22
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc Thái nguyên, ngày 17 tháng 03 năm 2012. TIỂU LUẬN: QUẦN ĐẢO HOÀNG SA Nhóm thực hiện: 2 1. Vị trí địa lý và địa hình Việt Nam tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng từ tháng 1 năm 1997. Huyện đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10km 2 và đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất. Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là “cát vàng” (tiếng Anh: Paracel Islands); là một nhóm gồm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở biển Đông, ngoài ra, nếu tính thêm những hòn đảo, bãi đá, cồn đụn cát lúc nổi lúc chìm theo mực nước thủy triều thì số lượng đảo theo nghiên cứu của GS Sơn 1

hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

ĐẠI HỌC SƯ

PHẠM THÁI

NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI

HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

Thái nguyên, ngày 17 tháng 03 năm 2012.

TIỂU LUẬN:

QUẦN ĐẢO HOÀNG SANhóm thực hiện: 2

1. Vị trí địa lý và địa hình

Việt Nam tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng từ tháng 1 năm 1997. Huyện đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10km2 và đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất.Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là “cát vàng” (tiếng Anh: Paracel Islands); là một nhóm gồm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở biển Đông, ngoài ra, nếu tính thêm những hòn đảo, bãi đá, cồn đụn cát lúc nổi lúc chìm theo mực nước thủy triều thì số lượng đảo theo nghiên cứu của GS Sơn Hồng Đức, người đã đặt chân đến Hoàng Sa năm 1970 lên tới 120. Nằm trong một vùng rộng khoảng 14000 km2, với chu vi bờ biển 518km, quần đảo Hoàng Sa kéo dài từ vĩ độ 15045’ đến 17015’ vĩ Bắc và từ 1100 đến 1130 kinh Đông.Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng 1/3 khoảng cách đến những đảo bắc của Philippines; cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý về phía đông, cách Cù Lao Ré 220km (220 hải lý), cách Hải Nam Trung Quốc ở điểm gần nhất khoảng 260km (140 hải lý). Quần đảo Hoàng Sa năm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần

1

Page 2: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

Quảng Ngãi. Độ cao địa hình thay đổi không lớn, thấp nhất là những bãi san hô, bãi cát nằm dưới mực nước biển, cao nhất khoảng 14m tại những đảo đá.Cách đảo Hoàng Sa về phía đông nam 300 hải lý (450km) là quần đảo Trường Sa.

Vị trí quần đảo Hoàng Sa trên Bản Đồ Việt Nam

2. Lịch sử

Thời xưa các nhà hàng hải hiểu biết về Hoàng Sa còn rất mơ hồ chưa chính xác, họ chỉ biết có một khu vực rộng lớn giữa biển Đông gồm các bãi, cụm đá ngầm nguy hiểm cho các tàu thuyền. Từ thế kỷ XVI đến thế kỉ XVII, các nhà hàng hải các nước phương Tây đều có thể hiểu chung 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa làm một mà họ thường gọi dưới cái tên Pracel. Tên Pracel, theo giáo sư Piere Yves Manguin, xuất xứ tiếng Bồ Đào Nha Ithas do Pracel (“parcel” có nghĩa là “đá ngầm”). Trên các bản đồ cổ của Việt Nam cũng như của phương Tây, cả hai quần đảo được vẽ gộp liền với nhau. Sau đó, người ta dần tách ra làm hai khu vực, như trong “Đại Nam thống nhất toàn đồ” ở đời Nguyễn vẽ năm 1838 đã đề phía bắc là “Hoàng Sa” và phía nam “Vạn lý Trường Sa”. Sau này, nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật hàng hải, người ta đã phân biệt được hai quần đảo riêng biệt là Hoàng Sa và Trường Sa. Cho mãi tới đầu thế kỷ XX mới xuất hiện cái tên không rõ nguồn gốc là “Tây Sa quần đảo” mà người Trung Quốc dùng để gọi Hoàng Sa của Việt Nam.

2

Page 3: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

Quần đảo gồm 2 nhóm: nhóm phía đông Việt Nam gọi là An Vĩnh, còn người phương tây gọi là “Amphirite” để kỷ niệm tên một chiếc tàu Pháp lần đầu tiên được gửi sang Biển Đông bị bão đánh bại vào vùng này; nhóm phía tây các đảo xếp thành hình cong như trăng lưỡi liềm nên Việt Nam gọi là nhóm Lưỡi Liềm và người phương Tây thường gọi là “Croissant”.

Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông. Đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với

diện tích 1,6 km2. Trên đảo cây cối um tùm, có vài cây dừa, nên được gọi là Phú Lâm. Đây là Nhóm An Vĩnh

đảo duy nhất có thể nhìn thấy được. Đảo có cầu tàu lớn, sân bay, đài kiểm pháo và nhiều phương tiện quân sự khác.

Nhóm Lưỡi Liềm còn gọi là nhóm Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm. Có 7 đảo chính đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng… và một số đảo nhỏ, hay đúng hơn là những ghềnh san hô không tên.

Nhóm Lưỡi Liềm

3. Địa chất

3

Các đảo quan trọng thuộc Quần Đảo Hoàng Sa

Page 4: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

Địa chất của quần đảo chủ yếu là đá vôi, mảnh vụn sinh vật, cát và san hô. Ở quần đảo Hoàng Sa đã xác định được các thành tạo từ Pleistoxen dưới- Holoxen trên (Trần Tuấn Nhân, 1978). Tuổi các phân vị này được xác định khá tốt nhờ các di tích hóa thạch phong phú.

Các khối tảng có vỏ lục địa bị lún chìm phần lớn của diện tích biển Đông thuộc về các kiến trúc khá đặc thù, về phía đông bắc là kiến trúc Hoàng Sa, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và cồn nổi Macclefield và các phần kéo dài dưới nước của chúng về phía tây nam, còn về phía nam là kiến trú Trường Sa bao gồm quần đảo Trường Sa và cồn nổi Reed.

Khối Hoàng Sa theo 1 số tài liệu mới thì móng của quần đảo Hoàng Sa được cấu tạo từ đá bị biến chất Tiền Cambri và các hệ tầng phun trào- trầm tích bị biến chất tuổi Paleeozoi- Meooi. Vào giai đoạn trước Neogen, móng này bị nâng lên cao trên mặt nước biển được chứng minh bằng việc vỏ phong hóa (dày đến 20m) có chứa bào tử và phấn hoa gốc lục địa. Với những dao động nhất định, khuynh hướng sự lún của khối Hoàng Sa tiếp tục kéo sang Pleistoxen, điều này các ghi nhận bởi các ám tiêu san hô dày đến 200- 260m.

Các tài liệu địa vật lý cho thấy phần lớn vùng quần đảo Hoàng Sa bị che phủ bởi các trầm tích Kainozoi có chiều dày đáng kể, đôi nơi đến trên 4km (phía nam đảo Tri Tôn). Hình dáng các đường đồng bể dày bị phân cắt bởi các đới đứt gãy chủ yếu có phương đông bắc và tây bắc. Theo các tuyến đứt gãy phương đông bắc ghi nhận được các đới địa hào- rift hẹp có các biểu hiện macma mafic và có chiều dày trầm tích Kainozoi không lớn. chính bằng các kiến trúc này mà khối Hoàng Sa thoạt đầu tách khỏi rìa lục địa Nam Hải Nam và sau đó thì cồn nổi Macclesficld tách khỏi chính khối tảng Hoàng Sa.

Khối Hoàng Sa ngăn cách với sườn lục địa bằng các kiến trúc oằn võng địa hào có phương đông bắc. Kiến trúc này trải dọc phía bắc Hoàng Sa và có dạng sụt lún không đều với biên độ tăng dần về phía sườn lục địa và đạt xấp xỉ 4000m.

Cánh đông nam và nam, khối Hoàng Sa tiếp giáp với trũng nước sâu biển Đông bằng 1 hệ thống các nếp oằn bị đứt gãy làm phức tạp thêm kiến trúc.

Quần đảo Hoàng Sa là những kiến trúc hình thái lục địa sót giữa biển Đông. Cấu trúc chủ yếu là san hô đã cố kết với chiều dày rất lớn. Cao nguyên san hô này chuyển tiếp xuống các vùng kế cận bằng các vách khá

4

Page 5: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

dốc có khi tới 60- 700 và điểm kết thúc của sườn cũng đạt đến độ sâu trên 500m.

4. Đặc điểm khí hậu quần đảo Hoàng SaHoàng Sa nhờ nằm giữa biển Đông nên khí hậu điều hòa, không quá

lạnh quá về mùa đông, không quá nóng về mùa hè nếu so với những vùng đất cùng vĩ độ trong lục địa. Nằm cùng vĩ độ với Thừa Thiên Huế, ở trung độ Việt Nam, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam, nhưng khí hậu Hoàng Sa là khí hậu hải dương nên ôn hòa hơn khí hậu Thừa Thiên Huế. Đó là một vùng có khí hậu nóng ẩm, nắng nhiều, mưa ít, chịu nhiều tác động của gió bão.

a. Chế độ nhiệtBảng 4.1. Các đặc trưng nhiệt độ không khí (0C) tại Hoàng Sa

THÁNG T0 TB T0 TB tối thấp

T0TB tối cao

T0max T0

min

1 23.4 25.7 21.9 31.3 14.9

2 24.0 26.5 22.5 30.0 18.1

3 26.0 28.5 24.3 33.1 19.5

4 27.6 30.0 26.0 34.3 19.1

5 29.1 31.3 27.2 35.9 21.7

6 29.2 31.2 27.6 35.9 25.0

7 28.9 30.9 27.4 35.1 22.4

8 28.7 30.0 26.9 35.0 22.0

9 28.1 30.3 26.2 34.0 22.5

10 27.0 29.0 25.4 34.1 21.2

11 25.7 27.6 24.3 32.0 18.9

12 24.3 26.3 22.9 30.4 18.8

NĂM 26.0 29.0 25.2 35.9 14.9

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế)

Chế độ nhiệt của quần đảo Hoàng Sa thuộc loại nhiệt đới gió mùa điển hình với một cực đại vào tháng 6 và một cực tiểu vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng 6 đạt 29,20C tương đương với nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 của trạm Huế. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình tháng 1 đạt 23,40C cao hơn Huế 3,40C. Do vậy, biên độ nhiệt độ năm của Hoàng Sa chỉ bằng 5,80C, thấp hơn Huế 3,60C. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu hải dương nên chế độ nhiệt của Hoàng Sa không có tính biến động lớn theo thời gian và khá đồng nhất về mặt không gian. Ở Hoàng Sa không chịu ảnh hưởng của gió phơn nên không có nóng gay gắt trong mùa hè,về

5

Page 6: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

mùa đông nước biển tỏa nhiệt nên ấm hơn lục địa. Nhiệt độ trung bình năm của Hoàng Sa cao hơn Huế khoảng 0,80C, trong khi đó nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chỉ đạt 35,80C, thấp hơn Huế khoảng 5,00C. Ngược lại, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối của Hoàng Sa cao hơn Huế khoảng 7,00C.

b. Chế độ mưaChế độ mưa của Hoàng Sa khác hoàn toàn so với trong đất liền, ở

đây không có mưa tiểu mãn, mùa mưa đến sớm hơn, bắt đầu vào tháng 6, kết thúc vào tháng 11, đạt cực đại vào tháng 10 và cực thiểu vào tháng 2. Mùa mưa ở Hoàng Sa trùng với mùa hoạt động của bão nhiệt đới. từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau là thời kì thiếu nước. Không giống như trong đất liền, không khí lạnh không gây mua do thiếu yếu tố địa hình. Tổng lượng mưa năm chỉ bằng 40% lượng mưa tại Huế, đạt khoảng 1219mm với 107 ngày mưa. Tuy nhiên, những khi ảnh hưởng trực tiếp của bão, lượng mưa một ngày có thể đạt tới 862 mm, tương đương trong đất liền.

Bảng 4.2. Các đặc trưng lượng mưa tại Hoàng Sa

THÁNGPTB/ tháng

(mm)Số ngày mưa

TB/tháng P ngày max (mm)1 19.3 8 862 15.8 5 653 24.1 4 1524 57.1 4 2355 76.9 8 2136 124.7 8 3327 129.5 7 4318 137.7 9 4689 203.8 13 53910 241.8 16 86211 142.9 13 61512 45.4 12 114

NĂM 1219.0 107 862(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế)

c. Chế độ gióỞ Hoàng Sa có hai mùa gió chính thịnh hành rõ rệt: gió mùa đông

bắc bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; mùa gió tây nam kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 9. Tốc độ gió trung bình lớn, đạt gần 5.0m/s, tần xuất lặng gió ít, gió mạnh nhất lên tới cấp 12, 13. Trung bình hằng năm có khoảng 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, ¾ trong số đó

6

Page 7: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

có ảnh hưởng đến Hoàng Sa. Do vậy, Hoàng Sa luôn luôn phải đương đầu với bão tố, nhất là trong thời kì từ tháng 6 cho đến tháng 9.

Bảng 4.3. Các đặc trưng về gió tại Hoàng Sa

Tháng Hướng gió thịnh hành

Hướng mạnh nhấtHướng Tốc độ

1 NNE, NE NE 182 NNE N, NE 153 NE,EEN NNE 174 E, S NNE 195 S SW 176 S NW, SSW 237 S SSW 328 S WNW 169 S S 2810 NE NW,W 2811 NNE,NE N 2612 NE NNE 20

Năm NE, S SSW 32(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế)

d. Các yếu tố khác Độ ẩm trung bình tại Hoàng Sa khá cao: 84,5%, cao nhất xảy ra

vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, dao động trong khoảng 90.3- 90.5%; thấp nhất từ tháng 6 đến tháng 8, dao động trong khoảng 74- 77%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối có thể xuống rất thấp trong thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 7, phổ biến từ 15- 21%, thấp hơn trong đất liền, gây ra thời tiết oi bức khó chịu.

Tổng lượng bốc hơi không thay đổi lớn trong năm, hàng tháng khoảng 3,3mm, tổng lượng bốc hơi năm khoảng 40mm.

Trung bình hàng ngày có 7,7 giờ nắng, cả năm có khoảng 2800 giờ, cao hơn trong đất liền, và phân bố khá đều trong các tháng.

Lượng mây tổng quan trung bình hàng ngày khoảng 5,0/10 bầu trời thấp hơn trong đất liền.

Sương mù hầu như ít xảy ra ở Hoàng Sa, số ngày có dông cũng rất ít, trung bình hàng năm chỉ có 4- 6 ngày dông.

Như vậy :

7

Page 8: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

Khí hậu quần đảo Hoàng Sa là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất hải dương điển hình. Đó là một vùng khí hậu nóng ẩm, mưa ít, nắng nhiều, gió lớn, có nhiều tiềm năng khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Điều kiện thời tiết ở đây tất thuận lợi cho hoạt động trên biển như ít sương mù, trời quang, mây tạnh tầm nhìn xa lớn.

5. Thổ nhưỡngSự biến thể của đá vôi san hô là điều quan trọng mà chúng cần để ý

đến. san hô sau khi chết trở thành canxi cacbonat (CaCO3). Trước tác dụng của các yếu tố xâm thực từ bên ngoài, nhất là từ sự tác dụng của phân chim (có nhiều chất axit photphoric do thức ăn hằng ngày của chúng là hải sản) CaCO3 biến dạng. chất này tác dụng lên vôi biến thành phoostphast song hành với sự bay ra của nước. Tóm lại, chất phốt phát phủ trùm phần lớn diện tích của quần đảo, nhưng không phải vì thế mà vắng bóng các loại thổ nhưỡng khác, ví dụ như cát. Cát được gió mùa mang lên từ khoảng lộ triều và tụ thành những đụn nho nhỏ ở vài nơi ngay hướng gió. Cát ở đây không thuần tính như những diện tích bạch sa ở Thừa Thiên, trái lại đây lá một loài “Resgosol phosphate” cho nên cây rừng vẫn có thể mọc ra đến mé nước nếu con người không đốn. Rồi nhờ chất mùn do sự mục nát của rễ cây, lá cây thì cát vàng trở thành màu hơi sậm.

Đảo Hoàng Sa

8

Page 9: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

6. Sinh vật Thực vật Trên môi trường phosphates giàu,

thảo mộc thấp ngày càng sum suê. Thường thấy nhất là cây dừa và phi lao. Dừa hợp với môi trường

lộng gió nên than cây phát triển tối đa, ngả mình ra mè nước như nô đùa với sóng bạc.

Kế đó là Bàng Bể- 1 loại cây to cỡ 5- 7m. To như cây bàng thì có mù u, vỏ cây tiết ra mủ vàng, có thể chữa được bệnh ghẻ. Thường thấy nữa là vây còng, cao 4- 5m,tán lá rấy đặc biệt, lá nhỏ không mấy rậm rạp. ngoài ra còn có cây nhào và sồi sim.

Dưới thấp có những hội đoàn thảo mộc thích ứng với môi trường cát như họ bìm bìm, họ hòa bản (như cỏ chông, cỏ còng còng, cỏ xạ tử), và nhiều nhất là cỏ cú để làm thuốc bắc. Loài thảo mộc được ngư dân ưa thích nhất là nam sâm rát quý vì có dược liệu. tuy nhiên các hội đoàn thảo mộc không phải là cánh rừng nguyên thủy ở quần đảo Hoàng Sa.

Chung quanh đảo còn có nhiều loại rong biển. Một vài loại có thể sử dụng như phân xanh bón cây, một số khác có thể khai thác như rau câu-một dược liệu mà cũng là món ăn dân tộc hàng ngày của một số dân tộc Đông Nam Á.

Trên những nơi có cát hay thấy một vài cây phi lao, nhưng không mấy phát triển bằng phi lao duyên hải Trung Việt. Tầng dưới lại có cả dứa gai nữa.

Đất ở đây còn thích hợp với 1 vài loại cây ăn trái như mãng cầu hay nhãn, một vài loại hoa màu phụ hay rau cải…

Động vật Chung quanh các đảo có vô số cá nhưng vấn đề nan giải ở đây là

đáy biển đầy sa hô nên lưới giả cào đều rách. Động vật nhiều nhất là chim biển, nhất là hàng trăm ngàn chim hải

âu. Chim về đây đẻ trứng to như trứng vít, vỏ mỏng, màu ngà có điểm đen nhưng có mùi tanh.

Động vật thường thấy nữa là con vít, giống như con rùa, ban đêm bò lên đụn cát để đẻ trứng.

Những sinh vật này là nguồn cung cấp thực phẩm cho cư dân.Chim Hải Âu Cá ở Hoàng Sa Nhím biển đảo Hoàng Sa

9

Page 10: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

7. Tiềm năng tài nguyên Quần đảo Hoàng Sa lại chứa đựng những tài nguyên phong phú về

hải sản và khoáng sản. Dầu khí

Tiềm năng khoáng sản của quần đảo Hoàng Sa bắt đầu được đánh giá. Các tài liệu hiện có cho thấy khả năng tích lũy dầu khí đáng kể trong các bồn trũng Đệ tam của quần đảo Hoàng Sa. Khu vực đáy biển thuộc quần đảo Hoàng Sa còn chứa đựng một trữ lượng dầu khí khổng lồ và các mỏ khoáng sản sun- phít đa kim, kết cuội sắt mangan. Theo số liệu của nhiều nhà khoa học và cơ quan khoa học quốc tế dự đoán, biển Đông chứa khoảng 130 tỉ thùng dầu và khí tự nhiên, do dó khu vực biển Đông được coi như là vịnh Ba Tư thứ hai.

PhosphateKhoáng sản chính trên các đảo là chất phosphate do từ phân chim tác

dụng trên chất vôi của san hô tạo nên. Từ giữa thập kỷ 50 của thế kỷ này đã phát hiện phosphorit- guano (phân chim) làm nguyên liệu phân bón trên các đảo Hoàng Sa (Saurin, 1955). Kết quả khảo sát của công ty Kỹ nghệ Phân bón Việt Nam (1973) cho thấy có sự phân bố khá rộng rãi tài nguyên này trên nhiều đảo, với trữ lượng tập trung đáng kể ở các đảo Hữu Nhật, Quang Ánh, Hoàng Sa, Quang Hòa Tây, Quang Hòa Đông, Phú Lâm, Linh Côn. Dự tính tổng trữ lượng đạt được 6.6 triệu tấn, trong đó trên đảo Hữu Nhật có 1,4 triệu tấn, đảo Quang Ánh 1,2 triệu tấn và đảo Hoàng Sa 1 triệu tấn. Theo ông E. Saorain viết trong cuốn Archives Geologique du Việt Nam thì tổng số lượng phosphate có thể khai thác trên quần đảo Hoàng Sa lên tới trên 10 triệu tấn. Trong thời gian những năm từ 1925 tới 1933, người Nhật đã tới quần đảo Hoàng Sa khai thác phân chim. Hồi năm 1959, Công Ty Phân Bón Việt Nam cũng tới khai thác được khoảng 20 ngàn tấn phosphate nhưng tới năm 1960 công việc bị bỏ dở. Một trữ lượng kể trên đã bị khai thác từ khi Trung Quốc chiếm đóng trái phép quần đảo này (1974).

Hải sảnVì là miệng núi lửa cũ nên vùng này có rất nhiều loại ốc ngon, thêm

vào đó lại còn các loại rong biển có thể chế biến thành thực phẩm, rùa,

10

Khai Thác Phốt Phát trên đảo Hoàng Sa 1940

Page 11: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

đồi mồi, vịt và trứng chim. Dân chúng từ vùng đất liền thường hay tới các đảo lấy trứng chim biển, tổ yến, bắt đồi mồi, rùa và vịt. Rùa Hoàng Sa Một con ốc quý

San hô

Cùng với tài nguyên thủy sản, vùng nước quần đảo còn là nơi có trữ lượng san hô lớn, có thể dùng sản xuất ra các sản phẩm mỹ nghệ và sử dụng trong lĩnh vực y học.

Trên một số đảo có đất và nguồn nước, tuy rất hạn chế nhưng có thể trồng được cây lâu năm như dừa, bàng vuông, phong ba…

8. Vai trò của Hoàng SaQuần đảo Hoàng sa có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là

khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Khu vực biển mà quần đảo án ngữ có nhiều tuyến hàng hải và hàng không quan trọng của thế giới và khu vực, nằm trong số 10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến biển Đông bao gồm các con đường từ Tây Âu, Bắc Mĩ qua Địa Trung Hải,kênh đào Xuyê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu- Dilân, con đường hàng hải Bắc Thái Bình Dương từ Tây Bắc Mĩ đến Đông Nam Á, con đường từ Đông Á đến Úc và Niu- Dilân, và từ Đông đến Trung Đông. Nền kinh tế

11

Page 12: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

của nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po… phụ thuộc sống còn vào các tuyến hàng hải này.

Theo các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 mà nước ta là một nước thành viên, quốc gia ven biển có chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán quốc gia trên một vùng biển rộng gấp nhiều lần diện tích lãnh thổ đất liền: kiểm soát các tuyến hàng hải, làm chủ các vị trí chiến lược về quốc phòng cũng như các tài nguyên biển và lòng đất dưới đáy biển. Bởi những lẽ đó, quần đảo Hoàng Sa _ một phần máu thịt của đất nước Việt Nam hiện đang bị 1 số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực yêu sách đòi chủ quyền.

Trong thế kỉ 21, ít nhất về phương diện kinh tế và quân sự, không thể phủ nhận vai trò quan trọng ngày càng gia tăng của biển Đông đối với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Toàn vùng này chiếm một diện tích khoảng 4.523.00 km2, với dân số ước chừng 568.300.00 người, và có GDP vào khoảng 2.800 tỷ USD trong năm 2004.

Biển Đông là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua eo Malacca. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các qốc gia thuộc vòng đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải, và xuống tận mãi châu Úc, đều thường xuyên đi qua vùng này. Ngoài ra, biển Đông còn là nguồn cung cấp hải sản, dầu thô và khí đốt rất đáng kể.Hoàng Sa là một quần đảo nằm trên thủy lộ đó. Những xung đột đẫm máu và các tranh chấp căng thẳng trên biển Đông cho thấy chủ quyền của Hoàng Sa là then chốt trong việc nắm quyền kiểm soát thủy đạo quan trọng bậc nhất của Đông Nam Á.

9. Quan điểm và lập trường của nước taQuần đảo Hoàng Sa rất giàu có về tài nguyên và đặc biệt nó có vị trí

chiến lược cực kì quan trọng đối với khu vực này. Quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Việc xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo không phải là căn cứ vào tầm quan trọng và vị trí chiến lược của chúng đối với nước ta mà chính là xuất phát từ những chứng cớ lịch sử và những cơ sở pháp lý vững chắc dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản của luật pháp và tập quán quốc tế.

Việt Nam đang có mặt bảo vệ 21 đảo và bãi ngầm trên quần đảo Trường Sa. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh ở Việt Nam và khó khăn trong lúc phải xây dựng lại đất nước, nhiều nước đã nhảy vào chiếm đóng

12

Page 13: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

một số đảo và bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa tạo nên tình thế tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Hiện nay, Philippin chiếm 8 đảo, Malaysia chiếm 3 đảo phía nam quần đảo Trường Sa, Đài Loan chiếm 1 đảo lớn nhất quần đảo và từ tháng 2 năm 1988 tới nay, Trung Quốc đã chiếm 8 bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa và chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của nước ta.

Chính phủ ta từ trước đối với 2 quần đảo này đã rõ ràng và nhiều lần được công bố trong các văn kiện chính thức của Nhà nước với tinh thần sau:

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay. Việt Nam đã chiếm hữu thực sự 2 quần đảo ngay từ khi nó chưa thuộc chủ quyền thực sự của bất kỳ quốc gia nào. Những bằng chứng lịch sử, những căn cứ pháp lý mà phía Việt Nam đã đưa ra và sẵn sàng tiếp tục đưa ra để chứng minh sự thực đó.

Nhiều thế kỷ trước đây, những hành động thực hiện chủ quyền của các Nhà nước Việt Nam đối với những quần đảo trên chưa hề vấp phải bất cứ một phản ứng nào của bất cứ một nước nào trong khu vực hoặc ngoài khu vực.

Chính sách của chúng ta trong việc giải quyết vấn đề hai quần đảo là: “… kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình đồng thời tôn trọng nguyên tắc không dung vũ lực đe dọa hay dùng vũ lực đe dọa hay dùng vũ lực để tranh chấp, trước sau như một chủ trương giải quyết bằng thương lượng hòa bình mọi tranh chấp”.

Nhận thức được tầm quan trọng của biển và đại dương đối với cuộc sống nhân loại, chủ quyền và vị trí chiến lược về quốc phòng- kinh tế- xã hội của quần đảo đối với đất nước, việc tổ chức giáo dục tuyên truyền trong nhân dân về chủ quyền đã được chú trọng cả về nội dung và hình thức.

Tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi đang chuẩn bị trình Chính phủ các dự án xây dựng nhà bảo tàng trưng bày các hiện vật về quần đảo qua các thời kì lịch sử, phục chế di tích lịch sử, bảo tồn và sưu tầm văn hóa phi vật thể trên huyện đảo Lý Sơn.

Từ năm 2002, tài liệu tuyên truyền biển đảo Việt Nam được đưa vào nội dung giảng dạy cho học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Đây là những nội dung cơ bản nhất về địa lý, tiềm năng kinh tế, định hướng chiến lược phát triển kinh tế và pháp luật liên quan đến biển

13

Page 14: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

đảo Việt Nam cũng như tình hình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Song song với việc phổ biến, tuyên truyền kiến thức biển đảo, các loại hình văn hóa có nội dung liên quan trực tiếp đến quần đảo như phim tài liệu, bài viết, các bộ tem về biển đảo cũng được triển khai. Năm 1998, trong khuôn khổ chương trình hưởng ứng năm Quốc tế đại dương do Liên Hợp Quốc đề xướng, hãng phim Tư liệu và khoa học Trung ương đã sản xuất bộ phim “Lãnh thổ trên Biển Đông” giới thiệu về cooucj ddaus tranh bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa với những bằng chứng lịch sử và tư liệu thực tế phong phú và sinh động.

Tiếp theo cuộc thi “Em yêu biển đảo Việt Nam” được tổ chức năm 1998, 2003 Bộ Tài nguyên – Môi trường, Tổng cục Du lịch và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lại tổ chức chương trình “Vì biển anh quê hương” phát động phong trào thi viết, thi ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường biển, thanh niên các tỉnh thành ven biển tiến hành hàng loạt đợt ra quân làm sạch bãi biển, trồng cây chắn sóng va đặc biệt tham gia cuộc thi tìm hiểu về biển đảo Việt Nam với những nội dung thiết thực, hun đúc thêm ý chí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển của thanh thiếu niên cả nước.

Hơn thế nữa, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kĩ thuật, hàng loạt công trình nghiên cứu có giá trị ứng dung thiết thực đã được tiến hành và bước đầu cho kết quả tốt như chương trình khai thác điện năng từ ánh mặt trời, chương trình nghiên cứu và cải tạo các giống cây trồng thích hợp phủ xanh trên đảo… cũng như hàng loạt các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã và đang được triển khai về đánh giá tài nguyên, môi trường Biển Đông và khu vực 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Công tác bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là trách nhiệm của toàn dân và phải được tiến hành trên mọi lĩnh vực ngoại gioa, quốc phòng và tuyên truyền giáo dục. Để thực hiện công tác này hiệu quả trong thời gian tới chúng ta cần nhanh chóng hoàn thiện Luật về các vùng biển Việt Nam, cùng với các văn bản khác, tạo nên 1 khung pháp lý vững chắc, tăng cường hợp tác qốc tế trong các lĩnh vực dầu khí, thủy sản, lắp đặt cáp quang và các tài nguyên biển khác tại khu vực 2 quần đảo cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển, đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo cho mọi tầng lớp nhân dân.

Vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức thiêng liêng và cũng hết sức khó khăn phức

14

Page 15: hoanghoailinh.files.wordpress.com€¦  · Web viewNhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các

tạp, lâu dài, đòi hỏi trí tuệ, công sức và đóng góp của nhiều người, nhiều thế hệ Việt Nam.

10. Tài liệu tham khảo

Địa lý tự nhiên Biển Đông.Nguyễn Văn Âu.NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Hải dương học Biển Đông. Lê Đức Tố. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 1999.

Bách khoa toàn thư Wikipedia

Google.com.vn

Tailieu.vn

Tạp chí nghiên cứu và Phát triển, số 4 (75). 2009

Trung tâm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế

THE END!

15