103
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015 Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế

Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

  • Upload
    hathien

  • View
    219

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

Ủy hội sông Mê Công quốc tế

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế

Page 2: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

Lưu ý bạn đọc Tài liệu này trình bày Kế hoạch Chiến lược của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Ủy hội) trong các năm tài chính 2011-2015. Kế hoạch Chiến lược không chỉ là sự nhất trí của các nước thành viên mà còn phản ánh với mức cao nhất có thể, các ý kiến đóng góp của các bên liên quan về những thách thức và cơ hội chính mà Lưu vực sông Mê Công đang phải đối mặt, cũng như các hành động tập thể cần có, để giải quyết những thách thức và tận dụng các cơ hội đó. Quá trình xây dựng Kế hoạch này - tóm lược dưới đây, là một quá trình có sự tham gia của nhiều bên liên quan và do các nước thành viên dẫn dắt. Giai đoạn 1: Thu thập dữ liệu và xây dựng năng lực Các thách thức chủ yếu ở Lưu vực sông Mê Công và phương hướng chiến lược của Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế được xác định thông qua một loạt các cuộc tham vấn cấp quốc gia do các nước thành viên tổ chức với sự hỗ trợ của Ban Thư ký Ủy hội, cũng như thông qua cuộc tham vấn sơ bộ với rất nhiều các tổ chứcliên quan về xây dựng Kế hoạch tại Diễn đàn nhiều Bên liên quan về Qui hoạch Phát triển Lưu vực.

Tháng 10 năm 2009 – tháng 2 năm 2010:

Diễn đàn nhiều bên liên quan về Qui hoạch Phát triển Lưu vực (tháng 10 năm 2009) Cuộc họp lần thứ 16 của Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế (tháng 12 năm 2009) Các cuộc tham vấn quốc gia (tháng 12 năm 2009 – tháng 2 năm 2010)

Sau các cuộc tham vấn quốc gia với các cơ quan ngành và các bên liên quan chủ chốt khác, các nước thành viên đã chuẩn bị báo cáo quốc gia, đóng góp cho Kế hoạch Chiến lược (các tháng 2-3 năm 2010).

Ủy hội đã ủy thác xây dựng báo cáo chuyên đề kỹ thuật về cơ cấu tổ chức và bố trí tài chính của các tổ chức lưu vực sông quốc tế để có được phân tích so sánh và các bài học đúc kết của các tổ chức lưu vực sông quốc tế này, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược của Ủy hội. Giai đoạn 2: Xây dựng Kế hoạch Chiến lược Trong quá trình xây dựng Kế hoạch, các cuộc tham vấn rộng rãi với những nhóm khác nhau của các bên liên quan của Ủy hội đã được tiến hành, chủ yếu là các nước thành viên và các bộ ban ngành, các Đối tác Đối thoại và các Đối tác Phát triển. Ngoài ra, các cuộc tham vấn cũng đã được tiến hành với các bên liên quan khác của Ủy hội, trong đó bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, học viện và viện nghiên cứu. Trong quá trình này, Ủy hội còn mời các bên liên quan đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Kế hoạch Chiến lược trên trang web của Ủy hội.

Tháng 3 năm 2010 – tháng 1 năm 2011:

Tham vấn cấp vùng lần thứ nhất với các nước thành viên (tháng 3) Cuộc họp lần thứ 31 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế (tháng 3) Các cuộc tham vấn quốc gia ở 4 nước thành viên (các tháng 6 và 11) Hội nghị các nhà tài trợ không chính thức (tháng 6) Tham vấn cấp vùng lần thứ hai với các nước thành viên (tháng 8) Cuộc họp lần thứ 32 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế (tháng 8) Đối thoại khu vực giữa các bên liên quan (tháng 9) Cuộc họp chung của Nhóm liên lạc giữa các nước thành viên và đại diện các Đối tác Phát triển

của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (tháng 9) Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm công tác của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế

(tháng 10) Phiên họp đặc biệt của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế (tháng 10) Cuộc họp lần thứ hai Nhóm công tác của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế

(tháng 11) Cuộc họp trù bị của Ủy ban Liên hợp Ủy hội và cuộc họp lần thứ 17 của Hội đồng Ủy hội

sông Mê Công quốc tế (tháng 1/2011)

Page 3: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

Lời cám ơn Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế là kết quả suốt một năm tham vấn rộng rãi với nhiều bên liên quan của Ủy hội. Những cuộc tham vấn này bắt đầu từ tháng 10 năm 2009, tiếp tục cho đến tháng 11 năm 2010 và kết thúc bằng việc Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế thông qua vào tháng 1 năm 2011. Ủy hội sông Mê Công xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ, hướng dẫn và những đóng góp quý báu của các nước thành viên và các cơ quan, các Đối tác Đối thoại và Đối tác Phát triển của Ủy hội, cũng như đại diện của xã hội dân sự trong quá trình xây dựng Kế hoạch Chiến lược này. Ủy hội sông Mê Công quốc tế cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAID), Đan Mạch, Phần Lan, Cơ quan Phát triển Pháp (AFP), Tổ chức Kỹ thuật Đức (GTZ, nay là GIZ) và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng Kế hoạch Chiến lược này.

Page 4: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mê Công nhiệm kỳ 2010-2011

Page 5: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015
Page 6: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

CÁCH TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI TIẾN TỚI PHƯƠNG THỨC PHÂN CẤP CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG CƠ BẢN CỦA ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG 53 4.8 NHỮNG NHÂN TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH PHÂN CẤP 54 4.9 CHUYỂN ĐỔITỪNG BƯỚC CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG MỚI 54 THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN 55 RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO 56

CHƯƠNG V QUẢN LÝ, BÁO CÁO, CẬP NHẬT HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 60 5.1 QUẢN LÝ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRONG ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG: TỔNG QUAN 60 5.2 GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO 61 5.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP 62

PHỤ LỤC 1 TÓM LƯỢC CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG 64 PHỤ LỤC 2 MÔ TẢ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG 69 PHỤ LỤC 3 CÁC MỐI QUAN HỆ CHIẾN LƯỢC VÀ SÁNG KIẾN VÙNG 75

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Các mục tiêu 2011-2015 và Chuỗi các kết quả ..................................................................... 22 Hình 2: Các mối gắn kết chủ yếu giữa các chức năng chủ yếu và các mục tiêu chiến lược của Ủy hội sông Mê Công .................................................................................................................................. 27 Hình 3: Cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công .......................................................... 48 Hình 4: Cơ cấu Ngân sách của Ủy hội sông Mê Công (từ 2011) ........................................................ 49 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tóm lược các cách tiếp cận của các Kế hoạch Chiến lược trước đây ---------------------------- 2 Bảng 2: Các lĩnh vực hành động ưu tiên (trích Tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mê Công lần thứ nhất- Hua Hin, 2010) -------------------------------------------------------------------------------------- 4 Bảng 3: Định nghĩa quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong bối cảnh Lưu vực sông Mê Công --------- 7 Bảng 4: Mục tiêu và Kết quả chiến lược, 2011-2015 ---------------------------------------------------------- 24

Page 7: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

i

Chữ và cụm từ viết tắt AIP Chương trình Nông nghiệp và Tưới BDP Chương trình Kế hoạch Phát triển lưu vực CCAI Sáng kiến Thích ứng với Biến đổi Khí hậu CEO Giám đốc điều hành CF Chức năng chính DMP Chương trình Quản lý hạn EIA Đánh giá tác động môi trường END Vụ Môi trường EP Chương trình Môi trường FAS Phòng Tài vụ và Hành chính FMMP Chương trình Quản lý và Giảm nhẹ lũ FP Chương trình Nghề cá GMS Tiểu vùng Mê Công mở rộng HDI Chỉ số Phát triển con người HRS Phòng Nhân lực IAI Sáng kiến Hội nhập ASEAN ICBP Chương trình Xây dựng Năng lực Tổng hợp ICCS Bộ phận Hợp tác Quốc tế và Truyền thông IKMP Chương trình Quản trị Thông tin và Kiến thức ISH Sáng kiến Thủy điện Bền vững IWRM Quản lý Tổng hợp Tài nguyên nước JC Ủy ban Liên hợp LDC Các nước kém phát triển LMB Hạ lưu Mê Công MDG Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ M-IWRMP Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Sông Mê Công MOU Bản Ghi nhớ MRC Ủy hội sông Mê Công MRC-IS Hệ thống thông tin của Ủy hội sông Mê Công MRCS Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công NAP Chương trình Giao thông đường thủy NMC Ủy ban Mê Công quốc gia NMCS Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia OEB Ngân sách chi tiêu hoạt động OSP Văn phòng Ban Thư ký Ủỷ hội Sông Mê Công tại Phnôm- Pênh, Campuchia OSV Văn phòng Ban Thư ký Ủỷ hội Sông Mê Công tại Viêng Chăn, CHDCND Lào PDIES Thủ tục Trao đổi và chia sẻ số liệu và thông tin PMFM Thủ tục Duy trì lưu lượng dòng chảy chính PMS Hệ thống Quản lý Hiệu quả thực hiện PNPCA Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận PWQ Thủ tục Chất lượng nước PWUM Thủ tục Giám sát sử dụng nước RBC Ủỷ ban Lưu vực sông RBM Quản lý Lưu vực sông RBO Tổ chức Lưu vực sông SEA Đánh giá Môi trường chiến lược SOB Tình trạng Lưu vực Tb-EIA Đánh giá Tác động môi trường xuyên biên giới TCU Đơn vị Điều phối kỹ thuật WMTF Quỹ Ủy thác quản lý nước WSC Uỷ ban Lưu vực thượng nguồn WSMP Dự án Quản lý lưu vực thượng nguồn

Page 8: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015
Page 9: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

iii

TÓM TẮT Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Ủy hội) tổ chức hồi tháng 4 năm 2010, những người đứng đầu chính phủ 4 nước thành viên Ủy hội đã nhắc lại mục tiêu hợp tác được đề ra trong Hiệp định Mê Công năm 1995 và khẳng định lại cam kết chính trị của các nước thành viên đối với việc thực hiện mục tiêu này. Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 phản ánh cam kết này và trình bày một khung chuyển đổi của Ủy hội, chi tiết hóa cách thức mà Ủy hội sẽ trở nên thích hợp hơn với các hoạt động bền vững hơn và với việc các bên liên quan làm chủ Ủy hội cao hơn khi Ủy hội đạt độ trưởng thành mới thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý lưu vực sông cơ bản của mình và hòa nhập hiệu quả hơn với các hệ thống quốc gia. Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước được phê duyệt tháng 1 năm 2011 có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược này. Cơ hội phát triển và thách thức Việc đạt được phát triển kinh tế và xã hội (KT-XH) ở các mức cao hơn vẫn là ưu tiên cấp bách đối với tất cả các nước thành viên, trong đó xóa đói giảm nghèo, trung tâm của các mục tiêu KT-XH quốc gia, vẫn đang là một trong những mục tiêu chính về quản lý tài nguyên nước ở Lưu vực Mê Công. Lưu vực Mê Công đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp. Những thách thức này sẽ còn phức tạp hơn do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là Châu thổ Mê Công rất dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ mực nước biển dâng và xâm thực mặn. Việc giải quyết những thách thức đó sẽ đòi hỏi phải có các hành động ứng phó phối hợp và được điều phối tốt hơn của các chính phủ trong lưu vực, nhất là về các hệ lụy liên quan đến an ninh lương thực, chất lượng nước, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái dưới nước. Việc sử dụng các nguồn tài nguyên dồi dào của Lưu vực Mê Công hiện nay là không thể thiếu được đối với sinh kế của hàng triệu người dân ở Lưu vực Mê Công song việc sử dụng tài nguyên đó hiện đang bị đe dọa. Những hoạt động phát triển thủy điện trên sông Lancang-Mê Công tạo ra nhiều cơ hội, nhưng đồng thời làm biến đổi các điều kiện phát triển và quản lý tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên liên quan ở Hạ lưu Mê Công. Một số hệ quả sẽ là tích cực trong khi các hệ quả khác có khả năng là tiêu cực. Việc giải quyết những hệ quả đó đòi hỏi phải tiếp tục hợp tác với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Liên bang Myanmar (Myanmar). Mối quan tâm đến thủy điện dòng chính lại rộ lên ở Hạ lưu Mê Công do một số yếu tố có liên quan đến nhu cầu năng lượng tăng nhanh và giảm thiểu phát thải các-bon. Đề xuất dự án phát triển đập dòng chính đầu tiên ở Xayaburi, CHDCND Lào thuộc Hạ lưu Mê Công là một ví dụ. Đề xuất đối với dự án này được trình lên Ủy hội sông Mê Công để tiến hành tham vấn trước như quy định trong Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) của Ủy hội sông Mê Công quốc tế vào tháng 10 năm 2010. Cách thức tiến hành tham vấn trước của Ủy hội sông Mê Công quốc tế với vai

Page 10: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

iv

trò tư vấn và tạo điều kiện thuận lợi, cùng các nước thành viên, chắc chắn tạo ra một tiền lệ quan trọng đối với các đề xuất phát triển dòng chính khác ở Hạ lưu Mê Công hiện đang được xem xét; trong đó một số dự kiến sẽ được trình cho Ủy hội trong giai đoạn Kế hoạch Chiến lược này. Các kế hoạch phát triển thủy lợi và các dự án thủy điện sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng và tiêu thụ các nguồn tài nguyên của lưu vực. Ví dụ, những rủi ro hạn hán gia tăng có thể dẫn đến việc một số quốc gia kích hoạt lại kế hoạch sử dụng nước từ dòng chính sông Mê Công bổ sung cho các cách tiếp cận quốc gia về giảm thiểu tác động của hạn hán. Tăng trưởng nền nông nghiệp thâm canh được đặt ra để đáp ứng nhu cầu nông sản ngày càng gia tăng, chắc chắn dẫn đến nhu cầu về nước ngày càng nhiều và đi kèm với nó là gia tăng sử dụng thuốc trừ vật hại, chắc chắn sẽ đe dọa đến chất lượng nước và đa dạng sinh học. Vai trò và các chức năng cơ bản của Ủy hội sông Mê Công quốc tế Tầm nhìn dài hạn của Ủy hội cho thấy, vai trò của Ủy hội sẽ là thúc đẩy sự hài hòa các lợi ích chia sẻ giữa các nước thành viên, giám sát sức khỏe môi trường, cũng như triển khai đánh giá tác động môi trường và xã hội, và đánh giá tác động chiến lược ở những nơi cần thiết. Với vai trò trực tiếp ở các lĩnh vực nhất định, như sinh kế dựa vào nghề cá và phòng ngừa tổn thất lũ lụt, Ủy hội có khả năng gây ảnh hưởng đến các mục tiêu tổng thể quản lý lưu vực bằng chính sách và hướng dẫn chiến lược để đạt được các kết quả vì người nghèo. Các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông có ý nghĩa căn bản để xác định vai trò của Ủy hội cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Các chức năng đó bao trùm toàn bộ nhiệm vụ của Ủy hội, và giúp cho việc thảo luận về các chức năng vượt lên trên các ưu tiên ngắn hạn thường thấy ở các chương trình bị ràng buộc về mặt thời gian. Bốn nhóm chức năng cơ bản của Ủy hội là: Các chức năng hành chính và quản lý Ban Thư ký Các chức năng quản lý lưu vực sông

(1) Thu thập, trao đổi số liệu và giám sát (2) Phân tích, mô hình hóa và đánh giá (3) Hỗ trợ quy hoạch (4) Dự báo, cảnh bảo và ứng phó khẩn cấp (5) Thực hiện các thủ tục của Ủy hội (6) Thúc đẩy đối thoại và thông tin, liên lạc (7) Báo cáo và phổ biến thông tin

Các chức năng xây dựng năng lực và phát triển công cụ Dịch vụ tư vấn và cố vấn Giai đoạn Kế hoạch Chiến lược là giai đoạn chuyển đổi hướng tới việc thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản của Ủy hội, cũng như tiến tới phương thức thực hiện mới.

Page 11: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

v

Những nguyên tắc làm cơ sở cho Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 Làm cơ sở cho những mục tiêu và hành động đề ra trong Kế hoạch Chiến lược này là một số những giá trị nhất định và những nguyên tắc phát triển bền vững được các nước thành viên cùng chia sẻ. Đó là:

1. Tiếp tục thực hiện toàn diện quản lý tổng hợp tài nguyên nước sao cho việc quản lý nước xuyên biên giới trở nên hòa nhập hơn và đáp ứng hiệu quả hơn, từ đó bảo đảm chia sẻ công bằng những lợi ích và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến bất kỳ hành động can thiệp phát triển nào.

2. Khuyến khích phát triển vì người nghèo: Ủy hội đã có hướng dẫn về phát triển cân đối và sử dụng công bằng tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan ở lưu vực có những ảnh hưởng trung và dài hạn đến xóa đói nghèo và tính bền vững về môi trường.

3. Bảo vệ môi trường: Ngoài việc tạo ra sự hiểu biết sâu sắc và kiến thức về môi trường của lưu vực, năng lực giám sát và quản lý môi trường, Ủy hội sẽ còn ứng phó với những thách thức có tính xuyên biên giới và trong toàn lưu vực, để đánh giá những tác động tiềm tàng về môi trường của những hoạt động phát triển được quy hoạch trong lưu vực.

4. Giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu: Thích ứng và giải quyết biến đổi khí hậu là một ưu tiên của toàn vùng. Ủy hội có kế hoạch xây dựng chương trình chia sẻ kiến thức và trao đổi thông tin nhằm tăng cường bảo vệ và thích ứng với những biến đổi về khí hậu và môi trường Mê Công.

5. Đến năm 2030 đạt được mục tiêu quốc gia thành viên làm chủ và tự chủ về tài chính cho Ủy hội: Như đã dược những người đứng đầu chính phủ của các nước thành viên Ủy hội tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Ủy hội lần thứ nhất, đến năm 2030, các chức năng cơ bản của Ủy hội sẽ do các nước thành viên cấp kinh phí hoàn toàn. Lộ trình để bắt đầu sự chuyển đổi này sẽ được xây dựng vào năm thứ nhất của Kế hoạch Chiến lược.

6. Thu hẹp khoảng cách – kế hoạch “Hội nhập”: Trình độ phát triển khác nhau và các khoảng cách về năng lực giữa các nước thành viên cần phải được ưu tiên tài trợ và xây dựng năng lực phù hợp với cách tiếp cận của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

7. Áp dụng cách tiếp cận “Toàn lưu vực”: Hợp tác với các nước ven sông ở thượng lưu có ý nghĩa quyết định đối với công tác quản lý bền vững Lưu vực sông Mê Công. Hợp tác toàn diện hơn với những đối tác đối thoại của Ủy hội là Trung Quốc và Myanmar, sẽ cải thiện được công tác quản lý toàn lưu vực.

8. Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan và lồng ghép giới: Đối thoại minh bạch toàn lưu vực cùng với việc tăng cường sự tham gia có cơ cấu của công chúng là cần thiết để thực hiện đầy đủ những lợi ích của quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý hiệu quả lưu vực. Lồng ghép triển vọng giới trong các nỗ lực phát triển của Ủy hội với sự đóng góp và tham gia bình đẳng của nam giới và phụ nữ ở mọi cấp, là bảo đảm cả nam giới và phụ nữ đều được hưởng một cách bình đẳng các chương trình của Ủy hội.

9. Khuyến khích tính minh bạch và công khai: Tiếp tục nâng cao tính minh bạch và công khai bằng những nỗ lực của Ủy hội trong việc truyền đạt thông tin với các bên liên quan và thực hiện Chiến lược Truyền thông và Chính sách Công khai dữ liệu, thông tin và kiến thức của Ủy hội được thông qua năm 2009.

Page 12: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

vi

10. Khuyến khích hiệu quả của viện trợ và hài hòa giữa các nhà tài trợ: Nâng cao hiệu quả của viện trợ và hài hòa giữa các nhà tài trợ nhằm điều phối tốt hơn sự hỗ trợ và phối hợp giữa các đối tác phát triển vì hiệu quả và hiệp lực.

11. Xây dựng các mối quan hệ chiến lược với các sáng kiến khu vực và các tổ chức lưu vực sông quốc tế: Xây dựng các mối quan hệ với các sáng kiến khác của khu vực sẽ tối ưu hóa những lợi ích và giảm thiểu các rủi ro xung đột liên quan đến nước. Hợp tác với các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác thông qua trao đổi kỹ thuật, xây dựng năng lực và chia sẻ các phương thức giải quyết tốt nhất những vấn đề phức tạp trong quản lý các dòng sông xuyên biên giới là thiết thực.

Mục tiêu chiến lược 2011-2015 Các mục tiêu của Ủy hội cho giai đoạn 2011-2015 được xây dựng phù hợp với hai lĩnh lực trọng tâm của tổ chức trong giai đoạn của Kế hoạch Chiến lược này là:

Hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước nhằm giải quyết những nhu cầu cấp bách và các ưu tiên quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực sông Mê Công đến năm 2030; và

Chuyển đổi hướng tới việc thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội và gia tăng đóng góp của các nước thành viên cho việc chuyển giao những nhiệm vụ đó.

Khung Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 gồm có một mục tiêu dài hạn được hỗ trợ bằng một mục tiêu bao trùm 5 năm, bốn mục tiêu cụ thể và một mục tiêu về tổ chức để phấn đấu trong 5 năm tới. Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 được đặc trưng bằng sự định hướng nhiều hơn vào kết quả đối với từng mục tiêu chiến lược đi kèm với một tập hợp các kết quả, các chỉ tiêu thực hiện và những chỉ số quản lý và đánh giá hiệu quả thực hiện. Kế hoạch Chiến lược còn đề ra những hành động ưu tiên để đạt được từng mục tiêu chiến lược.

Page 13: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

vii

Những mục tiêu của Kế hoạch Chiến lược 2011–2015 nhấn mạnh đến việc tiếp tục thực hiện vai trò quan trọng của Ủy hội trong việc hỗ trợ các nước thành viên của Ủy hội thực hiện đầy đủ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các chức năng cơ bản của Ủy hội, đặc biệt là bảy chức năng quản lý lưu vực sông và xây dựng năng lực liên quan. Thực hiện Kế hoạch Chiến lược: Cách tiếp cận theo chức năng cơ bản Trọng tâm và mục tiêu chủ yếu của việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược này là Ủy hội duy trì và dần dần chuyển đổi , bắt đầu từ năm 2011 và chuyển đổi dần trong 20 năm, các nước thành viên sẽ trực tiếp thực hiện và cấp tài chính cho một số chức năng nhất định. Kế hoạch xây dựng và quản lý chương trình có điều phối: Các chương trình của Ủy hội vẫn là phương tiện chính để hoàn thành sứ mệnh và thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội. Sự thay đổi quan trọng trong Kế hoạch Chiến lược này là cách tiếp cận có điều phối hơn để đạt được các mục tiêu quản lý lưu vực bằng cách cùng tập

Page 14: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

viii

trung vào các chức năng cơ bản và tổ chức cách làm việc mới, tận dụng các kinh nghiệm mới có và sự hợp tác mới xây dựng được. Ưu tiên cho các mối liên kết giữa thực hiện chức năng cơ bản với các chương trình của Ủy hội và xây dựng kế hoạch chương trình giai đoạn 2011-2015 thống nhất với Kế hoạch Chiến lược và chu kỳ xây dựng kế hoạch 5 năm.

Các mối liên kết giữa các nỗ lực quốc gia và vùng: Để cải thiện mối liên kết giữa các chương trình của Ủy hội và các cơ quan thuộc các nước thành viên và chuẩn bị cho sự phân cấp, Ủy hội sẽ tìm hiểu thêm các cơ chế thể chế mới và hiện có về thực hiện các chức năng cơ bản quản lý lưu vực sông.

Cách tiếp cận tài chính: Cách tiếp cận của Kế hoạch Chiến lược 2011–2015 này đề xuất việc các nước thành viên cung cấp tài chính nhiều hơn và tạo ra cơ sở “hỗ trợ toàn bộ chương trình công tác” như một cơ chế tài chính cả gói linh hoạt để thực hiện các chức năng cơ bản trong tương lai của Ủy hội. Quỹ Ủy thác quản lý nước của Ủy hội (WMTF) thành lập năm 2005 là một cơ chế như vậy.

Khi mục tiêu của tổ chức vượt ra ngoài hoạt động phát triển công cụ và xây dựng cơ sở dữ liệu, để có vai trò lớn hơn trong điều phối và quản lý, thì ngân sách chương trình công tác được dự báo sẽ giảm dần về quy mô xuống mức mà các nước thành viên sẽ tự trang trảỉ được về tài chính vào 20 năm tới. Quá trình này không hoàn tất được trong chu kỳ Kế hoạch Chiến lược này.

Trong năm 2011, Ủy hội sẽ có những thay đổi về thuật ngữ ngân sách để giải thích rõ hơn việc phân bổ ngân sách và các nguồn tài chính. Những thay đổi này sẽ phản ánh phương hướng chiến lược thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội, cũng như cho phép báo cáo rõ hơn mức tăng dần về đóng góp tài chính của các nước thành viên cho tổ chức.

Đóng góp của các nước thành viên: Đóng góp của chính phủ mỗi nước thành viên cho ngân sách chương trình công tác sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của mỗi nước và cần phải phản ánh được Kế hoạch Hội nhập của tổ chức ASEAN. Các cách tiếp cận thay thế khác nhau sẽ được thử nghiệm như một phần của Lộ trình chuyển đổi của Ủy hội. Các cách tiếp cận này sẽ bao gồm các mức đóng góp linh hoạt và hỗ trợ song phương trực tiếp cho từng nước nhằm giúp các nước đó đóng góp cho các hoạt động của vùng.

Quy mô Ban thư ký Ủy hội trong tương lai sẽ được xác định bởi quy mô và các nguồn tài chính cho ngân sách dịch vụ chung và ngân sách chương trình công tác, cũng như bởi tính bền vững dài hạn về tài chính của Ủy hội. Điều này đòi hỏi phải tiến hành phân tích sâu rộng các chức năng cơ bản cụ thể nào có thể được chuyển giao cho các cơ quan của các nước thành viên và khi nào thì chuyển giao. Đến cuối năm 2011 sẽ phải hoàn thành việc phân tích này và xây dựng được lộ trình.

Đến cuối năm 2011, hy vọng các dự báo về các nhu cầu ngân sách trong tương lai sẽ rõ hơn và đến thời điểm đó, sẽ cân nhắc lại công thức đóng góp hiện nay của các nước thành viên cho Ủy hội để xác định xem có cần những thay đổi nào để đến năm 2014 đạt được cam kết ban đầu của các nước thành viên tự tài trợ cho Ngân sách Dịch vụ chung của Ủy hội (trước đây gọi là Ngân sách Thường xuyên).

Page 15: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 CỦA MRC

ix

Hiệu quả của viện trợ: Tăng cường vai trò làm chủ Ủy hội của các nước thành viên Ủy hội sẽ cải thiện sự thống nhất và hài hòa viện trợ bằng cách giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác phát triển, tập trung các nỗ lực đóng góp cho các chức năng cơ bản và tiến dần đến khả năng bền vững tài chính. Các cuộc thảo luận về việc tăng cường hài hòa với nhà tài trợ sẽ tạo ra cơ hội nâng cao hiệu quả của viện trợ của Ủy hội. Hỗ trợ “truyền thống” của các cơ quan tài trợ cho Ủy hội đều rót qua các chương trình của Ủy hội, các bước tiến tới hài hòa hỗ trợ cấp chương trình sẽ được thúc đẩy nhanh trong chu kỳ Kế hoạch Chiến lược này. Phát triển nhân lực và năng lực: Kế hoạch phát triển nhân lực và năng lực sẽ được xây dựng thống nhất với 7 chức năng quản lý lưu vực sông và sẽ tập trung vào những khoảng trống của các Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia, các cơ quan ngành và Ban Thư ký Ủy hội. Sẽ phân tích và đánh giá chi tiết các nhu cầu về năng lực cho từng nước thành viên. Cách tiếp cận để chuyển đổi: Về lâu dài, Ban Thư ký Ủy hội vẫn giữ vai trò “tạo thuận lợi, điều phối và tư vấn” trong quản lý Lưu vực sông Mê Công và sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật ở cấp vùng và toàn lưu vực.

Ba yếu tố chính đã được xác định để quyết định những hoạt động nào có thể phân cấp cho quốc gia thực hiện và những hoạt động nào vẫn do Ban Thư ký Ủy hội thực hiện, là: (1) Tính khách quan, (2) Năng lực quốc gia và (3) Khả năng tài chính.

Cách tiếp cận đối với tầm nhìn dài hạn sẽ được phân đoạn và là cách tiếp cận trong đó chuyển đổi cần một quá trình để Ủy hội và các nước thành viên chuẩn bị sẵn sàng cho phương thức thực hiện mới, cũng như lộ trình chuyển đổi được kiểm nghiệm với thời hạn và các mốc rõ ràng.

Quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện Ủy hội sử dụng việc giám sát, đánh giá và các đánh giá kết quả thực hiện ở các cấp khác nhau. Tiến độ đạt được tầm nhìn lưu vực sẽ được giám sát qua Báo cáo Hiện trạng Lưu vực, được xây dựng 5 năm một lần; còn tiến độ thực hiện các mục tiêu và kết quả của Ủy hội đề ra trong Kế hoạch Chiến lược sẽ được định kỳ đánh giá và cập nhật bằng các báo cáo kết quả thực hiện hàng năm của Ủy hội, kết hợp với các báo cáo giám sát kết quả thực hiện của các chương trình của Ủy hội. Hiệu quả thực hiện của nhân viên đóng góp vào các kết quả của Ủy hội sẽ được đánh giá bằng các phiếu Tổng quan Đánh giá Kết quả Thực hiện cá nhân.

Page 16: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 1

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU

1.1 Phạm vi của Kế hoạch Chiến lược

Kế hoạch Chiến lược 2011–2015 trình bày phương hướng và khung thực hiện để Ủy hội sông Mê Công Quốc tế (Ủy hội) thực hiện các mục tiêu của “Hiệp định về Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mê Công” năm 1995 (Hiệp định Mê Công năm 1995). Kế hoạch này còn đưa ra một cơ sở khung chuyển đổi Ủy hội thành một tổ chức phù hợp hơn với các hoạt động bền vững hơn và tăng vai trò làm chủ của các bên liên quan, khi tổ chức này đạt độ trưởng thành mới thông qua việc thực hiện các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông và hội nhập hiệu quả hơn với các hệ thống quốc gia.

Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước được Hội đồng Ủy hội thông qua vào tháng 1 năm 2011 là bước ngoặt cho Kế hoạch này và tạo ra một khung toàn diện trong đó việc thực hiện có điều phối các chương trình của Ủy hội có thể đạt được mục tiêu chung và phục vụ tốt hơn cho các nước thành viên Ủy hội và người dân ở các nước này. Xây dựng trên nền móng tổ chức và phát triển thể chế hiện có của Ủy hội, Kế hoạch Chiến lược này sẽ nâng cao vai trò của Ủy hội như một tổ chức lưu vực sông liên chính phủ dựa vào tri thức. Tương tự, Ủy hội sẽ phát huy những thành tựu của các Kế hoạch Chiến lược trước đây như đã được minh chứng qua việc liên tục bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực thông qua công tác quản lý môi trường hiệu quả của Ủy hội và các nước thành viên, cũng như thông qua ý thức mạnh mẽ về hợp tác vùng và năng lực quốc gia được nâng cao. Ngoài ra, Kế hoạch sẽ tận dụng các kết quả đã đạt được của Ủy hội kể từ khi ký kết Hiệp định Mê Công năm 1995. Những kết quả đó gồm hiểu biết được nâng cao về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các đặc điểm KT-XH của Hạ lưu Mê Công và các hệ thống sông ở hạ lưu, mở rộng năng lực mô hình hóa và dự báo, các Thủ tục đã được thỏa thuận trong Hiệp định Mê Công năm 1995, Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước, giao thông vận tải và thương mại trên đường thủy xuyên biên giới an toàn hơn và dễ dàng hơn, , cũng như năng lực dự báo và quy hoạch được cải thiện để giải quyết biến đổi khí hậu. Một mốc quan trọng là việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ nhất vào năm 2010 và nay đã được thể chế hóa như một bộ phận trong cơ cấu quản lý của Ủy hội với Hội nghị cấp Thủ tướng Chính phủ tổ chức 4 năm một lần. Những phần tiếp theo của Chương này sẽ tóm lược nhiệm vụ của Ủy hội và một số yếu tố cơ bản làm cơ sở cho Kế hoạch Chiến lược 2011-2015. Tiếp đến Chương II sẽ phác thảo bối cảnh phát triển của lưu vực, trình bày những tiền đề trong xây dựng Kế hoạch Chiến lược, cũng như mô tả các chức năng cơ bản và vai trò của Ủy hội ứng phó với những thách thức và cơ hội mới ở lưu vực, đồng thời nêu ra các nguyên tắc làm cơ sở cho Kế hoạch Chiến lược 2011-2015. Chương III trình bày hệ thống các mục tiêu và kết quả hình thành nên Kế hoạch Chiến lược này. Chương IV cung cấp chi tiết việc thực hiện Kế hoạch, còn Chương V mô tả cách thức giám sát việc thực hiện, đánh giá và kiểm chứng những kết quả đạt được.

Page 17: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 2

1.2 Nhiệm vụ của Ủy hội sông Mê Công quốc tế theo Hiệp định Mê Công năm 1995

Hiệp định Mê Công năm 1995 quy định về mặt pháp lý nhiệm vụ của Ủy hội. Hiệp định xác định phạm vi công tác và hợp tác liên quan đến việc xây dựng kế hoạch chung và có điều phối vì sự phát triển cân đối và công bằng về mặt xã hội ở Lưu vực sông Mê Công kết hợp với bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái. Hiệp định còn quy định khung thực hiện các mục tiêu chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên nước, thừa nhận các quyết định phát triển của các cơ quan ngành ở các nước ven sông có chủ quyền của Lưu vực sông Mê Công quốc tế có thể gây ra các hệ quả xuyên biên giới, và thừa nhận Ủy hội sông Mê Công là một tổ chức lưu vực sông liên chính phủ dựa vào các cách tiếp cận mà các nước thành viên chấp thuận. . Điều 1 của Hiệp định kêu gọi “hợp tác trong tất cả các lĩnh vực phát triển, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan để đạt được mức tối ưu việc sử dụng đa mục đích và cùng có lợi và giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng có hại”, đồng thời Điều 2 giao trách nhiệm xây dựng Qui hoạch Phát triển Lưu vực để phát triển toàn bộ tiềm năng tài nguyên nước của Lưu vực sông Mê Công trên cơ sở bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, thủy sinh và các điều kiện thủy sinh, và cân bằng sinh thái của Lưu vực sông Mê Công (Điều 3). Điều 4 thừa nhận rằng, bất kỳ Qui hoạch Phát triển lưu vực nào đều phải tôn trọng bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong khi Điều 7 bảo đảm quyền của mỗi nước được phát triển các dự án, miễn là các dự án đó không phương hại đến các nước khác. Cuối cùng, mục tiêu hợp tác giữa các nước thành viên là khuyến khích phát triển lưu vực tối ưu và cân đối một cách hợp lý trong khi vẫn bảo đảm chia sẻ công bằng những lợi ích giữa tất cả các bên sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực, và phòng ngừa bất kỳ tác động có hại nào cản trở các hệ thống sông Mê Công duy trì các chức năng và như vậy, bảo đảm duy trì được lâu dài các lợi ích của nhiều thế hệ mà Lưu vực sông Mê Công đem lại cho người dân (Điều 1).

1.3 Những cách tiếp cận của các Kế hoạch Chiến lược trước đây Mặc dù những tuyên bố về Tầm nhìn và Sứ mệnh của MRC từ Kế hoạch Chiến lược thứ nhất vẫn còn phù hợp, song vấn đề rút ra từ những Kế hoạch Chiến lược tiếp theo là việc định hướng lại trọng tâm các lĩnh vực công tác của Ủy hội sông Mê Công để thực hiện tốt hơn sứ mệnh của Ủy hội và hướng tới thực hiện toàn diện Hiệp định Mê Công năm 1995. Bảng 1: Tóm lược các cách tiếp cận của các Kế hoạch Chiến lược trước đây

1999–2003 Cách tiếp cận dự án: Phương hướng được xây dựng xung quanh các chương trình, dự án ngành. Các hành động can thiệp của Ủy hội tập trung ở cấp dự án.

2001–2005 Cách tiếp cận chương trình: Chuyển sang phương hướng chiến lược với trọng tâm tiến tới cách tiếp cận chương trình toàn lưu vực. Các hành động can thiệp của Ủy hội là tư vấn chính sách và kỹ

2006–2010 Định hướng lại các mục tiêu chiến lược, hướng tới ủng hộ phát triển vì người nghèo. Cập nhật cấu trúc chương trình trong một ma trận gồm chương trình xuyên ngành và chương

Page 18: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 3

thuật theo viễn cảnh toàn lưu vực. Mỗi Ủy ban sông Mê Công quốc gia đều xây dựng Kế hoạch Chiến lược 2001–2005 của mình. Ưu tiên cao việc tạo ra tri thức. Hợp tác giữa Ủy hội & Trung Quốc về chia sẻ số liệu trong mùa lũ, bắt đầu từ năm 2002.

trình ngành, dựa trên quy trình Qui hoạch Phát triển lưu vực. Giao ước với xã hội dân sự và khu vực tư nhân

1.4 Những cơ sở hợp tác Mê Công trong tương lai

Hợp tác trong quy hoạch có điều phối của các nước thành viên có lịch sử lâu dài từ 1957 khi thành lập Ủy ban Mê Công dưới sự bảo trợ của Liên hợp Quốc... Hiệp định Mê Công năm 1995 với cam kết quy hoạch có điều phối và quản lý chung Lưu vực sông Mê Công vì phát triển bền vững đã đưa sự hợp tác này lên tầm cao mới. Kể từ khi ký kết Hiệp định Mê Công năm 1995, những thành tựu của Ủy hội sông Mê Công đã chứng minh mức độ mà một tổ chức lưu vực sông có thể ảnh hưởng đến một khu vực, thông qua tăng cường hợp tác quản lý và xây dựng năng lực quốc gia. Ủy hội sông Mê Công đã thành công trong việc xây dựng các liên minh và các mối quan hệ công tác với các đối tác phát triển, chủ yếu là CHND Trung Hoa (Trung Quốc) và Liên bang Myanmar (Myanmar), cũng như hàng loạt các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tiểu vùng Sông Mê Công mở rộng (GMS), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới để tiếp tục thúc đẩy phát triển và quản lý bền vững tài nguyên nước Lưu vực Mê Công. Những thành tựu của Ủy hội sông Mê Công là xuyên ngành và xuyên biên giới. Cùng với các nước thành viên, Ủy hội đã ý thức rõ các cơ hội thúc đẩy phát triển bền vững Lưu vực sông Mê Công nhằm bảo đảm sinh kế của hơn 60 triệu người sống dựa vào tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan. Ủy hội tác động đến cuộc sống hàng ngày của cộng đồng ven sông, bằng tiếp tục giảm nhẹ các rủi ro lũ lụt thường xuyên và tăng cường lợi ích của chu kỳ lũ hàng năm. Ở cấp quản lý, Ủy hội đã xây dựng các khung pháp lý về giao thông đường thủy xuyên biên giới, góp phần cải thiện các tiêu chuẩn an toàn và thương mại trên sông quốc tế có hiệu quả và cuối cùng tiến tới tự do giao thông đường thủy. Để đáp ứng với tình hình đang thay đổi của Lưu vực Mê Công và lợi ích quốc gia của các nước thành viên, Ủy hội đã tiến hành phân tích xuyên biên giới các cơ hội và rủi ro của việc phát triển thủy điện dòng chính. Do hoạt động ở mọi lĩnh vực liên quan đến tương lai của sông Mê Công, Ủy hội đã nâng cao sự hiểu biết trong khu vực về đa dạng sinh học dưới nước và nghề cá của lưu vực bằng việc ủng hộ các quyết định về môi trường và hiện đang hướng vào hỗ trợ cộng đồng ven sông thích ứng với những hệ quả của biến đổi khí hậu.

1.4.1 Cam kết chính trị cao nhất về hợp tác Mê Công vì phát triển bền vững lưu vực: Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mê Công lần thứ nhất, năm 2010

Tổ chức vào tháng 4 năm 2010, Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mê Công lần thứ nhất đã chúc mừng thành tựu 15 năm quản lý chung Lưu vực sông Mê Công của Ủy

Page 19: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 4

hội sông Mê Công và các nước thành viên. Đây là lần đầu tiên, những người đứng đầu chính phủ 4 nước thành viên gặp nhau, cùng thảo luận những vấn đề quan tâm chung và khẳng định lại cam kết chính trị đối với các nguyên tắc hợp tác và thực hiện Hiệp định Mê Công năm 1995. Quản lý bền vững tài nguyên nước lưu vực được nêu bật là có ý nghĩa quyết định đổi với hạnh phúc về KT-XH của cư dân ven sông và đối với những nỗ lực xóa đói nghèo của chính phủ các nước lưu vực, đặc biệt trong điều kiện phát triển tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan ngày càng nhanh hơn, cũng như ngày càng có nhiều thách thức do biến đổi khí hậu gây ra. Tại Hội nghị Thượng đỉnh này, Trung Quốc đã thể hiện cam kết tăng cường hợp tác với Ủy hội và các nước thành viên thông qua việc trao đổi và chia sẻ số liệu và thông tin, cũng như một số lĩnh vực hợp tác khác như giao thông đường thủy, đánh giá môi trường chiến lược về thủy điện và bảo vệ môi trường ứng xử với biến đổi khí hậu, nông nghiệp và thủy nông, phòng tránh lũ và giảm nhẹ thiên tai và trao đổi nhân viên kỹ thuật. Những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên Ủy hội đã nhắc lại quan điểm có từ lâu là Trung Quốc và Myanmar trở thành thành viên của Ủy hội. Những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên cũng thừa nhận những cơ hội to lớn đi kèm với những thách thức về môi trường và xã hội liên quan khu vực sẽ phải đối mặt trong thập kỷ tới khi các nền kinh tế Châu Á tiếp tục tăng trưởng nhanh và khi các tác động của biến đổi khí hậu gia tăng. Chín lĩnh vực hành động ưu tiên đã được những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên xác định trong Tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh là trọng tâm của Ủy hội trong những năm tới. Bảng 2: Các lĩnh vực hành động ưu tiên (trích Tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ nhất - Hua Hin, 2010) Phê chuẩn và thực hiện Chiến lược Phát triển lưu vực dựa trên QLTH-TNN; 1. Tăng cường các nỗ lực để bảo vệ hiệu quả người dân khỏi nguy cơ lũ lụt, hạn hán

và nước biển dâng bao gồm thiết lập các hệ thống dự báo và cảnh báo trên toàn lưu vực;

2. Hỗ trợ một khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm khuyến khích vận tải và thương mại đường thuỷ ;

3. Nghiên cứu và giải quyết các mối đe dọa đến sinh kế do biến đổi khí hậu và hợp tác với các đối tác vùng khác trong giải quyết ô nhiễm khói bụi;

4. Giám sát và áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng nước ở các khu vực ưu tiên của Lưu vực;

5. Sử dụng bền vững hiện tại và trong tương lai nguồn tài nguyên nước và tài nguyên liên quan, đa dạng thuỷ sinh, đất ngập nước và tài nguyên rừng trong Lưu vực;

6. Xác định và đưa ra khuyến cáo về các cơ hội và thách thức của phát triển thuỷ điện và các cơ sở hạ tầng khác trong Lưu vực, đặc biệt các rủi ro đối với nỗ lực bảo vệ an ninh lương thực và sinh kế ;

7. Tiếp tục cải thiện việc thực hiện các Thủ tục trao đổi và chia sẻ thông tin số liệu, Thủ tục theo dõi sử dụng nước, Thủ tục Thông báo, tham vấn trước và thoả thuận và Thủ tục duy trì dòng chảy trên dòng chính và hoàn tất Thủ tục chất lượng nước;

8. Tìm hiểu và xác định các cơ hội mở rộng hợp tác với các Đối tác đối thoại và Đối tác phát triển hiện tại của Uỷ hội; đặc biệt trong giải quyết các vấn đề về tài

Page 20: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 5

nguyên nước và thách thức biến đổi khí hậu, cũng như xác định các Đối tác phát triển mới và các bên liên quan khác.

Về tính bền vững của bản thân tổ chức, các nước thành viên Ủy hội đã thống nhất là đến năm 2030 Ủy hội sẽ tự chủ về tài chính. Ủy hội được khuyến khích tiếp tục tìm kiếm thêm các phương thức thực hiện phân cấp cho quốc gia thực hiện một số chức năng cơ bản của Ủy hội về quản lý lưu vực sông. Được chấp nhận ở cấp chính trị cao nhất, từ nay Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mê Công sẽ được tổ chức 4 năm một lần nhằm giám sát và định hướng hoạt động cũng như kiểm tra các kết quả của Ủy hội.

1.4.3 Tăng cường mối quan hệ với các nước ven sông ở thượng nguồn Mối quan hệ của Ủy hội với hai Đối tác Đối thoại là Trung Quốc và Myanmar đã được tăng cường đáng kể và nâng lên thành mối hợp tác tích cực và có tính xây dựng ở tầm cao hơn. Trong 14 năm qua, Trung Quốc và Myanmar đã thể hiện tăng cường cam kết hợp tác, như trao đổi nhiều hơn số liệu và thông tin về hiện trạng phát triển ở thượng nguồn và các hoạt động xây dựng năng lực chung. Hai sự kiện – trận lũ năm 2008 và mùa khô cực hạn năm 2010, đã chứng minh giá trị của hoạt động phân tích độc lập mà Ủy hội sông Mê Công có thể tạo ra và nêu rõ những lĩnh vực cần được hợp tác nhiều hơn trong tương lai. Trong năm 2002, sự hợp tác của Ủy hội sông Mê Công với Trung Quốc theo mối quan hệ đối tác đối thoại đã được tăng cường với việc ký kết Bản Ghi nhớ về cung cấp số liệu lượng mưa và lưu lượng ngày trong mùa mưa tại 2 trạm quan trắc ở tỉnh Vân Nam. Đây là các số liệu đầu vào để dự báo hàng ngày mực nước ở các điểm chính trên hạ lưu sông Mê Công và như vậy, đã cảnh báo được lũ khẩn cấp trước 2 đến 5 ngày. Trong năm 2008, Bản Ghi nhớ được gia hạn và sau đó, hiểu biết chung về các vấn đề kỹ thuật được nâng cao thông qua việc Trung Quốc thu xếp các chuyến nghiên cứu và khóa tập huấn cho các cơ quan thuộc các nước thành viên và nhân viên của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công. Ủy hội sông Mê Công quốc tế và Trung Quốc còn tổ chức các cuộc hội thảo chung về an toàn giao thông đường thủy, còn về quy hoạch lưu vực, đã tổ chức cho các nhóm mô hình của hai bên đến thăm lẫn nhau chia sẻ thông tin, thảo luận các phân tích và nghiên cứu hệ quả dòng chảy của các kịch bản phát triển. Trong những năm gần đây, Ban Thư ký Ủy hội đã hợp tác với Myanmar về một số lĩnh vực, như cải thiện phạm vi cung cấp tin về khí tượng – thủy văn của Ủy hội bằng cách trao đổi số liệu quan trắc khí tượng - thủy văn và chất lượng nước, cũng như trao đổi chuyên môn và kỹ thuật về lũ và phòng tránh lũ lụt. Một số lĩnh vực như an toàn giao thông đường thủy, đánh giá môi trường chiến lược và việc duy trì chia sẻ số liệu khí tượng- thủy văn với Myanmar, đều đã được điều tra và có tiềm năng hợp tác kỹ thuật trong tương lai. 1.4.4 Ủy hội sông Mê Công quốc tế hướng tới độ trưởng thành Sau 15 năm hoạt động, đến nay trình độ phát triển về thể chế và tổ chức đã đến mức Ủy hội được nhìn nhận không chỉ là một tổ chức quản lý bền vững Lưu vực sông Mê Công , mà còn ngày càng được biết đến hơn trên thế giới.

Page 21: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 6

Sự trưởng thành còn thể hiện rõ ở các cơ chế thể chế đã xây dựng được tại các cơ quan ngành quốc gia để thực hiện một số chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông. Một số cơ quan được chỉ định đang thực hiện giám sát chất lượng nước theo Chương trình Môi trường thông qua việc các phòng thí nghiệm quốc gia được xây dựng năng lực cần thiết và hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Ban Thư ký Ủy hội và các nước thành viên. Ngoài ra, từ năm 2000 đến 2008 Chương trình Sử dụng nước (WUP) đã thành lập các nhóm công tác vùng để xây dựng các thủ tục của Ủy hội. Hơn nữa, trong quy trình xây dựng Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP) đã thành lập các nhóm công tác quốc gia, các nhóm công tác tiểu vùng, các nhóm công tác kỹ thuật vùng do các Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Công quốc gia điều phối. Trong 10 năm qua, các nước thành viên đã xây dựng và lần lượt thông qua một loạt các thủ tục cơ bản và hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến sử dụng nước hợp lý và công bằng theo quy định của Hiệp định Mê Công năm 1995. Ủy hội đã tạo được sức bật duy trì nỗ lực tăng cường vai trò làm chủ của các nước thành viên và để các sản phẩm của Ủy hội dược các quá trình quy hoạch và chính quyền quốc gia tiếp thu rộng rãi hơn.

1.5 Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước Trong năm 2005, các nước thành viên đã thông qua các phương hướng chiến lược về quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Hạ lưu sông Mê Công (xem Bảng 3 trình bày định nghĩa quản lý tổng hợp lưu vực sông trong bối cảnh Lưu vực sông Mê Công). Đây là cơ sở của quy trình xây dựng Qui hoạch Phát triển lưu vực (BDP), một đóng góp quan trọng cho việc tăng cường hệ thống quản lý xuyên biên giới của lưu vực. Để phản ánh các quan điểm chung về tương lai của các nước thành viên, Hội đồng Ủy hội đã thông qua Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước vào tháng 1 năm 2011, tạo ra một khung chiến lược định hướng phát triển của Ủy hội trong 5 năm tới. Chiến lược đề ra khung quản lý xuyên biên giới quá trình phát triển, bao gồm việc thống nhất các kế hoạch và dự án quốc gia, các quy trình quản lý lưu vực và xác định những phân tích chiến lược để giải quyết những thiếu hụt kiến thức hiện tại. Chiến lược Phát triển lưu vực sẽ được tinh chỉnh và cập nhật 5 năm một lần.

Page 22: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 7

Bảng 3: Định nghĩa quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong bối cảnh Lưu vực sông Mê Công Định nghĩa quản lý tổng hợp tài nguyên nước của Cộng tác vì Nước Toàn cầu (2000) được coi là rất xác đáng xét theo viễn cảnh Lưu vực Mê Công, được Hội đồng Ủy hội sông Mê Công thông qua năm 2005 trong các Phương hướng chiến lược Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước ở Hạ lưu Mê Công.

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình khuyến khích phát triển và quản lý có điều phối các tài nguyên nước, đất và các tài nguyên có liên quan, để tối đa hóa các lợi ích KT-XH một cách cân đối, mà không phương hại tính bền vững của các hệ sinh thái cơ bản. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước coi trọng sự thống nhất quản lý các tài nguyên đất và nước, cả nước mặt lẫn nước ngầm, sử dụng ở thượng lưu lẫn hạ lưu, các cách tiếp cận ngành, cả sản xuất kinh tế lẫn tính bền vững về môi trường, cũng như các bên liên quan thuộc và không thuộc khối nhà nước. (Mạng lưới Cộng tác vì NướcToàn cầu, 2000)

Xét về bản chất, quản lý tổng hợp tài nguyên nước tự nó không phải là mục tiêu cuối cùng mà là phương tiện để đạt được 3 mục tiêu chiến lược chính:

Tính hiệu quả, do các nguồn lực (thiên nhiên, tài chính và con người) là khan hiếm, vấn đề quan trọng là tối đa hóa những lợi ích KT-XH đem lại không chỉ từ cơ sở tài nguyên nước mà còn từ các khoản đầu tư vào dịch vụ nước.

Tính công bằng trong phân bổ tài nguyên nước khan hiếm và các dịch vụ giữa các nhóm KT-XH khác nhau có ý nghĩa quyết định để giảm bớt xung đột và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững.

Tính bền vững, nếu cơ sở tài nguyên nước và các hệ sinh thái liên quan vẫn tiếp tục bị coi là có sức khỏe vô hạn và chúng ta tiếp tục gây rủi ro cho “hệ thống nước mà chúng ta dựa vào để tồn tại”, thì cuối cùng mọi nỗ lực cải cách quản lý nước chắc sẽ thất bại.

Phương hướng chiến lược trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Hạ lưu Mê Công nêu rõ các nguyên tắc chung và các lĩnh vực kết quả ưu tiên trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

Lĩnh vực kết quả ưu tiên trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước Phát triển kinh tế & xóa

đói nghèo Bảo vệ môi trường Phát triển xã hội & công

bằng Giải quyết các biến đổi

của khí hậu Quy hoạch & quản lý dựa

vào thông tin Hợp tác khu vực Quản lý nhà nước Lồng ghép qua quy hoạch

lưu vực

Các nguyên tắc chung trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Các khung thể chế & qui định có bước đi rõ ràng về trách nhiệm – thể hiện đạo đức và thành tựu về quản lý

Quy hoạch & quản lý dựa vào tri thức, chia sẻ thông tin công khai

Sự tham gia của cộng đồng & các bên liên quan – các mối quan hệ giữa chính phủ & cộng đồng theo cách tiếp cận đáp ứng yêu cầu trong phát triển

Lồng ghép & điều phối các chính sách & chương trình giữa các ngành, các nước, các lợi ích cạnh tranh và các cấp chính quyền – đạt được sự cân đối chấp nhận được giữa các lợi ích & các tác động về KT-XH & môi trường

Nguồn: “Những phương hướng chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Hạ lưu Mê Công” (2005)

Page 23: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 8

CHƯƠNG II NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI MỚI VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SÔNG MÊ CÔNG, & VAI TRÒ CỦA ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG

Do sinh kế và an ninh lương thực của xấp xỉ 60 triệu dân sống ở Hạ lưu Mê Công gắn chặt với sông Mê Công và các nguồn tài nguyên của sông, cho nên việc quản lý thận trọng sông có ý nghĩa quan trọng. Chương này trình bày những thách thức trong công tác giám sát, nghiên cứu và quản lý đòi hỏi tăng cường hợp tác trong những năm tới đây. Nhiều hoạt động đã định hình các chức năng cơ bản của Ủy hội. Báo cáo Hiện trạng Lưu vực (SOB 2010) năm 2010 của Ủy hội trình bày những chi tiết phân tích về các thách thức này1.

BỐI CẢNH MÊ CÔNG

Dân số và sinh kế

Trong thập kỷ qua, dân số ở Hạ lưu Mê Công, chủ yếu là dân cư nông thôn, tăng khoảng 12%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số không đồng đều và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các thập kỷ tới đây, nhưng tốc độ tăng chậm hơn. Tăng dân số cùng các mẫu hình tiêu dùng đang thay đổi do việc mở rộng các nền kinh tế Hạ lưu Mê Công, chắc chắn sẽ gia tăng nhu cầu sử dụng điện và lương thực, gây áp lực lên tài nguyên nước lưu vực sử dụng để phát điện và nông nghiệp tưới . Hệ sinh thái đa dạng của sông Mê Công hỗ trợ rất nhiều cách sinh kế và bảo đảm an ninh lương thực cho hầu hết dân cư nông thôn ở lưu vực. Sản xuất lúa gạo, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và động vật hoang dã là những nguồn lương thực chủ yếu.

Bối cảnh phát triển con người

Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Liên Hợp Quốc (LHQ) xếp các nước Hạ lưu Mê Công là các nước” phát triển con người trung bình”. Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong các thập kỷ qua là ấn tượng, giữa các nước Hạ lưu Mê Công vẫn tồn tại sự khác biệt và bất bình đẳng xã hội gia tăng giữa dân số nông thôn và dân số thành thị. Hầu hết các nước Hạ lưu Mê Công xác định tăng trưởng kinh tế thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là cách giải quyết việc chia sẻ bất bình đẳng các tài nguyên và lợi ích. Chắc chắn Ủy hội sông Mê Công sẽ được yêu cầu đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp này, cũng như đáp ứng các điều khoản quy định có liên quan của Hiệp định Mê Công năm 1995. Tất cả các nước Hạ lưu Mê Công đang đạt được tiến bộ hướng tới hoàn thành các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, mặc dù tốc độ tiến triển có khác nhau. Thái Lan đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu trước thời hạn và còn đề ra các mục tiêu “bổ sung” cho các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ tham vọng hơn. Việt Nam đang tiến tới đạt được các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ về đói, cực nghèo, giáo dục, giới và cấp nước, trong khi các mục tiêu về HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác, cũng như tính bền vững môi trường vẫn là những thách thức. Campuchia mặc dù đang tiến tới đạt được một vài Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ toàn cầu và trong nước nhưng chưa 1 Số liệu trong Chương này được trích từ Báo cáo Tình trạng lưu vực, 2010 của Ủy hội sông Mê-kông.

Page 24: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 9

đạt trong nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến an ninh lương thực, giảm nghèo, giáo dục và phát triển KT-XH hội bền vững. CHDCND Lào đang trong quá trình phấn đấu Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ thứ nhất, giảm một nửa mức đói nghèo vào năm 2015 và đã đạt được tiến bộ đáng kể, về mở rộng cấp nước an toàn và điều kiện vệ sinh. Tuy nhiên, cản trở quan trọng ở CHDCND Lào là tình trạng thiếu thông tin về nhiều lĩnh vực phát triển.

Các nền kinh tế Hạ lưu Mê Công Nền kinh tế Hạ lưu Mê Công là một trong những tương phản với các mức liên kết và phụ thuộc khác nhau giữa dân số lưu vực và các thị trường (cả địa phương lẫn toàn cầu). Đại đa số người dân sinh sống tự cung tự cấp gắn liền với các mùa và phụ thuộc vào tính đa dạng cao của động vật và thực vật dưới nước. Mức độ phụ thuộc cao vào tài nguyên nước đồng nghĩa với khả năng rất dễ bị tổn thương trước bất kỳ sự suy giảm về khả năng sẵn có, chất lượng hoặc tính đa dạng của cơ sở tài nguyên quốc gia. Trong những năm gần đây, các nước trong lưu vực đã gia tăng phát triển các nguồn tài nguyên nước trong vùng nhằm mục đích đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và mở rộng chi tiêu công để đáp ứng các mục tiêu KT-XH. CHDCND Lào và Campuchia mong muốn thoát khỏi tình trạng các nước kém phát triển nhất trong thập kỷ tới. Rừng và Lâm nghiệp: 43% diện tích đất Hạ lưu Mê Công là rừng. Độ che phủ

rừng ở CHDCND Lào và Campuchia lớn hơn đáng kể độ che phủ rừng ở Việt Nam và Thái Lan. Tốc độ phá rừng ở hai nước Lào và Campuchia cao hơn. Phát triển kinh tế toàn cầu và quốc gia tiếp tục gây ra áp lực đáng kể đến rừng ở Hạ lưu Mê Công. Nhu cầu gia tăng về nông và lâm sản cũng như nhu cầu đất nông nghiệp, khiến cho mất rừng và suy thoái rừng, gây suy giảm đa dạng sinh học và các tài sản liên quan đến đầu nguồn lưu vực sông.

Nông nghiệp và Thủy nông: Nền nông nghiệp ở Hạ lưu Mê Công kết hợp giữa sản xuất hàng hóa và tự cung tự cấp. Nền sản xuất nông nghiệp được định hình là một nguồn thu nhập, có động cơ hướng đến hiện đại và mở rộng thương mại và tiếp tục vai trò quan trọng về an ninh lương thực địa phương và toàn cầu. Tuy gạo có khả năng vẫn là hàng hóa nông nghiệp quan trọng nhất, xu thế đáng kể hiện nay là việc mở rộng diện tích trồng cây hàng hoá là cao su và cây nhiên liệu. Xu thế này diễn ra là do giá năng lượng tăng cao và liên quan đến nhu cầu nhiên liệu sinh học , cũng như nhu cầu gia tăng về các nông sản nói chung . Diện tích tưới đã được mở rộng ở cả 4 nước Hạ lưu Mê Công. Trong khi an ninh lương thực ở Campuchia và CHDCND Lào vẫn là mối quan tâm chủ yếu, thì mục tiêu ở Thái Lan và Việt Nam - hai nước hầu như đã xây dựng xong kết cấu hạ tầng thủy nông - là thâm canh sản xuất.

Cá và nghề cá: Thủy sản nội địa của Lưu vực Mê Công vào hàng lớn nhất thế giới và là nguồn chủ yếu cung cấp thức ăn cho số dân lưu vực mà đối với họ, cá và các thủy sản khác là nguồn đạm động vật chính và là nguồn vi dinh dưỡng quan trọng . Giá trị kinh tế của cá tạo ra trong lưu vực là cực kỳ cao, thậm chi chưa tính đến giá trị của nghề cá tự cung tự cấp và của hàng chục ngàn doanh nghiệp chế biến và nghề cá khác. Cá di cư chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ sản lượng cá đánh bắt. Chu kỳ lũ nhiệt đới đã tạo ra các môi trường cho số lượng lớn cá con sinh sản hàng năm và do vậy, làm cho việc sinh sản của cá rất dẻo dai trước các áp lực đánh bắt. Bất kỳ thay đổi nào đến chu kỳ lũ, ví dụ do xây dựng các đập, đập dâng hay các kết cấu hạ tầng nào khác đều có thể gây suy giảm việc sinh sản của cá và có những tác động đáng kể về KT-XH toàn lưu vực.

Page 25: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 10

Phát triển thủy điện: Chính sách của chính phủ các nước Mê Công khuyến khích sử dụng tài nguyên nước để phát điện, không những phục vụ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu thu ngoại tệ, đóng góp tài chính cho các mục tiêu phát triển KT-XH trong nước. Chính sách đó còn thúc đẩy việc mở rộng mua bán năng lượng xuyên biên giới vì lợi ích chung để hỗ trợ hội nhập kinh tế khu vực và đạt các mục tiêu an ninh năng lượng. Lưu vực sông Mê Công đã trở thành một trong những vùng phát triển thủy điện sôi động nhất với việc gần đây hoàn tất đập thứ tư của Trung Quốc là đập Xiaowan trên sông Lancang–Mê Công ở tỉnh Vân Nam và ba đập nữa đang thi công hoặc có kế hoạch hoàn thành trước năm 2025; còn sôi động do phát triển mạnh sông nhánh và khơi dậy mối quan tâm về các dự án đập dòng chính ở Hạ lưu Mê Công.

Giao thông và thương mại đường thủy: Sông Mê Công tạo ra một tuyến thương mại thuận tiện và quan trọng giữa các nước trên lưu vực, đặc biệt giữa Trung Quốc và Bắc Thái Lan và giữa Campuchia và Việt Nam. Những thỏa thuận giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển tiềm năng thương mại của sông, nhưng việc quản lý môi trường các đường nước vẫn là một thách thức do thiếu tiêu chuẩn thống nhất về an toàn; trang thiết bị và nguồn lực hạn hẹp khó quản lý các rủi ro tiềm tàng, cũng như ứng phó với bất kỳ vụ rò rỉ dầu nguy hiểm và ô nhiễm dầu nào.

Khai khoáng và các ngành công nghiệp khác: Những thay đổi gần đây về pháp luật và việc khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài đã dẫn đến sự gia tăng rõ rệt các hoạt động khai khoáng ở Hạ lưu Mê Công. Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự xuất hiện của các doanh nghiệp khai khoáng lớn đa quốc gia, nhất là ở CHDCND Lào. Tuy nhiên, việc kiểm soát môi trường trong ngành công nghiệp mới xuất hiện này còn hạn chế. Những lĩnh vực quan ngại chính là gia tăng xói lở đất, ô nhiễm hóa chất và nước thải công nghiệp không qua xử lý.

Sức khỏe sinh thái của sông Mê Công Nói chung, chất lượng nước của sông Mê Công còn tốt, tuy nhiên những đoạn xung quanh một số khu vực đông dân và các khu vực thâm canh nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã có dấu hiệu suy thoái ở mức nào đó. Việc xử lý nước thải công nghiệp còn hạn chế, cũng như xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại công nghiệp còn chưa đầy đủ. Ô nhiễm nước công nghiệp chủ yếu diễn ra xung quanh các nhà máy và vùng hạ lưu các khu vực đô thị lớn. Do ngành công nghiệp lẫn các khu vực đô thị dự kiến sẽ được mở rộng, trong những năm tới đây ô nhiễm nước công nghiệp sẽ gia tăng trừ phi các khung qui định được thực thimột cách hiệu quả. Ví dụ, công tác giám sát thường xuyên chất lượng nước hiện nay chưa bao gồm các chất ô nhiễm độc hại. Mặc dù chưa có những biểu hiện lo ngại về ô nhiễm toàn lưu vực hoặc xuyên biên giới, song đã xảy ra các sự cố ô nhiễm độc hại cục bộ về kim loại năng và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Những sự cố này được coi là những tín hiệu cảnh báo sớm cần quan tâm giải quyết. Tầm quan trọng của việc sử dụng trực tiếp các vùng đất ngập nước để canh tác lúa và nghề đánh bắt cá nước ngọt là rất rõ ràng, nhưng những mục đích sử dụng gián tiếp khác, khó nhận ra hơn, cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ, trong mùa mưa, những vùng đất ngập nước thu nhận các nguồn nước lũ, không khéo có thể trở nên tai hại. Vào mùa mưa, diện tích bề mặt Biển Hồ của Campuchia mở rộng từ 4 đến 5 lần. Nếu không có năng lực thu nhận lũ tự nhiên đó, hàng năm thành phố Phnôm Pênh sẽ bị ngập lụt hoàn toàn. Nhiều thành phố lớn hơn ở lưu vực, kể cả Viêng Chăn và

Page 26: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 11

Phnôm Pênh, xả thải nước thải đô thị ra các vùng đất ngập nước tự nhiên, cho nên nước thải cần phải được xử lý ở mức đáng kể trước khi chảy ra sông. Do các vùng đất ngập nước hình thành nên vùng chuyển tiếp giữa các hệ sinh thái dưới nước và trên cạn, cho nên chỉ một sự khác biệt nhỏ về số lượng, thời điểm và thời gian của các dòng chảy có thể làm thay đổi sâu sắc tính chất của đất ngập nước cùng các thực vật, động vật và các quá trình độc nhất của nó. Mức độ đa dạng sinh học nổi tiếng của Lưu vực sông Mê Công vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và hàng năm đều phát hiện các loài mới. Hiện tại, hệ động vật bao gồm 14 loài bị đe dọa ở cấp nguy kịch (trong đó có cá heo nước ngọt Irrawaddy), 21 loài bị đe dọa và 29 loài dễ bị tổn thương. Gia tăng phát triển kinh tế và tăng dân số, cũng như gia tăng các mẫu hình tiêu thụ đang gây áp lực đến môi trường, có thể làm thay đổi các sinh cảnh và các cơ chế hỗ trợ duy trì năng suất cao của các hệ sinh thái ở lưu vực.

NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CHÍNH Các kế hoạch KT-XH và kế hoạch ngành của tất cả các nước Lưu vực sông Mê Công bao gồm phát triển tài nguyên nước phục vụ thủy nông, thủy điện, quản lý lũ lụt, cấp nước sinh hoạt và điều kiện vệ sinh đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và đáp ứng các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của LHQ. Hệ quả là Lưu vực sông Mê Công đang phải đối mặt với các thách thức không chỉ do các hoạt động phát triển đó gây ra, mà còn do các tác động của biến đổi khí hậu như đã dự báo. Để giải quyết những thách thức này, đòi hỏi các hành động ứng phó có điều phối và hợp tác tốt hơn của chính phủ các nước lưu vực, nhất là về các hệ lụy đối với an ninh lương thực, chất lượng nước, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái dưới nước. Một loạt thách thức ngắn hạn và trung hạn trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước cần được quan tâm giải quyết. Ở cấp lưu vực, quyết tâm chung giữa các nước và các bên liên quan ở Hạ lưu Mê Công về sự cân bằng ở mức có thể chấp nhận được giữa phát triển và bảo vệ tài nguyên, đang trở thành một yêu cầu để duy trì các dịch vụ hệ sinh thái cũng như sự đóng góp của các hệ sinh thái đối với an ninh lương thực và sinh kế. Chiến lược Lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước cần được phản ánh trong các kế hoạch quốc gia và cần được thực hiện thông qua sự hợp tác ở các cấp lưu vực, quốc gia và tiểu lưu vực. Các hoạt động phát triển thủy điện trên sông Lancang-Mê Công đã thay đổi điều kiện phát triển và quản lý nước Hạ lưu Mê Công và các tài nguyên liên quan. Một số hệ quả có tính tích cực và số khác lại mang tính tiêu cực tiềm tàng. Những đánh giá kịch bản của Chương trình Qui hoạch Phát triển Hạ lưu đã xem xét và định lượng các hệ quả này. Việc giải quyết các hệ quả này đòi hỏi sẽ phải tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Ở cấp quốc gia, qui mô phát triển thể chế và xây dựng năng lực là đáng kể. Việc thành lập các cơ quan quốc gia quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan gần đây và những động thái hướng tới thành lập các tổ chức hay các ủy ban lưu vực sông là hết sức hợp thời. Mục đích là tăng cường sự chỉ đạo, vai trò điều phối và giám sát của tổ chức và ủy ban này trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước, trong khi các

Page 27: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 12

cơ quan ngành chịu trách nhiệm thực thi quy hoạch và quản lý ngành “tại địa bàn ”. Các cơ quan quản lý tài nguyên sau khi được tăng cường, sẽ có khả năng tương tác và hỗ trợ Ủy hội sông Mê Công trong việc quản lý chung các nguồn tài nguyên của lưu vực. Ở cấp dự án, những vấn đề chính trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước chủ yếu liên quan đến các kế hoạch về các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn, nhất là các dự án trong các ngành thủy điện và thủy nông, cũng như liên quan đến năng lực tương đối yếu ở một số nước trong thực thi các quy định về môi trường và xã hội. Cần nâng cao nhận thức và năng lực của các cơ quan ngành để tiếp cận tổng hợp hơn ngay từ đầu quá trình quy hoạch, cũng như cần khuyến khích nhà đầu tư thực hiện các biện pháp về môi trường và xã hội. Trong một số trường hợp, việc mở rộng phạm vi các dự án từ đơn mục tiêu thành đa mục tiêu sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn.

2.1 Biến đổi khí hậu

Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước bao gồm những thay đổi về các mẫu hình thời tiết ảnh hưởng đến nhiệt độ và cường suất, thời gian và tần suất mưa và bão. Những thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ theo dự báo, sẽ ảnh hưởng xấu đến các dòng chảy của sông Mê Công, ví dụ tăng dòng chảy vào mùa mưa sẽ gây rủi ro ngập lụt nhiều hơn, còn mùa khô kéo dài hơn có thể làm tăng rủi ro và độ khốc liệt của hạn hán. Đồng bằng Mê Công đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu xét về các mặt mực nước biển dâng và nước biển xâm nhập. Do Lưu vực sông Mê Công dễ bị ngập lụt và bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan, các tác động do biến đổi khí hậu gần như chắc chắn làm gia tăng các rủi ro vốn có và làm trầm trọng hơn các mối đe dọa tiềm tàng đối với các yếu tố vật lý của lưu vực và tiếp đến, đe dọa đến việc sử dụng đa dạng các nguồn tài nguyên nước và thủy sinh. Khả năng sẵn có nước để sử dụng sẽ là một yếu tố sống còn trong việc xác định cách thức chia sẻ và quản lý nước cho các mục đích sử dụng khác nhau, từ sinh kế tự cung tự cấp và các dịch vụ hệ sinh thái đến các mục đích phát triển quy mô lớn, như phát triển tưới nông nghiệp và thủy điện. Thích ứng với biến đổi khí hậu đòi hỏi cả các sáng kiến địa phương lẫn các ứng phó về chính sách và thể chế. Có mối lo ngại ngày càng tăng về tính dễ bị tổn thương cao của khu vực trước biến đổi khí hậu do tổ hợp tác động gồm ngập lụt, nước biển dâng và dân số đông, vì vậy mục tiêu của Ủy hội là tập trung vào việc nâng cao hiểu biết về những tác động có thể và các phương án lựa chọn thích ứng nhằm đương đầu với những biến đổi đó.

2.2 Quản lý rủi ro lũ lụt và hạn hán

Lũ lụt và hạn hán ở Hạ lưu Mê Công có các hệ quả về KT-XH, cả tích cực lẫn tiêu cực. Chu kỳ lũ hàng năm trên dòng chính mang lại những lợi ích rõ ràng cho nông nghiệp và nghề cá, cũng như đem lại các rủi ro đến cuộc sống và tài sản. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu theo dự báo, còn gia tăng rủi ro xảy ra các sự kiện thời tiết cực đoan, như hạn hán và thời gian mưa kéo dài, cũng như làm tăng thêm khả năng dễ bị tổn thương của người dân trước đói nghèo và mất an ninh lương thực. Do không thể loại bỏ được rủi ro thiệt hại do lũ lụt gây ra, vậy đòi hỏi các sáng kiến địa phương phải tăng cường sức dẻo dai của các cộng đồng vùng ngập lũ . Thách thức

Page 28: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 13

là ở chỗ muốn giảm chi phí và các tác động của lũ lụt trong khi vẫn bảo toàn được các lợi ích. Chi phí bao gồm các chi phí trực tiếp cho nông nghiệp, kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng, những ảnh hưởng về sức khỏe và điều kiện vệ sinh do lan truyền các bệnh đường nước và thiếu nước uống an toàn trong lũ lụt, cũng như gián đoạn việc học hành của nhiều trẻ em ở các cộng đồng bị lũ lụt ảnh hưởng. Các lợi ích thường ít trực tiếp hơn, song lũ lụt hàng năm trên dòng chính là động lực thúc đẩy và duy trì nghề cá lưu vực, cung cấp nước để tích nước tưới cho mùa khô, tải phù sa là chất duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất trong các đồng bằng ngập nước của Hạ Lưu Mê Công, cũng như bổ cập nguồn nước dưới đất. Không giống với lũ lụt, hạn hán không có lợi ích rõ ràng cho người dân lưu vực. Chi phí trực tiếp của hạn hán bao gồm thất bát mùa màng và giảm sản lượng chăn nuôi và nghề cá, song hạn hán không gây ra thiệt hại về vật chất đối với các kết cấu hạ tầng hay tài sản của cộng đồng. Ở Hạ lưu Mê Công, biện pháp chính có thể xây dựng để giảm nhẹ rủi ro hạn hán là cung cấp nước tưới , tích nước tại chỗ và sử dụng kết hợp nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, công tác dự báo hạn hán và trồng cây chịu hạn cũng được coi là có vai trò ngày càng tăng trong quản lý rủi ro ở Hạ lưu Mê Công trong tương lai.

2.3 Các đập dòng chính Mê Công và công trình phát triển tài nguyên nước trên các sông nhánh

Do dân số tiếp tục tăng và các hoạt động kinh tế được đa dạng hóa và tăng cường, nhu cầu năng lượng hàng năm dự kiến tăng trưởng ở mức 10% thậm chí cao hơn. Để giúp đáp ứng nhu cầu đó, những nước ở các vùng có tiềm năng thủy điện đều có kế hoạch phát triển thủy điện trong hai thập kỷ tới để cung ứng điện trong nước và xuất khẩu điện ra nước ngoài. Thái Lan và Việt Nam có kế hoạch nhập khẩu điện từ các nước láng giềng, mà phần lớn sản xuất từ các đập thủy điện trên sông Mê Công và các sông nhánh và đồng thời tiếp tục phát triển nhiên liệu hóa thạch và các công nghệ năng lượng tái tạo không phải thủy điện, để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Gần đây, thủy điện thu hút được sự ủng hộ nhiều hơn, do không chỉ là một công nghệ năng lượng tái tạo mà nói chung, thủy điện phát thải ít khí nhà kính hơn nhiều so với các nhà máy điện chạy nhiên liệu hóa thạch. Hơn nữa, những biến động ngày càng tăng về giá khí đốt và dầu mỏ đã làm cho thủy điện có tính cạnh tranh cao hơn về kinh tế. Nguyên nhân đó cộng với mức dự báo gia tăng lưu lượng mùa khô trên dòng chính do các đập thượng nguồn sông Lancang - Mê Công và do khả năng đầu tư của khu vực tư nhân, đang thúc đẩy nhanh việc mở rộng thủy điện trong vùng. Việc các quốc gia đưa ra các qui định khuyến khích đầu tư vào kết cấu hạ tầng chiến lược về nước và năng lượng được khu vực tư nhân hưởng ứng đáng kể, đề xuất các kế hoạch thủy điện mới có quy mô lớn ở cả sông nhánh lẫn dòng chính sông Mê Công. Các dự án thủy điện đặt ra vấn đề đánh đổi với các sử dụng nước khác và các sinh kế liên quan, như nghề cá và đa dạng sinh học của cuộc sống dưới nước. Tương tự việc sản xuất điện, các đập đồng thời có thể tạo ra lợi ích cho giao thông đường thủy và cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa khô.. Mối quan tâm phát triển thủy điện gần đây sôi động trở lại đã đặt ra ưu tiên trước mắt cho Ủy hội về nhu cầu đánh giá các hệ lụy dài hạn của các đề xuất đập dòng chính,

Page 29: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 14

cũng như hiểu biết tốt hơn về các rủi ro tích lũy, các cơ hội và các giải pháp bền vững. Đánh giá môi trường chiến lược công bố cuối năm 2010 đã đưa ra sự đánh giá đó. Vào tháng 10 năm 2010, đề xuất dự án phát triển đập dòng chính Xayaburi ở CHDCND Lào là đề xuất dự án đầu tiên được trình để tham vấn trước theo quy trình của Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) của Ủy hội. Cách thức mà Ủy hội với vai trò tạo thuận lợi và tư vấn, cùng các nước thành viên tiến hành thủ tục này sẽ tạo ra một tiền lệ quan trọng đối với các đề xuất phát triển dòng chính ở Hạ lưu Mê Công. Trong đó một số đề xuất dự kiến sẽ được trình lên Ủy hội trong giai đoạn Kế hoạch Chiến lược này.

2.4 Nền nông nghiệp thâm canh có tưới tiêu Nông nghiệp là một ngành sử dụng nhiều nước hơn cả ở Hạ lưu Mê Công, nhất là Thái Lan và Việt Nam, cũng như hầu hết các nước Hạ lưu Mê Công đều có các kế hoạch tham vọng về phát triển thủy nông để đẩy mạnh sản xuất. Mức tăng xả nước dự báo từ các đập thượng nguồn trong mùa khô tạo ra các cơ hội cho nền nông nghiệp tưới tiêu ở vùng hạ lưu, nhất là Campuchia, CHDCND Lào và Đồng bằng Cửu Long ở Việt Nam mà không làm giảm đáng kể các điều kiện dòng chảy tối thiểu. Các kế hoạch thủy nông cùng với các dự án thủy điện khác nhau sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cách thức sử dụng và tiêu thụ tài nguyên của lưu vực và là yếu tố chủ yếu được xem xét trong Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước được Ủy hội xây dựng năm 2010. Những rủi ro do hạn hán gia tăng cũng có thể kích thích sự hồi sinh của các kế hoạch chuyển nước từ dòng chính Mê Công của một số nước nhằm góp phần giảm thiểu các tác động hạn hán tại nước mình. Những động thái tăng cường nông sản hàng hóa cũng sẽ thúc đẩy phát triển thủy nông mới. Tăng trưởng nông nghiệp thâm canh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nông sản chắc chắn dẫn đến việc gia tăng nhu cầu nước và một khi kết hợp với việc gia tăng sử dụng thuốc trừ vật hại, sẽ gây nguy hiểm cho cả chất lượng nước lẫn đa dạng sinh học.

VAI TRÒ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG TRONG BỐI CẢNH MÊ CÔNG ĐANG THAY ĐỔI Đi đôi với những nỗ lực của chính phủ các nước thành viên, Ủy hội sông Mê Công có vai trò cốt yếu trong việc thúc đẩy chia sẻ công bằng lợi ích chung giữa các nước ven sông, bảo vệ môi trường và giám sát toàn lưu vực và xây dựng năng lực.

2.5 Các yếu tố chính trong vai trò của Ủy hội sông Mê Công Góp phần giảm nghèo Các nước thành viên Ủy hội thừa nhận xóa đói nghèo vẫn là vấn đề trung tâm của các mục tiêu KT-XH quốc gia và là một trong những mục đích chính của công tác quản lý tài nguyên nước ở Lưu vực Mê Công. Bằng việc tư vấn chính sách và chiến lược, Ủy hội có khả năng gây ảnh hưởng đến các mục tiêu tổng thể quản lý lưu vực hướng tới các kết quả vì người nghèo. Mặc dù Ủy hội nói chung không cung cấp các dịch vụ xóa đói nghèo ở cơ sở, Ủy hội có vai trò trực tiếp trong các lĩnh vực như sinh kế dựa vào nghề cá và phòng tránh các tổn thất lũ lụt.

Page 30: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 15

Chiến lược của Ủy hội góp phần giảm đói nghèo ở Hạ lưu Mê Công được phản ánh qua: Điều phối việc xây dựng khung quy hoạch và quản lý toàn lưu vực và liên ngành

để hỗ trợ công tác quy hoạch và quản lý của quốc gia nhằm khuyến khích việc chia sẻ công bằng các lợi ích phát triển giữa các bên sử dụng khác nhau và đặc biệt là giữa các nhóm bị thiệt thòi nhất trong lưu vực;

Tạo thuận lợi cho việc chia sẻ và trao đổi số liệu giữa các nước ven sông và tạo ra các hệ thống dự báo và cảnh báo nhằm giảm nhẹ tổn thất về tính mạng và tài sản do thiên tai gây ra;

Chủ trì đánh giá các tác động tiềm tàng về môi trường và xã hội có tính chiến lược hoặc ở cấp tiểu vùng của các hoạt động phát triển đã được quy hoạch và phát triển năng lực mô hình hóa để đánh giá các kịch bản phát triển thay thế;

Phát triển một số công cụ để hỗ trợ phát triển vì người nghèo trong vùng, như giám sát môi trường các hệ sinh thái dưới nước mà sinh kế của người nghèo nông thôn dựa vào; và,

Khuyến khích giao thông đường sông và thương mại bằng cách sử dụng hợp lý tiềm năng giao thông của hệ thống sông Mê Công.

Quy hoạch và quản lý lưu vực Ủy hội giữ vai trò hỗ trợ giải quyết các vấn đề quy hoạch và quản lý có tính chiến lược mà Lưu vực sông Mê Công đang đối mặt, thông qua:

Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan ở Lưu vực sông Mê Công;

Bảo đảm các lợi ích chung cho tất cả các nước ven sông; Giảm thiểu các tác động có hại của các sự cố tự nhiên và các hoạt động của

con người; Cân đối nhiệm vụ bảo vệ môi trường và bảo tồn của Ủy hội với phát triển và

sử dụng ; Tổng hợp các tiểu lưu vực và các lưu vực đầu nguồn như một yếu tố cơ bản

của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước, có tính đến các đóng góp tích lũy của các tiểu lưu vực và lưu vực đầu nguồn đó cho sức khỏe của các lưu vực rộng lớn hơn; và,

Ứng xử với những thách thức mới xuất hiện về biến đổi khí hậu. Hài hòa các lợi ích và bảo đảm công bằng Có mối quan tâm chính đáng hiện nay đối với các đập thủy điện lớn đề xuất trên dòng chính Mê Công và các đề án đầu tư khác đang được quy hoạch để sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công, đó là các điều kiện sinh thái tự nhiên và các chế độ dòng chảy ở lưu vực sẽ bị thay đổi đáng kể. Đồng thời còn chưa chắc chắn liệu các cộng đồng ven sông có được chia sẻ lợi ích phát triển một cách bình đẳng không và liệu môi trường lưu vực có được thụ hưởng từ các quy hoạch phát triển này không. Những mối quan tâm này gắn liền với các biện pháp khắc phục các nguyên nhân đói nghèo triền miên trong vùng. Tầm nhìn dài hạn của Ủy hội cho rằng vai trò của Ủy hội sẽ là thúc đẩy hài hòa việc chia sẻ lợi ích giữa các nước thành viên và người dân các nước, cũng như giám sát sức khỏe môi trường của Lưu vực sông Mê Công thông qua việc triển khai đánh giá các tác động môi trường và xã hội, và đánh giá tác động chiến lược ở những nơi cần thiết.

Page 31: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 16

Ưu tiên cao được dành cho việc giải quyết vấn đề quan trọng về công bằng , và trong bối cảnh Lưu vực sông Mê Công, ưu tiên giải quyết 3 lĩnh vực dưới đây:

Phát triển công bằng vì lợi ích chung cho các nước Hạ lưu Mê Công và người dân các nước này;

Sử dụng nước công bằng giữa các nước và các cộng đồng thượng lưu và hạ lưu; và

Các vấn đề công bằng liên quan đến sử dụng sông đa mục tiêu , như phát điện, nghề cá (đánh bắt tự nhiên, nuôi trồng thủy sản), giao thông đường thủy, chuyển nước và các đập/các hồ chứa phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, sức khỏe con người (các bệnh đường nước), và đa dạng sinh học và du lịch.

Khuyến khích phát triển thủy điện bền vững và có trách nhiệm Mối quan tâm về phát triển thủy điện đang gia tăng ở Hạ lưu Mê Công cho thấy tầm quan trọng của mục tiêu bền vững trong công tác của Ủy hội. Cách tiếp cận của Ủy hội là giúp các nước thành viên hiểu rõ các hệ lụy dài hạn của việc xây dựng đập đã đề xuất, cũng như sự cân bằng giữa các lợi ích, tác động và rủi ro. Đánh giá môi trường chiến lược do các đề xuất đập dòng chính trong năm 2010 đã chứng minh vai trò trung tâm mà Ủy hội có thể đóng góp trong phân tích chiến lược, đó là, tạo thuận lợi đối thoại giữa các bên có liên quan chủ chốt, chính phủ các nước thành viên, xã hội dân sự và khu vực tư nhân, cũng như đưa vào áp dụng cách tiếp cận tổng thể hơn trong đánh giá các rủi ro và các cơ hội. Vai trò này sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường trong những năm tới đây và trong đó bao gồm cả việc sử dụng các công cụ đánh giá tính bền vững đã được Ủy hội và các đối tác xây dựng gần đây. Đối với các đập đã xây dựng và quy hoạch ở thượng nguồn, Ủy hội đứng ở vị trí duy nhất là hợp tác với các nước ven sông thượng nguồn, và có thể triển khai những nghiên cứu hợp tác về việc vận hành thủy điện một cách hiệu quả và khách quan . Tăng cường hợp tác vùng Ngoài phát triển thủy điện, tăng cường hợp tác về thể chế và kỹ thuật với Trung Quốc và Myanmar là có khả năng và có thể đạt được trong 5 năm tới. Hợp tác trong tương lai được xác định là bao gồm chia sẻ quanh năm số liệu khí tượng-thủy văn ở thượng nguồn, sử dụng cho công tác quản lý hạn hán, quy hoạch biến đổi khí hậu và cung cấp thông tin cho các cộng đồng địa phương về bất kỳ sự thay đổi nào về mực nước dự kiến từ các hoạt động thủy điện thượng nguồn. Ngoài ra còn có các cơ hội trao đổi nhân viên, hợp tác kỹ thuật và đào tạo về giảm nhẹ và quản lý rủi ro lũ lụt. Giữa Ủy hội và các tổ chức khác trong khu vực như ASEAN và Chương trình Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) đang có những hiệp lực mạnh mẽ. Tháng 4 năm 2010 đã chứng kiến việc hoàn thành khung hợp tác giữa Ủy hội và ASEAN, một sự hợp tác sẽ khích lệ nhiều hơn việc thực hiện các sáng kiến chính sách vùng ở quy mô lưu v

Page 32: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 17

2.6 Các chức năng cơ bản của MRC Hiệp định Mê Công năm 1995 xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của Ủy hội và đưa ra cấu trúc cần thiết về chương trình công tác và các hoạt động của Ủy hội. Dựa trên nhiệm vụ đó, một khung bốn nhóm chức năng cơ bản, bao gồm cả nhóm chức năng quản lý lưu vực sông, đã được thông qua tại cuộc họp lần thứ 29 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công vào tháng 3 năm 2009, là: Các chức năng hành chính và quản lý của Ban Thư ký Các chức năng quản lý lưu vực sông

(1) Thu thập, trao đổi số liệu và giám sát (2) Phân tích, mô hình hóa và đánh giá (3) Hỗ trợ quy hoạch (4) Dự báo, cảnh báo và ứng phó khẩn cấp (5) Thực hiện các Thủ tục của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (6) Khuyến khích đối thoại và trao đổi thông tin (7) Báo cáo và phổ biến thông tin

Các chức năng xây dựng năng lực và phát triển công cụ Các chức năng tham vấn và tư vấn Những chức năng cơ bản này đến nay đã được chấp nhận rộng rãi là cơ sở xây dựng khung công tác trong tương lai của Ủy hội. Phụ lục 2 mô tả chi tiết các chức năng chủ yếu này của Ủy hội.

Bảy chức năng quản lý lưu vực sông trực tiếp hỗ trợ các nước thành viên phát triển và quản lý bền vững tài nguyên nước của lưu vực. Theo thời gian, một số chức năng này dần dần sẽ do các nước thành viên thực hiện và được các nhóm công tác vùng điều phối theo khung của Ủy hội. Các chức năng khác sẽ tiếp tục do Ban Thư ký Ủy hội thực hiện độc lập . Các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông ngày càng được hiểu là gắn với vai trò của Ủy hội và do vậy, sẽ được duy trì ở dạng này hay dạng khác theo thời gian cùng Ủy hội. Các chức năng này bao trùm toàn bộ các lĩnh vực ngành và xuyên ngành theo nhiệm vụ của Ủy hội và cho phép thảo luận vượt quá tầm ngắn hạn phổ biến của các chương trình vốn bị ràng buộc về thời gian, để hướng tới cách tiếp cận quản lý có tính chiến lược hơn. Chu kỳ của Kế hoạch Chiến lược này sẽ là điểm khởi đầu của việc chuyển đổi Ủy hội từ trọng tâm phát triển công cụ phục vụ nghiên cứu, sang trọng tâm đáp ứng yêu cầu quản lý trên cơ sở giám sát, phân tích, tạo thuận lợi và hỗ trợ phát triển.

1995–2010: Quy trình và các chức năng phát triển công cụ 2011–2015: Củng cố các chức năng cơ bản & xây dựng năng lực để bắt đầu phân

cấp các chức năng 2016 – ……: Các nước thành viên có trách nhiệm lớn hơn trong thực hiện một số

chức năng quản lý lưu vực sông, còn Ủy hội tăng cường các chức năng tạo thuận lợi giữa các nước

Cho đến 2010 2011–2015 Từ 2016

Page 33: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 18

2.7 Các nguyên tắc làm cơ sở cho Kế hoạch Chiến lược 2011–2015 Các nước thành viên Ủy hội sông Mê Công chia sẻ một số giá trị và nguyên tắc nhất định liên quan đến hợp tác vùng vì sự phát triển bền vững, như vậy vượt lên trên sự đa dạng của các thách thức, lợi ích và ưu tiên của từng nước. Các nguyên tắc này nhấn mạnh các mục tiêu và hành động cho một khuôn khổ hợp tác hiệu quả phục vụ quản lý lưu vực một cách công bằng và bền vững được đề ra trong Kế hoạch Chiến lược này.

Tiếp tục thực hiện toàn diện quản lý tổng hợp tài nguyên nước Quy trình quy hoạch phát triển và quản lý lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước quan tâm giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới, đa chiều, bằng cách lồng ghép các mối quan tâm về KT-XH và môi trường vào công tác quy hoạch và ra quyết định của vùng và quốc gia và qua đó, khuyến khích tính bền vững trong sử dụng nước và phòng tránh các xung đột liên quan đến nước.

Khuyến khích phát triển vì người nghèo Ủy hội cung cấp hướng dẫn phát triển cân bằng và sử dụng công bằng tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực, với những lợi ích trung và dài hạn về xóa đói nghèo và bền vững về môi trường. Mối liên kết giữa một tổ chức lưu vực sông và công tác giảm nghèo không phải lúc nào cũng rõ ràng, song có một số ví dụ về vai trò trực tiếp mà Ủy hội thực hiện trong phát triển vì người nghèo và hỗ trợ các nỗ lực của các nước thành viên đạt được MDG 1. Các ví dụ này bao gồm vai trò của Ủy hội có liên quan đến sinh kế dựa vào nghề cá, phòng tránh các tổn thất lũ lụt, cũng như các biện pháp thể chế để đẩy mạnh giao thông và thương mại trên sông xuyên biên giới.

Bảo vệ môi trường Một khung qui định mạnh về môi trường với năng lực và thể chế thực hiện hiệu quả có ý nghĩa quan trọng cho việc duy trì cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển. Ủy hội sẽ tiếp tục đóng góp bằng cách tạo ra sự hiểu biết tốt hơn ngay từ đầu quá trình quy hoạch về những tác động tiềm tàng của sự thay đổi và giá trị đầy đủ của các hệ sinh thái của Lưu vực sông Mê Công. Ngoài việc nâng cao hiểu biết thấu đáo và tri thức về môi trường cũng như các năng lực giám sát và quản lý môi trường trên toàn lưu vực và giữa các thể chế, Ủy hội sẽ ứng phó với những thách thức về quản lý các vấn đề xuyên biên giới và toàn lưu vực, bằng cách đánh giá các tác động tiềm tàng của các hoạt động quy hoạch phát triển hiện nay và tính bền vững của các hoạt động này cả về mặt quy mô và phạm vi. Ứng xử với các tác động của biến đổi khí hậu Thừa nhận việc các nước Lưu vực sông Mê Công đang phải đối mặt với các mối đe dọa duy nhất về suy thoái môi trường và các tác động của biến đổi khí hậu, Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mê Công lần thứ nhất đã nhất trí rằng, thích ứng với những thách thức này là một ưu tiên vùng. Ủy hội sẽ tập trung tạo ra một diễn đàn chia sẻ kiến thức và trao đổi thông tin để tăng cường bảo vệ và thích ứng với những biến đổi môi trường và khí hậu của Lưu vực Mê Công. Những nỗ lực của Ủy hội giải quyết những mối đe dọa bổ sung này sẽ được duy trì để điều phối giữa tất cả

Page 34: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 19

các ngành, bổ sung cho các sáng kiến khác trong vùng, khuyến khích đối thoại và tham vấn với các bên liên quan và lồng ghép các triển vọng giới.

Đến năm 2030 đạt được mục tiêu quốc gia thành viên làm chủ và tự chủ về tài chính cho Ủy hội Khi đạt đến trình độ phát triển KT-XH ở các mức cao, các nước thành viên Ủy hội sẽ dần dần đảm nhiệm trách nhiệm về tài chính đối với các hoạt động của Ủy hội. Nâng cao trách nhiệm và vai trò quốc gia làm chủ bao gồm kế hoạch ven sông hóa hoàn toàn Ban Thư ký Ủy hội vào cuối năm 2012. Những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên đã cam kết phấn đấu tự chủ về tài chính cho Ủy hội vào năm 2030. Phạm vi các sản phẩm và công cụ của Ủy hội được lồng ghép vào công tác quy hoạch và ra quyết định ở cấp quốc gia sẽ là chỉ số về tăng cường vai trò làm chủ của quốc gia, hiệu quả và các ảnh hưởng rộng lớn hơn trong công tác của Ủy hội.

Thu hẹp khoảng cách – Kế hoạch hội nhập Giữa các nước thành viên có trình độ phát triển khác nhau và có khoảng cách về năng lực, đòi hỏi phải có cách tiếp cận tài trợ có ưu tiên và có mục tiêu và xây dựng năng lực. Tất cả các nước thành viên đều là hội viên của ASEAN mà gần đây đã đưa ra Sáng kiến hội nhập ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác Nam-Nam và hỗ trợ các nước thành viên mới của ASEAN (gồm Campuchia, CHDCND Lào và Việt Nam) thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước này với các nước thành viên ASEAN khác có mức thu nhập trung bình. Phát triển nhân lực là một trong bốn lĩnh vực ưu tiên của Sáng kiến hội nhập ASEAN. Nhất quán với phương hướng chính sách này, tại Hội nghị Thượng đỉnh Ủy hội sông Mê Công lần thứ nhất chính phủ các nước thành viên Ủy hội sông Mê Công đã thỏa thuận “ưu tiên các nguồn lực, cấp kinh phí và xây dựng năng lực cho các nước thành viên có tỷ lệ đói nghèo cao hơn và có các nhu cầu về kinh tế cấp bách hơn”.

Áp dụng cách tiếp cận “Toàn lưu vực” - tăng cường hợp tác với các nước ven sông thượng nguồn Tăng cường hợp tác với các nước ven sông phía thượng nguồn (Trung Quốc và Myanmar) là vô cùng quan trọng đối với quản lý bền vững toàn bộ Lưu vực sông Lancang-Mê Công trong điều kiện chế độ dòng chảy và phù sa trôi xuống hạ lưu đã bị thay đổi. Trên cơ sở đối tác đối thoại đã có, hợp tác trong tương lai có thể là thể chế hóa hệ thống chia sẻ thông tin nhiều hơn về các dòng chảy của sông và việc vận hành hồ chứa, cũng như các nghiên cứu kỹ thuật chung và xây dựng năng lực quản lý lũ lụt và hạn hán.

Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan và lồng ghép giới Là một nguyên tắc cơ bản của quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tăng cường sự tham gia và tham vấn là cần thiết và có thể làm được, thông qua việc có thông tin và tham gia các hoạt động của Ủy hội và các quá trình giám sát. Cần đối thoại minh bạch toàn lưu vực, tăng cường sự tham gia có tổ chức của công chúng trong công tác quy hoạch và thực hiện chương trình Ủy hội và trong việc xây dựng chiến lược để thực hiện đầy đủ các lợi ích phát triển và quản lý lưu vực. Việc lồng ghép các triển vọng giới trong

Page 35: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 20

mọi nỗ lực phát triển của Ủy hội thông qua việc tham gia bình đẳng giữa nam và nữ ở mọi cấp, sẽ đảm bảo các kết quả của các chương trình Ủy hội công bằng hơn.

Khuyến khích tính minh bạch và công khai Tính minh bạch và cởi mở sẽ tiếp tục được cải thiện bằng các nỗ lực của Ủy hội trong việc trao đổi thông tin, liên lạc với các bên liên quan. Chiến lược Truyền thông và Chính sách Công khai số liệu, Thông tin và Kiến thức của Ủy hội được thông qua năm 2009, sẽ giúp Ủy hội tận dụng được những thuận lợi do dòng thông tin khoa học và kỹ thuật không mất tiền tạo ra, cũng như nâng cao hiểu biết chung giữa các bên liên quan dẫn đến nâng cao trách nhiệm và tin tưởng lẫn nhau. Khuyến khích hiệu quả viện trợ và hài hòa giữa các nhà tài trợ Nâng cao hiệu quả viện trợ và hài hòa giữa các nhà tài trợ là nhằm tăng cường vai trò làm chủ của các quốc gia Mê Công và điều phối tốt hơn sự hỗ trợ giữa các đối tác phát triển. Nhất quán với cam kết quốc tế về việc cải thiện sự hài hòa và hiệu quả được đưa ra trong Tuyên bố Paris về Hiệu quả Viện trợ và Thỏa thuận Accra, Ủy hội sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác phát triển để cùng đạt được các mốc thời gian quy định trong lộ trình hiệu quả viện trợ của Ủy hội, bắt đầu từ 2007, cũng như tiếp tục đưa vào hoạt động các hệ thống quản lý để khuyến khích chuyển sang hướng tài trợ theo chương trình và cuối cùng là tài trợ trọng điểm.

Xây dựng các mối quan hệ chiến lược với các sáng kiến khác trong vùng và các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác Những mối quan hệ với các tổ chức và sáng kiến khác trong vùng sẽ nâng cao hơn hiệu quả viện trợ của Ủy hội, do có thể giảm bớt trùng lặp và tăng cường hơn sự hiệp lực giữa công tác của Ủy hội với công tác của các sáng kiến trong vùng. Tiếp tục hợp tác và học hỏi các bài học với các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác qua trao đổi kỹ thuật, xây dựng năng lực và chia sẻ các phương thức tốt nhất trong quản lý các dòng sông xuyên biên giới. .

Page 36: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 21

CHƯƠNG III KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011-2015 Để ứng phó với các điều kiện đang thay đổi nhanh của Lưu vực Mê Công và những thách thức mới xuất hiện đối với phát triển bền vững của lưu vực, Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 đặt ra các mục tiêu và các kết quả tương ứng với các chức năng cơ bản của Ủy hội sông Mê Công và dựa trên các nguyên tắc đã được mô tả ở Chương II. Kế hoạch Chiến lược này trình bày cách tiếp cận thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Lưu vực sông Mê Công của Ủy hội.

3.1 Tầm nhìn Lưu vực

Lưu vực sông Mê Công thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội và lành mạnh về môi trường

Tại Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Công lần thứ nhất vào tháng 4 năm 2010 ở Hua Hin, Thái Lan, Thủ tướng của 4 nước thành viên đã tái khẳng định Tầm nhìn Lưu vực được thông qua năm 1999. Cho đến nay, Tầm nhìn Lưu vực vẫn còn xác đáng như trước đây và được các nước thành viên cam kết cộng tác với nhau vì một Lưu vực sông Mê Công trong đó: Lương thực dồi dào và phong phú; Sinh kế địa phương có sức dẻo dai trước những chấn động từ bên ngoài; Người dân ven sông hưởng thụ đầy đủ nhất các tiềm năng phát triển con người và

những lựa chọn; Hệ thống sông Mê Công khỏe mạnh và giàu có về đa dạng sinh học; và Người dân ven sông hưởng thụ việc chia sẻ công bằng các lợi ích và rủi ro liên

quan đến sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực. Nhất quán với các chính sách và chiến lược quốc gia và vùng về phát triển bền vững và hội nhập trong vùng, Tầm nhìn này được củng cố bằng cam kết chung của các nước thành viên về: Phát triển bền vững như xác định trong Chương trình nghị sự 21; Đạt được các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của LHQ; Cam kết hợp tác chính trị và kinh tế vùng (ASEAN);và Đưa vào áp dụng và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên

nước.

3.2 Tầm nhìn của Ủy hội sông Mê Công quốc tế

Một tổ chức lưu vực sông quốc tế tầm cỡ thế giới, tự chủ về tài chính, phục vụ các nước Mê Công thực hiện Tầm nhìn Lưu vực

Tầm nhìn trở thành một tổ chức lưu vực sông quốc tế “tầm cỡ thế giới” hối thúc Ủy hội cung cấp chuyên môn ở mức cao cho các bên liên quan của Ủy hội, kể cả các nhà quản lý tài nguyên nước cấp quốc gia và tiểu lưu vực, để các sản phẩm của Ủy hội, bao gồm các công cụ và các quy trình, cũng như các dịch vụ (tư vấn chính sách, quản lý nguồn lực tài chính và con người) được xếp vào loại tốt nhất trên thế giới. Những người đứng đầu chính phủ bốn nước thành viên tại Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Công lần thứ nhất đã lưu ý Ủy hội tới các mô hình thể chế được các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác áp dụng và đã khuyến khích Ủy hội tiếp tục tìm hiểu các phương thức thực hiện phi tập trung/phân cấp cho quốc gia thực hiện một số chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông của Ủy hội.

Page 37: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 22

Tầm nhìn của Ủy hội xác định rõ vai trò quyết định của Ủy hội trong việc đáp ứng các nhu cầu của các nước thành viên về cung cấp chuyên môn ở mức cao về các lĩnh vực chính trong quản lý lưu vực có liên quan đến sông Mê Công, cũng như làm trung gian cho các lợi ích khác nhau giữa và trong các nước về sử dụng và phát triển tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực. Điều này có nghĩa là sự xuất sắc về hiệu quả thực hiện của tổ chức, mức độ thích đáng và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ, mức độ thỏa mãn của các bên liên quan và giá trị khi so sánh với các sản phẩm tương tự (kỹ thuật) và các dịch vụ (quản lý nguồn lực tài chính và con người, ngăn ngừa và giải quyết các bất đồng) của các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác.

3.3 Sứ mệnh của Ủy hội sông Mê Công quốc tế

Thúc đẩy và điều phối sự quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan vì lợi ích chung của các nước và phúc lợi của người dân

Kể từ khi thành lập năm 1995, và căn cứ theo Hiệp định Mê Công, sứ mệnh của Ủy hội sông Mê Công quốc tế là tạo ra sự hỗ trợ có hiệu quả thông qua vai trò điều phối và tư vấn quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực Mê Công vì lợi ích chung của các nước và phúc lợi của người dân. Giá trị thêm vào quan trọng nhất mà Ủy hội đem lại là tập trung vào các vấn đề xuyên biên giới và toàn lưu vực và phân tích các hệ lụy (KT-XH và môi trường) của các hoạt động phát triển đang diễn ra và đã đề xuất trong lưu vực, kể cả các tác động tích lũy của các hoạt động phát triển cấp quốc gia. Với thế mạnh chính của mình là một tổ chức dựa vào tri thức, Ủy hội cung cấp tư vấn và xây dựng năng lực, hỗ trợ nghiên cứu và sẵn sàng hỗ trợ cần thiết cho các nước thành viên quản lý hiệu quả tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực vì một lưu vực sông thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội và lành mạnh về môi trường.

3.4 Mục tiêu chiến lược

Việc trình bày các mục tiêu cụ thể của Kế hoạch Chiến lược này phản ánh tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và các tài nguyên khác của Lưu vực Mê Công, phục vụ xóa đói nghèo, đồng thời bảo vệ môi trường. Các mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công giai đoạn 2011-2015 được xây dựng nhất quán với hai lĩnh vực trọng tâm chính của Kế hoạch Chiến lược của tổ chức này:

Hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước để giải quyết các nhu cầu cấp bách và các ưu tiên về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các tài nguyên khác của Lưu vực sông Mê Công đến năm 2030; và

Chuyển đổi việc thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội sông Mê Công và tăng mức đóng góp của các nước thành viên để thực hiện các chức năng đó.

Hình 1 trình bày chuỗi kết quả của Kế hoạch Chiến lược 2011–2015. Hình 1: Các mục tiêu 2011-2015 và Chuỗi các kết quả

Page 38: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 23

Page 39: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 24

Bảng 4: Mục tiêu và Kết quả Chiến lược giai đoạn 2011-2015

MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC

MỤC TIÊU 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2011-2015: Các nước thành viên thực hiện các cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước toàn lưu vực trong các khung và chương trình phát triển ngành nước và các ngành liên quan của quốc gia vì phát triển bền vững và công bằng.

MỤC TIÊU CỤ THỂ 1: Áp dụng chiến lược và hướng dẫn phát triển lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các chiến lược, hướng dẫn ngành liên quan.

Kết quả 1.1 Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước được đưa vào áp dụng trong quy hoạch và ra quyết định phát triển nước Mê Công và các ngành liên quan ở các nước Hạ lưu Mê Công thông qua quy trình quy hoạch phát triển lưu vực đã được thể chế hóa.

Kết quả 1.2 Các kế hoạch quản lý, chiến lược ngành, chỉ đạo và hướng dẫn theo yêu cầu, được xây dựng để hỗ trợ thực hiện các yếu tố cụ thể của từng ngành trong Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước đối với hệ thống dòng chính và các sông nhánh quan trọng.

Kết quả 1.3 Các chiến lược và kế hoạch ngành và xuyên ngành sẽ bao gồm quy hoạch và kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu ở mọi cấp và ở các địa điểm ưu tiên trong toàn Hạ lưu Mê Công.

Kết quả 1.4 Các hệ thống quy hoạch và quản lý lưu vực, tiểu lưu vực và quốc gia sẽ bao gồm các hệ lụy về KT-XH và môi trường của các hoạt động phát triển đang diễn ra và đã đề xuất ở lưu vực và các cân nhắc về tính bền vững và phát triển công bằng.

MỤC TIÊU CỤ THỂ 2: Các hệ thống tác nghiệp giám sát toàn lưu vực, đánh giá tác động, mô hình hóa, dự báo và quản lý kiến thức hoạt động tốt để hỗ trợ quá trình ra quyết định hiệu quả. Kết quả 2.1 Thông tin và số liệu về toàn bộ các thông số tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan được giám sát một cách hệ thống và sử dụng trong quy hoạch và quản lý lưu vực và tiểu lưu vực, cũng như báo cáo tình trạng và các hoạt động phát triển trong lưu vực. Kết quả 2.2 Các công cụ phân tích, mô hình hóa và đánh giá của Ủy hội được sử dụng hiệu quả ở các cấp thích hợp làm về quy hoạch, ra quyết định và quản lý tác nghiệp.

Kết quả 2.3 Các hệ thống dự báo, cảnh báo, ứng phó khẩn cấp được tăng cường và cải thiện sẽ cung cấp kịp thời thông tin dự báo ngắn và trung hạn trong vùng và sẽ hỗ trợ các nước lưu vực về công tác dự báo lũ lụt và hạn hán, dự báo cho các hoạt động vận chuyển đường sông và lập kế hoạch ứng phó với các sự cố ô nhiễm.

Kết quả 2.4 Các thông số chính về nước và sử dụng nước, các tác động xuyên biên giới và các vấn đề khác về tính bền vững trong sử dụng và quản lý nước, cũng như các mối đe dọa đến sinh kế do biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường mới xuất hiện khác sẽ được nghiên cứu, phân tích và đánh giá để có các biện pháp ứng phó cấp quốc gia và vùng.

Kết quả 2.5 Các hệ thống và quy trình quản lý kiến thức được xây dựng, áp dụng và chia sẻ có hiệu quả với các cơ quan đối tác của Ủy hội qua các mạng lưới kiến thức bền vững.

MỤC TIÊU CỤ THỂ 3: Các quy trình đối thoại & phối hợp hiệu quả giữa các nước lưu vực & các bên liên quan khác để hợp tác vùng có kết quả.

Kết quả 3.1 Ủy hội sông Mê Công và các nước thành viên tăng cường thực hiện các Thủ tục của Ủy hội một cách công khai và minh bạch.

Kết quả 3.2 Đối thoại và phối hợp được tăng cường giữa Ủy hội sông Mê Công, các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân trong quy hoạch và quản lý lưu vực cũng như ra quyết định về tài nguyên

MỤC TIÊU CỤ THỂ 4: Phát triển năng lực để phê duyệt và thực hiện chính sách Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước theo khung nhiệm vụ của Ủy hội sông Mê Công.

Kết quả 4.1 Năng lực tổ chức & thể chế được tăng cường ở các cấp liên quan ở các nước thành viên & Ủy hội để phê duyệt & thực hiện Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước, các chiến lược & hướng dẫn ngành liên quan & quản lý toàn bộ tài nguyên nước & các tài nguyên liên quan của lưu vực.

Kết quả 4.2

Page 40: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 25

nước và các tài nguyên liên quan của Mê Công.

Kết quả 3.3 Hợp tác với các nước ven sông thượng nguồn và các sáng kiến khác trong vùng được tăng cường để có cách tiếp cận lồng ghép trong quản lý bền vững Lưu vực Mê Công.

Kết quả 3.4 Ủy hội tạo thuận lợi giải quyếtcác vấn đề xuyên biên giới ở cấp tiểu lưu vực một cách hiệu quả.

Kết quả 3.5 Kiến thức về lưu vực sẵn sàng được cung cấp và sử dụng phục vụ các quá trình ra quyết định dựa trên nhiều thông tin hơn.

Kết quả 3.6 Ủy hội sông Mê Công là một tổ chức đáp ứng nhanh, cung cấp thông tin khách quan, độc lập và kịp thời cho các nước thành viên và công chúng.

Khả năng lãnh đạo hợp lý và năng lực quản lý của các nước thành viên và Ủy hội được tăng cường để phê duyệt và thực hiện có hiệu quả chính sách IWRM.

Kết quả 4.3 Năng lực của nhân viên các nước thành viên và Ủy hội trong việc phê duyệt , lồng ghép và áp dụng các Thủ tục của Ủy hội và các chính sách và chiến lược liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước được nâng cao ở các cấp vùng, xuyên biên giới và quốc gia.

Kết quả 4.4 Năng lực ở các nước thành viên về chia sẻ kiến thức về các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, các Thủ tục và sản phẩm của Ủy hội được tăng cường và phù hợp với các nhóm tham gia sử dụng và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực.

MỤC TIÊU TỔ CHỨC 5: Chuyển đổi tổ chức của Ủy hội sông Mê Công có hiệu quả để thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội và ven sông hóa toàn bộ Ban Thư ký Ủy hội.

Kết quả 5.1 Việc chuyển đổi Ủy hội sông Mê Công theo phương thức phân cấp các chức năng cơ bản được chuẩn bị kỹ và bắt đầu triển khai có hiệu quả trong giai đoạn của Kế hoạch Chiến lược từ 2011-2015.

Kết quả 5.2 Hệ thống quản lý minh bạch kết quả thực hiện được đưa vào hoạt động.

Kết quả 5.3 Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công được biên chế bằng các nhân viên ven sông.có trình độ chuyên môn cao

Kết quả 5.4 Các hệ thống quản lý tổ chức và báo cáo được cải thiện và cơ chế lập kế hoạch và quản lý chương trình có điều phối của Ủy hội hoạt động tốt.

Kết quả 5.5 Các nước thành viên, các cơ quan ngành được ưu tiên và các bên liên quan được chỉ định có đủ năng lực thực hiện một số chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông theo khung thời gian chuyển đổi đã thỏa thuận.

Page 41: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 26

Các mục tiêu của giai đoạn 2011-2015 nhất quán cao với các chức năng cơ bản của Ủy hội sông Mê Công (xem Hình 2).

Mục tiêu cụ thể 1 tập trung vào các chức năng hỗ trợ quy hoạch, được sáu chức năng quản lý lưu vực sông khác hỗ trợ về khuyến khích đối thoại và điều phối việc đưa vào áp dụng và thực hiện chính sách, cũng như dựa vào việc bổ sung và trao đổi số liệu, phân tích, đánh giá và cập nhật các kịch bản phát triển lưu vực.

Mục tiêu cụ thể 2 đòi hỏi việc thực hiện những chức năng quản lý lưu vực sông của Ủy hội về thu thập và trao đổi số liệu về mọi khía cạnh sử dụng nước, giám sát sức khỏe sinh thái của Lưu vực, sử dụng và quản lý tài nguyên nước lưu vực; tất cả các chức năng này đi đôi với việc phân tích, mô hình hóa và đánh giá cũng như dự báo, cảnh báo và hỗ trợ các nước thành viên trong ứng phó khẩn cấp.

Mục tiêu cụ thể 3 khẳng định vị trí rõ ràng của Ủy hội là một tổ chức vùng hỗ trợ, tư vấn và giám sát toàn bộ việc thực hiện các thủ tục sử dụng nước, trung gian hòa giải những khác biệt và tạo thuận lợi cho đối thoại và điều phối những thách thức chính đang đối mặt Lưu vực giữa các nước thành viên và với các nước khác, kể cả các nước ven sông thượng nguồn. Ủy hội được coi là một tổ chức dựa vào tri thức để phổ biến và truyền thông tin kiến thức cho các nhà ra quyết định ở mọi cấp trong việc quản lý Lưu vực và các nguồn tài nguyên.

Mục tiêu cụ thể 4 bao gồm các chức năng xây dựng năng lực của Ủy hội dành cho các cơ quan các nước thành viên và Ban Thư ký Ủy hội về tất cả các chủ đề của phát triển bền vững Lưu vực. Trọng tâm là năng lực sử dụng các công cụ kỹ thuật và hỗ trợ quản lý và định kỳ cập nhật các công cụ này nhằm bảo đảm Ủy hội có năng lực phù hợp với các nỗ lực của Ủy hội để trở thành một tổ chức lưu vực sông quốc tế ‘tầm cỡ thế giới’.

Mục tiêu tổ chức 5 tập trung vào công tác quản lý và hành chính về thể chế, nhân lực và tài chính cho các hoạt động của Ủy hội và hỗ trợ xây dựng chính sách cần thiết để đảm bảo tính bền vững trong tương lai của tổ chức khi bắt đầu chuyển đổi sang quá trình phân cấp việc thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội.

Hình 2 mô tả sự nhất quán này.

Page 42: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 27

Hình 2: Các mối gắn kết chính giữa các chức năng chủ yếu và các mục tiêu chiến lược của Ủy hội sông Mê Công

Page 43: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 28

3.4.1 Mục tiêu dài hạn Các nước thành viên quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực Mê Công một cách hiệu quả, bền vững và công bằng

Mục tiêu dài hạn của Ủy hội sông Mê Công là nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển tiềm năng kinh tế của hệ thống sông Mê Công để tăng trưởng, xóa đói nghèo và cải thiện sinh kế với việc bảo vệ môi trường và sự toàn vẹn về sinh thái. Các quyết định được đưa ra dựa trên thông tin, quy hoạch và quản lý hiệu quả, và các hệ thống giám sát toàn lưu vực cung cấp thông tin hữu ích, sẽ giúp ngăn ngừa được những tổn thất đáng kể và/hoặc suy thoái tài nguyên thiên nhiên của Lưu vực, mà nếu xảy ra không được kiểm tra, sẽ xói mòn thành quả phát triển con người bền vững.

Đánh giá hiệu quả thực hiện Trong 5 năm tới, đóng góp của Ủy hội sông Mê Công nhằm dần dần đạt được mục tiêu này, về dài hạn sẽ được giám sát và đánh giá như trình bày dưới đây. Chỉ số Mục tiêu* Kiểm chứng băng

Mức độ áp dụng các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong quy hoạch quản lý và phát triển lưu vực và các dự án/chương trình phát triển quan trọng ở Lưu vực Mê Công

Được áp dụng toàn diện và có hệ thống

Các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước quốc gia

Các đánh giá ngành Các báo cáo về danh mục dự án

được duy trì theo Chương trình Kế hoạch Phát triển lưu vực

Hệ thống thông tin của Ủy hội Đánh giá độc lập, đánh giá giữa kỳ

việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược

Mức độ tuân thủ của các dự án sử dụng nước với Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước

Tuân thủ đầy đủ Các báo cáo về danh mục các dự án duy trì theo Kế hoạch Phát triển Lưu vực

Hệ thống thông tin của Ủy hội Đánh giá độc lập, đánh giá giữa kỳ

việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược

Mức độ cân bằng các lợi ích kinh tế và các tác động và chi phí môi trường và xã hội tạo ra từ việc ra quyết định về các dự án phát triển có các hệ lụy xuyên biên giới và toàn lưu vực

Cân bằng một cách hiệu quả và công bằng

Báo cáo Hien trạng Lưu vực Các đánh giá ngành Các báo cáo về danh mục dự án

được duy trì theo Kế hoạch Phát triển Lưu vực

Hệ thống thông tin của Ủy hội Đánh giá độc lập, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược

Bằng chứng về việc áp dụng các biện pháp của quốc gia và vùng để phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái hệ sinh thái do sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tình trạng tốt về chất lượng nước và sức khỏe cuộc sống dưới nước

Báo cáo Hiện trạng Lưu vực Các hệ thống giám sát môi trường

và xã hội Phiếu báo cáo Lưu vực Luật và chính sách nước quốc gia Đánh giá độc lập, đánh giá giữa kỳ

việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược

*: Xem tập Phụ lục thực hiện kèm theo Kế hoạch Chiến lược giải thích hệ thống cho điểm hiệu quả thực hiện của Ủy hội và các chi tiết đánh giá hiệu quả thực hiện của Kế hoạch Chiến lược này.

Page 44: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 29

3.4.2 Mục tiêu của Kế hoạch Chiến lược 2011–2015 Các nước thành viên thực hiện các cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước toàn lưu vực trong các khung và chương trình phát triển ngành nước và các ngành liên quan của quốc gia vì phát triển bền vững và công bằng

Mục tiêu tổng thể 5 năm của Kế hoạch Chiến lược này là nhằm góp phần đạt được các mục tiêu quốc gia về xóa đói nghèo và các mục tiêu phát triển khác của các nước thành viên trong nỗ lực của các nước này đạt được phát triển bền vững toàn diện. Các khía cạnh công bằng của phát triển ở Lưu vực được cân nhắc và lồng ghép trong công tác quy hoạch và thực hiện các cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước toàn lưu vực. Mục tiêu này tập trung vào việc nâng cao khả năng tiếp thu và lồng ghép các thủ tục và sản phẩm của Ủy hội trong các quy trình quy hoạch và quản lý của quốc gia và đưa vào các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong ngành nước và các ngành liên quan, kể cả các chương trình và dự án.

Đánh giá hiệu quả thực hiện Chỉ số Mục tiêu Kiểm chứng bằng

Cải thiện khung qui định ở mọi cấp để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước và lồng ghép Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước với công tác quy hoạch quốc gia của ngành nước và các ngành liên quan

Xây dựng được các khung chế định chi tiết và thiết thực

Các bộ luật và chính sách quốc gia về nước và bộ máy thực hiện

Thực hiện ở cấp quốc gia và cấp vùng các Thủ tục của Ủy hội đã được thông qua

Thực hiện toàn diện & hiệu quả

Hệ thống thông tin của Ủy hội

Các báo cáo hàng năm về Thủ tục của Ủy hội báo cáo cho Ủy ban Liên hợp và Hội đồng

Mức độ các nhà ra quyết định sử dụng các đánh giá có hệ thống các tác động của các dự án lớn đến dòng chảy môi trường, chất lượng nước, sức khỏe và năng suất của hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các giá trị của các vùng đất ngập nước và sự phụ thuộc của người dân đối với các hệ sinh thái

Sử dụng toàn diện và chi tiết

Báo cáo Hiện trạng Lưu vực Các đánh giá và nghiên cứu thể chế cấp ngành

Phê duyệt các dự án

Page 45: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 30

Để đáp ứng mục tiêu 5 năm giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch Chiến lược này được xác định bằng bốn mục tiêu cụ thể ‘hướng vào lưu vực' và một mục tiêu tổ chức, tương ứng với các chức năng cơ bản của Ủy hội. 3.4.3 Mục tiêu cụ thể 1 Áp dụng chiến lược và hướng dẫn phát triển lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các chiến lược, hướng dẫn ngành liên quan

Mục tiêu cụ thể 1 tập trung vào việc đưa Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước vào thực tế; xây dựng các chỉ dẫn bổ sung, các kế hoạch hành động và hướng dẫn để thực hiện các kế hoạch đó; và lồng ghép Chiến lược, các chiến lược và kế hoạch quản lý ngành có liên quan với các chính sách và quy trình quy hoạch và quản lý tài nguyên nước quốc gia.

Kết quả 1.1 Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước được đưa vào áp dụng trong quy hoạch và ra quyết định phát triển nước Mê Công và các ngành liên quan ở các nước Hạ lưu Mê Công thông qua quy trình quy hoạch phát triển lưu vực đã được thể chế hóa.

Kết quả 1.2 Các kế hoạch quản lý, chiến lược ngành, chỉ đạo và hướng dẫn theo yêu cầu, được xây dựng để hỗ trợ thực hiện các yếu tố cụ thể của từng ngành trong Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước đối với hệ thống dòng chính và các sông nhánh quan trọng.

Kết quả 1.3 Các chiến lược và kế hoạch ngành và liên ngành sẽ bao gồm quy hoạch và kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu ở mọi cấp và ở các địa điểm ưu tiên trong toàn Hạ lưu Mê Công.

Kết quả 1.4 Các hệ thống quy hoạch và quản lý lưu vực, tiểu lưu vực và quốc gia sẽ bao gồm các hệ lụy về KT-XH và môi trường của các hoạt động phát triển đang diễn ra và đã đề xuất ở Lưu vực và các cân nhắc về tính bền vững và phát triển công bằng.

Page 46: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 31

Các hoạt động chính của chương trình để đạt được Mục tiêu cụ thể 1 Các hoạt động chính của chương trình

Kết quả 1.1 Soạn thảo các kế hoạch hành động vùng và quốc gia để triển khai thực hiện và định kỳ cập nhật Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước

Cập nhật những đánh giá của các ngành liên quan đến nước trong đó phản ánh những cân nhắc toàn lưu vực

Soạn thảo kế hoạch/chiến lược tổng thể về quản lý lưu vực Hoàn thiện các quy trình tham gia của các bên liên quan trong quy hoạch lưu vực và xây

dựng chính sách Tăng cường và thể chế hóa các quy trình Quy hoạch Phát triển Lưu vực vào các hệ

thống quốc gia

Kết quả 1.2 Soạn thảo các kế hoạch hay chỉ dẫn/hướng dẫn quản lý ngành để thực hiện các yếu tố cụ thể của Chiến lược và kế hoạch/chiến lược tổng thể về quản lý lưu vực

Soạn thảo Chiến lược Quản lý tổng hợp rủi ro lũ lụt và lộ trình lồng ghép Chiến lược với các khung chính sách quốc gia và vùng

Soạn thảo Khung hợp tác quản lý và phát triển nghề cá toàn Hạ lưu Mê Công Khuyến khích lồng ghép các cân nhắc về tính bền vững với các hoạt động phát triển

thủy điện và khai khoáng; và mở rộng hướng dẫn thiết kế sang các dự án thủy điện sông nhánh

Hỗ trợ các nước thành viên xây dựng các khung pháp lý và hài hòa các quy định về giao thông đường thủy tự do, an toàn và thân thiện với môi trường

Phát triển các mối liên kết giữa quy hoạch quản lý vùng đầu nguồn, tiểu lưu vực và lưu vực và đưa vào khái niệm dịch vụ môi trường

Kết quả 1.3 Đánh giá các tác động biến đổi khí hậu đến tập tính lũ lụt và rủi ro lũ lụt cũng như các hiện tượng và tính khốc liệt của hạn hán ở Hạ lưu Mê Công

Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu và giảm thiểu các tác động này đến các hệ sinh thái thủy sinh và nghề cá

Đánh giá hệ quả của gia tăng biến đổi khí hậu đến công tác quy hoạch các ngành thủy điện và nông nghiệp

Thực hiện các hoạt động thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu trong các hệ thống quy hoạch và quản lý

Hỗ trợ việc soạn thảo các chiến lược/kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp vùng và quốc gia

Kết quả 1.4 Hỗ trợ các quy trình đưa các cân nhắc về quản lý tổng hợp tài nguyên nước vào các khung pháp lý và qui định quốc gia

Hỗ trợ các đánh giá các tác động môi trường, KT-XH của các dự án phát triển có tầm quan trọng toàn lưu vực

Hỗ trợ xác định và thiết kế các sáng kiến xuyên biên giới vì người nghèo như một phần của các quá trình Kế hoạch Phát triển Lưu vực

Đánh giá việc chia sẻ lợi ích có sáng tạo đối với các dự án phát triển quan trọng ở cấp vùng và quốc gia

Phân tích, đánh giá và đưa vào các hệ lụy về bình đẳng giới trong các quy trình quy hoạch ngành và liên ngành

Khuyến khích sử dụng các công cụ đánh giá tính bền vững của thủy điện và cung cấp hướng dẫn ở các cấp lưu vực, tiểu lưu vực và dự án

Xây dựng các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu phục vụ giao thông đường sông an toàn và thân thiện với môi trường

Page 47: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 32

Đánh giá hiệu quả thực hiện Kết quả dự kiến

Chỉ số Mục tiêu Kiểm chứng bằng

1.1 Mức độ sử dụng Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước để gây ảnh hưởng đến các quyết định quy hoạch và quản lý ở cấp quốc gia dẫn đến việc lồng ghép các yếu tố của Chiến lược trong các quy trình/hệ thống quốc gia quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực sông Mê Công

Các yếu tố này được cân nhắc đầy đủ và lồng ghép có hệ thống

Các chính sách và chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Kế hoạch quản lý tài nguyên nước Lưu vực

Đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch Phát triển Lưu vực hàng năm

Các đánh giá độc lập, giữa kỳ các chương trình của Ủy hội

Hệ thống thông tin của Ủy hội Báo cáo của Kế hoạch Phát triển

Lưu vực 2011-2015 1.2 Mức độ phản ánh các nguyên tắc quản lý

tổng hợp tài nguyên nước trong các chiến lược ngành của các nước thành viên, như nông nghiệp, môi trường, giao thông thủy, quản lý lũ lụt & hạn hán, nghề cá và thủy điện

Các nguyên tắc này được phản ánh tăng dần

Các chiến lược ngành của các nước thành viên

Các đánh giá ngành được các đối tác phát triển và Ủy hội hỗ trợ

1.3 Mức độ các chiến lược và kế hoạch cấp quốc gia cân nhắc và lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu

Được cân nhắc và lồng ghép tăng dần

Các kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu

Các chiến lược và kế hoạch ngành của quốc gia

Các báo cáo kỹ thuật Báo cáo có độ tin cậy về về hiện

trạng biến đổi khí hậu và thích ứng ở Lưu vực Mê Công

1.4 Mức độ quan tâm giải quyết các hệ lụy về KT-XH và môi trường ở các kế hoạch và dự án phát triển đang diễn ra và đã đề xuất

Được cân nhắc đầy đủ Các kế hoạch và dự án phát triển quốc gia về ngành nước và các ngành liên quan

Thẩm định tài liệu về các nghiên cứu quy hoạch

Đánh giá định kỳ và đánh giá độc lập, kể cả các nghiên cứu quy hoạch và các hoạt động phát triển đã quy hoạch

Phân tích các xu thế trong các nghiên cứu quy hoạch của cơ quan, các nghiên cứu ngành và các nghiên cứu khả thi dự án

Thẩm định của Ủy hội về các đề nghị trình Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận

Báo cáo Kế hoạch Phát triển Lưu vực, 2011-2015

Page 48: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 33

3.4.4 Mục tiêu cụ thể 2 Các hệ thống tác nghiệp giám sát toàn lưu vực, đánh giá tác động, mô hình hóa, dự báo và quản lý kiến thức hoạt động tốt để hỗ trợ quá trình ra quyết định hiệu quả

Mục tiêu cụ thể 2 tập trung vào việc hỗ trợ các nước thành viên quản lý lưu vực bằng việc tạo ra cơ sở tri thức về những đặc điểm vật lý/thủy văn, sinh thái, sinh vật, xã hội và kinh tế của Lưu vực như cá, đất ngập nước, rừng và các nguồn tài nguyên vật chất khác như đất trồng và nước. Yêu cầu cốt lõi là tiếp tục xây dựng bộ các công cụ mô hình hóa và phân tích hiện đại và toàn diện để mô phỏng tính đa dạng của các hành động có thể và các quyết định về chính sách, cũng như xác định mức độ ảnh hưởng đến các tài nguyên xã hội, kinh tế và môi trường của Lưu vực. Mục tiêu này đưa ra một hệ thống hỗ trợ quyết định được điều chỉnh phù hợp để đáp ứng các nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định cấp cao.

Kết quả 2.1 Thông tin và số liệu về toàn bộ các thông số tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan được giám sát một cách hệ thống và sử dụng trong quy hoạch và quản lý lưu vực và tiểu lưu vực, cũng như báo cáo tình trạng và các hoạt động phát triển trong lưu vực.

Kết quả 2.2 Các công cụ phân tích, mô hình hóa và đánh giá của Ủy hội được sử dụng hiệu quả ở các cấp thích hợp làm về quy hoạch, ra quyết định và quản lý tác nghiệp.

Kết quả 2.3 Các hệ thống dự báo, cảnh báo, ứng phó khẩn cấp được tăng cường và cải thiện sẽ cung cấp kịp thời thông tin dự báo ngắn và trung hạn trong vùng và sẽ hỗ trợ các nước lưu vực về công tác dự báo lũ lụt và hạn hán, dự báo cho các hoạt động vận chuyển đường sông và lập kế hoạch ứng phó với các sự cố ô nhiễm.

Kết quả 2.4 Các thông số chính về nước và sử dụng nước, các tác động xuyên biên giới và các vấn đề khác về tính bền vững trong sử dụng và quản lý nước, cũng như các mối đe dọa đến sinh kế do biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường mới xuất hiện khác sẽ được nghiên cứu, phân tích và đánh giá để có các biện pháp ứng phó cấp quốc gia và vùng.

Kết quả 2.5 Các hệ thống và quy trình quản lý kiến thức được xây dựng, áp dụng và chia sẻ có hiệu quả với các cơ quan đối tác của Ủy hội qua các mạng lưới kiến thức bền vững.

Page 49: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 34

Các hoạt động chính của chương trình để đạt được Mục tiêu cụ thể 2 Các hoạt động chính của chương trình

Kết quả 2.1 Cải thiện đánh giá các nhu cầu về số liệu phục vụ các mục đích quy hoạch Giám sát đầy đủ các thông số tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu

v

Page 50: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 35

Đánh giá hiệu quả thực hiện

Kết quả dự kiến

Chỉ số Mục tiêu Kiểm chứng bằng

2.1

a. Mức độ trao đổi số liệu & thông tin giữa Ủy hội, các nước và các bên liên quan theo các mục tiêu đã đặt ra trong Thủ tục Trao đổi & Chia sẻ số liệu & thông tin (PDIES) và khả năng đáp ứng trong việc cung cấp các số liệu liên quan

Tất cả mục tiêu đề ra trong PDIES đều đạt được

Hệ thống thông tin của Ủy hội

Báo cáo hàng năm về PDIES

Biên bản các cuộc họp của Ủy ban Liên hợp và Hội đồng Ủy hội sông Mê Công

b. Mức độ và chất lượng phân tích và báo cáo sức khỏe của Lưu vực như được mô tả bằng các thông số chính của tài nguyên nước và mức độ và chất lượng đánh giá các kịch bản phát triển tương lai

Chất lượng các hệ thống giám sát môi trường & xã hội được cải thiện chắc chắn và tin cậy, đáp ứng được các nhu cầu

Báo cáo Hiện trạng Lưu vực

Các phiếu báo cáo Lưu vực

Đánh giá độc lập và đánh giá dự báo

2.2 Việc sử dụng các công cụ chất lượng cao về phân tích, mô hình hóa và đánh giá trong quy hoạch, dự báo và đánh giá các tác động của Ủy hội, các cơ quan của nước thành viên và các bên liên quan

Chất lượng các hệ thống mô hình hóa được cải thiện chắc chắn và tin cậy và tần suất và cường độ sử dụng các công cụ cao

Hệ thống thông tin của Ủy hội

Các đánh giá giữa kỳ và đánh giá độc lập chương trình Ủy hội

2.3 Tính kịp thời, đáp ứng và chính xác của các hệ thống dự báo và mức độ tiếp thu của các cơ quan nước thành viên

Kịp thời, đáp ứng và chính xác với việc sử dụng được chứng minh ở cấp quốc gia

Các báo cáo dự báo, cảnh báo quốc gia nếu có

Các báo cáo của Ủy hội về các sự kiện cực đoan cụ thể

Các báo cáo tuần của Ủy hội về độ chính xác của dự báo

Hệ thống thông tin của Ủy hội

Các đánh giá giữa kỳ và đánh giá độc lập chương trình Ủy hội liên quan

2.4 Mức độ và chất lượng tiến hành nghiên cứu ứng dụng để đáp ứng các vấn đề mới xuất hiện

Mức độ cao về độ bao quát, chất lượng và tính xác đáng của nghiên cứu

Xuất bản phẩm kỹ thuật về các mối đe dọa cụ thể mới xuất hiện đối với sức khỏe Lưu vực

Các đánh giá giữa kỳ và đánh giá độc lập chương trình của Ủy hội

Các đánh giá giữa kỳ và đánh giá độc lập việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược của Ủy hội

Báo cáo Hiện trạng Lưu vực

2.5 Mức độ người sử dụng biết và thỏa mãn với các hệ thống giám sát , đánh giá tác động, mô hình hóa, dự báo, tạo ra và chuyển giao tri thức của Ủy hội

Mức độ thỏa mãn cao của người sử dụng cuối cùng liên quan

Các cuộc khảo sát về nhận thức các sản phẩm và dịch vụ của Ủy hội

Page 51: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015
Page 52: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 37

Các hoạt động chính của chương trình để đạt được Mục tiêu cụ thể 3 Các hoạt động chính của chương trình

Kết quả 3.1 Tiếp tục xây dựng để hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật của các Thủ tục, bao gồm Thủ tục Duy trì dòng chảy trên dòng chính (PMFM) và Thủ tục Chất lượng nước (PWQ)

Tăng cường các cơ chế hiện có để thực hiện các Thủ tục của Ủy hội và khi cần, đánh giá và cập nhật hướng dẫn

Nâng cao nhận thức các cơ quan chính phủ và và các nhà đầu tư về các quy định trong các thủ tục liên quan của Ủy hội

Định kỳ báo cáo lên Ủy ban Liên hợp và Hội đồng Ủy hội Phổ biến rộng rãi thông tin về thực hiện các Thủ tục này

Kết quả 3.2 Thực hiện Chiến lược Truyền thông và Chính sách Công khai số liệu, thông tin và kiến thức của Ủy hội

Hoàn tất và thông qua những hướng dẫn của Ủy hội về chính sách và thực hiện sự tham gia của các bên liên quan vào các hoạt động chương trình, xây dựng chiến lược và chính sách của Ủy hội

Tăng cường đối thoại và thu hút các bên liên quan đối thoại trong các quá trình quy hoạch và quản lý của quốc gia và vùng

Hỗ trợ thành lập các mạng lưới các Tổ chức/ Ủy ban lưu vực sông, tiểu lưu vực và các Ủy ban lưu vực đầu nguồn trong Lưu vực Mê Công

Cung cấp các bản tin ngắn cho các nhà phát triển về những phát hiện nghiên cứu của Ủy hội và những hệ lụy trong quy hoạch và thiết kế các dự án

Kết quả 3.3 Tăng cường các quy trình đối thoại và chia sẻ kiến thức với các nước ven sông thượng nguồn về các vấn đề quy hoạch và vận hành

Tăng cường các mối quan hệ chiến lược và hợp tác với các sáng kiến vùng và song phương để hợp tác hiệu quả và tối ưu trong vùng về những thách thức và các vấn đề phát triển chính ở Lưu vực Xây dựng và tăng cường các mối quan hệ chiến lược với các tổ chức và các trường

đại học quốc tế và khu vực để phát triển năng lực và nâng cao tri thức

Kết quả 3.4 Tạo thuận lợi và xây dựng các cơ chế hỗ trợ giải quyết các vấn đề xuyên biên giới, kể cả nghiên cứu chung và đối thoại

Hỗ trợ giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới nghiêm trọng, như các vấn đề về số lượng và chất lượng nước và ô nhiễm xuyên biên giới đường sông, bằng việc áp dụng Khung Hỗ trợ quyết định và thông qua các quá trình hòa giải

Kết quả 3.5 Cung cấp các bản tin ngắn về chính sách đối với các vấn đề chủ yếu và mới xuất hiện, với đối tượng là các nhà ra quyết định

Dịch nhiều hơn các tài liệu chính của Ủy hội sang quốc ngữ của các nước ven sông Cập nhật và duy trì Cổng số liệu của Ủy hội Cập nhật và duy trì website của Ủy hội Phổ biến rộng rãi các xuất bản phẩm chính của Ủy hội cho các đối tượng là các bên liên

quan và bằng việc sử dụng các fo-mát dễ sử dụng hơn cho công chúng

Kết quả 3.6 Xây dựng các quy trình nội bộ để phân tích và phổ biến nhanh các thông tin liên quan đến các các sự kiện cực đoan như lũ lụt, dòng chảy kiệt và hạn hán, sự cố ô nhiễm và tai nạn giao thông đường thủy

Triển khai việc phân tích những thách thức môi trường mới xuất hiện do gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa

Soạn thảo (các báo cáo) viễn cảnh môi trường

Page 53: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 38

Đánh giá hiệu quả thực hiện Kết quả dự kiến

Chỉ số Mục tiêu Kiểm chứng bằng

3.1 Mức độ hỗ trợ của khung hợp tác thực hiện các Thủ tục của Ủy hội về sử dụng nước và chuyển nước giữa các lưu vực đối với việc sử dụng hợp lý và công bằng các vùng nước của Hệ thống sông Mê Công

Mức độ hỗ trợ cao Các báo cáo hàng năm về Thủ tục của Ủy hội báo cáo cho Ủy ban Liên hợp và Hội đồng Ủy hội sông Mê Công

Các đánh giá giữa kỳ và đánh giá độc lập chương trình

3.2 Mức độ thu hút các nhóm các bên liên quan khác nhau tham gia quy hoạch và quản lý lưu vực

Mức độ tham gia cao của nhiều nhóm bên liên quan và mức độ cao về công nhận sự hỗ trợ của Ủy hội sông Mê Công về tăng cường và cơ cấu sự tham gia của các bên liên quan

Các biên bản họp của Ủy ban Liên hợp và Hội đồng Ủy hội sông Mê Công

Hệ thống thông tin của Ủy hội

(Các) khảo sát về nhận thức

Các báo cáo tiến độ chương trình

3.3 Mức độ và tính phù hợp của đối thoại với các nước ven sông thượng nguồn ở cấp chính sách và kỹ thuật bao gồm chia sẻ số liệu, cũng như với các hội nghị khác của vùng

Thêm nhiều vấn đề kỹ thuật và chính sách được thỏa thuận để hợp tác thiết thực

Các báo cáo hơp tác hàng năm

Tài liệu các cuộc họp đối thoại

Tài liệu các cuộc họp với ASEAN, GMS, đối tác khu vực khác

Tài liệu công tác, đào tạo, đi thực địa, trao đổi nhân viên, v.v…

3.4 Số sáng kiến xuyên biên giới được thực hiện ở các tiểu lưu vực và số các vấn đề được giải quyết bằng việc hỗ trợ của Ủy hội

Các vấn đề xuyên biên giới nghiêm trọng ở các tiểu lưu vực được quan tâm và giải quyết ở mức cao bằng các quá trình tạo thuận lợi của Ủy hội

Báo cáo được ủy quyền về các vấn đề và hợp tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Các báo cáo về các sáng kiến xuyên biên giới ở các tiểu lưu vực trình Ủy ban Liên hợp và Hội đồng Ủy hội sông Mê Công

3.5 Kiến thức về Lưu vực và Ủy hội được cập nhật trên các kênh truyền thông dễ sử dụng cho công chúng và cung cấp cho mọi cấp ra quyết định chủ chốt

Định kỳ cập nhật trên hầu hết các kênh truyền thông liên quan về Ủy hội và truyền thông có hệ thống cho các nhà ra quyết định quốc gia và vùng ở mọi cấp quản lý chủ chốt

Báo cáo hàng năm về thực hiện Chiến lược Truyền thông của Ủy hội

Website của Ủy hội Các cuộc khảo sát về

nhận thức về vai trò của Ủy hội

3.6 Mức độ thỏa mãn của các nước thành viên và các bên liên quan về khả năng đáp ứng của Ủy hội

Phần lớn số ý kiến phản hồi nhận được biểu thị mức độ thỏa mãn

Mức độ phục vụ của phương tiện truyền thông

Các tin ngắn về chính sách của Ủy hội

Các cuộc khảo sát về nhận thức về vai trò của Ủy hội

Page 54: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 39

3.4.6 Mục tiêu cụ thể 4 Phát triển năng lực để phê duyệt và thực hiện chính sách Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước theo khung nhiệm vụ của Ủy hội sông Mê Công quốc tế

Mục tiêu cụ thể 4 tập trung tăng cường các năng lực về quản lý tổng hợp tài nguyên nước của Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các cơ quan nước thành viên nhằm bảo đảm thực hiện Kế hoạch Chiến lược này cũng như để có thể phê duyệt và thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở các cấp quốc gia và vùng. Năng lực được đề cập đến bao gồm các năng lực của nhân viên trong mọi lĩnh vực xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách cũng như các năng lực về tổ chức và thể chế.

Kết quả 4.1 Năng lực tổ chức & thể chế được tăng cường ở các cấp liên quan ở các nước thành viên & Ủy hội để phê duyệt và thực hiện Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước, các chiến lược và hướng dẫn ngành liên quan & quản lý toàn bộ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực.

Kết quả 4.2 Khả năng lãnh đạo hợp lý và năng lực quản lý của các nước thành viên và Ủy hội được tăng cường để phê duyệt và thực hiện có hiệu quả chính sách IWRM.

Kết quả 4.3 Năng lực của nhân viên các nước thành viên và Ủy hội trong việc phê duyệt, lồng ghép và áp dụng các Thủ tục của Ủy hội và các chính sách và chiến lược liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước được nâng cao ở các cấp vùng, xuyên biên giới và quốc gia.

Kết quả 4.4 Năng lực ở các nước thành viên về chia sẻ kiến thức về các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, các Thủ tục và sản phẩm của Ủy hội được tăng cường và phù hợp với các nhóm tham gia sử dụng và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực.

Page 55: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 40

Các hoạt động chính của chương trình để đạt được Mục tiêu cụ thể 4 Các hoạt động chính của chương trình

Kết quả 4.1 Hỗ trợ việc xây dựng Hệ Quản lý Hiệu quả thực hiện (PMS) Thiết kế và tổ chức đào tạo và các hoạt động xây dựng năng lực khác để triển khai Hệ

Quản lý Hiệu quả thực hiện ở cấp quốc gia và vùng Đánh giá và cập nhật các chương trình đào tạo cơ bản cho các tất cả nhân viên mới của

Ban Thư ký Ủy hội và các Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Công quốc gia Hỗ trợ xây dựng năng lực và tăng cường các cơ chế điều phối quốc gia để lồng ghép các

quy trình quy hoạch và quản lý lưu vực với các quy trình quốc gia

Kết quả 4.2 Thiết kế và tổ chức các khóa đào tạo về các khả năng lãnh đạo và quản lý cho các nhân viên chủ chốt của Ban Thư ký Ủy hội, các cơ quan nước thành viên liên quan và các đại diện của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công

Tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các cơ sở đào tạo và giáo dục trong vùng để chia sẻ tài liệu và kinh nghiệm

Kết quả 4.3 Triển khai các đánh giá về các nhu cầu năng lực của các cơ quan nước thành viên Ủy hội ở tương ứng và Ban Thư ký Ủy hội

Lập kế hoạch xây dựng và phát triển năng lực cho Ban Thư ký Ủy hội, các cơ quan nước thành viên tương ứng kể cả các Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia

Phát triển và xây dựng các năng lực của Ban Thư ký Ủy hội và các cơ quan nước thành viên tương ứng tuỳ theo khung năng lực

Cập nhật các giáo trình đào tạo về quản lý tổng hợp tài nguyên nước Thành lập các mạng lưới và các nhóm giám sát trong các nhân viên chuyên môn của Ủy

hội và các cơ quan đối tác xây dựng năng lực, như cơ quan quản lý lưu vực sông Murray-Darling của Úc (MDBA)

Cơ cấu sự hỗ trợ và trao đổi kỹ thuật giữa Ủy hội và các cơ quan đối tác xây dựng năng lực về các vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước chính

Hợp tác với các cơ sở xây dựng năng lực của quốc tế và khu vực trong vùng, các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác và các đối tác chiến lược khác trong các hoạt động phát triển năng lực chung

Kết quả 4.4 Cơ cấu các hoạt động chia sẻ kiến thức để khuyến khích việc học hỏi thích ứng, và ra quyết định dựa trên thông tin tốt hơn ở cấp vùng và cấp quốc gia

Tư liệu hóa và phổ biến các bài học rút ra từ các quá trình xây dựng năng lực trong các chương trình của Ủy hội nhằm hỗ trợ xây dựng năng lực cho nhân viên chương trình của Ủy hội về chia sẻ kiến thức hiệu quả

Page 56: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 41

Đánh giá hiệu quả thực hiện Kết quả dự kiến

Chỉ số Mục tiêu Kiểm chứng bằng

4.1 Các cơ chế thể chế được xây dựng để áp dụng Chiến lược Phát triển lưu vực và các chiến lược ngành có liên quan

Các cơ chế hiệu quả và được thực hiện phục vụ quản lý các nguồn lực tổ chức, tài chính và nhân lực

Tất cả các đánh giá độc lập, giữa kỳ về chương trình của Ủy hội

Các chính sách và chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên nước quốc gia

4.2 Trình độ kỹ năng lãnh đạo và mức độ hiệu quả của người lãnh đạo được nâng cao, phục vụ sử dụng và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực Mê Công bền vững và có sự tham gia rộng rãi

Các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả được thể hiện

Đánh giá năng lực Đánh giá ảnh hưởng

của chương trình xây dựng năng lực

4.3 Trình độ năng lực/kỹ năng của nhân viên các nước thành viên và Ủy hội cần thiết để áp dụng các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bao gồm Chiến lược Phát triển lưu vực và các chiến lược ngành liên quan và các Thủ tục của Ủy hội

Phát triển được đủ năng lực và các kỹ năng liên quan của nhân viên

Đánh giá năng lực Đánh giá ảnh hưởng

của chương trình xây dựng năng lực

4.4 Hiệu quả của các cơ chế chia sẻ kiến thức và mức độ cải thiện các năng lực chia sẻ kiến thức

Các cơ chế hiệu quả được chứng minh và mức độ cải thiện được thể hiện

Các đánh giá độc lập chương trình của Ủy hội theo định kỳ

Page 57: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 42

3.4.7 Mục tiêu tổ chức 5 Chuyển đổi tổ chức của Ủy hội sông Mê Công quốc tế có hiệu quả để thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội và ven sông hóa toàn bộ Ban Thư ký Ủy hội

Mục tiêu đan xen này tập trung vào việc tăng cường phát triển tổ chức của Ủy hội bằng cách tập trung các hoạt động của Ủy hội xung quanh các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực và quá trình ven sông hóa Ban Thư ký Ủy hội. Mục tiêu này chuẩn bị cho việc bố trí thể chế và phát triển năng lực cần thiết để Ủy hội chuyển đổi sang mô hình thực hiện bền vững đối với các chức năng cơ bản quản lý lưu vực sông và tự chủ về tài chính vào năm 2030.

Kết quả 5.1 Việc chuyển đổi Ủy hội sông Mê Công theo phương thức phân cấp các chức năng cơ bản được chuẩn bị kỹ và bắt đầu triển khai có hiệu quả trong giai đoạn của Kế hoạch Chiến lược từ 2011-2015.

Kết quả 5.2 Hệ thống quản lý minh bạch kết quả thực hiện được đưa vào hoạt động.

Kết quả 5.3 Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công được biên chế bằng các nhân viên ven sông có trình độ chuyên môn cao.

Kết quả 5.4 Các hệ thống quản lý tổ chức và báo cáo được cải thiện và cơ chế lập kế hoạch và quản lý chương trình có điều phối của Ủy hội hoạt động tốt.

Kết quả 5.5 Các nước thành viên, các cơ quan ngành được ưu tiên và các bên liên quan được chỉ định có đủ năng lực thực hiện một số chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông theo khung thời gian chuyển đổi đã thỏa thuận.

Page 58: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 43

Các hoạt động chính của chương trình để đạt được Mục tiêu cụ thể 5 Các hoạt động chính của chương trình

Kết quả 5.1 Xác định tập hợp chi tiết hơn các chức năng quản lý lưu vực sông của Ủy hội sông Mê Công

Xây dựng và thỏa thuận Lộ trình phân cấp các chức năng cơ bản và các phương thức tài chính liên quan vào cuối năm 2011

Xây dựng và thỏa thuận về các kịch bản tài chính và kế hoạch tài chính đối với những đóng góp của các nước thành viên vào Ngân sách Dịch vụ chung sau năm 2014

Thực hiện từng bước Lộ trình chuyển đổi của Ủy hội sông Mê Công đã được thông qua

Kết quả 5.2 Hoàn tất và thông qua các Nguyên tắc chỉ đạo phục vụ Hệ Quản lý Hiệu quả thực hiện của Ủy hội

Hoàn thiện việc thiết kế và xây dựng Hệ thống Quản lý Hiệu quả thực hiện (PMS) trong Ban Thư ký Ủy hội

Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho Ủy hội và các cơ quan nước thành viên là đối tượng thực hiện Hệ thống Quản lý Hiệu quả thực hiện Thực hiện hệ thống các báo cáo tiến độ chương trình và các Báo cáo Hiệu quả thực

hiện hàng năm của Ủy hội

Kết quả 5.3 Cập nhật kế hoạch ven sông hóa các chương trình của Ủy hội Cập nhật quy trình tuyển dụng và các điều kiện sử dụng nhân viên tại Ban Thư ký Ủy

hội, có cân nhắc các kiến nghị về đánh giá nhân lực Đưa vào sử dụng hệ thống dựa trên cách tiếp cận tập trung hiệu quả thực hiện đối với công

tác phát triển năng lực tại Ủy hội để thống nhất hiệu quả thực hiện của cá nhân với hiệu quả thực hiện của chương trình và tổ chức

Đánh giá và thực hiện kế hoạch chuyển giao năng lực và kỹ năng kỹ thuật từ nhân viên quốc tế cho nhân viên chuyên môn ven sông

Kết quả 5.4 Cập nhật bộ Nguyên tắc về các Thủ tục của Ủy hội để phản ánh các quyết định của Ủy ban Liên hợp và Hội đồng

Cập nhật Sổ tay hướng dẫn xây dựng chương trình và lồng ghép với Sổ tay Hệ Quản lý hiệu quả thực hiện

Đánh giá và cải thiện các hệ thống quản lý và báo cáo nội bộ hiện có của Ban Thư ký Ủy hội

Thành lập các nhóm nội bộ đặc trách về các kết quả đan xen Cải thiện các cơ chế điều phối tại Ban Thư ký Ủy hội để tăng cường hiệp lực giữa và

trong các chương trình của Ủy hội và tăng cường truyền thông giữa hai văn phòng ở Phnôm- Pênh và Viêng Chăn

Thực hiện các kiến nghị nâng cao hiệu suất năng lượng, sử dụng nước và giảm thiểu phát thải các-bon trong các hoạt động của Ủy hội

Kết quả 5.5 Triển khai đánh giá các nhu cầu thực hiện, phân tích tổ chức và thể chế để xác định các yêu cầu và các khoảng trống về phát triển năng lực

Chuẩn bị đánh giá các nhu cầu ngân sách đối với các chức năng cơ bản được phân cấp và năng lực của các cơ quan ngành cấp kinh phí cho các chức năng đó.

Đánh giá các cơ chế thay thế về cấp kinh phí cho các chức năng cơ bản Thực hiện việc hỗ trợ xây dựng năng lực thông qua các hoạt động ở Kết quả 4.3

Page 59: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 44

Đánh giá hiệu quả thực hiện Kết quả dự kiến

Chỉ số Mục tiêu Kiểm chứng bằng

5.1

(i) Lộ trình chuyển đổi được xây dựng vào năm 2011 có các chuẩn đánh giá và các mốc rõ ràng cùng với các sáng kiến được xác định hợp lý để Ủy hội và các nước thành viên thực hiện và cấp kinh phí

Lộ trình chuyển đổi được các nước thành viên thông qua đầu năm 2012 và được thực hiện

Báo cáo hàng năm về việc thực hiện kế hoạch/lộ trình chuyển đổi, được báo cáo cho Ủy ban Liên hợp và Hội đồng Ủy hội sông Mê Công

(ii) Tăng dần các mức đống góp hàng năm của các nước thành viên cho Ủy hội và tăng ngân sách quốc gia phân bổ cho các hoạt động liên quan đến Mê Công phù hợp với lộ trình cung cấp tài chính được thỏa thuận năm 2011

Ngân sách Dịch vụ chung được các nước thành viên cấp kinh phí đầy đủ từ năm 2015

Các báo cáo tài chính Biên bản các cuộc họp của

Ủy ban Liên hợp và Hội đồng Ủy hội sông Mê Công

Các báo cáo tiến độ chương trình

5.2 Mức độ hoạt động của Hệ thống Quản lý Hiệu quả thực hiện (PMS) và mức độ thực hiện về tổ chức và chương trình là có thể giám sát và đánh giá bằng các hoạt động đánh giá nội bộ lẫn đánh giá độc lập

Được giám sát và đánh giá đầy đủ và hiệu quả

Các báo cáo hiệu quả thực hiện hàng năm của Ủy hội sông Mê Công

Các đánh giá độc lập, giữa kỳ các chương trình của Ủy hội sông Mê Công

5.3 Mức độ đáp ứng, chủ động và chuyên nghiệp của các nhân viên Ban Thư ký Ủy hội để thực hiện Chương trình công tác đã thỏa thuận và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, điều phối và truyền thông

Đáp ứng và tính chuyên nghiệp cao

Các báo cáo tiến độ chương trình, các đánh giá giữa kỳ và đánh giá độc lập

Các khảo sát mức độ thỏa mãn của các bên liên quan

5.4 Hiệu quả của các hệ thống quản lý tổ chức, báo cáo và cơ chế điều phối chương trình trong việc hỗ trợ thực hiện các chức năng cơ bản và chuyển đổi Ủy hội theo phương thức phân cấp các chức năng cơ bản vê quản lý lưu vực sông và bảo đảm hoạt động của Ủy hội là bền vững

Chuyển đổi suôn sẻ, không có vướng mắc lớn nào cản trở việc thực hiện các chức năng cờ bản

Báo cáo năm về thực hiện kế hoạch chuyển đổi theo Kết quả 5.1

Các báo cáo tiến độ chương trình, các đánh giá giữa kỳ và đánh giá độc lập

Báo cáo hàng năm về tính bền vững của các hoạt động của Ủy hội sông Mê Công

Các báo cáo hàng năm về hiệu quả thực hiện của Ủy hội sông Mê Công

5.5 Mức độ tham gia tích cực và hỗ trợ tài chính của các cơ quan ngành quốc gia và các bên liên quan chủ chốt khác trong việc thực hiện một số chức năng cơ bản của Ủy hội được xác định trong lộ trình

Hỗ trợ cao Các báo cáo tài chính gửi Ủy ban Liên hợp và Hội đồng Ủy hội sông Mê Công

Các báo cáo hiệu quả thực hiện hàng năm của Ủy hội sông Mê Công

Các báo cáo tiến độ chương trình, đánh giá giữa kỳ và đánh giá độc lập

Page 60: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 45

CHƯƠNG IV THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC Hợp tác phát triển bền vững như đã được xác định trong Hiệp định Mê Công năm 1995 được chỉ đạo thực hiện thông qua các Kế hoạch Chiến lược 5 năm. Việc thực hiện sẽ đạt được thông qua chương trình công tác của Ủy hội sông Mê Công, xác định các yếu tố nào sẽ được Ban Thư ký Ủy hội triển khai và các yếu tố nào là do các nước thành viên thực hiện. Tầm quan trọng và mục tiêu chủ yếu của việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược này là quản lý việc chuyển đổi Ủy hội liên tục và dần dần sao cho trong 20 năm tới, các nước thành viên Ủy hội sông Mê Công sẽ từng bước đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong thực hiện một số chức năng cơ bản nhất định. Chương này, ngoài việc mô tả cách tiếp cận tác nghiệp để các hoạt động của Ủy hội sông Mê Công có khả năng hỗ trợ công tác quản lý hợp lý Lưu vực sông Mê Công, còn trình bày kế hoạch thực hiện trong 5 năm chuyển đổi tới đây.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH CÓ ĐIỀU PHỐI Việc ưu tiên các mối liên kết giữa thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội với xây dựng kế hoạch chương trình của Ủy hội cho giai đoạn 2011-2015 là thống nhất với Kế hoạch Chiến lược này và chu kỳ kế hoạch 5 năm. Nhiều chức năng quản lý lưu vực sông cơ bản của Ủy hội đòi hỏi phải có cách tiếp cận tổng hợp thông qua xây dựng kế hoạch chương trình có điều phối, giám sát và báo cáo chung toàn bộ chương trình. Hơn nữa, Ủy hội sông Mê Công quốc tế đang hoàn chỉnh một cơ chế để qua đó kinh phí của các chương trình cũng sẽ phân bổ cho các hoạt động chung và lồng ghép giữa các chương trình. Để cải thiện các mối liên kết giữa các chương trình của Ban Thư ký Ủy hội và các cơ quan nước thành viên và sẵn sàng chuẩn bị cho việc phân cấp, Uỷ hội sẽ tăng cường điều phối giữa các chương trình ở cấp Ban Thư ký Ủy hội và giữa Ban Thư ký Ủy hội với các cơ quan nước thành viên nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Tranh thủ các kiến nghị đã được thực hiện từ Đánh giá độc lập về tổ chức của Ủy hội, Ủy hội sẽ tăng cường bố trí công tác điều phối và truyền thông giữa các chương trình để bảo đảm tính nhất quán trong quản lý chương trình. Cùng với việc chia xẻ kinh phí chương trình chung cho các hoạt động chung, việc tăng cường tổ chức điều phối và truyền thông giữa các chương trình còn để cải thiện hiệu quả đạt được trênchi phí trong quản lý chương trình. Ban Điều phối kỹ thuật (TCU) sẽ làm việc với các chương trình của Ủy hội và các Đối tác Phát triển để hài hòa hơn các quy trình xây dựng chương trình trong tương lai, phù hợp với các nguyên tắc cải thiện điều phối, tăng cường hội nhập và thống nhất viện trợ. Các cuộc họp định kỳ về điều phối và quản lý chương trình, hiện đang được TCU trực thuộc Văn phòng Giám đốc điều hành (CEO) tổ chức sẽ là một cơ chế quan trọng đối với các chương trình của Ủy hội để thảo luận các hoạt động chung và bất kỳ vướng mắc nào trong việc cung cấp các dịch vụ đã được thỏa thuận và tìm ra các giải pháp. Chương trình công tác hàng năm của Ủy hội sẽ đưa ra cách thức điều phối tốt hơn cách tiếp cận thực hiện chương trình và qua đó sẽ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch Chiến lược.

Page 61: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 46

Ban Thư ký Ủy hội sẽ tiếp tục phát triển năng lực của mình để có thể chủ động và ứng phó với các vấn đề mới xuất hiện trong Lưu vực đòi hỏi có thông tin và phân tích nhanh, ví dụ ứng phó với các sự kiện lũ lụt và hạn hán cực đoan, vận hành thủy điện không chuẩn mực hay các sự cố ô nhiễm. Việc cấp kinh phí và phân bổ nguồn lực chương trình đòi hỏi mức độ linh hoạt phù hợp với vai trò đó cộng với sử dụng có mục tiêu Quỹ Ủy thác Quản lý nước. Việc tổ chức quản lý chương trình trong Ủy hội sẽ được đánh giá cho phù hợp với các nhu cầu của cách tiếp cận phân cấp hơn, học hỏi những bài học từ các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác trong khi vẫn cho phép linh hoạt phản ánh các nhu cầu của các chương trình cụ thể. Vấn đề này bao gồm các yếu tố của mọi chương trình như cơ cấu biên chế của Ban Thư ký Ủy hội, các ban chương trình quốc gia, các tổ chức tư vấn vùng và/hoặc các ban chỉ đạo, cũng như các nhóm công tác kỹ thuật vùng và quốc gia.

CÁC VẤN ĐỀ THỂ CHẾ

4.1 Vai trò và trách nhiệm của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công, Ban Thư ký các Ủy ban Mê Công quốc gia và các cơ quan ngành quốc gia

Các Ủy ban Mê Công quốc gia ở các nước thành viên được thành lập như là các cơ chế hợp tác để bảo đảm lồng ghép và hiệp lực giữa các ngành. Thông qua Ban Thư ký của mình, các Ủy ban Mê Công quốc gia điều phối công tác của Ủy hội ở cấp quốc gia và tạo ra các mối liên kết giữa Ban Thư ký Ủy hội và các cơ quan ngành liên quan trong việc thực hiện các chương trình của Ủy hội. Các Ban Thư ký của Ủy ban Mê Công quốc gia hỗ trợ kỹ thuật và hành chính cho các thành viên nước mình trong Ủy ban Liên hợp và Hội đồng Uỷ hội, giữ vai trò tích cực việc chủ trì xây dựng các quan điểm quốc gia về các vấn đề chính sách liên quan, và tạo ra diễn đàn thảo luận giữa các cơ quan. Các cơ quan ngành chủ trì việc thảo luận về các triển vọng kỹ thuật và các vấn đề thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Việc tổ chức thực hiện trong một vài năm qua chứng tỏ là thiết thực và hiệu quả khi các cơ quan ngành liên quan chủ trì việc thực hiện kỹ thuật thuộc quyền hạn trong quốc gia và các Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia điều phối công tác giữa các cơ quan khác nhau và chủ trì việc lập báo cáo và truyền thông. Ở cấp vùng, Ban Thư ký Ủy hội tạo thuận lợi cho việc thảo luận, thương lượng và truyền thông trong vùng, cung cấp hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật về các vấn đề toàn lưu vực và giám sát toàn bộ việc thực hiện. Đối với các chương trình liên ngành, các Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia, với sự hỗ trợ của Ban Thư ký Ủy hội, sẽ chủ trì các quá trình trong nước nhằm xác định các cơ chế thích hợp nhất cho việc thực hiện các hoạt động liên quan và lồng ghép các sản phẩm của Ủy hội vào các quy trình quy hoạch và hệ thống hành chính quốc gia. Đối với các chương trình nào chỉ có một ngành tham gia, thì theo thủ tục quốc gia Một vài cơ chế đã được Ủy hội khởi xướng, trong đó các cơ quan ngành có vai trò lớn hơn trong việc chủ trì thực hiện các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông theo chức năng ngành. Kinh nghiệm này tạo ra cơ sở cho các cuộc thảo luận chi tiết về việc tuần tự phân cấp trong tương lai. Các ví dụ bao gồm:

Page 62: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 47

Giám sát chất lượng nước theo Chương trình Môi trường do các phòng thí nghiệm quốc gia đã được chỉ định thực hiện, với việc xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật và tài chính giảm dần của Ban Thư ký Ủy hội;

Các nhóm công tác vùng được thành lập theo Chương trình Sử dụng nước từ 2000 đến 2008 để xây dựng các Thủ tục của Ủy hội, và

Công tác quy hoạch lưu vực theo Chương trình Qui hoạch phát triển Lưu vực, đã thành lập các nhóm công tác quốc gia, các nhóm công tác tiểu vùng, các nhóm công tác kỹ thuật vùng, với các cơ chế điều phối do các Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia ở mỗi nước, xây dựng.

Trong chu kỳ Kế hoạch Chiến lược này, Ủy hội sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng nhiều hoạt động tổ chức thực hiện với các Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia và các cơ quan ngành để từng bước tăng cường vai trò quốc gia làm chủ trong việc thực hiện và cấp kinh phí cho một số chức năng cơ bản. Mục đích này là để giảm dần toàn bộ chi phí hoạt động của Ủy hội xuống mức mà các nước thành viên sẽ có đủ khả năng duy trì các hoạt động thường xuyên của Ủy hội vào năm 2030. Để điều đó diễn ra, năng lực nhân viên quốc gia của các cơ quan nước thành viên phải được tiếp tục phát triển. Những chức năng đòi hỏi được thực hiện và giám sát khách quan vẫn được Ban Thư ký Ủy hội thực hiện và chịu trách nhiệm trực tiếp.

4.2 Cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký MRC – cùng thường trực ở 2 địa điểm (OSP và OSV)

Năm 2009, Hội đồng Ủy hội quyết định việc thường trực Ban Thư ký Ủy hội ở 2 địa điểm, là Văn phòng Ban Thư ký ở Phnôm Pênh (OSP) và Văn phòng Ban Thư ký ở Viêng Chăn (OSV). Quyết định này thể hiện một giải pháp thay thế có hiệu quả chi phí so với thông lệ trước đây quay vòng Ban Thư ký 5 năm một lần giữa 2 địa điểm. Vụ Hỗ trợ kỹ thuật và Vụ các hoạt động của Ban Thư ký đóng tại Văn phòng Phnôm Pênh còn Vụ Kế hoạch và Vụ Môi trường đóng tại Văn phòng Viêng Chăn. Hình 3 trình bày các dòng báo cáo trong Ban Thư ký Ủy hội.

Page 63: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 48

Hình 3: Cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công

4.3 Điều phối vùng Ủy hội điều phối các hoạt động của mình ở cấp tổ chức và cấp chương trình với các đối tác đối thoại của Trung Quốc và Myanmar, các sáng kiến và tổ chức khác trong vùng như ASEAN và GMS và các chương trình của các đối tác phát triển đa phương và song phương. Hợp tác vùng phản ánh sự chuyển hướng tới cách tiếp cận “toàn lưu vực” và các lợi ích tạo ra từ những hiệp lực hợp tác kinh tế và ngành liên quan. Hợp tác với các Đối tác Đối thoại của Ủy hội sẽ được tăng cường thông qua việc trao đổi chuyên gia, tiếp tục thành lập các nhóm công tác và các nghiên cứu chung và xây dựng các khóa đào tạo chung. Các mối quan hệ giữa Ủy hội và các tổ chức và sáng kiến khác trong vùng sẽ tập trung vào hợp tác kỹ thuật và xây dựng năng lực hướng tới các mục tiêu chính sách chung (xem Phụ lục 3). Ví dụ, Chương trình Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) cũng khuyến khích việc hội nhập vùng, tập trung vào việc xây dựng năng lực, phát triển kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới và giải quyết các mối quan tâm về môi trường. Với sứ mệnh và vị trí duy nhất của mình về quản lý tài nguyên nước Mê Công, Ủy hội có thể tăng cường các mối quan hệ và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn với các sáng kiến khác trong vùng về các lĩnh vực mà năng lực đã được xây dựng và tăng cường, và về các lĩnh vực mà các nỗ lực hợp tác có thể đạt được các lợi ích phát triển lớn hơn và giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Page 64: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 49

KHUNG TÀI CHÍNH

4.4 Nguồn kinh phí cho các chức năng cơ bản của Ủy hội sông Mê Công quốc tế– hướng tới tự chủ tài chính bền vững Những năm từ 2011 đến 2015 là giai đoạn chuyển đổi với việc thực hiện đầy đủ khái niệm các chức năng cơ bản và tự chủ về tài chính mà sẽ được thực hiện dần trong 20 năm. Để xác định rõ ràng hơn việc phân bổ ngân sách và các nguồn kinh phí, trong năm 2011 sẽ bắt đầu có những thay đổi thuật ngữ về ngân sách của Ủy hội như mô tả ở Hình 4. Những thay đổi đó phản ánh phương hướng chiến lược của Ủy hội tiến tới thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội và tạo điều kiện báo cáo rõ ràng hơn mức tăng dần về đóng góp tài chính cho tổ chức của các nước thành viên. Hình 4: Cơ cấu Ngân sách của Ủy hội sông Mê Công (từ 2011)

Nguồn kinh phí: Ngân sách chi tiêu hoạt động (OEB) = các khoản đóng góp trực tiếp của nước thành viên cho Ủy

hội + quản lý phí (các dự án do đối tác phát triển tài trợ) Ngân sách dịch vụ chung = OEB + hỗ trợ thể chế của các đối tác phát triển cho các vị trí hành

chính cụ thể (hạn chế và giảm dần) Ngân sách chương trình công tác = Hỗ trợ của đối tác phát triển + đóng góp của các nước thành

viên (kể cả kinh phí quốc gia từ chính phủ cấp cho các cơ quan ngành của nước thành viên để các cơ quan này thực hiện các chức năng cơ bản )

Ngân sách dự án phát triển liên quan = đầu tư của các đối tác phát triển trực tiếp cho các nước thành viên, cộng với hỗ trợ kỹ thuật song phương kèm theo

Các thuật ngữ mới phản ánh sự liên kết chặt chẽ hơn với các chức năng chủ yếu của Ủy hội và tách ngân sách dịch vụ chung (trước đây gọi là ngân sách thường xuyên) cấp kinh phí cho các chức năng quản lý và hành chính của Ban Thư ký ra khỏi ngân sách chương trình công tác. Ngân sách dịch vụ chung sẽ được tài trợ bằng: (i) tăng mức đóng góp trực tiếp của các nước thành viên; (ii) quản lý phí cho giai đoạn ngắn và trung hạn (quản lý phí sẽ giảm đi khi hỗ trợ vùng của các đối tác phát triển giảm dần, ứng với các dấu hiệu gia tăng thành tựu kinh tế của các nước thành viên) và (iii) hỗ trợ thể chế vẫn còn ở mức nào đó trong giai đoạn ngắn hạn.

OEB

Ngân sách chương trình công tác

Kinh phí của dự án phát triển liên quan

Chức năng hành chính & quản lý

Ban Thư ký

Chức năng QL lưu vực sông & chức năng xây dựng năng

lực & phát triển công cụ

Ngân sách dịch vụ chung

Page 65: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 50

Ngân sách chương trình công tác sẽ cấp kinh phí cho các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông, phát triển các công cụ và xây dựng năng lực. Trong giai đoạn ngắn hạn đến trung hạn, phần lớn ngân quỹ sẽ tiếp tục lấy từ nguồn hỗ trợ của các đối tác phát triển, song bắt đầu từ giai đoạn Kế hoạch 2011-2015, ngân quỹ này sẽ tăng dần qua các nguồn ngân sách của các cơ quan ngành dành cho công việc được phân cấp do chính các cơ quan đó triển khai theo khung tổng thể vùng của Ủy hội. Một số vị trí kỹ thuật chính hiện đang được các nước thành viên tài trợ qua ngân sách chi tiêu hoạt động (OEB) sẽ tiếp tục được các nước thành viên tài trợ, nhưng sẽ được nhập vào ngân sách chương trình công tác, nhằm tách bạch hơn các khoản chi tiêu hành chính với chi tiêu cho chương trình công tác. Các nguồn tài trợ tiềm năng cho ngân sách chương trình công tác cần được phân tích thêm. Các nguồn này gồm có phí cấp phép hoặc lệ phí thu trực tiếp liên quan đến các dịch vụ quản lý lưu vực sông do Ủy hội cung cấp. Sẽ cố gắng thu thập cho Ủy hội các hướng dẫn về các phương án lựa chọn khả dĩ từ các tổ chức lưu vực sông khác . Các khoản ngân quỹ khác hỗ trợ đầu tư hay các sáng kiến liên quan thu được sẽ được ghi vào Ngân sách tài trợ dự án phát triển liên quan, do kết quả của khung hợp tác vùng mà Ủy hội tạo ra. Ví dụ, các khoản ngân quỹ này gồm có việc tài trợ trực tiếp cho các nước thành viên thực hiện các hợp phần quốc gia của Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công (M-IWRMP), là dự án gắn kết thực chất với chương trình công tác của Ủy hội.

4.5 Cách tiếp cận nguồn kinh phí và lộ trình tài chính

(i) Ngân sách dịch vụ chung Việc xác định quy mô và các nguồn kinh phí trong tương lai cho cả ngân sách dịch vụ chung và ngân sách chương trình công tác và tính bền vững về tài chính dài hạn của Ủy hội sông Mê Công đòi hỏi phải phân tích sâu rộng về những chức năng cơ bản nào sẽ được chuyển giao cho các cơ quan ngành nước thành viên và vào thời gian nào. Công tác phân tích này sẽ còn đánh giá quy mô của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công trong tương lai và kết quả là lộ trình sẽ được xây dựng có tham vấn chặt chẽ với các nước thành viên vào cuối năm 2011. Công thức hiện nay để tính mức đóng góp của các nước thành viên cho ngân sách chi tiêu hoạt động sẽ hết hạn vào năm 2014 và theo những dự báo hiện nay thì đến thời điểm đó, ngân quỹ này sẽ lên tới 2,15 triệu USD, xấp xỉ 62% ngân sách dịch vụ chung (tính theo các điều kiện của năm 2011). Đến cuối năm 2011, sau khi đưa ra được các dự báo về các nhu cầu ngân sách trong tương lai, sẽ bắt đầu một quy trình để các nước thành viên xem xét lại công thức hiện nay và quy mô đóng góp của quốc gia trong tương lai cho Ủy hội, nhằm xác định cách thức có thể giải quyết mức cam kết ban đầu của các nước thành viên là cấp toàn bộ tài chính cho ngân sách dịch vụ chung của Ủy hội (trước đây gọi là ngân sách thương xuyên) vào năm 2014. Ngân sách dịch vụ chung dự kiến sẽ giảm từ mức ngân sách của năm 2011 theo thời gian khi các cơ quan ngành nước thành viên thực hiện nhiều hoạt động hơn. Tuy nhiên, ngân sách dịch vụ chung sẽ không giảm ngay vì còn có một số chi phí cố định liên quan đến các hoạt động của Ban Thư ký do khoảng cách thời gian dự kiến để đảm bảo xây dựng năng lực cần thiết của quốc gia. Việc đánh giá tài chính được triển khai trong năm 2011 sẽ đồng thời đánh giá lại mức lệ phí quản lý và hành chính thu từ hỗ trợ các chương trình của Ủy hội bằng nguồn tài trợ bên ngoài.

Page 66: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 51

(ii) Ngân sách chương trình công tác

Các mục tiêu của Kế hoạch Chiến lược 2011–2015 nhấn mạnh đến việc duy trì vai trò quan trọng của Ủy hội trong việc hỗ trợ các nước thành viên thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các chức năng cơ bản của Ủy hội, nhất là bảy chức năng quản lý lưu vực sông và công tác xây dựng năng lực liên quan. Cách tiếp cận này không chỉ khởi xướng việc đóng góp của các nước thành viên mà còn tạo nền móng cho “việc hỗ trợ toàn bộ chương trình công tác” như một cơ chế tài trợ cả gói linh hoạt để thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội trong tương lai với những đóng góp của các đối tác phát triển và các nước thành viên. Quỹ Ủy thác quản lý nước của Ủy hội được thành lập năm 2005 là ví dụ về một cơ chế như vậy. Mục tiêu của quỹ là cung cấp hỗ trợ chiến lược và linh hoạt cho việc xây dựng chương trình của Ủy hội và tạo thuận tiện cho Ủy hội xây dựng và thực hiện chương trình của mình ứng phó với những vấn đề mới xuất hiện ở lưu vực nhằm hoàn thành chức năng và nhiệm vụ quản lý và phát triển tài nguyên nước xuyên biên giới của Ủy hội. Quỹ Ủy thác quản lý nước còn tạo ra các bài học cho một quỹ chương trình lớn hơn dành các chức năng cơ bản trong tương lai. Để đi đến tài chính bền vững vào năm 2030, mô hình ngân quỹ của Ủy hội đòi hỏi phải tăng đáng kể việc đóng góp của các nước thành viên cho các chức năng cơ bản của Ủy hội. Trong giai đoạn chuyển đổi, việc tài trợ cho các chức năng cơ bản sẽ bao gồm hỗ trợ từ bên ngoài và các mức đóng góp tăng dần của các nước thành viên. Những nguồn ngân quỹ này hy vọng sẽ được rót trực tiếp cho các cơ quan ngành có vai trò thực hiện các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông. Khi việc chuyển đổi tiến triển và mức độ hỗ trợ từ bên ngoài giảm đi, thì đóng góp của nước thành viên cần được tăng lên, qua việc tăng ngân sách cho cơ quan ngành thực hiện các hoạt động trực tiếp và qua việc chính phủ trung ương đóng góp cho Ủy hội để thực hiện những chức năng cơ bản nào vẫn cần sự tham gia của Ban Thư ký Ủy hội. Một khi các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông được làm rõ và hoàn thiện thì những liên can chi phí về đóng góp của các nước thành viên cho mọi chức năng cơ bản khác của Ủy hội sẽ được thảo luận chi tiết hơn vào cuối năm 2011. Quy mô phân bổ sự đóng góp của chính phủ sẽ được đánh giá cùng với thảo luận về những đóng góp dài hạn của các nước thành viên cho ngân sách dịch vụ chung. Đối với những nước có tình trạng kinh tế thấp hơn, có thể cần xác định những dàn xếp tài trợ có tính chiến lược ví như một cơ chế hỗ trợ trong giai đoạn chuyển đổi. Do mục tiêu của tổ chức chuyển dịch, vượt ra ngoài việc phát triển các công cụ và xây dựng các cơ sở dữ liệu để trở thành tổ chức có vai trò lớn hơn về điều phối và quản lý, cho nên quy mô ngân sách chương trình công tác được dự báo sẽ giảm xuống mức mà các nước thành viên có thể tài trợ hoàn toàn. Một số thay đổi quan trọng sẽ là:

Giảm toàn bộ ngân sách của Ủy hội theo thời gian từ khi tổ chức chuyển sang phương thức tác nghiệp nhiều hơn, và

Tăng đáng kể các khoản đóng góp của các nước thành viên cho ngân sách của Ủy hội (cả bằng tiền lẫn hiện vật) đến mức các nước thành viên tự chủ tài chính vào năm 2030, và thu hẹp khoảng cách rõ ràng vào năm 2020.

Page 67: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 52

Giống như ngân sách dịch vụ chung, quy mô những đóng góp của chính phủ cho ngân sách chương trình công tác sẽ tùy thuộc vào tình trạng kinh tế của từng nước thành viên và cần phản ánh được Chương trình nghị sự Hội nhập ASEAN (xem mục 2.7). Một số giải pháp thay thế cần được nghiên cứu như một phần của lộ trình phân cấp , bao gồm các mức đóng góp thay đổi , hỗ trợ song phương trực tiếp cho từng nước, để hỗ trợ các nước đó đóng góp thực hiện các hoạt động có tính chất vùng.

4.6 Hướng tới nâng cao hiệu quả viện trợ của Ủy hội sông Mê Công Tham vấn thường xuyên ở cấp chiến lược giữa Ủy hội và các Đối tác Phát triển được tiến hành qua Nhóm Tham vấn nhà tài trợ và các cuộc họp không chính thức với nhà tài trợ. Tại các cuộc tham vấn này, các cơ quan của đối tác phát triển và Ủy hội làm việc với nhau để cập nhật Lộ trình Hiệu quả viện trợ của Ủy hội sông Mê Công và đã đạt được thỏa thuận về một số bước đề xuất tiến tới nâng cao hiệu quả viện trợ và tăng cường hài hòa giữa các nhà tài trợ. Hoạt động giám sát Lộ trình được cải thiện, đang được xây dựng như một phần trong Hệ thống Quản lý Hiệu quả thực hiện của Ủy hội. Hỗ trợ ’truyền thống‘ của các nhà tài trợ cho Ủy hội được rót qua các chương trình của Ủy hội. Do vậy, các bước tiến hành hướng tới hài hòa hỗ trợ cấp chương trình sẽ được thúc đẩy trong chu kỳ Kế hoạch Chiến lược này, bao gồm: Báo cáo chung: Thỏa thuận của Ủy hội về cấp kinh phí theo hợp phần qui định

rằng báo cáo tiến độ là chung và kế hoạch thời gian phải thống nhất hoàn toàn. Cách tiếp cận báo cáo chương trình chung sẽ được duy trì trong các thỏa thuận tài chính trong tương lai.

Đánh giá chung: các chương trình do nhiều nhà tài trợ cấp kinh phí sẽ được đánh giá bởi một nhóm đáng giá hỗn hợp.

Đồng bộ các chu kỳ quy hoạch chiến lược và tài chính: thời gian tồn tại của các chương trình thường đồng bộ với chu kỳ quy hoạch chiến lược của Ủy hội. Việc đồng bộ giữa chu kỳ tài chính và chu kỳ quy hoạch chiến lược có thể mang lại một số lợi ích về hiệu quả viện trợ. Việc xây dựng Kế hoạch Chiến lược tiến hành trước một năm việc xây dựng các giai đoạn chương trình mới trong tương lai sẽ cải thiện việc thống nhất thiết kế chương trình với toàn bộ các mục tiêu tổ chức và góp phần thống nhất viện trợ.

Mức độ thống nhất cao hơn ở cấp tổ chức (tương đương với hỗ trợ ngân sách) là mục tiêu cuối cùng trong quá trình chuyển dịch từng bước từ hỗ trợ cấp chương trình sang hỗ trợ toàn bộ chương trình công tác, kể cả hỗ trợ các chức năng cơ bản. Ủy hội sẽ làm việc với nhóm các đối tác phát triển có quan tâm trong giai đoạn chuyển đổi, để xây dựng một khung chi tiết hơn về hỗ trợ toàn bộ chương trình, được hiểu như một thỏa thuận tài trợ trọn gói linh hoạt.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VÀ NĂNG LỰC

4.7 Cách tiếp cận phát triển nhân lực và năng lực giai đoạn 2011-2015

Kế hoạch phát triển nhân lực và năng lực của Ủy hội tập trung vào tuyển dụng và giữ được các nhân viên có trình độ cao cho Ban Thư ký Ủy hội nhằm đảm bảo Ủy hội tiếp tục theo đuổi Tầm nhìn của mình như đang được công nhận là một tổ chức lưu vực sông có danh tiếng trên thế giới, cũng như phát triển năng lực cho các cơ quan các nước thành viên để thực hiện một số chức năng cơ bản của Ủy hội. Điều đó đòi hỏi việc cải cách các chính sách và thủ tục về nhân lực của Ủy hội, mà các kiến nghị

Page 68: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 53

tương ứng được đưa ra trong năm 2010 sẽ được thảo luận thêm ngay từ đầu giai đoạn Kế hoạch Chiến lược này. Để phù hợp với việc chuyển đổi của Ủy hội tiến tới phương thức mới trong việc thực hiện dài hạn một số chức năng nhất định, ba yếu tố trong kế hoạch phát triển nhân lực và năng lực của Ủy hội hỗ trợ Kế hoạch Chiến lược này là:

Phát triển nhân lực và năng lực và tăng cường các hệ thống quản lý, Phát triển thể chế, và Tạo môi trường thuận lợi với các khung chính sách và pháp lý, để hỗ trợ việc

chuyển đổi.

Kế hoạch phát triển nhân lực và năng lực sẽ phù hợp với bảy chức năng quản lý lưu vực sông và sẽ tập trung vào những khoảng cách về năng lực ở các Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia, các cơ quan ngành liên quan và Ban Thư ký Ủy hội. Phân tích và đánh giá chi tiết năng lực của từng nước thành viên sẽ được chuẩn bị. Bước đầu tiên sẽ trang bị cho các bên liên quan các kiến thức và phương thức mà Ủy hội xây dựng và quản lý đến nay, cũng như giúp họ có thể sử dụng các nguồn lực này một cách thiết thực, có cải tiến và hiệu quả hơn.

Cách tiếp cận tập trung vào hiệu quả thực hiện sẽ được đưa vào sử dụng nhằm thống nhất hiệu quả thực hiện của từng cá nhân với hiệu quả thực hiện của chương trình, tổ chức và cơ quan. Các Ủy ban Mê Công quốc gia và các chương trình sẽ xác định các mục tiêu hiệu quả thực hiện và sau đó xây dựng khung, các phương pháp luận và các công cụ đánh giá các nhu cầu thực hiện, phân tích thể chế và tổ chức và qua đó sẽ giúp xác định:

Mức độ của những thay đổi mà mỗi cơ quan cần đạt được trong khoảng thời gian của Kế hoạch Chiến lược;

Các năng lực các cơ quan cần đạt được; Hỗ trợ thể chế và các cam kết chính trị để cho phép quá trình phát triển năng

lực được thực hiện; và, Khoảng cách tồn tại và các biện pháp can thiệp cho các hành động phát triển

năng lực cần có trong 5 năm từ 2011 đến 2015.

CÁCH TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI TIẾN TỚI PHƯƠNG THỨC PHÂN CẤP CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG CỦA ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG

Về lâu dài, mô hình của Ủy hội có 3 đặc điểm chính: (i) có Ban Thư ký Ủy hội nhỏ gọn hơn nhưng chủ động hơn; (ii) quốc gia thực hiện một số hoạt động nhất định của Ủy hội; và (iii) tài trợ cho các hoạt động vùng của Ủy hội theo khung thể chế được thỏa thuận. Các chức năng thiết yếu trong Ủy hội sẽ được duy trì lâu dài cùng Ủy hội và sẽ được các nước thành viên tài trợ toàn bộ vào năm 2030.

Page 69: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 54

4.8 Những nhân tố liên quan đến hướng dẫn quy trình phân cấp Các cuộc tham vấn ban đầu với các nước thành viên ở cấp quốc gia và vùng đã đi đến một phương thức mới trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội về lâu dài. Có ba yếu tố chính được nhận dạng để xác đinh có thể phân cấp những hoạt động nào và Ban Thư ký Ủy hội sẽ tiếp tục thực hiện những hoạt động nào.

Tính độc lập: cân nhắc đầu tiên và tách bạch giữa những chức năng cơ bản nào có thể phân cấp và những chức năng cơ bản nào đòi hỏi vai trò giám sát hay thực hiện độc lập của một tổ chức vùng như Ban Thư ký Ủy hội. Ví dụ về những chức năng cần thực hiện độc lập là việc thực hiện Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận của Ủy hội sẽ đòi hỏi vai trò thường trực của Ban Thư ký Ủy hội. Việc xác định các chức năng cơ bản để phân cấp và lộ trình liên quan sẽ được hoàn tất trong năm đầu của Kế hoạch Chiến lược, 2011-15.

Năng lực quốc gia: các nước thành viên có trình độ năng lực kỹ thuật và quản lý khác nhau về một số ngành và lĩnh vực, ví dụ Thái Lan và Việt Nam có thể có năng lực cao hơn Campuchia và CHDCND Lào về các lĩnh vực như mô hình hóa, dự báo và hỗ trợ quy hoạch ngành.

Năng lực tài chính: các nước thành viên đạt được các trình độ phát triển kinh tế khác nhau, trong đó Thái Lan là nước phát triển nhất trong khi Campuchia và CHDCND Lào đang cố gắng bứt ra khỏi tình trạng nước kém phát triển nhất trong thập kỷ tới. Các nước thành viên còn có các nhu cầu và các ưu tiên khác nhau về hợp tác và quản lý sông Mê Công. Vấn đề đó được phản ánh qua các khoản phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ quan ngành làm việc về các vấn đề Mê Công. Tình hình này chắc sẽ thay đổi nhanh khi vùng này phát triển nhiều hơn và các khoản thu ngân sách tăng lên, nhưng trong khi đó có thể vẫn cần một số thỏa thuận hỗ trợ có mục tiêu, kể cả hỗ trợ trực tiếp song phương .

4.9 Chuyển đổi từng bước cách thức hoạt động mới

Thay đổi bố trí thể chế để thực hiện một số chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông của Ủy hội và thời gian cần thiết để thay đổi gắn liền với những nguyên tắc tăng cường vai trò làm chủ của quốc gia và tính bền vững của tổ chức. Các câu trả lời cho hai vấn đề này là (i) những chức năng cơ bản nào đòi hỏi được tổ chức thực hiện độc lập thông qua Ban Thư ký Ủy hội, và (ii) những vai trò và trách nhiệm nào của Ban Thư ký Ủy hội, Ủy ban Mê Công quốc gia, Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia và các cơ quan ngành liên quan đến công việc của Ủy hội ở các cấp chiến lược và chương trình theo phương thức thực hiện mới, sẽ ảnh hưởng ở mức nào đó đến việc tổ chức Ban Thư ký Ủy hội trong tương lai. Nhu cầu hiện nay là tăng cường các mối liên kết giữa các hoạt động của Ủy hội với các hoạt động quản lý tài nguyên nước quốc gia của các nước thành viên, cũng như cải thiện hơn nữa vai trò liên lạc và điều phối của các Ủy ban Mê Công quốc gia (qua các Ban Thư ký của từng Ủy ban) ở cấp chính sách và chiến lược, đồng thời khuyến khích các mối liên kết hiệu quả hơn với các cơ quan ngành quốc gia về các vấn đề thực hiện. Giai đoạn từ 2011 đến 2015 nói chung được thừa nhận là thời gian chuyển đổi có tính quyết định để chuẩn bị cho Ủy hội và các nước thành viên một phương thức thực hiện phân cấp một số các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông.

Page 70: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 55

Các đề xuất sơ bộ đối với việc chuyển đổi từng bước có thể phân nhóm trên cơ sở các liên can về kinh phí và các mối liên kết giữa điều phối và thực hiện ở cả cấp quốc gia lẫn cấp vùng. Những cuộc thảo luận và tham vấn ban đầu với các cơ quan ngành và các Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia đã khẳng định ý tưởng chung về việc chuyển đổi từng bước để hướng tới việc quốc gia đảm trách thực hiện nhiều hơn và có trách nhiệm tài chính cao hơn đối với các chức năng cơ bản của Ủy hội. Các ví dụ về các hoạt động chức năng nào đòi hỏi các khung thời gian phân cấp khác nhau đã được xác định, trong khi các hoạt động khác vẫn thuộc trách nhiệm thực hiện của Ban Thư ký Ủy hội.

1. Những hoạt động đang được các nước thành viên thực hiện hay các hoạt động mà các nước thành viên có khả năng nhất và sẵn sàng thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật giảm dần từ Ban Thư ký Ủy hội: những hoạt động nền tảng là những hoạt động mà các cơ quan của các nước thành viên có thể thực hiện với sự điều phối của Ban Thư ký Ủy hội trong chu kỳ Kế hoạch Chiến lược này. Hỗ trợ điều phối cần thiết bao gồm tạo thuận lợi cho các hoạt động quốc gia theo một khung chung của vùng, hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật, cũng như hỗ trợ kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, phát triển năng lực ngắn hạn và lập báo cáo. Những ví dụ về các hoạt động như vậy có thể là những hoạt động đã được ủy thác cho các cơ quan các nước thành viên và đối với các hoạt động này, Ủy hội đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và phát triển năng lực, như duy trì và tăng cường quan trắc khí tượng-thủy văn, các trạm giám sát chất lượng nước và sức khỏe cuộc sống dưới nước, cũng như thu thập thông tin và số liệu về các điều kiện KT-XH của Lưu vực Mê Công trong phạm vi biên giới quốc gia.

2. Những hoạt động có thể được thực hiện dần ở cấp quốc gia trong 10 năm tới với sự hỗ trợ kỹ thuật giảm dần từ Ban Thư ký Ủy hội: Các hoạt động này là các hoạt động được đề xuất để các cơ quan nước thành viên thực hiện dần từ năm 2015 và sẽ thực hiện hoàn toàn sau năm 2020 là thời điểm mà năng lực của các cơ quan nước thành viên đã được phát triển và tăng cường. Những ví dụ của các hoạt động này có thể là những hoạt động có tính chất liên ngành và đòi hỏi có sự lồng ghép tốt hơn và cách tiếp cận có điều phối trong kế hoạch và thực hiện giữa các cơ quan chịu trách nhiệm của các nước thành viên, như hỗ trợ quy hoạch cho các ngành, ví dụ xây dựng chiến lược ngành, các đánh giá ngành và dự báo lũ lụt trong vùng là những hoạt động đòi hỏi các trung tâm dự báo quốc gia phải có đầy đủ các chức năng để vận hành.

3. Những hoạt động có thể từng bước thực hiện ở cấp quốc gia trong 15-20 năm tới với sự hỗ trợ kỹ thuật giảm dần, nhưng tập trung và chuyên sâu và chuyển giao kiến thức của Ban Thư ký Ủy hội: Các hoạt động này đòi hỏi mức độ hỗ trợ thực hiện của Ban Thư ký Ủy hội trong 10 năm tới giống như mức độ hỗ trợ thực hiện cần cho giai đoạn Kế hoạch Chiến lược gần đây nhất. Giai đoạn chuyển đổi này có thể bắt đầu sau năm 2020 và sẽ trải qua thêm 2 chu kỳ kế hoạch chiến lược.

THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Việc tham gia rộng rãi hơn, có cơ cấu hơn của các bên liên quan sẽ nâng cao vai trò làm chủ và điều phối vùng giữa một nhóm lớn các bên liên quan với các nước thành viên. Trong giai đoạn kế hoạch Chiến lược này, Ủy hội sẽ tiếp tục tăng cường các cơ chế hiện có để thu hút sự tham gia của các thành viên của các tổ chức công chúng, xã

Page 71: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 56

hội dân sự và các cộng đồng địa phương tham gia các hoạt động của Ủy hội. Các hoạt động này bao gồm việc thực hiện Chiến lược Truyền thông và Chính sách Công khai số liệu, thông tin và kiến thức, Kế hoạch Phát triển lưu vực, Kế hoạch tham gia của các bên liên quan và truyền thông, xây dựng chương trình có sự tham gia cũng như các cơ chế khác của Ủy hội để tăng cường thu hút các bên liên quan tham gia xây dựng chính sách và chiến lược của Ủy hội.

RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO Bất kỳ quy trình quy hoạch chiến lược nào cũng đều có các giả định để làm cơ sở và các hoạt động phát triển không lường trước luôn luôn có cơ hội diễn ra và có thể ảnh hưởng đến khả năng của một tổ chức thực hiện tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược (mục tiêu và kết quả) của mình. Một số rủi ro tiềm tàng mà Kế hoạch Chiến lược này gặp phải được trình bày dưới đây cùng các biện pháp ứng phó. Mặc dù giữa các rủi ro có mối liên quan chặt chẽ với nhau ở cấp chiến lược của tổ chức và các mối liên quan cụ thể của từng chương trình, việc quản lý những rủi ro có tính chiến lược có thể đòi hỏi một cách tiếp cận thích ứng của toàn bộ tổ chức, kể cả việc thống nhất lại các phương hướng nhất định của chương trình.

Sự kết hợp giữa các yếu tố khác nhau sẽ quyết định mức độ của từng rủi ro. Các yếu tố đó là (i) khả năng chắc chắn xảy ra của rủi ro, (ii) tính chất của rủi ro và tác động tiềm tàng và (iii) mức độ kiểm soát hoặc ảnh hưởng của một tổ chức có được đối với rủi ro nào đó.

Những rủi ro này và thành công của các chiến lược quản lý rủi ro sẽ được đánh giá như một phần trong báo cáo hiệu quả thực hiện hàng năm về Kế hoạch Chiến lược và được thảo luận ở cấp Ủy ban Liên hợp để có chỉ đạo khi cần thiết, và tư vấn qua các ban chỉ đạo chương trình.

Rủi ro Quản lý và giảm thiểu rủi ro Cấp độ rủi

ro 1. Động lực phát triển kinh tế

và viễn cảnh về các lợi ích ngắn hạn của tài nguyên nước làm lu mờ các chi phí dài hạn và/hoặc các tác động dự kiến về môi trường và xã hội của các đề xuất phát triển tài nguyên nước ở Hạ lưu Mê Công.

Cam kết của người đứng đầu chính phủ đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất đối với chức năng, nhiệm vụ của Ủy hội, việc thực hiện các thủ tục của Ủy hội và về khía cạnh bền vững của phát triển

Chiến lược Phát triển lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước với các kế hoạch thực hiện liên quan được Hội đồng Ủy hội thông qua tháng 1 năm 2011

Nỗ lực khuyến khích các nước thành viên phối hợp hoạt động trong Không gian Cơ hội Phát triển được xác định trong Chiến lược Phát triển Lưu vực IWRM

Các đánh giá kịch bản phản ánh các tác động dài hạn về môi trường và xã hội nếu quản lý tồi tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực

Phương án & kế hoạch giảm thiểu các tác động được dự báo sẽ được xác định & chủ động hướng dẫn cho các nước thành viên

L3a

2. Ủy hội không thu hút đầy Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 của Ủy hội tập M3b

Page 72: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 57

Rủi ro Quản lý và giảm thiểu rủi ro Cấp độ rủi ro

đủ hỗ trợ tài chính do tài trợ của nhà tài trợ trở nên khan hiếm vì chuyển sang các khu vực kém phát triển khác

trung vào các chức năng cơ bản và lồng ghép chương trình.

Mỗi chương trình được yêu cầu xác định các ưu tiên trong trường hợp không khắc phục được thiếu hụt tài trợ

Có thể cần đến các biện pháp khắc khổ và có thể yêu cầu các nước thành viên đóng góp bổ sung trong trường hợp không đạt được các dự báo về Phí Quản lý và Hành chính.

Sẽ tiến hành phân tích để xem xét các nguồn tài trợ khác cho ngân sách chương trình công tác, bao gồm lệ phí cấp phép hay lệ phí trực tiếp liên quan đến các dịch vụ quản lý lưu vực sông do Ủy hội cung cấp, và sẽ xây dựng các kế hoạch thu hút các nguồn tài trợ đó để thông qua và thực hiện

3. Đến cuối năm 2014 không hoàn thành được kế hoạch tài chính gia tăng đóng góp của các nước thành viên cho Ngân sách OEB sau 2014

Quá trình thương lượng về công thức đóng góp sau năm 2014 sẽ được bắt đầu ngay trong năm 2012

Sẽ xin ủy quyền đặc biệt hàng năm cho đến khi thỏa thuận được công thức đóng góp

M3b

4. Ban Thư ký Ủy hội được ven sông hóa hoàn toàn, nhưng không duy trì và cải thiện được các tiêu chuẩn năng lực kỹ thuật và chuyên môn cho việc hợp tác vùng

Đã thực hiện dần các thay đổi về cân đối nhân viên quốc tế và ven sông và việc này cần được tiếp tục theo cách củng cố thay vì làm suy yếu cơ sở hợp tác và hiệu quả của tổ chức

Phát triển năng lực tổng hợp và liên tục cho Ban Thư ký, và cuối năm 2012 lập xong kế hoạch chuyển giao năng lực và kỹ năng kỹ thuật từ các nhân viên quốc tế cho nhân viên chuyên môn ven sông trong thời gian chuyển đổi

Sẽ rà soát và điều chỉnh các quy trình tuyển dụng nhân viên ven sông để bảo đảm Ban Thư ký được biên chế với các nhà chuyên môn ven sông có trình độ

Tư vấn quốc tế sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật có mục tiêu

M3c

5. Các cơ quan nước thành viên không cam kết đảm nhiệm đầy đủ trách nhiệm đối với các hoạt động ở cấp quốc gia theo lộ trình thực hiện và phân cấp các chức năng cơ bản đã thỏa thuận

Xây dựng lộ trình thực hiện và phân cấp các chức năng cơ bản sẽ là quy trình có sự tham gia, trong đó sử dụng tham vấn đầy đủ với các cơ quan nước thành viên, nhất là các cơ quan thực hiện để có những đóng góp trực tiếp và bảo đảm các cơ quan đó tham gia đầy đủ và ngay từ đầu.

Các nhóm công tác vùng và quốc gia sẽ là các cơ chế và phương tiện chính thức để liên kết các nỗ lực vùng và quốc gia

Hệ thống báo cáo và đánh giá cung cấp cảnh báo sớm bất kỳ vấn đề mới xuất hiện nào

Các kế hoạch phát triển năng lực được thiết kế một cách thực tế theo các mức độ khả năng và dựa vào các nhu cầu năng lực của từng nước

M2a

Page 73: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 58

Rủi ro Quản lý và giảm thiểu rủi ro Cấp độ rủi ro

thành viên 6. Các cơ quan nước thành

viên thiếu các kế hoạch tài chính rõ ràng để thực hiện một số chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông ở cấp quốc gia

Trong 2011 sẽ xây dựng lộ trình kế hoạch tài chính để phân cấp , thông qua đầu năm 2012 trong đó ghi và định mức rõ mức đóng góp bằng hiện vật và tài chính của các cơ quan nước thành viên cho việc thực hiện các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông

Trong năm 2011 sẽ triển khai phân tích thể chế (về năng lực tổ chức, con người và tài chính của các cơ quan nước thành viên liên quan đến việc thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội) để hỗ trợ việc xây dựng lộ trình phân cấp , qua đó sẽ xem xét năng lực tài chính và lập kế hoạch tài chính của các cơ quan liên quan nước thành viên

Hệ thống báo cáo tiến độ sẽ định kỳ cập nhật tiến độ cho Ủy ban Liên hợp.

M2a

7. Thiếu điều phối ở cấp quốc gia và tham gia không đầy đủ của các cơ quan ngành liên quan, cản trở các mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các nỗ lực vùng và quốc gia

Các nhóm công tác quốc gia và các cơ chế làm việc hiện có khác đã được xây dựng theo các chương trình khác nhau của Ủy hội, sẽ tiếp tục được xây dựng và tăng cường để thực hiện các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông Trong năm 2011 sẽ triển khai phân tích thể chế (về năng lực tổ chức, con người và tài chính của các cơ quan nước thành viên liên quan đến việc thực hiện các chức năng cơ bản của Ủy hội) để hỗ trợ việc xây dựng lộ trình phan cấp , qua đó sẽ xác định rõ hơn vai trò và trách nhiệm của các Ủy ban Mê Công quốc gia và các Ban Thư ký và các cơ quan khác của nước thành viên

Cộng tác chặt chẽ hơn với các tổ chức và sáng kiến vùng cũng có thể giúp giảm nhẹ rủi ro này.

M2b

8. Phần lớn các cơ quan nước thành viên thiếu năng lực nhân viên đủ để đảm nhận trách nhiệm nhiều hơn trong việc thực hiện các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông

Các kế hoạch phát triển năng lực được thiết kế theo trình độ năng lực và dựa trên các nhu cầu năng lực của từng nước thành viên

Sẽ ưu tiên các nguồn lực và tập trung vào việc hỗ trợ xây dựng các năng lực cho các nước thành viên có năng lực thấp hơn

Sẽ tìm kiếm hỗ trợ song phương để giúp các cơ quan có năng lực thấp hơn

M2b

9. Nhiều đề xuất đập dòng chính ở Hạ Lưu Mê Công cùng một lúc trình cho Ủy hội đề nghị quy trình tham vấn trước và do vậy, có nhu cầu tham gia lớn của xã hội dân sự, dàn mỏng các nguồn lực nhân viên của Ủy hội

Nhóm công tác PNPCA của Ủy ban Liên hợp đang được thành lập với vai trò và nhiệm vụ rõ ràng

Nhóm đặc trách của Ban Thư ký Ủy hội gồm đại diện của các chương trình Ủy hội liên quan sẽ vạch ra một cơ chế làm việc sao cho tối ưu hóa các nguồn lực (thời gian của nhân viên, ngân quỹ)

Sẽ yêu cầu các thành viên Ủy ban Liên hợp đưa ra các chỉ dẫn sơ bộ về các khung thời gian theo đó từng dự án có thể trình chính thức cho Ban

M3b

Page 74: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 59

Rủi ro Quản lý và giảm thiểu rủi ro Cấp độ rủi ro

Thư ký Ủy hội theo Thủ tục PNPCA, cho phép lập kế hoạch nguồn lực tốt hơn

Có thể cần phân bổ lại một số ngân quỹ trong Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Lưu vực Mê Công (MIWRMP) và các chương trình khác.

Kinh nghiệm đáng kể sẽ được tích lũy từ quy trình tham vấn trước đầu tiên và quy trình này sẽ giúp hợp lý hóa các cuộc tham vấn tiếp theo.

Có thể cần phải điều chỉnh việc tổ chức thực hiện để kết hợp các hoạt động thẩm định cho nhiều hơn một đề xuất dự án.

10. Hợp tác với các nước ven sông thượng nguồn không được tăng cường như dự kiến

Sẽ duy trì đối thoại và trao đổi kỹ thuật thường xuyên ở cấp quản lý nhà nước và cấp chương trình

Sẽ tiếp tục trình bày việc phân tích các vấn đề liên quan đến các nước ven sông thượng nguồn một cách độc lập, khách quan và chuyên nghiệp.

L2b

Khả năng xảy ra: L (thấp), M (trung bình), H (cao) Tác động tiềm tàng: 1 (thấp), 2 (trung bình), 3 (cao) Mức độ kiểm soát: a (thấp), b (trung bình), c (cao)

Page 75: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 60

CHƯƠNG V QUẢN LÝ, BÁO CÁO, CẬP NHẬT HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Ủy hội sông Mê Công sẽ sử dụng việc giám sát, đánh giá và các đánh giá hiệu quả thực hiện ở các cấp khác nhau. Tiến độ đạt được Tầm nhìn Lưu vực được giám sát thông qua Báo cáo Hiện trạng Lưu vực xuất bản 5 năm một lần, trong khi tiến độ đạt được các mục tiêu và kết quả của Ủy hội đề ra trong Kế hoạch Chiến lược này được đánh giá và định kỳ cập nhật thông qua các Báo cáo Hiệu quả thực hiện hàng năm của Ủy hội sông Mê Công, có kết hợp với các báo cáo giám sát thực hiện của các chương trình của Ủy hội. Hiệu quả thực hiện của nhân viên đóng góp cho các kết quả của Ủy hội sẽ được đánh giá thông qua các kiểm điểm đánh giá hiệu quả thực hiện cá nhân. Chương này trình bày cách thức mà hệ thống quản lý hiệu quả thực hiện của Ủy hội đang được xây dựng và phù hợp với cách tiếp cận định hướng kết quả, là cần thiết để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch Chiến lược.

5.1 Quản lý hiệu quả thực hiện trong Ủy hội sông Mê Công: tổng quan Việc cải thiện hiệu quả thực hiện về mặt tổ chức phụ thuộc vào các số liệu định lượng và định tính đáng tin cậy có sẵn về hiệu quả thực hiện để nâng cao hiểu biết chung về những cơ hội và hạn chế tiềm tàng, và như vậy, dùng làm điểm xuất phát cho hành động chung trong tương lai. Tính trách nhiệm và minh bạch là hai nguyên tắc và nghĩa vụ chính phải được bảo đảm. Cách tiếp cận định hướng kết quả sẽ thúc đẩy các kết quả trong lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá và dựa vào nguyên tắc cam kết đạt được các kết quả. Cách tiếp cận này được dùng như một hướng dẫn để xác định các hoạt động và các chiến lược cho việc quản lý dự án/chương trình và tổ chức. Đồng thời cách tiếp cận này cần đơn giản để quản lý, và đạt hiệu quả trên chi phí để thực hiện. Đối với Ủy hội sông Mê Công quốc tế, những mục đích chính của việc áp dụng cách tiếp cận quản lý dựa vào kết quả là để cải thiện quá trình học hỏi của tổ chức và để hoàn thành các nghĩa vụ trách nhiệm thông qua công tác báo cáo hiệu quả thực hiện và từ đó đạt được những thay đổi quan trọng bằng việc cải thiện tính hiệu quả trong hoạt động của tổ chức. Để xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả thực hiện (PMS), Ủy hội đã xây dựng bộ nguyên tắc chỉ đạo, ràng buộc tổ chức trong một hệ thống không chỉ đánh giá bằng chứng các kết quả đạt được mà còn:

Đánh giá các điều kiện của chương trình để chứng minh mức độ xác đáng liên tục và sự ưu tiên công việc của chương trình;

Cân nhắc khả năng bền vững của các kết quả đạt được; Đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức quản lý,và Xác định nhu cầu về hệ thống phản hồi ý kiến về các bài học đúc kết được về

những gì đang làm để thích ứng với các điều kiện đang thay đổi và thúc đẩy cải thiện liên tục qua sử dụng nhanh các thông tin đó.

Một hệ thống thông tin đang được xây dựng để quản trị các dòng dữ liệu và thông tin phục vụ các mục đích quản lý hiệu quả thực hiện và hệ thống này sẽ xác định vai trò và trách nhiệm của các cơ quan của Ủy hội và các cơ quan nước thành viên. Các dòng báo cáo và các mối liên kết giữa các bên được mô tả liên quan đến hệ thống thông tin

Page 76: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 61

quản lý hiệu quả thực hiện được Ban Thư Ký Ủy hội quản trị tập trung. Các dòng báo cáo và các mối liên kết đó được trình bày chi tiết trong sổ tay hướng dẫn Hệ thống quản lý hiệu quả thực hiện và các tài liệu liên quan. Việc xây dựng Hệ thống quản lý hiệu quả thực hiện đang diễn ra, kết hợp chặt chẽ với việc xây dựng Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 để bảo đảm các kết quả có thể đo lường, giám sát và đánh giá được. Để có cơ sở tốt hơn thiết kế Hệ thống quản lý hiệu quả thực hiện cho Kế hoạch Chiến lược, ngay từ lúc bắt đầu giai đoạn thực hiện Kế hoạch Chiến lược này, Ủy hội sẽ tiến hành nghiên cứu nhằm xác định hiện trạng một số kết quả của Kế hoạch Chiến lược đòi hỏi phải có các thông tin cơ sở. Các kết quả đó gồm có các kết quả 1.3, 1.4, 2.1, 3.2, 3.4, 5.5. Đối với các kết quả từ 4.1 đến 4.4, các thông tin cơ sở của các kết quả này sẽ là một phần của những đánh giá năng lực cho các nước thành viên và Ban Thư ký Ủy hội.

5.2 Giám sát và báo cáo

5.2.1 Hiện trạng Lưu vực Từ năm 2003, Ủy hội đã phát hành hai báo cáo chi tiết về Hiện trạng Lưu vực trình bày toàn bộ tình trạng tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan và đánh giá bối cảnh phát triển và những thách thức. Báo cáo Hiện trạng Lưu vực sẽ tiếp tục được xuất bản 5 năm một lần để phân tích các thông tin hiện có về những thay đổi chủ yếu về môi trường và KT-XH ở Lưu vực, tư liệu hóa những đóng góp của Ủy hội cho công tác quản lý Lưu vực và thông tin cho các nhà kế hoạch và các nhà ra quyết định về tính chất và quy mô của các mối đe dọa trong tương lai. Báo cáo Hiện trạng Lưu vực lần thứ hai phát hành năm 2010 được sử dụng làm cơ sở cho giai đoạn Kế hoạch Chiến lược này, để cuối giai đoạn này sẽ đo lường, giám sát và đánh giá tiến độ đạt được Tầm nhìn Lưu vực trong Báo cáo Hiện trạng Lưu vực tiếp theo vào năm 2014. Các Báo cáo Hiện trạng Lưu vực sẽ được phát hành một năm trước khi kết thúc chu kỳ quy hoạch năm năm, để có thể phản ánh đầy đủ những phát hiện trong việc xây dựng các Kế hoạch Chiến lược tiếp theo.

5.2.2 Tổ chức và Hiệu quả thực hiện cấp chương trình Ủy hội đánh giá giá trị của các đánh giá định kỳ, độc lập về hiệu quả thực hiện của Ủy hội dựa vào các mục tiêu và các kết quả dự kiến. Các đánh giá này cũng sẽ được dùng làm phương tiện để học hỏi trong nội bộ tổ chức. Do đó, Ủy hội sẽ sử dụng cả hai cách tiếp cận đánh giá độc lập và đánh giá định hướng nội bộ trong hệ thống quản lý hiệu quả thực hiện. Các đánh giá đó và các đánh giá liên chương trình sẽ được dùng để đánh giá công tác của Ủy hội, hoàn chỉnh các chương trình cũng như sau đó, điều chỉnh lại các nguồn lực của Ủy hội. Nhiều xuất bản phẩm của Ủy hội, gồm các đánh giá giữa kỳ và đánh giá độc lập chương trình, đánh giá giữa kỳ Kế hoạch Chiến lược, các công trình ghiên cứu, các báo cáo tiến độ cũng như các báo cáo giám sát môi trường và xã hội định kỳ được phát hành từ khi đưa ra Kế hoạch Chiến lược trước của Ủy hội, đã được sử dụng như các tài liệu nguồn quan trọng trong việc xây dựng Kế hoạch này. Ngoài việc giám sát hiệu quả thực hiện ở các cấp Kế hoạch Chiến lược và chương trình, các đánh giá

Page 77: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 62

này sẽ còn đánh giá mức độ thực hiện các quyết định của Hội đồng và Ủy ban Liên hợp Ủy hội. Cấp Kế hoạch Chiến lược của Ủy hội sông Mê Công Từ năm 2001, Ủy hội xuất bản Báo cáo hàng năm mô tả những công việc hoàn thành trong chương trình công tác. Các Báo cáo hàng năm gần đây nhất và trước đây đều đăng tải trên website của Ủy hội. Việc xuất bản này sẽ được tiếp tục nhưng với trọng tâm mới và được gọi là Báo cáo Hiệu quả thực hiện hàng năm của Ủy hội trong đó mô tả những kết quả đạt được dựa vào bộ chỉ số được đưa ra trong Kế hoạch Chiến lược này. Chi thu tài chính của Ban Thư ký Ủy hội liên quan đến việc quản lý Ngân sách Dịch vụ Chung cũng sẽ được báo cáo hàng năm trong báo cáo này của Ủy hội. Bổ sung cho Báo cáo Hiệu quả thực hiện hàng năm của Ủy hội là Chương trình công tác hàng năm của Ủy hội, cung cấp những sản phẩm/các mốc đạt được của chương trình của Ủy hội trong năm báo cáo và những sản phẩm/kết quả dự kiến cho năm tiếp theo. Cấp Chương trình Ủy hội sông Mê Công quốc tế Là một bộ phận của Hệ thống Quản lý hiệu quả thực hiện (PMS), các chương trình của Ủy hội và các ban dịch vụ chung là Ban Tài chính và Hành chính (FAS), Ban Nhân lực (HRS) và Ban HTQT và Thông tin liên lạc (ICCS) sẽ định kỳ báo cáo hiệu quả thực hiện của họ . Những báo cáo thực hiện chương trình sẽ là những đóng góp quan trọng cho việc kiểm điểm và đánh giá toàn bộ hiệu quả thực hiện của Ủy hội để báo cáo cho Ủy ban Liên hợp qua Báo cáo Hiệu quả thực hiện hàng năm của Ủy hội. Đóng góp của nước thành viên vào việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Một hợp phần quan trọng của Kế hoạch Chiến lược này là đưa vào hệ thống đo lường và giám sát tiến độ mà các nước thành viên đạt được trong việc đóng góp của họ để thực hiện các mục tiêu chiến lược và các kết quả của Ủy hội theo các chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của của các nước. Là một bộ phận của Hệ thống Quản lý hiệu quả thực hiện, Ủy hội sẽ xây dựng một cơ chế báo cáo và giám sát chuẩn cho Ban Thư ký Ủy hội, các chương trình của Ủy hội và các nước thành viên, để báo cáo lên Ủy ban Liên hợp Ủy hội hiệu quả thực hiện của các tổ chức này đối với Kế hoạch Chiến lược của Ủy hội dựa vào các chỉ số có thể đo lường và đặc biệt là hiệu quả thực hiện các chức năng cơ bản đã được phân cấp

5.3 Đánh giá độc lập Ủy hội thừa nhận tầm quan trọng của việc theo dõi tiến độ hoàn thành sứ mệnh của mình và thực hiện những mục đích và mục tiêu chiến lược, cũng như duy trì Kế hoạch Chiến lược được phù hợp. Các đánh giá độc lập, định kỳ việc thực hiện chương trình và Kế hoạch Chiến lược sẽ cố gắng đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, tính bền vững, hiệu suất quản lý, các kết quả và ảnh hưởng dựa vào các bằng chứng của các biện pháp can thiệp của Ủy hội. Các đánh giá này sẽ được đăng tải cho công chúng trên website của Ủy hội. Việc thực hiện kế hoạch Chiến lược sẽ được đánh giá độc lập sau từ hai đến ba năm để bảo đảm kế hoạch có thể đáp ứng được các điều kiện phát triển đang thay đổi mà vẫn

Page 78: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 63

phù hợp và đưa ra được các phương hướng sơ bộ cho Kế hoạch Chiến lược 5 năm tiếp theo.

Page 79: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 64

Phụ lục 1 Tóm lược các chương trình của Ủy hội sông Mê Công quốc tế2 AIP

Chương trình Nông nghiệp và Thủy nông

Chương trình Nông nghiệp và Thủy nông (AIP) trước đây tập trung vào tưới và sử dụng nước trong nông nghiệp. Mục tiêu tổng thể là phát triển các phương pháp cải thiện tưới và sử dụng nước vì nền nông nghiệp bền vững ở Hạ lưu Mê Công.

Để giải quyết các vấn đề mới xuất hiện và những thách thức trong ngành nông nghiệp ở Hạ Lưu Mê Công, nhất là đảm bảo cung cấp lương thực cho nhu cầu đang gia tăng, thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp, cũng như tạo thuận lợi quản lý nước nông nghiệp tốt hơn trong điều kiện chế độ dòng chảy đang biến đổi, Chương trình Nông nghiệp và Thủy nông giai đoạn 2011-2015 sẽ theo đuổi mục tiêu tổng thể là lồng ghép quản lý và quy hoạch nước nông nghiệp dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước với các hệ thống quốc gia của các nước thành viên Ủy hội.

Để thực hiện các hoạt động của chương trình, Chương trình Nông nghiệp và Thủy nông chủ yếu điều phối với Chương trình Kế hoạch Phát triển Lưu vực (BDP), Sáng kiến Thích ứng với Biến đổi khí hậu (CCAI), Chương trình Quản lý hạn hán (DMP), Chương trình Tăng cường Năng lực Tổng hợp (ICBP), Chương trình Quản lý thông tin và kiến thức (IKMP) và Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công (M-IWRMP).

BDP Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực

Sử dụng các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quy trình của Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực khuyến khích phát triển và quản lý có điều phối tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan nhằm tối đa hóa các phúc lợi KT-XH một cách cân đối mà không làm phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái sống còn. Điều này đòi hỏi việc xây dựng thông tin để cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận và các quyết định về việc thực hiện sự cân bằng có thể chấp nhận được giữa phát triển Lưu vực và duy trì khả năng của Lưu vực hỗ trợ các sinh kế và các giá trị môi trường.

Mục tiêu tổng thể của Chương trình BDP giai đoạn 2011-2015 là hỗ trợ các nước thành viên lồng ghép và thực hiện những nguyên tắc, hướng dẫn và các quy trình trong Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa vào Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước trong các hệ thống quy hoạch và qui định quốc gia. Điều này có thể đạt được thông qua một quy trình cũng có mục tiêu hỗ trợ quy trình quy hoạch phát triển lưu vực của quốc gia.

Chương trình BDP 2011-2015 cũng sẽ hướng việc thực hiện Thủ tục Duy trì dòng chảy trên dòng chính trong khung bao trùm của Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công.

BDP là một chương trình xuyên ngành và bao trùm của Ủy hội, cộng tác với tất cả các chương trình của Ủy hội.

CCAI Sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu

Sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu của Ủy hội là một sáng kiến hợp tác vùng của các nước thành viên Ủy hội nhằm hỗ trợ các nước này thích ứng với những thách

2 Đến tháng 12 năm 2010, thuật ngữ “chương trình” ở đây bao gồm cả các Sáng kiến và Dự án

Page 80: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 65

thức mới do biến đổi khí hậu gây ra.

Mục tiêu của Sáng kiến này là hướng dẫn quy hoạch và thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu bằng việc cải thiện các chiến lược và kế hoạch ở các cấp khác nhau và các địa điểm ưu tiên trong toàn Hạ lưu Mê Công.

Các chương trình của Ủy hội cộng tác với Sáng kiến CCAI trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu bao gồm Chương trình nông nghiệp và thủy nông (AIP), Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP), Chương trình Quản lý hạn hán (DMP), Chương trình Môi trường (EP), Chương trình Quản lý và Giảm nhẹ lũ lụt (FMMP), Chương trình Tăng cường Năng lực Tổng hợp (ICBP), Chương trình Quản lý thông tin và kiến thức (IKMP), Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH) và Chương trình Giao thông đường thủy (NAP).

DMP

Chương trình Quản lý hạn hán Mặc dù chưa được tài trợ, Chương trình Quản lý hạn hán (DMP) được xếp là một ưu tiên mới do Hạ lưu Mê Công gần đây đã trải qua các điều kiện hạn hán khốc liệt và các hệ quả hạn hán, thu hút đáng kể sự ứng phó của cộng đồng. Hạn hán cũng là vấn đề quản lý nước xuyên biên giới.

Mục tiêu dài hạn của chương trình này là thúc đẩy sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Mê Công nhằm giảm bớt tính dễ bị tổn thương của người dân và các hệ thống tài nguyên liên quan đến nước trước các điều kiện hạn hán khốc liệt.

Dự án khởi động của Chương trình Quản lý hạn hán (2011-2015) có mục tiêu trước mắt là xây dựng các cơ chế nhận thức, chuẩn bị ứng phó, quy hoạch và quản lý hạn hán hiệu quả ở Hạ lưu Mê Công hỗ trợ bằng các công cụ và cẩm nang tốt nhất hiện có, cũng như tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình quốc gia và vùng có ưu tiên cao và các dự án đa mục đích.

Để đạt được mục tiêu này, Chương trình Quản lý hạn hán sẽ điều phối rộng khắp các hoạt động của chương trình với Chương trình nông nghiệp và thủy nông (AIP), Sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu (CCAI), Quản trị thông tin và kiến thức (IKMP), Chương trình Quản lý & Giảm nhẹ lũ lụt (FMMP), Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH), Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công (M-IWRMP)

EP Chương trình Môi trường

Chương trình Môi trường là chương trình xuyên ngành của Ủy hội để tạo ra dữ liệu, thông tin và kiến thức nhằm cân bằng phát triển kinh tế, bảo tồn môi trường và công bằng xã hội trong việc ra quyết định. Ngoài việc xây dựng các hệ thống giám sát sức khỏe môi trường của Lưu vực và các tác động đến các điều kiện xã hội và sinh kế của người dân, cải thiện các chính sách và pháp luật và khuyến khích hợp tác giữa các nước ven sông, chương trình còn có trách nhiệm nâng cao nhận thức môi trường.

Mục tiêu của Chương trình Môi trường 2011-2015 là bảo đảm công tác quản lý và phát triển lưu vực ở Hạ lưu Mê Công được hướng dẫn bằng các kiến thức môi trường và xã hội mới nhất và bằng các cơ chế hợp tác quản lý môi trường hiệu quả.

Chương trình Môi trường 2011-2015 hỗ trợ việc thực hiện các cơ chế hợp tác môi trường vùng như Thủ tục Chất lượng nước và Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới (Tb-EIA).

Chương trình Môi trường điều phối với tất cả các chương trình của Ủy hội.

FMMP Chương trình Quản lý và Giảm nhẹ lũ lụt

Page 81: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 66

Cốt lõi của chương trình này là Trung tâm Quản lý và giảm nhẹ lũ lụt vùng. Trung tâm này cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và điều phối giữa bốn nước ở Hạ lưu Mê Công. Các dự báo lũ lụt, chỉ dẫn lũ quét, số liệu lũ trong vùng, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các gói đào tạo là những sản phẩm chính của chương trình.

Mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2011-2015 hiện ở các bước hoàn tất xây dựng chương trình, là các nước thành viên sẽ áp dụng các nguyên tắc và hướng dẫn quản lý tổng hợp rủi ro lũ lụt (IFRM) trong các khung ngành nước và các ngành liên quan và các chương trình phát triển của quốc gia.

Để thực hiện mục tiêu này, Chương trình sẽ điều phối công tác của chương trình chủ yếu với Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP), Sáng kiến Thích ứng với Biến đổi khí hậu (CCAI), Chương trình Quản lý hạn hán (DMP), Chương trình Tăng cường năng lực tổng hợp (ICBP), Chương trình Quản lý thông tin và kiến thức (IKMP) và Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công (M-IWRMP).

FP Chương trình Nghề cá

Chương trình Nghề cá của Ủy hội tập trung vào việc tạo ra thông tin và kiến thức, nâng cao nhận thức về nghề cá sông Mê Công và cải thiện công tác quản lý nghề cá, và đặc biệt là thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong các quy trình quản lý. Chương trình còn coi trọng thúc đẩy việc tiếp thu các thông tin về nghề cá trong việc ra quyết định quy hoạch và phát triển ở Lưu vực. Chương trình sẽ triển khai vàchú trọng nghiên cứu nghề đánh bắt cá tự nhiên, đào tạo cán bộ quản lý nghề cá, thúc đẩy nuôi các loài cá bản địa Mê Công và phổ biến thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quy hoạch ở bốn nước Hạ lưu Mê Công.

Trong giai đoạn Kế hoạch Chiến lược này, mục tiêu của chương trình là các tổ chức vùng và quốc gia thực hiện các biện pháp phát triển nghề cá bền vững và cải thiện sinh kế nông thôn.

Chương trình nghề cá sẽ thực hiện và quản lý công việc của chương trình có điều phối chặt chẽ với Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP), Chương trình Môi trường (EP), Chương trình Tăng cường năng lực tổng hợp (ICBP), Chương trình Quản lý thông tin và kiến thức (IKMP), Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH), và Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công (M-IWRMP).

ICBP Chương trình Xây dựng năng lực tổng hợp ??

Chương trình Xây dựng năng lực lồng ghép (ICBP) có nhiệm vụ hỗ trợ Ủy hội và các cơ quan nước thành viên đạt được năng lực cao nhất có thể về thể chế, tổ chức và cá nhân , để quản lý sự tiến độ trong phát triển, khởi xướng các hoạt động mới để quản lý tổng hợp tài nguyên nước dài hạn, bền vững, cân nhắc và lập kế hoạch cộng tác trong tương lai của bốn nước thành viên, cũng như duy trì các chức năng tối ưu của Ban Thư ký Ủy hội, tất cả theo khung của Hiệp định Mê Công năm 1995. Chương trình còn có trách nhiệm lồng ghép giới trong Ủy hội.

Chương trình Xây dựng năng lực lồng ghép sẽ hỗ trợ cơ cấu các hoạt động xây dựng năng lực liên quan cho mọi chương trình của Ủy hội. Hỗ trợ một cách chiến lược việc thực hiện các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các Thủ tục của Ủy hội về phát triển năng lực, Chương trình công tác theo cách hợp tác với mọi chương trình của Ủy hội và với các bộ phận dịch vụ chung như Bộ phân HTQT và Thông tin liên lạc (ICCS) và với Ban Tư vấn kỹ thuật (TCU) về việc phát triển Hệ thống Quản lý hiệu quả thực hiện (PMS).

IKMP Chương trình Quản trị thông tin và kiến thức

Page 82: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 67

Chương trình quản trị thông tin và kiến thức (IKMP) là trung tâm về số liệu, phân tích số liệu và các công cụ mô hình hóa về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực và duy trì các cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin đáng tin cậy và mới nhất. Chương trình xây dựng và phát triển các hệ thống mô hình hóa thích hợp và các hệ thống hỗ trợ quyết định cho Ủy hội. Chương trình còn có trách nhiệm khuyến khích sử dụng các công nghệ thích hợp trong quy hoạch, điều phối và phát triển các nguồn tài nguyên của Lưu vực, như chương trình định hướng dịch vụ, cung cấp hàng loạt dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ và giúp đỡ các chương trình của Ủy hội.

Trong giai đoạn 2011-2015, Chương trình có mục tiêu hỗ trợ hiệu quả các chương trình của Ủy hội và các cơ quan liên quan của các nước thành viên về phát triển và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan ở Lưu vực Mê Công bằng cách cung cấp các hoạt động giám sát toàn lưu vực, đánh giá tác động, mô hình hóa, dự báo và hệ thống quản trị kiến thức cho công tác quy hoạch và thực hiện chương trình.

Để đạt được mục tiêu này, Chương trình cộng tác chặt chẽ với tất cả các chương trình khác của Ủy hội, đặc biệt là Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP), Chương trình Môi trường (EP), Chương trình Tăng cường năng lực tổng hợp (ICBP), Chương trình Quản trị thông tin và kiến thức (IKMP), Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH), Sáng kiến Thích ứng với Biến đổi khí hậu (CCAI), Chương trình Quản lý hạn hán (DMP), Chương trình Quản lý & Giảm nhẹ lũ lụt (FMMP), Chương trình Nghề cá (FP) và Chương trình Giao thông đường thủy (NAP).

ISH Sáng kiến Thủy điện bền vững

Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH) thừa nhận thách thức thủy điện ở sông Mê Công đang vượt ra ngoài việc cung cấp thông tin về các quyết định đối với các công trình thủy điện mới khả dĩ, hoặc các đặc điểm thiết kế của các công trình này. Sáng kiến còn đề ra và làm sáng tỏ ý tưởng về loại hình hợp tác cần thiết giữa các nước thành viên để quản lý bền vững số lượng ngày càng nhiều công trình thủy điện hiện có ở Lưu vực, trước tình hình ngày càng có nhiều tác động tích lũy và xuyên biên giới của các công trình đó.

Mục tiêu hai phần của Sáng kiến trong giai đoạn 2011-2015 là bảo đảm các quyết định liên quan đến quản lý và phát triển thủy điện ở Mê Công được đặt trong khung cảnh quy hoạch và quản lý lưu vực sông, áp dụng các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, cũng như bảo đảm rằng Ủy hội và các bên liên quan chủ chốt sẽ tích cực hợp tác để đưa những cân nhắc bền vững vào các khung qui định, các hệ thống quy hoạch của các nước thành viên liên quan đến thủy điện và vào các hoạt động quy hoạch, chuẩn bị, thiết kế, thực hiện và vận hành ở cấp dự án.

Để đạt được mục tiêu này, Sáng kiến sẽ thực hiện các hoạt động có cộng tác chặt chẽ với Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP), Sáng kiến Thích ứng với Biến đổi khí hậu (CCAI), Chương trình Môi trường (EP), Chương trình Nghề cá (FP), Chương trình Quản lý & Giảm nhẹ lũ lụt (FMMP), Chương trình Tăng cường năng lực tổng hợp (ICBP), Chương trình Quản lý thông tin và kiến thức (IKMP), Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công (M-IWRMP) và Chương trình Giao thông đường thủy (NAP).

M-IWRMP Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước- Mê Công Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước- Mê Công (M-IWRMP) được khởi xướng từ 2009 là tiếp nối Chương trình sử dụng nước (WUP) vốn là cơ sở của các Thủ tục của Ủy hội theo Hiệp định Mê Công năm 1995 và Khung hỗ trợ quyết định của Ủy hội. Để ứng xử với các thách thức trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) ở Hạ lưu Mê Công, Dự án sử dụng cách tiếp cận ba chân , kết hợp các sáng kiến lưu vực,

Page 83: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 68

quốc gia và xuyên biên giới vốn là gắn kết với nhau, có sự hiệp lực chặt chẽ với quy trình quy hoạch phát triển lưu vực do Ủy hội lãnh đạo. Các sáng kiến đó tạo thành 3 hợp phần riêng của dự án: vùng, quốc gia và xuyên biên giới. Kết quả của hợp phần vùng là một khung tạo thuận lợi thực hiện Hiệp định Mê Công năm 1995 gồm các công cụ, thủ tục hướng dẫn, các quy trình và năng lực quy hoạch và quản lý tài nguyên nước...

Dự án sẽ thực hiện các hoạt động có cộng tác chặt chẽ với các chương trình ngành và liên ngành của Ủy hội, nhất là Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP), Chương trình Môi trường (EP), Chương trình Tăng cường năng lực tổng hợp (ICBP) và Chương trình Quản lý thông tin và kiến thức (IKMP) cũng như làm việc cùng Ban HTQT và Thông tin liên lạc (ICCS) về các khía cạnh kỹ thuật của Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA).

NAP Chương trình Giao thông đường thủy

Chương trình Giao thông đường thủy (NAP) sẽ phân tích các hệ thống giao thông đường sông và các hoạt động liên quan ở Hạ lưu Mê Công, bao trùm một mạng lưới 4.500 km đường thủy, bao gồm triển khai các cuộc điều tra khảo sát điều kiện giao thông thủy an toàn trên sông Mê Công, lắp đặt và bảo trì hệ thống thiết bị hỗ trợ giao thông thủy, sản xuất và cập nhật các sơ đồ giao thông thủy, cũng như tạo thuận lợi cho việc hài hòa các quy định về giao thông đường sông tự do và an toàn.

Trong giai đoạn Kế hoạch Chiến lược này, mục tiêu của Chương trình là thúc đẩy hơn nữa tự do giao thông đường thủy và tăng cường các cơ hội thương mại quốc tế vì các lợi ích chung của các nước thành viên Ủy hội, cũng như hỗ trợ điều phối và hợp tác trong phát triển giao thông đường thủy hiệu quả và an toàn một cách bền vững và bảo vệ môi trường đường thủy. Phát huy vai trò từng tạo thuận lợi trong thỏa thuận song phương giữa Campuchia và Việt Nam, trong giai đoạn Kế hoạch Chiến lược này, Chương trình sẽ thúc đẩy tự do đi lại trên sông giữa CHDCND Lào và Thái Lan.

Để đạt được mục tiêu này, Chương trình sẽ điều phối công việc chủ yếu với Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP), Chương trình Môi trường (EP), Chương trình Tăng cường năng lực tổng hợp (ICBP), Chương trình Quản lý thông tin và kiến thức (IKMP), Chương trình Quản lý và Giảm nhẹ lũ lụt (FMMP) và Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH).

WSMP Dự án Quản lý lưu vực đầu nguồn

Mối quan tâm chủ yếu của Dự án Quản lý lưu vực đầu nguồn (WSMP) là quản lý bền vững các lưu vực thượng lưu. Dự án sẽ tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật và thể chế về quản lý lưu vực đầu nguồn. Dự án sẽ triển khai nghiên cứu các phương pháp giám sát những thay đổi sử dụng đất và các nghiên cứu cơ bản về quản lý lưu vực đầu nguồn và quy hoạch sử dụng đất. Dự án sẽ tập trung vào thể chế quản lý lưu vực đầu nguồn và đồng thời có vai trò trong các cơ chế được thể chế hóa để đối thoại và giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng cạnh tranh nước và chất lượng nước.

Mục tiêu tổng quát của Dự án là cải thiện công tác quy hoạch và điều phối quản lý bền vững các nguồn tài nguyên ở các lưu vực đầu nguồn của một số tổ chức liên quan của 4 nước Hạ lưu Mê Công ở các cấp quốc gia và vùng.

Để thực hiện mục tiêu này, Dự án điều phối rộng rãi với Chương trình Nông nghiệp và Thủy nông (AIP), Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP), Chương trình Tăng cường năng lực tổng hợp (ICBP), Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH) và Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công (MIWRMP).

Page 84: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 69

hụ lục 2 Mô tả các chức năng cơ bản của Ủy hội sông Mê Công Bảng tóm lược mô tả các nhóm chức năng cơ bản của Ủy hội sông Mê Công:

Các nhóm Mô tả Ví dụ về các chức năng I. Các chức năng Hành chính và Quản lý của Ban Thư ký;

Các chức năng có tính chất thường xuyên và lặp đi, lặp lại để tiến hành quản lý và hành chính của Ban Thư ký và hỗ trợ các quy trình quản trị Ủy hội cũng như hỗ trợ các quy trình phi kỹ thuật theo năm 1995.

Quản lý của Ủy hội sông Mê Công Quản lý tài chính và hành chính Quản lý nhân sự Hợp tác quốc tế Truyền thông liên lạc

II. Các chức năng Quản lý Lưu vực sông;

Các chức năng của Ủy hội qua đó Ủy hội tham gia thường xuyên vào các vấn đề phát triển và quản lý tài nguyên nước ở các quy mô khác nhau ở Lưu vực Mê Công

Thu thập, trao đổi số liệu và giám sát Phân tích, mô hình hóa và đánh giá Hỗ trợ quy hoạch Dự báo, cảnh báo và ứng phó khẩn cấp Thực hiện Thủ tục của Ủy hội Thúc đẩy đối thoại và điều phối Báo cáo và phổ biến thông tin

III. Các chức năng Xây dựng năng lực và Phát triển các công cụ;

Các chức năng thực hiện xây dựng năng lực liên tục ở Ban Thư ký Ủy hội, các Ban Thư ký Ủy ban Mê Công quốc gia và các cơ quan ngành, và duy trì và cập nhật số liệu, năng lực xử lý và năng lực phân tích.

Xây dựng năng lực cho các nước thành viên và Ban Thư ký Ủy hội trong mọi chủ đề

Phát triển công cụ hiện đại

IV. Các chức năng dịch vụ tư vấn và cố vấn

Các chức năng cung cấp chuyên môn kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, các năng lực mô hình hóa và các mạng lưới chuyên gia của Ban Thư ký Ủy hội để hỗ trợ các nghiên cứu và đánh giá do các bên khác ủy thác nhằm phát triển bền vững tài nguyên nước ở cả cấp dự án lẫn các cấp toàn lưu vực và tích lũy.

Các dịch vụ tư vấn Các nghiên cứu được ủy thác Cố vấn chuyên gia

I. Các chức năng quản lý và hành chính của Ban Thư ký Các chức năng quản lý và hành chính của Ban Thư ký là những chức năng thường xuyên và lặp đi, lặp lại để triển khai quản lý và hành chính các hoạt động của Ủy hội sông Mê Công, cũng như hỗ trợ cả các quy trình quản trị Ủy hội lẫn các quy trình phi kỹ thuật được yêu cầu theo Hiệp định Mê Công năm 1995. Những chức năng này bao gồm báo cáo và phổ biến những hoạt động của Ủy hội trong việc hỗ trợ và thúc đẩy đối thoại và truyền thông giữa và trong các nước ven sông và các bên liên quan khác, cũng như là các công cụ để Ủy hội thực hiện các chức năng thư ký và điều phối. Những chức năng này là thường xuyên và được cho là giống mọi tổ chức lưu vực sông mà không xét tới bối cảnh cụ thể và các vấn đề cụ thể của bất kỳ một lưu vực sông nào. Những chức năng này sẽ là cơ sở hỗ trợ mọi chức năng cơ bản khác của Ủy hội và cần thiết để Ủy hội hoạt động như một tổ chức khu vực và liên chính phủ. Tuy nhiên, quy mô và các nguồn lực cần thiết sẽ giảm dần theo thời gian khi các nước thành viên đảm nhận trách nhiệm thực hiện nhiều hơn. Các chức năng hành chính và quản lý của Ban Thư ký sẽ được cấp kinh phí từ đóng góp của các nước thành viên và lệ phí hành chính và quản lý các hoạt động của chương trình. Các chức năng hành chính và quản lý của Ban Thư ký gồm có:

Page 85: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 70

(i) Quản trị của Ủy hội: Chức năng này là sự hỗ trợ về hành chính và điều phối cho các quá trình ra quyết định chung; chức năng này gồm có hỗ trợ của Ban Thư ký về tổ chức các cuộc họp Ủy hội sông Mê Công, các cuộc họp với các nước ven sông thượng nguồn và cộng đồng các đối tác phát triển, cũng như thu xếp đối thoại giữa và trong các nước thành viên. Thông qua chức năng này, Ủy hội tạo ra các kênh điều phối trung tâm giữa các tổ chức quản trị của Ủy hội, như Hội đồng, Ủy ban Liên hợp và các nhóm đặc trách được Ủy ban Liên hợp thành lập, cũng như các cuộc họp nhóm tham vấn nhà tài trợ và đối thoại và các tiểu ban có liên quan và các cuộc họp trù bị. Các quy trình phi kỹ thuật theo Hiệp định Mê Công năm 1995 là các chức năng hỗ trợ chính cho việc thực hiện và cập nhật các Thủ tục của Ủy hội và những hướng dẫn kỹ thuật kèm theo. Không chỉ cung cấp kênh cho các tổ chức quản trị đó để công tác với nhau có hiệu quả và hiệu suất , Ủy hội còn tạo thuận lợi làm việc của các tổ chức này để thuận tiện giao dịch giữa họ cũng như thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa và trong các nước thành viên.

(ii) Quản lý tài chính và các dịch vụ mua sắm: Theo Hiệp định Mê Công năm 1995, Ban Thư ký Ủy hội cung cấp các dịch vụ quản lý và hướng dẫn tài chính, xây dựng và giám sát ngân sách, và các dịch vụ mua sắm, phục vụ các hoạt động của Hội đồng và Ủy bản Liên hợp của Ủy hội. Ban Thư ký còn dự thảo và quản lý ngân sách hàng năm của tổ chức để thông qua Hội đồng Ủy hội cũng như quản trị các khoản thu và chi. Ủy hội chịu trách nhiệm tìm kiếm kinh phí từ các nguồn khác nhau trong và ngoài Lưu vực, kể cả tìm kiếm nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các đối tác phát triển phục vụ các chương trình của Ủy hội và các dự án bắt nguồn từ Qui hoạch Phát triển lưu vực dựa vào quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm pháp lý quản lý tài chính của các chương trình và dự án vẫn thuộc Ban Thư ký Ủy hội.

(iii)Quản lý nhân sự: Chức năng này bao gồm trách nhiệm của Ủy ban Liên hợp Ủy hội về xem xét đánh giá và chấp nhận các công trình nghiên cứu và đào tạo phù hợp và cần thiết cho nhân viên các nước thành viên tham gia các hoạt động Lưu vực sông Mê Công nhằm tăng cường năng lực của họ để thực hiện Hiệp định Mê Công năm 1995.

(iv) Truyền thông: Ủy hội hỗ trợ công tác truyền thông với các nước thành viên, các tổ chức quản lý của Ủy hội, cũng như các tiểu ban và nhóm đặc trách do Ủy ban Liên hợp thành lập. Quảng bá cho công chúng và truyền thông với các bên liên quan của Ủy hội cũng thuộc chức năng cơ bản này của Ủy hội.

II. Các chức năng quản lý lưu vực sông Những chức năng quản lý lưu vực sông phù hợp với Hiệp định Mê Công năm 1995, được phân thành bảy nhóm qua đó, Ủy hội tham gia thường xuyên các vấn đề phát triển và quản lý tài nguyên nước ở các quy mô khác nhau ở Lưu vực Mê Công và giữa nhiều ngành theo chức năng và nhiệm vụ của Ủy hội.

(i) Thu thập, trao đổi số liệu và giám sát: Điều 5 của Hiệp định Mê Công năm 1995 yêu cầu xây dựng Thủ tục Sử dụng và Chuyển nước giữa các lưu vực.

Page 86: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 71

Cần có những số liệu thích hợp về dòng chảy sông, sử dụng và tiêu thụ nước cho sinh hoạt và công nghiệp và thủy nông để giám sát sử dụng nước ở Lưu vực Sông Mê Công. Theo các Điều 6 và 7 của Hiệp định Mê Công năm 1995, việc thu thập, trao đổi và giám sát số liệu sẽ tạo ra cơ sở minh bạch cho việc duy trì lưu lượng dòng chính và giảm thiểu bất ky tác động có hại nào đến môi trường, đặc biệt về số lượng và chất lượng nước, các điều kiện đời sống dưới nước gồm số lượng và chất lượng nguồn lợi thủy sản, sinh cảnh, bồi lắng trầm tích và cân bằng sinh thái của hệ thống sông.

Chức năng này bao gồm công tác giám sát và nghiên cứu/điều tra dài hạn môi trường lưu vực (như tình trạng của các nguồn tài nguyên dưới nước, sức khỏe sinh thái, đa dạng sinh học và các sinh cảnh quan trọng như Biển Hồ). Ngoài ra, chức năng này còn có một số hoạt động giám sát riêng của Lưu vực Mê Công, như giám sát luồng lạch trong đó bao gồm giám sát độ sâu tối thiểu , giảm nhẹ rủi ro giao thông đường thủy, số liệu thống kê về vận chuyển của tàu, thuyền, bản đồ thủy đạc, theo dõi tàu, thuyền trong vùng và giám sát việc thực hiện có hiệu quả khung pháp lý về giao thông đường thủy xuyên biên giới để bảo đảm thúc đẩy tự do đi lại đường thủy, tạo thuận lợi và khuyến khích thương mại trong vùng trên dòng chính Lưu vực Mê Công và một số tuyến đường thủy được lựa chọn. Việc điều tra các điều kiện KT-XH của Lưu vực sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động giám sát tác động xã hội và đánh giá tính dễ bị tổn thương, cũng như gián tiếp thông quan việc duy trì thông tin và số liệu tập hợp từ các nguồn khác nhau, kể cả các nguồn của các nước thành viên qua việc thực hiện Thủ tục Trao đổi và Chia sẻ số liệu và thông tin (PDIES). Chức năng này còn bao gồm công tác bảo trì và tăng cường cho các trạm giám sát liên quan đến nước. Là một bộ phận quản lý hành chính của các nước thành viên, Ủy hội quản lý việc chia sẻ số liệu và thông tin của các nước ven sông và chia sẻ tư liệu liên quan của chương trình. Các cơ sở dữ liệu sẵn sàng phục vụ và dễ dàng cho các nước thành viên truy cập để hỗ ttrợ các quy trình ra quyết định quốc gia và vùng. Việc thu thập số liệu và thông tin sơ cấp do từng nước thành viên thực hiện trong khi Ủy hội là trung tâm thông tin và tư liệu, quản trị các cơ sở dữ liệu và tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các nước thành viên. Chuyển đổi hướng tới trách nhiệm lớn hơn của các nước thành viên đã được thực hiện trong một số trường hợp nhất định, như hiện nay, các nước thành viên tài trợ đến 75% kinh phí cho hoạt động thu thập số liệu và giám sát chất lượng nước sau khi được Ủy hội hỗ trợ xây dựng năng lực.

(ii) Phân tích, mô hình hóa và đánh giá: Chức năng này được mô tả chi tiết trong các Điều 2 và 30 của Hiệp định Mê Công năm 1995, quy định chức năng và nhiệm vụ của Ủy hội là sử dụng các công cụ phân tích, mô hình hóa và đánh giá để nghiên cứu các kinh bản phát triển trong tương lai, các quy trình quy hoạch chiến lược và quản lý bền vững tài nguyên nước Lưu vực. Do đã tăng cường các năng lực mô hình hóa của các nước, cũng như đã giao trách nhiệm thực hiện các hoạt động mô hình hóa tiểu lưu vực cho các viện của các nước, cho nên những chức năng mô hình hóa có thể là chức năng đầu tiên được

Page 87: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 72

chuyển giao dần cho các viện của các nước. Theo kịch bản đó, Ủy hội sẽ còn lại công việc mô hình hóa ở mức độ nhất định, nhất là sắp tới hỗ trợ hoạt động mô hình hóa toàn lưu vực.

(iii)Hỗ trợ quy hoạch: Điều 2 của Hiệp định Mê Công năm 1995 yêu cầu xây dựng một Qui hoạch Phát triển Lưu vực (BDP). Ủy hội là tổ chức duy nhất mà không có tổ chức vùng nào có chức năng và nhiệm vụ triển khai quy hoạch phát triển ở quy mô lưu vực và đan xen giữa nhiều ngành như vậy. Những mục tiêu chính của quy hoạch là xác định những hệ lụy về KT-XH và môi trường của những hoạt động phát triển đang diễn ra và dự kiến ở Lưu vực, cung cấp các phương án lựa chọn cho các kế hoạch quốc gia, cũng như xây dựng các quan điểm chung và phương hướng phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực. Những thông tin liên quan được tạo ra sẽ chỉ dẫn công tác quy hoạch và thiết kế các dự án và giúp nhận dạng các dự án và chương trình mang lại lợi ích trong toàn lưu vực.

Tích chất đòn bẩy và trung lập của Ủy hội có nghĩa là, tổ chức đóng vai trò quan trọng việc xây dựng và định kỳ cập nhật Qui hoạch Phát triển Lưu vực để sử dụng làm khung phát triển bền vững và quản lý chung tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực, bằng cách tiến hành những đánh giá môi trường chiến lược, các đánh giá tác động khác và các đánh giá kinh tế và kỹ thuật bổ sung cho các chức năng giám sát dài hạn được liệt kê ở trên, cũng như tư vấn hỗ trợ về hướng dẫn thiết kế các kết cấu hạ tầng trong vùng, như các đập và phát triển thủy nông và giao thông đường thủy. Khả năng là, những hoạt động chức năng khác liên quan đến hỗ trợ ngành có thể sẽ được thực hiện ở cấp quốc gia theo các giai đoạn chuyển đổi khác nhau. Những hoạt động nào của Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực mà chủ yếu có chức năng cơ bản về hỗ trợ quy hoạch, đều đan xen trong các chức năng cơ bản khác của Ủy hội.

(iv) Dự báo, cảnh báo và ứng phó khẩn cấp: một chức năng cần thiết của Ủy hội được xem xét đến là dự báo các tác động có thể của bất kỳ sự cố tự nhiên và/hoặc các sự cố do con người gây ra có các hệ quả xuyên biên giới. Chức năng này bao gồm dự báo tác động của lũ lụt và hạn hán, kèm theo các kế hoạch giảm thiểu, cũng như các kế hoạch ứng phó khẩn cấp trước các sự cố ô nhiễm, nhất là các biện pháp ứng phó với sự cố tràn dầu và và nguy cơ liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, và các hoạt động liên quan đến dự báo độ sâu tối thiểu, phục vụ đi lại của tàu, thuyền. Đến nay, các hoạt động dự báo tập trung vào các dự báo lũ ngắn và dài hạn. Các hoạt động trong tương lai bao gồm dự báo lũ quét và hạn hán, xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp các sự cố ô nhiễmViệc giải quyết các tình huống khẩn cấp được đề cập đến ở Điều 10 của Hiệp định Mê Công năm 1995.

(v) Thực hiện Thủ tục của Ủy hội sông Mê Công: Đây là chức năng cụ thể và duy

nhất Ủy hội có. Theo Điều 5 – Sử dụng nước hợp lý và công bằng – của Hiệp định Mê Công năm 1995, đã xây dựng được 5 Thủ tục để thực hiện các Điều khác nhau của Hiệp định Mê Công năm 1995. Là cánh tay điều hành và kỹ thuật của các nước thành viên, Ủy hội có đúng cái vị thế để hỗ trợ có điều phối

Page 88: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 73

các nước thành viên trong việc xây dựng và thực hiện những thủ tục đã được thông qua, tạo ra cơ sở hợp tác dài hạn trong việc sử dụng hợp lý và công bằng nước sông Mê Công. Những thủ tục này gồm thủ tục chuyển nước giữa các lưu vực, duy trì lưu lượng dòng chính và chất lượng nước, cũng như bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái của Lưu vực. Việc thực hiện các Thủ tục của Ủy hội là điều kiện tiên quyết của hoạt động quy hoạch lưu vực và hợp tác toàn diện giữa và trong các nước thành viên.

(vi) Thúc đẩy đối thoại và điều phối: Đối thoại về nhiều vấn đề vùng và xuyên

biên giới có ý nghĩa chủ yếu đối với nhiều điều khoản của Hiệp định Mê Công năm 1995 về nhiều lĩnh vực nêu ở Điều 1, về Chương trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực nêu ở Điều 2, phòng ngừa các tác động có hại nêu ở Điều 7, điều phối và giải quyết những khác biệt và bất đồng và làm rõ các chức năng của Hội đồng và Ủy ban Liên hợp nêu ở các Điều 18 và 24 . Hiệp định Mê Công năm 1995 còn đề cập vai trò của Ủy hội là tổ chức tạo thuận lợi cho việc giải quyết các bất đồng và các cuộc thương lượng. Điều 9 khuyến khích Ủy hội sử dụng tự do giao thông đường thủy như một công cụ để thúc đẩy hợp tác vùng và phát triển kinh tế. Ủy hội tạo ra diễn đàn đối thoại giữa các nước thành viên để hợp tác có điều phối và phòng tránh xung đột về các vấn đề nước xuyên biên giới; giữa các nước thành viên với nhiều bên liên quan thông qua các cuộc tham vấn nhiều bên liên quan về các hoạt động trong vùng; và thúc đẩy việc áp dụng các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước giữa các nhà đầu tư tư nhân và đông đảo công chúng. Để tuân thủ với Hiệp định Mê Công năm 1995, Ủy hội còn tạo thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện các khung pháp lý về giao thông đường thủy xuyên biên giới, các mạng lưới quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan, cũng như hỗ trợ các sáng kiến hài hòa các tiêu chuẩn và quy định của quốc gia về an toàn giao thông đường thủy, đánh giá môi trường, hướng dẫn thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước, v.v…

(vii) Báo cáo và phổ biến thông tin: Việc thực hiện Hiệp định Mê Công năm 1995

đòi hỏi thu thập bổ sung số liệu và kiến thức để thông tin cho các qúa trình ra quyết định. Theo Điều 30, Ban Thư ký Ủy hội được yêu cầu duy trì các cơ sở dữ liệu và triển khai các nghiên cứu và đánh giá theo yêu cầu nhằm có được các số liệu và thông tin cần thiết. Công tác báo cáo và phổ biến kiến thức có ý nghĩa thiết yếu để thông tin cho việc ra quyết định. Trong tương lai và tuân thủ với Chính sách Truyền thông và Công khai của Ủy hội, thông tin sẽ được phổ biến rộng rãi hơn và sẽ sẵn sàng cho công chúng sử dụng. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng đối với Ủy hội để trở thành một trung tâm tri thức trong vùng, phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới, như vậy, đáp ứng nguyện vọng của các nước thành viên.

III. Các chức năng xây dựng năng lực và phát triển công cụ Các chức năng xây dựng năng lực và phát triển công cụ nhằm liên tục xây dựng năng lực trong mọi chủ đề của Ban Thư ký Ủy hội và các cơ quan nước thành viên, và gồm có các chức năng xây dựng năng lực xử lý và khả năng phân tích cũng như cung cấp hỗ trợ việc xây dựng các công cụ liên quan đến kỹ thuật và các công cụ hỗ trợ quản lý như các phân tích hệ thống, mô hình hóa, giám sát, các công cụ hỗ trợ quyết định và

Page 89: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 74

quản trị số liệu và thông tin hiện đang được quan tâm giải quyết thông qua Chương trình Quản lý thông tin và kiến thức (IKMP).

Trong chu kỳ Kế hoạch Chiến lược này cũng như trong 2-3 chu kỳ lập kế hoạch chiến lược tới đây, giai đoạn chuyển đổi đối với một số chức năng cơ bản của Ủy hội sẽ dần dần được các nước thành viên đảm nhận, chắc chắn đòi hỏi việc xây dựng một kế hoạch phát triển năng lực toàn diện và sẽ cần cân nhắc những vấn đề dưới đây:

Đánh giá các nhu cầu có mục tiêu ở các cơ quan chủ chốt liên quan đến việc thực hiện các chức năng cơ bản trong tương lai;

Xác định những khiếm khuyết về năng lực quốc gia ở các lĩnh vực khác nhau; và

Giải quyết các trình độ khác nhau về năng lực quốc gia trong một số lĩnh vực nhát định.

IV. Các chức năng dịch vụ tư vấn và cố vấn Đây là các chức năng cung cấp chuyên môn kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, các năng lực mô hình hóa và các mạng lưới chuyên gia của Ban Thư ký Ủy hội để hỗ trợ các nghiên cứu và đánh giá được các bên khác ủy thác để phát triển bền vững tài nguyên nước, ở cả cấp dự án lẫn các cấp toàn lưu vực và tích lũy. Phí tư vấn sẽ đóng góp vào ngân sách thường xuyên cho các hoạt động của Ủy hội.

Page 90: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 75

Phụ lục 3 Các mối quan hệ chiến lược và sáng kiến vùng Phụ lục này mô tả các mối quan hệ chiến lược, các sáng kiến chính trong vùng, các mối quan hệ với các tổ chức lưu vực sông quốc tế và các khả năng bổ sung của các tổ chức đó cho Ủy hội. Đó là: Mối quan hệ chiến lược AIT ASEAN CPWF/BDC FAO IUCN IWMI SEA START RC UNESCAP WA WWF WFC

Viện Công nghệ Châu Á Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam Á (ĐNA) Chương trình Thử nghiệm về Nước và Lương thực (CPWF)/ Thách thức Phát triển Lưu vực Mê Công Tổ chức Nông Lương Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới Viện Quản lý nước quốc tế Trung tâm START vùng ĐNA Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương (TBD) của LHQ Liên minh Đất ngập nước Quỹ Thiên nhiên thế giới Trung tâm Cá thế giới

Sáng kiến vùng APWF ASEAN FMM GMS/ADB MWRAS/WB NACA NARBO SEAFDEC

Diễn đàn Nước Châu Á- TBD Cơ chế Quản lý nghề cá vùng của ASEAN Tiểu vùng Mê Công mở rộng/ADB Chiến lược Hỗ trợ tài nguyên nước Mê Công (MWRAS) cho Hạ Lưu Mê Công / Ngân hàng thế giới Mạng lưới Trung tâm nuôi trồng thủy sản Châu Á-TBD Mạng lưới các Tổ chức Lưu vực sông Châu Á Trung tâm Phát triển nghề cá ĐNA

Mối quan hệ với các Tổ chức lưu vực sông quốc tế khác Các tổ chức đối tác hiện nay MDBA MRC-USA

Cơ quan quản lý Lưu vực sông Murray-Darling (trước đây là Ủy hội Lưu vực Murray- Darling) Ủy hội sông Mississippi (Hoa Kỳ)

Page 91: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 76

CÁC MỐI QUAN HỆ CHIẾN LƯỢC Viện Công nghệ Châu Á (AIT) Viện Công nghệ Châu Á (AIT), là một viện đào tạo sau đại học quốc tế, thành lập năm 1959. Là một viện đi tiên phong của Châu Á được thành lập để giúp đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng của khu vực về học tập nâng cao về kỹ thuật , khoa học, công nghệ và quản lý, nghiên cứu và xây dựng năng lực. Sứ mệnh của AIT là phát triển các nhà chuyên môn có chất lượng cao và tận tụy, giữ vai trò đi đầu trong phát triển bền vững của khu vực và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. AIT đặt ở Thái Lan và có các trung tâm chi nhánh ở các nơi khác trên thế giới. Bản Ghi nhớ (MOU) ký giữa Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công và AIT năm 2010 là khung phát triển và duy trì hợp tác giữa MRC và AIT vê lĩnh vực có các quan tâm chung và bảo đảm điều phối chặt chẽ và sử dụng các nguồn tài nguyên tốt hơn, nhằm đạt được các kết quả thiết thực trong hợp tác vùng vì phát triển bền vững Lưu vực sông Mê Công. Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công và AIT đã thỏa thuận xây dựng quan hệ trong những lĩnh vực sau:

Biến đổi khí hậu và thích ứng; Phát triển năng lực ở các cấp khác nhau; Các sáng kiến nghiên cứu chung tại AIT; Thực tập nghiên cứu của sinh viên AIT tại Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công; Trung tâm Tri thức Quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới; Học qua mạng ; Các thuyết trình viên thỉnh giảng; Thông tin các cơ hội việc làm ở Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công trên tại các

mạng cựu học viên AIT và các mạng lưới khác; và Đồng tổ chức và tham gia các hội thảo và hội nghị liên quan.

ASEAN Năm 1995, các vị nguyên thủ nhà nước và chính phủ các nước ASEAN tái khẳng định các mục tiêu căn bản của ASEAN sẽ là “nền hòa bình hợp tác và sự thịnh vượng chung” Campuchia, CHDCND Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam là thành viên của ASEAN. Trung Quốc hiện là thành viên chủ chốt trong Khung Hợp tác phát triển Lưu vực Mê Công của ASEAN, có địa vị bình đẳng với mọi nhà nước thành viên ASEAN. Hiệp hội ASEAN hoạt động trên cơ sở xây dựng sự nhất trí phi chính thức. Các chương trình hợp tác chủ yếu là:

ASEAN+3, bao gồm thêm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Khung Hợp tác phát triển Lưu vực Mê Công của ASEAN. Tam giác Phát triển Campuchia- CHDCND Lào- Việt Nam.

Ban Thư ký ASEAN có quan sát viên tại các cuộc họp Quản trị của Ủy hội sông Mê Công từ năm 2005. Từ năm 2007, Sáng kiến Thủy điện bền vững của Ủy hội sông Mê Công đã được ASEAN hỗ trợ theo Qũy Hội nhập Nhật Bản- ASEAN (JAIF) trong việc tiến hành một số hoạt động liên quan đến kết cấu hạ tầng nước bền vững trong vùng Mê Công. Quỹ ASEAN đã đồng tài trợ cho việc khởi động Sáng kiến Thủy điện bền vững của Ủy hội sông Mê Công qua dự án có tên gọi là “Phân tích sơ bộ các tiềm năng thủy điện của Hạ lưu Mê Công liên quan đến các tác động tích lũy, xuyên biên giới”. Sự hỗ trợ này tập trung vào các sản phẩm của Sáng kiến Thủy điện bền vững

Page 92: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 77

phục vụ việc nâng cao nhận thức về các vấn đề bền vững liên quan đến thủy điện ở Hạ lưu Mê Công và các quy trình tham vấn trong vùng để xây dựng Sáng kiến Thủy điện bền vững giai đoạn 2008-2009. Những lĩnh vực hỗ trợ khác của ASEAN cho Ủy hội sông Mê Công qua Sáng kiến Thủy điện bền vững bao gồm những sản phẩm cung cấp các số liệu cập nhật về dự án thủy điện, phân tích và xây dựng năng lực, giúp các nước thành viên có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề và các dự án xuyên biên giới có các tác động toàn lưu vực, trong các quy trình có nhiều bên liên quan. Đầu năm 2010, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công và Ban Thư ký ASEAN đã ký một Bản Ghi nhớ với mục tiêu là tạo ra một khung xây dựng và duy trì hợp tác giữa ASEAN và Ủy hội sông Mê Công về lĩnh vực có các mối quan tâm chung và bảo đảm điều phối chặt chẽ và sử dụng hợp lý hơn các nguồn tài nguyên nhằm đạt được các kết quả thiết thực về hợp tác vùng vì sự phát triển bền vững Lưu vực sông Mê Công. Bản Ghi nhớ này sẽ được định kỳ đánh giá và điều chỉnh khi có được nhiều kinh nghiệm hơn. Chương trình thử nghiệm về nước và lương thực (CPWF) - Thách thức Phát triển Lưu vực Mê Công (BDC) Hành động can thiệp lớn nhất và duy nhất ảnh hưởng xấu đến sử dụng, quản lý và năng suất nước ở Lưu vực Mê Công hiện nay là thủy điện. Thủy điện có ý nghĩa sống còn đối với các nền kinh tế và tiềm năng phát triển của các nước Lưu vực. Thách thức Phát triển Lưu vực Mê Công (BDC) nhằm tăng cường các lợi ích mang lại từ ngành này, cũng như góp phần vào việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển đó. Thách thức Phát triển Lưu vực Mê Công là “giảm đói nghèo và thúc đẩy phát triển bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng nước các hồ chứa.” Nếu sáng kiến này thành công, thì Thách thức Phát triển Lưu vực Mê Công sẽ đạt được những kết quả sau:

Các hồ chứa sẽ được quản lý theo các cách hợp lý hơn và công bằng hơn cho mọi người sử dụng.

Quản lý kết cấu hạ tầng hồ chức (WSI) sẽ phải cân nhắc đến tiềm năng nghề cá và nông nghiệp, cũng như phát thủy điện, và các cộng đồng ven sông phải có được khả năng sử dụng đa mục tiêu các nguồn nước đó.

Các lưu vực phải được quản lý theo cách giảm thiểu xói lở và bồi lắng trong hồ chứa, trong khi đó lại mang lại lợi ích cho các cộng đồng ven sông bằng cách mở ra các cơ hội làm nghề nông và các cơ hội khác.

Nâng cao liên tục khả năng quản lý hồ chứa và tối ưu hóa các lợi ích cho mọi người.

Nâng cao năng lực thương lượng giữa những người sử dụng nước (kể cả người vận hành đập).

Tạm thời, Thách thức Phát triển Lưu vực Mê Công sẽ tập trung vào 3 lưu vực ở Mê Công là Sê-san ở Việt Nam, một trong những sông 3S ở Campuchia và Nậm Theun ở CHDCND Lào. Thách thức Phát triển Lưu vực Mê Công sẽ được thực hiện trong thời gian 4 năm từ 2010-2013, bao gồm 5 dự án tổng hợp là: Dự án 1: Tối ưu hóa quản lý hồ chứa phục vụ các sinh kế Dự án 2: Định giá nước Dự án 3: Quản lý đất và nước mưa ở các lưu vực

Page 93: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 78

Dự án 4: Quản lý nước Dự án 5: Điều phối và các diễn đàn nhiều bên liên quan Tiếp theo cuộc họp vào tháng 9 năm 2010, Chương trình thử nghiệm về nước và lương thực (CPWF) là một chương trình mong muốn hình thành các mối quan hệ tốt với Ủy hội sông Mê Công và cộng tác với các chương trình của Ủy hội nhằm nâng cao tiềm năng ảnh hưởng công việc, và tìm ra những khả năng hợp tác trong tương lai và cộng tác. Tổ chức Nông-Lương LHQ FAO hay Tổ chức Nông-Lương LHQ, một cơ quan chuyên môn của LHQ đi đầu trong những nỗ lực quốc tế chống nạn đói. Chức năng và nhiệm vụ của FAO là nâng cao các mức cung cấp dinh dưỡng, cải thiện năng suất nông nghiệp, nâng cao hơn cuộc sống của số dân nông thôn và góp phần tăng trưởng kinh tế thế giới. FAO còn thực hiện chức năng là trung tâm kiến thức và thông tin và giúp các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi hiện đại hóa và cải thiện các phương thức nông-lâm-ngư nghiệp, bảo đảm cung cấp dinh dưỡng hợp lý và an ninh lương thực cho mọi người. Với nông nghiệp đang là một lĩnh vực có chung mối quan tâm, Ủy hội sông Mê Công và FAO đã có mối quan hệ tốt đẹp từ khi bắt đầu có Ủy hội. Ở cấp vùng Mê Công, Ủy hội sông Mê Công và FAO hợp tác chủ yếu trong ngành thủy nông để giúp các nước đưa vào áp dụng các chính sách, chiến lược và phương thức hiệu quả nhằm cải thiện hiệu quả thực hiện của các nước. Các lĩnh vực hợp tác khác bao gồm xây dựng năng lực căn bản ở mọi cấp, tạo ra các công cụ để giám sát và đánh giá các kết quả của thay đổi, cũng như đánh giá tác động sinh thái của nông nghiệp và phát triển đến hệ sinh thái và xây dựng hệ thống chỉ số sức khỏe cho Sông Mê Công. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) giúp tìm kiếm các giải pháp thực tế đối với những thách thức môi trường và phát triển cấp bách nhất của thế giới. IUCN hỗ trợ nghiên cứu khoa học, quản lý các dự án cơ sở trên toàn thế giới và tập hợp lại với nhau các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các cơ quan LHQ, các công ty và các cộng đồng để xây dựng và thực hiện chính sách, luật pháp và các phương thức thực hành tốt nhất. Chương trình Đối thoại Nước Mê Công (MWD) do IUCN tổ chức, được khởi xướng để làm việc với các nước vùng Mê Công – Campuchia, CHDCND Lào, Thái Lan và Việt Nam – để cải thiện quản lý nước bằng cách tạo thuận lợi cho công tác ra quyết định minh bạch và bao quát toàn diện nhằm cải thiện an ninh sinh kế, sức khỏe con người và sinh thái. Đối thoại Nước Mê Công tự nguyện tạo thuận lợi cho các cơ chế bền vững mà Ủy hội sông Mê Công đồng ý cộng tác là:

Cải thiện các quy trình ra quyết định về các khoản đầu tư liên quan đến nước ở vùng Mê Công;

Tạo các cơ hội để các doanh nghiệp, chính phủ và các bên xã hội dân sự trong Vùng Mê Công tham gia đối thoại; và

Tạo điều kiện thuận lợi cho các triển vọng phát triển liên quan đến nước trong Vùng Mê Công có thể gây được ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

Page 94: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 79

Viện Quản lý nước quốc tế (IWMI) Viện Quản lý nước quốc tế (IWMI) là một trong 15 trung tâm nghiên cứu quốc tế được một mạng lưới gồm 60 chính phủ, quỹ tư nhân và tổ chức quốc tế và khu vực, gọi chung là Nhóm Tư vấn về Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR), hỗ trợ. Viện Quản lý nước quốc tế là một tổ chức phi lợi nhuận có đội ngũ nhân viên là 350 người và các văn phòng ở hơn 10 nước Châu Á và Châu Phi và Trụ sở ở Colombo, Sri Lanka. Sứ mệnh của Viện là cải thiện công tác quản lý tài nguyên đất và nước vì lương thực, sinh kế và môi trường. Do Ủy hội sông Mê Công và Viện IWMI đều cam kết phát triển bền vững, cả hai tổ chức đều thừa nhận các mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng, xây dựng trên hiệp lực sức mạnh của từng tổ chức và tầm nhìn chung của hai tổ chức về phát triển bền vững tài nguyên đất và nước vì lợi ích của các dân tộc Lưu vực Mê Công. Từ đó, vấn đề được coi là lợi ích chung đối với Ủy hội sông Mê Công và Viện IWMI – và các nước mà họ phục vụ trong Lưu vực Mê Công – để phát triển việc tổ chức cộng tác với nhau chặt chẽ hơn và chính thức hơn. Viện đã hợp tác với Ủy hội về các lĩnh vực mô hình hóa biến đổi khí hậu và thích ứng, xây dựng dự thảo chiến lược nông nghiệp của Ủy hội và chuẩn bị một hội nghị quốc tế về quản lý lưu vực đầu nguồn. Trung tâm START khu vực Đông Nam A (SEA START RC) START là Hệ thống phân tích, nghiên cứu và đào tạo về sự thay đổi toàn cầu, một tổ chức nghiên cứu phi chính phủ, hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc xây dựng chuyên môn và kiến thức cần thiết để nghiên cứu các động lực và các giải pháp đối với sự thay đổi môi trường toàn cầu và khu vực. Mục tiêu của trung tâm là giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương thông qua việc ra quyết định dựa trên thông tin. Công tác của START trải rộng từ Châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dương, với tổng số 6 trung tâm vùng và 3 đầu mối khu vực. Những tổ chức này thúc đẩy hợp tác nghiên cứu vùng và tạo ra khung hỗ trợ những đánh giá về tính phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách. Các hoạt động của START ở mỗi vùng được các tiểu ban vùng gồm các nhà khoa học và thành viên của các tổ chức quốc gia và vùng giám sát. Ban Thư ký của START quốc tế, đóng tại Wahshington, DC, điều phối các chương trình và hoạt động của START. Biến đổi khí hậu, suy thoái đất và hệ sinh thái và mặt đa đạng sinh vật là tất cả các động lực thay đổi môi trường toàn cầu. Những vùng đang phǡttriển không chỉ đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động bất lợi những thay đổi đó, mà còn bị hạn chế tiếp cận rất nhiều kiến thức khoa học và kỹ thuật để hỗ trợ xây dựng các giải pháp. Đây chính là khoảng trống mà START cố gắng khắc phục. START Đông Nam Á đã áp dụng mô hình biến đổi khí hậu toàn cầu để lập mô hình cho Lưu vực Mê Công. Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công đã ký với Trung tâm START Vùng ĐNA ở Thái Lan Bản Ghi nhớ vào năm 2008. Hợp tác đã được thỏa thuận gồm có:

Hợp tác nghiên cứu và các hoạt động dự án liên quan về biến đổi khí hậu và thích ứng, nghiên cứu thủy văn Lưu vực sông Mê Công, kể cả chia sẻ các quan điểm và lập trường đối với các tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng này.

Page 95: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 80

Chia sẻ kiến thức và thông tin về các năng lực mô hình hóa tác nghiệp đối với các dự án của cả hai bên, liên quan đến các kịch bản, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và cả các kịch bản về thủy văn.

Công tác như các đối tác liên kết và trao đổi số liệu và thông tin mới nhất về các vấn đề liên quan của biến đổi khí hậu với mục tiêu là các lợi ích của vùng và người dân trong vùng.

Ghi nhận là hai bên cùng thừa nhận các xuất bản phẩm và các kết quả cùng hợp tác nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan, dưới dạng in ấn và điện tử, .

Công nhận sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính hay quản lý hành chính giữa hai bên, nếu cần và khi thích hợp, nhằm hoàn thành các hoạt động hợp tác về các vấn đề biến đổi khí hậu.

Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á-TBD của LHQ (UNESCAP) Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á-TBD của LHQ (ESCAP) là một tổ chức khu vực của LHQ trong khu vực Châu Á-TBD. Được thành lập năm 1947 với trụ sở ở Băng Cốc, Thái Lan, ESCAP nỗ lực khắc phục một số thách thức lớn nhất của khu vực. ESCAP triển khai công tác trong các lĩnh vực như xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô, số liệu thống kê, các hoạt động phát triển, môi trường, phát triển bền vững và phát triển xã hội ở các tiểu vùng. Để khuyến khích quản lý tổng hợp tài nguyên nước thúc đẩy quản lý và phát triển có điều phối các tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan , Ủy hội sông Mê Công và ESCAP chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy hợp tác về quản lý các lưu vực sông quốc tế ở Châu Á, tập trung vào các kinh nghiệp có được từ 3 lưu vực sông chính là Lưu vực sông Mê Công, các Lưu vực sông Biển Aral và Hệ thống sông Ganges-Bramahputra-Meghana, và nêu bật sự thành công của Sông Mê Công. Những dự án hợp tác giữa Ủy hội sông Mê Công và ESCAP bao gồm tăng cường năng lực của các nước Ủy hội sông Mê Công theo khung của dự án về” Xây dựng năng lực quy hoạch chiến lược và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Châu Á và TBD’ của ESCAP và dự án chung về Hệ thống hỗ trợ Giao thông đường thủy dọc sông Mê Công. Bắt đầu từ Uỷ Ban Mê Công do LHQ thành lập dưới sư bảo trợ của ESCAP năm 1957, Ủy hội sông Mê Công tiếp tục báo cáo các hoạt động của mình tại cuộc họp thường niên của Hội đồng UNESCAP. Liên minh Đất ngập nước (WA) Liên minh Đất ngập nước (WA) là một hiệp hội các cơ quan được thành lập lâu đời, tạo ra các cách tiếp cận mới và cải tiến đối với các sáng kiến phát triển có mục tiêu về đói nghèo. Dựa vào kinh nghiệm của các cơ quan trong nhiều năm làm việc trong vùng Mê Công, các đối tác của Liên minh cho rằng một trong những phương tiện hữu hiệu nhất giải quyết đói nghèo là thông qua việc quản lý của địa phương đối với các vùng đất ngập nước và các nguồn tài nguyên dưới nước. Thay vì cách tiếp cận truyền thống trong phát triển dựa vào công nghệ, Liên minh giúp các đối tác địa phương ở các cấp tỉnh và huyện xây dựng năng lực họ cần để làm việc trực tiếp với các cộng đồng thuộc thẩm quyền của họ. Các đối tác của Liên minh

Page 96: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 81

ở cấp địa phương với sự hỗ trợ của các đối tác trong vùng, xác định những vấn đề liên quan đến đói nghèo thích hợp nhất trong các cộng đồng của họ và xây dựng các sáng kiến phù hợp với địa phương họ để giải quyết các vấn đề địa phương. Thông qua quy trình này, các đối tác địa phương có được các năng lực thể chế và quản lý họ cần, để làm việc như các tác nhân phát triển hiệu quả. Một lý do mà cách tiếp cận này thành công là các đối tác địa phương lãnh đạo quá trình này. Cách tiếp cận của Liên minh giúp các đối tác phát huy các điểm mạnh của họ và tạo ra sự hỗ trợ chung mà không cần các khung và các quy trình mới và từ bên ngoài. Các đối tác khu vực của Liên minh Đất ngập nước là Viện AIT, Viện Tài nguyên ven biển của Đại học Prince of Songkhla (CORIN), Trung tâm Cá thế giới và WWF. Hợp tác với Liên minh Đất ngập nước đã được thảo luận vào cuối năm 2010. Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) Năm 2005, Quỹ Thiên nhiên thế giới thành lập Chương trình Mê Công mở rộng của Quỹ WWF với mục tiêu chủ yếu là các cánh rừng ẩm ướt của dãy Trường Sơn, các cánh rừng khô của Hạ lưu Mê Công và Hệ thống Sông Mê Công. Nằm trong cấu trúc đó “Chương trình Mê Công sống” làm việc hướng tới một tầm nhìn trong đó “các hệ sinh thái nước ngọt khỏe mạnh được hình thành và được duy trì để nâng cao và duy trì chắc chắn các sinh kế của các cộng đồng địa phương trong khi vẫn đảm đương việc bảo tồn tính đa dạng của Lưu vực Mê Công”. Theo khung của Bản Ghi nhớ của hai bên, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công và Chương trình Mê Công mở rộng của WWF đã ký Thỏa thuận phát triển mối quan hệ để góp phần phát triển các công cụ và các quy trình địa lý - địa mạo sông nhằm hướng dẫn phát triển thủy điện, cũng như xây dựng năng lực kỹ thuật của các cơ quan ngành liên quan ở các nước thành viện Ủy hội sông Mê Công. Năm 2006, cùng với Ngân hàng ADB, Ủy hội sông Mê Công và WWF hình thành diễn đàn các mối quan hệ về những cân nhắc môi trường để phát triển bền vững thủy điện (ECSHD) liên quan chủ yếu đến việc thúc đẩy thủy điện Mê Công bền vững và các công cụ cần thiết. Sau đó diễn đàn này đã hỗ trợ các hoạt động khảo sát, phát triển và thích ứng các công cụ thủy điện bền vững, phân tích chuyên đề khác và tạo thuận lợi cho đối thoại, phù hợp với tình hình của Mê Công và vai trò của Ủy hội sông Mê Công. Công việc của Ủy hội sông Mê Công trong diễn đàn này được Sáng kiến Thủy điện bền vững quản lý và thực hiện, có hợp tác chặt chẽ với nhân viên Chương trình Môi trường của Ủy hội sông Mê Công. Công tác này đã xuất bản Công cụ Đánh giá nhanh tính bền vững toàn Lưu vực (RSAT) hiện đang được thử nghiệm thí điểm ở các lưu vực khác nhau ở Hạ Lưu Mê Công và được coi là hợp phần có giá trị cho các quy trình đánh gia môi trường chiến lược và đánh giá môi trường. Trung tâm Cá thế giới (WFC) Trung tâm Cá thế giới là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế, có mối quan hệ làm việc với nhiều cơ quan chính phủ và phi chính phủ ở các cấp vùng, quốc gia và địa phương ở thế giới đang phát triển, cũng như các cơ quan nghiên cứu tiên tiến trên toàn thế giới. Trung tâm Cá thế giới là một trong 15 trung tâm được Nhóm Tham vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế hỗ trợ.

Page 97: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 82

Trong số hoạt động hợp tác ở vùng Mê Công, có: 1) Trung tâm Cá thế giới, Cơ quan Nghề cá Campuchia (FiA), CDRI và Liên

minh các ngư dân Campuchia đã bắt đầu thực hiện chung dự án “Xây dựng sức dẻo dai của nghề cá cộng đồng ở Biển Hồ: Hành động tập thể và năng lực quản lý cạnh tranh nguồn lợi”. Dự án nghiên cứu hành động này nhằm tăng cường năng lực của mạng lưới các cộng đồng đánh bắt cá ở Biển Hồ của Campuchia, nhằm tiến hành hành động tập thể vượt ra ngoài quy mô địa phương, hỗ trợ việc tổ chức quản lý để tiên liệu và quản lý sử dụng có tính cạnh tranh các nguồn lợi dưới nước một cách bình đẳng.

2) Đóng góp của Trung tâm Cá thế giới cho “Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) đối với đề xuất phát triển thủy điện dòng chính Hạ Lưu Mê Công” được Ủy hội sông Mê Công ủy thác và do Trung tâm Quản lý môi trường quốc tế tiến hành. Dự án này tiến hành trong 12 tháng và đã đánh giá rộng hơn các hệ lụy về KT-XH và môi trường của 11 đề xuất dự án thủy điện trên dòng chính Sông Mê Công.

3) Tham gia Nhóm chuyên gia năm 2008 về các khả năng đường dẫn cá trên các đập dòng chính được đề xuất.

Page 98: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 83

CÁC SÁNG KIẾN KHU VỰC Diễn đàn Nước Châu Á-TBD (APWF) Đề xuất thành lập Diễn đàn Nước Châu Á-TBD được khởi xướng bởi Ban Trù bị vùng của Diễn đàn Nước thế giới lần thứ 4 do Diễn đàn Nước Nhật Bản điều phối, . Đề xuất này đã được một số cơ quan khu vực, như ADB, ESCAP, GWP, KWF, SOPAC, JBIC, MRC, FAO, UNDP, UNEP, UNESCO, UNICEF, UNISDR và IUCN ủng hộ tại cuộc họp cấp bộ trưởng và đã đưa ra Tuyên bố chung về việc thành lập Diễn đàn. Để thúc đẩy việc thành lập Diễn đàn Nước Châu Á-TBD, các Bộ trưởng tài nguyên nước đã cố gắng xây dựng một cơ chế hiệu quả để khuyến khích nhiều nỗ lực hợp tác hơn trong quản lý tài nguyên nước và thúc đẩy quá trình lồng ghép quản lý tài nguyên nước với quá trình phát triển KT-XH của khu vực Châu Á-TBD. Vào Ngày Châu Á-TBD tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ 4, ông Ryutaro Hashimoto, Chủ tịch Diễn đàn Nước Nhật Bản đã công bố việc thành lập Diễn đàn Nước Châu Á-TBD. Diễn đàn Nước Châu Á-TBD đang điều phối mạng lưới các trung tâm kiến thức, trong đó Ủy hội sông Mê Công là trung tâm kiến thức về quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới trong Diễn đàn Nước Châu Á-TBD. Cơ chế Quản lý nghề cá vùng của ASEAN (ASEAN FMM) Theo hướng dẫn của Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam A (SEAFDEC) và dưới sự lãnh đạo của Cục Nghề cá Thái Lan, ý tưởng hình thành một cơ sở được quy hoạch dài hạn có “cơ chế quản lý nghề cá trong vùng” (FMM) cho các nước ASEAN đang được soạn thảo. Ý tưởng này có ý định nâng mức hợp tác vùng vượt ra ngoài hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, hướng tới quản lý và phát triển tập thể nghề cá. Ý tưởng này xuất phát từ những nỗ lực khu vực hóa phát triển bền vững trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2020. Nghề cá đã được xác định là một trong 11 ngành ưu tiên của việc hội nhập kinh tế ASEAN. Cho đến nay, khung hội nhập ASEAN, kể cả hội nhập nghề cá, nhấn mạnh đến các chính sách thương mại và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Nhưng thỏa thuận quản lý và sử dụng tài nguyên mới là điều kiện và kết quả của hội nhập kinh tế thành công. Việc tránh chồng chéo và trùng lặp các nỗ lực sẽ có ý nghĩa quan trọng khi xây dựng cơ chế quản lý mới được kỳ vọng sẽ khắc phục các khiếm khuyết đối với hợp tác (tiểu) khu vực trong quản lý nghề cá mà hiên nay chưa có cơ chế, cũng như tận dụng công việc do các tổ chức khác đã làm ở các cấp tiểu vùng, nhưng dưới cái ô của khu vực. Tiểu vùng Mê Công mở rộng GMS/ ADB Chương trình Hợp tác kinh tế của Tiểu vùng Mê Công mở rộng, khởi xướng năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nhằm tạo thuận lợi tăng trưởng kinh tế bền vững và nâng cao mức sống của người dân trong tiểu vùng. Chương trình này tập trung vào các cơ hội phát triển, thương mại và đầu tư, các bất đồng xuyên biên giới, và các nhu cầu nguồn lực và chính sách trong vùng. Hiện tại có chín ngành chính trong hoạt động của GMS: nông nghiệp, năng lượng, môi trường, phát triển nhân lực, đầu tư, viễn thông, du lịch, thương mại và giao thông.

Page 99: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 84

Dự án Quản lý và giảm thiểu rủi ro lũ lụt và hạn hán và Chương trình Quản lý tài nguyên nước và Khung Môi trường chiến lược của GMS là đặc biệt phù hợp với Ủy hội sông Mê Công. Chương trình Quản lý và Giảm thiểu lũ lụt của Ủy hội sông Mê Công làm nền móng cho các chương trình đầu tư về lũ lụt và hạn hán đang được Ngân hàng ADB xem xét. Hợp tác thông qua Trung tâm Quản lý và giảm thiểu lũ lụt do Ủy hội sông Mê Công thành lập ở Phnôm Pênh là hiệu quả và sẽ được mở rộng. Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH) đã cố gắng thành lập các mối liên kết với các sáng kiến thủy điện bền vững cấp vùng của GMS, nhằm đáp ứng một số thỏa thuận của GMS bao gồm các thỏa thuận mua bán điện xuyên biên giới, tính bền vững về môi trường xuyên biên giới và các lĩnh vực bền vững khác. Từ năm 2006, Ngân hàng ADB, Ủy hội sông Mê Công và WWF đã làm việc với nhau trong diễn đàn hợp tác cân nhắc về môi trường vì phát triển thủy điện bền vững (ECSHD) được Sáng kiến Thuỷ điện bền vững của Ủy hội sông Mê Công quản lý (xem WWF). Chiến lược Hỗ trợ tài nguyên nước Mê Công / Ngân hàng thế giới Ngân hàng thế giới hỗ trợ việc thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Hạ lưu Mê Công, được gọi là Chiến lược Hỗ trợ tài nguyên nước Mê Công (MWRAS) cho Hạ lưu Mê Công, được xây dựng cùng Ngân hàng ADB vào năm 2006 để đưa ra phương hướng chiến lược cho Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng ADB. Ngân hàng thế giới hiện đang tăng cường sự hỗ trợ này và đang tiến hành quy trình thẩm định liên quan. Các hoạt động cho hợp phần của Ngân hàng thế giới trong dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước- Mê Công (M-IWRMP) sẽ hỗ trợ đáng kể hợp tác quản lý tài nguyên nước quốc tế ở cả cấp khu vực lẫn quốc gia. Dự án được đề xuất để thực hiện Chiến lược Hỗ trợ tài nguyên nước Mê Công. Các kiến nghị của Chiến lược này, được các nước Hạ Lưu Mê Công và Ủy hội sông Mê Công chấp nhận, nhấn mạnh đến nhu cầu về cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước để:

Cân bằng các cân nhắc về môi trường và KT-XH; Thừa nhận các mối liên kết giữa tính nhất thể về sinh thái của Hạ lưu Mê Công

và quản lý bền vững các lĩnh vực chủ yếu như nghề cá, đất ngập nước và quản lý lũ lụt và hạn hán tác động đến người dân địa phương;

Tạo ra các quy trình ra quyết định minh bạch, cân đối các nhu cầu của người sử dụng ở thượng lưu và hạ lưu, cũng như sử dụng tiêu thụ nước (như thủy nông và cấp nước) và sử dụng không tiêu thụ (như phát triển thủy điện, nghề cá, đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái khác như đất ngập nước và quản lý lũ lụt); và

Định rõ các vai trò bổ sung của các tổ chức lưu vực sông quốc gia và vùng về quản lý các nguồn tài nguyên lưu vực có điều phối.

Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản ở Châu Á-TBD (NACA) Mạng lưới NACA là một tổ chức liên chính phủ thúc đẩy phát triển nông thôn thông qua nuôi trồng thủy sản bền vững. Mạng lưới NACA cố gắng cải thiện thu nhập nông thôn, nâng cao sản lượng lương thực và thu nhập ngoại hối và đa dạng hóa sản xuất trang trại. Những người hưởng lợi cuối cùng từ các hoạt động của mạng lưới NACA

Page 100: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 85

là nông dân và các cộng đồng nông thôn. Các hoạt động chủ yếu của mạng lưới NACA là:

Xây dựng năng lực thông qua giáo dục và đào tạo; Cộng tác nghiên cứu và phát triển thông qua thiết lập mạng lưới giữa các trung

tâm và người dân; Phát triển mạng lưới thông tin và liên lạc; Các hướng dẫn chính sách và hỗ trợ chính sách và năng lực thể chế; Sức khỏe động vật dưới nước và quản lý bệnh dịch; và Di truyền và đa dạng sinh học.

Chính phủ các nước thành viên gồm Australia, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Iran, CHDCND Triều Tiên, CHDCND Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Mạng lưới NACA triển khai các dự án hỗ trợ phát triển trong vùng thông qua mối quan hệ với chính phủ các nước, các quỹ của nhà tài trợ, các cơ quan phát triển, các trường đại học và hàng loạt tổ chức phi chính phủ và nông dân. Mạng lưới NACA hỗ trợ tăng cường thể chế, trao đổi kỹ thuật và xây dựng các chính sách quản lý nuôi trồng thủy sản và tài nguyên dưới nước bền vững. Ủy hội sông Mê Công quốc tế và Mạng lưới NACA đã ký Bản Ghi nhớ vào năm 2002 để hợp tác trong các lĩnh vực sau:

i) Hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và thông tin ii) Thực hiện các chương trình dưới nước và nuôi trồng thủy sản; iii) Quản lý các nguồn tài nguyên dưới nước vì người nghèo nông thôn; iv) Thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo; v) Xây dựng hướng dẫn chính sách và các phương thức quản lý tốt nhất nghề

cá nội địa Mạng lưới các Tổ chức Lưu vực sông Châu Á (NARBO)

Ủy hội sông Mê Công là thành viên của Mạng lưới các Tổ chức lưu vực sông Châu Á (NARBO). Được thông báo thành lập tại Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 3 vào tháng 3 năm 2003, đến tháng 2 năm 2004, mạng lưới này chính thức được thành lập để thúc đẩy quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở các khu vực gió mùa Châu Á.

Mục đích của Mạng lưới NARBO là giúp đạt được quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông trong toàn Châu Á. Mục tiêu của mạng lưới là tăng cường năng lực và hiệu quả của các tổ chức lưu vực sông trong việc thúc đẩy quản lý tổng hợp tài nguyên nước và cải thiện quản lý nước thông qua đào tạo và trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các tổ chức lưu vực sông và các cơ quan ngành nước liên quan và các tổ chức đối tác tri thức.

Trung tâm Phát triển nghề cá ĐNA (SEAFDEC) Trung tâm Phát triển nghề cá ĐNA (SEAFDEC) với Ban Thư ký của Trung tâm ở Băng Cốc, là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập tháng 12 năm 1967 với mục đích thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững trong vùng. Các nước thành viên hiện nay của Trung tâm là Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Nhật Bản, CHDCND Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Page 101: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 86

Vào tháng 4 năm 2009, Hội đồng của Trung tâm Phát triển nghề cá ĐNA đã thông qua Khung chương trình mới, nêu rõ nhiệm vụ của Trung tâm là “phát triển và quản lý tiềm năng nghề cá của khu vực bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm cho người dân và xóa đói nghèo thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ mới, nghiên cứu và phổ biến thông tin”. Mặc dù các hoạt động của Trung tâm tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên phát triển các công nghệ nghề cá phù hợp với khu vực, nhưng Trung tâm còn tham gia thảo luận tại các diễn đàn liên quan ở khu vực/quốc tế. Trong số đó có Tổ chức Nông – Lương LHQ, Ủy hội Nghề cá Châu Á-TBD (APFIC), Công ước quốc tế về Buôn bán các loài động vật và thực vật hoang dã (CITES), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ủy hội sông Mê Công là đối tác cộng tác của Trung tâm Phát triển nghề cá ĐNA về các vấn đề nghề cá nội địa.

Page 102: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 87

CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC LƯU VỰC SÔNG KHÁC Trong một mạng lưới các mối quan hệ rộng lớn, tư năm 1996, Ủy hội sông Mê Công đã xây dựng quan hệ với Ủy hội Lưu vực Murray Darling của Australia và năm 2009 với Ủy hội sông Mississippi của Hoa Kỳ. Ủy hội còn đến thăm Ủy ban Tài nguyên nước Chiangjiang (Sông Trường Giang ở Trung Quốc), Lưu vực Colombia, Hoa Kỳ, Ủy ban quốc tế Bảo vệ Sông Rhine và Ủy ban Trung ương Giao thông đường thủy Sông Rhine. Ủy hội sông Mê Công đi thăm Ủy hội Lưu vực La Plata (Paraguay và Brazil) và tìm kiếm khả năng hợp tác với Ủy hội Quốc tế bảo vệ Sông Danube. Dưới đây trình bày các tổ chức lưu vực sông hiện là các đối tác chính thức của Ủy hội. Các tổ chức Lưu vực sông hiện là đối tác Uỷ hội sông Murray-Darling Uỷ hội sông Murray-Darling (MDBA) được thành lập theo Hiệp định Lưu vực Murray-Darling. Vai trò chính của Uỷ hội này là xây dựng Kế hoạch Lưu vực, trong đó quy định mức giới hạn sử dụng dài hạn, bền vững nước mặt và nước dưới đất ở Lưu vực Murray-Darling. Ủy hội Lưu vực Murray Darling (MDBC) từng là cơ quan điều hành của Hội đồng Bộ trưởng Lưu vực Murray-Darling và chịu trách nhiệm quản lý Sông Murray và Hệ thống các Hồ Menindee thuộc hạ lưu vực sông Darling, và tham mưu cho Hội đồng Bộ trưởng các vấn đề liên quan đến sử dụng nước, đất và các nguồn tài nguyên môi trường khác của Lưu vực Murray-Darling. Vào tháng 12 năm 2008, Uỷ hội sông Murray-Darling đảm nhận trách nhiệm đối với tất cả các chức năng của Ủy hội Lưu vực Murray-Darling trước đây. Mối quan hệ công việc có tính chiến lược giữa Ủy hội sông Mê Công và MDBC bắt đầu từ năm 1996 với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAID) và khởi đầu là việc trao đổi thông tin, liên lạc ở cấp cao (từ 1996 đến 1999) và sau đó, mở rộng sang xây dựng năng lực tổ chức, tập trung vào khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước (từ 2001 đến 2006). Giai đoạn III của Mối Quan hệ công tác có tính chiến lược giữa Ủy hội sông Mê Công AusAID/MDBA nhằm tiếp tục hỗ trợ tăng cường năng lực của Ủy hội sông Mê Công để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Lưu vực sông Mê Công. Giai đoạn III của mối quan hệ này được thực hiện như một phần không thể thiếu được của Chương trình Xây dựng năng lực của Ủy hội và đặc biệt tập trung vào quá trình Qui hoạch Phát triển Lưu vực. Ủy hội sông Mississippi - Hoa Kỳ Ủy hội sông Mississippi (MRC-Hoa Kỳ) được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 1879 với nhiệm vụ là xây dựng các kế hoạch cải thiện điều kiện sông Mississippi, thúc đẩy giao thông đường thủy, thương mại và ngăn ngừa lũ lụt tàn phá. Đóng trụ sở ở Vicksburg, Mississippi, Ủy hội sông Mississippi đưa ra cho Chính quyền, Quốc hội và Quân đội Hoa Kỳ các phương hướng kỹ thuật và tham mưu chính sách về tài

Page 103: Ủy hội sông Mê Công quốc tế KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011–2015

Kế hoạch Chiến lược MRC 2011-2015 Trang 88

nguyên nước của lưu vực sông chiếm 41% diện tích Hoa Kỳ và các phần diện tích ở 2 tỉnh của Canada, bằng việc giám sát quy hoạch và báo cáo về những tiến bộ đạt được trên sông Mississippi. Ý đồ của nhiệm vụ Ủy hội sông Mississippi hiện nay giống như ý đồ đặt ra cho ủy hội khi được thành lập – đó là hướng tới quản lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên liên quan đến nước vì lợi ích của Hoa Kỳ và phúc lợi của người dân. Ủy hội sông Mississippi có các chương trình lớn về quản lý lũ lụt, giao thông đường thủy, phục hồi tính bền vững của hệ sinh thái, đường dẫn cá cho thủy điện và quy hoạch và quản lý vùng ven biển. Ủy hội sông Mê Công và Ủy hội sông Mississippi đầu tiên là ký thư trao đổi ý định ngày 29 tháng 7 năm 2009 và sau đó, ký Bản Ghi nhớ vào tháng 5 năm 2010. Phạm vi hợp tác xác định trong Bản ghi nhớ bao gồm:

Thích ứng với biến đổi khí hậu; Quản lý tổng hợp tài nguyên nước; Quản lý hạn hán; Dự báo lũ; Phát triển thủy điện và đánh giá tác động; Nhu cầu và sử dụng nước; Nông nghiệp và an ninh lương thực; Cải thiện giao thông đường thủy; Đường dẫn cá; Chất lượng nước; và Các vùng đất ngập nước.