111
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG Chương 1. Mở đầu I.1. Đặt vấn đề Từ rất lâu các nhà khoa học đã biết đến độc tính cuả asen (tên thông thường là thạch tín) đến cơ thể người và các loài động vật liên quan chủ yếu đến các nguồn gốc tự nhiên. Thật vậy, asen có mặt trong đất, nước, không khí tự nhiên liên quan chặt chẽ đến các quá trình địa chất và địa hóa. Asen được đánh giá là chất cực độc, độc gấp 4 lần thủy ngân. Tuy vậy, trước đây người ta vẫn dùng asen một cách thông dụng vì lợi thế của nó trong một số ngành như: công nghiệp khai mỏ, luyện kim…tính độc của asen được sử dụng để làm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ngoài ra asen còn được dùng làm thành phần trong một số chất tăng trọng cho gia súc…Chỉ đến hai thập niên gần đây khi có các cuộc nghiên cứu và tuyên bố chính thức về độc tính của asen ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người thì người ta mới xem xét lại việc sử dụng nó. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới ô nhiễm asen là vấn đề nhức nhối vì con đường thâm nhập của asen vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa, đặc biệt là thông qua nguồn nước ngầm sử dụng bị nhiễm Asen. Tại Ấn Độ gần đây đã có hơn 4 triệu người dân Tây Bengal bị mắc các bệnh kinh niên như u hắc tố, ung thư biểu bì, hoại thư da…; ở Bangladesh, 5 năm trở lại đây có hàng triệu người dân xuất hiện những đợt tả, ung thư biểu bì trên quy mô lớn, đặc SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG 1

thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Chương 1. Mở đầuI.1. Đặt vấn đề

Từ rất lâu các nhà khoa học đã biết đến độc tính cuả asen (tên thông thường là

thạch tín) đến cơ thể người và các loài động vật liên quan chủ yếu đến các nguồn gốc

tự nhiên. Thật vậy, asen có mặt trong đất, nước, không khí tự nhiên liên quan chặt chẽ

đến các quá trình địa chất và địa hóa.

Asen được đánh giá là chất cực độc, độc gấp 4 lần thủy ngân. Tuy vậy, trước đây

người ta vẫn dùng asen một cách thông dụng vì lợi thế của nó trong một số ngành như:

công nghiệp khai mỏ, luyện kim…tính độc của asen được sử dụng để làm thuốc trừ

sâu, thuốc diệt cỏ, ngoài ra asen còn được dùng làm thành phần trong một số chất tăng

trọng cho gia súc…Chỉ đến hai thập niên gần đây khi có các cuộc nghiên cứu và tuyên

bố chính thức về độc tính của asen ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

thì người ta mới xem xét lại việc sử dụng nó.

Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới ô nhiễm asen là vấn đề nhức nhối vì con đường

thâm nhập của asen vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa, đặc biệt là thông

qua nguồn nước ngầm sử dụng bị nhiễm Asen. Tại Ấn Độ gần đây đã có hơn 4 triệu

người dân Tây Bengal bị mắc các bệnh kinh niên như u hắc tố, ung thư biểu bì, hoại

thư da…; ở Bangladesh, 5 năm trở lại đây có hàng triệu người dân xuất hiện những đợt

tả, ung thư biểu bì trên quy mô lớn, đặc biệt là ở những quận phía Tây và phía Tây Bắc

Bangladesh, sau này nguyên nhân được xác định là do nhiễm độc tích tụ asen trong

nhiều năm, thảm kịch này được xem là đợt ngộ độc lớn nhất trong lịch sử loài người.

Trong khi đó ở Nhật Bản, các xét nghiệm lâm sàng cho thấy, trong số 29 người uống

nước giếng bị ô nhiễm Asen có 27 người (93%) có biểu hiện mắc bệnh nhiễm hắc tố

(Palmoplantar hyperkeratoris) cũng do ô nhiễm asen.

Ở Việt Nam, qua khảo sát sơ bộ thuộc các đề tài nghiên cứu, khảo sát đại khoáng

sản của liên đoàn địa chất – khoáng sản và các chương trình bảo vệ sức khỏe do

UNICEF tài trợ cho thấy, nước ngầm và nước giếng người dân vẫn sử dụng từ trước

tới nay nhiều nơi như: Hà Nội, Việt Trì – Lâm Thao, thượng nguồn sông Mã…có hàm

lượng asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có nơi vượt 10 lần chuẩn. Đây thực

sự là vấn đề vô cùng cấp bách vì hiện nay ở nước ta số lượng người dân sử dụng nước

giếng (gồm cả giếng khoan và giếng đào), sông, suối để sinh hoạt là rất lớn. Với hiện

trạng sử dụng nước phức tạp như vậy cộng với việc ô nhiễm asen tiềm ẩn chưa phát

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG1

Page 2: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGhiện hoặc chưa khảo sát thì việc nhiễm độc tiềm tàng là rất có khả năng xảy ra nếu

không kịp thời có các giải pháp thích hợp. Và điều này, càng trở nên nguy hiểm hơn

khi hiện nay hầu hết các bệnh gây ra bởi nhiễm độc asen đều chưa có thuốc đặc trị. Vì

thế việc nghiên cứu tìm ra giải pháp mang lại nguồn nước an toàn cho người dân là hết

sức cần thiết.

Đáp ứng nhu cầu cấp bách đó, đề tài “Phân tích hàm lượng asen trong nước ngầm

trên địa bàn huyện Đạ Tẻh và đề xuất giải pháp quản lý…” nhằm mục tiêu xác định

khu vực bị nhiễm asen nặng từ đó khuyến cáo cho người dân để họ biết cách đề phòng

hoặc đề ra các giải pháp mang lại nguồn nước an toàn cho người dân trên địa bàn

nghiên cứu.

I.2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định hàm lượng và sự phân bố asen trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, từ đó đề xuất

các biện pháp quản lý phù hợp nhằm mang lại cho người dân sống tại khu vực nghiên

cứu nguồn nước an toàn thật sự.

I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là Asen trong nước ngầm trên

địa bàn huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng từ ngày 1/03/2011 đến 15/05/2011, sau đó dựa

vào kết quả nghiên cứu được đề xuất một số giải pháp cho nguồn nước ngầm tại khu

vực này.

I.4. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đã đưa ra, nhóm nghiên cứu đã

thực hiện các nội dung sau:

- Sưu tầm tài liệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu (cụ thể là huyện Đạ Tẻh);

- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu tổng quan về asen, hiện trạng ô nhiễm asen trên thế giới và

Việt nam; phân bố asen;

- Tìm hiểu phương pháp lấy mẫu asen theo TCVN hiện hành;

- Tìm hiểu về các phương pháp phân tích asen;

- Sử dụng thiết bị định vị GPS để xác định các vị trí lấy mẫu nước ngầm. Sử dụng các

phương pháp chồng lớp bản đồ;

- Tiến hành phân tích asen bằng phương pháp AAS;

- Thống kê kết quả phân tích, biểu diễn trên bản đồ, so sánh kết quả giữa các vùng

nhỏ;

- Kết luận và định hướng cho đề tài.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG2

Page 3: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGI.5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra của đề tài, việc thực hiện đề tài sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp lấy, phân tích mẫu;

- Phương pháp thu thập, tổng quan tài liệu;

- Phương pháp thống kê số liệu…

I.6. Giới hạn nghiên cứu

Vì thời gian thực hiện đề tài còn giới hạn nên đề tài cũng chỉ dừng ở phạm vi sau:

Đề tài chỉ mới xác định được hàm lượng asen trong nước ngầm trên địa bàn huyện Đạ

Tẻh, khoanh vùng được khu vực thuộc địa bàn huyện bị nhiễm asen nặng và từ đó đề

xuất một số giải pháp quản lý, xử lý asen để cảnh báo các tác hại của asen đến người

dân nơi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra vẫn chưa được thực hiện và

còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG3

Page 4: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Chương II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

II.1. Giới thiệu đặc điểm khu vực nghiên cứu

II.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đạ Tẻh là một trong ba huyện phía Nam thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng,

trung tâm huyện cách thành phố Bảo Lộc 60Km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí

Minh 158Km về phía Bắc, và có phía Đông Bắc giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm

Đồng, phía Đông Nam giáp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp huyện Cát

Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Do huyện nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và vùng Đông

Nam Bộ nên địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,… khá đa dạng để phát triển nhiều

loại cây trồng ngắn và dài ngày như lúa nước, mía, bắp, hồ tiêu, điều, cà phê và cây ăn

quả,... Tuy nhiên, so với một số huyện khác, vị trí địa lý của huyện cũng có những hạn

chế sau:

- Do nằm xa các trục giao thông chính và các trung tâm kinh tế của tỉnh và vùng,

nên việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài ít thuận lợi.

- Huyện nằm trong vùng kinh tế mới và thuộc vùng sâu vùng xa, mặc dù đã được

quan tâm đầu tư nhưng cho đến nay cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, đồng thời tình

trạng di dân tự do ồ ạt vào huyện của một số năm trước đây đã và đang gây áp lực lớn

cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

II.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Đạ Tẻh

Địa hình

Huyện Đạ Tẻh nằm ở độ cao trung bình 250 m so với mặt biển, thuộc khu vực

chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên địa hình khá phức tạp, có

xu hướng thấp dần theo hướng từ Bắc vào Nam và từ 2 phía Đông, Tây vào thị trấn Đạ

Tẻh, với 2 dạng địa hình chính là địa hình núi cao bị chia cắt mạnh và địa hình núi

thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp với các đặc trưng sau:

- Địa hình núi cao bị chia cắt mạnh: Diện tích 40.150 ha (chiếm gần 77% diện tích

tự nhiên), cao độ biến động từ 200-625 m, phân bố ở phía Bắc và Đông-Bắc huyện,

thuộc khu vực thượng lưu các con sông suối, tập trung ở địa phận các xã Quảng Trị,

Mỹ Đức, Quốc Oai và một phần phía Bắc các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn. Hiện

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG4

Page 5: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGtrạng sử dụng đất khu vực này là đất rừng và đồi núi trọc. Do địa hình núi cao, độ dốc

lớn, nên trước mắt cũng như lâu dài dạng địa hình này thích hợp cho phát triển rừng.

- Địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp: Diện tích 12.193 ha (chiếm 23%

diện tích tự nhiên), phân bố ở phía Nam và Tây Nam huyện, thuộc khu vực hạ lưu các

con sông, tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh, xã Hà Đông, Đạ Kho và một phần phía Nam các

xã Đạ Lây, Hương Lâm và An Nhơn, địa hình khu vực này khá bằng phẳng, cao độ

biến đổi từ 120 – 200 m. Đây là địa bàn sản xuất nông nghiệp, phân bố các khu dân cư

và các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của

huyện.

Khí hậu thời tiết

Huyện Đạ Tẻh có 2 chế độ khí hậu đan xen nhau: Khí hậu cao nguyên Nam Trung

Bộ và khí hậu Đông Nam Bộ, trong đó: vùng núi phía Bắc có khí hậu cao nguyên, nên

nhiệt độ thấp và mát mẻ, lượng mưa lớn và phân bố tương đối đều giữa các tháng

trong năm; vùng phía Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam Bộ, nên chế

độ nhiệt và số giờ nắng cao hơn, lượng mưa thấp và số ngày mưa ít hơn.

So với khí hậu của Bảo Lộc và khí hậu vùng Đông Nam Bộ, khí hậu của Đạ Tẻh có

những đặc điểm nổi bật sau:

- Chế độ nhiệt và chế độ bức xạ mặt trời cao hơn khu vực Bảo Lộc và thấp hơn

chút ít so với vùng Đông Nam Bộ, sẽ là điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và đặc

biệt là chất lượng nông sản hàng hoá, nhưng cũng gây hạn chế cho việc phát triển các

cây trồng có yêu cầu nhiệt độ thấp hơn.

- Lượng mưa bình quân năm, số ngày mưa trong năm và độ ẩm trung bình đều thấp

hơn so với vùng Bảo Lộc nhưng cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ, nên việc bố trí cơ

cấu mùa vụ cho cây trồng sẽ bớt căng thẳng hơn so với vùng Đông Nam Bộ.

- So với vùng Đông Nam Bộ, Đạ Tẻh có những ngày mưa lớn và tập trung hơn,

cùng với yếu tố địa hình, đã gây ra tình trạng ngập lũ ở các khu vực địa hình thấp, đặc

biệt là các khu vực trũng ven sông.

Thổ nhưỡng

Theo báo cáo khoa học “Kết quả điều tra, đánh giá đất đai huyện Đạ Tẻh - tỉnh

Lâm Đồng” của trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật đất phân, được tiến hành

trong năm 2000 và dự án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001- 2010, cho thấy toàn

huyện huyện Đạ Tẻh có 4 nhóm đất chính với 17 đơn vị phân loại đất sau:

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG5

Page 6: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

TTKý

hiệuTÊN ĐẤT Diện tích (Ha) Tỉ lệ (%)

I NHÓM ĐẤT PHÙ SA 3.546 6,77

1 Pb Đất phù sa được bồi hàng năm 101 0,19

2 P Đất phù sa chưa phân hoá phẫu diện 420 0,8

3 Pf Đất phù sa loang lổ đỏ vàng 998 1,91

4 Pg Đất phù sa gley 210 0,4

5 P/F Đất phù sa phủ trên nền đỏ vàng 1033 1,97

6 Pg/F Đất phù sa gley phủ trên nền đỏ vàng 308 0,59

7 Py Đất phù sa suối 476 0,91

II NHÓM ĐẤT XÁM 618 1,18

8 B Đất bạc màu trên phù sa cổ 368 0,7

9 Ba Đất bạc màu trên sản phẩm granite 106 0,2

10 Bd Đất dốc tụ bạc màu 144 0,28

III NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 45.995 87,87

11 Fk Đất nâu đỏ trên đá ba zan 1241 2,37

12 Fu Đất nâu vàng trên đá ba zan 6942 13,26

13 Fa Đất vàng đỏ trên đá Granit 12 0,02

14 Fs Đất đỏ vàng trên đá phiến sét 34876 66,63

15 Fp Đất nâu vàng trên phù sa cổ 2179 4,16

16 FL Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 745 1,42

IV NHÓM ĐẤT DỐC TỤ 278 0,53

17 D Đất thung lũng do ảnh hưởng dốc tụ 278 0,53

V ĐẤT KHÁC 1.906 3,64

18 Đất ở đô thị tập trung 86 0,16

19 Đất chuyên dùng 1228 2,35

20 Sông suối 592 1,13

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 52.419 100

II.1.3. Tài nguyên nước ngầm

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG6

Page 7: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGTheo kết quả điều tra của chương trình Tây Nguyên II (48C-II) và chương trình

KC-12 (năm 1993) của Liên đoàn Địa chất - Thuỷ văn thực hiện sơ bộ đánh giá tài

nguyên nước cho thấy như sau:

- Nước ngầm trên địa bàn huyện thuộc 2 phức hệ chính:

+ Phức hệ chứa nước lỗ hổng các trầm tích nhiều nguồn gốc Haloxen, thành phần

phức hệ gồm: cuội, sạn, bột kết và than bùn, chiều dày tầng nước từ 1-25 m, lưu lượng

mạt lộ nước từ 0,01-6,89 L/s.

+ Phức hệ chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên, phun trào Jura muộn và

Kreta muộn, thành phần phức hợp gồm: Đá Đaxit, Riolit tầng trên, đá cát và bột kết

tầng dưới. Bề mặt phong hoá là sét pha cát dày 0,5-5 m, chiều dày cả phức hệ khoảng

450 m, lưu lượng các mạt lộ nước 0,06-0,64 L/s.

Về chất lượng các nguồn nước, theo kết quả điều tra của Dự án Quy hoạch thuỷ lợi

và nước sinh hoạt nông thôn vùng Đạ Huoai - Đạ Tẻh do Xí nghiệp tư vấn thiết kế xây

dựng thuỷ lợi 3 thực hiện tháng 11/2000 cho thấy:

- Nước ngầm tầng mặt (giếng đào): Nước ngầm tầng mặt và nước sát mặt, mực

nước thay đổi theo vùng và theo mùa: Khu vực trung tâm huyện Đạ Tẻh do được điều

tiết bởi hồ Đạ Tẻh nên có mực nước ngầm tương đối nông, độ sâu có nước của các

giếng đào từ 2- 6 m, vùng đồi núi có mực nước ngầm từ 15-20 m. Vào mùa mưa, mực

nước cách mặt đất từ 1-2 m, nhưng về mùa khô mực nước hạ xuống cách mặt đất 5-6

m ở những khu vực bào mòn tích tụ và 7-12 m ở những khu vực tích tụ xâm thực.

- Nước ngầm tầng sâu (giếng khoan với độ sâu >20 m): Ở độ sâu >20 m, nước

ngầm có độ cứng và độ kiềm khá cao (độ cứng toàn phần 1,950 mg CaCO3/L, độ kiềm

toàn phần 1,325 mg CaCO3/L, môi trường axít 0,8 mg oxy/L). Như vậy, nếu khai thác

nước ngầm cung cấp nước sạch cho các khu dân cư tập trung như thị trấn và các khu

công nghiệp thì đòi hỏi phải có các biện pháp kỹ thuật để xử lý.

II.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội từ 2006 – 2010

II.1.4.1. Tình hình kinh tế

Trong giai đoạn 2006-2010, Đạ Tẻh đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội

quan trọng, đạt và vượt mức hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội VI, cụ

thể: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 12,3% (tăng trên 2,3 so với chỉ

tiêu); GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt gần 18 triệu đồng (tăng khoảng 10

triệu đồng so với chỉ tiêu); đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 đạt 1.012 tỷ đồng

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG7

Page 8: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG(tăng 6,2 lần so với giai đoạn trước); thu ngân sách nhà nước 5 năm (2006-2010) đạt

97,96 tỷ đồng (tăng 49,8% so với KH tỉnh giao); tổng sản lượng lương thực quy thóc

đạt 37.918 tấn; tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực,

nông – lâm nghiệp chiếm 52%, công nghiệp – xây dựng chiếm 14,34%, dịch vụ -

thương mại 33,66%; tỷ lệ hộ nghèo còn 14% (giảm 2% so với chỉ tiêu Nghị quyết

2006-2010 đề ra); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,13%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy

dinh dưỡng còn dưới 17%; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 17,14% số trường

học đạt chuẩn quốc gia; 21% thôn, khu phố văn hóa, 70,6 cơ quan, đơn vị đạt công sở

văn hóa; 78,64 hộ đạt gia đình văn hóa; 99% thôn, khu phố có lưới điện với 95% số hộ

dân được sử dụng điện... Thành tựu nổi bật nhất trong phát triển kinh tế xã hội của Đạ

Tẻh là đã chuyển đổi được cơ cấu vật nuôi, cây trồng mùa vụ hợp lý và đã xây dựng

được vùng lúa chất lượng cao. Huyện cũng đã phát huy được thế mạnh về lâm nghiệp

thông qua việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng  cho dân, giao đất trống đồi trọc và

rừng nghèo kiệt cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư trồng rừng kinh tế và đã thu hút

được 31 dự án đầu tư, vừa giải quyết được việc làm cho người dân, vừa tạo cơ sở  đẩy

mạnh phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo.

II.1.4.2. Văn hóa xã hội

Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, Đạ Tẻh đã thực hiện tốt việc xã hội hóa giáo dục,

xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Đặc biệt, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai, thực hiện hiệu quả, có sức lan tỏa

sâu rộng trong đời sống chính trị xã hội của địa phương. Do vậy, Đạ Tẻh được đánh

giá là một điển hình trong toàn quốc về thực hiện cuộc vận động này.

II.2. Tổng quan về Asen

II.2.1. Giới thiệu về Asen

Asen là tên Việt gọi nguyên tố số 33 lượng bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép, tên Anh

là Arsenic, tên thông thường là thạch tín. Nguyên tố asen có kí hiệu là As. Asen tồn tại

dưới nhiều dạng khác nhau.

Theo Từ điển Bách khoa dược học xuất bản năm 1999 thì thạch tín là tên gọi thông

thường dùng chỉ nguyên tố asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất oxit của

asen hoá trị III (As2O3). Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc.

Khi uống phải một lượng thạch tín (As2O3) bằng nửa hạt ngô, người ta có thể chết

ngay tức khắc.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG8

Page 9: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGAsen là một thành phần tự nhiên của vỏ Trái Đất, khoảng 1 -2mg As/kg. Một số

quặng chứa nhiều asen như là pyrit, manhezit,... Trong các quặng này, asen tồn tại ở

dạng hợp chất với lưu huỳnh rất khó tan trong nước. Đã thấy một số mẫu quặng chứa

asen cao 10 - 1000 mg As/kg hoặc hơn.

Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen tác động xấu đến hệ tuần

hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức độ bị nhiễm

và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân,

ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác

hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất.

II.2.1. 1. Nguồn gốc

Cũng như các chất khác trong tự nhiên, asen không có nguồn gốc cụ thể mà có một

vòng tuần hoàn nhất định, kéo dài hàng chục đến hàng chục triệu năm.

Các hợp chất của asen trong các quặng đá được đưa vào môi trường đất, nước và

không khí do các hoạt động phong hóa, bào mòn, rửa trôi và phun trào dung nham của

núi lửa. Các hợp chất này tiếp tục được đưa vào cơ thể sinh vật thông qua quá trình

dinh dưỡng hoặc các cơ chế sinh học khác như thẩm thấu qua da. Khi sinh vật chết đi,

lượng asen sẽ trở lại môi trường đất, nước rồi quy tụ về biển. Các hoạt động kiến tạo

xảy ra, mang asen trở lại quặng và hoàn thành một vòng tuần hoàn của asen trong tự

nhiên.

Trong tự nhiên asen có trong nhiều loại khoáng vật như Realgar As4S4, Orpoment

As2S3, Arsenolite As2O3, Arsenopyrite FeAsS (tới 368 dạng)..Trong nước asen thường

ở dạng arsenic hoặc arsenate (AsO33- AsO4

3-). Các hợp chất asen methyl có trong môi

trường do chuyển hóa sinh học.

Ngoài ra, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ

thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước. Cũng như việc khai thác

nước ngầm quá lớn làm cho mực nước trong các giếng hạ xuống khiến cho khí ôxy đi

vào địa tầng và gây ra phản ứng hóa học tạo ra thạch tín từ quặng pyrite trong đất và

nước ngầm nông, ở mức nước ngầm sâu thì không phát hiện được.

Asen thường có trong rau quả, thực phẩm, trong cơ thể động vật và người với nồng

độ rất nhỏ, gọi là vi lượng. Ở mức độ bình thường, nước tiểu chứa 0,005-0,04 mg

As/L, tóc chứa 0,08-0,25 mg As/kg, móng tay, móng chân chứa 0,43-1,08 mg As/kg.

Asen là một thành phần tự nhiên của vỏ Trái Đất, khoảng 1 - 2mg As/kg. Một số

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG9

Page 10: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGquặng chứa nhiều asen như là pyrit, manhezit,... Trong các quặng này, asen tồn tại ở

dạng hợp chất với lưu huỳnh rất khó tan trong nước. Đã thấy một số mẫu quặng chứa

asen cao 10 - 1000 mg As/kg hoặc hơn.Các hợp chất của asen được dùng để tạo màu,

dùng trong thuốc diệt côn trùng, nước sơn.

Asen được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp: luyện kim, sản xuất gốm, thủy tinh

và pha lê, thuốc nhuộm, mực in màu, pháo bông, làm chất bán dẫn, linh kiện điện tử

bán dẫn; trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu, bảo quản gỗ…

Asen tồn tại phổ biến trong môi trường xung quanh, và mọi người điều tiếp xúc với

một lượng nhỏ của chúng. Con đường thâm nhập chủ yếu của asen là vào cơ thể qua

con đường thức ăn, nước uống và không khí.

II.2.1.2. Tính chất lý hóa học

Tính chất vật lí

Ở dạng đơn chất cũng như dạng hợp chất, asen vừa có tính chất của kim loại vừa

có tính chất của phi kim loại, nó là nguyên tố nửa kim loại.

Trạng thái đơn chất có hai dạng thù hình: kim loại và không kim loại.

- Dạng không kim loại: Là chất rắn có màu vàng (được gọi là asen vàng), được tạo

nên khi ngưng tụ hơi; có mạng lưới lập phương, kiến trúc của mạng lưới đó gồm

những phân tử As4 liên kết với nhau bằng lực Van der Waals; phân tử As4 có cấu tạo tứ

diện đều. Asen vàng tan trong CS2 cho dung dịch gồm những phân tử As4. Asen vàng

kém bền, ở nhiệt độ thường, dưới tác dụng của ánh sáng nó chuyển sang dạng kim

loại.

- Dạng kim loại: Có màu trắng bạc, hơi xám (được gọi là asen xám). Asen xám có

kiến trúc lớp, không tan trong CS2. Dẫn điện, dẫn nhiệt, nhưng dòn dễ nghiền thành

bột.

Khồi lượng riêng: 5,726 (g/cm3).

Thăng hoa ở 615oC (Tonc = 817oC ở 36 atm).

Ở 200oC khi có đủ không khí thì có hiện tượng lân quang.

Tính chất hóa học

- Phản ứng với oxi

Trong không khí, ở nhiệt độ thường, asen bị oxi hóa chậm trên bề mặt. Khi đun

nóng, As cháy tạo As2O3 màu trắng và tỏa ra mùi tỏi đặc trưng.

4As + O2 = 2As2O3

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG10

Page 11: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG- Phản ứng với halogen, lưu huỳnh

Ở dạng bột, As bốc cháy trong khí Clo:

2As + 3Cl2 = 2AsCl3

Chỉ tác dụng với Br2, I2, S khi đun nóng

2As + 3S = As2S3

Khi tác dụng với lượng với lượng dư Clo và có mặt hơi nước, tạo acid asenic

2As + 5Cl2 + 8H2O = 2H3AsO4 + 10HCl

- Phản ứng với các kim loại

As tương tác với kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và một số kim loại khác ở nhiệt

độ cao tạo asenua

2As + 3Ca = Ca3As2

2As + 3Cu = Cu3As2

Với các kim loại khác asen tạo nên hợp kim

- Phản ứng với nước, dung dịch axit, dung dịch kiềm

As không tan trong nước, trong dung dịch HCl, H2SO4… chỉ tan trong HNO3 và

nước cường thủy

3As + 5HNO3 + 2H2O = 3H3AsO4 + 5NO

As chỉ tan trong kiềm nóng chảy khi có mặt oxi

2As + 6NaOH + O2 = 2Na3AsO4 + 3H2

II.2.1.3. Các hợp chất của Asen

Các hợp chất của As (III)

Ở trạng thái tự nhiên, asen tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau nhưng dạng

gây độc và ảnh hưởng mạnh đến con người nhiều nhất là As (III); gồm các dạng tồn tại

sau: Asenic florur (AsF3), asenic cloride (AsCl3), asenic (III) bromide (AsBr3), asenic

Iodide (AsI3), asenic Hidide (AsH3), asenic Oxide (AsO3), asenic sulphide (As2S3),

asenic telluride (AsTe3). Tính chất chung của các hợp chất As (III) là thế hiện tính

khử.

Các hợp chất của As (V)

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG11

Page 12: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGTrong tự nhiên, As (V) thường tồn tại ở các dạng sau: Asenic floride (AsF5), asenic

cloride (AsCl5), asenic Oxide (As2O5), asenic sulphide (As2S5). Tính chất chung của

các hợp chất As (V) là thể hiện tính oxi hóa.

II.2.1.4. Tính chất sinh học

Asen tự do cũng như hợp chất của nó rất độc. Trong các hợp chất thì hợp chất của

As (III) là độc chất. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp asen vào danh sách các độc tố

nhóm A gồm: Hg, Pb, Se, Cd, As.

Asen và các hợp chất của nó là độc chất độc mạnh có khả năng gây ung thư da, ung

thư phổi, ung thư gan, ung thư túi mật…; gây ra các rối loạn hoạt động của hệ thần

kinh và hệ tuần hoàn.

Những người bệnh dùng thuốc có asen và những công nhân tiếp xúc nhiều với asen

thường có tần số rối loạn nhiễm sắc thể cao.

Ngoài việc gây độc cấp tính, asen còn gây độc trường diễn do tích lũy ở gan tới

một mức độ đủ gây tử vong, liều gây tử vong là 0,1g (tính theo As2O3).

As (III) thể hiện độc tính bằng việc tấn công lên các nhóm –SH của các enzym, làm

cản trở hoạt động của các enzyme.

Do tương tự về tính chất hóa học với phospho, asen tham gia vào một số quá trình

sinh hóa, cản trở sự hình thành APT; cụ thể trong quá trình hình thành phát triển APT

có một giai đoạn quan trọng là tổng hợp 1,3- diphotpho glyxerat từ Glyxeraldehyt – 3-

photphat; nếu có mặt asen sẽ tạo ra 1- aseno-3-photpho glyxerat (sự photpho hóa sẽ bị

thay thế bằng sự asen hóa).

II.2.2. Cơ chế xâm nhập của Asen

Asen xâm nhập vào nước từ các công đoạn hòa tan các chất và quặng mỏ, từ nước

thải công nghiệp và từ sự lắng đọng không khí. Ở một vài nơi, đôi khi asen xuất hiện

trong nước ngầm do sự ăn mòn các nguồn khoáng vật thiên nhiên.

Asen được giải phóng vào môi trường do quá trình oxi hóa các khoáng sunfua hoặc

khử các khoáng oxi hydroxyt giàu asen. Về cơ chế xâm nhiễm các kim loại nặng, trong

đó có asen vào nước ngầm cho đến nay đã có nhiều giả thiết khác nhau nhưng vẫn

chưa thống nhất. Thông qua các quá trình thủy địa hóa và sinh địa hóa, các điều kiện

địa chất thủy văn mà asen có thể thâm nhập vào môi trường nước. Hàm lượng asen

trong nước dưới đất phụ thuộc vào tính chất và trạng thái môi trường địa hóa. Asen tồn

tại trong nước dưới lòng đất ở dạng H2AsO4-1 (trong môi trường acid đến gần trung

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG12

Page 13: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGtính), HAsO4

-2 (trong môi trường kiềm). Hợp chất H3AsO3 được hình thành chủ yếu

trong môi trường oxi hóa – khử yếu. Các hợp chất của asen và natri có tính hòa tan rất

cao. Những muối của As với Ca, Mg và các hợp chất As hữu cơ trong môi trường pH

gần trung tính, nghèo Ca thì độ hòa tan kém hơn các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là asen

acid fulvic thì rất bền vững, có xu thế tăng theo độ pH và tỉ lệ asen acid fulvic. Các

hợp chất của As (V) hình thành theo phương thức này. Phức chất asen như vậy có thể

chiếm tới 80% các dạng hợp chất As tồn tại trong nước dưới đất.

Nước dưới đất trong những vùng trầm tích núi lửa, một số khu vực quặng hóa

nguồn gốc nhiệt dịch, mỏ dầu khí, mỏ than… thường giàu asen.

Nếu nước dưới đất không có oxi thì các hợp chất asenat được khử thành asenite,

chất này có độc tính gấp 4 lần asenat. Trong trường hợp tầng đất giàu chất hữu cơ và

sắt thì khả năng hấp thụ asen tốt khiến tiềm năng ô nhiễm asen cao hơn.

Nguyên nhân khiến cho nguồn nước có hàm lượng asen cao là do sư oxi hóa

asenopyrit, pyrit trong các tầng sét và lớp kẹp than bùn trong bồi tích cũng như giải

phóng asen dạng hấp thụ khi khử keo hydroxit Fe (III) bởi các hợp chất hữu cơ và vi

sinh vật.

Asen xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí.

II.2.3. Ảnh hưởng của Asen

II.2.3.1. Hiệu ứng hóa sinh của Asen

Asen thường có mặt trong thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ dại. Trong số các hợp

chất của Asen thì As (III) là độc nhất.

As (III) thể hiện tính độc bằng cách tấn công lên các nhóm _SH của enzim,

làm cản trở hoạt động của enzim.

SH O S

[Enzim] + As_O- [Enzim] As_O- + 2OH-

SH O S

Các enzim sản sinh năng lượng của tế bào trong chu trình của axit nitric bị

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG13

Page 14: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGảnh hưởng rất lớn. Bởi vì các enzim bị ức chế do việc tạo phức với As (III), dẫn

đến thuộc tính sản sinh ra các phần tử ATP bị ngăn cản.

O- HS_CH2 S_CH2

_O_As + CH2 _O_As CH2

O- HS_CH S_CH

Asenit

(CH2)4 (CH2)4

C=O C=O

Protein Protein

Dihidrolipoic axit-protein Phức bị thụ động hóa của protein và asen

Do có sự tương tự về tính chất hóa học với photpho, asen can thiệp vào một

số quá trình hóa sinh làm rối loạn phospho. Có thể thấy được hiện tượng này khi

nghiên cứu sự phát triển hóa sinh của chất sinh năng lượng chủ yếu là ATP

(ađennozin triphotphat). Một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành và

phát triển của ATP là tổng hợp enzim của 1,3 – diphotphoglixerat từ glixerandehit

– 3 - photphat. Asen sẽ dẫn đến sự tạo thành 1 – aseno – 3 – phophoglixerat

gây cản trở giai đoạn này. Sự photpho hóa được thay bằng sự asen hóa, quá

trình này kèm theo sự thủy phân tự nhiên tạo thành 3 – photphoglixerat và asenit.

Asen (III) ở nồng độ cao làm đông tụ các protein là do sự tấn công liên kết

của nhóm sunfua bảo toàn các cấu trúc bậc 2 và bậc 3.

II.2.3.2. Tiêu chuẩn về Asen

Về tiêu chuẩn nước uống đối với asen hiện nay còn nhiều điều phải bàn luận. Năm

1993, tổ chức y tế thế giới đã hạ tiêu chuẩn khuyến cáo tối đa với asen trong nước từ

0,05 mg/L xuống 0,01 mg/L. Việc thay đổi tiêu chuẩn này được dựa trên bằng chứng

dịch tễ học về mối liên quan giữa asen và ung thư. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nước uống

của nhiều nước trong đó có Việt Nam trước năm 2002 vẫn nhỏ hơn hoặc bằng 0,05

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG14

Page 15: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGmg/L. Năm 2002, bộ y tế Việt Nam đã đưa tiêu chuẩn asen nhỏ hơn hoặc bằng 0,01

mg/L vào áp dụng. Tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (WHO) là 0,01 mg/L.

II.2.3.3. Ảnh hưởng của Asen đến sức khỏe con người

Các hướng mà asen có thể xâm nhập vào con người.

Asen gây ung thư biểu mô da, phế quản, phổi, các xoang..v.v…do asen và các hợp

chất của asen có tác dụng lên nhóm sulphydlyl (-SH), phá vỡ quá trình photphoryl hóa.

Các enzym sản sinh năng lượng của tế bào trong chu trình acid xitric bị ảnh hưởng rất

lớn. Enzym bị ức chế do việc tạo phức với asen (III) ngăn cản sự sản sinh phân tử

APT. Do asen có tính chất hóa học tương tự như photpho, nên chất này có thể làm rối

loạn photpho ở một số quá trình hóa sinh.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, cứ 10.000 người thì có 6 người bị ung thư do sử

dụng nước ăn có nồng độ asen > 0.01 mg/L nước. Asen là nguyên tố khi được ăn vào

rất khó hấp thụ và phần lớn được đào thải ở nguyên dạng. Các hợp chất asen hòa tan

trong nước được hấp thụ nhanh chóng từ ống tiêu hóa, asen (V) và asen hữu cơ được

đào thải qua thận rất nhanh và hầu như toàn bộ. Asen vô cơ có thể được tích lũy ở da,

xương và cơ bắp; chu kì bán hủy của nó trong cơ thể người trong vòng 20 đến 40

ngày.

Mặc dù các kết quả nghiên cứu cho thấy asen có thể là một nguyên tố thiết yếu cho

một số loài động vật như dê, chuột, gà nhưng chưa có bằng chứng đề nói rằng asen cần

cho con người.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG15

Page 16: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGNhiễm độc asen cấp của con người chủ yếu phụ thuộc vào nhịp độ đào thải khỏi cơ

thể của các hợp chất. Asine được coi là dạng độc nhất sau đó đến asenite, asenate và

hợp chất asen hữu cơ.

Hiện tại vẫn chưa có một bản liệt kê đầy đủ nào về các bệnh do asen. Asen vô cơ

được coi là chất gây ung thư; đồng thời nó cũng gây nhiều tác động khác nữa. Đôi khi

các triệu chứng khó thở gây ra bởi asen bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh

khác. Asen có thể gây bệnh cấp tính hay mãn tính; tuy nhiên dưới góc độ asen trong

nước uống, thường chỉ có các bệnh mãn tính (do dùng nước uống có nồng độ asen quá

từ năm lần mức cho phép sẽ gây ra các bệnh ung thư; bao gồm ung thư da, ung thư

bàng quang, thận, phổi, gan, các bệnh tiểu đường).

Trong nước uống, asen không trông thấy được, không mùi vị, nên không thể phát

hiện. Sư phát hiện người nhiễm asen rất khó do những triệu chứng của bệnh phải từ 5

đến 15 năm sau mới xuất hiện. Bởi vậy, các nhà hóa học còn gọi là “sát thủ vô hình”.

Ngộ độc asen là các bệnh kinh niên do sử dụng nước uống có chứa asen ở nồng độ

cao trong một khoảng thời gian dài. Các hiệu ứng bao gồm sự thay đổi màu da, sự hình

thành của các vết cứng trên da, ung thư da (xem hình 1), ung thư phổi, ung thư thận và

bàng quang cũng như có thể dẫn tới hoại tử.

Hình 1.

Nếu bị ngộ độc cấp tính bới asen có biểu hiện: Khát nước dữ dội, đau bụng, nôn

mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt và thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG16

Page 17: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGNếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ

nhưng trong thời gian dài sẽ gây: Mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu

giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp

tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư…

Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên cơ thể hay

đầu các chi, niêm mạc lưỡi, hoặc sừng hóa da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh bowen

(biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét).

Bệnh sừng hóa da thường xuất hiện ở da tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn chân,

phần cơ thể bị cọ sát nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều lâu ngày sẽ tạo thành các đinh

cứng màu trắng gây đau đớn.

Bệnh đen và rụng móng chân có thể dẫn đến hoại tử, rụng dần từng đốt ngón chân.

Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khỏe là khả năng gây đột

biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn

máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các

loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hóa, ung thư da…), tiểu đường, bệnh

gan và các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh – ngứa hoặc

mất cảm giác ở chi và khó nghe. Sau 15-20 năm kể từ khi phát hiện người nhiễm độc

asen sẽ chuyển sang ung thư và chết.

II.2.4. Hiện trạng ô nhiễm Asen

II.2.4.1. Hiện trạng ô nhiễm Asen trên thế giới

Asen (thạch tín) trong nguồn nước sinh hoạt là vấn đề nguy hiểm của nhiều quốc

gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Ấn Độ, Băng-la-đét, Trung Quốc, Mỹ, Ca-na-

đa, Mê-hi-cô...

Băng-la-đét, nơi được đánh giá là có mức ô nhiễm cao trên thế giới, với nguy cơ

gây tử vong hàng trăm nghìn người. Tại các nước phát triển, asen cũng có được tìm

thấy trong nước và các hoạt động công nghiệp như khai khoáng.

Ô nhiễm asen trong đất và nước đã được phát hiện và nghiên cứu nhiều trên thế

giới, trong đó có vụ ô nhiễm asen trong nước ngầm ở Bănglađet được coi là vụ ngộ

độc asen lớn nhất trong lịch sử loài người.

Hiện tượng nước uống nhiễm độc asen không chỉ đe dọa người dân Banglađét: các

nghiên cứu mới đây cho thấy, vấn đề này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở

17 nước trên thế giới - trong số đó có nửa tỷ dân ở khu vực châu thổ sông Hằng.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG17

Page 18: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGNăm 1991, lần đầu tiên thế giới phát hiện ra ô nhiễm asen trong nước ngầm tại Đài

Loan. Số người bị ảnh hưởng lên tới 100.000.

Hàm lượng asen trong nước mưa (μg/l) ở Thái Bình Dương là 0,6; Nhật 1,6; Thụy

Điển 2,5; vùng không bị nhiễm ở Bắc Âu là 0,005 -0,018 (trung bình là 0,08) ; vùng ô

nhiễm ở Bắc Âu là 3,6-84 (trung bình là 12,3)

Hàm lượng asen ở thế giới trong nước biển 3,7; ở nước sông là 4; trong nước

sông ở Mỹ là 1,5; Nhật là 1,7; Liên Bang Đức là 3,6; Thụy Điển là 0,2-10; Anh là 15.

Hàm lượng asen trong nước dưới đất (μg/l) ở Nauy là 0,002-11 (trung bình là

0,02); ở Ireland là 0,2-0,4; Liên Xô là 3; Nhật là 0,3-3,4; Mỹ là 1-6; Thụy Điển là

0,08-2.

II.2.4.2. Ô nhiễm Asen ở tỉnh Lâm Đồng

Theo ước tính ban đầu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF vừa công bố, 10

triệu dân Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh vì nguồn nước nhiễm thạch tín. Khảo sát cho

thấy mức độ bị ô nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn khu vực phía Nam. Đáng quan ngại

là toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng đều đang trong tình trạng báo động về mức ô

nhiễm này. Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có nhiều công trình nghiên

cứu về ô nhiễm asen. Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm di chuyển và tập trung của asen,

có thể chia lãnh thổ Việt Nam ra thành 3 kiểu vùng có khả năng ô nhiễm asen như sau:

vùng miền núi, vùng đồng bằng và vùng duyên hải.

Asen ở trong đất và nước ngầm: Theo điều tra của UNICEF, asen có trong tất cả

đất, đá, các trầm tích được hình thành từ nghìn năm trước tại Việt Nam, với nồng độ

khác thẩm thấu vào mọi bề mặt có đất sét, chất kết tủa hay chất hữu cơ trong nước

ngầm. Do đó, hàm lượng cùa thạch tín (asen) có trong đất và nước ngầm là tuỳ thuộc

vào cấu tạo đia chất của đất Việt Nam có nhiều nơi bị nhiễm asen và là quốc gia thứ

hai trên thế giới, sau Bangladesh. Quan sát bản đồ nhiễm asen Việt Nam có thể thấy, ở

Bắc Bộ, hầu hết các tỉnh phía Nam sông Hồng như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ)

(Đan Phượng, Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ… ), Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định,

Ninh Bình… đều bị nhiễm asen với nồng độ cao. Riêng Thanh Hóa thì cả thượng

nguồn lẫn hạ nguồn sông Mã đều bị nhiễm nặng. Ở Nam Bộ thì Lâm Đồng, Đồng

Tháp, An Giang… cũng có hàm lượng arsen trong nước đang ở mức báo động (Theo

báo cáo Vấn đề ô nhiễm môi trường bởi thạch tín của Lê Văn Khê Đại Học Cần Thơ).

Bản đồ ô nhiễm asen:

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG18

Page 19: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Theo báo Thanh Niên ngày 7/07/2008, tại Lâm Đồng, nước giếng ở nhiều huyện

trong tỉnh có hàm lượng thạch tín (asen) vượt tiêu chuẩn cho phép. Do đó, UBND tỉnh

Lâm Đồng đã yêu cầu phổ biến cho nhân dân được biết.

Trạm quan trắc và giám sát môi trường, thuộc Sở TN-MT Lâm Đồng vừa có 2 đợt

điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích đánh giá hiện trạng nhiễm asen (As) trong nguồn

nước tại các huyện trong tỉnh. Kết quả cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước ngầm

với hàm lượng asen cao hơn mức cho phép. Đợt 1 được thực hiện nhằm đánh giá sơ bộ

hiện trạng ô nhiễm asen trên địa bàn tỉnh và đã điều tra, khảo sát lấy mẫu phân tích ở

70 xã của cả 12 huyện, thị xã, thành phố (10 mẫu/xã). Trong 700 mẫu nước thô tương

ứng với 700 vị trí giếng và mạch lộ (152 giếng khoan, 542 giếng đào và 6 mạch lộ) thì

có đến 31 giếng có hàm lượng asen > 0,05 mg/L (20 giếng khoan, 11 giếng đào). Đợt

2, những địa phương có hàm lượng asen > 0,05 mg/L nhiều hơn 1 mẫu nước trở lên sẽ

được điều tra chi tiết (lấy mẫu phân tích 50 mẫu/xã). Theo đó, trong 70 xã đã điều tra ở

đợt 1 thì có 19 xã phải tiến hành điều tra ở đợt 2.

Kết quả phân tích cho thấy có đến 58 mẫu có hàm lượng asen > 0,05mg/L (44

giếng khoan và 14 giếng đào). Dẫn đầu là huyện Đạ Tẻh với 3 xã Triệu Hải (7 mẫu),

An Nhơn (21 mẫu), Hương Lâm (9 mẫu); kế đến là huyện Đơn Dương có 3 địa

phương là Đ’Ran (4 mẫu), Quảng Lập (4 mẫu), Thạnh Mỹ (2 mẫu), Lạc Xuân (1 mẫu);

lần lượt đến Đạ Huoai thì có Mađaguôi (3 mẫu); Đức Trọng có Ninh Gia (4 mẫu) và

Đam Rông có ĐạRsal (3 mẫu). Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sử dụng cho ăn uống trực

tiếp ban hành tại Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/04/2002 hàm lượng asen

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG19

Page 20: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG< 0,01 mg/L và tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm TCVN 5944 – 1995 hàm lượng asen

< 0,05 mg/L thì có nhiều giếng được khảo sát, phân tích vượt tiêu chuẩn cho phép.

II.2.5. Giới thiệu về các phương pháp phân tích Asen thông dụng trên thế giới

Người ta thường sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại, phương pháp phân

tích hóa lý để xác định asen như:

- Phương pháp trắc quang so màu

- Phương pháp hấp thụ nguyên tử

- Phương pháp kích hoạt nơtron

Ngoài ra khi cần phát hiện và định lượng sơ bộ nhanh asen người ta có thể sử dụng

phương pháp định lượng nhanh AsH3.

II.2.5.1. Phương pháp định lượng nhanh AsH3

- Dùng hidro mới sinh (Zn+ + H+), có mặt SnCl2 để khử hợp chất của As (trong dung

dịch) đến AsH3, hợp chất này được hấp thụ bằng giấy tẩm (HgCl2 + KI), tạo hợp chất

phức As – Hg – I có màu vàng gạch:

AsH3 + KI + HgCl2 (AsI3 + As2Hg3 + As(HgCl)3 + AsI2(HgCl) + ...)

- Hàm lượng asen được xác định dựa vào cường độ màu của vết thử với màu của

thang so sánh.

Phương pháp đơn giản, nhanh song độ tin cậy (về mặt định lượng) không cao vì chỉ

có tác dụng xác định sơ bộ ban đầu.

II.2.5. 2. Phương pháp trắc quang so màu

Nguyên tắc chung của phương pháp

Cho chất cần phân tích (ion kim loại) tác dụng với một thuốc thử (R) nào đó để tạo

thành một hợp chất có màu. Khi chiếu một chùm tia sáng có năng lượng thích hợp vào

hợp chất màu thì các điện tử hóa trị (liên kết α, liên kết π, đôi e tự do) trong phân tử sẽ

hấp thụ năng lượng của chùm ánh sáng và chuyển lên trạng thái kích thích có năng

lượng cao hơn. Hiệu số giữa hai mức cơ bản và kích thích chính là năng lượng mà

phân tử đã hấp thụ từ nguồn sáng.

Trong quá trình kích thích còn kèm theo cả sự quay và dao động của nguyên tử

trong phân tử và cả phân tử, vì thế mà tổng năng lượng mà phân tử nhận được khi kích

thích bao gồm ba thành phần:

E = Ee + Ed + Eq

Trong đó: Ee là năng lượng kích thích điện tử hóa trị;

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG20

Page 21: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG Ed là năng lượng dao động của nguyên tử trong phân tử;

Eq là năng lượng quay của nguyên tử trong phân tử và phân tử.

Tổng năng lượng này tương ứng với năng lượng của chùm sáng nằm trong vùng

UV-VIS. Phổ hấp thụ này được gọi là phổ hấp thụ phân tử UV-VIS (200-800 nm).

Bằng cách đo sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu, ta có thể xác định được hàm

lượng của chất màu theo định luật Bouger-Lambert-Beer:

I = Io. 10-.c.l

Trong đó: I – cường độ chùm sáng đi qua dung dịch; Io – cường độ chùm sáng tới

dung dịch; - hệ số hấp thụ ánh sáng, là đại lượng không đổi đặc trưng cho mỗi chất

màu; c – nồng độ chất màu trong dung dịch; l – chiều dày của lớp dung dịch hấp thụ

ánh sáng.

Phương trình của định luật Bouger-Lambert-Beer được viết dưới dạng:

lg = .c.l hay D = .c.l

Trong đó: D – mật độ quang của dung dịch

Xác định asen bằng phương pháp trắc quang so màu

Khử hợp chất của asen trong dung dịch đến AsH3 bằng (Zn + H+ + SnCl2), cho

AsH3 phản ứng với lượng dư dietyldithiocarbamat bạc (dung dịch 1% trong CHCl3):

AsH3 + 6(C2H5)2NCSSAg/CHCl3 = 6Ag + 3(C2H5)2NCSSH + [(C2H5)2NCSS]3As

Phức màu vàng sáng phức không màu

Lọc dung dịch, demđo mật độ quang ở bước sóng = 450 nm

Xác định Ag[(C2H5)2NCSS]3 dư sau phản ứng bằng phương pháp đường chuẩn.

Từ phương trình phản ứng, lượng (C2H5)2NCSSAg ban đầu và lượng dư sau phản

ứng, tính toán hàm lượng asen trong mẫu phân tích.

Phương pháp được áp dụng để xác định asen trong các đối tượng môi trường. Giới

hạn phát hiện của phương pháp là 0,04 mg/L.

II.2.5.3. Phương pháp điện hòa tan

Nguyên tắc chung của phương pháp

Hòa tan anot

Điện phân Dòng điện một chiều

Ion kim loại, As(III) ... M (As ...) As(III)

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG21

Page 22: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGLàm giàu ở điện cực Hòa tan Hòa tan catot

Các quá trình hòa tan được theo dõi bằng phương pháp von-ampe hoặc điện thế -

thời gian.

- Trong phương pháp von – ampe (phương pháp cực phổ) người ta tiến hành ghi cực

phổ đồ (đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào điện thế). Cường

độ dòng và nồng độ chất có mối liên hệ:

I = K.C - phương trình Ilkovic

Trong đó: K là hằng số phụ thuộc bản chất ion phân tích, hệ thống điện cực làm

việc của máy; I là cường độ dòng điện; C là nồng độ.

- Trong phương pháp điện thế - thời gian: ghi sự biến thiên thế của điện cực làm việc

(so với điện cực so sánh) theo thời gian.

Xác định As bằng phương pháp hòa tan anot

KI điện phân dòng điện một chiều

As(V) As(III) As As(III)

to (làm giàu) (hòa tan)

Môi trường được dùng phổ biến là HCl 1M, ngoài ra người ta còn dùng HClO 4

hoặc H2SO4 hoặc H2SO4 + HNO3 ...

- Phương pháp Von – Ampe hòa tan được thực hiện theo kiểu quét thế dừng như sau:

Điện phân làm giàu ở thế, Eđp = - 0,8 ÷ -0,6 v (so với điện cực so sánh là điện cực

calomen bão hòa, điện cực làm việc là điện cực than mềm, điện cực hỗ trợ là platin).

Thời gian điện phân, đp 10 phút.

Sau khi điện phân, ngừng khuấy dung dịch, cho thế phân cực chuyển từ thế điện

phân đên 0,00 v và giữ yên trong khoảng 1 phút.

Sau cùng tiến hành ghi đường von – ampe theo chiều hòa tan anot với tốc độ phân

cực 2mV/ sec.

- Phương pháp điện thế - thời gian, bước điện phân cũng được tiến hành như trên,

sau khi chuyển về thế 0,00 v cho dòng anot một chiều có cường độ không đổi 3 – 4 A

đi qua hệ thống điện cực làm việc, cực hỗ trợ. Ghi sự biến thiên thế của cực làm việc

(so với cực so sánh) theo thời gian.

Xác định As trong mẫu bằng phương pháp thêm chuẩn

Xác đinh As bằng phương pháp hòa tan catot:

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG22

Page 23: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGKI điện phân hòa tan

As(V) As(III) As ` AsH3 (As3-)

to

Môi trường: H2SO4 0,1 M, thế điện phân – 0,5 V (điện cực làm việc là điện cực

giọt thủy ngân, điện cực so sánh là Ag/ AgCl và điện cực hỗ trợ là platin). Thời gian

điện phân khoảng 10 phút. Sau thời gian điện phân quét thế từ -0,5 ÷ 1,2 V để ghi

đường von – ampe.

Xác định asen bằng phương pháp thêm chuẩn.

Giới hạn phát hiện asen bằng phương pháp điện hòa tan khá cao khoảng 0,0015

mg/L.

II.2.5.4. Phương pháp kích hoạt notron

Phương pháp kích hoạt notron là một trong những phương pháp phân tích có độ

nhạy và chính xác cao được ứng dụng để phân tích đồng thời nhiều nguyên tố trong

các đối tượng khác nhau, đặc biệt là những nguyên tố ở dạng vết và siêu vết. Tuy

nhiên, muốn sử dụng được phương pháp này đòi hỏi phải có những thiết bị có khả

năng phát ra những dòng hạt (proton, nowtron) và có thông lượng đủ lớn để có khả

năng tương tác với trường hạt nhân của các nguyên tử của nguyên tố cần phân tích.

Những thiết bị này là lò phản ứng hạt nhân hoặc máy gia tốc.

Ở Việt Nam, từ năm 1984 Liên Xô đã giúp ta khôi phục và nâng capps lò phản ứng

hạt nhân cũ do Mĩ để lại và từ đó những cán bộ của Viện nghiên cứu Hạt nhân đặt tại

Đà Lạt đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích kích hoạt nowtron để xác định

dồng thời các nguyên tố trong nhiều đối tượng khác nhau như: địa chất, nông hóa, thổ

nhưỡng, sinh học và môi trường ... và tham gia vào nhiều hợp tác nghiên cứu với cơ

quan năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA). Đây là một phương pháp phân tích tương

đối mới mẻ khá đặc thù ở nước ta. Nó chỉ được nghiên cứu ứng dụng tại viện nghiên

cứu hạt nhân Đà Lạt.

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III.1. Thiết kế mạng lưới quan trắc Asen trên địa bàn huyện Đạ Tẻh

III.1.1. Cơ sở lí thuyết đề xác định vị trí lấy mẫu nước

Sau một thời gian tìm kiếm thông tin về huyện Đạ Tẻh, nhóm thực hiện đề tài chỉ

thu thập được những thông tin về diện tích, dân số, hành chính của huyện. Còn về bản

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG23

Page 24: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGđồ nước ngầm thì phòng tài nguyên môi trường huyện chưa lập. Vì vậy nhóm thực

hiện đề tài chỉ có thể dựa vào những thông tin có được ở trên, đó là: Niên giám thống

kê dân cư các xã trên địa bàn huyện, niên giám thống kê diện tích, dân số và đơn vị

hành chính huyện Đạ Tẻh từ năm 2005 đến năm 2009 xin từ phòng thống kê huyện Đạ

Tẻh để thiết lệp mạng lưới quan trắc nước ngầm trên địa bàn huyện này.

Bảng 1. Niên giám thống kê diện tích, dân số huyện Đạ Tẻh từ năm 2005 – 2009.

Năm Diện

tích(Km2)

Dân số

trung

bình(người).

Mật độ dân

số(người/km2

)

Số khu

phố, thôn.

Số hộ

2005 523.42 44452 83.45 103 10207

2006 523.43 44260 83.54 103 10279

2007 524.2 44198 83.49 103 10374

2008 524.2 44083 83.57 103 10374

2009 524.2 44105 84.14 103 10922

Bảng 2. Niên giám thống kê diện tích, dân số trong huyện Đạ Tẻh phân theo đơn vị

hành chính cấp xã năm 2009 như sau:

Xã/TT Diện tích(Km2)

Dân số trung

bình(người).

Mật độ dân số(người/km2

)

Số khu phố, thôn.

Số hộ

1. TT Đạ Tẻh 24.96 15718 629.73 23 40572. Đạ Cộ 38.41 4545 118.33 11 10323. Triệu Hải 32.19 2286 71.02 8 5924. Đạ Pan 52.02 1502 28.87 7 3935. Quảng Trị 62.88 2580 41.03 7 5656. Hà Đông 4.11 1505 366.18 5 3937. Mỹ Đức 103.91 3730 35.90 8 9098. Quốc Oai 85.98 3526 41.01 7 8479. An Nhơn 69.08 3889 56.30 11 91610. Hương Lâm

23.18 1865 80.46 7 462

11. Đạ Lây 27.47 2959 107.72 9 756

Lấy mẫu lần 1.

- Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã

từ năm 2005 đến năm 2009, nhóm đã quyết định chọn 35 vị trí lấy mẫu cho lần lấy

mẫu đấu tiên.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG24

Page 25: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG- Trong 35 vị trí đó thì số lượng mẫu lấy ở từng xã là khác nhau do dân cư và diện

tích ở các xã khác nhau chênh lệch nhau khá nhiều.

- Riêng xã nào có dân số và diện tích lớn nhưng có số hộ dân sử dụng nước máy

nhiều thì nhóm giảm số lượng mẫu ở khu vực đó để tập trung lấy mẫu nhiều hơn ở

những vùng dân sử dụng nhiều nước giếng.

- Khoảng cách giữa các vị trí lấy mẫu trong một xã khá đều nhau dựa trên ranh giới

giữa các thôn khác nhau.

Số vị trí lấy mẫu trong các xã được phân bố như sau:

Bảng 3. Bảng kế hoạch lấy mẫu ở từng xã

Tên Xã/TT SL mẫu Giải thích

1. TT Đạ Tẻh 8 - Dân số ở khu vực thị trấn khá cao, có số dân gấp rất

nhiều lần so với các xã khác. Lẽ ra như vậy số mẫu cần

lấy ở TT phải gấp nhiều lần so với các xã khác. Nhưng

nhóm chỉ tiến hành lấy 8 mẫu tại khu vực này vì diện

tích của thị trấn vẫn khá nhỏ so với các xã, chỉ có 24.96

Km2.

- Ngoài ra, dân số TT tuy đông đúc nhưng hiện nay, số

hộ dân sài nước máy theo thống kê của nhà máy cấp

thoát nước Đạ Tẻh chiếm 20% dân số

2. Đạ Kộ 4 - Tuy Đạ Kho là một xã có diện tích trung bình nhưng

lại có số dân tương đối lớn (số hộ dân nhiều) nên chọn

4 vị trí lấy mẫu đối với xã này.

3. Triệu Hải 2 - Diện tích ớ mức trung, bình không lớn so với những

xã khác nhưng dân số thì khá lớn, khoảng 4545 người.

4. Đạ Pal 1 Diện tích xã khá lớn nhưng số hộ dân sinh sống tại xã

thì quá nhỏ so với các xã khác, chỉ có 393 hộ sinh sống.

5. Quảng Trị 2 Diện tích xã này tương đối lớn so với các xã trong khu

vực, nhưng dân số của xã lại ở mức thấp nên nhóm chỉ

lấy số lượng mẫu như ở bên.

6. Hà Đông 1 Xã này có diện tích nhỏ nhất so với các xã trong địa

bàn huyện. Hơn nữa, dân số trong xã cũng rất thấp nên

nhóm quyết định chỉ lấy 1 mẫu đại diện cho cả xã.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG25

Page 26: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

7. Mỹ Đức 4 Xã này có diện tích lớn nhất trong địa bàn huyện, tuy

vậy dân số trong xã chỉ có 3730 người, tương ứng với

số hộ dân là 909 hộ dân. Cân bằng giữa số hộ dân và

diện tích nhóm chọn 4 vị trí lấy mẫu trên địa bàn xã

này.

8. Quốc Oai 3 Diện tích xã tương đối lớn, số hộ dân ở mức trung bình.

Tuy nhiên xã có một khu vực dân cư (người đồng bào)

sử dụng nước máy do nhà nước hỗ trợ miễn phí, nên

trong xã này nhóm cũng chỉ lấy 3 mẫu đại diện để phân

tích chất lượng nước ngầm.

9. An Nhơn 3 Diện tích tương đối, dân số trên mức trung bình, số hộ

dân cũng tương đối nên chọn 3 vị trí lấy mẫu là phù

hợp.

10. Hương

Lâm

1 Diện tích nhỏ và dân số ít (số hộ dân ít) nên chỉ lấy 1

mẫu đại diện cho xã này.

11. Đạ Lây 2 Diện tích rộng hơn xã Hương Lâm nhưng không đáng

kể nhưng có số hộ dân sinh sống cũng tương đối nên

chọn 2 vị trí lấy mẫu.

Lấy mẫu lần 2:

Sau khi đi lấy mẫu nước và phân tích nồng độ asen ở các vị trí đã trình bày ở trên,

với những số liệu mà phân tích cho, nhóm nhận thấy rằng khu vực xã Quảng Trị và

Triệu Hải là khu vực nhiễm asen cao, do có những vị trí tại Quảng Trị, Triệu Hải nồng

độ asen lên đến 0,7 mg/L, gấp hơn 70 lần nồng độ chuẩn của TCVN là 0,01 mg/L.

Chính vì lí do đó, nhóm tiến hành lấy mẫu một lần nữa quanh khu vực có nồng độ asen

cao vượt chuẩn để khoanh vùng khu vực bị nhiễm asen thực sụ nặng trên địa bàn

huyện Đạ Tẻh. Nhóm đã lấy thêm 11 mẫu ở hai xã Quảng Trị, Triệu Hải.

Vậy số vị trí lấy mẫu lần 2 là: 11 mẫu.

III.1.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu

III.1.2.1. Phương pháp lấy mẫu và biên bản lấy mẫu

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG26

Page 27: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGTần suất lấy mẫu

Vì asen là một kim loại nặng rất bền, ít có sự thay đổi hay dao động theo thời gian

nên nhóm thực hiện chỉ tiến hành lấy mẫu 1 lần mà mẫu vẫn đảm bảo tính đại diện.

Chọn phương pháp lấy mẫu

Những yếu tố ảnh hưởng đến lấy mẫu đại diện theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

6000 –1995 (phụ lục 2): Để lấy được mẫu đại diện cho một tầng ngậm nước, cần chọn

phương pháp lấy mẫu sao cho nước hút lên có thành phần phản ánh đúng thành phần

của nước ngầm cần nghiên cứu cả về không gian lẫn thời gian. Các điểm lấy mẫu nước

ngầm đều là giếng đào hoặc giếng khoan, và chúng có thể làm xáo trộn hệ thống nước

ngầm tự nhiên, nhất là khi dùng hoá chất hoặc tạo ra những gradien thuỷ lực. Trong

một số tình huống lấy mẫu, các khoáng chất có thể tích tụ ở đáy lỗ khoan trong khi lấy

mẫu, và do đó mẫu không còn đại diện cho nước của tầng ngậm nước cần nghiên cứu.

Cần làm sạch lỗ khoan trước khi lấy mẫu bằng cách bơm xả đi một thể tích nước ít

nhất bằng 4 đến 6 lần thể tích của lỗ. Trong một số trường hợp cần áp dụng bơm hai

giai đoạn: bơm tốc độ cao trong thời gian ngắn để rửa sạch lỗ khoan, tiếp theo là bơm

với tốc độ thấp để đạt đến ổn định chất lượng trước khi lấy mẫu. Sự phân tầng theo

chiều thắng đứng trong nước ngầm có thể xảy ra do tự nhiên hoặc là hậu quả ô nhiễm.

Thí dụ ô nhiễm khuyếch tán tạo ra một lớp ô nhiễm hơn ở trên đỉnh vùng bão hoà,

trong khi các chất ô nhiễm có tỉ trọng nặng hơn nước thì tích tụ ở đáy của tầng ngậm

nước. Do đó, các phương pháp lấy mẫu phải có khả năng phát hiện những thay đổi về

chất lượng nước ngầm cả theo diện tích và chiều sâu. Phương pháp lấy mẫu cũng cần

phản ảnh được tính phức tạp của các mạch nước ngầm, trong đó phải tính đến cơ chế

mạch nước (giữa lớp sỏi hay do kẽ nứt), hướng của mạch và gradien thuỷ lực trong

tầng ngậm nước, gradien này có thể tạo ra những dòng chảy tự nhiên mạnh, lên hoặc

xuống trong cột nước ở trong lỗ khoan. Nói chung có hai phương pháp lấy mẫu nước

ngầm: lấy mẫu bằng bơm và lấy mẫu theo chiều sâu. Cả hai phương pháp đều có ưu

điểm và những hạn chế và phải cân nhắc khi dùng.

Dựa trên tiêu chuẩn lấy mẫu trên, nhóm sinh viên chọn phương pháp lấy mẫu bơm,

thực hiện như sau:

- Thiết bị lấy mẫu: Chủ yếu là máy bơm hút cắm sâu xuống đáy quá 2/3 độ sâu của

giếng.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG27

Page 28: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG- Cách lấy mẫu bơm: Mẫu bơm lấy từ các giếng khoan dùng để cung cấp nước uống

hoặc cho các mục đích khác là hỗn hợp nước đi qua ống lọc của lỗ khoan từ nhiều độ

sâu khác nhau. Do đó, cách lấy mẫu này chỉ nên dùng khi nước ngầm có thành phần

đồng đều theo chiều thắng đứng, hoặc để lấy mẫu tổ hợp theo chiều sâu.

- Trong những trường hợp này mẫu nước được lấy ở chỗ gần lối ra từ giếng để tránh

vấn đề không bền của mẫu.

- Khi lấy mẫu nước giếng, người lấy bơm một thời gian đủ để đấy hết nước cũ trong

lỗ ra ngoài và để bảo đảm nước mới vào là được rút trực tiếp từ tầng ngậm nước. Thời

gian bơm phụ thuộc kích thước lỗ khoan, tốc độ bơm, vào độ dẫn thuỷ lực. Những

phương pháp hiệu quả nhất để lấy mẫu nước ngầm có chất lượng thay đổi theo độ sâu

là sử dụng những lỗ khoan thăm dò hoặc lấy mẫu từ một phần được đóng kín của các

giếng khoan.

Trong các trường hợp này, nước từ các giếng được bơm lên bằng máy bơm trong

một thời gian phù hợp với từng đặc điểm của các giếng khác nhau (dựa vào các đặc

điểm như: kích thước lỗ khoan, tốc độ bơm…). Tiến hành bơm lên 3 lần vào ba chậu,

mỗi lần cách nhau 5 phút, lấy ở mỗi chậu 500mL nước, sau đó trộn đều 3 chai nước từ

3 chậu đó, dùng tay khuấy đều để thành phần trong nước ở ba chậu hòa đều vào nhau,

nhằm đảm bảo tính đại diện cho mẫu nước lấy. Tất cả các vị trị đều áp dụng phương

pháp lấy mẫu như trên để đảm bảo tính chính xác và đại diện cho các mẫu nước.

Hình 2. Hình ảnh lấy mẫu.

Biên bản lấy mẫu

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG28

Page 29: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGĐến mỗi vị trí lấy mẫu, người lấy mẫu đều viết một biên bản lấy mẫu theo mẫu của

… như sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 1- Phù Đổng Thiên Vương- Tp. Đà Lạt

BIÊN BẢN LẤY MẪUĐể có cơ sở chính xác đánh giá việc thu thập mẫu phục vụ đề tài “Khảo sát hàm

lượng Asen trong nước ngầm của người dân huyện Đạ Tẻh để tiến hành thực hiện

đồ án tốt nghiệp mang tính thực tế, khách quan và hiệu quả cao.

Hôm nay, vào lúc …………giờ……… phút, ngày………tháng……..năm 2011

I. CHÚNG TÔI GỒM CÓ:1. Đại diện chủ hộ gia đình tại vị trí lấy mẫu.

- Ông (Bà) :……………………………………Chức danh……………………………

- Ông (Bà) :……………………………………Chức danh……………………………

2. Đại diện phòng Tài Nguyên Và Môi Trường huyện Đơn Dương.

- Ông (Bà) :……………………………………Chức vụ……………………………

- Ông (Bà) :……………………………………Chức vụ……………………………

3. Đơn vị giám sát việc tiến hành lấy mẫu: Khoa Môi Trường –Trường Đại học Đà

Lạt

- Ông (Bà) :……………………………………Chức vụ……………………………

- Ông (Bà) :…………………………………….Chức vụ……………………………

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:Địa điểm khảo sát:………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………

Mục đích lấy mẫu:………………………………………………………………………

Khối lượng mẫu cần lấy:………………………………………………………………

Phương pháp lấy mẫu:…………………………………………………………………

Vị trí lấy mẫu:……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Tất cả các mẫu được lấy và bảo quản theo quy chuẩn hiện hành.

Biên bản được lập lúc ………….giờ……… cùng ngày và được đọc lại cho những

người có mặt cùng nghe, nhất trí và cùng ký tên dưới đây.

Biên bản được thành lập 3 bản mỗi bên cùng giữ 1 bản.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG29

Page 30: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Đại diện

Chủ hộ gia đình

Đại diện người lấy

mẫu.

Đại diện phòng

TNMT huyện Đạ

Tẻh

Đại diện Khoa Môi

Trường,

Đại Học Đà Lạt

III.1.2.2. Bảo quản mẫu (theo TCVN)

Mẫu được bảo quản ngay sau khi lấy mẫu bằng cách axít hóa mẫu phân tích bằng

dung dịch HCl đậm đặc đến pH < 2 mục đích là để hòa tan các hợp chất khó tan của

mẫu như As2O3 về dạng tan H3AsO3 hay H3AsO4, thuận tiện trong quá trình bảo quản

mẫu. Mẫu được bảo quản trong tủ giữ mẫu.

III.1.3. Xử lí mẫu

Do mẫu có chứa những phần tử lơ lửng hoặc các hợp chất hữu cơ do đó cần phải

được xử lí trước khi phân tích gồm: Lọc mẫu, axít hóa bằng HCL (10%) đến pH < 2

rồi đem đo trên phép đo AAS.

III.2. Phương pháp phân tích Asen

Phương pháp áp dụng cho đề tài – Phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS

( Atomic Absorption Spectrophotometry)

III.2.1. Nguyên tắc chung của phương pháp

Phun mẫu vào ngọn lửa để nguyên tử hóa, ở trạng thái hơi nguyên tử tự do, nếu ta

chiếu một chùm tia sáng có những bước sóng nhất định vào đám hơi nguyên tử đó thì

các nguyên tử sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định ứng với những tia bức xạ

mà nó có thể phát ra được trong quá trình phát xạ của nó. Lúc này nguyên tử đã nhận

năng lượng (E) của nguồn sáng và chuyển từ trạng thái cơ bản (Eo) lên trạng thái kích

thích (Em):

E = Em – Eo = h =

Trong đó: h là hằng số planck (6,626.10-34 j.s); c là tốc độ ánh sáng trong chân

không (3.1010 cm/s); là độ dài sóng của vạch phổ hấp thụ (nm); là tần số bức xạ.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG30

Page 31: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGNhư vậy ứng với mỗi giá trị E mà nguyên tử đã hấp thụ sẽ có một vạch phổ với

độ dài sóng đặc trưng cho quá trình đó. Phổ sinh ra trong trường hợp này gọi là phổ

hấp thụ nguyên tử.

Lý thuyết và thực nghiệm cho thấy rằng: trong vùng có nồng độ nhỏ, mối quan hệ

giữa cường độ vạch hấp thụ và nồng độ nguyên tố trong đám hơi cũng tuân theo định

luật Bouger-Lambert-Beer:

D = 0,043.k.N.L = a.Cb

Trong đó: k là hệ số hấp thụ phụ thuộc vào chiều dài của sóng; N là nồng đọ

nguyên tử trong môi trường hấp thụ; C là nồng độ nguyên tố cần xá định; L là chiều

dày của lớp hấp thụ; a là hằng số thực nghiệm; b là hằng số bản chất; D là cường độ

của vạch hấp thụ nguyên tử.

(khi b = 1 quan hệ giữa D và C là tuyến tính, tuân theo định luật Bouger-Lambert-

Beer).

Sự phụ thuộc trên là cơ sở của phương pháp phân tích định lượng bằng phương

pháp hấp thụ nguyên tử.

Xác định As bằng phương pháp AAS

Phun mẫu vào ngọn lửa acetylen – không khí nén. Đo cường độ phổ hấp thụ của

asen ở bước sóng 193,7 nm.

Tuy nhiên để tăng độ nhạy của phép xác định, người ta chuyển As sang dạng AsH3

và phân tích nó trong ngọn lửa nito – hidro hoặc argon – hidro. Phương pháp AAS xác

định kim loại dưới dạng hidrua thường được áp dụng với các nguyên tố: As, Se, Bi,

Ge, Pb, Sn... trong đó thông dụng nhất với As và Se. Để tạo hidrua, người ta sử dụng

chất khử là (Zn + H+) hoặc (NaBH4 + H+).

Khi hidrua hóa dung dịch chứa As, có thể tạo 2 dạng AsH3 và AsH5. Độ hấp thụ

của AsH5 nhỏ hơn AsH3 khoảng 3 – 4 lần, do đó để chuyển toàn bộ về AsH3 thì phải

khử asen (V) về asen (III) bằng (KI + Na2S2O3) rồi mới cho dung dịch tác dụng với

(NaBH4 + H+). Hợp chất hidrua được mang vào buồng nguyên tử hóa bằng dòng khí

trơ (nito hoặc argon) liên tục. Đo độ hấp thụ nguyên tử ở bước sóng 193,7 nm.

Xác định hàm lượng asen trong mẫu bằng phương pháp đường chuẩn.

Giới hạn phat hiện asen của phương pháp là 0,002 – 0,020 mg/L.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG31

Page 32: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGIII.2.2. Dụng cụ, hóa chất, tiến trình thí nghiệm

Theo TCVN 6626 – 2000 ( phụ lục 3)

Hóa chất

Chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích.

Hàm lượng asen trong các thuốc thử và trong nước cần phải không đáng kể so với

nồng độ thấp nhất cần xác định.

- Axit sunfuric (H2SO4) = 1,84 g/ml.(1)

- Axit clohydric (HCl) = 1,15 g/ml.(2)

- Hydro peroxyt (H2O2), w = 30% (m/m).(3)

- Natri hydroxit (NaOH).(4)

- Dung dịch natri tetrahydroborat.(5)

Hoà tan 1g natri hydroxit NaOH (4) trong khoảng 20ml nước. Thêm 3g natri

tetrahydroborat NaBH4. Pha loãng đến 100 ml bằng nước.

Dung dich này pha để dùng trong ngày.

Chú thích 1 – Đối với hệ dạng chảy, đề nghị theo hướng dẫn của hãng sản xuất.

Dùng một dung dịch NaBH4 0,5% và NaOH 0,5% là thích hợp. Dung dịch này bền ít

nhất 1 tuần lễ.

- Dung dịch kali iodua – axit ascobic.(6)

Hoà tan 3 g kali iodua KI và 5 g L (+) – axit ascobic C6H8O6 trong 100 ml nước.

Dung dịch này pha chế để dùng trong ngày.

Chú thích 2 – Không cần dùng axit ascobic nếu dùng dung dịch kali iodua 20%.

- Dung dịch asen gốc, 1000 mg As trong 1 lít.(7).

Cân 1,320 g asen (III) oxyt (AsO3) và cho vào bình định mức 1000 ml. Thêm 2g

natri hydroxit NaOH (4) và thêm nước đến vạch. Dung dịch này bền ít nhất 1 năm.

Dung dịch asen gốc có thể mua ngòai thị trường. Nếu dung dịch chứa As (V) thì phải

được xử lý như mẫu nước trong bước khử..

- Dung dịch tiêu chuẩn asen 1: 10 mg As/l.(8)

Dùng pipet hút 10ml dung dịch asen gốc (7) cho vào bình định mức 1000 ml. Thêm

20 ml axit clohydric HCl (2) và pha lỗng bằng nước đến vạch mức. Dung dịch bền

khoảng 1 tháng. Nếu dung dịch gốc là asen (V) thì cần khử đến asen (III) trước khi pha

loãng thành 1000ml.

- Dung dịch tiêu chuẩn asen 2: 0,1 mg As/l.(9).

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG32

Page 33: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGDùng pipet hút 10 ml dung dịch tiêu chuẩn asen 1 (8) cho vào bình định mức 1000

ml. Thêm 20 ml axit clohydric HCl (2) và pha loãng bằng nước đến vạch định mức.

Chuẩn bị dung dịch để dùng trong ngày.

Dụng cụ

Các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm là:

- Máy đo phổ hấp thụ nguyên tử, phù hợp với hệ hydrua và các nguồn sáng để xác

định asen, thí dụ: đèn phóng điện hoặc đèn catot rỗng với thiết bị hiệu chỉnh đường

nền nếu cần.

- Cấp khí, argon hoặc nitơ.

- Dụng cụ thủy tinh, cần được rửa ngay trước khi dùng bằng axit nitric loãng (10%

(V/V), ấm, và tráng bằng nước.

Các bước tiến hành

Mẫu trắng

- Dùng pitpet lấy 2ml axit clohydric (2) vào bình định mức 100ml rồi pha nước đến

vạch.

- Xử lý mẫu trắng giống như mẫu thật.

Dung dịch hiệu chuẩn

- Chuẩn bị ít nhất 5 dung dịch hiệu chuẩn từ dung dịch asen tiêu chuẩn 2 (9) và có

nồng độ tương ứng với khoảng dự kiến làm việc.

Thí dụ cho g/l thì dùng pipet hút 1 ml, 3ml, 5ml, 8ml và 10 ml g/l đến 10 g

khoảng dung dịch tiêu chuẩn 2 vào một dãy bình định mức 100ml. Thêm vào mỗi

bình 2 ml axit clohydric (2) và thêm nước đến vạch. Các dung dịch này có nồng đô:

l.5g/l, 3/l, 5g/l, 8g/l, 10g/l .

- Chuẩn bị các dung dịch hiệu chuẩn khi dùng đến.

- Xử lý các dung dịch hiệu chuẩn giống như mẫu nước.

Xử lý trước

- Hầu hết các hợp chất hữu cơ liên kết với asen được phân hủy bằng phá mẫu.

- Nếu biết trước mẫu không chứa các hợp chất như vậy thì phá mẫu có thể bỏ qua.

- Lấy 50ml mẫu vào bình cầu đáy trịn.

Cách phân hủy mẫu

- Cảnh báo – Khí bốc lên từ axit sunfuric đậm đặc (H2SO4) bị đun nóng gây kích

thích, bởi vậy cần làm việc này trong tủ hút.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG33

Page 34: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG- Thêm 5 ml axit sunfuric (1) và 5 ml hydro peroxit H2O2 (3) vào bình cầu tròn đáy.

- Thêm vài hạt đá bọt và nối bình vào máy như chỉ trên hình 1. Đun đến sôi và thu

phần hứng được vào bình hứng.

- Tiếp tục đun cho đến khi khí của axit sunfuric xuất hiện. Quan sát mẫu. Nếu mẫu

đục và không màu thì thêm 5 ml hydro peroxxit (H2O2) (3) nữa và tiếp tục đun như

trước.

- Khi mẫu không màu và không đục thì để nguội bình, đổ phần hứng được vào bình

cầu đáy tròn.

- Cẩn thận không để mẫu bị cạn khô.

Khử As (V) đến As (III)

- Thêm 20ml axit clohydric (2) và 4 ml dung dịch kali iodua (LI) – axit ascobic (6)

vào bình cầu đáy trịn chứa mẫu phá hoặc mẫu không phá.

- Đun nóng nhẹ ở 50oC và trong 15 min.

- Để nguội dung dịch và chuyển vào bình định mức 100ml. Thêm nước đến vạch.

Hiệu chuẩn và xác định

- Tùy theo hệ thống hydrua được dùng, thể tích có thể lấy lớn hơn hay nhỏ hơn thể

tích mô tả dưới đây. Tuy nhiên cần giữ tỷ lệ đã định.

- Đặt mọi thông số máy đo phổ hấp thụ nguyên tử theo hướng dẫn của hãng sản

xuất (độ dài sóng 193,7 nm) và đặt cuvét ở vị trí thích hợp nhất để thu được chùm sáng

truyền qua cực đại.

- Cho một dạng argon hoặc nitơ qua hệ thống và đặt điểm “không” cho máy.

Đo độ hấp thụ của các dung dịch theo thứ tự sau:

- Dung dịch mẫu trắng;

- Dung dịch hiệu chuẩn;

- Mẫu, chuẩn bị như sau: Chuyển một thể tích mẫu thích hợp vào bình phản ứng,

nối bình phản ứng với hệ thống hydrua, cho argon hoặc nitơ qua dung dịch cho đến khi

độ hấp thụ chỉ trên máy đo phổ hấp thụ nguyên tử trở về không.

Với 20ml dung dịch mẫu. Dùng kết quả trung bình.

Thiết lập đường chuẩn bằng các giá trị trung bình của mẫu trắng và dung dịch hiệu

chuẩn.

Chú thích

- Cần thỉnh thoảng kiểm tra lại đường chuẩn.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG34

Page 35: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG- Với các mẫu lạ, nên thêm một thể tích đã biết asen vào ít nhất một mẫu để xem độ

tin cậy của phương pháp.

- Tính kết quả dùng đường chuẩn

+ Tính nồng độ asen trong mẫu bằng cách dựa vào đường chuẩn.

+Mọi sự pha loãng đều cần tính đến.

- Biểu thị kết quả: Kết quả tính bằng microgam trên lít với 2 con số có nghĩa và

một số lẻ sau dấu phẩy.

- Độ chính xác

Một phép thử liên phòng thí nghiệm tiến hành năm 1982 bằng phương pháp có

dùng nguyên tắc, dựa trên mẫu nước uống có bổ sung bằng nước đã biết nồng độ

Asen.

- Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả cần có những thông tin sau:

+ Trích dẫn tiêu chuẩn TCVN 6626 - 2000;

+ Nhận dạng mẫu;

+ Mọi chi tiết không nằm trong tiêu chuẩn này và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến

kết quả.

Do điều kiện phòng thí nghiệm khoa không đủ một số thiết bị để phân tích nồng độ

Asen theo phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS như trên nên nhóm thực hiện đề tài đã

gửi mẫu nước sang phòng phân tích môi trường – Viện nghiên cứu hạt nhân thành phố

Đà Lạt để phân tích. Viện hạt nhân đã áp dụng quy trình trên theo đùng TCVN 6626 –

2000 của bộ tài nguyên và môi trường.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG35

Page 36: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP

IV.1. Kết quả và nhận xét

Sau khi tiến hành lấy mẫu và tiến hành phân tích bằng phương pháp AAS tại

viện nghiên cứu hạt nhân TP Đà Lạt, đã qua xử lí và thống kê số liệu thì ta thu được

bảng kết quả nồng độ asen ở các vị trí lấy mẫu như sau:

Lấy mẫu lần 1: 35 vị trí. Xem kết quả ở phần phụ lục 1, bảng 1. Dưới đây là kết

quả thống kê nồng độ asen trung bình trong nước ngầm tại các xã đã lấy mẫu phân

tích.

Lần 1

Bảng 4. Nồng độ asen trung bình tại các xã lần 1.

STT Tên Xã/TT Nồng độ Asen trung bình

(mg/L)

1 Đạ Tẻh 0.0015

2 Mỹ Đức 0.0010

3 Quốc Oai 0.0015

4 Hà Đông 0.0012

5 Đạ Kho 0.0131

6 Triệu Hải 0.0200

7 Quảng Trị 0.3563

8 Đạ Pal 0.0045

9 Hương Lâm 0.0461

10 An Nhơn 0.0092

11 Đạ Lây 0.0050

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG36

Page 37: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGDựa vào nồng độ trung bình đó ta xây dựng được biểu đồ so sánh về nồng độ Asen

giữa các xã như sau:

Nồng độ Asen trung bình

00.050.1

0.150.2

0.250.3

0.350.4

Tên xã

C(m

g/L)

Nồng độ (mg/L)

Nhận xét kết quả phân tích lần 1:

Qua kết quả phân tích lần một thu được, ta nhận thấy rằng các xã trong địa bàn

huyện Đạ Tẻh có nồng độ asen trong nước ngầm ở mức trung bình, so với chuẩn về

asen thì nồng độ asen trung bình trong nước ngầm tại các xã vẫn ở mức thấp hơn. Tuy

nhiên, trên bảng kết quả cho thấy hai xã: Quảng Trị và Triệu Hải là hai xã có nồng độ

Asen khá cao ở một số vị trí khảo sát. Trong đó, có một mẫu ở Quảng Trị, nồng độ

asen lên đến 0.7119 mg/L, vượt chuẩn 71 lần. Từ kết quả đó, nhóm đã quyết định

khoanh vùng lấy mẫu tại hai xã này, đặc biệt là xã Quảng Trị.

Lần 2: Xem kết quả ở phần phụ lục 1, bảng 2

Bảng 5. Bảng nồng độ asen trung bình 2 xã lấy mẫu lần 2

STT Tên xã Nồng độ(mg/L)

1 Quảng Trị 0.2702

2 Triệu Hải 0.0127

Nồng đô Asen trung bình

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

Quảng Trị Triệu Hải

Tên xã

C(m

g/L)

Nồng đô (mg/L)

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG37

Page 38: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGNhận xét kết quả lấy mẫu và phân tích lần 2:

Sau khi tập trung lấy mẫu và phân tích nước ở hai xã trên, đặc biệt là Quảng Trị,

thu được kết quả cho thấy rằng khu vực thôn 1, xã Quảng Trị là một khu vực có nồng

độ asen trong nước ngầm ở mức báo động, có vị trí nồng độ asen lên đến 1.4414, gấp

144 lần so với TCVN về asen trong nước ngầm.

Nhận xét chung:

Tóm lại, qua kết quả lấy mẫu phân tích asen trong nước ngầm trên địa bàn huyện

Đạ Tẻh, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một số khu vực cụ thể bị nhiễm asen ở mức

nguy hiểm trên địa bàn huyện, đó là hai xã Quảng Trị, Hương Lâm và Triệu Hải, trong

đó đặc biệt phải nói đến là xã Quảng Trị. Và trong xã Quảng Trị, thôn 1 là thôn có

nồng độ asen ở mức báo động. Nếu như người dân ở đây không được cảnh báo về con

số đầy rủi ro này, cứ tiếp tục sử dụng nguồn nước hiện tại thì trong tương lai không xa,

asen trong nước ngầm họ sử dụng sẽ gây cho họ những căn bệnh hiểm nghèo, khó

chữa trị, thậm chí gây tử vong như đã nêu ở những phần trên về tác hại của asen.

IV.2. Dự báo nguy cơ đến sức khỏe con người

Đã từ lâu lắm rồi mọi người đều hiểu asen rất độc hại. Asen độc gấp 4 lần thủy

ngân, khi uống phải một lượng asen bằng nửa hạt đỗ xanh có thể chết ngay. Nhưng

trước đây chỉ biết nó qua tên vị thuốc bắc, trong các quầy thuốc đông y. Thế rồi mãi

đến mười năm gần đây, khi hàng loạt người trên thế giới và ngay cả ở Việt nam bị mắc

những căn bệnh nguy hiểm dẫn đến ung thư, thì mới xét nghiệm nước và chỉ định ra:

asen chính là một thủ phạm. Theo số liệu của WHO cứ 10.000 người thì có 6 người bị

ung thư do sử dụng nước ăn có nồng độ asen lớn hơn 0,01 mg/ lít nước. Thế nhưng

cho đến ngày nay loài người chưa tìm ra được thuốc đặc trị những căn bệnh do nhiễm

asen gây nên.

Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn

mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.

Nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ

nhưng trong thời gian dài sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu

giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp

tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư...

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG38

Page 39: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGNgười uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay

đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen

(biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét).

Bệnh sừng hoá da thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn chân - phần

cơ thể cọ xát nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều lâu ngày sẽ tạo thành các đinh cứng

màu trắng gây đau đớn. Bệnh đen và rụng móng chân có thể dẫn đến hoại tử, rụng dần

từng đốt ngón chân.

Tình trạng nhiễm độc asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang

và thận) hoặc viêm răng, khớp, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Hàm lượng asen trong nước sinh hoạt phải < 0,01 mg/l mới là đạt yêu cầu.

Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khoẻ là khả năng gây đột

biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn

máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các

loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hoá, ung thư da...), tiểu đường, bệnh

gan và các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá, các rối loạn ở hệ thần kinh - ngứa hoặc mất

cảm giác ở chi và khó nghe. Sau 15 - 20 năm kể từ khi phát hiện, người nhiễm độc

thạch tín sẽ chuyển sang ung thư và chết.

IV.3 Biệp pháp khắc phục

IV.3.1. Giải pháp quản lý

Trước tình hình ô nhiễm asen trên địa bàn huyện Đạ Tẻh như đã nghiên cứu ở trên,

các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan cần đưa ra những giải pháp quản lý phù

hợp nhằm giúp người dân tại khu vực này được sử dụng nguồn nước an toàn. Dưới đây

là một số giải pháp quản lý mà nhóm thực hiện đề tài đưa ra:

- Phòng tài nguyên môi trường huyện và các cơ quan ban ngành chức năng cần có

những chính sách nhằm giúp đỡ những người dân tại các khu vực bị nhiễm asen khắc

phục nguồn nước mà họ đang sử dụng.

- Cần có những đề tài nghiên cứu sâu hơn về asen trên địa bàn huyện này như mở

rộng mạng lưới quan trắc nồng độ asen trên địa bàn huyện Đạ Tẻh nhằm phát hiện

thêm những điểm bị ô nhiễm asen ngoài những điểm đã quan trắc để đưa ra được

những kết luận sâu hơn. Từ đó có những biện pháp quản lý asen phù hơp cho từng nơi

có nồng độ khác nhau.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG39

Page 40: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG- Các cơ quan môi trường địa phương cần có những chương trình giáo dục môi

trường về chủ đề asen cho người dân ở khu vực này để họ biết được tác hại thật sự của

asen, không còn mơ hồ, từ đó tìm cách tư vấn ý kiến của các chuyên gia để có giải

pháp xử lý phù hợp với nước giếng của gia đình mình.

IV.3.2. Các biện pháp xử lý

Tình trạng ô nhiễm asen ở mỗi khu vực là khác nhau, có nơi nồng độ vượt chuẩn

không nhiều nhưng cũng có nơi nồng độ vượt chuẩn rất cao. Vì vậy cần có những biện

pháp xử lý asen trong nước ngầm là khác nhau để có thể loại trừ được asen một cách

tốt nhất. Dưới đây là một số giải pháp xử lý asen thông dụng cho quy mô hộ gia đình.

IV.3.2.1. Giới thiệu tổng quan các giải pháp

Keo tụ - Kết tủa

Cộng kết tủa - lắng - lọc đồng thời với quá trình xử lý sắt và/hoặc mangan có sẵn

trong nước ngầm tự nhiên. Đây là phương pháp xử lý đơn giản nhất, bằng cách bơm

nước ngầm từ giếng khoan, sau đó làm thoáng để ôxy hóa sắt, mangan, tạo hydroxyt

sắt và mangan kết tủa. Asen (III) được oxy hóa đồng thời thành asen (V), có khả năng

hấp phụ lên bề mặt của các bông keo tụ hydroxyt sắt hay mangan tạo thành và lắng

xuống đáy bể, hay hấp phụ và bị giữ lại lên bề mặt hạt cát trong bể lọc. Nghiên cứu

của Trung tâm KTMT ĐT & KCN (CEETIA), Trường ĐHXD và Trung tâm CNMT &

PTBV (CETASD), Trường ĐHKHTN ĐHQGHN năm 2000 - 2002 cho thấy công

nghệ hiện đại có tại các nhà máy nước ở Hà Nội, chủ yếu để xử lý sắt và mangan, cho

phép loại bỏ 50 - 80% asen có trong nước ngầm mạch sâu khu vực Hà Nội. Nghiên

cứu gần đây của CETASD và Viện Công nghệ Môi trường Liên bang Thụy Sĩ cho thấy

đối với các hộ gia đình sử dụng giếng khoan đơn lẻ, nơi có hàm lượng sắt cao trong

nước ngầm, mô hình làm thoáng nước ngầm bằng cách phun mưa trên bề mặt bể lọc

cát (lọc chậm), phổ biến ở các hộ gia đình hiện nay, cho phép loại bỏ tới 80% asen

trong nước ngầm cùng với việc loại bỏ sắt và mangan. Những nghiên cứu này cũng đã

chỉ rằng hàm lượng asen trong nước sau khi xử lý bằng phương pháp trên phụ thuộc

nhiều vào thành phần các hợp chất khác trong nước nguồn và trong đa số trường hợp,

không cho phép đạt nồng độ asen thấp dưới tiêu chuẩn, do vậy cần tiếp tục xử lý bằng

các phương pháp khác.

Phương pháp keo tụ đơn giản nhất là sử dụng vôi sống (CaO) hoặc vôi tôi

(Ca(OH)2) để khử asen. Hiệu suất đạt khoảng 40 - 70 %. Keo tụ bằng vôi đạt hiệu suất

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG40

Page 41: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGcao với pH trên 10,5 cho phép đạt hiệu suất khử asen cao, với nồng độ asen ban đầu

khoảng 50 µg/L. Có thể sử dụng để khử asen kết hợp với làm mềm nước. Tuy vậy,

phương pháp này khó cho phép đạt được nồng độ asen trong nước sau xử lý xuống tới

10 mg/L. Một hạn chế của phương pháp sử dụng vôi là tạo ra một lượng cặn lớn sau

xử lý.

Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp keo tụ, kết tủa bằng Sunfat nhôm hay

Clorua sắt.

Oxi hóa

Oxi hóa bằng các chất oxi hóa mạnh: Các chất oxi hóa được phép sử dụng trong

cấp nước như Clo, KMnO4, H2O2, Ozon.

Oxi hóa điện hóa: Có thể xử lý nước chứa asen bằng phương pháp dùng điện cực là

hợp kim và áp dụng cho các hộ sử dụng nước quy mô nhỏ.

Oxy quang hóa: Nhóm các nhà khoa học Ôxtrâylia đã phát minh ra công nghệ loại

bỏ Arsenite (As (III)) và cả các chất hòa tan khác như Sắt, Phosphorus, Sulfur,... khỏi

nước bằng cách đưa chất oxy hóa và chất hấp phụ quang hóa: (chiếu tia cực tím vào

nước rồi sau đó lắng). Chất oxy hóa có thể là oxy tinh khiết hoặc sục khí. Chất hấp phụ

quang hóa có thể là Fe (II), Fe (III), Ca (II). Có thể sử dụng ánh sáng mặt trời làm

nguồn tia cực tím. Phản ứng có thể xảy ra ở nhiệt độ trong phòng và ánh sáng thấp,

không đòi hỏi các thiết bị phức tạp. Do As (III) bị oxy hóa thành As (V) với tốc độ rất

chậm, có thể sử dụng các chất oxy hóa mạnh như Cl2, H2O2 hoặc O3. Phần lớn chi phí

xử lý chính là các chất oxy hóa này.

Hấp phụ

Hấp phụ bằng nhôm hoạt hóa: Nhôm hoạt hóa được sử dụng có hiệu quả để xử lý

nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao. Tuy nhiên, nếu trong nước có các hợp chất

của Selen, Florua, Clorua, Sunffat với hàm lượng cao, chúng có thể cạnh tranh hấp

phụ. Nhôm hoạt hóa có tính lựa chọn cao đối với As (V), vì vậy mỗi lần xử lý có thể

giảm tới 5 - 10 % khả năng hấp phụ. Cần hoàn nguyên và thay thế vật liệu lọc khi sử

dụng.

Cột lọc hấp phụ với Nhôm hoạt hóa dùng cho giếng khoan bơm tay được thiết kế

bởi các nhà khoa học Ấn Độ. Các chuyên gia đã chọn Nhôm hoạt hóa làm vật liệu hấp

phụ, dựa trên đặc tính lựa chọn và công suất hấp phụ cao đối với asen, khả năng hoàn

nguyên, nguồn cung cấp sẵn có và bỏ qua được yêu cầu sử dụng hóa chất. Phương

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG41

Page 42: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGpháp này tương đối thuận lợi, nhất là cho các vùng nông thôn nghèo. Chỉ cần đổ nước

giếng cần xử lý qua lớp vật liệu lọc. Thời gian làm việc của thiết bị phụ thuộc vào chất

lượng nước và hàm lượng sắt trong nước nguồn. Hàm lượng sắt trong nước nguồn

càng cao, hiệu suất khử asen càng cao và chu kỳ làm việc trước khi hoàn nguyên càng

tăng.

Hấp phụ bằng oxyt nhôm hoạt hóa: Công ty Project Earth Industries (PEI Inc.) đã

chế tạo ra một loại vật liệu hấp phụ rẻ tiền, có nguồn gốc từ nhôm, có khả năng tách

asen ở 2 dạng tồn tại phổ biến ở trong nước là As (III) và As (V). Vật liệu hấp phụ này

có đặc tính hóa học, diện tích bề mặt và độ rỗng cao, có khả năng hấp phụ cao hơn 10

lần so với các vật liệu thông thường khi có mặt các Ion cạnh tranh. Cường độ hấp phụ

nhanh, cho phép đạt hiệu suất cao, lượng asen sau xử lý đạt dưới mức giới hạn tìm

thấy của thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm. Loại vật liệu này cũng đã được thử

nghiệm tính không độc hại theo tiêu chuẩn của cơ quan BVMT Mỹ và đã được thử

nghiệm ở Ấn Độ và Bangladesh (1998, 1999). Thiết bị khử Asen của PEI được lắp đặt

ở Lalpur, Chakdah, Tây Bengal. Với công suất 1.000 l/ngđ, thiết bị thử nghiệm cho

phép giảm Asen từ giá trị trung bình ban đầu 340 ppb xuống dưới 50 ppb (Tiêu chuẩn

nước uống của Bangladesh).

Hấp phụ bằng vật liệu Laterite: Laterite là loại đất axit có màu đỏ, rất phổ biến ở

các vùng nhiệt đới. Thành phần chủ yếu của laterite là các hydroxyt sắt và nhôm, hoặc

các oxyt ngậm nước của chúng, và một lượng nhỏ các hợp chất của mangan, titan. Ở

điều kiện tự nhiên, loại đất sét này có điện tích bề mặt dương, có khả năng hấp phụ các

chất bẩn mang điện tích âm như arsenic. Có thể đưa laterite trực tiếp vào nước cần xử

lý như chất hấp phụ, sau đó để lắng, hoặc có thể sử dụng làm vật liệu hấp phụ trong bể

lọc. Tại Ấn Độ, người ta đã nghiên cứu thực nghiệm để xử lý asen với nồng độ cao

trong nước ngầm bằng laterite theo tỷ lệ 5 g laterite/100 ml nước. Hiệu suất xử lý đạt

50 - 90 %. Hiệu suất có thể đạt cao hơn khi xử lý laterite trước bằng dung dịch HNO3

0,01 M.

Ngoài ra, còn nhiều vật liệu hấp phụ khác đã và đang được nghiên cứu ứng dụng để

loại bỏ asen trong nước ngầm.

Sử dụng viên sắt có chứa Clo: Khi đưa những viên sắt vào trong nước, clo có tác

dụng làm chất oxy hóa, chuyển As (III) thành As (V). Sau đó As (V) sẽ bị hấp phụ lên

các bông hydroxyt sắt đã tạo thành. Sau đó khuấy trộn, để lắng rồi gạn nước trong

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG42

Page 43: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGhoặc lọc qua ống lọc. Cặn lắng chứa asen được thải ra bãi phế thải. Asen ở đây chuyển

hóa sang thể bay hơi AsH3 và khuếch tán vào không khí.

So sánh hiệu quả khử asen bằng thiết bị keo tụ - lắng (Jar Test) với 3 loại phèn keo

tụ khác nhau: FeCl3, FeSO4, Al2 (SO4)3. Kết quả cho thấy FeCl3 cho phép đạt hiệu suất

khử asen cao nhất: hơn 90 %.

Sử dụng mạt sắt kết hợp với cát: Công nghệ này do các chuyên gia Trường ĐHTH

Connecticut, Mỹ đưa ra. Người ta sử dụng cột lọc với vật liệu hấp phụ bằng mặt sắt

trộn lẫn với cát thạch anh. Nước ngầm được trộn lẫn với sulfat bari và lọc qua cột lọc.

Mạt sắt là các ion sắt hóa trị 0, khử asen vô cơ thành dạng kết tủa cùng với sắt, hỗn

hợp kết tủa, hay kết hợp với sulfat tạo pyrit asen. Phương pháp này có thể được áp

dụng để lắp đặt một thiết bị xử lý nước riêng biệt, hay lắp đặt như một chi tiết trong

thiết bị xử lý nước giếng khoan, asen trong nước sau xử lý đạt dưới 27 mg/L.

Hydroxyt sắt: Hydroxyt sắt dạng hạt được sử dụng trong cột hấp phụ. Công nghệ

này kết hợp những ưu điểm của phương pháp keo tụ - lọc, có hiệu suất xử lý cao và

lượng cặn sinh ra ít, với phương pháp nhôm hoạt hóa, có ưu điểm là đơn giản. Hạt

hydroxit sắt được sản xuất từ dung dịch FeCl3 bằng cách cho phản ứng với dung dịch

NaOH. Kết tủa tạo thành được rửa sạch, tách nước bằng quay ly tâm và tạo hạt dưới áp

suất cao. Vật liệu này có khả năng hấp phụ cao. Nồng độ asen trong nước trước xử lý

100 - 180 mg/L, sau xử lý đạt < 10 mg/L.

Kết hợp phương pháp oxi hóa, hấp phụ - lọc với trồng cây hay oxi hóa với lọc cát

và trồng cây. Một số loài thực vật như thủy trúc (Cyperus Alternifolius hay cây Thalia

dealbata) hoặc khoai nước Colocasia Esculenta cũng cho hiệu suất loại bỏ asen khỏi

nước.

Trao đổi Ion

Đây là quá trình trao đổi giữa các ion trong pha rắn và pha lỏng, mà không làm

thay đổi cấu trúc của chất rắn. Có thể loại bỏ các ion asenat (As (V)) trong nước bằng

phương pháp trao đổi ion với vật liệu trao đổi gốc anion axit mạnh (Cl-). Loại vật liệu

trao đổi ion này có ưu điểm là có thể sử dụng dung dịch muối đậm đặc NaCl để hoàn

nguyên hạt trao đổi ion đã bão hòa asen. Nồng độ Asen sau xử lý có thể hạ thấp tới

dưới 2 ppb. Tuy nhiên công nghệ trao đổi ion tương đối phức tạp, ít có khả năng áp

dụng cho từng hộ gia đình đơn lẻ.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG43

Page 44: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGCông nghệ lọc

Công nghệ lọc qua lớp vật liệu lọc là cát: asen được loại bỏ khỏi nước trong bể lọc

cát là nhờ sự đồng kết tủa với Fe (III) trên bề mặt của các hạt cát và không gian giữa

các lỗ rỗng trong lớp cát. Fe (II) ở dạng hòa tan trong nước, sẽ bị oxi hóa bởi oxi của

không khí để tạo thành Fe (III). Hidroxit Fe (III) sẽ được hấp phụ trên bề mặt các hạt

cát và tạo thành một lớp hấp phụ mỏng. asen (V) và asen (III) trong nước sẽ hấp phụ

vào lớp Fe(OH)3 đó và bị giữ lại ở lớp vật liệu lọc. Kết quả, nước ra khỏi bể lọc đã

được giải phóng khỏi sắt và asen.

Công nghệ lọc màng: Sử dụng các màng bán thấm, chỉ cho phép nước và một số

chất hòa tan đi qua, để làm sạch nước. Công nghệ lọc màng cho phép có thể tách bất

cứ loại chất rắn hòa tan nào ra khỏi nước, kể cả asen. Tuy nhiên, phương pháp này

thường rất đắt và do đó thường được sử dụng trong những trường hợp cần thiết, bắt

buộc, khó áp dụng các phương pháp khác như khử muối, loại bỏ một số ion như asen...

Có nhiều loại màng lọc được sử dụng như vi lọc, thẩm thấu ngược, điện thẩm tách,

siêu lọc và lọc nano.

Hiệu suất và chi phí cho quá trình lọc màng phụ thuộc vào chất lượng nước nguồn

và yêu cầu chất lượng nước sau xử lý. Thông thường, nếu nước nguồn càng bị ô

nhiễm, yêu cầu chất lượng nước sau xử lý càng cao, thì màng lọc càng dễ bị tắc bởi

các tạp chất bẩn, cặn lắng và cặn sinh vật (tảo, rêu, vi sinh vật ...).

IV.3.2.2. Các mô hình công nghệ và thiết bị xử lý asen thông dụng cho quy mô hộ

gia đình

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện hàng loạt các sản phẩm lọc và loại

bỏ asen trong nước, các sản phẩm đều hoạt động theo các nguyên lý của các phương

pháp nêu trên. Dưới đây là một số sản phẩm lọc asen phổ biến, dễ sử dụng, đơn giản,

giá thành hợp lý, đặc biệt là hiệu quả xử lý cao.

Mô hình oxy hoá Asen bằng titan dioxit thực hiện dưới ánh nắng mặt trời

"Xử lý asen trong nước ăn uống cho vùng nông thôn bằng năng lượng mặt trời" là

một giải pháp mới của Trung tâm công nghệ hoá học và Môi trường Thành phố Hồ

Chí Minh nhằm tạo ra một công nghệ và thiết bị lợi dụng nguồn năng lượng dồi dào,

giá thành thấp, dễ phổ biến, thích hợp với hộ gia đình hoặc cụm dân cư vùng nông

thôn.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG44

Page 45: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Để góp phần đa dạng hoá các phương pháp xử lý asen, Trung tâm đã đưa ra giải

pháp thực hiện quá trình oxy hoá như một chất xúc tác hoạt động mạnh dưới ánh nắng

mặt trời là titan đioxit, tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời dồi dào quanh năm.

Chất xúc tác này không tiêu hao hoặc mất đi trong suốt quá trình sử dụng. Hơn nữa,

titan dioxit là một chất rất rẻ tiền không độc hại, được sử dụng trong mỹ phẩm, làm bột

màu trắng pha sơn.

Sử dụng năng lượng mặt trời để thực hiện quá trình oxy hoá áp dụng vào xử lý

nước cấp và nước thải là thế mạnh của Trung tâm Công nghệ Hoá học và Môi trường.

Trong 5 năm qua, Trung tâm đã tiến hành nhiều về đề tài nghiên cứu khoa học về các

quá trình oxy hoá bằng titan dioxit thực hiện dưới ánh nắng mặt trời nhằm áp dụng vào

xử lý nước ngầm ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long bị nhiễm asen nổi lên

thành mối quan tâm của cả nước, ý tưởng áp dụng năng lượng mặt trời để tạo ra một

công nghệ mới, tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên vào mục đích sử dụng

asen đã được Trung tâm nghiên cứu xây dựng mô hình thiết bị xử lý asen trong nước

uống bằng công nghệ mới nói trên ở 2 quy mô: quy mô hộ gia đình (trung bình có 5

người sử dụng) và quy mô cụm dân cư (với khoảng 5-10 gia đình sử dụng), đồng thời

giới thiệu chi tiết thiết bị khử asen bằng năng lượng mặt trời để phổ biến đại trà....

Xử lý Asen tại gia đình bằng bình lọc Asen Free

Với định hướng tìm kiếm loại vật liệu từ khoáng chất tự nhiên để xử lý asen (thạch

tín) làm ô nhiễm nước, GS.TS Trần Hồng Côn và cộng sự tại khoa hóa Trường ĐH

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG45

Page 46: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGKhoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) tìm ra nguyên liệu đất sét, đá ong, đá son

(limônit) đã được biến tính để chế tạo thành công thiết bị xử lý asen trong nước sinh

hoạt.

Bình lọc có cấu tạo như các bình lọc thông thường nhưng bộ cột lọc có tính năng

oxy hóa và hấp thụ để giữ lại asen. Thiết bị lọc này có cấu tạo rất đơn giản, gồm một

chiếc thùng có hai ngăn bằng inox. Ngăn thứ nhất (đầu vào) chứa một cột lọc với kích

cỡ 75m3 hoặc 300m3 nước. Khi nước chảy qua cột lọc, asen trong nước bị oxy hóa, các

hạt đất sét, đá ong và đá son biến tính trong đó sẽ giữ lại asen và mangan. Nước sạch

sẽ chảy vào thùng thứ hai, có thể sử dụng.

Với thiết bị nói trên, asen thu hồi triệt để có thể sử dụng vào mục đích khác hoặc

đem chôn lấp an toàn. Thiết bị này cũng đã được thử nghiệm để lọc nước giếng khoan

tại khu tập thể 51 Cảm Hội, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong

mười ngày liên tục. Kết quả cho thấy trước khi lọc nồng độ asen trong nước tại khu

vực trên dao động từ 0,186-0,198mg/L vào mùa khô, sau khi xử lý còn nhỏ hơn

0,01mg/L, dưới giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tiêu chuẩn VN

về asen.

Theo tính toán, thiết bị xử lý asen qui mô hộ gia đình bằng inox có dung tích 20 lít,

phục vụ nhu cầu nước ăn uống, giá thành không cao, từ 300.000 - 400.000 đồng/bình.

Trung bình một năm phải thay cột hấp thụ một lần với chi phí khoảng 20.000 đồng.

Thiết bị lọc asen này đã được tổ chức UNICEF và Viện Khoa học công nghệ Việt

Nam chứng nhận nồng độ asen sau khi xử lý là 3ppb, dưới mức tiêu chuẩn của Tổ

chức Y tế Thế giới là 10 ppb.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG46

Page 47: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Bình lọc asen trong nước sinh hoạt. Ảnh do

tác giả cung cấp.

Chất hấp phụ - đá

ong sau khi đã được

biến tính. Ảnh do

tác giả cung cấp.

Sử dụng công nghệ oxi hóa – kết tủa

Đại tá, Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Huy Du và Thạc sĩ, thượng tá Trần Quang Ánh thuộc

TTCNXLMT cho biết: Từ lâu Trung tâm đã tập trung nghiên cứu phương pháp xử lý

asen bằng công nghệ ôxy hóa-kết tủa thông qua thiết bị lọc và đến đầu năm 2004 chính

thức giao cho Thượng tác, Thạc sĩ Trần Quang Ánh làm chủ nhiệm đề tài . Được giao

chủ nhiệm đề tài, thượng tá Trần Quang Ánh và hai cộng sự là trung úy Phạm Việt

Đức và thiếu úy Nguyễn Phi Hùng đã phải đọc hàng nghìn trang tài liệu trong và ngoài

nước, đối chiếu với tình hình thực tế và tham gia các buổi hội thảo, trình diễn về

phương pháp xử lý nhiễm asen do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Trung

tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tổ chức.

Ngày 9-12-2004, Viện Công nghệ môi trường thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên

và Công nghệ Quốc gia đã tổ chức phân tích trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

AAS 300-MHS với độ nhạy 0,0001mg/lít cho cả 6 công nghệ thiết bị xử lý asen của

các đơn vị khoa học tham gia nghiên cứu. Công nghệ xử lý bằng phương pháp ôxy

hóa-kết tủa của trung tâm với 4 mẫu nước thử của 4 nồng độ asen khác nhau. Kết quả

phương pháp xử lý của trung tâm đã lọc asen đạt kết quả tốt nhất: asen sau xử lý của

mẫu 0,05 mg/L chỉ còn 0,001 mg/L; 0,25 mg/L còn 0,002 mg/L; 0,5 mg/L còn 0,004

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG47

Page 48: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGmg/L và 0,1 mg/L còn 0,0007 mg/L. Cả 4 mẫu thử đều thấp hơn nhiều lần nồng độ

asen trong nước cho phép của Bộ Y tế (0,001 mg/L).

Ngoài ra, công nghệ xử lý của Trung tâm còn loại bỏ được sắt, mangan, kim loại

nặng khác và những vi khẩn có hại, giá đầu tư rẻ, dễ sử dụng, vì nguyên liệu hầu hết

trong nước sản xuất được. Cách xử lý mới này còn có ưu điểm là rất dễ làm: Từ kết

quả phân tích asen, chỉ cần một thiết bị lọc đưa chất ôxy hóa (canxi – hypoclorit) vào

nước để tạo phản ứng hóa học, theo tỷ lệ từ 1,5 đến 3 gam./m3, tùy mức độ nhiễm

asen, sau đó dùng phèn chua hòa tan để đẩy chất kết tủa lắng xuống đáy bể chứa, tầng

nước mặt trong bể được thẩm thấu qua cột lọc than hoạt tỉnh và cát, trước khi đưa ra

sử dụng.

Phương pháp này chỉ cần phổ biến một lần là mọi người dân có thể tự làm được.

Tháng 12-2004, thiết bị lọc nước của Trung tâm đã được sử dụng trong các đơn vị

quân đội, nhất là các đồn biên phòng và cấp cho đồng bào miền Trung trong vùng bị

bão lụt. Tổ chức UNICEF tại Việt Nam cũng đã đạt hàng trung tâm làm 500 bộ cấp

cho 34 tỉnh trong toàn quốc.

Sử dụng bể lọc cát để xử lý Asen quy mô hộ gia đình

Sử dụng bể lọc cát nhằm loại bỏ asen trong nước giếng khoan là một giải pháp rất

hiệu quả và phù hợp với tình hình cụ thể hiện nay. Nó là một biện pháp giảm thiểu kịp

thời tác động của asen trong nước uống trước khi bà con nông dân được cung cấp

nguồn nước sạch đủ tiêu chuẩn quốc gia từ những nhà máy lọc nước chính quy.

Để góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của asen đến sức khoẻ, nhóm điều tra đã đánh

giá phương pháp sử dụng bể lọc cát để loại bỏ asen, một phương pháp đơn giản, giá

thành thấp và dễ áp dụng. Mô hình bể lọc cát đã và đang được áp dụng rất hiệu quả

trong các gia đình ở vùng đồng bằng sông Hồng với mục đích loại bớt sắt. Nếu mô

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG48

Page 49: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGhình này được áp dụng nhân rộng tại các khu vực nông thôn chưa có hệ thống cấp

nước tập trung thì sẽ làm giảm đáng kể ảnh hưởng của asen trong nước sinh hoạt đến

sức khoẻ của người dân.

Bể lọc trong các gia đình nông thôn Việt Nam thông thường được thiết kế gồm hai

bể, bể trên chứa vật liệu lọc như cát có sẵn ở địa phương, bể dưới dùng để chứa nước

đã lọc (ảnh trên). Khi nước ngầm được bơm lên bể lọc và chảy qua tầng cát, asen sẽ

được cộng kết với Fe(OH)3 và được giữ lại trên bề mặt cát. Loại bể này vốn được dùng

để loại bớt sắt trong nước giếng.

Việc xây dựng bể lọc ít tốn kém, dễ làm, chỉ cần dùng những nguyên liệu có sẵn,

cải thiện được mùi và màu vàng của nước nên được các hộ dân ở vùng châu thổ sông

Hồng tự phổ biến cho nhau. Như vậy, bà con đã áp dụng một phương pháp giảm bớt

asen trong nguồn nước ngầm tại các khu vực bị ô nhiễm.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG49

Page 50: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

V.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đưa ra những kết luận sau:

- Nồng độ asen trong nước ngầm trên địa bàn huyện Đạ Tẻh ở mức trung bình, có

nhiều nơi nồng độ asen vẫn ở mức an toàn cho con người. Tuy nhiên, ở một số xã như:

Hương Lâm, Triệu Hải, Quảng Trị, nồng độ asen đã lên mức vượt chuẩn, đặc biệt là

các giếng ngầm của xã Quảng Trị, có những giếng khoan có nồng độ vượt chuẩn gấp 7

lần, có nơi gấp hơn bảy mươi lần.

- Như vậy, nồng độ asen ở các vị trí thuộc các xã này đã cho ta một cảnh báo về

nguy cơ rủi ro đến sức khỏe con người.

- Những số liệu mà đề tài có được đã cung cấp một thông tin vô cùng quan trọng về

chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, từ đó là hướng đi cho những đề tài

nghiên cứu asen trong nước ngầm sau này trên địa bàn huyện. Các nghiên cứu về sau

có thể dựa trên kết quả của đề tài này để chia nhỏ ô lưới lấy mẫu quan trắc nồng độ

asen nhằm tìm ra từng khu vực nhỏ bị nhiễm asen.

V.2. Kiến nghị

Các số liệu về asen trên địa bàn huyện Đạ Tẻh trong nghiên cứu này cung cấp cho

phòng tài nguyên môi trường của huyện hay sở tài nguyên môi trường tỉnh Lâm Đồng

để họ có những hướng giải quyết về ô nhiễm asen cho khu vực nghiên cứu này, giúp

người dân biết cách phòng tránh và tìm giải pháp xử lý phù hợp với nguồn nước mà

mình đang sử dụng. Tuy nhiên, đề tài có hạn nên chỉ mới quan trắc được một số điểm

đại diện ở mỗi xã vì vậy những số liệu mà đề tài đưa ra chưa cụ thể và rõ ràng. Để đề

tài phát triển và có những kết luận cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu đưa ra một số định

hướng sau:

- Khoanh vùng các xã đã xác định là có nồng độ asen cao ở nghiên cứu trên để chia

nhỏ ô lưới quan trắc, lấy thêm nhiều mẫu nước giếng khoan tại các xã này nhằm xác

định nồng độ asen trung bình trong nước ngầm của mỗi xã một cách chính xác nhất.

- Sau khi đã có những số liệu đó, tính toán mức rủi ro mà asen gây ra cho con người

tại nồng độ đã xác định được.

- Với những rủi ro tính được đó, ta có thể sử dụng những số liệu đó cùng những

thông tin về asen tuyên truyền giảng giải cho người dân đang sử dụng những nguồn

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG50

Page 51: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGnước bị ô nhiễm asen đó để họ biết được tác hại của asen đối với sức khỏe con người

từ đó tìm ra giải pháp xử lý phù hợp với nguồn nước mà họ đang sử dụng.

- Nhóm thực hiện rất mong muốn các cơ quan về môi trường trong tỉnh quan tâm

đến vấn đề này, có những đầu tư thích đáng cho những nghiên cứu sâu hơn về sau, đưa

ra những giải pháp hợp lý nhằm mang lại nguồn nước sạch và an toàn cho người dân.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG51

Page 52: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Phạm Luận , Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử , Giáo trình cơ sở lí thuyết, Hà

Nội.

2. Đại học Khoc học Tự nhiên, Hội thảo Quốc tế- Ô nhiễm Asen: Hiện trạng tác

động đến sức khoẻ con người và các giải pháp phòng ngừa. 2000.

3. TCVN 6182/1996- Chất lượng nước, xác định As trong nước.

4. Luận Văn Th.S Hóa Học Lê Thị Hải – Định Lượng Asen bằng phương pháp kích

hoạt Notron.

5. TCVN 6626 – 2000 của Bộ tài nguyên môi trường: Phương pháp phân tích Asen

bằng hấp thụ nguyên tử AAS.

6. TCVN 6000 – 1995: Chất lượng nước, lấy mẫu, hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

7. Các tài liệu từ Internet: Sưu tầm các tài liệu trên các trang web như:

- Diendandaihoc.com

- Tailieu.vn

- Yeumoitruong.com.vn

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG52

Page 53: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGPHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

1.Bảng 1. Kết quả phân tích lần 1

Chủ hộ Địa chỉ Độ sâu

(m)

TGSD

(Năm)

Loại giếng

(Khoan/đào

)

Tên

mẫu số

Nồng độ

(mg/L)

1. Nguyễn Văn

Thanh

Thôn 9,

TT Đạ Tẻh

7 28 Đào 2 0.0008

2. Chu Quang

Bảo

Thôn 4A,

TT Đạ

Tẻh.

10 27 Đào 7 0.0008

3. Đàm Văn Dân Thôn 10,

TT Đạ

Tẻh.

7 10 Đào 11 0.0008

4. Nguyễn Văn

Thoàn

Thôn 8A,

TT Đạ

Tẻh.

7 10 Đào 13 0.0008

5. Nguyễn Văn

Thế

KP 5,

TT Đạ

Tẻh.

9 21 Đào 17 0.0014

6. Nguyễn

Phong Ba

KP 6A,

TT Đạ

Tẻh.

37 1.5 Khoan 27 0.0028

7. Lâm Phương Thôn 3B,

TT Đạ

Tẻh.

8 20 Đào 20 0.0032

8. Nguyễn Trung

Kiên

Thôn 7,

TT Đạ

Tẻh.

12 25 Đào 33 0.0014

9. Hoàng văn

Đợi

Thôn 7,

Xã Mỹ

Đức.

12 6 Đào 6 0.0011

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG53

Page 54: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

10. Lê Văn

Thắng

Thôn 5,

Xã Mỹ

Đức.

10 10 Đào 16 0.0007

11. Trần Xuân

Chiến

Thôn 4,

Xã Mỹ

Đức.

11 2 Đào 18 0.0006

12. Nguyễn

Mạnh Hùng

Thôn 2,

Xã Mỹ

Đức.

11 2 Khoan 32 0.0014

13. Đỗ Tiến Cử Thôn 3,

Xã Hà

Đông.

10 20 Đào 15 0.0012

14. Lê Quang

Vị

Thôn 5,

Xã Quốc

Oai.

14 10 Khoan 12 0.0023

15. K’ Rời Thôn 7,

Xã Quốc

Oai.

13 4 Đào 21 0.0008

16. Hoàng Văn

Cường

Thôn 2,

Xã Quốc

Oai.

8 11 Đào 22 0.0015

17. Nguyễn Văn

Thêu

Thôn 10,

Xã Đạ

Kho.

38 1 Khoan 14 0.0357

18. Nguyễn

Trung Chỉnh

Thôn 9,

Xã Đạ

Kho.

41 1/6 Khoan 34 0.0064

19. Đỗ Viết Út Thôn 7,

Xã Đạ

Kho.

36 5 Khoan 4 0.0104

20. Châu Hoàng

Dũng

Thôn 3,

Xã Đạ

34 3 Khoan 25 0.0080

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG54

Page 55: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Kho.

21. Nguyễn Văn

Từng

Thôn 4,

xã Đạ Kho.

38 ¾ Khoan 29 0.0051

22. Lê Quang

Hùng

Thôn 1B,

Xã Triệu

Hải.

34 3 Khoan 24 0.007

23. Lê Đình

Nhưng

Thôn 4B,

xã Triệu

Hải.

36 2 Khoan 26 0.0329

24. Nguyễn

Ngọc Duy

Thôn Bình

Hòa, xã Đạ

Pal.

30 3 Khoan 23 0.0045

25. Trần Túy Thôn

Hương

Vân 1, xã

Hương

Lâm.

26 3.5 Khoan 8 0.0777

26. Nguyễn

Thanh Hải

Thôn

Hương

Vân 1, xã

Hương

Lâm.

47 3 Khoan 1 0.0145

27. Nguyễn Văn

Đức

Thôn 5A,

xã An

Nhơn.

18 2 Đào 28 0.0121

28. K’ Miếu Buôn Tố

Lan, xã An

Nhơn.

30 12 Khoan 5 0.0093

29. Nông Văn

Long

Thôn 3,

xã an

Nhơn.

26 4 Khoan 10 0.0079

30. Âu Văn Cát Thôn 4A, 70 3 Khoan 31 0.0074

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG55

Page 56: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

xã An

Nhơn.

31. Lương Điền Thôn

Hương

Bình 1,

xã Đạ Lây.

8 5 Đào 9 0.0013

32. Nguyễn Tất

Minh

Thôn 4,

Thuận Lộc,

xã Đạ Lây.

42 2 Khoan 30 0.0093

33. Tôn Thất

Quý

Thôn Lộc

Hòa, xã Đạ

Lây.

42 3.5 Khoan 35 0.0043

34. Phạm Phú

Linh

Thôn 1,

xã Quảng

Trị.

35 2 Khoan 19 0.7119

35. Hồ Nép Thôn 5,

xã Quảng

Trị.

10 27 Đào 3 0.0007

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG56

Page 57: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG2. Bảng 2. Kết quả phân tích lấy mẫu lần 2

Chủ hộ Địa chỉ Độ sâu

(m)

TGSD

(Năm)

Loại giếng

(Khoan/đào)

Nồng độ

asen (mg/L)

1. Nguyễn Cảnh Thôn 1,

xã Quảng Trị

50 1 Khoan 0,6687

2. Phạm Văn

Lương

Thôn 7,

Xã Quảng Trị

10 30 Đào 0,0097

3. Lê Văn Thủy Thôn 4A,

Xã Triệu Hải

7 32 Đào 0,0044

4. Mai Thanh

Bình

Thôn 4,

Xã Quảng Trị

11 24 Đào 0,0062

5. Đào Đình

Hoằng

Thôn 4,

Xã Quảng Trị

6,5 15 Đào 0,0026

6. Nguyễn Anh

Trị

Thôn 3,

Xã Quảng Trị

8 13 Đào 0,0030

7. Lê Hoài Anh Thôn 2,

Xã Quảng Trị

7 16 Đào 0,0029

8. Nguyễn Hồng

Hòe

Thôn 1,

Xã Quảng Trị

50 4 Khoan 1,4414

9. Hồ Minh

Chiến

Thôn 1,

Xã Quảng Trị

7 20 Đào 0,0269

10.Nguyễn Công

Rồi

Thôn 1B,

Xã Triệu Hải

6 20 Đào 0,0257

11. Nguyễn Hữu

Sách

Thôn 1B,

Xã Triệu Hải

6 11 Đào 0,0079

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG57

Page 58: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG1.Bảng 1. Kết quả phân tích lần 1Chủ hộ Địa chỉ Độ sâu

(m)

TGSD

(Năm)

Loại giếng

(Khoan/đào)

Tên

mẫu số

Nồng độ

(mg/L)

Vị trí số

(GPS)

1. Nguyễn Văn

Thanh

Thôn 9,

TT Đạ Tẻh

7 28 Đào 2 0.0008 764

2. Chu Quang

Bảo

Thôn 4A,

TT Đạ Tẻh.

10 27 Đào 7 0.0008 765

3. Đàm Văn Dân Thôn 10,

TT Đạ Tẻh.

7 10 Đào 11 0.0008 751

4. Nguyễn Văn

Thoàn

Thôn 8A,

TT Đạ Tẻh.

7 10 Đào 13 0.0008 763

5. Nguyễn Văn

Thế

KP 5,

TT Đạ Tẻh.

9 21 Đào 17 0.0014 762

6. Nguyễn Phong

Ba

KP 6A,

TT Đạ Tẻh.

37 1.5 Khoan 27 0.0028 761

7. Lâm Phương Thôn 3B,

TT Đạ Tẻh.

8 20 Đào 20 0.0032 758

8. Nguyễn Trung

Kiên

Thôn 7,

TT Đạ Tẻh.

12 25 Đào 33 0.0014 760

9. Hoàng văn

Đợi

Thôn 7,

Xã Mỹ

Đức.

12 6 Đào 6 0.0011 752

10. Lê Văn

Thắng

Thôn 5,

Xã Mỹ

Đức.

10 10 Đào 16 0.0007 753

11. Trần Xuân

Chiến

Thôn 4,

Xã Mỹ

Đức.

11 2 Đào 18 0.0006 754

12. Nguyễn

Mạnh Hùng

Thôn 2,

Xã Mỹ

Đức.

11 2 Khoan 32 0.0014 755

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG58

Page 59: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

13. Đỗ Tiến Cử Thôn 3,

Xã Hà

Đông.

10 20 Đào 15 0.0012 756

14. Lê Quang Vị Thôn 5,

Xã Quốc

Oai.

14 10 Khoan 12 0.0023 750

15. K’ Rời Thôn 7,

Xã Quốc

Oai.

13 4 Đào 21 0.0008 749

16. Hoàng Văn

Cường

Thôn 2,

Xã Quốc

Oai.

8 11 Đào 22 0.0015 757

17. Nguyễn Văn

Thêu

Thôn 10,

Xã Đạ

Kho.

38 1 Khoan 14 0.0357 790

18. Nguyễn

Trung Chỉnh

Thôn 9,

Xã Đạ

Kho.

41 1/6 Khoan 34 0.0064 791

19. Đỗ Viết Út Thôn 7,

Xã Đạ

Kho.

36 5 Khoan 4 0.0104 785

20. Châu Hoàng

Dũng

Thôn 3,

Xã Đạ

Kho.

34 3 Khoan 25 0.0080 787

21. Nguyễn Văn

Từng

Thôn 4,

xã Đạ Kho.

38 ¾ Khoan 29 0.0051 792

22. Lê Quang

Hùng

Thôn 1B,

Xã Triệu

Hải.

34 3 Khoan 24 0.007 781

23. Lê Đình

Nhưng

Thôn 4B,

xã Triệu

Hải.

36 2 Khoan 26 0.0329 780

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG59

Page 60: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

24. Nguyễn Ngọc

Duy

Thôn Bình

Hòa, xã Đạ

Pal.

30 3 Khoan 23 0.0045 779

25. Trần Túy Thôn

Hương Vân

1, xã

Hương

Lâm.

26 3.5 Khoan 8 0.0777 772

26. Nguyễn

Thanh Hải

Thôn

Hương Vân

1, xã

Hương

Lâm.

47 3 Khoan 1 0.0145 774

27. Nguyễn Văn

Đức

Thôn 5A,

xã An

Nhơn.

18 2 Đào 28 0.0121 775

28. K’ Miếu Buôn Tố

Lan, xã An

Nhơn.

30 12 Khoan 5 0.0093 773

29. Nông Văn

Long

Thôn 3,

xã an

Nhơn.

26 4 Khoan 10 0.0079 776

30. Âu Văn Cát Thôn 4A,

xã An

Nhơn.

70 3 Khoan 31 0.0074

31. Lương Điền Thôn

Hương

Bình 1,

xã Đạ Lây.

8 5 Đào 9 0.0013 770

32. Nguyễn Tất

Minh

Thôn 4,

Thuận Lộc,

xã Đạ Lây.

42 2 Khoan 30 0.0093 771

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG60

Page 61: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

33. Tôn Thất

Quý

Thôn Lộc

Hòa, xã Đạ

Lây.

42 3.5 Khoan 35 0.0043 769

34. Phạm Phú

Linh

Thôn 1,

xã Quảng

Trị.

35 2 Khoan 19 0.7119 778

35. Hồ Nép Thôn 5,

xã Quảng

Trị.

10 27 Đào 3 0.0007 777

2. Bảng 2. Kết quả phân tích lấy mẫu lần 2

Chủ hộ Địa chỉ Độ

sâu

(m)

TGSD

(Năm)

Loại giếng

(Khoan/đào)

GPS Vị trí

số

(GPS)

1. Nguyễn

Cảnh

Thôn 1,

xã Quảng

Trị

50 1 Khoan 0,6687 865

2. Phạm Văn

Lương

Thôn 7,

Xã Quảng

Trị

10 30 Đào 0,0097 853

3. Lê Văn

Thủy

Thôn 4A,

Xã Triệu

Hải

7 32 Đào 0,0044 851

4. Mai Thanh Thôn 4, 11 24 Đào 0,0062 854

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG61

Page 62: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

Bình Xã Quảng

Trị

5. Đào Đình

Hoằng

Thôn 4,

Xã Quảng

Trị

6,5 15 Đào 0,0026 860

6. Nguyễn

Anh Trị

Thôn 3,

Xã Quảng

Trị

8 13 Đào 0,0030 861

7. Lê Hoài

Anh

Thôn 2,

Xã Quảng

Trị

7 16 Đào 0,0029 863

8. Nguyễn

Hồng Hòe

Thôn 1,

Xã Quảng

Trị

50 4 Khoan 1,4414 864

9. Hồ Minh

Chiến

Thôn 1,

Xã Quảng

Trị

7 20 Đào 0,0269 866

10. Nguyễn

Công Rồi

Thôn 1B,

Xã Triệu

Hải

6 20 Đào 0,0257 867

11. Nguyễn

Hữu Sách

Thôn 1B,

Xã Triệu

Hải

6 11 Đào 0,0079 868

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG62

Page 63: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

3. Bảng 3. Tiêu chuẩn lấy mẫu theo TCVN 6000 – 1995.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG63

Page 64: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

4. Phương pháp phân tích asen AAS theo TCVN 6626 – 2000

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG64

Page 65: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

TCVN 6626: 2000 XÁC ĐỊNH ASEN – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ

LỜI NóI ĐẦUTCVN 6626: 2000 hiện tại tương đương với ISO 11969: 1996TCVN 6626: 2000 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lượng Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường ban hành.Cảnh báo – Asen và hợp chất asen rất độc và coi là một nguồn gây ung thư chết người. Tránh hít phải. Mọi phịng hộ cá nhân cần làm tốt khi tiếp xúc với asen và hợp chất asen.1. Phạm vi ứng dụngTiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định asen, gồm cả asen liên kết với các hợp chất hữu cơ trong nước uống, nước ngầm và nước mặt ở nồng độ từ 1g/l đến 10 g/l. Nếu nồng độ asen lớn hơn thì dùng cách pha loãng mẫu.2. Tiêu chuẩn trích dẫnISO 5667-1:1980 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần một: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2:1991) Chất lượng lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu.TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3: 1991) Chất lượng nước – lấy mẫu – Hướng dẫn bảo quẩn mẫu.3. Nguyên tắcPhương pháp dựa trên đo hấp thụ nguyên tử asen được sinh ra do phân tử nhiệt asen (III) hydrua.Trong điều kiện của phương pháp này chỉ có As (III) được chuyển định lượng thành hydrua. Để tránh sai số khi xác định, mọi trạng thái oxi hóa khác cần chuyển về As (III) trước khi xác định.As (III) được khử thành asen hidrua AsH3 bằng natri tetrahydroborat trong môi trường axit clohydric.Độ hấp thụ được đo ở bước sóng 193,7 nm.4. Thuốc thửChỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích.Hàm lượng asen trong các thuốc thử và trong nước cần phải không đáng kể so với nồng độ thấp nhất cần xác định. = 1,84 g/ml.4.1. Axit sunfuric (H2SO4), = 1,15 g/ml.4.2. Axit clohydric (HCl), 4.3. Hydro peroxyt (H2O2), w = 30% (m/m)4.4. Natri hydroxit (NaOH).4.5. Dung dịch natri tetrahydroboratHoà tan 1g natri hydroxit NaOH (4.4) trong khoảng 20ml nước. Thêm 3g natri tetrahydroborat NaBH4. Pha loãng đến 100 ml bằng nước.Dung dụch này pha để dùng trong ngày.Chú thích 1 – Đối với hệ dạng chảy, đề nghị theo hướng dẫn của hãng sản xuất. Dùng một dung dịch NaBH4 0,5% và NaOH 0,5% là thích hợp. Dung dịch này bền ít nhất 1 tuần lễ.4.6. Dung dịch kali iodua – axit ascobicHoà tan 3 g kali iodua KI và 5 g L (+) – axit ascobic C6H8O6 trong 100 ml nước.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG65

Page 66: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGDung dịch này pha chế để dùng trong ngày.Chú thích 2 – Khơng cần dùng axit ascobic nếu dùng dung dịch kali iodua 20%.4.7. Dung dịch asen gốc, 1000 mg As trong 1 lít.Cân 1,320 g asen (III) oxyt (AsO3) và cho vào bình định mức 1000 ml. Thêm 2g natri hydroxit NaOH (4.4) và thêm nước đến vạch.Dung dịch này bền ít nhất 1 năm.Dung dịch asen gốc có thể mua ngòai thị trường. Nếu dung dịch chứa As (V) thì phải được xử lý như mẫu nước trong bước khử (8.3.2).4.8. Dung dịch tiêu chuẩn asen 1: 10 mg As/l.Dùng pipet hút 10ml dung dịch asen gốc (4.7) cho vào bình định mức 1000 ml. Thêm 20 ml axit clohydric HCl (4.2) và pha lỗng bằng nước đến vạch mức.Dung dịch bền khoảng 1 tháng.Nếu dung dịch gốc là asen (V) thì cần khử đến asne (III) theo 3.8.2 trước khi pha lỗng thành 1000ml.4.9. Dung dịch tiêu chuẩn asen 2: 0,1 mg As/l.Dùng pipet hút 10 ml dung dịch tiêu chuẩn asen 1 (4.8) cho vào bình định mức 1000 ml. Thêm 20 ml axit clohydric HCl (4.2) và pha loãng bằng nước đến vạch định mức.Chuẩn bị dung dịch để dùng trong ngày.5. Thiết bị, dụng cụCác thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm là:5.1. Máy đo phổ hấp thụ nguyên tử, phù hợp với hệ hydrua và các nguồn sáng để xác định asen, thí dụ: đèn phóng điện hoặc đèn catot rỗng với thiết bị hiệu chỉnh đường nền nếu cần.5.2. Cấp khí, argon hoặc nitơ.5.3. Dụng cụ thủy tinh, cần được rửa ngay trước khi dùng bằng axit nitric loãng (10% (V/V), ấm, và tráng bằng nước.6. Lấy mẫuLấy mẫu theo ISO 5667-1 và TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2)Lấy mẫu vào bình polyetylen hay thủy tinh bosilicat đã rửa trước bằng axit nitric HNO3 [thí dụ. 10% (V/V) và tráng bằng nước.Thêm ngay 20ml axit clohydric (4.2) vào 1000 ml mẫu nước.Nếu pH của mẫu vẫn lớn hơn 2 thì thêm axit clohydric nữa cho tới khi pH < 2.Lữu giữ mẫu theo TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3).7. Cản trởHầu hết các chất hũu cơ cản trợ việc xác định asen. Chúng được loại trừ trước khi phân tích bằng cách phân hủy mẫu theo 8.3.1. Những mẫu tạo bọt, khi thêm tetrahydroborat cần được xử lý trước (thí dụ thêm chất chống bọt hoặc bằng cách phân hủy hoàn toàn). Khi thêm chất chống bọt thì cần thả cả vào mẫu trắng và các dung dịch hiệu chuẩn.Phụ lục A cho chi tiết về các chất cản trở khi xác định asen. Các kết quả nhận được từ phòng thí nghiệm ở Anh. Trong các chất đã thử chỉ đôi khi lớn hơn 2,0 mg/l, antimon lớn hơn 0,2 mg/l, selen lớn hơn 0,05 mg/l và g/l.nitrat lớn hơn 100mg/l cản trở việc xác định asen ở nồng độ 1,0 Các kim loại quý như platin và paladi có thể làm giảm tín hiệu của asen (III) hydrua AsH3.8. Cách tiến hành8.1. Mẫu trắngDùng pitpet lấy 2ml axit clohydric (4.2) vào bình định mức 100ml rồi pha nước đến

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG66

Page 67: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGvạch.Xử lý mẫu trắng giống như mẫu thật.8.2. Dung dịch hiệu chuẩnChuẩn bị ít nhất 5 dung dịch hiệu chuẩn từ dung dịch asen tiêu chuẩn 2 (4.9) và có nồng độ tương ứng với khoảng dự kiến làm việc.Thí dụ cho g/l thì dùng pipet hút 1 ml, 3ml, 5ml, 8ml và 10 mlg/l đến 10 khoảng dung dịch tiêu chuẩn 2 vào một dãy bình định mức 100ml. Thêm vào mỗi bình 2 ml axit clohydric (4.2) và thêm nước đến vạch. Các dung dịch này g/l.g/l và 10 g/l, 8g/l, 5g/l, 3 cĩ nồng độ 1 Chuẩn bị các dung dịch hiệu chuẩn khi dùng đến.Xử lý các dung dịch hiệu chuẩn giống như mẫu nước.8.3. Xử lý trướcHầu hết các hợp chất hữu cơ liên kết với asen được phân hủy bằng phá mẫu theo 8.3.1. Nếu biết trước mẫu khơng chứa các hợp chất như vậy thì phá mẫu như 8.3.1. cĩ thể bỏ qua và làm tiếp 8.3.2.Lấy 50ml mẫu (xem điều 6) vào bình cầu đáy trịn (hình 1).8.3.1. Cách phân hủy mẫuCảnh báo – Khí bốc lên từ axit sunfuric đậm đặc (H2SO4) bị đun nóng gây kích thích, bởi vậy cần làm việc này trong tủ hút.Thêm 5 ml axit sunfuric (4.1) và 5 ml hydro peroxit H2O2 (4.3) vào bình cầu tròn đáy (xem 8.3). Thêm vài hạt đá bọt và nối bình vào máy như chỉ trên hình 1. Đun đến sôi và thu phần hứng được vào bình hứng.Tiếp tục đun cho đến khi khí của axit sunfuric xuất hiện. Quan sát mẫu. Nếu mẫu đục và không màu thì thêm 5 ml hydro peroxxit (H2O2) (4.3) nữa và tiếp tục đun như trước.Khi mẫu không màu và không đục thì để nguội bình, đổ phần hứng được vào bình cầu đáy tròn và làm tiếp như 8.3.2.Cẩn thận không để mẫu bị cạn khô.8.3.2. Khử As (V) đến As (III)Thêm 20ml axit clohydric (4.2) và 4 ml dung dịch kali iodua (LI) – axit ascobic (4.6) vào bình cầu đáy trịn chứa mẫu phá (8.3.1) hoặc mẫu khơng phá (8.3).Đun nóng nhẹ ở 50oC và trong 15 min.Để nguội dung dịch và chuyển vào bình định mức 100ml. Thêm nước đến vạch.8.4. Hiệu chuẩn và xác địnhTùy theo hệ thống hydrua được dùng, thể tích cóthể lấy lớn hơn hay nhỏ hơn thể tích mô tả dưới đây. Tuy nhiên cần giữ tỷ lệ đã định.Đặt mọi thông số máy đo phổ hấp thụ nguyên tử (5.1) theo hướng dẫn của hãng sản xuất (độ dài sóng 193,7 nm) và đặt cuvét ở vị trí thích hợp nhất để thu được chùm sáng truyền qua cực đại.Cho một dạng argon hoặc nitơ (5.2) qua hệ thống và đặt điểm “không” cho máy.Đo độ hấp thụ của các dung dịch theo thứ tự sau:- Dung dịch mẫu trắng;- Dung dịch hiệu chuẩn;- Mẫu, chuẩn bị như sauChuyển một thể tích mẫu thích hợp (xem 8.3.2) vào bình phản ứng.Nối bình phản ứng với hệ thống hydrua.Cho argon hoặc nitơ qua dung dịch cho đến khi độ hấp thụ chỉ trên máy đo phổ hấp thụ nguyên tử trở về không.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG67

Page 68: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGVới 20ml dung dịch mẫu. Dùng kết quả trung bình.Thiết lập đường chuẩn bằng các giá trị trung bình của mẫu trắng và dung dịch hiệu chuẩn.Chú thích3. Cần thỉnh thoảng kiểm tra lại đường chuẩn.4. Với các mẫu lạ, nên thêm một thể tích đã biết asen vào ít nhất một mẫu để xem độ tin cậy của phương pháp.9. Tính kết quả dùng đường chuẩnTính nồng độ asen trong mẫu bằng cách dựa vào đường chuẩn (8.4).Mọi sự pha loãng đều cần tính đến.10. Biểu thị kết quảKết quả tính bằng microgam trên lít với 2 con số có nghĩa và một số lẻ sau dấu phẩy.11. Độ chính xácMột phép thử liên phịng thí nghiệm tiến hành năm 1982 bằng phương pháp cĩ dùng nguyên tắc, dựa trên mẫu nước uống cĩ bổ sung bằng nước đã biết nồng độ asen, kết quả cho trong phụ lục B.12. Báo cáo kết quảBáo cáo kết quả cần có những thông tin sau:a) Trích dẫn tiêu chuẩn này;b) Nhận dạng mẫu;c) Biểu thị kết quả như chỉ ra ở điều 10;d) Mọi chi tiết không nằm trong tiêu chuẩn này và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả.

PHỤ LỤC 2:

Tiêu chuẩn lấy mẫu theo TCVN 6000 – 1995.

Chất lượng nước

Lấy mẫu

Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm

Water quality - Sampling - Guidence on sampling of groundwaters

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn lập các chương trình lấy mẫu, kỹ thuật lấy

mẫu và xử lý mẫu nước ngầm để đánh giá vật lý, hoá học và sinh vật học. Nó không

bao gồm việc lấy mẫu để kiểm tra thường xuyên việc khai thác nước ngầm làm nước

uống hoặc những mục đích khác, nhưng nó liên quan tới sự điều tra chung chất lượng

nước ngầm. Do sự phức tạp của các hệ nước ngầm, nhiều áp dụng lấy mẫu riêng cần

đến lời khuyên của các chuyên gia địa thuỷ văn mà không thể trình bày chi tiết trong

tiêu chuẩn này.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG68

Page 69: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGXác định mục đích lấy mẫu nước ngầm là cần thiết trước khi chọn nguyên tắc áp

dụng cho một chương trình lấy mẫu cụ thể. Mục đích chính của các chương trình lấy

mẫu nước ngầm là điều tra chất lượng cấp nước từ nước ngầm, phát hiện và đánh giá

sự ô nhiễm nước ngầm, và tham gia quản lý tài nguyên nước ngầm. Những nguyên tắc

trình bày trong tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho những mục tiêu cụ thể hơn sau

đây:

a) xác định tính thích hợp của nước ngầm để làm nguồn nước uống hoặc nước

công/nông nghiệp, và giám sát chất lượng của nó khi cung cấp.

b) để phát hiện sớm sự ô nhiễm của tầng ngậm nước gây ra bởi những hoạt động

độc hại tiềm ấn ở trên hoặc dưới mặt đất (thí dụ các điểm đổ phế thải, phát triển công

nghiệp, khai khoáng, hoạt động nông nghiệp, thay đổi canh tác;

c) để hiểu và giám sát sự di chuyển của các chất ô nhiễm nhằm đánh giá tác động

của chúng đến chất lượng nước ngầm và để chuẩn hoá và hiệu lực hoá những mô hình

chất lượng nước ngầm thích hợp;

d) để phát triển sự hiểu biết về những biến động của chất lượng nước ngầm, kể cả

những biến động gây ra do cố ý (thí dụ thay đổi chế độ bơm nước ngầm, hiệu ứng

thấm từ các dòng thải xuống nước ngầm, các hoạt động làm sạch các điểm thải), để đạt

được sự quản lý tối ưu tài nguyên;

e) để thu thấp dữ liệu cho việc tăng cường thi hành luật kiểm soát ô nhiễm.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

PHỤ LỤC 3:

Phương pháp phân tích asen AAS theo TCVN 6626 – 2000

TCVN 6626: 2000 XÁC ĐỊNH ASEN – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ

NGUYÊN TỬ

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 6626: 2000 hiện tại tương đương với ISO 11969: 1996

TCVN 6626: 2000 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước

biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lượng Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công

nghệ và Môi trường ban hành.

Cảnh báo – Asen và hợp chất asen rất độc và coi là một nguồn gây ung thư chết

người. Tránh hít phải. Mọi phịng hộ cá nhân cần làm tốt khi tiếp xúc với asen và hợp

chất asen.

1. Phạm vi ứng dụng

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG69

Page 70: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGTiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định asen, gồm cả asen liên kết với

các hợp chất hữu cơ trong nước uống, nước ngầm và nước mặt ở nồng độ từ 1g/l đến

10 g/l.

Nếu nồng độ asen lớn hơn thì dùng cách pha loãng mẫu.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 5667-1:1980 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần một: Hướng dẫn lập

chương trình lấy mẫu.

TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2:1991) Chất lượng lượng nước – Lấy mẫu –

Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu.

TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3: 1991) Chất lượng nước – lấy mẫu – Hướng

dẫn bảo quẩn mẫu.

3. Nguyên tắc

Phương pháp dựa trên đo hấp thụ nguyên tử asen được sinh ra do phân tử nhiệt

asen (III) hydrua.

Trong điều kiện của phương pháp này chỉ có As (III) được chuyển định lượng

thành hydrua. Để tránh sai số khi xác định, mọi trạng thái oxi hóa khác cần chuyển về

As (III) trước khi xác định.

As (III) được khử thành asen hidrua AsH3 bằng natri tetrahydroborat trong môi

trường axit clohydric.

Độ hấp thụ được đo ở bước sóng 193,7 nm.

4. Thuốc thử

Chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích.

Hàm lượng asen trong các thuốc thử và trong nước cần phải không đáng kể so

với nồng độ thấp nhất cần xác định.

4.1. 1,84 g/ml.4.1. Axit sunfuric (H2SO4),

4.2. 1,15 g/ml.4.2. Axit clohydric (HCl),

4.3. Hydro peroxyt (H2O2), w = 30% (m/m)

4.4. Natri hydroxit (NaOH).

4.5. Dung dịch natri tetrahydroborat

Hoà tan 1g natri hydroxit NaOH (4.4) trong khoảng 20ml nước. Thêm 3g natri

tetrahydroborat NaBH4. Pha loãng đến 100 ml bằng nước.

Dung dụch này pha để dùng trong ngày.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG70

Page 71: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGChú thích 1 – Đối với hệ dạng chảy, đề nghị theo hướng dẫn của hãng sản xuất.

Dùng một dung dịch NaBH4 0,5% và NaOH 0,5% là thích hợp. Dung dịch này bền ít

nhất 1 tuần lễ.

4.6. Dung dịch kali iodua – axit ascobic

Hoà tan 3 g kali iodua KI và 5 g L (+) – axit ascobic C6H8O6 trong 100 ml

nước.

Dung dịch này pha chế để dùng trong ngày.

Chú thích 2 – Khơng cần dùng axit ascobic nếu dùng dung dịch kali iodua 20%.

4.7. Dung dịch asen gốc, 1000 mg As trong 1 lít.

Cân 1,320 g asen (III) oxyt (AsO3) và cho vào bình định mức 1000 ml. Thêm

2g natri hydroxit NaOH (4.4) và thêm nước đến vạch.

Dung dịch này bền ít nhất 1 năm.

Dung dịch asen gốc có thể mua ngòai thị trường. Nếu dung dịch chứa As (V)

thì phải được xử lý như mẫu nước trong bước khử (8.3.2).

4.8. Dung dịch tiêu chuẩn asen 1: 10 mg As/l.

Dùng pipet hút 10ml dung dịch asen gốc (4.7) cho vào bình định mức 1000 ml.

Thêm 20 ml axit clohydric HCl (4.2) và pha lỗng bằng nước đến vạch mức.

Dung dịch bền khoảng 1 tháng.

Nếu dung dịch gốc là asen (V) thì cần khử đến asne (III) theo 3.8.2 trước khi

pha lỗng thành 1000ml.

4.9. Dung dịch tiêu chuẩn asen 2: 0,1 mg As/l.

Dùng pipet hút 10 ml dung dịch tiêu chuẩn asen 1 (4.8) cho vào bình định mức

1000 ml. Thêm 20 ml axit clohydric HCl (4.2) và pha loãng bằng nước đến vạch định

mức.

Chuẩn bị dung dịch để dùng trong ngày.

5. Thiết bị, dụng cụ

Các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm là:

5.1. Máy đo phổ hấp thụ nguyên tử, phù hợp với hệ hydrua và các nguồn sáng để xác

định asen, thí dụ: đèn phóng điện hoặc đèn catot rỗng với thiết bị hiệu chỉnh đường

nền nếu cần.

5.2. Cấp khí, argon hoặc nitơ.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG71

Page 72: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG5.3. Dụng cụ thủy tinh, cần được rửa ngay trước khi dùng bằng axit nitric loãng (10%

(V/V), ấm, và tráng bằng nước.

6. Lấy mẫu

Lấy mẫu theo ISO 5667-1 và TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2)

Lấy mẫu vào bình polyetylen hay thủy tinh bosilicat đã rửa trước bằng axit nitric

HNO3 [thí dụ. 10% (V/V) và tráng bằng nước.

Thêm ngay 20ml axit clohydric (4.2) vào 1000 ml mẫu nước.

Nếu pH của mẫu vẫn lớn hơn 2 thì thêm axit clohydric nữa cho tới khi pH < 2.

Lữu giữ mẫu theo TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3).

7. Cản trở

Hầu hết các chất hũu cơ cản trợ việc xác định asen. Chúng được loại trừ trước

khi phân tích bằng cách phân hủy mẫu theo 8.3.1. Những mẫu tạo bọt, khi thêm

tetrahydroborat cần được xử lý trước (thí dụ thêm chất chống bọt hoặc bằng cách phân

hủy hoàn toàn). Khi thêm chất chống bọt thì cần thả cả vào mẫu trắng và các dung

dịch hiệu chuẩn.

Phụ lục A cho chi tiết về các chất cản trở khi xác định asen. Các kết quả nhận

được từ phòng thí nghiệm ở Anh. Trong các chất đã thử chỉ đôi khi lớn hơn 2,0 mg/l,

antimon lớn hơn 0,2 mg/l, selen lớn hơn 0,05 mg/l và g/l.nitrat lớn hơn 100mg/l cản

trở việc xác định asen ở nồng độ 1,0

Các kim loại quý như platin và paladi có thể làm giảm tín hiệu của asen (III)

hydrua AsH3.

8. Cách tiến hành

8.1. Mẫu trắng

Dùng pitpet lấy 2ml axit clohydric (4.2) vào bình định mức 100ml rồi pha nước

đến vạch.

Xử lý mẫu trắng giống như mẫu thật.

8.2. Dung dịch hiệu chuẩn

Chuẩn bị ít nhất 5 dung dịch hiệu chuẩn từ dung dịch asen tiêu chuẩn 2 (4.9) và

có nồng độ tương ứng với khoảng dự kiến làm việc.

Thí dụ cho g/l thì dùng pipet hút 1 ml, 3ml, 5ml, 8ml và 10 mlg/l đến 10

khoảng dung dịch tiêu chuẩn 2 vào một dãy bình định mức 100ml. Thêm vào mỗi

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG72

Page 73: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGbình 2 ml axit clohydric (4.2) và thêm nước đến vạch. Các dung dịch này g/l.g/l và

10 g/l, 8g/l, 5g/l, 3 cĩ nồng độ 1

Chuẩn bị các dung dịch hiệu chuẩn khi dùng đến.

Xử lý các dung dịch hiệu chuẩn giống như mẫu nước.

8.3. Xử lý trước

Hầu hết các hợp chất hữu cơ liên kết với asen được phân hủy bằng phá mẫu

theo 8.3.1. Nếu biết trước mẫu khơng chứa các hợp chất như vậy thì phá mẫu như

8.3.1. cụ thể bỏ qua và làm tiếp 8.3.2.

Lấy 50ml mẫu (xem điều 6) vào bình cầu đáy trịn (hình 1).

8.3.1. Cách phân hủy mẫu

Cảnh báo – Khí bốc lên từ axit sunfuric đậm đặc (H2SO4) bị đun nóng gây kích

thích, bởi vậy cần làm việc này trong tủ hút.

Thêm 5 ml axit sunfuric (4.1) và 5 ml hydro peroxit H2O2 (4.3) vào bình cầu

tròn đáy (xem 8.3). Thêm vài hạt đá bọt và nối bình vào máy như chỉ trên hình 1. Đun

đến sôi và thu phần hứng được vào bình hứng.

Tiếp tục đun cho đến khi khí của axit sunfuric xuất hiện. Quan sát mẫu. Nếu

mẫu đục và không màu thì thêm 5 ml hydro peroxxit (H2O2) (4.3) nữa và tiếp tục đun

như trước.

Khi mẫu không màu và không đục thì để nguội bình, đổ phần hứng được vào

bình cầu đáy tròn và làm tiếp như 8.3.2.

Cẩn thận không để mẫu bị cạn khô.

8.3.2. Khử As (V) đến As (III)

Thêm 20ml axit clohydric (4.2) và 4 ml dung dịch kali iodua (LI) – axit ascobic

(4.6) vào bình cầu đáy trịn chứa mẫu phá (8.3.1) hoặc mẫu khơng phá (8.3).

Đun nóng nhẹ ở 50oC và trong 15 min.

Để nguội dung dịch và chuyển vào bình định mức 100ml. Thêm nước đến vạch.

8.4. Hiệu chuẩn và xác định

Tùy theo hệ thống hydrua được dùng, thể tích cóthể lấy lớn hơn hay nhỏ hơn

thể tích mô tả dưới đây. Tuy nhiên cần giữ tỷ lệ đã định.

Đặt mọi thông số máy đo phổ hấp thụ nguyên tử (5.1) theo hướng dẫn của hãng

sản xuất (độ dài sóng 193,7 nm) và đặt cuvét ở vị trí thích hợp nhất để thu được chùm

sáng truyền qua cực đại.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG73

Page 74: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGCho một dạng argon hoặc nitơ (5.2) qua hệ thống và đặt điểm “không” cho

máy.

Đo độ hấp thụ của các dung dịch theo thứ tự sau:

- Dung dịch mẫu trắng;

- Dung dịch hiệu chuẩn;

- Mẫu, chuẩn bị như sau

Chuyển một thể tích mẫu thích hợp (xem 8.3.2) vào bình phản ứng.

Nối bình phản ứng với hệ thống hydrua.

Cho argon hoặc nitơ qua dung dịch cho đến khi độ hấp thụ chỉ trên máy đo phổ

hấp thụ nguyên tử trở về không.

Với 20ml dung dịch mẫu. Dùng kết quả trung bình.

Thiết lập đường chuẩn bằng các giá trị trung bình của mẫu trắng và dung dịch

hiệu chuẩn.

Chú thích

3. Cần thỉnh thoảng kiểm tra lại đường chuẩn.

4. Với các mẫu lạ, nên thêm một thể tích đã biết asen vào ít nhất một mẫu để

xem độ tin cậy của phương pháp.

9. Tính kết quả dùng đường chuẩn

Tính nồng độ asen trong mẫu bằng cách dựa vào đường chuẩn (8.4).

Mọi sự pha loãng đều cần tính đến.

10. Biểu thị kết quả

Kết quả tính bằng microgam trên lít với 2 con số có nghĩa và một số lẻ sau dấu

phẩy.

11. Độ chính xác

Một phép thử liên phịng thí nghiệm tiến hành năm 1982 bằng phương pháp cĩ

dùng nguyên tắc, dựa trên mẫu nước uống cĩ bổ sung bằng nước đã biết nồng độ asen,

kết quả cho trong phụ lục B.

12. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả cần có những thông tin sau:

a) Trích dẫn tiêu chuẩn này;

b) Nhận dạng mẫu;

c) Biểu thị kết quả như chỉ ra ở điều 10;

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG74

Page 75: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGd) Mọi chi tiết không nằm trong tiêu chuẩn này và các yếu tố có thể ảnh hưởng

đến kết quả.

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG75

Page 76: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANG

MỤC LỤCTrang

Chương 1. Mở đầu.........................................................................................................1

I.1. Đặt vấn đề............................................................................................................1

I.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2

I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2

I.4. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................2

I.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3

I.6. Giới hạn nghiên cứu...........................................................................................3

Chương II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4

II.1. Giới thiệu đặc điểm khu vực nghiên cứu........................................................4

II.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................4

II.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Đạ Tẻh.............................................................4

II.1.3. Tài nguyên nước ngầm..............................................................................7

II.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội từ 2006 – 2010.................................................7

II.2. Tổng quan về Asen............................................................................................8

II.2.1. Giới thiệu về Asen......................................................................................8

II.2.2. Cơ chế xâm nhập của Asen.....................................................................12

II.2.3. Ảnh hưởng của Asen................................................................................13

II.2.4. Hiện trạng ô nhiễm Asen.........................................................................17

II.2.5. Giới thiệu về các phương pháp phân tích Asen thông dụng trên thế

giới........................................................................................................................20

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................24

III.1. Thiết kế mạng lưới quan trắc Asen trên địa bàn huyện Đạ Tẻh...............24

III.1.1. Cơ sở lí thuyết đề xác định vị trí lấy mẫu nước...................................24

III.1.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu.....................................................................27

III.1.3. Xử lí mẫu.................................................................................................30

III.2. Phương pháp phân tích Asen........................................................................30

III.2.1. Nguyên tắc chung của phương pháp.....................................................30

III.2.2. Dụng cụ, hóa chất, tiến trình thí nghiệm..............................................32

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP....................................................................36

IV.1. Kết quả và nhận xét.......................................................................................36

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG76

Page 77: thienthu.weebly.com · Web viewLấy mẫu lần 1. - Dựa trên niên giám thống kê về diện tích và dân số của cả huyện và của từng xã từ năm 2005 đến

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Ths.NGUYỄN TRẦN HƯƠNG GIANGIV.2. Dự báo nguy cơ đến sức khỏe con người.....................................................38

IV.3 Biệp pháp khắc phục......................................................................................39

IV.3.1. Giải pháp quản lý....................................................................................39

IV.3.2. Các biện pháp xử lý................................................................................40

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................50

V.1. Kết luận............................................................................................................50

V.2. Kiến nghị..........................................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO:.........................................................................................52

PHỤ LỤC.....................................................................................................................53

SVTH: NGÔ THỊ HIÊN CHU THỊ PHƯỢNG77