31
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ ÁN TỰ CHỦ TRONG TUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY TỪ NĂM 2015 ---- SƠN LA, THÁNG 8 NĂM 2014

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LAcdsonla.edu.vn/attachments/351_DA_tu chu_CDSL.pdf · I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phƣơng án tuyển sinh 1. Mục đích - Đảm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

ĐỀ ÁN TỰ CHỦ TRONG TUYỂN SINH

CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY TỪ NĂM 2015

----

SƠN LA, THÁNG 8 NĂM 2014

2

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Đề án tự chủ trong tuyển sinh 3

Phụ lục I - Quy chế tuyển sinh của trường Cao đẳng Sơn La 12

Phụ lục II - Kết quả tuyển sinh của trường Cao đẳng Sơn La từ 2009

đến 2013

22

Phụ lục III - Các ngành, chuyên ngành đào tạo và trình độ đào tạo của

trường Cao đẳng Sơn La

24

Phụ lục IV - Danh mục các nguồn lực để thực hiện Đề án 24

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN

TỰ CHỦ TRONG TUYỂN SINH

Tại trƣờng Cao đẳng Sơn La

Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 34 của Luật Giáo dục đại học; căn cứ

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng được quy định tại văn bản số 12/VBHN-

BGDĐT ngày 25/4/2014; căn cứ Công văn số 4004/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày

31/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng Đề án tự

chủ trong tuyển sinh. Trường Cao đẳng Sơn La xây dựng Dề án tự chủ trong

tuyển sinh đối với năm 2015, 2016 và các năm tiếp theo với các nội dung cụ thể

như sau:

I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phƣơng án tuyển sinh

1. Mục đích

- Đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân

lực đối với tỉnh Sơn La, một số tỉnh lân cận và các tỉnh phía bắc nước CHDCND

Lào, phù hợp với điều kiện thực tiễn và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng

Sơn La.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham gia dự tuyển, tăng cơ hội được

học tập cho các thí sinh, trên cơ sở kết hợp giữ phương thức thi tuyển và xét

tuyển và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng để thu hút người học.

- Thực hiện tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục

đại học, chuyển dần phương thức tuyển sinh chung sang phương thức tuyển sinh

riêng phù hợp với thực tế của trường.

2. Nguyên tắc

- Công tác tuyển sinh phải phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật

Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục, Chương trình đổi mới giáo dục

đại học và các văn bản của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; chiến lược phát

triển của nhà trường và các thoả thuận hợp tác đào tạo nhân lực giữa tỉnh Sơn La

và các tỉnh Bắc Lào.

- Từng bước nâng cao được chất lượng đầu vào phù hợp với đặc thù các

ngành, nghề, nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, nguyện vọng học tập của

người học để đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng phục

vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Đánh giá được năng lực của thí thí sinh, phù hợp với ngành đào tạo của

nhà trường, tận dụng và công nhận kết quả đánh giá trong giáo dục chuyên

4

nghiệp (trung cấp và dạy nghề) và giáo dục phổ thông phục vụ cho công tác

tuyển sinh đầu vào hàng năm.

- Tiết kiệm, không gây khó khăn cho thí sinh, không phát sinh tiêu cực,

đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, thực hiện nghiêm túc chế độ báo

cáo.

II. Phƣơng án tuyển sinh

1. Phương thức tuyển sinh

- Năm 2015, 2016: kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển

+ Thi tuyển các ngành đào tạo giáo viên theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục

và Đào tạo tổ chức.

+ Xét tuyển các ngành còn lại.

- Từ năm 2017: xét tuyển

a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên điểm xếp hạng (làm tròn đến 2 chữ số thập

phân) để xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi đảm bảo chỉ tiêu được giao theo

các tiêu chí sau:

- Tiêu chí 01: Có đủ kiến thức phổ thông để học tập chuyên nghiệp. Kết

quả điểm trung bình chung các môn học của 2,5 năm học trung học phổ thông

(trừ học kỳ 2 năm lớp 12) hoặc kết quả học trung cấp;

- Tiêu chí 02: Đảm bảo chính sách ưu tiên trong xét tuyển;

- Tiêu chí 03: Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về năng khiếu (đối với các

ngành đòi hỏi năng khiếu).

Đối với Lưu học sinh Lào phải có chứng nhận đat trình độ tiếng Việt theo

quy định.

Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển: văn hoá TBC đạt 5,0 trở lên, đạo

đức 04 kỳ khá trở lên.

*) Điểm xếp hạng

ĐXH = ĐTK + UTĐT + UTKV + ĐST (nếu có); Trong đó:

ĐXH: Điểm xếp hạng;

ĐTK: Điểm bình quân các môn học 2,5 năm học chương trình THPT hoặc

điểm tổng kết các môn học trung cấp;

UTĐT: Điểm ưu tiên theo đối tượng;

UTKV: Điểm ưu tiên theo khu vực;

ĐST: Điểm sơ tuyển (nếu có).

*) Các ngành sơ tuyển năng khiếu:

1) Ngành Sư phạm Âm nhạc: Kiến thức âm nhạc, Năng khiếu âm nhạc;

2) Ngành Sư phạm Mỹ thuật: Hội họa, Bố cục;

5

3) Ngành Giáo dục Mầm non: Đọc, kể diễn cảm và hát;

4) Năng khiếu TDTT: Bật xa tại chỗ, khéo léo và chạy 60m.

*) Nội dung và thời điểm sơ tuyển năng khiếu hàng năm được công bố

công khai trên Website của nhà trường. Ban thư ký HĐTS sẽ thông báo đến thí

sinh dự tuyển các ngành có sơ tuyển năng khiếu để thí sinh tham gia sơ tuyển

đúng thời gian quy định.

b) Lịch tuyển sinh của trường

*) Đợt 1

- Đối với thi tuyển: thực hiện lịch trình thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

- Đối với xét tuyển: lịch sơ tuyển năng khiếu đợt 1 hàng năm được quy

định như sau:

+ Ngày 17/7 hàng năm: Làm thủ tục, chỉnh sửa các thông tin trong hồ sơ dự

tuyển của thí sinh.

+ Ngày 18/7 đến 20/7 hàng năm: Tổ chức sơ tuyển các nội dung năng

khiếu.

+ Từ 21/7 đến 15/8 hàng năm xét và công bố điểm trúng tuyển.

*) Đợt 2

- Đối với thi tuyển: thực hiện lịch trình thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

- Đối với xét tuyển: lịch sơ tuyển năng khiếu đợt 2 hàng năm được quy

định như sau:

+ Ngày 17/10 hàng năm: Làm thủ tục, chỉnh sửa các thông tin trong hồ sơ

dự tuyển của thí sinh.

+ Ngày 18/10 đến 20/10 hàng năm: Tổ chức sơ tuyển các nội dung năng

khiếu.

+ Từ 21/10 đến 30/10 hàng năm xét và công bố điểm trúng tuyển.

c) Phương thức đăng ký của thí sinh

- Đối với thi tuyển: thực hiện theo phương thức thống nhất của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

- Đối với xét tuyển: Thí sinh đăng ký nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển qua các

Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc trực tiếp tại trường.

+ Nộp tại trường THPT đang học: từ ngày 10/3 đến ngày 10/4 hàng

năm.

+ Nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh về trường đợt 1: từ ngày 11/4 đến

ngày 11/6 hàng năm. Đợt 2: từ ngày 01/9 đến ngày 30/9 hàng năm.

6

+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, BTTHPT, TCCN, TC nghề nộp kèm theo

hồ sơ đăng ký dự thi bản sao giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp do trường

THPT, BTTHPT cấp, bản sao có công chứng học bạ phổ thông hoặc bản sao có

công chứng bảng điểm học tập do trường TCCN, TC nghề cấp.

+ Đối với LHS nộp kèm theo giấy chứng nhận kết quả học tiếng Việt có

công chứng.

d) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: vận dụng quy định của Quy chế

tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy nhà trường quy định mức điểm cộng

ưu tiên cụ thể như sau:

TT KHU VỰC ĐIỂM

1 KV1 0,4

2 KV2 - NT 0,3

3 KV2 0,2

4 KV3 0,1

TT NHÓM ƢU TIÊN ĐIỂM

1 UT1 0,4

2 UT2 0,2

e) Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về lệ

phí hồ sơ đang ký, lệ phí xét tuyển và lệ phí sơ tuyển năng khiếu.

2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

a) Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo

của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

- Đối với các ngành đào tạo giáo viên cần có sự đánh giá chính xác hơn để

lựa chọn những người giáo viên tương lai có đủ năng lực chuyên môn và phầm

chất đạo đức.

- Đối với các ngành nghề khác chủ yếu là đào tạo cán bộ trực tiếp làm công

việc tướng ứng với ngành, nghề đào tạo do người học lựa chọn. Do đó, sử dụng

kết quả đánh giá đã có ở các cấp học và tăng cường các điều kiện học tập và

thực hành nghề nghiệp sẽ đảm bảo chất lượng sau đào tạo.

- Phương thức tuyển sinh kết hợp giữa xét tuyển kết quả học tập văn hóa

THPT với sơ tuyển năng khiếu chuyên ngành hoàn toàn phù hợp với đặc thù các

ngành đào tạo năng khiếu của nhà trường và không gây phức tạp và tiết kiệm

cho xã hội nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào.

- Việc lựa chọn kết quả học tập các môn văn hoá THPT nhằm đánh giá một

cách toàn diện hơn đầu vào của nhà trường. Trong những trường hợp cần thiết

7

nhà truwòng xây dựng các chỉ số phụ (các môn văn hoá cốt lõi) cho từng ngành

để tuyển sinh đảm bảo sự chính xác.

b) Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển

sinh đề xuất.

- Đánh giá và coi trọng toàn bộ quá trình học tập của người học ở giai

đoạn THPT, giai đoạn đào tạo ở trình độ trung cấp (chuyên nghiệp hoặc học

nghề) nhắm đảm bảo tính công bằng, kế thừa kết quả đánh giá từ các bậc, cấp

học trước. Kết quả đánh giá này thường đánh giá thực chất năng lực của người

học trong cả quá trình học THPT hay trung cấp mà không mang tính may rủi

qua một kỳ thi.

- Kết quả sơ tuyển năng khiếu được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ;

các em có cơ hội như nhau để thể hiện năng khiếu của bản thân phù hợp ngành

học mà các em đã lựa chọn. Đây vừa là yếu tố đảm bảo chất lượng vừa là yếu tố

đảm bảo tính công bằng trong phương thức tuyển sinh, phù hợp với điều kiện

thực tế của nhà trường.

- Có chính sách ưu tiên phù hợp vời từng đối tượng, từng vùng miền tạo

ra sự công bằng, thể hiện sự ưu đãi phù hợp với các chính sách của Nhà nước,

tạo điều kiện thuận lợi hơn quyền được đi học của các đối tượng khác nhau.

c) Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai

phương án tuyển sinh;

Thuận lợi:

- Việc lựa chọn phương thức xét tuyển, tận dụng và công nhận kết quả từ

các bậc học trước đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho nhà trường và xã hội,

giảm áp lực cho thí sinh sau một kỳ thi tốt nghiệp THPT.

- Phù hợp với điều kiện kinh tế và địa lý của vùng Tây Bắc nơi tập chung

chủ yếu con em là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó

khăn.

- Việc đăng ký và dự tuyển vào trường thông qua phương thức tuyển sinh

riêng giúp thí sinh có thêm nhiều cơ hội để được học tập ở các trình độ khác

nhau, phù hợp với năng lực và nhu cầu của từng cá nhân.

- Thời gian tuyển được ấn định vào hai lần trong năm, giúp các em có

thêm thời gian để xác định ngành, nghề và trình độ phù hợp với bản thân.

- Nhà trường đã xây dựng và thực hiện quy trình tuyển sinh các môn

năng khiếu chặt chẽ trong nhiều năm qua;

Khó khăn:

- Tồn tại số lượng hồ sơ ảo khi xét tuyển và số lượng thí sinh trúng tuyển

ảo sẽ gây ít nhiều khó khăn cho nhà trường.

8

- Kết quả đánh giá quá trình của bậc học THPT chưa được kiểm soát chặt

chẽ, khó đảm bảo toàn diện chất lượng đầu vào của nhà trường.

d) Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển

sinh và các giải pháp chống tiêu cực.

Nhà trường không tổ chức thi chỉ xét tuyển dựa trên học bạ THPT nên khó

có khả năng phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh.

a) Điều kiện về con người;

- Có đủ đội ngũ cán bộ, giảng viên phục vụ các khâu của công tác tuyển

sinh hàng năm.

- Đội ngũ giảng viên tham gia đánh giá điểm năng khiếu chuyên ngành đủ

về số lượng, đảm bảo về trình độ, năng lực chuyên ngành.

b) Cơ sở vật chất.

- Có đủ máy móc, thiết bị, phần mềm xử lý hồ sơ, số liệu liên quan đến

tuyển sinh;

- Có đầy đủ các phòng chức năng để tổ chức tuyển sinh như: Nhà thi đấu

đa năng; Sân vận động, Phòng thực hành năng khiếu chuyên ngành Âm nhạc,

Múa…

III. Tổ chức thực hiện

a) Nội dung công việc cần thực hiện trong quy trình tổ chức thi - tuyển sinh

tương ứng với phương thức tuyển sinh lựa chọn:

TT Nội dung công tác Thời gian thực hiện Đơn vị/cá nhân thực hiện

1 Xây dưng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển

sinh hàng năm

Hoàn thành tháng

01- 03 hàng năm Phòng Đào tạo, KH-TC

2

Xây dựng các văn bản phục vụ

tuyển sinh (Công văn giới thiệu, Tờ

rơi, Thông báo tuyển sinh, Những

điều cần biết...)

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về

công tác tuyển sinh hàng năm (qua

các phương tiện thông tin đại chúng,

cán bộ giảng viên, HSSV trong và

ngoài tỉnh, LHS Lào, các địa

phương, trường học, Hội khuyến

học...)

Tháng 01- 04 hàng

năm

Phòng Đào tạo,

CTHSSV, KH-TC, TH-

HC, TT HN&XTVL, các

Khoa và các đơn vị có

liên quan

3 Thành lập hội đồng tuyển sinh, các

Ban phục vụ HĐTS Tháng 03 hàng năm Hiệu trưởng, P.ĐT

4 Tiếp nhận hồ sơ dư thi và xét tuyển

cho cả hệ chính quy và không chính

- Đợt 1: từ 11/4 đến

11/6 hàng năm. Ban TK HĐTS

9

quy các đợt - Đợt 2: từ 01/9 đến

30/9 hàng năm.

5 Xử lý dữ liệu

- Đợt 1: từ 12/6 đến

30/6 hàng năm.

- Đợt 2: từ 01/10

đến 10/10 hàng

năm.

Ban thư ký HĐTS

6 Thành lập ban sơ tuyển năng khiếu Tháng 7 hàng năm Ban thư ký HĐTS, Chủ

tịch HĐTS

7

Hoàn thiện việc lên điểm sơ tuyển

năng khiếu, điểm xếp hạng, tổ chức

kiểm dò, công bố kết quả điểm xếp

hạng lên Mạng GD, truyền gửi dữ

liệu về CKTCL, Họp HĐTS xác

định điểm trúng tuyển và danh sách

thí sinh trúng tuyển các đợt.

- Đợt 1: trước ngày

15/8 hàng năm.

- Đợt 2: trước ngày

30/10 hàng năm.

HĐTS, Ban thư ký HĐTS

8 Công bố điểm trúng tuyển, gửi Giấy

báo trúng tuyển cho thí sinh

- Đợt 1: trước ngày

20/8 hàng năm.

- Đợt 2: trước ngày

05/11 hàng năm.

Ban thư ký HĐTS,

CTHSSV, Phòng TH-HC

9 Tiếp nhận đơn phúc khảo

15 ngày kể từ ngày

công bố điểm từng

đợt

Ban thư ký HĐTS

10 Tổ chức phúc khảo, báo cáo kết quả

05 ngày kể từ khi

kết thúc nhận đơn

từng đợt

Ban phúc khảo

11 Công bố danh sách trúng tuyển nhập

học

- Đợt 1: trước ngày

30/9 hàng năm.

- Đợt 2: trước ngày

30/11 hàng năm.

Chủ tịch HĐTS, Ban TK

HĐTS

12 Kiểm tra kết quả nhập học, báo cáo

kết quả kiểm tra

Sau nhập học 01

tuần từng đợt

Đơn vị được Hiệu trưởng

phân công

13 Báo cáo công tác tuyển sinh Trước 31/12 hàng

năm Phòng Đào tạo

b) Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác

tuyển sinh;

- Ngoài lực lượng thanh tra của nhà trường còn có sự tham gia của đoàn

thanh tra do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La tham gia kiểm tra, giám sát

việc thực hiện các bước của công tác tuyển sinh để bảo đảm công tác tuyển sinh

được thực hiện nghiêm túc, công bằng và khách quan.

10

- Công tác thanh tra xét tuyển thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ

Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường.

- Chậm nhất là sau 30 ngày làm việc (sau khi nhập học), Các phòng chức

năng phải hoàn thành công tác kiểm tra hồ sơ của các thí sinh trúng tuyển nhập

học theo đúng quy định. Hồ sơ của tất cả các thí sinh trúng tuyển nhập học phải

được kiểm tra đối chiếu với hồ sơ gốc của từng thí sinh. Hồ sơ gốc của thí sinh

phải đầy đủ và đúng theo quy định.

c) Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan

- Thời hạn: Sau khi công bố kết quả, HĐTS chỉ nhận đơn xin khiếu nại về

kết quả xếp hạng của thí sinh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố và phải

trả lời đương sự chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn. Thí sinh nộp

đơn xin khiếu nại phải nộp lệ phí theo quy định. Nếu sau khi kiểm tra phải sửa

điểm theo quy định thì HĐTS hoàn lại khoản lệ phí này cho thí sinh.

Không khiếu nại các môn sơ tuyển năng khiếu.

- Giải quyết khiếu nại: Ban thư ký cùng Thanh tra nhà trường, căn cứ đơn

khiếu nại, kiểm tra kết quả xếp hạng của thí sinh trong hồ sơ so với kết quả nhập

vào máy tính, nếu có sai sót báo cáo Chủ tịch HĐTS điều chỉnh lại kết quả, triệu

tập thí sinh trúng tuyển hoặc buộc thôi học thí sinh, đồng thời xử lý cán bộ liên

quan theo quy định.

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc

tuyển sinh theo quy định.

- Trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh Trường sẽ báo cáo các nội

dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm.

- Trước ngày 31/12 hằng năm, HĐTS trường báo cáo kết quả công tác

tuyển sinh với Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Sơn La.

e) Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu

của công tác tuyển sinh.

- Nhà trường sẽ phối hợp với các đơn vị cấp xã, phường, các trường học,

các TTGDTX, các chi hội Khuyến học làm tốt công tác tuyên truyền, hướng

nghiệp cho người học hàng năm.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong quá trình tuyển sinh để bảo

đảm công tác tuyển sinh được minh bạch, công khai.

IV. Lộ trình và cam kết của trƣờng

1. Lộ trình

- Năm 2015, 2016: nhà trường thực hiện kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển

+ Thi tuyển các ngành đào tạo giáo viên theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục

và Đào tạo tổ chức.

+ Xét tuyển các ngành còn lại.

11

- Từ năm 2017: nhà trường tổ chức xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của

nhà trường.

2. Cam kết của nhà trường

- Tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng

dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La.

- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của

công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển,

đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của nhà

trường để xã hội theo dõi, giám sát nhằm bảo đảm cho việc tuyển sinh được

minh bạch.

- Xử lí nghiêm, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, các

hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời từng năm và từng đợt.

12

V. Phụ lục của đề án

a) Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường; các văn bản hướng dẫn

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

Tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐSL

ngày tháng năm 2014 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La)

Chƣơng I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tuyển sinh cao đẳng (CĐ) hệ chính quy, bao

gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; tiêu

chí xét tuyển, quy trình xét tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.

2. Quy chế này áp dụng đối với mọi thí sinh đăng ký xét tuyển vào học tại

trường Cao đẳng Sơn La. Đối với thí sinh là người nước ngoài không tính các

điểm ưu tiên và không sơ tuyển năng khiếu.

Điều 2. Xét tuyển và sơ tuyển

1. Hằng năm, nhà trường tuyển sinh CĐ hệ chính quy hai lần/năm. Lần 1,

tháng 7, tháng 8; Lần 2, tháng 10, tháng 11.

2. Các ngành học không yêu cầu về năng khiếu nhà trường tổ chức xét

tuyển, các ngành học có yêu cầu về năng khiếu nhà trường tổ chức sơ tuyển

năng khiếu kết hợp với xét tuyển.

3. Đối với các môn năng khiếu nhà trưởng trực tiếp ra hướng dẫn và công

khai nội dung sơ tuyển, tổ chức sơ tuyển công bằng, khách quan.

Điều 3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh

1. Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành về tổ

chức và hoạt động thanh tra các đợt tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

2. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu

của công tác tuyển sinh tại trường theo hướng dẫn hàng năm của Bộ GD&ĐT.

3. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự xét

tuyển vào trường không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các

khâu công tác tuyển sinh, trong năm đăng ký xét tuyển.

Điều 4. Điều kiện xét tuyển

1. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính,

nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều

kiện sau đây đều được đăng ký xét tuyển vào trường:

13

a) Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục

chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học

nghề, trung cấp nghề (sau đây gọi chung là trung cấp);

Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người đã tốt nghiệp trung học

cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa THPT

đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT;

b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;

c) Trong độ tuổi quy định đối với những ngành có quy định hạn chế tuổi;

d) Đạt được các yêu cầu sơ tuyển, nếu dự tuyển vào các ngành có quy định

sơ tuyển;

đ) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký

dự tuyển lệ phí sơ tuyển năng khiếu và xét tuyển theo quy định;

2. Những người không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc diện

dưới đây không được dự tuyển:

a) Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự;

b) Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự;

c) Bị tước quyền dự tuyển hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm

(tính từ năm bị tước quyền dự tuyển hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày

dự tuyển);

d) Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự tuyển (bằng

văn bản); cán bộ, công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp

Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân

dân chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.

Điều 5. Diện trúng tuyển

Những thí sinh đã đăng ký dự tuyển và đạt điểm trúng tuyển do trường

quy định cho từng đối tượng, theo từng khu vực và từng ngành thì thuộc diện

trúng tuyển.

Điều 6. Chính sách ƣu tiên trong tuyển sinh

1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng: bao gồm 01nhóm ưu tiên 1 (UT1) và

nhóm UT 2 (như trong Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT);

2. Chính sách ưu tiên theo khu vực bao gồm: Khu vực 1 (KV1); Khu vực 2

- nông thôn (KV2-NT); KV2 và KV3 (như trong Quy chế tuyển sinh của Bộ

GD&ĐT);

3. Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực:

TT KHU VỰC ĐIỂM

1 KV1 0,4

2 KV2 - NT 0,3

3 KV2 0,2

4 KV3 0,1

TT NHÓM ƢU TIÊN ĐIỂM

14

1 UT1 0,4

2 UT2 0,2

Chƣơng II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

CỦA TRƢỜNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Điều 7. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Tuyển sinh

(HĐTS) trƣờng

Hằng năm, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các

công việc liên quan đến công tác tuyển sinh của nhà trường.

1. Thành phần của HĐTS trường:

a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ

quyền;

b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;

c) Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo hoặc

Phòng Khảo thí;

d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn và

cán bộ công nghệ thông tin.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường:

a) HĐTS các trường đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh;

b) HĐTS trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: ra

đề, biểu điểm sơ tuyển các môn năng khiếu; tổ chức sơ tuyển, xét tuyển; triệu

tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; giải quyết thắc mắc và

khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ tuyển sinh; thu và sử dụng lệ phí hồ sơ, lệ phí

xét tuyển, lệ phí sơ tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng,

kỷ luật theo quy định; truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT đúng thời hạn,

đúng cấu trúc do Bộ GD&ĐT quy định (nếu có); báo cáo kịp thời kết quả công

tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó chủ tịch HĐTS trường:

a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế tuyển sinh;

b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến

tuyển sinh;

c) Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh về công tác tuyển sinh

của trường;

d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm:

Ban Thư ký, Ban sơ tuyển, Đoàn thanh tra. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực

tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;

đ) Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ

được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công

việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.

15

Điều 8. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thƣ ký HĐTS

trƣờng

1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm:

a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;

b) Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí, các

phòng (ban) hữu quan, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường

a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó;

b) Nhận hồ sơ xét tuyển từ các Sở GD&ĐT, của thí sinh;

c) Thực hiện việc nhập dữ liệu;

d) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;

đ) Tổ chức kiểm dò dữ liệu nhập vào máy tính;

e) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Thư ký HĐTS trường:

a) Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong trường có ý thức tổ chức kỷ

luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận trình

Chủ tịch HĐTS trường xem xét, quyết định cử vào Ban Thư ký;

b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.

Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban sơ tuyển năng

khiếu

1. Thành phần ban sơ tuyển năng khiếu gồm:

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;

b) Uỷ viên thường trực do Trưởng ban Thư ký HĐTS trường kiêm nhiệm;

c) Các uỷ viên gồm: các cán bộ phụ trách từng nội dung sở tuyển (trưởng

bộ môn) và các cán bộ làm công tác sơ tuyển.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban sơ tuyển:

- Thống nhất kế hoạch ra đề, lập biểu điểm đối với từng nội dung sơ tuyển,

chuyển về Ban thư ký trước khi tổ chức sơ tuyển;

- Tổ chức cho thí sinh sơ tuyển các nội dung đã được công khai, lập phiếu

ghi lại kết quả sơ tuyển cho từng nội dung.

Điều 10. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác

tuyển sinh

Nhà trường, cử cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuẩn bị đủ máy

vi tính, máy in, lập địa chỉ e-mail; thực hiện đúng phần mềm tuyển sinh của Bộ

GD&ĐT (nếu có yêu cầu) bao gồm:

1. Nhập dữ liệu tuyển sinh từ hồ sơ ĐKXT của thí sinh và truyền dữ liệu

cho Bộ GD&ĐT;

2. In giấy báo sơ tuyển cho từng thí sinh (các ngành có sơ tuyển);

3. Lập các biểu mẫu thống kê theo quy định của Bộ GD&ĐT;

4. Tính điểm xếp hạng để xác định điểm trúng tuyển theo từng ngành;

5. Công bố kết quả xếp hạng của thí sinh trên Website của nhà trường;

16

6. In Giấy báo trúng tuyển cho thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả

thi của thí sinh;

7. In bảng điểm xếp hạng của thí sinh theo ngành;

8. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu điểm đã nhập vào máy, đã in trên Giấy báo

trúng tuyển. Nếu có sai sót phải sửa ngay. Người thực hiện khâu kiểm tra này

phải ký biên bản xác nhận và chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra.

9. Công bố danh sách thí sinh trúng tuyển trên mạng Giáo dục

(www.edu.net.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chƣơng III

TỔ CHỨC XÉT TUYỂN, TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÖNG TUYỂN

Điều 11. Tiêu chí xét tuyển, sơ tuyển

1. Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên điểm xếp hạng để xét tuyển từ cao xuống

thấp đến khi đảm bảo chỉ tiêu được giao.

- Tiêu chí 01: Có đủ kiến thức phổ thông để học tập chuyên nghiệp. Kết

quả điểm trung bình chung các môn học của 2,5 năm học trung học phổ thông

(trừ học kỳ 2 năm lớp 12) hoặc kết quả học trung cấp;

- Tiêu chí 02: Đảm bảo chính sách ưu tiên trong xét tuyển;

- Tiêu chí 03: Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về năng khiếu (đối với các

ngành đòi hỏi năng khiếu).

Đối với Lưu học sinh Lào phải có chứng nhận đat trình độ tiếng Việt theo

quy định.

Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển: văn hoá TBC đạt 5,0 trở lên, đạo

đức 04 kỳ khá trở lên.

*) Điểm xếp hạng

ĐXH = ĐTK + UTĐT + UTKV + ĐST (nếu có); Trong đó:

ĐXH: Điểm xếp hạng;

ĐTK: Điểm bình quân các môn học 2,5 năm học chương trình THPT hoặc

điểm tổng kết các môn học trung cấp;

UTĐT: Điểm ưu tiên theo đối tượng;

UTKV: Điểm ưu tiên theo khu vực;

ĐST: Điểm sơ tuyển (nếu có).

3. Các ngành sơ tuyển năng khiếu:

a) Ngành Sư phạm Âm nhạc: Kiến thức âm nhạc, Năng khiếu âm nhạc;

b) Ngành Sư phạm Mỹ thuật: Hội họa, Bố cục;

c) Ngành Giáo dục Mầm non: Đọc, kể diễn cảm và hát;

d) Năng khiếu TDTT: Bật xa tại chỗ, khéo léo và chạy 60m.

4. Nội dung và thời điểm sơ tuyển năng khiếu hàng năm được công bố

công khai trên Website của nhà trường. Ban thư ký HĐTS sẽ thông báo đến thí

sinh dự tuyển các ngành có sơ tuyển năng khiếu để thí sinh tham gia sơ tuyển

đúng thời gian quy định.

17

Điều 12. Thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, chuyển

nhận giấy báo sơ tuyển

1. Đăng ký xét tuyển (ĐKXT): Thí sinh xét tuyển vào trường Cao đẳng

Sơn La theo đợt nào thì làm hồ sơ ĐKXT vào trường theo thời gian quy định tại

đợt đó (hàng năm nhà trường công bố thời gian cho từng đợt);

2. Hồ sơ ĐKXT gồm có:

- Phiếu ĐKXT;

- Học bạ THPT (bản sao công chứng);

- Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp Trung cấp

hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp (nếu chưa có bằng);

- Bản sao có công chứng bảng điểm trung cấp (nếu đối tường đã tốt nghiệp

trung cấp);

- Bản sao có công chứng các loại giấy tờ ưu tiên (hộ khẩu; giấy khai sinh;

giấy chứng nhận con nuôi nếu có...);

- Ba ảnh chụp kiểu chúng minh thư cỡ 4x6 cm có ghi họ, tên và ngày,

tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau;

- 02 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc.

3. Thủ tục nộp hồ sơ ĐKXT, hồ sơ ĐKXT và lệ phí tuyển sinh

a) Thủ tục nộp hồ sơ ĐKXT, lệ phí ĐKXT:

- Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT, lệ phí ĐKXT và cước phí vận chuyển hồ sơ

tại nơi tiếp nhận theo quy định của sở GD&ĐT. Các sở GD&ĐT sẽ chuyển hồ

sơ ĐKXT, lệ phí ĐKXT về trường.

- Khi hết thời hạn nộp hồ sơ ĐKXT, lệ phí ĐKXT theo quy định của sở

GD&ĐT, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường.

- Sau khi nộp hồ sơ ĐKXT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh

phải thông báo cho trường trước thời hạn xét để kịp sửa chữa, bổ sung.

- Những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12

trung học phổ thông; đoạt giải hoặc đẳng cấp thể dục thể thao, nghệ thuật, nộp

thêm giấy chứng nhận đoạt giải hoặc giấy chứng nhận đẳng cấp trong hồ sơ

ĐKXT.

b) Thủ tục nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT

Theo đúng thời hạn quy định của trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ

phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên.

Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường

(phòng Công tác HSSV), nhà trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ

chức thu nhận, nhập dữ liệu, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh.

Hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện

chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các

trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như

nhau.

Nếu không trúng tuyển, thí sinh không được rút hồ sơ ĐKXT, lệ phí

ĐKXT.

18

Điều 13. Trách nhiệm của thí sinh trong xét tuyển, sơ tuyển, nhập học

1. Thí sinh phải nộp đầy đủ hồ sơ xét tuyển, có mặt tại trường để sơ tuyển

năng khiếu (với những ngành có sơ tuyển năng khiếu) đúng thời gian quy định

từng đợt;

2. Hồ sơ thí sinh nộp phải đảm bảo tính trung thực, chính xác;

3. Khi sơ tuyển năng khiếu, thí sinh phải mang theo chứng minh thư.

4. Trước khi được xét tuyển chính thức, thí sinh phải qua kiểm tra sức khoẻ

toàn diện do trường tổ chức. Việc khám sức khoẻ phải theo hướng dẫn của Liên

Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT. Giấy khám sức khoẻ do Hội đồng khám sức khoẻ của

trường cấp và được bổ sung vào hồ sơ quản lý sinh viên.

5. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp những giấy tờ sau đây:

a) Học bạ gốc (với thí sinh tốt nghiệp THPT);

b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học, trung cấp tạm thời đối với những

người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với

những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng

nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt

nghiệp để đối chiếu kiểm tra;

c) Bảng điểm gốc (với thí sinh tốt nghiệp TC);

d) Giấy khai sinh;

đ) Các giấy tờ xác nhận đối tượng như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ

thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc

của bố mẹ thí sinh...

e) Giấy triệu tập trúng tuyển.

6. Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập

học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi

như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện

quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở

lên, trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển

sinh để thí sinh vào học năm sau.

Điều 14. Quy trình xét tuyển

Việc xét tuyển được thực hiện theo trình tự sau:

- Nhận hồ sơ dự tuyển và phân loại hồ sơ dự tuyển theo tiêu chí xét tuyển;

- Nhập các dữ liệu đăng ký dự tuyển của thí sinh;

- Kiểm dò dữ liệu thí sinh đăng ký dự tuyển;

- Tổ chức sơ tuyển năng khiếu;

- Nhập điểm sơ tuyển và tính điểm xếp hạng;

- Kiểm dò kết quả điểm đã được nhập, việc kiểm dò phải do 2 cán bộ trong

Ban Thư ký thực hiện (một người đọc điểm, một người kiểm dò). Việc nhập

điểm và việc kiểm dò phải được thực hiện độc lập và đảm bảo không trùng lặp

cán bộ;

19

- In bảng thống kê điểm; các cán bộ nhập điểm và cán bộ kiểm dò đều phải

ký vào bảng điểm và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bảng điểm;

- Xây dựng các phương án xác định điểm trúng tuyển;

- Họp Hội đồng xác định điểm trúng tuyển theo từng ngành; lập danh sách

thí sinh trúng tuyển;

- Gọi thí sinh trúng tuyển nhập học;

- Báo cáo kết quả tuyển sinh.

Điều 15. Kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển

1. Sau kỳ tuyển sinh, Phòng Thanh tra – Pháp chế, phòng Công tác HSSV

tiến hành kiểm tra kết quả của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường về

tính hợp pháp của hồ sơ của từng thí sinh so với bản gốc. Nếu phát hiện thấy các

trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản

kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.

2. Khi thí sinh trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử giáo viên chủ

nhiệm thu nhận hồ sơ theo quy định. Sau khi đối chiếu kiểm tra bản chính học

bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, bảng điểm gốc và các giấy tờ xác nhận

khu vực, đối tượng ưu tiên của thí sinh, giáo viên chủ nhiệm ghi vào các giấy tờ

nói trên: ngày, tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.

Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo

học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo

quy định của Quy chế.

3. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra

Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

Chƣơng IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, LƢU TRỮ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16. Chế độ báo cáo

Trước ngày 31/12 hằng năm, HĐTS trường báo cáo kết quả công tác tuyển

sinh với Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Sơn La.

Điều 17. Chế độ lƣu trữ

- Trưởng ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh (Trưởng phòng Đào tạo) có

trách nhiệm lưu trữ toàn bộ các văn bản, hồ sơ có liên quan đến quá trình thực

hiện xét tuyển, kết quả tuyển sinh của nhà trường;

- Phòng Công tác HSSV có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của thí sinh trúng

tuyển, lưu trữ các dữ liệu liên quan đến kết quả tuyển sinh;

- Thời gian lưu trữ là 03 năm kể từ thời điểm công bố kết quả tuyển sinh.

Điều 18. Giải quyết khiếu nại

1. Thời hạn: Sau khi công bố kết quả, HĐTS chỉ nhận đơn xin khiếu nại về

kết quả xếp hạng của thí sinh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố và phải

trả lời đương sự chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn. Thí sinh nộp

20

đơn xin khiếu nại phải nộp lệ phí theo quy định của trường. Nếu sau khi kiểm tra

phải sửa điểm theo quy định thì HĐTS hoàn lại khoản lệ phí này cho thí sinh.

Không khiếu nại các môn sơ tuyển năng khiếu.

2. Giải quyết khiếu nại: Ban thư ký cùng Thanh tra nhà trường, căn cứ đơn

khiếu nại, kiểm tra kết quả xếp hạng của thí sinh trong hồ sơ so với kết quả nhập

vào máy tính, nếu có sai sót báo cáo Chủ tịch HĐTS điều chỉnh lại kết quả, triệu

tập thí sinh trúng tuyển hoặc buộc thôi học thí sinh, đồng thời sử lý cán bộ liên

quan theo quy định.

Điều 19. Thanh tra và kiểm tra

Công tác thanh tra xét tuyển thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ

Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường.

Chậm nhất là sau 30 ngày làm việc (sau khi nhập học), Các phòng chức

năng phải hoàn thành công tác kiểm tra hồ sơ của các thí sinh trúng tuyển nhập

học theo đúng quy định. Hồ sơ của tất cả các thí sinh trúng tuyển nhập học phải

được kiểm tra đối chiếu với hồ sơ gốc của từng thí sinh. Hồ sơ gốc của thí sinh

phải đầy đủ và đúng theo quy định.

Điều 20. Khen thƣởng

1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ

tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS trường

khen thưởng hoặc đề nghị Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, thành phố khen thưởng

theo quy định.

2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.

Điều 21. Xử lý vi phạm

1. Mọi thí sinh vi phạm quy chế tuyển sinh hiện hành như: có hành vi giả

mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng; sử

dụng văn bằng tốt nghiệp không hợp pháp đều bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển

ngay năm đó và bị nhà trường công bố công khai tước quyền tuyển sinh vào các

trường trong 2 năm tiếp theo.

2. Những cán bộ làm sai quy chế tuyển sinh hiện hành và các quy định của

nhà trường đều phải chịu trách nhiệm và tuỳ theo mức độ sai phạm sẽ bị xử lý

nghiêm khắc theo quy định hiện hành ở các mức:

a) Khiển trách đối với những người phạm lỗi nhẹ trong khi thi hành nhiệm

vụ;

b) Cảnh cáo đối với cán bộ cố ý nhập dữ liệu làm sai lệch so với hồ sơ xét

tuyển của thí sinh;

c) Buộc thôi việc hoặc truy tố trước pháp luật: đối với cán bộ làm sai lệch

hồ sơ như: sửa học bạ của thí sinh, gian lận trong việc tính điểm thưởng, điểm

ưu tiên để thí sinh trúng tuyển.

Điều 22. Điều khoản thi hành

Hội đồng tuyển sinh, trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ viên chức

trong Trường Cao đẳng Sơn La căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục

21

và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La và quy định tại văn bản này để thực

hiện xét tuyển thí sinh đăng ký dự tuyển vào học cao đẳng hàng năm./.

HIỆU TRƢỞNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……., ngày tháng năm 20…

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Kính gửi: Hội đồng tuyển sinh Trường Cao đẳng Sơn La

1. Họ và tên thí sinh:.....................................................................................

2. Giới tính:...................................................................................................

3. Sinh ngày............tháng...............năm............

4. Dân tộc:.........................................................

5. Nơi sinh (huyện, tỉnh):.............................................................................

6. Hộ khẩu thường trú (xã, huyện, tỉnh):......................................................

……………………………………………………………………………..

7. Khu vực: KV1 KV2-NT KV2 KV3

8. Đối tượng ưu tiên: UT1 UT2

9. Năm TN THPT (hoặc tương đương):.......................................

10. Ngành đăng ký xét tuyển: ..................................Mã ngành: ................

11. Địa chỉ liên lạc (tên người nhận tin, số nhà, tổ, bản, xã, huyện, tỉnh):

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

12. Điện thoại liên lạc: Cá nhân ....................., Nhà riêng: .....................

Thí sinh (ký ghi rõ họ tên)

b) Kết quả tuyển sinh của trường 5 năm qua

KẾT QUẢ TRÖNG TUYỂN NHẬP HỌC

TT Ngành đào tạo Kết quả trúng tuyển nhập học

2009 2010 2011 2012 2013

1 Sư phạm Toán học 35 43 44 65 45

2 Sư phạm Sinh học 35 49 50 48 54

3 Sư phạm Ngữ văn 34 51 52 57 52

4 Giáo dục công dân - - - 49 48

5 Giáo dục Mầm non 155 121 126 110 122

6 Giáo dục Tiểu học 126 141 119 202 253

7 Sư phạm Tiếng Anh 70 73 47 27 29

8 Giáo dục thể chất - - 39 37 42

9 Sư phạm Tin học 50 - 54 35

10 Sư phạn Âm nhạc 33 - - 40

11 Sư phạm Mỹ thuật 21 - - 23

12 Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp 53 59 49 - 29

13 Khoa học Thư viện 53 39 31 36 33

14 Công nghệ thông tin 39 - 44 53 49

15 Quản trị kinh doanh 34 46 39 31 27

16 Quản trị văn phòng 45 42 40 50 57

17 Kế toán 56 61 48 58 43

18 Quản lý văn hóa 45 60 34 - 55

19 Việt Nam học 29 - - 33 -

20 Công tác xã hội 56 51 44 61 71

21 Quản lý đất đai 38 42 45 56 59

22 Lâm nghiệp 42 54 47 54 50

23 Khuyến nông 30 46 37

24 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 33 34 50 36

23

25 Công nghệ kỹ thuật môi trường 64 37

26 Chăn nuôi 37 31

27 Khoa học cây trồng 16 34 - -

28 Tiếng Anh - - - - -

29 Quản lý thể dục thể thao 50 53 - - -

30 Tài chính - Ngân hàng 26

31 Quản lý tài nguyên rừng 58

c) Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường

*) Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý: Tham gia 11/22 lĩnh vực với tổng cộng: 43

ngành đào tạo. Trong đó cao đẳng: 31 ngành; trung cấp: 21 ngành

STT LĨNH VỰC VÀ NGÀNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

CAO

ĐẲNG

TRUNG

CẤP

1 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 12 05

1.1 Giáo dục Mầm non x x

1.2 Giáo dục Tiểu học x x

1.3 Giáo dục Công dân x

1.4 Giáo dục Thể chất x x

1.5 Sư phạm Toán học x

1.6 Sư phạm Tin học x

1.7 Sư phạm Sinh học x

1.8 Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp x

1.9 Sư phạm Ngữ văn x

1.10 Sư phạm Âm nhạc x x

1.11 Sư phạm Mỹ thuật x x

1.12 Sư phạm Tiếng Anh x

2 Nghệ thuật 0 0

3 Nhân văn 04 0

3.1 Việt Nam học x

3.2 Tiếng Anh x

3.3 Quản lý văn hoá x

3.4 Quản lý thể dục thể thao x

4 Khoa học xã hội và hành vi 0 0

5 Báo chí và thông tin 01 02

5.1 Khoa học thư viện x

5.2 Thư viện – Thiết bị trường học x

5.3 Hành chính văn thư x

6 Kinh doanh và quản lý 04 04

6.1 Quản trị kinh doanh x

6.2 Tài chính – Ngân hàng x x

6.3 Kế toán x

6.4 Quản trị văn phòng x

6.5 Kế toán hành chính sự nghiệp x

6.6 Hành chính văn phòng x

6.7 Quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống x

7 Pháp luật 0 01

7.1 Pháp luật x

8 Khoa học sự sống 0 0

9 Khoa học tự nhiên 0 0

25

10 Toán và thống kê 0 0

11 Máy tính và công nghệ thông tin 01 02

11.1 Công nghệ thông tin x

11.2 Tin học ứng dụng x

11.3 Vẽ thiết kế mỹ thuật có trợ giúp bằng máy tính x

12 Công nghệ kỹ thuật 02 01

12.1 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử x x

12.2 Công nghệ kỹ thuật môi trường x

13 Kỹ thuật 0 0

14 Sản xuất và chế biến 0 0

15 Kiến trúc và xây dựng 0 0

16 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 05 04

16.1 Khuyến nông x

16.2 Chăn nuôi x

16.3 Chăn nuôi - Thú y x

16.4 Khoa học cây trồng x

16.5 Lâm nghiệp x

16.6 Quản lý tài nguyên rừng x x

16.7 Trồng trọt x

16.8 Lâm sinh x

17 Thú y 0 0

18 Sức khỏe 0 0

19 Dịch vụ xã hội 01 0

19.1 Công tác xã hội x

20 Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân 0 01

20.1 Hướng dẫn du lịch x

21 Dịch vụ vận tải 0 0

22 Môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng 01 01

22.1 Quản lý đất đai x x

*) Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội quản lý: Tham gia 06/22 lĩnh vực với

tổng cộng: 07 nghề đào tạo. Trong đó cao đẳng: 07 nghề; trung cấp: 07 nghề.

STT LĨNH VỰC VÀ NGHỀ ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

CAO

ĐẲNG

TRUNG

CẤP

1 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 0 0

2 Nghệ thuật 0 0

3 Nhân văn 0 0

4 Khoa học xã hội và hành vi 0 0

5 Báo chí và thông tin 01 01

Văn thư hành chính x x

6 Kinh doanh và quản lý 01 01

26

Kế toán doanh nghiệp x x

7 Pháp luật 0 0

8 Khoa học sự sống 0 0

9 Khoa học tự nhiên 0 0

10 Toán và thống kê 0 0

11 Máy tính và công nghệ thông tin 01 01

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính x x

12 Công nghệ kỹ thuật 01 01

Vận hành điện trong nhà máy điện x x

13 Sản xuất và chế biến 0 0

14 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0 0

15 Thú y 0 0

16 Sức khỏe 0 0

17 Dịch vụ xã hội 01 01

Công tác xã hội x x

18 Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân 02 02

Hướng dẫn du lịch x x

Quản trị khách sạn x x

19 Dịch vụ vận tải 0 0

20 Môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng 0 0

21 An ninh, quốc phòng 0 0

22 Khác 0 0

Ngoài ra nhà trường được phép đào tạo 10 nghề trình độ sơ cấp và 14

chương trình dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng.

27

d) Danh mục các nguồn lực (cơ sở vật chất và đội ngũ) để thực hiện đề án.

NĂNG LỰC CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA NHÀ TRƢỜNG

Nội dung

Đơn

vị

tính

Tổng số

Tổng số chia ra

Kiên

cố

Bán kiên

cố

(cấp 4)

Nhà

tạm

A 1 2 4 5 6

I - Đất đai nhà trƣờng quản lý sử

dụng

Diện tích đất đai (Tổng số) ha 11,9

II- Diện tích sàn xây dựng (Tổng

số) m2 37.326

Trong đó:

1- Hội trƣờng/giảng đƣờng/phòng

học: Diện tích m2 11.838

Số phòng học phòng 91 x

1.1 - Phòng máy tính m2 1.016

Số phòng phòng 07 x

1.2 - Phòng học ngoại ngữ m2 108

Số phòng phòng 01 x

1.3 - Phòng nhạc, hoạ m2 188

Số phòng phòng 02 x

1.4 - Phòng múa m2 387

Số phòng phòng 01 x

1.5 - Phòng thực hành mầm non m2 340

Số phòng phòng 03 x

2. Thƣ viện/Trung tâm học liệu:

Diện tích m2 1.895

Số phòng phòng 15 x

3-Phòng thí nghiệm: Diện tích m2 1.865

Số phòng phòng 12 x

4- Xƣởng thực tập, thực hành:

Diện tích m2 936

Số phòng phòng 04 x

5- Nhà tập đa năng: Diện tích m2 1.320

Số phòng phòng 01 x

6- Nhà ở học sinh (KTX): Diện tích m2 12.880

Số phòng phòng 259 x

7-Diện tích khác

- Hội trường: Diện tích m2 1.949

Số phòng phòng 12 x

- Bếp ăn : Diện tích m2 887 x

- Sân vận động: Diện tích m2 770 x

NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CỦA NHÀ TRƢỜNG

TT Loại hình Số lƣợng Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Khác

I Cán bộ, nhân viên 130 1 66 31 32

1 Cán bộ quản lý 72 1 62 8 1

2 Cán bộ hành chính, nghiệp vụ 51 4 22 25

3 Nhân viên phục vụ 7 1 6

II Giảng việc cơ hữu và hợp đồng dài hạn 319 185 134

1. Sư phạm Toán học 19 14 5

2. Sư phạm Sinh học 18 16 2

3. Sư phạm Ngữ văn 16 14 2

4. Giáo dục công dân 17 17 0

5. Giáo dục Mầm non 9 5 4

6. Giáo dục Tiểu học 14 6 8

7. Sư phạm Tiếng Anh 15 6 9

8. Giáo dục thể chất 7 4 3

9. Sư phạm Tin học 20 13 7

10. Sư phạn Âm nhạc 6 3 3

11. Sư phạm Mỹ thuật 7 2 5

12. Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp 10 4 6

13. Khoa học Thư viện 6 0 6

14. Công nghệ thông tin 20 13 7

15. Quản trị kinh doanh 7 5 2

16. Quản trị văn phòng 4 0 4

17. Kế toán 12 4 8

18. Quản lý văn hóa 5 0 5

19. Việt Nam học 9 3 6

20. Công tác xã hội 5 3 2

29

21. Quản lý đất đai 6 1 5

22. Lâm nghiệp 7 4 3

23. Khuyến nông 12 7 5

24. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 7 2 5

25. Công nghệ kỹ thuật môi trường 12 11 1

26. Chăn nuôi 8 3 5

27. Khoa học cây trồng 7 6 1

28. Tiếng Anh 15 6 9

29. Quản lý thể dục thể thao 7 4 3

30. Tài chính - Ngân hàng 5 5 0

31. Quản lý tài nguyên rừng 7 4 3

đ) Giới thiệu khái quát về trường

*) Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Sơn La được thành lập ngày 15/10/1963, tiền thân là trường

Sư phạm Dân tộc cấp I Sơn La; được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm

Sơn La theo Quyết định số 5521/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/12/2000 của Bộ trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ngày 12/11/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

có quyết định số 7599/QĐ-BGDĐT về việc đổi tên Trường Cao đẳng sư phạm Sơn

La thành Trƣờng Cao đẳng Sơn La để thực hiện chức năng đào tạo đa ngành, đa

hệ.

Trong 50 năm qua, nhà trường đã đào tạo được hơn 30.000 giáo viên Mầm

non, Tiểu học; hơn 5.000 giáo viên THCS; gần 3000 cử nhân cao đẳng các

ngành ngoài sư phạm; dạy tiếng Việt và đào tạo giáo viên bậc THCS cho 780

LHS trong đó có 173 LHS thuộc diện tự túc thuộc 08 tỉnh phía Bắc nước

CHDCND Lào.

Một số thành tích nhà trường đạt được trong những năm qua:

- 03 Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba cho nhà trường;

- 01 Huân chương Lao động hạng ba cho đơn vị thuộc trường;

- 03 Huân chương Lao động hạng ba cho các cá nhân;

- Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước CHDCND Lào (Quyết định số

218 ngày 25/7/2012);

- Bằng khen của Ủy ban chính quyền tỉnh Hủa Phăn về thành tích đào tạo

lưu học sinh Lào (Quyết định số 4782/CT ngày 02/7/2008);

- Bằng khen của Ủy ban chính quyền tỉnh Phong Sa Lỳ về thành tích đào

tạo lưu học sinh Lào (Quyết định số 2022/CT ngày 01/7/2008);

- Bốn lần đoạt Giải 3 tại Hội thi Nghiệp vụ sư phạm - Văn nghệ - Thể thao

toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 1997, 2001, 2005 và 2009.

- Ngày 17 tháng 12 năm 2010 hệ thống quản lý chất lượng của nhà trường

được Tổ chức đảm bảo chất lượng Quốc gia của Vương quốc Anh (QNA) công

nhận đạt tiêu quốc tế BS EN ISO 9001:2008; số chứng chỉ: 26865.

Hiện nhà trường có 319 giảng viên (trong đó: 01 Tiến sĩ, 185 Thạc sĩ ).

Diện tích 11,9 ha với tổng giá trị tài sản trị giá hơn 350 tỷ VND (trên 50 tỷ

VNĐ thiết bị) và đang đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng

yêu cầu ngày càng cao của quá trình nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhà trường được đầu tư Khu kí túc xá cho Lưu học sinh Lào khang trang,

hiện đại, đảm bảo cho LHS có cuộc sống tiện nghi, an toàn để học tập có chất

lượng. Bên cạnh đó công tác dịch vụ ăn uống tại căng tin nhà trường luôn phục

vụ chu đáo và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

31

*) Cấu trúc bộ máy của nhà trƣờng

*) Mô hình đào tạo

Dự bị

(1 năm)

3 năm

1,5 - 3 năm

TH

Ị T

ỜN

G L

AO

ĐỘ

NG

Trung học

phổ thông

(3 năm)

Trung cấp

nghề

(3 năm)

Trung cấp

chuyên

nghiệp

(3 năm)

Đào tạo nghề

ngắn hạn

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

(LIÊN KẾT VỚI ĐẠI HỌC KHÁC)

Cao đẳng

chuyên nghiệp, CĐ

nghề

Công nhân

CN lành nghề

KT viên TC

Cử nhân cao đẳng

Trung học

Cơ sở

(2 năm)

Tiểu học và

Lao động

nông thôn

1,5 - 3 năm

1,5 – 3,5 năm

BAN GIÁM HIỆU (HT và các P.HT)

Hội đồng

Trƣờng

Hội đồng tư vấn: - Khoa học & Đào tạo

- Thi đua, K.thƣởng,

K.luật

- Cố vấn học tập

- Tuyển dụng…

- ...

Trung

tâm

Khoa

Đào tạo

Đơn vị trực

thuộc

Phòng

chức năng

14 khoa đào tạo

10 phòng chức

năng 04 trung tâm 05 đơn vị