30
UBND TỈNH VĨNH PHÚC SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Số: 73/BC-STTTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Yên, ngày 31 tháng 12 năm 2010 BÁO CÁO Tổng kết công tác năm 2010 và kế hoạch hoạt động năm 2011 PHẦN I KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2010 I. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách Sở đã xây dựng và báo cáo, trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét, phê duyệt 02 quy hoạch: Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông (BCVT) và Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong quản lý, thu hút và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển lĩnh vực CNTT và BCVT. Báo cáo UBND tỉnh Đề án phát triển sự nghiệp Báo chí - Xuất bản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. Với vai trò cơ quan thường trực BCĐ CNTT tỉnh, Sở đã tham mưu xây dựng, tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước năm 2010. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh phân khai nguồn vốn chương trình CNTT tỉnh năm 2010 với tổng kinh phí là 20 tỷ đồng (trong đó: 3,8 tỷ đồng nguồn chi thường xuyên và 16,2 tỷ đồng nguồn chi đầu tư phát triển) đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Sở đã thực hiện các cuộc điều tra khảo sát tình hình đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, từ đó tham mưu với UBND tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW ngày 1

UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

UBND TỈNH VĨNH PHÚCSỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Số: 73/BC-STTTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Yên, ngày 31 tháng 12 năm 2010

BÁO CÁOTổng kết công tác năm 2010

và kế hoạch hoạt động năm 2011

PHẦN IKẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2010

I. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sáchSở đã xây dựng và báo cáo, trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét, phê duyệt 02

quy hoạch: Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông (BCVT) và Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong quản lý, thu hút và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển lĩnh vực CNTT và BCVT.

Báo cáo UBND tỉnh Đề án phát triển sự nghiệp Báo chí - Xuất bản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

Với vai trò cơ quan thường trực BCĐ CNTT tỉnh, Sở đã tham mưu xây dựng, tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước năm 2010. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh phân khai nguồn vốn chương trình CNTT tỉnh năm 2010 với tổng kinh phí là 20 tỷ đồng (trong đó: 3,8 tỷ đồng nguồn chi thường xuyên và 16,2 tỷ đồng nguồn chi đầu tư phát triển) đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Sở đã thực hiện các cuộc điều tra khảo sát tình hình đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, từ đó tham mưu với UBND tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT.

Tổ chức thành công cuộc điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.

II. Công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn1. Về bưu chính và chuyển phát Hiện có 07 DN kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát trên địa bàn tỉnh,

trong đó 01 DN bưu chính và 06 DN chuyển phát. Hạ tầng mạng lưới phục vụ ổn định, rộng khắp với tổng số Bưu cục, điểm phục vụ là 137 điểm, bán kính phục vụ bình quân xấp xỉ 1,7km/điểm; số dân phục vụ bình quân là xấp xỉ 7.500 người/điểm, tần xuất thu gom và phát bưu gửi tối thiểu là một lần/ngày (riêng khu

1

Page 2: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

vực thành phố và thị xã có tần xuất phát bưu gửi 2 lần/ngày). An toàn và an ninh thông tin trong mạng được duy trì và bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, công dân và DN. Tổng doanh thu năm 2010 ước đạt gần 42,5 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch và tăng 18% so với năm 2009.

Năm 2010, Sở đã tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các DN bưu chính, chuyển phát thực hiện chế độ thông tin báo cáo, thống kê, quản lý chất lượng theo quy định; rà soát, hướng dẫn, đôn đốc các DN hoàn thiện thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát. Trong năm, đã thực hiện kiểm tra, khảo sát về hoạt động bưu chính, chuyển phát trên địa bàn tỉnh; là đầu mối chủ trì tổ chức cuộc thi viết thư UPU lần thứ 40.

2. Về viễn thông, Internet và tần số vô tuyến điệnTại tỉnh, đã có sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp viễn thông về giá cả,

chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng,… và hình thành nên môi trường kinh doanh cạnh tranh sôi động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 08 DN cung cấp dịch vụ viễn thông - Internet gồm: Viễn thông Vĩnh Phúc, Viettel Vĩnh Phúc, Trung tâm Viễn thông Điện lực Vĩnh Phúc, Mobifone Vĩnh Phúc, S-Telecom, FPT, Vietnamobile và Công ty di động toàn cầu Gtel.

Công tác quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo các DN phát triển mạng lưới viễn thông theo đúng Quy hoạch ngành được đẩy mạnh; chỉ đạo các DN trong việc chia sẻ, dùng chung hạ tầng viễn thông; giúp đỡ các DN tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển hạ tầng, tổ chức sản xuất kinh doanh. Năm 2010, các DN tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, qua đó đã có 292 trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) được xây dựng mới, nâng tổng số trạm BTS trên địa bàn tỉnh lên 858 trạm (668 trạm 2G và 190 trạm 3G) trong đó có 274 trạm BTS được dùng chung cơ sở hạ tầng (84 trạm 2G và 190 trạm 3G); hệ thống cột treo cáp, cống bể bước đầu đã được chia sẻ, dùng chung giữa công ty Điện lực Vĩnh Phúc và các doanh nghiệp viễn thông.

Dịch vụ viễn thông - Internet tiếp tục được nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp đã chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, quản lý các thuê bao di động trả trước, quản lý đại lý. Tính đến hết tháng 11/2010, tổng số thuê bao điện thoại cố định đạt gần 170.000 thuê bao (giảm 18% so với cùng kỳ năm 2009) đạt mật độ 16 thuê bao/100 dân; thuê bao điện thoại di động trả sau tăng hơn 17.700 thuê bao, nâng tổng số thuê bao điện thoại di động trả sau lên gần 94.600 thuê bao (tăng khoảng 23% so với cùng kỳ năm 2009). Số lượng thuê bao Internet băng rộng tăng hơn 12.050 thuê bao, nâng tổng số thuê bao trên mạng lên khoảng 29.400 thuê bao (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2009) đạt 2,8 thuê bao/100 dân. Tổng doanh thu năm 2010 của các doanh nghiệp viễn thông trên địa tỉnh ước đạt khoảng 860 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2009 và đạt 110% kế hoạch.

Công tác quản lý tần số vô tuyến điện (VTĐ) đã đi vào nề nếp. Đã phối hợp với Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 kiểm tra, kiểm soát và sử lý can nhiễu trên địa bàn. Lập hồ sơ theo dõi và kịp thời đôn đốc các cơ quan, DN sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ xin cấp phép và gia hạn giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ.

2

Page 3: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

Sở đã chỉ đạo các DN viễn thông, bưu chính chuyển phát có các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, phòng chống khủng bố, gian lận, gửi hàng cấm qua mạng bưu chính chuyển phát, phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của các cơ quan Đảng, Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc.

Dịch vụ viễn thông công ích: Sở đã giao chỉ tiêu và chỉ đạo các DN cung cấp dịch vụ VTCI cho nhân dân tại 03 huyện: Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Năm 2010, số thuê bao điện thoại tiêu chuẩn được hỗ trợ VTCI là 58.083 thuê bao, số thuê bao Internet tiêu chuẩn được hỗ trợ là 2.150 thuê bao, tăng khoảng 480 thuê bao so với năm 2009. Nhờ vậy, mức độ hưởng thụ dịch vụ viễn thông, Internet và trình độ dân trí của người dân vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh được nâng cao, khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông nói chung giữa các vùng, miền đã được rút ngắn đánh kể và quan trọng hơn, chính sách của Đảng, Nhà nước đã đến được với người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng các vùng khó khăn.

3. Công nghệ thông tin - điện tửLà cơ quan thường trực BCĐ CNTT tỉnh, Sở đã hướng dẫn các ngành, địa

phương và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước năm 2010. Hướng dẫn việc triển khai các dự án CNTT của các cơ quan, đơn vị, địa phương; khảo sát, đánh giá hạ tầng, ứng dụng và nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để từ đó tham mưu, đề xuất đầu tư phù hợp cho từng nội dung.

Công tác quản lý các DN CNTT trên địa bàn được đẩy mạnh và dần đi vào nề nếp. Sở đã chủ động xây dựng chế độ báo cáo, thống kê, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh cho các DN CNTT-ĐT trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra và giúp đỡ các DN tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

3.1. Công nghiệp phần cứngSản xuất các sản phẩm điện tử, viễn thông và CNTT đang là lĩnh vực được ưu

tiên trong định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh. Tỉnh đã thu hút được một số DN có vốn đầu tư nước ngoài. Sau một năm khó khăn về khủng hoảng kinh tế, các DN công nghiệp CNTT lớn như: Tập đoàn Compal (sản xuất máy tính xách tay, màn hình máy tính, thiết bị ngoại vi máy tính, ti vi tinh thể lỏng và các linh kiện điện tử khác), Tập đoàn Foxcon (sản xuất điện thoại di động và linh kiện điện tử)... đang tiếp tục đầu tư nhà xưởng, dự kiến có sản phẩm vào giữa năm 2011.

3.2. Công nghiệp phần mềm, nội dung và dịch vụNăm 2010, trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển về số lượng DN đăng ký hoạt

động trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ. Tuy nhiên, các DN này đều có quy mô nhỏ, doanh số chưa cao do thị trường Vĩnh Phúc còn nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu so với các DN đến từ Hà Nội.

3.3. Hạ tầng công nghệ thông tin

3

Page 4: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

Tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh đã có gần 85% cán bộ công chức cấp tỉnh, 75% cán bộ công chức cấp huyện, 25% cán bộ công chức cấp xã (Trong biên chế) được trang bị máy tính. Đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng mạng tin học cục bộ và đã kết nối Internet tại hầu hết các sở, ngành, UBND huyện, thị đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Hiện nay, Bưu điện trung ương đã cơ bản hoàn thành lắp đặt các trục đường cáp quang, nhưng chưa lắp đặt các thiết bị đầu cuối tại các cơ quan, đơn vị để có thể kết nối các mạng LAN tạo thành mạng diện rộng của tỉnh.

Sở đã hoàn thiện và đưa vào vận hành các dự án xây dựng ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành cho các cơ quan quản lý nhà nước và DN như: Xây dựng kiến trúc, lộ trình triển khai ứng dụng GIS và phát triển WebGIS tỉnh Vĩnh Phúc, Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý hạ tầng viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc,… dự án đầu tư thiết bị và hướng dẫn quản trị về an toàn, an ninh mạng cho 12 đơn vị. Bên cạnh đó, Sở đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục đầu tư các dự án quan trọng nhằm đáp ứng hạ tầng và phục vụ triển khai các ứng dụng lớn của các ngành, địa phương như: Dự án nâng cấp Cổng TT-GTĐT, dự án xây dựng trung tâm thông tin dữ liệu (Datacenter).

3.4. Ứng dụng công nghệ thông tinĐể có cơ sở đánh giá về tình hình ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước,

sở đã tổ chức các cuộc khảo sát như: khảo sát sử dụng hệ thống thư điện tử của CBCC trong các cơ quan quản lý nhà nước; khảo sát đánh giá trang thông tin điện tử, khảo sát phần mềm quản lý văn bản hồ sơ công việc,…

a) Sử dụng máy tính và mạng máy tính, InternetTính đến hết năm 2010, đã có hơn 90% cán bộ công chức cấp tỉnh, 85% cán

bộ công chức cấp huyện, 30% cán bộ công chức cấp xã biết sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, sử dụng mạng máy tính để truy cập Internet tìm kiếm thông tin, đọc tin tức. Sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản và truy cập Internet đã dần trở thành thói quen của số đông cán bộ, công chức. Tại một số cơ quan, mạng máy tính còn là môi trường để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn, điển hình là khối các cơ quan ngành tài chính - tiền tệ như Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các ngân hàng chuyên doanh, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Chi cục Hải quan,...

b) Sử dụng hộp thư điện tửCùng với việc triển khai các dịch vụ cơ bản, Trung tâm tích hợp dữ liệu

(THDL) đã cấp hơn 1.000 tài khoản email cho cán bộ công chức trong toàn tỉnh. Email đã trở thành một phương thức trao đổi thông tin trong công việc giữa các cơ quan Nhà nước, giữa các bộ phận và cá nhân. Đặc biệt, trong khi Hệ thống Quản lý VB&HSCV chưa được sử dụng và vận hành chung trên mạng diện rộng để tự động gửi nhận văn bản thì việc gửi nhận một số văn bản như thông báo, lịch họp, thư mời họp, tài liệu họp đã được gửi nhận thường xuyên qua Email. Việc trao đổi thông tin theo ngành dọc với các bộ, ngành trung ương tại một số cơ quan cũng được thực hiện qua Email.

4

Page 5: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

c) Website và Trang thông tin điện tử phục vụ điều hànhVới mục tiêu: bảo đảm kết nối đồng bộ, thuận tiện trong trao đổi thông tin, an

toàn an ninh bảo mật dữ liệu các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện. Vĩnh Phúc định hướng chỉ xây dựng một cổng thông tin duy nhất, còn lại là các cổng thành phần. Do vậy ngoài Cổng thông tin - Giao tiếp điện tử Vĩnh Phúc, hiện chỉ tồn tại một số ít website độc lập của các sở, ngành: Sở Công Thương, Sở Nội vụ, Báo Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Công an tỉnh, Đoàn TNCS HCM tỉnh,...

d) Ứng dụng dùng chung trên môi trường mạng Trên cơ sở tiếp tục triển khai các phần mềm (PM) ứng dụng phục vụ quản lý

và điều hành, đến nay, đã có 20 đơn vị triển khai hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc. Tuy việc sử dụng còn chưa nhiều, nhưng hệ thống này đã trở thành công cụ cần thiết, đem lại phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, công chức.

e) Các ứng dụng và cơ sở dữ liệu chuyên ngànhTại các sở, ngành đã hình thành các ứng dụng và CSDL chuyên ngành phục

vụ cho các nghiệp vụ chuyên môn. Các ứng dụng, CSDL chuyên ngành này một phần được trang bị theo hệ thống ngành dọc, một phần do các cơ quan tự đầu tư xây dựng theo nhu cầu của công việc. Các ứng dụng, CSDL chuyên ngành này đã hỗ trợ khá hiệu quả cho hoạt động quản lý và tác nghiệp chuyên môn của các cơ quan.

f) Các ứng dụng phục vụ dịch vụ côngĐã ứng dụng CNTT trong triển khai Một cửa hiện đại tại thành phố Vĩnh

Yên, Sở Tài nguyên và Môi trường. Qua đánh giá, việc ứng dụng CNTT đã mang lại hiệu quả và minh bạch trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước đối với tổ chức cá nhân.

Trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh đã triển khai các dịch vụ hành chính công như: Đăng ký trực tuyến và cấp GPLX cơ giới đường bộ, Cấp lại, cấp đổi và di chuyển GPLX cơ giới đường bộ, tra cứu hoá đơn tiền điện hàng tháng cho các hộ gia đình…

4. Về báo chí - xuất bản 4.1. Báo chíCác cơ quan báo chí của tỉnh luôn bám sát quan điểm, đường lối của Đảng,

định hướng tuyên truyền của Tỉnh uỷ, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động và thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 173 đơn vị hoạt động mang tính báo chí, trong đó: 02 cơ quan báo chí Trung ương, Báo Vĩnh Phúc, Đài PTTH tỉnh, 01 Tạp chí, 43 bản tin, 124 đài truyền thanh huyện, xã.

5

Page 6: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

Hoạt động của các trang thông tin điện tử (website) trên địa bàn tỉnh trong năm 2010 đã có sự phát triển đáng kể về số lượng, phong phú, đa dạng về hình thức cũng như nội dung thông tin, đảm nhiệm tốt vai trò cầu nối chuyển tải thông tin, góp phần nâng cao dân trí, giới thiệu, quảng bá hình ảnh Đất và Người Vĩnh Phúc đến với bạn bè trong nước, quốc tế. Tính đến nay, số trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh thuộc diện theo dõi là 81 trang, tăng 7 trang so với năm 2009, bao gồm: 22 trang khối cơ quan, đơn vị nhà nước; 11 trang của khối trường học; 43 trang thuộc khối doanh nghiệp và 05 trang khối khác.

Trong năm, Sở đã hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh cấp, đổi thẻ nhà báo cho 61 nhà báo, cấp mới thẻ cho 14 cán bộ, phóng viên; thẩm định cấp mới 03 giấy phép, cấp đổi 40 giấy phép xuất bản bản tin; thẩm định và đề nghị cấp phép cho 01 Trang thông tin điện tử tổng hợp; cho phép 01 cơ quan báo chí mở văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc.

Công tác kiểm tra lưu chiểu báo chí, xuất bản được tiến hành thường xuyên, tiếp tục ứng dụng phần mềm quản lý kho lưu chiểu điện tử trong công tác quản lý.

4.2. Xuất bản, in, phát hànha) Xuất bản: Năm 2010, có 315 loại ấn phẩm (tăng 10 loại ấn phẩm so với

năm 2009) được cấp phép xuất bản với tổng số 503.250 bản/năm và 48.539.000 trang in/năm. So với năm 2009 hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh giảm 0,5 lần về khối lượng xuất bản (năm 2009 là 100.539.000 trang in/năm). Các ấn phẩm được xuất bản trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đổi mới, nâng cao chất lượng, nội dung phong phú, đa dạng.

Sở đã thẩm định, cấp 02 giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; 60 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; 70 cuốn sách tiếng Nhật bản, 25 tạp chí, catalogue tiếng nước ngoài (Anh, Hàn Quốc), 52 đĩa CD-ROM.

b) In, phát hành: Hoạt động in trên địa bàn tỉnh phát triển theo xu hướng đa dạng về loại hình và sản phẩm. Số lượng và chất lượng cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu thị trường. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 242 cơ sở in, bao gồm: 11 cơ sở in Offset, 129 cơ sở in lưới, hàng trăm cơ sở photocoppy, 263 cơ sở gia công, kinh doanh vàng mã. Toàn tỉnh hiện có 72 cơ sở phát hành (trong đó có 16 DN phát hành lớn). Hoạt động phát hành trên địa bàn tỉnh tương đối lành mạnh, tuy nhiên vẫn còn một số ấn phẩm xuất bản trái phép, không tốt về nội dung tư tưởng, nhất là truyện tranh thiếu nhi.

Trong năm 2010, sở đã thực hiện khảo sát các cơ sở in, phát hành trên địa bàn tỉnh, qua đó nắm được thực trạng và chấn chỉnh hoạt động của một số cơ sở, DN in, phát hành trên địa bàn.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 5.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành tiếp tục được

quan tâm đẩy mạnhThường xuyên tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật chuyên ngành

trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử (TT-GTĐT) tỉnh. Duy trì thường xuyên

6

Page 7: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

chuyên mục Hỏi-Đáp pháp luật trên Cổng TT-GTĐT của tỉnh. Năm 2010, Chuyên mục đã cập nhật 39 văn bản quy phạm pháp luật và 43 câu Hỏi-Đáp pháp luật và dịch vụ chuyên ngành TT&TT. Chuyên mục đã giúp người sử dụng dịch vụ TT&TT hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình để từ đó tự bảo vệ quyền lợi và kịp thời thông tin cho cơ quan quản lý về những vi phạm pháp luật về TT&TT.

5.2. Công tác thanh tra, kiểm traNăm 2010, Sở đã thực hiện 08 cuộc thanh tra, kiểm tra trên hầu hết các lĩnh

vực quản lý nhằm xử lý. Cụ thể:- Lĩnh vực công nghệ thông tin: Kiểm tra các công ty hoạt động kinh doanh,

cung cấp thiết bị CNTT. Qua kiểm tra cho thấy: phần lớn các công ty vi phạm về cung cấp, sử dụng các phần mềm không có bản quyền; hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ,…

- Lĩnh vực Viễn thông và Internet: + Kiểm tra việc xây dựng các trạm BTS tại các DN viễn thông trên địa bàn

tỉnh, qua kiểm tra đã xử phạt hành chính 03 DN ;+Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý thuê bao di động trả

trước đối với 07 DN viễn thông và các điểm giao dịch được DN ủy quyền. Qua đó, đã tiến hành xử phạt hành chính đối với 05 điểm giao dịch và 04 DN;

+ Kiểm tra chấp hành qui định của nhà nước về thực hiện kiểm định và công bố sự phù hợp đối với công trình BTS với 07 DN viễn thông trên địa bàn, xử phạt 4 DN vi phạm, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các qui định về kiểm định đối với các trạm BTS trước ngày 31/12/2010;

+ Phối hợp với Công an tỉnh và phòng Văn hóa, Thông tin các huyện, thành, thị kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet công cộng và trò chơi trực tuyến tại 3 địa bàn trọng điểm là thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Vĩnh Tường đã xử lý vi phạm với 6 đại lý.

- Lĩnh vực tần số vô tuyến điện: Phối hợp với Trung tâm tần số VTĐ Khu vực 1 tiến hành 2 đợt kiểm tra việc sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ, cụ thể:

+ Kiểm tra việc sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ tại Đài truyền thanh huyện Yên Lạc và Công ty ATA;

+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ tại các DN viễn thông, DN kinh doanh dịch vụ Taxi, Đài PT-TH tỉnh, Đài phát thanh không dây của UBND các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn, mạng dùng riêng của các đơn vị, DN. Qua kiểm tra đã phát hiện một số đơn vị chưa đăng ký cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ, giấy phép sử dụng tần số đã hết hạn, sử dụng không đúng tần số được cấp… Đoàn kiểm tra đã hướng dẫn các đơn vị làm thủ tục xin cấp mới, xin gia hạn giấy phép sử dụng tần số và máy phát VTĐ theo quy định của pháp luật. - Lĩnh vực Báo chí - Xuất bản: phối hợp với Công an tỉnh và phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành, thị kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật

7

Page 8: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm tại các cơ sở in, và phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh. Qua các đợt kiểm tra, ngoài nhắc nhở, chấn chỉnh các vi phạm; thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật, các đoàn kiểm tra còn xử phạt các trường hợp vi phạm nặng, nộp ngân sách hơn 120 triệu đồng.

III. Công tác kế hoạch - tài chính, đầu tư xây dựng cơ bảnSở đã tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ 20 tỷ từ nguồn vốn chương trình

CNTT tỉnh năm 2010 cho 29 dự án và 15 nội dung chi thường xuyên. Tính đến hết 20/12/2010, đã giải ngân hơn 95% kế hoạch.

Ngay từ đầu năm sở đã chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí hoạt động, giao kế hoạch cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, tập trung chỉ đạo việc thực hiện công tác tài chính và đầu tư đảm bảo về nguyên tắc, tiến độ, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Năm 2010, đã thẩm định và tham gia ý kiến thẩm định cho 35 dự án CNTT và 01 hạng mục công trình viễn thông, từ đó làm căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.        

Công tác quản lý tài sản công được thực hiện theo đúng quy định, trong năm đã rà soát, kiểm kê và tổ chức mua sắm bổ sung tài sản, phương tiện làm việc, trang thiết bị, bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ công chức.

IV. Chỉ đạo hoạt động sự nghiệp1. Hoạt động tuyên truyền và dịch vụ hành chính côngCổng TT-GTĐT tiếp tục duy trì các chuyên mục và thường xuyên cập nhật,

bổ sung, điều chỉnh dữ liệu cơ bản; phản ánh kịp thời, tương đối đầy đủ các hoạt động, sự kiện diễn ra hàng ngày trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Cổng TT-GTĐT có gần 100 kênh thông tin, trong năm đã cập nhật 5.325 tin, bài, dữ liệu.

Năm 2010, Cổng TT-GTĐT đã đăng tải 1.645 tin, bài viết; xây dựng mới 20 chuyên mục; đã cập nhật bổ sung gần 300 dữ liệu tiếng Anh. Nhiều chuyên mục được độc giả đánh giá cao như: Chuyên trang Tết Canh Dần 2010; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chào mừng Đại hội các dân tộc thiếu số tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ nhất, Tiến tới Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 3; Vĩnh Phúc - Chương trình hành động kinh tế xã hội; Điều tra, thống kê thực trạng phổ cập điện thoại Internet 2010; Thông tin về thi và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,… Đặc biệt, Cổng TT-GTĐT đã tổ chức tuyên truyền, phản ánh đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ III, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Trong năm vừa qua, Cổng TT-GTĐT tiếp tục tập trung rà soát toàn bộ dữ liệu nền giới thiệu về tỉnh Vĩnh Phúc, bổ sung dữ liệu về các sở, ban, ngành, địa phương và các chuyên mục. Cập nhật, bổ sung thông tin trên kênh tin tiếng Anh với 7 lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, du lịch, kinh tế- xã hội, thu hút đầu tư, quy hoạch phát triển, thủ tục hành chính với gần 500 bài viết, dữ liệu. Đã có hơn 6 triệu lượt

8

Page 9: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

độc giả truy cập khai thác thông tin trên kênh tiếng Việt và 24 nghìn lượt người (chủ yếu là người nước ngoài) truy cập, khai thác thông tin trên kênh tiếng Anh.

Các dịch vụ hành chính công đã cung cấp trên Cổng TT-GTĐT tiếp tục được được bổ sung, cập nhật. Cổng TT-GTĐT đã cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ độc giả nghiên cứu, tìm hiểu. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức lấy ý kiến của nhân dân dự thảo chuyên đề kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ XIX,...

2. Hoạt động đào tạo và ứng cứu CNTTNăm 2010, đã tổ chức 13 lớp tin học ứng dụng cho 325 cán bộ công chức,

viên chức của tỉnh. Trong đó, 11 lớp tin học ứng dụng trình độ B cho 279 học viên; 02 lớp tin học phục vụ công tác văn phòng cho 46 học viên. Tô chức 04 lớp đào tạo Quản trị và sử dụng phần mềm mã nguồn mở với số lượng 102 học viên, 02 lớp về quản trị mạng và an ninh mạng cho 54 học viên.

Hoạt động hỗ trợ, dịch vụ: đã thực hiện được gần 100 lượt ứng cứu sự cố máy tính cho các sở, ban, ngành và cấp huyện; hướng dẫn sử dụng phần mềm Edocman cho các cơ quan, đơn vị.

V. Công tác chỉ đạo, phối hợp QLNN tại cấp huyện Năm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua

sắm, trang thiết bị CNTT cho các phòng VHTT cấp huyện nhằm đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, hoạt động nghiệp vụ của địa phương; điều động tăng cường một số cán bộ của sở về phòng VHTT để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn Phòng VHTT các huyện, thành phố, thị xã các nội dung QLNN trước mắt, cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế về năng lực, trình độ chuyên môn và biên chế như: quản lý tần số, quản lý phát triển hạ tầng thông tin di động của các DN trên địa bàn, quản lý báo chí, xuất bản, quản lý về Internet, game oline...; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết việc xây dựng các trạm BTS không phép; kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa, internet,...; thực hiện điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.

Nhìn chung, hoạt động quản lý về TT&TT tại cấp huyện đã có nhiều tiến bộ so với năm 2009. Một số hoạt động tại một số địa phương đã được chủ động thực hiện, bước đầu khẳng định vai trò, vị trí của công tác QLNN về TT&TT. Mối liên hệ phối hợp giữa Sở và các phòng VHTT trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được tăng cường.

VI. Công tác khácTrong năm, đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Sở TT&TT lần thứ I

nhiệm kỳ 2010-2015; các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên được củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; thường xuyên quan tâm thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức viên chức của Sở.

9

Page 10: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

Công tác Cải cách hành chính: Tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 Đề án 30. Sở đã kiến nghị đơn giản hóa 55,8% các quy định thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý, vượt 25,8% so với yêu cầu. Thực hiện giai đoạn 3 của Đề án 30, đã bổ sung 06 thủ tục nâng số thủ tục hành chính của Sở lên 40 thủ tục.

Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí luôn được chú trọng, giải quyết kịp thời. Sở đã sửa đổi, bổ sung Qui chế cơ quan, Qui chế chi trả nhuận bút trên Cổng TT-GTĐT,... đảm bảo phù hợp với thực tế và khuyến khích người làm trực tiếp.

Công tác thi đua, khen thưởng được quan tâm và đổi mới theo hướng đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Năm 2010, Sở được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng III, Bộ TT&TT tặng Cờ thi đua xuất sắc; 01 đơn vị thuộc Sở được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, 03 tập thể được tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và 03 tập thể, 11cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Trong năm Sở đã hoàn thành tốt công tác chỉ đạo, tổ chức cuộc điều tra thống kê điện thoại, Internet, nghe nhìn toàn tỉnh năm 2010 đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu của Ban chỉ đạo điều tra TW, kịp thời phục vụ Đại hội Đảng các cấp; Chỉ đạo các doanh nghiệp trong công tác phòng chống lụt bão, công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

VII. Tồn tại, hạn chế 1. Tồn tại, hạn chế- Tiến độ xử lý công việc vẫn còn chậm so với yêu cầu, một số cán bộ còn bất

cập về năng lực, phương pháp quản lý chưa khoa học; chỉ đạo còn chung chung làm cấp dưới khó thực hiện; một số cán bộ chưa thực sự chủ động đôn đốc, giải quyết công việc; chưa sâu sát với cở sở;

- Quản lý về báo chí, xuất bản và điện tử chưa triển khai được nhiều; Một số cơ quan báo chí và xuất bản còn vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản; Việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh ở một số cơ quan, đơn vị còn thực hiện chưa tốt;

- Các DN chưa thực sự phối hợp tốt trong việc dùng chung hạ tầng mạng viễn thông, một số DN phát triển hạ tầng còn tuỳ tiện và còn gặp khó khăn trong khi triển khai xây dựng một số trạm BTS do khiếu nại của nhân dân. Tiến độ ngầm hóa cáp viễn thông chưa được thực hiện nghiêm túc; Việc quản lí thuê bao di động trả trước, game online của các DN còn lỏng lẻo và bất cập;

- Việc xử lý vi phạm của các DN còn có phần còn nương nhẹ; - Một số DN chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về tần số; việc

thực hiện các thủ tục xin cấp và gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện của các đơn vị, doanh nghiệp còn chậm và thụ động;

- Việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và trong thực hiện cải cách hành chính còn nhiều bất cập. Một số lãnh đạo cơ quan đảng, nhà nước chưa gương mẫu trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành và chuyên

10

Page 11: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

môn nghiệp vụ. Đầu tư còn dàn trải, thiếu kinh phí để đầu tư đồng bộ và đầu tư vào hệ thống mạng lõi chung; kinh phí đầu tư cho CNTT còn hạn chế;

- Cổng TT-GTĐT đã có những bất cập về kỹ thuật và công nghệ; các dịch vụ hành chính công trên Cổng TT-GTĐT Vĩnh Phúc chưa nhiều; công tác theo dõi, đôn đốc các đơn vị trao quyền đăng nhập thông tin trên Cổng TT-GTĐT chưa hiệu quả; Chất lượng một số tin, bài, ảnh và dữ liệu thông tin chưa cao; Công tác phối hợp cung cấp dữ liệu cho còn gặp nhiều khó khăn;

- Công tác đào tạo tin học ứng dụng phần lớn mới tập trung cho đối tượng là CBCCVC, chưa tổ chức rộng rãi đến đối tượng CBNV các DN và nhân dân;

- Chưa xây dựng được cơ chế chính sách thu hút, giữ chân cán bộ có chuyên môn về CNTT-TT làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước;

- QLNN ở cấp huyện còn yếu, nội dung quản lý còn nghèo so với yêu cầu, chức năng nhiệm vụ.

2. Nguyên nhân- Hệ thống các văn bản chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về TT&TT

chưa đầy đủ và đồng bộ; một số văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thực tế;

- Năng lực, trình độ QLNN chuyên ngành của cán bộ, công chức (đặc biệt là cán bộ cấp huyện) còn hạn chế; Thiếu cán bộ có trình độ, chuyên môn cao và kinh nghiệm quản lý;

- Biên chế QLNN cấp tỉnh còn thiếu nhiều so với chức năng nhiệm vụ được giao. Cấp huyện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách để quản lý về TT&TT;

- Kinh phí chi cho hoạt động quản lý nhà nước ở cấp tỉnh còn hạn chế, ở cấp huyện chưa được bố trí; trang thiết bị đặc chủng chuyên ngành còn nhiều thiếu thốn, thu nhập của cán bộ còn nhiều khó khăn;

- Các DN, đơn vị trong ngành chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về TT&TT; chưa thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong tổ chức sản xuất, kinh doanh và phát triển hạ tầng;

- Lĩnh vực TT&TT có rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh; nhận thức của nhân dân về pháp luật chuyên ngành còn hạn chế.

PHẦN IIPHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2011

Năm 2011, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015. Tranh thủ thời cơ, phát huy các kết quả đã đạt được trong năm 2010, ngành TT&TT Vĩnh Phúc nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, từng đơn vị phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch công tác ngay từ tháng đầu, quý đầu và cả năm.

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM11

Page 12: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

1. Tiếp tục xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị QLNN, sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh về TT&TT. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức khoa học công nghệ, nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý cho CBCCVC để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

2. Đẩy mạnh xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án,... và cơ chế chính sách liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động QLNN và phát triển sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh về TT&TT báo cáo, trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh phê duyệt.

3. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước theo Đề án của Chính phủ “sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT-TT”. Tăng cường sử dụng hộp thư điện tử, luân chuyển văn bản điện tử, quản lý hồ sơ công việc qua mạng. Thực hiện quản lý đầu tư các hoạt động ứng dụng CNTT đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

4. Tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì tốc độ phát triển gấp đôi tốc độ tăng GDP, nhất là hạ tầng mạng lưới dịch vụ bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng bảo đảm năng lực phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

5. Tiếp tục tập trung chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về công tác QLNN ở địa phương, hướng dẫn các phòng VHTT các huyện, thành, thị thực hiện tốt các nhiệm vụ QLNN bức xúc trước mắt về TT&TT.

6. Tăng cường quản lý nội dung thông tin trên Internet, các sản phẩm BCXB trên địa bàn.

7. Giữ vững kỷ cương, đoàn kết hợp lực xây dựng ngành TT&TT trên địa bàn tỉnh không ngừng lớn mạnh, tạo đà phát triển cao hơn cho những năm sau.

II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ1. Công tác tham mưuXây dựng và báo cáo, trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quy hoạch ( hoặc Đề

án) phát triển Báo chí - Xuất bản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030; Quy định chế độ phụ cấp đặc thù áp dụng đối với cán bộ làm công tác chuyên trách về CNTT-TT tại các cơ quan Đảng, Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc; Chỉ thị về việc dùng chung hạ tầng viễn thông; ngầm hóa mạng cáp ngoại vi viễn thông tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp mới; Quy chế về Hỏi - Đáp giữa các tổ chức, công dân với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trên Cổng TT-GT ĐT; Quy chế vận hành phần mềm điều hành tác nghiệp tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; …

2. Về bưu chính và chuyển phát - Tăng cường quản lý đối với các DN bưu chính và chuyển phát; giúp đỡ và

tạo điều kiện thuận lợi để các DN bưu chính, chuyển phát tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh;

12

Page 13: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

- Chỉ đạo các DN triển khai cung cấp dịch vụ bưu chính công ích; Khảo sát, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của mạng bưu chính công cộng.

3. Về viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện- Tăng cường quản lý việc triển khai xây dựng hạ tầng viễn thông theo quy

hoạch và các quy định của pháp luật. Trong đó chú trọng quản lý việc xây dựng các trạm BTS và mạng lưới cáp viễn thông trong khu vực nội thị, đẩy mạnh việc sử dụng chung hạ tầng viễn thông giữa các DN;

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng thiết bị và dịch vụ viễn thông;- Đôn đốc, giám sát, thẩm tra, xác nhận kịp thời, chính xác dịch vụ viễn thông

công ích tại những khu vực được hưởng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích;- Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc các DN đẩy mạnh

dùng chung hạ tầng; phát triển hạ tầng mạng lưới theo kế hoạch đăng ký từ đầu năm; giúp các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển mạng lưới hạ tầng, sản xuất kinh doanh.

4. Về công nghệ thông tin- Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về kế hoạch và thực hiện một số nội

dung liên quan để triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT và Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;

- Thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của cơ quan thường trực BCĐ CNTT tỉnh. Tham mưu UBND, BCĐ CNTT tỉnh quản lý, điều phối tập trung, thống nhất các chương trình, dự án CNTT, nhất là các chương trình dự án nguồn ngân sách tập trung của tỉnh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả;

- Đẩy mạnh triển khai phần mềm điều hành tác nghiệp tại các cơ quan, đơn vị; bước đầu thực hiện liên thông giữa các đơn vị sử dụng mạng Wan của Cục Bưu điện TW; đẩy nhanh tiến độ và xúc tiến thực hiện các đự án đầu tư phát triển hạ tầng CNTT-TT quan trọng như: Cổng TT-GTĐT, Datacenter,…;

- Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện ứng dụng CNTT, tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ các ngành, địa phương được giao làm chủ đầu tư triển khai các dự án ứng dụng CNTT, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch;

- Tham mưu với UBND tỉnh triển khai hệ thống một cửa hiện đại đồng bộ, thiết thực phục vụ công tác cải cách hành chính;

- Cập nhật đầy đủ các thủ tục hành chính công trên Cổng TTĐT, phục vụ cải cách hành chính của tỉnh; Tập trung phát triển các dịch vụ CNTT-TT theo đặc thù của các cơ quan nhà nước. Trước mắt chú trọng phát triển các dịch vụ, ứng dụng ở mức độ đơn giản và trung bình để làm tiền đề triển khai các dịch vụ phức tạp;

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về CNTT-TT cho CBCCVC các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị, mở rộng đào tạo đến cán bộ cấp xã, phường, thị trấn; đào tạo cán bộ, nhân viên các DN và nhân dân trên địa bàn. Cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với nhu cầu thực tế; Phối hợp thực hiện đào tạo,

13

Page 14: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

chuyển giao các khoá đào tạo chuyên sâu cho cán bộ quản trị mạng, cán bộ chuyên trách về CNTT các cơ quan, địa phương của tỉnh. Khảo sát, nghiên cứu thực tế để tổ chức các khoá đào tạo nghề trong lĩnh vực CNTT-TT;

- Tăng cường công tác kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của các DN CNTT-ĐT; đôn đốc, đưa việc báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CNTT-ĐT đi vào nền nếp.

5. Về báo chí, xuất bản- Tổ chức xuất bản ấn phẩm của ngành TT&TT Vĩnh Phúc để tuyên truyền

pháp luật, hỗ trợ cho công tác QLNN và sản xuất, kinh doanh của các DN trong ngành;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách phụ cấp cho cán bộ Đài truyền thanh xã trên địa bàn tỉnh trình UBND, HĐND tỉnh xem xét;

- Khảo sát, đánh giá các trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn nghiệp vụ về đăng tải thông tin lên các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị; kiểm tra các cơ sở in ấn, cơ sở phát hành xuất bản phẩm,...;

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo TU, Hội Nhà báo xúc tiến xây dựng Qui chế phối hợp giao ban báo chí; Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Tổ chức tập huấn quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí, xuất bản cho cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản;

- Tổ chức khảo sát, đánh giá hoạt động quảng cáo trên báo chí, PT-TH, TTĐT, thông tin tạp chí của các ngành, địa phương.

6. Công tác thanh tra, kiểm tra- Về Bưu chính và Chuyển phát: kiểm tra các hoạt động chuyển phát trên địa

bàn tỉnh;- Về Công nghệ thông tin: Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật

Công nghệ thông tin, Luật Sở hữu trí tuệ của các DN kinh doanh thiết bị máy tính, các trung tâm đào tạo về CNTT;

- Về Viễn thông: Kiểm tra các DN trong việc lắp đặt các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS); Kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý thuê bao di động trả trước tại các doanh nghiệp, các điểm đăng ký sử dụng dịch vụ;Kiểm tra việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên địa bàn tỉnh;

- Về Internet: Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng; đặc biệt chú trọng nội dung kiểm tra về game online;

- Về Tần số vô tuyến điện: Kiểm tra các đài phát thanh, truyền hình và các công ty Taxi trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định về sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện;

14

Page 15: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

- Về Báo chí và Xuất bản: Kiểm tra một số cơ quan, đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực in ấn, phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh;

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo của các doanh nghiệp, chi nhánh với cơ quan nhà nước (Sở TT&TT, các phòng VHTT).

7. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành trên các

phương tiện thông tin đại chúng; các thông tin tạp chí của các ngành, đoàn thể; tận dụng tối đa Cổng TT-GTĐT để tuyên truyền pháp luật chuyên ngành. Tập trung tuyên truyền về Luật Tần số VTĐ, Luật Viễn thông, Luật Bưu chính, Luật Công nghệ thông tin,… và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các quy định về quản lý thuê bao di động trả trước, game online…;

- Duy trì, mở rộng chuyên mục “Hỏi đáp pháp luật và dịch vụ BCVT&CNTT” để đáp ứng nhu cầu của nhân dân; gắn trách nhiệm của DN trong việc trả lời trên Cổng TT-GTĐT về những thắc mắc của khách hàng,...;

- Tổ chức các hội nghị phổ biến pháp luật chuyên ngành cho các cán bộ quản lý cấp huyện, phường, xã, DN, đại lý.

8. Hoạt động của Cổng TT-GT ĐT Vĩnh Phúc- Tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

XV, các mục tiêu, kế hoạch của tỉnh, các ngành, địa phương lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng;

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị. Tăng cường giới thiệu các điển hình tập thể, gương cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động;

- Tuyên truyền sâu rộng các hoạt động KT-XH diễn ra hàng ngày và kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, địa phương;

- Cải tiến về nội dung, giao diện của Cổng TT-GTĐT; nâng cấp về kỹ thuật công nghệ để độc giả dễ dàng, nhanh chóng truy cập được vào địa chỉ vinhphuc.gov.vn và vinhphuc.vn; Cập nhật bổ sung đầy đủ, kịp thời thông tin và cơ sở dữ liệu của tỉnh và các địa phương phục vụ nhu cầu độc giả;

- Tăng cường phối hợp xây dựng, triển khai các dịch vụ công trực tuyến của các sở, ngành, đơn vị trên Cổng TTGTĐT phục vụ người dân và DN.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước cấp huyện- Hướng dẫn các nội dung QLNN trọng tâm và trước mắt phù hợp với biên

chế và khả năng quản lý; Tổ chức các buổi làm việc, trao đổi, tập huấn, giao ban giữa cơ quan quản lý cấp tỉnh với cơ quan quản lý cấp huyện;

15

Page 16: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

- Tiếp tục thí điểm bố trí một số cán bộ tăng cường cho các địa phương có hạ tầng, dịch vụ phát triển đang thiếu cán bộ kỹ thuật;

- Chỉ đạo các chi nhánh DN trên địa bàn báo cáo đơn vị quản lý cấp huyện; tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm.

PHẦN IIIKIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

I. Với Bộ TT&TT1. Về bưu chính, chuyển phát- Chỉ đạo, đôn đốc Bưu chính Việt Nam hướng dẫn và tổ chức thực hiện

Quyết định số: 65/2008/QĐ-TTg ngày 22/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, tạo điều kiện cho Bưu điện các tỉnh, thành phố duy trì hiệu quả mạng bưu chính công cộng;

- Đề nghị Bộ ban hành quy định quản lý nhà nước đối với các chi nhánh Bảo hiểm Bưu điện đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Về viễn thông, Internet - Đề nghị Bộ sớm có quy định khung về dùng chung hạ tầng (cột, ăngten,

cống bể,…), ban hành hoặc phối hợp ban hành khung đơn giá thuê hạ tầng giữa các DN;

- Việc quản lý chất lượng dịch vụ của các địa phương gặp nhiều khó khăn do năng lực, trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu. Đề nghị Bộ tăng cường hướng dẫn các địa phương trong việc quản lý, kiểm tra chất lượng dịch vụ để bảo vệ tốt quyền lợi của người tiêu dùng.

3. Về công nghệ thông tin- Trên cơ sở những kết quả đã đạt được từ Chỉ thị số: 58-CT/TW ngày

17/10/2000 của Bộ Chính trị, để CNTT-TT thực sự đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT báo cáo Bộ Chính trị đề nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng có Nghị quyết chuyên đề toàn diện về phát triển CNTT-TT;

- Để ứng dụng CNTT thật sự hiệu quả cần có sự đồng bộ của rất nhiều yếu tố. Do vậy, đề nghị Bộ TT&TT báo cáo Chính phủ xây dựng Đề án ứng dụng CNTT-TT điểm tại 01 đơn vị cấp huyện của mỗi tỉnh, thành phố. Sau 2 đến 3 năm triển khai, rút kinh nghiệm kết quả mô hình điểm này sẽ nhân rộng ra toàn quốc;

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các CSDL quốc gia kết nối dữ liệu ngành dọc theo hệ thống đến tỉnh, huyện để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ phục vụ quản lý nhà nước theo chuyên ngành;

- Trên cơ sở chiến lược kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp

16

Page 17: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

được Chính phủ phê duyệt. Đề nghị Bộ TT&TT báo cáo Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan sớm mở các trường đào tạo nghề, đào tạo kỹ sư CNTT-TT tại các địa phương có nhu cầu cao về nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho các doanh nghiệp, tập đoàn và cơ quan nhà nước.

4. Về báo chí, xuất bản- Đề nghị Bộ ban hành văn bản hướng dẫn phục vụ cho công tác quản lý nhà

nước như: hướng dẫn, quản lý văn phòng liên lạc của cơ quan báo chí; quản lý dịch vụ My TV;

- Ban hành cơ chế chính sách và hướng dẫn cụ thể về việc thẩm định nội dung xuất nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.

5. Phân cấp quản lýUỷ quyền cho các địa phương gia hạn giấy phép sử dụng tần số đối với các

đài FM cấp xã trên cơ sở giấy phép của Cục Tần số hết hạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân; uỷ quyền cho các địa phương cấp phép tăng trang, dồn số... báo, tạp chí.

6. Các vấn đề khác- Đề nghị Bộ đề xuất với Bộ Tài chính để bổ sung mục lục ngân sách TT&TT

thống nhất từ Trung ương đến địa phương, cụ thể: Thay đổi mục lục ngân sách sự nghiệp VHTT thành sự nghiệp Văn hóa, chuyển phần thông tin và mục lục Phát thanh - Truyền hình để thành lập mục lục mới: Sự nghiệp TT&TT;

- Hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất về mô hình tổ chức bộ máy Sở TT&TT các địa phương;

- Kiến nghị với Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2015 xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của một số bộ (TT&TT, VH-TT-DL, KH&CN...) để khỏi trùng chéo, phân tán trong quản lý (Quảng cáo, bản quyền, quản lý Thư viện, phát hành...).

II. Với tỉnh Vĩnh Phúc- Đề nghị UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, giao trách nhiệm cho Thủ

trưởng các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về ứng dụng CNTT trong đơn vị mình; trách nhiệm trả lời các tổ chức công dân hỏi về những vấn đề liên quan đến cơ quan mình trên Cổng TT-GT ĐT…;

- Đề nghị tỉnh quan tâm, bổ sung biên chế QLNN, sự nghiệp của Sở TT&TT và phòng VHTT cấp huyện để đáp ứng yêu cầu quản lý;

- Đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi, cấp đất xây dựng văn phòng cung cấp dịch vụ tại cấp huyện cho các doanh nghiệp BCVT có hạ tầng rộng, dịch vụ phát triển, nộp ngân sách cao...;

- Đề nghị UBND tỉnh có văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định số: 30/2010/QĐ-UBND, ngày 18/10/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 05/QĐ-UB ngày 13/01/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập Đài phát thanh - truyền hình tỉnh cho phù hợp với khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số: 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV, ngày 27/7/2010 của Bộ TT&TT và

17

Page 18: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

- Đề nghị quan tâm về kinh phí và cho phép Sở TT&TT cơ chế thuê thẩm định nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh vì Sở không đủ khả năng, không đủ biên chế để thực hiện (nhu cầu, số lượng, số ngôn ngữ,... ngày càng tăng theo sự phát triển KT-XH của địa phương);

- Chỉ đạo, bắt buộc phải ngầm hóa cáp ở Khu Đô thị mới, tuyến phố chính ở TP. Vĩnh Yên, TX. Phúc Yên; Văn bản về dùng chung hạ tầng (ăngten, cột thông tin,...);

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút nhân lực chuyên trách về CNTT-TT làm việc trong cơ quan nhà nước./.

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Trần Gia Long

18

Page 19: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewNăm 2010, Sở đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua sắm,

Phụ lục:MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2010

(Kèm theo Báo cáo số: 73/BC-STTTT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Sở TT&TT)

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính TH 2009

Năm 2010 So sánh (%) Ghi chúKH TH TH2010/

TH2009TH2010/KH2010

1 Tổng doanh thu toàn ngành (*) Tỷ đồng 892,12 817 1.307,44 146,55

Chia ra:

- Dịch vụ bưu chính Tỷ đồng 36,12 37 42,44 118 115

- Dịch vụ viễn thông Tỷ đồng 745 780 860 115,4 110,2

- Dịch vụ CNTT Tỷ đồng 111 405 3652 Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Số thuê bao điện thoại/ 100 dân Máy 105 105 105 100 100

- Số thuê bao Internet Nghìn 19,6 22 29,4 150 134

- Số Xã có bưu điện văn hoá xã Xã 107 109 107 100 98,2

- Số hộ gia đình xem được đài truyền hình Việt Nam Hộ 213.224 227.600 220.650 103,5 97

- Tỷ lệ hộ gia đình xem được đài truyền hình Việt Nam % 89 95 92 103,4 97

- Số hộ nghe được đài tiếng nói Việt Nam Hộ 143.746 239.578 230.587 160,4 96,3

- Tỷ lệ hộ gia đình nghe được đài tiếng nói Việt Nam % 60 100 96 160 96

(*) Tổng doanh thu toàn ngành mới chỉ tính doanh thu các dịch vụ, chưa tính doanh thu sản xuất (máy tính, thẻ thông minh,…)

19