19
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG PHIẾU MÔ TẢ KẾ HOẠCH CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP CUỘC THI GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1. Tên hồ sơ dạy học CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 BÀI : MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CACBON NỘI DUNG CHỦ ĐỀ : MUỐI CACBONAT TÊN CHỦ ĐỀ : ÚM BA LA…CACBONAT QUANH TA 2. Mục đích dạy học A) Về kiến thức Với môn Hóa học - Phân môn hóa vô cơ HS biết các loại muối cacbonat, một số muối cacbonat thông dụng HS hiểu tính chất vật lý của muối cacbonat (tính tan) HS hiểu tính chất hóa học của muối cacbonat (tác dụng với axit, bazo, nhiệt phân …) HS vận dụng các ứng dụng của muối cacbonat vào cuộc sống. - Phân môn hóa môi trường HS hiểu được các ảnh hưởng của môi trường đến việc hình thành núi đá vôi, hang động … HS tìm hiểu nước giếng bị nhiễm bẩn, nhiễm các ion kim loại, ảnh hưởng của nước cứng đến sinh hoạt Cách xử lý nước cứng… - Chương trình hóa học lớp 10 Phản ứng của axit HCl, H 2 SO 4 với muối cacbonat trong bài AXIT CLOHIDRIC và bài AXIT SUNFURIC Cân bằng tồn tại giữa hai ion CO 3 2- và HCO 3 - trong bài CÂN BẰNG HÓA HỌC - Chương trình hóa học lớp 11 Bài MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CACBON - Chương trình hóa học lớp 12 Bài MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ Bài NƯỚC CỨNG Với việc Ứng dụng Công nghệ thông tin HS vận dụng các kĩ năng tin học để hoàn thành sản phẩm của dự án

· Web viewHS hiểu được các ảnh hưởng của môi trường đến việc hình thành núi đá vôi, hang động HS tìm hiểu nước giếng bị nhiễm bẩn, nhiễm

  • Upload
    lecong

  • View
    220

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

PHIẾU MÔ TẢ KẾ HOẠCH CÁC DỰ ÁN HỌC TẬPCUỘC THI GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRÊN NỀN TẢNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Tên hồ sơ dạy họcCHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11

BÀI : MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CACBONNỘI DUNG CHỦ ĐỀ : MUỐI CACBONAT

TÊN CHỦ ĐỀ : ÚM BA LA…CACBONAT QUANH TA

2. Mục đích dạy họcA) Về kiến thức

Với môn Hóa học - Phân môn hóa vô cơ

HS biết các loại muối cacbonat, một số muối cacbonat thông dụng HS hiểu tính chất vật lý của muối cacbonat (tính tan) HS hiểu tính chất hóa học của muối cacbonat (tác dụng với axit, bazo,

nhiệt phân …) HS vận dụng các ứng dụng của muối cacbonat vào cuộc sống.

- Phân môn hóa môi trường HS hiểu được các ảnh hưởng của môi trường đến việc hình thành núi đá

vôi, hang động … HS tìm hiểu nước giếng bị nhiễm bẩn, nhiễm các ion kim loại, ảnh hưởng

của nước cứng đến sinh hoạt Cách xử lý nước cứng…

- Chương trình hóa học lớp 10 Phản ứng của axit HCl, H2SO4 với muối cacbonat trong bài AXIT

CLOHIDRIC và bài AXIT SUNFURIC Cân bằng tồn tại giữa hai ion CO3

2- và HCO3- trong bài CÂN BẰNG HÓA

HỌC- Chương trình hóa học lớp 11

Bài MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CACBON- Chương trình hóa học lớp 12

Bài MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ

Bài NƯỚC CỨNG Với việc Ứng dụng Công nghệ thông tin

HS vận dụng các kĩ năng tin học để hoàn thành sản phẩm của dự án - sử dụng phần mềm chỉnh sửa video : Windown movie maker 2.6,… - thiết kế bài trình chiếu bằng các chương trình PowerPoint, Sway,

Prezi …- chia sẻ thông tin, thu thập ý kiến, trao đổi trực tuyến bằng Padlet,

FacePoll, StrawPoll, Survey Monkey ….- Cùng nhau hoàn thành bài thuyết trình qua WordOnline,

ExcelOnline… Với các môn học khác Với môn Sinh học

- HS tìm hiểu được các nguồn đa dạng sinh học ở các quần thể núi đá vôi- HS tìm hiều được bệnh đau dạ dày, nguyên nhân và cách phòng chống.

Với môn Địa lý- HS tìm hiểu được vị trí các vùng núi đá vôi trên cả nước

- HS tìm hiểu các địa tầng đất đá ảnh hưởng đến quá trình ăn mòn núi đá vôi Với môn Kĩ thuật

- HS dùng kiến thức hóa học để tiến hành làm bánh, rèn luyện môn nữ công. Với môn Văn học

- HS dùng kiến thức hóa học khoa học để giải thích được câu thành ngữ “Nước chảy đá mòn”

B) Về thái độ Học sinh

- Là trung tâm của dạy học dự án, người học không hoạt động độc lập mà làm việc theo nhóm, đóng vai là những người thuộc các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm vụ hoàn thành vai trò của mình theo mục tiêu đã đề ra.

- Sử dụng các phần mềm, các ứng dụng của Microsoft Windows để làm việc, giúp quá trình hoàn thành dự án được khoa học hơn, thuận lợi hơn, nhanh chóng và sinh độn hơn…

- Tự quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần tiến hành để giải quyết vấn đề.

- Cần hoàn thành nhiệm vụ với những sản phẩm cụ thể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội.

- Hứng thú học tập môn hóa học.- Có ý thức vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề có liên quan trong

cuộc sống.- Có niềm tin về khả năng nhận thức của con người, về vai trò của hóa học trong đời

sống và sản xuất.- Rèn luyện các đức tính, thói quen quý báu : kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác,

sạch sẽ …- Giúp cho HS them yên quê hương đất nước, tự hào về các thắng cảnh của nước

mình… Giáo viên

- Định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học thực hiện dự án.

- Tạo điều kiện cho người học lựa chọn và thể hiện vai trò phù hợp nội dung chủ đề học.

- Tạo môi trường học tập, gợi lên những nghi vấn, thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn người học.

- Cho phép và khuyến khích người học tự kiến tạo nên kiến thức của họ. C) Về kĩ năng

Với Giáo viên- Giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống.- GV cung cấp các phần mềm chuyên dụng, giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng để

học sinh tự chọn và hoàn thành dự án của mình.- Từ nội dung của bài học, giáo viên thấy được sự liên quan của nó đến các vấn đề

của thực tiễn cuộc sống.- Hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung bài học.- Tạo vai trò của học sinh trong dự án, thiết kế các bài tập trong dự án cho học sinh.

Với Học sinh- Học sinh tham gia một dự án có liên quan chặt chẽ với nội dung bài học.- Học sinh tự lực triển khai dự án, quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và

tổ chức các hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề.- Học sinh thu thập và xử lí thông tin từ vai mà mình đảm nhận.- Học sinh trình bày và bảo vệ sản phẩm có tích hợp công nghệ thông tin của mình.- Học sinh tham gia vào việc tự đánh giá và đánh giá các HS khác.- Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng khoa học.- Rèn luyện các thao tác tư duy cần thiết trong học tập Hóa học (phân tích, tổng hợp,

sơ sánh, đối chiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa…..) và các hình thức tư duy (phán đoán, suy lí quy nạp và diễn dịch….). Phát huy năng lực tư duy logic và tư duy biện chứng.

- Xây dựng cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu và óc sáng tạo.- Phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu đối với bộ môn.

3. Đối tượng dạy học của bài học Số lượng học sinh : 81 học sinh Khối lớp : 11 Các lớp : 11CL2, 11SN2 và 11CA1 Đặc điểm :

- Khối lớp 11 đúng trọng tâm bài học của các em- Các em lớp 11 đã quen dần với phương pháp học tập tích cực đã được tiến hành từ

lớp 10 nên sẽ thuận lợi hơn- Các em có được nền tảng kiến thức các môn học khá nhiều- Các em đã quen với các hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra- Các em đều là những học sinh năng động và sáng tạo, chủ động tìm tòi kiến thức

mới và có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin rất tốt4. Thời gian nghiên cứu, áp dụng, thử nghiệm

Thời gian Nội dung công việc Cách thực hiệnTừ 1/9/2015 đến 15/9/2015 GV tìm và nghiên cứu chủ đề dạy

học- GV tìm hiểu nội dung,

chuẩn kiến thức, kĩ năng theo khung chương trình của Bộ giáo dục của bài học.

- Lựa chọn nội dung bài học cần truyền tải

- Thiết kế các dự án học tập

Từ 15/9/2015 đến 30/9/2015 GV và học sinh tìm hiểu các dự án học tập

Bắt đầu chia nhóm, lấy thông tin các thành viên, tìm hiểu khả năng mỗi thành viên.

Phân công dự án học tập

- GV tìm hiểu các vấn đề HS gặp phải trong cuộc sống liên quan đến bài học

- Hướng học sinh lựa chọn các dự án học tập

- GV yêu cầu các em sử dụng Padlet để giới thiệu, cung cấp profile, hình ảnh của mình

- Chia nhóm cho mỗi lớp- Sử dụng phần mềm

Classdojo để nhóm trưởng quản lý nhóm

- GV dùng SurveyMonkey giới thiệu cho mỗi nhóm, thu thập suy nghĩ của HS về bài học, nhu cầu tìm hiểu, dự án của mỗi nhóm.

Từ 1/10/2015 đến 15/10/2015 Tìm hiểu các công cụ phục vụ cho học tập và giảng dạy

Tìm hiểu nội dung bài học

- GV giới thiệu một số công cụ như Powerpoint, Sway, Prezi, Publishser, Windows Movies Maker…

- GV cung cấp một số học liệu định hướng cho HS nghiên cứu dự án của mỉnh

Từ 16/10/2015 đến 30/10/2015 Học sinh tiến hành thực hiện dự án theo yêu cầu

- GV thực hiện dự án, báo cáo tiến độ thực hiện dự án thường xuyên cho GV

- GV theo dõi tiến độ và nội

dung dự án của HS qua Onenote và hướng dẫn cho HS

Từ 1/11/2015 đến 15/11/2015 Báo các dự án

Đánh giá dự án

Cho điểm, nộp hồ sơ học tập

- Lần lượt các nhóm báo cáo các dự án học tập qua PowerPoint, Sway, Prezi…

- Các bạn trong lớp sẽ đánh giá dự án và cho điểm qua phần mềm Classdojo

- GV kiểm tra kiến thức thông qua một cuộc thi “đường vào hang động”, mô phỏng theo cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”

- Hoàn thành dự án bằng hồ sơ bài học ở Onenote

5. Ý nghĩa của bài họca) Đối với thực tiễn dạy học- Áp dụng tốt phương pháp dạy học, giúp các em hiểu và nhớ được các kiến thức cần

nắm- Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học - Tránh việc giáo viên dạy học bị động nhàm chán, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức

sáng tạo.- Kết hợp được kiến thức liên môn, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, giúp học sinh

nhớ bài lâu hơn, có nguồn kiến thức sâu rộng.b) Đối với thực tiễn đời sống- Qua việc các em tìm hiểu những địa danh có núi đá vôi ở Việt Nam, những thắng cảnh

nổi tiếng của nước ta, sẽ giúp các em tăng thêm tình yêu và lòng tự hào về quê hương đất nước.

- Rèn luyện cho các em ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường- Qua việc các em nghiên cứu về ảnh hưởng của nước cứng đối với đời sống và sinh

hoạt, sẽ giúp các em tìm ra được những giải pháp tối ưu để khắc phục những khó khan đó- Biết được các ứng dụng của banking soda, các mẹo vặt giải quyết tình huống cuộc sống

sẽ rèn luyện cho các em tinh thần tự giác giúp đỡ ba mẹ trong các công việc nhà- Qua quá trình thực hiện các dự án sẽ giúp các em tự tin hơn, đối mặt với các vấn đề của

cuộc sống, định hướng nghề nghiệp cho các em, giúp các em có niềm yêu thích môn học …

6. Thiết bị dạy học, học liệua) Thiết bị dạy học

- Máy chiếu- Máy quay phim- Máy tính

b) Đồ dùng dạy học- Các dụng cụ thí nghiệm : ống ngiệm, kẹp ống nghiệm, cố thủy tinh, muỗng thủy

tinh, đũa thủy tinh …- Các hóa chất : HCl, BaCl2, CaCO3, Na2CO3, NaHCO3, quỳ tím, phenolphthalein,

giấy chỉ thị màu pH…c) Học liệu- Một bài trình chiếu giới thiệu chủ đề

- Một đoạn clip giới thiệu về sự hình thành các quần thể núi đá vôi- Một bài trình chiếu về giới thiệu các muối cacbonat, tính chất của các loại muối và

ứng dụng

- Một bài trình chiếu giới thiệu về nước cứng

7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy họcNỘI DUNG CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN

STT Bước

Công việc thực hiện

Đối với giáo viên Đối với học sinh

1

Quyết định chủ đề

Dạy học theo dự án và thiết kế bài dạy:- Xác định các kỹ năng của thế kỉ 21 sẽ đưa vào bài học.- Phát triển những ý tưởng ban đầu về bài học.- Đề xuất một số dự án.

Lập kế họach cho bài dạy:- Xác định các chuẩn của bài học.- Xây dựng mục tiêu bài học.- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bao gồm câu hỏi: khái quát, bài học, nội dung.- Phác thảo lịch trình đánh giá cho bài học.- Đánh giá nhu cầu của học sinh.

- Thống nhất lựa chọn chủ đề, dự án.

2 Xây dựng kế hoạch thực hiện

Xây dựng liên kết:- Lập danh mục các tài liệu trích dẫn.- Sử dụng Internet để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, giao tiếp, cộng tác, giải quyết vấn đề và các kỹ năng của thế kỷ 21 như tạo ra các Blog, Wiki để học sinh trao đổi với nhau và giáo viên có thể theo dõi, đánh giá quá trình làm việc của học sinh, khả năng cộng tác.

Tạo các mẫu sản phẩm của học sinh- Xác định các phương pháp để giúp học sinh đáp

- Lập kế họach, phân công làm việc của nhóm.- Học cách sử dụng wiki,blog, Powerpoint, Publisher và

ứng các yêu cầu của lớp học theo dự án, lấy học sinh làm trung tâm.- Tạo một sản phẩm của học sinh như ấn phẩm, bài trình diễn đa phương tiện, wiki hoặc Blog để thể hiện kết quả học tập của học sinh và làm tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh.- Phác thảo quy trình tiến hành bài dạy.- Tự đánh giá sản phẩm học sinh của bạn.

Đánh giá dự án của học sinh- Tìm hiểu thử thách và giải pháp liên quan đến việc để học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.- Tự nhận xét về phương pháp đánh giá mà bạn hiện đang sử dụng.- Phác thảo bản tóm tắt kế họach đánh giá.- Thiết kế một bản đánh giá đối với sản phẩm học sinh của bạn.- Chỉnh sửa sản phẩm của học sinh dựa trên bản đánh giá của bạn.- Xem lại kế họach bài dạy của bạn.

Lập kế họach để học sinh thành công- Tìm hiêu các kỹ thuật dạy học phân hóa đối tượng.- Thiết kế một bản đánh giá nhằm khuyến khích học sinh tự định hướng.- Tạo các tài liệu trợ giúp cho học sinh.- Chỉnh sửa kế họach bài dạy để có thể áp dụng với các đối tượng khác nhau.

Kỹ thuật hướng dẫn với sự hỗ trợ của công nghệ

- Tìm hiểu cách đặt câu hỏi để thúc đẩy tư duy bậc cao của học sinh.- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn.

- Xem lại kế họach bài dạy.

tìm kiếm thông tin trên Internet.

3 Thực hiện -Theo dõi, giúp đỡ, đánh giá học sinh.

Nhóm, cá nhân tham gia họat động để tạo ra sản phẩm.

4 Đánh giá

Đánh giá sản phẩm của học sinh dựa vào các tiêu chí đánh giá đã xây dựng.Giáo viên hướng dẫn người học rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.

Giới thiệu sản phẩm; đánh giá sản phẩm của nhóm khác.

8. Kiểm tra đánh giá kết quả học tậpa) Đánh giá trong tiết học tổng kết trên lớp

Giáo viên tổ chức cuộc thi tại lớp, thi đua giữa các nhóm trong lớp. Nội dung là kiến thức các em thu được từ các dự án. Cuộc thi gồm 4 phần, mô phỏng theo cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” (file CUỘC THI đi kèm)

b) Các kiểu đánh giá dùng trong dạy học- Tiền đánh giá (còn gọi là đánh giá trước: Mục đích của đánh giá này là để biết trình độ

xuất phát của HS khi bắt đầu tiếp nhận một chủ đề mới của chương trình học tập. Dựa vào đó, GV xây dựng kế hoạch DH cho phù hợp.

- Đánh giá quá trình: Đây là dạng đánh giá được thực hiện thường xuyên trong quá trình DH để theo dõi sự tiến bộ của HS. Từ đó GV có biện pháp thay đổi kế hoạch DH cho phù hợp.

- Đánh giá tổng kết: Đây là hoạt động nhằm xem xét kết quả học tập của HS sau một giai đoạn nhất định theo qui định chung. Từ đó GV có được thông tin để điều chỉnh từ mục tiêu, nội dung cho đến PPDH.

c) Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm. Bảng 1. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm

(Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm)

Tiêu chí 2 điểmTốt

1,5 điểmkhá

1 điểmTạm được

0,5 điểmCần điều chỉnh

1. Sự tham gia

Tham gia đầy đủ và chăm chỉ làm việc trên lớp.

Tham gia đầy đủ, chăm chỉ, làm việc trên lớp hầu

Tham gia nhưng thường lãng phí thời gian và ít khi

Tham gia nhưng thực hiện những công việc không

hết thời gian. làm việc. liên quan.

2. Sự lắng nghe

Lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác.

Thường lắng nghe cẩn thận các ý kiến của người khác.

Đôi khi không lắng nghe các ý kiến của những người khác.

Không lắng nghe ý kiến của những người khác.

3. Sự phản hồi

Đưa ra sự phản hồi chi tiết có tính xây dựng khi cần thiết.

Đưa ra sự phản hồi có tính xây dựng khi cần thiết.

Đưa ra sự phản hồi có tính xây dựng nhưng lời chú thích chưa thích hợp.

Đưa ra sự phản hồi không có ích.

4. Sự hợp tác

Tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng.

Thường tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng.

Thường tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng.

Không tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng.

5. Sự sắp xếp thời

gian

Hoàn thành công việc được giao đúng thời gian.

Thường hoàn thành công việc được giao đúng thời gian, không làm đình trệ tiến triển công việc của nhóm.

Không hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời gian và làm đình trệ công việc của nhóm.

Không hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời gian và thường xuyên buộc nhóm phải điều chỉnh hoặc thay đổi.

Bảng 2. Tiêu chí đánh giá bài trình chiếu(Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm)

Tiêu chí 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm

1. Nội dung

Đảm bảo tính chính xác, hệ thống, vận dụng được kiến thức cơ bản và khai thác được từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Đảm bảo tính chính xác, vận dụng được kiến thức cơ bản, khai thác được từ nhiều nguồn thông tin.

Đảm bảo tính chính xác, việc vận dụng kiến thức cơ bản chưa đầy đủ, thông tin còn sơ sài.

Nội dung chưa chính xác, không vận dụng được kiến thức cơ bản, thông tin còn sơ sài.

2. Hình thức

- Các tranh ảnh sử dụng đúng mục đích và lựa chọn kĩ càng, font chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lí.- Các slide dễ hiểu, được sắp xếp hợp lí, làm nổi bật nội dung.

- Các tranh ảnh được sử dụng đúng mục đích, font chữ khá rõ ràng.- Các slide dễ hiểu, sắp xếp hợp lí, không quá tải.

- Nhiều tranh ảnh sử dụng không chính xác, có một số font chữ khó đọc.- Các slide dễ hiểu, không quá tải.

- Không có tranh ảnh minh họa, font chữ khó đọc.

- Cấu trúc slide không rõ ràng, sắp xếp không hợp lí.

3. Sử dụng công nghệ thông

tin

Khai thác được nhiều tính năng của chương trình.

Khai thác được một số ít tính năng của chương trình.

Không khai thác được các tính năng của chương trình.

Dùng sai chương trình và ứng dụng.

4. Làm việc

nhóm

- Có bằng chứng làm việc nhóm chặt chẽ.- Các thành viên phân công và chia sẻ công việc rõ ràng.

- Có bằng chứng làm việc nhóm chặt chẽ.- Phân công và chia sẻ công việc tương đối rõ ràng.

- Có bằng chứng làm việc theo nhóm.- Có phân công nhưng hiệu quả công việc chưa cao.

- Chưa có bằng chứng làm việc theo nhóm.- Phân công không rõ ràng và chưa đạt hiệu quả.

5. Trình

bày bài thuyết trình

- Thuyết trình rõ ràng, trình bày sáng tạo.- Trả lời tốt các câu hỏi khi thảo luận.

- Giọng thuyết trình rõ ràng, mạch lạc.- Trả lời khá tốt các câu hỏi khi thảo luận.

- Giọng thuyết trình hơi khó nghe.- Trả lời được các câu hỏi khi thảo luận.

- Giọng thuyết trình khó nghe, khó hiểu.- Không trả lời được các câu hỏi thảo luận.

Tiêu chí đánh giá sự hợp tácTốt Khá Trung bình Kém

Sự đóng góp

Tôi luôn đóng góp tích cực vào nhóm bằng cách tham gia thảo luận. Tôi chấp nhận và thực thi tất cả những công việc được yêu cầu. Tôi giúp nhóm đưa ra mục tiêu và hướng dẫn nhóm đạt mục tiêu.

Tôi đóng góp cho nhóm bằng cách tham gia thảo luận, hòan thành những công việc được phân công, và giúp nhóm đưa ra và đạt được mục tiêu.

Thỉnh thoảng tôi cần sự khuyến khích để hòan thành các công việc được phân công. Tôi cần trợ giúp trong việc đưa ra và đạt được các mục tiêu của chúng tôi.

Tôi quyết định không tham gia. Tôi không hòan thành các công việc được giao, tôi ngăn cản việc đưa ra mục tiêu, và tôi cản trở nhóm đạt được mục tiêu.

Sự hợp tác

Tôi chia sẻ nhiều ý kiến và đóng góp thông tin thích hợp cho đề tài, và tôi khuyến khích những thành viên khác chia sẻ ý kiến của họ.

Tôi chia sẻ ý kiến của mình khi được khuyến khích, và tôi cho phép tất cả các thành viên chia sẻ.

Thỉnh thoảng tôi chia sẻ ý kiến khi được khuyến khích, và tôi cho phép hầu hết các thành viên khác trong nhóm chia sẻ.

Tôi không thích chia sẻ ý kiến của mình, vì thế tôi không đóng góp vào các cuộc thảo luận nhóm. Tôi thường ngắt lời các bạn khác khi họ đang chia sẻ.

Nghe tích cực trong

nhóm

Tôi giữ cân bằng giữa nghe và nói.Tôi luôn quan tâm đến cảm giác và ý kiến của các bạn khác.

Tôi có thể lắng nghe các bạn khác. Tôi biểu lộ sự thông cảm với cảm giác và ý kiến của các bạn khác.

Thỉnh thoảng, tôi lắng nghe các bạn khác.Thỉnh thoảng, tôi có nghĩ đến cảm giác và ý kiến của các bạn khác.

Tôi không lắng nghe các bạn khác.Thỉnh thoảng tôi không quan tâm đến cảm giác và ý kiến của các bạn khác.

Siêu nhận thức

Tôi yêu cầu nhóm suy nghĩ xem chúng tôi đang làm việc

Tôi suy nghĩ đến việc chúng tôi đang làm

Thỉnh thoảng tôi giúp nhóm làm việc với

Tôi ngăn cản các thành viên trong nhóm

với nhau tốt ở mức nào.Tôi giúp nhóm làm việc với nhau tốt hơn.

việc với nhau tốt ở mức nào. Tôi tham gia vào những thay đổi cần thiết để giúp nhóm làm việc với nhau tốt hơn.

nhau.Tôi cố không làm cản trở những nổ lực của cả nhóm.

nghĩ đến việc chúng tôi đang làm việc với nhau tốt ở mức nào. Thỉnh thoảng tôi ngăn cản chúng tôi bàn về công việc.

Giải quyết vấn đề

Tôi làm việc tích cực với nhóm để giải quyết các vấn đề. Tôi giúp nhóm đưa ra các quyết định đúng.

Tôi đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề. Tôi giúp nhóm đưa ra quyết định.

Thỉnh thoảng, tôi đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề. Thỉnh thoảng tôi giúp nhóm đưa ra quyết định.

Tôi quyết định không tham gia giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định. Thỉnh thoảng tôi gây khó khăn cho nhóm.

Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm dùng để:- Tự đánh giá: cá nhân mỗi HS tự đánh giá khả năng hoạt động nhóm của mình.- Đánh giá đồng đẳng: HS sử dụng phiếu đánh giá này trong suốt quá trình làm dự án để

đánh giá khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm của các thành viên khác trong nhóm và kể cả đánh giá khả năng làm việc nhóm của các thành viên trong lớp.

- GV đánh giá hoạt động nhóm của các nhóm trong lớp. Các bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án dùng để:

- GV đánh giá bài thuyết trình trên Powerpoint, đánh giá ấn phẩm, đánh giá trang web và đánh giá sản phẩm thật của dự án của các nhóm.

- Nhóm HS này đánh giá các nhóm HS kia (đánh giá lẫn nhau hoặc đánh giá đồng đẳng).Ngoài ra còn có thể tính điểm cho mỗi nhóm và mỗi HS trong nhóm.

Cách tính điểm cho mỗi nhóm- Giả sử lớp chia ra thành 3 nhóm.- Điểm của nhóm A do GV đánh giá = (Điểm cho hoạt động nhóm của nhóm A +

Điểm cho sản phẩm thật dự án của nhóm A)/2.- Điểm của nhóm A do các nhóm HS đánh giá = (Điểm do nhóm A tự đánh giá - Tổng điểm do 2 nhóm còn lại đánh giá nhóm A)/3.- Điểm của nhóm = (Điểm của nhóm do GV đánh giá) x 2 + Điểm của nhóm do HS

đánh giá)/3.- Tất cả các điểm số này được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Ví dụ: 6,3456 điểm

thì được làm tròn thành 6,35 điểm. Riêng điểm của nhóm nếu phân phối điểm đều cho tất cả các thành viên trong nhóm thì điểm này sẽ được làm tròn đến phần nguyên. Ví dụ 5,3456 thì được làm tròn đến 6 điểm.

Cách tính điểm cho mỗi thành viên trong nhóm- Điểm của HS B trong đánh giá đồng đẳng = (Điểm do HS B tự đánh giá + Tổng

điểm do các HS còn lại trong nhóm đánh giá thành viên B)/ Số thành viên trong nhóm.- Điểm này được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.- Điểm của HS B = (Điểm của HS B trong đánh giá đồng đẳng + Điểm của

nhóm)/2.- Điểm này được làm tròn đến phần nguyên. Ví dụ: 8,67 được làm tròn thành 9- Điểm của HS B được làm tròn đến phần nguyên sẽ được lấy làm điểm kiểm tra

15 phút của HS B theo qui chế cho điểm hiện hành

9. Các sản phẩm của học sinhMỗi nhiệm vụ đưa ra các em đều hoàn thành và cho sản phẩm đi kèm (sản phẩm của HS được chép

vào đĩa CD riêng. Dự án 1. Sản phẩm là một đoạn videoclip phỏng vấn Thầy, bạn bè, giảng viên người nước ngoài

xem đã được đi tham quan một thắng cảnh của Việt Nam có vùng núi đá vôi, đồng thời giới thiệu một số loại đá vôi thông dụng. Từ đó kêu gọi mọi người có trách nhiệm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường.

Dự án 2. Sản phẩm là một đoạn videoclip các em sưu tầm và biên tập lại, giải thích quá trình hình thành các quần thể núi đá vôi và giới thiệu một số vùng núi đá vôi, hang động nổi tiếng của Việt Nam.

Dự án 3. Sản phẩm là một đoạn videoclip các em sưu tầm và biên tập lại, thể hiện sự tìm tòi và hiểu biết về các mẹo vặt trong cuộc sống khi sử dụng banking soda.

Dự án 4. Sản phẩm của nhóm là món bánh tiêu tuyệt ngon mời tất cả các bạn trong lớp, tuy là bánh có mùi khai của bột nở khai tuy nhiên các bạn HS vẫn rất phấn khởi và hào hứng vì do chính tay mình làm, đồng thời các em đã quay lại videoclip quá trình làm bánh.

Dự án 5. Sản phẩm của dự án là một bài trình chiếu powerpoint về bệnh dạ dày, nguyên nhân, thuốc chữa và cách phòng bệnh.

Dự án 6. Sản phẩm là một chiếc nồi ban đầu bị đóng cặn bẩn do ảnh hưởng của nước cứng khi nấu nước, sau quá trình xử lý đã trở thành chiếc nồi sạch sáng bóng, các HS có quay videoclip minh họa.

Dự án 7. HS thu thập được một phiếu thống kê về ý kiến của người dân khi sử dụng nước giếng khoan, đồng thời quay videoclip quá trình phỏng vấn và biên tập lại.

Dự án 8. Sản phẩm là bài trình chiếu hình ảnh thu hoạch được từ quá trình tham quan nhà máy nước, tìm hiểu cách xử lý nước cứng tại nguồn.

Dự án 9. Các bạn đã phân biệt được các chất bột muối màu trắng và quay videoclip tiến trình mình làm.

Dự án 10. Sản phẩm là mô hình núi lửa phun trào được các bạn HS trình bày cách tiến hành, hoạt động trên lớp và quay videoclip minh họa.