28

VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham
Page 2: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

�Trưởng Ban biên tập: Ông ĐỖ VĂN LANH�Giấy phép xuất bản số: 25/GP-XBBT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 01/04/2016�Trụ sở: số 10 - Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội�ĐT: (04) 39437516 - 39438057 �Fax: (04) 39437417 �Email: [email protected]�Trình bày: Starbooks �In tại: Công ty TNHH Phát triển Minh Đạt.

LÊ OANH

Trong tháng 10/2016, Thứtrưởng Bộ TN&MT Võ TuấnNhân đã chủ trì buổi làmviệc về Đề án tham gia Triển

lãm quốc tế về thiết bị, công nghệ vàdịch vụ môi trường lần thứ 27(Pollutec 2016) được tổ chức từ ngày29 tháng 11 đến hết ngày 02 tháng12 năm 2016 tại thành phố Lyon,Cộng hoà Pháp.

Tham dự buổi làm việc có đại diệnlãnh đạo Tổng Cục Môi trường, cácCục: Quản lý tài nguyên nước, Khítượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,các Vụ: Hợp tác quốc tế, Thi đua Khenthưởng và Tuyên truyền, Tài chính vàVăn phòng. Tham dự cuộc họp còn cóđại diện Phòng Thương mại Côngnghiệp Pháp tại Việt Nam, đại diện cácBộ: Công Thương, Xây dựng và UBNDTP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm Pollutec là triển lãm cóquy mô lớn trên thế giới trong các lĩnhvực: môi trường, năng lượng, biển vàđại dương, thu hút được nhiều quốcgia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm2016, Việt Nam được mời tham giaTriển lãm với tư cách là quốc gia danhdự. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam giớithiệu ra thế giới các chính sách, vấn đềvà dự án về môi trường, năng lượng,biển và hải dương,.., đồng thời thiếtlập và thắt chặt mối quan hệ với cácđối tác quốc tế trong hoạt độngphòng, chống ô nhiễm môi trường,bảo tồn thiên nhiên, giảm phát thải khínhà kính.

Pollutec 2016 dự kiến có 2.400 nhàtrưng bày trên một không gian diệntích 100.000 m2, với 10 nhóm ngành

triển lãm theo 5 chủ đề chính tậptrung, có 200 công nghệ tiên tiến lầnđầu được công bố, 400 cuộc hội thảo,thu hút khoảng 65.000 khách thămquan.

Với chủ đề: “Phát triển đô thị,công nghiệp và vùng duyên hải bềnvững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”,Khu triển lãm của Việt Nam tại Pollutec2016 tập trung trưng bày, giới thiệu vềcác nội dung chính sau đây:

Một là, các chính sách vĩ mô vềbảo vệ môi trường và phát triển bềnvững của Việt Nam.

Hai là, thành phố bền vững: Trưngbày, giới thiệu về quy hoạch đô thị;quy hoạch các khu xử lý chất thải tậptrung (nước thải, rác thải, chất thảinguy hại...); các giải pháp công nghệ

nhằm giúp cải tạo thànhphố thành không gian xanh,tiết kiệm năng lượng vàthân thiện với môi trường;phát triển đô thị thôngminh; giới thiệu các hìnhảnh, thiết kế và mô hình khuđô thị sinh thái; khu dân cưvà nhà sinh thái thích ứngvới biến đổi khí hậu.

Ba là, công nghiệp bềnvững: Giới thiệu các quyhoạch ngành, các mô hìnhkhu công nghiệp bền vữngtại Việt Nam; Các giải phápsản xuất sạch hơn trongcông nghiệp; định hướng vàcác giải pháp thu hút đầu tưnhằm phát triển ngành côngnghiệp môi trường ở ViệtNam.

Bốn là, vùng duyên hảiven biển: giới thiệu tiềm

năng kinh tế biển và vùng duyên hảiven biển Việt Nam; biến đổi khí hậu vàcác giải pháp ứng phó với biến đổi khíhậu tại Việt Nam; tài nguyên đa dạngsinh học biển và các vùng đất ngậpnước của Việt Nam.

Năm là, sản phẩm sinh thái, sảnphẩm tái chế thân thiện với môitrường: tập trung trưng bày, giới thiệucác sản phẩm sinh thái, sản phẩm táichế thân thiện với môi trường;

Sáu là, các mô hình công nghệ,quy trình sản xuất sản phẩm sinh tháivà các dự án tiềm năng cần mời gọinhà đầu tư và hợp tác trong lĩnh vựcxử lý chất thải và giảm nhẹ, thích ứngvới biến đổi khí hậu; các giải pháp kỹthuật, sáng chế khoa học công nghệtrong lĩnh vực xử lý môi trường.�

Việt Nam tham gia Triển lãm Pollutec 2016

Page 3: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3]

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Đề án vừa được Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trườngký ban hành tại Quyết địnhsố 2441/QĐ-BTNMT.

Đề án nhằm mục tiêu xây dựngmột nền công vụ chuyên nghiệp, tráchnhiệm, năng động, minh bạch, đápứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý nhà nước về tài nguyên vàmôi trường và sự hài lòng của tổ chức,cá nhân trong bối cảnh hội nhập quốctế, góp phần xây dựng Chính phủ kiếntạo, phát triển và phục vụ Nhân dân.

Theo đó, Đề án tập trung vào cácnội dung cơ bản như: Nâng cao chấtlượng, hiệu quả điều hành của Bộ Tàinguyên và Môi trường; Đẩy mạnhphân cấp quản lý và hoàn thiện việctổ chức công vụ gọn, nhẹ, đặc biệt

trong công tác quản lý công chức,viên chức; từng bước gắn thẩm quyềntuyển dụng với thẩm quyền sử dụng;Tiếp tục thực hiện chính sách tinh giảnbiên chế gắn với công tác đánh giá đểnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức; Nâng cao chấtlượng tuyển dụng công chức, viênchức; thi nâng ngạch công chức,thăng hạng chức danh nghề nghiệpviên chức theo phân cấp quản lý;Từng bước đổi mới chế độ công vụ,công chức, viên chức theo hướngnăng động, linh hoạt. Triển khai kịpthời quy định sửa đổi về chế độ côngchức, viên chức; Đề cao trách nhiệmtrong hoạt động thực thi công vụ củacán bộ, công chức, viên chức và gắnchế độ trách nhiệm cùng kết quả thực

thi công vụ với các chế tài về khenthưởng, kỷ luật, thăng tiến, đãi ngộ;đặc biệt là đề cao trách nhiệm vàthẩm quyền của người đứng đầu;…

Đề án đã đề ra 05 nhiệm vụ trọngtâm lớn và các nhiệm vụ cụ thể nhằmđẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,công chức, viên chức. Đó là: tiếp tụcrà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiệnthể chế công vụ; đẩy mạnh phân cấpquản lý và hoàn thiện tổ chức công vụtheo hướng tinh gọn, hiệu quả; triểnkhai Đề án vị trí việc làm và cơ cấungạch công chức, cơ cấu chức danhnghề nghiệp viên chức Bộ Tài nguyênvà Môi trường; tiếp tục đổi mới cáckhâu trong công tác cán bộ; thực hiệncông tác tinh giản biên chế.�

Nguồn: DWRM

Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ côngvụ, công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môitrường giai đoạn 2016 - 2020”

Ban hành Thông tư quy định việc xác định và côngbố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Bộ Tài nguyên và Môi trườngvừa ban hành Thông tư số24/2016/TT-BTNMT Quy địnhviệc xác định và công bố

vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nướcsinh hoạt.

Thông tư được áp dụng đối với cáccơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộgia đình liên quan đến việc xác định,công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vựclấy nước sinh hoạt và hoạt động trongphạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vựclấy nước sinh hoạt thuộc lãnh thổ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tư nêu rõ, các trường hợpphải xác định và công bố vùng bảo hộvệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt baogồm công trình khai thác nước mặt vớiquy mô trên 100m3/ngày đêm; vàcông trình khai thác nước dưới đất vớiquy mô trên 10m3/ngày đêm.

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vựclấy nước sinh hoạt của công trình khai

thác nước mặt trên sông, suối, kênh, rạchđể cấp cho sinh hoạt bao gồm phạm vihành lang bảo vệ nguồn nước mà côngtrình đó khai thác và vùng thượng lưu, hạlưu tính từ vị trí khai thác nước của côngtrình được quy định như sau:

Trường hợp công trình khai thácnước quy mô trên 100m3/ngày đêm đếndưới 50.000m3/ngày đêm, phạm vi vùngbảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinhhoạt không nhỏ hơn: 1.000 m về phíathượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đốivới khu vực miền núi; 800 m về phíathượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đốivới khu vực đồng bằng, trung du.

Trường hợp công trình khai thácnước quy mô từ 50.000m3/ngày đêmtrở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinhkhông nhỏ hơn: 1.500m về phíathượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đốivới khu vực miền núi; 1.000 m về phíathượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đốivới khu vực đồng bằng, trung du.

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khuvực lấy nước sinh hoạt của các côngtrình khai thác nước mặt từ hồ chứa đểcấp cho sinh hoạt được tính từ vị tríkhai thác nước của công trình và quyđịnh như sau: Không nhỏ hơn 1.500 mđối với trường hợp công trình khai thácnước từ hồ trên sông, suối và khôngvượt quá chỉ giới hành lang bảo vệnguồn nước của hồ chứa; toàn bộ khuvực lòng hồ đối với trường hợp côngtrình khai thác nước từ hồ chứa.

Với công trình khai thác nước dướiđất để cấp cho sinh hoạt có quy môtrên 10 m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm thì phạm vi vùng bảo hộvệ sinh không nhỏ hơn 20 m tính từmiệng giếng. Với công trình có quy môtừ 3.000 m3/ngày đêm trở lên thìphạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khôngnhỏ hơn 30 m tính từ miệng giếng.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày25/10/2016.�

Page 4: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[4]

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

THANH BÌNH

Ngày 04/10/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã banhành Kế hoạch tiến hành thanh tra nhằm thực hiệnQuyết định số 2276/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng BộTN&MT về Thanh tra việc vận hành quy trình vận

hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông Hồng, sông Mã, sôngCả, sông Trà Khúc, sông Kôn – Hà Thanh và lưu vực sôngHương.

Kế hoạch nêu rõ, mục đích thanh tra nhằm đánh giá việc chấphành các quy định về vận hành liên hồ chứa của các chủ hồ trêncác lưu vực sông nêu trên; tập trung vào công tác thanh tra sau cấpphép khai thác, sử dụng nước nhằm bảo đảm sự tuân thủ các nộidung của Giấy phép theo đúng pháp luật nhằm đưa các giải phápkhắc phục kịp thời và đề xuất chính sách phù hợp trong quản lý nhànước về tài nguyên nước; ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý hoặc kiếnnghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời những vi phạmpháp luật về tài nguyên nước, đưa công tác quản lý nhà nước vềtài nguyên nước theo đúng quy định của pháp luật.

Thông qua hoạt động thanh tra nhằm phát hiện những tồn tại,hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách để kiến nghị cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền ban hành, sử đổi, bổ sung các quy địnhpháp luật về tài nguyên nước đảm bảo phù hợp thực tiễn, tăngcường hiệu lực, hiệu quả cuả công tác quản lý nhà nước về tàinguyên nước.

Nội dung thanh tra tập trung vào các nội dung cơ bản như: (i)Thanh tra việc vận hành, điều tiết nước hồ chứa đảm bảo cắt, giảmlũ cho hạ du trong mùa lũ và việc đảm bảo cấp nước, duy trì dòngchảy tối thiểu phía hạ du trong mùa cạn; việc đảm bảo an toàncông trình; thực hiện các lệnh vận hành. (ii) Thanh tra công tácquan trắc, dự báo và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo theo quyđịnh. (iii) Kiểm tra thực địa các công trình và vùng hạ du chịu ảnhhưởng của coogn trình. (iv) Kiểm tra chất lượng nước ở hồ, phíathượng và hạ lưu công trình đập.�

Thanh tra việc vận hành quy trình liên hồchứa trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sôngCả, sông Trà Khúc, sông Kôn - Hà Thanh vàsông Hương

�Ngày 14/10, tại Hà Nội, Cục Quảnlý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã tổchức lễ Công bố Quyết định số 2276/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường vềviệc Thanh tra việc thực hiện Quy trình vậnhành liên hồ chứa trên các lưu vực sôngHồng, sông Mã, sông Cả, sông Trà Khúc, sôngKôn – Hà Thanh và lưu vực sông Hương.

Quyết định 2276/QĐ-BTNMT nêu rõ,Đoàn thanh tra có nhiệm vụ thanh tra việcchấp hành các quy định của Quy trình vậnhành liên hồ chứa trên các lưu vực sôngHồng, sông Mã, sông Cả, sông Trà Khúc, sôngKôn – Hà Thanh và sông Hương; việc tuânthủ các quy định của Giấy phép khai thác, sửdụng tài nguyên nước và các quy định củapháp luật trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tàinguyên nước.

Trong chương trình làm việc, Đoàn thanhtra sẽ tiến hành thanh tra việc thực hiện Quytrình vận hành liên hồ chứa tại các hồ: SơnLa, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, LaiChâu, Bản Chát, Huội Quảng trên lưu vựcsông Hồng; các hồ: Hủa Na, Cửa Đạt, ĐậpBái Thượng trên sông Mã; các hồ: Bản Vẽ,Khe Bố trên lưu vực sông Cả; các hồ: ĐakDrinh, Nước Trong, Đập Thạch Nham trênlưu vực sông Trà Khúc; các hồ: Định Bình,Văn Phong, Vĩnh Sơn A, Vĩnh Sơn B, VĩnhSơn 5 trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh; vàcác hồ: Hương Điền, Bình Điền, Tả Trạchtrên lưu vực sông Hương.

Page 5: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [5]

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Ngày 22/9, UBND thành phốCần Thơ đã ban hành Quyếtđịnh số 2933/QĐ-UBND vềviệc phê duyệt nhiệm vụ quy

hoạch tài nguyên nước mặt thành phốCần Thơ giai đoạn 2015-2025 và tầmnhìn đến năm 2035.

Theo Quyết định, phạm vi dự án“Quy hoạch tài nguyên nước mặtthành phố Cần Thơ” bao gồm toànthành phố với diện tích tự nhiênkhoảng 1.409,6 km2, bao gồm 5 quậnlà Bình Thuỷ, Cái Răng, Ninh Kiều, ÔMôn, Thốt Nốt và 4 huyện Thới Lai, CờĐỏ, Phong Điền, Vĩnh Thạnh.

Nội dung của Quy hoạch: Phântích, đánh giá, khảo sát bổ sung, xử lýtài liệu phục vụ quy hoạch; Xác địnhmục tiêu, định hướng giải pháp quyhoạch tài nguyên nước mặt; Lập quyhoạch tài nguyên nước mặt (bao gồmquy hoạch phân bổ tài nguyên nướcmặt, quy hoạch bảo vệ tài nguyênnước mặt và quy hoạch phòng chốngvà khắc phục hậu quả do nước gây ra).

Sở Tài nguyên và Môi trường là đơnvị chủ đầu tư lập quy hoạch có nhiệm

vụ tổ chức lập quy hoạch theo nội dungNhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt,trình cấp thẩm quyền xem xét, phêduyệt theo trình tự quy định của phápluật. Quá trình thực hiện, chủ đầu tư và

đơn vị tư vấn lập quy hoạch phải phốihợp chặt chẽ với các sở, ngành chứcnăng và đơn vị có liên quan để thựchiện quy hoạch đồng bộ, đảm bảo cácyêu cầu kỹ thuật và khả thi.�

Cần Thơ: Phê duyệt quy hoạch tài nguyên nướcmặt giai đoạn 2015-2025

UBND An Giang vừa ban hànhQuyết định số 2567/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạchtài nguyên nước tỉnh An

Giang đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030.

Mục tiêu của Quy hoạch nhằmphân bổ hài hòa, hợp lý trong khaithác, sử dụng và bảo vệ tài nguyênnước; Phòng, chống và khắc phục táchại do nước gây ra, góp phần chủđộng thích ứng điều kiện biến đổi khíhậu, việc khai thác, sử dụng nước củacác quốc gia thượng nguồn sông Mê

Kông, bảo đảm an ninh về nước, thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh AnGiang theo hướng bền vững.

Theo đó, thứ tự ưu tiên phân bổnguồn nước đoạn sông Tiền, sông Hậuqua tỉnh An Giang, cùng các sông ngòi,kênh rạch trên địa bàn tỉnh như sau:Cung cấp nước 100% cho sinh hoạt (đápứng đủ nhu cầu sử dụng nước trong mọitrường hợp); Cung cấp nước 100% chocông nghiệp và dịch vụ; Cấp nước 100%cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;Cung cấp nước tưới trong nông nghiệp.

Trong trường hợp hạn hán, tần

suất nước đến là 75% thì cấp nước chonông nghiệp chiếm 90%. Duy trì lượngnước tối thiểu để có thể đẩy mặn vàomùa khô, đảm bảo trong tương lainguồn nước không bị nhiễm mặn, ảnhhưởng đến khả năng khai thác.

Quyết định cũng đưa ra 05 nhómgiải pháp thực hiện quy hoạch baogồm: Chính sách, thể chế và phápluật; Cơ cấu tổ chức, quản lý điềuhành; Tài chính; Tăng cường năng lựcvà sự tham gia của các bên liên quan;và Phát triển tài nguyên nước, bảo vệ,cải tạo và phục hồi môi trường nước.�

An Giang: Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nướcđến năm 2020

Page 6: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[6]

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Tháng 10/2016, UBND tỉnhNam Định đã ban hành Quyếtđịnh số 42/2016/QĐ-UBND vềviệc Ủy quyền cho Sở Tài

nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp,gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực,thu hồi và cấp lại giấy phép về tàinguyên nước và cho phép chuyểnnhượng quyền khai thác tài nguyênnước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Theo Quyết định, UBND tỉnh ủyquyền cho Sở TN&MT cấp, gia hạn,điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồivà cấp lại giấy phép về tài nguyênnước (bao gồm: Giấy phép khai thác,

sử dụng nước mặt; giấy phép khaithác, sử dụng nước dưới đất; giấyphép xả nước thải vào nguồn nước cólưu lượng dưới 1.000 m3/ngày đêm vàgiấy phép hành nghề khoan nước dướiđất) và cho phép chuyển nhượngquyền khai thác tài nguyên nước thuộcthẩm quyền của UBND tỉnh.

Thời hạn ủy quyền là 05 năm. SởTN&MT thực hiện cấp, gia hạn, điềuchỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấplại giấy phép về tài nguyên nước và chophép chuyển nhượng quyền khai tháctài nguyên nước theo ủy quyền củaUBND tỉnh theo đúng quy định của pháp

luật hiện hành; định kỳ hàng quý báo

cáo UBND tỉnh việc thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Quyết định này có hiệu lực kể từ

ngày 22/10/2016 và thay thế Quyết

định số 928/2006/QĐ-UB ngày

31/3/2006 của UBND tỉnh Nam Định về

việc ủy quyền cho Sở TN&MT cấp, gia

hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử

dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào

nguồn nước và hành nghề khoan nước

dưới đất trên địa bàn tỉnh Nam Định.�

Nguồn: DWRM

Nam Định: Ủy quyền cho Sở TN&MT cấp giấy phéptài nguyên nước

Tháng 10/2016, UBND tỉnh CàMau đã ban hành Quyết địnhsố 31/2016/QĐ-UBND về việcban hành Quy định về quản

lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.Quy định này quy định về điều tra

cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước;đăng ký khai thác, cấp phép hoạt độngtài nguyên nước; bảo vệ tài nguyênnước, trách nhiệm, quyền hạn của cáccơ quan quản lý nhà nước về hoạtđộng tài nguyên nước; quyền và nghĩavụ của tổ chức, cá nhân hoạt động tàinguyên nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Theo Quyết định được ban hành,Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chứcthực hiện việc điều tra, đánh giá tàinguyên nước theo quy định tài khoản2, Điều 12 Luật Tài nguyên nước đốivới các nguồn nước nội tỉnh, nguồnnước liên tỉnh trên địa bàn tỉnh CàMau; tổng hợp kết quả điều tra, đánhgiá tài nguyên nước trên các lưu vựcsông nội tỉnh, trên địa bàn tỉnh để báocáo UBND tỉnh phê duyệt và gửi kếtquả về Bộ Tài nguyên và Môi trườngtổng hợp.Việc kiểm kê tài nguyên nướcđược thực hiện định kỳ 05 năm/lần,

phù hợp với kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội của tỉnh.

Quy định cũng quy định cụ thể vềnội dung: Đăng ký khai thác nước dướiđất, cấp phép hoạt động tài nguyênnước; Bảo vệ tài nguyên nước; Tráchnhiệm, quyền hạn của cơ quan quảnlý nhà nước về hoạt động tài nguyênnước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức,cá nhân hoạt động tài nguyên nước.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường, Thủ trưởng các Sở, ban,ngành có liên quan; Chủ tịch UBND

cấp huyện, thành phố Cà Mau; Chủtịch UBND cấp xã theo chức năng vànhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổchức triển khai thực hiện, hướng dẫn,đôn đốc, thực hiện và kiểm tra việcthực hiện Quy định này.

Quyết định này có hiệu lực thihành từ ngày 18/10/2016 và thay thếQuyết định số 05/2008/QĐ-UBNDngày 14 tháng 02 năm 2008 củaUBND tỉnh Cà Mau ban hành Quy địnhquản lý tài nguyên nước trên địa bàntỉnh Cà Mau.�

Cà Mau: Ban hành quy định về quản lýtài nguyên nước

Page 7: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [7]

Mục tiêu của Chương trìnhnhằm tiếp tục phát huy tốiđa nguồn lực tài nguyênvà môi trường (TN&MT)

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cảithiện chất lượng tăng trường, bảo đảmphát triển bền vững.

Chương trình hành động đề ra 06nhóm nhiệm vụ trọng tâm: (1) Triểnkhai thực hiện Nghị quyết của Chínhphủ, đẩy mạnh công tác xây dựng vàhoàn thiện hệ thống chính sách, phápluật, chiến lược, quy hoạch về quản lýTN&MT, ứng phó với biến đối khí hậu.Rà soát các quy hoạch, tăng cườngquản lý khai thác, sử dụng tài nguyên,khoáng sản và điều tra cơ bản tàinguyên, môi trường. (2) Nâng caohiệu quả công tác nghiên cứu khoahọc công nghệ phục vụ phát triểnngành TN&MT. Đẩy mạnh hợp tác liênvùng, hợp tác quốc tế trong công tácbảo vệ môi trường và ứng phó với biếnđổi khí hậu. Đẩy mạnh công tác điềutra cơ bản, bổ sung hệ thống quan trắcnhằm nâng cao chất lượng công tácdự báo khí tượng thủy văn, bão, lũ và

các dạng thiên tai khác. (3) Triển khaicó hiệu quả Quy hoạch mạng lướiquan trắc TN&MT quốc gia giai đoạn2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTgngày 12/01/2016. (4) Tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra, xử lý viphạm trong lĩnh vực TN&MT; kiểmsoát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm,nhất là tại khu vực nông thôn, các làngnghề, khu, cụm công nghiệp, lưu vựcsông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ônhiễm nặng. (5) Hoàn thiện tổ chức bộmáy quản lý nhà nước đi đôi với việcđào tạo và phát triển nguồn nhân lựccó đủ trình độ đáp ứng được các yêucầu về phát triển khoa học công nghệtrong các lĩnh vực TN&MT. (6) Quản lý,sử dụng hiệu quả kế hoạch và dự toánngân sách nhà nước hàng năm; tăngcường cải cách hành chính, kỷ cương,kỷ luật, đổi mới cơ chế hoạt động củađơn vị sự nghiệp công, đến năm 2018xây dựng và triến khai Chính phủ điệntử ngành TN&MT; tăng cường công táctuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp

luật về TN&MT.Nhằm nâng cao hiệu quả công tác

quản lý nhà nước đối với 08 lĩnh vựcquản lý chuyên ngành, Chương trìnhhành động tập trung bảo đảm thựchiện các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.

Để thực hiện những mục tiêu vànhiệm vụ trên, cần: Tăng cường côngtác chỉ đạo điều hành gắn với công táccải cách hành chính và thực thi chế độcông vụ công chức; Hoàn thiện thểchế, hệ thống pháp luật và tổ chức bộmáy, nhân sự; Tăng cường công tácđầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạtầng đồng bộ, có trọng tâm trọngđiểm, đẩy mạnh công tác điều tra cơbản, đa dạng các nguồn vốn và xã hộihóa các hoạt động dịch vụ về TN&MT;Phát triển khoa học, công nghệ, đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tinvà truyền thông; Tăng cường thanhtra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếunại tố cáo; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế;Tăng cường công tác thống kê ngànhTN&MT theo Chiến lược phát triểnThống kê Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030.�

Bộ Tài nguyên Môi trường thực hiện Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020

Tháng 9/2016, UBND tỉnh BàRịa - Vũng Tàu đã ban hànhQuyết định số 2604/QĐ-UBND về việc phê duyệt

Danh mục nguồn nước phải lập hànhlang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Theo đó, trên địa bàn thành phốVũng Tàu có 12 danh mục nguồn nướcphải lập hành lang bảo vệ bao gồm:Hồ Bầu Sen, Hồ Bầu Trũng, Hồ MangCá, Hồ Á Châu, các tuyến kênh thoátnước chính của của thành phố, kênhĐồng Sát 1, kênh Đồng Sát 2, kênhĐồng Sát 3, Sông Dinh, sông Chà Và,

sông Cỏ May, sông Rạng.Trên địa bàn thành phố Bà Rịa có

4 danh mục nguồn nước phải lập hànhlang bảo vệ bao gồm: hồ RMK, hồ BàuÚc, hệ thống sông Dinh, rạch Thủ Lựu.

Huyện Tân Thành có 22 danh mục;huyện Châu Đức có 14 danh mục; HuyệnĐất Đỏ có 3 danh mục; huyện Long Điềnvà huyện Xuyên Mộc có 7 danh mục;huyện Côn Đảo có 3 danh mục.

Hành lang bảo vệ bảo vệ nguồnnước được lập để thực hiện chức năngbảo vệ sự ổn định của bờ và phòng,chống lấn chiếm đất ven nguồn nước;và phòng, chống các hoạt động có nguy

cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm tổchức công bố Danh mục nguồn nướcphải lập hành lang bảo vệ trên cácphương tiện thông tin đại chúng;thông báo đến UBND cấp huyện vàniêm yết công khai tại UBND cấp xã,phường, thị trấn nơi có nguồn nướcphải lập hành lang bảo vệ; tổ chức xâydựng và thực hiện kế hoạch, phươngán cắm mốc hành lang bảo vệ nguồnnước trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnhphê duyệt theo quy định.�

Nguồn: DWRM

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phê duyệt danh mục nguồnnước phải lập hành lang bảo vệ

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Page 8: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

Quang cảnh Hội nghị khu vực miền Bắc.

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[8]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

NG�C �I�P

Tháng 9/2016, Bộ Tài nguyênvà Môi trường (TN&MT) đã tổchức Hội nghị tuyên truyền,phổ biến văn bản quy phạm

pháp luật trong lĩnh vực tài nguyênnước tại khu vực miền Bắc, miền Trungvà miền Nam. Tham dự hội nghị có đại

diện lãnh đạo các bộ ngành có liênquan, và cán bộ phụ trách công tác tàinguyên nước thuộc các Sở TN&MT cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hội nghị được tổ chức nhằmtuyên truyền, phổ biến Thông tư24/2016/TT-BTNMT về Quy định việcxác định và công bố vùng bảo hộ vệ

sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; đồngthời, lấy ý kiến góp ý cho các Dựthảo: Nghị định Quy định về phươngpháp tính, mức thu tiền cấp quyềnkhai thác tài nguyên nước; Thông tưQuy định về bảo vệ lòng, bờ, bãisông; Thông tư Quy định về giám sáttài nguyên nước.

Hội nghị phổ biến, tuyên truyềnpháp luật tài nguyên nước

Tại khu vực miền Bắc, các đại biểu đã tậptrung thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến đóng góp đểhoàn thiện Nghị định và Thông tư, về cơ bản cácđại biểu tham dự đã thống nhất với nội dung quyđịnh trong dự thảo Thông tư, Nghị định.

Góp ý tại Hội nghị, đại diện Sở TN&MT ThanhHóa chia sẻ, về phương pháp tính, mức thu tiềncấp quyền khai thác tài nguyên nước, đây là mộttrong những nội dung mới của ngành tài nguyênnước, mặc dù trong lĩnh vực khoáng sản đã đượcthực hiện song đây là hai nội dung hoàn toàn khácbiệt do giá trị khoáng sản thì lớn và ngược lại giátrị tài nguyên nước lại rất là thấp do đó quá trìnhtriển khai sẽ gặp không ít những trở ngại khó khăn.

Đại diện Sở TN&MT Tuyên Quang cho rằng,các Nghị định, Thông tư cần phải xem xét mộtcách toàn diện, tránh sự chồng chéo trùng lặp vớicác Nghị định cũng như Luật khác. Để các địaphương thuận lợi trong quá trình triển khai khi cácvăn bản được ban hành, Bộ cần quy định, hướngdẫn một cách cụ thể và rõ ràng về các nội dungđược thể hiện trong dự thảo Nghị định, Thông tư.

Tại khu vực miền Trung, một số đại biểu cũng đềnghị làm rõ một số nội dung liên quan đến phương thức thu,nộp tiền cấp quyền; làm rõ hướng dẫn liên quan đến côngthức tính tiền cấp quyền khai thác nước.

Góp ý kiến đối với Dự thảo “Thông tư Quy định về bảovệ lòng, bờ, bãi sông”, một số đại biểu đề nghị cần quy địnhcụ thể nội dung báo cáo đánh giá tác động đến dòng chảycủa dự án khai thác cát sỏi, khoáng sản trên sông; làm rõquy định hạn chế xói lở bờ đối diện, tác động xấu đến cáccông trình ven sông ở hạ lưu; đề nghị cần có hướng dẫn cụthể hơn về cơ quan tiếp nhận, chấp thuận hồ sơ đề nghị đốivới các dự án khai thác cát, sỏi và khoáng sản trên sông.

Đối với dự thảo Thông tư quy định về giám sát tàinguyên nước, một số đại biểu đề nghị xem xét bổ sung nộidung phải thực hiện giám sát tài nguyên nước đối với cáctrường hợp được cấp giấy phép tài nguyên nước; đề nghịxem xét tính khả thi về hình thức giám sát trực tuyến đối vớihoạt động khai thác, sử dụng nước mặt tại công trình hồchứa thủy điện hoặc hồ chứa thủy lợi kết hợp thủy điện;xem xét quy định rút ngắn thời gian kết nối, cung cấp thôngtin, dữ liệu vế hệ thống giám sát tài nguyên nước đối với quyđịnh tại khoản 2, Điều 16.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển phát biểu tại Hội nghịkhu vực miền Bắc.

Page 9: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

Toàn cảnh Lễ công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 -2015.

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [9]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Lễ công bố được tổ chức ngày 30/9 tại Hà Nội. Ông Hoàng Dương

Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, với

những nỗ lực trong công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm, chất

lượng môi trường nước, không khí, cảnh quan môi trường của

một số khu vực đô thị đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn

nhiều nơi, chất lượng môi trường đang tiếp tục suy giảm: Ô nhiễm và suy

thoái chất lượng nước tiếp tục xảy ra ở vùng trung lưu và hạ lưu đặc biệt

là các đoạn chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, vùng

nông thôn. Hiện tượng xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, cửa sông diễn ra

khá phổ biến trong những năm gần đây tại vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam

Bộ và Duyên hải miền Trung.

Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, báo cáo sẽ là

tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các

nhà khoa học, các nhà nghiên cứu mà còn đối với tất cả chúng ta,

những người đã, đang và sẽ góp sức mình bảo vệ và cải thiện chất

lượng môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp hơn, hướng tới mục tiêu

phát triển bền vững đất nước.�

Nguồn: DWRM

Công bố Báo cáo hiệntrạng môi trường quốcgia giai đoạn 2011-2015

Tại khu vực miền Nam, góp ývề các nội dung quy định tại Dự thảoNghị định Quy định về phương pháptính, mức thu tiền cấp quyền khaithác tài nguyên nước, một số đạibiểu đề nghị cần bổ sung 01 điều vềtrả lại tiền cấp quyền khi trả lại giấyphép tài nguyên nước; đồng thời,cần làm rõ hơn đối tượng và cáchtính phải nộp tiền cấp quyền khaithác tài nguyên nước (Điều 3); kiếnnghị làm rõ quy định liên quan đếnviệc khấu trừ tiền cấp quyền khaithác tài nguyên nước đối với nhữngcông ty thủy điện đã thực hiện cắmmốc hành lang bảo vệ nguồn nước.

Đối với nội dung góp ý Dự thảoThông tư Quy định về bảo vệ lòng,bờ, bãi sông, một số đại biểu cũngđề nghị đối với việc xác định nguyênnhân sạt lở lòng, bờ bãi sông nên đểUBND tỉnh thực hiện thay vì giao SởTài nguyên và Môi trường xác địnhnhư quy định trong dự thảo. Đồngthời, cần quy định rõ hơn về độ sâucủa tuyến khai thác cát, sỏi (Điều 5)vì theo quy định trong dự thảo, bềrộng của tuyến khai thác phải cáchmép bờ ít nhất 20m, tuy nhiên điềunày sẽ không phù hợp với thực tế tạikhu vực Đồng bằng sông Cửu Long;đề nghị cần lược bỏ những quy địnhvề khoanh định vùng cấm, vùng hạnchế khai thác khoáng sản vì LuậtKhoáng sản đã quy định rồi.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý tạicác Hội thảo, Thứ trưởng Chu PhạmNgọc Hiển mong muốn sẽ tiếp tụcnhận được các ý kiến tham gia, đónggóp của các Bộ, ngành liên quan, cáctổ chức, cá nhân để các Dự thảo sớmđược hoàn thiện, sớm trình Chínhphủ thông qua. Thứ trưởng đề nghịCục Quản lý tài nguyên nước tiếpthu, rà soát và tổng hợp các ý kiếntừ Hội thảo để tiếp tục chỉnh sửa,hoàn thiện các nội dung chưa đượcquy định rõ ràng trong dự thảo Nghịđịnh, Thông tư.�

Page 10: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[10]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Hội thảo được tổ chức ngày11/10 tại Hà Nội, Thứtrưởng Nguyễn Thị PhươngHoa - Trưởng ban soạn thảo

Nghị định chủ trì. Tham dự có đại diệnlãnh đạo, cán bộ làm công tác tổ chứccán bộ của các đơn vị trực thuộc BộTN&MT; đại diện Bộ Nội vụ, Văn phòngChính phủ, Bộ Thông tin và Truyềnthông, Bộ Công an...

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởngNguyễn Thị Phương Hoa cho biết, dựthảo Nghị định quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Tài nguyên và Môi trườngđược xây dựng trên tinh thần quántriệt các quan điểm, Nghị quyết củaĐảng, pháp luật của Nhà nước về tổchức bộ máy nhà nước; Nghị định mớiđược dự thảo trên tinh thần cụ thể hóaLuật Tổ chức Chính phủ năm 2015 vàNghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quanngang Bộ. Đồng thời, kế thừa và pháttriển Nghị định số 21/2013/NĐ-CP, sửađổi những quy định không còn phùhợp và bổ sung những quy định mớiđể đảm bảo bao quát hết các chứcnăng, nhiệm vụ được giao.

Báo cáo tại Hội thảo, ông Tạ ĐìnhThi - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, BộTN&MT cho biết, chức năng của BộTN&MT cơ bản không có thay đổi so vớiNghị định số 21/2013/NĐ-CP, bổ sunglĩnh vực viễn thám trong các lĩnh vựcquản lý nhà nước của Bộ (tại Nghị địnhsố 21/2013/NĐ-CP đã có các nhiệm vụquản lý nhà nước về viễn thám, nhưngtrong chức năng lại chưa được quyđịnh). Như vậy chức năng quản lý nhànước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV baogồm 09 lĩnh vực: đất đai; tài nguyênnước; tài nguyên khoáng sản, địa chất;môi trường; khí tượng, thủy văn; đođạc và bản đồ; viễn thám; biển và hảiđảo; biến đổi khí hậu.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Dự thảoNghị định mới bổ sung một số nộidung liên quan đến nhiệm vụ chung vànhiệm vụ chuyên ngành thuộc lĩnh vựcquản lý. Cụ thể, nhiệm vụ chung sẽ bổsung 02 nội dung: (i) Trình Chính phủcó ý kiến về các dự án luật, pháp lệnhdo các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốchội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội liên quan đến ngành, lĩnhvực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; (ii)Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảoquyết định, chỉ thị và các văn bản khácthuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lýhoặc theo phân công.

Đối với những nhiệm vụ chuyênngành thuộc phạm vi quản lý, dự thảoNghị định đã bổ sung các nội dung cácnhiệm vụ về tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản và địa chất, môi

trường, biến đổi khí hậu, khí tượngthủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lýtổng hợp và thống nhất về biển và hảiđảo, viễn thám. Riêng đối với lĩnh vựcquản lý đất đai, Nghị định mới sẽ cơbản tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đãđược quy định trong Nghị định số21/2013/NĐ-CP.

Về cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chứccủa Bộ Tài nguyên và Môi trường theodự thảo Nghị định có 25 tổ chức: 7 Vụ,Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, 5 Tổngcục, 6 Cục và 5 đơn vị sự nghiệp trựctiếp phục vụ chức năng quản lý nhànước của Bộ.

Về việc thành lập mới, đổi tên mộtsố đơn vị hành chính giúp Bộ trưởngthực hiện chức năng quản lý nhà nướcđược quy định như sau: Thành lậpTổng cục Khí tượng Thủy văn trên cơsở Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốcgia và bộ phận quản lý nhà nước vềkhí tượng thủy văn của Cục Khí tượngThủy văn và Biến đổi khí hậu; Thànhlập Cục Biến đổi khí hậu trên cơ sởphần còn lại của Cục Khí tượng Thủy

Hội thảo góp ý Dự thảo Nghị địnhquy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaBộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu tại hội thảo.

Page 11: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [11]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Hội thảo “Trung tâm cơ sở dữ liệuphục vụ thích ứng biến đổi khí hậuvùng Đồng bằng sông Cửu Long”

Bộ Tài nguyên và Môi trường(TN&MT) vừa phối hợp vớiNgân hàng Thế giới (WB) tổchức Hội thảo “Trung tâm cơ

sở dữ liệu phục vụ thích ứng biến đổikhí hậu vùng Đồng bằng sông CửuLong” tại Hà Nội. Thứ trưởng Võ TuấnNhân chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện Ngânhàng thế giới, các đại diện thuộc Cục,Vụ, Viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môitrường; đại diện các Bộ: Kế hoạch vàĐầu tư, Nông nghiệp và phát triển Nôngthôn (NN&PTNT); Ban chỉ đạo Tây NamBộ và một số tổ chức quốc tế khác.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng BộTài nguyên và Môi trường Võ TuấnNhân cho biết, Việt Nam là một trongnhững nước chịu nhiều tác động củaBiến đổi khí hậu, trong những nămqua. Dưới tác động của Biến đổi khíhậu, tần suất và cường độ thiên tai

ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thấtto lớn; tác động lớn đến sinh trưởng,năng suất cây trồng, thời vụ gieotrồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâubệnh hại cây trồng.

Trong bối cảnh đó, dự án “Chốngchịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bềnvùng Đồng bằng sông Cửu Long” làmột trong những dự án được thực hiệnnhằm góp phần giải quyết những tháchthức, khó khăn nêu trên. Tiểu dự án 4“Đầu tư xây dựng Trung tâm vùngĐBSCL tích hợp dữ liệu tài nguyên vàmôi trường của khu vực phục vụ phântích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết địnhvề phát triển bền vững trong điều kiệnbiến đổi khí hậu” được thực hiện sẽ cóvai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chocác cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,người dân nâng cao khả năng thíchứng chống biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sỹ Đào

Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Pháttriển bền vững tài nguyên nước vàthích nghi biến đổi khí hậu cho rằng,đây là một trung tâm cơ cở dữ liệu lớnlần đầu tiên được xây dựng tại ViệtNam, và đây sẽ là một trong nhữngđóng góp hết sức quan trọng để đưara được những thông tin, dự báo, cảnhbáo, và giúp cho nhà nước đưa rađược những quyết định thích hợp đểứng phó với thiên tai.

Mục tiêu của tiểu dự án này là đảmbảo được hạ tầng kỹ thuật, thông tinđồng bộ làm nền tảng cho sự kết nối,chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu trựctuyến; cung cấp khung pháp lý và kỹthuật cho việc vận hành, chia sẻ dữ liệugiữa các tiểu dự án. Đồng thời, cungcấp dữ liệu không gian dùng chung, vàdữ liệu chuyên ngành phục vụ chốngchịu khí hậu tổng hợp và sinh tế bềnvững Đồng bằng sông Cửu Long.�

văn và Biến đổi khí hậu sau khi chuyểnbộ phận quản lý nhà nước về khítượng thủy văn về Tổng cục Khí tượngThủy văn; Thành lập Cục Đa dạng sinhhọc và Quản lý cảnh quan trên cơ sởCục Bảo tồn đa dạng sinh học trựcthuộc Tổng cục Môi trường. Đổi tên:Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thànhCục Đo đạc - Bản đồ và Thông tin địalý Việt Nam; Đổi tên và điều chỉnh vềchức năng nhiệm vụ: Cục Công nghệthông tin thành Cục Công nghệ thôngtin và Dữ liệu tài nguyên và môitrường quốc gia.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tậptrung góp ý vào vấn đề cập nhật, cụthể hóa các quy định có liên quan tạicác văn bản, chỉ đạo mới ban hànhhoặc sửa đổi, bổ sung trong thời gianqua có liên quan đến chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Bộ. Rà soát, sắp xếp lại cơcấu tổ chức bảo đảm phù hợp, hiệuquả, bao quát được hết chức năng,

nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ, Thủtướng Chính phủ giao.�

Nguồn: DWRM

Toàn cảnh hội thảo.

Page 12: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[12]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Thứtrưởng Bộ TN&MT ChuPhạm Ngọc Hiển đã chủ trìcuộc họp nghe báo cáo Đề

án thành lập Viện Khoa học tài nguyênnước. Đề án do Cục Quản lý tàinguyên nước chủ trì xây dựng .

Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởngCục Quản lý tài nguyên nước HoàngVăn Bẩy cho biết, việc quản lý tổng hợp,đa mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả tàinguyên nước chưa được quan tâm, chútrọng đúng mức. Hiện nay Bộ NN&PTNTcó một số Viện nghiên cứu thủy lợi phụcvụ cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, BộXây dựng, Bộ Công thương có một sốViện nghiên cứu chuyên ngành như vềcấp thoát nước đô thị hoặc hồ chứa chocác công trình thủy điện… phục vụ chocông tác quản lý các lĩnh vực chuyênngành khác nhau, và cho đến nay vẫnchưa có một Viện khoa học nào chuyênngành nghiên cứu tổng hợp tài nguyênnước. Do đó, cần thiết phải xây dựngviện nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực tàinguyên nước nhằm phục vụ công tácquản lý tài nguyên nước, đảm bảo sựkhai thác, phát triển bền vững tàinguyên nước. Về cơ cấu tổ chức củaViện Khoa học TNN sẽ được dự kiếnnhư sau: Lãnh đạo Viện có Viện trưởngvà không quá 3 Phó Viện trưởng. Bộmáy giúp việc Viện trưởng và các tổ

chức trực thuộc gồm có Văn phòng;Phòng Kế hoạch - Tài chính; PhòngKhoa học Công nghệ và Hợp tác quốctế; Phòng Tài nguyên nước mặt, phòngnước dưới đất, Phòng chất lượng nước.

Theo đó, sẽ có hai phương án thànhlập, một là Thành lập mới hoàn toàn vớinguồn lực được huy động từ các nguồnlực có sẵn trong và ngoài Bộ dựa trên cơsở chuyển một số bộ phận, cán bộchuyên môn từ một số cơ quan, việnnghiên cứu trong Bộ và tuyển dụng mớihoặc tiếp nhận từ các cơ quan đơn vịngoài Bộ. Hai là, Thành lập Viện Khoahọc tài nguyên nước trên cơ sở pháttriển đơn vị nòng cốt là Trung tâm Chấtlượng và Bảo vệ tài nguyên nước thuộcTrung tâm quy hoạch và Điều tra tàinguyên nước quốc gia với nguồn nhânlực đã có và bổ sung thêm một số bộ

phận, cán bộ chuyên môn từ một số cơquan, Viện nghiên cứu trong Bộ.

Ông Tống Ngọc Thanh - TổngGiám đốc Trung tâm Quy hoạch vàĐiều tra tài nguyên nước quốc giacũng đề nghị làm rõ các khó khăn,thuận lợi khi thành lập mới hoàn toànViện nghiên cứu khoa học tài nguyênnước (theo phương án 1). Tuy nhiên,nếu thành lập Viện trên nền tảng chưacó cơ sở vật chất và nhân lực thì sẽ rấtkhó khăn. Lực lượng am hiểu và cókinh nghiệm sẽ thiếu, và thu hút lựclượng này không đơn giản.

Kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởngChu Phạm Ngọc Hiển đề nghị CụcQuản lý tài nguyên nước tiếp tục ràsoát, nghiên cứu và tiếp thu các ý kiếnđóng góp trong buổi họp để tập trunghoàn tất Đề án trong tháng 10/2016.�

Tiếp tục hoàn thiện Đề án thành lậpViện Khoa học tài nguyên nước

Ngày 25/10, tại Hà Nội đãdiễn ra cuộc họp Hội đồngthẩm định nhiệm vụ Quyhoạch tài nguyên nước lưu

vực sông Hồng - Thái Bình. Thứtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngChu Phạm Ngọc Hiển - Chủ tịch Hộiđồng chủ trì cuộc họp.

Sau khi nghe ông Nguyễn ChíCông trình bày đề cương quy hoạch tài

nguyên nước lưu vực sông Hồng - TháiBình đến năm 2030, tầm nhìn đếnnăm 2050, phần lớn thành viên Hộiđồng đều thống nhất với tên của đềcương này. Tuy nhiên, các thành viênHội đồng cũng đóng góp các ý kiến bổsung về mục tiêu quy hoạch, tiêu chíưu tiên trong quy hoạch, phạm vi đốitượng, nội dung quy hoạch… nhằmhoàn thiện đề cương hơn nữa.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởngBộ Tài nguyên và Môi trường ChuPhạm Ngọc Hiển đề nghị Trung tâmQuy hoạch và Điều tra tài nguyênnước quốc gia tiếp thu ý kiến của cácthành viên Hội đồng và các thành viênHội đồng và gửi cho bộ phận thườngtrực của Cục Quản lý tài nguyên nướcđể hoàn thiện đề cương.�

Nguồn: DWRM

Góp ý kiến đề cương quy hoạch tài nguyên nướclưu vực sông Hồng - Thái Bình

Page 13: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [13]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Ngày 3/11, tại Hà Nội, Thứtrưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường Chu Phạm NgọcHiển đã chủ trì cuộc họp

nghe Văn phòng Thường trực Ủy bansông Mê Công Việt Nam báo cáo về đềán Xây dựng các giải pháp bảo vệ lợiích quốc gia trong quản lý, sử dụngbền vững nguồn nước sông Mê Công.

Báo cáo tại cuộc họp Ông Lê ĐứcTrung, Chánh Văn phòng Ủy ban sôngMê Công Việt Nam cho biết, mục tiêucủa Đề án nhằm xây dựng các giảipháp bảo vệ lợi ích quốc gia trongquản lý, sử dụng bền vững nguồnnước sông Mê Công nhằm hướng đếnnhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trongquản lý, sử dụng bền vững nguồn

nước sông Mê Công thông qua việcxây dựng các giải pháp ứng phó toàndiện đối với các ảnh hưởng và tácđộng do các yếu tố tự nhiên và conngười gây ra trong lưu vực.

Ông Trung cũng cho biết, Đề ántập trung vào bốn nhiệm vụ chính; (1)Đánh giá tác động thực tế của cáccông trình thủy điện trên dòng chínhMê Công; (2) Nghiên cứu đánh giá tácđộng chi tiết của các phương án pháttriển thủy điện trên dòng chính MêCông; (3) Đánh giá ảnh hưởng đến anninh nguồn nước tại lưu vực sông MêCông của Việt Nam; (4) Xây dựng cácgiải pháp ứng phó nhằm bảo vệ lợi íchquốc gia trong quản lý, sử dụng bềnvững nguồn nước Mê Công.

Kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởngChu Phạm Ngọc Hiển cho rằng, trongbốn nhiệm vụ của đề án thì nhiệm vụthứ 4 về việc xây dựng các giải phápbảo vệ lợi ích quốc gia trong quản lý,sử dụng bền vững nguồn nước sôngMê Công là nhiệm vụ quan trọng nhất,vì vậy, cần phải làm rõ để thể hiện đâylà phần cốt lõi của dự án, đồng thờitạo ra hệ thống các giải pháp đồng bộhơn. “Đối với nội dung đề án, phảibám vào nhiệm vụ, mục tiêu, sảnphẩm trong từng hợp phần nhiệm vụ.Văn phòng Thường trực Ủy ban sôngMê Công Việt Nam phối hợp chặt chẽvới các Bộ, ngành liên quan để xâydựng đề án khả thi nhất” - Thứ trưởngchỉ đạo.�

Xây dựng các giải pháp bảo vệ lợi ích quốc giatrong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nướcsông Mê Công

Ngày 21/10, tại trụ sở Bộ Tàinguyên và Môi trường, Thứtrưởng Chu Phạm Ngọc Hiểnđã chủ trì cuộc họp nghe báo

cáo tình hình thực hiện Dự án Quản lýtổng hợp tài nguyên nước Mê Công.

Báo cáo về tiến độ triển khai dự án,ông Lê Đức Trung - Chánh Văn phòngỦy ban sông Mê Công Việt Nam, Trưởngban quản lý Dự án cho biết, thời gianqua Ban Quản lý Dự án đã khẩn trươngtriển khai các công việc của dự án và đãthu được những kết quả bước đầu. Cụthể, ở Hợp phần 1 về “Hỗ trợ thành lậpỦy ban lưu vực sông Sê San - SrêPôk”,sau khi được Bộ TN&MT phê duyệt, hiệnnay ban quản lý dự án đang tuyển chọntư vấn thực hiện Nghiên cứu về thể chếvà các hoạt động hỗ trợ thành lập Ủyban lưu vực sông Sê San - SrêPôk.

Về hợp phần 2 và 3: “Xây dựng vànâng cấp các trạm quan trắc tài nguyên

nước và khí tượng thủy văn”, đã thựchiện khảo sát bổ sung cho các trạmquan trắc thuộc hợp phần 2 và 3. CụcQuản lý tài nguyên nước đã đi khảo sátvà lập Báo cáo về vị trí các trạm quantrắc tài nguyên nước gửi các đơn vị liênquan và các địa phương cho ý kiến. Đốivới việc mua sắm thiết bị phòng thínghiệm chất lượng nước, Cục Quản lýtài nguyên nước đã xác định phòng thínghiệm chất lượng nước sẽ được đặt tạiChi Cục Quản lý tài nguyên nước khuvực phía Nam. Hiện nay, Ban Quản lý dựán và Cục cũng đang phối hợp để lập đềcương dự án để trình Bộ phê duyệt;…

Tại Hợp phần 4 về quản lý dự án,Ban quản lý dự án đã trình Bộ phêduyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toánđiều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi,phối hợp với Vụ Kế hoạch để trình Bộphê duyệt bổ sung kế hoạch lựa chọnnhà thầu…

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng ChuPhạm Ngọc Hiển nhấn mạnh, việc triểnkhai xây dựng và thực hiện dự án “Quảnlý tổng hợp tài nguyên nước lưu vựcsông Mê Công” là hết sức quan trọng.Đây là dự án quan trọng với khối lượngcông việc lớn, có tầm ảnh hưởng khôngchỉ trong nước mà cả khu vực lưu vựcsông Mê Công và nước ngoài. Dự án sẽgóp phần thực hiện thành công nhữngchỉ đạo chiến lược của Chính phủ trongviệc tăng cường và bảo vệ nguồn nước,đặc biệt là các sông suối vùng biên giớivới các nước láng giềng. “Cục Quản lýtài nguyên nước cần tập trung triển khainhanh đề án và lấy ý kiến các địaphương còn lại cũng như chủ động phốihợp với ngân hàng Thế giới trong việcmua sắm trang thiết bị để đẩy nhanhtiến độ hơn nữa. Các đơn vị cần rút kinhnghiệm để đề nghị vốn cho phù hợp vớithực tế”- Thứ trưởng chỉ đạo.�

Nguồn: DWRM

Báo cáo tình hình thực hiện Dự án Quản lý tổng hợptài nguyên nước Mê Công

Page 14: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[14]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Tham dự Hội thảo còn có Tiến sĩ Nguyễn Thái Lai,chuyên gia cao cấp tài nguyên nước, nguyên Thứtrưởng Bộ TN&MT; cùng đại diện các Bộ, Ban,ngành, địa phương, các đơn vị liên quan đến tài

nguyên nước ở Việt Nam và các đối tác quốc tế.Ông Tống Ngọc Thanh - Tổng Giám đốc Trung tâm Quy

hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho biết, sáng kiếnhợp tác VACI là một diễn đàn hợp tác quốc tế về tài nguyênnước để các bên liên quan gặp gỡ, chia sẻ cơ hội hợp tác vàgiới thiệu công nghệ mới về ngành nước. Sự kiện VACI đã đượctổ chức thường niên từ năm 2012 nhằm thúc đẩy phát triểncác công nghệ liên quan, hướng tới sự bền vững về tài nguyênnước của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

“Ngày nay, có hơn 40% dân số sống nhờ vào nguồnnước từ các sông xuyên biên giới. Vì vậy, việc quản lý hiệuquả nguồn nước xuyên biên giới là rất cần thiết cho sự ổnđịnh và phát triển. Ở Việt Nam, hiện có khoảng 392 sông,suối xuyên biên giới. Trong số đó, có các con sống lớn nhưsông Mê Công, sông Hồng,… Theo đó, đã đặt ra các yêucầu cần phải có các chính sách, chiến lược để quản lý, phânbổ nguồn nước hợp lý. Không chỉ có chính sách hiệu quả màcòn ứng dụng chính sách này vào thực tế một cách hiệuquả” - Ông Tống Ngọc Thanh cho biết.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MTChu Phạm Ngọc Hiển cho rằng, nước là yếu tố cơ bản khôngthể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động củacon người trên hành tinh. Theo đánh giá của nhiều cơ quannghiên cứu về tài nguyên nước, hiện có khoảng 1/3 số quốcgia trên thế giới bị thiếu nước và đến năm 2025 con số nàysẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ bị rơi vào tìnhtrạng thiếu nước nghiêm trọng. Chính vì vậy, vào năm2015, Liên Hợp quốc đã đưa ra mục tiêu nước cho toàn cầulà “Đảm bảo an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững”.Theo đó, vấn đề an ninh nguồn nước đã được đề cập tạinhiều diễn đàn, hội nghị khoa học trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển cũng nhấnmạnh, thách thức liên quan đến nguồn nước xuyên quốcgia đã tồn tại xuyên suốt lịch sử phát triển của nhân loại.

Nhưng ngày nay các vấn đề đó đang trở nên cấp bách, gaygắt, mang tính chiến lược và mang tầm toàn cầu hơn baogiờ hết. Trong đó, bao gồm 04 thách thức chủ yếu như sau:(i) Sự phụ thuộc ngày càng mạnh mẽ vào nguồn nước, cáccon sông liên quốc gia; (ii) Biến đổi khí hậu đang làm chocác nguồn nước xuyên lãnh thổ biến đổi phức tạp và rất khólường; (iii) Xu thế cạn kiện, suy thoái nguồn nước sạch, gồmcả các nguồn nước xuyên biên giới trong bối cảnh quá trìnhcông nghiệp hóa và đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽở nhiều nơi trên thế giới; (iv) Sự đồng thuận, khung pháplý và cơ chế phối hợp thực hiện các thỏa thuận quốc tế liênquan đến nguồn nước xuyên quốc gia còn chưa đầy đủ. Ởmột số lưu vực sông xuyên quốc gia, các hiệp định, thỏathuận về chia sẻ, sử dụng và bảo vệ nguồn nước còn chưađược một số nước thành viên tham gia; hay chỉ có một sốhiệp định, thỏa thuận về một vài khía cạnh của tài nguyênnước mà chưa đề cập đến các khía cạnh sử dụng, chia sẻlợi ích khác. Là quốc gia nằm ở cuối các lưu vực sông lớn,nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam đang đứng trước rấtnhiều thách thức. Hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thốngsông của Việt Nam được hình thành từ ngoài lãnh thổ, phụthuộc vào các quốc gia láng giềng như Trung Quốc,Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia. Tăng trưởng kinhtế, sức ép dân số và chất lượng cuộc sống liên tục gia tăngtrong những thập kỷ qua dẫn đến tình trạng ô nhiễm, suy

Hội thảo quốc tế VACI 2016 “Quản lýnguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia:Từ chính sách đến thực tiễn”

THANH HUY�N

Ngày 3/10, tại Hà Nội, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã phối hợp vớicác cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế lần thứ V với chủđề “Quản lý nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia: Từ chính sách đến thực tiễn” - VACI 2016. Thứtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển đã đến dự và chủ trì Hội thảo.

Page 15: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [15]

H�NG KHUYÊN

Trong khuôn khổ tổ chức các sự kiện Hội thảo vàTriển lãm VACI 2016, sáng ngày 3/10 tại Hà Nội,Đoàn Thanh Niên Bộ TN&MT đã phối hợp với Cụcchính trị Quân chủng Hải quân và các đơn vị liên

quan tổ chức lễ phát động chương trình “Gom nước, vữngbước Trường Sa”.

Tại buổi Lễ phát động, đồng chí Nguyễn Văn Huy - Bíthư đoàn Bộ TN&MT cho biết, Biển đảo quê hương ta nóichung và Trường Sa nói riêng, là niềm tự hào với mỗi ngườiViệt Nam. Ai đã từng đến Trường Sa dù một lần đều đongđầy cảm xúc, kỷ niệm và niềm tự hào, khâm phục trước ý chíkiên cường của các chiến sỹ đang ngày đêm gìn giữ biểnđảo Việt Nam ta. Những người lính đang ngày đêm phảichống chọi với điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt.Nước ngọt chỉ có từ đất liền vận chuyển ra hoặc từ nguồnnước mưa nên sinh hoạt trên đảo rất khó khăn, đặc biệt làvào mùa khô. Trung bình mỗi chiến sĩ chỉ được cấp 5 lít nướcít ỏi để sinh hoạt, chưa bằng khoảng 1/10 lượng nước hằngngày chúng ta sử dụng thực tế trên đất liền.

Để chia sẻ những khó khăn về nguồn nước của dân vàquân trên đảo và tiếp tục triển khai chương trình “Tuổi trẻvì biển đảo quê hương”, Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên vàMôi trường chủ trì, phối hợp với Cục chính trị Quân chủngHải quân và các đơn vị liên quan triển khai chương trình“Gom nước, vững bước Trường Sa”.

Chương trình nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thứccho đoàn viên thanh niên về nguồn nước, môi trường, biểnđảo quê hương; kêu gọi, vận động tuổi trẻ và và các nguồnlực xã hội để nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng những giảipháp hữu ích chia sẻ khó khăn về nguồn nước ăn uống sinhhoạt cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Chương trình triển khai một số nội dung thiết thực ýnghĩa như: sáng tác, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm vănhọc nghệ thuật về nguồn nước, về biển, đảo quê hương;nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng những giải pháp hữu ích baogồm hệ thống thu gom và tích trữ nước mưa; Hệ thống xử lýnước mưa và lọc nước biển; Hệ thống trồng rau và cây xanhthông minh tiết kiệm nước; …�

Phát động Chương trình “Gom nước, vững bước Trường Sa”

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

thoái và cạn kiệt nguồn nước, đồng thời nảy sinh nhữngmâu thuẫn, tranh chấp giữa các ngành sử dụng nước.

Nhận thức rõ những thách thức về tài nguyên nước, ViệtNam đã luôn nỗ lực trong đàm phán hợp tác quốc tế nhằm xâydựng cơ chế hợp tác quản lý hài hoà nguồn nước giữa cácquốc gia; ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng nhằmquản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên nước.

Sáng kiến hợp tác về nước tổ chức năm nay với chủ đề“Quản lý nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia: Từ chính sáchđến thực tiễn” nhằm nhìn nhận những thách thức mà chúngta đang phải đối mặt, từ đó đưa ra các sáng kiến hợp tác,các hành động cụ thể để thúc đẩy việc phối hợp quản lý, sửdụng bền vững và chia sẻ lợi ích, bảo vệ và phát triển bềnvững nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia.

Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước vàgiải pháp đổi mới để phát triển bền vững tài nguyên nướcxuyên biên giới, Hội thảo VACI 2016 đã tập trung giới thiệuvà đưa ra thảo luận về các chủ đề như: An ninh nguồn nướcxuyên biên giới và biến đổi khí hậu; Quy hoạch, quan trắcvà điều tra tài nguyên nước; Quản lý nước xuyên biên giới:Chính sách và quản lý; Mối quan hệ giữa nước, năng lượng,

thực phẩm và sức khỏe; Cung cấp và xử lý nước; Các giá trịvăn hóa, xã hội của nguồn nước.

Bên lề Hội thảo, đã diễn ra Triển lãm ảnh với chủ đề“Nước với Trường Sa” trưng bày, giới thiệu 100 poster tranh,ảnh các loại; và có khoảng 20 gian hàng triển lãm giới thiệucác mô hình, công nghệ, sáng kiến về tài nguyên nước đếntừ gần 20quốc gia thế giới. Triển lãm thu hút sự quan tâm,tham dự của khoảng 700 đại biểu trong nước và quốc tế.�

Page 16: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[16]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Ngày 26/9 tại TP. Cà Mau, PhóThủ tướng Vương Đình Huệ,Bộ trưởng Bộ TN&MT TrầnHồng Hà, Phó trưởng Ban

thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam BộSơn Minh Thắng và Bí thư Tỉnh ủy CàMau Dương Thanh Bình đã chủ trì Hộinghị chuyên đề về thích ứng với biếnđổi khí hậu (BĐKH), quản lý tổng hợptài nguyên nước vùng Đồng bằng sôngCửu Long (ĐBSCL).

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộtrưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chobiết, Hội nghị diễn ra trong bối cảnhBĐKH tác động rõ rệt đến đời sống,kinh tế, chính trị, an ninh xã hội củaViệt Nam nói chung và đặc biệt là tìnhtrạng thiếu hụt nước ngọt, hạn hán,xâm nhập mặn, xâm thực bờ biển diễnra với quy mô lớn và mức độ khốc liệtchưa từng có ở các tỉnh Đồng bằng

sông Cửu Long nói riêng. Những vấn đề hiện hữu theo kịch

bản biến đổi khí hậu đang đặt ra với CàMau nói riêng và khu vực Đồng bằngsông Cửu Long nói chung đang gặpphải đó là bờ biển bị xâm thực và mặnhóa ngày càng xâm nhập sâu... Việctăng cường các hoạt động khai thác tàinguyên nước trên thượng nguồn nhấtlà hoạt động khai thác thủy điện trêndòng chính sông Mê Công đã làm ảnhhưởng đến dòng chảy, làm chuyển nướcsang lưu vực sông khác, làm trầm trọngthêm nguy cơ cạn kiệt nguồn nước.

“Điều này đòi hỏi có sự cam kếtmạnh mẽ, mang tính pháp lý của cácnước trong việc sử dụng tài nguyênnước một các bền vững nhằm giảiquyết các thách thức xuyên biên giớiđối với vùng Đồng bằng sông CửuLong. Ở trong nước, chúng ta cũng cần

có cơ chế phối hợp liên tỉnh, liên ngành,liên vùng để hạn chế những bất cậptrong quản lý sử dụng tài nguyên nước”- Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Tại hội nghị, một số nội dung đãđược Bộ TN&MT đề xuất các đại biểutập trung thảo luận bao gồm: Phântích cụ thể các tác động, ảnh hưởngcủa biến đổi khí hậu và nuớc biển dângđối với khu vực; làm rõ các giải phápthích ứng với biến đổi khí hậu; đề xuấtcác biện pháp, phương án cụ thể đểứng phó với biến đổi khí hậu, trong đócó việc triển khai hiệu quả quản lý tổnghợp tài nguyên nước; tăng cường liênkết cùng nhau phát triển, ứng phó biếnđổi khí hậu giữa các tỉnh trong khu vựcĐBSCL; đồng thời, cùng trao đổi, bàngiải pháp về định hướng các dự án,cách thức huy động nguồn lực trong vàngoài nước giúp ĐBSCL phát triển;…�

Hội nghị thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lýtổng hợp tài nguyên nước vùng ĐBSCL

Ngày 15/9 tại Hà Nội, ViêjnChiên lươjc, Chinh sach tainguyên va môi trương (BôjTN&MT) đã phôi hơjp vơi

Quy Hanns Seidel Foundation va Cơquan Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổchức Hội thảo “Quản lý tài nguyên vàmôi trường hướng tới phát triển bềnvững”. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trưỡng Võ Tuấn Nhân đã đến dựvà chủ trì Hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Việntrưởng Viện Chiến lược, chính sách tàinguyên và môi trường cho biết: Về cơbản từ chủ trương của Đảng, luật phápcủa Nhà nước và các chính sách thựcthi như chiến lược quy hoạch, kếhoạch thực hiện quản lý TN&MT kháđầy đủ góp phần hạn chế phần nàosuy giảm TN&MT; thực tiễn so vớimong muốn chưa đạt được với sự vận

hành của nền kinh tế; mặc dù đã đạtđược tăng trưởng kinh tế nhưng chúngta phải trả giá cho TN&MT.

Theo GS.TS Mai Trọng Nhuận, Đạihọc Quốc gia Hà Nội, Việt Nam là mộttrong những quốc gia tổn thương nặngnhất do biến đổi khí hậu và nước biểndâng với đủ các loại hình thiên tai vàcác cực đoan khí hậu như gió lớn, mưalớn, bão lũ, lốc xoáy, bão sấm, ngập lụt,hạn hán, xâm nhập mặn,….Những tácđộng của biến đổi khí hậu đã gây ranhững tác động mạnh mẽ đến tàinguyên nước như làm cho dòng chảycủa hệ thống sông suối bị thiếu hụt, suygiảm đáng kể mực nước ngầm, nướcbiển tăng cũng làm cho tăng xâm nhậpmặn ở các sông. Tuy nhiên, Việt Namcũng là quốc gia tiên phong trong côngtác ứng phó với biến đổi khí hậu từ việcsớm xây dựng thể chế chính sách ứng

phó với biến đổi khí hậu, tích hợp vấnđề ứng phó với biến đổi khí hậu vào cácthể chế chính sách phát triển, khoa họccông nghệ; xây dựng hệ thông tổ chứcứng phó với biến đổi khí hậu từ cấptrung ương đến địa phương. Đặc biệtlà các giải pháp ứng phó với biến đổikhí hậu dựa vào cộng đồng, thích ứngdựa trên kiến thức bản địa và sáng tạocủa người dân địa phương để chungsống khôn ngoan, an toàn với lũ tạiĐồng bằng sông Cửu Long đã được cácquốc gia trên thế giới đánh giá rất cao.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đãdành thời gian trao đổi, thảo luận nhằmxác định các cơ hội, thách thức, tầmnhìn và giải pháp để hoàn thiện thể chế,chính sách trong các lĩnh vực của ngànhTN&MT để hướng tới phát triển bềnvững đất nước trong thời gian tới.�

Nguồn: DWRM

Hội thảo quản lý tài nguyên và môi trường hướngtới phát triển bền vững

Page 17: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [17]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Ngày 7/11, Bộ Tài nguyên vàMôi trường cùng 63 Sở Tàinguyên và Môi trường trêncả nước tổ chức giao lưu

trực tuyến năm 2016 với chủ đề “Hoànthiện chính sách, pháp luật về tàinguyên và môi trường nhằm tháo gỡkhó khăn, vướng mắc cho nhân dân vàdoanh nghiệp”.

Phát biểu khai mạc buổi giao lưutrực tuyến, Bộ trưởng Trần Hồng Hàcho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trườngtổ chức buổi giao lưu trực tuyến giữaBộ, các Sở Tài nguyên và Môi trườngvới nhân dân và doanh nghiệp để lắngnghe tâm tư, ý kiến, phản hồi củanhân dân, doanh nghiệp; giải đáp,tháo gỡ những khó khăn, vướng mắctrong quá trình thực hiện chính sách,pháp luật về tài nguyên và môi trườngcủa người dân, doanh nghiệp để tiếptục hoàn thiện chính sách, pháp luậtvề tài nguyên và môi trường nhằm đápứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Bộ trưởng cũng cho biết, thời gianqua, Bộ thường xuyên tiếp nhận vàgiải quyết các vướng mắc của các tổchức, cá nhân thông qua các đườngdây nóng ở trung ương và địa phương.Hầu hết các tỉnh đã rà soát công bốcông khai, thực hiện tiếp nhận, giảiquyết các thủ tục hành chính liên quanđến người dân và doanh nghiệp theođúng quy định. Mặc dù vậy, một số cơchế, chính sách hiện vẫn còn bất cập,chưa theo kịp thực tiễn, chưa bắt kịpcơ chế thị trường và yêu cầu của quátrình hội nhập dẫn đến hiệu quả giảiquyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễnchưa kịp thời, nhất là trong các lĩnhvực quản lý đất đai, môi trường, quảnlý tài nguyên nước.

“Vì vậy, đợt giao lưu trực tuyếnnày, ngoài việc giải đáp, tháo gỡnhững khó khăn, vướng mắc của nhândân và doanh nghiệp, còn là dịp để Bộ

TN&MT lắng nghe ý kiến phản hồichính sách từ thực tiễn của người dân,doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiệnchính sách, pháp luật về các lĩnh vựcTN&MT; đồng thời, qua giao lưu trựctuyến sẽ nhận được nhiều ý kiến củangười dân và doanh nghiệp để tăngcường tính công khai, minh bạch, tạolập môi trường thuận lợi cho đầu tư vàkinh doanh, kiến tạo cho phát triển,phục vụ tốt hơn nữa yêu cầu củangười dân và doanh nghiệp” - Bộtrưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Tính đến 17h00 ngày 07/11/2016có 667 câu hỏi được gửi đến Bộ Tàinguyên và Môi trường và 63 Sở Tàinguyên và Môi trường các tỉnh, thànhphố, trong đó: 264 câu hỏi gửi đến Bộvà 403 câu hỏi gửi đến các Sở. Bộcùng các Sở đã trả lời được 345 câuchiếm 62,5% tổng số câu hỏi hợp lệ,trong đó Bộ đã trả lời và công bố trênmạng 112 câu hỏi của nhân dân vàdoanh nghiệp.Trong đó:

Lĩnh vực đất đai 347 câu, tậptrung chủ yếu vào nội dung đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất; dự án treo; quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư;...

Lĩnh vực khoáng sản 34 câu, tậptrung chủ yếu liên quan đến tính tiềncấp quyền khai thác khoáng sản;quyền lợi của người dân và địa phươngnơi có mỏ khai thác; đơn giản hóa thủtục hành chính đối với khoáng sản làvật liệu xây dựng thông thường...

Lĩnh vực môi trường 83 câu, tậptrung chủ yếu vào nội dung báo cáođánh giá tác động môi trường, kếhoạch bảo vệ môi trường, đề án bảovệ môi trường; khắc phục ô nhiễm vàcải thiện môi trường trong khai tháckhoáng sản; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật quốc gia về bảo vệ môi trường;xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệmôi trường...

Lĩnh vực tài nguyên nước 39 câu,tập trung chủ yếu vào nội dung cấpphép xả nước thải vào nguồn nước;khai thác sử dụng nước dưới đất; xửlý vi phạm về tài nguyên nước...�

Nguồn: DWRM

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:

Giao lưu trực tuyến với nhân dânvà doanh nghiệp năm 2016

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà Phát biểu khai mạc buổi giao lưu trực tuyến.

Page 18: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[18]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

PV: Xin ông cho biết đôi nét vềtình hình thực hiện quy trình vậnhành liên hồ chứa trên 11 lưu vựcsông mà Bộ TN&MT xây dựngtrình Chính phủ ban hành? Thuậnlợi và khó khăn khi triển khai trênthực tế?

Ông Hoàng Văn Bẩy: Theo quyđịnh của Luật Tài nguyên nước (TNN),tất cả các hồ chứa thủy điện, thủy lợidù lớn hay nhỏ đều phải thực hiện vậnhành theo quy trình vận hành do cấpcó thẩm quyền ban hành để đáp ứngcác yêu cầu phòng, chống lũ, lụt, hạnhán nhân tạo, duy trì dòng chảy tốithiểu trên sông, bảo đảm các nhu cầusử dụng nước dưới hạ du. Luật cũngquy định, đối với các hồ thủy điện,thủy lợi lớn, quan trọng thì phải vậnhành theo quy trình liên hồ, các hồchứa còn lại vận hành theo quy trìnhđơn hồ.

Hiện nay, ở nước ta có gần 7.000hồ chứa lớn nhỏ các loại. Trong số đó,chỉ có 64 hồ chứa thủy điện, thủy lợilớn, quan trọng trên 11 lưu vực sôngphải vận hành theo các quy trình vậnhành liên hồ đã được Thủ tướng Chínhphủ ban hành. Như vậy, hầu hết cáchồ thủy lợi, thủy điện còn lại sẽ phảivận hành theo quy trình đơn hồ do BộNN&PTNT hay Bộ Công Thương hoặcUBND cấp tỉnh ban hành.

Đến nay, Bộ TN&MT đã trình Thủtướng Chính phủ ban hành 11 lưu vực

sông lớn gồm: sông Hồng, sông Mã,sông Cả, sông Hương, sông Vu Gia -Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Kôn -Hà Thanh, sông Ba, sông Sê San, sôngSrêPôk và sông Đồng Nai. Theo đó có64 hồ chứa đang thực hiện vận hànhtheo các quy trình đó trong cả mùacạn và mùa lũ.

Vào mùa cạn năm 2015 - 2016,trong bối cảnh ảnh hưởng của hiệntượng Elnino, dòng chảy đến các hồ ởmức thấp lịch sử, nhưng do có quytrình vận hành điều tiết nước chặt chẽnên các hồ chứa trên 11 lưu vực sông

nêu trên cung cấp bổ sung cho hạ dukhoảng 65 tỷ m3, riêng khu vực miềnTrung và Tây Nguyên khoảng 17,4 tỷm3. Đây là lượng nước đặc biệt có ýnghĩa, đã góp phần hạn chế tình trạnghạn hạn, thiếu nước ở hạ du. Thực tếcho thấy, trong đợt hạn hán lịch sửvừa qua, các khu vực ở hạ du được cáchồ nêu trên điều tiết về cơ bản đã bảođảm duy trì nguồn nước cấp trong cảmùa cạn, tình trạng thiếu nước gay gắtnhất chủ yếu xảy ra ở những khu vựckhác. Còn trong mùa lũ, các hồ chứanày sẽ không được tích đầy hồ mà

Sẽ hoàn thiện hệ thống theo dõi,giám sát vận hành hồ chứa

MINH TRANG (th�c hi�n)

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vựcsông, các chủ hồ đã nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phối hợp vận hành điều tiết đểgiải quyết những vấn đề cấp nước, phòng chống lũ cho hạ du. Tuy vậy, thực tế việc triển khaicác quy trình này còn nhiều bất cập cần có những giải pháp tổng thể nhằm khai thác, sửdụng nước hiệu quả. Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy đã dành thờigian trao đổi với phóng viên báo chí về nội dung này.

Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy

Page 19: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [19]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

phải dành một lượng dung tích để cắt,giảm lũ cho hạ du khi có lũ. Mặc dùdung tích phòng lũ của các hồ khônglớn, không có khả năng cắt lũ như cáchồ chứa trên lưu vực sông Hồng,nhưng có thể tham gia giảm lũ đángkể cho hạ du.

Từ khi Thủ tướng Chính phủ banhành các quy trình vận hành liên hồđến nay, các chủ hồ đã nâng cao ýthức, trách nhiệm trong việc phối hợpvận hành điều tiết để giải quyết nhữngvấn đề cấp nước, phòng chống lũ chohạ du, các trường hợp tranh chấp,phát sinh đã giảm dần. Để phối hợpvận hành trên từng lưu vực sông cóhiệu quả, ngoài những vấn đề về nănglực dự báo, năng lực vận hành hồ, thìvấn đề bảo đảm thông tin kịp thời,thống nhất là hết sức quan trọng.Trong khi đó, hiện nay, hầu hết trêncác lưu vực sông đều thiếu các trạmquan trắc diễn biến lưu lượng, mựcnước trên sông, thiếu công cụ để cóthể giám sát việc vận hành xả nướcxuống hạ du của từng hồ... Đây là khókhăn lớn nhất để nâng cao hiệu quảphối hợp vận hành của các hồ, đồngthời nâng cao hiệu lực, hiệu quả củacác quy trình liên hồ.

PV: Theo ông, để các quy trìnhvận hành liên hồ chứa sau khiban hành và được triển khai cóhiệu quả, cần có những yêu cầugì đối với địa phương và chủ cáccông trình thủy điện? Tráchnhiệm cụ thể như thế nào?

Ông Hoàng Văn Bẩy: Nhận thứcđược vai trò quan trọng của các địaphương và chủ hồ trong việc đảm bảohiệu quả của công tác phòng, chống lũvà cấp nước cho hạ du, trong các Quytrình liên hồ đã gắn trách nhiệm củacác cơ quan, đơn vị có liên quan, nhấtlà các giám đốc đơn vị quản lý, vậnhành các hồ chứa thủy lợi, thủy điệnvà trách nhiệm của các địa phương,các cơ quan trong việc phối hợp vậnhành, điều tiết các hồ với công tácphòng, chống lũ và cấp nước cho hạdu của 11 lưu vực sông nói trên đểđáp ứng các yêu cầu phát triển kinh

tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệmôi trường của các địa phương trêncác lưu vực sông lớn, quan trọng củanước ta.

Đối với các địa phương, đây lànhiệm vụ mới và cũng rất phức tạp.Ngoài vấn đề tăng cường trách nhiệm,cần phải tăng cường năng lực của cơquan chuyên môn, nhất là SởNN&PTNT, Sở TN&MT để tham mưu,xử lý những vấn đề phát sinh hàngngày, hàng giờ, cần thiết phải lập bộphận chuyên trách để tư vấn kỹ thuậtxử lý các tình huống, nhất là trongtrường hợp xuất hiện lũ. Đồng thời,cần tập trung chỉ đạo phối hợp chặtchẽ lịch lấy nước ở hạ du với lịch điềutiết của các hồ ở thượng nguồn đểtránh lãng phí nguồn nước.

Đối với các chủ hồ, ngoài việc tuânthủ nghiêm túc các quy định cụ thểcủa quy trình từ việc quan trắc, dựbáo, cung cấp thông tin số liệu đếnviệc vận hành điều tiết trong từngtrường hợp, tình huống cụ thể, cần tựđộng hóa việc quan trắc, truyền tin,tăng cường năng lực dự báo dòngchảy đến hồ và năng lực xử lý các tìnhhuống phát sinh, nhất là trong thờigian hạn hán hoặc mưa lũ.

PV: Thanh tra, kiểm tra việc quảnlý, vận hành các hồ chứa thủy điệnlà một giải pháp để giám sát cácquy định của pháp luật có đượctriển khai trên thực tế hay không?Về vấn đề này, Cục đã có nhữngkế hoạch cụ thể như thế nào?

Ông Hoàng Văn Bẩy: Như đã nóiở trên, riêng về quy trình vận hành cáchồ chứa, theo quy định của Luật TNN,Bộ TN&MT chịu trách nhiệm thanh tra,kiểm tra, giám sát việc tuân thủ cácquy trình vận hành liên hồ chứa đối với64 hồ chứa thủy điện lớn, quan trọngtrên 11 lưu vực sông. Còn lại khoảng800 hồ chứa thủy điện và gần 7.000hồ chứa.

Ngay từ cuối mùa lũ, đầu mùa cạnvừa qua, Cục Quản lý tài nguyên nướctổ chức nhiều đoàn công tác đi làmviệc, hướng dẫn các chủ hồ, địaphương trong việc thực hiện Quy trình;

hướng dẫn, xử lý các trường hợp cụthể; lập tổ công tác để theo dõi, giámsát việc vận hồ; thiết lập kênh thôngtin trực tiếp giữa Cục với các đơn vịquản lý vận hành hồ để cung cấpthông tin số liệu vận hành hằng ngày,kịp thời xử lý các trường hợp phátsinh... Trong quá trình theo dõi, Cục đãphát hiện một số trường hợp vận hànhchưa đúng quy định đã có thông báo,nhắc nhở chủ hồ, kể cả bằng văn bản.Đồng thời, Cục cũng đã lập các đoànkiểm tra đột xuất, qua đó đã chấnchỉnh, xử lý kịp thời và đã xử phạt mộtsố chủ hồ như: Đăk Mi4, Srêpok, AnKhê - Ka Nak. Hiện nay, Bộ đã thànhlập các Đoàn thanh tra việc tuân thủquy trình vận hành liên hồ chứa trên 6Lưu vực sông lớn là: sông Hồng, sôngMã, sông Cả, sông Hương, sông TràKhúc và sông Kôn - Hà Thanh và Đoànthanh tra đang làm việc với 22 chủ hồvề việc thực hiện các quy định của Quytrình liên hồ cũng như việc thực hiệncác quy định về cấp phép.

Đồng thời, Cục Quản lý tài nguyênnước cũng đã xây dựng thử nghiệm vàđang hoàn thiện hệ thống theo dõi,giám sát việc vận hành hồ và dữ liệuquan trắc thủy văn trực tuyến, bướcđầu cho thấy hệ thống này khá hiệuquả phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo,điều hành và kiểm tra, giám sát việcvận hành của các hồ chứa.

Trong thời gian tới, cùng với việctiếp tục thanh tra, kiểm tra việc vậnhành của các hồ chứa theo Quy trìnhliên hồ trên các lưu vực sông ĐồngNai, sông Ba, sông Vu Gia - Thu Bồn,sông Se San và lưu vực sông Srêpokvà kiểm tra đột xuất, Cục sẽ tập trungtheo dõi, giám sát thường xuyên việcvận hành, việc vận hành bảo đảm duytrì dòng chảy tối thiểu của các hồthông qua việc áp dụng công nghệgiám sát vận hành tự động trực tuyếnnhằm bảo đảm việc tuân thủ Quytrình, xử lý kịp thời các tình huốngphát sinh, đồng thời nâng cao hiệuquả phối hợp vận hành điều tiết, cấpnước cho hạ du.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!�

Page 20: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[20]

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

TS �NG �ÌNH PHÚC.

Đánh giá trữ lượng nước dướiđất là công việc quan trọngtrong quản lý, bảo vệ, khaithác nước dưới đất, nhằm

khai thác hiệu quả và bền vững tàinguyên nước. Hiện nay, ở nước ta việcđánh giá trữ lượng nước dưới đất đãvà đang được tiến hành ở nhiều dự ánthăm dò đánh giá trữ lượng khai thácnước dưới đất và ở một số dự án đánhgiá tài nguyên nước lưu vực sông,vùng, tỉnh. Tuy nhiên, phương phápđánh giá trữ lượng nước dưới đất ởnước ta hiện nay còn một số hạn chếcần được đổi mới.

Số lượng nước dưới đất được biểuthị qua trữ lượng của chúng. Trữ lượngnước dưới đất bao gồm: Trữ lượng động,trữ lượng tĩnh và trữ lượng khai thác.

CÁC TỒN TẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦNĐỔI MỚI TRONG ĐÁNH GIÁ TRỮLƯỢNG ĐỘNG

Trữ lượng động của một tầng chứanước hay một vùng là lưu lượng thoátcủa tầng chứa nước hoặc vùng. Trữlượng động cũng được xác định bằnglượng cung cấp hiệu quả cho nướcdưới đất. Trong nhiều trường hợp cóthể đánh giá gần đúng trữ lượng độngbằng lượng cung cấp của nước mưacho nước dưới đất (recharg).Trữ lượngđộng là thông số rất quan trọng chỉ ramức độ phong phú và tiềm năng nướcdưới đất, là cơ sở cho việc xác định trữlượng có thể khai thác của vùng, hoặctầng chứa nước.

Có rất nhiều phương pháp đánhgiá trữ động, song phổ biến và hiệuquả là phương pháp thủy văn, trongđó có phương pháp phân chia biểu đồthủy văn đối với miền núi, còn vớivùng đồng bằng phương pháp phổbiến là thủy động lực và đánh giálượng cung cấp thấm qua tài liệu quantrắc động thái.

Công tác đánh giá trữ lượng động

nước dưới đất ở nước ta còn ít đượcquan tâm, tới nay chúng ta chưa biếtđược một cách tương đối chính xác trữlượng động của các tầng chứa nước,của các vùng.

Trữ lượng động biến đổi theo thờigian phụ thuộc vào sự biến đổi của điềukiện khí tượng, thủy văn. Trong đánhgiá trữ lượng động phải đánh giá được:Điều kiện cung cấp và thoát của nướcdưới đất, sự biến đổi theo năm, mùa vàtháng, sự đóng góp của trữ lượng độngvào dòng chảy sông ngòi, để từ đóquyết định lượng nước dưới đất có thểkhai thác và phương thức khai thác hợplý vững bền nước dưới đất.

Việc đánh giá trữ lượng nước dướiđất nói chung và trữ lượng động chocác vùng đồng bằng cần được tiếnhành bằng phương pháp mô hình,trong đó mô hình khái niệm được làmchính xác qua việc chạy chỉnh lý trêncơ sở tài liệu quan trắc động thái nướcdưới đất.

CÁC TỒN TẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦNĐỔI MỚI TRONG ĐÁNH GIÁ TRỮLƯỢNG KHAI THÁC

Trữ lượng khai thác bao gồm trữlượng khai thác khu vực và trữ lượngkhai thác của công trình.

Đổi mới trong đánh giá trữ lượngkhai thác của vùng

Trữ lượng có thể khai thác củavùng là lượng nước có thể khai thác từvùng một cách bền vững , không làmsuy thoái cạn kiệt nguồn nước, gâycác tác động không mong muốn tớimôi trường: sụt lún mặt đất , ảnhhưởng tới hệ sinh thái phụ thuộc vàonước, ảnh hưởng tới sử dụng nước trêndòng mặt, gây mực nước hạ thấp quámức bơm kinh tế các hộ khai tháckhông thể chấp nhận, gây tranh chấpnguồn nước.

Hiện tại ở nước ta hầu như chưađánh giá được trữ lượng có thể khaithác khu vực. Một số dự án điều tra

đánh gíá tài nguyên nước dưới đấtvùng núi và trung du đã tiến hànhđánh giá trữ lượng có thể khai thácđược bằng phần trăm của trữ lượngđộng được xác định tương ứng với tânxuất 95 % lưu lượng kiệt của sông.Như trên chúng tôi đã trình bày, trữlượng động xác định theo phươngpháp này chưa phù hợp.

Còn đối với vùng đồng bằng cáctầng chứa nước có diện tích phân bốrộng và gần như liên tục trên toànvùng, song trong đánh giá trữ lượngcó thể khai thác cho một số tỉnh lạisơ đồ hóa các tầng chứa nước là vôhạn và tính toán mực nước hạ thấpdự báo với sơ đồ khai thác chỉ baogồm hệ thống giếng khai thác trongtỉnh, không tính tới sự khai thác củacác tỉnh lân cân, như vậy là khônghợp lý

Ở một số dự án đã áp dụngphương pháp mô hình số để đánh giátrữ lượng nước dưới đất, song cònnhiều hạn chế trong thiết lập mô hìnhkhái niệm, đặc biệt trong xác lập cácbiên và điều kiện trên biên, đặc biệtchưa phản ảnh được hiện trạng khaithác. Ở nhiều vùng việc khai thác đãdiển ra từ lâu và lưu lượng khai thácngày một tăng, song trong tính toánbằng phương pháp giải tích cũng nhưmô hình chưa xét đến một cách đầyđủ sự biến thiên này.

Trong đánh giá trữ lượng bằngphương pháp cân bằng thường ápdụng công thức:

Ở đây Qkhtt, Qd, Qkt lần lượt là lưulượng khai thác, lưu lượng động và lưulượng kéo theo; Vt, Vdh lần lượt là trữlượng tĩnh trọng lực và trữ lượng tĩnhđàn hồi .t là thời gian khai thác. Trongnhiều dự án ở nước ta hiện nay trongtính toán thường lấy thời gian t bằng 1vạn ngày.

Đổi mới phương pháp đánh giá trữlượng nước dưới đất ở Việt Nam

Page 21: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [21]

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Việc chọn thời gian t = 1 vạn ngàytrong tính trữ lượng khu vực là khônghợp lý, chỉ đúng khi quy hoach tàinguyên nước xác định thời gian khaithác nước dưới đất trong vùng chỉ làmột vạn ngày, sau đó ngừng khaithác nước dưới đất chuyển sang sửdụng nguồn nước khác. Thực tế ởnước ta nhiều vùng nước dưới đất lànguồn tài nguyên được khai thác lâudài không chỉ cho thế hệ hiện tại màcòn cho mai sau.

Việc khai thác hết trữ lượng đànhồi và một phần trữ lượng tĩnh làkhông an toàn, làm cạn kiệt nguồnnước không tính tới sụt lún, xâm nhậpmặn, ô nhiễm, đồng thời khi mực nướchạ thấp lớn sẽ không có khả năng khaithác khi xét tới phương diện kỹ thuật,kinh tế.

Để đảm bảo khai thác bền vững tàinguyên nước dưới đất, trong tính toánbằng phương pháp cân bằng trữ lượngđộng chỉ có thể được lấy bằng mộtphần trữ lượng động cộng trữ lượngcuốn theo, trong tính toán thực tếthường lấy bằng 0,3 tới 0,7 trữ lượngđộng tùy thuộc vào điều kiện địa chấtthủy văn cũng như nhu cầu nước dướiđất cho duy trì dòng chảy tối thiểu củasông ngòi và hệ sinh thái phụ thuộcvào nước dưới đất.

Đổi mới trong đánh giá trữ lượngkhai thác của công trình

Trong nhiều năm qua ở nước tanhiều dự án thăm dò đánh giá trữlượng khai thác phục vụ thiết kế, xâydựng các công trình khai thác nướcdưới đất đã được tiến hành. Trong tínhtoán thường áp dụng công thức cộngdòng đối với tầng chứa nước có ápphân bố vô hạn, cách ly với các tầngchứa nước trên và dưới và áp dụngcông thức.

Ở đây Qo là lưu lượng tại giếngtính toán, Qi là lưu lượng giếng thứ I,r0 và ri lần lượt là bán kính giếng tínhtoán và khoảng cách từ giếng tínhtoán tới giếng can nhiễu I, t là thờigian tính toán.

Tính toán trên chỉ phù hợp chotrường hợp tầng chứa nước có ápphân bố vô hạn, không có thấmxuyên, trên vùng bố trí công trình khaithác nước tính toán không bị hoặcchưa bị hưởng của công trình khai tháckhác. Trong trường hợp khu vực bố trícông trình khai thác nước tính toánmực nước dưới đất đã bị hạ thấp docác công trình khai thác đang hoạtđộng gây ra tính toán phải áp dụngcông thức cho vùng đang có côngtrình khai thác hoạt động.

Trong phương pháp này mực nướchạ thấp tại thời điểm dự báo t, tính từthời điểm đưa công trình mới vào hoạtđộng bằng mực nước hạ thấp tại thờiđiểm đưa công trình mới vào hoạtđộng (t = 0) cộng với mực nước hạthấp bổ sung do các giếng đang khaithác tiếp tục khai thác và các giếngmới gây ra. Chiều sâu mưc nướcđộng tại thời điểm dự báo t , tính từthời điểm đưa công trình mới vào hoạtđộng bằng chiều sâu mực nước độngtại thời điểm đưa công trình mới vàohoạt động (t = 0) cộng với mực nướchạ thấp bổ sung do các giếng đangkhai thac tiếp tục khai thác và cácgiếng mới gây ra:

Mực nước hạ thấp bổ sung tạigiếng ở thời điểm tính toán dự báođược xác định theo công thức.

Ở đây Sbs là tổng mực nước hạthấp bổ sung tại giếng tính toán, Sbso làmực nước hạ thấp bổ sung do chínhgiếng tính toán tiếp tục khai thác gây ra,Sbsi là mực nước hạ thấp bổ sung tạicác giếng can nhiễu cho giếng tính toánkhi các giếng này tiếp tục hoạt động.

Đối với các giếng đang hoạt độngmực nước hạ thấp bổ sung được xácđịnh theo công thức:

Ở đây Qo là lưu lượng tại giếng tínhtoán, td là thời gian tính toán dự báotính từ thời điểm hiện nay; tko là thờigian đã khai thác tại giếng tính toán.

Mực nước hạ thấp bổ sung dogiếng can nhiễu bất kỳ nào đó gây rađược xác định theo công thức.

Ở đây Qi là lưu lượng của giếngcan nhiễu bất kỳ thứ i; td là thời giantính toán dự báo, tki là thời gian đãkhai thác tại giếng can nhiễu thứ i,(tính từ thời điểm bắt đầu khai thác tớithời điểm hiện tại).

Đối với các giếng mới chưa khaithác mực nước hạ thấp bổ sung dobản thân giếng tính toán gây ra chínhbằng mực nước hạ thấp do chínhgiếng gây ra và được xác định theocông thức:

Mực nước hạ thấp do giếng tínhtoán gây ra cho các giếng can nhiễukhác được xác định theo công thức:

Tính toán theo phương pháp nàychính là áp dụng phương pháp thủylực kết hợp thủy động lực, trong đómực nước hạ thấp bổ sung được xácđịnh bằng tính toán theo phương phápthủy động lực, còn mực nước hạ thấphay chiều sâu mực nước động tại thờiđiểm đưa công trình khai thác mới vàohoạt động được xác định bằng đo thựctế. Kết quả tính toán sẽ gần với thựctế. Để áp dụng công thức này phải biếtđược thời gian biến đổi lưu lượng củacác công trình đang khai thác.

Từ phân tích ở trên cho thấy, cácphương pháp đánh giá trữ lượngnước dưới đất đã được áp dụng vàđang áp dụng ở nhiều dự án đánh giátài nguyên nước ở nước ta hiện naycòn có hạn chế, không phù hợp vớiquan điểm khai thác hợp lý, vững bềntài nguyên nước. Việc đổi mới hoànthiện phương pháp đánh giá trữlượng nước dưới đất cho phù hợp vớiđiều kiện thực tế ở nước ta hiện naylà cần thiết.�

Page 22: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[22]

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Thưa ông, tài nguyên nướcĐBSCL được đánh giá là phongphú về số lượng cũng như chấtlượng. Tuy nhiên, việc tăngcường các hoạt động khai thác tàinguyên nước trên thượng nguồnnhất là hoạt động khai thác thủyđiện trên dòng chính sông MêCông hiện đã làm ảnh hưởng đếndòng chảy, làm chuyển nướcsang lưu vực sông khác, làm trầmtrọng thêm nguy cơ cạn kiệtnguồn nước. Ông có thể cho biếtnhững vấn đề mà tài nguyênnước khu vực ĐBSCL đang phảiđối mặt hiện nay?

Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy:Như chúng ta đã biết, tài nguyên nướckhu vực ĐBSCL chủ yếu từ nước ngoàichảy vào trong khi các quốc giathượng nguồn đang tăng cường khaithác, sử dụng nước.

Trên dòng chính thuộc lãnh thổTrung Quốc, 06 thủy điện đã xây dựngvà đang vận hành ở thượng nguồnsông Mê Công gồm: Công Quả Kiều,Tiểu Loan, Mãn Loan, Đại Triệu Sơn, NộTrác Độ, Cảnh Hồng đã tác động mạnhmẽ đến chế dòng chảy cả mùa lũ vàmùa cạn, làm suy giảm hàm lượng phùsa. Chỉ riêng 02 hồ lớn là Tiểu Loan vàNộ Trác Độ đã có có dung tích điều tiếttrên 22 tỷ m3. Trên dòng nhánh các hồchứa thủy điện có tổng dung tích điềutiết đến khoảng 20 tỷ m3.

Các nghiên cứu khoa học mới đâychỉ ra, nguồn nước ĐBSCL đang đứng

trước nguy cơ bị suy giảm nghiêmtrọng. Mùa lũ năm 2015 nhỏ lịch sửcộng với các hồ chứa của Trung Quốcở Vân Nam tích nước trong mùa lũ vàtác động của hiện tượng El Ninô, dòngchảy sông Mê Công đã giảm mức lịchsử. Cụ thể, theo số liệu dòng chảy tạiKra-Chê trên sông Mê Công từ tháng 6năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 chothấy, dòng chảy trong mùa lũ năm2015 nhỏ hơn TBNN, có thời gian cònnhỏ hơn cả mức lịch sử. Còn theo sốliệu quan trắc tại Tân Châu, Châu Đốcthì mực nước các năm gần đây nhỏhơn so với TBNN, mực nước tại TânChâu và Châu Đốc trong mùa khô 2016cũng bị sụt giảm nghiêm trọng, thấphơn mực nước nhỏ nhất trong chuỗiquan trắc được đến nay từ 0,2-0,4m.Dòng chảy sông Mê Công vào ĐBSCL

tại Tân Châu và Châu Đốc trong mùakhô 2016 đạt mức nhỏ nhất, nhiều thờigian dòng chảy ở mức nhỏ nhất lịch sử.Số liệu quan trắc cho thấy tổng lượngdòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốctháng 12/2015 giảm 50%, tháng1/2016 giảm 45%, tháng 2/2016 giảm32%, tháng 3 (tính đến ngày28/3/2016) giảm 24% so với TBNN.

Cùng với hạn hán, thiếu nước,ĐBSCL đang phải đối mặt với tìnhtrạng xâm nhập mặn. Số liệu quan trắcmùa khô 2015-2016 cho thấy, độ mặnlớn nhất trên các sông đều cao hơn sovới TBNN và vượt quá độ mặn lớn nhấtcùng kỳ đã từng quan trắc được tronglịch sử. Ranh giới độ mặn 4g/l đã lấnsâu tới 90-95km trên sông Vàm Cỏ, 45- 65km trên sông Tiền, 55-60km trênsông Hậu và 60-65km ở khu vực ven

Quản lý nước thích ứng với biếnđổi khí hậu, cần tổng thể các giảipháp trong nước và quốc tế

XUÂN PH�NG (th�c hi�n)

Là vùng đất trù phú mang lại sinh kế bao đời cho người dân nhưng ĐBSCL đang bị đe dọa nghiêmtrọng nhất của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nguồn tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ cạnkiệt và suy thoái nghiêm trọng về chất lượng. Nhân Hội nghị thích ứng với BĐKH, quản lý tổng hợptài nguyên nước vùng ĐBSCL diễn ra mới đây tại Cà Mau, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nướcHoàng Văn Bẩy đã có buổi trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.

Page 23: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [23]

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

biển Tây (Sông Cái Lớn). Nước dưới đất cũng bị xâm nhập

mặn, đan xen rất phức tạp cả về diệntích và chiều sâu. Một số tầng chứanước cũng có nguy cơ thu hẹp phạm vicủa các khối nước ngọt. Mực nướcdưới đất ở hầu hết các tầng chứa nướcvẫn đang tiếp tục suy giảm, chưa códấu hiệu ổn định, phục hồi.

Trước thực trạng trên, với tư cáchlà nhà quản lý về tài nguyênnước, theo ông cần có những giảipháp quản lý tài nguyên nướcnhư thế nào để thích ứng vớibiến đổi khí hậu?

Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy:Giải quyết vấn về tài nguyên nước,

bảo đảm khai thác, sử dụng bền vữngđáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế,xã hội, bảo vệ môi trường, đặc biệt làtình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ởĐBSCL không thể chỉ bao gồm các giảipháp có tính nội bộ trong nước mà vấnđề cơ bản, cốt lõi là phải giải quyết trênphạm vi toàn lưu vực, bao gồm cả 6quốc gia có chung dòng sông Mê Công.

Về phía quốc tế: Cần tiếp tục kiên trì hợp tác, đấu

tranh bằng các hình thức đa dạng, phùhợp, trên nhiều diễn đàn nhằm bảođảm khai thác sử dụng công bằng hợplý nguồn nước chung của 6 quốc giatrên lưu vực sông Mê Công và bảođảm sử dụng nước ở bất kỳ một quốcgia nào cũng không được gây hại đángkể cho các quốc gia khác theo Côngước về Luật sử dụng các nguồn nướcliên quốc gia cho mục đích phi giaothông thủy và thông lệ quốc tế.

Tích cực, chủ động hợp tác trongkhuôn khổ Ủy hội sông Mê Công quốctế để giải quyết hài hòa các vấn đề vềxây dựng, vận hành công trình thủyđiện trên dòng chính.

Cần huy động mọi nguồn lực củaQuốc gia, cả hệ thống chính trị, xã hộitập trung đàm phán, thuyết phục, đấutranh để các quốc gia có các hồ chứathủy điện lớn, kể cả ở dòng chính vàdòng nhánh, cùng hợp tác vận hànhphát điện, xả nước xuống hạ du, bảođảm duy trì dòng chảy tối thiểu trênsông ở mức phù hợp, ít nhất cũng

bằng mức trung bình như chúng ta đãvà đang làm như vậy khi vận hành cáchồ trên lưu vực sông Sê San, Srêpốkđể bảo đảm nguồn nước choCampuchia.

Về phía trong nước: Cần tăng cường năng lực dự báo,

cảnh báo tình trạng hạn hán, xâmnhập mặn sớm, nhất là dự báo theotháng, theo mùa để kịp thời có các giảipháp mang tính chủ động.

Tập trung xây dựng và triển khaithực hiện quy hoạch tài nguyên nướcvùng ĐBSCL trong điều kiện BĐKH vàtác động do các hoạt động khai thácsử dụng nước của các quốc gia ởthượng nguồn sông Mê Công; tậptrung điều tra, tìm kiếm nguồn nướcdưới đất, nhất là các tầng chứa nướcnằm sâu để phục vụ cấp nước sinhhoạt ở các vùng thường xuyên bị xâmnhập mặn, kết hợp xây dựng các côngtrình khai thác nước ngầm để cấpnước sinh hoạt và các nhu cầu thiếtyếu để sẵn sàng ứng phó với xâmnhập mặn khi cần thiết.

Xây dựng và vận hành mạng quantrắc, giám sát tài nguyên nước; hệthống chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệutích hợp dùng chung cho cả vùng, baogồm các thông tin, số liệu tổng hợp vềkhí tượng, thủy văn, tài nguyên nước,đất đai... để chia sẻ thông tin, dữ liệuthống nhất giữa trung ương và địaphương, các ngành.

Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫnngười dân thực hiện các biện pháp sửdụng nước tiết kiệm, hiệu quả, nhất làtrong tưới tiêu, chống lãng phí nguồnnước. Tăng cường giám sát, dự báonguồn nước, xâm nhập mặn để thôngtin kịp thời cho các cơ quan, địaphương và nhân dân biết, chủ độngtriển khai các biện pháp ứng phó phùhợp với từng giai đoạn.

Thành lập Ủy ban lưu vực sôngCửu Long để tăng cường công tác điềuphối, giám sát hoạt động khai thác, sửdụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng,chống tác hại do nước gây ra trên toànvùng nhằm giải quyết hài hòa, có hiệuquả, bền vững các vấn đề về tàinguyên nước giữa các bên liên quan,

giữa thượng lưu, hạ lưu và giữa khaithác với bảo vệ; đồng thời củng cố vàtăng cường năng lực quản lý TNN ở cáccấp, nhất là cấp Sở và Phòng TN&MTcấp huyện trên toàn đồng bằng.

Đề xuất các giải pháp cụ thể dựatrên cơ sở các khuyến nghị của Kếhoạch đồng bằng sông Cửu Long đốivới các tiểu vùng. Đối với khu vựcvùng thượng lưu và trung tâm đồngbằng, cần có các giải pháp kiểm soátlũ theo mùa và đảm bảo cung cấpnước ngọt vùng trung tâm đồng bằng;dự trữ quy hoạch không gian cho cáckênh thoát lũ; dự trữ quy hoạch khônggian cho các kênh phân lưu và kiểmsoát dòng chảy nước ngọt và nướcmặn tại các cửa sông vào mùa khô.

Đối với vùng ngoài và ven biển củađồng bằng, cần có các giải pháp thíchứng với xâm nhập mặn và nước biểndâng thông qua việc kiểm soát triều vàxâm nhập mặn, gồm: Quản lý vùngven biển tổng hợp và quản lý nướcngọt vùng ven biển.

Cần chủ động rà soát, điều chỉnhbổ sung quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành,lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch thủy lợi,nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trêncơ sở khả năng thực tế của nguồnnước và những dự báo về biến độngnguồn nước, xâm nhập mặn do tácđộng của biến đổi khí hậu, nước biểndâng theo các Kịch bản đã được côngbố, nhất là kinh nghiệm, khuyến cáocủa phía Hà Lan trong Kế hoạch Đồngbằng sông Cửu Long, lấy thích ứnglàm trọng tâm và phải bảo đảm nhấtquán với các định hướng chiến lượccho từng vùng nêu trên.

Đồng thời, việc đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng cần phải được đặttrong mối quan hệ tổng thể chung toànvùng và bảo đảm tính thích ứng vớiđiều kiện biến đổi khí hậu, nước biểndâng; có sự phân kỳ, xác định mức độưu tiên dựa trên nhu cầu thực tiễn,nguồn lực trong từng giai đoạn để lựachọn phương án phù hợp nhất chotừng địa bàn và phải đặt trong mụctiêu chiến lược chung của toàn đồngbằng và từng vùng cụ thể nêu trên.

Xin trân trọng cảm ơn ông!�

Page 24: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[24]

THANH TÂM

Được tổ chức tại Hà Nội,sáng 25/10, Phó Thủ tướngChính phủ Trịnh Đình Dũng- Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc

gia về biến đổi khí hậu, Bộ trưởng BộTN&MT Trần Hồng Hà và bà Pra-tip-haMê-ta, điều phối viên thường trú LiênHợp Quốc tại Việt Nam chủ trì.

Đây là diễn đàn rất quan trọng đểỦy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu(BĐKH) Việt Nam và các đối tác pháttriển cùng trao đổi kinh nghiệm, chiasẻ thông tin, cập nhật những kết quảnghiên cứu khoa học về BĐKH và tácđộng của BĐKH tới Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ TrịnhĐình Dũng cho biết, biến đổi khí hậu(BĐKH) đã và đang trở thành vấn đềkhẩn thiết của toàn thể nhân loại. Việcthông qua Thỏa thuận Paris đã mở ramột kỷ nguyên phát triển mới trêntoàn cầu, kỷ nguyên hợp tác để thíchứng với BĐKH và phát triển bền vữngtheo hướng ít phát thải các bon, thânthiện với môi trường.

Là một trong những quốc gia chịunhiều tác động của BĐKH, được sự hỗtrợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam

đã và đang thực hiện nhiều giải phápđể ứng phó thông qua xây dựng vàthực hiện Chiến lược quốc gia vềBĐKH, Chiến lược Tăng trưởng xanh(TTX), Chiến lược Phòng chống thiêntai, Chiến lược phát triển năng lượngtái tạo với nhiều chương trình, dự ánđược triển khai rộng rãi trên phạm vicả nước để thích ứng với BĐKH vàgiảm nhẹ phát thải khí nhà kính. ViệtNam cũng đã đưa ra cam kết mạnhmẽ để cùng cộng đồng quốc tế ứngphó hiệu quả với BĐKH.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, việcthực hiện Thỏa thuận Paris tại ViệtNam đòi hỏi công tác ứng phó vớiBĐKH chuyển sang một giai đoạn mới:Bên cạnh việc ứng phó để tồn tại, pháttriển còn là để thực hiện các đóng gópmang tính ràng buộc pháp lý cùngcộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKHtoàn cầu. Ủy ban quốc gia về BĐKH cótrách nhiệm chỉ đạo, điều phối, theodõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạchnày với sự trợ giúp của cộng đồngquốc tế.

Diễn đàn đối thoại chính sách cấpcao giữa Ủy ban Quốc gia về biếnđổi khí hậu và các đối tác phát triển

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại Diễn đàn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng Phát biểu khai mạcDiễn đàn.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn.

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

Page 25: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [25]

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

Các vấn đề chính được tập trung,thảo luận như:

Cập nhật các kết quả nghiên cứukhoa học mới nhất về biến đổi khí hậuvà những tác động của biến đổi khíhậu tới Việt Nam;

Chương trình hành động và nhữngnỗ lực của Việt Nam trong chuẩn bịtriển khai thực hiện Thỏa thuận Paristại Việt Nam, thực hiện các cam kết đãnêu trong Đóng góp dự kiến do quốcgia tự quyết định (INDC) của Việt Namvà cùng cộng đồng thế giới ứng phóvới biến đổi khí hậu toàn cầu;

Những vấn đề trọng tâm cần chútrọng trong triển khai thực hiện cácchiến lược quốc gia, chương trình hànhđộng về biến đổi khí hậu, tăng trưởngxanh, phòng chống thiên tai, phát triểnnăng lượng tái tạo..., bảo đảm thực sựphát huy hiệu quả hướng đến pháttriển bền vững của nền kinh tế ViệtNam trong thời gian tới;

Xác định các vấn đề còn thiếu hụttrong các cơ chế, chính sách, chươngtrình hành động của Việt Nam và khả

năng hỗ trợ của các đối tác quốc tế đểViệt Nam ứng phó có hiệu quả với tácđộng của biến đổi khí hậu, thực hiệnThỏa thuận Paris và các cam kết kháctại COP21.

Tại Diễn đàn, ông Hoesung Lee,Chủ tịch IPCC cho rằng, Việt Nam làquốc gia đang phát triển phải gánhchịu nhiều tác động của biến đổi khíhậu. Chúng ta cần nhìn nhận Việt Namđang phải đối mặt với BĐKH như thếnào và cộng đồng các nhà khoa họcViệt Nam đóng góp gì cho BĐKH. Ôngmong muốn trong thời gian tới cácchính sách phát triển của Việt Namgắn chặt chẽ với chính sách phát triểnnăng lượng để đạt được mức nhiệt độtoàn cầu tăng không quá 2 độ C vàmực nước biển dâng không quá 1mcũng như sự tham gia rộng rãi hơnnữa của Việt Nam đối với IPCC.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông YasuoFujita – Đại diện cơ quan hợp tác Quốctế Nhật Bản JICA đã nhấn mạnh sựhợp tác chặt chẽ của các đối tác, vàmối liên kết giữa chính sách với hoạt

động thực tế tại Việt Nam. Về mặtchính sách, chương trình hỗ trợ ứngphó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) đãđược công nhận là một trong các nềntảng cho sự phối hợp phát triển và đốithoại từ năm 2009 cho đến nay.

Tại diễn đàn, Chương trình Hỗ trợvà ứng phó với BĐKH (SP-RCC) giaiđoạn 2016 - 2020 của Việt Nam cũngđã nhận được sự đồng thuận cao củacác chuyên gia, đây là chương trìnhđược xây dựng trên cơ sở kế thừa cácthành tựu đạt được của Chương trìnhgiai đoạn 2009 - 2015 đồng thời gắnchặt với các ưu tiên của Việt Nam vàcác yêu cầu do Thỏa thuận Paris quyđịnh. Thông qua Chương trình SP-RCC, các đối tác phát triển sẽ tiếp tụchỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách,tăng cường năng lực, thực hiện các dựán ứng phó với BĐKH. Giai đoạn 2016- 2020 SP-RCC tập trung vào thực hiệnThỏa thuận Paris tại Việt Nam vớinguồn vốn huy dộng được thông quachương trình dự kiến cho năm 2016,2017 và 2018 là gần 500 triệu USD.�

Toàn cảnh Diễn đàn.

Page 26: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[26]

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

KIM OANH (d�ch)

Ủy Ban Kinh tế Châu Âu củaLiên Hợp Quốc (UCECE) đưara hướng dẫn cách xác địnhvà đánh giá lợi ích của việc

hợp tác nguồn nước xuyên biên giới.Những hướng dẫn này đã được phổbiến, thưc hiện và đánh giá cho các dựán hợp tác về nguồn nước xuyên biêngiới tại Bắc Mỹ, Bắc Phi và một số vùngkhác trên thế giới trong những nămgần đây. Đây là một trong nhữnghướng dẫn hữu ích có thể áp dụng chocác sông xuyên biên giới hiện nay ởkhu vực có liên quan đến Việt Namnhư sông Mê Kông và sông Hồng.

Theo UCECE, điều quan trọngtrong quá trình xác định lợi ích của

việc hợp tác nguồn nước xuyên biêngiới là đảm bảo rằng phạm vi đánh giálà đủ rộng để có thể để xác định mộtloạt các lợi ích. Những lợi ích của sựhợp tác xuyên biên giới về tài nguyênnước sẽ thay đổi theo lưu vực, theođặc điểm kinh tế, xã hội, môi trườngvà địa chính trị của các quốc gia nằmtrong lưu vực.

Thêm vào đó cũng cần xác định lợiích thay đổi theo giai đoạn hợp tác.Những lợi ích được xác định sau đóphải trải qua một cuộc "sàng lọc" đểchọn để đánh giá những lợi ích có liênquan và quan trọng nhất, có tính đếnmức độ tiềm năng của các lợi ích vàcác quốc gia liên quan và tiêu chí chínhsách có liên quan khác.

Các giai đoạn hợp tác và xác địnhlợi ích theo từng giai đoạn được thể

hiện trong bảng 1.

ĐÁNH GIÁ NHỮNG LỢI ÍCH CỦASỰ HỢP TÁC XUYÊN BIÊN GIỚINƯỚC

Tính chất và mức độ chi tiết củacác giai đoạn đánh giá sẽ thay đổi tùythuộc từng vấn đề, giai đoạn hợp tácvà ý chí chính trị của các bên liênquan. Việc đánh giá lợi ích có thể cóích trong việc lựa chọn thông tin mới,đánh giá các lựa chọn trong quá khứvà thông báo quyết định mới.

Thực chất, mục đích của giai đoạnđánh giá là góp phần thúc đẩy quátrình hợp tác nước xuyên biên giới, vàđiều này cần hướng dẫn cụ thể và cóđịnh hướng theo các tham vọng củacác lợi ích cá nhân và lựa chọn cácphương pháp đánh giá.

Unece hướng dẫn xác định vàđánh giá lợi ích của việc hợp tácnguồn nước xuyên biên giới

Nguồn gốc củacác lợi ích

Lợi ích cho các hoạt độngkinh tế Lợi ích xã hội và môi trường

Cải thiện quản lý tàinguyên nước

- Mở rộng và tăng năng suấtnhiều lĩnh vực kinh tế (nuôi trồngthủy sản, nông nghiệp, tưới tiêu,du lịch dựa vào thiên nhiên,..).- Giảm chi phí thực hiện các hoạtđộng sản xuất.- Giảm các mối nguy hiểm liênquan đến nước (lũ lụt, hạn hán). - Tăng giá trị của tài sản.

- Chất lượng nước được cải thiện và giảm rủi ro thiên tailiên quan đến nước. - Mang lại cơ hội việc làm và giảm nghèo khi người dân đượctiếp cận với các dịch vụ (điện, cấp thoát nước).- Cải thiện sự hài lòng của xã hội, phát triển các hoạt độnggiải trí, văn hóa. - Tăng tính toàn vẹn sinh thái và giảm suy thoái môi trườngsống. - Tăng cường kiến thức khoa học về hiện trạng môi trườngnước.

Lợi ích hợp tác kinh tế khu vực Lợi ích hòa bình và an ninh

Giai đoạn Tăngcường, củng cốniềm tin giữa cácbên

- Phát triển thị trường hàng hóa,dịch vụ và việc làm- Tăng phát triển đầu tư xuyênbiên giới, mạng lưới cơ sở hạ tầngxuyên quốc gia

- Tăng cường luật pháp quốc tế- Tăng tính ổn định chính trị và củng cố quan hệ ngoại giao- Cơ hội mới từ việc củng cố niềm tin (tham gia các sángkiến và đầu tư)- Giảm rủi ro và chi phí tránh được xung đột và tiết kiệm từviệc giảm chi tiêu vào quân sự- Sáng kiến thành lập tổ chức chia sẻ trong lưu vực

Bảng 1

Page 27: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [27]

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

H I NAM (d�ch)

Các nhà khoa học Đại học Washington cho rằngnhững hồ chứa trên thế giới hiện nay cũng là mộtnguồn phát thải khí nhà kính với lượng sản xuấtkhoảng 1 gigaton carbon dioxide mỗi năm, tương

đương 1,3 phần trăm của tất cả các khí nhà kính do cáchoạt động của con người sinh ra.

Trên tạp chí Khoa học sinh học - Bioscience, các nhànghiên cứu cho biết các hồ chứa là một nguồn phát sinh rakhí mê tan, một loại khí nhà kính có tác động mạnh hơn rấtnhiều khí carbon dioxit khi phát thải ra khí quyển (khoảng34%). Khí mê tan từ các hồ chứa phát thải ra giống như khiđốt rơm rạ và các loại sinh khối khác, cả hai loại khí nàyđều được xem xét tính toán trong IPCC - Ủy ban Liên Chínhphủ về biến đổi khí hậu về dự toán phát thải khí ra khíquyển trái đất.

Ông John Harrison, giáo sư WSU Môi trường thuộctrường Đại học Vancouver đã tham gia một cuộc họp tạiMinsk, Belarus để thảo luận về lượng phát thải khí nhà chínhtrong bản kế hoạch của IPCC cho năm 2019 về kiểm kê khínhà kính phát thải của các Chính phủ.

Ước tính lượng khí Metan tác động khoảng 80% đến sựnóng lên của toàn cầu “Chúng tôi đã nhận thức được tầmquan trọng của khí mê tan đối với khí quyển nhưng sau khinghiên cứu thì rất ngạc nhiên về tầm quan trọng thực sự củanó. Khí mê tan gây ra tác động 80% sự nóng lên toàn cầutrong tất cả các khí phát sinh ra từ hồ chứa. Do vậy việc tínhtoán và kiểm soát khí mê tan từ các hồ chứa bắt đầu trở nênquan trọng hơn” – Giáo sư John Harrison cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng hồ chứa cung

cấp các dịch vụ quan trọng như điện, kiểm soát lũ và dẫnnước. Tuy nhiên, các hồ chứa cũng đã làm thay đổi các độngthái của các hệ sinh thái sông, ảnh hưởng đến các loài cávà các dạng sống khác. Chỉ có thời gian gần đây các nhànghiên cứu bắt đầu nhìn vào tác động của hồ chứa và cácloại khí nhà kính.

Nghiên cứu này chính thức công bố về tầm quan trọngkhí mê tan phát thải từ các hồ chứa, đồng thời xác địnhlượng phát thải của khí mê tan đối với tổng lượng khí nhàkính. Nghiên cứu này cũng xem xét lại các tài liệu kiểm travà cách kiểm soát khí mê tan và các loại khí nhà kính khácnhư carbon đioxit và oxit nito

Công trình này được xác nhận là một nghiên cứu lớnnhất và đầy đủ nhất từ trước đến nay về khí mê tan tạo ratừ các hồ chứa nhân tạo và tự nhiên đồng thời có nhữngnghiên cứu khác về khí nhà kính khác cũng sản sinh ra từcac hồ chứa như khí nito và cacbon dioxit.�

Nguồn: Đại học Washington

Vai trò của các hồ chứa nước đối với quá trìnhấm lên toàn cầu

TRUYỀN THÔNG NHỮNG LỢI ÍCHCỦA SỰ HỢP TÁC XUYÊN BIÊN GIỚI

Truyền thông là chìa khóa để tíchhợp các kết quả của việc đánh giá quátrình hợp tác chính sách về tài nguyênnước xuyên biên giới.

Khi tiến hành thực hiện đánh giálợi ích, điều quan trọng là phải xem xétlàm thế nào để các kết quả này sẽđược công bố cho nội bộ và cộng đồngxã hội. Việc lên kế hoạch kém haytruyền thông không tốt có thể gây rahiệu ứng phản tác dụng hoặc làmhỏng tiến trình hợp tác.

Truyền thông những lợi ích của việc

hợp tác xuyên biên giới về tài nguyênnước cho công chúng nên được thiết kếriêng cho các bên thứ 3 như các tổchức phi chính phủ về môi trường(NGO), cộng đồng ven sông, bên cạnhđó các thông tin và thông điệp cần phảiđược thiết lập phù hợp cho mỗi nhómđối tượng khác nhau. Các kênh truyềnthông cũng cần phải được xem xét kĩlưỡng để lựa chọn cách tốt nhất để tiếpcận với cộng đồng cũng như các nhómđối tượng khác nhau.

Tùy thuộc vào giai đoạn của quátrình chính sách hợp tác nước xuyênbiên giới, các thông điệp sẽ liên tục

thay đổi và tiến bộ theo quá trình hợptác hoặc cũng có thể nhìn về quá khứhay xây dựng trên các kết quả đã đạtđược. Những nỗ lực truyền thông cầntập trung vào việc chuyển từ nhậnthức ban đầu đến những hoạt động sựkiện thực tế. Sự thành công của chiếnlược truyền thông sẽ phải bao gồm cáclợi ích liên quan của sự hợp tác xuyênbiên giới với các ưu tiên quốc gia vàcác chương trình, các gói lợi ích và cólưu ý đến thời điểm gây chú ý, tạo hiệuứng truyền thông (ví dụ như các cuộcbầu cử).�

Nguồn: United Nation

Page 28: VN BN QUY PHM PHÁP LUTdwrm.gov.vn/uploads/download/files/bt-tnn-s30-2016-ban-bong-cuoi.pdftrưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc về Đề án tham

Thủ tướng Chính phủ vừa banhành Kế hoạch thực hiệnThỏa thuận Paris về biến đổikhí hậu với 5 nhóm nhiệm vụ:

giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; thíchứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bịnguồn lực; thiết lập hệ thống côngkhai, minh bạch; và xây dựng và hoànthiện chính sách, thể chế.

Với nhóm nhiệm vụ giảm nhẹ phátthải khí nhà kính, Bộ Tài nguyên vàMôi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,các Bộ: Công thương, Giao thông, Xâydựng, Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn và các đơn vị có liên quan thựchiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ chonăm cơ sở 2014, 2016, 2018 và đánhgiá nỗ lực của Việt Nam trong giảmnhẹ phát thải khí nhà kính để cập nhật

Đóng góp do quốc gia tự quyết định(NDC) và tham gia đánh giá nỗ lựctoàn cầu vào năm 2018.

Năm 2025 và 2030 hoàn thànhthực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhàkính ngành giao thông vận tải, xâydựng, nông nghiệp và phát triển nôngthôn nhằm thực hiện NDC phù hợp vớiđiều kiện quốc gia trên cơ sở đánh giánỗ lực toàn cầu định kỳ.

Các Bộ, ngành, địa phương, doanhnghiệp chủ trì thực hiện các hoạt độnggiảm nhẹ phát thải khí nhà kính khácphù hợp với điều kiện quốc gia. Nhiệmvụ này phải hoàn thành vào năm 2030.

Còn với nhóm nhiệm vụ thích ứngvới biến đổi khí hậu, các Bộ: Tài nguyênvà Môi trường, Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư,

Tài chính, Xây dựng, địa phương chủ trìxây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia(NAP) hoàn thành vào năm 2019.

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường,Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Y tế, Lao động - Thương binh và Xãhội, Tài chính, Công an, Viện Hàn lâmKhoa học Công nghệ Việt Nam, các cơquan bảo hiểm chủ trì đánh giá mứcđộ rủi ro và tính dễ bị tổn thương dobiến đổi khí hậu xác định nhu cầu thíchứng và nhu cầu giải quyết các vấn đềliên quan tới tổn thất và thiệt hại...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu BộTài chính bố trí ngân sách để các Bộ,ngành và địa phương triển khai thựchiện theo tiến độ và yêu cầu nêu trongKế hoạch.�

Nguồn: DWRM

Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Parisvề biến đổi khí hậu

Ýtưởng tạo ra thiết bị kiểm trachỉ số an toàn trong nguồnnước của 3 nữ sinh trung họcđến từ Bawana ở New Deli đã

trở thành hiện thực.Theo India Time, Khushi, Rosy và

Rani Kumari (12 tuổi) học cùng lớp.Các em hình thành ý tưởng này từ mộtcâu đố trong cuộc thi ở trường. Cả bađã cùng nhau thảo luận, nghiên cứuđể nó trở thành hiện thực.

Thông qua quy trình kiểm duyệtcủa Công ty Intel Tech Challenge, môhình thiết bị kiểm tra chỉ số an toàntrong nước của Khushi, Rosy và RaniKumar được công nhận.

Rosy cho hay: “Thiết bị của chúngem được kết nối với máy tính, hoạt

động theo nguyên lý để một đầu lọc vàocốc nước mẫu. Chờ vài phút, thiết bị sẽđưa ra chỉ số độ sạch của nước như thếnào, có dùng được không. Chúng emthực hiện thử nghiệm trên lớp, đượcthầy cô và bạn bè đánh giá cao”.

Ba bạn trẻ chia sẻ thêm sau khithiết bị được công nhận, cha mẹ cácem rất vui và tự hào, thầy cô, hàngxóm trong làng cũng vậy. Điều nàykhiến nhóm cảm thấy phải cố gắngnhiều hơn để không phụ sự tin tưởngcủa mọi người.

Nhóm nữ sinh cho biết họ vẫnnghiên cứu, tìm tòi để tạo ra thiết bịcó thể đưa ra chính xác các chất ônhiễm có trong nguồn nước. Hy vọngvào một ngày không xa, người dân

quê của ba bạn có thể thoải mái dùngnước sạch.

Thiết bị kiểm tra chỉ số an toàn trongnguồn nước của 3 cô bé tài năng đã đếnvới một số ngôi làng xa xôi ở Ấn Độ,đảm bảo nước sạch cho nhiều người.�

Nguồn: Zing.vn

Ba nữ sinh Ấn Độ phát minh thiết bị kiểm tranước sạch