113
Tài liệu tập huấn “Chăn nuôi tốt – gà khỏe mạnh” Tỉnh Đồng Tháp, năm 2018

u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

Tài liệu tập huấn “Chăn nuôi tốt – gà khỏe mạnh”

Tỉnh Đồng Tháp, năm 2018

Page 2: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

1

MỤC LỤC

HỌC PHẦN 1 ...................................................................................................... 6

1. Tầm quan trọng của chất lượng và nguồn gốc gà con ................................. 6

1.1 Tầm quan trọng của chất lượng giống gà ............................................... 6

1.2 Tầm quan trọng của nguồn gốc gà con ................................................... 6

2. Những đặc điểm của chuồng gà được xây dựng tốt. Mật độ chăn nuôi phù

hợp theo qui mô chuồng trại. ............................................................................. 6

2.1 Những đặc điểm của chuồng gà được xây dựng tốt ............................... 6

2.1.1 Địa điểm xây dựng chuồng .................................................................. 7

2.1.2 Hướng chuồng ...................................................................................... 7

2.1.3 Các yêu cầu thiết kế chuồng nuôi ........................................................ 7

2.1.4 Nhiệt độ chuồng nuôi ......................................................................... 12

2.1.5 Ánh sáng và ẩm độ ............................................................................. 12

2.2 Mật độ chăn nuôi gà phù hợp theo qui mô chuồng trại ...................... 13

3. Vệ sinh nguồn nước và thức ăn .................................................................... 14

3.1 Vệ sinh nguồn nước ................................................................................. 14

3.1.1 Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi gia cầm .................................. 14

3.1.2 Phương pháp xử lý nước .................................................................... 14

3.1.3 Giữ vệ sinh nước và dụng cụ chứa nước ............................................ 16

3.2 Vệ sinh thức ăn ........................................................................................ 17

4. An toàn sinh học – ngăn ngừa những mầm bệnh bên ngoài ..................... 17

4.1 Nguyên tắc để bảo vệ đàn vật nuôi khi dịch bệnh chưa xảy ra .......... 17

4.1.1 Giữ tốt sức đề kháng gà ..................................................................... 17

4.1.2 Giữ đàn gia cầm trong môi trường được bảo vệ ................................ 18

4.1.3 Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi .................................... 18

4.2 Những việc phải làm để bảo vệ đàn gà khi có dịch bệnh xảy ra xung

quanh .............................................................................................................. 19

4.2.1 Giữ đàn gia cầm trong môi trường kín ............................................... 19

4.2.2 Không mua hoặc nhập thêm vật nuôi vào trại ................................... 19

4.3 Khi có bệnh xảy ra trong trại ................................................................. 19

4.4 Bảo vệ con người ..................................................................................... 19

5. Nguyên lý của việc vệ sinh tiêu độc khử trùng. Các cách chuẩn bị cho 1

lứa gà nuôi mới. ................................................................................................. 20

5.1 Nguyên tắc của việc tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi .................... 20

Page 3: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

2

5.1.1 Đối tượng, yêu cầu và nguyên tắc tiêu độc khử trùng ....................... 20

5.1.2 Dụng cụ dùng để tiêu độc khử trùng .................................................. 21

5.1.3 Phương pháp tiêu độc khử trùng cho từng đối tượng ........................ 21

5.2 Các bước chuẩn bị cho 1 lứa gà nuôi mới. ............................................ 22

5.2.1 Chọn gà con........................................................................................ 22

5.2.2 Chuẩn bị chuồng ................................................................................ 23

6. Diệt chuột và côn trùng ................................................................................ 23

6.1. Diệt chuột ................................................................................................ 23

6.1.1 Nguyên lý phòng, diệt chuột .............................................................. 23

6.1.2 Biện pháp phòng chuột ...................................................................... 24

6.1.3 Biện pháp diệt chuột .......................................................................... 24

6.2 Diệt côn trùng .......................................................................................... 25

6.3 Ngăn chặn chim hoang và các động vật khác vào chuồng trại ........... 25

HỌC PHẦN 2: NHỮNG BỆNH DO VI SINH VẬT (TRUYỀN NHIỄM) –

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG CHỐNG ................................................... 26

A. CÁC BỆNH DO VI KHUẨN ...................................................................... 26

1. BỆNH E. COLI .......................................................................................... 26

1.1 TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH ...................................................... 26

1.2 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 34

1.3 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 35

1.4 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 35

2. BỆNH THƯƠNG HÀN ............................................................................ 36

2.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 36

2.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 37

2.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 40

2.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 40

2.5 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 40

3. BỆNH HÔ HẤP MẠN TÍNH Ở GÀ (CRD) ........................................... 41

3.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 41

3.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 41

3.3. CHẨN ĐOÁN ...................................................................................... 43

3.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 43

3.5 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 43

4. BỆNH CORYZA (BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM) ....................... 44

4.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 44

4.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 45

4.3 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 45

4.4 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 45

5. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG .................................................................... 46

Page 4: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

3

5.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 46

5.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 47

5.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 47

5.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 48

5.5 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 48

6. BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ .............................................................. 49

6.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 49

6.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 49

6.3 PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ....................................................................... 51

B. CÁC BỆNH DO VIRUS ............................................................................... 52

1. BỆNH CÚM GIA CẦM ............................................................................ 52

1.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 52

1.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 53

1.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 54

1.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 55

2. BỆNH NEWCASTLE ............................................................................... 56

2.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 56

2.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 57

2.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 58

2.4 PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ............................................................ 59

3. BỆNH ĐẬU GIA CẦM ............................................................................. 60

3.1 TRIỆU CHỨNG .................................................................................. 60

3.2 BỆNH TÍCH......................................................................................... 62

3.3 CHẨN ĐOÁN ...................................................................................... 62

3.4 PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ...................................................................... 62

4. BỆNH GUMBORO ................................................................................... 64

4.1. TRIỆU CHỨNG .................................................................................. 64

4.2 BỆNH TÍCH......................................................................................... 65

4.3 CHẨN ĐOÁN ...................................................................................... 67

4.4 PHÒNG BỆNH .................................................................................... 67

4.5 ĐIỀU TRỊ ............................................................................................. 67

5. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM ...................................... 68

5.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 68

5.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 69

5.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 71

5.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 71

5.5 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 71

6. BỆNH MAREK ......................................................................................... 72

6.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 72

Page 5: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

4

6.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 73

6.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 75

6.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 75

6.5 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 76

C. CÁC BỆNH DO NẤM VÀ KÝ SINH TRÙNG ......................................... 77

1. BỆNH NẤM PHỔI .................................................................................... 77

1.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 77

1.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 78

1.3 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 79

1.4 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 79

2. BỆNH CẦU TRÙNG ................................................................................ 80

2.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 80

2.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 80

2.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 81

2.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 81

2.5 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 81

3. BỆNH ĐẦU ĐEN DO HISTOMONAS ................................................... 82

3.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 82

3.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 82

3.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 83

3.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 83

3.5 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 84

4. BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ ............................................................................ 84

4.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 84

4.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 84

4.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 85

4.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 85

4.5 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 85

5. BỆNH GIUN ĐŨA GIA CẦM ................................................................. 86

5.1 TRIỆU CHỨNG ................................................................................... 86

5.2 BỆNH TÍCH.......................................................................................... 86

5.3 CHẨN ĐOÁN ....................................................................................... 87

5.4 PHÒNG BỆNH ..................................................................................... 87

5.5 ĐIỀU TRỊ .............................................................................................. 87

D. CÁCH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH VÀ VACCINE TRONG

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GÀ ............................................................................ 88

1. CÁCH SỬ DỤNG KHÁNG SINH ........................................................... 88

1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHÁNG SINH ......................................................... 88

1.2 CÔNG DỤNG CỦA KHÁNG SINH.................................................... 88

Page 6: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

5

1.3 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH ........................................ 88

2 CÁCH SỬ DỤNG VACCINE VÀ KHÁNG THỂ ................................... 90

2.1 CÁCH SỬ DỤNG VACCINE .............................................................. 90

2.2 CÁCH SỬ DỤNG KHÁNG THỂ ........................................................ 93

2.3 CÁCH BẢO QUẢN VACCINE VÀ KHÁNG THỂ ............................ 94

2.4 KIỂM TRA VACCINE VÀ HUYẾT THANH TRƯỚC KHI SỬ

DỤNG ......................................................................................................... 94

2.5 CÁCH PHA VÀ ĐƯA VACCINE VÀ KHÁNG THỂ VÀO CƠ THỂ

GÀ ............................................................................................................... 95

2.6 LỊCH TIÊM PHÒNG VACCINE CHO GÀ ....................................... 103

E. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI – CÁC CÁCH

PHÒNG TRÁNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ................ 105

1. TẠI SAO PHẢI QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI .... 105

2. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN

NUÔI ............................................................................................................ 105

3. CÁC CÁCH PHÒNG TRÁNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG XUNG

QUANH ........................................................................................................ 106

3.1 QUY HOẠCH XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI .................................. 106

3.2 XỬ LÝ CHẤT THẢI BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC .................... 106

3.3 XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUOI BẰNG HẦM BIOGAS (CÔNG

TRÌNH KHÍ SINH HỌC) ......................................................................... 109

3.4 XỬ LÝ CHẤT THẢI BẰNG Ủ PHÂN HỮU CƠ (COMPOST) ....... 110

3.5 XỬ LÝ CHẤT THẢI BẰNG GIUN DẤT ......................................... 111

Page 7: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

6

HỌC PHẦN 1

1. Tầm quan trọng của chất lượng và nguồn gốc gà con

1.1 Tầm quan trọng của chất lượng giống gà

Giống gà yếu tố quyết định thành công trong chăn nuôi gà vì giống gà

quyết định: năng suất tăng trưởng và sinh sản, chất lượng thịt, trứng, giá thành

sản phẩm (Ví dụ: Gà Đông Tảo thuần có giá 350.000 VND/kg, con giống 1 ngày

tuổi có giá 100 - 150.000 VND/con giống, trong khi giá gà lai 25% máu Đông

Tảo có giá 100 - 120.000 VND/kg gà thịt, còn gà con giống có giá 15- 20.000

VND/con giống).

Ngoài ra, giống gà cũng liên quan đến sức đề kháng tự nhiên (Ví dụ: gà

nòi, gà tre, gà ác ít bệnh hơn so với các giống gà khác).

Do đó, giống gà là yếu tố quyết định giá thành sản xuất và hiệu quả kinh

tế.

1.2 Tầm quan trọng của nguồn gốc gà con

Chất lượng con gà giống tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của gà giống

bố mẹ. Người chăn nuôi khi chọn mua gà con, nên chọn mua từ những đàn gà bố

mẹ có chất lượng nhất được tuyển chọn để nhân giống thương phẩm, đồng thời

phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những trang trại nuôi hoặc cơ sở

ấp trứng có uy tín. Ngoài ra, ngoại hình và chất lượng thịt cũng là một trong

những tiêu chí quan trọng để lựa chọn gà giống, trong đó hình dáng, mẫu mã và

màu lông cũng như chất lượng thịt luôn là tiêu chí hàng đầu để khách hàng lựa

chọn, đặc biệt là chất lượng thịt. Con giống tốt cần phải có tỉ lệ tiêu tốn thức ăn

trên một kg tăng trọng ở mức tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thịt, mau

lớn và khỏe mạnh.

Những gà con chọn làm giống để nuôi có kích thước càng đồng đều càng

tốt, gà con phải nhanh nhẹn, mắt sáng, chân to da bóng, lông mềm, mịn, bụng

thon mềm, cần loại những gà con khô chân, hở rún, bụng ỏng, bị dị tật (vẹo mỏ,

khoèo chân,…). Gà con giống phải được tiêm vaccine cần thiết có thể giúp

người chăn nuôi phòng tránh được rất nhiều rủi ro không đáng có trong quá trình

chăn nuôi.

2. Những đặc điểm của chuồng gà được xây dựng tốt. Mật độ chăn

nuôi phù hợp theo qui mô chuồng trại.

2.1 Những đặc điểm của chuồng gà được xây dựng tốt

Chuồng nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của gia cầm. Nếu chuồng

nuôi được xây dựng hợp lý, cộng với việc chăm sóc vệ sinh phòng bệnh tốt sẽ

Page 8: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

7

góp phần nâng cao khả năng sản xuất, hạn chế được dịch bệnh. Để có thể xây

dựng chuồng gà hiệu quả cần lưu ý những vấn đề sau đây:

2.1.1 Địa điểm xây dựng chuồng

Chuồng trại phải được xây dựng ở xa đường giao thông và nơi có đông

người sinh hoạt.

Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi khô, cao ráo, bằng phẳng hoặc hơi

dốc, phải có nơi thoát phân, thoát nước thải.

Nơi xây dựng chuồng trại phải có đủ diện tích đất để xây dựng khu

chuồng nuôi và khu vực phụ trợ và mở rộng qui mô. Trong khu chuồng nuôi nếu

làm nhiều chuồng thì cự ly mỗi chuồng cách nhau tối thiểu 15m, nơi chứa phân

và xử lý xác chết đặt ở trong khu chăn nuôi và cách chuồng nuôi tối thiểu 20 –

30m.

Xung quanh khu vực chăn nuôi phải có tường rào kín ngăn cách với bên

ngoài đảm bảo các gia súc khác không vào khu vực chăn nuôi. Không nuôi gà

chung với những loài gia súc gia cầm khác, hạn chế người ra vào khu vực nuôi.

Khu vực chăn nuôi phải có giao thông thuận lợi hệ thống điện, nước đáp

ứng nhu cầu chăn nuôi.

2.1.2 Hướng chuồng

Xây dựng chuồng gà sao cho cửa chuồng hướng về hướng Đông hoặc

Đông Nam để có thể lấy được ánh nắng ấm áp buổi sáng, tránh ánh nắng gắt

buổi chiều.

Nếu không có vị trí và hướng đất không phù hợp có thể chọn hướng Nam

để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu từ mưa, gió và ánh nắng, có rèm che để có

thể đóng kín khi cần thiết.

2.1.3 Các yêu cầu thiết kế chuồng nuôi

Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa

đông, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ phù hợp với các giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm

(gà con, gà hậu bị, gà đẻ). Mỗi chuồng nuôi cần phải có hiên rộng từ 1-1,5m để

tránh mưa gió hất vào.

Bãi chăn thả đảm bảo khô ráo và đặc biệt phải có ánh nắng chiếu vào.

Có hố khử trùng ở lối ra vào chuồng nuôi; có lưới ngăn cách giữa các khu

chăn nuôi (gia cầm con; gia cầm hậu bị; gia cầm sinh sản, nhà bếp, kho thức

ăn….) và với môi trường bên ngoài.

Xây dựng hệ thống đường đi và cấp thoát nước theo hệ thống chuồng

nuôi.

Page 9: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

8

Máng ăn, máng uống được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, tiêu độc khử

trùng.

Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ khác phải bảo

đảm an toàn cho người chăn nuôi và gia cầm.

Phải có khu vực cách ly những gà bệnh, và phải xa chuồng nuôi và sân

chăn thả gà.

Khu vực chứa phân phải có máy che, cách xa khu chăn nuôi và phải nằm

cuối hướng gió. Nếu chăn nuôi với qui mô lớn thì nên xây dựng hệ thống biogas.

a) Nền chuồng

Nền chuồng có thể là nền đất hoặc tráng xi măng hay lót gạch tàu.

Làm nền đất thì ít tốn kém nhưng không sử dụng được lâu. Nếu là nền đất

thì phải nện đất thật dẽ. Còn tráng nền bằng xi măng hay lót gạch thì tốn kém

nhưng có thể sử dụng lâu dài.

Nền chuồng nên lót một lớp vỏ trấu dày khảng 20cm, hoặc rơm rạ, cỏ khô

cắt khúc 5-10cm có thể làm nền đệm lót sinh học.

Lớp đệm lót nên được thay thế bằng lớp mới khi tới định kỳ vệ sinh

chuồng trại hoặc khi đệm lót quá bẩn.

Hình 1. Hố sát trùng lối ra vào chuồng

Page 10: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

9

b) Sân chăn thả

Sân chăn thả nên khô ráo, cần san lấp bằng phẳng tránh nước đọng.

Sân chăn thả cần có diện tích gấp 3-4 lần diện tích chuồng, diện tích tối

thiểu là 3m2/con gà.

Tạo bóng mát che phủ từ 1/2 đến 1/3 diện tích sân chơi, có thể tận dụng

vườn cây ăn quả để chăn thả.

Sân chăn thả nên có hàng rào xung quanh, trồng hàng rào thiên nhiên như

bình linh, so đũa….vừa làm thức ăn cho gà vừa tránh gà đi lạc.

c) Mái lợp

Mái chuồng nên lợp bằng các vật liệu cách nhiệt dễ vệ sinh sát trùng. Mái

chuồng lợp bằng lá, tranh giúp chuồng mát nhưng khó làm vệ sinh. Mái lợp bằng

tôn thì đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh sát trùng, nhưng sẽ rất nóng vào mùa hè

Hình 4. Gà được chăn thả trong vườn cây ăn trái

Hình 2. Nền chuồng bằng đệm lót sinh học Hình 3. Nền chuồng bằng trấu

Page 11: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

10

nên thiết kế hệ thống phun sương tự động hoặc trồng cây lấy bóng mát hoặc dây

leo trên mái chuồng.

d) Vách chuồng

Vách chuồng có thể xây bằng tường gạch, váng gỗ, tre nứa đảm bảo vững

chắc, tránh được mưa tạt, có thể xây vách tường có 30-40cm phần phía trên dùng

lưới thép B40 hoặc phên nứa.

Rèm che, có thể sử dụng vải bạt, bao tải, lá… và che cách vách khoảng

20cm phía ngoài. Rèm che đảm bảo có thể di động được.

e) Chuồng úm gà con

Chuồng úm gà con cần đảm bảo điều kiện quan trọng là ấm vào mùa

đông, thoáng mát, khô ráo vào mùa hè, tránh gió lùa, mưa tạt.

Nên chia gà thành từng ô nhỏ, mỗi ô khoảng 50-70 con sẽ đảm bảo gà

không đè lên nhau, tỷ lệ sống cao hơn. Mật độ trung bình từ 30-40 con/m2 tùy

vào trọng lượng, kích cỡ gà.

Gà con có thể được úm trên lồng, trên nền đất hoặc bằng chụp úm. Các ô

quây có thể tận dụng các vật liệu sẵn có làm quây úm gà như: tre, nứa, bìa cứng,

…Quây úm cao 45-50 cm, đường kính 1,5-2m, úm cho 120-200 gà con.

Thiết bị sưởi ấm: bóng điện, bóng hồng ngoại, bếp than, lò ủ trấu…Nếu là

bóng đèn mỗi ô 1-2 bóng điện dây tóc từ 60-100W tùy thuộc vào nhiệt độ môi

trường. Trong thời gian úm gà cần thường xuyên quan sát biểu hiện của gà để

điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nếu có điều kiện nên đặt vào chuồng úm nhiệt

ẩm kế. Nhiệt độ chuồng úm từ 28-340C là được (khi gà lớn lên nhiệt độ giảm từ

28-200C). Khi nhiệt độ môi trường phù hợp gà con phân bổ đều trong quây úm.

Cần chú ý những dấu hiệu bất thường trong đàn gà để điều chỉnh.

Hình 5. Quay úm bằng tre nứa Hình 6. Úm bằng chụp sưởi

Page 12: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

11

Nếu có gió lùa vào chuồng úm: gà con kêu nhiều, tập trung lại vào một

chỗ tránh hướng gió lùa vào.

Nếu nhiệt độ thấp: gà tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn, chồng đống lên

nhau, kêu nhiều, giảm ăn.

Nếu nhiệt độ cao: gà tản xa nguồn nhiệt, uống nhiều nước, há mỏ thở,

giảm ăn hoặc bỏ ăn.

Vào buổi trưa nhiệt độ cao nên tắt đèn úm, không mở rèm che. Từ ngày

thứ 5, cần tăng diện tích vùng quây để gà có thể di chuyển thoải mái đến máng

ăn, máng uống. Mùa nóng, bỏ quây gà từ ngày 14 tuổi.

Chất độn chuồng có thể là trấu, mùn cưa. Phải rãi chất độn chuồng vào

khây úm vừa khử trùng trấu ít nhất 12 giờ trước khi bắt gà về. Có thể thêm men

vi sinh trộn với chất độn chuồng để hạn chế mùi hôi. Độ dày của trấu trải trong

quây úm phải dày từ 10-15cm. Chất độn chuồng nên duy trì ẩm độ từ 25-35%.

Cần thay chất độn chuồng hoặc trãi thêm nếu thấy chất độn chuồng quá ẩm.

Khay thức ăn và nước uống nên được bố trí đều ở quanh quây úm để đảm

bảo gà con có thể tiếp cận với nguồn thức ăn và nước uống bất cứ khi nào cần.

Cho gà ăn và uống ngay sau khi thả vào quây úm. Cứ sau mỗi 2 giờ lại thêm

thức ăn và nước uống để đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống luôn tươi mới và

kích thích tính thèm ăn của gà con liên tục. Chuẩn bị sẵn máng ăn và uống trong

quây úm, máng uống cần treo để tránh gà con nghịch nước làm ướt chất độn

chuồng.

Hình 7. Nhiệt độ cho gà trong chuồng úm

Page 13: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

12

2.1.4 Nhiệt độ chuồng nuôi

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến lượng thức ăn gà con

ăn vào, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao gà sẽ giảm ăn, kết quả dẫn đến sức tăng

trưởng giảm, sức đề kháng yếu.

Để theo dõi nhiệt độ, mỗi ô chuồng treo ở giữa chuồng 1 nhiệt kế cách

mặt nền 50cm hoặc hường xuyên theo dõi trạng thái gà để điều chỉnh nhiệt độ

thích hợp.

Bảng 1. Nhiệt độ chuồng nuôi theo độ tuổi

Ở giai đoạn gà sau 4 tuần tuổi, hiệu quả thức ăn cao nhất khi nhiệt độ

trong chuồng đạt 240C, tuy vậy ở Việt Nam điều này khó thực hiện vào mùa hè.

Vào mùa nóng chuồng nuôi phải có hệ thống phun sương làm mát hoặc thông

khí (quạt máy) để hạ nhiệt và đẩy nhanh khí độc ra ngoài. Khi nhiệt độ môi

trường trên 350C gà sẽ bị stress nhiệt cần được uống nước sạch thoải mái có pha

vitamin C, vitamin nhóm B, đường glucose.

2.1.5 Ánh sáng và ẩm độ

Chế độ chiếu sáng rất quan trọng, đây chính là yếu tố giúp gà thuần thục

giới tính đúng ngày, đẻ say và duy trì năng suất đẻ. Thời gian chiếu sáng phụ

thuộc vào độ tuổi của gà (hình 8).

Khi xây dựng chuồng nuôi, cần qui hoạch để tận dụng tối đa ánh sáng mặt

trời vào buổi sáng để diệt khuẩn, làm khô chất độn chuồng và đảm bảo thoáng

khí.

Ánh sáng phải được phân bổ đều trong chuồng với các đèn chiếu sáng

cùng công suất để tránh cho gà thích tụm lại nơi có ánh sáng mạnh hơn. Các

thiết bị chiếu sáng phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên.

Ngày tuổi Nhiệt độ trong quây (oC) Nhiệt độ trong chuồng (

oC)

1-3 32-33 27-30

4-7 30-31 27-30

8-14 29-30 26-28

15-21 27-28 24-26

22-28 25-26 22-24

>28 24-25 22-24

Page 14: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

13

Lưu ý: Đối với gà đẻ cường độ chiếu sáng 4W/m2 với thời gian chiếu

sáng là 16 giờ và duy trì suốt thời kỳ gà đẻ.

Ngoài ra chuồng nuôi cần phải thông thoáng tốt để cung cấp đầy đủ lượng

oxy cho gà, loại khí có hại (NH3, H2S…) ra khỏi chuồng nuôi. Chuồng nuôi giúp

làm giảm ẩm độ chuồng, ẩm độ trong chuồng nuôi cần giữ trong khoảng 65-

75%, vì gà rất nhạy cảm với ẩm độ cao. Việc kiểm soát được ẩm độ và nhiệt độ

trong chuồng nuôi sẽ giúp kiểm soát được dịch bệnh (vi trùng phát triển cần

nhiệt độ và ẩm độ).

2.2 Mật độ chăn nuôi gà phù hợp theo qui mô chuồng trại

Mật nuôi nuôi gà cần được chú ý mật độ gà nuôi phải phù hợp. Nuôi gà

với mật độ cao sẽ tiết kiệm được diện tích chăn nuôi, nuôi được nhiều gà hơn.

Tuy nhiên, nếu nuôi gà với mật độ cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gà

và lợi nhuận trong chăn nuôi. Gà nuôi với mật độ cao có trọng lượng xuất

chuồng thấp hơn, mật độ cao sẽ làm giảm lượng thức ăn gà ăn vào, giảm khả

năng chuyển hóa thức ăn, giảm tính đồng đều của đàn gà, gà thường có vấn đề

bệnh ở chân, cắn mổ nhau ảnh hưởng đến chất lượng thịt, tăng tỷ lệ chết, tăng

ảnh hưởng bởi stress nhiệt độ, ẩm độ, đặc biệt trong điều kiện vùng nóng, ẩm

như ĐBSCL.

Bảng 2. Mật độ chăn nuôi áp dụng với dòng gà ta bản địa Việt Nam

Loại hình chăn nuôi Mật độ đảm bảo sinh trưởng

Nuôi nhốt toàn thời gian 6-8 gà/m2

Nuôi nhốt kết hợp chăn thả 3-5 gà/m2

Với hình thức nuôi kết hợp chăn thả, người nuôi có thể quy hoạch tương

quan diện tích chuồng trại và sân vườn theo tỉ lệ 1:3. Tức là 1m2 chuồng tương

ứng với 3m2 vườn để đảm bảo điều kiện chăn nuôi lý tưởng nhất.

Diện tích chuồng nuôi = Tổng số gà : Mật độ gà

Hình 8. Thời gian chiếu sáng theo độ tuổi

Page 15: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

14

Bảng 3. Diện tích cho chuồng nuôi cho mỗi 1000 gà ta

Loại hình nuôi Mật độ Diện tích chuồng Diện tích vườn

Nuôi nhốt toàn

thời gian 6-8 gà/m2 120- 160m

2 Không bắt buộc

Nuôi nhốt kết

hợp chăn thả 3-5 gà/m

2 120- 160m

2 360 – 480

Bảng 4. Mật độ, ẩm độ và thời gian chiếu sáng trong chăn nuôi gà

3. Vệ sinh nguồn nước và thức ăn

3.1 Vệ sinh nguồn nước

3.1.1 Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi gia cầm

Nguồn nước uống

Nguồn nước uống dùng nuôi gà có thể lấy từ giếng khoan, giếng đào,

nước máy công cộng. Không sử dụng nguồn nước từ sông, suối, ao hồ tù đọng

làm nước uống cho gia cầm.

Nước sử dụng

Nước rửa chuồng, làm mát chuồng, rửa dụng cụ phải sử dụng nước giếng

hoặc nước máy, không sử dụng nước từ ao hồ bên ngoài. Nước thải của trại chăn

nuôi gia cầm phải theo hệ thống mương tiêu thoát về đến hố chứa và phải được

xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài trang trại.

Nếu lượng nước thải không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi

trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và không an toàn cho sản xuất.

3.1.2 Phương pháp xử lý nước

Trong trường hợp không có nguồn nước sạch để sử dụng trong chăn nuôi

ta có thể sử dụng từ các nguồn nước sông, ao hồ nhưng phải xử lý đảm bảo đạt

yêu cầu vệ sinh. Sau đây là một số phương pháp xử lý nước thường sử dụng:

Tuần tuổi Mật độ

(con/m2)

Ẩm độ

chuồng nuôi

Thời gian

chiếu sáng

Tuần 1 30-45 65%-75% 24h/ngày

Tuần 2 20-30 65%-75% 20h/ngày

Tuần 3 15-25 65%-75% 18h/ngày

Tuần> 4 12-20 60%-75% 10-16h/ngày

Page 16: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

15

Làm sạch nước uống bằng phương pháp kết tụ (lắng cặn):

Mục đích là loại bỏ những vật nỗi trên bề mặt nước. Nếu để cho những

vật đó tự lắng xuống thì rất chậm nên phải sử dụng chất kết tụ. Chất gây kết tụ

có điện tích trái dấu với điện tích các hạt chất keo trong nước làm các hạt kết tụ

lại thành sợi và lắng xuống đáy. Chất làm kết tủa thường sử dụng là phèn chua

Al2(SO4)3.18H2O.

Làm sạch nước uống bằng phương pháp lọc:

Trong chăn nuôi gia đình (qui mô nhỏ) có thể sử dụng thùng lọc có cấu

tạo như sau: cát nhỏ, cát to, sỏi, đá nhỏ với độ dày các lớp tương đương nhau.

Ngoài ra có thể thay thế lớp đá nhỏ bằng lớp than củi (than hoạt tính). Ngoài

việc lọc nước cần chú ý tới việc khử sắt trong nước (nếu tỉ lệ sắt trong nước

>1mg/lít cần phải khử).

Đối với những trang trại lớn có thể sử dụng bể lọc nước để lọc nước

giếng.

Sát khuẩn nước nhiễm khuẩn

Sử dụng Chlorine hoặc các chất sát trùng khác cộng với việc vệ sinh sạch

sẽ dụng cụ đựng nước uống là một phương pháp hiệu quả để xử lý nước bị

nhiễm khuẩn.

Hình 9. Làm sạch nước uống bằng phương pháp lọc

Page 17: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

16

Đối với nước có mức độ nhiễm khuẩn quá cao thì không nên sử dụng chất

sát trùng để xử lý vì không hiệu quả. Phương pháp hợp lý là loại bỏ các nguồn

gây nhiễm, nếu vẫn không thể thực hiện được thì tốt nhất là xây dựng một giếng

mới tốt hơn.

3.1.3 Giữ vệ sinh nước và dụng cụ chứa nước

Nước sử dụng cũng phải chứa trong bồn chứa có nắp đậy và dẫn vào

chuồng nuôi bằng hệ thống ống nhựa đảm bảo chắc chắn, an toàn.

Máng uống (máng ăn) cần treo cách mặt đất tránh nhiễm bẩn từ phân,

chất độn chuồng, tránh gà đi phân vào máng, treo máng với độ cao phù hợp với

tầm vóc gà.

Định kỳ tẩy rửa lớp bio-film trong lòng đường ống nước hay các bồn chứa

nước.

Vi khuẩn trong các lớp (bio-film) bám trong lòng ống nước hay trong các

dụng cụ chứa nước là thủ phạm quan trọng gây bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc

biệt các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Do đó, cần định kỳ (3 tháng) tẩy rửa

sạch lòng ống dẫn nước bồn chứa ở đầu nguồn cũng như các đầu vòi, các máng

uống.

Thường xuyên thay nước uống trong máng cho gà.

Tốt nhất nên thay máng nước mới vào chuồng gà mỗi ngày, lấy máng cũ

ra cọ rửa sạch rồi phơi nắng tiệt trùng để dành dùng cho hôm sau. Máng nước

uống của gà mà hằng ngày không được cọ rửa sạch sẽ thì nước uống mau hôi, gà

uống dễ sinh bệnh như ăn phải loại cám ướt, ôi, mốc.

Thường xuyên kiểm tra nước uống cho gà theo các chỉ tiêu về vệ sinh thú y

trong chăn nuôi.

Chất lượng nước sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu thụ nước của gia cầm. Độ pH

của nước có thể ảnh hưởng đến vị của nước và vi khuẩn hiện hữu. Vi khuẩn gây

bệnh thích môi trường kiềm trong khi những vi khuẩn tốt (lợi khuẩn) lại ưa điều

kiện môi trường có tính acid hơn. Nước có pH cao cũng có thể ảnh hưởng đến

hiệu lực của kháng sinh và vaccin ngừa bệnh. Nước có tính acid cao có thể

không làm ngon miệng và sẽ ăn mòn thiết bị chăn nuôi.

Giữ vệ sinh nguồn nước và tránh ô nhiễm môi trường nước.

Xác gia cầm chết và chất thải trong chăn nuôi gà phải được xử lý phù

hợp, không chôn gần hoặc đưa xuống ao, sông,.. gây ô nhiễm nguồn nước.

Page 18: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

17

3.2 Vệ sinh thức ăn

Các nguyên liệu dùng làm cám gà đều chứa nhiều chất bổ dưỡng, mà hầu

hết đều dễ bị ôi mốc nếu để lâu ngày. Vì vậy cần phải bảo quản tốt.

Thức ăn phù hợp với từng lứa tuổi, loại gà

Cần chú ý đến nhu cầu thức ăn và lượng thức ăn cung cấp. Khẩu phần ăn

phải đủ lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu sinh lý của lứa tuổi

cũng như hướng sản xuất.

Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng

Không sử dụng thức ăn trôi nổi hoặc chuyển nhượng từ các cơ sở chăn

nuôi không rõ nguồn gốc. Thức ăn phải được sử dụng từ những cơ sở cung cấp

đảm bảo uy tín.

Không trộn thức ăn quá lâu

Nếu sử dụng nguyên liệu để trộn cám nuôi gà, khối lượng một lần trộn chỉ

nên dùng trong khoảng 2 tuần không nên dùng quá lâu. Thức ăn cũ quá sẽ bị

nấm mốc mất hết chất bổ dưỡng, gà ăn không đủ chất dinh dưỡng và còn bị

nhiễm độc.

Thức ăn phải được bảo quản cẩn thận

Thức ăn nuôi gà cần được chứa trong các đồ chứa, rồi chọn nơi cao ráo

thoáng mát trong nhà, trong trại mà cất giữ. Ngoài ra, những vật chứa đó cần

được đậy kĩ ngừa chuột, kiến, gián vào ăn, vừa làm hao hụt thức ăn vừa gieo rắc

vi trùng từ ngoài vào.

Không sử dụng thức ăn nuôi gà tồn động từ ngày trước

Thức ăn của gà trong ngày còn thừa trong máng thường không còn sạch,

không còn khô ráo, mất mùi thơm, lên men, ôi chua. Vì vậy, cần tính toán sao

cho gà không bị thiếu thức ăn, nhưng không thừa thức ăn.

4. An toàn sinh học – ngăn ngừa những mầm bệnh bên ngoài

4.1 Nguyên tắc để bảo vệ đàn vật nuôi khi dịch bệnh chưa xảy ra

4.1.1 Giữ tốt sức đề kháng gà

Vật nuôi được chăm sóc trong điều kiện tốt sẽ có sức chống đỡ tốt hơn

với bệnh tật. Những vấn đề cần lưu ý là:

Phải cung cấp đầy đủ nước sạch và thức ăn đảm bảo dinh dưỡng.

Chuồng trại và mật độ nuôi hợp lý.

Page 19: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

18

Nếu gia cầm không được chăm sóc trong điều kiện tốt, sức chống đỡ bệnh

tật giảm, gà dễ nhiễm bệnh, giảm đẻ, tiêu tốn thức ăn cao, chậm lớn, làm giảm

lợi nhuận.

4.1.2 Giữ đàn gia cầm trong môi trường được bảo vệ

Cơ sở chăn nuôi gà phải thực hiện đầy đủ quy trình tiêm phòng vaccine

cần thiết để gà có miễn dịch đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.

Cơ sở chăn nuôi gia cầm phải thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, phòng

trừ dịch bệnh, tẩy giun sán định kỳ.

Cơ sở chăn nuôi phải có quy trình vệ sinh tiêu độc hàng ngày và định kỳ

đối với dụng cụ, chuồng trại chăn nuôi và diệt côn trùng.

4.1.3 Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi

Tất cả những người vào khu vực chăn nuôi từ những vùng có gia cầm

bệnh đều có thể mang theo mầm bệnh, mầm bệnh vấy nhiễm vào quần áo hay

giày dép của những người này. Do đó, cần hạn chế khách tham quan khu chăn

nuôi. Khách tham quan phải chấp hành quy trình bảo hộ, tiêu độc khử trùng của

cơ sở.

Chất độn chuồng phải được chuyển ra khỏi chuồng ngay sau khi gia cầm

được chuyển ra khỏi chuồng, sau đó làm sạch, tẩy uế, khử trùng và để trống

chuồng ít nhất 15 ngày trước khi nuôi gia cầm mới.

Không để động vật không liên quan vào trại (gia cầm, chó, mèo, chim

hoang, chuột,...) vì chúng có thể mang mầm bệnh từ bên ngoài vào.

Không giết mổ, chết biến các thực phẩm tươi sống như thịt, cá trong khu

vực chăn nuôi.

Cần thường xuyên tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng trại, phát quan

bụi rậm để tạo môi trường thông thoáng.

Gia cầm gà mới mua về, cần cách ly 2 tuần, theo dõi kiểm tra nghiêm

ngặt đảm bảo an toàn mới đưa vào trại. Nếu có gia cầm chết hay bệnh cần lấy

mẫu kiểm tra, gửi đến phòng thí nghiệm thú y xét nghiệm hoặc báo với cơ quan

thú y để xác định điều tra nguyên nhân. Người chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng

kỹ lưỡng đảm bảo an toàn trước khi tiếp xúc với gà khỏe.

Để đảm bảo an toàn tốt nhất là chăn nuôi theo hình thức cùng vào – cùng

ra.

Những gà bệnh cần được cách ly. Chăm sóc gà khoẻ trước, sau đó mới

chăm sóc gà bệnh.

Page 20: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

19

4.2 Những việc phải làm để bảo vệ đàn gà khi có dịch bệnh xảy ra xung

quanh

4.2.1 Giữ đàn gia cầm trong môi trường kín

Không nuôi vịt chạy đồng, gà thả rong.

Nhốt gia cầm trong khu vực được bảo vệ: chuồng, lưới bao quanh.

Đặc biệt chú y nuôi dưỡng, quản lý chăm sóc để giữ tốt sức đề kháng gia

cầm.

Tiêm phòng hoặc xử dụng thuốc phòng bệnh cần thiết.

4.2.2 Không mua hoặc nhập thêm vật nuôi vào trại

Tuyệt đối không mua gia cầm sống, sản phẩm gia cầm từ ngoài vào trại,

hoặc nhà.

Khi mang gia cầm ra chợ bán không hết, khi mang về nên nhốt ở một nơi

cách ly riêng biệt.

Hạn chế và kiểm soát người, phương tiện, vật dụng ra vào trại.

Thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh, chuồng và dụng cụ chăn

nuôi, xe cộ vào khu vực chăn nuôi.

Lưu ý diệt côn trùng và chuột.

Xử lý phân và chất độn chuồng (mầm bệnh có thể tồn tại trong phân

nhiều tuần), cần ủ phân để diệt mầm bệnh và tận dụng làm phân bón cho cây

trồng.

4.3 Khi có bệnh xảy ra trong trại

Phải báo ngay cơ quan thú y để có biện pháp xử lý thích hợp.

Không buôn bán làm thực phẩm hay vứt gia cầm xuống kênh rạch, ao, hồ.

Tiêu hủy toàn bộ gia cầm chết, phân, trứng, máu, lông …

Vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại và dụng cụ.

4.4 Bảo vệ con người

Người có thể bị nhiễm bệnh một số mầm bệnh từ gia cầm, do đó không

nên tiếp xúc với gia cầm nếu không cần thiết. Khi tiếp xúc với gia cầm cần phải

được bảo hộ: khẩu trang, găng tay, kính,…Sau đó, cần phải rửa tay bằng xà

phòng kĩ lưỡng.

Không nên ăn tiết canh, chỉ ăn thịt, trứng gia cầm đã được kiểm dịch

(hoặc rõ nguồn gốc) và đã nấu chín kỹ.

Page 21: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

20

5. Nguyên lý của việc vệ sinh tiêu độc khử trùng. Các cách chuẩn bị

cho 1 lứa gà nuôi mới.

5.1 Nguyên tắc của việc tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi

Tiêu độc khử trùng là các biện pháp tiêu diệt mầm bệnh trên các nhân tố

trung gian truyền bệnh. Muốn tiêu độc khử trùng đạt hiệu quả cần quan tâm đến

những yêu cầu kỹ thuật sau:

5.1.1 Đối tượng, yêu cầu và nguyên tắc tiêu độc khử trùng

a) Đối tượng

Chuồng trại chăn nuôi và tất cả các vật dụng, thiết bị chăn nuôi có tiếp

xúc với gia cầm.

Phương tiện vận chuyển và máy móc, thiết bị chứa nước trong khu vực

chăn nuôi.

b) Yêu cầu việc tiêu độc

Người chăn nuôi phải lựa chọn thuốc sát trùng có phổ khử khuẩn rộng,

phù hợp với đối tượng tiêu độc khử trùng, ít độc hại với môi trường và con

người.

Nhân viên tiêu độc khử trùng phải biết về mối nguy hiểm của mầm bệnh

và thuốc sát trùng, có đầy đủ bảo hộ lao động khi làm việc, tuân thủ từng bước

tiêu độc khử trùng.

c) Nguyên tắc của việc tiêu độc khử trùng:

Phải làm sạch bề mặt cần sát trùng bằng các thao tác vệ sinh cơ học trước

Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu đối tượng

cần sát trùng bẩn. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân, những chất hữu cơ khác,…

làm giảm hoặc gây mất hiệu lực của thuốc sát trùng.

Thao tác vệ sinh cơ học

Bước đầu tiên có thể dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm

sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng

cụ chăn nuôi,…

Sau đó, tiến hành rửa để loại các chất hữu cơ bằng nước. Đối với dụng cụ,

sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1 – 3

ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe,…), phải dùng vòi

xịt áp suất cao bằng hơi.

Vệ sinh tiêu độc, khử trùng phải được thực hiện từ khu vực sạch đến khu vực

bẩn. Tuyệt đối không làm ngược lại.

Page 22: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

21

5.1.2 Dụng cụ dùng để tiêu độc khử trùng

Dụng cụ: Chổi quét rác, cuốc, xẻng, thùng chứa rác…

Nguồn nước sạch dùng dội rữa hoặc để pha sát trùng

Chất tẩy rửa: xà phòng, sodium carbonat, sodium bicarbonate

Máy phun thuốc sát trùng (dùng điện hoặc dùng tay)

Dụng cụ, quần áo bảo hộ, kính, ủng, khẩu trang, mũ, găng tay, ủng cao su

Thuốc sát trùng: Virkon Benkocid, Chloramin B, Iodine, formol và

phenol (formol và phenol có tính sát trùng mạnh nhưng có độc tính cao, cần thận

trọng khi sử dụng).

5.1.3 Phương pháp tiêu độc khử trùng cho từng đối tượng

a) Đối với chuồng trống

Bước 1: Làm sạch khu vực chuồng trại

Tháo gỡ các vật dụng trong chuồng nuôi và xếp ra ngoài để vệ sinh tiêu

độc.

Thu gom toàn bộ phân gia súc, vật rẻ tiền mau hỏng để ủ và chôn cách

mặt đất 0,5 - 1m hoặt đốt.

Có thể phun nước trên bề mặt chất độn chuồng để giảm độ bụi khi thu

dọn. Làm sạch bụi, mạng nhện trên trần, chuồng nuôi.

Dùng nước sạch rửa toàn bộ nền, vách, tường, máng ăn, máng uống sau

đó dùng xà phòng hoặc NaHCO3 với nồng độ 2 - 3% pha vào nước để rửa. Sau

khoảng 1 - 2 giờ khi bề mặt đã ráo nước thì tiến hành phun thuốc sát trùng.

Bước 2: Phun thuốc sát trùng

Thuốc sát trùng được phun làm ướt đều bề mặt theo thứ tự sau:

Trần, vách ngăn, tường theo chiều từ trên xuống theo đường zích zắc với

lượng 80 - 100ml/1m2.

Sau đó phun thuốc trên nền chuồng, máng ăn, máng uống theo đường

zích zắc với lượng 80 - 100ml/1m2 và để trống chuồng.

Trước khi nuôi trở lại tiến hành tiêu độc khử trùng lần thứ 2 tương tự như

trên. Sau ít nhất 12 giờ mới tiến hành thả nuôi gia cầm trong chuồng.

b) Đối với dụng cụ chăn nuôi

Thu dọn vật dụng chăn nuôi ra khỏi chuồng. Dùng nước rửa sạch dụng cụ

trước khi sát trùng.

Ngâm máng ăn, máng uống trong dung dịch thuốc sát trùng sau thời gian

ít nhất 60 - 120 phút, rửa lại bằng nước sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Page 23: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

22

Các dụng cụ không thể rửa hoặc phun thuốc sát trùng thì có thể xông

bằng hỗn hợp Formol + KMnO4.

c) Đối với phương tiện vận chuyển

Bao gồm các đối tượng: xe vận chuyển thức ăn, thiết bị chăn nuôi thì thu

gom, quét sạch phân rác, chất thải trong xe và rửa bằng nước sạch với xà phòng.

Phun thuốc sát trùng 80 - 120ml/m2

diện tích sàn, thành xe (cả trong và

ngoài), sau thời gian ít nhất 60 phút mới xếp hàng hóa lên xe.

d) Tiêu độc khử trùng đối với chuồng đang nuôi gia cầm

Yêu cầu chọn thuốc sát trùng không gây kích ứng da cho gia súc, gia cầm

và người tiếp xúc ví dụ: Iod hữu cơ, Virkon S (hỗn hợp muối peroxymonosulfate

kali (2KHSO5·KHSO4·K2SO4) với axit hữu cơ và đệm hữu cơ.

Tính thể tích của chuồng nuôi cần tiêu độc: (dài x rộng x cao)m3.

Dùng bình xịt có áp lực để phun thuốc sát trùng theo hướng dẫn của nhà

sản xuất.

Phun thuốc sát trùng lượng 1,2 - 1,5 lít dung dịch/100 m3 chuồng nuôi với

thời gian từ 1 - 2 ngày/ lần trong thời gian có dịch bệnh uy hiếp, hoặc định kỳ 1 -

2 tuần/ lần.

e) Tiêu độc khử trùng đối với nguồn nước sử dụng

Tháo hết nước cũ còn trong bể đã bị nhiễm bẩn, rửa bể bằng nước sạch và

tiến hành phun thuốc sát trùng toàn bộ thể tích của bể bằng dung dịch Cloramin

B nồng độ từ 2-3%. Sau 60 phút thì rửa lại bằng nước sạch và bơm nước mới

vào bể.

5.2 Các bước chuẩn bị cho 1 lứa gà nuôi mới.

5.2.1 Chọn gà con

Mua gà con giống từ 1 trang trại hoặc cơ sở ấp trứng duy nhất có uy tín.

Đàn gà bố mẹ phải có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh đã được tiêm phòng vaccin

ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm và những bệnh truyền từ gà bố mẹ

(Newcastle, cúm, đậu, Gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm, CRD, …) có qui

trình chăm sóc và công tác vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ.

Gà con giống chỉ mua 1 lần duy nhất chỉ từ 1 trại( hoặc cơ sở ấp trứng).

Tuyệt đối không mua thêm, đem vào trại, những gà hoặc gia cầm khác vào trong

quá trình nuôi.

Cần lựa kỹ từng con có khối lượng đều nhau, mắt tinh sáng, da chân căng

bóng, lông mềm mịn, bóng mượt, bụng thon mềm, mắt tinh, không hở rốn,

không dị tật chân (chân đi bàn, ngón chân thẳng, không lật ngược, không bẹt

đùi), chân bóng căng tròn, không dị tật mỏ (chéo mỏ).

Page 24: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

23

5.2.2 Chuẩn bị chuồng

Trước khi đưa gà vào chuồng cần để trống chuồng nuôi từ 15-20 ngày.

Vệ sinh tiêu độc kĩ lưỡng chuồng nuôi, môi trường xung quanh, toàn bộ

dụng cụ chăn nuôi (rèm che, máng ăn, máng uống, quần áo, giày,..) (xem

phương pháp tiêu độc).

Sử dụng vôi bột rắc xung quanh chuồng gà, sân chơi,… đặc biệt là lối ra

vào. Sau đó 1 – 2 ngày phun các chất có tính acid như iodine vào tất cả khu vực

chăn nuôi.

Phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, phun xịt thuốc sát trùng và diệt

côn trùng khu vực xung quanh chuồng trại bằng thuốc diệt côn trùng, sau đó

phải chờ vài ngày rồi mới nhập gà mới.

Chuẩn bị kỹ rèm che chắn, nguồn điện để sưởi ấm gà, máng ăn uống, thức

ăn và nước sạch trước khi đưa gà vào.

6. Diệt chuột và côn trùng

6.1. Diệt chuột

Trong chăn nuôi, chuột là động vật vô cùng nguy hiểm: nó có mang và

truyền bệnh cho vật nuôi, ăn thức ăn của vật nuôi, làm bẩn thức ăn hoặc nước

uống, gậm mòn làm hư hại chuồng trại, dụng cụ trong chuồng,... Riêng đối với

gia cầm, chuột còn làm bị thương, chết gia cầm, ăn và làm hư hỏng trứng gia

cầm gây hao hụt kinh tế rất lớn. Do đó, trong chăn nuôi gà, cần phải phòng và

diệt chuột.

6.1.1 Nguyên lý phòng, diệt chuột

Cần kết hợp phòng và diệt chuột.

Chuột cần có thức ăn, nước uống và nơi lẫn trống để sống.

Chuột chỉ ra khỏi hang vào ban đêm và lẫn tránh sự phát hiện do đó nếu

phát hiện được chuột, thì số lượng trong trại đã rất nhiều.

Chuột rất mắn đẻ, sinh sôi rất nhanh, nhanh nhẹn nên rất khó tiêu diệt. Do

đó tốt nhất là chủ động ngăn ngừa chuột.

Chuột di chuyển những nơi cảm thấy an toàn như cặp vách tường, ngõ

ngạch chuồng, người và động vật (chó, mèo khó tiếp cận).

Chuột rất thận trọng, chỉ ăn thức ăn tươi và ngon hơn thức ăn sẵn có.

Page 25: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

24

6.1.2 Biện pháp phòng chuột

Đậy kín thức ăn (thức ăn nên bảo quản trong đồ chứa bằng kim loại có

nắp đậy cẩn thận), nước uống (sử dụng núm uống cho gà), dọn sạch thức ăn thừa

(treo máng ăn phù hợp tránh chuột bò vào máng ăn và tránh rơi vãi thức ăn).

Phát quang bụi rậm (nơi trú ẩn chuột), dọn sạch rác và những đồ dùng hư

hỏng, bỏ lâu không sử dụng (nơi ẩn náo và sinh sản cho chuột).

Dùng vật liệu cứng xây dựng chuồng (bê-tông, gạch, thép, lưới kẽm) để

chuột không gặm được.

Có điều kiện, nên để khoảng trống chừng 2m xung quanh chuồng dùng

trồng dãy cỏ ngắn hoặc rãi sỏi để hạn chế chuột (chuột không dám bò qua

khoảng trống).

6.1.3 Biện pháp diệt chuột

Việc phòng chuột rất khó đạt được hiệu quả mong muốn, nên người chăn

nuôi cần lưu ý để phát hiện sớm sự hiện diện của chuột trong trại.

Những dấu hiệu có chuột hiện diện: mùi nước tiểu chuột, phân chuột, rác

đồ dùng tích tụ, đồ dùng, dụng cụ bị gặm nhấm, tiếng chuột kêu, hang chuột, ổ

chuột,….

Có nhiều biện pháp diệt chuột như: chó, mèo bắt chuột, bẫy chuột bằng

lồng, bẫy chuột, sử dụng keo dính chuột,v.v,…Tuy nhiên, nhưng phương pháp

này kém hiệu quả không diệt triệt để chuột.

Phương pháp đánh bã chuột hiệu quả hơn và thường được sử dụng để diệt

chuột. Thuốc dùng để đánh bã là những chất độc đối với chuột (vô cơ hoặc hữu

cơ), thuốc có thể dùng để trộn vào thức ăn hoặc đã bào chế sẳn dưới dạng viên

như: Killrat, Storm (Đức), Dethmor (Nhật),…Khi đánh bã cần thận trọng có thể

gây nguy hiểm cho người động vật khác, người và trẻ em và ô nhiễm môi

trường.

Khi đánh bã cần chọn thức ăn tươi, ngon (hơn thức ăn sẳn có), hợp khẩu

vị của chuột, cần đặt bã (thuốc) ở những nơi chuột thường xuyên đi qua (đường

mòn, có dấu chân chuột, có phân chuột), hang chuột. Nên đánh bã vào chiều tối

để chuột tiếp cận với thức ăn còn hấp dẫn.

Hiện nay, sản phẩm Biorat là một sản phẩm diệt chuột sinh học, được sản

xuất từ 1 loại vi khuẩn Salmonella rất độc đối với chuột nhưng không ảnh hưởng

đến sức khỏe của vật nuôi và người, vi khuẩn được tẩm vào lúa đã ủ sẵn và được

đóng gói với khối lượng khác nhau phù hợp với những qui mô khác nhau. Sản

phẩm này đang được sử dụng rộng rãi và cho hiệu quả cao. Vì là sản phẩm chứa

vi sinh vật nên cần lưu ý bảo quản mát. Khi sử dụng chỉ cần rãi từng nhúm vào

Page 26: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

25

các vị trí chuột thường xuyên tới, tránh ánh sáng, nhiệt độ và khô hạn (giết chết

vi khuẩn).

6.2 Diệt côn trùng

Côn trùng (ruồi, muỗi, mòng, kiến, mạt, gián,…) là những động vật làm

lây lan bệnh, chúng có thể truyền bệnh cơ giới (vi trùng gây bệnh dính vào chân,

thân, đầu, cánh, vòi hút…), ngoài ra một số côn trùng còn là ký chủ trung gian

của một số bệnh ký sinh trùng đường ruột, đường máu ở gia cầm (Ví dụ: kiến là

ký chủ trung gian của sán dây, ruồi vằn là ký chủ trung gian của leucocytozoon,

muỗi anopheles là ký chủ trung gian của nguyên trùng sốt rét,…).

Một số biện pháp hạn chế côn trùng: vệ sinh môi trường chăn nuôi, đảm

bảo chuồng trại khô ráo, đủ ánh sánh, và thông thoáng; phát quang, khai thông

cống rãnh; loại bỏ vật chứa nước, ao tù nước đọng; thường xuyên dọn phân, chất

độn chuồng. Xử lý tốt xác chết phân và chất độn chuồng.

Phun thuốc diệt (đuổi) côn trùng, bẫy côn trùng (keo dính bẫy ruồi, đèn

bẩy muỗi, lưới chắn muỗi,v.v,..).

6.3 Ngăn chặn chim hoang và các động vật khác vào chuồng trại

Chuồng nuôi cần đảm bảo ngăn chận được các động vật từ bên ngoài xâm

nhập vào trại (chim hoang, chó, mèo,…). Vi sinh vật gây bệnh có thể dính vào

chân, thân và có thể làm lây lan một cách cơ học. Đặc biệt, chim hoang mang

trùng nhiều loại mầm bệnh, phân của chúng có thể làm ô nhiễm thức ăn nước

uống gà.

Page 27: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

26

HỌC PHẦN 2: NHỮNG BỆNH DO VI SINH VẬT (TRUYỀN

NHIỄM) – CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG CHỐNG

A. CÁC BỆNH DO VI KHUẨN

1. BỆNH E. COLI

Bệnh có thể xảy ra trên nhiều lứa tuổi, từ gà con 1 ngày tuổi cho đến

nhiều ngày sau khi nở, hầu hết các trường hợp này là do trứng ấp bị nhiễm từ

phân, vi khuẩn có thể xuyên qua vỏ trứng để vào trứng. Ngoài ra, trứng cũng có

thể nhiễm vi khuẩn E. coli từ buồng trứng và ống dẫn trứng gà mái. Tỷ lệ bệnh

càng cao khi nhiệt độ và ẩm độ máy ấp không phù hợp. Ở gà giò thường xảy ra

sau stress do môi trường, thay đổi thức ăn, hoặc bị bỏ đói, hoặc kế phát từ những

bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng. Ở gà trưởng thành bệnh thường xảy ra lúc

gà bắt đầu đẻ.

1.1 TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH

Triệu chứng bệnh do vi khuẩn E. coli rất phức tạp tùy thuộc nơi khu trú

của vi khuẩn và cách sinh bệnh, bao gồm nhiều thể bệnh khác nhau

Thể viêm rốn (nhiễm trùng lòng đỏ)

Bệnh viêm rốn ở gà con do vi khuẩn E. coli là do trứng ấp bị nhiễm vi

khuẩn từ phân. Ngoài ra, bệnh viêm rốn cũng có thể do trứng ấp nhiễm từ ống

dẫn trứng hoặc buồng trứng nhiễm E. coli ở gà mẹ.

Trứng bị nhiễm vi khuẩn E. coli có thể bị chết phôi, phôi chết thường xảy

ra ở giai đoạn cuối trước khi nở, một số trường hợp gà con chết ngay lúc nở hoặc

sau khi nở (Hình 1.1). Tỷ lệ nhiễm bệnh tăng từ khi gia cầm mới nở ra đến 6

ngày tuổi. Những gia cầm còn sống sót bị còi cọc đến 3 tuần tuổi. Trường hợp

gia cầm sống trên 4 ngày tuổi bệnh tích thường thấy là viêm màng ngoài tim,

lòng đỏ không tiêu (Hình 1.2), chậm lớn. Những biểu hiện đặc trưng là viêm rốn,

rốn hở với nhiều dịch viêm (Hình 1.3), bụng trương to do lòng đỏ không tiêu

(Hình 1.4).

Page 28: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

27

Thể viêm da

Vi khuẩn E. coli là nguyên nhân của phần lớn trường hợp viêm da ở gà.

Viêm da do E. coli là do viêm tổ chức mô liên kết dưới da. Thể bệnh này thường

xảy ra ở gà thịt.

Viêm da thường gặp ở phần thân sau, đầu, vùng xung quanh hốc mắt hoặc

những mô liên kết dưới da đầu. Vi khuẩn gây bệnh tiết ra dịch viêm, dịch viêm

tích tụ lại ở lớp sâu dưới da (Hình 1.5). Bệnh E. coli thường hay kế phát bởi các

virus gây bệnh ở đường hô hấp trên như bệnh viêm phổi do virus, bệnh viêm phế

quản truyền nhiễm. Bệnh càng nặng khi nồng độ NH3 trong môi trường càng

cao. Viêm kết mạc mắt, viêm xoang vùng đầu (Hình 1.6), làm cho vùng đầu

sưng lên (Hình 1.6, 1.7).

Hình 1.3 Gà con viêm cuống rốn Hình 1.4 Gà con viêm cuống rốn bụng trương to

Hình 1.1 Gà con mới nở yếu ớt Hình 1.2 Gà có lòng đỏ không tiêu

Page 29: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

28

Hình 1.6 Gà bị viêm mắt lan sang vùng đầu Hình 1.5 Viêm da ở ức có dịch

Hình 1.7 Viêm da ở đầu và ức Hình 1.8 Viêm da thân sau gà

Hình 1.9 Tổ chức viêm dưới lớp

da

Hình 1.10 Manh tràng sưng do E. coli

Page 30: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

29

Hình 1.11 Khối bã đậu đông đặc trong xoang bụng

Bệnh tiêu chảy

Thể bệnh này thường ít xảy ra, bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra

bởi vi khuẩn E. coli sinh độc tố đường ruột, có khả năng bám dính và sinh sản

mạnh trong đường ruột. Bệnh thường xảy ra sau stress môi trường, thay đổi thức

ăn đột ngột, hoặc bị bỏ đói. Gà có triệu chứng tiêu chảy phân trắng xanh (phân

cò), mất nước. Qua mổ khám thấy ruột nhạt màu, phồng lên, đặc biệt là ở manh

tràng sưng to có nhiều dịch có bọt (Hình 1.10).

Viêm ống dẫn trứng viêm phúc mạc cấp tính (venereal colibacillosis/acute

vaginitis)

Bệnh thường lây qua giao phối. Đây là thể bệnh cấp tính và thường gây

chết ở các đàn gà giống trong một thời gian ngắn sau khi phối giống. Bệnh này

là một trong những nguyên nhân gây chết ở gà đẻ thương phẩm và gà giống.

Những biểu hiện có thể thấy: gà mái chết lẻ tẻ, tỷ lệ đẻ giảm, trứng nhỏ hơn bình

thường, những gà không đẻ có bụng to bất thường.

Bệnh tích đặc trưng là hiện tượng viêm ống dẫn trứng, viêm ổ nhớp, viêm

phúc mạc, trứng rớt trong xoang bụng và được bao bọc xung quanh bởi chất bã

đậu, niêm mạc ống dẫn trứng bị viêm dầy lên, có rất nhiều chất casein bao xung

quanh trứng tạo thành nhiều lớp có mùi hôi. Viêm vòi trứng kéo dài làm tích tụ

các dịch tiết casein đọng lại trong xoang bụng giống như lòng đỏ trứng cô đặc

(Hình 1.11), trứng có thể bị tắc lại trong ống dẫn trứng.

Page 31: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

30

Bệnh viêm dịch hoàn

Bệnh xảy ra ở gà trống do giao phối với gà mái bị nhiễm E. coli thể viêm

ống dẫn trứng. Bệnh tích thường thấy là dịch hoàn sưng, cứng, viêm, có hình

dạng bất thường và có những điểm hoại tử.

Thể nhiễm trùng toàn thân

*Thể nhiễm trùng huyết

Thể kế phát sau các bệnh đường hô hấp: như bệnh hô hấp mạn tính

(CRD), viêm phế quản, Newcastle.

Gà bệnh mệt mỏi, kém ăn gầy còm, hầu hết gà chết sau khoảng 5 ngày

nhiễm bệnh. Bệnh tích thường thấy là viêm khí quản (Hình 1.12), viêm phổi

(Hình 1.13), viêm túi khí. Viêm túi khí là bệnh tích phổ biến nhất, túi khí dày và

đục (Hình 1.14), có nhiều chất dịch nhầy trắng trên bề mặt của đường hô hấp.

Viêm màng bao tim, viêm cơ tim, bao tim dày đục do tích tụ của dịch tiết có

fibrin (Hình 1.15, 1.16, 1.17). Trong trường hợp bệnh kéo dài, màng ngoài tim

có thể dính vào cơ tim.

Hình 1.12 Viêm khí quản với nhiều dịch

viêm có fibrin Hình 1.13 Viêm phổi

Page 32: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

31

Một số trường hợp gia cầm có thể phục hồi với một số di chứng như viêm

mắt (Hình 1.18), què (viêm bao hoạt dịch, gân, xương, khớp) (Hình 1.19, 1.20).

Hình 1.14 Viêm túi khí Hình 1.15 Viêm bao tim, nhiều dịch

viêm trong bao tim

Hình 1.16 Fibrin tích tụ ở bao tim và

trên bề mặt gan

Hình 1.17 Fibrin tích tụ ở bao tim và

trên bề mặt gan

Page 33: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

32

Thể kế phát sau những bệnh đường tiêu hóa

Những gia cầm mắc bệnh vẫn có thể trạng tốt, diều vẫn chứa đầy thức ăn

nước uống. Bệnh lý đặc trưng là gan bị sung huyết sưng to có màu xanh của mật,

lách sưng, sung huyết (Hình 1.22, 1.23).

Hình 1.18 Di chứng viêm mắt Hình 1.19 Di chứng què do viêm khớp

Hình 1.20 Viêm khớp Hình 1.21 Mặt trong xương ức có

nhiều dịch viêm

Page 34: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

33

*Thể u hạt

Ở thể này bệnh đặc trưng là có nhiều hạt ở gan, ruột, manh tràng (Hình

1.25, 1.26). Thể này ít xảy ra, nhưng tỷ lệ chết có thể lên đến 75%.

Hình 1.23 Lách sưng sung huyết Hình 1.22 Gan sưng to có màu xanh của mật

Hình 1.24 Túi khí viêm dầy và đục, chứa dịch viêm đông đặc

Page 35: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

34

1.2 CHẨN ĐOÁN

Triệu chứng bệnh do vi khuẩn E. coli rất phức tạp tùy thuộc nơi khu trú

của vi khuẩn và cách sinh bệnh, bao gồm nhiều triệu chứng như: gà con mềm

nhũn, tiêu chảy phân màu trắng hơi xanh có nhiều nước, viêm khớp, đi loạng

choạng, đầu cố lắc lư, bại liệt hoặc viêm da (sưng đầu, sưng mắt, viêm da thân

sau, túi viêm da ở lườn).

Dựa vào bệnh tích như dịch tiết bao xung quanh cơ tim với những mức độ

khác nhau, viêm màng gan, viêm túi khí và khi mổ khám có thể ngửi thấy những

mùi đặc biệt, gan sưng sậm màu, có màu xanh của mật, có những nốt hoại tử ở

gan, ruột (Hình 1.27), viêm xương, viêm khớp.

Hình 1.26 U hạt ở manh tràng

Hình 1.25 U hạt ở gan

Hình 1.27 U hạt ở ruột

Page 36: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

35

1.3 PHÒNG BỆNH

Bệnh lây truyền chủ yếu là do trứng gia cầm ấp bị lây nhiễm từ phân của

các gia cầm mắc bệnh, do đó cần thu nhặt trứng thường xuyên, giữ cho ổ đẻ sạch

sẽ, loại bỏ những vật có thể gây ô nhiễm. Loại bỏ những trứng bị dính phân hoặc

những trứng bị nứt. Cần sát trùng vệ sinh trứng trong vòng 2 giờ sau khi đẻ. Nếu

trứng nhiễm khuẩn bị vỡ trong quá trình ấp hoặc dụng cụ máy ấp bị nhiễm khuẩn

sẽ là nguồn lây nhiễm quan trọng. Đảm bảo máy ấp phải thông thoáng, nhiệt độ

và ẩm độ ấp phù hợp; đảm bảo nhiệt độ úm cho gà con. Gà cần được ăn uống

đầy đủ sẽ có thể giảm được tỷ lệ chết nếu bị nhiễm E. coli. Cung cấp khẩu phần

đủ đạm với hàm lượng cao vitamin A, vitamin E và selenium. Cung cấp các men

tiêu hóa (Acidophilus lactobacillus hay Bacillus subtilis) cho gia cầm giúp hạn

chế sự định vị E. coli trong đường ruột.

1.4 ĐIỀU TRỊ

Có thể dùng kháng sinh colistin, enrofloxacin, ceftiofur, fosfomycin trong

thức ăn hoặc nước uống, kết hợp với men tiêu hóa, vitamin C, chất điện giải,

dùng liên tục trong 4-5 ngày.

Page 37: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

36

2. BỆNH THƯƠNG HÀN

Bệnh thương hàn thường xảy ra cấp tính ở gà con, gà 1-3 tuần tuổi thường

rất mẫn cảm và có tỷ lệ chết cao. Bệnh có thể lây truyền qua trứng do vi khuẩn

ký sinh ở buồng trứng của gà mái mắc bệnh mạn tính hoặc mang trùng. Ngoài ra,

mầm bệnh cũng có thể bám vào và xuyên qua vỏ trứng trong quá trình ấp trứng.

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua đường tiêu hóa do thức ăn nước uống

có nhiễm mầm bệnh từ phân gia cầm bệnh hoặc gia cầm mang trùng.

2.1 TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng gà con

Trứng gà giống nhiễm vi khuẩn có thể chết phôi, thai chết trước khi nở,

hoặc gà con không làm vỡ được vỏ trứng, nếu gà con nở ra được cũng ốm yếu và

phát bệnh ngay sau đó.

Ở gà con, bệnh xảy ra ở thể cấp tính. Gia cầm con ốm yếu, trọng lượng

thấp, bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, tiêu chảy, phân có màu trắng (Hình

2.1, 2.2). Phần lớn sau 2-3 ngày gia cầm hết bệnh, nhưng nếu bệnh nặng có thể

kéo dài 1-2 tuần, trong trường hợp này con vật suy yếu trầm trọng, viêm ruột

nặng, thở khó dần rồi chết.

Hình 2.2 Gà tiêu chảy, phân bết hậu môn

Hình 2.1 Gà con bệnh tiêu chảy phân trắng

bết sau thân và xung quanh hậu môn

Page 38: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

37

Hình 2.3 Gà con chết do thương hàn bụng trương to

Triệu chứng ở gia cầm lớn

Ở gia cầm lớn, bệnh xảy ra ở thể mạn tính. Con vật gầy yếu, ủ rũ, xù

lông, niêm mạc nhợt nhạt, bụng tích nước trương to, tiêu chảy, phân có màu

trắng như vôi bết ở hậu môn. Gia cầm mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có

máu.

2.2 BỆNH TÍCH

Gà con

Lòng đỏ không tiêu, có màu vàng xám, hôi thối (Hình 2.4).

Lách sưng to gấp 2-3 lần so với bình thường, tụ máu.

Ruột tụ máu, xuất huyết, có sự tích tụ fibrin, thường thấy ở manh tràng

tạo thành những khối đông đặc chiếm hết lòng manh tràng (Hình 2.5).

Hình 2.4 Lòng đỏ không tiêu

Page 39: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

38

Trường hợp bệnh nặng, niêm mạc ruột có thể bị loét, trực tràng hoại tử.

Nếu bệnh kéo dài, cơ tim, phổi, gan, lách có những nốt hoại tử màu vàng

xám, to nhỏ không đều.

Một số gia cầm bị viêm khớp, thường là khớp đầu gối (Hình 2.6).

Hình 2.6 Viêm khớp đầu gối

Hình 2.5 Manh tràng có những khối đông đặc

Page 40: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

39

Gia cầm lớn

Xác gầy, viêm hoại tử mạn tính ở các cơ quan phủ tạng.

Gan sưng, trên bề mặt có những nốt hoại tử màu vàng xám, to nhỏ không

đều (Hình 2.7).

Cơ tim, phổi, mề, ruột hoại tử.

Viêm bao tim, bao tim dày lên trong bao tim có dịch thẩm xuất có fibrin.

Lách sưng to, tụ máu (Hình 2.8), ruột viêm, hoại tử, loét thành từng vệt

trên niêm mạc.

Buồng trứng méo mó, dị dạng (Hình 2.9), thoái hóa (Hình 2.10), có màu

vàng nâu, xanh đen. Viêm buồng trứng dẫn đến viêm phúc mạc làm cho ruột,

ống dẫn trứng và thành bụng dính lại với nhau. Trong xoang bụng có nhiều dịch

viêm và fibrin. Ở một số gà có hiện tượng viêm khớp mạn tính.

Ở gà trống có những nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn.

Hình 2.10 Buồng trứng thoái hóa

Hình 2.9 Buồng trứng xuất

huyết dị dạng

A B

Hình 2.7 Gan hoại tử Hình 2.8 (A) Lách bình thường

(B) Lách sưng, sung huyết

Page 41: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

40

2.3 CHẨN ĐOÁN

Dựa vào đặc điểm là bệnh xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và mạn tính ở gà

lớn. Triệu chứng điển hình là tiêu chảy, phân có màu trắng, bụng trễ xuống, mào

và yếm nhợt nhạt, viêm khớp. Bệnh tích đặc trưng là viêm loét ở ruột, hoại tử ở

các cơ quan phủ tạng, lách sưng to.

2.4 PHÒNG BỆNH

Vệ sinh phòng bệnh là biện pháp chủ yếu, bao gồm các biện pháp an toàn

sinh học, quản lý chăm sóc, kiểm tra và loại thải đàn có nhiễm bệnh.

Gia cầm, trứng phải mua chắc chắn từ những nơi không có bệnh.

Gia cầm mới mua về phải cách ly, kiểm tra huyết thanh trước khi nhập

đàn.

Không nên ấp trứng từ nhiều đàn. Sát trùng trứng bằng cách lau trứng với

nước oxy già 50% (H2O2) cồn 75-80o hoặc xông với thuốc tím và formol (9g

thuốc tím+18ml formol trong 30 phút). Sát trùng máy ấp trước và sau khi ấp

bằng rửa sạch máy ấp bằng chất sát trùng, sau đó xông máy ấp với hỗn hợp

thuốc tím và formol (17,5g thuốc tím+35ml formol xông trong 1 giờ.

Sử dụng lợi khuẩn thường xuyên cho gà (Lactzym) để hạn chế vi khuẩn

đường ruột có hại.

2.5 ĐIỀU TRỊ

Điều trị bằng kháng sinh và sulfamide chỉ có hiệu quả đối với những đàn

mới phát bệnh, mục đích là làm giảm thiệt hại do bệnh, gà khỏi bệnh thường hay

mang trùng. Do đó, gà khỏi bệnh không được để lại làm giống. Có thể sử dụng

các loại kháng sinh như: colistin, imequil, flumequil, florphenicol, hoặc những

kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon,…Cung cấp các men tiêu hóa

(Acidophilus lactobacillus hay Bacillus subtilis) cho gia cầm giúp hạn chế sự

định vị của vi khuẩn thương hàn trong đường ruột.

Page 42: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

41

3. BỆNH HÔ HẤP MẠN TÍNH Ở GÀ (CRD)

Bệnh hô hấp mạn tính của gia cầm là truyền nhiễm mạn tính của gà và

nhiều loài gia cầm, bệnh chỉ phát thành triệu chứng khi sức đề kháng của cơ thể

giảm sút (do các bệnh virus, vi khuẩn, bệnh ký sinh trùng và các yếu tố nuôi

dưỡng, quản lý chăm sóc...).

3.1 TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu đầu tiên là giảm ăn, có âm ran khí quản, lúc đầu ở một số ít,

sau đó lan ra ở nhiều gia cầm. Niêm mạc mắt đỏ, sung huyết, chảy nước mắt,

nước mắt đặc dần đóng đầy khóe mắt, Viêm mũi, chảy nước mũi (Hình 3.1), lúc

đầu loãng sau đặc dần có màu trắng sữa bám đầy khóe mũi làm gà khó thở, gà

thở với âm ran khí quản, viêm lan từ mũi ra các xoang xung quanh làm cho mặt

và đầu sưng. Bệnh kéo dài, gà gầy ốm, nhợt nhạt, kiệt sức dần và chết. Tỷ lệ mắc

bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp.

3.2 BỆNH TÍCH

Xoang dưới mắt phù, có nhiều dịch nhớt màu vàng xám. Niêm mạc xoang

mũi, khí quản viêm có nhiều dịch. Phổi phù thũng, bề mặt phủ fibrin, có những

vùng viêm hoại tử (trong trường hợp này người ta phân lập được E. coli). Các túi

khí viêm dày và đục (Hình 3.2), bên trong có chứa dịch viêm có bọt (Hình 3.3),

có màu sữa, nếu bệnh kéo dài, các chất này sẽ khô lại có màu vàng, bở (Hình

3.4). Bao tim dày và đục, viêm gan, bề mặt gan phủ một lớp fibrin (Hình 3.5),

viêm phúc mạc, lách có thể hơi sưng.

Hình 3.1 Gà bệnh bị viêm mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, mặt sưng

Page 43: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

42

Hình 3.2 Túi khí viêm, dày và đục Hình 3.3 Dịch viêm có bọt ở túi khí

Hình 3.4 Túi khí có nhiều dịch

viêm đông đặc

Hình 3.5 Viêm màng bao tim, viêm gan,

bề mặt gan phủ fibrin

Page 44: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

43

3.3. CHẨN ĐOÁN

Dựa vào đặc điểm bệnh thường xảy ra với tính chất âm ỉ, mạn tính với các

triệu chứng và bệnh tích ở đường hô hấp: viêm mũi, chảy nước mũi, âm ran khí

quản, viêm khí quản (khí quản có nhiều dịch), viêm túi khí (dầy và đục), bao tim

dầy và đục,…

3.4 PHÒNG BỆNH

Phòng bằng vaccine

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vaccine vô hoạt và nhược độc.

Vaccine nhược độc thường được sử dụng cho đàn gà thịt và gà trứng

thương phẩm, sử dụng vaccine phòng cho gà từ 2 tuần tuổi, chỉ cần tiêm một liều

duy nhất.

Vaccine chết thường được sử dụng cho các đàn gà giống.

Vệ sinh phòng bệnh

Gà và trứng ấp phải mua từ những đàn chắc chắn không có bệnh.

Thực hiện chăn nuôi cùng vào – cùng ra.

Giữ tốt sức đề kháng của cơ thể gia cầm như xây dựng chuồng trại hợp lý,

chuồng trại phải sạch sẽ thông thoáng. Cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng,

Định kỳ tiêm vaccine phòng bệnh do virus, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp

(Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, coryza,…).

Bổ sung vitamin (vitamin C) vào nước uống trước những lúc sức đề kháng của

gia cầm có nguy cơ giảm sút.

Sát trùng máy ấp, vỏ trứng. Gà con nuôi cách ly với gà lớn. Những đàn gà bệnh

không được sử dụng làm giống.

3.5 ĐIỀU TRỊ

Cần loại thải những gà mắc bệnh nặng. Tìm hiểu những nguyên nhân làm

bệnh kế phát, nếu nguyên nhân là virus phải tiêm phòng bằng vaccine đặc hiệu,

nếu nguyên nhân là kỹ thuật chăm sóc phải cải tiến.

Kháng sinh điều trị: spiramycin, tylosin, valosin, tiamulin, enrofloxacin.

Trường hợp có tạp nhiễm với E. coli cần dùng thêm ceftiofur và fosformycin. Bổ

sung vitamin A vào thức ăn.

Nên điều trị dự phòng trước những lúc sức đề kháng của gia cầm có nguy

cơ giảm sút.

Những gà còn lại sau khi khỏi bệnh không được để lại làm giống mà phải

xuất bán khi đạt trọng lượng giết thịt.

Page 45: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

44

4. BỆNH CORYZA (BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM)

Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi gà, tỷ lệ bệnh tăng theo ngày tuổi,

bệnh thường xảy ra ở trại nuôi gà với nhiều lứa tuổi và không có thời gian để

trống chuồng nuôi. Bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh thường nặng và kéo dài khi

có sự đồng nhiễm hoặc kế phát với các bệnh khác (Vd: bệnh CRD). Bệnh

thường lây do tiếp xúc trực tiếp, qua đường hô hấp, qua nước uống.

4.1 TRIỆU CHỨNG

Ở những gà bệnh nhẹ, triệu chứng có thể thấy là gà lười vận động, chảy

nước mũi, mặt hơi sưng. Nếu bệnh nặng, vùng xung quanh mắt sưng to (Hình

4.1 và 4.2), thủy thủng (Hình 4.3), chảy nước mắt có bọt, hai mí mắt dính lại

(Hình 4.4), gà có cảm giác ngứa mắt và dùng chân cào mắt, gà không thể mở

mắt được, có thể xảy ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên mắt. Ở gà trống trưởng thành chỗ

sưng và thũy thũng có thể lan rộng xuống tích. Sau 10 -14 ngày con vật có thể

khỏi, tuy nhiên nếu có nhiễm trùng kế phát hiên tượng viêm sưng này có thể kéo

dài, gà thở khó, khò khè (âm ran khí quản). Trong trường hợp nhiễm trùng

huyết, gà có thể tiêu chảy, ăn ít. Gà mái bị bệnh giảm đẻ trứng, đặc biệt là ở gà

mái tơ .

Hình 4.3 Mắt sưng, chảy nước mắt Hình 4.4 Mắt sưng 2 mí mắt dính lại

Hình 4.1 Mắt và tổ chức xung quanh mắt sưng Hình 4.2 Mắt sưng

Page 46: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

45

4.2 BỆNH TÍCH

Bệnh tích chủ yếu ở vùng đầu và thường giới hạn ở xoang dưới hốc mắt, và vùng

xung quanh, mặt sưng, viêm kết mạc mắt, mù mắt, có dịch viêm nhầy dưới hốc

mắt (Hình 4.5), nếu bệnh kéo dài dịch này đông đặc có màu hơi vàng. Nếu bệnh

lâu ngày, gà có thể bị viêm phế quản, viêm túi khí.

4.3 PHÒNG BỆNH

Tiêm phòng bằng vaccine

Cần tiêm phòng vaccine cho gà con trước 4 tuần tuổi, và trước khi đẻ ở gà

hậu bị.

Vệ sinh phòng bệnh

Trong phòng bệnh Coryza chúng ta cần lưu ý các biện pháp an toàn sinh

học, đặc biệt để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi và phương pháp quản lý “cùng

vào cùng ra”.

Do vi khuẩn chỉ có thể tồn tại được trong môi trường 2 - 3 ngày nên việc

để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để loại bỏ mầm

bệnh ra khỏ trại.

4.4 ĐIỀU TRỊ

Cần điều trị sớm cho gà. Có thể sử dụng erythromycin hoặc

oxytetracycline, doxyciclin. Bổ sung thêm vitamin C.

Hình 4.5 Dịch viêm tích tụ và đông đặc lại ở xoang dưới hốc mắt

Page 47: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

46

5. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

Bệnh tụ huyết trùng gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gà, và

nhiều loại gia cầm, kể cả chim hoang thường ở thể nhiễm trùng huyết, tỷ lệ bệnh

thường thấp nhưng tỷ lệ chết cao, đặc trưng bởi hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ

chức liên kết dưới da và màng niêm mạc, gan hoại tử.

5.1 TRIỆU CHỨNG

Ở miền Nam, gà bệnh tụ huyết trùng thường ở thể quá cấp (bệnh toi),

những con mắc bệnh đầu tiên thường chết không kịp xuất hiện triệu chứng, hoặc

gà ủ rũ cao độ, chết sau 1-2 giờ. Bệnh thể cấp tính thường phổ biến hơn, gà sốt

cao 42-43oC, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi chậm chạp, từ mũi miệng chảy ra nước

nhớt, có bọt lẫn máu (Hình 5.1). Tiêu chảy phân màu sô-cô-la. Thở khó, mào và

yếm tím bầm. Gà chết do ngạt thở.

Thể mạn tính thường ít xảy ra ở các nước nhiệt đới. Gà gầy còm, mào và

tích sưng, thủy thũng (Hình 5.2), hoại tử. Viêm khớp mạn tính (đầu gối, cổ,

chân, đùi). Viêm kết mạc mắt và các mô kế cận. Ngoài ra, gà còn có hiện tượng

tiêu chảy, phân có màu vàng. Một số con có triệu chứng thần kinh do viêm màng

não mạn tính.

Hình 5.2 Tích gà bị sưng ở thể

mạn tính (Shane, 2005)

Hình 5.1 Chảy nhiều nước nhớt

(Barnes et al., 2003)

Page 48: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

47

5.2 BỆNH TÍCH

Nếu gà chết thình lình sẽ không có bệnh tích điển hình, chỉ thấy tụ huyết và

xuất huyết ở các xoang và phủ tạng. Bệnh tích chủ yếu là tụ huyết và xuất huyết

ở tổ chức liên kết dưới da, xoang và các cơ quan phủ tạng (thường thấy ở vịt và

ngỗng). Tim sưng xuất huyết, viêm ngoại tâm mạc (trong xoang bao tim có

nhiều dịch xuất vàng). Gan sưng có những nốt hoại tử màu vàng nhạt (Hình 5.3).

Phổi tụ máu, xuất huyết, viêm có màu nâu thẫm (Hình 5.4), chứa dịch viêm

đỏ nhạt. Khí, phế quản xuất huyết. Lách tụ máu hơi sưng.

Niêm mạc ruột viêm tụ máu, xuất huyết (ruột non).

Nếu bệnh kéo dài còn có thể thấy viêm hoại tử mạn tính ở các cơ quan

đường hô hấp và gan. Viêm phúc mạc mạn tính. Ống dẫn trứng sưng, màu vàng

nhạt, chứa dịch xuất có fibrin. Viêm khớp, khớp sưng to, trong bao khớp có

nhiều dịch màu xám đục.

5.3 CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào đặc điểm dịch tễ là bệnh xảy ra có tính chất lẻ tẻ, phổ biến ở gia

cầm trưởng thành với những triệu chứng bệnh nặng, chết nhanh. Bệnh tích đặc

trưng là có những điểm hoại tử li ti trên bề mặt gan, viêm bao tim tích nước

vàng.

Hình 5.4 Viêm và xuất huyết ở

phổi

Hình 5.3 Hoại tử hình đinh ghim trên

bề mặt gan

Page 49: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

48

5.4 PHÒNG BỆNH

Phòng bằng vaccine

Hiện nay, vaccine vô hoạt khá phổ biến trên thị trường. Ở nước ta, thường

sử dụng vaccine vô hoạt phèn chua được sản xuất ở trong nước. Dùng tiêm ngừa

cho gia cầm từ 25 ngày tuổi trở lên. Tiêm dưới da với liều 1ml/con, miễn dịch

khoảng 6 tháng.

Vệ sinh phòng bệnh

Cách ly gia cầm mới mua về, theo dõi ít nhất 30 ngày trước khi nhập đàn.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc để nâng cao sức đề

kháng của gia cầm, đặc biệt là những lúc có nguy cơ làm giảm sức đề kháng như

thời tiết thay đổi, vận chuyển,...

5.5 ĐIỀU TRỊ

Bệnh thường rất nặng, do đó cần điều trị sớm khi bệnh mới phát mới có

hiệu quả. Dùng kháng sinh streptomycin, oxytetracyclin, chlortetracyclin hoặc

sulfamide.

Page 50: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

49

6. BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ

Bệnh viêm ruột hoại tử do nhiều nguyên nhân gây ra, nguyên nhân chủ

yếu là Clostridium perfringens, bệnh thường kế phát sau bệnh cầu trùng mãn

tính. Bệnh thường xảy ra sau những vấn đề stress dinh dưỡng như thay đổi thức

ăn đột ngột, bị bỏ đói, hoặc các yếu tố stress môi trường như nhốt gà quá chật,

tiêm ngừa, chất độn chuồng quá bẩn,v.v… Vi khuẩn Clostridium perfringens

hiện diện phổ biến đất, chất độn chuồng. Những chủng vi khuẩn C. perfringens

có thể xâm nhập vào trại do chuồng trại kém vệ sinh, không đảm bảo an toàn

sinh học. Gà mắc bệnh do ăn phải mầm bệnh, mầm bệnh bám vào niêm mạc

ruột, sinh sản và gây bệnh.

6.1 TRIỆU CHỨNG

Bệnh thường xảy ra gà 2-5 tuần tuổi và gà hậu bị bắt đầu đẻ trứng. Gà

bệnh lười hoạt động (suy nhược, đờ đẫn), lông xù (Hình 6.1), chùm nhum, tiêu

chảy phân có nước, gà mất nước và kiệt sức nhanh chóng, tỷ lệ chết 5-10% tùy

mức độ bệnh.

6.2 BỆNH TÍCH

Thành ruột non dày lên và giãn ra, kém đàn hồi (suốt đoạn ruột non).

Niêm mạc ruột có màng giả màu vàng (đặc trưng). Chất chứa trong ruột non có

màu nâu với các vết hoại tử (Hình 6.2, 6.3, 6.4 và 6.5).

Một số trường hợp có thể dịch mật trào ngược lên dạ dày cơ nếu phần

trên ruột non bị viêm.

Hình 6.1 Gà lười hoạt động, lông xù

Page 51: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

50

Hình 6.2 Thành ruột non giãn, kém đàn hồi, ruột chứa phân có màu nâu

Hình 6.3 Viêm ruột hoại tử với mức độ nhẹ Hình 6.4 Thành ruột mỏng

Hình 6.5 Viêm ruột hoại tử nặng với màng giả phủ kín niêm mạc

Page 52: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

51

6.3 PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế các yếu tố gây stress, không nhốt gà

quá chật, khẩu phần thức ăn phù hợp với nhu cầu của gà (không thiếu hoặc dư

thừa đạm), thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo chất độn chuồng phải khô

và sạch. Sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà. Bổ sung men tiêu hóa

sống vào khẩu phần thức ăn.

Có thể sử dụng kháng sinh điều trị: bacitracin, lincomycin, amoxicillin,

tylosin, kết hợp với men tiêu hóa sống (lợi khuẩn). Nếu bệnh xảy ra do kế phát

từ bệnh cầu trùng phải sử dụng thuốc trị cầu trùng.

Page 53: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

52

B. CÁC BỆNH DO VIRUS

1. BỆNH CÚM GIA CẦM

Bệnh cúm gia cầm ở trên gà ở Việt Nam gây ra bởi những chủng virus

độc lực cao (type phụ H5, H7). Bệnh gây tổn thất lớn trên nhiều loại gia cầm.

1.1 TRIỆU CHỨNG

Trong trường hợp do các chủng có độc lực cao triệu chứng bệnh trầm

trọng, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.

Gia cầm sốt cao (44-45oC), đi siêu vẹo, run rẩy, bỏ ăn hoặc kém ăn, uống

nhiều nước lúc đầu sau đó giảm dần, mệt mõi, ủ rũ. Triệu chứng là những bất

thường thể hiện ở tất cả bộ máy hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và hệ thần kinh. Một

số gia cầm chết rất nhanh không kịp thể hiện triệu chứng. Gia cầm bệnh chảy

nước mắt, nước mũi, mí mắt sưng mọng, đỏ tấy (Hình 1.1). Mào, tích thâm tím,

đầu mặt sưng phù (Hình 1.2). Ho, nhảy mũi, âm ran khí quản, thở khó, há mồm

thở dốc, thỉnh thoảng có những con vẩy mạnh mỏ khạc đờm nhầy đặc, đôi khi có

lẫn máu , ho, thở khò khè.

Gà tiêu chảy nặng, phân có màu trắng hoặc xanh, gà mất nước da khô,

gầy, lông xù, hậu môn xuất huyết (Hình 1.3). Gà lười vận động, hay nằm, nhiều

gà đi không vững, run rẩy và khi bị xua đuổi đầu và cổ bị co giật hoặc lắc lư

không bình thường. Một số trường hợp biểu hiện thần kinh thể hiện rõ như gia

cầm chạy tán loạn, có con nhảy sốc lên lăn đùng, giãy giụa, xoay vòng một lúc

rồi chết. Xuất huyết da ống chân, kẽ ngón chân (Hình 1.4) là biểu hiện đặc trưng

để phân biệt với bệnh Newcastle. Ở gà đẻ sản lượng trứng sụt giảm mạnh, có

nhiều đàn ngưng đẻ hoàn toàn.

Hình 1.2 Đầu gà bị sưng phù, chảy

nước mắt

Hình 1.1 Đầu và mặt tím bầm

Page 54: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

53

1.2 BỆNH TÍCH

Mào và tích thâm tím, phù nề. Xung quanh lỗ huyệt bẩn, niêm mạc hậu

môn bị phù nề và xuất huyết khá nặng. Khí quản viêm xuất huyết có nhiều đờm

và đôi khi có lẫn máu (Hình 1.5). Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực (Hình 1.6), đặc biệt

là cơ tim (Hình 1.7) và thành lồng ngực, đây cũng là đặc điểm bệnh lý của cúm

gia cầm.

Dạ dày tuyến viêm xuất huyết khá nặng (hình 1.8), một số trường hợp viêm

loét sâu.

Hình 1.4 Xuất huyết ở da chân Hình 1.3 Xuất huyết niêm mạc hậu môn

Hình 1.5 Xuất huyết ở khí quản Hình 1.6 Xuất huyết cơ đùi, cơ ức

Hình 1.7 Xuất huyết ở cơ tim Hình 1.8 Xuất huyết dạ dày tuyến

Page 55: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

54

Xuất huyết mỡ vùng bụng, xung quanh dạ dày cơ (hình 1.9), mỡ màng

treo ruột (hình 1.10), mỡ bao tim rất rõ và là đặc điểm riêng của bệnh cúm gà.

Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, thường gặp ở gà đẻ. Những trường

hợp nặng, trứng non bị dập vỡ gây viêm dính phúc mạc với các cơ quan nội tạng

khác.

Hầu như trong tất cả các trường hợp gà bị cúm, phổi đều bị viêm sung

huyết đến hoại tử rất nặng, túi khí bị viêm và có nhiều fibrin.

Viêm xuất huyết đường ruột đặc biệt là vùng hậu môn, van hồi manh

tràng, dạ dày tuyến, niêm mạc tá tràng là những bệnh tích thường xuyên ở bệnh

cúm gà và rất giống như những biến đổi của bệnh Newcastle.

Lách lốm đốm, màu vàng, rắn chắc hơn bình thường.

Tụy khô và giòn, đôi khi có nhiều đốm xuất huyết hoặc hoại tử.

Thận sưng và có nhiều điểm tụ huyết, hai ống dẫn nước tiểu chứa đầy urat

trắng.

1.3 CHẨN ĐOÁN

Dựa vào đặc điểm dịch tễ là nhiều loài gia cầm ở mọi lứa tuổi mẫn cảm

với bệnh, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

Các triệu chứng điển hình gồm: thở khó, thở dốc, viêm mũi, phù nề mặt

và đầu, phù thũng, xuất huyết mào và tích, xuất huyết ở da chân và ngón chân,

triệu chứng thần kinh,…

Bệnh tích ở mào và tích rất điển hình: cơ thể thâm tím, sưng tấy, phù nề,

xuất huyết. Viêm xuất huyết và hoại tử ở tim, gan, lách, thận, phổi, tụy. Xuất

huyết ở mỡ bụng, mỡ tim, mỡ màng treo ruột, niêm mạc hậu môn, dưới da, cơ

đùi, lồng ngực…

Hình 1.9 Xuất huyết ở mỡ vùng bụng

(Hồ Thi Việt Thu, 2014)

Hình 1.10 Xuất huyết ở màng treo ruột non

(Hồ Thị Việt Thu, 2015)

Page 56: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

55

1.4 PHÒNG BỆNH

Phương pháp phòng bệnh chủ yếu là các biện pháp an toàn sinh học, ngăn

ngừa sự xâm nhập của virus từ bên ngoài.

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tiêm phòng. Ở nước ta đã sử dụng

vaccine để tiêm phòng cho đàn gà khỏe với subtype H5N1 chủng R6.

Gà 2-5 tuần tuổi: tiêm dưới da cổ, liều 0,3ml/con.

Gà 5 tuần tuổi trở lên: tiêm cơ ức, liều 0,5ml/con.

Ở gà giống và gà đẻ, cần tiêm phòng lặp lại sau mỗi 4 tháng.

Chọn mua gia cầm ở cơ sở giống tốt, bảo đảm không có bệnh.

Ngăn ngừa gia cầm tiếp xúc với chim hoang và các chất tiết của chúng.

Không nuôi chung nhiều loại gia cầm trong cùng một trại.

Phải có hố sát trùng trước khu vực chăn nuôi, hạn chế người ra vào khu

chăn nuôi, ngăn không cho gia cầm tiếp xúc với các động vật khác.

Chuồng nuôi bảo đảm thoáng mát, khô, có ánh sáng mặt trời chiếu vào, sân

chơi và ao nuôi phải có hàng rào bao quanh.

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thức ăn cần đảm bảo dinh dưỡng, không nấm

mốc, nước uống sạch và phải được thay thường xuyên.

Thường xuyên thay chất độn chuồng, quét dọn phân, có hố thu gom phân

và chất thải để xử lý.

Có thể sát trùng bằng cách phun trên nền, tường chuồng nuôi bằng các

dung dịch sát trùng như formol 2-3%, Iodine 0,5%, cloramin T 0,5-2%.

Sau mỗi đợt chăn nuôi phải thu dọn phân, rửa các dụng cụ chăn nuôi, rắc

vôi bột hoặc quét nước vôi xung quanh, bên trong chuồng nuôi, nền chuồng và

sân chơi. Để trống chuồng nuôi từ 10-15 ngày trước khi nhập đàn gia cầm mới.

Page 57: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

56

2. BỆNH NEWCASTLE

Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm của gà và nhiều loài gia cầm, gây ra

do virus, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa, tỷ lệ

bệnh và tỷ lệ chết cao.

2.1 TRIỆU CHỨNG

Thể cấp tính

Gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, gà mái thường ngưng đẻ, trên chuồng có những

bãi phân trắng. Gà sốt 42-43oC, mí mắt sưng (Hình 2.1), chảy nước mắt, hắt hơi,

chảy nước mũi (Hình 2.2), ho, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm. Gà rối

loạn tiêu hóa trầm trọng, bỏ ăn, uống nhiều nước, thức ăn ở diều không tiêu,

nhão ra do lên men, khi dốc ngược gà xuống thấy chảy nước nhớt mùi chua

khắm. Vài ngày sau gà tiêu chảy, phân có màu nâu sẫm, trắng xám hoặc trắng

xanh có nhiều urat (Hình 2.3). Niêm mạc hậu môn xuất huyết. Bệnh kéo dài

khoảng vài ngày thì gà chết. Tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100%.

Trong trường hợp bệnh kéo dài gà có triệu chứng thần kinh như: vặn đầu

ra sau, đi giật lùi, đi vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật

thường xảy ra khi bị kích thích (tiếng động, đuổi bắt,…) (Hình 2.4). Bệnh kéo

dài nhiều ngày, nhiều tuần, nếu được chăm sóc tốt gà có thể khỏi nhưng mắc di

chứng thần kinh trong thời gian dài.

Hình 2.2 Gà bệnh chảy nước dãi Hình 2.1 Mí mắt gà sưng

Page 58: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

57

2.2 BỆNH TÍCH

Xoang mũi và miệng có nhiều dịch nhớt màu đục, niêm mạc miệng, hầu,

khí quản xuất huyết, viêm phủ màng giả có fibrin. Ở một số trường hợp, tổ chức

vùng đầu, hầu, cổ bị thủy thũng, thấm dịch xuất vàng.

Bệnh tích điển hình thường tập trung ở đường tiêu hóa:

Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, lấm tấm màu đỏ tròn bằng đầu đinh

ghim, điểm xuất huyết tương ứng với các lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa, các điểm

xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt (Hình 2.5).

Hình 2.4 Gà có triệu chứng thần kinh

(Hồ Thị Việt Thu, 2015)

Hình 2.3 Phân gà bệnh có màu xanh, nhiều urat

(Hồ Thị Việt Thu, 2010)

Hình 2.5 Xuất huyết và nhiều dịch nhầy ở hầu họng

Page 59: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

58

Dạ dày cơ xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin (Hình 2.6).

Ruột non xuất huyết, viêm, trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể có

những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, cúc áo (Hình 2.7). Trường hợp nặng, nốt

loét có thể lan xuống ruột già, hậu môn (Hình 2.8).

Hạch manh tràng viêm, xuất huyết (Hình 2.9), hoại tử. Gan có một số

đám thoái hóa mỡ nhẹ, màu vàng. Lách có những nốt hoại tử màu vàng xám.

Thận phù nhẹ, có màu nâu xám. Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết thành từng

vệt, từng đám. Trứng non vỡ trong xoang bụng. Bao tim, mỡ vành tim xuất

huyết, xoang ngực, bề mặt xương ức xuất huyết.

2.3 CHẨN ĐOÁN

Cần dựa vào các đặc điểm; bệnh xảy ra ở mọi giống, mọi lứa tuổi gà, mọi

hình thức chăn nuôi, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết rất cao. Triệu chứng là tiêu chảy

phân trắng xanh, thức ăn không tiêu. Bệnh tích xuất huyết và viêm loét đường

tiêu hóa, xuất huyết ở nhiều cơ quan phủ tạng.

Hình 2.7 Niêm mạc ruột xuất huyết

Hình 2.6 Dạ dày tuyến và dạ dày cơ

xuất huyết

Hình 2.9 Hạch manh tràng sưng và xuất huyết

Hình 2.8 Hậu môn xuất huyết

Page 60: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

59

2.4 PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

Phòng bằng vaccine và kháng huyết thanh

Có thể sử dụng kháng huyết thanh với liều 1ml/kgP. Hiện nay, trong nước

có sản xuất kháng thể kháng virus Newcastle từ lòng đỏ trứng gà, có thể sử dụng

để phòng bệnh với liều 1-3ml/con.

Vaccine chết: thường sử dụng trên đàn gà giống, có thể dùng cho gà con.

Vaccine giảm độc: được sử dụng phổ biến ở nước ta. Cần lưu ý sử dụng

vaccine theo đúng lứa tuổi. Vaccine hệ II bao gồm các chủng F, B1, Lasota:

dùng cho gà con nhỏ hơn 2 tháng tuổi (vaccine này cho miễn dịch thấp nhưng an

toàn đối với gà con). Vaccine hệ I bao gồm chủng H, M: chỉ dùng cho gà trên 2

tháng tuổi (vaccine này cho miễn dịch cao hơn hệ II nhưng có thể gây bệnh cho

gà con nhỏ hơn 6 tuần).

Vệ sinh phòng bệnh

* Ở những vùng chưa có dịch

Áp dụng nghiêm ngặt qui trình vệ sinh phòng bệnh:

Hạn chế người đi lại tham quan, trước khi ra vào trại phải tắm rửa, thay

quần áo và giày dép.

Hố sát trùng phải luôn luôn đảm bảo đậm độ.

Gà, trứng mua phải đảm bảo chắc chắn từ những nơi không có bệnh.

Gà mua về phải cách ly theo dõi ít nhất là 10 ngày trước khi nhập vào đàn.

Đảm bảo đầy đủ qui trình tiêm phòng Newcastle và Gumboro.

* Khi có dịch xảy ra

Phải dập tắt dịch nhanh chóng.

Xử lý toàn bộ gà đang mắc bệnh và đang nhiễm bệnh.

Tẩy uế chuồng trại và tiêm phòng cho toàn bộ gà còn lại bằng vaccine giảm

độc. Sau 2 tuần có thể dập tắt ổ dịch.

Điều trị

Điều trị không hiệu quả. Khi bệnh mới xảy ra, để hạn chế tổn thất có thể

tiêm vaccine nhược độc cho các gia cầm còn khỏe.

Bổ sung thêm vitamin nhóm B, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm

giảm bớt tỷ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch.

Có thể sử dụng kháng thể trong điều trị dự phòng (liều từ 1-3ml/con).

Page 61: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

60

Hình 3.1 Nốt đậu ở vùng đầu

3. BỆNH ĐẬU GIA CẦM

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm và chim hoang do virus

gây ra, đặc trưng của bệnh là hình thành mụn đậu trên da, hoặc màng giả ở niêm

mạc miệng.

Gia cầm con 1-3 tháng tuổi rất cảm thụ với bệnh, gà con mới nở có sức đề

kháng với bệnh (do kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang).

3.1 TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh từ 4-8 ngày. Bệnh thường thể hiện ở 2 thể: thể ngoài

da, thể và thể niêm mạc.

Thể mụn đậu ngoài da

Mụn đậu thường mọc ở vùng da đầu như: mào (Hình 3.1), tích, khóe mắt,

khóe miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn, da chân,...lúc đầu là những nốt sần

nhỏ ở những vùng ít lông, sau đó chuyển sang màu nâu xám hay đỏ xám, mụn

đậu to dần bằng hạt thóc, hạt đậu, da sần sùi, đầu giống như bông cải. Mụn đậu

mọc ở khóe mắt làm gà khó nhìn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi,

gà khó thở. Mụn đậu mọc ở khóe miệng làm gà biếng ăn. Mụn đậu từ màu sẫm

chuyển sang vàng xám, mềm dần vỡ ra, chảy ra chất mủ sánh như kem. Mụn đậu

khô đóng vảy, vảy màu nâu sẫm dần dần bị bóc đi để lại nốt sẹo nhỏ màu vàng

xám, mụn đậu lành nhanh chóng.

Trường hợp mụn đậu mọc ở nhiều chỗ, con vật bị sốt bỏ ăn trong nhiều

ngày.

Trường hợp mụn đậu bị nhiễm trùng, quá trình viêm và hoại tử ở da sẽ trở

nên trầm trọng, khi lành bệnh sẹo sẽ lớn và sâu hơn.

Page 62: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

61

Thể niêm mạc (yết hầu-diphtheria)

Thể này thường xảy ra ở gà con. Gà khó thở, ủ rũ, biếng ăn do niêm mạc

hầu và họng bị đau. Quá trình viêm bắt đầu từ niêm mạc hầu họng. Gà sốt, từ

miệng chảy ra nước nhờn có lẫn mủ và màng giả. Trên niêm mạc góc lưỡi, khóe

miệng, niêm mạc hầu, họng, thanh quản và khí quản phủ 1 lớp màng giả màu

vàng xám (Hình 3.2). Khi màng giả bóc ra sẽ để lại một lớp niêm mạc đỏ tươi,

bên cạnh các đám màng giả thường là những vùng niêm mạc mới bị bệnh, tế bào

thượng bì tăng sinh, sưng lên tạo thành những đám đỏ xám dần dần những đám

viêm này lan ra và dày lên hình thành màng giả. Sau đó quá trình viêm có thể lan

ra ở mũi, mắt.

* Viêm mũi: chảy nước mũi, trường hợp nặng màng giả dày bịt kín mũi, gà

nghẹt thở.

* Viêm mắt: viêm màng tiếp hợp, chảy nước mắt đặc có fibrin rồi dần dần

biến thành chất mủ màu vàng xám che kín mắt, trường hợp nặng con ngươi

phồng to, vỡ ra chảy mủ, gà bị mù.

Bệnh lý xảy ra cùng lúc ở tất cả các niêm mạc vùng đầu, có thể làm sưng

đầu gây dị hình.

Ở thể yết hầu bệnh thường kéo dài do các loại vi khuẩn (ký sinh trên niêm

mạc) gây kế phát, màng giả lan tràn, dày và có màu xám, khi màng giả bóc đi để

lại những đám loét sâu.

Đôi khi gà còn có triệu chứng tiêu chảy tỷ lệ chết khá cao, có thể lên đến

50%.

Hình 3.2 Bệnh đậu ở thể niêm mạc

Page 63: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

62

Hình 3.3 Mụn đậu ở thanh, khí quản

(Sato, 2000)

Thể hỗn hợp

Thường xảy ra ở gà con. Bệnh xảy ra cùng một lúc với 2 thể: ngoài da và

yết hầu (niêm mạc), tỷ lệ chết cao.

3.2 BỆNH TÍCH

Xác gầy, có nhiều mụn đậu trên da, màng giả ở niêm mạc, hầu họng, có thể

lan xuống thực quản và khí quản.

3.3 CHẨN ĐOÁN

Dựa vào triệu chứng đặc trưng là mụn đậu trên da và màng giả ở niêm mạc.

Khi chẩn đoán cần phân biệt với:

Bệnh nấm phổi: màng giả là những điểm, chấm tròn đều và khô có mặt cả

ở phổi và thành các túi hơi.

Bệnh thiếu vitamin A: trên niêm mạc không hình thành màng giả nhưng

lại xuất hiện dịch xuất màu vàng, sau đó đặc lại, vón cục từng đám và bở như bã

đậu.

3.4 PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Phòng bằng vaccine

Hiện nay, vaccine nhược độc chủng đậu gà phổ biến trong thị trường

nước ta. Vaccine này cho miễn dịch bền, ít nhất là 1 năm và rất an toàn. Có thể

dùng vaccine bôi vào lỗ chân lông hoặc chủng qua da cánh, hoặc khía da cho gà

con từ 12 ngày tuổi.

Page 64: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

63

Vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện nghiêm ngặt qui chế vệ sinh phòng bệnh và kiểm soát sát sinh,

không cho virus xâm nhập vào trại. Thường xuyên sát trùng chuồng trại và diệt

côn trùng.

Gà phải mua chắc chắn từ những nơi không có bệnh, nhốt cách ly 3 tuần

trước khi nhập đàn để theo dõi.

Khi có bệnh xảy ra, giết chết những con bệnh nặng, cách ly những con

bệnh nhẹ để điều trị, số gà còn lại phải chủng ngừa. Sau 10-15 ngày số con mắc

bệnh giảm dần và gà lành bệnh trong một thời gian ngắn.

Đặc biệt chú ý tiêm phòng đều đặn ở những nơi đã phát ra bệnh đậu.

Điều trị

Không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Có thể điều trị triệu chứng. Đối với thể mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy,

làm sạch các mụn đậu bôi các chất sát trùng nhẹ như glycerin iod 10%, xanh

methylene 2%, sulphat đồng 2-5%. Đối với thể yết hầu có thể lấy tăm bông làm

sạch màng giả ở miệng, họng để gà dễ thở, rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay

kháng sinh. Nếu mắt đau có thể dùng thuốc nhỏ mắt. Sau đó, dùng kháng sinh

như penicillin, ampicillin, terramycin… để chống viêm nhiễm trùng kế phát do

vi khuẩn.

Page 65: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

64

4. BỆNH GUMBORO

Bệnh Gumboro là bệnh cấp tính của gà con, lây lan rất mạnh, đặc trưng

bởi sự tổn thương của túi Fabricius, làm suy giảm khả năng miễn dịch của gà,

làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh và làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch do

tiêm phòng.

Gà 3-6 tuần tuổi thường mắc bệnh ở thể cấp tính vớt tỷ lệ chết cao, gà nhỏ

tuổi hơn có thể mắc bệnh ở thể ẩn tính, không có biểu hiện triệu chứng nhưng

ảnh hưởng rất quan trọng. Vì ở lứa tuổi này virus làm tổn thương nặng các cơ

quan miễn dịch làm giảm khả năng miễn dịch của gà.

4.1. TRIỆU CHỨNG

Thể ẩn

Không có triệu chứng điển hình của bệnh Gumboro, nhưng có thể mắc

nhiều bệnh, không hoặc đáp ứng miễn dịch kém khi được tiêm ngừa.

Thể cấp tính

Thời gian nung bệnh từ 2-3 ngày. Bệnh xảy ra thình lình, gà bệnh suy

nhược, ủ rũ, xù lông (Hình 4.1), đi loạng choạng. Gà tiêu chảy, phân có màu

trắng xám hoặc xanh lá cây có nhiều nước (Hình 4.2), gà rặn suốt trong quá trình

đi tiêu, hậu môn đưa ra ngoài, những gà khác xúm lại mổ, có thể tự nó mổ chính

nó, hậu môn bết đầy phân, gà bỏ ăn, run rẩy, suy nhược trầm trọng và có thể

chết. Tỷ lệ gà mắc bệnh cao có thể lên đến 100%. Gà chết bắt đầu từ ngày thứ 3

sau khi nhiễm bệnh và sau đó tăng cao ở ngày 4 và giảm nhanh, sau 5-7 ngày thì

chấm dứt. Tỷ lệ chết thường thấp, nhưng nếu điều kiện chăn nuôi kém tỷ lệ chết

có thể lên 20-30% hoặc cao hơn.

Hình 4.2 Tiêu chảy phân trắng có nước

(Nguyễn Đức Hiền, 2012)

Hình 4.1 Gà bệnh suy nhược và lờ đờ

(Nguyễn Đức Hiền, 2012)

Page 66: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

65

Hình 4.3 Tuyến ức và túi Fabricius teo

4.2 BỆNH TÍCH

Thể ẩn tính

Tuyến ức và túi Fabricius teo (Hình 4.3).

Thể cấp tính

Cơ sậm màu, cơ ngực, cơ đùi xuất huyết thành từng vệt dài (Hình 4.4).

Nơi tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ xuất huyết (Hình 4.5). Niêm mạc

ruột tăng tiết dịch. Thận có thể sưng, ống dẫn tiểu chứa nhiều urat. Lách có thể

hơi sưng, có những chấm xám nhỏ trên bề mặt.

Bệnh tích điển hình nhất là túi Fabricius, ở ngày thứ 3 sau khi nhiễm

trùng, túi Fabricius bắt đầu tăng kích thước và trọng lượng, thủy thũng, có màu

vàng (Hình 4.6), bề mặt phủ một lớp gelatin, có thể có xuất huyết (Hình 4.7, 4.8)

đến ngày thứ 4 trọng lượng túi gấp đôi so với bình thường và bắt đầu teo lại,

ngày thứ 5 trở lại kích thước bình thường và tiếp tục teo, đến ngày thứ 8 có kích

thước bằng 1/3 so với bình thường. Ngoài ra, tuyến ức cũng sưng và xuất huyết.

Page 67: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

66

Hình 4.8 Túi Fabricius sưng, xuất huyết Hình 4.9 Tuyến ức sưng, xuất huyết

Hình 4.4 Cơ đùi xuất huyết Hình 4.5 Xuất huyết ở giữa dạ dày

tuyến và dạ dày cơ

Hình 4.6 Túi Fabricius sưng phù nề Hình 4.7 Túi Fabricius sưng niêm mạc xuất

huyết nặng

Page 68: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

67

4.3 CHẨN ĐOÁN

Dựa vào đặc điểm dịch tễ là bệnh xảy ra thình lình, tỷ lệ chết tăng cao (ở

ngày thứ 3, thứ 4 sau khi dịch bắt đầu bùng phát) và giảm nhanh, bệnh kết thúc

trong khoảng một tuần, tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp.

Bệnh tích điển hình là ở túi Fabricius, tuyến ức (sưng to, thủy thũng, xuất

huyết), xuất huyết cơ ngực, cơ đùi, thận sưng.

Cần phân biệt với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, chỉ có thận sưng

nhưng không có bệnh tích ở túi Fabricius, không có xuất huyết ở cơ.

4.4 PHÒNG BỆNH

Phòng bằng vaccine

Vaccine nhược độc: trên thị trường hiện nay có nhiều loại vaccine từ các

chủng có độc lực khác nhau bao gồm: độc lực yếu, trung bình và cao. Vaccine

có độc lực yếu an toàn nhưng cho miễn dịch ngắn, thường được sử dụng ở

những đàn gà con không có kháng thể thụ động. Vaccine có độc lực cao cho

miễn dịch tốt hơn, có thể khắc phục được hiện tượng trung hòa do kháng thể thụ

động, nhưng có thể làm tổn thương túi Fabricius. Vaccine có độc lực trung bình

thường được sử dụng nhất.

Vaccine vô hoạt: sử dụng trên các đàn gà giống.

Qui trình tiêm phòng tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh từng nơi và tình

trạng miễn dịch của đàn gà.

Vệ sinh phòng bệnh

Cần áp dụng nghiêm ngặt qui trình vệ sinh phòng bệnh, thực hiện chăn

nuôi cùng vào – cùng ra.

Tiêm phòng cho đàn gà giống để tạo miễn dịch thụ động cho gà con.

Nếu có dịch đe dọa nên chú ý tiêm ngừa chặt chẽ bằng vaccine nhược

độc.

Định kỳ tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, diệt côn trùng.

Tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc để nâng cao sức đề kháng của gà.

4.5 ĐIỀU TRỊ

Không có thuốc điều trị đặc hiệu, tăng cường sức đề kháng gà bằng việc

nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc, cung cấp đầy đủ chất điện giải có thể làm giảm

tỷ lệ chết. Tiêm kháng thể đặc hiệu kháng virus Gumboro (K.T.G, kháng thể

kháng virus Gumboro-Newcastle,…). Trong trường hợp bệnh kế phát do vi

khuẩn cần sử dụng kháng sinh để điều trị.

Page 69: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

68

Hình 5.1 Gà khó thở

5. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm của gà, do virus

gây ra, đặc trưng bởi những rối loạn hô hấp trầm trọng và tỷ lệ chết cao ở gà con,

bệnh gây thở khó và làm giảm sản lượng ở gà lớn và gà đẻ.

Ở những nơi bệnh mới xuất hiện lần đầu thường nặng, tỷ lệ chết cao (80-

90%), bệnh gây ra những tổn thất to lớn cho gà chăn nuôi thâm canh. Ngoài ra,

bệnh còn làm kế phát các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp làm giảm sản lượng

trứng, kéo dài thời gian xuất chuồng của gà thịt.

5.1 TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng ở gà con

Ở gà con bệnh thường nặng, gà mệt mỏi, kém ăn, sổ mũi hay hắt hơi, tách

bầy, rúc đầu vào cánh, run rẩy.

Lúc đầu viêm phần trên đường hô hấp, viêm mắt, chảy nước mắt, viêm

mũi, làm sổ mũi, hắt hơi, viêm hầu họng, làm con vật thở khó. Sau đó viêm lan

xuống phần sâu, dịch thẩm xuất tích tụ nhiều ở niêm mạc khí quản, phế quản

làm con vật thở khó (Hình 5.1).

Bệnh kéo dài khoảng 2 tuần, gà có thể chết do ngạt thở.

Triệu chứng ở gà lớn

Viêm nhẹ phần sau đường hô hấp, triệu chứng cảm mạo và thở khó không

biểu hiện rõ.

Page 70: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

69

Triệu chứng ở gà đẻ

Sản lượng trứng giảm, một số con ngưng đẻ hẳn, trứng biến dạng, giòn dễ

vỡ (Hình 5.2), vỏ trứng nhạt màu (Hình 5.3), lòng trắng trứng loãng (Hình 5.4B).

Một số trường hợp nặng gà có thể bị phù hầu.

Trường hợp kế phát các bệnh đường hô hấp khác, bệnh diễn biến phức tạp

và nặng hơn.

5.2 BỆNH TÍCH

Bệnh tích chủ yếu ở đường hô hấp. Ở gà con, bệnh tích chủ yếu tập trung

ở phần trên của đường hô hấp. Ở gà trên 1 tháng tuổi và gà lớn, bệnh tích tập

trung ở phần sau của đường hô hấp.

Niêm mạc mũi, khí quản sung huyết, phù và trên bề mặt phủ bởi một lớp

niêm dịch lẫn bọt.

Niêm mạc khí và phế quản viêm xuất huyết (Hình 5.5, Hình 5.7) có nhiều

dịch xuất (Hình 5.6) và lòng phế nang sung huyết, chứa dịch có fibrin, một số

trường hợp dịch xuất quá nhiều và đông đặc có thể làm tắc khí quản và phế quản

(Hình 5.8).

Hình 5.2 Trứng có vỏ mỏng sần sùi Hình 5.3 Vỏ trứng nhạt màu

Hình 5.4A Lòng trắng trứng bình thường

Hình 5.4B Lòng trắng trứng loãng

Page 71: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

70

Nếu bệnh kéo dài có thể thấy các đám viêm lớn, nhỏ ở phổi, các túi hơi

dày và đục có chứa chất bã đậu (Hình 5.7, 5.8).

Thận sưng, nhạt màu, ống dẫn tiểu trương to chứa nhiều urat (Hình 5.9).

Ở gà đẻ, buồng trứng teo, ống dẫn trứng ngắn lại không phát triển (Hình

5.10B), trứng non vỡ trong xoang bụng .

X

Hình 5.5 Đoạn cuối khí quản và phế quản viêm

Hình 5.6. Nhiều dịch trong phế quản

Hình 5.7 Xuất huyết ở khí quản, ranh

giới khí quản và phế quản, túi khí viêm

Hình 5.8 Nhiều dịch viêm đông đặc

trong phế quản, trong túi khí

A

B A

Hình 5.9 Thận sưng to và nhạt màu Hình 5.10A Trứng và ống dẫn trứng bình thường

Hình 5.10B Trứng và ống dẫn trứng thoái hóa

Page 72: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

71

5.3 CHẨN ĐOÁN

Dựa vào đặc điểm của bệnh là hiện tượng rối loạn hô hấp nặng ở gà con,

giảm sản lượng trứng trầm trọng ở gà lớn, lòng trắng trứng loãng, buồng trứng

teo, ống dẫn trứng ngắn lại.

5.4 PHÒNG BỆNH

Phòng bằng vaccine

Vaccine trên thế giới hiện nay được sản xuất chủ yếu từ chủng

Massachusetts.

Vaccine nhược độc: sử dụng nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc phun sương cho gà

con 5-6 ngày tuổi, lặp lại lúc gà 2-4 tháng tuổi.

Vaccine chết thường được sử dụng trên các đàn gà giống.

Vệ sinh phòng bệnh

Ở những đàn gà chưa nhiễm bệnh cần áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp

vệ sinh phòng bệnh.

Vệ sinh thức ăn, nước uống, thức ăn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Gà giống phải mua từ những nơi không có bệnh, nhốt riêng, theo dõi ít

nhất là một tuần trước khi nhập đàn.

Khi có bệnh đe dọa cần chủ động tiêm phòng cho toàn đàn.

Khi dịch đã xảy ra nên giết những gà bệnh và gà nghi nhiễm bệnh, tiêm

phòng vaccine nhược độc cho toàn bộ gà còn lại.

Xác gà chết, phân rác, chất độn chuồng cần đốt hoặc chôn sâu.

Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.

Ở những trại có bệnh cần đình chỉ việc ấp trứng và bán sản phẩm chăn

nuôi, gà bệnh khi đạt đến tuổi giết thịt thì nên xuất bán, không để làm giống.

5.5 ĐIỀU TRỊ

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh này. Để giảm

tổn thất phải đảm bảo nhiệt độ úm, tránh stress do lạnh, không nuôi gà với mật

độ quá cao. Có thể sử dụng thêm kháng sinh để ngăn chặn bệnh nhiễm trùng kế

phát, điều trị viêm túi khí do vi khuẩn, cung cấp điện giải và nước có thể làm

giảm tỷ lệ chết do viêm thận. Tiêm kháng thể đặc hiệu kháng virus viêm phế

quản (KTV).

Page 73: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

72

6. BỆNH MAREK

Bệnh Marek là bệnh truyền nhiễm của gà do virus gây ra, đặc trưng của

bệnh là sự tăng sinh cao độ tế bào lâm ba dưới hình thức khối u ở tổ chức thần

kinh ngoại biên và các cơ quan nội tạng, da, cơ, làm xuất hiện các triệu chứng

rối loạn cơ năng vận động và bại liệt.

6.1 TRIỆU CHỨNG

Gà con mới nở đặc biệt mẫn cảm với mầm bệnh, nhưng triệu chứng bệnh

thường thể hiện ở gà từ 4 tuần tuổi trở lên.

Thể cấp tính

Xảy ra chủ yếu ở gà con 4-8 tuần, gà không có triệu chứng điển hình, chết

đột ngột, tỷ lệ chết cao từ 20-80%. Gà bệnh kém ăn, gầy gò tuy được nuôi dưỡng

và chăm sóc tốt. Bại liệt chỉ thấy ở cuối ổ dịch. Bệnh có thể chuyển sang thể

mạn tính.

Thể mạn tính

Xảy ra ở gà từ 4-8 tháng với 2 thể: thể thần kinh và thể mắt.

Thể thần kinh

Gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ dần rồi liệt toàn thân. Đuôi gà rũ xuống hoặc

liệt qua một bên, một bên hoặc hai bên cánh sã xuống. Gà bị liệt một chân hoặc

cả 2 chân (Hình 6.1). Khi gà mắc bệnh vẫn tỉnh táo và ăn uống bình thường. Gà

mái mắc bệnh giảm đẻ, gà trống mất khả năng đạp mái.

Hình 6.1 Gà bị liệt ở chân và cánh do viêm dây thần kinh

Page 74: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

73

Thể mắt

Mắt lúc đầu viêm nhẹ, gà tỏ ra mẫn cảm với ánh sáng (Hình 6.2), chảy

nước mắt trong, dần dần bị viêm màng tiếp hợp, mắt màu xanh, rồi viêm mống

mắt, con ngươi biến dạng (Hình 6.3). Mắt đục, liệt một bên, không di động, mủ

trắng đóng đầy khóe mắt, khả năng nhìn kém dần, gà có thể bị mù.

6.2 BỆNH TÍCH

* Thể cấp tính

Chủ yếu hình thành khối u ở gan, lách, thận, phổi, buồng trứng, dạ dày tuyến,

ruột, dịch hoàn. Bệnh tích có có 2 dạng:

Dạng khối u hạt: bề mặt cơ quan sần sùi với những hạt to nhỏ không đều

nhau. U ở da làm cho da sần sùi, lỗ chân lông nổi cộm (Hình 6.4). Khối u thường

thấy ở gan, thận (Hình 6.5, 6.6) và lách, một số trường hợp có khối u ở dạ dày

tuyến (Hình 6.7) và thành ruột (Hình 6.8) làm cho tổ chức này dày lên, u ở cơ

làm cho cơ phồng lên, mặt cắt cơ màu trắng xám do thâm nhiễm tế bào ung thư.

Dạng khối u tràn lan: gan lách sưng to hơn bình thường, nhạt màu và bở

(hình 6.9A).

Hình 6.2 Mắt gà viêm gà nhạy cảm

với ánh sáng Hình 6.3 Móng mắt viêm, con

ngươi hẹp, méo mó

Page 75: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

74

Hình 6.8 Khối u ở ruột

Hình 6.9A Gan sưng và bở

Hình 6.9B Gan bình thường

Hình 6.7 Khối u ở dạ dầy tuyến

Hình 6.6 Khối u ở thận

Hình 6.5 Khối u ở gan

(Hồ Thị Việt Thu, 2016)

Hình 6.4 Khối u ở da tập trung ở các lỗ

chân lông (Sato et al., 2000)

Page 76: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

75

* Thể mạn tính

Chủ yếu là hiện tượng viêm tăng sinh các dây thần kinh ngoại vi như: dây

thần kinh cánh, hông, dây thần kinh xuất phát từ phần dưới của tủy sống như dây

thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi (Hình 6.10), dây thần kinh sinh dục. Các

dây thần kinh này có thể sưng to 4-5 lần so với bình thường và có thể bị phù

thũng, do tăng sinh cao độ các tổ chức liên kết nên các dây thần kinh này dính lại

với nhau tạo thành bó lớn.

Ở một số trường hợp, còn thấy tủy sống bị sưng to, cơ bị teo, mắt mù, con

ngươi biến dạng.

6.3 CHẨN ĐOÁN

Dựa vào đặc điểm dịch tễ là bệnh thường xảy ra với thể cấp tính ở gà con

và thể mạn tính ở gà lớn, không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng ở gà con

nhưng có triệu chứng bại liệt, viêm mống mắt ở gia cầm lớn. Bệnh tích chủ yếu

là các khối u ở các cơ quan nội tạng và dây thần kinh ngoại biên sưng to.

6.4 PHÒNG BỆNH

Phòng bằng vaccine

Vaccine được sản xuất từ 1 chủng virus herpes được phân lập ngẫu nhiên

từ gà tây được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, là vaccine virus

sống dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho gà con vào lúc 1 ngày tuổi.

Hình 6.10 Dây thần kinh đùi sưng to

Page 77: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

76

Vệ sinh phòng bệnh

Tăng cường nuôi dưỡng, vệ sinh chăm sóc, tiêu độc sát trùng, cách ly gà

bệnh và gà mang trùng.

Xây dựng đàn giống từ những đàn gà không mắc bệnh.

Chú ý vệ sinh ở các cơ sở ấp trứng, nơi nuôi gà con.

Người chăn nuôi cần mua gà con đã được chủng ngừa khi mới nở trước khi

vận chuyển khỏi lò ấp.

Khi có bệnh xảy ra, nên loại thải tất cả gà bệnh, những con còn lại trong

đàn phải chuyển sang nuôi thịt.

6.5 ĐIỀU TRỊ

Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong giai đoạn đầu xảy ra dịch, việc

tiêm thẳng vaccine vào ổ dịch có tác dụng làm giảm tổn thất kinh tế rõ rệt.

Page 78: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

77

C. CÁC BỆNH DO NẤM VÀ KÝ SINH TRÙNG

1. BỆNH NẤM PHỔI

Bệnh nấm phổi là bệnh truyền nhiễm gây ra do nấm Aspergillus

fumigatus thường xảy ra cấp tính của gia cầm con, gây tỷ lệ chết cao, đặc trưng

của bệnh là sự hình thành các khối u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi

hơi.

1.1 TRIỆU CHỨNG

Thể cấp tính

Thể này thường xảy ra ở gà con 1-3 tuần, tỷ lệ chết rất cao có thể đến 50-

90%.

Gia cầm mắc bệnh uể oải, mắt lim dim, đứng riêng lẻ hay nằm một chỗ,

giảm ăn, ngừng lớn, dần dần bị rối loạn hô hấp. Một số con có triệu chứng cảm

cúm, thở nhanh, khó thở, phải vươn cổ dài ra, há mồm để thở (Hình 1.1), hắt hơi

và nuốt không khí. Trước khi chết thường xuất hiện các triệu chứng thần kinh và

triệu chứng tiêu chảy do trúng độc.

Ở gà tây và gà mái còn thấy một số dấu hiệu của viêm não và màng não,

ở gia cầm con có thể bị viêm mắt (Hình 1.2), viêm xoang do quá trình viêm lan

từ đường hô hấp.

Thể mạn tính

Gia cầm có triệu chứng nhẹ, khó thở kéo dài, gầy yếu, mào yếm nhợt nhạt

cuối cùng một số con có thể chết do ngộ độc mạn tính, tỷ lệ chết thấp.

Hình 1.2 Viêm mắt trong bệnh nấm phổi

Hình 1.1 Gà thở khó do bệnh nấm phổ

Page 79: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

78

1.2 BỆNH TÍCH

Bệnh tích điển hình ở gà con 1-3 tuần tuổi là sự hình thành các u nấm to

nhỏ màu vàng (có kích thước thay đổi bằng đầu đinh ghim hay bằng hạt đậu) ở

phổi (Hình 1.3) và túi hơi (trên các màng thanh dịch ở phổi), xoang ngực, xoang

bụng.

Trong thể cấp tính, bên cạnh sự xuất hiện các hạt nấm, tổ chức phổi có thể

bị viêm, phù và tụ máu đỏ, niêm mạc khí quản sung huyết chứa nhiều dịch nhờn.

Trong thể mạn tính, thành túi khí dày chứa nhiều dịch viêm khô lại như

casein (Hình 1.4). Ngoài ra, u nấm cũng xuất hiện ở các cơ quan nội tạng khác

như gan (Hình 1.5), lách, cơ tim, màng phúc mạc, màng thanh dịch của niêm

mạc dạ dày, ruột viêm đỏ.

Hình 1.3 U nấm ở phổi

Hình 1.4 Túi khí viêm có nhiều casein

(Hồ Thị Việt Thu, 2015)

Hình 1.5 U nấm ở phổi và gan

(Hồ Thị Việt Thu, 2015)

Page 80: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

79

1.3 PHÒNG BỆNH

Đặc biệt chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh. Tránh không cho thức

ăn, trứng ấp, ổ rơm nhiễm nấm. Không tích trữ thức ăn lâu ngày, không dùng

thức ăn ẩm mốc lẫn đất, phân, rác. Thường xuyên thay chất độn chuồng, chuồng

phải luôn luôn khô ráo và thông thoáng. Không ấp trứng từ những đàn gia cầm

có bệnh. Định kỳ tiêu độc chuồng trại, máy ấp, chuồng nuôi. Việc bổ sung

vitamin A vào khẩu phần thức ăn, cũng có tác dụng trong việc phòng bệnh.

1.4 ĐIỀU TRỊ

Với những con chớm bệnh hay nghi nhiễm bệnh có thể dùng iodur kali

0,8% cho uống hoặc hamycin 20mg/ml nước cho uống trong một tuần hoặc

nystatin 625.000UI/lít nước, hoặc phun vào không khí cho gia cầm hít thở.

Trong quá trình điều trị cần bổ sung vitamin A và ngưng sử dụng các loại

thuốc kháng sinh trích từ nấm.

Hình 1.6 Túi khí viêm, có khuẩn lạc nấm

Page 81: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

80

2. BỆNH CẦU TRÙNG

Bệnh cầu trùng là một trong những bệnh gây tổn thất nghiêm trọng đối

với gia cầm, gây ra bởi động vật đơn bào ký sinh ở đường ruột gây tổn thương

niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến giảm sự hấp thụ thức ăn, mất nước, mất máu

gây tỷ lệ chết cao ở gia cầm con và giảm năng suất ở gia cầm trưởng thành.

2.1 TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng thay đổi tùy theo số lượng noãn nang gà nhiễm. Bệnh thường

nặng và gây chết cao ở gà từ 15 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi. Gà bệnh ủ rũ, kém

ăn, gầy dần, lông xù, mào xanh nhợt nhạt. Sau một thời kỳ đi táo bón, con vật đi

tiêu chảy nhiều nước màu trắng nhạt rồi xanh nhạt, hoặc phân màu nâu đỏ, phân

lẫn máu, có khi toàn máu tươi (Hình 2.1). Hậu môn bết phân màu nâu đỏ, hoặc

máu tươi. Gia cầm yếu, đi loạng choạng do mất nước mất máu trầm trọng. Con

vật thường chết sau 2-3 ngày. Bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần ở những con

trưởng thành, bệnh thường ở thể mạn tính.

2.2 BỆNH TÍCH

Do cầu trùng xâm nhập sâu vào niêm mạc ruột gây hoại tử và xuất huyết

ruột (Hình 2.2), chủ yếu là các tổn thương ở tá tràng, manh tràng hoặc suốt đoạn

ruột. Niêm mạc tá tràng màu đỏ thẫm với những điểm xuất huyết đỏ, thành niêm

mạc ruột dày lên, hay có những dãi màu trắng nhạt do sự tích tụ cầu trùng trong

niêm mạc ruột. Manh tràng cũng chứa những đám cầu trùng và những chất sền

sệt màu đỏ gạch với những cặn bã của các tế bào niêm mạc ruột (Hình 2.3).

Hình 2.1 Gà tiêu chảy với nhiều máu bết sau thân

Page 82: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

81

2.3 CHẨN ĐOÁN

Bệnh thường xảy ra ở gia cầm con, bệnh thường nặng ở những đàn gia

cầm nuôi trên nền, với các triệu chứng đặc trưng là niêm mạc nhợt nhạt, đi tiêu

chảy phân có thể có màu sôcôla có máu hoặc toàn máu tươi, con vật đi loạng

choạng, chết nhanh. Bệnh tích viêm xuất huyết ở ruột, đặc biệt là ở manh tràng,

có nhiều đốm trắng ở ruột.

2.4 PHÒNG BỆNH

Nên nuôi gia cầm trên lồng. Chú ý sử dụng các thuốc phòng cầu trùng định

kỳ, trộn vào thức ăn hoặc pha trong nước uống như Vimecox SPE3 (1g/ lít nước

uống).

2.5 ĐIỀU TRỊ

Bệnh cần phải được điều trị sớm. Thuốc có thể được đưa qua đường nước

uống như Vicox Toltra với liều 1ml/ 1 lít nước, hoặc Dilacox (4ml/1 lít nước uống

hoặc 0,4ml/kg thể trọng gà), cho uống liên tục trong 2 ngày, hoặc Vimecox –

SPE3 (2g/lít nước uống hoặc 2g/0,5kg thức ăn) , sử dụng liên tục trong 5 ngày.

Bổ sung thêm premix vitamin (có vitamin K) và chất điện giải.

Hình 2.2 Ruột non sưng xuất huyết

Hình 2.3 Manh tràng xuất huyết nặng chứa

chất sệt màu đỏ

Page 83: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

82

Hình 3.2 Manh tràng căng phồng Hình 3.1 Gà không nhiễm bệnh (trái)

Đầu gà bệnh có màu xanh đen (phải)

3. BỆNH ĐẦU ĐEN DO HISTOMONAS

Bệnh đầu đen gây ra bởi động vật đơn bào ký sinh chủ yếu ở manh tràng và

gan của gà. Bệnh xảy với triệu chứng đặc trưng là xuất huyết nặng ở đầu làm da

đầu có màu xanh đen nên bệnh còn được gọi là bệnh đầu đen.

3.1 TRIỆU CHỨNG

Bệnh thường xảy ra ở gia cầm từ 4-12 tuần, bệnh thường xảy ra ở dạng

cấp tính, ở gà Tây bệnh thường nặng với tỷ lệ chết cao 50-100%, ở gà tỷ lệ chết

từ 10-20%. Gia cầm thường bị chết sau khi xuất hiện triệu chứng của bệnh từ 2-3

ngày. Ở gia cầm lớn hơn 12 tuần tuổi, bệnh thường ở dạng mạn tính, tỷ lệ chết

thấp.

Triệu chứng thường thấy là gà biếng ăn, lờ đờ, yếu, ủ rũ, đầu cúi xuống,

cánh xã, lông xù, mắt nhắm. Hậu môn bết phân màu trắng vàng. Một số gà có

biểu hiện đầu bị thấm máu tạo thành màu xanh đen (Hình 3.1). Bệnh thường

ghép với các vi khuẩn Escherichia coli, Clostridium perfringens hay các vi

khuẩn khác làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

3.2 BỆNH TÍCH

Manh tràng sưng to, thành manh tràng dày (Hình 3.2) có nhiều sợi xơ bong

tróc và có các điểm hoại tử nằm rải rác (Hình 3.3). Bệnh tích có ở một hoặc cả

hai manh tràng. Gan sưng, xơ hóa, có nhiều điểm hoại tử ăn sâu xuống phần

trong gan (Hình 3.4) hoặc lan rộng trên bề mặt gan giống hình hoa cúc.

Page 84: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

83

Hình 3.3 Manh tràng chứa nhiều tổ chức hoại tử

3.3 CHẨN ĐOÁN

Dựa vào đặc điểm là bệnh thường xảy ra nặng ở gà tây, với các triệu chứng

ủ rũ, phân màu trắng vàng, đầu có màu xanh đen; bệnh tích manh tràng sưng to,

gan hoại tử.

3.4 PHÒNG BỆNH

Không nuôi gà tây gần các trại gà, không nuôi gà và gà tây lẫn lộn

Định kỳ tẩy giun kim cho gia cầm bằng Vime-Dazol với liều 0,5g/ kg thức

ăn, trộn vào thức ăn liên tục trong 3 ngày.

Hạn chế người động vật vào trại gà.

Thức ăn, nước uống sạch sẽ, đủ chất dinh dưỡng.

Hình 3.4 Gan sưng với nhiều đám hoại tử trên bề mặt

Page 85: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

84

3.5 ĐIỀU TRỊ

Hiện nay các thuốc hiệu quả đối với histomonas (metronidazole,

dimetridazole,…đã bị cấm sử dụng trong thú y. Do đó, hạn chế tổn thất bệnh,

cần áp dụng các biện pháp tăng sức đề kháng của gà với các sản phẩm probiotic,

tinh dầu, chiết xuất từ thực vật và định kỳ tẩy giun sán cho gà.

4. BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ

Sán dây ký sinh khá phổ biến trên gà nuôi thả lan. Bệnh thường lây truyền

qua ký chủ trung gian là kiến và bọ cánh cứng. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi vì

gà lớn có nhiều cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian.

4.1 TRIỆU CHỨNG

Gà nuôi nuôi nhốt hoặc thả lan đều có thể bị nhiễm sán ở cơ sở nuôi dưỡng

kém làm bệnh càng nặng, tỷ lệ chết càng cao.

Gà nhiễm sán dây thường có biểu hiện ăn ít, khát nước, cánh rũ, mệt mỏi,

gầy yếu, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa, niêm mạc nhợt hoặc hơi vàng, có khi táo

bón, có lúc đi phân lỏng có lẫn đốt sán, trong một vài trường hợp phân có máu.

Sán dây còn tiết ra các chất độc làm gà trúng độc dẫn đến giảm sức đề

kháng, gầy còm và dễ nhiễm các bệnh khác. Nếu gà nhiễm nặng có thể gây tắc

ruột hoặc thủng ruột làm chết gà.

4.2 BỆNH TÍCH

Ruột non sưng to, niêm mạc ruột dày lên, viêm lan tràn ở bề mặt niêm mạc

ruột, đôi khi có vết loét và xuất huyết. Ruột có nhiều dịch nhờn mùi thối, niêm

mạc nhợt nhạt. Sán trưởng thành bám sâu vào niêm mạc ruột (Hình 4.1) gây

viêm, mạch máu bị phá vỡ và tụ huyết. Trong ruột quá nhiều sán có thể làm ruột

bị tắc, thủng, gây viêm xoang bụng.

Hình 4.1 Sán dây ký sinh ở ruột gà

Page 86: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

85

4.3 CHẨN ĐOÁN

Có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng như gà ăn ít, mệt mỏi, gầy yếu, rối

loạn tiêu hóa trong thời gian dài, phân có máu có thể chứa đốt sán. Kết hợp với

việc kiểm tra phân bằng phương pháp gạn rửa sa lắng để tìm đốt sán. Ngoài ra,

có thể mổ khám con chết hoặc những con nghi có bệnh để tìm sán ở ruột.

4.4 PHÒNG BỆNH

Nguồn truyền bệnh chính là gà mang sán dây thông qua ký chủ trung

gian. Do đó, cần giữ cho gà không tiếp xúc với ký chủ trung gian (kiến, bọ cánh

cứng) và không để ký chủ trung gian nhiễm phải trứng sán. Muốn thế cần phải

thực hiện tốt các biện pháp sau:

Cách ly gà con, nuôi gà con ở chuồng và sân chơi sạch sẽ.

Giữ vệ sinh chuồng trại, diệt ký chủ trung gian bằng Thuốc diệt muỗi-

VMD. Định kỳ sát trùng, vệ sinh chuồng trại, gom phân gà lại ủ phân theo

phương pháp sinh học.

Định kỳ tẩy giun sán cho gà bằng Vime-Dazol.

Cho gà ăn uống đầy đủ lượng và chất để nâng cao sức đề kháng gà.

4.5 ĐIỀU TRỊ

Sử dụng Vime-Dazol (1g/1,5kg thức ăn) trộn vào thức ăn liên tục trong 7

ngày.

Page 87: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

86

5. BỆNH GIUN ĐŨA GIA CẦM

Giun đũa là ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở gia cầm, đặc biệt là gia

cầm thả lan.

5.1 TRIỆU CHỨNG

Ở gia cầm nhiễm bệnh nhẹ, triệu chứng không rõ, gà con sau khi nhiễm

giun 10 – 40 ngày mào nhợt (do thiếu máu), gầy, phân lỏng, cánh rũ, lông xù.

Mỗi ngày bệnh càng nặng, sau 40 ngày gà gầy còm, kiệt sức có thể chết.

Ngoài ra, giun còn tiết độc tố làm gia cầm ngộ độc, chậm lớn, sản lượng

trứng giảm.

5.2 BỆNH TÍCH

Xác chết gầy, lông xù, mào gà trắng nhợt. Ấu trùng gây tổn thương niêm

mạc ruột. Do đó có hiện tượng viêm, thủy thũng, sung huyết, tụ huyết. Trường

hợp nặng có nhiều giun ký sinh có thể làm tắc nghẽn ruột (Hình 5.2) hoặc thủng

ruột. Những nơi có nhiều ấu trùng ký sinh thì tổ chức liên kết tăng sinh làm cho

thành ruột dày lên. Gan thường tụ máu.

Hình 5.1 Gà bị giun đũa gầy còm ủ rũ

Hình 5.2 Nhiều giun đũa trong ruột non

Page 88: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

87

5.3 CHẨN ĐOÁN

Có thể dựa vào triệu chứng gầy còm, ăn nhưng không lớn. Ngoài ra, cần

mổ gia cầm gầy yếu hoặc chết để kiểm tra giun trong ruột.

5.4 PHÒNG BỆNH

Định kỳ tẩy giun cho gà lớn và gà con bằng Levavet (thành phần levamisol

HCl 10%) với liều 1g/kg thể trọng pha trong nước uống hoặc trộn trong thức ăn

liên tục trong 3 ngày.

Diệt căn bệnh ở môi trường ngoài: Phân gà phải quét dọn tập trung để ủ,

định kỳ làm vệ nền chuồng, sân chơi, máng ăn,…;chuồng, sân nuôi gia cầm có

ánh sáng và để trong một thời gian trước khi nuôi gia cầm.

Nuôi riêng gà lớn và gà con để gà con không ăn phải trứng giun do gà lớn

thải ra.

5.5 ĐIỀU TRỊ

Sử dụng Levavet tiêm bắp với liều 1ml/5kg thể trọng để điều trị, hoặc

Levavet với liều 1g/ kg thể trọng pha trong nước uống hoặc trộn trong thức ăn

liên tục trong 3 ngày. Hoặc dùng Vime-Dazol (thành phần benzimidazole 15%)

(0,5g/ kg thức ăn) trộn vào thức ăn liên tục trong 7 ngày.

Page 89: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

88

D. CÁCH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH VÀ VACCINE TRONG

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GÀ

1. CÁCH SỬ DỤNG KHÁNG SINH

1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHÁNG SINH

Kháng sinh còn được gọi là trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi

sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi

khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Với nồng độ thấp kháng sinh đã

có tác dụng ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây

bệnh nhưng không, hoặc rất ít gây độc cho người, gia súc, gia cầm.

1.2 CÔNG DỤNG CỦA KHÁNG SINH

Kháng sinh được sử dụng để điều trị và phòng các bệnh do vi khuẩn, chúng

có thể giết hoặc kìm hãm sự sinh trưởng của vi khuẩn, một số kháng sinh cũng

có thể được sử dụng trong các bệnh do nguyên trùng, nhưng kháng sinh không

có hiệu quả đối với các bệnh do virus. Hiện nay, có rất nhiều loại kháng sinh

được phát hiện và sản xuất. Nhờ thành tựu về kháng sinh và vaccine mà chúng ta

có thể khống chế và thanh toán nhiều bệnh truyền nhiễm trên người và động vật.

Tuy nhiên do hiệu quả của nó, và việc dễ dàng mua kháng sinh đã dẫn đến sự

lạm dụng kháng sinh làm vi sinh vật phát triển tính đề kháng sinh một cách

nhanh chóng và phổ biến, vấn đề này vô cùng nguy hiểm. Hơn nữa bên cạnh

hiệu quả trong việc tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, kháng sinh còn có tác dụng

phụ nhất định, nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người

và động vật. Do đó, người sử dụng thuốc cần thực hiện đúng các nguyên tắc sử

dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh.

1.3 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH

Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã xác định được căn nguyên của bệnh là vi

khuẩn hoặc trong trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (phẫu thuật, thiến,

chấn thương,…). Không sử dụng kháng sinh trong các trường hợp khác (bệnh do

virus, bệnh thiếu, rối loạn dinh dưỡng,...).

Cần chẩn đoán đúng bệnh để chọn những kháng sinh có hiệu quả cao nhất

đối với căn bệnh.

Cần phát hiện bệnh sớm, sử dụng thuốc điều trị sớm để tránh mầm bệnh

phát tán và tổn thương cơ thể.

Dùng liều cao ngay từ đầu và khoảng cách giữa các lần cho thuốc đảm bảo

nồng độ kháng sinh đủ ức chế hay diệt được mầm bệnh và không vội vàng thay

đổi kháng sinh.

Page 90: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

89

Thời gian điều trị bệnh tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, vị trí

nhiễm trùng. Trong trường hợp không có sự hướng dẫn đặc hiệu của kháng sinh

đối với việc điều trị bệnh, việc sử dụng kháng sinh nên ngừng khi con vật không

còn bất cứ một triệu chứng lâm sàng nào của bệnh.

Nếu xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nên lựa chọn sử dụng kháng

sinh phổ kháng khuẩn hẹp nhưng đặc hiệu, nếu không thể xác định được thì cần

lựa chọn kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng hoặc nên kết hợp kháng sinh.

Việc kết hợp kháng sinh cần theo nguyên tắc để đảm bảo hiệu quả.

Khi sử dụng sulfonamides phải cho gia cầm uống nhiều nước và kèm theo

Na2CO3, hoặc NaHCO3 và không dùng kết hợp với novocaine hay B-complex.

Cần đánh giá đáp ứng của bệnh đối với kháng sinh qua trình trạng sức

khỏe, các phản ứng nhiệt độ, ăn uống, trạng thái phân, v.v,…

Để phát huy tác dụng hiệu quả điều trị bệnh bằng kháng sinh, cần phải kết

hợp với các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, cải thiện môi trường chăn nuôi,

điều trị triệu chứng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Do việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi: làm thuốc tăng trọng, bảo

quản thức ăn, phòng ngừa dịch bệnh (liều thấp); hay sử dụng sai nguyên tắc:

dùng không đúng liều lượng, dùng không đúng thuốc, không đủ liệu trình,

thường xuyên chỉ dùng một loại thuốc; đặc biệt là việc phối hợp kháng sinh sai

nguyên tắc … đã tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là hiện tượng đa

kháng (vi khhuẩn gây bệnh cùng một lúc kháng với nhiều loại kháng sinh). Yếu

tố kháng thuốc được coi như là độc lực của vi khuẩn gây bệnh. Vấn đề này sẽ

làm cho quá trình điều trị bệnh trở nên phức tạp, thậm chí còn làm vô hiệu hóa

kháng sinh. Một số vi khuẩn gây bệnh cho động vật cũng có thể gây bệnh cho

người, hoặc vi khuẩn gây bệnh ở động vật có thể chuyển các yếu tố đề kháng

kháng sinh cho vi khuẩn gây bệnh trên người. Nếu không có chiến lược sử dụng

kháng sinh hợp lý, trước nhất là trong chăn nuôi, thú y, và dân y, vi khuẩn phát

triển nhanh chóng tính kháng thuốc, đến một lúc nào đó kháng sinh không còn

hiệu lực đối với vi khuẩn dẫn đến nguy cơ không thể dùng kháng sinh điều trị

bệnh nhiễm khuẩn trên người và động vật.

Page 91: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

90

2 CÁCH SỬ DỤNG VACCINE VÀ KHÁNG THỂ

2.1 CÁCH SỬ DỤNG VACCINE

a. Khái niệm vaccine

Vaccine là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên vi sinh vật dùng để kích

thích hệ thống miễn dịch đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh.

Trong cơ thể động vật tồn tại hệ thống phòng vệ chống lại sự xâm nhập của

các yếu tố ngoại lai. Trong đó có các vi sinh vật gây bệnh. Hệ thống phòng vệ

này của cơ thể bao gồm hai hệ thống: Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.

Các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu (Da, niêm mạc, dịch tiết của cơ thể, đại

thực bào, kháng thể không đặc hiệu,…) có tác dụng bảo vệ chung không phân

biệt tác nhân gây bệnh, trong khi đó các yếu tố miễn dịch đặc hiệu (kháng thể

đặc hiệu và tế bào miễn dịch) chỉ có khả năng chống lại kháng nguyên kích thích

cơ thể tạo ra chúng mà thôi.

Để phòng chống dịch bệnh gia súc và gia cầm, nhất là đối với các hệ thống

chăn nuôi thâm canh, việc tiêm vaccine cho gia súc chính là tạo miễn dịch đặc

hiệu cho chúng chống lại tác nhân gây hại cơ thể.

Sau khi khi tiêm vaccine 2-3 tuần, tùy thuộc vào tính chất của vaccine và

cách đưa vaccine vào cơ thể động vật, các kháng thể đặc hiệu hoặc tế bào miễn

dịch được tạo thành giúp bảo vệ cơ thể động vật khỏi tác nhân gây bệnh của vi

sinh vật có kháng nguyên cùng loại với vaccine.

b. Phân loại vaccine

Vaccine dùng trên gà ở thị trường trong nước ta có 2 dạng chính là vaccine

sống (nhược độc) và vaccine chết (vô hoạt).

Vaccine sống

Vaccine sống là vaccine được sản xuất từ các chủng virus hay vi khuẩn,

hay protozoa còn sống, gần như không có tính gây bệnh cho động vật được tiêm

phòng, nhưng có khả năng gây đáp ứng miễn dịch cho động vật. Vi sinh vật còn

sống sẽ tiếp tục nhân lên trong cơ thể động vật và tiếp tục tạo ra sự kích thích

của kháng nguyên trong một khoảng thời gian. Phần lớn các loại vaccine phòng

bệnh do virus trên gia cầm hiện nay thuộc loại này: vaccine Gumboro,

Newcastle, Marek, đậu gà, viêm phế quản truyền nhiễm, ...

Vaccine virus sống tạo miễn dịch cao và bền vững nhưng nhược điểm là dễ

gây tình trạng nhiễm trùng khi sử dụng và khó bảo quản.

.

Page 92: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

91

Vaccine chết (vaccine vô hoạt)

Phần lớn vaccine vi khuẩn thuộc loại này: các loại vaccine loại này thông

dụng hiện nay trên gia cầm là: tụ huyết trùng gia cầm, vaccine coryza, vaccine

CRD. Ngoài ra, trên thị trường cũng có nhiều loại vaccine virus chết như:

vaccine cúm gia cầm, vaccine Newcastle,...

Vaccine chết an toàn khi sử dụng, dễ bảo quản, nhưng tạo miễn dịch

chậm, cho hiệu lực không cao và không kéo dài như vaccine virus giảm độc.

Hình 1.1 Vaccine virus sống

dưới dạng đông khô

Hình 1.2 Vaccine protozoa

sống dưới dạng dung dịch

Hình 1.4 Vaccine sống đông khô

có kèm nước pha

Hình 1.3 Vaccine sống dưới

dạng dung dịch

Page 93: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

92

Hình 1.5 Vaccine tụ huyết trùng

gia cầm

Hình 1.6 Vaccine Mycoplasma trên gia cầm

Hình 1.7 Vaccine Coryza trên gia cầm

Page 94: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

93

Hình 1.8 Kháng thể lòng đỏ phòng bệnh Gumboro,

Newcastle,…trên gà

Bảng 1. So sánh đặc điểm của vaccine sống và vaccine chết

Đặc điểm Vaccine sống Vaccine chết

Tính ổn định Tương đối ổn định Ổn định

Liều lượng sử dụng Thấp Cao

Số lần đưa vaccine 1 lần Nhiều lần

Chất bổ trợ Không Có

Thời gian miễn dịch Nhanh và dài Chậm và ngắn

Đáp ứng miễn dịch tế

bào

Tốt Kém

Sự trở lại cường độc Có thể có Không

Chi phí sản xuất Rẻ Đắt

2.2 CÁCH SỬ DỤNG KHÁNG THỂ

Khái niệm

Kháng thể dùng để phòng chống bệnh truyền nhiễm là chế phẩm sinh học

thường được chế từ huyết thanh của động vật (kháng huyết thanh) hoặc từ lòng

đỏ trứng gà (kháng thể lòng đỏ) bằng cách tối miễn dịch động vật với kháng

nguyên đặc hiệu. Khi tiêm kháng thể vào cơ thể, động vật có khả năng miễn dịch

ngay sau 1 vài giờ (tùy cách đưa kháng thể vào cơ thể động vật). Tuy nhiên thời

gian bảo hộ do kháng thể thường ngắn khoảng 2 tuần. Do đó, kháng thể thường

chỉ sử dụng trong phòng bệnh khẩn cấp hoặc điều trị bệnh.

Page 95: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

94

2.3 CÁCH BẢO QUẢN VACCINE VÀ KHÁNG THỂ

Vaccine và kháng thể rất dễ hư hỏng nếu bảo quản không đúng cách. Chất

lượng vaccine và huyết thanh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực tạo miễn dịch. Vì

vậy các vaccine và kháng thể cần thiết phải được bảo quản tốt ngay từ khi được

sản xuất cho tới khi được tiêm chủng vào cơ thể động vật. Cách bảo quản các

vaccine và kháng thể có những điểm không giống nhau, nhưng nói chung tất cả

đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh. Nhiệt độ và ánh sáng

làm hư hỏng tất cả các loại vaccine và kháng thể, đặc biệt là những vaccine

sống.

Đối với vaccine chết, vaccine sống đông khô, kháng thể cần bảo quản ở

nhiệt từ 2-80C. Các vaccine và kháng thể có thể bảo quản trong tủ lạnh hay

phòng lạnh hoặc nước đá với nhiệt độ 2-8oC. Trong điều kiện đó có thể giữ

vaccine và kháng thể tới hạn dùng ghi trên nhãn hiệu. Nếu không bảo quản như

các điều kiện trên thì hạn dùng vaccine sẽ rút ngắn hoặc mất hiệu lực ngay.

Riêng vaccine virus sống (dạng lỏng) phải bảo quản ở độ âm sâu, tốt nhất

là trong thùng ni tơ lỏng (dưới -100oC). Đối với vaccine đông khô không được

giữ ở nhiệt độ âm vì nhiêt độ âm (đặc biệt với lọ có nút cao su) làm không khí và

ẩm độ dễ thấm vào trong lọ vaccine dẫn đến hư hỏng vaccine.

Khi vận chuyển vaccine và kháng thể, cần giữ vaccine trong phích lạnh,

tránh ánh sáng.

Các vaccine sống (đông khô) sau khi pha xong nên sử dụng ngay và hết

trong 2 giờ.

Huyết thanh và vaccine chết trước khi sử dụng nên lấy ra khỏi tủ lạnh và để

ấm lên khoảng 25-30oC, để khi tiêm thuốc dễ hấp thu tránh gây tổn thương mô

vùng tiêm, và nên sử dụng hết trong ngày.

Đối với vaccine đông khô đã pha loãng cần để trong phích lạnh. Vaccine đã

rút từ lọ ra pha loãng, không được cầm lâu trong tay và chỉ sử dụng được trong

vòng 1-2 giờ.

2.4 KIỂM TRA VACCINE VÀ HUYẾT THANH TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

Cần mua kháng thể và vaccine ở những cửa hàng đáng tin cậy. Luôn luôn

kiểm tra lọ vaccine trước khi sử dụng. Chỉ dùng những chai thuốc còn nguyên

vẹn, không rạn nứt, không đổi màu. Chai thuốc phải có đủ nhãn, ghi rõ tên

thuốc, nơi sản xuất, số lô, liều dùng, hạn dùng, cách sử dụng. Những chi tiết này

cần ghi vào sổ trước khi sử dụng để dễ tra cứu nếu như khi sử dụng có sự cố.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc quá hạn, đổi màu, lọ rạn nứt, nút không kín, mất

nhãn, tình trạng thuốc bất thường (Ví dụ: có vật lạ trong vaccine, vaccine tách

lớp (đã lắc kỹ nhưng không đồng nhất))

Page 96: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

95

2.5 CÁCH PHA VÀ ĐƯA VACCINE VÀ KHÁNG THỂ VÀO CƠ THỂ GÀ

a. Cách pha vaccine

Khi pha các loại vaccine phải có dụng cụ như ống tiêm, kim, lọ thủy tinh

và nước cất. Các dụng cụ cần được khử trùng như hấp hoặc luộc, và phải để

nguội mới dùng. Đối với vaccine sống các dụng cụ dùng để pha thuốc và chứa

thuốc đều phải để nguội, không được rửa bằng thuốc sát trùng.

Vaccine đông khô cần được pha với chất pha loãng thích hợp (dung dịch

bán kèm theo hoặc nước sinh lý) và đúng liều lượng và lắc đều để làm đồng nhất

dung dịch vaccine. Sau khi pha loãng vaccine phải được để trong điều kiện lạnh,

tránh ánh sáng mặt trời, tốt nhất là trong phích nước đá và sử dụng không kéo

dài quá 2 giờ, không để chất sát trùng hoặc kháng sinh vào lọ vaccine.

Kháng thể và vaccine chết giữ nguyên không pha loãng, trước khi sử dụng

cần lấy ra khỏi tủ lạnh để ở nhiệt độ bình thường vài giờ và phải lắc để làm đồng

nhất,trong quá trình sử dụng thỉnh thoảng phải lắc lại.

b. Cách đưa vaccine và kháng thể vào cơ thể gà

Hiệu lực của vaccine và kháng thể còn phụ thuộc nhiều vào đường đưa vào

cơ thể. Mỗi loại vaccine có phương pháp sử dụng khác nhau, sử dụng sai phương

pháp qui định không những sẽ không tạo được miễn dịch cần thiết, đôi khi còn

gây ra những phản ứng nghiêm trọng.

Tùy loại vaccine, đối với chăn nuôi gia cầm có thể đưa vaccine và kháng

thể vào cơ thể con vật qua nhiều đường khác nhau như: nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho

uống, cho ăn (vaccine Newcastle chịu nhiệt), chủng qua da, tiêm dưới da, hoặc

bắp thịt, tuyệt đối không được tiêm vào tĩnh mạch. Phương pháp tiêm dưới da

thường áp dụng đối với vaccine vô hoạt. Đa số các vaccine sống có thể tiêm vào

bắp thịt hoặc dưới da.

Kháng thể có thể tiêm dưới da, bắp thịt hoặc phúc mạc. Nếu tiêm kháng thể

với thể tích lớn cần phải làm ấm thuốc lên 370C.

* Phương pháp nhỏ mắt hoặc mũi

Cách pha vaccine đông khô

Dùng lọ nhỏ giọt có bán sẳn trên thị trường rửa sạch, để khô (có thể tận

dụng lọ nước sinh lý cũ, tránh dùng lọ của thuốc kháng sinh hoặc thuốc sát

trùng). Trước khi pha cần biết chính xác trong 1ml chứa bao nhiêu giọt, ta có thể

kiểm tra bằng cách cho 1ml nước sinh lý vào lọ nhỏ giọt sau đó nhỏ từ từ để đếm

số giọt trong 1ml, từ đó tính số lượng nước pha vừa đủ. Ví dụ: trong 1 ml có

chứa 25 giọt, mỗi gà cần nhỏ 2 giọt, lọ vaccine dùng cho 100 gà thì cần có 200

giọt, thể tích nước sinh lý cần được đưa vào lọ vaccine là : 200/25=8ml.

Page 97: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

96

Cách nhỏ mắt, nhỏ mũi

Nhỏ mắt: Một tay giữ gà với ngón trỏ và cái cố định đầu gà sao cho một

bên mắt ngửa lên trên, đồng thời vạch mí mắt ra. Tay kia cầm lọ nhỏ 1 giọt

vaccine vào khóe mắt. Đợi cho giọt vaccine lan khắp bề mặt kết mạc mới xoay

đầu gà để nhỏ tiếp vào mắt bên kia. Phải giữ chờ vài giây rồi mới thả gà ra (chờ

cho gà chớp mắt thấm hết thuốc). Nếu giọt thuốc bị tràn ra ngoài thì nhỏ lại giọt

mới.

Nhỏ mũi: Cách giữ gà như trên, dùng ngón tay trỏ bịt 1 lỗ mũi bên dưới,

nhỏ 1 giọt vào lỗ bên trên, gà sẽ hít hết thuốc vào mũi, và làm tiếp như vậy với

lỗ mũi bên kia.

Để ngăn sự ấm lên của vaccine khi người nhỏ cầm trên tay, nên chia

lượng vaccine vào 2-3 lọ khác nhau, khi sử dụng lọ này thì giữ lạnh những lọ

còn lại (khi đợi bắt gà hay khi chờ đợi thì cũng phải giữ lạnh), trong vòng 2h

phải sử dụng hết lượng vaccine đã pha.

* Phương pháp cho uống

Máng uống nước và chai đựng vaccine phải được rửa sạch, không có xà

phòng hoặc chất sát trùng.

Nước dùng để pha loãng vaccine phải là nước sạch mát, không chứa clo

(hoặc hợp chất clo) và ion kim loại nặng (không sử dụng nước máy để pha

vaccine). Nên thêm 2,5-5 g sữa bột gạn kem vào 1 lít nước để giảm bớt tác động

của ion kim loại, hóa chất có trong nước

Pha vaccine đông khô với 5ml nước sạch mát, lắc tan đều rồi đổ vào chai

xô chứa lượng nước mát tính đủ cho đàn gà uống hết trong 2 giờ. Ước tính 10-15

Hình 1.9 Phương pháp nhỏ mắt gà

Page 98: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

97

ml cho một gà tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Tráng lại chai vaccine và

khuấy cẩn thận trước khi chia đều vaccine vào máng uống.

Để gà nhịn khát 2 giờ trước khi sử dụng, và bố trí đầy đủ máng nước để tất

cả gà đều được uống ngay khi cấp vaccine.

Nên sử dụng vaccine vào sáng sớm hoặc chiều tối để tránh tác hại của nắng

và sức nóng đối với vaccine.

Vaccine cho uống tốt nhất nên chia làm 2 lần, lần sau cách lần trước

khoảng 1 giờ. Để vaccine dư trong tủ lạnh hoặc trong thùng bảo quản lạnh.

Sau khi pha vaccine, nếu chưa sử dụng phải bảo quản lạnh, và phải sử dụng

hết trong 2 giờ.

* Phương pháp cho ăn

Hiện nay mới chỉ có vaccine Newcastle chịu nhiệt có thể sử dụng bằng

phương pháp này.

Lượng cơm hoặc cám dùng để trộn vaccine khoảng 10g/con, lượng thức ăn

để trộn vaccine nhiều quá gà sẽ ăn không hết, nhưng nếu ít quá thì một số con

không kịp ăn dẫn tới một số con trong đàn gà thu nhận vaccine không đồng đều

hoặc không đủ liều.

Pha vaccine đông khô với 10ml nước sinh lý, lắc đều làm đồng nhất

vaccine. Dùng ống tiêm vừa phun vừa trộn vào cơm hoặc cám để cho vaccine

ngắm đều vào lớp thức ăn.

Sau khi trộn vaccine, rãi cơm hoặc cám dàn đều lên bao hoặc giấy lót để

cho cả đàn gà có thể ăn cùng lúc. Nên cho ăn vào sáng sớm, lúc gà còn đói để

vaccine được gà ăn vào nhanh nhất. Nên cho gà ăn vaccine 2 lần, lần sau cách

lần trước 2-3 tuần để tạo miễn dịch cao.

* Phương pháp tiêm

Tiêm gia cầm có thể dùng ống tiêm nhựa vô trùng 1 hoặc 2 ml, kim tiêm số

21 hoặc 22, nếu số lượng gia cầm lớn nên sử dụng ống tiêm tự động.

Tiêm bắp

Có thể tiêm vào cơ ức, cơ đùi, hoặc cơ gốc cánh

Tiêm vào cơ ức: vaccine được tiêm vào cơ ngực cách khoảng 3-5cm so với

xương ức tùy thuộc vào độ tuổi của gà, kim hướng góc 45o so với cơ thể, điều

này sẽ giúp vaccine đi qua cơ và tránh vào xoang cơ thể hay nội tạng (lưu ý:

tránh tiêm nơi thịt quá mỏng vì có thể tiêm vào nội tạng).

Page 99: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

98

Tiêm ở cơ đùi: khi tiêm vào cơ đùi, nên tiêm ở phía bên trên của cơ đùi,

giữa khớp đùi và khớp đầu gối. Tránh các mạch máu, dây thần kinh và khớp

xương.

Tiêm cơ cánh: Tiêm vào cơ gốc cánh, kim được chỉ về hướng cơ thể. Tránh

tiêm trúng các mạch máu và xương có thể gây liệt cánh.

Tiêm dưới da

Có thể tiêm dưới da cổ và dưới da cánh

Phương pháp tiêm dưới da cổ thường được sử dụng hơn, mũi tiêm hướng

về phía phía đuôi. Phương pháp tiêm dưới da cánh, tiêm thuốc vào dưới da mặt

trong cánh, cẩn thận không rút kim ra quá nhanh vì có thể gây rò rỉ vaccine ra

ngoài vị trí tiêm và cần tránh tiêm vào mạch máu.

Hình 1.10 Ống tiêm tự động

Hình 1.11 Vị trí tiêm ở cơ ức

Page 100: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

99

.

Hình 1.12 Vị trí tiêm dưới da cổ

Hình 1.14 Vaccine nhuộm màu xanh dưới da khi tiêm thành công

Hình 1.13 Mô phỏng vị trí tiêm dưới da cổ

Page 101: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

100

*Những biểu hiện khi tiêm sai

Hình 1.15 Cổ gà mái bị sưng cơ khi tiêm vaccine không đúng

cách

Hình 1.16 Gà bị sưng đầu do tiêm ở vị

trí quá cao trên cổ

Hình 1.17 Gà bị vẹo cổ do tiêm ở vị

trí quá sâu trên cổ

Page 102: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

101

Hình 1.18 Tụ máu dưới da do làm vỡ mạch máu khi tiêm dưới da cánh

Hình 1.19, 1.20, 1.21, 1.22

Tổn thương mô, kháng thể (vaccine) không tan do tiêm kháng thể, vaccine (chết) quá lạnh.

Hình 1.19 Hình 1.20

Hình 1.21 Hình 1.22

Page 103: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

102

Hình 1.23 Phương pháp chủng đậu gà

* Chủng qua da, cánh

Phương pháp này thường dùng trong phòng bệnh đậu gà .

Việc chuẩn bị cho vaccine này tương tự như vaccine nhỏ mắt, sử dụng

dung dịch pha loãng đi kèm với vaccine, hoặc nước sinh lý mặn (lọ với 100 liều

pha với 1ml)

Dùng kim chủng đậu (loại chuyên dùng) để chủng.

Phương pháp chủng

Đưa kim vào lọ vaccine cho dung dịch vaccine dính vào đầu kim, xong

đâm kim xuyên qua màng cánh (tránh chỗ lông, mạch máu và xương), sao cho

vaccine ngấm vào hết vào da qua vết thương.

Thay kim mỗi 500 con, kim có thể khử trùng và sử dụng lại được, miễn là

nó còn sắc bén.

Nếu trong quá trình chủng, tĩnh mạch cánh bị thủng thì ngay lập tức đổi

kim và chủng lại.

Page 104: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

103

2.6 LỊCH TIÊM PHÒNG VACCINE CHO GÀ

Bảng 2. Qui trình phòng bệnh gà thả vườn

Ngày

tuổi

Phòng bệnh Thuốc / vaccine Liều lượng,

cách dùng

1 Phòng bệnh Marek Vaccine

Poulvac

Ovoline

CVI+HVT

Tiêm dưới da

4 Phòng bệnh Newcastle (lần 1)

và viêm phế quản truyền

nhiễm

Vaccine ND +

IB

Nhỏ vào mắt

hoặc mũi

8 Phòng bệnh Gumboro (lần 1)

Vaccine

Gumboro

Nhỏ mắt hoặc

mũi

12 Phòng bệnh đậu gà

Vaccine đậu gà Chủng qua da

cánh

15 Phòng bệnh cúm gà Vaccine cúm

gia cầm H5N1

Tiêm dưới da

hoặc tiêm bắp

18 Phòng bệnh Gumboro (lần 2) Vaccine

Gumboro

Tiêm dưới da

hoặc tiêm bắp

Hình 1.24 Nốt đậu xuất hiện sau 7-10 ngày tiêm chủng

Page 105: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

104

21 Phòng bệnh Newcastle (lần 2) Vaccine Lasota

Nhỏ vào miệng

hoặc pha vào

nước uống lúc

trời mát

30 Phòng bệnh cúm gà (lần 2)

Vaccine cúm

gia cầm H5N1

Tiêm dưới da

hoặc tiêm bắp

35 Phòng bệnh Gumboro (lần 3) Vaccine

Gumboro

Tiêm dưới da

hoặc tiêm bắp

40 Phòng bệnh tụ huyết trùng

(lần 1)

Vaccine Tụ

huyết trùng GC

Tiêm dưới da

cổ

60 Phòng bệnh Newcastle (lần 3) Vaccine

Newcastle M

(hệ I)

Tiêm bắp

Trên gà giống cần định kỳ tiêm phòng lại một số bệnh:

Bệnh cúm gia cầm: định kỳ sau mỗi 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

Bệnh tụ huyết trùng và bệnh Newcastle: định kỳ sau mỗi 6 tháng tiêm nhắc

lại 1 lần.

Page 106: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

105

E. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI – CÁC

CÁCH PHÒNG TRÁNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

1. TẠI SAO PHẢI QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI

Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy

ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như

thoái hóa đất, biến đổi khí hậu ô nhiễm không khí, gây thiếu nước, ô nhiễm

nguồn nước, mất đa dạng sinh học.

Phân và chất bài tiết của vật nuôi chứa nhiều nitơ, phốt pho, kẽm, đồng,

chì, Asen, Niken (kim loại nặng)…và các vi sinh vật gây hại khác không những

gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì nhiêu của

đất, ô nhiễm mặt nước và cả nguồn nước ngầm. Trong quá trình sống, vật nuôi

còn bài thải các loại khí hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra

các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc

gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái như: E. Coli,

Salmonella, Streptococcus fecalis, Enterobacteriae, Clostridium botulinum,…

đồng thời lượng nước thải từ chăn nuôi cũng làm ô nhiễm môi trường bởi các chất

kháng sinh, hoocmon, hóa chất sát trùng,…làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trong chăn nuôi gà, bình quân mỗi gà đẻ trưởng thành bài thải khoảng 0,162kg

phân/con/ngày. Nếu người chăn nuôi không có biện pháp xử lý chất thải, tình

trạng ô nhiễm môi trường sẽ gia tăng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và

vật nuôi.

2. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

Quản lý chất thải chăn nuôi phải đạt mục đính giảm thiểu tối đa ô nhiễm

môi trường một cách tốt nhất (bao gồm môi trường nước, đất và không khí).

Quản lý chất thải nhằm mục đích diệt các vi sinh vật gây nguy hiểm đến

sức khỏe vật nuôi và con người, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Cần có phương pháp quản lý chất thải phù hợp, đảm bảo tái sử dụng nguồn

hữu cơ quí giá (phân bón, thức ăn thủy sản,…)

Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn.

Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện

pháp chủ yếu sau đây:

- Chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao, hồ.

- Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng.

- Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).

Page 107: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

106

Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân rộng

như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo, lục bình,..), xử

lý bằng hồ sinh học.

3. CÁC CÁCH PHÒNG TRÁNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG XUNG

QUANH

3.1 QUY HOẠCH XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI

Khi xây dựng trang trại chăn nuôi cần phải đủ xa khu vực nội thành, nội

thị, khu đông dân cư, đặc biệt là những khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm

hoặc nguồn nước sông hồ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt. Đồng thời,

phải đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang trại. Người chăn

nuôi phải thực hiện tốt quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển,

giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng.

3.2 XỬ LÝ CHẤT THẢI BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC

a. Xử lý môi trường bằng men sinh học

Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men để

giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế phẩm EM (Effective

Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban đầu các chất này được

nhập từ nước ngoài, nhưng ngày nay các chất men đã được sản xuất nhiều ở

trong nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú và có

ưu điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta. Hiện nay, men

sinh học dùng trong chăn nuôi rất đa dạng như: dùng xử lý phân (EMIC), bổ

sung vào nước thải, chất thải để giảm mùi hôi (EMIC. PHOT, EMC, GEM,

GEM-K, GEM-P1,) dùng phun vào chuồng nuôi (MT3), dùng trộn vào thức ăn

(De-odorase, men BTV,…), giúp hạn chế các vi sinh vật và giảm thiểu mùi hôi

trong chăn nuôi.

b. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học

Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được

những kết quả bước đầu đã được khẳng định là ít ô nhiễm môi trường, giảm chi

phí, giảm bệnh tật, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, phù hợp với chăn nuôi gà

nông hộ.

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm

sản (phôi bào, mùn cưa…) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây bắp, đậu,

rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê,… ) cắt nhỏ để làm đệm trộn với chế phẩm sinh học. Chế

phẩm sinh học dùng trong đệm lót là những vi sinh vật đã được nghiên cứu và

chọn lọc thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces,

Aspergillus, v.v… với mong muốn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn

trong đệm lót chuồng nhằm tạo vi sinh vật có lợi đường ruột, tạo các vi sinh

Page 108: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

107

vật sinh ra chất ức chế, nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, để các vi sinh

vật phân giải chất hữu cơ từ phân, chất bài tiết vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường.

Hiện nay, trong nước có nhiều cơ sở khác cũng đã nghiên cứu và chọn tạo

ra nhiều tổ hợp vi sinh vật (men) phù hợp với các giá thể khác nhau và được thị

trường chấp nhận. Chế phẩm sinh học Balasa N01 khá phổ biến và thường được

sử trong chăn nuôi gà nông hộ.

*Lợi ích

Làm tiêu hết phân: mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không

còn, tạo môi trường sống tốt, không ô nhiễm.

Cải thiện môi trường sống cho người lao động.

Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.

Sẽ không phải thay chất độn lót trong suốt quá trình nuôi, giảm tối đa nhân

công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn lót chuồng.

Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen ở gà.

Giảm tỷ lệ chết và loại thải (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy, giảm công và chi phí

thuốc trong việc chữa trị con vật bị bệnh.

Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm.

Khi úm trên đệm lót sẽ giúp cho gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và

tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không

bị què chân, lông tơi, mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng

sinh.

Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay đệm lót.

Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên.

*Kỹ thuật áp dụng

Đối với nền chuồng: Nền có thể láng xi-măng hoặc lát gạch. Nếu nền

chuồng là nền đất, chỉ cần nện đất thật chặt, không cần láng xi-măng, lát gạch

giảm được chi phí xây dựng.

Phương pháp làm đệm lót dùng úm gà, nuôi gà thịt trên nền:

Làm đệm lót cho 25m2 nền chuồng theo các bước sau:

Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả gà vào.

Bước 2: Sau một thời gian (sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2-3

ngày đối với gà nuôi thịt) quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rãii

Page 109: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

108

kín (nền chuồng dơ), ta cần cào sơ qua lớp mặt đệm lót (lưu ý: khi cào nên

dồn gọn gà về từng phía một để tránh gây xáo trộn đàn gà).

Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men đã được

pha chế lên toàn bộ bề mặt đệm lót, sau đó dàn đều trên mặt để men được

phân tán đều khắp.

Cách làm chế phẩm men:

Lấy 1kg chế phẩm sinh học trộn đều với 5-7kg bột bắp hoặc cám gạo, cho

thêm khoảng 2,5-3,2 lít nước sạch, trộn cho ẩm đều, sau đó cho vào túi hoặc

thùng và để chỗ ấm và mát, ủ trong 2-3 ngày là sử dụng được. Như vậy, cần phải

ủ chế phẩm men vi sinh trước khi rắc men 2-3 ngày.

Phương pháp làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng:

Đối với chuồng nuôi đã có sẵn

Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50cm

nên khó thao tác, vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên

ngoài sau đó mới đưa vào chuồng. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị: Để làm cho 25m2 diện tích đệm lót chuồng.

Đem 1kg Balasa N01 trộn 5kg bột bắp và cám gạo cho vào thùng, thêm 180 lít

nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày sẽ được dịch lên men (hỗn hợp

1).

Tiếp tục lấy hơn 2,5 lít dịch lên men đã làm ở trên cho thêm vào 5kg bột bắp và

cám gạo trộn cho ẩm đều (hỗn hợp 2).

Cách lên men chất độn ở bên ngoài:

Bước 1: Rãi đều lớp mùn cưa dầy 10cm lên nền nhà.

Bước 2: Rắc đều hỗn hợp 2 lên trên mặt độn lót.

Bước 3: Tưới hỗn hợp 1 và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó dàn đều

lớp trên mặt.

Chú ý: Nếu chất đệm là loại khó thấm nước thì cần tưới nước men (hỗn

hợp 1) làm nhiều lần giúp dịch men thấm đều.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày, nếu sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể

sử dụng được.

Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi:

Bước 1: Rãi trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dầy 20cm.

Bước 2: Rãi đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt là

được.

Page 110: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

109

Đối với chuồng làm mới

Nếu nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30cm,

để nguyên đất nện không phải láng xi-măng sẽ làm đệm lót ngay trong chuồng.

Cách làm như sau:

Bước 1: Rãi trấu lên nền chuồng đạt độ dầy 20cm. Sau đó rải tiếp 10cm mùn

cưa.

Bước 2: Rắc đều 5kg bột bắp và cám gạo đã xử lý men lên trên mặt độn lót.

Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó

dàn đều lớp trên mặt.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày, sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử

dụng được.

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học rất phù hợp đối với mô hình chăn nuôi

nông hộ giúp giảm gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm công lao động. Tuy

nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên chỉ thực hiện ở

địa hình cao ráo và cần làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng.

3.3 XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUOI BẰNG HẦM BIOGAS (CÔNG TRÌNH

KHÍ SINH HỌC)

Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang trại có thể sử

dụng loại công trình khí sinh học (KSH) cho phù hợp. Xử lý chất thải chăn nuôi

bằng công trình khí sinh học KSH được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm

khí thải CH4 (Khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng lượng

sạch. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm

vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử

dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ

trang trại.

Hình 1.25 Xây bể KSH composite và túi khí dự trữ

Page 111: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

110

Công trình khí sinh học góp phần giảm phát khí thải theo 3 cách sau:

Thứ nhất: Giảm phát thải khí methane từ phân chuồng;

Thứ hai: Giảm phát thải khí nhà nhà kính do giảm sử dụng chất đốt

truyền thống;

Thứ ba: Giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH

thay thế phân bón hóa học. Như vậy nhờ có công trình khí sinh học mà lượng

lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ sẽ được xử lý tạo ra chất đốt và chính điều

đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả.

3.4 XỬ LÝ CHẤT THẢI BẰNG Ủ PHÂN HỮU CƠ (COMPOST)

Xử lý chất thải bằng ủ hữu cơ (compost) là sử dụng chủ yếu bã phế thải

thực vật, phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của

vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón

hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Để thực hiện, cần chọn chỗ

đất cao không ngập nước, trải một lớp rác hoặc bã phế thải trồng trọt dầy khoảng

20cm, sau đó lót một lớp phân gia súc, gia cầm khoảng 20-50% so với rác, tưới

nước để có độ ẩm đạt 45-50% rồi lại tiếp tục trải một lớp rác, bã phế thải trồng

trọt lên trên… đến khi đống ủ đủ chiều cao (không sử dụng cỏ tranh, cỏ cú để ủ).

Cuối cùng dùng tấm ni lông, bạt… đủ lớn để che kín đống phân ủ. Người ta

cũng có thể bỏ vào cùng các lớp rác ở giữa đống ủ một lượng xác động vật chết.

Cứ khoảng một tuần thì đảo đều đống phân ủ và bổ sung nước cho đủ độ ẩm

khoảng 45-50%, che ni lông, bạt kín lại như cũ. Ủ phân bằng phương pháp này

hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bổ sung thêm tổ hợp vi sinh

vật hoặc men vào đống ủ thì sẽ tốt hơn.

Hình 1.26 Công trình KSH trùm bằng nhựa HDPE

Page 112: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

111

Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt

được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được

cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa

chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng

thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng

tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu

đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái.

3.5 XỬ LÝ CHẤT THẢI BẰNG GIUN DẤT

Mặc dù giun có thể sống trong điều kiện nhiệt độ 5 - 300C. Tuy nhiên, ở

dưới 100C giun ít hoạt động, dưới 5

0C, giun ngủ đông, dưới 0

0C và trên 40

0C

giun chết, ở nhiệt độ 28 - 300C giun hạn chế sinh sản hoặc di chuyển đến nơi ở

khác. Nhiệt độ 25 - 280C là thích hợp nhất để giun sinh trưởng và phát triển,

đồng thời giun có thể xử lý chất thải chăn nuôi tốt nhất.

Giun có thể xử lý trực tiếp phân của động vật ăn cỏ, đối với phân gia cầm

ta cũng có thể dùng giun để xử lý phân, nhưng trước đó phân gia cầm cần phải

đánh đống ủ (ủ phân compost) cho hoai trước khi nuôi giun. Sau đó, đánh thành

từng luống với độ dày 3 - 4 cm, rồi tiến hành thả giun giống, mật độ 9 - 20

kg/m2, tùy lượng phân hàng ngày, thường lượng giun thả nuôi tương ứng với

lượng phân cung cấp hàng ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng giun tinh với lượng

1,5 - 2 kg/m2. Thường thả giun giống vào lúc sáng sớm, theo một đường thẳng ở

giữa luống hoặc giải thành từng đám ở giữa mặt luống.

Giun có tập tính sống trong môi trường tối. Khi trời sáng, giun chui sâu

xuống dưới tầng mặt nên cần che phủ mặt luống để tạo bóng tối cho giun lên mặt

luống ăn thức ăn cả ngày lẫn đêm.

Thường xuyên tưới nước cho giun, đặc biệt trong những ngày hanh, nắng.

Độ ẩm thích hợp của luống nuôi là 70%.

Hàng ngày bổ sung phân với độ dày khoảng 5 cm trên mặt luống. Có thể

tiếp tục bổ sung thêm phân khi thấy bề mặt luống tơi xốp. Nếu sau 1 ngày thấy

lượng phân còn thừa nhiều thì cần giảm lượng thức ăn hoặc thả thêm giun giống.

Để xử lý phân hiệu quả cần theo dõi luống giun hàng ngày. Cần có biện

pháp hạn chế và tiêu diệt kiến. Luống giun cần được che chắn và bao lưới xung

quanh để chắn: chuột, vịt, gà, cóc, nhái,…

Vào những ngày trời quá nắng cần có biện pháp che nắng và giảm nhiệt độ

trong luống giun.

Sau 20 - 30 ngày, tiến hành thu giun và phân giun 1 lần.

Page 113: u tập huấn t gà khỏe mạnh - viparc.orgviparc.org/wp-content/uploads/2018/07/Textbook_Farmer-training.pdf · phải sạch bệnh (không có mang mầm bệnh) từ những

112

Ngoài việc nuôi giun trên luống, chúng ta có thể nuôi giun trong thùng,

kích thước thùng thay đổi đảm bảo chứa hết lượng phân của vật nuôi và không

làm thay đổi nhiệt độ trong thùng và có lỗ thoát nước khoảng 5 mm, để phía đáy

thùng không quá bị ẩm ướt. Đáy thùng được lót một lớp rơm, rạ. Thùng đựng

phân thải có nắp đậy kín đảm bảo giun không bò ra ngoài.

Ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giun đất còn là nguồn dinh

dưỡng rất tốt cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản,…

Trên đây là những biện pháp xử lý khác nhau thường được áp dụng nhằm giảm

thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm từ chất thải trong chăn nuôi gà.

Tùy từng điều kiện cụ thể mà người chăn nuôi lựa chọn biện pháp phù hợp.

Chúng ta có thể kết hợp giữa các phương pháp với nhau để xử lý chất thải chăn

nuôi hiệu quả và triệt để hơn.