34
UBND TỈNH NINH BÌNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 504/SGDĐT-KTKĐ V/v hướng dẫn tuyển sinh lớp 6 THCS, thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ninh Bình, ngày 23 tháng 4 năm 2019 nh gửi: - Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thành phố; - Hiệu trưởng trường THPT; - Giám đốc trung tâm GDTX tỉnh; - Giám đốc trung tâm GDNN-GDTX; - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình. Căn cứ Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); Kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của UBND tỉnh Ninh Bình; Sở GD&ĐT hướng dẫn tuyển sinh lớp 6 THCS, thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020 như sau: A. YÊU CẦU CHUNG 1. Tuyển sinh lớp 6 THCS, thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020 được thực hiện theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 18/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 và Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Quy chế 11); Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ GD&ĐT; Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường trung học); Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và được sửa đổi , bổ sung tại Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT ngày 18/3/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Quy chế thi); Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú; Quyết định số 1400/-UBND ngày

UBND TỈNH NINH BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMninhbinh.edu.vn/upload/19216/20190423/CV_so_504_signed.pdf · dung, chương trình ôn thi HSG lớp 9 và ôn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

UBND TỈNH NINH BÌNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 504/SGDĐT-KTKĐ

V/v hướng dẫn tuyển sinh lớp 6 THCS,

thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ninh Bình, ngày 23 tháng 4 năm 2019

Kính gửi:

- Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thành phố;

- Hiệu trưởng trường THPT;

- Giám đốc trung tâm GDTX tỉnh;

- Giám đốc trung tâm GDNN-GDTX;

- Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình.

Căn cứ Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ

thông (THPT), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên; Quy

chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(GD&ĐT); Kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ

thông và giáo dục thường xuyên của UBND tỉnh Ninh Bình;

Sở GD&ĐT hướng dẫn tuyển sinh lớp 6 THCS, thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học

2019-2020 như sau:

A. YÊU CẦU CHUNG

1. Tuyển sinh lớp 6 THCS, thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020 được

thực hiện theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 của Bộ GD&ĐT ban

hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và được sửa

đổi, bổ sung tại Thông tư số 18/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 và Thông tư số

05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Quy chế 11); Thông tư số

06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt

động của trường trung học phổ thông chuyên và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số

12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ GD&ĐT; Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT

của Bộ GD&ĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường trung học); Quy

chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số

04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và được sưa đôi, bô sung

tại Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT

ngày 18/3/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Quy chế thi); Thông tư số

01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt

động của trường phổ thông dân tộc nội trú; Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày

2

01/11/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm

học 2019-2020 tỉnh Ninh Bình (gọi tắt là Quyết định 1400).

2. Tổ chức tuyển sinh đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, công bằng, khách

quan; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ

tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

B. TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 THCS

1. Đối tượng tuyển sinh: Người học đã hoàn thành chương trình tiểu học, đúng độ

tuổi theo quy định của Điều lệ trường trung học.

2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển.

Trường hợp trường THCS có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu

tuyển sinh, hiệu trưởng nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh, báo cáo về phòng

GD&ĐT trực tiếp quản lý; phòng GD&ĐT báo cáo UBND huyện, thành phố quyết định

phương án tuyển sinh (theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra,

đánh giá năng lực học sinh) đồng thời báo cáo về Sở GD&ĐT (qua phòng Khảo thí và Kiểm

định chất lượng giáo dục) trước ngày 10/6/2019.

3. Hồ sơ tuyển sinh: Bản sao giấy khai sinh hợp lệ; Học bạ cấp tiểu học hoặc các hồ

sơ khác có giá trị thay thế học bạ.

4. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Lập kế hoạch tuyển sinh trình Ủy ban nhân dân

huyện, thành phố phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường THCS

thuộc địa bàn quản lý; thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác

tuyển sinh với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Sở GD&ĐT.

5. Thời gian tuyển sinh: Hoàn thành trước ngày 30/6/2019.

Trong quá trình tuyển sinh, nếu có vướng mắc các đơn vị liên hệ với phòng Khảo thí

và Kiểm định chất lượng giáo dục - Sở GD&ĐT để được hướng dẫn, giải đáp.

C. THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

1. Phƣơng thức tổ chức

a) Đối với các trường THPT công lập: Áp dụng phương thức thi tuyển.

- Chỉ tổ chức một kỳ thi tuyển sinh cho tất cả các trường THPT công lập trên toàn

tỉnh, gọi là Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020.

- Tại mỗi trường THPT công lập, thành lập một Điểm thi thuộc Ban Coi thi. Thí sinh

đăng ký dự thi vào trường THPT chuyên Lương Văn Tụy thi tại Điểm thi THPT chuyên

Lương Văn Tụy.

b) Các trường THPT tư thục; trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDNN-GDTX (sau

đây gọi tắt là trung tâm GDTX), trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: Áp dụng phương thức

xét tuyển trên cơ sở kết quả thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020 của các trường

THPT công lập trên địa bàn tỉnh, nếu còn thiếu chỉ tiêu sẽ xét tuyển theo kết quả học tập và

rèn luyện, đánh giá của học sinh cấp THCS. Sở GD&ĐT có văn bản hướng dẫn riêng.

3

2. Bài thi và hình thức thi

a) Bài thi: Thí sinh chỉ đăng ký dự thi và xét tuyển vào trường THPT công lập (ngoài

trường THPT chuyên Lương Văn Tụy) thi 03 bài thi (gọi tắt là các bài thi đại trà) gồm:

Toán, Ngữ văn và Bài thi tổ hợp. Bài thi tổ hợp gồm 4 môn thi Hóa học, Địa lí, Giáo dục

công dân và Tiếng Anh.

Thí sinh đăng ký dự thi và xét tuyển vào trường THPT chuyên Lương Văn Tụy dự thi

04 bài thi, gồm 03 bài thi đại trà và 01 bài thi môn chuyên theo lớp chuyên đăng ký dự thi.

b) Hình thức thi

- Bài thi tổ hợp: Thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

- Các bài thi còn lại: Thi viết (tự luận hoặc kết hợp tự luận với trắc nghiệm). Riêng

bài thi môn chuyên Tiếng Anh gồm 02 phần thi (thi viết và thi kỹ năng nói).

3. Lịch thi

Ngày Buổi Bài thi

Thời

gian làm

bài

Giờ cắt túi đề

thi tại phòng

thi

Giờ phát đề

cho thí sinh

Giờ bắt đầu

làm bài

02/6/2019 CHIỀU

- Từ 13 giờ 30 phút: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi.

- Từ 15 giờ 45 phút: Thí sinh đến phòng thi, làm thủ tục dự thi, đính

chính sai sót (nếu có); CBCT phổ biến Quy chế thi, Lịch thi.

03/6/2019 SÁNG Ngữ văn 120 phút 7giờ 20phút 7giờ 25phút 7giờ 30phút

CHIỀU Bài thi tổ hợp 90 phút 14giờ 20phút 14giờ 25phút 14giờ 30phút

04/6/2019

SÁNG Toán 120 phút 7giờ 20phút 7giờ 25phút 7giờ 30phút

CHIỀU

Thi kỹ năng nói

môn chuyên

Tiếng Anh

Từ 14 giờ; Thời gian thi kỹ năng nói: 05 phút chuẩn

bị, 02 phút nói.

05/6/2019 SÁNG Thi các bài thi

môn chuyên 150 phút 7giờ 20phút 7giờ 25phút 7giờ 30phút

- Thí sinh dự thi vào các trường THPT đại trà: Thi ngày 03/6 và buổi sáng ngày

04/6/2019.

- Thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Lương Văn Tụy: Thi từ ngày 03/6 đến hết

buổi sáng ngày 05/6/2019.

4. Hệ số điểm bài thi

- Đối với tuyển sinh vào trường THPT đại trà: Tất cả 03 bài thi: Hệ số 1.

- Đối với tuyển sinh vào trường THPT chuyên Lương Văn Tụy:

+ Bài thi Toán, Ngữ văn và Bài thi tổ hợp: Hệ số 1.

+ Bài thi môn chuyên: Hệ số 2.

4

- Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong bài thi, được chấm

theo thang điểm 10 (mười), lấy đến hai chữ số thập phân, không quy tròn điểm bài thi. Đối

với Bài thi tổ hợp, điểm cho mỗi câu hỏi trong bài thi là 0,20 điểm.

5. Nội dung thi: Trong phạm vi Chương trình THCS hiện hành do Bộ GD&ĐT ban

hành chủ yếu ở lớp 9 THCS và nội dung chương trình được quy định tại Công văn số

1234/SGDĐT-GDTrH ngày 19/10/2018 của Sở GD&ĐT Ninh Bình về việc hướng dẫn nội

dung, chương trình ôn thi HSG lớp 9 và ôn thi tuyển sinh lớp 10 THPT, đảm bảo:

- Bài thi tổ hợp: Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của 4 môn: Hóa học, Địa lí,

Giáo dục công dân và Tiếng Anh. Môn Tiếng Anh có 20 câu hỏi, các môn còn lại mỗi môn

có 10 câu hỏi.

- Các bài thi còn lại đảm bảo độ phân hóa, tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi vận dụng,

câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn.

6. Phần mềm quản lý thi

Sử dụng thống nhất phần mềm quản lý thi tuyển sinh lớp 10 THPT trong toàn tỉnh;

thực hiện đúng quy trình, thời hạn nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo lịch

quy định của Sở GD&ĐT.

7. Chế độ, thời hạn, địa chỉ nhận báo cáo

a) Chế độ báo cáo

- Các trường THPT; Ban Coi thi, Ban Thư ký, Ban Chấm thi tự luận, Ban Chấm thi

trắc nghiệm, Ban Phúc khảo bài thi tự luận và Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm thực hiện

nghiêm túc chế độ báo cáo, đảm bảo kịp thời, đúng thời gian, tiến độ quy định, đúng biểu

mẫu, số liệu chính xác.

- Các trường THPT tư thục, trung tâm GDTX, phòng GD&ĐT: Lập các danh sách,

biểu mẫu (theo các mẫu quy định đính kèm), báo cáo theo lịch quy định.

b) Thời hạn báo cáo

- Đối với Sở GD&ĐT: Báo cáo với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT theo quy định.

- Hội đồng ra đề thi, in sao đề thi; Ban Coi thi; Ban Chấm thi tự luận/trắc nghiệm;

Ban Phúc phúc khảo bài thi tự luận/trắc nghiệm, Ban Thư ký báo cáo về Sở GD&ĐT theo

lịch trình quy định của kỳ thi.

- Các trường THPT công lập, tư thục; trung tâm GDTX; phòng GD&ĐT: Báo cáo về

Sở GD&ĐT theo lịch trình quy định của Sở GD&ĐT.

- Chậm nhất 30 phút: Sau cuộc họp phiên toàn thể tại điểm thi của ngày làm việc đầu

tiên và sau thời điểm tính giờ làm bài của mỗi bài thi, Trưởng Điểm thi hoặc uỷ nhiệm cho

Thư ký báo cáo số liệu thi về bộ phận trực thi của Sở GD&ĐT (đầy đủ thông tin theo mẫu

quy định) theo các số điện thoại được quy định sau:

+ Các điểm thi tại huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư và thành phố

Ninh Bình báo cáo theo số 3.891.093.

+ Các điểm thi tại huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn, huyện Yên Mô và thành phố

Tam Điệp báo cáo theo số 3.887.502.

5

- Tại các điểm thi, cán bộ coi thi được phân công nhiệm vụ trực điện thoại của mỗi buổi

thi phải có mặt cho đến khi hoàn thành việc niêm phong bài thi, hồ sơ thi của buổi thi.

- Ngoài những lần báo cáo trên, nếu có tình hình đặc biệt trong các ngày coi thi, chấm

thi, phúc khảo bài thi: Trưởng Ban Coi thi, Trưởng Ban Thư ký, Trưởng Ban Chấm thi tự

luận/trắc nghiệm, Trưởng Ban phúc khảo bài thi tự luận/trắc nghiệm phải báo cáo ngay về

Sở GD&ĐT theo số điện thoại 3.887.502.

c) Địa chỉ nhận báo cáo: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở

GD&ĐT Ninh Bình; E-mail: [email protected]; điện thoại: 3.887.502.

8. Công việc cụ thể cho từng khâu, từng công đoạn của Kỳ thi thực hiện theo Quy

chế 11, vận dụng Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT hiện hành

của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn chi tiết tại các Phụ lục đính kèm.

Nếu còn vướng mắc cũng như các tình huống đặc biệt trong khi tổ chức kỳ thi, liên hệ

với phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT theo các số điện thoại:

3.887.502; 0913.521.255; 0988.474.070; Văn phòng Sở: 3.871.089, số FAX: 3.896.573;

Giám đốc Sở GD&ĐT: 3.896.653.

Yêu cầu Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh, Giám đốc

Trung tâm GDNN-GDTX, Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thành phố trong tỉnh thông báo

kịp thời đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn tuyển sinh của

mình biết đồng thời xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở chất, trang thiết bị,

triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo cho công tác tuyển sinh lớp 6 THCS, thi tuyển

sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020 đạt được các yêu cầu đã đề ra./.

Nơi nhận: - Như kính gửi;

- Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT;

- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ;

- Đ/c Tống Quang Thìn (để báo cáo)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- VP6 UBND tỉnh;

- Các đ/c trong BCĐ kỳ thi tuyển sinh của tỉnh; (để chỉ đạo)

- UBND huyện, thành phố; (để phối hợp)

- Lãnh đạo Sở GD&ĐT; (để chỉ đạo)

- Các phòng ban Sở GD&ĐT;

- Hội đồng ra đề và in sao đề thi; (để thực hiện)

- Các ban: Coi thi, Thư ký, chấm thi, phúc khảo bài thi; (để thực hiện)

- Lưu: VT, KTKĐ. T/110.

GIÁM ĐỐC

Vũ Văn Kiểm

6

PHỤ LỤC 1

LỊCH TRÌNH CÔNG TÁC LỚN

TRONG TỔ CHỨC THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020

(Kèm theo Công văn số 504/SGDĐT-KTKĐ ngày 23/4/2019 của Sở GD&ĐT Ninh Bình)

TT Nội dung công tác Đơn vị

chủ trì

Đơn vị tham

gia

Thời gian

thực hiện

1

- Lập Danh sách giới thiệu các

thành viên Hội đồng tuyển sinh.

- Lập Danh sách giới thiệu cán

bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tại

kỳ thi.

- Đăng ký số lượng Hồ sơ đăng

ký dự thi (ĐKDT).

Các trường

THPT; trung tâm

GDNN- GDTX;

trung tâm GDTX

tỉnh; trường Cao

đẳng Cơ giới

Ninh Bình

Trước ngày

27/4/2019

2

- Tập huấn phần mềm quản lý thi

(QLT) tuyển sinh.

- Giao nhận Hồ sơ ĐKDT.

Phòng

KT&KĐCLGD

Các trường

THPT công lập

Ngày

07/5/2019

3

- Thu hồ sơ ĐKDT, nhập dữ

liệu, kiểm dò dữ liệu.

- Công khai số lượng thí sinh

ĐKDT; báo cáo số liệu thi theo

địa chỉ email quy định.

Các trường

THPT công lập

Phòng

KT&KĐCLGD

Từ ngày

09/5/2019

đến ngày

15/5/2019

4

- Báo cáo tổng hợp số liệu thí

sinh ĐKDT qua địa chỉ email

quy định.

- Đăng ký văn phòng phẩm, giấy

thi, giấy nháp, Phiếu TLTN, …

Các trường

THPT công lập

Phòng

KT&KĐCLGD

Chậm nhất

11 giờ ngày

16/5/2019

5

- Báo cáo chính thức số lượng

thí sinh ĐKDT.

- Nộp tờ trình nơi đặt Điểm thi

chính thức, dự phòng.

Các trường

THPT công lập

Phòng

KT&KĐCLGD

Trước 10 giờ

ngày

18/5/2019

6

Thu nhận các loại giấy tờ để

hoàn chỉnh hồ sơ đã ĐKDT của

thí sinh.

Các trường

THPT công lập

Phòng

KT&KĐCLGD

Từ ngày 23/5

đến 17 giờ

ngày

26/5/2019

7 Chuẩn bị mọi điều kiện phục vụ

cho kỳ thi.

Các trường

THPT công lập

Trước ngày

25/5/2019

8

Thu nhận Danh sách học sinh và

Hồ sơ đề nghị tuyển thẳng theo

Quy chế 11.

Phòng GDTrH Các trường

THPT

Chậm nhất

17 giờ ngày

25/5/2019

7

TT Nội dung công tác Đơn vị

chủ trì

Đơn vị tham

gia

Thời gian

thực hiện

9

Công bố Quyết định Danh sách

học sinh được tuyển thẳng theo

Quy chế 11.

Phòng GDTrH Trường THPT

công lập

Ngày

27/5/2019

10

Nhập đầy đủ các thông tin từ các

loại giấy tờ của thí sinh đã

ĐKDT tại trường vào phần mềm

QLT, kiểm dò dữ liệu.

Các trường

THPT công lập

Phòng

KT&KĐCLGD

Hoàn thành

chậm nhất 14

giờ ngày

28/5/2019

11

Bàn giao giấy thi, giấy nháp,

biểu mẫu,… Dự kiến Danh sách

cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ

tại các điểm thi (qua email đăng

ký của các đơn vị).

Phòng

KT&KĐCLGD

Các trường

THPT; trung

tâm GDTX.

Hoàn thành

chậm nhất 17

giờ ngày

29/5/2019

12

Nộp đĩa CD dữ liệu được xuất từ

phần mềm QLT và Danh sách thí

sinh ĐKDT, Quyết định thành

lập Tổ bảo vệ, phục vụ của điểm

thi.

Các trường

THPT công lập

Phòng

KT&KĐCLGD

Chậm nhất

10 giờ ngày

29/5/2019

13 Sở GD&ĐT thực hiện: Đánh số

báo danh, in Bảng ghi tên dự thi.

Phòng

KT&KĐCLGD

Trường THPT

công lập

Từ 14 giờ

ngày 29/5

đến ngày

30/5/2019

14

- Nhận Bảng ghi tên dự thi;

Quyết định điều động cán bộ,

giáo viên làm nhiệm vụ tại các

điểm thi.

- Gửi dữ liệu đã đánh số báo

danh cho trường THPT.

- Trường thực hiện in Niêm yết

phòng thi, Phiếu thu bài thi.

Các trường THPT

công lập; trung

tâm GDTX; phòng

GD&ĐT

Phòng

KT&KĐCLGD

Ngày

31/5/2019

15 Đóng gói Túi đựng phiếu trả lời

trắc nghiệm. Sở GD&ĐT

Phòng

KT&KĐCLGD

Trước ngày

31/5/2019

16 Họp Trưởng điểm thi, Thư ký

văn bản tại Sở GD&ĐT.

Lãnh đạo Sở

GD&ĐT

Phòng

KT&KĐCLGD

7 giờ ngày

02/6/2019

17 Ban Coi thi làm việc. Ban Coi thi Phòng

KT&KĐCLGD

Từ ngày

02/6/2019

8

TT Nội dung công tác Đơn vị

chủ trì

Đơn vị tham

gia

Thời gian

thực hiện

18

- Bàn giao đề thi các môn thi đại

trà cho các điểm thi.

- Bàn giao túi đựng Phiếu trả lời

trắc nghiệm cho các điểm thi.

Ban Vận chuyển

và bàn giao đề thi

Công an tỉnh;

Thanh tra Sở

Trong ngày

02/6/2019

19 Coi thi theo lịch. Các điểm thi Sở GD&ĐT

Các ngày

03, 04,

05/6/2019

20 Báo cáo nhanh tình coi thi tại

các điểm thi. Các điểm thi Sở GD&ĐT

Chậm nhất

30 phút sau

khi tính giờ

làm bài của

các buổi thi

21

- Thu bài thi các môn thi đại trà.

- Bàn giao bộ đề thi kỹ năng nói

môn thi chuyên Tiếng Anh.

Sở GD&ĐT;

Ban Vận chuyển

và bàn giao đề thi

Công an tỉnh;

Thanh tra Sở

Theo lịch coi

thi chi tiết

của ngày

04/6/2019

22 Các điểm thi nộp bài thi, hồ sơ

thi,… về Sở GD&ĐT. Các điểm thi

Ban Chấm thi

tự luận/trắc

nghiệm

Chậm nhất

12 giờ ngày

04/6/2019

23

Nộp Bài thi kỹ năng nói môn thi

chuyên Tiếng Anh về Sở

GD&ĐT.

Điểm thi THPT

chuyên Lương

Văn Tụy

Ban Chấm thi tự

luận

Chậm nhất

18 giờ ngày

04/6/2019

24 Bàn giao Bộ đề thi các môn thi

chuyên.

Sở GD&ĐT;

Ban Vận chuyển

và bàn giao đề thi

Điểm thi THPT

chuyên Lương

Văn Tụy

06 giờ ngày

05/6/2019

25 Thi các bài thi môn chuyên.

Điểm thi THPT

chuyên Lương

Văn Tụy

Theo lịch thi

26 Nộp các bài thi chuyên, hồ sơ thi

Điểm thi THPT

chuyên Lương

Văn Tụy

Ban Chấm thi tự

luận; Ban Thư

Chậm nhất

11 giờ 30

ngày

05/6/2019

27 Các Ban chấm thi, Ban Thư ký,

Ban Làm phách làm việc.

Ban Chấm thi tự

luận/trắc nghiệm;

Ban Làm phách;

Ban Thư ký

Từ 07 giờ

ngày

06/6/2019

9

TT Nội dung công tác Đơn vị

chủ trì

Đơn vị tham

gia

Thời gian

thực hiện

28

Tổ chức chấm thi, nhập điểm,

tổng hợp kết quả, hoàn tất hồ sơ

và nộp bài thi, hồ sơ thi về Sở

GD&ĐT.

Ban Chấm thi tự

luận/trắc nghiệm Ban Thư ký

Hoàn thành

ngày

12/6/2019

29 Thông báo điểm thi trên website

của Sở GD&ĐT.

Ban Chấm thi tự

luận/trắc nghiệm Văn phòng Sở

Ngày

13/6/2019

30 Bàn giao Bảng ghi điểm thi cho

các đơn vị.

Phòng

KT&KĐCLGD

Các trường

THPT; Trung

tâm GDNN-

GDTX; Trung

tâm GDTX tỉnh

Ngày

14/6/2019

31

Hội đồng tuyển sinh trường

THPT chuyên Lương Văn Tụy

dự kiến điểm trúng tuyển vào

các lớp chuyên và danh sách học

sinh dự kiến trúng tuyển

Trường THPT

chuyên Lương

Văn Tụy

Chậm nhất

09 giờ ngày

14/6/2019

32

Hội đồng tuyển sinh của Sở

GD&ĐT họp để quyết định điểm

trúng tuyển vào các lớp chuyên

Phòng GDTrH

Các thành viên

hội đồng tuyển

sinh của Sở

GD&ĐT và

trường chuyên

Chậm nhất

17 giờ ngày

14/6/2019

33 Thu nhận Đơn đề nghị phúc

khảo điểm bài thi của thí sinh

Các trường

THPT công lập

Phòng

KT&KĐCLGD

Từ ngày 13/6

đến 11 giờ

ngày

16/6/2019

34

Hội đồng tuyển sinh trường

THPT công lập dự kiến điểm

trúng tuyển và danh sách học

sinh dự kiến trúng tuyển.

Các trường THPT

công lập Phòng GDTrH

Hoàn thành

chậm nhất 17

giờ ngày

15/6/2019

35

Hội đồng tuyển sinh của Sở

GD&ĐT họp để quyết định điểm

trúng tuyển vào các trường

THPT công lập.

Phòng GDTrH

Các thành viên

hội đồng tuyển

sinh Sở

GD&ĐT

Chậm nhất

17 giờ ngày

16/6/2019

36

Bàn giao hồ sơ ĐKDT của các

thí sinh không trúng tuyển THPT

chuyên Lương Văn Tụy cho các

trường THPT đại trà.

Trường THPT

chuyên Lương

Văn Tụy

Các trường

THPT công lập

Trong ngày

16/6/2019

10

TT Nội dung công tác Đơn vị

chủ trì

Đơn vị tham

gia

Thời gian

thực hiện

37

Lập Danh sách thí sinh đề nghị

phúc khảo, chuyển dữ liệu phúc

khảo và Đơn đề nghị phúc khảo

bài thi của thí sinh về Sở

GD&ĐT.

Các trường

THPT công lập

Phòng

KT&KĐCLGD;

Ban Thư ký

Chậm nhất

10 giờ

17/6/2019

38 Duyệt tuyển sinh lớp 10 THPT

công lập. Phòng GDTrH

Các trường

THPT công lập

Trước ngày

23/6/2019

39 Tổ chức phúc khảo bài thi,

thông báo kết quả phúc khảo.

Ban Phúc Khảo

bài thi tự

luận/trắc nghiệm;

Ban Thư ký

Các trường

THPT công lập

Trước ngày

30/6/2019

40

Duyệt tuyển sinh lớp 10 các

trường THPT tư thục, các cơ sở

giáo dục có hệ GDTX

Phòng GDTrH;

phòng GDTX

Các trường

THPT ngoài

công lập; cơ sở

giáo dục có hệ

GDTX

Theo lịch

duyệt tuyển

sinh của Sở

GD&ĐT,

chậm nhất

30/7/2019

11

PHỤ LỤC 2

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KỲ THI

(Kèm theo Công văn số 504/SGDĐT-KTKĐ ngày 23/4/2019 của Sở GD&ĐT Ninh Bình)

1. Cơ cấu, quyền hạn, trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động của Hội

đồng ra đề thi và in sao đề thi, Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi, Ban Thư ký, Ban Coi thi,

Ban Làm phách, Ban Chấm thi tự luận, Ban Chấm thi trắc nghiệm, Ban Phúc khảo bài thi tự

luận, Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm được vận dụng tương ứng theo Hội đồng ra đề thi và

các Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp

THPT hiện hành.

2. Dùng thống nhất tại các trường THPT công lập, Ban Coi thi: Túi hồ sơ ĐKDT,

Phiếu đăng ký dự thi; Nhật ký coi thi, giấy thi, giấy nháp, Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN),

bì đựng đề thi, trách nhiệm của thí sinh, phù hiệu, túi đựng Phiếu TLTN chưa thi, túi đựng

bài thi, hộp đựng bài thi,...

3. Các thành viên của Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi

tự luận/trắc nghiệm, Ban Phúc khảo bài thi tự luận/trắc nghiệm khi làm nhiệm vụ phải đeo

phù hiệu có ghi rõ họ và tên, thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ đã được giao.

4. Địa chỉ email để liên hệ công việc: [email protected]. Các biểu mẫu dùng

trong kỳ thi được cập nhật tại hộp thư: [email protected].

5. Các trường THPT công lập chọn cử 01 cán bộ, giáo viên thường xuyên kiểm tra hộp

thư điện tử theo quy định trên ít nhất 02 lần/ngày vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều các

ngày để cập nhật thông tin cần thiết từ Sở GD&ĐT.

6. Các trường THPT công lập: Công khai số điện thoại của Hiệu trưởng, Phó Hiệu

trưởng phụ trách công tác thi tuyển sinh, người phát hành, thu nhận hồ sơ ĐKDT; giải đáp,

tư vấn cho thí sinh và người thân của thí sinh về Quy chế thi và hướng dẫn ghi thông tin trên

hồ sơ ĐKDT.

7. Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tại 01 trường THPT công lập theo địa bàn

tuyển sinh được quy định tại mục 5.7 Quyết định 1400 và chịu trách nhiệm về tính xác thực

của các thông tin ĐKDT. Nếu thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT vào nhiều trường hoặc gian lận

các thông tin về hồ sơ ĐKDT thì thí sinh đó sẽ bị hủy kết quả xét tuyển.

8. Từ ngày 09/5/2019 đến ngày 15/5/2019, theo lịch quy định của Sở GD&ĐT về thu

nhận hồ sơ ĐKDT, từng ngày các đơn vị phải công khai số lượng thí sinh ĐKDT tính đến

thời điểm thông báo (từng lớp chuyên đối với trường chuyên Lương Văn Tụy) trên bảng tin

của nhà trường trước 16 giờ 30 phút để thí sinh và người thân của thí sinh được biết và báo

cáo số liệu ĐKDT (theo mẫu quy định) theo địa chỉ email: [email protected].

9. Giám đốc Sở GD&ĐT uỷ quyền cho Hiệu trưởng trường THPT công lập ra quyết

định thành lập Tổ bảo vệ, phục vụ, y tế của Điểm thi. Nhân viên bảo vệ, phục vụ, y tế (trừ

công an), tại Điểm thi có tối đa 12 người. Ngoài các yêu cầu theo Quy chế thi, giáo viên đã,

đang giảng dạy môn thi không được tham gia làm nhiệm vụ phục vụ.

12

Điểm thi bố trí 01 phòng làm việc cho bộ phận phục vụ. Với mỗi bài thi, kể từ khi bắt

đầu làm việc cho đến khi kết thúc: Nhân viên bảo vệ, phục vụ, y tế thực hiện đúng chức

trách, nhiệm vụ, tuyệt đối không được tụ tập, làm ảnh hưởng đến nội vụ, tổ chức, hoạt động

của Điểm thi.

10. Hiệu trưởng trường THPT công lập nơi đặt Điểm thi:

- Liên hệ với phòng GD&ĐT, trường THCS trên địa bàn để chọn địa điểm đặt Điểm

thi dự phòng.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện gồm: Cơ sở vật chất, hồ sơ, văn phòng phẩm (nhật ký

coi thi, biểu mẫu, các loại túi đựng bài thi, bì đựng đề thi, hồ sơ thi, ... theo quy định), trang

thiết bị phục vụ cho kỳ thi; chọn nơi đặt Điểm thi dự phòng đúng quy định, đặc biệt chú ý

các điều kiện làm việc, điều kiện an toàn (phòng để bài thi, đề thi,...), phòng chống cháy, nổ

(kể cả đối với nơi đặt Điểm thi dự phòng).

- Bố trí đủ cán bộ, giáo viên có năng lực để hướng dẫn thí sinh và người nhà của thí

sinh ghi hồ sơ ĐKDT; kiểm tra hồ sơ ĐKDT, thu hồ sơ ĐKDT, tham gia nhập dữ liệu, kiểm

dò dữ liệu và các công việc khác có liên quan, đặc biệt là công tác thu các loại giấy tờ để

hoàn thiện hồ sơ của thí sinh theo quy định.

- Liên hệ với chính quyền, công an địa phương để đảm bảo an ninh, trật tự của khu vực

thi, không để hiện tượng người dân, học sinh tụ tập quanh khu vực thi nhất là khu vực cổng

trường thi khi các buổi thi đang diễn ra. Đặc biệt thời điểm ngay trước và sau mỗi buổi thi.

- Phòng y tế phải có tối thiểu các phương tiện sơ, cấp cứu ban đầu, tủ thuốc đúng quy

định. Nhân viên y tế phải mặc đúng trang phục theo quy định.

- Trong thời gian diễn ra kỳ thi, không tổ chức nấu ăn trong khu vực thi.

11. Quy định đối với cán bộ coi thi (CBCT), cán bộ chấm thi (CBChT)

a) Đối với CBCT: Là cán bộ, giáo viên có năng lực, nghiệp vụ làm thi, phẩm chất đạo

đức tốt và đã được biên chế trong các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT, trung tâm GDTX tỉnh,

trung tâm GDNN-GDTX, trường THCS; không có con, em ruột của chồng hoặc của vợ,

người được giám hộ dự thi; giáo viên đã hoặc đang giảng dạy các môn Toán, Ngữ văn và

Tiếng Anh không tham gia làm nhiệm vụ CBCT. Những giáo viên đang trong thời kỳ tập sự

không được điều động làm nhiệm vụ tại các Điểm thi.

b) Đối với CBChT: Là cán bộ, giáo viên có năng lực, nghiệp vụ làm thi, phẩm chất

đạo đức tốt và đã được biên chế trong các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT, trung tâm GDTX

tỉnh, trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp, trường

THCS; đã hoặc đang giảng dạy môn thi, nắm vững chương trình đổi mới giáo dục phổ

thông cấp THCS và không có con, em ruột của chồng hoặc của vợ, người được giám hộ dự

thi. Những giáo viên đang trong thời kỳ tập sự không được điều động làm nhiệm vụ tại Ban

Chấm thi tự luận/trắc nghiệm, Ban Phúc khảo bài thi tự luận/trắc nghiệm.

12. Tại khu vực thuận tiện, dễ quan sát của Điểm thi phải có bảng ghi rõ tên của kỳ thi

và các thông tin tối thiểu sau:

- Lịch thi; Hiệu lệnh trống; sơ đồ phòng thi;

- Thông tin về những điểm cần chú ý khi tổ chức thi;

13

* Trong phòng họp của Điểm thi phải có:

- Lịch thi;

- Danh sách bốc thăm làm nhiệm vụ của cán bộ coi thi (CBCT), cán bộ giám sát

(CBGS) theo phòng thi; phân công Thư ký thu bài thi, hồ sơ thi;

- Sơ đồ bố trí phòng thi;

- Sơ đồ bố trí chỗ ngồi của thí sinh (theo các buổi thi),...

* Cửa vào phòng thi tại mỗi điểm thi phải niêm yết:

- Danh sách thí sinh trong phòng thi;

- Trách nhiệm của thí sinh (có đóng dấu treo của Sở GD&ĐT).

- Danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi: Thực hiện theo quy định hiện

hành của Bộ GD&ĐT đối với Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

13. Tất cả các thành viên trong Ban Coi thi, Ban Thư ký, Ban Chấm thi tự luận/trắc

nghiệm, Ban Phúc khảo bài thi tự luận/trắc nghiệm nghiêm túc thực hiện Quy chế thi, quy

trình làm thi (chú ý quy trình làm thi đối với Bài thi tổ hợp, thi kỹ năng nói môn thi chuyên

Tiếng Anh). Kiểm soát chặt chẽ việc thu bài thi đảm bảo đủ số lượng bài thi, số tờ giấy thi,

Phiếu TLTN, 02 chữ ký của CBCT, chữ ký của thí sinh trong hồ sơ phòng thi, các phiếu thu

bài theo quy định.

14. Chỉ sử dụng 01 máy vi tính kèm máy in đặt tại phòng làm việc của Điểm thi đảm

bảo máy vi tính và máy in không được kết nối internet, niêm phong các cổng kết nối

internet của máy tính và máy in.

15. Ngắt kết nối với nguồn điện các thiết bị kết nối internet, phát sóng wifi; niêm

phong đường truyền internet, các phòng học, phòng làm việc không sử dụng cho việc tổ

chức thi; niêm phong các phòng chứa phương tiện thiết bị in, liên lạc,... cho đến khi kết

thúc buổi thi cuối cùng tại điểm thi. Riêng đối với máy photocopy khi cần thiết phải sử

dụng, Trưởng Điểm thi lập biên bản mở niêm phong phòng để máy photocopy để sử dụng,

khi lập biên bản phải có chứng kiến của Phó Trưởng điểm thi trường ngoài, 01 đồng chí

Công an, 01 Thư ký, 01 Thanh tra làm việc tại điểm thi. Ngay sau khi kết thúc công việc,

phải tiến hành niêm phong phòng chứa thiết bị theo quy định.

16. Đăng ký mẫu chữ ký của cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tại Ban Coi thi, Ban

Chấm thi tự luận/trắc nghiệm

a) Tại các điểm thi: Tại phiên họp toàn thể các thành viên của Điểm thi ngày

02/6/2019, Trưởng điểm thi tổ chức cho: Lãnh đạo điểm thi, Thư ký, Cán bộ coi thi đăng ký

mẫu chữ ký vào Danh sách đã được Lãnh đạo Sở GD&ĐT ký, đóng dấu. Danh sách đăng ký

mẫu chữ ký được đóng túi và niêm phong riêng, Trưởng điểm thi nộp cho bộ phận thu nhận

bài thi của Sở GD&ĐT theo lịch quy định.

b) Tại các Ban Chấm thi tự luận/trắc nghiệm: Trong phiên họp toàn thể của các Ban

Chấm thi, Trưởng Ban Chấm thi tổ chức cho: Lãnh đạo Ban Chấm thi, Trưởng môn chấm thi,

Phó trưởng môn chấm thi, Cán bộ chấm thi, Thư ký, Tổ trưởng Tổ Chấm bài thi trắc nghiệm,

Cán bộ kỹ thuật, Tổ trưởng Tổ Giám sát, Cán bộ giám sát đăng ký mẫu chữ ký vào Danh sách

14

đã được Lãnh đạo Sở GD&ĐT ký, đóng dấu. Danh sách đăng ký mẫu chữ ký được đóng túi

và niêm phong. Thư ký làm việc tại mỗi Ban bảo quản theo quy định. Kết thúc công tác chấm

thi, Ban Thư ký nộp về Sở GD&ĐT (qua phòng KT&KĐCLGD) để lưu trữ cùng hồ sơ kỳ thi

theo quy định.

17. Thí sinh khi vào khu vực thi được mang theo các vật dụng được phép mang vào

phòng thi theo Điều 14 của Quy chế thi; cặp, sách, mũ, nón, ... nếu thí sinh mang đến điểm thi

thì không được mang theo kể cả đến hành lang phòng thi.

18. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được

dự thi buổi thi đó.

19. CBCT kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện trách nhiệm của thí sinh. Tuyệt đối không

để thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái quy định vào phòng thi.

20. Sau mỗi buổi thi, Trưởng Điểm thi lập Biên bản về tình trạng sử dụng Phiếu TLTN

ghi rõ các thông tin: Tổng số phiếu; số phiếu đã sử dụng; số phiếu thừa thu lại; số phiếu

hỏng thu lại, số phiếu thay thế. Trưởng Điểm thi nộp các Biên bản này cùng báo cáo nhanh

tình hình coi thi, … cho bộ phận thu nhận bài thi của Sở GD&ĐT theo lịch quy định.

21. Tại các điểm thi, CBCT được phân công trực điện thoại của mỗi buổi thi phải có

mặt tại vị trí được phân công cho đến khi hoàn thành việc niêm phong bài thi, đề thi, giấy

nháp, hồ sơ thi của buổi thi.

22. Các điểm thi sử dụng con dấu của cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi để niêm phong

túi đựng bài thi, thùng đựng bài thi, hồ sơ thi,…

23. Ngay sau mỗi buổi thi, Lãnh đạo các trường THPT nơi Điểm thi bố trí học sinh

dọn vệ sinh trong các phòng thi, hành lang, sân trường,... đảm bảo cảnh quan sạch, đẹp.

24. Bảo quản đề thi, bài thi tại điểm thi

- Khu vực bảo quản đề thi , bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24

giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy , nổ. Đề thi, bài thi của thí sinh phải được bảo

quản tại phòng riêng (không sử dụng phòng bảo quản đề thi, bài thi chung với vơi cac hoat

đông khac).

- Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh

giám sát ghi hình các hoạt động bên trong phòng 24 giờ/ngày. Số lượng, vị trí camera phải

đảm bảo bao quát được toàn bộ hoạt động trong phòng. Camera không kết nối internet, phải

có bộ lưu điện dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục kể cả khi mất điện lưới; dung lượng

lưu trữ dữ liệu của camera tối thiểu là 21 ngày. Phải có ít nhất 01 công an trực, bảo vệ 24

giờ/ngày, Trưởng Điểm thi và 01 Phó Trưởng Điểm thi hoặc Thư ký của trường THPT được

điều động đến làm nhiệm vụ tại Điểm thi thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi,

bài thi được bảo quản tại Điểm thi. Ngay sau khi kết thúc công tác coi thi tại điểm thi, dữ

liệu lưu trữ của camera được sao lưu lại và niêm phong. Thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi đặt

Điểm thi chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ trong thời gian ít nhất là 1 năm.

- Bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt (không để chung với tủ đựng đề

thi). Tủ đựng đề thi , bài thi phải đảm bảo chắc chắn , phải được khoá và niêm phong (nhãn

niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng Điểm thi và Phó Trưởng Điểm thi của trường

15

THPT được điều động đến làm nhiệm vụ, chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ. Khi mở niêm

phong phải có chứng kiến của Công an và những người ký nhãn niêm phong; đồng thời lập

biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ và

tên, chữ ký của Trưởng Điểm thi và những người chứng kiến.

Nếu có sư cố bât thương tại khu vực, phòng bảo quản đề thi, bài thi thì phải giữ

nguyên hiên trương, lâp biên ban, báo cáo Giám đốc Sở GD&ĐT đê xư ly kip thơi.

25. Bảo quản bài thi tại Ban Chấm thi tự luận/trắc nghiệm

- Phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải an toàn, chắc chắn,

phải được khoá và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa

khóa và thanh tra. Chìa khóa cửa các phòng chứa bài thi do Trưởng Ban Chấm thi tự

luận/trắc nghiệm giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi (tự luận, trắc

nghiệm) do một Thư ký làm nhiệm vụ tại Ban Chấm thi (tự luận, trắc nghiệm) giữ. Phòng

chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận phải có các thiết bị phòng chống cháy,

nổ; có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an

bảo vệ, giám sát 24 giờ/ngày. Khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ,

thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải có sự chứng kiến của công an và thanh tra.

- Ngay sau khi kết thúc công tác chấm thi, dữ liệu lưu trữ của camera được sao lưu,

niêm phong và được Giám đốc Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ trong thời

gian ít nhất là 1 năm.

26. Trưởng Điểm thi, Thư ký sở tại cùng 01 công an làm nhiệm vụ tại Điểm thi trực

tiếp vận chuyển bài thi, hồ sơ thi đã được niêm phong từ Điểm thi về nộp tại Sở GD&ĐT.

27. Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy trực tiếp bàn giao hồ sơ ĐKDT của các thí

sinh không trúng tuyển vào các lớp chuyên cho các trường THPT đại trà nơi thí sinh đã

đăng ký xét tuyển. Địa điểm giao nhận hồ sơ cho các trường THPT tại mỗi huyện, thành

phố như sau:

- Huyện Nho Quan: Tại trường THPT Nho Quan B.

- Huyện Gia Viễn: Tại trường THPT Gia Viễn A.

- Huyện Hoa Lư: Tại trường THPT Hoa Lư A.

- Thành phố Ninh Bình: Tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy.

- Huyện Yên Khánh: Tại trường THPT Yên Khánh A.

- Huyện Kim Sơn: Tại trường THPT Kim Sơn A.

- Huyện Yên Mô: Tại trường THPT Yên Mô A.

- Thành phố Tam Điệp: Tại trường THPT Nguyễn Huệ.

Lưu ý: Khi bàn giao hồ sơ ĐKDT của trường THPT chuyên Lương Văn Tụy cho các

trường THPT đại trà phải lập biên bản giao nhận. Các trường THPT đại trà kiểm tra, đối

chiếu kỹ các loại giấy tờ có trong từng hồ sơ ĐKTD đảm bảo đúng, đủ.

28. Thí sinh không trúng tuyển nhận hồ sơ ĐKDT tại trường THPT đại trà nơi ĐKDT.

Riêng thí sinh ĐKDT vào trường THPT chuyên Lương Văn Tụy nếu không trúng tuyển vào

16

trường THPT chuyên Lương Văn Tụy và trường THPT đại trà (đã đăng ký nguyện vọng 2) thì

nhận hồ sơ ĐKDT tại trường THPT đại trà nơi đăng ký nguyện vọng 2.

29. Sở GD&ĐT có văn bản riêng đối với các nhiệm vụ: Thanh tra của kỳ thi; Thông

báo điểm trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập; Thông báo đăng ký xét tuyển

bổ sung (nếu có); duyệt thí sinh trúng tuyển vào các trường THPT, trung tâm GDTX tỉnh,

trung tâm GDNN-GDTX, trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình.

30. Lưu trữ hồ sơ thi: Thực hiện theo Thông tư số 27/2016/TT-BGDĐT ngày

30/12/2016 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn

nghiệp vụ của ngành Giáo dục.

31. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh

a) Thành phần: Thực hiện theo Điều 8 của Quy chế 11.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Xây dựng kế hoạch, sắp xếp và lưu trữ hồ sơ của Hội đồng tuyển sinh nhà trường.

- Kiểm tra hồ sơ dự tuyển của người học.

- Kiểm tra Hồ sơ đề nghị tuyển thẳng theo Quy chế 11; lập Danh sách học sinh đề

nghị tuyển thẳng và báo cáo về Sở GD&ĐT theo lịch quy định.

- Tiếp nhận kết quả điểm các bài thi của thí sinh từ Sở GD&ĐT; căn cứ chỉ tiêu được

giao để dự kiến điểm trúng tuyển vào trường (kèm theo dự kiến danh sách học sinh).

- Thực hiện duyệt tuyển sinh với Sở GD&ĐT theo lịch quy định.

- Được sử dụng con dấu của nhà trường vào các văn bản của hội đồng./.

17

PHỤ LỤC 3

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

(Kèm theo Công văn số 504/SGDĐT-KTKĐ ngày 23/4/2019 của Sở GD&ĐT Ninh Bình)

1. Đối với Sở GD&ĐT

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để chỉ đạo, tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn,

nghiêm túc, đúng quy chế.

2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo

- Làm tốt công tác tuyên truyền, tham mưu với UBND huyện (thành phố).

- Chọn cử CBCT, CBChT đủ số lượng, đúng quy định của Sở GD&ĐT (yêu cầu và

quy định về CBCT, CBChT). Tổ chức tập huấn về quy chế, nghiệp vụ làm thi cho cán bộ,

giáo viên được chọn cử làm nhiệm vụ CBCT, CBChT.

- Trước ngày 15/5/2019: Lập Danh sách giới thiệu cán bộ, giáo viên tham gia làm

nhiệm vụ tại Ban Chấm thi tự luận (theo mẫu đính kèm) và gửi về Sở GD&ĐT (qua phòng

KT&KĐCLGD và địa chỉ email quy định).

- Xây dựng văn bản, hướng dẫn cụ thể các trường THCS thuộc địa bàn quản lý về

tuyển sinh lớp 6 THCS, nộp về Sở GD&ĐT trước ngày 30/5/2019.

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường THCS.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác tuyển sinh với UBND huyện (thành phố)

và Sở GD&ĐT.

- Chỉ đạo các trường THCS thuộc phạm vi quản lý cấp: Giấy chứng nhận tốt nghiệp

(tạm thời), Thẻ học sinh đúng lịch cho học sinh đã tốt nghiệp THCS, BTTHCS năm học

2018-2019.

- Chỉ đạo và tạo điều kiện tốt nhất để các Điểm thi (chính thức, dự phòng), Ban Chấm

thi tự luận/trắc nghiệm làm việc nếu nơi đặt Điểm thi, Ban Chấm thi tự luận/trắc nghiệm là

trường THCS thuộc phòng GD&ĐT quản lý.

3. Đối với trƣờng THPT, trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDNN-GDTX

a) Công tác tham mƣu, tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, quy chế thi

- Tuyên truyền, thông báo rộng rãi đến tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh có nhận thức

đúng, đầy đủ về kỳ thi.

- Tập huấn nghiệp vụ, Quy chế thi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Lập kế hoạch và báo cáo với UBND huyện, thành phố về công tác tổ chức thi của

đơn vị; liên hệ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn để đề nghị tạo điều kiện

giúp đỡ và phối hợp thực hiện đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng Quy

chế thi.

b) Về hồ sơ thi: Thực hiện thu đúng, đủ các loại giấy tờ theo quy định. Tất cả các

loại giấy tờ trong hồ sơ thí sinh phải đảm bảo tính chính xác, hợp lệ; người thu hồ sơ ĐKDT

thi ký xác nhận, ghi rõ họ tên. Toàn bộ các giấy tờ của thí sinh được đựng trong túi hồ sơ

tuyển sinh.

18

Danh sách ảnh của mỗi phòng thi được dán theo quy định như sau:

- Dán vào 01 tờ giấy A3 theo thứ tự của số báo danh từ trái qua phải, từ trên

xuống dưới.

- Dán theo chiều dọc của khổ giấy, mỗi hàng dán 05 ảnh.

- Ghi số báo danh của thí sinh ngay bên dưới mỗi ảnh.

c) Về địa điểm đặt Điểm thi

Sau khi có số liệu thí sinh ĐKDT, theo lịch quy định, các đơn vị báo cáo bằng văn

bản về Sở GD&ĐT (qua phòng KT&CLGD) nơi đặt Điểm thi (chính thức, dự phòng). Điểm

thi phải có đủ các điều kiện như đối với điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Khi

được Sở GD&ĐT phê duyệt thì mới được triển khai thực hiện.

d) Về lập danh sách nhân sự tham gia làm thi

- Lập Danh sách giới thiệu Hội đồng tuyển sinh cấp trường (theo mẫu đính kèm) đối

với tất cả các trường THPT công lập, tư thục, trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDNN-

GDTX, trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình.

- Mỗi trường THPT công lập chọn cử 03 người gồm: 01 lãnh đạo trường phụ trách

công tác tuyển sinh và 02 giáo viên/nhân viên tham gia tập huấn phần mềm QLT. Yêu cầu:

Là cán bộ, giáo viên/nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, ưu tiên những người đã tham

gia nhập dữ liệu của các kỳ thi trước, khi đi mang theo 01 máy tính xách tay đã cài đặt phần

mềm tuyển sinh cấp trường để tập huấn.

- Các trường THPT (kể cả đơn vị không tổ chức thi tuyển sinh), trung tâm GDTX

tỉnh, trung tâm GDNN-GDTX lập danh sách giới thiệu cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tại

kỳ thi và gửi về phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT theo lịch.

e) Về dữ liệu thi, xếp phòng thi

- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về độ chính xác của dữ liệu đã nhập.

- Dữ liệu được nhập phải đảm bảo độ chính xác cao và theo đúng quy định. Sau khi

nhập dữ liệu ĐKDT và sau khi nhập hoàn chỉnh thông tin hồ sơ ĐKDT của thí sinh đã

ĐKDT tại trường vào phần mềm QLT, in 01 bản để kiểm tra, đối chiếu và thực hiện kiểm

dò dữ liệu. Nếu phát hiện sai sót, cán bộ phụ trách đăng nhập vào phần mềm QLT để chỉnh

sửa, bổ sung đúng quy định.

- Ghi dữ liệu ra 01 đĩa CD, in 02 bản Danh sách thí sinh đăng ký dự thi có chữ ký

và đóng dấu của Hiệu trưởng (01 bản gửi về phòng KT&KĐCLGD, Sở GD&ĐT cùng với

01 đĩa CD lưu dữ liệu, 01 bản lưu tại trường).

- Sở GD&ĐT thực hiện đánh số báo danh, xếp phòng thi cho toàn tỉnh và gửi dữ

liệu cho từng trường THPT công lập. Nhà trường thực hiện ghép dữ liệu vào phần mềm

QLT cấp trường để in Phiếu thu bài thi; Niêm yết phòng thi.

- Mỗi phòng thi được xếp tối đa 24 (hai mươi tư) thí sinh.

Chú ý: Sau khi nộp dữ liệu về Sở GD&ĐT, tuyệt đối không được thay đổi bất kỳ

thông tin nào của dữ liệu. Mọi sửa chữa đều do Sở GD&ĐT thực hiện sau khi nhà trường có

tờ trình gửi về phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

19

g) Về cơ sở vật chất, văn phòng phẩm, trang thiết bị

- Bố trí các máy vi tính có cấu hình cao, đã được cài đặt chương trình diệt virus kèm

theo máy in để phục vụ cho công tác nhập dữ liệu, in các biểu mẫu.

- Lập kế hoạch, chuẩn bị, bố trí đủ số phòng thi cần thiết (kể cả dự phòng), trang thiết

bị cần thiết.

- Chuẩn bị đủ số lượng các biểu mẫu, biểu bảng thống kê (tải về từ địa chỉ email:

[email protected]).

- Chuẩn bị 1 máy điện thoại cố định loại tốt có loa ngoài, kết nối nhanh đặt tại phòng

thường trực của Điểm thi .

- Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy chuẩn bị máy vi tính và các thiết bị dùng để

thi kỹ năng nói môn thi chuyên Tiếng Anh. Cấu hình của máy tính và các thiết bị dùng để tổ

chức thi kỹ năng nói môn thi chuyên Tiếng Anh, thực hiện theo quy định như đối với Kỳ thi

chọn học sinh giỏi THPT cấp quốc gia năm 2019.

4. Khung thời gian chính thực hiện các công việc

4.1. Trƣớc ngày 27/4/2019: Các trường THPT, trung tâm GDTX, Cao đẳng Cơ giới

Ninh Bình:

- Nộp Danh sách giới thiệu thành viên Hội đồng tuyển sinh; Danh sách cán bộ, giáo

viên có con, em ruột của chồng hoặc vợ dự thi; Danh sách giới thiệu cán bộ, giáo viên làm

nhiệm vụ tại kỳ thi (theo mẫu đính kèm). Đồng thời gửi các file đến địa chỉ email:

[email protected].

- Trường THPT công lập: Đăng ký mua giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp, hồ sơ

ĐKDT,... file văn bản đăng ký gửi đến địa chỉ email: [email protected].

4.2. Ngày 07/5/2019: Tập huấn phần mềm QLT tuyển sinh

- Thời gian: Từ 7 giờ 30 phút.

- Địa điểm: Trường THPT Trần Hưng Đạo.

4.3. Trƣớc ngày 17/5/2019: Các trường THPT công lập

- Báo cáo UBND huyện, thành phố về công tác tổ chức thi của đơn vị.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng; các ban, ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn để đề

nghị tạo điều kiện giúp đỡ và phối hợp thực hiện đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm

túc, đúng Quy chế thi.

- Tổ chức thông báo những điểm quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm

học 2019-2020; kế hoạch tuyển sinh đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân dân trên địa bàn.

- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho kỳ thi./.

20

PHỤ LỤC 4

QUY ĐỊNH VỀ ĐỊA BÀN, ĐỐI TƢỢNG, ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI,

ĐĂNG KÝ DỰ THI, CHỈ TIÊU, ĐIỂM SÀN, ĐIỂM XÉT TUYỂN,

NGUYÊN TẮC XÉT TUYỂN VÀ XÉT TRÚNG TUYỂN

(Kèm theo Công văn số 504/SGDĐT-KTKĐ ngày 23/4/2019 của Sở GD&ĐT Ninh Bình)

1. Địa bàn tuyển sinh, đối tƣợng, điều kiện

a) Địa bàn tuyển sinh: Thực hiện theo mục 5.6 của Quyết định 1400.

Riêng địa bàn tuyển sinh của trường THPT Dân tộc nội trú thực hiện theo khoản 1,

khoản 3 Điều 18 Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ GD&ĐT; các

xã Yên Quang, Xích Thổ, Văn Phương thuộc huyện Nho Quan và xã Yên Sơn thuộc thành

phố Tam Điệp (theo công văn số 248/UBND-VP6 ngày 04/7/2016 của UBND tỉnh Ninh

Bình về việc quy định vùng tạo nguồn cán bộ cho dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh).

Danh mục các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thực hiện theo các quy

định hiện hành.

b) Đối tƣợng, điều kiện

b.1) Đối với tuyển sinh vào trường THPT chuyên Lương Văn Tụy: Học sinh đã tốt

nghiệp THCS năm học 2018-2019, có hộ khẩu thường trú theo quy định và kết quả xếp loại

hạnh kiểm và học lực cả năm học của tối thiểu 3 năm cấp THCS đạt từ Khá trở lên, trong đó

năm học lớp 9 phải đạt từ Khá trở lên.

Học sinh đăng ký dự thi và xét tuyển vào trường THPT chuyên Lương Văn Tụy phải

thực hiện qua 2 vòng, cụ thể:

+ Vòng 1: Sơ tuyển. Được tính điểm theo các tiêu chí sau:

STT Tiêu chí đánh giá Điểm

1 Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực cả năm của các lớp 6, 7, 8, 9

cấp THCS đạt từ Khá trở lên.

0,25 điểm/lớp

2 Kết quả xếp loại tốt nghiệp THCS đạt từ Khá trở lên 0,25 điểm

3

Đoạt giải cá nhân trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi các bộ môn văn

hoá lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2018-2019

- Giải Nhất 1,0 điểm

- Giải Nhì 0,75 điểm

- Giải Ba 0,5 điểm

- Giải Khuyến khích 0,25 điểm

4

Đoạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể

thao; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh

trung học cơ sở và trung học phổ thông

1,0 điểm

Lƣu ý: Những học sinh đoạt nhiều giải khác nhau trong tiêu chí 4 thì chỉ được hưởng

một mức điểm của loại giải cao nhất.

21

+ Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những học sinh có điểm được tính ở vòng 1 tối

thiểu 1,0 điểm.

b.2) Đối với tuyển sinh vào trường THPT đại trà: Học sinh đã tốt nghiệp THCS theo

chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo

quy định của Điều lệ trường trung học, có hồ sơ và hộ khẩu thường trú theo quy định.

Riêng đối với tuyển sinh vào trường THPT Dân tộc nội trú thực hiện theo Điều 18

Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ GD&ĐT.

2. Hồ sơ đăng ký dự thi

- Túi hồ sơ ĐKDT, thí sinh mua tại trường THPT thuộc địa bàn nơi đăng ký hộ khẩu

thường trú.

- Hồ sơ ĐKDT hoàn chỉnh gồm:

+ Phiếu đăng ký dự thi và xét tuyển; Học bạ THCS (bản chính).

+ Phiếu đăng ký tuyển thẳng (đối với thí sinh thuộc diện tuyển thẳng).

+ Giấy khai sinh (bản sao); Bản photocopy hộ khẩu thường trú.

+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THCS (đối với những

thí sinh trong độ tuổi theo quy định của Điều lệ trường trung học).

+ 01 ảnh cỡ 3x4 cm kiểu chân dung (giống ảnh được dán vào Thẻ học sinh).

+ Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).

+ Chứng chỉ Tiếng Anh (IELTS, TOEFL ITP, TOEFL iBT,…) theo quy định của Bộ

GD&ĐT, có giá trị sử dụng đến ngày thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT.

* Trường hợp thí sinh không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Ninh Bình được đăng ký

dự thi thì phải có bản photocopy Quyết định tuyển dụng hoặc Quyết định bổ nhiệm hoặc

Quyết định nâng lương gần nhất của bố đẻ hoặc mẹ đẻ.

Lưu ý:

- Hồ sơ ĐKDT nộp trong khoảng thời gian từ ngày 09/5 đến ngày 15/5/2019 gồm:

Phiếu đăng ký dự thi và xét tuyển; bản photocopy Giấy khai sinh hoặc Hộ khẩu thường trú;

01 ảnh cỡ 3x4 cm (giống ảnh được dán vào Thẻ học sinh).

Đối với thí sinh thuộc diện tuyển thẳng nộp thêm Phiếu đăng ký tuyển thẳng (nếu có

nguyện vọng).

Đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú không thuộc địa bàn tuyển sinh nộp thêm bản

photocopy Quyết định tuyển dụng hoặc Quyết định bổ nhiệm hoặc Quyết định nâng lương

gần nhất của bố đẻ hoặc mẹ đẻ.

- Kỳ thi tuyển sinh năm nay, thí sinh dùng Thẻ học sinh (theo mẫu quy định) dùng

làm Thẻ dự thi. Trường hợp thí sinh làm mất Thẻ dự thi thì dùng Giấy chứng minh nhân dân

hoặc Thẻ căn cước công dân thay cho Thẻ dự thi.

Tất cả các giấy tờ photocoppy trên, thí sinh khi nộp hồ sơ ĐKDT phải mang theo bản

chính để nhà trường kiểm tra, đối chiếu với bản gốc.

3. Đăng ký dự thi: Thực hiện theo mục 5.7 Quyết định 1400.

22

4. Tuyển thẳng; miễn thi môn Tiếng Anh trong bài thi tổ hợp; chế độ ƣu tiên;

chế độ khuyến khích đối với tuyển sinh vào trƣờng THPT Dân tộc nội trú: Thực hiện

theo mục 3 Quyết định 1400.

Thí sinh tuyển thẳng theo quy định tại mục 3.1 Quyết định 1400, nộp hồ sơ đúng thời

gian quy định của Kỳ thi tại 01 trường THPT thuộc địa bàn tuyển sinh nơi thí sinh có

nguyện vọng xét tuyển thẳng.

5. Chỉ tiêu, điểm sàn tuyển sinh; điểm xét tuyển; nguyên tắc xét tuyển; xét trúng

tuyển: Thực hiện theo các mục 5.8, 5.9, 5.10, 5.11 Quyết định 1400.

6. Khung thời gian chính thực hiện các công việc

6.1. Từ ngày 09/5 đến ngày 15/5/2019: Thu hồ sơ ĐKDT; hồ sơ thí sinh đề nghị xét

tuyển thẳng, nhập dữ liệu thí sinh ĐKDT; Kiểm dò dữ liệu thí sinh ĐKDT; công khai số

lượng thí sinh ĐKDT; báo cáo số liệu thi theo quy định.

6.2. Trước 10 giờ ngày 18/5/2019, các đơn vị nộp:

- Báo cáo số liệu chính thức số lượng thí sinh ĐKDT.

- Nộp tờ trình đặt Điểm thi chính thức, dự phòng.

- Đăng ký văn phòng phẩm, giấy thi, giấy nháp, Phiếu TLTN, ….

6.3. Từ ngày 23/5 đến 17 giờ ngày 26/5/2019: Thu nhận các loại giấy tờ để hoàn

chỉnh hồ sơ ĐKDT của những thí sinh đã ĐKDT tại trường.

6.4. Trước 17 giờ ngày 25/5/2019:

a) Nộp về phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD, Sở GD&ĐT:

Gửi file Danh sách học sinh đề nghị tuyển thẳng theo Quy chế 11 về địa chỉ email đã

quy định.

b) Nộp về phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT: Tờ trình và Danh sách học sinh

và Hồ sơ đề nghị tuyển thẳng theo Quy chế 11. Riêng đối với trường THPT Dân tộc nội trú

thực hiện theo điểm a khoản 3 Điều 20 Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016

của Bộ GD&ĐT.

Hồ sơ đề nghị tuyển thẳng của học sinh gồm: Phiếu đăng ký dự thi và xét tuyển;

Phiếu đăng ký tuyển thẳng; Giấy khai sinh (bản sao); bản photocopy Hộ khẩu thường trú;

bản photocopy Quyết định tuyển dụng hoặc Quyết định bổ nhiệm hoặc Quyết định nâng

lương gần nhất của bố đẻ hoặc mẹ đẻ (đối với học sinh không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh

Ninh Bình quy định tại mục 5.6 Quyết định 1400); bản photocoppy Học bạ THCS của học

sinh; bản photocoppy Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân; bản

photocoppy Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS (tạm thời). Ngoài ra còn có các loại giấy tờ

khác gồm:

- Đối với học sinh khuyết tật: Bản photocoppy Giấy xác nhận khuyết tật.

- Đối với học sinh diện tuyển thẳng theo điểm b mục 3.1 Quyết định 1400: Học sinh

là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại Nghị định số

57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ gồm các dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si

La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.

23

- Đối với học sinh diện tuyển thẳng theo điểm d mục 3.1 Quyết định 1400: Bản

photocopy Giấy chứng nhận đoạt giải của kỳ thi (hoặc cuộc thi).

Tất cả các giấy tờ photocoppy trên phải có chữ ký, ghi rõ họ và tên của người tiếp

nhận, đối chiếu với bản gốc.

6.5. Chậm nhất đến 14 giờ ngày 28/5/2019: Hoàn thành nhập đầy đủ các thông tin hồ

sơ ĐKDT của thí sinh vào phần mềm QLT; kiểm dò dữ liệu, đối chiếu thông tin đã nhập vào

phần mềm QLT với thông tin trên hồ sơ ĐKDT đầy đủ.

6.6. Chậm nhất 10 giờ ngày 29/5/2019: Nộp 01 đĩa CD dữ liệu được xuất từ phần

mềm QLT và Danh sách thí sinh ĐKDT; Quyết định thành lập Tổ bảo vệ, phục vụ, y tế của

Điểm thi./.

24

PHỤ LỤC 5

COI THI

(Kèm theo Công văn số 504/SGDĐT-KTKĐ ngày 23/4/2019 của Sở GD&ĐT Ninh Bình)

1. Trước mỗi buổi thi, CBCT và những người làm nhiệm vụ tại Điểm thi: Nhận

phong bì đựng phương tiện thu, phát thông tin cá nhân (nếu có) tại phòng làm việc của

Điểm thi; trên phong bì ghi rõ các thông tin cần thiết, dán kín và được lưu giữ tại phòng làm

việc của Điểm thi. Khi cần thông tin khẩn cấp, cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi báo cáo

với Trưởng Điểm thi để xử lý. Kết thúc công tác coi thi mỗi buổi thi, CBCT và những người

làm nhiệm vụ tại Điểm thi nhận lại phong bì đựng phương tiện thu, phát thông tin cá nhân.

2. Trưởng Điểm thi quy định cách đánh số báo danh trong phòng thi; tổ chức cho

CBCT, CBGS phòng thi bốc thăm phân công coi thi, giám sát phòng thi; đảm bảo tại mỗi

phòng thi có 02 CBCT không cùng 01 đơn vị; tổ chức bốc thăm cách phát đề thi đối với

từng phòng thi của Bài thi tổ hợp khi CBCT thứ nhất nhận túi đề thi.

3. Túi đựng hồ sơ, văn phòng phẩm của mỗi phòng thi phải được đựng trong 01 túi

riêng. Túi này phải có: Lịch thi; Danh sách thí sinh trong phòng thi; Danh sách ảnh của

phòng thi; Phiếu thu bài thi (02 bản/bài); quy trình coi thi; biên bản cắt túi đựng đề thi, biên

bản cắt túi đựng phiếu TLTN; biên bản vi phạm quy chế thi của thí sinh; biên bản sự việc

bất thường,...; kéo; phấn; bút; băng dán niêm phong,...

4. Trưởng Điểm thi quyết định các hiệu lệnh trống: Thí sinh tập trung trước phòng

thi; gọi thí sinh vào phòng thi; cắt túi đề thi và phát đề thi cho thí sinh; thời gian tính giờ

làm bài; thời gian còn 15 phút đối với các bài thi viết; thời gian còn 05 phút đối với Bài thi

tổ hợp; thời gian hết giờ làm bài (trừ thi kỹ năng nói môn chuyên Tiếng Anh).

5. Khi có hiệu lệnh gọi thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào

phòng thi, CBCT thứ hai dùng Thẻ dự thi (Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước

công dân của thí sinh đối với thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước đủ điều kiện dự thi

theo Điều lệ trường trung học) và Danh sách ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện thí

sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra vật dụng thí sinh mang vào

phòng thi theo đúng Quy chế thi.

6. Sau khi các thí sinh đã vào phòng thi, khi CBCT thứ nhất đi nhận đề thi và bốc

thăm cách phát đề thi Bài thi tổ hợp, CBCT thứ hai ở lại phòng thi nhắc nhở thí sinh những

điều cần thiết về kỷ luật phòng thi; đối với Bài thi tổ hợp: Cho toàn thể thí sinh trong phòng

thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đựng phiếu TLTN và lập biên bản xác nhận có

chữ ký của 2 thí sinh đại diện trong phòng thi, sau đó cắt túi đựng phiếu TLTN; CBCT thứ

hai ký tên vào giấy thi/Phiếu TLTN, giấy nháp đủ để phát cho thí sinh (không ký thừa), yêu

cầu thí sinh ghi rõ họ tên vào các tờ giấy thi/Phiếu TLTN, giấy nháp; hướng dẫn và kiểm tra

thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đủ thông tin thí sinh vào các

mục cần thiết của Tờ giấy thi/Phiếu TLTN trước khi làm bài.

7. Trước khi cắt túi đề thi và phát đề thi vào đúng thời điểm ghi trong Lịch thi,

CBCT phải cho toàn thể thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi

25

ớn

g n

hìn

đề thi, sự phù hợp của bài thi với lịch thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh

trong phòng thi.

8. Ngay sau khi phát đề cho thí sinh , CBCT yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề

thi, nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách , nhòe, mờ, phải lập tức báo cho CBCT để kịp

thời xử lý; nếu không phát hiện hoặc đê quá sau khi phát đề 10 phút mới báo cáo thì thí sinh

phải tự chịu trách nhiệm. Tất cả những trường hợp phát sinh về đề thi, CBCT phải báo cáo

cho Trưởng Điểm thi ngay sau khi phát hiện (qua cán bộ giám sát thi). Trưởng Điểm thi báo

cáo ngay về bộ phận trực thi của Sở GD&ĐT theo số điện thoại quy định.

9. Trường hợp thí sinh đến muộn nhưng không quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính

giờ làm bài, thí sinh đó phải được nhanh chóng đưa đến phòng thi để dự thi; tại phòng thi,

CBCT lập biên bản và cho thí sinh dự thi.

10. Khi thí sinh đang làm bài, công an, bảo vệ, nhân viên phục vụ, cán bộ y tế của

Điểm thi không được vào khu vực phòng thi (kể cả hành lang phòng thi) trừ trường hợp đặc

biệt được Trưởng Điểm thi cho phép.

11. Sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài 15 phút, tại phòng thi, CBCT nộp đề thi thừa

(nếu có) đã được niêm phong cho Thư ký (có biên bản giao nhận), Thư ký bàn giao toàn bộ

đề thi thừa đã thu từ các phòng thi cho Trưởng Điểm thi bảo quản. Cuối mỗi buổi thi, Trưởng

Điểm thi niêm phong đề thi thừa; túi đựng bài thi; túi đựng Phiếu TLTN (dự phòng); túi đựng

Phiếu trả lời trắc nghiệm (đã mở niêm phong tại phòng thi), hồ sơ thi,... theo Quy chế thi.

12. Quy trình coi thi Bài thi tổ hợp thực hiện theo Điều 22 của Quy chế thi, trong đó

lưu ý một số nội dung sau:

- Phát Phiếu TLTN, hướng dẫn thí sinh ghi thông tin vào các mục trên Phiếu TLTN.

- Trước giờ thu bài thi 5 phút, CBCT yêu cầu thí sinh kiểm tra lại mã đề thi, số báo

danh và đảm bảo đã ghi và tô đúng trên Phiếu TLTN.

- Cách phát đề thi Bài thi tổ hợp: Thứ tự phát đề thi phải thực hiện đúng theo cách

CBCT thứ nhất đã bốc thăm được. Thứ tự phát đề thi được thực hiện theo một trong hai

cách sau:

+ Cách 1: Phát theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (sơ đồ 1).

+ Cách 2: Phát theo thứ tự lần lượt từ phải sang trái, từ trên xuống dưới (sơ đồ 2).

13.

21

3 4 2

7

1

8 5 6

24 23 22

Bảng

Phía cuối phòng thi

Sơ đồ 2

21

2 1 3

6

4

5 8 7

22 23 24

Bảng

Phía cuối phòng thi

Sơ đồ 1

26

14. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, CBCT thứ nhất phải yêu cầu thí sinh ngừng làm

bài và tiến hành thu bài, kể cả bài thi của thí sinh đã bị lập biên bản; CBCT thứ hai duy trì

trật tự và kỷ luật phòng thi; CBCT thứ nhất vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài vừa nhận

bài thi của thí sinh. Khi nhận bài, phải đếm đủ số tờ giấy thi của thí sinh đã nộp, yêu cầu thí

sinh tự ghi đúng số tờ và ký tên vào các Phiếu thu bài thi. Thu xong toàn bộ bài thi, kiểm

đếm đảm bảo chính xác, đầy đủ các thủ tục mới cho phép các thí sinh rời phòng thi.

15. Với mỗi bài thi, phần thi kỹ năng nói môn thi chuyên Tiếng Anh, mọi vi phạm

quy chế của thí sinh đều bị lập biên bản và xử lý theo quy định tại Điều 49 của Quy chế thi.

Trường hợp thí sinh vi phạm Quy chế thi với hình thức kỷ luật đình chỉ thi theo quy định tại

khoản 3, Điều 49 của Quy chế thi thì:

- CBCT trong phòng thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm

thi quyết định hình thức đình chỉ thi.

- Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT; CBCT yêu

cầu thí sinh ký tên vào các phiếu thu bài và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định.

Trong các phiếu thu bài, CBCT ghi cụm từ “Đình chỉ thi” sau chữ ký của thí sinh. Thí sinh

bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài thi tự luận

và sau khi hết giờ làm bài của Bài thi tổ hợp.

- Tại phòng làm việc của Điểm thi: Bài thi và tang vật (nếu có) của mỗi thí sinh được

niêm phong trong một túi riêng bên ngoài ghi rõ: “Bài thi và tang vật của thí sinh bị đình

chỉ thi”, đồng thời trên túi ghi rõ họ và tên, số báo danh, môn thi vi phạm của thí sinh. Trên

túi phải có đủ 3 chữ ký niêm phong của 2 CBCT đã lập biên bản và Trưởng Điểm thi.

16. Thí sinh bị đình chỉ thi phải được cán bộ giám sát của Điểm thi (do Trưởng Điểm

thi đã phân công) giám sát và bàn giao cho Lãnh đạo của Điểm thi. Lãnh đạo của Điểm thi

có trách nhiệm bàn giao cho công an trực tiếp làm nhiệm vụ tại Điểm thi quản lý và giám

sát tại một phòng riêng. Đúng thời gian theo quy định mới cho thí sinh đó ra khỏi Điểm thi.

Việc quản lý tiếp theo thuộc trách nhiệm của công an xã, phường, thị trấn đảm nhiệm.

17. Xếp bài thi; niêm phong bài thi; đóng gói bài thi, hồ sơ thi

a) Xếp bài thi: Bài thi của mỗi phòng thi theo số báo danh từ nhỏ đến lớn, các bài thi

được thu riêng, xếp thành tập (không lồng vào nhau). Bài thi có số báo danh nhỏ nhất phải

xếp ở vị trí trên cùng của tập bài thi. Đối với bài thi có nhiều tờ, các tờ giấy thi được lồng

vào nhau từ tờ số 1 đến tờ cuối cùng; xếp Phiếu TLTN của phòng thi theo số báo danh từ

nhỏ đến lớn. Phiếu TLTN có số báo danh nhỏ nhất được xếp ở vị trí trên cùng của tập phiếu.

Đưa tập bài thi/Phiếu TLTN đã xếp vào Túi đựng bài thi (gọi tắt là túi số 1) cùng với 01

Phiếu thu bài, đảm bảo trong quá trình thu bài không xảy ra nhầm lẫn, thiếu tờ giấy thi,

thiếu bài thi, sai sót, thiếu thủ tục hành chính của thí sinh và CBCT (ký xác nhận, ghi các

thông tin trên bài thi, Phiếu TLTN,…).

b) Niêm phong túi số 1:

27

- Trên túi số 1: Bên ngoài túi đựng bài thi phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Điểm

thi; Phòng thi; Buôi thi (thơi gian , ngày thi ); Tên bai thi ; Họ tên , chư ky cua 2 CBCT; Họ

tên, chư ky cua Trưởng Điểm thi và 01 Phó Trưởng Điểm thi là cán bộ, giáo viên của trường

được điều động đến làm nhiệm vụ tại Điểm thi.

- Khi ban giao bai thi cho Trưởng Điểm thi, CBCT phai cung Thư ky (do Trưởng

Điểm thi phân công ) kiêm đêm bai thi , niêm phong tui bai thi (trên nhan niêm phong phai

có đủ chữ ký của 2 CBCT va Phó Trưởng Điểm thi là cán bộ, giáo viên của trường được

điều động đến làm nhiệm vụ tại Điểm thi) rồi đong dâu niêm phong túi bài thi theo quy

đinh.

- Mỗi bài thi, Phiếu thu bài thứ 2 của các phòng thi được đóng thành một tập riêng,

niêm phong. Kết thúc công tác coi thi, tất cả các tập Phiếu thu bài thứ 2 đưa vào túi số 3.

c) Đóng gói bài thi, hồ sơ thi:

- Túi số 2: Là hộp carton (theo mẫu quy định) đựng các túi số 1, được đóng gói riêng

theo từng bài thi.

- Túi số 3: Đựng hồ sơ coi thi (gồm cả bài thi, tang vật của thí sinh vi phạm quy chế

thi (nếu có)) đã ghi đầy đủ các chữ ký, thủ tục hành chính và được đóng gói riêng.

- Túi số 4: Đựng Phiếu TLTN còn dư, hỏng, thay thế; đề thi thừa; đề thi dự phòng

chưa sử dụng của các buổi thi; túi đựng Phiếu TLTN đã cắt tại phòng thi. Trưởng điểm thi

tổ chức niêm phong và lưu giữ tại trường nơi đặt điểm thi trong thời gian 01 năm.

Niêm phong của túi số 2, túi số 3 và túi số 4 phải có đủ chữ ký của 3 người: Trưởng

Điểm thi, Thư ký và 1 đại diện CBCT.

18. Giao nộp bài thi, hồ sơ thi: Trưởng Điểm thi phải nộp ngay sau buổi thi cuối

cùng Kỳ thi (Điểm thi THPT chuyên Lương Văn Tụy thực hiện theo lịch giao nộp tại Phụ

lục 1) các túi số 2, túi số 3, đồng thời nộp báo cáo nhanh coi thi, danh sách thí sinh vắng thi,

danh sách thí sinh vi phạm quy chế thi (nếu có), danh sách CBCT vi phạm Quy chế thi (nếu

có); Danh sách đăng ký mẫu chữ ký, Biên bản về tình trạng sử dụng Phiếu TLTN. Báo cáo,

Danh sách đăng ký mẫu chữ ký, Biên bản về tình trạng sử dụng Phiếu TLTN, các loại danh

sách nêu trên phải đảm bảo thông tin chính xác, không niêm phong trong hồ sơ thi và nộp

trực tiếp cho bộ phận thu nhận bài thi, hồ sơ thi.

19. Khung thời gian chính thực hiện các công việc

19.1. Từ 07 giờ ngày 31/5/2019, các đơn vị nhận: Bảng ghi tên dự thi; Quyết định

điều động cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tại các Điểm thi.

19.2. Ngày 02/6/2019:

- Từ 07 giờ: các Trưởng Điểm thi, 01 Thư ký sở tại họp tại Hội trường tầng 5, nhà A,

Sở GD&ĐT.

- Ngay sau cuộc họp tại Sở GD&ĐT: Tại Điểm thi, Trưởng Điểm thi họp với các Phó

Trưởng điểm thi, Thư ký để phân công nhiệm vụ, thống nhất kế hoạch coi thi; họp với tổ

bảo vệ và phục vụ.

- Từ 13 giờ 30 phút, tại các Điểm thi:

+ Họp phiên toàn thể.

28

+ Tổ chức cho các thành viên của điểm thi học Quy chế thi, nghiệp vụ coi thi và các

quy định có liên quan đến công tác coi thi.

- Kiểm tra hồ sơ coi thi, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương án bảo vệ an toàn kỳ thi.

* Riêng Điểm thi THPT chuyên Lương Văn Tụy: Kiểm tra kỹ các phương tiện, thiết

bị, cài đặt phần mềm, tập huấn quy trình coi thi kỹ năng nói môn chuyên Tiếng Anh.

- Từ 15 giờ 45 phút: Tại các phòng thi, thí sinh kiểm tra lại các thông tin; CBCT ghi

nhận những sai sót về thông tin của thí sinh (theo mẫu) sau đó chuyển những thông tin này

cho Thư ký sở tại của Điểm thi để trình Sở GD&ĐT chỉnh sửa, bổ sung; phổ biến Quy chế

thi, quy định, lịch thi, hướng dẫn của Sở GD&ĐT, quy trình thi nói cho thí sinh đăng ký dự

thi vào các lớp chuyên Tiếng Anh và Tiếng Pháp.

Trong ngày, Sở GD&ĐT sẽ bàn giao bộ đề thi các môn thi đại trà, túi đựng Phiếu TLTN

tại các Điểm thi.

19.3. Ngày 03/6/2019

Thí sinh tập trung tại các phòng thi, làm thủ tục vào phòng thi; thi theo lịch.

19.4. Ngày 04/6/2019: Thi theo lịch.

* Đối với các Điểm thi:

- Tổng kết công tác coi thi (trừ Điểm thi THPT chuyên Lương Văn Tụy).

- Chậm nhất 12 giờ: Điểm thi THPT chuyên Lương Văn Tụy nộp các bài thi đại trà,

các điểm thi còn lại nộp bài thi, hồ sơ thi tại Sở GD&ĐT.

- 13 giờ: Sở GD&ĐT bàn giao bộ đề thi kỹ năng nói môn thi chuyên Tiếng Anh.

- 13 giờ 45 phút: Tập trung các thí sinh dự thi kỹ năng nói môn chuyên Tiếng Anh tại

các phòng chờ theo Danh sách thi kỹ năng nói, CBCT nhắc lại quy trình thi nói cho thí sinh

trước khi thi.

- Từ 16 giờ 30 phút: Các đơn vị truy cập hòm thư điện tử của đơn vị mình để lấy

danh sách và thông báo cho cán bộ, giáo viên tham gia làm nhiệm vụ tại các Ban Chấm thi

về thời gian, địa điểm thực hiện nhiệm vụ.

- Chậm nhất 18 giờ ngày 04/6/2019: Điểm thi THPT chuyên Lương Văn Tụy, nộp

bài thi kỹ năng nói môn chuyên Tiếng Anh tại Sở GD&ĐT.

19.5. Ngày 05/6/2019: Tại Điểm thi THPT chuyên Lương Văn Tụy:

- 06 giờ: Sở GD&ĐT bàn giao bộ đề thi các bài thi chuyên.

- Thi các môn chuyên theo lịch; Tổng kết công tác coi thi.

- Chậm nhất 11 giờ 30 phút: Nộp các bài thi chuyên, hồ sơ thi tại Sở GD&ĐT theo

quy định về danh mục nộp bài thi, hồ sơ thi./.

29

PHỤ LỤC 6

CHẤM THI, PHÚC KHẢO

(Kèm theo Công văn số 504/SGDĐT-KTKĐ ngày 23/4/2019 của Sở GD&ĐT Ninh Bình)

1. Giám đốc Sở GD&ĐT thành lập Ban Chấm thi tự luận, Ban Chấm thi trắc nghiệm

đặt tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy. Sở GD&ĐT điều động riêng đối với cán bộ,

giáo viên các trường THPT, trường THCS, Trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDNN-

GDTX, trung tâm Tin học – Ngoại ngữ và Hướng nghiệp làm nhiệm vụ tại các Ban Chấm

thi.

2. Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định thành lập Ban Phúc khảo bài thi tự luận, Ban

Phúc khảo bài thi trắc nghiệm (nếu có thí sinh đề nghị phúc khảo bài thi).

3. Công tác chấm thi, phúc khảo bài thi được vận dụng theo Quy chế thi và các quy

định của Sở GD&ĐT.

4. Sau khi Sở GD&ĐT công bố kết quả của kỳ thi, mọi thí sinh đều có quyền phúc

khảo bài thi theo quy định, hồ sơ phúc khảo gồm:

a) Đối với thí sinh: Đến trường THPT nơi ĐKDT để làm Đơn đề nghị phúc khảo bài

thi (theo mẫu) và nộp đúng thời gian quy định.

b) Đối với các trường THPT công lập nơi thí sinh ĐKDT

- Thu nhận Đơn đề nghị phúc khảo bài thi của thí sinh; kiểm tra, đối chiếu các thông

tin ghi trên Đơn đề nghị phúc khảo bài thi của thí sinh; lập Danh sách thí sinh đề nghị phúc

khảo bài thi (theo mẫu).

- Trường THPT nơi thí sinh ĐKDT nộp Danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo kèm

theo Đơn đề nghị phúc khảo bài thi của thí sinh về phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

giáo dục, Sở GD&ĐT đúng thời gian quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của

các thông tin trong hồ sơ phúc khảo.

5. Khung thời gian chính thực hiện các công việc

5.1. Ngày 06/6/2019

a) Từ 07 giờ, tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy:

- Họp Lãnh đạo, Thư ký Ban Chấm thi tự luận/trắc nghiệm, Lãnh đạo Thanh tra công

tác chấm thi.

- Ban Chấm thi trắc nghiệm họp để: Phổ biến các quy định, quy trình của Sở

GD&ĐT đối với chấm Bài thi tổ hợp (gọi tắt là bài thi trắc nghiệm); phân công nhiệm vụ

cho từng thành viên; bàn giao văn phòng phẩm; nhận bàn giao bài thi trắc nghiệm; chuẩn bị

các điều kiện, phương tiện, trang thiết bị, phần mềm,… Sau đó tiến hành phân lô, Quét bài

thi trắc nghiệm.

b) Từ 08 giờ, tại tầng 5, Nhà B, Sở GD&ĐT: Ban Làm phách họp để phân công

nhiệm vụ, phổ biến quy trình, các quy định, cách ly cán bộ làm phách sau đó tiến hành làm

phách bài thi theo quy trình làm phách 01 vòng.

5.2. Ngày 07/6/2019

- Từ 07 giờ, tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy: Ban Chấm thi tự luận họp

Lãnh đạo, Thư ký làm nhiệm vụ tại Ban; Trưởng môn chấm thi, Phó trưởng môn chấm thi,

30

các thành viên Tổ chấm kiểm tra để thống nhất kế hoạch, lề lối làm việc, nghiên cứu hướng

dẫn chấm thi,…; Trưởng môn chấm thi lập kế hoạch chấm thi.

- Tiếp tục quét bài thi trắc nghiệm, xử lý bài thi trắc nghiệm; làm phách bài thi.

5.3. Ngày 08/6/2019

- Từ 07 giờ: Khai mạc Ban Chấm thi tự luận tại trường THPT chuyên Lương Văn

Tụy.

- CBChT và cán bộ chấm kiểm tra học hướng dẫn chấm thi và chấm chung.

- Từ 13 giờ 30: Tổ chức chấm thi theo kế hoạch.

- Tiếp tục quét bài thi trắc nghiệm, xử lý bài thi trắc nghiệm; làm phách bài thi.

5.4. Từ ngày 09/6 đến ngày 12/6/2019: Tiếp tục làm phách bài thi tự luận, xử lý bài

thi trắc nghiệm. Tại các địa điểm chấm thi: Tiếp tục chấm thi, nhập điểm; tổng hợp kết quả,

hoàn tất các loại hồ sơ và nộp bài thi, hồ sơ thi về Sở GD&ĐT.

5.5. Ngày 13/6/2019:

- Ghép điểm, in Bảng ghi điểm thi, hoàn thiện các thủ tục.

- Thông báo công khai điểm thi trên website của Sở GD&ĐT tại địa chỉ:

http://ninhbinh.edu.vn

- Trước 19 giờ: Phòng KT&KĐCLGD gửi file kết quả thi cho từng trường THPT

công lập qua địa chỉ email đăng ký của trường.

5.6. Ngày 14/6/2019: Từ 15 giờ đến 17 giờ, các trường THPT, trung tâm GDTX cử

01 Lãnh đạo đơn vị về phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD, Sở GD&ĐT để nhận Bảng ghi

điểm thi.

5.7. Ngày 16/6/2019: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy bàn giao hồ sơ ĐKDT

của các thí sinh không trúng tuyển cho các trường THPT công lập có thí sinh đăng ký xét

tuyển về trường (đối với các thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

nhưng không trúng tuyển).

5.8. Từ ngày 13/6 đến 11 giờ ngày 16/6/2019: Các trường THPT công lập thu nhận

Đơn đề nghị phúc khảo điểm bài thi của thí sinh; lập Danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo

(theo mẫu).

5.9. Chậm nhất 10 giờ ngày 17/6/2019: Nộp hồ sơ phúc khảo tại phòng Khảo thí và

Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT, đồng thời gửi file Danh sách thí sinh đề nghị

phúc khảo bài thi theo địa chỉ email đã quy định.

5.10. Trƣớc ngày 30/6/2019: Tổ chức phúc khảo bài thi, thông báo kết quả phúc

khảo bài thi./.

31

PHỤ LỤC 7

QUY TRÌNH THI KỸ NĂNG NÓI MÔN THI CHUYÊN TIẾNG ANH

(Kèm theo Công văn số 504/SGDĐT-KTKĐ ngày 23/4/2019 của Sở GD&ĐT Ninh Bình)

I. Quy định chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị và văn phòng phẩm

1. Cơ sở vật chất

Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy:

- Bố trí đủ số phòng chờ 1 (dùng cho các thí sinh chờ để dự thi) và phòng thi nói môn

Tiếng Anh theo Danh sách thí sinh trong phòng thi do Sở GD&ĐT bàn giao.

- Bố trí 04 phòng chờ 2 (dùng cho các thí sinh đã hoàn thành bài thi nhưng chưa được

phép ra khỏi khu vực thi).

- Các phòng chờ và các phòng thi nói phải được bố trí phù hợp đảm bảo thuận lợi cho

việc đi lại của thí sinh như đối với kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2019.

2. Trang thiết bị và văn phòng phẩm

a) Trang thiết bị và văn phòng phẩm:

- Máy vi tính (có bàn phím và chuột kèm theo) đáp ứng các thông số kỹ thuật tối

thiểu sau đây:

+ CPU: Intel Pentium 4.3GHz;

+ RAM: 1GB;

+ Hard disk: 40GB;

+ NIC: 10/100mbps;

+ Có ổ ghi đĩa CD hoặc DVD Rewrite hoạt động tốt;

+ Monitor: 14”, độ phân giải tối thiểu: 1024x768, độ sâu màu: 65K;

+ Card sound: Creative Sound Blaster Live;

+ OS: Windows XP Pro hoặc Win 7 32 bit.

- Headphone Voiceao 5200MV đáp ứng các thông số kỹ thuật sau đây:

Phone Mic

Dimension 40mm 6x5mm

Frequency Range 20-20,000Hz 30-16000Hz

Sensitivity 103dB S.P.L at 1KHz -58dB±3dB

Impedance 32Ω

Rated power 15mW

Power Capability 150mV 3V

- Đĩa CD: Đĩa Maxell mới, đựng trong hộp còn nilon bảo vệ.

- USB mới, chưa ghi bất kỳ thông tin gì.

- Giấy nháp cho thí sinh.

- Hộp đựng đĩa CD và USB. Băng dán niêm phong.

32

- Bàn dập ghim kèm theo hộp ghim, bút chuyên dùng ghi trên đĩa CD (TWIN CD

MARKER).

- Các máy tính không được kết nối mạng LAN, mạng internet.

b) Số lƣợng: Đảm bảo mỗi phòng thi được bố trí:

+ 03 (ba) máy vi tính, gồm một máy dành cho thí sinh dự thi (gọi là máy vi tính 1),

một máy dành cho CBCT và dùng để cho thí sinh nghe lại (gọi là máy vi tính 2) và 01 máy

vi tính dự phòng.

+ 02 (hai) bộ Headphone Voiceao 5200MV, gồm một bộ để thí sinh sử dụng và một

bộ để nghe lại nội dung đã ghi âm.

+ Đĩa CD để ghi file ghi âm phần trả lời của thí sinh.

+ 01 (một) USB dùng để lưu file ghi âm của tất cả các thí sinh dự thi trong phòng thi.

II. Quy định chung

- Tại mỗi phòng thi, các thí sinh thực hiện phần thi của mình lần lượt theo thứ tự trong

Danh sách thí sinh của phòng thi nói.

- Thí sinh chỉ được phép mang bút viết, Thẻ dự thi vào phòng thi.

- File ghi âm của thí sinh được đặt tên theo “Số báo danh của thí sinh” với kiểu file

mặc định của chương trình ghi âm và được ghi vào 01 thư mục.

- CBCT trong phòng thi không được tạo ra tiếng động lạ khi hệ thống đang ghi âm

phần trả lời của thí sinh.

- Thí sinh không được đề cập đến các thông tin cá nhân trong phần trả lời, không được

tạo ra tiếng động nhằm đánh dấu phần thi của mình.

- Mỗi phòng chờ 1 và phòng chờ 2 có 02 CBCT có nhiệm vụ quản lý thí sinh tại

phòng. Thí sinh trong các phòng chờ phải tuân thủ nghiêm túc sự hướng dẫn của CBCT.

- Cán bộ kỹ thuật thiết lập phần mềm ghi âm cài đặt đúng thời gian hệ thống, đúng

thông số thời gian thi quy định (05 phút chuẩn bị, 02 phút nói ghi âm và các thông số

khác, không được chọn mục Enable silence detection; Output quality, mục format phải

hiển thị là mp3); tạo thư mục C:\TS102019 trên máy vi tính để lưu các file ghi âm của thí

sinh trong phòng thi.

- Khi kết thúc buổi thi, CBCT ghi tất cả các file ghi âm của thí sinh đã thi (kể cả file

rỗng) vào USB và 02 (hai) đĩa CD (01 chính thức, 01 dự phòng). Sau khi đã ghi xong,

CBCT trong phòng thi xóa tất cả các file ghi âm của thí sinh.

- Việc xử lý thí sinh và người làm nhiệm vụ trong kỳ thi khi vi phạm Quy chế thi được

thực hiện như đối với kỳ thi THPT quốc gia hiện hành.

III. Quy trình coi thi của cán bộ coi thi (CBCT)

1. CBCT bên ngoài phòng thi:

a) CBCT tại phòng chờ 1 tập trung thí sinh của phòng thi theo Danh sách thí sinh trong

phòng thi; kiểm tra Thẻ dự thi của thí sinh trước khi cho thí sinh vào phòng thi.

33

b) Trong thời gian thi, CBCT bên ngoài phòng chờ 1, CBCT bên ngoài phòng thi nói có

trách nhiệm giám sát thí sinh và CBCT trong phòng thi; giám sát việc di chuyển của thí sinh từ

phòng chờ 1 đến phòng thi và từ phòng thi đến phòng chờ 2, đảm bảo thí sinh không tiếp xúc

với ai khác.

c) CBCT ngoài phòng chờ 2 có trách nhiệm giám sát thí sinh và CBCT trong phòng

chờ; giám sát việc thí sinh ra ngoài phòng chờ 2 (nếu có).

2. CBCT trong phòng thi:

a) Nhận giấy nháp, đĩa CD, bút chuyên dùng ghi trên đĩa CD, băng dính niêm phong, đề

thi từ Trưởng Điểm thi và chuyển về phòng thi; cả hai CBCT trong phòng thi cùng ký tên

vào giấy nháp.

b) CBCT trong phòng chờ 1 có trách nhiệm giữ trật tự và điều hành hoạt động của thí

sinh trong phòng chờ 1.

c) Trước giờ thi, kiểm tra máy vi tính đảm bảo không kết nối mạng và hoạt động độc lập.

d) Kiểm tra phần mềm ghi âm đã thiết lập đúng thông số thời gian quy định là (05 phút

chuẩn bị, 02 phút nói ghi âm và các thông số khác, đảm bảo phần Output quality, mục

format phải hiển thị là mp3. Lưu ý: không được chọn mục Enable silence detection).

e) Khi có hiệu lệnh, cho thí sinh vào phòng thi và lần lượt thực hiện các việc sau:

- Kiểm tra Thẻ dự thi.

- Cho thí sinh bắt thăm đề thi; phát giấy nháp cho thí sinh và hướng dẫn thí sinh thực

hiện phần thi của mình theo quy trình quy định tại mục IV của văn bản này.

- Giám sát các hoạt động của thí sinh; trong đó, một CBCT quan sát màn hình máy vi

tính và nhắc thí sinh khi thời gian chuẩn bị còn 01 phút.

- Sau khi kích hoạt phần mềm ghi âm, khi chương trình yêu cầu đặt tên file ghi âm,

CBCT ghi tên file, đường dẫn theo quy định: tên file là số báo danh của thí sinh, thư mục

lưu file C:\TS102019. Ví dụ: Thí sinh có số báo danh là 010619, sẽ lưu tên file là: 010619

và chọn thư mục lưu file C:\TS102019.

- Sau khi thí sinh hoàn thành phần trả lời, copy file ghi âm của thí sinh vào USB. Tại máy

vi tính 2, CBCT cho thí sinh nghe lại nội dung thi đã được ghi âm, lưu file ghi âm đó vào thư

mục C:\LUUTS102019.

- Yêu cầu thí sinh ghi số báo danh, thông tin về file nói như: ngày giờ tạo lập, kích

thước file vào Phiếu thu bài thi (kể cả trường hợp thí sinh không trả lời để ghi âm).

- Gọi thí sinh tiếp theo vào phòng thi.

- Kết thúc buổi thi, hai CBCT ghi các file ghi âm của thí sinh lưu trong thư mục

C:\LUUTS102019 ở máy vi tính vào 02 (hai) đĩa CD (01 đĩa chính thức, 01 đĩa dự phòng) và

lưu vào USB, ghi rõ tên phòng thi, môn Ngoại ngữ, số file đã ghi và cùng ký xác nhận; Kiểm

tra kỹ đĩa CD đã ghi, USB đã lưu các file ghi âm đảm bảo dữ liệu đã ghi chuẩn; niêm phong:

02 đĩa CD cùng USB, Phiếu thu bài thi trong cùng 01 túi đựng bài thi. Sau đó xóa toàn bộ các

file ghi âm của buổi thi đó (kể cả trong Recyle Bin).

34

IV. Quy trình thi của thí sinh

1. Sau khi vào phòng thi, bắt thăm đề thi, nhận giấy nháp từ CBCT trong phòng thi.

2. Sau khi CBCT đặt tên file ghi âm, thư mục lưu bài thi (tên file chính là số báo

danh), khi có thông báo của chương trình, thí sinh kích chuột trái vào nút “Save” để bắt đầu

phần thi của mình.

3. Khi chương trình báo hết thời gian chuẩn bị, thí sinh bắt đầu ghi âm theo trình tự:

Đọc mã số của đề thi, nội dung đề thi và nội dung trả lời (tất cả bằng Tiếng Anh).

4. Khi hết thời gian trả lời, hệ thống tự động ngừng ghi âm, màn hình máy vi tính hiển

thị bảng thông báo “Record Completed”, thí sinh kích chuột trái vào nút “OK” để xác

nhận hoàn thành phần trả lời.

5. Sau khi CBCT ghi file ghi âm của thí sinh vào USB xong, thí sinh kiểm tra file ghi

âm đã được CBCT ghi trên USB; thí sinh nghe lại nội dung đã ghi âm của mình trên máy vi

tính số 2; sau khi nghe lại xong, thí sinh xác định đúng, đủ nội dung đã ghi âm của mình, thí

sinh điền đầy đủ thông tin (tên file, kích thước file, ngày giờ tạo lập file,…) và ký xác nhận

vào Phiếu thu bài thi.

6. Thí sinh trở lại máy vi tính 1 để thoát khỏi phần mềm ghi âm và rời khỏi phòng thi về

phòng chờ 2.

V. Một số tình huống xử lý

1. Đối với sự cố lỗi khi ghi âm: CBCT lập biên bản, báo cáo Trưởng Điểm thi cho

phép thí sinh ghi âm lại.

2. Nếu gặp sự cố xảy ra khi thí sinh không nghe lại được file ghi âm, xử lý như sau:

CBCT kiểm tra lại định dạng của file ghi âm, đĩa CD. Nếu không phải là file có định

dạng mp3 thì CBCT báo cáo Trưởng Điểm thi. Khi Trưởng Điểm thi yêu cầu, cán bộ kỹ

thuật vào phòng thi thiết lập lại thông số trong phần mềm ghi âm (có sự chứng kiến của

Thanh tra coi thi, cán bộ coi thi trong phòng thi). Khi đã đảm bảo các thông số của phần

mềm đúng, đủ, đảm bảo cho việc ghi âm, cán bộ coi thi cho thí sinh thi lại. Tất cả các

trường hợp này, CBCT phải lập biên bản, ghi rõ hiện tượng, thời gian xảy ra lỗi, thời gian

xử lý lỗi.

VI. Lƣu ý:

1. CBCT cài đặt ngày, giờ theo đúng thời gian thực trên các máy vi tính. Các file ghi

âm đều được tự động gán thời gian tạo file. Do đó, file ghi âm của thí sinh phải đúng với

thời gian thí sinh đã thi.

2. Đối với các trường hợp lỗi do mất điện, không ghi được file,… CBCT phải lập biên bản.

3. Tên file ghi âm theo số báo danh của thí sinh.

4. Trong quá trình tổ chức thi, nếu có vướng mắc xin liên hệ bộ phận trực thi của Sở

GD&ĐT theo số điện thoại quy định./.