4
UBND TNH AN GIANG CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM VĂN PHÒNG Độc lp - Tdo - Hnh phúc __________ _________________________ S: 61/TB-VPUBND An Giang, ngày 09 tháng 02 năm 2018 THÔNG BÁO Kết lun ca Phó Chtch UBND tnh Lâm Quang Thi tại Hội nghị Tổng kết hoạt động khuyến nông giai đoạn 2013-2017 ________________ Ngày 06/02/2018, y ban nhân dân tnh tham dHi nghTng kết hot động khuyến nông giai đoạn 2013-2017 do SNông nghip và Phát trin nông thôn tchc ti Hội trường Nhà khách Liên đoàn Lao động tnh. Sau khi nghe Trung tâm Khuyến nông báo cáo tng kết 05 năm hoạt động khuyến nông trên địa bàn tnh An Giang, vai trò ca khuyến nông trong chuyn dịch cơ cấu sn xut nông nghip, tình hình trin khai công tác khuyến nông trong lĩnh vực thy sản, chăn nuôi, chia sẽ kinh nghim ca Trung tâm Khuyến nông tnh Kiên Giang, ý kiến ca Viện, Trường, Văn phòng thường trc Trung tâm Khuyến nông phía Nam Quc gia ti Nam bvà ý kiến của các đại biu tham d, Phó Chtch UBND tnh Lâm Quang Thi có ý kiến kết luận như sau: Cn phi khẳng định công tác khuyến nông đóng vai trò rt quan trng trong sphát trin ca ngành nông nghip. Cth, mt sthành tu tích lũy qua nhiều năm do công tác khuyến nông đem lại như (1) Thc hin tt công tác xã hi hóa ging lúa, kết quhin nay toàn tnh có 160 tnhân gi ng và 30 doanh nghiệp, cơ ssn xut kinh doanh lúa giống trên địa bàn tnh vi quy mô din tích bình quân giai đoạn 2013-2017 đạt t22-30 ngàn ha/năm, có khả năng cung cấp khong 90% nhu cu ging cho sn xut, mt phn cung ng ngoài tỉnh và nước bn Campuchia (2) Chuyển đổi mô hình trồng cây màu trên vùng đất lúa kém hiu quthông qua các mô hình như mô hình trng mè, bắp lai, đậu phng, bp thu trái non …v…v…(3) ng dụng cơ giới hóa trong sn xuất như máy thu hoạch lúa – hin toàn tỉnh có 2.131 máy đảm bo din tích lúa thu hoch bằng máy đạt khong 98% máy sy - tllúa qua sy ca An Giang đạt 82% sản lượng vĐông Xuân, Hè Thu và 100% sản lượng vThu Đông, máy cấy trong tnh có khnăng đáp ứng được 18% din tích sn xut lúa ging, máy cuốn rơm hiện đã có 120 máy..v…v… . Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiu tn tại như một sít cán btrong hthng khuyến nông còn thiếu kinh nghim, hoạt động thông tin tuyên truyn trên phát thanh – truyn hình chưa mạnh, các mô hình khuyến nông thc hin vi quy

UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/2D8562C405BBEE594725823000457431/... · rộng các mô hình, đề tài, dự

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VĂN PHÒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________ _________________________ Số: 61/TB-VPUBND An Giang, ngày 09 tháng 02 năm 2018

THÔNG BÁO Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi

tại Hội nghị Tổng kết hoạt động khuyến nông giai đoạn 2013-2017 ________________

Ngày 06/02/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh tham dự Hội nghị Tổng kết hoạt động khuyến nông giai đoạn 2013-2017 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Hội trường Nhà khách Liên đoàn Lao động tỉnh.

Sau khi nghe Trung tâm Khuyến nông báo cáo tổng kết 05 năm hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh An Giang, vai trò của khuyến nông trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tình hình triển khai công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi, chia sẽ kinh nghiệm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, ý kiến của Viện, Trường, Văn phòng thường trực Trung tâm Khuyến nông phía Nam Quốc gia tại Nam bộ và ý kiến của các đại biểu tham dự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi có ý kiến kết luận như sau:

Cần phải khẳng định công tác khuyến nông đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Cụ thể, một số thành tựu tích lũy qua nhiều năm do công tác khuyến nông đem lại như (1) Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giống lúa, kết quả hiện nay toàn tỉnh có 160 tổ nhân giống và 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lúa giống trên địa bàn tỉnh với quy mô diện tích bình quân giai đoạn 2013-2017 đạt từ 22-30 ngàn ha/năm, có khả năng cung cấp khoảng 90% nhu cầu giống cho sản xuất, một phần cung ứng ngoài tỉnh và nước bạn Campuchia (2) Chuyển đổi mô hình trồng cây màu trên vùng đất lúa kém hiệu quả thông qua các mô hình như mô hình trồng mè, bắp lai, đậu phọng, bắp thu trái non …v…v…(3) Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất như máy thu hoạch lúa – hiện toàn tỉnh có 2.131 máy đảm bảo diện tích lúa thu hoạch bằng máy đạt khoảng 98% máy sấy - tỷ lệ lúa qua sấy của An Giang đạt 82% sản lượng vụ Đông Xuân, Hè Thu và 100% sản lượng vụ Thu Đông, máy cấy trong tỉnh có khả năng đáp ứng được 18% diện tích sản xuất lúa giống, máy cuốn rơm hiện đã có 120 máy..v…v… .

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại như một số ít cán bộ trong hệ thống khuyến nông còn thiếu kinh nghiệm, hoạt động thông tin tuyên truyền trên phát thanh – truyền hình chưa mạnh, các mô hình khuyến nông thực hiện với quy

2

mô nhỏ….Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trong thời gian 03 năm qua đạt ở mức thấp so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và so với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân tồn tại trên về khách quan là do biến đổi khí hậu, dịch bệnh, dịch hại còn về chủ quan là do công tác khuyến nông của ngành nông nghiệp hiện nay chưa đạt yêu cầu.

Do đó, để tiếp tục phát huy các thành tựu đạt được và khắc phục tốt những tồn tại của công tác khuyến nông trong thời gian qua; chúng ta phải thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Phải đổi mới tư duy khuyến nông từ tổ chức sản xuất (mô hình hiệu quả về kỹ thuật) sang kinh tế nông nghiệp (mô hình hiệu quả về kinh tế, có khả năng nhân rộng) – nếu mô hình hiệu quả về kỹ thuật nhưng không hiệu quả về kinh tế, không có khả năng nhân rộng thì không được làm. Việc thực hiện khuyến nông phải ưu tiên, chú trọng đến lợi ích của nông dân, lấy thị trường làm mục tiêu cho công tác khuyến nông. Lưu ý, khi xây dựng kế hoạch khuyến nông chúng ta phải từng bước thực hiện các nội dung khuyến nông dựa trên cơ sở sản xuất chuỗi (sản xuất – chế biến – tiêu thụ) theo định hướng phát triển hiện nay.

2. Phải đổi mới về phương thức: Dựa trên sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin hiện nay để thực hiện khuyến nông theo phương thức phối hợp đa chiều giữa các ngành các cấp trong tỉnh, giữa An Giang và các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL

a) Thiết lập hệ thống thông tin thống nhất từ tỉnh đến cơ sở để đảm bảo việc cung cấp các thông tin có liên quan được thông suốt và nhất quán.

b) Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa lực lượng khuyến nông với Cục Thống kê và các cơ quan ban ngành tỉnh có liên quan để cung cấp số liệu, thông tin nhanh chóng và chính xác về quy mô sản xuất, chủng loại sản xuất, năng suất các loại, tốc độ tăng trưởng…v…v…

c) Phối hợp các cơ quan ngoài tỉnh để có định hướng khuyến cáo nên sản xuất đối tượng cây trồng, vật nuôi nào nhằm tránh cung vượt cầu, đảm bảo lợi ích cho nông dân.

d) Phối hợp thực hiện tốt việc hợp tác quốc tế thông qua các chương trình dự án để khuyến cáo, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

3. Phải đổi mới về tổ chức bộ máy khuyến nông hiện nay theo hướng Khuyến nông 02 cấp – từ tỉnh đến cơ sở, có tính cơ động trong việc bố trí lực lượng khuyến nông khi địa phương đó có tín hiệu tốt về thị trường thì được quyền điểu chuyển cán bộ khuyến nông cấp tỉnh hoặc điều chuyển cán bộ khuyến nông từ huyện này sang huyện khác để hỗ trợ công tác khuyến nông của địa phương đó

3

được tập trung và sâu sát. Hoặc theo hướng làm dịch vụ khuyến nông cho các doanh nghiệp hoặc nhà nước giao thêm nhiệm vụ thông qua các hợp đồng dịch vụ cụ thể. Để thực hiện nội dung này, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng đề án thí điểm để đổi mới tổ chức bộ máy khuyến nông cho đáp ứng với yêu cầu hiện nay, đề xuất và báo cáo UBND tỉnh.

4. Trong giai đoạn 2018-2020, việc thực hiện kế hoạch khuyến nông phải bám sát theo tốc độ tăng trưởng của tỉnh, cụ thể phải đạt từ 2- 2,25% trở lên của khu vực nông nghiệp. Do đó, khi xây dựng nội dung khuyến nông cần chú ý:

a) Tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất thông qua việc nhân rộng các mô hình, đề tài, dự án có hiệu quả về kinh tế.

b) Giữ vững và nâng cao năng suất lúa, nếp trong tất cả các vụ trong năm; đặc biệt trong vụ Đông Xuân 2017-2018 ngoài việc sản xuất lúa có sản lượng cao nhất, còn chú trọng đến việc tăng sản lượng cá tra do thị trường tiêu thụ và thời tiết đang thuận lợi.

c) Khuyến khích nông dân tích cực tham gia Đề án sản xuất giống cá tra 03 cấp chất lượng cao tập trung tại 04 địa phương: Tân Châu, Châu Phú, Long Xuyên và Thoại Sơn.

d) Vực dậy việc phát triển đàn heo của tỉnh, thịt và trứng gia cầm do nguồn cung không đủ cầu; cũng như vực dậy việc trồng cây ăn trái và cây dược liệu.

đ) Tuyên truyền các chính sách để phát triển nông nghiệp, cụ thể:

(1) Tuyên truyền cơ chế tạo quỹ đất để sản xuất lớn đối với các nông dân có diện tích đất sản xuất nằm trong quy hoạch sản xuất lớn thông qua hình thức cho thuê đất (nhà nước đứng ra làm trung gian thuê đất có ký kết hợp đồng cụ thể.

(2) Đối với các hộ nông dân giỏi có đất nhưng thiếu vốn sản xuất, thiếu công nghệ thì cán bộ khuyến nông hỗ trợ họ xây dựng dự án có hạch toán kinh tế chi tiết, báo cáo phòng nông nghiệp huyện để báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND tỉnh. Đối với các nông dân có diện tích nằm trong vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nếu muốn vay vốn, gởi dự án lên phòng nông nghiệp địa phương thẩm định nếu có tài sản thế chấp thì nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất theo quy định hoặc bảo lãnh cho vay vốn.

e) Đối với mô hình khi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới dự kiến đạt hiệu quả tốt cần phải theo dõi để có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của địa phương, tổ chức nhân rộng nếu đảm bảo tính bền vững, hiệu quả và khả thi cao.

4

5. Đối với các kiến nghị trong báo cáo của Trung tâm Khuyến nông nêu tại Hội nghị ngày hôm nay cần có tờ trình giải trình cụ thể trình UBND tỉnh xem xét, quyết định (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo các cơ quan, đơn vị có liên quan biết, để tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận: KT. CHÁNH VĂN PHÒNG - TT.UBND tỉnh; PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG - Sở Nông nghiệp và PTNT; - Sở KHCN, Sở Tài chính; - Hội Nông dân, Trường Đại học An Giang; - Liên hiệp các Hội KHKT ; (Đã ký) - UBND huyện, thị xã, thành phố; - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; - P.KTN, P.HCTC. Đinh Minh Hoàng