74
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GĐ2 KHOẢN VAY BỔ SUNG KHUNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 2: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

NỘI DUNGDANH MỤC BẢNG.................................................................................................................................................. II

DANH MỤC BIỂU........................................................................................................................................... II

TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................................................. III

GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1 - MÔ TẢ DỰ ÁN..................................................................................................................... 2

1.1 MỤC TIÊU DỰ ÁN.................................................................................................................................21.2 CÁC HỢP PHẦN DỰ ÁN.........................................................................................................................2

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN.............................................................................................4

2.1 CÁC DỮ LIỆU CHUNG............................................................................................................................42.2 CÁC TỈNH..............................................................................................................................................5

CHƯƠNG 3 - CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG CHO NMPRP- 2....................9

3.1 LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC QUY ĐỊNH............................................................................................................93.2 CHÍNH SÁCH AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG...................................................................................................11

CHƯƠNG 4 - KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG...................................................................................12

4.1 GIỚI THIỆU CHUNG....................................................................................................................................124.2 SÀNG LỌC CÁC TIỂU DỰ ÁN......................................................................................................................124.3 TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA CÁC TIỂU DỰ ÁN...........................................................................................14

4.2.1 Cầu/đường giao thông nông thôn.......................................................................................................144.2.2 Cấp nước sạch nông thôn...................................................................................................................154.2.3 Hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ.............................................................................................................164.2.4 Xây dựng các công trình nhỏ..............................................................................................................174.2.5 Sinh kế nông nghiệp quy mô nhỏ.........................................................................................................17

CHƯƠNG 5 - CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TIỀM TÀNG................19

5.1 CÔNG CỤ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG........................................................................................................195.2 CÔNG CỤ VỀ AN TOÀN XÃ HỘI..................................................................................................................195.3 CÁC CÔNG CỤ VỀ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG CHO TỪNG HỢP PHẦN..............................................................205.4 VẤN ĐỀ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG NHẰM TRÁNH TÁC ĐỘNG TỪ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU.............23

CHƯƠNG 6: VAI TRÒ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG.............................23

6.1 TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN..................................................................................................................236.2 ĐÀO TẠO VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC..............................................................................................266.3 CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG................................................................................................................276.4. THAM VẤN VÀ THÔNG BÁO.......................................................................................................................276.5 KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT..........................................................................................................276.6 ƯỚC TÍNH KINH PHÍ THỰC HIỆN CSAT.....................................................................................................28

CHƯƠNG 7 - THAM VẤN VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN.........................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................. 30

PHỤ LỤC 1: BIỂU MẪU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG..........................................................................31

PHỤ LỤC 2. DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM .......................................34

PHỤ LỤC 3: DANH MỤC KHÔNG HỢP LỆ CỦA HỢP PHẦN 1 – ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN...............37

PHỤ LỤC 4. DANH MỤC KHÔNG HỢP LỆ CỦA HỢP PHẦN 2 – NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN XÃ.............................38

PHỤ LỤC 5. QUY TẮC MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN............................................................................................40

PHỤ LỤC 6. BIỂU MẪU GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO.............................................................................................44

i

Page 3: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Chính sách An toàn của Ngân hàng được áp dụng.......................................................11Bảng 2: Vai trò và trách nhiệm thực hiện về chính sách an toàn và môi trường........................23Bảng 3: Ước tính Kinh phí Thực hiện CSAT............................................................................28

DANH MỤC BIỂU Hình 1 Vị trí các tỉnh Dự án Giảm nghèo 2 – Giai đoạn bổ sung.................................................8Hình 2 Sơ đồ quy trình sàng lọc...............................................................................................13Hình 3 Chính sách an toàn và môi trường và xã hội đối với mỗi hợp phần...............................21Hình 4 - Cấu trúc thông tin và báo cáo.....................................................................................25

ii

Page 4: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

TỪ VIẾT TẮT

Ban PTX Ban Phát triển xã

BQLDA Ban Quản lý Dự án

CKMT Cam kết Bảo vệ Môi trường

CSHT Cơ sở hạ tầng

ĐGMTCL Đánh giá Môi trường Chiến lược

ĐPDATW Điều phối Dự án Trung Ương

ĐTM Đánh giá Tác động Môi trường

KHĐT Kế hoạch và Đầu tư

KHTDC Kế hoạch Tái định cư

KPKX Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội

KTDC Khung Chính sách Tái định cư

LBVMT Luật Bảo vệ Môi trường

NHTG Ngân hàng Thế giới

NMPRP-1 Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 1 (2002-2007)

NMPRP-2 Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010-2015)

NMPRP2-AF Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 – Khoản vay bổ sung (2015-2018)

Nhóm CIG Nhóm Đồng sở thích

NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PIM Sổ tay Thực hiện Dự án

QLMTXH Quản lý Môi trường và Xã hội

QTMT Quy tắc Môi trường Thực tiễn

TDA Tiểu dự án

TGT Tư vấn Giám sát Thi công

THP Tiểu hợp phần

TNMT Tài nguyên Môi trường

UBND Ủy ban Nhân dân

iii

Page 5: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

GIỚI THIỆU CHUNG

Mặc dù đã có ghi nhận về tiến độ phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên khu vực miền núi phía Bắc vẫn là khu vực nghèo với tỷ lệ nghèo cao nhất so với các khu vực khác trong nước. Do sự chia cắt về địa lý, các dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và nền kinh tế, nên sinh kế của người dân địa phương dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro thiên tai. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng lợi ích thực sự của tăng trưởng kinh tế rất khó đến với nhóm người bị thiệt thòi. Đây cũng là kinh nghiệm của các nước đang phát triển khác.

Nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và công bằng, Chính phủ Việt Nam liên tục thực hiện nhiều dự án và chương trình giảm nghèo. Các chương trình giảm nghèo chính ở khu vực miền núi phía Bắc là Chương trình 135 giai đoạn 1 và giai đoạn 2, Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 1 (2002-2007), và gần đây là chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo nhất trên toàn quốc. Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 với mục tiêu cải thiện các mô hình sinh kế hiện được thực hiện thông qua các Chương trình Mục tiêu Quốc gia và tích hợp đa dạng khởi xướng đầu tư thông qua việc cải thiện quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế cấp địa phương. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi đề nghị tới Ngân hàng Thế giới đề xuất tiếp tục hỗ trợ cải thiện sinh kế và giảm nghèo ở khu vực miền núi phía bắc. Nguồn vốn bổ sung thực hiện Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (NMPRP-2) đang được đề xuất và chuẩn bị.

Dự án phù hợp với Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và Giảm nghèo (CPRGS) và các Chương trình Mục tiêu Quốc gia khác nhằm tăng cường và đạt được kết quả về giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế trong các vùng được hỗ trợ.

Dự án Giảm nghèo miền núi phía Bắc giai đoạn 2 – Giai đoạn bổ sung vốn có mục tiêu cơ bản giống NMPRP-2 nhằm cải thiện mức sống của người hưởng lợi dự án thông qua: (i) người dân tiếp cận với cơ sở hạ tầng sản xuất; (ii) năng lực sản xuất và thể chế của chính quyền và cộng đồng địa phương; và (iii) mối quan hệ thị trường và đổi mới doanh nghiệp. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng cường năng lực cho cộng đồng về lập kế hoạch và quản lý các hoạt động của họ trong một chương trình phát triển phân cấp. Cải thiện sản xuất nông nghiệp bằng cách xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ, hỗ trợ canh tác bền vững ở khu vực miền núi và chăn nuôi gia súc thông qua các mô hình ứng dụng và đào tạo và đưa ra nhiều sự lựa chọn cho người dân thông qua các nghiên cứu tại chỗ. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các nguồn cung cấp giống, đầu vào nông nghiệp, công nghệ và thông tin thông qua việc cải thiện hệ thống đường xá (đường bộ, cầu, cống) từ huyện xuống xã hoặc/và từ thôn bản tới thôn bản cũng như thông qua việc xây dựng và nâng cấp các chợ nông thôn ở địa phương. Khác với Dự án giai đoạn 1, giai đoạn 2 khuyến khích thực hiện nông nghiệp bền vững như sản xuất không dùng hoá chất và tái sử dụng/tái chế chất thải nông nghiệp, tăng cường sức khỏe của người dân bằng cách cải thiện nguồn cung cấp nước sinh hoạt ở thôn bản. Cấp xã sẽ quản lý ngân sách cộng đồng để đầu tư trực tiếp cho các nhu cầu của những người nghèo nhất. Thông qua việc thực hiện dự án thành công, năng lực kỹ thuật và hành chính sẽ được xây dựng ở tất cả các cấp để hỗ trợ phát triển tương lai.

Bản dự thảo Khung Quản lý Môi trường và Xã hội này (QLMTXH) phân tích các tác động môi trường tiềm ẩn của dự án NMPRP-2 ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái và Hòa Bình. Các biện pháp giảm thiểu được đề xuất để tránh tác động tiêu cực dự kiến và đem lại nhiều lợi ích hơn cho người dân. QLMTXH được chuẩn bị theo Chính sách Hoạt động của Ngân hàng Thế giới OP/BP 4.01 (Đánh giá môi trường), cũng như Luật Bảo vệ Môi trường (LBVMT) năm 2005, và các tài liệu pháp lý khác có liên quan thuộc LBVMT ví dụ Nghị định 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 4 năm 20011 quy định về ĐGMTCL, ĐTM và CKMT. Báo cáo dựa vào các quan sát thực tế, xem xét và thảo luận với các cán bộ nhà nước, các chuyên gia trong nước và nước ngoài làm việc tại Việt Nam ở các tổ chức môi trường và phát triển và những người dân ở thôn bản.

1

Page 6: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

CHƯƠNG 1 - MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1 Mục tiêu Dự án

Mục tiêu phát triển của Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 là cải thiện mức sống của người dân hưởng lợi từ dự án thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng sản xuất, năng lực sản xuất và thể chế của chính quyền và cộng đồng địa phương, mối liên kết thị trường và sáng kiến kinh doanh. Điều này sẽ đạt được thông qua việc tăng cường năng lực các cấp để lập kế hoạch và thực hiện các dự án giảm nghèo ở các khu vực miền núi xa xôi và vùng dân tộc thiểu số trong khi cung cấp các cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất dựa vào nhu cầu cần thiết của cộng đồng tại các xã này. Dự án NMPRP-2 đề xuất thực hiện tại 259 xã, 29 huyện tại 6 tỉnh bao gồm Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu. Các tỉnh dự án NMPRP-2 bao gồm gần 174.000 hộ gia đình với hơn 83.000 hộ gia đình nghèo, khoảng 90 - 95% trong số đó là người dân tộc thiểu số. Dự án sẽ được thực hiện trong 3 năm (2015-2018) với tổng số vốn ước tính xấp xỉ 110 triệu đô la Mỹ.

1.2 Các hợp phần Dự án

Dự án được thiết kế gồm 4 hợp phần:

(i) Hợp phần 1 – Phát triển Kinh tế Huyện (45%): Mục tiêu của hợp phần này để hỗ trợ đầu tư cho các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện, tập trung vào cơ sở hạ tầng kinh tế và sản xuất nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, trực tiếp tạo việc làm và thu nhập địa phương và tìm kiếm các mối liên kết thị trường mang lại cơ hội sinh kế cho người nghèo. Hợp phần này hỗ trợ xây dựng các công trình xây lắp cấp xã được các Huyện quản lý (Tiểu hợp phần 1.1); và các cơ hội đa dạng hóa mối liên kết thị trường và hỗ trợ thúc đẩy sáng kiến kinh doanh (Tiểu hợp phần 1.2).

(ii) Hợp phần 2 – Ngân sách Phát triển Xã (40%): Hợp phần này hỗ trợ các tiểu dự án cơ sở hạ tầng công quy mô nhỏ mà cấp làng và xã chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý. Bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản (Tiểu hợp phần 2.1); Hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ sản xuất (Tiểu hợp phần 2.2); hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của phụ nữ (Tiểu hợp phần 2.3); và vận hành và bảo trì tại cộng đồng (Tiểu hợp phần 2.4).

(iii) Hợp phần 3 – Tăng cường Năng lực (7.5%): Hợp phần này nhằm hỗ trợ các nỗ lực tăng cường năng lực bao gồm: Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (Tiểu hợp phần 3.1); tập huấn cán bộ xã và thôn bản (Tiểu hợp phần 3.2); tập huấn cán bộ huyện (Tiểu hợp phần 3.3); đào tạo kỹ năng nghề (Tiểu hợp phần 3.4); và giảm thiểu rủi ro thảm họa thiên nhiên đối với cộng đồng và hộ gia đình (Tiểu hợp phần 3.5).

(iv) Hợp phần 4 – Quản lý Dự án (7.5%): Hợp phần này bao gồm các chi phí hoạt động thực hiện hỗ trợ và các đơn vị thực hiện dự án tại các cấp, giám sát và đánh giá, quản lý và chống tham nhũng, truyền thông thông tin.

Thiết kế hiện tại của dự án NMPRP-2 đã chứng minh là mang lại hiệu quả và hiện chưa cần thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào. Nguồn vốn bổ sung sẽ giúp kéo dài việc thực hiện các phương thức của dự án tới thêm nhiều Xã và Huyện đồng thời góp phần vào tính bền vững lâu dài thông qua hoạt động tăng cường thử nghiệm lập kế hoạch tích hợp tại cấp địa phương nhằm (a) sớm nhận biết kết quả trung gian đối với hoạt động giao dịch thấp hơn và phụ phí thấp; (b) thông báo về các cuộc đối thoại tại cấp quốc gia về việc tích hợp các Chương trình

2

Page 7: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

mục tiêu Quốc gia; và (c) khuyến khích các địa phương tích cực trao quyền tự chủ cho các xã. Những thay đổi này có thể được thực hiện trong 4 hợp phần hiện có của dự án với một số điểm chỉnh sửa theo sau (sự phân bổ nguồn vốn bổ sung cho các hợp phần dự án sẽ được tiến hành thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án):

i. Hợp phần 1: Phát triển Kinh tế Huyện: Tiểu hợp phần 1.1 sẽ (a) tiếp tục thực hiện các hoạt động tại nơi mà dự án hiện đang thực hiện; và (b) mở rộng phạm vi ra các xã và huyện mới, được xác định trong quá trình chuẩn bị, với mức nghèo hơn 48%; 1 Tiểu hợp phần 1.2 sẽ (a) tiếp tục xây dựng và củng cố mối liên kết kinh doanh giữa các nhóm CIG và doanh nghiệp nông nghiệp; và (b) xây dựng một cơ chế cạnh tranh nhằm thúc đẩy mối quan hệ cải tiến giữa các nhóm CIG và khu vực tư nhân.

ii. Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã: Cả ba tiểu hợp phần (cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản; hỗ trợ sinh kế; và hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của phụ nữ) sẽ tiếp tục được thực hiện trên địa bàn dự án hiện có và được mở rộng thêm ra tại nhiều xã và huyện khác nhau để thực hiện chương trình. Hợp phần này nhằm hỗ trợ hoạt động trao quyền và trách nhiệm thông qua việc tăng cường ngân sách được cấp xã quản lý (từ 40% ở mức hiện tại lên tới khoảng 58%), và giảm bớt một phần ngân sách mà huyện quản lý. Hoạt động hỗ trợ sinh kế sẽ bao gồm hỗ trợ công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu.

iii. Hợp phần 3: Tăng cường Năng lực: Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các hoạt động hiện có, hợp phần này sẽ hỗ trợ định hướng/ thể chế hóa quy trình KPKX tại cấp Xã/Huyện hưởng tiền hỗ trợ Tín dụng và từ Ngân sách Quốc gia. Để thực hiện KPKX thành công thì việc phân cấp ngân sách tới các cấp xã trong các chương trình của chính phủ cần phải được thực hiện kèm theo. Hợp phần này sẽ góp phần thúc đẩy phân cấp, bao gồm thông qua hoạt động khuyến khích cho chính quyền địa phương. Hợp phần này sẽ bao gồm một tiểu hợp phần về “Phát triển Thể chế” nhằm nhấn mạnh thêm các đối thoại chính sách với các tỉnh dự án và Chính phủ Việt Nam về tình hình giảm nghèo.

iv. Hợp phần 4: Quản lý Dự án: Không có thay đổi nào trong hợp phần này.

1 Dữ liệu mới về nghèo trong năm 2013 cho thấy tỷ lệ nghèo tại các xã không thực hiện dự án tại một số huyện dự án khá cao (ví dụ. 50,2% tại Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, và 55,5% tại huyện Văn Hồ tỉnh Sơn La hoặc 46,8% tại Trạm Tấu tỉnh Yên Bái), so với tỷ lệ nghèo trung bình của các huyện dự án là 47.9%.

3

Page 8: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN

2.1 Các dữ liệu chung

Đặc điểm địa lý của khu vực miền núi phía Bắc là không thuận lợi, địa hình khá phức tạp và được phân chia bởi các núi cao, sông và suối dốc. Đây là trở ngại đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội (đặc biệt là các đường liên thôn, đường liên xã hoặc đường liên huyện) do các quy định vốn đầu tư, đóng góp và huy động người dân tham gia có giới hạn. Đây là chướng ngại lớn nhất cho các tỉnh miền núi phía Bắc hòa nhập vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh lân cận.

Các nguồn lực tự nhiên nói chung như đất, rừng, sông, suối, suối khoáng ở các tỉnh này khá dồi dào nhưng không được đưa vào sử dụng do thiếu vốn đầu tư, công nghệ lạc hậu và thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ngành công nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu là các cá nhân, các sản phẩm nghèo nàn, không có sản phẩm chính trên thị trường, không có sản phẩm công nghiệp có chất lượng và không có giá đơn vị, vì vậy ít cạnh tranh được trên thị trường. Nhiều nguồn lực tự nhiên có giá trị không chỉ có nước khoáng mà còn nhiều nguồn tiềm năng như du lịch, vị trí địa lý, năng lượng tiềm năng không được khai thác một cách khoa học và hiệu quả. Các sản phẩm địa phương không tận dụng được lợi thế và các giá trị kinh tế, chủ yếu là tiêu thụ tại địa phương.

Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế, 6 tỉnh vùng dự án vẫn là những tỉnh nghèo của cả nước trong tất cả các danh mục từ nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cho đến dịch vụ và du lịch. Tỷ lệ nghèo ở khu vực này vẫn là tỷ lệ cao nhất.

Nền kinh tế ở khu vực này có tính hiệu quả và cạnh tranh thấp, sản xuất và kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm. Cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương còn khó khăn, đặc biệt là những người nghèo, có thu nhập thấp, dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa thường có nguy cơ rủi ro. Khoảng cách về phát triển kinh tế xã hội giữa các khu vực ngày càng tăng. Chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ người nghèo vẫn ở mức cao, nguy cơ tái nghèo vẫn lớn. Mức độ tiếp cận của người dân tộc với các dịch vụ xã hội cơ bản vẫn còn giới hạn. Nhà nước có hỗ trợ ở một vài nơi tuy nhiên vẫn chưa hiệu quả.

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chủ yếu có quy mô gia đình, không được định hướng thị trường và không dựa vào nhu cầu thị trường. Ở một số xã vùng cao, sản xuất còn manh mún và công nghệ kém phát triển. Luân canh cây trồng, đốt rừng làm nương rẫy, độc canh và mở rộng canh tác là các hoạt động phổ biến ở khu vực này. Nạn phá rừng bao gồm cả các đường phân nước cũng bị phá hủy gây ra tỷ lệ xói mòn đất ngày càng cao và có nhiều đồi trọc.

CSHT ở khu vực dự án còn rất khó khăn; trang thiết bị trường học trong điều kiện tạm thời và không tốt; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có giới hạn; đường xá ở địa phương không được đầu tư nhiều, đặc biệt là các con đường ở thôn bản, đường liên thôn, đường xã là các con đường chính nhưng đi lại gặp rất nhiều khó khăn vào mùa mưa; nhiều hạng mục bổ sung như hệ thống thoát nước, dẫn nước chưa được đầu tư vì vậy việc trao đổi và vận chuyển hàng hoá gặp khó khăn. Trong những năm gần đây mặc dù hệ thống tưới tiêu được Nhà nước đầu tư nhiều nhưng vẫn bị xuống cấp và không hiệu quả. Trình độ dân trí thấp, khu vực này có tỉ lệ không biết chữ cao, Lai Châu (31,17%); Sơn La hơn 10% (tháng 8 năm 2008). Các cán bộ địa phương không đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng, đặc biệt là các cán bộ khoa học - kỹ thuật, các nhà kinh tế, giáo viên giỏi ở tất cả các cấp độ (trường học, cao đẳng và đại học). Tỷ lệ người dân tộc tốt nghiệp đại học rất ít trong khi những cán bộ ở đồng bằng không muốn làm việc lâu dài cho khu vực này.

4

Page 9: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

2.2 Các tỉnh

2.2.1 Tỉnh Điện Biên

Tỉnh Điện Biên có 348,049 héc-ta rừng có rất nhiều gỗ quý và có giá trị cao và một số loại cây đặc biệt. Ngoài ra, tỉnh này còn có 61 loại động vật, 270 loài chim các loại, 27 loài động vật lưỡng cư, 25 loài bò sát và 50 loài cá.

Địa hình rất phức tạp và được tạo thành bởi dãy núi trải dài từ phía Tây Bắc tới Đông Nam cao từ 200m tới hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ phía Bắc tới phía Nam, và nghiêng dần từ phía Tây tới phía Đông. Xen giữa các ngọn núi cao là các thung lũng, các con sông, suối nhỏ và dốc ở khắp tỉnh. CSHT kinh tế xã hội tỉnh chưa phát triển, đặc biệt mạng lưới giao thông huyện, các đường liên thôn, liên xã là các đường mòn, có chất lượng thấp, hệ thống cầu (bao gồm cầu treo bắc qua suối) không được đầu tư và bị xuống cấp nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tỉnh Điện Biên cũng rất phù hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi như cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thuốc, chăn nuôi gia súc…và cải tạo rừng. Cánh đồng Mường Thanh rộng lớn có đất đai màu mỡ được coi là vựa lúa của miền Tây Bắc. Nếu được đầu tư đầy đủ và áp dụng khoa học công nghệ, nó sẽ trở thành khu vực trồng lúa có chất lượng cao để xuất khẩu. Đặc biệt, tỉnh Điện Biên có địa hình, phong cảnh và hệ sinh thái rất đa dạng, đây là một lợi thế để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hướng tới đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, mở rộng vùng bảo tồn tự nhiên kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Điện Biên cũng có nhiều khoáng sản như than đá, cao lanh, đá đen, vàng, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng khác… tuy số lượng dự trữ không lớn nhưng đây là các nguồn khoáng sản rất quan trọng để phát triển kinh tế địa phương. Điện Biên cũng có nhiều dấu tích để lại của chiến trường Điện Biên Phủ, một số nơi khác có cảnh đẹp và có các nét văn hóa đặc sắc của 21 dân tộc ở tỉnh này như điệu múa và rượu cần của người Thái, cơm lam, món ăn truyền thống (nậm pịa)…. thu hút các khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và du lịch sinh thái. Ngoài ra, tỉnh Điện Biên có biên giới giáp Lào và Campuchia và một số cổng biên giới như Tay Trang, Pa Thơm, Mường Lói, A Pa Chải….là các cổng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, sân bay Điện Biên cũng đang được nâng cấp và mở rộng. Tỉnh này còn có tiềm năng về thuỷ điện và các nguồn năng lượng điện khác.

2.2.2 Tỉnh Hòa Bình

So với các tỉnh khác trong vùng dự án, tỉnh Hòa Bình có hệ thống giao thông thuận tiện nhất nối với các tỉnh lân cận. Với chiều dài 151 km, sông Đà là sông lớn nhất của tỉnh, có dung tích 9.5 triệu m3. Bên cạnh đó có một số sông khác như sông Bưởi, sông Bôi, sông Bui, sông Lạng có các điều kiện thuận lợi để phát triển về thuỷ điện, đường thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản. Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng về du lịch như du lịch văn hóa; hệ sinh thái và các danh lam thắng cảnh như suối khoáng Kim Bôi, chùa Tiên ở huyện Lạc Thủy, Sông Đà và nhiều phong cảnh núi non hùng vĩ ở làng Lạc huyện Mai Châu cùng với vẻ đẹp văn hóa của người Thái và các khu rừng và khu bảo tồn đặc biệt, vv.

Hoà Bình có điều kiện khá tốt để sản xuất nông nghiệp với nhiệt độ trung bình hơn 23°C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 trung bình từ 27 - 29°C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 trung bình 15.5 – 16.5°C.

Có nhiều khu vực chuyên canh như khu trồng cam ở huyện Cao Phong, khu trồng mía tím ở huyện Tân Lạc và Cao Phong, gỗ và tre ở huyện Đà Bắc và Mai Châu; đậu phụng và đỗ ở huyện Lạc Sơn và Yên Thuỷ; dưa hấu ở Lạc Thuỷ và Kim Bôi; các cây dược liệu ở Tân Lạc và Lạc Sơn, chè ở Lương Sơn, Mai Châu và Đà Bắc.

5

Page 10: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

2.2.3 Tỉnh Lai Châu

Lai Châu có địa hình núi cao, hơn 60% khu vực này có độ cao hơn 1.000m và hơn 90% khu vực này có độ dốc hơn 25o. Các dãy núi ở Lai Châu chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và xen giữa các dãy núi này là thung lũng rất bằng phẳng. Độ dày đặc của các dòng sông, suối ở Lai Châu rất cao (5.5 – 6/ km2). Các con sông có nhiều thác nước rất có tiềm năng cho ngành thuỷ điện. Sông Đà là sông đầu nguồn ở Sơn La. Bên cạnh đó, có ba sông chính bao gồm sông Nậm Na, sông Na Ma, sông Nậm Mu.

Do địa hình phức tạp và bị chia cắt nhiều, do đó diện tích tự nhiên lớn nhưng dân số thấp và phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở thị trấn và các khu vực chuyên sản xuất lúa, vì vậy giao thông và trao đổi hàng hóa trong tỉnh và với các tỉnh khác còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những khó khăn và giới hạn đề cập ở trên, tỉnh có tiềm năng lớn cho việc phát triển kinh tế như trồng rừng, du lịch sinh thái, thuỷ điện có quy mô lớn, nhỏ ở các địa thế dốc và các sông, suối. Lai Châu có hai vùng kinh tế giáp Trung Quốc và Lào lưu thông với “tam giác phát triển” là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua đường quốc lộ 4D, đường 70, đường 32 và đường thuỷ qua sông Đà. Có một số danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, và nhiều dân tộc sinh sống ở đây với nhiều nét văn hóa và truyền thống độc đáo. Tỉnh Lai Châu cũng có các khoáng sản quý như vàng, kim loại, đất hiếm, suối khoáng nóng... tuy nhiên các nguồn khoáng sản này chưa được khai thác và đánh giá một cách hợp lý. Nếu được đánh giá một cách hợp lý, tỉnh Lai Châu sẽ trở thành trung tâm thương mại-dịch vụ- du lịch của khu vực.

2.2.4. Tỉnh Lào CaiLào Cai có đường biên giới dài 200 km giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Có 25 dân tộc trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64.09% tổng số dân ở đây.

Địa hình tỉnh Lào Cai rất phức tạp và có độ cao so với mặt biển. Hầu hết địa hình của tỉnh cao từ 300 m tới 1.000 m. CSHT kinh tế xã hội không đáp ứng các yêu cầu phát triển, đây chính là khó khăn cho tỉnh vùng cao này.

Tỉnh Lào Cai có nguồn khoáng sản dồi dào là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Lào Cai có khu du lịch sinh thái ở huyện Sa Pa ở độ cao trung bình từ 1.200 m tới 1.800 m với khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ từ 15o đến 20oC ở vùng núi cao (ở Sa Pa khoảng 14oC- 16oC không vượt quá 20oC). Điều này rất thuận lợi để phát triển sinh thái với phong cảnh rừng cây, núi đá, thác nước và nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như chợ phiên vùng cao, chợ tình Sa Pa....Dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng được coi là nóc nhà của Việt Nam và khu bảo tồn Hoàng Liên thu hút nhiều nhà khoa học và khách du lịch viếng thăm. Tỉnh này cũng có nhiều địa danh lịch sử, các hang đá tự nhiên và đặc sản nông nghiệp như mận, các dược liệu quý và rau ôn đới, cá hồi (Phần Lan), cá tầm (Nga)... Lào Cai nằm ở hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội - Hải Phòng, đây là cửa ngõ vào tỉnh Vân Nam và các tỉnh phía Tây của Trung Quốc.

Các khu rừng ở Lào Cai có nhiều loài đặc trưng. Lai Châu còn có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy. Ngoài ra, còn có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.

2.2.5 Tỉnh Sơn La

Địa hình của tỉnh Sơn La hầu hết là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 600-700m. Tỉnh có ba vùng sinh thái học: vùng dọc quốc lộ 6, vùng dọc sông Đà và vùng cao biên giới.

Sơn La có biên giới đường biên giới dài 250 km giáp Lào và hai cổng biên giới quốc gia giáp Lào. Tỉnh này có gần 1 triệu héc ta rừng và đất rừng có vài trò rất lớn đối với con người, sinh

6

Page 11: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

thái, môi trường và bảo vệ đường phân nước cho sông Đà, và các nguồn nước lưu thông cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nhà máy thuỷ điện Sơn La. Tỉnh Sơn La có hai cao nguyên là Mộc Châu (1.050m) và Nà Sản (800m) có nhiệt độ ôn hòa trung bình là 21oC và đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho việc trồng chè, cà phê, các cây ăn quả (mận, đào), nuôi tằm, dệt lụa và chăn nuôi lấy sữa. Điều này cũng giúp phát triển ngành công nghiệp khoáng sản, chế biến các sản phẩm chè và nông nghiệp. Sơn La có lễ hội hoa Ban của người Thái ở làng Hin, phong cảnh ở Yên Châu và hang động ở Tham Tet Toong và hệ thống giao thông (quốc lộ 6, 7, 43, quốc lộ 279 và quốc lộ 46), đường thuỷ (sông Đà và sông Mã), đường hàng không Nà Sản- Hà Nội với quy mô nhỏ và tạo điều kiện cho phát triển du lịch và dịch vụ.

2.2.6 Tỉnh Yên Bái

Vị trí địa lý và các điều kiện kinh tế xã hội của một số khu vực không thuận lợi; địa hình núi non không bằng phẳng, đường giao thông từ các trung tâm chính tới trung tâm của tỉnh chưa được nâng cấp kịp thời. Yên Bái thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các thảm hoạ tự nhiên như lũ lụt, hạn hán gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Rừng và đất rừng là các nguồn lực và tiềm năng chính của tỉnh. Có nhiều loại cây trồng: các dược liệu quý, các cây rừng như tre, vv.

Tỉnh Yên Bái có nhiều khoáng sản như sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, đất quý, khoáng sản phi kim như pyrite, barit, cao lanh, thạch anh. Yên Bái có hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy có dung tích 10 triệu m3 nước mỗi năm với bề mặt nước lớn, trong đó hồ Thác Bà là hồ lớn nhất với tổng diện tích 19.050 héc ta cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cuộc sống của cư dân địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Tỉnh này có tiềm năng để phát triển các công trình thuỷ năng quy mô vừa và nhỏ.

7

Page 12: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

8

Dien Bien

Các tỉnh dự kiến nằm trong Dự án Giảm nghèo 2 – Giai đoạn bổ sung vốn:

Sơn La Lào Cai Lai Châu Điện Biên Yên Bái Hòa Bình

Hình 1 - Vị trí các tỉnh NMPRP2-AF

Page 13: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

CHƯƠNG 3 - CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG CHO NMPRP2-AF

3.1 Luật Việt Nam và các quy định

Việt Nam, Luật về Bảo vệ môi trường (LBVMT) được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005. LBVMT này quy định về các hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, các biện pháp và nguồn lực bảo vệ môi trường; quyền và trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Luật này quy định Đánh giá Môi trường Chiến lược (ĐGMTCL) đối với các chiến lược, kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm, Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) và Cam kết Bảo vệ Môi trường (CKMT), cả hai đều có thể áp dụng cho các dự án.

Tùy thuộc vào loại hình, vị trí, tính nhạy cảm và quy mô của dự án đề xuất, mỗi dự án đề xuất được phân loại thành một trong hai hạng mục bao gồm (a) các báo cáo đánh giá tác động về môi trường (ĐTM) và các cam kết bảo vệ môi trường (CKMT). Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 cung cấp thông tin chi tiết về yêu cầu của ĐTM và CKMT. Một danh sách chi tiết dự án phải thực hiện ĐTM được trình bày trong Phụ lục II và III trong Nghị định này.

Trường hợp các tác động môi trường ít quan trọng hơn đối với các dự án phải thực hiện ĐTM, một bản cam kết bảo vệ môi trường (CKMT) cần được chuẩn bị để đảm bảo tính bền vững và phát triển toàn diện.

Các luật lệ, tài liệu pháp lý khác thuộc luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ được áp dụng cho dự án này, bao gồm:

Luật:

Luật xây dựng số16/2003/QH11

Luật đất đai số 13/2003/QH11

Luật bảo vệ nguồn tài nguyên nước số 08/1998/QH10

Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12

Luật phát triển và bảo vệ rừng số 29/2004/QH11

Luật kiểm dịch và bảo vệ thực vật số 41/2013/QH13

Luật lao động 2012

Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10

Luật giao thông đường bộ số 26/2001/QH10

Nghị định

- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/03/2005 quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm luật bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ Việt Nam về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều khoản của Luật Môi trường.

- Nghị định số 21/2008 / NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định 80/2006 / NĐ-CP

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định ĐGMTCL, ĐTM và CKMT

- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ Việt Nam về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm Luật môi trường.

9

Page 14: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định Luật Tài nguyên nước

Thông tư và Quyết định

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ TN&MT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

- Quyết định số 23/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT ngày 28/03/2005 về danh sách thuốc trừ sâu bị cấm/có thể sử dụng ở Việt Nam

- Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/04/2013 về việc ban hành danh sách các hóa chất nông nghiệp bị cấm, hạn chế sử dụng và có thể sử dụng và danh sách bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia

- QCVN 08:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 09:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

- QCVN 15:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc trừ sâu trong đất

- QCVN 26:2010/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 05:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 02:2009/BYT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

- QCVN 01:2009/BYT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống

- Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện có khác

Công ước Quốc tế về Bảo vệ Môi trường được Chính phủ Việt Nam ký kết

- Công ước về Đất ngập nước (Ramsar, Iran 1971)

- Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)

- Công ước đa dạng hóa sinh học (CBD)

10

Page 15: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

3.2 Chính sách An toàn của Ngân hàng

Bảng 1: Chính sách An toàn của Ngân hàng được áp dụng

Chính sách an toàn Giải thích

OP/BP 4.01 (Đánh giá môi trường)

Chính sách này được áp dụng do các tác động đến môi trường và xã hội của dự án. Tuy nhiên, dự kiến mức độ tác động đến môi trường và xã hội của dự án là thấp vì các khoản đầu tư có quy mô nhỏ cả về ngân sách và phạm vi thực hiện. Điều này mang đến một cơ hội với rủi ro thấp để tích hợp tốt các vấn đề môi trường vào dự án phát triển và nâng cao nhận thức và năng lực cho tất cả các bên liên quan. Dự án sẽ có tác động tích cực đến môi trường và xã hội bằng cách cải thiện sản xuất nông nghiệp, xây dựng và kết nối cơ bản mạng lưới giao thông nông thôn. Dự kiến tác động tiêu cực sẽ không đáng kể, chỉ ở khu vực thi công và dễ dàng giảm thiểu bằng cách áp dụng các biện pháp giảm thiểu cụ thể.

OP 4.09 (Quản lý dịch hại)

Chính sách này được thực hiện do việc gia tăng sử dụng hóa chất bao gồm phân bón và thuốc trừ sâu cho các hoạt động sinh kế nông nghiệp.

OP/BP 4.12 (Tái định cư bắt buộc)

Chính sách này được áp dụng do hoạt động thu hồi đất tiềm tàng. Dự án sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ (ví dụ đường, thủy lợi, cấp nước và chợ) và do đó sẽ có thu hồi đất ở mức độ nhất định. Kinh nghiệm từ NMPRP-1 cho thấy các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ sẽ có tác động ở mức độ thấp.

OP/BP 4.10 (Người dân bản địa)

Do phần lớn người hưởng lợi dự án là người dân tộc thiểu số (94-100%) nên chính sách này được áp dụng. Tuy nhiên không cần xây dựng một Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số riêng biệt do cả dự án đã được coi là một Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số.

Chính sách của Ngân hàng Thế giới về tiếp cận thông tin

Chính sách này áp dụng cho dự án để đảm bảo rằng các bên liên quan chủ chốt, đặc biệt là người dân địa phương bị ảnh hưởng có thể (i) truy cập thông tin dự án, (ii) tham gia trong việc xác định và chuẩn bị dự án và (iii) giám sát thực hiện dự án.

11

Page 16: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

CHƯƠNG 4 - KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

4.1 Giới thiệu chung

Mục đích chính của quy trình QLMTXH là nhằm đảm bảo các tiểu dự án và các hoạt động do Dự án Giảm nghèo 2 – Giai đoạn bổ sung vốn tài trợ không gây ra các tác động tiêu cực đáng kể nào đến môi trường và cộng đồng địa phương cũng như vấn đề tồn tại và các tác động không thể tránh khỏi sẽ được giảm thiểu thích đáng theo các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới và luật pháp Việt Nam. Dựa trên các tác động tiêu cực tiềm tàng và các biện pháp giảm thiểu nêu ra trong Chương 4 và 5, quy trình QLMTXH được thiết kế theo 3 hoạt động chính: (a) sàng lọc các tiểu dự án, (b) thực hiện các biện pháp đề ra, và (c) trách nhiệm của các bên liên quan. Quy trình QLMTXH này cũng được đưa vào trong Cẩm nang Thực hiện Dự án (PIM).

Khung QLMTXH này được soạn thảo kĩ lưỡng dựa trên các Đánh giá môi trường của Ngân hàng Thế giới cũng như các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam nhằm điều tra các vấn đề về môi trường và xã hội khi mà một dự án bao gồm cả các tiểu dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị và chưa thể xác định các tác động một cách cụ thể.

Khung QLMTXH này cung cấp quy trình để:

Thẩm tra đảm bảo các hoạt động của dự án đều tuần thủ các quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam và Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới.

Thiết lập các biện pháp giảm thiểu nhằm giảm nhẹ các tác động tiêu cực và tăng cường các tác động tích cực.

Thiết lập một cơ chế kiểm soát nhằm thẩm tra việc tuân thủ thực hiện đúng theo các biện pháp giảm thiểu đã đưa ra.

4.2 Sàng lọc các tiểu dự án

Trong khuôn khổ Dự án, quy trình sàng lọc sau đây sẽ áp dụng cho các tiểu dự án được đề xuất để đảm bảo các tiểu dự án đều đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam, không gây ra bất kì tác động đáng kể nào đến môi trường và xã hội:

12

Page 17: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Hình 2 Sơ đồ quy trình sàng lọc

Nhằm đảm bảo các tiểu dự án sẽ không gây bất kì tác động lớn nào, mọi TDA đề xuất nằm trong phạm vi của Phụ lục II và III của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP yêu cầu phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đầy đủ sẽ không được Dự án tài trợ.

Đối với Hợp phần 1 và Hợp phần 2, danh sách các tiểu dự án không hợp lệ cũng được áp dụng (xem Phụ lục 3 và Phụ lục 4). Bất kì tiểu dự án đề xuất nào nằm trong danh sách không hợp lệ sẽ không được Dự án tài trợ.

13

Phụ lục 5 Nghị định 29/2011

TIỂU DỰ ÁN

Các TDA có nằm trong danh mục hoat động của Phụ lục II

và III củaNghị định 29/2011 /NĐ-CP

TDA Không hợp lệ

Quy định của NHTG

Các TDA có nằm trong danh sách Phụ lục 3

hoặc 4 của QLMTXH

TDA Không hợp lệ

KHÔNG

Quy định của NHTG

KHÔNG

Quy định của CP VN

Các vấn đề môi trường

Hợp phần 1: QTMT , xem Phụ lục 5

Hợp phần 2: QTMT , xem

Các vấn đề xã hội

Hợp phần 1 & 2: KHTĐC hàng năm

Các vấn đề môi trường

Hợp phần 1: CKMT/Điều 30 Nghị định 29/2011 Hợp phần 2: CKMT /Điều 30

Page 18: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Nhằm bổ sung thêm cho quá trình sàng lọc, khung QLMTXH này đưa bản liệt kê các tác động môi trường vào Phụ lục 1 để hỗ trợ sàng lọc tiểu dự án:

Về địa điểm đầu tư – khi địa điểm đầu tư dự kiến nằm trong khu vực bảo vệ, khi có liên quan đến vật liệu chưa nổ (UXO), và các tác động tiềm tàng đối với di sản văn hóa v.v...

Các vấn đề về môi trường cũng như biến đổi khí hậu và các vấn đề về thảm họa thiên nhiên nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài của đầu tư

Các vấn đề về xã hội như khả năng có tái định cư, xung đột về quyền sử dụng đất.

Cần phải nêu lên rằng Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 – Giai đoạn bổ sung vốn sẽ có tác động môi trường và xã hội tương tự như NMPRP-2 do mục tiêu của Dự án không thay đổi như đã được giải thích trong Chương 1.

NMPRP2-AF được mong đợi là sẽ không gây bất kì tác động môi trường và xã hội đáng kể nào. Dự án sẽ không đầu tư cơ sở hạ tầng trong các khu vực bảo vệ như Khu dự trữ thiên nhiên, Vườn quốc gia, khu rừng già, các khu đất ngập nước quan trọng, các khu rừng đặc dụng hoặc được bảo vệ.

Các tác động môi trường và xã hội tiềm tàng của NMPRP2-AF đã được lường trước dựa trên thẩm tra đánh giá các tác động của NMPRP2. Dự án tập trung vào việc lập kế hoạch có sự tham gia từ dưới lên như một nền tảng cơ bản để thực hiện dự án. Đánh giá môi trường dựa vào việc xem xét số lượng các tiểu dự án được quan sát trong một số khu vực dự án khác nhau sẽ đại diện cho phần lớn các khu vực để xem xét đầu tư trong tương lai. Do vậy đánh giá môi trường phù hợp áp dụng cho các khoản đầu tư này và các biện pháp giảm thiểu và giám sát cụ thể có thể coi là những hướng dẫn nhằm điều chỉnh theo tình hình địa phương.

4.3 Tác động tiềm tàng của các tiểu dự án

Cho dù NMPRP2-AF sẽ có cả tác động tích cực và tiêu cực nhưng trên tổng thể Dự án được nhìn nhận là có tác động tích cực với môi trường. Dù còn có các tác động tiêu cực nhưng các biện pháp giảm thiểu và giám sát phù hợp được cho là sẽ làm giảm hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực này. Các tiểu dự án sẽ được thực hiện theo quy mô và phạm vi khá nhỏ, vì vậy từng tiểu dự án đơn lẻ không có tác động lớn đến môi trường. Quá trình thực hiện các tiểu dự án tạo ra cơ hội ít rủi ro nhằm lồng ghép các vấn đề môi trường với quá trình phát triển và nhằm tăng cường năng lực về đánh giá, quản lý và giám sát môi trường ở tất cả các cấp. Cần phải thực hiện một số biện pháp giảm thiểu và giám sát, các biện pháp này sẽ được nêu ra trong các biện pháp giảm thiểu theo tiêu chuẩn.

4.2.1 Cầu/đường giao thông nông thôn

Khi kiểm tra một số cầu/đường giao thông nông thôn, các tiểu dự án cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là thiếu hệ thống thoát nước, hiện tượng lở đất đặc biệt ở các con dốc và xử lý rác thải yếu kém từ các công trình xây dựng. Hơn nữa, các con đường ở trong điều kiện xấu, mặt đường bị lún và gập ghềnh, thiếu hệ thống thoát nước hợp lý, không có biển chỉ dẫn về khu vực nguy hiểm và các cây cầu bị gẫy nên qua sông phải bắc các tấm gỗ đơn nguy hiểm. NMPRP2-AF sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp các con đường này bao gồm như hệ thống thoát nước qua đường, nén đất, rãnh nước, bề mặt, các biển báo, đê, cầu mới và bảo vệ đất không bị xói mòn. Các con đường sẽ được xây dựng ở nơi đã có sẵn đường mòn vì vậy sẽ không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên hoặc các địa điểm văn hoá/lịch sử/lăng tẩm. Dự án sẽ tập trung vào việc tổ chức và đào tạo người dân địa phương để bảo trì thường xuyên các con đường đã làm xong. Vì vậy, các con đường sẽ giữ được điều kiện tốt trong một thời gian

14

Page 19: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

dài và ngoài ra dự án còn giáo dục người dân về cả các nguy hiểm đối với người đi bộ khi các phương tiện vận tải đi với tốc độ cao hơn. Vì vậy việc đầu tư này sẽ đem đến tác động môi trường tích cực rộng rãi đối với các con đường được sửa chữa và nâng cấp. Một số tác động tiêu cực gây ra khi thi công cải tạo cầu/đường giao thông nông thôn hiện tại như chiếm dụng đất đai qui mô nhỏ, mất tài sản, hoa màu, bụi, ồn, rác thải, nguy cơ tai nạn và ảnh hưởng đi lại đã được dự đoán trước và có thể bỏ qua tương tự như NMPRP-2.

Các tác động tích cực

Yếu tố môi trường Các tác động

Môi trường xã hội Cải thiện đời sống của người dân địa phương

Nâng cao mức độ an toàn cho cuộc sống của người dân

Các tác động tiêu cực

Yếu tố môi trường Các tác động Ghi chú

Môi trường xã hội Chiếm dụng đất Khu vực sử dụng thi công công trình là tương đối nhỏ

Chất lượng không khí Ô nhiễm không khí do bụi

Ảnh hưởng tiếng ồn

Do quy mô thi công nhỏ, tác động lên chất lượng không khí là nhỏ và không đáng kể

Chất lượng đất

Chất lượng nước

Đất bị ảnh hưởng do rác thải

Nước bị ảnh hưởng do rác thải

Do quy mô thi công nhỏ, lượng rác thải là nhỏ nhưng cần phải thực hiện giảm thiểu do đặc trưng địa hình và thổ nhưỡng của khu vực.

4.2.2 Cấp nước sạch nông thôn

Dự án dự kiến xây dựng một số điểm cung cấp nước sạch ở các thôn bản của dự án bao gồm chủ yếu là giếng nông và hệ thống ống dẫn nước từ các suối. Các điểm cung cấp nước sạch này sẽ cải thiện đáng kể các nguồn nước hiện tại cho người dân trong thôn và vì vậy sẽ có các động tích cực tới sức khoẻ. Các điểm cung cấp nước sạch sẽ được xây dựng với kinh nghiệm tốt nhất, bao gồm giếng nước có địa điểm thích hợp, có nắp đậy và rãnh thoát nước phù hợp và không xả nước bẩn. Một vấn đề quan ngại khác về vệ sinh môi trường là ý thức của người dân để đảm bảo rằng nước sạch có lợi ích cải thiện sức khoẻ của người dân. Điểm cung cấp nước thích hợp cũng sẽ có tác động hạn chế nếu việc sử dụng và xử lý nước yếu kém. Vì vậy, hợp phần dự án này bao gồm cả việc nhấn mạnh về việc giáo dục sử dụng nước để giải quyết tận gốc các hành động kém vệ sinh. Thêm một mối quan ngại nữa là nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là vi khuẩn. Do vậy, cần có chương trình thử nghiệm ban đầu và giám sát khi thực hiện để đảm bảo rằng nguồn nước có tác động tích cực như dự kiến. Giếng nông và hệ thống ống nước tự chảy không phải là môi trường cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sinh sản, tuy nhiên các điểm nhận nước có thùng chứa và bể chứa nước mưa thì là những môi trường cho muỗi. Các thùng và bể chứa này cần có nắp đậy để tránh trở thành nơi sinh sản cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, với thiết kế hợp lý, hy vọng dự án này sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết và đây không phải là tác động đáng kể.

15

Page 20: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Việc thực hiện các công trình nước sạch có thể liên quan đến chiếm dụng đất ở quy mô nhỏ để thi công, lắp đặt các bể nước.

Các tác động tích cực

Yếu tố môi trường Các tác động

Môi trường xã hội Cải thiện đời sống của người dân địa phương

Cải thiện sức khỏe, điều kiện vệ sinh của cộng đồng.

Cộng đồng được giáo dục về sức khỏe tốt hơn

Các tác động tiêu cực

Yếu tố môi trường Các tác động Ghi chú

Môi trường xã hội Chiếm dụng đất để đặt bể nước, giếng nông và hệ thống ống nước

Đất sử dụng để thi công là tương đối nhỏ

4.2.3 Hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ

Việc nâng cấp và xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ chủ yếu sẽ bao gồm xây dựng các đập nước nhỏ và cải thiện hệ thống kênh mương phân phối nước. Quan trọng hơn, người nông dân được đào tạo và tổ chức để quản lý hệ thống thủy lợi một cách thích hợp để tăng hiệu quả sử dụng nước và để duy trì cơ sở hạ tầng. Việc sử dụng thâm canh hơn diện tích đất nông nghiệp hiện có sẽ giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương, tăng cường các hoạt động nông nghiệp ở vùng thấp và cung cấp cho họ nhiều thực phẩm hơn. Kết quả là, họ sẽ có ít thời gian và lý do hơn để đi săn bắn hoặc mở rộng canh tác ở vùng đất cao làm xuống cấp hệ thống dẫn nước. Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào nông nghiệp vùng thấp sẽ tạo động lực cho việc duy trì hệ thống dẫn nước trên cao trong điều kiện tốt theo sự quản lý của địa phương. Tác động chính của việc đầu tư vào thủy lợi là đem lại lợi ích tích cực cho sản xuất lương thực tăng và thu nhập hộ gia đình cao hơn. Điều này sẽ cải thiện an ninh lương thực hộ gia đình và tạo ra lượng lương thực dư thừa để bán hoặc kinh doanh để lấy tiền hoặc các đồ vật khác. Lợi ích sẽ được nhân lên nhiều lần hơn như cải thiện giáo dục cho trẻ em, trẻ em sẽ được học hành tốt hơn vì được ăn no. Các gia đình có thể mua thuốc phòng và chữa trị cần thiết và có thể đầu tư lâu dài hơn với những đầu tư mà trước đây họ không thể thực hiện do nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Chính phủ sẽ có được lợi ích nhờ việc tạo ra thặng dư gạo và không phải đầu tư nhiều để hỗ trợ người dân ở các khu vực này. Việc nâng cấp và vận hành các hệ thống thủy lợi nhỏ sẽ gây các tác động môi trường được dự báo trước như chiếm dụng đất quy mô nhỏ, cắt nước và xung đột giữa người sử dụng nước đầu nguồn và hạ lưu. Tuy nhiên những tác động này là không đáng kể tương tự như NMPRP-2.

Các tác động tích cực

Yếu tố môi trường Các tác động

Môi trường xã hội Tăng thu nhập cho hộ gia đình

Tăng sản lượng lương thực

Cải thiện điều kiện sống

16

Page 21: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Các tác động tiêu cực

Yếu tố môi trường Các tác động Ghi chú

Môi trường xã hội Chiếm dụng đất quy mô nhỏ,

Khả năng xảy ra xung đột giữa những người sử dụng nước

Đất sử dụng thi công công trình là nhỏ

Cần phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ giai đoạn lập dự án và thiết kế dự án

Nước Cắt nước tưới tạm thời Không đáng kể

4.2.4 Xây dựng các công trình nhỏ

Xây dựng/cải tạo các công trình nhỏ như chợ nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng sẽ không gây ra bất kì tác động môi trường đáng kể nào ngoại trừ các tác động nhỏ như rác thải thi công, gián đoạn công việc và rủi ro tai nạn.

Các tác động tích cực

Yếu tố môi trường Các tác động

Môi trường xã hội Cải thiện đời sống của người dân

Các tác động tiêu cực

Yếu tố môi trường Các tác động Ghi chú

Chất lượng đất

Chất lượng nước

Đất bị ảnh hưởng do rác thải

Nước bị ảnh hưởng do rác thải

Do quy mô thi công nhỏ, lượng rác thải là nhỏ nhưng cần phải thực hiện giảm thiểu do đặc trưng địa hình và thổ nhưỡng của khu vực.

4.2.5 Sinh kế nông nghiệp quy mô nhỏ

Tác động của các tiểu dự án sinh kế quy mô nhỏ hầu hết là tích cực. Sinh kế nông nghiệp sẽ mang lại lợi ích cho các hộ nghèo từ việc tăng thu nhập thông qua áp dụng các phương pháp trồng cấy chăn nuôi tốt và tăng cường thích ứng với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở khu vực miền núi. Tuy vậy, sinh kế nông nghiệp có thể lien quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Thêm vào đó, sinh kế nông nghiệp có thể đưa sinh vật ngoại lai vào các điều kiện địa phương và gây ra nguy cơ về sinh thái.

Các tác động tích cực

Yếu tố môi trường Các tác động

17

Page 22: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Môi trường xã hội Tăng thu nhập hộ gia đình

Tăng sản lượng lương thực

Nâng cao mức sống

Các tác động tiêu cực

Yếu tố môi trường Các tác động Ghi chú

Môi trường xã hội Tác động đến sức khỏe do sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón

Do quy mô nhỏ của các hoạt động sinh kế, lượng thuốc trừ sâu và phân bón sử dụng cũng nhỏ và các tác động có thể giảm thiểu. Cần phải tuân theo danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

Đa dạng sinh học Rủi ro sinh thái do các loài ngoại lai.

Do điều kiện khu vực cũng như theo kinh nghiệm từ các dự án trước, tác động này là không đáng kể

18

Page 23: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

CHƯƠNG 5 - CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TIỀM TÀNG

Nhằm đảm bảo giảm thiểu tác động môi trường tiềm tàng trong quá trình thực hiện dự án và tuân thủ chính sách an toàn xã hội nêu trên, Dự án đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ và NHTG để xây dựng Khung Quản lý Xã hội & Môi trường. Đối với NMPRP2-AF, các tác động xã hội và môi trường sẽ được quản lý thông qua các công cụ dưới đây.

5.1 Công cụ về quản lý môi trường

Cam kết bảo vệ môi trường (CKMT): CKMT giải quyết các tác động về môi trường, an toàn xã hội liên quan đến việc thực hiện các tiểu dự án với suất đầu tư nhỏ và không yêu cầu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) - Theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011. Nội dung của Cam kết bảo vệ môi trường (CKMT) theo Điều khoản 30, Chương 4, Nghị định 29/2011/ND-CP và Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 19/07/2011;

Quy tắc Môi trường Thực tiễn (QTMT) nhằm giải quyết các tác động liên quan đến thi công công trình (hầu hết là tạm thời và có nội dung tương tự tại các khu vực khác nhau). Những quy tắc này cần nêu trong hồ sơ đấu thầu để các nhà thầu thi công năm được. Một bộ Quy tắc môi trường thực tiễn đưa ra các hướng dẫn về các nội dung thực tiễn trong quản lý các hoạt động thi công công trình, các điều kiện tiêu chuẩn cho một hoạt động dựa trên các quy định/tiêu chuẩn quốc gia (liên quan đến nội dung môi trường), các tiêu chí quyết định khi nào áp dụng và phạm vi quy tắc áp dụng đối với mỗi hoạt động, các khuyến nghị cho hành động hỗ trợ tuân thủ các quy định môi trường cơ bản. Phụ lục 5 sẽ trình bày QTMT đối với dự án NMPRP2-AF.

5.2 Công cụ về an toàn xã hội

Đánh giá an toàn xã hội: Thực hiện đánh giá khía cạnh an toàn xã hội đối với Dân tộc bản địa (Dân tộc thiểu số) tại khu vực dự án dựa trên những nội dung về sự tự do, ưu tiên và tư vấn thông tin nhằm xác định các tác động tiêu cực, tác động ngược tiềm tàng. Xác định những tác động tiềm tàng này nhằm phân tích những rủi ro, nguy cơ đối với đồng bào dân tộc thiểu số - những người có mối quan hệ mật thiết đối với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên đất, cũng như thiếu cơ hội tiếp cận các nhóm cộng đồng, vùng miền khác. Đánh giá này sẽ đưa ra hướng dẫn nhằm đề ra cách thức phối hợp làm việc tốt nhất với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bảo đảm họ nhận được những lợi ích về kinh tế - xã hội. Đồng thời, khi xác định được các tác động này, từ đó sẽ có những biện pháp để phòng tránh, giảm thiểu tối đa các tác động hoặc dự án đề ra phương án đền bù. Các nội dung chi tiết hơn sẽ được đề cập trong báo cáo đánh giá chiến lược.

Khung chính sách tái định cư (KTDC): KTDC đưa ra các quy tắc và mục tiêu, tiêu chí của DPs, quyền, khung thể chế, các hình thức đền bù và phục hồi, các thủ tục khiếu nại. KTDC sẽ đưa ra những hướng dẫn về quy định đền bù, tái định cư, khôi phục đời sống cho những người bị ảnh hưởng.

Kế hoạch tái định cư (KHTDC): KHTDC dựa trên thông tin cập nhật và tin cậy về (a) đề xuất đầu tư và những tác động đối với những người bị di rời và các nhóm bị ảnh hưởng, (b) những vấn đề về thể chế trong tái định cư, và (c) phương pháp giảm thiểu tác động bao gồm đền bù, hỗ trợ, hỗ trợ tái định cư.

19

Page 24: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Một vấn đề quan trọng cần đề cập là: trong quá trình thực hiện dự án, có một số trường hợp hiến đất tự nguyện vì quy mô của giải phóng mặt bằng thấp. Trong giai đoạn bổ sung vốn, hiến đất tự nguyện sẽ được cho phép chỉ khi đáp ứng các nội dung nêu trong KTDC

Hướng dẫn chi tiết thêm được trình bày trong KTDC. Trong dự án này, Kế hoạch tái định cư sẽ được xây dựng hàng năm và theo cấp tỉnh.

5.3 Các công cụ về an toàn môi trường cho từng hợp phần

Bảng dưới đây trình bày các vấn đề đối với mỗi hợp phần trong giai đoạn bổ sung vốn. Hợp phần 3 bao gồm các hoạt động tăng cường năng lực và Hợp phần 4 bao gồm các hoạt động quản lý dự án (không nhất thiết đưa các vấn đề về an toàn xã hội đối với cả 2 hợp phần này).

20

Page 25: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Hình 3 Chính sách an toàn và môi trường và xã hội đối với mỗi hợp phần

21

Hợp phần 1: Phát triển kinh tế

huyện Những tác động được phát hiện

trong chương 4.2

Các vấn đề về môi trường QTMT/Phụ lục 5

CKMT

Các vấn đề về an toàn xã hội

Kế hoạch tái định cư hàng năm

Page 26: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

22

Hợp phần 2: Hợp phần ngân sách

phát triển xã Tiểu hợp phần 2.1: Nâng cao chất lượng hạ tầng nông thôn

Tìm ra các tác động chương 4.2

Tiểu hợp phần 2.2: hỗ trợ sinh kế và dịch vụ sản xuất

Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cho phụ nữ

Các vấn đề liên quan đến môi trườngQTMT/Phụ lục 5CKMT

Các vấn đề về an toàn xã hộiKế hoạch tái định cư hàng năm

Các vấn đề liên quan đến môi trườngQTMT/Phụ lục 5

Danh sách các vấn đề về môi trườngPhụ lục 3/ Thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT

Các vấn đề về an toàn xã hộiĐánh giá tác động xã hội

Page 27: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

5.1.5.4 Vấn đề an toàn môi trường nhằm tránh tác động từ việc sử dụng thuốc trừ sâu

Trong phạm vi dự án, với mục đích tránh các tác động từ việc sử dụng thuốc trừ sâu khung QLMTXH có bao gồm một danh sách thuốc trừ sâu bị Bộ NN&PTNT cấm và danh sách này được đính kèm trong Phụ lục 2. Danh sách này được xây dựng dựa trên Danh mục Phân loại Chất độc của Tổ chức Y tế Thế giới WTO, 2009. Dự án bắt buộc phải xem xét tới danh sách trong Phụ lục 2 trong quá trình lựa chọn và thực hiện các tiểu dự án sinh kế nông nghiệp.

Trong quá trình thực hiện nhằm tránh các tác động tiêu cực từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, Khung QLMTXH đã đưa ra nhiều biện pháp thực hiện thông qua QTMT đối với việc thực hiện các hoạt động sinh kế nông nghiệp (Phụ lục 5). Các biện pháp bao gồm:

Hướng dẫn sử dụng bền vững thuốc trừ sâu và phân bón Đào tạo người dân sử dụng quản lý sâu bệnh và nâng cao hiểu biết của người dân về

những rủi ro nếu lạm dụng hóa chất và phân bón, hoạt động này được tiến hành bởi Sở NN&PTNT và các đơn vị nông nghiệp cấp huyện

Tổ chức chương trình truyền thông cho người dân địa phương về quản lý sâu bệnh và sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, bảo quản và xử lý

Cung cấp danh sách các loại thuốc trừ sâu cho người dân được Sở NN&PTNT chứng nhận và hướng dẫn bảo quản thuốc trừ sâu và phân bón đúng cách

Hướng dẫn sử dụng trừ sâu và phân bón Hướng dẫn xử lý chai lọ thuốc trừ sâu

CHƯƠNG 6: VAI TRÒ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG

6.1 Trách nhiệm thực hiện

Ban Điều phối dự án Trung Ương (Ban ĐPDATW) có trách nhiệm giám sát và đánh giá chung về tính tuân thủ về chính sách an toàn, môi trường và báo cáo nội dung đến Ngân hàng thế giới (NHTG).

Đối với cấp Trung ương, Ban ĐPDATW sẽ phân công cán bộ phụ trách các vấn đề liên quan đến môi trường và an toàn xã hội xuống làm việc. Đối với cấp tỉnh, Ban quản lý dự án tỉnh (BQLDA tỉnh) sẽ cử các cán bộ phụ trách các vấn đề về liên quan đến môi trường và an toàn xã hội thuộc các tiểu dự án.

Tư vấn Giám sát Chính sách An toàn được dự án tuyển sẽ hỗ trợ Ban ĐPDATW trong công tác giám sát tính tuân thủ đối với các quy định bảo vệ môi trường và an toàn xã hội; và tổ chức tập huấn cho các cán bộ dự án cấp trung ương và cấp tỉnh về các nội dung liên quan đến môi trường và an toàn xã hội.

Chi tiết về phân công trách nhiệm giữa các bên liên quan trong công tác thực hiện chính sách an toàn và quản lý môi trường sẽ thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2: Vai trò và trách nhiệm thực hiện về chính sách an toàn và môi trường

Đơn vị Nội dung

Bộ KHĐT/Ban ĐPDATW Giám sát và đánh giá chung tính tuân thủ an toàn xã hội và môi trường

Tăng cường năng lực về an toàn xã hội và quản lý môi trường cho cán bộ cấp tỉnh

23

Page 28: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Đơn vị Nội dung

Rà soát và trình báo cáo cùng với các đề xuất kèm theo lên NHTG để xem xét và phê duyệt Thư không phản đối (NOL)

Hỗ trợ BQLDA các tỉnh rà soát Cam kết Bảo vệ Môi trường (CKMT) và Kế hoạch tái định cư hàng năm trước khi trình NHTG phê duyệt

Chuẩn bị báo cáo giám định kì để trình NHTGTư vấn Giám sát Chính sách An toàn

Hỗ trợ Ban ĐPDATW tăng cường năng lực cho các cán bộ cấp tỉnh, chủ đầu tư các tiểu dự án cũng như các nhà thầu về an toàn xã hội và quản lý môi trường

Hỗ trợ Ban ĐPDATW rà soát các CKMT, các báo cáo giám sát về an toàn xã hội, môi trường của các tỉnh

Hỗ trợ Ban ĐPDATW giám sát tính tuân thủ an toàn xã hội và môi trường

Hỗ trợ Ban ĐPDATW chuẩn bị báo cáo giám sát (6 tháng) về tính tuân thủ môi trường, an toàn xã hội

BQLDA các tỉnh Tập hợp các kết quả sàng lọc môi trường để trình Ban ĐPDATW

Chuẩn bị Kế hoạch tái định cư hàng năm và trình Ban ĐPDATW

Giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện an toàn xã hội và quản lý môi trường đối với các tiểu dự án

Tăng cường năng lực về an toàn xã hội, môi trường đối với chủ đầu tư và nhà thầu các tiểu dự án

Phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền địa phương để giải quyết các khiếu nại

Chuẩn bị báo cáo giám sát định kì trình Ban ĐPDATW và Sở Tài nguyên và Môi trường

Chuẩn bị báo cáo giám sát 6 tháng và trình NHTG BQLDA huyện Điền thông tin Danh mục tiểu dự án Sàng lọc Môi trường và

trình BQLDA tỉnh Chuẩn bị CKMT đối với các tiểu dự án phù hợp và áp dụng

QTMT đối với các hoạt động xây dựng Giám sát tính tuân thủ về các quy tắc môi trường (như đề cập

trong hợp đồng) của nhà thầu Chuẩn bị báo cáo giám sát hàng tháng và trình BQLDA tỉnh Tổ chức tập huấn cho người dân về kỹ năng sử dụng bền

vững thuốc trừ sâu và phân bón Giải quyết các khiếu nại trong quá trình thực hiện các tiểu dự

ánBan phát triển xã (PTX) (đối với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2.1)

Giám sát tính tuân thủ về các quy tắc môi trường (như đề cập trong hợp đồng) của nhà thầu

Giải quyết các khiếu nại trong quá trình thực hiện các tiểu dự án

Tư vấn Giám sát Thi công (TGT) và/hoặc Kỹ sư xây dựng do chủ các tiểu dự án thuê

Hỗ trợ các chủ đầu tư (tiểu dự án) giám sát hàng ngày về sự tuân thủ của các nhà thầu về chính sách an toàn và môi trường

Báo cáo kịp thời các vấn đề liên quan đến chính sách an toàn tới các chủ đầu tư

Phối hợp với các chủ đầu tư giải quyết kịp thời các vấn đề (năng lực và thẩm quyền) liên quan đến chính sách an toàn (tại nơi thi công)

24

Page 29: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Đơn vị Nội dung

UBND cấp huyện Rà soát và phê duyệt Cam kết Bảo vệ môi trường đối với các tiểu dự án 2

Giám sát việc thực hiện các nội dung trong Cam kết Bảo vệ môi trường trong thời gian thi công

Cấp địa phương – bao gồm: Ban giám sát cộng đồng, người bị ảnh hưởng, chính quyền địa phương và các Trung tâm Phi Chính phủ

Tham gia chuẩn bị các tiểu dự án Giám sát việc thực hiện chính sách an toàn và môi trường Phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền địa

phương để giải quyết các khiếu nại Tham gia thực hiện Vận hành và Bảo trì các công trình cơ sở

hạ tầng

Hình 4 - Cấu trúc thông tin và báo cáo

2 Theo quy định Luật bảo vệ môi trường, UBND cấp huyện sẽ có trách nhiệm rà soát và phê duyệt CKMT đối với các tiểu dự án; ĐTM thuộc trách nhiệm của Sở hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chủ đầu tư phải bảo đảm UBND cấp huyện rà soát và phê duyệt CKMT trước khi thực hiện các tiểu dự án.

25

Bộ KHĐT/Ban ĐPDATW

BQLDA Tỉnh

Chủ tiểu dự án(BQLDAhuyện/Ban PTX)

Các hoạt động của nhà thầu

Tư vấn Giám sát vềChính sách An toàn

TGT/ Kĩ sư công trường

Chính quyền/Cộng đồng

địa phương

Đường hỗ trợ và quản lý: Đường báo cáo:

Page 30: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

6.2 Đào tạo và Tăng cường năng lực

Trong quá trình thực hiện dự án, cán bộ dự án cũng như chính quyền địa phương sẽ được tham gia đào tạo tập huấn về các nguyên tắc và công cụ chính sách an toàn như Khung Chính sách Tái định cư (KTDC); Khung Quản lý Xã hội và Môi trường (QLXHMT) và Sổ tay Điều hành Dự án. Điều này nhằm đảm bảo (a) các hoạt động dự án đề xuất được triển khai thống nhất với khung QLXHMT; (b) các quy định về môi trường được đưa vào trong hồ sơ mời thầu và hợp đồng, đồng thời tư vấn giám sát sẽ chịu trách nhiệm giám sát và đốc thúc các hoạt động của nhà thầu và (c) tham vấn với các cơ quan và cộng đồng tại địa phương được thực hiện trong suốt quá trình lập kế hoạch và triển khai dự án. Dự án sẽ tiến hành tập huấn đạo tạo cho các cơ quan thực hiện và có ít nhất một đợt tập huấn trong gian đoạn đầu kỳ và mỗi năm một đợt tập huấn đào tạo trong các năm tiếp theo. Kinh phí cho hoạt động đào tạo tăng cường năng lực về chính sách an toàn vào khoảng 200.000USD. Dưới đây là các hoạt động tập huấn đề xuất tiến hành trước và trong quá trình thực hiện dự án

Tập huấn đào tạo về Đánh giá, Thẩm định và Quản lý Môi trường và Xã hội. Các bên liên quan sẽ cần được tăng cường năng lực để có thể hiểu được các rủi ro về môi trường và xã hội đi kèm với các hạng mục đầu tư khác nhau và các biện pháp giảm thiểu phù hợp có thể hạn chế tác động về môi trường và xã hội đối với cộng đồng hưởng lợi mục tiêu và các khu vực xung quanh. Ngoài ra, cũng cần tập huấn trang bị các kỹ năng để các bên liên quan có thể thẩm định được các tiểu dự án dựa trên các tiêu chí chính về môi trường và xã hội, đồng thời đảm bảo các tiểu dự án bền vững về mặt môi trường và xã hội dựa trên CKMT, QTMT và KHTDC, theo đó khuyến khích chuẩn bị các kế hoạch quản lý và giám sát một cách chặt chẽ.

Tập huấn đào tạo về tham vấn và điều tra là cần thiết để tất cả các bên liên quan hiểu được tầm quan trọng trong các quy trình liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, huy động cộng đồng, điều tra dân số, điều tra ban đầu v..v. Tập huấn về quy trình tham vấn cho các tiểu dự án cụ thể và các phương pháp có sự tham gia trong tham vấn có thể do tư vấn tiến hành. Tập huấn điều tra cần tập trung vào việc thúc đẩy sự tham gia và nâng cao tính minh bạch trong quá trình lập kế hoạch và triển khai dự án.

Tập huấn đào tạo về Chính sách An toàn, Tái định cư và Khôi phục. Một yêu cầu vô cùng quan trọng khác là việc khắc phục các vấn đề chính sách an toàn về xã hội và môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Các bên liên quan, đặc biệt là những đơn vị quản lý việc triển khai tại cấp tỉnh, cần được tăng cường năng lực về khía cạnh này. Nội dung tập huấn đào tạo có thể bao gồm thông tin về các quy định pháp luật hiện hành, chính sách an toàn của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thế giới, phương pháp thực hiện, định giá tài sản, giải quyết khiếu nại, chuẩn bị và thực hiện các CKMT, QTMT và KHTDC đơn giản có thể phát sinh trong quá trình lập kế hoạch và triển khai dự án.

Tập huấn và Tăng cường năng lực về Tham gia và Nhận thức về Giới. Các bên liên quan sẽ được tham gia các hoạt động tăng cường năng lực nhằm mục đích thúc đẩy nhận thức về giới và tăng cường lồng ghép giới trong các hoạt động dự án. Đồng thời, các hoạt động tập huấn, đào tạo hỗ trợ các thành viên nữ của Ban Phát triển Thôn bản cũng sẽ được tiến hành. Ngoài ra, sẽ tổ chức riêng một số cuộc họp và hoạt động để khuyến khích sự tham gia của tất cả các nhóm vào hoạt động dự án và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong quá trình đưa ra quyết định tại thôn bản.

26

Page 31: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

6.3 Chương trình truyền thông

Các BQLDA Tỉnh sẽ tiến hành Chương trình truyền thông tại tỉnh mình với mục đích tuyên truyền và công bố thông tin tới cộng đồng địa phương trong quá trình thực hiện dự án. Các thông tin bao gồm loại hình tiểu dự án, quy mô, vị trí, thời gian triển khai, các nhà thầu, đường dây nóng liên lạc và những người chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các vấn đề về môi trường và xã hội. Dự kiến chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cũng là một phần của chương trình truyền thông.

Phương pháp truyền thông chính gồm có tham vấn cộng đồng/họp, phát thanh qua radio của xã/huyện, qua ti vi và đặc biệt là tờ rơi bằng tiếng phổ thông có thể được sử dụng tại những khu vực xa và hẻo lánh nơi không có radio và/hoặc ti vi. Kinh phí cho chương trình truyền thông dự kiến vào khoảng 100.000 USD.

6.4. Tham vấn và thông báo

Việc chuẩn bị CKMT và KHTDC sẽ bao gồm các buổi tham vấn tại chỗ với các bên liên quan tại địa phương của từng tiểu dự án được đề xuất. KHTDC sẽ được trình NHTG rà soát và chấp thuận. Còn CKMT sẽ được gửi UBND huyện rà soát và chấp thuận. Khi đã được chấp thuận, chủ đầu tư tiểu dự án sẽ công bố các tài liệu CKMT và KHTDC đầy đủ bằng tiếng địa phương tại các điểm tiểu dự án để các bên liên quan có thể tiếp cận, đặc biệt là người bị ảnh hưởng tại địa phương.

6.5 Kế hoạch Theo dõi và Giám sát

Tư vấn giám sát, kết hợp với Cán bộ Chính sách an toàn của Ban ĐPDATW và các BQLDA Tỉnh sẽ đảm bảo giám sát quá trình quản lý xã hội và môi trường của các tiểu dự án. Chương trình theo dõi và giám sát về môi trường và xã hội trong quá trình triển khai tiểu dự án sẽ đóng vai trò là một phần không thể tách rời trong các hoạt động vận hành của Ban ĐPDATW và BQLDA tỉnh, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết để công bố thông tin về môi trường và quản lý môi trường.

Dự kiến hoạt động giám sát sẽ được thực hiện xuyên suốt quá trình của tiểu dự án: từ thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì. Kế hoạch này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo việc theo sát các xu hướng đối với các chỉ số cụ thể và sẽ cung cấp thông tin về mức độ tuân thủ đối với yêu cầu chính sách của NHTG cũng như các quy định pháp luật trong nước.

a. Mục tiêu giám sát

Mục đích của việc giám sát nhằm xây dựng các tiêu chí hợp lý để làm rõ tác động theo dự đoán của tiểu dự án, và đảm bảo phát hiện sớm các tác động chưa lường trước cũng như có các biện pháp khắc phục kịp thời. Các ghi chép cần thiết sẽ được lưu giữ để đảm bảo sự tuân thủ đối với các quy trình về môi trường được khuyến nghị. Kế hoạch giám sát sẽ đảm bảo các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong quá trình triển khai và vận hành.

Mục tiêu cụ thể của kế hoạch giám sát bao gồm:

Kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu được khuyến nghị; Kiểm tra xem các hoạt động trong tiểu dự án được triển khai và tuân thủ các biện pháp

giảm thiểu nói trên và các quy trình hiện hành; và Đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm khi một chỉ số tác động lên tới mức nghiêm trọng.

Các chỉ số tác động được xác định trên khía cạnh sức tải, ngưỡng chịu tải và tiêu chuẩn kiểm soát. Việc thực hiện CKMT và QTMT sẽ giúp Ban ĐPDATW và BQLDA tỉnh quản lý được thời gian, địa điểm và mức độ tác động và có khả năng cung cấp nguyên nhân và kết quả số liệu để xác nhận các mô hình dự đoán khác nhau về mối quan hệ hoạt động/tác động.

27

Page 32: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

b. Yêu cầu giám sát

Một kế hoạch giám sát yêu cầu phải có một số thành phần nhất định để đảm bảo tính hiệu quả. Các thành phần này gồm có: Các dữ liệu nền để so sánh với các thông số giám sát kết quả tiểu dự án; Các chỉ số mục tiêu có thể thẩm định được cho từng tiểu dự án sẽ được tiến hành giám sát; Một đơn vị chịu trách nhiệm giám sát độc lập; Năng lực giám sát; Giám sát theo cơ chế định kì; Một cơ chế báo cáo hiệu quả bao gồm cả phản hồi và cam kết hành động theo các kết quả

giám sát và khuyến nghị.

c. Quy trình giám sát

Cán bộ CSAT của Ban ĐPDATW phối hợp với Tư vấn CSAT sẽ chuẩn bị một chiến lược giám sát dài hạn bao gồm các thông số chính xác và rõ ràng để giám sát các tiểu dự án. Kế hoạch giám sát cần xem xét về quy mô phát triển, độ nhạy cảm của môi trường và xã hội và nguồn lực tài chính kĩ thuật sẵn có để giám sát. Kế hoạch sẽ xác định và mô tả các chỉ số được sử dụng, tần số giám sát và tiêu chuẩn (cơ sở) để so sánh các chỉ số được giám sát nhằm tuân thủ theo CKMT, QTMT và KHTDC

d. Cơ chế báo cáo

Chủ tiểu dự án sẽ báo cáo lên BQLDA tỉnh theo từng phần phù hợp. Mục đích của báo cáo là đưa thông tin về các hoạt động và quan sát từ việc thực hiện tiểu dự án trong thời gian đánh giá trong huyện mình. Sau đó BQLDA tỉnh sẽ tổng hợp các báo cáo của các tiểu dự án và báo cáo lên Ban ĐPDATW

Tư vấn Giám sát CSAT sẽ báo cáo trực tiếp lên Ban ĐPDATW về tuân thủ chính sách an toàn của các tỉnh dự án.

Ban ĐPDATW cần tổng hợp các thông tin từ BQLDA các tỉnh, Tư vấn Giám sát CSAT, nhà thầu và xã. Để hoàn thành mục tiêu này, Ban ĐPDATW cần phải xây dựng một hệ thống báo cáo với định dạng đơn giản hỗ trợ cho báo cáo CSAT với các đoàn giám sát, báo cáo 6 tháng, báo cáo hàng năm và báo cáo tổng kết.

Phụ lục 6 trình bày các mẫu báo cáo giám sát dự kiến trong quá trình thực hiện dự án:

Mẫu báo cáo của tư vấn giám sát thi công

Mẫu báo cáo của BQLDA Huyện

Mẫu báo cáo của BQLDA Tỉnh

Mẫu báo cáo của Ban ĐPDATW

6.6 Ước tính kinh phí thực hiện CSAT

Bảng sau đây đưa ra ước tính kinh phí cho các hoạt động về CSAT của dự án.

Bảng 3: Ước tính Kinh phí Thực hiện CSAT

Hạng mục Kinh phí (dự kiến) Cơ quan chịu trách nhiệm

Các biện pháp giảm thiểu Gộp trong kinh phí thi công Nhà thầuTăng cường năng lực US$200,000 Ban ĐPDATW/BQLDA TỉnhChương trình truyền thông US$100,000 Ban ĐPDATW/BQLDA TỉnhGiám sát US$500,000 Ban ĐPDATW/BQLDA Tỉnh

28

Page 33: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

CHƯƠNG 7 - THAM VẤN VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN

Thực hiện tham vấn sâu cho các cơ quan chức năng của tỉnh như Sở NNPTNT, Sở TNMT, Sở KHĐT, các đại diện của cộng đồng là một phần của quá trình thiết kế và hình thành dự án.

Tham vấn với các bên liên quan chủ chốt đã được tiến hành để cập nhật Khung QLMTXH trong quá trình lập kế hoạch nhằm (i) trình bày các thông tin và Giai đoạn bổ sung vốn của Dự án, cập nhật csac tác động môi trường và xã họi và các biện pháp giảm thiểu dự kiến và (ii) thu thập các góp ý, gợi ý từ các đơn vị chủ chốt để đưa ý kiến của họ vào qui trình QLMTXH.

Để quá trình tham vấn thực sự có ích, các văn bản của dự án bao gồm bản dự thảo Khung QLMTXH được gửi đến các đơn vị chủ chốt trước khi thực hiện tham vấn nhằm đảm bảo họ có đủ thời gian để đánh giá và cung cấp các ý kiến trong quá trình tham vấn.

Trong quá trình thực hiện dự án, các tham vấn tiếp theo với địa phương, đặc biệt à người dân bị ảnh hưởng cần phải được tiến hành khi đã xác định được các hoạt động cụ thể.

Theo chính sách của Ngân hàng Thế giới về Tiếp cận thông tin, tất cả các tài liệu dự thảo về Chính sách an toàn bao gồm cả bản chỉnh sửa Khung QLMTXH và Khung Tái định cư cần phải được phổ biến ở cấp địa phương bằng tiếng Việt và InfoShop của Ngân hàng Thế giới trước khi thẩm định dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, tất cả QTMT, CKMT, và KHTDC sẽ được phổ biến tại trụ sở UBND xã.

29

Page 34: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khung Quản lý Xã hội và Môi trường của NMPRP-2

2. Khung Quản lý Môi trường và Xã hội của Dự án Giảm nghèo Miền Trung Việt Nam

3. Khung Quản lý Môi trường và Xã hội của Dự án Quản lý Tổng hợp Tài nguyên nước sông Mekong Giai đoạn 3 (Campuchia)

4. Báo cáo Nghiên cứu Khả thi của Dự án Giảm nghèo 2 – Giai đoạn bổ sung vốn

5. Tài liệu về “Giới thiệu một số loài ngoại lai bị cấm ở Việt Nam”. Phòng Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Cục Bảo vệ Môi trường, 2011

6. Đầu sách về Số liệu thống kê Kinh tế - Xã hội của các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai và Yên Bái

7. Phân loại thuốc trừ sâu dựa theo mối nguy và hướng dẫn phân loại đề xuất của Tổ chức Y tế Thế giới 2009

30

Page 35: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

PHỤ LỤC 1: BIỂU MẪU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

Câu hỏi Có Ko Ghi chú

A. Vị trí tiểu dự án

Khu vực tiểu dự án có gần hoặc nằm trong bất kì một khu vực môi trường nhạy cảm nào sau đây không?

Khu di sản văn hóa

Khu vực được bảo vệ

Đất ngập nước

Rừng ngập mặn

Khu cửa sông

Vùng đệm của khu vực bảo vệ

Khu vực đặc dụng bảo tồn sinh học

Khu vực có nguy cơ rủi ro vật liệu chưa nổ

B. Các tác động môi trường tiềm tàng

Dự án có thể gây ra…

tiếng ồn từ các thiết bị thi công?

bụi trong quá trình thi công?

điều kiện vệ sinh và xử lý chất thải rắn nghèo nàn cho khu vực lán trại và công trường và khả năng truyền nhiễm bệnh tật từ công nhân đến người dân địa phương?

tạo môi trường phát triển bệnh dịch như các bệnh truyền nhiễm qua vật trung gian muỗi và các loài gặm nhấm?

Rủi ro tai nạn liên quan đến các phương tiện vận chuyển dẫn đến tai nạn tràn dầu hoặc chất độc?

tăng xói lở đất và bồi lắng?

tăng dòng chảy lũ?

thiệt hại cho người sử dụng ở hạ lưu (nguồn nước cấp hoặc đánh bắt cá)?

làm giảm khả năng các vùng sinh thái hoặc khu vực dành cho giải trí?

làm giảm lợi ích của người sử dụng ở các khu rừng truyền thống?

gây ra bất kì mất mát nào với các hệ sinh thái quý?

31

Page 36: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Câu hỏi Có Ko Ghi chú

khả năng xung đột với các chính sách quản lý đã được thiết lập?

có tái định cư không tự nguyện?

mất hệ sinh thái hạ lưu và giảm khả năng kinh tế do thi công các công trình xã hội (như đường, trung tâm thông tin đào tạo, văn phòng hoặc nhà dân)?

mất địa điểm hoặc giảm khả năng tiếp cận tài nguyên rừng của người dân?

tác động lên người nghèo, phụ nữ và trẻ em, người dân tộc thiể số hoặc các nhóm dễ bị tổn thương khác?

di dân không kiểm soát, bao gồm công nhân và những người đi theo, mở đường vào khu vực rừng hoặc làm quá tải các công trình xã hội?

mất các giá trị sinh thái không cần thiết và giảm đa dạng sinh học do thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng với số lượng loài hạn chế?

kĩ thuật hoặc sử dụng đất thay đổi có thể dẫn đến các hoạt động kinh tế xã hội hiện tại?

các vấn đề sinh thái cũng như sức khỏe cộng đồng và an toàn do phát quang trước khi trồng lại rừng (như xói lở đất, chu trình thủy văn, mất chất dinh dưỡng, giảm độ màu mỡ của đất?

các vấn đề sinh thái khác cũng như sức khỏe cộng đồng và an toàn (như ô nhiễm nguồn nước do phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng trong trồng trọt?

nguy hiểm đến sự an toàn và môi trường làm việc lành mạnh do các mối nguy hóa học, vật lý và sinh học trong quá trình thi công và vận hành tiểu dự án?

các vấn đề xã hội và mâu thuẫn liên quan đến quyền sử dụng đất và tài nguyên?

Xung đột xã hội nếu công nhân từ các vùng khác, quốc gia khác được thuê tuyển?

rủi ro cho sức khỏe và an toàn cộng đồng do giao thông, lưu giữ và đổ các chất như chất gây nổ, xăng dầu, thuốc trừ sâu và các hóa chất khác trong quá trình thi công và vận hành?

32

Page 37: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Câu hỏi Có Ko Ghi chú

C. Các câu hỏi về Biến đổi Khí hậu và Rủi ro Thiên tai

Liệu khu vực tiểu dự án có nguy cơ bị động đất, lũ lụt, sạt lở, bão lốc, nước dâng, gió giật, sóng thần, núi lửa phun và biến đổi khí hậu

Có gây ra thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ, độ mặn, các hiện tượng cực đoan trong vòng đời dự án, gây ảnh hưởng đến tính bền vững và chi phí?

Liệu có khía cạnh nhân khẩu hoặc kinh tế - xã hội nào đang ở mức tổn thương (như tác động mạnh đến dân số thứ cấp, di dân nông thôn – đô thị, tái định cư không hợp pháp, dân tộc thiểu số, phụ nữ hoặc trẻ em)?

Liệu tiểu dự án có khả năng tăng tổn thương khí hậu hoặc thiên tai cho khu vực xung quanh (như tăng giao thông hoặc nhà cửa trong hành lang thoát lũ, bằng cách khuyến khích tái định cư trong khu vực động đất)?

Giải thích Phần A:Nhằm mục đích hỗ trợ quá trình sàng lọc, như sau:Nếu vẫn có một câu hỏi có câu trả lời là “Có” thì dự án không phù hợp cho NMPRP2-AFTất cả câu trả lời đều là “Không”, tiểu dự án phù hợp với NMPRP2-AFTất cả câu trả lời đều là “Không chút nào/Không ai/Không có cái gì” tuy nhiên có ít nhất một câu trả lời là “không biết” thì cần phải tìm hiểu thêm thông tin đến khi có câu trả lời khẳng định là “có” hoặc “không chút nào/không ai/không cái gì”

Nếu dự án không phù hợp thì không cần trả lời Phần B và Phần C

Phần B:Câu hỏi liệt kê giúp xác định các tác động tiềm tàng đối với môi trường

Phần C:Câu hỏi liệt kê giúp xác định dự án trong bối cảnh biến đổi khí hậu

33

Page 38: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

PHỤ LỤC 2. DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM 3

TT

Mã HS TÊN CHUNG và TÊN THƯƠNG PHẨM

Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản

1 2903.59.00

3808

Aldrin ( Aldrex, Aldrite ...)

2 2903.51.00

3808

BHC, Lindane (Beta - BHC, Gamma - HCH, Gamatox 15 EC, 20 EC, Lindafor , Carbadan 4/4 G; Sevidol 4/4 G ... )

3 25

26

28

29

3206.30

3808

3824

Cadmium compound (Cd)

4 2903.59.00

3808

3824.90

Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor...)

5 2903.62.00

2909.30.00

2935.00.00

3204.17

3204.20.00

3405.20.00

3808

DDT (Neocid, Pentachlorin , Chlorophenothane...)

6 2910.90.00

3808

Dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox ...)

7 2920.90.90

3808

Endosulfan (Cyclodan 35EC, Endosol 35EC, Tigiodan 35ND, Thasodant 35EC, Thiodol 35ND… )

8 2910.90.00

3808

Endrin (Hexadrin... )

9 2903.59.00

3808

Heptachlor (Drimex, Heptamul, Heptox...)

10 3808 Isobenzen

3 Danh mục được gắn với Thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/04/2013 do Bộ NNPTNT ban hành về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam.

34

Page 39: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

TT

Mã HS TÊN CHUNG và TÊN THƯƠNG PHẨM

3824.90

11 3808

3824.90

Isodrin

12 25

26

28

29

3201.90

3204.17

3206.49

3806.20

3808

3824

Lead compound (Pb)

13 2930.90.00

3808

Methamidophos: ( Dynamite 50 SC, Filitox 70 SC, Master 50 EC, 70 SC, Monitor 50EC, 60SC, Isometha 50 DD, 60 DD, Isosuper 70 DD, Tamaron 50 EC...)

14 2920.10.00

3808

Methyl Parathion ( Danacap M 25, M 40; Folidol - M 50 EC; Isomethyl 50 ND; Metaphos 40 EC, 50EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 50 EC; Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50ND; Wofatox 50 EC ...)

15 2924.19.10

3808

Monocrotophos: (Apadrin 50SL, Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515DD...)

16 2920.10.00

3808

Parathion Ethyl (Alkexon , Orthophos , Thiopphos ... )

17 3808 Sodium Pentachlorophenate monohydrate (Copas NAP 90 G, PMD 4 90 bột, PBB 100 bột)

18 2908.10.00

3808

Pentachlorophenol ( CMM 7 dầu lỏng)

19 2924.19.90

3808

Phosphamidon (Dimecron 50 SCW/ DD...)

20 3808 Polychlorocamphene (Toxaphene, Camphechlor, Strobane...)

21 2925.20.90

3808

Chlordimeform

Thuốc trừ bệnh

1 25

26

28

Arsenic compound (As)

35

Page 40: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

TT

Mã HS TÊN CHUNG và TÊN THƯƠNG PHẨM

2931.00.90

3808

2 2930.90.00

3808

Captan (Captane 75 WP, Merpan 75 WP...)

3 2930.90.00

3808

Captafol (Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP... )

4 2903.62.00

3808

Hexachlorobenzene (Anticaric, HCB,... )

5 2628

29

3201.90

3502.90

3808

3815.90

3824.90

Mercury compound (Hg)

6 2804.90

2811.19

2811.29

2812.10

2812.90

2813.90

2842.90

2844.40

2930.20

2931.00

2931.20

3808

3824.90

Selenium compound (Se)

Thuốc trừ chuột

1 3808

3824.90

Talium compound (Tl)

Thuốc trừ cỏ

1 2918.90.00

3808

2.4.5 T (Brochtox , Decamine , Veon ... )

36

Page 41: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

37

Page 42: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

PHỤ LỤC 3: DANH MỤC KHÔNG HỢP LỆ CỦA HỢP PHẦN 1 – ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN

Các tiểu dự án nằm trong danh sách không hợp lệ sẽ không được Dự án Giảm nghèo 2 – Giai đoạn bổ sung vốn tài trợ:

1. Đầu tư chủ yếu cho kinh tế hàng hoá/tài sản tư mà có thể giúp thành lập hoặc nâng cấp các tài sản cá nhân;

2. Mang lại lợi ích cho ít hộ gia đình (ít hơn 5 hộ gia đình);3. Hỗ trợ nâng cấp hoặc xây dựng các cơ sở tôn giáo;4. Không đem lại lợi ích trực tiếp cho những người dân bình thường, chẳng hạn như nâng

cấp các văn phòng chính quyền địa phương5. Chỉ để bảo dưỡng định kỳ hoặc trả chi phí thường xuyên và không có lợi ích công

cộng lâu dài (ví dụ như việc sơn lại hay trang trí lại các phòng học).6. Liên quan đến sử dụng lao động trong một thời gian ngắn để làm một hoạt động mà

không có hiệu quả công việc lâu dài hoặc không có các lợi ích công cộng.7. Sẽ được tài trợ bởi dự án khác hoặc nhận được tài trợ từ nguồn khác.8. Các hoạt động hay đầu tư khai thác khoáng sản và các công trình thuỷ điện quy mô

lớn.9. Đầu tư xây dựng công trình quy mô quá lớn vượt quá quy mô cấp xã.10. Tham gia vào mua bán vũ khí hoặc đạn dược;11. Tài trợ cho nhà máy, xưởng chế biến gỗ.12. Mua sắm thuốc trừ sâu, trừ bọ, và những nguyên vật liệu và thiết bị có tiềm năng nguy

hiểm khác.13. Mua tàu thuyền đánh bắt cá và các thiết bị liên quan khác.14. Xây dựng đường xá trong các khu vực phòng hộ.15. Sử dụng quỹ để mua hoặc bồi thường đất đai.16. Tài trợ các chi tiêu thường xuyên của Chính phủ (ví dụ như lương của quan chức

chính phủ)17. Xây dựng hoặc sửa chữa và mua những thiết bị cho văn phòng chính quyền và những

nơi thờ tự tôn giáo (trừ các khoản đầu tư cho trang thiết bị cho các Ban QLDA phục vụ trực tiếp công tác quản lý dự án).

18. Tài trợ cho các hoạt động chính trị và tôn giáo.19. Trả lương cho các hoạt động thuê người lao động dưới 16 tuổi.20. Tài trợ các hoạt động sử dụng không công bằng đối với phụ nữ hoặc nam giới ở mọi

lứa tuổi.21. Mua sắm các phương tiện đi lại đã được sửa chữa22. Tham gia vào sản xuất và kinh doanh vật liệu phóng xạ.23. Tham gia vào kinh doanh trái phép động vật hoang dã hoặc các sản phẩm động vật

hoang dã

38

Page 43: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

PHỤ LỤC 4. DANH MỤC KHÔNG HỢP LỆ CỦA HỢP PHẦN 2 – NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN XÃ

- Dưới đây nêu một số tiểu dự án không được đầu tư bằng nguồn vốn của Hợp phần NS PTX.

- Ngoài ra, các hoạt động khác đã được đầu tư bằng các chương trình, dự án của các nhà tài trợ khác hoặc của Chính phủ Việt Nam trên địa bàn/ hoặc các hoạt động gây ra những thiệt hại về sinh thái hoặc gây nguy hại tới công bằng, lợi ích xã hội thì cũng không được đầu tư bằng nguồn vốn của Hợp phần NSPTX.

1. Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản 1. Đầu tư mới hoặc nâng cấp đường giao thông từ huyện xuống xã.

2. Đầu tư mới hoặc nâng cấp chợ nông thôn các loại.

3. Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp trạm điện, đường điện các loại nối với hệ thống điện quốc gia.

4. Đầu tư mới hoặc nâng cấp các hồ chứa, phai, đập, trạm bơm nước tưới, tiêu, kênh mương thuỷ lợi quy mô lớn.

5. Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp nhà làm việc, cổng, tường rào khuôn viên và cỏc hạng mục để hoàn thiện công trình dang dở của xã.

6. Đầu tư mới hoặc nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt quy mô lớn (hệ thống cấp nước tự chảy, hệ thống cấp nước bằng bơm cưỡng bức).

7. Bất kỳ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng – vật chất công cộng mà phải thuê đơn vị xây dựng chuyên ngành thi công.

8. Bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi phải trưng dụng đất đai hoặc tài sản hay phải di dời người dân sống trong khu vực thực hiện tiểu dự án.

9. Đầu tư mới hoặc nâng cấp lớp học các cấp từ tiểu học trở lên.

10. Đầu tư mới toàn bộ bàn ghế cho lớp học từ tiểu học trở lên.

11. Đầu tư mới toàn bộ giáo cụ trực quan, dụng cụ giảng dạy cho lớp học từ tiểu học trở lên.

12. Đào tạo giáo viên13. Xây dựng mới hoặc cải tạo trạm xá, trạm y tế xã.14. Đào tạo cho nhân viên y tế (bác sỹ, y tá…).15. Đầu tư thuốc men, dụng cụ, thiết bị y tế các loại (trừ túi thuốc thú y thôn bản).

2. Hỗ trợ sinh kế và dịch vụ sản xuất

16. Các mô hình nghiên cứu nông nghiệp tại chỗ.

17. Đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản sẵn có trên địa bàn xã.

18. Đầu tư trồng rừng thương mại (trừ trồng rừng đầu nguồn)

19. Đầu tư mua sắm phương tiện đi lại, trang thiết bị khác cho UBND xã.

20. Đầu tư cải thiện điều kiện vật chất cho cá nhân hoặc hộ gia đình trong xã (trừ hộ nghèo được hội nghị thôn bản/nhóm Phụ nữ kiến nghị bằng văn bản, UBND xã phê duyệt) cho những hoạt động hợp lệ được nêu ở trên.

3. Hỗ trợ các hoạt động phát triển KTXH của phụ nữ

39

Page 44: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

21. Đầu tư trang thiết bị cho Hội Phụ nữ xã.22. Các danh mục Tiểu dự án mà thôn bản đã lựa chọn trong Tiểu hợp phần khác của

NS PTX.

40

Page 45: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

PHỤ LỤC 5. QUY TẮC MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN

1. Các QTMT áp dụng cho hầu hết các hoạt động xây dựngVấn đề an toàn Biện pháp giảm thiểu áp dụng

Mất đất hoặc sử dụng đất đai; thu hồi hoặc di dời tài sản (vật kiến trúc, cây cối, hoa màu)

Thông báo cho những người BAH về tác động, quy mô đất đai, v.v;

Tham vấn những người thuê đất và các bên liên quan khác; Tham vấn chính quyền địa phương và đề nghị khôi phục đất

(theo KTDC); Lập và thực hiện kế hoạch tái định cư theo KTDC.

Phát thải bụi; tác động đến chất lượng không khí; thải độc

Phun nước lên các bề mặt tiếp xúc trong thời kỳ khô hạn; Nếu cần thiết, sử dụng màn chắn bụi khi làm việc gần các khu

dân cư/ trường học/ bệnh viện; Đảm bảo rằng xe chở vật liệu được phun ẩm hoặc được che

phủ bằng bạt hoặc tương tự ; Che phủ kho dự trữ vật liệu tổng hợp để tránh phân tán trong

những ngày gió; Không đốt rác thải giải phóng mặt bằng (cây cối, bụi cây) hoặc

vật liệu phế thải xây dựng; và Thực hiện giám sát khi cần thiết để đảm bảo rằng chất lượng

không khí đáp ứng QCVN 05: 2009 / BTNMT

Xói mòn đất

Lập kế hoạch thi công trong mùa khô ; Đánh dấu và giảm thiểu chiều dài và độ dốc của taluy; Sử dụng màng phủ, cỏ hoặc đất đầm chặt để ổn định các khu

vực tiếp xúc ; Che phủ các khu vực thi công nhanh chóng bằng lớp đất mặt

và tái tạo thảm thực vật (trồng cỏ, trồng cây/ bụi cây phát triển nhanh) ngay khi công trình được hoàn thành;

Thiết kế kênh mương cho các dòng chảy sau thi công và mái dốc/ kênh dốc (ví dụ bằng cọ, thảm đay, v.v).

Tác động tiếng ồn đến cộng đồng dân cư/ những nơi có mục đích sử dụng nhạy cảm (trường học/ bệnh viện)

Đảm bảo các phương tiện vận chuyển vật liệu cho các công trình được bảo dưỡng tốt và được trang bị bộ giảm thanh ;

Thông báo cho quản lý của những nơi có mục đích sử dụng nhạy cảm (trường học/ bệnh viện) về các công trình trong khu vực và thời gian có thể xảy ra tiếng ồn không thể tránh khỏi ;

Thực hiện các hoạt động vào ban ngày và chỉ trong giờ làm việc, tức là từ 8h sáng đến 5h chiều;

Sử dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn (hàng rào, màn chắn) hoặc duy trì một vùng đệm (không gian mở, cây cối) giữa khu vực dự án và các khu dân cư; và

Thực hiện giám sát khi cần thiết để đảm bảo rằng mức độ tiếng ồn đáp ứng QCVN 26: 2010 / BTNMT.

Chặt bỏ cây lớn hoặc cây che bóng

Thi công cẩn thận ở các khu vực này; và Tránh chặt bỏ cây nếu có thể.

Khai thác cốt liệu/ sỏi

Sử dụng các mỏ hoặc các nguồn khai thác cát/ sỏi/ cốt liệu đã được xác định/ đã được phê duyệt;

Lấp các mỏ vật liệu để tránh nước đọng và các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ( muỗi, v.v) ; và

Cấm khai thác vật liệu xây dựng bất hợp pháp;Đổ thải không đúng cách

Tái sử dụng đất đá thải ở bất cứ nơi nào có thể trong các hoạt động bảo dưỡng đường bộ khác;

Các bãi thải phải được đặt cách sông ít nhất 100m; Bảo vệ phế thải và đất đá đào khỏi xói mòn bằng cách che

41

Page 46: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Vấn đề an toàn Biện pháp giảm thiểu áp dụng phủ và cung cấp các rãnh thoát nước nếu để qua đêm ;

Sử dụng khu vực an toàn để tiếp nhiên liệu và vận chuyển chất lỏng độc hại khác cách xa khu vực dân cư và tốt nhất là trên bề mặt cứng/không xốp;

Rác thải được trữ gọn gàng ở các bãi thải để chờ thu gom; Không đốt hoặc chôn lấp rác ; và Chỉ đổ rác thải/ chất thải ở các bãi đã được phê duyệt hoặc

các khu vực được chỉ định.

Gây ô nhiễm nguồn nước; giảm chất lượng nước sông suối

Kho bãi vật liệu lưu trữ cách thủy vực ít nhất 100m; Không đổ, ném, xử lý, tiêu hủy đất đá, rác thải, chất nguy

hại, chất độc xuống thủy vực; Không di chuyển xe cộ dưới lòng sông, suối, không đỗ xe

cạnh thủy vực khi bốc dỡ vật liệu; Dọn dẹp xử lý sạch sẽ ngay lập tức khi có sự cố tràn, rò rỉ

dầu Nước chảy tràn từ khu vực thi công hoặc các khu vực có liên

quan phải được chảy vào các rãnh, hố thu gom để xử lý Tuân thủ theo Thông tư Số 12/2011/TT-BTNMT ngày

14/04/2011 của Bộ TNMT về quản lý chất thải độc hại

Các vấn đề về giao thông

Thông báo cho người dân địa phương về kế hoạch thi công; Tổ chức vật liệu thi công gọn gàng tránh ảnh hưởng đến giao

thông; Thiết kế và thi công tuyến đường tạm để đảm bảo giao thông

khi cần thiết; Sử dụng xe tải đúng quy định Tuân thủ Luật giao thông

Sức khỏe và an toàn

Tập huấn và thông báo cho công nhân về an toàn lao động; Cung cấp đồ bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân trong

giai đoạn thi công; Cung cấp tủ thuốc sơ cứu cơ bản tại tất cả các công trường và

xác định địa điểm và phương thức đến địa điểm cấp cứu gần nhất;

Lập hàng rào, biển báo cho khu vực nguy hiểm; Nghiêm cấm người không phận sự vào khu vực thi công; Đảm bảo thiết kế kĩ thuật có bao gồm các biện pháp an toàn; Khi cần sử dụng vật liệu dễ cháy nổ, tuân thủ nghiêm ngặt

theo quy trình của nhà sản xuất; Cung cấp đầy đủ bảng tên công trường; Đảm bảo thắp sáng đầy đủ công trường vào ban đêm; Tuân thủ Thông tư 19/2011/TT-BYT về hướng dẫn quản lý

vệ sinh lao động, sức khỏe công nhân và bệnh nghề nghiệp

Vệ sinh môi trường và vấn đề nước tù đọng

Cung cấp đầy đủ cho công nhân (a) nước sạch đạt QCVN 01:2009/BYT, (b) nhà vệ sinh công cộng, và (c) thùng rác;

Tránh để nước tù đọng tại công trường thành nơi sinh sản của muỗi;

Thiết kế cống đúng quy cách, tránh ngăn dòng chảy; và Áp dụng các biện pháp quản lý môi trường mạnh để kiểm

soát muỗi, chuột, ruồi và các loài gây bệnh khác Cơ hội phát hiện nguồn Văn hóa vật thể

Chủ đầu tư và nhà thầu phải tạm thời ngừng thi cong và thông báo cho Sở Văn hóa Thông tin Du lịch kịp thời

Khi nhận được thông tin, đại diện của Sở VHTTDL phải có biện pháp kịp thời để đảm bảo tiến độ thi công. Trong trường

42

Page 47: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Vấn đề an toàn Biện pháp giảm thiểu áp dụng hợp cần phải đình chỉ thi công để bảo tồn tình trạng của nguồn, đại diện Sở phải thông báo các cấp thẩm quyền cao hơn để đưa ra quyết định. Trong trường hợp thăm dò và khai quật, kinh phí cho hoạt động này được quy định bởi Chính phủ (điều 37 của Luật Di sản văn hóa Số 28/2011/QH10)

Vật liệu chưa nổ (UXO)

Nếu UXO được phát hiện trong quá trình thi công, nhà thầu phải dừng thi công, bảo vệ khu vực nguy hiểm và thông báo chủ đầu tư (xã hoặc huyện) ngay lập tức;

Chủ đầu tư phải thông báo cho Đơn vị Quân đội gần nhất; Đơn vị Quân đội phù hợp sẽ áp dụng các kĩ thuật/biện pháp

phù hợp để thăm dò và di dời UXO kịp thời để đảm bảo tiến độ thi công

Hoạt động thi công chỉ được tiếp tục khi Đại diện Quân đội phù hợp tuyên bố là công trường đã an toàn để thi công

2. QTMT cụ thể cho sinh kế nông nghiệp quy mô nhỏ

Các vấn đề môi trường Các biện pháp giảm thiểu cần thực hiện

Sự xuất hiện của các loài động, thực vật ngoại lai; thay đổi mục đích sử dụng; xói mòn và suy thoái đất

Cấm đưa vào các loài không được chứng nhận bởi một đơn vị phù hợp (như Bộ NNPTNT hoặc Sở NNPTNT);

Tham khảo danh sách các loài ngoại lai bị cấm ở Việt Nam do Cục Môi trường ban hành;

Cấm chuyển đổi đất rừng thàn đất trồng trọt; Tăng cường thảm phủ thực vật và hạn chế phát quang Áp dụng các phương pháp xới đất, tưới tiêu hợp lí để

dự trữ nước và hạn chế nén đất

Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và các vấn đề khác về sức khỏe người

Đào tạo người dân quản lý sâu bệnh và nâng cao nhận thức cho nông dân về rủi ro liên quan đến sử dụng hóa chất trừ sâu và phân bón và sử dụng bền vững thuốc trừ sâu, phân bón do Bộ NNPTNT và các Sở NNPTNT thực hiện;

Đào tạo người dân xây dựng và thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ để giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học;

Sử dụng thiên địch để kiểm soát dịch hại và bảo vệ mùa màng nhằm giảm sử dụng thuốc trừ sâu;

Cung cấp cho nông dân danh sách các cửa hàng hợp pháp do Đơn vị nhà nước phù hợp cấp (như Bộ NNPTNT) và các hướng dẫn về lưu giữ thuốc trừ sau và phân bón phù hợp;

Nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ NNPTNT ban hành (xem Phụ lục 2) và/hoặc Phân loại thuốc trừ sâu dựa theo mối nguy và hướng dẫn phân loại đề xuất của Tổ chức Y tế Thế giới 2009

Tuân thủ Điều 75 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật về thu thập và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Rác thải nông nghiệp bao gồm các nông sản thừa, rác thải động vật và vỏ bảo

Không vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh Xử lý rác hữu cơ và phân súc vật để làm phân vi sinh Thu thập vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật và vứt tại các

43

Page 48: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

Các vấn đề môi trường Các biện pháp giảm thiểu cần thực hiện

thuốc bảo vệ thực vật điểm được phép và được tiếp tục xử lý bởi các cơ quan môi trường cấp cao.

44

Page 49: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

PHỤ LỤC 6. BIỂU MẪU GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO

Tư vấn giám sát thi công hàng ngày giám sát việc tuân thủ KHBVMT và QTMT của nhà thầu và hàng tháng báo cáo BQLDA Huyện trong suốt quá trình thi công.

Mỗi BQLDA Huyện sẽ chuẩn bị các báo cáo giám sát tháng và nộp cho BQLDA Tỉnh. BQLDA Tỉnh tổng hợp các báo cáo giám sát từ cấp huyện và cứ sau 3 tháng sẽ chuẩn bị các báo cáo giám sát trình Ban ĐPDATW. Mẫu báo cáo giám sát được trình bày dưới đây.

45

Page 50: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

MẪU BÁO CÁO AN TOÀN TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNGPhiếu giám sát An toàn, Sức khỏe và Môi trường

(do Tư vấn giám sát thi công chuẩn bị - hàng tháng trình cán bộ an toàn của BQLDA Huyện)Số ------- tháng ------ năm

1. Tên tiểu dự án: .......................................................................................................2. Thông tin Tư vấn giám sát thi công:Tên: ………………………………………………………Đơn vị công tác: ………………………………………Số điện thoại:............................................................................................................................................................3. Nhà thầu: …………………………………………………………………………………………4. Điều kiện/Tình trạng khu vực thi công:Giai đoạn: Từ………..đến……..Mô tả tình trạng khu vực thi công trước khi triển khai:

Tình trạng thi công:Các vấn đề môi

trườngBiện pháp giám thiểu Đánh giá mức độ tuân

thủ của Nhà thầu (trong 1 tháng)

1 2 3 41. Ô nhiễm không khí, bụi

- Vận chuyển vật liệu xây dựng theo đúng tải trọng của xe và có bạt che phủ - Phun nước tuyến đường vận chuyển và khu vực thi công - Làm ẩm (phun nước) vật liệu xây dựng trước khi vận chuyển - Che phủ vật liệu (cát, sỏi, sắt, v.vv.)

2. Ô nhiễm không khí, khí thải và tiếng ồn

- Đăng ký máy móc hợp lệ tại công trường- Thời gian thi công hợp lý, tránh giờ nghỉ - Bố trí máy cắt và máy trộn bê tông theo hướng gió

3. Ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm

- Vệ sinh khu vực thi công sau khi hoàn thành thi công - Xây dựng các mương thoát nước và mương chứa nước mưa - Thu dọn dầu bị thừa và rò rỉ- Thu dọn và xử lý nước thải từ khu vực sinh hoạt của công nhân - Bố trí thùng rác, hệ thống nhà vệ sinh cho công nhân

5. Ô nhiễm đất - Vật liệu xây dựng, dầu mỡ, các chất hóa hoạc phải được chứa tại khu vực khép kín và không thấm nước.- San lấp khu vực khai thác vật liệu sau khi hoàn thành thi công - Loại bỏ đất cứng do đúc bê tông

6. Chặt rừng và thảm thực vật

- Khai thác rừng khi được sự cho phép.- Dọn dẹp thực bì tại khu vực thi công và kho chứa vật liệu khi được sự cho phép

7. Gián đoạn tưới tiêu, khó khăn trong đi lại

- Thông báo trước lịch thi công cho chính quyền và người dân địa phương.- Áp dụng phương pháp thi công nối tiếp.

8. Sức khỏe công nhân

- Cung cấp đồ bảo hộ lao động cho công nhân (mũ bảo hiểm, bốt an toàn, quần áo bảo hộ, mặt nạ, găng tay, v.vv….)- Trang bị tủ y tế, cung cấp thuốc tại khu vực thi công- Bố trí lán trại hợp vệ sinh cho công nhân - Cung cấp nước uống và nước sinh hoạt cho công nhân

9. Mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương, gia tăng tệ nạn xã hội

- Đăng ký tạm trú cho công nhân từ nơi khác đến - Vận động phòng tránh các tệ nạn xã hội đối với công nhân.- Đảm bảo an ninh cho khu vực thi công và lán trại của công nhân

10. Chặn đường gây khó khăn trong đi lại. An toàn giao

- Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất lượng đường thi công - Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân và đảm bảo

46

Page 51: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

thông và thi công rằng họ sử dụng đầy đủ các trang thiết bị này khi làm việc - Tập huấn và áp dụng an toàn thi công tại công trình

Mức độ đánh giá: 1- Không áp dụng; 2- Ít áp dụng; 3 – Đáp ứng; 4- Thực hiện tốt(Để trống trong trường hợp không có tác động hoặc tiểu dự án không áp dụng đánh giá này)Tổng kết:

- Các vấn đề về sức khỏe và môi trường, sự cố môi trường:

- Lý do:

- Khuyến nghị:

Ngày nộp:

Chữ ký

Nhà thầu Tư vấn giám sát thi công

47

Page 52: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

MẪU BÁO CÁO AN TOÀN BQLDA HUYỆN HƯỚNG DẪN BÁO CÁO AN TOÀN BQLDA HUYỆN

Huyện: Tiểu dự ánTác động – Biện pháp giảm thiểu

Tiểu dự án 1 Tiểu dự án 2 Tiểu dự án 3 Tiểu dự án 4 Tiểu dự án 5 Tiểu dự án 6

Phương tiện vận chuyển hoặc việc thi công làm gia tăng bụi tại các khu vực xung quanhPhương tiện vận chuyển hoặc việc thi công làm gia tăng tiếng ồn Việc thi công gây ô nhiêm (sống, suối, hồ, …)Độ phủ thực vật bị ảnh hưởng do hoạt động phát quang khi thi côngViệc thi công ảnh hưởng đến giao thông địa phương Chất thải rắn và nước thải tác động đến môi trường địa phương Việc thi công tác động đến sức khỏe công nhân Tai nạn lao độngNhà thâu đã thông báo lịch thi công cho chính quyền và người dân địa phươngNhà thầu đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi và tiếng ồn Nhà thầu cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ cho công nhân Nhà thầu đã áp dụng quản lý chất thải rắn và nước thải Các vấn đề khác (nếu có)

Các vấn đề chính:

48

Page 53: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

MẪU BÁO CÁO AN TOÀN BQLDA TỈNH

Giai đoạn báo cáo_______________

Huyện 1 Huyện 2 Huyện 3 Huyện …. Ý kiến

I. Cam kết bảo vệ môi trường

Đã có giấy đăng ký Kế hoạch Bảo vệ Môi trườngĐã có Kế hoạch bảo vệ môi trường (bản sao)

II. CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH

Đường nông thôn

Hệ thống thủy lợi/Cấp nước

Các loại tiểu dự án khác

49

Page 54: 1giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Web viewAn toàn giao thông và thi công - Vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng đúng cách - Đảm bảo chất

MẪU BÁO CÁO AN TOÀN BAN ĐPDATW

BÁO CÁO AN TOÀN BAN ĐPDATW Giai đoạn báo cáo: _________________

Hòa Bình Lào Cai Sơn La Yên Bái Điện Biên Lai ChâuI. BÁO CÁO AN TOÀNBáo cáo về các vấn đề phát sinh liên quan tới môi trườngBáo cáo giám sát môi trường của BQLDA TỈNHII. NÂNG CAO NĂNG LỰC

Chữ ký Cán bộ an toàn BAN ĐPDATW:

50