60

Vanhien So 3 Nam 2012

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vanhien So 3 Nam 2012
Page 2: Vanhien So 3 Nam 2012

Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùngGiaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTTVaø soá 41/GP - SÑBSGiaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC

TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø NoäiÑT & Fax: (84.4)39.764.693

CHUÛ NHIEÄMGS. Hoaøng Chöông

TOÅNG BIEÂN TAÄPNhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏCNhaø baùo Traàn Ñöùc Trung

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄPTs. Nguyeãn Minh San

TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏNhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai

THÖ KYÙ TOØA SOAÏNNhaø baùo Traàn Thu HieànNhaø baùo Töø My Sôn

GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNHNhaø baùo Voõ Thaønh TaânPGÑ: Nhaø baùo Leâ Haûi Chaâu

GIAÙM ÑOÁC VPPT VAÊN HIEÁN VIEÄT NAMPhan Toân Tònh Haûi

HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄPGS. Vuõ Khieâu - Thöôïng töôùng Nguyeãn Nam Khaùnh - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng

BAN CHUYEÂN ÑEÀVAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄPSoá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø NoäiÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNHSoá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø NoäiÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661Email: [email protected]

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCMÑT: (84.8)38.353.878

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNGTaàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø NaüngÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

Trình baøy - Cty CP Vaên hoùa Thoâng tinDe. QA

TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNHDoanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM

In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I

GIAÙ: 28.000VNÑ

NỘI DUNG SỐ 3 (228)-2013

CULTURE OF VIETNAM

CON NGƯỜI SỰ KIỆN4. 30 năm một chặng đường khoa học

GS.VS Đặng Vũ Minh8. Mười năm của ba mươi năm

GS. Hoàng Chương11. Tết Mậu Thân 1968: Nỗi bàng hoàng nước Mỹ

Ngọc Hà, Nguyễn Hoàng13. Nhà báo Trần Lâm và câu chuyện một cây ba cành

Trần Minh Thu

HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT16. Nguyễn Thị Bình - Nhà ngoại giao hàng đầu

Nguyễn Thùy Linh21. Thầy tôi - Nghệ nhân Hà Thị Cầu

Mai Tuyết Hoa23. Suốt đời thực hiện lời hứa với Bác

Tác giả mang mã số: MS 507

DIỄN ĐÀN26. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và tổ chức lễ hội hiện nay

TS. Nguyễn Hữu Thức31. Để lễ hội phát triển lành mạnh

Nguyễn Thu34. Phụ nữ với gia đình

Nguyễn Thu Quỳnh 36. Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa

Nguyễn Thu HiềnVÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG39. Công ty TNHH NN MTV Yến Sào Khánh Hòa: Tấm lòng của một doanh nhân với cộng đồng

Mộng Huệ41. Công ty TNHH Tratech: Kinh doanh là để đem lại lợi ích cho đất nước

Quang Hòa

THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA43. Công ty Điện toán và truyền số liệu: Xứng danh doanh nghiệp hàng đầu

Bùi Thọ45. Công ty CP CPIT: Nơi mang lại giải pháp phần mềm tốt nhất cho khách hàng

Trúc Lam47. Hợp tác xã Nông nghiệp phường Bình Định: Nơi nguồn lực được quy tụ

Đại MiêuVĂN HÓA GIAO THÔNG49. Gặp người được giải cuộc thi viết vì ATGT Thủ đô Hà Nội

PV

TIN TỨC51. Cao hơn bầu trời” - Phim mới tri ân chiến sĩ phòng không, không quân

Yến Nhi

Page 3: Vanhien So 3 Nam 2012

N0 3 (228)-2013

Ảnh Bìa 1: Bà Nhótkeomani Xuphanuvông

- Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng

Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và GS.VS

Đặng Vũ Minh - Nguyên Ủy viên TƯ Đảng,

chủ tịch LHCHKHKT Việt Nam (Phải) trao giải

thưởng “Bản lĩnh doanh nhân thời hội nhập ”

cho Đại diện Doanh nghiệp tại thủ đô Viêng

Chăn Lào

CONTENTS

PEOPLE AND EVENT4. 30 years a scientific route

Prof. Acad. Dang Vu Minh8. Ten years of the thirty-year

Prof. Hoang Chuong11. New Year 1968: American horror

Ngoc Ha, Nguyen Hoang13. Journalist Tran Lam and the story of a tree has three branches

Tran Minh Thu

TALENTS OF VIETNAMESE LAND16. Madam Nguyen Thi Binh: A leading diplomatist

Nguyen Thuy Linh21. My teacher - Songstress Ha Thi Cau

Mai Tuyet Hoa22. Realize for whole life the promises of Uncle Ho

MS: 507

FORUM26. Nowaday several issues in the management and organization of festivals

Dr. Nguyen Huu Thuc31. For correctly development of festivals

Nguyen Thu34. Women with family

Nguyen Thu Quynh36. Improve the quality of cultural life -

Nguyen Thu Hien

FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT39. Khanh Hoa Salanganes Nest One Member State Co., Ltd.: The heart of an entrepreneur to community

Mong Hue41. Tratech Co., Ltd.: Doing business is to bring benefits to the country

Quang Hoa

CULTURAL VIEWPOINT ON TRADE MARK & BRAND NAME43 .Data Communication Company VDC: Worthy of a leading business

Bui Tho45. CPIT JS Company: Place where brings the best software solutions to customers

Truc Lam47. Binh Dinh Agricultural Co-operative: Where resources are gathered

Dai Mieu

TRAFFIC CULTURE49. Meet man who has been awarded a Hanoi Traffic Safety writing competition Award

PVNEWS51.Higher than the sky” - New movie grateful for air-defence soldiers

Yen Nhi

Page 4: Vanhien So 3 Nam 2012

Ra đời trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, vừa phải giải quyết những hậu quả của chiến tranh, vừa phải đối đầu với

việc bao vây cấm vận nhưng sau 30 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã khẳng định vai trò của mình, có những đóng góp đáng kể cho đất nước và đạt được một số kết quả quan trọng như sau:

Một là, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã được thừa nhận là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, có hệ thống tổ chức từ Trung ương tới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nằm trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Các hội ngành

KH&KT toàn quốc là tổ chức xã hội - nghề nghiệp song với tư cách là những thành viên của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Kết luận này đã được rút ra từ hoạt động thực tiễn của Liên Hiệp các hội KH&KT Việt Nam trong 30 năm qua và đã được khẳng định trong Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 16/4/2010.

Hai là, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày càng trở thành một địa chỉ tin cậy để tập hợp và đoàn kết đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam ở trong và ngoài nước. Điều này được thể hiện qua việc phát triển mạnh về tổ chức. Từ 15 hội thành viên khi mới thành lập, đến nay Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã có 132 hội thành viên, bao

l GS.VS ĐẶNG VŨ MINHChủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

30 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

KHOA HỌC

BA MƯƠI NĂM VỀ TRƯỚC, NGÀY 26/3/1983, TẠI HÀ NỘI, ĐẠI BIỂU CỦA 14 HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG VÀ HỘI LIÊN HIỆP KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT HÀ NỘI ĐÃ TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM. LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT VIỆT NAM CÓ NHIỆM VỤ TẬP HỢP TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CẢ NƯỚC, ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI THÀNH VIÊN. ĐẠI HỘI ĐÃ THÔNG QUA ĐIỀU LỆ VÀ BẦU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG DO GIÁO SƯ, VIỆN SĨ, THIẾU TƯỚNG, ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA LÀM CHỦ TỊCH. SỰ RA ĐỜI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM LÚC BẤY GIỜ ĐÃ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NGUYỆN VỌNG THA THIẾT CỦA ĐÔNG ĐẢO TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CẢ NƯỚC.

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

4

Page 5: Vanhien So 3 Nam 2012

gồm 73 hội ngành toàn quốc và 59 Liên hiệp các hội KH&KT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập hợp trên một triệu trí thức KH&CN, chiếm hơn 1/3 số trí thức KH&CN trong cả nước. Ngoài ra, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam còn có trên 500 tổ chức KH&KT ngoài công lập, trong đó 350 tổ chức trực thuộc Đoàn Chủ tịch; có Nhà xuất bản Tri Thức và gần 150 tờ báo giấy, báo điện tử, bản tin và tạp chí. Để bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, trong những năm gần đây, 41 Đảng đoàn đã được thành lập ở các Liên hiệp các hội KH&KT các địa phương. Tại các hội ngành toàn quốc đã hình thành một Đảng bộ với trên 500 đảng viên và các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Ba là, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã xây dựng được các quy trình để thực hiện một nhiệm vụ mới là tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Hiện nay, nhiệm vụ này không những được thực hiện ở Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam mà cả ở các hội ngành toàn quốc và các Liên hiệp các hội KH&KT ở các địa phương. Để làm tốt công việc này, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã đặc biệt chú ý khâu tổ chức thực hiện, tạo môi trường cởi mở và thuận lợi, phát huy năng lực tư duy của trí thức, thẳng thắn đóng góp ý kiến cho những vấn đề hệ trọng có liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Không thể kể hết những kết quả tư vấn, phản biện, giám định xã hội mà Liên hiệp các hội KH&KT ở Trung ương và các hội thành viên

đã thu nhận được trong những năm qua, trong đó có những kết quả nổi bật, rất đáng được ghi nhận. Hoạt động này đang trở thành một trong số những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

Bốn là, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống của các hội KH&KT trước đây trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí và truyền bá kiến thức KH&KT cho quần chúng nhân dân. Hình thức phổ biến kiến thức ngày càng trở nên phong phú như sách, báo, truyền hình, phát thanh, hội thảo, mở các lớp tập huấn hướng dẫn…Mỗi năm, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và các hội thành viên đã thực hiện nhiều sự kiện nhằm phổ biến kiến thức. Nhiệm vụ này đã trở thành một hoạt động phổ biến của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và các hội thành viên.

Năm là, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã thu được nhiều kết quả trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc đã có hơn 500 tổ chức KH&KT ngoài công lập được thành lập và trực thuộc Đoàn Chủ tịch và các hội thành viên. Một số tổ chức KH&CN đã lớn mạnh và hoạt động như những doanh nghiệp KH&CN .Trong những năm gần đây, các tổ chức này đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn trí thức trẻ và huy động hàng trăm tỉ đồng từ các nguồn vốn trong và ngoài

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và GS.VS Đặng Vũ Minh - Nguyên Ủy viên TƯ Đảng, chủ tịch LHCHKHKT Việt Nam (Phải) trao giải thưởng “Bản lĩnh doanh nhân thời hội nhập ” cho Đại diện Doanh nghiệp tại thủ đô Viêng Chăn Lào

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

5

Page 6: Vanhien So 3 Nam 2012

nước để nghiên cứu các vấn đề xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống HIV/AIDS, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo, trước hết là ở miền núi, vùng sâu và vùng xa.

Sáu là, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã tập trung vào hướng nghiên cứu ứng dụng. Nhiều cán bộ khoa học có trình độ cao, đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn khỏe đã tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu ở các hội thành viên. Mỗi năm, có hàng chục đề tài nghiên cứu từ cấp Nhà nước cho tới cấp cơ sở đã được thực hiện ở các hội thành viên, các tổ chức KH&KT trực thuộc và ở các Liên hiệp các hội KH&KT các địa phương. Nhiều kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tiễn như đề tài “Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã được thực hiện ở 20 tỉnh, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Hơn 100 đề tài, dự án về bảo vệ môi trường đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân và xây dựng mô hình xã hội hóa các hoạt động trên lĩnh vực này.

Bảy là, hoạt động tôn vinh trí thức KH&CN đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp các hội KH&KT từ Trung ương tới các địa phương. Từ năm 1993, hàng năm Liên hiệp các Hội Khoa học và KH&KT Việt Nam đều phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức trao giải thưởng Sáng tạo khoa

học và công nghệ Việt Nam. Giải thưởng này đã thu hút nhiều cán bộ khoa học và công nghệ ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp tại các địa phương trong cả nước tham gia. Có năm, Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được hơn 500 hồ sơ đăng ký tham dự xét chọn. Ngoài ra, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam còn phối hợp với các bộ, ngành và đoàn thể tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng, Giải thưởng Sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC dành cho sinh viên. Các hội thành viên cũng đặt ra nhiều giải thưởng để tôn Vinh trí thức như Giải thưởng Loa Thành của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Giải thưởng Phạm Thận Duật của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Giải thưởng KH&CN Hoa Lư của Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Ninh Bình… Hàng năm, nhiều Liên hiệp các hội KH&KT của các tỉnh và thành phố tổ chức các buổi gặp mặt, tôn vinh các trí thức tiêu biểu tại địa phương.

Tám là, Liên hiệp các hội KH&KT từ Trung ương tới tỉnh, thành phố đã trở thành cầu nối giữa trí thức với Đảng. Thông qua Liên hiệp các hội KH&KT, các cấp ủy Đảng và chính quyền có điều kiện lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của trí thức KH&CN cho các dự thảo văn kiện, quy hoạch phát triển, các chương trình, đề án, dự án lớn…trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt. Liên hiệp các hội KH&KT đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng của trí thức KH&CN với cấp ủy và các cơ quan có liên quan, tổ chức những buổi gặp gỡ giữa cán bộ lãnh đạo với anh chị

GS, TS. Bosengkham Vongdara - Bộ trưởng Bộ TT - VH & DL Lào (Trái) và GS. Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam (Phải) trao giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” cho đại diện Doanh nghiệp tại thủ đô Viêng Chăn Lào

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

6

Page 7: Vanhien So 3 Nam 2012

em trí thức để trao đổi trực tiếp về các vấn đề có liên quan đến đường lối phát triển đất nước, nhất là về giáo dục và đào tạo, khoa hoạc và công nghệ, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức.

Chín là, trong những năm qua Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và các hội thành viên, trước hết là các hội ngành toàn quốc đã đẩy mạnh các mối quan hệ quốc tế thông qua hợp tác nghiên cứu KH&CN, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam tiếp tục phát triển mối quan hệ truyền thống với Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN, mở rộng mối quan hệ với Hiệp hội khoa học và công nghệ Trung Quốc, Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế khác. Tại các hội nghị khoa học do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam hay các hội thành viên tổ chức ngày càng có nhiều nhà khoa học người nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài tham gia. Thông qua hợp tác quốc tế, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã tài trợ một khối lượng lớn kinh phí cho các tổ chức KH&CN ngoài công lập trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

Đánh giá cao thành tích hoạt động của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trong suốt 30 năm qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và các hội thành viên nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Độc lập hạng nhất. Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Sự trưởng thành và phát triển của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trong suốt 30 năm qua luôn gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy ở các địa phương. Nếu không có sự chỉ đạo kịp thời và sát sao của lãnh đạo Đảng các cấp để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam không thể có được những kết quả như ngày hôm nay. Trong nhiều văn kiện quan trọng, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nhấn mạnh vai trò của đội ngũ trí thức KH&CN, của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà đỉnh cao được khẳng định trong Chỉ thị số 42- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X). Một nhân tố quan trọng khác tạo điều kiện thuận lợi cho Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam phát triển là sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, về cơ sở vật chất, về cơ chế và chính sách.

Nhân dịp này, thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các bộ, các ban, các ngành và các địa phương trong những năm qua đã hết lòng quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Liên hiệp các hội KH&KT từ Trung ương tới các địa phương hoạt động có hiệu quả.

Một nhân tố khác không kém phần quan trọng là sự đóng góp nhiệt tình không mệt mỏi trong suốt 30 năm qua của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Liên hiệp các hội KH&KT các cấp, qua các thời kỳ, đặc biệt vào những thời điểm khó khăn nhất. Là thế hệ cán bộ kế tiếp, chúng tôi sẽ ghi nhớ mãi những công lao đóng góp và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cán bộ đi trước. Kỷ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, với những tình cảm trân trọng nhất, chúng ta tưởng nhớ đến các vị chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp hội Việt Nam: cố GS Trần Đại Nghĩa, cố GS Hà Học Trạc, cố GS Vũ Tuyên Hoàng, nhớ đến các cán bộ lãnh đạo các hội thành viên, các hội viên đã qua đời, những người đã cống hiến tất cả tâm huyết, sức lực và trí tuệ để xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta là Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

Trong những năm sắp tới, mục tiêu chung của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam là phấn đấu cho đến năm 2020 xây dựng Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trở thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Để đạt mục tiêu đó, cần tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động như đã được nêu rõ trong Chỉ thị số 42-CT/CW của Bộ Chính trị (khóa X), cụ thể là hoàn thành tốt những nhiệm vụ về công tác tư tưởng, về việc đề xuất, tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề lớn về đường lối chủ trương phát triển đất nước, chủ động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đi đầu trong truyền bá kiến thức KH&CN, phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo trong hoạt động KH&CN…; tiếp tục thể chế hóa, ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.n

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

7

Page 8: Vanhien So 3 Nam 2012

Nhớ lại cách đây 10 năm, vào tháng 5 năm 2003, Trung tâm Bảo tồn và

Phát huy Nghệ thuật dân tộc long trọng kỷ niệm ba năm thành lập với sự có mặt của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm UVBCT, Bí thư TW, trưởng ban tuyên giáo TW, Bà Trương Mỹ Hoa - Phó chủ tịch Nước, Nhạc sĩ Vũ Mão - chủ nhiệm UB đối ngoại Quốc hội, Bộ trưởng Uông Chu Lực (nay là Phó chủ tịch Quốc hội), nhạc sĩ Trần Hoàn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, nhà văn Thanh Hương - Phó chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục TTN của Quốc hội, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và đông đảo văn nghệ sĩ trí thức ở Trung ương và Hà Nội.

Trên sân khấu tràn ngập những

bông hoa tươi thắm, các nghệ sĩ dân gian đã biểu diễn một chương trình ca múa nhạc đậm đà màu sắc dân tộc. Sau báo cáo ngắn ngọn của tôi là phát biểu của Phó chủ tịch Nước Trương Mỹ Hoa rồi nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tiếp theo là nhạc sĩ Vũ Mão và T.S Việt kiều Mỹ Đinh Đức Hữu. Tất cả đều ngợi khen những hoạt động xuất sắc của Trung tâm bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân tộc, đồng thời cũng biểu dương người đứng đầu Trung tâm đã tập hợp được nhiều tài năng trong và ngoài nước để làm nên sự nghiệp lớn trong điều kiện phải tự cấp tự túc hoàn toàn.

Buổi lễ kỉ niệm thật huy hoàng, TS. Phạm Việt Long - Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa Thông tin cho

rằng: “Đến Bộ Văn hóa tổ chức kỉ niệm chưa chắc đã có nhiều lãnh đạo cấp cao dự như thế này”.

Sau lễ kỷ niệm ba năm thành lập Trung tâm, đồng chí Nguyễn Khoa Điềm thay mặt Ban bí thư có công văn cho lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đề nghị chuyển Trung tâm Bảo tồn Phát huy NTDT về Liên hiệp VHNT Việt Nam như một tổ chức thành viên. Nhạc sĩ Trần Hoàn và họa sĩ Vũ Giáng Hương Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT VN có phần lúng túng trong việc tiếp nhận Trung tâm này và nói với tôi rằng: Không biết quản lý thế nào, khi ở Liên hiệp Hội đã có tờ Diễn đàn văn nghệ Việt Nam thì, ở Trung tâm cũng có tờ Văn hiến Việt Nam và

l GS HOÀNG CHƯƠNG

MƯỜI NĂMCỦA BA MƯƠI NĂM

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

8

Page 9: Vanhien So 3 Nam 2012

khi ở Liên hiệp chủ yếu là quản lý văn nghệ sĩ, chăm lo hoạt động sáng tác thì, ở Trung tâm lại toàn là những nhà nghiên cứu, những GS, TS tên tuổi đa số là cao niên …

Chúng tôi phải tổ chức một cuộc họp để trao đổi về vấn đề này. Tại đây, nhạc sĩ Trần Hoàn cũng thể hiện sự băn khoăn trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Khoa Điềm và cố tìm một giải pháp khả thi …

Rồi một đêm tối trời, nhạc sĩ Trần Hoàn đi bộ từ ngõ Vạn Bảo sang tận ngõ Kim Mã Thượng gặp GS - VS Vũ Tuyên Hoàng. Hai nhà lãnh đạo hai Liên hiệp hội trao đổi với nhau về việc chuyển Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật dân tộc về Liên hiệp

các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

Tối hôm đó, đã gần 12 giờ khuya, nhạc sĩ Trần Hoàn gọi điện thoại cho tôi báo tin rằng: “mình vừa trao đổi với ông Vũ Tuyên Hoàng và đã thống nhất chuyển Trung tâm BT và PH NTDT về Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam. GS Vũ Tuyên Hoàng có đưa cho mình cái cacvidit để chuyển cho Hoàng Chương. Sáng mai cậu sang V.P Liên hiệp ở 51 Trần Hưng Đạo gặp mình lấy cacvidit để liên lạc với GS Hoàng …”

Đêm hôm đó, tôi không sao ngủ được, vì không biết việc chuyển Trung tâm sang Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam thì khó khăn thuận lợi ra sao? Ở đó là KHKT còn mình là văn hóa nghệ

thuật trái ngành, trái nghề thì làm sao hoạt động được?!

Hôm sau, tôi đến gặp nhạc sĩ Trần Hoàn. Ông vui vẻ nói: Tốt rồi ! GS Vũ Tuyên Hoàng Chỉ tịch Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam đã nhận Trung tâm của cậu về Liên hiệp của ông. Chị Vũ Giáng Hương cũng ủng hộ hướng này. Cậu cứ yên tâm, Vũ Tuyên Hoàng là nhà khoa học kỹ thuật nhưng là con nhà văn nổi tiếng Vũ Ngọc Phan, có tâm hồn văn nghệ, rất yêu văn nghệ. Ông Hoàng rất muốn Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam có một tổ chức văn hóa nghệ thuật.

Tôi cầm tấm cacvidit, rồi gọi điện thoại cho GS - VS Vũ Tuyên Hoàng. Ông vui vẻ nói chuyện với tôi và mời chúng tôi 9 giờ sáng

Ông Nam vị nhạ kệt - Bộ trưởng Bộ Công thương - Lào (Trái) và GS. Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam (Phải) trao giải thưởng “Thương hiệu vàng Mekong” đại diện Doanh nghiệp tại thủ đô Viêng Chăn Lào - Một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy VHDT phối hợp tổ chức.

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

9

Page 10: Vanhien So 3 Nam 2012

mai đến cơ quan Liên hiệp Hội để trao đổi công việc. Hôm sau tôi cùng thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nhà văn Thanh Hương, NSND Phạm Thị Thành đến 53 Nguyễn Du. GS - VS Vũ Tuyên Hoàng mời PGS.TS Hồ Uy Liêm - Phó chủ tịch và BS Đỗ Thị Vân, Vụ trưởng Vụ TCCB tới cùng bàn việc tiếp nhận Trung tâm chúng tôi.

PGS Hồ Uy Liêm hỏi rất kỹ về tổ chức nhân sự của Trung tâm, còn BS Vũ Thị Vân chỉ băn khoăn một chút về ngành nghề khác biệt … GS Vũ Tuyên Hoàng nói: Tuy cơ quan chúng ta là KHKT, cán bộ chuyên gia đều làm nghiên cứu KHKT, nhưng trí thức ai mà không yêu, không thích văn nghệ … Đời sống KHKT có phần khô cứng thì, càng cần có văn học nghệ thuật cho nó mềm, cho nó vui thêm. Vì vậy mà chúng ta nên nhận Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật dân tộc về Liên hiệp Hội, nhưng phải đổi tên khoa học và mở rộng nội dung hoạt động là Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc. GS Hoàng Chương cứ yên tâm, chúng tôi sẽ coi Trung tâm của GS là một tổ chức đặc biệt, như là “đứa con một” và sẽ được chăm sóc, ưu tiên …”

Đúng như vậy, từ ngày trở thành tổ chức thành viên của Liên hiệp Hội, (cuối năm 2003) Trung tâm NCBT PHVHDT luôn luôn được Liên hiệp Hội quan tâm, chăm sóc, cho thực hiện hàng loạt công trình cấp Bộ và rất nhiều hoạt động nghiên cứu khắp đất nước. Đội ngũ của Trung tâm ngày càng đông từ những GS, nhà nghiên cứu nổi tiếng trong và ngoài nước như Vũ Khiêu, Trần Văn Khê, Hoàng Trinh, Hoàng Châu Ký (đã

mất), Mịch Quang, Trần Bảng, Nguyễn Thuyết Phong, Thái Kim Lan, Trần Nghĩa, Phan Đăng Nhật … đến những nghệ sĩ nhân dân tên tuổi như Đặng Nhật Minh, Phạm Thị Thành, Lê Huy Quang, Bạch Tuyết, Đàm Liên … Những GS - TS Trường Lưu, Hồ Sĩ Vinh, Tất Thắng, Phạm Việt Long, Nguyễn Minh San, Đoàn Thị Tình, Chu Huy Sơn … cùng những nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng như Vũ Mão, Phạm Đức Lượng, Trung Đông, Nguyễn Thế Khoa, Văn Sử, Nguyễn Thế Kỷ, Trần Hương, Lê Thành Chơn, Trần Tấn Ngô, Kim Quốc Hoa.. Kể cả những đại tá quân đội, công an như Nguyễn Thế Phiệt, Nguyễn Hoàng Mai, Mai Nam Thắng … đều tích cực tham gia hoạt động ở Trung tâm. Đặc biệt nguyên bộ trưởng Hồ Nghĩa Dung cũng nhiệt tình hòa nhập với giới văn nghệ và tích cực đóng góp trí tuệ của mình cho sự nghiệp văn hóa dân tộc, nhiệt tình tham gia xây dựng Trung tâm ngày càng vững mạnh.

Nhờ được sự quan tâm ủng hộ của Liên hiệp Hội mà Tạp chí Văn hiến Việt Nam từ 1 tháng ra 1 số, đã tiến lên mỗi tháng rồi ra 2 số. Báo Văn hiến điện tử cũng được Liên hiệp Hội cho thành lập và đang hoạt động rất tốt.

Từ sau khi gia nhập vào Liên hiệp Hội, Trung tâm còn phát triển mạnh về hệ thống tổ chức, cụ thể là có các đơn vị trực thuộc như: Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc, Hội thơ Đường Việt Nam (1.300 hội viên), Đoàn Múa rối nước Phan Thanh Liêm, Trung tâm Quan họ Bắc Ninh, Công ty Văn hóa Hà Nội (hoạt động về văn hóa danh nhân, doanh nghiệp). Trung tâm đã có các cơ quan đại diện ở TP

Vinh (Bắc Trung Bộ), Tp Đà Nẵng (Trung trung bộ), TP Quy Nhơn (Nam trung bộ), TP Hồ Chí Minh (Nam bộ) và Hòa Bình (Tây Bắc). Diện hoạt động của Trung tâm NCBT & PHVH DT ngày càng mở rộng trong cả nước và nước ngoài. Nội dung nghiên cứu của Trung tâm cũng rất đa dạng không chỉ có văn hóa dân tộc mà còn thực hiện cả văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao thông … Thực hiện phương thức xã hội hóa, Trung tâm đã liên kết với nhiều tỉnh, thành phố, với nhiều bộ, ngành, hội tổ chức nhiều hoạt động hữu ích cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

Những nhà lãnh đạo của Liên hiệp hội từ GS - VS Vũ Tuyên Hoàng (đã mất), PGS.TS Hồ Uy Liêm trước đây, đến GS - VS Đặng Vũ Minh chủ tịch và các TS Phạm Văn Tân, Trần Việt Hùng, Phan Tùng Mậu phó chủ tịch đều nhiệt tình ủng hộ, chăm sóc “đứa con họ ngoại” như con đẻ của mình nên Trung tâm NCBT& PHVHDT mới trưởng thành và phát triển mạnh, đã nhiều lần được Chính phủ tặng bằng khen, tặng huân chương lao động. Uy tín của Trung tâm NCBT & PHVHDT ngày càng cao đến mức đầu năm 2011 đã có tới 9 cơ quan cấp Trung ương đến tham khảo, học tập kinh nghiệm thi đua của Trung tâm Nghiên cứu BTPHVHDT. Đó là niềm vui lớn đối với tập thể chuyên gia và cán bộ ở Trung tâm NCBT & PHVHDT. Chúng tôi tự hào mình là một hạt nhân Mười tuổi trong tế bào mẹ tròn tuổi Ba mươi - Cái tuổi tuy không cao, nhưng thể lực dồi dào như chiếc đầu tàu cực mạnh đang kéo con tàu KHKT Việt Nam tiến nhanh về phía trước. Xin chúc mừng Liên hiệp hội Việt Nam.n

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

10

Page 11: Vanhien So 3 Nam 2012

MỸ

Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm lung lay tận gốc

ý chí xâm lược Việt Nam của Mỹ. Sự kiện này đã góp phần thực hiện được phương hướng chiến lược “vì độc lập, vì tự do đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” sớm hơn so với dự định ban đầu.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, quán phở Bình đến nay vẫn giữ tên gọi cũ như cách đây 45 năm. Ông chủ quán đã mất cách đây vài năm, nhưng người con gái và con rể thì biết rất rõ những gì đã diễn ra ở đây trong Tết Mậu Thân.

Sau 9 giờ ngày 29 Tết Mậu Thân, phở Bình đóng cửa. Những vị chỉ huy các đơn vị đánh chiếm dinh Độc Lập, toà đại sứ Mỹ, Đài phát thanh, Bộ tư lệnh Hải quân đã họp bí mật ở quán phở Bình để nghe phổ biến mệnh lệnh chiến

đấu của Trung ương Cục và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ông Nguyễn Kim Bạch, con rể chủ quán phở Bình kể: “Trước đó

chừng ba ngày, nhận được lệnh chuẩn bị đồ ăn cho khoảng 100 người trong 2 tuần. Bí mật nên chỉ biết vậy, không biết nhà mình là Sở chỉ huy, đúng lúc giao thừa thì

l NGỌC HÀ - NGUYỄN HOÀNG

Tết Mậu Thân 1968:

NỖI BÀNG HOÀNG NƯỚC

TRONG KÝ ỨC CỦA NHIỀU NGƯỜI MỸ, TẾT MẬU THÂN LÀ MỘT SỰ ÁM ẢNH,

LÀ SỰ MỞ ĐẦU CHO VIỆC ĐẨY NHANH TỚI THẤT BẠI CỦA MỸ TRONG CUỘC

CHIẾN TẠI VIỆT NAM.

Quân giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968. Ảnh khai thác

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

11

Page 12: Vanhien So 3 Nam 2012

mới biết”.Quán phở Bình từng là Sở chỉ

huy tiền phương của phân khu 6 trong chiến dịch Mậu Thân, nơi đây đã được gắn biển Di tích lịch sử cấp quốc gia. Chính nhờ những cơ sở như thế mà hàng trăm chiến sĩ biệt động thành, lực lượng đặc công cùng nhiều đạn dược, vũ khí đã được vận chuyển an toàn vào nội thành trước giờ khai hỏa chiến dịch. Cũng có thể khẳng định rằng, những trận địa lòng dân ngay giữa lòng địch là minh chứng cụ thể của tư tưởng lấy dân làm gốc trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Tham gia vào Dinh Độc Lập, một trong những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, đơn vị của bà Chính Nghĩa khi đó chỉ có 15 người. Tuy không thực hiện được như kế hoạch, cả đội chỉ còn lại 7 người và sau đó đều bị giặc bắt, nhưng đơn vị của bà Nghĩa và rộng hơn nữa là lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định ở Huế và trên tòa miền Nam đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục

bộ”, là một “phép thử” buộc Mỹ phải thay đổi quan điểm về cuộc chiến ở Việt Nam.

Bà Vũ Minh Nghĩa (Chính Nghĩa), Biệt động Sài Gòn - Gia Định tham gia chiến dịch Mậu Thân nhớ lại: “Theo kế hoạch chúng tôi dùng một xe chở khối chất nổ, khi tới cổng chúng tôi sẽ xuống hết để xe tự nổ máy và cài số để tông vào cánh cửa sau Dinh Độc Lập. Nhưng khối chất nổ đó để lâu ngày bị ẩm nên không nổ, chúng tôi đành phải nhảy xuống, chiến đấu với phòng vệ ở cổng Dinh. Dù có thiệt hại, dù mấy anh đã hy sinh nhưng đó là một tiếng vang cho Mỹ thấy rằng, không phải ở thành phố này mà không có lực lượng của mình đánh những trận táo bạo như vậy”.

Ông Nguyễn Văn Tàu, khi đó là cụm trưởng cụm tình báo H.63 cho biết, sau Mậu Thân đã có một báo cáo bi quan về chiến dịch này vì ta tổn thất quá lớn, nhưng khi tiếp xúc với sĩ quan phía bên kia thì chính họ đã thừa nhận, trận đánh cảm tử của Việt cộng làm xáo trộn nước Mỹ và người

Mỹ không còn tin vào Tổng thống của họ.

Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Cụm trưởng cụm tình báo H.63, Phó Chính uỷ phòng Tình báo, Bộ Tham mưu Miền nói: “Báo cáo ban đầu của tôi bi quan nhưng được biết, đòn này sẽ thấm dần dần khi Mỹ ngã quỵ. Jonhson có diễn văn không ra ứng cử và hạn chế ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và cử người qua bên Lào để bắt liên lạc với Việt Nam Dân chủ cộng hoà”.

Tuy không diễn ra Tổng khởi nghĩa như kế hoạch và sau Tết Mậu Thân, cuộc chiến vẫn rất quyết liệt làm hàng chục ngàn chiến sĩ ngã xuống, nhiều cơ sở bí mật bị bóc gỡ. Và phải mất tới 5 năm sau đó Mỹ mới rút hết quân ra khỏi miền Nam, rồi 7 năm sau chính quyền Sài gòn mới sụp đổ. Nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua từ mùa xuân 1968. Và Tết Mậu Thân là một bước ngoặt lịch sử rất quan trọng trong chặng đường 21 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, xoay chuyển cục diện trên chiến trường mà ta chưa bao giờ tạo được.

Sau Mậu Thân, Mỹ đã phải xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc, giảm dần quân Mỹ trên chiến trường và ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Paris về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam. n

Quân Mỹ thương vong trong trận Mậu Thân

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

12

Page 13: Vanhien So 3 Nam 2012

“Chớ buồn nẻo trước không tri kỉThiên hạ ai người chẳng biết anh”Ngưỡng mộ tên tuổi nhà báo Trần Lâm - Giám

đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã lâu, nhưng có vinh hạnh được quen biết ông thì có lẽ phải tính từ khi ông nghỉ hưu ở Đài Tiếng nói Việt Nam, về lập ra tờ tạp chí mới Việt Nam hương sắc. Nhất là khi ông bàn giao hẳn công việc ở tờ tạp chí cho nhà báo Đỗ Phượng, tôi mới có thời gian gần gũi ông nhiều hơn. Từ ngày bị thương cổ xương đùi, ông ít đi lại, chỉ ngồi nghe và viết. Ông ghi nhận xét hàng ngày cho Đài truyền hình Trung ương, viết báo, làm cố vấn cho một số tờ báo. Chưa đến chương trình thời sự, ông hay kể cho tôi về thời kỳ hoạt động sôi nổi. Con mèo nhỏ nhảy phóc lên, nằm thả đuôi trước

màn hình tivi.Tôi rót nước dâng trà hai bác:- Bác ơi, bác kể chuyện về cái tích Thủ tướng

Phạm Văn Đồng nói “Từ một gốc nảy ra ba cành”, đi bác.

Mái tóc muối tiêu cắt ngắn của ông nghiêng hẳn sang phía tôi, đôi mắt to sáng lên hào khí cả một thời sôi nổi. Nhà báo Trần Lâm thực sự là một kho tư liệu sống, khi ông nhắc đến sự ra đời của Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam mà ông là người trực tiếp tham dự.

Sự ra đời của Đài Tiếng nói Việt NamChúng tôi đang hăm hở với công việc chuẩn bị

lễ ra mắt Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, hết sức khẩn trương dưới sự chỉ huy của ba

NHÀ BÁO TRẦN LÂM VÀ CÂU CHUYỆN MỘT CÂY BA CÀNH

l TRẦN MINH THU

TỪ MỘT GỐC NẢY RA BA CÀNH. TỪ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CỦA BÁC HỒ ĐÃ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN BA CƠ QUAN BÁO CHÍ LỚN TRONG LÀNG BÁO VIỆT NAM, ĐÓ LÀ: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM, THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM, ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

13

Page 14: Vanhien So 3 Nam 2012

đồng chí: Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Trân, Xuân Thủy (thuộc Ủy ban Cách mạng lâm thời Bắc bộ), thì anh Xuân Thủy tới triệu tập anh Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích và tôi đến Bắc Bộ Phủ để giao nhiệm vụ mới.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 22/8/1945, cả ba chúng tôi có mặt ở Bắc Bộ Phủ. Đồng chí Xuân Thủy nói về nhiệm vụ cấp bách phải chuẩn bị bộ máy của Bộ Tuyên truyền do anh Trần Huy Liệu làm Bộ Trưởng, chuẩn bị bộ máy của Sở Tuyên truyền Bắc Bộ, và việc thành lập càng nhanh càng tốt một đài phát thanh. Anh Trần Kim Xuyến được trao nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Bộ Tuyên truyền, anh Chu Văn Tích phụ trách lập bộ máy của Sở Tuyên truyền Bắc bộ và tôi lập Đài phát thanh, trực thuộc Bộ Tuyên truyền.

Mặc dù chưa hình dung nổi thế nào là một … đài phát thanh, nhưng tôi vui vẻ nhận nhiệm vụ ngay. Vì lúc này, cả nước vừa lột xác “từ người nô lệ thành người tự do” nên công việc gì cũng mới mẻ, cũng chưa bao giờ làm. Anh Xuân Thủy nhấn mạnh, việc lập Đài phát thanh là cấp bách nhất. Bác Hồ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp (phụ trách về quân sự, kiêm bí thư Đảng, Đoàn) cũng rất quan tâm đến nhiệm vụ này.

Vì vậy, tuy phân công ba chúng tôi mỗi người chuyên trách một việc, nhưng anh Xuân Thủy nhấn mạnh cả ba anh em phải tập trung sức lực lập cho kỳ được Đài phát thanh, càng sớm càng tốt. Trụ sở của Bộ Tuyên truyền, Sở Tuyên truyền Bắc bộ và Đài phát thanh tạm thời ở chung số 4 Đinh Lễ.

Nhiệm vụ thì hết sức quan trọng, thời gian thực hiện thì quá gấp. Ngày 5/9/1945, tại số 4 Đinh Lễ có một cuộc họp gồm 10 người, do tôi chủ trì, quyết định ba vấn đề: Một là, lấy ngày 7/9 làm ngày khánh thành đài. Hai là, đặt tên cho đài là Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam và phải nhấn mạnh ở chữ Đây! Ba là, chọn bài Diệt phát xít làm nhạc hiệu.

11giờ 30 phút, ngày 7/9/1945, năm ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ra mắt quốc dân đồng bào ở Quảng trường Ba Đình, Đài Tiếng nói Việt Nam

đã hùng dũng cất tiếng chào đời. Bản Tuyên ngôn Độc lập lúc ấy mới được truyền qua cáp ngầm đến điện đài Bạch Mai rồi đi khắp nước, vượt biên giới ra nước ngoài. Sau chương trình tiếng Việt (30 phút) là chương trình ca nhạc sống (30 phút).

Sau chương trình ca nhạc là chương trình tiếng Pháp (15 phút), tiếng Anh (15 phút).

Sự ra đời của Thông tấn xã Việt NamNgày 15/9/1945, do nhu cầu đưa thông tin ra nước

ngoài, chúng tôi lấy hai bản tin tiếng Anh và tiếng Pháp soạn thành thể văn thông tấn như các hãng thông tấn Roitơ, AFP, UPI và đặt tên cho bản tin này là “VNA” (Việt Nam News Agency) dịch ra là “Hãng Thông tấn Việt Nam” và “AIV” (Agence dìnformation du Vietnam) truyền bằng ký hiệu moóc. Lúc ấy và trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, người đánh bản tin “VNA” và “AIV” này là bác Tạ. Những lúc bác Tạ tạm thời phải nghỉ, thì người đánh thay là anh Tâm B.

Như vậy là một tuần, sau khi Đài Tiêng nói Việt Nam chào đời, thì Hãng Thông tấn Việt Nam (tiền thân của Thông tấn xã Việt Nam) cũng ra mắt thế giới bằng bản telex tiếng Anh và tiếng Pháp từ trong lòng Đài Tiếng nói Việt Nam. Cho đến nay, bản tin tiếng Anh của Thông tấn xã Việt Nam đánh bằng máy vẫn lấy tên là VNA, và Thông tấn xã Việt Nam lấy ngày 15/9/1945 là ngày ra đời của hãng thông tấn quốc gia hiện đại ngày nay!

Kháng chiến bùng nổ, Đài Tiếng nói Việt Nam di chuyển đến hang núi Trầm, cách Hà Nội gần 40 km về phía tây nam. Cục Thông tin của Bộ Quốc phòng

Đài Tiếng nói Việt Nam phát “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1946. Ảnh: Internet

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

14

Page 15: Vanhien So 3 Nam 2012

lúc ấy trực tiếp phụ trách kỹ thuật phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, còn bộ phận làm chương trình là biên tập và studio thì thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, nằm trong Nha Thông tin do bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng làm Tổng Giám đốc, anh Trần Kim Xuyến làm Phó Tổng giám đốc. Suốt chín năm kháng chiến, VNA và AIV vẫn hoạt động đều cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam, và cũng do anh chị em làm chương trình tiếng Anh, tiếng Pháp biên soạn.

Trong thời gian từ tháng 4/1949 - 6/1953, Đài Tiếng nói Việt Nam rời CAT trong (bản Giáng) đến đóng ở bản Đung, xã Phú Thịnh (nay là xã Cống Đa), huyện Yên Sơn cách Tân Trào khoảng nửa ngày đường đi bộ là lâu nhất. Nhà cửa ở đây khang trang hơn. Thời kỳ này, bác sĩ nguyễn Tấn Gi Trọng chuyển sang ngành y, anh Trần Văn Giàu thay làm Tổng Giám đốc Nha Thông tin. Tôi nhường anh Hoàng Tuấn (tức Nguyễn Văn Minh) đang là Phó ở Đài, sang Nha Thông tin làm Phó Tổng giám đốc.

Nha Thông tin đóng gần Chính phủ, nhận được nhiều nguồn tin, báo cáo ở các nơi gửi về, cũng như nắm được các thông báo của Chính phủ nên tổ chức ra một bộ phận do anh Vũ Tá Duyệt phụ trách, chuyên biên soạn tin trong nước và khai thác báo chí nước ngoài, làm bản tin hàng ngày cung cấp cho các báo và Đài Tiếng nói Việt Nam. Có thể coi đây là cơ sở tiền thân của Việt Nam Thông tấn xã đối nội. Còn đối ngoại thì vẫn phát đều VNA và AIV do Đài trực tiếp biên soạn và đánh đi bằng moóc. Như vậy là, Hãng Thông tấn Việt Nam đối ngoại ra đời trước.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bộ máy Nhà nước phải sắp xếp lại. Bộ Văn hóa Văn nghệ được thành lập. Nha Thông tin giải thể để chuyển thành Việt Nam Thông tấn xã. Anh Hoàng Tuấn được cử làm Tổng Giám đốc Việt Nam Thông tấn xã.

Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển toàn bộ đội ngũ hiệu thính viên cho Thông tấn xã, và tất nhiên là cả nhiệm vụ làm VNA và AIV. Anh Vũ Tá Duyệt chuyển về Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sự ra đời của Đài Truyền hình Việt NamNăm 1966, Bác Hồ bảo tôi: - “Chú đã biết tin Mỹ

trang bị cho Sài Gòn đài truyền hình chưa? Sài Gòn đã có truyền hình, ta cũng phải làm cho được truyền hình.”

Nếu giải phóng Sài Gòn, ta tạm ngừng phát sóng truyền hình, ảnh hưởng chính trị sẽ rất xấu.

Trong chuyến đi thăm Cu Ba đầu tiên vào quý II năm 1967, tôi đã ký với Viện Phát thanh truyền

hình Cu Ba (ICRT) một Hiệp định song phương, trong đó có hai điều khoản quan trọng nhất: Một là, mượn sóng phát thanh của Đài đối ngoại Cu Ba để phát chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam hướng thẳng vào nước Mỹ. Hai là, nhờ ICRT đào tạo giúp cho Việt Nam cán bộ làm truyền hình trong thời gian 18 tháng. Bạn đã nhận đài thọ cho ta toàn bộ mọi chi phí về việc này …

Tháng 4/1968, đoàn cán bộ ta sang Cu Ba học và thực tập, đến đầu quý IV năm 1969, đoàn trở về, đem theo kiến thức làm truyền hình và tất cả các sơ đồ của các thiết bị ở trung tâm ghi hình, máy phát hình, phát tiếng …

Nhớ lại hoàn cảnh Đài Tiếng nói Việt Nam cách đây 25 năm ra đời từ hai bàn tay trắng, với một số thiết bị thông tin liên lạc của sở vô tuyến viễn thông cũ. Tôi truyền lửa, thôi thúc trí sáng tạo của anh chị em ... Và, đúng là Ba anh thợ da bằng một Gia Cát Lượng. Tất cả đều quyết tâm làm cho kỳ được truyền hình.

Tổng diễn tập nội bộ thành công. Đài mời khoảng bốn chục khách, có anh Hoàng Tùng, Phan Anh, nhiều đại diện cấp vụ … đến dự buổi ra mắt của Truyền hình Việt Nam vào tối 7/9/1970. Chương trình buổi phát đầu tiên có phần thời sự 15 phút, ca nhạc 30 phút.

Đài nhận nhiệm vụ của Quân uỷ Trung ương, truyền tín hiệu chiến đấu vào Nam phục vụ cho công tác vận chuyển vũ khí, lương thực đường Hồ Chí Minh trên biển. Khi nào Đài Tiếng nói Việt Nam phát bài: Tiểu đoàn 307 là bãi êm, thuyền ta vào bến được; còn phát bài Giải phóng Điện Biên là bến động, có địch, thuyền phải quay ra khơi.

Đà Nẵng giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam được lệnh đưa đoàn cán bộ vào Nam cấp tốc, chuẩn bị vào tiếp quản Đài phát thanh và truyền hình Sài Gòn. Đúng 30/4/1975, Sài Gòn giải phóng, đoàn cán bộ truyền hình cũng vào tiếp quản Đài truyền hình Sài Gòn nguyên vẹn. Ngay tối hôm 1/5/1975, Đài truyền hình Sài Gòn (đổi tên là Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh) đã phát chương trình hàng ngày, với nội dung hoàn toàn khác trước.

Từ một gốc nảy ra ba cành. Từ chủ trương của Đảng, của Bác Hồ đã hình thành, phát triển ba cơ quan báo chí lớn trong làng báo Việt Nam.

Nhân ngày giỗ của Nhà báo Trần Lâm (24/2/2011-24/2/2013), tôi viết những dòng này như một nén tâm hương tưởng nhớ ông.n

CON NGÖÔØI & SÖÏ KIEÄN

15

Page 16: Vanhien So 3 Nam 2012

Bà Nguyễn Thị Bình tên thật là Nguyễn Châu Sa, sinh ngày 26/5/1927, tại tỉnh Sa Đéc, nay là tỉnh Đồng Tháp. Nguyên quán thân

phụ bà, ông Nguyễn Đồng Hợi lại ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông nội bà là Nghĩa binh trong phong trào Cần Vương. Ông ngoại là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng Phan Chu Trinh. Lúc nhỏ, bà Nguyễn Thị Bình theo học tại Trường Lycee Sisowath (tại Phnôm Pênh Campuchia). Bà học rất khá, nhất là môn Toán. Nhưng thân mẫu bà mất sớm, khi bà mới 16 tuổi, là chị cả của đàn em 5 đứa, cả trai lẫn gái. Có lẽ chính hoàn cảnh ấy đã tạo cho bà ngay từ nhỏ tính cách nổi bật, quán xuyến, đi suốt cuộc đời bà và giúp bà thành công.

Năm 1945, vừa học hết Tú tài phần một, bà bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước, như: cứu

tế nạn đói, tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn, chuyển vũ khí ra chiến khu,… Cha ra chiến khu trong kháng chiến, bà ở lại thành phố, vừa chăm lo cho các em, vừa hoạt động xã hội, tham gia các phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên, phụ nữ , vận động trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn ủng hộ cách mạng. Tâm sự về bước ngoặt đưa mình đến con đường hoạt động chính trị, bà Nguyễn Thị Bình nhớ lại: “Mẹ tôi mất sớm, ba tôi nói rằng: Con cố gắng học vì bản thân con có tới 5 em cần con giúp đỡ . Nếu con học tốt, con có vị trí trong xã hội, nếu ba đi rồi con có thể lo được cho các em”. Ngày đó, tôi có ước mơ làm bác sĩ vì tôi thấy mẹ tôi ốm, mời bác sĩ khó khăn lắm, lúc mời được, lúc không. Tôi nghĩ người ốm cần phải có bác sĩ tốt. Cho nên, tôi dự định học trở thành bác sĩ. Đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám nổ

l NGUYỄN THÙY LINH

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ VIỆT NAM (1973-2013)

BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH“NHÀ NGOẠI GIAO HÀNG ĐẦU”

Trong lịch sử ngoại giao thế giới, Hội nghị Paris về Việt Nam là cuộc hội đàm kéo dài ngày nhất, ròng rã 4 năm, từ năm 1968 đến năm 1973 mới kết thúc. Hội nghị có 4 trưởng đoàn, trong đó có duy nhất một nữ trưởng đoàn - Bà Nguyễn Thị Bình - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

Ngày 3-1-2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.Ảnh SGGP online

16

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 17: Vanhien So 3 Nam 2012

ra thì tất cả đi theo cách mạng, đi theo kháng chiến. Cũng vì nhờ trình độ về văn hóa nhất định (hết tú tài) nên đi vào kháng chiến tôi có ý thức học những điều mình chưa biết như về cách mạng, về duy vật biện chứng... nhờ vậy trình độ chính trị được nâng cao. Năm 20 tuổi tôi đã là Bí thư Đảng Đoàn Phụ nữ cứu quốc của TP Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc đó, phong trào Phụ nữ cứu quốc hoạt động rất mạnh nhưng trong bí mật, sau đó tôi làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ”.

Năm 1948, bà Nguyễn Thị Bình được kết nạp vào Đảng. Năm 1951, bà bị địch bắt, chúng giam bà tại khám Chí Hòa. Năm 1954, vừa được ra tù, bà tham gia phong trào đòi thi hành Hiệp định Giơ ne vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương. Cuối năm 1955, bà được tổ chức điều ra miền Bắc.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Là người có trình độ tiếng Pháp tốt, đã tham gia các hoạt động yêu nước, có kinh nghiệm vận động, tuyên truyền nhân dân, truyền thống gia đình yêu nước, bà Nguyễn Thị Bình đã được Đảng cử tham gia Ủy viên Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hoạt động đối ngoại.

Sau thắng lợi của quân và dân ta trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn đồng ý ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Paris. Giữa năm 1968, bà được tổ chức cử tham gia trận địa mới “vừa đánh vừa đàm”. Đây là trách nhiệm hết sức nặng nề. Theo ý kiến của

đồng chí Xuân Thủy, được Bác Hồ đồng ý, bà Nguyễn Thị Bình được chọn làm Trưởng đoàn trù bị của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đi dự Hội nghị bốn bên tại Paris và sau đó làm Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhiều năm sau, nhớ lại bước ngoặt công tác này, bà Nguyễn Thị Bình cho biết: “Vì tôi vừa có trình

độ văn hóa nhất định và biết tiếng Pháp, tiếng Anh lúc đó còn bập bẹ. Nhờ tiếng Pháp đó mà tôi rất thuận lợi trong công việc. Lúc bấy giờ, cách mạng cần một người có bản lĩnh chính trị, có trình độ văn hóa, ngoại ngữ để làm đối ngoại và tôi đã được lựa chọn đi làm trưởng đoàn đàm phán của Hội nghị Paris. Không lâu sau, tôi làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, khi ấy còn trẻ mới 41 tuổi, nhưng lúc đó do yêu cầu công việc. Tuy còn trẻ nhưng tôi tự tin mình có thể làm được. Thực tế, ngay bản thân tôi luôn có ý thức học tập và đặt nhiệm vụ: hôm nay phải làm tốt hơn ngày hôm qua”. Bà cũng nhận định “Trong cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt giữa một dân tộc nhỏ chống một đế quốc lớn mà dẫn đầu phái đoàn đàm phán là một nữ đại biểu thì vừa gây sự chú ý, vừa tranh thủ được thiện cảm của dư luận thế giới, tạo thêm thuận lợi cho hoạt động đối ngoại”. Việc được cử làm Trưởng đoàn, bà viết “Tôi bước vào nghề ngoại giao bằng hoạt động thực tiễn do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, chứ không có điều kiện được học tập tại các trường lớp quan hệ quốc tế nào. Nhưng tôi có may mắn được gặp anh Xuân Thủy mà tôi coi như một người thầy trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại của mình. Tôi nhớ mãi lời anh nhắc nhở như một chân lý: “Làm ngoại giao không cần đao to búa lớn, mà cần sự thuyết phục bằng lý lẽ, bằng tình cảm và bằng thực tế”.

Trong Nhật ký của đồng chí Xuân Thủy viết về ngày đầu tiên bà Nguyễn Thị Bình tới Paris: “Ngày

Bà Nguyễn Thị Bình tại Hội nghị Paris năm 1973.

17

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 18: Vanhien So 3 Nam 2012

4/11/1968. Đoàn chị Nguyễn Thị Bình đến Paris. 11 giờ 30, máy bay dân dụng Liên Xô đưa đoàn chị Nguyễn Thị Bình đến sân bay Bourget. Đoàn gồm 6 người (2 nữ, 4 nam). Chị Nguyễn Thị Bình nhanh nhẹn, tươi cười từ máy bay bước xuống…Khi ra xe, người bao vây đông đặc làm cho chị Bình không thể nào bắt tay chào những người ra đón. Hôm nay, có các vị đại sứ Liên Xô, Ba Lan, Bungari, Hung ga ri, Tiệp khắc, CHDC Đức, Rumani, An giê ri; đại diện thương mại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Pháp; đại diện các tổ chức như Hội hữu nghị Pháp - Việt, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Hòa bình Pháp… Ngay sau đó, ta thu lượm dư luận trong giới báo chí và người Pháp cảm tình với ta. Theo nữ nhà báo Madeleine Riffaud, thiên hạ nhận xét: Việt cộng đã thắng lợi lớn qua sự đón tiếp bà Bình ở Paris. Bà Bình như bà hoàng, được đón như quốc trưởng, đủ nghi thức chính qui. Bà Bình đã làm chấn động dư luận Paris và thế giới. Cờ Mặt trận đã tung bay ở Paris. Rất tuyệt! Thật hiếm có”.

Và thế là, suốt hơn 4 năm ròng rã, từ năm 1968 đến 1973, cứ vào thứ Năm hàng tuần, người dân Paris, bà con Việt kiều ở Paris lại chứng kiến “Madam Bình” (cách họ quen dùng để gọi bà) với phong thái lịch lãm, sang trọng, trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam, bên ngoài khoác áo vét, có khi là áo có cổ lông sẫm màu, tới Nhà Hội nghị Quốc tế ở phố Klêbe để bà tổ chức họp báo, trả lời phỏng vấn. Trong thời gian này, bà tham dự các hội nghị quốc tế với tư cách Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đi các nước châu Á, châu Âu, châu Phi,… tuyên truyền, vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các nước cho sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và chuẩn bị thông tin, các đòn tấn công ngoại giao sắc bén cho những cuộc đàm phán mới. Những năm tháng đàm phán, hình ảnh “Madam Bình” thật sự gây ấn tượng khi xuất hiện trên các trang báo phương Tây, bởi những lời phát biểu đầy thuyết phục, thông minh, lúc cứng rắn, khi dí dỏm ví von, làm thế giới nể trọng, nhân dân ta nức lòng. Bà là một đại diện tiêu biểu cho đội quân tóc dài, cho phong trào phụ nữ Việt Nam “Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Cùng với chiến trường, bà góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của cuộc “đấu trí” lớn chống kẻ thù xâm lược và bán nước. Năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Nhiều năm sau, nhớ lại sự kiện này, bà Nguyễn Thị Bình viết: “Tôi nghĩ, không biết trong điều kiện bình

thường tôi có may mắn đó không (làm các nhiệm vụ quan trọng - NMS) nhưng thực tế, tôi có may mắn và thực sự tôi có năng lực nhất định để đảm đương nhiệm vụ. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ khá nặng nề nhưng rất vinh quang ở Hội nghị Paris”.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Hội nghị Paris, bà Nguyễn Thị Bình tiếp tục đảm trách nhiệm vụ Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ CMLT Cộng hòa miền Nam Việt Nam và là Bí thư Ban cán sự CP 72. CP 72 đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định Paris, lãnh đạo hơn 20 sứ quán ở nước ngoài, tiếp đón, nhận trình quốc thư của nhiều đại sứ và đón khách quốc tế vào thăm vùng giải phóng của Chính phủ CMLT Cộng hòa miền Nam Việt Nam đóng tại Quảng Trị.

Đất nước thống nhất, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra đời. Năm 1976, bà Nguyễn Thị Bình được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ GD của nước Việt Nam thống nhất. Từ là nhà hoạt động ngoại giao nổi tiếng, giờ đây chuyển sang làm giáo dục, theo bà Nguyễn Thị Bình tâm sự sau này, thì đó là cái “duyên”. Song, đó cũng là điều hợp lý: “Trước đây, khi hoạt động ở Sài Gòn - Chợ Lớn tôi cũng có đi dạy học. Mặc dù không học sư phạm nhưng do học giỏi Toán nên tôi chuyên về dạy môn Toán, đi kèm cặp học sinh mà bây giờ gọi là “gia sư”. Sau khi làm ngoại giao về nước, các đồng chí bảo tôi làm Bộ trưởng Bộ GD. Lúc đó, các đồng chí nói: “Cô đã đi làm cô giáo rồi cho nên làm giáo dục chắc được”. Giai đoạn đó làm giáo dục quan trọng lắm. Tôi cũng lo, nhưng các đồng chí thuyết phục, tín nhiệm thì tôi cố gắng làm. Khi về làm Bộ GD, người ta nói ở Bộ này có nhiều cây đa, cây đề, nhiều giáo sư, trong khi đó tôi không phải là giáo sư. Tôi nghĩ rằng, mình có bản lĩnh của mình và xác định quan điểm làm việc rõ ràng: “Tôi sẽ lắng nghe tất cả các đồng chí sau đó tôi sẽ quyết định, tôi mong các đồng chí ủng hộ”. Trong thời gian 10 năm tôi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục được sự ủng hộ anh em trong cơ quan nên 10 năm tôi có sự đóng góp nhất định”. Suốt 11 năm (từ 1976 đến 1987), điều hành cả bộ máy giáo dục chuyển động đi lên cùng kinh tế - xã hội đất nước, vấn đề con người luôn là mối quan tâm, trăn trở thu hút tâm trí của bà và các đồng sự. Cũng chính giai đoạn này, với sự tham mưu của bà, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ghi nhận và khẳng định vị thế nhà giáo. Đó là cải tiến thang lương, tính thâm niên cho giáo viên, thực hiện chính sách đề bạt cán bộ nữ, tôn vinh Ngày

18

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 19: Vanhien So 3 Nam 2012

Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôn vinh các danh hiệu NGND, NDUT, ghi nhận sự cống hiến thầm lặng của hàng vạn, hàng nghìn nhà giáo có danh và vô danh. Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đã ghi “Dấu ấn giáo dục Nguyễn Thị Bình” để lại cuối cùng và sâu thẳm là tình yêu thương với con người, vì con người. Đó cũng là lý do vì sao ngành giáo dục đã để lại nơi Bà một dấu ấn sâu đậm. Ai cũng cảm nhận được điều đó, kể cả khi Bà trở về với trọng trách ngoại giao sau đó khi được Quốc hội phân công làm Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, rồi Phó Trưởng ban Đối ngoại TƯ Đảng (1987-1992), Ủy viên BCHTƯ Đảng (khóa V, tháng 3/1991). Bà là một trong không nhiều người có thời gian là Đại biểu Quốc hội lâu, 26 năm, từ Khóa VI đến Khóa X (1976 - 2002).

Năm 1992, đã vào tuổi 65, biết là đã quá cái tuổi nghỉ hưu theo qui định, bà Nguyễn Thị Bình sung sướng chuẩn bị cùng gia đình về TP Hồ Chí Minh để nghỉ sau 36 năm xa miền Nam sống ở Hà Nội. Nhưng rồi....“Đầu năm 1992, đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng đến thăm tôi. Đồng chí cho biết các đồng chí trong Bộ Chính trị dự định tôi làm Phó Chủ tịch nước trong kỳ Quốc hội tới. Thật bất ngờ đối với tôi. Phản ứng đầu tiên của tôi là từ chối vì lúc đó tôi cũng đã 65 tuổi, quá tuổi nghỉ hưu theo quy định chung, hơn nữa tôi đã có kế hoạch về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cảm ơn đồng chí Đỗ Mười và trả lời: “Rất tiếc là khi tôi còn trẻ, có thể cống hiến nhiều, các đồng chí đã đánh giá chưa đúng về tôi...Nay đã đến lúc tôi phải nghỉ”. Thực sự tôi không cố tình nhưng tự nhiên đã bộc lộ tâm tư bấy lâu nay của mình. Nhưng rồi tôi tự nghĩ: Mình có làm gì là vì đất nước, không phải vì mục đích nào khác. Cuối cùng tôi đồng ý nhận nhiệm vụ mới tiếp tục công tác”. Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội Khóa IX, bà Nguyễn Thị Bình được bầu làm Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Bà giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm, trong hai nhiệm kỳ. Trong thời gian làm Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Bà đã hoàn thành tốt cương vị chủ trì thắng lợi Hội nghị cấp cao Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp lần thứ 7 tổ chức tại Hà Nội gồm đại biểu đông đủ của 55 nước thành viên, phần lớn do Tổng thống hay Thủ tướng dẫn đầu. Bà luôn có ý thức quan tâm đến các vấn đề văn hóa - xã hội, đặc biệt là sự tiến bộ của phụ nữ. Theo bà, muốn tiến bộ, phụ nữ phải có tinh thần tiến thủ: “Phụ nữ không tiến bộ chính là bản thân phụ nữ

chưa có tinh thần tiến thủ. Hiện có một số phụ nữ thành đạt do họ có tinh thần tiến thủ. Theo tôi, trước hết phải có trình độ về mặt văn hóa, kiến thức cơ bản nhưng phải có trình độ nghề nghiệp. Hiện nay, trình độ văn hóa chung không có ý nghĩa gì mà phải có nghề nghiệp thực sự đóng góp cho xã hội. Tất cả đòi hỏi bản lĩnh của người phụ nữ cần phải phấn đấu để có vị trí trong gia đình, trong xã hội như thế nào. Tuy nhiên, phụ nữ trong mọi trường hợp không thể không làm nhiệm vụ làm mẹ. Làm sao để vấn đề này không là gánh nặng mà nó hài hòa trong cuộc sống của mình. Như vậy, phụ nữ vừa có hạnh phúc, vừa có công danh”.

Tháng 7/2002, bà kết thúc nhiệm kỳ Phó Chủ tịch nước thứ hai nhẹ nhàng và thoải mái, cảm thấy mình đã cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ được phân công. Trước đó, bà đã vinh dự nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Nghỉ hưu, nhưng bà vẫn canh cánh nỗi lo âu nhiều vấn đề phức tạp của xã hội. Đó là đất nước ta đã có những phát triển có thể xem là tính chất bước ngoặt, đặc biệt về kinh tế. Tuy nhiên, cũng rõ ràng là mặt văn hóa xã hội đã không cùng nhịp bước đồng bộ. Vấn đề giáo dục có một vai trò cơ bản, quan trọng, nhưng chúng ta đã chậm bước, cách quá xa so với yêu cầu của nhiệm vụ, thật sự đã trở nên lạc hậu nghiêm trọng. Bà nguyện với mình “chừng nào còn chút sức lực, dù không còn làm việc trực tiếp ở trong bộ máy Nhà nước, bà cũng nguyện sẽ dồn hết cố gắng của mình vào lĩnh vực quan trọng và có ý nghĩa quyết định này”.

Sau 50 năm hoạt động liên tục, những tưởng đã đến lúc được nghỉ ngơi, lo việc gia đình, đi chơi với bạn bè, nhưng.... người ta thấy bà vẫn bận rộn. Bà tham gia làm Chủ tịch Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Kovaleskaia, Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh. Tháng 4/2003, bà cùng một số đồng chí đứng ra thành lập Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong tình hình mới. Ngày 10/1/2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam ra mắt, do đồng chí Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp làm Chủ tịch, bà Nguyễn Thị Bình được mời làm Chủ tịch danh dự của Hội. Bà xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, hội thảo quốc tế, vẫn phát biểu sôi nổi về hòa bình, phát triển về giáo dục, vì những bé thơ bất hạnh, vì quyền bình đẳng của phụ nữ; Bà vẫn viết sách, báo và góp ý cho Chính phủ về chiến lược giáo dục, đào tạo con người. Trong bao nhiêu công việc bận

19

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 20: Vanhien So 3 Nam 2012

rộn mà không thể từ nan đó, bà đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo. Từ trải nghiệm về sự nghiệp của mình, bà khẳng định: “Phải có trình độ giáo dục nhất định thì mới làm được nhiệm vụ. So với các đồng chí lúc đó thì tôi được học nhiều nhưng so với thời điểm bây giờ phải nói các chị em học hơn tôi rất nhiều. Trình độ văn hóa hết sức quan trọng nhưng cũng còn cần ý chí phấn đấu để đóng góp cho đất nước một cách xứng đáng hơn. Với ý thức như vậy, nên tôi đã hoàn thành nhiệm vụ trong tất cả các nhiệm vụ được giao. Năm nay tôi 85 tuổi, tiếp tục nghiên cứu đề tài giáo dục”. Theo bà Nguyễn Thị Bình, giáo dục là chìa khóa quan trọng nhất của phát triển. Với danh nghĩa của Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam, bà đã chủ trì đề tài nghiên cứu về cải cách giáo dục, và cùng anh em tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo về giáo dục với mong muốn đóng góp vào sự nghiệp lớn này.

Đúng sinh nhật 85 tuổi (26/5/2012), bà Nguyễn Thị Bình đã cho xuất bản cuốn Hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước (Nxb Tri thức). Trong cuốn tự truyện này, bà “ chỉ viết về những sự kiện đánh dấu sự thay đổi trong cuộc sống của tôi. Tôi cũng có mong muốn nói lên suy nghĩ, suy tư, cảm xúc mạnh mẽ của thế hệ thanh niên thời chúng tôi trong giai đoạn cách mạng - thời kỳ đẹp đẽ nhất”. Nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Cầm cuốn sách mọi người có tâm lý tò mò chờ đợi chuyện ly kỳ ở Hội nghị Paris - cuộc hội đàm dài nhất lịch sử ngoại giao. Nếu chờ đợi theo góc này chắc không được thỏa mãn hoàn toàn. Nhưng có một sự ly kỳ khác, có thể sâu sắc hơn về một con người, con đường và nguồn gốc tạo nên sức mạnh của người phụ nữ nhỏ nhắn và khiêm nhường này”. Qua hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình, ta có thể nhận ra ở bà sự kết hợp đặc biệt giữa bình dân - tinh hoa, giản dị - sang trọng, mềm mại - kiên định. Người có sức trẻ tâm hồn và trí tuệ, do kết hợp kiên định và

dám chấp nhận thay đổi, tiếp nhận cái mới. Khi được hỏi tác giả liệu có điều gì nuối tiếc suốt thời trẻ, bà

Nguyễn Thị Bình nói: “Nếu mình là người tự trọng, thì luôn phải biết tự phê bình. Có những điều đáng làm tốt hơn, nhưng trình độ hạn chế hoặc hoàn cảnh không thể làm tốt hơn. Cho nên nếu nói trong cuộc đời không có gì nuối tiếc thì không phải, nhưng chưa đến mức phải ân hận”. Bà tự phê bình “Giá mà trong thời kỳ đàm phán ở Paris, tiếng Anh của tôi cũng tốt như tiếng Pháp, thì với vị trí khi đó, tôi có thể làm được nhiều điều hơn. Thời kỳ sau này làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, có nhiều khuyết điểm hiện nay có từ thời chúng tôi. Khi ấy tôi chưa làm được tốt không phải vì không muốn, mà do trình độ có hạn, sự chỉ đạo chưa đầy đủ”. Trong cuốn Hồi ký, khi nói về cuộc sống tình

cảm riêng, bà Nguyễn Thị Bình khẳng định “Tôi là người hạnh phúc”, vì “đã lấy được người mình yêu”. Đó là Đại tá QĐND Việt Nam Đinh Khang. Ông bà gặp nhau năm 1944, nhưng phải 11 năm sau (năm 1955), hai người mới có điều kiện tổ chức lễ cưới. Ông bà có hai con, một trai, một gái đều đã thành đạt. “Tôi là người hạnh phúc” - đó là bà khiêm tốn chỉ nói về tình cảm riêng của mình. Thực ra, hạnh phúc của bà lớn lao hơn nhiều. Bà Nguyễn Thị Bình được lòng dân yêu mến, kính trọng của gia đình, người thân, toàn Đảng, toàn dân, bạn bè trong nước và quốc tế. Nhà văn Nguyên Ngọc thật đúng khi nói về bà Nguyễn Thị Bình: “Có thể nói mà không sợ quá, rằng có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới... Những năm tháng ấy, bà có mặt ở hầu khắp hành tinh, và thật lạ, thật đẹp, hình ảnh của một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng, sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin...”n

20

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 21: Vanhien So 3 Nam 2012

Thầy, trò chúng tôi hai thế hệ cách xa và hai cuộc sống

cũng khác biệt. Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã ở vào tuổi cửu thập niên và sống ở nông thôn còn tôi là thế hệ trẻ và đang sống giữa thủ đô Hà Nội. Cho dù không gian, thời gian và cuộc sống có xa cách bao nhiêu, có khác biệt đến chừng nào, nhưng tâm hồn của thầy trò tôi vẫn giống nhau, đó là tấm lòng yêu quý nghệ thuật dân gian truyền thống của cha ông. Vì yêu quý nghệ thuật dân tộc mà tôi đã “tầm sư học đạo” tìm tới nghệ nhân Hà Thị Cầu để xin được làm học trò của bà. Đó chắc chắn phải là cái duyên mới khiến tôi gặp được bà.

Lúc đầu có nhiều người hỏi tôi tại sao không học những môn nghệ thuật tân tiến, “thời thượng”

cho sang trọng và có nhiều tiền, mà lại đi học Hát Xẩm, môn nghệ thuật dành cho những người nghèo khó đi hát rong ở đầu làng, xó chợ để đắp đổi tháng ngày?...

Nếu không vững lập trường, không nhận thức đầy đủ về giá trị của nghệ thuật dân gian truyền thống thì chắc gì hôm nay tôi có thể tay kéo đàn, miệng hát được những điệu Xẩm mà nghệ nhân Hà Thị Cầu truyền dạy cho.

Dĩ nhiên trình độ nghệ thuật Hát Xẩm của nghệ nhân Hà Thị Cầu đã đạt tới đỉnh điểm, còn tôi mới chỉ là cái bóng của bà, cho dù đã được những người yêu mến gọi là “nghệ sĩ hát Xẩm tài năng”… Tôi luôn ước mơ học được nhiều vốn liếng và ngón nghề độc của nghệ nhân Hà Thị Cầu, bởi bà là

THẦY TÔINGHỆ NHÂN HÀ THỊ CẦU

l MAI TUYẾT HOA

ĐỐI VỚI TÔI, NGHỆ NHÂN HÀ THỊ CẦU LÀ MỘT NGƯỜI THẦY LỚN, BÀ KHÔNG CHỈ DẠY TÔI NHỮNG TIẾNG ĐÀN LỜI CA MÀ CÒN TIẾP THÊM CHO TÔI TÌNH YÊU VÔ HẠN ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT HÁT XẨM, ĐỂ RỒI TỪ ĐÂY KHI BÀ ĐÃ ĐI XA, TÔI ĐÃ TỰ CẢM THẤY TRỌNG TRÁCH CỦA MÌNH ĐÃ ĐƯỢC BÀ GIAO PHÓ LÀ PHẢI TIẾP TỤC GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT HÁT XẨM, VỐN QUÝ CỦA CHA ÔNG.

21

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 22: Vanhien So 3 Nam 2012

một bảo tàng sống về nghệ thuật Hát Xẩm ở Việt Nam. Có thể nói nghệ nhân Hà Thị Cầu là người làm nghề này lâu nhất, biết nhiều làn điệu bài bản Xẩm nhất, hát hay nhất và sống cao niên nhất. Trong những năm cuối của thập niên đầu thế kỷ 21, tôi đã nhiều lần tìm về quê bà ở Yên Mô, Yên Phong, Ninh Bình để học hát Xẩm của bà và đưa nghệ nhân Hà Thị Cầu lên Hà Nội để truyền nghề và biểu diễn Hát Xẩm, đặc biệt là hai đêm diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam tổ chức.

Qua những buổi diễn đặc biệt này, từ những nhà lãnh đạo đến văn nghệ sĩ, trí thức và công chúng Thủ đô mới thấy hết tài nghệ của nghệ nhân Hà Thị Cầu - một con người cả cuộc đời từ lúc nhỏ đến tuổi “cổ lai hy” vẫn chỉ theo một nghề Hát Xẩm. Dù cho cuộc sống không biết bao biến đổi, khó khăn - chồng bà ông Chánh Trương Mậu bỏ bà ra đi khi bà mới 28 tuổi, 7 đứa con thì chết 4 còn 3 phải cho đi một đứa vì quá đói nghèo. Chuỗi đời cơ cực kéo dài, nhưng bù lại, trời đã cho bà một giọng hát tuyệt vời, cho đến tuổi già vẫn không suy giảm. Bà không những học được hầu hết các điệu Xẩm, bài Xẩm từ xa xưa mà còn sáng tác ra những bài Xẩm mới để phục vụ cho cách mạng như bài “Theo Đảng trọn đời” mà mỗi khi bà cất lên tiếng hát là làm lay động lòng người…

Tôi nhớ hôm ở Nhà hát lớn Hà Nội, sau khi nghe bà Cầu hát, T.S Phạm Quang Nghị UVBCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã bước lên sân khấu chúc mừng bà và tặng cho bà bốn triệu đồng. Còn viện sĩ Nguyễn Giao (Nguyên T.G.Đ

Vietsoptro, thành viên của Trung tâm NCBT & PHVHDT Việt Nam) sau khi nghe bà Cầu hát đã chạy ra phố mua tặng bà một đôi bông tai vàng ba chỉ, báu vật mà bà mơ ước cả đời nhưng bây giờ mới có từ tấm lòng cao cả của một trí thức hiện đại rất yêu thích, quý trọng nghệ thuật dân gian truyền thống. Cũng vậy, GS Hoàng Chương TGĐ Trung tâm NCBT & PHVHDT Việt Nam đã thay mặt Hội đồng giải thưởng Đào Tấn trao tặng cho bà Cầu giải thưởng cao quý này tại sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội. Bà Cầu coi đây là nguồn động viên lớn đối với bà trong những năm tháng cuối đời và nguyện rằng “ngày nào, năm, tháng nào còn sống thì còn đem hết sức mình ra truyền dạy cho những ai tìm đến với bà…”

Là nghệ nhân nắm chắc các yếu tố nghệ thuật Hát Xẩm cổ truyền lại có tấm lòng yêu thương rộng mở, bà Cầu (chúng tôi thường gọi thân mật là Bu Cầu) đã truyền dạy cho chúng tôi nhiều điệu hát Xẩm tiêu biểu như: Xẩm Thập ân, Xẩm Huê tình, Xẩm chợ… Có lẽ bà đã coi tôi là đứa học trò cưng và đã truyền cho tôi nhiều bí quyết nghệ thuật trong đàn và hát, làm sao cho thật rõ chất Xẩm - trữ tình, da diết, đượm buồn nhưng cũng rất dí dỏm lạc quan đó là tiếng nói, tiếng lòng của người hát Xẩm bày tỏ với đời, với người nghe là trong cuộc sống dù có vất vả, khổ đau, thì con người cũng cần phải lạc quan, phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua số phận… Đó là tiếng nói thiết tha của người mẹ nghèo phải mang nặng đẻ đau không chỉ suốt chín tháng mười ngày mà còn vất vả nuôi con khôn lớn trong cảnh đói nghèo… Cũng bằng tiếng đàn réo

rắt và giọng hát đặc biệt trời cho, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã làm xúc động hàng vạn người qua bài “Theo Đảng trọn đời” do bà sáng tác, dù bà không biết chữ. Một vài nghệ sĩ hiện nay đã học được và diễn được bài hát này của bà Hà Thị Cầu nhưng nghe chừng khó đạt tới điểm gây cảm xúc mạnh cho người nghe như nghệ nhân Hà Thị Cầu và có lẽ không bao giờ đạt tới cái đích của một nghệ nhân thiên phú, về tài năng lại được tôi luyện ngày đêm với nghề Xẩm trong non một thế kỷ.

Với vốn liếng được bà truyền dạy cho, tôi đã tiếp thu, phát huy và quảng bá nghệ thuật hát Xẩm không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài, từ Châu Á đến Châu Âu và cả nước Mỹ nữa. Ở đâu tiếng hát Xẩm của học trò nghệ nhân Hà Thị Cầu cũng được người nghe cổ vũ, hoan nghênh.

Bà Hà Thị Cầu báu vật dân gian mất đi, chúng tôi những người làm văn nghệ dân tộc cảm thấy bị hẫng hụt, không biết lấy gì bù đắp được cái khoảng trống nghệ thuật đặc biệt này. Đó là nghệ thuật Hát Xẩm với đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi người nghệ nhân vừa đàn vừa hát nói thay tâm trạng của người nghe. Nhưng, dù sao tôi cũng cảm thấy tự hào là người kế nghiệp của người nghệ nhân lớn Hà Thị Cầu và cũng đã bước đầu được mọi người yêu quý như câu thơ đầy ý nghĩa của nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ: Bà Cầu Xẩm đỏ Yên Mô - Tuyết Hoa Xẩm đỏ Thủ đô anh hùng.n

Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2013

Viết sau khi tiễn đưa nghệ nhân Hà Thị Cầu về nơi an nghỉ cuối cùng.

22

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 23: Vanhien So 3 Nam 2012

“Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ con đường khoa học đáng yêu của tôi, tôi sẽ mãi mãi đi trên con đường đó đến bước chân cuối cùng, nếu

không đi được thì tôi bò, nếu không bò được thì tôi lê. Chỉ tiếc đoạn đường mà tôi đi chưa được bao nhiêu đã phải rẽ ngang, con đường rẽ ngang ấy cũng to lớn thênh thang, cũng huy hoàng nhưng không phải là con đường mà tôi mơ ước. Khi nào đi hết chặng đường rẽ ngang ấy, tôi sẽ trở lại con đường mà tôi đã đi, con đường khoa học. Cùng một lúc không thể đi trên hai con đường được, có dứt khoát như vậy mới hoàn thành được nhiệm vụ, mới đi tới đích”. - ông tâm sự với một “người lính” cùng đi với ông sang giúp nước bạn Campuchia.

“Người lính” khoác áo Blu trắngÔng là một trong những trí thức trẻ của Việt Nam

tham gia làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp đỡ nước bạn Campuchia chống lại thảm họa diệt chủng Pôn -Pốt. Khi nhận được thông báo điều đi công tác đặc biệt không thời hạn, ông nhanh chóng thu xếp công việc giao lại cho đồng nghiệp, chia tay người mẹ già, vợ trẻ và đứa con thơ. Vào tới Sài Gòn ông mới biết mình sẽ sang làm nhiệm vụ tại chiến trường Campuchia. Trong giây phút ấy, ông không mảy may toan tính cá nhân. Sang tới đất

bạn, người lính trẻ khoác áo blu trắng Nguyễn Khánh Trạch mới thấy hết những đau thương, mất mát, sự ác liệt của cuộc chiến. Ông và những người lính Việt Nam khác luôn sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh để giúp đỡ nước bạn. Những lúc chiến trường vắng tiếng súng, ông ngồi ngắm bức ảnh gia đình mà ông luôn giữ bên mình. Nhớ về quê nhà, tâm hồn người lính trẻ ấy canh cánh nỗi lo. Mẹ ông đã qua cái tuổi xưa nay hiếm của đời người (80 tuổi), con mắt không còn tinh tường. “Nhỡ không may . . .mẹ “cưỡi hạc về trời”, tôi không kịp về “đưa tiễn” mẹ cho tròn đạo hiếu làm con thì tôi ân hận lắm, bởi cuộc đời tôi gắn liền với bà”. Câu chuyện bị ngắt quãng, ông không thể giấu nổi những xúc cảm dâng lên trong mình khi nói về mẹ. Khi ông đi, con ông chưa đầy một tuổi, gầy yếu, ở nhà mọi người “có đủ” sức trông nom cho nó không? Ông mồ côi cha từ nhỏ, nhỡ không may rồi . . . con ông . . .

Hơn 1000 ngày đêm chiến đấu giúp nước bạn là hơn 1000 ngày đêm gian khổ, vất vả. Ông không hề ân hận một điều gì. Những ngày tháng gian khổ ấy đã nâng lý tưởng và ý nghĩa cuộc sống của ông lên tầm cao mới, không suy tính thiệt hơn, không bon chen kèn cựa. Ông nhớ: những ngày sau giải phóng, cả đất nước Campuchia

l Tác giả mang mã số: MS: 507

SUỐT ĐỜI THỰC HIỆN

LỜI HỨA VỚI BÁC(Bài tham dự cuộc thi viết và Lễ tôn vinh Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh)

Chưa một lần được trực tiếp gặp Bác nhưng ngày ngày ông luôn cống hiến hết sức mình để phục vụ cho sức khỏe của nhân dân, như lời ông hứa trong một bức thư gửi vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc nhân ngày sinh của Người. Ông là GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Khánh Trạch

23

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 24: Vanhien So 3 Nam 2012

là những dòng người hồi hương. Họ lê những bước chân nhọc nhằn mệt mỏi, họ bám vào nhau, bám vào xe mà đi, lặng lẽ, âm thầm suốt ngày đêm không ngớt. Những khuôn mặt mệt mỏi, rã rời ấy khi gặp người Việt Nam lại vui mừng, hồ hởi: “Cám ơn bộ đội Việt Nam, samaki! samaki!” (đoàn kết! đoàn kết! - pv).

Với ông, Campuchia như một Tổ Quốc thứ hai. Trong căn nhà của ông treo một bức ảnh lớn vẽ đền Angcovat vào buổi hoàng hôn. Ông thường ngắm nó và nhớ về đất nước, con người Campuchia, nơi đã dành cho ông những tình cảm nồng thắm, ngọt ngào như đường thốt nốt. Ông viết cuốn hồi ký “Thiên thần và Ác quỷ”, kể lại những câu chuyện hoàn toàn có thật. Trái tim ông đã thổn thức ra sao? Nước mắt ông đã trào ra như thế nào? Khi ông rời xa đất nước Campuchia để trở về với nước mẹ Việt Nam yêu dấu. Những xúc cảm chân thành của người lính - bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch ẩn chứa trong các trang viết nhuốm màu kỷ niệm về một “thời hoa đỏ” ngày xưa.

Hứa với Bác làm tất cả để phục vụ nhân dânÔng nhận mình là người có số phận long đong. Càng

trải qua những gian khổ của cuộc sống. Lòng kính yêu và ngưỡng mộ Bác trong ông càng lớn lên. Ông nhớ: Năm ông học lớp đệ lục (tương đương lớp 6 bây giờ) vào khoảng năm 1948 -1949, trường Trung học phổ thông Hoa Lư nơi ông học, tổ chức cuộc thi viết thư gửi tới Bác Hồ nhân ngày sinh nhật của Người. Ông đạt giải Nhì. Trong thư, ông chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, hứa với Bác sẽ cố gắng học tập, để sau này làm việc phục vụ nhân dân. Những ngày Bác mất, ông hòa trong hàng triệu trái tim con người Việt Nam đưa tiễn Bác với niềm tiếc thương vô hạn. Ông chúc Bác sống lâu trăm tuổi, thế mà, giờ đây Bác đã “vội ra đi”. Ông tự hứa với mình rằng: Sẽ cố gắng làm tất cả để phục vụ nhân dân như ông đã hứa với Bác.

Năm 1973, ông đi đón những người lính chiến thắng trở về ở Quảng Trị. Những tình cảm của họ dành cho Bác càng làm sâu sắc thêm hình ảnh của Bác trong ông. Không một điều gì có thể làm ông nghĩ khác đi về Bác. Bác luôn chú trọng nêu gương những con người tốt và lấy những con người ấy làm gương sáng cho người khác học tập. Ở Bác, xây dựng con người phải là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất. Điều đó đã ăn sâu vào suy nghĩ, việc làm của ông suốt những năm tháng đã qua. Với ông, làm việc gì cũng phải lấy con người làm trung tâm. Ông luôn dành cho Bác những tình cảm thành kính nhất.

Ở ông, là một trái tim không ngừng những trăn trở nâng cao y đức và trình độ chuyên môn. Ông nghĩ, chỉ có đạo đức nghề nghiệp thôi là chưa đủ. Cần phải có chuyên

môn nghiệp vụ cao, để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Đó mới là người “mẹ hiền” chân chính như lời Bác dạy. Ông luôn là một tấm gương sáng trong việc học tập và làm theo lời Bác dạy về Y đức cho nhiều thế hệ sinh viên trường Đại học Y Hà Nội noi theo.

Không bao giờ từ bỏ con đường khoa họcÔng luôn ý thức rằng mình phải tự lập để bớt đi những

lo toan vất vả cho người mẹ sớm hôm tảo tần. Hai năm học phổ thông và một năm Đại học ông đi làm tự kiếm sống để có tiền nuôi bản thân mình và tiền đi học. Khi giặc Pháp đến, ông vào Thanh Hóa chỉ với vài bộ quần áo. Để có tiền sinh sống và học tập, ông cùng một số người bạn của mình tổ chức làm nghề khâu nón. Lúc đầu mọi thứ rất khó khăn, bằng sự chăm chỉ và khéo léo dần dần những sản phẩm ấy bán được ngày càng nhiều hơn. Thu nhập từ việc khâu nón đủ cho ông sinh hoạt và học hành. Sau đó, ông chuyển sang làm nghề cắt tóc, đầu tiên là cắt cho học sinh trong trường sau đó thì cắt cho cả người dân xung quanh, nơi trường ông “đóng quân”. Khi về Hà Nội, sau giải phóng - năm 1954, ông lại tổ chức dạy học. Ông thuê một căn phòng nho nhỏ dạy cho 5, 7 người. Về sau thì dạy bình dân học vụ cho công nhân rồi đi làm các hộp thuốc, gia sư. Dù khó khăn, vất vả đến bao nhiêu, ông cũng chưa từng nghĩ mình sẽ đi một con đường nào khác con đường nghiên cứu khoa học. Tất cả những công việc “mưu sinh” đó như một phương tiện đưa ông qua những ngày tháng khó khăn của cuộc sống để theo đuổi con đường khoa học mà ông đam mê.

Năm cuối Đại học, ông được chọn vào học ngành Vi trùng học để làm giảng viên nguồn cho trường. Ông làm giảng viên ngành này một năm tại Đại học Y Hà Nội, rồi được chuyển công tác sang bộ môn Nội. Sang môi trường mới ông gặp vô vàn khó khăn, bởi ông được đào tạo chuyên sâu về ngành Vi trùng học, ngành Nội khoa ông chỉ được đào tạo cơ bản. Ông bảo rằng: Khi sang Nội khoa mình chậm hơn bạn bè khoảng ba năm. Ở đây, ông gặp người thầy lớn nhất của đời mình - Gs Đặng Văn Chung (ĐVC), lúc này đang là Trưởng khoa Nội và chủ nhiệm bộ môn Nội. Ông chia sẻ rằng: “Nếu không gặp cụ, tôi cũng chỉ là một anh bác sĩ thường thôi, chứ không thể làm cái anh bác sĩ như “mẫu người” của các cụ được. Gần cụ qua những việc làm mình thấy mình phải phấn đấu rất nhiều để có trình độ chuyên môn cao”.

Ban ngày đi làm, đêm đến ông giở sách Nội khoa ra tự học. Ông dành rất nhiều thời gian để học ngoại ngữ: tiếng Anh, Tiếng Nga, tiếng Pháp, để có thể đọc những tài liệu nước ngoài viết về ngành Nội khoa. Ông lăn lộn bất kể đêm ngày với bệnh nhân, suốt thời gian 6-7 năm

24

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 25: Vanhien So 3 Nam 2012

ông làm một việc mà ít người muốn làm, đó là theo dõi mổ tử thi. Lúc bấy giờ việc mổ tử thi còn khá dễ dàng. Hầu như tất cả các bệnh nhân tử vong ở bệnh viện đều được mổ tử thi kể cả trẻ em. Việc mổ tử thi giúp ích rất nhiều cho bác sĩ lâm sàng. Ngày ấy, máy móc, phương tiện rất ít (máy xquang cũ, labô nhỏ, xét nghiệm cận lâm sàng ít) chủ yếu khám bằng lâm sàng tức là nhìn, sờ, gõ, nghe, thăm khám trên người bệnh là chính. Vì thế nên chẩn đoán dễ sai, khó chuẩn xác, chỉ khi mổ tử thi các thầy thuốc mới biết rõ bệnh. Ông nhận nhiệm vụ theo dõi mổ tử thi, cứ buổi sáng giao ban xong ông nắm được tình hình bệnh nhân có bao nhiêu người chết, ở phòng nào, khoa nào. Và cứ đến giờ đọc kết quả mổ tử thi (10 giờ) do Gs Vũ Công Hòe phụ trách ở Khoa Giải phẫu ông lại xuống xem và ghi chép những gì học hỏi được. Hôm sau ông báo cáo lại cho Gs ĐVC và cho tất cả anh em cùng nghe. Ông đã học được rất nhiều điều từ công việc này.

Tiếp xúc với người bệnh, ông khám bệnh thật nhẹ nhàng không để bệnh nhân bị đau. Đối với bất cứ ai, cấp bậc nào, địa vị gì ông đều đối xử như nhau, ông làm việc một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Nhìn cách làm việc của ông, nhiều anh em đồng nghiệp bảo ông là người có phong cách làm việc giống Gs ĐVC nhất. Ông chỉ cười và bảo rằng: “Có lẽ do tôi luôn ghi nhớ và làm theo lời Thầy dạy”. Trong tâm niệm của ông: “Gs ĐVC, trước hết là một người thầy thuốc có trình độ chuyên môn tuyệt vời, người dạy tôi nhiều nhất về đạo đức ngành Y, một người mẫu mực, có đạo đức và nhân cách. Thầy rất nghiêm khắc, sai cái gì là uốn nắn ngay. Chính cái đấy làm tôi thấy mình có nhiều thiếu sót, có nhiều điều cần phải cố gắng, tu sửa con người mình”.

Ông là tác giả của bài viết “Dấu ấn Đặng Văn Chung” đăng trên Báo Nhân Dân. Gần đây ông đang biên soạn cuốn sách mang tên “ Đặng Văn Chung - cuộc đời và sự nghiệp”. Tại Bệnh viện Tim mạch, có một căn phòng lưu giữ những hiện vật liên quan tới Gs ĐVC. Hàng năm, đến ngày Thầy thuốc Việt Nam(27/2), ngày Nhà giáo Việt Nam(20/11), ông lại cùng các thế hệ sinh viên, bác sĩ tới đây ôn lại những kỉ niệm về “cụ Chung”, để học ở “cụ” những bài học sâu sắc về nghiệp vụ và y đức. Tất cả là một sự tri ân đối với một người thầy lớn của ông nói riêng và của nền y học hiện đại Việt Nam nói chung.

Ông cùng nhiều bạn đồng nghiệp trong bộ môn Nội, nơi là ông là chủ nhiệm bộ môn trong nhiều năm, viết nhiều sách về Nội khoa. Ông cũng tham gia biên soạn cuốn: “Từ điển Bách khoa thư bệnh học” năm 2001. Từ năm 1984, ông làm Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam. Với tư cách là Chủ tịch Hội ông luôn có những việc làm thiết

thực nhằm nâng cao nghiệp vụ, khuyến khích nghiên cứu khoa học cho các hội viên, tham gia tích cực và thường xuyên vào các công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí cho cộng đồng.

Bây giờ, khi đã qua cái tuổi 75 của đời người, ông vẫn cập nhật liên tục các thông tin mới nhất liên quan tới ngành y tế qua các phương tiện truyền thông.

Sống là để cống hiếnTừ năm 1984, ông khôi phục hoạt động lại Hội Nội

Khoa Việt Nam và được bầu làm chủ tịch, nơi mà Gs ĐVC đã dành nhiều tâm huyết sáng lập ra. Sau năm 1975, Gs Chung vào miền Nam làm việc, hội ngưng hoạt động một thời gian dài. Tạp chí Nội khoa Việt Nam ra đời năm 1964, do hoàn cảnh chiến tranh khó khăn xuất bản bị ngắt quãng. Ông khôi phục lại và cho xuất bản đều đặn định kì 6 số một năm. Với tư cách là Tổng biên tập, ông hướng Tạp chí của mình vào các vấn đề chuyên môn, công bố các công trình nghiên cứu của hội viên, các bài viết mang tính chất đào tạo cho các hội viên trẻ.

Ông còn là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam. Nay đã về hưu, ông vẫn thường xuyên tham gia khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Có lần vợ ông khuyên ông rằng: Ông làm vừa thôi. Để còn dành thời gian cho vợ con. Bà còn đưa ra “định mức” mỗi tuần ông đi làm một, hai ngày thôi. Ông bảo rằng: “Bác sĩ làm việc như thế thì chỉ khổ cho người bệnh. Khi họ cần đến mình mà mình không có mặt thì người bệnh gặp khó khăn. Bác sĩ phải thường xuyên theo dõi từng chuyển biến nhỏ nhất của người bệnh. Nên không thể đi làm “bập bõm” như thế được”. Bà hiểu rằng, người chồng của mình chưa bao giờ ngưng những trăn trở trước nỗi đau của người bệnh. Bà làm hậu phương vũng chắc để ông mang hết tâm huyết ra cứu chữa cho người bệnh.

Có nhiều người nói: Sao ông không nghỉ ngơi cho thoải mái sau bao nhiêu năm cống hiến? Ông bảo rằng: “Người thầy thuốc phải gắn chặt với người bệnh.Tôi làm việc, tôi cống hiến là để sống có ích cho bản thân mình và người bệnh, còn đủ sức khỏe, đủ tinh thần thì tôi còn tiếp tục làm việc.Tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi hoàn toàn.” Tuy nhiên, ông cũng hiểu: “Đến cái tuổi này, “nó” bất chợt lắm. Mình cứ cố gắng làm tới khi nào còn minh mẫn. Tôi có dặn các anh em ở Bệnh viện Bạch Mai là khi nào thấy mình có dấu hiệu “người già” của người già thì các cậu nhắc mình nhé! Để mình biết, mình sẽ xin nghỉ ngay, đừng để ảnh hưởng tới người bệnh.”

Làm việc với ông là một niềm vui, một lý do chính đáng nhất để . . .sống! n

25

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 26: Vanhien So 3 Nam 2012

1. Lễ hội là một nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Những năm gần đây số lượng lễ hội trên địa bàn cả nước được tổ chức ngày một

gia tăng. Nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc được phục dựng. Một số lễ hội trước đây chỉ trong phạm vi làng xã, nay được mở rộng có quy mô vùng miền. Một số lễ hội vùng miền được mở rộng có quy mô quốc gia. Số lượng lễ hội do Nhà nước tổ chức cũng gia tăng, trong đó nhiều lễ hội (festival) có tính quốc tế. Các phương tiện thông tin đại chúng tham gia tích cực vào việc truyền thông quảng bá các giá trị của lễ hội. Số lượt người tham gia sáng tạo, dịch vụ và hưởng thụ lễ hội cũng tăng lên. Hiện tượng này dẫn đến trong giới quản lý và nghiên cứu văn hóa có những ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Có người cho rằng việc tổ chức lễ hội thời gian qua là tràn lan, gây lãng phí tiền của, công sức, thời gian của Nhà nước và nhân dân và quy trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước chậm hướng dẫn và thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, xử lý. Vậy ta xem xét vấn đề này thế nào?

Theo tôi, việc đánh giá khái quát lễ hội được tổ chức tràn lan là chưa chuẩn xác, mới chỉ ra hiện tượng mà chưa thấy hết bản chất của vấn đề. Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay toàn quốc có 7966 lễ hội được tổ chức. Nước ta hiện có trên 1 vạn xã, nếu làm phép tính thông thường lấy tròn 8.000 lễ hội chia ra cho đầu xã, phường thì trong một năm mỗi xã, phường chưa được một lần tổ chức lễ hội. Như vây, việc tổ chức lễ

hội ở nước ta đâu phải nhiều. Nhiều vùng miền núi, dân tộc ít người, vùng nông thôn Trung Bộ và Nam Bộ mong muốn làng quê mình cũng có được những lễ hội tưng bừng, giàu sắc thái vùng miền như các lễ hội ở vùng châu thổ Sông Hồng - cái nôi của văn minh Đại Việt.

Khi đã khẳng định lễ hội là một nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người thì số lượng lễ hội được tổ chức nhiều hay ít không quan trọng. Sự gia tăng lễ hội trong những năm gần đây, đó là dấu hiệu đáng mừng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn mà nhà nước vẫn quan tâm tổ chức lễ hội, cộng đồng dân cư vẫn say sưa tổ chức lễ hội, đó là minh chứng về nhu cầu văn hóa của nhân dân, trong đó có nhu cầu về lễ hội. Lễ hội đã góp phần tạo ra một “sân chơi văn hóa”, qua

l TS. NGUYỄN HỮU THỨC(Ban Tuyên giáo Trung ương)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RATRONG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC

LỄ HỘI HIỆN NAY

Lễ hội đua bò ở An Giang. Ảnh: Khoa Nguyên

26

DIEÃN ÑAØN

Page 27: Vanhien So 3 Nam 2012

đó con người tự cảm nhận về mình, về cội nguồn tổ tiên, dân tộc, đất nước, giải tỏa âu lo, bức xúc, tiếp nhận những giá trị văn hóa, tạo động lực mới cho cuộc sống hiện tại của chính họ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Các tuần văn hóa - du lịch được tổ chức chứng tỏ đời sống nhân dân khá giả, xã hội ta đang trong quá trình chuyển dịch từ nhu cầu coi trọng các giá trị vật chất sang coi trọng các giá trị văn hóa tinh thần.

2. Quay trở lại vấn đề đã nêu, tại sao vẫn có ý kiến cho rằng lễ hội tổ chức tràn lan? Ý kiến này có cơ sở của họ. Hiện nay, qua các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội đã ban hành, các nhà quản lý chia lễ hội ra 5 loại chính: Lễ hội dân gian; Lễ hội lịch sử - cách mạng; Lễ hội tôn giáo; Lễ hội văn hóa - du lịch; Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam.

Năm 2010, Cục văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phân tích số lượng lễ hội xuất giện ở nước ta như sau: cả nước có 7966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36 %), 332 lễ hội lịch sử - cách mạng (chiếm 4,17%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,29%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,13%), còn lại 41 lễ hội khác, có thể gọi là lễ hội văn hóa - du lịch (chiếm 0,51%).

Trong 5 loại trên thì 3 loại: Lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài đều do cộng đồng dân lo toan tổ chức, chủ yếu ở quy mô làng, xã, số rất ít có quy mô vùng, miền. Cơ chế cộng đồng người dân đứng ra tổ chức tất phải tuân thủ theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Dân chúng hơn ai hết biết phải tổ chức lễ hội như thế nào tùy thuộc vào khả năng tài chính, ý thức tự giác của dân chúng để đáp ứng các nhu cầu văn hóa lễ hội của họ. Với cơ chế tự quản của cộng đồng, người dân biết cách điều chỉnh hài hòa các lợi ích xuất phát từ nhu cầu của các tầng lớp xã hội sống trong cộng đồng. Chính quyền sở tại là chủ thể quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội đồng thời cũng là thành phần giám sát và tham gia trực tiếp vào tổ chức nhiều lễ hội, nếu chính quyền làm đúng chức trách của mình, chắc chắn tạo điều kiện để lễ hội được tổ chức tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân theo quy định của luật pháp. Do vậy, 3 loại lễ hội trên, tuy còn

Lễ hội Chọi trâu - Yên Bái. Ảnh: HGT

Lễ hội Mùa xuân của người Mông. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu

27

DIEÃN ÑAØN

Page 28: Vanhien So 3 Nam 2012

một số việc cần chấn chỉnh nhưng khó có thể tạo nên những bức xúc lớn trong dân chúng về cái gọi là “lễ hội tràn lan”, nếu xét về mặt nhu cầu văn hóa.

Còn 2 loại: Lễ hội lịch sử - cách mạng, lễ hội văn hóa - du lịch chủ yếu do Nhà nước đứng ra tổ chức.

Hiện nay, theo tôi, điều dư luận xã hội quan tâm nhiều nhất và có nhiều bức xúc nhất, chính là hai loại lễ hội này. Lễ hội lịch sử - cách mạng, thời kỳ đầu khi chưa được xã hội hóa, đương nhiên Nhà nước phải là chủ thể có tổ chức theo định kỳ năm tròn (5 năm/ lần), năm chẵn (10 năm/ lần), năm lẻ, nhằm mục đích ôn lại các sự kiện lịch sử, cách mạng vẻ vang, tôn vinh các nhân vật lịch sử, văn hóa lỗi lạc của dân tộc và các nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc của đất nước. Đây là việc làm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc truyền thống yêu nước, cách mạng, phù hợp với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta. Có điều, những năm gần đây, số lượng lễ hội lịch sử - cách mạng tăng lên đột biến (năm 2010 có 332 lễ hội) và có xu hướng mở rộng quy mô, huy động lực lượng lớn văn nghệ sĩ chuyên nghiệp và nhân dân sở tại tham gia các chương trình văn hóa - nghệ thuật, mời nhiều khách là cán bộ, công chức các cấp chính quyền Trung ương và các địa phương tới dự, tốn kém đáng kể công sức, tiền của của Nhà nước. Các tỉnh, thành phố có tâm lý học đòi nhau và cả tâm lý chịu chơi, “con gà tức nhau tiếng gáy” nên đang có xu hướng khuếch trương các lễ hội lịch sử - cách mạng.

Lễ hội văn hóa - du lịch là loại hình lễ hội mới xuất hiện sau thời kỳ đổi mới (1986) gắn bó chặt chẽ với hoạt động du lịch, một số địa phương gọi là festival. Bản chất của lễ hội văn hóa - du lịch là thông qua các hoạt động văn hóa tổng hợp nhằm quảng bá tiềm năng phát triển, giá trị văn hóa của một vùng miền

thông qua đó thu hút số lượt khách du lịch đến tham dự để hiểu biết hơn về vùng đất đó, có chiến lược đầu tư khai thác tiềm năng, đồng thời là dịp tham dự các dịch vụ và tiêu dùng các sản phẩm kinh tế - văn hóa ở địa phương.

Xuất phát từ mục đích và ý ngĩa nêu trên, bất kỳ một lễ hội văn hóa - du lịch nào khi đã tổ chức đều phải tính đến 2 mục tiêu cần đạt được là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Người dân sẽ không chấp nhận lễ hội đó, nếu chính quyền địa phương đầu tư hàng chục tỉ đồng vào các chương trình văn hóa nhằm quảng bá vùng đất, đáp ứng nhu cầu văn hóa đỉnh cao của người dân nhưng trong thời gian diễn ra lễ hội số “quan khách” thì đông vui, còn khách du lịch đến quá ít, sản phẩm ở địa phương sản xuất tiêu thụ không nhiều và chương trình văn hóa ở lễ hội lại chủ yếu do nghệ sĩ chuyên nghiệp ở địa phương và nơi khác đến biểu diễn. Khi lễ hội văn hóa - du lịch đạt được hai hiệu quả xã hội và kinh tế thì không còn bức xúc của dư luận. Nhà tổ chức chỉ còn quan tâm đến việc tạo ra chương trình lễ hội hấp dẫn để làm sao đáp ứng được nhu cầu văn hóa đa dạng của các tầng lớp xã hội.

Trên quan điểm bảo tồn và phát triển, những năm tới nước ta sẽ tiếp tục duy trì và phát triển thêm các lễ hội văn hóa - du lịch, nhất là ở các thành phố lớn, những khu du lịch nổi tiếng của quốc gia, tạo môi trường nuôi dưỡng văn hóa truyền thống, giới thiệu tinh hoa văn hóa đương đại, góp phần chuyên nghiệp hóa hoạt động văn hóa - nghệ thuật ở địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay đang có hiện tượng đua đòi, tùy tiện tổ chức lễ hội văn hóa - du lịch. Một số địa phương kinh tế thị trường chưa mạnh, sức mua thấp, cơ sở hạ tầng du lịch nhỏ bé, chất lượng phục vụ nghiệp dư, do đó, việc tổ chức lễ hội văn hóa - du lịch phải đầu tư kinh phí khá lớn nhưng hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế chưa tương xứng. Đó là nguyên nhân sâu xa gây bức xúc trong xã hội, vì lẽ đó có đại biểu quốc hội đề nghị thống kê số tiền của chính quyền các địa phương chi cho tổ chức loại lễ hội này để đánh giá đúng thực chất, từ đó tránh sự lãng phí tiền của Nhà nước đầu tư vào những lễ hội chưa đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức.

Để khắc phục tình trạng trên đây, thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm chủ động tham mưu với Chính phủ sửa đổi các quy định trước đây, xác định rõ tiêu chí đánh giá, phân loại, phân cấp, quy mô, hình thức, chu kỳ tổ chức hợp lý, hợp tình các

Lễ hội Vật cầu - Thúy Lĩnh - Lĩnh Nam (Hà Nội) Ảnh: SGPT.net

28

DIEÃN ÑAØN

Page 29: Vanhien So 3 Nam 2012

sự kiện lịch sử - cách mạng cần được tổ chức trong năm. Nhà nước và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ tổ chức lớn các sự kiện lịch sử - cách mạng có giá trị đại diện tiêu biểu cho quốc gia, cho địa phương và theo chu kỳ chẵn 10 năm/ lần.

Chỉ tổ chức lễ hội văn hóa - du lịch ở những nơi có đủ các điều kiện thu hút được khách du lịch, để khách đã đến một lần là có được ấn tượng thực sự khao khát muốn trở lại lần sau và phải thấy rõ hiệu quả kinh tế trong tổ chức lễ hội. Những lễ hội do Nhà nước tổ chức cần hạn chế tối đa mời các “quan khách” về dự, tạo điều kiện để người dân và khách du lịch tham dự trực tiếp vào các hoạt động lễ hội.

3. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, vai trò của truyền thông cực kỳ quan trọng tạo sự đồng thuận xã hội về quản lý và tổ chức lễ hội.

Ngành tuyên giáo đưa ra phương châm tuyên truyền: “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”. Thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương đã bám sát cơ sở phản ánh kịp thời nhiều sự kiện lễ hội lớn và giới thiệu những giá trị tiêu biểu của mỗi lễ hội ở các vùng miền. Tiếc rằng vẫn còn có một số ít báo chí chưa kiên trì theo phương châm trên mà viết bài đưa tin cái tốt, cái hay thì ít, thổi phồng cái xấu, cái tiêu cực tác động đến tâm lý của các tầng lớp xã hội, tạo ra dư luận bức xúc không đúng với bản chất sự việc. Phải ghi nhận rằng một vài năm gần đây, nhiều lễ hội có quy mô vùng miền như lễ hội Yên Tử, lễ hội Chùa Hương, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội núi Bà Đen… được tổ chức khá tốt, người dân sở tại và khách thập phương đi hội có ý thức hơn trong thực hiện nếp sống văn minh. Các địa phương có kinh nghiệm tổ chức lễ hội hơn, giảm thiểu các tiêu cực nảy sinh. Những cố gắng của chính quyền, dân địa phương và khách du lịch trong việc thực hiện nếp sống văn mình ở lễ hội, lẽ ra phải được biểu dương, cổ vũ, nhân rộng điển hình tốt, cách làm hay, thế nhưng có nhà báo đi hội chỉ săm soi tìm ra cái lỡ dở để chỉ trích. Bản chất của lễ hội là sự kết hợp hài hòa hòa giữa cõi thiêng với sự trần tục; giữa đạo và đời; giữa nghiêm túc và xô bồ; giữa tĩnh lặng và thăng hoa, ngẫu hứng; giữa hăng hái và mỏi mệt, tạo nên cái không gian vừa tĩnh vừa động, đấy là trật tự của lễ hội. Có hiểu đúng bản chất của lễ hội, người viết mới cảm thông được cái lo lắng của người quản lý, cảm thông với những người dân lam lũ bám vào lễ hội để có chút đồng tiền bát gạo nuôi

sống gia đình, chia sẻ những giây phút hồn nhiên, rã rời của người đi hội, từ đó mà bỏ qua những khiếm khuyết nhất thời ở mỗi thời điểm của cuộc hành trình đi tìm cái đẹp của lễ hội. Từ đó, công tác truyền thông phải nhìn thấy cái chuyển động tích cực của lễ hội mà nhìn nhận khách quan, trung thực, có lý, có tình hơn, đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, không đưa tin một chiều, kích động dư luận, say sưa với lối viết nhằm “thương mại hóa” báo chí.

Tổ chức truyền hình trực tiếp các lễ hội lịch sử - cách mạng và lễ hội văn hóa - du lịch là cần thiết. Tuy nhiên, việc các lễ hội kỷ niệm ngày thành lập tỉnh, thành phố, các lễ hội văn hóa - du lịch được truyền hình trực tiếp liên tục, chiếm sóng các đài và việc đưa quá nhiều hình ảnh các “quan chức” đã gây phản cảm với khán giả màn hình nhỏ. Do vậy, các đài truyền hình cần chú trọng dành thời lượng phát sóng đưa nhiều hình ảnh về hoạt động của người dân tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa trong lễ hội.

4. Thực trạng quản lý và hoạt động lễ hội, còn có nhiều vấn đề để bàn, mỗi công dân ai chẳng mong đời sự tốt đẹp, nhưng hiện tại cái gì nổi lên làm các nhà quản lý băn khoăn, lo ngại. Theo tôi, đó là vấn đề tâm linh trong lễ hội. Chỉ thị số 27 - CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) năm 1998 chưa nói đến vấn đề tâm linh. Năm 2009, Kết luận số 51 - KT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có thêm vấn đề tâm linh và ngoại cảm. Những năm gần đây vấn đề tâm linh có chiều hướng lan rộng và thấm vào các sinh hoạt xã hội, trong đó có lễ hội. Hiểu một cách đơn giản nhất tâm linh là đức tin của con người vào một cái thiêng (sự vật, hiện tượng và biểu tượng) mà qua trải nghiệm của mỗi cá nhân, người ta cho rằng cái thiêng ấy có tác động trở lại đời sống tinh thần của con người. Chính sách cuả Đảng ta là tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi người dân. Việc tin theo hay không tin theo cái thiêng là việc của mỗi người. Nhưng các hành vi ứng xử với thế giới tâm linh khi diễn ra ở cộng đồng thì phải theo chuẩn mực nhất định do xã hội quy định, gọi là thực hiện nếp sống văn minh với thế giới tâm linh. Thực tiễn cho thấy ranh giới giữa tâm linh và mê tín mỏng như tờ giấy, quá tin vào cái thiêng mà bị cái thiêng chi phối, bị người lợi dụng thế giới của cái thiêng (tâm linh) làm cho mê muội, mất phương hướng hành động trong cuộc đời, thế là sa vào cõi mê. Gần đây, hiện tượng tâm linh chi phối khá mạnh

29

DIEÃN ÑAØN

Page 30: Vanhien So 3 Nam 2012

đời sống xã hội, một số nơi tâm linh còn tham gia sâu vào các hoạt động sản xuất, công tác, học tập, thậm chí đã có biểu hiện tác động vào hệ tư tưởng Mác - xít, đặt lại vấn đề cốt lõi của triết học vật chất có trước hay ý thức có trước.

Hoạt động lễ hội hiện nay đang có xu hướng lễ lấn hội. Đi lễ là chính, càng ở những nơi trung tâm tín ngưỡng dân gian thì số người đến lễ hội chủ yếu là lễ. Theo Báo cáo Dư luận xã hội năm 2010 của Viện Văn hóa nghệ thuật thì 58,2% số người được hỏi trả lời đi lễ hội có cúng lễ; mục đích tham dự lễ hội chủ yếu là cầu tài, cầu lộc, cầu phúc (33,6 %), đi lễ lấy may đầu năm (21,6%). Đây là biểu hiện bất thường trong khi đó ở các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á đang có xu hướng hội lấn dần lễ. Cách nay trên 10 năm, Giáo sư Đinh Gia Khánh, nhà nghiên cứu sâu về văn hóa dân gian ở nước ta chủ trương gọi hội lễ dân gian thay cho lễ hội dân gian trong cái nhìn phát triển của lễ hội ở nước ta. Thế nhưng ở thời điểm này, điều đó vẫn xảy ra, thậm chí nó còn đậm đà lễ hơn so với thời điểm giáo sư đưa ra tên gọi hội lễ. Việc xóc thẻ, xin quẻ bói vận mệnh ở một số lễ hội; việc xin ấn tín mong thăng quan tiến chức ở lễ hội đền Trần (Nam Định); xin túi lương lễ hội đền Trần Thương (Nam Hà) ; việc xin cây vàng, cây bạc ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh); việc lên đồng gọi hồn ở lễ hội Phủ Giày (Nam Định)…đó là những biểu hiện cuả hoạt động tâm linh trong lễ hội, đang diễn biến phức tạp, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia.

Những việc lộn xộn trong hoạt động dịch vụ ở lễ hội chỉ cần chính quyền quan tâm hơn, tổ chức lễ hội bài bản, có kế hoạch và xử lý kiên quyết hơn vấn đề tiêu cực nảy sinh là có thể đưa lễ hội vào trật tự. Thế nhưng hoạt động tâm linh một khi đã ăn vào “máu” của mỗi người thì chính quyền không thể chỉ dùng có biện pháp hành chính mệnh lệnh mà sớm chiều xử lý được. Đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong sinh hoạt tâm linh ở lễ hội chẳng những đòi hỏi sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị mà còn phải đấu tranh liên tục, kiên trì, lâu dài và rất thận trọng.

Tâm linh là một hiện tượng xã hội, bầu không khí dân chủ, đa dạng thông tin, việc quản lý tâm linh cởi mở, mở cửa cho tâm linh thâm nhập vào gia đình và cộng đồng xã hội, nó có sức hút vô hình trước những hiện tượng không dễ giải thích và cả những thói quen không dễ từ bỏ. Do vậy, quản lý hoạt động tâm linh trong lễ hội là một bài toán nan giải, nó đụng chạm

đến cá nhân, nó bị áp lực từ phía gia đình và xã hội. Thời gian tới, các cơ quan quản lý các hoạt động tâm linh có biến tướng tiêu cực, dễ tạo ra tâm lý đám đông kích động người dân tìm đến những mặt trái của lễ hội.

5. Chúng ta mong muốn lễ hội diễn ra bình thường, đáp ứng tối đa nhu cầu phong phú, đa dạng của người dân, tạo một sân chơi lành mạnh, tiếp nhận các giá trị chân - thiện - mĩ của lễ hội. Để đạt mục đích trên, bên cạnh công tác quản lý nhà nước ở các cấp đối với lễ hội, theo tôi, hơn bao giờ hết, lúc này việc quản lý và tổ chức lễ hội cần sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Nhà nước, các hội viên trong các đoàn thể chính trị - xã hội. Đội ngũ này là bộ phận tiên tiến của xã hội, nếu họ thực sự gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội thì hoạt động lễ hội tất sẽ chuyển biến tích cực, giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực nảy sinh. Cán bộ, công chức cần phân biệt rõ ràng việc công và việc tư khi tham gia lễ hội, không lợi dụng việc công vào lễ hội gây phản cảm trước công và việc tư khi tham gia lễ hội, không lợi dụng việc công vào lễ hội gây phản cảm trước công chúng. Nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, của người làm báo cách mạng trong việc truyền thông các giá trị văn hóa của lễ hội, định hướng dư luận xã hội và giáo dục thẩm mĩ về lễ hội, trong các tầng lớp nhân dân. Các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát, quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên và các hội viên trong việc thực hiện Chỉ thị số 27 - CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Kết luận 51 - KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27 - CT/TW của Đảng.

Thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại giữa các nhà quản lý với các nhà nghiên cứu văn hóa và người dân trực tiếp tham gia hoạt động lễ hội để thống nhất đánh giá tình hình hoạt động lễ hội, từ đó có biện pháp xử lý các vấn đề nảy sinh trong quản lý và tổ chức lễ hội.

Các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa ở các cấp tiến hành sơ kết, tổng kết công tác quản lý và hoạt động lễ hội trên địa bàn, phát hiện vấn đề, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp với thực tiễn vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về lễ hội, làm cơ sở pháp lý để hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động lễ hội.n

30

DIEÃN ÑAØN

Page 31: Vanhien So 3 Nam 2012

Lễ hội có từ lâu đời, xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh thỏa mãn giao lưu

cộng cảm giữa con người với con người, hướng tới những giá trị văn hóa, những điều tốt đẹp. Lễ hội phát triển trong cuộc sống hiện đại khiến cho con người hướng về cội nguồn, phát huy được những giá trị văn hóa của dân tộc làm phong phú thêm đời sống tinh thần, thức dậy đời sống tâm linh hướng về cái cao cả thiêng liêng, chân, thiện, mỹ từ đó có niềm tin, có sức mạnh trong cuộc sống. Nếu thể hiện được đầy đủ những điều đó thì lễ hội sẽ góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng con người, trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, qua những lễ hội từ đầu năm đến nay ai cũng thấy rõ lễ hội chưa thật sự đi vào nền nếp, những hiện tượng tiêu cực từ nhiều năm vẫn tồn tại triền miên như một căn bệnh trầm kha khó chữa. Thật không thể chấp nhận được những cảnh tượng chen lấn xô đẩy nhau, đốt vàng mã bừa bãi, hàng quán xô bồ, nhếch nhác, những cảnh xông vào cướp lộc ở Hội Gióng, đạp lên nhau cố giành lấy lá ấn ở đền Trần, rồi mâm xôi con gà lon bia dâng lên thần thánh… Tất cả đã che lấp mục đích, ý nghĩa và giá trị văn hóa vốn có của lễ hội.

Để lễ hội phát triển lành mạnh, trước hết phải không ngừng tăng cường công tác tổ chức và quản lý trong đó sự quan tâm chủ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương là yếu tố đặc biệt quan trọng. Đã có những ý kiến cho rằng nên giao lễ hội cho cộng đồng tự tổ chức, tự quản lý. Cách đặt vấn đề đó thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Không thể phủ nhận vai trò quản lý nhà nước về lễ hội những năm qua, đã có biết bao nhiêu văn bản quy định, luật lệ đề ra, đã có biết bao nhiêu cán bộ tham gia tổ chức

quản lý mà những hiện tượng tiêu cực tại các lễ hội vẫn diễn ra. Nếu để cho lễ hội phát triển tự phát thì không biết còn lộn xộn, bê bối đến mức nào. Công tác quản lý nhà nước nhằm phát huy những yếu tố tích cực và ngăn chặn những yếu tố tiêu cực trong lễ hội truyền thống chỉ có điều phải không ngừng nâng

l NGUYỄN THU

Để lễ hội Phát triển lành mạnh

Hội pháo làng Đồng Kỵ. Ảnh: QBART

31

DIEÃN ÑAØN

Page 32: Vanhien So 3 Nam 2012

cao chất lượng tổ chức và quản lý phù hợp với cấu trúc, đặc điểm và những yếu tố cấu thành của lễ hội truyền thống, phù hợp với tâm nguyện của nhân dân. Những nhận thức sai lệch về lễ hội sẽ làm cho lễ hội bị méo mó, biến tướng. Cũng chỉ vì một số địa phương coi lễ hội là dịp “làm ăn” là dịp thu tiền của khách thập phương đã rơi vào tình trạng thương mại hóa lễ hội làm mất đi vẻ đẹp văn hóa của nó. Sau nhiều mùa lễ hội, các nhà tổ chức và quản lý cần đúc rút những bài học kinh nghiệm chỉ ra những việc làm được, những việc chưa làm được và quan trọng hơn cả là tìm ra được các giải pháp ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực đã tồn tại nhiều năm. Đã đến lúc không thể đề ra những quy định chung, làm cũng được mà không làm cũng chẳng sao, mà phải tập trung vào những việc rất cụ thể như sắp xếp hàng quán như thế nào, thực hiện việc giữ gìn trật tự vệ sinh như thế nào, ngăn chặn nạn mê tín dị đoan ra sao… Từ những vấn đề cụ thể đó đề ra những quy định cụ thể và mục đích cuối cùng là thực hiện các quy định ấy. Năm nay, lễ hội chùa Hương quy định việc sử dụng thực phẩm tươi sống không được gần nơi thờ tự, phải đựng trong tủ, vậy mà quy định ấy vẫn không được thực hiện nghiêm, vẫn còn cảnh tượng rất phản cảm là treo đùi bò, thịt tươi sống lủng lẳng trước mắt mọi người. Rõ ràng biện pháp thực hiện quy định không có hiệu quả. Một vấn đề nổi cộm, nhức nhối hiện nay là lễ hội bung ra mạnh quá. Địa phương nào cũng đua nhau mở hội thật to, kéo dài ngày khiến cho quy mô lễ hội ngày càng phình ra, nhiều nơi còn tự phong là “lễ hội quốc gia”, “lễ hội quốc tế”… Cả nước có tới gần 8000 lễ hội mà cứ chạy theo tâm lý “con gà tức nhau tiếng gáy” thế này thì thật đáng lo ngại. Cho nên công tác quy hoạch lễ hội đang trở lên cấp bách. Quy hoạch lễ hội không những sắp xếp các lễ hội

theo quy mô quốc gia, tỉnh, thành phố, huyện, xã mà còn xác định được giá trị của từng lễ hội cụ thể để đề ra phương thức tổ chức và quản lý thích hợp. Quá trình quy hoạch là quá trình tìm hiểu nguồn gốc của từng lễ hội với những nội dung và hình thức thể hiện của nó giúp ích rất nhiều cho lãnh đạo địa phương cũng như cán bộ trực tiếp khi tiến hành tổ chức và quản lý lễ hội.

Thực tế ngày càng cho thấy, bên cạnh việc tăng cường công tác tổ chức quản lý lễ hội thì việc nâng cao ý thức người tham gia lễ hội là rất quan trọng. Đã có những lễ hội phải huy động hàng trăm người ở đủ các ban, ngành nhưng vẫn quản lý không xuể. Nếu như mỗi người dự lễ hội đều có ý thức đúng đắn, chấp hành mọi quy định thì tình hình chắc chắn đã khác hẳn. Đến với lễ hội, mỗi người cần có những suy nghĩ, tình cảm đúng đắn. Đến với lễ hội trong lòng mỗi người luôn có sự thành kính đối với trời phật, thánh thần, các vị anh hùng dân tộc, những người có công với dân với nước để từ đó có niềm tin, có sức mạnh tinh thần trong cuộc sống. Đi dự lễ hội khiến cho người ta có thêm sự phấn chấn trong tâm hồn như được thư giãn trong không khí thanh tịnh. Không gian lễ hội luôn luôn được giữ vẻ tôn nghiêm, không ai dám làm điều gì sai phạm. Vậy mà, ngày nay không ít người đi lễ hội chủ yếu là nặng về cầu

Lễ hội Cát Cát của người Mông. Ảnh: Sưu tầm

32

DIEÃN ÑAØN

Page 33: Vanhien So 3 Nam 2012

xin danh lợi cho cá nhân, cho gia đình mình. Từ những suy nghĩ sai lệch đó đã dẫn đến những hành vi thực dụng, trần tục như đốt vàng mã thật nhiều, sắm lễ thật to với tính toán lễ càng to thì càng được thánh thần phù hộ, người ta còn gài tiền thật ở khắp nơi, trên bàn thờ, khe cửa, gốc cây, thậm chí cả ở miệng con sư tử đá, rồi còn dám cả gan vay tiền thánh thần để “làm ăn”! Những cử chỉ, hành vi đó đã phá vỡ không gian thiêng liêng, một yếu tố vô cùng quan trọng của lễ hội truyền thống và dễ đưa người ta rơi vào vòng tệ nạn mê tín dị đoan. Chính vì kém hiểu biết lại quá ham muốn lợi lộc cá nhân, nhiều người đã làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt chung của cộng đồng, làm giảm giá trị văn hóa của lễ hội.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ ngày càng trở nên cấp thiết. Quy mô của các lễ hội ngày nay lớn hơn trước rất nhiều, có lễ hội thu hút hàng triệu lượt người. Việc đi lại gặp nhiều khó khăn, thường xẩy ra ùn tắc giao thông đòi hỏi mỗi người phải nêu cao ý thức văn hóa giao thông, thực hiện nghiêm túc luật đi đường, không chen lấn xô đẩy, nhường nhịn nhau với thái độ văn minh, lịch sự sẵn sàng giúp đỡ người già, phụ nữ, trẻ em, những người bị tai nạn. Vấn đề nổi cộm trong các lễ hội là giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan. Sau một ngày hội,

người ta đã phải thu gom hàng tấn rác, trong khi có những người cặm cụi đi nhặt rác lại không có ít người thản nhiên xả rác khắp mọi nơi với đủ thứ vỏ hộp bia, lá bánh, túi ni long, giấy lộn… Nhiều nơi rác đã chất thành đống ngay bên cạnh di tích lịch sử văn hóa, rất phản cảm. Nạn đốt hương, đốt vàng mã vô tội vạ cũng gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan của lễ hội. Chính vì nếp sống tùy tiện, mạnh ai nấy làm đã gây nên sự xô bồ, nhếch nhác, mất trật tự vệ sinh ở nhiều lễ hội, từ đó đã xẩy ra nạn móc túi, ăn cắp, lừa đảo. Nếu tất cả mọi người đều có ý thức xây dựng nếp sống văn minh nhất định lễ hội sẽ dần dần đi vào nền nếp, khuôn khổ, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống hiện đại.

Người ta thường nói cộng đồng là chủ thể của lễ hội, muốn giữ được vai trò đó thì mỗi người tham gia phải có ý thức trách nhiệm trước cộng đồng, góp phần làm cho lễ hội phát triển lành mạnh. Công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên sẽ giúp cho người tham gia lễ hội nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của lễ hội, từ đó tự giác thực hiện nếp sống văn minh, điều chỉnh hành vi, ứng xử đúng đắn. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng công tác tổ chức và quản lý, giữ vững không gian, môi trường văn hóa cho lễ hội, đồng thời có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn những hành vi sai phạm. n

Hội pháo làng Đồng Kỵ. Ảnh: QBART

33

DIEÃN ÑAØN

Page 34: Vanhien So 3 Nam 2012

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ

nữ, bình đẳng giới. Nhiều cơ quan, đoàn thể đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ nữ. Đã có những nhà lãnh đạo là nữ giới ở các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà nước. Nhiều phụ nữ đã trở thành doanh nhân giỏi, nhà khoa học, nghệ sĩ tài năng…Tuy nhiên, những định kiến, tư tưởng lạc học trọng nam khinh nữ từ thời phong kiến xa xưa vẫn tồn tại dai dẳng trong

đời sống xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường vào mỗi gia đình khiến cho tư tưởng lạc hậu ấy lại có cơ trỗi dậy. Tâm lý chỉ muốn sinh con trai khiến cho nhiều phụ nữ phải sinh nở nhiều lần và tỷ lệ cân bằng giới tính của cả nước đã đến mức báo động. Không ít gia đình mang theo tư tưởng đàn bà chỉ cần làm tốt việc nhà, còn việc xã hội do đàn ông gánh vác, khi có chồng con rồi cần gì phải học tập, phấn đấu. Trong lúc bị

l NGUYỄN THU HIỀN

Phụ nữVớigia đình

Không ai có thể phủ nhận vai trò của phụ nữ trong gia đình, từ thiên chức làm mẹ cho đến việc tề gia nội trợ, giúp cho gia đình phát triển bền vững. Tuy nhiên để bảo đảm bình đẳng giới thì người phụ nữ không thể chỉ quẩn quanh với công việc nhà mà còn phải vượt qua khuôn khổ của gia đình tham gia hoạt động xã hội.Thực tế ngày càng chứng minh, phụ nữ có rất nhiều khả năng thành đạt ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật…theo báo cáo của Liên hiệp quốc, ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực kinh tế và chính trị ngày càng tăng, trong đó có người làm thủ tướng, tổng thống.

Ảnh Minh họa. Ảnh: SGPT.net

34

DIEÃN ÑAØN

Page 35: Vanhien So 3 Nam 2012

trói buộc như thế, người phụ nữ không thể phát huy hết năng lực của mình thường bị phụ thuộc về kinh tế, càng không bao giờ có được vị thế trong gia đình. Gần đây nạn bạo lực gia đình xuất hiện nhiều với cảnh những người chồng vũ phu đánh đập dã man vợ, có trường hợp đã xảy ra án mạng. Ở không ít gia đình, người chồng với thói gia trưởng, luôn luôn coi thường vợ và lúc nào cũng tự cho mình là có quyền quyết định trong mọi công việc, nếu vợ không tuân theo thì sẽ xẩy ra bạo lực, nhà tan cửa nát, con cái bơ vơ, cho nên không ít phụ nữ phải ngậm ngùi sống an phận, dẹp bỏ mọi dự định, ước mơ của mình và chồng con trở thành gánh nặng suốt cả cuộc đời.

Người phụ nữ muốn thành đạt trong xã hội đòi hỏi gia đình phải là chỗ dựa vững chắc, được hưởng thực sự giá trị bình đẳng giới. Nếu như bình đẳng giới được thấm sâu vào và tư tưởng mọi thành viên trong gia đình

nhất là người chồng thì người phụ nữ sẽ có điều kiện làm chủ trong công việc, phát huy năng lực của mình trong xã hội. Ở đây cần nhấn mạnh quan hệ thuận hòa chồng vợ. Ngoài việc sinh con và cho con bú của riêng vợ, bất kỳ người chồng nào cũng có thể giúp vợ làm đủ mọi công việc trong nhà.

Nếu vợ chồng thật sự yêu thương nhau, có tư tưởng nam nữ bình đẳng thì người chồng sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả công việc bếp núc để giúp vợ có thời gian và điều kiện học tập, phấn đấu, tham gia hoạt động xã hội. Chính điều đó khiến con người sống vị tha, đạo đức tình nghĩa là nguồn động viên vô tận đối với người vợ trên bước đường đời, tạo cho họ sự hứng khởi và tin tưởng trong lao động, học tập và công tác đồng thời càng củng cố hạnh phúc gia đình.

Vấn đề giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới phải trở thành trọng tâm của công tác gia đình và xây dựng Gia đình văn hóa.

Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng để giải quyết vấn đề này. Đây là nội dung mới cần được quan tâm khai thác có hiệu quả. Khi xây dựng Gia đình văn hóa, chúng ta đã nhấn mạnh đến việc phát huy những tinh hoa văn hóa của gia đình truyền thống. Đó là nền tảng để tiếp thu những nhân tố mới trong cuộc sống hôm nay. Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ là tư tưởng tiến bộ của xã hội văn minh, là cơ sở để giải phóng phụ nữ khi được đưa vào nội dung xây dựng gia đình sẽ bổ sung và tăng thêm giá trị văn hóa của gia đình, phù hợp với mục tiêu chung mà Đảng, Nhà nước đã đề ra là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gia đình văn hóa tiến bộ cùng với xã hội văn minh tiến bộ sẽ thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện sâu rộng quyền bình đẳng nam nữ, xây dựng lối sống, đạo đức cho con người, chắp cánh ước mơ cho phụ nữ. n

Hạnh phúc gia đình. Ảnh: Omaiphoto

35

DIEÃN ÑAØN

Page 36: Vanhien So 3 Nam 2012

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được

bắt đầu từ cơ sở, từ cuộc sống hằng ngày của mỗi con người nhằm làm cho văn hóa thấm sâu tới toàn xã hội, tới mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao đời sống tinh thần và dân trí, thực hiện chiến lược con người. Nó góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa. Thực tiễn hoạt động của

phong trào cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng của các đoàn thể, tổ chức xã hội là nhân tố cơ bản bảo đảm cho phong trào phát triển thường xuyên, ổn định. Từ khi phát động phong trào đến nay, Đảng và Nhà nước

l NGUYỄN THU HIỀN

Nâng cao chất lượngxây dựng đời sống văn hóa

PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” LÀ MỘT GIẢI PHÁP LỚN ĐỀ RA TRONG NGHỊ QUYẾT TƯ 5 (KHÓA VIII) CỦA ĐẢNG ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC. PHONG TRÀO ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THÀNH TỰU NHƯNG VẪN CÒN NHIỀU VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRƯỚC YÊU CẦU CỦA TÌNH HÌNH MỚI.

36

DIEÃN ÑAØN

Page 37: Vanhien So 3 Nam 2012

luôn nhất quán quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào, tạo mọi sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Ban Chỉ đạo trung ương của phong trào hoạt động tích cực hơn mười năm nay, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Để phong trào lôi cuốn được toàn dân, toàn xã hội phải có nhiều phong trào cụ thể từ cơ sở như các phong trào: xây dựng Người tốt, việc tốt; Xây dựng Gia đình văn hóa; Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Xây dựng làng, tổ, dân phố văn hóa; Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ; Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội...Nhưng phong trào cụ thể này là cơ sở để Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển, đã đạt được thành tựu đáng khích lệ. Thí dụ: Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã lan rộng khắp cả nước thu hút hơn 90% số hộ gia đình sống ở nông thôn, ở khu dân cư đô thị tham gia, từ 8670665 gia đình văn hóa được công nhận năm 2000 đến nay cả nước đã có 16026599 gia đình văn hóa được công nhận

Phong trào thể dục thể thao quần chúng

37

DIEÃN ÑAØN

Page 38: Vanhien So 3 Nam 2012

đạt tỷ lệ 70,8%. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa bước đầu thu được kết quả tốt, từ con số 8707 năm 2000 đã lên tới 37971 năm 2010...Nhìn chung các phong trào cụ thể đã phát triển rộng khắp trong cả nước nhưng có nhược điểm dễ nhận thấy là một số nơi chỉ dừng lại ở mức độ khuấy động phong trào, hoạt động bề nổi là chính. Việc bình xét, công nhận gia đình văn hóa ở một số nơi chưa chặt chẽ, thiếu công khai dân chủ, gắn biển gia đình văn hóa tràn lan gây phản cảm trong dư luận. Việc triển khai xây dựng và công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa còn vướng mắc do chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật cho nên kết quả đạt được chưa cao. Việc thực hiện các quy định pháp luật và của địa phương về phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội chưa nghiêm...Chính vì vậy Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phải gắn với đời sống xã hội, phải được thể hiện thông qua các yếu tố văn hóa và nhân tố con người hướng tới xây dựng con người khắc phục tình trạng đề ra nhiều nội dung tiêu chí chồng chéo, dàn trải khó thực hiện ở cơ sở. Các yếu tố văn hóa của mỗi phong trào cụ thể phải được xây dựng và phát huy trên nền tảng văn hóa dân tộc. Thí dụ như xây dựng gia đình văn hóa phải dựa trên tinh hoa văn hóa của gia đình truyền thống, lấy nền nếp gia phong làm hạt nhân. Xây dựng làng văn hóa phải dựa vào hương ước trước đây, xây dựng tình làng nghĩa xóm, thuần phong mỹ tục...Tóm lại khi đề ra nội dung tiêu chí của phong trào phải bám sát truyền thống, ý nguyện của nhân dân mới thật sự đi vào lòng người và có sức cuốn hút. Xa rời điều đó sẽ kém thực chất và không bền vững, dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức.

Khi các phong trào quần chúng hình thành và phát triển đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở để người dân có nơi hưởng thụ và tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Đây cũng là một nội dung quan trọng của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay cả nước có 4703 xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa-thể thao; 45459 thôn, làng có Nhà văn hóa, khu thể thao đạt tỷ lệ 43%; có 40.000 Câu lạc bộ thể thao quần chúng hoạt động thường xuyên (5000 Câu lạc bộ võ thuật, 3000 Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời)...Xây dựng hệ thống thiết

chế văn hóa cơ sở luôn luôn đồng hành với xây dựng các phong trào, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Không ít nơi chỉ chú ý xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa mà không quan tâm xây dựng phong trào, xây dựng con người khiến cho nhà văn hóa, nhà thi đấu hoạt động cầm chừng hoặc bỏ không rất lãng phí.

Để các hoạt động trên phát triển có hiệu quả thì đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có vai trò rất quan trọng. Hàng ngày họ phải giải quyết những vấn đề rất cụ thể như: Làm thế nào để ngăn chặn những tiêu cực trong các lễ hội, làm thế nào để nhà văn hóa hoạt động thường xuyên, làm thế nào để nhà văn hóa có hoạt động thường xuyên, làm thế nào để phát huy các yếu tố văn hóa dân tộc trong xã hội hiện đại...Tất cả đều đòi hỏi đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở vừa phải có trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn vừa phải có khả năng tổ chức, vận động quần chúng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy ở nơi nào đội ngũ cán bộ cơ sở mạnh thì mọi hoạt động văn hóa, thể thao ở nơi đó phát triển rất sôi nổi và đúng hướng. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa cơ sở đang trở thành vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi có chế độ, chính sách đãi ngộ rõ ràng để họ yên tâm công tác.

Một vấn đề nổi cộm nữa là tạo nguồn kinh phí cho hoạt động văn hóa ở cơ sở như thế nào. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các hoạt động văn hóa ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế hạn hẹp, không được bao cấp như trước nữa. Cho nên bên cạnh kinh phí do nhà nước đầu tư cần phải tiến hành xã hội hóa các hoạt động văn hóa, đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của các cơ sở. Những hình thức hoạt động văn hóa thiết thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân thì nhân dân sẵn sàng đóp góp sức người sức của. Hoạt động lễ hội truyền thống có thể coi là thí dụ điển hình về việc thực hiện xã hội hóa. Nhiều di tích lịch sử văn hóa qua mỗi mùa lễ hội có thể thu được hàng tỷ đồng tiền công đức để xây dựng đường xá và tu bổ di tích. Nếu làm tốt việc tuyên truyền vận động sẽ có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí cho hoạt động văn hóa. Nhờ vậy hoạt động văn hóa ở các địa phương đã vượt qua được thử thách khó khăn, tiếp tục thúc đẩy Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển.n

38

DIEÃN ÑAØN

Page 39: Vanhien So 3 Nam 2012

Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ông Lê Hữu Hoàng đã là Trưởng

phòng Kế hoạch - Tài vụ của Công ty Yến sào Khánh Hòa. Tính từ đó đến nay, đã hơn 20 năm ông gắn bó với doanh nghiệp và trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau như Phó Giám đốc (2001), Giám đốc (2002), Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc (2009 đến nay); đồng thời, kiêm nhiệm các công tác khác như: ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh

Khánh Hòa, Ủy viên HĐQT Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khóa V, Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp việt Nam khóa VI, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Khánh Hòa, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Khánh Hòa. Vài dòng vắn tắt về quá trình công tác của doanh nhân Lê Hữu Hoàng để thấy được phần nào quá trình phấn đấu cũng như năng lực làm việc của ông. Và cũng để thấy, ông bận rộn nhường nào trong quỹ thời gian eo hẹp 24 giờ của một ngày. Nhưng, không vì bận rộn quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty, không vì những thời gian biểu kín mít thời gian của các cuộc họp, các chuyến đi công tác,… mà ông lãng quên trách nhiệm

với người lao động, với cộng đồng xã hội. Để thực hiện tốt trách nhiệm vừa vô hình, vừa hữu hình này, nếu không có chữ Tâm thì rất khó có thể thực hiện được.

Nhiều người sẽ cho rằng, một Công ty có tốc độ tăng trưởng mỗi năm đạt 41% với doanh thu năm 2010 là 1.185 tỷ đồng, năm 2011 là 1.847 tỷ đồng thì việc người lao động được đảm bảo mức thu nhập bình quân ở mức cao là điều đương nhiên. Song, trên thực tế thì điều này phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của ban lãnh đạo đối vói người lao động. Nhiều doanh nghiệp doanh thu cao nhưng đời sống của người lao động chỉ được duy trì ở mức độ tối thiểu bởi lãnh đạo chưa đánh giá đúng mức đóng góp của mọi người vào sự thành công chung. Tại Công

l MỘNG HUỆ

CÔNG TY TNHHNN MTV YẾN SÀO KHÁNH HÒA:

Tấm lòng của một Doanh nhân với cộng đồng

Đại diện Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa nhận giải thưởng “Doanh nhân Tâm Tài ” từ Ông Nam Vị Nhạ Kệt Bộ trưởng Bộ Công thương nước CHDCND Lào (Trái) và Ông Hồ Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam (Phải)

Là doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh từ sản phẩm đặc trưng, Công ty TNHHNN MTV Yến sào Khánh Hòa còn luôn dành một sự quan tâm đáng kể cùng với một khoản chi phí đáng kể cho hoạt động từ thiện xã hội mỗi năm. Điều này, không chỉ thể hiện khả năng kinh tế vững vàng của đơn vị, mà còn thể hiện được cái tâm hay nói cách khác là thể hiện được tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, cộng đồng. Mà đại diện cho doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp chính là con người - người giữ trọng trách cao nhất. Tại Công ty Yến sào Khánh Hòa, người ấy là ông Lê Hữu Hoàng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc.

39

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 40: Vanhien So 3 Nam 2012

ty Yến sào Khánh Hòa, dưới sự lãnh đạo của doanh nhân Lê Hữu Hoàng mọi yếu tố để doanh nghiệp phát triển bền vững, ổn định đều được coi trọng và đề cao; từ việc xây dựng chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đến tập trung đổi mới công nghệ, sáng tạo kỹ thuật, nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trong đó, ông đặc biệt chú trọng tới công tác chăm lo đội ngũ người lao động - yếu tố quan trọng nhất, không máy móc, thiết bị hiện đại nào có thể thay thế. Do đó, tại Yến sào Khánh Hòa, thu nhập của người lao động luôn là mục đích phấn đấu chung và đảm bảo thu nhập đó tương xứng với kết quả lao động của mỗi cá nhân. Ngoài việc đảm bảo thu nhập bình quân 6,7 triệu đồng/tháng cho hơn 4.000 cán bộ công nhân viên, Công ty chủ trương thực hiện tốt các chế độ phúc lợi, giúp người lao động yên tâm công tác và ngày càng gắn bó hơn với doanh nghiệp. Chẳng hạn, với những cán bộ công nhân viên làm việc ở đảo xa, đơn vị có chính sách đặc biệt về thu nhập và các chế độ khác; tổ chức đưa đón người lao động đi làm bằng ô tô, ai không đi ô tô thì được hỗ trợ từ 15-30 lít xăng/tháng tùy theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi làm việc. Bên cạnh đó, Công ty còn tham gia nhiều loại hình bảo hiểm cần thiết và bảo hiểm sinh mạng có lợi cho người lao động. Hàng năm, người lao động khám sức khỏe định kỳ, bảo hộ lao động được trang bị đầy đủ và phù hợp với điều kiện làm việc trên đảo, được đi tham quan nghỉ mát, tổ chức hỗ trợ cho những trường hợp gặp hoàn cảnh khó khăn,... Đối với con em người lao động, doanh nghiệp luôn có chế độ khen thưởng cho những em học

giỏi, thi đỗ đại học, cao đẳng. Đó là với người lao động nói

chung trong Công ty. Còn với các hoạt động từ thiện xã hội, cộng đồng, doanh nhân Lê Hữu Hoàng đã chỉ đạo tham gia tích cực các đợt phát động nhằm san sẻ và giúp đỡ các đối tượng không may trong xã hội có điều kiện để vươn lên, hòa nhập với cộng đồng. Các hoạt động từ thiện doanh nghiệp tham gia trong thời gian qua gồm: đóng góp cho quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ người nghèo, quỹ Vì trẻ thơ, Quỹ trẻ em tàn tật; trao tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; tặng quà cho các chiến sỹ Trường Sa, tặng quà cho gia đình chính sách dịp 27/7; xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ nhà an dưỡng, trung tâm bảo trợ xã hội; khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào vùng sâu vùng xa, ủng hộ bếp ăn từ thiện của các bệnh viện trong tỉnh;… Mỗi năm, Công ty dành từ quỹ phúc lợi số tiền hàng tỷ đồng để tham gia các hoạt động từ thiện; năm 2009 là gần 1,6 tỷ đồng, năm 2010 trên 2,1 tỷ đồng và năm 2011 là 2,3 tỷ đồng.

Ông Lê Hữu Hoàng chia sẻ quan điểm với tạp chí Văn hiến Việt Nam: “Phát triển văn hóa cộng đồng chính là trách nhiệm về mặt xã hội của mỗi doanh nghiệp. Nghĩa là, tất cả hoạt động của doanh nghiệp được triển khai đều hướng tới mục đích cao cả vì lợi ích cộng đồng, trong đó, mục đích đầu tiên là bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tạo điều kiện cho họ được làm việc, được cống hiến và nhận được thành quả xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra. Và mục đích cao hơn là giữ gìn, phát triển bản sắc văn hoa doanh nghiệp, chung tay cùng cộng đồng bảo đảm an sinh xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững. Ngày nay, xã hội càng phát triển, trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp càng đòi hỏi được quan tâm và thu hút sự chú ý của động đồng. Bởi, phát huy trách nhiệm xã hội chính là thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với cộng đồng và đội ngũ người lao động. Đồng thời, trong qua strifnh doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được khẳng định. Qua đó, tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, khách hàng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, tạo nên thành ccoong chung cho doanh nghiệp đó. Vì thế, hiện nay, trách nhiệm xã hội thường được gắn liền với bản chất của những doanh nghiệp hiện đại”.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên càng hiểu vì sao doanh nhân Lê Hữu Hoàng đã thực thi chuyển đổi nhận thức sang hành động qua các hoạt động, chương trình cụ thể, thiết thực và nhiều ý nghĩa, nhằm gặt hái thêm những thành công mới, nối tiếp vào truyền thống vẻ vang của Công ty Yến sào Khánh Hòa. Vì thế, càng thêm mến phục doanh nhân này hơn trước những hình thức khen thưởng mà ông đã được vinh dự trao tặng trong những năm qua: Huân chương Lao động hạng Nhì - Ba; nhiều Bằng khen, Giấy khen của các Bộ ban ngành; HCB đề tài nghiên cứu “Quy trình công nghệ ấp nuôi chim yến hàng aerodramus fuciphagus germani qua từng giai đoạn phát triển do Hiệp hội sáng kiến - sáng chế Hàn Quốc trao tặng; ”danh hiệu: Nhà quản lý giỏi, Doanh nhân nhân ái, Doanh nhân ưu tú; Doanh nhân tiêu biểu của tỉnh, cúp vàng: Lãnh đạo xuất sắc, Doanh nhân tiêu biểu, Doanh nhân Tâm - Tài; giải thưởng: Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới, Doanh nhân văn hóa, Vì sự phát triển văn hóa cộng đồng,… n

40

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 41: Vanhien So 3 Nam 2012

Chuyên kinh doanh: xây dựng công trình: giao thông, thủy lợi, điện hạ thế,

điện dân dụng; xây dựng phát triển đô thị thương mại; kinh doanh đầu tư trường học, trang trại, khai thác mô hình chợ; khai thác mỏ quặng sắt; kinh doanh nhà hàng ăn uống; vận chuyển; kinh doanh nông sản, lâm sản, thổ sản,… Công ty Tratech theo đuổi mô hình kinh doanh đa ngành đa nghề nhằm phát huy hết tiềm lực để khai thác tối đa các giá trị, tìm kiếm giá trị thặng dư. Đứng chân ở địa chỉ 11/17 Đào Duy

Anh, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa - một vùng đất nổi tiếng với con người chăm chỉ, cần mẫn, điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, doanh nghiệp càng có điều kiện để phát triển và khẳng định thương hiệu.

Hơn mười năm hoạt động trên thương trường, dưới sự quản lý, điều hành của ông Nguyễn Quốc Cương - một doanh nhân trẻ, dám nghĩ, dám làm, Tratech đã và đang gặt hái những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào việc phát triển

kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Trong thời gian qua, cùng với việc phát triển thêm các ngành nghề mới, doanh nghiệp đã giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương. Trước tình hình khó khăn chung của địa phương và đất nước do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản đình trệ, các công trình xây dựng không còn nhiều như thời gian trước, nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng bị ảnh hưởng theo. Nhưng với Tratech, nhờ tiềm lực sẵn có là các máy móc, trang thiết

CÔNG TY TNHH TRATECH:

Kinh doanh là để đem lạilợi ích cho đất nước

l QUANG HÒA

LÀ NGƯỜI SÁNG LẬP NÊN CÔNG TY TNHH TRATECH VÀO NĂM 1999,

DOANH NHÂN NGUYỄN QUỐC CƯƠNG ĐÃ KHÔNG TIẾC CÔNG SỨC, TRÍ TUỆ

VÀO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CŨNG NHƯ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

LÂU DÀI, BỀN VỮNG CHO DOANH NGHIỆP VỚI MONG MUỐN ĐEM LẠI LỢI

ÍCH NHIỀU HƠN CHO ĐẤT NƯỚC.

41

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 42: Vanhien So 3 Nam 2012

bị hiện đại được đầu tư mua sắm từ những năm trước như: máy rải đá răm, máy rải cấp phối Bomax, máy xúc Kobelco - Samsung - Komasu, máy ủi, máy san, lu bánh thép, lu rung, máy trộn bê tông, máy phun nhựa, máy dầm bê tông, máy phun sơn thường, máy phun sơn gai, máy phun sơn tự động, máy lô dung, đầm cóc, bộ dàn

giáo xây dựng, xe téc chở nước, xe tải thùng, xe tưới nhựa, xe tải, xe ben,… Thêm vào đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên, chuyên viên, kỹ sư chất lượng cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công các công trình xây dựng dân dụng, khai thác và chế biến đá. Đáng kể hơn nữa là thương hiệu đã được khẳng định ở những công trình mà Công ty đã từng triển khai như: chung cư cao tầng: CT4 Mỹ Đình - Hà Nội, NO6 Pháp Vân - Hà Nội, CT3C Bắc Linh Đàm mở rộng - Hà Nội; khách sạn 5 sao: Sài Gòn Morin tại Quảng Ninh, Sài Gòn - Kim Liên tại

Cửa Lò; quốc lộ 12 đoạn Km20+00 đến Km30+00 - Lai Châu, quốc lộ 279 tỉnh Bắc Giang từ Km56+852 đến Km62+300, quốc lộ 38 Hà Nam - gói thầu số 2, trụ sở Công ty cổ phần Hud 4, trụ sở Công ty Nông Sản Bắc Ninh, nhà ăn ký túc xá Học viện Cảnh sát, trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá,… Nhờ thương

hiệu đã được khẳng định mà trong giai đoạn khó khăn này, số các công trình được thực hiện tính trên đầu ngón tay song Công ty vẫn có những đối tác tìm tới, tin tưởng trao gửi công trình. Đây thực sự là niềm tự hào mang thương hiệu Tratech.

Làm kinh doanh nói chung áp lực rất lớn. Nhưng cũng như nhiều doanh nhân khác đã và đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nước Việt Nam, doanh nhân Nguyễn Quốc Cương vẫn tham gia như “duyên nghiệp”. Không phải vì “phi thương bất phú” mà vì khả năng của họ thiên về lĩnh

vực này. Như Nguyễn Quốc Cương chia sẻ: Nhờ làm kinh doanh mà tôi có điều kiện giúp đỡ nhiều hơn cho những người có hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội. Bên cạnh đó, nhờ kinh doanh mà tôi đã có thể đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đất nước trong việc luôn gương mẫu nộp thuế đầy đủ, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một đàng hoàng hơn, khang trang hơn.

Nói về cái Tâm của anh, không thể không chia sẻ những hoạt động mà doanh nhân Nguyễn Quốc cương nói riêng và Công ty Tratech nói chung đã tham gia trong những năm qua. Đó là: tham gia đóng góp xây dựng quỹ học bổng Nâng cánh ước mơ, giúp đỡ sinh viên nghèo học giỏi của tỉnh, tặng quà tết cho những bà mẹ neo đơn và gia đình có hoàn cảnh khó khăn;… Thường thường mỗi năm, doanh nghiệp chi hàng chục triệu đồng cho các hoạt động nói trên.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của Công ty trong công cuộc kiến thiết đất nước, nhiều phần thưởng đã được trao tặng cho

người lãnh đạo cao nhất - doanh nhân Nguyễn Quốc Cương - Giám đốc Tratech: Cúp vàng Vì sự phát triển cộng đồng Asean 2010, Doanh nhân Tâm Tài 2012 và danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tỉnh Thanh Hóa 2012. Hy vọng rằng, những phần thưởng kể trên sẽ trở thành động lực mạnh mẽ, cổ vũ, thúc đẩy doanh nhân Nguyễn Quốc Cương đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong sự nghiệp lãnh đạo Công ty Tratech vượt qua những khó khăn thử thách của nền kinh tế thị trường. n

42

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 43: Vanhien So 3 Nam 2012

Là đơn vị nằm trong khối hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn bưu chính viễn thông

Việt Nam, Công ty Điện toán và truyền số liệu được thành lập vào cuối năm 1989. Công ty kinh doanh theo hướng đa ngành đa nghề với lĩnh vực kinh doanh chính là kinh doanh khai thác mạng lưới và dịch vụ truyền số liệu, internet, tin học, viễn ấn; Tư vấn đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, xây lắp, quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng mạng tin học, truyền số liệu, viễn ấn; Biên tập, thiết kế mỹ thuật và in các loại danh bạ, quảng cáo trên danh bạ; sản xuất, kinh doanh các chương trình trò chơi trên mạng viễn thông và mạng truyền hình theo quy định của pháp luật;…

Như đã nêu ở trên, Công ty ra đời trước khi internet bùng nổ tại Việt Nam. Do đó, VDC có cả một quãng thời gian cần thiết để chuẩn bị nhân lực, tiềm lực, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Bằng việc thành lập Công ty từ những ngày đầu công nghệ thông tin phát triển ở nước ta, có thể thấy “con mắt xanh” của những người sáng lập nên VDC trong việc đánh giá, nắm bắt thị trường, đặc biệt là khả năng dám nghĩ, dám làm những điều mới mẻ. Thiết nghĩ, đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức vóc, quy mô và thương hiệu

của Công ty hiện nay với 5 trung tâm trực thuộc, bao gồm: VDC1, VDC2, VDC3, VDC Online, VDC IT đóng trên các địa bàn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ giới hạn tại các khu vực đứng chân mà phủ sóng trên phạm vi toàn quốc, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đối tác mọi lúc, mọi nơi.

Ra đời sớm, thời gian cọ sát với thị trường nhiều, có thâm niên phục vụ khách hàng đã trở thành thế mạnh của VDC trong bối cảnh ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, kể cả đối thủ trong nước và nước ngoài. Nhờ đó, “ngôi vị” dẫn đầu của Công ty trong lĩnh vực internet, truyền số liệu và tin học vẫn đang được giữ vững. Ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc công ty cho biết, hiện nay VDC là nhà cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu lớn nhất Việt nam. Riêng về lĩnh vực internet băng rộng, doanh nghiệp đang có hơn 2,6 triệu thuê bao, chiếm gần 70% thị phần internet băng rộng

và đứng vị trí số 1 thị phần dịch vụ Chứng thực chữ ký số ở Việt Nam với gần 24%. Ngoài ra, trong thời gian qua, cán bộ, kỹ sư của Công ty còn xây dựng thành công nhiều sản phẩm phần mềm tiêu biểu, phục vụ các lĩnh vực của đời sống. Đó là: sản phẩm dịch vụ bán vé máy bay qua mạng internet, sản phẩm phần mềm quản lý internet công cộng, giải pháp phần mềm cho khối ngân hàng và tài chính, phần mềm “hệ thống thông tin địa lý tác nghiệp và xúc tiến đầu tư”, phần mềm cổng thông tin điện tử Chính phủ.vn, dịch vụ thanh toán trực tuyến iCoin.

Đang đứng trên đỉnh vinh quang nhưng hơn ai hết, Ban lãnh đạo Công ty hiểu rằng, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, không sáng tạo là không vận động, mà không vận động là đồng nghĩa với sự tự vẫn. Chính vì vậy, VDC vẫn không ngừng đặt ra những mục tiêu để phấn đấu vươn tới, vừa khẳng định thương hiệu, vừa phục vụ hiệu quả nhu cầu cuộc sống. Tiếp nối thành công của thuê

l BÙI THỌ

CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU

Xứng danhDoanh nghiệp hàng đầu

Với hơn 20 năm hoạt động và xây dựng thương hiệu, Công ty Điện toán và truyền số liệu (viết tắt là VDC) đã không chỉ khẳng định được vị thế, mà còn đã và đang trở thành doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực internet và truyền số liệu, tin học.

43

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 44: Vanhien So 3 Nam 2012

bao internet băng rộng, chữ ký số, doanh nghiệp đang nỗ lực tăng cường phát triển các cổng thanh toán có chứng thực bằng CA, phát triển hạ tầng và ứng dụng trên nền Cloud Computing, đẩy mạnh phát triển phần mềm và các ứng dụng cho doanh nghiệp. VDC tham vọng trong tương lai, sẽ tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế của nhà cung cấp dịch vụ băng rộng số 1 tại Việt Nam, đồng thời trở thành nhà cung

cấp dịch vụ thanh toán hàng đầu cùng với việc trở thành nhà cung cấp dịch vụ bảo mật, an toàn thông tin; tiếp theo là đứng đầu về các dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin và Cloud Computing tại Việt Nam. Chưa hết, VDC mong muốn tới đây sẽ là 1 trong 5 nhà cung cấp dịch vụ phần mềm lớn nhất tại Việt Nam.

Điều đáng kể hơn nữa đối với Công ty là bằng “con mắt” của một doanh nghiệp, thời gian qua, VDC đã vươn tầm phủ sóng sang các nước láng giềng, nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, gia tăng giá trị thặng dư. Theo đó, từ năm 2007, doanh nghiệp đã thực

hiện cung cấp dịch vụ internet quá giang (IP transit) và kênh thuê riêng quốc tế quá giang (IPLC transit) kết nối từ Campuchia - Việt Nam - quốc tế cho các nhà cung cấp dịch vụ tại Campuchia là Mekongnet, Chuan Wei, Cambo Tech, SJ Group. Trong thời giann này, Công ty tiếp tục mở rộng hợp tác với Mekongnet, Chuan Wei để cung cấp dịch vụ internet quá giang, VPN,… Tại thị trường Lào, VDC là đối tác cung cấp

dịch vụ IP - transit, truyền số liệu quốc tế cho 2 Telcos lớn của Lào là Trung tâm Internet Lào LANIC, ETL. Ngoài ra, doanh nghiệp đang tiếp tục mở rộng hợp tác với các đối tác tại Lào như ETL, kênh truyền hình Lao Star để cung cấp các dịch vụ truyền số liệu, GTGT trên nền di động và internet.

Không chỉ là doanh nghiệp kinh doanh tốt với doanh thu đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, VDC còn là doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên. Song song với thu nhập bình quân đạt xấp xỉ 11 triệu đồng/người/tháng, doanh nghiệp còn đảm bảo thực hiện đầy đủ các phúc lợi cho người

lao động như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chế độ bồi dưỡng độc hại nghề nghiệp, ăn trưa,… Các chế độ khác như: nghỉ dưỡng trong và ngoài nước, thưởng các kỳ lễ tết được duy trì đầy đủ, thường xuyên. Bên cạnh đó, các hoạt động tinh thần như: xem biểu diễn nghệ thuật, thi nấu ăn, cắm hoa nhân ngày 8/3, 20/10, tổ chức chương trình vui chơi, tặng quà cho con em cán bộ nhân viên các ngày 1/6, trung thu, noel,… cũng được lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm, coi đây là những sợi dây liên kết các cá nhân trong một tập thể lớn, qua đó, giúp mọi người thêm đoàn kết, thân ái, chia sẻ với nhau cả trong công việc chung và cuộc sống riêng tư. Đối với cộng đồng, VDC đã tham gia các phong trào phát động ủng hộ với số tiền hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Không phải cứ sống lâu thì (sẽ) thành lão làng, nhưng rõ ràng với VDC, thâm niên đã mang lại những kinh nghiệm quý báu về nhân lực, về phát triển thị trường cũng như những nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị hiếu, xây dựng những sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội để Công ty có được vị thế như hiện tại. Hy vọng rằng, trong thời gian tới đây, doanh nghiệp tiếp tục phát huy truyền thống, để bảng thành tích là những phần thưởng đã đạt được như: Huân chương Lao động hạng Nhất; Cờ Thi đua, Bằng khen của Chính phủ, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam 2008-2009, giải thưởng Sao Khuê 2009 -2010, giải thưởng Doanh nghiệp uy tín - phát triển bền vững 2012,… được nối dài thêm nữa. n

Đại diện Công ty Điện toán và truyền số liệu nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Uy tín - Phát triển bền vững ” từ Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

44

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 45: Vanhien So 3 Nam 2012

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công ty CPIT đã bắt tay ngay vào việc

hình thành nên những mục tiêu chiến lược, đồng thời, coi đó là tiền đề quan trọng để xây dựng doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh và bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Các mục tiêu chiến lược ấy bao gồm: Thứ nhất, cung cấp giải pháp tổng thể phần mềm chất lượng nhất tới khách hàng trên toàn quốc. Đưa sản phẩm phần mềm tới ngành giáo dục từ cấp quận, huyện tới tỉnh, thành trên toàn quốc; Thứ hai, xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cao nhằm đáp ứng và giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng trong quá

trình sử dụng sản phẩm của CPIT; Thứ ba, triển khai, hỗ trợ các doanh nghiệp, các cửa hàng tiếp cận công nghệ thông tin trong công tác quản lý thương mại bằng nhiều hình thức thông qua hệ thống phần mềm quản lý bán hàng rộng khắp. Sở dĩ, CPIT tự tin đưa ra những mục tiêu kinh doanh trên bởi trước đó, năm 2005, tiền thân của Công ty là Trung tâm Xây dựng và Phát triển công nghệ CPIT được hình thành cùng với sự hợp sức của 16 cán bộ, kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin ở các trường đại học uy tín trong cả nước.

Ông Phạm Huy Chính - Giám đốc Công ty cho biết: Vạn sự khởi đầu nan nhưng nhờ sức trẻ, tinh thần nhiệt huyết, say mê công việc

của đội ngũ cán bộ, kỹ sư cộng với quyết tâm phát triển phần mềm đóng gói, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, gia công phần mềm ứng dụng và thương mại điện tử cho các đối tác trong và ngoài nước đã giúp doanh nghiệp liên tục gặt hái được thành công, ghi dấu ấn đậm nét với khách hàng. Chỉ trong một thời gian ngắn, CPIT đã đạt kết quả tăng trưởng khả quan. Đi đôi với những thành tích trong kinh doanh, số lượng nhân sự và các dự án triển khai phần mềm cũng liên tục gia tăng, góp phần mang lại vị thế mới cho Trung tâm so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Và Công ty cổ phần CPIT đã ra đời nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu phát triển của công việc kinh

l TRÚC LAM

Công ty cổ phần CPITNƠI MANG LẠI GIẢI PHÁPPHẦN MỀM TỐT NHẤT CHO KHÁCH HÀNG

Với lĩnh vực kinh doanh: lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp; bán buôn, bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh; cổng thông tin (trừ hoạt động báo chí); xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; hoạt động phục vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính; lập trình máy vi tính; xuất nhập khẩu các mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, Công ty cổ phần CPIT (địa chỉ tại số 1A5 Tập thể Viện Lâm nghiệp Việt Nam, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) được thành lập vào năm 2008. Tuy nhiên, trên thực tế, tính đến nay đơn vị đã có gần chục năm hoạt động, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

45

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 46: Vanhien So 3 Nam 2012

doanh.Năm 2010 được coi là thời điểm

quan trọng, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của Công ty sau gần 5 năm tích lũy kinh nghiệm từ hoạt động xây dựng và triển khai các giải pháp phần mềm. Đó là việc CPIT chính thức tham gia lĩnh vực thương mại phần mềm bằng việc tập trung và giới thiệu các hệ thống sản phẩm mềm đóng gói cho nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Bằng sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng, đến nay, doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể trong việc xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng, củng cố chất lượng đội ngũ nhân sự cũng như đa dạng hóa hệ thống sản phẩm phần mềm. Được biết, toàn bộ sản phẩm phần mềm đóng gói của Công ty được xây dựng trên nền tảng .Net 2012. Đây là công nghệ tiên tiến nhất của Microsoft mà CPIT xây dựng triển khai giải pháp tổng thể cho khách hàng trong tương lai. Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu bài toán của phần đông số lượng khách hàng, đơn vị đã và đang hoàn thiện các sản phẩm như một module trong

hệ thống, vừa không chỉ đáp ứng những thay đổi khách quan của chính sách, chế độ Nhà nước, mà còn hỗ trợ người dùng một cách tối đa bằng sự mềm dẻo, linh hoạt. Khách hàng của doanh nghiệp hiện tại là các Bộ ngành đến địa phương trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước và gần 10.000 khách hàng, đối tác triển khai khai thác.

Các sản phẩm chính của CPIT: Nhóm sản phẩm phần mềm giáo dục: Phần mềm xếp thời khóa biểu CPIT TT.Net 2012, Phần mềm hỗ trợ giáo viên CPIT TS Net 2012, Phần mềm Quản lý trường học CPIT SMI. Net 2012, Cổng thông tin điện tử trường học PortalSchool ASP.Net 2012, Phần mềm giảng dạy CPIT TP.Net 2012, Ngân hàng đề thông minh CPIT Qbank.Net 2012, Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp CPIT Sitake.Net 2012; Nhóm phần mềm quản lý: Phần mềm Quản lý siêu thị CPIT SM.Net 2012, Phần mềm quản lý bán hàng CPIT Shop.Net 2012, Phần mềm quản lý quán hát CPIT Karao.Net 2012, Phần mềm quản lý Bar café CPIT Cafe .Net 2012, Phần mềm quản

lý Club Bida CPIT Bida.Net 2012, Phần mềm quản lý Khách sạn CPIT Hotel.Net 2012, Phần mềm quản lý Nhà hàng CPIT Res.Net 2012; Nhomsarn phẩm Website: Cổng thông tin Doanh nghiệp CPIT Enterprise ASP.Net, Cổng thông tin cửa hàng bán lẻ CPIT Eshop.Net, Cổng thông tin tin tức CPIT Enews ASP.Net, Cổng thông tin nhà hàng CPIT Eres - Hotel ASP.Net, Cổng thông tin khách sạn CPIT Ehotel ASP.Net, Cổng thông tin Ngân hàng CPIT Ebank ASP.Net, Cổng thông tin Game online CPIT WebGame. Ngoài hệ thống sản phẩm đóng gói trên, Công ty còn cung cấp hệ thống sản phẩm dịch vụ như: Dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp, Dịch vụ xây dựng phát triển phần mềm theo yêu cầu dự án, Dịch vụ xây dựng sản phẩm phần mềm cho các doanh nghiệp phần mềm.

Có thể nói, CPIT khó có thể đạt được những thành quả nói trên nếu thiếu sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty và sự góp sức của hơn 50 cán bộ phát triển phần mềm, tư vấn, kinh doanh có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Chính vì vậy, ngoài việc đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, doanh nghiệp còn thực hiện đầy đủ các hình thức phúc lợi cho cán bộ, nhân viên theo quy định của Nhà nước. Những đóng góp thiết thực của Công ty cổ phần CPIT không chỉ giúp các ngành, các lĩnh vực tiếp cận gần hơn với công nghệ thông tin, áp dụng những tiện bộ của công nghệ thông tin phục vụ cho cuộc sống, mà còn đem lại sự tự hào, hãnh diện cho doanh nghiệp khi được vinh danh với các giải thưởng: Cúp vàng Doanh nghiệp Việt nam vàng 2010, Doanh nghiệp uy tín - phát triển bền vững 2012,… n

Đại diện Công ty Cổ phần CPIT nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Uy tín - Phát triển bền vững ” từ Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Mạnh Hùng Đại sứ đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Lào (Phải)

46

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 47: Vanhien So 3 Nam 2012

Sự thay da đổi thịt của Hợp tác xã bắt đầu từ năm 1989 khi được tỉnh chọn

làm nơi thí điểm thực hiện đề án giao khoán ruộng đất cho nông dân. Ngày ấy, áp lực chắc chắn đã đè nặng lên đôi vai của ông La Văn Tám - Chủ nhiệm Hợp tác xã. Được chọn làm thí điểm không phải là chuyện đơn giản. Nhưng đã được chọn rồi thì vinh dự đi liền với trách nhiệm. Có điều, chỉ sau hai năm, ông Tám đã hoàn thành trách nhiệm một cách vẻ vang khi được Bộ Nông nghiệp chọn đi báo cáo điển hình cho Ban Bí thư Trung ương Đảng vào năm 1991. Năm ấy, Hợp tác xã được đánh giá là đơn vị đầu tiên của cả nước đã chia lãi vốn góp cho xã viên. Còn đối với ông Tám, bí quyết rất đơn giản: xác

định vốn góp cho xã viên trong Hợp tác xã để sau mỗi năm, chia lãi theo vốn góp cho xã viên. Tuy nhiên, bí quyết thì đơn giản nhưng thực hiện thì không đơn giản chút nào. Phải tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho có lãi thì mới có tiền chia lãi cho xã viên. Vậy mà ông Tám - người Chủ nhiệm năng động ấy đã làm được.

Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của ông Tám, Hợp tác xã - dù hoạt động theo hình thức nào (được chuyển đổi theo luật qua các thời kỳ hay hoạt động theo luật sửa đổi năm 2003) - thì vẫn duy trì hình thức góp vốn chia lãi cho xã viên. Với chủ trương lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm cả lợi ích của xã viên và lợi ích tập thể, đồng thời hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và

chịu trách nhiệm trong cơ chế thị trường, Hợp tác xã đã quy tụ được xã viên khi gắn liền lợi ích của họ với tập thể. Thực tế đã cho thấy, không lời nói nào và không có gì thuyết phục hiệu quả bằng chính hành động thực tế, nhất là khi hành động thực tế ấy giải quyết được vấn đề quyền lợi một cách chính đáng, hợp lý. Nhờ đó, các xã viên trong Hợp tác xã phường Bình Định không chỉ tin, theo mà còn sẵn sàng góp vốn thêm trên 150 triệu đồng mỗi năm. Trong nhiều năm liền, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã luôn chọn Hợp tác xã phường Bình Định nói chung và ông La Văn Tám nói riêng, đi báo cáo điển hình tại các Hội nghị toàn quốc tổ chức tại Hà Nội nhằm phổ biến kinh nghiệm tổ chức quản lý để các đơn vị bạn

l ĐẠI MIÊU

HTX NÔNG NGHIỆP PHƯỜNG BÌNH ĐỊNH

Nơi nguồn lựcđược quy tụ

Sau khi chuyển đổi cơ chế hoạt động từ quản lý tập trung sang mô hình sản xuất kinh doanh dịch vụ đa nghề, đa ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, Hợp tác xã Nông nghiệp phường Bình Định (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã thực sự phát huy được tiềm năng, trở thành nơi thu hút các xã viên đóng góp nhân lực, vật lực với mong muốn làm giàu cho mình và cho quê hương đất nước.

47

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 48: Vanhien So 3 Nam 2012

học tập và nhân rộng.Qua trao đổi với người Chủ

nhiệm năng động, dám nghĩ dám làm của Hợp tác xã, được ông cho biết, trong mấy năm gần đây, để phù hợp với tình hình mới, ban Quản trị Hợp tác xã đã liên tục tổ chức đổi mới nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh. Một mặt, thực hiện liên kết với nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh để phát triển sản xuất kinh doanh và tạo được uy tín trên thị trường. Mặt khác, xúc tiến mở rộng các ngành nghề nhằm đa dạng hóa hình thức dịch vụ, vừa tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã viên, vừa gia tăng giá trị cho đồng vốn, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, xã viên, góp phần thúc đấy kinh tế hộ xã viên phát triển. Hiện tại, Hợp tác xã đang thực hiện 11 loại hình dịch vụ, bao gồm: sản xuất và tiêu thụ lúa giống, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ làm đất, kinh doanh cung ứng vật tư, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ tín dụng, vận tải và bốc xếp, xay xát và tiêu thụ lương thực, phát triển ngành nghề mây - tre - lá, dịch

vụ vệ sinh môi trường. Tất nhiên, song song với quá trình mở rộng ngành nghề, Hợp tác xã đã tiến hành mở nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn về tay nghề, nghiệp vụ cho các xã viên. Vì thế, ngoài những “cái được” như đã nêu ở trên, xã viên luôn đồng lòng nhất trí ủng hộ các kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Ban Quản trị trong quá trình phát triển.

Nằm trong top 100 Hợp tác xã mạnh trên cả nước, Hợp tác xã phường Bình Định đang sở hữu số vốn điều lệ trên 2,3 tỷ đồng, doanh thu năm 2010 là gần 72 tỷ đồng, năm 2011 là 102,5 tỷ đồng. Với 47 người lao động, Hợp tác xã đảm bảo thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, các phúc lợi khác như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trợ cấp đột xuất cho các trường hợp khó khăn, tai nạn, đau yếu, trích thưởng vào các dịp lễ tết được duy trì đều đặn. Và là một tổ chức kinh tế nên đối với phong trào tham gia từ thiện xã hội, Hợp tác xã đã thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm khi đóng góp hàng chục

triệu đồng mỗi năm. Những hoạt động chủ yếu mà đơn vị tham gia gồm: hỗ trợ các hoạt động cho trường học tại địa phương, ủng hộ quỹ Khuyến học, xây dựng nhà cho hộ nghèo, tặng quà cho các gia đình có con em tham gia các đợt nghĩa vụ quân sự,…

Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ trách nhiệm với cộng đồng, xã hội là hai “mũi nhọn” chủ đạo giúp Hợp tác xã luôn giữ vững được truyền thống trong bất cứ giai đoạn phát triển nào. Hai “mũi nhọn” ấy còn mang lại cho Hợp tác xã những phần thưởng đầy tự hào: Danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động hạng Nhất - Nhì - Ba, Huân chương Độc lập hạng Ba, cùng nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Cúp vàng Doanh nghiệp tiêu biểu,… Mới đây nhất, vào đầu năm 2013 vừa qua, Hợp tác xã vinh dự được trao giải thưởng Doanh nghiệp uy tín - phát triển bền vững 2012 tại thủ đô Viên - chăn (Lào).

Trong tương lai, để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, tập thể cán bộ, xã viên Hợp tác xã phường Bình Định sẽ tiếp tục đoàn kết, quyết tâm tổ chức hoạt động tốt 11 loại hình dịch vụ đang được triển khai, đảm bảo doanh thu, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và nâng giá trị thu nhập trên 60 triệu đồng/ha/năm nhằm không ngừng cải thiện thu nhập xã viên, giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và giảm hộ nghèo tại phường xuống còn 2%. n

48

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 49: Vanhien So 3 Nam 2012

Trong số những người được giải thưởng hôm ấy, có một gương mặt rất đỗi

quen thuộc, đó là Giáo sư Hoàng Chương, nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật nổi tiếng, hiện là TGĐ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc VN và là Chủ nhiệm Dự án Văn hóa giao thông thuộc Ủy ban ATGTQG. Sau khi nhận giải thưởng, GS Hoàng Chương được người nữ MC xinh đẹp mời dừng lại trên sân khấu để phỏng vấn về Văn hóa giao thông Thủ đô Hà Nội. Là phóng viên có mặt tại cuộc trao giải này đã ghi lại cuộc trao đổi lý thú này. Xin được giới thiệu tới bạn đọc:

PV: Giáo sư đánh giá thế nào về An toàn giao thông ở Hà Nội thời gian qua và hiện nay?

GS Hoàng Chương (GS-HC): Về giao thông ở Hà Nội trong những năm trước đây thật vô cùng phức tạp với những cảnh xe các loại chen lấn nhau, bóp còi inh ỏi... ngày nào cũng diễn ra những cảnh

ùn tắc và những tai nạn giao thông lớn nhỏ liên tục xẩy ra, làm cho người dân rất khổ sở, rất lo lắng khi tham gia giao thông. Nhiều người sáng đi tới công sở, trường học, chiều về tới nhà trọn vẹn, an toàn

GẶP NGƯỜI ĐƯỢC GIẢICUỘC THI VIẾT VÌ AN TOÀNGIAO THÔNG HÀ NỘI

Trong không khí còn hơi xuân năm Quý Tỵ ngày 2 tháng 3 năm 2013 tại Nhà hát Công nhân (42 phố Tràng tiền, Hà Nội), Ủy ban nhân dân Tp Hà Nội và Báo Kinh tế & Đô thị đã long trọng tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết về An toàn giao thông Thủ đô Hà Nội năm 2012 được đài HTV1 truyền hình trực tiếp. Tham dự sự kiện quan trọng này có lãnh đạo Tp Hà Nội, lãnh đạo Hội Nhà báo VN, Cục trưởng Cục Báo chí TƯ, đại diện UBATGTQG, cùng nhiều Tổng biên tập báo địa phương các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và hàng trăm đại biểu các cơ quan đoàn thể, những người đang quan tâm tới vấn đề ATGT của Thủ đô Hà Nội.

Giáo sư Hoàng Chương

l PV

49

VAÊN HOÙA GIAO THOÂNG

Page 50: Vanhien So 3 Nam 2012

là mừng lắm.Người nước ngoài đến Hà Nội,

ai cũng khen Hà Nội đẹp, món ăn ngon, con người thân thiện... nhưng họ sợ nhất là qua đường, bởi các ngã tư đường phố luôn luôn diễn ra cảnh tranh cướp đường, vượt đèn đỏ... Người ta nói: Đường phố Hà Nội giống như một cái sân khấu đang diễn ra đủ trò... thậm chí còn có người nói: Khi về tới nhà mới biết mình còn sống!

Có thể nói, chưa ở đâu vấn đề An toàn giao thông phức tạp như ở Hà Nội. Nguyên nhân thì nhiều, trong đó có nguyên nhân chính là: Thiếu Văn hóa giao thông, ý thức của người tham gia giao thông quá kém! Theo tôi, văn hóa là yếu tố hàng đầu, bởi người có văn hóa là người biết tôn trọng pháp luật, kỷ cương trong khi tham gia giao thông. Người thi hành công vụ có văn hóa là người không tiêu cực.

May sao, trong vài năm gần đây, giao thông Hà Nội đã dần dần được cải thiện, nạn ùn tắc bớt đi, tai nạn giao thông cũng giảm rõ rệt cả về 3 tiêu chí: Số vụ và số người bị thương, bị chết. Có được sự chuyển biến tích cực này là do lãnh đạo Hà Nội đã tập trung làm quyết liệt về ATGT, như làm cầu vượt, phân luồng, thay đổi giờ làm, giờ học hợp lý. Một yếu tố quan trọng nữa là nhờ tác động tích cực của Nghị quyết TƯ 4 mà những hành vi tiêu cực trong ngành giao thông và trong hệ thống người thi hành công vụ cũng giảm đi. Tôi thấy mừng trước những chuyển biến tích cực về ATGT ở Hà Nội. Tuy vậy trong dịp tết vừa qua dù đã được cảnh báo trước nguy cơ tai nạn giao thông, nhưng Hà Nôi vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Điều này càng bộc lộ rõ sự thiếu văn hóa trong một bộ phận

thanh niên khi tham gia giao thông như uống bia, uống rượu quá mức quy định, không đội mũ bảo hiểm và phóng nhanh vượt ẩu v.v. Khi con người còn thiếu ý thức, thiếu văn hóa khi tham gia giao thông thì tai nạn giao thông ắt sẽ xảy ra. Vì vậy Hà Nội cần phải làm quyết liệt hơn về văn hóa giao thông, để xứng đáng là thủ đô văn hiến ngàn năm.

PV: Vì sao Giáo sư lại tham gia cuộc thi viết về ATGT do UBND Hà Nội phát động năm 2012?

GS Hoàng Chương: Tuy là người miền Nam, nhưng tôi sống ở Hà Nội, đã là công dân Hà Nội thì ai cũng phải có trách nhiệm góp phần xây dựng Hà Nội thành một Thủ đô văn minh, hiện đại. Mặt khác Hà Nội là Thủ đô của cả nước, vì vậy cả nước phải có trách nhiệm với Thủ đô của mình. Vì thế mà tôi tham gia viết về ATGT Hà Nội bằng tất cả nhiệt tình và trách nhiệm của một công dân Hà Nội. Mặt khác, hiện nay tôi là Chủ nhiệm Dự án văn hóa giao thông thuộc Ủy ban ATGTQG, nên càng có trách nhiệm với An toàn giao thông Thủ đô Hà Nội. Mấy năm qua, chúng tôi đã nhiều lần tổ chức phát động văn nghệ sĩ trí thức, báo chí ở Hà Nội và cả nước viết về VHGT. Người đứng đầu của Hà Nội là Tiến sĩ Phạm Quang Nghị - UVBCT, Bí thư thành ủy Hà Nội đã có bài viết “Bức xúc tai nạn giao thông” rất hay, rất cụ thể, phê phán rất mạnh mẽ những hiện tượng thiếu văn hóa trong nhiều người tham gia giao thông. Chúng tôi đã in quyển “Văn hóa giao thông” rất đẹp trong đó có bài viết của đồng chí Phạm Quang Nghị, quyển sách này đã gửi tặng cho tất cả Đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 5 vừa qua. Ai cũng khen quyển

sách hay và bổ ích, cần đọc. Vì vậy, tôi rất vui, rất tự hào vì đã tích cực tham gia cuộc vận động thực hiện ATGT Thủ đô Hà Nội và Hà Nội đã giành phần thưởng xứng đáng cho tôi, nên tôi càng thấy mình có trách nhiệm hơn với sự nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội, trong đó có Văn hóa giao thông. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, văn hóa là yếu tố quyết định trong ATGT, cũng như trong việc làm đẹp bộ mặt của thủ đô có truyền thống văn hóa và lịch sử ngàn năm.

PV: Giáo sư có tiếp tục tham gia cuộc thi viết về ATGT ở Thủ đô Hà Nội năm 2013 do UBND thành phố phát động?

GS Hoàng Chương: Dĩ nhiên là tôi phải tham gia, vì đây là nghĩa vụ của một công dân Thủ đô Hà Nội, đồng thời cũng là trách nhiệm của Chủ nhiệm Dự án Văn hóa giao thông của cả nước. Tôi đánh giá rất cao việc Báo Kinh tế và Đô thị đã tổ chức thành công cuộc thi viết về ATGT Hà Nội. Đã có hàng trăm người tham gia với hơn một ngàn bài viết để chọn ra mươi bài được giải. Đây là việc làm nghiêm túc, công phu và đầy trách nhiệm của Ban tổ chức cuộc thi. Kết quả này sẽ tạo tiền đề và niềm tin cho những cuộc thi sắp tới. Chắc chắn là cuộc thi viết về ATGT năm 2013 sẽ đông người tham gia hơn và có nhiều bài hay hơn.

Tôi mong sao các Thành phố lớn khác như Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và ngay cả những tỉnh thành khác trong cả nước cũng nên tổ chức những cuộc thi viết về ATGT như Hà Nội đang làm, bởi nội hàm của cuộc thi còn sâu rộng hơn ý nghĩa giải thưởng, cụ thể là tạo nên một làn sóng nhận thức về An toàn giao thông trong cộng đồng xã hội./.n

50

VAÊN HOÙA GIAO THOÂNG

Page 51: Vanhien So 3 Nam 2012

“Cao hơn bầu trời” là bộ phim mới nhất của Hãng phim Giải phóng sản xuất trong năm 2012 với sự trợ giúp của Quân

chủng Phòng không nhằm chào mừng 40 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Quân chủng Phòng không - Không quân (10/1963-10/2013). Đây được coi là khúc tráng ca về quân đội Việt Nam, con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam trong chiến đấu cho độc lập, tự do Tổ quốc, làm nên chiến công khiến bè bạn khắp năm châu nể phục. Phim chính thức được bấm máy từ ngày 7/11 và đến nay đã hoàn tất 10 tập phim đầu tiên.

Nhà biên kịch, Đại tá, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc, tác giả kịch bản của phim “Cao hơn bầu trời” cho biết: Phim dài 50 tập được viết trong hơn 10 tháng trời ròng rã với 2500 trang A4 kịch bản. Bối cảnh phim trải dài từ năm 1972 đến năm 1975, trong đó khắc họa chi tiết, chân thực nhất 12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng mưa bom bão đạn của kẻ thù. Các chi tiết trong phim đều là những sự kiện có thật, tuy nhiên, các nhân vật trong phim đều là hư cấu.

Phim khai thác đến tận cùng chất bi tráng của cuộc chiến tranh, của những con người sống, chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhân dân. Bên cạnh đó, phim còn thể hiện tình yêu trong sáng, tình cảm cao đẹp, giàu tính nhân văn giữa con người với con người. Đặc biệt, phim cũng chú trọng khai thác và xây dựng hình tượng những người con miền Nam tập kết ra Bắc, cùng tham gia chiến đấu trên đất Bắc bên những người con Hà Nội hào hoa trong 12 ngày đêm khói lửa anh hùng.

Tác giả Nguyễn Minh Ngọc cũng cho biết: Ông nhận lời viết kịch bản “Cao hơn bầu trời” là muốn trả món nợ ân tình đối với nơi ông gắn bó suốt thời trai trẻ đó là Quân chủng Phòng không - Không quân.

Ông đã có 30 năm gắn bó với Quân chủng này do đó ông thuộc lòng mọi ngóc ngách của Quân chủng, thuộc hết tính cách và nhiều người lính đi qua chiến tranh. Qua “Cao hơn bầu trời”, ông muốn người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ hiểu đúng về quá khứ, trân trọng quá khứ hào hùng của dân tộc.

Đạo diễn Xuân Cường, đạo diễn của phim “Cao hơn bầu trời” cho biết: Êkíp làm phim đã tìm mọi ngõ ngách ở nhiều tỉnh, thành phố ở miền Bắc để có bối cảnh quay phù hợp với không gian Hà Nội những năm tháng chiến tranh nhằm xây dựng những thước phim chân thực, sinh động nhất. Để có những cảnh quay có máy bay, đường băng và những đại cảnh chiến đấu, đoàn làm phim đã nhận được sự giúp đỡ tích cực của Quân chủng Phòng không - Không quân. Dàn diễn viên của phim gồm nhiều gương mặt trẻ tuổi đã quen thuộc với khán giả như: diễn viên Hải Anh, Trang Nhung, Quỳnh Nga, Công Dũng, Tùng Linh, Diệu Hoa... cùng các diễn viên, nghệ sỹ gạo cội như: Văn Báu, Thế Bình, Trần Nhượng... đều góp mặt trong bộ phim giàu ý nghĩa này.n

l YẾN NHI

“CAO HƠN BẦU TRỜI” Phim mới tri ân

chiến sỹ phòng không, không quân

Cảnh trong phim Cao hơn bầu trời - Ảnh: vov.vn

51

TIN TÖÙC

Page 52: Vanhien So 3 Nam 2012
Page 53: Vanhien So 3 Nam 2012

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

1

A. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:Chương trình Bình chọn và trao tặng Giải thưởng “Vì sự phát triển Cộng đồng Asean”; Giải thưởng

“Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” và Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” được bảo trợ và

chỉ đạo bởi Bộ Công thương Lào, Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật

Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt

Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam, Đài Truyền hình Quốc gia Lào,

Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu và một số đơn vị khác.

Việc trao những giải thưởng trên nhằm góp phần thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh

tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tăng cường mối quan hệ hữu nghị và nêu cao tấm lòng nhân ái

vốn là nét đẹp truyền thống của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tôn vinh cộng đồng doanh nghiệp, Doanh nhân, các đơn vị, cá nhân xuất sắc…của các nước có nhiều

đóng góp vào sự thịnh vượng chung, thúc đẩy nền kinh tế văn hóa, xã hội và mối quan hệ hữu nghị trong

khối Asean.

Cổ vũ và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, các bệnh viện, trường học…phấn đấu xây

dựng những thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có uy tín và chất lượng được đông đảo

người tiêu dùng ưa chuộng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy kinh

tế phát triển bền vững trong thời kỳ đổi mới.

Tôn vinh các Nhà quản lý, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, chất lượng và hiệu quả

công tác cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước.

B. CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA BAN TỔ CHỨC1. ĐƠN VỊ CHỈ ĐẠO VÀ CHỨNG NHẬN GIẢI THƯỞNG

Bộ Công thương Lào

Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

.........., ngày tháng 02 năm 2013

Page 54: Vanhien So 3 Nam 2012

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

2

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

2. ĐƠN VỊ BẢO TRỢ THÔNG TIN VÀ THỰC HIỆN TÀI TRỢ QUẢNG CÁO

Đài Truyền hình Quốc gia Lào

Tạp chí Văn hiến Việt Nam – Chuyên đề “Văn hóa & Kinh tế”

Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu

Công ty Văn hóa Hà Nội

C. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM GIA BÌNH CHỌNI. GIẢI THƯỞNG “VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ASEAN” Đối tượng: Các doanh nghiệp đang hoạt động trên mọi lĩnh vực tại các nước Asean, đặc biệt ba

nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia)

Tiêu chí bình chọn: 1. Là Đơn vị, cá nhân tiêu biểu về các mặt: năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội, đóng góp vào

sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành và đất nước.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật, công nghệ mới, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh

thái.

3. Đi đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công nhân viên chức và lao

động là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi

theo.

4. Quản lý tốt tiền vốn, tài sản, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản; chăm lo tốt đời sống vật

chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong đơn vị.

5. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

6. Thành đạt trong các hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học…

7. Đã có Bằng khen, giải thưởng cấp Tỉnh hoặc tương đương trở lên

II. GIẢI THƯỞNG “THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN”

Đối tượng: Các Đơn vị, doanh nghiệp; các bệnh viện, trường học, các Hợp tác xã, các doanh nghiệp

liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… đang hoạt động trên mọi lĩnh vực trong ba nước Việt

Nam – Lào – Campuchia; Các Sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, được người tiêu dùng tín nhiệm, mẫu mã

đa dạng, có khả năng cạnh tranh & hội nhập Quốc tế.

Tiêu chí bình chọn: 1. Là đơn vị, doanh nghiệp uy tín, sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng tín nhiệm chiếm thị

phần nhất định trong nước hoặc quốc tế.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường

3. Có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu

4. Sản phẩm tham dự bình chọn phải độc đáo, có chất lượng, mẫu mã đa dạng, có khả năng cạnh tranh

và hội nhập quốc tế.

5. Đã có bằng khen, giải thưởng cấp tỉnh trở lên

Page 55: Vanhien So 3 Nam 2012

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

2

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

2. ĐƠN VỊ BẢO TRỢ THÔNG TIN VÀ THỰC HIỆN TÀI TRỢ QUẢNG CÁO

Đài Truyền hình Quốc gia Lào

Tạp chí Văn hiến Việt Nam – Chuyên đề “Văn hóa & Kinh tế”

Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu

Công ty Văn hóa Hà Nội

C. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM GIA BÌNH CHỌNI. GIẢI THƯỞNG “VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ASEAN” Đối tượng: Các doanh nghiệp đang hoạt động trên mọi lĩnh vực tại các nước Asean, đặc biệt ba

nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia)

Tiêu chí bình chọn: 1. Là Đơn vị, cá nhân tiêu biểu về các mặt: năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội, đóng góp vào

sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành và đất nước.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật, công nghệ mới, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh

thái.

3. Đi đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công nhân viên chức và lao

động là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi

theo.

4. Quản lý tốt tiền vốn, tài sản, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản; chăm lo tốt đời sống vật

chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong đơn vị.

5. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

6. Thành đạt trong các hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học…

7. Đã có Bằng khen, giải thưởng cấp Tỉnh hoặc tương đương trở lên

II. GIẢI THƯỞNG “THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN”

Đối tượng: Các Đơn vị, doanh nghiệp; các bệnh viện, trường học, các Hợp tác xã, các doanh nghiệp

liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… đang hoạt động trên mọi lĩnh vực trong ba nước Việt

Nam – Lào – Campuchia; Các Sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, được người tiêu dùng tín nhiệm, mẫu mã

đa dạng, có khả năng cạnh tranh & hội nhập Quốc tế.

Tiêu chí bình chọn: 1. Là đơn vị, doanh nghiệp uy tín, sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng tín nhiệm chiếm thị

phần nhất định trong nước hoặc quốc tế.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường

3. Có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu

4. Sản phẩm tham dự bình chọn phải độc đáo, có chất lượng, mẫu mã đa dạng, có khả năng cạnh tranh

và hội nhập quốc tế.

5. Đã có bằng khen, giải thưởng cấp tỉnh trở lên

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

3

III. GIẢI THƯỞNG “NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI” Đối tượng: Các thành viên trong Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị, các Tập đoàn, Tổng Công ty,

đơn vị, doanh nghiệp của ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Tiêu chí bình chọn: 1. Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả

công tác cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước.2. Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

mới: có sáng kiến cải tiến hoặc giải pháp có giá trị, có sản phẩm, công trình khoa học có giá trị, được ứng dụng trong sản xuất, công tác đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

3. Có trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. 4. Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. 5. Là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong tập thể.

6. Đã có bằng khen, giải thưởng cấp tỉnh trở lên.D. CÁCH THỨC THAM GIA BÌNH CHỌN

Số lượng (dự kiến) Đối tượng Hồ sơ tham dự bình chọn

68 GIẢI THƯỞNG “VÌ SỰ PHÁT TRIỂN

CỘNG ĐỒNG ASEAN”

Tập thể: Các doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động trên mọi lĩnh vực tại các nước Asean, đặc biệt banước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia)

1. Báo cáo các nội dung sau:- Quá trình hình thành & phát triển- Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm

gần nhất- Trách nhiệm của đơn vị doanh nghiệp đối với

người lao động- Công tác xã hội trong hai năm gần đây- Triển vọng trong tương lai+ Quan hệ hợp tác với các đơn vị của Việt Nam –

Lào - Campuchia (nếu có)2. Các giấy chứng nhận: giải thưởng đó đạt được

(photo)3. Công văn: Tự đề nghị hoặc do tổ chức khác giới

thiệu.4. Bản đăng ký: tham dự bình chọn5. Tài liệu phục vụ truyền thông: Một số hình ảnh

hoạt động của Doanh nghiệp, 1 trang quảng cáo A4 (Để đăng trên Cẩm nang doanh nghiệp tập XII, 2014)

- Cá nhân: các doanh nhân, cá nhân hoạt động trên mọi lĩnh vực, nhà khoa học, các nghệ sỹ, vận động viên...

1. Báo cáo thành tích cá nhân có xác nhận của cơ quan hoặc các tổ chức giới thiệu. Bao gồm:

- Quá trình công tác; Những thành tích trong lĩnh vực hoạt động và những thành tích trong hoạt động xã hội, từ thiện.

2. Giấy chứng nhận giải thưởng đã đạt được (Photo)

3. Bản đăng ký tham dự bình chọn4. Tài liệu phục vụ truyền thông: - Một số hình ảnh quá trình công tác, hoạt động xã

hội trong đó có cá nhân tham dự bình chọn- 02 ảnh 4x6 + name card của cá nhân tham dự

bình chọn

Page 56: Vanhien So 3 Nam 2012

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

4

68 GIẢI THƯỞNG“THƯƠNG HIỆU NỔI

TIẾNG ASEAN””

- Các đơn vị, doanh nghiệp; bệnh viện, trường học, HTX, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

1. Báo cáo các nội dung sau:- Quá trình hình thành & phát triển- Thành tích trong 2 năm gần nhất- Tình hình về sử dụng vốn, Công nghệ, lao động- Những nỗ lực xây dựng và phát triển Thương

hiệu- Bản giới thiệu sản phẩm: Chức năng, công dụng,

tính chất...- Triển vọng trong tương lai- Quan hệ hợp tác với các đơn vị của Việt Nam –

Lào - Campuchia (nếu có)2. Các giấy chứng nhận: giải thưởng đã đạt được

(photo)3. Công văn: Tự đề nghị hoặc do tổ chức khác giới

thiệu.4. Một số hình ảnh: về hoạt động của Doanh

nghiệp, 1 trang quảng cáo A4 (Để đăng trên Cẩm nang doanh nghiệp tập XII, 2014)

5. Bản đăng ký tham dự bình chọn6. Logo của đơn vị: In 01 trang A4 màu hoặc gửi

đĩa CD

Sản phẩm

Báo cáo: - Giới thiệu sản phẩm: Chức năng, công dụng, tính chất...- Gửi kèm các hình ảnh và các giấy chứng nhận giải thưởng (Photo)

68 GIẢI THƯỞNG “NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI”

- Các cá nhân gồm: Các nhà quản lý, TGĐ, CTHĐQT, Giám đốc, Các thành viên HĐQT, Thành viên Ban Giám đốc, Giám đốc điều hành, Hiệu trưởng, Chủ nhiệm HTX …

1. Báo cáo thành tích cá nhân có xác nhận của cơ quan hoặc các tổ chức giới thiệu khác. Bao gồm: - Quá trình công tác và những nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành, những sáng kiến, giải pháp có giá trị, sản phẩm, công trình khoa học có giá trị được ứng dụng trong sản xuất, công tác đem lại hiệu quả cao cho đơn vị và cho xã hội.- Công tác xã hội từ thiện và các hoạt động vì cộng đồng2. Giấy chứng nhận giải thưởng đã đạt được (Photo)3. Bản đăng ký tham dự bình chọn4. Tài liệu phục vụ truyền thông: - Một số hình ảnh quá trình công tác, hoạt động xã hội trong đó có cá nhân tham dự bình chọn- 02 ảnh 4x6 + name card của cá nhân tham dự bình chọn

Page 57: Vanhien So 3 Nam 2012

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

4

68 GIẢI THƯỞNG“THƯƠNG HIỆU NỔI

TIẾNG ASEAN””

- Các đơn vị, doanh nghiệp; bệnh viện, trường học, HTX, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

1. Báo cáo các nội dung sau:- Quá trình hình thành & phát triển- Thành tích trong 2 năm gần nhất- Tình hình về sử dụng vốn, Công nghệ, lao động- Những nỗ lực xây dựng và phát triển Thương

hiệu- Bản giới thiệu sản phẩm: Chức năng, công dụng,

tính chất...- Triển vọng trong tương lai- Quan hệ hợp tác với các đơn vị của Việt Nam –

Lào - Campuchia (nếu có)2. Các giấy chứng nhận: giải thưởng đã đạt được

(photo)3. Công văn: Tự đề nghị hoặc do tổ chức khác giới

thiệu.4. Một số hình ảnh: về hoạt động của Doanh

nghiệp, 1 trang quảng cáo A4 (Để đăng trên Cẩm nang doanh nghiệp tập XII, 2014)

5. Bản đăng ký tham dự bình chọn6. Logo của đơn vị: In 01 trang A4 màu hoặc gửi

đĩa CD

Sản phẩm

Báo cáo: - Giới thiệu sản phẩm: Chức năng, công dụng, tính chất...- Gửi kèm các hình ảnh và các giấy chứng nhận giải thưởng (Photo)

68 GIẢI THƯỞNG “NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI”

- Các cá nhân gồm: Các nhà quản lý, TGĐ, CTHĐQT, Giám đốc, Các thành viên HĐQT, Thành viên Ban Giám đốc, Giám đốc điều hành, Hiệu trưởng, Chủ nhiệm HTX …

1. Báo cáo thành tích cá nhân có xác nhận của cơ quan hoặc các tổ chức giới thiệu khác. Bao gồm: - Quá trình công tác và những nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành, những sáng kiến, giải pháp có giá trị, sản phẩm, công trình khoa học có giá trị được ứng dụng trong sản xuất, công tác đem lại hiệu quả cao cho đơn vị và cho xã hội.- Công tác xã hội từ thiện và các hoạt động vì cộng đồng2. Giấy chứng nhận giải thưởng đã đạt được (Photo)3. Bản đăng ký tham dự bình chọn4. Tài liệu phục vụ truyền thông: - Một số hình ảnh quá trình công tác, hoạt động xã hội trong đó có cá nhân tham dự bình chọn- 02 ảnh 4x6 + name card của cá nhân tham dự bình chọn

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

5

E. BAN TỔ CHỨC & BAN GIÁM KHẢO BÌNH CHỌN

Đồng Trưởng Ban:

- Ông Nam Vị Nhạ Kệt – Bộ trưởng Bộ Công thương Lào

- Ông Bo Seng Kham Vongdara – Bộ trưởng Bộ Thông tin – Văn hóa và Du lịch Lào

- Gs. Vs Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

- Ông Vũ Mão – Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

- GS. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam

- Ông Nguyễn Văn Biên - Phó Chủ tịch thường trực Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam

- Gs. Ts Phạm Đức Dương – Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á

- Ông Lê Khắc Triết – Chủ tịch Hiệp hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam

Phó Trưởng Ban:

- TS. Phạm Việt Long - Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Điện tử Việt Nam

- Nhà báo Trần Đức Trung - Phó Tổng Biên tập thường trực Tạp chí Văn hiến Việt Nam

Các Thành viên Ban Giám khảo:

- Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống – Nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân

- Ông Trần Đức Chính – Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhà báo và Công luận

- TS. Phạm Tất Thắng – Phó TBT Tạp chí Cộng sản

- TS. Bùi Đặng Dũng – Ủy ban tài chính, Ngân sách Quốc hội

- TS. Hoàng Hải – Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận Việt Nam

- TS. Nguyễn Minh San – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam

- TS. Hoàng Xuân Hòa – Phó Vụ trưởng Văn phòng Trung ương Đảng

- NSƯT, Nhạc sỹ Nguyễn Thế Phiệt - CVP Trung tâm NC Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

- Ông Nguyễn Thanh Phong – Chánh Thanh tra Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội

- Nhà báo, NSƯT Phạm Đông – Chủ nhiệm chương trình Đài truyền hình KTS Việt Nam

Ban Tổ chức sẽ mời một số thành phần tham gia Ban giám khảo gồm:

Đại diện Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Đại diện

Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam, Lào, Campuchia; Đại diện Đại sứ quán Lào, Campuchia; Đại diện nhiều

cơ quan thông tấn báo chí, nhiều nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước…

E. BAN THƯ KÝ

Trưởng ban (Tổng Thư ký):

- Nhà báo Trần Đức Trung – Phó Tổng Biên tập thường trực Tạp chí Văn hiến Việt Nam

Phó Trưởng ban:

- Ông Trần Đức Thành - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại XNK Phết Mung Khun - Lào

- Ông Đặng Bảo Quốc – Đại diện Công ty Cổ phần Văn hóa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

Page 58: Vanhien So 3 Nam 2012

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

6

- Bà Trần Ánh Tuyết – Giám đốc đối ngoại Công ty Cổ phần Văn hóa Thông tin

Các ủy viên: Trần Minh, Chung Thủy, Trần Thủy, Quang Anh, Hồng Trang, Giáng Son, Thu Huệ, Thu

Hường, Phạm Huyền, Nguyễn Ánh, Thùy Linh, Quang Thắng, Thu Trà, Thu Hiền, Lê Hằng, Thu Hồng, Bùi

Phương, Bùi Dán, Hồng Định, Thanh Nga, Lê Trang, Hồng Giang, Hồng Thúy, Hồng Thắm, Ngọc Minh, Ngọc

Hoa, Thanh Mai, Thu Hoài, Duy Thưởng, Trường Nam, Tăng Kiên, Quang Trung …

Chức năng Ban Thư ký (BTK): ): Liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn và mời

tài trợ, quảng cáo trong chương trình.

G. QUY CHẾ CHẤM GIẢI:

1. Ban giám khảo sơ bộ kiểm phiếu bình chọn theo sự giới thiệu của UBND các Tỉnh, Thành phố, Các Bộ,

Sở, Ban, các Tập đoàn, Tổng Công ty, các Hiệp hội, các Viện, Trường học, các Doanh nghiệp.....

2. Ban tổ chức sẽ kết hợp các cấp có thẩm quyền, các nhà khoa học, các nhà báo và các chuyên gia có

uy tín để tuyển chọn và thẩm định, tổng hợp, phân tích một cách công bằng nhất.

3. Kết quả bình chọn do Ban tổ chức công bố là kết quả cuối cùng để được nhận Giải thưởng “Vì sự

phát triển cộng đồng Asean”; Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” và Giải thưởng “Nhà quản lý xuất

sắc thời kỳ đổi mới” Việt Nam - Lào - Campuchia, năm 2013.

Lưu ý:

- Các đơn vị và cá nhân thấy đủ điều kiện có thể trực tiếp gửi hồ sơ tới Ban tổ chức.

- Ưu tiên các đơn vị, cá nhân gửi hồ sơ sớm.

- Gửi Hồ sơ theo đường bưu điện hoặc qua Email: [email protected]

H. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

- Tháng 2/2013: Thông báo Điều lệ bình chọn. Đồng thời, Điều lệ này được triển khai và gửi đến UBND

các Tỉnh, Thành phố, các Bộ, Ban, Ngành, các Sở, Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Hiệp hội, các Doanh nghiệp và

các cơ quan liên quan tại Việt Nam – Lào – Campuchia.

- Ngày 15/05/2013: Kết thúc nhận giới thiệu của các tổ chức (theo dấu bưu điện).

- Ngày 16/06/ 2013: Kết thúc nhận hồ sơ tham gia bình chọn.

- Ngày 21/06/2013: Hoàn chỉnh thủ tục và Chấm Sơ khảo.

- Ngày 28/06/2013: Hội đồng Chung khảo bình chọn .

- Cuối tháng 07/2013: Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane – Lào.

Lễ trao giải thưởng sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Quốc gia Nước CHDCND Lào và

được phát lại trên , hoặc hoặc

Page 59: Vanhien So 3 Nam 2012

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

6

- Bà Trần Ánh Tuyết – Giám đốc đối ngoại Công ty Cổ phần Văn hóa Thông tin

Các ủy viên: Trần Minh, Chung Thủy, Trần Thủy, Quang Anh, Hồng Trang, Giáng Son, Thu Huệ, Thu

Hường, Phạm Huyền, Nguyễn Ánh, Thùy Linh, Quang Thắng, Thu Trà, Thu Hiền, Lê Hằng, Thu Hồng, Bùi

Phương, Bùi Dán, Hồng Định, Thanh Nga, Lê Trang, Hồng Giang, Hồng Thúy, Hồng Thắm, Ngọc Minh, Ngọc

Hoa, Thanh Mai, Thu Hoài, Duy Thưởng, Trường Nam, Tăng Kiên, Quang Trung …

Chức năng Ban Thư ký (BTK): ): Liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn và mời

tài trợ, quảng cáo trong chương trình.

G. QUY CHẾ CHẤM GIẢI:

1. Ban giám khảo sơ bộ kiểm phiếu bình chọn theo sự giới thiệu của UBND các Tỉnh, Thành phố, Các Bộ,

Sở, Ban, các Tập đoàn, Tổng Công ty, các Hiệp hội, các Viện, Trường học, các Doanh nghiệp.....

2. Ban tổ chức sẽ kết hợp các cấp có thẩm quyền, các nhà khoa học, các nhà báo và các chuyên gia có

uy tín để tuyển chọn và thẩm định, tổng hợp, phân tích một cách công bằng nhất.

3. Kết quả bình chọn do Ban tổ chức công bố là kết quả cuối cùng để được nhận Giải thưởng “Vì sự

phát triển cộng đồng Asean”; Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” và Giải thưởng “Nhà quản lý xuất

sắc thời kỳ đổi mới” Việt Nam - Lào - Campuchia, năm 2013.

Lưu ý:

- Các đơn vị và cá nhân thấy đủ điều kiện có thể trực tiếp gửi hồ sơ tới Ban tổ chức.

- Ưu tiên các đơn vị, cá nhân gửi hồ sơ sớm.

- Gửi Hồ sơ theo đường bưu điện hoặc qua Email: [email protected]

H. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

- Tháng 2/2013: Thông báo Điều lệ bình chọn. Đồng thời, Điều lệ này được triển khai và gửi đến UBND

các Tỉnh, Thành phố, các Bộ, Ban, Ngành, các Sở, Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Hiệp hội, các Doanh nghiệp và

các cơ quan liên quan tại Việt Nam – Lào – Campuchia.

- Ngày 15/05/2013: Kết thúc nhận giới thiệu của các tổ chức (theo dấu bưu điện).

- Ngày 16/06/ 2013: Kết thúc nhận hồ sơ tham gia bình chọn.

- Ngày 21/06/2013: Hoàn chỉnh thủ tục và Chấm Sơ khảo.

- Ngày 28/06/2013: Hội đồng Chung khảo bình chọn .

- Cuối tháng 07/2013: Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane – Lào.

Lễ trao giải thưởng sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Quốc gia Nước CHDCND Lào và

được phát lại trên , hoặc hoặc

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

Giải thưởng "Vì sự phát triển Cộng đồng Asean"Giải thưởng "Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Asean" , năm 2013

BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

7

I. HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIẢI THƯỞNG “VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ASEAN”; GIẢI THƯỞNG “NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI” VÀ GIẢI THƯỞNG “THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN” NĂM 2013

Các đơn vị, cá nhân đoạt cúp sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

1. Cúp vàng, Giải thưởng + Biểu trưng chứng nhận của BTC

2. Được đăng tên, logo trên: Tạp chí Văn hiến Việt Nam; Tạp chí Doanh nghiệp và thương hiệu, trên

phướn lớn dựng tại Lễ trao giải thưởng.

3. Đăng tên, logo trên Website: http://www.camnangdoanhnghiep.vn

4. Được viết bài giới thiệu về cá nhân hoặc đơn vị đăng trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam hoặc Tạp chí

Doanh nghiệp và thương hiệu.

5. Được đăng thông tin 01 trang A4, 4 màu trên “Cẩm nang Doanh nghiệp Việt Nam” tập XII, song ngữ

Việt – Anh, phát hành năm 2014.

6. Được tặng 01 đĩa DVD hình ảnh và 01 đĩa DVD ghi lại toàn bộ chương trình

7. Được mời tham gia các Hội chợ trong nước và Quốc tế.

8. Được Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane – Lào

Điều lệ này đã được Ban Tổ chức thống nhất thông qua và ủy quyền cho Công ty Văn hóa Hà

Nội và Ban thư ký liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn ký kết hợp đồng tài trợ,

quảng cáo, tuyên truyền trong chương trình.

BAN THƯ KÝVP1: Số 64 Phố Trung Hòa, (Số 6, Lô 12B cũ) Khu ĐTM Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội

VP2: Số 404 Đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà Nội * Tel: (+844).37717665 * Fax: (+844) 37718875 / 37831962

Mobile: +84989186661 (Mr. Trung) - (+856)2055225673 (Mr. Thành, Vp tại Lào)Email: [email protected]

Website: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vn; www.doanhnghiepthuonghieu.asia

Page 60: Vanhien So 3 Nam 2012