276
1 VŨ TRỤ HỌC PHẬT GIÁO nguyên tác Buddhist Cosmology của Dhammakaya Open University Minh-Quang Nguyễn Lê Đức dịch Việt CHÙA HI-ĐỨC Jacksonville, Florida, n tng năm Nhâm-Thìn 2012 ti Hoa-k

Vutruhocphatgiao minh quang

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Vu Tru Hoc Phat Giao Minh-Quang Nguyen Le Duc dich

Citation preview

Page 1: Vutruhocphatgiao minh quang

1

VŨ TRỤ HỌC PHẬT GIÁO

nguyên tác Buddhist Cosmology

của Dhammakaya Open University

Minh-Quang Nguyễn Lê Đức dịch Việt

CHÙA HẢI-ĐỨC

Jacksonville, Florida,

ấn tống năm Nhâm-Thìn 2012

tại Hoa-kỳ

Page 2: Vutruhocphatgiao minh quang

2

Sách ấn tống. Không được bán.

For free distribution only. Not for sale.

Page 3: Vutruhocphatgiao minh quang

3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1

Kiến thức căn bản về Vũ trụ học

Các phần trong chương này

1.1 Danh từ quan trọng cần biết

1.1.1 Định nghĩa Vũ trụ học 15

1.1.2 Định nghĩa chữ “Thế giới này” 16

1.1.3 Định nghĩa “Thế giới này & thế giới sau” 19

1.2 Niềm tin liên quan đến thế giới này và sau

1.2.1 Bằng chứng cho sự tồn tại của Thế giới

này và Thế giới sau 23

1.2.2 Những điều cần thiết để hiểu về Thế

giới này 26

1.2.3 Lợi ích của việc hiểu biết đúng đắn

Thế giới này 28

1.2.4 Chuẩn bị đúng đắn cho Thế giới sau 29

1.3 Nguồn Kiến thức về vũ trụ của Phật giáo

1.3.1 Tìm kiếm kiến thức trong Phật giáo 32

1.3.2 Vũ trụ học là Một phần kiến thức của 35

Đức Phật

1.3.3 Nguồn Kiến thức về vũ trụ của Phật giáo 38

1.3.4 Vũ trụ học Phật giáo là không thể thăm dò

bởi tư tưởng khái niệm 41

1.3.5 Các Mục đích của Nghiên cứu Vũ trụ học 43

CHƯƠNG 2

Những Yếu Tố Xây Dựng Cuộc Sống và Thế Giới

Page 4: Vutruhocphatgiao minh quang

4

Các phần trong chương này

2.1 Các Đại

2.1.1 Vài định nghĩa 52

2.1.2 Phân loại các Đại 53

2.1.3 Đặc điểm và phẩm chất của các Đại 56

2.2 Mục đích học các Đại 62

2.2.1 Tỷ lệ các Đại tạo đa dạng 65

2.2.2 Các Đại có thể thay đổi được 67

2.2.3 Chúng sinh liên kết theo các Đại 70

2.2.4 Tất cả các Đại đều tùy thuận Ba Đặc

Điểm Phổ Quát 72

CHƯƠNG 3

Cấu trúc của vũ trụ

Các phần trong chương này

3.1 Vũ trụ học khoa học 83

3.1.1 Vũ trụ vô tận 84

3.2 Vũ trụ học Phật giáo 86

3.3 Cấu trúc của vũ trụ 87

3.3.1 Xung quanh núi Tu Di 87

1. Bốn châu thiên hạ: 88

1.1 Đông Thắng Thần Châu

[Pubbevidehadiipa] 88

1.2 Tây Ngưu Hóa Châu

[Aparagoyaanadiipa] 88

1.3 Bắc Câu Lư Châu [Uttarakurudiipa] 88

1.4 Nam Thiệm Bộ Châu [Jambuudiipa] 89

Page 5: Vutruhocphatgiao minh quang

5

3.3.2 Trên núi Tu Di 89

1. Trời Tứ Thiên Vương

[Caatummahaaraajika] 89

2. Trời Tam Thập Tam [Taavat.imsa] 89

3. Trời Dạ Ma [Yaamaa] 89

4. Trời Đâu Suất Đà [Tusita] 89

5. Trời Hóa Lạc [Nimmaanaratii] 90

6. Trời Tha Hóa Tự Tại [Paranim

mitavasavattii] 90

3.3.3 Bên dưới núi Tu Di 90

3.4 Thế giới của chúng sinh 91

3.4.1 Phân biệt giữa Cảnh Giới và các Cõi (Hữu) 91

3.5 Các thành phần của mỗi Giới 92

3.5.1 Định nghĩa Cảnh Giới 93

3.6 Dục giới 93

3.6.1 Nhân Giới 94

3.6.2 Bốn Cảnh Giới Bất Hạnh 97

1. Các cõi Địa ngục [Niraya] 97

1.1 Những Địa Ngục chính 98

1.1.1 Đẳng-hoạt Địa Ngục [Sanjiiva

niraya] 98

1.1.2 Hắc-thằng Địa Ngục [Kaa.lasutta

niraya] 99

1.1.3 Chúng-hợp Địa Ngục [Sa "ngha.ta

niraya] 99

1.1.4 Hào-khiếu Địa Ngục [Roruva

niraya] 99

1.1.5 Đại-khiếu Địa Ngục [Mahaaroruva

niraya] 100

1.1.6 Viêm-nhiệt Địa Ngục [Taapana

niraya] 100

Page 6: Vutruhocphatgiao minh quang

6

1.1.7 Đại-nhiệt Địa Ngục [Mahaataapana

niraya] 100

1.1.8 Vô-gián Địa Ngục [Aveci niraya] 101

1.2 Những Địa Ngục Phụ [Ussada] 101

1.2.1 Nhục-trùng Địa Ngục [guutha] 102

1.2.2 Nhiệt-khôi Địa Ngục [kukku.la] 102

1.2.3 Kiếm-diệp Địa Ngục [asipatta] 102

1.2.4 Khủng-giang Địa Ngục [vetaranii] 102

1.3 Luyện Ngục [Yamaloka] 103

1.3. 1 Lohakumbhii Luyện Ngục 103

1.3. 2 Simbalii Luyện Ngục 104

1.3. 3 Asinakha Luyện Ngục 104

1.3. 4 Taambodaka Luyện Ngục 104

1.3. 5 Ayogul.a Luyện Ngục 104

1.3. 6 Pissakapabbata Luyện Ngục 104

1.3. 7 Dhusa Luyện Ngục 105

1.3. 8 Siitalosita Luyện Ngục 105

1.3. 9 Sunakha Luyện Ngục 105

1.3.10 Yantapaasaa.na Luyện Ngục 105

1.4 Ngục Tối [Lokanta] 106

2. Cảnh Giới Ngạ Quỷ [Pittivisaya] 107

3. Cảnh Giới A Tu La [Asuurakaaya] 109

4. Cảnh Giới Súc Sinh [Tiracchaana] 110

3.6.3 Sáu Cõi Trời 111

3.7 Sắc giới 120

3.8 Vô Sắc giới 128

Chương 4

Nguồn gốc của Trái Đất và Nhân loại

Các phần trong chương này

Page 7: Vutruhocphatgiao minh quang

7

4.1 Khoảng Thời Gian Thăng Trầm của Vũ Trụ 136

4.2 Đo Thời Gian thích hợp cho Tuổi của Vũ Trụ 137

4.2.1 Một Thọ Mệnh [aayu-kappa] 138

4.2.2 Tiểu Kiếp [antara-kappa] 138

4.2.3 Trung Kiếp [asa"nkheyya-kappa] 139

4.2.4 Đại Kiếp [mahaa-kappa] 140

4.3 Những tin tưởng về nguồn gốc của Trái Đất 141

4.3.1 Tổng Niềm tin giả thuyết khoa học 141

4.4 Nguồn gốc của Trái đất và nhân loại Theo

Lý thuyết Phật giáo 142

4.4.1 Động lực của Đức Phật khi Dạy Sáng Thế142

4.4.2 Nguyên Tắc Tổng Quát để Xác minh

sự Tín Xác của Giáo Điều 144

4.4.3 Nguồn gốc của vũ trụ, trái đất, con người

và tất cả chúng sinh 146

Chương 5

Suy thoái Phổ quát gây ra bởi Thiếu Đạo Đức

Các phần trong Chương này

5.1 Thế giới đã Thoái hóa kể từ khi khởi đầu 172

5.2 Niên đại của những Sự kiện Thoái hóa 174

5.3 Thoái hóa Bắt đầu từ Người Cai Trị 176

5.4 Sự xuất hiện của Thoái hóa trong xã hội

loài người 179

5.5 Thoái hóa đến mức khủng hoảng 183

5.6 Nguồn gốc của sự Thoái hóa nơi Loài người 185

5.7 Bảo vệ thế giới và khiến nó được Thịnh vượng 191

Page 8: Vutruhocphatgiao minh quang

8

5.8 Lợi ích của Hiểu biết về Thịnh vượng và

Thoái hóa nơi loài người 195

Chương 6

Sự Tận Hoại của Vũ trụ

Các phần trong Chương này

6.1 Nguyên nhân sự Tận Hoại của Vũ trụ 205

6.2 Nhân Tố của sự phá hủy thế giới Phụ thuộc vào

Nhân Tâm 207

6.3 Phạm vi của sự phá hủy bởi Nước, Lửa và Gió 210

6.3.1 Sự Tiêu hủy bằng Lửa 210

6.3.2 Sự Tiêu hủy bằng Nước 210

6.3.3 Sự Tiêu hủy bởi Gió 211

6.4 Quy trình Hủy diệt của Vũ trụ 212

6.4.1 Quy trình Tiêu hủy bởi Lửa 213

6.4.2 Quy trình Tiêu hủy bởi Nước 216

6.4.3 Quy trình Tiêu hủy bởi Gió 217

6.5 Tại sao Đức Phật dạy Cánh chung 218

Chương 7

Nghiên cứu các Trường hợp Tái sinh trong Chu kỳ Sinh

diệt

Các phần trong Chương này

7.1 Các Chu kỳ Tái sinh của tất cả Chúng sinh 226

được lặp lại

7.2 Trường hợp nghiên cứu: Những chuyện có thật

về cuộc sống sau khi chết 230

Page 9: Vutruhocphatgiao minh quang

9

7.2.1 Từ Cảnh giới con người đến Cảnh giới

Phạm thiên 230

7.2.2 Từ Cảnh giới con người đến các Cõi Trời 232

7.2.3 Từ Cảnh giới con người trở lại Cảnh giới

con người 241

7.2.4 Từ Cảnh giới con người đến Cảnh giới

Súc sinh 244

7.2.5 Từ Cảnh giới con người đến Cảnh giới

Ngạ quỷ 247

7.2.6 Từ Cảnh giới con người đến các Cõi

Địa ngục 256

Page 10: Vutruhocphatgiao minh quang

10

Page 11: Vutruhocphatgiao minh quang

11

CHƯƠNG 1 Kiến thức căn bản về Vũ trụ học

Các phần trong chương này 1.1 Danh từ quan trọng cần biết 1.1.1 Định nghĩa Vũ trụ học 1.1.2 Định nghĩa chữ “Thế giới này” 1.1.3 Định nghĩa “Thế giới này và thế giới sau” 1.2 Niềm tin liên quan đến thế giới này và sau 1.2.1 Bằng chứng cho sự tồn tại của Thế giới này và Thế giới sau 1.2.2 Những điều cần thiết để hiểu về Thế giới này 1.2.3 Lợi ích của việc hiểu biết đúng đắn Thế giới này 1.2.4 Chuẩn bị đúng đắn cho Thế giới sau 1.3 Nguồn Kiến thức về vũ trụ của Phật giáo 1.3.1 Tìm kiếm kiến thức trong Phật giáo 1.3.2 Vũ trụ học là Một phần kiến thức của Đức Phật 1.3.3 Nguồn Kiến thức về vũ trụ của Phật giáo 1.3.4 Vũ trụ học Phật giáo là không thể thăm dò bởi tư tưởng khái niệm 1.3.5 Các Mục đích của Nghiên cứu Vũ trụ học

Page 12: Vutruhocphatgiao minh quang

12

Khái quát về chương này

1. Trước khi nghiên cứu bản chất của sự hiện hữu,

điều quan trọng đầu tiên là sinh viên phải nắm

vững những từ vựng chính như “Vũ trụ học Khoa

học”, “Vũ trụ học Phật giáo”, “thế giới”, “thế giới

này” và “thế giới sau” và định nghĩa của chúng.

2. Hầu hết mọi người nghi ngờ liệu những điều họ

không thể nhìn thấy hay sờ mó được có thực sự tồn

tại - như thế giới này hoặc thế giới sau. Nhiều

người tin rằng cuộc sống kết thúc ở cái chết và

không có tái sinh thêm. Thái độ đó có thể là một

thiếu sót nghiêm trọng cho sự hiểu biết về Vũ trụ

học Phật giáo. Vì thế, người nghiên cứu vũ trụ học

cần phải có một sự hiểu biết đúng đắn về thế giới

này và kế tiếp.

3. Ngày nay, kiến thức về thế giới và vũ trụ được

lấy chủ yếu từ các nghiên cứu và thử nghiệm thực

nghiệm. Kiến thức thu thập được như vậy có xu

hướng là không đầy đủ và do đó luôn luôn thay đổi

theo thời gian. Ngược lại, kiến thức của Đức Phật

phát hiện về bản chất của vũ trụ đến từ tư duy

thiền định. Không như kiến thức khoa học, loại

kiến thức này [vijjaa] là không thay đổi.

Mục đích chương này

Page 13: Vutruhocphatgiao minh quang

13

Sinh viên sẽ có kiến thức, sự hiểu biết và sẽ có thể:

1. Xác định những từ quan trọng trong chương

này.

2. Giải thích được những ảnh hưởng đến cuộc đời

chúng ta vì nghi lầm về thế giới này và thế giới kế

tiếp.

3. Giải thích các nguồn kiến thức về vũ trụ của

Phật giáo.

Nhập đề

Những tiến bộ to lớn của vật chất và công nghệ

ngày nay đã mang lại sự thoải mái cho nhân loại và

dễ dàng cho cuộc sống chúng ta. Khoa học đã có

một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển

công nghệ này. Một số thậm chí đã nói rằng chính

khoa học đã cải thiện nhân loại. Khoa học đã làm

sáng tỏ những bí ẩn của thiên nhiên, thế giới và vũ

trụ. Những khám phá này quan trọng đối với chúng

ta bởi vì những hiện tượng này là không gian sống

của con người và ảnh hưởng đến cuộc sống con

người chúng ta. Vì thế, những lý thuyết về thế giới

và vũ trụ bao giờ cũng thời thượng. Ngoài ra, càng

ngày càng có nhiều tổ chức chuyên nghiên cứu vũ

trụ đã được thành lập - có nghĩa là chủ đề được

Page 14: Vutruhocphatgiao minh quang

14

giảng dạy tại khắp các cơ sở giáo dục trên toàn thế

giới.

Thực ra, kỹ thuật phân tích bản chất của thế giới và

vũ trụ chỉ là một cách tiếp cận chủ đề này. Phật

giáo cũng có kỹ thuật kiểm tra bản chất của thế

giới và vũ trụ. Một số kết luận Phật giáo đồng tình

với những khám phá khoa học trong khi những kết

luận khác lại tương phản. Khóa học này nhắm mục

đích trình bày đường lối Phật giáo tiếp cận Vũ trụ

học. Trước khi bắt đầu vào nội dung của Vũ trụ

học Phật giáo, chương đầu tiên này sẽ giới thiệu

một số thuật ngữ cơ bản trang bị cho sinh viên hầu

giải quyết các khái niệm trong các chương tới.

Mặc dù có thể có các chương trình khác trên thế

giới lien quan đến Vũ trụ học Phật giáo - đấy vẫn

thường là một đề tài học hỏi hiếm lạ. Tuy nhiên,

Viện Đại Học Mở Dhammakaya, California coi

đây là một chủ đề cơ bản để nghiên cứu Phật giáo

sau này.

1.1 Những thuật ngữ quan trọng cần biết

Nhiệm vụ đầu tiên của chương này là trình bày các

bản dịch và ý nghĩa của một số thuật ngữ quan

trọng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn trong Vũ

trụ học.

Page 15: Vutruhocphatgiao minh quang

15

1.1.1 Định nghĩa Vũ trụ học

Từ “Vũ trụ học” (Cosmology), được tạo từ hai

phần là “vũ trụ” (cosmo) - bắt nguồn từ từ, 'vũ trụ'

định nghĩa là vũ trụ coi như một toàn bộ hệ thống

sắp xếp hài hòa1. Phần thứ hai của từ vũ trụ học,

“học” ('-ology) có nghĩa là nghiên cứu. Vì vậy, từ

“vũ trụ học” có nghĩa là:2

Khoa học về nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ, đặc biệt trong nghiên cứu Thiên văn học. Định nghĩa này cũng giúp chúng ta hiểu được ý

nghĩa thường được dựa trên nghiên cứu khoa học

của từ.

Tuy nhiên, khi chúng ta nói ý nghĩa theo Phật giáo,

vẫn chưa có ai được cung cấp một lời giải thích rõ

ràng. Vậy thì, nhằm mục đích của bài này, Vũ trụ

học Phật giáo được định nghĩa là:

Một nghiên cứu về nguồn gốc của thế giới, vũ trụ và tất cả các dạng sống được thấy trong nguồn gốc, sinh tồn và hoại diệt như đã nói trong kinh Đức Phật.

1 Webster’s II New College Dictionary (Boston, USA: Houghton Mifflin

Company 1995) p.255 2 Longman Dictionary of Contemporary English (Harlow and London:

The Pitman Press, 1978), p.248

Page 16: Vutruhocphatgiao minh quang

16

Có một sự khác biệt giữa các định nghĩa của vũ trụ

học theo khoa học và Phật giáo, vì tuy rằng những

vấn đề nghiên cứu trong cả hai loại vũ trụ học

tương đương (bao gồm thế giới và vũ trụ mà chúng

ta đang sống), tuy nhiên mục đích của nghiên cứu

trong hai hình thức vũ trụ học là khác nhau. Lời

giải thích dựa trên khoa học của vũ trụ nhằm mục

đích chỉ là để mở rộng kiến thức của những khám

phá mới bằng cách sử dụng các công cụ khoa học.

Vũ trụ học Phật giáo, ngược lại, là nghiên cứu các

chân lý vĩnh cửu về vũ trụ dựa trên giáo lý của

Đức Phật nhằm mục đích nâng cao nhận thức của

sinh viên đến một sự hiểu biết chính xác về bản

chất của cuộc sống và thế giới.

1.1.2 Định nghĩa chữ “Thế giới này”

Một từ dường như xuất hiện đều trong mỗi chương

của khóa học này là từ “thế giới”. Người ta thường

hiểu ý nghĩa của từ này theo nghĩa hẹp của nó - là

một hành tinh nào đó trong thái dương hệ của

chúng ta. Tuy nhiên, ý nghĩa của thế giới được sử

dụng trong Phật giáo là rộng lớn hơn thế. Vì vậy,

chúng ta cần phải hiểu nó theo cái nghĩa rộng hơn

này.

Page 17: Vutruhocphatgiao minh quang

17

Ý nghĩa của từ “thế giới” theo kinh điển Phật giáo

- tức là từ Pali “loka” - có ba cấp độ mô tả3, là Uẩn

Giới [sānkhaara-loka] Phương Giới [okaasa-loka]

và Sinh Giới [satta-loka]. Trong cả ba thế giới, tất

cả các sinh vật hữu tình ở một trong hai dạng hữu

sắc hoặc vô sắc. Các vật hữu sắc và vô sắc được

gọi là thế giới của chúng sinh (Sinh Giới). Thế giới

có thể được phân ra thành hồ và núi được gọi là

thế giới của phương diện (Phương Giới). Thành

phần tâm vật lý hoặc tập hợp trong cả hai thế giới

được gọi là thế giới của uẩn (Uẩn Giới).

Nói chung thì từ “thế giới” trong ý thức châu Á có

nghĩa là:

1. Hành tinh Trái đất (hành tinh lớn thứ năm trong

thái dương hệ, hành tinh thứ ba từ mặt trời, có một

chu kỳ thiên văn quanh mặt trời là 365,26 ngày tại

một khoảng cách trung bình 92.960.000 dặm hoặc

khoảng 149.000.000 km, một vòng quay trục thời

gian 23 giờ 25,07 phút, một bán kính xích đạo

3.963 dặm hoặc khoảng 6.378 km và khối lượng

5,974 x 1.024 kg, mà còn là

2. Một thuật ngữ chung cho thế giới con người, các

cõi trời và cõi Phạm Thiên như là một nơi ở của

3 Bahujanahita Sutta or Loka Sutta It.78

Page 18: Vutruhocphatgiao minh quang

18

chúng sinh và các dạng sống khác. Các thế giới

này đều có chung hình cầu.

Ý nghĩa của từ “thế giới” trong sách giáo khoa

Phật giáo4 có ý nghĩa rộng.Ý nghĩa hẹp lại bao

gồm cả ba phần, và mỗi phần có ý nghĩa riêng biệt

của nó.

1. Uẩn giới [sankhaara-loka] có nghĩa là cơ thể

của con người và các dạng sống khác được cấu tạo

gồm than và tâm/thần.

2. Sinh giới [satta-loka] gồm tất cả chúng sinh

ngoài chúng ta - tỷ như con người và thú vật, vv.

3. Phương giới [okaasa-loka] có nghĩa là nơi có

cuộc sống của thế giới động vật. Đó là nơi mà mọi

người sinh sống và cũng là chỗ tạo nghiệp, cả tốt

lẫn xấu. Do đó, thế giới về mức độ mô tả này bao

gồm Trái đất (trên đất), nước, bầu trời và vũ trụ.

Ý nghĩa của thế giới như vậy giúp chúng ta hiểu

rằng thế giới không chỉ đơn thuần là chỗ ở cho con

người và các dạng sống khác. Mà thế giới còn có

những ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều có thể được giải

thích trong ba phần: thế giới của sự hình thành

(uẩn giới), thế giới của vị trí (phương giới) và thế

giới của chúng sinh (sinh giới). Có ý nghĩa rộng

4 Tỷ như Inside Understanding Phrabhavanaviriyakhun (2004) (mss. as

yet unpublished in English)

p.45

Page 19: Vutruhocphatgiao minh quang

19

lớn như vậy bởi vì Đức Phật đã khảo sát thực tế

của thế giới với độ chính xác hoàn toàn thông qua

khả năng nhìn thấy và biết chính xác của Ngài.

Không gì Ngài không thể biết được.

Từ ý nghĩa của thế giới như đã đề cập ở trên, người

đọc sẽ nhận ra rằng vũ trụ học dưới kiểm tra trong

đơn vị khóa học chủ yếu là thế giới của vị trí và

điều này bao gồm các lĩnh vực của con người trong

một ý nghĩa siêu hình, giống như hành tinh Trái

đất trong ý nghĩa thiên văn cũng là nơi tồn tại cho

con người và một phần của toàn thể vũ trụ. Các

thành phần của vũ trụ này sẽ là đối tượng của

những chương sau này.

1.1.3 Định nghĩa “thế giới này” và “thế giới

sau”

Những định nghĩa thêm cần phải được biết là “thế

giới này” và “thế giới sau”. Những thuật ngữ này

bắt nguồn từ Kinh Tạng Phật giáo (tipitaka). Niềm

tin vào sự tồn tại của hai thế giới này được thấy

trong mười phần của Chánh Kiến [sammaa-

di.t.thi], mà cũng là con đường đầu tiên của Bát

Chánh Đạo [atthangika-magga] – trong đó Chánh

Kiến đề cập đến một sự hiểu biết chính xác về

cuộc đời và thế giới.

Page 20: Vutruhocphatgiao minh quang

20

Thuật ngữ “thế giới này” đề cập đến tất cả ba cấp

độ mô tả của từ “thế giới” cho dù đó là thế giới của

chúng sinh, hoặc vị trí hoặc của các uẩn. Có thể

kết luận rằng thế giới chỉ đơn giản là một nơi mà

các sinh vật sống, kể cả tâm thức và tất cả các loài

sinh vật khác. Nó đề cập đến cuộc sống hiện tại

của chúng ta từ bây giờ cho đến khi ta chết. Thế

giới này là một thế giới của những sự khác biệt.

Mọi người đều được phân biệt bởi hình dáng cơ

thể, sự giàu có, uy thế, óc thông minh, và khuynh

hướng. Nghiên cứu giáo lý Đức Phật giúp chúng ta

nhận ra rằng sự khác biệt giữa chúng ta đến từ

những hành động chúng ta đã tự mình làm trong

quá khứ. Mức độ của hành động tốt và xấu trong

quá khứ của chúng ta ảnh hưởng đến chất lượng

cuộc sống của chúng ta trong “thế giới này”.

Thuật ngữ “thế giới sau” có hai ý nghĩa là:

1. Cuộc Sống sau khi Chết.

Điều này ngụ ý rằng khi con người và các động vật

khác chết, đó không phải là kết thúc của câu

chuyện. Sự tồn tại vật lý của chúng ta được kết

thúc khi xác chết của chúng ta được hỏa táng hoặc

chôn - tuy vậy, tâm thức vẫn tồn tại khi những

phiền não còn vương vấn. Chúng sinh sẽ lại được

Page 21: Vutruhocphatgiao minh quang

21

sinh ra và nhận được một hình dạng cơ thể mới -

những chi tiết này chưa có thể dự đoán trước.

2. Các Cảnh Giới Sống của Chúng Sinh trong

cuộc Đời của họ sau khi Chết.

Chắc chắn là một khi một chúng sinh phát sinh,

cần phải có một chất nền hoặc một địa điểm nơi

mà chúng sinh ấy có thể tồn tại. Từ kinh nghiệm

của chúng ta trong thế giới này, thật dễ dàng để

tưởng tượng rằng nếu một người được sinh ra

trong một gia đình giàu có và nổi tiếng, họ sẽ được

vào một vị trí thoải mái. Mặt khác, nếu một người

được sinh ra trong một gia đình nghèo, họ sẽ có

được một vị trí đầy khó khăn.

Như vậy, có thể kết luận rằng rất khó dự đoán

chính xác các hình thức thế giới sau sẽ đến cho bất

kỳ một chúng sinh nào - nhưng có điều chắc chắn

là chúng ta phải tự chuẩn bị cho thế giới sau khi

chúng ta vẫn còn phiền não trong tâm thức của

chúng ta.

1.2 Niềm tin liên quan đến Thế Giới Này và Sau

Dân chúng các nền văn hóa khác nhau có những

niềm tin khác nhau tùy thuộc vào nơi họ sinh sống

Page 22: Vutruhocphatgiao minh quang

22

và giáo lý của họ. Điều này tạo ra những truyền

thống khác nhau về lời nói, tư tưởng và hành động,

đặc biệt về những niềm tin của họ về thế giới này

và thế giới sau. Có những người từ chối sự tồn tại

của thế giới này hoặc thế giới sau. Sự tin tưởng

này ảnh hưởng đến cách họ nghĩ, nói và hành

động. Niềm tin như vậy đã từng có hàng ngàn năm

trước khi Đức Phật xuất hiện. Ngay cả sau khi Đức

Phật xuất hiện trên thế giới, những hoài nghi ngờ

về sự tồn tại của thế giới này và thế giới sau vẫn

còn được các nhà truyền giáo tiếp tục phổ biến cho

đến ngày nay.

Với kết quả của sự giác ngộ của Ngài, Đức Phật đã

thấy được thực chất của đời sống . Ngài đã thấy rõ

chúng sinh được tái sinh theo nghiệp của chúng,

khiến Ngài biết rằng chối bỏ sự tồn tại của thế giới

này và thế giới sau là sai lầm – và là một trong số

các thái độ tiêu cực đến thế giới được biết đến

trong Phật giáo như là Tà Kiến [micchaa-di t.thi.].

Vì thế, cần phải hiểu rõ thực chất của thế giới này

và thế giới sau, liệu chúng có tồn tại hay không và

những bất lợi khi phủ nhận sự tồn tại của chúng -

và rốt lại có lợi ích ít nhiều gì trong nghiên cứu vũ

trụ học, khi nó được kết nối mật thiết với sự tồn tại

của thế giới này và thế giới sau.

Page 23: Vutruhocphatgiao minh quang

23

1.2.1 Bằng chứng cho sự tồn tại của Thế giới

này và các Thế giới sau

Từ chối sự tồn tại của thế giới này không phải là

điều mới lạ. Đó là một niềm tin đã có từ lâu và vẫn

tiếp tục tồn tại cho đến khi chưa có ai biết đến giáo

lý của Đức Phật. Đức Phật dạy chúng ta tin vào sự

tồn tại của thế giới này và thế giới sau - hoặc, nói

một cách khác, cái chết không phải là kết thúc của

mọi việc. Điều này cũng minh chứng cho thực tế là

những nghiệp tốt và nghiệp xấu không kết thúc

trong thế giới này, nhưng được chuyển sang và ảnh

hưởng đến kẻ tạo nghiệp trong thế giới bên kia.

Chắc chắn là khi chúng ta chết, chúng ta phải được

tái sinh ở những nơi khác nếu như phiền não của

chúng ta không hoàn toàn được dập tắt. Chúng ta

sẽ xuất hiện dưới dạng gì trong thế giới bên kia lại

là chuyện khác. Bằng chứng cho sự tồn tại của thế

giới này và thế giới sau là như sau:

1. Đối số hợp lý:

Nếu khi chúng ta chết, cái chết là kết thúc của mọi

việc, thì điều đó hàm ý rằng cuộc đời hiện tại của

chúng ta cũng là cuộc đời đầu tiên bởi vì những

cuộc sống quá khứ không thể tồn tại. Tất cả sự

Page 24: Vutruhocphatgiao minh quang

24

khác biệt giữa con người sẽ phải xảy ra do “bản

chất” hoặc do “nuôi dưỡng”. Nếu quả thật chúng ta

thực sự được sinh ra trong thế giới này lần đầu

tiên, thì những người có cùng một “bản chất” như

anh em sinh đôi giống hệt nhau phải giống y nhau

trong mọi phương diện, cho dù đó là hình dáng

hoặc nhân cách, bởi vì họ là di truyền giống hệt

nhau. Tuy nhiên, ngay cả sau khi sinh, họ vẫn

không giống nhau. Nếu như sự “nuôi dưỡng” tạo

nên các khác biệt giữa con người, thì các anh chị

em lớn lên cùng cha mẹ cũng phải giống nhau -

vậy mà thực tế rõ ràng không phải là thế. Nếu ta

chối bỏ sự tồn tại của các cuộc đời quá khứ thì khó

mà giải thích được các sự khác biệt ấy. Tuy nhiên,

nếu ta kể đến các nghiệp tích lũy trong cuộc đời

quá khứ thì các sự khác biệt được giải thích thật dễ

dàng qua số lượng khác nhau của công và tội tích

lũy trong quá khứ của mỗi cá nhân. Trong cuộc trò

chuyện giữa Đức Phật với Subha Todeyyaputta5

đã đề cập đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá

nhân phụ thuộc vào nghiệp quá khứ của họ:

“Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa

tự của nghiệp.

5 Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt Ttrung Bộ 135) Cula-kammavibhanga

Sutta (M.iii.202ff)

Page 25: Vutruhocphatgiao minh quang

25

Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp

là điểm tựa,

nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt,

có ưu.”

Tóm lại, mỗi cá nhân đều được sinh ra khác nhau,

vì quả báo nghiệp của các hành động, lời nói và ý

thức của mình trong quá khứ. Vì vậy, khi cặp song

sinh giống hệt nhau được sinh ra trong thế giới

này, nghiệp quá khứ của họ đã không giống nhau

mặc dù họ có cùng mẹ và cha. Điều này hỗ trợ hợp

lý cho sự tồn tại của thế giới này và thế giới sau.

2. Đối số thực tế:

Nếu một người tin rằng cái chết là kết thúc của

mọi việc, họ sẽ không có động lực để làm việc tốt

vì bất cứ thiện nghiệp được tích lũy sẽ biến mất

khi một người chết. Vì nghĩ thế, nếu họ không làm

bất cứ việc tốt nào trong suốt cuộc đời của họ chắc

chắn họ sẽ sống một cuộc sống khó khăn gặt hái

những quả báo của những hành động xấu mà họ đã

làm thay vì những hành động tốt. Nếu một người

phủ nhận sự tồn tại của thế giới này và thế giới

sau, nghĩ rằng cái chết là kết thúc của mọi việc, họ

sẽ không bị ray rứt khi làm những việc xấu. Cuộc

đời của họ sẽ là một cuộc sống khổ sở. Nếu quả

Page 26: Vutruhocphatgiao minh quang

26

thật cái chết là kết thúc của mọi việc thì may ra ta

sẽ chỉ đơn thuần là “huề vốn”, nhưng nếu quả thật

có một thế giới bên kia mà quả báo có thể trở lại

với chúng ta, thì thế giới sau sẽ còn khổ hơn so với

hiện tại. Ngược lại, một người tin vào sự tồn tại

của thế giới bên kia sẽ được thúc đẩy để làm việc

tốt trong suốt cuộc đời của họ. Họ sẽ sống một

cuộc đời hạnh phúc. Nếu họ chết và thấy không có

thế giới bên kia, thì chẳng có thiệt hại gì. Tuy

nhiên, nếu quả thật có thế giới bên kia, thì cuộc

sống tiếp theo của họ sẽ được tràn đầy thêm nhiều

hạnh phúc.

Nghiên cứu thế giới này và thế giới sau được trình

bày ở đây để cung cấp một nền tảng cho các

chương sau. Đây không phải là để làm giảm niềm

tin người đọc có thể đã có nhưng để khuyến khích

người học giữ tâm cởi mở và cung cấp cho các mô

tả về thế giới và vũ trụ học sau này lợi ích của sự

nghi ngờ.

1.2.2 Những điều cần thiết để hiểu về Thế giới

này

Cần thiết phải hiểu những điều sau đây về Thế giới

này như sau:

Page 27: Vutruhocphatgiao minh quang

27

1. Thế giới này có một nguồn gốc có nghĩa là

chúng sinh trong thế giới này và tình trạng của họ,

cho dù đó là hình dạng, tình trạng tài chính, thông

minh hoặc định đoạt, tất cả xảy ra có lý do - tức là

nghiệp họ đã làm trong quá khứ.

2. Sự bất ổn của thế giới này có nghĩa là thế giới

luôn luôn thay đổi và không có gì là vĩnh viễn. Ví

dụ, chúng ta được sinh ra khỏe mạnh nhưng có thể

bị bệnh sau này nếu chúng ta không cẩn thận về

sức khỏe của chúng ta trong hiện tại.

3. Thế giới này mang lại lợi ích cho chúng ta đề

cập đặc biệt là thế giới ở mức độ ý nghĩa của than

xác chúng ta - bởi vì thân xác con người đặc biệt

thích hợp cho việc gieo trồng công đức và các loại

nghiệp tốt khác. Thân xác các loài động vật khác,

cho dù chúng có nhiều chân hoặc ít chân hoặc

không có chân nào, không thể làm việc tốt một

cách dễ dàng như con người. Nếu đề cập đến thế

giới ở mức độ ý nghĩa của môi trường chúng ta,

chúng ta thấy rằng thế giới con người là vị trí duy

nhất thích hợp để làm việc tốt. Ở đây chúng ta có

thể gặp gỡ những thiện tri thức [kalyaa.namitta]

bao gồm cả cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và các tu

sĩ có thể giúp cố vấn cho chúng ta biết làm thế nào

để làm việc tốt.

Page 28: Vutruhocphatgiao minh quang

28

4. Thế giới này chỉ có thời gian giới hạn có nghĩa

là thời gian của chúng ta trong thế giới này bị hạn

chế bởi cái chết mà chúng ta không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, chúng ta không thể biết trước được thời

điểm cái chết của chúng ta. Nó phụ thuộc vào

những hành động tốt hay việc xấu mà mỗi người

đã làm trong cuộc sống của họ trong quá khứ và

hiện tại.

1.2.3 Lợi ích của việc hiểu biết đúng đắn Thế

giới này

Thuộc lòng bốn tính năng của Thế giới này sẽ

giúp chúng ta có được sự khôn ngoan để dạy cho

bản thân lựa chọn chỉ gieo trồng nghiệp thiện trong

khả năng tốt nhất, khuyến khích chúng ta:

1. Chỉ làm nghiệp tốt từ hôm nay trở đi ... bởi vì

hạnh phúc của chúng ta trong thế giới này là phụ

thuộc vào những thành quả của nghiệp tốt gieo

trồng trong những đời quá khứ. Những ảnh hưởng

của các nghiệp tốt trong quá khứ của chúng ta một

ngày kia sẽ hết, đó là lý do tại sao chúng ta cần

phải nhanh chóng làm thêm nhiều nghiệp tốt hơn.

2. Nghiêm tránh làm bất kỳ nghiệp xấu nào vì vô

số các hình thức trừng phạt đến từ nghiệp xấu sẽ

ảnh hưởng đến chúng ta, bạn bè của chúng ta trên

Page 29: Vutruhocphatgiao minh quang

29

khắp thế giới và môi trường xung quanh tự nhiên

của chúng ta.

3. Tránh không ngồi chơi, chẳng làm gì hoặc bỏ

lãng sự gieo trồng bất kỳ nghiệp tốt nào. Sự ở

không nhưng chẳng những không mang lại cho

chúng ta lợi ích nào mà còn khiến cho những

nghiệp tốt mà chúng ta đã tích lũy được trong thời

gian qua cạn mất, trong khi thời gian chúng ta còn

lại để trau dồi công đức bị rút ngắn từng ngày.

4. Nhận thức rằng chúng ta nên sử dụng thân thể

chúng ta để gieo trồng tối đa các nghiệp tốt. Cho

dù thân thể của chúng ta có khỏe mạnh hoặc tàn

tật, chúng ta nên nghiên cứu Luật của Nghiệp cho

đến khi hiểu biết rõ ràng và quyết tâm chỉ làm

những việc tốt. Ngay cả khi thân thể chúng ta bị tật

nguyền, chúng ta vẫn có thể sử dụng nó để làm

việc tốt.

1.2.4 Chuẩn bị đúng đắn cho Thế giới sau

Sau khi đã nhìn nhận những lợi ích của Thế giới

này, cần phải chuẩn bị cho Thế giới sắp tới. Chuẩn

bị cho cuộc sống sau khi chết bao gồm bốn pháp

như sau:

1. Có đức tin vào hoạt động của luật về nghiệp.

Chúng ta phải nghiên cứu luật của Nghiệp và thực

Page 30: Vutruhocphatgiao minh quang

30

sự hiểu nó bởi vì chúng ta phải ngưng làm ác và

làm them nhiều việc tốt.

2. Giữ giới luật nghiêm ngặt. Người thường nên

giữ ít nhất là Năm Giới. Tốt hơn là thỉnh thoảng

nên cố gắng giữ Tám Giới, hoặc tốt hơn nữa, cho

suốt cả cuộc đới còn lại. Ngoài việc gia tăng những

công đức, giữ giới luật còn làm thanh tịnh than,

khẩu và ý.

3. Thực hành sự rộng lượng hoàn toàn. Sau khi

chúng ta chết, chúng ta không thể mang theo thân

xác hay tài sản với chúng ta, nhưng chúng ta có thể

đem theo những công đức gây nên từ những hành

động hào phóng.

4. Tăng trưởng trí tuệ ngày càng nhiều hơn. Điều

này có thể được thực hiện bằng sự thiền định và

lắng lòng cho đến lúc nó sáng rỡ và có thể nhìn

thấy mọi việc như thật.

Tóm lại, trên đây là kiến thức về Thế giới này và

Thế giới sau đã được chỉ ra trong lời dạy của Đức

Phật. Chúng ta nghiên cứu vũ trụ học ở đây để hiểu

rõ hơn về Thế giới này và Thế giới sau, cũng như

đạt được Chánh Kiến về những vấn đề này. Sự

hiểu biết như vậy sẽ cho phép chúng ta lựa chọn

một cách sống có lợi trong thời gian ngắn được

làm người thay vì phải lãng phí thời gian học tập

bằng lối mò mẫm.

Page 31: Vutruhocphatgiao minh quang

31

1.3 Nguồn Kiến thức về vũ trụ của Phật giáo

Tất cả mọi người đều ngu dốt khi họ bước vào thế

giới - với nhiều câu hỏi trong tâm trí của họ hơn là

câu trả lời. Nếu chúng ta cố gắng nhớ lại kinh

nghiệm của chúng ta khi mới được sinh ra, có lẽ

chúng ta chỉ có thể nhớ rất ít cách chúng ta suy

nghĩ hoặc cảm thấy vào lúc đó. Nếu chúng ta có

thể nhớ được, chúng ta sẽ thấy mình hoàn toàn

kinh ngạc với tất cả mọi thứ chúng ta đã thấy,

chạm vào hoặc nghe thấy ngay từ những khoảnh

khắc đầu tiên sau khi chúng ta sinh ra. Một khi

chúng ta đã biết nói, chúng ta bắt đầu hỏi bố mẹ

mình những câu hỏi về tất cả mọi sự mới lạ cho

chúng ta. Ngay cả khi thành thiếu nhi, sự tò mò

của chúng ta về môi trường xung quanh chúng ta

hầu như không giảm bớt. Nhưng điều tò mò của

một đứa trẻ này có lẽ sẽ khác nhau trong tính chất

với sự tò mò của em bé, và dường như cũng khác

sự tò mò của chúng ta ngay cả bây giờ như người

lớn.

Trong tất cả những bí ẩn của cuộc đời, vấn đề sáng

tạo thế giới là điều mọi người đã chú ý nhiều hơn

hết, cả trong triết học lẫn khoa học. Chúng ta ứng

xử với nguồn gốc của hành tinh của chúng ta với

Page 32: Vutruhocphatgiao minh quang

32

sự quan tâm như vậy bởi vì chúng ta nương tựa

vào hành tinh của chúng ta cho sự sống còn của

chúng ta. Chúng ta cần phải biết càng nhiều càng

tốt về hành tinh của chúng ta để chúng ta có thể

tiếp tục sống trong thế giới này an toàn và hạnh

phúc.

Phần còn lại của chương này cho thấy làm sao

phương pháp Phật giáo có thể hữu ích trong việc

trả lời các câu hỏi về thế giới và vũ trụ - một

phương pháp khác với phương pháp khoa học.

Những kết luận rút ra từ phương pháp Phật giáo có

thể có điểm tương đồng cũng như sự khác biệt với

những kết luận rút ra bằng phương pháp khoa học.

1.3.1 Tìm kiếm kiến thức trong Phật giáo

Phật giáo được xem là một tôn giáo dựa trên lý trí.

Đức Phật đã không hề đòi độc quyền bất cứ một

kiến thức nào tạo nên Phật giáo. Dù bất cứ ai đã

nói sự thật, Đức Phật cũng công nhận là đúng. Sự

thật mà chúng ta nói ở đây được gọi là “Pháp”

trong Phật giáo. Đức Phật không phải là nhà phát

minh hoặc sở hữu chủ của Giáo Pháp. Giáo Pháp

là chỉ đơn thuần là bản chất của sự vật trong đời

sống và thế giới. Nếu bất cứ ai đạt được Giác Ngộ,

người đó có thể nhận thức được bản chất thực sự

Page 33: Vutruhocphatgiao minh quang

33

của những vật mà họ thấy trong thế giới chung

quanh. Những nhận xét này, hoặc Giáo Pháp, là

điều Đức Phật đã chọn để chia sẻ với những người

của thế giới để họ cũng được lợi lạc từ kiến thức

đúng về bản chất của sự vật. Cũng như vậy, các

định luật khoa học tồn tại trong thế giới từ lâu

trước khi các nhà khoa học phát hiện ra chúng. Từ

điển của Phật giáo6 cho thấy rằng:

“Cho dù Đức Phật tồn tại hay không, Giáo Pháp

vẫn tồn tại như luật phổ quát [dhammaniyaama].

Khi Đức Phật đã thấy những luật này, Ngài truyền

lại cho người khác, lập nên các mô hình, mô tả các

nguyên tắc và giải thích chúng một cách dễ hiểu là

[Hãy tự tìm lấy!]”

Trong bối cảnh này, Pháp có nghĩa là luật của tự

nhiên - Giáo Pháp của Đức Phật nghiên cứu là vô

số. Bởi vì những khả năng đặc biệt của Đức Phật

“thấy và biết” [naa.nadassana] rộng lớn đến nỗi

thâm nhập vào bản chất của tất cả mọi thứ khiến

chúng ta đề cập đến kiến thức của Ngài là “Chánh

Biến Tri” [sabbannutanaa.na]. Tuy nhiên, Đức

Phật đã không dạy toàn bộ Giáo Pháp cho mọi

người bởi vì một số nội dung chẳng giúp ích gì cho

sự tiến bộ trên con đường đến Giác Ngộ. Đức Phật

6 Paticcasamuppapaadakathaa of the Kathaavatthu 81/18 verse 1086

Page 34: Vutruhocphatgiao minh quang

34

chỉ chia sẻ các phần Giáo Pháp nào giúp những

người khác đạt được giác ngộ (thành tựu khiến họ

có thể tự thấy được bản chất của những Pháp

khác). Vì thế, các Pháp mà Đức Phật đã dạy loài

người có thể được so sánh với một số nắm lá. Các

Pháp mà Đức Phật biết nhưng đã chọn không để

giảng dạy có thể được so sánh với tất cả các lá cây

trong rừng, như đã đề cập trong Kinh Si.msapaa7:

“Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng

Simsapà.

Rồi Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà,

bảo các Tỷ-kheo:

Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là

nhiều hơn, một số ít lá Simsapà mà Ta nắm lấy

trong tay, hay lá trong rừng Simsapà?

Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá Simsapà mà

Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá

trong rừng Simsapà.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật là quá nhiều,

những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các

Ông! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra!

Nhưng tại sao, này các Tỷ-kheo, Ta lại không nói

ra những điều ấy? Vì rằng, này các Tỷ-kheo,

những điều ấy không liên hệ đến mục đích, không

7 Tương Ưng Bộ, q 5, tập 4, phẩm Rừng Simsapà (S.v.437)

Page 35: Vutruhocphatgiao minh quang

35

phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến

yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác

ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta không nói lên những

điều ấy.”

1.3.2 Vũ trụ học là Một phần kiến thức của Đức

Phật

Vũ trụ học là một phần của kiến thức mà Đức Phật

đã phát hiện. Đức Phật biết rằng tất cả hiện tượng

xuất hiện như một kết quả của quy luật tự nhiên,

được gọi là Luật Phổ Quát [dhammaniyaama]. Đức

Phật đã đưa ra một bản tóm tắt nội dung của Luật

Phổ Quát, thay vì một mô tả cụ thể. Sau đó, các

luận sư khai triển nội dung tỉ mỉ hơn. Trong những

luận này, có năm loại quy luật tự nhiên:

1. Luật Vật Lý [utuniyaama] là quy luật tự nhiên

bao gồm các biểu hiện của tất cả những điều không

có sự sống, ví dụ, sự xuất hiện của sấm sét. Sự

tăng giảm của thế giới này thậm chí theo các quy

luật tự nhiên. Sách giáo khoa Phật giáo Tây

phương thường nói rằng Ấn Độ cổ đại không có ý

tưởng những gì gây ra các mô hình trong thiên

nhiên, nhưng Phật giáo gán các mô hình này vào

luật vật lý.

Page 36: Vutruhocphatgiao minh quang

36

2. Luật Sinh Học [biijaniyaama] là những quy luật

tự nhiên đặc biệt liên quan đến các đối tượng hoạt

động như thực vật hoặc động vật. Những quy luật

tự nhiên này ấn định rằng khi chúng ta trồng một

hạt lúa nó sẽ phát triển thành một cây lúa. Con voi

phải sinh ra một con voi con. Phật giáo cho dự

đoán này thuộc luật sinh học.

3. Luật Tâm Lý [cittaniyaama] là quy luật tự

nhiên liên quan đến các cơ chế làm việc của tâm

trí. Phật giáo tin rằng mọi người được tạo thành từ

hai phần chính: cụ thể là than xác và tâm thức.

Tâm thức bao gồm hệ thống khiến chúng ta làm

việc, thay đổi và hành động tùy theo mỗi cá nhân.

Phật giáo gán cho những động lực ấy vào luật tâm

lý.

4. Luật Nghiệp Báo [kammaniyaama]: là những

quy luật liên quan đến nghiệp tạo ra các hiệu ứng

như thế nào. Nghiệp đề cập đến hành động cố ý. Ý

định tốt hay xấu đằng sau hành động chia nghiệp

thành hai loại: nghiệp tốt và nghiệp xấu. Nghiệp

tốt được hưởng quả tốt. Nghiệp xấu phải chịu quả

xấu. Loại luật này cũng được gọi là luật nghiệp

báo.

5. Luật Phổ Quát [dhammaniyaama]: là những

quy luật tự nhiên liên quan đến nguyên nhân và

hậu quả trong các hiện tượng tinh thần và thể chất.

Page 37: Vutruhocphatgiao minh quang

37

Luật này có định nghĩa rộng và bao gồm tất cả bốn

loại luật đã được đề cập.

Đức Phật đã phát hiện ra tất cả năm quy luật tự

nhiên nhưng đã không dạy tất cả chúng. Ngài chỉ

dạy Luật Phổ Quát và nhấn mạnh vào Luật Tâm

Lý và Luật Nghiệp Báo. Đức Phật dạy rất ít về

Luật Vật Lý và Sinh Học. Trong khi dó, khoa học

nhấn mạnh các Luật Vật Lý và Sinh Học trong

Luật Phổ Quát. Khoa học ít hoặc không quan tâm

đến Luật Nghiệp Báo hoặc Luật Tâm Lý. Đây là

một trong những điểm phân biệt giữa Phật giáo và

Khoa học. Phật giáo có một cái nhìn rộng hơn về

cuộc sống và thế giới hơn Khoa học.

Một điểm quan trọng cần nhận thức là Luật Phổ

Quát bao trùm tất cả bốn loại luật khác. Mặc dù

đúng là Phật giáo chú trọng vào Luật Phổ Quát và

Tâm Lý, nó không chối bỏ Luật Vật Lý hay Sinh

Học vốn là trọng tâm của nỗ lực khoa học. Do đó,

Phật giáo có khuynh hướng không xung đột với

khoa học.

Sau khi được trang bị với các pháp khiến chúng ta

được giác ngộ, chúng ta biết rằng còn có nhiều

việc Đức Phật đã khám phá ra nhưng không chia

sẻ với chúng ta. Những điều Ngài đã dạy là chỉ là

phần làm giảm sự đau khổ trước mặt vốn là mối

quan tâm lớn nhất với tất cả mọi người.

Page 38: Vutruhocphatgiao minh quang

38

1.3.3 Nguồn Kiến thức về vũ trụ của Phật giáo

Kiểm chứng thực nghiệm, bằng cách sử dụng thiết

bị bên ngoài cơ thể, vốn là nguồn gốc của hầu hết

các kiến thức khoa học, chỉ là chính xác trong vài

phương diện. Những trường hợp nghiên cứu thực

nghiệm cho kết quả chính xác thường là vì đối

tượng nghiên cứu không quá phức tạp và thường

kết quả nghiên cứu không được hoàn toàn triệt để.

Hiệu quả của nghiên cứu bị giới hạn vì những hạn

chế của các công cụ nghiên cứu.

Một cách khác để lấy kiến thức và nhìn thấy mọi

thứ một cách chính xác là nghiên cứu bằng tâm trí,

mà không phải dựa trên bất kỳ công cụ nào. Chỉ

cần một cái tâm đủ rõ ràng để đạt được cái nhìn

nội tại. Có một tâm tĩnh lặng và ổn định đạt được

bằng thiền định luôn luôn nhất quán là điểm khởi

đầu để khám phá sự thật về cuộc đời. Sau khi

thành công, kiến thức thu được từ những hình ảnh

xuất hiện trong tâm hoặc theo thuật ngữ Phật học,

các khả năng “thấy và biết” [nanadassana] hoặc

thấy bằng lực của tâm.

Những người trong chúng ta thuộc kỷ nguyên khoa

học có thể e dè về tiềm năng của tâm để phát hiện

ra những quy luật phổ quát, vì thế trước nhất

Page 39: Vutruhocphatgiao minh quang

39

chúng ta cần tìm hiểu các chức năng tâm trí ra sao.

Thể ban đầu của tâm là rõ ràng trong suốt. Tuy

nhiên, một khi tâm trí bị nhiễm với phiền não, tâm

trí sẽ rơi vào một tình trạng mờ đục bất thường, bị

bóp méo và phân tán làm giảm chất lượng của tâm,

khiến nó trở nên nghèo nàn và làm suy yếu khả

năng của nó. Tuy nhiên, nếu được tu tập đến mức

tĩnh lặng (đem đến những khả năng về nhận thức,

tư tưởng, nhớ nghĩ và kiến thức tập trung ở một

điểm duy nhất giữa cơ thể), tâm trí chúng ta sẽ

đoạt lại khả năng của nó. Nó tương tự như ánh

sáng mặt trời bị toả chiếu, nhưng nếu tập trung bởi

một ống kính thành một chỗ sẽ đủ nhiệt để đốt

cháy một lỗ. Tâm của chúng ta cũng như thế. Một

khi tâm được tập trung trong sự tĩnh lặng trên một

điểm duy nhất, tư duy chúng ta sẽ đi sâu hơn thay

vì tán xạ, do đó, tâm có thêm lực để làm những

điều tuyệt vời.

Để lấy một ví dụ khác - thông thường chúng ta

xem tốc độ của ánh sáng là tốc độ nhanh nhất có

thể có trong vũ trụ. Tuy nhiên, tốc độ của ánh sáng

vẫn còn chậm hơn so với tốc độ của tâm. Giả sử

chúng ta mới đây đã đến thăm một đất nước cách

xa mười ngàn dặm và hồi tưởng lại, tâm chúng ta

chỉ cần một phần nhỏ của một giây để trở lại tại

đất nước này một lần nữa. Tâm chúng ta có thể đi

Page 40: Vutruhocphatgiao minh quang

40

du lịch không chỉ trong hiện tại, nhưng thậm chí có

thể nhảy về quá khứ và tương lai. Đây là phép lạ

của tâm.

Kiến thức đến từ tâm được tu luyện không phải là

độc quyền của Phật giáo song đã có trước đó. Các

ẩn sĩ, vị tu sĩ và các nhà lãnh đạo tinh thần của thời

cổ đại tập trung tâm trí của họ để truy cập kiến

thức bằng cách nhìn thấy trong tâm trí, nhưng

những hình ảnh họ nhìn thấy có thể đã bị phân

mảnh hoặc không đầy đủ. Họ đã dạy cho những

người khác kiến thức của họ với tiết lộ những thứ

như kiến thức về thiên đường hay thế giới Phạm

thiên. Họ cho rằng những cảnh giới cao nhất họ

nhìn thấy là tột đỉnh.

Đức Phật xuất hiện trên thế giới là hậu quả của sự

tu tập trong vô số kiếp và vì thế có một kiến thức

toàn hảo về bản chất của những vật vô tình và hữu

tình trên thế giới, sự thành hoại của thế giới, vũ trụ

học và nguồn gốc của tất cả các sự vật. Ngài đã

truyền trao kiến thức này cho những người khác -

một khối lượng kiến thức [vijjaa] là mức cao nhất

của kiến thức Phật giáo. Kiến thức tối cao này

được gọi là Tam Trí [tevijja] và bao gồm:

1. Kiến thức về đời trước

[pubbenivaasanussatinaa.na]. Đây là khả năng tự

nhớ lại những cuộc sống của mình trong quá khứ

Page 41: Vutruhocphatgiao minh quang

41

từ một, hai, mười, một trăm hay một ngàn kiếp

sống trước đây.

2. Kiến thức về đời trước của những người khác

[cutuupapaatanaa.na]. Đây là khả năng biết làm

sao nghiệp của chúng sinh ảnh hưởng đến sinh tử

của họ trong chu kỳ tồn tại - cho họ cuộc sống có

chất lượng tốt hơn hoặc tồi tệ hơn, cho dù đó là làn

da mịn màng hay thô kệch, sự giàu có hay nghèo

hèn. Một tên khác cho khả năng này là thiên nhãn

[dibbhacakkhu].

3. Kiến thức về sự tận cùng các phiền não

[asavakkhayanaa.na].

Kiến thức Tam Trí này, đặc biệt là hồi ức về kiếp

sống trước đây của Ngài, khiến Đức Phật biết về

sự tiến hóa của Trái đất vì Ngài có thể nhớ lại kiếp

sống cũ của mình nhiều lần trong quá trình thành

và hoại của Trái đất. Đức Phật hiểu thực tế có

những thời kỳ như vậy nên chứng minh được Trái

Đất không phải luôn luôn như bây giờ - và cũng

thế đối với vũ trụ và mọi thứ khác. Bằng cách tu

học Phật pháp, một ngày kia chúng ta cũng có thể

được điểm giác ngộ và chúng ta có thể tự mình

chứng minh bản chất của trái đất và vũ trụ.

1.3.4 Vũ trụ học Phật giáo là không thể thăm dò

bởi tư tưởng khái niệm

Page 42: Vutruhocphatgiao minh quang

42

Như đã đề cập trên đây, Phật giáo là một tôn giáo

dựa trên lý trí. Tuy nhiên, có một số vấn đề mà

Đức Phật không chủ trương mọi người hãy suy

đoán theo lý trí. Đức Phật chỉ định những điều đó

là không thể thăm dò bằng cách tư duy theo khái

niệm. Dù thoạt nhìn điều này có thể dường như

mâu thuẫn, nhưng thật ra Đức Phật đã nhận thấy

những hạn chế của sự hiểu biết trần tục. Cần phải

thiền định, đủ để có cái nhìn sâu sắc về những vấn

đề như đã đề cập trong đề tài nguồn gốc kiến thức

Phật giáo về vũ trụ. Lời Đức Phật giải thích về các

vấn đề không thể thăm dò bằng cách tư duy theo

khái niệm thấy trong kinh Acintita8 như sau:

1. Quyền năng của Đức Phật [buddhavisaaya] -

tức là, phạm vi quyền năng Đức Phật khi trở thành

một vị Phật.

2. Các Thiền giới của người khi nhập Thiền

[naa.navisaaya] - tức là, phạm vi quyền hạn mà

người ta có thể có được trong khi họ đạt đến

absorptions trong thiền định.

3. Quả dị thục của nghiệp - tức là các kết quả

chính xác của hành động nghiệp.

8 Kinh Không Thể Nghĩ Được A.ii.80

Page 43: Vutruhocphatgiao minh quang

43

4. Tâm tư thế giới - tức là phỏng đoán (về xuất xứ,

...) trên thế giới.

Từ kinh này, chúng ta sẽ thấy rằng sự suy đoán về

(ví dụ) ai đã tạo ra trái đất, tạo như thế nào, hoặc

Trái đất sẽ kết thúc ra sao là không thể thăm dò bởi

tư duy khái niệm, do đó chúng ta không nên bận

tâm với chúng vì nếu không chúng ta có thể bị mất

trí. Trái đất của chúng ta đã hiện hữu một khoảng

thời gian rất dài, những thành và hoại nó chỉ có thể

được tính bằng số kiếp khôn lường [asankheyya

kappa]. Không thể chứng minh bằng thực nghiệm.

Càng dùng khái niệm để tìm hiểu, nó càng trở nên

rối mù - cho đến khi cuối cùng mình bị điên loạn.

Những gì chúng ta nên thực sự bận tâm với là làm

thế nào để thoát khỏi thế giới này. Chúng ta nên sử

dụng sự thành hoại để khơi dậy một cảm giác cấp

bách trong việc gieo trồng những nghiệp tốt hầu

thoát khỏi chu kỳ của sự tồn tại như tu tập định

tâm chúng ta để chứng minh bản chất thật sự của

những vấn đề này sau khi chúng ta đã chấm dứt

mọi phiền não.

1.3.5 Các Mục đích của Nghiên cứu Vũ trụ học

Các giai đoạn đầu của giáo lý Phật giáo tập trung

vào khuyến khích người ta gieo trồng những

Page 44: Vutruhocphatgiao minh quang

44

nghiệp tốt và thích ứng bản thân để thoát khỏi đau

khổ. Kết quả là sau khi tu tập giáo lý này họ hoàn

thành mục tiêu thực sự của cuộc sống của họ để trở

nên tự tại khỏi phiền não, đạt đến Niết bàn và phá

tan chu kỳ sinh tử. Vì cuộc đời của chúng ta trên

thế giới này là ngắn, chúng ta không còn thời gian

để không biết gì về những thứ như vũ trụ học.

Vì vậy, về các chủ đề như vũ trụ học, Đức Phật

không dạy chi tiết mà chỉ giải thích các phần cần

thiết để có thể thấu hiểu sự thành, trụ và hoại của

các hiện tượng thế gian. Được trang bị với các giáo

lý của Ngài, người ta trở nên cảnh giác của sự cảm

tính và có hứng khởi để thiền định theo như một ví

dụ được đưa ra trong kinh điển Phật giáo9:

“Vào thời điểm đó, Malunkya trở thành một tu sĩ

trong Phật giáo, muốn có câu trả lời rõ ràng về

việc liệu Trái Đất có thường trú hoặc vô thường,

về thế giới này và tiếp theo. Nhà sư Malunkya nghi

ngờ rằng Đức Phật không thể trả lời một số mười

câu trong đó có sự vĩnh cửu của trái đất và liệu sẽ

có một ngày tận thế. Ông yêu cầu Đức Phật trả lời

những câu hỏi, nói rằng nếu Đức Phật biết câu trả

lời, Ngài sẽ không để lại nghi nan gì trong tâm trí

Malunkya. Trái lại, nếu Đức Phật không biết câu

9 Cuu.lamalunkayovaada Sutta M.i.426ff.

Page 45: Vutruhocphatgiao minh quang

45

trả lời, Ngài nên thừa nhận nó. Nếu Đức Phật

không trả lời, ông sẽ rời khỏi tăng đoàn.

Đức Phật hỏi ông, “Này Malunkyaputta, Ta nào có

nói với Ông: "Này Malunkyaputta, hãy đến và

sống Phạm hạnh theo Ta, Ta sẽ trả lời cho Ông?”

Tu sĩ Malunkya đồng ý Ngài không hề nói.

Đức Phật tiếp tục nói rằng ngay cả nếu có ai đó đã

đe dọa hoàn tục nếu không được trả lời hay người

đó sẽ chết trước khi Đức Phật đồng ý trả lời họ. Nó

giống như một người đàn ông đã bị một mũi tên

độc bắn trúng. Ngay cả thân nhân đã cố gắng đưa

anh ta đến thày thuốc để chữa lành, anh đã từ chối

cho các thày thuốc nhổ mũi tên ra, cho đến khi ai

đó nói với anh ta người nào đã bắn, người đó tên là

gì, người đó cao hay thấp, người đó đen hay trắng,

người đó sống ở đâu, mũi tên làm bằng gì, v.v...

Người đàn ông này sẽ chết vô ích nếu ông tiếp tục

hỏi những câu hỏi không cần thiết. Nhu cầu cấp

thiết của anh là chữa sự đau khổ, không phải là tìm

kiếm câu trả lời.

Cuối cùng, Đức Phật kết luận rằng Ngài sẽ chỉ trả

lời các vấn đề giúp đưa mọi người đến giải thoát

khổ đau, xa lìa nhục dục, được an lành, hạnh phúc,

đạt được trí tuệ và kiến thức và đạt được Niết

Bàn.”

Page 46: Vutruhocphatgiao minh quang

46

Kinh này chứng minh rằng Đức Phật sẽ không đáp

ứng với kiến thức vô dụng. Một số câu hỏi mà sư

Malunkya hỏi, giống như những câu về thế giới

này và thế giới sau là không thể thăm dò bằng cách

tư duy theo khái niệm. Những vấn đề như vậy là để

thêm kiến thức. Câu trả lời khái niệm những câu

hỏi như vậy là vô ích trong việc giúp chúng ta giải

thoát khỏi đau khổ. Thay vì thế chúng ta nên chăm

chú tu tập cho đến khi thành công - chỉ bằng cách

đó mà chúng ta có thể thực sự học hỏi thêm Cũng

như người đàn ông đã bị trúng tên sẽ bị chết nếu

anh nhất định tìm cho ra cung thủ và v.v…, là một

người tu. tiến bộ sẽ bị tổn hại nếu chúng ta lãng

phí thời gian tìm kiếm những câu trả lời vô ích.

Vũ trụ học là một trong những vấn đề không thể

thăm dò bằng cách suy nghĩ theo khái niệm. Đức

Phật dạy kinh Cuu.lamalunkya-ovaada để cảnh báo

mọi người không nên giải đãi và cần đạt một cảm

giác cấp bách bởi sự vô thường của thế giới. Ngài

dạy chúng ta sử dụng thời gian ngắn ngủi của cuộc

đời chúng ta để thực hành tối đa những nghiệp

thiện hầu đạt được chân lý của cuộc sống chỉ có

thể truy cập bằng thiền định.

Page 47: Vutruhocphatgiao minh quang

47

Page 48: Vutruhocphatgiao minh quang

48

CHƯƠNG 2 Những Yếu Tố Xây Dựng Cuộc Sống và Thế

Giới Các phần trong chương này 2.1 Các Đại 2.1.1 Vài định nghĩa 2.1.2 Phân loại các Đại 2.1.3 Đặc điểm và phẩm chất của các Đại 2.2 Mục đích học các Đại 2.2.1 Tỷ lệ các Đại tạo đa dạng 2.2.2 Các Đại có thể thay đổi được 2.2.3 Chúng sinh liên kết theo các Đại 2.2.4 Tất cả các Đại đều tùy thuận Ba Đặc Điểm Phổ Quát

Khái quát về chương này:

1. Các thực thể sinh động và vô tri vô giác căn bản

được tạo nên từ các thành phần nhỏ và chính, gọi

là “đại” – các yếu tố xây dựng cơ bản không thể

chia nhỏ hơn.

2. Các đại là các thực thể tự duy trì, tự nhiên tồn

tại và nuôi dưỡng sự tiếp tục tồn tại của một toàn

thể.

Page 49: Vutruhocphatgiao minh quang

49

3. Bốn đại đất, nước, lửa và gió - có mặt trong tất

cả các thực thể sinh động và vô tri vô giác, trong

khi sáu đại đất, nước, lửa, gió, không và thức - chỉ

hiện diện trong đời sống con người và động vật.

Cây cỏ không có những đại bổ sung mặc dù chúng

cũng là chúng sinh, bởi vì cây cỏ thiếu ý thức.

4. Mỗi đại có thuộc tính riêng. Đất hay đại rắn có

một thuộc tính đặc biệt có thể làm cứng hoặc làm

mềm các vật đối tượng. Nếu không có yếu tố này,

không vật chất nào có thể hình thành hình dạng cụ

thể. Nước hoặc đại lỏng cho phép sự gắn kết và

tính lưu động của các vật chất. Lửa hoặc đại nóng

khiến cho vật chất ấm áp hoặc mát mẻ. Gió hoặc

đại chuyển động khiến vật chất di chuyển hoặc

đứng yên. Không đại là sự trống rỗng hoặc chân

không - nơi không có đất, nước, lửa, gió - không

gian trống nằm giữa các đại khác. Thức đại, khi

kết hợp với năm đại kia, tạo ra cuộc sống. Thông

thường, đại này hiện diện ở người và động vật - và

chỉ khi họ còn sống.

5. Nghiên cứu các đại khiến chúng ta hiểu rằng các

toàn thể - dù là sinh động hoặc vô tri vô giác -

được tạo bằng sự kết hợp các thành phần đại. Vậy

thì sự đa dạng của các sự vật là kết quả của sự kết

hợp các đại khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các đại có

thể thay đổi và trở nên thanh tịnh - ví dụ như trong

Page 50: Vutruhocphatgiao minh quang

50

con người mà các đại có thể được thanh tịnh bằng

cách giữ giới và thực hành thiền định. Ngoài ra,

chúng ta hiểu rằng tất cả chúng sinh được kết hợp

với nhau tùy theo các đại. Động vật có xu hướng

liên kết với những loại tương tự - cũng như con

người. Vì các đại có thể thay đổi và ảnh hưởng lẫn

nhau, chúng ta phải nhận thức rằng khi chúng ta

sống lâu với đặc biệt một người nào - chúng ta sẽ

chịu ảnh hưởng của họ. Vì thế Phật giáo dạy người

ta tránh những kẻ si ngốc và gần gũi người khôn

ngoan. Tuy nhiên, tất cả các đại đều phải theo ba

Điều kiện Phổ quát [ti-lakkha.na]. Các sự vật đều

thành, trụ và sau rốt hoại. Cuối cùng, khi thời gian

đến, các đại tạo nên một thực thể riêng biệt tan rã

và trở lại hình thức ban đầu của chúng. Do đó

chúng ta không nên có bất cứ chấp trước thế gian

nào mà chúng ta nên nhìn những sự vật như thực

và thực hành lời dạy của Đức Phật, đó là con

đường cao quý dẫn đến Niết bàn giải thoát chúng

ta khỏi vòng sinh tử.

Mục đích chương này

Chương này cung cấp cho sinh viên kiến thức và

sự hiểu biết để có thể:

Page 51: Vutruhocphatgiao minh quang

51

1. Giải thích chính xác các thành phần cơ bản của

một toàn thể.

2. Định nghĩa chính xác các đại.

3. Giải thích chính xác sự khác biệt trong phân loại

của bốn và sáu đại.

4. Giải thích các đặc tính và phẩm chất của mỗi

đại.

5. Giải thích mục đích sự học hỏi các đại.

Nhập đề

Trong chương trước, định nghĩa vũ trụ học, chúng

ta biết rằng Đức Phật đã phát hiện ra sự thật về

cuộc sống và thế giới, cũng như bản chất của vật

chất. Phát hiện như vậy khiến chúng ta hiểu rõ hơn

các hiện tượng, về phương diện nhân và quả, thay

vì là niềm tin mù quáng hoặc niềm tin bắt buộc.

Mỗi người có thể chứng minh kiến thức Phật giáo

cho chính mình - và Đức Phật truyền lại cho chúng

ta phương pháp để đạt đến. Được trang bị với một

khái niệm cơ bản về vũ trụ học, chúng ta tiếp tục

tiến đến một nhập đề về những thành phần cơ bản

của tất cả các thực thể, được gọi là 'đại' [dhaatu].

2.1 Các đại

Page 52: Vutruhocphatgiao minh quang

52

Các đại mà chúng ta sắp nghiên cứu trong chương

này không giống như các yếu tố thấy trong các bài

hóa học cấp trung học của chúng ta là Bảng Tuần

Hoàn Mendeleev - cho dù đó là heli, argon hay

nitơ. Ở đây chúng ta nói đến các đại như đơn vị cơ

bản chất lượng “vô/hóa học” không thể chia nhỏ

hơn nữa - là thành phần cấu tạo chính của tất cả

các thực thể, nghĩa là tất cả các thực thể sinh động

và vô tri vô giác được cấu tạo từ những yếu tố cơ

bản này.

2.1.1 Vài định nghĩa

Sau đây là một số định nghĩa của các đại được các

học giả đưa ra:

• Các đại là những thực thể trưởng dưỡng, tồn tại,

tiếp diễn10

.

• Các đại là những thực thể tồn tại trong thiên

nhiên, không thể chia nhỏ hơn nữa, là hình dạng cơ

bản và gốc11

.

• Các đại là vật chất, vốn là thành phần cơ bản của

tất cả mọi thứ12

.

10 P. Longsombun Pali-Thai Dictionary (Bangkok: Athorn Karn Pim) p.336 11 2 ibid.p.366 12 Pin Mutukant, Explanations for Buddhist Studies Vol. III, 3rd ed. (Bangkok: Kamol Karn Pim 1965) p.101

Page 53: Vutruhocphatgiao minh quang

53

Từ định nghĩa trình bày ở trên, chúng ta có thể kết

luận:

Các đại là những thành phần chất lượng tối cùng

của một toàn thể, bao gồm cả hai thực thể sống và

không sống, và không có thể được chia nhỏ.

Chúng hành hoạt để duy trì sự tiếp nối của sự tồn

tại một thực thể.

2.1.2 Phân loại các đại

Các đại có thể được phân loại làm hai cách: Bốn

Đại, và Sáu Đại. Lý do để phân chia theo hai cách

được giải thích như sau13

:

“Trường hợp các đại… được phân loại làm bốn là

vì lợi ích của người tu hành. Theo cách này, chúng

được nhắm dùng như một trợ cụ để tịnh tâm bằng

cách quán sát các đại [dhaatu kamma.t.thaana].

Trường hợp các đại được phân loại làm sáu, đó là

nhắm mục đích phân tích nội tại.”

Bốn đại

Bốn đại cũng được gọi là các Sắc Chất

[bhuutaruupa] hoặc Đại Sắc Chất [mahaa

bhuutaruupa]. Chúng gồm đất, nước, lửa, gió. Đất

13 ibid. p.102

Page 54: Vutruhocphatgiao minh quang

54

hoặc chất rắn [pa.thavii-dhaatu] là nền tảng cho

các đại khác, vì mọi đối tượng vật chất đều cần đến

đại đất để tạo thành các hình dạng vật lý khác

nhau. Nước hoặc thành phần lỏng [aapo dhaatu]

gây ra sự gắn kết và tính lưu động. Lửa hoặc đại

nhiệt [tejo-dhaatu] có tính cách sưởi ấm và làm

mát sự vật, và giúp tiêu hóa. Đại cuối cùng là gió

hoặc đại chuyển động [vaayo-dhaatu] cho các vật

chất tính cách mạnh mẽ hay chịu đựng, khiến

chúng yên lặng hoặc di chuyển.

Bốn đại này là thành phần của một toàn bộ - có thể

là con người, động vật, thực vật, tất cả các đối

tượng vật lý cả trong và ngoài thế giới này - nói

cách khác, tất cả mọi thứ hiện có trong vũ trụ. Tất

cả bốn đại có mặt trong các đối tượng vật chất.

Những vật chất biểu hiện độ cứng rắn cao chịu ảnh

hưởng của đại đất. Tương tự như vậy, tính thanh

khoản là do sự hiện diện mạnh mẽ của đại nước.

Sáu đại

Sáu đại bao gồm đất, nước, lửa, gió, không và

thức. Bốn đại đầu tiên giống hệt như trong bốn

đại. Đại không [aakasa-dhaatu] nghĩa là không

gian giữa đại đất và đại nước cho phép các đại gió

cư trú và chảy qua. Đại gió biểu hiệu sự chuyển

Page 55: Vutruhocphatgiao minh quang

55

động - đó là đại có thể di chuyển từ nơi này đến

nơi khác, trong khi đại không biểu hiện cho sự

trống rỗng. Thật ra, đại không đã tồn tại trong bốn

đại. Tuy nhiên, nó không được bao gồm trong bốn

đại để tránh nhầm lẫn với đại gió, vì đại không có

thể quá phức tạp để cho tâm trần tục hiểu. Vì lý do

này, đại không được gồm thay vào đó, trong sáu

đại thường được giảng dạy cho các người tu thiền

định. Đại thức [viññaa.na-dhaatu] là một đại

thường chỉ thấy có ở các chúng sinh - điều sẽ được

thảo luận chi tiết sau này.

Sau khi học được những điểm tương đồng và khác

biệt giữa hai cách phân loại các đại, chúng ta có

thể kết luận rằng bốn đại có thể được áp dụng cho

tất cả các thực thể sinh động và vô tri vô giác như

nhau, nhưng sáu đại chỉ có thể được áp dụng duy

nhất cho chúng sinh. Thuật ngữ “chúng sinh” ở

đây chỉ đề cập đến con người và động vật, nhưng

không bao gồm các cây cỏ. Mặc dù các cây cỏ

được sống với khả năng phát triển và thay đổi,

chúng không có đại thức. Do đó, các cây cỏ không

có cảm giác hoặc nhận thức. Chúng là những vật

chất sinh học không có tâm thường trụ - không như

con người và động vật. Sau đây là khảo sát mỗi đại

trong chi tiết.

Page 56: Vutruhocphatgiao minh quang

56

2.1.3 Đặc điểm và phẩm chất của các Đại

Vì bốn đại đầu tiên trong số Sáu Đại giống hệt như

là bốn đại, đặc điểm của mỗi đại được áp dụng

trong cả hai hình thức phân loại.

1. Đại Đất:

Nói đến đất chúng ta không muốn nói đất, cát hoặc

đất sét thấy trong đồng ruộng hay sân sau của bạn.

Đại đất ở đây có nghĩa là tính chất bền vững có thể

là đặc tính của các vật liệu. Vật chất được cấu tạo

chủ yếu bởi đại đất hoặc có tỷ lệ đại đất tương đối

cao hơn các đại khác, sẽ biểu hiện độ bền vững - ví

dụ, kim loại, đá và gỗ thì chắc và cứng vì đất là

thành phần chính của chúng. Trái lại, vật chất nào

chỉ gồm có ít đại đất sẽ được mềm mại và nhu

nhuyễn. Như thế, sự cứng chắc của vật dụng đều

tùy thuộc vào tỷ lệ của đại đất trong vật dụng đó và

duy chỉ một mình đại đất xác định độ cứng hoặc

tính uốn được của các vật thể. Đại đất tồn tại cả

bên trong và bên ngoài cơ thể của chúng ta. Trong

cơ thể chúng ta, đại đất có mặt trong tất cả các cơ

quan bên ngoài và nội tạng nào cứng cáp hoặc hình

thành một thực thể rõ rệt - bao gồm cả sợi tóc trên

đầu, lông ngoài da, răng, da, thịt, gân, xương, tủy

Page 57: Vutruhocphatgiao minh quang

57

xương, lá lách, tim, gan, mô liên kết, thận, phổi,

ruột già, ruột non, thức ăn và phân. Bên ngoài cơ

thể chúng ta, đại đất được thấy trong tất cả mọi thứ

thể hiện độ chắc đặc - nghĩa là tất cả các đối tượng

vật lý cho dù đó là nhà ở, xe ô tô, tàu, thiết bị gia

dụng. Nếu không có đại đất, các hợp chất của đại

này sẽ không thể còn nguyên vẹn - cũng giống như

chúng sinh trên mặt đất cần đất khô để tồn tại. Đại

đất có thể được so sánh với một cái cốc và các đại

khác với nước. Tự bản chất Nước không thể duy trì

hình dạng của nó, trừ khi nó được đổ vào một đồ

đựng - mà nó sẽ lấy hình dạng của vật đựng đó.

Nước có thể được những hình dạng khác nhau và

duy trì chúng, do đó tùy thuộc vào cái cốc để làm

như vậy. Cũng như thế, chúng ta chỉ có thể nhận

định những vật như các thực thể trong thế giới

quanh ta, bởi vì đại đất liên kết chúng thành các

hình dạng rõ rệt.

2. Đại Nước:

Đại nước không cụ thể có nghĩa là H2O - như trong

nước ngọt, nước biển, nước lợ hay nước giếng. Đại

nước đề cập đến tính cách mềm mại hoặc dính kết

và có tiềm năng để gia tăng tính mềm mại hoặc

dính kết cho các đối tượng vật lý. Nếu đại nước là

Page 58: Vutruhocphatgiao minh quang

58

đại chính trong bất cứ vật gì, nó khiến cho vật đó

lỏng – làm cho vật đó chảy được. Tuy nhiên, nếu

đại nước tương đối hiếm, nó sẽ gây ra sự gắn kết

giữa các vật giống như dầu dính hoặc sự kết dính

dán các vật với nhau. Bất cứ vật nào mà có đại

nước nhiều hơn đại đất, lực của đại nước sẽ làm

suy yếu những tính chất của đại đất, khiến các đối

tượng hóa lỏng và trở thành chất lỏng. Nước chảy

được bởi vì nó được cấu tạo chủ yếu bằng đại nước

nhưng có rất ít đại đất. Những chất rắn có thể hóa

lỏng và chảy bởi sức mạnh của đại nước bất cứ khi

nào đại đất trở nên ít hơn. Tuy nhiên, nếu đại nước

ít hơn so với đại đất, những tính chất của đại nước

sẽ cho khiến các phân tử của đại đất dính kết với

nhau, lắp ráp chúng thành một đơn vị duy nhất,

tương tự như độ ẩm khiến bột dính kết với nhau.

Đại nước cũng tồn tại cả bên trong và bên ngoài

chúng sinh. Đại nước bên trong dùng để chỉ các bộ

phận của cơ thể ngập tràn, ứ, thấm, nhỉ và chảy -

cho dù đó là mật, đờm dãi, chất lỏng bạch huyết,

máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, giải mỡ, nước bọt,

nhầy, tủy hoặc nước tiểu. Đại nước bên ngoài là

bất cứ điều gì ở bên ngoài cơ thể của chúng ta tràn

ngập, dính và kết - bao gồm cả các mùi vị trái cây

và rau quả, sữa, sữa chua, bơ, bơ lỏng và sự ẩm

ướt trong đất hay khí quyển.

Page 59: Vutruhocphatgiao minh quang

59

3. Đại Lửa:

Đại lửa được đặc trưng bởi những tính chất của

nhiệt [u.nha-tejo] hoặc lạnh [siita-tejo]. Bản chất

của đại lửa là để phát ra nhiệt hoặc lạnh. Đại lửa

tồn tại cả bên trong và bên ngoài cơ thể chúng ta.

Đại lửa bên trong là đại cung cấp sự ấm áp cho cơ

thể chúng ta, làm cho cơ thể của chúng ta bị thoái

hóa, gây kích ứng và giúp tiêu hóa thức ăn. Đại lửa

bên ngoài yếu tố lửa là nhiệt và sự ấm áp đến từ, tỷ

như, lửa, đốt cháy, sét, nhiệt năng lượng mặt trời

và ấm áp bên trong vật liệu như đốt lửa hoặc than

hồng rực rỡ. Có năm loại đại lửa trong cơ thể:

1. ấm áp cơ thể [usmaa-tejo]

2. nhiệt sốt [santappana tejo]

3. thân nhiệt cực kỳ [dahana-tejo]

4. sức nóng của sự lão hóa [jira.na-tejo]

5. nhiệt tiêu hóa [paacaka-tejo]

Trong số năm đại lửa, chỉ có ấm áp cơ thể và nhiệt

tiêu hóa là luôn hoạt động trong chúng sinh. Thân

nhiệt cực kỳ, nóng sốt và nhiệt lão hóa nói chung

là vắng mặt. Chỉ khi nhiệt độ cơ thể trở nên bất

thường - ví dụ như khi bị sốt – mà nó biến đổi

thành nhiệt sốt, đại lửa mạnh mẽ hơn. Nếu sốt

nặng hơn làm cho các bệnh nhân mê sảng, nó có

Page 60: Vutruhocphatgiao minh quang

60

nghĩa là nóng sốt đã biến thành thân nhiệt cực kỳ.

Đối với những người thường xuyên bị bệnh tật

hoặc bước vào tuổi già, nó có nghĩa là sức nóng

của sự lão hóa đã lật đổ nhiệt độ cơ thể bình

thường. Nhiệt của lão hóa tự bản chất gây ra sự

suy thoái thể chất của cơ thể chúng ta kể cả tóc

bạc, răng lung lay, cưòm khô và nếp nhăn.

4. Đại Gió:

Đại gió có đặc điểm là tính chất chuyển động và đè

ép. Thuộc tính nén của gió [vitthambhana vaayo]

khiến cho vật thể trở nên ổn định và bất động. Nếu

hiện diện trong cơ thể nó gây ra căng thẳng, cứng

đờ và đau nhức trong cơ thể của chúng ta - tỷ như,

khi các cơ bắp của chúng ta co rút vì luyện tập quá

lố hay khi chúng ta bị mỏi mắt vì nhìn chăm chú

quá lâu. Những hành động này tạo nên sự nén ép.

Ở bên ngoài cơ thể, cũng bởi các đặc tính trên mà

tạo nên sự ổn định hoặc đè nén của tất cả các vật

thể - ví dụ, một quả bóng có thể trở nên căng sau

khi nó được thổi phồng vì đại gió. Một khía cạnh

khác của đại gió là sự chuyển động [samiira.na

vaayo] của nó. Đặc tính này khiến chúng sinh di

chuyển được. Những khả năng của chúng sinh, tỷ

như, di chuyển qua lại, nhấp nháy và trợn mắt,

Page 61: Vutruhocphatgiao minh quang

61

chuyển động các bộ phận cơ thể, đi vệ sinh và sinh

đẻ, tất cả đều có thể gán cho đặc tính của đại này.

Ở bên ngoài cơ thể, đặc tính này tạo nên sự chuyển

động của các vật thể. Đại gió nằm cả bên trong và

bên ngoài cơ thể chúng ta. Đại gió trong cơ thể

chúng ta xuất hiện dưới dạng những chất chảy bên

trong cơ thể - chẳng hạn như ợ hơi, đánh rắm, hơi

trong dạ dày, hơi trong ruột hoặc các cơ quan khác,

thở ra, hít vào và chuyển động hoặc dòng chảy nào

khác bên trong cơ thể . Đại gió bên ngoài cơ thể

liên hệ đến mọi chuyển động và sự yên tĩnh của

các vật thể - tỷ như, gió thổi, không khí ô nhiễm,

không khí trong lành, hơi nóng hoặc lạnh.

5. Đại Không:

Đại không là không gian trống rỗng, hoặc chân

không, nơi các đại đất, nước, lửa, gió không có

mặt. Nó là khoảng trống rỗng giữa các đại. Đại

không tồn tại cả bên trong và bên ngoài cơ thể

chúng ta. Đại không nội tại là các khoảng trống và

xoang ở trong và quanh các cơ quan cơ thể chúng

ta - tỷ như, lỗ mũi, khoang mũi, khoang miệng và

cổ họng. Đại không bên ngoài cơ thể được thấy ở

bất cứ nơi nào mà bốn đại trên vắng mặt.

Page 62: Vutruhocphatgiao minh quang

62

6. Đại Thức:

Đại thức, khi xuất hiện kết hợp với các đại khác,

khiến chúng hoạt động. Bình thường, chỉ có con

người và động vật là có đại thức và nó luôn ở với

họ khi nào họ còn sống. Xác chết và xác động vật

không còn hoạt động bởi vì đại thức đã lìa bỏ

chúng, chỉ để lại có năm đại khác. Đại thức khiến

chúng ta thành một chúng sinh - cho chúng ta được

nhận thức và nhận ra những gì đang xảy ra, cho dù

đó là hạnh phúc, đau khổ hay chẳng vui chẳng khổ.

Ngoài ra, cảm xúc và suy nghĩ cũng là thành quả

của đại thức. Đại thức có thể được chia thành sáu

loại:

1. Nhãn-thức [cakkhu-viññaa.na-dhaatu]

2. Nhĩ-thức [sota viññaa.na-dhaatu]

3. Tỹ-thức [ghaana-viññaa.na-dhaatu]

4. Thiệt-thức [jivhaa-viññaa.na-dhaatu]

5. Thân-thức [kaaya-viññaa.na-dhaatu]

6. Ý-thức [mano-viññaa.na-dhaatu]

Nhận thức những thứ xung quanh chúng ta được

thực hiện bởi đại thức xuyên qua mắt, tai, mũi,

lưỡi, và cơ thể - một quá trình dễ hiểu hơn bằng

cách thực hành thiền định.

2.2 Mục đích học các Đại

Page 63: Vutruhocphatgiao minh quang

63

Nghiên cứu các đại cho phép sự hiểu biết tốt hơn

về thế giới vật chất - sinh động và vô tri vô giác,

bên trong và bên ngoài cơ thể của chúng ta - sự

hiểu biết rằng trong thực tế, mỗi thực thể có thể

được chia nhỏ thành các đại. Các kết hợp khác

nhau của các đại tạo ra một loạt các vật chất và

dạng sống khác nhau và sẽ tồn tại chừng nào

những đại này vẫn còn gắn bó với nhau. Sau một

thời gian, các hợp chất của các đại sẽ tan vỡ, kết

thúc cái thực thể mà các đại đã tạo ra.

Vì vậy chúng ta không nên có bất cứ dính mắc thế

gian nào – dù là vật nào hay đáng giá ra sao - vì

không có gì là vĩnh cửu. Ngay cả những tài sản thú

vị nhất cũng có tuổi thọ giới hạn, vào lúc cuối

cùng chúng sẽ phân hủy và tan vỡ thành bốn đại cơ

bản. Sự dính mắc thế gian đem lại đau khổ và buồn

phiền. Nó là nguyên nhân của xung đột, khủng bố,

đấu tranh và bóc lột giữa loài người, tạo ra một chu

kỳ bất tận của khổ sở và đau đớn.

Phần lớn của cuộc khủng hoảng chúng ta thấy

trong thế giới ngày hôm nay đến từ sự thiếu hiểu

biết của mọi người về bản chất đại của vật chất -

không có gì là vĩnh cửu - tất cả mọi thứ phát sinh,

trụ trong một thời gian và cuối cùng phân hoại.

Không biết được bản chất vô thường của các vật

Page 64: Vutruhocphatgiao minh quang

64

chất khiến cho người ta trở nên chấp trước. Sự vô

minh của họ dẫn đến sự ích kỷ, bóc lột trong xã hội

và, thật đáng buồn, bạo lực và chiến tranh mà trớ

trêu thay phá hủy chính những cái họ quá gắn bó.

Nếu mọi người tìm hiểu bản chất đại của vật chất

và vô thường của thiên nhiên, họ sẽ nhận thức rằng

chấp trước những vật chất thế gian là vô ích. Tất cả

chúng ta là những con người. Không ai có thể

thoát khỏi cái chết. Ngay cả các hoàng đế vĩ đại

nhất hay những tỷ phú giàu nhất vẫn phải thở hơi

cuối cùng, để lại phía sau thế giới và tất cả các tài

sản của họ. Hiểu được điều ấy, người ta sẽ không

khinh rẻ người khác hoặc tận dụng lợi thế của

nhau. Sẽ không có đua chen và lạm dụng hệ thống.

Mọi người sẽ chia sẻ những gì họ có và mở rộng

bàn tay giúp đỡ những người khác, bởi vì họ biết

tất cả mọi người đều phải đối phó với sự đau khổ

giống như mình.

Trên hết, sự hiểu biết khiến chúng ta thấy rằng thế

giới này đầy đau khổ. Đau khổ có nhiều loại và

không thể tránh khỏi khi nào chúng ta vẫn còn tùy

thuộc vào chu kỳ sinh tồn. Trong thế giới đầy đau

khổ này, không có gì là vĩnh cửu để chúng ta có

thể nương tựa. Vì vậy, chúng ta nên lìa bỏ mọi

chấp trước thế gian và tìm lấy một con đường để

thoát khỏi chu kỳ sinh tồn bằng cách tu tập công

Page 65: Vutruhocphatgiao minh quang

65

đức và thiện lành, thanh tịnh bản thân cho đến khi

tất cả các phiền não được bứng ra khỏi tâm trí

chúng ta và cuối cùng hoàn toàn thoát khỏi sự tái

sinh.

Bởi vì các đại không ổn định, đặc biệt là ở trong

chúng sinh. Nó làm cho các đặc tính và chất lượng

của các đại thay đổi được. Một chúng sinh có

những đại bất tịnh sẽ có các thuộc tính thấp kém.

Song nếu các đại trong một chúng sinh rất thanh

tịnh, chúng sinh đó sẽ có các thuộc tính tuyệt vời.

Như vậy, thay đổi các đại bên trong chúng ta cũng

là mang lại sự thay đổi chính mình - một chủ đề

được thảo luận sau này.

2.2.1 Tỷ lệ các Đại tạo đa dạng

Mặc dù con người và động vật chỉ do sáu đại tạo

nên, bao gồm cả thức đại (những dạng sống thấp

chỉ có năm đại), mức độ đa dạng giữa người và

động vật là đáng chú ý.

Sự khác biệt trong cả hai tùy thuộc vào tỷ lệ khác

nhau của sáu đại cũng như sự thanh tịnh của các

đại - để lấy một ví dụ, kim cương và đá rõ ràng là

khác nhau về chất lượng và hình dáng bởi vì các

Page 66: Vutruhocphatgiao minh quang

66

đại cấu thành của chúng không có cùng tỷ lệ tương

tự và độ tinh khiết.

Ngay cả sự khác biệt giữa con người - dù đã được

sinh ra trong cùng một quốc gia hoặc một gia đình

có thể được tạo nên từ sự khác biệt trong độ tinh

khiết của các đại từ người này sang người khác -

cũng giống như một bức tượng làm bằng xi măng

có thể cứng chắc hay dễ vỡ tùy thuộc vào những

thành phần xi măng có được sàng lọc trước khi

trộn hay không.

Sự thanh tịnh các đại của một người được xác định

bằng giá trị đạo đức của mỗi cá nhân. Đạo đức

càng cao, các đại người ấy có càng thanh tịnh.

Thường thì các đại cấu thành con người và động

vật bị ô nhiễm bởi tham [lobha], sân [dosa] và si

[moha]. Một người có đạo đức cao sẽ có những đại

thanh tịnh bởi vì đức hạnh của họ sẽ giúp tiêu diệt

tham, sân và si.

Sự thanh tịnh của các đại thể hiện bằng nhiều cách

khác nhau - ví dụ, bằng sự lanh lợi và trí thông

minh, sức khỏe tốt, ngoại hình đẹp và làn da tốt.

Các đại thanh tịnh cũng ảnh hưởng đến cách một

người suy nghĩ, nói và hành động theo đường lối

đạo đức chính xác. Ngược lại, các đại không thanh

tịnh khiết là nguyên nhân gây ra kém thông minh,

thiếu sức khỏe, và hình dạng xấu xí. Nó khiến cho

Page 67: Vutruhocphatgiao minh quang

67

một người suy nghĩ, nói và hành động không đạo

đức, mang lại cho chính họ và những người khác

nhiều khổ sở.

Nói cách khác, mỗi con người hoặc động vật được

phân biệt tùy theo mức độ tham, sân và si trong

các đại của họ. Tuy nhiên, những đại bên trong

chúng ta có thể được cải thiện bằng cách phát triển

toàn vẹn đạo đức - chẳng hạn như, giữ giới luật và

thực hành thiền định thường xuyên để thanh tịnh

chúng. Ngoài ra, những đại trước đây tinh khiết có

thể trở thành nhiễm ô nếu ta không còn đạo đức.

2.2.2 Các Đại có thể thay đổi được

Sự đa dạng trong chúng sinh có thể được gây ra

tùy theo mức độ thanh tịnh khác nhau của họ. Để

lấy một ví dụ, giả sử một người bình thường như

chúng ta có một công việc an toàn và có thể kiếm

sống không khó khăn. Nếu ta thông minh và học

giỏi, đó là bởi vì các đại bên trong ta tương đối

thanh tịnh. Tuy nhiên, nếu ta trở nên vướng mắc

với tham, sân và si, sự thông minh và tài năng của

ta chắc chắn sẽ bị suy thoái.

Chúng ta cũng có thể thấy sự thanh tịnh các đại

ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất của chúng ta.

Khi chúng ta tức giận, chúng ta không thể suy nghĩ

Page 68: Vutruhocphatgiao minh quang

68

rõ ràng. Mặc dù chúng ta bình thường thông minh,

nhưng ngay khi chúng ta mất đi sự bình tĩnh,

chúng ta không thể tìm thấy giải pháp hiệu quả cho

các vấn đề của chúng ta. Những xung động tiêu

cực, chẳng hạn như trở nên hung hăng, thống trị

tâm trí của chúng ta. Khi chúng ta uống rượu,

chúng ta trở thành một thằng ngốc đáng kinh ngạc

phun ra những lời vô nghĩa, không mạch lạc và

thiếu kiểm soát.

Ngược lại, khi các đại của chúng ta trở nên thanh

tịnh hơn, hiệu suất của chúng tôi sẽ theo đó cải

thiện. Một ví dụ đơn giản là nghỉ ngơi đầy đủ,

chúng ta sẽ trở nên khỏe mạnh. Tâm trí chúng ta sẽ

trở nên tươi tỉnh và vui vẻ. Chúng ta sẽ nhận thấy

rằng tất cả mọi thứ dường như đều diễn ra suôn sẻ

hơn. Nếu các đại bên trong chúng ta trở nên thanh

tịnh hơn, hiệu suất chúng ta cũng sẽ như thế. Các

dạng tinh thể của xá lợi tìm thấy trong tro hỏa táng

của các nhà sư nổi tiếng về sự thanh tịnh đạt được

trong thiền định hoặc các vị A La Hán càng thêm

xác nhận rằng các đại, đặc biệt là những đại bên

trong con người - có thể được thay đổi và thanh

tịnh hóa.

Khi những vị A La Hán hay bậc thầy thiền định

còn sống, thể chất họ trông giống như tất cả mọi

người khác. Tuy nhiên sau khi họ qua đời và than

Page 69: Vutruhocphatgiao minh quang

69

thể của họ đã được hỏa táng, hài cốt của họ đã

được biến thành xá lợi giống như đá quý, trong

suốt và sang ngời. Ngược lại, tro của những người

chưa giác ngộ thì xám xịt và nhớp nhúa. Đó là bởi

vì tro của những thành tựu đã thanh tịnh các đại

bên trong khỏi tham, sân và si.

Các đại có thể được thanh tịnh bằng cách trì Giới

và tu tập thiền định. Giới được giữ theo nhiều cấp

độ - tùy thuộc giới luật cho hang tại gia hay giới

luật cho hàng xuất gia. Ngoài ra, tác động của giới

luật thay đổi theo số lượng và tính nghiêm minh

những giới luật thọ trì. Hành thiền cũng mang lại

kết quả khác nhau tùy theo mức độ thành tựu của

người tu. Tác động của giới luật và thiền định trên

các đại của một người, do đó, phụ thuộc vào cách

thức trì Giới và sự thánh tựu trong thực hành thiền

định.

Các nhà sư Phật giáo và cư sĩ quyết tâm hành thiền

và trì Giới có thể đạt được thần thông. Trong kinh

Phật [tipi.taka] có vô số truyện kể các nhà sư và cư

sĩ trong thời Đức Phật đã đạt những thần thông

như thiên nhãn hay thiên nhĩ. Một số có thể bay.

Một số người có thể nhớ những kiếp quá khứ của

họ. Những khả năng này là kết quả của sự thanh

tịnh các đại của họ. Khi các đại được thanh tịnh

đến mức tất cả các phiền não được diệt trừ, người

Page 70: Vutruhocphatgiao minh quang

70

đó trở thành một vị A La Hán được giải thoát khỏi

vòng sinh tử. Tuy nhiên, ngay cả những thần thông

của các vị A La Hán cũng khác nhau tùy theo sự

khác biệt trong độ thanh tịnh của các đại.

Vì thế, để thanh tịnh các đại riêng của mình, chúng

ta cần giữ giới và tu tập thiền định hoàn toàn. Nếu

chúng ta tinh tấn đến độ các đại của chúng ta trở

nên thanh tịnh, chúng tôi sẽ có thể giải thoát khỏi

vòng sinh tử - không còn có sự tái sinh cho chúng

ta - không còn khổ sở hay đau đớn.

2.2.3 Chúng sinh liên kết theo các Đại

Những cá nhân không những khác nhau theo các

đại – mà còn tùy thuộc đến cách liên kết của

chúng. Vật chất có xu hướng kết hợp nếu có các

thuộc tính giống nhau, nhưng lại tách rời nếu các

thuộc tính của chúng khác nhau - ví dụ, nếu chúng

ta đổ một cốc nước vào một cốc nước khác, nước

liền hòa hợp không thể tách rời - cũng giống như

các dòng suối chảy vào một con sông, biển và đại

dương không thể tách rời ra được.

Ngược lại, các thực thể có các thuộc tính khác

nhau không kết hợp - nước và dầu là một ví dụ tốt.

Chúng không bao giờ kết hợp dù chúng ta có cố

Page 71: Vutruhocphatgiao minh quang

71

gắng thế nào. Đó là vì nước và dầu khác nhau

trong các thuộc tính của chúng.

Điều này đúng không những chỉ trong các vật chất,

mà còn ở trong chúng sinh. Động vật có xu hướng

liên kết với các đồng loại, như trong những lời của

câu tục ngữ, “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Con

người có xu hướng liên kết với những người có các

đại tương tự hoặc giống nhau, khiến họ được hòa

hợp hoặc chia sẻ các thuộc tính. Về vấn đề này,

Đức Phật dạy14

:

“Này các tỳ kheo! Chúng sinh có các đại tương tự

có xu hướng quấn quýt lấy nhau. Những người có

Tà Kiến gần gũi những người có Tà Kiến. Những

người có Tà Tư Duy gần gũi những người có Tà

Tư Duy. Những người có Tà Ngữ gần gũi những

người có Tà Ngữ. Những người có Tà Nghiệp gần

gũi những người có Tà Nghiệp. Những người có

Tà Mạng gần gũi những người có Tà Mạng.

Những người có Tà Tinh Tấn gần gũi những người

Tà Tinh Tấn. Những người có Tà Niệm gần gũi

những người có Tà Niệm. Những người có Tà

Định gần gũi những người có Tà Định.

Những người có Chánh Kiến gần gũi những người

có Chánh Kiến. Những người có Chánh Tư Duy

14

A.t.tha”ngkika Sutta S.ii.168

Page 72: Vutruhocphatgiao minh quang

72

gần gũi những người có Chánh Tư Duy. Những

người có Chánh Ngữ gần gũi những người có

Chánh Ngữ. Những người có Chánh Nghiệp gần

gũi những người có Chánh Nghiệp. Những người

có Chánh Mạng gần gũi những người có Chánh

Mạng. Những người có Chánh Tinh Tấn gần gũi

những người có Chánh Tinh Tấn. Những người có

Chánh Niệm gần gũi những người có Chánh Niệm.

Những người có Chánh Định gần gũi những người

có Chánh Định.”

Sự nhận xét của Đức Phật cho thấy các khuynh

hướng của xã hội nơi mọi người có xu hướng gắn

bó với những người cùng chí hướng. Các viên

chức chính phủ có khuynh hướng liên kết với các

viên chức chính phủ khác. Người nghiện ma túy

hoặc cờ bạc cũng sẽ có xu hướng liên kết với

những kẻ giống mình, bởi vì các đại tương tự ở

trong họ của họ kéo họ lại với nhau. Vì vậy, có thể

nói rằng về mặt các đại, cái gì giống nhau thu hút

nhau - và có động lực tương tự như những điều đã

được đề cập đến sự thanh tịnh hoặc biến đổi các

đại.

2.2.4 Tất cả các Đại đều tùy thuận Ba Đặc Điểm

Phổ Quát

Page 73: Vutruhocphatgiao minh quang

73

Bởi vì bản chất của các đại thay đổi, Đức Phật dạy

chúng ta phải sử dụng trí tuệ để thấy các đại như

thật. Mặc dù những vật sở hữu của chúng ta hoặc

thậm chí cả cơ thể của chúng ta có thể dường như

thuộc về chúng ta, trong thực tế, chúng không thế -

chúng không phải là của chúng ta, không phải là

chúng ta và không phải ‘thuộc về ta’. Với chánh

kiến này, chúng tôi sẽ từ bỏ được sự tham đắm các

đại (tạo thành các vật chất) và cuối cùng từ bỏ

những chấp trước thế gian.

Không hiểu biết bản chất của các đại gây ra sự

dính mắc vào chúng với những thăng trầm hưng

phấn hay thất vọng. Vì sự chấp trước ấy, chúng

sinh không thể giải thoát mình khỏi chu kỳ sinh

tử15

:

“Này các tỳ kheo! Chừng nào chúng sinh còn vô

minh trước sự thật - những dục lạc và nguy hiểm

của tứ đại, và đạo không bị tứ đại ràng buộc -

những chúng sinh ấy vẫn còn bị ràng buộc, xiềng

xích, cầm tù trong thế giới này - cũng như thế giới

của chư thiên [deva], thế giới của ngạ quỷ [maara],

và thế giới của Phạm Thiên - sẽ không thể giải

thoát khỏi cảnh giới súc sinh, cũng như cảnh giới

Phạm Thiên, chư thiên và loài người. Tâm họ là

không thể thoát khỏi phiền não và vòng sinh tử.

15

Noceda Sutta S.ii.172

Page 74: Vutruhocphatgiao minh quang

74

Khi những chúng sinh ấy giác ngộ sự thật - những

dục lạc và nguy hiểm của tứ đại, và đạo không bị

tứ đại ràng buộc - những chúng sinh sẽ được giải

thoát, cởi trói, thoát khỏi thế giới này - cũng như

thế giới của chư thiên [deva], thế giới của ngạ quỷ

[maara], thế giới của Phạm Thiên và ngay cả cảnh

giới súc sinh - cũng như cảnh giới Phạm Thiên,

chư thiên và loài người. Tâm họ không còn phiền

não và thoát khỏi vòng sinh tử.”

Đức Phật cũng dạy rằng các đại là nguồn gốc của

bệnh tật và nguyên nhân biểu hiện của lão hóa16

:

“Này các tỳ kheo! Sự thành, trụ, hoại của đại đất…

lả sự thành, trụ, hoại của già và chết. Sự thành, trụ,

hoại của đại nước… đại lửa… đại gió… là nguồn

gốc của đau khổ, nguồn gốc của bệnh tật, biểu hiện

của già và chết.

Này các tỳ kheo! Sự vùi dập, tĩnh lặng và chấm

dứt của đại đất… là sự sụp đổ của đau khổ, sự kết

thúc của bệnh tật và tuyệt chủng của già và chết.

Sự vùi dập, tĩnh lặng và chấm dứt của đại nước…

của đại lửa… của đại gió… là sự sụp đổ của đau

khổ, sự chấm dứt của bệnh tật và tuyệt chủng của

già và chết.”

16

Uppada Sutta S.iii.31

Page 75: Vutruhocphatgiao minh quang

75

Ngoài ra, Ngài còn dạy rằng, để thoát khỏi đau

khổ, người ta phải dứt bỏ sự tham đắm các đại (cấu

thành đối tượng vật chất) do đó đem lại dục lạc17

:

“Này các tỳ kheo! Kẻ nào tham đắm đại đất… quả

thật là người tham đắm đau khổ. Kẻ nào tham đắm

đau khổ, ta bảo rằng kẻ đó không thoát khỏi đau

khổ. Kẻ nào tham đắm đại nước… Kẻ nào tham

đắm đại gió… Kẻ nào tham đắm đại lửa… quả thật

là người tham đắm đau khổ. Kẻ nào tham đắm đau

khổ, ta bảo rằng kẻ đó không thoát khỏi đau khổ.

Này các tỳ kheo! Kẻ nào từ bỏ tham dục với đại

đất… quả thật là người từ bỏ đau khổ. Kẻ nào từ

bỏ đau khổ, ta bảo rằng kẻ đó được thoát khỏi đau

khổ. Kẻ nào từ bỏ tham dục với đại nước… Kẻ nào

từ bỏ tham dục với đại lửa… Kẻ nào từ bỏ tham

dục với đại gió… quả thật là người từ bỏ đau khổ.

Kẻ nào từ bỏ tham đắm đau khổ, ta bảo rằng kẻ đó

được thoát khỏi đau khổ.”

Kết luận

Tất cả chúng sinh đều do các đại tạo thành, có các

đại làm thành phần xây dựng cơ bản. Con người và

động vật được tạo nên từ sáu đại, trong khi cây cỏ

17

Abhinandana Sutta S.iii.31

Page 76: Vutruhocphatgiao minh quang

76

được tạo nên từ năm. Vì thế, chẳng có sinh vật nào

sống đời đời. Chúng tàn hoại đi theo thời gian - và

cuối cùng khi thời điểm đến, các đại liền tan rã. Vì

thế chúng ta không nên có bất kỳ chấp trước thế

gian nào, vì chấp trước chỉ mang lại đau khổ, thất

vọng, buồn rầu và đôi khi bất hạnh. Chúng ta nên

thấy những sự việc theo bản chất thật sự của

chúng. Thấy được như vậy khiến chúng ta tiếp tục

sống hạnh phúc và lót đường cho việc theo đuổi

thánh đạo dẫn đến Niết bàn và rốt cuộc thoát ly

vòng sinh tử.

Page 77: Vutruhocphatgiao minh quang

77

Page 78: Vutruhocphatgiao minh quang

78

CHƯƠNG 3 Cấu trúc của vũ trụ

Các phần trong chương này

3.1 Vũ trụ học khoa học 3.1.1 Vũ trụ vô tận 3,2 Vũ trụ học Phật giáo 3.3 Cấu trúc của vũ trụ 3.3.1 Xung quanh núi Tu Di 1. Bốn châu thiên hạ: 1.1 Đông Thắng Thần Châu [Pubbevidehadiipa] 1.2 Tây Ngưu Hóa Châu [Aparagoyaanadiipa] 1.3 Bắc Câu Lư Châu [Uttarakurudiipa] 1.4 Nam Thiệm Bộ Châu [Jambuudiipa] 3.3.2 Trên núi Tu Di 1. Trời Tứ Thiên Vương [Caatummahaaraajika] 2. Trời Tam Thập Tam [Taavat.imsa] 3. Trời Dạ Ma [Yaamaa] 4. Trời Đâu Suất Đà [Tusita] 5. Trời Hóa Lạc [Nimmaanaratii] 6. Trời Tha Hóa Tự Tại [Paranim mitavasavattii] 3.3.3 Bên dưới núi Tu Di 3.4 Thế giới của chúng sinh 3.4.1 Phân biệt giữa Cảnh Giới và các Cõi (Hữu)

Page 79: Vutruhocphatgiao minh quang

79

3.5 Các thành phần của mỗi Giới 3.5.1 Định nghĩa Cảnh Giới 3.6 Dục giới 3.6.1 Nhân Giới 3.6.2 Bốn Cảnh Giới Bất Hạnh 1. Các cõi Địa ngục [Niraya] 1.1 Những Địa Ngục chính 1.1.1 Đẳng-hoạt Địa Ngục [Sanjiiva niraya] 1.1.2 Hắc-thằng Địa Ngục [Kaa.lasutta niraya] 1.1.3 Chúng-hợp Địa Ngục [Sa "ngha.ta niraya] 1.1.4 Hào-khiếu Địa Ngục [Roruva niraya] 1.1.5 Đại-khiếu Địa Ngục [Mahaaroruva niraya] 1.1.6 Viêm-nhiệt Địa Ngục [Taapana niraya] 1.1.7 Đại-nhiệt Địa Ngục [Mahaataapana niraya] 1.1.8 Vô-gián Địa Ngục [Aveci niraya] 1.2 Những Địa Ngục Phụ [Ussada] 1.2.1 Nhục-trùng Địa Ngục [guutha] 1.2.2 Nhiệt-khôi Địa Ngục [kukku.la] 1.2.3 Kiếm-diệp Địa Ngục [asipatta] 1.2.4 Khủng-giang Địa Ngục [vetara.nii] 1.3 Luyện Ngục [Yamaloka] 1.3. 1 Lohakumbhii Luyện Ngục 1.3. 2 Simbalii Luyện Ngục 1.3. 3 Asinakha Luyện Ngục 1.3. 4 Taambodaka Luyện Ngục

Page 80: Vutruhocphatgiao minh quang

80

1.3. 5 Ayogul.a Luyện Ngục 1.3. 6 Pissakapabbata Luyện Ngục 1.3. 7 Dhusa Luyện Ngục 1.3. 8 Siitalosita Luyện Ngục 1.3. 9 Sunakha Luyện Ngục 1.3.10 Yantapaasaa.na Luyện Ngục 1.4 Ngục Tối [Lokanta] 2. Cảnh Giới Ngạ Quỷ [Pittivisaya] 3. Cảnh Giới A Tu La [Asuurakaaya] 4. Cảnh Giới Súc Sinh [Tiracchaana] 3.6.3 Sáu Cõi Trời 3.7 Sắc giới 3.8 Vô Sắc giới

Khái quát về chương này:

1. Theo Đức Phật, có một số lượng khôn lường thế

giới có thể được chia thành ba nhóm, nhỏ (gồm

1.000 thế giới), trung (gồm 1.000.000 thế giới), lớn

(gồm một tỷ thế giới). Cấu trúc của mỗi thế giới

đều giống hệt nhau bao gồm một mặt trời, mặt

trăng, núi Tu Di, bốn châu lục theo hướng la bàn,

bốn đại hải, sáu cõi trời, các cõi Trời Sắc Giới, các

cõi Trời Vô Sắc Giới và cảnh giới bất hạnh. Thẳng

đứng trên núi Tu Di là sáu cõi trời được xếp từ

dưới lên bắt đầu từ Trời Tứ Thiên Vương, Trời

Page 81: Vutruhocphatgiao minh quang

81

Tam ThậpTam, Trời Dạ Ma, Trời Đâu Suất Đà,

Trời Hóa Lạc và Trời Tha Hóa Tự Tại, trên nữa là

các cảnh Trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới.

2. Các hữu (cõi) [bhava] có nghĩa là thế giới của

chúng sinh. Tam Giới bao gồm Dục Giới, Sắc Giới

và Vô Sắc Giới. Cảnh giới [bhuumi] có nghĩa là

đất, mặt đất với tổng cộng ba mươi mốt cấp độ

khác nhau trong một thế giới.

• Từ ‘bhuumi’ (địa) cũng có nghĩa là ‘cảnh giới’

hoặc ‘tâm cảnh’ - chia thành bốn cấp, cụ thể là:

dục-giới [kaamavacara-bhuumi], sắc-giới

[ruupavacara-bhuumi], vô-sắc-giới

[aruupavacara bhuumi] và siêu-việt-giới.

• Có mười một cảnh-giới trong Dục-giới bao gồm

nhân-giới, bốn cảnh-giới địa ngục và sáu cảnh-giới

trời như sau:

■ Nhân-giới [manussa loka] được chia sẻ với

những cảnh-giới của tất cả ba giới trong cùng một

thế giới.

■ Những cảnh-giới vô-phương [apayabhuumi] bao

gồm các cảnh-giới địa ngục, cảnh-giới ngạ-quỷ,

cảnh-giới a-tu-la và cảnh-giới súc sinh.

o các cảnh-giới địa ngục [niraya bhuumi] được

chia thành ba vùng chính; Địa-ngục Chính, Địa-

ngục Phụ [ussada] và Luyện Ngục.

Page 82: Vutruhocphatgiao minh quang

82

o cảnh-giới quỷ được chia thành ba loại, quỷ trên

trời, quỷ đói và quỷ địa ngục.

o cảnh-giới súc sinh [tiraacchanayoni bao gồm các

sinh vật như chó, mèo, chuột, gà, vịt, rắn và cá.

■ Các cảnh-giới trời có sáu cấp độ khác nhau.

Sắc-giới hoặc cảnh-giới Phạm-thiên là nơi cư ngụ

của các vị Phạm Thiên và bao gồm mười sáu tầng

trời. Vô-sắc-giới hay cảnh-giới Trời Vô Sắc được

chia thành bốn tầng.

Mục đích chương này

Bài này cung cấp cho sinh viên kiến thức và sự

hiểu biết để có thể:

1. Giải thích cấu trúc vật lý và các thành phần của

vũ trụ.

2. Giải thích các tầng và các cảnh-giới sinh sống

của các loại chúng sinh khác nhau trong thế giới.

Trong chương trước, chúng ta đã học được rằng tất

cả mọi thứ trên thế giới và vũ trụ vào mức độ vi

được cấu tạo từ các đại. Vật chất vô tri vô giác

trong thế giới này gồm bốn đại, trong khi đối với

chúng sinh, một đại thức bổ sung [viññaa.na-

dhaatu] cho phép họ suy nghĩ và cảm nhận.

Page 83: Vutruhocphatgiao minh quang

83

Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về cấu

trúc vĩ mô của vũ trụ như đã tồn tại suốt một thời

kỳ vô số thời gian cho đến ngày nay.

Đầu tiên chúng ta sẽ so sánh và đối chiếu quan

điểm về vũ trụ của khoa học hiện đại với quan

điểm của Phật giáo. Tuy nhiên, dù cho khoa học có

tiến bộ đến thế nào, những khám phá của nó sẽ

luôn luôn nằm trong phạm vi của các mô tả Phật

giáo về bản chất, đặc biệt bản chất của thế giới là

vô thường. Những vật trên thế giới sinh, trụ, dị và

cuối cùng diệt. Vì thế chúng ta nên tích lũy đầy đủ

việc thiện hầu thoát khỏi chu kỳ sinh tử để đạt giải

thoát tối hậu cho chúng ta.

3.1 Vũ trụ học khoa học

Khám phá khoa học giải thích nguồn gốc của trái

đất khác với nhiều tôn giáo là thế giới này được

tạo ra bởi một thần sáng tạo. Tuy nhiên, các nhà

khoa học chỉ ra rằng thế giới không phải là trung

tâm của vũ trụ. Thay vào đó, nó chỉ là một hành

tinh xoay quanh mặt trời. Ngay cả mặt trời vốn là

trung tâm của thái dương hệ vẫn là một trong hàng

trăm ngôi sao thuộc giải Ngân hà. Có khoảng một

trăm ngàn triệu thiên hà trong vũ trụ của chúng ta.

Các nhà thiên văn học chia những ngôi sao có thể

thấy được thành các chòm sao. Họ kết luận rằng vũ

Page 84: Vutruhocphatgiao minh quang

84

trụ có hình dạng xoắn ốc bao gồm nhiều ngôi sao

với một trung tâm sáng chiếu sáng những khoảng

dài rộng lớn của không gian. Thế giới của chúng ta

chỉ là một phần nhỏ của nó.

3.1.1 Vũ trụ vô tận

Trước khi đi vào trong cấu trúc của vũ trụ trong

Vũ trụ học Phật giáo, chúng ta cần phải hiểu rằng

thế giới này, mặc dù dường như là vô hạn và bao

gồm vô số những vật, thật ra chỉ là một điểm nhỏ

trong vũ trụ bao la này. Nếu chúng ta kết hợp tất cả

các vũ trụ với nhau, chúng ta sẽ thấy rằng thậm chí

các vũ trụ cũng khác nhau về kích thước lớn hay

nhỏ, tùy thuộc vào có bao nhiêu vũ trụ tồn tại trong

đó.

Đức Phật đã phát hiện ra sự tồn tại của chẳng phải

một, mà là vô số vũ trụ hơn 2.500 năm trước đây.

Trong các kinh Phật, từ được sử dụng để chỉ vũ trụ

là ‘lokadhaatu’. Phát hiện 2.500 năm trước đây của

Đức Phật phù hợp với những khám phá khoa học

chỉ mới được thực hiện trong vài thập kỷ qua. Do

đó, thật tuyệt vời làm sao mà Đức Phật có thể

khám phá ra sự kiện đó chính xác 2.500 năm trước

khi kiến thức khoa học chưa phát hiện được. Sự

Page 85: Vutruhocphatgiao minh quang

85

nhận xét của Đức Phật về vũ trụ được ghi lại như

sau18

:

“Một thời, Trưởng lão A-nan hỏi Đức Phật về tỳ-

kheo Abhibhuu , một đệ tử của Đức Phật Thi Khí,

người có giọng nói có thể nghe được trên khắp

1.000 thế giới, như thể tiếng nói của Phạm Thiên.

A-nan hỏi tiếng nói của Đức Phật có thể nghe được

bao xa. Đức Phật đáp muốn nghe bao xa cũng

được. Đoạn, Đức Phật giảng về các kích thước

khác nhau của vũ trụ: một tiểu thiên thế giới bao

gồm 1.000 thế giới [sahassiicuu.lanika-

lokadhaata], một trung thiên thế giới bao gồm 1

triệu thế giới [dvisahassiimajjhimikaa-lokadhaata],

và một đại thiên thế giới bao gồm một tỷ thế giới

[tisahassiimahassii-lokadhaata]. Tiếng nói của Đức

Phật có thể nghe được trên toàn bộ của một đại

thiên thế giới.”

Từ bài kinh này, chúng ta đã học được mức độ hầu

như vô hạn của vũ trụ. Đức Phật cũng đã phân loại

chi tiết vũ trụ, theo cách không thể được thực hiện

bằng dụng cụ khoa học hay nhận thức của con

người thông thường. Chỉ có những người có tâm

trí đã được tu tập cùng một mức độ như Đức Phật

18

Cu.lanii Sutta A.i.226

Page 86: Vutruhocphatgiao minh quang

86

mới có thể nhìn thấy rõ ràng sự bao la của không

gian. Như vậy, Đức Phật chia vũ trụ thành ba loại:

1. Tiểu thiên thế giới: bao gồm một nghìn thế giới.

2. Trung thiên thế giới: bao gồm một triệu thế giới.

3. Đại thiên thế giới: bao gồm một tỷ thế giới.

Chúng ta cũng hiểu rằng con người và các dạng

sống khác không chỉ cư trú trong thế giới hoặc vũ

trụ của chúng ta mà còn trong các vũ trụ khác.

3.2 Vũ trụ học Phật giáo

Đã nhận thức được sự bao la của vũ trụ, chúng ta

sẽ khởi sự nghiên cứu cấu trúc của vũ trụ theo Phật

giáo. Việc bố trí vật lý và các thành phần của các

vũ trụ đều giống nhau. Theo kinh điển19

:

“A-nan! Tất cả hệ thống thế giới là bao la như

chiều dài của một tia sáng trăng hoặc tia nắng Mỗi

thế giới gồm một nghìn mặt trăng, một nghìn mặt

trời, núi Tu Di, một Nam Thiệm Bộ Châu

[Jambuudiipa], một Tây Ngưu Hóa Châu

[Aparagoyaanadiipa], một Bắc Câu Lư Châu

[Uttarakurudiipa], một Đông Thắng Thần Châu

[Pubbevidehadiipa], một nghìn đại hải, sáu cảnh

trời và một nghìn cõi Phạm thiên.”

19

ibid.

Page 87: Vutruhocphatgiao minh quang

87

Rõ ràng vũ trụ thật bao la, mặc dù nó là khôn

lường. Nó trải dài xa như một tia sáng trăng hay

những tia nắng. Nếu chúng ta có thể đo được chiều

dài một tia sáng từ mặt trời hay mặt trăng xa đến

đâu, điều khó thể thực hiện, chúng ta sẽ có thể biết

được kích thước của vũ trụ.

Hơn nữa, mỗi thế giới đều các thành phần giống

hệt nhau về thể chất bao gồm một mặt trời, một

mặt trăng, núi Tu Di, bốn châu lục: Nam Thiệm Bộ

Châu [Jambuudiipa], Tây Ngưu Hóa Châu

[Aparagoyaanadiipa], Bắc Câu Lư Châu

[Uttarakurudiipa], Đông Thắng Thần Châu

[Pubbevidehadiipa, bốn đại hải, sáu cảnh trời và

thế giới Phạm Thiên. Mặc dù kinh Cuulanii không

đề cập đến những cảnh trời vô sắc, và những cõi

địa ngục, chúng được bao gồm trong vũ trụ theo

kinh điển Phật giáo.

3.3 Cấu trúc của vũ trụ

Vì các vũ trụ có cấu trúc giống hệt nhau nên phần

ngắn dưới đây sẽ là một xem xét các thành phần

chung khiến người đọc nhận ra các thành phần và

mối quan hệ của chúng.

3.3.1 Xung quanh núi Tu Di

Page 88: Vutruhocphatgiao minh quang

88

Tại trung tâm mỗi thế giới là núi Tu Di. Núi Tu Di

được bao quanh bởi bảy dãy núi, giống như các

lớp đồng tâm bọc xung quanh núi Tu Di. Mỗi dãy

được phân cách bằng nước. Ngoài ra còn có một

đại hải bao bọc ngoài dãy núi cuối cùng. Trong đại

hải này là bốn châu thiên hạ có trụ sở tại bốn điểm

la bàn xung quanh núi Tu Di. Mặt trời và mặt trăng

xoay quanh núi Tu Di ở giữa chừng độ cao giữa

các mực nước biển và đỉnh núi Tu Di.

1. Bốn châu thiên hạ

Bốn châu thiên hạ20

trong cảnh giới con người

được đặt như sau:

1.1 Đông Thắng Thần Châu [Pubbevidehadiipa] nằm ở phía đông của núi Tu Di và được thắp sáng

bởi ánh sáng màu xám.

1.2 Tây Ngưu Hóa Châu [Aparagoyaanadiipa] nằm về phía tây, đất phủ bằng thủy tinh và được

thắp sáng bởi ánh sáng trắng.

1.3 Bắc Câu Lư Châu [Uttarakurudiipa] nằm ở

phía bắc, đất phủ vàng và được thắp sáng bởi ánh

sáng vàng.

20

SnA.ii.443, A.i.227, A.v.59

Page 89: Vutruhocphatgiao minh quang

89

1.4 Nam Thiệm Bộ Châu [Jambuudiipa] nằm về

phía nam, đất bao phủ với ngọc lục bảo và do đó

được chiếu sáng bởi ánh sáng màu xanh lá cây.

3.3.2 Trên núi Tu Di

Sau khi học về cách bố trí vật lý của núi Tu Di,

chúng ta sẽ đi vào cấu trúc thẳng đứng của núi Tu

Di ở trên đó là các cảnh giới của sự sống:

1. Trời Tứ Thiên Vương

[Caatummahaaraajika]

Đây là cảnh trời đầu tiên và có vị trí lưng chừng

núi. Đây là chỗ ở của nhiều loại thần kể cả các

thần đất, thần cây và thần không hành. Một số vị

trời cư trú trên Nam Thiệm Bộ Châu trong số

những con người. Những vị sống trên các hành

tinh khác được gọi là các thần không hành.

2. Trời Tam Thập Tam [Taavat.imsa]

Đây là cảnh trời thứ hai và ở trên đỉnh núi Tu Di,

khoảng giữa chừng Cảnh Sắc Giới.

3. Trời Dạ Ma [Yaamaa]

Đây là cảnh trời thứ ba nằm giữa không trung phía

trên Trời Tam Thập Tam.

4. Trời Đâu Suất Đà [Tusita]

Đây là cảnh trời thứ tư ở phía trên Trời Dạ Ma và

lớn hơn nó.

Page 90: Vutruhocphatgiao minh quang

90

5. Trời Hóa Lạc [Nimmaanaratii]

Đây là cảnh trời thứ năm nằm ở trên Trời Đâu Suất

Đà và lại còn lớn hơn.

6. Trời Tha Hóa Tự Tại

[Paranimmitavasavattii]

Đây là cảnh trời thứ sáu ở trên Trời Hóa Lạc và

cũng lớn hơn nó.

Các cảnh Trời Sắc và Vô Sắc nằm ở trên Trời Tha

Hóa Tự Tại và càng lớn hơn nhiều khi càng ở cao

hơn.

3.3.3 Bên dưới núi Tu Di

Các cảnh giới vô phúc nằm bên dưới núi Tu Di.

Núi Tu Di nằm trên đỉnh của ba ngọn núi nhỏ hơn.

Giữa các dãy núi nhỏ này, có các thung lũng là

lĩnh vực của A-tu-la [asuura] tức thần say rượu bị

trục xuất khỏi cõi trời. Giữa những ngọn núi bên

dưới cảnh giới của A-tu-la là cảnh giới của những

ngạ quỷ [peta] và a-tu-la [asuurakaaya].

Bên dưới cảnh giới của a-tu-la là các cõi địa ngục,

với tầng địa ngục đầu tiên ở trên cùng và tầng địa

ngục thứ tám (lớn nhất) ở dưới chót. Ngoài ra còn

có nhiều địa ngục nhỏ hơn [ussada] và Luyện ngục

Page 91: Vutruhocphatgiao minh quang

91

[yamaloka] bao bọc chung quanh mỗi tầng địa

ngục chính.

3.4 Thế giới của chúng sinh

Khi chúng ta nhìn thấy vũ trụ bao la, chúng ta

không thể không tự hỏi liệu có sự sống nào ở đó.

Tuy nhiên, thật ra đó là bởi vì hầu hết các cảnh

giới của chúng sinh không thể nhìn thấy được bằng

mắt thường, ngoại trừ các cảnh giới con người và

súc sinh. Vì vậy, chúng ta chỉ thấy một không gian

vô biên nhưng không thấy tất cả các cõi trời hoặc

vô số cư dân của họ.

3.4.1 Phân biệt giữa các Cảnh Giới và các Hữu

Có hai thuật ngữ thường bị nhầm lẫn: Cảnh Giới

[bhava] và Hữu (cõi) [bhumi]. Vì vậy chúng ta cần

phải làm rõ sự khác biệt trước khi đi xa hơn:

Cảnh Giới [bhava] có nghĩa là thế giới của chúng

sinh hoặc điều kiện sống của chúng sinh:

1. Dục Giới là chỗ ở của những người tham đắm

dục lạc.

2. Sắc Giới là chỗ ở của các vị Trời Sắc Giới

[ruupa-brahma].

Page 92: Vutruhocphatgiao minh quang

92

3. Vô Sắc Giới là chỗ ở của các vị Trời Vô Sắc

[aruupa-brahma].

Hữu (hay Cõi) [bhumi] có nghĩa là mặt đất, đất

đai, hoặc vùng được chia nhỏ thành ba mươi mốt

cõi sống (sẽ được thảo luận sau này)

‘Cảnh Giới’ và ‘Cõi’ giống nhau về ý nghĩa. Số

phân loại lại không giống nhau. Cõi có thể được

chia nhỏ hơn so với Cảnh Giới. Tuy nhiên, chỉ có

cảnh giới mới có thể được chia nhỏ thành ba (dục

giới, sắc giới và vô sắc giới) được gọi chung là

‘tam giới’ [ti-bhava]. Nói chung, chúng ta thường

sử dụng hai từ này lẫn lộn nhau.

Sau đây là một xem xét ngắn của mỗi cảnh giới để

chúng ta hiểu về cuộc sống trong ba cảnh giới.

Chúng ta có thể xem xét chi tiết hơn từng cảnh giới

máy bay trong bài học về Nghiên Cứu Đời Sau.

3.5 Các Thành Phần của mỗi Giới

Mỗi thế giới có cùng một cấu trúc và cách bố trí

cũng như bao gồm ba mươi mốt cõi sống sắp xếp

thành ba tầng - Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc

Giới.

Page 93: Vutruhocphatgiao minh quang

93

3.5.1 Định Nghĩa Cảnh Giới

Dục Giới là cảnh giới của những chúng sinh tâm

trí vẫn còn dính mắc với tham dục. Có mười một

cõi trong Dục Giới: một cõi người, bốn cõi địa

ngục và sáu cõi trời.

Sắc Giới hoặc Trời Sắc Giới gồm những cõi chúng

sinh có tâm trí đã đạt được các tầng Thiền

[jhaana]. Trời Sắc Giới nằm trên sáu cõi trời và

tinh tế hơn các cõi trời.

Vô Sắc Giới hoặc Trời Vô Sắc Giới gồm các cõi

của những người đã đạt được các tầng Định Vô

Sắc. Nó nằm ở trên Sắc Giới và cũng tinh tế hơn.

Mỗi cảnh giới bây giờ được xét thêm chi tiết.

3.6 Dục Giới

Dục Giới gồm các cõi của chúng sinh mà tâm trí

vẫn còn dính mắc với tham dục. Nó bao gồm mười

một cõi: một cõi người, bốn cõi địa ngục và sáu cõi

trời. Chúng ta sẽ bắt đầu với cõi người vì đây là

nơi duy nhất mà thiện nghiệp và ác nghiệp có thể

được thực hiện đầy đủ, dẫn đến sự tái sinh trong

các cõi tốt hoặc không tốt.

Page 94: Vutruhocphatgiao minh quang

94

3.6.1 Nhân Giới

Cõi người [manussaloka] được ưu đãi với những

chúng sinh có một mức độ tâm thức cao. Từ

nguyên của từ Pali cho con người, “manussa” có

nguồn gốc từ ‘mana’ tâm trí, và “ussa” hoặc “-

udama”, có nghĩa là ‘cao’. Là ‘con người’ do đó

có nghĩa là đạo đức, nhân từ và can đảm. Cõi

người là nơi trú ngụ của con người đang cư trú

trong châu lục của chúng ta cũng như ba châu lục

khác cùng một trong vũ trụ với chúng ta.

Các châu lục có cõi người được đặt tại các điểm la

bàn từ cơ sở núi Tu Di (trung tâm của vũ trụ), cụ

thể là các châu Đông, Tây, Nam và Bắc đã đề cập

ở trên.

Các loại cây, lá, nước biển và bầu trời trong mỗi

châu lấy màu sắc từ những phản chiếu của các loại

châu ngọc nằm trên mỗi phía vách núi Tu Di. Mỗi

châu lục có 500 phụ-châu kết hợp. Dân chúng trên

mỗi phụ-châu có hình dạng và lối sống khác với

những cư dân ở châu chính.

Con người của bốn châu lục nhìn về thể chất tương

tự, chỉ khác nhau về trình độ tu chứng. Tỷ như, con

người sống trên Nam Thiệm Bộ Châu có khuôn

mặt hình bầu dục. Những người trên Tây Ngưu

Hóa Châu có khuôn mặt tròn như trăng rằm.

Page 95: Vutruhocphatgiao minh quang

95

Những người trên Đông Thắng Thần Châu có

khuôn mặt như một lát chanh. Những người trên

Bắc Câu Lư Châu có khuôn mặt hình vuông. Các

hình dạng của khuôn mặt con người trên mỗi châu

lục phản ánh hình dạng của chính châu lục đó.

Những người ở Nam Thiệm Bộ Châu có hình dáng

hấp dẫn hay xấu xa tùy theo nghiệp họ mang lại từ

những đời trước. Trong ba châu lục kia, tất cả cư

dân trông giống hệt nhau bởi vì họ có cùng một

mức độ đức hạnh như nhau.

Sau đây là ba đặc tính mà mọi người trong Nam

Thiệm Bộ Châu được ưu đãi tốt hơn với những

người trên các châu lục khác và thậm chí cả những

chúng sinh ở tầng trời thứ hai.

1. Họ quyết tâm làm những việc lành

[suurabhaava] chẳng hạn như bố thí, trì giới và

thiền định

2. Họ tin vào Tam Bảo [satimanta]

3. Họ có thể xuất gia và sống đời thánh thiện

[brahmacariyavaasa]

Bốn đặc điểm đặc biệt chỉ có ở những người của

Nam Thiệm Bộ Châu như sau:

1. Là Dũng Cảm: sẵn sàng làm những việc thiện

hay ác. Những người quyết hành thiện có thể đạt

được Phật quả hay các mức độ khác nhau của

thánh giả Phật giáo. Về phía tà ác, họ có thể đi đến

Page 96: Vutruhocphatgiao minh quang

96

mức giết chết cha mẹ hoặc A La Hán, hoặc làm

thương tổn một vị Phật. Người dân ở ba châu lục

khác sẽ không thể làm đến thế.

2. Biết Tư Duy: trong cả hai chiều hợp lý và

không hợp lý. Họ có khả năng hiểu rõ nguyên nhân

của các vấn đề cụ thể và trừu tượng.

3. Có Khả Năng Hiểu Rõ Sự Lợi Ích và Tổn Hại

của Mọi Việc: cả lợi ích thế gian và siêu thế gian.

Các lợi ích thế gian bao gồm lợi lạc, khen ngợi,

vinh quang, hạnh phúc, của cải con người và trên

trời. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết khác nhau tùy

theo đức tin, sự tinh tấn, trí tuệ, sự hoàn hảo và

những người mà họ gần gũi.

4. Hiểu Biết Thiện và Ác: dù đó là việc thiện thế

gian hay xuất thế. Về mặt thiện, đó là bố thí, trì

giới và thiền định. Về mặt bất thiện, nó bao gồm

tham lam, sân hận và si mê.

Những người ở Bắc Câu Lư Châu có ba đặc điểm

tinh tế hơn những người ở Nam Thiệm Bộ Châu và

những người ở tầng trời thứ hai bởi vì:

1. Họ không coi sự giàu có và tài sản của họ như là

của riêng của họ.

2. Họ không coi con cái, vợ, hoặc chồng của họ

như là của riêng của họ.

3. Họ sống đến 1000 năm.

Page 97: Vutruhocphatgiao minh quang

97

Không có gì đặc biệt về các châu lục Đông và Tây.

Mọi người ở đó có lối sống tương tự như những

người trên Nam Thiệm Bộ Châu. Tuy nhiên,

những trạng thái tâm không có tiềm năng để đạt

được cực đoan của những người trên Nam Thiệm

Bộ Châu. Đức Phật, Bồ Tát và các vị A La Hán chỉ

được sinh ra để theo đuổi thánh đạo trên Nam

Thiệm Bộ Châu.

Chúng ta được sinh ra là con người bởi vì chúng ta

có những đức tính cơ bản làm cho chúng ta con

người - cụ thể là, Năm Giới. Những người không

thể giữ Năm Giới sẽ không có khả năng lấy lại tình

trạng con người.

3.6.2 Bốn Cảnh Giới Bất Hạnh

Các cảnh giới bất hạnh [apaya] của đời sống là các

nơi mà chúng sinh phải chịu đau đớn và khốn khổ.

Các chúng sinh ở đó không tạo nên công đức nào.

Nó là cảnh giới thấp nhất của đời sống và bao gồm

các nhóm có bốn cấp độ: các cõi địa ngục, các cõi

súc sinh, các cõi ngạ quỷ và cảnh giới của a-tu-la.

1. Các Cõi Địa Ngục [niraya]: Đây là một cảnh

giới rất đau khổ. Dân cư thật vô phúc. Các cõi địa

Page 98: Vutruhocphatgiao minh quang

98

ngục rộng lớn và được chia thành nhiều tầng lớn

hơn và nhỏ. Chúng sinh ở mỗi tầng nhận những sự

trừng phạt khác nhau tùy theo những hành động tội

lỗi mà họ đã thực hiện. Các cõi địa ngục được chia

thành ba khu vực lớn, các địa ngục chính, các địa

ngục phụ và các luyện ngục.

1.1 Những Địa Ngục chính

Địa ngục chính, gồm tám tầng, là vùng lớn nhất

trong các cõi địa ngục. Bên trong có những ngục

tốt có bổn phận trừng phạt những người tái sinh

trong địa ngục. Những ngục tốt này tự nhiên phát

sinh như là kết quả của các hành động tội lỗi được

nạn nhân của họ thực hiện. Tám tầng địa ngục

chính là như sau:

1.1.1 Đẳng-Hoạt Địa Ngục [Sanjiiva niraya] được

biết đến như là địa ngục ‘bất tử’. Nghĩa là chúng

sinh bị trừng phạt tàn nhẫn theo hành động tà ác

của họ đã làm trong quá khứ. Họ bị trừng phạt

bằng nhiều cách như bị chặt thành miếng hoặc bị

đốt đến chết. Khi họ chết, một cái gọi là “gió

nghiệp” sẽ thổi và họ sẽ được tái sinh trong đau

khổ giống hệt như trước. Chu kỳ cứ thế được lặp đi

lặp lại cho đến khi nghiệp báo đã được trả hết.

Page 99: Vutruhocphatgiao minh quang

99

Nghiệp sát là nghiệp chính khiến chúng sinh phải

sinh vào địa ngục lớn này.

1.1.2 Hắc-Thằng Địa Ngục [Kaa.lasutta niraya]

được gọi là ‘địa ngục của các dạy thừng màu đen’,

bởi vì ở tầng này, các ngục tốt trừng phạt nạn nhân

bằng cách nướng họ trên các tấm thép nóng đỏ và

thích họ bằng những dạy thép đen to như cây dừa

trước khi chặt nạn nhân thành từng mảnh theo dấu

thích. Nghiệp đạo là nghiệp chính khiến chúng

sinh được một chỗ trong địa ngục lớn này.

1.1.3 Chúng-Hợp Địa Ngục [Sangha.ta niraya]

được gọi là ‘địa ngục mà cơ thể bị nghiền nát’. Họ

bị nướng rất đau đớn trong lửa địa ngục trước khi

bị nghiền nát đến chết giữa hai ngọn núi thép lớn.

Nghiệp dâm là nghiệp chính khiến cho chúng sinh

được một chỗ trong địa ngục lớn này.

1.1.4 Hào-Khiếu Địa Ngục [Roruva niraya] được

gọi là ‘địa ngục đầy tiếng khóc đau đớn’. Chúng

sinh bị đặt nằm xấp trong một hoa sen thép. Ngay

sau khi họ để mặt ở một đầu cánh hoa và các ngón

chân và cổ tay của họ ở một đầu cánh hoa khác,

một ngọn lửa cháy lên và thiêu đốt hoa sen với các

nạn nhân bên trong. Nghiệp vọng là nghiệp chính

Page 100: Vutruhocphatgiao minh quang

100

khiến cho chúng sinh được một chỗ trong địa ngục

lớn này.

1.1.5 Đại-Khiếu Địa Ngục [Mahaaroruva niraya]

được gọi là ‘địa ngục đầy những tiếng kêu đau

đớn’. Chúng sinh bị để đứng trong một hoa sen

thép có những cánh hoa sắc bén, màu đen nóng.

Họ bị đốt cháy từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài

qua chín lỗ cơ thể của họ. Lửa nóng đến độ tầng

địa ngục này đôi khi được gọi là ‘địa ngục đầy

tiếng kêu đau đớn từ lửa gây ra’ [jaalaroruva].

Nghiệp tửu là nghiệp chính khiến cho chúng sinh

được một chỗ trong địa ngục lớn này.

1.1.6 Viêm-Nhiệt Địa Ngục [Taapana niraya]

được gọi là ‘địa ngục nóng không thể tả’. Các nạn

nhân bị buộc phải trèo lên mũi của một ngọn giáo

to như một cây dừa chìm trong lửa. Họ nhận thấy

mình bị mũi giáo đâm và đốt cháy như một con gà

nướng trước khi bị một con chó to lớn xé xác và ăn

thịt. Nghiện cờ bạc là nghiệp chính khiến cho

chúng sinh được một chỗ trong địa ngục lớn này.

1.1.7 Đại-Nhiệt Địa Ngục [Mahaataapana niraya]

được gọi là ‘địa ngục nóng không thể chịu được’.

Chúng sinh bị gươm với giáo đâm và chìm trong

ngọn lửa khi họ bị đuổi chạy lên một ngọn núi lửa

trước khi bị mưa axit tưới xuống họ, trong khi từ

dưới, họ bị những gai thép khổng lồ xuyên thủng.

Page 101: Vutruhocphatgiao minh quang

101

Một cuộc sống trụy lạc [apayamukha] là nghiệp

chính khiến cho chúng sinh được một nơi trong địa

ngục lớn này.

1.1.8 Vô-Gián Địa Ngục [Aveci niraya] được gọi

là ‘địa ngục không ngưng nghỉ’ (dịch nghĩa: sóng).

Trong một số địa ngục, có khi đau khổ nhiều hơn

và có khi lại ít hơn - nhưng trong địa ngục này, sự

dày vò liên tục mà không để cho ngưng. Đó là địa

ngục lớn nhất đầy đủ những nỗi kinh hoàng và

khủng khiếp nhất. Nó được bao quanh bằng các

cửa thép nóng bỏng. Có nhiều chúng sinh ở đây

hơn ở các địa ngục khác. Họ bị trừng phạt trong tư

thế tương tự mà họ đã hành động tà ác. Giết cha

mẹ, giết thánh giả, làm tổn hại Phật hoặc phá hòa

hợp tăng là nghiệp chính khiến cho chúng sinh

được một chỗ trong địa ngục lớn này.

1.2 Những Địa Ngục Phụ [Ussada]

Một địa ngục phụ là một nhóm các cõi bị chiếm

đóng bởi những người đã cạn kiệt sự trừng phạt

của họ trong địa ngục chính. Xung quanh mỗi tầng

của địa ngục chính có mười sáu địa ngục phụ (bốn

trong mỗi hướng la bàn). Vì vậy, có tổng cộng 128

địa ngục phụ. Địa ngục phụ được đặt theo hướng

tương đương của mỗi địa ngục chính và được gọi

Page 102: Vutruhocphatgiao minh quang

102

bằng tên giống như địa ngục chính nhưng khác

nhau về mức độ nghiêm trọng:

1.2.1 Nhục-Trùng Địa Ngục [guutha]: Tầng địa

ngục này đầy dãy sâu răng kim lớn như voi, ăn

tươi nuốt sống nạn nhân đến chết, thậm chí không

để lại xương. Sâu nhỏ hơn ăn nuốt các cơ quan từ

bên trong cơ thể của các nạn nhân.

1.2.2 Nhiệt-Khôi Địa Ngục [kukku.la]: Tầng này

đầy ngập than hồng nóng bỏng đốt cháy các nạn

nhân đến chết. Họ sống lại và bị đốt cháy để chết

đi sống lại như thế cho đến khi quả báo của họ bị

cạn kiệt.

1.2.3 Kiếm-Diệp Địa Ngục [asipatta]: Khi các

nạn nhân trong địa ngục vào một vườn xoài, lá

xoài sắc bén như thanh kiếm hoặc mũi giáo rơi vào

họ, xuyên thủng chân tay. Khi họ chạy trốn bức

tường sắt chìm trong ngọn lửa đột nhiên vọt lên

khỏi mặt đất cắt đứt mọi hướng họ cố gắng trốn

thoát và các nạn nhân bị đàn chó và kên kên có

mõm sắt lột thịt cho đến khi họ chết.

1.2.4 Khủng-Giang Địa Ngục [vetara.nii]: Các

nạn nhân bị một lưới sắt làm trầy trụa rồi bị ném

vào nước ăn da ngập trong ngọn lửa đốt cháy họ.

Nếu họ lặn trốn dưới nước, họ bị những cánh và lá

hoa sen bằng kim loại sắc bén đâm cắt. Họ vùng

vẫy như một con cá đang bị đập đầu. Sau đó họ bị

Page 103: Vutruhocphatgiao minh quang

103

ngục tốt kéo lên và đâm bằng giáo và để lại trên

một cây cọc, giống như một con cá trên một cái

móc. Rồi họ bị đặt trên một tấm thép nóng và buộc

phải uống nước sôi và thép nóng chảy cho đến khi

họ bị đốt cháy từ bên trong và chết.

1.3 Luyện Ngục [Yamaloka]

Những người chưa trả báo hết hoàn toàn sẽ đến

tầng địa ngục này sau khi trải qua các địa ngục

phụ. Mỗi địa ngục chính có mười cõi Luyện Ngục

xung quanh ở mỗi bốn điểm la bàn. Có tổng cộng

320 đơn vị Luyện Ngục nếu tính tất cả tám địa

ngục chính. Không có sự khác biệt thực sự giữa

các Luyện Ngục trong các hướng khác nhau hoặc

thuộc các tầng khác nhau của địa ngục chính,

ngoại trừ mức độ nghiêm trọng. Bên trong luyện

ngục, một quan tòa với các bồi thẩm của mình

quyết định chúng sinh phải bị đến cảnh giới nào.

Các quan tòa và bồi thẩm đoàn là những thần trời,

không phải là các ngục tốt tự nhiên phát sinh bằng

lực các nghiệp xấu của mỗi nạn nhân. Mười Luyện

Ngục như sau:

1.3.1 Luyện Ngục Lohakumbhii: Chúng sinh bị

ném vào một cái vạc cao như một ngọn núi tràn

đầy kim loại nóng chảy tới miệng. Đôi khi các nạn

nhân bị các ngục tốt thắt cổ bằng một sợi dây thép.

Page 104: Vutruhocphatgiao minh quang

104

Nghiệp sát là nghiệp chính khiến cho chúng sinh

được một nơi trong luyện ngục này.

1.3.2 Luyện Ngục Simbalii: Các nạn nhân nam nữ

buộc phải lần lượt leo lên một cây thủy tùng có gai

sắc bén đang cháy để gặp nhau. Các gai xé nát ra

từng mảnh khi họ leo lên leo xuống. Có khi họ bị

loại quạ mỏ thép tấn công lúc họ leo lên. Ngoại

tình là nghiệp chính khiến cho chúng sinh được

một nơi trong luyện ngục này.

1.3.3 Luyện Ngục Asinakha: Chúng sinh tự móc

thịt của mình với móng tay móng chân nhọn sắc,

tự ăn thịt mình. Ăn cắp là nghiệp chính khiến cho

chúng sinh được một nơi trong luyện ngục này.

1.3.4 Luyện Ngục Taambodaka: Chúng sinh bị

buộc phải nằm ngửa trên một tấm thép nóng đỏ.

Các ngục tốt đem lại đồng đỏ nóng nung chảy và

đổ xuống cổ họng nạn nhân cho đến chết. Say sưa

uống rượu là nghiệp chính khiến cho chúng sinh

được một nơi trong luyện ngục này.

1.3.5 Luyện Ngục Ayogul.a: Chúng sinh bị đói

đến nỗi họ ăn các cục thép nóng đỏ đốt cháy họ

đến chết từ bên trong. Tham ô là nghiệp chính

khiến cho chúng sinh được một nơi trong luyện

ngục này.

1.3.6 Luyện Ngục Pissakapabbata: Chúng sinh

bị ép nát đến chết bởi bốn ngọn núi bay vào họ từ

Page 105: Vutruhocphatgiao minh quang

105

bốn hướng cùng một lúc. Làm người cai trị bất

công là nghiệp chính khiến cho chúng sinh được

một nơi trong luyện ngục này.

1.3.7 Luyện Ngục Dhusa: Chúng sinh đang khát

gặp một vũng nước mát mà họ uống. Vì quả báo

trừng phạt, nước biến thành trấu khô bên trong và

bắt lửa đốt cho đến chết. Làm một thương buôn vô

đạo đức là nghiệp chính khiến cho chúng sinh

được một nơi trong luyện ngục này.

1.3.8 Luyện Ngục Siitalosita: Chúng sinh bị

quăng vào nước băng giá nơi họ đóng băng đến

chết. Ngay sau khi họ chết, họ tự sống lại để lại bị

ném vào trong nước băng lần nữa. Dìm chết thú

vật là nghiệp chính khiến cho chúng sinh được một

nơi trong luyện ngục này.

1.3.9 Luyện Ngục Sunakha: Luyện ngục này đầy

năm loại chó màu đen, trắng, vàng, đỏ và chó đốm.

Chúng sinh bị các con chó này đuổi và xé thịt đến

chết. Nói lời gay gắt với cha mẹ, thân nhân lớn

tuổi hoặc những người trì giới nghiêm minh là

nghiệp chính khiến cho chúng sinh được một nơi

trong luyện ngục này.

1.3.10 Luyện Ngục Yantapaasaa.na: Chúng sinh

bị ép nát đến chết bởi hai ngọn núi bay đến từ các

hướng đối diện cùng một lúc. Ngược đãi vợ hoặc

Page 106: Vutruhocphatgiao minh quang

106

chồng là nghiệp chính khiến cho chúng sinh được

một nơi trong luyện ngục này.

1.4 Ngục Tối [Lokanta]

Đây là tầng địa ngục đặc biệt, nơi có bóng tối vĩnh

cửu. Những chúng sinh bị kết án ở đây có thân

hình rất lớn. Chúng bám vào mép của vũ trụ bắng

móng tay của chúng. Nếu chúng gặp nạn nhân

đồng nghiệp trong địa ngục, chúng cho rằng họ là

thực phẩm của nhau và tấn công nhau không

thương tiếc. Đôi khi chúng rơi vào một biển băng

axit ăn mòn cơ thể của chúng. Sau khi ra khỏi biển

băng axit, chúng lại bám vào mép của vũ trụ.

Chúng chịu đựng sự đau khổ này ở đây trong một

khoảng thời gian vô tận. Chỉ khi nào có Đức Phật

đạt giác ngộ, mới có một tia sáng lóe lên trong

bóng tối. Có Tà Kiến cực đoan – Tà Kiến xấu đến

nỗi họ thậm chí có thể làm tổn thương các tu sĩ - là

nghiệp chính khiến cho chúng sinh được một chỗ

trong tầng địa ngục này.

So sánh Tuổi chúng sinh dưới Địa Ngục và Con

Người

Page 107: Vutruhocphatgiao minh quang

107

2. Cảnh Giới Ngạ Quỷ

Cảnh giới các quỷ đói [pittivisaya] là nơi sinh sống

của các chúng sinh lang thang trong rừng, đồi núi,

biển, hải đảo. Sau khi chúng đã được thoát khỏi địa

ngục, chúng được sinh ra như quỷ đói [peta] chịu

đói và tìm kiếm thực phẩm và quần áo vô ích. Vì

sự bất thiện trong cuộc đời quá khứ, chúng phải tái

sinh vào cảnh giới này.

Có mười hai loại quỷ đói như sau:

Đại Địa Ngục Tuổi thọ (bằng Năm Địa Ngục)

1 Ngày ở Ngục (bằng Triệu Năm Trái Đất) Years)

Tuổi thọ (bằng Triệu Năm Trái

Đất)

1. Sañjiiva 500 9 1,620,000

2. Kaa.lasutta 1,000 36 12,960,000

3. Sa”ngha.ta 2,000 144 103,680,000

4. Roruva 4,000 576 831,040,000

5. Mahaaroruva

8,000 1,304 6,635,520,000

6. Taapana 16,000 9,216 53,084,160,000

7. Mahaataapana Khoảng nửa tiểu kiếp [antarakappa] 8. Aveci Khoảng một tiểu kiếp [antarakappa]

Page 108: Vutruhocphatgiao minh quang

108

1. Quỷ đói ăn nươ c dải, đờm và nôn mửa

[vantaasa-peta]

2. Quỷ đói ăn xác chết con người hoặc động vật

[ku.napaasa-peta]

3. Quỷ đói ăn phân [guuthakhaadaka-peta]

4. Quỷ đói với miệng nóng cháy [aggijaalamukha-

peta]

5. Quỷ đói với miệng nhỏ như lỗ kim [sucimukha-

peta]

6. Quỷ đói luôn bị đói khát [ta.nha.d.dita-peta]

7. Quỷ đói có thân thể giống như thân cây cháy

[sunijjhaamaka-peta]

8. Quỷ đói có móng tay móng chân dài và sắc bén

[sattha "nga-peta]

9. Quỷ đói khổng lồ [pabbata "nga-peta]

10. Quỷ đói có thân hình như trăn cuộn [ajagara

"nga-peta]

11. Quỷ đói có cung điện trên trời chỉ có thể sử

dụng ban ngày [vemaanika-peta]

12. Quỷ đói mạnh mẽ cai trị các quỷ đói trong

những khu rừng ở chân dãy núi Hi-mã-lạp-sơn

[mahiddhika-peta]

Ngoài ra còn có những loại quỷ đói khác. Một loại,

ngạ quỷ “paradattuupajiivi”, có thể nhận và hoan

hỉ với công đức chuyển từ người thân của họ vì họ

thường cư trú xung quanh nhà cũ họ ở.

Page 109: Vutruhocphatgiao minh quang

109

3. Cảnh Giới A-Tu-La [asuurakaaya]

Cảnh giới này là nơi trú ngụ của chúng quỷ bức

bách và chán nản. Một số trong chúng đang đói và

tiều tụy. Mắt và miệng chúng quá nhỏ khiến gây ra

khó khăn trong việc ăn uống và tìm kiếm thức ăn.

Trộm cắp, biển thủ tiền chùa là nghiệp chính cho

sự tái sinh vào cảnh giới này. Có ba loại A-tu-la

như sau:

1. A-tu-la thần [angel-asuurakaaya] sống như

thần trời. Họ cư trú thoải mái trong một đường

hầm lớn bên dưới ba ngọn núi hỗ trợ núi Tu Di.

2. A-tu-la ngạ quỷ [petti-asuurakaaya] chịu cùng

một cảnh như quỷ đói.

3. A-tu-la địa ngục [niraya-asuurakaaya] sống

cuộc sống đau khổ nhất trong địa ngục Lokanta.

Dường như a-tu-la khá tương tự như quỷ đói, tuy

nhiên chúng khác nhau ở điểm những quỷ đói bị

đói nhưng a-tu-la thường bị khát nước vì chúng ít

khi gần chỗ có nước. Một số trong chúng đã không

có gì để uống trong hàng triệu triệu năm.

A-tu-la sống cuộc sống khó khăn hơn những con

quỷ đói. Chúng xấu xí và đáng sợ hơn. Vì vậy,

chúng không muốn được nhìn thấy. Đây là lý do

Page 110: Vutruhocphatgiao minh quang

110

tại sao ‘thiếu can đảm’ [asuura-] được bao gồm

trong từ nguyên của tên chúng.

4. Cảnh Giới Súc Sinh [tiracchaana]

Cảnh giới súc sinh là chỗ ở của tất cả súc vật, kể cả

chó, mèo, chuột, gà, vịt, rắn hay cá. Súc vật không

thể đạt Niết Bàn trong hình dạng này. Chúng chỉ

có thể lên trời là tối đa.

Các loài súc vật không chịu khổ nhiều như ngạ quỷ

hay a-tu-la. Chúng có khuynh hướng vui sướng chỉ

từ ba loại lạc thú, ăn, ngủ và quan hệ tình dục. Từ

nguyên của từ ‘Ti-’ + ‘-racchaano’ xuất phát từ

những chúng sinh này chỉ hưởng thụ có ba thú vui.

Có bốn nhóm súc vật như sau:

1. Súc vật Không Chân [apada-tiracchaano] kể

cả rắn, cá và giun đường ruột

2. Súc vật Hai Chân [dvipada tiracchaano] bao

gồm cả gà, vịt và quạ.

3. Súc vật Bốn Chân [catupada-tiracchaano] bao

gồm chó, mèo, voi, ngựa, bò và trâu.

4. Súc vật Nhiều Chân [apada-tiracchaano] bao

gồm tất cả các loài động vật có bốn chân, cho dù

đó là kiến, mối mọt, con rết.

Page 111: Vutruhocphatgiao minh quang

111

Súc vật chia sẻ cùng một cảnh giới sinh sống với

con người. Chúng thường có thể nhìn thấy bằng

mắt thường, không giống như các ngạ quỷ và a-tu-

la mà trong những hoàn cảnh bình thường không

thể nhìn thấy được. Súc vật lang thang từ nơi này

đến nơi khácvà sống cuộc sống khó khăn hơn so

với con người. Chúng bị kẻ thù tấn công, chịu đói

khát và không có chỗ ở cố định.

Tuy nhiên có một dạng khác của súc vật sống

trong rừng Himavanta (thuộc tầng trời đầu tiên).

Chúng là một lớp súc vật cao cấp và không thể

nhìn thấy bằng mắt thường.

Si mê là nghiệp chính khiến chúng sinh phải sinh

ra thành súc vật. Si mê bao gồm ví dụ như bị ám

ảnh với sự giàu có tài sản hoặc những người

thương yêu. Những người khác đọa vào cảnh giới

súc sinh để sử dụng quả báo còn lại sau khi đã trải

qua các cõi địa ngục, ngạ quỷ hoặc a-tu-la. Sự tái

sinh thành súc vật thường tiếp tục lặp đi lặp lại

nhiều đời. Vì thế, chúng hiếm khi có cơ hội để tích

luỹ công đức.

3.6.3 Sáu Cõi Trời

Các cõi trời là một vùng trời chiếm đóng bởi các

thần trời. Thần trời tự phát sáng vì là một kết quả

Page 112: Vutruhocphatgiao minh quang

112

của những công đức mang lại từ đời trước. Họ tự

phát sinh [opapaa.tika] ở trên trời trong hình thức

người lớn. Họ không sinh ra từ bụng mẹ hay một

quả trứng. Mức độ công đức được tích luỹ trong

đời sống con người xác định mức độ tầng trời

trong đó họ được tái sinh. Có sáu tầng trời: Trời

Tứ Thiên Vương [Caatummahaaraajika], Trời Tam

Thập Tam [Taavat.imsa], Trời Dạ Ma [Yaamaa],

Trời Đâu Suất Đà [Tusita] , Trời Hóa Lạc

[Nimmaanaratii], Trời Tha Hóa Tự Tại

[Paranimmitavasavattii].

1. Trời Tứ Thiên Vương [Caatummahaaraajika]

Đây là tầng trời thấp nhất, được cai trị bởi Bốn

Thiên Vương và được đặt trên núi Tu Di. Nó đặt

dưới sự thống trị của tầng trời thứ hai. Trời này

gần gũi hơn với thế giới con người hơn bất kỳ tầng

trời nào khác. Trời này bao gồm bốn vùng chính

trong đó có đầy đủ những nơi vui thích như ao hoa

sen thơm, vườn hoa, và những vườn trái cây. Bốn

vùng được cai trị bởi bốn vị vua như sau:

1) Trì Quốc Thiên Vương [Dhatara.tha] ngự trị

khu vực phía đông của Catummaharajika. Ngài cai

Page 113: Vutruhocphatgiao minh quang

113

quản ba nhóm thần trời – càn thát bà, trì minh và

tỳ xá già.

i. Càn thát bà [gandhabba] là các thần trời được

sinh ra và sống trong mười phần có mùi thơm của

gỗ, gốc, lõi, gỗ, vỏ cây, nhựa cây, cành cây, lá,

hoa, trái cây và rễ dưới đất. Họ có ba hạng, cao,

giữa và thấp. Thần trời cấp cao chẳng hạn như

Pancasikkha ở trong cung điện trên tầng trời thứ

nhất và có kẻ hầu cận. Thần trời bậc trung hoặc

thần cây được sinh ra trong rừng Himavanta. Họ là

hầu cận của các thần trời cấp cao hơn. Thần trời

cấp thấp ở trong cảnh giới con người. Một số

người trong số họ có gia đình - một số thì không.

Họ là một loại thần cây ở trong các loại cây thơm

ngát như cây gỗ lim Malabar. Thần nhạc trời có

năng khiếu về âm nhạc, kịch, múa, nghệ thuật, văn

học và thơ ca. Nhiệm vụ của họ là để giải trí các

thần trời khác. Để được sinh ra là càn thát bà, họ

đã làm nhiều công đức song vẫn còn tham đắm dục

lạc.

ii. Trì minh [vidhayaadhara] là những người tài

giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả

mười tám Văn Học, Y học, Tử Vi và Khoa học. Họ

có thể bay và có khả năng làm ma thuật và yếm

đối. Một số người trong họ sống một mình nhưng

những người khác sống theo nhóm. Một số đã kết

Page 114: Vutruhocphatgiao minh quang

114

hôn, một số thì không. Một số sống khổ hạnh. Số

khác sống như con người.

iii. Tỳ xá già [pisaca] được phú cho sự xuất hiện

kỳ lạ với mái tóc xoăn, da đen, bụng lớn, tinh hoàn

lớn như cái nồi và không có răng nanh, không dễ

sợ như quỷ. Họ cũng được chia thành các hạng cao

và thấp. Những thần nhạc trời này cũng có trách

nhiệm trừng phạt chúng sinh trong luyện ngục, bán

thời gian.

2) Tăng Trưởng Thiên Vương [Viru.lahaka] cai

trị phần phía Nam của tầng trời đầu tiên. Chỗ có

các Ca-lâu-la [Garudas] cư trú. Kiêu mạn và cố

chấp trong khi thực hiện các công đức khiến cho

chúng sinh được một nơi trong khu vực này trên

trời như là một Garuda.

3) Quảng Mục Thiên Vương [Viruupakka] phụ

trách miền Viễn Tây của tầng trời thứ nhất, đó là

vương quốc của rồng [Nagas]. Kiêu mạn và cố

chấp trong khi thực hiện các công đức khiến cho

chúng sinh được một nơi trong khu vực này trên

trời như là một Naga.

4) Đa Văn Thiên Vương [Vessava.na] hoặc

[Kuvera] cai trị phần phía Bắc của tầng trời thứ

Page 115: Vutruhocphatgiao minh quang

115

nhất và tất cả các dạ xoa [yakkha]. Một số các dạ

xoa được ưu đãi với vẻ đẹp tuyệt vời và tự phát

sáng. Những kẻ khác như quỷ nước, thì xấu xí, dễ

sợ, hung hăng và hiếu chiến. Sân hận và tật đố

trong khi thực hiện các công đức khiến cho chúng

sinh được một nơi trong khu vực này trên trời như

là một dạ xoa.

Ngoài ra còn có các thần khác thuộc cấp thấp như

thần đất, thần cây và thần không khí.

• Các thần đất cùng chia sẻ ở cõi người của chúng

ta trong những tổ mối, gò, các hang động dưới

lòng đất, núi, sông, nhà cửa, chùa chiền, lều hoặc

vòm. Một số trong họ có cung điện trên trời.

• Các thần cây ở trong các ngành, cây và trên

ngọn cây. Một số cư trú tại cung điện trên trời, số

khác thì không.

• Các thần không được ưu đãi với cung điện trên

trời của họ nằm cách khoảng 16 km (một giải đấu

[yojana]) trên mặt đất. Những thần trời này chịu

dưới sự cai trị của Bốn Thiên Vương.

• Thần nhạc trời có khác các thần đất. Trong khi

các thần đất sẽ không bao giờ rời khỏi chỗ ở của

họ trong rừng ngay cả khi nó đã bị hư hại, thần

nhạc trời sẽ di chuyển đến một cây mới cùng với

cung điện trên trời của họ nếu cây đã bị chặt bỏ.

Page 116: Vutruhocphatgiao minh quang

116

Himavanta là một khu rừng vàng. Mọi thứ kể cả

mặt đất, lá, v.v… đều bằng vàng. Nó nằm ở trên

triền núi Tu Di. Trước kia, nó đã tiếp cận bốn châu

lục. Tuy nhiên, khi con người bắt đầu làm nhiều

hành động bất thiện hơn, đất tách ra ngăn chặn sự

du hành giữa cảnh giới con người và rừng

Himavanta. Rừng Himavanta bao gồm 84,000 đỉnh

núi, năm con sông chính, sông Hằng, sông

Yamuna, Sarabhuu, Aciravadii và Mahimaa. Nó có

bảy hồ chính; Anotatta, Ka.n.namu.n.da,

Rathakaala, Chaddanta, Mandakinii, Siihappaata

và Ku.nala. Xung quanh hồ Anotatta là năm ngọn

núi; Sudassana, Cittakuu.ta, Kaa.lakuu.ta, Kailash

và Gandhamaadana trong đó có một hang động tên

là Nandamuula nơi nhiều Bích-chi-Phật sống.

Trong Nandamuula có ba hang động, một vàng,

một thủy tinh và một bạc. Có rất nhiều sinh vật kỳ

lạ khác thường trú tại Himavanta như sinh vật nửa

người nửa chim, rồng, kim xí điểu, sư tử huy hiệu

và các loại voi đặc biệt, cá, chim và trái cây.

2. Trời Tam Thập Tam [Taavati.msa]

Trời Tam Thập Tam là một cõi trời rộng lớn nằm

tại đỉnh núi Tu Di, xung quanh có các bức tường

và cung điện thủy tinh bao bọc với một nghìn cửa

Page 117: Vutruhocphatgiao minh quang

117

thủy tinh. Ngay giữa trung tâm của Taavat.imsa là

một cung điện tên là Vejayanta, trang trí với bảy

loại đá quý. Nó thuộc về vua trời Đế Thích (đôi

khi được gọi là vua Indra) người cai trị vương

quốc. Trời này được chia thành ba mươi hai khu

vực, mỗi khu vực được cai trị bởi một trong ba

mươi hai người bạn thân của vua trời Đế Thích. Cư

dân ở đây có thể bao gồm những người đã đạt

được các thánh quả thấp của Phật giáo, chẳng hạn

như quả nhất lai [sakadagaamii] và quả nhập lưu

[sotapanna] - cũng như những người đã đạt được

Tam Bảo bên trong và các thần trời nói chung.

3. Trời Dạ Ma [Yaamaa]

Trời Dạ Ma được cai trị bởi thần Tu-Dạ-Ma. Trời

này nằm xa trên cao tầng trời thứ hai. Không giống

như hai tầng trời dưới, Dạ Ma không có nền tảng

đất cứng. Nó nằm ở một nơi vượt xa ra ngoài ánh

sáng mặt trời và mặt trăng. Các thần trời ở đây có

thể nhìn thấy những sự vật nhờ ánh sáng của thân

mình phát ra. Họ tính thời gian đi qua bằng cách

nhìn những bông hoa trên trời nở vào ban ngày và

khép lại vào ban đêm.

4. Trời Đâu Suất Đà [Tusita]

Page 118: Vutruhocphatgiao minh quang

118

Tầng trời thứ tư này được Vua Hỷ Kiến cai trị. Cư

dân trời Đâu Suất Đà là những người quyết tâm đạt

được giác ngộ vì lợi ích của chúng sinh. Họ chọn

trời Hỷ Kiến như là một ‘nơi an nghỉ’ trên đường

đến giác ngộ. Họ trông duyên dáng, phúc hậu và

vui trong Giáo Pháp. Họ sống trong cung điện

nguy nga trên trời. Thậm chí Đức Phật tương lai

còn cư ngụ trong cung Trời Đâu Suất hiện nay.

Vua Hỷ Kiến thực ra là người mẹ trước đây của

Đức Phật hiện tại. Những cư dân của Trời Hỷ Kiến

rất quảng đại. Họ muốn giúp đỡ người khác. Khi

họ được tái sinh ra làm con người ở thế gian, cung

điện và của cải ở trên trời chờ đợi họ, không giống

như các thần trời ở các tầng trời khác mất của cải

trên trời khi họ trở lại tái sinh trên trái đất.

5. Trời Hóa Lạc [Nimmaanaratii]

Tầng trời thứ năm này được cai trị bởi vua

Sunimmita. Các vị trời Hóa Lạc ước gì liền được.

6. Trời Tha Hóa Tự Tại [Paranimmitavasavattii]

Tầng trời thứ sáu này cao nhất và lớn nhất. Các vị

trời ở tầng này muốn gì liền được các vị trời khác

thỏa mãn.

Page 119: Vutruhocphatgiao minh quang

119

Nguyên nhân Sinh lên Mỗi Tầng Trời

Để được sinh lên trời đòi hỏi người thực hiện

những hành động đạo đức và tích luỹ công đức đầy

đủ. Mức độ của sự giàu có và tinh tế có thể khác

nhau theo mức độ và loại ý định đằng sau những

thiện nghiệp, có thể được phân loại như sau:

1. Vì Sợ: Những người này làm nghiệp tốt vì họ

không muốn vào địa ngục, nếu nó thực sự tồn tại.

Họ không có ý định tốt để làm những thiện nghiệp.

Có thể so sánh họ với một đứa trẻ làm việc tốt chỉ

vì nó không muốn bị trừng phạt. Những người này

có khuynh hướng được sinh ra như thần đất, thần

cây và thần không khí.

2. Vì Được Thưởng: Những người này làm công

đức chỉ vì họ muốn được một cái gì đó trở lại.

Điều này có thể được so sánh với một đứa trẻ làm

việc tốt hy vọng để có được bánh kẹo hoặc đồ

chơi. Những người này có khuynh hướng được tái

sinh làm trời ở tầng thấp nhất.

3. Vì Muốn Được Ngưỡng Mộ: Những người này

làm việc lành vì họ khao khát lời khen ngợi. Điều

này có thể được so sánh với một đứa trẻ làm điều

tốt vì nó muốn được những người khác chấp nhận.

Page 120: Vutruhocphatgiao minh quang

120

Những người này có khuynh hướng được tái sinh

làm trời ở tầng thấp nhất.

4. Làm Tốt Chỉ Vì Tốt: Những người này thực

hiện công đức vì họ nghĩ rằng đó là điều phải làm.

Họ tự tin của những hành động công chính của họ

bất kể ý kiến của người khác. Họ có khuynh hướng

được tái sinh làm trời ở tầng thứ hai hay cao hơn

tùy thuộc vào độ thanh tịnh của tâm trí của họ khi

họ thực hiện công đức.

So sánh Tuổi của các vị Trời và Con Người

Trời Tuổi thọ (năm

trên trời)

Dài Một Ngày Đêm Trên Trời

(bằng Năm Trái Đất)

Tuổi Thọ (bằng Triệu

Năm Trái Đất)

1. Tứ Thiên Vương

500 50 9

2. Tam Thập Tam

1,000 100 36

3. Dạ Ma 2,000 200 144

4. Đâu Suất Đà 4,000 400 576

5. Hóa Lạc 8,000 800 2,304

6. Tha Hóa Tự Tại

16,000 1,600 9,216

3.7 Sắc Giới

Page 121: Vutruhocphatgiao minh quang

121

Sắc giới hoặc Phạm Thiên Sắc Giới là nơi cư trú

của Phạm Thiên. Sắc Giới nằm cao hơn các cõi

trời với của báu trời tốt hơn và tinh tế hơn.

Phạm Thiên [Brahma] là một vị thần đã hoàn toàn

hạn chế dục lạc [kaamachanda] từ khi họ vẫn còn

là con người. Phạm Thiên trông giống đàn ông hơn

là đàn bà. Những người đã chứng thiền cõi sắc

[ruupa jhaana] sẽ được sinh ra trong Sắc Giới. Sắc

Giới được chia thành mười sáu tầng là nơi sinh

sống của chúng sinh với các mức độ chứng thiền

khác nhau.

1. Ba Cõi Sơ Thiền

Những người sống ở cõi này là những người đã đạt

được sơ thiền. Ba cấp độ sau đây của cõi sơ thiền

được đặt vào mức độ tương tự nhau, không phải là

tầng này trên tầng kia như ở cõi dục:

a. Cõi Phạm Chúng Thiên

[Brahmapaarisajjaa]: cư dân là Phạm Thiên đã

đạt được mức bắt đầu của sơ thiền. Họ là những vị

Phạm Thiên bình thường không có thần thông. Họ

là đồ chúng của các Đại Phạm Thiên.

b. Cõi Phạm Phụ Thiên [Brahmapurohitaa]: Cư

dân là những vị Phạm Thiên đã đạt được mức

trung bình của sơ thiền. Họ giúp các vị Đại Phạm

Thiên với các nhiệm vụ khác nhau.

Page 122: Vutruhocphatgiao minh quang

122

c. Cõi Đại Phạm Thiên [Mahabrahma]: Cư dân

là những vị Phạm Thiên đã đạt được mức cao nhất

của sơ thiền. Họ là những nhà lãnh đạo của hai loại

Phạm Thiên đầu tiên. Sức Càn Đại Phạm

[Sahampati Brahma], là người ban đầu đã mời

Đức Phật thuyết pháp cho chúng sinh là một cư

dân của cõi này. Các Phạm Thiên đã đạt được mức

cao nhất của sơ thiền sẽ ở trung tâm của mỗi cõi và

được bao quanh bởi những người đã đạt được mức

độ thấp hơn của sơ thiền.

2. Ba Cõi Nhị Thiền

Cõi nhị thiền là nơi sinh sống của những người đã

đạt được nhị thiền. Nó nằm trên ba cõi của sơ

thiền.

a. Cõi Thiểu Quang Thiên [Parittaabhaa] (‘paritta-’ có nghĩa là giới hạn, ‘-aabha’ ánh

sáng).

b. Cõi Vô Lượng Quang Thiên [Appamanabha]

c. Cõi Quang Âm Thiên [Aabhasaraa]: Chúng

sinh được tái sinh ở đây như là một kết quả của

tâm sáng và rõ ràng của họ.

3. Ba Cõi Tam Thiền

Page 123: Vutruhocphatgiao minh quang

123

Những người sống ở cõi tam thiền là những người

đã chứng được tam thiền. Nó nằm trên ba cõi của

tầng nhị thiền.

a. Cõi Thiểu Tịnh Thiên [Parittasubhaa] Các

chúng sinh này có hào quang như mặt trăng, tuy

nhiên, ít rực rỡ hơn so với các vị Phạm Thiên của

cảnh giới cao hơn.

b. Cõi Vô Lượng Tịnh Thiên

[Appamaa.nasubhaa]

c. Cõi Biến Tịnh Thiên [Subhaki.nhaa]

4. Bảy Cõi Tứ Thiền

Cõi tứ thiền là nơi sinh sống của những người đã

đạt được tứ thiền, bao gồm:

a. Cõi Phúc Sinh Thiên [Vehapphalaa]: sức

mạnh của công đức đạt được không thể bị hủy diệt,

giải thể. Trong số các vị Phạm Thiên trong chín

tầng trời đề cập đến nay, những vị trong lĩnh vực

Biến Tịnh Thiên sống cuộc sống dài nhất. Họ sống

sáu mươi bốn tiểu kiếp. Vị nào đạt đến sáu mươi

bốn tiểu kiếp sẽ được tái sinh trở lại trong quá trình

tái lập của thế giới. Sau đó, là các Phạm Thiên

khác với cuộc sống ngắn hơn tiếp theo. Sau sáu

mươi bốn tiểu kiếp, cõi tam thiền sẽ bị gió phá

hủy. Tuy nhiên, cõi trời Phúc Sinh có khả năng

Page 124: Vutruhocphatgiao minh quang

124

chống phá hủy bởi nước, lửa, gió. Do đó, các

Phạm Thiên trong cõi Phúc Sinh sống tới năm trăm

tiểu kiếp.

b. Cõi Quảng Quả Thiên [Asanniisattaa]: Những chúng sinh ở đây không còn thọ [vedanaa],

tưởng [sannaa], hành [sa"nkhaara] hay thức

[vinnaa.na]. Họ còn có thân uẩn với khả năng diệt

trừ mọi cảm thọ - nhưng họ vẫn còn phiền não. Họ

có một thân sắc vàng giống như hình ảnh Đức

Phật, và có thể có bất cứ một trong ba tư thế, ngồi,

nằm, đứng, tùy thuộc vào tư thế họ qua đời trong

cuộc sống trước đây của họ. Họ sẽ vẫn ở vị trí đó

trong suốt cuộc sống.

Cả hai cõi trong tứ thiền được đặt cao hơn so với

cõi tam thiền. Phạm Thiên trong các cõi cao hơn

có thể thấy những người trong những cõi thấp

nhưng những người trong những cõi thấp không

thể nhìn thấy những vị trong những cõi cao hơn.

Các Phạm Thiên cõi Sắc trong mười một cõi đề

cập đến nay tất cả sẽ trở lại để tái sinh trong địa

ngục hay lên trời, tùy thuộc vào nghiệp quá khứ

của họ, bao giờ họ vẫn chưa đạt được thánh quả.

5. Ngũ Tịnh Cư Thiên [Suddhavasa]

Page 125: Vutruhocphatgiao minh quang

125

Có năm mức độ xếp loại theo độ thanh tịnh khiết

của năm lực sau: tín [saddha], tấn [viriya], niệm

[sati], định [samaadhi] và tuệ [pannaa].

a. Cõi Vô Phiền Thiên [Avihaa]: Đây là những vị

Phạm Thiên có đức tín mạnh mẽ nhất trong các

lực. Họ sẽ không đi tái sinh trước khi hết hạn tuổi

của họ. Tuy nhiên, các vị Phạm Thiên trong bốn

cảnh giới cao hơn có thể chọn để được đi tái sinh

trước khi đến hạn tuổi.

b. Cõi Vô Nhiệt Thiên [Atappaa]: Đây là những

vị Phạm Thiên có đức tấn mạnh mẽ nhất trong các

lực. Họ không bao giờ mất hạnh phúc vì tâm trí họ

luôn luôn đắm sâu trong thiền định. Họ không hề

bị chướng ngại [nivara.na]

c. Cõi Thiện Kiến Thiên [Sudassaa]: Đây là

những vị Phạm Thiên có đức niệm mạnh mẽ nhất

trong các lực. Vì thế, họ có Ngũ Nhãn của Đức

Thế Tôn; nhục nhãn đặc biệt mạnh mẽ và nhạy

cảm, thiên nhãn, huệ nhãn, Phật nhãn và pháp

nhãn. Họ được ưu đãi với vẻ đẹp tuyệt vời - một

niềm vui cho tất cả những người khác nhìn được.

d. Cõi Thiện Hiện Thiên [Sudassii]: Những vị

Phạm Thiên này có đức định mạnh mẽ nhất trong

các lực. Họ có thể thấy rõ ràng hơn so với các vị

Phạm Thiên Thiện Kiến thông qua nhục nhãn,

Page 126: Vutruhocphatgiao minh quang

126

thiên nhãn và huệ nhãn của họ. Tuy nhiên, Phật

nhãn của họ cũng chỉ mạnh mẽ như những vị

Phạm Thiên Thiện Kiến.

e. Cõi Sắc Cứu Cánh Thiên [Akanittha]: Đây là

những vị Phạm Thiên có đức tuệ mạnh mẽ nhất

trong các lực. Phạm Thiên Sắc Cứu Cánh được ưu

đãi với của cải và hạnh phúc trên trời lớn nhất.

Phạm Thiên trong bốn cõi khác của Tịnh Cư Thiên

có thể tái sinh lên các cõi trên, nhưng các vị Phạm

Thiên Sắc Cứu Cánh được sinh ra và chết trong cõi

riêng của họ. Trong cõi Trời Sắc Cứu Cánh có một

thánh địa quan trọng tên là Dussa-Cetiya. Trong

tháp này là hoàng bào của Hoàng tử Sĩ-đạt-ta từ bỏ

vào ngày xuất gia của mình. Phạm Thiên

Gha.tikaara đến từ cõi Trời Sắc Cứu Cánh để cung

cấp tám vật dụng cần thiết cho hoàng tử xuất gia.

Ngài đã giữ áo choàng cùng với một trong các vật

dụng cần thiết trong Dussa-Cetiya, cao khoảng 192

km (mười hai giải đấu [yojana].

Các Tịnh Cư Thiên chỉ xuất hiện chỉ khi nào có

giáo lý của Đức Phật vì đó là cõi của những người

đã đạt được thánh quả thứ ba của Phật giáo. Khi

không có sự xuất hiện của Phật giáo, không thể có

người nào đạt được mức độ tâm thức này. Vì thế,

các Tịnh Cư Thiên chỉ phát sinh vào những thời

Page 127: Vutruhocphatgiao minh quang

127

điểm nhất định. Chúng chỉ kéo dài ít hơn tuổi thọ

tập thể của Năm Tịnh Cư Thiên, cơ bản đó là

khoảng 31.000 tiểu kiếp. Sau đó tất cả các vị thánh

Phật giáo sẽ đi đến một kết thúc của sự tái sinh và

các Tịnh Cư Thiên biến mất. Chúng sẽ xuất hiện

lại một lần nữa khi Đức Phật kế tiếp xuất hiện - lập

lại chu kỳ.

Tuổi của Trời Sắc Giới trong 16 Tầng Trời

Tầng Trời Tuổi Thọ

Page 128: Vutruhocphatgiao minh quang

128

1. Phạm Chúng Thiên 2. Phạm Phụ Thiên 3. Đại Phạm Thiên 4. Thiểu Quang Thiên 5. Vô Lượng Quang Thiên 6. Quang Âm Thiên 7. Thiểu Tịnh Thiên 8. Vô Lượng Tịnh Thiên 9. Biến Tịnh Thiên 10. Phúc Sinh Thiên 11. Quảng Quả Thiên 12. Vô Phiền Thiên 13. Vô Nhiệt Thiên 14. Thiện Kiến Thiên 15. Thiện Hiện Thiên 16. Sắc Cứu Cánh Thiên

1/12 tiểu kiếp21

1/6 tiểu kiếp 1/4 tiểu kiếp 2 tiểu kiếp 4 tiểu kiếp 8 tiểu kiếp 16 tiểu kiếp 32 tiểu kiếp 64 tiểu kiếp 500 tiểu kiếp

500 tiểu kiếp 1,000 tiểu kiếp

2,000 tiểu kiếp 4,000 tiểu kiếp 8,000 tiểu kiếp 16,000 tiểu kiếp

3.8 Vô Sắc Giới

Vô Sắc Giới là thế giới vô tướng hay thế giới

Phạm Thiên Vô Sắc. Nó nằm cao hơn so với Sắc

Giới và còn có nhiều giàu có trên trời hơn nữa.

21

Kappa Sutta A.ii.142

Page 129: Vutruhocphatgiao minh quang

129

Phạm Thiên Vô Sắc đẹp hơn và tự phát sáng hơn

so với Phạm Thiên Sắc Giới. Họ được sinh ra là

Phạm Thiên Vô Sắc vì họ đã đạt được vô sắc định.

Phạm Thiên Vô Sắc cũng có thể là những chúng

sinh vô cảm [abhabbasatta] không thể đạt được

giác ngộ trong cuộc đời này (Phạm Thiênvào mức

độ tri giác chúng sinh cũng được coi là vô cảm).

Vô Sắc Giới bao gồm bốn cấp độ sau đây từng là

nơi ở của những vị đã đạt được các tầng định khác

nhau:

1. Không Vô Biên Xứ [Aakaasaanancaayatana] là nơi ở của những người đã đạt được tầng định

thứ nhất. Họ dùng không vô biên làm đối tượng

thiền định và có thể sống đến 20.000 tiểu kiếp.

2. Thức Vô Biên Xứ [Vinnaa.nancaayatana] là

cõi của những người đã đạt được tầng định thứ nhì.

Họ dùng không gian làm đối tượng thiền định. Họ

sống lâu đến 40.000 tiểu kiếp.

3. Vô Sở Hữu Xứ [Akincannaayatana] là cõi của

những người đã đạt được tầng định thứ ba. Họ

không nghĩ gì khi họ thiền định. Họ sống lâu đến

60.000 tiểu kiếp.

4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ

[Nevasannaanaasannaayatana] là cõi của những

người đã đạt được tầng định thứ tư. Họ không còn

Page 130: Vutruhocphatgiao minh quang

130

tưởng cũng không có không-tưởng. Họ sống lâu

đến 84.000 tiểu kiếp.

Kết luận

Sau khi nghiên cứu cấu trúc của vũ trụ, bây giờ

chúng ta có thể đánh giá cao con người, cũng như

các chúng sinh khác, được tái sinh vô tận trong các

cảnh giới và thế giới khác nhau. Sự tái sinh như

vậy chắc chắn mang lại cho chúng ta đau buồn và

khổ sở. Chúng sinh phải sinh ra trong địa ngục

chịu rất nhiều đau khổ từ hình phạt nặng. Con

người bị đau khổ vì sự vô thường; đau khổ, và cái

chết. Thần trời cũng bị thiếu của cải trên trời. Ngay

đến các vị Phạm Thiên cũng đau khổ vì không

sáng bằng những vị khác. Không có ai hưởng hạnh

phúc toàn hảo.

Vì thế, nếu chúng ta đã biết những sự thật của cuộc

sống, chúng ta nên cố gắng tìm cách giải thoát ra

khỏi chu kỳ sinh tử bằng cách tích lũy công đức

càng nhiều càng tốt và dẫn dắt những người khác

cũng làm như vậy. Thêm công đức sẽ đưa chúng ta

đến hạnh phúc thật sự.

Page 131: Vutruhocphatgiao minh quang

131

Chương 4

Nguồn gốc của Trái Đất và Nhân loại

Các phần trong chương này 4.1 Khoảng Thời Gian Thăng Trầm của Vũ Trụ 4.2 Đo Thời Gian thích hợp cho Tuổi của Vũ Trụ 4.2.1 Một Thọ Mệnh [aayu-kappa] 4.2.2 Tiểu Kiếp [antara-kappa] 4.2.3 Trung Kiếp [asa"nkheyya-kappa] 4.2.4 Đại Kiếp [mahaa-kappa] 4.3 Những tin tưởng về nguồn gốc của Trái Đất 4.3.1 Tổng Niềm tin giả thuyết khoa học 4.4 Nguồn gốc của Trái đất và nhân loại Theo Lý thuyết Phật giáo 4.4.1 Động lực của Đức Phật khi Dạy Sáng Thế 4.4.2 Nguyên Tắc Tổng Quát để Xác minh sự Tín Xác của Giáo Điều 4.4.3 Nguồn gốc của vũ trụ, trái đất, con người và tất cả chúng sinh

Khái quát về chương này:

Page 132: Vutruhocphatgiao minh quang

132

1. Vũ trụ và Trái đất đã phát sinh và phân hủy vô

số lần. Trong từng thời kỳ, thành, trụ và hoại đã

thực hiện xảy ra trong thời gian dài đến nỗi không

thể đếm được. Nếu so sánh thì ngay cả một triệu

năm cũng còn ngắn. Chu kỳ sinh diệt của thế giới

bắt đầu vào thời điểm khi lửa đốt trái đất tàn lụi.

Vũ trụ lúc đó được lấp đầy với không khí trống.

Sau đó, mưa xuống và tràn ngập vũ trụ. Sau nữa,

khi mực nước giảm xuống, để lộ ra các cõi chúng

sinh từ sắc giới xuống đến tầng trời đầu tiên (Trời

Tứ Thiên Vương), một khi nước đã lắng xuống

một mức độ ổn định trầm tích đông tụ và nổi trên

mặt nước. Những trầm tích này, được biết đến như

Đề Hồ của trái đất, màu vàng, ngọt và thơm. Khi

Phạm Thiên xuống Trái đất để ăn Đề Hồ trái đất,

họ trở thành con người. Về sau, mức độ ô nhiễm

trong tâm trí con người tăng lên làm cho các Đề

Hồ của Trái đất biến mất. Các dạng thực phẩm thô

hơn xuất hiện thay thế. Do đó, cơ thể con người

thay đổi để biểu lộ đặc điểm giới tính nam hay nữ.

Họ bắt đầu sinh sản bằng cách quan hệ tình dục và

sau đó những con người du mục định cư lại trong

nhà cửa. Nhiều loại động vật được sinh ra. Tại thời

điểm này, phiền não của con người với tham, sân

và si nở rộ. Cùng với sự thoái hóa của chất lượng

tâm trí, chất lượng môi trường bị xâm nhập. Trái

Page 133: Vutruhocphatgiao minh quang

133

đất đã bị gió, lửa hoặc nước phá hủy và chu kỳ

thành, trụ và hoại của Trái Đất và Vũ Trụ được

viên mãn. Thế giới và vũ trụ thành và hoại như thế

vô số lần trong nhiều kiếp.

2. Không thể tính toán thời gian thành, trụ và hoại

của Trái Đất và Vũ Trụ bằng các đơn vị toán học,

khoa học. Các đơn vị thông thường của chúng ta

thật quá nhỏ. Phật giáo là tôn giáo duy nhất trên

thế giới sử dụng các đơn vị riêng của mình để tính

toán tuổi của Trái Đất và Vũ Trụ, một số được gọi

là 'một khôn lường' (= 10140

) và 'kiếp' [kappa] (bao

gồm cả thọ mệnh [aayu-kappa], tiểu kiếp [antara-

kappa], Trung Kiếp [asa"nkheyya-kappa] và Đại

Kiếp [mahaa-kappa])

3. Phật giáo là một tôn giáo của những người tin

vào nhân quả. Đức Phật không bao giờ dạy người

ta chấp nhận bất cứ điều gì dựa trên đức tin mù

quáng, mà chủ trương xem xét các sự kiện và xác

minh sự thật cho chính mình. Ngài bảo mọi người

không nên chấp nhận những sự việc đơn giản chỉ

vì: 1. tin đồn; 2. truyền thống; 3. báo cáo; 4. văn

bản hoặc kinh điển; 5. biện chứng; 6. suy luận; 7.

lý luận; 8. lý thuyết; 9. xác suất, hoặc 10. kính

trọng vì một vị thày đã nói như vậy.

4. Nhân loại có nguồn gốc từ các vị Phạm Thiên

cõi Quang Âm Thiên. Trong thời kỳ đầu tiên, con

Page 134: Vutruhocphatgiao minh quang

134

người được tự nhiên sinh ra. Con người phát sinh

ra ngay lập tức ở dạng người lớn mà không cần

cha mẹ. Con người tại thời điểm đó không có quan

hệ tình dục, tự có hào quang của mình, có thể bay,

được nuôi dưỡng bằng thọ lạc, có hình dáng giống

như Phạm Thiên và thọ mệnh lâu dài. Sau đó,

hương thơm từ các Đề Hồ của Trái đất cám dỗ các

vị Phạm Thiên nếm thử. Một khi đã nếm Đề Hồ,

hào quang của họ biến mất và họ không thể bay

được nữa. Tuy nhiên, trái đất trong thời kỳ đầu tiên

rất thoải mái, không có sự thiếu thốn nào. Khó

khăn duy nhất là thực phẩm tốt mất dần, và được

thay thế bởi thực phẩm thô hơn. Sự kỳ thị phát

sinh từ sự khác biệt về màu da. Sự khác biệt giới

tính khiến con người bị hấp dẫn tình dục với nhau.

Định cư tại nhà, tích trữ vật dụng và lợi dụng nhau

cuối cùng gây ra sự thành lập một hệ thống chính

phủ. Thời đại đầu tiên của chính phủ là một chế độ

quân chủ tuyệt đối, với quốc vương hành động

giống như một người cha chăm sóc con cái của

mình. Một người đàn ông khôn ngoan có các đặc

tính và cách cư xử phù hợp, được mọi người tôn

trọng sẽ được lựa chọn làm vua [kasatriya] - từ

nguyên trong đó ngụ ý rằng tại thời điểm đó ông

cũng là lãnh đạo nông nghiệp [kaseta]. Những thú

vật trong thời kỳ đầu tiên cũng tự sinh ra. Voi và

Page 135: Vutruhocphatgiao minh quang

135

ngựa là những thú vật đầu tiên xuất hiện trên trái

đất. Con người chỉ bắt đầu ăn thú vật vì những

người đến thế giới con người từ cõi địa ngục mang

theo họ khuynh hướng giận dữ và hiếu chiến. Họ

đã quen mang mối hận thù với nhau. Một khi họ

nhìn thấy nhau, họ liền nghĩ đến giết hại. Lúc đầu,

họ không giết để ăn, nhưng sau đó, con người thử

ăn thịt và trở nên nghiện hương vị của nó. Khi ăn

thịt đã trở thành phổ biến rộng rãi con người hiểu

lầm rằng thú vật được sinh ra để làm thức ăn cho

họ.

Mục đích chương này

Chương này cung cấp cho sinh viên những kiến

thức và sự hiểu biết để có thể:

1. Giải thích chu kỳ thành, trụ và hoại của vũ trụ.

2. Giải thích các đơn vị thời gian thích hợp để mô

tả về nguồn gốc của vũ trụ.

3. Giải thích các nguyên tắc cần được hiểu rõ trước

khi tin theo phương pháp Phật giáo một cách chính

xác.

4. Giải thích nguồn gốc của nhân loại và các đặc

điểm, thời đại đầu tiên của đời sống con người,

nguồn gốc của các hình thức chính phủ đầu tiên

Page 136: Vutruhocphatgiao minh quang

136

trên trái đất, nguồn gốc thú vật và ăn thịt một cách

chính xác.

Nhập Đề

Nhiều người có thể đã tìm hiểu các câu chuyện về

nguồn gốc của vũ trụ, trái đất và nhân loại, vì chủ

đề này đã thu hút sự quan tâm rộng lớn của con

người hơn bao giờ hết từ thời cổ đại. Nhiều người

đã tạo ra những giả thuyết và cố gắng tìm kiếm câu

trả lời cho các câu hỏi - nguồn gốc của tất cả

chúng sinh là gì? Trái đất được tạo ra như thế nào?

Chúng ta đến từ đâu? Người đầu tiên trên trái đất

là ai? Mặc dù đã nghiên cứu nhiều, vẫn chưa có

câu trả lời cụ thể nào cho những câu hỏi đó.

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn

gốc của vũ trụ, trái đất, nhân loại và tất cả chúng

sinh khác từ góc nhìn Phật giáo. Trước khi nghiên

cứu các vấn đề này, chúng ta sẽ giải thích chu kỳ

thành, trụ và hoại của vũ trụ. Điều này bao gồm

các đơn vị thời gian thích hợp để đo lường sự

thành, trụ và hoại của vũ trụ.

4,1 Khoảng Thời Gian Thăng Trầm của Vũ Trụ

Page 137: Vutruhocphatgiao minh quang

137

Nguồn gốc của vũ trụ, trái đất, nhân loại và tất cả

chúng sinh diễn ra trong nhiều bước. Tất cả đều

phải trải qua thành, trụ và hoại như đã nói ở trên.

Khoảng thời gian tham gia vào sự thành, trụ và

hoại của vũ trụ thách thức các đơn vị đo lường

khoa học truyền thống, vì thế Phật giáo sử dụng

các đơn vị đo lường riêng của mình hầu đáp ứng

các tính toán liên quan đến khoảng thời gian thành,

trụ và hoại của vũ trụ như đã mô tả trong vũ trụ

học của họ.

4.2 Đo thời gian thích hợp cho tuổi của vũ trụ

Từ những khám phá của Đức Phật đề cập trong

Chương 1, chúng ta nhận ra rằng thời gian của sự

thành, trụ và hoại của vũ trụ là một thời gian rất

dài - thậm chí một triệu năm vẫn còn là ngắn khi

so sánh. Vì vậy, khi thực hiện phép đo chúng ta

buộc phải sử dụng các thuật ngữ như ‘một vô

lượng’ [asa”nkheyya] (= 10140

) hoặc ‘kiếp’22

[kappa] để thích ứng với sự mênh mông của thời

gian đang nghiên cứu. Những từ trên chỉ duy nhất

có trong Phật giáo.

22

As Defined in the 1982 Rajapunditiyasathana Thai Dictionary (3rd ed. 1987)

p.207

Page 138: Vutruhocphatgiao minh quang

138

Vì vậy, việc tính toán thời gian của sự thành, trụ và

hoại của vũ trụ không thể được thực hiện theo các

đơn vị thông thường của thời gian vì quá ngắn.

Đơn vị đo lường được ưa chuộng trong Phật giáo

là kiếp mà có thể được chia thành bốn loại23

:

4.2.1 Một ‘Thọ Mệnh’ [aayu-kappa] có nghĩa là

tuổi thọ trung bình của chúng sinh trong một cõi

nhất định, tại một thời gian nhất định trong lịch sử.

Ví dụ, trên trái đất, hầu hết mọi người khi Đức

Phật còn sống có tuổi thọ hàng trăm năm, như vậy

‘thọ mệnh’ tại thời điểm đó là một trăm năm.

Trong ngày nay, tuổi thọ trung bình là bảy mươi

lăm năm nên ‘thọ mệnh’ bây giờ là bảy mươi lăm

năm. Trong những cõi trời như Trời Tứ Thiên

Vương ‘thọ mệnh’ có thể là năm trăm năm trên

trời. Nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng cho

các cảnh giới khác

4.2.2 Một Tiểu Kiếp [antara-kappa] là thời gian

cần để ‘thọ mệnh’ con người giảm từ ‘một vô

lượng’ (ví dụ: 10140) năm xuống đến mười năm rồi

23

Thavin Wattirangkul Rao keu krai (Bangkok: 1987) p.35

Page 139: Vutruhocphatgiao minh quang

139

được khôi phục lại đến ‘một vô lượng’ năm. Một

chu kỳ hoàn chỉnh như vậy là một ‘tiểu kiếp’.

4.2.3 Một Trung Kiếp [asa"nkheyya-kappa] dài

sáu mươi bốn tiểu kiếp. Các kinh điển Phật giáo

tóm tắt bốn loại Trung Kiếp24

:

1. Thời đại khi thế giới bị hỏa tai [sa.mva.t.ta-

asa nkheyya-kappa]. Thời gian trong đó vũ trụ bị

hủy diệt là một Trung Kiếp.

2. Thời đại khi thế giới đã bị phá hủy hoàn toàn

[sa.mva.t.ta.t.thaayii-asa"nkheyya-kappa] là

khoảng thời gian khi vũ trụ bị phá hủy hoàn toàn.

Chỉ có cái không trong mười Trung Kiếp.

3. Thời đại khi thế giới được tái lập [viva.t.ta-

asa"nkheyya-kappa]. Thời gian là một Trung

Kiếp.

4. Thời hoàng kim của thế giới

[viva.t.ta.t.thaayii-asa"nkheyya-kappa]. Đây là

thời gian từ khi bắt đầu thành lập vũ trụ cho đến

lúc nó phát triển đầy đủ. Trái đất, những núi, sông,

cây cối, đại dương, mặt trời, mặt trăng, sao, con

người và thú vật xuất hiện. Thời gian là một Trung

Kiếp [asa"nkheyya-kappa].

24

Kappa Sutta A.ii.142

Page 140: Vutruhocphatgiao minh quang

140

4.2.4 Một Đại Kiếp [mahaa-kappa] là chu kỳ

hoàn chỉnh của vũ trụ thông qua tất cả bốn thời đại

thế giới đã đề cập ở trên. Thời gian của một Đại

Kiếp là một thời gian rất dài và chưa được xác

định. Đức Phật dạy25

:

“Này các Tỳ kheo! Giả sử có một thùng chứa bằng

đồng dài một do tuần (16 km), rộng một do tuần và

cao một do tuần chứa đầy các hạt cải. Nếu một

người cứ một trăm năm lại lấy ra một hạt cải, thì

ngay cả khi tất cả các hạt cải đã được lấy hết, vẫn

chưa hết một đại kiếp.”

Trong một ví dụ khác26

:

“Này các Tỳ kheo! Giả sử có một tảng đá khổng lồ

dài một do tuần, rộng một do tuần và cao một do

tuần, không có lỗ ở trong và không có hang động.

Nếu một người mặc một tấm áo mỏng và cứ một

trăm năm lại phết qua núi một lần. Thời gian mà

tảng đá này được mòn đến đất là khoảng một đại

kiếp.”

Bây giờ người đọc dễ dàng phác thảo thời gian của

từng giai đoạn trong chu kỳ thế giới. Mặc dù Đức

Phật đã đưa ra những ẩn dụ phong phú về các

25

Saasapa Sutta S.ii.182 26

Pabbata Sutta S.ii.181

Page 141: Vutruhocphatgiao minh quang

141

khoảng thời gian, trong thực tế thời gian thậm chí

có thể lâu hơn nữa. Chu kỳ của sự thành, trụ và

hoại của vũ trụ đã được diễn ra liên tục. Nó đã trải

qua vô số chu kỳ - nhận thức điều này khiến cho

chúng ta nhàm chán chu kỳ của sự sinh tồn và cho

chúng ta một cảm giác cấp bách để thực hành giáo

lý của Đức Phật đến viên mãn.

4,3 Những tin tưởng về nguồn gốc của Trái Đất

4.3.1 Những Niềm tin Tổng quát & Những Giả

thuyết Khoa học

Nhiều tôn giáo hữu thần, cho dù đó là tín ngưỡng

của những người Ai Cập cổ đại, các người

Samarians và người Babylon, các Kitô hữu, Bà La

Môn, người Hồi giáo hoặc Thần đạo đã tin rằng

thượng đế của họ chịu trách nhiệm cho việc tạo ra

vũ trụ. Mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, trái đất,

loài người và tất cả chúng sinh khác được xem là

công việc của một thần sáng tạo, với mỗi tôn giáo

có những kinh điển với phiên bản Sáng Thế Ký

của họ.

Trong thế giới ngày nay, nhiều công nghệ và kỹ

thuật mới được phát hiện từng giờ. Những công

nghệ đó đã được sử dụng để xác minh hoặc loại trừ

Page 142: Vutruhocphatgiao minh quang

142

ra chân lý về vũ trụ đã được dùng làm nền tảng của

niềm tin kể từ thời cổ đại - chẳng hạn như giả

thuyết cho rằng thế giới và vũ trụ phát sinh từ vụ

nổ Big Bang hay rằng loài người tiến hóa từ khỉ

không đuôi. Giả thuyết như vậy nghe có vẻ hợp lý

- nhưng trong quá trình khoa học luôn luôn có

những ý tưởng mới để bác bỏ những cái cũ. Cho

đến nay, chỉ có những giả thuyết – chưa có gì đủ

thực tế cho một lý thuyết về nguồn gốc của vũ trụ.

Phật giáo cũng có quan điểm trong cuộc tranh luận

này, và các vấn đề của Sáng Thế Ký Phật giáo

trình bày ở đây có nguồn gốc từ những kinh điển

Phật giáo có trước khoa học đến gần 2.500 năm.

4.4 Nguồn gốc của Trái đất và nhân loại Theo

Lý thuyết Phật giáo

4.4.1 Động lực của Đức Phật Khi Dạy Sáng Thế

Đức Phật đã mô tả nguồn gốc của vũ trụ, trái đất,

nhân loại và tất cả chúng sinh trong Agga~n~na

Sutta27

. Kinh này giảng về nguồn gốc của vũ trụ,

trái đất, nhân loại và tất cả chúng sinh cũng như tất

cả những hiện tượng này đã thay đổi theo thời gian

như thế nào. 27

D.iii.80ff.

Page 143: Vutruhocphatgiao minh quang

143

Mục đích chính của bài kinh này không phải để

giải thích sự Thành Lập Thế Giới mà là để đả phá

các tuyên bố của Bà la môn về nguồn gốc của hệ

thống giai cấp. Bài kinh đã được giảng cho hai nhà

sư mới tên là Vase.t.tha và Bhaaradvaaja, vốn

được sinh ra trong giòng Bà la môn. Tại thời điểm

đó ở Ấn Độ, có bốn giai cấp khác nhau trong hệ

thống, bao gồm:

1. Giai cấp vua chúa.

2. Giai cấp bà-la-môn.

3. Giai cấp thương gia.

4. Giai cấp thủ-đà-la.

Giai cấp thày cúng (bà-la-môn) được coi là một

giai cấp cao. Các giai cấp thương gia được coi là

một giai cấp trung bình và giai cấp lao động (thủ-

đà-la) được coi là giai cấp mức thấp nhất. Tất cả

các thành viên trong bốn giai cấp đều khinh rẻ giai

cấp dưới. Các thành viên trong một giai cấp không

liên kết với những người thuộc giai cấp khác. Nếu

có một mối quan hệ nam nữ giữa các giai cấp khác

nhau, đứa con sinh ra của hai vợ chồng sẽ bị xa

lánh như kẻ ngoài lề. Khi Vase.t.tha và

Bhaaradvaaja trở thành tu sĩ Phật giáo (tôn giáo Bà

La Môn nói chung khinh rẻ các nhà sư Phật giáo

và gọi họ là 'bọn trọc') bị xem là đã giảm xuống

Page 144: Vutruhocphatgiao minh quang

144

một giai cấp kém hơn - xem như có nguồn gốc từ

bàn chân của Phạm Thiên.

Đức Phật giải thích về nguồn gốc của hệ thống giai

cấp cho hai nhà sư mới. Ngài mô tả vũ trụ từ một

thời gian khi nó vẫn còn chứa đầy nước xuống đến

thời gian khi hệ thống giai cấp đã được thành lập.

Ngài kết luận một cá nhân được coi như cao hoặc

thấp tùy theo các hành động thiện và bất thiện họ

đã thực hiện - chứ không phải là một loại giai cấp

được áp đặt từ bên ngoài. Mặc dù bài kinh này

không có mục đích giải thích nguồn gốc của trái

đất, nhân loại và tất cả chúng sinh - nó giúp chúng

ta biết rõ quan điểm Phật giáo về nguồn gốc của

đời sống trong cuộc tranh luận về Sáng tạo.

4.4.2 Nguyên Tắc Tổng Quát để Xác minh sự

Tín Xác của Giáo Điều

Những người đã có niềm tin trước đó về nguồn gốc

của vũ trụ có thể có miễn cưỡng liên quan đến các

phương pháp tiếp cận của Phật giáo đối với những

vấn đề này. Quyết định những gì tin được không

bao giờ là một vấn đề dễ dàng, và trong lĩnh vực

này, Đức Phật đã đề ra những hướng dẫn để kiểm

tra xem một đối số có xứng đáng với niềm tin của

một người hay không.

Page 145: Vutruhocphatgiao minh quang

145

Bởi vì Phật giáo không phải là một tôn giáo buộc

bất cứ ai tin vào kinh điển của mình, nó không

quan tâm đến việc những người có đức tin trong

tôn giáo hay không. Phật giáo là một tôn giáo dành

cho những người có đủ trí tuệ để quyết định cho

mình. Đó là tôn giáo cung cấp lý luận. Khi Đức

Phật trình bày giáo lý, Ngài đã làm như vậy bởi vì

Ngài thấy những người khác có thể đạt được lợi

lạc nếu họ thực hành chúng. Những kinh điển

không phải là để được tin tưởng, mà Đức Phật

muốn mọi người quán chiếu và chứng minh các

giáo lý làm cho họ được hài lòng. Về vấn đề này,

Ngài đã dạy28

:

“Này quý vị Kalama, đương nhiên quý vị có những

nghi ngờ, phân vân. Khi có điều đáng nghi ngờ,

đương nhiên phân vân khởi lên. Này quý vị

Kalama:

1. Đừng tin vì nghe truyền khẩu;

2. Đừng tin vì đó là truyền thống;

3. Đừng tin vì nghe đồn đại;

4. Đừng tin vì được ghi trong kinh điển;

5. Đừng tin vì lý luận;

6. Đừng tin vì suy diễn;

28

Kaalaama Sutta A.i.188

Page 146: Vutruhocphatgiao minh quang

146

7. Đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ;

8. Đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc;

9. Đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền;

10. Đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thày của mình;

Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình

biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là

đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các

pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa

đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng.”

Do đó, nó không phải là lạ rằng ai đó sẽ từ chối

hoặc không đồng ý với những câu chuyện về

nguồn gốc của trái đất. Theo quan điểm của Phật

giáo, nó không quan trọng cho dù độc giả tin vào

câu chuyện như vậy ngay lập tức nhưng nó sẽ là

một lợi lạc nếu cuối cùng họ có thể tự chứng minh

điều đó cho bản thân.

4.4.3 Nguồn gốc của vũ trụ, trái đất, loài người

và tất cả chúng sinh

Trước khi có nguồn gốc của Nhân Loại

Các vũ trụ, trái đất và tất cả chúng sinh đều bắt đầu

với không gian trống rỗng. Chỉ có cái không (trong

chương 2, chúng ta biết rằng “không” là một chất

mà không có các phụ gia của bất kỳ đại nào khác,

nó là một khối xây dựng cơ bản của tất cả cuộc

Page 147: Vutruhocphatgiao minh quang

147

sống). Cái không gian này là phần còn lại khi vũ

trụ trước đây đã bị phá hủy bởi lửa, nước và gió -

một sự kiện mà chúng ta sẽ tìm hiểu thêm ở

chương 6.

Vì vũ trụ và trái đất đã thành và hoại vô số lần và

chúng tiếp tục thành và hoại mà không thấy kết

thúc, thật khó để xác định chính xác điểm khởi đầu

hoặc kết thúc của chu kỳ. Sự tái lập của vũ trụ

được mô tả trong chương này là điều diễn ra sau

khi vũ trụ đã bị phá hủy bởi lửa.

Vũ trụ đã hoàn toàn không có vật chất trong một

thời gian dài (dài đến nỗi chiều dài của thời gian

không thể được xác định) cho đến khi có mưa rơi

trong một vũ trụ duy nhất chỉ có không gian trong

nó. Ban đầu, những giọt mưa rất mịn, nhưng sau

đó kích thước tăng lên cho đến khi những giọt mưa

lớn như thân của một cây cọ. Do lượng mưa liên

tục, mực nước tăng lên cho đến khi nó tràn ngập

toàn bộ vũ trụ.

Lý do tại sao mưa có thể ở lại trong vũ trụ là do sự

hỗ trợ của gió, đóng vai trò như một cái bát khổng

lồ. Do đó, gió đã giúp gom lượng mưa lại thay vì

để cho nó phân tán. Điều đặc trưng này của gió

dần dần làm cho lượng mưa chấm dứt và mực

nước giảm dần. Khi lũ rút đi, nhiều cõi trời được lộ

Page 148: Vutruhocphatgiao minh quang

148

ra, từ tầng trời Phạm Thiên trên cùng cho đến cung

trời Tứ Thiên Vương.

Khi lũ rút đi khỏi mặt đất, mực nước được ổn định.

Những trầm hiện từ khả năng đông tụ của các đại

thô xuất hiện trôi nổi trên mặt nước. (Ngược lại cõi

trời Phạm Thiên và có nguồn gốc từ lượng mưa

của các yếu tố tinh tế nên không thể nhìn thấy

được bằng mắt thường). Những trầm hiện đông tụ

và nổi trên mặt nước tương tự như lá sen nổi trên

mặt nước mà không chìm. Những trầm hiện này có

màu vàng, vị ngọt và mùi thơm. Chúng được gọi là

“Đề Hồ của Trái đất” và sau đó trở thành chất nền

cho nhiều dạng sống khác và còn được biết đến là

“đất nguyên thủy”.

Sau khi mặt đất được hình thành, cây cỏ bắt đầu

phát triển. Giống cây đầu tiên mọc lên là cây sen -

loại cây mọc trong không khí (khác với loại sen

thời hiện đại luôn luôn là thủy sản). Những cây sen

luôn luôn là hình thức cây cỏ đầu tiên xuất hiện

trên một Trái Đất ‘mới phát sinh’ - tuy nhiên, số

lượng hoa sen xuất hiện trên mỗi cây vào đầu của

mỗi chu kỳ thế giới có thể không giống nhau. Đôi

khi sẽ không có bông hoa nào và cho các chu kỳ

thế giới khác sẽ có một đến năm bông hoa nhưng

không bao giờ nhiều hơn. Số lượng hoa sen xuất

hiện cho biết số lượng Đức Phật được sinh ra trong

Page 149: Vutruhocphatgiao minh quang

149

kiếp đó. Ví dụ, khi khởi nguyên của kiếp chúng ta

năm hoa sen xuất hiện có nghĩa là năm vị Phật sẽ

phát sinh. Kết quả là, loại hoa sen này được gọi là

“hoa sen tiên tri”.

Thời kỳ Đầu Tiên của Con Người

Một khi Trái Đất đã trở nên sống được, một loại

thần trời, được gọi là Phạm Thiên cõi Trời Quang

Âm, đã chết từ cõi Phạm thiên và sinh ra là con

người bởi vì tuổi thọ Phạm Thiên của họ đã hết.

Con người trong thời đại đầu tiên không cần cha

mẹ để sinh ra - họ xuất hiện ngay dưới hình thức

người lớn. Đây là loại sinh được gọi là tự phát phát

sinh [opapaatika].

Những con người này có kích cỡ và sự xuất hiện

giống như khi họ là những Phạm Thiên. Họ không

có giới tính, cơ thể của họ có một hào quang - tự-

rạng rỡ. Họ có thể bay trong không khí - và thọ

lạc, chứ không phải là thức ăn đặc, là thức ăn

chính của họ.

Hình thức của trái đất trong giai đoạn này là bằng

phẳng và được nối kết với tầng trời đầu tiên (Trời

Tứ Thiên Vương). Chúng sinh có thể đi lại một

cách tự do giữa cõi người và cõi trời tại thời điểm

đó. Dần dần, thế giới thay đổi hình dạng, càng

Page 150: Vutruhocphatgiao minh quang

150

ngày càng rời xa tầng trời theo mức độ gia tăng

phiền não con người đã biểu lộ trong hành động

của thân, khẩu và ý. Trái đất hình phẳng phồng lên

để trở thành hình bầu dục và cuối cùng hình cầu.

Phải mất một thời gian dài để thay đổi hình dạng

của trái đất trong mỗi bước. Trong thời kỳ trái đất

hình cầu, tuổi thọ con người ít hơn một trăm nghìn

năm.

Thực Phẩm trong Những Ngày Đầu của Thế

Giới

Tuổi thọ của con người trong kỷ nguyên đầu tiên là

gần như vô hạn cho đến khi một người đàn ông

nào đó (có người nhiều người vẫn còn sống tại thời

điểm đó, không chỉ một hoặc hai) đã bị cám dỗ bởi

màu sắc và hương thơm của Đề Hồ của Trái Đất

đến nỗi muốn nếm thử. Chỉ bằng cách liếm Đề Hồ

của Trái Đất với lưỡi của mình, hương vị của nó đã

được hấp thụ và lây lan khắp cơ thể của mình. Y

thực sự yêu thích hương vị và ăn nhiều hơn. Các

người khác theo gương y và với kết quả của việc

ăn những Đề Hồ của trái đất này, hào quang của cơ

thể họ và độ sáng nội tâm của họ bắt đầu biến mất.

Cả thế giới rơi vào bóng tối và con người trở nên

sợ hãi.

Page 151: Vutruhocphatgiao minh quang

151

Trong bóng tối, thần Suriya cùng với ánh nắng mặt

trời đột nhiên xuất hiện để xua đi bóng tối. Tại thời

điểm đó, đã có sự phát sinh của mặt trăng và các

ngôi sao để ban ngày, ban đêm, ngày, tháng, năm

và các mùa trở nên xác đáng. Những phát triển này

diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài.

Thức ăn đặc không chỉ loại bỏ hào quang cơ thể

của họ, nhưng làm cho cơ thể của họ mất đi làn da

tươi sáng. Màu xậm của da thay đổi từ người này

sang người khác. Một số có làn da xậm, người

khác sáng hơn - tùy thuộc vào nghiệp từ những đời

trước và mức độ cảm thụ của họ trong quá khứ.

Khi sự khác biệt trở nên rõ ràng, những người da

sáng khinh rẻ những người da xậm. Kết quả của sự

kỳ thị này là cơ thể của họ trở nên cục mịch và họ

bị mất đi khả năng bay. Ngoài ra, khinh tội này

làm thay đổi môi trường. Đề hồ của trái đất biến

mất và trở thành một loại nấm. Nhưng vẫn còn

ngon, có mùi ngọt ngào và ngon miệng. Những

chúng sinh càng bị phiền não thống trị thì các

lương thực càng trở nên ít tinh chế. Các loại nấm

xuống cấp thành dây leo và cuối cùng thay đổi từ

dây leo xuống lúa.

Lúa trong thời đại đó khác với lúa bây giờ. Trấu

mỏng như vỏ dưa chuột để con người có thể ăn

toàn bộ hạt gạo màu trắng vàng, mà không cần

Page 152: Vutruhocphatgiao minh quang

152

đập. Hương vị của nó ngon, dịu, thơm và đầy đủ

dinh dưỡng. Chỉ cần ăn nó có thể làm một người

đói giảm và mệt mỏi. Chiều dài của một hạt gạo

trong những ngày đó là khoảng một xải tay (theo

kích thước cơ thể của người dân tại thời điểm đó).

Một hạt gạo đủ cho ba đến năm người ăn. Khi

người ta muốn ăn, họ sẽ đặt hạt gạo ra trên một

loại đá bằng phẳng đặc biệt và gạo sẽ được tự động

nấu chín.

Do tầm vóc to lớn của con người trong thời kỳ đầu,

lớn hơn rất nhiều so với kích thước hiện tại, thân

cây lúa rất là lớn. Chiều cao của nó bằng cây dầu29

.

Thậm chí nó còn lớn hơn và cao hơn con người

trong thời đại đó. Thông thường, bông lúa thẳng

đứng. Tuy nhiên, khi lúa chín, bông lúa trĩu xuống

đến tầm tay với của con người. Sau khi hạt lúa đã

được hái, nó sẽ nhanh chóng mọc trở lại. Gạo này

có thể phát triển ở khắp mọi nơi.

Sự tồn tại của Nội tạng Người

Bởi vì có sự gia tăng trong số lượng thực phẩm thô

và kém hơn (do mức độ gia tăng phiền não trong

tâm trí con người), thực phẩm mà con người ăn

không thể được hấp thụ một cách hiệu quả như

29

Dipterocarpus alatus Roxb which is 40-45 meters tall

Page 153: Vutruhocphatgiao minh quang

153

trước. Chất thải không tiêu được tích lũy trong cơ

thể và các cơ quan tiêu hóa xuất hiện cùng với các

cơ quan tình dục. Các cơ quan tình dục là nam hay

nữ phụ thuộc vào độ tinh khiết mà họ đã giữ Giới

thứ Ba trong những kiếp trước.

Các đặc điểm giới tính khác nhau giữa các cá nhân

khêu gợi một ham muốn tình dục giữa họ và cuối

cùng là khởi đầu của quan hệ tình dục. Quan hệ

tình dục trước đây chưa từng có đối với con người.

Đa số các cộng đồng xa lánh nhóm thiểu số những

người quan hệ tình dục, rầy la các cặp vợ chồng

khiến cho họ ngừng bằng sự chỉ trích, mắng mỏ

và cuối cùng xua đuổi. Xua đuổi được mô tả như

sau30

:

“Người nào bị bắt gặp giao hợp sẽ bị rải rác, với

bụi tro hoặc phân bò và chế giễu ‘Đồ vô lại! Chết

xuống địa ngục! Đồ vô lại! Chết xuống địa ngục!

Làm sao một người có thể làm được điều này với

người khác ...?’”

Tạo nơi Cư Trú

Các cặp vợ chồng có quan hệ tình dục, đã làm như

vậy trong bí mật. Họ đã xây dựng nơi trú ẩn của

riêng của họ, nơi họ có thể che giấu hành vi đáng

30

Aggañña Sutta D.iii.80

Page 154: Vutruhocphatgiao minh quang

154

xấu hổ của họ. Họ xây dựng nhà cửa và ở ổn định.

Sau khi mọi người bắt đầu có quan hệ tình dục

rộng rãi hơn, lối sinh bằng tử cung sinh [jalaabuja]

bắt đầu trở nên phổ biến nhất. Từ thời đó trở đi con

người được sinh ra từ tử cung chứ không còn phát

sinh một cách tự nhiên nữa.

Một khi con người đã xây dựng nhà để ở, họ đã trở

nên quá lười biếng để săn tìm những hạt gạo và trở

thành tham lam. Khi họ đi ra ngoài tìm thân cây

gạo, thay vì chỉ thu thập đủ cho ngày hôm đó, họ

sẽ lấy nhiều hơn cần thiết và tích trữ nó. Khi lòng

tham của họ tăng lên, chất lượng của các thân cây

gạo trở nên tồi tệ hơn và kích thước trở nên nhỏ

hơn. Trấu gạo thành dày đặc. Hạt gạo không còn tự

mọc trở lại khi đã bị hái. Chúng bắt đầu trở nên

khan hiếm.

Sự sụt giảm từ các thần trời xuống thành con người

ở đầu thời gian đã được gây ra bằng cách rơi vào

sự cám dỗ của các Đề Hồ Trái Đất - trắng ra là sa

vào tham dục từ phần các vị Phạm Thiên. Sau khi

đã thử nó một lần, Phạm Thiên đã trở nên nô lệ

vào những phiền não của họ. Đề Hồ Trái Đất là sự

sụp đổ của họ cũng như mồi câu có thể là sự sụp

đổ của một con cá ngu ngốc.

Mặc dù các vị Phạm Thiên là con người ở thời kỳ

đầu, tuổi thọ của con người dài đến vô lượng kiếp.

Page 155: Vutruhocphatgiao minh quang

155

Cuộc sống có thể lâu dài là bởi vì không có nhiều

ô nhiễm như bây giờ. Thời tiết và các mùa không

bị mất cân bằng mà vẫn điều hòa. Không có nhu

cầu cho nơi trú ẩn để tránh mưa và không cần bóng

mát để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Hình dáng

của chúng sinh tương tự như các vị Phạm Thiên.

Không có nhu cầu làm việc để kiếm sống vì không

có khó khăn thực sự.

Thế giới vào đầu thời gian là một thế giới thoải

mái không có bất kỳ khó khăn nào. Nếu có bất kỳ

khó chịu, nó là không đáng kể và thường chỉ là

một việc làm kém vui. Ví dụ, khi có tình trạng

thiếu đề hồ trái đất, mọi người phải ăn các các loại

nấm ít tinh chế trong đất.

Một sự thay đổi đó có tác động lớn đến vẻ đẹp

hoặc xấu xa của làn da con người xảy ra vào đầu

thời gian khi mọi người bắt đầu ăn không phải vì

họ cần, nhưng bởi vì họ muốn. Bởi vì Phạm Thiên

có thọ lạc như là lương thực chủ yếu của họ, các

loại thực phẩm khác không cần thiết. Nếu không

chống lại nổi sự tham lam và bắt đầu ăn những

thức phù hợp với lương thực chủ yếu cho con

người, các yếu tố thô sẽ tồn tại trong cơ thể. Dư

lượng này làm cho chất lượng của làn da xấu đi.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ chỉ đủ để tồn tại, sẽ chỉ có

ít yếu tố thô trong cơ thể. Làn da sẽ vẫn trong sáng

Page 156: Vutruhocphatgiao minh quang

156

- do đó, da của họ thấy hấp dẫn hơn so với những

người tiêu dùng nhiều hơn.

Nó có thể được so sánh với sơn đen pha với sơn

trắng. Bởi vì sơn màu trắng là màu của sự tinh

khiết, nên dù chỉ trộn vào một ít màu đen, nó sẽ

chuyển sang màu xám trắng. Tuy nhiên, nếu chúng

ta pha vào nhiều hơn, màu trắng sẽ trở thành màu

đen. Do đó, mọi người phân biệt đối xử với nhau

trên sự đánh giá về màu sắc của da họ.

Các cơ quan của các thần trời mất đi vẻ đẹp của họ

khi nó đã trở nên vững chắc hơn, giống như một

phản ứng tạo thành một hợp chất hóa học. Những

thay đổi trong cơ thể của họ chậm, tương tự như

những thay đổi của nước đặt trong tủ lạnh. Nước

bắt đầu như là một chất lỏng, nhưng một khi nó

được lạnh, nó sẽ nổi vân cẩm thạch và khi nó đạt

đến nhiệt độ nhất định, nó cuối cùng sẽ trở thành

băng. Nước không trở thành băng ngay lập tức.

Cũng như thế, cơ thể của thần trời thay đổi thành

con người qua quá trình hàng triệu triệu năm.

Cơ thể của con người nguyên thủy lớn hơn nhiều,

cao hơn và mạnh hơn so với ngày nay. Trong kinh

Phật như kinh Buddhava.msa kích thước của

những người thành Phật đã được mô tả. Một số cao

đến sáu mươi xải tay.

Page 157: Vutruhocphatgiao minh quang

157

Trong lịch sử ít xưa hơn, những vũ khí bí ẩn kích

thước lớn đã được khai quật như các loại vũ khí

trong khu vực chôn cất Hoàng đế Tần Thủy

Hoàng. Ví dụ thêm được hiển thị trong Bảo tàng

Quốc gia Thái Lan, mặc dù chúng không phải là từ

sự khởi đầu thời gian. Chúng rõ ràng thuộc về

những con người có cơ thể rất lớn và rất mạnh mẽ,

cho thấy rằng những thay đổi trong môi trường có

tác động đến cơ thể con người trong những năm

qua. Khi môi trường và thiên nhiên trở nên tồi tệ

hơn, cơ thể con người trở nên nhỏ hơn, yếu hơn và

dễ bị bệnh. Tuy nhiên, như chúng ta đã học được,

những thay đổi trong môi trường tự nhiên bắt

nguồn từ những thay đổi trong chất lượng của tâm.

Kiểu Mẫu đầu tiên của Chính phủ trong Thế

giới này

Khi cây lúa đã trở thành khan hiếm và xa hơn nữa

từ chỗ ở, con người liền bắt đầu trở thành thổ cư và

thiết lập ranh giới xung quanh đất của họ. Một số

người ăn cắp gạo từ đất của người khác và cuối

cùng hành vi trộm cắp bắt đầu trở thành một vấn

đề. Khi những tên trộm bị bắt, chúng đã nói dối về

những gì chúng làm. Một số thậm chí còn hành

động hung bạo với những người khác làm tổn hại

Page 158: Vutruhocphatgiao minh quang

158

đến chúng. Do đó, cộng đồng đã đồng ý thiết lập

một chính phủ để giữ luật pháp và trật tự.

Trong quá trình lựa chọn một nhà lãnh đạo cai trị

người dân, dân chúng phải tìm một người có đủ sự

khôn ngoan, sáng chói và hùng vĩ và tuyệt vời, đủ

để có khả năng chi phối tất cả mọi người. Một khi

họ tìm thấy một người nào với những phẩm chất

này, họ bầu ông làm vua cai trị đất nước. Vua của

đất nước đặt ra pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi

cho hòa bình và hạnh phúc trong cộng đồng. Đất

đã được phân chia một cách công bằng. Vì vậy,

người đầu tiên tôn trọng như một vị vua [Pali =

kasatriya], có nghĩa là một người rất xuất sắc trong

việc xử lý đất [Pali = kaseta]. Hệ thống chính phủ

này là hệ thống đầu tiên trên thế giới. Không giống

như ngày nay, vị vua trong thời kỳ đó trị vì như

một người cha chăm sóc cho con cái của mình.

Bên cạnh quá trình ra quyết định lựa chọn một vị

vua, có một số người nhìn thấy những người khác

tham gia trong việc làm sai trái, khuyến khích họ

chấm dứt. Những người tốt này đã lãnh đạo những

người khác tránh các hành vi vô đạo đức là tiền

thân của các Bà La Môn. Họ xây dựng những túp

lều phủ bằng lá rừng và tham gia vào thiền định

trên các đối tượng quán [kasi.na], mười hồi ức và

nội quán. Họ không đi ra ngoài và kiếm sống như

Page 159: Vutruhocphatgiao minh quang

159

những người khác trong thế giới này, và thay vì

mua sắm thực phẩm lại tùy thuộc vào bố thí. Dân

làng thấy những người này là siêu trên vô đạo đức

và hành vi sai trái - một ví dụ về đạo đức mà dân

làng chưa thể tự thực hiện. Điều này khiến dân

làng thấy hạnh phúc khi hỗ trợ các Bà La Môn

bằng thực phẩm. Một khi họ đã nhận được bố thí,

họ tiếp tục tinh tấn quán tưởng cho đến khi phát

sinh thiền định. Những người này cũng được gọi là

‘chứng thiền’ [jhaayikaa].

Một số Bà La Môn đã tham gia thiền định nhưng

không thể tiến bộ. Thay vào quán tưởng, họ đi lang

thang trong cộng đồng và chép kinh. Những người

Bà La Môn này được biết đến như là những ‘giáo

thọ’ [ajjhaayika]. Trong thời đại cổ xưa, từ này có

thể là mỉa mai. Nhưng ngày nay, nó đã có một ý

nghĩa tích cực. Những người đã sống một cuộc

sống gia đình và đã làm việc để kiếm sống được

gọi là giai cấp làm việc [vessaa]. Sau đó thuật ngữ

[vessaa] được dành cho các thương nhân (những

người sở hữu doanh nghiệp) trong khi từ [suuda]

được dùng để chỉ người lao động hoặc lao động

chân tay.

Sinh sản Thú vật

Page 160: Vutruhocphatgiao minh quang

160

Sau đó, các thú vật bắt đầu phát sinh trên thế giới

với những con voi và ngựa là loài nguyên sơ.

Chúng xuất hiện với số lượng lớn. Người ta có thể

thuần voi và ngựa như con thú làm việc cày bừa

đất và thú tải nặng sử dụng cho vận tải. Trước khi

sử dụng chúng, người ta thoạt tiên quây tất cả

những con vật này và lựa chọn các con vật có

phẩm chất tốt nhất để cung cấp cho nhà vua và sau

đó nhà vua phân chia các thú vật cho việc sử dụng

của công dân.

Một khi con người đã chọn một vị vua để cai trị xã

hội của họ, người ta phải vâng theo luật pháp ông

đã đặt ra. Tuy nhiên, mức độ phiền não trong tâm

trí con người không giảm bớt, mà trở nên tồi tệ

hơn. Vì vậy, các loại thực phẩm chủ yếu có sẵn trở

thành thô, thực phẩm thay đổi từ gạo thơm trước

đây để trở thành những hình thức thực phẩm ít bổ

ích và không ngon như rau và trái cây mọc tự

nhiên. Chúng xuất hiện dưới hình thức phát triển

đầy đủ. Không cần phải gieo một hạt giống và chờ

cho nó lớn lên. Một khi con người thấy điều này,

họ thu hoạch và ăn cùng với cơm. Ban đầu, ngay

cả những thân cây có thể được ăn sống và không

cần phải thêm gia vị hoặc nấu nướng như bây giờ.

Khi mức độ tham dục của con người tăng lên, các

hình thức mới của thú vật xuất hiện. Những con

Page 161: Vutruhocphatgiao minh quang

161

vật này vốn là cư dân của các cõi không may trong

vũ trụ khác - một số là cư dân của địa ngục, ngạ

quỷ [peta], a tu la [asuurakaaya] hoặc súc sinh.

Khi vũ trụ những con vật này sống trước đây đến

tận cùng thọ mệnh, bởi vì những con vật này đã

chưa trả hết quả báo nghiệp xấu của chúng, chúng

được tái sinh trong vũ trụ này để tiếp tục trả hết

nghiệp của chúng. Con vật nào chịu quả báo trở

thành súc sinh được sinh ra như là súc sinh trong

vũ trụ mới này.

Thú vật trong thời đại nguyên thủy giống như con

người - tức là chúng được sinh ra bởi chế độ tự

phát phát sinh. Chúng sinh ra ngay lập tức ở dạng

người lớn mà không có nhu cầu cha mẹ. Các loại

thú vật được sinh ra tùy thuộc vào sự kết hợp của

tham, sân và si còn sót lại trong tâm. Hầu hết

những người được sinh ra như thú vật đều có một

ưu thế si mê. Tuy nhiên, nếu có nhiều sân hơn là

si, chúng sẽ có xu hướng được sinh ra là thú ăn

thịt. Nếu có nhiều ưu thế của tham hơn sân, thì sẽ

sinh ra một con vật ăn cỏ. Nếu tham và sân có tỷ lệ

ngang nhau, thú vật được sinh ra là một con ăn tạp.

Tham, sân và si giống như các màu cơ bản mà từ

đó bất kỳ màu nào khác có thể tạo ra. Sự kết hợp

của ba phiền não có thể cung cấp cho một quang

phổ đầy đủ các loài.

Page 162: Vutruhocphatgiao minh quang

162

Các loại thú vật được sinh ra trước rất nhiều các

loài thú vật là voi và ngựa, được coi là thú vật cao

cấp và được sinh ra trong hoàn cảnh tự nhiên phát

sinh. Sau đó, các loại thú vật khác được sinh ra.

Thoạt tiên những con vật này cũng được sinh ra

trong cùng một kiểu tự phát phát sinh. Tuy nhiên,

có sự khác biệt giới tính rõ ràng giữa chúng. Nếu

chúng sinh có những tàn tích của sự quả báo phạm

giới thứ ba, chúng được sinh ra nữ. Nếu chúng

không có quả báo như vậy hoặc đã dứt quả báo nào

từng có, chúng sẽ được sinh ra nam. Một khi các

thú vật có giới tính khác nhau bắt đầu sinh sản với

nhau, một loại sinh mới được bắt đầu mà cần giao

tử từ cả nam và nữ. Trẻ bắt đầu được sinh ra từ

trứng và từ đó trở đi, tất cả các loài động vật được

sinh ra từ trứng chứ không phải là một cách tự

nhiên phát sinh.

Từ điểm này trở đi, thú vật có khuynh hướng là

các giống trở nên nhỏ hơn. Điều này bắt đầu với

các động vật cao cấp là voi và ngựa mả theo lịch

sử lớn hơn các dạng sống khác như bò, trâu, sư tử,

linh dương, hươu, nai, lợn, chó, mèo, vịt và gà. Cả

nam và nữ được sinh ra với số lượng rất lớn trong

tất cả các loại thú vật. Khi mức độ phiền não ở con

người tăng thêm, động vật nhỏ như kiến, mối,

muỗi và côn trùng khác đã trở nên phổ biến.

Page 163: Vutruhocphatgiao minh quang

163

Từ thời điểm đó, có sự đa dạng hóa các loài động

vật. Một loạt lớn các loài phát triển vì những phiền

não của con người đa dạng và cùng với nó là sự trả

báo của những thú vật này. Sự đa dạng hóa này sẽ

tiếp tục cho đến khi tuổi thọ con người đạt đến

mức ngắn nhất. Tuổi thọ ngắn nhất của con người

là mười năm. Các loài thú vật sinh ra tại thời điểm

này sẽ có các thân hình lớn đặc biệt. Các con cự đà

nhỏ vào các thời điểm khác sẽ được sinh ra như là

các con cự đà lớn tại thời điểm này. Các loài thú

vật sinh ra trong thời đại này không còn được sinh

ra bằng cách tự phát phát sinh nữa.Thay vào đó,

chúng được sinh ra bởi sinh sản hữu tính và càng

tăng sự tàn bạo của chúng theo thời gian.

Con Người Bắt Đầu Ăn Thịt

Lý do mà con người bắt đầu ăn thịt là bởi vì những

người đã đến thế giới con người từ cõi địa ngục

mang theo khuynh hướng tức giận và hung hăng

[dosacarita] của họ với họ. Bởi vì trong cuộc sống

quá khứ chúng đã là thú ăn thịt động vật, khi

chúng được sinh ra làm con người, chúng vẫn

không thoát khỏi của sự cám dỗ để giết thịt. Khi

chúng gặp những thú vật đã từng giết chúng trong

cuộc đời quá khứ, sự vướng víu nghiệp quả cám dỗ

Page 164: Vutruhocphatgiao minh quang

164

chúng muốn giết những thú vật này. Trong thời đại

đó, thú vật bị giết bằng cách ném đá hoặc bị đánh

đập bằng gậy.

Lúc đầu, những vướng mắc nghiệp quả đó thúc

đẩy người ta chỉ muốn giết. Chỉ sau đó rất lâu ý

nghĩ ăn thịt xác chết mới xảy đế với họ. Một khi

họ bắt đầu ăn thịt, họ trở thành nghiện hương vị.

Sau đó họ bắt đầu giết đặc biệt là để có được thịt

để ăn - và thịt đã trở thành một phần của chế độ ăn

uống của con người mãi cho đến ngày nay.

Khi ăn thịt đã trở nên phổ biến hơn một số người

hiểu lầm rằng thú vật được sinh ra chỉ đơn thuần

làm thực phẩm cho con người. Thoạt tiên trao đổi

thịt rồi trở thành mua và bán, một thị trường lớn

cho thịt và cuối cùng dung tiền tệ để chi trả cho nó.

Những vấn đề thảo luận ở đây liên quan đến sự

tiến hóa của con người chỉ đề cập đến những người

được sinh ra trong thế giới mà chúng ta đang sống

bây giờ, được gọi là Nam Thiệm Bộ Châu. Ngoài

thế giới chúng ta đang sống, cũng có những con

người được sinh ra trong ba châu lục khác của vũ

trụ. Đó là Bắc Câu Lư Châu, Đông Thắng Thần

Châu và Tây Ngưu Hóa Châu. Ban đầu, tuổi thọ

của con người sống trong những thế giới này rất

dài và kéo dài vô lượng kiếp. Khi phiền não trong

tâm con người tăng lên, nó khiến cho môi trường

Page 165: Vutruhocphatgiao minh quang

165

trở nên kém lành mạnh. Đó là bởi vì công đức nuôi

dưỡng và hỗ trợ con người giảm xuống. Công đức

này ban đầu đến từ những hành động lành mạnh

của con người. Phiền não tăng lên do đó làm cho

tuổi thọ của con người giảm xuống hơn nữa.

Con người trong châu lục phía Bắc có tuổi thọ có

thể giảm đến 1.000 năm và sau đó nó vẫn không

đổi. Con người sống ở châu lục phía Đông có tuổi

thọ có thể bị giảm đến 700 năm và sau đó nó vẫn

không đổi. Và con người sống trong châu lục phíag

Tây có tuổi thọ có thể bị giảm đến 500 năm và sau

đó nó vẫn không đổi. Những con người sống trong

Nam Thiệm Bộ Châu có tuổi thọ có thể bị giảm

đến mười năm và sau khi nó đạt đến mười năm,

tuổi thọ của con người ở châu lục đó sẽ tăng cho

đến khi nó đạt đến chiều dài của một kiếp không

thể tính toán một lần nữa. Và một khi nó đạt đến

một vô lượng kiếp, nó bắt đầu giảm lại.

Trong mỗi vũ trụ, có cùng một tập hợp của bốn

châu lục. Tất cả các vũ trụ có tuổi thọ tương tự như

con người trên các lục địa phía Bắc, Đông và

phương Tây như một quy luật và theo năm giới.

Tất cả mọi người do đó có một cuộc sống an lành

và hạnh phúc. Tuy nhiên, Đức Phật luôn luôn lựa

chọn để được sinh ra trên Nam Thiệm Bộ Châu.

Page 166: Vutruhocphatgiao minh quang

166

Kết luận

Có rất nhiều thay đổi trong thế giới của chúng ta

kể từ lúc bắt đầu của thời gian, một thần trời đã đi

xuống để ăn ‘Đề Hồ của Trái Đất’. Bởi điều này,

ông trở thành người đầu tiên trên thế giới của

chúng ta. Kể từ đó, lối sống của con người đã thay

đổi như chúng ta biết đến ngày nay. Nguồn gốc

của tất cả mọi thứ khởi từ tâm của chính con

người. Mặc dù các nhà khoa học đã không phát

hiện ra con người từ đâu đến, Đức Phật dạy chúng

ta qua kinh điển của Ngài là con người không tiến

hóa từ động vật như các nhà khoa học giả định.

Nếu kiến thức khoa học được so sánh với kiến thức

về Phật giáo, nó chỉ trông giống như các mảnh nhỏ

của toàn bộ sự thật. Ngay cả Albert Einstein, một

nhà khoa học trong thời đại mới, người đã phát

hiện ra Thuyết Tương Đối, vẫn bày tỏ quan điểm

của mình về Phật giáo:

“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ

cần phải siêu xuất một Thượng Đế cá nhân và

tránh những giáo điều và thần học. Bao gồm cả tự

nhiên và tinh thần, nó phải được dựa trên một cảm

nhận tôn giáo phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả

mọi thứ, tự nhiên và tinh thần, có ý nghĩa như một

sự thống nhất. Phật giáo trả lời được yêu cầu này.

Page 167: Vutruhocphatgiao minh quang

167

Nếu có một tôn giáo nào có thể thỏa mãn nhu cầu

khoa học hiện đại, nó sẽ là Phật giáo.”31

Thực tế, lý do Đức Phật đã dạy về vũ trụ, thế giới,

con người và thậm chí cả nguồn gốc của những

việc này là để tiết lộ nguồn gốc của Phạm Thiên và

hệ thống giai cấp. Kinh này được dự định để khôi

phục lại niềm vui và niềm tự hào về việc trở thành

tỳ kheo Phật giáo cho các vị Vase.t.tha và

Bharadvaaja. Đức Phật không có ý định nói về

nguồn gốc của thế giới trực tiếp bởi vì Ngài không

bao giờ nghĩ kiến thức này sẽ giúp mọi người vượt

lên trên đau khổ. Thông thường, nếu có ai hỏi câu

hỏi Đức Phật về nguồn gốc của thế giới, Ngài sẽ

không trả lời. Một lần, có ngay cả một nhà sư đã

đe dọa sẽ lột y giữa chúng nếu Đức Phật không trả

lời câu hỏi của mình liên quan đến nguồn gốc của

thế giới - ngay cả như vậy, Đức Phật vẫn không trả

lời câu hỏi này bởi vì Ngài tin rằng nó sẽ không

làm lợi lạc cho nhà sư chút nào. Tuy nhiên, bởi vì

Đức Phật đã gom góp rất nhiều công đức và

nghiệp tốt để Ngài có thể đạt được mục tiêu của sự

Giác Ngộ như một vị Phật, Ngài biết rằng Ngài

31

May 19th, 1939, Albert Einstein’s speech on “Science and Religion” in

Princeton, New Jersey, U.S.A.

Page 168: Vutruhocphatgiao minh quang

168

không chỉ muốn có kiến thức về mọi thứ. Ngài

muốn giúp tất cả thoát khỏi đau khổ. Vì lý do này,

Ngài tiết lộ nguồn gốc của thế giới cho Vase.t.tha

và Bharadvaaja bởi vì nó mang lại lợi ích cho họ.

Trong kết luận, khi nghiên cứu vũ trụ học, nếu

chúng ta nghiên cứu chỉ đơn thuần là để nâng cao

kiến thức của chúng ta, nó sẽ không phục vụ bất kỳ

mục đích gì cả, đi ngược lại mục tiêu của Đức Phật

giảng dạy các tài liệu này. Tuy nhiên, nếu chúng ta

nghiên cứu nó và nó giúp chúng ta trở nên nhàm

chán sự đau khổ của chu kỳ sinh tử, nó sẽ chúng ta

them tinh tấn để chúng ta không phải quay trở lại

chu kỳ tái sinh này thêm một lần nữa. Đó sẽ là lý

do dư thừa để nghiên cứu chủ đề này.

Page 169: Vutruhocphatgiao minh quang

169

Chương 5

Suy thoái Phổ quát gây ra bởi Thiếu Đạo Đức

Các phần trong Chương này 5.1 Thế giới đã Thoái hóa kể từ khi khởi đầu 5.2 Niên đại của những Sự kiện Thoái hóa 5.3 Thoái hóa Bắt đầu từ Người Cai Trị 5.4 Sự xuất hiện của Thoái hóa trong xã hội loài người 5.5 Thoái hóa đến mức khủng hoảng 5.6 Nguồn gốc của sự Thoái hóa nơi Loài người 5.7 Bảo vệ thế giới và khiến nó được Thịnh vượng 5.8 Lợi ích của Hiểu biết về Thịnh vượng và Thoái hóa nơi loài người

Khái quát về Chương này

1. Sự thoái hóa chất lượng của đời sống con người

đã được khởi động bằng cách ăn thức ăn đặc bởi

những chúng sinh nguyên thủy sống trên thế giới -

một hành động dẫn đến biến đổi sâu hơn trong môi

trường con người và vật chất và hậu quả là xấu đi

chất lượng cuộc sống của con người. Những tài

Page 170: Vutruhocphatgiao minh quang

170

nguyên thiên nhiên trước đây phong phú trở nên

cạn kiệt. Phân biệt đối xử và hung bạo bắt đầu nuôi

dưỡng đầu xấu xí của họ.

2. Sự thoái hóa trong xã hội con người trở nên

nghiêm trọng hơn khi những người có quyền lực

thực hiện chính sách bất công - và thay vì giải

quyết các vấn đề xã hội, đã khiến chúng trở nên tồi

tệ hơn.

3. Sự suy thoái dẫn đến sự thiếu hiểu biết của con

đường Thập Thiện Nghiệp và người ta sa vào con

đường Thập Ác Nghiệp. Hành vi bất thiện như vậy

chỉ làm tồi tệ hơn sự suy thoái mà con người đang

kinh nghiệm.

4. Biết được nguyên nhân gốc rễ của sự thoái óa

chất lượng cuộc sống con người. nó trở nên rõ ràng

rằng chỉ hành vi thiện một mình có thể bảo vệ thế

giới và dẫn đến sự thịnh vượng.

Mục đích Chương này

Chương này cung cấp cho sinh viên những kiến

thức và sự hiểu biết để có thể:

1. Giải thích một cách chính xác làm sao hành vi

của con người có thể là nguyên nhân gốc rễ của

suy thoái hoặc sự thịnh vượng trên thế giới.

Page 171: Vutruhocphatgiao minh quang

171

2. Mô tả các kết quả nghiệp báo của từng hình thức

của hành động thiện và bất thiện một cách chính

xác.

Nhập Đề

Từ chương trước, chúng ta đã học vũ trụ và tất cả

những vật trong nó được hình thành bởi sự kết hợp

của bốn đại (đất, nước, lửa, gió) như đã đề cập ở

chương 2. Sự xuất hiện của các thành phần của vũ

trụ đã được trình tự dần dần và đã diễn ra trong

một thời gian dài. Những khoảng thời gian tham

gia là vượt xa phạm vi của các đơn vị thông

thường của thời gian. Cấu trúc đầy đủ hình thành

của vũ trụ được mô tả trong chương 3. Sau đó, tiếp

theo sự hình thành của vũ trụ và trái đất, con người

phát sinh. Ban đầu, con người phát sinh theo

phương thức tự phát phát sinh và chỉ có thọ lạc chứ

không phải ăn thức ăn rắn. Không cần phải tiêu thụ

thực phẩm sờ mó được. Sau đó, có nhiều thay đổi.

Bắt đầu từ thời điểm các chúng sinh ăn thức ăn

rắn, hào quang của họ biến mất. Sự khác biệt giới

tính nam và nữ trở nên rõ ràng, họ định cư tại nhà

và vùng lãnh thổ được phân chia cho đến khi vị

vua đầu tiên được lên ngôi. Chương này mô tả làm

thế nào sự suy thoái của vũ trụ và mọi thứ trong đó

Page 172: Vutruhocphatgiao minh quang

172

đã xảy ra bởi vì hành vi của con người đã sa ngã

vào những phiền não của tham, sân và si.

5.1 Thế giới đã thoái hóa kể từ khi khởi đầu

Theo định nghĩa của chúng ta, sự thoái hóa phổ

quát có nghĩa là không chỉ sự thoái hóa của vũ trụ,

mà tất cả những vật trong nó nữa. Các triệu chứng

của sự thoái hóa của vũ trụ không chỉ trở nên rõ

ràng trong ‘lần cuối cùng’ của vũ trụ, mà bắt đầu

biểu hiện từ cách nhỏ ngay khi những thay đổi đầu

tiên xảy ra vào lúc bắt đầu của lịch sử.

Ngay lập tức sau khi cấu trúc của vũ trụ đã rơi vào

vị trí, tốc độ thay đổi (entropy) trong vũ trụ là rất

nhẹ - tuy nhiên, với sự xuất hiện của con người,

tốc độ thay đổi đột ngột tăng tốc - và điều này đã

tiếp tục đến ngày nay. Liên lạc của con người với

thiên nhiên đã không chỉ thay đổi thiên nhiên,

nhưng cũng đã phản ánh trên con người để thay

đổi ngay chính chất lượng cuộc sống của mình - và

khi quán sát chúng ta thấy rằng phần nhiều trong

số những thay đổi này đã gây thiệt hại cho con

người và thiên nhiên như nhau.

Ban đầu khi con người vẫn còn là Phạm Thiên của

Trời Quang Âm, họ đã có một làn da rạng rỡ và

hào quang sáng, không phải phụ thuộc vào ánh

Page 173: Vutruhocphatgiao minh quang

173

sáng bên ngoài, đã có một cơ thể nhẹ nhàng và

vượt qua giới tính, có thể bay và đi bộ trong không

khí, không phải tiêu thụ thức ăn đặc bởi vì họ đã

duy trì thọ lạc. Những con người có tuổi thọ dài

với rất ít sự đau khổ. Tuy nhiên, một khi những

chúng sinh này đã sa ngã vì hương vị thơm ngon

của Đề Hồ trái đất, bởi vì họ không thể kiềm chế

tham dục của mình cho nó, các bánh xe của thoái

hóa đã được khởi sự chuyển động cho con người

và môi trường vật lý.

Con người thay đổi để hào quang trước đây của họ

đã bị mất, cơ thể mất đi sự sáng ngời, sự khác biệt

giới tính xuất hiện cùng với các cơ quan nội bộ (cơ

quan nội tạng phát triển theo nhu cầu mới để tiêu

hóa thức ăn đặc), họ không còn có thể bay trong

không khí như trước và bị dính đất, phải di chuyển

từ nơi này đến nơi khác bằng chân.

Khi hành vi con người thay đổi, những thay đổi vật

lý cũng bắt đầu diễn ra trong vũ trụ. Từ không gian

trống rỗng, các thành phần của cấu trúc vũ trụ bắt

đầu xuất hiện. Những điều đã tồn tại biến mất hoặc

bị giảm hoặc xuống cấp về chất lượng và số lượng.

Mặt trời và mặt trăng xuất hiện, đem ánh sáng cho

vũ trụ. Sau đó, đến các ngôi sao và bắt đầu một

ngày và một đêm và luân chuyển của các mùa. Gió

thổi và có nóng và lạnh. ‘Đề Hồ Trái đất’ dần cạn

Page 174: Vutruhocphatgiao minh quang

174

kiệt và bị thay thế bằng một loại thức ăn thô mà

sau này cũng tự biến mất.

Như vậy, rõ ràng rằng suy thoái không phải là một

cái gì đó chỉ mới bắt đầu, nhưng đã xảy ra kể từ

khi bắt đầu của lịch sử - hay chính xác hơn, kể từ

khi bắt đầu có con người trong vũ trụ. Ngay sau

khi con người xuất hiện trong vũ trụ, thế giới bắt

đầu xấu đi. Tuy nhiên, vì sự suy thoái không được

rõ ràng, có vẻ như chỉ có những thay đổi tự nhiên

khi môi trường sống đạt trạng thái cân bằng. Tuy

nhiên, khi quán sát những thay đổi cả về chất

lượng của cuộc sống con người và môi trường,

kinh điển Phật giáo cho chúng ta biết rằng nó đã là

một cuộc suy thoái liên tục kể từ sự ra đời của lịch

sử nhân loại. Như vậy, có thể nói rằng thế giới đã

xấu đi kể từ lúc bắt đầu.

5.2 Niên đại của những Sự kiện Thoái hóa

Để trình bày sự suy thoái xảy ra nhu thế nào,

những gì sau đây là một trình tự chi tiết thời gian

của các sự kiện tiền sử đã đề cập đến trong chương

4. Những thay đổi đầu tiên diễn ra trong màu da

của con người. Làn da trở nên xậm hơn cho những

người ăn nhiều ‘Đề Hồ Trái Đất’ và sang hơn ở

những người ăn ít. Những người da sáng khinh rẻ

Page 175: Vutruhocphatgiao minh quang

175

những người da sẫm màu hơn, và vì thái độ phân

biệt đối xử, ‘Đề Hồ Trái Đất’ biến mất và được

thay thế bởi một cây nấm như thực phẩm. Vì nấm

này thô hơn so với ‘Đề Hồ Trái đất’, làn da của họ

thay đổi tương ứng. Con người càng ăn nhiều thì

họ càng thay đổi nhiều. Sự khác biệt của màu da

làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử, làm thức

ăn như nấm biến mất. Khi thức ăn giống như nấm

đã biến mất, một dây leo như thực phẩm xuất hiện

trong vị trí của nó.

Sau đó, khi hành vi của con người bị suy thoái

thêm, lúa mì xuất hiện ở vị trí của dây leo. Lúa mì

có một thân cây cao và các hạt lớn mà không có

trấu. Các hạt lúa bổ dưỡng và ăn ngon. Lúa mì có

thể phát triển hoang dã, bất cứ nơi nào. Khi các hạt

đã được hái, nó sẽ phát triển trở lại giống hệt như

trước nhiều lần như nó đã từng được hái. Mặc dù

thực phẩm đã được phong phú, con người trở nên

lười biếng và không muốn đi hái lúa mì mỗi ngày.

Họ hái nhiều hơn so với sự cần dùng hàng ngày và

tích trữ dư thừa. Do đó, lúa mì bị xuống cấp và

phát triển trấu... Một vỏ trấu xuất hiện. Sau khi gặt,

hạt lúa mì không còn phát triển trở lại và lượng lúa

mì đã trở thành khan hiếm. Nó không còn phát

triển ở bất cứ nơi nào – mà bây giờ chỉ còn phát

triển trong vùng. Các hạt và thân cây đã trở thành

Page 176: Vutruhocphatgiao minh quang

176

kích thước nhỏ hơn. Sự bổ dưỡng và ngon của lúa

mì giảm sút đi tương ứng.

Lúa mì không phải dễ dàng tìm thấy như trước. Vì

thế, người ta phân chia vùng lãnh thổ và làm ranh

giới xung quanh họ. Tuy nhiên, có một số cá nhân

không dựa vào lúa mì được trồng trên lãnh thổ của

mình, nhưng ăn cắp từ các vùng láng giềng của họ.

Những tên trộm đã bị bắt và được khuyên răn, tuy

nhiên khi được thả, đã trở lại ăn cắp như trước. Khi

bị bắt một lần nữa, họ đã nói dối phủ nhận những

gì họ đã làm. Các đối số tiếp theo và bạo lực đã

khiến xã hội phải tìm một giải pháp cho vấn đề của

sự bất công.

5.3 Thoái hóa Bắt đầu từ Người Cai Trị

Dân chúng quyết định chọn một người cầm quyền

chịu trách nhiệm cho các quyết định công lý cho

những kẻ sai trái. Từ đó trên, xã hội con người bị

chi phối bởi một vị vua. Một số người cầm quyền

như vậy có công đức và sức mạnh đầy đủ và đã trở

thành Vua Chuyển Luân người quản lý đất đai một

cách công bằng bởi đức hạnh của Phật giáo. Một vị

vua như vậy cai trị tất cả bốn châu lục vũ trụ và

được ưu đãi với bảy báu vật: các bánh xe báu, voi

báu, ngựa báu, châu báu, người phụ nữ báu, thủ

Page 177: Vutruhocphatgiao minh quang

177

quỹ báu và các tướng báu. Ngài đã chiến thắng kẻ

thù của mình chỉ đơn thuần vì sự hiện diện của

ngài.

Một vị Chuyển Luân Vương tên Da.lhanemi32

trị

vì cho đến khi ông nhận thấy rằng bánh xe báu của

ông đã trượt từ vị trí bình thường của nó (chỉ ra

rằng công đức cần thiết để cai trị một cách công

bằng đã bị kiệt quệ), do đó ông thoái vị ủng hộ con

trai mình và từ bỏ thế giới, trở thành một ẩn sĩ

sống trong rừng. Bảy ngày sau đó, bánh xe báu đã

biến mất hoàn toàn. Để làm cho bánh xe báu trở về

vị ẩn sĩ khuyên vua mới thực hành các nhân đức

của một Chuyển Luân Vương [cakkavatti-vatta],

cụ thể là:

1. Để cai trị đất một cách công bằng, bảo vệ cuộc

sống con người và thú vật - không cho phép bất

công được diễn ra trong vương quốc của mình.

2. Để giải ngân tài sản cho những người cần.

3. Yêu cầu giảng pháp từ những tu sĩ hay Bà La

Môn là những gì cấu thành thiện nghiệp hoặc ác

nghiệp, nghiệp phải làm, nghiệp phải tránh, nghiệp

đem lại lợi ích và hạnh phúc và nghiệp có hại và

đau khổ. Trên cơ sở của những giáo lý này, chỉ

32

Cakkavatti Sutta D.iii.58

Page 178: Vutruhocphatgiao minh quang

178

hành động phù hợp với những gì là thiện và tránh

xa những gì là ác.

Người con trai nghe lời của người cha và hành

động phù hợp. Bánh xe báu xuất hiện trở lại. Sử

dụng bánh xe báu, ông đã có thể đi du lịch đến tất

cả các châu lục vũ trụ và đã có thể cai trị tất cả

chúng một cách đúng đắn theo lời mời của các vị

vua của mỗi lục địa. Trên mỗi lục địa ông chỉ thị

cho các đại chúng công dân:

"Không sát sanh."

"Không lấy của không cho."

"Không phạm tội ngoại tình."

"Không nói dối."

"Không được uống rượu."

Và cho phép các vua của lục địa đó để cai trị như

trước đây dưới quyền thống trị của mình. Như vậy,

Năm Giới không có gì là mới với thời đại chúng ta.

Chúng là những gì đã đảm bảo hòa bình và hài hòa

trong thế giới rất lâu trước khi có Phật giáo. Đức

Phật đã không tạo nên các giới - chúng là một

truyền thống lâu đời của các Chuyển Luân Vương.

Vì khi còn một Chuyển Luân Vương tồn tại trên

trái đất, ngài sẽ dạy cho con dân của mình giữ

Năm Giới. Ví khi nào dân chúng còn giữ năm giới,

hòa bình và hạnh phúc sẽ còn mãi - và sẽ không có

mối đe dọa xâm lược.

Page 179: Vutruhocphatgiao minh quang

179

Sáu thế hệ sau của Chuyển Luân Vương theo ví dụ

của mình. Khi vị Chuyển Luân Vương thứ bảy

thấy rằng bánh xe báu đã chuyển từ vị trí của nó,

ngài đã trở thành một ẩn sĩ và truyền cho con trai

của mình để thực hiện truyền thống của một

Chuyển Luân Vương. Bảy ngày sau đó, bánh xe

báu biến mất hoàn toàn. Người con trai lên ngôi,

chỉ đơn thuần là thương tiếc sự biến mất của các

bánh xe báu, mà không đi tìm kiếm sự hướng dẫn

từ cha mình về sự tu tập của một Chuyển Luân

Vương. Ông chỉ cai trị vương quốc của mình bằng

sự mò mẫm.

5.4 Sự Xuất hiện của Thoái hóa trong Xã hội

Loài người

Như là một kết quả của các thiếu sót trong hành vi

của mình, vương quốc đã không tận hưởng sự

thịnh vượng mà nó đã thực hiện theo chế độ quân

chủ trước. Sau đó, các Bộ trưởng đã thông báo cho

vua của các lý do có thể xảy ra khó khăn trong

vương quốc của họ và thúc giục ngài tìm hiểu về

cách tu tập của một Chuyển Luân Vương từ những

người còn có thể ghi nhớ chúng. Ngài đã có thể

tìm hiểu các chi tiết của việc tu tập của một

Chuyển Luân Vương theo cách này - nhưng ngài

Page 180: Vutruhocphatgiao minh quang

180

đã không đem tất cả chúng ra thực hành. Ông chắc

chắn không có sự bất công nào diễn ra trong vương

quốc của mình, nhưng ông đã quên bố thí cho

người nghèo. Trong trường hợp không có sự giúp

đỡ, đói nghèo đầy dẫy và do đó hành vi trộm cắp

đã trở thành phổ biến rộng rãi. Khi những tên trộm

đã bị bắt giữ, chúng khai rằng chúng đã buộc phải

đánh cắp bởi vì chúng không có cách nào khác để

mua sắm tài sản. Chỉ sau đó vua đã cung cấp cho

chúng, với hy vọng chúng sẽ kiếm được một sinh

hoạt thích hợp thay vì của trộm cắp.

Khi những người khác biết được rằng nhà vua đã

ưu tiên bố thí kẻ trộm, họ cũng ăn cắp với hy vọng

nhận được sự hỗ trợ của hoàng gia. Nhà vua nhận

thấy rằng nếu ông tiếp tục chính sách này, hành vi

trộm cắp sẽ sớm có đầy rẫy trong vương quốc của

mình. Thay vào đó, ông trừng phạt những kẻ trộm

bằng cách cạo đầu họ, buộc họ đi diễu hành trưóc

công chúng, sau đó chặt đầu chúng và bêu đầu

chúng trên cọc nhọn. Khi kẻ trộm phát hiện ra sự

trừng phạt vì tội ăn cắp đã được tăng lên án tử

hình, họ mài sắc vũ khí của họ, và cắt đầu những

người mà họ đã đánh cắp. Giết người trở nên đầy

rẫy trong vương quốc.

Kể từ khi hình phạt vì tội ăn cắp là án tử hình, nếu

kẻ tình nghi bị bắt giữ và thẩm vấn, chúng sẽ nói

Page 181: Vutruhocphatgiao minh quang

181

dối phủ nhận sự tham gia của chúng. Nói dối do đó

đã trở thành phổ biến. Lý do chính cho tất cả các

vụ giết hại, trộm cắp, nói dối trong vương quốc là

vì nhà vua đã không tu tập hạnh của Chuyển Luân

Vương kể từ khi bắt đầu bằng cách bố thí cho

người nghèo.

Khi giết hại thú vật và con người trở nên đầy rẫy,

cùng với nói dối, tuổi thọ của con người bị giảm

bớt. Làn da của người dân mất đi vẻ sáng của mình

hơn nữa. Với sự suy giảm tuổi thọ và da trong thế

hệ đầu tiên, những người của thế hệ thứ hai đã bị

ảnh hưởng nặng nề hơn. Những đứa trẻ với một

tuổi thọ của cha mẹ khoảng 80.000 năm tuổi sẽ có

tuổi thọ chỉ khoảng 40.000 năm. Khi thế hệ với

tuổi thọ chỉ có 40.000 năm này tiếp tục ăn cắp và

nói dối, con cái của họ được để lại với tuổi thọ chỉ

còn khoảng 20.000 năm.

Khi tuổi thọ con người giảm còn 20.000 năm,

nhiều người tìm cách nói lời đâm thọc. Khi kẻ

trộm bị bắt, chúng mạ lị người khác buộc tội trộm

cắp cho họ. Do sự tự kỷ của họ bị thêm thiếu xót,

làn da và tuổi thọ con người càng tệ hơn đi nữa.

Các thế hệ sau được để lại với tuổi thọ chỉ còn có

10.000 năm và làn da của họ trở nên tồi tệ, khiến

cho một số người có làn da tốt hơn và một số tồi tệ

hơn. Những người có làn da sẫm màu hơn coi

Page 182: Vutruhocphatgiao minh quang

182

những người khác với sự nghi ngờ và cam kết tội

ngoại tình với vợ của người khác.

Như là một kết quả của con số ngày càng tăng của

nghiệp xấu được thực hiện bởi những con người,

thế hệ kế tiếp sinh ra đã có một tuổi thọ giảm còn

5.000 năm. Khi thêm hai loại hành vi bất thiện đã

trở thành phổ biến rộng rãi trong dân gian là nói

lời ác khẩu (chửi thề) và nói chuyện vô ích giảm

tuổi thọ của thế hệ tiếp theo chỉ còn 2,000-2,500

năm.

Với thế hệ tuổi thọ 2.000 năm, tham lam và sự trả

thù đã trở thành phổ biến rộng rãi trong xã hội loài

người và sự hung bạo đã trở thành phổ biến hơn.

Tuổi thọ và làn da xấu đi hơn nữa. Tuổi thọ đã

giảm đến 1.000 năm và ở thế hệ này Tà Kiến trở

nên phổ biến. Tuổi thọ và làn da xấu đi hơn nữa để

thế hệ kế tiếp còn với tuổi thọ 500 năm. Tuổi thọ

500 năm thế hệ đã chứng kiến sự xuất hiện của ba

tệ nạn xã hội hơn nữa trong thâu góp vô đạo

[adhamma raaga] tham lam vô tận [visama-lobha]

và đam mê bất thường [micchaa-dhamma]. Tuổi

thọ và làn da xấu đi hơn nữa để thế hệ kế tiếp với

tuổi thọ chỉ có 200-250 năm.

Với thế hệ tuổi thọ 250 năm, xã hội suy thoái đến

nỗi người ta không còn kính mến cha mẹ, người

già, các nhà sư hoặc tu khổ hạnh.

Page 183: Vutruhocphatgiao minh quang

183

5.5 Thoái hóa đến mức Khủng hoảng

Kể từ khi con người sa ngã vào hành vi bất thiện

ngày càng nhiều hơn, và hành vi thiện ngày càng ít

hơn, tuổi thọ và sắc da tiếp tục xấu đi cho đến khi

tuổi thọ con người chỉ còn lại mười năm. Mọi

người sẽ đến tuổi lập gia đình lúc lên năm. Các

món ngon tốt nhất còn lại tại thời điểm đó, bơ sữa

trâu lỏng, mật ong, mật đường và muối - đã hoàn

toàn cạn kiệt. Thực phẩm tốt nhất còn lại là cỏ ‘câu

xa’ - tương đương với gạo, lúa mì hoặc thịt trong

thời điểm hiện tại.

Trong thời đại đó, không còn một đường lành nào

trong thập thiện nghiệp được tồn tại, toàn thể xã

hội đã rơi vào con đường thập ác nghiệp. Không

còn ai yêu mến cha mẹ, người già, các thày tu hoặc

người khổ hạnh nữa - và những người này lại được

xã hội ca ngợi. Người ta không còn biết sự khác

biệt giữa thiện hoặc ác nữa. Người ta bị bận tâm

bởi những thứ không phải dành cho sự giác ngộ

[asaddhamma] và bừa bãi về những người mà họ

đã ‘phối hợp’ - có thể là cha mẹ, anh chị em, người

thân, bạn bè, sinh viên hoặc giáo viên. Tình dục

của họ không khác nhau với thú vật.

Page 184: Vutruhocphatgiao minh quang

184

Bên cạnh quan hệ tình dục bừa bãi của con người

thời đó cũng là bạo lực và tàn nhẫn đối với nhau,

săn bắn nhau như một con mồi - có thể là cha mẹ,

anh em hoặc chị em, người thân, bạn bè, sinh viên

hoặc giáo viên. Nó đã kết thúc với một cuộc tàn sát

bảy ngày được biết đến như ‘satthantarakappa’.

Dân số con người tất cả giết nhau ngoại trừ một

nhóm người đã chạy trốn vào khu rừng, thung

lũng, hải đảo với suy nghĩ, “Có thể chúng ta không

giết những người khác và cầu cho những người

khác đừng giết chúng ta!” Trong nơi hoang dã, họ

sống sót bằng rễ củ và các loại trái cây trong rừng

làm thực phẩm. Sau khi cuộc tàn sát bảy ngày đã

qua, họ xuất hiện khỏi chỗ trốn. Khi họ ôm nhau,

họ nhận ra rằng sự thoái hóa đã xảy ra vì sự suy

thoái của con người vào hành vi bất thiện. Từ nay

trở đi, họ thuyết phục nhau là sống trong hạnh lành

và tránh sự cố giết chết. Khi họ đã làm càng ngày

càng nhiều thêm những hạnh lành, tuổi thọ và sắc

da tốt thêm mỗi thế hệ. Con cái của thế hệ đó đã có

một tuổi thọ là hai mươi năm. Thế hệ mới đã làm

những hạnh lành nhiều hơn các thế hệ tổ tiên, và

tuổi thọ và sắc da của họ cũng được cải thiện

tương xứng.

Page 185: Vutruhocphatgiao minh quang

185

5.6 Nguồn Gốc của sự Thoái Hóa nơi Loài

Người

Vì sự suy thoái trong xã hội loài người xảy ra dần

dần theo thứ tự được mô tả, và chủ yếu là con

người rốt lại nhận được những đau khổ từ sự thoái

hóa. Tất cả mọi người đều có những mức độ phiền

não trong tâm trí của họ - nhưng khả năng để đạt

được thành công của họ phụ thuộc vào sự tỉnh giác

của họ về những phiền não này – và khi đã tỉnh

giác với những phiền não này, thì họ có hành động

để loại bỏ chúng hay không. Nếu họ đã không cố

gắng để khắc phục những phiền não ấy, họ sẽ chỉ

là những con rối bị ảnh hưởng xấu xa trong tâm trí

của họ. Nếu họ tràn ngập với phiền não, họ sẽ sa

ngã vào sự tham lam, sân hận, và si mê trong tâm

trí của họ.

Một khi con người bị phiền não sai sử, họ có xu

hướng làm những điều bất thiện. Hành vi bất thiện

của họ khởi động sự mở rộng vòng tròn của thoái

hóa. Từ niên đại suy thoái diễn ra trong kinh

Cakkavatti, trình tự của cuộc suy thoái trong bất

thiện được hiển thị cho đến khi cả hai, con người

và môi trường, phải chịu hậu quả nghiêm trọng.

Sau khi nhà vua đã không thực hiện các nhiệm vụ

của một Chuyển Luân Vương như người tiền

Page 186: Vutruhocphatgiao minh quang

186

nhiệm của ông đã làm, hành vi bất thiện đầu tiên

người ta làm là ăn cắp [adinnadaana]. Các hành vi

bất thiện sau họ đã làm là giết chết

[paa.naatipaata], nói dối [musaavaada], nói lời

đâm thọc [pisu.navaacaa], ngoại tình

[kaamesumicchacaara], chửi rủa [pharusavaacaa]

và nói chuyện tào lao [samphapplaapa], tham lam

[abhijjhaa] , sân hận [byaapaada] và Tà Kiến

[micchaa-di.t.thi].

Ngoài việc sa ngã vào con đường Thập Ác Đạo,

điều tiếp theo mà con người không chống lại nổi là

chấp trước vô đạo [adhamma-raaga], tham lam vô

tận [visama-lobha], tham dục vô độ [micchaa-

dhamma]. Khi ba thái độ này trở nên phổ biến, xã

hội suy thoái tới điểm người ta không còn yêu mến

cha mẹ, giáo viên, người già, các nhà sư hoặc tu

khổ hạnh.

Từ thời gian đó trở đi, co đến khi tuổi thọ con

người đã giảm đến mười năm, con người không hề

còn kính trọng cha mẹ, giáo viên, người già, các

nhà sư hoặc tu khổ hạnh. Họ giao phối bừa bãi như

thú vật. Cuối cùng, họ trở nên hung dữ và độc ác,

săn bắn nhau như một con mồi.

Các hành vi con người cụ thể dẫn đến sự thoái hóa

của thế giới được đề cập đến trong Phật giáo gọi là

con đường Thập Ác Đạo. Đây là nghiệp mà cuối

Page 187: Vutruhocphatgiao minh quang

187

cùng dẫn đến tan rã, đau khổ, và cuối cùng là

những Cảnh Giới bất hạnh. Con đường Thập Ác

Đạo có thể được phân loại theo ba phương thức

hành động của thân, khẩu và ý:

Bất thiện của thân hành bao gồm:

1. Giết chết [paa.naatipaata] con người, thú vật và

ngay cả tự tử.

2. Ăn cắp [adinnadaana] là lấy những điều không

được cho.

3. Tà dâm [kaamesumicchaacaara] cụ thể là vi

phạm ngoại tình và tất cả các loại quan hệ tình dục

ngoài hôn nhân.

Bất thiện của khẩu hành bao gồm:

1. Nói dối [musaavaada].

2. Đâm thọc [pisu.naavaacaa].

3. Chửi rủa [pharusavaacaa].

4. Nói chuyện tầm phào [samphaplaapa].

Bất thiện của ý hành bao gồm:

1. Tham lam [abhijjhaa].

2. Sân hận [byaapaada].

3. Tà kiến [micchaa di.t.thi].

Page 188: Vutruhocphatgiao minh quang

188

Tà kiến bao gồm mười thái độ sau đây mâu thuẫn

với thực tế liên quan đến cuộc sống và thế giới, cụ

thể là sự hiểu biết rằng:

1. Chia sẻ là thừa thãi.

2. Làm việc công ích là không cần thiết.

3. Đức hạnh không cần phải được tôn vinh.

4. Việc tốt và xấu chẳng có kết quả nghiệp báo

nào.

5. ‘Thế giới’ không thực sự tồn tại.

6. Không có cuộc sống sau khi chết.

7. Chúng tôi không mắc nợ với mẹ của chúng tôi.

8. Chúng tôi không mắc nợ với cha của chúng tôi.

9. Chúng tự phát phát sinh không tồn tại.

10. Những người giác ngộ khôn ngoan không có

thực.

Từ thời điểm khi dân số con người sa đọa vào Tà

kiến, họ đóng cửa với tất cả điều thiện, tất cả mọi

người sa ngã vào chấp trước vô đạo [adhamma-

raaga], tham lam vô tận [visama-lobha], tham dục

vô độ [micchaa-dhamma]. Xã hội xuống cấp đến

điểm mà người ta không còn yêu mến cha mẹ,

người già, các tu sĩ hay nhà tu khổ hạnh - và điều

này đi xa hơn nữa đến độ có giao phối bừa bãi và

cuối cùng giết chết bừa bãi.

Page 189: Vutruhocphatgiao minh quang

189

Mười loại Tà kiến che khuất bất kỳ kiến thức thực

sự hay sự hiểu biết của con người và kết quả là

chúng bao gồm không tin vào chia sẻ, phúc lợi xã

hội, đạo đức, nghiệp báo, nợ của lòng biết ơn đối

với cha mẹ, cuộc sống sau khi chết. Do đó họ

không có bất kỳ lương tri về hành động của họ và

trở thành con rối hoàn toàn cho sức mạnh của

phiền não mang lại sự sụp đổ gần như hoàn toàn

của nhân loại.

Sự suy giảm của Tuổi thọ con người

Tuổi trung bình

(năm)

Nguyên nhân

Từ 80.000 đến 40.000 Giết, ăn cắp và nói dối

Từ 40.000 đến 20.000 Giết, ăn cắp và cố ý nói

dối

Từ 20.000 đến 10.000 Giết, ăn cắp, cố ý nói dối

và đâm thọc

Từ 10.000 đến 5.000 Giết, ăn cắp, cố ý nói dối,

đâm thọc và ngoại tình

Từ 5.000 đến 2.500 -

2000 ¬

Giết, ăn cắp, cố ý nói dối,

đâm thọc và ngoại tình,

chửi rủa và nói nhảm nhàn

rỗi

Từ 2,000-2,500 đến Giết, ăn cắp, cố ý nói dối,

Page 190: Vutruhocphatgiao minh quang

190

1.000 đâm thọc và ngoại tình,

chửi rủa và nói nhảm nhàn

rỗi, tham lam và sân hận

Từ 1.000 đến 500 Giết, ăn cắp, cố ý nói dối,

đâm thọc và ngoại tình,

chửi rủa và nói nhảm nhàn

rỗi, tham lam và sân hận

và Tà kiến

Từ 500 đến 200-250 Giết, ăn cắp, cố ý nói dối,

đâm thọc và ngoại tình,

chửi rủa và nói nhảm nhàn

rỗi, tham lam và sân hận

và Tà kiến chấp trước vô

đạo, tham lam vô tận và

tham dục vô độ.

Từ 200-250 đến 100 Giết, ăn cắp, cố ý nói dối,

đâm thọc và ngoại tình,

chửi rủa và nói nhảm nhàn

rỗi, tham lam và sân hận

và Tà kiến chấp trước vô

đạo, tham lam vô tận,

tham dục vô độ, và không

còn thương yêu cha mẹ,

người lớn tuổi, nhà tu hay

khổ hạnh.

Từ 100-10 Giết, ăn cắp, cố ý nói dối,

Page 191: Vutruhocphatgiao minh quang

191

đâm thọc và ngoại tình,

chửi rủa và nói nhảm nhàn

rỗi, tham lam và sân hận

và Tà kiến chấp trước vô

đạo, tham lam vô tận,

tham dục vô độ, và không

còn thương yêu cha mẹ,

người lớn tuổi, nhà tu hay

khổ hạnh, hoàn toàn biến

mất con đường Thập

Thiện Nghiệp và hưng

thịnh của con đường Thập

Ác Nghiệp.

Từ 10 năm đến 7

ngày tàn sát

Thoái hóa đến giao phối

bừa bãi và giết chết [Thời

kỳ Migasa~n~nii].

5.7 Bảo vệ thế giới và khiến nó được Thịnh

vượng

Như đã đề cập ở trên, khi tuổi thọ con người giảm

đến mười năm, bảy ngày tàn sát đã xảy ra, trong đó

người ta săn bắn giết nhau một cách bừa bãi - xử lý

lẫn nhau không khác gì hơn so với hươu bị săn

lùng để ăn thịt. Họ sử dụng vũ khí chống lại nhau

như gạch, gậy, dao, gây thương tích chí tử cho đến

Page 192: Vutruhocphatgiao minh quang

192

khi phần lớn dân số nhân loại đã chết. Tuy nhiên,

một thiểu số đã bỏ chạy khỏi cuộc tàn sát - được

sống sót. Trong hậu quả, họ nhận ra sự suy thoái

đã bắt nguồn từ hành vi bất thiện của con người.

Do đó, họ thuyết phục người khác làm những điều

lành từ đó về sau do đó làm tăng sự thịnh vượng

của con người và tuổi thọ. Hành vi lành mạnh tăng

lên với mỗi thế hệ mới và tăng tuổi thọ tương ứng.

Cuối cùng con người làm tốt đến nỗi tăng tuổi thọ

lên đến một ‘khôn lường’ năm. Môi trường cũng

được cải thiện. Các hành vi lành mạnh của con

người bao gồm cụ thể một con đường Thập Thiện

Nghiệp có thể được chia làm ba loại hành động của

thân, khẩu và ý:

Thân hành thiện bao gồm:

1. Kiêng sát sinh [paa.naatipaata] con người, thú

vật và ngay cả tự tử.

2. Kiêng trộm cắp [adinnadaana] lấy những điều

không được cho.

3. Kiêng tà dâm [kaamesumicchaacaara] cụ thể là

phạm tội ngoại tình và tất cả các loại quan hệ tình

dục ngoài hôn nhân khác.

Khẩu hành thiện bao gồm:

1. Kiêng nói dối [musaavaada].

Page 193: Vutruhocphatgiao minh quang

193

2. Kiêng nói lời đâm thọc [pisu.naavaacaa].

3. Kiêng chửi rủa [pharusavaacaa].

4. Kiêng nói nhảm nhàn rỗi [samphaplaapa].

Ý hành thiện bao gồm:

1. Kiêng tham lam [abhijjhaa].

2. Kiêng sân hận [byaapaada].

3. Chính kiến [micchaa di.t.thi].

Chính kiến bao gồm mười thái độ sau đây xác

nhận thực tế liên quan đến cuộc sống và thế giới,

cụ thể là sự hiểu biết rằng:

1. Chia sẻ là mong muốn.

2. Làm việc công ích là cần thiết.

3. Đức tính cần được tôn trọng.

4. Việc tốt và xấu có kết quả nghiệp báo.

5. Sự tồn tại thực sự của thế giới.

6. Có cuộc sống sau khi chết.

7. Chúng ta mang nợ với mẹ chúng ta.

8. Chúng ta mang nợ với cha chúng ta.

9. Chúng tự phát phát sinh tồn tại.

10. Những người giác ngộ khôn ngoan tồn tại.

Như một kết quả của hành vi con người tăng hành

thiện, môi trường dần dần được cải thiện. Thế giới

phát triển mạnh mẽ và được hòa bình. Tuổi thọ con

Page 194: Vutruhocphatgiao minh quang

194

người tăng lên, đặc biệt là kết quả của Chính kiến

khiến mọi người hiểu thực tế của cuộc sống và thế

giới, và khuyến khích họ càng làm thêm nhiều việc

thiện.

5.8 Lợi ích của Hiểu biết về Thịnh vượng và

Thoái hóa nơi loài người

Trong những năm gần đây, sự tiến bộ vật chất đã

gây ngày càng nhiều hiệu quả trong cuộc sống của

chúng ta. Tuy nhiên, tiến bộ vật chất này đã tạo

nên một sự suy giảm trong tiêu chuẩn tinh thần và

đạo đức trong xã hội. Các hình thức nghiêm trọng

của suy đồi đạo đức đã trở thành mẫu mực - trong

khi những người công khai khuyến khích bạn bè

họ đi nhậu nhẹt, họ lại phải giữ bí mật đi chùa hoặc

tiến trình tâm linh. Vì thế, có được một nhận thức

về những gì đằng sau sự thịnh vượng hoặc thoá

hóa của con người chắc chắn có thể trợ giúp chúng

ta lựa chọn trong hành vi của chúng ta để giúp cho

sự thịnh vượng của xã hội:

1. Chúng ta nên hạn chế bản thân để chỉ hành vi

thiện lành từ ngày hôm nay ... bởi vì bất kỳ may

mắn nào chúng ta kinh nghiệm tại thời điểm hiện

tại phải đến từ những thiện nghiệp chúng ta đã làm

trong quá khứ - và rằng công đức rốt cuộc sẽ hết.

Page 195: Vutruhocphatgiao minh quang

195

Vì vậy, chúng ta nên nhanh chóng lập thêm việc

làm công đức, trong thời gian ngắn còn lại, để

chúng ta có thể trở thành quen với chúng trong mỗi

cuộc đời trong tương lai.

2. Chúng ta nên dứt khoát tránh bất kỳ hình thức

hành vi bất thiện nào, nhận thức nhiều hình thức

quả báo tai hại cho chính mình, cho một người

đồng loại và cho môi trường vật lý.

3. Chúng ta không thể ở nhàn rỗi mà không làm

việc tốt, bởi vì ngoài sự không nhận được bất kỳ

‘lợi ích’ thêm về những việc làm tốt chúng ta đã

làm trong quá khứ, chúng ta đang ăn vào vốn.

4. Chúng ta phải sử dụng cơ thể của chúng ta đầy

đủ cho dù chúng ta có thể chất khỏe mạnh hay

không - bởi vì không giống như cơ thể của một con

vật, cơ thể con người là chuyên nghiệp và có thể tu

tập tất cả các loại công đức lành cho chính nó.

Vì vậy, một sự hiểu biết rõ ràng về phương cách

hành vi của chúng ta ảnh hưởng đến sự thịnh

vượng và suy thoái của nhân loại sẽ giúp chúng ta

phấn đấu cho sự thịnh vượng mà cuối cùng sẽ

khiến chúng ta hoàn thành mục tiêu tối thượng của

con người là đạt được Niết Bàn.

Bởi vì vô minh là nguồn gốc của điều kiện con

người của chúng ta, chúng ta có xu hướng thiếu

Page 196: Vutruhocphatgiao minh quang

196

câu trả lời cho các câu hỏi vĩnh cửu của cuộc sống

như chúng ta từ đâu đến, mục đích của chúng ta

trong cuộc sống và nơi chúng ta đến khi chúng ta

chết. Một điều kiện vẫn còn với chúng ta đến khi

nào chúng ta vẫn chưa gặp một ai đó có kiến thức

thực sự cho phép một người phá vỡ chu kỳ sinh

diệt. Người tốt nhất trong các thiện hữu

[kalyaa.namitta] là Đức Phật, thông qua Ngài

chúng ta có thể biết mục đích thực sự của chúng ta

trong cuộc sống. Mặc dù Đức Phật có thể không

còn sống nữa, nhưng di sản của giáo lý của Ngài

vẫn còn sống trong thời đại chúng ta. Hơn nữa, các

cộng đồng tu sĩ vẫn còn tồn tại, những người tiếp

tục tuyên truyền giáo lý của Đức Phật đến với thế

giới. Các đặc tính của một người thiện hữu như

Đức Phật đã dẫn đầu thế giới tới sự thịnh vượng

được so sánh dưới đây với các đặc tính của một kẻ

ngốc dẫn đầu thế giới đến với hủy diệt:

Một so sánh các đặc điểm Kẻ Ngốc và Thiện

Hữu

Đặc trưng của các kẻ

ngốc

Đặc điểm của các

Thiện Hữu

Page 197: Vutruhocphatgiao minh quang

197

1. Hành động vô đạo

đức33

.

2. Phát biểu vô đạo đức.

3. Ý nghĩ vô đạo đức.

1. Hành động đạo đức.

2. Phát biểu đạo đức.

3. Suy nghĩ đạo đức.

1. Tư tưởng ác34

.

2. Ngôn từ ác.

3. Hành động ác.

1. Tư tưởng lành.

2. Ngôn từ lành.

3. Hành động lành.

1. Không thấy lỗi của

chính mình35

.

2. Không nhận lỗi mình.

3. Không tha thứ cho

những người xin lỗi cho

những sai lầm của họ.

1. Thấy lỗi của chính

mình.

2. Tự nhận lỗi mình.

3. Tha thứ những người

khác xin lỗi cho những

sai lầm của họ.

1. Đặt câu hỏi mà không

suy nghĩ khéo léo36

.

2. Trả lời câu hỏi mà

không suy nghĩ khéo

léo.

3. Ganh tỵ những người

khác trả lời câu hỏi chỉ

sau khi suy nghĩ khéo

1. Đặt câu hỏi với sự

phản ánh khéo léo.

2. Trả lời câu hỏi với sự

phản ánh khéo léo

3. Không gang tỵ những

người trả lời câu hỏi chỉ

sau khi suy nghĩ khéo

léo 33

Lakkha.na Sutta A.i.102 34

Cinta Sutta A.i.102 35

Accaya Sutta A.i.103 36

Ayoniso Sutta A.i.103

Page 198: Vutruhocphatgiao minh quang

198

léo.

1. Hành động bất thiện37

2. Ngôn từ bất thiện

3. Suy nghĩ bất thiện

1. Hành động thiện lành

2. Ngôn từ thiện lành

3. Suy nghĩ thiện lành

1. Hành động có hại38

2. Ngôn từ có hại

3. Suy nghĩ có hại

1. Hành động vô hại

2. Ngôn từ vô hại

3. Suy nghĩ vô hại

1. Hành động gây hấn39

2. Ngôn từ gây hấn

3. Suy nghĩ gây hấn

1. Hành động không

gây hấn

2. Ngôn từ không gây

hấn

3. Suy nghĩ không gây

hấn

Từ bảng trên, chúng ta có thể kết luận rằng sự

thịnh vượng hoặc phân rã trên thế giới là một kết

quả của hành vi con người. Chất lượng của hành vi

con người phụ thuộc phần lớn vào ví dụ thuyết

phục của thiện hữu trong xã hội, những người biết

mục đích đúng đắn trong cuộc sống để theo đuổi

sự Toàn Thiện để đạt được Niết Bàn. Vì vậy chúng

37

Akusala Sutta A.i.103 38

Saavajja Sutta A.i.104 39

Sabyaapajja Sutta A.i.104

Page 199: Vutruhocphatgiao minh quang

199

ta nên cố gắng theo Tứ Chánh Cần đã được Đức

Phật phát động40

:

1. Việc ác chưa làm thì không làm

[sa.mvarapadhaana].

2. Việc ác đã làm thì không làm nữa

[pahaanapadhaana].

3. Việc thiện chưa từng làm thì hãy làm

[bhaavanaapadhaana].

4. Việc thiện đã làm thì hãy làm nữa

[anurakkhaapadhaana].

Bởi vì chúng ta có thể có được tái sinh trong nhiều

kiếp sống trong tương lai để tích luỹ tất cả ba mươi

dạng của Ba La Mật, nên cần thiết phải tìm hiểu

sâu sắc về bản chất của cuộc sống và thế giới. Một

chu kỳ thời gian thế giới rất dài - dù sao, chúng ta

chỉ có thể tích lũy giá trị trong một góc phần tư của

chu kỳ trên thế giới - có nghĩa là chúng ta có cơ

hội rất hạn chế.

Kết luận

Mục đích của con người chúng ta trong cuộc sống

là để theo đuổi sự hoàn hảo để đạt được Niết Bàn -

40

Mahaa-satipa.t.thaana Sutta D.ii.290ff

Page 200: Vutruhocphatgiao minh quang

200

có nghĩa là làm những điều lành để mang lại thịnh

vượng cho cuộc sống và thế giới. Tuy nhiên, bất

cứ khi nào người ta quên đi mục đích thực sự của

họ trong cuộc sống, hành vi của họ không chống

nổi sự ác và họ tích trữ ác nghiệp ngày càng tăng

khiến họ bị mắc kẹt trong chu kỳ sinh diệt.

Từ một nghiên cứu về Phật giáo, chúng ta biết rằng

số lượng chư Phật trong quá khứ đã nhập Niết Bàn

nhiều hơn tất cả các hạt cát trong biển. Cũng đã

được hơn 2.500 năm kể từ khi Đức Phật của chúng

ta nhập Niết Bàn. Mặc dù thế, cá nhân chúng ta

dường như không gần gũi hơn với sự giải thoát

khỏi chu kỳ sinh tử! Đó là bởi vì Chính Kiến trong

tâm trí của chúng ta vẫn chưa kiên định. Ngoài ra,

đã có nhiều yếu tố để làm cho chúng ta bỏ qua

những đau khổ của sinh, già, bệnh, tử. Khi chúng

ta sai lầm vào hành vi bất thiện không biết hậu

quả, cơ thể con người của chúng ta đã xấu đi, da

của chúng ta trở nên tồi tệ hơn và tuổi thọ của

chúng ta bị rút ngắn lại.

Sau khi chết, trong những cảnh giới bất hạnh mà ta

phải lãnh quả báo của tất cả nghiệp xấu ta đã thực

hiện trong khi sống trong một thời gian dài. Rất

khó khăn để trở lại sinh ra con người một lần nữa.

Ngay cả khi được tái sinh trong cõi người, những

tàn tích của một quả báo quá khứ vẫn sẽ cản trở

Page 201: Vutruhocphatgiao minh quang

201

những nỗ lực để làm việc tốt bằng cách khiến

chúng ta gặp trở ngại như nghèo đói, bệnh tật, ngu

đâ n và rút ngắn cuộc sống. Chỉ khi có cơ hội gặp

gỡ với một thiện hữu và phải thấm nhuần vững

chắc trong tâm trí rằng ta sẽ có chánh niệm đủ

mạnh mẽ để tiếp tục làm những hành động đạo đức

mặc dù hoàn cảnh cám dỗ ta cách khác.

Như vậy, với một nhận thức đầy đủ về thực tại của

cuộc sống và thế giới, trong khi có trong tay các

thiện hữu, nó sẽ khiến chúng ta thấy rằng thực sự

không có gì là mới trong thế giới này. Chúng ta đã

được sinh ra ở đây vô số lần mà không tìm thấy bất

cứ điều gì có thể thú vị, mang lại hạnh phúc thật

sự. Như vậy, thật là đúng nếu chúng ta không nên

ngần ngại tu tập tối đa những hành động công đức

để thoát khỏi hoàn toàn sự bất trắc của sự tái sinh

trong chu kỳ sinh tử.

Page 202: Vutruhocphatgiao minh quang

202

Page 203: Vutruhocphatgiao minh quang

203

Chương 6 Sự Tận Hoại của Vũ trụ

Các phần trong Chương này

6.1 Nguyên nhân sự Tận Hoại của Vũ trụ 6.2 Nhân Tố của sự phá hủy thế giới Phụ

thuộc vào Nhân Tâm 6.3 Phạm vi của sự phá hủy bởi Nước, Lửa

và Gió 6.3.1 Sự Tiêu hủy bằng Lửa 6.3.2 Sự Tiêu hủy bằng Nước 6.3.3 Sự Tiêu hủy bởi Gió

6.4 Quy trình Hủy diệt của Vũ trụ 6.4.1 Quy trình Tiêu hủy bởi Lửa 6.4.2 Quy trình Tiêu hủy bởi Nước 6.4.3 Quy trình Tiêu hủy bởi Gió

6.5 Tại sao Đức Phật dạy Cánh chung

Khái quát về Chương này

1. Thế giới cuối cùng sẽ bị phá hủy bởi lửa,

nước, gió tùy theo những phiền não tinh thần chủ

yếu của cộng đồng nhân loại. Nếu cộng đồng nhân

loại có quá nhiều sự giận dữ, thế giới sẽ bị phá hủy

Page 204: Vutruhocphatgiao minh quang

204

bởi lửa. Nếu cộng đồng nhân loại có nhiều tham

dục quá mức, thế giới sẽ bị phá hủy bởi nước. Nếu

cộng đồng nhân loại có quá nhiều vọng tưởng, thế

giới sẽ bị phá hủy bởi gió.

2. Mức độ thiệt hại cho ba mươi mốt cõi

thay đổi trong ngày tàn của thế giới tùy thuộc vào

việc thế giới bị phá hủy bởi nước, lửa hoặc gió.

Ngoài ra, có một trình tự cho phương thức hủy diệt

đem đến sự tận thế. Thông thường, thế giới bị phá

hủy bởi nước, nhưng cứ mỗi tám lần, nó sẽ bị phá

hủy bởi lửa. Rốt lại, trong thời gian cuối cùng (thứ

64), nó sẽ bị phá hủy bởi gió.

3. Phương thức để được sống sót trong sự

hủy diệt của thế giới là thực hành thiền định cho

đến khi đạt được những tầng thiền hầu được sinh

ra trong một cõi bên ngoài khu vực hủy diệt. Tuy

nhiên, muốn hoàn toàn chắc chắn, ta cần phải triệt

bỏ tất cả phiền não để tránh khỏi bất kỳ sự tái sinh

nào.

Mục đích Chương này

Sinh viên sẽ đạt được những kiến thức và sự

hiểu biết để có thể:

Page 205: Vutruhocphatgiao minh quang

205

1. Giải thích một cách chính xác lý do tại

sao thế giới được đưa đến một kết thúc bằng lửa,

nước, gió.

2. Chứng minh trình tự của lửa, nước, gió

đưa thế giới đến một kết thúc trong các chu kỳ thế

giới liên tiếp và mức độ thiệt hại cho vũ trụ theo

mỗi tác nhân hủy diệt.

3. Giải thích những phương pháp để sống

sót ngày tận thế cho bản thân và những người

khác.

Nhập đề

Trong những chương trước, chúng ta đã học

được về cấu trúc và vị trí của các cảnh giới khác

nhau - bản chất và thành phần của chúng. Cũng từ

chương 5, chúng ta biết về nguồn gốc của vũ trụ,

trái đất, các ngôi sao, con người và tất cả những

thứ khác. Chúng ta biết sự tiến hóa diễn ra như thế

nào, và làm sao nó ảnh hưởng đến tuổi thọ của thế

giới và vũ trụ.

Chương này sẽ giải thích các cách khác

nhau mà trái đất và vũ trụ có thể đi đến một tận

cùng (cánh chung).

6.1 Nguyên nhân sự Tận Hoại của Vũ trụ

Page 206: Vutruhocphatgiao minh quang

206

Trong thế giới chúng ta ngày hôm nay,

chúng ta đã quen với ý tưởng rằng nếu thế giới tận

diệt, đó sẽ là bởi vì vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy

nhiên, từ quan điểm của Phật giáo chỉ có ba điều

có thể tận diệt thế giới, cụ thể là lửa, nước hoặc

gió.

Chúng ta có thể là quen thuộc với ba đại

này, nhưng chúng ta có thể vẫn không hiểu làm thế

nào lửa có thể đốt cháy cả thế giới. Ngay cả khi

những kẻ khủng bố đốt cháy một số giếng dầu -

được xem là một trong những vụ cháy trầm trọng

nhất của thế giới - Trái đất vẫn còn được giữ

nguyên vẹn. Thế giới đã không bị nó đốt cháy.

Cũng là điều khó khăn cho chúng ta để hiểu được

làm thế nào lũ lụt hoặc cuồng phong có thể hủy

diệt trái đất theo những gì chúng ta đã thấy từ lũ

lụt hoặc các cơn bão thông thường.

Điều này là bởi vì lửa, nước và gió có khả

năng phá hủy thế giới thuộc một cường độ hoàn

toàn khác với những gì mà chúng ta đã có kinh

nghiệm. Cái lửa đem cả thế giới đến một tận diệt

vào cuối kiếp đã được gầy dựng từ quả báo những

nghiệp xấu của chúng sinh còn sót lại trên thế giới

- đặc biệt là con người - bởi vì các thú vật khác

không thể tạo nên nhiều nghiệp - hầu hết chỉ chịu

Page 207: Vutruhocphatgiao minh quang

207

quả báo là kết quả của nghiệp mà chúng đã làm khi

còn là một con người trong quá khứ. Cũng như thế,

các thần trời và các vị Phạm Thiên ở trên trời

không có nhiều cơ hội để tạo nghiệp mới bởi vì họ

chỉ hưởng thành quả của những việc tốt mà họ đã

làm khi còn là con người trong quá khứ.

Những người sinh trong các cõi bất hạnh -

dù là trong địa ngục lớn, các luyện ngục, ngạ quỷ,

a tu la hoặc súc sinh, chủ yếu là chịu quả báo vốn

là kết quả của nghiệp mà họ đã làm khi còn là một

con người trong quá khứ. Thế thì, cũng không có

cơ hội để làm thêm nghiệp bất thiện. Chỉ có con

người mới có tự do ý chí để suy nghĩ, nói và hành

động cố ý. Mặc dù được nhiều cơ hội và tự do để

suy nghĩ, nói và hành động theo thiện nghiệp,

nhiều người đã chọn để làm hành vi bất thiện. Khi

ác nghiệp của họ tích lũy ngày càng nhiều hơn, quả

báo tập thể của nghiệp sẽ đem lại sự tận diệt của

thế giới.

6.2 Nhân tố của sự phá hủy Thế giới Phụ

thuộc vào Nhân Tâm

Mặc dù các tác nhân phá hủy thế giới, lửa,

nước hoặc gió là các tác nhân ảnh hưởng lớn nhất

- chỉ một trong ba chịu trách nhiệm cho sự kết thúc

Page 208: Vutruhocphatgiao minh quang

208

của thế giới vào ngày tận thế, không phải tất cả ba

- ví dụ nếu thế giới hoại tận bằng lửa, thì chỉ một

mình lửa sẽ tiêu diệt nó.

Nêu như bất kỳ đại nào cũng có thể hoại tận

thế giới chỉ có thể xảy ra bởi vì tâm trí con người

đã trở thành dày đặc phiền não. Nếu tâm trí con

người đã trở thành đầy hận thù, thế giới sẽ bị phá

hủy bởi lửa. Nếu tâm trí con người bị tràn ngập bởi

tham dục, trái đất sẽ bị phá hủy bởi nước. Nếu tâm

trí con người bị lấp đầy với si mê, hành tinh sẽ bị

kết thúc bởi gió.

Với kiến thức đó, chúng ta có một sự lựa

chọn về cách chúng ta muốn thế giới kết thúc. Nếu

chúng ta trở nên bận tâm bởi tham dục, bởi sự ích

kỷ, trái đất sẽ kết thúc bởi lũ lụt. Nếu chúng ta trở

nên bận tâm bởi hận thù, thích thú sự hung hăng và

giận dữ, trái đất sẽ kết thúc bằng lửa. Nếu chúng ta

trở nên bận tâm bởi si mê, bỏ qua luật nghiệp báo,

không nhớ đến công đức và tội lỗi, trái đất sẽ kết

thúc bởi gió. Tuy nhiên, nếu muốn thế giới được

an toàn và không bị tàn phá bởi bất cứ điều gì,

chúng ta phải giúp đỡ tất cả mọi người trên toàn

thế giới bằng cách không để cho chính chúng ta

hoặc những người khác bị khắc phục bằng ba

nhóm của phiền não.

Page 209: Vutruhocphatgiao minh quang

209

Biểu đồ 6.2

Sự phá hoại của thế giới

Tác nhân của tiêu hủy Phiền

não chiếm ưu thế

Lửa ------------------------

Sân Hận

Nước ------------------------

Tham Lam

Gió ------------------------

Si Mê

Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi cả ba đại

cùng một lúc - nó chỉ có thể bị phá hủy bởi có một

đại mỗi lần. Có một thứ tự các đại chịu trách

nhiệm để đưa thế giới đến hoại tận. Thông thường,

thế giới bị phá hủy bởi lửa, nhưng mỗi tám lần, nó

sẽ bị phá hủy bởi nước. Cuối cùng, trong thời gian

cuối cùng (64), nó sẽ bị phá hủy bởi gió. Sau đó,

thế giới và vũ trụ sẽ được tái lập. Và trái đất sẽ bị

tàn phá một lần nữa mà không có kết thúc.

Trong kết luận, trong một chu kỳ thế giới,

thế giới sẽ bị phá hủy bởi lửa năm mươi sáu lần,

nước bảy lần và gió trong thời gian cuối cùng.

Page 210: Vutruhocphatgiao minh quang

210

6.3 Phạm vi của sự Phá hủy bởi Nước,

Lửa và Gió

Mức độ thiệt hại cho ba mươi mốt cảnh giới

thay đổi trong ngày tãn thế tùy thuộc vào việc thế

giới bị phá hủy bởi lửa, nước hoặc gió:

6.3.1 Sự Tiêu hủy bằng Lửa:

Tiêu hủy bằng lửa đưa đến sự hủy diệt của

mười bốn cảnh giới, cụ thể là:

1. Bốn cõi bất hạnh: các địa ngục lớn, cõi

ngạ quỷ, và cảnh giới súc sinh.

2. Cõi người.

3. Sáu cõi trời.

4. Ba cõi Phạm thiên của tầng Sơ thiền.

6.3.2 Sự Tiêu hủy bằng Nước:

Tiêu hủy bằng nước đưa đến sự hủy diệt của

mười bảy cảnh giới, cụ thể là:

1. Bốn cõi bất hạnh: các địa ngục lớn, cõi

ngạ quỷ, và cảnh giới súc sinh

2. Cõi người.

3. Sáu cõi trời.

4. Ba cõi Phạm thiên của tầng Sơ thiền.

5. Ba cõi Phạm thiên của tầng Nhị thiền.

Page 211: Vutruhocphatgiao minh quang

211

6.3.3 Sự Tiêu hủy bởi Gió:

Tiêu hủy bằng nước trong việc tiêu diệt hai

mươi cõi, cụ thể là:

1. Bốn cõi bất hạnh: các địa ngục lớn, cõi

ngạ quỷ, và cảnh giới súc sinh

2. Cõi người.

3. Sáu cõi trời.

4. Ba cõi Phạm thiên của tầng Sơ thiền.

5. Ba cõi Phạm thiên của tầng Nhị thiền.

6. Ba cõi Phạm thiên của tầng Tam thiền.

Biểu đồ 6.3

Phạm vi của sự phá hủy bởi Lửa, Nước và

Gió

Page 212: Vutruhocphatgiao minh quang

212

6.4 Quy trình Hủy diệt của Vũ trụ

Page 213: Vutruhocphatgiao minh quang

213

6.4.1 Quy trình Hủy diệt bởi Lửa

Khi thế giới tận hoại bởi lửa, nó bắt đầu với

hạn hán nghiêm trọng và kéo dài. Thế giới trở nên

khô cằn và các cây khô đi rồi chết. Sau đó, hai mặt

trời xuất hiện trên bầu trời. Không còn có ngày hay

đêm nữa vì thế giới bị chiếu sáng từ hai bên cùng

một lúc.

Mặt trời mới trở nên nóng hơn mặt trời ban

đầu. Cũng vì mặt trời thứ hai phát sinh từ sức

mạnh của nghiệp xấu tập thể của loài người, nên

không có thiện thần hộ mệnh của mặt trời - như

Suriya người trông nom mặt trời ban đầu (không

phát sinh để trả nghiệp cho người). Do nhiệt độ gia

tăng rất nhiều, thiện thần hộ mệnh cho mặt trời ban

đầu không còn có thể thực hiện nhiệm vụ của

mình. Ngài khẩn trương thiền định để đạt được các

tầng thiền và trốn thoát để được sinh ra trong các

cõi Phạm Thiên cao vượt quá mức độ hủy diệt của

thế giới.

Với sự xuất hiện của hai mặt trời trên bầu

trời, nhiệt độ trên trái đất tăng lên cao đến nỗi sẽ

không thể có đám mây cũng không sương mù. Các

nước trong hồ cạn kiệt. Số nước còn lại chỉ được

tìm thấy trong năm con sông là sông Hằng, các

Page 214: Vutruhocphatgiao minh quang

214

sông Yamunaa, Aciravadii, Mahii và Sarabhuu. Sự

sống còn trong hình dạng con người không còn

nữa. Những người có thể thiền định trước khi họ bị

đốt cháy đã được tái sinh trong những cõi Phạm

thiên.

Con người biết 100.000 năm trước rằng thế

giới sẽ bị phá hủy bởi vì các thiện thần được gọi là

thiện thần ‘Lokabyuha’ mặc áo đỏ đã thông báo

rằng trong 100.000 năm, thế giới con người, tất cả

chúng sinh, sáu cõi trời và cõi Phạm thiên của tầng

Sơ thiền sẽ bị phá hủy tất cả. Họ cảnh báo tất cả

mọi người không nên giải đãi mà phải nhanh

chóng hoàn thành những công đức hầu được sinh

ra trong các cõi vượt quá mức độ hủy diệt.

Sau khi nghe các thiện thần công bố tất cả

nhân loại cảm thấy một cảm giác bức bách. Họ tu

hành điều thiện và thiền định cho đến khi chứng

thiền - khiến họ được sinh ra trong cõi Phạm thiên.

Các thiện thần và các vị Phạm Thiên trong các cõi

thấp cũng tích cực thiền định để được tái sinh lên

cõi an toàn. Khi các súc sinh trong các cảnh giới

bất hạnh đã trả hết nghiệp của họ và có thể được

sinh ra làm con người, biết việc thiện thần công bố,

họ liền tu thiện và tích cự thiền định. Phần còn lại

là những người có Tà kiến không vội vàng hành

thiện. Khi thế giới đã kết thúc, những người này

Page 215: Vutruhocphatgiao minh quang

215

được tái sinh trong một lĩnh vực tương đương của

một vũ trụ đã không bị phá hủy.

Sau một thời gian dài, một mặt trời thứ ba

xuất hiện trên bầu trời. Với sức nóng tăng lên, tất

cả các nước còn lại trong năm con sông đều bốc

hơi. Tiếp theo, một mặt trời thứ tư xuất hiện. Nhiệt

độ cực đoan khiến ngay cả những hồ lớn do tuyết

tan chảy trong rừng Himavanta bị hoàn toàn khô

kiệt. Nước trong đại dương vũ trụ bắt đầu bay hơi.

Sau đó, một mặt trời thứ năm xuất hiện trên

bầu trời. Các nước trong đại dương khô cạn hoàn

toàn. Khi một mặt trời thứ sáu xuất hiện trên bầu

trời, sức nóng khiến cho đại nước trong đất và núi

biến mất hoàn toàn. Nó không thể duy trì tình

trạng trước đây của nó và trở thành bụi thoảng trên

khắp thế giới.

Tiếp theo, một mặt trời thứ bảy xuất hiện

trên bầu trời với một sức nóng vô hạn khiến nó

khởi động đốt cháy toàn bộ một nhóm lớn của vũ

trụ [tisahassiimahassii-lokadhaata] liền một lúc.

Ồn ào của vụ nổ vang dội khắp vũ trụ. Đỉnh núi Tu

Di, nơi có hai tầng trời thấp nhất vỡ tan, sụp đổ và

biến mất trong không khí.

Ngọn lửa đốt cháy và phá hủy trái đất và vũ

trụ bắt nguồn từ cảnh giới con người. Sau đó nó

lan truyền nhanh chóng đến các tầng kế tiếp của

Page 216: Vutruhocphatgiao minh quang

216

trời và cảnh giới Phạm thiên của cõi Sơ thiền.

Ngọn lửa sẽ tiếp tục đốt cháy trong một thời gian

rất dài cho đến khi không còn gì hết. Sau đ ó ngọn

lửa sẽ bắt đầu dập tắt trong cõi Phạm thiên này.

Sau khi lửa tàn lụi, tất cả những gì còn lại của phần

còn lại của vũ trụ là không gian trống rỗng và bóng

tối đã nhận chìm vũ trụ trong một thời gian rất dài.

6.4.2 Quy trình Hủy diệt bởi Nước

Khi vũ trụ bị phá hủy bởi nước, không có

mặt trời thứ hai xuất hiện trên bầu trời. Chỉ có một

mặt trời như trước. Việc tiêu hủy bắt đầu với sự

xuất hiện của một đám mây axit. Mưa axit rơi từ

các đám mây, do tính ăn mòn nó tan chảy tất cả

các đối tượng mà nó chạm vào và nó vẫn tiếp tục

mưa theo cách này mà không ngừng. Thứ nhất, trời

mưa từng giọt một. Sau đó, mưa rơi nặng hạt và

các giọt mưa ngày càng lớn hơn cho đến khi trở

thành một thác nước. Mực nước dâng lên cho đến

khi lũ lụt đất, ngập cả những ngọn núi, rồi ngập

tràn thế giới, vũ trụ và những cụm lớn của vũ trụ.

Nước ăn mòn tất cả các cảnh giới cho đến

khi không có gì còn lại trong những vật bị ngập -

không để lại gì kể cả các tầng trời, các cõi Phạm

Page 217: Vutruhocphatgiao minh quang

217

thiên tầng Sơ thiền và Nhị thiền và chỉ dừng lại ở

cõi Tam thiền.

Khi tất cả mọi thứ đã bị ăn mòn đi hết không

để lại gì, nước có tính axit sẽ bớt đi và biến mất để

lại khoảng trống không gian và bóng tối ngập tràn

vũ trụ trong một thời gian rất dài.

6.4.3 Quy trình Hủy diệt bởi Gió

Khi vũ trụ bị phá hủy bởi gió, không có mặt

trời thứ hai xuất hiện trên bầu trời. Chỉ có một mặt

trời như trước. Việc tiêu hủy hoàn toàn bị gây ra

bởi gió. Lúc khởi đầu nó bắt đầu như làn gió

nhưng ngày càng lớn dần. Thoạt đầu nó chỉ thổi

bụi, nhưng sau đó quét đi cả cát, sỏi rồi cuối cùng

là đá. Nó phát triển mạnh mẽ hơn cho đến khi nó

xẻ tung cây, cuốn bay nhà cửa dinh thự phăng đi

trong không khí.

Với sức mạnh hùng hậu của gió, các mảnh

vỡ bị đập tan thành mảnh vụn, phân tán và biến

mất.

Sau đó, gió bắt đầu phát sinh từ bên dưới

mặt đất. Cường độ của gió khiến đất bị lộn ngược

và thổi bay đi trong không khí. Dù đó là những

ngọn núi, sông, biển và đại dương, tất cả mọi thứ

đều bị gió cuốn bay đi và đập nát, và tán xạ bởi sức

Page 218: Vutruhocphatgiao minh quang

218

mạnh của cuồng phong, sức mạnh xé nát hoàn toàn

tất cả mọi thứ.

Một khi thế giới đã bị xé nát, mọi thứ trong

vũ trụ bắt đầu chịu ảnh hưởng. Ngay cả núi Tu Di

cũng bị gió vùi dập, nghiền nát và tiêu tan không

để lại vết tích. Các cảnh giới khác nhau của các

tầng trời và vũ trụ va chạm với nhau cho đến khi

chúng bị tan nát thành mảnh vụn. Cõi Phạm Thiên

đến Tam thiền hoàn toàn bị phá hủy bởi gió.

Khi tất cả mọi thứ đã hoàn toàn đổ nát, gió

sau đó lặng dần. Chỉ còn lại không gian trống rỗng

và bóng tối tràn ngập toàn bộ vũ trụ trong một thời

gian rất dài.

6.5 Tại sao Đức Phật dạy Cánh chung

Lý do mà Đức Phật đã mô tả sự phá hủy thế

giới không phải vì mục đích để đe dọa bất cứ ai,

hoặc để dự đoán ngày tàn của thế giới, hoặc thậm

chí chỉ để phô bày kiến thức của Ngài về cánh

chung. Tuy nhiên, mục đích của Ngài trong việc

giải thích sự hủy diệt của thế giới là thúc đẩy sự

tỉnh ngộ của chúng ta với thế giới và được tái sinh

trong chu kỳ sinh tồn vốn là khó để tìm một sự

khởi đầu hoặc kết thúc.

Page 219: Vutruhocphatgiao minh quang

219

Mặc dù các các cảnh giới có thể có vẻ thú

vị, không có gì là chắc chắn. Không ai có thể sở

hữu bất cứ điều gì mãi mãi hết. Không ai có thể

quyến luyến vật thân yêu nhất mà cuối cùng không

bị tách rời khỏi nó. Theo thời gian, mọi thứ bị phân

hủy hoặc chết. Đó là vô thường. Cho dù chúng ta

thích một cái gì đó hay không, cuối cùng chúng ta

cũng phải tách rời khỏi nó. Do đó, nếu chúng ta

phải chết và được tái sinh một lần nữa, chúng ta

phải đối mặt với đau khổ mà không có kết thúc.

Đó là lý do tại sao Đức Phật đã giải thích sự

phá hủy thế giới để mang lại cho chúng ta sự vỡ

mộng với thế giới và truyền cảm hứng cho chúng

ta tìm kiếm sự giải thoát41

:

“Này các Tỳ kheo! Thể xác là vô thường,

không vững và đau khổ. Đấy là bản chất của nó.

Ta phải thất vọng với nó. Ta phải không đam mê

vì nó. Ta phải giải thoát khỏi sự say mê với hình

tướng. Này các Tỳ kheo! Núi Tu Di dài 84.000 do

tuần và rộng 84.000 do tuần. Nó bắt nguồn từ

84.000 do tuần ở đại dương và cao lên 84.000 do

tuần ở trên nó. Đến một thời, sẽ có không có mưa

trong nhiều năm, hàng trăm năm, hàng ngàn năm

và hàng một trăm ngàn năm không mưa. Khi

không mưa lâu như vậy, các cây cối, cây và cỏ -

41

Suriya Sutta A.iv.100

Page 220: Vutruhocphatgiao minh quang

220

thậm chí cả khu rừng rất lớn đều khô hạn. Cũng

như vậy, thể xác bị phá hủy, bởi vì bản chất của nó

là vô thường và bất ổn, đau khổ, ta phải thất vọng

với nó. phải không đam mê nó. Ta phải giải thoát

chính mình.

Này các Tỳ kheo! Sau một thời, một mặt trời

thứ hai xuất hiện. Tất cả các con sông và kênh rạch

sẽ khô. Khi không có nước… Cũng như vậy, thể

xác bị phá hủy, …Ta phải giải thoát chính mình.

Này các Tỳ kheo! Sau một thời, một mặt trời

thứ ba xuất hiện. Khi mặt trời thứ ba xuất hiện, các

con sông lớn, như sông Hằng, sông Yamunaa,

Aciravadii, Mahii và Sarabhuu khô cạn. Khi không

có nước… Cũng như vậy, thể xác bị phá hủy, …Ta

phải giải thoát chính mình.”

Đức Phật công bố rằng bản chất của thế

giới, vũ trụ và tất cả chúng sinh sẽ bị hoàn toàn

phá hủy khi mặt trời thứ bảy xuất hiện trên bầu trời

và để cho chúng ta phải thất vọng, không đam mê

và giải thoát chính mình. Ngài cũng nói rằng dù ta

có được sinh ra như là một vị vua trên trời, Phạm

Thiên hay một hoàng đế, ta cũng không thể vượt

qua đau khổ khi nào ta vẫn chưa giác ngộ, chưa

hiểu được giới, định, tuệ và giải thoát cao quý một

cách rõ ràng. Nếu có ai thấu hiểu tất cả bốn thành

quả này, thì cũng như giác ngộ bởi vì họ có thể

Page 221: Vutruhocphatgiao minh quang

221

khắc phục tham ái và do đó giải thoát hoàn toàn

khỏi sự tái sinh - đạt được an toàn chân thật.

Page 222: Vutruhocphatgiao minh quang

222

Page 223: Vutruhocphatgiao minh quang

223

Chương 7 Nghiên cứu các Trường hợp Tái sinh trong

Chu kỳ Sinh diệt Các phần trong Chương này

7.1 Các Chu kỳ Tái sinh của tất cả Chúng sinh được lặp lại 7.2 Trường hợp nghiên cứu: Những chuyện có thật về cuộc sống sau khi chết 7.2.1 Từ Cảnh giới con người đến Cảnh giới Phạm thiên 7.2.2 Từ Cảnh giới con người đến các Cõi Trời 7.2.3 Từ Cảnh giới con người trở lại Cảnh giới con người 7.2.4 Từ Cảnh giới con người đến Cảnh giới Súc sinh 7.2.5 Từ Cảnh giới con người đến Cảnh giới Ngạ quỷ 7.2.6 Từ Cảnh giới con người đến các Cõi Địa ngục

Khái quát về Chương này

Tam Giới [tribhava] là chất nền cho tất cả các dạng

sống và chúng sinh bị buộc phải tái sinh từ cảnh

Page 224: Vutruhocphatgiao minh quang

224

giới này sang cảnh giới khác trong hệ thống vũ trụ

này tùy theo công đức hoặc tội lỗi, điều thiện hoặc

bất thiện họ đã tích lũy. Tái sinh trong chu kỳ sinh

tồn đã được diễn ra quá lâu nên rất khó tìm thấy

một khởi đầu hoặc kết thúc của nó. Chỉ bằng cách

nhổ sạch gốc rễ tất cả những phiền não còn sót lại

trong tâm trí mình mà ta có thể tìm cách phá vỡ

hoàn toàn chu kỳ sinh tồn.

Mục đích Chương này

Sinh viên sẽ có kiến thức và sự hiểu biết để có thể

so sánh một cách thích hợp và lý luận cơ chế của

Luật Nghiệp báo đã dẫn đến tình huống ngày nay

và trong thế giới sau này

Nhập dề

Học vũ trụ học đã mở ra một thế giới mới đối với

nhiều người trong chúng ta. Nó nói đến các vấn đề

mà chúng ta có thể chưa bao giờ nghe hoặc nghĩ về

trước. Chúng ta đã lớn lên trong một thế giới của

khoa học và công nghệ. Giáo dục trọn đời trong

các đối tượng đang phát triển nhanh chóng của

khoa học và công nghệ đã định hình quá trình suy

nghĩ của chúng ta. Điều này, cùng với chủ nghĩa

Page 225: Vutruhocphatgiao minh quang

225

duy vật hiện hành của xã hội, đã khiến chúng ta

càng ngày càng ít dành sự chú ý hơn cho các đối

tượng giống như vũ trụ học.

Kiến thức khoa học được phát triển bằng cách

kiểm tra giả thuyết giả định được thực hiện trên cơ

sở của lý thuyết từ trước. Nhiều lý thuyết được

thiết lập vững chắc đã được chứng minh là sai vào

một ngày sau khi khoa học và công nghệ phát

triển. Có thể là trong thiên niên kỷ tiếp theo, sự

hiểu biết của chúng ta về tự nhiên sẽ khác nhau

đáng kể so với điều chúng ta biết ngày hôm nay.

Vậy thì, có cái kiến thức ‘tuyệt đối’ nào mà chúng

ta có thể tin tưởng sẽ không bao giờ bị lỗi thời?

Kiến thức lượm lặt từ khoa học và công nghệ

không thể phủ nhận mang lại lợi ích cho chúng ta

trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Trong khi

khoa học bắt đầu từ quan sát, phân tích, thử

nghiệm giả thuyết và thành lập các lý thuyết,

nghiên cứu về vũ trụ học bắt đầu với nguyên nhân,

mà Đức Phật biết đến không phải bằng giả thuyết

mà thông qua sự giác ngộ. Trí tuệ của Ngài đến từ

cái nhìn sâu sắc của Ngài vào bản chất thật sự của

tất cả các vấn đề và do đó tuyệt đối và vô tận. Sự

giác ngộ của Ngài khiến Ngài thấy tường tận tất cả

các khía cạnh của vũ trụ một cách rõ ràng và đơn

Page 226: Vutruhocphatgiao minh quang

226

giản như chúng ta có thể nhìn vào một vật và xoay

chuyển nó trong lòng bàn tay của chúng ta.

Thực ra, không có việc gì Đức Phật tìm thấy đã do

Ngài tự phát minh. Ngược lại, Ngài quan sát thấy

những sự thật hiện có mà không ai khác đã thấy ý

nghĩa. Hơn 2.500 năm trước đây, Đức Phật đạt

được giác ngộ và trình bày trí tuệ Ngài đã phát

hiện ra trước thế giới. Những giáo lý này, như

được ghi trong kinh điển Phật giáo, đã bền bỉ với

thời gian đem lợi lạc cho tất cả chúng ta, thế hệ

này tiếp nối thế hệ khác.

7.1 Các Chu kỳ Tái sinh của tất cả Chúng sinh

được lặp lại

Những chương trước đã mô tả cấu trúc và đặc tính

của vũ trụ và bản chất của các đại cấu thành nó.

Ngoài ra, chúng đã trình bày nguồn gốc của con

người bao gồm cả chúng ta được sinh ra như thế

nào, chúng ta đã ra sao trong cuộc sống trước đây

và chúng ta sẽ đi về đâu trong tương lai. Chúng ta

cũng biết rằng cuộc du hành của chúng ta xuyên

suốt các cảnh giới khác nhau được điều chỉnh bởi

mức độ của công đức và tội lỗi mà chúng ta đã tích

lũy cho chính mình.

Page 227: Vutruhocphatgiao minh quang

227

Cõi người giống như một ‘cái chợ’ công đức hoặc

tội lỗi thay vì các hàng hóa phổ biến. Khi là một

chúng sinh trong hình dạng con người, ta có thể

tích luỹ tối đa công đức hoặc tội lỗi cho chính

mình bằng những hành động của mình. Chúng sinh

có thể đã đi đến cõi người từ những nơi khác nhau

bao gồm cả cảnh giới con người, cõi trời, cõi Phạm

thiên Sắc giới, cõi Phạm thiên vô Sắc và các cảnh

giới bất hạnh cho dù đó là các cõi địa ngục, ngạ

quỷ, a tu la hay súc sinh. Tuy nhiên, mặc dù chúng

ta đến từ cảnh giới nào, ngay khi chúng ta được

sinh ra trong một hình thể của con người, dù cho

chúng ta có thể có quốc tịch khác nhau, chúng ta sẽ

thấy mình được ưu đãi với đầy đủ thể chất, trí tuệ,

sức mạnh và khả năng, tình trạng xã hội và tiêu

chuẩn sống để tự làm ra sự lựa chọn về làm sao để

sống cuộc sống của chúng ta - bằng cách làm nhiều

công đức hoặc tự gánh nặng mình với nghiệp xấu.

Cõi người của chúng ta cũng giống như một nơi

mà chúng ta có thể chọn cách đầu tư quà tặng -

trong công đức hoặc trong các tội lỗi. Công đức

hay tội lỗi mà chúng ta tích lũy sẽ không biến mất

nhưng tích trữ, gây kết quả là hạnh phúc hay khổ

đau trong cuộc sống của chúng ta. Chính chúng ta

là kẻ ra lệnh cho cuộc sống riêng của chúng ta.

Tương lai của chúng ta, kéo dài đến đời sau, trên

Page 228: Vutruhocphatgiao minh quang

228

thực tế nằm trong kiểm soát của chúng ta và sẽ

phản ánh những gì chúng ta đã làm ngày hôm nay,

trong khi chúng ta đang sống.

Để có một sự hiểu biết tốt hơn về cách tái sinh

trong chu kỳ sinh diệt xoay quanh hành vi trong

cảnh giới con người so với một ‘cái chợ’, xem hình

1. Hình này cho thấy sự tái sinh đến và từ thế giới

con người sang cõi khác.

Hình 1. Những con đường khả dĩ Tái sinh từ

Cõi người

Từ sơ đồ, rõ ràng rằng chúng sinh có thể đến với

thế giới con người từ nhiều cảnh giới khác. Nơi họ

sẽ đến sau cảnh giới con người tùy thuộc chủ yếu

vào các công đức và tội lỗi họ đã tu hành trong khi

làm con người. Khi kết thúc cuộc sống, mỗi người

họ đều đi đến cảnh giới khác nhau, một số đến cõi

tốt hơn, một số đến cõi tồi tệ hơn, tất cả tùy thuộc

vào những công đức và tội lỗi của họ và không gì

khác.

Page 229: Vutruhocphatgiao minh quang

229

Cõi

Người

Trời Vô Sắc

Trời Cõi Sắc

Sáu Cõi Trời

Trời Vô Sắc

A tu la

Địa ngục Địa ngục

Ngạ quỷ Ngạ quỷ

A tu la

Súc sinh

Cõi Người

Súc sinh

Cõi Người

Sáu Cõi Trời

Trời Cõi Sắc

Page 230: Vutruhocphatgiao minh quang

230

7.2 Trường hợp nghiên cứu: Những chuyện có

thật về cuộc sống sau khi chết

Các điểm mạnh và điểm thực hiện trong đời sống

con người của chúng tôi ra lệnh điểm đến thế giới

bên kia của chúng tôi và chất lượng cuộc sống của

chúng ta có. Đối với một sự hiểu biết tốt hơn về

chủ đề này, một số nghiên cứu trường hợp minh

họa dựa trên câu chuyện có thật của cuộc sống sau

khi chết từ các chương trình mẫu giáo Giấc mơ

được sao chép ở đây bằng cách đó, nếu ví dụ minh

họa.

7.2.1 Từ Cảnh giới con người đến Cảnh giới

Phạm thiên

Tái sanh trong cõi Phạm Thiên nhờ đạt được các

tầng thiền42

Trước ở Thái Lan, có một nông dân, người này hào

phóng, thích thực hành thiền định và giữ các giới

luật nghiêm tịnh. Ông đi chùa mỗi tháng hai lần và

là một người lãnh đạo khối cư sĩ trong chùa. Ông

bị bệnh hen, các triệu chứng trong số đó giảm

42

Dream Kindergarten Case Study: August 27, 2003

Page 231: Vutruhocphatgiao minh quang

231

xuống khi ông thực hành thiền định - khiến một

bác sĩ hoặc thuốc men là không cần thiết.

Ông qua đời vì tuổi già lúc được bảy mươi lăm sau

khi nằm liệt giường hai tháng. Trong thời gian đó,

ông đã dạy con gái của ông về bản chất của cuộc

sống bằng cách sử dụng cơ thể của mình như là

một ví dụ43

. Cuối cùng, ông thông báo con gái của

mình rằng ông sẽ chết vào ngày hôm sau. Ông gọi

con gái của mình đi mua cà sa và các vật dụng cần

thiết trong chùa với tiền của mình để dâng một

món quà công đức cho các tu sĩ cho một lần cuối

cùng tại nhà riêng.

Sau khi ông đã xin thọ Ngũ giới, ông xin được

dâng của cúng cho tăng đoàn [sa”ngadaana], đổ

nước để hồi hướng công đức và nhận được chúc

lành của các tu sĩ. Sau đó, ông ngồi thiền trong hơn

hai giờ trước khi mời các nhà sư chọn áo cà sa và

thiền định thêm hai tiếng trước khi từ biệt con cháu

của mình rồi ra đi một cách an lành.

Sau khi thần thức của ông rời khỏi thân xác của

mình, ông tái sinh là Phạm Thiên, trong cõi trời

Phạm Phụ với một cung điện thủy tinh là kết quả

của việc có thực hành thiền định thường xuyên và 43

That his body was breaking down, because it is of a nature of

body is impermanent, unstable and unpleasant. One should be disenchanted with it. One should reach dispassion concerning it. One should liberate oneself.

Page 232: Vutruhocphatgiao minh quang

232

đạt được giai đoạn đầu của Sơ thiền. Tâm trí của

ông là rất trong sáng. Mặc dù ông chưa đạt được

cõi Pháp bên trong, tâm trí của ông sáng bên trong

toàn bộ thời gian.

Ông đã bị bệnh suyễn bởi vì trong cuộc sống con

người và cuộc sống trước đây, ông đã làm việc quá

sức con thú của gánh nặng. Tuy nhiên, thực hành

thiền định trong cuộc sống này giúp ngăn chặn sự

trả thù của nghiệp này và khiến ông được tái sinh

trong cõi Phạm thiên.

7.2.2 Từ Cảnh giới con người đến các Cõi Trời

Tái sinh ra ở tầng trời thứ sáu do thực hành bố

thí vì đức tin44

Trước kia có một bà phụ nữ Thái Lan tính hiền

lành yêu thích và thờ phụng giáo lý của Đức Phật.

Bà thọ giới tỳ-kheo-ni, hành thiền và trú xứ tại

Chùa Lâm-mangka. Một tháng trước khi bà qua

đời, bà yêu cầu cô cháu gái, người đã chăm sóc bà

trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, đi

thỉnh các nhà sư đến tại thất của bà. Bà đã cúng

dường trai tăng cho các nhà sư và nhận được một

chúc lành từ họ mỗi ngày trong một tháng. Có điều

44

Dream Kindergarten Case Study: August 27, 2003.

Page 233: Vutruhocphatgiao minh quang

233

lạ là trong suốt thời gian một tháng này, bà đã

không ăn gì cả. Bà không bị bệnh và trông khỏe

mạnh. Bà đã qua đời trong giấc ngủ một cách an

lành đến nỗi cô cháu gái ngủ bên cạnh bà đã không

nhận ra mãi cho đến sáng sớm.

Người phụ nữ đã chết vì tuổi già. Thần thức của bà

lìa khỏi thân xác của mình và nhìn thấy một chiếc

xe ngựa trên trời trông giống như một lâu đài

vàng-pha lê với một đoàn tùy tùng rất đông trên

trời. Tất cả họ đều đến đón bà lên trời và đưa bà

đến tầng trời thứ sáu. Cung điện trên trời của bà rất

tinh xảo và tráng lệ, được làm bằng vàng-pha lê,

trong suốt như một viên kim cương, cẩn nhiều loại

đá quý. Đây là một hệ quả của thực hành bố thí của

bà với một tâm thức thấm nhuần đức tin vào sức

mạnh của sự rộng lượng và Tam Bảo, trong khi giữ

Tám giới suốt thời gian cuối cùng của cuộc đời bà.

Sinh ra ở tầng trời thứ tư sau khi một cuộc sống

ngắn ngủi nhưng nhiều công đức45

Thuở đó có một người đàn ông trẻ Thái Lan đã

sống đạo đức trong suốt cuộc đời của ông. Ông

không hút thuốc hoặc uống rượu và được mọi

người trong gia đình cũng như thân quyến yêu

45

Dream Kindergarten Case Study: September 13, 2003.

Page 234: Vutruhocphatgiao minh quang

234

thích. Ông đã có một tuổi thơ khó khăn. Là con trai

cả, ông đã giúp đỡ mẹ mình làm việc và chăm sóc

các em ruột trẻ hơn của ông. Ông đã phải trải qua

một phẫu thuật trên một van tim khi ông được hai

mươi hai tuổi. Ông đã lấy vợ và có ba đứa con.

Ông sở hữu một doanh nghiệp bán vật tư xây

dựng. Ông là một người làm việc chăm chỉ và đã

kinh doanh rất tốt.

Cả nhà ông đi chùa mỗi chủ nhật đầu tiên của

tháng và đã tham gia các khóa tu học dài về thiền

quán trong những ngày lễ. Vào đêm 06 tháng 5

năm 2002, vợ ông đã tìm thấy ông nằm bất tỉnh

trên sàn nhà tắm. Cô biết ông đã chết vì cơ thể của

ông đã chuyển sang màu xanh và không còn mạch.

Cô vội vàng đưa ông đến bệnh viện nhưng được

cho biết rằng chồng cô đã qua đời vì một cơn đau

tim. Ông mới chỉ có ba mươi bảy tuổi.

Sau khi ông qua đời, thần thức của ông đã lìa khỏi

xác chết của ông nhưng đã không đi xa. Ông vẫn

còn lo lắng về gia đình và vì vậy tinh thần của ông

vẫn còn nán lại xung quanh ở nhà của họ mà

không nhận ra ông đã chết. Trong trường hợp này,

người đàn ông đã có một cái chết đột ngột, do đó,

những hình ảnh [gatinimitta] lóe lên trước khi ông

ta trước khi ông qua đời không rõ ràng và tâm thức

của ông không bị mờ mịt nhưng cũng không rạng

Page 235: Vutruhocphatgiao minh quang

235

rỡ. Ông đã cố gắng hoài công để giao tiếp với gia

đình của mình. Không ai có thể nhìn thấy hoặc

nghe thấy ông ta bởi vì ông ở trong một cõi khác.

Ông chỉ nhận ra rằng ông đã chết khi ông chứng

kiến tang lễ của chính mình.

Sau bảy ngày, khi sự ràng buộc và lo lắng của

mình về gia đình đã giảm bớt, ông đã có thể nhớ

lại tất cả các công đức ông đã làm trong cuộc sống

của mình. Cùng với các công đức gia đình của ông

đã hồi hướng cho ông ta, tâm thức trở nên rõ ràng

và thần thức của ông bắt đầu trở nên rạng rỡ. Thân

trung ấm của ông biến thành một thần trời. Một xe

ngựa vàng trên trời có kích thước trung bình, cẩn

ngọc quý cùng với một đoàn tùy tùng các thần trời

hiện ra với ông và đưa ông đi nhiễu Dhammakaya

Cetiya theo chiều kim đồng hồ. Ông được tràn đầy

hoan lạc và đi đến tầng trời thứ tư vì sức mạnh của

công đức.

Ông có một cuộc sống ngắn ngủi do nghiệp xấu

trong quá khứ của mình. Ông đã từng là một

người lính và đã giết chết rất nhiều kẻ thù - nguyên

nhân chính khiến ông chết sớm. Suy tim của ông là

một hậu quả của ngược đãi thú vật, trong trường

hợp này, là một sứ giả cưỡi ngựa trong quân đội

trong một kiếp sống khác. Ông cưỡi ngựa đến cái

chết để có được thông điệp của mình đến người

Page 236: Vutruhocphatgiao minh quang

236

nhận của họ cho kịp thời. Nghiệp xấu này sẽ còn

tiếp tục theo ông ta trong nhiều cuộc sống tới nữa.

Rơi xuống từ trời xuống cõi người vì sự oán hận,

sau này được trở lại46

Có một phụ nữ Thái hiền dịu luôn luôn có một nụ

cười trên khuôn mặt của cô. Cô không bao giờ

nguyền rủa bất cứ ai - cô không bao giờ bị khó

chịu hoặc nổi giận với bất cứ ai. Cô không bao giờ

đánh con mình. Cô chăm sóc bà mẹ mình với lòng

biết ơn cho đến khi mẹ cô qua đời. Khi cô không

còn cần thiết phải chăm sóc bà mẹ cô, cô dành

nhiều thời gian hơn để công phu thiền định. Cô đi

chùa tham dự mọi buổi lễ chính và ngày Chủ nhật

tuần đầu tiên của tháng. Cô đã tặng hai tượng Phật

cho Maha Dhammakaya Cetiya và là một thí chủ

chính cho buổi lễ Kathina vào năm 1991, cung cấp

vàng cho đúc hình ảnh vàng son của Đại Lão Hòa

Thượng Chùa Paknam cùng với nhiều công đức

khác.

Một ngày nọ, khi cô đang nằm đọc sách Phật Pháp

và nhớ lại trong niềm vui tất cả những điều tốt đẹp

cô đã làm trong suốt cuộc đời cô, cô ngồi dậy và

mở rộng hai cánh tay cô như thể cô đã mong nhận

46

Dream Kindergarten Case Study June 16, 2003.

Page 237: Vutruhocphatgiao minh quang

237

được một cái gì đó. Cô sau đó hạ tay, nhắm mắt

lại, mỉm cười và qua đời ở tuổi bảy mươi hai. Cô

là một phụ nữ khỏe mạnh không bệnh tật.

Điều gì khiến cô có hành vi đó thật khá thú vị. Cô

đã nghe ai đó gọi tên mình, vì vậy cô ngồi dậy.

Trước mặt cô, cô nhìn thấy nhiều thần trời nữ mặc

quần áo đẹp chính là đoàn tùy tùng của mình. Họ

dâng cô một vòng hoa mà cô vui vẻ mở rộng hai

tay ra để đón nhận. Sau đó, cô qua đời bởi vì thời

gian của mình đã đến. Thần thức của cô lìa khỏi

thể xác như là một thần trời đẹp. Sau đó, cô và

đoàn tùy tùng của cô đã lên cỗ xe trời hai bánh có

kích thước trung bình được làm bằng vàng và cẩn

ngọc quý. Xe này đã đưa cô đến một cung điện lớn

trên trời thuộc tầng trời thứ hai.

Trước khi cô được sinh ra như là một con người ở

trong đời sống này, cô đã là một thần trời nữ ở

tầng trời thứ hai với bạn của mình, một thần trời

nam đẹp trai có một hào quang sáng. Đối tác của

cô là một diễn giả hùng hồn và phổ biến trong các

hội chúng thần trời. Sự nổi tiếng của anh đã khiến

cô bực bội, làm cho cô phải một kết thúc của cuộc

sống thần trời của mình và phải tái sinh xuống cõi

người. Trước khi cô qua đời từ cõi trời, cô ấy đã

làm một vòng hoa và nguyện rằng nếu chồng vẫn

còn yêu cô ấy, anh sẽ đưa nó cho cô. Chồng bà

Page 238: Vutruhocphatgiao minh quang

238

nhìn thấy vòng hoa khi ông trở lại cung điện trên

trời của họ. Ông hiểu những gì đang xảy ra ngay

lập tức và tiếp tục theo dõi cô trên hành tinh trái

đất cho đến khi thời gian của mình như một con

người đến. Sau đó, ông gửi một đoàn tùy tùng với

vòng hoa đó để mời cô trở lại tầng trời thứ hai.

Sinh ra ở tầng trời thứ ba47

Trước kia có một nhà sư Phật giáo Thái Lan đã thọ

giới ba mươi mốt năm năm trước khi qua đời vào

ngày 19 tháng ba năm 2003 ở tuổi 57. Ở tuổi mười

một, ông đã thọ giới Sa di tại một ngôi chùa ở tỉnh

Nongkhai. Ông đã đi học các trường phái Phật giáo

khác nhau và đã có thể hoàn thành tất cả các khóa

học thành công, sau đó chuyển đến Chùa Naklang

ở Bangkok. Sau đó, ông đã đi Ấn Độ trong bốn

năm và tốt nghiệp với bằng cao học. Tuy nhiên,

ông cảm thấy bị cám dỗ để rời khỏi tăng đoàn sau

khi ông trở lại Thái Lan. Ông nói dự định của mình

với vị trụ trì Chùa Naklang, vị này sau đó đã đưa

ông vào một cuộc hành hương dhuta”nga trong

rừng hơn mười năm. Ở đó, ông đã nghiên cứu

thiền và y học cổ truyền. Ông trở nên tinh xảo

47

Dream Kindergarten Case Study: April 22, 2003.

Page 239: Vutruhocphatgiao minh quang

239

trong các chủ đề và đã giúp vị trụ trì chữa bệnh

trong nhiều năm.

Năm 2001, ông được bầu làm trụ trì của ngôi chùa

ông ở. Ông đã xây dựng bốn nhà ở tu viện, đã lót

đường xung quanh chùa, cải tạo tháp chuông và

tang phòng. Dự án dở dang của ông là xây dựng

một trường học cho nghiên cứu Phật giáo. Ông qua

đời trong khi ông được một giấc ngủ ngắn sau bữa

ăn trưa. Một tháng trước khi ông qua đời, ông

thường bị mụn mủ. Ông đã có một phẫu thuật để

loại bỏ các mụn mủ, chỉ hai tuần trước khi qua đời.

Vị tri sự chùa mang xác ông đến bệnh viện. Bác sĩ

đã cố gắng để làm ông ấy sống lại nhưng dừng lại

sau khi chắc chắn rằng nhà sư đã chết. Ông định

tiêm xác chết với formalin khi đột nhiên điện bị

cắt. Năng lượng dự trữ cắt giảm thay vào đó,

nhưng cũng liền bị tắt ngay. Các nhà sư đi theo

yêu cầu bác sĩ đến tiêm xác tại chùa. Họ di chuyển

xác chết và lần này tiêm được thành công - nhưng

ngay sau đó, toàn tỉnh bị mất điện, và có gió giật

mạnh và mưa lớn.

Tất cả các sự kiện bất ngờ đã được gây ra bởi ước

vọng mạnh mẽ của vị tu sĩ đã chết, nhưng chưa sẵn

sàng chết. Ông muốn thực hiện công việc của mình

đối với Phật giáo. Ông không thành công trong cố

gắng để trở vào lại cơ thể đã chết của mình và do

Page 240: Vutruhocphatgiao minh quang

240

đó không muốn bác sĩ tiêm ông ta. Ông hiểu rằng

nếu cơ thể của ông đã bị tiêm formalin, ông sẽ

không có cơ hội nào nữa để sống lại. Ông đã nhớ

lại tất cả các công đức của mình và mong muốn

rằng không ai có thể tiêm được cho anh ta. Sức

mạnh của công đức của ông gây ra việc cắt đứt

điện lực và sự cố bất thường tại bệnh viện.

Sau đó, ông đã đi theo cơ thể đã chết để về chùa và

cuối cùng chấp nhận cái chết của mình. Ông nghĩ

về công đức của mình và thần thức của ông thay

đổi thành một thiên thể và cuối cùng cơ thể của

một thần trời với tất cả những cạm bẩy của thiên

đàng. Xe ngựa trên trời và đoàn tùy tùng của ông

hiện ra với ông và hộ tống ông ta vào tầng trời thứ

ba.

Tuy nhiên, mưa lớn gió lớn tại chùa, đã được gây

ra vì sức mạnh của các thần cây, không khí và đất,

những người trong nỗi buồn sâu vào cái chết của

một nhà sư. Khi nhà sư còn sống, ông đã luôn luôn

trải lòng từ ái cho họ bất cứ khi nào ông thực hiện

công đức. Bây giờ không còn nhà sư, họ không có

công đức để vui mừng.

Nhà sư thường có mụn mủ như một hệ quả của làm

việc chăm chỉ của mình trong cuộc sống hiện tại và

cũng từ những tà ngữ trong cuộc sống quá khứ của

mình. Khi còn là một sa di trong cuộc sống quá

Page 241: Vutruhocphatgiao minh quang

241

khứ của mình, ông đã cứng đầu và cãi lời vị sư

thàycủa mình, khiến sư thày thấy rất khó chịu và

cảm thấy sự oán giận. Phẫu thuật ông đã có trên

ngực của mình là vì không vâng lời cha mẹ và

người cao niên của mình. Ông đã quá tự tin và

thường tranh luận và đe dọa những người lớn tuổi

và giỏi hơn mình, khiến họ khó chịu. Ông đã sống

một cuộc sống khá ngắn vì đã giết người trong

cuộc sống trước đây.

7.2.3 Từ Cảnh giới con người trở lại Cảnh giới

con người

Sinh ra là một người phụ nữ vì đã lăng loàn48

Trước đây có một người đàn ông Lào đã di cư đến

Chicago. Ông đẹp trai và thường sai lầm với vợ

của người đàn ông khác. Sau khi ông đã lắng nghe

giáo lý về Kinh Ma”ngala, đặc biệt là về hậu quả

của tà dâm, ông đã hiểu được luật nhân quả và

ngừng hành vi ngoại tình của mình. Ông trở thành

một người tốt hơn và thường xuyên đi chùa, thực

hành bố thí, giữ năm giới, hành thiền và tụng kinh

buổi sáng và đêm. Ông đã tặng hình ảnh Đức Phật

trên các Dhammakaya Cetiya cho bản thân và mọi

48

Dream Kindergarten Case Study: February 15, 2003.

Page 242: Vutruhocphatgiao minh quang

242

người khác trong gia đình của mình. Sau đó, ông

đã suy thận và đã qua đời ngay sau đó. Vì sự dính

mắc và tình yêu của ông cho gia đình mình, tâm

thức của ông không bị che khuất cũng không rạng

rỡ và thần thức của ông vẫn còn nán lại xung

quanh nhà của họ. Vào ngày thứ bảy, ngục tốt của

luyện ngục xuất hiện và đưa ông vào Luyện Ngục.

Qua tòa trong luyện ngục cho thấy hành vi bất

thiện của ông và những cảnh của anh ta phạm

ngoại tình đã được đưa lên trên màn hình ở phía

trước tòa của thẩm phán. Ông xem những hình ảnh

với nỗi buồn và tội lỗi cho đến khi hình ảnh của

thiện nghiệp của mình được hiển thị. Điều này

khiến ông vui mừng và cho phép tâm thức của ông

trở nên rõ ràng và rạng rỡ.

Phán quyết của thẩm phán rằng ông cần phải được

một cơ hội khác trong cõi con người. Ông yêu cầu

được sinh ra trong gia đình cũ của mình một lần

nữa do quan hệ gần gũi của mình với họ. Vào thời

điểm đó, con gái cũ của ông đã kết hôn và mang

thai. Thần thức của ông sau đó đã được rút ra cho

nàng và sinh ra là đứa con của nàng. Ông được

sinh ra làm con gái vì ông đã ngoại tình trong cuộc

sống gần đây nhất của ông.

Ông đã có một cuộc sống ngắn ngủi và một lần

nữa đã chết vì suy thận bởi vì trong một cuộc đời

Page 243: Vutruhocphatgiao minh quang

243

trước đây, ông đã là một người lính đã chiến đấu

và giết nhiều kẻ thù đặc biệt bằng cách đâm trong

thận.

Cuộc sống ngắn từ nghiệp xấu của giết chết49

Trước kia có một cậu bé người Thái Lan đã mẹ

mình nuôi dưỡng sau khi cha mẹ ly dị. Mẹ yêu anh

ấy rất nhiều và anh cũng thương bà ấy - luôn luôn

làm những gì bà nói. Khi anh được mười sáu tuổi,

anh và người bạn của mình đã bị một tai nạn xe

hơi, anh bị giết nhưng người bạn của anh sống sót.

Sau khi anh qua đời, thần thức của anh bị rời khỏi

cơ thể của mình không nhận ra rằng anh đã chết

cho đến khi anh nhìn thấy xác chết của mình được

mang đi. Anh nghĩ đến mẹ mình và trở về nhà để

nhìn thấy bà ấy. Anh đã cố gắng hoài công để giao

tiếp với bà. Vào ngày thứ bảy, các ngục tốt của

luyện ngục hộ tống anh đi vào Luyện Ngục. Thẩm

phán cân nhắc công đức và tội lỗi của anh và quyết

định gửi cho anh ta trở lại cõi người. Anh được tái

sinh ra trong một gia đình sang trọng như một hệ

quả của công đức quá khứ của mình.

Anh đã chỉ sống một cuộc sống ngắn bởi vì anh đã

giết chết hai người trong một cuộc sống trước đó.

49

Dream Kindergarten Case Study: December 19, 2002.

Page 244: Vutruhocphatgiao minh quang

244

Anh đã thương một cô gái đã có bạn trai. Anh ghen

tị với họ và đã thuê một người đàn ông để giết cả

hai. Sau khi anh qua đời từ cuộc sống ấy, anh đã bị

kết án để phục vụ thời gian của mình liên tiếp

trong địa ngục lớn, địa ngục phụ, luyện ngục, ngạ

quỷ, a tu la, cõi súc sinh và sau đó làm người,

những người hoặc là phải đối mặt với tai nạn bi

thảm hoặc phải bị sát hại.

7.2.4 Từ Cảnh giới con người đến Cảnh giới Súc

sinh

Sinh ra như một con tắc kè trả thù cho giết chết

tắc kè50

Có một người Thái Lan không Phật giáo kết hôn

với một phụ nữ Phật giáo. Ông có long quảng đại

và không bao giờ cấm người vợ Phật tử của mình

làm công đức. Ông thậm chí còn tham gia một số

việc làm công đức, bao gồm cả việc dâng y

Kathina hoặc áo choàng.

Mỗi thứ Sáu hàng tuần, ông đã lấy nhiệm vụ của

mình giết chết tắc kè làm nghiêm trọng. Vị tiên tri

của tôn giáo ông đã bị kẻ thù bắt trong khi ẩn náu

trong một hang động do tiếng ồn tắc kè gây ra.

50

Dream Kindergarten Case Study: August 15, 2003.

Page 245: Vutruhocphatgiao minh quang

245

Ông coi tắc kè là kẻ thù của ông vì ông đã có một

đức tin lớn vào vị tiên tri của mình. Ông đã thực

hiện nghĩa vụ này mặc dù vợ của ông đã cảnh báo

ông. Ngoài việc giết chết tắc kè, ông uống rượu,

đánh bạc và hút thuốc. Ông bị bệnh hen suyễn và

các bệnh khác. Cuối cùng, ông qua đời vì xuất

huyết não. Sau khi chết, thân nhân của ông đã bố

thí để xây dựng một hình ảnh Đức Phật trên Maha

Dhammakaya Cetiya trong tên của mình và hồi

hướng công đức cho ông.

Ông đã nhầm lẫn và không hoàn toàn ý thức trong

khi ông chết. Điều cuối cùng ông nhìn thấy trước

khi ông qua đời là bóng tối và tắc kè xuất hiện với

ông. Thần thức của ông bị rút vào một quả trứng

của một con tắc kè mang thai - một hệ quả của

thực hành thói quen của mình giết chết tắc kè.

Xem xét nghiệp xấu của ông từ thói quen giết

người, cờ bạc, hút thuốc và uống rượu, ông đã có

thể bình thường bị rút vào các cõi địa ngục chính.

Tuy nhiên, ông đã đi đến cõi súc sinh bởi vì công

đức ông đã làm trong Phật giáo hoãn quả báo của

nghiệp xấu đó.

Trong cõi súc sinh, ông không thể nhận được bất

kỳ công đức hồi hướng cho ông từ thân nhân của

ông. Ông sẽ phải được tái sinh như một con tắc kè

trong suốt những cuộc sống nhiều lần tới. Khi

Page 246: Vutruhocphatgiao minh quang

246

nghiệp từ giết chết của ông đã kiệt sức, nghiệp

khác, công đức hoặc các hình thức khác, sẽ chiếm

thế thượng phong. Nếu công đức đã đạt được

chiếm đa số, ông sẽ được tái sinh trong cõi người.

Nếu tội lỗi chiếm thế thượng phong, ông sẽ thấy

chính mình ở các địa ngục lớn hoặc địa ngục phụ.

Xuất huyết não của ông đã được gây ra bởi nghiệp

ông đã xây dựng được cho mình trong cuộc sống

hiện tại bằng cách giết chết tắc kè, uống rượu, hút

thuốc lá và cờ bạc.

Nghiệp báo của một sở hữu chủ một trang trại

vịt51

Có một người đàn ông đến từ Trung Quốc và sống

bằng cách vận hành một trang trại vịt. Ông mua vịt

nhỏ và nu ôi lớn lên đến tuổi đẻ trứng. Ông thu

thập và bán trứng vịt. Nếu vịt không đẻ trứng đủ,

ông sẽ bán cho các nhà giết mổ. Ông cho vịt ăn

tép, đun sôi và băm nhuyễn với cá để có được

tròng đỏ trứng màu đỏ.

Ông là một người tử tế - luôn luôn hữu ích và hào

phóng với bạn bè của mình - nhưng hút thuốc và

uống một tách nhỏ rượu thuốc mỗi ngày. Ông

51

Dream Kindergarten Case Study: June 26, 2003.

Page 247: Vutruhocphatgiao minh quang

247

thỉnh thoảng làm công đức tại một ngôi chùa Tàu

và bố thí cho người nghèo.

Mỗi buổi chiều, ông đi đến gặp các người bạn

Trung Quốc và uống vài tách trà với họ ở chợ

chồm hổm. Một ngày nọ, ông bảo vợ rằng ông

thấy khó chịu và sắp chết sau khi ông đã từ chợ về

nhà. Vợ và con cái ông đã cố gắng cấp cứu cho

ông nhưng ông đã có một cơn đau tim và qua đời ở

tuổi bảy mươi sáu.

Trước khi qua đời, ông đã rất buồn bởi vì ông đã bị

con gái chủ nợ của mình xúc phạm. Tâm trí của

ông bị mờ mịt, khiến điê u tội lỗi giành quyền kiểm

soát của những hình ảnh [gatinimitta] nhấp nháy

trước mắt ông khi ông sắp chết. Ông đã thấy và

nghe thấy những con vịt ông đã nuôi để cả lấy

trứng và giết mổ. Những hình ảnh này đã khiến

ông được tái sinh trong cõi súc sinh như một con

vịt phải bị giết mổ nhiều lần cho đến khi quả báo

này bị cạn kiệt.

7.2.5 Từ Cảnh giới con người đến Cảnh giới

Ngạ quỷ

Sinh ra như một con ma đói vì keo kiệt và xúc

phạm các nhà sư52

52

Dream Kindergarten Case Study: September 22, 2003.

Page 248: Vutruhocphatgiao minh quang

248

Trước kia có một người đàn ông Trung Quốc di cư

sang Thái Lan từ Sán Đầu ở Trung Quốc. Ông qua

đời ở tuổi bảy mươi hai.

Khi ông là một người đàn ông trẻ, ông phải vật lộn

để nuôi gia đình của mình bởi vì ông ta có mười

người con. Ông đã có một tình hình tài chính tốt

hơn khi ông đến tuổi trung niên. Ông không gần

gũi với con cái của ông bởi vì ông cũng đã có một

tình nhân và dành hầu hết thời gian của mình với

cô ấy. Nói chung, ông đã làm các loại công trình từ

thiện nhân dân Trung Quốc muốn làm, nhưng ông

đã từ chối hỗ trợ cho các nhà sư Phật giáo. Ông coi

họ là lười biếng bởi vì họ đã không làm việc. Ông

cũng truyền định kiến này đến tất cả các con trai

của ông. Ông có năm người con trai và năm người

con gái. Tất cả con gái của ông, ngược lại, thích hỗ

trợ Phật giáo như mẹ của họ (vợ ông).

Ông duy trì sức khỏe mạnh cho đến khi giai đoạn

cuối cùng của cuộc đời ông khi ông đã phát triển

các triệu chứng của bệnh tiểu đường và huyết áp

cao. Ông qua đời một cách an lành trong giấc ngủ,

trong khi nằm nghiêng một phía ôm chiếc gối của

ông như thể ông vẫn còn sống.

Thần thức của ông rời khỏi xác của ông và vẫn còn

nán lại xung quanh nhà riêng của mình trong bảy

Page 249: Vutruhocphatgiao minh quang

249

ngày. Vào ngày thứ bảy, ngục tốt của luyện ngục

đến bắt ông mang lại trước tòa án của luyện ngục.

Họ kéo ông ta đến đó trái với ý muốn của ông,

khiến lòng ông chứa đầy sợ hãi. Ngay phía trước

cổng tòa, các dòng người mới chết, trần truồng và

thuộc nhiều dân tộc khác nhau, cả đàn ông và phụ

nữ. Ông đã được đưa ra hầu tòa trong luyện ngục

[yamaraaja]

Thẩm phán trong luyện ngục hỏi ông ta về cuộc

sống quá khứ của mình và hỏi: “Ông có biết lý do

tại sao ông lại đang ở đây?”

Ông trả lời khiêm tốn rằng ông không biết, nói,

“Xin đừng hành hạ tôi! Xin phép cho tôi đi!”

“Ông sẽ được phép đi chỉ sau khi các công đức và

tội lỗi của ông đã được xem xét.” Thẩm phán đã ra

lệnh các công tố viên (đại diện những hành động

xấu nạn nhân đã làm) [suvaanalekhaa] kiểm tra hồ

sơ của người đàn ông về những hành động bất

thiện. Nghiệp xấu của ông cho thấy cảnh này đến

cảnh khác trên một màn hình ở phía trước ngai

vàng của thẩm phán, đặc biệt là sự không chung

thủy của ông với vợ của mình và thái độ tiêu cực

của ông đối với các nhà sư và đã xúc phạm họ.

Người đàn ông cảm thấy buồn và tội lỗi khi nhìn

lại quá khứ của mình, cơ thể ông trở nên đần độn.

Thẩm phán đã ra lệnh bị đơn (đại diện cho những

Page 250: Vutruhocphatgiao minh quang

250

việc làm tốt các nạn nhân đã thực hiện)

[suva.n.nalekhaa] kiểm tra hồ sơ của người đàn

ông về các hành vi thiện. Những cảnh của ông ta

làm công đức, mặc dù không phải là rất nhiều, xuất

hiện trên màn hình bao gồm các khoản đóng góp

mà ông đã làm cho công tác xã hội. Kết quả là, ông

đã được dắt từ luyện ngục qua một lối ra vào các

cõi của ngạ quỷ. Cơ thể của ông bây giờ là màu

đen, mỏng và cao với giòi đầy miệng. Ông đã có

hơi thở hôi và mùi thân thối, đến như là một hậu

quả đã khinh rẻ các nhà sư. Bộ phận sinh dục của

ông là rất lớn và nặng nề do nghiệp xấu đã được

tích luỹ bởi sự không chung thủy của mình. Trong

cõi này, may mắn là ông đã có thể nhận được công

đức từ người thân của ông, giúp giảm thời gian

ông sẽ phải trải qua sự trừng phạt ở đó.

Được tái sinh như một con ma đói với một lâu

đài trên trời vì xúc phạm các nhà sư53

Thuở trước có một nông dân nghèo Thái Lan,

người đã đấu tranh để nuôi dạy bảy người con của

ông. Chẳng có đứa nào trong số con cái của ông

được học hết lớp vì chúng đã phải giúp đỡ ông

trong công viêc đồng áng. Chế độ ăn uống của họ

53

Dream Kindergarten Case Study: February 22, 2003.

Page 251: Vutruhocphatgiao minh quang

251

chỉ gồm các loại rau củ và cá đánh bắt từ một con

sông gần đó.

Ông là một người đàn ông biết lo cho vợ con, đáng

tin cậy, kiên trì và siêng năng làm việc. Ông đã

chăm chỉ làm việc nên sau đó được hưởng một

cuộc sống thoải mái hơn. Tuy nhiên, ông không tin

rằng một hành động có thể tạo nên công đức hoặc

điê u tội lỗi và do đó không thực hiện những công

đức hoặc tội lỗi gì đáng kể. Một đôi lần, ông để bát

các nhà sư, gây quỹ cho Kathina, hoặc cúng dường

với lễ thọ giới tỳ kheo. Mãi cho đến giai đoạn cuối

của cuộc đời, ông mới làm công đức nhiều hơn

nhờ vào sự thuyết phục của con gái mình. Tuy

nhiên, sau lưng con gái mình, ông lại nói với

người khác rằng ông không tin vào thiên đàng hay

địa ngục và còn nhục mạ các tu sĩ nữa.

Ông bị mất cảm giác ngon miệng và trí nhớ khi lớn

tuổi trong khoảng thời gian cuối cùng của cuộc đời

mình - nhưng lại không để các bác sĩ chăm sóc ông

ta.

Trước khi ông qua đời, những hình ảnh tiêu cực

lóe sáng trước mặt ông, thấy những tôm, cua, sò,

hến, cua, cá, ông đã giết chết và hình ảnh bản thân

ông xúc phạm các nhà sư. Những hình ảnh tiêu cực

này xen kẽ với hình ảnh tích cực của chính ông đôi

khi làm những việc công đức. Tâm trí của ông

Page 252: Vutruhocphatgiao minh quang

252

không sang rỡ cũng không bị che khuất. Sau khi

chết, thần thức của ông vẫn còn nán lại xung quanh

nhà mình đến bảy ngày. Vào ngày thứ bảy, các

không thần chịu trách nhiệm về khu vực nhà ông ở

đã đưa ông tới ngôi làng của những ngạ quỷ sở

hữu biệt thự trên trời [vemaanikapeta]54

. Những

con ma đói này trải qua đêm của họ như là con ma

đói và ngày của họ như là thần cây. Ông có một

cung điện bằng bạc nổi kích thước trung bình ở

cấp độ của ngọn cây.

Trong ngày, thời gian ông là một con ma, ông đã

có rất nhiều thực phẩm từ công đức ông đã làm.

Tuy nhiên, vào lúc hoàng hôn, ông cảm thấy nỗi

54

People are reborn as hungry ghosts possessing heavenly

mansions because of having done a mixture of good and bad deeds. Some are hungry ghosts at night and angels during the day. They can have a lifespan of anything from a hundred years to a million. At the time they are able to enjoy their own heavenly mansion they know that these are the fruits of merits they have done during their human life and they dread the time when they will have to return to being a hungry ghost. Hungry ghosts with heavenly mansions come in three types: 1. earth-sprites with heavenly mansions [bhumadevaa-vemaanikapeta] which have their own villages of many types located on land, on water or beneath the water; 2. tree-sprites with heavenly mansions in the treetops [rukkhadevaa-vemaanikapeta] and; 3. air-sprites which have heavenly mansions in the air at a height of about one league above the earth [aakaasadevaa-vemaanikapeta]

Page 253: Vutruhocphatgiao minh quang

253

đau đớn và bị bắt buộc (bởi nghiệp của mình) trốn

ra khỏi cung điện và biến thành một con ma đói.

Đây là một hậu quả của việc không tin vào địa

ngục, thiên đường hay luật nhân quả. Ông đã có

một cơ thể cao lớn bị mưng mủ và nhăn nheo.

Miệng của ông đã bị lấp đầy với những con giòi từ

nghiệp xấu đã mạ lỵ các nhà sư. Ông cảm thấy đau

đớn cùng tột và cứ la lớn: “Bây giờ tôi tin rồi. Bây

giờ tôi tin có thiên đường và địa ngục rồi!” Với cái

miệng đầy giòi, ông không thể nói bất cứ điều gì

thật rõ ràng. Sự đau khổ của ông đã khiến ông tin

rằng ông đã nằm trong địa ngục Thật ra, ông không

ở trong địa ngục và không có ý tưởng rằng sự tra

tấn trong địa ngục lại còn mãnh liệt hơn.

Ông không thể chờ đợi bình minh để được thoát

khỏi đau đớn và biến đổi thành thần cây. Sự đau

khổ làm cho ông ta cảm thấy rằng đêm không bao

giờ kết thúc.

Thoát khỏi được từ một địa ngục lớn bằng công

đức con trai mình hồi hướng55

Trước kia có một người đàn ông Thái Lan làm việc

chăm chỉ để nuôi sống gia đình mình bằng cách

mở một cửa hàng bán rượu nhỏ trong khi giết mổ

55

Dream Kindergarten Case Study: November 11, 2002.

Page 254: Vutruhocphatgiao minh quang

254

cá, vịt và lợn. Ông là một người đàn ông nặng 125

kg, nhưng bị bệnh tiểu đường. Ông nghiện cờ bạc

đặc biệt là gieo xúc xắc và quản lý số đề lậu.

Tuy nhiên, ông là một người tử tế, thích giúp đỡ

cộng đồng mình và tình nguyện như là một thành

viên ban trị sự tại một ngôi chùa gần đó. Cộng

đồng và tất cả các nhà sư đều yêu mến ông ấy.

Những lúc đau ốm, con trai của ông - cũng là một

tình nguyện viên chùa - đã cố gắng nhắc nhở cha

mình công đức ông đã làm trước khi ông qua đời.

Con trai của ông biết rõ các hình ảnh nhấp nháy

trước mắt một người sắp chết [gatinimitta] báo

trước điểm đến thế giới bên kia của một người sắp

chết. Con trai của ông thông báo với ông thường

xuyên các cơ hội cho những việc làm công đức và

thuyết phục ông làm thêm nhiều công đức.

Người cha đã qua đời ở tuổi bốn mươi tám. Trước

khi ông qua đời, hình ảnh lóe lên trước mắt ông là

cả hai hành vi thiện và bất thiện. Các hình ảnh giết

lợn, cá, vịt, cờ bạc, bán rượu và các loại ma túy và

bán số đề lậu lóe sáng trước mắt ông ta khi ông

chết, nhưng cũng còn hình ảnh của anh ta giúp đỡ

cộng đồng và tình nguyện như là một thành viên

ban trị sự tại chùa. Tâm trí của ông khi đang chết

luân phiên giữa sáng rỡ và bị che khuất.

Page 255: Vutruhocphatgiao minh quang

255

Cuối cùng, khi tâm trí của ông đã được sang rỡ

nhiều hơn che khuất, thần thức của ông lìa khỏi

thân xác của ông và đi lẩn quẩn xung quanh nhà

của mình. Thần thức của ông tham dự tang lễ của

chính ông. Ông vẫn còn nán lại trong nhà riêng của

mình trong bảy ngày, nhưng không thể giao tiếp

với bất cứ ai. Các địa thần chịu trách nhiệm về khu

vực ông ở tiếp cận và thông báo với ông, “Ngươi

có một hỗn hợp của cả hai công đức và tội lỗi do

đó ngươi sẽ được dẫn đến các cõi của ngạ quỷ với

một cung điện trên trời [vemaanika peta] – cung

điện được đặt trong một khe núi gần căn nhà trên

trần thế của ngươi.” Sau đó ông đã được đưa đến

cung điện của ông, là một cung điện màu trắng bạc

với viền vàng nhẹ. Ngay sau khi ông ta đi qua cửa

ra vào, cơ thể lớn của ông sụt xuống khoảng bảy

mươi kg là một kết quả của công đức của ông –

công đức từ sự thọ giới tỳ kheo của con trai mình,

công đức được hồi hướng cho ông ta từ gia đình và

công đức của chính ông từ việc ông xây dựng một

hình ảnh Đức Phật trên Maha Dhammakaya Cetiya

Nếu không có những công đức này, ông hẳn phải

thấy bản thân mình trong các cõi Địa Ngục Lớn.

Cung điện của ông nằm trong một khe núi. Ông

hoàn toàn ở một mình không có tùy tùng, nhưng đã

được phâ n hoa trời để nuôi như là kết quả của các

Page 256: Vutruhocphatgiao minh quang

256

công đức mà ông đã làm. Ông là một thiên thần

trong ngày, nhưng vào ban đêm, ông cảm thấy nỗi

thống khổ và bắt buộc phải trốn khỏi cung điện

trên trời. Ngay sau khi ông rời khỏi cung điện của

mình, cơ thể của ông biến thành một con ma đói

bay trong không khí như là một kết quả của nghiệp

xấu mà ông đã phạm bằng cách giết chết thú vật,

cờ bạc và bán rượu. Ông có cơ thể, cái đầu và chạy

lúp xúp như lợn, bàn chân và cánh của một con vịt

và đuôi của một con cá.

Đầu của ông bị lửa đốt vì nghiệp xấu bán rượu và

bán số đề lậu. Nhiều con xúc xắc kim loại chìm

trong ngọn lửa và một số lượng ít hơn các lá bài

kim loại trút xuống trên đầu. Trong khi trải qua sự

trừng phạt này, ông đã được bao quanh bởi một

đoàn tùy tùng của những người đã cam kết tương

tự như nghiệp xấu và những người không có nơi

cư trú hoặc nơi để sinh sống. Các thành viên của

đoàn tùy tùng này được mang đến cho ông từ

người đứng đầu của các địa thần chịu trách nhiệm

về khu vực.

7.2.6 Từ Cảnh giới con người đến các Cõi Địa

ngục

Page 257: Vutruhocphatgiao minh quang

257

Đọa vào các cõi Địa ngục mặc dù mong đợi được

lên trời56

Trước kia có một người đàn ông không phải Phật-

tử Thái Lan thích ăn gà. Mọi thứ ông ăn đều có thịt

gà ở trong đó. Ông giết mổ một con gà để cúng tế

trong tất cả các buổi lễ quan trọng của tôn giáo của

mình,

Trước khi qua đời, ông bị bệnh nặng và bị liệt.

Ông cuộn tròn mình khi ngủ như một con gà

không đầu. Ông qua đời không biết gì, do đó

những hình ảnh cuối cùng [kammanimitta] nhấp

nháy trước mắt ông ta không rõ ràng. Thần thức lìa

khỏi xác chết của ông vẫn còn nán lại xung quanh

nhà của mình trong bảy ngày cho đến khi các ngục

tốt của luyện ngục đã đến và dẫn ông đi xét xử.

Ông đã rất hoảng hốt khi thấy mình trong môi

trường không quen thuộc của luyện ngục vì ông đã

luôn luôn được dạy rằng ông sẽ tự động được đưa

về gặp chúa của mình trên thiên đàng khi ông qua

đời. Ở phía trước cửa tòa, có dòng mới đã chết,

trần truồng và của nhiều dân tộc khác nhau, cả

nam và nữ. Tất cả họ trông ảm đạm và sợ hãi, chờ

đợi để được đưa ra xét xử.

56

Dream Kindergarten Case Study: August 15, 2003.

Page 258: Vutruhocphatgiao minh quang

258

Người lục sự gọi tên ông và ông được đưa vào tòa

án. Thẩm phán có hỏi ông về cuộc sống của mình,

tên và địa chỉ. Ông đã trả lời tất cả các câu hỏi và

nhấn mạnh rằng ông đã có một đức tin mạnh mẽ

vào Thiên Chúa. Thẩm phán nói với ông rằng ông

sẽ chỉ được xem xét trên cơ sở của nghiệp tốt và

xấu. Những hình ảnh của ông ta rạch cổ họng gà

và ra lệnh người khác làm như vậy, xuất hiện trên

màn hình ở mặt trước của tòa thẩm phán. Tâm trí

của ông trở nên lu mờ khi nhìn thấy những hình

ảnh đó.

Các thẩm phán nói với ông rằng giết hại và tra tấn

thú vật là một điê u đáng chê nghiêm trọng và bị

kết án anh ta bị tra tấn bằng cách bị ném vào một

vực thẳm sâu (ở cấp độ đầu tiên của địa ngục). Hố

đã bị lấp đầy với các ngục tốt của địa ngục, sử

dụng thanh kiếm khổng lồ để cắt cổ họng của nạn

nhân. Họ đã chết trong đau đớn cùng cực, chỉ được

tái sinh trong cùng một tình trạng khó khăn để sẽ

thông qua cái chết này hết lần này đến lần khác.

Một nhà quản lý máy cất rượu bị buộc phải rót

đồng nóng chảy vào người khác trong luyện

ngục57

57

Dream Kindergarten Case Study: June 16, 2003.

Page 259: Vutruhocphatgiao minh quang

259

Ngày trước có một người đàn ông Thái Lan đã trở

thành người quản lý của máy chưng cất rượu ở tuổi

hai mươi. Ông ấy rất có tài năng mặc dù đã thôi

học ở lớp bốn trường tiểu học. Ông có thể nói

được nhiều thứ tiếng. Ở tuổi hai mươi lăm, ông

đảm nhận vị trí quản lý tại các nhà máy sản xuất

đường, bột, rượu và nước đá. Ông là sinh động, nói

nhiều và thẳng thắn bởi thói quen và đã tham gia

vào các việc làm công đức, đặc biệt là tại một ngôi

chùa địa phương Trung Quốc theo niềm tin truyền

thống của Trung Quốc.

Mỗi tháng vào hai ngày nửa trăng, ông bảo các con

mình giúp đỡ mẹ chúng nấu đồ cúng được đặt trên

bàn thờ nhà để cúng dường Đức Phật. Ông cũng

dắt cả gia đình mình đến một ngôi chùa gần đó.

Ông đã đóng góp bất cứ khi nào được hỏi và đã

tặng một hình ảnh Đức Phật trên Maha

Dhammakaya Cetiya. Ông chỉ uống rượu xã giao.

Ông qua đời ở tuổi năm mươi chín vào ngày 21

tháng 4 năm 1998, vì các biến chứng từ siêu âm

điều trị túi mật của mình. Thần thức của ông rời

khỏi cơ thể của ông và vẫn còn nán lại xung quanh

gia đình mình thêm bảy ngày nữa cho đến khi ngục

tốt của luyện ngục đưa ông đi xét xử. Các thẩm

phán có so sánh công đức và tội lỗi của ông và kết

Page 260: Vutruhocphatgiao minh quang

260

án ông phục vụ như là một ngục tốt [kumbha.n.da]

trừng phạt những người khác trong luyện ngục.

Trong mỗi một năm trời, ông sẽ phục vụ chín

tháng như là một ngục tốt trong luyện ngục và có

ba tháng (để tận hưởng một cuộc sống tiêu chuẩn

thần trời). Sau đó, khi gia đình ông hồi hướng công

đức cho ông ta, bản án của ông đã giảm, chỉ có ba

tháng phục vụ trong luyện ngục. Nhiệm vụ của ông

trong luyện ngục là đổ chất lỏng đồng nóng chảy

xuống cổ họng của nạn nhân có nghiệp uống rượu.

Tái sinh trong tầng đầu tiên của địa ngục lớn do

nghiệp xấu giết chết súc vật58

Có một lần hai người nhập cư Trung Quốc đã định

cư tại Thái Lan như người làm vườn ở chợ. Người

vợ đã chết trong khi sinh con và sau đó, ông lấy

một người phụ nữ Thái Lan làm vợ của mình.

Khi còn là một người đàn ông trẻ, ông thường đi ra

ngoài săn bắn trong rừng - đặc biệt là để bắt con gà

rừng trống làm thực phẩm. Hàng xóm của ông

thường yêu cầu ông giết mổ gà, vịt và lợn nhân

danh họ, khi có lễ hội địa phương. Ông cũng thích

uống rượu và đánh số đề lậu.

58

Dream Kindergarten Case Study: July 30, 2003.

Page 261: Vutruhocphatgiao minh quang

261

Khi ông đến tuổi sáu mươi sáu, ông bắt đầu phát

triển một cơn đau ở chân và đầu gối bị sưng. Triệu

chứng của ông ta quá nghiêm trọng đến nỗi ông

không còn có thể đi bộ. Gia đình ông đã đưa ông ta

đến bệnh viện nơi mà các triệu chứng đã giảm bớt.

Sau khoảng một năm, ông lại phát triển một cơn

đau tương tự và đã đi lại vào bệnh viện. Sau khi

dùng thuốc trong hai tuần, ông bắt đầu nổi một

phát ban trên lưng. Bệnh của ông trở nên tồi tệ hơn

và cuối cùng ông đã qua đời ở tuổi sáu mươi tám.

Ngay trước khi ông qua đời, hình ảnh [gatinimitta]

lóe lên trước mắt ông của tất cả các loài thú vật mà

ông đã giết chết bao gồm cả vịt, gà và lợn. Những

cảnh ấy lấp đầy tâm trí của ông với nỗi buồn và tối

tăm. Điều cuối cùng vào tâm trí của ông trước khi

ông chết do đó là bóng tối. Khi ông qua đời, sức

mạnh của tội lỗi ông đã làm đã thu hút ông ta trực

tiếp đến tầng đầu tiên của địa ngục lớn [Sanjiiva].

Tái sinh trong địa ngục đó, cơ thể của ông thành ra

rất lớn và là một nửa súc vật một nửa con người.

Lúc đầu, ông có cái đầu gà và cơ thể của một con

người. Các ngục tốt của địa ngục đã phát sinh một

cách tự nhiên để gây đau khổ cho ông ta thông qua

sức mạnh của nghiệp xấu của mình, cắt hoặc đâm

cổ họng của ông, để lại ông ta phải chết một cái

chết đau đớn. Ngay sau khi ông chết, ông sẽ được

Page 262: Vutruhocphatgiao minh quang

262

tái sinh trong cùng một tình trạng khó khăn để phải

chết đi chết lại nhiều lần trong cùng một cách

trong các hình thức của một con vật nửa người nửa

thú, kết hợp khác nhau - đôi khi một nửa con

người, một nửa con lợn, đôi khi nửa người, nửa

vịt, đôi khi nửa người, nửa con ngỗng. Ông đã bị

chặt đầu vô số lần và luôn luôn đau đớn cùng cực

và chịu đau khổ.

Sinh ra ở tầng thứ ba của địa ngục chính do

hành vi tà dâm59

Có một lần một ngươ i Trung hoa đã di cư sang

Thái Lan. Ông đã làm việc trong nhà thuốc. Ông là

một người lăng nhăng và có quan hệ với bốn phụ

nữ khác ngoài vợ nhà. Ông đã không bao giờ thành

công trong sự nghiệp của mình và hầu như đã

chẳng giúp đỡ vợ hoặc gia đình của mình chút nào.

Ông đã lo lắng nhiều hơn với phụ nữ khác và gia

đình của họ. Ông thậm chí còn yêu cầu vợ của

mình giúp chăm sóc người tình mới nhất của mình

và hai đứa con suốt trong tám năm, mặc dù vợ của

ông đã có sáu người con của riêng mình. Vợ của

ông là một phụ nữ tốt bụng và không mang sự oán

hận nào cho tình nhân của ông.

59

Dream Kindergarten Case Study: May 19, 2003.

Page 263: Vutruhocphatgiao minh quang

263

Ông thường giúp các công việc vặt tại chùa Trung

Quốc đặc biệt là khi có một buổi hát Tàu. Nói

chung là ông vô tư trong việc làm công đức, mặc

dù có một úc, ông đã mang lại một bộ thức ăn bữa

ăn trưa cho các vị sư trụ trì một ngôi chùa nào đó

vì đức tin.

Trong thời gian cuối của cuộc đời, ông bị bệnh tim

và qua đời trong nhà của vợ. Trước khi qua đời,

hình ảnh [kammanimitta] lóe lên trước mắt ông tất

cả các hành vi sai trái tà dâm của mình, khiến tâm

trí của ông bị che khuất. Thần thức của ông bị rút

ra để tái sinh trong tầng thứ ba của địa ngục lớn

[Sa”nghaata]. Cơ thể của ông trở thành to lớn với

bộ phận sinh dục bất thường lớn. Ngục tốt của địa

ngục đã phát sinh thông qua sức mạnh của nghiệp

xấu của nạn nhân, cắt mổ ngực, kéo trái tim ra khỏi

và bóp nó, như là để trả thù cho làm tổn thương

cảm giác của vợ và các con của mình. Ông sẽ chết

trong đau đớn và tái sinh lại nữa. Hết thời gian

này, ngục tốt của địa ngục tấn công bộ phận sinh

dục của ông với một con dao sắc nét. Mặc dù hầu

như không còn sống, ông sẽ đau đớn trong một

thời gian dài nữa.

Bệnh tim của ông là một hậu quả của nghiệp từ

một cuộc sống trước khi ông đã làm một nông dân

săn bắt động vật để kiếm sống. Bệnh tim là tổng

Page 264: Vutruhocphatgiao minh quang

264

lượng của nghiệp giết hại trong cuộc sống trướcvà

hành vi tà dâm trong cuộc sống này.

Thoát khỏi địa ngục bằng cách nhớ lại công

đức60

Thuở trước có một phụ nữ Thái người luôn luôn

làm công đức và tu hạnh bố thí bất cứ khi nào ngôi

chùa kêu gọi. Năm 1997, cô nghe nói về việc xây

dựng các Maha Dhammakaya Cetiya và tham dự

buổi lễ quyên góp cọc để đặt móng cho cơ sở.

Cùng với nhiều người khác, cô vui vẻ tham gia

trong một buổi lễ đóng cọc tương trưng. Về sau, cô

mở một nhà hàng hải sản phục vụ hải sản tươi

sống. Cô giữ cá sống và tôm, cua, sò, hến trong hồ

cho khách hàng lựa chọn. Tất cả thời gian của cô

phải dành cho nhà hàng và cô đã không có cơ hội

để tham dự nghi lễ nào tại chùa nữa. Cô đã mới

kinh doanh nhà hàng của mình chỉ một vài năm

trước khi cô ngã bệnh và qua đời.

Trước khi cô chết những hình ảnh của cá và tôm,

cua, sò, hến cô đã giết lóe lên trước mắt cô. Điều

ấy khiến cho tâm trí cô bị lu mờ và điều cuối cùng

còn lại trong tâm trí cô trước khi cô qua đời là

bóng tối. Cô đã được tái sinh ngay lập tức trong

60

Dream Kindergarten Case Study: September 7, 2003.

Page 265: Vutruhocphatgiao minh quang

265

một địa ngục phụ của tầng địa ngục đầu tiên.

Trong cõi này, tội nhân có các hình dáng vật lý

khác nhau, một số có cơ thể của con người và đầu

tôm, cua hay cá. Họ xếp hàng trước một cái thớt

nóng bỏng làm bằng thép. Các ngục tốt đứng đợi

trước cái thớt này với một dao phay khổng lồ được

sử dụng để chặt đấu họ từng người một.

Thân xác các tội nhân được cắt thành từng miếng

nhỏ. Các ngục tốt thu thập các mảnh lại trong một

tấm lưới thép nóng và đặt chúng sang một bên.

Trong cõi này, tội nhân chết sẽ được đưa trở lại

cuộc sống bằng bằng một làn gió đặc biệt thổi. Sau

khi tái sinh, họ sẽ thấy chính mình trong cùng một

tình trạng khổ nhọc như trước, bị chết đi sống lại

hết lần này đến lần khác trong đau đớn và khổ sở.

Cô đã tái sinh với đầu cá và đang đứng đợi trong

hàng. Trên đường đi đến cái thớt, cô thấy một tội

nhân trên sàn nhà với một cây cọc sắt đang bị đâm

qua ngực của nó. Một ngục tốt đóng cây cọc vào

ngực với một cái vồ lớn. Những âm thanh kim loại

vang động khi cọc sất bị đóng vào nhắc nhở cô âm

thanh cô đã thực hiện khi đóng cây cọc tượng

trưng tại buổi lễ thành lập Maha Dhammakaya

Cetiya. Chỉ đến bây giờ mà cô có thể nhớ lại được

một công đức, và ghi nhớ được một công đức, tất

cả những điều tốt đẹp khác cô đã thực hiện trở lại

Page 266: Vutruhocphatgiao minh quang

266

với cô ấy. Đột nhiên cơ thể của cô trở nên rạng rỡ.

Thời gian của cô như một tội nhân trong địa ngục

đã kết thúc và thiện nghiệp của cô đã thu hút cô tới

các cõi trời. Cô đã có một cơ thể thần trời mới và

một cung điện nhỏ trên trời ở tầng trời thứ hai.

7.3 Kết luận

Các trường hợp nghiên cứu liên quan ở đây chỉ là

một mẫu nhỏ của những bài phát sóng trong

chương trình Mẫu giáo Giấc mơ. Rõ ràng rằng sự

quả báo khác nhau từ người này sang người kia có

thể được quy cho sự đa dạng rộng của những hành

động nghiệp những người khác nhau đã làm trong

quá khứ và cũng cho trình tự để các nghiệp trả quả.

Thời gian sống được mô tả trong trường hợp

nghiên cứu chỉ là một bản ghi nhanh các cuộc hành

trình mỗi chúng sinh đã đạt được trong quá trình

chu kỳ của sự sinh diệt. Mỗi chúng sinh, con người

hoặc sinh vật khác, đã chết và được tái sinh rất

nhiều lần đến nỗi thật khó khăn để tìm ra sự khởi

đầu hoặc kết thúc nó.

Có nhiều dịp Đức Phật dạy về mức độ tái sinh

trong chu kỳ của sự tồn tại như đã được ghi lại

trong kinh điển Phật giáo61

:

61

Assuu Sutta S.ii.179

Page 267: Vutruhocphatgiao minh quang

267

“Này các Tỷ-kheo! Lành thay, này các Tỷ-kheo,

các Ông đã hiểu như vậy Pháp do Ta dạy! Cái này

là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là dòng nước

mắt tuôn chảy do các Ông than van, khóc lóc, phải

hội ngộ với những gì không ưa, phải biệt ly với

những gì mình thích, khi các Ông phải lưu chuyển

luân hồi trong thời gian dài này chớ không phải

nước trong bốn biển lớn. Trong một thời gian dài,

này các Tỷ-kheo, các Ông chịu đựng mẹ chết... các

Ông chịu đựng con chết. ... các Ông chịu đựng con

gái chết... các Ông chịu đựng tai họa về bà con...

các Ông chịu đựng tai họa về tiền của... các Ông

chịu đựng tai họa của bệnh tật… Cái này là nhiều hơn, là dòng nước mắt tuôn chảy do các Ông than

van, khóc lóc, phải hội ngộ với những gì mình

không ưa, phải biệt ly với những gì mình thích, khi

các Ông phải chịu đựng tai họa, bệnh tật chớ

không phải nước trong bốn biển. Vì sao? Vô thỉ là

luân hồi này, này các Tỷ-kheo... bị tham ái trói

buộc. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa

đủ để các Ông nhàm chán, là vừa đủ để các Ông từ

bỏ, là vừa đủ để các Ông giải thoát đối với tất cả

các hành.”

Page 268: Vutruhocphatgiao minh quang

268

Đức Phật cũng chỉ ra độ dài của chu kỳ khôn

lường của sự tồn tại bằng cách so sánh số lượng

sữa chúng ta đã bú trong suốt cuộc hành trình của

chúng ta thông qua chu kỳ của sự tồn tại với lượng

nước trong đại dương62

:

“Này các Tỷ-kheo, các Ông đã hiểu như vậy Pháp

do Ta dạy! Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo,

tức là sữa mẹ mà các Ông đã uống trong khi các

Ông lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài

chớ không phải nước trong bốn biển. Vì sao? Vô

thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo... là vừa đủ để

các Ông giải thoát đối với tất cả các hành.”

Đức Phật cũng chỉ ra chiều dài của chu kỳ khôn

lường của sự tồn tại bằng cách so sánh số lượng

các xương ta đã để lại phía sau trong quá trình của

chu kỳ sự tồn tại63

:

“Tại đấy Thế Tôn... Vô thỉ là luân hồi này, này các

Tỷ-kheo... Các xương của một người, này các Tỷ-

kheo, lưu chuyển luân hồi có thể lớn như một đồi

xương, một chồng xương, một đống xương, như

núi Vepulla này, nếu có người thâu lượm xương

62

Khiira Sutta S.ii.180 63

Puggala Sutta S.ii.185

Page 269: Vutruhocphatgiao minh quang

269

lại, gìn giữ chúng, không làm chúng hủy hoại. Vì

sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo... là

vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.”

Đức Phật cũng chỉ ra chiều dài của chu kỳ khôn

lường của sự tồn tại bằng cách so sánh số lượng

máu đã chảy từ cơ thể của chúng ta trong quá trình

của chu kỳ sự tồn tại:

“Này các Tỷ-kheo, các Ông đã hiểu Pháp Ta dạy

như vậy! Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo,

tức là dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích

khi các Ông lưu chuyển luân hồi trong thời gian

dài này, không phải là nước trong bốn biển lớn.

Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các

Ông bị thương tích khi các Ông là bò, sanh ra làm

bò trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển

lớn? Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu

bị thương tích khi các Ông là trâu, sanh ra làm trâu

trong thời gian dài... Này các Tỷ-kheo, dòng máu

tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông là

cừu, sanh ra làm cừu trong thời gian dài... khi các

Ông là dê, sanh ra làm dê... khi các Ông là nai,

sanh ra làm nai... khi các Ông là gia cầm, sanh ra

làm gia cầm... khi các Ông là heo, sanh ra làm

heo... Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do

Page 270: Vutruhocphatgiao minh quang

270

đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, làm kẻ

trộm làng bị bắt trong thời gian dài... Này các Tỷ-

kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích

khi các Ông làm đạo tặc, ăn cướp đường bị bắt

trong thời gian dài... Này các Tỷ-kheo, dòng máu

tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm

đạo tặc, tư thông vợ người trong thời gian dài chớ

không phải là nước trong bốn biển lớn. Vì sao? Vô

thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo... là vừa đủ để

được giải thoát đối với tất cả các hành...”

Đức Phật cũng chỉ ra chiều dài của chu kỳ khôn

lường của sự tồn tại bằng cách nói rằng không có

một người nào chưa từng bao giờ chẳng phải là

thân nhân của chúng ta64

:

“Này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ,

đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sinh

bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc. Này các

Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng

sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã

làm mẹ, làm cha, làm anh, làm em trai, làm chị,

làm em gái, làm con trai, làm con gái. Vì sao? Vô

thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm

không thể nêu rõ, này các Tỷ-kheo, đối với sự lưu

64

Maatu etc. Suttas S.ii.189ff.

Page 271: Vutruhocphatgiao minh quang

271

chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh

che đậy, bị tham ái trói buộc.”

Theo trích dẫn lời dạy của Đức Phật đến các tu sĩ

trong thời gian của Ngài, nó trở nên rõ ràng rằng

chiều dài của chu kỳ tái sinh là khôn lường. Thật

khó để tìm thấy một khởi đầu hoặc kết thúc của nó.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấu hiểu rằng chúng ta

đã được tái sinh không đếm được lần trong các

cảnh giới khác nhau và thành những chúng sinh

khác nhau tùy thuộc vào nghiệp của chúng ta.

Theo quan điểm sự hiểu biết về chu kỳ tái sinh,

không có kinh nghiệm sống nào thực sự mới cho

chúng ta vì chúng ta đã phát sinh dưới mọi dạng

sống trong quá trình đi qua các chu kỳ của sự tồn

tại. Không có gì mới. Không có gì là vĩnh viễn.

Chúng ta không nên bám víu vào bất cứ điều gì và

chúng ta cũng không thể đi ngược lại vòng quay

của các chu kỳ. Vì thế, khi chúng ta càng bám víu

mạnh mẽ hơn vào các yếu tố luôn thay đổi của chu

kỳ sự tồn tại, chúng ta sẽ càng bị ảnh hưởng

nghiêm trọng hơn. Nếu không có sự hiểu biết sự

thật về cuộc sống, chúng ta sẽ bị tràn ngập nỗi

buồn trong chu kỳ vô hạn của sự tái sinh.

Những người khôn ngoan thấy sự thay đổi và vô

thường của tất cả các đại. Họ cảm thấy không dính

Page 272: Vutruhocphatgiao minh quang

272

mắc đối với những ảo tưởng này và tìm kiếm một

con đường ra khỏi mê cung của đau khổ. Tuy

nhiên, những người vẫn không thể nhìn thấy sự

thật, khao khát thú vui phù du, những người vẫn

còn vướng mắc với những gì họ đã quen thuộc, cần

phải chuẩn bị để đối mặt với sự không chắc chắn

không thể tránh khỏi đến với họ.

Page 273: Vutruhocphatgiao minh quang

273

PHƯƠNG DANH QUÝ PHẬT TỬ ẤN TỐNG

VŨ TRỤ HỌC PHẬT GIÁO

1. NGUYỄN LÊ ĐỨC 1000.00

2. TRẦN KIM TRUNG 40.00

3. BÙI HỮU NGHĨA 20.00

4. NGUYỄN LOAN 30.00

5. PHÚ CÚC 20.00

6. HUỲNH LÝ 20.00

7. NGUYỄN QUÁ 40.00

8. TRẦN NGỌC ĐÓA 60.00

9. NGUYỄN KIỆT 50.00

10. LÊ THANH VĨNH 50.00

11. NGUYỄN QUYỀN THỌ 20.00

12. LÝ BÌNH HÒA 60.00

13. ĐOÀN X. HIẾU 50.00

14. MY HAYES 20.00

15. TRẦN HIỀN 30.00

16. NGUYỄN BƯỜNG 10.00

17. YẾN PHẠM VOGT 20.00

18. DJODIMY STRONG 50.00

19. BONTAMY GLASGOW 50.00

20. PHẠM LAN 20.00

21. VIÊN XUÂN 20.00

22. CAO LỢI 20.00

23. NGUYỄN SƠN, YẾN 40.00

Page 274: Vutruhocphatgiao minh quang

274

24. BÙI THỊ TÁNH 50.00

25. QUAN HỒNG, TIẾNG 100.00

26. HỒ THỊ ĐÊ 50.00

27. DƯƠNG THỊ EM 50.00

28. NGUYỄN HƯNG, QUYÊN 300.00

29. NGUYỄN THÁI BÌNH 100.00

30. ĐOÀN QUỐC GIÁM 150.00

31. NGUYỄN THỊ TRƯỜNG 50.00

32. TRẦN BOY 50.00

33. NGUYỄN TƯƠNG HIỆP, YẾN 200.00

34. NGUYỀN QUYỀN QUỚI 50.00

35. NGUYỄN THỊ QUY 40.00

36. LƯ THỊ YẾN 40.00

37. DƯƠNG JIMMY 20.00

38. ĐÀO PHIÊN 15.00

39. NGÔ CÚC, TRINH, HÙNG, HÀ LÊ 50.00

40. TRẦN TẤN TRỌNG 100.00

Page 275: Vutruhocphatgiao minh quang

275

Page 276: Vutruhocphatgiao minh quang

276