74
Vin Nghiên cu Xã hi, Kinh tế và Môi trƣờng (iSEE) BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TIẾP CN VÀ SDNG CÁC DCH VPHÁP LÝ CA PHNDÂN TC THIU SHà Ni, tháng 12 năm 2010

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng (iSEE)

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG

CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ

CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ

Hà Nội, tháng 12 năm 2010

Page 2: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

BĐG Bình đẳng giới

Bộ GD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ LĐTBXH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ VHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CLB TGPL Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

CTV Cộng tác viên

DTTS Dân tộc thiểu số

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

Hội LHPNVN Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

ILO Tổ chức Lao động quốc tế

IOM Tổ chức Di cư quốc tế

iSEE Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường

LHQ Liên Hợp Quốc

MCNV Uỷ ban y tế Hà Lan - Việt Nam

PCBLGD Phòng chống bạo lực gia đình

SDC Văn phòng hợp tác phát triển Thuỵ Sĩ

SIDA Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển

TGPL Trợ giúp pháp lý

TNXH Tệ nạn xã hội

TVPL Tư vấn pháp luật

UBND Uỷ Ban nhân dân

UNAIDS Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

UNESCO Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc

UNFPA Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNIDO Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc

UNIFEM Quỹ phát triển Liên Hợp Quốc cho phụ nữ

UNODC Văn phòng ma tuý và tội phạm Liên Hợp Quốc

WHO Tổ chức Y tế thế giới

XHDS Xã hội dân sự

Page 3: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. 1

MỤC LỤC ................................................................................................................................. 2

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... 4

GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................. 5

1. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................................. 5

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 6

3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 6

4. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................................... 100

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ

TÌNH HÌNH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ ........... 11

1. Phân bố dân cư và phân loại người DTTS ở Việt Nam ...................................................... 11

2. Nghèo đói và các nguyên nhân chính của nghèo đói trong người DTTS ........................... 11

3. Phụ nữ dân tộc miền núi và tình trạng bình đẳng giới trong các cộng đồng DTTS ........... 15

4. Quản lý xã hội và luật tục của người DTTS ....................................................................... 20

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC 23

THIỂU SỐ QUA RÀ SOÁT TÀI LIỆU

1. Các loại hình dịch vụ pháp lý hiện có ở Việt Nam ............................................................. 23

2. Sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS ....................................................................... 26

3. Sự phù hợp của các dịch vụ pháp lý và các rào cản cho tiếp cận dịch vụ pháp lý của…..

27 phụ nữ DTTS

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC…. 33

THIỂU SỐ - NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Ở BẮC CẠN VÀ AN GIANG

1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ........................................................................................ 33

2. Cung của dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý ...................................................................... 34

3. Nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới DTTS ..................................... 36

4. Mức độ tiếp cận đến dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS .................................................... 42

5. Các rào cản cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý ................................................. 46

PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƢỚC VỀ TĂNG CƢỜNG TIẾP CẬN

DỊCH VỤ PHÁP LÝ CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ............................................ 49

PHẦN 5: CÁC KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 53

Danh mục tài liệu tham khảo 56

Phụ lục 1: Bảng hỏi 58

Phụ lục 2: Tóm tắt các dịch vụ pháp lý 71

Page 4: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

3

Danh mục các bảng

Bảng 1: Những người tham gia nghiên cứu

Bảng 2: Tỉ lệ hộ nghèo theo vùng qua các thời kì 2006 – 2008

Bảng 3: Dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ theo vùng và giới tính

Bảng 4: Mức sinh và mức chết theo dân tộc

Bảng 5: Nơi sinh và người chăm sóc khi sinh theo tỉnh

Bảng 6: Một số chỉ tiêu chính có liên quan của các địa bàn nghiên cứu

Bảng 7: Số các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý

cho người dân ở hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang (số liệu năm 2009)

Bảng 8: Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12 tháng qua xếp theo mức độ

phổ biến

Bảng 9: Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12 tháng qua xếp theo mức độ bức xúc

cảm nhận của những người gặp phải vấn đề đó

Bảng 10: Tổng hợp những nhóm vấn đề bức xúc của người dân

Bảng 11: So sánh những vấn đề thường gặp giữa nhóm phụ nữ DTTS với nam giới DTTS và

phụ nữ Kinh

Bảng 12: Tỷ lệ người dân báo cáo có làm các thủ tục pháp lý cơ bản

Bảng 13: Tỷ lệ người dân đã được nghe đến những tổ chức, cơ quan có liên quan đến dịch

vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý

Bảng 14: Tỷ lệ người dân giải quyết vấn đề theo những cách cụ thể xếp theo mức độ phổ

biến của vấn đề (%)

Bảng 15: Tỷ lệ cam chịu của nam giới và nữ giới trong những vấn đề cụ thể

Bảng 16: Số người được trợ giúp pháp lý ở Bắc Kạn và An Giang năm 2009

Bảng 17: Tỷ lệ người dân đã từng được tư vấn hoặc trợ giúp pháp lý từ các cơ quan,

tổ chức

Bảng 18: Tỷ lệ người dân đưa ra những lý do khác nhau để giải thích cho việc họ chưa sử

dụng dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý

Bảng 19: Những yếu tố mà người dân coi là quan trọng trong việc sử dụng dịch vụ pháp

lý / trợ giúp pháp lý

Danh mục các hình

Hình 1: Khung phân tích

Hình 2: Tỉ lệ nghèo khác nhau giữa các nhóm dân tộc

Danh mục các khung

Khung 1: Các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình

Khung 2: Tranh chấp đất đai và cách giải quyết của ở Bắc Kạn

Khung 3: Nhận thức của nam giới và nữ giới về trợ giúp pháp lý

Page 5: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

4

LỜI CẢM ƠN

Việt Nam từ lâu đã được đánh giá cao vì những cam kết chính trị trong việc đảm bảo

bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng như giữa các dân tộc. Hiến pháp quy định công dân

nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; các

hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ đều bị nghiêm cấm. Tuy

nhiên, trên thực tế thực trạng bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới vẫn còn những khác

biệt. Nhìn chung, phụ nữ vẫn ở vị trí thiệt thòi hơn so với nam giới trong tất cả các lĩnh vực

của cuộc sống, trong đó phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) chịu thiệt thòi nhất, vừa phải gánh

chịu những bất bình đẳng giới cũng như bất bình đẳng về mặt dân tộc.

Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua

năm 2006 và 2007 là những tiền đề quan trọng, tạo ra các cơ sở pháp lý vững chắc để thực

hiện bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, ngoài khung pháp lý, để có được bình

đẳng và công bằng thực sự cho phụ nữ và nam giới thì một yếu tố quan trọng khác cũng cần

phải có, đó là người dân cần có hiểu biết về pháp luật và các trình tự thủ tục cũng như được

hướng dẫn và hỗ trợ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. Các dịch vụ

pháp lý là những kênh quan trọng, góp phần mang đến những hiểu biết, hướng dẫn và hỗ trợ

đó cho người dân. Chừng nào phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng còn chưa tiếp cận

bình đẳng tới các dịch vụ pháp lý thì khó có thể đảm bảo các quyền và trách nhiệm của họ

được tôn trọng trên thực tế. Trong bối cảnh này, đẩy mạnh tiếp cận của phụ nữ và nam giới

DTTS tới các dịch vụ pháp lý là một phương thức hiệu quả để thực thi Luật Bình đẳng giới

(BĐG) và Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), góp phần hướng tới bình đẳng giới

cho phụ nữ và nam giới DTTS.

Ý tưởng về tiến hành một nghiên cứu đánh giá tình hình tiếp cận tới dịch vụ pháp lý

của phụ nữ DTTS được đề xuất trong khuôn khổ Chương trình chung về bình đẳng giới giữa

Chính phủ Việt Nam và các tổ chức Liên hợp quốc. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi

trường xin trân trọng cảm ơn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bà Nguyễn Thị Diệu

Hồng, Phó Giám đốc Chương trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và các

tổ chức LHQ, chị Trần Thị Phương Nhung, Điều phối viên dự án Ô, chị Hà Thị Vân Khánh,

Cán bộ chương trình của UNDP và các đồng nghiệp khác đã đưa ra ý tưởng, đóng góp ý kiến

cũng như hỗ trợ cho Viện trong quá trình tiến hành nghiên cứu này.

Đoàn nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Sở Lao Động - Thương Binh và Xã Hội và

Sở Tư Pháp hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang đã điều phối, liên hệ với các cơ quan, địa phương

liên quan để đoàn nghiên cứu có thể tiến hành công việc một cách dễ dàng. Chúng tôi cảm ơn

các cơ quan ban ngành tỉnh, huyện và các xã nghiên cứu đã dành thời gian chia sẻ với chúng

tôi những nhận xét và ý kiến của mình về thực trạng địa phương trong chủ đề nghiên cứu.

Cuối cùng, chúng tôi bày tỏ sự biết ơn đối với nhân dân 4 xã Cao Kỳ, Tân Sơn huyện Chợ

Mới, tỉnh Bắc Kạn và Cô Tô, Núi Tô huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Họ đã chia sẻ với đoàn

nghiên cứu những trải nghiệm, bức xúc trong cuộc sống và nhu cầu của mình. Qua đó, chúng

tôi đã hiểu rõ hơn về vai trò cũng như thực trạng cung cấp dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý

cho từng nhóm nam giới, phụ nữ, người dân tộc, người Kinh trong xã hội.

Page 6: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

5

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Bối cảnh nghiên cứu

Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng, lối sống và văn hoá riêng.

Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85.7% của tổng dân số1. Người DTTS thường sinh

sống ở khu vực miền núi, ít tiếp cận với các thông tin, cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ y tế

và giáo dục hơn so với nhóm đa số người Kinh và người Hoa. Tỉ lệ nghèo đói trong các nhóm

DTTS cao hơn nhiều so với các nhóm dân tộc đông dân khác. Theo số liệu Điều tra mức sống

hộ gia đình năm 2008 của Tổng cục thống kê, tỉ lệ nghèo đói trong người DTTS là 49,8%

trong khi đó trong người Kinh và Hoa chỉ là 8,5%. Hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tỉ lệ

hộ nghèo cao nhất cả nước với 35,9% và 21% số hộ là hộ nghèo. Đây cũng là hai vùng có tỉ lệ

người DTTS sinh sống cao nhất. Tình trạng nghèo đói cùng với điều kiện sinh sống xa xôi và

tiếp cận hạn chế đến dịch vụ đang là các yếu tố làm cho người DTTS trở thành một trong

những nhóm dễ tổn thương và thiệt thòi nhất ở Việt Nam.

Đặc biệt, phụ nữ DTTS còn dễ tổn thương hơn so với nam giới DTTS. Phụ nữ DTTS

thường có ít cơ hội tiếp cận nguồn lực hơn, thiếu quyền sở hữu các phương tiện sản xuất, khả

năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cũng hạn chế hơn. Những chuẩn mực văn hóa trong các

nhóm DTTS cộng với việc nhiều phụ nữ DTTS không nói được tiếng Kinh đang là các rào

cản hạn chế việc tiếp cận của phụ nữ DTTS tới các dịch vụ xã hội cũng như tham gia trong

các quá trình ra các quyết định mang tính chính trị2.

Bất bình đẳng giới được coi là nguyên nhân sâu xa của nghèo đói. Thúc đẩy bình đẳng

giới trong các nhóm DTTS và trao quyền cho phụ nữ DTTS từ lâu đã được cho là căn bản để

xóa đói giảm nghèo có hiệu quả và bền vững. Do sự khác biệt trong phân công lao động theo

giới và khác biệt về văn hóa và tập quán, các nhu cầu của phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo

thường khác so với nhu cầu của nam giới, đặc biệt của phụ nữ DTTS sẽ khác so với phụ nữ

Kinh. Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ DTTS trong thiết kế, thực hiện và

giám sát các nỗ lực xóa đói giảm nghèo là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo các nỗ lực này

đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Phụ nữ DTTS khi tiếp cận tốt hơn tới các nguồn lực xóa đói

giảm nghèo, cũng như các dịch vụ giáo dục và y tế sẽ có khả năng tạo thu nhập tốt hơn cũng

như có sức khỏe tốt hơn, dẫn tới nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, giảm nghèo đói. Song

song với tăng cường tiếp cận tới các dịch vụ xã hội khác cho phụ nữ DTTS, việc cải thiện tiếp

cận của họ tới các dịch vụ pháp lý là một phần quan trọng để người dân có kiến thức, hiểu biết

và tuân thủ theo pháp luật, ý thức được quyền và trách nhiệm của mình và đặc biệt giúp họ

tiếp cận công bằng tới các nguồn lực và nguồn vốn có thể giúp họ xóa đói giảm nghèo. Hai

chương trình quan trọng của quốc gia về xóa đói giảm nghèo là Chương trình Phát triển kinh

tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010

(Chương trình 135 giai đoạn II) và Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối

với 61 huyện nghèo (Chương trình 30a) đều bao gồm các nội dung về trợ giúp pháp lý.

Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật BĐG và ngày 21

tháng 11 năm 2007, Quốc hội cũng đã thông qua Luật PCBLGĐ. Hai luật này tạo một cơ sở

pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực của

cuộc sống. Việc thực hiện tốt hai luật này trong các cộng đồng DTTS ở Việt Nam sẽ góp phần

quan trọng vào việc đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong các cộng đồng này.

1 Báo cáo kết quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009

2 Phân tích xã hội quốc gia – Dân tộc và phát triển ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới, 2009

Page 7: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

6

Chương trình chung giữa Liên hợp quốc (LHQ) và Chính phủ Việt Nam về bình đẳng

giới được phối hợp thực hiện giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức LHQ3 kéo dài trong

giai đoạn 2009 – 2011. Chương trình bao gồm các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật mang tính chiến

lược, đa ngành và có điều phối để xây dựng năng lực của những cơ quan có trách nhiệm ở cấp

quốc gia và cấp tỉnh, giúp họ thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo tốt hơn việc thực thi hai

Luật này. Chương trình có 3 kết quả mong đợi chính như sau:

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng, và thực hành trong việc thực hiện, giám sát, đánh giá và báo

cáo về Luật BĐG và Luật PCBLGĐ.

- Tăng cường các quan hệ đối tác và sự phối hợp liên quan tới bình đẳng giới trong và ngoài

chính phủ.

- Củng cố được các dữ liệu dựa trên bằng chứng và các hệ thống dữ liệu nhằm đẩy mạnh

bình đẳng giới.

Trong kết quả mong đợi thứ 3, một loạt các hoạt động được tiến hành nhằm thu thập

thông tin và dữ liệu sẽ được sử dụng để vận động và thúc đẩy các chính sách bình đẳng giới

cho các nhóm thiệt thòi và yếu thế trong xã hội. Nghiên cứu về tình hình tiếp cận và sử dụng

các dịch vụ pháp lý hiện hành của phụ nữ DTTS là một hoạt động trong số đó. Viện Nghiên

cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

a. Xem xét đánh giá mức độ tiếp cận với các dịch vụ pháp lý trong 8 lĩnh vực của Luật BĐG

của phụ nữ và nam giới DTTS;

b. Xem xét và đánh giá tình hình bình đẳng giới trong các nhóm DTTS dựa trên 8 lĩnh vực

của Luật BĐG: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,

thông tin và thể thao, sức khoẻ cộng đồng và gia đình;

c. Xác định được những thiếu hụt về số liệu trong việc đánh giá tiến độ thực hiện Luật BĐG

và Luật PCBLGĐ trong các nhóm DTTS;

d. Xem xét những kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy tiếp cận dịch vụ pháp lý trong các nhóm

DTTS và bản địa;

e. Đưa ra đề xuất tăng cường tiếp cận dịch vụ pháp lý trong các nhóm DTTS.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.Khung phân tích tiếp cận tới dịch vụ pháp lý

Khái niệm dịch vụ pháp lý

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn cho khái niệm dịch vụ pháp lý. Từ điển

Bách khoa toàn thư Việt Nam có nêu lên định nghĩa dịch vụ như sau:

Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh

doanh và sinh hoạt. Tuỳ theo trường hợp, dịch vụ bao gồm: một công việc ít nhiều

chuyên môn hoá, việc sử dụng hẳn hay tạm thời một tài sản, việc sử dụng phối hợp

một tài sản lâu bền và sản phẩm của một công việc, cho vay vốn4.

Theo Từ điển Tiếng Việt, dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu

nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công5.

3 Các tổ chức LHQ tham gia chương trình chung này bao gồm FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNDP, UNESCO,

UNFPA, UNICEF, UNIDO, UNIFEM, UNODC và WHO 4 Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, tải về từ địa chỉ

http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1F73aWQ9MzQ3OTcmZ3JvdXBpZD0ma2luZD

1leGFjdCZrZXl3b3JkPUQlZTElYmIlOGFDSCtWJWUxJWJiJWE0&page=1 ngày 5/8/2010 5 Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2010

Page 8: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

7

Dựa trên những định nghĩa trên, có thể hiểu là dịch vụ pháp lý là các công việc do

những người có chuyên môn thực hiện trong những bối cảnh có tổ chức và nhằm thỏa mãn

nhu cầu của con người về công lý, cụ thể là được thông tin, hành xử và được đối xử theo lẽ

phải và luật pháp. Dịch vụ pháp lý thường được cung cấp bởi luật sư, thông qua các hình thức

dịch vụ như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các

dịch vụ pháp lý khác theo như quy định của Luật Luật sư. Tuy nhiên, hành lang pháp lý hiện

nay đã mở rộng hơn và cho phép một số chủ thể khác ngoài luật sư được cung cấp các dịch vụ

pháp lý. Báo cáo này cũng sẽ đánh giá cả các dịch vụ do các chủ thể này cung cấp.

Khung phân tích tiếp cận đến dịch vụ pháp lý

Bertrand và cộng sự định nghĩa tiếp cận là mức độ những gói dịch vụ hợp lý đến được

và được sử dụng bởi các cá nhân ở một địa điểm nhất định nào đó. Tiếp cận có nhiều phương

diện khác nhau bao gồm phương diện vật chất, hành chính, kinh tế, nhận thức và tâm lý6.

Trong cung cấp dịch vụ, khi một bên có phát sinh nhu cầu và một bên có khả năng

cung cấp sẽ có tương tác giữa 2 bên – đó là khi bên có nhu cầu đã tiếp cận được dịch vụ và

nhu cầu được đáp ứng. Tuy nhiên, vẫn có giả định rằng có những trường hợp có cung và có

cầu nhưng vẫn chưa dẫn tới việc sử dụng dịch vụ. Điều này có thể do cung chưa thực sự phù

hợp với cầu hoặc có những rào cản hạn chế việc sử dụng các dịch vụ này của phụ nữ hoặc

nam giới DTTS ngay cả khi họ có nhu cầu có thể là chi phí (giá dịch vụ, chi phí đi lại, các chi

phí khác liên quan, chi phí cơ hội cho thời gian bỏ ra), bất đồng ngôn ngữ, những chuẩn mực

xã hội và định kiến giới...

Nghiên cứu về sự tiếp cận đến dịch vụ pháp lý là việc xem xét cả hai phía cung và cầu

của mối tương tác để đánh giá xem cung phù hợp với cầu ở mức độ nào (hình 1). Cả bên cung

và bên cầu đều sống trong một môi trường bị chi phối bởi các hành lang pháp lý liên quan tới

dịch vụ pháp lý, bởi văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý… Chính vì vậy, nghiên

cứu sẽ xem xét bên cung và bên cầu trong mối quan hệ với môi trường chung này, để tìm hiểu

xem ảnh hưởng của môi trường này lên cung và cầu dịch vụ pháp lý như thế nào.

Tiếp cận đến dịch vụ pháp lý là một điều kiện để đảm bảo công lý và bình đẳng giới.

Khi người phụ nữ tiếp cận được dịch vụ pháp lý, họ sẽ hiểu rõ hơn về các quyền và nghĩa vụ

hợp pháp của bản thân, được tư vấn, hướng dẫn hay hỗ trợ để yêu cầu các quyền hay thực thi

trách nhiệm. Nói cách khác, kết quả của việc tiếp cận đến dịch vụ pháp lý là việc bình đẳng

giới được bảo đảm. Nghiên cứu chính vì vậy cũng sẽ tìm hiểu tác động và ảnh hưởng của việc

tiếp cận dịch vụ pháp lý lên tình trạng bình đẳng giới

Cụ thể, nghiên cứu sẽ trả lời cho các câu hỏi chính sau:

o Nguồn cung của dịch vụ pháp lý: tính sẵn có của dịch vụ pháp lý hiện nay như thế

nào? Nguồn cung này phù hợp thế nào so với nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của

phụ nữ và nam giới DTTS?

o Tình hình sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới DTTS như thế nào?

Mức độ tiếp cận các dịch vụ pháp lý hiện nay của phụ nữ DTTS đã đáp ứng đến

đâu so với nhu cầu về dịch vụ pháp lý của họ? Các nhu cầu chưa được đáp ứng là

gì? Mức độ tiếp cận này khác thế nào so với mức độ tiếp cận dịch vụ pháp lý của

nam giới DTTS và các nhóm xã hội khác? Tại sao lại có sự khác biệt này?

o Các yếu tố cản trở tiếp cận dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS là gì? Các chiến lược

chính để nâng cao tiếp cận dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới DTTS là gì?

6 Bertrand, J., K. Hardee, R Magnani, and M. Angle. 1995. “Tiếp cận, Chất lượng và các Rào cản về y tế với

các chương trình Kế hoạch hóa gia đình.” Tạp chí International Family Planning Perspective 21(2)

Page 9: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

8

o Việc tiếp cận tới dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS đã ảnh hưởng như thế nào tới

tình trạng của phụ nữ và thực trạng bình đẳng giới?

Hình 1: Khung phân tích

3.2.Phương pháp nghiên cứu

Hai phương pháp chính được sử dụng cho nghiên cứu:

a. Rà soát tài liệu

Một nghiên cứu rà soát tài liệu được tiến hành khi bắt đầu nghiên cứu nhằm đánh giá

tình hình chung về giới trong các vùng DTTS; tình hình cung cấp các dịch vụ pháp lý, đặc

biệt ở các vùng có đông người DTTS và dịch vụ cho người DTTS; và nhu cầu dịch vụ pháp lý

của người DTTS. Dựa trên kết quả rà soát tài liệu, những thông tin thiếu hụt cần phải tìm

thêm trên thực địa được xác định.

Những tài liệu được nghiên cứu bao gồm các tài liệu của chính phủ, các ấn phẩm và

tài liệu của các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự đã được tham khảo để viết báo

cáo nghiên cứu tài liệu này. Các tài liệu sau đã được sử dụng cho nghiên cứu:

Các văn bản pháp luật, chính sách, quyết định mang tính pháp lý có liên quan;

Các báo cáo về người DTTS, giới và đánh giá các chương trình trợ giúp pháp lý;

Các bài viết, tham luận và trình bày về các nội dung bình đẳng giới, người DTTS và dịch

vụ pháp lý;

Các số liệu thống kê từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006 và 2008 và số

liệu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009.

b. Nghiên cứu thực địa

Dựa trên những kết quả rà soát tài liệu, nghiên cứu thực địa đã được tiến hành. Nghiên

cứu thực địa nhằm khẳng định lại các phát hiện từ rà soát tài liệu và tìm kiếm thêm những

thông tin còn thiếu hụt. Cụ thể, nghiên cứu thực địa tập trung vào các sau đây:

- Tìm hiểu nhu cầu dịch vụ pháp của phụ nữ và nam giới DTTS ở vùng nghiên cứu;

- Tìm hiểu việc sử dụng các dịch vụ pháp lý hiện tại của phụ nữ và nam giới DTTS ở vùng

nghiên cứu;

- Đánh giá tác động của việc tiếp cận dịch vụ lên bình đẳng giới (nếu có) tại các vùng

nghiên cứu.

Hai tỉnh Bắc Cạn và An Giang đã được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu thực địa. Hai

tỉnh này có những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tương đối khác biệt. Bắc Cạn là một

Page 10: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

9

tỉnh miền núi phía bắc với các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh và một số các dân tộc ít

người khác. An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, có đường biên giới dài

với Cam-pu-chia. Ngoài nhóm người Kinh là nhóm đa số thì ở An Giang có hai nhóm dân tộc

thiểu số chính là Khơ Me và người Chăm. Ở mỗi tỉnh, nhóm nghiên cứu chọn một huyện và ở

mỗi huyện chọn hai xã để nghiên cứu sâu. Do người DTTS sinh sống ở các vùng đặc biệt khó

khăn là đối tượng được hưởng trợ giúp miễn phí, nhóm nghiên cứu lựa chọn ở mỗi huyện một

xã thuộc Chương trình 135 và một xã không thuộc Chương trình 135 để có thể so sánh sự

khác nhau giữa hai nhóm xã này. Từ việc rà soát tài liệu cho thấy, việc sử dụng các dịch vụ

pháp lý của người dân nói chung và người DTTS nói riêng vẫn còn hạn chế, nhóm nghiên cứu

chú trọng chọn trong hai tỉnh những huyện đã có các can thiệp cung cấp dịch vụ pháp lý để

tăng khả năng nghiên cứu được những người đã sử dụng dịch vụ. Huyện Chợ Mới tại Bắc Cạn

hiện đang có dự án LARC II do tổ chức CARE hỗ trợ. Dự án thành lập và duy trì hoạt động

của các câu lạc bộ Pháp luật và đời sống dành cho chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo.

Huyện Tri Tôn ở An Giang là một trong hai huyện của tỉnh có trung tâm trợ giúp pháp lý

đang hoạt động.

Tại các điểm thực địa, nhóm nghiên cứu đã áp dụng cả phương pháp định lượng và

định tính trong việc thu thập và xử lý thông tin. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn thông qua

bảng hỏi với 500 người dân, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong những xã/thôn

nghiên cứu. Những người tham gia phỏng vấn bao gồm phụ nữ và nam giới DTTS và phụ nữ

Kinh. Để kiểm chứng thông tin và thu thập thêm các thông tin định tính, nhóm nghiên cứu đã

thực hiện khoảng 40 cuộc phỏng vấn sâu với phụ nữ và nam giới DTTS và phụ nữ Kinh, các

cán bộ các Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở Tư Pháp, Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý

và chi nhánh trung tâm, cán bộ Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh và huyện, Phòng Tư Pháp huyện,

cộng tác viên trợ giúp pháp lý, lãnh đạo xã, cán bộ tư pháp xã, trưởng thôn và một số người

có uy tín trong địa phương. Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành 21 cuộc thảo luận nhóm với

tổng số là 100 người thuộc các nhóm cộng đồng khác nhau, bao gồm phụ nữ DTTS, nam giới

DTTS, phụ nữ Kinh và tổ hoà giải cấp thôn. Thông tin chi tiết về những người tham gia

nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1: Những người tham gia nghiên cứu

Phƣơng pháp Bắc Kạn An Giang

Người nhận dịch vụ

Bảng hỏi 253 255

Phụ nữ DTTS 149 109

Nam giới DTTS 87 93

Phụ nữ Kinh 17 53

Phỏng vấn sâu 5 10

Phụ nữ Kinh 1 1

Phụ nữ DTTS 4 4

Nam giới DTTS 0 5

Thảo luận nhóm 11 (55 người) 6 (32 người)

Phụ nữ Kinh 1 (5 người) 1 (4 người)

Phụ nữ DTTS 6 (35 người) 4 (20 người)

Nam giới DTTS 4 (20 người) 2 (8 người)

Người cung cấp dịch vụ

Phỏng vấn sâu 11 14

Sở và Phòng Lao động thương binh và xã hội 1 2

Trung tâm và chi nhánh Trợ giúp pháp lý 2 2

Sở Tư Pháp 2 2

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh 1 2

Cán bộ UBND và tư pháp xã 5 4

Page 11: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

10

Già làng và người có uy tín trong thôn, sóc 2

Thảo luận nhóm 3 (10 người) 1 (3 người)

4. Hạn chế của nghiên cứu

Một hạn chế rất lớn không chỉ cho nghiên cứu này mà còn cho các nghiên cứu khác về

người DTTS ở Việt Nam là sự hạn chế về thông tin và đặc biệt là các số liệu thống kê chính

thức về người DTTS. Các số liệu thống kê chính thức hiện tại thường không phân tách thành

các nhóm dân tộc mà chỉ tập hợp chung trong một nhóm các dân tộc khác người Kinh và

người Hoa do đó không cho phép phân tích được sự khác biệt giữa các dân tộc. Hơn nữa, các

số liệu hiện có về người DTTS cũng không được phân chia theo giới tính.

Một hạn chế nữa cho việc rà soát tài liệu là sự thiếu vắng các tài liệu, nghiên cứu về

dịch vụ pháp lý, đánh giá tiếp cận dịch vụ pháp lý ở Việt Nam nói chung và trong nhóm

DTTS nói riêng. Các nội dung về giáo dục pháp luật hay trợ giúp pháp lý cho người DTTS

thường chỉ được đề cập sơ sài trong các báo cáo chung về xóa đói giảm nghèo cho người

DTTS. Đối với các báo cáo về dịch vụ pháp lý hay trợ giúp pháp lý thì nội dung tiếp cận và sử

dụng dịch vụ pháp lý của người DTTS cũng không được đề cập thỏa đáng. Hơn nữa, các tài

liệu hiện có vẫn chưa nhìn đến khía cạnh kết quả của việc tiếp cận dịch vụ pháp lý nhằm đạt

được công bằng xã hội, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người DTTS và bình đẳng giới.

Đối với nghiên cứu thực địa, do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên không thể tiến

hành nghiên cứu ở nhiều khu vực khác nhau, với nhiều nhóm dân tộc khác nhau và với số

mẫu lớn hơn. Phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến hai vấn đề lớn còn bỏ ngỏ, nhưng lại rất

đặc thù là bình đẳng giới trong người DTTS và tiếp cận dịch vụ pháp lý nhưng nghiên cứu

thực địa lại chỉ được thực hiện ở hai địa phương có tính đặc thù cao như huyện Chợ Mới (Bắc

Cạn) và nhóm dân tộc Khơ Me ở An Giang do đó chưa thể đảm bảo tính đại diện cho cộng

đồng DTTS đa dạng ở Việt Nam. Việc đánh giá về tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý của

phụ nữ DTTS chính vì thế phải dựa chủ yếu vào các nguồn thông tin thứ cấp, mà các nguồn

này cũng bị hạn chế bởi sự lựa chọn có sẵn về các nhóm dân tộc và các vùng địa lý, trong khi

đó, thực trạng bình đẳng giới và tiếp cận dịch vụ pháp lý sẽ khác nhau giữa các dân tộc và các

vùng. Trong tương lai, sẽ cần có nhiều nghiên cứu tiếp tục đánh giá việc tiếp cận dịch vụ pháp

lý của phụ nữ và nam giới DTTS ở các vùng miền và các nhóm DTTS khác nhau.

Do hạn chế về nguồn lực, nhóm nghiên cứu chỉ có thể phỏng vấn 500 người bằng

bảng hỏi. Con số này không đủ lớn để có đủ số người đã sử dụng dịch vụ cần thiết đảm bảo sự

tin cậy về thống kê để đánh giá mức độ hài lòng với dịch vụ hoặc tác động của tiếp cận dịch

vụ lên cuộc sống của người dân. Do vậy, chúng tôi không có đủ bằng chứng thực tế để viết về

hệ quả của việc tiếp cận hoặc không được tiếp cận đến dịch vụ pháp lý lên bình đẳng giới.

Rào cản về ngôn ngữ khiến cho nhóm nghiên cứu trong nhiều trường hợp đã không

thể thảo luận trực tiếp với người dân. Ở An Giang, phần lớn các phỏng vấn bảng hỏi, phỏng

vấn sâu và thảo luận nhóm đều phải thực hiện thông qua phiên dịch. Những kiến thức và ngôn

ngữ phức tạp liên quan đến dịch vụ pháp lý đòi hỏi người phiên dịch cũng phải có hiểu biết

khá đầy đủ về lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều này khó có thể đáp ứng được trong điều kiện ở

thực địa. Quá trình làm việc tại thực địa, đoàn nghiên cứu cũng quan sát thấy những khó khăn

khi chuyển ngữ. Điều này chắc chắn đã ảnh hưởng lên cả số lượng lẫn chất lượng thông tin

thu thập được.

Page 12: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

11

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ

TÌNH HÌNH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Phân bố dân cƣ và phân loại ngƣời DTTS ở Việt Nam

Việt Nam là một đất nước đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Dân tộc Việt

(Kinh) chiếm 87% dân số cả nước. Các nhóm DTTS hiện chiếm khoảng 13% tổng dân số cả

nước, tương đương hơn 10 triệu người thuộc về 53 dân tộc sống tập trung chủ yếu trên các

vùng đồi núi, cao nguyên, chiếm 2/3 diện tích tự nhiện cả nước và trải dài từ Bắc vào Nam.

Các nhóm DTTS rất khác nhau về số dân. Có những nhóm có đông dân cư như Tày, Thái,

Mường, Hoa, Khơ-me, Nùng với dân số của mỗi dân tộc lên đến trên một triệu người, nhưng

cũng có những nhóm người DTTS như Brâu, Romam, O-du…với số dân chỉ hơn 300 người

trên một nhóm. Mỗi nhóm dân tộc đều có nền văn hoá riêng biệt, giàu có và độc đáo. Tín

ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng có điểm khác biệt. Sự khác biệt về văn hóa giữa các

dân tộc cũng tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập trong nền kinh tế

thị trường.

Về phân bố dân cư, người DTTS ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở hai vùng miền núi

phía Bắc và vùng Tây Nguyên, với khoảng 75% tổng số người DTTS sống ở 2 khu vực này.

Hai nhóm DTTS là người Chăm và người Khơ Me sống biệt lập ở vùng Đồng bằng sông Cửu

Long. Do nhiều lý do, hiện nay, các nhóm người DTTS ở Việt Nam thường sống xen kẽ giữa

các dân tộc trên một địa bàn. Có đến hơn một nửa số huyện ở miền núi phía Bắc có mười

hoặc nhiều hơn nhóm dân tộc đang sinh sống hoặc là cạnh nhau hoặc đan xen nhau trong một

thôn bản. Ngay cả một dân tộc cũng không sinh sống cùng nhau ở một vùng mà rải rác ở các

khu vực khác nhau. Đặc điểm này có đã lâu đời ở các vùng người DTTS ở phía Bắc và đang

dần xuất hiện ở các khu vực khác như Tây Nguyên7. Sự phân bố rải rác của một nhóm DTTS

trên nhiều địa phương hay đan xen các nhóm DTTS trong cùng một địa bàn cùng với sự đa

dạng về văn hóa, ngôn ngữ và mức độ phát triển giữa các nhóm DTTS ở Việt Nam đang đặt

ra thách thức cho các chính sách ở các địa phương có đông người dân tộc và các chính sách

đối với người DTTS. Các chính sách không những phải quan tâm đến vấn đề người DTTS mà

còn phải quan tâm đến sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc thì mới tránh không tạo ra những

bất bình đẳng vốn đã có.

2. Nghèo đói và các nguyên nhân chính của nghèo đói trong ngƣời DTTS

Mặc dù Việt Nam đang đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo

nhưng các kết quả giảm nghèo cũng như tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng

địa lý và các nhóm người. Nghèo đói hiện vẫn đang tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn

so với đô thị (tỉ lệ 6,7% ở thành thị so với 16,1% ở nông thôn), trong các nhóm DTTS so với

nhóm người Kinh và người Hoa. Năm 2008 tỷ lệ nghèo ở các hộ gia đình người Kinh và

người Hoa chỉ là 8,5%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm dân tộc khác bình quân là 49,8%8.

Những vùng có đông người DTTS như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên hay Bắc Trung Bộ có tỉ lệ

nghèo cao hơn các vùng khác trong cả nước.

Vùng Tỷ lệ hộ nghèo 2006 (%) Tỷ lệ hộ nghèo 2008 (%)

Đồng bằng sông Hồng 10.1 8.7

Đông Bắc 22.2 20.1

Tây Bắc 39.4 35.9

Bắc Trung Bộ 26.6 23.1

Duyên hải Nam Trung Bộ 17.2 14.7

7 Phân tích xã hội quốc gia – Dân tộc và phát triển ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới, 2009

8 Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008, Tổng cục thống kê

Page 13: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

12

Tây Nguyên 24.0 21.0

Đông Nam Bộ 4.6 3.7

Đồng bằng sông Cửu Long 13.0 11.4

Bảng 2: Tỉ lệ hộ nghèo theo vùng qua các thời kì 2006 – 2008 (Tổng cục Thống kê, dựa trên

kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2006 và 2008)

Số liệu thống kê về nghèo đói hiện nay thường gộp chung tất cả các nhóm người

DTTS để so sánh và đối chiếu với một nhóm xã hội khác là người Kinh và người Hoa. Trên

thực tế, các nhóm DTTS không đồng nhất cả về văn hóa, mức độ phát triển và nghèo đói.

Ngay cả khi các nhóm người DTTS sống trong cùng một địa bàn thì ảnh hưởng của nghèo đói

lên các nhóm cũng khác nhau. Tại Hà Giang, tỉ lệ nghèo đói trong nhóm người H’mông là

42% thì ở người Tày chỉ là 19%. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2006 cho thấy nghèo

đói tập trung nhiều hơn trong các nhóm DTTS ở Tây Nguyên và một số nhóm ở miền Bắc,

trong khi đó các nhóm khác như Tày và Mường có mức sống gần như tương đương với người

Kinh9. Hình 2 cho thấy có sự khác biệt lớn về tỉ lệ nghèo trong các nhóm DTTS khác nhau

qua các thời kì. Cách tính toán nghèo đói không phân tách theo dân tộc đang phổ biến hiên

nay không thể hiện được mức độ khác biệt giữa các dân tộc.

Hình 2: Tỉ lệ nghèo khác nhau giữa các nhóm dân tộc

10

Về khía cạnh giới, cách thức tính toán nghèo đói theo hộ không cho phép nhìn nhận

khía cạnh giới của nghèo đói. Cho dù sống cùng một hộ gia đình nhưng sự khác biệt về giới

tính và tuổi tác của từng thành viên đang ảnh hưởng đến Tài sản; Khả năng và Tiếng nói của

mỗi thành viên. Ba yếu tố này được Báo cáo Phân tích xã hội quốc gia Dân tộc và Phát triển ở

Việt Nam năm 2009 cho rằng ảnh hưởng rất nhiều lên kết quả giảm nghèo. Phụ nữ và nam

giới DTTS với phân công lao động khác nhau theo giới, với những bất bình đẳng giới vốn có

trong gia đình, chắc chắn có tiếp cận đến tài sản, năng lực và tiếng nói khác nhau, trong đó

phụ nữ DTTS thường ở vị trí bất lợi hơn. Sự khác biệt giới này cũng làm cho việc hưởng thụ

kết quả của các chính sách giảm nghèo hiện nay của phụ nữ và nam giới DTTS không giống

9 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009

10 Hình vẽ được sử dụng từ Báo cáo phát triển Việt Nam 2008 – Bảo trợ xã hội, Ngân hàng thế giới, 2007

Page 14: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

13

nhau. Phân phối lợi ích từ các chương trình giảm nghèo tới hộ gia đình không có nghĩa là tất

cả các thành viên trong gia đình đều được hưởng lợi một cách công bằng. Chính vì vậy, đưa

vấn đề giới vào các chương trình giảm nghèo là điều hết sức cần thiết để đảm bảo xóa đói

giảm nghèo hiệu quả, công bằng và bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế các chính sách giảm

nghèo hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhiều đến vấn đề giới. Ngay cả chương trình 135 giai đoạn

II là một trong các chương trình chính về giảm nghèo cho người DTTS vẫn chưa có các

nguyên tắc lồng ghép giới trong các bước của chương trình, các mục tiêu và các chỉ số vẫn

chưa nhạy cảm giới.

Các nhóm nguyên nhân chính sau đây đã được đưa ra để lý giải về tình trạng nghèo

đói của người DTTS so với người Kinh:

Ít tiếp cận đến giáo dục và dịch vụ xã hội khác: trẻ em DTTS miền núi thường nhập học

ở các cấp học thấp, muộn hơn so với trẻ em người Kinh và người Hoa cũng như có tỉ lệ bỏ

học cao hơn. Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, tỉ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên là người

Kinh chưa bao giờ đi học là 3,2% so với các dân tộc khác là 23,3%, đặc biệt với người

Mông và người Khơ Me thì tỉ lệ này cao đến 61,4% và 23,9%11

. Ngôn ngữ là một rào cản

chính đối với người DTTS khi tham gia trong hệ thống giáo dục chủ yếu được thực hiện

bằng tiếng Việt. Trẻ em DTTS đặc biệt các dân tộc không có chữ viết chính thức gặp

nhiều khó khăn khi đi học khi phải sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ chính thức. Một

nghiên cứu của Bộ GDDT tiến hành trong năm học 2007-2008 cho thấy học sinh học lớp

1 tại 40 tỉnh không sử dụng thành thạo tiếng Việt, trong đó có khoảng 70% trẻ em DTTS

không thể hiểu và nói được tiếng Việt trước khi đi học lớp 112

. Việc thiếu vắng các trường

mầm non và và mẫu giáo để trẻ em DTTS làm quen với tiếng Việt trước khi đi học là rất

phổ biến. Hơn nữa, việc thiếu vắng các chương trình học song ngữ càng làm cho sự

chuyển tiếp từ ngôn ngữ dân tộc mình sang tiếng Kinh trong môi trường học càng khó

khăn. Giáo viên chủ yếu là người Kinh, nhiều người không nói được tiếng dân tộc và chỉ

8% tổng số giáo viên của cả nước13

là người DTTS.

Tiếp cận hạn chế của người DTTS đặc biệt phụ nữ DTTS tới giáo dục dẫn tới khả năng

nói, đọc và viết bằng tiếng Việt của họ bị hạn chế. Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 cho

thấy tỉ lệ biết chữ của phụ nữ ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên thấp nhất trong cả nước

(72,2% và 84,9%) so với các nhóm nam giới trên toàn quốc hay phụ nữ ở các vùng khác.

Trên thực tế, khả năng giao tiếp được bằng tiếng Việt của người DTTS nhất là phụ nữ

DTTS còn thấp hơn. Trong số hơn 3000 hộ tham gia điều tra nông thôn năm 2008, số hộ

dùng tiếng Việt ở những vùng núi phía bắc như Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên rất thấp,

từ 8,3% (Điện Biên) đến 38,3% (Lào Cai). Không nói được tiếng Việt cùng với các điều

kiện địa lý khó khăn đã góp phần làm hạn chế tiếp cận của người DTTS tới các dịch vụ xã

hội khác. Yếu tố ngôn ngữ, do đó, luôn phải được cân nhắc khi thiết kế hay xây dựng các

chương trình truyền thông, tư vấn hay hỗ trợ cho người DTTS. Báo cáo phân tích tình

hình giới ở Việt Nam của ADB đã xác định vấn đề tụt hậu của phụ nữ và trẻ em gái so với

nam giới DTTS và phụ nữ Kinh và Hoa trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và cơ hội

kinh tế là điểm cần chú ý đầu tiên nhằm giúp cho các nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới đi

đúng hướng và đạt hiệu quả14

.

Ít các vốn vật chất hơn so với người Kinh: các nhóm DTTS ở Việt Nam sống chủ yếu

bằng nông nghiệp và lâm nghiệp nên đất đai có ý nghĩa vô cùng to lớn. Một thực tế đối

11

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 – Tổng cục Thống kê, 2009 12

Trích dẫn trong Báo cáo “What education for the ethnic minorities of Vietnam: Pre-shooling as a partern of

social integration”, Nguyen Van Phu, Aide et Action 13

Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009 14

Báo cáo Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á, 2006

Page 15: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

14

với người DTTS là đất đai đang ngày càng thiếu. Những chính sách về đất đai đã làm phai

nhạt hình thức sở hữu cộng đồng đối với đất đai của người DTTS. Thay vào đó, đất đai

được giao cho các hộ gia đình, cá nhân hoặc các tổ chức khác. Việc giao đất này đã làm

phá vỡ mối tương tác truyền thống trong các cộng đồng người DTTS, đất đai từ được

quản lý theo cộng đồng và không được phép mua bán đã trở thành một mặt hàng được

phép mua bán. Với những khó khăn về kinh tế trong khi mua bán đất trở nên hợp pháp,

việc này dẫn tới tình trạng mua bán đất phổ biến nhất là trong các cộng đồng DTTS ở Tây

Nguyên, với khoảng 5% số người DTTS tham gia đánh giá xã hội quốc gia của Ngân hàng

thế giới năm 2009 cho biết đã từng bán đất. Chưa nói đến việc phá vỡ các quan hệ truyền

thống trong quản lý đất, các hình thức quản lý đất đai mới đã tạo ra những xung đột trong

các cộng đồng người DTTS15

. Việc thông tin, hướng dẫn cho người dân trong việc mua

bán đất đai cũng như giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai đang trở thành một

nhu cầu pháp lý lớn trong các công đồng người DTTS.

Điều kiện địa lý xa xôi, khả năng di chuyển hạn chế và khó tiếp cận thị trường: người

DTTS thường sinh sống ở những vùng có điều kiện địa lý khó khăn hơn, khả năng di

chuyển và tiếp cận dịch vụ và thị trường kém hơn. Việc mở rộng hệ thống đường xá, điện

và trường học từ những chương trình giảm nghèo đã làm gia tăng tỉ lệ các hộ gia đình

được tiếp cận hơn với các dịch vụ xã hội, nhưng vẫn còn những nơi đồng bào DTTS sinh

sống vẫn chưa có đường xá và điện đến được. Điều này có tác động đặc biệt lên phụ nữ.

Vừa không nói được tiếng Việt vừa gặp khó khăn về đi lại cộng thêm các quan niệm về

giới, nhiều phụ nữ DTTS sẽ gặp khó khăn khi phải đi khỏi làng bản của mình để đến được

với dịch vụ. Trong hoàn cảnh này, nếu muốn tăng cường tiếp cận dịch vụ xã hội cho phụ

nữ DTTS thì không những chỉ cải thiện hệ thống hạ tầng đường xá để việc đi lại dễ dàng

hơn mà cũng cần phải đưa các dịch vụ đến gần hơn tới phụ nữ DTTS.

Phương thức xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách và chương

trình giảm nghèo chưa hoàn toàn phù hợp với người DTTS: các kết quả và đóng góp

của các chương trình giảm nghèo trong việc cải thiện cuộc sống của người nghèo nói

chung và người DTTS nói riêng là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, trong cách thức

triển khai các chương trình này vẫn còn những điểm chưa hoàn toàn phù hợp với người

DTTS. Sự tham gia của người dân nói chung vẫn còn hạn chế, đặc biệt là của người DTTS

vì các lý do như thiếu thông tin, năng lực của cán bộ còn hạn chế và khả năng nói tiếng

Việt kém của người dân. Do đó dẫn đến tình trạng các hoạt động của dự án không hoàn

toàn phù hợp với mong muốn của người dân, thiếu tính giải trình trong các mục tiêu của

dự án cũng như phân bổ ngân sách16

. Mai Thanh Sơn và cộng sự trong một nghiên cứu đã

đưa ra khuyến nghị cho các chương trình/chính sách hướng tới người DTTS phải được

xây dựng trên cơ sở trân trọng sự đa dạng văn hóa của các tộc người và quan tâm tới tri

thức bản địa của người DTTS; nâng cao dân chủ cơ sở, tiếng nói và quyền của người

DTTS; và tăng cường khả năng thích ứng với quá trình hội nhập và phát triển cho các

nhóm thiểu số17

.

Mặc dù chưa được nghiên cứu nhiều, nhưng vấn đề định kiến và quan niệm rập khuôn về

người DTTS bắt đầu được nói đến như các yếu tố làm giảm đi hiệu quả của các chương

trình giảm nghèo cho người DTTS. Mặc dù pháp luật Việt Nam thừa nhận sự bình đẳng

giữa các dân tộc, tình trạng định kiến đối với người DTTS còn khá phổ biến trong nhiều

nhóm xã hội khác nhau, với các quan niệm phổ biến về người DTTS là lạc hậu, lười

15

Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009 16

Nhìn lại quá khứ, đối mặt thách thức – Đánh giá giữa kì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và

Chương trình 135-II giai đoạn 2006-2008, Bộ LĐTBXH, Ủy ban dân tộc và UN, 2009 17 Bước đầu tổng kết các phương pháp phát triển và tìm kiếm các cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của cộng đồng

dân tộc thiểu số trong quá trình ra quyết định, Mai Thanh Sơn và cộng sự, Nhóm công tác Dân tộc thiểu số, 2007

Page 16: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

15

biếng… Chính từ quan niệm đó, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho người DTTS

nhiều khi thay vì dựa trên những kinh nghiệm và tri thức bản địa của người DTTS lại cố

gắng thay đổi những tập quán của người DTTS. Ví dụ các chương trình khuyến nông dậy

người DTTS canh tác lúa nước – một hình thức canh tác không phải là quen thuộc với

phần đông các nhóm DTTS. Một mặt, điều này dẫn đến hiệu quả thấp cho các chương

trình như vậy, nhưng mặt khác nguy hiểm hơn là nó tạo nên sự phụ thuộc của người

DTTS, làm cho người DTTS thêm thiếu tự tin và thiếu tiếng nói cũng như quyền lực18

.

3. Phụ nữ dân tộc miền núi và tình trạng bình đẳng giới trong các cộng đồng DTTS

Mối quan hệ giới trong các cộng đồng DTTS, mức độ tham gia các hoạt động kinh tế -

xã hội, phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới, sự tiếp cận của mỗi giới tới các nguồn

lực và lợi ích, các quan điểm trong mỗi tộc người về các giá trị và chuẩn mực cho phụ nữ và

nam giới đều bắt nguồn từ văn hóa của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, mối quan hệ giới này rất đa

dạng và khác biệt giữa các nhóm cộng đồng. Cho dù có sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc,

một điều thể hiện khá rõ là vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng bên trong các cộng đồng

DTTS, giữa phụ nữ và nam giới trong cùng một nhóm dân tộc, giữa phụ nữ của một nhóm

dân tộc với phụ nữ của một nhóm khác. Tiếp cận tới tài sản, năng lực và tiếng nói của phụ nữ

DTTS khác với nam giới DTTS cùng với các rào cản về ngôn ngữ và văn hóa đang là các

nhân tố chính cho tình trạng bất bình đẳng giới đang tồn tại trong các cộng đồng DTTS19

. Sự

thể hiện của bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực của Luật BĐG như sau:

a. Bình đẳng giới của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục

Như đã nói ở phần trên, hiện trạng giáo dục của trẻ em gái DTTS là tỉ lệ bỏ học cao, đi

học muộn, tỉ lệ trẻ em gái DTTS (tuổi từ 15-17) đến trường thấp hơn nhiều so với trẻ em trai,

và thấp hơn nhiều so với trẻ em gái người Kinh/Hoa. Tỉ lệ bỏ học ở trẻ em DTTS cao gấp đôi

tỉ lệ này trong trẻ em Kinh trong đó các nguyên nhân được nêu ra là hệ thống giáo dục mầm

non kém, chưa chuẩn bị tốt để trẻ em DTTS có thể nói được Việt để theo học chương trình

phổ thông20

. Trẻ em gái DTTS còn dễ tổn thương hơn trẻ em trai do những quan niệm về giới

về việc học hành của con gái. Ở người H’Mông, tục tảo hôn cũng là một ràng buộc khiến các

em gái phải bỏ học sớm21

. Người Cơ-Tu và Hre có tới 30-40% số phụ nữ kết hôn trước tuổi

17 so với 3,5% ở người Kinh và 2,4% ở người Hoa22

. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì

ba nhóm Thái, Mông và Dao có tỷ lệ em gái đi học thấp hơn hẳn so với em trai. Chỉ có 31,5%

em gái H’Mông đi học so với 93,4% em gái người Kinh. Ở Dăk Nông, học sinh H’Mông đi

học chỉ toàn là nam23

. Trẻ em gái chiếm 70% tổng số trẻ em bỏ học. Trong hoàn cảnh nghèo

khó, mặc dù đã có chính sách miễn giảm học phí nhưng các chi phí khác cho việc học cũng là

gánh nặng kinh tế và trẻ gái sẽ phải nghỉ học trước tiên.

Điều này đã dẫn đến tỉ lệ cao và không đồng đều về dân số không biết chữ trong các

nhóm DTTS, thể hiện ở Bảng 4. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tỉ lệ phụ nữ từ

5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường ở các tỉnh có đông người DTTS đều cao hơn tỉ lệ của

nam và cao hơn nhiều so với tỉ lệ ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh24

.

18

Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009 19

Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng Thế giới, 2009 20

Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009 21

Oxfam Hong Kong. 2010. Tổng hợp và đánh giá dự án VTM-90007-01-0910A. Chương trình sinh kế hợp tác

giữa OHK và OGB tại huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông 22

Thực trạng đội ngũ cán bộ nữ DTTS trong công tác quản lý, Tạp chí dân tộc học 2: 1994, Vũ Đình Lợi,1994 23

Oxfam Hong Kong. 2010. Tổng hợp và đánh giá dự án VTM-90007-01-0910A. Chương trình sinh kế hợp tác

giữa OHK và OGB tại huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông 24

Kết quả Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê, 2009

Page 17: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

16

Bảng 3: tỉ lệ dân cư trên 10 tuổi biết đọc, viết và tỉ lệ dân cư chưa đi học theo dân tộc25

b. Bình đẳng giới của người DTTS trong lĩnh vực y tế

Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 cho thấy một số thông tin về sự khác biệt trong

tình trạng sức khỏe hiện tại của phụ nữ DTTS so với phụ nữ Kinh. Tuổi thọ trung bình của

phụ nữ Kinh cao hơn của các nhóm dân tộc khác ngoài Tày, Thái, Mường, Khmer và H’Mông ở

mức 76,7 tuổi so với 70,9 tuổi, và cao hơn đáng kể so với nhóm phụ nữ H’Mông là 67,5 tuổi.

Liên quan đến các nội dung trong sức khỏe sinh sản, phụ nữ DTTS thường sinh nhiều con hơn

so với phụ nữ người Kinh. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong sơ sinh trong các nhóm DTTS cao hơn rất

nhiều lần so với nhóm người Kinh ở mức 32% so với 12,9% năm 2009. Cá biệt, trong các

nhóm như H’Mông thì tỉ lệ này lên tới 45,5% (Bảng 4).

Bảng 4: Mức sinh và mức chết theo dân tộc26

Mức sinh và mức chết

Kin

h

Tày

Th

ái

ờn

g

Kh

mer

H’M

ôn

g

Các

dân

tộc

khác

Tổng tỷ suất sinh trong 12 tháng qua (con/phụ nữ) 2,0 2,0 2,3 2,0 2,0 4,9 2,7

Tỷ suất sinh thô trong 12 tháng qua

(trẻ sinh sống/1000 dân)

16,9 17,5 22,1 18,4 18,8 37,1 21,5

Tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi trong 12 tháng qua (trẻ

dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống)

12,9 23,4 27,1 22,2 18,0 45,5 32,0

Theo kết quả nghiên cứu về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh

sản tại 11 tỉnh thuộc dự án hỗ trợ của UNFPA tại Việt Nam cho thấy phụ nữ DTTS ở Hà

Giang (thuộc khu vực Miền núi phía Bắc) có tỉ lệ phụ nữ sinh con tại nhà cao nhất với 46,9%

năm 2005 và cũng chỉ có 58,1% phụ nữ sinh con với sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Bên cạnh

đó, Hà Giang cũng là nơi có tỉ lệ các bà mẹ đi khám thai trên 3 lần thấp nhất so với các tỉnh

nằm trong địa bàn nghiên cứu của UNFPA, tỉ lệ này chỉ có 45,2% năm 2005 so với một tỉnh

đồng bằng Bắc Bộ là Thái Bình có tỉ lệ 97,1% hoặc một tỉnh trung du Bắc Bộ là Phú Thọ là

94,3%27

.

Bảng 5: Nơi sinh và người chăm sóc khi sinh theo tỉnh

Tỉnh

Nơi sinh Ngƣời chăm sóc khi sinh con

Tại nhà Tại cơ sở y tế Nhân viên y tế Ngƣời khác

2003 2005 2003 2005 2003 2005 2003 2005

Phú Thọ 11 4.1 89 95.9 91.7 98.8 8.3 1.2

25

Tổng điều tra dân số năm 2009, Tổng cục Thống kê, 2009 26

Tổng điều tra dân số năm 2009, Tổng cục Thống kê, 2009 27 Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại 11 tỉnh thuộc dự án hỗ trợ của UNFPA tại

Việt Nam năm 2006, UNFPA

Kinh Tày Thái Mƣờng Khmer H’Môn

g

Các dân

tộc

khác

Tỷ lệ dân số 10 tuổi trở lên biết

đọc biết viết (%)

96,2 94,9 81,9 94,5 75,6 46,0 77,6

Tỷ lệ dân số nam 10 tuổi trở lên

biết đọc biết viết (%)

97,6 96,6 90,9 96,3 80,9 62,5 84,5

Tỷ lệ dân số nữ 10 tuổi trở lên

biết đọc biết viết (%)

94,9 93,2 73,0 92,6 70,7 29,5 70,6

Tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên

chưa đi học (%)

3,2 4,3 17,8 4,2 23,9 61,4 23,3

Page 18: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

17

Hà Giang 68 46.9 32 53.1 42.5 58.1 57.5 41.9

Yên Bái 22.6 12.4 77.4 87.6 89.8 92.4 10.2 7.6

Hoà Bình 14.3 3.1 85.7 96.9 93.1 97.4 6.9 2.6

Thái Bình 0 0 100 100 100 100 0 0

Nguồn: Báo cáo: việc cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại 11 tỉnh

thuộc dự án hỗ trợ của UNFPA tại Việt Nam năm 2006

Tỉ lệ nhiễm HIV ngày càng gia tăng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nơi có đông người

DTTS sinh sống. Theo báo cáo của Cục phòng chống AIDS trong năm 2009, 7/10 tỉnh có tỉ

suất hiện nhiễm trên 100.000 dân cao nhất là các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc nơi có đông

người DTTS sinh sống là Điện Biên, Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái, Bắc Cạn, Cao Bằng và

Quảng Ninh với tỉ lệ ở Điện Biên cao nhất là 599 người/100.000 dân. Song song với tình

trạng này là tính dễ tổn thương ngày càng cao của phụ nữ DTTS với lây nhiễm HIV. Mặc dù

phần lớn người nhiễm HIV ở các tỉnh này là nam giới và đường lây chủ yếu là qua tiêm chích

ma túy. Bạn tình của những người này thường không có kiến thức và hiểu biết về tình dục an

toàn, tiếp cận kém đến các dịch vụ sức khỏe tình dục và không có đủ tự tin và kĩ năng cũng

như các rào cản văn hóa để thương thuyết tình dục an toàn.

Về hưởng lợi từ các chương trình y tế, Báo cáo đánh giá xã hội quốc gia chỉ ra rằng

trong khi các nhóm xã hội khác thực sự được hưởng lợi từ chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế

thì phụ nữ DTTS lại không thường xuyên khám chữa bệnh tại các cơ sở của nhà nước vì

những e ngại mang tính văn hóa có liên quan tới giới và khả năng không nói được tiếng Việt

của họ28

.

c. Bình đẳng giới của người DTTS trong lao động và việc làm

Người DTTS có ít cơ hội phát triển kinh tế hơn, đặc biệt là phụ nữ. Có 87% phụ nữ

DTTS nông thôn làm nông nghiệp trong gia đình, nhưng họ lại là nhóm ít có khả năng tham

gia vào lao động làm công ăn lương và thường hưởng lương bằng một nửa so với phụ nữ

Kinh và Hoa (15% so với 31%)29

. Hạn chế tiếp cận đến giáo dục là một trong các nguyên

nhân chính dẫn đến việc hạn chế các cơ hội việc làm phi nông nghiệp của phụ nữ DTTS.

Kết quả của Tổng điều tra dân số 2009 cho thấy sự chênh lệch giữa phụ nữ và nam

giới DTTS, ở hầu hết các nhóm dân tộc, tỉ trọng lao động nữ có việc làm vẫn chỉ chiếm dưới

50% trong tổng số lao động đang có việc làm (ở người Kinh là 46,4%, người Tày là 48,3%,

người Thái là 49,1%, người Mường là 48,4% người Khơ Me là 50% và các dân tộc khác

47%)30

.

d. Bình đẳng giới của người DTTS trong gia đình và sở hữu đất đai và tài sản

Phân công lao động trong gia đình trong các nhóm DTTS còn mang tính chất phân

biệt theo giới rõ rệt. Các công việc của nam giới thường là những việc “nặng”, yêu cầu “kĩ

thuật” và đòi hỏi phải giao tiếp với bên ngoài trong khi đó, các công việc phụ nữ là những

công việc “nhẹ” hơn và không quan trọng31

. Sự phân chia lao động theo giới dựa trên không

28

Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009 29

Báo cáo Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á, 2006 30

Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê, 2010 31

Báo cáo Theo dõi nghèo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng cư dân nông thôn Việt Nam của

Hoàng Xuân Thành và cộng sự năm 2010 và Báo cáo thực địa nghiên cứu trường hợp tại bản Thà Giàng Chải,

xã Tả Ngảo và Bản Pá Bon, xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, Tỉnh Lai Châu - Bước đầu tổng kết các phương pháp

phát triển và tìm kiếm các cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của cộng đồng DTTS trong quá trình ra quyết định

do Khúc Thị Thanh Vân và Nguyễn Trung Dũng thực hiện năm 2008 cho Oxfam Hong Kong cho thấy các

công việc của nam giới ví dụ như phát nương, cày cuốc, làm rẫy, cày bừa, phun thuốc sâu, làm nhà, mua bán,

chăn nuôi, các công việc cho phụ nữ như tỉa trồng, cày cáy, chăm sóc mùa vụ sau khi xuống giống, nấu nướng,

chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình hàng ngày và khi ốm đau, lấy củi

Page 19: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

18

gian làm cho nam giới là người thường ra ngoài để tiến hành các công việc mua bán và giao

tiếp với người ngoài. Báo cáo Phân tích xã hội quốc gia năm 2009 cho thấy không giống như

người Kinh, đàn ông DTTS đi chợ nhiều hơn phụ nữ DTTS, cho dù việc đi chợ của người

DTTS không nhất thiết phải có mua bán như người Kinh. Một nghiên cứu của Ram bo và

cộng sự về người Kinh, Tày, Thái và H’Mông ở vùng núi phía Bắc cho thấy vai trò vốn có

của nữ giới tại phần lớn các xã hội vùng cao [ở Việt Nam] bị giới hạn và gần như bị gói gọn

trong phạm vi gia đình, hoặc là gia đình nhà mình hoặc nhà chồng sau khi kết hôn với vai trò

chăm sóc gia đình. Danh tiếng xã hội của người phụ nữ trước hết dựa trên thành công mà họ

có được khi đảm đương những vai trò này, đặc biệt là mức độ chăm lo của họ dành cho gia

đình mình32

… Các nhóm dân tộc mẫu hệ ở Tây Nguyên cho thấy, mặc dù phụ nữ người Ede,

Mnong, và J’rai có tiếng nói quyết định hơn trong gia đình, phân công lao động giới ở những

cộng đồng này cũng không khác nhiều so với các dân tộc phụ hệ. Phụ nữ Ede thường có trách

nhiệm lo cơm nước, làm việc nhà và chăm sóc những thành viên trong gia đình trong khi lao

động trên nương rẫy được giao cho nam giới. Việc phân công lao động như thế này đã dẫn

đến việc phụ nữ DTTS phải làm việc nhiều hơn và các công việc của họ làm thường không

được công nhận. Phụ nữ Vân Kiều ở Đakrong, Quảng Trị trung bình làm việc từ 10 đến 12

giờ so với nam giới từ 4 đến 5 giờ33

. Một số các nghiên cứu khác như của Rambo ở vùng núi

phía Bắc cũng cho thấy thời gian làm việc của phụ nữ DTTS thường dài hơn so với nam giới.

Nghiên cứu với người Khơ Mú, Thái đen và người Tày năm 2004 của Isabel Fischer và Tina

Beuchelt ở Sơn La và Bắc Cạn cũng cho thấy khi phụ nữ nấu ăn thì nam giới thường nghỉ

ngơi, trong khi phụ nữ làm việc khoảng 14 tiếng/ngày thì nam giới chỉ làm từ 8-10

tiếng/ngày34

.

Cùng chung với nam giới DTTS đang bị đe dọa trước các vấn đề mua bán và mất đất

đai do ảnh hưởng của các chính sách đất đai như đã nêu ở trên, phụ nữ DTTS còn phải chịu

những khó khăn do quy định khắt khe về sở hữu tài sản đối với con gái và phụ nữ trong xã hội

truyền thống. Đối với các cộng đồng phụ hệ như miền núi phía Bắc, tất cả các tài sản là do

đàn ông sở hữu, quản lý và định đoạt35

. Những quy định truyền thống về vai trò của người

đàn ông trong việc thờ cúng cha mẹ tổ tiên trong xã hội phụ hệ đã tạo ra sự bất bình đẳng đối

với phụ nữ. Ở các nhóm dân tộc phụ hệ như người H’Mông, Dao, Bru-Vân Kiều thì tài sản

trong gia đình thuộc chủ hộ - chủ yếu là người đàn ông. Điều này lý giải việc ưu tiên con trai.

Một nghiên cứu ở Sa Pa cho thấy người Hmong, Dao và Giáy đều coi trọng việc có con trai

bởi con trai mới có quyền thừa kế tài sản và sẽ giữ tài sản cho gia đình. Nếu không có con trai

thì tài sản sẽ bị chuyển sang con của anh chị em trong gia đình. Bởi vậy, nếu không có con

trai, họ có thể đi xin con trai người khác nuôi hoặc nhận con rể làm con trai36

. Phụ nữ Hmong

chỉ có thể sống nhờ đất nhà chồng và chỉ được coi là lao động phụ trong gia đình mặc dù họ

phải làm việc vất vả trong thời gian dài hơn so với nam giới (Tổng hợp và đánh giá dự án

VTM-90007-01-0910A của Oxfam Hong Kong). Đối với các xã hội theo mẫu hệ, đất đai và

thừa kế lại được truyền qua con gái trong gia đình, phụ nữ có địa vị cao hơn, ví dụ như trong

các cộng đồng người Ede hay Mnong ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, các nét văn hóa của các cộng

đồng này đang dần bị thách thức bởi các chính sách hay thói quen và thái độ của cán bộ địa

phương (chủ yếu là người Kinh và theo phụ hệ) trong việc chưa quen thừa nhận vai trò chủ hộ

32

Rambo, Terry. Trần Đức Viên, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Thị Bích Yến, Vùng núi

phía Bắc Việt Nam: Một số vấn đề môi trường và kinh tế - xã hội, Chương 6: Tổ chức xã hội, NXB Chính Trị

Quốc Gia. East-West Center, 2001 33

Lê, Kim Lan, Phân công lao động giới trong sản xuất của người Bru Vân Kiều, huyện D’krong, Quảng Trị.

Khoa Học Về Phụ Nữ, 2005 34

Fischer, I và Beuchelt, T., Make natural resources last by changing women’s access to assets – experiences

from northern Vietnam. Trình bày tại Hội nghị quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp cho phát triển, Stuttgart-

Hohenheim, Germany, 10/2005 tải về từ http://www.tropentag.de/2005/abstracts/full/51.pdf 35

Như trên 36

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Một số nét về bình đẳng giới ở các DTTS (qua khảo sát một số địa bàn tại Sa Pa).

Tạp chí Nghiên cứu giới và gia đình số 2. 2006. Viện Gia đình và giới, 2006

Page 20: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

19

và quyền sở hữu đất đai của phụ nữ37

. Việc sở hữu tài sản có mối liên hệ đặc biệt tới vai trò và

địa vị trong gia đình. Phổ biến là người sở hữu tài sản sẽ là người có quyền quyết định, được

tiếp cận tới vốn và các khóa học về kĩ thuật. Điều này đã được chỉ ra trong báo cáo của Hoàng

Bá Thịnh hay báo cáo của Mai Thanh Sơn và cộng sự và báo cáo của Lê Thị Lý cho thấy nam

giới đi vay vốn hay tham gia các lớp tập huấn khuyến nông nhiều hơn, đặc biệt sau khi có

chính sách giao đất giao rừng cho người dân.

Chính sách đưa cả tên vợ và chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bắt đầu

được thực hiện nhưng kết quả còn vẫn rất khiêm tốn. Theo báo cáo nghiên cứu Đặc điểm kinh

tế nông thôn Việt Nam – kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh thì thấy

số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đăng ký tên cả vợ và chồng (năm 2006-2008), tại

Lai Châu chỉ có 32%, Lào Cai là 27% và Đắc Lắc là 17%. Đây cũng là 3 tỉnh có số chủ hộ là

người DTTS tham gia nghiên cứu nhiều nhất với Lào Cai là 75,5%, Lai Châu là 85,9%, Đắc

Lắc là 36,4%38

(trong tổng số hơn 3000 hộ tham gia nghiên cứu). Đối với đất nông nghiệp,

trong khi 36% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người Kinh/Hoa được cả phụ nữ và

nam giới đứng tên, thì con số này ở người dân tộc thiểu số là 21%. Tỉ lệ giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất đối với đất ở không có tên cả vợ lẫn chồng trong các nhóm DTTS là 77%.

Tuy nhiên, một số báo cáo cũng ghi nhận việc ngay cả khi có tên trong sổ đỏ, nhiều phụ nữ

DTTS vẫn chưa thể tận dụng được cơ hội này do sự phụ thuộc vào nam giới vốn đã rất lớn

của họ hay tâm lý thiếu tự tin của họ39

.

Tình trạng bạo lực gia đình được nêu lên ở mức độ đáng báo động trên cả nước. Theo

một nghiên cứu của Hội LHPN Việt Nam thực hiện ở 3 tỉnh là Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền

Giang thì có đến 40% phụ nữ nói đã từng bị chồng đánh (Hội LHPNVN 2006, trích dẫn trong

Tin tức Việt Nam 13/3/2006 HLHPNVN ngăn chặn bạo lực gia đình)40

. Kết quả cuộc điều tra

về gia đình công bố năm 2008 cũng phản ánh, ở Việt Nam có tới 21,2% các cặp vợ chồng đã

từng trải qua một dạng bạo lực gia đình nào đó như đánh đập, nhục mạ hay cưỡng ép tình dục.

Báo cáo cũng nêu lên say rượu và áp lực kinh tế, ý kiến khác nhau trong làm ăn và sinh hoạt

là các nguyên nhân chính cho bạo lực gia đình. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các nghiên

cứu đầy đủ về mức độ cũng như hình thức bạo lực gia đình trong các gia đình đồng bào DTTS

cho dù có những ý kiến cho rằng tình trạng bạo lực gia đình cao ở đây do tình trạng nghèo đói

cũng như các quan niệm về giới còn nặng về trọng nam và khinh nữ.

e. Các lĩnh vực khác

Các số liệu thống kê trong các lĩnh vực như văn hóa, thể thao, thông tin, khoa học –

công nghệ chưa được thực hiện đầy đủ và không tách biệt theo giới chứ chưa nói đến việc

phân chia theo dân tộc. Chính vì vậy, khó có thể đưa ra một đánh giá về thực trạng bình đẳng

nam – nữ của người DTTS trong các lĩnh vực này41

. Đây cũng là một thách thức cần phải

vượt qua để có thể đánh giá được thực trạng bình đẳng giới trong các cộng đồng người DTTS.

Trong tương lai, hy vọng thách thức này sẽ được giải quyết nếu Quyết định số 43/2010/QĐ-

TTg ngày 02/06/2010 Về Ban hành hệ thống chỉ tiêu quốc gia yêu cầu thu thập thông tin

thống kê phân chia theo giới tính và dân tộc được triển khai có hiệu quả.

f. Phụ nữ DTTS như những chủ thể phát triển và nhìn nhận vấn đề giới trong các cộng

đồng DTTS

Bên cạnh những phân tích về tình trạng bất bình đẳng so với nam giới trong cùng dân

tộc hay phụ nữ thuộc nhóm dân tộc đa số người Kinh hoặc so với một số dân tộc khác, một số

37

Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009 38

Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009. 39

Các tài liệu dự án của Oxfam Hong Kong hay loạt báo cáo chương trình CASI của CARE. 40

Báo cáo Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á, 2006 41

Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2009

Page 21: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

20

nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ DTTS có nội lực, nhiều tiềm năng để tự phát triển và phát

triển cộng đồng và địa phương họ. Nghiên cứu của Lê Kim Lan về người Bru Vân Kiều cho

thấy đóng góp của phụ nữ Bru-Vân Kiều vào thu nhập gia đình cao hơn nam giới phù

hợp với mức độ đóng góp về hạng mục công việc và thời gian của nam và nữ. Phụ nữ

Bru-Vân Kiều phụ trách hầu hết mọi khâu từ chọn giống, chăm bón đến thu hoạch trong

việc trồng cây hoa màu và cây ăn quả, và trong chăn nuôi42

. Nghiên cứu của Dương Bích

Hạnh với nữ thanh niên H’Mông ở Sapa cũng cho thấy những nữ thanh niên này đã tham

gia tích cực vào thị trường du lịch ở Sapa, đóng góp vào kinh tế cho gia đình, thậm chí

trở thành độc lập về kinh tế - điều chưa từng có với phụ nữ Hmong. Những người phụ

nữ Hmong ở Sapa đã trở thành những người đóng góp chủ chốt cho kinh tế. Những nữ

thanh niên này đã thách thức những vai trò giới truyền thống trong cộng đồng của họ

cũng như làm thay đổi quan niệm của người dân địa phương và khách du lịch đến Sapa

về người phụ nữ DTTS. Sự thay đổi trong vai trò giới này đã dẫn theo những sự thay

đổi khác trong xã hội, ví dụ có sự phân khúc trong quy trình sản xuất hàng thủ công, hay

phát triển những lao động làm thuê, làm các công việc gia đình hay đồng áng thay cho

những người phụ nữ Hmong đang tham gia trong thị trường du lịch43

. Do đó, các nỗ lực

hướng tới phụ nữ DTTS không nên chỉ coi họ là những nạn nhân cần hỗ trợ mà ngược

lại cần trân trọng và tạo điều kiện để phát huy kiến thức và tri thức bản địa của họ.

Các tộc người ở Việt Nam rất đa dạng và khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán và

các điều kiện kinh tế xã hội và cả mối quan hệ giới. Trong mỗi cộng đồng, cách thức phân

công trách nhiệm giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội, các giá trị và mong đợi

đối với phụ nữ và nam giới… trong một cộng đồng - tất cả đều có căn nguyên sâu xa từ văn

hóa và là một phần của văn hóa. Để đảm bảo công bằng và bình đẳng giới, cần phải hiểu rõ

mối quan hệ giới và các vai trò giới truyền thống ở mỗi tộc người và để chính cộng đồng xác

định thế nào là bình đẳng giới đối với họ và làm gì để đạt điều đó chứ không thể áp dụng các

hiểu biết về mối quan hệ giới của cộng đồng đa số người Kinh cho các nhóm DTTS. Các

chính sách và chương trình thúc đẩy BĐG đối với người DTTS vì thế cũng cần tính đến sự đa

dạng giữa các dân tộc.

4. Quản lý xã hội và luật tục của ngƣời DTTS

Mặc dù đa dạng và không giống nhau nhưng các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt

Nam có một nét chung là mỗi cộng đồng đều có hệ thống luật tục điều chỉnh các mối quan hệ

trong cộng đồng. Những người lớn tuổi trong làng hay các già làng là những người nắm vững

các luật tục và có uy tín, thường đóng vai trò dẫn dắt cộng đồng và ra các quyết định trong

cuộc sống kinh tế - xã hội của làng bản, tuy nhiên, cũng không phải ở cộng đồng nào người

già cũng đóng vai trò này.

Luật tục thể hiện các hệ thống giá trị và niềm tin của mỗi cộng đồng và quy định các

hoạt động trong các lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm các nghi thức cưới xin, ma chay, các

nghi thức cúng lễ, các cách giải quyết mâu thuẫn hay xung đột… Theo Từ điển Luật học, luật

tục là tập tục, phong tục tập quán của một cộng đồng, được hình thành tự phát và được các

thành viên trong cộng đồng chấp nhận, tuân theo trong quan hệ với nhau. Luật tục thể hiện

bao quát, phong phú các mối quan hệ xã hội truyền thống, ít thay đổi và hiện nay vẫn giữ một

vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, kể cả ở nhiều nước phát triển. PGS, TS. Ngô Đức

Thịnh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian) sau nhiều năm nghiên cứu về luật tục

đã khái quát về luật tục như sau: “Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, được hình

thành trong lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được thể hiện

dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này qua đời khác bằng trí nhớ qua thực hành

42 Lê, Kim Lan. 2005. Phân công lao động giới trong sản xuất của người Bru Vân Kiều, huyện D’krong, Quảng

Trị. Khoa Học Về Phụ Nữ 5:2005. 43

The Hmong Girls of Sa Pa: Local Places, Global Trajectories, Hybrid Identities, Dương Bích Hạnh, 2006

Page 22: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

21

sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn quan hệ xã hội, quan hệ con

người với thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy của cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, nhờ đó

đã tạo ra sự thống nhất và cân bằng trong mỗi cộng đồng ”44

. Luật tục dựa nhiều trên sự tự

giác, tự nguyện của mỗi thành viên trong cộng đồng và chứa đựng bản sắc văn hoá độc

đáo của mỗi tộc người.

Luật tục, ở một phạm vi nhất định cũng có vai trò, giá trị xã hội quan trọng như pháp

luật: đó là điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì và ổn định một trật tự xã hội của cộng

đồng45

. Trong các cộng đồng người DTTS, nơi các giá trị cộng đồng vẫn được trân trọng thì

vai trò của luật tục trong đời sống xã hội rất cao. Luật tục có tính quy phạm và cưỡng chế cao

nhưng lại mang tính tự nguyện và răn đe nhiều hơn là trừng phạt, nên nó có thể đóng vai trò

bổ sung cho hệ thống pháp luật, đặc biệt khi các quy định của pháp luật đôi khi là phức tạp và

không gần gũi với các cộng đồng DTTS. Ở một khía cạnh nhất định việc áp dụng luật tục sẽ

vừa phần nào đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu trân trọng sự đa dạng văn hóa và tri thức bản

địa của từng tộc người. Trên thực tế, luật tục vẫn được sử dụng ở nhiều cộng đồng DTTS.

Một nghiên cứu với 90 phụ nữ Ê Đê cho thấy có đến 55 người hiểu rõ về luật tục, đặc biệt

là các quy định liên quan đến hôn nhân gia đình. Ngay cả ở những nơi mà người Ê Đê và

người Kinh sống xen kẽ nhau thì hầu hết các bất hòa hay phân chia tài sản trong gia đình

đều được giải quyết bằng luật tục. Hầu hết phụ nữ trong nghiên cứu đều cho là người Ê Đê

nên sử dụng luật tục để phân xử46

.

Một điểm khác cũng đáng chú ý là luật tục mang tính phổ biến trong phạm vi một tộc

người nhất định và có thể thay đổi cho phù hợp với bối cảnh. Do đó, khả năng song hành của

luật tục với luật pháp để cùng hướng tới mục đích công bằng và trật tự xã hội đặt ra vấn

đề phải nhìn nhận vai trò của luật tục trong đời sống của người DTTS và tính đến luật tục

trong quá trình ra các chính sách hay xem xét khả năng sử dụng luật tục để quản lý cộng

đồng một cách chính thức.

Tuy nhiên, không phải lúc nào luật tục cũng hoàn toàn thống nhất với luật pháp và

đảm bảo tính bình đẳng. Ví dụ một số dân tộc như người Chăm hoặc người Raglai ở

Khánh Hòa có các hình thức xét xử truyền thống không dựa trên các quy định của luật

pháp. Khi có tranh chấp hay xung đột, nếu không hòa giải được bằng trao đổi thì sẽ sử

dụng các phép thử để phân định người nào mắc tội. Các phép thử như đốt thanh chì xem

thanh chì chảy về phía ai thì người đó là người có tội, hay hai người có mâu thuẫn phải

nhúng tay vào nồi nước sôi, ai bị bỏng tay là người có tội (người Raglai) hay thi lặn và ai

ngoi lên trước là người phạm tôi. Đôi khi, một số tội danh theo luật tục là rất nặng nề và

sẽ bị xử nặng như việc có con trước khi cưới, trong khi đó, việc này theo luật pháp lại

không phải là một tội. Một số nghiên cứu cho thấy luật tục của các dân tộc đều có các quy

định điều chỉnh mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình và ngoài xã hội. Có

những luật tục quy định những ưu tiên cho người nam, ví dụ luật của người Thái Mường

Tấc quy định nếu một người con gái đang yêu một người nam mà muốn bỏ anh ta để yêu

một người khác thì phải đền danh dự cho người yêu cũ, tìm cho anh ta người yêu mới và

phải tạ tội với gia đình anh ta nếu gia đình hai bên đã biết về mối quan hệ của hai người.

Nếu không tạ tội, không chỉ cô gái mà cả gia đình còn bị khinh bỉ, xa lánh (TS Hoàng

Lương, Phong tục trong hôn nhân và gia đình của người Thái Mường tấc Phù Yên, Sơn

44

Luật tục với thi hành pháp luật, Nguyễn Chí Dũng, Bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 52,

tháng 5/2005 tải về từ http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/luat-tuc-voi-thi-hanh-phap-luat-1/#ref1

ngày 5/8/2010 45

Giá trị của Luật tục từ góc nhìn pháp lý, TS Nguyễn Thị Việt Hương, Kỉ yếu Hội thảo Việt Nam học lần thứ 3,

Việt Nam – Hội nhập và phát triển, 2008 46

Thu Nhung Mlô, Luật tục với phụ nữ Ê Đê xưa và nay, tham luận trong Luật tục và phát triển nông thôn

hiện nay ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian, Nhà Xuất bản chính trị quốc gia, 2000

Page 23: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

22

La). Ngược lại, đối với dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên thì tiếng nói của phụ nữ lại vô cùng

quan trọng. Trong các tranh chấp, nhất là những vụ kiện không có chứng cứ rõ ràng như

khi phụ nữ bị ruồng bỏ, hay phân chia tài sản thì những gì phụ nữ khai đều được coi là

đúng sự thực (Thu Nhung Mlô, Luật tục với phụ nữ Ê Đê xưa và nay). Những nghiên cứu

về những quy định của luật tục có liên quan đến vai trò, trách nhiệm và quyền của phụ nữ

của các nhóm DTTS xem mức độ khác biệt đến đâu so với pháp luật và liệu duy trì các

luật tục như vậy trong các ứng xử hàng ngày sẽ có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý liên

quan tới quyền và nghĩa vụ của phụ nữ DTTS đến đâu hiện vẫn còn thiếu. Những nghiên

cứu như vậy sẽ rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh luật tục vẫn còn được áp

dụng khá phổ biến trong các cộng đồng người DTTS.

Page 24: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

23

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA

PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ QUA RÀ SOÁT TÀI LIỆU

1. Các loại hình dịch vụ pháp lý hiện có ở Việt Nam

Dịch vụ pháp lý là các hoạt động nhằm giúp người dân được thông tin, hướng dẫn và

hỗ trợ để hành xử đúng pháp luật và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công dân.

Nếu nhìn nhận theo phí dịch vụ thì dịch vụ pháp lý ở Việt Nam được chia làm 2 loại:

- Không thu phí bao gồm các dịch vụ trợ giúp pháp lý cung cấp cho một số nhóm xã

hội trong đó có cả người DTTS thường trú tại các vùng khó khăn. Dịch vụ này

thường do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (cấp tỉnh) hay các chi nhánh Trợ

giúp pháp lý (cấp huyện) cung cấp hay các tổ chức quần chúng, chính trị - xã hội

cung cấp miễn phí cho thành viên của mình. Ngoài ra, một số công ty luật và luật

sư cũng cung cấp tư vấn miễn phí hoặc giảm phí cho khách hàng (theo chính sách

riêng của từng công ty hoặc cá nhân). Bên cạnh đó, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý,

hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức quần chúng (Hội Phụ nữ, Hội Nông

dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…) cũng đang tham gia tích cực vào

việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho nhiều nhóm đối tượng (phụ nữ,

người dân tộc thiểu số, người nghèo…).

- Có thu phí bao gồm các dịch vụ do các công ty luật, luật sư, văn phòng luật sư,

trung tâm tư vấn pháp luật… thực hiện

Các hình thức của dịch vụ pháp lý hiện tại đang được sử dụng đó là (a) tư vấn pháp

luật, (b) tham gia tố tụng, (c) đại diện ngoài tố tụng, và (d) các dịch vụ pháp lý khác. Bốn loại

hình dịch vụ này là các loại hình dịch vụ mà luật sư được phép thực hiện theo Luật Luật sư.

Với hình thức tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề và cộng tác viên tư vấn pháp luật là những

chủ thể được phép thực hiện.

Nhìn nhận theo chủ thể cung cấp dịch vụ, thì có các loại hình dịch vụ pháp lý như sau:

a. Luật sư (hành nghề với tư cách cá nhân)

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật

sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (khách hàng). Tiêu

chuẩn để có thể hành nghề luật sư là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ

Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo

nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ đảm bảo hành nghề luật

sư thì có thể trở thành luật sư. Người có đủ tiêu chuẩn này muốn được hành nghề luật sư phải

có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư47

.

Theo thông tin của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, tổng số luật sư hiện có là 5.076

người với 1.516 nữ và 3.560 nam. Trong tổng số luật sư thì có 20 luật sư là người DTTS và

16 luật sư không xác định dân tộc48

. Hầu hết các tỉnh đều đã có các đoàn luật sư, tuy nhiên,

hoạt động mạnh nhất vẫn là hai Đoàn luật sư ở hai thành phố lớn là thành phố Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh. Các tỉnh chưa có đoàn Luật sư là các tỉnh có điều kiện khó khăn và

có đông đồng bào DTTS như Lai Châu, Điện Biên…

47

Luật Luật sư 2006 -Điều 2,3,4, 10 và 11. 48

http://luatsuvietnam.org.vn/index.php?option=com_lawyer&render=n5684&section=list tải về ngày 5/8/2010

Page 25: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

24

b. Tổ chức hành nghề luật sư (các công ty và chi nhánh luật và văn phòng luật sư)

Hiện có 1.718 công ty và chi nhánh luật và văn phòng luật sư trong cả nước49

, tập

trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Trong khi Hà Nội có 430 công ty luật và văn phòng luật sư

hay thành phố Hồ Chí Minh có 755 văn phòng và công ty thì các tỉnh miền núi phía Bắc có

đông đồng bào DTTS như Lai Châu hay Điện Biên không có công ty luật hay văn phòng luật

sư nào.

c. Trung tâm TGPL nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư

cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Biên chế và kinh phí hoạt động của

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương quyết định. Theo số liệu thống kê của Cục TGPL, đến cuối năm 2009, toàn quốc có 117

Chi nhánh, 365 Tổ TGPL và 4.005 Câu lạc bộ TGPL; 63 Trung tâm TGPL có 746 cán bộ

trong đó có 206 người đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

Trong toàn quốc đã có trên 150 Văn phòng luật sư và 60/85 Trung tâm tư vấn pháp luật đăng

ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.

Về kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đến ngày 30/11/2009, các Trung tâm TGPL

trong toàn quốc đã thực hiện TGPL được 101.913 vụ việc, tăng 9,4% số vụ việc so với năm

2008; trong đó tư vấn 87.447 vụ, đại diện 1.005 vụ, bào chữa 4.484 vụ, đại diện ngoài tố tụng

1.190 vụ, hình thức khác: 823 vụ. Số người được trợ giúp pháp lý năm 2009 là 92.967 (người

nghèo 25.962 người, chính sách 12.904, dân tộc 25.853, trẻ em 4.495, người già: 1.812; người

tàn tật: 506, đối tượng khác 21.435 người) thuộc các lĩnh vực pháp luật về hình sự, dân sự,

hôn nhân gia đình, hành chính, khiếu nại, tố cáo, đất đai, nhà ở, chế độ chính sách…50

. Nhóm

người DTTS sống ở các vùng đặc biệt khó khăn là một trong những nhóm được hưởng chính

sách trợ giúp pháp lý của Nhà nước.

Ngoài các hoạt động tố tụng, Trợ giúp pháp lý còn được thực hiện qua các hoạt động

khác như Trợ giúp pháp lý lưu động đang trở thành một hình thức ngày càng phổ biến trong

trợ giúp pháp lý, đặc biệt ở các vùng nông thôn và xa xôi, hẻo lánh. Cũng giống như các câu

lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp lưu động kết hợp giữa tư vấn và phổ biến pháp luật. Một hình

thức hoạt động bổ ích trong các đợt trợ giúp lưu động là các buổi nói chuyện pháp luật về

những chủ đề mà người dân địa phương quan tâm. Qua những buổi nói chuyện đó, người dân

có thể được biết về các quyền của mình, nhận thức được những vi phạm đối với quyền của họ

và yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Câu lạc bộ (CLB) trợ giúp pháp lý (TGPL): Câu lạc bộ TGPL ở cấp xã là “những tổ

chức cộng đồng cung cấp trợ giúp pháp lý cho người dân trong xã qua việc phổ biến kiến

thức pháp luật, tư vấn pháp luật và hoà giải. Đây là những tổ chức tự nguyện, bao gồm

những cá nhân có hiểu biết và được tôn trọng ở xã. Trung Tâm TGPL là đơn vị khởi xướng

việc thành lập câu lạc bộ, sau đó Giám đốc Sở Tư Pháp và Chủ tịch UBND xã công nhận một

cách chính thức” (Ralf Otto, 2006). Theo số liệu thống kê của Cục TGPL, đến nay, toàn quốc

có 4.005 Câu lạc bộ TGPL. Chương trình 135 giai đoan II đã xây dựng được 1.570 Câu lạc bộ

trợ giúp pháp lý tại các xã thuộc Chương trình này bằng các nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương

trình và từ Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.

49

Số liệu lấy từ trang web của Liên đoàn Luật Việt Nam tải ngày 5/8/2010

http://luatsuvietnam.org.vn/index.php?option=com_lawcom&render=n5684&section=list&local=1&pi=1 50

Năm 2009: Hệ thống trợ giúp pháp lý cả nước tiếp tục được củng cố, kiện toàn,

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30089&cn_id=380132#KbXsWKTdmmHf

tải về ngày 5/8/2010

Page 26: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

25

d. Trung tâm tư vấn pháp luật

Trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên

ngành luật và kể từ năm 2003 là cả các tổ chức xã hội dân sự thực hiện cung cấp các dịch vụ

pháp lý cho người dân. Các trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động theo quy định của Nghị định

số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008. Một khảo sát do UNDP tổ chức năm 2006 tại 26 tỉnh,

thành cho thấy nhìn chung các hoạt động tư vấn pháp luật của các tổ chức XHDS được đánh

giá là hiệu quả51

.

Trong số rất nhiều cơ quan tổ chức được phép thành lập trung tâm tư vấn pháp luật,

những tổ chức chính trị xã hội (Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến

binh…) và các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp (Hội Luật gia) là những tổ chức có mạng

lưới cán bộ và tổ chức đến tận cơ sở hoặc có phương pháp tiếp cận bình đẳng hơn đối với

người nghèo và người dân tộc thiểu số. Trong số đó, công tác tư vấn pháp luật của Hội LHPN

Việt Nam có tiềm năng hơn cả trong việc tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho phụ nữ DTTS

cũng như có cơ sở pháp lý vững chắc. Cho đến cuối năm 2009, Hội có mạng lưới gồm 35

Trung tâm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cấp tỉnh, thành được xây dựng và hoạt động52

.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể về kết quả của công việc tư vấn pháp luật nói

chung và trợ giúp pháp lý nói riêng của Hội phụ nữ Việt Nam và các tổ chức khác.

e. Tổ hòa giải ở cơ sở

Tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở xã, ấp, tổ dân phố, cụm

dân cư cung cấp các hoạt động hòa giải theo quy định của Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa

giải ở cơ sở. Hoạt động hòa giải là các hoạt động giải quyết các tranh chấp sau khi phát sinh.

Hoạt động này về tính chất không giống dịch vụ pháp lý nêu trên, hướng tới việc giải quyết

tranh chấp chứ không ngăn ngừa tranh chấp phát sinh hoặc hỗ trợ giải quyết các tranh chấp tại

tòa án. Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở có hiệu lực từ ngày 5-1-1999 quy

định: “Hoạt động hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được

thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm

mục đích giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật,

bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư”. Điều 5 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt

động hòa giải cơ sở đã quy định “Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên

của Mặt trận tổ quốc có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước…củng cố tổ

hòa giải và các tổ chức hòa giải của nhân dân…giúp đỡ tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải

cơ sở”.

Điểm mạnh của các tổ hòa giải là đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở là những người sống

gần gũi với nhân dân, hiểu được các phong tục, tập quán của địa phương nên rất thuận lợi khi

thực hiện nhiệm vụ hoà giải53

. Đánh giá về hiệu quả hoạt động hòa giải, theo Bộ Tư pháp, từ

năm 1999 đến 2008 đã có hơn 3,8 triệu vụ việc được đưa ra hòa giải với tỷ lệ hòa giải thành

công lên tới 80%54

.

f. Luật tục

Luật tục chưa phải là một dịch vụ pháp lý nhưng nó vẫn được sử dụng để điều chỉnh

các mối quan hệ trong xã hội ở một số cộng đồng DTTS, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên.

Trong việc thực hiện luật pháp liên quan đến bảo vệ rừng, luật tục đã được sử dụng kết hợp

cùng với luật pháp của nhà nước để xây dựng thành những quy ước bảo vệ rừng của cộng

51

Trích từ báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại 52

Thông tin trên trang web của Hội LHPN Việt Nam

http://www.hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp?newsid=13109&CatID=144 tải về ngày 1/11/2010 53

Quan hệ giữa hoạt động hoà giải cơ sở với trợ giúp pháp lý, Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp. 54

Trích từ báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại, Ngân hàng thế giới, 2010

Page 27: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

26

đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp. Bộ Tư pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Uỷ ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-

UBTƯMTTQVN ngày 31/03/2000 hướng dẫn việc xây dựng những quy ước này. Quy ước

bảo vệ rừng đã được đánh giá là đã đóng góp vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bảo vệ

rừng phát sinh trong đời sống ở cộng đồng dân cư, hỗ trợ pháp luật và lấp đầy các khoảng

trống của pháp luật trong việc điều chỉnh các hành vi bảo vệ rừng. Đối với cộng đồng dân cư,

nó góp phần phục hồi và phát huy sự tự hào về văn hóa của các cộng đồng DTTS. Đặc biệt,

nó còn góp phần giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh trong nội bộ cộng đồng và

đóng vai trò cao trong việc bảo vệ rừng ở các cộng đồng DTTS55

.

Trong lĩnh vực BĐG và PC BLGĐ hiện vẫn chưa ghi nhận những mô hình áp dụng

luật tục để thực thi Luật BĐG. Tuy nhiên, từ việc sử dụng luật tục trong các khía cạnh khác

của cuộc sống cũng gợi mở những khả năng sử dụng luật tục trong việc thúc đẩy BĐG và PC

BLGĐ. Để làm được điều đó, trước tiên cần có những nghiên cứu về những quy định của

luật tục có liên quan đến vai trò, trách nhiệm và quyền của phụ nữ của các nhóm DTTS

đến đâu và liệu duy trì các luật tục như vậy trong các ứng xử hàng ngày sẽ có thể dẫn đến

các hậu quả pháp lý liên quan tới quyền và nghĩa vụ của phụ nữ DTTS như thế nào.

2. Sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS

Hiện nay, hầu như không có một tài liệu nào nói đến việc sử dụng các dịch vụ pháp lý

có thu phí của người DTTS. Dường như người DTTS chưa phải là các khách hàng của dịch

vụ này và có những giả thuyết cho rằng người DTTS không thể chi trả những chi phí cho dịch

vụ pháp lý. Điều này sẽ cần tìm hiểu thêm trong các nghiên cứu khác trong tương lai. Việc sử

dụng dịch vụ pháp lý của người DTTS hiện nay hầu như mới chỉ được ghi chép trong các báo

cáo về trợ giúp pháp lý.

Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng để nói rằng việc sử dụng dịch vụ pháp lý của người

DTTS là rất hạn chế và kém hơn so với nhóm người Kinh. Khảo sát về tiếp cận công lý của

UNDP thực hiện năm 2003 với 1000 người cho thấy có đến 84% người tham gia khảo sát ở

vùng núi không biết đến các trung tâm trợ giúp pháp lý, tỉ lệ này ở ở vùng nông thôn và 52%

ở thành phố. 6% số người tham gia khảo sát nói rằng đã từng tiếp cận tòa án để giải quyết các

vụ việc của mình, cụ thể cho từng nhóm là 9% - 8% và 1% cho những người trả lời từ khu

vực thành thị, nông thôn và miền núi56

. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ nhìn đến nhóm

người sinh sống tại các vùng miền núi mà không nhất thiết phải là người DTTS. Hơn nữa,

không có sự phân biệt theo giới của các số liệu.

Theo số liệu của Cục Trợ giúp pháp lý, từ năm 1997 đến năm 2008, Cục TGPL và các

Trung tâm đã thực hiện được 1.215.820 vụ việc, trong đó có 25.426 vụ đại diện, 47.374 vụ

bào chữa, còn lại 1.106.439 vụ tư vấn, 14.533 vụ kiến nghị và 22.048 vụ hòa giải. Trong tổng

số có 1.260.680 lượt người được TGPL, trong đó có 545.561 người nghèo và 198.051 người

dân tộc. Số người được trợ giúp pháp lý năm 2009 là 92.967 (người nghèo 25.962 người,

chính sách 12.904, dân tộc 25.853, trẻ em 4.495, người già: 1.812; người tàn tật: 506, đối

tượng khác 21.435 người). Cách thống kê số liệu thế này tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Tư

pháp, tuy nhiên cũng khó có thể phản ánh chính xác mức độ người DTTS đã sử dụng dịch vụ

pháp lý. Một người nghèo hay trẻ em, hay tàn tật cũng có thể là người DTTS. Hơn nữa, các số

liệu không được ghi chép theo giới tính và nhóm dân tộc nên không thể phân tích được sự

khác biệt trong sử dụng giữa phụ nữ và nam giới DTTS cũng như giữa các dân tộc.

55

Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 71 tháng 3 năm 2006, tải về từ địa chỉ http://www.nclp.org.vn/chinh_sach/su-

dung-luat-tuc-huong-uoc-mot-chien-luoc-quan-ly-rung/?searchterm=%22TRANH%20CH%E1%BA%A4P%22

ngày 30/12/2010 56

Khảo sát quan điểm của người dân về tiếp cận công lý ở Việt Nam, UNDP, 2004

Page 28: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

27

Vấn đề giới chưa được lồng ghép toàn diện trong cung cấp dịch vụ pháp lý không

những chỉ thể hiện ở cách ghi chép số liệu thống kê mà còn ở trong cả kế hoạch thực hiện

chương trình trợ giúp pháp lý. Thông tư 07/2008/TT-BTP ngày 28/10/2008 hướng dẫn thực

hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt

khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình mục tiêu

quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 nêu lên 2 mục tiêu “Bảo đảm 98% người nghèo,

95% người thuộc diện được trợ giúp pháp lý… có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp

pháp lý miễn phí” và “Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền được trợ giúp pháp lý của người

nghèo, hộ nghèo, người cư trú ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi

thông qua các hình thức…”. Cả hai mục tiêu này không nêu cụ thể chỉ tiêu sử dụng dịch vụ

pháp lý cho người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng. Những nhóm này do nhiều

nguyên nhân, bao gồm cả những nguyên nhân mang tính văn hóa và giới, có thể hạn chế hơn

trong tiếp cận đến các hỗ trợ của trợ giúp pháp lý, do đó nếu không có các chỉ tiêu cụ thể quy

định số người được hưởng lợi và các biện pháp cụ thể đi kèm theo đó thì rất nhiều khả năng

họ sẽ không nằm trong những người được hưởng lợi. Trong toàn bộ Thông tư cũng không

nhấn mạnh đến việc chú ý tìm hiểu nhu cầu pháp lý cụ thể của phụ nữ hay nam giới DTTS mà

chỉ nêu nhu cầu của những người thuộc diện trợ giúp pháp lý chung chung.

Trong khuôn khổ của chương trình 135 giai đoạn II, 1.570 CLB TGPL đã được thành

lập, các Trung tâm TGPL đã đặt gần 12.000 bảng và hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở

UBND xã, các cơ quan tiến hành tố tụng; in ấn và cấp phát trên 2.000.000 tờ gấp pháp luật

bằng tiếng dân tộc cho nhân dân (13 thứ tiếng); in, sao hơn 16.000 băng catset bằng tiếng dân

tộc phát miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số57

. Tuy nhiên, hiệu quả của của các

hoạt động trợ giúp pháp lý vẫn còn chưa được đánh giá và sẽ phải được kiểm chứng thông

qua các nghiên cứu với chính những người sử dụng dịch vụ. Cũng cần phải nhấn mạnh các bài

học kinh nghiệm về truyền thông trong nhiều lĩnh vực đã cho thấy truyền thông hai chiều và

có tương tác bao giờ cũng hiệu quả hơn truyền thông một chiều qua các phương tiện truyền

thông. Hơn nữa, với việc tỉ lệ phụ nữ DTTS có khả năng đọc hiểu thấp cả tiếng Việt lẫn tiếng

dân tộc thì các tài liệu in có thể sẽ không có hiệu quả.

Các tài liệu hiện có không đủ để đánh giá được sự hài lòng của phụ nữ và nam giới

DTTS với các dịch vụ pháp lý họ sử dụng cũng như hiệu quả lên bình đẳng giới qua việc sử

dụng dịch vụ pháp lý và sẽ cần phải có các nghiên cứu sâu với những phụ nữ và nam giới đã

sử dụng dịch vụ pháp lý.

3. Sự phù hợp của các dịch vụ pháp lý và các rào cản cho tiếp cận dịch vụ pháp lý của

phụ nữ DTTS

a. Sự phù hợp của các dịch vụ pháp lý

Phù hợp về đối tượng

Tất cả các dịch vụ pháp lý nêu trên đều phục vụ cho tất cả các nhóm khách hàng bất

kể giới tính hay dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế, một số loại hình dịch vụ có thu phí như luật

sư hành nghề độc lập hay các văn phòng tư vấn luật thì đối tượng khách hàng chủ yếu là

những người có khả năng chi trả. Trong khi hầu hết phụ nữ DTTS là những người nghèo thì

việc họ có khả năng chi trả cho các dịch vụ, đặc biệt cho cả một cả một quy trình tố tụng khi

cần thiết cần phải tiếp tục được nghiên cứu.

Trong số các loại hình dịch vụ pháp lý hiện có thì trợ giúp pháp lý hay các trung tâm

tư vấn pháp luật của một số tổ chức chính trị xã hội hay một số tổ chức XHDS coi nhóm

57

Số liệu từ báo cáo đánh giá chương trình 135-II.

Page 29: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

28

người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng là một trong các nhóm ưu tiên. Tuy nhiên,

kể từ năm 2006, Luật Trợ giúp Pháp lý đã thu hẹp một số diện được hưởng trợ giúp pháp lý –

trước kia là người dân tộc thiểu số và trẻ em nói chung, còn bây giờ chỉ là người dân tộc thiểu

số thường trú ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trẻ em không

nơi nương tựa. Việc thu hẹp đối tượng được nhận trợ giúp pháp lý miễn phí có thể có ảnh

hưởng tiêu cực lên việc tiếp cận dịch vụ của phụ nữ và nam giới DTTS. Đối với người DTTS,

đặc biệt là phụ nữ DTTS đa phần là nghèo thì việc chi trả cho các dịch vụ pháp lý là ngoài

khả năng của họ và việc không cho họ thuộc diện được hưởng dịch vụ miễn phí cũng có thể

đồng nghĩa với việc họ sẽ không có được tiếp cận nữa.

Phù hợp về địa lý

Các số liệu hiện có cho thấy, hầu hết các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, các

văn phòng luật sư và các trung tâm tư vấn pháp luật đều có địa điểm tại các thành phố lớn

hoặc khu vực đô thị. Trong khi Hà Nội có 430 công ty luật và văn phòng luật sư hay thành

phố Hồ Chí Minh có 755 văn phòng và công ty thì các tỉnh miền núi phía Bắc có đông đồng

bào DTTS như Lai Châu hay Điện Biên không có công ty luật hay văn phòng luật sư nào.

Ngay cả khi có văn phòng Luật sư hay công ty luật thì các cơ sở này cũng thường đóng ở các

khu vực đô thị, cách xa nơi sinh sống của đa số đồng bào DTTS. Do đó, khả năng tiếp cận đến

các cơ sở này của người DTTS là rất hạn chế, đặc biệt đối với phụ nữ DTTS khi nơi sinh sống

của họ thường cách xa những cơ sở cung cấp dịch vụ cùng với việc đi xa ra khỏi làng bản nơi

họ đang sinh sống không phải là dễ dàng khi họ không nói được tiếng Kinh.

Nếu so sánh với các hình thức dịch vụ pháp lý khác thì trợ giúp pháp lý dường như đã

dễ tiếp cận hơn với người DTTS, đặc biệt với phụ nữ DTTS thông qua việc: 1) mở rộng phạm

vi người được cung cấp dịch vụ; và 2) mở rộng tầm bao phủ hơn xuống tận các địa bàn

xã/phường thông qua các mô hình như trợ giúp pháp lý. Một số tổ chức phi chính phủ thực

hiện các chương trình tại các cộng đồng DTTS cũng kết hợp các hỗ trợ tư pháp cho các nhóm

phụ nữ DTTS, bao gồm việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho phụ nữ DTTS cũng như tổ

chức các CLB pháp luật cho phụ nữ DTTS.

Phù hợp về nguồn lực con người

Có thể thấy được sự mất cân đối giữa số lượng luật sư và số dân. Hiện nay, tổng số

luật sư là 5.076 người trong đó có 1.516 luật sư nữ và 3.560 luật sư nam. Trong tổng số luật

sư thì có 20 luật sư là người DTTS và 16 luật sư không xác định dân tộc 58

. Với số lượng luật

sư như thế này, nhất là luật sư người DTTS (20 luật sư/10 triệu người DTTS) thì khả năng có

sự tham gia của luật sư trong các dịch vụ pháp lý dành cho người DTTS sẽ rất ít. Báo cáo của

Bộ Tư pháp cho thấy chỉ có 20% số vụ án xét xử sơ thẩm có luật sư và trợ giúp viên pháp lý59

.

Một khảo sát đã được thực hiện trong năm 2007 để đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động

luật sư tại các tỉnh khó khăn về kinh tế-xã hội. Khảo sát được tiến hành ở 16 tỉnh, chủ yếu ở

khu vực miền núi. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng luật sư tại các tỉnh này rất thấp, chỉ

chiếm có 3,8% tổng số luật sư trên toàn quốc. Khảo sát cũng cho thấy phần lớn luật sư ở khu

vực miền núi là các cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, hầu như trên 60 tuổi. Ở đoàn luật sư của

một số tỉnh được khảo sát, có những luật sư có đăng ký nhưng không hành nghề vì tuổi đã

cao. Hơn thế nữa, một số luật sư không có bằng luật và chưa qua khóa đào tạo luật sư tổ chức

bởi Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư địa phương60

.

58

http://luatsuvietnam.org.vn/index.php?option=com_lawyer&render=n5684&section=list tải về ngày 5/8/2010 59

Số liệu do Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đưa ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thi hành Luật Trợ

giúp pháp lý tổ chức tại Đà Nẵng ngày 30/11/2009, theo http://vietnamnet.vn/chinhtri/200911/Chi-20-vu-an-xet-

xu-so-tham-co-luat-su-881653/ tải về ngày 5/8/2010 60

Báo cáo Phát triển 2010 – Các thể chế, Ngân hàng thế giới., 2010

Page 30: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

29

Không những chỉ thiếu luật sư, nhân lực có đủ điều kiện để cung cấp các dịch vụ pháp

lý như tư vấn pháp luật cũng rất thiếu, đặc biệt ở các vùng DTTS. Các quy định trước kia đã

hạn chế việc phát triển của các trung tâm tư vấn pháp luật qua những yêu cầu về số lượng tối

thiểu cũng như chất lượng phải có của tư vấn viên. Nghị định số 65/2003/NĐ-CP quy định

phải có ít nhất 3 tư vấn viên pháp luật mới được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật. Tiêu

chuẩn để được công nhận là tư vấn viên pháp luật là phải có bằng đại học luật, có thâm niên

công tác pháp luật từ 3 năm trở lên, và đã qua lớp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật. Ngoài

ra, còn có những yêu cầu khác về cơ sở vật chất cho trung tâm tư vấn pháp luật. Chính những

quy định này đã dẫn đến tình trạng các địa phương vùng sâu vùng xa không thể thành lập

được Trung tâm tư vấn, hoặc có Trung tâm nhưng không đủ người theo đúng quy định61

.

Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho người dân ở các

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi có điều kiện

tiếp cận nhiều hơn đến dịch vụ tư vấn pháp luật thông qua việc cho phép người bằng trung

cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp

luật và có uy tín trong cộng đồng có thể là cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Đối với trợ giúp pháp lý, những người tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm: a) Cộng tác

viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; b) Luật sư; c) Tư vấn viên pháp luật làm việc

trong tổ chức tư vấn pháp luật. Trợ giúp viên pháp lý là công dân Việt Nam thường trú tại

Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo

đức tốt; b) Có bằng cử nhân luật; c) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; d)

Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên; đ) Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành

nhiệm vụ được giao. Trong các yêu cầu cho người tham gia trợ giúp pháp lý không thấy đề

cập đến yêu cầu phải nói được tiếng dân tộc nếu người đó làm việc ở những vùng có đông

đồng bào DTTS. Nếu tính đến số đông phụ nữ DTTS không thể nói tiếng Việt thì yêu cầu có

thể nói được tiếng dân tộc là điều quan trọng khi cung cấp dịch vụ cho phụ nữ DTTS. Cho dù

đây có thể là một yêu cầu khó khăn nhưng là cần thiết để đảm bảo hiệu quả cho những hỗ trợ

của trợ giúp pháp lý cho người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng khi mà phần nhiều

trong số những phụ nữ này không nói được tiếng Việt như đã phân tích ở các phần trước. Quy

tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý chỉ nêu lên yêu cầu về tác phong và thái độ cho cán bộ làm

trợ giúp pháp lý là “Sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản, ngắn gọn phù hợp với đặc điểm tâm

lý, độ tuổi, phong tục dân tộc của người được trợ giúp pháp lý. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ

ràng, mạch lạc, không nói tiếng lóng, hách dịch hoặc có các hành vi coi thường đối với người

được trợ giúp pháp lý” chứ không đề cập gì tới yêu cầu phải nói được tiếng dân tộc62.

Kỹ

năng làm việc với các nhóm được trợ giúp pháp lý đặc thù bao gồm cả người DTTS là một

trong các nội dung được nêu lên trong Đề án Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý giai đoạn

2008 - 2010, định hướng đến năm 2015 tuy nhiên đề án cũng không làm rõ nhiệm vụ nâng

cao khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc như một kỹ năng quan trọng trong khi làm việc với

nhóm đặc thù này. Tuy nhiên, có những dấu hiệu khả quan cho thấy những thay đổi sẽ diễn ra

để tăng cường hơn nữa sự tiếp cận của người DTTS tới trợ giúp pháp lý. Quyết định số

52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý

nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại

các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020 có quy định rõ một loạt các hoạt động trợ giúp pháp

lý thực hiện cho vùng DTTS cũng như các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ làm công

tác trợ giúp pháp lý ở các khu vực này, bao gồm cả việc dạy tiếng dân tộc cho cán bộ thực

hiện trợ giúp pháp lý ở các huyện nghèo và đào tạo trung cấp luật cho người DTTS thuộc diện

quy hoạch thành cán bộ tư pháp và hộ tịch xã.

61

Tải từ trang web của Bộ Tư pháp

http://vbqppl.moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=2390 tải về ngày

1/11/2010 62

Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTP

ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Page 31: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

30

Phù hợp về kinh tế

Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư quy định mức thù lao cho luật sư tham gia

tố tụng do khách hàng trả không được vượt quá 100.000đồng/1 giờ làm việc của luật sư, còn

mức thù lao và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của

cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 120.000đ/1ngày làm việc của luật sư. Mức phí như vậy

so với mức thu nhập bình quân nhân khẩu ở vùng Tây Bắc chỉ là khoảng 550,000 đồng/tháng

là khó có thể chi trả được63

. Nghị định 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư khuyến khích văn phòng luật sư, công ty

luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân miễn, giảm thù lao luật sư cho những người

nghèo, đối tượng chính sách. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào để cho thấy việc

khuyến khích này thực sự đang được tiến hành.

Phù hợp về văn hóa

Đối với những phụ nữ DTTS, yếu tố văn hóa của các dân tộc có vai trò quan trọng

trong cách thức giải quyết các xung đột. Một nét chung của các cộng đồng DTTS là sự tồn tại

hệ thống luật tục điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng, với những người lớn tuổi trong

làng hay các già làng là những người nắm vững các luật tục và có uy tín, thường đóng vai trò

dẫn dắt cộng đồng và ra các quyết định trong cuộc sống kinh tế - xã hội của làng bản. Các

dịch vụ pháp lý khác thường dựa trên những quy trình pháp lý phức tạp và có thể xa lạ với số

đông, chưa nói đến người DTTS. Ví dụ, để nhận được hỗ trợ của trợ giúp pháp lý, cần thiết

phải có đơn yêu cầu trợ giúp và đơn phải được nộp đến cơ quan trợ giúp pháp lý.

Xét về hình thức dịch vụ pháp lý thì hoạt động hoà giải ở cơ sở cho thấy khá gẫn gũi

với người dân, đặc biệt là phụ nữ DTTS. Đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở là những người sống

gần gũi với nhân dân, hiểu được các phong tục, tập quán của địa phương nên rất thuận lợi khi

thực hiện nhiệm vụ hoà giải64

. Đánh giá về hiệu quả hoạt động hòa giải, theo Bộ Tư pháp, từ

năm 1999 đến 2008 đã có hơn 3,8 triệu vụ việc được đưa ra hòa giải với tỷ lệ hòa giải thành

công lên tới 80%65

.

b. Các rào cản cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS

Các rào cản từ phía người cung cấp dịch vụ

Ngân sách ít: Trong những năm gần đây, nhu cầu về trợ giúp pháp lý của nhân dân ngày

càng gia tăng và nội dung các vụ việc cũng ngày càng phức tạp hơn. Do vậy, Nhà nước

không đủ ngân sách cần thiết cho các dịch vụ pháp lý nói chung và hệ thống trợ giúp pháp

lý Nhà nước hoạt động66

. Theo Thông tư số 07/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp ra ngày

21/10/2008 Hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình phát

triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai

đoạn 2006 - 2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010

thì Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm

nghèo giai đoạn 2006 - 2010 để tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở các xã

nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên với với 2 triệu đồng/năm/xã và triển khai các hoạt

động trợ giúp pháp lý. Kinh phí cho Trung tâm để thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động và

thực hiện truyền thông, cung cấp tài liệu và thông tin pháp luật cho người nghèo lấy từ

kinh phí địa phương. Các địa phương có đông người DTTS hầu hết là các tỉnh nghèo nên

kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này chắc chắn không thể nhiều. Việc thiếu kinh phí chắc

63

Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình, Tổng cục Thống kê 2008 64

Quan hệ giữa hoạt động hoà giải cơ sở với trợ giúp pháp lý, Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp. 65

Trích từ báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại, Ngân hàng thế giới, 2010 66

Trích kiến nghị về việc “tăng cường sự tiếp cận công lý của các nhóm dễ bị tổn thương thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý của Hội Luật

gia Việt nam” gửi ASAS – Nguyễn Khắc Hải.

Page 32: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

31

chắn có ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng dịch vụ TGPL cung cấp cho người

dân.

Thay đổi chính sách: Kể từ năm 2006, Luật Trợ giúp Pháp lý đã thu hẹp một số diện được

hưởng trợ giúp pháp lý – trước kia là người dân tộc thiểu số và trẻ em nói chung, còn bây

giờ chỉ là người dân tộc thiểu số thường trú ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn và trẻ em không nơi nương tựa. Việc thu hẹp đối tượng người DTTS được

hưởng lợi sẽ kéo theo việc ít tiếp cận hơn của phụ nữ DTTS tới dịch vụ pháp lý do khả

năng chi trả của họ cho các dịch vụ có phí là khá khó khăn.

Năng lực của cán bộ cung cấp dịch vụ pháp lý về làm việc với người DTTS: những phân

tích ở trên đã cho thấy cán bộ cung cấp dịch vụ pháp lý đặc biệt cho người DTTS đang

hạn chế cả về số lượng (rất ít luật sư người DTTS) lẫn chất lượng (nói được tiếng DTTS

hoặc có hiểu biết tốt về văn hóa và tập quán của người DTTS). Hạn chế này là một cản trở

lớn cho người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng trong quyết định tiếp cận và sử

dụng một loại hình dịch vụ còn khá mới mẻ và thường phải sử dụng ngôn ngữ pháp luật

khó hiểu cùng với quy trình phức tạp.

Năng lực thực thi luật, đặc biệt là luật BĐG và luật PCBLGĐ: rất nhiều báo cáo đã nêu

lên vấn đề nhận thức về giới và hai luật của cán bộ và người dân ở nhiều vùng, đặc biệt là

các vùng DTTS còn rất hạn chế, chưa có đủ các chế tài để xử lý các vụ vi phạm luật phức

tạp. Việc thiếu hiểu biết về luật từ phía người dân làm cho họ không nhận thức được

quyền vì vậy cũng sẽ khó tìm đến dịch vụ ngay cả khi quyền của họ bị vi phạm. Về phía

chính quyền và những người cung cấp dịch vụ, kiến thức hạn chế có thể làm họ không đưa

ra được các hỗ trợ làm cho phụ nữ DTTS hài lòng, hạn chế việc họ sẽ quay lại sử dụng

dịch vụ khi cần trong tương lai.

Kì thị và phân biệt đối xử: mặc dù chưa có tài liệu nào nghiên cứu về việc định kiến và kì

thị có phải là rào cản ngăn phụ nữ và nam giới DTTS tiếp cận đến các dịch vụ pháp lý hay

không. Tuy nhiên, một số tài liệu như Báo cáo Phân tích xã hội quốc gia của Ngân hàng

thế giới năm 2009 cũng đã nêu tình trạng định kiến đối với dân tộc thiểu số vẫn khá phổ

biến, đến từ nhiều nhóm xã hội khác nhau như cán bộ nhà nước, người buôn bán, trí thức,

nông dân… Qua lăng kính của họ, người dân tộc thiểu số thường lạc hậu, lười biếng,

không biết làm ăn. Tác động của định kiến này đã và đang có những tác động tiêu cực đối

với người dân tộc thiểu số, khiến họ kém tự tin, thiếu tiếng nói và quyền lực. Qua đó, thấy

được sự cần thiết phải có những nghiên cứu kĩ lưỡng với những nhóm người DTTS khác

nhau để tìm hiểu xem liệu kì thị và phân biệt đối xử có ngăn cản họ tiếp cận đến dịch vụ

pháp lý hay không, đặc biệt với phụ nữ DTTS là nhóm chịu kì thị kép.

Các rào cản từ phía người sử dụng dịch vụ

Chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý và thiếu tin tưởng vào hệ thống công lý: Theo

một cuộc khảo sát gần đây về quyền tiếp cận công lý tại Việt Nam, chỉ có 6% số người

được phỏng vấn đã tiếp cận tòa án, 4% đã từng có liên hệ với các trung tâm tư vấn pháp

luật, và 6% đã sử dụng dịch vụ luật sư. Cuộc điều tra cũng cho thấy, người nghèo và

những người sống ở các vùng nông thôn và miền núi có trình độ nhận thức thấp hơn nhiều

và giới hạn truy cập thông tin pháp lý và cơ sở pháp lý67

và họ thường là nhóm ít có thói

quen sử dụng dịch vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào.

Một số tài liệu chỉ ra sự kém hiệu quả của công tác hòa giải, nhất là trong việc bảo vệ

quyền của phụ nữ. Ví dụ, trong các vụ ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình, việc bắt

buộc hòa giải giữa hai bên có thể tạo điều kiện cho bạo hành tái diễn. Nhiều thành viên

của tổ Hòa giải, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa đôi khi chưa hiểu hết về luật

67

Tiến Sĩ Nguyễn Khắc Hải – vai trò của các tổ chức xã hội hoạt động trợ giúp pháp lý tại Việt Nam.

Page 33: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

32

pháp đặc biệt là hai luật BĐG và luật PCBHGĐ rất có thể sẽ tư vấn thiên vị và có xu

hướng phân biệt đối xử với phụ nữ. Một khảo sát tiến hành năm 2008 với những người đã

tham gia hòa giải cho thấy phần lớn cảm thấy có rất ít sự thiên vị về giới trong các quyết

định. Tuy nhiên, cá biệt tại một tỉnh, 24% người được hỏi đã từng tham gia hòa giải trả

lời rằng họ thấy có sự thiên vị về giới. Với việc hai Luật BĐG và PCBLGĐ là những luật

còn mới, các thành viên của tổ hòa giải chủ yếu là nam giới thì xu hướng hòa giải thiên vị

và phân biệt đối xử với phụ nữ có khả năng xảy ra. Sự thiên vị đặc biệt lớn khi có các

tranh chấp với chính quyền địa phương. Cũng trong nghiên cứu nêu trên, khá nhiều người

được hỏi (14%) cho rằng người dân thường bị bất lợi khi tranh chấp với các cơ quan.

Tại một tỉnh, có tới 34% người được hỏi cho rằng có sự thiên vị như vậy68

.

Tỉ lệ mù chữ cao trong người DTTS, đặc biệt là phụ nữ không biết đọc, biết viết và thậm

chí không cả biết nói tiếng Việt nên rất ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và chia sẻ thông

tin của họ. Tình trạng này cùng với việc thiếu các hình thức thông tin hiệu quả các nội

dung về pháp luật, các hệ thống dịch vụ công và tư, do vậy, việc hiểu biết cụ thể về các

thông tin và dịch vụ pháp lý để sử dụng hiệu quả là rất thấp. Việc không giao tiếp được

bằng tiếng Việt một mặt làm phụ nữ kém tự tin và ít đi ra ngoài hơn, hạn chế khả năng

chủ động đi đến dịch vụ của họ. Mặt khác, điều này cũng gây khó khăn cho họ để có thể

hiểu được ngôn ngữ sử dụng trong dịch vụ pháp lý ngay cả khi các dịch vụ này chủ động

đến với người dân (như trong trường hợp dịch vụ trợ giúp pháp lý lưu động và giáo dục

pháp luật).

Nghèo đói và khả năng chi trả dịch vụ: Đối với người DTTS, việc sử dụng hoàn chỉnh

một quy trình dịch vụ pháp lý có thu phí, có chất lượng và đảm bảo tính minh bạch, công

minh còn là điều xa vời vì họ không thể có ngân sách để trả cho luật sư. Nghị định số

28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Luật sư quy định mức thù lao cho luật sư tham gia tố tụng do khách

hàng trả không được vượt quá 100.000đồng/1 giờ làm việc của luật sư, còn mức thù lao và

chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến

hành tố tụng yêu cầu là 120.000đ/1ngày làm việc của luật sư.

Các quan niệm về giới trong các cộng đồng DTTS: các quy định về vai trò và trách nhiệm

của phụ nữ và nam giới thường thiên vị phụ nữ có thể cản trở đến việc tiếp cận và sử dụng

các dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS. Các quan niệm văn hóa cho rằng đàn ông hiểu biết

hơn, tạo nên tâm lý chấp nhận, cam chịu ngay cả khi bị bạo lực hay bị tước đoạt các quyền

hợp pháp. Ghi chép ở nhiều địa phương cho thấy không chỉ nam giới mà ngay cả phụ nữ

cũng tin rằng đóng góp của họ thua kém và không có giá trị bằng phần việc của đàn ông,

thừa nhận quyền quyết định chính của người đàn ông trong gia đình và xã hội. Một số

nghiên cứu của Mai Thanh Sơn đã chỉ ra rằng phụ nữ ở nhiều nhóm DTTS tin là đàn ông

là người hiểu biết hơn nên phụ nữ phải phục tùng69

. Gánh nặng công việc và thời gian làm

việc dài có thể làm phụ nữ DTTS không có thời gian để tham gia các hoạt động tuyên

truyền phổ biến pháp luật hay theo đuổi các quy trình pháp lý tốn thời gian.

68

Trích từ báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại, Ngân hàng thế giới, 2010 69

Mai Thanh Sơn và cộng sự, “Một số vấn đề về tri thức bản địa, tiếng nói người dân, trạng thái sốc văn hóa và

bối cảnh tổn thương ở các DTTS tỉnh Đăk Nông” và “Một số vấn đề về tri thức bản địa, tiếng nói người dân,

trạng thái sốc văn hóa và bối cảnh tổn thương ở các DTTS tỉnh Sóc Trăng”

Page 34: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

33

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA

PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Ở BẮC CẠN VÀ AN GIANG

Dựa trên những phát hiện từ việc rà soát tài liệu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên

cứu thực địa tại hai tỉnh Bắc Cạn và An Giang. Nghiên cứu thực địa nhằm mục tiêu kiểm

chứng lại các phát hiện của rà soát tài liệu và tìm kiếm thêm những thông tin còn thiếu hụt

không tìm được qua quá trình rà soát tài liệu.

1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Huyện Chợ Mới nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Cạn, phía bắc giáp huyện Bạch Thông và

thị xã Bắc Kạn, phía Tây giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên), phía Nam là huyện Võ Nhai

và Phú Lương (Thái Nguyên), phía Đông là huyện Na Rì. Các dân tộc cư trú trên địa bàn

huyện chủ yếu là: Tày, Nùng, Kinh, trong đó người Tày chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu dân

cư. Hai xã được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu là Cao Kỳ và Tân Sơn, trong đó Tân Sơn là

xã thuộc chương trình 135, Cao Kỳ có 2 thôn thuộc chương trình 135. Trên địa bàn xã Tân

Sơn chỉ có người Dao cư trú, ở xã Cao Kỳ, người Kinh chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cơ cấu dân

cư. Thu nhập của người dân ở 2 xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp.

Mặc dù là huyện miền núi nhưng giao thông tương đối dễ dàng, thuận tiện, người dân

sống tập trung gần các trục đường liên tỉnh và liên huyện, xã. Hệ thống loa phát thanh có thể

chuyển tải thông tin đến từng hộ gia đình. Phân bố dân cư có sự tách biệt rõ ràng giữa người

Tày và người Dao theo từng thôn. Thu nhập chủ yếu của người dân vẫn dựa vào nông nghiệp

và lâm nghiệp tuy nhiên khoảng cách giữa nơi cư trú đến nương rẫy khá xa cũng là khó khăn

đối với người dân ở đây. Cơ sở vật chất như điện, trường học, trạm y tế được đầu tư đầy đủ.

Tri Tôn là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh An Giang, giáp với Campuchia về

phía Tây, hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn về phía Đông, huyện Tịnh Biên về phía Bắc và

tỉnh Kiên Giang về phía Tây. Các tộc người chính cư trú trên địa bàn huyện gồm: Kinh,

Khmer và Hoa, trong đó người Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu dân cư. Hai xã được lựa

chọn nghiên cứu là Cô Tô và Núi Tô, trong đó xã Núi Tô là một xã thuộc chương trình 135.

Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu thu nhập của 2 tộc người chiếm đa số là

Kinh và Khmer ở hai xã này.

Tỉ lệ nghèo ở Cô Tô trong năm 2009 là 12,6%, trong khi đó tỉ lệ này ở Núi Tô cao hơn

khá nhiều là 21%. Trong số các hộ nghèo, người Khmer chiếm tỉ lệ cao hơn so với người

Kinh. Rất tiếc con số cụ thể không được bóc tách trong báo cáo của địa phương.

Điều đáng lưu ý là việc sinh hơn 3 con khá phổ biến ở người Khmer, khá nhiều hộ có

5-6 con. Hôn nhân trước 18 tuổi vẫn khá phổ biến. Theo thống kê của UBND 2 xã, tỉ lệ hộ

chưa tiếp cận được với điện lưới Quốc Gia vẫn ở mức khoảng 10% và hơn 20% chưa được sử

dụng nguồn nước sạch. Là 2 xã vùng đồng bằng, giao thông liện lạc ở hai xã khá thuận tiện.

Trường học, trạm y tế được xây dựng khá khang trang. Người Khmer và người Kinh thường

cư trú trong các Ấp (Sóc) riêng biệt, tỉ lệ hỗn cư vẫn còn ở mức thấp. Ảnh hưởng của quá

trình đô thị hóa chưa rõ rệt, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính. Cảnh quan sinh thái

vẫn mang đậm dáng nét của vùng nông thôn Tây Nam Bộ. Người Khmer ở cả 2 xã theo Phật

giáo Tiểu Thừa (Nam Tông). Ảnh hưởng của nhà sư đối với cộng đồng còn khá rõ nét trong

đời sống thường nhật.

Page 35: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

34

Bảng 6: Một số chỉ tiêu chính có liên quan của các địa bàn nghiên cứu

Địa phương Dân số Tỷ lệ nghèo

2009

Thành phần dân tộc Tham gia trong

Chương trình 135

Tỉnh An Giang 2.144.772

người70

8,5%

(2008)71

Kinh 94,83%, Khơ-me 3,9%,

Chăm 0,62%, Hoa 0,65%

12 xã

Huyện Tri Tôn 3 xã

Xã Cô Tô 12,6% Không

Xã Núi Tô 21% Có

Tỉnh Bắc Kạn 293.826

người

36,8%

(2008)

Tày 54%, Dao 16,8%, Kinh

14%, Nùng 9%, Mông 5,5%,

Hoa 0,4%, Sán Chay 0,3%.

103 xã phường

Huyện Chợ Mới 12 xã

Xã Cao Kỳ Tày, Nùng, Kinh 2 thôn người Dao

Xã Tân Sơn Dao 100% Có

Nguồn: Các tài liệu thứ cấp (các con số sẽ được bổ sung sau), VLHSS 2008, (Tổng Cục

Thống Kê, 2010), Website Uỷ Ban Dân Tộc.

2. Cung của dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý

Tại hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang đều có Trung tâm trợ giúp pháp lý. Những trung

tâm này được thành lập từ đầu những năm 2000, với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ pháp

lý miễn phí (trợ giúp pháp lý) cho người nghèo và đối tượng chính sách. Dưới Trung tâm có

các chi nhánh ở cấp huyện. Bắc Kạn có 3 chi nhánh ở huyện Ngân Sơn, Chợ Đồn và Ba Bể,

trên tổng số 8 đơn vị hành chính cấp huyện. An Giang có 2 chi nhánh ở thị xã Châu Đốc và

huyện Tịnh Tri Tôn, trên tổng số 11 đơn vị hành chính cấp huyện. Ở cấp xã có các Câu lạc bộ

Trợ giúp pháp lý. Số các câu lạc bộ ở Bắc Kạn là 100, trên tổng số 113 xã, phường, thị trấn.

Số các câu lạc bộ ở An Giang là 58, trên tổng số 156 xã, phường, thị trấn.

Số trợ giúp viên pháp lý ở hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang đều là 4 người, với tỷ lệ

nam/nữ khá đồng đều. Tất cả các trợ giúp viên pháp lý đều thuộc nhóm dân tộc đa số72

, và

không nói được tiếng dân tộc thiểu số. Đây là điểm hạn chế mà lãnh đạo các Trung tâm

thường nhắc đến trong việc cung cấp trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, vì nhiều

người trong số họ không nói được tiếng Kinh.

“Kho khăn lơn nhât khi sư dung trơ giup phap ly cho ngươi DTTS la sư bât đông vê

ngôn ngư. Hiên nay trung tâm co 4 trơ giup viên nhưng không ai noi đươc tiên dân

tôc Mông, Dao. Vì vậy rất khó cho việc tuyên truyền và trợ giúp pháp lý cho 2 dân tôc

thiêu sô nay.”

(Lãnh đạo Trung Tâm TGPL tỉnh Bắc Kạn)

Bảng 7: Số các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý cho

người dân ở hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang (số liệu năm 2009)

Cơ quan, tổ chức, cá nhân Bắc Kạn An Giang

Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý 01 01

Trợ giúp viên pháp lý, trong đó:

Nam

Nữ

04

02

02

04

Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, trong đó:

Nam

Nữ

Luật sư

173

137

36

07

51 (2010)

26

70

Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, 2009 71

Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 72

Ở An Giang, nhóm đa số là người Kinh, còn ở Bắc Cạn là người Tày. Tính trên bình diện cả nước, người Tày

là dân tộc thiểu số, nhưng ở Bắc Cạn đây là nhóm có mức sống cũng như các chỉ số phát triển cao nhất tỉnh. Các

dân tộc thiểu số ở Bắc Cạn là Dao, Mông, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc khác.

Page 36: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

35

Chi nhánh Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý 03 02

Câu Lạc Bộ Trợ Giúp Pháp Lý 100 58

Thành viên Câu Lạc Bộ Trợ Giúp Pháp Lý 672

Luật sư 04 46

Văn phòng luật sư 0 29

Công ty luật 0 01

Luật sư hành nghề cá nhân 0 01

Nguồn: Phỏng vấn TTTGPL và các nguồn tài liệu thứ cấp

Ngoài đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, các Trung Tâm TGPL còn có đội ngũ các cộng

tác viên trợ giúp pháp lý. Theo quy định của Luật Trợ Giúp Pháp Lý, cộng tác viên là người

không thuộc biên chế của Trung Tâm TGPL và không nhất thiết phải có bằng cử nhân luật.

Nếu họ không phải là luật sư thì họ chỉ có thể tư vấn pháp luật trong những lĩnh vực chuyên

môn của họ, mà không được thực hiện vai trò đại diện. Khi một cộng tác viên thực hiện trợ

giúp pháp lý cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý, họ có thể gửi thanh toán về Trung Tâm

cho công việc của họ. Số tiền thường không nhiều và có những cộng tác viên thấy không đáng

để làm tất cả các thủ tục liên quan đến tài chính. Số cộng tác viên TGPL ở Bắc Kạn là 173,

khoảng 25% là nữ, và có 7 luật sư, trong đó 3-4 người vẫn còn hoạt động, số còn lại thì đã

già, yếu. Công tac viên cua trung tâm la cac can bô tư phap xa , cán bộ các phòng ban của

huyện, cán bộ làm bên công an tỉnh , Sơ Lao Đông - Thương Binh và Xa Hôi , cán bộ làm bên

bảo hiểm. Ở An Giang, số cộng tác viên TGPL ít hơn ở Bắc Kạn, chỉ có 51 người. Năm 2008

số lượng cộng tác viên là 120 người, nhưng sau đó Trung Tâm TGPL đã tập trung củng cố

theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ và như vậy số lượng giảm xuống còn 37 năm 2009,

sau đó tăng lên 51 năm 2010. Số lượng luật sư làm cộng tác viên TGPL ở An Giang cao hơn

Bắc Kạn nhiều, 25 so với 7.

Nhóm nghiên cứu quan sát thấy ở các xã nghiên cứu CLB TGPL bao gồm tất cả các

thành viên UBND xã và trưởng thôn. CLB thường đóng vai trò là người tổ chức các hoạt

động TGPL lưu động của Trung Tâm TGPL, hoặc các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp

luật trên địa bàn xã. Vai trò của các CLB trong việc trực tiếp cung cấp dịch vụ tư vấn pháp

luật cho người dân rất mờ nhạt.

Ngoài hệ thống trợ giúp pháp lý từ tỉnh đến huyện đến xã như đã mô tả ở trên, còn có

các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các đoàn thể chính trị xã hội, ví dụ như Hội Phụ Nữ

hoặc Hội Nông Dân tỉnh. Các tổ chức này cũng thực hiện phổ biến và tư vấn pháp luật cho

hội viên của mình về những vấn đề mà họ quan tâm như Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia

đình, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Bình đẳng giới hay Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Ở

An Giang, Trung Tâm tư vấn pháp luật của Hội LHPN tỉnh An Giang tham gia nhiều trong

việc tư vấn cho phụ nữ kết hôn với người nước ngoài. Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh An Giang còn

thực hiện hoạt động giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của Hội viên, tuy nhiên, trong cả năm

2009 và 6 tháng đầu năm 2010 thì chỉ có 2 trường hợp đơn thư của phụ nữ dân tộc Khơ Me

gửi lên và không có trường hợp nào từ phụ nữ dân tộc Chăm.

Đặc biệt ở An Giang, những vị chức sắc tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc

hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn tại địa phương. Những vị này cai quản các chùa thường có

ở mỗi ấp. Họ là người cùng dân tộc và sinh sống gần gũi với người dân. Tuy nhiên, những

người này hầu hết đều là nam giới, đã lớn tuổi và không biết nhiều về luật pháp đặc biệt là

Luật BĐG hay Luật PCBLGĐ. Người dân cũng nhắc đến một số người khác mà họ hay tìm

đến để nhờ vả mỗi khi có việc cần phải liên hệ với chính quyền. Trưởng thôn là những người

cũng được người dân ở Bắc Kạn nhắc đến khi có các vấn đề khúc mắc.

Page 37: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

36

Nhờ ông trong ấp viết hộ đơn, ai cần viết đơn xin đi làm hay đơn gửi lên xã cũng nhờ

ông ấy thôi. Ông ấy không lấy công nhưng nếu cho ông ấy bao Zet [bao thuốc lá] thì

đỡ ngại.

(Phỏng vấn phụ nữ Khơ Me, xã Cô Tô, Tri Tôn, An Giang)

3. Nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới DTTS

Dịch vụ pháp lý, trong đó bao gồm một loại hình dịch vụ miễn phí được gọi là trợ giúp

pháp lý, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý cho người dân và xây dựng

một xã hội công bằng, bình đẳng. Công lý, theo từ điển tiếng Việt, được định nghĩa là “lẽ phải

được xã hội thừa nhận, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội”73

. Bảo vệ công lý cho

người dân bao gồm, nhưng không giới hạn ở, hai điều:

Ngăn chặn để quyền và lợi ích chính đáng74

của người dân không bị xâm hại.

Khi quyền và lợi ích chính đáng bị xâm hại, thì người dân có khả năng tìm

kiếm sự bù đắp tổn thất thoả đáng75

thông qua hệ thống công lý chính thức76

.

Tuy nhiên, dịch vụ pháp lý chỉ phát huy tác dụng khi hai yếu tố khác được thoả mãn.

Thứ nhất, quyền và lợi ích chính đáng của người dân phải được luật pháp bảo vệ, hay nói cách

khác đó là quyền và lợi chính đáng trở thành quyền và lợi ích hợp pháp. Thứ hai, người dân

phải biết quyền và lợi ích của mình được luật pháp thừa nhận và muốn tìm sự bảo vệ của hệ

thống công lý khi họ cảm thấy quyền và lợi ích đó bị xâm hại.

Qua những cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và phỏng vấn bảng hỏi, nhóm nghiên

cứu có ghi nhận được rất nhiều những bức xúc của người dân. Những lĩnh vực thường xảy ra

những bức xúc đó là hôn nhân gia đình, đất đai, và thụ hưởng các lợi ích từ các chính sách xã

hội. Kết quả phỏng vấn bảng hỏi cũng khẳng định đây là các vấn đề thường xuyên xảy ra và

cũng gây bức xúc mạnh nhất trong người dân.

Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa phụ nữ và nam

giới DTTS cũng như phụ nữ người Kinh về các vấn đề họ thường gặp trong cuộc sống. Sự

khác biệt lớn nhất được nhắc tới cả trong các cuộc phỏng vấn sâu lẫn trong điều tra bảng hỏi

là bị đánh đập, chửa bới. Bảng 8 cho thấy bị đánh đập chửi bới là vấn đề ở vị trí số 8 ở mức

độ thường xuyên, nhưng 7 vị trí đầu đều là những bức xúc có liên quan đến chính quyền. Phụ

nữ nêu vấn đề bị đánh đập, chửi bới nhiều hơn hẳn nam giới, 19% so với 11%77

. Nếu xét về

mức độ nghiêm trọng của vấn đề (Bảng 9), thì bị đánh đập, chửi bới là một trong những vấn

đề nghiêm trọng nhất theo cảm nhận của những người gặp phải vấn đề. 87% trong số họ coi

vấn đề là rất bức xúc hoặc bức xúc.

73

Đại Từ Điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội 1998 74

Phù hợp với lẽ phải – Đại Từ Điển Tiếng Việt 75

Đúng đắn và phù hợp – Đại Từ Điển Tiếng Việt 76

Các tài liệu về tiếp cận công lý (access to justice) có đề cập đến vai trò của hệ thống công lý phi chính thức

(bao gồm luật tục và các thể chế truyền thống, ví dụ như già làng, trưởng bản) trong việc bảo vệ quyền và lợi ích

của người dân. Tuy nhiên, do chủ đề của nghiên cứu tập trung vào dịch vụ pháp lý, nên chúng tôi chủ yếu chỉ đề

cập đến hệ thống công lý chính thức (formal justice system) ở đây. Nếu không nêu rõ, thuật ngữ hệ thống công

lý sử dụng trong báo cáo này sẽ hàm lý hệ thống công lý chính thức. 77

Nghiên cứu này không phải là một nghiên cứu về bạo lực gia đình, nên không thể áp dụng tất cả các chuẩn

mực khắt khe của nghiên cứu về bạo lực gia đình khi hỏi về bị đánh đập và chửi bới. Người đọc cần coi những

con số % nêu ra ở đây như là những con số tham khảo, không nên rút ra kết luận ví dụ như 20% phụ nữ bị bạo

hành ở địa bàn nghiên cứu.

Page 38: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

37

Bảng 8: Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12 tháng qua xếp theo mức độ phổ biến

STT Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12

tháng qua

Tỷ

lệ

(%)

Phân theo

tỉnh (%)

Phân theo dân tộc

Bắc

Kạn

An

Giang

PN

Kinh

PN

DTTS

NG

DTTS

1 Không được công nhận là hộ nghèo 52 74 30 51.4 51.9 53.7

2 Không được hưởng những chính sách của hộ

nghèo

49 72 26 50.0 51.2 44.6

3 Không được vay tiền từ ngân hàng chính sách 24 17 31 32.9 19.0 27.1

4 Không được học về khuyến nông, khuyến lâm 21 20 21 22.9 20.2 19.8

5 Không được giao rừng hoặc đất nông nghiêp 19 13 25 18.6 19.4 17.5

6 Không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất

18 14 21 24.3 12.0 22.6

7 Không được bàn và quyết định những vấn đề của

thôn/bản

16 11 20 18.8 13.2 16.4

8 Bị đánh đập, chửi bới 16 22 11 14.3 20.2 11.3

9 Người khác vay tiền nhưng không trả 12 12 12 15.7 7.8 17.6

10 Tranh chấp đất đai với người ngoài 11 17 5 10.0 12.0 9.6

11 Không được đền bù thoả đáng khi đất đai (đất ở,

đất nông nghiệp, đất rừng) bị thu hồi

7 4 11 8.6 3.9 12.4

12 Tranh chấp đất đai, tài sản, thừa kế trong gia đình 6 4 8 2.9 6.6 6.8

13 Người khác không làm theo hợp đồng đã cam kết

giữa hai bên

6 2 10 4.3 3.1 11.4

14 Bị đuổi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động 4 0 7 2.9 0.8 7.3

15 Bị kiện cáo 4 3.5 4 1.4 3.9 4.5

16 Không được nhận tài sản sau ly hôn 3 0 6 2.9 2.3 4.0

17 Không được chăm nuôi con cái hoặc nhận được

đóng góp chăm nuôi con cái sau ly hôn

2 0 4 0 1.6 3.5

Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi

Cụ thể trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, vấn đề thường hay được nhắc tới nhất đó là

bạo lực gia đình, chủ yếu là chồng đánh chửi vợ. Nhóm các chị phụ nữ người Khơ-me ở xã

Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang có chia sẻ như thế này:

“Tất cả đều đã từng bị chồng đánh. Chồng có thể đánh vì nhiều lý do, vợ đi

đâu đó mà không cho chồng biết là cũng có thể bị đánh, chồng đi uống rượu về

cũng đánh vợ.”

(Thảo luận nhóm, phụ nữ Khơ Me, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)

Tình trạng tương tự cũng xảy ra một cách tương đối phổ biến ở các xã nghiên cứu tỉnh

Bắc Kạn:

“Nam giới sau khi uống rượu về thường đánh chửi vợ con, phá nhà, đập vỡ đồ

đạc. Đã có trường hợp đánh vợ nhiều quá bị gọi ra xã để nhắc nhở, nhưng sau

đó vẫn không có thay đổi.”

(Nhóm phụ nữ người Dao, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn)

Phụ nữ ở đây thường bị đánh, đánh nhiều lắm, khổ lắm. “Ở đây người ta đánh

vợ như chớp giật ấy”. Có thằng kia nó đánh vợ, nó nói “vợ lắm mồm quá,

đánh chết”.

(Bà T., người Dao xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn)

Page 39: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

38

Bây giờ thì không đánh nữa nhưng hay nhiễu lắm, phá tài sản trong nhà, “cứ có ấm

chén, phích, có bát đĩa là đập hết”, chửi bới linh tinh, cầm dao dọa chém, đuổi đi. Có

lúc hòm (rương), quần áo bị đốt hết, “có lúc rình chém cả đêm.”

(Chị T., người Dao xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn)

Có sự khác biệt trong các vấn đề bức xúc mà người dân gặp phải giữa 2 tỉnh. Mặc dù

các vấn đề bức xúc phổ biến trong người dân ở 2 tỉnh là giống nhau nhưng tỉ lệ những người

tham gia nghiên cứu gặp phải các vấn đề này khác nhau rất nhiều. Trong khi có đến hơn 70%

người được hỏi ở Bắc Kạn thấy bức xúc vì không được công nhận hộ nghèo hay hưởng các

chính sách hộ nghèo thì tỉ lệ này chỉ dưới 30% ở An Giang. Chắc chắn có rất nhiều lý do làm

cho người dân coi đây là vấn đề bức xúc, tuy nhiên việc tìm hiểu các lý do này không thuộc

phạm vi nghiên cứu. Điều đáng nói là các nhu cầu pháp lý sẽ rất khác nhau ở mỗi địa phương

và mỗi vùng miền. Do đó, khó có thể có một mô hình chung về nhu cầu pháp lý của các nhóm

DTTS ở Việt Nam mà sẽ cần phải có các đánh giá nhu cầu cụ thể cho mỗi vùng miền.

Bảng 9: Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12 tháng qua xếp theo mức độ bức xúc

cảm nhận của những người gặp phải vấn đề đó

STT Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12 tháng qua Mức độ bức xúc của những

người gặp phải vấn đề này

(%)

Rất

bức

xúc

Bức

xúc

Hơi

bức

xúc

Không

bức xúc

1 Không được chăm nuôi con cái hoặc nhận được đóng góp chăm

nuôi con cái sau ly hôn78

60 10 10 20

2 Tranh chấp đất đai với người ngoài 50 27 19 4

3 Bị đánh đập, chửi bới 47 31 17 5

4 Không được đền bù thoả đáng khi đất đai (đất ở, đất nông

nghiệp, đất rừng) bị thu hồi

40 26 16 18

5 Không được nhận tài sản sau ly hôn

40 40 7 13

6 Bị kiện cáo 37 53 5 5

7 Người khác vay tiền nhưng không trả 36 32 18 14

8 Người khác không làm theo hợp đồng đã cam kết giữa hai bên 29 48 20 3

9 Tranh chấp đất đai, tài sản, thừa kế trong gia đình 26 39 22 13

10 Không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 23 20 13 43

11 Bị đuổi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động 21 42 21 16

12 Không được bàn và quyết định những vấn đề của thôn/bản 17 28 16 39

13 Không được công nhận là hộ nghèo 17 28 6 49

14 Không được giao rừng hoặc đất nông nghiêp 16 15 11 58

15 Không được hưởng những chính sách của hộ nghèo 15 27 13 45

16 Không được vay tiền từ ngân hàng chính sách 10 15 8 67

17 Không được học về khuyến nông, khuyến lâm 10 21 15 54

Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi

Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, ngoài vấn đề bạo lực gia đình, người dân còn nhắc

đến nhiều bức xúc khác như nam giới lấy nhiều vợ (An Giang), phụ nữ khi lấy chồng không

được bố mẹ chia đất (Bắc Kạn), phụ nữ không được quyền quyết định gì đối với tài sản đất

đai được chia cho cả hai vợ chồng, phụ nữ không được chia tài sản sau ly hôn v.v. Những vấn

đề này không xảy ra trên diện rộng, nhưng ảnh hưởng của chúng lại rất lớn đến cuộc sống của

những người liên quan. Những trường hợp dưới đây là một ví dụ (Khung 1).

Khung 1: Các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình

78

Số mẫu ở những mục này quá nhỏ để có thể có những con số thống kế có ý nghĩa. Kết quả đưa ra ở những

mục này chỉ để cho đầy đủ và mang tính tham khảo.

Page 40: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

39

Chị B. (Bắc Kạn) có chồng bị nghiện : chị lập gia đình năm t ừ giữa những năm 80 và 10 năm

sau hai vơ chông đươc câp 6,4 ha đât rưng va đươc n hà chồng cho 50m2 đât nha ơ măt

đương. Toàn bộ sổ đỏ và sổ xanh đất rừng đều mang tên chồng chị . Đên năm 2005 chông chi

đa ban hêt ca rưng, nhà, trâu, ruông va cac tai san co gia tri trong gia đinh . Chông chi mang đi

bán vào ban đêm chị không hay biết , cho đên khi ngươi mua đên lam thi chi mơi biêt . Chị đã

lên xa bao cao , xã đã gọi người mua đất nhà chị lên hỏi và người ấy về bảo với chồng chị ,

chông chi lai gây gô vơi chi . Vì vậy, chị đã không dám đấu tranh tiêp.

Tư thang 10/2005 chị đã làm đơn ra xã đòi ly hôn , xã đã gọi hai vợ chồng ra hoà giải nhưng

không đươc. Sau đo ho gưi đơn lên huyên giup chi . Đên thang 10/2006 hai vơ chông chi đa ly

hôn, khi ra toa thi không con tai san đê chia va chi đa nhân nuôi hai ngươi con , người con trai

lớn 17 tuổi và người con gái 12 tuổi. Chị về ở với bố mẹ đẻ và đã được bố mẹ xây cho 1 căn

nhà ở tạm. Vì chồng nghiện nên chị cũng không dám kiện tụng đòi hỏi gì cả.

Chị N. (người Khơ Me, An Giang)

“Ngoài ra, cuộc sống vất vả lắm. Chồng không giúp đỡ được gì vì còn bận chăm sóc vợ nhỏ.

Tình trạng đàn ông lấy nhiều vợ phổ biến. Giờ không mong muốn gì hơn, chỉ mong đi làm

mướn có tiền nuôi con thôi. Chồng thì hay say rượu, về đánh chửi vợ con. Khi bị chồng đánh

thì ngại không kêu ai, mà kêu thì còn bị chồng đánh nhiều hơn.”

Trong lĩnh vực đất đai, tranh chấp và những vấn đề khác liên quan đến đất đai, như

đền bù, giao đất giao rừng hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diễn ra ở mức độ

trung bình. Theo kết quả điều tra bảng hỏi, gần 20% người dân có bức xúc về việc không

được giao đất giao rừng và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong 12

tháng qua. 11% có tranh chấp đất với người ngoài, 6% có tranh chấp đất (hoặc tài sản) thừa kế

trong gia đình, và 7% bức xúc về vấn đề đền bù đất giải phóng mặt bằng (xem bảng 7). Mặc

dù những vấn đề liên quan đến đất đai không xảy ra với nhiều người, nhưng mức độ bức xúc

của chúng là tương đối cao. Phần lớn những người gặp phải những vấn đề này đều trả lời là

họ rất bức xúc hoặc bức xúc. Khi mức độ bức xúc cao mà không có sự giải quyết của pháp

luật thì dễ dẫn đến những hành vi cực đoan. Tại xã Cao Kỳ, nhóm nghiên cứu có ghi nhận

được một câu chuyện anh em đã bắn chết nhau vì tranh chấp đất ruộng.

Ở Bắc Kạn, người dân nói nhiều đến tranh chấp đất đai, còn ở An Giang nói nhiều đến

đền bù giải phóng mặt bằng. Do những yếu tố tự nhiên mà ranh giới giữa các thửa đất, bao

gồm cả đất rừng, đất ở và đất ruộng, ở Bắc Kạn kém rõ ràng hơn nhiều so với An Giang. Khi

hai hộ tranh chấp với nhau một phần đất và không tự giải quyết tranh chấp đó được, thì sự

việc sẽ được đưa lên thôn rồi xã. Với sự giúp đỡ của cán bộ địa chính và bản đồ chia thửa đất,

thường các tranh chấp được giải quyết một cách ổn thoả và bức xúc được giải toả, giống như

trường hợp của chị N. (Khung 2). Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người dân cam chịu

phần thiệt về mình mà không nhờ đến các cơ quan nhà nước phân giải (Chị A.).

Khung 2: Tranh chấp đất đai và cách giải quyết của ở Bắc Kạn

Chị N., người Dao xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

“Bô me chông chia cho đât lam ăn , lúc bố me còn thì vẫn còn cột mốc nhưng khi bố me chết

nhà bên cạnh chuyển cả cột mốc của nhà mì nh đê lân chiêm đât . Tôi bao thôn nhưng thôn

không giai quyêt đươc sau đo tôi đa hoi nhưng ngươi co hiêu biêt trong thôn đê hoi ho cach

làm đơn gửi lên xã và xã đã xem lại ranh giới trên bản đồ và gia đình kia đã phải trả lại đất

cho nha tôi. Tôi thây hai long vê kêt qua như vây.”

Chị A., người Dao xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

“Đât chia lô nha tôi không co bia đo nên giơ cư bi ngươi ta lân chiêm nhưng tôi cung không

biêt lam sao . Bô tôi mât sơm , me tôi không được minh mẫn tôi thì cũng không biết ro ranh

Page 41: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

40

giơi đât nha minh đên đâu nên ho l ấn chiêm tôi cung đanh chiu , còn bao nhiêu thì làm bằng

đây.”

Đền bù giải phóng mặt bằng không thoả đáng là một vấn đề mà chỉ một số ít người

gặp phải (7% số người được phỏng vấn), nhưng nếu xét về mức độ bức xúc thì đứng ở vị trí

cao. Hơn 50% số người gặp vấn đề này đánh giá là họ rất bức xúc hoặc bức xúc (Bảng 8).

“Bức xúc lớn là bị lấy mất đất mà không được đền bù gì. Thường chỉ biết bức xúc

thôi, không làm gì vì trước đây đã có người lên hỏi Ủy Ban nhưng không được gì. Có

gia đình bà A. trước đây bị mất ruộng để làm kênh mà không được đền bù. Hai vợ

chồng lên Ủy Ban hỏi nhưng cũng chả ai trả lời mà cũng không được đền bù lại. Do

đó, mình bị mất thì cũng chịu thôi, không hỏi ai cả.”

(Phỏng vấn nhóm phụ nữ Khơ-me xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)

Nhóm vấn đề thứ ba đó là không được hưởng các dịch vụ xã hội hoặc các lợi ích từ

các chính sách xã hội, như là không được công nhận là hộ nghèo hay hưởng các chính sách hộ

nghèo hoặc tham gia học khuyến nông, khuyến lâm… Nếu xét về mức độ thường xuyên,

những vấn đề này là những vấn đề mà người dân hay gặp phải nhất (Bảng 7). Hai vấn đề liên

quan đến việc công nhận hộ nghèo và hưởng chính sách của hộ nghèo là những bức xúc của

khoảng 50% số người được phỏng vấn bằng bảng hỏi. Xét theo mức độ bức xúc, nhóm vấn đề

liên quan đến hộ nghèo và hưởng các dịch vụ xã hội có mức độ bức xúc thấp nhất so với

những nhóm vấn đề khác (Bảng 9). Chỉ có khoảng 20-40% số người phỏng vấn có gặp vấn đề

này coi nó là rất bức xúc hoặc bức xúc.

“Khi ma co ngươi khac thăc măc la tai sao gia đinh tôi cung ngheo như gia đinh anh

kia ma không đươc công nhân la hô ngheo thi đươc ho giai thi ch la vi đê đươc công

nhân la thôn văn hoa thi sô lương hô ngheo phai không vươt qua chi tiêu xa đưa

xuông. Khi thôn đưa danh sach cac hô lên xa thi co đưa hêt cac hô ngheo trang thôn

nhưng khi xa xem xet thi đa căt bơt đi môt sô hô . Còn dựa vào đâu mà cắt đi thì tôi

cũng không biết.”

(Nhóm nam giới người Tày xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn)

“Điều bức xúc nhất hiện nay là không được là hộ nghèo. (…) Có nhà trong ấp có 6, 7

công ruộng vẫn được hộ nghèo, được cho đất, rồi còn được bò và heo. Ở trong ấp

nhiều người biết chuyện lắm nhưng không làm gì được.”

(Chị N.N., người Khơ-me xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)

“Nói chung là hài lòng với cuộc sống, chỉ có một số cảm thấy thiệt thòi vì không được

công nhận là hộ nghèo mặc dù thấy mình cũng nghèo. Trong những trường hợp đó thì

cũng không làm gì vì họ cho mình nghèo thì tốt, không thì thôi.”

(Nhóm nam giới người Khơ-me xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)

Có thể tổng kết các bức xúc của người dân trong địa bàn nghiên cứu theo như bảng

dưới đây.

Bảng 10: Tổng hợp những nhóm vấn đề bức xúc của người dân

Nhóm vấn đề Mức độ thường

xuyên

Mức độ bức xúc

Vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình (bạo lực gia đình) Trung bình cao Cao

Vấn đề liên quan đến đất đai (tranh chấp, cấp đất cấp rừng,

cấp quyền sử dụng đất, thừa kế đất đai, v.v.)

Thấp Cao

Vấn đề liên quan đến các chính sách và dịch vụ xã hội (bình

xét hộ nghèo, hưởng những hỗ trợ dành cho hộ nghèo, vay

vốn từ Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, tham gia vào các

Cao Thấp

Page 42: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

41

quyết định của thôn / bản v.v.)

Nếu so sánh những vấn đề bức xúc giữa nhóm phụ nữ DTTS và nam giới DTTS, cũng

như giữa phụ nữ DTTS và phụ nữ Kinh, chúng ta có thể quan sát được một số điểm sau:

- Phụ nữ DTTS dường như ít cảm thấy bức xúc hơn so với nam giới DTTS và phụ nữ Kinh

liên quan đến việc không được vay tiền từ Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội. Điều này phù

hợp với các phân tích ở phần trước về phân công lao động theo giới trong các cộng đồng

DTTS. Có thể lý giải việc phụ nữ DTTS cảm thấy ít bức xúc về việc không được vay vốn

ngân hàng theo cách là họ không phải là những người đại diện hộ gia đình để làm việc với

ngân hàng, nên họ cảm thấy ít bức xúc.

- Tỷ lệ phụ nữ DTTS bức xúc về bạo lực gia đình (bị đánh đập, chửi bới) cao hơn hẳn nam

giới DTTS và phụ nữ Kinh. Điều này cũng phù hợp với những quan sát của nhóm nghiên

cứu khi tiến hành phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm. Với những phụ nữ DTTS, chủ đề

này được nhắc đến sớm hơn và bàn luận dài hơn so với những nhóm khác.

- Phụ nữ DTTS cũng ít gặp phải vấn đề liên quan đến đất đai hơn, ví dụ như không được

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không được đền bù thoả đáng khi đất bị thu

hồi. Điều này cũng phù hợp với các nhận định ở các phần trước về sở hữu đất đai của phụ

nữ cũng như khả năng nắm bắt các cơ hội từ sở hữu đất đai của phụ nữ. Nam giới thường

là người đứng tên sổ đỏ và chịu trách nhiệm về những thủ tục, giao dịch có liên quan đến

đất đai, do đó họ thường gặp phải và nêu lên những bức xúc này hơn phụ nữ.

Bảng 11: So sánh những vấn đề thường gặp giữa nhóm phụ nữ DTTS với nam giới DTTS và

phụ nữ Kinh

STT Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12 tháng qua Tỷ lệ

(%)

Dân tộc thiểu

số

Phụ nữ

Kinh

Nam Nữ

1 Không được công nhận là hộ nghèo 52 54 52 51

2 Không được hưởng những chính sách của hộ nghèo 49 45 51 50

3 Không được vay tiền từ ngân hàng chính sách 24 27 19 33

4 Không được học về khuyến nông, khuyến lâm 21 20 20 23

5 Không được giao rừng hoặc đất nông nghiêp 19 18 19 19

6 Không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 18 22 12 24

7 Không được bàn và quyết định những vấn đề của

thôn/bản

16 17 13 19

8 Bị đánh đập, chửi bới 16 11 20 14

9 Người khác vay tiền nhưng không trả 12 18 8 16

10 Tranh chấp đất đai với người ngoài 11 10 12 10

11 Không được đền bù thoả đáng khi đất đai (đất ở, đất

nông nghiệp, đất rừng) bị thu hồi

7 13 4 9

12 Tranh chấp đất đai, tài sản, thừa kế trong gia đình 6 7 7 3

13 Người khác không làm theo hợp đồng đã cam kết giữa

hai bên

6 11 3 4

14 Bị đuổi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động 4 7 1 3

15 Bị kiện cáo 4 5 4 1

16 Không được nhận tài sản sau ly hôn 3 4 2 3

17 Không được chăm nuôi con cái hoặc nhận được đóng

góp chăm nuôi con cái sau ly hôn

2 4 2 0

Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi

4. Mức độ tiếp cận đến dịch vụ pháp lý

Mức độ tiếp cận đến dịch vụ pháp lý trong khuôn khổ nghiên cứu này sẽ được xem xét

ở 3 khía cạnh:

- Hiểu biết của người dân nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng về các dịch vụ pháp lý

- Cách thức giải quyết mà người dân thường sử dụng khi gặp phải các vấn đề pháp lý

Page 43: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

42

- Thực tế đã tiếp cận và sử dụng được các dịch vụ pháp lý

a. Nhận thức pháp luật của người dân và hiểu biết về các dịch vụ pháp lý

Tất cả những vấn đề như đã mô tả ở trên đều được quy định trong những văn bản pháp

luật và chính sách của nhà nước, ví dụ Luật PCBLGĐ hay Luật Đất đai 2003, Luật Khiếu nại

tố cáo hay các quy định, hướng dẫn cụ thể về bình xét hộ nghèo, vay vốn từ Ngân hàng Chính

sách xã hội, hay những hỗ trợ khác của nhà nước đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, nhận thức của

người dân ở các vùng nghiên cứu về luật pháp nói chung và các luật pháp chính sách có liên

quan tới các vấn đề bức xúc của họ nói riêng, các cơ quan bảo vệ pháp luật và quy trình tìm

kiếm sự bảo vệ của pháp luật nhìn chung rất thấp. Trên thực tế, người dân không nhất thiết

phải biết hết về các Luật này nhưng cần thiết phải biết được những gì là đúng luật, trường hợp

nào là vi phạm luật, nếu họ vi phạm luật thì điều gì sẽ xảy ra hoặc nếu quyền của họ bị vi

phạm thì phải đi đến đâu để xin hỗ trợ. Một số quy định khác thì người dân biết rõ hơn, ví dụ

quy định phải đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường, biết nếu có tranh chấp đất đai thì có thể lên

xã để xem bản đồ, khi lấy vợ lấy chồng cần phải đăng ký kết hôn, khi sinh con cần phải làm

giấy khai sinh, nếu muốn lái xe máy cần phải đi học để lấy bằng. Tỷ lệ người dân nói có làm

những thủ tục pháp lý này tương đối cao (Bảng 11). Đây là những luật mà các địa phương tập

trung vào phổ biến trong thời gian qua.

Bảng 12: Tỷ lệ người dân báo cáo có làm các thủ tục pháp lý cơ bản

Loại thủ tục Chung Chia theo tỉnh Chia theo CT 135

Bắc Kạn An Giang Thuộc CT135 Không thuộc

CT135

Khai sinh 94% 99% 90% 94% 94%

Làm thủ tục mua

bán đất đai ở xã

64% 78% 50% 60% 66%

Đăng ký kết hôn 86% 96% 77% 84% 88%

Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi

Nguyên nhân cho sự thiếu hiểu biết có thể do đây là các Luật mới ra đời nên cũng cần

thời gian để người dân và chính quyền hiểu về nó. Một nguyên nhân khác cũng phải nói đến

là công tác giáo dục và phổ biến về các luật này hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Xã Cô Tô

huyện Tri Tôn mới chỉ có được một lớp tập huấn về nội dung Luật Bình đẳng giới. Các hoạt

động tuyên truyền phổ biến pháp luật thường là các buổi phát thanh trên xe lưu động đi đến

các xã hay các buổi họp dân ở trụ sở Ủy ban. Ở An Giang, đa phần phụ nữ Khơ Me không

hiểu tiếng Việt nhưng các hoạt động phổ biến pháp luật chủ yếu được thực hiện bằng tiếng

Việt nên khả năng nắm bắt các nội dung của luật vẫn còn hạn chế. Không chỉ riêng ở An

Giang mà ở Chợ Mới (Bắc Cạn) một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý

cũng nêu lên rằng cách thức giáo dục pháp luật hiện vẫn đang sử dụng không hiệu quả đối với

DTTS hoặc khó lòng mà đến được với phụ nữ DTTS79

.

Trong những cuộc phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu, chúng tôi thấy gần như 100%

người dân chưa nghe đến Luật Trợ giúp pháp lý và các hỗ trợ của chương trình trợ giúp pháp

lý (xem Khung 3). Ngay cả những người DTTS ở những xã 135, là đối tượng được trợ giúp

pháp lý, cũng không biết về Luật này và những lợi ích đáng lẽ họ được hưởng từ chương trình

này. Sự hiểu biết về những tổ chức, cơ quan có liên quan đến dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp

lý, ví dụ như Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, văn phòng luật sư

v.v., cũng rất thấp (Bảng 12). Chưa đến 1/3 số người được hỏi bằng bảng hỏi đã từng nghe về

Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý tỉnh và các chi nhánh của Trung Tâm. Tỷ lệ này ở các xã 135

có cao hơn một chút so với các xã không thuộc chương trình 135, tuy nhiên sự khác biệt là rất

79

Báo cáo kết quả điều tra khảo sát thu thập thông tin ban đầu về nhận thức của phụ nữ về phát luật và quyền ở

huyện Chợ Mới, Bắc Cạn, LRES, 2007

Page 44: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

43

nhỏ. Nam giới được tiếp cận với thông tin về dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý tốt hơn phụ

nữ, bằng chứng là tỷ lệ nam giới đã từng nghe nói về các cơ quan liên quan đến dịch vụ pháp

lý / trợ giúp pháp lý cao hơn hẳn so với nữ, cho dù là nam giới DTTS cũng vẫn cao hơn phụ

nữ Kinh. Giữa các nhóm phụ nữ thì phụ nữ DTTS có hiểu biết thấp nhất về các dịch vụ pháp

lý hiện nay.

“Không e ngại (để tìm các cơ quan giúp giải quyết vấn đề bạo lực gia đình), nhưng

mà vì không biết thông tin về nơi nào có thể giúp mình nên không tìm đến”

(Nhóm phụ nữ người Dao xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn)

Khung 3: Nhận thức của nam giới và nữ giới về trợ giúp pháp lý

Nhóm nam giới người Tày xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Trong 5 ngươi đươc phong vân thi chi co 1 ngươi đa đươc nghe qua thuât ngư trơ giup phap

lý, nhưng ban chât cua trơ giup phap lý là gì thì hoàn toàn không biết không hiểu trợ giúp

pháp lý để làm gì , giúp ích gì cho bản thân , gia đinh minh; 4 ngươi con lai thi chưa tưng nghe

thuât ngư trơ giup phap ly , họ không biết có những chỗ sẽ giúp đỡ h ọ giải quyết những thắc

măc cua ban thân minh . Họ chỉ biết khi gặp phải những thắc mắc đó thì họ sẽ tìm đến trưởng

thôn đê hoi cach giai quyêt hoăc la cam chiu.

Nhóm phụ nữ người Tày xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Một chị đa đươc tham gia môt buôi trơ giup pháp lý lưu đông nhưng cung không hiêu nhiêu

vê hoat đông nay , 5 chị còn lại thì rất xa lạ với thuật ngữ trợ giúp pháp lý , trơ giup lưu đông .

Họ rất muốn tìm hiểu về các dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Bảng 13: Tỷ lệ người dân đã được nghe đến những tổ chức, cơ quan có liên quan đến dịch vụ

pháp lý / trợ giúp pháp lý (%)

Chung Phân theo dân tộc Phân theo chương

trình 135

PN

Kinh

PN

DTTS

NG

DTTS

Không

thuộc

CT135

Thuộc

CT135

Câu lạc bộ pháp luật 36 37.1 31.4 42,6 35 36

Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý 29 22.9 25.6 36.9 25 34

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà

nước

27 27.1 22.9 34.7 26 29

Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp

lý nhà nước

18 18.6 14.3 23.3 17 19

Trợ giúp pháp lý lưu động 19 17.1 15.1 26.7 27 16

Văn phòng luật sư 33 34.3 29.1 38.6 39 30

Trung tâm tư vấn pháp luật 30 34.3 25.6 36.4 36 27

Công ty luật 17 17.4 14.8 17.8 19 15

Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi

b. Cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích hợp pháp

Nhận thức còn thấp về luật pháp cũng như về trợ giúp pháp lý là lý do khiến tỷ lệ

người dân chấp nhận chịu đựng khi cảm thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm hại là tương

đối cao so với những cách giải quyết khác (Bảng 13). Bình thường đối với những việc người

dân cho là rất bức xúc thì họ cũng chỉ phản ánh với trưởng thôn, sau đó nếu không xong thì

lên đến xã là hết. Nếu sự việc không được giải quyết thì họ sẽ chấp nhận. Đối với những vấn

đề ít bức xúc hơn, ví dụ như không được công nhận là hộ nghèo hay không được vay tiền từ

Ngân Hàng Chính sách xã hội, thì chấp nhận không làm gì cả là giải pháp được nhiều người

dân chọn lựa nhất. Tỷ lệ cam chịu của phụ nữ thường cao hơn nam giới trong gần như tất cả

mọi vấn đề (Bảng 14). Đối với những vấn đề có mức độ bức xúc cao, liên quan đến đất đai

Page 45: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

44

hay bạo lực gia đình, tỷ lệ nữ giới cam chịu thường cao gấp 2 lần so với nam giới. Đây cũng

là điều dễ hiểu, vì văn hoá của các DTTS, cũng giống như văn hoá người Kinh, thường nhấn

mạnh sự nhẫn nhịn và cam chịu ở phụ nữ, coi đó là đức hạnh của họ. Còn đối với nam giới thì

văn hoá thường nhấn mạnh sức mạnh và đấu tranh. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn nhóm và

phỏng vấn sâu với gần 100 phụ nữ, nhưng chỉ ghi nhận được duy nhất 1 trường hợp một phụ

nữ người DTTS chủ động đến với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Bắc Kạn để nhờ giúp đỡ

trong một vấn đề rất bức xúc liên quan đến bạo lực gia đình và đất đai. Con số này quả thực

quá ít so với những bức xúc của người dân như đã trình bày ở trên. Nếp nghĩ cam chịu ngay

cả khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại đã khiến phụ nữ gặp khó khăn hơn

trong việc tiếp cận công lý và sử dụng dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý. Một số phụ nữ và cả

nam giới Khơ Me ở An Giang có nêu lên việc họ đã thử giải quyết các bức xúc của họ bằng

các cách như đưa ra trưởng ấp hay Ủy ban nhưng kết quả không được như mong muốn và họ

cảm thấy không còn tin tưởng để sử dụng các hình thức giải quyết vấn đề. Mất lòng tin cùng

với việc người dân biết rất ít về các dịch vụ pháp lý nói trên (bảng 12) đang góp phần vào việc

người dân không biết lựa chọn cách giải quyết nào cho vấn đề của họ hơn là im lặng.

“Bức xúc lớn là bị lấy mất đất mà không được đền bù gì. Thường chỉ biết bức xúc

thôi, không làm gì vì trước đây đã có người lên hỏi Ủy Ban nhưng không được gì. Có

gia đình bà A. trước đây bị mất ruộng để làm kênh mà không được đền bù. Hai vợ

chồng lên Ủy Ban hỏi nhưng cũng chả ai trả lời mà cũng không được đền bù lại. Do

đó, mình bị mất thì cũng chịu thôi, không hỏi ai cả.”

(Phỏng vấn nhóm phụ nữ Khơ-me xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)

Bảng 14: Tỷ lệ người dân giải quyết vấn đề theo những cách cụ thể xếp theo mức độ phổ biến

của vấn đề (%)

Những vấn đề mà người dân gặp phải trong

12 tháng qua

Tự

giải

quyết

trong

nội bộ

2 bên

Đưa ra

già

làng,

trưởng

bản

Nhờ

họ

hàng,

làng

xóm

Đưa

ra Ủy

ban xã

Nhờ

tổ hòa

giải

Nhờ

trưởng

thôn

Chấp

nhận,

không

làm gì

cả

Không được công nhận là hộ nghèo 8 9 4 14 8 35 57

Không được hưởng những chính sách

của hộ nghèo

8 10 4 13 8 26 67

Không được vay tiền từ ngân hàng chính

sách

27 12 17 24 23 29 53

Không được học về khuyến nông,

khuyến lâm

14 14 15 16 10 25 54

Không được giao rừng hoặc đất nông

nghiêp

25 6 7 16 9 20 64

Không được cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất

8 11 10 31 17 31 32

Không được bàn và quyết định những

vấn đề của thôn/bản

27 18 21 26 24 36 52

Bị đánh đập, chửi bới 45 5 24 22 23 38 24

Người khác vay tiền nhưng không trả 56 5 9 17 12 20 29

Tranh chấp đất đai với người ngoài 28 17 13 46 35 48 17

Không được đền bù thoả đáng khi đất đai

(đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng) bị thu

hồi

15 15 9 50 29 38 21

Tranh chấp đất đai, tài sản, thừa kế trong

gia đình

36 10 7 39 16 39 3

Người khác không làm theo hợp đồng đã

cam kết giữa hai bên

19 16 10 45 36 65 16

Bị đuổi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao

động

26 21 32 39 17 56 17

Page 46: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

45

Bị kiện cáo 16 16 5 47 26 47 5

Không được nhận tài sản sau ly hôn80

21 14 14 21 14 57 21

Không được chăm nuôi con cái hoặc

nhận được đóng góp chăm nuôi con cái

sau ly hôn

30 10 20 10 10 50 20

Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi

Bảng 15: Tỷ lệ cam chịu của nam giới và nữ giới trong những vấn đề cụ thể

Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12 tháng qua Nam Nữ

Không được bàn và quyết định những vấn đề của thôn/bản 33 64

Không được vay tiền từ ngân hàng chính sách 37 63

Bị đuổi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động 100 75

Bị đánh đập, chửi bới 10 28

Tranh chấp đất đai, tài sản, thừa kế trong gia đình 0 5

Bị kiện cáo 13 0

Tranh chấp đất đai với người ngoài 12 19

Người khác vay tiền nhưng không trả 21 37

Không được giao rừng hoặc đất nông nghiêp 50 71

Không được học về khuyến nông, khuyến lâm 41 64

Không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 22 40

Không được đền bù thoả đáng khi đất đai (đất ở, đất nông nghiệp,

đất rừng) bị thu hồi

10 39

Người khác không làm theo hợp đồng đã cam kết giữa hai bên 5 36

Không được công nhận là hộ nghèo 55 59

Không được hưởng những chính sách của hộ nghèo 53 72

Không được chăm nuôi con cái hoặc nhận được đóng góp chăm nuôi

con cái sau ly hôn

0 50

Không được nhận tài sản sau ly hôn 0 43

Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi

c. Tình hình thực tế sử dụng dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý

Theo báo cáo của các Trung Tâm TGPL, năm 2009 có 656 người được trợ giúp pháp

lý ở Bắc Kạn và 2614 người ở An Giang. Con số này bao gồm tất cả các lĩnh vực81

và tất cả

các hình thức trợ giúp pháp lý82

. Phụ nữ chiếm khoảng 45% trong tổng số người được trợ

giúp pháp lý, và người dân tộc chiếm 20% ở Bắc Kạn và 6% ở An Giang (Bảng 16).

Bảng 16: Số người được trợ giúp pháp lý ở Bắc Kạn và An Giang năm 2009

Diện trợ giúp pháp lý Bắc Kạn An Giang

Nam Nữ Nam Nữ

Người nghèo 158 165 877 784

Người có công 23 9 42 7

Người già 1 0 0 1

Trẻ em 4 0 11 40

Người tàn tật 0 2 0 0

Người dân tộc 160 130 262 167

Khác 04 0 277 146

Tổng theo nam nữ 350 306 1469 1145

Tổng chung 656 2614

80

Số mẫu ở những mục này quá nhỏ để có thể có những con số thống kế có ý nghĩa. Kết quả đưa ra ở những

mục này chỉ để cho đầy đủ và mang tính tham khảo. 81

Trong báo cáo có liệt kê những lĩnh vực sau: hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính và khiếu nại hành

chính, ưu đãi người có công và chính sách ưu đãi xã hội khác, và lĩnh vực khác. 82

Bao gồm: tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, khác (hoà giải, thực hiện các thủ tục hành chính,

khiếu nại)

Page 47: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

46

Nguồn: Báo cáo hoạt động của Trung Tâm TGPL Bắc Kạn và An Giang. Ghi chú: số liệu báo

cáo của tỉnh An Giang là từ ngày 1/10/2008 đến 30/9/2008.

Như vậy, tỷ lệ người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý mà thực tế được trợ giúp

pháp lý là rất thấp. Điều tra bằng bảng hỏi cũng cho thấy chỉ khoảng 10% những người được

hỏi đã từng được tư vấn bởi Trung Tâm TGPL. Không có sự khác biệt nào giữa những người

sống ở xã 135 và không 135. Người DTTS được tư vấn nhiều hơn người Kinh và tỷ lệ nam

giới được tư vấn nhiều hơn 1,5 lần so với nữ. Tiếp cận với dịch vụ pháp lý do văn phòng luật

sư hay cá nhân hành nghề luật sư là không đáng kể.

Bảng 17: Tỷ lệ người dân đã từng được tư vấn hoặc trợ giúp pháp lý từ các cơ quan, tổ chức

Chung Phân theo dân tộc Phân theo chương

trình 135

PN

Kinh

PN

DTTS

NG

DTTS

Thuộc

CT135

Không

thuộc

CT135

Trung tâm Trợ giúp pháp lý 11 8.6 8.9 14.2 11 11

Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp

5 5.7 3.1 6.3 4 5

Trợ giúp pháp lý lưu động 6 8.6 2.7 10.9 5 7

Văn phòng luật sư 5 5.7 4.7 5.1 5 5

Các buổi tuyên truyền về luật pháp 33 22.9 32.6 38.1 28 39

Cá nhân luật sư 2 5.7 1.6 1.7 2 2

Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi

5. Các rào cản cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý

Như đã phân tích ở trên, những lý do khiến việc sử dụng dịch vụ pháp lý / trợ giúp

pháp lý của người dân chưa cao bao gồm:

- Nhận thức của người dân về luật pháp chưa cao nên họ chưa chủ động tìm sự bảo vệ của

pháp luật đối với quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như chưa chủ động tìm các

cách giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

- Người dân còn thiếu hiểu biết về Luật Trợ Giúp Pháp Lý cũng như không biết những

thông tin liên quan đến trợ giúp pháp lý.

- Tâm lý cam chịu, chấp nhận thiệt thòi cao, đặc biệt là ở phụ nữ.

Điều tra bằng bảng hỏi cũng khẳng định thiếu thông tin về dịch vụ (chưa bao giờ nghe

nói đến dịch vụ pháp lý và không biết dịch vụ ở đâu) là những lý do hay được đưa ra nhất để

giải thích việc chưa từng sử dụng dịch vụ. Tiếp đó là không thấy nhu cầu cần thiết phải sử

dụng dịch vụ. Lý do tiếp theo đó là rảo cản về ngôn ngữ: người DTTS không nói được tiếng

Kinh và cán bộ trợ giúp pháp lý không nói được tiếng dân tộc. Yếu tố chi phí, bao gồm cả chi

phí bằng tiền mặt lẫn chi phí không bằng tiền mặt như đường đi xa, mất thời gian, tốn kém

tiền cũng là những trở ngại khiến người dân chưa sử dụng dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý.

Không nhiều nhưng cũng có một số người trả lời thuộc nhóm dân tộc Khơ Me ở An Giang có

nêu lên việc ngại tiếp xúc với cán bộ Kinh vì e ngại bị kì thị như một lý do cho việc chưa sử

dụng các dịch vụ pháp lý.

Bảng 18: Tỷ lệ người dân đưa ra những lý do khác nhau để giải thích cho việc họ chưa sử

dụng dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý

Tỷ lệ Phân theo dân tộc

PN

Kinh

PN

DTTS

NG

DTTS

Không biết dịch vụ ở đâu 64 76.9 61.9 61.5

Chưa bao giờ nghe nói đến dịch vụ pháp lý 48 59.6 45.8 46.2

Page 48: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

47

Thấy không cần thiết 41 55.8 34.8 43.3

Không nói được tiếng Kinh 23 3.8 27.1 24.0

Đường đi xa 21 23.1 16.1 26.0

Sợ mất thời gian 20 23.1 14.2 25.0

Ngại tiếp xúc 18 19.2 18.1 16.3

Tự giải quyết được 18 32.7 14.2 17.3

Sợ tốn kém tiền 15 17.3 14.8 13.5

Không chắc có giúp được không 13 19.2 11.6 12.5

Trái với tục ở địa phương 2 3.8 0.6 1.9

Nguồn: Điều tra bằng bảng hỏi

Còn một yếu tố nữa khiến người dân ít sử dụng luật pháp và dịch vụ pháp lý / trợ giúp

pháp lý đó là họ đã nhiều lần đề nghị chính quyền cấp cơ sở83

giúp đỡ nhưng vẫn không mang

lại hiệu quả. Điều này rất hay được nhắc đến khi thảo luận về vấn đề bạo lực gia đình:

“Nói chung, khi bị chồng đánh thì nhịn thôi, không mách ai cả, do phụ nữ cư xử

không khéo nên mới bị đánh thôi. (…) Có nghe nói là nếu đánh nhau mà ban tự quản

biết thì có thể bị bắt nhưng từ trước đến nay chưa thấy ai bị bắt vì đánh vợ cả.”

(Nhóm phụ nữ Khơ-me xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)

“Vi qua nhiêu lân bi đánh nên tôi có báo cáo với thôn nhưng đâu vẫn vào đấy , sau đo

tôi bao cao lên xa , xã gọi chồng tôi lên lập biên bản rồi nhắc nhở chồng tôi h ứa la

không tai pham nhưng rôi đâu cung vân vao đây.”

(Chị N. xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn)

Chính quyền cơ sở là cấp gần dân nhất, là cấp thực thi trực tiếp những chính sách và

pháp luật. Người dân thường nhìn vào hệ thống chính quyền thông qua “lăng kính cấp xã”, vì

đây chính là cấp mà họ hay giao dịch nhất. Cấp xã hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần củng cố

lòng tin của người dân đối với cả hệ thống chính quyền. Khi cấp xã không biết, hoặc không sử

dụng hết những biện pháp mà pháp luật cho phép84

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

người dân, thì lòng tin bị xói mòn và tâm lý lên trên nữa cũng không giải quyết được gì bắt

đầu xuất hiện. Điều này làm giảm sự mong muốn tìm đến pháp luật và dịch vụ pháp lý của

người dân.

Phỏng vấn bảng hỏi cũng cho chúng ta thấy những mong muốn của người dân đối với

dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý như sau:

- Có những thông tin hướng dẫn về dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý dễ hiểu đối với người

dân. 78% số người được hỏi coi yếu tố này là rất quan trọng hoặc quan trọng. Điều này

gợi ý đến việc sử dụng nhiều hơn luật tục để giải quyết các vấn đề tranh chấp dân sự như

những hình thức gần gũi với văn hóa của người DTTS.

- Có cán bộ là nữ. 73% số người được hỏi coi yếu tố này là rất quan trọng hoặc quan trọng.

- Chi phí cho dịch vụ hợp lý, không quá cao. 72% số người được hỏi coi yếu tố này là rất

quan trọng hoặc quan trọng. Điều cần phải nhấn mạnh ở đây là tỷ lệ người dân đòi hỏi

dịch vụ phải miễn phí không cao bằng tỷ lệ sẵn sàng trả mức giá hợp lý.

- Cán bộ là người dân tộc hoặc nói được tiếng dân tộc. 64% số người được hỏi coi yếu tố

này là rất quan trọng hoặc quan trọng.

- Các yếu tố khác như đi lại thuận tiện, thái độ thân thiện của cán bộ, cũng được người dân

coi trọng.

83

Hàm ý trưởng thôn, công an viên thôn, tổ hoà giải thôn, công an xã và Uỷ Ban xã. 84

Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình cho phép cấp xã và thôn sử dụng những biện pháp như góp ý, phê bình

trong cộng đồng dân cư, cấm tiếp xúc và xử phạt hành chính để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ở

những xã nghiên cứu, chúng tôi mới chỉ ghi nhận được một số trường hợp xử phạt hành chính đối với người gây

bạo hành, còn hai biện pháp đầu thì chưa thấy nơi nào áp dụng.

Page 49: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

48

Bảng 19: Những yếu tố mà người dân coi là quan trọng trong việc sử dụng dịch vụ pháp lý /

trợ giúp pháp lý

Các yếu tố Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Chung PNDTTS Chung PNDTTS Chung PNDTTS

Các thông tin, hướng dẫn không

quá khác so với tục lệ

19 16.7 59 56.0 22 27.2

Có cán bộ là nữ 25 22.1 48 45.0 27 32.9

Chỉ phải trả một khoản phí hợp

lý, không quá cao

18 15.6 54 51.8 28 32.7

Cán bộ là người cùng dân tộc,

biết nói tiếng dân tộc

11 9.4 53 50.4 36 40.2

Đi lại thuận tiện, không mất quá

nhiều thời gian

9 7.8 52 49.8 39 42.4

Các dịch vụ miễn phí, không

phải trả tiền

6 4.3 48 43.8 46 51.9

Cán bộ ở đó thân thiện, tôn trọng 6 4.7 47 45.3 47 50.0

Không mất nhiều thời gian 9 7.8 38 38.4 53 53.9

Không phải đi lại nhiều lần 7 4.7 37 38.4 56 57.0

Có cán bộ đến tận nơi 4 3.1 39 38.8 57 58.1

Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi

Page 50: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

49

PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƢỚC VỀ TĂNG CƢỜNG TIẾP CẬN

DỊCH VỤ PHÁP LÝ CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ

A. CÁC KINH NGHIỆM TĂNG CUNG

a. Tăng cường điều phối các dịch vụ pháp lý – kinh nghiệm của Australia85

:

Australia có hơn 60 tổ chức trợ giúp pháp lý bản địa, bao gồm: Tổ chức dịch vụ pháp

lý cho thổ dân và người sống ở đảo Torres (ATSILS), tổ chức chống bạo lực gia đình, tư vấn

pháp luật cho phụ nữ thổ dân. ATSILS được hình thành từ sự kết hợp giữa các Hiệp hội bảo

vệ thổ dân với các Ủy ban quản lý người bản xứ và thực hiện trợ giúp pháp lý ở những khu

vực nhất định. Nhiều tổ chức đặt tại vùng sâu, vùng xa. Các tổ chức này có từ 3 đến hơn 100

nhân viên bao gồm cả luật sư tư vấn và cán bộ văn phòng. Hầu hết các vụ việc do ATSILS

chịu trách nhiệm thuộc lĩnh vực hình sự. Một số tổ chức trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực gia

đình và dân sự. Một số cung cấp dịch vụ đặc biệt như tư vấn sức khỏe tinh thần, tư vấn về tài

chính, tư vấn cho tù nhân hoặc chương trình ngăn ngừa tự sát. ATSILS kết hợp với các văn

phòng luật sư về lĩnh vực gia đình và dân sự thực hiện tư vấn, chuyển vụ việc trong những

lĩnh vực này. Đa số ATSILS thực hiện vận động thay đổi chính sách về một số vấn đề liên

quan đến khách hàng của họ trực tiếp hoặc thông qua hiệp hội quốc gia. Hiệp hội quốc gia thổ

dân có Ban Thư ký để hỗ trợ về mặt pháp lý và chính sách cho ATSILS. Sự giúp đỡ do

ATSILS thực hiện phụ thuộc vào việc kiểm tra điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn các đối

tượng đều được hưởng các hình thức trợ giúp của Chính phủ. ATSILS chủ yếu cung cấp dịch

vụ tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Các tổ chức khác có dịch vụ tư vấn qua điện thoại cho vụ

việc hình sự. ATSILS chủ yếu được Chính phủ liên bang cấp kinh phí thông qua Văn phòng

tổng chưởng lý. Các dịch vụ trợ giúp pháp lý đều miễn phí, kể cả những trường hợp có sự

tham gia của luật sư tư hoặc công ty luật.

b. Sử dụng các thiết chế phi chính thức sẵn có và quen thuộc ở địa phương

Các thiết chế phi chính thức là các thiết chế không thuộc nhà nước, có thể bao gồm hệ

thống công lý truyền thống đã tồn tại từ lâu đời (ví dụ như các hình thức phân xử truyền thống

với sự tham gia của những người có uy tín hay chức sắc ở cộng đồng hoặc sử dụng các luật

tục…) hay các hệ thống do các tổ chức phi chính phủ thực hiện. Các hệ thống phi chính thức

này thường có những đặc điểm chung sau:

– Dựa trên sự tự giác, tự nguyện và các áp lực xã hội để các bên tranh chấp tuân thủ theo

phán quyết;

– Quy trình mang tính phi chính thức và có sự tham gia;

– Dựa trên nguyên tắc răn đe và giáo dục hơn là trừng phạt;

– Việc ra quyết định dựa trên nhượng bộ hơn là áp dụng các quy định của luật pháp;

– Các bên tranh chấp tham gia và đóng vai trò trung tâm trong quá trình ra quyết định.

Các thiết chế phi chính thức này thường quen thuộc và dễ dàng được chấp nhận ở các

cộng đồng hơn so với hệ thống pháp lý chính thức, tuy nhiên không phải lúc nào các hệ thống

này cũng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Lý do chính là do những người có uy tín trong địa

phương điều hành các thiết chế này thường là nam giới. Hơn nữa, các thiết chế này có thể bị

ảnh hưởng nhiều bởi các quan niệm coi trọng nam giới hơn nên không phải lúc nào người phụ

nữ cũng được bảo vệ. Một số sáng kiến sau đã được thực hiện nhằm giúp cho các thiết chế

này nhạy cảm giới hơn.

85

Tham khảo trên mạng của Cục trợ giúp pháp lý www.nlaa.gov.vn

Page 51: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

50

Nâng cao năng lực cho các thiết chế có sẵn tại địa phương - Kinh nghiệm của Indonesia86

Dự án làm sống lại Trợ giúp pháp lý (Revitalization of Legal Aid - RLA) là một dự án

thí điểm do Chương trình Công lý cho người nghèo Indonesia (Justice for the Poor Indonesia)

thực hiện từ năm 2005 tại các tỉnh Lampung, Tây Java và and Tây Nusa Tenggara. Dự án có

mục tiêu là cải thiện tiếp cận đến công lý của các cộng đồng nghèo, trong đó có cộng đồng

người DTTS tại các tỉnh trên thông qua:

– Nâng cao kỹ năng luật pháp và vận động chính sách của những người làm trợ giúp

pháp lý

– Nâng cao năng lực của các điểm trợ giúp pháp lý (posko) hiện có về giáo dục pháp

luật và cung cấp dịch vụ hòa giải thông qua các hòa giải viên ở cấp làng

– Đưa ra các khuyến nghị về thay đổi chính sách trợ giúp pháp lý cả ở mức độ quốc gia

lẫn địa phương.

Một trong các nguyên tắc của dự án là xây dựng năng lực cho các thể chế đã có sẵn tại

cộng đồng nhằm đảm bảo cho người dân tại cộng đồng, đặc biệt các nhóm thường bị gạt ra

ngoài lề như người DTTS và phụ nữ có thể tiếp cận được. Posko (hay các điểm trợ giúp pháp

lý) là các thể chế đã hiện hành trong xã hội Indonesia từ lâu và được người dân sử dụng. Tuy

nhiên, không phải lúc nào posko cũng đại diện cho quyền lợi của các nhóm bị gạt ra ngoài lề,

nhất là các nhóm phụ nữ. Thành viên của các posko thường là những người tình nguyện, là

người có uy tín trong cộng đồng và thường được người dân hỏi ý kiến khi có các vấn đề

vướng mắc. Họ cũng là những người có quyền lực và đôi khi thực thi trách nhiệm giám sát

hoạt động của chính quyền địa phương. Dự án tập trung vào nâng cao năng lực về luật pháp

và kỹ năng giải quyết các tranh chấp xung đột cho những posko có nguồn gốc từ cộng đồng là

một cách làm hiệu quả đảm bảo dịch vụ được cung cấp bởi chính những người có cùng ngôn

ngữ và văn hóa với các cộng đồng DTTS. Dự án cũng chú trọng đến việc huy động và nâng

cao năng lực cho phụ nữ địa phương tham gia nhiều hơn trong các posko. Việc có đại diện của

các nhóm DTTS, của phụ nữ trong thành phần posko đã góp phần làm tăng việc sử dụng các

posko này trong các giải quyết các tranh chấp. Các posko ở các vùng có đông người DTTS và

phụ nữ được đào tạo nhiều về các vấn đề pháp lý mà phụ nữ hay người DTTS ở địa phương

hay gặp phải cũng như các phương pháp để giao tiếp và cung cấp dịch vụ hiệu quả nhất cho

các nhóm đặc thù này. Dự án chú trọng nhiều đến việc giới thiệu dịch vụ của các posko này

tới cộng đồng để cộng đồng biết nhiều hơn và tăng khả năng lựa chọn sử dụng posko khi có

nhu cầu, thông qua việc giới thiệu hoạt động của các posko trong các dịp tụ tập chính thức hay

không chính thức trong cộng đồng, cho lãnh đạo chính quyền địa phương. Việc giáo dục pháp

luật cho người dân cũng chú trọng đến việc đưa ra các vụ việc cụ thể, gần gũi với người dân

để người dân có thể hiểu khi nào thì nên cần sự trợ giúp của các posko.

Huy động sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong các thiết chế phi chính thức - kinh nghiệm

ở Bangladesh và Philippines87

Ở Bangladesh, shalish là một hình thức giải quyết xung đột truyền thống, dựa vào

cộng đồng và khá phổ biến. Theo truyền thống, shalish thường được thực hiện bởi những

người lãnh đạo cộng đồng và có uy tín. Trong xã hội truyền thống ở Bangladesh, shalish thậm

chí còn được sử dụng để thực thi các phán quyết đã được đưa ra cho một vụ việc. Shalish

thường được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề dân sự, thậm chí cả các vụ việc mang tính

hình sự. Các vụ việc phổ biến thường có liên quan đến các vấn đề về giới, gia đình, bạo lực

với phụ nữ, thừa kế, hồi môn hay việc nhiều vợ hoặc chăm nuôi con cái. Tuy nhiên, do

shalish được thực hiện bởi một nhóm người nên không phải lúc nào họ cũng bảo vệ quyền lợi

của các nhóm thiệt thòi, đặc biệt là phụ nữ. Có những báo cáo đã ghi nhận chuyện những

86

Indonesia’s Revitalization of Legal Aid (RLA) Program: Strengthening Legal Services for the Poor, by

Matthew Zurstrassen, Justice for the Poor – Indonesia 87

Non-state Justice Systems in Bangladesh and the Philippines, Stephen Golub, Boalt Hall School of Law,

University of California at Berkeley, January 2003

Page 52: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

51

người trong shalish nhận tiền hối lộ để gây ảnh hưởng lên kết quả phán quyết của shalish

hoặc chính các thành viên của shalish đã vi phạm quyền con người nghiêm trọng của một số

phụ nữ khi áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với họ do họ vi phạm các chuẩn mực xã hội.

Trong hoàn cảnh đó, một số tổ chức phi chính phủ tại Bangladesh đã có những hành động

nhằm thay đổi các quan niệm thiên lệch về giới, tầng lớp giai cấp cũng như dân tộc trong các

hoạt động của shalish. Dưới sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á, tổ chức Madaripur Legal Aid

Association (MLAA) đã tiến hành một loạt các hoạt động bao gồm: lựa chọn và đào tạo các

thành viên shalish, chú trọng đến các thành viên nữ hoặc các nhóm bị gạt ra ngoài lề, hỗ trợ

các hoạt động của shalish, hướng dẫn về việc ghi chép và lưu trữ hồ sơ về các vụ việc, hướng

dẫn và hỗ trợ phụ nữ địa phương tham gia trong shalish hay phát biểu trong các buổi phán xử

của shalish. MLAA còn hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình tố tụng nếu như họ cảm thấy không

tin tưởng vào shalish. MLAA còn phối hợp với các tổ chức phát triển cộng đồng khác trong

địa phương nhằm cung cấp những hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ, từ phát triển kinh tế, xóa mù

đến thành lập tổ nhóm phụ nữ nhằm trao quyền cho phụ nữ, và vì thế sẽ sử dụng hiệu quả các

dịch vụ của shalish trong việc bảo vệ quyền của họ.

Tại Philippines Katurangang Pambarangay là một hệ thống chính thức dựa trên các

cơ chế giải quyết xung đột truyền thống. Katurangang Pambarangay được chính thức thành

lập năm 1978 dựa trên một sắc lệnh của Tổng thống và hiện nay có trên 42,000 Katurangang

Pambarangay hoạt động ở cấp cơ sở trên toàn quốc. Hệ thống này được coi là có nhiều ưu thế

hơn hệ thống công lý chính thức ở Philippines do một số lý do như sau:

- Dựa trên truyền thống của người dân, sử dụng người địa phương để tiến hành giải

quyết mâu thuẫn

- Rẻ tiền hơn hệ thống chính thức

- Thời gian giải quyết nhanh hơn

Để tăng cường sự tự tin và tin tưởng của người dân vào các dịch vụ của Katurangang

Pambarangay, Quỹ Gerry Roxas cùng với một số tổ chức phi chính phủ ở Manila đã thiết lập

nên một hệ thống Barangay Justice Service System (BJSS) bao gồm những người có hiểu biết

và kiến thức pháp luật, và phần đông họ là phụ nữ sẽ tham gia hỗ trợ cho phụ nữ, đặc biệt là

phụ nữ DTTS khi họ tham gia các hoạt động của Katurangang Pambarangay. Những người

này còn đóng vai trò là những người giám sát hoạt động của Katurangang Pambarangay xem

các thể chế này có phục vụ công bằng với phụ nữ hay các nhóm yếu thế khác hay không.

c. Tăng tính thân thiện của các dịch vụ pháp lý – Kinh nghiệm của Australia

Mô hình Các trung tâm luật pháp cộng đồng (Community Legel Centers) ở Australia

đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người dân và hiện có hơn

200 trung tâm như vậy ở các thành phố, các khu vực nông thôn cũng như các vùng hẻo lánh.

Các trung tâm này là các tổ chức phi lợi nhuận và là các tổ chức dựa vào cộng đồng, với trọng

tâm là hướng tới các cộng đồng thiệt thòi. Vì là các tổ chức dựa vào cộng đồng, các trung tâm

này đều có sự tham gia của đại diện cộng đồng và dễ dàng đáp ứng các nhu cầu pháp lý của

cộng đồng. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật cho cá nhân, các trung tâm còn

chú trọng tới cộng đồng thông quá các hình thức giáo dục pháp luật vận động chính sách để

thay đổi luật pháp theo hướng ngăn ngừa cũng như xây dựng tính đoàn kết trong cộng đồng.

Các trung tâm này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu pháp lý của

cộng đồng những người bản địa (bao gồm cả những thổ dân ở Úc và các đảo thuộc New

Zealand - Aboriginal and Torres Strait islander) ở đất nước này. Nhiều trung tâm đã có các

chương trình dành riêng cho các cộng đồng này. Phương thức làm việc với các cộng đồng

người thổ dân là chú trọng tới cộng tác và tham vấn cộng đồng, phương thức này đã chứng tỏ

có hiệu quả. Trong các trung tâm này tuyển dụng các nhân viên là người bản địa, trao đổi

thường xuyên với cộng đồng, học hỏi các kinh nghiệm giải quyết các vụ việc của cộng đồng.

Page 53: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

52

Đối với phụ nữ thổ dân ở Úc, có khá nhiều trở ngại ngăn cản họ tiếp cận các dịch vụ

pháp lý ở cộng đồng. Những trở ngại đó bao gồm cả tâm lý chung là thiếu tin tưởng vào hệ

thống luật pháp của nhà nước, thiếu hiểu biết về các dịch vụ pháp lý, không tiếp cận đến điện

thoại, khó khăn về kinh tế, không có phương tiện giao thông cũng như các dịch vụ chăm sóc

và trông giữ trẻ em nên khó có thể sử dụng các dịch vụ qua điện thoại hay đến dự các buổi

hẹn gặp. Trung tâm luật pháp dành cho phụ nữ ở Canberra đã được thành lập để giải quyết các

khó khăn nêu trên. Trung tâm tổ chức các buổi tham vấn với những phụ nữ thổ dân địa

phương để tìm hiểu các vấn đề của họ về tiếp cận dịch vụ pháp lý, cùng với họ xây dựng các

chiến lược hoạt động. Các hoạt động của Trung tâm bao gồm các hình thức trợ giúp pháp lý

khác nhau như tư vấn qua điện thoại, hoặc trực tiếp và về các nội dung gần gũi với các vấn đề

của người dân. Trung tâm cũng tổ chức các diễn đàn trao đổi các vấn đề pháp lý của phụ nữ

tại cộng đồng cũng như có các hoạt động tiếp cận cộng đồng và tư vấn pháp luật ngay tại cộng

đồng. Với việc thành lập một Trung tâm dành riêng cho phụ nữ và có sự tham gia tích cực của

phụ nữ bản địa trong việc lập kế hoạch và thực hiện, lượng phụ nữ bản địa tiếp cận các dịch

vụ pháp lý tại trung tâm đã tăng lên đáng kể.

B. CÁC KINH NGHIỆM TĂNG CẦU

Nâng cao nhận thức pháp luật và quyền năng cho phụ nữ bản địa – Kinh nghiệm của

Australia

Trung tâm luật pháp cộng đồng thuộc bang Nam Australia làm việc với các cộng đồng

dân cư bản địa. Những nữ thanh niên bản địa thường bị cưỡng ép tình dục và họ không coi

đây là vấn đề pháp luật nghiêm trọng. Những nữ thanh niên này cũng thường là những người

ít khai báo về tình trạng bị cưỡng bức của mình vì họ không muốn gây khó khăn cho gia đình.

Ngay cả khi họ muốn khai báo, các khó khăn về thông tin liên lạc và giao thông cũng làm họ

khó có thể khai báo được. Trung tâm luật pháp cộng đồng thuộc bang Nam Australia đã tổ

chức một hội trại có tên là “Sống an toàn – trở nên mạnh mẽ” cho các cộng đồng bản địa ở địa

phương nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho những nữ thanh niên này cũng như tăng cường

kĩ năng cho họ. Hội trại kết hợp nhiều hình thức vừa vui vẻ giải trí vừa mang tính giáo dục và

kết nối giữa các cộng đồng khác nhau. Hội trại cũng chú trọng tới việc giáo dục pháp luật và

nâng cao kỹ năng cho những nữ thanh niên này để ngăn cản tình trạng lạm dụng tình dục.

Hình thức hội trại được đánh giá là phù hợp với văn hóa của các cộng đồng bản địa.

Page 54: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

53

PHẦN 5: CÁC PHÁT HIỆN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Mặc dù dịch vụ pháp lý đang trên đường đổi mới và phát triển, đa dạng hóa ra nhiều

hình thức nhưng việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này của phụ nữ DTTS còn hạn chế. Mặc

dù có nhiều nhu cầu về dịch vụ pháp lý, khi tình trạng thiếu tiếp cận đến các dịch vụ của phụ

nữ DTTS còn khá phổ biến, thiếu thông tin và kiến thức về các quyền lợi hợp pháp của mình

hoặc là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình, nhưng ti ếp cận đến các dịch vụ pháp lý của

phụ nữ DTTS lại rất hạn chế và hạn chế hơn so với phụ nữ dân tộc đa số. Việc tiếp cận hạn

chế này thể hiện qua việc phụ nữ DTTS thiếu kiến thức và hiểu biết về các dịch vụ, họ hầu

như không sử dụng các dịch vụ này khi có nhu cầu thay vào đó là cam chịu và chấp nhận khi

các quyền hợp pháp của họ bị xâm phạm.

Về thực chất, các nhu cầu của phụ nữ DTTS và phụ nữ Kinh không khác nhau nhưng

khả năng tiếp cận đến dịch vụ của phụ nữ DTTS hạn chế hơn nhiều so với phụ nữ Kinh do sự

khác biệt về ngôn ngữ, hiểu biết về luật pháp và văn hóa. Tăng cường tiếp cận đến các dịch vụ

pháp lý cho phụ nữ DTTS đòi hỏi những hành động khác so với tăng cường tiếp cận dịch vụ

pháp lý cho các nhóm xã hội khác do điều kiện sinh sống cách xa của phụ nữ, khả năng giao

tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông hạn chế cũng như có những khác biệt lớn về văn hóa về cách

thức quản lý xã hội cũng như công lý. Chính vì vậy, đưa dịch vụ xuống gần hơn tới người phụ

nữ DTTS và làm cho dịch vụ thân thiện hơn với họ là những chiến lược chủ yếu để tăng

cường tiếp cận dịch vụ pháp lý cho phụ nữ DTTS.

Các phát hiện sau đã được tìm thấy qua quá trình nghiên cứu

Phát hiện 1: Dịch vụ pháp lý đang trên đường đổi mới và mở rộng các hình thức phục

vụ dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả dịch vụ thu phí và miễn phí. Mặc dù vậy, các

dịch vụ pháp lý hiện có vẫn chưa thực sự phù hợp với người DTTS:

- Các dịch vụ vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố và các vùng đô thị, do đó

không dễ dàng để phụ nữ DTTS có thể tiếp cận được về mặt địa lý

- Các dịch vụ hiện có mặc dù đang trên đà phát triển nhưng không phát triển đồng đều

giữa các vùng miền. Các vùng nông thôn và miền núi vẫn còn thiếu dịch vụ, chủ yếu

là do thiếu nhân sự có chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất.

- Các dịch vụ pháp lý cung cấp cho người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng

hiện vẫn còn chưa thực sự thân thiện với họ, thể hiện qua việc thiếu các cán bộ có thể

hiểu được văn hóa của người DTTS cũng như có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân

tộc, các hình thức thực hiện chưa thực sự hiệu quả với người DTTS.

- Chi phí cho dịch vụ pháp lý vẫn là quá cao so với khả năng chi trả của số đông phụ nữ

DTTS, trong khi đó trợ giúp pháp lý miễn phí lại thu hẹp đối tượng hưởng lợi xuống

chỉ còn những người DTTS đang sinh sống ở những vùng có điều kiện đặc biệt khó

khăn. Việc qui định phạm vi điều chỉnh chung trong các chính sách như: vùng đồng

bào DTTS, vùng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn……sẽ có khả năng thu hẹp các

nhóm hưởng lợi vì người DTTS cũng sống ở những vùng không có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn. Vì vậy, khi những vùng này không còn nằm trong danh sách nhận được sự

hỗ trợ của nhà nước thì đương nhiên người DTTS sống ở vùng này không nằm trong

danh sách nhận được sự trợ giúp pháp lý miễn phí

Khuyến nghị 1: Cải thiện các dịch vụ pháp lý cho phù hợp hơn với phụ nữ DTTS ở

các khía cạnh sau:

- Khuyến nghị 1a: Mở rộng mạng lưới dịch vụ xuống cơ sở, tăng cường tiếp cận người

dân. Các trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc các tổ chức quần chúng hay các tổ chức phi

chính phủ đang thực hiện trợ giúp pháp lý nên tiến hành nhiều hơn nữa các hoạt động

Page 55: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

54

trợ giúp pháp lý lưu động, những hình thức dịch vụ pháp lý cho người DTTS, đặc biệt

là phụ nữ DTTS nên được đa dạng hoá, mà không nên chỉ là tư vấn pháp luật và tuyên

truyền về luật pháp. Một số các dịch vụ pháp lý thông dụng như hướng dẫn và làm thủ

tục đăng kí khai sinh, kết hôn hoặc hướng dẫn làm thủ tục li hôn hay cấp lại sổ đỏ nên

được xem xét giao cho cấp cộng đồng thực hiện, tránh cho người dân phải đi xa lên xã

hay lên huyện – một điều không dễ dàng với phụ nữ DTTS. Các tổ chức này cũng nên

phối hợp với các chương trình khác để lồng ghép cung cấp dịch vụ pháp lý cùng với

các dịch vụ cần thiết khác trong những trường hợp cần thiết.

- Khuyến nghị 1b: Các trung tâm trợ giúp pháp lý, các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức

phi chính phủ và những người cung cấp dịch vụ pháp lý tiến hành các nghiên cứu chi

tiết, dựa trên phương pháp nhân học về nhu cầu, thái độ và thói quen của phụ nữ

DTTS về các dịch vụ pháp lý, làm cơ sở để xây dựng các hoạt động tuyên truyền, giáo

dục, phổ biến pháp luật, các câu lạc bộ hay tổ hòa giải để các hoạt động này phù hợp

hơn với người dân về ngôn ngữ và văn hóa.

- Khuyến nghị 1c: Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nên nghiên cứu và xem xét đề

xuất với Chính phủ bố trí hoặc qui định qui chế hỗ trợ kinh phí khác nhau từ hoàn toàn

đến một phần vì cho dù 72% số người được hỏi cho rằng chi phí hợp lý là yếu tố rất

quan trọng hoặc quan trọng nhưng tỷ lệ người dân đòi hỏi dịch vụ phải miễn phí

không cao bằng tỷ lệ sẵn sàng trả mức giá hợp lý. Trên thực tế hiện nay, chỉ một số

nhóm DTTS sống ở các vùng đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách trợ giúp pháp

lý hoàn toàn miễn phí trong khi nhu cầu về dịch vụ pháp lý có nhiều và không phải tất

cả người DTTS đều cần dịch vụ hoàn toàn miễn phí.

- Khuyến nghị 1d: Cần sử dụng quyết định số 84/2008/QD về việc thành lập Quỹ trợ

giúp pháp lý theo hướng mở rộng đối tượng đối tượng vì phạm vi hỗ trợ kinh phí của

Quỹ trợ giúp pháp lý là những trung tâm, chi nhánh trợ giúp pháp lý.v.v…thuộc nhà

nước trong khi đó có các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực này một cách

có hiệu quả thì lại không được hỗ trợ và khuyến khích tham gia. Các tổ chức phi chính

phủ hiện tham gia tích cực trong các chương trình xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ phát

triển xã hội cho các cộng đồng DTTS và thường tiến hành các hoạt động trực tiếp với

cộng đồng. Sẽ rất thuận lợi nếu các tổ chức này mở rộng thêm phạm vi hoạt động sang

cả các dịch vụ pháp lý. Bộ Tư pháp, Quỹ Trợ giúp pháp lý nên xem xét mở rộng việc

hỗ trợ kinh phí cho cả các tổ chức phi chính phủ nếu họ tham gia trong việc cung cấp

trợ giúp pháp lý cho người DTTS.

Phát hiện 2: Một số hình thức dịch vụ pháp lý phù hợp hơn với người DTTS đang

được thực hiện, ví dụ như sử dụng luật tục để hướng dẫn và thực thi pháp luật liên quan đến

bảo vệ rừng hoặc hình thức hòa giải cơ sở với những người thân thiết trong cộng đồng giải

quyết các mâu thuẫn trong cộng đồng. Những hình thức này đặc biệt có ý nghĩa với người

DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng vì vừa gần gũi, dễ tiếp cận với phụ nữ DTTS hơn

nữa phát huy được các giá trị văn hóa vốn có của các cộng đồng DTTS. Tuy nhiên, để có thể

sử dụng có hiệu quả các hình thức này thì cần thiết phải có đầy đủ các thông tin và kiến thức

cần thiết về những xung đột hay mâu thuẫn và những điểm bổ xung cho luật pháp của luật tục.

Những người có uy tín trong cộng đồng sử dụng thể chế truyền thống này cũng cần phải có

kiến thức và hiểu biết về BĐG và BLGĐ.

Khuyến nghị 2: Khuyến khích sử dụng luật tục (có thể tạm gọi là các hình thức

dịch vụ pháp lý phi chính thức trong nghiên cứu này)

- Khuyến nghị 2a: Bộ Tư pháp nên phối hợp với Bộ LĐTBXH tiến hành hoặc hỗ trợ các

cơ quan nghiên cứu tiến hành các nghiên cứu về luật tục, những điểm tương đồng và

mâu thuẫn giữa luật tục của các cộng đồng DTTS và khả năng vận dụng luật tục trong

việc thực thi chính sách và pháp luật về BĐG và PCBLGĐ.

Page 56: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

55

- Khuyến nghị 2b: Các cơ quan như Hội Phụ nữ, ngành LĐTBXH và ngành Tư pháp

nên phối hợp để thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới,

Luật BĐG và Luật PCBLGĐ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở, các kĩ năng giải

quyết/hòa giải các tình huống cụ thể thường gặp ở mỗi địa phương liên quan đến BĐG

và PCBLGĐ.

- Khuyến nghị 2c: Các cơ sở cung cấp dịch vụ pháp lý và trợ giúp pháp lý có thể huy

động sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ DTTS, vì các kết quả nghiên cứu thực địa đã

chỉ ra đây là 2 yếu tố được phụ nữ DTTS cho là quan trọng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh,

những phụ nữ DTTS có thể trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ nếu họ có đủ các điều

kiện hoặc tham gia hỗ trợ trong việc phiên dịch hay hướng dẫn những phụ nữ DTTS

khác. Việc có mặt của phụ nữ DTTS tại các cơ sở cung cấp dịch vụ sẽ có thể làm tăng

sự thân thiện của cơ sở đối với phụ nữ DTTS khi họ đến với dịch vụ. Có thể sử dụng

các cán bộ phụ nữ hoặc những người khác đã sẵn có uy tín trong cộng đồng phụ nữ

DTTS. Việc cần làm là đào tạo thêm kiến thức pháp luật cho những người này. Quyết

định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ

trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào

dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020 có quy định rõ một loạt

các hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện cho vùng DTTS cũng như các hoạt động

nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý ở các khu vực này, bao

gồm cả việc dạy tiếng dân tộc cho cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý ở các huyện

nghèo và đào tạo trung cấp luật cho người DTTS thuộc diện quy hoạch thành cán bộ

tư pháp và hộ tịch xã. Ngành tư pháp cần xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho số cán bộ

nữ sẽ được tham gia hưởng lợi từ chính sách này.

Phát hiện 3: Có nhiều rào cản từ chính phụ nữ DTTS đang hạn chế khả năng tiếp

cận của họ tới các dịch vụ pháp lý, như nghèo đói, nhận thức pháp luật còn hạn chế, tâm lý

cam chịu và chấp nhận, hạn chế trong giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông. Tăng cường tiếp

cận dịch vụ pháp lý cho phụ nữ DTTS cũng đồng thời với việc xóa bỏ các rào cản này cho

phụ nữ DTTS.

- Khuyến nghị 3a: Hội Phụ nữ hoặc các tổ chức phi chính phủ có thể xây dựng các mô

hình điểm cung cấp dịch vụ pháp lý cho phụ nữ DTTS bao gồm các hoạt động nâng

cao kiến thức, hiểu biết về luật, tư vấn luật và hỗ trợ trao quyền cho phụ nữ để họ có

thể tự tin đi tìm và sử dụng dịch vụ pháp lý. Một số mô hình câu lạc bộ pháp luật của

Hội LHPN các địa phương hay của một số tổ chức phi chính phủ đã thành công trong

việc vừa nâng cao nhận thức và kĩ năng cho người dân

- Khuyến nghị 3b: Công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật cần được thực

hiện có hiệu quả hơn, phù hợp và “nhạy cảm văn hóa” hơn với phụ nữ DTTS. Ngành

Tư pháp, Hội Phụ nữ và các ban ngành có liên quan tăng cường việc tuyên truyền phổ

biến kiến thức pháp luật xuống người dân, đặc biệt là phụ nữ DTTS. Rõ ràng, các hình

thức hiện nay như xe tuyên truyền hay loa phát thanh hay tờ rơi không phải là các hình

thức phù hợp với phụ nữ DTTS do hạn chế về thời gian, ngôn ngữ hay khả năng đọc

hiểu của họ.

Phát hiện 4: Trợ giúp pháp lý – một hình thức dịch vụ pháp lý miễn phí cung cấp cho

người DTTS đã chứng tỏ phù hợp hơn so với các hình thức dịch vụ khác vì khả năng bao phủ

lớn hơn ở tất cả các tỉnh, mạng lưới rộng hơn xuống cấp huyện và xuống các cộng đồng thông

qua mô hình lưu động. Tuy nhiên, hiểu biết của người dân về trợ giúp pháp lý vẫn còn hạn

chế

Khuyến nghị 4: Tăng cường hiểu biết của người dân về trợ giúp pháp lý và các quy

trình trợ giúp pháp lý

Page 57: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

56

- Khuyến nghị 4: Ngành tư pháp, các trung tâm trợ giúp pháp lý, các chương trình có

liên quan tuyên truyền và lồng ghép việc tuyên truyền về trợ giúp pháp lý như một hỗ

trợ cho người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng

Page 58: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

57

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm

2009.

2. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), “Access to justice in Viet Nam”, 2004.

3. Hoàng, Bá Thịnh. Lê Thái Thị Băng Tâm. 2007. Báo Cáo Phân Tích Giới: Nghiên cứu

định tính tại hai xã Xuân Lạc và Bản Thi Huyện Chợ Đồn – Bắc Cạn. Hợp phần nâng cao

năng lực cộng đồng trong quản lý rừng. Chương Trình CASI

4. Hoàng Xuân Thành và cộng sự 2010. Theo doi nghèo phương pháp cùng tham gia tạii

một số cộng đồng cư dân nông thôn Việt Nam. Báo cáo Tổng hợp vòng 3 năm 2009.

5. Hoàng Xuân Thành và cộng sự 2009. Theo doi nghèo phương pháp cùng tham gia tạii

một số cộng đồng cư dân nông thôn Việt Nam. Báo cáo Tổng hợp vòng 2 năm 2008/2009

6. Lê Thị Lý. (NĂM). Vai trò giới trong giao đất giao rừng và quản lý, sử dụng để phát

triển bền vững nguồn tài nguyên rừng: nghiên cứu tại thôn 6, xã Đăk R’tih, huyện Đăk

R’lâp, tỉnh Đăk Lak.

7. Mai Thanh Sơn và cộng sự, Nhóm công tác Dân tộc thiểu số, Bước đầu tổng kết các

phương pháp phát triển và tìm kiếm các cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của cộng đồng

dân tộc thiểu số trong quá trình ra quyết định, 2007.

8. Mai Thanh Sơn, Nguyễn Trung Dũng, Hoàng Hà, Triển vọng tăng cường sự tham gia của

người dân vào các chương trình và chính sách phát triển: Nghiên cứu hai thôn Ma Lâm

và Ma Ty, Huyện Bác Ái, Tỉnh Ninh Thuận. OGB. 2007

9. Năm 2009: Hệ thống trợ giúp pháp lý cả nước tiếp tục được củng cố, kiện toàn,

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30089&cn_id=38013

2#KbXsWKTdmmHf, tải về ngày 5/8/2010.

10. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, 12/2006.

11. Ngân hàng thế giới, Báo cáo Phát triển 2010 – Các thể chế, 2010.

12. Ngân hàng thế giới, Phân tích xã hội quốc gia – Dân tộc và phát triển ở Việt Nam, 2009.

13. Ngô Đức Thịnh- Cầm Trọng, Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999.

14. Ngô Đức Thịnh, Luật tục Ê- đê, Nxb Văn hoá dân tộc, 2001.

15. Ngọc Khanh, Trợ giúp pháp lý chưa thực sự hiệu quả, đăng trên

http://ww.nguoidaibieu.com.vn/trangchu/vn/tabid/66/catID/7/contentID/98357/Default.as

px, tải ngày 5/8/2010.

16. Nguyễn Chí Dũng, Luật tục với thi hành pháp luật, Bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp số 52, tháng 5/2005 tải về từ

http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/luat-tuc-voi-thi-hanh-phap-luat-1/#ref1

ngày 5/8/2010.

17. Nguyễn Chí Dũng, Luật tục với thi hành pháp luật, Bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp số 52, tháng 5/2005 tải về từ

http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/luat-tuc-voi-thi-hanh-phap-luat-1/#ref1.

ngày 5/8/2010.

18. Nguyễn Khắc Hải, Trích kiến nghị về việc “Tăng cường sự tiếp cận công lý của các nhóm

dễ bị tổn thương thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia Việt Nam” gửi

ASAS.

19. Nguyen Van Phu, “What education for the ethnic minorities of Vietnam: Pre-shooling as

a partern of social integration”, Aide et Action.

20. Novib và Cục trợ giúp pháp lý, Report on the evaluation of the gender component of the

second phase of the pilot legal aid programme), 11- 2003.

21. Nguyễn Hồng Hải, Một số vấn đề về áp dụng phong tục, tập quán trong giải quyết các

tranh chấp về Hôn nhân và Gia đình, Nguồn http://luatviet.net/Home/nghien-cuu-trao-

doi/hon-nhan-gia dinh/2009/7697/Mot-so-van-de-ve-ap-dung-phong-tuc-tap-quan-

trong.aspx, Tải về 18/6/2010 11:26:46am.

Page 59: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

58

22. Tổ chức Nghiên cứu Chanel Bỉ và Cục Trợ giúp pháp lý, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý,

Tháng 12- 2006.

23. Tổng cục Thống kê 2008, Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình.

24. TS Nguyễn Thị Việt Hương, Giá trị của Luật tục từ góc nhìn pháp lý, Kỉ yếu Hội thảo

Việt Nam học lần thứ 3, Việt Nam – Hội nhập và phát triển, 2008.

25. UNDP, Khảo sát quan điểm của người dân về tiếp cận công lý ở Việt Nam, 2004.

26. Ủy ban dân tộc, UNDP, Báo cáo phân tích điều tra cơ bản chương trình 135-II, tháng 12,

2008.

27. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Giảm nghèo ở Việt Nam: Những khoảng

cách phía sau những thành tựu ấn tượng, 2006.

Page 60: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

59

Phụ lục 1: Bảng hỏi

Bảng hỏi ngƣời dân

Thưa ông (Bà),

Bộ Lao động Thương Bình và Xã hội, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc phối hợp với

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường đang tiến hành một nghiên cứu tìm hiểu việc

sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới địa phương. Nghiên cứu này có mục tiêu là:

Tìm hiểu nhu cầu về dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới địa phương; Tìm hiểu về tình

hình sử dụng dịch vụ pháp lý; và hiểu biết của ông (bà) về các dịch vụ pháp lý tại địa phương.

Để giúp ông (bà) trả lời dễ dàng hơn, tôi xin đưa ra một số ví dụ về dịch vụ pháp lý. Khi ông

(bà) có các vướng mắc về pháp luật, ông bà có thể đến dịch vụ đó để xin tư vấn làm thế nào

để đảm bảo quyền lợi của mình. Hoặc khi ông (bà) phải làm các thủ tục hành chính, ông (bà)

có thể đến đó để nhờ hướng dẫn. Hoặc khi ông (bà) có vấn đề liên quan đến tòa án, dịch vụ đó

có thể có người đi cùng và giúp đỡ ông bà tại tòa.

Chúng tôi có một số câu hỏi muốn hỏi ông (bà). Mọi thông tin của ông bà cung cấp sẽ hoàn

toàn được giữ bí mật. Tên của ông (bà) không được viết vào phiếu hỏi này. Ông (bà) có thể từ

chối trả lời bất cứ câu hỏi nào mà ông bà không muốn. Ông (bà) có thể dừng cuộc phỏng vấn

bất cứ lúc nào. Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20 phút.

Ông(bà) có đồng ý tham gia nghiên cứu này không?

1. Đồng ý tham gia nghiên cứu

2. Không đồng ý tham gia nghiên cứu

Bảng hỏi được thực hiện:

Trực tiếp giữa người phỏng vấn và người trả lời

Thông qua phiên dịch

Họ và tên người phỏng vấn:………………………………………………………………

Thôn:…………………………………………………Xã:…………………………………

Huyện: ………………………………………………Tỉnh:………………………………

Họ và tên người kiểm:……………………………………………………………

Page 61: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

60

Phần 1: Nhu cầu về dịch vụ pháp lý

Trong phần này, tôi sẽ hỏi ông/bà một số câu hỏi liên quan đến một số tình huống trong cuộc

sống. Các tình huống này có thể làm nảy sinh các vấn đề pháp lý.

Q1. Khi có cháu bé mới sinh (sinh con) gia đình ông/bà có đến Ủy ban xã hoặc chính

quyền để đăng kí khai sinh cho cháu không?

1. Có 2. Không

Nếu có, tiếp câu Q2, nếu không chuyển sang câu Q3

Q2. Tại sao ông/bà biết thông tin để làm các thủ tục trong tình huống này? Ông/bà có

thể chọn nhiều câu trả lời.

1. Đọc/nghe được thông tin trên đài, báo và vô tuyến

2. Do hàng xóm hoặc người nhà nói cho

3. Đọc được trong các tài liệu tuyên truyền và phổ biến pháp luật ở xã

4. Được cán bộ địa phương nhắc nhở

5. Khác (ghi rõ tại sao biết) …………………………………………………

Q3. Tại sao ông/bà không đến làm các thủ tục tại chính quyền trong tình huống này?

Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời.

1. Không biết là phải làm các thủ tục gì

2. Không biết phải đi đến đâu để làm các thủ tục

3. Ngại đến chỗ chính quyền

4. Mất thời gian

5. Đi lại xa xôi

6. Tốn kém tiền

7. Không biết tiếng Kinh

8. Chỉ cần khai báo với già làng

9. Chẳng thấy ích lợi gì từ việc làm những thủ tục như vậy

10. Nguyên nhân khác………………………………………………..

Q4. Khi mua bán đất đai, gia đình ông/bà có đến Ủy ban xã hoặc chính quyền để làm

các thủ tục không?

1. Có 2. Không

Nếu có, tiếp câu Q5, nếu không chuyển sang câu Q6

Q5. Tại sao ông/bà biết thông tin để làm các thủ tục trong tình huống này? Ông/bà có

thể chọn nhiều câu trả lời.

1. Đọc/nghe được thông tin trên đài, báo và vô tuyến

2. Do hàng xóm hoặc người nhà nói cho

3. Đọc được trong các tài liệu tuyên truyền và phổ biến pháp luật ở xã

4. Được cán bộ địa phương nhắc nhở

5. Khác (ghi rõ tại sao biết) …………………………………………………

Q6. Tại sao ông/bà không đến làm các thủ tục tại chính quyền trong tình huống này?

Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời.

1. Không biết là phải làm các thủ tục gì

2. Không biết phải đi đến đâu để làm các thủ tục

3. Ngại đến chỗ chính quyền

Page 62: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

61

4. Mất thời gian

5. Đi lại xa xôi

6. Tốn kém tiền

7. Không biết tiếng Kinh

8. Chỉ cần khai báo với già làng

9. Chẳng thấy ích lợi gì từ việc làm những thủ tục như vậy

10. Nguyên nhân khác………………………………………………..

Q7. Khi lấy vợ lấy chồng, ông/bà có đến Ủy ban xã hoặc chính quyền đăng kí kết hôn

không?

1. Có 2. Không

Nếu có, tiếp câu Q8, nếu không chuyển sang câu Q9

Q8. Tại sao ông/bà biết thông tin để làm các thủ tục trong tình huống này? Ông/bà có

thể chọn nhiều câu trả lời.

1. Đọc/nghe được thông tin trên đài, báo và vô tuyến

2. Do hàng xóm hoặc người nhà nói cho

3. Đọc được trong các tài liệu tuyên truyền và phổ biến pháp luật ở xã

4. Được cán bộ địa phương nhắc nhở

5. Khác (ghi rõ tại sao biết) …………………………………………………

Q9. Tại sao ông/bà không đến làm các thủ tục tại chính quyền trong tình huống này?

Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời.

1. Không biết là phải làm các thủ tục gì

2. Không biết phải đi đến đâu để làm các thủ tục

3. Ngại đến chỗ chính quyền

4. Mất thời gian

5. Đi lại xa xôi

6. Tốn kém tiền

7. Không biết tiếng Kinh

8. Chỉ cần khai báo với già làng

9. Chẳng thấy ích lợi gì từ việc làm những thủ tục như vậy

10. Nguyên nhân khác………………………………………………..

Sau đây tôi sẽ nêu ra một số hoàn cảnh mà ông/bà có thể gặp phải trong cuộc sống. Những

vấn đề nào ông/bà gặp phải khoảng thời gian 12 tháng vừa qua. Nếu ông/bà có gặp những

hoàn cảnh đó, hãy cho chúng tôi biết mức độ bức xúc của anh chị là như thế nào: Rất bức xúc,

bức xúc, hơi bức xúc, hay không bức xúc

Q10. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp phải vấn đề là không đƣợc bàn và quyết

định những vấn đề của thôn/bản không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q11, nếu không chuyển tiếp câu Q13

Q11. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Page 63: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

62

Q12. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

8. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q13. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp phải vấn đề là không đƣợc vay tiền từ

ngân hàng chính sách không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q14, nếu không chuyển tiếp câu Q16

Q14. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q15. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

8. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q16. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp phải vấn đề là bị đuổi việc hoặc chấm

dứt hợp đồng lao động không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q17, nếu không chuyển tiếp câu Q19

Q17. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q18. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

Page 64: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

63

7. Chấp nhận, không làm gì cả

9. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q19. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp phải vấn đề là bị đánh đập, chửi bới

không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q20, nếu không chuyển tiếp câu Q22

Q20. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q21. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

10. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q22. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp phải tranh chấp đất đai, tài sản, thừa kế

trong gia đình không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q23, nếu không chuyển tiếp câu Q25

Q23. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q24. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

11. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q25. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp bị kiện cáo không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q26, nếu không chuyển tiếp câu Q28

Q26. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

Page 65: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

64

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q27. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

8. Cách cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q28. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp phải tranh chấp đất đai với ngƣời ngoài

không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q29, nếu không chuyển tiếp câu Q31

Q29. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q30. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

12. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q31. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có bị ngƣời khác vay tiền nhƣng không trả

không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q32, nếu không chuyển tiếp câu Q34

Q32. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q33. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

Page 66: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

65

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

8. Cách cách giải quyết khác

Q34. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp phải vấn đề là không đƣợc giao rừng

hoặc đất nông nghiệp không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q35, nếu không chuyển tiếp câu Q37

Q35. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q36. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

13. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q37. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp vấn đề là không đƣợc tham gia các lớp

học về khuyến nông, khuyến lâm không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q38, nếu không chuyển tiếp câu Q40

Q38. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q39. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

14. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Page 67: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

66

Q40. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp vấn đề là không đƣợc cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q41, nếu không chuyển tiếp câu Q43

Q41. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q42. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

15. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q43. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp vấn đề là không đƣợc đền bù thoả đáng

khi đất đai (đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng) bị thu hồi không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q44, nếu không chuyển tiếp câu Q46

Q44. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q45. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

16. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q46. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp vấn đề là ngƣời khác không làm theo

hợp đồng đã cam kết giữa hai bên không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q47, nếu không chuyển tiếp câu Q49

Q47. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

Page 68: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

67

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q48. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

8. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q49. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp vấn đề là không đƣợc công nhận là hộ

nghèo không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q50, nếu không chuyển tiếp câu Q51

Q50. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q51. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

8. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q52. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp vấn đề là không đƣợc hƣởng những

chính sách của hộ nghèo không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q53, nếu không chuyển tiếp câu Q55

Q53. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q54. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

Page 69: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

68

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

8. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q55. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có ly hôn không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q56, nếu không chuyển tiếp câu Q62

Q56. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp vấn đề là không đƣợc chăm nuôi con cái

hoặc nhận đƣợc đóng góp chăm nuôi con cái sau ly hôn không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q57, nếu không chuyển tiếp câu Q59

Q57. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q58. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

7. Chấp nhận, không làm gì cả

8. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Q59. Trong vòng 12 tháng qua ông/bà có gặp vấn đề là không đƣợc nhận tài sản sau ly

hôn không?

1. Có 2. Không

Nếu có, chuyển tiếp câu Q60, nếu không chuyển tiếp câu Q62

Q60. Ông/bà đánh giá mức độ bức xúc của vấn đề đó là

1. Rất bức xúc

2. Bức xúc

3. Hơi bức xúc

4. Không bức xúc

Q61. Khi gặp vấn đề này, ông/bà thƣờng làm gì? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Tự giải quyết trong nội bộ 2 bên

2. Đưa ra già làng, trưởng bản giải quyết

3. Nhờ họ hàng, làng xóm giải quyết

4. Đưa ra Ủy ban xã giải quyết

5. Nhờ tổ hòa giải giải quyết

6. Nhờ trưởng thôn giải quyết

Page 70: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

69

7. Chấp nhận, không làm gì cả

8. Cách giải quyết khác (ghi rõ):

Phần 2: Sử dụng và kinh nghiệm về dịch vụ pháp lý

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần sử dụng dịch vụ pháp lý của ông/bà.

Để giúp ông (bà) trả lời dễ dàng hơn, tôi xin nhắc lại một số ví dụ về dịch vụ pháp lý. Khi ông

(bà) có các vướng mắc về pháp luật, ông bà có thể đến dịch vụ đó để xin tư vấn làm thế nào

để đảm bảo quyền lợi của mình. Hoặc khi ông (bà) phải làm các thủ tục hành chính, ông (bà)

có thể đến đó để nhờ hướng dẫn. Hoặc khi ông (bà) có vấn đề liên quan đến tòa án, dịch vụ

đó có thể có người đi cùng và giúp đỡ ông bà tại tòa.

Q62. Ông/bà thƣờng tìm kiếm các thông tin có liên quan đến các vấn đề bức xúc của

mình ở đâu? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Đài, báo, các phương tiện thông tin đại chúng

2. Thư viện xã / Tủ sách pháp luật của xã

3. Trao đổi hỏi han với hàng xóm hoặc họ hàng

4. Các tờ rơi/gấp về pháp luật

5. Hộp thông tin pháp luật

6. Các buổi tuyên truyền về pháp luật

7. Xin ý kiến già làng / trưởng bản

8. Không biết tìm kiếm ở đâu

9. Hỏi cộng tác viên pháp luật hoặc trợ giúp viên pháp lý

10. Khác (xin nêu cụ thể)

Q63. Ông/bà đã bao giờ nghe nói đến những cơ quan sau chƣa? Ông/bà có thể chọn

nhiều câu trả lời

1. Câu lạc bộ pháp luật 1. Có 2. Chưa

2. Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý 1. Có 2. Chưa

3 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 1. Có 2. Chưa

4 Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 1. Có 2. Chưa

5 Trợ giúp pháp lý lưu động 1. Có 2. Chưa

6 Văn phòng luật sư 1. Có 2. Chưa

7 Trung tâm tư vấn pháp luật 1. Có 2. Chưa

8 Công ty luật 1. Có 2. Chưa

Q64. Ông/bà đã từng bao giờ nhận đƣợc tƣ vấn hoặc hỗ trợ pháp lý từ các cơ quan/cá

nhân sau chƣa? Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

Nếu tất cả các câu trả lời là chưa, chuyển tiếp câu Q65, nếu có chuyển tiếp câu Q66

1 Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước 1. Có 2. Chưa

2 Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 1. Có 2. Chưa

3 Trợ giúp pháp lý lưu động 1. Có 2. Chưa

4 Văn phòng luật sư 1. Có 2. Chưa

5 Các buổi tuyên truyền về luật pháp 1. Có 2. Chưa

6 Cá nhân luật sư 1. Có 2. Chưa

7

Người khác:…………………………………………………………………

Page 71: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

70

Q65. Lý do tại sao ông/bà lại chƣa sử dụng dịch vụ pháp lý là gì? Tôi sẽ đọc một số lựa

chọn, Ông/bà có thể chọn nhiều câu trả lời

1. Thấy không cần thiết

2. Không biết dịch vụ ở đâu

3. Ngại tiếp xúc

4. Sợ tốn kém tiền

5. Không chắc có giúp được không

6. Đường đi xa

7. Không nói được tiếng Kinh

8. Sợ mất thời gian

9. Tự giải quyết được

10. Chưa bao giờ nghe nói đến dịch vụ pháp lý

11. Trái với tục ở địa phương

12. Các lý do khác (xin nêu cụ thể)

Q66. Trong tƣơng lai, để ông/bà sẽ sử dụng dịch vụ pháp lý thì yếu tố nào là quan

trọng đối với ông bà. Ông/bà sẽ đánh giá yếu tố nào là Rất quan trọng, Quan

trọng và Không quan trọng

STT Các yếu tố Rất quan

trọng

3

Quan

trọng

2

Không

quan

trọng

1

1 Các dịch vụ miễn phí, không phải trả tiền

2 Đi lại thuận tiện, không mất quá nhiều thời gian

3 Cán bộ ở đó thân thiện, tôn trọng

4 Cán bộ là người cùng dân tộc, biết nói tiếng dân

tộc

5 Chỉ phải trả một khoản phí hợp lý, không quá cao

6 Các thông tin, hướng dẫn không quá khác so với

tục lệ ở địa phương

7 Không mất nhiều thời gian chờ đợi

8 Không phải đi lại nhiều lần

9 Có cán bộ đến tận nơi để phục vụ

10 Có cán bộ là nữ

Page 72: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

71

Phần 3: Thông tin chung

Sau đây, tôi xin hỏi ông/bà một số thông tin về ông bà

Q67. Giới tính: (ngƣời phỏng vấn tự ghi) 1. Nam 2. Nữ

Q68. Ông/bà bao nhiêu tuổi: ……………………………………………………………..

Q69. Ông/bà là ngƣời dân tộc nào:

1. Kinh

2. Tày

3. Nùng

4. Dao

5. Khmer

6. Khác (ghi rõ) …………………………………………………………

Q70. Ngôn ngữ sử dụng chính ở nhà của ông/bà là gì: …………………….

Q71. Ông/bà học hết lớp mấy:

1. Không đi học

2. Cấp 1 (lớp 1 – 5)

3. Cấp 2 (Lớp 6 – 9)

4. Cấp 3 (Lớp 9 – 12)

5. Cao đẳng

6. Đại học

7. Sau đại học

Q72. Nghề nghiệp của ông/bà là gì:

1. Nông nghiệp

2. Làm thuê

3. Công nhân

4. Nội trợ

5. Công chức

6. Khác (ghi rõ):

Q73. Thu nhập hàng tháng của ông/bà trong khoảng nào:

1. Dưới 200,000 đồng/tháng

2. Từ 201,000 – 500,000 đồng/tháng

3. Từ 501,000 đồng/tháng – 1 triệu đồng

4. Từ 1 triệu đồng trở lên

Q74. Hộ gia đình của ông/bà có đƣợc xã công nhận hộ nghèo không?

1. Có 2. Không

Xin cảm ơn ông/bà đã trả lời các câu hỏi trên.

Page 73: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

72

Phụ lục 2: Tóm tắt các dịch vụ pháp lý

Tính chất

Loại dịch vụ pháp

Miễn phí Thu phí

Tư vấn pháp luật,

bao gồm:

- Hướng dẫn, giải

đáp pháp luật;

- Tư vấn, cung cấp

ý kiến pháp lý;

- Soạn thảo đơn,

hợp đồng, di

chúc và các giấy

tờ khác;

- Cung cấp văn

bản pháp luật,

thông tin pháp

luật.

- Trung tâm TGPL nhà nước và

Chi nhánh của Trung tâm88

- Trung tâm tư vấn pháp luật (miễn

phí cho thành viên, hội viên, đoàn

viên của tổ chức chủ quản; miễn

phí cho đối tượng được TGPL

trong trường hợp Trung tâm đăng

ký tham gia TGPL với Sở Tư

pháp)

- Văn phòng luật sư, Công ty luật,

luật sư hành nghề với tư cách cá

nhân (có thể giảm hoặc miễn phí

cho một số lọai đối tượng theo

chính sách riêng của từng văn

phòng/công ty/luật sư hoặc trong

trường hợp đăng ký tham gia

TGPL với Sở Tư pháp)

- Trung tâm tư vấn pháp luật

trực thuộc các tổ chức chính trị

- xã hội, tổ chức chính trị xã

hội - nghề nghiệp, tổ chức xã

hội - nghề nghiệp, cơ sở đào

tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên

ngành luật89

(Hiện có: các

Trung tâm TVPL thuộc hệ

thống Hội luật gia, Hội Phụ

nữ, Tổng liên đoàn lao động

VN, Đoàn thanh niên

CSHCM, Hội Nông dân, Hội

Cựu chiến binh; Trường ĐH

Luật Tp. HCM,...)

- Văn phòng luật sư90

- Công ty luật91

- Luật sư (hành nghề với tư cách

cá nhân)92

Tham gia tố tụng,

bao gồm:

- Bào chữa;

- Đại diện;

- Bảo vệ quyền lợi

hợp pháp

- Trung tâm TGPL nhà nước và

Chi nhánh của Trung tâm

- Trung tâm tư vấn pháp luật (miễn

phí cho thành viên, hội viên, đoàn

viên của tổ chức chủ quản; miễn

phí cho đối tượng được TGPL

trong trường hợp Trung tâm đăng

ký tham gia TGPL với Sở Tư

pháp)

- Văn phòng luật sư, Công ty luật,

luật sư hành nghề với tư cách cá

nhân (có thể giảm hoặc miễn phí

cho một số lọai đối tượng theo

chính sách riêng của từng văn

phòng/công ty/luật sư hoặc trong

trường hợp đăng ký tham gia

TGPL với Sở Tư pháp)

- Trung tâm tư vấn pháp luật

- Văn phòng luật sư

- Công ty luật

- Luật sư (hành nghề với tư cách

cá nhân)

Đại diện ngoài tố

tụng cho khách

hàng để thực hiện

các công việc có

- Trung tâm TGPL nhà nước và

Chi nhánh của Trung tâm

- Trung tâm tư vấn pháp luật,

(miễn phí cho đối tượng được

- Văn phòng luật sư

- Công ty luật

- Luật sư (hành nghề với tư cách

cá nhân)

88

Thành lập và hoạt động theo Luật TGPL, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL. 89

Thành lập và hoạt động theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 về tư vấn pháp luật 90

Thành lập và hoạt động theo Luật Luật sư, Nghị đinh số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư. 91

nt 92

Hoạt động theo Luật Luật sư, Nghị đinh số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Luật sư.

Page 74: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Ethinic... · Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế

73

Tính chất

Loại dịch vụ pháp

Miễn phí Thu phí

liên quan đến pháp

luật.

TGPL trong trường hợp Trung

tâm đăng ký tham gia TGPL với

Sở Tư pháp)

- Văn phòng luật sư, Công ty luật,

luật sư hành nghề với tư cách cá

nhân (có thể giảm hoặc miễn phí

cho một số lọai đối tượng theo

chính sách riêng của từng văn

phòng/công ty/luật sư hoặc trong

trường hợp đăng ký tham gia

TGPL với Sở Tư pháp)

Dịch vụ pháp lý

khác (giúp đỡ

khách hàng thực

hiện công việc liên

quan đến thủ tục

hành chính; giúp đỡ

về pháp luật trong

trường hợp giải

quyết khiếu nại;

dịch thuật, xác

nhận giấy tờ, các

giao dịch và giúp

đỡ khách hàng thực

hiện công việc khác

theo quy định của

pháp luật

- Trung tâm TGPL nhà nước và

Chi nhánh của Trung tâm

- Trung tâm tư vấn pháp luật,

(miễn phí cho đối tượng được

TGPL trong trường hợp Trung

tâm đăng ký tham gia TGPL với

Sở Tư pháp)

- Văn phòng luật sư, Công ty luật,

luật sư hành nghề với tư cách cá

nhân (có thể giảm hoặc miễn phí

cho một số lọai đối tượng theo

chính sách riêng của từng văn

phòng/công ty/luật sư hoặc trong

trường hợp đăng ký tham gia

TGPL với Sở Tư pháp)

- Văn phòng luật sư

- Công ty luật

- Luật sư (hành nghề với tư cách

cá nhân)