36
Chủ đề. LÊN MEN RƯỢU TỪ TRÁI CÂY ( TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG, HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE) GVHD: Hồ Thị Thuyết 1. Tên chủ đề: LÊN MEN RƯỢU TỪ TRÁI CÂY (Số tiết: 03 tiết – Lớp 9) 2. Mô tả chủ đề: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại rượu có nồng độ khác nhau, 1 số loại rượu chứa nhiều hóa chất độc hại đáng lo ngại ( hay còn loại là rượu giả). Do có nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm và dễ bị ngộ độc rượu do uống phải rượu giả Vì thế việc tự chế biến rượu bằng cách lên men rượu từ trái cây sạch để sử dụng sẽ giúp chúng ta hạn chế được tình trạng ngộ độc. Ngộ độc rượu bia cũng là một trong những vấn đề nóng trong xã hội hiện nay, vì vậy cần giúp cho học sinh hiểu đúng, hiểu rõ các ứng dụng và biết cách phân biệt các loại rượu ( ancol ) đặc biệt là ancol metylic và ancol etylic. Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án lên men rượu từ trái cây làm thức uống tốt cho sức khỏe; Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức sau: – Rượu etylic (Bài 45 – Hóa học lớp 9); Đồng thời, HS phải vận dụng các kiến thức liên quan : – Biết cách sử dụng ống đong để đong thể tích rượu cho trước. biết đo thể tích chất lỏng (Môn Vật lý );

mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Chủ đề. LÊN MEN RƯỢU TỪ TRÁI CÂY( TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG, HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE)GVHD: Hồ Thị Thuyết 1. Tên chủ đề:

LÊN MEN RƯỢU TỪ TRÁI CÂY(Số tiết: 03 tiết – Lớp 9)

2. Mô tả chủ đề:Hiện nay trên thị trường có nhiều loại rượu có nồng độ khác nhau, 1 số loại

rượu chứa nhiều hóa chất độc hại đáng lo ngại ( hay còn loại là rượu giả). Do có nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm và dễ bị ngộ độc rượu do uống phải rượu giả Vì thế việc tự chế biến rượu bằng cách lên men rượu từ trái cây sạch để sử dụng sẽ giúp chúng ta hạn chế được tình trạng ngộ độc.

Ngộ độc rượu bia cũng là một trong những vấn đề nóng trong xã hội hiện nay, vì vậy cần giúp cho học sinh hiểu đúng, hiểu rõ các ứng dụng và biết cách phân biệt các loại rượu ( ancol ) đặc biệt là ancol metylic và ancol etylic.

Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án lên men rượu từ trái cây làm thức uống tốt cho sức khỏe; Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức sau:

– Rượu etylic (Bài 45 – Hóa học lớp 9);Đồng thời, HS phải vận dụng các kiến thức liên quan :– Biết cách sử dụng ống đong để đong thể tích rượu cho trước. biết đo thể tích

chất lỏng (Môn Vật lý );– Biết vận dụng kiến thức Toán học để biến đổi công thức tính toán về độ

rượu, những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện 1 bài toán Hóa (Môn Toán);

- Biết tác hại của rượu đối với sức khỏe con người ( Môn Sinh Học )- Giải thích vấn đề bảo về môi trường trong sản xuất, tận dụng những phế

phẩm của quá trình sản xuất rượu để sản xuất những sản phẩm khác ( Môn GDCD)- Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh ( Môn Công Nghệ).

3. Mục tiêu: Sau hi hoàn thành chủ đề học sinh có khả năng

a. Kiến thức kỹ năng

Page 2: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Biết được, độ rượu. Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo phân tử,. Tính chất vật lí, Tính chất hoá học của rượu.ứng dụng của rượu Phương pháp điều chế rượu từ etylen, điều chế rượu từ những chất có bột

hoặc đường. Ứng dụng của rượu. Giáo dục kỹ năng sống và phòng tránh ngộ độc rượu bia.

Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của rượu.- Vận dụng kiến thức về lên men hô hấp của vi sinh vật để tạo ra sản phẩm

nước uống từ trái cây ở địa phương.-Biết qui trình lên men rượu từ trái cây.b. Phát triển phẩm chấtCó tinh thần trách nhiệm hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.Yêu thích môn học, thích khám phá tìm tòi và vận dụng các kiến thức học

được vào giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.c. Phát triển năng lực:Năng lực tự chủ và tự họcNăng lực khoa học tự nhiênNăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.

4. Thiết bị:Máy tính, máy chiếu.Mẫu vật: các loại trái cây, đường, lọ thủy tinh, rượu, men.5. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM LÊN MEN RƯỢU TỪ TRÁI CÂY

(Tiết 1 – 45 phút)

A. Mục đích:

Học sinh trình bày được kiến thức về rượu; hiểu được quá trình lên men của vi sinh; tiếp nhận được nhiệm vụ lên men rượu từ trái cây và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

B. Nội dung:

GV cập nhật các vấn đề thời sự nóng hiện nay là tình trạng ngộ độc rượu bia, ngộ độc rượu từ cồn y tế, truyền 15 lon bia cứu sống người ngộ độc rượu…từ đó để học sinh

Page 3: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

trình bày các kiến thức mà mình đã biết được về những vấn đề này. Từ đó giáo viên đi đến kết luận vì sao chúng ta phải học bài rượu, nghiên cứu ứng dụng của rượu.

GV trình bày một số thông tin về lợi ích từ rượu được diều chế từ trái cây lên men, từ đó giới thiệu nhiệm vụ dự án là lên men rượu từ trái cây với các yêu cầu:

Sản phẩm rượu lên men từ trái cây trong dự án phải vận dụng được kiến thức rượu và quá trình lên men.

Sản phẩm được tạo ra từ vật dụng dễ kiếm.Học sinh đưa ra được qui trình để thực hiện.Sản phẩm phải có các thông số thành phần, hàm lượng.Lớp chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 01 sản phẩm bắt buộc là làm rượu sari

lên men và 01 sản phẩm tự chọn.Có đáp ứng được tiêu chuẩn định tính như rượu thu được trong, màu tươi, vị

ngọt vừa phải, mùi thơm đặc trưng của trái cây, độ cồn ở giới hạn quy định từ 0,5 đến 100. có thông tin về nhóm sản xuất và định giá sản phẩm.

GV thông báo, phân tích và thống nhất với học sinh các tiêu chí đánh giá của rựulên men từ trái cây.

GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật kí học tập.

▪ Bước 1. Nhận nhiệm vụ

▪ Bước 2. Tìm hiểu kiến thức kĩ năng liên quan

▪ Bước 3. Lập bản phương án thiết kế và báo cáo.

▪ Bước 4. Làm sản phẩm

▪ Bước 5. Báo cáo và đánh giá sản phẩm

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bản thiết kế sản phẩm.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

– Bảng tổng kết nguyên lí hoạt động của lên men rượu từ trái cây.

– Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.

– Bản ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc.

Page 4: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

D. Cách thức tổ chức hoạt động:Tổ chức nhóm học tập

GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm dự án từ 4–5 HS. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí.

Đặt vấn đề – giao nhiệm vụ học tập GV cập nhật các vấn đề thời sự nóng hiện nay là tình trạng ngộ độc rượu bia, ngộ độc

rượu từ cồn y tế, truyền 15 lon bia cứu sống người ngộ độc rượu…từ đó để học sinh trình bày các kiến thức mà mình đã biết được về những vấn đề này. Từ đó giáo viên đi đến kết luận vì sao chúng ta phải học bài rượu, nghiên cứu ứng dụng của rượu.

Xem các videoclip về vấn đề này

https://www.youtube.com/watch?v=cAv6TrM50CI. – ngộ độc rượu

https://www.youtube.com/watch?v=fzBw89gF_3U – xử lý ngộ độc rượu bia

https://www.youtube.com/watch?v=jCWa75_Itdk – truyền bia cứu người

https://www.youtube.com/watch?v=BTNdRFsLzMI- ngộ độc khi uồng cồn y tế chứa methanol.

GV cùng học sinh tìm hiểu những vấn đề thực tế liên quan đến rượu. Từ đó hình thành ý thức , kỹ năng sống cho học sinh.

https://www.youtube.com/watch?v=oSM24yZu-0M- trái cây lên men.

https://www.youtube.com/watch?v=5aB-FYYmM_k- về Gò Công thưởng thức nước uống sori lên men độc đáo.

GV trình bày thông tin về sự an toàn và lợi ích của rựu được lên men từ trái cây để HS có thể nhận thấy rõ mối liên hệ của dự án học tập với thực tiễn cuộc sống.

Tìm hiểu sơ lược về nguyên lý lên men rượu từ trái cây.Vấn đề cần tìm hiểu:(1) Liệt kê các nguyên tắc để làm rượu lên men từ trái cây

(2) Trình bày nguyên lí hoạt động của quá trình lên men trái cây.

Thống nhất tiến trình dự ánGV đặt vấn đề: Để hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ học tập này cần thực hiện theo tiến trình

như thế nào? GV thống nhất cùng HS kế hoạch dự án.

– Với HS chưa quen làm dự án, GV thông báo tiến trình và hướng dẫn HS. Đối với HS đã có kinh nghiệm thực hiện dự án, GV yêu cầu HS tự đề xuất các công việc và phân phối thời gian trong dự án.

Page 5: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Ví dụ về tiến trình dự án:

TT Nội dung Thời gian Ghi chú

1 Tiếp nhận nhiệm vụ 45 phút Kế hoạch dự án, phân nhóm, bầu nhóm trưởng

2 Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan 1 tuần HS làm việc theo nhóm

3 Báo cáo kiến thức, kĩ năng liên quan 45 phút HS báo cáo tại lớp, poster

4 Lập phương án thiết kế 1 tuần HS làm việc theo nhóm

5 Trình bày phương án thiết kế 45 phút HS báo cáo tại lớp

6 Làm sản phẩm theo phương án thiết kế

1 tuần HS làm việc theo nhóm

7 Báo cáo sản phẩm 45 phút HS báo cáo tại lớp

Thống nhất tiêu chí đánh giá– GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá sản phẩm học tập là rượu được lên men từ trái

cây? GV nhấn mạnh cần phải có bản tiêu chí đánh giá để định hướng cũng như đánh giá công bằng.

– GV và HS thống nhất các tiêu chí đánh giá và tỉ lệ điểm (phụ lục 1).

Giao nhiệm vụ tìm kiến thức và kĩ năng nền– GV thông báo các chủ đề kiến thức nền cần tìm hiểu.

Chủ đề 1.Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, độ rượu

Chủ đề 2. tính chất hóa hoc.ứng dụng

Chủ đề 3. Điều chế, quá trình lên men rượu từ trái cây

– GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.

+ Mỗi nhóm 1 chủ đề

+ Hình thức trình bày: Powerpoint

+ Thời gian báo cáo và trả lời câu hỏi cho mỗi nhóm: 10 phút

+ Sau khi nghe các nhóm báo cáo, có phần kiểm tra đánh giá. Hình thức: trò chơi đố vui.

* Lưu ý: GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng (phụ lục 2) trong mỗi chủ đề để gợi ý HS nghiên cứu các vấn đề trọng tâm hoặc sử dụng hệ thống câu hỏi này để trao đổi trong buổi báo cáo kiến thức.

Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU BÀI RƯỢU ETYLIC; ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHẾ RƯỢU TỪ TRÁI CÂY

(Báo cáo: 45 phút)

A. Mục đích:

Page 6: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Sau hoạt động này, HS có khả năng

1. Trình bày độ rượu, cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của rượu, cách gọi tên ancol.

2. Trình bày những tính chất hóa học cơ bản của rượu etylic cho ví dụ minh họa;

3. Phương pháp điều chế ruọu và đề xuất phương án lên men rượu từ trái cây.

4. Lựa chọn những kiến thức liên quan đến ruơu etylic và quá trình lên men vi sinh vật có thể vận dụng được để thực hiện nhiệm vụ điều chế rượu từ trái cây.

B. Nội dung:

Trong 1 tuần, HS tìm hiểu các chủ đề kiến thức theo phân công.Chủ đề 1.Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, độ rượu

Chủ đề 2. tính chất hóa hoc.ứng dụng

Chủ đề 3. Điều chế, quá trình lên men rượu từ trái cây

Trong tiết học trên lớp, HS báo cáo theo nhóm. GV và bạn học phản biện. Cuối tiết học, học sinh lên phương án thiết kế lên men rượu từ trái cây

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

– Bài báo cáo.

– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện nhóm bạn.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

Mở đầu – Tổ chức báo cáo– GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo.

+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 5 phút

+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 5 phút

+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú vào nhật kí học tập cá nhân và đặt câu hỏi tương ứng.

Báo cáo– Các nhóm HS trình bày chủ đề được phân công.

– GV sử dụng các câu hỏi định hướng để trao đổi về mặt nội dung.

– GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS

Tổng kết và giao nhiệm vụ– GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí

+ Nội dung

+ Hình thức bài báo cáo

Page 7: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

+ Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi)

– GV đặt vấn đề: Có thể vận dụng những kiến thức nào từ những chủ đề này trong việc thực hiện sản phẩm?

+ Đọ rượu là gì ?

+ Qui trình điều chế rượu etylic.

+ Qúa trình lên men glucozo

– GV giao nhiệm vụ cho hoạt động kế tiếp.

▪Nhiệm vụ học tập: Dựa trên kiến thức vừa tìm hiểu, lập bản thiết kế điều chế lên men

rượu từ trái cây từ những nguyên vật liệu đơn giản thỏa mãn các tiêu chí đánh giá.

▪Yêu cầu sản phẩm học tập:

Poster bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung:

– Cấu tạo (hình vẽ)

– Nguyên vật liệu dự kiến (có định lượng)

– Nguyên lí hoạt động (có phương trình hóa học và lí giải việc vận dụng nguyên lí làm nước trái cây lên men).

- Có sử dụng chất xúc tác hay không ?Chất gì ?

* Lưu ý:GV có thể lựa chọn linh hoạt hình thức bản thiết kế: poster (giấy roki, lịch cũ…), bài trình chiếu

powerpoint, hình vẽ trên bảng...

Hoạt động 3. TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ LÊN MEN RƯỢU TỪ TRÁI CÂY

(Báo cáo: 45 phút)

A. Mục đích:

Sau hoạt động này, HS có khả năng:

1. Mô tả được bản thiết kế quy trình lên men rượu từ trái cây;

2. Vận dụng các kiến thức liên quan đến rượu etylic và quá trình lên men vi sinh vật để lí giải và bảo vệ cơ sở khoa học và nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trong phương án thiết kế .

3. Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện lên men rượu từ trái cây.

B. Nội dung:

Trong 1 tuần, HS làm việc nhóm để hoàn thành bản thiết kế.

Hướng dẫn lập phương án thiết kế

Page 8: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

1. Mỗi thành viên lên ý tưởng, chọn loại trái cây mình muốn điều chế lên men rượu từ trái cây. Cập nhật vào nhật kí cá nhân.

2. Các thành viên thảo luận tất cả các ý tưởng của các thành viên và lựa chọn 1 ý tưởng tốt nhất. Vẽ vào nhật kí học tập của nhóm.

3. Vẽ phác hoạ thiết kế của sản phẩm. Ghi rõ

– Các công đoạn thiết kế.

– Liệt kê các nguyên vật liệu ứng với từng bộ phận, các chất cần sử dụng

– Dự kiến về kích thước, hình dáng, khối lượng, thể tích, nồng độ… hoặc các thông số kĩ thuật khác liên quan đến vật liệu dự định sử dụng để thiết kế cho từng sản phẩm

– Vận dụng các kiến thức liên quan để giải thích cơ chế hoạt động của quy trình lên men rượu từ trái cây cũng như sự lựa chọn các nguyên vật liệu và các thông số kĩ thuật.

Trong buổi lên lớp, HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án thiết kế. GV và HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

– Bản thiết kế.

– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện nhóm bạn.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

Mở đầu – Tổ chức báo cáo– GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo.

+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 5 phút

+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 5 phút

+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi tương ứng.

– GV thông báo về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế.

*** GV có thể hướng dẫn HS sử dụng bảng tiêu chí đánh giá để đánh giá nhóm khác

Báo cáo–Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện.

– GV nhận xét.

–GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS.

***Một số phương án thiết kế lên men rượu từ trái cây dự kiến

Làm từ trái cây, đường.

Page 9: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Làm từ trái cây, đường, ít rượu. Làm từ trái cây, đường, ít men.

Tổng kết và dặn dò– GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí

+ Nội dung

+ Hình thức bài báo cáo

+ Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi)

– GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.

– GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: thi công và báo cáo sản phẩm.

Hoạt động 3. LÊN MEN RƯỢU TỪ TRÁI CÂY

( 4 TUẦN )

A. Mục đích:

Sau hoạt động này, HS có khả năng:

1. Điều chế lên men rượu từ trái cây dựa trên phương án thiết kế tối ưu đã lựa chọn;

2. Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh.

B. Nội dung:

HS điều chế lên men rượu từ trái cây theo nhóm ngoài giờ học. GV theo dõi, tư vấn hỗ trợ HS.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

– Sản phẩm trái cây lên men rượu.

– Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có).

– Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm thực hiện.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

GV có thể lập nhóm trên Zalo và yêu cầu HS cập nhật quá trình thi công sản phẩm. Từ đó, GV có thể đôn đốc, hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết.

Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm

Chế tạo: Dựa trên bản thiết kế đã điều chỉnh sau buổi bảo cáo, nhóm học sinh điều chế lên men rượu từ trái cây đúng phương án đã lựa chọn.

Thử nghiệm lần 1

Page 10: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

(1) Quan sát, ghi nhận đầy đủ các tiến trình và kết quả.(2) Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu

TT Tiêu chí Đạt/Không đạt1 Sản phẩm có vận dụng kiến thức về tính chất của rượu etylic.

2 Sản phẩm có làm được từ những vật liệu dễ kiếm.

3 Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, phản ứng hóa học (nếu có), lượng chất sử dụng và tạo thành.

4 Có đáp ứng được tiêu chuẩn định tính như rượu trái cây thu được trong, màu tươi, vị ngọt vừa phải, mùi thơm đặc trưng của trái cây, độ cồn ở giới hạn quy định từ 0,5 đến 50.

(3) Phần nào trong sản phẩm đáp ứng tốt?(4) Phần nào trong sản phẩm hoạt động không tốt?(5) Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình? Phác hoạ và ghi rõ cách cải tiến.Có thể suy nghĩ về lượng chất, nồng độ, loại hoá chất, vật liệu, phương án cho các

hoá chất tương tác… Các lần thử nghiệm lần sau(1) Các cải tiến đã thực hiện là gì? (lưu lại ảnh sản phẩm cải tiến)(2) Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu

TT Tiêu chí Đạt/Không đạt1 Sản phẩm có vận dụng kiến thức về tính chất của rượu etylic.

2 Sản phẩm có làm được từ những vật liệu dễ kiếm.

3 Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, phản ứng hóa học (nếu có), lượng chất sử dụng và tạo thành.

4 Có đáp ứng được tiêu chuẩn về màu sắc, độ cồn, thẩm mỹ

(3) Phần nào trong sản phẩm đạt tốt?(4) Phần nào trong trong sản phẩm không tốt?(5) Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình?Thực hiện điều chỉnh sản phẩm đến phiên bản tốt nhất trong điều kiện thời gian và

nguồn lực.

Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “LÊN MEN RƯỢU TỪ TRÁI CÂY” VÀ THẢO LUẬN

A. Mục đích:

Sau hoạt động này, HS có khả năng:

Page 11: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

- Giới thiệu sản phẩm.

- Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm;

- Đề xuất các ý tưởng cải tiến

B. Nội dung:

HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi. HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của sản phầm và đề xuất các phương án cải tiến.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

- Bản đề xuất cải tiến sản phẩm

- Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án “lên men rượu từ trái cây”.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:

1. Báo cáo trong lớpNội dung báo cáo của mỗi nhóm– Tiến trình thi công sản phẩm

– Kết quả các lần thử nghiệm

– Phương án thiết kế cuối cùng

2. Thực hành kinh doanh, giới thiệu sản phẩm tại lớp. - Thực hiện hoạt động giới thiệu sản phẩm của các nhóm.

– GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá sản phẩm cho các nhóm.

3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp– HS và GV nhận xét về sản phẩm.

– GV tổng kết và đánh giá chung về dự án.

+ Kiến thức, kĩ năng liên quan đến ancol.

+ Quá trình thiết kế và thi công sản phẩm

+ Kĩ năng làm việc nhóm

+ Kĩ năng trình bày, thuyết phục…

– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.

Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết1. Em đã vận dụng những kiến thức nào của rượu etylicl để thực hiện sản phẩm.

2. Nêu những kĩ năng mà em rèn luyện được qua dự án?

3. Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao?

4. Nếu có thời gian thêm để làm sản phẩm, em sẽ cải tiến sản phẩm như thế nào?

...

PHỤ LỤC

Page 12: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Phụ lục 1. Các bảng tiêu chí đánh giá

Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo kiến thức nềnTT Tiêu chí Điểm

Bài báo cáo kiến thức (15)

1 Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo. 2

2 Kiến thức chính xác, khoa học. 3

Hình thức

3 Bài trình chiếu có bố cục hợp lí. 1

4 Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa. 1

Kĩ năng thuyết trình

5 Trình bày thuyết phục. 1

6 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1

7 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 1

Tổng điểm 10

Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo phương pháp điều chếBản phương án thiết kế (30)

1 Có chú thích đầy đủ các thành phần của sản phẩm. 1

2 Có liệt kê rõ danh mục các nguyên vật liệu cần sử dụng 1

3 Có đầy đủ các thông số kĩ thuật (loại vật liệu, độ dài, độ dày…, lượng chất sử dụng và nồng độ)

1

4 Có trình bày phương trình hoá học cơ bản hoặc hiện tượng vật lý xảy ra . 1

5 Mô tả được nguyên lí lên men rượu từ trái cây. 1

Hình thức bản thiết kế1 Hình vẽ và chú thích rõ ràng, dễ quan sát 1

2 Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 1

Kĩ năng thuyết trình5 Trình bày thuyết phục. 1

6 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1

7 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện có chất lượng cho nhóm báo cáo.

1

Tổng điểm 10

Page 13: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo sản phẩm

Nước trái cây lên men

1 Sản phẩm có vận dụng kiến thức về tính chất của rượu, độ rượu. 1

2 Sản phẩm có làm được từ những vật liệu dễ kiếm. 1

3 Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, phản ứng hóa học (nếu có), lượng chất sử dụng và tạo thành.

1

4 Có đáp ứng được tiêu chuẩn định tính như nước trái cây thu đượctrong, màu tươi, vị ngọt vừa phải, mùi thơm đặc trưng của trái cây, độ cồn ở giới hạn quy định từ 0,5 đến 50.

1

5 Bình rượu trái cây có hình thức đẹp. 1

Bài báo cáo

6 Nêu được tiến trình thử nghiệm đánh giá để có được phiên bản hiện tại

1

7 Nêu được nguyên lí hoạt động của sản phẩm 1

Kĩ năng thuyết trình

9 Trình bày thuyết phục. 1

10 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1

11 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 1

Tổng điểm 10

Bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng làm việc nhóm

1 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 5

2 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án.

5

Tổng số điểm: 10 điểm

Page 14: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Phụ lục 2. Hệ thống câu hỏi định hướng cho các chủ đề kiến thức

Chủ đề 1.Khái niệm độ rượu, cấu tạo phân tử, tính chất vật lý.

Công thức phân tử , công thức cấu tạo , đặc điểm cấu tạo

- Tính chất vật lí , trạng thái , màu sắc , mùi vị , tính tan , khối lượng

riêng , nhiệt độ sôi

- Khái niệm độ rượu

-

Chủ đề 2. tính chất hóa hoc, ứng dụng.

- Tính chất hóa học : Phản ứng với natri , với axit axetic , phản ứng cháy

- Ứng dụng : Làm nguyên liệu , dung môi trong công nghiệp

-

Chủ đề 3. Điều chế lên men rượu từ trái cây

1. Ngoài phương pháp hóa học chúng ta còn thấy người ta đ/c rượu uống bằng từ nguồn nguyên liệu nào? Cách điều chế?

BÀI 40: RƯỢU ETYLIC ( ANCOL ETYLIC )I./ Tính chất vật lý

-Rượu etylic là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,30C, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước,

hòa tan được nhiều chất.

- Số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu

- Rượu 450 cho biết :Trong 100ml rượu 450 có chứa 45ml rượu etylic

Page 15: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

II./ Cấu tạo phân tử

H H

H C C O H

H H

Viết gọn: CH3 CH2 OH

C2H5 OH

Trong phân tử rượu etylic có một nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên

kết với nguyên tử O, tạo ra nhóm –OH. Chính nhóm này làm cho rượu có tính chất đặc

trưng.

III./ Tính chất hóa học 1. Rượu etylic có cháy không?

Dạng đặc

Dạng rỗng

Page 16: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

- Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng.

- PTHH

C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O

2. Rượu etylic có phản ứng với natri không?

Rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí H2.

2CH3- CH2 – OH + 2Na 2CH3- CH2 – ONa + H2 (Natri etylat)

Thu gọn:

2 C2H5OH + 2 Na 2C2H5ONa + H2

3. Phản ứng với axit axetic

( Học ở bài sau)

IV./ Ứng dụng

Quan sát hình ảnh và nêu một số ứng dụng quan trọng của rượu etylic?

Dựa vào những tính chất nào mà rượu etylic được dùng làm nhiên liệu, dung môi,

nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp?

Page 17: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức sinh học để giải thích vì sao uống nhiều rượu có

hại cho sức khỏe

Theo thống kê mới nhất năm 2012 nước ta tiêu thụ khoảng 3000 tỷ lít rượu bia mỗi

năm, Bình quân mỗi người tiêu thụ trên 32 lít/ năm

*Một số tác hại của rượu

- Rượu đã ảnh hưởng tới hormone tăng trưởng, hàm lượng testosterone, tới sự phục hồi, tới sự tổng hợp glycogen … những yếu tố này cần thiết cho cơ. Đặc biệt khi sử dụng rượu mà tham gia hoạt động thể dục thể thao thì làm tăng nhanh hàm lượng acid lactid trong cơ gây mỏi cơ.

- Cồn(Rượu)làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài. Từ đó mà người ta có cảm giác ấm khi uống các loại thức uống có cồn. Khi đó việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa. Đồng thời cồn lại có tác dụng gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm nhận được. Do đó uống cồn trong mùa đông

Sơ đồ ứng dụng của rượu etylicNhiên

liệu

Page 18: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

có thể dẩn đến lạnh cóng cho đến chết.

- Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.

- Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.

- Tác động lớn nhất của các thức uống có cồn là các tác động lên hệ thần kinh. Với khối lượng từ trên 250 đến 500 ml thức uống có cồn, tùy theo tỷ lệ độ cồn có trong thức uống, có thể gây các trạng thái như sau:

Mức độ nhẹ (dưới 20% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn trọng thức uống có thể gây trạng thái bay bổng. Khi đó, người có trạng thái này không thể xác định được nhu cầu của chính mình, không thể biết mình cần gì và không cần gì. Thông thường, người ta vẫn gọi đây là trạng thái "ngà ngà say".

Mức độ trung bình (từ 20% đến dưới 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn tác động đến các vùng sâu của hệ thần kinh, gây trạng thái trì trệ ở toàn bộ các thùy quan trọng điều khiển các giác quan của

Page 19: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

não. Ở trạng thái "ngất ngây" này, con người mất khả năng điều khiển lý trí và tình cảm; chỉ còn lại khả năng tự vận động theo bản năng. Đây là trạng thái "say".

Mức độ nặng (trên 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Cơ thể hoàn toàn mất điều khiển tại tất cả các tuyến thần kinh ngoại biên, mất cảm giác không gian và thời gian, mất ý thức; thậm chí rơi vào hôn mê. Đây là trạng thái "quá say" khi uống rượu.

- Tác hại lâu dài của rượu

Ngoài các tác hại đã kể ở trên, còn có các tác dụng bất lợi khác do việc sử dụng rượu kéo dài:

- Tăng các hoạt động trong gan, gây ra viêm gan nhiễm mỡ do rượu, làm hoại tử tế bào gan và tạo mô sẹo, lâu ngày dẫn đến xơ gan, ung thư gan do rượu.

- Các tế bào não ở nhiều vùng bị chết, dẫn đến giảm khối lượng não.

- Loét dạ dày và ruột, do rượu thường xuyên kích thích và làm thoái hóa niêm mạc của các cơ quan này.

Page 20: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

- Tăng huyết áp do tim bù trừ lại hiện tượng tụt áp gây ra do rượu.

- Tế bào sinh dục nam giảm sản xuất tinh trùng (do hạ đồi tuyến yên bị rượu ức chế làm giảm tiết hormone hướng sinh dục).

* Học sinh có những hiểu biết cơ bản về các tác hại của rượu đối với cơ thể để biết cách phòng tránh, tuyên truyền cho người thân và cộng đồng biết không nên sử dụng rượu bia quá nhiều vì nó gây ra những thiệt hại về kinh tế và tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong.

* Vì sao cồn (rượu etylic) diệt được vi khuẩn?

Cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây

đông tụ protein làm cho vi khuẩn chết. Tuy nhiên ở nồng độ cao sẻ làm protein trên bề

Page 21: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

mặt của vi khuẩn đông tụ nhanh tạo ra lớp màng ngăn không cho cồn thấm sâu vào

bên trong, làm giảm tác dụng diệt khuẩn. Ở nồng độ thấp, khả năng làm đông tụ

protein giảm, vì vậy hiệu quả sát trùng kém. Thực nghiệm cho thấy cồn 750 có tác

dụng sát trùng mạnh nhất.

* Học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số tình

huống gặp phải trong thực tế cuộc sống, biết cách sơ cứu khi bị sát thương.

Hoạt động 6: Vận dụng kiến thức sinh

học và công nghệ tìm hiểu quá trình lên

men

Trong thực tế em thấy người dân điều chế

rượu để uống bằng cách nào ?

1. Qui trình sản xuất rượu gạo

Gạo Nấu chín để nguội rắc men

lên men chưng cất rượu etylic.

2. Giải thích qui trình

Nấu chín: 

- Ngâm gạo : để rửa sạch chất bẩn bám bên ngoài hạt, đồng thời làm cho hạt gạo mềm, trương nở giúp dễ dàng cho quá trình nấu.

- Sau đó gạo được để ráo và được cho vào nồi, thêm nước và nấu chín. Tỉ lệ gạo nước theo thể tích khoảng 1:1. ( Để tạo cơm mềm không khô quá cũng không nhão quá)

(Mục đích của việc làm chín hạt gạo nhằm hồ hóa tinh bột gạo, giúp cho vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột này để lên men rượu.)

V./ Điều chế

Tinh bột hoặc đường lên men Rượu

etylic

Hoặc trong công nghiệp

C2H4 + H2O C2H5OH

Page 22: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Làm nguội và rắc men: 

- Cơm sau khi nấu chín được trải đều trên một bề mặt phẳng để làm nguội đến nhiệt độ thích hợp (khoảng 35 - 40oC) chuẩn bị cho việc trộn bánh men rượu. Nếu cho men vào lúc nhiệt độ cơm cao sẽ làm bánh men rất khó hoạt động hoặc có thể gây chết men.

- Bánh men rượu được trộn vào bằng cách bóp nhỏ, rắc đều lên bề mặt lớp cơm với tỷ lệ thích hợp tùy theo hướng dẫn trên từng loại men. Sau đó cho tất cả vào khạp lớn, đậy nắp để bắt đầu quá trình lên men rượu.

Page 23: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Lên men: Lên men rượu là một quá trình lên men yếm khí (không có mặt của oxy) diễn ra rất phức tạp, bao gồm các quá trình sinh hóa học và các quá trình vi sinh vật. Quá trình lên men diễn ra ở nhiệt độ thường, trong thời gian này có 3 quá trình diễn ra song song với những mức độ khác nhau.

Trước tiên là quá trình tăng sinh khối nấm men. Quá trình đường hóa có sự phân cắt tinh bột thành đường nhờ men amylase và glucoamylase của nấm mốc có sẵn trong bánh men rượu. Đường vừa tạo ra trở thành thức ăn để nấm men thực hiện quá trình lên men rượu. Quá trình lên men rượu diễn ra do nấm men sử dụng đường để tạo thành rượu etylic và CO2. CO2 sinh ra trong quá trình lên men sẽ tạo thành bọt khí bám vào bề mặt nấm men và làm các tế bào nấm men nổi lên trên, khi lên đến bề mặt, bọt khí vỡ ra và tế bào nấm men lại chìm xuống tạo ra sự đảo trộn giúp quá trình lên men được tốt hơn.

Page 24: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

Sau 2 ngày đầu lên men, có thể bổ sung nước vào khối lên men với tỷ lệ nước và cơm khoảng 3:1, sau đó đậy nắp và tiếp tục lên men thêm khoảng 3 ngày nữa.

 Chưng cất: Khi quá trình lên men kết thúc, ta tiến hành chưng cất để thu được rượu thành phẩm.

Quá trình chưng cất rượu nhằm tách hỗn hợp rượu và nước có nhiệt độ sôi khác nhau. Ở áp suất thường, rượu sôi và bốc hơi ở 78oC, còn nước là 100oC. Khi chưng cất, rượu được tách ra khỏi nước nhờ nhiệt độ bốc hơi thấp hơn nước.

Quá trình chưng cất được tiến hành bằng cách đun sôi hỗn hợp lên men, hơi bay lên được dẫn qua ống dẫn và được làm lạnh

Page 25: mocaybac.edu.vnmocaybac.edu.vn/upload/21235/20200908/CHu_de_STEM-_LeN... · Web view2020/09/08  · GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào

RƯỢU ETYLIC

bằng cách cho ống dẫn đi qua bồn nước để ngưng tụ rượu bên trong lòng ống. Dung dịch rượu thu được trong suốt, có mùi thơm đặc trưng và nồng độ rượu sẽ giảm dần theo thời gian chưng cất. Thông thường từ 15 kg gạo sẽ thu được khoảng 10 – 15 lít rượu. ( Tùy sở thích của người uống mà ta có thể tiến hành pha trộn các loại rượu thu được ở các khoảng thời gian chưng cất khác nhau để tạo ra rượu có nồng độ khác nhau.)

* Ngoài gạo ta có thể dùng các nguyên liệu khác như: Nếp, ngô, Mía, sắn….để tạo ra các loại rượu với các hương vị khác nhau.

Thành rượu