43
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU KHKT BẢO HỘ LAO ĐỘNG ––––––––––––––––––––––––––––––––– TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Y HỌC DỰ PHÒNG

VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMVIỆN NGHIÊN CỨU KHKT BẢO HỘ LAO ĐỘNG

–––––––––––––––––––––––––––––––––

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪNY HỌC DỰ PHÒNG

Hà Nội, tháng 10/2016

Page 2: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆPKHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Mục tiêu học tập: 1. Trình bày được các khái niệm chung về sức khỏe nghề nghiệp (y học lao động)

và các khái niệm và thuật ngữ trong giám sát môi trường lao động. 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động và ảnh hưởng của

chúng đến sức khoẻ người lao động.3. Liệt kê được các đường xâm nhập vào cơ thể và đường thải trừ khỏi cơ thể của

các hoá chất độc. 1. Khái niệm chung1.1. Sức khỏe nghề nghiệp (Y học lao động):

Y học lao động là môn khoa học nghiên cứu về các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh do lao động, điều kiện lao động và tác động của chúng tới sức khỏe, khả năng lao động của người lao động, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan, bảo vệ và tăng cường sức khỏe người lao động góp phần năng cao năng suất lao động.

Y học lao động không chỉ nghiên cứu mà còn thực hành với mục tiêu là phục vụ đối tượng người lao động và các vấn đề có liên quan.

Đối tượng nghiên cứu của y học lao động là người lao động và môi trường lao động, điều kiện lao động nhằm tìm ra các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp, yếu tố phù hợp giữa con người và lao động; phát hiện, điều trị và dự phòng các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp phát sinh trong lao động.1.2. Điều kiện lao động:

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động. 1.3. Yếu tố tác hại nghề nghiệp:

Là những yếu tố có liên quan đến lao động ở nơi làm việc làm hạn chế khả năng lao động, gây chấn thương hoặc ảnh hưởng không có lợi cho sức khoẻ người lao động .1.4. Vệ sinh lao động:

Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động đối với người lao động.

Các yếu tố vệ sinh lao động bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt); vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường...), bụi; hóa học; vi sinh vật gây bệnh; tâm sinh lý lao động và éc-gô-nô-mi; và các yếu tố khác trong môi trường lao động. 1.5. Quản lý vệ sinh lao động:

Là quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động đối với sức khỏe người lao động; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

Page 3: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

1.6. An toàn lao động:Là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong lao động, sản xuất.

1.7. Tai nạn lao động:Là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của các yếu

tố nguy hiểm và có hại trong lao động, sản xuất.1.8. Bệnh nghề nghiệp:

Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động, sản xuất có hại của nghề nghiệp tác động đối với sức khỏe người lao động. Bệnh nghề nghiệp xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không thể chữa khỏi được và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.1.9. Sinh lý lao động:

Sinh lý lao động nghiên cứu những phản ánh sinh lý đối với các yếu tố trong lao động như lao động nặng nhọc, các stress nhiệt, nghiên cứu các loại mệt mỏi...1.10. Tâm lý lao động:

Tâm lý lao động nghiên cứu các nhu cầu của công việc về khía cạnh tâm lý và tinh thần và nghiên cứu cách đánh giá khả năng tinh thần của các cá nhân để có thể tuyển chọn thích hợp về phương diện sức khoẻ. 1.11. Ecgônômi (ergonomics)

Từ “Ecgônomi” xuất phát từ gốc Hy lạp: Ergo - có nghĩa là lao động; No mos – qui luật. Có nhiều định nghĩa về Ecgônômi.

Theo định nghĩa của Hội Ecgônômi Quốc tế (IEA), ecgônômi là khoa học liên ngành, được cấu thành từ các khoa học về con người để phù hợp công việc, hệ thống máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của con người.

Theo định nghĩa của Hội Ecgônômi Quốc tế thì Ecgônômi là lĩnh vực khoa học ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động lao động và sinh hoạt của con người, nhằm mục đích làm sản phẩm, công việc, chỗ làm việc, môi trường phù hợp với con người.

Theo Murrell (1965): Ecgônômi là khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa con người và môi trường lao động. 2. Một số khái niệm và thuật ngữ trong giám sát môi trường lao động2.1. Cơ sở lao động: là một đơn vị được quy ước về mặt tổ chức mà đơn vị này thực hiện một nhiệm vụ, một chức năng nhất định của lao động.2.2. Khu vực lao động: là khu vực có diện tích nhất định (phân xưởng, bộ phận, công đoạn) trong đó người lao động làm việc tại chỗ hoặc phải di chuyển theo yêu cầu công việc.2.3. Môi trường lao động: Là không gian của khu vực lao động, trong đó người lao động làm việc cùng mọi phương tiện phục vụ cho công việc.2.4. Giám sát môi trường lao động: Là hoạt động thu thập và xử lý thông tin nhằm phát hiện, đánh giá và quản lý nguy cơ trong môi trường lao động, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.2.5. Mẫu khu vực (mẫu vùng): là mẫu được đặt tại vị trí của một khu vực làm việc nhất định. Vị trí lấy mẫu phải đại diện cho khu vực làm việc đó.

Page 4: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

2.6. Mẫu cá nhân: là mẫu được được đeo cho người lao động tại vị trí làm việc nhất định (một thao tác, một chức danh công việc) nhằm đánh giá mức tiếp xúc với chất ô nhiễm của người lao động trong thời gian làm việc.2.7. Lấy mẫu thời điểm: là phương pháp lấy mẫu trong thời gian ngắn của ca làm việc 8 giờ. Khi lấy mẫu, mọi công việc phải ở trạng thái hoạt động ổn định thường ngày.2.8. Lấy mẫu cả ca: là phương pháp lấy mẫu trong thời gian dài cả ca làm việc. Khi lấy mẫu, mọi công việc phải ở trạng thái hoạt động ổn định thường ngày.3. Môi trường lao động và sức khoẻ người lao động

Sức khoẻ người lao động và môi trường lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu môi trường lao động tốt, quan hệ lao động hài hoà thì sức khoẻ người lao động được cải thiện sẽ kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động. Nếu môi trường lao động bị ô nhiễm, điều kiện lao động không tốt sẽ làm suy giảm sức khoẻ người lao động, gây bệnh tật, chấn thương, tai nạn sẽ dẫn tới tăng chí phí lao động xã hội, giảm năng xuất lao động.

3.1. Các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động:+ Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, rung

chuyển, điện từ trường…+ Các yếu tố hoá học: ở dạng rắn (chì, crom...), khí (CO, CO2, SO2, NO2...), lỏng

(axit, bazơ, kiềm...)+ Bụi: bụi silíc, bụi amiăng, bụi bông…+ Các yếu tố sinh học: vi khuẩn, vi rút, nấm mốc….+ Yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgônômi như: áp lực công việc, lao động nặng, tư

thế lao động, thời gian lao động nghỉ ngơi….+ Các yếu tố gây chấn thương, tai nạn như: nguồn điện, nguồn nhiệt, vật văng bắn,

đổ, sập, nổ, ngộ độc, ngạt...CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ

Áp lực công việc, tư thế lao động, công việc lặp lại Các mối quan hệ...

CÁC YẾU TỐ TAI NẠNNguồn điện, nguồn nhiệt, vật văng bắn, đổ, sập, nổ...

CÁC YẾU TỐ SINH HỌCVi khuẩn, vi rút, bào tử, nấm mốc, côn trùng...

CÁC YẾU TỐ VẬT LÝVi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, rung, điện từ trường, phóng xạ...

NGƯỜILAO

ĐỘNG

CÁC YẾU TỐ HOÁ HỌCHoá chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí, bụi, thuốc, chất kích thích da, chất phụ gia ....

Page 5: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

- Khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động, người lao động có thể bị ảnh hưởng tới sức khoẻ ở nhiều mức độ khác nhau:+ Ảnh hưởng cấp tính như: chấn thương ở các bộ phận cơ thể (do tai nạn văng, bắn, đổ, sập, ngã...), bỏng (hoá chất, điện, nhiệt, phóng xạ...), ngạt hoặc ngộ độc (các hơi khí độc...), thậm chí có thể tử vong tức thời.+ Biến đổi thần kinh tâm lý hoặc sinh hoá của cơ thể, gây suy giảm sức khoẻ: do áp lực công việc, tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn... có thể gây rối loạn thần kinh trung ương và thực vật: đau đầu, mất ngủ, chán ăn, dễ cáu gắt… tiếp xúc với hoá chất, phóng xạ có thể gây các biến đổi ở máu, cơ quan sinh dục, xương, tế bào...+ Ảnh hưởng mạn tính: có thể gây bệnh ở các cơ quan bộ phận của cơ thể, ở cơ quan hô hấp, tim mạch, tiêu hoá, tiết niệu-sinh dục, da ...gây các bệnh nghề nghiệp.- Khi người lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:+ Chất tiếp xúc: phụ thuộc vào độc tính, đặc tính lý hoá của chúng. Nhiều chất chất độc hại, nguy hiểm có thể tan trong dịch, mỡ, nước, gây ảnh hưởng dù chỉ tiếp xúc với nồng độ thấp trong thời gian ngắn.+ Nồng độ chất tiếp xúc: Nồng độ chất tiếp xúc trong môi trường càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng càng lớn. + Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng dài thì nguy cơ ảnh hưởng càng lớn.Thông thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ cao có thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính, trong khi đó tiếp xúc trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xảy hoặc là cơ thể chịu đựng được (biến đổi thần kinh tâm lý, sinh hoá), hoặc được tích lũy với khối lượng lớn hơn gây ảnh hưởng mãn tính.+ Khả năng đáp ứng của từng cá thể: Có sự khác nhau trong phản ứng của mỗi cá nhân khi tiếp xúc với chất độc hại. Tiếp xúc với cùng một lượng chất độc hại trong cùng một thời gian một số người bị ảnh hưởng trầm trọng, một số người bị ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người không bị ảnh hưởng. Khả năng đáp ứng của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ…. đặc biệt là phụ nữ và phụ nữ có thai thường mẫn cảm hơn khi tiếp xúc với các yếu tố độc hại.

3.2. Đường xâm nhập: Các chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể bằng các đường sau:

+ Đường hô hấp: hóa chất, bụi, vi sinh vật… vào đường hô hấp (qua miệng, họng khí quản) sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản, sau đó chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi (phế nang), lắng đọng gây tổn thương phổi hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu.+ Qua da: những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong mỡ (như các dung môi hữu cơ và phê nol) dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua da. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên. Các chất độc hại có thể gây tổn thương, bệnh ở da hoặc thấm qua da vào máu.

Page 6: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

+ Đường tiêu hoá: do dính hoá chất, bụi, vi sinh vật ở tay, môi hoặc qua thức ăn, đồ uống, hút thuốc hoặc từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt vào đường tiêu hóa. Nhìn chung các chất độc hại qua đường tiêu hoá thường ít độc hơn do qua dịch dạ dày và dịch tuỵ.- Thải trừ: khi các các yếu tố nguy cơ, các chất độc hại tác động lên một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể bằng một hoặc đồng thời nhiều con đường khác nhau. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng các cơ chế thải trừ hoặc thích ứng. Ví dụ: khi tiếp xúc với môi trường nhiệt (nóng hoặc lạnh) cơ thể sẽ có phản ứng bằng cơ chế sinh hoặc thải nhiệt; khi gặp điều kiện ánh sáng bất lợi, cơ quan thị giác (mắt) sẽ lập tức điều tiết để thích ứng. Đối với các hoá chất, bụi chúng có được thải trừ khỏi cơ thể bằng các con đường sau:+ Qua ruột : chủ yếu là các kim loại nặng.+ Qua mật: Một số chất độc được chuyển hóa rồi liên hợp sunfo hoặc glucuronic rồi đào thải qua mật.+ Qua hơi thở: có thể đào thơi một số lớn chất độc dưới dạng khí hơi.+ Qua nước tiểu+ Qua bài tiết mồ hôi, sữa mẹ.Những người làm công tác vệ sinh an toàn lao động cần nhận biết và đánh giá được các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động và những tác động của chúng tới sức khoẻ người lao động để có những biện pháp kiểm soát kịp thời, bảo vệ sức khoẻ người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Doãn Ngọc Hải (Chủ biên). Thường quy Kỹ thuật Sức khỏe nghề nghiệp và

môi trường. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2015.2. TCVN 5508-1991. Không khí vùng làm việc- Tiêu chuẩn bụi chứa silíc.3. TCVN 3157-79. Thuật ngữ định nghĩa cơ bản về bảo hộ lao động.4. Bộ Y tế, Đánh giá tác động môi trường đến sức khoẻ, Hội thảo 2006.

5. Bộ Y tế, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường. Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi, tập 1, 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2002.

Page 7: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP, CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Mục tiêu học tập:1. Trình bày được khái niệm điều kiện lao động2. Liệt kê các yếu tố nguy hiểm và có hại trong môi trường lao động3. Trình bày các biện pháp phòng ngừa các yếu tố tác hại nghề nghiệp, cải thiện

điều kiện lao động bảo vệ sức khoẻ người lao động1. Điều kiện lao động

Ðiều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.

Ðể có thể làm tốt công tác vệ sinh an toàn lao động thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động.

Điều kiện lao động được đánh giá trên các mặt chủ yếu sau đây:- Tình trạng an toàn của quá trình công nghệ và máy móc, thiết bị được sử dụng trong lao động sản xuất. - Tổ chức lao động trong đó liên quan đến việc sử dụng lao động, cường độ lao động, tư thế và vị trí của người lao động khi làm việc, sự căng thẳng về tinh thần.- Năng lực nói chung của lực lượng lao động được thể hiện qua sự lành nghề đối với công việc, khả năng nhận thức và phòng tránh các yếu tố tác hại trong lao động.- Tình trạng cơ sở vật chất, nhà xưởng bao hàm sự tuân thủ các qui định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, thiết kế xây dựng, phòng cháy chữa cháy...

Nếu điều kiện lao động không phù hợp các qui định trong tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động sẽ gây ảnh hưởng xấu tới người lao động (gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) dẫn đến năng suất lao động và hiệu quả lao động thấp.2. Các yếu tố tác hại nghề nghiệp

Trong quá trình lao động, dù lao động thủ công hay cơ khí hoá, tự động hoá đều có thể xuất hiện các yếu tố nguy hại. Các yếu tố này tác động vào cơ thể con người, tuỳ loại và mức độ tác động, có thể gây chấn thương, tử vong, bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp.

Tất cả các yếu tố có liên quan đến lao động ở nơi làm việc làm hạn chế khả năng lao động, gây chấn thương hoặc ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe người lao động thậm chí gây tử vong cho người lao động gọi là yếu tố tác hại nghề nghiệp.

Yếu tố tác hại nghề nghiệp là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi và là nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến chấn thương, bệnh tật cho người lao động.

Theo tính chất, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể chia các yếu tố tác hại nghề nghiệp làm 2 loại chính như sau:

Page 8: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

2.1. Các yếu tố nguy hiểm trong môi trường lao động: Là những yếu tố gây tai nạn, chấn thương cho người lao động. Các yếu tố nguy

hiểm thường gặp trong lao động sản xuất bao gồm:2.1.1. Các bộ phận truyền động, chuyển động: Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng có nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc tử vong.2.1.2. Nguồn nhiệt: ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ.2.1.3. Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện.. làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.2.1.4. Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng....2.1.5. Vật văng bắn: Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn....2.1.6 Nổ: - Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn phá hủy hoại các công trình, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ. Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng.- Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định.- Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ....2.2. Các yếu tố có hại trong môi trường lao động:

Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp.

Các yếu tố có hại thường gặp trong lao động, sản xuất bao gồm:

Page 9: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

2.2.1 Vi khí hậu: Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp

của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người.- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị....Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh...- Ðộ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi.- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người.2.2.2 Tiếng ồn:

Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. .

Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén. Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh, dễ dẫn đến tai nạn lao động.2.2.3. Rung:

Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi làm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra chứng bợt tay, mất cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết.

Rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy nghiền... Chấn động làm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tuỳ theo đặc tính chấn động tạo ra thay đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơ thể người.2.2.4. Bức xạ và phóng xạ:Bức xạ:

- Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại.- Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu,

chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Phóng xạ:

Page 10: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iôn hoá vật chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ.

Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.2.2.5. Ánh sáng:

Chiếu sáng không đảm bảo làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây ra tai nạn lao động. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.2.2.6. Bụi:

Bụi là tập hợp của các hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước dưới 5 micrômét, khi hít phải bụi đi vào phế nang làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi.

Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của bụi. Bụi có thể gây bệnh ở đường hô hấp, bệnh ngoài da, tổn thương mắt, gây ung thư...

Bụi có thể gây ra nhiều bệnh bụi phổi như: + Bệnh bụi phổi silíc (Silicose) là do bụi silic.+ Bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestose) do bụi Amiăng.+ Bệnh bụi phổi bông do bụi bông, đay, gai + Bệnh bụi phổi than (Antracose) do bụi than. + Bệnh bụi phổi sắt (Siderose) do bụi sắt.

2.2.7. Các hóa chất độcHóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,

xây dựng cơ bản như: Chì, Asen, Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi, các dung dịch axít, bazơ, kiềm, muối, các phế liệu, phế thải khó phân hủy. Hóa chất độc có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi....tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Hóa chất độc có thể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc mạn tính.Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:- Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như Axít đặc, Kiềm...- Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như Clo, amoniắc, SO3,...- Nhóm 3: Chất gây ngạt như các oxít các bon (CO2, CO), mê tan (CH4)...- Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như H2S (mùi trứng thối) , xăng...- Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ thể như hyđrôcacbon các loại (gây độc cho nhiều cơ quan), benzen, phênol, chì, asen ....

Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc qua da. Trong đó, theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc. Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia các quá trình sinh hoá có thể đổi thành chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành chất

Page 11: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

độc hơn. Một số chất độc xâm nhập vào cơ thể và tích tụ lại. Chất độc cũng có thể đư-ợc thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua sữa... tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất.2.2.8. Các vi sinh vật có hại:

Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc như các nghề: chăn nuôi, lò mổ gia súc, chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị, người làm lâm nghiệp, nông nghiệp, người phục vụ tại các bệnh viện, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, các nghĩa trang...2.2.9. Trạng thái tâm sinh lý ở người lao động và ecgônômi - Tư thế lao động gò bó, không tự nhiên như đứng, ngồi quá lâu, đi lại nhiều, cúi khom, vẹo người...- Tính đơn điệu của công việc, thao tác công việc lặp đi lặp lại, chu kỳ ngắn- Áp lực công việc lớn, công việc nhàm chán, phải tập trung chú ý cao gây căng thẳng về thần kinh tấm lý.- Giờ giấc làm việc kéo dài, ca kíp không phù hợp3. Phương pháp xác định yếu tố tác hại nghề nghiệp

Có thể sử dụng một hoặc tổng hợp nhiều phương pháp để xác định các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động.- Phỏng vấn đối với người trực tiếp tiếp xúc với qui trình công nghệ và các yếu tố để đánh giá. Có thể sử dụng bộ câu hỏi, bảng kiểm.- Quan sát hoạt động, thao tác của người lao động, vận hành của máy móc, sử dụng phương tiện bảo hộ, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát kiểm soát ô nhiễm. Có thể sử dụng bảng kiểm.- Dùng thiết bị đo đạc, kiểm tra xác định các yếu tố vệ sinh môi trường lao động (định tính và định lượng).3.1. Xác định yếu tố nguy hiểm:

Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:- Đối với máy, thiết bị cơ khí:

+ Tình trạng che chắn các bộ phận truyền động+ Biện pháp nối đất bảo vệ+ Sự đầy đủ của các thiết bị an toàn

- Đối với thiết bị áp lực: + Thời hạn kiểm định thiết bị+ Sự hoàn hảo của thiết bị đo và cơ cấu an toàn+ Tình trạng kỹ thuật thực tế: sự ăn mòn quá mức đối với các phần tử chịu áp

lực và biến dạng+ Tình trạng an toàn của các thiết bị liên quan.+ Nơi đặt thiết bị

- Hệ thống nối đất và chống sét: + Kiểm tra, đánh giá sự hoàn hảo của các dây, cọc nối đất+ Việc thực hiện đo: Rnđ theo định kỳ.

Page 12: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

- Các kho chứa nguyên vật liệu: :+ Sự sắp xếp và bố trí kho theo qui định+Thực hiện các biện pháp an toàn chống đổ, chống cháy nổ+ Các cửa thoát hiểm, hệ thống thông gió, hệ thống điện+ Các phương tiện thiết bị để xử lý phòng cháy, chữa cháy.

- Các thiết bị nâng hạ: + Thời hạn kiểm định thiết bị+ Tình trạng kỹ thuật thực tế: sự ăn mòn quá mức đối với các phần tử chịu lực,

xác định biến dạng, tình trạng của cáp, móc, …+ Tình trạng an toàn của các thiết bị liên quan: cơ cấu hạn chế quá tải, cơ cấu

hạn chế chiều cao nâng móc, cơ cấu hạn chế hành trình…- An toàn giao thông nội bộ, nhà xưởng:

+ Các rãnh thoát nước, hố ga trên đường vận chuyển (nắp đậy, …)+ Độ cản trở giao thông hoặc vận chuyển nguyên vật liệu…+ Tình trạng kỹ thuật hiện hữu…

- Hệ thống điện và các thiết bị bảo vệ: + Hệ thống dây dẫn điện+ Hệ thống phân phối điện+ Các thiết bị bảo vệ

3.2. Xác định yếu tố có hại:- Vi khí hậu và các yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường...): dùng thiết bị đo đạc, sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng…Đo đạc theo quy định (TCVN; TCN) hoặc theo thường quy của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường 2015.- Bụi: Có thể dùng các phương pháp quan sát, đo đạc bằng thiết bị đọc trực tiếp hoặc lấy mẫu phân tích định tính hoặc định lượng.- Các yếu tố hóa học: Có thể đo đạc bằng thiết bị đọc trực tiếp hoặc lấy mẫu phân tích định tính hoặc định lượng.- Vi sinh vật: Lấy mẫu, nuôi cấy phân tích hoặc thông qua kết quản khám sức khỏe để đánh giá nguy cơ tiểm ẩn.- Tâm sinh lý lao động và ecgônômi: quan sát, phỏng vấn, đo đạc đánh giá các chỉ tiêu tâm sinh lý lao động.4. Các biện pháp phòng ngừa các yếu tố tác hại nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động4.1. Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động4.1.1. Thiết bị che chắn:- Mục đích che chắn:

+ Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động;+ Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao

động.Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo của thiết bị che chắn đơn giản hay

phức tạp và được chế tạo bởi các loại vật liệu khác nhau.

Page 13: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

- Các loại thiết bị che chắn:+ Che chắn tạm thời hay di chuyển được như che chắn ở sàn thao tác trong xây

dựng;+ Che chắn cố định như bao che của các bộ phận chuyển động.

- Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn:+ Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra;+ Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động;+ Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị;+ Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi cần thiết.

4.1.2. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa:- Mục đích:

Loại trừ hoặc ngăn chặn nguy cơ sự cố hoặc tai nạn khi thông số hoạt động của đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định. Sự cố gây ra có thể do: quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp quá, cường độ dòng điện cao quá... Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy. - Thiết bị bảo hiểm có cấu tạo, công dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng phòng ngừa và quá trình công nghệ. Thiết bị bảo hiểm chỉ bảo đảm làm việc tốt khi đã được tính toán thiết kế, chế tạo chính xác và tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng.- Phân loại thiết bị bảo hiểm theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị.

+ Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đã trở lại dưới giới hạn quy định nh: van an toàn kiểu tải trọng, rơ le nhiệt...

+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay như: trục vít rơi trên máy tiện...

+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế mới như: cầu trì, chốt cắm...4.1.3. Tín hiệu, báo hiệu:- Mục đích:

+ Nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh nguy hiểm + Hướng dẫn thao tác+ Nhận biết qui định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu qui ước về

màu sắc, hình vẽ.- Phân loại báo hiệu, tín hiệu:

+ Sử dụng màu sắc, ánh sáng: thường dùng ba màu: màu đỏ, vàng, màu xanh;+ Âm thanh: tiếng còi, chuông, kẻng;+ Ký hiệu: hình vẽ, bảng chữ;+ Ðồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất,

khí độc, ánh sáng, nhiệt độ, đo bức xạ, v.v...- Một số yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu:

+ Dễ nhận biết.+ Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao.

Page 14: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

+ Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hoá.4.1.4. Khoảng cách an toàn:- Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất như: Khoảng cách cho phép giữa đường dây điện trần tới người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn...- Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị....mà quy định các khoảng cách an toàn khác nhau. Việc xác định khoảng cách an toàn rất cần chính xác, đòi hỏi phải tính toán cụ thể. - Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề:

+ Lâm nghiệp: khoảng cách trong chặt hạ cây, kéo gỗ;+ Xây dựng: khoảng cách trong đào đất, khai thác đá;+ Cơ khí: khoảng cách giữa các máy, giữa các bộ phận nhô ra của máy, giữa các

bộ phận chuyển động của máy với các phần cố định của máy, của nhà xưởng, công trình;

+ Ðiện: Các khoảng cách từ đường dây điện ứng với các cấp điện áp tới các công trình;

+ Khoảng cách an toàn về cháy nổ;- Khoảng cách an toàn về phóng xạ: theo quy định cụ thể.4.1.5. Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa:- Cơ cấu điều khiển: có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển để điều khiển theo ý muốn người lao động; - Phanh hãm: điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động. Có loại phanh cơ, phanh điện, phanh từ. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà tác động của phanh hãm có thể là tức thời hay từ từ. Ngoài hệ thống phanh hãm chính thường kèm theo hệ thống phanh hãm dự phòng.- Khoá liên động: loại cơ cấu nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác như: đóng bộ phận bao che rồi mới được mở máy. Khoá liên động có thể dưới các hình thức liên động khác nhau: cơ khí, khí nén, thuỷ lực, điện, tế bào quang điện....- Ðiều khiển từ xa: Người lao động ở ngoài vùng nguy hiểm điều khiển sản xuất như điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm. Ngoài các đồng hồ đo để chỉ rõ các thông số kỹ thuật cần thiết cho quá trình điều khiển sản xuất, điều khiển từ xa còn sử dụng các thiết bị nghe nhìn.4.2. Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động4.2.1. Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu:- Áp dụng thông gió và điều hoà không khí: Thông gió tự nhiên (hệ thống cửa sổ, cửa trời) hoặc nhân tạo (quạt hút, quạt đẩy, điều hoà...) nhằm tăng độ thông thoáng, điều hòa nhiệt độ, giảm thiểu hơi khí độc ở nơi sản xuất. - Làm lán để chống lạnh, che nắng, che mưa khi phải thực hiện các công việc ở ngoài trời; trồng cây.

Page 15: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

- Cơ giới hóa, tự động hóa;4.2.2. Chống bụi:

Thực hiện các biện pháp làm giảm phát sinh bụi ở ngay nguồn gây bụi khống chế nguồn phát sinh ô nhiễm như che chắn, sử dụng các thiết bị lọc bụi, hút bụi, phun nước làm giảm lượng bụi trong không khí, trồng các hàng rào cây.4.2.3. Chống tiếng ồn:

Ðảm bảo khoảng cách quy định từ nguồn ồn đến nơi người lao động làm việc; giảm ngay tiếng ồn từ nguồn gây ồn bằng cách lắp ráp các máy, thiết bị bảo đảm chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu tiếng ồn hoặc các biện pháp giảm tiếng ồn lan truyền như làm các lớp cách âm, các buồng cách âm, v.v....4.2.4. Chống rung: - Có thể làm giảm rung hoặc khử rung, chống truyền rung bằng cách sử dụng vật liệu chống rung như cao su đệm, bấc, lò xo, không khí hoặc dùng lò xo. Gắn chặt vỏ, chân với các bộ phận gây rung của máy; Cách ly nguồn gây rung, thay đổi vị trí đứng tránh đường truyền rung, cách ly, khử rung mặt bên....- Các điểm cần lưu ý khi làm việc:

+ Co giãn nhẹ tay, chân, vai, lưng... trước và sau khi làm việc;+ Trong môi trường lạnh cần sưởi ấm trước khi làm;+ Sử dụng giày, ủng, găng tay chống rung.Ðể tránh các tác hại do rung gây ra, cần chú ý thực hiện các nguyên tắc sau:+ Sử dụng dụng cụ cầm tay không truyền rung;+ Dùng máy thay thế khi làm việc với dụng cụ rung;+ Luyện tập nhiều lần để tránh nắm quá chặt vào tay cầm của dụng cụ;+ Khi nhiệt độ nơi làm việc hạ dưới 14oC cần có biện pháp sưởi ấm;+ Làm giảm sự truyền rung bằng cách sử dụng găng tay chống rung;

4.2.5. Chiếu sáng hợp lý:Ðảm bảo đủ ánh sáng tại nơi làm việc cho người lao động tuỳ theo từng công

việc. Ðể tiết kiệm năng lượng nên sử dụng ánh sáng mặt trời bằng hệ thống cửa sổ, cửa trời, sơn tường bằng màu sáng.4.3. Phòng chống cháy nổ:- Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ cháy nổ với các khu vực sản xuất khác.- Hạn chế mọi khả năng phát sinh nguồn nhiệt.- Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng chất cháy (nguyên vật liệu, sản phẩm, ...) trong nơi lao động sản xuất.- Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ giới hóa tự động hóa các khâu đó.- Dùng thêm các chất phụ trợ, các chất chống cháy nổ trong môi trường có tạo ra các chất hỗn hợp cháy nổ.- Thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị chống cháy lan .- Xử lý vật liệu bằng sơn chống cháy hoặc ngâm tẩm bằng hoá chất chống cháy.

Page 16: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

- Trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.- Đề ra các nội quy, biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy trong đơn vị.- Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện.về phòng cháy chữa cháy4.4. Tổ chức lao động khoa học:- Huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động về an toàn vệ sinh lao động.- Tổ chức thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.- Tổ chức phân công lao động hợp lý.- Xây dựng quan hệ hài hòa, hợp tác trong lao động; đảm bảo cho mọi người lao động đều có thể phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện lao động. - Máy móc, thiết bị phải phù hợp với sinh lý của người lao động, không để người lao động phải làm việc trong tư thế gò bó hoặc quá căng thẳng; đối với các máy móc có kích thước chiều cảo không phù hợp với người. - Sắp xếp mặt bằng nhà xưởng, đường đi lại và vận chuyển hợp lý, thông thoáng, bằng phẳng. Bố trí diện tích nơi làm việc hợp lý, bảo đảm khoảng không gian cần thiết cho mỗi người lao động; Vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ;4.5. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Cung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp. Các phương tiện bảo vệ cá nhân được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước quy định:- Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc,...- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt: kính mắt, mặt nạ,...- Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai,...- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc,...- Phương tiện bảo vệ tay, chân: giầy, ủng, bít tất,...- Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm choàng chống nóng, chống rét, chống tia phóng xạ,...- Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn,...- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay cách điện, ủng cách điện,...- Phương tiện chống chết đuối: phao cá nhân,...- Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.4.6. Biện pháp y tế- Tổ chức khám tuyển - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động- Tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Page 17: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội, Bảo hộ lao động, Tài liệu huấn luyện,

NXB Lao động xã hội 1999.2. Đỗ Hàm, Vệ sinh lao động và Bệnh nghề nghiệp, NXB Lao động xã hội 1999.3. Trần Thị Ngọc Lan, Dịch vụ lao động y tế cơ bản trong CSSKNLĐ nông

nghiệp, 2011.4. TCVN2288-78, Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. Phân loại5. TCVN 2289-78. Quá trình sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.

Page 18: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

TÂM SINH LÝ LAO ĐỘNG VÀ ECGÔNÔMITRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

Mục tiêu học tập1. Trình bày được nội dung của Tâm-sinh lý lao động và ecgônômi2. Liệt kê các yếu tố của Tâm-sinh lý lao động và ecgônômi3. Trình bày kỹ thuật đánh giá Tâm-sinh lý lao động và ecgônômi

1. Giới thiệu chung1.1. Sinh lý lao động:

Nhiệm vụ cơ bản của sinh lý lao động là góp phần đánh giá lao động một cách khách quan. Nếu điều kiện lao động được cải thiện, có thể đạt được năng suất cao, người lao động tốn ít sức lực và như vậy rõ ràng có lợi cho lao động và sự quản lý lao động.

Theo quan điểm của nhà sinh lý học những nghiên cứu như vậy phải giải quyết gánh nặng hoặc các “stress” tác động đến người lao động.

Tác giả Christensen E.H có nêu thí dụ về người lao động châu Âu có thể lực khoẻ và đối tác của anh ta là người châu á nhỏ bé hơn và thể lực kém hơn, phải hoàn thành một công việc giống nhau trong cùng một điều kiện, nhưng biến đổi sinh lý hoặc sức lực bỏ ra khác nhau rõ rệt. Người châu Âu có lề an toàn rộng do tầm vóc lớn, thể lực tốt, dinh dưỡng khá hơn, rèn luyện có hệ thống... còn người châu á phải lao động gần giới hạn khả năng của anh ta.

Cũng theo Christensen, việc đánh giá lao động phải khách quan, và phải định lượng, còn việc định tính, chủ quan như căng thẳng, mệt mỏi... phải bỏ qua. Lý do là những khái niệm như sự gắng sức, gánh nặng lao động hoặc sự mệt mỏi do lao động liên quan không chỉ với nhu cầu của công việc mà còn với khả năng của người lao động. Sự hấp thu O2/phút hay sự tiêu thụ calo/phút được sử dụng làm cơ sở cần thiết cho phân loại lao động.

Về nhu cầu năng lượng, phương pháp được lựa chọn để nghiên cứu nhu cầu năng lượng toàn phần là tính khẩu phần ăn. Trong khoảng thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng, khẩu phần ăn của người lao động phải được cân, phân tích, và qua đó có thể tính khẩu phần calo với sự chính xác có mức độ. Còn phải chú ý tính sự thay đổi thể trọng và hoạt động trong lúc nghỉ ngơi.1.2. Tâm - sinh lý lao động:

Tâm lý lao động còn được nhiều tác giả gọi là tâm lý học công nghiệp, bắt nguồn từ việc thử nghiệm khả năng lao động, mô tả công việc. Sau này tâm lý học lao động được xác định là một nhánh của tâm lý học xã hội với ý nghĩa tâm lý học xã hội của tổ chức lao động.

Trong tâm lý học lao động, người ta chú ý đến sự quản lý khoa học, với khía cạnh thuần tuý “kỹ thuật”, nhằm tăng nhanh năng suất, có lợi cho sự quản lý và người lao động, cụ thể là với sự quản lý hợp lý hoá và lương cao. Trong quá trình phát triển công nghiệp, đã có những cuộc cách mạng về phương pháp lao động dựa vào sự tổ chức lại về thời gian và sự vận động, mục đích là đưa những phương pháp khoa học tự

Page 19: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

nhiên vào tổ chức lao động, với những nguyên lý cơ bản là tiết kiệm sức lực, loại trừ những động tác thừa và chuyên môn hoá các công việc, các chức năng.

Người ta còn nói đến kỹ thuật con người (Human Engineering), một nhánh của tâm lý học lao động. Đây là sự phát triển tự nhiên của sự nghiên cứu về thời gian và vận động, chọn lọc người lao động, huấn luyện các kỹ thuật.

Mục tiêu của kỹ thuật con người là nghiên cứu các “hệ thống máy – con người”. Sự nghiên cứu kỹ thuật con người tập trung vào 3 quá trình cơ bản tác động lẫn nhau giữa con người và máy móc, có nghĩa là tiếp nhận thông tin, quyết định và hành động.

Về việc phân tích lao động, người ta đã tiến hành việc quan sát kỹ người lao động trong lúc lao động, phân tích toàn bộ quá trình lao động thành từng thao tác và sắp xếp lại các thao tác đó vào một chuỗi công việc tuân theo những nguyên lý cơ bản của việc hợp lý hoá lao động.

Trong tâm lý học lao động, người ta còn chú ý đến mối quan hệ con người, đến các hệ thống kỹ thuật – xã hội và đặc biệt đến tâm lý học an toàn lao động.

Vấn đề phòng và chống các tác hại nghề nghiệp, các tai nạn lao động phản ánh trực tiếp ảnh hưởng của quản lý khoa học, tổ chức lao động. Phải xem xét các tai nạn lao động về các khía cạnh kỹ thuật và sinh lý thật nghiêm ngặt nhất là về tâm lý học cá nhân. Nguyên nhân các tai nạn lao động có thể do các thiết bị hay do cá nhân người bị tai nạn có những biến đổi hay rối loạn về tinh thần hay vật chất, về tâm lý – xã hội. Nghiên cứu các nguyên nhân để đề xuất các biện pháp dự phòng, tập trung chủ yếu vào việc tuyển chọn, vào hành vi cá nhân và vào việc thiết kế các thiết bị bảo đảm an toàn dựa trên các yêu cầu Ecgônômi.

Những vấn đề trên đây chỉ là một phần trong một loạt nhiệm vụ của tâm lý học lao động mà các nhà tâm lý học cần thực hiện và tham gia vào sự nghiệp lao động.

Là một kỹ sư ở khía cạnh con người, có nhiệm vụ xác định các kỹ thuật lao động bảo đảm ngày càng hợp lý hoá với các hoạt động thuần tuý kỹ thuật, nhà tâm lý học trở thành một chuyên gia trong vấn đề con người và vệ sinh tâm thần, và có những đóng góp cá nhân cùng với các thầy thuốc. Sự can thiệp của các nhà tâm lý học trong cuộc sống lao động phải ngày càng cụ thể hoá với vai trò cố vấn, có trách nhiệm góp ý kiếnvề những vấn đề quản lý về nhân sự và về đào tạo. Ngày nay, nhà tâm lý học lao động được yêu cầu tham gia với tư cách nhà xã hội học, vào việc giải quyết những vấn đề lao động, những vấn đề liên quan với việc đổi mới kỹ thuật, tổ chức lao động và mối quan hệ cá nhân trong lao động.1.3. Ecgônômi (ergonomics)

Trong lao động, Ecgônômi là lĩnh vực kiến thức, nghiên cứu tổng hợp hoạt động lao động của con người trong mối liên quan với kỹ thuật máy móc và môi trường nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả lao động, sức khoẻ an toàn và sự thoải mái.

Murrell (1965) đã định nghĩa ngắn gọn là: Ecgônômi là khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa con người và môi trường lao động. Từ định nghĩa này có thể phát triển, ecgônômi là khoa học nghiên cứu người lao động về phương diện nhân trắc học giải phẫu, sinh lý học, tâm lý học trong môi trường lao động với mục tiêu tối ưu hoá sức khoẻ, an toàn, thoải mái và hiệu quả. Hiện nay, ý tưởng chủ đạo của Ecgônômi là

Page 20: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

tập hợp thống nhất hài hoà nghiên cứu thành tựu của tất cả các chuyên gia nghiên cứu về lao động.

Ậ Hoa Kỳ, lĩnh vực khoa học tương tự được gọi là Human Factors (Yếu tố con người), ở Anh và đa số các nước Bắc Âu gọi là Ergonomics, ở Pháp – Ergonomie, ở Nhật – Human Ergology...

Là một khoa học liên ngành, Ecgônômi tập hợp các kiến thức cơ bản của các khoa học về con người như sinh lý lao động, tâm lý lao động, nhân trắc học, cơ sinh học và một số khoa học khác... để cung cấp các thông tin về khả năng cũng như giới hạn của con người. Những thông tin đó liên quan đến cấu trúc chức năng cơ thể của con người gồm khả năng thể lực, các kích thước và đặc điểm cơ sinh học của cơ thể, đặc điểm hoạt động của não bộ và chức năng của hệ thần kinh trung ương, các đặc điểm tâm lý về hành vi của con người ... Các ngành khoa học khác cung cấp thông tin về môi trường xung quanh con người. Để phát triển các ngành khoa học khác như thiết kế, chế tạo, quản lý lao động, tổ chức lao động khoa học, y học lao động, tin học ... một cách có hiệu quả, không thể thiếu thông tin về con người. Trong mối liên quan trên, Ecgônômi làm nhiệm vụ trung gian “nhào nặn” những kiến thức cơ bản về con người, nâng nó lên thành những nguyên tắc hay khuyến cáo cho các ngành khác có thể thống nhất sử dụng.

Ecgônômi, cũng bao gồm mọi khoa học về con người, cũng nghiên cứu thiết kế và thực hiện cho con người sử dụng, có nguồn gốc từ sinh lý học người đặc biệt trong lĩnh vực sinh lý lao động và cơ - sinh học (Bio – mechanics) và hướng các hoạt động nhiều về những vấn dề lao động của con người. Tuy nhiên, như nêu ở trên, sự phân biệt rất phức tạp và lý thuyết dù có thể định nghĩa rõ ràng. Trong thực tế, các thuật ngữ đều đồng nghĩa, vì một nhà Ecgônômi học cũng phải đào tạo và làm những công việc như một kỹ sư yếu tố con người. Điều quan trọng là khái niệm về khoa học đa ngành: tâm lý học, sinh lý học, kỹ thuật... Điều cuối cùng là mục tiêu giống hệt nhau.

Nghiên cứu Ecgônômi tập trung vào người lao động tác động qua lại với môi trường kỹ thuật. Người lao động có những hạn chế mà nhà thiết kế phải quan tâm.- Thiết kế không gian lao động: nhằm bảo đảm phù hợp với đặc điểm cơ thể người, làm cho người lao động không phải gắng sức quá mức, các tư thế lao động không bắt buộc, hoặc đứng hoặc ngồi. Sự thiết kế này phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng dụng nhân trắc học và cơ sinh học.- Thiết kế môi trường: nhằm bảo đảm sự chiếu sáng, sưởi ấm, thông gió, ồn rung, phải phù hợp với yêu cầu của người lao động.- Thiết kế mặt phân giới (Interface design) nhằm trao đổi thông tin giữa người và máy/môi trường.- Thiết kế tình hình lao động: giải quyết những vấn đề rộng hơn như giờ lao động, giờ nghỉ giải lao, và những vấn đề đặc biệt như lao động ca kíp, tổ chức lao động.2. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi2.1. Gánh nặng lao động thể lực

Sinh lý lao động nghiên cứu những phản ứng sinh lý (hệ tim mạch, hệ hô hấp…) đối với các yếu tố trong lao động (lao động nặng nhọc, stress nhiệt... Sinh lý lao động

Page 21: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

góp phần đánh giá lao động (gánh nặng thể lực) một cách khách quan, là cơ sở để cải thiện điều kiện lao động được cải thiện, mang lại năng suất, hiệu quả lao động cao mà người lao động tốn ít sức lực.

Một số đánh giá đặc trưng cho lao động thể lực:- Tiêu hao năng lượng: lao động thể lực càng nặng mức tiêu hao năng lượng càng lớn thì nhu cầu năng lượng được cung cấp càng phải tăng- Khối lượng mang vác và tư thế mang vác: sao cho hợp lý, tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, ở nước ta lao động mang vác trong một số công việc vẫn còn là phổ biến. Việc huấn luyện tư thế mang vác đúng là rất cần thiết để phòng ngừa tai nạn và chấn thương trong lao động.- Phản ứng điều nhiệt của cơ thể (trong môi trường lao động quá nóng hoặc quá lạnh): để cần có khẩu phần ăn và nước uống thích hợp cho người lao động.- Phản ứng hô hấp: Lao động thể lực làm tăng rõ rệt sự trao đổi khí, tăng nhanh nhịp thở và không khí phổi nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của cơ thể về số lượng O2 và thải CO2 thừa. - Thích ứng của hệ tim mạch: Biểu hiện dễ thấy nhất của hệ tim mạch thích ứng với lao động thể lực là tăng nhịp tim, tăng thể tích tâm thu và rút ngắn vòng tuần hoàn do hoạt động thể lực làm tăng nhu cầu O2. 2.2. Gánh nặng lao động trí óc

Tâm lý lao động nghiên cứu các yêu cầu của công việc về khía cạnh tâm lý (căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan…), tinh thần và các đáp ứng của người lao động

Đặc trưng cho loại hình lao động này bao gồm:- Gánh nặng trí tuệ: đặc điểm yêu cầu công việc, mức độ phức tạp của công việc, cách tiếp nhận, xử lý tín hiệu thông tin.- Gánh nặng giác quan: số đối tượng cần phải quan sát cùng một lúc, kích thước đối tượng cần phân biệt, thời gian quan sát màn hình vi tính, gánh nặng với cơ quan phát âm.- Gánh nặng cảm xúc: Mức độ trách nhiệm với công việc, mức độ trầm trọng của lỗi sai, nguy cơ về sự an toàn của con người.- Gánh nặng đơn điệu: thao tác lặp lại, thời gian thực hiện thao tác ngắn. 2.3. Thiết kế không gian lao động

Thiết kế không gian lao động: nhằm bảo đảm phù hợp với đặc điểm nhân trắc học và cơ sinh học cơ thể người lao động (không phải gắng sức quá mức, tư thế lao động không bắt buộc...), đảm bảo an toàn lao động.2.3.1. Thiết kế môi trường

Thiết kế môi trường: nhằm bảo đảm sự chiếu sáng, thông gió, ồn rung… phải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và yêu cầu của hoạt động lao động cụ thể.2.3.2. Thiết kế mối quan hệ lao động

Thiết kế mối quan hệ trong hệ thống ‘con người – máy móc- môi trường’: nhằm trao đổi thông tin giữa con người, thiết bị, máy móc và môi trường làm việc.2.3.3 Thiết kế tổ chức lao động

Page 22: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

Thiết kế tổ chức lao động bao gồm: Bố trí lao động, thời gian của một ca lao động, chế độ ca kíp (hai ca, ba ca), chế độ luân ca, thời gian nghỉ ngơi.2.4. Yếu tố xã hội

Quan tâm đến các mối quan hệ phức tạp của con người như:- Quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau- Quan hệ giữa cấp dưới với cấp trên, giữa người chủ lao động và người lao động.- Các chế độ thưởng - phạt: có công bằng, minh bạch- Mức độ hài lòng với công việc: về môi trường, điều kiện lao động, tiền lương, chế độ khen thưởng…3. Đánh giá tâm sinh lý lao động và Ecgônômi- Quan sát, đo đạc các thiết kế (nhà xưởng, ánh sáng, nguồn ồn…), bố trí máy móc thiết bị… , Ecgônômi vị trí lao động.- Bấm thời gian lao động: xác định thời gian cho các thao tác lao động, lao động lặp lại, thời giờ lao động, nghỉ ngơi.- Điều tra, phỏng vấn người lao động và người sử dụng lao động để phát hiện các yếu tố nguy cơ, tính chất , điều kiện lao động đặc thù.- Sử dụng bảng kiểm để phát hiện các yếu tố Ecgônômi điều kiện lao động, bất hợp lý trong lao động (không gian vị trí lao động, tổ chức lao động, an toàn lao động…).- Sử dụng các kỹ thuật thiết bị chuyên dụng đánh giá:+ Gánh nặng lao động thể lực+ Gánh nặng lao động trí óc+ Đánh giá Ecgônômi vị trí lao động, tư thế lao động+ Tổ chức lao động, chế độ lao động nghỉ ngơi

Một số chỉ số đặc trưng để đánh giá:* Gánh nặng lao động thể lực- Đo tần số nhịp tim: Tần số nhịp tim là một trong những chỉ tiêu sinh lý quan trọng nhất đánh giá phản ứng cơ thể đối với gánh nặng lao động. Nhịp tim được xác định khi nghỉ trước khi lao động và trong thời gian lao động hoặc sau khi dừng lao động (mạch hồi phục). Dựa vào chỉ số mạch tăng và tần số nhịp tim trong lao động, người ta đánh giá và phân loại gánh nặng thể lực của thao tác lao động theo thang 6 bậc.- Đo huyết áp: Huyết áp hay áp lực động mạch cùng với tần số nhịp tim là những chỉ tiêu dùng để đánh giá mức căng thẳng của hệ tim mạch khi lao động. Do vậy huyết áp phải được đo trước lao động, trong lao động, sau các thao tác cơ bản của nghề và sau lao động để có thể đánh giá được sự biến động cũng như quá trình hồi phục. Có thể đánh giá và phân loại gánh nặng thể lực theo thang 6 bậc dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu và áp lực mạch, .- Xác định tiêu hao năng lượng trong một thời gian: dựa trên nguyên lý hao phí năng lượng tỷ lệ thuận với độ dài thời gian thực hiện công việc với trọng lượng cơ thể của người lao động. Do đó tiêu hao năng lượng trong một thời gian là tổng tiêu hao của các loại thao tác trong khoảng thời gian thực hiện công việc. Xác định tiêu hao năng lượng trong một thời gian được thực hiện theo các bước: Bấm thời gian lao động chi tiết của từng thao tác, lập bảng tổng hợp thời gian thực hiện các loại thao tác trong thời gian

Page 23: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

tiến hành công việc, tìm chỉ số tiêu hao năng lượng thích hợp và tính tiêu hao năng lượng trong thời gian lao động nhất định. - Đo sức bền của cơ: Đo khoảng thời gian duy trì được một gắng sức tĩnh của một cơ hay nhóm cơ với một lực nhất định. Dựa vào tỷ lệ giảm sức bền của cơ vào cuối ca so với đầu ca như sau, người ta có thể phân loại gánh nặng lao động theo 4 mức: trung bình, hơi nặng, nặng rất nặng.- Đo lượng mồ hôi mất đi trong lao động: Lượng mồ hôi mất đi trong lao động = ( thể trọng trước khi lao động + nước uống, cơm canh, thức ăn) - (thể trọng sau khi lao động + nước tiểu, phân).* Gánh nặng lao động trí óc- Đo thời gian phản xạ thính - thị vận động: thời gian tiềm tàng phản xạ thính-thị vận động là thời gian dẫn truyền thần kinh của cung phản xạ cảm giác vận động; tính từ khi bắt đầu phát hiện tín hiệu đến khi ngắt tín hiệu. Thời gian phản xạ thính - thị vận động phản ánh trạng thái chức năng hệ thần kinh trung ương. Ở trạng thái quá căng thẳng, mệt mỏi, thời gian phản xạ sẽ kéo dài hơn. Đánh giá mức độ căng thẳng, mệt mỏi của một ca lao động bằng cách so sánh kết quả thời gian tiềm tàng phản xạ thính-thị vận động (kéo dài hơn) ở sau, trong ca lao động so với trước lao động.- Đo tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn (CFF) là giá trị tần số ánh sáng mà mắt bắt đầu nhận thấy sự thay đổi khi tập trung cao độ. Giá trị tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn và những biến đổi của nó theo thời gian phản ánh trạng thái chức năng hệ thần kinh trung ương. Dựa vào chỉ số tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn có thể phân loại mức khả năng chức năng của cơ thể hoặc đánh giá mức độ căng thẳng mệt mỏi của một ca lao động bằng cách so sánh kết quả giá trị chỉ số tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn trong hoặc sau lao động so với trước lao động. - Đánh giá khả năng trí nhớ: Trí nhớ là khả năng tích lũy, lưu giữ và tái hiện thông tin đã nhận được ở thời điểm cần thiết. Đây là quá trình tâm lý tích cực, biến động, liên hệ chặt chẽ với thời gian và các hoạt động. Giá trị của trí nhớ ngắn hạn và những biến đổi của nó theo thời gian phản ánh mức độ mệt mỏi, căng thẳng thần kinh tâm lý, trạng thái chức năng hệ thần kinh trung ương. Người ta phân loại khả năng trí nhớ theo thang đánh giá phân loại chức năng hoặc đánh giá mức độ căng thẳng mệt mỏi của một ca lao động bằng cách so sánh ở thời điểm sau ca lao động so với trước lao động - Đánh giá độ tập trung chú ý (ví dụ thử nghiệm chú ý Platônôp). Mức độ mệt mỏi và căng thẳng thần kinh tâm lý được tính theo thời gian thực hiện thử nghiệm chú ý tăng (tính theo %) sau ca lao động so với trước khi lao động.- Một số cách đánh giá khác: đánh giá mức độ căng thẳng, stress của công việc dựa vào bảng tự đánh giá, phân tích các chỉ số biến thiên nhịp tim, chỉ số sóng điện não đồ…* Đánh giá Ecgônômi vị trí lao động: Chiều cao bề mặt làm việc, vùng làm việc, tầm thao tác và quan sát, bàn, ghế, không gian để chân.* Đánh giá tư thế lao động: xác định các tư thế lao động bất hợp lý, tư thế lao động gò bó. Có thể sử dụng phương pháp:- Đánh giá tư thế lao động qua số đo góc các đoạn cơ thể.

Page 24: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

- Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS (Ovako Working Posture Analysis System): Để phát hiện nhanh các tư thế bất hợp lý trong lao động xem tư thế đó có thuộc loại cấp bách cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh ngay không. * Tổ chức lao động, chế độ lao động nghỉ ngơi: Bố trí lao động, xác định thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi, chế độ ca kíp (hai ca, ba ca, tăng ca), chế độ luân ca…

TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Trần Thị Ngọc Lan, Dịch vụ y tế lao động cơ bản trong chăm sóc sức khỏe lao động nông nghiệp, Hà Nội, 2011.2. Nguyễn Thị Thu , “ Quản lý các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động”, Bài giảng cho sinh viên cao học.3. Nguyễn Thị Hồng Tú, Ảnh hưởng một số nguy cơ nghề nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến sức khỏe người lao động và giải pháp can thiệp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2003.4. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi (tập 1), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1998.5. Vụ y tế dự phòng , “ An toàn sức khỏe và điều kiện lao động”, Tài liệu tập huấn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1998.

Page 25: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Mục tiêu học tập1. Trình bày được các phương pháp sử dụng trong giám sát môi trường lao động.2. Trình bày được quy trình các bước thực hiện giám sát môi trường lao động.

1. Giới thiệu chungCác yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh trong quá trình lao động sản xuất. Mỗi

một loại hình lao động sản xuất phát sinh các yếu tố tác hại nghề nghiệp khác nhau. Trong cùng một nơi lao động sản xuất, người lao động không chỉ đơn thuần tiếp xúc với một mà thường phải tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp.

Người cán bộ làm công tác vệ sinh an toàn lao động phải xác định và đánh giá đầy đủ, chính xác các nguy cơ trong môi trường lao động để từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

Giám sát môi trường lao động đảm bảo việc tuân thủ luật pháp và những quy định về an toàn vệ sinh lao động, tránh được những rủi ro, tổn thất cho người lao động, người sử dụng lao động, đảm bảo quyền lợi và sức khoẻ cho người lao động, góp phần ổn định sản xuất và tăng năng xuất lao động xã hội.2. Phương pháp sử dụng trong giám sát môi trường lao động2.1. Phỏng vấn:Phỏng vấn các đối tượng như người sử dụng lao động, người lao động, người quản lý của các bộ phận, phân xưởng, các an toàn vệ sinh viên, cán bộ y tế đơn vị. Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. Chuẩn bị sẵn những thông tin cần hỏi, phỏng vấn.Có thể hỏi, phỏng vấn để thu thập các thông tin như: thông tin chung về đơn vị, quy trình sản xuất, các yếu tố tác hại phát sinh trong lao động sản xuất, các biện pháp phòng hộ, điều kiện lao động sản xuất, các biểu hiện ảnh hưởng tới sức khoẻ...2.2. Quan sát:Quan sát bằng mắt, chụp ảnh hoặc quay video. Quan sát để thu thập các thông tin về dây chuyền sản xuất, hoạt động lao động của con người, hoạt động của máy móc, các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong lao động, các biện pháp phòng hộ...2.3. Hồi cứu số liệu và tra cứu thông tin:Hồi cứu các số liệu có sẵn tại cơ sở hoặc tra cứu các thông tin có liên quan trong các tài liệu, sách vở, internet.Các thông tin hồi cứu bao gồm số liệu về môi trường, số liệu về sức khoẻ bệnh tật, tình hình tai nạn, chấn thương. Tra cứu các thông tin về nguyên liệu, sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, tác hại của các yếu tố nguy cơ, các biện pháp kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp...2.4. Đo đạc phân tích định tính và định lượngSử dụng máy đo, dụng cụ đọc trực tiếp hoặc lấy mẫu về phân tích tại phòng thí nghiệm. Nhằm xác định sự có mặt của yếu tố nguy cơ hoặc nồng độ, hàm lượng của chúng trong môi trường lao động.Có thể phân tích định tính và định lượng các yếu tố tác hại nghề nghiệp như vật lý, hoá học, bụi, vi sinh....

Page 26: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

3. Quy trình giám sát Tiến hành giám sát môi trường lao động theo các bước cơ bản sau đây:3.1. Khảo sát cơ sở1.1. Lập đoàn chuyên gia khảo sát:

Đối với các cơ sở lần đầu được giám sát môi trường lao động thì việc lập đoàn khảo sát đi thực địa là hết sức quan trọng. - Thành phần: Đoàn khảo sát có thể bao gồm: các chuyên gia về công nghệ, các

chuyên gia về lấy mẫu phân tích, những người có kinh nghiệm về giám sát đánh giá môi trường lao động.

- Mục đích: Thu thập các số liệu, thông tin cần thiết.1.2. Thu thập các số liệu, thông tin:- Thông tin chung về nhà máy, công ty:

+ Năm thành lập.+ Số lao động: lao động trực tiếp, gián tiếp.+ Quy mô sản xuất.+ Nguyên liệu: loại nguyên liệu, số lượng.+ Sản phẩm…

- Quy trình sản xuất: + Sơ đồ quy trình sản xuất.+ Danh sách công đoạn sản xuất+ Danh sách các chức danh công việc của từng công đoạn.

- Các yếu tố nguy cơ có thể phát sinh ở từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất. - Các biện pháp kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động lao động, kiểm soát ô nhiễm môi

trường lao động.+ Những biện pháp nào đã được áp dụng.+ Kiểm tra hiệu quả hoạt động của biện pháp áp dụng.

- Công tác bảo hộ lao động: + Việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động: về chủng loại, số lượng, chất lượng + Việc sử dụng thiết bị bảo hộ lao động.

- Ghi chép, hồi cứu các số liệu về đo đạc môi trường và sức khỏe người lao động trong những năm gần đây (nếu có).

Đây là những thông tin quan trọng để định hướng chiến lược lấy mẫu trong giám sát môi trường lao động.3.2. Lên kế hoạch nội dung đo đạc, giám sát

Kế hoạch, nội dung đo đạc, lấy mẫu đánh giá môi trường lao động dựa trên cơ sở những thông tin thu thập được từ việc khảo sát thực địa.- Xác định thời gian đo đạc, giám sát:

+ Dựa trên dự báo thời tiết: tốt nhất là lấy mẫu vào những ngày có nắng, gió nhẹ. Tránh lấy mẫu vào những ngày mưa, gió to hoặc thời điểm ngay khi mưa xong. + Dựa vào kế hoạch sản xuất của cơ sở: lấy mẫu vào những ngày nhà máy hoạt động bình thường hoặc với công suất cao nhất.

Page 27: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

- Xác định các yếu tố cần đánh giá, đo đạc, lấy mẫu: + Các nguy cơ về an toàn lao động+ Các yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgônômi+ Các yếu tố vi khí hậu, tiếng ồn, rung, điện từ trường, phóng xạ, hơi khí độc, vi

sinh vật.....Việc xác định các yếu tố cần đo đạc, lấy mẫu ở từng công đoạn sản xuất căn cứ

vào khả năng có thể phát sinh các yếu tố này trong quá trình sản xuất. - Xác định phương pháp lấy mẫu:

+ Dụng cụ đo trực tiếp+ Lấy mẫu vùng (lấy mẫu khu vực)+ Lấy mẫu cá nhân (đeo máy cho cá nhân)Lấy mẫu cá nhân là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện về thiết bị, thời

gian và nhân lực thì có thể chỉ lấy mẫu khu vực.- Xác định địa điểm lấy mẫu:

+ Đối với lấy mẫu vùng: lấy mẫu tại từng công đoạn sản xuất.+ Đối với mẫu cá nhân: lấy mẫu theo từng chức danh công việc.

- Xác định số lượng mẫu cần lấy: Số lượng mẫu lấy tối thiểu phải biểu thị được mức độ ô nhiễm và sự tiếp xúc

trong thời gian và không gian lao động.- Xác định thời gian lấy mẫu:

+ Lấy mẫu cả ca (8h) + Lấy mẫu thời điểmLấy mẫu cả ca là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện về thiết bị, thời

gian và nhân lực thì có thể chỉ lấy mẫu thời điểm.- Chuẩn bị nhân lực, phương tiện lấy mẫu, đo đạc:

Tùy theo quy mô sản xuất, loại mẫu cần lấy và số lượng mẫu cần lấy mà bố trí nhân lực và thiết bị đo đạc cũng như số ngày đo đạc lấy mẫu. + Chuẩn bị về nhân lực: Người thực hiện, đo đạc, lấy mẫu phải là những người đã được đào tạo, nắm vững chuyên môn kỹ thuật.+ Chuẩn bị về dụng cụ thiết bị đo đạc, lấy mẫu: thiết bị phải được kiểm tra và chuẩn lại trước khi đi lấy mẫu.3.3. Tiến hành đo đạc, lấy mẫu

Trong quá trình tiến hành lấy mẫu đo đạc cần có sự tham gia giám sát của đại diện nhà máy, công ty như cán bộ phụ trách vệ sinh lao động hoặc cán bộ kỹ thuật hay y tế.Kiểm tra lại các địa điểm lấy mẫu đã được xác định trong kế hoạch lấy mẫu, xác định vị trí lấy mẫu cụ thể và tiến hành lấy mẫu.

- Đo đạc và lấy mẫu: các yếu tố vật lý, bụi, hoá học, vi sinh... theo các tiêu chuẩn hiện hành hoặc theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.

- Xác định các yếu tố liên quan an toàn lao động.- Xác định yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgônômi.

Page 28: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG - VNNIOSHvnniosh.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/YHDP1_1.doc · Web viewCung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo

- Kiểm tra, nhận xét hoạt động, hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động đã áp dụng.

- Quan sát, hỏi và ghi chú đặc điểm sản xuất, hoạt động của máy móc, con người trong thời gian lấy mẫu.

3.4. Phân tích và đánh giá kết quảMột số yếu tố khi đo đạc tại hiện trường, có kết quả ngay và được ghi lại như: vi

khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn….Một số yếu tố phải lấy mẫu ở hiện trường, mẫu được bảo quản và đem về phân

tích tại phòng thí nghiệm như mẫu bụi, hơi khí độc, vi sinh …Phân tích theo Thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường hoặc các tiêu chuẩn hiện hành.Các số liệu kết quả được xử lý thống kê. Kết quả thu được so sánh với tiêu chuẩn cho phép. Khi đánh giá kết quả tại mỗi vị trí lao động cần lưu ý những vấn đề sau:+ Mức độ (nồng độ) của yếu tố đạt hay vượt TCCP.+ Sự xuất hiện thường xuyên hay không thường xuyên của yếu tố nguy cơ.+ Thời gian tiếp xúc của người lao động với yếu tố nguy cơ trong ca làm việc+ Sự xuất hiện của nhiều yếu tố nguy cơ tại vị trí lao động+ Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ như phương tiện phòng hộ cá nhân+ Tình trạng hoạt động của con người, máy móc.3.5. Đề xuất kiến nghị

Nếu tại vị trí lao động có yếu tố nguy cơ vượt tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn cho phép thì phải nêu nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Các biệp pháp đưa ra phải khả thi, duy trì được lâu dài và được chấp nhận ở nơi làm việc. Để lựa chọn biện pháp phải tính đến 2 yếu tố là chi phí và hiệu quả của biện pháp. Các biện pháp có thể áp dụng là biện pháp kỹ thuật an toàn lao động; kỹ thuật vệ sinh lao động; tổ chức lao động; biện pháp cá nhân và biện pháp y tế. Biện pháp kỹ thuật là biện pháp thường có hiệu quả nhất. Tuy nhiên tuỳ từng điều kiện lao động sản xuất cụ thể mà khuyến nghị biện pháp thích hợp.Báo cáo kết quả giám sát, đo đạc đánh giá môi trường lao động

Kết quả giám sát môi trường lao động phải được thể hiện bằng báo cáo. Kết hợp giám sát môi trường lao động có thể tiến hành việc lập hồ sơ vệ sinh lao động cho đơn vị. Mẫu báo cáo đo kiểm môi trường lao động và lập hồ sơ vệ sinh lao động thực hiện dựa theo theo mẫu trong Phụ lục của Thông tư 19/2011/TT- BYT ngày 6/6/2011.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Viện YHLĐ&VSMT, Chuyên đề Y học lao động, Tài liệu dịch, 19902. Viện YHLĐ&VSMT, Tài liệu tập huấn Y tế lao động, Hà Nội 19963. Bộ Y tế, Hội thảo tổng kết hoạt động phòng chống bệnh bụi phổi silíc,

2003.