32
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN TRÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỔ NGỮ VĂN THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Thực hiện theo Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm học môn Ngữ văn, năm học 2016-2017 của Sở GDĐT; Thực hiện theo sự phân công về việc viết tham luận và trình bày trong Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học của Sở GDĐT, nay tổ Ngữ văn trường THPT Nguyễn Trãi xin trình bày một số nội dung như sau: - Một số vấn đề cơ bản của việc dạy học chủ đề trong bộ môn Ngữ văn - Quy trình xây dựng, soạn giảng chủ đề dạy học trong bộ môn Ngữ văn - Chủ đề minh họa A.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN Những kiến thức này, chúng tôi dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, bài viết (tổ chúng tôi chưa được tập huấn) 1. Khái niệm : Dạy học theo chủ đề là sự liên kết, thống nhất những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… Các nội dung, kiến thức đó có sự giao thoa, tương đồng với nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó thành nội dung học tập trong một chủ đề xuyên suốt có ý nghĩa hơn, thực tế hơn. Nhờ đó, học sinh (HS) có thể tự hoạt động nhiều hơn, nhận thức sâu hơn và vận dụng vào thực tiễn hiệu quả hơn. 1

thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

  • Upload
    trananh

  • View
    218

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN TRÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔ NGỮ VĂN

THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Thực hiện theo Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm học môn Ngữ văn, năm học 2016-2017 của Sở GDĐT;

Thực hiện theo sự phân công về việc viết tham luận và trình bày trong Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học của Sở GDĐT, nay tổ Ngữ văn trường THPT Nguyễn Trãi xin trình bày một số nội dung như sau:

- Một số vấn đề cơ bản của việc dạy học chủ đề trong bộ môn Ngữ văn- Quy trình xây dựng, soạn giảng chủ đề dạy học trong bộ môn Ngữ văn- Chủ đề minh họa

A.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢNNhững kiến thức này, chúng tôi dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, bài viết

(tổ chúng tôi chưa được tập huấn)1. Khái niệm :

Dạy học theo chủ đề là sự liên kết, thống nhất những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… Các nội dung, kiến thức đó có sự giao thoa, tương đồng với nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó thành nội dung học tập trong một chủ đề xuyên suốt có ý nghĩa hơn, thực tế hơn. Nhờ đó, học sinh (HS) có thể tự hoạt động nhiều hơn, nhận thức sâu hơn và vận dụng vào thực tiễn hiệu quả hơn.

Trong chương trình Ngữ văn bậc THPT, nội dung kiến thức đã được biên soạn theo hướng tích hợp. Tuy nhiên, trong các chủ đề lớn (thường được tổ chức theo đặc trưng thể loại như văn học dân gian; các nội dung tương đồng trong thơ, văn xuôi trung đại, hiện đại; hoặc các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cụ thể;…), việc dạy học vẫn tiến hành theo hình thức từng bài đã được quy định trong chương trình, nội dung và cách học vẫn còn mang nặng tính áp đặt, có phần xa rời nhu cầu của người học nên hiệu quả chưa cao. Do vậy, cần có sự tái thiết lại một số kiến thức thành các chủ đề cụ thể, mang tính bao quát, đáp ứng được mục tiêu dạy học trong nhu cầu mới. Dưới đây là một số chủ đề tổ chúng tôi thống nhất đưa ra:

* Chủ đề : Dạy học tác phẩm tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại (gồm các bài ở lớp 10: Chiến thắng Mtao Mxây; Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; Tấm Cám). Chủ đề này giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại sử thi anh hùng, truyền thuyết, truyện cổ tích; Biết cách phân tích một tác phẩm tự

1

Page 2: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

sự dân gian theo đặc trưng thể loại và giáo dục lòng yêu mến, tự hào về giá trị nhân văn của nhân dân lao động.

* Chủ đề Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại (qua 2 tác phẩm trong Ngữ văn 10, tập 2: Bạch Đằng Giang phú và Bình Ngô đại cáo). Chủ đề này giúp học sinh nắm được cơ sở hình thành, những đặc điểm lớn về nội dung và những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong hai tác phẩm văn học trung đại ở chương trình lớp 10, tập 2; Biết vận dụng nhận thức trên vào việc tìm hiểu và hệ thống hóa những tri thức về tác phẩm của thời kì này, nhất là mảng thơ văn yêu nước; Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc;...

* Chủ đề Văn xuôi kháng chiến chống Mĩ (1965 – 1975) có thể được tích hợp từ các đoạn trích trong các tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) ở lớp 12. Với chủ đề này, HS có thể nhận diện được một số đặc điểm về văn học sử, về đặc trưng tiểu thuyết cách mạng Việt Nam, về tinh thần, chủ nghĩa yêu nước trong văn học cách mạng Nam Bộ; Giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước cho HS.

* Chủ đề Phong cách ngôn ngữ (chủ đề này được thực hiện quan hai bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, Phong cách ngôn ngữ chính luận ở lớp 11). Qua chủ đề này, giúp HS nắm được kiến thức chủ yếu về một số loại văn bản báo chí, văn bản chính luận thường gặp; Có kĩ năng nhận biết và phân tích được đặc trưng của ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ chính luận, phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác và phân tích được các phương tiện ngôn ngữ của ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ chính luận.

2. Đặc điểm của Dạy học theo chủ đềVề đặc điểm của DHTCĐ, có thể khái quát thành mấy đặc điểm sau:- Mang tính tích hợp: Sự tích hợp ở đây được hiểu như là sự sắp xếp, pha trộn,

đan xen vào một hoạt động, một chức năng hoặc một thể thống nhất, trong đó, chú trọng sự tích hợp trong nội bộ môn học, tức là làm cho các nội dung kiến thức quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Do đó, nó sẽ giúp HS có được cái nhìn tổng thể bao quát hơn, tư duy logic cũng được rèn luyện, phát triển và đòi hỏi học sinh phải tự học nhiều hơn. Ngoài ra, cũng cần kể đến tích hợp liên môn, đó là sự kết hợp các nội dung của nhiều môn học khác nhau trong nhà trường theo một cách thức nào đó. Ví dụ tích hợp về kiến thức lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, tin học… trong việc giảng dạy Ngữ văn làm cho hệ thống kiến thức này hữu dụng hơn, đồng thời rèn cho HS tư duy tổng hợp và khả năng sử dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề của khoa học hoặc của thực tiễn. Ngoài ra, sự tích hợp còn thể hiện rõ trong PPDH của GV và trong hoạt động học tập của HS, trong kiểm tra đánh giá GV và HS.

- Mang tính thực tiễn: Nội dung chủ đề gắn liền với thực tế mà đa số người học đang tiếp cận, sinh sống.

- Mang tính hợp tác: Vì hình thức hoạt động chủ yếu là hoạt động theo nhóm nên tính hợp tác giữa các HS được thể hiện rất rõ trong quá trình tương tác, học tập, đánh giá lẫn nhau.

2

Page 3: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

- Ngoài ra, DHTCĐ còn phát huy tốt tính tích cực, tự lực của HS: Chính vì nội dung học tập mang tính thực tiễn và hình thức học tập chủ yếu là theo nhóm nên tạo cho HS sự hứng thú, đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ được giao thì bản thân HS được tự tìm tòi, tự đưa ra phương án giải quyết, tự thu thập và xử lý các thông tin kiến thức liên quan, tự khám phá,… tức là đã góp phần phát huy tốt tính tích cực, tự lực của bản thân HS. Qua đó, tạo điều kiện cho HS rèn luyện kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá), giúp HS tiếp cận với tiến trình khoa học trong giải quyết vấn đề do môn học, chủ đề hoặc cuộc sống đặt ra.

3. Ưu điểm của dạy học chủ đề so với dạy học truyền thốngDạy học theo cách tiếp cận

truyền thống hiện nayDạy học theo chủ đề

1 - Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời lượng cố định.

1 - Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học.

2 - Nếu thành công có thể góp phần đạt tới mức nhiều mục tiêu của môn học hiện nay: chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động, bồi dưỡng các phương thưc tư duy khoa học và các phương pháp nhận thức khoa học: PP thực nghiệm, PP tượng tự, PP mô hình, suy luận khoa học…

2 - Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình đọc hiểu văn bản, và rèn luyện các kĩ năng trong tiến trình đọc hiểu như: đọc văn bản, thu thập thông tin, phân tích ngữ liệu văn học, ngôn ngữ; xử lý kiến thức Ngữ văn thông qua các bước so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ; tiến tới suy luận lôgíc và áp dụng thực tiễn.

3 - Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo thiết kế chương trình học).

3 - Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau.

4 - Trình độ nhận thức sau quá trình học tập thường theo trình tự và thường dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng.

4 - Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá một vấn đề khái quát, một chủ đề xuyên suốt của văn học, ngôn ngữ.

5 - Kết thúc một phần, một giai đoạn văn học, học sinh không có một tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học.

5 - Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.

3

Page 4: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

6 - Kiến thức thu được sau khi học thường là hạn hẹp trong chương trình, nội dung học.

6 - Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh.

7 - Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa

7 - Kiến thức gần gũi với thực tiễn mà HS đang sống do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.

8 - Kiến thức thu được sau khi học thường là hạn hẹp trong chương trình, nội dung học

8 - Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.

9 - Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nhân văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định…

9 - Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.

B. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, SOẠN GIẢNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌCBước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung

có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn, nhiều môn.

Yêu cầu: Có sự liên hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độ liên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh.

Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây dựng chủ đề.Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh.

Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng. Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên

tiến hành thực hiện dự án dạy. Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học 4

Page 5: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thướng gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần. Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiểm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.          Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ để giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp.                  Thông thường trong dạy học chủ đề có một số lưu ý về câu hỏi/ bài tập như sau:

Một, phải căn cứ vào bảng mô tả ở trên giáo viên mới tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tương ứng để khai thác và kiểm tra đánh giá học sinh.

Hai, câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay).

Ba, đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.

Bốn, sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết. Trong đề kiểm tra 1 tiết cũng phải đảm bảo các yêu cầu như ở mục 2, 3 của bước 5 này. Đề kiểm tra một tiết trở lên giáo viên phải xây dựng ma trận đề.

C. CHỦ ĐỀ MINH HỌANgày soạn: …………………                                    Tuần: từ tuần… đến tuần…..Ngày dạy: từ ngày … đến ngày….                            Tiết: từ tiết….. đến tiết……. 

TÊN CHỦ ĐỀ: CẢM HỨNG YÊU NƯỚC

5

Page 6: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM(Qua hai tác phẩm trong Ngữ văn 10, tập 2: Bạch Đằng Giang phú và Bình Ngô

đại cáo)Số tiết: 4

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: Giúp học sinh- Nắm được cơ sở hình thành, những đặc điểm lớn về nội dung và những biểu hiện

của chủ nghĩa yêu nước trong hai tác phẩm văn học trung đại ở chương trình lớp 10, tập 2.

- Giáo dục lòng yêu nước, nâng cao hơn nữa lòng tự hào và ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.

* Bài “Phú sông Bạch Đằng”: - Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. - Sử dụng lối “chủ - khách đối đáp”, cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng,...

* Bài “Bình Ngô đại cáo”: - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. - Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình. - Nghệ thuật mang đậm chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.2. Kỹ năng:

- Biết vận dụng nhận thức trên vào việc tìm hiểu và hệ thống hóa những tri thức về tác phẩm của thời kì này, nhất là mảng thơ văn yêu nước.

- Đọc- hiểu các văn bản theo đặc trưng thể loại. - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.3. Thái độ: - Biết yêu mến, trân trọng những giá trị cao đẹp của dân tộc. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử, văn hóa. 4. Năng lực cần phát triển:

6

Page 7: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

Dạy học chủ đề yêu nước trong văn học trung đại theo định hướng hình thành, phát triển các năng lực:

STT Năng lực chung Các kĩ năng cụ thể1 Năng lực tự học Đọc hiểu SGK, tài liệu tham khảo, thông tin đại

chúng, tìm hiểu kiến thức.2 Năng lực giải quyết vấn

đề và sáng tạoKĩ năng phân tích, xử lí, đối chiếu, so sánh và tổng hợp thông tin.

3 Năng lực tư duy Phân loại và tổng hợp các nội dung liên quan, cần thiết đến bài học (khái quát hóa, hình thành các khái niệm…).

4 Năng lực thẩm mỹ Cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái chân thực trong con người và cuộc sống.

5 Năng lực giao tiếp - Rèn luyện ngôn ngữ nói và viết thông qua việc trình bày phiếu học tập, bảng phụ, thảo luận…- Phát triển khả năng phân tích ngữ liệu. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận, lí giải…

6 Năng lực hợp tác Phân chia công việc của các thành viên trong nhóm hợp lí, và luôn có sự tương tác trao đổi để học tập lẫn nhau và giúp hiểu nhau hơn trong hoạt động học tập.

7 Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông

Sử dụng các phương tiện thông tin cần thiết, hỗ trợ cho việc học đạt hiệu quả cao

8 Năng lực vận dụng liên môn

Tích hợp các môn học (ở chủ đề này chủ yếu tích hợp kiến thức môn Lịch sử), sách vở và đời sống.

 II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN

Nội dung chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Yêu nước trong Văn học trung

đại (các tác phẩm trong sách giáo khoa 10, tập

2)

- Nhớ được các nét chính về tác giả, tác phẩm.- Nhận biết được nội dung chính của các tác phẩm.- Nhận ra được một số

- Giải thích được một số nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, các chi tiết, hình ảnh thơ…- Lí giải được ý nghĩa nội dung của tác phẩm.- Giải thích được ý nghĩa nhan đề

- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để liên kết lí giải nội dung, nghệ thuật tác phẩm.- Trình bày được cảm nhận của bản thân về nội dung, nghệ thuật của tác

- Biết đọc và khám phá được các giá trị

của những tác phẩm cùng chủ đề,

cùng thể loại.- Trình bày được những suy nghĩ riêng, phát hiện

riêng về sự sáng tạo của mỗi tác phẩm

7

Page 8: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

hình ảnh, chi tiết thơ, nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm.

của tác phẩm.- Hiểu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.- So sánh ý nghĩa của các tác phẩm. Điểm giống và khác nhau về nội dung, nghệ thuật.

phẩm.- Khái quát đầy đủ ý nghĩa tư tưởng mà tác giả gửi đến người đọc.- So sánh sự giống và khác nhau để thấy nét đặc sắc trong tư tưởng và bút pháp của tác giả ở các tác phẩm.

cả về nội dung và hình thức.

- Vận dụng các tri thức đọc hiểu để kiến tạo ra những

giá trị sống cho bản thân (những bài học rút ra và vận dụng vào cuộc sống).

- Sáng tác thơ, vẽ tranh, viết truyện…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ3. Vào bài mới: Chủ đề Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam

(Qua hai tác phẩm: Bạch Đằng Giang phú và Bình Ngô đại cáo)

TL

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG ĐẠT ĐƯỢC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét khái quát về bối cảnh lịch sử và tình hình

văn học trung đại+ GV đặt câu hỏi :Văn học trung đại Việt Nam được chia thành mấy giai đoạn? Nêu bối cảnh lịch sử văn hóa và tình hình văn học mỗi giai đoạn.+ GV (phương pháp 1): Chia lớp thành 4 nhóm, giao giấy, bút cho nhóm trưởng. + GV (phương pháp 2): Hướng dẫn học sinh trò chơi "Các mảnh ghép kì diệu".

+ HS: Mỗi nhóm chịu trách nhiệm hoàn thành một giai đoạn văn học. Mỗi mảnh ghép là một đặc điểm. Chọn nhanh, ghép đúng, chính xác, đầy đủ sẽ được tuyên dương và có điểm cộng.

A. Khái quát về bối cảnh lịch sử và tình hình văn học trung đạiI. Từ thế kỉ X - hết thế kỉ XIV- Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. - VH chữ Hán và chữ Nôm lần lượt xuất hiện. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng.II. Từ thế kỉ XV - hết thế kỉ XVII- Nhân dân làm nên kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, đưa chế độ phong kiến VN bước vào giai đoạn cực thịnh đầu TK XV. Sang TK VI có dấu hiệu của khủng hoảng.- Văn học chuyển dần sang cảm hứng

8

Page 9: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

+ Giáo viên nhận xét, củng cố, chốt ý. Cho điểm khuyến khích nhóm làm tốt nhất, nhanh nhất.

HS Hoạt động trao đổi thảo luận, viết ra giấy những đặc điểm chính của giai đoạn được giao. Lần lượt đại diện nhóm lên bảng thuyết trình, thành viên của nhóm khác bổ sung.

thế sự, phê phán xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức. III. Từ đầu thế kỉ XVIII - đến nửa đầu TK XIX- Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái. Nội chiến phong kiến và các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Đất nước nằm trong hiểm họa xâm lăng của thực dân Pháp.- Cảm hứng văn học xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. IV. Nửa cuối TK XIX- Thực dân Pháp tiến hành xâm lược. Từ chế độ phong kiến, Việt Nam chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến.- Cảm hứng xuyên suốt là cảm hứng yêu nước chống giặc ngoại xâm mang âm hưởng bi tráng .

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại- Thao tác 1: Tìm hiểu khái niệm. GV: Cảm hứng yêu nước là gì ?

-Thao tác 2: Tìm hiểu các biểu hiện của cảm hứng yêu nước

HS: Vận dụng hiểu biết để nêu khái niệm cảm hứng yêu nước dựa theo sự hướng dẫn gợi mở của GV.

+ HS: Tư duy, nhớ lại bài Khái quát VHTĐ ở học kì 1 và liên hệ các bài đã được học để đưa ra các biểu hiện của chủ

B. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đạiI. Khái niệm cảm hứng yêu nước Cảm hứng yêu nước không chỉ tồn tại dưới dạng tư tưởng, quan niệm có tính chất lí trí mà ở trạng thái cảm xúc sâu xa hơn qua tình cảm, suy tư, hoài bão. Cảm hứng yêu nước biểu hiện với đủ màu vẻ và cung bậc: có buồn vui, có thương giận, có tủi hờn, có thao thức băn khoăn, hổ thẹn, có nhức nhối, đau thương, yên vui, hoan hỉ... của con người với đất nước.II. Biểu hiện của cảm hứng yêu nước 1. Yêu nước là ý chí tự chủ, tự cường (Sự khẳng định độc lập dân tộc) và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.2. Yêu nước là ý chí quyết tâm đánh giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng.

9

Page 10: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

nghĩa yêu nước. HS cần phải vận dụng kiến thức tồng hợp, tư duy nắm bắt được bản chất vấn đề.

3. Yêu nước là khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường.4. Yêu nước là tự hào trước chiến công, truyền thống lịch sử, biết ơn, ngợi ca những người đã hi sinh vì đất nước. 5. Yêu thiên nhiên, tự hào về cảnh sắc thiên nhiên đất nước.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cảm hứng yêu nước trong hai tác phẩm VHTĐ Việt Nam trong chương trình lớp 10, tập 2.

Nội dung 1Bài 1: Bạch Đằng Giang phú

(Trương Hán Siêu)* Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm- Việc làm 1: Nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả Trương Hán Siêu.+ GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn.+ Yêu cầu HS nêu vài nét về tác giả Trương Hán Siêu.- Việc làm 2: Giới thiệu vài nét chung về tác phẩm+ Câu hỏi 1: Bài phú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?GV giới thiệu vài nét nổi bật về dòng sông BĐSau khi HS trả lời GV không cần thiết cho ghi, chỉ cần dặn HS theo dõi SGK.

+ Câu hỏi 2: Nêu một vài đặc trưng của thể phú (về nội

+ HS: Làm việc cá nhân. Sau đó

giơ tay phát biểu.

+ HS trả lời câu hỏi của GV.

C. Cảm hứng yêu nước trong hai tác phẩm Nội dung 1: Bài Bạch Đằng giang phú- Trương Hán SiêuI. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: SGK

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác: 50 năm sau chiến thắng sông Bạch Đằng, đánh tan quân Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã Nhi, có dịp vãn du Bạch Đằng giang, ông làm bài phú này.

b. Thể loại: Phú cổ thể (từ TQ, có từ trước đời Đường, có vần, không nhất

10

Page 11: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

dung, bố cục, hình thức)?+ Câu hỏi 3: Căn cứ vào bố cục của thể phú, em hãy chia bố cục của bài “Phú sông Bạch Đằng”.+ GV: Hướng dẫn HS đọc bài phú.Lưu ý: đọc diễn cảm, chú ý tâm trạng của khách và các bô lão.+ GV thuyết trình: Bài phú được cấu tứ theo lối kể chuyện, theo câu chuyện là thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình. Phú sông BĐ là tâm hồn của THS khi đứng trước một BĐ lịch sử làm dấy lên một BĐ tâm trạng được nuôi dưỡng bằng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật để hoá thân thành một BĐ thi ca trường tồn với muôn đời.

* Thao tác 2: Đọc- hiểu tác phẩm- Việc làm 1: Cho HS tìm hiểu về nhân vật khách+ Câu hỏi 1: Nhân vật “khách” được miêu tả ở phần đầu bài phú là con người như thế nào? + Câu hỏi 2: Trạng thái khi du ngoạn, chơi sông của “khách”?+ Câu hỏi 3: Mục đích du ngoạn của “khách” ?-> GV nhận xét, tổng kết.+ Câu hỏi 4: Cảnh sông Bạch Đằng hiện ra qua miêu tả của

+ HS: đọc bài phú theo hướng dẫn của GV. + HS: Chia bố cục

+ HS: Lắng nghe câu hỏi, theo dõi bài phú và trả lời mỗi câu hỏi GV đưa ra.

thiết có đối, tựa như một bài ca dài)c. Bố cục: - Đoạn 1: Khách có kẻ … dấu vết luống còn lưu: Cảm xúc lịch sử của nhân vật “Khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. - Đoạn 2: Bên sông các bô lão … nghìn xưa ca ngợi: Lời các bô lão kể về những chiến công trên sông Bạch Đằng. - Đoạn 3: Tuy nhiên: từ có vũ trụ … nhớ người xưa chừ lệ chan: Suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công xưa. - Đoạn 4: Rồi vừa đi vừa ca rằng … cốt mình đức cao: Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

II. Đọc- hiểu:1. Nhân vật “khách”: - Là người có tâm hồn thơ mộng, phóng túng, đầy chí khí, yêu thích cảnh sắc thiên nhiên: - Trạng thái: chơi vơi, mải miết, tráng chí bốn phương còn tha thiết niềm say sưa, yêu thích. - Mục đích du ngoạn: Thăm thú thiên nhiên, mở rộng tầm hiểu biết.

- Cảnh sông Bạch Đằng: + Kì vĩ:

11

Page 12: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

tác giả như thế nào?

+ Câu hỏi 5: Trước cảnh sắc đó, khách cảm thấy như thế nào?

- Việc làm 2: Cho HS tìm hiểu về nhân vật các bô lãoGV giới thuyết: Việc xuất hiện các bô lão đã làm sống dậy không khí hào hùng của trận đánh, của khí thế ngút trời như rung chuyển cả điện Diện Hồng ngày ấy.+ Câu hỏi 1: Trận chiến Bạch Đằng năm xưa được thể hiện như thế nào qua lời các bô lão? Tìm các chi tiết thể hiện?

+ Câu hỏi 2: Nhận xét các kiểu câu? Các kiểu câu này cho ta thấy được không khí trận đánh ra sao?+ Câu hỏi 3: Các bô lão suy nghĩ như thế nào về chiến thắng của cha ông?

+ HS: Trả lời theo câu hỏi.

+ HS trả lời câu hỏi

+ HS: trả lời câu hỏi.

+ HS: Trả lời câu hỏi

bát ngát sóng kình thướt tha đuôi trĩ nước trời: một sắc phong cảnh: ba thu

+ Cảnh đìu hiu, vắng lặng: bờ lau san sát bến lách đìu hiu sông chìm giáo gãy gò đầy xương khô

- Tâm trạng khi đứng trước sông Bạch Đằng: vừa lâng lâng thích thú, tự hào vừa buồn đau nuối tiếc. 2. Nhân vật các bô lão: - Là đại diện cho người dân địa phương và cũng có thể là nhân vật hư cấu từ tâm tư, tình cảm của nhà thơ. Những người đóng vai trò là người kể lại và bình luận chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

- Trận đánh Bạch Đằng trong lời kể của các bô lão: + Không khí trận đánh: gay go, quyết liệt, các bên được chuẩn bị kĩ lưỡng. + Diễn biến trận đánh:. Ban đầu: ta bị lâm nguy bởi tướng giặc mạnh và đầy mưu ma chước quỷ.. Sau đó: ta giành được thế chủ động và chiến thắng + Sử dụng các kiểu câu dài ngắn khác nhau gợi lại diễn biến, không khí trận đánh đầy căng thẳng, quyết liệt. - Lời bình luận, suy ngẫm về chiến thắng của cha ông: + Khẳng định đất nước đại Việt do tạo hoá vũ trụ tạo ra cho chúng ta. + Yếu tố tạo nên chiến thắng: ta thắng giặc là nhờ địa lợi- nhân hoà, đặc biệt có đại vương Trần Quốc

12

Page 13: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

+ Câu hỏi 4: Khi kể lại chiến công, tâm trạng của các bô lão như thế nào?

+ Câu hỏi 5: Lời ca của “ khách” khi tiếp nối lời ca của các bô lão nhằm khẳng định điều gì?- Việc làm 3: Tìm hiểu về lời bình luận của khách.Câu hỏi : Cho biết ý nghĩa lời bình luận của khách?GV cho HS thảo luận theo bàn (2 hs/bàn)-> GV gọi một hoặc hai nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.

*Thao tác 3: Tổng kết nội dung, nghệ thuật Câu hỏi: Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật chính của bài “Phú sông Bạch Đằng”?*Thao tác 4: hãy nêu biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong bài phú?

+ HS trả lời câu hỏi

+ HS: hai hs cùng bàn thảo luận, thống nhất và đưa ra câu trả lời.+ HS tư duy, tổng hợp và trả lời.

Tuấn với tài thao lược, tầm nhìn chiến lược đáng ngợi ca. - Tâm trạng của các bô lão:+ Khi kể lại chiến công tự hào, sảng khoái.+ Nhớ người xưa ủ mặt, lệ chan: tâm trạng đau buồn, nuối tiếc. - Lời ca cuối: nêu lên chân lí: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh muôn thuở. 3. Lời bình luận của khách: - Ca ngợi công đức của hai vị vua anh minh thời Trần. - Nêu lên đường lối giữ nước tài tình của vương triều Trần: đề cao yếu tố con người, cụ thể là cái đức. hoàn chỉnh chân lí dựng nước và giữ nước. Lời văn hào sảng, hân hoan, đầy tự hào mà không kém phần sâu sắc bộc lộ tâm trạng hân hoan, phơi phới.

III. Tổng kết: SGK.

* Biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong tác phẩm:Trương Hán Siêu ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ, tự hào với núi non hiểm trở, vùng đất địa linh nhân kiệt và những trang sử hào hùng của cha ông đã tạo nên truyền thống anh hùng của dân tộc, sự bền vững của Tổ quốc muôn đời.

Hoạt động 3: Nội dung 2Bài 2: Bình Ngô đại cáo

(Nguyễn Trãi)* Thao tác 1: Hướng dẫn

Nội dung 2: Bài Bình Ngô đại cáo- Nguyễn TrãiI. Giới thiệu: 1. Hoàn cảnh sáng tác: SGK 2. Thể cáo:SGK

13

Page 14: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

HS tìm hiểu chung về tác phẩm- Việc làm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài cáoGV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn. Câu hỏi: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài cáo?- Việc làm 2: Giới thiệu thể loại cáo.+ Câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về thể loại cáo.->Sau khi HS trả lời GV không cần thiết cho ghi, chỉ cần dặn HS theo dõi SGK.- Việc làm 3: Chia bố cục+ Câu hỏi: Hãy chia bố cục của bài cáo dựa trên bố cục chung của thể loại?GV chuyển ý sang tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, giải thích thêm nhan đề. + Đại cáo: không phải là bài cáo thông thường mà là bài đại cáo mang tính chất quốc gia trọng đại. + Dùng từ Ngô để chỉ giặc Minh: gợi lên sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân ta đối với giặc phương Bắc đã có từ ngàn xưa để rồi dồn lên đầu kẻ thù trước mắt là giặc Minh xâm lược.* Thao tác 2: Đọc- hiểu tác phẩm- Việc làm 1: Cho HS tìm hiểu về phần 1 của bài: Luận đề chính nghĩa+ GV gọi HS đọc phần 1. Lưu

+ HS nghe câu hỏi và lần lượt trả lời các câu hỏi được đưa ra

3. Bố cục: SGK

II. Đọc- hiểu: 1. Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa - Tư tưởng nhân nghĩa: Nhân nghĩa: + yên dân + trừ bạo không chỉ là tư tưởng mà còn là lí tưởng xã hội.

14

Page 15: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

ý cách đọc.+ Câu hỏi 1: Trong phần 1, có những chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo?+ Câu hỏi 2: So sánh giữa tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo và tư tưỏng nhân nghĩa của NT? + Câu hỏi 3: so sánh với quan niệm về quốc gia, dân tộc của trước đó qua bài Nam quốc sơn hà với Bình Ngô đại cáo có điểm gì giống và khác? ->Gv gợi ý: So với quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nam quốc sơn hà, ta thấy quan niệm này của Nguyễn Trãi phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Toàn diện vì ý thức dân tộc trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên 2 yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền còn đến Bình ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc của Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Truyền thống văn hiến đã tạo nên sức mạnh để dân tộc ta vẫn tồn

+ Hs làm việc cá nhân và trả lời.

+ Với câu hỏi này HS cần phải tổng hợp kiến thức, tư duy để đưa ra câu trả lời. HS thảo luận theo bàn học.

- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. + Khẳng định sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử. + Đưa ra những yếu tố căn bản xác định độc lập, chủ quyền dân tộc: lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt thời nào cũng có.

15

Page 16: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

tại và phát triển trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc.+ Câu hỏi 3: Để nổi bật niềm tự hào, tác giả đã có cách viết như thế nào?

-Việc làm 2: Tìm hiểu bản cáo trạng tội ác của giặc Minh.

+ Câu hỏi 1: Tác giả đã tố cáo những âm mưu, tội ác nào của giặc Minh như thế nào? Âm mưu nào là thâm độc nhất, tội ác nào là man rợ nhất?

+ Câu hỏi 2: Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc (câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt…)

+ Câu hỏi 3: Việc tố cáo tội ác của giặc đã tác động gì đến người đọc ?

+ HS trả lời câu hỏi

+ HS trả lời các câu hỏi

+ HS trả lời các câu hỏi

- Nghệ thuật: + Câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng giọng điệu trang nghiêm. + so sánh: đặt ngang hàng ta với TQ khẳng định sự bình đẳng lâu đời. + Dẫn chứng bằng những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm tăng tính thuyết phục+ Giọng điệu tự hào, sung sướng. là bản tuyên ngôn độc lập dân tộc.2. Phần 2: Tố cáo tội ác của giặc - Vạch trần âm mưu xâm lược: vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ” để thừa cơ xâm lược nước ta. - Lên án những tội ác của giặc: tra tấn cực kì dã man: nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ; bóc lột tàn khốc, huỷ diệt mầm sống, môi sinh: nặng thuế khoá sạch không đầm núi, tàn hại cả giống con trùng cây cỏ; đẩy người dân vào tình cảnh bi đát cùng cực, không còn đường sống. - Nghệ thuật: + Hình ảnh đối lập: Dân đen con đỏ đau thương quằn quại >< loài dã thúrên xiết động đất trời béo mồi say máu. + Câu văn hình tượng:

Nướng dân đen, vùi con đỏ. Độc ác thay, trúc Nam Sơn

không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

khơi dậy lòng căm thù giặc sâu sắc và khiến mọi người thấm thía cao độ nỗi khổ nhục của một người dân mất nước.

16

Page 17: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

- Việc làm 3: Tìm hiểu về quá trình kháng chiến và chiến thắng của cuộc khởi nghĩa+ Câu hỏi 1: Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào?(những khó khăn gian khổ? Hình tượng người anh hùng Lê Lợi? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng)

+ Câu hỏi 2: Giai đoạn hai của cuộc khởi nghĩa, chiến thắng của ta và thất bại của địch được khắc họa như thế nào?

+ HS làm việc theo nhóm (2 nhóm- 2 dãy) sau đó gọi HS đại diện lên trình bày. Nội dung đựa theo các câu hỏi gợi ý giáo viên đưa ra. Các nhóm khác bổ sung

3. Phần 3: Kể lại quá trình kháng chiến và chiến thắng của cuộc khởi nghĩa a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa: tập trung khắc hoạ nhân vật Lê Lợi với mục đích: qua hình tượng một con người mà khắc hoạ được những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc. - Hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và nhà lãnh tụ khởi nghĩa. + Con người bình thường ở nguồn gốc xuất thân, ở cách xưng hô khiêm nhường “ta”. + Con người có phẩm chất cao quí của người lãnh đạo: căm thù giặc sâu sắc; có hoài bão, lí tưởng lớn; có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng. Các nhóm từ chỉ tâm trạng: ngẫm, căm, thề, đau lòng nhức óc, quên ăn vì giận, suy xét, trằn trọc, băn khoăn đã thể hiện rõ tâm trạng của người muốn đứng lên giết giặc cứu nước. Đó là tấm lòng của NT và của dân tộc ta. - Khó khăn buổi đầu khởi nghĩa: + binh lực yếu kém + nhân tài hiếm hoi + quân giặc mạnh - Tuy nhiên, nhờ tấm lòng cứu nước, nhờ gắng chí khắc phục gian nan và nhất là nhờ nhân dân bốn cõi một nhà, tướng sĩ một lòng phụ tử, cuộc khởi nghĩa đã vượt qua khó khăn ban đầu để đi đến thắng lợi. b. Giai đoạn 2 của cuộc kháng chiến: Phản công thắng lợi. - Hình tượng kì vĩ: + Chiến thắng của ta: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc tan tác chim muông,

17

Page 18: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

+ Câu hỏi 3: Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn?

-Việc làm 4: Hướng dẫn tìm hiểu về việc tuyên bố kết thúc chiến tranh, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa+ Câu hỏi 1: Giọng văn ở đoạn này có gì khác với những đoạn trên? Do đâu có sự khác nhau đó?“Xã tắc từ đây bền vững... Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”+ Câu hỏi 2: Trong đoạn này tác giả có nêu ra những bài học lịch sử. Theo em có những bài học lịch sử nào và ý nghĩa của bài học lịch sử đó đối với chúng ta ngày nay như thế nào?

+ HS trả lời các câu hỏi

trút sạch lá khô, phá toang đê vỡ. + Sức mạnh của ta: đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn. + Thất bại của địch: máu chảy thành sông, máu trôi đỏ nước, thây chất đầy nội, thây chất đầy đường. + Khung cảnh chiến trường: sắc phong vân phải đổi, ánh nhật nguyệt phải mờ. - Ngôn ngữ: các động từ mạnh: sạch không, tan tác, phá toang…tạo thành những rung chuyển dồn dập. - Biện pháp liệt kê: trận Chi Lăng, trận Mã yên, Lạng Giang, Lạng Sơn, Cần Trạm… miêu tả diễn biến cuộc chiến. - Điệp từ + liệt kê: ngày 18…ngày 20…ngày 25…ngày 28 miêu tả chiến thắng dồn dập của ta. - Nhịp điệu dồn dập, sảng khoái, âm thanh hào hùng miêu tả khí thế và chiến thắng vang dội của ta cũng như sự thất bại thảm hại của giặc.4. Phần 4: Tuyên bố kết thúc chiến tranh, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa - Thay mặt Lê Lợi, Nguyễn Trãi trịnh trọng tuyên bố nền độc lập tự chủ của dân tộc đã được lập lại: - Rút ra bài học lịch sử: sự thay đổi nhưng thực chất là sự phục hưng (bĩ rồi lại thái, hối rồi lại minh) là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền. - Bài cáo kết thúc trong viễn cảnh tươi sáng, huy hoàng của đất nước:“Bốn phương biển cả thanh bình”.

III. Tổng kết: Bản anh hùng ca tổng 18

Page 19: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

*Thao tác 3: Tổng kết nội dung, nghệ thuậtGV yêu cầu HS nêu khái quát nội dung, nghệ thuật chính của bài cáo?

*Thao tác 4: GV yêu cầu HS nêu biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong bài BNĐC

+HS khái quát nội dung và nghệ thuật của bài cáo.

+HS nêu các biểu hiện cụ thể

kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình.* Biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong “Bình Ngô đại cáo”:

- Trước hết cảm hứng yêu nước được thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước là yêu dân, hết lòng chăm lo cho sự bình yên hạnh phúc của nhân dân.

- Luôn tự hào về truyền thống, nền văn hiến của đất nước, có ý thức bảo vệ chủ quyền của đất nước.

- Yêu nước là căm thù giặc, xót xa trước cảnh khốn cùng của người dân, cương quyết vạch mặt bọn cướp nước.

- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược; niềm khao khát về một đất nước tự chủ, phát triển hùng mạnh.

Hoạt động 3: Nội dung 3- Đánh giá cảm hứng yêu

nước trong hai tác phẩm và trong VHTĐ

Câu hỏi: Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại lớp 10, tập 2 qua hai tác phẩm có sự phát triển qua các triều đại phong kiến nào? Em hãy nêu rõ và cho biết đặc điểm nổi bật về chủ nghĩa yêu nước

+ HS trả lời câu hỏi

Nội dung 3: Đánh giá cảm hứng yêu nước trong hai tác phẩm trên và trong VHTĐ Qua hai tác phẩm có thể thấy chủ nghĩa yêu nước trong văn học Trung đại có sự phát triển qua các thời kì: + Phú sông Bạch Đằng (Thời Trần) chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, yêu nước là yêu vua, trung thành tuyệt đối với vua. Văn học yêu nước thời kì này thể loại chủ yếu là thơ chữ Hán. Sau này

19

Page 20: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

của riêng các triều đại?

GV hướng dẫn HS kết luận chuyên đề.

+ HS rút ra kết luận về chuyên đề

chữ Nôm cùng song hành thể hiện đề tài yêu nước.+ Bình Ngô đại cáo (Thời Lê) chủ nghĩa yêu nước đã được mở rộng hơn. Lần đầu tiên chữ “dân” được đưa vào phạm trù “ái quốc” của tư tưởng Nho giáo: yêu nước không chỉ là yêu vua nữa mà yêu nước còn là yêu dân được thể hiện rõ trong tư tưởng của Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. => Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nước ta tồn tại dưới các triều đại phong kiến từ hưng thịnh đến suy vong. Văn học trung đại với nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, trong đó yêu nước và nhân đạo là hai nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút của nhà thơ, nhà văn. Chủ nghĩa yêu nước tồn tại với những biểu hiện rõ nét, dưới nhiều cung bậc, màu vẻ khác nhau. Đó sẽ mãi là nguồn cảm hứng vô tận không chỉ trong giai đoạn văn học Trung đại mà nó còn là cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước trong văn học hiện đại.

*Lưu ý : Về thời lượng của chủ đề, giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.4. Củng cố:- Tiền đề xã hội, các giai đoạn của văn học.- Giá trị nội dung của mảng thơ văn yêu nước và những biểu hiện.5. Dặn dò:IV. Rút kinh nghiệm qua chủ đề dạy học

20

Page 21: thptnguyentraidana.edu.vnthptnguyentraidana.edu.vn/wp-content/uploads/2016/12/Bai... · Web viewTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN

CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ MINH HỌA

CẢM HỨNG YÊU NƯỚCTRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

(Qua hai tác phẩm trong Ngữ văn 10, tập 2: Bạch Đằng Giang phú và Bình Ngô đại cáo)

1. Tìm một số tác phẩm khác trong văn học trung đại, chương trình Văn 10 có cùng chủ đề về lòng yêu nước. Chỉ ra biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước qua các tác phẩm ấy.

2. Viết đoạn văn khoảng 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lòng yêu nước ở học sinh ngày nay.

3. So sánh chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn thời trung đại và trong văn học hiện đại.

Dạy học theo chủ đề có nhiều ưu điểm nhất định, cần được chú trọng.Việc thực hiện dạy học theo chủ đề ở tổ Ngữ Văn -Trường THPT Nguyễn Trãi mới được triển khai và thực hiện trong năm nay. Vì thế, tham luận của chúng tôi chưa đưa ra được nhiều nội dung, kinh nghiệm dạy học cho các đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự góp ý để chúng tôi học hỏi và hoàn thiện.

Xin cảm ơn!

Người thực hiện : Nguyễn Thị Châu Nguyễn Thị Nhiên

21