13
Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Vit Nam Tình trng TDo Internet 2019 KHÔNG CÓ TDO Rào cn vtiếp cn Internet (0-25 điểm) 12 Hn chế vni dung (0-35 điểm) 7 Xâm phm vquyn của người dùng (0-40 điểm) 5 TNG SĐIỂM* (0-100) 24 * 0 = ít tdo nht, 100 = tdo nht Tng sđiểm trong khong 70-100 = Tdo, 40-69 = Tdo phn nào, 3-39 = Không có tdo Tng quan Tdo internet ti Vit Nam vn bhn chế nng n, trong khi không gian mng có sẵn để hoạt động và bày tbt đồng ý kiến bxiết cht li. Mc du gp phi schống đối lan rng, vic ban hành lut an ninh mng khc nghiệt đã thêm hn chế trên internet bng cách cho chính quyn thêm khnăng theo dõi và kiểm duyệt. Thêm vào đó, các án tù hình snng nvì biểu đạt trên mạng, đình bản các báo mng, ít nht là một trường hp bbuc biến mt, và vô cùng nhiu vgbnội dung đã khiến cho tdo internet bhn chế thêm na. Vit Nam là một nước độc đảng, chi phi bởi Đảng Cng Sn Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyn trong nhiu thp niên. Mc du mt vài ứng viên độc lp trên lý thuyết được phép ra ng cquc hội, nhưng trên thực tế thì đa số bcm. Tdo biểu đạt, tdo tôn giáo, và hoạt động xã hi dân sbgii hn cht ch. Nhng Din Tiến Chính, 1 tháng Sáu 2018 - 31 tháng Năm 2019 Lut an ninh mng mi cho nhà nước quyền hành bao quát để kim duyt ni dung internet và thu thp dliệu người dùng, có hiu lc ttháng Giêng 2019, càng gii hn thêm quyn của người dùng internet (xem B3, C2, và C6). Vào tháng Mười 2018, tòa phúc thm Hà Ni bác bđơn kháng án ca nhà hoạt động môi trường vào bo vnhân quyền Lê Đình Lượng, y án 20 năm tù, một trong nhng án tù khc nghit nhất áp đặt lên mt nhà hoạt động mng trong thi gian gần đây, với ti cáo buc "hoạt động nhm lật đổ chính quyn nhân dân." Tương tự vy, mt ský givà nhà hoạt động mng blãnh nhng án tù nng trong thời gian được báo cáo (xem C3). Gia tháng Bảy và tháng Mười Hai 2018, hơn 1.500 mảnh ni dung bFacebook tháo gtheo yêu cu ca chính quyn, gp ba ln slượng tháo gca sáu tháng trước đó. Nội dung ca các nhà hoạt động, các tchc xã hi dân sự, và người dùng bình thường bgbnhư nhau (xem B2). Trong thời gian được báo cáo, hai tbáo mng—ấn bn trc tuyến ca báo Tui TrNgười Tiêu Dùngbpht tin và bđình bản ba tháng vì đăng tải ni dung phê phán chính quyn (xem B2 và B6). Vào tháng Mười 2018, gii chc thông báo là chính quyền đã thành lập một đơn vị quc gia mới để giám sát mng xã hi và các ni dung khác trên mng. Gii chc xác nhận là trung tâm này được trang bcác phn mm có khnăng phân tích, đánh giá, và phân loại hàng triệu bài đăng (xem C5). A. Các Rào Cn vTiếp Cn Phí tổn để tiếp cn internet tiếp tc gim. Trong thời gian được báo cáo, không có vic ctình gián đoạn nào xy ra cho các mng internet và di động. Các công ty của nhà nước và quân đội làm chchiếm ưu thế trong thtrường vin thông. A1: Khiếm khuyết ca htầng cơ sở có làm gii hn tiếp cn vào internet hoc ảnh hưởng đến vn tc và chất lượng của đường truyn vào mng? (0-6 điểm) 4 Tlthâm nhập internet tăng lên 57 phần trăm vào cuối năm 2018, theo Statista. [1] Băng rộng di động đóng vai trò quan trng trong việc gia tăng tiếp cn vi dch vinternet tốc độ cao. Mt nguồn tin ước lượng mc thâm nhp ca điện thoi thông minh là 38 phần trăm trong năm 2018. [2] Băng rộng cđịnh chcòn là mt phn nhca thtrường.

Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

Việt Nam

Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO

Rào cản về tiếp cận Internet (0-25 điểm) 12

Hạn chế về nội dung (0-35 điểm) 7

Xâm phạm về quyền của người dùng (0-40 điểm) 5

TỔNG SỐ ĐIỂM* (0-100) 24

* 0 = ít tự do nhất, 100 = tự do nhất Tổng số điểm trong khoảng 70-100 = Tự do, 40-69 = Tự do phần nào, 3-39 = Không có tự do

Tổng quan Tự do internet tại Việt Nam vẫn bị hạn chế nặng nề, trong khi không gian mạng có sẵn để hoạt động và bày tỏ bất đồng ý kiến bị xiết chặt lại. Mặc dầu gặp phải sự chống đối lan rộng, việc ban hành luật an ninh mạng khắc nghiệt đã thêm hạn chế trên internet bằng cách cho chính quyền thêm khả năng theo dõi và kiểm duyệt. Thêm vào đó, các án tù hình sự nặng nề vì biểu đạt trên mạng, đình bản các báo mạng, ít nhất là một trường hợp bị buộc biến mất, và vô cùng nhiều vụ gỡ bỏ nội dung đã khiến cho tự do internet bị hạn chế thêm nữa. Việt Nam là một nước độc đảng, chi phối bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền trong nhiều thập niên. Mặc dầu một vài ứng viên độc lập trên lý thuyết được phép ra ứng cử quốc hội, nhưng trên thực tế thì đa số bị cấm. Tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, và hoạt động xã hội dân sự bị giới hạn chặt chẽ.

Những Diễn Tiến Chính, 1 tháng Sáu 2018 - 31 tháng Năm 2019

● Luật an ninh mạng mới cho nhà nước quyền hành bao quát để kiểm duyệt nội dung internet và thu thập dữ liệu người dùng, có hiệu lực từ tháng Giêng 2019, càng giới hạn thêm quyền của người dùng internet (xem B3, C2, và C6).

● Vào tháng Mười 2018, tòa phúc thẩm Hà Nội bác bỏ đơn kháng án của nhà hoạt động môi trường vào bảo vệ nhân quyền Lê Đình Lượng, y án 20 năm tù, một trong những án tù khắc nghiệt nhất áp đặt lên một nhà hoạt động mạng trong thời gian gần đây, với tội cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân." Tương tự vậy, một số ký giả và nhà hoạt động mạng bị lãnh những án tù nặng trong thời gian được báo cáo (xem C3).

● Giữa tháng Bảy và tháng Mười Hai 2018, hơn 1.500 mảnh nội dung bị Facebook tháo gỡ theo yêu cầu của chính quyền, gấp ba lần số lượng tháo gỡ của sáu tháng trước đó. Nội dung của các nhà hoạt động, các tổ chức xã hội dân sự, và người dùng bình thường bị gỡ bỏ như nhau (xem B2).

● Trong thời gian được báo cáo, hai tờ báo mạng—ấn bản trực tuyến của báo Tuổi Trẻ và Người Tiêu Dùng—bị phạt tiền và bị đình bản ba tháng vì đăng tải nội dung phê phán chính quyền (xem B2 và B6).

● Vào tháng Mười 2018, giới chức thông báo là chính quyền đã thành lập một đơn vị quốc gia mới để giám sát mạng xã hội và các nội dung khác trên mạng. Giới chức xác nhận là trung tâm này được trang bị các phần mềm có khả năng phân tích, đánh giá, và phân loại hàng triệu bài đăng (xem C5).

A. Các Rào Cản về Tiếp Cận Phí tổn để tiếp cận internet tiếp tục giảm. Trong thời gian được báo cáo, không có việc cố tình gián đoạn nào xảy ra cho các mạng internet và di động. Các công ty của nhà nước và quân đội làm chủ chiếm ưu thế trong thị trường viễn thông.

A1: Khiếm khuyết của hạ tầng cơ sở có làm giới hạn tiếp cận vào internet hoặc ảnh hưởng đến vận tốc và chất lượng của đường truyền vào mạng? (0-6 điểm)

4

Tỷ lệ thâm nhập internet tăng lên 57 phần trăm vào cuối năm 2018, theo Statista. [1] Băng rộng di động đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tiếp cận với dịch vụ internet tốc độ cao. Một nguồn tin ước lượng mức thâm nhập của điện thoại thông minh là 38 phần trăm trong năm 2018. [2] Băng rộng cố định chỉ còn là một phần nhỏ của thị trường.

Page 2: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

Trong quý đầu tiên của 2017, VinaPhone là nhà cung cấp đầu tiên với mạng 4G tại Hà Nội, Tp.HCM, và 11 tỉnh khác. [3] Trong 2019 công ty này dự tính phủ sóng 4G cho 95 phần trăm dân số. [4] Vào tháng Tư 2019, công ty Viettel bắt đầu thử nghiệm mạng 5G. [5] Trong tháng Giêng, tháng Năm và tháng Sáu 2018, Cổng nối Asia-America bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến tất cả nhà mạng ISP và dịch vụ internet. Cổng nối là điểm then chốt kết nối vào mạng internet quốc tế.

A2: Giá tiếp cận internet có quá mắc hay vượt quá khả năng chi trả của một số tầng lớp dân chúng vì lý do địa dư, xã hội hay lý do nào khác? (0-3 điểm)

2

Giá tiếp cận internet ngày càng vừa túi tiền với đa số tầng lớp dân chúng, luôn cả thành phần ở vùng nông thôn, tuy nhiên internet vẫn còn ngoài tầm tay của thành phần cực nghèo. Một gói cước di động có data trung bình một tháng tốn khoảng 8 Mỹ kim trong năm 2019, trong khi đó lương tháng trung bình là 500 Mỹ kim. [6]

A3: Chính quyền có kiểm soát hạ tầng cơ sở internet về mặt kỹ thuật hay luật pháp nhằm mục tiêu hạn chế kết nối? (0-6 điểm) 4

Không có việc cố tình gián đoạn nào đối với mạng internet hay di động trong thời gian được báo cáo, mặc dầu giới chức đôi khi dùng biện pháp giảm tốc độ vào mạng hoặc giới hạn truy cập vào internet vì lý do chính trị hoặc an ninh. Lần giới hạn kết nối gần đây nhất xảy ra vào năm 2017, khi sóng điện thoại và 3G bị mất trong vòng vài tiếng đồng hồ tại xã Đồng Tâm, Hà Nội, nơi mà dân làng bắt giữ 30 công an và viên chức huyện làm con tin trong nhiều ngày trong một vụ tranh chấp dữ dội về đất đai. [7] Chính quyền có khả năng giới hạn kết nối vì họ nắm giữ kiểm soát kỹ thuật hạ tầng cơ sở. Trong khi một số công ty có giấy phép để xây dựng hạ tầng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) của nhà nước và Viettel của quân đội chiếm ưu thế trong lãnh vực viễn thông. Hết ba trong bốn nhà cung cấp phục vụ tụ điểm trao đổi internet (IXPs), nhằm phân phối băng thông cho các nhà mạng, đã là của nhà nước hay quân đội (VNPT, Viettel, và SPT). [8]

A4: Có rào cản nào về mặt kinh tế, pháp lý, quy định làm giới hạn tính đa dạng của các nhà cung cấp dịch vụ? (0-6 điểm) 2

Mặc dầu bất cứ công ty nào cũng được phép điều hành một ISP, vẫn có những chướng ngại không chính thức ngăn cản các công ty mới nhảy vào thị trường nếu không có quan hệ chính trị hay sức mạnh kinh tế. Ba ISP lớn nhất là VNPT, kiểm soát 46.1 phần trăm thị trường; Viettel (26.1 phần trăm); và công ty tư nhân FPT (18.6 phần trăm). [9] Trong lãnh vực di động, Viettel chiếm 50.6 phần trăm số người thuê bao; VinaPhone và MobiFone xếp hạng nhì và ba với 24.8 phần trăm và 20.2 phần trăm. Các công ty nhỏ hơn, như Vietnamobile và Gmobile, không đủ hạ tầng cơ sở để cung cấp dịch vụ có chất lượng và tầm phủ sóng rộng, khiến họ khá vất vả để cạnh tranh. [10]

A5: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định quản lý các nhà mạng và công nghệ số đã không hoạt động một cách độc lập, công bằng và tự do? (0-4 điểm)

0

Một số cơ quan nhà nước ra quy định và quản lý công nghệ số một cách tùy tiện, thiếu minh bạch, không hội ý công chúng. Hướng dẫn quy định cho lãnh vực viễn thông được ĐCSVN đưa ra, đánh mất tính độc lập của các cơ quan ra quy định. Trung Tâm Internet Việt Nam, một đơn vị trực thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông, chịu trách nhiệm quản lý, phân bố, giám sát, và đẩy mạnh việc sử dụng tên miền, địa chỉ IP và số hiệu mạng. Ba bộ—Bộ Thông Tin và Truyền Thông, Bộ Công An, và Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch—quản lý việc phân bố và sử dụng các dịch vụ internet. Trên danh nghĩa thì Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch quản lý nội dung khiêu dâm và bạo lực, trong khi Bộ Công An lo việc kiểm duyệt chính trị. Trên thực tế, việc kiểm duyệt nội dung trên mạng có thể do bất cứ cơ quan nhà nước nào ra lệnh.

Page 3: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

B. Hạn chế về nội dung Các trang web phê phán chính quyền vẫn bị kiểm duyệt, cùng lúc đó giới chức gia tăng thúc ép Facebook và Google gỡ bỏ nội dung nào có tính cách phê phán nhà nước. Ngay cả những người sống ở nước ngoài cũng bị gỡ bỏ nội dung ra khỏi các trang mạng, với nhiều tài khoản Facebook của các nhà hoạt động bị khóa vì cho là vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng.

B1: Nhà nước có chặn hay lọc, hoặc ép buộc nhà cung cấp dịch vụ phải chặn hay lọc nội dung trên mạng? (0-6 điểm) 2

Tuy không có nhiều nguồn lực dành riêng cho việc kiểm soát nội dung mạng như Trung Quốc, Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống sàng lọc nội dung hữu hiệu. Mặc dầu mạng xã hội và các ứng dụng truyền thông thỉnh thoảng bị chặn, các phương tiện này vẫn hoạt động bình thường trong thời gian được báo cáo. Việc kiểm duyệt thường nhắm đến các trang web hay blog nổi bật với nhiều người theo dõi, cũng như những nội dung nào được xem là đe dọa quyền lực của ĐCSVN, bao gồm giới bất đồng chính kiến, cổ võ cho nhân quyền và dân chủ, phê phán hành xử của chính quyền trong việc tranh chấp biên giới, biển đảo với Trung Quốc. Nội dung quảng bá về các tổ chức tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo La Mã và Cao Đài, mà nhà nước xem là có tiềm năng chống đối, cũng bị chặn tuy ít hơn những cũng đáng kể. Các trang web phê phán chính quyền thường là không truy cập được, như Talawas, Dân Luận, Luật Khoa, Dân Làm Báo, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, và Bauxite Việt Nam. Truy cập vào các trang quốc tế như Human Rights Watch, trang Việt ngữ của Radio Free Asia, và BBC Tiếng Việt không ổn định và thất thường. Truy cập vào Facebook và Instagram bị gián đoạn lần chót vào năm 2016, khi có biểu tình tại Hà Nội và Tp.HCM phản đối công ty thép Đài Loan Formosa gây ra thảm họa môi sinh. Người biểu tình chỉ trích Formosa đã xả thải hóa chất độc hại ra biển khiến cho hàng triệu cá biển chết trôi dạt vào bờ biển miền Trung, và chỉ trích chính quyền đã không có phản ứng thích đáng để giải quyết vụ khủng hoảng này. Truyền thông nhà nước không được đưa tin biểu tình, khiến cho vai trò của Facebook trở nên quan trọng trong việc đóng góp phương tiện chia sẻ thông tin và tổ chức sự kiện cộng đồng (xem B8). Nhóm điều hành của ít nhất ba công cụ vượt thoát kiểm duyệt cho biết là số lượng người dùng Việt Nam tăng vọt lên vào đúng ngày mà các mạng xã hội không vào được; các mạng này nhiều phần là bị chặn. [11] Một số người dùng điện thoại di động cho biết là họ không thể gửi tin nhắn SMS về cuộc biểu tình.

B2: Các cơ quan nhà nước hoặc những thành phần ngoài chính quyền có dùng các biện pháp hành chánh, pháp lý, hay biện pháp gì khác để buộc nhà phát hành, các nơi chứa nội dung, hay các nền tảng số phải xóa nội dung? (0-4 điểm)

0

Vì nội dung bị gỡ bỏ thường xuyên cho nên cư dân mạng áp dụng một cách làm khá phổ biến là chia sẻ ảnh chụp màn hình của những bài nào họ nghĩ là có thể bị tháo gỡ, thay vì chia sẻ đường dẫn. Trong thời gian được báo cáo có nhiều nội dung bị gỡ bỏ hơn so với trước đó, và chính quyền dùng luật an ninh mới vừa có hiệu lực để làm áp lực lên các công ty mạng xã hội tuân thủ các yêu cầu gỡ bỏ nội dung. [12] Giới chức đồng thời phạt nặng và đình bản các báo mạng vì các lời bình luận của độc giả trên trang web. Vào tháng Bảy 2018, báo mạng Tuổi Trẻ, một trong những tờ báo có uy tín nhất Việt Nam, bị buộc đóng cửa ba tháng, ngoài ra còn bị phạt 200 triệu đồng (9.300 Mỹ kim), vì có một lời bình luận của độc giả được cho là làm mất "đoàn kết dân tộc", và vì một bài báo khác mà giới chức cho rằng không đúng sự thật và gây phân hóa. [13] Lời bình luận và bài báo bị xóa bỏ trước khi trang web hoạt động trở lại. Giữa tháng Bảy và tháng Mười Hai 2018, hơn 1.500 mảnh nội dung bị Facebook gỡ bỏ theo yêu cầu của chính quyền, tăng gấp ba số lượng của sáu tháng trước đó. Facebook cho biết các yêu cầu gỡ bỏ đến từ Bộ Thông Tin và Truyền Thông và Bộ Công An, vì cho rằng nội dung chống nhà nước, thông tin sai lệch, bôi nhọ giới chức, và xuyên tạc các sản phẩm thương mại. [14] Chính quyền còn yêu cầu Facebook gỡ bỏ nội dung của các nhóm xã hội dân sự đối nghịch. Chẳng hạn như tổ chức dân chủ Việt Tân có ít nhất là bảy bài bị gỡ bỏ trong tháng Năm 2019 vì "những giới hạn pháp lý nội địa". [15] Các bài đăng liên quan đến sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng của trang Facebook Việt Tân không hiện ra đối với người xem tại Việt Nam kể từ đầu tháng Tư 2019. [16] Trong thời gian được báo cáo trước đây vào đầu năm 2018, Bộ Thông Tin và Truyền Thông làm việc với Facebook để gỡ bỏ 670 tài khoản mà Bộ quy tội "tuyên truyền xuyên tạc, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, bôi nhọ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước," với mục tiêu cuối cùng là gỡ bỏ 5.000 tài khoản. [17] Các nhà hoạt động, kể cả người đang sinh sống ngoài Việt Nam, bị Facebook khóa tài khoản ngày càng nhiều vì lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. [18] Vào tháng Mười Một 2018, ký giả Lê Trung Khoa tại Berlin, chủ bút báo mạng

Page 4: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

Thoibao.de, bị khóa tài khoản ngay sau khi ông đưa tin là sẽ đăng bài phỏng vấn blogger và nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Đài. Khi khiếu nại với Facebook, ông Khoa phát hiện ra là có người nào đó đã thêm tài khoản của ông vào làm admin của một trang với nội dung mang tính gây khó chịu. Có khoảng 23 sự việc tương tự được khám phá ra vào cuối thời gian được báo cáo, kể cả một blogger người Việt tại Berlin mà tài khoản bị khóa liên tục. [19] Google được ông Bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông khen ngợi là có "hợp tác". Công ty đáp ứng yêu cầu từ Bộ Thông Tin và Truyền Thông trong tháng Giêng 2019 để gỡ bỏ nội dung "độc hại”, lấy xuống hơn 5.000 clip YouTube mà giới chức cho là "bôi nhọ và nói xấu” lãnh đạo Đảng và Nhà nước. [20] Các thực thể khác có khả năng ảnh hưởng tài chính và chính trị có thể làm áp lực để kiểm soát nội dung trên mạng và cản trở tự do biểu đạt. Trong năm 2016, thông tin trên mạng về thú chết hàng loạt tại vườn Safari Phú Quốc của Vingroup, một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam, dẫn đến một chiến dịch trên Facebook đặt vấn đề về chuyện nhập khẩu và chăm sóc thú hoang. Nguồn tin của BBC Tiếng Việt cho biết là một thời gian ngắn sau đó, Facebook tạm thời vô hiệu hóa tài khoản của những người dùng đã trao đổi về vấn đề này, và xuất hiện một thông tin của admin yêu cầu ngưng trao đổi vì "lý do an ninh", khiến giới quan sát nghĩ rằng người dùng có thể bị Vingroup hay phe hỗ trợ trả đũa. [21] Còn Vingroup thì phủ nhận nguồn tin cho rằng hàng ngàn con thú chết trong vườn và nhân viên nghỉ việc để phản đối. [22] Trong năm 2017 các bài đăng và phỏng vấn radio có tầm ảnh hưởng trên Facebook về các dự án bất động sản của Vingroup và các tập đoàn khác cũng bị gỡ bỏ. Trách nhiệm liên đới của giới trung gian được chính thức hóa vào năm 2013 với Nghị Định 72 về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng Dịch vụ Internet và Thông tin trên Mạng. Nghị định yêu cầu giới trung gian—kể cả người đang ở nước ngoài—thực hiện quy định đối với đóng góp của các bên thứ ba theo yêu cầu của nhà nước, và "loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin" chống lại nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, hoặc phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, cùng với những điều khoản rất bao quát. Nghị định quy trách nhiệm cho chủ nhân cybercafé nếu khách hàng bị bắt gặp truy cập vào các trang "xấu”. Quy định được chi tiết hóa trong Thông Tư 09/2014/TT-BTTTT, ban hành năm 2014, trong đó yêu cầu chủ nhân trang web phải loại bỏ nội dung "sai trái" "trong vòng 3 tiếng" kể từ khi phát hiện hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng email, văn bản, hay điện thoại.

B3: Việc hạn chế về internet và nội dung trên mạng có thiếu sự minh bạch, thiếu tương xứng với mục tiêu đề ra, hoặc thiếu thủ tục khiếu nại độc lập? (0-4 điểm)

0

Bộ Thông Tin và Truyền Thông, Ban Tuyên Giáo Trung Ương và các cơ quan khác thường xuyên ra lệnh cho các trang mạng gỡ bỏ nội dung mà họ cho là có vấn đề, chỉ đưa lệnh miệng thiếu minh bạch. Những yêu cầu này thường không có cơ sở pháp lý, do đó không tương xứng với mối "nguy hại" mà chính quyền cho rằng nội dung sẽ gây ra. Ngay cả khi có yêu cầu gỡ bỏ nội dung qua kênh chính thức, cũng không có thủ tục khiếu nại, độc lập hay không độc lập. Luật an ninh mạng, có hiệu lực vào tháng Giêng 2019, đòi hỏi các công ty mạng xã hội gỡ bỏ nội dung khi được giới chức yêu cầu trong vòng một ngày (xem C2 và C6). [23] Bất cứ nội dung nào mà chính quyền cho là "độc hại" hoặc gây xúc phạm sẽ bị gỡ bỏ theo pháp luật. [24] Tuy nhiên, đến cuối thời gian được báo cáo, vẫn không có nghị định nào hướng dẫn cách áp dụng luật hoặc có chứng cớ nào cho thấy là luật được áp dụng. Nói chung, việc kiểm duyệt được giao phó cho các nhà mạng ISP, hơn là ở mạng đường trục hoặc cổng quốc tế. Danh sách các URL (đường dẫn) bị kiểm duyệt sẽ được cho vào sổ đen. Các nhà mạng dùng một số cách thức khác nhau để báo cho khách hàng biết họ phải tuân thủ theo lệnh chặn. Một số thì báo cho người dùng biết là trang mạng muốn truy cập đã bị chặn, một số khác thì hiển thị thông báo có lỗi một cách nhẹ nhàng.

B4: Các ký giả mạng, nhà bình luận, và người dùng bình thường có tự kiểm duyệt không? (0-4 điểm) 1

Các hình phạt về mặt xã hội và kinh tế, bên cạnh nguy cơ bị truy tố về hình sự, dẫn đến tình trạng tự kiểm duyệt cao độ trên mạng. Các chủ đề bị cấm đoán thường thiếu minh bạch và không biết trước được khiến cho người dùng khó biết lãnh vực nào cấm kỵ, và blogger và các admin diễn đàn thường tắt chức năng bình luận để ngăn chặn các trao đổi gây tranh cãi. Một số nghị định và điều luật khắt khe đã ảnh hưởng mạnh đến ngôn luận trên mạng của giới hoạt động, ký giả và cả người dùng bình thường (xem B6 và C2). Chẳng hạn như, những điều khoản mơ hồ của luật an ninh mạng mới vừa được áp dụng, đã buộc các ký giả trên mạng phải cẩn trọng hơn nữa khi đăng bài hay góp lời bình trên mạng.

Page 5: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

B5: Các nguồn thông tin trên mạng có bị kiểm soát hay bị thao túng bởi chính quyền hoặc các thế lực khác để nhắm đến một lợi ích chính trị nào đó? (0-4 điểm)

0

Chính quyền kiểm soát khá chặt chẽ về nội dung đăng tải trên mạng. Tất cả nội dung của nhật báo và các trang tin tức trên mạng phải đi qua bộ phận kiểm duyệt nội bộ trước khi phát hành. Trong các buổi họp hàng tuần, Ban Tuyên Giáo đưa ra chỉ thị chi tiết cho các chủ biên những lãnh vực và chủ đề nào để đưa tin hoặc dìm tin, cũng như đào sâu chủ đề đến mức nào. Chính quyền cũng chủ động tìm cách thao túng dư luận trên mạng. Vào cuối năm 2017, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo, Thượng Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giới thiệu Lực lượng 47, một đơn vị quân đội mới với hơn 10.000 người, "vừa hồng, vừa chuyên," với nhiệm vụ đấu tranh với "các quan điểm sai trái" trên mạng. Giới phê phán cho rằng mục tiêu chính của Lực lượng 47 là tung tin bôi nhọ nhắm vào các thành phần đối nghịch với chính quyền. [25] Trong năm 2013, Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi tiết lộ là thành phố có một đội ngũ 900 "dư luận viên" để làm công tác tuyên truyền cho đảng. [26]

B6: Có những giới hạn nào về kinh tế hay luật quy định ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đăng tải nội dung trên mạng của người dùng? (0-3 điểm)

0

Những hạn chế về quảng cáo gây khó khăn kinh tế cho các trang thông tin mạng, và các quy định nghiêm ngặt của chính quyền khiến khả năng đăng tải thông tin trên mạng của người dùng bị giới hạn rất nhiều. Trong một môi trường tham ô, mối quan hệ có được với các viên chức chính quyền cao cấp hoặc các công ty quyền thế giúp các trang thông tin mạng và nhà cung cấp dịch vụ được bảo vệ về mặt chính trị và kinh tế. Các trang thông tin mạng cẩn trọng không để bị vướng hình ảnh có giao du với các nguồn tài trợ hay quảng cáo chống chính quyền. Cũng vậy, các nhà quảng cáo tránh các trang thông tin phê phán Đảng và nhà nước. Động thái của chính quyền trong năm 2017 để áp lực các mạng xã hội quốc tế gỡ bỏ nội dung "độc hại" đã tác động đến dịch vụ quảng cáo trên mạng. Chi nhánh Việt Nam của nhiều công ty đa quốc gia đã rút quảng cáo khỏi các mạng xã hội phổ thông như Facebook và Youtube theo yêu cầu của các bộ chính phủ. [27] Các công ty Việt Nam cũng rút quảng cáo khi đại diện chính quyền báo cho biết là quảng cáo xuất hiện bên cạnh các nội dung vi phạm luật, kể cả một số nội dung được các nhà đối kháng với chính quyền tải lên. [28] Thông tư 09/2014/TT-BTTTT, ban hành năm 2014, xiết chặt thủ tục đăng ký và xin phép mở một trang mạng xã hội mới (xem B3). Trong số các điều kiện đòi hỏi, người đăng ký phải có tối thiểu bằng đại học. Các trang thông tin và người dùng bình thường có thể bị phạt và bị đóng cửa vì nội dung đăng tải (xem B2). Nghị định 174, có hiệu lực từ năm 2014, phạt hành chính lên tới 100 triệu đồng (4.700 Mỹ kim) những ai chỉ trích đảng và nhà nước, xúc phạm anh hùng dân tộc, hoặc truyền bá tư tưởng phản động chống lại nhà nước trên mạng xã hội. Các khoản tiền phạt này áp dụng cho những vi phạm chưa nghiêm trọng đủ để bị khởi tố hình sự. Nghị định còn vạch ra các khoản tiền phạt khác về vi phạm trong lãnh vực kinh doanh trên mạng. Chẳng hạn như vào tháng Hai 2019, trang Người Tiêu Dùng bị buộc đóng cửa ba tháng và bị phạt 65 triệu đồng (2.800 Mỹ kim) vì một bài báo đụng chạm đến lãnh đạo Tp.HCM mà giới chức cho là thông tin sai sự thật. [29] Vào tháng Bảy 2108, báo điện tử Tuổi Trẻ cũng bị đình bản ba tháng và buộc phải gỡ bỏ các lời bình luận chỉ trích (xem

B2).

B7: Cảnh quan thông tin trên mạng có thiếu sự đa dạng không? (0-4 điểm) 1

Các nhà cung cấp nội dung trên internet đối diện với nhiều áp suất ảnh hưởng đến chất lượng và sự đa dạng của thông tin trên mạng, kể cả quy trình tự kiểm duyệt nội bộ áp đặt lên các tờ báo và trang thông tin mạng (xem B5). Ngoài ra, tuyên truyền xám từ cả hai phía thân và chống chính quyền càng gia tăng bóp méo không gian mạng, giới hạn sự đa dạng về nội dung và tiềm năng dân chủ của mạng xã hội. Mặc dầu truyền thông nhà nước tiếp tục chiếm ưu thế, sự xuất hiện của các trang truyền thông nội địa và mạng xã hội mới đã nới rộng cảnh quan truyền thông. Giới trẻ Việt Nam có học thức tìm đến các trang blog, mạng xã hội và các nguồn thông tin mạng khác ngày càng nhiều, hơn là xem TV và radio nhà nước. [30] Giới sử dụng internet trẻ, rành kỹ thuật tại Việt Nam biết đến các công cụ vượt thoát kiểm duyệt, và tìm kiếm dùng Google là thấy ngay. [31]

Page 6: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

B8: Người dùng có bị cản trở trong việc huy động, thành lập cộng đồng, mở chiến dịch, đặc biệt là cho những vấn đề chính trị và xã hội? (0-6 điểm)

3

Giới hoạt động tiếp tục dùng các công cụ số để huy động trong thời gian được báo cáo, mặc dầu gặp phải giới hạn và thái độ thù nghịch từ chính quyền. Một số nhà hoạt động có hàng chục ngàn người theo dõi trên mạng xã hội, ngay cả khi đối diện với áp suất dữ dội của chính quyền (xem B2 và C3). [32] Thí dụ như Phạm Đoan Trang, một nhà đối kháng hàng đầu và người nhận Giải Homo Homini 2018 cho giới bảo vệ nhân quyền và dân chủ, có 58 ngàn người theo dõi trên trang Facebook tính đến tháng Tám 2019. Trang blog của cô có gần 20 ngàn lượt viếng thăm mỗi ngày. [33] Huy động qua mạng tại Việt Nam thường mang tầm vóc địa phương hơn là toàn quốc, và thường xoay quanh các vấn đề môi trường, cũng như quan tâm đến sự bành trướng của Trung Quốc. Vào tháng Giêng 2019, một nhóm hoạt động môi trường lập trang Facebook Save Tam Đảo để phản đối một dự án của tập đoàn bất động sản Sun Group tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Trang này nhận được hàng ngàn "like" và người theo dõi trong vòng vài tuần. [34] Vào cuối năm 2017 phản đối trên mạng bùng ra khi có tin tập đoàn FLC của Việt Nam đang khảo sát xây dựng cáp treo tại hang Sơn Đoòng, thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, nơi được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới. [35] Vào tháng Sáu 2018, biểu tình bùng nổ toàn quốc để phản đối hai bộ luật dự thảo: dự luật an ninh mạng (xem C2 và C6) và một dự luật cho phép giới đầu tư nước ngoài thuê đất dài hạn đến 99 năm trong vùng kinh tế đặc biệt. Giới phê phán lo ngại là dự luật đặc khu sẽ khiến Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Các mạng xã hội bao gồm Facebook và Twitter được dùng để tổ chức các cuộc biểu tình. [36] Mạng xã hội cũng giúp giới hoạt động thâu và ghi nhận lại hành vi ngược đãi của công an. [37]

C. Xâm phạm về Quyền của Người Dùng Chính quyền tiếp tục đàn áp mạnh mẽ ngôn luận trên mạng trong năm 2019, với ít nhất 42 nhà hoạt động và blogger bị kết án. Nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng bị kết án tù nặng kỷ lục 20 năm, chỉ vài tháng sau khi blogger Hoàng Đức Bình bị án tù 14 năm vì ông chỉ trích thảm họa môi trường Formosa. Ngoài việc gia tăng khởi tố hình sự, luật an ninh mạng mới đã thêm nhiều khả năng cho chính quyền truy cập dữ liệu của người dùng.

C1: Hiến pháp và luật định đã không bảo vệ được những quyền như tự do biểu đạt, tiếp cận thông tin, và tự do báo chí, kể cả trên mạng, và được thi hành bởi một bộ máy tư pháp thiếu sự độc lập? (0-6 điểm)

0

Bản hiến pháp được bổ sung vào năm 2013 khẳng định quyền tự do biểu đạt, nhưng trên thực tế ĐCSVN nắm chặt kiểm soát giới truyền thông. Guồng máy tư pháp không có sự độc lập, và các vụ xử liên quan đến tự do biểu đạt thường rất ngắn ngủi, và thấy rõ là kết quả đã định trước. Công an thường xuyên bất chấp thủ tục pháp lý, bắt giữ blogger và các nhà hoạt động mạng không cần có lệnh bắt hoặc giam giữ họ quá hạn thời gian pháp luật cho phép. Luật an ninh mạng mới được thông qua vào tháng Sáu 2018 cũng áp đặt nhiều giới hạn sâu rộng về tự do biểu đạt trên mạng (xem B3, C2 và C6). [38] Kể từ năm 2008, một loạt quy định đã nới rộng tầm kiểm soát từ truyền thông cổ điển sang không gian mạng. Nghị định 97, ban hành năm 2008, ra lệnh cho các trang blog không bình luận về các vấn đề chính trị hay xã hội và cấm phổ biến các bài báo, tác phẩm văn học, hay các ấn phẩn khác bị Luật Báo Chí cấm. Trong năm 2011, Nghị định số 2 cho phép giới chức quyền xử phạt các ký giả và blogger về một số vi phạm, kể cả việc đăng tải dùng bút danh. [39] Nghị định 72 về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng Dịch vụ Internet và Thông tin trên Mạng thay thế Nghị định 97 vào năm 2013, nới rộng quy định từ các trang blog qua toàn bộ mạng xã hội. Điều 5 của nghị định cấm những hoạt động mạng "chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam," kích động bạo lực, tiết lộ bí mật nhà nước, phát tán thông tin giả mạo, và những điều khoản rất bao quát khác để giới hạn tự do biểu đạt trên mạng.

C2: Có điều luật nào ấn định hình phạt tội phạm hoặc trách nhiệm dân sự cho các hoạt động trên mạng? (0-4 điểm) 0

Luật pháp, bao gồm các nghị định liên quan đến internet, luật hình sự, luật xuất bản, luật an ninh mạng, và Pháp Lệnh Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước, có thể được dùng để phạt và bỏ tù các ký giả và cư dân mạng.

Page 7: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

Luật an ninh mạng, có hiệu lực vào tháng Giêng 2019, cấm hàng loạt hoạt động trên mạng, bao gồm: tổ chức chống đối lại ĐCSVN; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; thông tin sai sự thật; và gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội. [40] Ngoài ra, các trang web và trang mạng xã hội của cá nhân bị cấm không được đăng nội dung chống đối nhà nước hoặc gây rối trật tự công cộng (xem B3). Vào tháng Giêng 2018, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực. Theo luật bổ sung, điều 109, 117 và 330 của bộ luật hình sự thường được dùng để khởi tố và bỏ tù các blogger và nhà hoạt động mạng với tội danh lật đổ, tuyên truyền chống nhà nước, và lợi dụng quyền tự do dân chủ. [41] Luật bổ sung còn chứa các điều khoản mơ hồ gán tội cho những ai đang chuẩn bị phạm tội với án tù từ một đến 5 năm, có nghĩa là một người có thể bị kết án 5 năm tù giam chỉ vì đang chuẩn bị chỉ trích nhà nước trên mạng. Luật mới còn quy cho luật sư chịu trách nhiệm hình sự nếu không báo cho giới chức biết về một số tội của thân chủ mình, kể cả những hoạt động bất hợp pháp trên mạng, với hệ quả là biến luật sư thành nhân viên nhà nước. [42]

C3: Các cá nhân có bị trừng phạt vì các hoạt động trên mạng? (0-6 điểm) 0

Việt Nam tiếp tục trải qua một cuộc đàn áp lớn lao chống lại tự do ngôn luận trên mạng. Các hoạt động mạng bị truy tố xảy ra thường xuyên trong thời gian được báo cáo, và một số blogger và nhà bảo vệ nhân quyền lãnh các án tù nặng nề. Trong năm 2018, có ít nhất 42 nhà hoạt động và blogger bị kết án theo nhiều điều luật khắt khe. [43] Nhiều người bị kết án tù nặng nề trong năm qua. Vào tháng Mười 2018, tòa phúc thẩm Hà Nội bác bỏ đơn kháng án của nhà hoạt động môi trường và bảo vệ nhân quyền Lê Đình Lượng, y án 20 năm tù, một trong những án tù khắc nghiệt nhất áp đặt lên một nhà hoạt động mạng trong thời gian gần đây, với tội cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân," vạch ra trong điều 79 của bộ luật hình sự 1999. [44] Tòa sơ thẩm kết án ông trong một phiên xử vọn vẹn có một ngày. Ông bị kết tội một phần nào vì những bài viết trên Facebook chỉ trích chính quyền. [45] Trong một trường hợp khác, Nguyễn Trung Trực, đồng sáng lập viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức hiện diện và hoạt động trên mạng, bị kết án 12 năm tù giam với tội danh âm mưu lật đổ nhà nước. [46] Vào tháng Hai 2018, trong thời gian được báo cáo trước đó, Hoàng Đức Bình bị kết án 14 năm tù giam vì "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước." Vào năm 2017, ông phát trực tiếp video một cuộc tuần hành phản đối Formosa, công ty chịu trách nhiệm về thảm họa môi trường năm 2016. [47] Sau thời gian được báo cáo vào tháng Sáu 2019, Nguyễn Ngọc Ánh, một kỹ sư nuôi tôm và nhà hoạt động môi trường, bị kết án sáu năm tù giam vì dùng Facebook để "làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam." [48] Các bài đăng được biết là kêu gọi biểu tình ôn hòa. Ông bị bắt trước đó vào tháng Chín 2018. Có một diễn biến tích cực hiếm thấy là vào tháng Mười 2018, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thường được biết dưới tên Mẹ Nấm, được thả ra khỏi tù và bị lưu đày sang Hoa Kỳ. [49] Bà bị kết án trước đó vào tháng Sáu 2017 với bản án 10 năm tù giam vì những phê phán hồ sơ nhân quyền của chính quyền và cách đối xử với những người bị công an bắt giam. [50]

C4: Chính quyền có giới hạn về thông tin ẩn danh hay mật mã? (0-4 điểm) 1

Luật an ninh mạng 2018 giới hạn việc ẩn danh trên mạng bằng cách đòi hỏi người dùng khi đăng ký tài khoản với các mạng xã hội phải dùng tên thật, và các công ty công nghệ phải kiểm chứng danh tính của người dùng. [51] Không có giới hạn nào về mật mã hay việc sử dụng các công cụ mật mã, mặc dầu có vài điều luật đòi hỏi cung cấp cho giới chức chìa khóa giải mã khi được yêu cầu (xem C6).

C5: Việc nhà nước theo dõi các hoạt động trên mạng có xâm phạm đến quyền riêng tư của người dùng không? (0-6 điểm) 1

Không có nhiều thông tin về công nghệ theo dõi chính quyền Việt Nam đang dùng, nhưng trong khuôn khổ luật pháp, kể cả luật an ninh mạng 2018, cho phép giới chức xâm phạm quyền riêng tư của công dân khá dễ dàng.

Page 8: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

Vào tháng Mười 2018, giới chức thông báo là chính quyền đã thành lập một đơn vị quốc gia mới để giám sát mạng xã hội và các nội dung khác trên mạng. Giới chức xác nhận là trung tâm này được trang bị các phần mềm có khả năng phân tích, đánh giá, và phân loại hàng triệu bài đăng. [52] Theo công ty an ninh mạng FireEye có trụ sở tại California, Việt Nam phát triển đáng kể khả năng dọ thám qua mạng trong những năm gần đây. Kể từ 2014, công ty này đã theo dõi ít nhất 10 vụ tấn công riêng biệt từ một nhóm mang tên OceanLotus, hoặc APT32, nhắm đến các ký giả Việt Nam tại hải ngoại, các tổ chức nhà nước và tư nhân tại Đức, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philippines, Anh Quốc và ngay tại Việt Nam. Tuy không có chứng cớ gì để kết APT32 với chính quyền Việt Nam, công ty FireEye cho rằng các chi tiết cá nhân và dữ liệu lấy được từ các tổ chức "không có giá trị gì đối với bất cứ ai khác ngoài chính quyền Việt Nam." [53] Vào năm 2013, Citizen Lab, một nhóm nghiên cứu tại Canada, nhận diện phần mềm FinFisher trên máy chủ ở 25 quốc gia, kể cả Việt Nam. Được công ty Gamma International của Anh quảng cáo là bộ phần mềm để xâm nhập và theo dõi hợp pháp, FinFisher có khả năng giám sát thông tin liên lạc và rút lấy thông tin ra khỏi các máy tính không cần xin phép, bao gồm liên lạc, tin nhắn văn bản, và email. Citizen Lab lưu ý là sự hiện hữu của loại máy chủ đó không hàm ý người điều hành là ai, mặc dầu loại máy đó chỉ bán cho các chính quyền.

C6: Các nhà cung cấp dịch vụ và các công ty công nghệ khác có được chính quyền yêu cầu giúp giám sát thông tin liên lạc của người dùng? (0-6 điểm)

1

Các nhà cung cấp dịch vụ và các công ty công nghệ được yêu cầu bởi luật pháp giúp chính quyền giám sát thông tin liên lạc của người dùng trong một số trường hợp. Luật an ninh mạng mới, có hiệu lực từ tháng Giêng 2019, tăng thêm nhiều điều kiện đòi hỏi công ty giúp cho chính quyền theo dõi bằng cách phải lưu giữ dữ liệu và một số điều khoản nội địa hóa. Luật này đòi hỏi các nền tảng mạng—kể cả các đại công ty như Facebook và Google, cũng như các nền tảng mạng nhỏ hơn như dịch vụ trả tiền và công ty trò chơi—lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam ngay tại nội địa và cung cấp dữ liệu đó cho chính quyền khi được yêu cầu. [54] Dữ liệu bao gồm tên, ngày sinh, quốc tịch, chứng minh nhân dân, thẻ tín dụng, các hồ sơ sinh trắc học, hồ sơ y tế, phải được lưu trữ thường trực khi mà dịch vụ vẫn còn hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, nội dung thông tin liên lạc và danh sách liên lạc phải được lưu trữ trong vòng 36 tháng. Công ty nước ngoài phục vụ hơn 10.000 khách hàng nội địa thì phải có văn phòng tại Việt Nam. [55] Nghị định 72 đòi hỏi mạng xã hội phải "cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp luật" cho "cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền" khi được yêu cầu, nhưng thiếu các thủ tục và giám sát thỏa đáng để ngăn ngừa lạm dụng. Nghị định buộc các doanh nghiệp phải có ít nhất một máy chủ đặt tại Việt Nam "đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền," và đòi hỏi phải lưu trữ một số thông tin trong một thời gian nhất định (xem B3). Nghị định cho phép người dùng có quyền rất mơ hồ là "được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật." Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, và "các tổ chức, cá nhân có liên quan" có thể thi hành nghị định này, khiến cho thông tin liên lạc ẩn danh và riêng tư có thể bị xâm phạm bởi hầu hết các giới chức tại Việt Nam. Vào giữa năm 2016, "thư từ của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính & Viễn thông Sài Gòn" là cơ sở để buộc tội ông Nguyễn Đình Ngọc phát tán tài liệu chống nhà nước. [56] Luật An Toàn Thông Tin Mạng, ban hành các điều khoản an ninh mạng mới, có hiệu lực vào năm 2016. [57] Trong số các điều khoản gây quan tâm, luật đòi hỏi các doanh nghiệp chia sẻ thông tin cá nhân mà không cần có sự đồng ý của người dùng nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu (Điều 17.1.c), buộc cung cấp khóa mã khi giới chức yêu cầu, và doanh nghiệp phải xin giấy phép cho các sản phẩm mật mã, đe doạ sự ẩn danh của người dùng. [58] Một số trang web cũng được yêu cầu giữ lại thông tin và lưu trữ dữ liệu nội địa. Theo Thông tư 09/2014/TT-BTTTT, doanh nghiệp Việt Nam điều hành các trang web và mạng xã hội, kể cả nền blog, phải có máy chủ tại Việt Nam và giữ các thông tin đăng tải tối thiểu 90 ngày, và giữ một số siêu dữ liệu tối thiểu hai năm. [59] Chủ nhân các quán cà phê internet được yêu cầu cài phần mềm để theo dõi và lưu trữ thông tin về hoạt động mạng của khách hàng, và người dân phải trình giấy chứng minh nhân dân với nhà mạng khi gắn đường dây internet tại nhà. [60] Quy định yêu cầu người thuê bao di động trả trước phải trình giấy tờ với mạng di động được áp dụng đồng nhất. [61]

C7: Các cá nhân có bị đe dọa ngoài khuôn khổ pháp luật hoặc bị bạo hành thể xác bởi giới chức nhà nước hay các thế lực nào khác để trả đũa cho các hoạt động trên mạng của họ? (0-5 điểm)

1

Page 9: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

Blogger và các nhà hoạt động mạng thường bị hành hung thể xác, mất việc, đường truyền internet bị cắt, hạn chế di chuyển, và bị những vi phạm quyền khác. Vào tháng Giêng 2019, Trương Duy Nhất, một ký giả và bình luận gia từng đi tù từ 2013 đến 2015 vì tội danh "tuyên truyền chống phá nhà nước," biến mất khỏi Thái Lan, sau khi ông nộp đơn xin tỵ nạn với văn phòng Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan. Trương Duy Nhất được cho là bị bắt cóc bên Thái Lan và đưa về Việt Nam, trong khi giới chức Việt Nam phủ nhận tin này. Vào tháng Sáu 2019, sau thời gian được báo cáo, giới chức khám xét nhà ông và mở cuộc điều tra tội phạm về hành vi "lạm dụng chức quyền" trong thời gian ông làm việc cho báo Đại Đoàn Kết.

[62] Ngoài ra, vào tháng Tám 2018, viên chức nhà nước và một số người mặc thường phục bố ráp một đêm nhạc tại Tp.HCM và đánh đập tàn nhẫn ca sĩ Nguyễn Tín, cũng là một nhà hoạt động về nhân quyền, và Phạm Đoan Trang, một blogger và nhà đối kháng nổi tiếng. [63] Vào tháng Ba 2018, công an chặn cửa nhà Nguyễn Tường Thụy, một blogger và phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, không cho ông đi gặp đại diện Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (OHCHR). [64] Vào mùa hè 2017, Mai Khôi, nguyên là một ca sĩ với quan điểm dân chủ từng phê phán chính quyền trên mạng, đã bị chủ nhà đuổi ra khỏi cư xá dưới áp lực của công an, và từ đó cư trú tại một địa điểm kín. Kể từ 2016, khi bắt đầu bày tỏ quan điểm công khai, cô đã bị đuổi ra khỏi ngành âm nhạc Việt Nam và coi như bị cấm trình diễn. [65] Các chủ bút và ký giả sau khi đăng bài thì có nguy cơ bị những hình phạt như tù tội, phạt tiền, cảnh cáo kỷ luật, và bị cho nghỉ việc. Vào năm 2016, ông Mai Phan Lợi, trưởng văn phòng đại diện báo Pháp Luật Tp.HCM tại Hà Nội, bị rút thẻ nhà báo vì dùng chữ "xúc phạm đến quân đội" trong một bài đăng trên Facebook bàn luận về vụ một chiếc máy bay tìm kiếm cứu hộ của Việt Nam bị rớt, trong đó ông Lợi đặt câu hỏi là tại sao máy bay "tan xác." [66] Ngày hôm sau, Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn cảnh cáo là giới ký giả phải nên cân nhắc khi dùng mạng xã hội. [67]

C8: Có xảy ra nhiều trường hợp các trang web, thực thể chính phủ và tư nhân, nhà cung cấp dịch vụ, người dùng cá nhân bị xâm nhập và bị các hình thức tấn công mạng khác? (0-3 điểm)

1

Các nhà hoạt động tại Việt Nam và hải ngoại từng là mục tiêu bị tấn công có hệ thống. Nghiên cứu phát hành vào tháng Chín 2018 cho thấy có nhiều cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vào trang web Việt Tân và trang thông tin điện tử độc lập Tiếng Dân giữa tháng Tư và tháng Sáu 2018. [68] Hai trang web thường phê phán và phản biện khác là Luật Khoa và the Vietnamese, bị tấn công đang trong lúc có nhiều cuộc xuống đường lớn phản đối luật an ninh mạng vào tháng Sáu 2018. [69] Nghiên cứu trước đó vào năm 2017 phát hiện việc tin tặc mở chiến dịch dọ thám mạng có phối hợp để nhắm vào hai cơ quan truyền thông Việt Nam trong năm 2015 và 2016 và cộng đồng người Việt tại Úc năm 2017, cũng như một số công ty có quyền lợi tại Việt Nam. [70] Trong nhiều năm qua, giới hoạt động đã bị chiếm lấy tài khoản, kể cả bị trò email lừa phỉnh ngụy trang có nội dung chính đáng, mà thực chất chứa mã độc xâm nhập vào máy của người nhận để đánh cắp thông tin riêng. Kể từ năm 2013, các cuộc tấn công dùng mã độc để dọ thám ký giả, giới hoạt động và đối kháng trở nên tinh vi hơn cho từng cá nhân. Tổ chức Electronic Frontier Foundation tại California và ký giả cơ quan thông tấn Associated Press cho biết là nhận được email có mã độc với nội dung mời đi dự hội nghị nhân quyền hoặc ngỏ ý tặng bài vở nghiên cứu về đề tài, cho thấy là người gửi biết rõ về hoạt động và sở thích của người nhận.

Page 10: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

References [1] “Internet penetration in selected Asian countries as of June 2019, by country,” Statista, June 2019, https://www.statista.com/statistics/281668/internet-penetration-in-southeast-asian-countries/; “Internet user penetration in Vietnam from 2017 to 2023,” Statista, 2019, https://www.statista.com/statistics/975063/internet-penetration-rate-in-vietnam/. [2] “Mobile phone Internet penetration rate in Vietnam from 2017 to 2023,” Statista 2019, https://www.statista.com/statistics/974957/vietnam-mobile-phone-internet-user-penetration/; ”Smartphone penetration rate as share of the population in Vietnam from 2017 to 2023*,” Statista, 2019, https://www.statista.com/statistics/625458/smartphone-user-penetration-in-vietnam/. [3] “Cuộc đua 3G đang nóng tại Việtnam,” [The 3G race is heating up in Vietnam,] Zing, March 21, 2017, http://news.zing.vn/cuoc-dua-4g-dang-nong-tai-viet-nam-post730022.html. [4] “VNPT đẩy mạnh phủ sóng 4G theo nhu cầu thị trường,” [VNPT increases 4G coverage following market demand,] Vinaphone, 2019, https://tongdaivinaphone.vn/nam-2019-vnpt-day-manh-vung-phu-song-4g-theo-nhu-cau-cua-thi-truong.html. [5] “Sóng di động 5G đã có tại Việt Nam,” [5G mobile signal piloted in Vietnam,] VietnamNet, April 26, 2019, https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vien-thong/song-di-dong-5g-da-co-tai-viet-nam-toc-do-tuong-duong-nha-mang-my-526689.html. [6] “Các gói cước 3G Vinaphone trọn gói không giới hạn dung lượng 2019,” [3G Vinaphone packages with unlimited capacity in 2019,] Vinaphone, August 28, 2019, http://3gvinaphone.vn/cac-goi-cuoc-3g-vinaphone-khong-gioi-han-luu-luong-mien-phi/; “GDP per capita, PPP (current international $),” World Bank, International Comparison Program Database, accessed 2019, http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD. [7] Personal accounts from activists reporting on the outskirts of Hanoi, 2017; “Vụ Đồng Tâm có thêm diễn biễn phức tạp,” [Complications in the Dong Tam case,] BBC Vietnamese, April 20, 2017, http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39646209. [8] Website of the Ministry of Information and Communication of the Socialist Republic of Vietnam, http://english.mic.gov.vn/Pages/home.aspx. [9] “Internet cáp quang của VNPT,” [VNPT’s fiber cable service,] Phap Luat Vietnam, July 11, 2018, https://www.phapluatplus.vn/game--cong-nghe/internet-cap-quang-cua-vnpt-va-chinh-sach-3-nhat-d73035.html. [10] “Sự nghiệt ngã của thị trường viễn thông,” [The brutality of the telecom market,] Saigon Giai Phong, March 12, 2019, http://www.sggp.org.vn/su-nghiet-nga-cua-thi-truong-vien-thong-580595.html. [11] Sarah Perez, “Facebook blocked in Vietnam over the weekend due to citizen protests,” TechCrunch, May 17, 2016 http://tcrn.ch/28KKrG2. [12] Khank Vu, “Vietnam says Facebook violates controversial cybersecurity law”, Reuters, January 9, 2019, https://www.reuters.com/article/us-vietnam-facebook-idUSKCN1P30AJ. [13] “Major online newspaper suspended for three months in Vietnam,” VNE Express International, July 17, 2018, https://bit.ly/2NlAaDK. [14] “Vietnam,” Facebook Transparency Report, 2018, https://transparency.facebook.com/content-restrictions/country/VN. [15] Adrian Shahbaz, “Why Social Media Are Still Worth Saving,” Freedom House, June 2019, https://freedomhouse.org/report/freedom-media/freedom-media-2019#media-essay. [16] Access Now et al., Open Letter to Facebook on World Press Freedom Day 2019: Don’t Give in to Censorship in Vietnam, May 3, 2019, https://viettan.org/en/wp-content/uploads/sites/2/2019/05/Open-Letter-to-Facebook-WPFD-2019.pdf. [17] “Facebook xây dựng kênh riêng xử lý, ngăn chặn thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam,” VTC News, 11 January 2018, https://vtc.vn/facebook-xay-dung-kenh-rieng-xu-ly-ngan-chan-thong-tin-vi-pham-phap-luat-viet-nam-d374958.html. [18] “Vietnam: How Facebook is being abused to silence critics in Germany,” Reporters Without Borders, December 21, 2018, https://rsf.org/en/news/vietnam-how-facebook-being-abused-silence-critics-germany. [19] “New Facebook phishing attack taking Vietnamese opposition voices offline,” Access Now, October 22, 2018, https://www.accessnow.org/vietnam-facebook-phishing-attack-take-opposition-voices-offline/; Keith Walker, “Facebook accused of silencing critical Vietnamese bloggers,” Deutsche Welle, December 15, 2018, [20] Ngan Anh, “Vietnam unhappy with how Facebook handles requests to remove 'toxic' content”, VNE Express, November 18, 2017, https://e.vnexpress.net/news/news/vietnam-unhappy-with-how-facebook-handles-requests-to-remove-toxic-content-3672127.html. [21] “Safari Phú Quốc ‘chưa nhập tê giác,’” [Phu Quoc Safari “not imported rhinos yet,”] BBC Vietnamese, February 27, 2016, http://bbc.in/1Tkwnaw. “Safari Phú Quốc ‘nên minh bạch’,” [Phu Quoc Safari ‘should be transparent,”] BBC Vietnamese, February 26, 2016, http://bbc.in/1LL7koS.

Page 11: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

[22] “Reports of mass animal deaths at Vietnam safari zoo are false: authorities,” Tuoi Tre News, February 24, 2016, http://tuoitrenews.vn/society/33384/reports-of-mass-animal-deaths-at-vietnam-safari-zoo-are-false-authorities. [23] Baker McKenzie, “New Draft Cybersecurity Law 2017,” Lexology, July 31, 2017, https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=b3fd124e-e230-4859-84a4-e7fe623e57df. [24] Ashely Westerman, “To The Dismay Of Free Speech Advocates, Vietnam Rolls Out Controversial Cyber Law,” National Public Radio, January 1, 2019, https://www.npr.org/2019/01/01/681373274/to-the-dismay-of-free-speech-advocates-vietnam-rolls-out-controversial-cyber-law. [25] “Hơn 10.000 người trong 'Lực lượng 47' đấu tranh trên mạng,” Tuoitre Online, December 25, 2017, https://tuoitre.vn/hon-10-000-nguoi-trong-luc-luong-47-dau-tranh-tren-mang-20171225150602912.htm. [26] “Vietnam's propaganda agents battle bloggers online,” Bangkok Post, January 19, 2013, https://www.bangkokpost.com/world/331539/vietnam-propaganda-agents-battle-bloggers-online. [27] Michael Peel, “Vietnam targets multinationals in social media censorship drive,” Financial Times, March 17, 2017, https://www.ft.com/content/853db6f2-0ae1-11e7-97d1-5e720a26771b. [28] Ma Nguyen, “Vietnam leverages Google, YouTube hate speech failings,” Asia Times, March 27, 2017, https://www.asiatimes.com/2017/03/article/vietnam-leverages-google-youtube-hate-speech-failings/. [29] “Báo lại bị phạt vì đụng đến lãnh đạo,” [Newspaper fined again for criticising leaders,] RFA, Feb 26, 2019, https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/newspapers-punished-again-02262019120519.html. [30] Paul Rothman, “Media Use in Vietnam: Findings from BBG and GALLUP,” Cima, June 10, 2015, http://www.cima.ned.org/blog/media-use-vietnam/. [31] The Sec Dev Foundation, Circum-what? Circumvention Widely Employed, Poorly Understood in Vietnam, January 29, 2016, secdev-foundation.org/wp-content/uploads/2016/01/Circum-What.pdf. [32] Matthew Tostevin, “Vietnam's Facebook dissidents test the limits of Communist state,” Reuters, August 29, 2017, https://www.reuters.com/article/us-vietnam-internet/vietnams-facebook-dissidents-test-the-limits-of-communist-state-idUSKCN1B92UQ. [33] “The Homo Homini Prize for 2017 will be awarded to a persecuted Vietnamese Blogger,” PEOPLE IN NEED, February 2, 2018”, https://www.clovekvtisni.cz/en/what-we-do/human-rights-support/vietnam/the-homo-homini-prize-for-2017-will-be-awarded-to-a-persecuted-vietnamese-blogger-4888gp. [34] “#SaveTamDao: A Cry for Help from Vietnam’s Primary Rainforest,” The Vietnamese, January 22, 2019, https://www.thevietnamese.org/2019/01/savetamdao-a-cry-for-help-from-vietnams-primary-rainforest/. [35] “C t treo Sơn Đo eo ảnh hướng thế nnh tới thiii nhiii?” RFA, February 1, 2018, https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-cable-car-system-in-son-doong-affect-the-nature-02012018130159.html. [36] “Protests Spread in Vietnam Over Proposed New Laws,” VOA Learning English, June 20, 2018, https://learningenglish.voanews.com/a/spread-of-protests-shows-anger-in-vietnam/4447439.html. [37] “Vietnam police halt protests against new economic zones,” Reuters, June 10, 2018, https://www.reuters.com/article/us-vietnam-protests/vietnam-police-halt-protests-against-new-economic-zones-idUSKCN1J605X. [38] Baker McKenzie, “New Draft Cybersecurity Law 2017,” Lexology, July 31, 2017, [39] OpenNet Initiative, Vietnam, Country Profile, August 7, 2012, https://opennet.net/research/profiles/vietnam; The Ministry of Information and Communication, Decree No 97/2008/ND-CP of August 28, 2008, Official Gazette, August 11-12, 2008, http://bit.ly/1j9Ejf5; Ministry of Information and Communications, Circular No. 07/2008/TT-BTTTT of December 18, 2008, Official Gazette, January 6-7, 2009, https://cpj.org/Vietnam%20media%20decree.pdf; Article 19, Comment on the Decree No. 02 of 2011 on Administrative Responsibility for Press and Publication Activities of the Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam, June 2011, https://www.article19.org/data/files/pdfs/analysis/comment-on-the-decree-no.-02-of-2011-on-administrative-responsibility-for-pr.pdf; Decree 02/2011/ND-CP, [in Vietnamese,] January 6, 2011, available at Committee to Protect Journalists, http://cpj.org/Vietnam%20media%20decree.pdf. [40] “Vietnam’s New Cybersecurity Law 2018,” Vietnam Business Law, July 30, 2018, https://vietnam-business-law.info/blog/2018/7/30/vietnams-new-cybersecurity-law. [41] These articles penalize “carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration” (Article 109); “making, storing, disseminating or propagandizing materials and products that aim to oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam,” (Article 117); and “abuse of democratic rights to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and citizens,” (article 330); See: “Vietnam’s Proposed Revisions to National Security Laws,” Human Rights Watch, November 19, 2015, https://www.hrw.org/news/2015/11/19/vietnams-proposed-revisions-national-security-laws. [42] “Vietnam: New Law Threatens Right to a Defense”, Human Right Watch, 21 Jun, 2017,

Page 12: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

https://www.hrw.org/news/2017/06/21/vietnam-new-law-threatens-right-defense. [43] “EU: Press Vietnam on Rights Record,” Human Rights Watch, March 4, 2019, https://www.hrw.org/news/2019/03/04/eu-press-vietnam-rights-record. [44] “Vietnamese Court Upholds 20-year Imprisonment of Democracy Campaigner Le Dinh Luong in His Appeal,” Vietnam Human Rights Defenders, October 18, 2018, http://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2018/10/18/vietnamese-court-upholds-20-year-imprisonment-of-democracy-campaigner-le-dinh-luong-in-his-appeal/; “Vietnam sentences activist to 20 years prison amid dissent crackdown,” Reuters, August 16, 2018, https://uk.reuters.com/article/uk-vietnam-dissident/vietnam-sentences-activist-to-20-years-prison-amid-dissent-crackdown-idUKKBN1L10RD. [45] “Vietnamese blogger gets 20-year jail sentence,” Reporters Without Borders, August 16, 2018, https://rsf.org/en/news/vietnamese-blogger-gets-20-year-jail-sentence. [46] “Vietnam court jails activist for 12 years,” Reuters, September 13, 2018, https://www.reuters.com/article/us-vietnam-security-trials/vietnam-court-jails-activist-for-12-years-idUSKCN1LT0N9. [47] “Hoang Duc Binh,” Profile, The 88 Project for Free Speech in Vietnam, last updated: September 23, 2019, https://vietnamprisoners.info/prisoner/32/hoang-duc-binh. [48] “Vietnam blogger jailed for six years for Facebook posts calling for peaceful protests,” The Guardian, June 7, 2019, https://www.theguardian.com/world/2019/jun/07/vietnam-blogger-jailed-for-six-years-for-facebook-posts-calling-for-peaceful-protests. [49] “Mother Mushroom, Vietnamese Activist, Is Said to Be Released,” The New York Times, October 17, 2018, https://www.nytimes.com/2018/10/17/world/asia/vietnam-blogger-mother-mushroom.html. [50] Associated Press, “Vietnamese blogger jailed for 10 years for 'defaming' regime,” The Guardian, June 29, 2017, https://www.theguardian.com/world/2017/jun/29/vietnamese-blogger-jailed-for-10-years-for-defaming-regime. [51] “Vietnamese blogger jailed for 10 years for 'defaming' regime,” The Guardian, June 29, 2017, http://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2017/11/08/vietnams-cybersecurity-draft-law-made-in-china/. [52] “Vietnam rolls out web monitor to control 'false information',” The Straits Times, November 1, 2018, https://www.straitstimes.com/asia/vietnam-rolls-out-web-monitor-to-control-false-information, “New push to constrain social media,” Vietname Right Now, November 8, 2018, http://vietnamrightnow.com/2018/11/new-push-to-constrain-social-media/. [53] Jon Russel, “Report: Hackers ‘aligned’ with Vietnam government attacked international firms and media,” Tech Crunch, May 15, 2017, https://techcrunch.com/2017/05/14/fireeye-vietnam-aligned-hackers/. [54] “Vietnam: Big Brother Is Watching Everyone,” Human Rights Watch, December 20, 2018, https://www.hrw.org/news/2018/12/20/vietnam-big-brother-watching-everyone. [55] Ralph Jennings, “Cybersecurity Law: Vietnam Will Censor Internet, Not Close Websites,” VOA News, December 28, 2018, https://www.voanews.com/a/cybersecurity-law-vietnam-will-censor-internet-not-close-websites/4719474.html. [56] “Vietnam: 7 Convicted in One Week,” Human Rights Watch, April 4, 2016, https://www.hrw.org/news/2016/04/04/vietnam-7-convicted-one-week. [57] Tilleke and Gibbons, Legal Update: New Regulations in the ICT Sector in Vietnam, March 2016, http://www.tilleke.com/sites/default/files/2016_Mar_New_Regulations_ICT_Sector_Vietnam.pdf; “New Law On Cyber Information Security And Its Impact On Data Privacy In Vietnam,” Rouse, March 30, 2016, http://www.rouse.com/magazine/news/new-law-on-cyber-information-security-and-its-impact-on-data-privacy-in-vietnam/. [58] Michael L. Gray, “The Trouble with Vietnam’s Cyber Security Law,” The Diplomat, October 21, 2016, http://thediplomat.com/2016/10/the-trouble-with-vietnams-cyber-security-law/; “Vietnamese Cyber Security Law Threatens Privacy Rights and Encryption,” Tiasang Vietnam, September 8, 2016, http://www.secdev-foundation.org/wp-content/uploads/2016/09/FN-TS-15-Vietnamese-Cyber-Security-Law-Threatens-Privacy-Rights-and-Encryption.pdf. [59] Mong Palatino, “Corporate Critics Say Vietnam's New Tech Regulations Are Bad for Business,” Global Voice Advocacy, November 3, 2014, https://advox.globalvoices.org/2014/11/04/corporate-critics-say-vietnams-new-tech-regulations-are-bad-for-business/. [60] “Internet Censorship tightening in Vietnam,” Asia News, June 22, 2010, http://www.asianews.it/news-en/Internet-censorship-tightening-in-Vietnam-18746.html. [61] “Nghị định 49/2017/NĐ-CP: Thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, loại bỏ tình trạng sim rác, sim ảo,” Ministry of Information and Communications of the Socialist Republic of Vietnam, May 9, 2017, https://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/134363/Nghi-dinh-49-2017-Nd-CP--That-chat-quan-ly-thue-bao-di-dong-tra-truoc--loai-bo-tinh-trang-sim-rac--sim-ao.html. [62] “Thailand: Investigate reports of abducted Vietnamese journalist”, Amnesty International, February 6, 2019, https://www.amnesty.org/en/latest/news/2019/02/thailand-investigate-reports-of-abducted-vietnamese-journalist/; “RFA Blogger Truong Duy Nhat's Case Files Seized in Police Raid on Lawyer,” Radio Free Asia, July 2, 2019,

Page 13: Việt Nam - Freedom on the Net on the Net 2019 - Vietnam...Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media Việt Nam Tình trạng Tự Do Internet 2019 KHÔNG CÓ TỰ DO Rào

Freedom on the Net 2019: The Crisis of Social Media

https://www.rfa.org/english/news/vietnam/nhat-lawyer-07022019164415.html; “Former reporter arrested over land violations,” VNE Express, June 10, 2019, https://e.vnexpress.net/news/news/former-reporter-arrested-over-land-violations-3936462.html. “Liên quan vụ án Vũ "nhôm": Khởi tố, khám xét chỗ ở của ông Trương Duy Nhất,” [Prosecution and raid Truong Duy Nhat’s house,] Tuoi Tre, June 10, 2019, https://tuoitre.vn/lien-quan-vu-an-vu-nhom-khoi-to-kham-xet-cho-o-cua-ong-truong-duy-nhat-20190606090452415.htm. [63]“Vietnam: Activists beaten in Concert Raid,” Human Rights Watch, August 22, 2018, https://www.hrw.org/news/2018/08/22/vietnam-activists-beaten-concert-raid. [64] “Vice President of IJAVN Blocked from Meeting with OHCHR Officials,” Vietnam Human Rights Defenders, March 8, 2018, http://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2018/03/08/vice-president-of-ijavn-blocked-from-meeting-with-ohchr-officials/. [65] “Vietnam's harsh summer: state launches largest crackdown on dissidents in years,” The Guardian, September 25, 2017, https://www.theguardian.com/world/2017/sep/26/vietnams-state-largest-crackdown-on-dissidents-years. [66] “Vietnam reporter's press card revoked for insulting military,” AP, June 20, 2016, https://www.ksl.com/article/40302640/vietnam-reporters-press-card-revoked-for-insulting-military. [67] Nhà báo phải cân nhắc khi sử dụng mạng xã hội,” [Journalists should consider when using social networks,] Vietnamnet, June 21, 2016, http://bit.ly/28KtOKa. [68] “News From Deflect Labs: DDoS attacks against Vietnamese Civil Society,” eQualitie, September 7, 2018, https://equalit.ie/ddos-attacks-vietnamese-civil-society/. [69] “DDOS against websites critical against the Vietnam cybersecurity law,” Qurium, June 2018, https://www.qurium.org/alerts/vietnam/ddos-against-luatkhoa-org-and-thevietnamese-org/. [70] Nick Carr, “Cyber Espionage is Alive and Well: APT32 and the Threat to Global Corporations,” FireEye, May 14, 2017, https://www.fireeye.com/blog/threat-research/2017/05/cyber-espionage-apt32.html.