22
Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình Giữ bình tĩnh, không chấp những chuyện vặt, cười vào tin đồn... là những cách giúp bạn bình thản vượt mặt các haters. Cho dù bạn thân thiện và cư xử đúng mực thế nào, bạn sẽ luôn phải đối mặt với những người không ưa mình và tìm cách dìm bạn đến hết mức có thể. Giữ bình tĩnh, đừng chấp cứ những tranh cãi vặt vãnh, bạn sẽ chứng tỏ được mình hơn họ về bản lĩnh sống và kinh nghiệm ứng xử. Giữ bình tĩnh Hãy ''bơ'' đi những lời nói xấu vô nghĩa về mình. Ảnh minh họa: Tumblr. Một trong những cách để đối phó với những haters là hãy luôn là chính bạn và ngày càng trở nên tuyệt vời hơn. Họ không ưa bạn, họ làm mọi thứ trở nên khó chịu cũng là chủ yếu để xem phản ứng của bạn như thế nào và tìm cơ hội để hạ thấp đối phương. Vì vậy, đừng khiến họ dễ dàng đạt được mục đích ấy. Giữ bình tĩnh, sống tốt hơn và phấn đấu hơn thay vì để ý những chuyện nhỏ nhặt như vậy! Không chấp những cuộc chiến vô nghĩa Họ không ưa bạn, muốn thách thức, gây chiến với bạn. Họ muốn xem thái độ và năng lực của bạn đến đâu thông qua những cuộc chiến mà họ làm chủ và đã nắm rõ trong lòng bàn ta”. Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải ai là người giỏi nhất, mà là bạn sống có ý nghĩa và cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang làm. Với những cuộc chiến vô nghĩa, bạn không nên mất thời gian để bị dính líu. Hiểu rằng họ không ưa ai là quyền của họ

Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình Giữ bình tĩnh, không chấp những chuyện vặt, cười vào tin đồn... là những cách giúp

bạn bình thản vượt mặt các haters.

Cho dù bạn thân thiện và cư xử đúng mực thế nào, bạn sẽ luôn phải đối mặt với những

người không ưa mình và tìm cách dìm bạn đến hết mức có thể. Giữ bình tĩnh, đừng chấp

cứ những tranh cãi vặt vãnh, bạn sẽ chứng tỏ được mình hơn họ về bản lĩnh sống và kinh

nghiệm ứng xử.

Giữ bình tĩnh

Hãy ''bơ'' đi những lời nói xấu vô nghĩa về mình. Ảnh minh họa: Tumblr.

Một trong những cách để đối phó với những haters là hãy luôn là chính bạn và ngày càng

trở nên tuyệt vời hơn. Họ không ưa bạn, họ làm mọi thứ trở nên khó chịu cũng là chủ yếu

để xem phản ứng của bạn như thế nào và tìm cơ hội để hạ thấp đối phương. Vì vậy, đừng

khiến họ dễ dàng đạt được mục đích ấy. Giữ bình tĩnh, sống tốt hơn và phấn đấu hơn thay

vì để ý những chuyện nhỏ nhặt như vậy!

Không chấp những cuộc chiến vô nghĩa

Họ không ưa bạn, muốn thách thức, gây chiến với bạn. Họ muốn xem thái độ và năng lực

của bạn đến đâu thông qua những cuộc chiến mà họ làm chủ và đã nắm rõ trong lòng bàn

ta”. Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải ai là người giỏi nhất, mà là bạn sống có ý

nghĩa và cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang làm. Với những cuộc chiến vô nghĩa,

bạn không nên mất thời gian để bị dính líu.

Hiểu rằng họ không ưa ai là quyền của họ

Page 2: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

''Ai ghét thì cứ việc ghét''. Ảnh minh họa: Tumblr.

Bạn không thể làm dâu trăm họ, vừa lòng tất cả mọi người được. Những gì bạn đã, đang

và sẽ làm sẽ vì cuộc sống sau này của bạn, của bạn bè, của những người mà bạn yêu

thương, chứ không là chỉ để chứng tỏ cho những người không ưa mình.

Không bị ảnh hưởng bởi những lời cay độc

Những lời đáp trả có thể giúp bạn thỏa mãn cơn giận dữ nhưng cũng làm bạn tuột dốc

không phanh trong mắt người khác. Lời nói là con dao hai lưỡi. Cho dù những haters có

dùng lời lẽ khó nghe đến thế nào, hãy bỏ ngoài tai và cho rằng những điều đó không đáng

để bạn phải bận tâm. Mục đích của việc phê bình là để giúp cho người khác tiến bộ, không

phải để họ suy sụp và phiền não về chúng.

Đối mặt với những lời đồn

Page 3: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Hãy cười vào những tin đồn, bạn nhé. Ảnh minh họa: Tumblr.

Không phải lúc nào im lặng cũng là vàng. Bạn cần biết khi nào cần phải im lặng và khi nào

phải lên tiếng bộc bạch. Hãy đối diện trực tiếp với những người gây tiếng xấu cho bạn.

Mềm mỏng và xử sự với họ một cách chân thành, chứng minh cho họ thấy những trò trẻ

con đó không có tác dụng gì, và bạn bản lĩnh hơn họ rất nhiều.

Nếu như họ tiếp tục gây rối và làm phiền nhiễu thì hãy luôn tin rằng, bên cạnh mình vẫn

còn người thân, bạn bè, những người thật sự đáng tin, hiểu rõ và luôn ở bên bạn dù bất cứ

chuyện gì xảy ra.

Công sở đôi khi cũng giống như một trường học, với những phe cánh, những cuộc “buôn chuyện” và những đồng nghiệp thích “chơi xấu” người

khác. Nếu bạn là nạn nhân của những trò “chơi xấu” chốn công sở, thì những gợi ý đối phó dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Ảnh minh họa.

Không khó để nhận diện những đồng nghiệp hay “chơi xấu”. Họ là những người thích phê phán

bạn bất kể bạn đúng hay sai, thường xuyên “bỏ quên” bạn trong những cuộc trao đổi quan

trọng, tìm cách giành giật thành tích của bạn, và nói xấu bạn với người khác. Động cơ của tất

cả những việc làm này đều nhằm “dìm hàng” bạn và để nâng anh/cô ấy lên.

Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn đối phó với những đồng nghiệp thiếu thiện chí này:

1. Đánh giá tình hình

Page 4: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Trước hết, bạn cần nhìn nhận sự việc với một thái độ khách quan. Điều gì đang thực sự xảy ra

ở đây? Người đồng nghiệp này thích gây khó dễ với tất cả mọi người hay chỉ một mình bạn? Có

phải bạn đang trao cho anh/cô ấy quá nhiều sức mạnh không? Có thể anh/cô ấy chỉ có thái độ

xấu và điều đó chẳng hại gì đến bạn. Liệu bạn có quá nhạy cảm, xem những lời nói và hành

động của cô ấy là nghiêm trọng đối với mình trong khi lẽ ra bạn nên bỏ qua?

Việc đánh giá tình hình bằng thái độ khách quan không phải là cách để bạn nhận hết lỗi về

mình trong khi bạn đang xem mình là “nạn nhân”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, công sở là một môi

trường chuyên nghiệp, không phải lúc nào cũng ấm áp và thân thiện. Bạn không cần phải là

bạn bè với mọi người ở công sở. Chắc chắn phải có một số người mà bạn không thể thân thiện

cùng, và điều đó hoàn toàn bình thường.

Trong khi đó, những đồng nghiệp thích “chơi xấu” phải là những người thường xuyên có thái dộ

và hành động khiêu khích và/hoặc không phù hợp nhằm vào người khác. Nếu mục tiêu “chơi

xấu” của anh/cô ấy là bạn, thì cách đối xử của anh/cô ấy với bạn sẽ tệ hơn việc chỉ làm phiên

hay cư xử thô lỗ. Những từ ngữ dùng để định nghĩa sự “chơi xấu” ở công sở là có hệ thống,

thâm thù, đe dọa, lừa gạt, xúc phạm, phá hoại… Nói tóm lại, những kẻ “chơi xấu” có chủ ý cố

gắng làm hại bạn và khả năng làm việc của bạn.

Bởi vậy, điều đầu tiên bạn cần làm khi bạn cảm thấy mình bị “chơi xấu” là bình tâm lại và nhìn

nhận xem thực sự điều gì đang xảy ra. Nếu đơn giản người đồng nghiệp đó chỉ là một nhân vật

khó ưa và khó làm việc cùng, có lẽ bạn không phải là người duy nhất cảm thấy điều đó. Hãy

luyện tập sự kiên nhẫn và đừng để thái độ xấu của anh/cô ấy ảnh hưởng đến bạn. Còn nếu

người đồng nghiệp đó thực sự đang “chơi xấu” bạn, hãy áp dụng các bước tiếp theo đây.

2. Tự mình đứng lên

Đừng tự biến mình thành một mục tiêu dễ dàng cho kẻ “chơi xấu”. Nếu bạn co người lại và cho

phép anh/cô ấy tiếp tục hành vi của mình, thì sẽ chẳng có gì khiến người đồng nghiệp xấu tính

này dừng lại. Hãy nhớ rằng, người khác đối xử với bạn theo cách mà bạn hướng họ đối xử với

bạn. Chính bạn là người đưa ra những chỉ dẫn cho người khác về những hành vi mà bạn chấp

nhận được và những hành vi bạn không chấp nhận.

Cái khó nhất ở đây là bạn cần giữ thái độ lịch sự và chuyên nghiệp trong khi đặt ra những giới

hạn chắc chắn. Đừng để kẻ thích “chơi xấu” vượt qua những giới hạn mà bạn đặt ra, bởi đó

chính là điều mà anh/cô ấy muốn. Hãy luyện tập cách phản ứng để khi vấp phải hành vi xấu từ

anh/cô ấy vào lần tới, bạn có thể phản ứng nhanh mà không bị cảm xúc chi phối. Hãy giữ cách

Page 5: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

phản ứng của bạn đơn giản và thẳng thắn, chẳng hạn: “Tôi không cho rằng cách nói của

anh/chị là phù hợp”.

Đừng rơi vào những cuộc đấu khẩu kiểu “ăn miếng trả miếng” với kẻ thích “chơi xấu”, nhưng

hãy nhìn thẳng vào mắt anh/cô ấy, giữ thái độ bình tĩnh và mạnh mẽ. Liên tục đưa ra những

giới hạn rõ ràng và nhất quán, rồi kẻ thích “chơi xấu” rốt cục sẽ nhận ra rằng, bạn là một đối

tượng “khó nhằn”.

3. Ghi chép lại sự việc

Bạn cần hình thành thói quen ghi chép lại những gì xảy ra liên quan tới người đồng nghiệp này,

cũng như thời gian và địa điểm của sự việc. Những chi tiết như anh/cô ấy đã nói và làm gì,

cũng như cách phản ứng của bạn là những điều không thể bỏ qua. Những chứng cứ này sẽ là

đồng minh lớn nhất của bạn trong trường hợp mọi chuyện xấu đi trong tương lai. Và dĩ nhiên,

hãy nhớ luôn hành động theo cách mà bạn cảm thấy tự hào. Đừng để kẻ “chơi xấu” điều khiển

bạn và khiến bạn bị chi phối bởi cảm xúc.

4. Trao đổi với cấp trên

Có lẽ, bạn chỉ làm được đến vậy khi bị “chơi xấu”. Người đồng nghiệp này có thể rất “cứng đầu

cứng cổ” và kiên trì hơn bạn. Khi chuyện đã đến mức này, việc bạn nói chuyện trắng đen, phải

trái với anh/cô ấy sẽ chẳng ích lợi gì. Và đây là lúc bạn cần tới sự can thiệp của nhà quản lý.

Khi trao đổi với sếp về chuyện này, bạn cần có đầy đủ chứng cứ đã được ghi chép như đề cập

ở trên và cũng đã tự mình nhìn nhận vấn đề bằng thái độ khách quan. Ngoài sếp, bạn cũng có

thể trao đổi vấn đề với bộ phận nhân sự để đề nghị giúp đỡ. Hãy miêu tả cụ thể những gì đang

diễn ra và giải thích ảnh hưởng của việc đó đối với khả năng làm việc của bạn. Đồng thời, bạn

cần nhấn mạnh rằng, bạn muốn tìm một cách thức giải quyết vấn đề hiệu quả và thoải mái

nhất có thể.

Ở nhiều công ty, bộ phận nhân sự là lựa chọn tốt nhất để bạn nói chuyện bạn bị đồng nghiệp

“chơi xấu” như thế nào. Một số vị sếp không muốn tham gia vào những chuyện như thế này,

trong khi phòng nhân sự có chức năng giải quyết những vấn đề như vậy.

5. Chuyển việc

Những vố “chơi xấu” không được kiểm soát của đồng nghiệp có thể gây hại đến tinh thần, thể

Page 6: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

chất và cảm xúc của bạn. Nếu bạn đã cố gắng hết sức để giải quyết và cũng đã nhờ tới sự hỗ

trợ của bộ phận nhân sự mà không giải quyết được vấn đề, thì đó là lúc bạn nên tính chuyển

việc.

Việc bạn rời đi không đồng nghĩa với tuyên bố “chiến thắng” dành cho kẻ “chơi xấu”. Đó đơn

giản chỉ là cách bạn chăm sóc bản thân mình. Bạn sẽ không chứng minh được điều gì hay dạy

ai được bài học nào nếu cứ ở trong tình trạng nguy hiểm đó. Ai cũng xứng đáng được ở trong

một môi trường làm việc an toàn và thoải mái. Nếu công ty của bạn không thể đem lại cho bạn

được điều đó, thì bạn cần phải đi tìm ở một nơi khác.

Khốn khổ với những kẻ xảo trá, chuyên tìm cách hạ bệ người khác

Cuộc sống vốn dĩ luôn chứa đựng những chuyện bất công, đặc biệt là chốn công sở.

Không ít lần bạn cảm thấy uất ức, bất công khi đồng nghiệp được ưu ái hơn dù trình độ

kém cỏi hơn mình?

Nhiều người được cho là có tài, có tố chất và phẩm chất đạo đức chuẩn mực nhưng mãi vẫn chỉ lẹt đẹt làm nhân viên quèn, thậm chí còn bị trù dập thường xuyên. Còn những kẻ

giảo hoạt, có biệt tài “xu nịnh” sếp thì một bước đã có thể được cất nhắc làm vị trí này, vị trí

kia. Sở dĩ, ngoài khả năng xu nịnh họ còn có biệt tài cướp công thiên hạ, nhăm nhe rình rập nói xấu, hạ bệ người khác trước mặt sếp. Đương nhiên, đám người này thuộc nhóm làm

qua loa, đại khái, thiếu trách nhiệm với công việc và đều được đặt cho một biệt danh chung

ở chốn công sở là những “kẻ tiểu nhân”.

Chị Minh, nhân viên hành chính nhân sự ở một công ty truyền thông Cầu Giấy, Hà Nội kể

lại:“Trước đây tôi từng làm việc chung với một cô nàng xinh xắn, đỏng đảnh nhưng rất được lòng sếp. Mới vào làm được 1 tuần lễ mà ông sếp tôi đã đề xuất khen thưởng đủ thứ. Không rõ cô ta ton hót với sếp những gì mà từ dạo làm chung dự án, tôi thường xuyên b ị sếp tra hỏi đủ thứ, rồi quở trách đủ điều. Sau này mới rõ là cô nàng kia luôn tranh thủ kể xấu nào là tôi làm chậm, chèn ép cô nàng… Kỳ thực thì những thứ được giao cô ta đều làm qua loa, đại khái và đầy lỗi, tôi là người phụ trách dự án nên lãnh chịu tất cả. May mắn là một thời gian sau, nhận được những phản ánh của các đồng nghiệp khác mà sếp tôi thay đổi, chuyển cô ta sang bộ phận lễ tân. Từ đó tôi mới được yên

thân”.

Còn Vũ Quân, một nhân viên kinh doanh ở Công ty TNHH X. thì nổi tiếng với những độc

chiêu mà mọi đồng nghiệp đều phải tìm cách… tránh xa. Trong mọi cuộc họp báo cáo dự

án với sếp, anh ta đều cố tình đưa được cụm từ: “Em đã thảo luận với mọi người…”, “Em cũng đã dự

định…” để ghi điểm với cấp trên. Thế nhưng, không chỉ vậy, anh chàng này còn có biệt tài

chối bay mọi tội lỗi, lúc thì: “Em đã bảo L. làm như thế rồi nhưng cậu ta không nghe…”, hay “Cái này B. làm

đấy chứ anh, em đã chỉnh nhiều lắm rồi mà còn như thế đấy chứ…” Thực tế là anh ta chẳng bảo ban ai vì sợ "lộ nghề", mà có khi cũng chẳng biết gì để chỉ bảo như thế nào.

Còn Vân Anh, một phóng viên báo chí của tạp chí C. (Hà Nội) thì đau đớn kể lại câu chuyện bị cô đồng nghiệp chơi xấu. “Chị H. hơn tôi 3 tuổi. Lúc mới vào làm thấy chị hay cười nói và có vẻ hòa đồng nên tôi nghĩ chị thoải mái. Tiếp xúc dần tôi mới b iết rõ chân tướng. Trước mặt các đồng nghiệp, chị ta thường tỏ vẻ ngây thơ, hỏi những câu chẳng đâu vào đâu kiểu như mình ngây ngô không b iết gì. Đặc b iệt là khả năng bắt chuyện và nịnh nọt đám nam đồng nghiệp. Nhưng sau khi dính phải bài chơi xấu của chị ta thì tôi cạch mặt.

Page 7: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Nói xấu, mách lẻo nhằm hạ bệ đồng nghiệp là bản chất của những kẻ tiểu nhân chốn công

sở. (Ảnh minh họa)

Chuyện là lúc đó tôi mới chỉ làm cộng tác viên của tạp chí, còn chị H. phụ trách duyệt và đẩy bài cho tôi. Một đề tài tôi đăng ký làm và cố công tìm hiểu, viết đến gần 2 giờ sáng mới xong, sau đó tôi gửi bài cho chị ta duyệt qua. Thế nhưng, sau đó tôi nhận được mail hồi đáp bài không đạt. Khoảng 1 tháng sau, khi cầm tạp chí trên tay, cũng đề tài đó, cũng vấn đề tôi cố công điều tra phản ánh, nhưng tên nhân vật thay đổi và đặc b iệt là bú t danh đề tên chị ta, làm tôi không thể tin vào mắt mình. Hóa ra vì lười tác nghiệp và kém cỏi mà chị ta cố tình cướp công sức của tôi như vậy. Sau này nghe mấy người làm cùng bảo, hồi đó tôi thường xuyên b ị chị H. chê kém cỏi, không làm được; 2,3 giờ sáng nghỉ ngơi còn gọi điện “ra lệnh” chỉnh bài. Tôi quá uất ức vì lúc đó, tôi chỉ nhắn tin qua mail chứ có gọi điện gì đâu…”

Và cách đối phó với những “kẻ tiểu nhân”

Để có thể vừa chăm chỉ, nhiệt huyết với công việc, vừa không bị đối xử oan ức thì bạn cần phải có những phán đoán và hành động đúng lúc, kịp thời. Cần luôn lưu tâm và cảnh giác

với những hành động phá hoại, chơi xấu đó.

Trong những trường hợp bị đồng nghiệp đổ tội, bạn cần luôn lưu giữ bằng chứng công việc

mình làm, chẳng hạn những email nêu ý tưởng mà bạn đã đưa ra trước nhóm hay có báo

cáo, đề xuất gì phải lấy được chữ ký của kẻ đó. Trong các cuộc họp nhóm, bạn nên lưu lại những bản báo cáo, thuyết trình và cần thiết thì có thể ghi âm lại cuộc họp. Như vậy, khi

đồng nghiệp lăm le chơi xỏ, bạn đã nắm đủ mọi bằng chứng chứng minh mình vô tội, thậm

chí có thể lật mặt “kẻ tiểu nhân”.

Còn với những “lính mới”, tốt nhất bạn nên tránh xa những người tỏ vẻ ngon ngọt hay

“thùng rỗng kêu to”. Minh Lộc, một nhân viên sale, nói: “Anh ta thường ba hoa về khả năng và mối quan hệ rộng rãi với ông này bà kia. Anh ta cũng thường hứa hẹn sẽ giúp đỡ tôi các thứ. Nghe rất bùi tai nhưng thực tình, từ lúc vào làm tôi chưa thấy anh ta làm được việc gì ra hồn”.

Page 8: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Ngoài ra, bạn cũng đừng nên tìm cách ăn miếng trả miếng để biến mình thành kẻ xấu xa

như họ. Và quan trọng là điều này sẽ giúp bạn tránh được những cuộc công kích, phản pháo của các đồng nghiệp xấu tính.

Không chỉ tìm cách đối phó, bạn cũng cần nâng cao năng lực bản thân, hoàn thành công việc và báo cáo kết quả sớm, chính xác để sếp biết được năng lực thực sự của bạn. Cuối

cùng gì, những kẻ nịnh hót, kém cỏi cũng sẽ bị nhận rõ và đào thải. Vậy nên, đừng quá bi quan khi rơi vào hoàn cảnh oái oăm mà hãy nỗ lực hơn nữa để chứng tỏ năng lực bản

thân.

Thành thật là một đức tính mà người muốn đạt tới Nghệ Thuật Đắc Nhân Tâm

cần phải rèn luyện. Đó là sức mạnh tự nhiên khiến cho kẻ muốn “Manh Động”

phải e dè, kẻ “Hung dữ” phải kính phục. Tuy nhiên đối với người có tính cách tiểu nhân thì ta không nên quá thành thật.

Kẻ tiểu nhân cũng có trí tuệ chẳng kém người quân tử nhưng “Thích” sử dụng thủ đoạn hơn là thẳng thắn đối phó. Họ vốn là người chuyên bới móc, truy

tìm những khuyết điểm của người khác để làm lợi khí cho mình. Trong hành động lại sẵn sàng vì một chút ân oán nhỏ nhặt mà đối đáp bằng mọi giá. Đối

phó với kẻ tiểu nhân không gì bằng giấu đi hết thực lực hay thói quen của

mình.

Người giỏi xử thế tất nhiên phải có tài năng và giỏi đối phó với kẻ tiểu nhân.

Như Quách Tự Nghĩa bình định loạn An Lộc lập nên công lớn nhưng ông không hề cậy công lao mà kiêu căng. Để tránh sự đố kỵ của bọn tiểu nhân, Ông

vẫn hành sự một cách cẩn thận. Một lần, trong triều có một vị quan thấp phẩm hơn ông đến thăm. Chỉ là một chuyện bình thường nhưng Ông đột nhiên cho hết

tất cả các thị nữ lánh mặt vào trong. Phu nhân ngạc nhiên hỏi thì Quách Tự

Nghĩa cho biết là vị quan này rất tiểu nhân, thân cao không quá năm thước, tướng mạo lại xấu xí nên rất kỵ người khác nói là mình xấu.Quách Tự Nghĩa lo

lắng đám thị Nữ trong nhà nhìn không biết được “Yếu điểm” đó, chỉ bật cười

một cái là tai vạ khó lường đến với mình. Vì thế Ông mới để hết tất cả vào trong.

Rõ ràng, Quách Tự Nghĩa đã rất hiểu tính cách của kẻ tiểu nhân này nên mới

có những hành động chi li như thế. Chẳng ngờ sau này, vị quan đó đã thăng chức rất mau, cuối cùng bước lên địa vị Tể Tướng. Đương nhiên hắn tích cực

thực hiện việc trả thù tất cả những ai đã làm ông ta Phật Ý trước kia. Người bị hại không biết là bao nhiêu, riêng chỉ có Quách Tự Nghĩa là được ông tôn trọng,

không hề động đến Ông một sợi lông. Việc này phản ánh Quách Tự Nghĩa dùng

biện pháp đối phó kẻ tiểu nhân vừa hoàn hảo vừa lão luyện, có suy tính sâu xa chứ không phải tự nhiên mà đạt được.

Đề phòng kẻ tiểu nhân đương nhiên là có lợi nhưng không vì thế mà sợ hãi.

Bạn tự hào là người tài năng, thừa thực lực đánh đổ những kẻ tiểu nhân hay chăng ? Nếu như ta biết đề phòng thì càng thêm thông thoáng đầu óc, không

phí công sức vào cuộc tranh đấu vô bổ. Một khi đã nắm được giới hạn hành vi

không tốt của kẻ tiểu nhân thì ta dễ dàng nghĩ ra biện pháp để đề phòng, ngăn

Page 9: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

cản ngay từ trong trứng nước. Vì thế, đề phòng kẻ tiểu nhân ngấm ngầm phá

hoại công sức, sự nghiệp của chúng ta là điều tốt nhất. Đề phòng không có hại, chỉ có thêm lợi ích là không để kẻ tiểu nhân trở thành

“Thù Địch” mà ngược lại biết đâu họ sẽ trở nên thân thiện hay nể phục ta hơn

thì sao !!! Muốn được vậy, ta phải nắm được mấy điểm sau để phòng kẻ tiểu nhân :

1. Phân biệt được kẻ tiểu nhân, nắm được sở thích và kiêng kỵ của họ. 2. Lời nói và hành động phải kín đáo, có sự chuẩn bị, không tỏ ra lo sợ,

cẩn thận đề phòng.

3. Vào thời điểm quan trọng phải sáng suốt, suy nghĩ chín chắn. Đừng để mắc lừa cái bẫy mà họ đã tính toán sẵn chờ chúng ta rơi vào.

Nhân: người với người đối xử với nhau trên cơ sở tình thương yêu. Tình thương

yêu được cụ thể hóa bằng những nguyên tắc sau:

Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người. Cái gì

người muốn thì tích tụ lại cho người.

Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững; mình muốn thành đạt thì giúp

đỡ cho người khác thành đạt.

Lễ: theo quan điểm của Nho giáo, Lễ bao gồm việc thờ cúng, lễ bái thánh thần, trời Phật và

cả những quy định có tính chất pháp luật, những phong tục, tập quán và kỷ luật tinh thần

của cá nhân.

Nghĩa: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải.

Trí: tri thức để suy xét, hành động. Một trong những điểm quan trọng của Trí là phải nắm

được mệnh trời.

Tín: việc làm nhất quán với lời nói, giữ lời "nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy".

Kẻ tiểu nhân mọi nơi, mọi lúc hay đặt điều, rêu rao dối trá, khiêu khích, ly gián, gió chiều

nào che chiều ấy, té nước theo mưa, qua cầu rút ván, tung hoả mù trong quan hệ người

với người.

1. Gây chuyện thị phi

Dựa vào gây chuyện thị phi, xúi dục, khiêu khích, ly gián, mọi người là phương pháp đơn

giản nhất, thuận tiện nhất để thực hiện mục đích cá nhân. .

2. Đặt điều

Bọn tiểu nhân đều hiểu rằng: “Những điều không có thật, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ biến

Page 10: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

thành chân lý”. Có lúc chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân khó thực hiện được ham muốn

cá nhân, họ sẽ đặt điều, tạo dư luận huyễn hoặc mọi người. Khi họ đặt điều thường thường

giả vờ thẳng thắn, chính trực, khiến người nghe hiểu lầm thực hư, vì thế rất dễ bị lừa, dễ bị

mê hoặc.

3. Cáo mượn oai hổ.

Để thực hiện được ý đồ riêng, bọn tiểu nhân thường thường tranh thủ lãnh đạo, nhìn nét

mặt lãnh đạo cấp trên để làm việc, chú ý nắm bắt từng ly, từng tí tâm lý của lãnh đạo cấp

trên, cố được lòng lãnh đạo. Sau đó lấy lãnh đạo làm chỗ dựa, mượn “oai hổ” để áp chế

người khác, lăng nhục, nói xấu người khác, hãm hại người khác.

4. Gió chiều nào che chiều ấy

Từ cổ chí kim, kẻ tiểu nhân đều không bao giờ có ý chí và nhân cách độc lập. Bọn họ chính

cống là loại “rồng đổi màu”. Chỉ cần lãnh đạo thay đổi là chúng chuyển hướng ngay lập tức,

nói cách khác ngay. Bọn họ giỏi quan sát và nắm bắt tâm tư của người khác, luôn luôn để ý

đến xu thế phát triển của sự việc, luôn luôn sẵn sàng gió chiều nào che chiều ấy. “Tuyệt

chiêu” của họ là mắt nhìn bốn phương, tai nghe tám hướng. Vì lợi ích cá nhân luôn ngả

theo cái có lợi.

5. Qua cầu rút ván

Kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Họ kết bạn chỉ là tạm thời, là giả tạo.

Đối với họ, lợi ích bản thân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ coi

bạn là thù ngay lập tức.

6. Mượn gió bẻ măng.

Một trong những thủ đoạn của kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay lợi dụng lúc nguy ngập của

người khác để trục lợi. Đối với những kẻ tiểu nhân mà nói, nắm thời cơ vô quan trọng. Vì

thời cơ chín muồi, chúng sẽ hành động dễ dàng

7. Khiêu khích ly gián.

Kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay, khi làm việc phần lớn thích vụng trộm, úp úp, mở mở. Bọn

chúng hiểu rõ rằng: “Đục nước béo cò “, thì luôn dùng những thủ đoạn đê tiện để ly gián

người khác, khơi ra mâu thuẫn giữa mọi người.

Page 11: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

8. Đạo đức giả.

Đây là một trò rất dễ mê hoặc người khác, khiến người ta mắc lừa. Đó là thủ đoạn lúc đầu

là lùi sau đó là tiến lùi vừa có thể tự vệ lại vừa có thể khiến người khác lơ là cảnh giác, hễ

thời cơ chín muồi, kẻ tiều nhân sẽ bất chấp tất cả tiến hành phản kích, cho đến khi đạt

được mục đích. Biểu hiện chủ yếu của thủ đoạn, của bọn tiểu nhân là:

- Một là, cố ý tỏ ra vẻ nhân từ, rộng lượng, thật thà, thành tâm, công bằng trước mặt người

khác. Có khi để đạt được mục đích nào đó, không ngại chịu đau khổ tạm thời, tỏ ra tốt với

người khác, để được hài lòng người. Hễ điều kiện đến là trở mặt tấn công.

- Hai là, trước tiên có đối xử tốt hoặc có chút ân huệ nào đó với đối phương, để được đối

phương nếm chút ngọt ngào. Hễ đối phương sa vào tròng, liền trở mặt tấn công thít chặt và

giết thịt.

- Ba là, dùng phương thức kết hợp vừa kéo vừa đánh. Trước tiên là lôi kéo, sau đó là sẽ

đánh, hay nói cách khác là vừa đấm vừa xoa, xoa là để đánh cho họ đau hơn. Thủ đoạn

này bộc lộ rõ sự giả dối, xảo trá của kẻ tiểu nhân.

Vậy đối với loại tiểu nhân này, tuyệt đối không được sơ suất, không được mềm lòng mà

phải kiên quyết.

Trị đồng nghiệp "nhiều chuyện"

"Bạn đừng băn khoăn vì sao, có những người cứ gân cổ bàn cãi cả những điều

hiển nhiên nhất. Đơn giản vì họ yêu sự bất đồng và luôn tìm ra được vấn đề để

cãi cọ với đồng nghiệp".

Bảo thủ

Những người thuộc tuýp này không bao giờ nghe theo ý người khác vì trên thế

giới này, anh ta luôn đúng. Phải thật khéo léo chỉ ra vài mặt mạnh của anh ta

trước khi nói đến hàng loạt điểm yếu. Hãy phê phán bản thân mình trước -

những việc có liên hệ hoặc giống anh ta, và chỉ ra "sự sai lầm của chính mình".

Page 12: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Nên nói chuyện trực tiếp, việc này sẽ giảm khả năng hiểu nhầm và tính bảo thủ

của anh ta.

Thích cãi cọ

Bạn đừng băn khoăn vì sao có những người cứ gân cổ bàn cãi cả những điều

hiển nhiên nhất. Đơn giản vì họ yêu sự bất đồng và luôn tìm ra được vấn đề để

cãi cọ với đồng nghiệp.

Mà chuyện này, nếu đã thuộc về bản tính thì khó chữa lắm. Tốt nhất, đừng để

đổ thêm dầu vào lửa khi anh ta đang bất đồng. Suy cho cùng có ai đồng ý với

anh ta đâu.

"Tôi là tất cả"

Kiểu người có cái tôi quá lớn này, luôn tự hào về bản thân và tin rằng mình là

trung tâm của vũ trụ. Với anh ta, vấn đề của người khác chả thấm tháp gì so với

vấn đề của mình. Để hòa thuận với họ, bạn cần cả sự cố gắng và nhẫn nại. Nên

để cho sếp biết bạn đã đóng góp những gì cho công ty, và nhớ chứng minh cho

sự đóng góp đó thật rõ ràng. Đây là cách tốt nhất để tránh bị "những cái tôi quá

lớn" cướp công.

Cứng đầu

Đây là người có thể làm mọi thứ, trừ việc gia nhập một tập thể. Ngay khi cả cơ

quan cho rằng anh ta chỉ làm hỏng việc, thì tuýp người này vẫn cứ tin tưởng vào

cách làm của riêng mình. Đừng bận tâm nhiều vì thật may là cách làm việc của

những kẻ cứng đầu, không ảnh hưởng đến ai hết, và sự thất bại sẽ tự lộ diện.

Tất nhiên nếu bạn là người độ lượng, có thể giúp đỡ anh ta nhận ra điểm yếu

của mình.

Page 13: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Ném đá giấu tay

Khó có thể yêu và thông cảm với con người luôn gièm pha và đặc biệt hay nói

xấu sau lưng. Với dạng người này, không việc gì phải giữ kẽ. Ngay từ lần đầu

tiên khi nghe anh ta nói xấu mình, bạn hãy gặp trực tiếp và bày tỏ thái độ sẽ

không khoan nhượng nếu có lần sau. Tất nhiên, anh ta có thể phản biện lại,

hoặc chối bay chối biến, nhưng bạn có thể hạ gục bằng những lập luận thật sắc

bén của mình.

Trốn tránh trách nhiệm

Không bao giờ nhận trách nhiệm về mình, mà chỉ giỏi đổ lỗi cho người khác là

đặc tính của dạng người này. Tốt nhất hãy đề nghị sếp chia trách nhiệm cho

từng người một cách cụ thể, để chẳng ai có thể làm thay ai. Thế là phần ai sai

người đó phải chịu.

Còn nếu việc cơ quan là một chuỗi liên quan đến nhau thì khi xảy ra lỗi, bạn cần

làm rõ trách nhiệm với sếp để tránh tình trạng "lỗi này chẳng của riêng ai" và

anh ta không thể "đổ vạ" cho mình.

Rên rỉ

Dạng này "tâm sự" quá nhiều đến mức vượt qua ranh giới giữa việc giải tỏa

căng thẳng và sự soi mói không cần thiết. Nói chung đừng mong cải tạo họ.

Việc tốt nhất có thể làm là hạn chế những phiền toái phát sinh.

Khi anh ta bắt đầu "mở máy", cứ nói thẳng bạn đang bận. Mất lòng trước được

lòng sau. Hơn nữa, cũng cần có người nhắc nhở để họ biết mình đang làm phiền

người khác.

Nếu tất cả những giải pháp trên đều vô hiệu thì:

Page 14: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Tránh xa những người đó

Không cần phải lờ đi một cách quá lộ liễu, nhưng nên giữ một khoảng cách an

toàn với những người đồng nghiệp phiền toái này. Nếu bạn không phải làm việc

trực tiếp, thì cũng nên tránh những cuộc buôn chuyện không cần thiết với họ.

Báo cáo với sếp

Khi các biện pháp đối phó trên chẳng cải thiện được tình hình, bạn nên bàn

chuyện này với sếp, đặc biệt khi những phiền toái đó ảnh hưởng đến công việc

của bạn.

Nói với phòng nhân sự

Nếu trưởng phòng cũng không thể thay đổi sự việc thì nhất thiết, bạn cần đến

sự can thiệp của phòng nhân sự. Hy vọng rằng, bằng chuyên môn của những

người được huấn luyện đặc biệt để giải quyết những trường hợp như vậy, tình

hình sẽ khá hơn.

Chuyển phòng làm việc

Đây là kế sách cuối cùng khi không còn biện pháp nào khác, hoặc thậm chí là cơ

quan khác, bạn không gặp những người tương tự.

Dưới đây là 5 kiểu đồng nghiệp khó ưa hay gặp nhất ở công sở và cách đối phó với

họ.

1. Đồng nghiệp không trung thực

Nhận diện: Đây là những đồng nghiệp thích khoe khoang hoặc thổi phồng về những thành

tích mà họ đã đạt được. Họ không quan tâm đến năng lực thực tế và sự chăm chỉ của bản

thân nhưng lại chú trọng đến việc thổi phồng và tỏ ra mình như thế. Họ thích nói nhiều về

công việc hơn là làm việc.

Page 15: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Ảnh hưởng: Bạn là người thích làm việc chăm chỉ và coi thành tích là thứ yêu, bạn thường

cảm thấy phiền với kiểu đồng nghiệp như thế này, có lẽ họ là người hoàn toàn trái ngược

lại với bạn.

Cách giải quyết: Hãy kiểm soát hình ảnh của bản thân ở nơi công sở, băng năng lực bản

thân, hãy cho mọi người thấy được rằng bạn là người có kỹ năng và chuyên môn. Những

thành tích bạn đạt được là do công sức và sự cố gắng mà bạn đã bỏ ra. Hãy chủ động tự

vệ theo cách của mình, đừng để kiểu đồng nghiệp này “tranh công” của bạn. Đừng ngại lên

tiếng nói về vai trò của bạn trong công việc, dự án mà mình tham gia.

2. Đồng nghiệp “dốt nhưng có thiện chí”

Nhận diện: Họ là những người chăm chỉ làm việc nhưng năng lực bản thân lại hanh chế,

hoặc không phù hợp với công việc được giao. Trong những vấn đề mang tính chất quan

trọng và quyết định, họ không thể đưa ra chính kiến của bản thân mà luôn cần tới sự trợ

giúp của những người xung quanh.

Ảnh hưởng: Khi gặp đồng nghiệp kiểu như thế này, bạn có thể gặp một ít phiền phức, bởi

sự thiện chí và chăm chỉ của họ khiến bạn không dễ chỉ trích họ. Lúc này câu nói “cần cù

bù thông minh” xem ra không phát huy hiệu quả là bao. Trong quá trình làm việc thời gian

kéo dài, điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực.

Cách giải quyết: Nắm được điểm mạnh của kiểu đồng nghiệp này để giao cho họ những

công việc phù hơp, tránh giao những công việc mang tính chất quan trọng. Nếu có thời

gian, hãy giúp đỡ họ khi cần thiết, hướng dẫn họ cách làm việc thay vì làm thay cho họ.

Hãy nhận xét trung thực, thẳng thắn về năng lực và hiệu quả công việc của họ nếu bạn là

Sếp, không dùng những lời lẽ “mật ngọt” để an ủi, chia sẻ hay động viên để làm họ yên

tâm. Nói cho họ biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có thể tập trung vào công việc

và hoàn thành nó hiệu quả.

3. Đồng nghiệp lười

Nhận diện: Đây là kiểu đồng nghiệp không thích làm việc và luôn trì hoãn thời hạn công

việc được giao. Họ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác và không đưa ra sáng kiến gì

để góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu công ty.

Ảnh hưởng: Nếu bạn là một người làm việc thực sự, thì đồng nghiệp lười không khác gì

một vật ngáng đường. Phải mất nhiều công sức để ép những người lười hoàn thành công

việc đến nỗi, những người xung quanh họ thường từ bỏ cố gắng và làm “luôn cho xong”

phần việc của kẻ lười nhác. Vấn đề là, bạn không có thẩm quyền để sa thải đồng nghiệp

lười, và sếp có thể cũng không muốn làm việc đó. Cách giải quyết: Chỉ tập trung vào công việc của bạn. Với tư cách là một đồng nghiệp, hãy

tự hỏi bản thân xem bạn có thể “dung túng” đồng nghiệp lười bằng cách làm hộ một phần

việc của họ? Nếu bạn cảm thấy áp lực phải “giúp” anh/cô ấy, và bạn biết rằng đây là kiểu

người không bao giờ biết đáp trả hay thay đổi, hãy trình bày vấn đề với sếp trước khi phải

nhận thêm nhiệm vụ bất đắc dĩ này. Nếu bạn là nhà quản lý, kiểu nhân viên này đòi hỏi bạn

phải dùng tới cách thức quản lý vi mô. Hãy giao cho họ những nhiệm vụ nhỏ với hạn hoàn

thành gấp rút và liên tục đốc thúc họ.

4. Đồng nghiệp ích kỷ

Page 16: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Nhận diện: Lúc nào cũng chăm chăm tới lợi ích của bản thân mà không nghĩ đến lợi ích

của người khác, tìm mọi cách để được tăng lương và thăng chức.

Ảnh hưởng: Khó để làm việc với loại đồng nghiệp này vì họ chỉ biết quan tâm đến lợi ích

bản thân mà không suy xét mọi hướng.

Cách giải quyết: Nếu bạn là một người có tinh thần làm việc tập thể, thì bạn hoàn toàn đối

lập với những đồng nghiệp ích kỷ. Họ có động cơ và cảm hứng hoàn toàn khác biệt với

bạn. Vì vậy, hãy chỉ cho những đồng nghiệp này tham gia vào nhóm của bạn nếu công việc

của nhóm đáp ứng được lợi ích của họ. Bạn cũng phải chấp nhận thực tế rằng, họ sẽ

không bao giờ muốn làm điều gì vì lợi ích của nhóm. Nếu bạn là sếp, hãy sử dụng tính

cạnh tranh của những nhân viên này trong những trường hợp đặc điểm đó có thể trở thành

sức mạnh. Chẳng hạn, những nhân viên ích kỷ có thể cạnh tranh “trường kỳ” với những

người khác hoặc với chính bản thân họ để vượt mục tiêu về doanh thu.

5. Vị sếp khó ưa:

Nhận diện: Vì nhiều lý do khác nhau, hầu hết mọi người đều không thích sếp của mình.

Ngay cả những người có quan hệ tốt với sếp vẫn không ưa một vài khía cạnh nào đó trong

tính cách hoặc một vài hành vi ở công sở của sếp. Rất may là bạn không bắt buộc phải yêu

quý sếp hay là bạn của sếp, nhưng bạn phải làm việc hiệu quả với sếp.

Ảnh hưởng: Dù không ưa sếp, bạn vẫn phải làm việc liên tục cùng sếp, và bạn phải làm

việc cho sếp.

Cách giải quyết: Xác định chính xác xem bạn không ưa sếp ở điểm nào. Sếp đi vào quản

lý những công việc nhỏ nhặt nhất? Sếp không định hướng được công việc? Sếp không giỏi

ở lĩnh vực quan trọng nhất trong công việc của sếp? Sếp đối xử bất công với bạn? Hay bạn

chỉ không thích một tính cách cá nhân khác người của sếp? Một khi nhận ra được vấn đề

cụ thể, bạn có thể tìm ra một hướng đi hợp lý.

Trên đây là các cách để bạn thích nghi hoặc ít ra thay đổi được gì đó đối với nhiều kiểu

đồng nghiệp khác nhau. Chúc bạn có một môi trường làm việc tốt và thoải mái.

ừa nhận việc, tôi b ị phân công làm việc nhóm với một chị già vừa lười, vừa xấu tính. Chị ta hay ỉ lại, đổ việc cho tôi,

nhiều khi thấy chị ấy làm việc vô nguyên tắc, tôi góp ý thì chị khó chịu nhưng không nói thì tôi cứ phải chạy theo sửa những lỗi mà chị ta gây ra. Điều tệ hại nhất là chị ta rất giỏi nịnh nọt, ton hót với sếp đủ thứ xấu về tôi. Tôi rất thích công việc mới này và không thể để mất nó, nhưng làm việc với chị ta thì tôi b ị ức chế đến trầm cảm…

Bạn có để ý thấy bọn gà, mèo, chó… khi phát hiện ra có kẻ lạ thâm nhập lãnh địa của nó, đều tỏ ra dọa dẫm, xù lông, gầm gừ dọa, hoặc thậm chí xông ra đuổi… Đấy là phản ứng

bản năng của loài vật để giữ tổ, tự vệ. Chưa nói đến chuyện chị đồng nghiệp kia xấu tính

hay không, nhưng bạn đang rơi vào một tình thế hết sức bình thường, phổ biến mà ông cha ta gọi là “ma cũ bắt nạt ma mới”.

Khi bạn bước chân vào một môi trường mới, cho dù tất cả “ma cũ” đều lịch sự tươi cười chào đón, nhưng bạn đừng tưởng rằng mình đang lạc vào một thế giới “người với người

sống để yêu nhau”. Điều đó có thể xảy ra, nhưng là sau này, khi bạn đã quen và chứng tỏ

Page 17: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

với mọi người mình hòa nhập tốt. Con người, dù được trang bị rất nhiều bài học giao tiếp

xã hội, nhưng bản chất tự nhiên vẫn là động vật cao cấp, do đó, nếu có đồng loại thâm nhập lãnh địa của mình thì phản ứng đầu tiên là cảnh giác, dò xét. Thế mà vừa chân ướt

chân ráo đến nơi, bạn đã soi thấy đồng nghiệp vừa già, vừa lười, vừa xấu tính, lại còn mắc

đầy lỗi trong công việc… như vậy, bạn khong bị ghét mới là lạ.

Tuy nhiên, có một số người hay bị ghét, bị bắt nạt hơn những người khác, dù họ rất hiền lành, chẳng làm gì xấu. Bạn có để ý người sợ chó luôn bị chó cắn dữ hơn những người

không sợ. Rõ ràng họ chẳng làm gì cả, thậm chí còn rúm vào một góc, thế nhưng con chó

như đánh hơi thấy nỗi sợ của họ, lại càng xông ra hung hăng đe dọa. Trong khi đó, những người khác không sợ thì qua lại điềm nhiên không sao hết. Tại sao vậy?

Cứ làm việc thật tốt, sống ngay thẳng, vui vẻ hào nhã với các đồng nghiệp thì sợ gì một người nói xấu mình sau lưng (Ảnh minh họa)

Khi đã “sợ” và đề phòng ai, nghĩa là bạn đang đặt người đó vào vị trí đối nghịch, hoặc thậm chí là kẻ thù của mình. Những người sợ chó chắc chắn là không yêu chó rồi và ngay cả

con vật cũng cảm nhận điều ấy, cho nên nó xông ra đuổi. Chẳng ai thích thú gì khi tiếp xúc

với một người mới mà cảm thấy người đó đề phòng, căng thẳng với mình. Thế nên, tại người mà cũng tại ta. Trước khi trách móc chị đồng nghiệp chơi xấu, bạn nên xem lại chính

mình đã. Liệu mình có căng thẳng quá không, có thành kiến với người ta không…?

Nhưng cả cơ quan chẳng ai ưa chị ta cả, vì thế mọi người mới đùn đẩy để tôi phải làm việc với chị ta. Không phải “ma mới bắt nạt ma cũ” mà chị ta xấu tính thật sự như thế thì tôi phải làm gì để sếp hiểu tôi là nạn nhân của chị ta chứ?

Page 18: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Nếu bạn mách được với sếp là chị ta xấu, thì bạn lại trở thành bản sao khi cư xử hệt như

chị ta (kể xấu với về đồng nghiệp). Xích mích giữa bạn và chị đồng nghiệp là việc riêng tư giữa hai người, sếp lo công việc đã đủ mệt, có phải bố mẹ để phân xử khi con cái trong nhà

cãi nhau lặt vặt đâu. Hơn nữa, bạn là người trưởng thành, ở vị trí đồng nghiệp ngang phân,

sao có thể là “nạn nhân” của ai được nếu bạn không muốn thế. Mâu thuẫn giữa hai người cần phải trực tiếp giải quyết chứ đừng mượn thêm quyền uy của người thứ ba để làm nó

phức tạp hơn.

Chị ta đã làm lâu ở đó, xấu hay tốt thì sếp cũng biết rồi. Việc bạn mách sếp chỉ đem lại 2

nhận xét mới:

- Bạn mới về mà đã có xích mích với đồng nghiệp.

- Bạn thiếu năng lực để giải quyết những chuyện cỏn con và chưa gì đã thấy mình là “nạn

nhân”.

Và rồi, bạn sẽ tiếp tục làm việc với một đồng nghiệp càng ghét mình hơn.

Trở lại chuyện người sợ chó hay bị chó đuổi cắn. Tưởng vấn đề năm ở con chó hung dữ nhưng thực ra lại ở bản thân người đó. Nếu không sợ, cứ đàng hoàng mà đi, ung dung,

thân thiện, thì chó cũng tự nhiên hết cắn. Bạn hãy tự hỏi mình, “cây ngay sợ gì chết đứng’, cứ làm việc thật tốt, sống ngay thẳng, vui vẻ hào nhã với các đồng nghiệp thì sợ gì một

người nói xấu mình sau lưng.

Có những người cuộc sống của họ không hạnh phúc, trong lòng họ chất chứa những đau

khổ, oan trách… vì thế mà trở nên hẹp hòi, khó chịu. Nếu như có ai đó hiểu họ, thương họ,

chìa bàn tay ra giúp đỡ… chưa chắc họ đã xấu như thế. Bạn có biết gì về cuộc sống của chị đồng nghiệp kia không, bạn đã bao giờ đối xử thân thiện và tình cảm với chị ấy chưa?

Nếu chị ta ghét bạn, bạn ghét lại, như vậy mối quan hệ sẽ không bao giờ được cải thiện mà

chỉ càng xấu đi.

Ức chế vì đồng nghiệp hay nhờ vả Thứ Ba, ngày 12/03/2013 09:02 AM (GMT+7)

Sự kiện: Công sở và những áp lực

Nói thẳng thì sợ mất lòng, mà không nói cứ giữ trong người thì tôi thấy bứt rứt và khó chịu vô cùng.

Trang Tin tuc 24H sưu tập TRUYỆN HAY nhất, THƠ TÌNH hay nhất về tình yêu.

Tổng hợp những câu Chuyện tình yêu, ngoại tình, tâm sự les, gay và nhiều thông tin sinh động, đa chiều về thế hệ 8x – 9x chỉ có tại Bạn trẻ cuộc sống

Ngày đầu chân ướt chân ráo công ty hãy còn bỡ ngỡ lạ nước lạ cái, nên tôi cũng hơi rụt rè. Tuy vậy thấy mọi người cũng có vẻ hòa đồng vui vẻ nên tôi cũng bớt lo phần nào. Có một chị mà tôi rất có cảm tình, vì chị xởi lởi, cười nói suốt với tôi. Là cung Song Ngư chính hiệu nên bản tính tôi cũng chả nghĩ ngợi gì, thấy có người kết thân ở nơi mới, tôi cũng vui. Bắt đầu đi ăn cùng nhau rồi mỗi khi rảnh rỗi, tôi nghĩ mình sẽ dần quen thân hơn với công ty này, và thầm cảm ơn vì mình may mắn có một đồng nghiệp giúp đỡ.

Được khoảng hai tuần đầu gọi là làm quen và kết thân, người chị đồng nghiệp của tôi bắt đầu khiến tôi thấy không được thoải mái. Đầu tiên là việc chị nhắn tin nhờ tôi mua hộ gói xôi vì “sáng đi làm vội quá, chưa kịp ăn gì”, tôi mua và khi chị gửi tiền thì tôi không nhận vì cũng chẳng đáng là bao, coi như là mua giúp chị một phần ăn sáng. Sau đó vài ngày, chị thấy tôi nạp hẳn card điện thoại 100 ngàn đồng nên bảo tôi: “Bắn cho chị mấy ngàn đề phòng có chuyện gì gấp, chứ giờ cũng không tiện ra ngoài mua ”. Mà chị bảo bắn mấy ngàn chả lẽ tôi chỉ bắn có chừng ấy,

Page 19: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

cũng chuyển qua điện thoại chị 20 ngàn đồng cho chị gọi là “phòng thân”. Từ đó trở đi, chị bắt đầu có những biểu hiện khiến tôi ngày càng cảm thấy khó chịu, nhất là những chuyện nhờ vả về tiền bạc, mua hộ cái này, trả giúp cái kia, lúc thì: “Em có tiền lẻ không trả tiền gửi xe giúp chị”, không thì “chị để quên ví trên phòng rồi, em tính luôn hai cơm nhé”. Dù tôi không phải là hạng người hay tính toán, cũng không phải những số tiền đó là quá lớn đối với sức mình, nhưng những khoản cỏn con lặt vặt như thế cứ ngày một nhiều, và chuyện tôi phải chi trả theo cái cách như là “giúp đỡ cho chị” thật khiến tôi phát cáu.

Thú thật là tôi cũng từ chối khéo nhưng chị cứ nài tôi đi cho bằng được (Ảnh minh họa)

Sinh viên mới ra trường, đồng lương phải nói là chắt chiu mới tạm đủ chứ cũng không dư dả, đã vậy, lại còn gặp phải “chị đồng nghiệp” tốt miệng cứ suốt ngày nhờ vả đủ thứ, tôi chẳng biết giải quyết ra làm sao. Nói thẳng thì sợ mất lòng, mà không nói cứ im im giữ trong người thì tôi thấy bứt rứt và khó chịu vô cùng. Đỉnh điểm một ngày là khi chị rủ tôi đi shopping chung, thú thật là tôi cũng từ chối khéo nhưng chị cứ nài tôi đi cho bằng được. Ừ thì tôi cũng đi, rồi thì sau khi thử hết cái này đến cái kia, chị lựa được một cái váy. Lúc tính tiền, chị nói với tôi: “Thôi chết, cái này 620 ngàn đồng mà chị mang có 400 ngàn đồng thôi, em cho chị mượn tạm được không?”. Lúc đó, tôi chết sững trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Chị tính tiền và người ta đã bỏ bọc, đóng gói rồi, chả lẽ bây giờ lại trả lại? Mà thú thật lúc đó tôi chỉ còn có 200 ngàn đồng phòng thân trong người. Người tôi nóng lên, nhưng vẫn cố gắng gằn chị: “Sao lúc đầu đi chị không chuẩn b ị trước, còn nếu b iết chỉ có chừng ấy tiền sao chị không chọn cái khác rẻ hơn?”,chị hồn nhiên trả lời: “Ừ thì chị quên đi mất, vả lại chị nghĩ lỡ có thiếu thì em giúp chị một ít cũng đủ mà!”. Lúc đó cơn giận của tôi bùng lên, không kiềm được nữa tôi nói thẳng: “Em cũng còn có 200 ngàn đồng trong người thôi, chắc không giúp chị được lần này, chị thông cảm”. Rồi chẳng biết vì sao mà tôi chẳng nói chẳng rằng bước ra khỏi shop thời trang đó, phóng xe về một mạch không một lời tạm biệt.

Sau hôm đó mỗi lần gặp tôi chị cứ “lơ” đi, tôi cũng vậy. Cũng vài lần cúi đầu chào nhưng thấy chị chả đếm xỉa, dần dà tôi cũng chẳng phí công mà lễ phép nữa. Tôi cũng thân hơn với mấy anh chị khác cùng phòng nên thấy thoải mái hơn. Đôi khi nhìn thấy chị tôi cũng hơi tiếc một điều gì đó nhưng rồi lại gạt đi, bởi tôi nghĩ: Trong bất kì mối quan hệ nào cũng đều cần phải có sự rõ ràng và tôn trọng lẫn nhau. Và với chị, tôi không cảm nhận được 2 điều đó.

3- Đừng phản ứng quá nhanh. Hãy tỏ ra chín chắn.

Đừng vội trả lời hay phản ứng ngay lập tức khi người kia có vẻ như đang làm khó bạn, bởi

Page 20: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

phản ứng quá nhanh trong tình huống này thường là phản ứng tiêu cực, thậm chí là trả đũa

không chính đáng.

Bình tĩnh và im lặng giúp bạn có thể đánh giá người khác tốt hơn, hay chí ít là tỏ ra mình là

người chín chắn và rộng lượng hơn. Những người khó chịu thường sẽ càng khó chịu hơn

khi bị phản ứng gay gắt, nhưng họ có thể trở nên dễ chịu hơn với người chín chắn và bình

tĩnh.

Việc này không dễ, nhưng không ai nói làm người chín chắn lại đơn giản dễ dàng cả. Bạn

luôn có thể nắm dây cương cho mọi tình huống khó nhằn, quan trọng là cách bạn phản ứng

và khả năng giữ bình tĩnh của bạn trong khó khăn mà thôi.

Cách đối phó với những mánh khóe thủ đoạn của đồng nghiệp

Mẹo ứng xử với đồng nghiệp thủ đoạn. Trong công việc, mọi người đều sử dụng mánh khóe

để đối phó với nhau, gây sức ép với người này và thuyết phục người kia. Nhưng những

mánh khóe có thể vượt qua tầm kiểm soát khi bạn sử dụng nó. Mẹ bạn có dạy là hai cái sai

không bao giờ làm nên cái đúng không? Sự lựa chọn đầu tiên của bạn trong việc đương

đầu với kẻ mánh khóe là làm những điều đúng đắn. Đừng nên cố gắng tỏ ra láu cá hơn kẻ

đó, thay vì vật hãy khơi dậy những điều tốt đẹp trong hắn, rồi chờ xem điều này có làm thay

đổi gì không. Ví dụ như: “Thưa ông chủ, tôi biết rằng ông luôn quan tâm đến sự công bằng,

vì thế tôi không nghĩ rằng ông nhận ra quyết định của ông làm tôi…”. Hãy tỏ ra rằng sự đối

xử bằng mánh khóe đó của hắn chỉ là một sự sai sót, điều đó sẽ giúp hắn tự hối cải.

Mẹo ứng xử với đồng nghiệp hay đổ lỗi cho bạn

Cách ứng xử với đồng nghiệp hay đổ lỗi. Bạn có thể không may khi phải đương đầu với

người giám sát, đồng nghiệp, hay ngay cả cấp trên nếu họ luôn tìm mọi cách để đổ lỗi cho

bạn. Mọi việc thường diễn ra như sau: đôi lúc bạn được yêu cầu đưa ra ý kiến cho một dự

án. Bạn vô tình nói rằng: “trông nó tốt đấy”. Sau đó, dự án được thực hiện, và bị thất bại.

Trước khi bạn biết được điều này, thì nó sẽ được biết đến như dự án của bạn. Đừng tiếp

thu tất cả những lời khiển trách: “Ông không nghĩ rằng tôi có trách nhiệm đối với dự án này

chứ?”. Câu hỏi này có lẽ đủ để làm lời khiển trách trở nên công bằng hơn. Nhưng câu trả

lời là: “vậy ai hỗ trợ từ phía sau vậy?”. Hãy đưa ra ngay lời giải thích: “tôi đã thấy dự án này

rất tốt nhưng rõ ràng nó cũng tốt với nhiều người, bao gồm Steering Committee (ban lãnh

đạo) những người có trách nhiệm lớn nhất đối với kế hoạch này”. Tỉ lệ thành công của cách

cư xử này là 20/20. Sự nhận thức trễ tràng của chúng ta đã làm mọi chuyện thất bại, vì thế

chúng ta nên dừng việc đổ lỗi cho nhay và suy nghĩ về sự lựa chọn của chúng ta.

Page 21: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

Mẹo đối phó với những kẻ giả tạo

Cách ứng xử vơi người giả tạo. Kẻ nói dối là những kẻ lôi kéo tài tình. Họ không những tìm

kiếm những người như họ mà còn luôn tin tưởng vào những gì mình làm. Điều quan trọng

là bạn phải tìm cách lánh xa những người như vậy hay tìm cách đối đầu với họ. Đi thẳng

vào vấn đề. Đưa ra thực tế. Để sự thật phơi bày bộ mặt kẻ dối trá. Đừng phán xử anh ta

một cách hàm hồ. Hãy để những người khác trừng phạt kẻ có lỗi.

Mẹo đối phó với đồng nghiệp, cấp dưới hay nói dối

Mẹo ứng xử với đồng nghiệp hay nói dối. Nói dối là nói những điều không đúng sự thật. Nói

dối cũng là lừa đảo bằng cách nói nửa sự thật, lựa bỏ vài dữ kiện. Tránh tấn công vào sự

lựa bỏ này. Thay vì bít lỗ hở thường, hãy đề cập đến vấn đề chính. “À, Bill này, đúng rồi.

Nhưng ông đã không chú ý đến một phần khác. 35 đô, thêm giá chuyên chở.” Tránh chú

trọng vào lý do hành động và đừng bỏ qua việc phán đoán. Chỉ cần là có mặt ngay với

thông tin bị bỏ sót. Bạn đã nêu rõ vấn đề và lẽ phải ở bên bạn.

Xem thêm: Cách chữa bệnh răng miệng hiệu quả

Mẹo làm tan đá thực phẩm

Cách chọn cá tươi ngon

Cách ứng xử với người hay hứa suông

Mẹo đối phó với người hay hứa suông. Người khéo mặc cả đưa ra những điều lầm lẫn mơ

hồ: “Nếu anh làm việc này cho tôi, thì tôi sẽ làm việc đó cho anh.” Khi trao đổi với đồng

nghiệp và người giám sát, bạn vẫn cho rằng là họ tử tế và thành thật cho đến khi họ làm

cho bạn thấy mặt trái của vấn đề. Sau khi họ thất hứa, bạn có thể tiếp tục làm việc với kẻ

nói dối đó, nhưng ít nhất bạn phải cảnh giác. Nên xác nhận là bạn đã hiểu tất cả những gì

bạn đã nhận được chưa. Đừng tin vào những lời hứa suông. Đừng làm bất kỳ cái gì bởi vì

bạn được hứa sẽ được đền đáp xứng đáng. Thay vì vậy hãy cố gắng làm việc tốt và chứng

tỏ bạn là có lý, sẵn sàng hợp tác và có thể tin cậy được.

Mẹo đối phó với đồng nghiệp hay tâng bốc

Mẹo ứng xử với đồng nghiệp hay tâng bốc. Đừng để chính bạn bị tâng bốc để làm những

điều ngu xuẩn. “Anh quá tài về việc này, tôi muốn anh viết ra bản báo cáo cho tôi. Không ai

khác có thể làm việc đó tốt hơn.” Tốt hơn nên nghĩ đến những câu đại loại như là: Thật sự

mình có muốn viết một bản báo cáo mà người khác sẽ hưởng công trạng không? Hãy chấp

nhận lời khen, sau đó tiếp rằng: “Sid, tôi cảm kích vì ông đã tin tôi. Nhưng không ai có thể

Page 22: Tuyệt chiêu đơn giản đối phó với người ghét mình

kết hợp lời buộc tội và trách nhiệm của kẻ thật sự phải làm báo cáo. Tôi sẽ vui lòng góp ý

bản thảo của anh khi anh hoàn thành nếu anh vẫn cần tôi giúp đỡ.”

Mẹo đối phó với đồng nghiệp tráo trở

Cách ứng xử với đồng nghiệp tráo trở . Việc giữ vững lập trường thật không dễ dàng chút

nào. Bạn ủng hộ một ý kiến và đồng nghiệp bạn tán thành lòng nhiệt huyết của bạn. Dự án

bất ngờ trục trặc. Lập tức có kẻ vạch tội bạn và bây giờ “bạn của bạn” không còn ủng hộ

bạn nữa. “Tôi không bao giờ nói tôi nghĩ nó sẽ hoạt động”. Khi điều này xảy ra thì đã quá

muộn không thể cứu vãn nữa, nhưng đây không phải là lúc buộc tội và nhìn hắn một cách

khinh miệt. Cách tốt nhất để chống lại là sự chủ động. Bạn hãy làm sao để có được mọi sự

ủng hộ đáng tin nhất. “Jim, tôi rất cảm ơn ông đã ủng hộ tôi trong dự án này. Tôi sẽ nêu rõ

tên ông trong bản ghi nhớ của tôi. Tất nhiên là tôi sẽ bắt chước ông.”