26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA: BỘ MÔN MÁC-LÊNIN Bài báo cáo môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Nhóm sinh viên lớp MTK31 thực hiện: STT Họ tên MSSV STT Họ tên MSSV 1 Nguyễn Thị Kim Anh 10 Đào 2 Hoàng Thị Lệ Quyên 0712614 11 Đặng Thị Nhật Vi 3 Thái Trần Hường My 12 Hoàng Thị Hà 4 Trần Thị Thu Hà 13 Bùi Thị Mai Đông 5 Đỗ Thị Huyền 0712587 14 Vũ Quốc Kỳ 6 Đào Thanh Phi 15 Nguyễn Thị Kiều 7 Trần Thị Huyền 0712509 16 Hương 8 Nguyễn Thị Thu 0713882 17 Từ Nguyễn Diễm Tuyến 0713609 9 Cao Thị Thanh Thuận 0712621 18 Vũ Mạnh Tình I. LỜI MỞ ĐẦU 1

thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA: BỘ MÔN MÁC-LÊNIN

Bài báo cáo môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA

TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Nhóm sinh viên lớp MTK31 thực hiện:STT Họ tên MSSV STT Họ tên MSSV

1 Nguyễn Thị Kim Anh 10 Đào2 Hoàng Thị Lệ Quyên 0712614 11 Đặng Thị Nhật Vi3 Thái Trần Hường My 12 Hoàng Thị Hà4 Trần Thị Thu Hà 13 Bùi Thị Mai Đông5 Đỗ Thị Huyền 0712587 14 Vũ Quốc Kỳ6 Đào Thanh Phi 15 Nguyễn Thị Kiều7 Trần Thị Huyền 0712509 16 Hương8 Nguyễn Thị Thu 0713882 17 Từ Nguyễn Diễm Tuyến 0713609

9 Cao Thị Thanh Thuận 0712621 18 Vũ Mạnh Tình

I. LỜI MỞ ĐẦUNội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như việc vận dụng tư tưởng của Người

trong mọi lĩnh vực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với sự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng cũng như những con người Việt Nam mới luôn là vấn đề thời sự, thể hiện tính cần thiết, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tiếp tục đào sâu suy nghĩ, kiên trì phấn đấu và noi theo. Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, của hệ thống chính trị, nhằm góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

1

Page 2: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Ma c -Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lenin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam

Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.

Toàn dân cần nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó tư tưởng của Người về văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan trọng.

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, quan điểm và ý đồ đồng nhất hóa các giá trị văn hóa, các chuẩn mực xã hội theo một mô hình nào đó tự cho là kiểu mẫu đối với toàn bộ thế giới đang tồn tại và trở thành vấn đề tập trung chú ý của nhiều quốc gia, với những phản ứng khác nhau.

2

Page 3: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

Tại hội nghị của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 31 diễn ra từ ngày 13-10 đến 3-11-2001 tại Pari, vấn đề tôn trọng sự đa dạng văn hóa với lòng khoan dung, tránh tư tưởng áp đặt do UNESCO đề xuất đã thu hút sự quan tâm của toàn thể đại hội đồng. Điều này cho thấy tất cả các dân tộc đều ý thức khá sâu sắc rằng tôn trọng bản sắc của từng nền văn hóa là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong khi phấn đấu vì một thế giới chung sống hòa bình. Tuy nhiên, cũng từ đây lại đặt ra vấn đề có ý nghĩa không kém phần quan trọng nữa là, để thực hiện tốt quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, tạo cơ sở cho việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thì trước hết nền văn hóa của mỗi dân tộc phải mang dấu ấn và sức sống riêng, vì thực tế "sự linh hoạt chỉ mang lại hiệu quả khi nó được tiến hành trên cái ổn định".

Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà nhân văn chân chính, nhà văn hóa kiệt xuất ngay từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận động và phát triển của một nền văn hóa.

II. VẤN ĐỀ VĂN HÓA TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1)Trong nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh có tư tưởng về văn hóa

1. Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam:

o Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước;

o Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái;

o Truyền thống lạc quan, yêu đời;

o Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo.

2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:

o Tư tưởng văn hóa phương Đông: Nho giáo, Phật giáo;

o Tư tưởng và văn hóa phương Tây: thắng lợi của cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, Tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ, tư tưởng dân chủ phương Tây,… ;

3

Page 4: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

3. Chủ nghĩa Marx-Lenin: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh;

4. Nhân tố chủ quan: phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.

2)Khái niệm văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh1. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hạt cùng với biểu hiện của

nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

- Người dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với 5 điểm lớn:o Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cườngo Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúngo Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân

dân trong xã hội.o Xây dựng chính trị: dân quyềno Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn

hoá.2. Phân tích khái niệm văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh- Trong nhận thức của Người, "Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa

cái ổn định và cái linh hoạt" bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống. Và, một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Người về văn hóa đó là "Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống". Tư tưởng cốt lõi này trở thành nội dung xuyên suốt được quán triệt sâu sắc góp phần mang lại nét độc đáo riêng có trong hầu hết các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại.

- Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù "sinh tồn" để kiến giải phạm trù văn hóa.

- Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực (kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hóa ở vào vị trí trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội.

- Theo Người muốn xác định vai trò đó, mọi hoạt động văn hóa phải thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hóa phải "thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng" (Hồ Chí Minh toàn tập, Tr. 10, Tr. 59) góp phần "soi

4

Page 5: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

đường cho quốc dân đi", tạo sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông.

- Theo lôgíc của lập luận này, Hồ Chí Minh khẳng định chính đời sống hiện thực là "kho tài nguyên vô tận" để khơi đậy những mạch nguồn sáng tạo. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình. Ngược lại, nếu biết bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và đang hối hả trào tuôn thì khi đó văn hóa sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vô cùng mà đời sống trao cho.

- Gắn văn hóa với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của nền văn hóa trên trục trung tâm là các hoạt động của con người. Từ chỗ đặt các vấn đề văn hóa của con người vào vị trí những dự kiến quan trọng nhất, Người cho rằng con người với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa - chủ thể cuộc sống, chủ thể của quá trình lao động sản xuất phải được bồi dưỡng, vun đắp.

- Thực chất của những tư tưởng này là, Hồ Chí Minh không chỉ coi trình độ, các giá trị nhân bản là "chất liệu", là "sự nghiệp trăm năm của văn hóa", mà văn hóa phải là động lực cho sự phát triển. Vì vậy quan điểm này không chỉ có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa thuộc về con người, quan trọng hơn còn chỉ ra cơ sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hóa.

III. ĐẠO ĐỨC GẮN LIỀN VỚI VĂN HOÁ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 

1 - Vị trí của vấn đề đạo đức trong văn hóa nói chung

Văn hóa, theo định nghĩa chung nhất, là những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo nên trong tiến trình lịch sử. Còn theo cách hiểu thông thường nhất, đó là toàn bộ đời sống tinh thần của xã

5Bác Hồ đi thăm bà con nông dân tỉnh Tuyên Quang trong cải cách ruộng đất.

Page 6: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

hội, bao gồm cả tư tưởng xã hội, tri thức xã hội, đạo đức xã hội, đời sống và lối sống xã hội...

Không phải đến bây giờ, mà ngay từ lâu, khi Đảng ta mới thành lập và khi nhà nước cách mạng mới ra đời, Bác Hồ đã khẳng định rằng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Có nghĩa, đạo đức chỉ là một bộ phận của văn hóa chứ không phải là toàn bộ nền văn hóa. Tuy nhiên, đó là bộ phận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, khi xem xét trình độ văn hóa của một xã hội, người ta không thể không nói đến con người trong xã hội, mà nói đến con người thì không thể không nói đến đạo đức. Tư tưởng xã hội và đạo đức xã hội đều có vai trò quyết định đối với hành vi của con người trong xã hội. Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc sống và hành động được dư luận xã hội thừa nhận. Những tiêu chuẩn, nguyên tắc đó quy định, điều chỉnh hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Như vậy, đạo đức cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đó mà có. Trong các quan hệ xã hội, những vấn đề thuộc về dân tâm, dân ý, dân trí, dân quyền, và dân sinh ..., đều thuộc về và là sự biểu hiện của văn hóa một xã hội, mà mức độ biểu hiện cao hay thấp tùy thuộc một phần quan trọng vào đạo đức.

2 - Vị trí của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh

Đại hội IX của Đảng ta đã đưa ra một mệnh đề cấu thành định nghĩa rất chuẩn xác về tư tưởng Hồ Chí Minh, rằng "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam". Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu không phải dưới góc độ những ý kiến, những suy nghĩ riêng lẻ, cụ thể, mà trong sự tổng hợp có tính hệ thống, tức là nghiên cứu dưới góc độ một học thuyết chính trị - cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa lại là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu, một mẫu mực tuyệt vời về đạo đức, không chỉ đạo đức của con người xã hội mà còn là đạo đức của một lãnh tụ cách mạng, suốt đời hy sinh, phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là nghiên cứu những phẩm chất cao quý thể hiện trong cuộc sống của Người, mà còn là nghiên cứu những quan điểm của Người về đạo đức, những quan điểm đó đã, đang và sẽ còn chỉ đạo dài lâu cho sự nghiệp của Đảng ta xây dựng văn hóa dân tộc nói chung và xây dựng văn hóa trong Đảng nói riêng.

Xuyên suốt các tác phẩm của Người, từ "Đường Cách mệnh" (1927), "Sửa đổi lối làm việc" (1947), "Cần, kiệm, liêm, chính" (1949) cho đến "Nâng cao đạo đức

6

Page 7: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" (1969) và bản Di chúc của Người (1969), ta thấy toát lên tinh thần và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

Khái niệm đạo đức, được Hồ Chí Minh tập trung đề cập trong các tác phẩm của Người là đạo đức của xã hội mới, cao hơn nữa là đạo đức cách mạng, đạo đức của cán bộ, đảng viên. Những phẩm chất đạo đức cao quý chung nhất, cơ bản nhất mà Người nêu lên đối với cán bộ cách mạng:

Một là: Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Không phải một lần mà rất nhiều lần, không phải đối với một số đối tượng nhất định mà đối với rất nhiều đối tượng khác nhau, Người luôn luôn nhắc nhở rằng, điều chủ chốt nhất của đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, là trung với nước, hiếu với dân.

Hai là: Nhân, nghĩa, trí, dũng. Nhân là thật thà yêu thương, giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn sàng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không ngại cực khổ, không sợ uy quyền. Nghĩa là ngay thẳng, không có tà tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Trí là đầu óc trong sạch, sáng suốt, dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng, biết xem người, xét việc,... Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm có gan sửa chữa; cực khổ khó khăn có gan chịu đựng; có gan chống lại vinh hoa phú quý không chính đáng; nếu cần, có gan hy sinh cả tính mạng mình...

Ba là: Cần, kiệm, liêm, chính. Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta... Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của nước, của bản thân mình, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi; không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù... Liêm là luôn luôn tôn trọng, gìn giữ của công và của dân; phải trong sạch, không tham lam; không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình... Chính "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình thì không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, luôn luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa chữa điều dở... Đối với người thì không nịnh hót cấp trên, không xem khinh người dưới; luôn luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà... Cần, kiệm, liêm, chính luôn luôn đi liền với chí công, vô tư, tức là hết lòng chăm lo công việc chung, không tơ hào, tư lợi.

7

Page 8: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

Trung, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư đều là những khái niệm vốn có từ Nho học và đạo đức từ lâu đời của ông cha ta, song đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đổi mới và phát triển, thậm chí có những khái niệm đổi mới hẳn về nội dung, như xưa kia là trung với vua, hiếu với cha mẹ, nay là trung với nước, hiếu với dân. Do đó, những phẩm chất đạo đức được Người nêu lên chính là những phẩm chất của đạo đức mới, của con người mới và nền văn hóa mới. Nó là sự kết hợp tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại.

Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn có tầm sâu rộng hơn, vượt qua khuôn khổ quốc gia để tạo nên sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, xem "bốn phương vô sản đều là anh em"...

3 - Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng ta nêu rõ rằng, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng yêu cầu: đưa các nhân tố văn hóa, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, ghi rõ: "Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước..." và khẳng định rằng: "Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình". Nghị quyết Đại hội IX của Đảng một lần nữa yêu cầu: "Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân". Kết luận của Hội nghị Trung ương 10, khóa IX, nhấn mạnh: Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước. Trong Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng yêu cầu phải phấn đấu để mỗi tổ chức đảng và đoàn thể, mỗi cơ quan nhà nước đều là "một tấm gương văn hóa trong xã hội".

Nhắc lại các nghị quyết nói trên để thấy rõ tính bức bách của nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay; cũng là để thấy rõ rằng muốn xây dựng được tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết phải xây dựng được các phẩm chất đó trong các tổ chức của Đảng và bộ máy của Nhà nước...

Đối chiếu với tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mà chúng tôi vừa đề cập, ta càng thấy rõ vai trò quan trọng biết dường nào của đạo đức cách mạng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, và xây dựng

8

Page 9: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

văn hóa trong Đảng nói riêng. Không phải ngẫu nhiên trong Di chúc Người nói về Đảng và đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân".

Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, ngày nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi; nhất là những phẩm chất trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, về đảng viên đi trước, làng nước theo sau... là không bao giờ cũ. Nếu có cái gì gọi là cũ thì đó chính là nhận thức của chúng ta về các lời dạy của Bác không đến nơi, đến chốn, không thật đầy đủ và nhuần nhuyễn, nhất là chúng ta nói mà không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều làm ít, khiến cho đời sống văn hóa trong Đảng, nhất là đời sống về đạo đức, có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, đòi hỏi phải khắc phục bằng được tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, một căn bệnh nguy hiểm đang đục khoét cơ thể sống của Đảng ta. Trong cuộc chiến đấu sinh tử này, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta càng phải đề cao trách nhiệm tu dưỡng và thực hành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó tư tưởng của Người về văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan trọng.

Đó là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Được kết tinh và chắt lọc những giá trị cả văn hóa phương Đông, phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế.

Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Theo Người: Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử, nó làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng vừa là mục tiêu, vừa là

9

Page 10: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong rất nhiều bài nói và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc phải giữ gìn và phát huy những truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc nên qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu…Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, biết gạn đục khơi trong, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, biệt chọn lọc, sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc tính của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương cho mọi thế hệ Việt Nam, trong đó có tuổi trẻ noi theo.

Với nhận thức là văn hóa có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân”. Vì vậy, văn hóa cũng phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm: Vì nhân dân phục vụ và phát huy sứ mạng của toàn dân làm văn hóa. Làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người là yêu cầu rất cao, là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Chỉ khi nào được mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể, tôn giáo, nhà trường và gia đình…tham gia tích cực, thường xuyên, liên tục, bền bỉ thì văn hóa mới có thể thực hiện được những nhiệm vụ đã đề ra.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Nó mãi là ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển nên văn hóa nước ta.

Thanh niên là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc, là cánh tay phải của Đảng, là lực lượng xung kích trên mọi trận tuyến đấu tranh cũng như xây dựng. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tương lai của đất nước, của dân tộc mà còn ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại. Như Bác Hồ đã từng căn dặn: Thanh niên là đại biểu cho tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc. Tinh thần tự tôn ấy truyền thụ đến các em kinh qua Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Các em phải có trách nhiệm truyền thụ tinh thần ấy cho các thế hệ mai sau.

Mục tiêu là “tất cả vì nhân dân phục vụ” là phương châm hành động của mỗi cán bộ trong ngành văn hóa. Để trở thành công sở văn hóa, không chỉ đơn thuần là hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm, hay phòng làm việc ngăn nắp, sạch đẹp… Mà điều quan trọng là hoàn thành nhiệm vụ của một công sở có trình

10

Page 11: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

độ chuyên môn nghiệp vụ từng bước được nâng cao, thường xuyên tự trau dồi bản thân về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức. Cán bộ công chức của cơ quan phải có mặt đẩy đủ, đúng giờ, trang phục đồng bộ, có mang phù hiệu. Thái độ giao tiếp nhã nhặn, lịch sự, tạo ấn tượng khi người dân đến giao dịch và để lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, khi học ra về. Nét đẹp văn minh còn thể hiện trong từng công việc, trong quy định tiếp nhận hồ sơ, công khai liệt kê đầy đủ các loại giấy tờ, đúng hẹn trả lời cho người dân. Tránh tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu, chờ đợi không cần thiết.

Với tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đoàn viên thanh niên chúng ta quyết tâm học tập và noi theo tư tưởng văn hóa của Người để làm tốt công việc của người đoàn viên trên lĩnh vực văn hóa

IV. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜINền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại…

Tây Phương hay Đông Phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh thần thuần túy Việt nam để hợ với tinh thần dân chủ”.

Như vậy việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, của cả cổ kim Đông Tây là một vấn đề lớn trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Nhưng đây không phải là sự tiếp thu xô bồ mọi thứ của thiên hạ, mà là chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc. Đây thật sự là sự thâu hóa những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho những tinh hoa ấy trở thành những cái hay, cái tốt, cái đẹp mang “tinh thần thuần túy Việt Nam”. Đây thực sự là “Việt Nam hóa” những cái từ ngoài đến, biến chúng thành những cái bên trong, tự nhiên như những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam.

Như Hồ Chí Minh quan niệm, trong nền văn hóa Việt Nam có “sự chung đúc lại” những tinh hoa văn hóa Đông Phương và Tây Phương. Điều đó cũng có nghĩa là nền văn hóa Việt Nam là do dân tộc Việt Nam tạo dựng không phải chỉ từ nhữn yếu tố nội sinh, mà còn kết hợp với sự chiếm lĩnh, thâu hóa những giá trị của nhiều

11

Page 12: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

nền văn hóa khác. Đứng vững trên cái nền dân tộc để chiếm lĩnh, thâu hóa những giá trị văn hóa bên ngoài, bản lĩnh đó của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm. Bản lĩnh đó càng được phát huy mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng nền văn hóa mớii Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, trong thời kỳ đất nước ta mở rộng giao lưu quốc tế, hội nhập khu vực và thế giới.

Là người mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, là nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại, Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu nhất của sự kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kết hơp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp tính dân tộc với tính nhân loại trong văn hóa. Chính vì vậy, Người không ở tầm cao, xa cách mọi người, mà trái lại rất gần gũi với mọi người Việt Nam; Người không xa cách thế giới mà lại gần gũi với tất cả bạn bè gần xa trên thế giới. Người đã đưa dân tộc đến với nhân loại và thời đại – điều chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

Việc tiếp thu văn hóa nhân loại như vậy phải thông qua những đại biểu có trình độ, đủ để phân biệt được những gì là tinh hoa với những gì không phải tinh hoa, những gì có thể và cần tiếp thu hoặc ngược lại. Sự thiếu hiểu biết đối với các nền văn hóa khác, quan điểm mơ hồ trong vấn đề tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại có thể dẫn đến hai khuynh hướng hoặc “sùng ngoại” hoặc “bài ngoại”. Cả hai khuynh hướng này trước kia đều đã có ở nước ta, đến nay vẫn không phải không có. Do bảo thủ nên mọi cái của nước ngoài đều e ngại, đều cho là của chủ nghĩa tư bản, nên không cần nghiên cứu, không thể tiếp nhận. Ngược lại, do “sùng ngoài”nên đã đồng nhất hiện đại hóa với “Tây Phương hóa”, mọi cái mới của nước ngoài đều coi là “tiên tiến, hiện đại”, đều có thể “ăn sống nuốt tươi”, không phân biệt hay dở, tốt xấu, tiến bộ hay chỉ làm tha hóa con người. Điều này có thể thấy khá rõ trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, trong lối sống, và trong các lĩnh vực khác nữa.

Một mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần làm phong phú thêm văn hóa nhân loại. Đó là quan niệm trong lĩnh vực văn hóa mà Hồ Chí Minh thường dặn cán bộ: “Mình có thể bắt chước cái hay của bất kỳ nước nào ở Âu – My, nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. “Mình đừng chịu vay mà không trả”. Trong văn hóa, nếu chỉ muốn “viện trợ không hoàn lại”, thì chính điều đó không chỉ là một thái độ rất không văn hóa mà còn không thể phát huy được bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Hơn nữa, nền văn hóa mới Việt Nam còn phải bổ sung những thiếu hụt, phát triển những nội dung mới do những yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đang đặt ra, cũng như xu thế chung của thời đại đang đòi hỏi. Quan điểm

12

Page 13: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

của Hồ Chí Minh về tính chất dân tộc của văn hóa là quan điểm rất hoàn chỉnh. Tính dân tộc mà Hồ Chí Minh nêu cao là tính dân tộc hướng tới tính quốc tế, tinh nhân loại, tính dân tộc không tan biến vào tính quốc tế, tính quốc tế lại nâng tính dân tộc lên ngang tầm thời đại, cả hai đều làm phong phú cho nhau. Phải chăng tính dân tộc mãi mãi là động lực lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới. Cũng như Nguyễn Ai Quốc đã từng viết từ năm 1924, đối với Việt Nam thì chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước…, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế, cần phải phát động cho được động lực đó để đưa phong trào cách mạng đi lên.

Hồ Chí Minh thường nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân” để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con người; yêu cái chân, cái thiện, cái my; yêu tính trung thực , chân thành thủy chung; ghét những thói hư tật xấu, những sa đọa biến chất, căm thù mọi thứ “giặc nội xâm”… Hơn nữa, chính tư tưởng đúng đắn lại được tiếp nhận không phải chỉ bằng lý trí mà còn bằng tình cảm, từ đó lại trở thành tình cảm lớn, tạo nên sự bên vững bên trong mỗi người. Mà điều này văn hóa lại có nhiều khả năng nhất. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” chính là muốn nói văn hóa đã làm cho lý trí của con người thêm sáng suốt và tình cảm con người ngày càng trở nên cao đẹp hơn.

V . TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC(GD&TĐ) - Không phải ngẫu nhiên mà vào năm 1987, để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, UNESCO (Tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp quốc) đã có Nghị quyết, khẳng định: “sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ

13Khu nhà truyền thống mới xây dựng tại Làng văn hoá-du lịch các dân tộc Việt

Page 14: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Nói đến văn hoá trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là sự hài hoà của tinh hoa văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại. Tư tưởng về văn hoá của Người là cách cảm, cách nghĩ, cách nói của Người luôn thể hiện cách cảm, cách nghĩ, cách nói của dân tộc. Ngay từ tháng 8/1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hoá như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày, về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của các phương thức sinh hoạt, cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H 2000.tr 431). Quan niệm của Người đã chỉ ra được nguồn gốc, động lực và cấu trúc về văn hoá mà hơn 40 năm sau, vào những năm 80 của thế kỷ XX, khi tổ chức UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hoá, đã có sự gặp gỡ với quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu trước đó.

Điều cốt lõi trong tư tưởng văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người và niềm tin đối với con người hết sức bao la sâu sắc, tất cả vì mọi người, tất cả do con người. Đó là một nhân sinh quan, một triết lý sống rất nhân văn, là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Người từng nói: “Nghĩ cho cùng mọi vấn đề là vấn đề ở đời và làm người là phải thương nước thương nhân loại đau khổ bị áp bức”. Suốt đời người đã hy sinh chiến đấu chống áp bức, bất công, đem lại cuộc sống tự do hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc, cho nhân loại. Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người đã căn dặn: “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Muốn làm được điều đó, mỗi người chúng ta lại càng phải thấm nhuần hơn tư tưởng đạo đức của Người với đức tính cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Sinh thời Người từng dạy: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đức không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn phải giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức thì còn nổi việc gì”.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm đưa ra những quan điểm xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, đồng thời Người là kiến

14

Page 15: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

trúc sư, tổ chức lãnh đạo xây dựng nền văn hoá mới đó. Với Người, văn hoá vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá nói chung, Chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng đóng vai trò quan trọng tạo bước nhảy vọt triệt để trong tư duy hành động của con người và của các dân tộc bị áp bức. Người đã từng nói “văn hoá soi đường cho quốc dân đi”, “phải đem văn hoá lãnh đạo quốc dân, để thực hiện độc lập tự cường, tự chủ”. Như vậy theo quan điểm của Người văn hoá như một động lực đẩy các dân tộc đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau. Trong bản Di chúc, Người lại nhấn mạnh văn hoá có tác dụng “sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ xây xã hội mới”. Đồng thời dặn dò “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Con người có đạo đức trí tuệ, văn hoá, sức khoẻ vừa là động lực xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta chủ trương “xây dựng nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (Nghị Quyết TW5, khoá VIII, năm 1998). Nền văn hoá đó được xây dựng trên cơ sở kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tinh thần chủ đạo là chủ nghiã yêu nước Việt Nam; nhấn mạnh vai trò, chức năng quan trọng của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển xã hội ngày nay; văn hoá vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Phải nhận thức rõ nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất và đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, cho nên cần phát huy và bảo tồn từng bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Phải thấm nhuần quan điểm xây dựng văn hoá là sự nghiệp của toàn dân trong đó đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo có vai trò quan trọng. Văn hoá là một mặt trận, xây dựng văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài cần phải có ý chí cách mạng đồng thời phải kiên định và thận trọng, kết hợp giữa xây với chống và lấy xây làm chính

Trên cơ sở thực trạng văn hoá nước ta mà Hội nghị TW5 (khoá VIII) đã đánh giá, Hội nghị TW10 (khoá IX) tiếp tục khẳng định: Văn hoá đã gắn kết chặt chẽ hơn với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và tạo nên những thành tựu về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… của đất nước. Đã có sự tham gia tích cực, tự giác của nhân dân vào các hoạt động văn hoá, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống VH” đã tạo được chuyển biến bước đầu và tiền đề rất quan trọng để văn hoá nước nhà tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc. Để đạt được kết quả bước đầu đó, chính là nhờ toàn Đảng, toàn dân ta đã không ngừng học tập, thấm nhuần tư tưởng và những căn dặn trong Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

15

Page 16: thienthu.weebly.comthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewMột mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất bằng cả một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Nguời đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại.

Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập, tự do. Đó không chỉ là một sự nghiệp chính trị phi thường, mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả.

“Đổi người nô lệ thành người tự do”, phát động lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của một dân tộc phần đông còn mù chữ và thất học vùng dậy đấu tranh giành độc lập, đó là một sự nghiệp gian nan và phi thường, đồng thời cũng là một sự nghiệp văn hóa vĩ đại. Bởi vì, giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, khỏi cái đói, cái rét, cái dốt, là một sự nghiệp văn hóa có ý nghĩa cao cả nhất, đầy đủ nhất, một ước mơ ngàn đời của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã sớm thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.

VI. KẾT LUẬNCông cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, CNXH chính là biểu trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt Nam có thể xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến CNXH không là con đường bằng phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó xu hướng toàn cầu hóa với việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì "văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng". Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, "Văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa". Vì vậy trong sự nghiệp đổi mới đầy khó khăn, văn hóa phải đóng vai trò là nguồn động lực quan trọng. Nguồn động lực ấy sẽ trở nên dồi dào nếu nền văn hóa được xây dựng, giữ gìn và phát huy đúng hướng. Muốn thế, phương châm của mọi hoạt động văn hóa phải xuất phát từ cuộc sống, đi sâu phản ánh những cơ tầng đa diện, sâu sắc của cuộc sống và hướng đến phục vụ cuộc sống

16