23
Các anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở nhà sau Tết dương lịch, và hoàn thiện những dòng cuối cùng này ở thành phố cổ Sigiriya của "Giọt Lệ Tích Lan” (Sri Lanka), để gửi đến Paris Hội ngộ. Bài này, vì mới đầu chỉ định viết cho một nhóm nhỏ anh em, nên tôi đã lan man ghi theo giòng tản mạn của ký ức, và trong bài, đôi khi, có nhiều tình tiết riêng tư. Đã định sẽ sửa lại trước khi gửi đến các anh chị, nhưng khi chấp bút, lại thấy sao mà khó quá. Từ lười biếng đó, tôi tự bào chữa cho mình là, thôi thì đến tuổi này, chia sẻ một chút riêng tư cũng là một điều nên làm. Nhất là, biết đâu, từ những riêng tư đó, mỗi chúng ta sẽ chạm vào được những cảm xúc, tưởng rằng, đã gửi lại mãi mãi nơi những ngày xưa thân ái của chính mình. Theo chương trình, chiều nay và rạng sáng mai, tôi sẽ được leo lên đỉnh núi Sư tử Sigiriya cổ kính, sẽ được ngắm nhìn những tia nắng tím cuối chiều và mảng trời hồng của một sáng rạng đông, nghe nói là mầu nhiệm lắm, ở đất nước Phật giáo thần bí này. Hy vọng sẽ được tái ngộ lại phần nào cảm xúc của hơn 40 năm trước, lúc nhìn những tia nắng thiêng liêng xuất hiện từ trời đông Phú sĩ, hay khi được mặc khải về sự huyền bí linh thiêng của thiên nhiên vào chiều Nhật thực ở Phan Thiết, như đã viết trong bài này. Xin gửi bài này, với hy vọng sẽ được tái ngộ với những chuyện tưởng rằng đã quên của chúng ta, khi được gặp các anh chị tại ngày Hội Ngộ Paris sắp tới. Thân mến, vinhtruong, * * * * *

2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Các anh chị thân mến,

Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở nhà sau Tết dương lịch, và hoàn thiện những dòng cuối

cùng này ở thành phố cổ Sigiriya của "Giọt Lệ Tích Lan” (Sri Lanka), để gửi đến Paris Hội ngộ.

Bài này, vì mới đầu chỉ định viết cho một nhóm nhỏ anh em, nên tôi đã lan man ghi theo giòng tản mạn của ký

ức, và trong bài, đôi khi, có nhiều tình tiết riêng tư. Đã định sẽ sửa lại trước khi gửi đến các anh chị, nhưng khi

chấp bút, lại thấy sao mà khó quá. 

Từ lười biếng đó, tôi tự bào chữa cho mình là, thôi thì đến tuổi này, chia sẻ một chút riêng tư cũng là một điều

nên làm. Nhất là, biết đâu, từ những riêng tư đó, mỗi chúng ta sẽ chạm vào được những cảm xúc, tưởng rằng,

đã gửi lại mãi mãi nơi những ngày xưa thân ái của chính mình.

Theo chương trình, chiều nay và rạng sáng mai, tôi sẽ được leo lên đỉnh núi Sư tử Sigiriya cổ kính, sẽ được

ngắm nhìn những tia nắng tím cuối chiều và mảng trời hồng của một sáng rạng đông, nghe nói là mầu nhiệm

lắm, ở đất nước Phật giáo thần bí này.

Hy vọng sẽ được tái ngộ lại phần nào cảm xúc của hơn 40 năm trước, lúc nhìn những tia nắng thiêng liêng

xuất hiện từ trời đông Phú sĩ, hay khi được mặc khải về sự huyền bí linh thiêng của thiên nhiên vào chiều Nhật

thực ở Phan Thiết, như đã viết trong bài này.

Xin gửi bài này, với hy vọng sẽ được tái ngộ với những chuyện tưởng rằng đã quên của chúng ta, khi được

gặp các anh chị tại ngày Hội Ngộ Paris sắp tới.

Thân mến, vinhtruong,

* * * * *

Page 2: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Tản mạn vềMột Góc Bạn Bè

   Đồng hồ tốc độ của chiếc CLS chỉ con số 140Km. Tôi nhấn ga lên thêm chút nữa và bấm Cruise Setting cho

xe giữ tốc độ 150Km/h. Được cái là xe tôi có phóng nhanh hơn nữa tay lái vẫn ổn định như chỉ chạy 100. Có

sợ chăng là sợ mấy bác cảnh sát công lộ, nhưng hôm nay, chắc mấy bác được nghỉ bù cho mấy ngày xử lý

kẹt xe vất vả vừa qua.

   Lâu lắm rồi tôi mới cảm nhận được nỗi hồi hộp và niềm vui khi xe tăng tốc. Đường cao tốc Chu-ô vắng vẻ.

Mới vừa qua Tết nên hướng từ Tokyo ra ngoại thành ít người sử dụng, hướng ngược lại đông hơn.  

Cho tới 5,7 năm trước hầu như tháng nào tôi cũng cần chạm vào cảm xúc này trong một hai đêm bốc đồng

như thế. 

Đôi khi bất chợt, nỗi muốn đến ngủ dưới chân núi Phú Sĩ đau đáu đến cồn cào, hay muốn đậu xe bên cạnh

một giòng sông, một mảnh hồ, một mép biển, mở hết cửa kính cho gió lồng lộng vào thăm. Mở Sun-roof ra để

đồng điệu vào thế giới trăng sao, hay mơ màng chờ đợi những đám mây trôi về từ dĩ vãng, bồng bềnh chở t

theo ngọt ngào, cay đắng và nhung nhớ những mảnh tình.

Thế là bất kể giờ giấc, một mình một ngựa (ừ, thỉnh thoảng cũng có 2 mình) phóng vài trăm cây số trên những

con đường cao tốc vắng vẻ, hoặc loanh quanh những hương lộ dọc sông suối rạp phủ bóng cây. Và sáng hôm

sau ghé 1 quán morning nào đó chìm ẩn ven đường, đánh thức mình bằng mùi cafe thơm phức, và để tiếng

Page 3: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

chim muông ríu rít hay tiếng cá hớp nước tìm mồi, vực mình dậy từ sâu thẳm tâm thức bao la. Chỉ có thế mới

có thể trở lại với đời thường bình thản. 

Những năm tháng đó, không có những đêm chợt đến như vậy, chắc tôi sẽ khó được yên ổn đến bây giờ.  

   Hôm nay thì khác, với tốc độ này tâm hồn tôi có thể vùn vụt trở về với vùng trời hoài niệm, với thuở trăng

còn tròn tình bằng hữu thân thương. 

Tôi đang gấp gáp trên đường đi gặp 4 người bạn của những ngày thân ái ấy.

5 chúng tôi cùng là Exryu-72, 4 cùng khóa Nhất Chí của Đông Du và 1 là nàng dâu thông minh xinh đẹp của

Đông Du. 

Đọc đến đây, chắc mọi người nghĩ lâu lắm chúng tôi mới gặp nhau phải không? Không phải đâu, chúng tôi có

một nhóm anh em chừng hơn chục người ở Mỹ, Pháp, Úc, Nhật, Đài Loan... dù mỗi người một phương, vẫn

thường xuyên tìm cớ gặp nhau. Nhưng gặp rồi vẫn nhớ, xa một chút lại nhớ, đang gặp nhau cũng nhớ. Như

tôi đã viết trong một bài thơ hồi Ngày Hội Ngộ Exryu ở Paris nhiều năm trước,

Gặp đã khó mà xa nhau càng khó,

Biết bao giờ mới hết nợ duyên xưa

Hay mộc mạc hơn, bạn nhắn tin, 

"Nhớ mấy ông quá, chịu không nổi, tôi phải kiếm vé rẻ bay Tokyo mới được". 

Hình như “định luật vạn vật hấp dẫn” có cái gì đó không đúng khi áp dụng vào chúng tôi. Theo định luật này,

lực hấp dẫn sẽ tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, nghĩa là hai vật thể càng xa nhau thì sức hút về

nhau càng nhỏ lại. Vậy mà chúng tôi nào có “xa mặt cách lòng” như lý thuyết của ông Newton này đâu nhỉ.

Chẳng những thế, có người trên đường từ Taiwan đi Mỹ cũng ráng ghé Hamamatsu-cho vài tiếng để trao cho

anh em món quà đặc sản Pinapple Cake, uống với nhau ly cafe hay ly bia rồi lại đi tiếp.

Có người dù công việc bận rộn, nhưng hễ anh em qua thăm là xin nghỉ để cùng lang thang cả 1,2 tuần. Có

người, bắt cả chục anh em nhồi nhét hết vào mấy phòng nhà mình, không cho ở khách sạn, “như vậy cho nó

ấm lại tình xưa, như vậy mới có thì giờ hàn huyên cho đã”. 

Có người bao nhiêu năm mới về thăm nhà, cũng ráng ghé qua NB, gặp nhau nghe. Ừ!... Trùng hợp sao, lại về

VN cùng khoảng thời gian. Gặp nhau ở nữa Saigon nghe. Ừ!... Cuối cùng trong hơn tuần lễ gặp nhau đến 4,5

lần. Chẳng biết anh em đó về thăm gia đình hay chỉ để tán gẫu với những người “gặp hoài muốn chán, chán

nhưng muốn gặp hoài”.

 

Page 4: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Yamanaka-ko và Fuji-san

   Hôm nay, hẹn nhau đến một nơi mà ở tuổi thơ nghịch ngợm chúng tôi đã có nhiều kỷ niệm: Yamanaka-ko,

một trong Ngũ hồ quanh núi Phú Sĩ (Fuji-Goko).

Yamanaka-ko là hồ có diện tích lớn nhất trong Ngũ hồ, cũng là hồ lớn đứng thứ 3 Nhật Bản. Ở đây có nhiều

nhà nghỉ dưỡng của các trường đại học, các công ty lớn nên các huynh trưởng Đông Du thỉnh thoảng cũng

mượn chỗ này làm chỗ hội họp, nghỉ mát (Gasshuku) cho anh em.

Những ngày ở Gasshuku, chúng tôi có những cuộc đua xe đạp quanh hồ, quấn rong rêu trên đầu chèo thuyền

làm hải tặc, hay thức cả đêm chinh phục cung đường đến đỉnh phù vân, để kịp chắp tay trước Thái Dương

Thần Nữ đúng lúc bình minh (Goraikou), mà nguyện cầu gì đó cho mình cho người. 

So với các em du học sinh Việt Nam sau này, chúng tôi may mắn hơn nhiều. 

Chúng tôi được chăm sóc bởi một quốc gia dù còn khó khăn vì chiến tranh nhưng vẫn cố gắng đầu tư vào thế

hệ tương lai cho hòa bình. Chúng tôi được chia sẻ bởi một dân tộc bảo thủ, dè dặt trước người nuớc ngoài,

nhưng lại thân thương vô cùng với từng cá nhân chúng tôi.

Chúng tôi có tuổi trẻ thuở đó, đủ để chẳng sợ gì và cũng chẳng có gì để sợ. Chỉ sợ chăng là không sống được

hết mình-với-mình, hết mình-với-nhau mà thôi. Học giỏi - học dốt, nhà giàu - nhà nghèo, quê hương - lý

tưởng... tất cả, nếu có khác nhau thì cũng sẽ cộng hưởng để thân tình bằng hữu càng thêm thắt chặt. 

Ai đã có với nhau được những ngày đó thì sẽ có nhau cả đời.

Và chúng tôi đã có với nhau những ngày như thế.

  Ngày ấy trong năm học Nhật ngữ, sau khi cơm nước sớm, chúng tôi được xe bus đưa đến lưng chừng núi

(5-Gome) mua sắm, chuẩn bị, và khoảng 7 giờ tối là bắt đầu cuộc hành hương (Nhiều người Nhật vẫn xem

Page 5: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

đây là cuộc hành hương). Mới đầu thì hăng hái sức trai nên tranh nhau leo đua, đến nửa chừng thì đường

vừa hẹp, vừa dốc nên đứa này nhường đứa kia đến quá là lịch sự. Càng lên cao càng khó dù đã được hỗ trợ

bởi những bậc thang nhân tạo và những dây cáp để bám vào. Kèm theo đó là rã rời mệt mỏi và những cơn

buồn ngủ trĩu mắt chẳng tha.

May mà cứ đến mỗi chặng lại được nghỉ, để chờ đóng cho một vạch vào cây gậy gỗ mua ở 5-Gome, xem như

là chứng tích.

Những anh em khỏe thì chỉ 3,4 giờ sáng là đã có mặt ở đỉnh núi. Mọi người đi tìm một chỗ ngồi để chờ đợi

bình minh. Khi phương đông mới vừa ửng hồng lên là bắt đầu sự im lặng, một không khí trang nghiêm bao

trùm như thời khắc đêm trừ tịch, dọn tâm tĩnh lặng đón 108 tiếng chuông tẩy xóa ưu phiền. Trong không khí

ấy, và trong tiếng vỡ òa đồng loạt, Thái dương Thần nữ lung linh lộ diện, một cách huyền ảo linh thiêng.

   

   Tôi di chuyển nhiều, từng được trải nghiệm nhiều buổi rạng đông, với mặt trời hừng sáng dưới tầm bay cao,

nhưng tôi nhớ, tôi chỉ nhận được cảm giác này lại lần nữa sau gần một phần tư thế kỷ ở Phan Thiết, năm VN

có nhật thực toàn phần (1995). Lúc đó ngược lại, trời tối dần chỉ còn lại chút ánh hào quang hình lưỡi liềm

như một cung Aurora đẹp lộng lẫy, và đúng lúc mặt trời bị nuốt chửng bởi mặt trăng là lúc gió lộng lên thần bí,

thổi đất trời vào cùng tận hố sâu đen. 

Và đột nhiên, tiếng vỡ òa của lời cầu nguyện, như xin phó mặc mình từ khắp nẻo đường quanh đó rầm rì lớn

dần, lấn át hết những tiếng cười đùa lẻ loi của khách quốc tế. Từ sân thượng cao của khách sạn, Phan Thiết

lúc đó chưa phát triển nên chắc chỉ độ 4 tầng, tôi có cảm giác như mình đang được đứng gần Thượng đế. Tôi

nổi da gà, có cái gì đó lành lạnh chạy dọc suốt sống lưng.

Mới dầu tôi chỉ định đến đây để thưởng lãm Nhật thực như một khách du lịch, nay lại như được mặc khải về

sự huyền bí và sức mạnh mầu nhiệm của thiên nhiên, bất giác tôi chắp tay cúi đầu, hòa mình vào giòng cầu

nguyện cùng những người đang ở dưới kia.

Tôi chợt hiểu tại sao ngày xưa người ta sợ hãi hiện tượng này, và tại sao những người Nhật Bản, mang quan

niệm vạn vật hữu linh, lại trang nghiêm khấn nguyện Mặt Trời như thế.

   Tiếng chuông Điện thoại cắt ngang dòng hồi tưởng. Tôi hạ tốc độ xuống, bấm Bluetooth trả lời.  

- Ui ! Xã xệ. Ohayo ông.

- Ohayo! Đến đâu rồi ?

- Tôi qua Dango Zaka Parking Area được mươi phút rồi.    

- Oh, mau nhỉ. Vậy hẹn ở Trung tâm Tham quan Tàu đệm từ trường Linear nhé.

- OK, ông. Ông lái xe bên đó hả ?

- Không, Mỹ Tuấn.

-Vậy hả, ông nhắn địa chỉ Trung tâm Linear cho tôi nhé.

Page 6: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Mỹ Tuấn lái xe thì quả là an toàn rồi. Mỹ Tuấn là một người trầm tĩnh, một nhân vật đa tài khá hiếm trong

chúng tôi, hắn được sự tín nhiệm hầu như tuyệt đối của bạn bè. Nhận lời là làm đến nơi đến chốn, một cách

rất khoa học. Năm 2004, nhờ có một Mỹ Tuấn thạo việc mà 7 chàng Samurai 72 đã vượt qua bao nhiêu chông

gai để tổ chức thành công Ngày Hội Ngộ Exryu ở Tokyo lúc đó. Bây giờ, những buổi tiệc Exryu ở Tokyo, có

Mỹ Tuấn và anh Nguyễn Bá Quát là mọi người rất yên tâm, chẳng cần chuẩn bị gì, chỉ cần đến dự là được. Có

được thế cũng nhờ anh Quát và Tuấn đều còn rất khỏe và hoạt bát so với anh em. Vài ngày nữa anh Quát và

Tuấn sẽ cho chúng tôi gặp nhau ở một buổi Shinnenkai Exryu Tokyo.

   Nhưng, nói tới Mỹ Tuấn là tôi chỉ nghĩ tới hai cuộc tình của chàng, một cuộc "tình thánh thiện" và một cuộc

"tình dại khờ".

Đây là nói theo kiểu bình luận trà dư tửu hậu của những người ngoại cuộc chúng tôi, chứ với hắn chắc hẳn đó

là “mối tình tuyệt... vời và vọng”.

Tuyệt vời chắc như tốc độ của tàu siêu tốc Linear, và tuyệt vọng chắc như khoảng cách nhất định, không thể

đến gần hơn, của đệm từ trường này vậy. Khoảng cách của tình yêu thì tuổi trẻ chắc ai cũng có vài lần trải

nghiệm, nhưng chỉ với 1 khoảng cách ngắn như đệm từ trường, mà lại vĩnh viễn không gần hơn lại được thì

quả là lạ lẫm, ít nhất với tôi.

Ít nhất với tôi thôi, chứ bạn tôi thì quả là có nhiều người như thế. Tôi nhớ lại bài thơ "Khoảng Cách" mà tôi đã

viết cho một người bạn khác trong nhóm, chắc cũng phù hợp với tình trạng này:

Em đứng đó mà nghe xa biền biệt

Dáng kiêu sa phủ khuất cửa thiên đường

Tóc sợi dài sợi vắn xõa vấn vương

Ta nào dám vươn tay buồn rẽ lại

 

Đôi môi ướt khẽ mở hờ mềm mại

Ta vẩn vơ ái ngại nụ hôn gần

Chờ hương nồng gió chuyển nụ phù vân

Ta vội rước vào Vương cung lồng phổi

 

Rồi cứ thế cuộc tình mình trôi nổi 

Tim chênh vênh khắc khoải nỗi mong chờ

Mộng công hầu theo mãi vẫn thờ ơ

Nên nào dám mơ bến bờ hạnh phúc

Page 7: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Khoảng cách vĩnh viễn của những tình yêu không "dám mơ một bên bờ hạnh phúc" và khoảng cách nhất định

của đệm từ trường Linear chắc hẳn phải có một nguyên lý gì đó giống nhau chứ nhỉ? Tôi nghĩ vậy.

Xe Siêu tốc Đệm từ trường Linear                    Miếng hợp kim lơ lửng với một khoảng cách nhất định

   Siêu tốc Linear ứng dụng nguyên lý giảm tối đa sức ma-sát đường rail và lực cản không khí, để tăng tốc độ,

để giảm nhiên liệu, giảm tiếng động. Ở Mỹ cũng có Hyperloop, di chuyển trong ống chân không, của Elon

Musk, dự định rút ngắn thời gian di chuyển từ Los Angeles đến San Francisco xuống chỉ còn 35 phút

(1000Km/h). Linear cũng ứng dụng nguyên lý sức đẩy và sức hút của hai cực nam châm để phía trước kéo,

phía sau đẩy cho xe lướt đi với tốc độ nhanh như máy bay. Hiện nay Linear NB đang chạy thử nghiệm thực tế

với tốc độ là 600km/h.

Chúng ta có thể hình dung, toa xe Linear như một toa xe có gắn nhiều miếng nam châm được đặt trên đường

rail và giữa 2 thành dẫn có gắn những lõi ứng điện từ. Sự tương tác giữa các cực điện từ này sẽ nâng xe lên,

giữ xe cân bằng, và tác động cho linear lướt nhanh với 1 tốc độ kỷ lục. (Hiện nay là nhất thế giới, 603Km/h)

Ứng dụng sự tương tác của các cực từ để:  

Page 8: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

- Nâng xe lên và giữ xe cân bằng: Lực hút của 2 cực dị tính (N-S và S-N) và lực đẩy của 2 cực đồng tính (S-S

và N-N) sẽ nâng xe lên và giữ xe ở trạng thái lơ lửng cân bằng (Hình bên trái)

- Đưa các toa xe lướt về phía trước 

Toa xe sẽ được liên tục hút tới bởi 2 cực nam châm dị tính đồng thời được đẩy tới bởi 2 cực đồng tính (Hình

bên phải)

Người giới thiệu của Trung tâm cho biết, với kỹ thuật của NB, không cần đường ống chân không như

Hyperloop, tàu Linear cũng có thể tăng tốc lên cả ngàn cây số giờ, nhưng vì tiêu chuẩn về tiếng ồn ở

Nhật (70-75 decibel) không cho phép, nên hiện tại chưa thực hiện được.

Và thêm một điều quan trọng hơn nữa, đối với Nhật Bản, tốc độ chỉ là thứ yếu, yếu tố an toàn mới là quan

trọng nhất. Linear là sản phẩm tương lai trong hệ thống Shinkansen, mà Shinkansen là một huyền thoại về an

toàn trong ngành đường sắt của thế giới. (Và cả tính chuyên nghiệp nữa. Đến và đi đúng giờ thì chuyên

nghiệp đã đành, đến dọn dẹp tàu mà cũng làm thế giới sửng sốt luôn).

Linear đã chạy thử nghiệm được hơn 45 năm nay mà chưa nghe đến 1 tai nạn chết người. Trong khi đàn anh

đi trước Transrapid của Đức khi chạy thử Nghiệm năm 2006, đã bị 1 tai nạn làm hơn 20 người chết và cả

chục người bị thương. Và đàn em đi sau, tàu siêu tốc của Trung Quốc Shanghai Transrapid cũng bị sự cố

phát hỏa năm 2010.

Đúng là Nhật bản, "Anzen Daiichi" = "An toàn là Trên hết".

Tiếc là chúng tôi chưa được trải nghiệm trên tàu Linear vì muốn đi phải rút thăm và chờ đợi vài tháng

Chúng tôi chỉ được xem một thí nghiệm về nguyên lý khoảng cách đệm từ. Khi để miếng vật liệu siêu dẫn đã

được làm lạnh khoảng -196℃ bằng Nitơ lỏng, trên đường rail kết nối bằng những cục nam châm, thì hiệu ứng

Meissner và hiệu ứng đinh ghim (pinning effect) sẽ giữ miếng hợp kim này cân bằng ở khoảng cách nhất định

đến vô tận vòng đời (nếu không bị tăng nhiệt).

Ở Nhật Bản, Linear cần một khoảng cách đệm từ an toàn là 10cm, chỉ số an toàn khi động đất. Ở các nước

khác như Trung quốc, Châu âu chỉ cần 2cm. 

Thí nghiệm cho biết, khi nhiệt độ tăng quá -196℃, hiệu ứng Meissner sẽ mất tác dụng và miếng hợp kim sẽ

ngã vào lòng đường rail.

Page 9: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

4 người bạn thân thương của tôi

Mỹ Tuấn ạ, ông nghiên cứu bài học tự tăng nhiệt để hạ khoảng cách này đi nhé.    

Ừ, mà nói chi ông, bản thân tôi cũng có biết bao khoảng cách này.  

Những khoảng cách đã tự đặt cho mình và cho người. Khoảng cách giữa bè bạn, khoảng cách với người

thân, khoảng cách giữa vợ chồng, con cái... Những khoảng cách tưởng như vĩnh cửu, nhưng chỉ cần lòng

lắng đọng, sưởi thêm một chút ấm áp thì chắc sẽ thu ngắn lại thôi. Hôm nay tôi chợt nghĩ vậy.  

-196℃, chuyện nhỏ mà phải không? Chắc tôi cũng phải nghiên cứu về cái đệm từ trường này.

Này, hay là ông Phát vì chuyện tăng nhiệt này mà đã lập tâm đưa chúng mình đến đây đấy nhỉ? Dám lắm

nghe, ông ấy là chuyên viên tâm lý mà.

Mà kể cũng lạ, người nổi tiếng thuộc phái “hoài cổ” Xã xệ Phát lại cho chúng tôi đi tham quan một tiến bộ mới

nhất của khoa học kỹ thuật. Hay trong chuyến đi này chàng muốn chúng tôi học về nền công nghiệp 4.0?

Nghe nói ở gần đây cũng có nhiều trung tâm nghiên cứu về Robot, về AI (Trí tuệ nhân tạo), về Cloud

Computing (điện toán đám mây), về IoT (Internet of Things), về kết nối và xóa bỏ ranh giới giữa kỹ thuật số và

các công nghệ khác. 

Thế nào chả có những nghiên cứu để xoá mờ “khoảng cách” không đáng có giữa những trái tim con người.

Phải không Xã xệ?

   Gần đây VN hay nói về việc đi tắt đón đầu nền công nghiệp 4.0, thậm chí có cả chỉ thị của chính phủ về việc

tiếp cận này, trong khi nền tảng để kết nối, tức là số hóa (3.0) cũng chưa đạt đến. Mà làm sao có thể đạt được

Page 10: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

mục tiêu này khi bộ máy tham nhũng hối lộ vẫn cần tiền mặt và những con số ảo, trong khi trong 4.0 thì cần

minh bạch những con số thật, còn tiền ảo hay tiền mã hóa cũng chẳng sao.

Chỉ nói đến một đầu óc cởi mở sáng tạo, một yếu tố cần thiết cho sự phát triển 4.0 là người VN mình đã thua

rồi. Giả thử không gian sáng tạo có được mở rộng, thì bản chất sợ sệt cái gì đó lơ lửng trên đầu, và bản chất

mới biết một tí đã tưởng mình hay nên dấu dấu diếm diếm cho riêng mình. Hai cái tính sở hữu và bảo thủ

nặng nề này sẽ là sức cản khá mãnh liệt khi bước vào môi trường chia sẻ và cộng hưởng công nghệ theo xu

hướng 4.0 để cùng phát triển. Kèm theo đó, một nền giáo dục còn chú trọng vào việc ghi nhớ và từ

chương, thì giả thử một ngày nào đó có một Archimedes Việt nam trần truồng chạy ra giữa phố hét tướng lên

"Eureka, Eureka!", thì cuối cùng cũng cái "Tìm ra rồi, Tìm ra rồi" đó, chắc cũng chỉ là 1 thứ sản phẩm copy. 

Buồn thì viết về VN như vậy, nhưng nhìn vào đấy cũng thấy mình trong đó, giống sao mà giống quá đi. 

Hay tại mình ở NB nhỉ (Hìhì... iiwake kana?), bởi chính NB cũng còn đang đau đầu về việc theo không kịp tính

cởi mở của thời đại 4.0 này mà. 

   Và biết đâu được đó, giới trẻ VN vốn được đánh giá là năng động. Sự khuyến khích cởi mở đầu óc trong thế

giới phẳng này, biết đâu lại chẳng dẫn đến sự hình thành một xã hội tự do dân chủ hơn (lại phải tin thôi). 

4.0 là một cuộc cách mạng, nó sẽ tiếp nối các cuộc cách mạng 1.0, 2.0, 3.0 trước đó. 4.0 sẽ thay đổi chẳng

những khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, mà còn thay đổi cả cấu trúc xã hội để đưa đến những thay đổi

chính trị nữa, chẳng riêng gì VN mà trên toàn thế giới. Que sera, sera.

Mà thôi nói chuyện ăn cái đã, có thực mới vực được đạo chứ.

Hoto-Nabe là một loại như bánh canh bột mì nấu trong nồi gang (Nabe là nồi), nồi đất đặc sản ở vùng

Yamanashi này. Có nhiều giả thuyết về Hoto, nhưng tôi thích thuyết kể rằng Hoto là loại Udon đã được một

Lãnh chúa thời chiến quốc cai quản vùng này tên là Takeda Shingen (武田信玄) dùng Bảo Đao (宝刀=đọc là

Houtou) cắt ra thành sợi.  

Page 11: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

 

Kabocha Hoto Truyền Thống (Bí đỏ).       Butaniku Hoto (Thịt heo).

Người NB rất thích các món ăn nấu trong chảo, trong nồi, chắc đất nước này phải có cả vài trăm loại lẩu. Nổi

tiếng trên toàn quốc như Yose-nabe, Tofu-nabe, Shabushabu, Sukiyaki... hoặc các loại lẩu địa phương như

Ishikari-nabe ở Hokkaido, Kiritampo-nabe ở Akita... và Hoto-nabe ở Yamanashi này. Những ngày trời lạnh

như hôm nay mà được quay quần quanh bếp lửa ăn chung một nồi Hoto-nabe thì quá tuyệt. 

Nước súp Hoto chủ yếu được nấu bằng Koshu Miso (Cũng là loại tương của vùng này) và các loại rau củ, như

cải thảo, cà rốt, nấm, hành ba rô... và nhất là Kabocha (Bí đỏ), nước súp ngọt là nhờ có nhiều bí đỏ. Đây là

loại Hotonabe truyền thống còn gọi là "Kabocha Hoto", sau này người ta còn cho thêm những nguyên liệu

khác để chế biến thành nhiều loại Hoto.

Tiệm chúng tôi đến ăn là một quán nhỏ dành cho người địa phương, có bề dầy hơn 40 năm, chỉ có một loại

Kabocha Hoto truyền thống. Chúng tôi muốn ăn món khác thì bị la xối xả. "Ở đây 40 năm, chỉ làm có một loại

Hotonabe này thôi, mấy anh không biết ăn Hotonabe hả?"  

Có lẽ vì đã quá trưa nên khi vào tiệm, khách chỉ có chúng tôi. Ông chủ tiệm già kiệm lời, chỉ chỗ cho chúng tôi

ngồi ở bàn giữa, tôi hỏi ngồi góc kia được không? Ông hỏi tại sao, tôi nói để tránh gió lùa từ cửa khi khách ra

vào. Chẳng nói chẳng rằng, ông đi ra ngoài treo bảng "Closed", đóng cửa cái rầm, hỏi “vậy được chưa? Chỗ

đó là ấm nhất rồi!”

Nghe nói ở Hà nội có "Bún chửi", không ngờ ở Yamanashi cũng có "Hoto chửi" nữa ta.

Anh em bụm miệng cười khúc khích, “coi chừng hỏi nữa là ổng không cho ăn đấy nhé”.  

Đã vậy, ăn xong lên xe đi được một đoạn Phước mới nhớ là bỏ quên bình thủy đựng nước. Chắc là sợ phải đi

một mình nên Phước rủ Phát đi cùng. Khi quay trở lại, từ xa Phát đã hí hửng vòng tay làm ký hiệu an toàn cho

biết là mọi sự tốt đẹp. Chúng tôi hỏi có bị chửi không? Phước nói, không, vừa mở cửa vào chưa kịp nói gì đã

thấy đôi mắt hình viên đạn và ngón tay chỉ lên bàn. Hai đứa tôi vội vàng cầm lấy bình thủy, vừa arigato vừa rút

lui liền. Kể ra chúng tôi cũng biết cách ứng xử đấy chứ nhỉ.  

Page 12: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Mà có tật thì có tài, Hotonabe ở đây ngon thật. Ông già nói là tất cả những thứ trong nồi là tự ổng làm cả, từ

sợi Hoto đến tương Miso, các loại rau củ cũng là cây nhà lá vườn, tự trồng trọt theo canh tác thiên nhiên,

không dùng phân bón, thuốc trừ sâu gì cả.

Một kỷ niệm đáng nhớ! Lần sau có dịp, mình đến nghe chửi nữa nghe các bạn.

   Lên đường, chắc thế nào chúng tôi cũng được tiếp tục đi tham quan những công nghệ mới đây. Trung tâm

Nghiên cứu Tổng hợp Yamanashi hay Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Fujiyama hả ông Phát?

Tưởng vậy, lại không phải vậy, chàng vẫn là Xã xệ. Bởi sau chờ đợi từ Linear, chàng lại cho anh em "Time

slip" về quá khứ xa xưa, với những cảnh thiên nhiên thuở con người mới chỉ biết dùng lửa, nơi xuất phát "nền

công nghiệp 0.0" đưa vượn lên thành người. 

Những mái nhà tranh Kayabuki-Yane thời xa xưa ở Làng cổ Iyashi-no-Sato

Chúng tôi được đưa đi xem Iyashi-no-Sato, là một làng cổ được dựng lại thành địa điểm tham quan, với

những mái nhà tranh Kayabuki-yane dầy cả nửa thước, có độ tuổi chắc cũng vài trăm năm. Có những mái nhà

bầu bầu úp sát vào nhau như hai bàn tay khổng lồ chắp lại cầu nguyện, gần giống kiểu kiến trúc "Gassho

Style" (Gassho là Chắp tay) ở những vùng lạnh để tuyết khó đọng lại được trên mái nhà. 

Những con đường quê trầm mặc uốn lượn giữa những vườn rau, vườn cây trái quanh nhà, những dụng cụ

làm nông xưa cũ như còn thấm đẫm mồ hôi, những bếp lửa IRORI ấm cúng dễ làm mình liên tưởng đến một

bữa ăn rộn rã quây quần. 

Một bữa ăn không lặng lẽ thời hiện đại, bởi không có Tivi, ipad, iphone, chỉ có con cá gỗ đong đưa hầu

chuyện, được treo lửng giữa bếp lửa ngang đầu. Nếu nhắm mắt lại một chút, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy được

nồi Hotonabe thơm phức, ngửi được mùi khói lam thoang thoảng từ mái tranh. Sẽ nghe được từ đâu đó tiếng

chim gọi đàn về tổ. Quang cảnh khiến lòng mình lâng lâng thanh thản, nghe chân mình bước nỗi bâng

khuâng, rồi từ đó bồng bềnh lạc vào chốn thiên thai, vào động hoa vàng thời hồng hoang 0.0 của Xã xệ.

Page 13: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

   Anh em nào đến Tokyo cũng được Phát “hoài cổ” dẫn đi đến những nơi cổ kính, truyền thống và lịch sử như

thế này. Nhất là món tủ của chàng, phố cổ Kamakura, nơi có nhiều chùa chiền và có tượng Phật bằng đồng

lớn thứ nhì NB.  

Có anh em nào đến Tokyo mà chưa được Phát đưa đi Kamakura chưa nhỉ? Chắc là chẳng có đâu. Tôi tự diễn

nghĩa, chắc tại Phát muốn anh em đến gặp chàng ngồi chễm chệ từ bi hỷ xả nhìn thiên hạ.

Không biết anh em có để ý không? Tượng Phật bằng đồng Daibutsu này có dáng ngồi lưng khom khom giống

y như chàng Từ Công của chúng ta. Có lẽ tại "Trên hai vai ta đôi vầng Nhật Nguyệt", mà vầng Nhật nguyệt

cuộc đời đó quá nặng với đôi vai.

Nhiệt tình ngay cả lúc chụp hình Đại Phật Kamakura  

(Coi chừng rớt xuống hồ nhé), (Xem lưng có bị khòm không nhé).

   Phát không chỉ lo cho gia đình mình mà còn lo cho vài chục (hay vài trăm nhỉ?) chuyện “Thăng tiến hôn

nhân" của cộng đồng người Việt ở gần nhà, chỉ cần gia đình nào đó xáo xác chuyện tương lai là chàng đã có

mặt. Khi có chuyện trục trặc cần giải bày tâm sự, chỉ cần một cú điện thoại bất kể giờ giấc, 0-to-24 Service -

Trực tuyến luôn. Ngày xưa miền Nam Việt Nam có Bà Tùng Long thì bây giờ miền Nam Tokyo cũng có Bác

Từ Công vậy.

Riết chắc cũng thành Daibutsu (Đại Phật) mất nhỉ.

Người không có Đại Tâm thì chắc khó có thể thành Đại Phật, nên trong anh em chúng tôi chắc chỉ mình Phát

có thể mà thôi. Mà "Phật" và "Phát" thì cùng cũng vận "PHAT" như nhau. Vận đã nằm ngay tại cái tên từ lúc

nằm nôi rồi.

Mà ông Phát này, người ta suy tính ra ông Phật này có chiều cao đến 22m. Mỗi bước sải của ổng là 9.9m, tốc

độ di chuyển là 79,2Km/h. Vậy mà ông ấy còn chạy không kịp khỏi phiền muộn thế gian, phải oằn vai ngồi đó.

Ông thử tính xem ông sẽ chịu được đến đâu nếu lúc nào cũng nghe thấy "Con tinh yêu thương vô tình chợt

gọi", và lúc nào thấy cái lao xao cũng ghé vai vào gánh vác của ông nhé.

Page 14: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Gửi ông công thức tính luôn nè: Bước sải = Chiều cao x 0.45, và bình thường một giờ đi được 8,000 bộ đó.

Chúc ông đủ tốc độ để "Đôi chân ta đi sông còn ở lại" nhé. Hìhì, mà chắc là không được rồi!

Otoko Fuji ? Onna Fuji ?

Trời trong xanh, không khí lắng đọng nên núi Phú Sĩ hôm nay đẹp hơn bao giờ hết. Tuyết phủ đủ để núi

thêm hùng vĩ nhưng vẫn còn giữ được vẻ duyên dáng khi nhìn từ xa. Người ta nói có hai núi Phú Sĩ, Otoko

Fuji và Onna Fuji. Đúng ra nhìn từ tỉnh Yamanashi này, sẽ chỉ thấy sức mạnh trượng phu của Otoko Fuji. Bởi

Yamanashi có ngũ hồ, nơi đây có độ cao 700-800m nên đứng đâu cũng chỉ thấy phần cao chót vót đầy tính

nam nhi. Còn tỉnh Shizuoka là nơi thấp gần biển, từ đó nhìn được hết độ dốc thoai thoải của vùng chân núi,

nên thấy được vẻ mềm mại nữ nhi của Onna Fuji.

Tôi thích phía Yamanashi này hơn bởi ở gần đây, còn có một quán bánh ngọt, "Cafe Papermoon", có vài loại

bánh nướng rất ngon, như Dark Cherry Pie chẳng hạn. Cứ nghĩ trong bụng, không biết lần này có được người

hoài cổ hướng dẫn cho đi ăn không?

Nghĩ vậy, bởi người này vốn nhiều cảm xúc, mà nơi đây, chúng tôi vừa có những kỷ niệm thẫn thờ với một

người bạn rất thân mới ra đi năm ngoái. Trước đó không lâu, chúng tôi đã đưa anh và gia đình đến thăm lại

đây, một chuyến đi không ngờ là lại lời trăn trối.

 

   Đây là lần thứ hai hay thứ ba tôi thấy núi Phú Sĩ đẹp như vậy, dẫu như tôi nói, trong nhiều chuyến bốc đồng

tôi đã đến đây để cả trăm lần. Mà lần tôi được thấy Fuji-san đẹp trước đây hình như cũng là lần hướng dẫn

hai bạn Phước Kim. Hai ông bà này có vẻ có duyên với Fuji-san nhỉ.

Page 15: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Trong chúng tôi, Phước Kim là 2 người bạn trai tài gái sắc đẹp đôi nhất. Đôi bạn quen nhau từ khi mới xin nộp

đơn thi trường, cũng nhờ phòng tiếp sinh viên của Tokodai chỉ có 1 cái ghế. Nhờ nhường nhau mà tặng nhau

được cả cuộc đời. 

Tôi đi tìm những mảnh tình "puzzle" để ghép thành một bức tranh hoàn thiện. Phước thì chỉ cần gặp một lần

đã nhận đủ được trọn vẹn một bức tranh.

Tôi lang thang suốt những cơn mưa tình để chờ đợi một "un coup de foudre", Phước chẳng làm gì cũng được

nghe tiếng sét ái tình.

 

   Đời thật bất công nhỉ. Hắn bảo, tôi có kiếm đâu, trời cho đấy chứ, mấy ông biết không? Tại tui ở hiền gặp

lành và tại tui gặp là chớp liền, đâu có “tình dại khờ” như ông Tuấn… Ừ mà còn là tại tui đẹp trai nữa chứ. Ở

nhà bả chê tui đủ thứ, không biết làm cái này không biết làm cái kia, nhưng bả đâu có chê tui xấu trai. Phước

cười hìhì...

Nói dại, giả thử lúc đó Tokodai có hai cái ghế thì sao Phước "đẹp trai" nhỉ?

Hai người bạn dễ thương này của chúng tôi năm nay vừa về hưu. Bây giờ thì chúng tôi tha hồ mà qua

Melbourne để quấy rầy. Hai bạn kể rằng mới dọn về nhà mới. Tôi nghĩ, không biết có đủ chỗ cho chúng tôi khi

kéo cả chục người qua chơi như lần trước không nhỉ.

Tôi vẫn nhớ lắm căn phòng trên lầu, 3-4 đứa nằm vắt ngang vắt dọc, tuần tự bước vào giấc mơ đẹp bằng

tiếng ngáy ru nhau. Như thuở còn đi học,

Sáu chiếu con hai thằng vẫn rộng

Ba gói mì chia bốn vẫn dư

Và nhớ lắm mùi vị thơm phức của những miếng sườn cừu Lamp chop mà Kim ướp sẵn cho chúng tôi nướng,

tôi về Nhật tìm cách làm mãi cũng không giống được. 

   Tết năm nay chúng tôi đã được ăn giao thừa và xông đất nhà Mỹ Tuấn. Bà xã Tuấn không có nhà nên tha

hồ chúng tôi mọc đuôi tôm. Phước bảo,   

- Hôm nay là may cho ông Tuấn đấy nhé. Được xông nhà bởi Trường - Phát - Phước - Kim.

- Phát là Phát tài, Phước thì Phước đức, Kim là vàng 4 số chín. Còn ông Trường đâu có liên quan. Mỹ Tuấn

khịa tôi.

- Ấy, hắn vậy mà quan trọng đấy, Trường là dài mà, Trường kỳ Phát tài, Phước đức bền vững, Kim tiền giàu

có lâu dài đó. Phước nói.

- Ông binh hắn, chứ tôi chỉ thấy hắn  là Trường kỳ phá mồi nhậu của tôi thôi.

Thôi thì để ông Tuấn an tâm, tôi đành chấp nhận làm cái đuôi nhỏ bé. Đợi đúng thời khắc năm mới, chúng tôi

ra xếp hàng theo thứ tự Phát-Phước-Kim-Trường, xông đất nhà Mỹ Tuấn.

Page 16: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Năm nay chắc chắn cả 5 chúng tôi sẽ được gặp may, bởi chúng tôi đã cho nhau được những ngày đầu năm

thật ấm áp và hạnh phúc.

Nếu dựa vào 4 yếu tố để định nghĩa sự hạnh phúc hay thành công theo người đời. Cả 5 chúng tôi gộp lại sẽ

có đủ.  

-Sức khỏe nhé, là Mỹ Tuấn, đến tuổi này mà bụng vẫn còn thon thả, vẫn duy trì đi bộ tập thể dục hàng ngày

nên sức khoẻ cứ như Superman.

-Gia đình nhé, là Phước-Kim, hai ông bà đến tuổi này mà vẫn dính như sam. Đi đâu cũng có nhau, nhìn đâu

cũng chỉ thấy nhau trong mắt.

-Cộng đồng nhé, là Xã xệ Phát, được bao nhiêu người tin tưởng và nhờ cậy. Nhất ông rồi đó, nhưng cũng liệu

sức mà làm nghe. Có phải để lại dòng sông nào thì cũng cứ phải để lại thôi, cho người khác. 

-Tiền bạc, là Vĩnh Trường tui, nhiều thì không, nhưng để lang thang đi gặp bạn bè khi sức khỏe còn cho phép

thì chắc đủ.

Thành công trong cuộc đời là có vừa đủ, cân bằng được: Sức khỏe, gia đình, cộng đồng, tiền bạc.    

Thế nhé ông Tuấn. Ngoài sự trùng hợp của những cái tên may mắn, chúng tôi còn mang thêm 3 yếu tố: Gia

đình (nghĩa là hạnh phúc), Cộng đồng (nghĩa là danh tiếng), Tiền bạc (nghĩa là sung túc) đến cho ông rồi đấy.

Còn yếu tố sức khỏe thì nhất ông rồi.

Mong năm nay, 5 đứa chúng mình sẽ học hỏi và san sẻ cho nhau cân bằng vừa đủ 4 yếu tố này, để năm tới

lại được vui vẻ xông nhà ai đó.

Rotenburo, Onsen ngoài trời của KS, nơi ông Phát đã lây bịnh cho tui.

Tôi viết những giòng này trên Futon mấy ngày qua, bởi vì bị lây Influenza của ông Phát.  

Mà chung quy cũng từ việc "Kỳ lưng" do tôi khởi xướng mà ra.

Page 17: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

   Chúng tôi ở Mount Fuji Hotel, một KS có view ngắm Fuji-san tuyệt đẹp mà lại rẻ nữa. Một bữa tối kiểu cung

đình Huế (Kaiseki Ryori) với nhiều đặc sản địa phương mỗi thứ một chút, một bữa sáng cũng không kém thịnh

soạn. Vậy mà Mỹ Tuấn nói chỉ mất mỗi đứa 15,000Yen. Đúng là Kanji-san phải luôn là Mỹ Tuấn.  

Chúng tôi có 2 phòng mà hình như sử dụng có 1 phòng rưỡi. Bởi ông Phước cứ chạy qua phòng chúng tôi

"tám" mãi, đến nửa đêm cũng không chịu về. Kim bảo, 

- Hôm nay cho anh ấy tự do để anh ấy khỏi ấm ức, lúc nào đi Nhật về cũng nói là "không đủ thì giờ nói chuyện

với bạn bè".  

Mà có chuyện gì để nói đâu, chưa xong 1 câu, chưa nghe hết đầu đuôi gì đã cùng nhau cười ha hả.  

Nói chuyện kiểu này thì Kim có cho Phước thêm một tuần thức đêm với bọn tôi nữa, thì khi về lại Úc, thế nào

Phước cũng lại lẩm bẩm câu: "không đủ thì giờ nói chuyện với bạn bè".

   Buổi chiều đến KS, chúng tôi đã rủ nhau đi Onsen 1 lần, tối thêm 1 lần và ngày mai sẽ thêm 1 lần nữa trước

khi check out. Theo "Đúng quy trình" quảng cáo, thì một ngày phải tắm ít nhất 3 lần mới đủ thấm vào da vào

thịt, mới có hiệu quả chữa bịnh. Nhưnh hình như đây cũng là "quy trình lây bịnh" cho tôi

Tôi hẹn Phát tí nữa kỳ lưng cho nhau nghe, Phát ừ, nhưng rồi quên. Báo hại tôi tưởng hắn còn ngâm ở ngoài

hồ lộ thiên nên cứ đợi mãi. Cả nửa tiếng không thấy đâu đi tìm, thì mấy ổng đã thay quần áo ngồi chờ ở ngoài

rồi. Nhưng tôi đâu dễ quên, bởi lần này tôi nhất định phải phục hồi một văn hóa phi vật thể đã bị mai một ở NB

là "Kỳ lưng" này.

   Tôi nhớ mãi những lần đi tắm Sento ở gần cư xá, thuở đó nghèo, nên mấy ngày mới đi tắm một lần. Mỗi lần

tắm là anh em thay phiên nhau kỳ lưng cho sạch.  

Mà chẳng phải chỉ nghèo mới phải đi Sento đâu nhé. Sento là văn hóa "Hada-no-Fureai" hay "Hada-no-

Tsukiai", một hình thức giao tiếp thể hiện yêu thương, thân thiện qua sự tiếp xúc trực tiếp "Skin ship" ở Nhật

bản.    

Thời Edo, vì có nhiều trận hỏa hoạn lớn, trong đó có nguyên nhân là việc nấu nước tắm tại tư gia, nên ngoại

trừ tầng lớp vua quan và võ sĩ, ngay cả tầng lớp thương gia giàu có cũng bị cấm không được phép làm bồn

tắm ở nhà. Người người, nhà nhà cả gia đình rủ nhau đi Sento. Ở đó gia đình, bạn bè, lối xóm... kỳ lưng cho

nhau và kể cho nhau nghe những chuyện xảy ra trong ngày, truyền cho nhau những tin mới lạ.

Anh em chúng tôi cũng vậy, vừa kỳ lưng vừa nói chuyện tiếng Nhật khó bỏ xừ, chuyện Baito cực nhọc,

chuyện thương nhớ người yêu còn ở VN... một loại "Skin ship" tuyệt vời, nghĩ lại thấy nhớ ghê. Bây giờ thì

quá tiện nghi, bấm nút là có nước nóng, muốn tắm giờ nào cũng được nên chẳng cần đợi nhau, mà phòng

tắm thì Unit Bath chật chội, nên gia đình cũng chẳng có mấy lúc được "Hada-no-Fureai" như trước. Vì vậy mà

Page 18: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

một tập quán văn hoá lâu đời "Kỳ lưng" này cũng phải theo giòng chảy biến dần vào thác lũ của cuộc sống

chạy đuổi với thời gian. Thấy mà tiếc nuối!

   Thuở mới vào đại học, tôi may mắn có một tình yêu nho nhỏ, dù không được kỳ lưng cho nhau, dù không

được ở chung phòng 3 chiếu, nhưng chúng tôi cũng đã có những lần cùng đi tắm và cùng đợi nhau về. Như

bài hát "Kanda Gawa" của Kaguya-hime mà chúng ta đã từng nghe thời sinh viên đó. 

"Anatawa, mou Wasuretakashira, Akai tenugui Mafurani shite Futaride itta yokochouno Furoya..." 

Xin phép mượn bài phỏng dịch, với lời thơ ấm áp nhẹ nhàng, của thi sĩ Exryu Quỳnh Chi,

Anh còn nhớ? Hay anh đã quên? Nhớ những ngày mình hay đi tắm đêm Chiếc khăn đỏ em làm khăn quàng

cổ Hiệu tắm nghèo nàn cuối ngõ bình dân Anh tắm lâu ra trễ rất nhiều lần Để em đợi gió luồn vào tóc ướt

Chiếc chậu nhỏ trong tay rung từng chập Bánh xà phòng lăn khẽ dưới đáy thau Anh ra sau, thương em lạnh đi

mau Tay siết chặt ôm nhau truyền hơi ấm Thuở mới biết yêu chẳng sợ gì hay ân hận Chỉ sợ tình mình rồi sẽ

xa xôi.

Có còn không? Hay anh đã vứt rồi Hai mươi bốn chiếc bút màu tập vẽ Chân dung em anh tô hoài vẫn thế

Chẳng giống chút nào như em vẫn hằng mong Em lại ngồi yên để anh vẽ nhiều lần Trên gác nhỏ trong căn

phòng ba chiếu Bên song cửa dưới gầm cầu lặng lẽ Sông Kanda vẫn xuôi ngược dòng đời “Buồn không em”

bàn tay sắp buông trôi Anh khẽ nắm lấy tay em trìu mến Thuở mới biết yêu chẳng sợ gì hay ân hận Chỉ sợ

tình mình rồi sẽ xa xôi.

Chính vì vậy, mà tôi phải nài nỉ Xã xệ kỳ lưng cho tôi, để tôi được nhớ lại những ngày xưa Sento thân ái. 

À, mà ông ấy kỳ dở òm, tôi kỳ cho ông ấy mới chuyên nghiệp. Vậy mà ông ấy nỡ lòng nào lây cảm cúm cho

tôi. Huhu...

- Mà nói vậy thôi, dễ gì mà tìm được những người bạn thân tình có thể ngồi kỳ lưng cho nhau như thuở còn

thanh xuân ấy nhỉ.  

- Nói vậy thôi, dễ gì mà tìm được những người bạn đã có nhau ngày ấy và còn có thể có nhau đến hết cuộc

đời này.    

- Nói vậy thôi, nhờ đi tham quan Linear với các bạn mà tôi hiểu được rằng trái tim mình chẳng phải được cấu

thành bằng chất liệu hợp kim nào cả, và máu mình cũng chẳng thể lạnh như Nitơ lỏng trong thí nghiệm trên.

Nên sẽ chẳng có khoảng cách nào là vĩnh viễn, là không thể vượt qua. 

Để một ngày nào đó "Con tinh yêu thương" có "vô tình chợt gọi" thì sẽ "Lại thấy trong ta hiện bóng con

người". Một con người rất người, mang yêu thương mang hờn giận và đầy khuyết điểm. Chứ không phải một

con người 4.0 được sinh sản vô tính, lại được cấy thêm những con chip trí tuệ vào cho hoàn thiện. 

Page 19: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Phải không hoàn hảo mới là con người thú vị chứ, phải không hoàn hảo mới được bạn bè thương. Hìhì...

Con đường trinh nữ: Cha giả dẫn đưa có dâu giả đến cho chú rể giả luôn. Đây mới là thiệt 100%

   Xin cám ơn anh em đã cho tôi một cái Tết dương lịch thật vui, thật tình nghĩa vừa qua. Cám ơn Mỹ Tuấn,

cám ơn Phước – Kim, và nhất là phải cám ơn hướng dẫn viên nhiệt tình Phát Xã xệ. Hết chương trình du lịch

rồi vẫn hướng dẫn giúp cho tôi vào “con đường trốn việc” được mấy ngày.  

Vâng, cám ơn đã cho tôi nằm liệt giường, nên mới có thì giờ đắp chăn kín mít, vừa lạnh run vừa ghi lại câu

chuyện này.

 

Một câu chuyện rất bình thường của chúng ta, nhưng khi bằng cách nào đó (như bị ốm), bắt thời gian đông

đặc lại, bắt giòng chảy chậm trôi, bắt cuộc sống đi qua từng nốt lặng. Thì dù chỉ là những câu nói chẳng đâu

vào đâu đêm giao thừa, một cái khoác tay giả làm Cha đưa cô dâu đến bên chú rể trên "Virgin road" hôm

kia, một cử chỉ sửa lại cho nhau cái cổ áo lệch hôm qua, hay một cái kỳ lưng dở ẹc buổi sáng Onsen đó, tất cả

sẽ chùng sâu xuống lắng lại, sẽ được hâm lên ấm áp vào hôm nay hay ngày mai. Để rồi nó sẽ trong vắt pha lê

trong lòng anh em mình như bầu trời Phú Sĩ ở Yamanaka-ko đã cùng nhau chụp hình hôm đó.    

Hình ảnh bên nhau sẽ được lưu lại mãi, nhưng chúng ta sẽ lại như những mảnh nước đá nhỏ ven hồ, chưa

kịp đóng băng đã phải tan ra, tạo thành giòng lăn tăn trôi đi tứ phía.

Hợp rồi lại tan, nhưng tôi tin mình sẽ không bao giờ thất lạc nhau, dù biển động cuộc đời có nhiều sóng gió.

Những giòng nước lăn tăn đó dù có thành hơi nước, dù có vượt ra sông ra biển, chúng ta cũng sẽ tìm thấy

nhau. Bởi nếu lạc nhau chúng ta đã lạc nhau từ bốn chục năm trước rồi.

Thế nhé, anh em mình.

Thanmen, vinhtruong,

(Những ngày sau Tết Dương Lịch 2018)

Page 20: 2018hoingo.free.fr2018hoingo.free.fr/BaiVo/Mot-Goc-Ban-Be-Jan-2018.docx · Web viewCác anh chị thân mến, Tôi viết xong bài này từ những ngày nằm nghỉ ốm ở

Đón 2 bạn Phước Kim đến dự tiệc Tân Niên với anh em Tokyo, và tiệc nhỏ ở nhà Mỹ Tuấn

Lamp Chop tôi làm cho anh em ăn thử, hấp dẫn không ta?