làm chất lượng khoai tây bị giảm và không nên chất đống quá lớn sẽ làm củ

hấp hơi ướt, vỏ củ yếu rất dẽ bị trầy xước.

Page 77: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

77

PHẦN 12 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI SỌ (MÔN)

1. Thời vụ trồng

Trồng tháng giêng và tháng 2 âm lịch. Tốt nhất là trồng vào thời điểm xung

quanh tiết lập xuân, để sau khi trồng, gặp mưa xuân đỡ phải tưới nước và cây mọc

thuận lợi.

2. Mật độ

Tuỳ theo điều kiện khí hậu, đất đai từng nơi, có thể trồng theo khoảng cách,

mật độ như sau:

70 x 70cm (khoảng 20.400 cây/ha).

80 x 80cm (khoảng 15.600 cây/ha).

90 x 90cm (khoảng 12.300 cây/ha).

3. Làm đất, đào hố, bón phân

Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Đào hố với kích thước 20 x 20 x 20cm.

- Bón lót phân hữu cơ 8 - 10 tấn/ha, trung bình 0,5 - 0,8kg/hố.

- Bón thúc phân đạm, lân, kali. Nếu bón 30kg N + 60kg P2O5 + 30kg K2O cho

1 ha thì năng suất tăng 155 - 277% so với đối chứng không bón, năng suất củ đạt

15,75 tấn/ha, trong đó, trọng lượng củ cái 5,91 tấn/ha. Như vậy, lượng phân bón

cho một sào là: Phân chuồng (4 - 7 tạ) + urê (2 - 3kg) + phân lân nung chảy (10 -

12kg) + Sunphat kali (2 - 4kg).

Với số lượng hoá học trên, có thể dùng toàn bộ phân lân, 1/2 đạm và kali trộn

đều vào đất trước khi trồng. Phân đạm và kali còn lại có thể đem bón 1 - 2 lần sau

khi trồng từ 3 - 6 tháng.

4. Trồng và phủ luống

Đặt củ giống ở độ sâu 7 - 8cm, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân, phủ kín đất.

Sau khi trồng phủ mặt luống bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ cho đất ẩm, xốp và

hạn chế cỏ dại.

5. Tưới nước

Sau khi trồng, cần phủ luống, tưới nước. Khoai sọ núi ưa ẩm, nhưng nếu úng

nước, bộ rễ sẽ phát triển kém. Sau khi trồng, nhiệt độ không khí chưa cao, lượng

sinh trưởng của cây chưa lớn, chỉ giữ cho đất đủ ẩm là được. Thời kỳ cây sinh

Page 78: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

78

trưởng mạnh, cây hình thành củ và củ phát triển, cây cần nhiều nước, nếu gặp hạn

cần tưới nước.

6. Vun luống

Sau khi trồng 2 - 3 tháng, cây đã mọc khoẻ, vun luống cao 15 - 20cm, rộng 40 -

50cm để rễ bất định mọc nhiều, tăng khả năng chống hạn cho cây, hạn chế mầm

ngọn nảy sinh, tạo điều kiện cho cây mẹ phát triển.

7. Phòng trừ sâu bệnh

Đề phòng một số loại bệnh, trong đó, có bệnh mốc sương thường phát sinh vào

thời kỳ nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, bệnh nặng gây thành dịch.

- Luân canh 3 - 4 năm cần thay đổi cây trồng khác.

- Chọn củ giống kháng bệnh, tránh các vết thương cơ giới ở phần trên và phần

dưới của cây.

- Lúc bệnh mới phát sinh, phun thuốc Boócđô 1% hay Ridomil MZ 0,2%,

Anvil 0,2%.

Dùng Dipterex 0,2 - 0,3% để phòng trừ các loại sâu hại lá.

8. Thu hoạch và bảo quản củ giống:

- Khi lá chuyển sang màu vàng và khô dần là lúc củ đã già, hàm lượng tinh bột

khá cao, hương vị củ thơm ngon, có thể thu hoạch củ. Vụ thu hoạch chính vào

trung tuần tháng 9. Nếu cần kéo dài thời gian cung cấp cho thị trường thì thu hoạch

sớm hơn (cuối tháng 8) hoặc muộn hơn (tháng 10).

- Củ làm giống phải để thật già mới thu hoạch. Trước khi thu hoạch vài ngày,

cần cắt lá và bẹ phía trên củ 2 - 3cm, để vết cắt khô. Thu hoạch củ lúc thời tiết khô

ráo tránh củ bị thối trong thời gian cất giữ. Củ giống thu về, để nơi thoáng mát, tốt

nhất là xếp vào giàn, chọn và loại bỏ các củ bị sây sát, nếu thấy củ thối phải nhặt

riêng để tránh lây lan.

Page 79: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

79

PHẦN 13 - KỸ THUẬT TRỒNG CỎ

(Nguồn: Trung tâm khuyến nông Yên Bái)

A. KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VOI

1. Đặc điểm

Cỏ trồng được khắp nơi. Trên vùng đất cao, đất thấp, sườn đồi. Nhưng tăng

trưởng mạnh nơi đất có nhiều chất mùn, ẩm độ cao. Cỏ voi dễ bị thối gốc và chết

nếu đất bị ngập nước.

2. Làm đất

Trước khi trồng phải cày bừa thật kỹ và làm sạch cỏ. Cày đất ở độ sâu 20 -

25cm, nhặt hết cỏ dại và san bằng đất trồng. Rạch hàng sâu 15 - 20cm.

3. Cách trồng

Giống như trồng sắn.

Cỏ voi sinh sản vô tính, trồng bằng thân. Tốt nhất sử dụng thân giống loại

không quá già, không non quá, có độ tuổi 80 - 100 ngày và được chặt vát thành

hom, độ dài 20-25cm/hom. Mỗi hom có 3 - 5 mắt mầm.

Bảo quản hom giống trong râm mát, vài hôm sau đem trồng là tốt nhất. Không

nên để khô, sẽ kém nẩy mầm.

Đặt hom gối đầu nối tiếp nhau, rồi lấp đất dày từ 7- 10cm.

Sử dụng 7 - 10 tấn giống/ha. Trồng bằng hom, nên trồng theo từng hàng, tiện

cho việc chăm sóc như làm cỏ dại, bón phân, ...

Khoảng cách trồng: 30cm x 40cm (khoảng cách giữa các hom = 30cm,

Khoảng cách giữa các hàng = 40 cm).

4. Bón phân:

Tùy theo từng loại đất tốt, trung bình, xấu mà bón phân cho phù hợp. Sau đây

là cách bón phân cho 1ha đất/năm để tham khảo:

Phân chuồng: 15- 20 tấn.

Super lân: 250- 300 kg.

KCL: 100- 200 kg.

Urê: 400-500 kg.

Trong đó, phân chuồng và Super lân được sử dụng toàn bộ để bón lót. KCL và

Page 80: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

80

Urê chia đều cho bón thúc (sau khi trồng từ 20- 30 ngày) và sau mỗi đợt thu hoạch.

Tuy nhiên tùy theo đất tốt hay xấu và mùa nắng hay mùa mưa mà chúng ta

tăng hay giảm lượng phân bón cho phù hợp.

5. Chăm sóc:

Để cỏ sử dụng được lâu và năng suất ổn định, cần chăm sóc thường xuyên

theo đúng quy trình kỹ thuật.

Sau khi trồng được 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm. Trồng dặm

những chỗ bị chết. Làm cỏ dại 2 - 3 lần trước khi cỏ trồng lên cao phủ kín mặt đất.

Sau mỗi lần thu hoạch, xới đất, diệt cỏ dại, tưới nước, bón phân Urê để cỏ

trồng tái sinh nhanh, cho năng suất cao.

6. Thu hoạch:

- Thu hoạch lần đầu sau 2 tháng kể từ ngày trồng. Và những lần sau, chu kỳ

thu hoạch từ 30- 40 ngày trong mùa mưa . Mùa nắng, những đồng cỏ không có hệ

thống tưới, thời gian thu hoạch có thể tới 60 ngày.

- Một năm trung bình thu hoạch từ 6- 10 lần. Cỏ voi có thể cao đến 3m, nhưng

thường khi cỏ cao độ 1m là cho thu hoạch. Vì nếu cỏ càng già, thành phần giá trị

dinh dưỡng càng kém và tỷ lệ chất xơ sẽ gia tăng nhiều. Nếu cỏ còn non quá, chứa

nhiều nước, gia súc ăn vào dễ bị tiêu chảy.

- Gốc cỏ chừa lại cao từ 20- 30 cm, để cỏ nhảy nhiều mầm. Năng suất 1 lần cắt

trung bình 30- 60 tấn/ha, một năm từ 240- 350 tấn/ha.

B. Kỹ thuật trồng cỏ VA06

Nồng dân xã Y Can (Trấn Yên) trồng cỏ chăn nuôi gia súc.

Page 81: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

81

YBĐT - Cỏ VA06 cho năng suất, chất lượng cao, khẩu vị ngon, có khả năng

chịu rét, chịu hạn tốt nên có thể trồng trên đất có độ dốc cao. Cỏ VA06 có thể cho

năng suất 500 tấn /ha/năm.

Giống cỏ này đã được đưa vào trồng ở một số địa phương trong tỉnh như: Văn

Chấn, Trấn Yên, Trạm Tấu, thành phố Yên Bái… đều cho năng suất từ 350 đến

400 tấn/ha và gia súc rất thích ăn.

1. Thời vụ trồng:

- Tốt nhất là trồng vào vụ xuân (bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4) hàng năm,

Ngoài ra, có thể trồng VA06 vào bất cứ mùa nào, khi có mưa.

- Riêng 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu, Mù Cang Chải thời vụ tốt nhất vào

mùa mưa từ tháng 5 - 7 (không trồng được vụ xuân vì thời tiết khô hanh).

2. Chuẩn bị đất để trồng:

- Cày vỡ đất ở độ sâu 20 cm, sau đó bừa và cày đảo (cày 2 lần) làm sạch cỏ

dại và san phẳng đất.

- Trên đất bằng, nên lên luống để tiện cho việc chăm sóc và tưới tiêu nước.

- Trồng trên đất dốc, phải trồng theo đường đồng mức hoặc trồng theo hốc.

3. Chuẩn bị hom giống:

- Chọn cây thành thục đạt 6 tháng tuổi, khoẻ mạnh không sâu bệnh, bóc hết lá

bẹ ở mầm nách (cây bánh tẻ).

- Dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt nghiêng mỗi đoạn một mắt, trên mỗi

mắt có một mầm nách.

- Đoạn thân trên của mắt ngắn hơn, đoạn thân dưới của mắt dài hơn, để tăng

tỷ lệ sống. Sau đó, xoa tro bếp vào vết cắt, hom xử lý đến đâu thì trồng ngay đến đó

để tránh mất nước.

4. Mật độ trồng:

- Nếu trồng làm thức ăn gia súc: trồng với khoảng cách hàng cách hàng 60 -

70cm, cây cách cây 40 - 50 cm; mật độ 40.000 - 45.000 hom/ha.

- Nếu trồng để làm giống: trồng với khoảng cách là hàng cách hàng 1m, cây

cách cây 70 - 80cm; mật độ 12.000 - 15.000 hom/ha

- Nếu trồng làm hàng rào, trồng để chống xói mòn trên đất dốc thì nên trồng

dày với khoảng cách cây cách cây 33 - 35 cm; hàng cách hàng 40 cm, mật độ

100.000 hom/ha.

Page 82: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

82

5. Phân bón:

+ Bón lót: lượng phân bón lót/1ha như sau: Phân chuồng hoai mục: 30 tấn;

Supe lân: 3 tấn (bón lót toàn bộ theo hàng rạch)

Bà con lưu ý: Nếu không có phân chuồng thì mỗi hốc bón 100 gam phân hỗn

hợp cùng với 100 gam supe lân; phân bón phải được trộn đều dưới đáy hốc để tăng

khả năng đẻ nhánh.

+ Bón thúc: Dùng phân Urê lượng 500 - 600 kg/ha (Chia đều để bón thúc sau

mỗi lần thu hoạch).

6. Cách trồng:

Cách 1: Trồng dưới rãnh.

- Rạch rãnh sâu 14 cm, rộng 20 cm, hàng nọ cách hàng kia 60 - 65 cm. Sau

đó, đưa các loại phân bón lót xuống rãnh và phủ một lớp đất mịn dày 7cm, rồi nén

nhẹ.

- Đem hom đã chuẩn bị sẵn đặt vào lòng rãnh, đặt hom nọ cách hom kia từ 40

- 50cm, đặt theo độ nghiêng 45 độ hoặc đặt hom nằm ngang dưới rãnh.

- Cuối cùng, phủ lớp đất mịn dày 7cm lên phía trên mầm.

Cách 2: Trồng theo hốc:

- Trên ruộng, trồng cuốc hố theo khoảng cách hốc nọ cách hốc kia 40 - 50 cm.

- Nếu trồng trên đồi thì các hốc phải trồng so le theo hình nanh sấu và cách đặt

hom như phương pháp trên.

7. Chăm sóc:

- Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm và nếu khuyết cây thì phải trồng bổ sung

để đảm bảo tỷ lệ sống đạt trên 98% đạt mật độ 30.000 - 45.000 cây/ha.

- Sau khi trồng 1 tháng, làm cỏ xới xáo và bón mỗi gốc 10 gam đạm Urê.

- Làm cỏ lần 2 sau khi trồng 2,5 tháng và bón mỗi gốc 25 gam đạm Urê, đồng

thời vun gốc để cây khỏi đổ, vì đây là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất.

- Nếu gặp khô hạn thì 1 tuần phải tưới nước 1 lần, nhưng không để đọng nước.

- Vào mùa mưa phải tiêu, thoát nước kịp thời.

- Sau mỗi lần cắt 2 ngày thì phải xới xáo và bón thúc 1 lần và mức bón là 300

- 350 kg đạm urê/ha để nâng cao năng suất.

- Trước khi vào vụ đông, nên bón 1 lần phân chuồng nhằm đảm bảo mầm qua

đông và tái sinh được tốt.

Page 83: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

83

- Phòng trừ sâu bệnh: giữ vườn cỏ thông thoáng, nếu phát sinh sâu bệnh thì

dùng các biện pháp phòng trừ sinh học, hết sức tránh dùng thuốc hoá học.

5. Cách thu hoạch và sử dụng cỏ:

- Thời vụ cắt vào các tháng 4 đến tháng11 hàng năm, cứ sau 20 - 40 ngày cắt

một lần.

- Nếu cho gia súc ăn thì cắt lúc cỏ cao 130 -170 cm, mỗi năm cắt 5-6 lứa.

- Nếu nuôi cá, lợn thì có thể cắt lúc cỏ cao 80 - 100 cm, mỗi năm cắt 7-10 lứa.

- Cách cắt như sau: dùng dao sắc cắt nhẹ tay, cắt cách mặt đất 15 cm; không

cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây

sâu bệnh.

*Cỏ VA06 có khả năng lưu gốc rất tốt, trồng 1 năm có thể thu liên tục 6 - 7

năm.

PHẦN 14 - KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ

(Nguồn: trung tâm khuyến nông tỉnh bình thuận.

http://www.baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=224&caytrongkythu

at=c%C3%A2y%20c%C3%A0%20ph%C3%AA)

I. Giới thiệu chung

1. Rễ:

Cây cà phê có 3 loại rễ - Rễ cọc:dài từ 0,3-0,5 m, mọc từ thân chính. Nhiệm

vụ giữ thân tránh đỗ ngã. - Rễ nhánh: mọc ra từ rễ cọc, có thể ăn sâu 1,2- 1,5 m.Rễ

nhánh càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu hạn càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ

nhánh thành hệ thống rễ con. - Rễ con:phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày

của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống

rễ này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (từ 0-30 cm). Nhiệm vụ chủ yếu là hút chất

dinh dưỡng và nuôi cây.

Page 84: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

84

2. Lá:

Đối với cà phê vối, lá có tuổi thọ từ 7 – 10 tháng. Thời tiết , dinh dưỡng không

tốt có thể làm lá rụng sớm . Cành và lá có tương quan chặt chẽ với năng suất cà

phê. Lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi quả. Tinh

bột trong quang hợp sẽ tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy

giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp. Đây

chính là yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc cây cà phê để đạt năng suất

cao.

3. Hoa:

Hoa mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ cấp và cành thứ cấp. Hoa thường nở

về đêm và nở hết khoảng 4-5 giờ sáng. Cà phê vối (Robusta) thụ phấn chéo là chủ

yếu, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và côn trùng, vì vậy việc nuôi ong

mật trong vườn cây cà phê cũng là biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả của cà phê.

Cà phê vối không ra hoa lại ở những đoạn cành (hoặc nách lá) đã ra hoa năm

trước.

4. Quả:

Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh, thường quả cà phê có 1-2 nhân (tùy theo

lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh trưởng đối với quả cà phê

vối thường từ 9-11 tháng (tuỳ theo điều kiện chăm sóc).

II. Điều kiện ngoại cảnh:

Nhiệt độ: Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất từ 22 – 26 độ

C.

Ánh sáng: cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây

che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn

kiết thiết cơ bản.

Ẩm độ: Cây cà phê (Vối) thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão

hòa.

Lượng mưa: Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa

hàng năm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch

để phân hóa mầm hoa.

Gió: Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát

triển cây cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê.

III. Đất đai

Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều

loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám …. Trong đó, đất đỏ

Page 85: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

85

bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là có tầng đất

mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (Đất thịt

nhẹ- sét).

VI. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Kỹ thuật trồng:

Thời vụ:Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6).

Khoảng cách, mật độ: Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và

ngược lại. Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m (1.118 cây/ha); đất trung

bình và dốc 3 x 2.5 m (1.330 cây/ha).

Cách trồng, bón phân lót: Đào hố trước trồng 1 tháng ( 60 x 60 x60 cm). Bón

lót : - Lớp đất mặt trộn với 10 – 20 kg phân chuồng hoai + Hữu cơ sinh học HVP

401B : 1 kg + Hữu cơ khoáng vi lượng HVP ORGANIC : 0,2 kg + 0,5 kg super lân

+ 0.5 kg vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để một phía sau dùng làm bồn quanh

gốc. Lúc trồng bón lót ngoài tán lá cây 100 gram phân NPK 16–16–8–13 S.

*Chú ý: Dặm chặt đất ở xung quanh gốc, sau cơn mưa lớn cần vét bồn, để

phòng cây bị lấp.

2. Bón phân, chăm sóc

Đánh chồi vượt cho cây cà phê: Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa

mưa, do vậy cần đánh chồi vượt kịp thời. Trung bình 1 tháng đánh chồi vượt 1 lần.

Khi đánh chồi vượt chú ý vặt các cành tăm, cành nhớt mọc quá nhiều ở cùng một vị

trí đốt cành. Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ nên để lại không quá 3 cành dự trữ được phát

sinh.

*Chú ý: vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng

lọt vào bộ tán cà phê.

Đào rãnh ép xanh, hoặc cày rạch hàng ép xanh: Đào rãnh sâu 30cm, dài 1m,

rộng 20-25cm dọc theo mép trong bồn cà phê, mỗi gốc cà phê đào 1-2 rãnh. Dồn tất

cả cỏ rác trên lô và cả phân chuồng vào rãnh, lấp đất lại. Cũng có thể cày rạch hàng

giữa 2 hàng cà phê, cày sâu 50cm, nên cày 1 hàng, bỏ một hàng và năm sau lại cày

luân phiên để hạn chế làm tổn thương bộ rễ cà phê. Tương tự như rãnh đào trong

mép bồn, rãnh cày là vị trí để ép xanh cỏ rác trên lô và bón phân chuồng.

Làm cỏ, bón phân: Làm sạch cỏ trên hàng cà phê, không để cỏ dại cạnh tranh với

cà phê. Bón phân cho cà phê sau khi làm cỏ sạch. Liều lượng phân bón và loại

phân bón như sau:

- Phân hữu cơ: - phân chuồng hoai :liều lượng 15-20 m3/ha ( 2 năm bón 1

lần)

Page 86: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

86

- Phân hữu cơ sinh học “HVP ORGANIC CHUYÊN THÚC CÀ PHÊ” với lượng

1-1,5 tấn/ha(chia 2-3 lần bón/năm) . Kết hợp việc bón phân hữu cơ với đào rãnh

ép xanh cho vườn cà phê.

- Vôi bột: bón 300-400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất

càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.

- Phân hóa học:

* Các năm trồng mới và kiến thiết cơ bản:

Sử dụng phân NPK 20-20-15-TE , bón với liều lượng sau:

+ Năm trồng mới: 400-600 kg/ha

+ Năm thứ 2: 600-700 kg/ha

+ Năm thứ 3: 800-900 kg/ha

Lượng phân trên được chia ra bón 3 lần trong mùa mưa.

* Cà phê kinh doanh:

Sử dụng loại phân NPK 16-8-16-13S-TE , có thành phần NPK cân đối, có thành

phần lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cà

phê trong mùa mưa.

Bón 3 lần trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với

liều lượng sau:

+ Đợt 1: 500-700 kg/ha, bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều.

+ Đợt 2: 700-800 kg/ha, bón vào giữa mùa mưa.

+ Đợt 3: 800-1000 kg/ha, bón gần cuối mùa mưa, trước khi chấm

dứt mưa 20 ngày.

Nếu năng suất vườn cây cao hơn mức 3-4 tấn nhân/ha, ở mỗi đợt bón, cần bón

tăng cường thêm từ 150-200 kg/ha/lần.

Bỏ phân khi đất đủ ẩm. Rạch rãnh xung quanh tán cây cà phê, rải phân đều và lấp

đất.

-Phân bón lá: + HVP 801S CHUYÊN CÀ PHÊ :phun định kỳ 7-10

ngày/1lần để nuôi cành dưỡng lá. +HVP 15-30-15 : phun giai đoạn trước ra hoa 1

tháng để hình thành mầm hoa,. +HVP AUXIN ORGANIC : phun trước khi ra

hoa 10 ngày để thúc ra hoa đồng loạt. + HVP 5-35-6 CHỐNG RỤNG TRÁI CÀ

PHÊ : phun giai đoạn 7-14 ngày trước khi trổ hoa và sau khi đã đậu trái non. Định

kỳ phun 7 ngày /1lần để dưỡng trái . +HVP SIÊU TO HẠT : phun định kỳ 7

ngày /1 lần giai đoạn trái đang lớn để làm to hạt,tăng chất lượng hạt.

Page 87: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

87

Tỉa cành: Thường xuyên tỉa bỏ những chồi vượt, những cành bị sâu bệnh gây

hại, những cành đã ra quả ở những năm trước chỉ còn 2-3 cặp lá ở đầu cành.

V. Sâu bệnh

1. Bệnh hại

a. Bệnh lở cổ rễ (nấm Rhizoctonia solani):

Bệnh thường gây hại cây con ở vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh

hại ở phần cổ rễ, làm cổ rễ bị teo, khô thắt lại.

Phòng trị: Tiêu huỷ những cây bệnh nặng, dùng các loại thuốc để tưới vào

gốc như: Validamycin (Validacin); Pencycuron (Monceren) hoặc các loại thuốc gốc

đồng.

b. Bệnh khô cành, khô quả (nấm Collectotrichum coffeanum)

Bệnh thường phát triển vào đầu mùa mưa nhưng thể hiện rõ rệt khi quả còn

non đến lúc 6-7 tháng tuổi.

Phòng trị: Bón phân đầy đủ, kịp thời cân đối NPK, dùng các loại thuốc

Propineb (antracol); Carbendazim(bavistin); hoặc các loại thuốc gốc đồng như

copper sulfat (Bordeaux), Kasugamycin 2 % + Copper Oxychloride 45% (Kasuran)

để phòng trừ 2-3 lần/vụ.

c. Bệnh tuyến trùng:

Do tuyến trùng Pratylenchus coffae gây vết thương, tuyến trùng

Meloidogyne spp. gây nốt sần, tuyến trùng Tylenchus gây nội sinh. Cây bị bệnh

thường sinh trưởng kém, vào mùa khô thường bị vàng héo, có khả năng lây lan lớn.

Phòng trị: Phát hiện sớm, tiêu hủy những cây bệnh nặng, cây bị bệnh nhẹ nên

tăng cường bón phân hữu cơ, xử lý đất bằng thuốc cytokinin (Sincocin).

d. Bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix)

Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở những vườn cây già cỗi, đầu tư kém.

Bệnh hại trên lá, vết bệnh hình tròn, có lớp bột phấn vàng màu da cam ở mặt dưới

lá. Bệnh làm rụng lá, thường hại nặng vào tháng 10-11-12 và tháng 3, 4 trong năm.

Phòng trị: Cuối mùa mưa (tháng 10-11 dùng copper sulfat (Bordeaux 1%)

hay copper hidroxide (Champion) phun mặt dưới lá 3-4 tuần/lần khi bệnh mới xuất

hiện. Hiện nay có thể dùng các loại thuốc nội hấp Hexaconazole 85% (Anvil),

cyproconazole 94% (Bonanza), Propiconazole 90% (Tilt).

*Chú ý: Bệnh đã phát triển cần vệ sinh vườn, tỉa cành cho thông thoáng kết

hợp với dùng thuốc hóa học.

e. Nấm hồng (Corticium salmonicolor)

Page 88: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

88

Tác hại trên cành và phần ngọn của cây, thường phát sinh mạnh vào đầu và

trong mùa mưa, khi phát hiện thấy cành bị bệnh và cắt đốt kịp thời. Tiến hành phun

thuốc phòng trừ : dùng Bordeaux hay Oxyt clorua Đồng1% phun vào vùng bị bệnh,

boặc dùng dung dịch Bordeaux 5% quét lên vết bệnh ở cành chưa bị héo.

2. Sâu hạ

a. Rệp sáp (Pseudococus. Spp):

Gây hại ở chùm quả và vùng rễ làm cho cây cà phê phát triển kém, làm rụng

quả. Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm. Thực hiện phun thuốc trên những

cây phát hiện rệp.

Phòng trị: Phát hiện sớm dùng Alpha-cypermethrin 90% (Fastac),

Methidathion 96% (Supracide 40 EC).

b. Mọt đục cành (Xyleborus mortati):

Phá hại chủ yếu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sang thời kỳ kinh doanh.

Phòng trị: Phát hiện cắt bỏ kịp thời, gom đốt những cành bị mọt.

c. Sâu đục vỏ trái (Prays endolemma)

Thường tấn công trái non làm rụng trái hay tạo các ụ lớn trên vỏ trái làm trái

bị biến dạng, giảm giá trị sản phẩm.

Phòng trị: Cần theo dõi thu gom các trái rụng đem chôn để trừ ấu trùng đang

phát triển trong vỏ trái.

d. Mọt đục trái (Stephanoderes lampei)

Đục từ núm quả vào trong sau đó phá hạt. Dùng các loại thuốc để trừ như:

Phun Fenvalerate 92% (First 20EC), Etofenprox 96% (Trebon), Lambda-

cyhalothrin (Karate) vào giai đoạn quả chuyển từ xanh sang chín.

Ngoài ra còn bị một số bệnh khác do thiếu dinh dưỡng được gọi là bệnh sinh

lý như bệnh vàng lá do thiếu lưu huỳnh (S), bệnh rụt cổ do thiếu kẽm (Zn)…

e. Sâu đục thân thường gọi là Bore (Xylotrechus quadripe).

Chỉ tác hại trên giống cà phê chè ở tuổi cây thường từ cuối năm thứ 3 trở đi.

Sâu đẻ trứng vào kẻ nút của vỏ sau đó sâu non vào phá hoại phần gỗ bên trong thân

cây là cho cây héo rồi chết. Loại sâu này khả năng xuất hiện quanh năm nhưng tập

trung đẻ trứng rộ vào hai thời kỳ xuân, hè (tháng 3,4,5) và thu đông (tháng 10,11).

Trồng cây bóng mát cho cà phê để hận chế sự tác hại của sâu. Dùng Boremun

4% phun phủ kín lên thân cây từ ngọn đến gốc 1 năm 2 lần để diệt trừ trứng, sâu

non và sâu trưởng thành vào tháng 3-4 (xuân – hè) và tháng 10-11 (vụ thu đông).

Những cây bị sâu nặng phải kịp thời cưa cắt kịp thời để kịp thời diệt nguồn sâu

Page 89: Tuyen tap QTKT trong trot 1.pdf

89

trưởng thành.

VI. Thu hoạch và bảo quản chế biến

1. Thu hoạch:

Khi thu hoạch chỉ nên hái trái cà phê vừa chín vì những trái cà phê quá chín

hoặc xanh là nguyên nhân làm cho cà phê mất mùi vị ngon. Ngoài ra nó còn tạo

điều kiện cho nấm mốc và độc tố phát triển.

Cà phê thu hoạch ngày nào, chế biến ngay ngày đó, không nên ủ quá 24 giờ,

làm giảm chất lượng.

2. Chế biến: Có 2 phương pháp:

Chế biến ướt: Xát tươi loại bỏ phần vỏ, thịt, sau đó lên men hay xát bỏ phần

nhớt bám xung quanh vỏ trấu, ngâm rửa rồi đem phơi.

Chế biến khô: Sau khi thu hoạch đem phơi cả quả, không qua khâu xát tươi.

Cà phê được phơi trên nền ximăng, trên tấm vải nhựa. Phơi từng lớp mỏng (không

dày quá 3-4cm) và đảo qua lại thường xuyên.

3. Bảo quản sau thu hoạch:

Chỉ đưa vào bảo quản trong kho khi độ ẩm trong hạt không quá 12,5% để cà

phê không bị lên men mốc, không bị mất mùi, không để trực tiếp trên nền đất.

Dùng bao tải sạch để bảo quản cà phê, trong nhà kho có thông gió tốt và đề

phòng nước dột, không để cà phê sát tường. Không dùng bao nhựa để chứa cà phê,

chứa cà phê trong bao không quá đầy